Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Virus corona - Dầu mỏ : Thế giới trước nguy cơ suy thoái hơn cả 2008

Viễn cảnh suy thoái không có gì là xa vời. Virus corona và giá dầu giảm mạnh, giảm 30%, là hai nguyên nhân chính. Tất cả các nhật báo Pháp (10/03/2020) đều đề cập đến hai chủ đề này.

suythoai1

Quảng trường San Marco, Venezia, Ý, không một bóng người vì lệnh cách ly do virus corona của chính phủ Ý, ngày 10/03/2020. Reuters/Manuel Silvestri

Trang nhất của nhật báo Le Monde là hàng tựa : "Virus corona gây cú sốc thế giới". Cụ thể, Pháp phải đưa ra những biện pháp chưa từng có để ngăn đà lây nhiễm, như cấm tập trung trên 1.000 người, nới lỏng quy định việc khám bệnh từ xa, nhân viên y tế có thể làm thêm giờ…

Nhật báo kinh tế Les Echos dành 10 trang để nói về nguy cơ suy thoái. Virus corona đã khiến sản xuất đình trệ, đặc biệt tại Trung Quốc, công xưởng của thế giới, hoạt động du lịch giảm dẫn đến thiệt hại trong tất cả các ngành liên quan, đặc biệt là hàng không.

Đối với Pháp, bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire cảnh báo về "tác động "nghiêm trọng" của virus corona đối với tăng trưởng". Thay vì kỳ vọng tăng trưởng đạt 0,3% cho ba tháng đầu năm, Ngân hàng Trung ương Pháp điều chỉnh còn 0,1% và như vậy, tăng trưởng cả năm chỉ có thể đạt khoảng 0,7%, thay mức 1,3% được đề ra. Trong đợt khủng hoảng này, những doanh nghiệp nợ nhiều nhất có nguy cơ bị tác động mạnh nhất.

Trong khi đó, tình hình tại Ý được cho là nghiêm trọng hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Biện pháp cách ly toàn dân của thủ tướng Giuseppe Conte bị chủ tịch các vùng phản đối. Trả lời Les Echos, chủ tịch các doanh nghiệp Ý ở vùng Lombardia, không ủng hộ biện pháp cách ly triệt để này vì "không thể ngăn được đà lây lan của virus corona bằng cách đóng cửa các nhà máy". Theo ông, giải pháp trên tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, làm mất uy tín của các doanh nghiệp Ý với các đối tác quốc tế.

Liên Hiệp Châu Âu không có giải pháp đồng bộ ?

Xã luận của Le Figaro cho rằng phải "ngừng cỗ máy dữ dội này lại". Ngoài tình trạng khẩn cấp dịch tễ, chính phủ Pháp phải ưu tiên tránh để các công ty phá sản. Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải chứng tỏ quyết tâm thúc đẩy phục hồi và trấn an người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Libération lại nhận định : "Dịch Covid-19 : Các nước trong Liên Hiệp Châu Âu mạnh ai nấy làm phòng dịch". Kể từ khi virus corona xuất hiện tại Châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu vẫn chỉ khoanh tay nhìn. Lý do, y tế chỉ là một "kỹ năng hỗ trợ" của các nước thành viên. Liên Hiệp Châu Âu sẽ không thể hành động nếu các thành viên không yêu cầu hỗ trợ. Ngay cả khi xảy ra dịch xuyên biên giới, Bruxelles cũng không thể tự đưa ra quyết định bảo vệ.

Toàn khối thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiện mỗi nước tự xoay sở trong khả năng riêng. Trong khi đó, theo Libération, chi phí cho việc thiếu quản lý đồng bộ sẽ còn cao hơn. Trước tình trạng Ý cô lập toàn dân, lãnh đạo 27 nước sẽ họp qua phương tiện nghe nhìn vào ngày 10/03 để tìm giải pháp "chấm dứt tình trạng hỗn loạn này nhanh nhất có thể". Theo phủ tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu muốn "gửi đi thông điệp chính trị rằng Châu Âu quyết tâm đoàn kết hành động".

Saudi Arabia đổ thêm dầu vào lửa

Ngoài virus corona, trên trang nhất, Le Figaro nhận định dầu lửa cũng khiến các thị trường sụp đổ. Trong khi thế giới bắt đầu cảm cúm, Saudi Arabia đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố sản xuất dầu không giới hạn, phá giá khiến vàng đen mất giá 30%. Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đỏ trong ngày thứ Hai 09/03 đen tối, mất từ 7,8 đến 11%.

Chưa bao giờ, kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, hành tinh lại mong manh đến như vậy, theo nhận định trong bài xã luận của Le Figaro. Tác giả bài viết chỉ trích thái độ vô trách nhiệm khi mở cuộc chiến vàng đen vào thời điểm này vì chỉ khiến các nhà đầu tư thêm lo lắng, tạo thêm một cuộc khủng hoảng mới trong khi khủng hoảng dịch tễ Covid-19 vẫn chưa được giải quyết.

Tình hình bi đát của thị trường chứng khoán được nhật báo Libération mô phỏng trên trang nhất với hình ảnh một người đeo khẩu trang đi qua bảng chỉ số chứng khoán toàn một mầu đỏ đậm, như muốn cảnh báo "Virus xâm nhập thị trường chứng khoán".

Trong bài "Virus corona : báo động đỏ và thứ Hai đen", Libération phân tích nguyên nhân khiến Saudi Arabia thả nổi giá vàng đen. Trong cuộc họp của khối OPEP +, Riyad đề xuất giảm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày để ngăn việc giá dầu rớt thê thảm : 14 nước thành viên OPEP đồng ý gánh một triệu thùng, trong khi đó Nga, Kazakhstan, Azerbaidjan và 7 nước ngoài OPEP sẽ giảm phần còn lại là 500.000 thùng. Nga không chấp nhận và cuộc chiến giá cả bắt đầu. Hoàng thái tử Mohammed ben Salmane quyết định hạ giá chưa từng có kể từ 20 năm qua.

Cuộc chiến vàng đen : Nga bắn một mũi tên nhắm hai đích ?

Vẫn theo Libération, nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng "khi tấn công Saudi Arabia, Nga chủ yếu nhắm đến Mỹ. Putin ngày càng khó chịu về liên minh Washington và Riyad. Hơn nữa, một nhánh của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft, đóng tại Geneve, bị Mỹ trừng phạt từ ngày 18/02. Bộ Ngân khố Mỹ cáo buộc chi nhánh này đã bán dầu cho công ty Nhà nước Venezuela PDVSA, cũng bị Washington trừng phạt".

Nước bị ảnh hưởng đầu tiên là Saudi Arabia. Theo phân tích của ông Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại đại học Paris-Dauphine, "đúng là giá sản xuất mỗi thùng dầu chỉ là 7 đô la. Nhưng để cân đối chi phí ngân sách (của Saudi Arabia), hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, thì mỗi thùng dầu phải được bán với giá khoảng 80 đô la".

Nước thứ hai bị Nga nhắm đến là Mỹ. Giá dầu giảm, ngành khai thác khí đá phiến của Mỹ cũng sẽ bị tác động nặng nề, do chi phí khai thác cao hơn và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã đầu tư rất nhiều và gánh nợ cũng nhiều. "Nếu dầu ở dưới ngưỡng 40 đô la/thùng, các công ty Mỹ không còn lời nữa". Các thị trường chứng khoán sẽ hình dung ra kịch bản tồi tệ nhất, và như vậy sẽ bán cổ phiếu của các công ty đó, với nguy cơ khiến nền kinh tế thế giới xấu thêm, theo nhận dịnh của ông Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu tại Natixis.

Trung Quốc tung chiến dịch «khẩu trang"xóa thương tích Vũ Hán

"Bị" Hàn Quốc, Ý, Pháp, Đức, Iran soán ngôi số ca nhiễm mới mỗi ngày, Trung Quốc đang tìm cách đánh bóng lại hình ảnh thông qua việc cung cấp thiết bị y tế cho khắp thế giới, đặc biệt là khẩu trang, trước tiên là để cảm ơn bạn hữu, tiếp theo là để bắt đầu chiến dịch "ngoại giao khẩu trang". Nhật báo Le Monde tìm hiểu : "Trung Quốc biến khẩu trang thành vũ khí địa-chính trị như thế nào ?"

Trung Quốc khẳng định khả năng hồi phục nhanh chóng khi tăng gấp 5 lần sản lượng khẩu trang sản xuất hàng ngày so với đầu tháng Hai, với khoảng 110 triệu khẩu trang các loại được sản xuất mỗi ngày, trong đó có 1,66 triệu khẩu trang N95.

Khoảng 250.000 khẩu trang được Bắc Kinh gửi sang Tehran vì vào đầu tháng 02/2020, Iran, hiện là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới, đã vét gần hết kho để gửi sang Trung Quốc một triệu khẩu trang. Tương tự, Nhật Bản và Hàn Quốc từng cung cấp vài triệu khẩu trang cho Trung Quốc, vừa nhận lại được hàng trăm triệu. Trung Quốc đang từng bước cải thiện ngoại giao với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này giải thích tại sao Hàn Quốc không cách ly hết những người đến từ Trung Quốc.

Hai quốc gia Đông Á này đã không quay ngoắt với Trung Quốc như Mỹ từng làm ngay từ đầu mùa dịch và khẩu trang trở thành vấn đề gây căng thẳng giữa hai nước khi Peter Navarro, cố vấn thương mại của tổng thống Donal Trump, dọa chuyển hết hoạt động sản xuất về Mỹ vì theo ông, Bắc Kinh quốc hữu hóa các nhà máy sản xuất khẩu trang của Mỹ tại Trung Quốc, hạn chế xuất sang Mỹ khẩu trang N95.

Nhà nghiên cứu khoa học chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định với Le Monde : "Qua việc tặng khẩu trang cho nước ngoài, Trung Quốc muốn chứng tỏ công xưởng của thế giới luôn có khả năng sản xuất rất lớn", vẫn là một đầu tầu của thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh tìm cách biến cuộc đấu tranh chống dịch Covid-19 thành "số mệnh chung của nhân loại" và trấn an tâm lý lo ngại "bỏ hết trứng vào một giỏ khi sản xuất tất tại Trung Quốc".

Vẫn bệnh thành tích

Trong khi Bắc Kinh nỗ lực cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế, người dân Vũ Hán lại phẫn nộ phản đối chính quyền địa phương "nói dối" về việc tổ chức phân phối lương thực thực phẩm, không hoàn hảo như những gì được quay trong video để chiếu cho phó thủ tướng Trung Quốc.

Thêm một lần nữa, chính quyền Vũ Hán lại vẫn lo bệnh thành tích, sợ bị khiển trách. "Một nhóm của chính phủ trung ương đã ra lệnh chính quyền địa phương điều tra và giải quyết ngay vấn đề", theo Hoàn Cầu Thời Báo. Trong khi đó, trả lời Le Monde, một thanh niên Trung Quốc sống tại Pháp, tỏ ra thông cảm cho chính quyền Vũ Hán vì rất khó để đáp ứng được nhu cầu của mấy chục triệu dân, bị cấm ra khỏi nhà từ giữa tháng Hai, trong khi chính quyền địa phương phải tổ chức cung ứng thực phẩm tại nhà.

Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới

Với thị phần 7,9% thị trường vũ khí, Pháp trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ (36%) và Nga (21%), nhưng đứng trước Đức (5,8%) và Trung Quốc (5,5%).

Nhật báo Le Monde, trích báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (Sipri), theo đó, khối lượng vũ khí được Pháp bán ra từ 2015 đến 2019 tăng 72% so với giai đoạn 2010-2014. Kỉ lục này có được là nhờ vào các hợp đồng bán chiến đấu cơ Dassault cho Ai Cập, chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, chiến đấu cơ của Naval Group cho Brazil, cũng như các hợp đồng đóng tầu ngầm cho Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia và tầu chiến cho Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Về các nước nhập khẩu vũ khí, Saudi Arabia đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ, Ai Cập, Úc và Trung Quốc.

Bầu cử sơ bộ đảng Dân Chủ Mỹ : Joe Biden tìm lại niềm tin

Chủ đề thời sự quốc tế được tập trung phân tích là cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ Mỹ, với Joe Biden, đối thủ của chính trị gia Bernie Sanders.

Le Monde nhận định, Joe Biden mở rộng thêm liên minh. Trong cuộc vận động ở Jackson, bang Mississipi, ông thể hiện là người tập hợp vì theo một người tham gia cuộc mit-tinh, "Bernie nói rằng phải huy động toàn lực để đánh bại Donald Trump". Trong khi đó, Le Figaro cho biết : "Sáu bang để chia cách tỉ số giữa Joe Biden và Bernie Sanders". Cuộc bầu cử ngày 10/03 sẽ cho biết mức độ nổi tiếng của hai ứng viên chính của đảng Dân chủ. Còn Les Echos nhận định : "Bầu cử Mỹ : Trận đấu về chương trình giữa Sanders và Biden".

Di dân : Thổ Nhĩ Kỳ trắc nghiệm sự đoàn kết trong Liên Hiệp Châu Âu

Trong lĩnh vực xã hội, vấn đề di dân và cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 09/03 được các nhật báo chú ý.

Tổng thống Erdogan kêu gọi Hy Lạp mở cửa biên giới cho di dân sang Châu Âu. Bruxelles từ chối nhân nhượng yêu cầu đổi chác của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng "muốn giảm căng thẳng với Erdogan", theo nhận định của Le Figaro. La Croix phân tích một "tổng thống Erdogan, người thích chiến lược bàn tay sắt" khi dọa dồn hết di dân đến biên giới Hy Lạp, đổi lại là yêu cầu Bruxelles ủng hộ tài chính và chính trị trong hồ sơ Syria. Còn Les Echos cho rằng "Thổ Nhĩ Kỳ đang thử tình đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu trong vấn đề di dân".

La Croix cũng dành một bài phóng sự để nói về cuộc sống khó khăn của người nhập cư tại "Lesbos (Hy Lạp), hòn đảo đau thương".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Nước gồng mình chống dịch, nước miễn nhiễm : Virus corona "thiên vị" ?

Le Figaro nhận định "nhiều ổ dịch ẩn nấp khắp 5 châu", thế nhưng lại có nhiều nước thông báo không có trường hợp nào hoặc rất ít. Phải chăng virus corona "thiên vị" hay còn có những lý do nào khác ?

thienvi1

Một cách phòng chống virus corona. Ảnh minh họa, chụp tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 05/03/2020. Reuters/Aly Song

Tính đến hiện nay, Bắc Triều Tiên, Miến Điện khẳng định không có trường hợp nào, Indonesia có 2, Lào 1… trong khi những quốc gia Đông Nam Á này "rất dễ bị phơi nhiễm", theo nhận định với Le Figaro của nhà nghiên cứu dịch tễ Marius Gilbert, đại học Tự do Bruxelles, và "không có bất kỳ lý do nào để số người bệnh (tại các nước này) lại chênh lệch đến như vậy với số ca nhiễm như ở Hồng Kông, Hàn Quốc hay Singapore".

Virus corona sợ nóng ?

Tại Châu Phi, Ai Cập chính thức có hai trường hợp, nhưng lại lây cho 11 du khách Pháp khi những người này thăm đất nước của các vị Pharaon. Đối với nhà nghiên cứu Anne-Marie Moulin, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), "không phải ngẫu nhiên mà trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên tại Châu Phi lại được phát hiện ở Sénégal, nơi có hệ thống y tế tốt nhất Châu Phi".

Rất có thể các nước đó cố tình nói dối nhằm mục đích che giấu hệ thống dịch tễ thiếu thốn. Ngoài vấn đề về bộ kít xét nghiệm, ví dụ đầu tiên được Antoine Flahault, Đại học Y Geneve, đưa ra là người dân không có thói quen đi khám do thu nhập thấp, không được bảo hiểm, trong khi virus corona gây ra những triệu chứng khó nhận biết nên họ không đi khám nếu như chỉ bị ho hoặc bị sốt. Cho nên, rất có thể virus corona đã xuất hiện ở nhiều nước Châu Á và Châu Phi.

Trong một bài viết khác, Le Figaro ngạc nhiên trước hiện tượng : "Châu Phi, một Châu lục dường như được virus tránh né một cách kỳ lạ", đặc biệt là vùng Nam Sahara. Một quan chức cao cấp của Bộ y tế Guinea công nhận : "Chúng tôi thiếu trang thiết bị, điều đó đúng, nhưng dịch bệnh vẫn chưa được phát hiện".

Một số yếu tố được đưa ra giải thích, như khí hậu nóng, không thích hợp cho virus phát triển. Tuy nhiên, lập luận này không đủ thuyết phục vì cúm mùa cũng hoành hành tại Châu Phi.

Lập luận thứ hai, người dân Châu Phi có sức đề kháng tốt hơn người Châu Âu, cũng bị phản đối. Lý do thứ ba, theo một bác sĩ Pháp làm việc tại Conakry (Guinea), có thể là do Châu Phi vẫn nằm ngoài guồng máy toàn cầu hóa, nên không đông khách du lịch nước ngoài như những nơi khác. Tiếp theo, dù nhiều nước Châu Phi có quan hệ hợp tác thương mại với Trung Quốc, nhưng "rất nhiều người Hoa hạn chế đến Châu Phi trong giai đoạn này vì sợ bị phát hiện nhiễm virus và phải điều trị ở đây", trong khi hệ thống y tế ở nhiều nước Châu Phi chưa phát triển.

Ngược với những nước đang phát triển, các nước phát triển lại bị virus corona tấn công tơi bời. Xuất phát từ Trung Quốc, virus corona hiện có mặt khắp 5 châu. Mỹ và Ý vẫn chưa tìm được "bệnh nhân số 0". Rất nhiều người bị nhiễm nhưng lại không có triệu chứng. Theo Libération, "Ý trong tình trạng báo động vì virus corona" với nhiều biện pháp nhiêm ngặt : trường học đóng cửa, hoãn các hoạt động tập thể, nhiều trận đấu bóng không khán giả…

Nước Nga rộng lớn có 4 trường hợp nhiễm virus corona

Nga cũng là một trường hợp đặc biệt. Có đến 4.250 km biên giới với Trung Quốc, thành phố Saint-Petersburg miễn thị thực cho du khách Trung Quốc, nhưng đến giờ Nga chỉ thông báo có 4 trường hợp bị nhiễm virus corona, trong đó có một người trở về từ vùng Lombardia của Ý.

Con số quá ít này gây thắc mắc, và khiến không ít người lo lắng. Một số thông tin cho rằng có đến hàng nghìn ca nhiễm virus corona ở Nga. Đối với tổng thống Putin, đây là "những thông tin sai lệch khiêu khích", "chủ yếu do nước ngoài giật dây", theo tường thuật của Le Figaro.

Hàng loạt biện pháp mạnh được Moskva đưa ra để đối phó với nguy cơ dịch lan rộng : cấm xuất khẩu khẩu trang và thiết bị y tế cho đến ngày 01/06, lắp máy theo dõi thân nhiệt ở nhiều địa điểm công cộng, kêu gọi tuân thủ quy định về vệ sinh kể cả tại các thánh đường, người nghi nhiễm sẽ được đưa đến một bệnh viện mới ở Kommunarka, ngoại ô Moskva…

Pháp chuẩn bị "giai đoạn 3" của dịch

"Giai đoạn 3" là điều khó tránh khỏi tại Pháp. Thông tin 285 người bị nhiễm virus corona tính đến hết ngày 04/03/2020 đều được các nhật báo Pháp đưa tin. Hiện tại, Pháp có ba ổ dịch chính nằm ở tỉnh Oise (phía bắc Paris), Haute-Savoie (phía đông) và Morbihan (phía tây).

Theo Le Figaro, ở "giai đoạn 3", mức cao nhất, Pháp sẽ buộc phải đóng cửa trường học cho đến giữa tháng Ba, hoạt động đình trệ, nhân viên có thể làm việc từ xa… Chính phủ đưa ra một số biện pháp như trưng dụng toàn bộ khẩu trang y tế FFP2 để ưu tiên cho nhân viên y tế và người bệnh được điều trị, quy định giá bán nước rửa tay có cồn tránh tình trạng lợi dụng dịch để tăng giá, quân đội sẵn sàng hỗ trợ chính phủ khi cần thiết…

Trang nhất của Les Echos là thông tin : "Chính phủ chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn 3 của dịch". Vấn đề chỉ còn tính theo ngày mà thôi. Đây là một thách thức nặng nề đối với chính phủ vì một mặt chính phủ không muốn làm người dân hoảng sợ, nhưng mặt khác lại phải chuẩn bị tư tưởng cho dân về những biện pháp mới, nghiêm ngặt hơn, sắp được ban hành.

Các nhà dưỡng lão Pháp chuẩn bị chống dịch Covid-19

Có tốc độ lây lan nhanh và rộng, virus corona là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người cao tuổi và/hoặc có bệnh nền. Trước thực tế này, các nhà dưỡng lão tại Pháp "Ehpad bước chân vào cuộc chiến chống dịch", theo nhật báo Le Monde.

Người cao tuổi sống phụ thuộc là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, Bộ y tế Pháp lại "thiếu những chỉ định đặc biệt", theo giám đốc của một nhà dưỡng lão. Trước lời chỉ trích "lĩnh vực (chăm sóc người cao tuổi) không phải chủ đề quan tâm của bộ", bộ trưởng y tế Pháp Olivier Véran đã mời một số đại diện của ngành đến họp để trấn an đội ngũ nhân viên, cũng thuộc ngành y tế, nhưng thường "bị bỏ quên" với lời hứa sẽ "gửi một bản hướng dẫn" về những thắc mắc : Phải làm gì khi một người sống trong nhà dưỡng lão bị nhiễm virus corona ? Có phải nhập viện người đó không ? Chăm sóc người bị nhiễm như thế nào ?

