Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tin nói Ngoại trưởng Tillerson sắp bị sa thải (VOA, 01/12/2017)

Tổng thng M Donald Trump đang cân nhc kế hoch sa thi B trưởng Ngoi giao Rex Tillerson, người có mi quan h căng thng vi ông Trump v vn đ Triu Tiên và các vn đ khác, các quan chc cao cp trong chính quyn Trump cho biết hôm 30/11.

rex1

Ngoại trưởng Rex Tillerson ngày càng mâu thun vi Tng thng Donald Trump v nhng thách thc chính sách v Triu Tiên và đang b ch trích vì kế hoạch ct gim ca ông ti Bộ ngoại giao.

Ông Tillerson sẽ b thay thế bi Giám đc CIA Mike Pompeo, mt người trung thành vi ông Trump, trong vòng vài tun ti theo kế hoch Tòa Bch c tiến hành chiến dch thay đi nhân s ca chính quyn Trump quan trng nht t trước ti nay.

Thượng ngh sĩ Cng hòa Tom Cotton sẽ được b nhim thay thế ông Pompeo ti Cơ quan Tình báo Trung ương, các quan chc nói vi hãng tin Reuters.

Hiện chưa rõ ông Trump có đưa ra chung quyết cho quá trình thay đi nhân s này hay chưa, nhưng mt trong các quan chc này cho biết Tng thng đã yêu cu vch ra kế hoch này.

Việc ông Tillerson ri chc, t lâu đã được đn đoán, s khép li nhim kỳ đy chông gai ca v cu giám đc điu hành tp đoàn Exxon Mobil. Ông Tillerson ngày càng mâu thun vi ông Trump v nhng thách thc chính sách về Triu Tiên và đang b ch trích vì kế hoch ct gim ca ông ti Bộ ngoại giao.

Tin tức hi tháng 10 cho hay ông Tillerson đã mô t ông Trump là to xác nhưng hành x như tr con, điu mà Ngoi trưởng M đã tìm cách bác b.

Sự vic này din ra sau một dòng tweet ca ông Trump trên Twitter vài ngày trước đó nói rng ông Tillerson không nên phí thi gian bng vic tìm kiếm các cuc đàm phán vi Triu Tiên v chương trình ht nhân và phi đn ca nước này.

Ông Trump đã yêu cầu ông John Kelly, chánh văn phòng Nhà Trắng, đ ra chiến lược chuyn tiếp và điu này đã được bàn bc vi các quan chc khác, mt ngun tin nói vi Reuters.

Theo kế hoch được báo New York Times loan tin trước tiên, quá trình thay đi nhân s s din ra vào cui năm nay hoc không lâu sau đó.

Trước câu hi ca phóng viên ti Tòa Bch c hôm 30/11 rng liu ông Tillerson có mun tiếp tc làm Ngoi trưởng, Tng thống Trump đã không tr li thng, mà nói rng "Ông y vn còn đây".

********************

Tổng thống Trump làm tăng nghi vấn về sự ra đi của ngoại trưởng Tillerson (RFI, 01/12/2017)

Trong buổi phỏng vấn tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/11/2017 đã không tranh thủ cơ hội để thể hiện sự tin tưởng vào ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo AFP, điều này đã làm tăng nghi ngờ về việc Nhà Trắng chuẩn bị thay lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ.

rex2

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 20/11/2017. Reuters/Kevin Lamarque

Báo New York Times trước đó đưa tin Nhà Trắng đang sắp xếp lại nhân sự và sẽ đưa giám đốc CIA Mike Pompeo lên làm ngoại trưởng thay ông Rex Tillerson.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích :

Quan hệ giữa hai ông Donald Trump và Rex Tillerson rõ ràng đang rất tồi tệ và đây không phải lần đầu tiên người ta đồn đoán về sự ra đi của ông Rex Tillerson. Tổng thống Mỹ đã nhiều lần phủ nhận thông tin đó trước công chúng, còn ngoại trưởng Rex Tillerson chưa bao giờ cải chính việc đã gọi tổng thống là "kẻ đần độn".

Hai người đã đối đầu nhau trong nhiều hồ sơ then chốt, chẳng hạn hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên và cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh. Khi được hỏi về bài báo của New York Times, tổng thống Donald Trump không tìm cách bảo vệ ông Rex Tillerson mà chỉ trả lời đơn giản : "Ông ấy vẫn ở đây. Rex đang ở đây".

Phát ngôn viên Nhà Trắng cũng không phủ nhận bài viết của New York Times và tuyên bố : "Ngoại trưởng vẫn làm việc với tổng thống. Tạm thời không có thông báo riêng tư nào". Theo các nguồn tin của báo New York Times, sự ra đi của ông Rex Tillerson có thể sẽ diễn ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Nếu thông tin trên là đúng, ông Rex Tillerson sẽ là ngoại trưởng có thời gian tại vị ngắn nhất từ đầu thế kỷ. Nhưng việc báo New York Times thông báo Rex Tillerson sẽ ra đi lại có thể cho phép ông ấy tại vị thêm một thời gian. Donald Trump luôn cáo buộc tờ báo này đưa tin dối trá, nên lần này ông ấy có thể sẽ suy nghĩ lại để chứng tỏ cáo buộc của ông về New York Times là đúng.

Thùy Dương

*****************

Tin khắp Washington, DC : Tillerson sẽ đi, Pompeo lên thay (Người Việt, 30/11/2017)

Vào sáng ngày Thứ Năm, ở Washington, DC rộ lên nguồn tin cho hay Tòa Bạch Ốc đang có kế hoạch để trong vài tuần nữa đẩy Ngoại Trưởng Rex Tillerson ra khỏi chức vụ đứng đầu ngành ngoại giao và thay thế bằng giám đốc CIA Mike Pompeo.

rex3

Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Hình : AP Photo/Cliff Owen)

Các giới chức cao cấp chính phủ Trump cho tờ báo New York Times hay rằng người thay thế ông Pompeo sẽ là Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton (Cộng Hòa, Arkansas), người là đồng minh thân cận của Tổng Thống Trump tại Thượng Viện trong những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.

Ông Cotton đã đưa ra tín hiệu cho thấy sẽ chấp nhận việc đề cử.

Nguồn tin của tờ New York Times nói rằng vấn đề bàn thảo hiện nay là nếu ông Cotton cứ ở lại Thượng Viện thì sẽ giúp ích nhiều cho Tổng Thống Trump so với việc đưa vào cơ quan CIA hay không.

Hiện chưa rõ là Tổng Thống Donald Trump đã có quyết định sau cùng về thay đổi nhân sự quan trọng này hay không, tuy nhiên có nhiều nguồn tin cho biết ông không hài lòng với ông Tillerson và muốn có thay đổi ở Bộ Ngoại Giao.

Bản tin của tờ New York Times cho hay ông John F. Kelly, chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, đang chuẩn bị kế hoạch thay đổi nhân sự này và đã thảo luận với một số giới chức cao cấp. Theo chương trình của ông Kelly, việc thay đổi sẽ diễn ra vào cuối năm nay hoặc ngay đầu năm tới.

Việc thay thế ông Tillerson sẽ chấm dứt một giai đoạn nhiều chao đảo tại Bộ ngoại giao dưới sự lãnh đạo của vị cựu Tổng Giám Đốc công ty Exxon Mobile, người từng nhiều lần bị Tổng Thống Trump có thái độ xem thường và cũng có các bất đồng với tổng thống về nhiều vấn đề, kể cả thỏa thuận nguyên tử với Iran.

Có tin cho hay ông Tillerson từng gọi Tổng Thống Trump là "anh xuẩn ngốc", một điều ông Tillersonn chưa bao giờ chính thức bác bỏ. Trong khi đó, ông Trump công khai nói Ngoại Trưởng Tillerson là "phí thời giờ" khi đang có các nỗ lực dàn xếp ngoại giao với Bắc Hàn. (V.Giang)

Published in Quốc tế

Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa có tầm bắn tới thủ đô Mỹ (RFI, 29/11/2017)

Sau hai tháng lắng dịu, Bắc Triều Tiên lại tiến hành bắn thử tên lửa đạn đạo vào lúc 3 giờ 17 phút, giờ địa phương ngày 29/11/2017. Đây là vụ thử tên lửa thứ 20 trong năm nay của Bình Nhưỡng. Tên lửa liên lục địa lần này được phóng đi từ một căn cứ phía bắc thủ đô Bắc Triều Tiên, đạt độ cao 4500 km, bay xa 960 km trước khi rớt xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Tầm bắn của tên lửa có thể tới lãnh thổ Mỹ.

btt1

Người dân Hàn Quốc xem thông tin về tên lửa Bắc Triều Tiên trên đài truyền hình ngày 29/11/2017. Reuters

Theo AFP, hôm nay, đài truyền hình Bắc Triều Tiên đã phát đi thông báo về thành công của vụ thử tên lửa, đồng thời dẫn lời lãnh đạo Kim Jong-un tự hào tuyên bố rằng Bắc Triều Tiên đã trở thành một quốc gia hạt nhân thực thụ và nước này vừa thực hiện một "sự nghiệp vĩ đại lịch sử, hoàn thành sức mạnh hạt nhân của một Nhà nước, triển khai sức mạnh tên lửa đạn đạo".

Báo chí chính thức Bắc Triều Tiên cho biết tên lửa vừa được phóng thử có tên gọi Hỏa Tinh-15 (Hwasong), loại tên lửa liên lục địa hiện đại nhất từ trước đến nay của nước này, có khả năng mang đầu đạn cỡ lớn. Điều đáng lo ngại là Hỏa Tinh-15 có khả năng đe dọa bất kỳ thành phố nào của nước Mỹ.

Phản ứng đầu tiên đến từ láng giềng Hàn Quốc. Thông tín viên RFI, Frédéric Ojardias tại Seoul tường trình :

"Trước tiên, Hàn Quốc đã đáp lại bằng hành động quân sự. Chỉ 5 phút sau khi Bắc Triều Tiên bắn tên lửa, quân đội Hàn Quốc đã khai hỏa 2 tên lửa ra phía biển Nhật Bản, gần hải phận với Bắc Triều Tiên.

Sau cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng An Ninh, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đánh giá vụ thử tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên là "sự khiêu khích liều lĩnh". Ông hứa tiếp tục chính sách trừng phạt, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng trở lại đối thoại.

Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng bắn tên lửa liên lục địa vào giữa đêm. Một điểm mới khác, đó là chưa bao giờ tên lửa của Bắc Triều Tiên đạt độ cao tới 4500 km. Quỹ đạo của tên lửa theo hướng thẳng đứng là để tránh bay qua Nhật Bản. Nhưng theo các đánh giá đầu tiên, nếu được phóng đi ở góc bắn bình thường, tên lửa này có thể đạt tầm xa 13.000 km, tức là đủ để bắn tới Washington.

Dù tên lửa đã được giảm bớt trọng lượng vì không mang đầu đạn, thì vụ bắn thử này vẫn cho thấy chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng tiếp tục tiến bộ".

Nhật Bản thì đã được đặt trong tình trạng báo động từ 24 giờ trước khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa. Thủ tướng Shinzo Abe lên án "hành động bạo lực không thể dung thứ được" của Bình Nhưỡng và hy vọng Bắc Kinh sẽ "tiếp tục gây sức ép".

Về phần Trung Quốc, trong cuộc họp báo sáng nay, một phát ngôn viên bộ ngoại giao cho biết Bắc Kinh "rất lo ngại" và kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng "đàm phán".

Theo yêu cầu của Washington, Tokyo và Seoul, một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An được triệu tập vào 21 giờ 30 đêm nay, 29/11/2017, giờ New York. Hoa Kỳ sẽ đề nghị nới rộng biện pháp cấm tàu biển chuyên chở hàng hóa xuất nhập Bắc Triều Tiên.

Phản ứng chừng mực của Trump

Sau hơn hai tháng yên ắng, vụ bắn hỏa tiễn liên lục địa mạnh nhất từ trước đến nay, có thể đe dọa các thành phố lớn của Hoa Kỳ, là một thách thức mới cho tổng thống Mỹ, vốn từng tuyên bố là Bình Nhưỡng sẽ không làm nổi.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết phản ứng của phía Hoa Kỳ :

"Không trực tiếp đả kích Kim Jong Un, cũng không đe dọa tiêu hủy Bắc Triều Tiên với bão lửa và cuồng nộ như trước đây, mà là một Donald Trump chừng mực, thậm chí khá hòa dịu, khi phản ứng lại việc Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn.

Tổng thống Mỹ tuyên bố : "Tôi chỉ nói rằng sẽ lo việc này. Tướng Mattis đang ở đây, và chúng tôi đã thảo luận rất lâu về chủ đề trên. Đó là một tình hình mà chúng ta sẽ xử trí".

Với vụ bắn hỏa tiễn lần này, Bắc Triều Tiên chứng tỏ vẫn tiếp tục phát triển vũ khí liên lục địa. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis, đây là sự kiện chưa từng có. Ông nói : "Rõ ràng hỏa tiễn đã đạt đến độ cao nhất so với tất cả các vụ bắn trước đây. Bắc Triều Tiên vẫn nỗ lực nghiên cứu và phát triển để chế tạo các loại hỏa tiễn có thể đe dọa bất kỳ khu vực nào trên thế giới".

Bộ Ngoại Giao Mỹ đã ra một thông cáo. Ngoại trưởng Rex Tillerson đòi hỏi phải trừng phạt thêm Bình Nhưỡng. Ông cho biết : "Các giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ" và kết luận "Hoa Kỳ vẫn luôn tìm kiếm một giải pháp hòa bình để chấm dứt các hành động hiếu chiến của Bắc Triều Tiên".

*****************

Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt ? (BBC, 29/11/2017)

Sau hai tháng không thử tên lửa, Bắc Hàn vừa phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm cao nhất từ trước tới nay và được các chuyên gia cho rằng có thể dễ dàng vươn tới nước Mỹ.

btt2

Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên hồi tháng Bảy

Kim Jong-un gọi lần phòng tên lửa này là "tuyệt hảo" và là "đột phá", nhưng cộng đồng quốc tế lên án vụ thử tên lửa này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng cho biết. Ông Trump giục ông Tập "sử dụng tất cả các đối trọng có thể để thuyết phục Bắc Hàn chấm dứt khiêu khích và quay trở lại con đường phi hạt nhân hóa".

Bắc Hàn nói đây là một tên lửa mới, được gọi là Hwasong-15. Chúng ta có thể nhận xét gì về tên lửa này sau cuộc thử mới nhất ?

Bắc Hàn nói gì ?

Bắc Hàn nói tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) này là tên lửa mạnh nhất mà Bắc Hàn từng có và làm hoàn chỉnh "việc phát triển hệ thống vũ khí tên lửa" của nước này.

Họ nói tên lửa này có "đầu đạn cỡ đại cực nặng" có khả năng chạm tới bất kỳ nơi nào trên đại lục Mỹ. Tên lửa này đạt được độ cao lớn nhất trong số các tên lửa Bắc Hàn đã từng phóng thử.

btt3

Các loại tên lửa của Bắc Hàn với tầm bắn ước tính bằng km

Các chuyên gia nói gì về tầm bắn của tên lửa này ?

Tháng Bảy vừa rồi, Bắc Hàn thử tên lửa Hwasong-14, đạt độ cao 3000 km, nhưng vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ về tầm xa của tên lửa này nếu có gắn đầu đạn.

Lần thử vừa rồi cho thấy những bước tiến rõ rệt, mặc dù các chuyên gia nói họ cần biết thêm chi tiết để có thể nói chắc chắn.

Có đồn đoán rằng tên lửa Hwasong-15 được đốt cháy ở vị trí nằm ngang, trước khi đặt lên một bệ phóng, tờ the New York Times viết. Điều này sẽ làm cho tên lửa của Bắc Hàn khó bị nhắm hơn nếu Mỹ có một cuộc tấn công 'phủ đầu' trước.

Bắc Hàn nói tên lửa này đã lên độ cao 4.475km, có nghĩa là tầm bắn của nó trên một quỹ đạo thông thường - thay vì theo quỹ đạo được cố ý bắn cao - sẽ là 13.000 km.

Ông Vipin Narang, ở trường đại học MIT, nói với BBC tầm bắn này "là thừa đủ để vươn tới đại lục Mỹ, phụ thuộc vào trọng lượng của đầu đạn giả được gắn vào tên lửa".

"Có những người nghi ngờ về tầm bắn trong hai lần bắn thử trước của Bình Nhưỡng - vậy là họ cải thiện tầm bắn", ông nói thêm.

"Họ đã tăng tầm bắn để chứng tỏ khó ai tranh cãi được Bắc Hàn không thể đưa vùng bờ đông nước Mỹ trong tầm bắn".

