Việt Nam đánh thuế nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc (RFI, 03/10/2019)
Bộ Công thương Việt Nam vừa ban hành quyết định tạm thời áp thuế đối với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, với lý do hàng Trung Quốc bán phá giá, nhưng thực ra, còn nhằm chứng minh với Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn hàng Trung Quốc tái xuất từ Việt Nam vào Mỹ, trong bối cảnh đang diễn ra chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Ống thép chuẩn bị được xuất khẩu từ một cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh chụp ngày 08/12/2018. Reuters/Stringer
Báo chí trong nước cho biết, theo quyết định ngày 28/09/2019 của Bộ Công thương, kể từ ngày 04/10/2019, thanh nhôm nhập khẩu từ 16 doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị áp các mức thuế từ 2,49% đến 35,58%.
Trong năm 2018, nhập khẩu nhôm của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng gấp đôi so với 2017, lên tới 62 ngàn tấn.
Vào lúc đang diễn ra cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Washington đã cảnh báo là một số mặt hàng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ nhằm tránh bị đánh thuế.
Năm 2018, Mỹ đã cho mở điều tra đối với một số sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo kết luận sơ bộ, các mặt hàng này đã lẩn tránh thuế chống phá giá và thuế chống trợ giá và Washington đã quyết định áp dụng mức thuế 374,15%.
Trong năm nay, chính quyền Hà Nội đã tuyên bố tìm mọi cách ngăn chặn hàng Trung Quốc nhập khẩu bất hợp pháp vào Việt Nam, để tái xuất sang Hoa Kỳ. Tháng 06/2019, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá, từ 3,45% đến 34,27% đối với tấm tôn (còn gọi là thép phủ mầu) của Trung Quốc.
RFI tiếng Việt
*****************
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc (RFA, 01/10/2019)
Theo quyết định của Bộ Công thương do Vietnamfinance loan tin vào ngày 1/10, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49% đến 35,58%.
Ảnh minh họa Courtesy of Vietnamfinance
Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc là 16 công ty.
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra vào tháng 1/2019 trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 10 năm ngoái.
Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua, khi hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%. Thậm chí, giá bán nhôm Trung Quốc còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất.
Được biết, năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62 nghìn tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5 nghìn tấn.
Cũng trong năm 2018, Mỹ đã tiến hành điều tra lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam. Kết luận sơ bộ của vụ việc này vừa được công bố cách đây 2 tuần cho thấy sản phẩm nhôm đùn ép của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đang lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp mà Mỹ đã áp với hàng Trung Quốc trước đó. Chính vì vậy, Mỹ tuyên bố áp thuế suất lên tới 374,15% đối với các sản phẩm này của Việt Nam.
*****************
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ‘truy vấn’ tổng thầu Trung Quốc về tàu Cát Linh-Hà Đông (RFA, 01/10/2019)
Hôm 1/10, theo báo Người Lao Động, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc "truy vấn" đối với ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông về việc dự án này chậm trễ tiến độ, không biết đến khi nào mới vận hành.
Hình minh họa. Đoàn tàu Cát Linh Hà Đông - Photo : RFA
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được trích lời :
"Vấn đề phải sớm, phải nhanh ! Các ông hứa bao giờ làm xong ? Chúng tôi đã chờ đợi kiên trì và bây giờ đã quá mức kiên trì chờ đợi rồi. Phải nhanh, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Muốn vậy thì phải làm, không lý sự nhiều !"
Ông Đường Hồng được ghi nhận đáp lời :
"Hiện đơn vị tổng thầu cũng rất sốt ruột. Chúng tôi ở đây càng kéo dài thời gian thì lợi nhuận cũng như thành quả càng kém, vì vậy chúng tôi cũng muốn hoàn thành nhanh để bàn giao, để giảm chi phí cho nhà thầu. Tổng thầu đã làm nhiều dự án tương tự ở Trung Quốc và đường sắt cao tốc cũng làm rất nhiều. Thông tin nói nhà thầu chúng tôi không có kinh nghiệm là không có cơ sở".
"Còn việc bao giờ đưa đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào vận hành, khai thác chính thức thì không phải do nhà thầu chúng tôi quyết định mà do chủ đầu tư quyết định".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được truyền thông trong nước trích lời tại buổi làm việc, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, tổng thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ để đưa dự án vào khai thác trong năm 2019.
Các báo Việt Nam ghi nhận dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông "đã hoàn thành 99% khối lượng công việc, phần còn lại không nhiều, chủ yếu là khâu dự phòng".
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải hôm 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải cần phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, giao công việc có thời hạn rõ hơn, tìm ra nguyên nhân chậm trễ dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông để khắc phục. Đồng thời, Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể phải chịu trách nhiệm báo cáo thủ tướng trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông, tuyệt đối không để tình trạng chậm trễ kéo dài, gây mất lòng tin trong dân.
Ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông-Vận tải , tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, sau khi điều chỉnh phải tăng thêm 250 triệu USD. Nhưng vào năm 2011, đã đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm 2019 đã thành 886 triệu USD.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, đưa ra nhận định với RFA về khả năng kiện nhà thầu Trung Quốc do chậm tiến độ :
"Tôi thấy mình cứ khởi kiện thôi, có thể là trọng tài hoặc tòa án, xử lý chuyện này từ một dự án được kỳ vọng mà sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công, mà 10 lần lùi tiến độ, đội vốn 40%, đến giờ vẫn chưa xong. Ngoài ra cần đặt vấn đề kỷ cương ở đâu, tại sao các cơ quan có thẩm quyền lại bất lực việc chây lì của nhà thầu Trung Quốc".
Trong một bài báo đề ngày 22/09/2019, tờ nhật báo Anh Financial Times đề cập đến nguy cơ thiếu hụt đang đe dọa nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á.
Nguy cơ thiếu hụt năng lượng đe dọa sinh hoạt kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo là Việt Nam có thể bị thiếu hụt năng lượng ngay từ năm 2021 và ông đã ra lệnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện mới. Đây là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam, một nền kinh tế dựa rất nhiều vào ngành sản xuất rất hao tốn năng lượng. Nền kinh tế này cũng đang thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế, vì Việt Nam là nơi mà họ có thể chuyển cơ sở sản xuất đến để tránh những ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Theo Financial Times, Việt Nam có nguy cơ gặp khủng hoảng năng lượng ở cả hai mặt cùng một lúc : ngoài việc Việt Nam thiếu khả năng sản xuất điện, còn có việc Trung Quốc gây áp lực mạnh lên các hoạt động dầu khí trên Biển Đông. Đối với một quốc gia vẫn cố gắng giữ thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế, Việt Nam đang đối diện với những chọn lựa về năng lượng trong ngắn hạn, nhưng cũng sẽ có những tác động địa chính trị trong những năm tới.
Tờ báo trích lời chuyên gia Andrew Harwood, công ty tham vấn năng lượng Wood Mackenzie, cho biết nguồn cung từ trữ lượng dầu khí của Việt Nam đã gặp nhiều thách thức và bị chậm trễ, một phần là do tập đoàn dầu khí quốc gia không có đủ khả năng tài chính để phát triển các nguồn tài nguyên đó, và một phần là do các căng thẳng chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo. Theo ông, thật sự đang có mối quan ngại về khả năng của Việt Nam đáp ứng các nhu cầu về năng lượng trong tương lai.
Financial Times nhắc lại là cho tới nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào than đá, dầu hỏa và thủy điện để sản xuất điện, tuy nhiên, nhiều dự án như vậy đã bị chậm trễ. Vào năm 2016, chính phủ Hà Nội cũng đã từ bỏ chương trình phát triển điện hạt nhân. Trong khi đó, theo lời ông Gavin Smith, giám đốc phát triển sạch của công ty Dragon Capital ở Sài Gòn, chưa biết là sự phát triển nhanh chóng về năng lượng tái tạo kể từ năm 2018 ở Việt Nam có đủ để đẩy lui nguy cơ thiếu hụt điện trong 3 năm tới hay không.
Nhu cầu về điện của Việt Nam hiện tăng khoảng 9% mỗi năm, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế, đã đạt hơn 7% trong năm 2018. Vấn đề nhạy cảm đến mức không một quan chức nào của chính phủ Việt Nam trả lời báo Financial Times. Tuy nhiên, một quan chức xác nhận là có nguy cơ thiếu hụt điện "trong những trường hợp xấu nhất và không dự đoán được", chẳng hạn khi mực nước các hồ chứa của những đập thủy điện xuống quá thấp.
Theo Financial Times, để ra gia tăng nguồn cung cấp năng lượng, Hà Nội đang nhập khẩu thêm nhiều điện từ Lào. Các quan chức cũng đang thảo luận về khả năng nhập điện từ Trung Quốc, cho dù đây có thể là một vấn đề rất nhạy cảm về chính trị do tâm lý chống Trung Quốc vẫn rất phổ biến ở Việt Nam và càng được thể hiện rõ qua những căng thẳng gần đây trên Biển Đông.
Khả năng của Việt Nam khai thác khí đốt ngoài khơi nước này nay cũng đang được đặt lại, nhất là kể từ tháng 7, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tiến hành thăm dò ngoài khơi bờ biển miền nam Việt Nam, gần một mỏ dầu khí mà tập đoàn PetroVietnam và tập đoàn Rosneft của Nga đang liên doanh khai thác.
Financial Times cũng nhắc lại thông tin chưa được xác nhận về về tập đoàn Mỹ Exxon Mobil rút ra khỏi dự án Cá Voi Xanh. Exxon đã từ chối bình luận điều mà họ gọi là "tin đồn", còn phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thi Thu Hằng, trích dẫn PetroVietnam, đối tác của Exxon, khẳng định dự án "vẫn được tiến hành theo dự kiến".
Thanh Phương
Nguồn : RFA, 24/09/2019
Bài 1 : Xuất tiểu ngạch – Phá giá tại "sân nhà"
Mới đây, Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của Việt Nam đạt 16,6 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Trong đó hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm nghiệp, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu giảm. Thủy sản giảm 2,6% và rau quả giảm 6%. Trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 23,8 tỷ USD, giảm 2,5%.
Trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính bằng đường chính ngạc - AFP
Thay đổi chính sách giữa dòng
Nguyên nhân xuất khẩu sang Trung Quốc giảm một mặt, theo lý giải của Bộ Công thương là do tình hình kinh tế năm 2019 không khởi sắc vì thương chiến Mỹ-Trung Quốc đang leo thang, tuy nhiên mặt khác theo các doanh nghiệp Việt Nam là do nhiều mặt hàng Việt Nam chưa có giấy phép, nghĩa là Chính phủ chưa đàm phán với Trung Quốc để nhiều sản phẩm của Việt Nam được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đã cùng tham gia ký kết Hiệp định ACFTA có hiệu lực từ năm 2010 với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm hàng hóa (trong đó có nông sản).
Tuy vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phần đông cho rằng thời gian gần đây liên tiếp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều bị "dội" lại và tồn kho do phía Trung Quốc thay đổi chính sách giữa dòng…
Ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T Group cho biết về tình hình hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc gần đây gặp khó, ông nói lý do trước tiên vì thương chiến Mỹ-Trung căng thẳng nên phía Trung Quốc phải có chính sách tăng tiêu thụ nội địa do đó Trung Quốc đưa ra thêm các quy định siết hàng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc và vì thế một số mặt hàng Việt Nam lâu nay đi đường tiểu ngạch bị ách tắc lại.
Xuất tiểu ngạch đơn giản giấy tờ, trước giờ không áp dụng vì cần lượng hàng cho dân Trung Quốc nên dễ dàng, giờ tăng cường tiêu thụ nội địa nên siết hàng nhập khẩu.