Di dân, độ liêm sỉ của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến lược dồn ép Liên Hiệp Châu Âu về Syria

Ngày 05/03/2020, tổng thống Erdogan đến Moskva họp với đồng nhiệm Nga Putin về thiệt hại bên phía quân đội Thổ Nhĩ Kỳ do bị quân đội Syria, được không quân Nga yểm trợ, tấn công ở Idlib, Syria. Mặt khác, tổng thống Erdogan cũng dùng biện pháp di dân để gây sức ép buộc Bruxelles can thiệp vào vấn đề Syria.

Trong bài xã luận, Le Monde nhận định, việc sử dụng thường dân khốn quẫn làm phương tiện gây sức ép trong tương quan lực lượng quốc tế không phải là điều mới mẻ, nhưng dùng di dân để đổi chác với Liên Hiệp Châu Âu, theo cách mà Ankara đang làm, thì tổng thống Erdogan đã vượt qua giới hạn liêm sỉ.

Thông điệp đưa ra rất rõ : Thổ Nhĩ Kỳ có thể lập lại kịch bản năm 2015, khi có đến một triệu người Syria, trốn nội chiến, băng qua Thổ Nhĩ Kỳ đến biên giới với Liên Hiệp Châu Âu dẫn đến một cuộc khủng hoảng di dân, an ninh và chính trị với làn sóng bài di dân lan rộng và phong trào dân túy trỗi dậy.

Ankara không ngại sử dụng một số tiểu xảo như thổi phồng số lượng di dân, thông báo rộng rãi mở cửa biên giới với Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí "tạo điều kiện" bằng cách điều xe ca chở di dân đến biên giới… Mục đích của chính quyền tổng thống Erdogan là gây hỗn loạn như từng xảy ra trước đó, để chia rẽ và gây bất ổn cho 27 nước, công luận lên tiếng chỉ trích, tạo đà cho khuynh hướng dân túy trỗi dậy.

Nhưng mục tiêu sâu xa, theo xã luận của Le Monde, là Thổ Nhĩ Kỳ muốn tái thương lượng thỏa thuận ký với Bruxelles năm 2016 : Khoản tiền tài trợ cho di dân, thay vì chuyển cho các tổ chức phi chính phủ, sẽ phải chuyển cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Dĩ nhiên, Liên Hiệp Châu Âu quan ngại, nhưng vẫn theo xã luận của Le Monde, đây là cơ hội để 27 nước thể thiện bốn điểm : đoàn kết, cứng rắn, thực tế và nhân đạo.

Thứ nhất, phải đoàn kết về tài chính và chính trị đối với Hy Lạp và Bulgaria, hai nước trên tuyến đầu đối phó với hiện tượng này. Thứ hai, phải cứng rắn trước ý đồ đổi chác của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi nước này cũng phải giải quyết hậu quả nhân đạo do can thiệp quân sự vào Syria và ngừng chơi trò nước đôi giữa NATO và Nga. Thứ ba là phải thực tế và nhớ rằng quan hệ về địa lý và lịch sử biến Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác bắt buộc của Liên Hiệp Châu Âu. Thứ tư là phải nhân đạo vì Liên Hiệp Châu Âu sẽ không xứng danh tên gọi đó nếu không tham gia vào việc tiếp nhận di dân.

Bài xã luận của Le Monde kết luận chưa bao giờ, vì sự trường tồn của Liên Hiệp Châu Âu, tầm quan trọng trong việc chia sẻ người xin tị nạn và việc cần có một chiến lược chung về vấn đề di dân lại cấp thiết đến như vậy.

Quá tải, Hy Lạp yêu cầu tăng viện

Trong bài phóng sự "Người nhập cư : Athens kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu tương ái", phóng viên của Le Monde cho biết Hy Lạp đã đẩy lùi hơn 24.000 ý đồ vượt biên vào nước này từ thứ Bẩy 29/02 đến thứ Hai 02/03, 183 người bị bắt trong đó có 17 người đã bị kết án từ 3 đến 4 năm tù và phạt 10.000 euro.

Trong khi đó, theo thỏa thuận ký với Bruxelles năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm kiểm soát làn sóng nhập cư đến Hy Lạp. Quốc gia Nam Âu này, từ vài ngày nay, bị quá tải, đã yêu cầu Cơ quan Kiểm soát Biên giới Frontex, tăng viện. Một tầu chiến, hai tầu tuần tra, hai máy bay trực thăng, một máy bay, thêm 100 lính biên phòng Châu Âu đến hỗ trợ cho 530 người đã có mặt tại chỗ, đã được gửi đến thực địa. Như vậy, theo Les Echos : "Di dân : Châu Âu quyết định bảo vệ biên giới Hy Lạp". Đây cũng là nhận định của Le Figaro khi đưa tin : "Khối 27 nước tổ chức cách hỗ trợ Hy Lạp".

Joe Biden hồi sinh

Sự hồi sinh bất ngờ, đầy sức thuyết phục của cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày Thứ Ba Trọng đại (Super Tuesday) của đảng Dân chủ được tất cả các nhật báo Pháp đưa tin.

Với chiến thắng tại 10 trên 14 bang trong ngày Super Tuesday, ông "Joe Biden tái thúc đẩy cuộc tranh cử trước Bernie Sanders", theo nhận định trên trang nhất của Le Monde. Như vậy, theo Le Figaro, "Cặp đôi Biden-Sanders hình thành để chỉ định người đối đầu với Trump". Chính lá phiếu của người Mỹ gốc Phi đã giúp ông Joe Biden lật lại cán cân. Libération đánh giá chiến thắng của "Joe Biden là một sự hồi sinh ngoạn mục", đặc biệt là chiến thắng tại bang Texas.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Virus Corona : Giải F1 ở Việt Nam gặp thêm khó khăn do biện pháp chống dịch (RFI, 03/03/2020)

Trong khi nhiều sự kiện thể thao và văn hóa quốc tế ở Việt Nam đã bị hủy hoặc dời lại, Giải đua xe Công thức 1 (Formula 1) sẽ vẫn tổ chức đúng theo lịch trình dự kiến, tức là vào đầu tháng Tư năm 2020.

f11

Ảnh minh họa : Formule 1 Press Release via Reuters

Thế nhưng, giải đua xe F1 đầu tiên của Việt Nam lại gặp thêm một khó khăn do biện pháp mới của chính phủ Hà Nội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch virus corona chủng mới. Theo đó, Việt Nam bắt đầu áp dụng việc khai báo y tế và cách ly đối với người nhập cảnh về từ các vùng dịch tại Ý và Iran, sau khi áp dụng biện pháp này đối với những người đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo trang mạng Forbes và các trang mạng chuyên về đua xe, biện pháp nói trên sẽ đặc biệt gây khó khăn cho Ferrari, đội đua nổi tiếng nhất trong làng thi đấu giải đua xe Công thức 1 ở Hà Nội.

Ý hiện là quốc gia bị dịch Covid-19 nặng nhất ở Châu Âu. Tính đến hôm 02/3, đã có đến 52 người chết vì virus corona chủng mới và số ca lây nhiễm đã vượt hơn 2.000 người. Các nhà máy của hãng xe hơi Ferrari chỉ cách tâm dịch tại Ý có vài chục km.

Một đội khác của giải F1 tại Việt Nam cũng đến từ Ý, đó là AlphaTauri. Giám đốc của đội AlphaTauri, ông Franz Tost gần đây đã nhìn nhận dịch virus corona thật sự là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với đội của ông.

Kênh RTL, một trong những kênh truyền hình lớn nhất của Đức, ngay từ đầu đã thông báo không gởi người đến Việt Nam để tường thuật về Giải đua xe F1 ở Hà Nội, do nguy cơ về sức khỏe của các nhân viên "có vẻ quá lớn", theo lời trưởng ban thể thao của kênh này, Manfred Loppe.

Theo Forbes, hiện giờ chỉ mới có một giải đua xe F1 bị hủy, đó là cuộc đua Grand Prix ở Thượng Hải. Giải đua xe F1 ở Úc vào tuần tới sẽ vẫn diễn ra theo dự kiến, mặc dù có những hạn chế đối với các chuyến bay giữa Úc và Ý trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng trên thế giới.

Ngoài việc áp dụng khai báo y tế và cách ly đối với người nhập cảnh về từ các vùng dịch tại Ý, kể từ hôm nay, Việt Nam còn ngừng miễn thị thực đối với công dân Ý. Hôm 02/3, Vietnam Airlines thông báo là kể từ ngày 05/3 sẽ tạm ngưng toàn bộ các đường bay đến Hàn Quốc.

Về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, theo tờ Tuổi Trẻ, từ nửa đêm nay, tức 0 giờ ngày 04/03/2020, lệnh cách ly xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ được gỡ bỏ, sau 21 ngày xã này bị phong tỏa cách ly để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Thanh Phương

******************

Covid-19 : Nguy cơ đối với giải Công thức 1 ở Việt Nam (RFI, 26/02/2020)

Giải đua xe Formula 1 ở Việt Nam có nguy cơ bị hoãn lại trong bối cảnh dịch Covid-19 lan ra nhiều nước, de dọa toàn cầu, theo trang planetf1 hôm nay, 26/02/2020.

f12

Đua xe hơi Formule 1 - Ảnh minh họa. Press Release via Reuters

Cho tới nay, ban tổ chức Giải đua xe Công thức 1 đầu tiên ở Việt Nam vẫn duy trì sự kiện thể thao này, trên nguyên tắc diễn ra vào ngày 05/04 tới. Nhưng trang mạng planetf1 nhắc lại là Việt Nam không hoàn toàn khống chế được dịch bệnh và hiện vẫn cách ly xã Sơn Lôi ở tỉnh Vĩnh Phúc, một xã chỉ nằm cách Hà Nội, nơi diễn ra giải đua xe F1, có 40 km.

Trang planetf1 cho biết nguy cơ đối với giải Công thức 1 càng lớn sau khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm qua vừa quyết định tạm dừng nhập cảnh đối với toàn bộ những người đến từng các vùng đang có dịch tại Hàn Quốc, Nhật, Ý và Iran. Người nhập cảnh vì mục đích công vụ trong trường hợp đặc biệt phải khai báo y tế, cách ly tập trung 14 ngày.

Quyết định nói trên sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức giải đua xe Công thức 1, chẳng hạn như đối với Ý, vì rất có thể là nhiều người từ các đội Ferrari, Alpha Tauri và Pirelli sẽ không vào được Việt Nam. Đội Honda của Nhật cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

Trước mắt, do lo ngại về tình hình dịch bệnh, một sự kiện thể thao quốc tế khác ở Việt Nam là Giải Cầu lông Vietnam International Challenge 2020 tại Hà Nội, trên nguyên tắc diễn ra từ 24-29/03/2020, đã được dời lại cho đến đầu tháng 6.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Việt Nam

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan : Trùm bắt bí trên trường quốc tế

Siêu vi Covid-19 trên thế giới và ngày Siêu Thứ Ba - Super Tuesday - tại Mỹ là hai chủ đề chia nhau trang nhất các báo Pháp ra ngày thứ Ba 03/03/2020.

trum1

Di dân Afghanistan đến đảo Lesbos, Hy Lạp qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 02/3/2020. Reuters/Alkis Konstantinidis

Chen vào hai trọng tâm lớn này là vòng đàm phán Liên Âu-Anh Quốc thời hậu Brexit bắt đầu mở ra, và nhất là tình hình căng thẳng tại biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ với việc Ankara mở cửa xua người xin tị nạn vào Châu Âu để bắt bí Bruxelles.

