Lãnh đạo chỉ nói ‘ngượng’ có đủ giúp Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU ?
RFA, 22/05/2024
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn – Phùng Đức Tiến, tại cuộc họp triển khai thực hiện chống khai thác trái phép, không báo cáo và không được quản lý - IUU ngày 21/5/2024 đã nói : ‘ngượng với địa phương vì hướng dẫn chống khai thác IUU nhiều mà chưa hiệu quả’.
Đội tàu khai thác xa bờ của ngư dân neo đậu tại cảng cá Mỹ Tân (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh : Nguyễn Thành/TTXVN
Một người sinh sống tại thành phố biển miền Trung Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 22/5/2024 nhận định với RFA :
"Nói ‘ngượng’ chỉ là ngụy biện về việc quản lý kém hiệu quả khai thác IUU. Hiện nay, tàu cá nào mà không gắn hệ thống định vị toàn cầu. Họ đánh bắt hải sản ở đâu, có xâm phạm hải phận nước khác không... thì qua VMS là biết. Nếu tàu đánh cá vi phạm, khi về đến cảng là cơ quan chức năng bắt, phạt tịch thu tàu vì cảng nào cũng có đồn biên phòng. Không thể tuyên truyền suông suông được mà bên cạnh tuyên truyền cần phải có giải pháp mạnh !
Quản lý đất nước nói chung, từng lĩnh vực nói riêng không thể chung chung được mà phải có chế tài thật mạnh mẽ thì mới mong các đối tượng bị quản lý chấp hành tốt luật pháp được !"
Ủy Ban Châu Âu (European Commission - EC) vào ngày 23 tháng 10 năm 2017 đã quyết định cảnh cáo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, vì không cải thiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của EC trong công tác chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Từ lúc đó đến nay EC đã bốn lần qua Việt Nam kiểm tra việc cải thiện tình trạng này của Việt Nam. Mới nhất là vào tháng 10 năm 2023, khi đó đoàn thanh tra của EC đã ghi nhận Việt Nam có nhiều nỗ lực, quyết tâm chính trị trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Tuy nhiên trong kỳ kiểm tra thứ tư, EC cho rằng, kết quả tổ chức thực hiện trên thực tế ở địa phương đến nay vẫn còn hạn chế trong việc theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá, xử phạt vi phạm khai thác IUU ; chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm khắc.
Một ngư dân ở Quảng Nam khi trả lời RFA cho biết những khó khăn khi đi đánh bắt :
"Khó khăn thứ nhất là bây giờ ngư trường hạn hẹp, và tổn phí cao… mà đi thì đi lâu ngày… mà tàu nhiều lúc mình không xâm phạm… mà họ nói mình xâm phạm… rồi họ bắt mình dắt về bên đó…"
Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, khi trả lời RFA liên quan việc này cho biết :
"Khi đã trang bị máy định vị thì đi đâu phải mở ra. Ở nhà có cái trạm gọi là ‘trạm bờ’ là người ta quan sát được hết những tàu đó đi đâu. Tàu nào mà vi phạm thì cơ quan kiểm soát gọi điện cảnh báo ngay. Đó là biện pháp chống khai thác ra vùng biển nước ngoài".
Tuy nhiên theo ông Hoàng, chỉ có những tàu lớn của công ty lớn khi về có người thu mua, cơ quan giám sát, thì mới xác nhận được khối lượng. Chứ còn ngư dân thì chỉ được phát cho sổ nhật ký để ghi đánh bắt vùng nào, ở tọa độ nào, giờ nào… Nhưng theo ông Hoàng, biện pháp thủ công như vậy thì khó có thể kiểm soát toàn diện.
Cảnh Sát Biển Songkhla truy đuổi và bắt giữ tàu cá Việt Nam đánh bắt hải sâm trái phép ở vùng biển Thái Lan ngày 23/06/2023. (Hình : Chụp từ clip trên YouTube Cha Tua Songkhla)
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 22/5/2024, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội Nghề cá Thành phố Đà Nẵng, nhận định :
"Thẻ vàng Châu Âu mang tính chất hơi chung chung, nói là xây dựng đánh bắt hợp pháp, mà pháp thì có hai phần… Một là công pháp quốc tế là không đánh bắt trong lãnh thổ nước khác, và pháp thứ hai là luật pháp Việt Nam trong việc bảo đảm tài nguyên có trách nhiệm và lâu dài. Hai cái pháp đó, ngay cả công pháp cũng không rõ ràng, vì đôi khi có vùng lãnh thổ chồng lấn nhau. Còn luật pháp Việt Nam về đánh bắt cũng mới xây dựng và vẫn còn bất cập. Bởi vì có những vấn đề mà khi thực tế khai thác không phải bao giờ cũng đúng như quy định pháp luật".
Theo ông Lĩnh, luật pháp muốn phản ánh đầy đủ và khách quan cần một quá trình dài với nhiều lần điều chỉnh. Trong khi đó Việt Nam điều chỉnh một cách chưa thật sự hoàn thiện. Ông Lĩnh nói tiếp :
"Mặt khác, để có thể chấp hành được công pháp lẫn pháp luật Việt Nam thì phải có điều kiện và phương tiện của những người chấp hành luật pháp, gồm phương tiện đánh bắt và phương tiện kiểm soát. Và cái khó nhất vì đây là ngành nghề kiếm ăn, ngư dân phải sống được… Có nhiều cái bất hợp lý, ví dụ như Việt Nam phân định ‘vùng khơi’ và ‘vùng lộng’, rồi ‘đi khơi’, ‘đi lộng’… một cách chủ quan. Ví dụ có những con hải sản ở vùng lộc như con cá cơm, khi xuất hiện với số lượng rất lớn, chỉ đánh bắt bằng tàu ven bờ thì đánh không hết, thì những tàu lớn cũng vào đánh bắt vì kiếm sống mà, như vậy là họ phải tắt định vị, và đó là vi phạm luật pháp".
Ông Trần Văn Lĩnh cho biết lý do vì sao việc kiểm soát tại cảng của cơ quan chức năng không thật sự hiệu quả :
"Hiện nay giá dầu cao, ngư dân khi vào bờ thì đôi khi chỗ nào bán được thì họ bán thôi. Trong khi đó chỉ cảng cá có chức năng quản lý, có thiết bị kiểm soát… Mặt khác, hiện nay mình vẫn chưa thực hiện nhật ký số, nhật ký khai thác vẫn phải chép tay… Luật pháp đã không cập nhật và điều kiện chấp hành luật pháp cũng kém, cho nên bảo gỡ thẻ vàng là điều rất khó".
Về phía Việt Nam theo ông Lĩnh, không nên quá phụ thuộc vào việc gỡ thẻ vàng hay không, mà phải coi thẻ vàng như một cái để thức tỉnh, để cả nhà nước lẫn nhân dân đều phải cố gắng xây dựng một ngành đánh cá mang tính bền vững, có trách nhiệm với tương lai, bảo vệ tốt môi trường, cũng như vùng lãnh thổ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông Lĩnh nói tiếp :
"Đó là một việc làm lâu dài mà vẫn phải làm, dù gỡ được thẻ vàng hay không, cho nên đừng nôn nóng, đừng ai cảm thấy mình có lỗi lầm khi chưa thể gỡ thẻ vàng. Theo tôi tốt nhất là Việt Nam nên hoàn thiện luật pháp và khai thác phù hợp với điều kiện Việt Nam, trang bị cho người dân và trang bị cho cơ quan công quyền những thiết bị để họ có thể chấp hành luật pháp và luôn luôn cập nhập, luôn luôn sửa đổi luật một cách tốt nhất".
Theo thuật ngữ quốc tế, IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing) nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý. Quy định này bao gồm ba tiêu chuẩn với những hải sản nhập khẩu vào EU. Nếu tỷ lệ vi phạm các quy định này thấp thì không sao, nhưng nếu tỷ lệ cao thì EU sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng của nơi xuất xứ trong vòng ít nhất sáu tháng, hay còn gọi là phạt "thẻ vàng".
Nguồn : RFA, 22/05/2024
**********************
RFA, 21/05/2024
Liên quan đến vụ khiếu kiện đất đai ở khu Vườn rau Lộc Hưng, lãnh đạo UBND quận Tân Bình nói cần phải giải quyết dứt điểm, hỗ trợ để người dân sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, một số cư dân ở đây cho biết họ vẫn chưa thật sự được đối thoại về nguyện vọng của mình và những lời cán bộ nói với báo chí nhà nước là không đúng sự thật.
Amen TV
Mạng báo Dân Sinh và Bảo vệ Pháp luật, hồi cuối tháng 4, dẫn lời ông Lâm Mạnh Cường, Chủ tịch UBND phường 6 quận Tân Bình, cho biết nhằm đảm bảo sớm giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu kiện ở khu vườn rau Lộc Hưng và giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 12/2023, đã đồng ý nâng mức hỗ trợ lên 11,25 triệu đồng/m2. Đồng thời, chính quyền địa phương còn có phương án dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, vay vốn ưu đãi… để đảm bảo an sinh.
Ông Thiện, một người sinh sống ở khu vườn rau Lộc Hưng từ năm 1954 cho biết ông bị chiếm khoảng 700m2 đất vào năm 2019. Dù chính quyền tăng hỗ trợ từ mức 7,055 triệu đồng/m2 lên mức 11,25 triệu đồng/m2, ông vẫn không đồng ý nhận, bởi :
"Đương nhiên là không đồng ý rồi. Bởi vì có thể nói rằng gần như là chẳng có một pháp luật nào về bồi thường hết. Đầu tiên thì nói là 7 triệu mấy rồi mấy năm sau thì lên 11 triệu thì các ông ấy muốn bồi thường bao nhiêu là bồi thường hay sao !
Chúng tôi là đúng sự thật ở từ năm 54 cho đến giờ. Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề luật pháp từ khi chưa có Luật Đất đai đến khi có Luật Đất đai. Bây giờ giống như thể là các ông ấy hỗ trợ mà không có theo bất kỳ một luật pháp nào hết".
Ông Cao Hà Trực, một người dân vườn rau Lộc Hưng hiện vẫn đang còn khiếu kiện cho biết lãnh đạo quận Tân Bình, truyền thông nhà nước, đã cố tình bôi nhọ, nói sai sự thật về tình trạng sở hữu đất ở khu vườn rau Lộc Hưng, thuộc phường 6, quận Tân Bình.
Ông Đoàn Văn Đủ, Chánh văn phòng UBND quận Tân Bình được tờ Dân Sinh dẫn lời rằng khu đất Vườn rau Lộc Hưng rộng 48.000m2, sau năm 1975 giao cho ngành bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Đến năm 2008 thì ngành bưu điện không sử dụng nữa nên bỏ hoang. Người dân khu này thấy đất hoang nên đã tận dụng canh tác, trồng rau ; thậm chí có người còn làm nhà cho thuê… Đến năm 2019, UBND quận Tân Bình quy hoạch khu này thành trường Trung học cơ sở nên đã tiến hành giải toả khu đất này.
Ông Trực hoàn toàn bác bỏ những thông tin trên do cán bộ quận Tân Bình đưa ra. Ông nói thực tế là phường 6, nơi mọi người sinh sống đã xác nhận vào năm 2006 rằng bà con đã sử dụng mảnh đất này từ năm 1976, ổn định và không có tranh chấp. Những tờ giấy đó hiện bà con vẫn còn lưu giữ :
"Quận Tân Bình và Phường 6 họ đã lấp liếm cái quá trình người ta đã sử dụng từ năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, và cũng đã xác nhận rồi.
Luật quy định là người dân sử dụng ổn định trước ngày 15/10/93 là phải được bồi thường đất, có nghĩa đất đó là có chủ thể.
Nhưng ở đây phường với quận và Sở Tài nguyên Môi trường có bao che trong vấn đề này là không xác nhận cho bà con đủ điều kiện để được bồi thường, vì vậy chỉ được tiền hỗ trợ. Như thế là không thỏa đáng theo như thực tế. Vì vậy bà con không đồng ý với giá 11,25 triệu".
Theo ông Trực, cái giá này chỉ là mức hỗ trợ về rau trồng trên khu đất bị cưỡng chế chứ không phải là giá đền bù thu hồi đất, nhà cửa trên đất này. Do đó, Hiện vẫn còn 64 hộ gia đình không đồng ý với phương án hỗ trợ này. Ông Cao Hà Trực, người đại diện của những hộ gia đình này cho biết họ vừa mới gởi một lá đơn tố cáo chủ tịch UBND quận Tân Bình lên thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1/4 vừa qua.
Theo lá đơn tố cáo mà ông Trực gởi cho RFA, người dân cho rằng UBND quận Tân Bình đã có một số sai phạm như sau : Không thông báo cho các hộ dân biết về lý do thu hồi, thời gian, phương án đền bù thiệt hại ; Không ban hành quyết định thu hồi đất ; Không công khai 16 văn kiện mà UBND dựa vào đó để ra quyết định thu hồi đất ; Chính quyền cố tình tổ chức đối thoại một cách áp đặt, không thiện chí, không lắng nghe nguyện vọng của bà con ; mặc dù đất vẫn đang tranh chấp giữa người dân và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nhưng UBND quận Tân Bình đã tiến hành cưỡng chế toàn bộ…
Từ đó, các hộ dân yêu cầu được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các hộ dân có đất đã bị cưỡng chế thu hồi, bồi thường thoả đáng theo giá thị trường. Ông Trực đề nghị :
"Bà con muốn rằng chính quyền phải thực thi pháp luật bằng cách chính quyền phải mời bà con họp theo quy định của pháp luật, phải công khai quyết định thu hồi, các quyết định liên quan đến quyền lợi của bà con.
Thứ hai là ra quyết định cho từng người để thu hồi diện tích của từng người, có nghĩa là phải làm sáng tỏ về nguồn gốc đất đai của từng người để biết được quyền lợi của mỗi người tới đâu và sau đó thì hai bên cùng tháo gỡ".
Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh hôm 3/4 có mời năm hộ dân đại diện khiếu kiện ỏ vườn rau Lộc Hưng lên làm việc, lập biên bản xác nhận đã nhận đơn tố cáo của bà con, nhưng đến nay chưa có kết quả thanh tra.
Ngày 8/1/2019, chính quyền quận Tân Bình tiến hành đập bỏ, tháo dỡ 503 căn nhà ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng, mà bà con ước tính thiệt hại tầm 100 tỷ đồng.
Khu đất này từ đó bỏ trống và bị canh giữ nghiêm ngặt cho đến ngày 7/12/2023, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận Tân Bình huy động lực lượng công an và dân phòng với số lượng lớn phong toả các con đường ở khu vực xung quanh Vườn rau Lộc Hưng và cho công nhân cùng máy móc đổ cọc bê-tông và dùng tôn quây kín phần đất này.
Mấy ngày tiếp sau đó, công nhân sử dụng máy móc để chặt cây và đổ cát san nền.
Ông Trực cho biết trong năm ngày liên tục, chính quyền quấy rối và khủng bố tinh thần của họ bằng cách cho nhiều công an mặc thường phục chốt chặn gần nhà ông, không cho ông ra khỏi nhà và thường xuyên chĩa máy quay vào thẳng nhà của ông.
Tình trạng này chỉ chấm dứt từ ngày 12/12 đến nay khi chính quyền chính thức khởi công công trình trên.
Theo ông Trực, việc chính quyền xây dựng công trình công cộng như trường học thì ông và bà con vẫn ủng hộ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, phải giải quyết và đền bù thoả đáng, đúng pháp luật cho những người dân đã sống lâu năm và ổn định ở nơi này.