Ông đưa ví dụ với trái sầu riêng của Việt Nam. Trước nay sầu riêng Việt Nam có mặt ở thị trường Trung Quốc rất nhiều nhưng phần đông xuất theo đường tiểu ngạch. Giờ Trung Quốc đưa ra hàng rào kỹ thuật nên sầu riêng Việt Nam bị "dội", nhiều tháng nay không xuất sang thị trường Trung Quốc được.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn vào Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi Trung Quốc siết trào cản kỹ thuật. Điều này khiến doanh nghiệp Việt bỡ ngỡ vì trước nay Trung Quốc là thị trường khá dễ, giờ phải đáp ứng nhiều đòi hỏi, do đó phải cần thời gian.
Ông Nguyễn Việt Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện là Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cũng cho rằng từ nhiều năm nay Trung Quốc và Việt Nam dễ dãi chấp nhận cách làm ăn theo kiểu "truyền thống" nên nếu một bên tự ý bỏ kiểu làm ăn cũ, chuyển sang làm ăn mới, chắc chắn sẽ tạo ra những khó khăn nhất định. Ông nói:
Trung Quốc cố tình tạo ra hai luồng tiểu ngạch và chính ngạch nhưng vừa qua Trung Quốc yêu cầu chính ngạch nên tiểu ngạch gặp khó khăn. Trung Quốc & Việt Nam quen kiểu tiểu ngạch mấy chục năm qua và dân cũng quen. Một vài năm nay, thực hiện một số thủ tục, hàng rào thủ tục, đâu phải tự nhiên cái gì cũng nằm trong danh sách, nên rất nhiều (sản phẩm) cố tìm đường tiểu ngạch.
Với những lập luận nêu trên, nhìn lại thực tế, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết trong tháng 8/2019 nhiều loại trái cây ở Tiền Giang bị rớt giá nặng nề như dưa hấu, dừa xiêm và thanh long. Nguyên nhân được Cục chế biến cho biết là do nhu cầu nhập khẩu Trung Quốc không ổn định. Gần đây Trung Quốc lại kiểm soát chặt chẽ vận chuyển ngay cả đường tiểu ngạch làm cho đầu ra của trái cây bấp bênh.
Cụ thể, dưa hấu Việt Nam trước nay nhập khẩu qua Trung Quốc tại cửa khẩu đều có lót rơm, nay Hải quan Trung Quốc không cho lót rơm mà yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái. Còn trái mít họ yêu cầu dùng giấy dai kraft để bọc hoặc bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc hoặc vải thiều phải đóng gói trong thùng xốp có in tem chìm.
Nhiều thay đổi "không ổn định" của Trung Quốc khiến doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật thông tin nên chưa đáp ứng được, do đó phần đông rơi vào tình trạng khó khăn, ách tắc…
Dễ phá sản do thương lái
Không chỉ đưa ra nhiều quy định mới, mà trước đây, khi còn là thị trường dễ tính, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng "vướng" nhiều "chiêu" trò của thương lái Trung Quốc, khiến không ít doanh nghiệp điêu đứng. Một phó giám đốc công ty thương mại tại TPHCM (không muốn nêu tên) từng kể: ngoài việc thương lái Trung Quốc ép giá khi doanh nghiệp Việt Nam gom hàng từ nông dân vào kho thì việc họ xuống tận vườn thu gom, trả giá, đặt cọc cho nông dân xong nhưng sau đó cao chạy xa bay cũng thường xảy ra. Ông kết luận, do đó nhiều doanh nghiệp phá sản vì "chơi" với thương lái Trung Quốc.
Đồng ý với ý kiến trên, ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T cũng cho biết thêm, lúc trước đơn vị ông cũng hay chọn phương án xuất tiểu ngạch, nghĩa là "chấp nhận" qua thương lái để sản phẩm được xuất, còn về mặt giá cả là do hai bên thương lượng. Tuy nhiên với cách làm này, yếu tố rủi ro rất cao nên đơn vị ông đã không còn "mặn" với thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên ông cho biết kinh nghiệm:
Trước xuất đường tiểu ngạch, gửi hàng đến cửa khẩu thương lái Trung Quốc sang nhận hàng, nhiều người khi hàng đến cửa khẩu rồi thương lái mới định giá, rủi ro cao. Tùy thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc.
Trung Quốc không phải thị trường doanh nghiệp ưu tiên, chỉ khoảng 10% suất sang Trung Quốc sau khi hàng hóa được xuất các thị trường Mỹ, Úc, Canada và tiêu thụ qua kênh nội địa.
Ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, chính vì làm ăn với thương lái Trung Quốc nên doanh nghiệp Việt Nam mới không quan tâm đến các chính sách thay đổi từ phía đối tác, dẫn đến hàng xuất khẩu bị cấm cửa mà không biết lý do vì sao. Do đó ông đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan trong chiến lược phát triển nông nghiệp sản xuất-xuất khẩu.
Được biết, thời gian qua, ngoài các mặt hàng trái cây, hải sản Việt Nam gặp phải khó khăn với thương lái Trung Quốc thì hàng nông sản như củ sắn (khoai mì) cũng đang bấp bênh khi Trung Quốc siết nhập khẩu tiểu ngạch.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Tổng thư ký Hiệp hội Sắn phân tích nguyên nhân khiến sắn, một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm nay đang vướng khó khăn với thị trường Trung Quốc. Ông nói, việc xuất khẩu quá nhiều theo đường tiểu ngạch từ nhiều năm nay khiến rủi ro thị trường lớn hơn. Ông cho rằng chất lượng, tiêu chuẩn thấp trong khi chính sách giá không được kiểm soát cao khiến sản phẩm sắn của Việt Nam thường bị thương nhân Trung Quốc ép giá, kìm giá. Mặc khác các nhà xuất khẩu trong nước không liên kết, không đồng nhất về giá, thậm chí chấp nhận phá giá để xuất tiểu ngạch. Theo ông điều này là không nên.
"Phát triển tiểu ngạch lâu nay đang rất tốt do đường biên dài, nhiều cửa khẩu nhưng vừa rồi do kiểm soát chất lượng vì sắn là một trong những nguyên liệu thực phẩm của Trung Quốc nên họ yêu cầu truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Chính vậy, làm cho vấn đề giao thương, xuất nhập khẩu biên mậu thay đổi. Trước đây dễ dàng. Thực tiễn giữa biên mậu và chính ngạch có nhiều cái không đồng đều về thuế quan và kiểm soát nên người ta kiểm soát chặt hơn nên việc giao thương hàng hóa khó khăn hơn.
Với những khó khăn trước mắt về hàng rào kỹ thuật từ phía Trung Quốc, nông, ngư dân Việt Nam sẽ làm gì để phá vỡ thế bế tắc trước thị trường Trung Quốc, trong bài tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích vấn đề này.
***************
Bài 2 : Xuất khẩu chính ngạch – Mở cánh cửa hẹp
Khi hàng loạt hộ nông dân kêu cứu vì hàng nông, hải sản tồn kho vì thương lái Trung Quốc "bỏ chạy", các địa phương, Hiệp hội mới lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và các hội, đoàn thể vào cuộc giải cứu. Tuy nhiên, số lượng hàng nông sản tồn kho ngày một nhiều vì không chỉ đường biên mậu bị ứ đọng sản phẩm do Hải quan Trung Quốc đưa ra nhiều yêu cầu mới mà ngay cả đường chính ngạch cũng gặp khó khăn.
Trung Quốc siết nhập khẩu do… đâu ?
Đứng ở góc độ kinh tế phân tích, chuyên gia Kinh tế-Tài chính Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm lý do tại sao Trung Quốc gia tăng hàng rào kỹ thuật với hàng nhập khẩu từ đường biên mậu của Việt Nam. Theo ông, ngoài thương chiến Mỹ-Trung đang leo thang nên Trung Quốc đưa ra nhiều chế tài để kiểm tra khó khăn hơn hàng hóa theo đường biên mậu, tạo hàng rào thuế quan, kiểm soát chặt hơn để chặn những lô hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc tại các cửa khẩu thì việc đồng CNY mất giá cũng có thể là lý do của phía Trung Quốc.
Thêm vào đó, giá hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn vì đồng CNY (nhân dân tệ) mất giá rất mạnh lên đến 7,14 CNY/1 USD tăng hơn 3% từ đầu năm đến giờ trong khi đồng Việt Nam giữ giá ổn định với USD nghĩa là VND tăng giá so với CNY hay ngược lại CNY giảm giá trị so với VND nên hàng xuất khẩu của Việt Nam tính ra đồng CNY trở nên đắt đỏ hơn do đó hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc không những gặp rào cản kỹ thuật mà đặc biệt còn là do đồng CNY mất giá so với VND nên hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn nên đẩy người nông dân thường xuyên bán hàng sang Trung Quốc theo đường biên mậu gặp rất nhiều khó khăn. Đó là thực tế hiện tại.
Trong khi đó, trong một Hội thảo tìm giải pháp tháo gỡ xuất khẩu hàng sang Trung Quốc, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh nhận định, Trung Quốc đã thay đổi trở thành thị trường khó tính. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cấp, trong đó có hàng nông thủy sản đòi hỏi chất lượng cao, an toàn, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn coi Trung Quốc như chợ biên giới, dẫn đến việc hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này vẫn đi bằng con đường tiểu ngạch và tùy tiện trong đóng gói bao bì, đệm lót, nhãn mác.
Tuy nhiên, với lập luận trên của Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á, châu Phi, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết lại phân tích theo cách khác. Ông cho rằng nguyên tắc từ cổ chí kim về xuất khẩu là phải đi theo đường chính ngạch còn vấn đề nhập biên mậu chỉ là để thực hiện chính sách đối với người dân tộc ở miền biên giới, không phải cách nhập khẩu chính thức giữa các quốc gia. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã mở rộng biên giới và Nhà nước không quản lý nổi nên mới xuất hiện cách thức tuồn hàng qua lại tại các cửa khẩu để kiếm chác lẫn nhau và đó hoàn toàn không phải là phương thức buôn bán chính thức.
Việt Nam có thời gian dài mở cửa khẩu biên giới thành cửa khẩu quốc tế, để các tỉnh kiểm soát xuất, nhập khẩu, rồi dần dần biến tiểu ngạch thành "chính ngạch", đó là sai lầm hết sức lớn trong vấn đề quản lý của đất nước.
Đứng ở góc độ chuyên môn, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại khẳng định lại rằng, phương thức xuất tiểu ngạch, biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có hàng chục năm qua nhưng đó không phải là cách phù hợp hiện nay.
Đó là ngụy biện của Trung Quốc, nói một đường làm một nẻo, đưa giá lên cao để họ thu hút mang hàng tới, tất cả nông sản khác kể cả cao su và dùng nhiều mánh khóe khác (như không có nhu cầu, hải quan không cho hoặc trốn…). Việt Nam từ nhiều chục nay đều bị tình trạng đó nhưng do người Việt Nam bế tắc không có thương trường và không có nơi tiêu thụ, sản xuất vô tổ chức, nông dân tự phát thấy được giá nuôi, trồng cao nên theo, sẽ gặp nhiều trở ngại của Trung Quốc. Nhà nước từ nhiều chục năm nay nên chủ động khắc phục, thị trường thế giới rộng lớn chứ đâu phải chỉ có 1 tỷ 4 người tiêu dùng của Trung Quốc.
"Mất bò mới lo làm chuồng"
Với phân tích của mình, ông Triết cho rằng Việt Nam không nên dựa vào thị trường Trung Quốc :
Để cho nông dân tự phát thì càng ngày càng thiệt, lệ thuộc thị trường Trung Quốc, khó rút ra bãi lầy đó là bảo thủ, thủ cựu không dám nhìn rộng ra thế giới như thị trường Nga, EU, Mỹ… không dám thoát ra mớ lùng nhùng để dân bị sa lầy suốt hàng chục năm nay, đứng về mặt chính sách chung là Nhà nước chưa làm trọn trách nhiệm.