Điều duy nhất chưa rõ là trọng lượng của đầu đạn. Ông David Wright tại Hiệp đoàn Các nhà khoa học Quan ngại (Union of Concerned Scientists) viết trong blog của mình rằng tên lửa này rất nhiều khả năng được gắn một đầu đạn giả rất nhẹ, và điều đó "có nghĩa tên lửa này không thể chở một đầu đạn hạt nhân với tầm bắn xa như vậy, vì đầu đạn hạt nhân sẽ nặng hơn nhiều".

btt4

Ước tính tầm xa các tên lửa của Bắc Hàn

Ông Narang nói thêm vụ thử mới nhất này cho thấy chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng đang ngày một cải thiện, và họ đang tìm cách khắc phục những sai sót từ các vụ thử trước.

"Đạt được tầm bắn xa như vậy trong một khoảng thời gian ngắn là rất ấn tượng. Họ đã tăng tầm bắn từ 9.500km lên 13.000km - một chiến công về kỹ thuật".

Vì sao thử vào ban đêm ?

Vụ thử tên lửa này khác thường vì nó diễn ra khi cả vùng Châu Á đang tối đen nhưng có nhiều lợi thế rõ rệt cho Bình Nhưỡng để nắm vững cách phóng tên lửa ban đêm.

"Nếu anh lo ngại nước Mỹ cố nhắm vào các tên lửa của anh, phóng thử vào ban đêm cho anh có một chút lợi thế. Vào ban đêm, anh có thể che giấu và di chuyển dễ dàng hơn".

Ngoài ra, các tên lửa cũng khó bị phát hiện hơn vào ban đêm.

"Trong đêm, có một số giai đoạn trong chặng bay của đầu đạn hạt nhân không phản chiếu ánh mặt trời như ban ngày, nên khó bị phát hiện hơn", ông Narang nói thêm.

Thông điệp là gì ?

Từ lâu Bắc Hàn đã tuyên bố tham vọng phát triển thành công dàn vũ khí hạt nhân và có thể đưa đại lục Mỹ vào tầm bắn.

Lần phóng tên lửa này là tuyên bố của Bắc Hàn với thế giới là họ tin rằng họ đã đạt được cả hai mục tiêu này, theo ông Narang.

Có những người nghi ngờ liệu Bắc Hàn có thể làm một đầu đạn không. Và nước này vẫn chưa chứng tỏ được họ có kỹ thuật để đưa một đầu đạn trở qua bầu khí quyển của trái đất.

Nhưng ông Narang cảnh báo rằng những nghi ngờ lại làm Bắc Hàn tăng quyết tâm.

"Tôi lo lắng rằng chúng ta đang thách thức Kim Jong-un thực hiện cuộc thử hạt nhân khí quyển - một cuộc thử hết sức nguy hiểm".

*********************

Bắc Hàn phóng tên lửa, thách thức Mỹ (BBC, 29/11/2017)

Bắc Hàn đã lại phóng thêm một tên lửa đạn đạo, bất chấp căng thẳng gia tăng với Mỹ và các nước láng giềng.

bachan1

Hồi tháng Bảy, Bắc Hàn lần đầu thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Lần phóng gần nhất của Bình Nhưỡng là hồi tháng Chín.

Lầu Năm Góc tin rằng tên lửa mới nhất đã bay khoảng 1.000 cây số và rơi xuống Biển Nhật Bản. Mỹ nói vụ thử xảy ra khoảng lúc 03 :30 giờ địa phương.

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap nói tên lửa phóng đi từ Pyongsong, tỉnh Pyongan Nam.

Nhà Trắng nói Tổng thống Donald Trump được báo cáo trong lúc tên lửa còn đang ở trên không.

Bình Nhưỡng được cho rằng đang tìm cách làm tên lửa tầm xa có khả năng bắn tới đất liền của Hoa Kỳ.

Tuần trước, Mỹ áp đặt thêm trừng phạt với Bắc Hàn vì chương trình hạt nhân, nhắm cả vào các công ty Trung Quốc làm ăn với Bình Nhưỡng.

********************

Bắc Hàn bắn tên lửa : Trung Quốc 'quan ngại nghiêm trọng' (BBC, 29/11/2017)

Trung Quốc nói họ "quan ngại nghiêm trọng" và kêu gọi các bên phải thận trọng sau vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng.

bachan2

Cuộc chiến với Bắc Hàn sẽ như thế nào ?

Động thái của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được cho là sự khiển trách khác thường của nước láng giềng và là đồng minh chính yếu của Bắc Hàn.

Ông Cảnh Sảng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết nước này hy vọng "tất cả các bên sẽ hành động thận trọng để duy trì hòa bình và ổn định", theo Reuters.

bachan3

Người dẫn chương trình kỳ cựu của Bình Nhưỡng, Ri Chun-hee, đọc bản tin của Thông tấn xã KCNA về vụ phóng mới nhất

Bình luận này được ra sau khi Bắc Hàn bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà họ tuyên bố có khả năng phóng đến cả nước Mỹ.

Vài giờ trước đó, Bắc Hàn tuyên bố đã thử thành công loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới có thể bắn đến toàn bộ nước Mỹ.

Kênh truyền hình nhà nước tuyên bố rằng Bình Nhưỡng nay đã đạt được sứ mệnh trở thành một quốc gia hạt nhân.

Bắc Hàn đã bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cao nhất và gây ra một mối đe dọa toàn cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói.

Tên lửa, phóng lên vào rạng sáng thứ Tư, đã đáp xuống vùng biển Nhật Bản.

Nó đạt độ cao 4.500km và bay xa 960km, theo quân đội của Hàn Quốc.

Đây là vụ thử mới nhất trong hàng loạt các vụ thử vũ khí gây ra căng thẳng. Bình Nhưỡng cũng bắn thử một tên lửa đạn đạo vào tháng Chín.

Cũng vào tháng đó, Bắc Hàn tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Triều Tiên đã tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa mặc dù bị lên án và trừng phạt toàn cầu.

Hội đồng Bảo an LHQ sẽ triệu tập một phiên họp khẩn cấp để thảo luận về vụ bắn thử mới nhất này.

bachan4

Hoa Kỳ coi Bắc Hàn là quốc gia tài trợ cho khủng bố

Ông Mattis cho hay, vụ phóng thử tên lửa này "bay cao hơn bất kỳ loại tên lửa nào mà họ bắn thử trước đây".

Phía Bắc Hàn đang thiết lập "các tên lửa đạn đạo đe dọa khắp nơi trên thế giới", ông nói thêm.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được báo cáo trong khi tên lửa vẫn còn trong không khí, Nhà Trắng nói. Sau đó ông Trump nói : "Chúng ta sẽ giải quyết nó".

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes nói rằng các ước tính của các chuyên gia Nhật Bản và Mỹ cho thấy nếu bắn vào quỹ đạo bình thường thì tên lửa này có thể đã tới Washington DC.

Điều đó có nghĩa là Bắc Hàn hiện đang rất gần để đạt được mục tiêu là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoạt động, có thể tấn công bất cứ nơi nào ở lục địa Hoa Kỳ, phóng viên của BBC nói.

bachan5

Ước lượng tầm bao phủ của các tên lửa của Bắc Hàn

Tên lửa thứ tư được bắn ra từ Pyongsong, thuộc tỉnh Nam Pyongan, đã thông báo với hãng tin Yonhap của Hàn Quốc.

Các quan chức Nhật Bản cho hay tên lửa bay khoảng 50 phút nhưng không bay qua Nhật Bản như một số tên lửa trước đây và rơi xuống khu vực các bờ biển phía bắc Nhật Bản khoảng 250 km.

Nhật Bản cũng nói sẽ "không bao giờ chấp nhận hành vi khiêu khích liên tục của Bắc Hàn", trong khi Nam Hàn lên án việc phóng tên lửa và đáp trả bằng một cú phóng tên lửa riêng.

EU đã gọi vụ phóng này là "vi phạm không thể chấp nhận được" trên nghĩa vụ quốc tế của Bắc Hàn, trong khi Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc gọi đó là "một hành động liều lĩnh".

Các vụ thử tên lửa chính của Bắc Hàn năm 2017 :

Bắc Hàn đã tiến hành nhiều cuộc thử tên lửa trong năm nay. Một số trong số này đã phát nổ ngay sau khi được phóng, nhưng một số bay hàng trăm dặm trước khi rơi xuống biển. Dưới đây là một số vụ phóng tên lửa được báo cáo cho đến nay :

Ngày 12 tháng 2 - Một tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ căn cứ không quân Banghyon gần bờ biển phía tây. Tên lửa bay về phía đông biển Nhật Bản khoảng 500km.

Ngày 5 tháng 4 - Một tên lửa đạn đạo tầm trung bắn từ cảng Sinpo phía đông xuống biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, tên lửa đã bay khoảng 60km.

Ngày 4 tháng 7 - Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thành công lần đầu tiên. Các quan chức cho biết, nó đã đạt đến độ cao 2.802 km và bay trong 39 phút.

Ngày 29 tháng 8 - Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo đầu tiên có vũ khí hạt nhân qua vùng trời Nhật Bản. Nó được phóng gần Bình Nhưỡng và đạt đến độ cao khoảng 550km.

Ngày 15 tháng 9 - Một quả tên lửa đạn đạo đã được bắn bay qua Nhật Bản lần thứ hai và đổ bộ xuống biển ngoài khơi Hokkaido. Nó đạt đến độ cao khoảng 770 km và đi được 3.700 km.

Ngày 29 tháng 11 - Tên lửa đạn đạo bay cao nhất của Bắc Hàn từ trước đến nay, đạt độ cao 4.500km và bay xa 960km, và bay trong 50 phút trước khi rơi xuống phía bắc vùng biển Nhật Bản.

******************

Mỹ kêu gọi tăng thêm hành động với Triều Tiên (VOA, 29/11/2017)

Phản ng v v phóng th phi đn mi nht ca Triu Tiên, Tng thng M Donald Trump ngày 28/11 tuyên b : ‘Đây là tình hung mà chúng ta s x lý.’

bachan6

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un

Nhà lãnh đạo M cho biết hành đng ca Bình Nhưỡng hôm nay không làm thay đi phương án ca M đi vi vn đ Triu Tiên. Tun trước, ông Trump đưa tên nước cng sn này tr li danh sách các quc gia h tr khng b.

Ngoại trưởng M, Rex Tillerson cùng ngày mạnh m lên án v phóng phi đn ca Triu Tiên và kêu gi cng đng quc tế có thêm hành đng mi áp lc Bình Nhưỡng ngưng phát trin võ khí ht nhân.

"Ngoài việc thc thi tt c các bin pháp trng pht ca Liên hip quc hin nay, cng đng quc tế phi có thêm bin pháp tăng cường an ninh hàng hi, k c quyn cm ch lưu thông hàng hi" ti Triu Tiên, Ngoi trưởng Tillerson nhn mnh.

Ông Tillerson cũng cho biết thêm rng M và Canada s triu tp mt cuc hp gia các nước trong Liên hip quc, k cả Hàn Quc, Nht Bn và các nước b nh hưởng đ tho lun phương cách cng đng quc tế có th đi phó vi đe da Triu Tiên ra sao

Phi đạn Triu Tiên mi phóng rơi xung gn Nht Bn hôm 29/11 (gi đa phương, tc chiu ngày 28/11 gi min Đông Hoa Kỳ).

Theo Ngũ Giác Đài, đánh giá sơ khi cho thy Bình Nhưỡng phóng th mt phi đn đn đo xuyên lc đa ICBM t Sain Ni, phi đn bay được khong 1000 cây s trước khi rơi xung Bin Nht Bn. Ngũ Giác Đài nói phi đn này không đ ra mi đe da cho lãnh th ca M và các đng minh.

chính phủ Nht ước tính phi đn va k bay được 50 phút và rt xung vùng bin thuc vùng đc quyn kinh tế ca Nht, theo đài NHK.

Phi đạn trước đó Triu Tiên phóng th hôm 29/8 bay được 14 phút ngang qua Nht Bn.

Bộ Tng Tham mưu Liên quân của Hàn Quc nói phi đn mi phóng ca Triu Tiên xut phát t Pyongsong, mt thành ph thuc tnh Nam Pyongan bay ngang vùng bin gia Hàn Quc vi Nht Bn.

Chỉ vài phút sau khi Triu Tiên phóng phi đn, quân đi Hàn Quc tiến hành bn th phi đạn đáp tr, theo tin t quân đi Hàn Quc.

Hãng tin Kyodo của Nht dn ngun t B Quc phòng cho hay chưa có báo cáo thit hi.

Triều Tiên nói các chương trình võ khí ca h là cn thiết đ phòng v trước kế hoch xâm lăng ca M.

Sau chiến tranh Triu Tiên 1950-1953, Mỹ hin duy trì 28.500 binh sĩ Hàn Quc.

Theo Reuters

********************

Triều Tiên phóng thêm phi đạn (VOA, 29/11/2017)

Triều Tiên va phóng thêm mt phi đn đn đo hôm 29/11 (gi đa phương), theo hai ngun tin t chính ph Hoa Kỳ. Hành đng này din ra mt tun sau khi Tng thng Donald Trump đưa Triu Tiên tr li danh sách các nước bo tr khng b.

bachan7

Lãnh tụ Triu Tiên Kim Jong-un quan sát vic phóng phi đn Hwasong-12. nh do hãng tin Triu Tiên KCNA công b ngày 18/9/2017.

Ngũ Giác Đài xác nhận phát hin mt v phóng phi đn "kh dĩ" t Triu Tiên.

Đại tá Robert Manning, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, nói vi báo gii : "Chúng tôi phát hin mt v phóng phi đn có th t Triu Tiên. Chúng tôi đang trong tiến trình đánh giá tình hình và s cung cấp thêm chi tiết nếu có".

Ông cho hay vụ phóng này được phát hin vào lúc 1 gi rưỡi chiu, gi min Đông nước M (1830 GMT).

Phi đạn bay v phía đông và quân đi Hàn Quc đang cùng M phân tích các chi tiết v phóng này, theo tin thông tn xã Hàn Quc Yonhap dẫn ngun t Ban Tham mưu Hn hp.

Đài truyền hình NHK ti Nht Bn, trích tin t B Quc phòng Nht cho biết phi đn có th đã rơi xung vùng bin đc quyn kinh tế ca Nht Bn.

Tờ Asahi Shimbun ti Nht cũng loan tin Triu Tiên va phóng mt phi đn đạn đo sáng sm ngày th Tư 29/11.

***********************

Bắc Hàn tiếp tục bắn tên lửa đạn đạo (RFA, 28/11/2017)

Bộ Tổng Tham Mưu Nam Hàn cho hay Bắc Hàn vừa bắn tên lửa đạn đạo.

bachan9

Đợt phóng thử tên lửa vào ngày 15 tháng 9 năm 2017.  AFP

Vẫn chưa rõ đây là tên lửa loại gì, có tầm hoạt động là bao nhiêu. Bản tin sơ khởi do hãng thông tấn Yonhap phổ biến nói rằng tên lửa của Bắc Hàn rời dàn phóng lúc 03 giờ 17 phút sáng thứ tư, 29 tháng 11 năm 2017 (giờ địa phương). Hiện các chuyên gia quân sự Nam Hàn và Hoa Kỳ đang thu thập thêm chi tiết để phân tích.

Mới hôm qua, Bộ Trưởng Bộ Thống Nhất của Nam Hàn là ông Cho Myoung-gyon tiết lộ tin tình báo cho thấy Bình Nhưỡng đang gia tăng nỗ lực để hoàn tất chương trình chế tạo võ khí hạt nhân, và chính phủ Seoul đang thu thập thêm tài liệu để xem Bình Nhưỡng có phóng thử tên lửa hoặc nổ thử nghiệm hạt nhân trong thời gian tới hay không.

Ông Bộ Trưởng Bộ Thống Nhất của Nam Hàn cũng cảnh báo rằng mặc dù phần đông các chuyên gia dự đoán Bình Nhưỡng phải mất ít nhất 2 hoặc ba năm nữa mới chế tạo được võ khí hạt nhân, nhưng chính phủ Nam Hàn không loại trừ khả năng Bắc Hàn hoàn tất chương trình này chỉ trong vòng 1 năm nữa.

Cùng ngày, hãng thông tấn Kyodo trích dẫn lời một viên chức chính phủ Nhật Bản cho hay có thể Bắc Hàn sẽ phóng thử tên lửa trong một vài tuần tới.

*******************

Triều Tiên phóng phi đạn, Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn (VOA, 29/11/2017)


Hội đng Bo an Liên hip quc hp khn sau khi Triu Tiên phóng th thêm mt phi đn đn đo.

bachan9

Lãnh tụ Triu Tiên, Kim Jong-un

Italy đang làm chủ tịch Hi đng và phát ngôn nhân ca Italy cho biết cuc hp chiu ngày 28/11 được triu tp khn th theo đ ngh ca Nht, M, Hàn.