Vấn đề làn sóng người tị nạn đang mấp mé ngoài cửa ngõ Châu Âu đã được nhật báo thiên hữu Le Figaro nêu bật trong tựa lớn trang nhất : "Trước dòng người di cư dồn đến, tiếng kêu báo động từ Hy Lạp". Tờ báo ghi nhận các cố gắng mà chính quyền Athens đang bỏ ra nhằm chặn bước tiến của hàng chục ngàn người xin tị nạn, giờ được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đẩy sang Liên Hiệp Châu Âu.

Tờ báo cũng hoan nghênh việc giới lãnh đạo Liên Âu kiên quyết phản đối hành vi "bắt chẹt không thể chấp nhận được" của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, và hứa sẽ giúp đỡ Hy Lạp. Một cách cụ thể, theo Le Figaro, bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã tuyên bố : "Thách thức đối với Hy Lạp cũng là một thách thức đối với Châu Âu".

Để cho thấy rõ lập trường của mình, hôm nay, thứ Ba 03/03, bộ ba lãnh đạo Liên Âu là các chủ tịch Ủy Ban, Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu sẽ cùng với thủ tướng Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis, đến thăm vùng biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ.

Thủ đoạn bắt bí Châu Âu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Sau khi mở cửa biên giới với Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 02/3 đã đe dọa để cho "hàng triệu" người di cư tràn ngập Liên Hiệp Châu Âu, vào lúc Ankara muốn được phương Tây giúp đỡ trong các hoạt động quân sự ở Syria. Đối với Le Figaro, "ở vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, đang có một ‘cuộc di cư’ được điều khiển từ xa", mà người gây ra không ai khác hơn là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ "Erdogan, bậc thầy về việc dùng mối đe dọa di cư để bắt bí".

Trong bài xã luận mang tựa đề "Người di cư : Mặt trận chung", phó ban biên tập nhật báo Pháp đã không ngần ngại tố cáo việc tổng thống Erdogan lợi dụng số 3,5 triệu người Syria đang lánh nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ để tiến hành một hình thức bắt bí Châu Âu.

Le Figaro lưu ý : "Tổng thống Thổ muốn buộc Châu Âu can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột Syria bên cạnh ông, (mà trước tiên hết là) mở rộng đóng góp tài chính vào việc quản lý những người tị nạn đã có mặt trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như một làn sóng mới đến từ vùng Idleb".

Tờ báo nêu rõ những thủ đoạn mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng để xúi giục người tị nạn tràn vào Châu Âu qua biên giới trên bộ với Hy Lạp. Chính những con người khốn khổ này đã cho biết là họ được cung cấp các bản đồ chỉ rõ các tuyến đường dẫn đến vùng biên giới, được hưởng giá cực thấp khi mua vé xe. Trên đài truyền hình, những kẻ buôn người được cho quảng cáo ở khung giờ bản tin thời sự.

Đối với tờ báo Pháp, các hành động trên đúng là nằm trong khuôn khổ một chiến dịch có phối hợp, đã biến hàng chục ngàn người xin tị nạn thành "cánh tay vũ trang" mà ông Erdogan dùng để đánh vào Châu Âu.

Ngăn chặn làn sóng nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ : Một hành động can đảm

Tuy nhiên, Hy Lạp đã có phản ứng nhanh chóng và kịp thời. Trong vòng bốn ngày gần đây, các lực lượng biên phòng Hy Lạp đã đẩy lùi gần 20.000 người xin tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ dồn về vùng biên giới. Theo Le Figaro, đây là một hành động can đảm của chính quyền Athens.

Tờ báo giải thích : "Hy Lạp đã đóng kín cửa vào Liên Hiệp Châu Âu với nguy cơ là sẽ phải gánh chịu búa rìu dư luận về những phản ứng ngăn chặn thô bạo". Có điều, theo Le Figaro đó là một sự thô bạo mà Hy Lạp phải chịu đựng mà không hề mong muốn.

Vì sợ rằng một mình không chận nổi dòng người di cư, Athens đã kêu gọi Châu Âu giúp đỡ bằng cách kích hoạt Điều 78-3 của Hiệp ước Rôma. Cùng với Hy Lạp, giới lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đều tố cáo hành vi bắt chẹt không thể chấp nhận được của ông Erdogan.

Le Figaro hết sức tán đồng phản ứng cứng rắn đối với Ankara : "Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã hành xử như kẻ thù, hãy đối xử với ông ta đúng như thế, hãy ngừng các khoản tài trợ cũng như đình chỉ cuộc đàm phán gia nhập Liên Âu của nước này".

Dẫu sao thì Châu Âu cũng không có tiếng nói trong hồ sơ Syria, vốn có thể sẽ được giải quyết trong cuộc họp tay đôi Erdogan-Putin dự kiến vào thứ Năm 05/3 này.

Từ đền Angkor đến thuyền gondola Venise : Du lịch khốn đốn vì covid-19

Hồ sơ nặng ký trên các báo Pháp hôm nay vẫn là diễn biến đáng lo ngại của dịch Covid-19 trên cấp độ thế giới và đặc biệt là tại Châu Âu và tại Pháp. Các báo càng lúc càng nói nhiều về tác hại kinh tế ngày càng rõ nét của dịch bệnh, nhất là đối với ngành du lịch, giải trí.

Les Echos đã chạy tựa lớn trang nhất trên chủ đề : "Ngành công nghệ thế giới : Nạn nhân chính của con virus corona". Nhật báo kinh tế ghi nhận một loạt dấu hiệu : Các nhà máy hoạt động chậm hẳn lại, chuỗi cung ứng hậu cần bị trục trặc, các cửa hàng bị đóng cửa, sức cầu thấp hẳn.

Kể từ trung tuần tháng 2/2020, các đại gia trong ngành công nghệ đã bắt đầu lo lắng cho doanh thu trong nửa đầu năm 2020 này. Có điều, theo Les Echos, dịch bệnh sẽ không xóa bỏ được các xu hướng mang tính cơ cấu đang hỗ trợ cho ngành phát triển.

Le Monde thì dành nguyên một hồ sơ cho tình trạng điêu đứng mà ngành du lịch đang phải trải qua, với bài viết chính mang tựa đề : "Cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu. Không một nước nào thoát được", và "con virus corona đang làm tê liệt ngành du lịch".

Tờ báo Pháp khẳng định rằng tác hại kinh tế đã được ước tính lên đến khoảng hai mươi tỷ euro thất thu trong ngành du lịch và giải trí. Tại khắp nơi trên thế giới, các nhà điều hành tour du lịch và khách sạn đang lo lắng về sự sụt giảm đột ngột của lượng du khách tại các điểm đến ăn khách.

Cam Bốt : Mất du khách Trung Quốc là thảm họa quốc gia

Trong một bài viết riêng rẽ, Le Monde nêu ví dụ của khu đền Angkor tại Cam Bốt, đã trở nên vắng vẻ khác thường vì không còn du khách Trung Quốc. Trên một đất nước mà ngành du lịch chiếm hơn 12% của nền kinh tế, và một phần ba du khách nước ngoài là đến từ Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 đã mang quy mô một thảm họa quốc gia.

Trong số khoảng hơn 6,6 triệu người nước ngoài đến du lịch tại Cam Bốt trong năm 2019, có hơn 2,3 triệu đến từ Trung Quốc, hơn hẳn số khách đến từ Việt Nam và Lào, hơn cả du khách Hàn Quốc và Nhật Bản, hai nước vốn đã bỏ xa khách Châu Âu và Mỹ.

Một bài viết thứ hai phân tích tình hình tại Ý với một tựa đề rất châm biếm : "Từ Milano đến Venise, ngành du lịch Ý bị nhiễm virus corona". Chính quyền địa phương đã ước tính một mức thiệt hại tài chính có thể lên tới 2 tỷ euro.

Siêu Thứ Ba tại Mỹ : Ngày đăng quang của Bernie Sanders ?

Sau siêu vi mang đến dịch Covid-19, báo Pháp cũng rất quan tâm đến một sự kiện được đánh giá là siêu hạng khác : Ngày Super Tuesday tại Mỹ hôm nay 03/3, khi có không dưới 14 tiểu bang bầu sơ bộ chọn ứng cử viên đại diện đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới đây.

Nhật báo Le Monde đã dành cho sự kiện này tựa đề lớn nhất trải dài trên 5 cột báo ở ngay trang nhất với một nội dung hết sức khách quan : "Đảng Dân Chủ : Cuộc đối đầu Biden-Sanders".

Libération, cũng đưa sự kiện Mỹ lên trang bìa, nhưng không ngần ngại chọn phe khi chạy tựa : "Bernie Sanders : Một nước Mỹ khác là điều có thể".

Tờ báo Pháp có xu hướng thiên tả này đã nhắc lại rằng các nhà bình luận truyền thống thường viện dẫn nhận định truyền thống : chỉ có chuyển vào phía trung thì mới thắng cử. Đó là trường hợp của những người như Kennedy, Clinton, Obama.

Thế nhưng lần này Libération đặt niềm tin vào Bernie Sanders, một người có xu hướng cấp tiến, vẫn thiên tả, hiện đang dẫn đầu cuộc đua.

Riêng Le Figaro thì lại chú ý đến nhân vật thứ ba trong số các ửng cử viên đảng Dân Chủ : Michael Bloomberg, một doanh nhân giàu có, nguyên là thị trưởng New York.

Đối với Le Figaro, ngày hôm nay sẽ mang tính quyết định đối với nhà tỷ phú, từng chủ trương bỏ qua các cuộc bầu cử sơ bộ nhỏ và lẻ tẻ, để tập trung vào ngày hôm nay.

Đàm phán Liên Âu-Anh Quốc thời hậu Brexit : Coi chừng "no deal"

Dù rất chú ý đến các đề tài khác, nhưng La Croix hôm nay đã dành trang nhất cho vòng đàm phán về quan hệ Liên Hiệp Châu Âu-Anh Quốc thời hậu Brexit.

Dưới tựa lớn trang nhất : "Trận đấu ở thượng tầng", nhật báo công giáo nhắc lại rằng các cuộc đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit trong tương lai giữa Luân Đôn và Liên Hiệp Châu Âu đã khai mạc hôm 02/3 tại Bruxelles.

Có điều, theo tờ báo, sự kiện đã mở ra trong không khí căng thẳng, cả hai bên đều mạnh mẽ cho thấy các giới hạn mà đối phương không thể vượt qua, xác nhận sự bất đồng sâu sắc.