Ông cho rằng biên giới Việt Nam và Trung Quốc dài 1600 km, trong thực tế từ nhiều chục năm nay có nhiều ý kiến khác nhau về việc tại sao Việt Nam lại mở 6 con đường lớn từ biên giới về Hà Nội ? Ông nói chính điều đó đã vô hình trung hợp thức hóa việc xuất tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo cơ hội cho thương lái Trung Quốc sang mua hàng Việt Nam thông qua đường biên mậu và ngược lại. Do đó, ông Lê Văn Triết nhắc lại :
Xu hướng giảm buôn bán biên mậu để đi vào phương thức chính thức là cách đúng nhất để quản lý hàng hóa qua lại.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Tổng thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng đồng tình với cách lý giải trên, ông cũng cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần mở rộng thị trường, hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển đổi cách tư duy và hành động :
"Phải định hướng vì thị trường người ta như vậy thì phải định hướng để xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Các thị trường khác chưa có gì tác động và thay đổi gì cả".
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay Việt Nam có 9 loại quả tươi xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết từ đầu tháng 5/2019 Trung Quốc đã bắt đầu thông báo siết chặt quy định với trái cây nhập khẩu cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Trung Quốc yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói. Đây là hai yêu cầu cho hàng hóa xuất chính ngạch và Việt Nam đã có 1.300 mã số vùng trồng với trên 1.435 mã số cơ sở đóng gói được cấp phép. Hiện nay khó khăn nhất của doanh nghiệp Việt là một số loại trái cây vốn có lượng xuất khẩu lớn nhưng chưa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc sẽ bị tắc nghẽn như sầu riêng, dừa… Sầu riêng mặt dù có mặt ở thị trường Trung Quốc rất nhiều từ trước nhưng phần đông đi theo đường tiểu ngạch, nay Trung Quốc siết giấy phép chính ngạch nên sầu riêng không thể xuất sang Trung Quốc nữa mà phải đợi Chính phủ đàm phán với Trung Quốc.
Riêng đối với mặt hàng gạo, doanh nghiệp xuất khẩu phải có tên trong danh sách được phép xuất khẩu thậm chí phía Trung Quốc sang kiểm tra thực tế cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn nhà máy chế biến và vùng trồng lúa nên gạo vừa qua cũng vướng nhiều khó khăn xuất khẩu mặc dù đi theo đường chính ngạch.
Hiện Bộ đã nộp hồ sơ cho sầu riêng và hy vọng vào năm 2020 sầu riêng Việt Nam sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Mới đây, ngày 13/9 Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì hội nghị Phát triển xuất khẩu hàng hóa, nông thủy sang sang thị trường Trung Quốc. Hội nghị nhằm mục đích theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là nhằm đánh giá tình hình, định hướng tổ chức lại sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu của Trung Quốc, góp phần tận dụng các lợi thế từ Hiệp định ACFTA và tháo gỡ khó khăn cho nông thủy sản xuất sang Trung Quốc trước tình hình xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc suy giảm mạnh trong thời gian qua.
Theo Bộ Công thương Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam đối với nhóm hàng nông, thủy sản, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.
***************
Bài 3 : Tìm lối ra cho thương hiệu Việt
Rõ ràng đã đến lúc Việt Nam không thể lệ thuộc chỉ vào thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng nông lâm hải sản của Việt Nam phải chinh phục các thị trường khác để định hình thương hiệu Việt Nam. Đó cũng là lúc Chính phủ Việt Nam cần quản lý chặt hàng nhập khẩu – cánh cửa xuất-nhập khẩu phải được kiểm soát chặt từ lúc này để một mặt đưa sản phẩm Việt vào thị trường mới, mặt khác kiên quyết chống gian lận thương mại, bao gồm gian lận xuất xứ để tránh bị Mỹ và các đối tác thương mại trừng phạt…
Chính phủ nên làm gì ?
Để làm được điều đó, trước mắt theo chuyên gia Kinh tế tài chính, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, ông cho rằng Việt Nam cần điều chỉnh một vài biện pháp để tương thích với thị trường Trung Quốc (trước tiên) vì dù gì đây cũng là thị trường láng giềng, thuận lợi xuất khẩu hàng nông sản – một trong những mặt hàng đòi hỏi thời gian xuất khẩu ngắn hơn các mặt hàng khác. Do đó, ông có ý kiến rằng :
Dưới quan điểm tài chính, thì tôi nghĩ có lẽ đến lúc nào đó Ngân hàng Nhà nước nên linh động hơn với giá trị đồng tiền nghĩa là trong tình trạng đồng CNY mất giá so với đô la và càng ngày càng mất giá tôi nghĩ đến cuối năm sẽ mất giá vài phần trăm thì đồng Việt Nam, để hỗ trợ người dân bán hàng sang Trung Quốc, phải để cho đồng Việt Nam trượt giá 1 vài phần trăm để bù trừ việc CNY mất giá . Bên cạnh đó, Chính phủ nên tìm lối thoát cho các nông dân Việt Nam bằng cách tìm thị trường mới.
Ông đưa ra ví dụ lạc quan như sản phẩm trái nhãn của Việt Nam vừa xuất sang thị trường Úc và được Úc hoan nghênh, vậy tại sao các mặt hàng trái cây khác của Việt Nam không xuất sang thị trường này mà phải chỉ bám vào thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, ngoài việc Chính phủ đàm phán để mở rộng thị trường thì nông dân cũng phải tìm lối thoát cho chính họ, nên chủ động hơn nếu không sẽ cứ loay hoay với xuất khẩu tiểu ngạch.
Tiểu thương vùng biên mậu xuất hàng sang Trung Quốc gặp rất nhiều rủi ro và rủi ro lớn nhất là rào cản kỹ thuật do Trung Quốc dựng lên họ không nắm cho nên khi hàng đưa sang cửa khẩu thường bị ách tắt lại. Do đó Chính phủ nên thu gom hàng nông sản bán sang Trung Quốc qua các kênh phân phối giữa các quốc gia mặc dầu đây là vấn đề không dễ.
Mở rộng thị trường, tìm hướng đi khác cho nông sản Việt là vấn đề Chính phủ cần làm ngay tại thời điểm này nếu không muốn các mặt hàng nông lâm, hải sản của Việt Nam bị tồn kho. Đó cũng là ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết. Ông còn cho rằng các Hiệp định thương mại song phương là rất tốt và đó chính là hướng đi mở ra cho nông dân Việt Nam.
Phải tạo điều kiện cho dân bước vào thị trường mới.
Ông đưa ra các đề nghị :
Có hai loại vấn đề, nhà nước lo chính sách, tiếp tục ký các hiệp định song phương xem xét vai trò của Nhà nước (Bộ thương mại, Công thương, Tham tán các nước) hướng dẫn thị trường khuyến khích trồng, nguyên vật liệu, cụ thể hóa tìm thêm thị trường mới, đàm phán, nghiên cứu thị trường và phổ biến cho người dân. Người dân phải được hướng dẫn, giáo dục và Nhà nước có biện pháp xử lý, có biện pháp uốn nắn, không nên nghe Trung Quốc nói, ào ào sản xuất, chạy theo lợi nhuận mà đổ vấy cho Nhà nước cũng không nên; cấm biên mậu, lực lượng thương lái, cửu vạn dọc biên giới để tuồn hàng sang Trung Quốc. Nhà nước phải định lại quy chế quản lý
Ông Nguyễn Việt Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội nghề cá cũng cho rằng trước những rủi ro liên tiếp mà bà con ngư dân phải gánh chịu vì thương lái thời gian gần đây, Hội nghề cá đã khuyến khích người dân tìm hiểu, lắng nghe và mạnh dạn đầu tư lớn để chuyển hướng sang xuất khẩu chính ngạch.
Khuyến khích đi chính ngạch an toàn hơn, tiểu ngạch thiếu an toàn rủi ro. Thay đổi thường xuyên là rủi ro của bà con và nhà nước cố gắng đàm phán và trao đổi, nhiều khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Vẫn phải điều chỉnh dần, một số khó khăn. Hội khuyến khích kiến nghị đưa vào danh sách có ách tắc nhất định cục chế biến và phát triển thị trường, tìm nhiều thị trường khác chứ không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Kêu gọi các doanh nghiệp gắn kết tìm đường tiêu thụ cho bà con ngư dân. Nhiều doanh nghiệp có trách nhiệm, cùng tháo gỡ khó khăn, nông sản có lúc kêu gọi giải cứu mang tính chất tức thời. Tiêu thụ trong nội địa cũng là giải pháp tốt.
Nâng tầm thương hiệu
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Tổng thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết,
Hiệp hội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Trung Quốc đưa ra các yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, thống nhất chung quy ước ghi thông tin sản phẩm trên bao bì để thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện cũng như kiểm tra, thông quan hàng hóa.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản cũng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần hướng đến các tiêu chuẩn lớn hơn. Ông phân tích đối với ngành thủy sản của Việt Nam :
Việt Nam có 3 nhóm sản phẩm chính là tôm, cá tra và hàng hải sản. Tôm Việt Nam có tỉ lệ đáp ứng chỉ 50% công suất, cá tra 70% nhưng mặt hàng chế biến hải sản chỉ đáp ứng 20% nhưng chất lượng dở do lượng cá biển giảm nên phải chọn con đường làm giàu nguồn lợi hải sản bằng cách nuôi trồng. Mặt biển rộng 1 triệu km2, muốn canh tác biển phải làm bài bản đầu tư.
Ông đồng ý việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rất quan trọng do đó sản phẩm của Việt Nam muốn xuất chính ngạch vào bất cứ thị trường khó tính nào cũng được nếu đầu tư, nâng tầm chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối. Và, để làm được điều đó Chính phủ cần phải có những chương trình đào tạo và hướng dẫn cho từng hộ sản xuất, kinh doanh từ cá thể đến sản xuất nhỏ và doanh nghiệp lớn.
Ông cho biết Hiệp hội nuôi trồng biển đang triển khai chương trình đào tạo và huấn luyện biến ngư dân thành công nhân làm các thao tác công nghiệp và người quản lý trại theo quy mô công nghiệp. Ông cho rằng, chỉ cần 2% (khoảng 1.000 hộ) trong số khoảng 50.000 hộ gia đình nuôi biển hiện nay tham gia chương trình này thì đến năm 2030, các ngư dân Việt Nam sẽ học được cách làm giàu bằng nuôi biển, không lệ thuộc vào bất cứ thị trường xuất khẩu nào như hiện nay. Tạo điều kiện cho ngư dân tham gia vào chuỗi giá trị bền vững.
Với lộ trình chuẩn bị toàn diện như vậy, theo ông Dũng, hàng thủy sản Việt Nam sẽ không bị bất cứ rào cản nào từ các thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường Châu Âu khi trong tháng 6 vừa quan Việt Nam và EU đã ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). Theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn và phát triển mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam và EU.
Được biết, đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Trả lời cho câu hỏi, liệu Việt Nam sẽ hóa rồng theo định hướng "Tầm nhìn 2045, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc, gia nhập nhóm nước có thu nhập cao" ? Thậm chí vượt Trung Quốc !?
Quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2018 (244,95 tỷ USD) thua quy mô nền kinh tế của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2017, với GDP khoảng 469 tỷ USD.
