World Bank : Ngân sách chính phủ Việt Nam ‘tiếp tục thâm hụt’
VOA, 20/09/2023
Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới cho biết rằng thâm hụt ngân sách của Việt Nam "tính đến thời điểm hiện tại ước khoảng 2,3 tỷ USD".
Công nhân dệt may Việt Nam. Ảnh minh họa
Công bố bản cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam hôm 18/9, tổ chức tài chính này nói rằng khi nền kinh tế chậm lại, số thu ngân sách giảm 23,2% trong tháng 8 năm 2023, sau khi giảm 17-36% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2023.
Trong khi đó, theo World Bank, chi tiêu công "tiếp tục tăng nhanh", tăng 22,1% trong tháng 8, tương đương với mức tăng trong các tháng 5, 6, 7 "do giải ngân đầu tư công tăng".
Trong bản cập nhật, Ngân hàng Thế giới cũng cho biết rằng trong tháng 8, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa "tiếp tục nằm trong vùng suy thoái", giảm lần lượt là 7,3% và 8,1%.
Cơ quan tài chính này nói thêm rằng "sự suy giảm trong thương mại hàng hóa phản ánh nhu cầu tiếp tục yếu từ các thị trường xuất khẩu chính, bao gồm Mỹ và EU, khiến xuất khẩu giảm lần lượt 19,1% và 8,3% trong 8 tháng đầu năm 2023".
World Bank cũng nhận định rằng "trong khi sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu có thể đã chạm đáy và tiêu dùng trong nước vẫn ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục chậm, phản ánh đầu tư tư nhân trong nước và niềm tin của nhà đầu tư yếu".
Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hôm 19/9 thừa nhận tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn cho hai quý còn lại của năm trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% đã đề ra cho năm nay.
Theo nhận định của Bloomberg, quốc gia Đông Nam Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu đã không thể lấy lại động lực kinh tế khi nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam bị suy yếu và các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản chống chọi với suy thoái.
**********************
Việt Nam : Chủ tịch Quốc hội thừa nhận mục tiêu tăng trưởng năm 2023 ‘hết sức khó khăn’
VOA, 19/09/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hôm 19/9 thừa nhận tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn cho hai quý còn lại của năm trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% đã đề ra cho năm nay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hôm 19/9 thừa nhận tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%
Theo nhận định của Bloomberg, quốc gia Đông Nam Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu đã không thể lấy lại động lực kinh tế khi nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam bị suy yếu và các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản chống chọi với suy thoái.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, ông Vương Đình Huệ nói rằng Việt Nam, quốc gia đang phải đối mặt với những cơn gió ngược của kinh tế toàn cầu, sẽ phải nỗ lực rất lớn để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
"Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay", Bloomberg dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói.
Vẫn theo lời ông Vương Đình Huệ, "nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài", VnExpress tường thuật.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục bị suy giảm, giảm 10% trong 8 tháng đầu năm và là mức giảm mạnh nhất trong cùng kỳ 12 năm trở lại đây.
Theo ông Vương Đình Huệ, thị trường trong nước hiện chưa được thúc đẩy hiệu quả, và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn gặp khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Việc thu hút vốn FDI vẫn gặp nhiều thách thức trong dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa sâu rộng.
Ngoài ra, theo người đứng đầu Quốc hội, tình trạng chậm triển khai các dự án cơ sở hạ tầng do chính phủ tài trợ đang góp phần khiến nền kinh tế của Việt Nam bị chậm lại.
Ông Huệ cho biết chỉ 42,4% giải ngân đầu tư công theo kế hoạch đã được giải ngân trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8. Việc chậm giải ngân vốn công chủ yếu là do các vấn đề pháp lý liên quan đến giải phóng mặt bằng, bồi thường và tái định cư cho người dân sống tại khu vực dự án.
Chủ tịch quốc hội Việt Nam cho biết hoạt động xây dựng chậm lại cũng là lực cản đối với nền kinh tế.
Ông nói Việt Nam được hưởng thặng dư thương mại chỉ vì các nhà sản xuất nhập khẩu ít nguyên liệu hơn do thiếu nhu cầu sản xuất. Ông cho biết thêm rằng các công ty trong nước đang gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng phục hồi trước lượng đơn đặt hàng sụt giảm và nguồn vốn hạn chế.
Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2023 là 6,5%. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các tổ chức kinh tế quốc tế đã nhiều lần hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống. Vào tháng 7, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ 6,8% xuống còn 6,2% cho năm 2024. Trước đó, cũng trong tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ mức 5,8% xuống còn 4,7% cho năm 2023.
************************
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm tám tháng liên tiếp
RFA, 20/09/2023
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 8/2023 đạt gần 858,8 triệu USD tăng 10,2% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến sẽ tăng trong những tháng cuối năm.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam dự báo đạt kim ngạch 1,77 tỷ USD trong năm 2023 - CT
Đó là thống kê của Tổng cục Hải quan được truyền thông loan trong ngày 20/9. Theo số liệu trên, kim ngạch XNK thủy sản của Việt Nam vẫn giảm và là tháng thứ chín liên tiếp giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế tám tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,79 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Mức giảm trong tháng 8 được cho là thấp nhất trong các tháng qua, khi việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ (thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam) tăng trưởng dương đầu tiên kể từ tháng 9/2022.
Tuy vậy, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, thị trường lớn thứ hai, trong tháng 8 lại giảm mạnh 21,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 135,1 triệu USD - mức giảm cao nhất kể từ đầu năm.
Trong tám tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 874,36 triệu USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, nhận định về thị trường XNK thủy sản của VN trong những tháng cuối năm, bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) – cho rằng, thị trường cuối năm đang có những tín hiệu tích cực, đặc biệt việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ, có mức thuế chống bán phá giá giảm so với năm trước.
Bà Lan kỳ vọng đây là cơ sở cho các doanh nghiệp tăng giá bán ở Mỹ và các thị trường khác.
Bà Lan cho biết thêm những tháng cuối năm 2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ phục hồi do thị trường bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ lớn, dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 8/2023 đạt 170 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022. Mức giảm 12% trong tháng 8 đã thu hẹp so với các tháng 8 đã thu hẹp so với các tháng trước đó (các tháng 5,6,7 ghi nhận giảm 23-36%).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phùng Đức Tiến cho biết thêm việc Trung Quốc cấm nhập thủy sản từ Nhật Bản khi Nhật tiến hành xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý ra biển, cũng là thời cơ của Việt Nam.
**************************
Vietnam Airlines có thể lỗ bốn năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu (RFA, 20/09/2023)
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có thể lỗ bốn năm liên tiếp khi con số lỗ trong năm 2023 dự kiến có thể lên tới hơn 4.500 tỷ đồng.
Máy bay của Vietnam Airlines ở sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh hôm 1/12/2021 - AFP
Con số lỗ này theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, đã cải thiện nhiều so với con số lỗ 10.091 tỷ đồng mà Vietnam Airlines đã báo trong năm 2022. Truyền thông Nhà nước loan tin trên trong ngày 20/9.
Theo báo cáo, 8 tháng đầu năm năm 2023, sản lượng vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines ước đạt hơn hai triệu lượt, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa vận chuyển khoảng 193.300 tấn, giảm 4% so với năm trước đó.
Lý giải việc giảm lỗ so với năm 2022, đại diện Vietnam Airlines cho biết trên tờ Tài chính Tiền tệ rằng, trong thời gian qua, do thị trường vận tải từng bước phục hồi và Vietnam Airlines tiếp tục chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như điều hành linh hoạt cung ứng tải vận chuyển, cắt giảm tối đa chi phí, đàm phán giảm giá dịch vụ... giúp mức lỗ quý II/2023 giảm so với quý II/2022.
Tuy vậy, đại diện đơn vị này cho biết, hoạt động kinh doanh vận tải vẫn chưa cân bằng được thu chi do thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và các yếu tố rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, lãi suất vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh. Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo cáo mẹ và hợp nhất sáu tháng năm 2023 chỉ đạt khoảng 6,4% doanh thu.
Như vậy, sau 14 quý lỗ liên tiếp, Vietnam Airlines lỗ lũy kế tới 35.667 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 11.598 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý II/2023, tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines không biến động nhiều so với cùng kỳ, vẫn ở mức hơn 70.700 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang nằm trong diện bị hạn chế giao dịch do Vietnam Airlines chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Hôm 11/9, Vietnam Airlines và Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã ký kết bản ghi nhớ về việc chào bán 50 máy bay thân hẹp Boeing 737 Max với giá trị 10 tỷ USD.
Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa cho biết động thái này nằm trong chiến lược phát triển đội máy bay giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó, đầu tư máy bay là dự án trọng điểm để Vietnam Airlines đảm bảo đạt được mục tiêu.
Ông Hòa cũng khẳng định Vietnam Airlines đã và sẽ tiếp tục làm việc với các định chế tài chính để tìm kiếm các cơ hội và giải pháp thu xếp vốn cho dự án phù hợp nhất, bao gồm cả các giải pháp ngắn, trung hạn cho khoản tiền trả trước cũng như giải pháp bán và thuê lại.
************************
Tăng giá điện, EVN vẫn báo lỗ hơn 28.000 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm
RFA, 20/09/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ hơn 28.700 tỷ đồng trong tám tháng đầu năm 2023, mặc dù giá điện bán lẻ đã tăng ở mức 3% hồi đầu tháng 5.
Thợ điện đang lắp đồng hồ đo điện ở Hà Nội - AFP
Đó là thông tin trong báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do cơ quan này làm đại diện chủ sở hữu và được truyền thông Nhà nước loan trong ngày 20/9.
Ủy ban Quản lý vốn trong báo cáo cho biết với số lỗ trong tám tháng đầu năm của EVN dự kiến là 28.700 tỷ đồng, cộng với khoản lỗ năm 2022 là 26.500 tỷ đồng, tính chung số lỗ từ năm 2022 đến đầu tháng 9/2023, công ty mẹ EVN đã lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỷ đồng.
Hôm đầu tháng 5/2023, EVN đã tăng điện bán lẻ 3%, với số tăng này EVN có thêm 8.000 tỷ đồng. Tuy vậy, đại diện EVN cho truyền thông hay với những khó khăn về tài chính rất lớn của năm 2022 và 2023 do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao thì mức tăng doanh thu từ việc tăng giá điện chỉ bù đắp được một phần khó khăn về tài chính của EVN trong năm 2023.