Theo La Croix, nếu đàm phán thất bại, tiến trình Brexit áp dụng vào cuối giai đoạn chuyển tiếp, vào ngày 31/12, sẽ là "không thỏa thuận", với hậu quả kinh tế khốc liệt - đối với cả Vương Quốc Anh lẫn lục địa Châu Âu.

La Croix kết luận : "Đàm phán Luân Đôn-Bruxelles, phần gay go nhất đã bắt đầu".

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Kinh tế thế giới "ốm yếu" vì virus corona

Tình hình dịch bệnh Covid-19 thu hút sự quan tâm của tất cả các báo Paris, nhất là trong bối cảnh cho đến chiều tối ngày 01/03, Pháp ghi nhận 130 ca nhiễm virus và trở thành ổ dịch lớn thứ hai tại Châu Âu, sau nước láng giềng Ý.

dukhach1

Lối vào đấu trường cổ Coloseo tại Roma không một bóng người vì Virus corona. Ảnh ngày 02/03/2020. Reuters

Ra sớm từ chiều Thứ Bảy, báo Le Monde chạy tựa trang nhất "Virus corona, các bệnh viện căng thẳng". Các bệnh viện công lo ngại không thểđối phó trong trường hợp số ca tăng đột ngột vì  dịch bệnh. Hệ thống bệnh viện Pháp, vốn đã suy yếu do nhiều năm phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm kinh phí, nay đã quá tải do số người đến làm xét nghiệm virus ngày càng tăng. Trong khi hơn 200 nhân viên y tế bệnh viện Creil và Compiègne, tỉnh Oise, ổ dịch chính tại Pháp, bị cách ly, Cơ quan Y tế vùng Ile-de-France thừa nhận nguy cơ lây nhiễm tại các bệnh viện là vấn đề khiến họ lo ngại nhất.

Cùng dề cập đến virus corona, báo Le Figaro chạy tựa "Virus corona : Dịch bệnh đến Pháp, chính phủ hạn chế các hoạt động tụ tập đông người". Còn trong lĩnh vực kinh tế, báo Les Echos thể hiện sự lo ngại qua hàng tựa "Virus corona : Báo động kinh tế". Mối lo kinh tế lớn dần, không chỉ ở Châu Âu và còn trên toàn thế giới, với "một kịch bản đen tối" về vận chuyển và hoạt động của các doanh nghiệp. Nhiều câu hỏi được đặt ra khi các thị trường tài chính đột ngột suy yếu.

Báo công giáo La Croix trong bài viết "Kinh tế thế giới ốm yếu vì virus corona", dự báo mức tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ giảm 1/2 trong quý 1/2020. Toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động. Virus corona đang gây ra cú sốc kinh tế mà hiện giờ còn rất khó để thống kê các con số. Khởi phát từ Trung Quốc, dịch bệnh lan rộng tại Châu Á và Châu Âu, khiến nhiều tuyến hàng không ngưng trệ, các chuyến du lịch bị hủy, nhiều nhà máy phải đóng cửa, các sự kiện lớn và các trận thi đấu thể thao cũng bị hủy.

Dù chưa thể thống kê hết, nhưng theo La Croix, cuộc khủng hoảng mang tên virus corona đã cho phép đo lường tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới. Theo công ty phân tích dữ liệu IDC, Trung Quốc là nước sản xuất đến 70% số điện thoại smartphone bán ra trên toàn cầu. Việc nhiều nhà máy ở nước này phải ngưng hoạt động đã khiến ngành sản xuất điện thoại thông minh chỉ đảm bảo được 2/3 sản lượng trong quý 01/2020.

Trung Quốc cũng sản xuất đến 90% penicilline, lần lượt 60% và 50% các hoạt chất giảm đau, hạ sốt paracétamol và ibuprofène. Tất cả các hãng dược phẩm lớn trên thế giới đều sử dụng nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Còn bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire hồi cuối tháng 02 cho biết Trung Quốc bào chế đến 80% hoạt chất phục vụ ngành dược phẩm. Theo công ty nghiên cứu Dun & Bradstreet, ít nhất 51.000 doanh nghiệp trên thế giới có một hoặc nhiều nhà cung cấp trực tiếp tại Vũ Hán, trung tâm ổ dịch virus corona tại Trung Quốc. Việc thiếu nguyên vật liệu đến từ Trung Quốc đã khiến dây chuyền sản xuất trên thế giới bị ảnh hưởng. Nhà máy sản xuất của hãng xe hơi Fiat Chrysler tại Kragujevac, Serbia đã phải ngưng hoạt động.

Trong khi đó, ngay tại Trung Quốc, tiêu dùng nội địa cũng bị đình trệ. Điều này cũng khiến các tập đoàn lớn của Châu Âu bị thiệt hại. Từ đầu năm tới nay, lượng hàng Adidas bán được tại nước này giảm 85%. Trong khi Trung Quốc chiếm 1/4 thị trường xe hơi toàn cầu, lượng xe bán được tại đây trong nửa đầu tháng 2 đã giảm 92%.

50% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là nhờ vào tiêu thụ trong nước, vì thế chính nước này sẽ phải gánh chịu cú sốc kinh tế lớn nhất. Theo nghiên cứu của ngân hàng Nhật Nomura, dịch bệnh sẽ khiến Trung Quốc mất 3 điểm GDP trong quý 1. Các nước láng giềng như Nhật Bản và Singapore đều có thể rơi vào suy thoái.

Pháp thất thu về du lịch

Vẫn liên quan đến tác động của virus corona, nhưng trong lĩnh vực du lịch, báo La Croix nhấn mạnh “Du lịch Pháp trong tình trạng báo động”. Các chuyên gia về du lịch lo ngại là vắng khách Trung Quốc, Pháp sẽ thất thu 2 tỉ euro trong năm 2020, tương đương 0,1% GDP cả nước. Một số người am hiểu về du lịch còn cho rằng lượng khách doanh nhân đến từ mọi nước trên thế giới cũng sẽ giảm, do các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế bị hủy hoặc dời sang các nước khác ngoài Pháp.

Về số du khách Pháp sang Trung Quốc du lịch, thường thì giai đoạn đầu năm là mùa thấp điểm, nhưng theo một nghiêp đoàn du lịch, năm nay sẽ không còn nhiều du khách Pháp sang Trung Quốc, một phần cũng là do các điều kiện cấp visa nhập cảnh vào Trung Quốc đã bị chính quyền Bắc Kinh thắt chặt từ năm ngoái.

Liên quan đến láng giềng Ý, Atout France, cơ quan phụ trách phát triển du lịch Pháp, cho biết Pháp là điểm đến du lịch ngoại quốc đầu tiên của người Ý và Ý là điểm đến du lịch nước ngoài thứ hai của du khách Pháp. Tình hình dịch bệnh tại ổ dịch lớn nhất và nhì Châu Âu như hiện nay chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng khách từ nước này sang nước kia.

Các phong trào biểu tình có chịu lùi bước trước virus corona ?

Nước Pháp vốn nổi tiếng về các hoạt động tuần hành, biểu tình. Trong bối cảnh chính phủ đã ra lệnh cấm các buổi tụ tập trên 5.000 người ngoài trời, Le Figaro vẫn dự báo sẽ rất khó ngăn cản người dân tham gia phong trào đấu tranh đường phố. Ngay trong ngày hôm qua, khi chính quyền ra lệnh hủy giải chạy bán việt dã ở Paris với 44.000 người tham gia, nhiều thành viên đã bất chấp lệnh cấm rủ nhau chạy. Còn những người Áo Vàng phát biểu là không ai có thể ngăn cản họ biểu tình đòi quyền lợi.

Từ phía lực lượng an ninh, liệu cảnh sát Pháp đã sẵn sàng trước nỗi lo dịch bệnh hay chưa ? Nghiệp đoàn Liên minh cảnh sát quốc gia (Alliance-police nationale) dọa sẽ dùng quyền tạm ngưng làm việc để cảnh sát, nhân viên lực lượng an ninh phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona. Tuy nhiên, một sĩ quan cảnh sát trấn an Le Figaro : “Chúng tôi sẽ không ngưng làm việc chỉ vì nguy cơ bị nhiễm bệnh, nếu không thì tình hình sẽ trở nên hỗn loạn”.

Chiến lược của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thất bại tại Syria

Nhìn ra quốc tế, Le Monde nhận định "Chiến lược của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thất bại tại Syria". Lạnh nhạt với Tây phương, bất đồng với nước Nga… chưa bao giờ Erdogan lại bị cô lập trên trường quốc tế như hiện nay khi quân đội Thổ phải đối phó với các cuộc tấn công từ chế độ Damascus, dưới sự yểm trợ của không quân Nga.

Gần 10.000 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đã được triển khai tại Idleb mà không có sự yểm trợ của không quân, trong khi Nga là lực lượng duy nhất làm chủ bầu trời. Theo Le Monde, chỉ riêng điều này cũng cho thấy chính sách đối ngoại và an ninh của tổng thống Erdogan là không hợp lý. Ankara vốn muốn hướng tới quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Moskva.

Chính sách này cũng bộc lộ sự yếu ớt của Ankara khi "chân trong, nhân ngoài" NATO. Khi cuộc khủng hoảng ngoại giao với Mỹ tăng cao, hồi năm 2018, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gián tiếp dọa rời NATO, khẳng định Ankara đang tìm kiếm những người bạn mới, ý nhắc tới nước Nga.

Thế nhưng, khi phải đối phó với sự tấn công của Nga, lãnh đạo Thổ lại đề nghị sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh cũ, đe dọa Châu Âu về một cuộc khủng hoảng di dân mới, kêu gọi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương trợ giúp và đề nghị Mỹ lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa Patriot mà ông Erdogan từng từ chối để chọn hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, do dù S-400 không tương thích với hệ thống phòng vệ của NATO.

Nhờ có thỏa thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nhắm mắt làm ngơ khi chế độ Syria, với trợ giúp của không quân Nga, tung chiến dịch tấn công vào miền nam Idleb, hồi cuối tháng 12 năm 2019. Về phía Thổ, chính quyền Ankara nghĩ rằng cuộc phản công của Damascus nhắm vào hang ổ cuối cùng của phe nổi dậy sẽ kéo dài, cho phép Thổ có những nhượng bộ mới từ phía Nga. Erdogan trông chờ vào một chiến dịch dài hơi, mà chưa bao giờ tính đến chuyện binh lính Thổ được triển khai tại tỉnh Idleb nhờ thỏa thuận Sochi mà ông ký với đồng nhiệm Nga, Vladimir Putin, hồi năm 2018, có thể bị lực lượng của chế độ Syria bao vây. Rõ ràng là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể tính đến điều đó.

Nhìn từ trong nước, đối với những người không ưa Erdogan, việc tổng thống không có khả năng dự báo tình hình là do ông ta quá tự tin vào bản thân sau 18 năm một mình nắm quyền. Theo một nhà ngoại giao được Le Monde trích dẫn, Erdogan đã trở thành nhà hoạch định chính sách duy nhất trong nước. Không nhà cố vấn nào có thể gây ảnh hưởng đến Erdogan. Dường như các quyết định đều do một mình Erdogan đưa ra mà không tham khảo ai hết, nếu có thì cũng chỉ rất qua loa.