Nguồn : RFA, 21/05/2024
Cách đây đúng 5 năm, tháng 1/2019, một lực lương quân đội, công an hùng hậu tới tấn công khu Lộc Hưng, quận Tân Bình, nơi người dân di cư từ miền Bắc vào đã xây dựng, lập nghiệp từ 1954.
Trong hai ngày 4/1 và 8/1, chính quyền quận Tân Bình đã tiến hành cưỡng chế và phá sập nhà dân trong khu vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha.
Trên 500 căn nhà bị giật sụp, khu khóm khang trang trở thành gạch vụn, tài sản của cả một đời thành mây khói. Toàn bộ cư dân bị trục xuất bằng võ lực, chỉ vì đất hoang dã của Lộc Hưng ngày xưa bây giờ trở thành đất quý.
Sau nhiều cuộc tranh đấu quyết liệt, nhiều người tù tội, trở thành vô gia cư, tuyệt vọng, gõ mọi cửa để kiện tụng, phản kháng, kêu xin, một văn kiện của trung ương đã yêu cầu chính quyền địa phương, tạm thời "giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng rào chắn" trong thời gian người dân khiếu nại chưa được giải quyết.
Ngày 7/12/2023, chính quyền địa phương, bất chấp những cam kết nói trên, đã mang một lực lượng hùng hậu tới Lộc Hưng. Từ 5 giờ sáng, 4 xe cơ di động chở người tới bố ráp, dựng rào sắt, phong tỏa hết khu vực, trong khi một nhóm khác rào đài Đức Mẹ.
Chuyện kiện tụng giữa con kiến và củ khoai vẫn tiếp tục..
Để kỷ niệm ngày đánh chiếm Lộc Hưng, xin đưa lại một bài viết trên blog này 5 năm trước.
Từ Thức
-------------------------
Lộc Hưng, cô bé áo đỏ
Từ Thức, 21/01/2019
Hai hình ảnh lởn vởn trong đầu, mỗi lần nghĩ tới Lộc Hưng.
Thứ nhất, video quay cảnh một người cha trèo trên đống nhà sập, té lên té xuống, đi tìm những mảnh đồ chơi của con bị nghiền nát.
Thứ hai, hình một cháu gái áo đỏ buốn bã ngồi nhìn nhà mình bị kéo sập.
Cái gì diễn ra trong đầu một đứa bé ngồi nhìn cả thế giới của mình sụp đổ.
Cái gì diễn ra trong đầu một đứa bé ngồi nhìn cả thế giới của mình sụp đổ. Trong một xã hội bất nhân, tình cảm là một xa xỉ phẩm, ai bận tâm tới cái gì diễn ra trong đầu một đứa nhỏ ?
Căn nhà là cả thế giới của đứa trẻ, là tổ ấm, là tình nghĩa gia đình, là tình yêu của mẹ, là kỷ niệm với cha, là những tiếng cười đùa với anh chị em. Tất cả thành mây khói.
Cái sụp đổ, mất mát, tan vỡ ấy sẽ lưu lại suốt đời đứa nhỏ, không có gì gột rửa được trong tâm não.
Không có gì sống lâu, vĩnh viễn, hơn những kỷ niệm thời thơ ấu.
Càng về già, người ta càng thấm thía điều đó. Người ta quên chuyện xẩy ra hôm trước, nhưng nhớ những kỷ niệm thời thơ ấu.
Giáp Tết, quân ta đổ bộ, đánh chiếm khu vườn rau đã hoàn toàn thắng lợi, đã san bằng sào huyệt của địch. Trong một đêm, cả một vùng trước đó sôi sục sức sống trở thành một đống gạch vụn.
Nhà cửa và nơi thờ phượng của dân trong Vườn rau Lộc Hưng trở thành đống gạch vụn sau một tuần bị cày sập
Từ 1954, dân di cư với mồ hôi nước mắt, đã biến một khu đất hoang thành một làng thịnh vượng, với trường học, nhà thờ, những ngày hội hè và tiếng reo hò của trẻ em.
Cái bất hạnh của dân Lộc Hưng là những mảnh đất hoang ngày xưa trở thành đất quý, cướp được, xây cao ốc, khách sạn sẽ biến tấc đất thành tấc vàng.
Nhìn cháu gái ngồi trước ngôi nhà, khu phố của mình bị san bằng, tự nhiên nghĩ tới một truyện ngắn của Nam Cao, tựa là "Mua Nhà ".
Đó là văn chương VN, cái thời người ta chưa nuôi văn nghệ sĩ như nuôi heo, người viết văn không tủi thân vì nhận được ít bổng lộc, không than vãn vì không được vỗ béo để có tâm huyết viết bài phục vụ chế độ. Cái thời người ta còn viết văn để phơi trần thực tế xã hội, để diễn tả cái nhức nhối, ngoài đời và trong đầu.
Cái thời chưa vô cảm.
Nam Cao kể chuyện mua nhà.
Ngôi nhà, đúng hơn là túp lều của tác giả bị gió bão dựt sập. Phải nghĩ đến chuyện dựng một túp lều khác cho vợ con có chỗ trú ẩn. Có người dụ bán nhà, giá rẻ, vì chủ nhà thua bạc, chỉ còn căn nhà bán để gỡ.
Tác giả vay nợ để khỏi mất một cơ hội tốt . "Tôi chạy ngược chạy xuôi. Chỗ thì lãi năm phân. Chỗ thì lãi sáu phân. Cùng qúa, tám phân cũng lấy liều". Ngày đến gỡ nhà, tác giả thấy một anh đã thua bạc hết tiền, bán nhà "nằm thườn trên một cái giường tre chiếu rách, bẩn thỉu. Đứa con bé ngồi ngay dưới đất, ôm cái chân giường, rên. Nó đau bụng từ sáng sớm. Đứa con lớn vừa cạu nhạu, vừa đấm lưng em thùm thụp". Người mua nhà xin chủ nhà dọn dẹp đồ đạc để thợ dỡ nhà.
Anh ta "cười chua chát : Đồ đạc thì có gì mà dọn ? Chỉ có một cái giường này. Cứ quẳng bố nó ra ngoài kia cho tôi, rồi dỡ đi. Hắn đứng dậy, bảo con : Chúng mày cũng đứng lên. Sang nhà bác Vi nằm nhờ".
Một lúc sau "chẳng biết đã gởi em cho ai được, đưa con gái lân la gần tôi xem dỡ nhà… Nó gầy ốm quá. Cổ tay cổ chân chỉ con con. Mặt chau chau. Quần áo rách lượt thượt. Răng nó cứ nhe ra một cách thương hại lắm. Tôi tự nhiên ngám ngẩm. Tôi thở dài ngán ngẩm…"
Khi người ta bắt đầu dỡ nhà, "con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má phình ra. Cứ thế, nó chẳng nói, chẳng rằng, chạy bình bịch sang hàng xóm… Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con nức nở và hờ :
- Mẹ ơi !"
Giữa con bé của Nam Cao và cháu gái áo đỏ ở Lộc Hưng, ba phần tư thế kỷ đã trôi qua. Bao nhiêu chiến tranh tương tàn đã làm tan hoang đất nước. Bao nhiêu triệu người đã bỏ mạng trong cuộc chiến giữa người cùng máu mủ, trên đường chạy giặc, vượt biển… Máu chảy thành sông, xương chất thành núi, để xây dựng thế giới đại đồng, để xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Tất cả những bi kịch ghê rợn, để được như ngày nay, "đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như thế này". Ông Trọng không phải hoàn toàn vô lý. Với một nhóm đói rách từ trong rừng ra, tự nhiên ngồi trên một đống đô la, ngồi lên đầu trên cổ dân, quả thực "đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như thế này".
Nhưng với gần 100 triệu người khác, những người dân cùng khổ của Nam Cao ? Với những cô bé áo đỏ ở Lộc Hưng ?
Theo lời ông trùm công an Tô Lâm, ở thế kỷ 21, còn tệ hơn nữa : có người tìm cách vào tù ngồi chơi xơi nước, vì ở bên ngoài không kiếm nổi mỗi tháng 17 kg gạo, 15 kg rau.
Cái gì khác nhau giữa thân phận người dân thời đại Nguyễn Phú Trọng so với thời thực dân cách đây gần một thế kỷ ?
Nam Cao : "Có những ông bố, bà mẹ lụ khụ, chỉ vì thương con nghèo quá không có tiền chôn cất mà không nỡ chết". Một cụ bà Lộc Hưng, có thân nhân tàn tật đau yếu, bị giựt sập nhà, bị quẳng ra lề đường, tâm sự : chỉ mong người thân chết trước, vì nếu tôi chết trước, ai lo nuôi nấng, chăm sóc họ, họ ngủ đâu, ăn cái gì để sống ? Thoạt nhìn, chẳng có gì thay đổi.
Gần một phần ba thế kỷ sau, dân Việt Nam vẫn tiếp tục thân trâu ngựa.
Nhưng nhìn lại, suy nghĩ một chút, có sự thay đổi ghê rợn, và cái thay đổi đó, nghĩ cho cùng, chính là cái bi kịch lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Nó đã, và sẽ kéo theo, dồn dập, những bi kịch khác.
Cái thay đổi ghê rợn, là sau ba phần tư thế kỷ, người Việt Nam đã đánh mất nhân tính, trở thành những cái máy vô cảm.
Cái khác nhau là, trong Nam Cao, người mua nhà nhìn bé gái, hối hận, ray rứt, tự oán trách mình đã làm chuyện ác.
Ngày nay, người ta kéo hùng binh, du đãng đâm thuê chém mướn, tới phá nhà cửa của dân nghèo, không một ánh mắt tới cháu gái ngồi buồn bã trước cuộc đời tan vỡ. Tệ hơn nữa, coi đó chỉ là chuyện bình thường dưới huyện, và ngạc nhiên tại sao có người bận tâm ?
Người ta kéo hùng binh, du đãng đâm thuê chém mướn, tới phá nhà cửa của dân nghèo, không một ánh mắt tới cháu gái ngồi buồn bã trước cuộc đời tan vỡ.
Và người ta huy động báo chí nhà nước để rêu rao đó là khu nhà bất hợp pháp. Làm như những túp lều đáng giá bạc triệu đô la của bầu đoàn thê tử đầy tớ hoàn toàn là đất hợp pháp, không phải chẹn cổ, bóp họng người dân mà có.
Cái khác nhau là cách đây gần một phần ba thế kỷ, người ta còn biết xúc động, biết xấu hổ. Còn có lương tâm. Cái anh mua nhà của Nam Cao khởi đầu bằng sự áy náy : "Tôi có quyền gì mà cấm hắn ? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp may là tôi ngu. Vậy thì tôi mua cái nhà".
Hết áy náy, hay để đỡ áy náy, anh ta tìm cách bào chữa, triết lý vụn, để an ổn lương tâm : "Nghĩ ngợi làm gì nữa ? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải là tôi tệ, nhưng biết làm sao được ? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy ? Giá người ta vẫn có thể nghĩ tới mình mà chẳng thiệt gì đến ai".
Nhưng mặc dù tìm mọi cách trấn an, người mua nhà vẫn dằn vặt "Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng. Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi đựợc nữa. Tôi ác quá ! Tôi ác quá ! "
Cái dằn vặt, thao thức đó, cái lòng trắc ẩn đó, là cái thắng để cái ác không ngự trị, để con người ngần ngại khi làm chuyện bất nhân, để xã hội còn là một xã hội tử tế .
Lương tâm
Cái lương tâm đó, người Cộng Sản đã đánh tan hoang.
Bằng cả một hệ thống giáo dục, bằng cả một nhân sinh quan mới, bằng lối hành xử tàn tệ giữa người với người. Cái bất nhân trở thành một chuyện bình thường. Cái vô cảm đó là hậu quả tất yếu của một xã hội băng hoại, đầy những bất hạnh.
Antonio Gramsci giải thích : "Cái bất hạnh có hai hậu quả : thường thường nó dập tắt tất cả tình thương của chúng ta với những người bất hạnh, và không hiếm hơn, nó dập tắt tất cả tình thương nơi những người bất hạnh đối với những người bất hạnh khác" (*).
Trong trường hợp Lộc Hưng, cái vô cảm đó có hai khuôn mặt.
Thứ nhất, cái vô cảm giữa những người bất hạnh. Khi tất cả đều là nạn nhân, bị bóc lột tới xương tủy, bị dày xéo tháng này qua năm khác, người ta không còn lòng trắc ẩn ngay cả với người đồng cảnh. Người ta khoanh tay nhìn, hy vọng chuyện đó sẽ không đến với mình.
Thứ hai, cái vô cảm giữa những người được chế độ ưu đãi đối với những người thấp cổ bé miệng. Anh ta không còn một chút day dứt lương tâm. Anh ta không muốn duỗi chân ra để hưởng cả cái chăn. Anh ta đá văng người khác ra đường để chiếm cả chăn, cả giường, cả phòng ngủ. Tệ hơn nữa, kinh hoàng hơn nữa, anh ta coi đó là một chuyện bình thường. Người ta không mua nhà nữa, người ta vác súng, kéo lâu la đi cướp nhà. Và ngạc nhiên, một cách thành thực, tại sao có người để tâm tới chuyện rất bình thường dưới huyện.
Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng
Một câu hát của Jacques Brel : "Chez ces gens là, on ne pense pas. On compte" - Nơi bọn đó, người ta không suy nghĩ. Người ta chỉ đếm (tiền).
Những người cướp đất Lộc Hưng không nhìn thấy cháu bé áo đỏ. Trước khi ngủ, họ không ray rứt, dằn vặt. Họ chỉ tính xem sẽ chia nhau được bao nhiêu. "On compte". Một dân tộc không còn lương tâm là một dân tộc tự hủy.
Nhà cửa có thể cất lại được, nhưng cái ray rứt của lương tâm, khi nó đã chết, sẽ không còn phương cách gì cứu vãn nổi. Và dân tộc chết chung, cùng một lúc với nó. Đó không phải là một cái chết tình cờ. Đó là một cái chết đúng quy trình. Chế độ độc tài nào cũng nhắm tiêu diệt đôi chút lương tri còn leo lét trong lòng người dân, để biến người dân thành những cái máy vô cảm, không còn sợ lương tâm, chỉ biết sợ và thần phục sức mạnh của kẻ cầm quyền.
Nhìn cô bé áo đỏ, không có người nào đến đập phá nhà cửa ở Lộc Hưng tự sỉ vả : "Tôi ác quá ! Tôi ác quá !".
L'abbé Pierre, vị linh mục Pháp đã bỏ cả đời làm việc nghĩa, nói : "Căn bệnh hiểm nghèo nhất là sự dửng dưng" (La maladie la plus mortelle est l’indifférance).
Trong đôi mắt buồn của cháu bé ngồi cô đơn, cả một cái buồn thảm của một dân tộc đang chết đuối…
Paris 21/01/2019
Từ Thức
(*) https://www.tuthuc-paris-blog.com/…/gramsci-t%E1%BA%A5t-c%E…
Vườn rau Lộc Hưng : Chính quyền đưa lực lượng đến rào đất cưỡng chế, dân phản đối
Khánh An, VOA, 08/12/2023
Đại diện của hàng trăm hộ dân bị cưỡng chế lấy đất ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng cho biết chính quyền quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 7/12 đã đưa rất đông lực lượng đến bao vây và làm hàng rào xung quanh khu vực, trong khi một văn bản của trung ương trước đây đã yêu cầu chính quyền địa phương "giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn" trong thời gian người dân khiếu kiện và chưa được giải quyết.
Người dân Vườn Rau Lộc Hưng phản đối ôn hòa với quyết định cưỡng chế và bồi thường của chính quyền.