Hôm 1/9/2023, Bộ Công thương đề xuất trong công thức tính giá điện bán lẻ bình quân, sẽ có quy định về việc đưa các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện. Các khoản chênh lệch tỷ giá trong hợp đồng mua bán điện, lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện sẽ nằm trong "chi phí khác". Đề xuất trên không những nhận được phản ứng từ các chuyên gia kinh tế, năng lượng mà còn gây bức xúc trong người dân.
Trong một bài viết liên quan đến đề xuất trên của Bộ Công thương, một người dân sống tại Thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên, nói với RFA rằng việc giá điện "cõng" lỗ EVN là hết sức nghịch lý. Người này nói : "Riêng cá nhân tôi là người sử dụng điện cũng thấy rất nghịch lý. Tại sao Việt Nam đầu tư các nơi lời thì họ ăn chia với nhau, còn lỗ thì bắt dân chịu, rất là phi lý. Nhưng bây giờ họ có áp giá điện như thế nào thì người dân cũng phải chịu, chứ không có cách gì khác, chẳng lẽ bây giờ không xài điện nữa, đâu có được, đó là nhu cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống hiện nay. EVN là doanh nghiệp độc quyền Nhà nước, rất được ưu tiên, họ được ban phát nhiều đặc ân, cho nên họ áp đặt cái gì thì cuối cùng người dân cũng phải chịu, mặc dù rất bức xúc".
Nội dung trong báo cáo của Ủy ban của Quốc hội hôm 20/9 ghi rõ cơ chế giá bán lẻ điện hiện nay chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường. Giá mặt hàng này cũng không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào cũng như khan hiếm cung - cầu điện, chưa được hình thành theo từng khu vực địa lý.
Cụ thể, khung pháp lý cho việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) vẫn chưa hoàn thiện. Và các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy "giá FIT" (Feed-in Tarriff – tức biểu giá điện hỗ trợ) nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính sách về giá điện còn bất cập.
Ngoài ra, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc điều chỉnh giá điện có thể gây tác động lớn tới kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân nên cần được đặc biệt chú trọng.
Do đó, việc điều hành giá điện trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện. Bảo đảm điều hành minh bạch, không gây ảnh hưởng lớn, đột ngột và tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân.
Theo ước đoán của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến hết 13/7/2023, số lãi và vốn rơi vào tình trạng "chậm thanh toán" (uyển ngữ thay cho không có khả năng thanh toán) là 44.000 tỉ đồng. Tuy nhiên khoản tiền khổng lồ ấy vẫn chưa đầy đủ.
Dựa vào đâu mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho rằng : Duy trì được sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, kiểm soát tốt nợ nần. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân ? Hình minh họa.
Hôm 21/7/2023, các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam vừa tụ tập để ngheBáo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong sáu tháng vừa qua và cho ý kiến để toàn đảng, toàn dân thực hiện nhiệm vụ sáu tháng sắp tới(1).
Cứ như những gì mà hệ thống truyền thông chính thức tường thuật về cuộc họp có tính chất định kỳ này, thì những quan chức, đảng viên cao cấp nhất của Đảng đã không nắm được, hay không dám thừa nhận, tình trạng kinh tế thật sự bi đát hiện tại.
***
Một ngày trước đó, 20/7/2023, sau khi tập hợp thông tin, ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau, tờ Tuổi Trẻ cho biết, rất nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cả lãi lẫn vốn cho những cá nhân đã bỏ tiền mua trái phiếu của họ.
Theo ước đoán của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến hết 13/7/2023, số lãi và vốn rơi vào tình trạng "chậm thanh toán" (uyển ngữ thay cho không có khả năng thanh toán) là 44.000 tỉ đồng. Tuy nhiên khoản tiền khổng lồ ấy vẫn chưa đầy đủ.
Tờ Tuổi Trẻ dẫn ước đoán của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết thêm : Từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng 150.600 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán. Chỉ tính riêng giá trị khối lượng trái phiếu đến hạn phải thanh toán trong quý này (quý 3/2023) thì số tiền đã là 91.800 tỉ đồng. Chuyện "chậm thanh toán" lãi được cho là "cao đột biến" từ tháng ba vừa qua và mới được xác định là "vẫn chưa có xu hướng chậm lại"
Ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup (doanh nghiệp chuyên thu thập, phân tích các loại dữ liệu nhằm hỗ trợ hoạt động của thị trường tài chính và đầu tư) nhận xét :Có thể sẽcó thêm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và buộc phải thực hiện hoãn hoặc tái cơ cấu nợ trái phiếu với trái chủ. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ nói chung và trái phiếu doanh nghiệp nói riêng vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, áp lực nợ đếnhạn thanh toán vẫn cao và điều này vẫn là một rủi ro lớn trên thị trường trái phiếu.
Dựa trên những thông tin thu thập từ HNX, KBSV, tờ Tuổi Trẻ loan báo, trong nửa cuối năm nay có khoảng 13 doanh nghiệp phi ngân hàng sẽ phải thanh toán khoảng 3.000 tỉ tiền lãi và vốn của khối lượng trái phiếu họ từng phát hành. Trong số này có 11 doanh nghiệp chưa niêm yết và 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản "khiến rủi ro vỡ nợ vô cùng căng thẳng". Chẳng hạn Tập đoàn An Đông thuộc Vạn Thịnh Phát có khối lượng trái phiếu đến hạn thanh toán khoảng 15.000 tỉ đồng(2).
***
Về lý thuyết, trái phiếu là công cụ giúp doanh nghiệp có thêm vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh còn phía đầu tư (người mua) có cơ hội tìm kiếm thêm lợi nhuận, gia tăng giá trị tài sản. Trái phiếu giúp thị trường tài chính, tín dụng phát triển lành mạnh, qua đó hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển (doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo thêm việc làm, tạo ra nhiều nguồn thu cho cả công lẫn tư...) và ngược lại, có thể làm thị trường tài chính, tín dụng suy sụp, kinh tế - xã hội lụn bại.
Khoan bàn đến vô số vấn nạn kinh tế - xã hội mà tính chất, mức độ càng ngày càng trầm trọng (doanh nghiệp quyết định ngưng hẳn hay tạm ngưng hoạt động càng ngày càng nhiều, thất nghiệp tràn lan, lạm phát chưa thấy điểm dừng, tất cả các giới kể cả doanh giới không chỉ lao đao mà còn tuyệt vọng vì không tìm thấy lối thoát...), chỉ nhìn vào những thông tin, số liệu liên quan đến trái phiếu như vừa lược thuật cũng đã có thể mường tượng tương lai kinh tế - xã hội Việt Nam bi đát đến mức nào.
Dựa vào đâu mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho rằng :Duy trì được sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, kiểm soát tốt nợ nần. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân ?
Những cuộc họp theo định kỳ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, rộng hơn là của toàn thể Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam như vừa diễn ra không chỉ kiến tạo thảm họa mà còn chứng minh "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là loại xa xỉ phẩm mà đảng không sắm được.
Khi thảm trạng trở thành hiển nhiên nhưng không thừa nhận trách nhiệm, không tự xử, tiếp tục tự tụng ca về sự "tài tình, sáng suốt" và chỉ khăng khăng "tăng cường thông tin, truyền thông, chú trọng đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, sai sự thật, chống phá đảng, nhà nước" thì mong muốn "phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin, giữ vững tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư" có khác gì ảo vọng mặt trời mọc ở hướng Tây bất kể ảo vọng đó gieo thêm đau khổ, lầm than cho dân tộc này ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/07/2023
Chú thích
Bắc Giang : Hơn 26 ngàn lao động mất việc, giảm giờ làm vì công ty thiếu việc
RFA, 17/07/2023
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang mới đây cho biết trong sáu tháng đầu năm, tỉnh này có hơn 26,5 nghìn lao động bị mất việc hoặc giảm giờ làm do doanh nghiệp thiếu đơn hàng.
Công nhân tại một nhà máy may ở Bắc Giang hôm 21/10/2015 (minh họa) - Reuters
Bắc Giang là tỉnh ở miền Bắc nơi tập trung nhiều khu công nghiệp với các nhà máy chuyên sản xuất cho các hãng lớn như nhà máy của Foxconn chuyên sản xuất cho Apple, Hosiden Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện điện thoại, thiết bị điều khiển trò chơi và là vendor cấp 1 của Samsung ; Si Flex là một công ty Hàn Quốc chuyên sản xuất bảng mạch in linh hoạt, đây cũng là một nhà cung ứng của Samsung.
Truyền thông Nhà nước dẫn nguồn tin từ chính quyền tỉnh Bắc Giang cho biết, trong số những lao động bị ảnh hưởng việc làm, trên 17.000 lao động phải thôi việc, chấm dứt hợp đồng ; hơn 2.200 lao động phải ngừng việc, nghỉ việc không lương ; 862 lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động và trên 6.200 lao động bị giảm giờ làm.
Những ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là dệt may, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may bị thiếu hoặc bị cắt giảm đơn hàng nên phải cắt giảm lao động hoặc cho lao động nghỉ luân phiên.
Hiện Bắc Giang có trên 285.300 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.
Hồi đầu tháng 6, các khu công nghiệp ở Bắc Giang đã phải đối mặt với tình trạng không thể sản xuất liên tục trong nhiều tuần do bị cắt điện luân phiên khi thủy điện tại Việt Nam thiếu nước.
Nguồn : RFA, 17/07/2023
***************************
Gang thép Thái Nguyên lỗ hơn 100 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm
RFA, 17/07/2023
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) vừa báo cáo mức lỗ sau thuế sau sáu tháng đầu năm là 117 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 22 tỷ đồng.
Một góc dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 - Người Đưa Tin
Theo truyền thông Nhà nước, mức lỗ này cách rất xa so với mục tiêu có lãi 39 tỷ đồng mà công ty đặt ra.
Cũng theo báo cáo mới công bố, tổng tài sản của Tisco là hơn 10 ngàn tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Tisco ghi nhận nợ phải trả là 7.785 tỷ đồng, gấp 4,8 lần vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn là 6.315 tỷ đồng, gấp 2,3 lần tài sản ngắn hạn.Trong số này, công ty đi vay 4.710 tỷ đồng.
Gang thép Thái Nguyên là công ty có vốn nhà nước hiện đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Vào tháng 4 vừa qua, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với Tisco để gỡ khó, vướng mắc tồn đọng, quyết tâm khôi phục Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (Tisco 2). Đây là dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu 3.843 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2007 nhưng đã bị tạm dừng thi công từ năm 2013. Tisco đã thanh toán cho dự án là khoảng 4.421 tỷ đồng, trong đó, vốn vay ngân hàng là gần 3.900 tỷ đồng, còn lại là vốn tự có.