Sau 10 tuần tm ngưng các đt th nghim võ khí, Triu Tiên bt cht phóng thêm mt phi đn na vào chiu ngày 28/11 (gi Hoa Kỳ).

Ngũ Giác Đài cho biết đó là mt phi đn đn đo xuyên lc đa.

Hội đng Bo an đã ban hành các bin pháp trng pht mnh tay nht t trước đến nay lên chính ph ca ông Kim Jong-un vì các chương trình phi đn đn đo và ht nhân leo thang ca Triều Tiên.

Mỹ và Nht có phn chc s vn đng thêm các bin pháp mnh tay hơn.

Theo AP

Published in Quốc tế

Ông Trump chào bán ‘máy bay, tên lửa’ ở Việt Nam (VOA, 12/11/2017)

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump đã trc tiếp mi chào lãnh đo Vit Nam mua thiết b quân s ca M, nht là máy bay và tên la.

ban1

Tàu tuần tra Morgenthau ca M.

"Chúng tôi mong muốn nước ngài mua thiết b t Hoa Kỳ. Chúng tôi sn xut thiết b tt nht. Chúng tôi sn xut máy bay và thiết b quân s tt nht. Các tên la thì thuc loi không ai có th cnh tranh ni", ông Trump nói vi Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc hôm 12/11.

 "Như tôi đã nói, mt qu tên la gn đây đã được bn t Yemen vào Saudi Arabia. Và mt trong nhng h thng tên la ca chúng tôi đã bn h nó… như không có chuyn gì xy ra. Chúng tôi sn xut các tên la tt nht trên thế gii, các máy bay [quân s] tt nhất trên thế gii, các máy bay thương mi tt nht trên thế gii".

Tổng thng M nói tiếp rng "vì thế, chúng tôi mun Vit Nam mua ca chúng tôi, và chúng ta phi xóa b vic mt cân bng thương mi", mà ông Trump nói là lên ti 32 t đôla.

ban2

Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc trong cuc gp Tng thng M Donald Trump hôm 12/11.

Còn trong cuộc gp vi Ch tch Trn Đi Quang, Tng thng Trump nói rng "quan h quc phòng ca chúng ta tht tuyt vi".

Ông nói : "Chúng tôi có nhiều giao dch vi nước ngài liên quan ti mua vt liu và mua mt s lượng đáng k thiết b quân s. Và chúng tôi trân trng điu đó. Nó to công ăn vic làm cho nước M, và nước ngài có được thiết b tt nht thế gii".

Nhà lãnh đạo này cũng nói thêm v vic "hi tháng Năm năm nay, Hoa Kỳ đã chuyn giao tàu tun tra Morgenthau ca lc lượng tun duyên M cho Vit Nam".

"Được đt theo tên ca B trưởng Tài chính M Henry Morgenthau Jr., con tàu này tng tuần tra các b bin Vit Nam trong thi Chiến tranh Vit Nam. Ngày nay, cũng con tàu M này, món quà cho đi tác, li ra khơi vùng bin Thái Bình Dương đ tun tra b bin cho người dân Vit Nam", ông Trump nói trong bui hp báo chung.

Viễn Đông

************************

Chiều lòng doanh nhân Trump, Việt Nam cố sắm vai đối tác làm ăn ưng ý (VOA, 12/11/2017)

Khi Tổng thống Donald Trump và Ch tch Trn Đi Quang tiến bước xung thm đ gia tiếng quân nhc hùng tráng ti Ph Ch tch Hà Ni, mt n lc ngoi giao có th là ln nht ca Vit Nam trong năm nay đang thành tu.

ban3

Tổng thống Mỹ Donald Trump được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp đón tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, ngày 12 tháng 11, 2017.

Việt Nam đã chun b rt k lưỡng cho khonh khắc trng đi này – mt chuyến thăm cp nhà nước ca mt v tng thng M trong năm đu nhim kỳ ca ông.

Kể t khi được bình thường hóa vào năm 1995, mi quan h M-Vit hơn hai mươi năm qua không ch phát trin v b rng mà còn chiu sâu, và Vit Nam đã tràn trề hy vng cho mt vin cnh còn tươi sáng hơn vi tha thun thương mi Đi tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - liên kết M vi các nn kinh tế quanh vành đai Thái Bình Dương trong chiến lược xoay trc v Châu Á ca chính quyn Obama.

Nhưng s đc cử ca Donald Trump, t phú bt đng sn lôi cun qun chúng bng khu hiu "Nước M trên hết", đã làm đo ln nhng kỳ vng ca Vit Nam và khiến Vit Nam báo đng.

Trong chiến dch tranh c, Vit Nam vài ln b ông Trump nêu đích danh là nước "đánh cp" công ăn việc làm ca người lao đng M. Ngay khi va nhm chc, sc lnh hành pháp đu tiên mà ông Trump ký là rút M ra khi TPP.

Việt Nam, nước được cho là s hưởng li nhiu nht t tha thun này, biết rõ mình không th th đng trong mi quan h mi đầy ri ro vi M.

Những n lc ngoi giao ráo riết ca Vit Nam bt đu mt tháng trước khi ông Trump nhm chc đã đưa Th tướng Nguyn Xuân Phúc ti M trong chuyến thăm chính thc ca ông vào cui tháng 5, to điu kin cho ông bt đu n lc vun đp một mối quan h hu ho vi nhà lãnh đo M tâm tính khó lường.

Ông Phúc đã không bỏ l cơ hi.

Ông hết sc nim n khi gp li ông Trump ti mt bui hòa nhc trong ngày đu tiên ca hi ngh thượng đnh G-20 thành ph Hamburg Đc hi tháng 7. Ông ch đng tiếp cn và thu hút s chú ý ca ông Trump và sau nhng c ch xã giao, ông h hi v liên tc lên cánh tay ông Trump.

Giống như nhng người bn cũ.

Khi ông Trump ti Văn phòng Chính ph đ hi đàm song phương hôm Ch nht, ông Phúc ra tn xe đón và nm tay dn ông Trump bước lên nhng bc thang.

Mặt đi mt trong cuc hi đàm, ông Phúc không tiếc li khen ngi bài phát biu ca ông Trump ti hi ngh thượng đnh CEO APEC Đà Nng hôm th Sáu.

"Ngài đã có một bài phát biu ti APEC rt tuyt vi", ông Phúc nói, nhắc ti vic ông Trump đ cp ti cuc khi nghĩa Hai Bà Trưng đ nêu bt ý thc đc lp và ch quyn ca người Vit Nam trong bài phát biu.

"Cũng như Ngài không dùng t ‘Châu Á-Thái Bình Dương’ mà Ngài s dng ‘n Đ Dương-Thái Bình Dương,’" ông Phúc nói tiếp, cho biết thêm rng ông đã "nghiên cu" bài din văn này ca ông Trump.

Nhưng ông Trump chưa bao gi t b bn ngã ca mình là mt doanh nhân, ngay c trên cương v tng thng. Các cuc tiếp xúc vi các nhà lãnh đo thế gii đi vi ông như nhng giao dch vi các đi tác làm ăn. Các mi quan h quc tế được ông nhìn nhn qua lăng kính thng-thua hoc như nhng cuc đi chác, mua bán.

Dân chủ và nhân quyn, nhng vn đ mà các v tng thng M tin nhim thường hay nêu lên khi h gp g các nhà lãnh đo chuyên quyn, không được nhc ti trong nhng phát biu công khai ca ông Trump ti Vit Nam, và ch được nhc ti đúng một ln trong một câu ngn ngi trong Tuyên b chung M-Vit.

"Nhà lãnh đạo hai nước công nhn tm quan trng ca vic bo v và thúc đy nhân quyn", thông cáo viết.

Các tổ chc nhân quyn vn thường xuyên ch trích Vit Nam hn chế các quyn t do dân s và tăng cường bt gi nhng người bt đng chính kiến.

Một nhóm 20 nhà lập pháp lưỡng đng ca M trước đó trong tun này đã viết thư hối thúc ông Trump tho lun "thành tích nhân quyn ti t ca Vit Nam" khi gp Ch tch Trn Đi Quang Hà Ni.

Nói chuyện vi các nhà báo trên chuyên cơ Air Force One trên đường ra Hà Ni hôm th By, ông Trump nói dù ông cm thy cn phi bàn v vn đ nhân quyn Vit Nam, ông cũng tp trung lên tiếng v "nhiu th khác".

Hay, thương mi.

Sau khi khen đáp lễ nước ch nhà, ông Trump thng thng nêu vn đ vi phái đoàn Vit Nam - đúng như phong cách quen thuc ca ông trên thương trường đa c New York thi tin chính tr gia.

"Điều quan trng đi vi tôi là thương mi, bi vì bây giờ chúng tôi b mt cân bng thương mi đáng k vi Vit Nam, gn 32 t đôla", ông nói.

Trước đó trong phát biu m đu cuc hp báo chung vi ông Quang, ông Trump nhn mnh rng M cn thương mi "công bng và đi ng" và lâu nay thương mi ca M không được như vy.

"Chúng tôi đang thay đổi điu đó, và chúng tôi đang thay đi điu đó mt cách nhanh chóng", ông nói.

Thông điệp ca ông Trump là không th nhm ln và Vit Nam đã d liu ông Trump s nói gì.

Trong một n lc dường như đ giành s thông cm của phía Mỹ, ông Phúc ch ra rng Vit Nam đã ký hp đng mua thiết b ca M đt trên 20 t đôla và nhn mnh đây là mt c gng rt ln ca Vit Nam đ mi quan h thương mi gia hai nước "cân bng và cùng có li".

Nhưng đi vi ông Trump, điu đó dường như vn chưa đ. Ông tranh th qung cáo cho h thng phòng th phi đn ca MSaudi Arabia dùng đ bn rơi phi đn t Yemen trong tun này.

"Thế nên chúng tôi mun Vit Nam mua ca chúng tôi, và chúng tôi phi loi bỏ s mt cân bng thương mi", ông Trump lái v đim trình bày chính. "Chúng tôi không th đ b mt cân bng thương mi".

"Ngoài chuyện đó ra, tôi nghĩ chúng ta s có mt mi quan h tuyt vi", ông Trump kết lun.

Hoàng Long

Published in Quốc tế

Mỹ hoan nghênh kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump (RFI, 13/11/2017)

Kết quả chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Donald Trump vừa được Nhà Trắng chính thức hoan nghênh. Trong một bản thông cáo công bố hôm 12/11/2017, phủ tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng chuyến công du của ông Trump cho phép hai bên "tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt".

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, 12/11/2017. Reuteurs/Kham

Thông cáo mở đầu bằng lời tổng thống Donald Trump xác định "Việt Nam ngày nay là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất hành tinh… Chúng ta biết rằng Mỹ hưởng lợi khi thiết lập quan hệ với các đối tác trong khu vực đó, một khu vực phát triển thịnh vượng một cách tự lập, không dựa vào ai…".

Thông cáo đã điểm lại những gì mà tổng thống Mỹ gặt hái và quyết định tại Việt Nam trong đó có viêc củng cố Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Mỹ-Việt, được cho là một yếu tố quan trọng của một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.

Một cách cụ thể, thông cáo nhắc lại rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận cấp đất cho Mỹ tại Hà Nội để xây dựng đại sứ quán mới, xem đấy là một ví dụ cụ thể cho thấy quan hệ ngày càng phát triển giữa hai nước.

Riêng trong lãnh vực quốc phòng, Nhà Trắng cho biết là hai bên đã đúc kết một Kế Hoạch Hành Động 3 Năm về Hợp Tác quốc phòng nhằm tăng cường các hoạt động hải quân song phương.

Mỹ cũng chính thức bàn giao cho Việt Nam một tàu tuần duyên (lớp Hamilton), giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám sát và bảo đảm an ninh hàng hải.

Đặc biệt bản thông cáo cũng nhắc lại rằng hai lãnh đạo Mỹ và Việt Nam hoan nghênh kế hoạch dự trù cho một hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm Việt Nam ngay trong năm 2018.

Riêng về Biển Đông, bản thông cáo của Nhà Trắng ghi nhận việc hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và cam kết giải quyết các tranh chấp hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế.

Điểm thu hút sự chú ý chính là sự kiện Nhà Trắng ra một thông cáo về kết quả chuyến công du Việt Nam của ông Trump, trong lúc mà các nội dung nêu trong thông cáo đều đã được ghi chi tiết trong bản Tuyên Bố Chung Việt-Mỹ công bố sau cuộc họp thượng đỉnh Donald Trump-Trần Đại Quang.

Việt Nam và Hoa Kỳ kêu gọi làm rõ yêu sách ở Biển Đông

Phần về Biển Đông trong bản Tuyên Bố Chung đó đã nhắc lại hầu như nguyên văn các cam kết của Mỹ từ trước đến nay, đồng thời kêu gọi các bên "làm rõ yêu sách" chủ quyền, một thông điệp được cho là gởi đến Trung Quốc, nước cho đến nay vẫn mập mờ :

"Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy trì thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải – hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác.

Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ và Hoa Kỳ - ASEAN trước đây, bao gồm việc kêu gọi các bên không có những hành động làm leo thang căng thẳng, quân sự hóa các cấu trúc đang tranh chấp, và hạn chế một cách phi pháp các quyền tự do trên biển ; tái khẳng định cam kết chung đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Lãnh đạo hai nước kêu gọi thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên Bố về Ứng Xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm hoàn tất một Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực thi những yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết tranh chấp".

Trọng Nghĩa

*****************

Tổng thống Hoa Kỳ kết thúc chuyến công du Việt Nam (RFA, 12/11/2017)

Bản Tuyên bố chung được công bố có 14 điểm bao quát các lĩnh vực trong mối quan hệ Việt- Mỹ.

trumpviet1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giơ tay chào trước khi lên máy bay Air Force One rời Việt Nam để đến Philippines hôm 12/11/2017 - AFP

Vấn đề nhân quyền là điểm thứ 10 trong tuyên bố chung, và theo đó thì lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Trong lĩnh vực quốc phòng, lãnh đạo hai phía khẳng định cam kết chung làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng và quyết tâm đối phó với những thách thức an ninh khu vực. Về hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ông chủ tịch Trần Đại Quang cám ơn phía Mỹ đã chuyển giao một tàu tuần tra bờ biển lớp Hamilton cho Việt Nam, nhằm giúp nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi pháp luật của Việt Nam.

Lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam hoan nghênh kế hoạch về một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ lần đầu tiên đến thăm một cảng của Việt Nam trong năm 2018.

Về lĩnh vực thương mai theo Tuyên bố chung thì lãnh đạo hai nước hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới trị giá hơn 12 tỷ đô la nhân chuyến thăm của tổng thống Donald Trump đến Việt Nam.

Ngoài Tuyên bố chung 14 điểm được Hà Nội phổ biến như vừa nêu, hãng tin Reuters vào ngày 12 tháng 11 loan tin trong cuộc gặp chủ tịch nước Việt Nam, tổng thống Donald Trump cho biết sẵn sàng làm trung gian thương thuyết giữa các bên có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Reuters dẫn lời của tổng thống Donald Trump với chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang rằng nếu thấy bản thân ông Trump có thể giúp làm trung gian hòa giải hay làm trọng tài thì hãy cho ông ta biết. Ông Trump nói rõ bản thân ông là một người giỏi làm trung gian hòa giải và làm trọng tài phân xử.

Tổng thống Donald Trump thừa nhận hoạt động tạo vị thế của Trung Quốc tại Biển Đông là một vấn đề.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang của Việt Nam lặp lại quan điểm tin tưởng vào biện pháp giải quyết tranh chấp tại khu vực Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Hãng tin AFP loan tin trong cuộc gặp với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội vào sáng ngày 12 tháng 11, tổng thống Donald Trump lặp lại than phiền về thâm thủng mậu dịch giữa hai nước nghiên về phía Việt Nam ở mức 26 tỷ đô la vào năm ngoài. Yêu cầu phải loại bỏ mất cân đối về mậu dịch từ phía Việt Nam đối với Mỹ được đưa ra ngay đầu cuộc gặp giữa tổng thống Donald Trump với thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Xuân Phúc.

Như trong tuyên bố chung đưa ra, thì vào sáng ngày 12 tháng 11, tổng thống Trump chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận giữa các công ty Hoa Kỳ và Việt Nam thuộc các lĩnh vực khí thiên nhiên, vận tải và hàng không. Trong đó có hợp đồng giữa Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines với Hãng Pratt& Whitney của Hoa Kỳ trị giá 1,5 tỷ đô la. Theo đó Vietnam Airlines mua động cơ và dịch vụ hỗ trợ sản phẩm động cơ cho 20 máy bay Airbus A321. Hãng Vietjet cũng có hợp đồng mua động cơ máy bay và dịch vụ hỗ trợ của Pratt & Whitney trị giá 600 triệu đô la Mỹ.