"5 giờ sáng họ đưa lực lượng tới trường học ngay đó rồi. Lực lượng họ đưa về rất đông, 4 xe cơ động. Họ chở từ Lý Thường Kiệt vào đường Bắc Hải và họ bố ráp. Đưa đầy đủ lực lượng đến thì họ bắt đầu rào, phong tỏa hết, rào từ đường Chấn Hưng vào tới trong đường Hưng Hoá, và tiếp tục trong đây một tốp nữa họ rào xung quanh đài Đức Mẹ", ông Cao Hà Chánh, đại diện của hàng trăm hộ dân bị cưỡng chế lấy đất ở Vườn rau Lộc Hưng, kể lại với VOA.
Động thái "mạnh tay" mới nhất của chính quyền quận Tân Bình diễn ra sau gần 5 năm khu vực này bị bất ngờ cưỡng chế vào tháng 1/2019. Khoảng 500 ngôi nhà và tài sản của người dân đã bị phá huỷ, toàn bộ cư dân ở đây bị trục xuất ra khỏi khu vực. Theo thống kê của dân Vườn rau Lộc Hưng, tổng giá trị thiệt hại về nhà và tài sản của họ lên đến trên 100 tỷ đồng.
Suốt những năm qua, hàng trăm hộ dân ở đây, với sự trợ giúp pháp lý của rất nhiều luật sư, đã đi gõ cửa khiếu nại khắp nơi, lên tận trung ương, nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết
"Trong thời gian công dân đang thực hiện quyền khiếu nại và chờ các cơ quan chức năng giải quyết, đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn khu Vườn rau Lộc Hưng", một văn bản của Ban Tiếp dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính phủ, vào ngày 19/2/2019 viết.
Ban này trong văn bản cho biết thêm đã chuyển đơn đến Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh "để chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết dứt điểm, trả lời công dân".
Đài VOA đã gọi vào đường dây nóng của UBND quận Tân Bình để xác minh thông tin nhưng nhận được câu trả lời tự động "số máy quý khách vừa gọi không có thực", yêu cầu gọi đến một số điện thoại khác. Tuy nhiên, số điện thoại được cung cấp tự động này không có ai bắt máy.
Ông Hà Cao Chánh cho biết kể từ sau khi cưỡng chế lấy đất, quận Tân Bình đã thuê người từ một công ty bảo vệ đến làm 3 chốt bảo vệ khu vực. Nhưng sau một thời gian làm việc tại đây, những người bảo vệ và bà con Vườn rau Lộc Hưng đã trở nên "rất thân thiện", vẫn theo lời ông Chánh. Các hộ dân bị mất đất (đa phần là người Công giáo) vẫn tập trung đọc kinh mỗi tối và thỉnh thoảng vẫn ra vô khu đất để lấy lá xông hay những thứ cần thiết.
"Hỗ trợ", không "bồi thường"
Luật sư Minh Thọ, một thành viên trong nhóm luật sư nhận hỗ trợ pháp lý cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, cho VOA biết diễn tiến mới nhất của quá trình khiếu kiện khiếu nại kéo dài gần 5 năm của người dân.
"Gần đây nhất, tôi cùng với anh Chánh và một số bà con lên trụ sở tiếp công dân của UBND thành phố để tiếp tục gửi đơn kiến nghị về vấn đề mà UBND quận Tân Bình niêm yết giá bồi thường, mà họ nói là giá hỗ trợ chứ không phải là giá bồi thường, vì họ cho rằng đây là đất chiếm. Chưa nhận được kết quả gì thì hôm nay nghe tin anh Chánh nói là chính quyền họ đưa lực lượng xuống để rào khu đất đấy", Luật sư Minh Thọ nói với VOA.
Hàng rào mới được chính quyền quận Tân Bình lắp đặt tại khu Vườn rau Lộc Hưng.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng cho biết trước đó vào ngày 12/11/2023, một số hộ dân nhận được bản "Dự thảo phương án hỗ trợ" cho dự án xây dựng cụm trường học trên khu đất Vườn rau Lộc Hưng và phương án hỗ trợ về đất với giá hỗ trợ là 11.250.000 đồng/m2, mức giá được cho biết rất cách biệt và thấp hơn rất nhiều lần so với mức bồi thường theo giá thị trường. Do nằm gần trung tâm thành phố nên giá trị hiện nay của khu đất này rất cao, lên đến hàng trăm triệu đồng/m2.
"Cách đây hơn một tháng, họ đi đến từng hộ dân, vừa hù dọa vừa thực hiện việc quay phim để báo cáo không đúng. Những người già khi họ tới họ đưa giấy tờ để ký vô, khi ký vô thì họ quay phim chụp hình và đưa lên trên phường là những hộ này đã cam kết đồng ý", ông Chánh cho VOA biết.
Trong một đoạn video những người dân Vườn rau Lộc Hưng phỏng vấn một cụ bà gần 80 tuổi được cho là đã ký nhận "tiền hỗ trợ", bà cụ nói bà không biết gì cả và "họ nói gì thì biết vậy".
Cho đến nay, mới chỉ có một số ít người, mà theo lời ông Hà Cao Chánh là đã "quá cực khổ rồi" nên nhận "tiền hỗ trợ", còn lại 90 hộ (trong số hơn 100 hộ bị cưỡng chế đất) vẫn không đồng ý nhận số tiền trên.
"Bà con tinh thần rất cao, hướng tới đây là sẽ không kiến nghị khiếu nại nữa mà sẽ thực hiện quyền của mình là tố cáo khẩn cấp", ông Hà Cao Chánh cho biết thêm sau khi chính quyền đưa lực lượng đến bao vây và rào khu đất.
Đủ điều kiện được cấp quyền sử dụng đất
Theo hồ sơ pháp lý, khu đất Vườn Rau Lộc Hưng với diện tích khoảng 4,8 ha, trước năm 1954 là thuộc quyền sở hữu của Hội đồng quản trị Công giáo Sài Gòn (nay là Tòa Tổng giám mục Sài Gòn). Việc sở hữu đất có tài liệu thể hiện và chính quyền thành phố thừa nhận.
Năm 1954, nhiều gia đình từ Bắc di cư vào Nam. Tòa Tổng giám mục Sài Gòn đã cho vài chục hộ dân cất nhà sinh sống tại đây dưới hình thức cho thuê đất hoặc cho ở nhờ.
Năm 1955, quân đội Pháp xây dựng trên khu đất "Đài phát tuyến Chí Hòa" và cho phép người dân sống dọc hàng rào phía Tây được "trồng trọt xung quanh nơi các trụ anten, với điều kiện thỏa thuận trước với chủ đất là Hội truyền giáo công giáo và với những người khai thác đầu tiên".
Sau năm 1975, người dân vẫn tiếp tục trồng rau bình thường ở khu đất nay thuộc phường 7, quận Tân Bình. Năm 1976, các hộ có trồng rau tại đây đã được UBND phường 7 xác nhận việc có sử dụng đất. Nội dung xác nhận ghi rõ tên chủ hộ, diện tích đất đang sử dụng. Trong thời gian từ 1976 - 1999, các hộ dân trồng rau tại đây vẫn đóng thuế cho việc sử dụng khu đất liên tục nhiều năm.
Tuy nhiên, sau đó chính quyền không nhận tiền thuế người dân đóng nữa. Các kiến nghị xin cấp quyền sử dụng đất của người dân không được giải quyết, và việc tiến hành cưỡng chế lấy đất đã diễn ra từ ngày 4/1 đến ngày 8/1/2019.
Theo Luật sư Minh Thọ, theo luật Việt Nam, người dân ở Vườn rau Lộc Hưng có đủ điều kiện để được cấp quyền sử dụng đất.
"Quan trọng nhất là chính quyền phải làm rõ là đất bà con Vườn rau Lộc Hưng đã chiếm hữu, quản lý và sử dụng từ những năm trước 1975. Chúng tôi phân tích, lập luận là bà con đủ điều kiện để được cấp quyền sử dụng đất, nhưng chính quyền đã không thực hiện việc đó thì cái này là lỗi của chính quyền. Còn xét các điều kiện thì xem xét hồ sơ chúng tôi thấy bà con đủ điều kiện", Luật sư Minh Thọ nói.
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn trong các văn bản gửi chính quyền thời gian qua đều khẳng định không có cơ sở pháp lý nào xác định khu đất Vườn rau Lộc Hưng là "đất công", luận điểm mà chính quyền đưa ra để thực hiện việc cưỡng chế.
Luật sư Minh Thọ cho biết nhóm luật sư đã nhiều lần nêu rõ sự cần thiết phải xác định và cấp quyền sử dụng đất cho người dân để có những bước giải quyết tiếp theo một cách thỏa đáng cho những thiệt hại của người dân theo quy định luật pháp. Theo đó, thiệt hại của người dân phải bồi thường theo giá thị trường chứ không phải "hỗ trợ" theo kiểu "tùy lòng hảo tâm" của chính quyền.
"Theo tôi, đây là việc gây tác động không tốt, như tôi đã nói trong buổi chính quyền quận Tân Bình tiếp dân, rằng tôi nghĩ việc này tác động rất xấu đến uy tín của chính quyền bởi vì ngay từ lúc cưỡng chế đất là đã không đúng pháp luật rồi, cụ thể là không có một quyết định cưỡng chế nào, mà chính quyền thì cứ tiến hành. Theo hồ sơ chúng tôi nghiên cứu thì chúng tôi thấy nó không đúng trình tự pháp luật", Luật sư Minh Thọ nói.
Ông cho biết các luật sư nhận giúp pháp lý cho bà con Vườn rau Lộc Hưng vẫn luôn phải động viên họ phải kiên trì đấu tranh pháp lý và kiềm chế, không để vì phẫn nộ mà dẫn đến hành động trái pháp luật.
"Cái khó nhất của việc đấu tranh pháp lý này là khi người dân, luật sư gửi đơn thì chính quyền thành phố chuyển xuống lại quận, tức là cứ chuyển đi chuyển lại mà không có một hành động giải quyết cụ thể nào để làm rõ vấn đề".
"Tôi cũng có kiến nghị tổ chức cuộc đối thoại, chính quyền quận Tân Bình cũng mở một cuộc, nhưng không phải là đối thoại, mà là tiếp công dân. Trong cuộc (tiếp dân) đấy thì cũng chỉ nghe dân nói thế thôi, rồi từ đó không có một cuộc nào nữa, cứ lặng im cho đến hôm nay thì chính quyền đưa lực lượng đến rào khu đất đó".
Nhiều luật sư nghiên cứu hồ sơ pháp lý của vụ Vườn rau Lộc Hưng nói chính quyền đã "sai ngay từ đầu" khi thực hiện cưỡng chế lấy đất vào tháng 1/2019 mà không có Quyết định thu hồi đất, Quyết định cưỡng chế và Thông báo cưỡng chế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Khánh An
Nguồn : VOA, 08/12/2023
****************************
Thành phố Hồ Chí Minh đưa lực lượng rào mảnh đất Vườn rau Lộc Hưng chuẩn bị xây trường học
RFA, 07/12/2023
Có 90 hộ dân đang khiếu nại và chưa nhận bồi thường tuy nhiên chính quyền quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đưa lực lượng đến rào lại mảnh đất để chuẩn bị xây dựng trong vài ngày tới.
Chính quyền cho xây dựng trên mảnh đất Vườn rau Lộc Hưng vẫn còn đang tranh chấp giữa dân và chính quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh - Facebook/Phạm Thanh Nghiên
Sáng 7/12, chính quyền đưa lực lượng hàng trăm người xuống khu đất Vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình để dựng rào tôn, phong tỏa những hộ dân đang phản đối dự án, chưa nhận đền bù.
Báo chí Nhà nước mấy ngày qua đã đưa tin về việc chính quyền sẽ khởi công xây dựng cụm ba trường học ở mảnh đất này vào ngày 12/12 sau khi họ cưỡng chế 503 căn nhà và ruộng rau của người dân từ đầu năm 2019 rồi bỏ hoang từ đó đến nay.
Ông Cao Hà Trực, một trong số hộ dân chưa nhận bồi thường bị lực lượng công an, an ninh bao vây sáng nay và không cho ra vào. Ông nói với RFA qua ứng dụng trên điện thoại vào trưa ngày 7/12 như sau :
"Hôm nay thì từ 6g00 sáng họ đưa một lực lượng tới bao vây khu Vườn rau Lộc Hưng khoảng trên 400 người, rồi họ đã cô lập các cửa nhà của những bà con Vườn rau Lộc Hưng không cho ra vào.
Họ đưa xe cơ giới cùng xe tải chở những khung sắt và miếng tôn đến, rồi xe múc họ xuống đào và bắn tôn rào lại Vườn rau Lộc Hưng và không cho ai ra vào.
Họ áp đảo lực lượng mấy chục an ninh, gọi là an ninh khẩu trang vì họ bịt khẩu trang kín mít, họ áp sát trước cửa nhà ở của tôi là Cao Hà Trực và Cao Hà Chánh, khủng bố tinh thần gia đình tôi thì đến bây giờ thì họ vẫn đang ngồi trước nhà tôi mấy chục người. Từ sáng đến giờ họ vẫn hì hục bắn tôn bao vây cái miếng đất của chúng tôi".
Cũng theo ông Trực, thông tin 106 hộ dân đã đồng ý nhận đền bù theo dự thảo phương án hỗ trợ (tăng mức hỗ trợ ban đầu từ 7.055.000 đồng/mét vuông lên 11.250.000 đồng/mét vuông cho phần diện tích đất canh tác), đưa ra từ hồi tháng 11 là không chính xác, do có khoảng 90 hộ dân đến nay vẫn chưa đồng ý.
Ông nói những hộ dân còn lại sẵn sàng để lại mảnh đất của mình cho các dự án công cộng nhưng phải làm đúng quy định của pháp luật. Ông khẳng định :
"Yêu cầu của bà con từ trước đến nay cũng vẫn chung một quan điểm đó là bà con phải được xác nhận cơ sở pháp lý về về đất và bà con phải được bồi thường về đất.
Bà con sẵn sàng cộng tác với chính quyền để làm những dự án, hay những cái công trình để phục vụ cho nhân dân và làm cho bộ mặt thành phố ngày thời càng thêm khang trang thịnh vượng, nhưng phải cần xét đến nguồn gốc của bà con và bà con phải được bồi thường thỏa đáng theo như luật quy định.
Thứ hai là phải theo trình tự của pháp luật, khi chưa giải quyết được việc khiếu nại tố cáo, chưa đối thoại theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ... cũng như Văn phòng trung ương Đảng... đến ngày hôm nay bà con vẫn tiếp tục chờ đợi xem chính quyền có một cuộc họp gọi là hợp lòng dân bằng cách đối thoại dựa trên thượng tôn pháp luật".
Phóng viên gọi cho số điện thoại bàn và số di động của người phát ngôn kiêm Chủ tịch UBND quận Tân Bình là ông Nguyễn Bá Thành để xác minh vụ việc, tuy nhiên không có người nhấc máy.
RFA, 07/12/2023
Việt Nam : Người nước ngoài không khai báo tạm trú có thể bị trục xuất
VOA, 20/07/2023
Người nước ngoài đến Việt Nam có thể bị trục xuất nếu bị phát hiện không khai báo tạm trú với cơ quan công an địa phương, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA08), Công an Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hôm 19/7 giữa lúc thành phố này chuẩn bị kiểm tra tất cả các cơ sở lưu trú kể từ đầu tháng tới.
Khách nước ngoài đi tham quan bằng xích lô tại Việt Nam. Công an Việt Nam nói số lượng lớn người nước ngoài đang lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh gây áp lực cho công tác quản lý cư trú người nước ngoài của họ.