Dự án Tisco 2 đã đắp chiếu 15 năm với vướng mắc chính liên quan đến tranh chấp giữa chủ đầu tư là Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và nhà thầu là Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp luyện kim Trung Quốc (MCC) về hợp đồng nhà thầu trọn gói (EPC).
Tuy nhiên, Bộ Công thương cho báo Nhà nước biết dự án đang có những dấu hiệu hồi phục. Cụ thể, vào tháng 10 năm 2022, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đã cử đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại Việt Nam để khảo sát, đánh giá, trao đổi với các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam về Dự án TISCO 2. Chuyến công tác đã giải quyết các tồn tại của Dự án TISCO 2 khi lần đầu tiên hai bên đã cùng khảo sát, tiếp cận trên thực tế đối với các máy móc, thiết bị đã tập kết tại hiện trường.
Hai bên mới đây cũng đã ký kết các biên bản làm việc thống nhất về nguyên tắc xử lý cơ bản. Đây được coi là bước tiến quan trọng sau bảy năm đàm phán không ký kết được bất cứ văn bản nào.
Nguồn : RFA, 17/07/2023
Không bất ngờ !
Tăng trưởng GDP trong hai quý đầu năm 2023 của Việt Nam đạt mức thấp với lạm phát tăng 3,29%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) mới được truyền thông Việt Nam dẫn nguồn công bố hôm 29/6/2023.
Kinh tế 6 tháng đầu năm dần hồi phục - Ảnh : Dân Trí online
"Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, khá thấp so với GDP cùng kỳ giai đoạn 2011-2023, tăng trưởng GDP nửa đầu năm nay chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của nửa đầu năm 2020", báo Tiền phong Online hôm thứ Năm đưa tin (1).
"Ngoại trừ năm 2020, mức tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nhiều năm qua. Nếu tính riêng trong quý 2 năm 2023, tăng trưởng GDP đạt 4,14% so với cùng kỳ năm trước", vẫn báo Tiền phong cho biết.
Còn theo Tạp chí điện tử về kinh tế Việt Nam, VnEconomy, trong/6/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước (2).
"Tính chung sáu tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 12,1% ; nhập khẩu giảm 18,2%", VnEconomy dẫn nguồn từ Tổng cục Thống kê của Việt Nam cho biết thêm.
Mức tăng trưởng không cao, mục tiêu 2023 là thách thức lớn
Theo báo Tiền Phong online, giá trị giao dịch cổ phiếu, trái phiếu tại Việt Nam đã có hiện tượng ‘giảm sâu’, báo này cho biết thêm :
"Cũng theo số liệu thống kê của GSO, từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 13.118 tỉ đồng/phiên, giảm 35,7% so với bình quân năm 2022.
Tương tự, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 5.596 tỉ đồng/phiên, giảm 27,2% ; khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 243.037 hợp đồng/phiên, giảm 11%".
Về lạm phát và dự phóng kinh tế Việt Nam trong quý tiếp theo, vẫn theo truyền thông Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)/6/2023 tăng 0,27% so với tháng trước, tính chung CPI bình quân sáu tháng đầu năm nay của Việt Nam đã tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước.
Hôm thứ Năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương, được truyền thông Việt Nam dẫn lời ,đưa ra đánh giá :
"Mức tăng trưởng 3,72% trong sáu tháng đầu năm không cao, nhưng các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong và ngoài nước… dự báo kinh tế - xã hội quý 3 năm nay sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023 là thách thức rất lớn".
Giới quan sát và phân tích kinh tế Việt Nam nói gì ?
Hôm 29/6/2023, từ Hà Nội, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nhà nghiên cứu kinh tế và phân tích chính sách công của Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đưa ra bình luận về các thông tin nói trên từ Tổng cục Thống kê của Việt Nam :
"Hôm nay Tổng cục Thống kê của Việt Nam công bố các số liệu thống kê chính thức về tình hình sáu tháng của Việt Nam, trong đó có dữ liệu về tăng trưởng kinh tế Việt Nam của 6 tháng này, có thể thấy rằng tình hình không được khả quan, nhưng điều này không bất ngờ lắm.
Lý do vì quý một đã tăng trưởng rất thấp rồi, và người ta cũng đã nói rằng tình hình sẽ tiếp tục khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hơn thế nữa, Tổng cục Thống kê cũng cho biết những dự báo về các phương án, kịch bản cho cả năm mà đã được dự đoán, nhưng rất khó khăn, bởi vì tình hình không ổn định cả trên thế giới cũng như trong nước, và triển vọng sáu tháng cuối năm tiếp tục gặp thách thức đối với tăng trưởng.
Tôi cho rằng với mức tăng trưởng GDP mà Quốc hội Việt Nam đặt ra có tính chất pháp lệnh đối với Chính phủ ở mức 6,5 cho tới 7% chắc sẽ không đạt được".
Còn từ Sài Gòn cùng ngày, kinh tế gia Bùi Kiến Thành, cựu cố vấn cho nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ trước đây về chiến lược và chính sách phát triển và hội nhập, đưa ra nhận xét từ góc nhìn của ông với RFA Tiếng Việt :
"Tôi thấy rằng những con số này không có gì ngạc nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề xuất khẩu, do tình hình tiêu thụ của các nước mà Việt Nam xuất khẩu qua bị ảnh hưởng do lạm phát, suy thoái v.v., nên xuất khẩu của Việt Nam bị teo lại, điều đó không có gì đặc biệt.
Tuy nhiên, vấn đề là ở trong nước, đáng lý ra phải chuẩn bị đối mặt trước vấn đề giảm xuất khẩu mà đã biết trước rồi, nhà nước Việt Nam lẽ ra phải có những chính sách, giải pháp để tăng nhu cầu nội địa, tăng cường thị trường trong nước, điều này tôi thấy Việt Nam chưa làm được.
Một phần nữa là cần có những chương trình dự án, ví dụ như là đầu tư công, để thổi thêm sức sống vào năng lực nền kinh tế, thì đã không được thực hiện như nhà nước đã hoạch định vì nhiều lý do, ngoài ra, một số vấn đề mà lẽ ra giúp tăng trưởng được nền kinh tế nội địa, tôi lấy ví dụ như phát triển nhà ở xã hội, mà chính sách theo Bộ Xây dựng nói là sẽ ‘xây dựng 1 triệu căn hộ’, nhưng mới chỉ nói thôi, mà vẫn chưa có hành động, chính sách gì rõ ràng, khiến một việc cấp thiết mà có thể làm, thành việc không được làm, ngoài việc còn có những vấn đề thuộc về quản lý nhà nước nữa…".
Hôm 29/6, tạp chí điện tử về kinh tế Việt Nam, Vneconomy, cho biết thêm một số chi tiết về tình hình kinh tế của Việt Nam nửa đầu năm 2023, mà theo đó :
"Trong quý 2/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 76 tỷ USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,2% so với quý 1/2023. Tính chung sáu tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,2 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 53,22 tỷ USD, giảm 19% ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,98 tỷ USD, giảm 17,8%".
Còn về ‘xuất siêu’ và ‘nhập siêu’ của Việt Nam với một số thị trường quan trọng, vẫn VnEconomy dẫn nguồn từ Tổng cục Thống kê của Việt Nam, cho biết thêm :
"Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 37,2 tỷ USD giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước ; xuất siêu sang EU ước đạt 14,5 tỷ USD, giảm 9,8% ; xuất siêu sang Nhật Bản 1,2 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,7 tỷ USD) ; nhập siêu từ Trung Quốc 24,5 tỷ USD, giảm 30,9% ; nhập siêu từ Hàn Quốc 13,4 tỷ USD, giảm 34,8% ; nhập siêu từ ASEAN 4 tỷ USD, giảm 39,1%".
Tuy nhiên, theo báo Tiền phong Online, có trên 34% doanh nghiệp tại Việt Nam tin tưởng là xu hướng kinh doanh sẽ tốt hơn :
"Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 75.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước ; gần 37.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 7,4%. Bên cạnh đó có 60.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn ; 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9% ; 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 2,8%.
Kết quả khảo sát xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 2-2023 cũng cho thấy có 27,5% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý 1 và 34,3% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh quý ba sẽ tốt lên", Tiền Phong Online hôm 29/6 dẫn các số liệu thống kê nhận định.
Nguồn : RFA tiếng Việt, 29/06/2023
Hai bên cứ giao dịch như vậy và không một âm thanh nào được phát ra vì điện thoại hầu như đã được bật chế độ ghi âm khi bước vào cửa công quyền giao dịch.
Năm ngoái là năm tăng trưởng cao nhất trong 12 năm của Việt Nam khi GDP chính thức công bố là 8,02%. Nhiều người nghi ngờ con số này nhưng không một ai có thể đủ năng lực kiểm chứng. Hình minh hoạ : Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ phía quận 2 ban đêm.
Như một cơ thể đang lớn, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong hơn 20 năm qua, nhưng giờ đây, không gian phát triển đang bị thu hẹp dần và đang trườn dần về phía bên kia sườn dốc.
Năm ngoái là năm tăng trưởng cao nhất trong 12 năm khiGDP chính thức công bố là 8,02%. Nhiều người nghi ngờ con số này nhưng không một ai có thể đủ năng lực kiểm chứng.
Được tiếp sức bằng báo cáo kiểu "bốc thuốc" đó của Tổng cục thống kê, quốc hội đã rất lạc quan đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2023 là 6,5% và lạm phát là 4,5% mặc dù những di chứng của đại dịch đang bắt đầu âm thầm phát tác.
Sau năm tháng thực hiện, dựa vào một số báo cáo và phát biểu của quan chức chuyên ngành cùng với cảm nhận thực tế, chúng ta thấy kinh tế Việt Nam đang vô cùng ảm đạm và năm 2023 dự báo sẽ dần thoái trào.
"Tài sản toàn dân" đang về tay ngoại quốc
Ngày 9/5/2023 vừa qua, trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội của Uỷ ban thường vụ quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã nói rằng :"Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản của mình" và theo ông Dũng thì bán chỉ được bằng 50% giá trị và khách mua toàn là người nước ngoài.