Hãy thử nhìn sang nền kinh tế Trung Quốc năm 2018, với GDP là 13.285,65 tỷ USD, mức tăng trưởng 6,6 được coi là thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, GDP Việt Nam năm 2018 đạt được 244,95 tỷ USD - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Đối sánh một cách dễ hiểu, thì quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2018, thua quy mô nền kinh tế của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2017, với GDP khoảng 469 tỷ USD.
Nhưng tại sao lại có thể đặt ra câu hỏi, kinh tế Việt Nam khá hơn so với Trung Quốc ? Liệu đây có phải là quan điểm viễn tưởng ? Có phải sự suy thoái của kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến câu hỏi trên đặt ra ?
Trung Quốc, với 80% bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo (tương đương 473 bằng trên tổng số 608 bằng) ; 850 triệu dân thoát nghèo ; dẫn đầu nhóm nền kinh tế mới nổi (BRIC - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) về chỉ số cạnh tranh ; chiếm 1/3 startup "kỳ lân" (giá trị trên 1 tỷ USD) trên thế giới.
Nhưng tất cả những điều thần kỳ về mặt kinh tế này lại xuất phát điểm từ năm 1978 với kiến trúc sư kinh tế là Đặng Tiểu Bình. Thẳng thắn, nếu không nhờ vào lộ trình tư tưởng và hợp pháp hóa cho cải cách và hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, thì Trung Quốc đã bị xóa sổ sau cuộc Đại Nhảy Vọt và Cách mạng văn hóa.
Nói cách khác, một lý thuyết kết hợp chủ nghĩa tư bản vào kế hoạch hóa tập trung để gia tăng năng suất, nâng cao văn hóa Trung Quốc và nâng cao lợi ích của người dân của Đặng Tiểu Bình đã làm cho Trung Quốc hồi sinh trở lại sau điêu tàn. Dù không có ý nghĩa tạo ra một xã hội tư bản, nhưng Đặng Tiểu Bình, bằng cách hấp thu chủ nghĩa thực dụng tối đa đã làm nên một Trung Quốc tư bản đỏ kết hợp.
Chủ nghĩa thực dụng đó là gì ?
Một là, không có vấn đề gì nếu một con mèo có màu đen hoặc trắng, miễn là nó bắt được chuột.
Hai là, có một lương tâm ở vị trí lãnh đạo.
Ba là, không e sợ áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến được áp dụng ở các nước tư bản, bởi (...) bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng và phát triển hệ thống sản xuất.
Nhưng để từ chủ nghĩa thực dụng đi đến một lộ trình cải cách, thì đó là bước đi cách mạng dựa vào đội ngũ cố vấn.
Trung Quốc đang trở nên kiêu ngạo hơn vào thời Tập Cận Bình. Khi mới đây, sự lo sợ về bất đồng chính kiến và tự do tư tưởng khiến Tập Cận Bình đã trở nên kiêng dè và e sợ trước cả những think-tank về kinh tế tự do (Unirule).
Theo chia sẻ của tác giả Phạm Sỹ Thành trên VCES, thì chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa thank-tank này, nhằm một mục đích tối đa hóa "sự kiểm duyệt, phục tùng ý kiến lãnh đạo, và nền kinh tế do nhà nước chi phối kể từ năm 2012". Tác phẩm của cha đẻ của cải cách kinh tế thị trường Trung Quốc và là đồng sáng lập think-tank, Mao Vu Thức đã bị cấm xuất bản. Người thứ hai là Thịnh Hồng bị cấm xuất cảnh năm 2018 với lý do "đe dọa an ninh quốc gia".
Cách Trung Quốc ứng xử với Unirule làm gợi nhớ về cái cách mà Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ứng xử với Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ với quyết định giải thể ban này vào tháng 7/2006.
Tổ tư vấn cải cách này từng phục vụ 2 đời Thủ tướng trước đó là ông Võ Văn Kiệt, và ông Phan Văn Khải. Kết quả, hàng loạt những thành viên và chuyên gia tư vấn của ban về sau này trở thành chuyên gia kinh tế - chính sách độc lập ở các cơ sở nghiên cứu, hoặc trở thành người bất đồng chính kiến (Nguyễn Trung, Trần Việt Phương ; Tương Lai). Vấn đề, sau khi giải tán ban, thì trong vòng 10 năm trời, nền kinh tế quốc gia đi xuống, và ngân khố gần như là cạn kiệt, ở mức 45.000 tỷ đồng theo lời của Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.
Lãnh đạo có lắng nghe tư vấn chính sách ? Câu hỏi này đặt ra trong thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, và tiếp theo đó là ông Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, cần thừa nhận, thời điểm ông Phúc nắm quyền là kinh tế có phần khởi sắc, và điều đáng lưu ý lag ông Phúc đã tái thành lập Tổ tư vấn kinh tế sau một năm nắm quyền, với 5 thành viên, trong đó, có 5 thành viên là chuyên gia kinh tế từ Mỹ, Nhật, Pháp, và Singapore.
Điều này đồng nghĩa, chủ trương – chính sách kinh tế được điều hướng một cách cẩn trọng hơn, và tư duy sẽ phải thực dụng hơn. Nói một cách khác, Tổ tư vấn kinh tế có thể là một think-tank nằm trong bộ máy của Chính phủ Hà Nội. Việc tìm kiếm và ký kết các hiệp định thương mại không có ý nghĩa đơn thuần là một ký kết mang tính giai đoạn, mà nếu được chú trọng thực tế với sự giúp đỡ hết lực của chính trị, thì nó sẽ giải phóng và phát triển hệ thống sản xuất. Vấn đề đặt ra là, liệu ông Nguyễn Xuân Phúc có thực sự chú trọng và thực dụng hóa chính sách kinh tế thông qua Tổ tư vấn kinh tế hay không ? Và thực sự, ông Nguyễn Xuân Phúc có đủ lương tâm trách nhiệm lãnh đạo trong mạnh dạn áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến được áp dụng ở các nước tư bản, cũng như thúc đẩy tinh thần "tự do kinh tế" trong bối cảnh các tập đoàn nhà nước làm thiếu hiệu quả, trên tinh thần Chính phủ kiến tạo 4.0 hay không ?
Muốn thế, phải đặt Tổ tư vấn kinh tế trong vị trí như là một think-tank cổ vũ kinh tế tư do và được quyền chỉ trích các chính sách - chủ trương kinh tế sai lầm. Đây phải là đầu tàu trong đề xuất và hoạch định kinh tế, chứ không phải là nơi thực hành các quyết định kinh tế từ Đảng chỉ qua. Và đây cũng phải là hạt nhân tầm nhìn kinh tế và định hướng kinh tế Việt Nam, chứ không phải là Ban Kinh tế trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Thực tế, Việt Nam đang có bước đi hẹp nhưng triển vọng. Bởi, trong bối cảnh Unirule bị giải tán bên Trung Quốc, và Việt Nam vẫn giữ lại Tổ tư vấn kinh tế, và kinh tế tư nhân được thừa nhận là "động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Viêt Nam" theo Nghị quyết khóa XII (6/2017), thì lộ trình cải cách sẽ xuất hiện, và câu chuyện, "Trung Quốc đi trước về sau" trong phát triển kinh tế so với Việt Nam sẽ hiện diện trên thực tế. Bởi thành tựu kinh tế không đến ngẫu nhiên, mà nó được thúc đẩy bởi tầm nhìn kinh tế, và tất nhiên bắt đầu tự Tổ tư vấn kinh tế.
Mọi giả thuyết đều phải được đặt ra, và kiến trúc sư nền kinh tế cần phải được nhận diện. Và "bước đi cách mạng dựa vào đội ngũ cố vấn", nâng cao lợi ích người dân cao hơn lợi ích quan chức và sự tồn vong của Đảng phải được chính ông Nguyễn Xuân Phúc hay Đảng viên Đcộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng ba người còn lại trong nhóm tứ trụ đặt ra nếu muốn chạm vào 4.0.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 04/09/2019
Tham khảo thêm :
https://tradingeconomics.com/vietnam/gdp
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19041
Khi thế giới theo dõi Thượng đỉnh G-20 năm nay do Nhật Bản tổ chức tại Osaka thì truyền thông Hoa Kỳ nói đến việc Việt Nam ngầm bán vào thị trường Mỹ các sản phẩm của Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế vỉ trận thương chiến Mỹ-Hoa. Lên đường tham dự Hội nghị G-20, Tổng thống Donald Trump gay gắt cảnh báo Hà Nội về tình trạng lạm dụng này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu từ đầu.
Một cửa hàng Khaisilk đóng cửa sau khi bị khách hàng tố cáo bán khăn lụa Việt nam "Made in China". Ảnh minh họa
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa ạ.
Thưa ông, sau bài báo ngày Thứ Ba 26 Tháng Sáu của tờ Wall Street Journal về việc Việt Nam đã bán cả tỷ đô la hàng Trung Quốc vào Mỹ dưới nhãn Việt Nam để lách thuế, thì trước khi lên đường dự Thượng đỉnh của Nhóm G-20 tại Osaka bên Nhật, hôm thứ Tư 27 Tổng thống Donald Trump trả lời phỏng vấn của Maria Bartiromo trên mạng Fox Business rằng Việt Nam là một xứ lạm dụng tệ hại nhất. Sau đó, truyền thông chuyên đề như Bloomberg hay Business Insider đã tới tấp loan tin này, trong đó có cả việc cổ phiếu của Việt Nam bị sụt giá nặng. Theo dõi chuyện này, ông nghĩ thính giả của chúng ta nên chú ý tới những gì thuộc về quyền lợi lâu dài của Việt Nam ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Như mọi khi, chúng ta sẽ phải tìm hiểu từ xa đến gần.
Các phần tử ưu tú của Hoa Kỳ có thể rất giỏi về sáng tạo và kinh doanh trên một lãnh thổ được thiên nhiên ưu đãi để trở thảnh siêu cường kinh tế chưa từng có trong lịch sử. Nhưng kiến thức và kinh nghiệm về văn hóa và lịch sử của họ thì hơi mỏng nếu so với Trung Quốc. Vì mỏng, họ không hiểu Trung Quốc là một cường quốc Á Châu, nhưng đã từng bị các nền văn hóa và dị tộc khác khuất phục và thống trị trong đa số của hơn ngàn năm đã qua, kể từ đời Tống thành hình năm 960 cho tới khi nhà Đại Thanh của Mãn Châu sụp đổ năm 1911.
Qua thời cận đại, lãnh đạo Bắc Kinh cố quên nỗi ô nhục kéo dài vì nhược điểm của Hán tộc dưới sự khuynh đảo và cai trị của các sắc tộc Kim, Liêu, Mông, Mãn mà chỉ nói tới cái họ gọi là "bách niên quốc sỉ", trăm năm ô nhục của quốc gia, sau khi bị liệt cường sâu xé từ giữa thế kỷ 19. Tổng bí thư Tập Cận Bình cào mặt ăn vạ về trăm năm ô nhục đó và hứa hẹn Trung Quốc Mộng, nhưng không dám nêu câu hỏi về sự lụn bại trước đó của mình, và nhiều trí thức Âu-Mỹ thì cũng chẳng biết hoặc bị khiếp nhược mà không dám nêu câu hỏi tế nhị này.
Nguyên Lam : Ông có lạc đề hay không mà nói tới lịch sử sâu xa như vậy ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi phải dẫn từ xa tới gần để ta ý thức ra sự nông cạn về văn hóa chính trị của các phần tử trí thức ưu tú Hoa Kỳ ngày nay khi họ nói về trận thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc và muốn bênh vực Bắc Kinh chỉ vì quyền lợi của họ. Tôi xin đề nghị là chúng ta nên đi từng bước.