Theo quy định của Việt Nam, người nước ngoài đến tạm trú tại Việt Nam phải được người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú khai báo tạm trú với công an địa phương. Nếu sở hữu hay thuê nhà dài hạn mà chủ nhà không hỗ trợ khai báo, thì người nước ngoại có thể tự khai báo tạm trú trực tuyến.
Theo PA08, nếu chủ cơ sở lưu trú không khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú, họ có thể bị phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng (khoảng 850-1690 USD). Còn người nước ngoài vi phạm về việc khai báo, đăng ký tạm trú có thể bị áp dụng hình thức trục xuất khỏi Việt Nam, tuỳ theo mức độ vi phạm, báo Thanh Niên đưa tin.
Thông báo được đưa ra giữa lúc thành phố Hồ Chí Minh, nơi có lượng người nước ngoài cư trú đông nhất ở Việt Nam, đang chuẩn bị kiểm tra tất cả các cơ sở lưu trú từ ngày 1/8-1/9.
Hiện nay có khoảng 80.000 cơ sở lưu trú và khoảng 100.000 người nước ngoài đang cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giới hữu trách địa phương nói con số này đã tạo áp lực rất lớn cho công tác quản lý cư trú người nước ngoài của lực lượng công an địa phương, tạo điều kiện cho nhiều hoạt động tội phạm diễn ra.
Thống kê chính thức của PA08 cho biết trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng này đã phát hiện 5.311 vụ vi phạm từ hành chính đến hình sự trong lĩnh vực nhập cảnh trái phép, lừa đảo công nghệ, tổ chức cá cược, cho vay nặng lãi qua internet…
Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam khá đa dạng về quốc tịch, mục đích và nghề nghiệp. Những nước có nhiều công dân đến Việt Nam nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan và Nga.
Theo số liệu thống kê Bộ Công an Việt Nam, trong các năm 2015 – 2018, công dân Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 14,8 triệu người, chiếm hơn 30% trong tổng số người nước ngoài đến Việt Nam.
****************************
Người dân Vườn rau Lộc Hưng gặp đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
RFA, 20/07/2023
Hôm 20/07/2023, hai nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ là ông Rustum Nyquist - Viên chức Chính trị và bà Lindsey Posmanick - Viên chức Ngoại giao thuộc Văn phòng Đông Á Thái Bình Dương - có cuộc gặp với bà con Vườn rau Lộc Hưng, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đã xảy ra vụ cưỡng chế, phá huỷ hơn 200 căn nhà của người dân vào năm 2019 gây phản đối gay gắt từ phía người dân.
Hai viên chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và một số bà con vườn rau Lộc Hưng chụp hình chung sau cuộc gặp, chiều 20/7/2023 - Hình do ông Cao Hà Trực gửi RFA
Trao đổi với RFA tối cùng ngày, ông Cao Hà Trực, một trong những người trong Ban đại diện cho dân oan Vườn rau Lộc Hưng cho biết, khoảng một năm trước, nhân Ngày tự do báo chí, ông có dịp gặp một số viên chức lãnh sự quán Hoa Kỳ. Ông có trình bày với họ tình trạng Vườn rau Lộc Hưng. Đó là lý do hôm nay họ đến nhà ông để tìm hiểu sự việc. Có 12 nạn nhân Vườn rau Lộc Hưng cùng tham dự buổi gặp gỡ. Ông Cao Hà Trực nói :
"Họ gặp chúng tôi từ lúc 3 giờ 20 đến 5 giờ 20 ngày 20/07/2023. Họ hỏi sự việc vườn rau Lộc Hưng và bà con có trình bày nguồn gốc vườn rau từ năm 1954 đến nay và sự kiện ngày 8/1/2019, chính quyền ngang nhiên vô đập phá mà không có một Quyết định nào hết. Phía chính quyền vẫn nói để bà con ra vô bình thường nhưng thực tế họ cho bốn chốt dân phòng canh gác không cho bà con vô khu vườn.
Phía nhân viên lãnh sự quán rất lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con vườn rau. Sau khi bà con trình hết, họ nói rằng, những gì họ nghe cho thấy đó là sự bất công đối với bà con. Họ nói rằng sẽ tiếp tục báo cáo cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và sẽ có buổi làm việc với chính quyền Việt Nam".
Vào các ngày 4 và 8/1/2019, chính quyền quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động lực lượng đến san ủi, cưỡng chế khoảng 200 căn nhà ở Vườn rau Lộc Hưng, bất chấp sự phản đối của người dân. Những người dân bị cưỡng chế cho biết đất của họ là từ đời cha ông (thời Pháp) để lại. Chính quyền thành phố nói việc cưỡng chế chỉ thực hiện với 112 nhà xây dựng trái phép từ ngày 1/1/2018 và khu đất vườn rau thuộc quyền quản lý của Nhà nước từ sau năm 1975.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng khẳng định họ có căn cứ pháp lý xác định khu đất vườn rau thuộc quyền sở hữu của họ từ năm 1954 đến nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã cố tình không cấp quyền sử dụng đất cho bà con với mục đích "cướp" hơn năm héc-ta đất.
Ông Trực cho biết, ông cùng một số bà con vườn rau đã hai lần ra Hà Nội đưa đơn yêu cầu thành lập đoàn thanh tra nhưng rồi đến nay vẫn chưa có kết quả. Ông và bà con cũng được hứa sẽ có cuộc họp với đại biểu Quốc hội ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến nay phía chính quyền vẫn lần lữa.
Ông Cao Hà Trực nói thêm về buổi gặp gỡ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/07/2023 :
"Họ hỏi bà con muốn nói gì nữa với họ, tôi nói rằng bà con ở đây chỉ mong muốn phía chính quyền phải thực hiện luật pháp Việt Nam. Việt Nam đã có cam kết và bang giao với Hoa Kỳ, và cũng ký rất nhiều công ước. Việt Nam cũng nhiều lần nỗ lực thay đổi luật pháp nhưng chỉ trên giấy tờ chứ thực tế họ không thực hiện. Bà con muốn Hoa Kỳ có tiếng nói với Chính phủ Việt Nam để thực thi những công ước quốc tế. Bà con nói rằng, bà con muốn chính quyền phải đối thoại với bà con vườn rau Lộc Hưng trên tinh thần xây dựng để bà con được hưởng quyền lợi chính đáng.
Họ nói rằng họ ghi nhận những ý kiến và nói thêm rằng, ngay họ cũng muốn Việt Nam và Hoa Kỳ có mối quan hệ bình thường qua việc đối thoại, nên họ cũng muốn Chính phủ Việt Nam đối thoại với bà con cho rõ ràng".
Đài Châu Á Tự Do đã liên hệ đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ đến thăm Vườn rau Lộc Hưng để xin phản ứng nhưng chưa nhận được trả lời.
Vụ cưỡng chế đất vườn rau Lộc Hưng đã gặp phải nhiều phản ứng ở trong nước và quốc tế. Một dân biểu Liên minh Châu Âu và Mỹ cũng đề cập đến vụ cưỡng chế này khi nói đến tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hồi năm 2019.
Vào tháng 9/2019, một phái đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã gặp gỡ các đại diện của cộng đồng Công giáo sinh sống ở Vườn rau Lộc Hưng nhằm tìm hiểu vụ việc.
************************
Đắk Lắk : Công an nói đã thu hồi hơn 4.500 loại vũ khí từ người dân sau vụ nổ súng chết người tháng trước
RFA, 20/07/2023
Công an tỉnh Đắk Lắk hôm 20/7 cho biết cơ quan này đã thu hồi được 4.576 vũ khí các loại từ người dân sau 40 ngày (từ ngày 12/6 đến 20/7) triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật.
Lãnh đạo Công an Đắk Lắk kiểm tra vũ khí thu hồi từ trong dân - Vũ Long/PLO
Việc phát động thu hồi vũ khí trong dân tại Đắk Lắk diễn ra ngay sau khi xảy ra vụ nổ súng hôm 11/6 tại trụ sở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kui, tỉnh Đắk Lắk - nơi có nhiều người Thượng bản địa sinh sống - khiến ít nhất chín người thiệt mạng bao gồm bốn công an, hai cán bộ xã và ba người dân.
Bộ Công an sau đó khởi tố vụ án "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm và tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh". Đã có hơn 90 người bị bắt giữ với cáo buộc tham gia vụ tấn công.
Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Quốc Hùng vào ngày 12/7 nói trước Quốc hội rằng vụ tấn công có sự chỉ đạo, tiếp tay của các thế lực thù địch nước ngoài.
Các tổ chức người Thượng tại nước ngoài được RFA phỏng vấn khẳng định họ không có liên quan gì đến vụ tấn công, đồng thời đã lên án việc sử dụng bạo lực.
Theo thông báo mới nhất từ Công an Đắk Lắk được truyền thông Nhà nước loan tải, trong 40 ngày phát động chiến dịch thu hồi vũ khí, các lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi được 4.576 vũ khí (gồm : 1.278 súng các loại, 2.666 viên đạn…), vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo ; 5,2 kg đạn chì ; 1,7kg thuốc nổ.
Thiếu tướng Lê Vinh Quy - Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk nói công an địa phương đã vận động người dân tự giao nộp vũ khí, thậm chí công an đã đem nhu yếu phẩm, lương thực đến để đổi lấy vũ khí của người dân.
Trong buổi báo cáo về chiến dịch hôm 20/7, ông Lê Vinh Quy cũng nhắc đến vụ tấn công hôm 11/6 đồng thời khẳng định hành vi tàng trữ vũ khí hết sức nguy hiểm, là nguyên nhân xảy ra những vụ việc giết người, cố ý gây thương tích. Ông cho biết, dù công an đã có nhiều đợt cao điểm vận động, thu hồi, nhưng tình hình tàng trữ, sử dụng, mua bán vũ khí ở địa bàn còn phức tạp.
Chính quyền quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh họp để lắng nghe ý kiến của người dân Vườn rau Lộc Hưng, nhưng sau đó ra kết luận nói khu đất trên do "nhà nước quản lý," khiến người dân cho rằng làm như vậy là "lừa đảo".
Các luật sư trong cuộc gặp giữa người dân Vườn rau Lộc Hưng và chính quyền ngày 18/8 - Fb Trịnh Vĩnh Phúc
Nhóm 72 hộ dân ở Vườn rau Lộc Hưng hôm 5/9 tiếp tục gửi đơn tố cáo và khiếu nại khẩn cấp gửi nhiều cơ quan trung ương và thành phố Hồ Chí Minh với đề nghị giải quyết các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của họ liên quan đến quyền sử dụng đất tại khu vực này cũng như bồi thường thiệt hại do việc cưỡng chế trái pháp luật của chính quyền quận Tân Bình gây ra đầu năm 2019.
Đơn được đưa ra sau khi UBND quận Tân Bình ra thông báo kết luận về kết quả cuộc họp với người dân ngày 18/8. Ông Cao Hà Trực, người đứng đầu nhóm 72 hộ dân ký vào đơn tố cáo, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA).
Qua điện thoại, ông Cao Hà Trực nói rằng việc chính quyền quận Tân Bình giải quyết hậu quả của vụ cưỡng chế đầu năm 2019 là không khách quan, và cấp quận cũng không có thẩm quyền giải quyết vụ này.
"Quận là một phía đã gây ra thiệt hại, tổn thất cho bà con. Bà con với tư cách là người bị hại đứng ra tố cáo chính quyền quận.
Do vậy, để giải quyết vấn đề này, ít nhất (phải là - PV) chính quyền thành phố hoặc cơ quan trung ương.
Cơ quan quận không thể vừa đánh trống vừa thổi còi, đập phá nhà người ta rồi đứng ra giải quyết thì không khách quan".
Ông nói về lý do mà nhóm hộ dân này đưa đơn tố cáo khẩn cấp :
"Nhóm luật sư sau cuộc họp ngày 18/8 với UBND quận Tân Bình đánh giá đây không phải là cuộc họp để giải quyết khiếu nại tố cáo, đây là cuộc họp lắng nghe ý kiến.
Nhưng sau đó họ (UBND quận-PV) ra một thông báo Vườn rau Lộc Hưng là đất do nhà nước quản lý do vậy nhóm luật sư cho rằng đây là cuộc họp lừa đảo, gây hoang mang cho bà con Vườn rau Lộc Hưng".
Trong đơn tố cáo khiếu nại khẩn cấp này, nhóm 72 hộ dân khẳng định khu đất Vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình là "khu đất được người dân sử dụng hợp pháp, lâu dài và không tranh chấp, căn cứ theo Luật đất đai người dân có đủ điều kiện để được hợp thức hóa, được cấp quyền sử dụng đất nhưng suốt hơn 20 năm bà con Vườn rau Lộc Hưng đi khiếu kiện bị chính quyền cản trở, không giải quyết yêu cầu hợp pháp chính đáng…".
Đơn cũng nhắc lại cuộc cưỡng chế ngày 4/1 và 8/1/2019 của chính quyền quận Tân Bình đối với khu đất Vườn rau Lộc Hưng là cuộc cưỡng chế kinh hoàng, tàn khốc, hoàn toàn trái pháp luật, gây ra hậu quả nguy hại vô cùng lớn đối với 124 hộ dân sống ở khu đất này.
Đơn cũng nói buổi họp tiếp công dân của chính quyền quận Tân Bình diễn ra vào sáng ngày 18/8 vừa qua không tuân thủ đúng quy định của Luật tiếp công dân, không giải quyết các yêu cầu khiếu nại hợp pháp và chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng cảm nhận bị chính quyền sử dụng thủ đoạn và lừa gạt, sử dụng sự kiện này để hợp thức hóa quy trình giải quyết khiếu nại, lấy đó làm cơ sở báo cáo lên lãnh đạo thành phố và Trung ương, cung cấp thông tin và hình ảnh cho báo, đài nhằm truyền thông định hướng dư luận.
Năm ngày sau cuộc gặp mặt ngày 18/8, UBND quận Tân Bình ra Thông báo số 258 nêu ý kiến kết luận của Chủ tịch quận với nội dung khẳng định phần đất Vườn rau Lộc Hưng thuộc diện nhà nước trực tiếp quản lý và tính hợp pháp của cuộc cưỡng chế đầu năm 2019.
Tuy nhiên, nhóm hộ dân này không đồng tình với nội dung của thông báo này trong nhiều vấn đề, trong đó có đề nghị xác định quyền sử dụng đất và đề nghị bồi thường về tài sản do bị cưỡng chế-đập phá đầu tháng 1/2019.
Trong đơn tố cáo, người dân Vườn rau Lộc Hưng cũng đề nghị Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện Dự án khu Vườn rau Lộc Hưng để sớm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hộ dân.
Họ yêu cầu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tiếp công dân đối với người dân Vườn rau Lộc Hưng về các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của họ.
Họ cũng yêu cầu chính quyền quận Tân Bình và Thành phố Hồ Chí Minh công khai văn bản, tài liệu pháp lý về dự án đang triển khai thực hiện tại khu đất Vườn rau Lộc Hưng, các tài liệu về giao đất, thu hồi đất, về văn bản bồi thường và hỗ trợ cho người dân khi thực hiện dự án.
Nguồn : RFA, 15/09/2022
RFA, 19/08/2022
Sáng 18/8, chính quyền quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân ở Vườn rau Lộc Hưng, một sự kiện được đánh giá là chính quyền bước đầu lắng nghe các nạn nhân. Tuy nhiên các câu trả lời lại không đáp ứng kỳ vọng của người dân.
Fb Trịnh Vĩnh Phúc
Theo người đại diện của nhóm các hộ dân thì đây có thể xem như là buổi đối thoại chính thức của chính quyền với người dân sau khi chính quyền đem máy xúc, máy ủi san bằng toàn bộ khu đất và nhà cửa của người dân Vườn rau Lộc Hưng ngay trước Tết Nguyên Đán 2019.