Nhìn vào danh sách những thương vụ M&A (Mua bán & Sáp nhập)lớn nhất của năm 2021-2022 ta thấy hết các hoạt động được tiến hành là ở lĩnh vực ngân hàng, bất động sản và bán lẻ. Trong đó có nhiều vụ chuyển nhượng bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài như : dự án Ngân Hà đã chuyển cho Gamuda Land của Malaysia, Novaland nhận được đầu tư từ quỹ Warburg Pincus …
CapitaLand Group cũng đang đàm phán với Vinhomes JSC để mua một dự án ở phía bắc thành phố Hải Phòng. Giá trị của thương vụ ước tính lên tới 1,5 tỉ USD có thể sẽ được "đốt" ở một nước không phải Việt Nam.
Chúng ta đã từng nghe nói về việc người Trung Quốc mua những vị trí đất đẹp ở Phú Quốc, Đà Nẵng và Quảng Ninh nhưng chưa bao giờ được biết đến một con số công khai.
Điều đáng lưu ý là vào giữa tháng Tư vừa qua, Việt Nam đã đạt 100 triệu người và mật độ dân số trên một km2 đã gấp đôi Trung Quốc, ở mức 300 người/1km2 trong khi Trung Quốc là 149 người/1km2.
Nạn nhân mãn không chỉ ở Trung Quốc mà chính chúng ta đang phải chia sẻ một không gian chung nhỏ hẹp ở vùng duyên hải vắng bóng cây và dày đặc bê tông cốt thép.
Điều 4 Luật đất đai năm 2013 (đang có hiệu lực) quy định"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Từ ban đầu là "tài sản của nhân dân", sau một số quyết định hành chính, đã trở thành tài sản của các tập đoàn tư nhân và bây giờ đang lần lượt về tay ngoại quốc. Những hoa trái ở thấp và dễ hái đã được bỏ trọn vào túi tư nhân.
Doanh nghiệp nước ngoài nhiều và nhỏ hơn
Ngoài lĩnh vực bất động sản, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải có công nghiệp sản xuất. Hiện nay chúng ta không có một nền sản xuất và công nghiệp nặng đáng kể nào để có thể nêu tên.
Trước đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam với ý định là sẽ chuyển giao công nghệ, tìm kiếm những nhà thầu trong nước, thiết lập chuỗi cung ứng nội địa để giảm giá thành sản xuất.
Nhưng sau hơn 20 năm, từ quy hoạch các ngành kinh tế rất đồ sộ đã dần dần chuyển thành "quy hoạch" các ngành cung ứng "nguyên phụ liệu" và rồi cuối cùng vẫn không thể đáp ứng được các yêu cầu nhỏ nhất của các nhà sản xuất.
Tỷ lệ nội địa hoá vẫn rất thấp và doanh nghiệp nước ngoài đã nhảy vào đảm nhận sản xuất luôn cả ốc vít, thùng carton, đóng gói và giao nhận hàng hoá. Hiện nay Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản… đang dần dần xây dựng hệ thống cung ứng khép kín cho những nhà máy của họ ở Việt Nam.
Số lượng doanh nghiệp do người nước ngoài làm chủ tại Việt Nam ngày càng nhiều và kích thước ngày càng bé. Đó là điều vô cùng đáng ngại khi các nước xung quanh cũng đang gồng mình giữa cuộc đua làm ăn và đã bung mình ngay trên sân khách.
Song song với đó là việc các ngành dịch vụ và bán lẻ đã và đang được chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài : Central Retail của Thái Lan đã hoàn tất việc thâu tóm chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Công ty ThaiBev đã chi đến hơn năm tỷ đô để mua Sabeco và hàng loạt thương vụ khác đang được đàm phán.
Ngoài ra, các công ty hàng đầu về dịch vụ, tư vấn đào tạo, logistic hay bảo hiểm nhân thọ đều là của người nước ngoài. Không một ngành nghề dịch vụ nào có được dấu ấn đặc sắc của riêng chúng ta ngoại trừ hình ảnh đậm nét nhất là ‘làm thuê’ cho các ông chủ nước ngoài ngay trên chính quê hương mình.
Trục trặc nghiêm trọng ở hệ thống ngân hàng
Nếu như yếu kém của toàn bộ nền kinh tế là vấn đề trong suốt nhiều năm nhưng chúng ta vẫn ì ạch vượt qua thì năm nay trục trặc ở hệ thống ngân hàng là sự cố lớn nhất, có khả năng kích hoạt một cuộc khủng hoảng tồi tệ.
Bởi vì hơn 10 năm qua, ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh phát hành lòng vòng quá nhiều trái phiếu cho doanh nghiệp, như một kiểu đa cấp cắn đuôi nhau để hưởng lợi trong chính tháp ngà của mình. Khi xảy ra các vụ khủng hoảng như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… đã xô đẩy hàng loạt các doanh nghiệp không thể phát hành tiếp trái phiếu để trả nợ mà quay vòng tiếp.
Giờ đây tất cả các doanh nghiệp chỉ còn nhìn vào tín dụng ngân hàng nhưng thanh khoản của hệ thống ngân hàng có thể căng thẳng bất cứ lúc nào và ‘tăng xông" là điều rất dễ xảy ra. Năm nay chắc chắn càng tồi tệ hơn vì suốt một thời gian dài các doanh nghiệp đã đầu tư vào bất động sản là các tài sản không tạo ra dòng tiền để trả nợ khi đến hạn và thị trường thì đang đứng yên.
Ở cấp độ sản xuất nhỏ, các doanh nghiệprất khó tiếp cận vốn vay cho vay sản xuất vì tài chính kém minh bạch, tài sản đảm bảo thiếu, khả năng quản lý kém và lãi suất cao. Do vậy, cái gốc của nền kinh tế không được đảm bảo, như cây đang lên mà không có rễ nhỏ để nuôi thân, chỉ cần một cơn gió là đổ xuống.
Ở một chiều kích khác, chưa bao giờ vay tiền để đi nước ngoài dễ dàng như bây giờ, nó đang trở thành một xu hướng giải ngân cơ bản của các ngân hàng ở vùng nông thôn. Bởi vì thực sự đi làm thuê ở nước ngoài luôn có một khoản tiền đều đặn gửi về để trả lãi.
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang đi vào Việt Nam, chúng ta bắt đầu rời bỏ quê hương để bán sức lao động đơn thuần ở nơi xa xôi, đây chỉ là kiểu bóc ngắn cắn dài rất mong manh.
Bộ máy "khô dầu" vì thiếu phong bì bôi trơn
Khi những trái thấp của nền kinh tế đã bị hái đi thì tương lai sẽ cần nhiều nguồn lực và khó khăn hơn rất nhiều và đòi hỏi một tư duy mới. Thế nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam bị kẹt giữa một không gian phát triển nhỏ và tầm tư duy tù túng.
Các tập đoàn lớn của Nhà nước liên tục lỗ mà vẫn được ưu ái giữ "vai trò chủ đạo" và bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế là một bộ máy toàn trị đang "khô dầu". Toàn bộ hệ thống chính quyền của Việt Nam đang bị ngưng trệ vì thiếu "phong bì" bôi trơn.
Trước đây thì ai cũng biết, là không ai có thể sống bằng lương nhưng ai cũng sống tốt vì có "lậu". Nhưng giờ đây "lò đang cháy" và tai mắt thì đầy rẫy chung quanh. Việc nhận phong bì đã trở nên kín đáo hơn và khó khăn hơn.
Trước đây người ta nổ thẳng số tiền bằng "tiếng việt" nhưng bây giờ họ viết trong lòng bàn tay rồi mở ra hoặc kín đáo ghi xuống một tờ giấy, đặt trên bàn của mình rồi xoay ngược tờ giấy lại cho người dân thấy con số. Không đồng ý thì có thể ghi lại con số hoặc tỷ lệ ăn chia khác.
Hai bên cứ giao dịch như vậy và không một âm thanh nào được phát ra vì điện thoại hầu như đã được bật chế độ ghi âm khi bước vào cửa công quyền giao dịch.
Khi "người khôn của khó", thì quan tham hơn và dân cũng gian hơn.
Văn hoá ăn chơi của các quan chức cũng đã bước sang một thời kỳ mới, bí mật và truỵ lạc hơn. Họ sẽ ra nước ngoài hoặc đến những nhà riêng được hẹn trước trong những khu vực kín đáo và "điều hàng" chứ không còn đến những nơi đông đúc như trước.
Đối với người dân thì chỉ biết vùi đầu trong những trò chơi giải trí rẻ tiền trên mạng. Một người bạn tôi cho rằng người dân đã thay đổi cả thói quen đi "nhậu", rút lui về nhà, uống nhiều hơn bằng những chai rượu có tỷ lệ cồn cao hơn và với giá rẻ hơn.
Nếu không có một tầm tư duy mới để cải tổ chính trị và mở ra những không gian phát triển kinh tế khác, chúng ta sẽ dần dần xuống dốc rồi rơi tõm vào bẫy thu nhập trung bình và năm 2023 này sẽ là dấu chỉ ban đầu.
Lê Quốc Quân
Nguồn : VOA, 05/06/2023
Chính phủ nói khác
Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái báo cáo ngày 22/05/2023 : "Nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn ; trong đó có hai chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch : Tỷ trọng công nghiệp chế biến và Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội".
Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái báo cáo tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV về tình hình Kinh tế xã hội và Ngân sách nhà nước năm 2022 sang đầu năm 2023 ngày 22/05/2023
Ông Khái liệt kê những hạn chế gồm : "Giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, ba Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu ; công tác lập quy hoạch còn chậm ; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp ; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả".
Bức tranh xã hội cũng ảm đạm hơn mong đợi, theo lời ông Khái thì : "Bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh mạng, trật tự an toàn xã hội, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân còn những bất cập. Việc tháo gỡ vướng mắc trong quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, ách tắc trong thực thi công vụ cần nỗ lực hơn nữa ; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm.
Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo".
Từ những bất cập này, Báo cáo chính phủ thừa nhận : "Tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product, Tổng sản lượng nội địa) quý I năm 2023 (3,32%) thấp hơn cùng kỳ (5,03%) ; trong đó nhiều địa phương sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, thậm chí có địa phương tăng trưởng âm so với cùng kỳ".
Trong khi đó : "Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của ta bị thu hẹp ; nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng".
Bằng chứng suy giảm này, theo Báo cáo : "Quý I năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 10%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 8,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 10,5% ; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm 15,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 14,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 16%".
Với tình hình ảm đạm này, Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Cà Mau) nói rõ : "Tác động của bên ngoài làm bức tranh 6 tháng đầu năm của nước ta có ảm đạm như số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số công nhân thất nghiệp tăng. Chỉ tính trong ngày 23/5, Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai đã tiếp nhận đến 22.000 hồ sơ thất nghiệp" (Tin Quốc hội, ngày 25/05/2023).