Vì hai mặc cảm tự tôn về văn hóa rất cao mà tự ti về kỹ thuật rất lạc hậu, giới lãnh đạo Bắc Kinh thời nay muốn đi đường tắt, là tìm sự thịnh vượng bằng ăn cắp kỹ thuật của các nước đi trước sau khi mất 30 năm hoang tưởng chết người dưới thời Mao Trạch Đông, từ năm 1949 cho tới khi Đặng Tiểu Bình cải cách và khai phóng vào đầu năm 1979. Sau đấy, họ có 30 năm tăng trưởng với tốc độ cao như các nước đi trước làm thiên hạ nông cạn giật mình. Nhưng giai đoạn ấy cũng đã dứt từ cuối năm 2008 nên Bắc Kinh phải tìm ra một bước nhảy vọt khác. Thời ấy rồi, cấp lãnh đạo thuộc thế hệ thứ tư sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân là Hồ Cẩm Đào đã nói về kinh tế "bốn không", là không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững.
Nguyên Lam : Thưa ông, sau thế hệ Hồ Cẩm Đào, đến thế hệ Tập Cận Bình thì tình hình ra sao ?
Công nhân công ty Asanzo đang làm việc (Ảnh minh họa) Courtesy : TP
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tập Cận Bình thừa hưởng di sản của các thế hệ trước rồi được đảng toàn trị trao tối đa quyền lực để giải quyết các vấn đề dễ hiểu vì đã từng xảy ra cho các nước khác. Là người yêu nước kiêu mạn, sau khi cầm quyền từ cuối năm 2012, họ Tập ta tưởng sẽ đưa Trung Quốc lên một đỉnh cao lịch sử.
Về kinh tế thì sẽ vượt sản lượng Hoa Kỳ như đã vượt Nhật Bản năm 2010 sau khi tăng chi và bơm tiền từ cuối năm 2008. Họ thiếu khái niệm kế toán quốc gia nên chìm dưới núi nọ. Về kinh doanh, họ Tập đề ra chiến lược ăn cắp thiên hạ từ thế kỷ 19 là "Made in China 2025" với chủ ý xây dựng khu vực nội địa do hệ thống quốc doanh là chủ đạo, dù kém hiệu năng. Đấy là mấu chốt của trận thương chiến Mỹ-Hoa dù Bắc Kinh tránh nói đến phạm trù "Made in China 2025". Chỉ có trí thức Mỹ mới tin điều ấy, chứ nhìn từ giác độ quyền lợi của các quốc gia thì xứ nào cũng đi học như vậy thôi. Riêng Bắc Kinh thì ngầm coi đó là quốc sách.
Thế giới bên ngoài cứ tưởng Trung Quốc chiếm thế thượng phong trước một ông Trump ăn nói lung tung mà có lẽ chưa hiểu gì cả. Việt Nam cũng vậy nên mới ngạc nhiên...
Nguyên Lam : Chúng ta bước vào chủ đề của kỳ này. Thưa ông, vì sao Việt Nam lại bị gieo họa vì trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Với dân số đông và nhân công rẻ, Trung Quốc đã có mức tăng trưởng cao – mà thật ra chưa phát triển vì phát triển bao hàm cả phẩm chất. Nhưng ưu thế đó không bền vì lương nhân công tăng dần mà thôn dân hay dân công từ thành thi vào thành phố cũng cạn. Vì vậy, từ năm năm trước, Trung Quốc hết là "công xưởng toàn cầu" và giới đầu tư quốc tế đã sơm tháy ra điều ây nên tim vào các quốc gia có dân số đông và nhân công rẻ thay thị trường Trung Quốc. Như Bangladesh, Myanmar, vân vân.. Việt Nam là một nước có triển vọng đó mà lãnh đạo tại Hà Nội có thể chưa nhìn ra.
Nguyên Lam : Tại sao ông lại phán đoán như vậy ? Chẳng lẽ lãnh đạo Hà Nội lại không nhận thức ra sự xoay chuyển đó ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta phài bước qua khái niệm hay phạm trù khác, là nền kinh tế bị cầm cố, hay "captive economy". Năm năm trước, tôi có trình bày về hiện tượng này trên diễn đàn của chúng ta, nhưng có nhắc lại cũng không thừa.
Khởi đi từ ý thức hệ, tử khái niệm mù mờ về "định hướng xã hội chủ nghĩa" của Hà Nội, hoặc "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa" của Bắc Kinh, tư tưởng chỉ phản ảnh vai trò độc tài nên mới dẫn tới bất công xã hội và lệch lạc kinh tế sau một giai đoạn tăng trưởng cứ tưởng vĩnh viễn. Chuyện thứ hai là trong từng nước, ta chứng kiến nhiều hiện tượng công cụ khác biệt. Việt Nam có hiện tượng công cụ và tư bản thân tộc như bên Tầu mà truyền thông và dân chúng không thể can ngăn. Nhưng nếu công cụ tại Việt Nam đẻ ra tai họa gấy hấn với Hoa Kỳ như ta vừa thấy, thì hải chăng là công cụ Trung Quốc tại Việt Nam có nhiều cơ sở thi hành chính sách bành trướng và gian lận của Bắc Kinh ?
Sau cùng là qua nhiều Đại hội đảng của Việt Nam từ năm 1991, chỉ có đảng viên lệ thuộc vào Trung Quốc hoặc ít ra không chống Bắc Kinh thì mới có cơ hội vào Trung ương đảng rồi Bộ Chính trị. Lên tới vị trí đó, với đặc lợi trong nền kinh tế công cụ tại Việt Nam thì họ dại gì gây mâu thuẫn với quan điểm của Bắc Kinh và cãi lộn về biện pháp trả đũa của Hoa Kỳ ?
Ngyên Lam : Có lẽ thính giả của chúng ta đã hiểu ra cách nêu vấn đề của kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Nguyên Lam xin đề nghị ông kết luận cho đề tài này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thứ nhất, về vụ gian lận của một số cơ sở kinh doanh Việt Nam khi bán hàng Tầu dưỡi nhãn Việt vào Mỹ thì ta chẳng nên ngạc nhiên. Gian manh là nét văn hóa của những kẻ láu cá Âu Á. Thứ hai, tôi không nghĩ là lãnh đạo Hà Nội có chủ đích lường gạt Hoa Kỳ vào hoàn cảnh này, nhưng họ là những kẻ bất lực vì... chẳng hiều gỉ cả. Những người hiểu/thì biết nhục và... đi ra.
Năm năm trước, giới đầu tư quốc tế đã sớm thấy ngày tàn của Trung Quốc như "công xướng tòan cầu" có nhân công rẻ nên đã tìm nơi khác. Một trong các nơi đó chính là Việt Nam. Nhưng nhân công rẻ còn phải có năng suất cao, là điều vượt khả năng của Kế hoạch, Công thương nghệp và nhất là Giáo dục Đào tạo.
Bây giờ nhiều cơ sờ còn muốn lừa Mỷ mà làm cơ sở kinh doanh của Trung Quốc bán hàng vào Hoa Kỳ.
Nguyên Lam : Nhận thức cuổi, ông muốn thính già của chúng ta nghi nhận là gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trung Quốc là sự gian trá trường kỳ vì mặc cảm của họ.
Nếu giới thượng lưu ưu tú Tây phương còn chẳng hiểu gì mà bênh Bắc Kinh thì ta nên thấy ra và không bao giờ nên nghĩ Hoa Kỳ nắm vững chân lý.
Thứ ba, nếu nghĩ Việt Nam nên cải cách cơ chế kinh tế để tạo lòng tin với Mỹ thì đấy là chuyện hài trong năm 2019. Quốc gia nào cũng nên và phải cần cài cách cho mục tiêu của mình trong một vài thập niên chứ không vì một quốc gia khác. Việt Nam cần kiểm lại chuỗi cung ứng và giã từ vị trí là nền kinh tế bị cầm cố của Bắc Kinh. Đòn dọa nạt của Donald Trump chỉ là mộc nhắc nhở có ích.
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.
Nguyên Lam thực hiện
Nguồn : RFA, 05/07/2019
Hôm mùng ba tuần trước, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB công bố báo cáo về viễn ảnh kinh tế Á Châu, với một số triển vọng và rủi ro cho các nước thuộc loại "đang phát triển", trong đó có Việt Nam. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về viễn ảnh này.
Logo của Ngân hàng Phát triển Cháu Á (ADB) tại Manila, Philippines - AFP
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Thưa ông, hôm mùng ba tháng Tư, một định chế quốc tế có chức năng tài trợ phát triển là Ngân hàng Phát triển Châu Á hay Asian Development Bank đã công bố báo cáo thường niên về viễn ảnh kinh tế cho năm 2019 và 2020 của các nước Á Châu. Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho khán thính giả của chúng ta viễn ảnh đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trước hết, thành lập từ năm 1966 - tức là hai chục năm trước khi Việt Nam manh nha tiến hành "đổi mới" - với hội sở tại thủ đô Manila của xứ Philippines, Ngân hàng Phát triển Á Châu được gọi tắt là ADB nay quy tụ 68 quốc gia thành viên, đa số là các nước Á Châu, với mục tiêu trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho các nước Châu Á còn nghèo, bây giờ gọi là "đang phát triển".
Khu vực Châu Á có 45 quốc gia thuộc nhóm này, trong khi chỉ có Nhật Bản là thuộc loại tiên tiến, chứ Trung Quốc, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và Hong Kong là "các nền kinh tế mới công nghiệp hóa", newly industrialized ecomomies, gọi tắt là NIC, tôi dùng chữ "tân hưng" cho nhóm đó. Trong loại đang phát triển, ngân hàng ADB phân biệt các nước theo vị trí địa dư, như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Nam Á… Phúc trình vừa được ADB công bố dựa trên số liệu khá cập nhật, gần nhất là vào ngày tám tháng Ba.
Có thể tóm lược nội dung của báo cáo này là do số cầu giảm mạnh trên thế giới hy vọng tăng trưởng của Á Châu cũng bị chậm lại trong năm nay và năm tới. Ngày hôm qua, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF cũng vừa cập nhật dự báo về kinh tế toàn cầu, lần thứ ba trong có sáu tháng, theo hướng sút giảm nhẹ. Điều này thì từ nhiều tháng qua, mọi người đã rõ. Nhưng phúc trình của ADB còn có giá trị ở khuyến cáo dành cho các nước đang phát triển mà chúng ta nên chú ý.
Nguyên Lam : Xin ông phân tích cho thính giả của chúng ta những khuyến cáo mà ADB đã nêu ra cho Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trong một công trình nghiên cứu gần 400 trang dành cho 45 quốc gia đang phát triển thì phần phân tích của ADB về kinh tế Việt Nam chỉ có năm trang, với cả chục đồ biểu khá công phu. Ngân hàng ADB đánh giá cao triển vọng của Việt Nam, dù sẽ đình trệ đôi chút thì vẫn thuộc loại khả quan trong khu vực, nhưng nhấn mạnh đến rủi ro hay nguy cơ tiềm ẩn về dài và trong ngắn hạn. Bản thân tôi thì cho rằng chúng ta nên chú ý tới những rủi ro đó.
Ông Nguyễn Xuân Phúc chào đón ông Takehiko Nakao, Chủ tịch ADB tại Hà Nội. AFP
Nguyên Lam : Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày và phân tích các rủi ro này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sau khi ngợi ca một số thành quả của Việt Nam, như có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực với sự ổn định về vật giá, ADB cho là kinh tế Việt Nam có thể gặp rủi ro ngắn hạn, then chốt là vì yếu tố ngoại nhập từ các nền kinh tế ở bên ngoài, như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản, vốn là đối tác của Việt Nam. Về trường kỳ thì mối nguy lại tiềm ẩn bên trong.