Hai công ty năng lượng Mỹ gồm Alaska Gasline Development Corporation, AES Corporation và công ty xe tải Hoa Kỳ Navistar cũng có một số hợp đồng ký với phía Việt Nam sáng ngày 12 tháng 11 ; nhưng chi tiết chưa được công bố.

********************

Tổng thống Mỹ bắt đầu viếng thăm chính thức Việt Nam (RFI, 11/11/2017)

Chiều ngày 11/11/2017 tổng thống Donald Trump đã rời thành phố Đà Nẵng bay ra Hà Nội, bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà nước theo lời mời của chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang. Chương trình chính thức sẽ bắt đầu vào ngày 12/11/2017 với buổi hội đàm với chủ tịch nước Việt Nam.

trumpviet2

Tổng thống Mỹ Donald Trump lúc đến Hà Nội, ngày 11/11/2017, viếng thăm chính thức Việt Nam. Reuteurs/Jonathan Ernst

Thông tín viên đài RFI Frédéric Noir từ Sài Gòn điểm qua những hồ sơ quan trọng mà nguyên thủ hai nước sẽ trao đổi với nhau lần này :

"Tái tạo niềm tin đang bị đặt trước thử thách. Có lẽ đó là mục tiêu của tổng thống Trump tại Hà Nội. Cần nhắc lại rằng việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP là một vố đau đối với Việt Nam. Bởi vì, một trong những mục tiêu của TPP là giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực và Việt Nam là một trong những nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất với thỏa thuận này, do Mỹ là một trong những khách hàng quan trọng nhất của Việt Nam.

Trung thành với phương châm "Nước Mỹ là trên hết", Donald Trump đề ra mục tiêu giảm thâm hụt trong cán cân thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam. Phía Việt Nam hiểu rõ thông điệp này và Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ gần gũi với nước cựu thù là Mỹ để làm đối trọng với những tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.

Tháng 5/2017, thủ tướng Việt Nam là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên hội kiến tổng thống Mỹ tại Washington.

Vấn đề đặt ra là chính quyền Mỹ đang thuyết phục Trung Quốc gia tăng áp lực lên chế độ Bình Nhưỡng, kềm hãm tham vọng hạt nhân Bắc Triều Tiên, cho nên hồ sơ liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông bị lùi lại. Đây là một hồ sơ rất quan trọng đối với phía Việt Nam, giờ đây là một trong những quốc gia duy nhất trong khu vực tìm cách cưỡng lại tham vọng bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tháng 8 vừa qua, nhân thượng đỉnh Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, ASEAN, Việt Nam là quốc gia duy nhất cố gắng thuyết phục 9 thành viên còn lại đưa lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, nhưng đã thất bại.

Đây là một hồ sơ nhậy cảm đối với tổng thống Trump. Ông đang rất được lòng công luận Việt Nam nhưng lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ phải nỗ lực tái tạo niềm tin, phần nào bị sứt mẻ qua một loạt các quyết định của ông kể từ khi lên cầm cầm quyền".

Ngay chiều mai, kết thúc chuyến công du Việt Nam, tổng thống Hoa Kỳ sẽ đến Manila, Philippines, dự thượng đỉnh ASEAN từ ngày 12 đến 14/11/2017.

Thanh Hà

Published in Việt Nam

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã tạt gáo nước lạnh vào mặt các tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền và các nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì muốn được sống trong tự do và dân chủ.

dtt1

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc Tuyên bố chung Việt-Mỹ tại Hà Nội ngày 12/11/2017

Hành động của ông Trump không những chỉ diễn ra trong Diễn văn trước 20 Nhà lãnh đạo các nền kinh tế của khối Á châu-Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific Economic Cooperation) dự hội nghị tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017 mà còn trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ, đưa ra tại Hà Nội ngày 12/11/2017 sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam.

Lập trường coi nhân quyền không quan trọng và cần thiết bằng đồng dollar của Chính quyền Trump còn diễn ra ở Bắc Kinh, nơi ông Trump gặp và thảo luận hợp tác kinh tế với Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng không hề nói gì về nhân quyền, trước khi sang Việt Nam. Thay vào đó là 15 thỏa thuận kinh tế trị giá 250 tỷ dollars đã được ký kết giữa các công ty Mỹ và công ty Trung Quốc.

Và sau đó, vào ngày 12/11/2017, khi thăm chính thức Phi Luật Tân, ông Trump cũng không hé răng nửa lời về những vụ tàn sát khoảng 7.000 người Phi trong chiến dịch bài trừ băng đảng và ma túy hơn năm qua của Tổng thống Rodrigo Duterte. Nhiều nhà lập pháp Mỹ và các tổ chức nhân quyền của Mỹ và thế giới đã lên án ông Duerte hà khắc, coi thường mạng sống con người vì đa số các nạn nhân đã bị vây bắt để hành quyết ngay tại những khu nhà ổ chuột, trước mặt mọi người mà không được đưa ra xét xử trước tòa án.

Tại cả 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Phi Luật Tân, ông Trump, một tỷ phú giàu lên vì biết "có tiền mua tiên cũng được" nên đã không ngại quay lưng trước những ánh mắt đau khổ và gương mặt tang thương của nhiều tầng lớp người dân bị chính phủ của họ cướp đi quyền sống và các quyền tự do ở Việt Nam, Trung Quốc và Phi Luật Tân.

Vì vậy, hành động của ông Trump đã xóa đi tất cả những thành tích bảo vệ và tôn trọng quyền con người là điều kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ mà các vị tổng thống Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đặt ra với Chính phủ Việt Nam trong 24 năm, từ thời Tổng thống Bill Clinton (Dân chủ), George W. Bush (Cộng hòa) và Barack Obama (Dân chủ).

Rất tiếc ông Trump đã bịt mắt, che tai trước những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân để dành thời gian kiếm bạc cắc cho các công ty Mỹ và nước Mỹ.

Hợp tác theo kiểu Trump

Trong diễn văn dài khoảng 30 phút ở Đà Nẵng, ông Trump đã tập trung cổ võ chính sách mậu dịch "song phương", trái với lập trường "đa phương và hội nhập" của Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Trump nói : "Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để giao thương cùng có lợi, mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.

Tôi sẽ ký các thỏa thuận thương mại song phương với bất cứ quốc gia nào trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương muốn trở thành đối tác của Mỹ và sẽ tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và có đi có lại. Điều chúng tôi không tiếp tục làm là tham gia vào những thỏa thuận lớn trói tay nước Mỹ, ảnh hưởng đến chủ quyền, cũng như khiến việc thực thi điều đó một cách có ý nghĩa trở nên bất khả thi trong thực tế…".

"Kể từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này đưa tổ quốc mình lên trên hết".

(theo APEC-Việt Nam)

Lập trường Tập Cận Bình

Ngược với chủ trương co cụm của ông Trump, nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nhiệt liệt cổ võ hợp tác "đa phương" và "hội nhập toàn cầu" để mưu cầu phúc lợi cho các dân tộc.

Ông Tập nói : "Chúng ta cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương cùng theo đuổi phát triển chung, thông qua xây dựng các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai của mọi người. Tôi tin rằng đây là điều cần phải làm.

Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong kinh tế toàn cầu chúng ta nên dẫn đầu toàn cầu hóa kinh tế hay chỉ ngờ vực và do dự, bỏ lỡ cơ hộ ? Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực hay mỗi người, mỗi nước đi một đường ? Đây là câu trả lời của chúng ta : chúng ta phải đi cùng với thời đại, đáp ứng được trách nhiệm của mình…".

"Chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế mở có lợi cho tất cả mọi người, sự mở cửa mang lại tiến bộ, còn đóng cửa khiến chúng ta ở lại phía sau, các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương hiểu điều này quá rõ".

(theo APEC-Việt Nam)

Trump - Việt Nam

Sau Đà Nẵng, ông Trump đến Hà Nội để chính thức thăm Việt Nam trong 2 ngày, từ ngày 11 đến 12/11/2017.

Trong thời gian ngắn ngủi này, phái đoàn Mỹ đã tập trung ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ dollars với Việt Nam.

Trong tất cả các cuộc họp chính thức với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hay hai cuộc thăm xã giao với Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, vấn đề nhân quyền và nhu cầu tự do dân chủ của người dân Việt Nam đã không hề được nhắc tới.

Trong Tuyên bố chung 14 điểm phổ biến trước giờ Donald Trump rời Hà Nội, hai bên chỉ ghi 19 chữ ngắn ngủi : "Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người".

Thật tẻ nhạt và tầm thường. Tổng thống một cường quốc đứng đầu thế giới về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người mà chỉ biết "ghi nhận" thì sự quan tâm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của ông Trump quá tệ hại, hay là ông ta đã bị Trần Đại Quang xỏ mũi lôi đi mà vẫn thỏa mãn với chuyến đi Việt Nam đầu tiên trong cuộc đời ông ?


Tất nhiên, khi hành động như thế, ông Trump đã chà đạp lên những giá trị truyền thống của nước Mỹ về quyền con người, đồng thời cũng dung dưỡng cho nhà nước cộng sản Việt Nam được tự do đàn áp những ai chống chính sách cai trị độc tài và phản dân chủ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Càng nghiêm trọng và mất thể diện hơn là chủ trương không quan tâm đến những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam của ông Trump đã đi ngược với lập trường của Bộ ngoại giao Mỹ trong phúc trình đưa ra hồi tháng 3/2017, sau 2 tháng ông Trump bước vào Bạch Ốc.

Bản phúc trình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2016 viết rằng : "Những vấn đề nổi bật nhất về quyền con người ở Việt Nam là sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng ; hạn chế các quyền tự do của công dân bao gồm tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu đạt ; chưa có sự bảo vệ đầy đủ đối với các quyền về quy trình tố tụng hợp pháp của công dân, bao gồm sự bảo vệ chống giam giữ tùy tiện. Những vi phạm quyền con người khác bao gồm việc tước đoạt sinh mạng tùy tiện và trái luật ; công an tấn công và dùng nhục hình ; bắt giữ người và giam cầm tùy tiện do các hoạt động chính trị ; công an tiếp tục ngược đãi nghi can trong quá trình bắt và giam giữ, kể cả việc sử dụng vũ lực làm chết người, cũng như các điều kiện khắc khổ của trại giam ; từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng".

Bản phúc trình viết tiếp : "Chính quyền hạn chế tự do ngôn luận và trấn áp những người bất đồng quan điểm ; thực hiện kiểm soát và kiểm duyệt báo chí ; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet và tự do tôn giáo ; duy trì việc theo dõi chặt chẽ thường xuyên các nhà hoạt động ; tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại. Chính quyền tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký của các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có các tổ chức nhân quyền. Nhà chức trách hạn chế sự thăm viếng của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền".

(Trích bản tiếng Việt của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Việt Nam)

Thất vọng


Ngoài ra, khi ông Trump coi các mối lợi kinh tế to hơn bảo vệ quyền con người cho các dân tộc bị đàn áp, như trường hợp Việt Nam, thì ông còn bôi tro trát trấu vào mặt 17 Tổ chức Phi chính phủ và 40 học giả trên thế giới. Họ là số người đã gửi thư yêu cầu ông Trump và lãnh đạo các nước APEC đặt vấn đề vi phạm nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam và đòi Hà Nội trả tự do cho những nhà đấu tranh đang bị giam giữ, đặc biệt hai bà Trần Thị Nga, và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm. Bà Quỳnh, bị bắt hồi tháng 10 năm 2016 và bị kết án 10 năm tù, trong khi bà Nga, bị bắt hồi tháng giêng năm nay, bị tuyên án 9 năm tù.

Trong số những người còn bị giam giữ còn có các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài và ông Nguyễn Văn Oai. Ông Oai bị kết án 5 năm tù và 4 năm quản thúc tại gia vì kháng cự công an và rời khỏi nhà trong thời gian quản chế.

Riêng Luật sư Nguyễn Văn Đài, người đã ra tù vào khám từ năm 2007 với tội bị gán cho là "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", vẫn còn ở tù từ tháng 12/2015.

Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, một trong số những người lãnh đạo của tổ chức "Con đường Việt Nam"bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với tội danh ban đầu là "trộm cắp cước điện thoại", sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm "lật đổ chính quyền nhân dân". Cùng với một số nhân vật như Lê Công ĐịnhNguyễn Tiến TrungLê Thăng Long bị tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, riêng cá nhân ông Thức bị tuyên án 16 năm tù giam và tịch thu một phần tài sản.

Ông Nguyễn Tiến Trung, bị án 7 năm tù, nhưng được phóng thích trước thời hạn ngày 12 tháng 4 năm 2014. Ông Lê Thăng Long, bị án 5 năm tù, được tự do từ tháng 6 năm 2012. Luật sư Lê Công Định nhận án 5 năm đã được tự do năm 2013.

Con gái Mẹ Nấm

Ngoài ra, bên cạnh những vấn đề gọi là "quốc gia đại sự" quanh chuyến công du 11 ngày qua Á Châu của ông Donald Trump, Văn phòng Tòa Bạch Ốc đã không đả động gì đến bức thư cầu cứu của con gái Mẹ Nấm gửi Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, bà Melania Trump, kêu gọi can thiệp giúp Mẹ Nấm ra tù về với 2 con nhỏ và mẹ gìa.

Trong thư phổ biến rộng rải trên mạng điện tử, cháu Nguyễn Bảo Nguyên, 10 tuổi viết : "Chỉ còn vài ngày nữa là đã tới sinh nhật con và em con là Gấu, thế là một lần sinh nhật nữa mà không có mẹ bên cạnh chúng con, chúng con yêu mẹ nhiều lắm và chỉ mong muốn mẹ về với chúng con".

"Xin bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì sai cả và vì chính Bà cũng đã trao tặng giải thưởng 'Phụ nữ can đảm' cho mẹ con, con và gia đình con xin thay mẹ cảm ơn Bà lần nữa".

Bà Melania không theo chồng qua Việt Nam mà đã quay về Mỹ sau chặng dừng chân và thăm danh lam thắng cảnh ở Bắc Kinh. Cả phát ngôn viên của bà Trump và phát ngôn viên báo chí Tòa Bạch Ốc, Sarah Huckabee Sanders không nói gì đến lời cầu cứu của cháu Bảo Nguyên.

Một sự lạnh nhạt đến rùng mình và đáng bị lên án từ phía Chính quyền Donald Trump đối với những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Nhưng đây không phải là lần thứ nhất ông Trump đã coi thường vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Cách nay 6 tháng, ông Trump cũng không hé răng nói chuyện nhân quyền với Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong 3 ngày viếng thăm Hoa Kỳ, từ ngày 29 đến 31/05/2017, gồm cả cuộc gặp tay đôi Trump-Phúc tại Tòa Bạch Ốc.

Ngược lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hân hoan khoe rằng : "Chúng tôi đã ký hợp đồng gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ của Hoa Kỳ".

Nhân quyền từ Bush tới Obama

Khác với cách ứng xử của ông Trump, trong cuộc tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội và thăm chính thức Việt Nam năm 2006, cựu Tổng thống Cộng hòa George W. Bush đã họp với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thăm xã giao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư đảng Nộng Đức Mạnh, và phá biểu mạnh mẽ quan điểm của Hoa Kỳ về nhân quyền.

Trong Tuyên bố chung ngày 19/11/2006, khi nói về Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, Tổng thống George Bush nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với hòa bình thế giới cũng như đối với sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thông báo cho Tổng thống George Bush về các luật và quy định mới được ban hành về tự do tôn giáo cần được thực thi tích cực tại tất cả các địa phương của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc tiếp tục đạt tiến bộ trong đối thoại song phương về quyền con người và tái khẳng định rằng đối thoại cần được tiến hành một cách toàn diện, xây dựng và có kết quả.

Sau đó năm 2007, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ngày 19/06, Tòa Bạch Ốc ra Thông cáo về tuyên bố của Tổng thống Bush khi đề cập đến nhân quyền như sau : "Tôi cũng nói rất rõ là để có được mối quan hệ vững chắc hơn, tôi nghĩ rất quan trọng là những người bạn của chúng ta cũng cần có những cam kết về nhân quyền, các quyền tự do và dân chủ. Tôi cũng đã giải thích tôi mãnh liệt tin rằng xã hội chỉ có thể phồn vinh khi con người hoàn toàn được phép bầy tỏ quan điềm của mình và quyền được tự do thờ phượng".

(Nguyên văn : "I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely").

Đến năm 2013, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ và gặp Tổng thống Obama tại Bạch Ốc, bản Tuyên bố chung cũng viết : "Hai bên cũng đã trao đổi về một số vấn đề còn khác biệt, trong đó có vấn đề quyền con người ; nhất trí tiếp tục thông qua đối thoại xây dựng và tôn trọng lẫn nhau để tăng cường hiểu biết, giảm thiểu khác biệt, không để vấn đề này ảnh hưởng tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước".