Chính quyền tỏ ra lắng nghe, nhưng trả lời không thuyết phục
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một trong năm luật sư đại diện cho 62 hộ dân thì người dân Vườn rau Lộc Hưng nêu ra ba mục tiêu chính : yêu cầu chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền quận Tân Bình, cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên và môi trường cần phải xác lập quyền sử dụng đất cho họ một cách chính thức hoặc ít ra cũng phải xác lập bằng văn bản quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân chứ không thể nói người dân lấn chiếm đất hay nói đó là đất công ; đền bù đất thoả đáng ; và bồi thường tài sản của họ khi bị cưỡng chế.Luật sư Phúc nói qua điện thoại như sau :
"Họ chất vấn chính quyền về hàng loạt vấn đề quan trọng, đặt ra câu hỏi vì sao các tố cáo yêu cầu xử lý của họ không được giải quyết, tài sản của họ bị thu giữ trong cưỡng chế đi về đâu, vì sao đất của họ đã sử dụng mấy mươi năm không được hợp thức hoá…
Phía chính quyền gần như là trả lời trong chừng mực. Họ cũng tỏ ra lắng nghe bà con thế nhưng khi trả lời thì họ cho rằng đất bà con sử dụng là đất công nhà nước quản lý và việc bà con sử dụng là bất hợp pháp. Họ không thừa nhận các yếu tố có thể tạo thành cơ sở pháp lý của người dân, thậm chí họ cho cuộc cưỡng chế là cần thiết và đúng pháp luật".
Ông Phúc cho biết, chính quyền hầu như phản bác ý kiến của người dân, trong khi giải trình của họ đưa ra không thuyết phục đối với người dân và cả luật sư.
Hai nhóm luật sư đại diện cho các người dân cũng "nêu ra những yếu tố pháp lý và việc sử dụng đất hợp pháp của người dân cũng như việc cưỡng chế trái pháp luật hoàn toàn", đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tôn trọng sự thật và làm việc với thái độ công tâm trong các buổi đối thoại trong tương lai.
Đại diện người dân Vườn rau Lộc Hưng tuyên bố cuộc họp không đáp ứng được mong đợi của người dân và họ sẽ không dừng lại mà sẽ khiếu kiện ở cấp cao hơn, tức là cấp thành phố và trung ương.
Đánh giá về cuộc đối thoại này, luật sư Phúc cho biết với nhiều người thì đây là một thành công :
"Thành công đối với người dân là vì cuối cùng sau gần bốn năm xảy ra cuộc cưỡng chế khốc liệt đó, nay người dân được cơ quan nhà nước đón tiếp để nghe ý kiến. Và quả tình như nội dung giấy mời thì họ muốn lắng nghe ý kiến trao đổi của người dân… Người dân có cơ hội nói gần như đầy đủ hết, họ trút ra bao nhiêu nỗi niềm, uất ức, nhận thức của họ về đất và cuộc cưỡng chế khốc liệt đầu năm 2019".
Còn ông Cao Hà Chánh, đại diện cho 50 hộ dân sử dụng đất Vườn rau Lộc Hưng từ trước đến nay (không tách thửa mua bán), đánh giá buổi đối thoại chỉ để dẫn dụ người dân nhận tiền nên ông không tham gia :
"Cái buổi này chỉ là thăm dò, buổi này đã dàn trận dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố để xem coi người dân bỏ qua việc xác nhận giá trị pháp lý để dụ người dân vào con đường lãnh tiền hỗ trợ tiền với giá 5-10 triệu gì đó. Chính vì vậy tôi không xuất hiện và tôi chỉ xuất hiện nếu có lãnh đạo thành phố tham dự".
Báo Thanh Niên Online dẫn lời ông Trương Tấn Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình, nói trong buổi đối thoại cho biết quận sẽ báo cáo UBND thành phố kết quả buổi tiếp công dân, và tiếp tục ghi nhận các ý kiến khác liên quan đến khu đất này.
Đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của quận thì sẽ chỉ đạo giải quyết theo quy định, nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố thì báo cáo UBND thành phố chỉ đạo giải quyết.
Vườn rau Lộc Hưng tồn tại gần 70 năm, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân.
Chính quyền quận Tân Bình cho rằng việc người dân sống ở nơi đây là bất hợp pháp và đưa người đến cưỡng chế vào ngày 4 và 8/01/2019.
Sau khi san phẳng hàng trăm ngôi nhà ở đây, chính quyền nói sẽ sử dụng đất này để xây dựng cụm trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. tuy nhiên, theo luật sư thì Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đều không hề biết khái niệm này và không trả lời được về kế hoạch này khi người dân hỏi.
Nhà hoạt động Dương Thị Tân bị câu lưu sau buổi đối thoại
Bà Dương Thị Tân, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là một người có đất ở Vườn rau Lộc Hưng bị thu hồi, bị an ninh thành phố câu lưu nhiều giờ từ trưa 18/8 cho đến tận chiều tối cùng ngày.
Nói với RFA, bà cho biết trong buổi sáng, khi tham dự cuộc đối thoại, lực lượng an ninh đã nhắm vào bà, coi bà như là đối tượng "chuyên kích động gây rối".
Trong hội trường của cuộc đối thoại, lực lượng an ninh đã định buộc bà phải rời đi, tuy nhiên, ý định của họ gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân khác nên họ đành để bà ngồi lại trong sự giám sát chặt.
Sau khi buổi đối thoại kết thúc vào lúc 12 giờ 30, bà Tân định đi cùng xe máy với luật sư Nguyễn Văn Miếng về nhà, tuy nhiên, do mũ bảo hiểm ở xe của luật sư bị mất một cách đáng ngờ nên bà phải đi theo ôtô của người dân Vườn rau Lộc Hưng để ra về. Tới nhà, bà bị một nhóm tám an ninh theo sát và buộc bà phải đi theo họ về phường.
"Chị về đến nhà, leo lên được một tầng lầu thì bị lôi đi. Chẳng có giấy mời, chẳng có gì cả. Lôi từ cửa nhà chị đi. (Họ là- PV) an ninh thành phố, bọn hồi xưa hay canh chị nên chị biết tên chúng và gọi tên chúng ra".
Bà kể bà bị họ ấn lên xe công an rồi xe chạy vòng vèo tới một đồn công an nào đó. Tại đây, họ mượn một phòng đưa bà vào rồi hỏi chuyện linh tinh. Khoảng hơn một giờ sau, tức là lúc 2 giờ chiều, nhóm an ninh này lại buộc bà lên xe đi tiếp và lần này tới trụ sở của công an phường 13, quận 3.
Trong một phòng làm việc, công an dùng vũ lực lấy túi xách và điện thoại của bà, lấy toàn bộ giấy tờ bao gồm Chứng minh Nhân dân, thẻ ATM, thẻ ngân hàng… bày ra bàn rồi chụp hình. Họ còn viết tên tuổi, nơi cư trú của bà ra một tờ giấy khổ to, sau đó bảo bà bỏ khẩu trang, cầm tờ giấy để họ chụp hình. Khi bị từ chối thì họ tự cầm tờ giấy này giơ qua đầu bà rồi chụp hình.
Sau đó họ tra hỏi bà về việc tham dự cuộc đối thoại ban sáng và cả việc bà tham gia chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng hoà…
Cuối cùng, hơn 7 giờ 30 họ mới đưa bà về nhà sau khi đã làm biên bản mà không có chữ ký của bà, một người thường tham gia hỗ trợ gia đình tù nhân lương tâm và những người yếu thế trong xã hội.
Bà Tân cho RFA biết hôm nay một số nhân viên an ninh vẫn canh gác ở cổng nhà bà và theo sát mỗi khi bà ra ngoài.
**********************
Quận Tân Bình đối thoại với người dân 'vườn rau Lộc Hưng', giải đáp 4 nội dung
Sỹ Đông, Thanh Niên online, 18/08/2022
Chính quyền quận Tân Bình (Thành phố Hồ Chí Minh) đã lắng nghe và giải đáp các vấn đề mà người dân quan tâm liên quan đến khu đất 'vườn rau Lộc Hưng' như nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, chính sách hỗ trợ cũng như xây dựng trường học.
Chiều 18/8, ông Trương Tấn Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sáng cùng ngày, quận đã tổ chức tiếp công dân liên quan đến khu đất công trình công cộng phường 6, trước đây thường gọi là "vườn rau Lộc Hưng".
Buổi tiếp công dân này thực hiện theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhằm lắng nghe và trao đổi các vấn đề mà người dân quan tâm.
Có 94 công dân và 5 luật sư trợ giúp pháp lý tham dự, tập trung vào 4 nội dung chính, bao gồm : đề nghị giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phản ánh việc cưỡng chế công trình xây dựng là trái pháp luật ; đề nghị được bồi thường thỏa đáng nếu thực hiện dự án ; đề nghị công khai trình tự thủ tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Ông Trương Tấn Sơn, Phó chủ tịch UBND Q.Tân Bình thông tin về kết quả buổi tiếp công dân liên quan khu đất vườn rau Lộc Hưng - Ảnh Thành Nhân
Ông Sơn cho biết quận sẽ báo cáo UBND Thành phố Hồ Chí Minh kết quả buổi tiếp công dân, và tiếp tục ghi nhận các ý kiến khác liên quan đến khu đất này. Đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của quận thì sẽ chỉ đạo giải quyết theo quy định, nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố thì báo cáo UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo giải quyết.
UBND quận Tân Bình giải đáp 4 nội dung chính
Về kết quả cụ thể, đối với nội dung đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND quận Tân Bình cho biết phần đất khu vườn rau tại bãi anten Chí Hòa (phường 6, quận Tân Bình) là đất chuyên dùng, trước đây chính quyền Pháp thuộc sử dụng làm bãi anten cho đài phát tín. Sau đó, Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn cùng đứng bộ. Tiếp đến, Nha giám đốc Viễn thông (chế độ Sài Gòn) tiếp tục quản lý sử dụng.
Đại diện người dân bị ảnh hưởng nêu các vấn đề liên quan đến khu đất – CTV
Đến năm 1955, trưởng trạm phát tín cho phép những người cư trú giáp phía Tây khu đất này được canh tác dưới cột anten vào ban ngày nhưng phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn.
Đến năm 1967, khu đất này được nhập vào khu vực điền thổ Sài Gòn - Hòa Hưng, thuộc thẩm quyền của Ty Điền địa Sài Gòn.
Sau ngày 30/4/1975, nhà nước trực tiếp quản lý khu đất này và sau đó giao cho Trung tâm Viễn thông 3 thuộc Tổng cục Bưu điện quản lý, sử dụng phục vụ cho công tác thông tin liên lạc. Năm 1985, UBND Thành phố Hồ Chí Minh chuyển giao khu đất này thành tài sản cố định của Trung tâm Viễn thông 3. Đến năm 1987, Tổng cục Bưu điện giao khu đất này cho Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.
Với lịch sử khu đất như trên, UBND quận Tân Bình khẳng định phần đất chuyên dùng này thuộc diện nhà nước trực tiếp quản lý và điều phối sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Việc một số hộ gia đình, cá nhân tận dụng diện tích đất trống giữa các cột anten để khai thác trồng rau màu là không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ xác nhận quá trình sử dụng đất và xem xét hỗ trợ nếu không có tranh chấp.
Ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND quận Tân Bình trao đổi với người dân về dự án trường học trên khu đất vườn rau Lộc Hưng – CTV
Đối với đề nghị bồi thường về tài sản, nhà cửa do bị cưỡng chế, UBND quận Tân Bình viện dẫn luật Nhà ở và luật Xây dựng quy định phải xử lý nếu xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, phải buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, nếu không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế.
UBND quận Tân Bình xác định việc các hộ dân tự xây dựng nhà ở trên khu đất do nhà nước trực tiếp quản lý mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là đã vi phạm pháp luật. Do đó, việc chính quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ đối với công trình xây dựng bất hợp pháp trên khu đất này là cần thiết và đúng pháp luật.
Đối với đề nghị được bồi thường thỏa đáng nếu thực hiện dự án, UBND quận Tân Bình cho biết vào tháng 1/2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý phương án giá đất để tính hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong dự án là 7.055.000 đồng/m2.
Ngoài ra, UBND quận Tân Bình có chính sách hỗ trợ thêm như : hỗ trợ canh tác hoa màu là từ 4-6 triệu đồng/tháng/hộ gia đình ; và tùy từng trường hợp cụ thể xem xét hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân có nhu cầu ; xem xét hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội.
Đối với đề nghị dự án nào trên khu đất này cũng phải thực hiện đúng quy định, UBND quận Tân Bình cho biết Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều nghị quyết cho chủ trương để đầu tư xây dựng Dự án xây dựng cụm trường học công lập đạt chuẩn quốc gia tại khu đất này.
Theo đó, dự án có 5 dự án thành phần, gồm: hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng mới Trường Mầm non Sơn Ca, xây dựng mới Trường Tiểu học Hùng Vương, xây dựng mới Trường Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi, xây dựng hạ tầng giao thông khu cụm trường học đạt chuẩn quốc gia.
Cuối tháng 2/2022, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định bố trí vốn ngân sách của thành phố để thực hiện dự án này. UBND quận Tân Bình đang thực hiện các thủ tục pháp lý để triển khai đầu tư xây dựng dự án.
Sỹ Đông
Bà con Lộc Hưng đón Tết Tân Sửu
Đài RFA liên lạc với một số người dân ở Vườn rau Lộc Hưng trong những ngày giáp Tết Tân Sửu và được nghe nỗi niềm của họ rằng hai năm qua, những ngày Tết cổ truyền là một nỗi ám ảnh đến kinh hoàng trong từng tâm trí của bà con từ người già cho đến người trẻ tuổi.
Quang cảnh vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế trong những ngày giáp Tết Kỷ Hợi. Courtesy of Vườn Rau Lộc Hưng Pháp Lý
Ngày Tết Nguyên đán là thời gian mỗi gia đình người Việt, trong đó bà con Vườn rau Lộc Hưng nhắc nhở nhau về truyền thống gia đình. Chắc chắn rằng các thế hệ trong từng ngôi nhà tại Vườn rau Lộc Hưng sẽ ôn đi ôn lại và truyền từ đời này sang đời khác về những ngày đầu tổ tiên của họ đã di cư từ Bắc vào Nam và lập nên cái vườn rau Lộc Hưng giữa đất Sài Gòn như thế nào.
Thế nhưng, kể từ Tết Kỷ Hợi năm 2019, hàng chục gia đình tại Vườn rau Lộc Hưng không còn được hưởng những cái tết sum vầy, ấm cúng nữa. Thậm chí, cứ mỗi thời điểm giao mùa, từng người một trong cộng đồng cư dân Vườn rau Lộc Hưng phải san sẻ nỗi ám ảnh cùng những tháng ngày cơ cực nhân dịp đầu xuân, năm mới.
"Việc họ cưỡng chế thì lúc đó các lực lượng hơn 1.000 quân rất hung hăng. Họ dùng toàn người phụ nữ xã hội, giang hồ đánh đập các phụ nữ ở Vườn rau Lộc Hưng ra ngăn cản như kẻ thù. Còn tất cả an ninh cùng lực lượng xã hội trà trộn mà không ai đeo bảng tên, ngoại trừ một số mặc sắc phục. Nói tóm lại là ở trên cấp trên chỉ đạo ngầm thì họ cưỡng chế, chà đạp lên pháp luật, coi thường pháp luật. Không có biên bản và không có bất cứ quyết định nào hết. Họ chỉ đạo và tàn sát bà con Lộc Hưng luôn".