Trong khi đó, Báo cáo chính phủ cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên trong quý I/2023 là 7,61%.
Doanh nghiệp xuống dốc
Về hoạt động của khối doanh nghiệp thì : "Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, Ban IV) vừa gửi Thủ tướng kết quả khảo sát về khó khăn doanh nghiệp và triển vọng kinh tế cuối 2023".
Theo cuộc Khảo sát được Ban IV phối hợp cùng VnExpress (báo điện tử) thực hiện cuối tháng 4 với gần 9.560 doanh nghiệp, cho thấy : "Bức tranh kinh tế với nhiều gam màu tối. Theo đó, trên 82% doanh nghiệp cho biết dự kiến giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại năm nay".
Báo cáo viết tiếp : "Trong số doanh nghiệp còn hoạt động, có hơn 71% muốn giảm trên 5% lao động (trong đó, 22% tính giảm hơn một nửa). Gần 81% đơn vị nói sẽ giảm doanh thu trên 5%, trong số này, tỷ lệ giảm trên 50% là 29,4%.
Doanh nghiệp cũng thể hiện niềm tin thấp khi hơn 81% đánh giá tiêu cực hoặc rất tiêu cực về triển vọng kinh tế trong các tháng còn lại năm nay (2023)".
Vậy đâu là nguyên nhân tụt hậu này ?
Theo lý giải điều tra của Ban IV và báo VnExpress, có bốn khó khăn lớn doanh nghiệp đang đối mặt, gồm : "Thiếu đơn hàng, khó tiếp cận vốn, thủ tục hành chính và lo ngại bị hình sự hóa trong hoạt động kinh tế". Trong khi đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, với 84% doanh nghiệp đánh giá ở mức "kém hiệu quả".
Tại Quốc hội, Ủy ban Kinh tế báo cáo : "Sức khỏe doanh nghiệp đang giảm sút, nền kinh tế rất khó khăn . Bốn tháng đầu năm (2023) có gần 79.000 doanh nghiệp đăng ký lập mới, quay trở lại thị trường. Bình quân mỗi tháng khoảng 19.700 doanh nghiệp lập mới, quay lại hoạt động.
Tuy nhiên, mỗi tháng cũng có 19.200 đơn vị rút lui khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp bán cho nước ngoài".
Những khó khăn giây chuyền này khiến cho nhiều : "Doanh nghiệp thiếu đơn hàng, lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp".
Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, có gần 547.000 lao động tại 1.300 doanh nghiệp bị giảm giờ làm, ngừng việc do đơn hàng giảm từ tháng 9/2022 đến 1/2023. 75% trong số này thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Invesment).
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho biết kinh tế có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2022, kéo dài sang đầu năm 2023, kết quả là tăng trưởng GDP quý I chỉ tăng 3,32%.
Ông nói : "Các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp giảm, trên đà suy yếu. Nền kinh tế thực sự rất khó khăn".
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra kinh tế xã hội, ngày 22/5. Ảnh : Hoàng Phong
Bằng chứng kinh tế đi xuống được ông Thanh giải thích : "Một trong những nguyên nhân chính của suy giảm tăng trưởng là khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng âm 0,4% trong quý đầu năm… Số liệu tiêu thụ điện 4 tháng giảm 0,4% so với cùng kỳ, cho thấy các hoạt động sản xuất suy giảm".
Ông Thanh nói : "Với những khó khăn hiện tại, khó có đột phá về tăng trưởng GDP trong quý II".
Với kết luận bi quan này, hiển nhiên dự đoán lạc quan mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5% của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là không thực tế.
Phạm Trần
(30/05/2023)
Việt Nam : mô hình kinh tế ‘bộc lộ áp lực lớn’, nhưng chỉ đổi mới kinh tế là chưa đủ
Mặc dù thành tích đạt được qua một số chỉ tiêu của điều hành kinh tế vĩ mô mà Việt Nam tự đánh giá là đáp ứng, đặc biệt sau ba năm chống chọi với đại dịch Covid-19, có ý kiến từ giới nghiên cứu chính sách quản lý kinh tế và quản trị quốc gia cho rằng mô hình kinh tế của Việt Nam đã ‘bộ lộ áp lực lớn’ là tiền đề để có những thay đổi.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 ở Công ty Gang thép Thái Nguyên còn lại đống sắt hỏng. Courtesy Tổ Quốc
"Điều tôi muốn nhấn mạnh là, khó khăn rõ ràng tạo ra tâm lý ức chế cho doanh nghiệp. Nhìn vào sự thật, không phải do điều hành của Chính phủ, mà là mô hình kinh tế bắt đầu bộc lộ áp lực lớn phải đổi thay", Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Phó Giáo sư đang giảng dạy tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), được Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam trích lời, thừa nhận tình hình trong một cuộc tọa đàm liên quan ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, được cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam tổ chức hôm Chủ nhật 28/5/2023, với sự tham gia của đại diện hai bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính ở cấp Thứ trưởng, của học giả và Đại biểu Quốc hội.
"Ta (Việt Nam) đang bước vào giai đoạn mới tăng trưởng, đòi hỏi đột phá mới về tư duy cũng như ý thức xây dựng quốc gia hiện đại trong 2-3 thập kỷ tới… Đây là bài toán chung của cả xã hội, không chỉ Quốc hội, Chính phủ ; bài toán tổng hợp, bài toán đổi mới mô hình tăng trưởng toàn diện, không chỉ đơn thuần đổi mới, bỏ tập tính cũ, chuẩn bị tập tính mới Ta đã có 40 năm đổi mới rồi, cần những đột phá trong thời gian tới", vẫn theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Khương, được Báo Chính phủ của Việt Nam dẫn lời hôm Chủ nhật.
Nhân dịp này, từ Sài Gòn, ông Bùi Kiến Thành, cựu cố vấn về kinh tế, phát triển và hội nhập của ban lãnh đạo Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ trước đây, đưa ra một số nhận định trên quan điểm riêng của ông với Đài Á Châu Tự Do về điều mà ông cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần phải làm gì để thực sự có sự cải tổ, đổi mới tận gốc rễ, cân bằng, toàn diện, hầu dĩ đem lại phồn vinh, ổn định cho sự phát triển lành mạnh, ổn định, văn minh được kỳ vọng, trông đợi của đất nước.
Điều này, qua cuộc trả lời phỏng vấn với RFA tiếng Việt mà quý vị theo dõi sau đây, theo kinh tế gia này không chỉ dừng ở một số giải pháp kỹ thuật, hay tình thế trong điều hành thường nhật, niên khóa nền kinh tế vĩ mô, hoặc sử dụng một số đòn bẩy, công cụ kỹ thuật nhất định trên thị trường tài chính, vốn v.v…, mà thay vào đó cần có đổi mới tư duy, đổi mới tư tưởng có tính ‘cách mạng’ sau 37 năm tính từ Đại hội VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn được biết đến như Đại hội của ‘mở cửa’ và ‘đổi mới’, ‘ tự cứu mình, trước khi trời cứu’ của gần bốn chục năm về trước.
‘Đổi mới tư duy, vứt bỏ cách hiểu cũ từ thế kỷ 17, 18’
Bùi Kiến Thành : Những từ ngữ mà các nhà lãnh đạo của đảng và nhà nước Việt Nam hiện vẫn sử dụng, nói rằng khu vực kinh tế quốc doanh là chủ đạo này khác, trên thực tế gọi là ‘arrière-garde’, từ ngữ chỉ sự đoạn hậu trong những cuộc tháo chạy với hy vọng chặn lại tạm thời những sự đổ vỡ mà thôi. Thế còn, nếu Việt Nam muốn đi tới một nền kinh tế phát triển và một nhà nước dân chủ chân chính, thì có một điều chúng ta có thể nói ngay như thế này rằng về vấn đề kinh tế, nhà nước chỉ làm những gì mà tự nhân dân không thể làm được, còn tất cả những việc khác là kinh tế nhân dân. Vì vậy tất cả những gì nhà nước Việt Nam hiện nay đang quản lý mà có thể tư nhân hóa được, không nhất thiết phải nhà nước quản lý nữa, thì theo tôi nên nhanh chóng mà tư nhân hóa đi. Tức là tôi nhắc lại rằng nhà nước chỉ làm những việc nhân dân tự mình không làm được, còn khi nhân dân làm được, thì nhà nước sẽ chuyển thành phần, lĩnh vực kinh tế đó cho nhân dân làm.
Do đó không phải việc của nhà nước là làm kinh tế, mà nhà nước chỉ quản lý, để cho nhân dân làm kinh tế, nhà nước tạo điều kiện, tạo chính sách cho nhân dân làm kinh tế, chứ nhà nước không có trách nhiệm làm kinh tế theo lối cũ tới nay. Ý tôi muốn nói như ở bên Anh quốc, đã có lúc một số lĩnh vực như là điện, hay là xe lửa, tạm thời có lúc nhà nước chưa trao lại cho nhân dân, để chờ cho nhân dân làm được và có thể có điều kiện quản lý, thì lúc đó nhà nước rút lui, giao lại những lĩnh vực đó cho nhân dân làm.
Như vậy, nói cách khác, tôi nhấn mạnh rằng nhà nước làm quản lý nhà nước, chứ không phải nhà nước quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, những gì ở Việt Nam mà là doanh nghiệp nhà nước bây giờ, thì từ từ nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân làm, còn những gì tạm thời nhân dân chưa làm được, thì nhà nước tạm thời quản lý.
Như thế chính sách lớn, quản lý lớn là chúng ta phải có một định hướng như vậy, nhờ đó sẽ thấy nền kinh tế sẽ tiến mạnh hơn lên rất nhiều, chứ đừng nói mãi rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo, rồi nhân dân chỉ là thứ yếu, dù có nói hình thức rằng tư nhân là ‘quan trọng’, cái đó là chuyện cũ rích của thế kỷ 17, 18 rồi, và Việt Nam đã bước qua khỏi lý luận đó từ dấu mốc của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 rồi, với nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khi đó, mặc dù còn trong hoàn cảnh nhiều hạn chế khi đó mà tôi sẽ nói thêm khi có dịp, đã nói kinh tế Việt Nam là kinh tế nhiều thành phần, mà phải hiểu tinh thần của nó là kinh tế của Việt Nam là kinh tế của ‘quốc dân’, chứ không phải là của ‘quốc doanh’, vai trò của nhà nước không phải là đi làm kinh tế.