Và sau cùng, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015, hai bên đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung, trong đó khẳng định : "Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người".

Như vậy, tại sao đến lượt ông Donald Trump thì hai nước chỉ nói vỏn vẹn có 19 chữ : "Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người".

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì "ghi nhận" có nghĩa là "ghi lại để nhớ". Nhưng nếu chỉ "ghi để nhớ" mà không có hành động để bảo vệ, bênh vực và tôn trọng thì cũng chỉ như "nước đổ đầu vịt" mà thôi.

Ông Donald Trump cũng nên biết trong dân gian Việt Nam có câu : "đồng tiền có thể mua tiên nhưng không mua được nhân cách con người".

Phạm Trần

(14/11/2017)

Published in Diễn đàn

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hoàn thành chuyến công du đến Đà Nẵng sau khi dự cuộc họp thượng đỉnh APEC 2017.

danang1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Đà Nẳng, ngày 11/11/2017. Reuters

Điều gì làm cho ông Trump vui mừng nhất ? Phải chăng là những tràng vỗ tay kéo dài của cả hội trường lớn khi ông ca ngợi Việt Nam đã đổi mới một cách tuyệt vời ? khi ông nhấn mạnh đến quan hệ thương mại song phương công bằng bình đẳng, mỗi nước phải đặt lợi ích nước mình lên trên hết ? hay khi ông nhắc đến tinh thần bất khuất từ xa xưa của Hai bà Trưng nổi dậy chống quân xâm lược ? Hay là khi chụp ảnh lưu niệm, ông luôn nổi bật đứng giữa ở hàng đầu, với cảnh quan phía sau là Thái Bình Dương nối liền bao nước bạn bè.

Ông cũng tỏ ra rất vui khi ngắm cảnh bờ biển Đà Nẵng, ngắm bán đảo Sơn Trà, đi qua các phố xá sầm uất của Đà Nẵng, với đông đảo nhân dân vẫy tay chào đón tay cầm cờ sao của Hoa Kỳ.

Ông cũng tỏ ra thích thú trong bộ đồ lễ phục dân tộc Việt màu xanh lam truyền thống, với các món ăn ngon, lạ như súp tổ yến từ hòn đảo gần bờ, bào ngư và tôm hùm, sản phẩm địa phương.

Có thể ông cũng thích thú khi các cô phục vụ đều tươi trẻ, mặc áo yếm rất mát mẻ áp sát gần ông mỗi khi rót rượu, đưa món ăn, ở Las Végas bên nhà cũng không có cảnh mát mẻ đến thế !

Theo tôi tất cả các thứ trên đây ông Trump rồi sẽ quên nhanh, vì trong lòng ông đang ngổn ngang trăm thứ tơ vò, ông bồn chồn lo lắng khôn nguôi vì Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang mở rộng các cuộc thẩm vấn để xem những cận thần của ông và có thể cả chính ông đã phạm luật khi quan hệ vô nguyên tắc với một số quan chức Nga để yêu cầu họ tuyên truyền bôi xấu bà Hillary Clinton, đối thủ của ông trong cuộc tranh cử tổng thống vừa qua, giúp cho ông giành lợi thế.

Ông R. Mueller là một thẩm phán rất nghiêm túc giàu kinh nghiệm về điều tra xét hỏi. Ông làm việc rất thận trọng, kiên định.

Ba cận thần của ông Trump và con rể của ông đã khai ra, thú nhận những cuộc gặp gỡ với các quan chức Nga. Mới nhất là một nhân viên bảo vệ lâu năm rất trung thành khi được hỏi cũng đã thú nhận có những cuộc gặp như thế. Có vẻ như cuộc điều tra đang xiết chặt quanh ông Donald Trump, để khi trở về rất có thể ông sẽ được mời đến để chất vấn có tuyên thệ về chuyện này. Nếu như có những bằng chứng hiển nhiên có sự móc ngoặc nào đó của ông và bộ hạ tin cẩn của ông với nước Nga - vốn là đối thủ chính trị chủ yếu của Hoa Kỳ - thì rất có thể ông bị bãi miễn, mất chức theo hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ, là do có quan hệ vô nguyên tắc với nước đối thủ, lại còn thêm cái tội "cản trở cuộc điều tra" khi ông liên tiếp sa thải những cận thần mà ông nghi ngờ là không còn trung thành với ông.

Ông càng lo thêm khi vào dịp ông được trúng cử đúng 1 năm, mức độ thăm dò tín nhiệm của ông sa sút, xuống mức thấp nhất so với 5 kỳ tổng thống gần đây nhất, chỉ có 36% tín nhiệm. Các cuộc bàu cử bổ xung ở địa phương vừa qua đảng Cộng hòa của ông bị mất ghế, đảng Dân chủ thắng lớn ở bang Virginia, New Jersey và cả New York, hé ra khả năng cuộc bàu cử quốc hội cuối năm 2018 sẽ bất lợi cho ông, đảng Cộng hòa sẽ có thể mất đa số ở Quốc hội.

Chính trong đảng Cộng hòa, một số nhà lãnh đạo cũng muốn thay ghế tổng thống vì ông Trump tỏ ra không đủ trình độ, kinh nghiệm, uy tín và đạo đức là người lãnh đạo cao nhất. Mạng CNN nhân dịp này đã kết luận "Tổng thống Donald Trump không làm cho Hoa Kỳ vĩ đại mà chỉ làm cho Hoa Kỳ bị cô lập !".

Cho nên trong suy tính khôn ngoan lắm thủ đọan nhà buôn lớn của ông Trump, từng bị kiện cáo ra hầu tòa vài chục lần, khi đến Đà Nẵng ông chỉ có một mục tiêu thầm kín mà quan trọng nhất là gặp tổng thống Nga Vladimir Putin, tuy chưa có hội đàm chính thức, nhưng ông đã chủ động vui vẻ tiếp cận sớm ông Putin, với những bắt tay xiết chặt, còn vỗ vào lưng tỏ vẻ thân thiết. Chỉ cốt để ông Putin nói lên một câu cho các nhà báo nghe thấy : "Chuyện nước Nga can thiệp vào cuộc bàu cử ở Hoa Kỳ là chuyện hoàn toàn hoang đường !", và câu này lại chính ông Trump nhắc lại và thêm là : tôi cũng khẳng định là không hề bao giờ có cái chuyện can thiệp tưởng tượng ấy !

Rõ ràng 2 ông Donald Trump và Vladimir Putin cùng nhau thông đồng lên tiếng bác bỏ chuyện nước Nga can thiệp thô bạo vào cuộc bàu cử để hỗ trợ cho ông Donald Trump trúng cử sát nút. Vì nếu điều này có thật thì cả 2 ông sẽ bị trả giá nặng nề. Chả vậy mà sau vài lần gặp mặt với mấy lần xiết chặt bàn tay nhau, ông Putin khen nức nở "Tổng thống Hoa Kỳ là con người hiểu rộng, văn minh".

Sự thông đồng của 2 tổng thống Hoa Kỳ và Nga càng rõ khi ông Putin chỉ đến Đà Nẵng, gặp ông Trump rồi là về nước ngay, xong một việc quan trọng nhất đối với 2 người - 1 tỷ phú thạo nghề buôn bán và một tay tình báo chuyên nghiệp lão luyện.

Thế là ông Trump hể hả, tưởng chừng như thoát nạn. Chính người cầm đầu nước Nga khẳng định thì đó là sự thật rồi, còn băn khoăn gì nữa !

Nhưng trên đời có ai có thói ăn vụng chưa bị bắt quả tang lại thú nhận ngay lỗi của mình !

Cho nên ít ai tin ở lời khẳng định của ông Putin, một tay tình báo KGB lão luyện chuyên nghiệp, tinh khôn ma mãnh không kém gì ông Trump. Trọng lượng của kẻ bị cáo nói mạnh mồm là mình vô can, vô tội không có giá trị gì.

Chúng ta hãy chờ đón tình hình có thể rất gay go cho ông Donald Trump khi trở về Bạch Cung vài ngày nữa. Rồi ông sẽ quên hết mọi niềm vui hào nhóang ở Đà Nẵng để lo cho số phận chông chênh của mình, ngay trước mắt và về sau.

Bùi Tín

Nguồn : Buitinblog's, 13/11/2017 

Published in Diễn đàn

Trước khi rời Bắc Kinh qua Việt Nam, tổng thống Mỹ được chiêu đãi đặc biệt. Ông Tập Cận Bình muốn mở đầu cuộc giao hảo lâu dài giữa hai cường quốc, chiếm cảm tình của ông tổng thống Mỹ một cách tế nhị, như người Trung Hoa đã được huấn luyện thuần thục từ mấy ngàn năm.

donald1

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình đã tiếp đãi ông bà tổng thống Mỹ ngay trong Tử Cấm Thành.

Ông Donald Trump và bà Melania được ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viên (Peng Liyuan, 丽媛) mời uống trà và ăn tối ngày thứ Tư.

Họ không tiếp vợ chồng khách quý trong tòa Đại Sảnh Nhân Dân, nơi vẫn gặp gỡ các quốc khách quan trọng và tổ chức những dạ yến linh đình nhất. Cũng không mời khách đến dinh thự riêng ở Trung Nam Hải, như Mao Trạch Đông đã tiếp Richard Nixon trong căn phòng đầy sách, mở đầu một giai đoạn lịch sử mới trong quan hệ giữa hai nước, và cả lịch sử thế giới.

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình đã tiếp đãi ông bà tổng thống Mỹ ngay trong Tử Cấm Thành. Đây là một địa điểm lịch sử, xây cất từ đời Minh (khoảng thời gian ông Minh Thành Tổ sai quân sang đánh nước Đại Việt), hiện được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, vẫn thu hút hàng triệu du khách. Ông Tập muốn ông Trump ôn lại lịch sử.

Trong khi Tập đón tiếp Trump thì khu cung điện nhà Minh đã trở về đúng với tên gọi cũ : Cấm Thành. Nhà nước cộng sản cấm không cho ai được bén mảng tới khu vực, nội bất xuất, ngoại bất nhập ;giống cảnh thời các hoàng đế năm, ba trăm năm trước. Đây là một cách tiếp đón dành cho các bậc vương giả, vào thời các hoàng đế.

Ông Tập Cận Bình vừa được đảng cộng sản đưa lên ngôi vị tôn quý không thua các hoàng đế đời Thanh ; và muốn ông Trump cũng cảm thấy mình đang được đón tiếp huy hoàng như một hoàng đế. Khác hẳn cảnh ông thủ tướng Canada ngồi uống cà phê bên vỉa hè Sài Gòn, hay ông cựu tổng thống Mỹ đi ăn bún chả ở Hà Nội.

Ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc ở Washington, hẳn đã nghe tin nói rằng chuyến thăm Anh Quốc chính thức của Tổng thống Trump bị trì hoãn chỉ vì vấn đề nghi lễ. Ông Trump muốn được cùng ngồi xe song mã với nữ hoàng Anh trên đường đi giữa nghị viện và hoàng cung. Chính phủ Anh, hoặc chính nữ hoàng, không đồng ý. Vì vậy chuyến công du chưa thể thực hiện được như ý muốn.

Có lẽ câu chuyện này đã phổ biến trong giới ngoại giao ở thủ đô Mỹ cho nên Tổng thống Trump đã được tiếp đãi long trọng ở rất nhiều nước khác. Ông được mời đứng với tổng thống Pháp trên khán đài duyệt binh ngày Quốc Khánh, 14 tháng Bảy. Ông Trump hào hứng quá, đã tỏ ý nước Mỹ cũng nên tổ chức duyệt binh ngày Lễ Độc Lập. Trong chuyến thăm Nhật vừa rồi, ông Trump được Thủ tướng Shinzo Abe tận tình chiêu đãi, nhưng chưa đủ, vẫn thiếu mục trà đàm với Thiên Hoàng.

Đến nước Trung Hoa thì khác. Ông Tập Cận Bình không phải một hoàng đế nhưng quyền lực cao và mạnh, mạnh hơn Nữ hoàng Elizabeth và Thiên hoàng Akihito. Và hoàng đế đỏ đã biểu dương uy quyền cao tột cho vị tổng thống Mỹ coi.

Khi Tổng thống Trump và phu nhân tới thăm quảng trường Thiên An Môn, không một người dân Trung Hoa hay một du khách nào được lai vãng. Trong Tử Cấm Thành cũng vậy ; hai cặp vợ chồng vương giả ngồi uống trà, với một thông ngôn duy nhất do ông Trump mang theo.

Họ ngồi trong cảnh vắng lặng, trên là trời mây, dưới là mình, chung quanh là cung vàng điện ngọc bỏ hoang. Hai vị nguyên thủ quốc gia có thể bàn chuyện trời đất, gió mưa, hay chuyện đời sống của nhân loại, khắp nơi trên thế giới, chiến tranh, hòa bình, buôn bán, chơi golf hoặc bán máy bay, nói chuyện gì tùy các ngài cao hứng.

Còn đám chúng sinh lau nhau ở tuốt xa xa ngoài kia không, họ đâu biết rằng có hai lãnh tụ phi phàm đang ngồi uống trả, rồi ăn tiệc với nhau, như chư tiên ở trên thiên đình ngồi chấm sổ đám phàm phu hạ giới.

Ông Tập Cận Bình đã chọn một ngôi nhà lịch sử ở góc Tây Nam Tử Cấm Thành để "nhẩm sà" với ông Donald Trump. Ngôi nhà đó, từ thế kỷ trước đã đặt tên là Bảo Uẩn Lâu (Bao Yun Lou, 蕴楼), ngôi Lầu chứa của báu. Ông Tập Cận Bình có thể chỉ tay vào các bức tường, cây cột, cửa ra vào, phòng ốc chung quanh mà nói rằng : Đây là một kiến trúc đầu tiên trong hoàng thành chịu ảnh Tây phương và chính phủ Mỹ hồi đó đã "tài trợ" công cuộc xây dựng nên ngôi lầu này.

Ông Tập Cận Bình đã từng gây ấn tượng mạnh trên ông Donald Trump với các bài dạy về lịch sử thế giới. Sau khi nói chuyện lần đầu với ông Tập ở khu nghỉ mát Mar-a-Largo của ông ở Florida, ông Trump đã thốt lên, "Eureka ! Bây giờ mới biết ! Nước Cao Ly ngày xưa thuộc nước Tàu !" (Sau bữa đó, trên nhật báo Người Việt, mục này đã thắc mắc : Không biết Giáo sư Tập có giảng về lịch sử ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam hay không ?).

Nhưng ngôi nhà Bảo Uẩn Lâu lại là một di tích của tình hữu nghị giữa hai nước Hoa Kỳ và Đại Thanh, hơn 100 năm trước. Trong câu chuyện đó, nước Tàu lại là nước chịu ơn nước Mỹ hào hiệp ! Bảo Uẩn Lâu được xây dựng bằng tiền "viện trợ Mỹ". Khó tưởng tượng một cách tài tình hơn để lấy lòng một vị quốc khách từ Mỹ đến.

Muốn hiểu điều ý nghĩa của ngôi lầu này, nhớ lại những bài học lịch sử thời trung học. Những bạn cùng tuổi tôi, sống ở Việt Nam Cộng Hòa đều phải học lịch sử thế giới, chúng tôi phải biết những biến cố gọi là "Quyền phỉ" và "Bát quốc Liên quân".

"Quyền phỉ" là cuộc nổi dậy của các võ sư, được triều đình nhà Thanh bảo trợ, họ đi tìm giết người ngoại quốc, từ năm 1899 đến 1901. Sau đó, tám cường quốc Tây phương đã kéo liên quân tấn công, đánh thẳng tới Bắc Kinh, tàn phá cung điện và cướp đi không biết bao nhiêu của báu, vua quan nhà Thanh bỏ chạy, khi trở về phải ký hòa ước chịu những khoản "bồi thường" khổng lồ cho tám nước đã đánh mình !

Đó là một đoạn sử nhục nhã đánh thức tự ái dân tộc của người Trung Hoa. Mười năm sau, họ lật đổ nhà Thanh, thành lập Dân quốc.

Trong tám nước liên minh đánh Tàu, chính phủ Mỹ cư xử khác. Tổng thống Theodore Roosevelt đã trả lại số tiền bồi thường cho chính phủ dân quốc. Dùng số tiền bồi hoàn lập ra một quỹ học bổng đưa sinh viên Trung Hoa du học bên Mỹ. Một phần số tiền này, năm 1915, đã được dùng để xây Bảo Uẩn Lâu ; một phần khác dùng để xây dựng Đại học Thanh Hoa, ngôi trường danh tiếng nay vẫn hoạt động.

Ông Donald Trump và bà Melania chắc chắn phải thích thú nghe kể chuyện cổ tích về ngôi nhà Uẩn Lâu này, sau khi mời ông bà Tập Cận Bình coi đoạn video cô cháu ngoại hát tiếng Tàu, đọc thuộc lòng Tam Tự Kinh, rồi chúc phúc Grandpa Tập Cận Bình và Grandma Bành Lệ Viên.