Ông Cao Hà Chánh cho RFA biết những lời ông nói vừa rồi là nội dung được bà con Vườn rau Lộc Hưng kể cho nhau nghe hồi Tết Kỷ Hợi, Tết Canh Tý và trong Tết Tân Sửu này. Và ký ức Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế, giải tỏa trắng sẽ mãi được hồi tưởng trong nhiều cái tết về sau nữa.
Ông Cao Hà Chánh, thuộc trong Ban Đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng cho biết thêm về cuộc sống của người dân Lộc Hưng sau khi bị cưỡng chế hồi đầu tháng 1 năm 2019, tức những ngày giáp Tết Kỷ Hợi.
"Tình hình chung của bà con thì lúc bị (chính quyền) đập phá là bà con được cha mẹ để lại đều vay mượn hết. Họ vay mượn để cố gắng xây nhà cửa cho mình ở hoặc dư thì cho thuê. Khi bị đập trắng hết rồi thì bà con thiếu nợ chưa trả được, mà bây giờ cũng không có nguồn sống luôn. Các chị em còn trẻ thì đi làm thuê, làm mướn như làm công việc dọn dẹp…Đại loại là đi làm công hết. Đặc biệt những người lớn tuổi ở Vườn rau Lộc Hưng thì một số đã mất và một số người già, không có điều kiện sức khỏe để đi làm kiếm thêm thu nhập".
Không những thế, nhiều người dân ở Lộc Hưng còn phải chịu cảnh sống trong bệnh tật.
"Vì họ (chính quyền) không làm hệ thống cống và nước thải của bốn-năm ngàn hộ xung quanh đổ xuống hết khu vực Vườn rau Lộc Hưng. Chính vì vậy mà ba của của tôi bị ung thư. Vợ tôi cũng bị bệnh ung thư và mất do bệnh ung thư này. Rất nhiều người bị bệnh ung thư chết. Còn những người không chết thì bị bệnh nặng và bệnh nan y".
Ông Cao Hà Chánh tâm tình rằng trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cuộc sống của bà con Vườn rau Lộc Hưng càng hết sức khó khăn. Hầu như không ai trong số họ nhận được sự hỗ trợ nào trong dịch bệnh từ chính quyền, huống hồ chi nghĩ đến họ đón tết như thế nào.
Bà Mùi, một cư dân ở Vườn rau Lộc Hưng chia sẻ với RFA :
"Tôi với bà con bị mất mát hết tài sản, tất cả dành dụm được nhờ vào mấy chục năm bán từng bó rau muống. Bây giờ chúng tôi rât là khó khăn. Những người già chúng tôi, 75 tuổi rồi thì ai mà mướn nữa. Đi làm không được mà cũng không làm gì được. Nói chung là chủ yếu tất cả bà con trong hai năm qua khó khăn lắm. Có những người không có nhà phải đi thuê sáu đến bảy triệu đồng/tháng. Cho nên cuộc sống khổ lắm".
Chị Hồng, một người con dâu trong gia đình ở Vườn rau Lộc Hưng, bộc bạch với chúng tôi.
"Đất của mẹ tôi canh tác từ năm 1954. Đến khi già thì mẹ chia cho con cái mỗi người một miếng đất. Kinh tế của tôi thì cũng đủ sống thôi. Đến khi mẹ cho đất thì tính sẽ có thêm nguồn cho thoải mái một chút. Tôi tính toán mượn tiền ngân hàng để làm nhà cho thuê. Từ khi xây nhà cho đến khi bị cưỡng chế, đập nhà, đập cửa thì mới được 8 tháng thôi. Đến bây giờ đã hai năm qua rồi thì tôi phải đóng tiền ngân hàng và càng khó khăn hơn nữa".
Sự khó khăn của chị Hồng là mất nhà cửa, không kiếm ra tiền mà không những gánh nợ nần ngân hàng chồng chất và còn tiền thuốc thang cho chồng bị bệnh tật.
Những nồi bánh chưng đầu tiên chuẩn bị cho Tết Tân Sửu của bà con Lộc Hưng. Hình chụp tối hôm 8/2/2021. Courtesy of Vườn Rau Lộc Hưng Pháp Lý
Theo đuổi quá trình pháp lý trong hai năm qua
Hoàn cảnh tuy có khác nhau, nhưng bà con ở Vườn rau Lộc Hưng cùng đồng lòng theo đuổi quá trình đi đòi công lý cho họ.
Suốt hai năm qua, bà con Lộc Hưng cùng với các luật sư đại diện pháp lý của họ đã ba, bốn lần ra Hà Nội, đến văn phòng Ban Tiếp dân. Kết quả đạt được là văn phòng này đã ban hành nhiều văn bản đề nghị Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp nhận và phải giải quyết, báo cáo về vụ việc cưỡng chế ở Vườn rau lộc Hưng.
Thế nhưng, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cứ im lặng và không nhận đơn khiếu nại, cũng như không tiếp xúc với bà con Lộc Hưng một lần nào.
Trong những ngày giáp Tết Tân Sửu, Ban Đại diện bà con Lộc Hưng đến chúc tết luật sư Trần Hồng Phong, một trong những luật sư đại diện pháp lý cho họ, và được ông khẳng định rằng về mặt nguyên tắc, theo quy định thì bà con Lộc Hưng là những người sử dụng đất có nguồn gốc vừa lương thiện vừa hợp pháp. Và đặc biệt là có đủ điều kiện để được xem xét cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định trong Luật Đất đai 1993.
Trong buổi gặp gỡ đó, luật sư Trần Hồng Phong chia sẻ và chúng tôi xin được trích lời ông nói :
"Theo tôi thấy có một tài liệu năm 2006 thì Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Đua đã làm việc với bà con Lộc Hưng. Và tại Bản thông báo ngày 15/11/2006, nói rất rõ lý do chính quyền chưa cấp sổ đỏ cho bà con Lộc Hưng bởi vì đã cấp cho Công ty Sài Thành để làm dự án. Nhưng sau đó, Công ty Sài Thành đã không đền bù cho bà con và cũng đã hủy dự án. Điều này có nghĩa là phải tiếp tục xem xét và cấp sổ đỏ cho người dân. Và tại thông báo này thì chính Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Đua đã chỉ đạo cho Sở tài nguyên-Môi trường phải khảo sát lại, tìm hiểu, đánh giá thực tế sử dụng đất, nguồn gốc đất và phải xém xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật".
Luật sư Trần Hồng Phong nhấn mạnh rằng Sở Tài nguyên-Môi trường đã không thực hiện theo đúng yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ cũng như không làm theo quy định của pháp luật.
"Tuy nhiên, rất đáng tiếc là Sở Tài nguyên-Môi trường đã không thực hiện đúng theo chỉ đọa của ông Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Đua, cũng như quy định đất đai mà người ta lại (tôi có thể dùng cái từ để nói rằng) ‘bịa đặt’ ra nội dung là bà con lấn chiếm đất công và điều đó không đúng với thực tế".
Qua lời dặn dò với Ban Đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng, luật sư Trần Hồng Phong bày tỏ :
"Tôi muốn nói rằng bà con Lộc Hưng đã đi một chặng đường dài và trong bối cảnh coi như là đã có những bước tiến về mặt pháp lý. Tức là, Bộ Tài nguyên-Môi trường đã có văn bản trả lời rằng việc Sở Tài nguyên-Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh lấy một văn bản của Bộ Tài nguyên-Môi trường để từ chối cấp sổ đỏ cho người dân Lộc Hưng là không đúng. Tôi hy vọng rằng trong khóa nhiệm kỳ mới của chính quyền thì vụ việc của bà con Lộc Hưng có thể sẽ có những bước tiến triển. Người ta sẽ xem xét và giải quyết. Tôi muốn nhắc lại bà con Lộc Hưng đang đấu tranh theo con đường bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Tôi nhấn mạnh là ‘hợp pháp’ ; trong đó bà con thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và bà con nên làm đúng theo quy định pháp luật".
Ông Cao Hà Chánh chia sẻ với RFA rằng Ban Đại diện bà con Lộc Hưng cũng đã đi đến gặp các nhà hảo tâm và những người thương bà con Lộc Hưng để xin được ít tiền nấu bánh chưng đón Tết Tân Sửu.
"Đón tết thì thứ nhất là bà con tổ chức nấu bánh chưng. Và sau khi đón giao thừa ở Đài Đức Mẹ thì tất cả bà con, anh-chị-em sẽ ngồi lại để cùng nhau ăn một bữa gắn bó hơn, thắm thiết hơn trong những giây phút đầu xuân".
Một vài người dân Lộc Hưng như bà Mùi, chị Hồng nói với RFA rằng tại bữa ăn đón giao thừa năm mới Tân Sửu, bà con Vườn rau Lộc Hưng cùng thành tâm nguyện cầu và mong ước chính quyền nghĩ đến chuyện đất đai của người dân Lộc Hưng phải có sự thật và công lý rõ ràng. Họ trông mong làm sao chính quyền trong năm mới tiếp xúc với bà con Lộc Hưng và có hướng gỉai quyết cho bà con cũng như bù đắp những mất mát, thiệt thòi cho họ.
"Bà con Lộc Hưng sang năm mới Tân Sửu này rất mong Chính phủ cùng tất cả các cấp lãnh đạo ra mặt đối thoại với người dân, để làm sao cho đúng luật của Nhà nước ban hành bởi vì đất đai của chúng tôi có giấy tờ đầy đủ".
Trưởng ban Tiếp công dân gặp 70 người dân Vườn rau Lộc Hưng (RFA, 16/12/2019)
Sáng ngày 16/12/2019, Trưởng ban Tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ Nguyễn Hồng Điệp có buổi gặp gỡ với khoảng 70 người dân Vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh sau vụ việc mới nhất là hang đá mừng Giáng sinh do người dân dựng nên tại đây 2 lần bị chính quyền phá bỏ.
Khu đất Vườn Rau Lộc Hưng tại Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh sau khi bị cưỡng chế vào ngày 4 và 8/1/2019. Courtesy of Citizen
Ông Nguyễn Hồng Minh, một người thuộc ban đại diện người dân khu vực này, cho Đài Á Châu Tự Do biết về cuộc họp như sau :
"Người dân thì trình bày hết những tâm tư nguyện vọng cho ông Điệp. Thực tế thì khi cho vào trong phòng họp riêng chỉ khoảng 13 người, khi khi trình bày ý kiến thì chỉ có 5 người nêu ý kiến được thôi bởi vì khoảng thời gian không cho phép".
Cũng trong sáng nay, trên 100 người dân ký vào đơn kêu cứu và kiến nghị gửi Ban tiếp công dân Thanh tra Chính phủ qua đó kiến nghị cơ quan này thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra quá trình quản lý và sử dụng đất tại khu đất Vườn rau Lộc Hưng - Phường 6, Quận Tân Bình.
Đồng thời người dân tiếp tục yêu cầu lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sớm tiếp xúc, đối thoại và giải quyết những nội dung tố cáo, khiếu nại và kiến nghị của người dân.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hồng Minh, Trưởng ban tiếp công dân Nguyễn Hồng Điệp không hứa hẹn gì với người dân mà chỉ cho biết sẽ tiếp tục làm việc với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh để tiếp xúc giải quyết vụ việc với người dân.
Như chúng tôi đã thông tin, hôm 8/12/2019, chính quyền Phường 6 quận Tân Bình đem lực lượng gồm hơn 100 người đến phá dỡ hang đá Giáng sinh mà người dân Vườn rau Lộc Hưng dựng lên ngay khu đất mà người dân năm nào cũng giăng đèn, kết hoa mừng lễ Noel.
Chính quyền Phường 6 sau đó quy kết cho rằng, người dân lợi dụng việc dựng hang đá thể hiện lòng kính Chúa nhân dịp Giáng sinh để với "âm mưu là để tái chiếm dụng đất trái pháp luật".
*****************
Hơn 35.000 người Hà Tĩnh lao động chui ở nước ngoài (RFA, 16/12/2019)
Toàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 68.000 người làm việc tại nước ngoài, trong đó hơn 35.000 người lao động chui.
Một người lao động Việt Nam (giữa) đi Hà Quốc tại sân bay Nội Bài hôm 5/11/2007 - AFP - Hình minh họa.
Báo Infonet loan tin ngày 15/12, trích lời ông Nguyễn Trí Lạc – Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh phát biểu trong phiên chất vấn kỳ họp thứ 12 của Hội đồng Nhân dân tỉnh này diễn ra cùng ngày.
Theo đó, gần 68.000 người lao động Hà Tĩnh đang làm việc tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ thế giới với số ngoại tệ gửi về nước trên 4.500 tỉ đồng/năm.
Tuy nhiên tình trạng người lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng, và hết hạn hợp đồng không về nước đang ở mức đáng lo ngại. Cụ thể, trong số 35.000 lao động chui chỉ có khoảng 5.000 người lao động vi phạm hợp đồng và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài, còn lại là những người di cư tự do và không có giấy phép lao động.
Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh cho biết riêng tại Hàn Quốc, người lao động vi phạm pháp luật, bỏ trốn khỏi nơi làm việc và lao động hết hạn hợp đồng không về luôn đứng đầu cả nước.
Nhiều đại biểu đưa ra câu hỏi vậy liệu Sở đã xử phạt được bao nhiêu trường hợp bỏ trốn và có hay không các đường dây đưa người đi lao động chui ?
Ông Nguyễn Trí Lạc cho rằng người lao động bỏ ra ngoài làm việc do thu nhập cao, trung bình 70-80 triệu mỗi tháng. Bên cạnh đó, còn do các nước sở tại có lao động bỏ ra ngoài cũng không kiểm soát.
Điển hình như những chương trình đưa lao động sang Hàn Quốc, người dân phải đóng 100 triệu tiền cọc nhưng lương mỗi tháng lại quá cao nên không đủ để buộc lao động về nước.
****************
Việt Nam gia hạn miễn thị thực cho công dân 8 quốc gia đến hết năm 2020 (RFA, 16/12/2019)
Việt Nam vừa ra quyết định gia hạn miễn thị thực cho công dân của 8 quốc gia khi nhập cảnh vào nước này đến hết ngày 31/12/2022.
Khách du lịch nước ngoài ngồi xích lô tham quan nội thành Hà Nội. Hình chụp ngày 16/07/14. AFP - Ảnh minh họa.
Tin cho biết công dân của 8 nước được gia hạn miễn thị thực đến hết năm 2022 bao gồm Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và Cộng hòa Belarus. Công dân của 8 nước này được gia hạn miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam không quá 15 ngày, không phân biệt loại hộ chiếu hay mục đích nhập cảnh vào Việt Nam.
Quyết định gia hạn miễn thị thực vừa ban hành của Chính phủ Việt Nam được nói là nhằm đáp ứng tạo điều kiện thông thoáng hơn cho công dân của 8 quốc gia mà có số lượng du khách vào Việt Nam trong năm 2018 đông nhất, lưu trú dài nhiều ngày, tăng trưởng ổn định và chi tiêu cao.
Quyết định này của Chính phủ Việt Nam cũng nhằm mục đích giữ vững tốc độ tăng trưởng và mục tiêu hàng năm của ngành du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam trong tháng 11 cũng vừa thông qua việc miễn thị thực thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài khi vào khu linh tế ven biển của Việt Nam trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020.
Trong thời gian góp ý cho dự thảo luật vừa nêu, một số đại biểu quốc hội đề nghị không miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển vì quan ngại sẽ có thể ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
Giải quyết vụ Vườn rau Lộc Hưng tưởng đã xong, nào ngờ chính quyền quận Tân Bình hôm 3/12 lại đưa hàng trăm người tới khu đất mà bà con ở đây nói là thuộc sở hữu của họ để ‘cắt cỏ' và thay đổi bảng dự án.