Đổi mới kinh tế có cần cân bằng hài hòa với đổi mới chính trị ?
RFA : Liệu Việt Nam có thể chỉ cần đổi mới về mặt kinh tế thôi, mà không cần phải đổi mới gì về mặt chính trị, trong đó có đổi mới thể chế, chế độ chính trị - xã hội, xét từ thời điểm hiện nay ?
Bùi Kiến Thành : Ở nước nào cũng vậy, tiến tới dần dần thì cần có sự thay đổi, ví dụ trong thời kỳ những năm 1980, Việt Nam đang ngồi trên một chiếc tàu mà cần phải bẻ lái qua một đường hướng khác. Khi đó Việt Nam cẩn thận để không làm cho chiếc tàu đó ‘bị lật’, nhưng đường hướng, chiều hướng là phải thay đổi, vì vậy từ ngữ dùng trong nghị quyết của Đại hội đảng 6 đó rất thận trọng. Nhưng không phải vì thận trọng như thế mà lại giao toàn quyền cho các nhà lãnh đạo chính trị cho tới 100 năm nữa, tới 1.000 năm nữa phải giữ thể chế độc tài của một chế độ chuyên chính vô sản.
Bởi vì từ Đại hội đảng 6 đó, Việt Nam đã từ bỏ chuyên chính vô sản ‘dictature de prolétariat’ để qua một nền kinh tế thị trường, như vậy chúng ta thấy rằng từ nền kinh tế có thể kéo theo vấn đề về thể chế chính trị. Không thể nào mà anh độc quyền, độc đoán, độc tài trong một chế độ kinh tế tự do phát triển được, chiều hướng là anh phải dần dần thay đổi để thích nghi với nền kinh tế tự do, để hội nhập toàn phần với thế giới.
Mà muốn hội nhập với thế giới, không thể nào anh đứng riêng ra với lại những Cuba, Triều Tiên, hay Trung Quốc, để mà duy trì một chủ nghĩa độc đoán được, anh không còn có thể làm một chế độ chuyên chính vô sản nữa, anh phải tiến tới một chế độ dân chủ, mà trong đó chính Nghị quyết đại hội đảng 6 đã mở đường để nói rõ ràng rằng Việt Nam phải đi tới một chế độ dân chủ, công bằng văn minh, chứ không phải là một chế độ độc đoán, độc tài, toàn trị, Việt Nam không thể tiếp tục mãi như thế nữa.
Tất nhiên cần có thời gian để làm, nhưng định hướng thấy là rõ ràng, rằng đó là một chế độ ở Việt Nam không thể nào duy trì được 100 năm nữa trong một chế độ độc tài vô sản được, vì chuyện đó là chuyện đã qua rồi, Đại hội 6 đã hủy bỏ rồi, không còn nhà nước chuyên chính vô sản nữa, mà tiến tới một nhà nước do dân, vì dân, mà chính Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng đó là một nhà nước pháp quyền, chứ không phải là một nhà nước độc tài. Vì vậy Việt Nam phải cẩn thận trong những vấn đề chúng ta làm, và phải thấy rõ chủ trương mà các nhà lãnh đạo đã chấp nhận từ năm 1986 cho đến bây giờ và chúng ta phải thấy rằng con đường Việt Nam đi là tiến tới một nền dân chủ, tự do, công bằng, văn minh, dựa trên luật pháp và là một nhà nước pháp quyền.
RFA : Ban lãnh đạo của Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay có nên quá lo sợ về chuyện mà ở trên ông có dùng từ nói là ‘lật thuyền’, ‘lật tàu’, hay là trái lại, tự tin trao lại những quyền và quyền lực vốn dĩ phải luôn thuộc về nhân dân cho nhân dân ?
Bùi Kiến Thành : Thực sự ra nhiều quyền, hàng loạt quyền đã được ghi rõ trong Hiến pháp của Việt Nam, chứ không phải là không được ghi. Hiến pháp Việt Nam nói rõ Việt Nam là một nước dân chủ, chứ không phải là một nước quân chủ, hay là một nước độc tài. Vì vậy cho nên Việt Nam phải xác quyết rằng Việt Nam muốn đi đến thành một nước dân chủ, và chúng ta phải tạo ra những bước để đi đến đó, chứ đừng quá chậm chạp, vì Việt Nam cần phải hội nhập thế giới, và nếu chậm chạp thì sẽ bị thiệt hại trong vấn đề quan hệ với thế giới bên ngoài.
Vì vậy tôi nhận xét rằng nhà nước Việt Nam hiện nay, cũng như lãnh đạo Việt Nam không nên sợ sệt, mà sợ cũng không thể tránh được. Vì như thể mặt trời đã lên rồi, anh không thể nào níu cho mặt trời đừng lên được. Khi Rạng đông thì mặt trời sẽ lên, hết giờ Tý thì đến giờ Ngọ, quy luật của Tạo hóa là như thế và anh đã chấp nhận Việt Nam là một nước dân chủ, hội nhập với thế giới dựa trên pháp quyền, và quyền hạn của toàn dân được dân chủ v.v…, anh đã nói như thế, thì anh phải cố gắng làm. Không có việc sợ, mà sợ cái gì ?
Cuộc đời của anh làm quan được mấy chục năm, đâu có phải là đảng phái của anh làm việc, hoạt động được một trăm năm, thậm chí những chế độ được biết tiếng trên thế giới từ trước đến nay đều không thoát khỏi những quy luật, nhà Hán được 600 năm rồi cũng suy vi là vì thế nào, nhà Đường phát triển được mấy trăm năm rồi suy vi là sao ? Triều đại đang hưng thì phải cố gắng mà làm cho tốt hơn, chứ đừng để nó thối nát, suy vi, bại vong rồi khi đó mới níu kéo, rồi khóc lóc, vì vậy trách nhiệm của lãnh đạo là phải ‘nhất ngôn hưng bang’ để làm cho đất nước hưng thịnh lên, chứ không phải vì quyền lợi của đảng của mình mà níu kéo cả một đất nước xuống, nhận đầu của con Rồng xuống sình lầy chỉ vì quyền hạn hay quyền lực nhất thời của mình.
Nhìn vào đó thì biết được đâu là ý chí của người có lòng yêu nước, hay có trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân ; Yêu nước, có trách nhiệm thì phải làm tất cả những gì có thể để làm cho đất nước vươn lên, cho nhân dân phồn vinh, hạnh phúc, làm tất cả những gì cho đất nước hội nhập với thế giới hiện đại, văn minh một cách mạnh mẽ, không thể vì quyền lợi nhất thời của đảng của anh, của nhóm các anh, mà kìm hãm con Rồng Việt Nam lại một cách phi lý.
Trên đây là ý kiến phát biểu trên quan điểm cá nhân của ông Bùi Kiến Thành với Đài Á Châu Tự Do hôm 29/5/2023, nhân dịp Quốc hội Việt Nam khóa 15 đang nhóm họp phiên họp thứ năm thảo luận nhiều vấn đề liên quan lập pháp và kinh tế - xã hội, đồng thời đang có một số ý kiến được thảo luận xung quanh ổn định nền kinh tế vĩ mô của quốc gia này, do cơ quan truyền thông của Chính phủ Việt Nam tổ chức. Mời quý vị đón theo dõi phần tiếp theo ý kiến của ông Bùi Kiến Thành, theo đó ông đề cập một số khía cạnh được cho là trở ngại về tư tưởng, tư duy, triết lý, não trạng, tâm lý v.v… lâu nay mà ông coi như những biểu hiện của chứng ‘ung thư’ khiến cản trở việc Việt Nam lâu nay tiến tới một cuộc đổi mới triệt để, mạnh mẽ đáng có không chỉ về kinh tế, mà còn về khía cạnh thể chế, chế độ chính trị - xã hội tổng thể ; và đề cập hướng giải pháp giải quyết vấn đề, hay tháo bỏ khối ‘ung thư’ ấy, giúp Việt Nam sớm đi đúng hướng, từ góc nhìn và quan niệm riêng của ông.
Ông Bùi Kiến Thành là chuyên gia kinh tế, tài chính, ông nguyên là Đại Diện Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam tại New York, nguyên Trợ lý cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nguyên Chủ tịch Tổng Giám đốc Công ty Bảo Hiểm Quốc Tế Mỹ (AIU), nguyên Chủ tịch Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Công ty Bình Điện VABCO (nay là PINACO). Ông từng cố vấn cho Lãnh đạo Đảng cộng sảnVN và chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách Đổi Mới, cố vấn cho chính phủ Việt Nam về các vấn đề phát triển kinh tế, tài chính ; giải tỏa cấm vận Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ ; cố vấn cơ sở pháp lý Chủ quyền Việt Nam trên thềm lục địa Biển Đông ; Tư vấn xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, Hội nhập kinh tế thế giới ; Chỉnh đốn xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Phát huy Nhà nước Pháp Quyền. Hiện nay, ông đang nghiên cứu đề án xây dựng "Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm tài chính quốc tế".
Quốc Phương thực hiện
Tham khảo :
Quốc hội khai mạc bàn về việc tháo gỡ "điểm nghẽn" cho nền kinh tế : liệu có thành công ?
Trên báo Thanh Niên Online ra ngày 23/5/2023 vừa qua, có bài viết "Tháo "điểm nghẽn", gỡ khó cho nền kinh tế" của hai tác giả Mai Hà và Lê Hiệp, tổng hợp ý kiến phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, báo cáo của Phó Thủ tướng, báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh…
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV - Ảnh Phạm Quang Vinh
Nội dung cơ bản của bài viết, ngoài một số thành tích nêu ra, đã khái quát tương đối đúng những khó khăn, vướng mắc của nền kinh tế. Đó là : nhiều địa phương tăng trưởng âm, doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, cử tri lo doanh nghiệp thua lỗ sẽ rời khỏi thị trường…
Đi vào nguyên nhân, cũng đáng khen cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ rõ nguyên nhân : "Ủy ban kinh tế đánh giá nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua là do tác động, ảnh hưởng nặng nề của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý dứt điểm. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức ở trung ương và địa phương còn né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm gây ách tắc, trì trệ trong giải quyết công việc, chậm phản ứng chính sách đối với các biến động của nền kinh tế".