Trong khi đưa khách đi thăm các phòng ốc, dừng chân rất lâu ở Điện Thái Hòa, chắc ông Tập Cận Bình phải giải thích cho ông Donald Trump hiểu nghĩa cái tên gọi này : Hòa bình lớn khắp nơi dưới bầu trời – Thiên hạ. Tập có thể tóm tắt cho Trump nghe : Tư tưởng Tập Cận Bình mới ghi trong cương lĩnh đảng cộng sản Trung Quốc cũng nhắm cùng mục đích đó : Thiên hạ Thái hòa !

Nhưng Thiên hạ nghĩa là gì ? Các hoàng đế Trung Hoa từ hai thế kỷ trước công nguyên đã coi họ chịu trách nhiệm với cả nhân lại : "Bình thiên hạ," giữ cho cả thế giới được bình an. "Sử Ký" của Tư Mã Thiên, quyển 6, Tần Thủy Hoàng Bản Kỷ, viết rằng lãnh thổ của Thủy Hoàng bao gồm bốn phương Tây, Nam, Đông, Bắc, "Đi tới bất cứ nơi nào có dấu người ở ;chẳng có ai không phải là bầy tôi" (Nhân tích sở chí, vô bất thần giả (史記 /秦始皇本紀 : "人迹所至不臣者").

Tài kể chuyện của ông Tập Cận Bình chắc điêu luyện lắm. Cho nên, bữa ăn tối, tại điện Kiến Phúc (Jianfu Palace, 建福), cũng trong Tử Cấm Thành, đã kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ, mà khi mời, ông Tập gọi là "một bữa ăn vội" để khách được về nghỉ ngơi sớm. Đây là bữa tiệc đầu tiên đãi một quốc khách trong Tử Cấm Thành.

Hôm sau, ông Trump kể rằng lúc đầu ông tính sẽ ngồi ăn trong vòng 20, 25 phút ; vì ông chủ rất dễ thương (you are so nice) biết khách đi đường xa mệt nhọc. Nhưng ông Trump kể, hai ông bà thích thú từng phút một suốt bữa ăn (we enjoyed every minute of it). Có thể tưởng tượng cảnh Tam Quốc Chí, khi Lưu Bị ngồi ăn cơm với bà mẹ Tôn Quyền ; sau đó vừa thoát chết, vừa được vợ. Hãy chinh phục cảm tình của một người ! Một người có địa vị then chốt ! Các chuyện khác sẽ đâu vào đó, tính sau !

Người Trung Hoa có mấy ngàn năm lịch sử nghề làm ngoại giao. Người Việt cũng không ngu dại gì mà không biết. Trừ nhóm lãnh tụ Ba Đình !

Trong lúc Bắc Kinh ve vuốt, chiều chuộng Donald Trump đủ cách như trên, thì đám Nguyễn Phú Trọng làm ngược lại. Chính một độc giả Người Việt đã nhìn thấy : Putin và Tập Cận Bình được trải thảm đỏ, viền vàng, từ cửa máy bay xuống mặt đất ; còn Trump bước xuống sân bay trên chiếc cầu thang trống trơn, một mảnh thảm đỏ đặt dưới chân thang.

donald2

Donald Trump bước xuống sân bay Việt Nam trên chiếc cầu thang trống trơn, một mảnh thảm đỏ đặt dưới chân thang.

Đó là một hành động cố tình hạ nhục. Để làm gì ? Chắc chỉ để làm vui lòng các "đồng chí anh em" Trung Quốc ! Trong lúc đó ai cũng biết rằng muốn ngăn chặn chương trình bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông nước ta không thể nào không nhờ thế lực cân bằng của Mỹ, Nhật, Ấn Độ, và các nước Tây phương.

Ai sẽ lãnh hậu quả của thái độ và hành vi đối xử phân biệt này ? Dân Việt Nam ! Cuộc nghiên cứu dư luận của Pew Research gần đây cho biết 84% dân Việt nhìn nước Mỹ với thiện cảm, cao hơn tỷ số 76% vào năm 2014. Dân Việt yêu thích những lý tưởng của nước Mỹ như tự do dân chủ, với tỷ số 69%, ở Á Châu chỉ sau dân Nam Hàn (78%). Có 31.000 sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ, đứng hàng thứ năm so với các nước khác.

Người dân bình thường đã phản ứng, để chứng tỏ đảng cộng sản sai lầm làm ngược lại ý dân. Người Đà Nẵng, Hà Nội kéo nhau ra đường coi ông tổng thống Mỹ. Họ chỉ muốn gửi một thông điệp : Chúng tôi không đi đón Tập Cận Bình hoặc Putin như vậy !

Người Việt nào cũng biết nước mình cần kết thân với Mỹ để tự vệ. Đám "lãnh tụ Mặt Dày" biết nhưng không dám lộ điều đó ra. Vì sợ hãi. Bọn "Mặt Dày" phải bám chân Trung Quốc để hy vọng nắm quyền và trục lợi càng lâu càng tốt. Việt Nam là một trong mười nước ngoài có dân mua nhà ở tại Mỹ nhiều nhất. Các đại gia Việt Nam xin visa EB-5, với số đầu tư tối thiểu 500 000 USD, đứng hàng thứ hai, chỉ thua tư bản đỏ nước Tàu.

Trong khi đó lợi tức bình quân mỗi người Việt trong nước chỉ có 2.200 USD một năm. Những người dân không đủ tiền mua gạo sẽ tự hỏi : Tại sao chúng ta phải sống mãi trong cảnh bất công này, với một nhóm lãnh đạo quỳ gối khom lưng trước kẻ thù truyền kiếp ? 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 11/11/2017

Published in Diễn đàn

Mỹ : Donald Trump làm được gì sau một năm ở Nhà Trắng

Cách nay một năm, Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Nhân dịp này, xã luận báo Le Monde có bài "Trump một năm sau". Theo tờ báo, việc Donald Trump trúng cử là một trong những sự kiện mà người dân Mỹ ghi nhớ rõ, giống như thông tin lần đầu tiên, con người đặt chân lên mặt trăng, hay vụ ám sát tổng thống Mỹ JF. Kennedy.

trump1

Donald Trump tại Nhà Trắng, Washington DC, ngày 13/10/2017. Reuters/Kevin Lamarque

Một năm sau cơn chấn động chính trị, phần lớn dân chúng Mỹ vẫn còn bị choáng váng bởi nhiệm kỳ tổng thống không bình thường này. Nỗi bàng hoàng xen lẫn sự khó hiểu về một thắng lợi mà rất ít người dự báo được.

Trong khi đó, đông đảo cử tri ủng hộ đảng Dân Chủ thì vẫn bị dày vò bởi những lời giải thích ít nhiều thuyết phục vì sao phe của họ lại thua. Một số người chỉ trích việc lựa chọn Hillary Clinton làm ứng viên. Thế nhưng, Le Monde cho rằng làm như vậy là đi không đúng hướng, bỏ qua vấn đề cơ bản cho phép hiểu được vì sao Trump thắng cử.

Nếu Donald Trump thắng cử, trước tiên là vì ông đã biết tập trung hướng vận động tranh cử vào một bộ phận cử trị có cảm giác bị bỏ quên. Ngoài các vùng trù phú ở miền duyên hải và các thành phố lớn, phần còn lại của nước Mỹ đã âm thầm chịu đựng sự thiệt thời trước sự thờ ơ của giới tinh hoa chính trị và một bộ phận truyền thông. Các số liệu vĩ mô kinh tế đáng phấn khởi mà Barack Obama để lại đã che dấu những rạn nứt, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 và tiến trình toàn cầu hóa, trong khi đó chính quyền lại không có những biện pháp để hỗ trợ các nạn nhân này.

Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống với tỷ lệ được lòng dân rất thấp. Một năm sau, tỷ lệ này không thay đổi. Với 38% tỷ lệ ủng hộ, dường như tổng thống Mỹ vẫn duy trì được một bộ phận cử tri trung thành với ông, ít quan tâm đến những cáo buộc về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hiện đang gây "ô nhiễm" bầu không khí của nhiệm kỳ tổng thống. Những cử tri trung thành này cũng không thay đổi ý kiến cho dù bản tổng kết thành tích một năm cầm quyền của Donald Trump khá sơ sài so với những gì ông đã hứa lúc vận động tranh cử : chương trình cải cách hệ thống y tế, xóa bỏ Obamacare không được Quốc Hội thông qua, dự án xây tường biên giới với Mêhicô vẫn chưa có nguồn tài chính, trong lúc đó, tư pháp liên tục bác bỏ những sắc lệnh của ông về nhập cư.

Tuy vậy, theo Le Monde, Donald Trump vẫn thành công trong việc lừa gạt cử tri của ông bằng cách liên tục tấn công vào những quyết định mà người tiền nhiệm đã đưa ra, như trong lĩnh vực môi trường, đối ngoại. Về điểm này, Le Monde nhấn mạnh, nhiều người đã đánh giá thấp mức độ phản đối của một bộ phận cử tri trước các quyết định của Obama. Những người này đã im lặng bất bình trong suốt 8 năm qua.

Khai thác tư tưởng dân tộc chủ nghĩa là một chuyện, áp dụng chính sách mà các cử tri đang mong đợi lại là một chuyện khác. Và tình hình có nguy cơ trở nên phức tạp đối với Donald Trump. Trong lúc tranh cử, ông đã hứa làm khô cạn vùng lầy Washington, tức là xóa bỏ các nhóm vận động hành lang vì tiền, làm tê liệt nền dân chủ Mỹ để phục vụ các lợi ích riêng tư.

Thế nhưng, thay vì gạt bỏ các hoạt động này, ông trùm địa ốc lại thiết lập một chế độ đầu sỏ tài chính mà các mục tiêu của chế độ này trái ngược hoàn toàn với những mong đợi của những người đã bỏ phiếu cho ông, những người vốn bị hệ thống chính trị hiện hữu không đoái hoài tới. Các kế hoạch nới lỏng quản lý hệ thống tài chính, cải cách thuế có lợi cho những người giàu có, cắt giảm ngân sách giáo dục và các chuơng trình xã hội, Le Monde cho rằng, khó mà tưởng tượng được là về lâu dài, những người đã bỏ phiếu cho Donald Trump vào Nhà Trắng lại có thể tiếp tục ủng hộ một chính sách có nguy cơ làm cho tình hình thêm nghiêm trọng.

Trong lĩnh vực đối ngoại, các báo Pháp rất quan tâm đến chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Hoa Kỳ. Le Monde cho biết "Tập Cận Bình dành cho Donald Trump một sự đón tiếp như hoàng đế". Dường như biết tính cách của tổng thống Mỹ, Bắc Kinh nhấn mạnh đây là chuyến công du cao hơn cấp Nhà nước. Rất hài lòng về sự đón tiếp này, Donald Trump đã đáp lại với những câu ca ngợi hết lời, như hội đàm giữa hai nguyên thủ là một "cuộc gặp rất ấn tượng", "không có chủ đề nào quan trọng hơn là quan hệ Trung-Mỹ". Sáng hôm qua, tổng thống Mỹ hứa hẹn là cùng làm việc với Trung Quốc để không chỉ giải quyết các vấn đề giữa hai nước mà cả những vấn đề của thế giới. Gợi ý này dường như đáp ứng mong đợi của Trung Quốc vì trước đây, Bắc Kinh muốn lập một dạng cơ chế thượng đỉnh G2 Trung-Mỹ nhưng đã bị Obama bác bỏ.

Theo nhận định của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, Đại học Baptist Hồng Kông, điều mà Trung Quốc đạt được ở bề ngoài, đó là có được quy chế một cường quốc lớn, ngang hàng để cùng quản lý vấn đề an ninh tại Châu Á. Thế nhưng, đây chỉ là sự ngang hàng giả tạo bởi vì Hoa Kỳ vẫn thống trị với các liên minh quân sự vững chắc, trong khi Trung Quốc chỉ có những quốc gia bạn bè, đi theo Bắc Kinh tùy theo tình hình.

Cùng chủ đề, Le Figaro chạy tựa "Tập Cận Bình thể hiện sự hoành tráng của Trung Hoa khi gặp Donald Trump".

Trong lĩnh vực kinh tế, chuyến công du Trung Quốc của Donald Trump là một "Vụ thu hoạch các hợp đồng", tựa của Le Monde. Theo hướng này, Les Echos cho biết "Vụ thu hoạch các hợp đồng biểu tượng của Trump tại Trung Quốc", còn theo Le Figaro, đó là "Vụ mùa kỳ diệu các hợp đồng".

Chủ đề thời sự khác được nhiều báo Pháp quan tâm, đó là vụ lách luật tránh thuế "paradise papers". Le Monde có nhiều bài về hồ sơ này. Theo tờ báo "Gửi tiền ở thiên đường thuế khóa, một phản xạ đối với các đầu sỏ tài chính Nga". Vụ "paradise papers" cho thấy, tổng số tiền mà các cá nhân, doanh nghiệp Nga đặt ở nước ngoài có thể lên tới khoảng 1000 tỷ đô la. Những người thân cận của Vladimir Putin đều làm như vậy. Một doanh nhân ngoại quốc giải thích : Càng gần gũi với chính quyền, thì tài sản của giới tài phiệt càng mong manh. Dường như có một sự hiểu ngầm giữa chính quyền và giới đầu sỏ tài chính là những khoản tiền khổng lồ của họ chỉ là sở hữu ủy quyền. Chính quyền có thể lấy lại bất kỳ lúc nào. Chính vì thế mà một số người trong số này đã tìm cách cất giấu một phần tài sản của họ.

Trong lĩnh vực kinh tế, Les Echos chạy trên trang nhất thông tin đáng mừng là "Tăng trưởng của Châu Âu đạt mức cao nhất kể từ 10 năm qua". Theo dự báo của Bruxelles, khu vực đồng euro sẽ có mức tăng trưởng là 2,2-2,3%, thâm hụt ngân sách của các thành viên Liên Hiệp Châu Âu đều giảm. Do vậy, tờ báo kêu gọi, đây là lúc tiến hành các cải cách sâu rộng.

Le Monde nói tới "Tăng trưởng có thể đạt mức 2,3% trong Liên Hiệp Châu Âu năm 2017" và khẳng định, khu vực đồng euro thoát ra khỏi khủng hoảng và thậm chí tăng trưởng còn tăng tốc trong những tháng gần đây. Theo ủy viên Châu Âu phụ trách kinh tế, ông Pierre Moscovici, thì khu vực đồng euro phải tiến hành cải cách : đồng nhất về cơ cấu và củng cố khu vực đồng tiền chung, đó là hai điều kiện để tăng trưởng có thể kháng cự được những cú sốc mạnh trong tương lai và trở thành một động lực bền vững cho sự thịnh vượng chung.

Về xã hội, báo La Croix quan tâm đến "Cội nguồn của hiện tượng quấy rối tình dục" và đây cũng là chủ đề trên trang nhất của tờ báo. Kể từ khi vụ quấy rối tình dục của nhà sản xuất điện ảnh Hollywood Weinstein bị phát giác, ngày càng nhiều vụ tố cáo về quấy rối tình dục hoặc những hành vi không phù hợp của nam giới đối với phụ nữ. Đến mức là người ta phải đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của hiện tượng quấy rối tình dục : hành vi này của một số người đàn ông phải chăng có cội nguồn từ bản chất nam giới hay đó là hệ quả của một dạng văn hóa được tạo dựng qua hàng thế kỷ lịch sử.

Trong khi đó, Le MondeLe Figaro chú ý tới thời sự Pháp. "Macron chỉ đạo các ê-kíp của mình như thế nào". Đó là tít một của Le Monde. Trong cuộc họp chính phủ vừa qua, tổng thống Emmanuel Macron đã nhắc nhở các bộ trưởng : Không dãi bày tâm tư ở bên ngoài. Ông không ưa gì các kiểu nói kháy, chỉ trích giữa các bộ trưởng. Thậm chí, có lần, ông trao đổi, gửi tin nhắn SMS cho các bộ trưởng và cộng sự đến tận 3 giờ sáng, để yêu cầu họ đẩy mạnh nhịp độ làm việc và tỏ thái độ hoàn toàn trung thành với tổng thống. Theo ông Christophe Castaner, phát ngôn viên của tổng thống, thì khi nói một điều gì, ông Macron nói rõ và mạnh mẽ và điều này đủ để mọi người phải hiểu và lắng nghe.

Còn trang nhất của Le Figaro cho biết "Macron yêu cầu các bộ trưởng bảo vệ tốt hơn chính sách của mình". Theo tờ báo, cuộc thăm dò dư luận do viện nghiên cứu Odoxa thực hiện cho thấy đa số các bộ trưởng trong chính phủ của ông Macron không được mọi người biết đến, ngoại trừ ba nhân vật : bộ trưởng môi trường Nicolas Hulot, bộ trưởng thể thao Laura Flessel và thủ tướng Edouard Philippe.