Một khế ước thuê ruộng trước năm 1975 của người dân canh tác ở vườn rau Lộc Hưng (FB Hai Van Nguyen)
Như vậy là gần một năm sau khi nhà cầm quyền thực hiện việc mà họ gọi là "giải tỏa các công trình trái phép" ở Vườn rau Lộc Hưng, chính quyền quận Tân Bình hôm 3/12 lại đưa hàng trăm người tới khu đất mà bà con ở đây nói là thuộc sở hữu của họ để ‘cắt cỏ' và thay đổi bảng dự án.
I. Diễn tiến sự việc
Một người dân của khu Vườn rau Lộc Hưng bị mất đất, anh Cao Hà Trực, nói với VOA hôm 4/12 rằng "Từ 6 giờ rưỡi, (nhà cầm quyền) đã huy động lực lượng và 7 giờ rưỡi họ thực hiện việc họ nói là cắt cỏ", anh Trực nói. "Họ nói họ cắt cỏ nhưng trên thực tế họ đưa một lực lượng gần 300 người tới để thay bảng quy hoạch – trước đây là ‘trường học đạt chuẩn quốc gia' thì nay là ‘trường học'. (Điều đó) có nghĩa là họ thay dự án của cụm trường học đó".
Đây là lần thứ 5 chính quyền địa phương thay đổi dự án mà người dân Vườn rau Lộc Hưng gọi là các dự án "ma". Khu đất đầy tranh chấp này ban đầu được quy hoạch cho ngành bưu điện vào năm 2001, theo anh Trực, nhưng sau đó đổi thành xây bệnh viện trước khi được dự kiến xây chung cư cao tầng rồi xây trường học trong những năm tiếp theo….
Như vậy là việc tranh chấp đất đai của bà con ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng và chính quyền địa phương đã diễn ra nhiều năm qua và vụ việc lên đến đỉnh điểm khi chính quyền quận Tân Bình đưa khoảng một ngàn người tới "giải tỏa" khu vườn trong hai ngày 4 và 8 tháng 1 năm nay. Sự thể này đã làm tan cửa nát nhà, đưa hàng trăm gia đình vào cảnh khốn cùng, bị công luận trong và ngoài nước lên án như là việc làm bất nhân, vô đạo. Bởi vì nhà cầm quyền Tân Bình đã cưỡng chế vào những ngày giáp Tết Âm Lịch có tính thiệng liêng đối với dân Việt Nam. Nay cũng gần đến ngày gần Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, ngày 3/12/2019 vừa qua lại huy động lực lượng gần 300 người đến khu Vườn rau Lộc Hưng bị giải tỏa gần một năm qua để "cắt cỏ" và thay đổi bảng hiệu "quy hoạch".Người ta tự hỏi nhà cầm quyền Tân Bình đang toán tính gì đây ? Trong khi các nạn nhân bị cướp đất phá nhà trái phép ở Vườn rau Lộc Hưng đã và đang chờ đợi chính quyền Trung ương cứu xét, giải quyết thỏa đáng.
II. Chờ đợi và hy vọng chính quyền trung ương giải quyết thỏa đáng
Thật vậy, nạn nhân đang kiên nhẫn chớ đợi và nuôi nhiều hy vọng "Đèn trời soi xét" khi thấy có những dấu hiệu đáng mừng cho người dân Vườn rau Lộc Hưng (Vườn rau Lộc Hưng) được tìm thấy trong bản tường trình của Luật sư Trần Hồng Phong Eco Law, do một luật sư hổ trợ pháp lý cho Vườn rau Lộc Hưng gửi cho chúng tôi, cũng đã được phổ biến rộng rãi trên FB. Nội dung bản tường trình ghi lại diễn tiến cuộc họp sáng ngày 27/6/2019 tại phòng họp Bộ Tài nguyên Môi trường (Tài nguyên và môi trường), Hà Nội ; để xem xét và giải quyết khiếu tố của người dân Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế trái pháp luật.
Đáng mừng vì theo lời một luật sư thiện nguyện hổ trợ pháp lý cho người dân Vườn rau Lộc Hưng cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu yêu cầu Ủy Ban Nhân dân TP.HCM phải giải trình về Vườn rau Lộc Hưng và Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm tham mưu cho Chính Phủ.....Vì vậy, cuộc họp giữa "Nhóm luật sư Vườn rau Lộc Hưng và bà con Vườn rau Lộc Hưng làm việc với Bộ Tài nguyên Môi trường" đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng và sự hiện diện của Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và môi trường.
Nội dung bản tường trình thế nào và người dân Vườn rau Lộc Hưng đánh giá dấu hiệu đáng mừng ra sao ? Người dân Vườn rau Lộc Hưng thực sự muốn gì ?
1. Nội dưng bản tường trình thế nào ?
Để bạn đọc biết diễn tiến cuộc họp sáng ngày 27/6/2019 tại phòng họp Bộ Tài nguyên Môi trường (Tài nguyên và môi trường), Hà Nội…như thế nào, chúng tôi mạn phép tác giả đăng lai toàn văn bản tường trình như sau :
" Sáng nay 27/6/2019, đại diện bà con #Vườn rau Lộc Hưng gồm anh Cao Hà Chánh, anh Cao Hà Trực, chị Trần Minh Thi cùng Luật sư Trần Hồng Phong và Luật sư Đặng Dũng làm việc với Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường.
Phía lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, ông Lê Quốc Trung - Chánh thanh tra, cùng lãnh đạo Tổng cục địa chính và các ban, tổng cộng 7 người.
Ông Trung cho biết theo kế hoạch Bộ trưởng sẽ tiếp đoàn nhưng do bận tham dự G20 nên không có mặt. Tuy nhiên Bộ cử đầy đủ thành phần tham dự buổi làm việc tiếp đoàn bà con Vườn rau Lộc Hưng và nhóm luật sư.
Chúng tôi khá bất ngờ khi thấy thành phần dự họp của Bộ khá đông với sự tham gia của nhiều cục nghiệp vụ. Quá trình làm việc thể hiện sự trọng thị, lịch sự, lắng nghe ý kiến trình bày của đoàn.
Mục đích chính của buổi làm việc này, về phía người dân là yêu cầu Bộ Tài nguyên và môi trường làm rõ giá trị pháp lý của văn bản do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ ký năm 2006. Vì chính do văn bản này mà chính quyền địa phương đã không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.
Mở đầu, Chánh thanh tra Lê Quốc Trung cho biết vụ việc Vườn rau Lộc Hưng đã được Thủ tướng quan tâm, trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Vừa qua Thủ tướng tổ chức cuộc họp về vụ việc, Bộ Tài nguyên và môi trường có tham gia. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có báo cáo mới nhất, tuy nhiên là văn bản mật nên không thể công bố. Bộ Tài nguyên và môi trường trong chức năng của mình sẽ có ý kiến giúp Thủ tướng về mặt chuyên môn.
Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết đã xem đơn và hồ sơ do bà con gửi, liên quan đến việc làm rõ giá trị pháp lý của văn bản số 5201 năm 2006 do Thứ trưởng Đặng Hùng Võ ký. Bộ đề nghị bà con cho biết có bổ sung thêm vấn đề nào không ?
Anh Chánh đại diện bà con trình bày về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, nỗi thống khổ, khó khăn của người dân do hậu quả của đợt cưỡng chế kinh hoàng ngày 4-8/1/2019, hủy hoại 503 căn nhà, người dân bị đuổi ra khỏi mảnh đất của mình. Anh cho biết chính quyền không cho đăng ký sử dụng đất, không giải quyết khiếu nại của người dân suốt hơn 20 năm qua.
Anh Trực trình bày thêm, tự tay đưa bản vẽ tờ bản đồ khổ lớn khu đất Vườn rau Lộc Hưng cho Bộ. Anh nêu rõ cùng nguồn gốc đất như nhau, năm 2002 những căn nhà khu rìa Vườn rau đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà, khu vực do Bưu điện chiếm làm nhà cho cán bộ nhân viên cũng đã được rào riêng, cấp giấy - thì tại sao phần đất Vườn rau Lộc Hưng không được cấp ?!
Anh Trực còn cung cấp thông tin gây choáng là năm 2006, khi ông Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh xuống làm việc có đưa ra quyết định thu hồi khu đất C30 không phải là Vườn rau Lộc Hưng nhưng lại nói là quyết định thu hồi Vườn rau Lộc Hưng. Việc này là do Thành phố Hồ Chí Minh nhầm lẫn, hay cố tình đánh lận để cướp đất của người dân ? Trong lúc trình bày anh Trực bật khóc vì uất ức, tủi phận cho người dân vườn rau.
Chị Thi tấm tức cho rằng việc Đoàn cưỡng chế chính quyền tàn phá nhà cửa của người dân ngay ngày tết là vô nhân đạo, tàn ác. Tại sao họ nói không cưỡng chế thu hồi đất, mà đến nay vẫn ngăn cản không cho người dân vào đất của mình ? Hãy để chúng tôi nói, chúng tôi có nhu cầu và nguyện vọng nói vì lâu nay không ai nghe người dân nói, chính quyền thì né tránh đối thoại...
Nghe các anh chị trình bày, có những lúc chúng tôi cảm thấy nhói lòng, xúc động.
Luật sư Đặng Dũng cho biết chiều hôm qua đã làm việc với Thanh tra Bộ giáo dục đào tạo, khiếu nại chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẽ ra dự án "cụm trường công lập đạt chuẩn quốc gia" trên khu đất Vườn rau Lộc Hưng, thực chất là việc lợi dụng nhóm từ tốt đẹp để lừa dối dư luận, vì dự án này là mơ hồ, trái quy định. Ngoài ra, trên cùng một khu đất thì lại cấp cho cán bộ bưu điện.
Luật sư Phong đề nghị Bộ lưu ý giải quyết đúng kiến nghị của người dân : giá trị pháp lý của văn bản ông Đặng Hùng Võ ký. Ngoài ra, hiện nay chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng đất Vườn rau Lộc Hưng là "đất công" và Thành phố đã thu hồi theo Quyết định 111/CP ngày 14/4/1977. Vậy đất công là gì ? Điều khoản nào trong QĐ 111/CP được Thành phố áp dụng, trong khi đây là chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, đánh vào giới nhà giàu ?
Chánh thanh tra Bộ cho biết văn bản của Bộ năm 2006 chỉ là giải thích nghiệp vụ trên cơ sở thông tin và hỏi của địa phương, không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Việc hướng dẫn người dân đăng ký, xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương. Bộ không thể làm thay. Về khái niệm "đất công" luật không có quy định. Về QĐ 111/CP trong văn bản của Bộ năm 2006 không đề cập đến. Bộ khẳng định sẽ có văn bản trả lời bà con.
Kết thúc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết đã lắng nghe, ghi nhận và sẽ có ý kiến về vụ việc theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bà con hãy yên tâm.
Đoàn ra về, với niềm mong mỏi công lý và sự thật sẽ được sáng tỏ, quyền lợi hợp pháp của người dân sẽ được giải quyết. Cuộc họp dù sao cũng mở ra một tia hy vọng. Tuy nhiên, mọi người đều xác định con đường đấu tranh sẽ còn dài và khó khăn. Dù vậy, việc công bố Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm trong cùng buổi sáng nay đã phần nào cho thấy sai phạm trong quản lý đất tại Thành phố Hồ Chí Minh trước sau gì cũng sẽ bị phơi bày".
(Tường thuật của Luật sư Trần Hồng Phong Eco Law từ cuộc họp sáng ngày 27/6/2019 tại phòng họp Bộ Tài nguyên và môi trường, Hà Nội).
2. Người dân Vườn rau Lộc Hưng đánh giá dấu hiệu đáng mửng này ra sao ?
Câu trả lời tổng quát có thể trích ra từ phần cuối của bản tường thuật trên, rằng "Đoàn ra về, với niềm mong mỏi công lý và sự thật sẽ được sáng tỏ, quyền lợi hợp pháp của người dân sẽ được giải quyết. Cuộc họp dù sao cũng mở ra một tia hy vọng. Tuy nhiên, mọi người đều xác định con đường đấu tranh sẽ còn dài và khó khăn…".Điều này có nghĩa là dấu hiệu đáng vui mừng mới "mở ra một tia hy vọng"trong sự hoài nghi về kết quả sau cùng liệu có giải quyết được thỏa đáng những yêu cầu hợp pháp và chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng khiếu kiện hay không. Vì nghi ngờ nên "mọi người đều xác định con đường đấu tranh sẽ còn dài và khó khăn…". Vì sao ?
Có thể là vì kinh nghiệm thưc tế cho thấy đã có nhiều vụ khiếu kiện đất đai giải tỏa của người dân ở các địa phương kéo dài nhiều năm, đến các cơ quan chức năng trung ương từng được Thủ tướng Chính phủ hay các lãnh đạo cơ quan chức năng Trung ương chỉ đạo phải giải quyết đúng theo chủ trương, chính sách và pháp luật. Thế nhưng, kết quả sau cùng vẫn như điều mà người dân thường nói "huyện bênh huyện, phủ bênh phủ". Nghĩa là, các cơ quan điều tra trung ương thường đồng tình với những sai phạm của địa phương để bao che với động lực không trong sáng.
Tỷ như người dân xã Đồng Tâm gần Hà Nội, khiếu kiện nhiều năm về diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng của người dân địa phương, không phải là đất sử dụng cho quốc phòng. Nhưng chính quyền địa phương đã cưỡng chế khiến người dân xã Đồng Tâm buộc phải có phản ứng quyết liệt vi phạm pháp luật, là bắt giam những nhân viên đến cưỡng chế làm con tin. Để giải thoát con tin, đích thân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phải ký giấy cam kết không truy tố trách nhiệm hình sự và giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của người dân xã Đồng tâm theo đúng pháp luật. Thế nhưng sau đó một số người cầm đầu vẫn bị truy tố và cho đến nay kết quả điều tra của cơ quan Thanh tra Chính phủ trung ương vẫn kết luận diện tích đất mà người dân khiếu kiện bao lâu nay, không thuộc quyền sử dụng của họ, vì là "đất trưng dụng cho quốc phòng", trong khi thực tế được sử dụng vào một đề án kinh doanh của quân đội ; để chỉ "yểm trợ" những cư dân mất đất theo quy định đơn phương áp đặt, không chịu "bồi thường" theo thỏa thuận song phương. Vì giá đất "bồi thường" trên một mét vuông cao hơn nhiều so với tiền gọi là "hổ trợ". Vì vậy người dân xã Đồng Tâm như bị dồn vào chân tường đã thề quyết tâm liều mạng đấu tranh đến cùng… Hiện tại cả tháng nay, họ lại phải một lần nữa "nổi loạn" chống lại nhà cầm quyền, chưa biết hệ quả ra sao.
Tương tự như hoàn cảnh của người dân Vườn rau Lộc Hưng, bị chính quyền địa phương Phường 6 Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giải tỏa và cưỡng chế trái pháp luật và cũng chỉ"hổ trợ" chứ không chịu "bồi thường" thỏa đáng cho dân theo đúng pháp luật. Đồng thời lý do giải tỏa Vườn rau Lộc Hưng dường như cũng mang tính giả tạo,vi luật. Tương tự như vụ xã Đồng Tâm nói là trưng dụng làm "đất quốc phòng" thực tế lại sử dụng cho một công ty làm kinh tế. Theo như bản tường thuật đã ghi lại, rằng :
"Luật sư Đặng Dũng cho biết chiều hôm qua đã làm việc với Thanh tra Bộ giáo dục đào tạo, khiếu nại chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vẽ ra dự án "cụm trường công lập đạt chuẩn quốc gia" trên khu đất Vườn rau Lộc Hưng, thực chất là việc lợi dụng nhóm từ tốt đẹp để lừa dối dư luận, vì dự án này là mơ hồ, trái quy định. Ngoài ra, trên cùng một khu đất thì lại cấp cho cán bộ bưu điện…".