Về phần giải pháp, Ủy ban kinh tế của Quốc hội cũng đề xuất chính phủ nhiều giải pháp về ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa. Đặc biệt, Chính phủ cần chủ động xem xét tiếp tục hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đồng thời tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản… Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch năng lượng. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng né tránh trách nhiệm trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức. Ủy ban kinh tế cũng lưu ý Chính phủ tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc đối với các quy định về phòng cháy, chữa cháy ; tiếp tục giải quyết dứt điểm vấn đề kiểm định xe cơ giới ; xử lý những bất cập trong việc tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bán chéo bảo hiểm…
Có thể nói, từ khâu xác định thực trạng nền kinh tế, tới nguyên nhân và giải pháp không có chỗ nào sai cả. Nhưng cuối cùng, việc thực hiện vẫn không được, hoặc phần lớn là được về mặt hình thức, còn thực chất vẫn không giải quyết được vấn đề. Vậy vấn đề ở đây là gì ?
Trước hết, nguyên nhân khách quan "tác động, ảnh hưởng nặng nề của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài" ý nói đại dịch Covid-19 trong mấy năm qua là hoàn toàn đúng. Nhưng đây là yếu tố khách quan chung, của tất cả các nền kinh tế chứ không chỉ Việt Nam.
"Những hạn chế bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý dứt điểm" đó là những hạn chế bất cập gì ? Và trong giải pháp lần này có xử lý dứt điểm hay không ? Như vậy, có thể nói, đây là những yếu tố lớn cản trở nền kinh tế phát triển đã tồn tại nhiều năm nhưng không được nêu ra để giải quyết.
Đối với những khó khăn của nền kinh tế, các giải pháp muốn có được hiệu quả cần tuyệt đối tuân thủ ba yêu cầu, đó là kịp thời, triệt để và đồng bộ. Chúng ta thử áp dụng vào những chính sách của nhà nước đã thực hiện để xem chúng có đáp ứng được ba tiêu chuẩn này hay không ?
Ngày 14/2/2023, mấy trăm chủ đầu tư kinh doanh karaoke tại Hà Nội đã cùng nhau ký vào đơn kiến nghị khẩn cấp gửi các cấp thành phố, trung ương sau việc thực hiện quy định về phòng cháy chữa cháy, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ sơ kinh doanh Karaoke. Trước đó, các nhà hàng karaoke đã ngừng hoạt động từ 3-5 tháng do chưa bảo đảm quy định phòng cháy chữa cháy… đầu tháng 3 năm 2023, có 36 nhà đầu tư điện điện gió và điện mặt trời đã cùng ký văn bản kiến nghị Thủ tướng về những bất cập trong cơ chế giá phát điện khiến các nhà máy điện này đã đầu tư xong nhưng không thể bán điện cho EVN. Vấn đề phòng cháy chữa cháy đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm, bằng chứng là trong báo cáo khai mạc Quốc hội vừa qua còn đề cập yêu cầu thực hiện dứt điểm. Vấn đề điện gió và điện mặt trời, mới đây ngày 20/5 có 15 nhà máy điện gió và điện mặt trời được bộ công thương thống nhất mức giá tạm thời, tức là có thể bán điện cho nhà nước. Và chúng ta chú ý, chỉ là 15/37 nhà đầu tư được mua điện… như vậy là việc thực hiện chính sách hoàn toàn không kịp thời và không triệt để.
Vấn đề kiểm định xe cơ giới, một trong số các yêu cầu nêu ra trong kỳ họp quốc hội lần này, đã trải qua hơn nửa năm, bắt đầu từ những trung tâm đầu tiên mà cán bộ bị khởi tố, bắt giam, dẫn tới việc đình trệ trong việc kiểm định xe cộ mà tới nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Đối với yêu cầu đồng bộ trong chính sách và các giải pháp, chúng ta không nên nhắc tới vì ở Việt Nam đó là vẫn đề vượt tầm của các bộ ngành và chính phủ.
Như vậy, dù biết rõ các nguyên nhân và giải pháp, nhưng Việt Nam vẫn không thể thực hiện được các giải pháp nêu ra, đó là vì các bộ ngành và chính phủ không thể thực hiện được các yêu cầu kịp thời, triệt để và đồng bộ. Không thực hiện được các yêu cầu này đồng nghĩa với việc các giải pháp và chính sách không còn hiệu quả.
Nguyễn Vũ Bình
Nguồn : RFA, 24/05/2023
Khoan bàn ai đúng – ai sai, chỉ cần đối chiếu tuyên bố của ông Trọng và nhận định của ông Huệ về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ắt sẽ thấy rõ ràng mâu thuẫn giữa tuyên bố và nhận định của cả hai.
Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội, cho biết : 'Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra' (Pháp Luật online, 22/05/2023)
Chỉ trong vòng năm ngày, kinh tế - xã hội Việt Nam đột nhiên rơi từ trên "đỉnh" xuống "đáy". "Đỉnh" do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam dựng lên hôm 17/5/2023. Còn "đáy" do ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác lập vào ngày hôm nay (22/5/2023).
***
Tuần trước, khi tuyên bố bế mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương (Ban chấp hành trung ương) Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13, ông Trọng tuyên bố như thế này về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam :Về kinh tế - xã hội, cơ bản thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Theo ông Trọng, "thành tựu" này là nhờ Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 :Ban hành và chỉ đạo tổ chức rất thành công các hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ sáu vùng kinh tế - xã hội, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ XIII về phát triển vùng - vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan trọng, cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển nhanh, bền vững.
Ông Trọng còn nhấn mạnh :Nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, với ý chí, quyết tâm cao và tinh thần "tiền hô hậu ủng", "nhất hô bá ứng", "trên dưới đồng lòng", "dọc ngang thông suốt", Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII. Đảng ta, đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực (1).
Tuy nhiên hôm nay, khi ngỏ lời khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 15, ông Vương Đình Huệ lại đưa ra những nhận định hoàn toàn khác :Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra, một số địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp.Trong khi đó, một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả và nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động ; kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro. Áp lực tỉ giá, lãi suất tăng cao ; nguy cơ nợ xấu gia tăng(2)...
Cứ như phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 15 của Chủ tịch Quốc hội thì kinh tế - xã hội Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn nạn nghiêm trọng, thành ra ông Huệ đề nghị :Quốc hội tập trung phân tích cụ thể, đánh giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm... Làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan cả trong công tác tổ chức thực hiện và những vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế, pháp luật. Cùng với đó, phân tích, dự báo những khó khăn hạn chế của nội tại nền kinh tế sát với tình hình thời gian tới.Từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực, kịp thời, nhất là có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu năm 2023, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025.
***
Kinh tế - xã hội của một quốc gia khác với... game show – không thể lôi lên trên đỉnh rồi vài ngày sau cho rớt xuống đáy và ngược lại để... lôi kéo người xem. Trên thực tế, hệ thống tư pháp của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khởi tố - truy tố - phạt tù rất nhiều cá nhân bị cho là "chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam" vì "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, hoặc có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, hoặc gây chiến tranh tâm lý". Thực tế cho thấy những cá nhân này bị trừng phạt chỉ vì cung cấp thông tin hay công bố những nhận định không đúng với ý chí của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoan bàn ai đúng – ai sai, chỉ cần đối chiếu tuyên bố của ông Trọng và nhận định của ông Huệ về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ắt sẽ thấy rõ ràng mâu thuẫn giữa tuyên bố và nhận định của cả hai đang "gây hoang mang trong nhân dân" vì ý chí của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể trái ngược nhau đến mức kỳ quái như vậy. Chưa kể, xét về tính chất, bởi mâu thuẫn này khiến công chúng có lý do để nghi ngại về hệ thống chính trị tại Việt Nam nên đó chính là một kiểu "chiến tranh tâm lý".
Mâu thuẫn vừa đề cập chính là dấu hiệu cho thấy, hoặc ông Trọng, hoặc ông Huệ đã "phát tán thông tin có nội dung bịa đặt, phỉ báng chính quyền nhân dân" và vì vai trò, vị trí của cả hai nên bất kể là ai thì đó cũng là "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự hiện hành. Chờ xem pháp chế xã hội chủ nghĩa có đủ nghiêm minh để sẵn sàng xem xét, xác định ông nào phải trách nhiệm hình sự vì đã "tuyên truyền chống nhà nước" theo hướng ông Trọng vẫn xiển dương là "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai ; không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào" chăng ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 23/05/2023
Chú thích
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sắp bị đe dọa bởi các doanh nghiệp Mỹ ?
Hàn Lam, VNTB, 20/03/2023
Tuần này, từ 21-23/3, Việt Nam sẽ đón hơn 50 doanh nghiệp Mỹ thuộc nhiều lĩnh vực quốc phòng, dược phẩm, công nghệ… đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Trong tháng 12/2022, các nhà sản xuất hàng không vũ trụ Boeing, Lockheed Martin và Bell đã đàm phán với phía Việt Nam về khả năng bán máy bay trực thăng và máy bay không người lái.
Doanh nghiệp Mỹ muốn gì ở Việt Nam ?
Ông Vũ Tú Thành, đại diện của Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN tại Việt Nam cho biết : "Đây là phái đoàn lớn nhất từ trước đến nay đến Việt Nam", và lưu ý rằng cơ quan này đã tổ chức các sự kiện này trong ba thập kỷ.
Phần lớn các công ty tham gia phái đoàn kinh doanh đã có hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất tại Việt Nam và có kế hoạch mở rộng, bao gồm Apple, Coca-Cola và PepsiCo, ông Thành cho biết.
Theo ông Thành, một số công ty đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam với vai trò là một trung tâm sản xuất và cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng ngày càng giàu có khi GDP tại đây đạt hơn 8% vào năm 2022. Trong số đó có SpaceX được cho là đang tìm cách bán dịch vụ internet vệ tinh của mình cho Việt Nam và các nước trong khu vực.
Phái đoàn cũng sẽ bao gồm các công ty bán dẫn, gã khổng lồ dược phẩm Pfizer và Johnson & Johnson, nhà sản xuất thiết bị y tế Abbott, công ty tài chính Visa và Citibank, các công ty internet và điện toán đám mây Meta và Amazon Web Services.
Trước đó, tại triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức vào tháng 12/2022, các nhà sản xuất hàng không vũ trụ Boeing, Lockheed Martin và Bell đã đàm phán với phía Việt Nam về khả năng bán máy bay trực thăng và máy bay không người lái.
Sau gần 28 năm chính thức tuyên bố bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao, kể từ năm 1995 cho đến nay, hàng loạt các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để đặt nền móng đầu tiên cho cơ hội phát triển dài hạn như Pepsico, Coca-Cola, Intel, P&G, Procter & Gamble (P&G), General Electric (GE)… Tính đến 20/12/2022, tổng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam đạt 11,42 tỷ USD với 1.216 dự án, Mỹ hiện xếp thứ 11 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
FDI của Mỹ chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh, thành phố nhận vốn đầu tư từ Mỹ nhiều nhất gồm : Bà Rịa – Vũng Tàu (45,8%), Thành phố Hồ Chí Minh (12,4%), Bình Dương (9%).