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Các nhà tranh đấu không hy vọng nhiều trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump ? (VOA, 09/11/2017)

Các nhà tranh đấu cho nhân quyn có nhiu phn ng khác nhau v chuyến thăm Vit Nam ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump.

nq1

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump.

Từ Đăk Lăk, Blogger Huỳnh Thc Vy, người ph trách Hi Ph n Nhân quyền Vit Nam nói bà không kỳ vng gì trong chuyến thăm Hà Ni ca ông Trump.

"Không phải ch ln này ông Donald Trump, mt người không quan tâm đến nhân quyn, mà ngay c như ông Obama, thì tôi cũng không kỳ vng gì trong nhng chuyến thăm như vy. Nhng chuyến thăm đó ch mang tín xã giao thôi. Tôi nghĩ là tình hình đa chính tr khu vc Đông Nam Á, c th là vn đ Trung Quc, Bc Hàn, và thế đi đu hay hp tác gia Hoa Kỳ vi Trung Quc thì mi là điu quan trng. Tôi nghĩ chuyến thăm này không có gì quan trọng".

Ngược li, bà Nguyn Th Dương Hà, mt lut sư tranh đu cho nhân quyn Vit Nam, và cũng là v ca nhà bt đng chính kiến Cù Huy Hà Vũ thành ph Chicago, bang Illinois, nói bà trông ch chuyến thăm ca Tng thng Trump s mang li kết qu tích cc liên quan đến hp tác quc phòng gia hai nước Vit Nam và Hoa Kỳ và thúc đy nhân quyn Vit Nam :

"Như đã th hin trong bc thư ca tôi gi cho Tng thng Donald Trump và Phu nhân Melania Trump. Tôi trong ch chuyến thăm ca Tng thng Trump mang lại kết qu tích cc liên quan đến hp tác quc phòng gia hai nước và thúc đy nhân quyn Vit Nam, c th là tăng cường quc phòng theo hướng liên minh quân s nhm chng Trung Quc bành trướng lãnh th Bin Đông và kêu gi chính quyn Vit Nam trả t do ngay lp tc, vô điu kin cho tt c các tù nhân lương tâm, trong đó có hai ph n có con nh là bà Nguyn Ngc Như Quỳnh và bà Trn Th Nga.

n mt tun trước khi ông Donald Trump đt chân đến Vit Nam, lut sư Nguyn Th Dương Hà có viết thư cho Tòa Bạch c "khn thiết đ ngh" Tng thng M và Phu nhân kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho các tù nhân lương tâm, đt bit "gii cu" hai n tù nhân có con nh là bà Nguyn Ngc Như Quỳnh và bà Trn Th Nga.

Trong bức thư gi nhà nhà lãnh đo Hoa Kỳ, bà Dương Hà viết : " Nếu như vic b tù nhng công dân ch vì h bày t quan đim khác bit vi chính quyn dt khoát là hanh vi xâm phm nhân quyn nghiêm trng, thì vic b tù nhng người m nuôi con nh do h thc hin quyn t do ngôn lun, không nghi ngờ gì na, là hành vi xâm phm nhân quyn nghiêm trng gp trăm ln".

Từ Khánh Hòa, bà Nguyn Th Tuyết Lan, m ca Blogger M Nm, tc Nguyn Ngc Như Quỳnh, người đang b chính quyn Vit Nam giam cm 10 năm tù vì ti "tuyên truyn chng phá nhà nước" nhưng được Đ nht Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump vinh danh "Ph n Can đm Quc tế," nói vi VOA v chuyến thăm Hà Ni ca ông Trump :

"Con gái tôi Nguyễn Ngc Như Quỳnh không phi là tù nhân lương tâm duy nht mà h cáo buc nhng điu rt vô lý. Những điu con tôi nói là nhng điu xy ra thường ngày Vit Nam và con tôi gióng lên tiếng nói cnh báo. Tôi ch mong mun rng không riêng gì Tng thng Donald Trump mà tt c các nhà lãnh đo quc tế đến Vit Nam hãy giúp người dân Vit Nam được bo đm quyn làm người và tr t do, vô điu kin cho tt c nhng người bt đng chính kiến".

Hòa thượng Thích Không Tánh ti thành ph H Chí Minh mong rng Hoa Kỳ nên lưu tâm đến t do tôn giáo Vit Nam và kêu gi ông Trump đng quên nhng tiếng nói b đàn áp ở vùng thôn quê :

"Hội đng Liên tôn và các cng khác mong rng khi thăm Vit Nam lưu tâm đến tình trng vi phm t do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyn. Chúng tôi mong rng Tng thng Donald Trump nghĩ đến 90 triu người dân Vit Nam, ch đng vì mt đng Cng sn hay gii cm quyn mà b quên đng bào nghèo khó mà còn b đàn áp quê nhà".

Về khía cnh pháp lý, lut sư Nguyn Th Dương Hà rt mong Hoa Kỳ giúp Vit Nam xây dng nhà nước pháp quyn, thượng tôn pháp lut và hy b nhng điu lut phn nhân quyền :

"Chừng nào mà Điu 79, Điu 88, và Điu 258 ca B Lut Hình s còn tn ti thì vn còn tù nhân lương tâm ti Vit Nam. Do đó chính quyn M và Tng thng Donald Trump cn kêu gi chính quyn Vit Nam phi hy b các điu lut phn nhân quyn nói trên. Ngoài ra, Mỹ cn tích cc giúp Vit Nam ci cách pháp lý mnh m đ xây dng nhà nước pháp quyn da trên tam quyn phân lp, vì đó là th chế bo v nhân quyn hiu qu nht".

Vào tháng 9, khi ra điều trn trước U ban Đi ngoi Thượng vin M trước khi nhậm chc đi s ti Vit Nam, ông Daniel Kritenbrink nói vn đ nhân quyn, t do tôn giáo là mt trong các ưu tiên ca ông ti Vit Nam.

Đài truyền hình CNBC trong tun nhn đnh rng Tng thng Trump d kiến s không nêu vn đ nhân quyn trong chuyến thăm Châu Á, trong đó có Vit Nam, thay vào đó, các cuc gp song phương ch tp trung vào an ninh khu vc, thương mi và đu tư.

**********************

20 dân biểu yêu cầu Tổng thống Trump gây áp lực với Hà Nội về nhân quyền (VOA, 09/11/2017)

20 dân biểu Hoa Kỳ hôm 8/11 công b mt bc thư yêu cu Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump thúc ép chính quyn Vit Nam ci thin và tôn trng nhân quyn.

nq2

Phần đu bc thư gi Tng thng Donald Trump, 7/11/2017.

Bức thư ký ngày 7/11 do dân biu Chris Smith, thuộc đng Cng hòa đi din tiu bang New Jersey khi tho nói : "vic tiếp tc mi quan h kinh tế và hp tác chiến lược gia Hoa Kỳ vi Vit Nam s ph thuc vào s tiến b thc cht và mnh m v vn đ nhân quyn".

Các dân biểu Hoa Kỳ cho rng mt chính ph pht l các cam kết quc tế v nhân quyn thì không th nào là mt đi tác đáng tin cy cho các vn đ như Bin Đông hay thương mi.

Bức thư nhn mnh vai trò ca t do phát biu trên mng Internet, t do tôn giáo và yêu cầu Tng thng Trump hi thúc Hà Ni tr t do cho các tù nhân chính tr như Nguyn Ngc Như Quỳnh, Nguyn Văn Đài, Trn Th Nga, Trn Anh Kim, Lê Thanh Tùng.

nq3

Chữ ký mt s dân biu M trong bc thư gi Tổng thống Donald Trump.

Ngoài ra bức thư còn yêu cu nhà lãnh đo Hoa Kỳ lưu ý vic chính quyn Đà Nng, nơi t chức Hi ngh Hp tác Phát trin Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mà ông Trump tham d, đã cưỡng chế và tch thu đt đai ca các giáo dân Cn Du vào năm 2010, nhưng nay các giáo dân này đã tr thành công dân Hoa Kỳ.

*********************

Thêm thành viên Hội Anh em Dân chủ bị mời làm việc (RFA, 09/11/2017)

Thêm 2 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ là các ông Lê Anh Hùng và Trương Văn Dũng bị công an Hà Nội gửi giấy đòi triệu tập, ghi rõ nội dung buổi làm việc liên quan đến vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

nq4

Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt : Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua). Photo : RFA

Cả 2 ông Hùng và Dũng nhận được giấy gọi của công an Hà nội ngày 8 tháng 11, đòi phải trình diện để làm việc với công an lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay, mùng 9 tháng 11 năm 2017. Hai ông đều quyết định từ chối, không đến đồn công an làm việc.

Trong thư phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội, ông Lê Anh Hùng cho biết ông không tham gia vào bất cứ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nào cả, do đó ông không có trách nhiệm phải gặp công an.

Ông Trương Văn Dũng, một trong hai người có giấy mời làm việc, vào chiều ngày 9 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau về trường hợp của ông :

"Ngày hôm qua họ đưa giấy triệu tập, thì quan điểm của tôi rất rõ ràng là tôi từ chối tôi không làm việc với họ, cho đến ngày hôm nay tôi cũng đã thực thi điều đó là tôi không đi gặp. Trường hợp chúng tôi quan hệ với Nguyễn Văn Đài, hay bất kể với một ai, đó là quyền của chúng tôi. Đấy là điều chúng tôi khẳng định luôn. Thế còn trường hợp họ dùng từ mời hoặc triệu tập chúng tôi không bao giờ hợp tác với họ, bởi vì sao, vì họ là một chính thể tà quyền chúng tôi đấu tranh cho tổ quốc vì thế chúng tôi không hợp tác với tà quyền, quan điểm tôi rất rõ ràng. Chúng tôi khẳng định chúng tôi cũng không làm điều gì sai trái với pháp luật cả".

Cũng cần nhắc lại trong một năm qua, Hội Anh Em Dân Chủ là một trong những tổ chức bị đàn áp mạnh tay, nhiều thành viên của Hội đã bị bắt giữ, bị truy tố với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, chiếu theo điều 79 Bộ Luật hình sự, hoặc bị ghép vào tội danh tuyên truyền chống nhà nước, dựa theo điều 88 của Bộ Luật hình sự.

Hội Anh Em Dân Chủ được luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và một số người cùng chí hướng đồng thành lập vào tháng Tư năm 2013, với mục đích cổ võ dân chủ, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do dân sự và chính trị như đã được quy định trong hiến pháp cũng như trong các bản công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.

Luật sư Đài và người cộng sự là cô Lê Thu Hà bị bắt hồi cuối tháng 12 năm 2015, đến giờ vẫn chưa xét xử. Tháng Bảy năm nay, thêm 4 thành viên của Hội là Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn trội và Nguyễn Bắc Truyển bị chính quyền bắt giam.

Đến ngày 17 tháng Mười vừa qua, công an Hà Tĩnh cũng bắt khẩn cấp một thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là cô Trần Thị Xuân.

Những vụ đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động cho dân chủ và quyền con người tại Việt Nam đã khiến những tổ chức bảo vệ, tranh đấu cho quyền làm người liên tục lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo của thế giới khi đến Đà Nẵng dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC phải thúc đẩy Hà Nội tôn trọng nhân quyền.

Một trong những lời kêu gọi được đưa ra ngày 9 tháng 11 là thư ngỏ của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam gửi các lãnh đạo APEC.

Trong thư ngỏ, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban, nhấn mạnh rằng khi có mặt tại Việt Nam để dự APEC, các nhà lãnh đạo nên dùng cơ hội này để gây áp lực, buộc Việt Nam phải ngưng ngay chính sách đàn áp nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng.

Thư ngỏ cũng nhắc đến những nhà hoạt động xã hội đang bị cầm tù hay bị giam giữ, như bà Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, hoặc như nhà tu hành đang bị quản thúc như trường hợp của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

**********************

Nhiều tổ chức lên tiếng về dân chủ ở Việt Nam trước APEC (BBC, 08/11/2017)

Có 17 tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế vừa viết thư chung gửi tới các lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, yêu cầu gây áp lực để chính phủ Việt Nam ngừng các cuộc đàn áp dân chủ.

nq5

17 tổ chức trong nước và quốc tế ký tên trong lá thư yêu cầu các lãnh đạo quốc tế tham gia APEC gây áp lực lên Việt Nam về tình trạng vi phạm nhân quyền

Thư được ký hôm 7/11, chỉ ít hôm sau khi 40 học giả quốc tế lên tiếng yêu cầu trả tự do cho hai nhà hoạt động nữ.

Lá thư viết rằng chính phủ Việt Nam đã tiến hành một cuộc "đàn áp chính trị to lớn đối với quyền biểu đạt ôn hòa" trong năm qua và điều này đi ngược lại với mục tiêu "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" của Hội nghị APEC năm nay.

"Nếu chính quyền Việt Nam không tuân thủ theo các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế - như các điều khoản từ Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị và Công ước Chống tra tấn - thì làm sao quý vị có thể tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các thỏa thuận ký kết tại APEC ?" trong thư có đoạn.

Lá thư kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "thúc đẩy Việt Nam hãy ngưng ngay cuộc đàn áp" và "tôn trọng các quyền tự do và nhân quyền quốc tế".

"Đồng lòng đoàn kết"

Ông Arthit Suriyawongfuk, thư ký của Hiệp Hội Người dùng mạng Thái Lan (TNN) một trong 17 tổ chức tham gia ký thư, nói với BBC rằng, TNN ký tên vì muốn thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết của giữa các tổ chức đối với tình trạng đàn áp tự do ngôn luận ở Việt Nam.

"Những vụ việc [đàn áp tự ngôn luận] như thế này xảy ra khắp nơi trên thế giới, ở ngay Thái Lan cũng vậy. Nó là mối đe dọa đến tự do thông tin mạng. Quốc gia thì có biên giới, nhưng lý tưởng và thông tin thì nên được tự do truyền đạt".

"Thực tế mà nói, tôi không nghĩ lá thư sẽ nhận được phản hồi thực tế gì. Có vẻ như các quốc gia đang liên kết với nhau để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Tuy nhiên đây là một cách nhắc nhở rằng vụ việc như vậy đã diễn ra và các tổ chức hoạt động sẽ tiếp tục lên tiếng," ông Arthit nói.

Trước đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và nhiều tổ chức khác cũng đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tự do cho các tù nhân chính trị.

Gần như cùng nội dung với lá thư trên, các tổ chức cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế và đối tác thương mại với Việt Nam phải kêu gọi chính phủ cộng sản ngừng các cuộc đàn áp đối với các nhà phê bình ôn hòa và đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tôn giáo.

nq6

15 vụ bắt giữ tù nhân chính trị mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho là cần phải được chú ý

"Khi cùng nhau chụp những tấm ảnh kỷ niệm và ký kết các hợp đồng thương mại với lãnh đạo của chính phủ độc đảng Việt Nam, các quan chức quốc tế từ các quốc gia trong APEC không nên nhắm mắt trước hơn 100 tù nhân chính trị mà chính những quan chức này bỏ sau hàng song sắt," Giám đốc Ban Châu Á của HRW, Brad Adams viết trong thông cáo ra hôm 3/11.

"Và ngay trong lúc Việt Nam đang đóng vai trò của một chủ nhà thân thiện để chào đón các đại biểu quốc tế, giới chức lại tăng cường các cuộc đàn áp với bất cứ ai dám dũng cảm lên tiếng về nhân quyền và dân chủ," ông Adams viết.

Thực trạng mà Giám đốc HRW nêu có thể được phản ánh rõ qua trường hợp của một trong những nhà hoạt động dân chủ mạnh mẽ nhất ở Việt Nam.

Nhà báo tự do và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang cho BBC biết cô vẫn đang phải ẩn trốn trong suốt bốn tháng qua.

"Tôi không thể ở trong căn hộ của tôi ở Hà Nội được nữa, tôi rời khỏi Hà Nội từ đầu tháng Bảy," nhà nữ hoạt động nói.

"Không có chút riêng tư nào, ngay cả trong chính nhà của mình. Tôi cảm thấy có người luôn theo dõi, nghe lén tôi qua điện thoại".

Kể từ đầu năm 2017, 25 nhà hoạt động ôn hòa đã bị truy bắt, giam giữ hoặc trục xuất - một con số kỷ lục.