Năm 2019, dịch sốt xuất huyết đánh bại mọi kỷ lục

Trong khi toàn thế giới đang tập trung vào dịch viêm đường hô hấp cấp tính do virus corona mới gây ra, báo Le Figaro không quên nhắc nhở độc giả về một mối nguy hiểm đang không ngừng tăng do Trái đất nóng dần lên : "Năm 2019, dịch bệnh sốt xuất huyết trên thế giới đã đánh bại mọi kỷ lục".

Trung bình hàng năm có 390 triệu người sốt xuất huyết, chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới như Châu Á - Thái Bình Dương, Nam Mỹ… Con số người bị bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu đã tăng 30 lần so với cách nay 50 năm. Với hơn 20.000 người thiệt mạng hồi năm ngoái, sốt xuất huyết đã bị Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách 10 mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Các chuyên gia y tế cảnh báo tình hình năm nay cũng sẽ rất đáng lo ngại.

Riêng Châu Á - Thái Bình Dương tập trung 70% ca nhiễm trên toàn thế giới. Dịch bệnh lây lan rất mạnh ở Malaysia, Philippines và Sri Lanka. Còn tại Nam Mỹ, năm ngoái số người chết cũng tăng đến mức chưa từng có : 3 triệu người.

Trang nhất các báo Pháp

Trong khi báo Le Monde, Le Figaro Les Echos đều chạy tựa trang nhất về virus corana, Libération đăng bức ảnh tổng thống Emmanuel Macron đậm nét, phía sau là hình thủ tướng Edouard Philippe mờ nhạt. Trên nền bức ảnh, Libération chơi chữ qua hàng tít : "Cải cách hưu trí, Manu Militari". Tờ báo cánh tả nhận định khi áp đặt điều 49 - khoản 3 Hiến pháp để rút ngắn thời gian tranh luận về dự án cải cách lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống, vốn đang gây rất nhiều tranh cãi, nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron lại trở lại tính độc đoán mà ông từng tìm cách rũ bỏ.

Trong khi đó, báo công giáo La Croix loan báo "Kho tài liệu lưu trữ về Giáo hoàng Pio XII cuối cùng cũng được mở ra". Kể từ hôm nay 02/03/2020, các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận các tài liệu của Tòa thành Vatican trong nhiệm kỳ của giáo hoàng Pio XII (1939-1958), nhất là về về vai trò và trách nhiệm của Giáo hội Công giáo trong việc người Do Thái bị Đức quốc xã sát hại trong Đệ nhị Thế chiến.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Virus corona : Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

Con virus corona đang dạy cho những bài học đích đáng về việc để các mặt hàng thiết yếu phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng ý định ra đi đang sôi sục, và hiện tượng này sẽ vẽ lại bản đồ chuỗi cung ứng ở Châu Á.

lethuoc1

Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hãn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020. China Daily via REUTERS

Trang bìa tuần báo L’Express kỳ này đăng ảnh Sylvain Tesson, nhà văn best-seller Pháp. L’Obs dành riêng một số báo 48 trang tưởng niệm Jean Daniel, người đồng sáng lập tuần báo, một nhà báo tự do, trí thức dấn thân và nhà văn nổi tiếng. Le Point lo ngại trước "Phe siêu cực tả, mối đe dọa mới", Courrier International dành chủ đề cho "Mafia mạnh nhất thế giới tại Ý", lực lượng Nrangheta. Trên trang nhất của The Economist là quả địa cầu với những con virus corona như những tiểu hành tinh bay quanh, khi nạn dịch "đã trở nên toàn cầu".

Các tập đoàn đa quốc gia chưa sẵn sàng đối phó với nạn dịch

Trong bài "Virus corona gây xáo trộn nền kinh tế thế giới", The Economist nhận định nạn dịch đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng, và rất ít công ty thực sự chuẩn bị đối mặt với những nguy cơ như vậy.

Điển hình là Apple, lệ thuộc cho đến nỗi hãng United Airlines hàng ngày đưa khoảng 50 nhà quản lý qua lại giữa Trung Quốc và California. Nhưng nay United và nhiều hãng hàng không đã ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, và chuỗi sản xuất của Foxconn đang thiếu nhân công, như vậy con virus khiến số iPhone được Apple đưa ra bán sẽ giảm 5 đến 10% trong quý này.

Cùng với tốc độ lan truyền, virus corona ngày càng tác động mạnh lên các hoạt động kinh tế. Du lịch đến và đi từ Trung Quốc giảm mạnh : khoảng 400.000 du khách Trung Quốc phải hủy chuyến đến Nhật, một tàu du lịch bị năm quốc gia từ chối. Hội chợ hàng không lẽ ra mang lại 250 triệu đô la cho Singapore, đã có đến 70 công ty từ chối tham gia trong đó có Lockheed Martin. Hội chợ viễn thông thế giới ở Barcelona bị hủy bỏ.

Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều bị bất ngờ, tuy đây không phải là lần đầu chuỗi cung ứng tại Châu Á bị rối loạn. Trận sóng thần ở Nhật Bản và nạn lụt ở Thái Lan năm 2011, rồi mới đây là cuộc chiến tranh thương mại do tổng thống Donald Trump khởi động với Bắc Kinh đã cho thấy nguy cơ khi quá lệ thuộc vào Trung Quốc, tuy vậy lãnh đạo các tập đoàn liên quan vẫn chưa sẵn sàng đối phó với Covid-19.

Lao đao vì lệ thuộc quá nhiều

Có ba lý do khiến những tháng tới sẽ khó khăn hơn. Trước hết, là do chiến lược giảm giá thành, và lượng hàng dự trữ của một số công ty chỉ còn đủ vài tuần.

Thứ hai, nhiều tập đoàn ngày nay lệ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc nhiều hơn thời dịch SARS : hồi đó Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP thế giới còn nay lên đến 16%. Trung Quốc chiếm 40% xuất khẩu toàn thế giới về dệt may, 26% đồ gỗ ; đồng thời tiêu thụ đến 20% khoáng sản toàn cầu. Từ 2003 đến nay, các nhà máy vùng duyên hải đã mở rộng đến vùng nội địa nghèo hơn, như Vũ Hán, sự dịch chuyển của công nhân khiến chuỗi sản xuất dễ tổn thương hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp Trung Quốc nay không chỉ lắp ráp mà còn sản xuất.

Lý do thứ ba, Hồ Bắc là trái tim của "thung lũng sợi quang", với nhiều nhà sản xuất thiết bị cần thiết cho mạng lưới viễn thông, chiếm đến 25% số cáp quang. Một trong những nhà máy sản xuất chip hiện đại nhất Trung Quốc, làm ra bộ nhớ flash cho smartphone cũng đặt tại đây. Các lãnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là điện tử, xe hơi do thiếu linh kiện.

Tất nhiên các tập đoàn muốn sản xuất lại càng sớm càng tốt, nhưng chưa biết đến bao giờ công nhân mới được phép trở lại nhà máy. Hơn nữa các khu cư xá công nhân bị quá tải : tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, nhân viên chen chúc 8 người một phòng, nếu con virus tái xuất, sẽ có nguy cơ lại bị đóng cửa. Ngay cả khi bắt đầu làm việc lại, việc vận chuyển rất khó khăn. Về lâu về dài, nạn dịch sẽ làm giảm bớt sự gắn bó của các tập đoàn đa quốc gia với Trung Quốc, sau thời gian dài tin rằng chuỗi sản xuất ở nước này là khả tín.

Bước ngoặt dịch chuyển sản xuất khỏi Hoa lục

Tương tự, Courrier International trích dịch bài viết của Nikkei Asian Review, theo đó các tập đoàn đa quốc gia sẽ tổ chức lại chuỗi cung ứng, và giải pháp tạm thời này rất có thể trở thành vĩnh viễn. Một số chuyên gia còn cho rằng việc này sẽ lại bản đồ sản xuất ở Châu Á nếu các công ty "một đi không trở lại".

Nhà sản xuất thiết bị cho ngành xây dựng Komatsu đang dịch chuyển sản xuất các bộ phận bằng kim khí và bó cáp từ Trung Quốc sang Nhật và Việt Nam, tương tự với Meiko Electronics. Daikin Industries muốn dời sản xuất máy lạnh sang Malaysia hay một nơi nào khác ngoài Vũ Hán. Nhà sản xuất trang phục thể thao Asics nghĩ đến việc chuyển từ Vũ Hán sang Việt Nam và Indonesia.

Tuy chỉ là tạm thời, nhưng theo chuyên gia Edward Alden thuộc think tank Council on Foreign Relations, đây sẽ là một bước ngoặt, trong khi nhiều công ty đã buộc phải đa dạng hóa nguồn cung vì tiền lương và giá thành ở Hoa lục tăng lên, đặc biệt là cuộc chiến thuế quan với Mỹ còn kéo dài.

Dan Alpert, giám đốc ngân hàng đầu tư Westwood Capital ở New York cho rằng Bắc Kinh sẽ để cho đồng nhân dân tệ sụt giá để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Trung Quốc, khuyến khích các tập đoàn ngoại quốc quay lại. Nhưng như vậy Bắc Kinh sẽ gặp rắc rối với chính quyền Trump, "vì việc này rõ ràng vi phạm thỏa thuận giai đoạn 1".

Virus corona dạy bài học đích đáng khi phụ thuộc vào Trung Quốc

The Economistnhấn mạnh, "Covid-19 đang dạy những bài học nghiêm khắc về việc chuỗi cung ứng dựa hoàn toàn vào Trung Quốc".

Cho đến gần cuối tháng Giêng, chỉ có vài nhà lãnh đạo ngành dược phẩm, thanh tra an toàn dược và những con diều hâu kiên trì là lo âu trước việc phần lớn nguồn cung kháng sinh phụ thuộc vào một ít nhà máy tại Hoa lục, chủ yếu là một cụm nhà máy đặt tại Nội Mông. Rồi nạn dịch Covid-19 bùng phát, việc cách ly khiến nhiều cơ xưởng, hải cảng, và cả những thành phố bị phong tỏa tại Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khẳng định đang chiến thắng con virus, nhờ đó các doanh nghiệp hàng đầu sẽ mở cửa trở lại. Một thắng lợi trước virus corona chủng mới một lần nữa chứng tỏ "ưu thế vượt trội nhờ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc" - ông Tập Cận Bình tuyên bố trước 170.000 cán bộ trong hội nghị truyền hình hôm 23/2. Nhưng cho dù sự khoa trương này có trở thành sự thực đi chăng nữa, các chính phủ ngoại quốc và chủ doanh nghiệp không quên bài học đáng sợ : đối với một số mặt hàng thiết yếu, họ lệ thuộc vào một quốc gia duy nhất !