Thứ nhất, dù biết và muốn cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa hay tư nhân hóa, Việt Nam vẫn tiến hành quá chậm so với chỉ tiêu đặt ra. Thứ hai, hệ thống doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là loại có kích thước nhỏ và vừa, với đóng góp gần phân nửa cho sản lượng kinh tế quốc dân, lại chưa được yểm trợ đúng mức để tham gia và hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Lý do của sự yếu kém là tư doanh khó tìm ra nguồn tài trợ và thu hút được công nhân có tay nghề để tiến lên trình độ sản xuất cao hơn trong một thị trường ngày càng đòi hỏi các chuẩn mức khắt khe về phẩm chất, như kỹ thuật, môi sinh, y tế và kiểm dịch.
Nguyên Lam : Khi theo dõi tình hình kinh tế Việt Nam, ông nhận định thế nào về sự đánh giá của ngân hàng ADB ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là xác đáng mà dĩ nhiên chưa đủ chi tiết. Giới kinh tế Việt Nam có thấy các vấn đề ấy và cũng nêu ý kiến chứ chẳng phải không.
Đầu tiên, với dân số gần trăm triệu đã có mức sống khá hơn, Việt Nam nên thúc đẩy khả năng tiêu thụ nội địa để góp phần cho đà tăng trưởng, thay vì lệ thuộc quá nhiều vào xuất nhập khẩu và bị ảnh hưởng mạnh của các yếu tố ngoại nhập. Đừng quên rằng sức tiêu thụ nội địa là một trong các yếu tố tích cực giúp Việt Nam có đà tăng trưởng cao như ADB đã nhắc nhở. Kế đó, kinh tế Việt Nam vẫn quá lệ thuộc quá nhiều vào nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên đa số nguồn lợi lại trút vào giới đầu tư quốc tế chứ không vào Việt Nam. Thứ ba, muốn phát huy nội lực bên trong, Việt Nam lại gặp trở ngại vì tay nghề của nhân công quá thấp mà lợi thế thu hút đầu tư là nhân công rẻ là chuyện không bền và thật ra đã hết. Cho nên - và báo cáo của ADB có nói tới chuyện này - Việt Nam nên xác định lại ưu tiên về chính sách.
Nguyên Lam : Ưu tiên đó là gì, thưa ông ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thứ nhất, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa tư doanh và quốc doanh, là điều có quy định trong các hiệp ước thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Thứ hai là ưu tiên cho các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa của tư doanh. Việt Nam cần có chính sách toàn diện và nhất quán cho ưu tiên là nâng trình độ sản xuất của tiểu doanh thương tư nhân, như về tín dụng và đầu tư để thụ đắc các thiết bị và công nghệ cao cấp và về giáo dục và đào tạo để nhân công có tay nghề khả dĩ cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Nguyên Lam : Tuy nhiên, thưa ông, báo cáo của ADB có nói tới triển vọng tăng trưởng khá cao của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, ông nghĩ sao về nhận định ấy ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chúng ta cần nhấn mạnh rằng tăng trưởng chưa phải là phát triển nếu thiếu phẩm chất, như tình trạng môi sinh, điều kiện lao động và cả công bằng xã hội. Thứ nữa, trong các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á, Việt Nam là nước đi sau và mới chỉ gia nhập Hiệp hội ASEAN của các nước Đông Nam Á từ năm 1995 sau khi đổi mới từ năm 1987-1991 cho nên đà tăng trưởng có thể cao hơn các nước đã tiến hành cải cách từ trước. Nhưng nếu hài lòng với tốc độ biểu kiến đó mà không cải cách thêm thì vẫn là tụt hậu so với các lân bang kể từ nay mình sẽ phải cạnh tranh kịch liệt hơn. Ta đừng quên các nước kia đã cải cách về kinh tế lẫn cơ chế chính trị qua nhiều đợt cứ tưởng như bất ổn và khủng hoảng, chỉ vì kinh tế và chính trị vẫn là hai mặt của một đồng tiền mà thôi.
Dĩ nhiên là ADB không nói gì về chính trị nhưng mọi người đều hiểu như vậy, khuyến cáo ngầm của định chế tài trợ phát triển này là Việt Nam cần một đợt đổi mới nữa thì mới giải quyết được bài toán quốc doanh và phát huy sức mạnh của tư doanh làm nội lực thật.
Nguyên Lam : Lời kết của ông trong phần bình luận kỳ này là gì ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : So với các dân tộc lân bang, người dân Việt Nam thật ra chẳng thua kém gì nhưng bị nhiều tai họa về chiến tranh và "cách mạng" trong ngoặc kép, kéo dài mấy chục năm. Ngày nay, tình hình đổi khác đang cho Việt Nam một cơ hội mới để cải sửa sai lầm cũ và tránh được những rủi ro tiềm ẩn. Việc cải cách thể chế sẽ chỉ có kết quả trong lâu dài, nên nghĩ tới năm mười năm, nhưng chính vì vậy mà phải khởi sự càng sớm càng hay, và một cách đồng bộ. Then chốt nhất vẫn là kiến thức và khả năng của con người, cuộc cách mạng thật của lần này phải khởi đi từ đó.
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.
Nguyên Lam
Nguồn : RFA, 09/04/2019
Kinh tế Việt Nam sẽ ra sao sau nhiều năm có đầu tư nước ngoài ? (VOA, 26/03/2019)
Việt Nam không biết đi theo hướng nào sau thời kỳ phụ thuộc vào nhân công rẻ trong nhiều thập kỷ để phát triển kinh tế
Công nhân làm tôm tại Công ty Hải sản Khánh Sủng ở Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng.
Nhân công rẻ của Việt Nam có thể không còn là ưu thế nổi trội nữa : giá lao động rẻ đã đẩy quốc gia cộng sản tăng trưởng với một trong những tốc độ nhanh nhất thế giới, nhưng các nhà phân tích nói rằng Việt Nam giờ đây cần có một mô hình phát triển kinh tế mới.
Sau một thời gian hồi phục chậm chạp sau chiến tranh, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Đông Nam Á đã tăng liên tục từ thập niên 1990. Sự tăng trưởng đó đạt được dựa vào lao động giá rẻ và xuất khẩu, cũng như mối lên kết ngày càng tăng giữa các công ty với đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuyển đổi, giữa việc nhìn lại các mặt hàng xuất khẩu đơn giản như gạo và đồ thể thao gia công cho Reeboks, vốn là nhừng mặt hàng xuất khẩu giúp nền kinh tế phát triển, với việc hướng tới một nền kinh tế tiên tiến hơn như của Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Người dân trong nước không muốn sản phẩm "Made in Vietnam" là dấu hiệu của chất lượng kém. Họ cũng muốn hòa nhập vào thương mại toàn cầu, mà không muốn vấp phải phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hóa được cho là của những cử tri theo chủ nghĩa dân túy từ Châu Âu và Mỹ.
"Những gì đã phát huy tác dụng trong 30 năm qua không nhất thiết sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả trong tương lai", Ousmane Dione, giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank) ở Việt Nam. "Những tác động của các cải cách thể chế và cơ cấu ban đầu dường như đã đạt tới giới hạn của chúng".
Người đứng đầu Ngân hàng Thế giới muốn nói tới công cuộc cải cách kinh tế được biết với cái tên Đổi Mới bắt đầu ở Việt Nam cách đây hơn 3 thập kỷ, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa cho kinh tế thị trường đi vào hệ thống của họ, gồm có việc tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước. Hà Nội đang tiến hành rà soát lại xem chính sách Đổi Mới đã đem lại hiệu quả như thế nào và làm thế nào để đưa ra một đường hướng phát triển kinh tế trong 3 thập kỷ tới.
Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra những ý tưởng cho triển vọng phát triển nền kinh tế mới của Việt Nam, trong đó có ba chủ đề chính : internet và các ngành công nghệ cao khác sẽ chiếm lĩnh ; doanh nghiệp sẽ hướng vào kinh tế dịch vụ và những ngành công nghiệp giá trị gia tăng khác hơn là sản xuất hàng tiêu dùng ; và người lao động sẽ thường xuyên nâng cao kỹ năng qua những chương trình đào tạo bền vững.
Ví dụ, công nhân ở các nhà máy quen với việc lắp ráp điện thoại và ô tô, nhưng liệu một ngày nào đó họ có thể tiến lên bậc thang cao hơn của chuỗi giá trị, chẳng hạn như đảm nhận công việc hỗ trợ về công nghệ cho những người mua các sản phẩm đó, hay không ?
Về mặt công nghệ, Việt Nam có thể làm nhiều hơn để hợp tác với các nước Đông Nam Á, theo CEO của HSBC Việt Nam, Phạm Hồng Hải. Điều đó có thể bao gồm từ việc đảm bảo thanh toán điện tử xuyên biên giới không gặp trở ngại nào, đến việc hợp tác để đối phó với các mối đe dọa trên mạng, theo ông Hải.
"Các doanh nghiệp muốn có những phát triển thực tế giúp xúc tiến thương mại thuận lợi trong khối ", ông Hải nói. Việt Nam "nên tiếp tục đà hội nhập sâu hơn vào khu vực và tận dụng các ích lợi từ toàn cầu hóa".
Bỏ lại phía sau ?
Chủ đề quan trọng khác phải là lực lượng lao động cũng như đảm bảo năng suất và kỹ năng của họ được cải thiện. Hàng triệu người lao động Việt Nam đang dựa vào các kỷ năng sơ khởi để kiếm sống, chẳng hạn như làm công việc dán keo trong dây chuyền sản xuất ví tiền hay thu hái cà phê nơi trang trại.
Đó là nhân công có giá rẻ vốn đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, nhưng không phải tất cả các công việc đó sẽ kéo dài. Vì vậy, từ các nhóm làm việc của các cơ quan chính phủ đến các tổ chức từ thiện đang đưa ra các chương trình giáo dục và đào tạo để trang bị cho người dân địa phương các kỹ năng cho tương lai.
Điều này có nghĩa không chỉ là để bảo đảm cho công ăn việc làm bền vững, mà còn để người Việt Nam không cảm thấy bị bỏ lại phía sau hoặc cay đắng nếu các công việc mà họ làm bị chuyển sang các nước có giá lao động rẻ hơn. Việt Nam hy vọng sẽ tránh được sự phẫn nộ của chủ nghĩa dân túy ở các khu vực khác trên thế giới, cũng như chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Vì vậy, Việt Nam đang chuyển sang các đối tác như Úc, nơi đã hỗ trợ các dự án cho phép thành quả kinh tế được lan rộng hơn.
Craig Chittick, đại sứ Úc tại đất nước 100 triệu dân này, cho biết, Việt Nam đã đề ra một "chương mới trong đó nắm bắt sự đổi mới, thúc đẩy cải cách táo bạo và giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đầy tham vọng của mình".
Chính phủ của ông Chittik đã đứng đằng sau các chương trình tại Việt Nam như trung tâm KOTO, nơi dạy các kỹ năng lao động cho trẻ em lang thang, cũng như một cuộc thi phát minh ra các công nghệ hữu ích cho phụ nữ nông thôn và một diễn đàn để thúc đẩy đầu tư tác động. Không phải tất cả các nhóm đều được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế trong quá khứ, nhưng vẫn có cơ hội để thay đổi điều đó trong một Việt Nam mới.
Ha Nguyen
*******************
Bến Tre : Thanh niên treo cổ chết trong buồng giam bằng "những sợi vải xé ra từ quần thun" (RFA, 25/03/2019)
Thêm một người dân thứ 2 được ghi nhận chết trong đồn công an Việt Nam chỉ trong vòng tháng 3 của năm 2019.