Xét về lĩnh vực đầu tư, vốn đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống (42,5%) ; công nghiệp chế biến, chế tạo (32%), cấp nước và xử lý chất thải (5,2%).
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện sự quan tâm, đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam. Trong đó, Intel thông báo bổ sung đầu tư gần 500 triệu USD vào nhà máy tại Thành phố Hồ Chí Minh ; đối tác sản xuất chính của Apple (Foxconn) bổ sung đầu tư 270 triệu USD tại Bắc Giang…
Đặc biệt, tại lễ công bố Báo cáo thường niên vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2022 do Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức mới đây, ông John Rockhold, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho biết, nhà đầu tư Hoa Kỳ rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tăng trưởng xanh.
Theo Chủ tịch Amcham, hiện có hàng nghìn tỷ USD từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ đang chờ đợi chảy vào các lĩnh vực năng lượng xanh, logistics, cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm 2023 sẽ gặp thách thức không nhỏ.
Doanh nghiệp Mỹ liệu có đe dọa "thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa" ?
Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), với những tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm, thu hút FDI năm 2023 có thể đạt từ 36-38 tỷ USD, trong đó, vốn giải ngân đạt khoảng 22-23 tỷ USD. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch VAFIE, việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm 2023 sẽ gặp thách thức không nhỏ.
Cụ thể, khi Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), Việt Nam đã kỳ vọng thu hút được nguồn vốn lớn, chất lượng cao từ các nước này. Song, trên thực tế, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra phức tạp đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của các nước khi muốn đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, để thu hút FDI từ EU và Mỹ là rất khó khăn trong thời gian qua cũng như thời gian tới.
Cũng theo ông Toàn, ở khu vực Châu Á, thậm chí là trên toàn cầu, Trung Quốc là địa điểm đầu tư và sản xuất hấp dẫn. Do đó, khi Trung Quốc mở cửa trở lại, vốn sẽ chảy vào thị trường này, hạn chế vào Việt Nam và các nền kinh tế khác trong khu vực.
Không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc, theo ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham), Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh đến từ nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào và Campuchia.
Theo đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc không chỉ đầu tư vào Việt Nam mà còn đầu tư vào rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài việc ưu đãi về thuế, doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư công nghệ cao còn được chiết khấu 50% đầu tư cơ sở vật chất.
"Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư hàng tỷ USD cho máy móc thiết bị thì đây là một chính sách rất hấp dẫn", đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc nêu rõ.
Đáng chú ý, gần đây một dự án từ Hàn Quốc hơn 10 tỷ USD đã nghiên cứu đầu tư vào một trong các nước Đông Nam Á. Tuy vậy, sau khi lựa chọn, họ đã không lựa chọn vào Việt Nam – đây là điều rất đáng tiếc.
"Luật đầu tư của Việt Nam cũng đã được sửa một lần nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn thu hút đầu tư quy mô lớn. Chúng tôi kỳ vọng Chính phủ cùng các cơ quan liên quan cần nghiên cứu những chính sách mới, những ưu đãi hấp dẫn hơn để có thể cạnh tranh với các chính sách của các quốc gia khác", ông Hong Sun đề nghị.
Một nhà báo lên tiếng cảnh báo rằng các doanh nghiệp đến từ Mỹ, khi họ quyết định bỏ vốn vào Việt Nam, rất có thể họ sẽ "lobby" để thay đổi cách quản trị được gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" đối với nền kinh tế thị trường. Điều này sẽ đi ngược lại với những tuyên bố của người đứng đầu Đảng, đe dọa việc tìm kiếm để đi lên con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa vào nghị quyết.
Hàn Lam
Nguồn : VNTB, 20/03/2023
**************************
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang vào hồi bế tắc…
Hàn Lam, VNTB, 16/03/2023
Kinh tế Việt Nam hiện đang gặp khủng hoảng trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường xăng dầu ; khủng hoảng y tế, giáo dục ; khủng hoảng dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến cuối tháng 2/2023 cho thấy 83% số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Có lẽ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần bình tâm xem lại những dữ liệu lâu nay để ông chấp bút viết sách về kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa…
Sở dĩ phải coi lại, bởi vì nền kinh tế được định hướng đó tại Việt Nam mà ông là tác giả, đang vào hồi cùng cực.
Hệ lụy của chủ nghĩa giáo điều
Trong cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bao gồm các nội dung : Quan niệm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam ; vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ; chủ thể trong nền kinh tế ; phân phối và giải quyết các vấn đề xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì, "mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự sáng tạo trong tư duy lý luận của Đảng ta, là lựa chọn tất yếu khách quan, khoa học và thực tiễn. Đó là sự lựa chọn kết hợp giá trị, tinh hoa nhân loại với đặc điểm và bản chất ưu việt riêng có của chế độ chính trị.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam, được hình thành từ quá trình đổi mới tư duy lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới đất nước.
Đây là kiểu tổ chức nền kinh tế dựa trên những nhận thức sâu sắc về tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là chính Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động.
Quá trình hình thành tư duy toàn diện về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình tìm tòi, nghiên cứu để phát triển nhận thức, đồng thời là quá trình đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của đất nước. Đó là quá trình phát triển nhận thức từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện" (dừng trích nhận định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).
Thực tế diễn ra ở Việt Nam ra sao ?
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến cuối tháng 2/2023 cho thấy 83% số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trong đó, các khó khăn chủ yếu bao gồm lãi suất cao và biến động tỷ giá mạnh, thị trường bị thu hẹp, khó tiếp cận vốn, thủ tục vay vốn phức tạp, mất nhiều thời gian, hàng tồn kho nhiều, giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí nhân công tăng.
Trước những khó khăn nói trên, doanh nghiệp đang kinh doanh cầm chừng, tái cấu trúc ngành nghề kinh doanh, cố duy trì ở mức có thể nhất để hy vọng vượt qua. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ huỷ bỏ các kế hoạch đầu tư mới hay mở rộng sản xuất kinh doanh.
"Năm 2022 được coi là một năm thành công của kinh tế Việt Nam với tăng trưởng cao, lạm phát thấp, vậy mà thị trường chứng khoán biến động và suy giảm mạnh ; từ đỉnh cao đầu năm với khoảng 1.520 điểm đã "rơi" xuống vực sâu giữa tháng 11/2022 còn hơn 900 điểm.
Kết quả là, năm 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm, mất khoảng 34% ; tức hơn 1/3 vốn hoá thị trường. Phần lớn công ty niêm yết đã bị giảm giá trị vốn hoá, hàng triệu nhà đầu tư thua lỗ, mất khoản thu nhập lớn.
Diễn biến hai tháng đầu năm 2023 cho thấy thị trường vẫn còn dao động mạnh. Hiện thị trường dao động khoảng trên 1000 điểm và chưa có dấu hiệu phục hồi vững chắc.
Thị trường trái phiếu phát triển nhanh chóng giai đoạn 2017 – 2021 với lượng phát hành tăng liên tục hàng năm ; đạt đỉnh vào năm 2021. Sang năm 2022, thị trường suy giảm mạnh với lượng phát hành chỉ bằng 39% lượng phát hành năm 2022 (giảm 61%).
Đáng lưu ý, kể từ tháng 11/2022 lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới, phát hành riêng lẻ gần như không có. Trái phiếu doanh nghiệp như một kênh huy động vốn đã bị đứt gãy và không thể tiếp tục sử dụng ; người đầu tư mất niềm tin ; thị trường mất thanh khoản nghiêm trọng.
Điều đáng lưu ý, số trái phiếu đáo hạn trong năm 2023 là khá cao, gần 303 nghìn tỷ đồng, tương đương 12,6 tỷ đô la Mỹ. Tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong 2023 – 2025 khoảng 697 nghìn tỷ đồng, tương đương 29 tỷ đô la Mỹ.
Trong bối cảnh, thị trường chứng khoán đóng băng, khô cạn thanh khoản ; tín dụng ngân hàng bị khống chế và khó tiếp cận ; phát hành mới trái phiếu doanh nghiệp cũng không khả thi, thì việc hoàn thành nghĩa vụ trả các khoản nợ nói trên đúng hạn đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản là thách thức khó vượt qua.
Khó khăn của một số doanh nghiệp bất động sản sẽ có nguy cơ tác động dây chuyền đến hệ thống tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại có liên quan.
Cần phải khơi thông lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tránh rủi ro đối với thị trường tài chính và giảm áp lực đối với phát triển kinh tế xã hội năm nay và các năm tiếp theo" – ông Nguyễn Đình Cung, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, thẳng thắn nhận xét.
Thay lời kết
Nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng ‘vun tròn’, theo như lời của ông Nguyễn Đình Cung thì đang chứng kiến những điều rất kỳ lạ.
Đó là sự sụt giảm nhanh và mạnh nhất thế giới của thị trường chứng khoán. Sự đứt gãy và mất thanh khoản nghiêm trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Sự đứt gãy nghiêm trọng và kéo dài chưa từng có của thị trường xăng dầu.
Bên cạnh đó, sự đứt gãy kéo dài về cung cấp thiết bị và vật tư y tế làm giảm sút nghiêm trọng số lượng và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đối với người dân. Cuộc khủng hoảng dịch vụ kiểm định xe cơ giới và nhiều sự việc tương tự khác ở các địa phương.
Điều đáng nói, cách ứng xử và xử lý vấn đề của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Lẽ ra các cơ quan này cần phối hợp với nhau và tránh tình trạng không có cơ quan và cá nhân nào chịu trách nhiệm. Các cơ quan nhà nước phản ứng rất chậm trễ trước những quy định pháp luật quá bất hợp lý, không thể áp dụng trong nhiều công việc quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Câu hỏi không thể tránh né đang đặt ra với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : vậy thì những lý thuyết hàn lâm mà tác giả cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", đã phạm sai lầm ở đâu, liệu sai lầm đó có mang tính hệ thống hay khôn g?
Vì rõ ràng ở đây sự hoài nghi có cơ sở từ việc tác giả không phải là một nhà kinh tế lý thuyết, lẫn thực hành trong quản trị.
Hàn Lam
Nguồn : VNTB, 16/03/2023