Trung Quốc đang thống trị về các hoạt chất (API) trong ngành dược. Nhà máy sản xuất penicilline cuối cùng của Mỹ đóng cửa vào năm 2004, và những nhà máy quốc doanh hoặc được nhà nước trợ giá của Trung Quốc mọc lên thay thế. Các công ty tư nhân nước ngoài tìm kiếm nguyên liệu giá rẻ, không quan tâm đến xuất xứ.

Một ủy ban của Quốc Hội Mỹ đã mở điều trần hồi tháng 7/2019 về mối đe dọa và cơ hội từ kỹ nghệ dược phẩm Trung Quốc. Một quan chức Bộ Quốc phòng đề nghị thử hình dung Bắc Kinh ngưng cung cấp những loại thuốc không thể thay thế cho quân đội, thí dụ về bệnh than. Một chiến lược gia lưu ý, sự lệ thuộc lẫn nhau trước đây được cho là hợp lý khi quan hệ Mỹ-Trung tốt đẹp, nhưng nay khi đôi bên không còn tin tưởng nhau, thì tình trạng phụ thuộc này thật đáng sợ.

Nguy cơ bị Bắc Kinh bắt chẹt khi xung đột chính trị

Đối với những nhân vật diều hâu như Peter Navarro, cuộc khủng hoảng virus corona đã được báo trước. Hôm 23/2 ông nhận xét trên kênh Fox News là nguồn cung những loại thuốc chính yếu ở quá xa, cần phải đưa sản xuất trở về nước Mỹ.

Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng thương mại Châu Âu tại Trung Quốc cho biết sự thống trị của Bắc Kinh trong dược phẩm và thuốc trừ sâu là quan ngại chính mà ông nghe được trong những chuyến công du Berlin, Bruxelles và nhiều nơi khác. Người ta lo ngại Bắc Kinh sử dụng thế độc quyền để bắt chẹt khi có bất đồng chính trị, như đã từ chối xuất đất hiếm qua Nhật Bản năm 2012. Theo ông, thời kỳ toàn cầu hóa, tổ chức sản xuất ở bất kỳ nơi nào hiệu quả, nay đã qua rồi.

James McGregor, nhà tư vấn Mỹ đã nhìn thấy các doanh nghiệp bỏ nhiều trứng vào cùng một cái rổ Trung Quốc trong suốt một thập niên. Với giá nhân công tăng, thương chiến Mỹ-Trung và giờ đây là con virus corona, nhiều công ty kết luận cần đa dạng hóa nguồn cung, dù khó tìm được những nước có cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động thích ứng như Trung Quốc.

Một tác động khác từ virus thấy rõ ở dàn lãnh đạo. Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng đưa người Trung Quốc (thường là được đào tạo ở phương Tây) vào bộ máy điều hành, và nạn dịch có thể khiến các nhà điều hành ngoại quốc còn ở lại sẽ ra đi. Ô nhiễm không khí, dân tộc chủ nghĩa, độc tài, virus… khiến không ít nhà quản lý người nước ngoài để gia đình về nước, sống một mình tại Hoa lục.

The Economist kết luận, ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, rõ ràng là thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng tâm lý muốn ra đi đang sôi sục.

Vũ Hán dối trá về số nạn nhân virus corona ngay từ đầu

Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về dịch bệnh luôn là nghi vấn. Courrier International đặt câu hỏi "Thành phố Vũ Hán có nói dối về số người bị Covid-19 ?".

Hôm 23/2, Trường Giang Nhật Báo (Changjiang Ribao), nhật báo chính thức của thành phố Vũ Hán, đăng một bản tin tưởng niệm Xia Sisi, nữ y tá 29 tuổi vừa tử vong buổi sáng hôm đó. Tờ báo viết : "Ngày 14/2, Sisi đã chăm sóc một bệnh nhân vừa được xác nhận dương tính với virus corona". Nhưng Sở Y tế thành phố lại tuyên bố hôm đó không có ca nào.

Tạp chí kinh tế uy tín Tài Kinh (Caixin) ngày 20/2 đưa tin "11 người cao tuổi tại một nhà dưỡng lão đã chết". Hôm sau, chính quyền Vũ Hán bác bỏ, và còn dọa "lan truyền tin đồn trong thời kỳ dịch bệnh" có thể bị tù đến 7 năm. Cao Wenjiao, nhà báo của Tài Kinh không chịu thua, ngay sau đó cho công bố danh sách cụ thể những người tại cơ sở trên bị chết, tuổi, thời điểm và nguyên nhân tử vong. "Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 có 19 người chết tại nhà dưỡng lão này, chỉ cách chợ hải sản Vũ Hán có vài trăm mét". Chính quyền thành phố lần này không cải chính.

Một điểm gây tranh cãi nữa là ca tử vong đầu tiên do virus corona xảy ra khi nào ? Theo Tân Hoa Xã, đến nửa đêm 10/1 "có 41 ca dương tính, trong đó có một người chết". Nhưng một tuần sau Tân Kinh báo tiết lộ "có đến 15 tử vong và 104 ca dương tính trước ngày 31/12/2019", và theo Hiệp hội y tế dự phòng Trung Quốc, "lây nhiễm từ người sang người đã diễn ra từ giữa tháng 12/2019".

Dịch bệnh do con người làm xáo trộn môi trường

Le Monde Diplomatique đặt vấn đề về mặt sinh thái. Phải chăng đã đến lúc tự hỏi vì sao các loại dịch bệnh liên tục xảy ra ?

Thủ phạm có phải là loài tê tê, dơi hay rắn ? Từ năm 1940, hàng trăm loại virus gây bệnh xuất hiện tại những vùng trước đây chưa bao giờ quan sát thấy. Đó là trường hợp của HIV, Ebola hay Zika, và 60% có xuất xứ từ động vật hoang dã. Nhưng thú hoang không có tội tình gì, hầu hết virus sống chung hòa bình với chúng. Nạn phá rừng, đô thị hóa và kỹ nghệ hóa đã giúp cho virus tiếp cận với con người, thích ứng với cơ thể chúng ta, và từ vô hại trở thành độc hại.

Virus Ebola là một minh chứng. Một nghiên cứu năm 2017 chứng minh virus này xuất hiện nơi nhiều loài dơi, chủ yếu tại Trung Phi và Tây Phi, nơi nhiều cây rừng bị đốn hạ. Dơi đành phải bay đến đậu trên những cây trong vườn nhà, ăn trái cây và lây bệnh cho người. Nhà dịch tễ học Larry Brilliant nói : "Không thể tránh được sự xuất hiện của virus, nhưng dịch bệnh thì được" - với điều kiện con người không làm xáo trộn thiên nhiên và cuộc sống của loài vật

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Bài học virus corona : Cơ hội phi "Trung Quốc hóa" kinh tế toàn cầu ?

Siêu vi Corona chủng mới đã lan khắp địa cầu. Thị trường tài chính hốt hoảng, nhiều lãnh vực kinh tế tê liệt vì lệ thuộc vào công xưởng Trung Quốc.

baihoc1

Một dây chuyền lắp ráp xe ô tô ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/02/2020. Reuters/Aly Song

Giới doanh nhân, y tế, chính trị ráo riết đối phó ra sao ? Đâu là những biện pháp cần làm ? Đâu là những ngộ nhận ? Với góc nhìn kinh tế, Le Figaro xem đại họa corona là cơ hội để phương Tây "thoát Trung".

Siêu vi Corona : Biến đại họa thành cơ hội cân bằng thương mại

Với các tựa "Kinh tế thế giới dưới cơn sốc Coronavirus", "Hàng loạt lãnh vực công nghiệp sắp bị tê liệt" "Corona lan rộng làm tăng nguy cơ khủng hoảng thế giới". "Các xí nghiệp chuẩn bị các biện pháp thích ứng với tình thế", Le Figaro phát họa một bức tranh ảm đạm với hai kết luận : Chúng ta đã lệ thuộc vào Trung Quốc đến mức báo động. Đây là cơ hội để tái cân bằng hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế.

Ngay trang nhất, xã luận "bài học con siêu vi" xác quyết : Lẽ ra trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, trao đổi hàng ngày từ giải trí cho đến công nghệ, từ giao thông cho đến xây dựng, các xí nghiệp của Pháp phải được nhãn hiệu "Made in France" bảo đảm thành công.

Tuy nhiên vì trong mấy thập niên nay, Pháp đã dời sản xuất qua Trung Quốc cho nên đừng ngạc nhiên khi thấy nước Pháp bị thiếu thuốc, thiếu linh kiện. Thế nhưng, không phải vì dịch Corona mà nghe theo xu hướng bảo hộ mậu dịch. Trái lại, đây là cơ hội để tuân thủ một nguyên tắc cơ bản của kinh tế : phải đa dạng hóa các nguồn cung cấp để không lệ thuộc vào bất kỳ ai.

Bất kỳ ai mới được ? Trang ý kiến của Le Figaro trả lời : Dịch Corona là cơ hội để các quốc tây phương ý thức rõ bị lệ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp Trung Quốc. Còn giới tài chính, đây có thể là cơ may để điều chỉnh tình trạng bất cân bằng trong xu hướng toàn cầu hóa.

Chuyên gia nghiên cứu tài chính vĩ mô ở Luân Đôn Nicolas Goetzmann dẫn chứng : Toàn cầu hóa thực tế là Trung Quốc hóa gần như toàn bộ kinh tế thế giới. Trong vòng 10 năm, từ 2000 đến 2018, Trung Quốc tăng từ 3% GDP thế giới lên 18%. Trong khi đó, không một nước nào lên tới 4%. Năm 2015, Trung Quốc sản xuất 80% máy điều hòa không khí, 70% máy điện thoại, 60% giày dép tiêu thụ trên thế giới. Chiến tranh thương mại trong hai năm qua càng làm lộ rõ thế yếu của phương Tây.

Cách thức Bắc Kinh quản lý khủng hoảng corona, mà không hiểu vì sao có người khen ngợi trong khi người khác chỉ trích là giống Liên Xô giấu giếm thảm họa hạt nhân Tchernobyl, càng làm công luận thêm nghi ngờ Trung Quốc.

Thông tin về chính sách nhốt tù hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương , vụ khủng hoảng Hồng Kông, cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp… đánh thức lương tâm người dân phương Tây khiến cho "giấc mơ Trung Quốc" của Tập Cận Bình đụng vào cản lực.

Theo tác giả, Châu Âu có nhiều lá chủ bài trong tay để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc. Châu Âu cần hàng Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng lệ thuộc nhiều hơn vào mức cầu của Châu Âu.

Châu Âu phải ra khỏi chiếc bẫy do mình tạo ra : mua hàng giá rẻ của một chế độ độc tài nhất hành tinh, gây ô nhiễm nhất hành tinh, và ngày càng phô trương tham vọng bá quyền.

Thuốc giải của các nền dân chủ phương Tây là vừa giảm bớt lệ thuộc vào thị trường nước ngoài, vừa ưu tiên cho tăng trưởng trong nước tức là tài trợ tạo công ăn việc làm, sản xuất nội địa, nâng cao sức mua của người dân. Nói rõ hơn, đó là một chính sách kinh tế quân bình có sự can thiệp của nhà nước để vừa có thể phục vụ xã hội, củng cố tăng trưởng trong một nền dân chủ tự do. Chính sách đó sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu hóa rộng mở.