Thanh niên treo cổ chết trong buồng giam bằng "những sợi vải xé ra từ quần thun" - Ảnh minh họa. AFP
Lần này, nạn nhân là ông Dương Văn Lợi sinh năm 1980, sinh sống ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre được phát hiện chết trong tư thế treo cổ vào khoảng 5 giờ sáng ngày 25/03/2019 tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bến Tre.
Báo Tuổi trẻ Online dẫn thông tin ghi nhận hiện trường ban đầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre, thì ông Dương Văn Lợi được phát hiện trong tư thế treo cổ bằng những sợi vải xé ra từ chiếc quần cũ (dùng để chùi chân) treo lên những thanh lam (chỗ thông gió trong phòng tạm giam).
Trong khi đó mạng báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh lại cho rằng nạn nhân kết liễu đời mình bằng chiếc quần thun của một người bị tạm giữ trước đó bỏ lại trong tủ.
Trước đó, ngày 4/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre ra quyết định bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Lợi và sau đó khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về hành vi giết người.
Theo truyền thông trong nước, vụ việc xuất phát từ chiều 3/3 khi anh Huỳnh Văn Thanh tổ chức nhậu tại nhà cùng với 4 người khác. Cuộc nhậu kéo dài khoảng 30 phút thì Dương Văn Lợi đến tham gia. Đến 21g cùng ngày, Lợi về nhà mở tivi xem nhưng bị âm thanh loa karaoke át tiếng nên yêu cầu nhóm nhậu xoay loa về hướng khác thi xảy ra mâu thuẫn với nhóm bạn nhậu, sau đó xảy ra xô xát. Dù được can ngăn nhưng sau đó Lợi vẫn cầm dao chém các bạn nhậu trước đó khiến một người tên Huy tử vong.
Trước đó, một người khác tên Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1977, tử vong sau 5 ngày bị giam tại nhà tạm giữ Công an huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An về hành vi đánh bạc.
"Theo lời khai cán bộ công an đi cùng, bệnh nhân ở phòng tạm giam cả tối qua tự đập đầu, người vào tường.
Đến khoảng 11g30 ngày 13/3, được phát hiện trong tình trạng hôn mê, được đưa vào Bệnh viện Nam Đàn cấp cứu, chuyển viện trong tình trạng chấn thương sọ não...
Chẩn đoán hôn mê chấn thương sọ não", Giấy chuyển viện của BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An ở phần tóm tắt bệnh án ghi rõ.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc về công ước chống tra tấn hôm 11/03/2019, đại diện Bộ Công an tiết lộ rằng, một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các cơ sở giam giữ của Việt Nam có thể là do "phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình dẫn đến bi quan mà tự tử".
Năm 2018, theo ghi nhận trên truyền thông của Đài Á Châu Tự Do có ít nhất 11 trường hợp người dân Việt Nam chết trong nơi tạm giam, tạm giữ mà phần lớn trong số đó được thông báo là "tự tử" hoặc "tử vong do bệnh lý".
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (RFA, 28/02/2019)
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 8,1 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2019, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ hai bên trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (phải) chào Giám đốc điều hành hãng máy bay thương mại Boeing Kevin McCallister (trái) và Giám đốc điều hành Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (thứ hai bên phải) trong lễ ký tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 27/2/2019 AFP
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết như vậy vào cuối tháng 2/2019, nói ba ngành hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất là hàng điện thoại-linh kiện với hơn 127%, hàng điện tử-máy tính tăng khoảng 42%, và hàng dệt may tăng 21%.
Đứng thứ nhì thị trường xuất khẩu là thị trường Châu Âu với kim ngạch 6,3 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xếp thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch 5,1 tỷ USD, giảm 9,3%. Tiếp theo là các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc với kim ngạch từ 3,1 đến 3,8 tỷ USD.
Về nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 10,7 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng Việt Nam nhập nhiều nhất từ Trung Quốc nhiều nhất hai tháng đầu 2019 được nói là điện tử, máy tính-linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng và sắt thép.
Các thị trường nhập khẩu tiếp theo của Việt Nam là Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản.
******************
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sụt giảm mạnh trong nửa đầu tháng 2/2019 (RFA, 28/02/2019)
Truyền thông trong nước hôm 28/2 trích số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết trong nửa đầu tháng 2/2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh, đạt 10,58 tỷ USD giảm 56% so với nửa cuối tháng 1/2019 (đạt 24 tỷ USD).
Một khu chợ ở phố cổ Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2019 trước Tết Nguyên đán. AFP
Tổng cục Hải quan cho biết cụ thể xuất khẩu đạt gần 4,25 tỷ USD, giảm 67% ; nhập khẩu đạt 6,33 tỷ USD, giảm 43% so với nửa đầu tháng 2/2019 ; và cả nước đã nhập siêu hơn 2 tỷ USD.
Nguyên nhân của việc sụt giảm được Tổng cục Hải quan đưa ra là vì vào nửa cuối tháng 1, nhu cầu mua sắm cho Tết Nguyên Đán tăng cao, khiến lượng hàng hóa dịch vụ tăng nhanh hơn so với nửa đầu tháng 2.
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 2/2019 sụt giảm so với tháng trước, nhưng lại tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
So với tháng trước, ngành khai khoáng được nói giảm 5%, ngành chế biến chế tạo tăng 12,8%, sản xuất và phân phối điện tăng 10,9%, cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 7,2%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa được nói có tốc độ tăng cao nhất gần 47% nhờ việc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào sản xuất vào giữa năm 2018. Tiếp theo là Tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh với mức tăng hơn 46%. Các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, HÀ Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bắc Ninh tăng ít từ khoảng 2% đến 6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 3% vì hoạt động khai thác dầu giảm. Sản xuất công nghiệp ở tỉnh Hòa Bình cũng giảm hơn 5% vì sản lượng điện Nhà máy thủy điện Hòa Bình đi xuống.
**********************
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng kỷ lục trong tháng 2/2019 (RFA, 28/02/2019)
Du khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 năm 2019 đạt khoảng hơn 1 triệu 588 ngàn người, đây là lần đầu tiên trong một tháng lượng khách quốc tế đạt số lượng lớn như vậy.
Du khách quốc tế tại Hà Nội, Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Vietnam News loan tin vừa nói hôm 28 tháng 2 năm 2019.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng Hai có 1.588.200 khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 5,8% so với tháng trước, nguyên do đang vào mùa lễ hội đầu năm có nhiều sự kiện hấp dẫn.
Trong số đó khách đến bằng đường hàng không tăng 7,6% ; đường bộ tăng 27,2% ; nhưng đường biển giảm 2,9%. So với cùng kỳ năm 2018, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 10,9%.
Tính chung 2 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu người. Nhiều nhất là khách đến từ Châu Á 75,2%. Quốc gia có lượng khách đến nhiều nhất là Trung Quốc với gần 900 ngàn lượt người, kế đến là Hàn Quốc 772.200 lượt người.
Trong khi đó, khách đến từ Châu Âu khoảng 461,5 ngàn người. Khách đến từ Châu Mỹ đạt 208,6 ngàn người, trong đó khách đến từ Hoa Kỳ là 158.100 lượt người, tăng 7%.
Trong 11 nước CPTPP chỉ có Việt Nam là phát triển theo hướng "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", các nước còn lại đều theo chủ nghĩa tư bản.
Kinh tế Việt Nam sẽ vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa ? Ảnh minh họa
Ngày 5/12, tại kỳ họp thứ 12, các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khoá IX đã bỏ phiếu tín nhiệm 30 chức danh do Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bầu theo hình thức bỏ phiếu kín với ba mức độ "Tín nhiệm cao", "Tín nhiệm" và "Tín nhiệm thấp". Với CPTPP thì không có kiểu tín nhiệm nước đôi trớt quớt như vậy, mà chỉ có ‘cùng thắng’, hoặc ‘thua một mình’.
‘Cùng thắng’ là Việt Nam bán được hàng hóa do mình sản xuất cho 10 quốc gia trong CPTPP. Còn ‘thua một mình’ là chuyện hàng hóa từ 10 quốc gia đó ồ ạt vào Việt Nam, còn Việt Nam thì bán không ai mua, vì không chỉ chuyện chất lượng món hàng, mà còn là những rào cản hệ lụy từ thể chế của nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Theo tác giả Hoa Nghi ở bài báo "Ông Nguyễn Phú Trọng nên ‘học tập’ ông Tập Cận Bình về kinh tế ?" (1), thì một khi đã mặc định rằng "Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế" của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng cộng sản, chủ tịch nước, xem ra khó thể dứt ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Câu hỏi quen thuộc : "định hướng xã hội chủ nghĩa" là gì ? Có phiên bản nào hoàn chỉnh về "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" để Việt Nam tham khảo, học hỏi ?
20 năm nữa Việt Nam ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới ?
Đây là câu hỏi được đặt ra từ đầu năm 2016. Khi ấy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Bùi Quang Vinh trong bài tham luận của mình đọc tại Đại hội Đảng XII vào ngày 22/01/2016, có tựa đề "Đẩy mạnh cải cách thể chế, hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ", đã so sánh :
"Có lẽ ít ai biết rằng đầu thế kỷ 19, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới. Còn hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới, bằng 1/3 Thái Lan".
Đúng là mọi so sánh đều là khập khiễng, thế nhưng phải trả lời như thế nào đây trước thắc mắc của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh :
"Chúng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm Đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương để các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đưa nước mình từ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia phát triển. Vậy đến năm 2035, tức sau 2 thập niên kể từ bây giờ và 50 năm sau Đổi mới, Việt Nam sẽ nằm ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới ?".
Hoàn thiện thể chế bằng… nghị quyết đảng ?
Ngày 3/6/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (2).
"Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình phát triển liên tục ; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta ; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, phần "Quan điểm chỉ đạo" đã viết như vậy.
Nghị quyết này khá lúng túng khi viết rằng : "Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 : Phấn đấu hoàn thiện một bước đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường ; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ".
Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển cho biết có định nghĩa thế này : "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế ; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Ông Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa Tài chính thuộc trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói thẳng rằng có lẽ trong các khái niệm kinh tế trên thế giới, không có khái niệm kinh tế nào phức tạp bằng khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà các học giả Việt Nam miệt mài nghiên cứu ròng rã trong suốt 30 năm qua. Kết quả nghiên cứu nhiều đến mức không chỉ người bình thường, mà ngay cả người trong cuộc cũng khó có thể nói được ngắn gọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào.
"Có lẽ ít người quên nhận xét của ông Bùi Quang Vinh, về thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhân dịp ông được mời đến nói chuyện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ông nói : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà tìm". Về thời gian chính thức để Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhận định : "Không biết đến hết thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Ông Trần Ngọc Thơ nhận xét.
Thử nhìn qua lăng kính của nghề Y
"Tôi đồng ý với định nghĩa ‘nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế ; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’. Và tôi cũng đồng ý rằng từ năm 1975 đến nay, sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, còn bao trùm tất cả các lãnh vực ở Việt Nam. Nếu đúng như vậy thì Đảng cộng sản xem ra đã chưa thành công trong chăm lo sức khỏe người dân". Một phóng viên mảng y tế chia sẻ với người viết.
Theo phóng viên này phân tích, phải chăng là vì y tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên sinh viên ngành Y ở Việt Nam vẫn khó khăn trong hội nhập với quốc tế ?
Thế giới thì tất cả sinh viên phải thực hành lâu hơn, có nghĩa là tất cả phải làm nội trú bệnh viện. Ở Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì câu hỏi tiếp tục chưa có lời giải : Liệu các bệnh viện có đủ chỗ và nhân lực để tất cả sinh viên Y học tiếp nội trú không (hẳn là không rồi !), họ có trả tiền lương cho sinh viên nội trú (rất đông) không, nếu không thì sống kiểu gì, đi vay tiền à (vì làm thêm là quá khó với 2 chữ nội trú) ?