Tháng 1 :

1. Nguyễn Văn Hóa

2. Nguyễn Văn Oai

3. Trần Thị Nga

Tháng 3 :

4. Vũ Quang Thuận

5. Nguyễn Văn Điền

6. Bùi Hiếu Võ

7. Phan Kim Khánh

Tháng 5 :

8. Bạch Hồng Quyền, bị truy nã

9. Hoàng Đức Bình

10. Thái Văn Dung, bị truy nã

Tháng 6 :

11. Phạm Minh Hoàng, bị tước quốc tịch, trục xuất

12. Bùi Văn Thắm

13. Bùi Văn Trung

Tháng 7 :

14. Trần Văn Hoàng Phúc

15. Lê Đình Lượng

16. Phạm Văn Trội

17. Nguyễn Trung Tôn

18. Trương Minh Đức

19. Nguyễn Bắc Truyển

Tháng 8 :

20. Nguyễn Trung Trực

21. Trần Minh Nhật

Tháng 9 :

22. Nguyễn Văn Túc

23. Nguyễn Viết Dũng

Tháng 10 :

24. Đào Quang Thực

25. Trần Thị Xuân

*********************

Mỹ : Hàng ngàn người Việt có nguy cơ bị trục xuất ? (BBC, 09/11/2017)

Khoảng 8.500 người Việt tại Hoa Kỳ có thể bị bắt, giam giữ và trục xuất về Việt Nam, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng tại Hoa Kỳ cho biết.

nq7

Cộng đồng hoạt động dân quyền ở Hoa Kỳ diễu hành kêu gọi ngừng trục xuất dân nhập cư Châu Á

Các tổ chức bắt đầu lo ngại khi có thông tin trong vài tháng gần đây, nhiều người đột nhiên bị bắt, giam giữ, điều chuyển và bị thẩm vấn để trục xuất về Việt Nam.

Con số người bị bắt giữ đã lên đến mức kỷ lục, NBC News dẫn lời bà Đinh Quyên, Chủ tịch Trung tâm Hành động Hỗ trợ Đông Nam Á (SEARAC).

Các tổ chức hoạt động vì cộng đồng ở Philadelphia, California, New York gần như đồng loạt đưa ra cảnh báo khẩn vào cuối tháng 10.

Gần 9.000 người có thể bị trục xuất

Cảnh báo khẩn của SEARAC hôm 30/10 ghi rằng : "Trong vài tuần gần đây, ICE [Cơ quan Kiểm sát Nhập cư và Hải quan] đã tái bắt giữ một số người Việt đã có lệnh trục xuất mà họ không thể trục xuất trước đây".

Cảnh báo khẩn của SEARAC cho biết tổ chức này phát hiện hồi tháng 9 rằng Hoa Kỳ đã gửi hồ sơ của 95 cá nhân có thể bị trục xuất cho Hà Nội để chính quyền Việt Nam xem xét.

SEARAC cũng ghi nhận các trường hợp lẽ ra không thuộc đối tượng bị trục xuất nhưng vẫn bị bắt giữ trong thời gian vừa qua.

nq8

Thông tin cảnh báo cho người Việt tại Hoa Kỳ

"Từ tháng 10 đến tháng 11, một phái đoàn quan chức Việt Nam sẽ đến Hoa Kỳ để tiến hành các cuộc phỏng vấn ở bang Georgia," cảnh báo ghi thêm.

Cảnh báo kêu gọi cộng đồng chia sẻ rộng rãi và ngay lập tức liên hệ các tổ chức để được nhận hỗ trợ pháp lý.

Đối tượng nào có thể bị trục xuất ?

Theo dữ liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ vào năm 2016, hiện có khoảng 8.560 người Việt có lệnh trục xuất nhưng vẫn sinh sống tại Mỹ. Lí do là vì từ sau chiến tranh, Việt Nam luôn từ chối tiếp nhận những người Việt bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Theo Biên bản Ghi nhớ được hai nước ký hồi 2008, Hà Nội chỉ chính thức đồng ý tiếp nhận các cá nhân gốc Việt đến Hoa Kỳ sau năm 1995 - là năm hai nước bình thường hóa quan hệ.

nq9

Không phải lần đầu tiên bị ép trở về : Một người phụ nữ phải bị kéo đi trong khi những người khác thì ngồi lỳ trên thang nối máy bay. Đây là nhóm 100 người Việt bị trục xuất khỏi Hongkong sau khi Anh Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận năm 1995.

Từ 1998 đến 2016, đã có khoảng 624 người Việt bị đưa về Việt Nam, theo thông tin chính thức của Bộ Nội An.

"Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, Hoa Kỳ luôn nỗ lực tìm cách trục xuất càng nhiều người càng tốt," ông Huỳnh Ngọc Diệu, người đứng đầu tổ chức VietUnity nói với BBC.

Tuy nhiên, "thường họ chỉ trục xuất người đến Hoa Kỳ sau 1995", ông Diệu giải thích thêm.

Nay, đã có những trường hợp đến Hoa Kỳ từ trước 1995 nhưng vẫn bị bắt và giam giữ.

Trong số 95 hồ sơ bị chuyển cho phía Việt Nam hồi tháng 9, có ít nhất ba người đến Hoa Kỳ trước 1995, không thuộc đối tượng bị trục xuất theo thỏa thuận ký năm 2008, NBC dẫn lại thông tin của SEARAC.

nq10

Khoản 2, Điều 2 trong Biên bản Ghi nhớ năm 2008 ghi người Việt đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 không nằm trong diện bị trục xuất

Katrina Dizon Mariategue, nhân viên tư vấn Chính sách Nhập cư của SEARAC cho BBC biết tổ chức này bắt đầu phát hiện ra vụ việc sau khi một luật sư thông báo về việc một người Việt đến Hoa Kỳ trước 1995 bị bắt giữ và điều chuyển đến bang Georgia.

Bà Mariategue cho biết năm ngoái Hoa Kỳ trục xuất 35 người Việt ; năm nay nếu 95 hồ sơ kia được tiếp nhận thì con số bị trục xuất sẽ tăng gấp 3 lần.

Trump sẽ nêu vấn đề với Việt Nam tại APEC ?

Ông Huỳnh Ngọc Diệu, người hiện cũng đang làm việc cho phó thị trưởng thành phố San Jose, California, bình luận rằng chính phủ Trump "đã có một số hành động gây hại đến cộng đồng dân nhập cư".

"Đây không phải là điều ngạc nhiên. Ông Trump muốn giới hạn nhập cư, muốn trục xuất dân nhập cư, và ông ấy ủng hộ dự luật RAISE Act," ông Diệu nói.

"Bây giờ điều chúng tôi lo ngại nhất là chuyến thăm đến Việt Nam của Trump. Với số lượng người bị bắt giữ mang tính kỷ lục, đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Trump đang nỗ lực khiến phía Việt Nam tiếp nhận thêm người bị trục xuất".

"Điều này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều gia đình, con cái phải rời xa cha mẹ. Đây là điều không ai mong muốn," ông Diệu nói thêm.

Dự luật nhập cư RAISE của Hoa Kỳ sẽ 'siết chặt hơn' ?

Cùng mối quan ngại với ông Diệu, bà Mariategue nói rằng việc Hoa Kỳ muốn trục xuất cả những cá nhân tới Mỹ trước 1995 là một tín hiệu xấu.

Bà e rằng Washington đang tìm cách tái thỏa thuận hoặc mở rộng Biên bản Ghi nhớ năm 2008 để có thể trục xuất thêm người. "Nếu như vậy, có khả năng khoảng 9.000 người Việt sẽ bị ảnh hưởng," bà Mariategue nói.

Tháng trước, chính phủ ông Trump đã ra lệnh trừng phạt đối với Campuchia và ba nước Châu Phi khác vì đã không chịu tiếp nhận người bị trục xuất.

Cũng đồng tình với ông Diệu, bà Mariategue nói : "Chúng tôi lo ngại rằng ông ấy sẽ đặt vấn đề này với Việt Nam vì ông đã có những lời bình luận trong quá khứ về việc trừng phạt những nước không tiếp nhận người bị trục xuất".

BBC đã liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để xác nhận thông tin nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

Published in Việt Nam

APEC 2017 chờ đợi gì từ tổng thống của "nước Mỹ trước tiên" ? (RFI, 09/11/2017)

Ngày 10/11/2017, thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC 2017 chính thức khai mạc tại Đà Nẵng. Tâm điểm chú ý của thượng đỉnh APEC lần này là tổng thống Mỹ Donald Trump. Lãnh đạo các nước APEC đang đợi vị tổng thống với khẩu hiệu nổi tiếng "nước Mỹ trước tiên" sẽ thể hiện tầm nhìn thế nào trước một diễn đàn tự do thương mại quốc tế.

apec20171

Các bộ trưởng APEC chụp hình chung sau cuộc họp ngày 08/11/2017 tại Đà Nẳng. Reuters

Chặng đầu của chuyến công du Châu Á của ông Trump đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, trước khi tới Việt Nam dự APEC, được đánh giá mang nặng tính chất địa chính trị để thể hiện chiến lược của Mỹ đối với khu vực Châu Á. Thế nhưng, người ta đã thấy bên cạnh những tuyên bố trấn an đồng minh chiến lược Nhật, Hàn về vấn đề an ninh, tổng thống Mỹ không quên lợi ích kinh tế của nước Mỹ.

Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc lại với hai đồng minh về quan hệ làm ăn phải "tự do, công bằng và có qua có lại" để giảm thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Tại Trung Quốc, ông Trump dường như đã hài lòng hơn với một loạt hợp đồng trị giá hơn 250 tỷ đô la được ký. Vì thế mà ông Doanld Trump đã đổi giọng, không còn chỉ trích Trung Quốc như trước đó không lâu.

APEC quy tụ 21 nước thành viên chiếm 40% dân số toàn cầu nắm giữ 60% của cải thế giới, với những nền kinh tế tiềm năng đa dạng. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là : Vị Tổng thống tôn sùng chủ nghĩa bảo hộ sẽ thể hiện những gì tại diễn đàn thúc đẩy toàn cầu hóa và tự do thương mại này ?

Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, ông McMaster đã giải thích trước chuyến công du quan trọng của ông Trump rằng tổng thống Mỹ muốn "bảo đảm các chính phủ không trợ giá một cách không công bằng cho công nghiệp của họ, không phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc không hạn chế đầu tư nước ngoài".

Giảm thâm hụt thương mại của Mỹ là một trong các cuộc chiến tâm đắc nhất của ông Trump vì ông nhận thấy đó là mối đe dọa cho công ăn việc làm của người Mỹ. Vì thế mà ngay sau khi nhậm chức, ông đặt bút ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP – hiệp định thương mại tự do Đii tác xuyên Thái Bình Dương ký với 11 nước, cho dù đa số những nước tham ký đều nhận thấy TPP là công cụ hữu hiệu để làm đối trọng với đà bành trướng kinh tế của Trung Quốc. Thế nhưng, ông Donald Trump cho rằng nước Mỹ không được lợi lộc gì và thậm chí còn bị thua thiệt ở hiệp định tự do thương mại TPP mà đa số các nước tham gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Hệ quả là Trung Quốc, nước bị gạt ra ngoài TPP, có thể lợi dụng dịp này vẽ lại bản đồ trao đổi thương mại của họ ở Châu Á bằng cách thúc đẩy ký các thỏa thuận đơn lẻ với các nước.

Ông Trump chưa tới Đà Nẵng, nhưng một ngày trước khi khai mạc APEC, người ta đã thấy hiệu ứng của chủ trương "nước Mỹ trước tiên". Theo AFP có mặt tại Đà Nẵng, các bộ trưởng Thương Mại và Ngoại Giao APEC vẫn chưa thể đạt được đồng thuận cho một bản tuyên bố chung của hội nghị. Thủ tục thông thường này đang vấp phải cản trở bởi khái niệm "tự do buôn bán" và "bảo hộ mậu dịch" theo kiểu "nước Mỹ trước tiên" của chính quyền Trump.

Kinh tế cũng không choán hết mối quan tâm của ông Donald Trump tại diễn đàn ở Đà Nẵng. "Nước Mỹ trước tiên" và nước Mỹ cũng đang là mục tiêu đe dọa của hạt nhân Bắc Triều Tiên. Hồ sơ Bắc Triều Tiên đã theo ông ông Trump trong suốt ba chặng công du Châu Á những ngày qua với những tuyên bố cảnh cáo chế độ Bình Nhưỡng và kêu gọi hai nước lớn Trung Quốc và Nga phải có trách nhiệm chung tay gây sức ép, "cô lập chế độ tàn bạo Bắc Triều Tiên".

Tại APEC lần này người ta đang mong chờ thấy một tổng thống Trump khôn khéo hơn, ngoại giao hơn, không bốc đồng tuyên bố đe dọa, mạt sát Kim Jong Un và chế độ Bình Nhưỡng như trước đây, để thế giới có thể thở phào vì cuộc chiến thương mại hay chiến tranh với Bắc Triều Tiên chỉ là nguy cơ thoáng qua mà thôi.

Anh Vũ

********************

Mậu dịch và an ninh, hai trọng tâm của Trump ở Việt Nam (RFI, 08/11/017)

Sau khi dự thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng ngày 10/11/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mở chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 11/11/2017. Ông sẽ đến Hà Nội để gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Hôm nay, tờ Asia Times đã có bài nhận định về mối quan hệ Việt -Mỹ.

apec20172

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, Washington ngày 31/05/2017. SAUL LOEB / AFP

Asia Times nhắc lại rằng, trong các lãnh đạo chế độ Hà Nội, riêng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mối quan hệ làm việc với tổng thống Trump, vì ông đã là lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á hội kiến ông Trump ở Nhà Trắng vào tháng 5 vừa qua.

Nhân chuyến viếng thăm đó, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký các hợp đồng mới để thúc đẩy trao đổi mậu dịch Việt Nam với Hoa Kỳ, trong đó có hợp đồng mua máy bay Boeing. Hà Nội ký những hợp đồng này để chứng tỏ họ sẳn sàng đáp ứng yêu cầu của tổng thống Trump giảm thặng dư thương mại rất lớn với Hoa Kỳ, vốn đã lên tới 29 tỷ đôla năm 2016, theo các số liệu của phía Việt Nam.

Đổi lại, Hà Nội muốn Hoa Kỳ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Trong tám tháng đầu năm nay, các dự án đầu tư của Mỹ chỉ đạt tổng cộng 370 triệu đôla, chỉ bằng 5% của Hàn Quốc, nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Asia Times trích dẫn tờ Vietnam Investment Review cho biết giới doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam hy vọng chuyến viếng thăm của tổng thống Trump sẽ thúc đẩy trao đổi mậu dịch giữa hai nước. Họ cũng tin rằng Hà Nội sẽ cam kết tự do hóa kinh tế hơn nữa để thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh mà ngân sách Nhà nước gặp khó khăn và nợ công tăng cao, chính quyền Việt Nam muốn thúc đẩy các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với vốn đầu tư tư nhân.

Giới lãnh đạo Hà Nội cũng muốn thảo luận với tổng thống Trump về các vấn đề an ninh. Kể từ khi ông Trump lên cầm quyền vào tháng Giêng đến nay, Hà Nội vẫn không biết là Washington có sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trước việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông hay không.

Tờ báo trích lời chuyên gia Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông : Cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á" viết rằng : "Chính quyền Trump đã tỏ cho thấy hoặc là họ không hiểu hoặc là họ không quan tâm đầy đủ đến các lợi ích của các nước bạn và các nước đối tác tiềm tàng ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống Trung Quốc.

Tuy vậy, các cố vấn của tổng thống Mỹ gần đây đã nói ngày càng nhiều đến mục tiêu xây dựng "một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Tuy không giống như chiến lược "xoay trục sang Châu Á" của tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, nhưng dự án này cũng nhằm duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Nhưng theo Asia Times, tổng thống Trump viếng thăm Trung Quốc trước khi đến Việt Nam, với hy vọng thuyết phục Bắc Kinh mở cửa thị trường hơn nữa cho các nhà đầu tư Mỹ, cũng như yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ thêm trong việc ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Cho nên có một số người lo ngại là vì muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, ông Trump sẽ hy sinh các lợi ích của Việt Nam, cũng hy sinh mục tiêu thiết lập vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Các nhà hoạt động dân chủ ở Hà Nội thì cho biết họ không hy vọng tổng thống Mỹ sẽ công khai lên tiếng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, vốn đã trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây. Thật ra thì khi viếng thăm Việt Nam vào năm ngoái, người tiền nhiệm Obama cũng đã không hề đề cập đến vấn đề nhân quyền.

Chính quyền Trump dường như có cách tiếp cận giống như chính quyền Obama, tức là thay đổi ở Việt Nam sẽ diễn ra từ từ và thông qua các hành động mang tính xây dựng, chứ không phải là qua những hành động trừng phạt.

Vấn đề là do tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP. Hoa Kỳ nay không còn một công cụ hiệu quả để thúc đẩy Hà Nội tự do hóa kinh tế và chính trị vì hiệp định này buộc Việt Nam phải cho phép thành lập các công đoàn độc lập cũng như phải chấp nhận những cải tổ quan trọng khác.

Thanh Phương

Published in Việt Nam