3. Người dân Vườn rau Lộc Hưng muốn gì ?
Vậy thì, để biến những dấu hiệm đáng mừng thành niềm vui mừng thực sự cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, thiết tưởng cơ quan chức năng Trung ương theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là Bộ Tài nguyên và môi trường, có trách nhiệm giải quyết dứt điểm vụ khiếu tố, kêu oan của người dân Vườn rau Lộc Hưng. Nghĩa là cần giải quyết thỏa đáng theo đúng pháp luật nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người dân, được thể hiện trong THƯ NGỎ đã gửi cho Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, cũng là Ủy viên Bộ Chính Trị và là Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung Thư Ngỏ đã cho thấy nguyện vọng của người dân vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế là gì, cần được chính quyền giải quyết ra sao ?
1. Căn cứ trên Luật Đất Đai hiện hành và các văn bản pháp lý, hành chánh dưới luật có liên quan, xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, trên cơ sở nguồn gốc hợp pháp (do sở hữu chủ chân chính là Tòa Giám Mục Saigon cho phép), sử dụng ổn định lâu dài, có đóng thuế, không có tranh chấp. Việc không có giấy xác nhận quyền sử dụng đất là do lỗi của chính quyền địa phương (có ý đồ chiếm dụng), đã liên tục từ chối đơn xin của người dân, mà không đưa ra lý do chính đáng, hợp pháp.
2. Trên cơ sở hơp pháp hóa quyền sử dụng đất đai do thực tế hội đủ điều kiện luật định, buộc chính quyền các cấp có liên quan phải "bồi thường" thỏa đáng dựa trên đồng thuận chứ không phải "hổ trợ" đơn phương mang tích áp đặt của chính quyền, vi phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng.
3. Bồi thường thiệt hại tài sản (nhà cửa, đồ đạc..) bị phá hủy cho người dân Vườn rau Lộc Hưng do việc cưỡng chế trái pháp luật gây ra.
4. Ưu tiên cho các nạn nhân được mua nhà cửa và huấn nghệ để sớm an cư lạc nghiệp cho người dân Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế đang phải sống trong tình cảnh vô gia cư, vô nghề nghiệp.
5. Xem xét, xác định lý do giải tỏa đất Vườn rau Lộc Hưng có đúng là để thực hiện " dự án "cụm trường công lập đạt chuẩn quốc gia"hay không ? Nếu không đúng thì cần giải quyết thế nào cho thỏa đáng cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân Vườn rau Lộc Hưng
III. Kết luận
Tựu chung, nếu các cơ quan chức năng Trung ương giải quyết theo đúng nguyện vọng trên của người dân Vườn rau Lộc Hưng, sẽ là một điểm son cho chính quyền, được người dân Vườn rau Lộc Hưng biết ơn. Đồng thời tạo ra một tiền lệ cho việc giải quyết nghiêm túc, dứt điểm các vụ khiếu kiện đất đai bị giải tỏa kéo dài nhiều năm qua theo đúng pháp luật, bảo vệ cho các quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân.Và như thế, chính quyền không còn phải lo đối phó với "các thế lực thù địch" lợi dụng chống phá "chế độ ta". Vì nguyên nhân chống phá của "Phản động" đều xuất phát từ những xâm hại các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền của nhà cầm quyền các cấp. Nếu "Đảng và Nhà nước ta" làm đúng pháp luật, tôn trọng và bảo vệ cho các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền, thì làm gì có các vụ khiếu kiện kêu oan để cho "Các thế lực thù địch" lợi dụng, chống phá Nhà nước. Đúng không ạ, thưa Bí thư Thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân ?
Thiện Ý
Nguồn : VOA, 11/12/2019
Thời sinh viên của tôi gắn với Lộc Hưng, tôi và một vài người bạn đã thuê trọ ở đó gần nửa quãng thời gian học đại học. Hồi đó, vườn rau Lộc Hưng hoàn toàn chưa có nhà cửa, chỉ có rau và rau. Vườn Lộc Hưng nằm trước nhà thờ Lộc Hưng (Giáo xứ Lộc Hưng), rộng chừng vài chục hecta, được bao bọc bởi một con đường vòng cung nối Lý Thường Kiệt với Cách Mạng Tháng Tám. Có thể nói rằng cứ mỗi mùa Giáng Sinh, khu dân cư Lộc Hưng là khu đẹp nhất Sài Gòn, các con hẻm đều trang trí đèn màu, đủ màu sắc. Đi dưới các con hẻm ở Lộc Hưng giống như đang đi dưới một vòm trời đầy các ngôi sao xanh, đỏ, vàng, tím… Và chừng vài chục mét lại nhìn thấy hang đá, Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ…
Cứ mỗi mùa Giáng Sinh, khu dân cư Lộc Hưng là khu đẹp nhất Sài Gòn, các con hẻm đều trang trí đèn màu, đủ màu sắc.
Có thể nói rằng để tìm ra một khu dân cư có hàng chục ngàn người đều đồng nhất chung tay làm nên một con phố Noel, chỉ có Lộc Hưng, Sài Gòn. Sau này thì nhiều nơi như vậy, nhưng thời tôi đi học, cách đây gần ba mươi năm, dường như chỉ có Lộc Hưng.
Và thời đó, cả con đường dài quanh vườn Lộc Hưng chỉ có đúng một quán cơm. Quán bình dân, không tên, nhưng chúng tôi đặt tên quán cơm Nỗi Niềm. Vì chủ quán có hai cô con gái, cả ba mẹ con của họ nhìn gương mặt lúc nào cũng chất nặng nỗi niềm. Cha của hai cô gái hình như đã mất thì phải. Hồi đó, tài sản sinh viên của tui tôi chẳng có gì ngoài một thùng gỗ đựng sách vở, gọi cho sang là vali, vài bộ quần áo và chiếc xe đạp. Chúng tôi sống trong một căn gác gỗ của một gia đình Thiên Chúa Giáo, mỗi năm, thú vị nhất vẫn là mùa lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh, cách gì chúng tôi cũng được chủ nhà đãi cho một bữa ăn ngon và miễn cho một tháng tiền nhà, ngoài ra còn có phần mỗi đứa 50 ngàn đồng. Hồi đó thuê nhà mỗi tháng 100 ngàn đồng, có 50 ngàn đồng lúc đó giá trị hơn 500 ngàn đồng bây giờ rất nhiều.
Nhớ có năm, cũng mùa Noel, tôi và thằng bạn (bây giờ là nhà thơ khá nổi tiếng) rủ nhau đi dạo thành phố một đêm cho biết (sở dĩ có hứng để rủ nhau đi là do chiều đó được bà chủ nhà tặng cho mỗi đứa 50 ngàn đồng), tôi mua một đôi giày bata Thượng Đình hết 15 ngàn, vậy là hai thằng cùng đi. Không biết đi kiểu gì mà lòng vòng qua tận quận Nhất, rồi xuống sân bay Tân Sơn Nhất ở giáp giới Tân Bình, Gò Vấp, rồi lại quay về Cách Mạng Tháng Tám, mệt quá, hai thằng ngồi ở trước cổng nghĩa trang Hồi Giáo trên đường Cách Mạng Tháng tám nghỉ xả hơi, bị dân phòng tới hỏi giấy tờ, lại phải xuất trình thẻ chứng minh, thẻ sinh viên mới được cho về. Bụng đói meo vì đi bộ, tiền thì có rủng rỉnh mấy chục ngàn đồng trong túi như xui sao bữa đó lễ Giáng Sinh nên hầu hết những người bán thức ăn dạo ban đêm đều nghỉ. Sài Gòn mà đi ăn đêm không tìm ra chỗ thì cũng lạ. Thực ra có nhiều chỗ nhưng không hợp túi tiền, tụi tôi cần phải dành dụm và chỉ tìm cho được chỗ bán xôi, chỉ có xôi Sài Gòn vừa ngon, vừa rẻ, hợp với sinh viên.
Lang thang cuốc bộ, đôi giày tôi mua ban chiều đến khuya đã vẹt gót, lòi da, có lẽ do khúc đói bụng, đi hai chân cứ kéo xoèn xoẹt dưới đất nên nó nhanh mòn. Về đến nhà thờ Lộc Hưng, đã gần 4h sáng, tôi và thằng bạn mới nhớ sực là giờ này thì hết về nhà được rồi vì chủ nhà qui định phải về nhà trước 23h đêm. Thôi thì chui vào nhà thờ Lộc Hưng ngủ. Hai thằng chọn cái ghế đá, chỗ gần tượng Chúa nằm ngủ cho đỡ sợ. Lúc đó tự dưng cảm giá hơi ớn lạnh, bụng đói nữa nên hai thằng cứ run cầm cập theo cái lạnh Giáng Sinh. Nằm trằn trọc do ghế đá lạnh, do sợ mỗi khi nhìn ra vườn rau vì thằng bạn nó nghe ai đó kể ằng trước đây vườn rau là một nghĩa địa (chuyện này không đúng nhưng hồi đó người ta kể vậy để phỉnh những kẻ hái trộm rau thôi!). Chỉ mong trời mau sáng để về nhà trọ tắm rửa, kiếm chút gì bỏ bụng thì tự dưng thấy một bóng đen đứng lù lù bên cạnh, sợ chết khiếp nhưng cũng cố giữ can đảm, im lặng quan sát. "Các cậu làm gì nằm đây?", giọng hỏi hơi quát tháo. "Dạ, tụi con là sinh viên, lỡ ham chơi Giáng Sinh, về khuya quá, không dám gọi cửa nên nằm đỡ qua đêm chút về". "Sinh viên sao lại run như cầy sấy khi bị hỏi thế kia?". "Dạ, tại đói bụng mà lạnh chứ tụi con trả lời thật thà, đây, thẻ sinh viên của con đây, mời chú coi". "Người đàn ông bật đèn pin coi thẻ, sau đó giọng trầm ấm hẳn. "Ui chao là sinh viên! Đói bụng mà nằm ngủ lạnh như vậy có khi ngủ luôn cũng không chừng, thôi vào đây!". Nói xong ông quay đi và ra hiệu hai thằng tôi đi theo. Ông dắt vào một dãy phòng, chỉ cho chúng tôi một phòng trống có trải đệm hẳn hoi và nói "Vào đó ngủ đi. Đợi tôi chế mì gói cho mà ăn. Nói xong ông đi, chừng mười phút sau ông gọi tụi tôi ra ngoài phòng ăn, đã có hai tô mì gói chế với trứng và thịt bò. Hai thằng chẳng biết nói chi, chỉ biết cảm ơn rồi ăn. Xong rồi đi rửa mặt nhưng ngại không ngủ vì thấy giường sạch quá. Hình như hiểu ý chúng tôi, ông lại bảo "Ngủ và thức là ý Chúa, không phần biệt sạch dơ đâu, tụi con cứ ngủ". Đêm đó mặc dù chỉ ngủ vỏn vẹn hơn giờ đồng hồ nhưng giấc ngủ ngon đặc biệt của thời sinh viên, giờ nhớ lại vẫn còn cảm giác của đêm ấy.
Sau này, chúng tôi mới biết người đàn ông đó là một ông trùm họ đạo, ông cũng là người phụ trách cả viêc phụng vụ Chúa và Cha, ông ở lại nhà thờ để chăm sóc Cha và coi quản mọi việc. Ông cũng là người giới thiệu chúng tôi với quán cơm Nỗi Niềm để mỗi khi thiếu tiền, chúng tôi lại ăn nợ mà không cần thế chấp thẻ sinh viên. Thậm chí có thể dạy thêm tiếng Anh cho hai cô con gái trong cuối tuần để trừ tiền cơm. Mối gắn kết của chúng tôi với làng rau Lộc Hưng cũng gần gũi và thân thiết hơn từ đó.
Hầu hết người làm vườn ở Lộc Hưng đều không dùng phân bón hóa học, họ ra vùng ngoại ô để mua phân bò về ủ, muốn chở phân bò vào thành phố thì phải dùng loại bao đặc biệt, có hai lớp, gồm một lớp nilon và lớp bao tải, nhận đầy phân vào đó và chất lên xe chở về. Mỗi chuyến đi chừng vài chục bao tải như vậy, về đổ ra, chất thành đống và đậy bao tải lên trên, sau đó phủ bạt che kín để ủ. Cứ mỗi dịp tháng Mười Một, tháng Chạp thì đi qua đây chỉ nghe đúng hai mùi, rau ngò, hành cải và mùi bánh dầu ngâm. Có thể nói theo tiêu chuẩn rau sạch bây giờ thì lúc đó, vườn rau Lộc Hưng là vườn rau sạch. Hầu hết các nông dân Lộc Hưng là những người có nhà trên đường vòng cung nhà thờ Lộc Hưng, nhìn ra vườn rau. Chủ quán cơm Nỗi Niềm cũng có một lô đất trồng rau trước nhà.
Năm ngoái, nghe tin Lộc Hưng bị đập phá nhà cửa, tự dưng tôi nhớ đến cái đêm Giáng Sinh lạnh và những ngày sinh viên thiếu thốn, đói kém trên đất Sài Gòn, nhớ những bữa cơm thiếu nợ đầy ân tình ở Lộc Hưng và nhớ cả cảm giác ấm áp khi đi dạo trong vùng đất xa lạ những rất đỗi thân thương này. Tìm hiểu thêm thì tôi được biết hai cô con gái quán Nỗi Niềm cũng có nhà bị đập. Nghĩa là hai cô đã lấy chồng, làm nhà trên vườn rau của ông bà để lại. Vì vườn rau này vốn là thổ cư của nhiều người dân nơi đây từ thời mới khai canh cả gần trăm năm trước. Nhưng năm 1995, họ lại không được kê khai và cấp thổ cư vì trở ngại từ nhà nước, họ chỉ được công nhận là đất hoa màu, đó cũng là mấu chốt để chuyện đau lòng xảy ra ngày hôm nay.
Mấy đêm hôm này trời trở rét, cả ba miền Việt Nam đều rất lạnh, tự dưng tôi rùng mình nghĩ đến cái lạnh ở Lộc Hưng, cũng lạ, cả Sài Gòn chỉ có Lộc Hưng là nơi lạnh nhất và nóng nhất, mùa hè thì nóng muốn chảy mỡ, mùa đông thì lạnh cắt da cắt thịt, nhưng ra khỏi Lộc Hưng, đi vài cây số thì không còn lạnh như vậy. Giáng Sinh về, tự dưng, nghĩ đến cái lạnh, nghĩ đến những đứa trẻ mất nhà, những đứa trẻ phải ngủ nhờ lây lất, ấm lạnh chẳng biết về đâu vì tổ ấm không còn… Lòng bùi ngùi khó tả. Mới đây thôi mà đã gần ba mươi năm, vật đổi sao dời. Từ một Lộc Hưng thanh bình, quê kiểng giữa lòng phố, nay đã dâu bể đa đoan. Không biết người trùm họ đạo năm xưa có còn? Và không biết mùa Giáng Sinh năm nay, Lộc Hưng có còn những con phố giăng đèn, còn giống như một thiên đường ấm áp đèn hoa mà trước đây gần ba mươi năm tôi đã đi lang thang rồi mơ ước xa vời?! Chỉ biết cầu nguyện cho Lộc Hưng được bình yên, điều lành đến với người Lộc Hưng và Chúa thương xót mọi lầm lỗi để được sáng suốt, được yêu thương, để kẻ lầm lỗi được từ bỏ mọi thủ đoạn mất tính người, để trả Lộc Hưng về lại với Lộc Hưng!
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 09/12/2019 (VietTuSaiGon's blog)