Như thế giới, nếu sinh viên ngành Y ở Việt Nam cũng theo học 9 năm xong, rồi sau đó tiền lương sẽ được bao nhiêu ?. Lại một câu hỏi chưa có lời giải. Không thể trả lương một người học miệt mài suốt 9 năm với mức khởi điểm 2,34 triệu đồng/ tháng như hiện nay được.
"Nhưng bản chất cái cần thiết không phải là số năm đào tạo, mà là chất lượng đào tạo. Chúng ta còn tồn tại vô số vấn đề trong chất lượng, đó là kỹ năng lâm sàng chưa đảm bảo. Chúng ta đưa ra cả trăm kỹ năng cần đạt, nhưng không ai chứng nhận 100 kỹ năng đó cả, mà không chắc có dạy 100 kỹ năng đó không nữa ?
Kiến thức y khoa rời rạc học trước quên sau, chẳng biết học môn X nào đó để làm gì (do chính trị học rời rạc, không logic và tích hợp, không có định hướng rõ ràng), kỹ năng làm việc nhóm và chuyên nghiệp trong làm việc cực thấp, các kỹ năng mềm cũng không được chú trọng.
Tiếng Anh chưa phải là ngôn ngữ để học và giảng dạy thì sinh viên ra trường khó mà giỏi tiếng Anh chuyên ngành được... Ngoài ra chưa kể trình độ giảng viên, phương pháp đào tạo lạc hậu không sâu sát, đánh giá và lượng giá đào tạo, thi cử còn rất nhiều bất cập, khó khăn. Chúng ta cũng chưa có những môi trường học thuật chuyên nghiệp và đúng nghĩa ngay từ những thứ nhỏ bé nhất.
Song mọi chuyện dường như không còn nhiều ý nghĩa khi được gắn thêm từ tố định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó giống như chuyện khuyên nhủ người dân ‘đã có Đảng và Nhà nước lo’, mỗi khi các cơ quan công vụ giải tán người dân thực hiện quyền biểu tình". Ông bạn phóng viên y tế biện giải.
Những chênh vênh thể chế
Trong 11 nước CPTPP chỉ có Việt Nam là phát triển theo hướng "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", các nước còn lại đều theo chủ nghĩa tư bản. Điều này khiến kinh tế Việt Nam vẫn còn sự chênh lệch lớn so với nền kinh tế thị trường của các nước thành viên CPTPP.
Do đó, làm thế nào để tạo được thế cân bằng, giảm thiểu rủi ro, mà vẫn giữ được định hướng kinh tế chính trị của Việt Nam là vấn đề cần đưa dự thảo luật rộng rãi, lấy ý kiến toàn dân cũng như tất cả bộ ngành để có định hướng chắc chắn.
Nên nhớ là sẽ rất vô lý khi buộc khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp FDI làm ăn ở Việt Nam phải phụ thuộc vào tổ chức Đảng trong vai trò lãnh đạo khuôn phép định hướng xã hội chủ nghĩa.
"Ai đời đã vào cuộc chơi CPTPP rồi mà hôm 6/12, phóng viên ban thời sự của tụi tôi phải đi làm bản tin đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, với sự tham dự của gần 25.000 cán bộ chủ chốt Công đoàn các cấp tham dự. Làm công đoàn là để bảo vệ quyền lợi của người lao động, chứ đâu phải bảo vệ nghị quyết đâu mà bắt họ quán triệt kia chứ ?", ông N.H.P, trưởng ban của một nhật báo có tòa soạn ở Sài Gòn, lắc đầu nói.
Quyết sách thì phải luôn được điều chỉnh, sửa sai nếu thực tế cuộc sống không chấp nhận. Đó mới là yếu tố quan trọng. "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", cũng không nằm ngoài ý nghĩa ấy.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 08/12/2018
(1) https://www.thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/10443-ong-nguy-n-phu-tr-ng-nen-h-c-t-p-ong-t-p-c-n-binh-v-kinh-t
(2) http://bit.ly/2AVeZDY
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Nôm na, ông Phúc trách doanh nghiệp Việt Nam chỉ thích những khâu đơn giản như lắp ráp, đóng gói sản phẩm…
Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do Vina Capital quản lý thông báo đã đầu tư 32,5 triệu USD để mua lại một số lượng cổ phần thiểu số đáng kể của công ty sản xuất trứng và thịt gia cầm của Ba Huân.
Chiều 13/9, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 với chủ đề "Việt Nam - đối tác kinh doanh tin cậy" đã diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự tham dự của 1.200 doanh nghiệp, các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, thay cho những lời tán dương về thành tích, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vào thẳng vấn đề về những yếu kém của doanh nghiệp. Tuy nhiên ông lại không đề cập nguyên nhân chính dẫn đến yếu kém ấy, mà trên rất nhiều diễn đàn trước đó doanh nghiệp đã lên tiếng về chính sách thất thường, thậm chí chỏi nhau của các cơ quan Bộ, Ngành quản lý nhà nước.
‘Không cùng cách hiểu với thế giới’ về kinh tế thị trường
Diễn ra đồng thời với diễn đàn mở "ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người" trong khuôn khổ WEF ASEAN 2018, theo ghi nhận của phóng viên Việt Nam Thời báo tại hội thảo "Để khởi nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long thêm hiệu quả", cho thấy nền ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ của Việt Nam là ‘không cùng cách hiểu với thế giới’ về kinh tế thị trường.
Trình bày tại hội thảo, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng Khởi nghiệp tỉnh Bến Tre, nhìn nhận sở dĩ các chính sách dành cho khởi nghiệp tại Bến Tre vẫn chưa tạo động lực phát triển cho những doanh nhân, là vì cách vận hành của bộ máy hành chánh còn nặng nề, chậm thích nghi với đòi hỏi chung của nền kinh tế thị trường toàn cầu.
Ông Nguyễn Phương Lam, Chủ tịch Mạng lưới khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, nói rằng có thể hiểu thêm về vận hành của những nhà quản trị quốc gia trong lãnh vực kinh tế, đặc biệt là khởi nghiệp thông qua vụ lùm xùm giữa bà Ba Huân và Vina Capital [*] ; cũng như việc bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu sự can thiệp của các lãnh đạo trung ương để bảo vệ thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Bà Ba Huân và phiên vụ lùm xùm với Vina Capital. Ảnh : PLO
Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao doanh nghiệp lại thường xuyên yêu cầu lãnh đạo trung ương, trong đó có thủ tướng để giải quyết các khó khăn phát sinh trong kinh doanh như vậy ?
Thực tế này dường như thể hiện một nghịch lý là việc mở cửa phát triển kinh tế dẫn đến tranh chấp phát sinh nhiều hơn, nhưng các bên, hay một bên của Việt Nam trong tranh chấp, không tin rằng pháp luật có đủ quyền năng để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Nghịch lý này có thể dẫn tới nhiều bất an, nghi ngờ, căng thẳng cũng như gây tốn kém nguồn lực kinh tế của toàn xã hội.
"Tôi từng tham gia nhóm đàm phán trong một dự án khởi nghiệp trong ngành truyền thông với đối tác Vina Capital. Họ có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, và họ sử dụng những luật sư người Mỹ gốc Việt để tránh vướng mắc trong hàng rào ngôn ngữ. Các văn bản soạn thảo cũng luôn là song ngữ.
Tuy nhiên tôi nghĩ điều mà những luật sư đối tác, dẫu là người Việt đi nữa, họ cũng khó quen với cách giải quyết của Việt Nam là hay nhờ vã sự can thiệp từ mối quan hệ quan chức, bao gồm cả thủ tướng. Thay vì ở đây phải là phần việc của tòa án, của trọng tài.
Bởi nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên thì thông thường với cách hiểu chung của nền kinh tế thị trường, sẽ có 4 cơ chế để giải quyết tranh chấp, gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án. Không có cơ chế cầu cứu thủ tướng như ở Việt Nam". Nhà báo Bạch Xuân Sơn, cho biết như vậy tại bên lề diễn đàn mở "ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người".
‘Không cùng cách chơi với thế giới’ về khởi nghiệp
Xu hướng người Việt Nam, nhất là những người trẻ khởi nghiệp (startup), sang Singapore đăng ký thành lập công ty đang ngày càng mạnh hơn. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đặt ra nhiều câu hỏi với các nhà quản lý trong nước.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến các startup chọn cách làm đó. Thứ nhất là hành lang pháp lý nước bạn rõ ràng, các cơ quan công quyền tại đây hỗ trợ, cũng không yêu cầu về vốn pháp định (chỉ cần từ một đô la Singapore) ; thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Việt Nam khá nhiều. Mọi thông tin về doanh nghiệp cũng minh bạch, rạch ròi, dễ tra cứu, không lòng vòng.
Quan trọng hơn là có pháp nhân Singapore khi kinh doanh sẽ dễ dàng tiếp cận với các khách hàng trong khu vực châu Á hơn là pháp nhân Việt Nam ; công ty cũng được định giá cao hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Không những vậy, pháp luật Singapore có sự cam kết cao với cộng đồng quốc tế trong một số lĩnh vực như sở hữu trí tuệ. Chính những lợi ích dễ thấy này mà dù vẫn còn khá nhiều rào cản, khó khăn, như phải rành rẽ ngoại ngữ, có đủ thông tin để ra quyết định ; phí đăng ký cũng không rẻ, và nhất là phải có người quốc tịch Singapore đứng tên trong thành phần doanh nghiệp..., nhưng nhiều người Việt Nam vẫn sang đảo quốc sư tử để mở doanh nghiệp, nhất là những startup có mục đích kêu gọi vốn.
Từ thực tế kể trên, qua ghi nhận ở nội dung WEF ASEAN 2018 mà phóng viên Việt Nam Thời báo tham dự, thì để cùng cách chơi, cùng cách hiểu của thế giới về chuyện làm ăn trong nền kinh tế thị trường, buộc Việt Nam cần mạnh mẽ hơn nữa trong đổi mới thể chế, đặc biệt và cũng là quan trọng đó là đổi mới thể chế chính trị. Trong đổi mới thể chế chính trị, điều phải làm đầu tiên là phân định rõ vai trò của các nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp trong bộ máy nhà nước.
Lâu nay cả cơ quan Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng, cho đến Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói rất nhiều tới việc học tập những mô hình thể chế tiên tiến trên thế giới. Tất cả các quốc gia có thể chế chính trị tiên tiến đều có sự phân công rành mạch chức năng của ba cơ quan này.
Tại Việt Nam, các đại biểu Quốc hội phần lớn vẫn là người của các cơ quan hành pháp và tư pháp. Do vậy, Quốc hội vẫn khó có được tiếng nói độc lập. Nhất là còn phải chịu sự quản lý trực tiếp từ cấp cao hơn là Bộ Chính trị.
Trước mắt, không chỉ cần có sự điều chỉnh theo hướng tăng đại biểu chuyên trách của Quốc hội từng khóa, mà còn cần mạnh dạn thay đổi một lần trong nhiệm kỳ tới, giảm đại biểu Quốc hội không phải người của các cơ quan hành pháp và tư pháp, để tiến tới việc Quốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất, chứ không phải là Bộ Chính trị như hiện tại.
Thảo Vy
Nguồn : VNTB, 15/09/2018
[*] Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do Vina Capital quản lý thông báo đã đầu tư 32,5 triệu USD để mua lại một số lượng cổ phần thiểu số đáng kể của công ty sản xuất trứng và thịt gia cầm của Ba Huân. Sau gần nửa năm hợp tác, Ba Huân đã có văn bản nhờ Thủ tướng Chính phủ can thiệp hủy thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp này với Vina Capital.