Vì sao không nên cô lập nước Ý ?

Cũng cùng nhận định, Les Echos cho biết thêm các xí nghiệp ngoại quốc tại Hoa lục đang bị tác hại mạnh. Còn tại Nhật, thủ tướng Shinzo Abe ra lệnh đóng cửa tất cả trường học cho đến đầu tháng Tư.

Một câu hỏi then chốt cũng đang được đặt ra tại Châu Âu là có cần đóng cửa biên giới "cô lập" ổ dịch nước Ý hay không ? Les Echos dứt khoát trả lời không. Theo nhật báo kinh tế, mỗi lần đất nước có vấn đề nghiêm trọng thì luôn luôn có những kẻ tự cho là khôn ngoan hơn người. Trong vụ Covid-19, không thể chê trách cách quản lý của chính phủ Pháp, thận trọng không nghe theo chủ trương cách ly triệt để theo kiểu Bắc Kinh. Đúng là dân chúng lo sợ vì không ai biết nguồn cội siêu vi, giới khoa học cũng chưa có cách đối phó. Nhưng nếu cấm 3.000 ủng hộ viên đội banh Ý Turino sang đấu ở Lyon chỉ càng làm tăng thêm tâm lý sợ hãi.

Trước hết, phải thấy chính Trung Quốc đã gây ra tình trạng hỗn loạn này khi từ đầu đã chối là không có dịch, giấu không được thì huy động các biện pháp thô bạo để trấn áp một hiện tượng mà ban lãnh đạo đảng cho là đe dọa ổn định xã hội. Chính các biện pháp thô bạo của Bắc Kinh đã gây ra tâm lý sợ hãi và lan khắp địa cầu. Nói tóm lại, để đối phó hiệu quả với Covid-19 thì cần có sự hợp tác khắp thế giới, tức là giới chuyên gia phải có quyền tự do đi lại. Bảo hộ, cách ly y tế không phải là toa thuốc tốt.

Ký ninh gây tranh cãi

Thuốc trị sốt rét Chloroquine (ký ninh) được Trung Quốc loan báo là có hiệu quả để chống siêu vi Covid-19. Tin này được một chuyên gia phương Tây là giáo sư Didier Raoult đồng tình tán thưởng. Le Monde đánh dấu hỏi hoài nghi.

Nhật báo độc lập cho biết thêm là thông báo của giáo sư Didier Raoult thật ra là dựa vào "bức thư thật ngắn" của ba nhà nghiên cứu Trung Quốc gửi cho tạp chí y khoa Trung Quốc, lấy lại toàn văn của thông báo của chính phủ Trung Quốc hôm 17/02 và được Tân Hoa xã phổ biến cùng ngày, theo đó Chloroquine được sử dụng chữa trị lành cho một vài bệnh nhân. Vấn đề là số người bệnh sử dụng thuốc rất ít, báo cáo cũng không cho biết danh sách người uống thuốc khác để có thể so sánh và kết luận.

Bruno Canard, một chuyên gia Pháp thuộc trung tâm nghiên cứu sinh hóa Aix-Marseille thận trọng : cần phải có thêm xác minh khoa học. Ngay Tổ chức Y tế Thế giới cũng chưa liệt kê "ký ninh" vào danh sách ưu tiên dùng chữa trị siêu vi Covid-19, Le Monde nhắc khéo độc giả.

Trump, Modi, Tập Cận Bình, Putin có điểm nào giống nhau ?

Với tựa "Nhà nước pháp trị và nhóm tứ nhân bang", bài bình luận của Le Monde chỉ đích danh bốn thủ phạm chà đạp hai niềm hy vọng của nhân loại từ khi chiến tranh lạnh kết thúc : đó là một trật tự thế giới dân chủ và những chế độ biết thượng tôn pháp luật.

Để trả lời câu hỏi trên, nhà báo Alain Frachon đặt thêm nhiều câu hỏi khác : Vì sao gần một triệu thường dân Syria ở Idleb trốn về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mà không chạy về phía quân đội Damascus và quân đội Nga ? Tại sao tại Hội Đồng Bảo An, với sự ủng hộ của Trung Quốc, Nga bác bỏ mọi đề nghị trợ giúp nhân đạo cho người dân Syria như là muốn cho cuộc chạy loạn này diễn ra trong điều kiện càng tồi tệ càng tốt ?

Theo tác giả, thế kỷ 21 này đã bắt đầu với những đòn chí tử đánh vào ước mơ một trật tự thế giới mới. Cuộc tấn công thống trị Irak năm 2003. Tiếp theo đó là xuất hiện những sự kiện xác định xu thế chủ trương dùng sức mạnh áp đặt chuyện đã rồi : bình thường hóa chính sách xáp nhập lãnh thổ không phải của mình. Với Modi, với Putin, với Tập, sửa đổi biên giới bằng vũ lực, nguyên tắc thương mại của WTO bị Trump xem thường.

Tập và Putin được bảo đảm lãnh đạo trọn đời. Điểm khác biệt là Trump bị giới hạn trong hai nhiệm kỳ, nhưng khắp thế giới, xu hướng độc đoán thắng thế, các nền dân chủ tự do bị yếu đi. Thổ Nhĩ Kỳ hay Hungary có thể không gây ngạc nhiên, nhưng ở Washington, chiếc nôi của nền dân chủ thì không thể hiểu được. Đối thủ hay đồng minh của Mỹ đều bị ông Donald Trump mắng nhiếc như kẻ thù hay kẻ phản bội.

Cách nay ba năm, nhà bình luận Anh Martin Wolf đã viết về Donald Trump như sau : "Trump là hạng người mà những vị sáng lập Hiệp Chủng Quốc rất sợ. Alexander Hamilton (thế kỷ 18) cho rằng trong số những nhà lãnh đạo của chế độ Cộng hòa có công kích các quyền tự do, hầu hết là những người bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng thái độ khúm núm trước người dân. Họ khởi nghiệp bằng mị dân để cuối cùng trở thành bạo chúa".

"Ngục Văn Tự"

Cũng trong hồ sơ nhân quyền, Le Monde giới thiệu quyển nhật ký trong tù của Hoàng Chi Phong, một trong những lãnh tụ sinh viên Hồng Kông, tham gia phong trào dân chủ từ năm 2010, lúc mới 14 tuổi, khi chính quyền Hồng Kông bắt buộc đưa vào học đường chương trình giáo dục yêu Trung Quốc.

"Ngục Văn Tự", ấn bản tiếng Pháp là "Parole enchainée" được người thanh niên này ghi lại từng ngày trong nhà tù Pik Up, năm 2017.

Trong phần giới thiệu, Le Monde lưu ý : Hoàng Chí Phong chào đời 9 tháng trước khi Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc vào thời điểm kinh tế Hoa lục phất phới tự hào.

Cho nên không thể nói cậu bé này ý thức thế nào là niềm hãnh diện làm thần dân của Vương quốc Anh. Cha mẹ cậu bé cũng không thuộc thành phần lo âu sợ mất tự do cho nên vẫn ở lại Hồng Kông. Chính những sự kiện xảy ra sau đó, những cảm nhận, sợ hãi mất tự do quý báu mà cậu bé học sinh này trở thành nhà tranh đấu.

Quan tâm và theo dõi rất sớm về sinh hoạt ở Viện Lập pháp nơi mà đại đa số ghế giành riêng cho các đại gia tuân phục Bắc Kinh, Hoàng Chí Phong nhanh chóng mở trang Facebook để tường trình, báo động cho bạn bè cùng tuổi và phụ huynh học sinh những điều mà cậu nhận thấy là sai trái.

Cuối cùng, thời sự điện ảnh là tiêu điểm của Libération : Lễ trao giải thưởng Cesar khai mạc vào đêm nay 28/02/2020 tại Paris trong bầu không khí căng thẳng. Với tựa "đại gia đình ly tán", nhật báo thiên tả kể ra một loạt vụ việc không thể lạc quan trong ban tổ chức : xung khắc nội bộ, thiếu bình đẳng nam nữ, cáo buộc sách nhiễu tình dục…

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Dịch Covid-19 : Bình tĩnh xử lý tránh gây tâm lý hoảng sợ

Nạn dịch virus Corona lan rộng khắp thế giới vẫn là thời sự được các báo Pháp ra hôm nay quan tâm nhiều, đặc biệt là hôm qua một người Pháp đầu tiên bị chết trong số 6 trường hợp vừa phát hiện nhiễm bệnh.

tranh1

Hình được tạo ra trên máy tính của một con virus corona giống với loại virus gây nên dịch covid-19. Ảnh minh họa. NEXU Science Communication/via Reuters

Tuy nhiên các báo đều mổ xẻ thông tin một cách khá chừng mực, dường như tránh gây tâm lý hoảng loạn, lo sợ trong dân chúng, dù tình hình lây lan của bệnh dịch là đáng lo ngại.

Trong bối cảnh như vậy nhật báo Le Monde có bài xã luận với tiêu đề : "Virus corona : Trách nhiệm của mỗi người". Tờ báo nhấn mạnh : "Trận dịch virus corona mới đã đi vào giai đoạn nguy kịch. Cho dù số người nhiễm mới ở Trung Quốc giảm, nhưng mức độ lây lan trong các vùng khác trên quy mô rộng".

Đúng là đến nay dịch đã lan ra đến hơn 40 quốc gia trên thế giới. Từ khi bất ngờ bùng phát mạnh ở Ý, cách nhìn nhận về bệnh dịch này ở Châu Âu đã thay đổi. Le Monde viết tiếp : "Dù Tổ chức Y tế Thế giới hiện tại vẫn từ chối gọi là đại dịch, nhưng cuộc khủng hoảng đang ở một bước ngoặt, đặt mỗi người trước tinh thần trách nhiệm của mình".

Trách nhiệm mà Le Monde muốn nói đến ở đây trước hết là phải thận trọng. "Các biện pháp cô lập bắt buộc trong các ổ dịch khởi phát chỉ có tác dụng làm chậm sự lây lan của virus chứ không thể chặn được dịch. Cấm các chuyến bay từ Trung Quốc không hề có hiệu quả để bảo vệ Ý, nước đầu tiên ở Châu Âu thực thi biện pháp này".

"Cuộc khủng hoảng này phải là dịp để nhắc các nhà lãnh đạo, các cơ quan truyền thông và mỗi người chúng ta về nghĩa vụ của mình. Phải tránh bằng mọi giá vụ lợi chính trị đảng phái, làm kịch phát sợ hãi, hoảng loạn".

Trên phương diện chính trị, theo Le Monde, minh bạch phải là trung tâm hành động của chính quyền để giữ được sự tin cậy của dân chúng. Bắc Kinh đang phải trả giá về sự thiếu minh bạch thông tin cũng như xử lý khủng hoảng bất chấp các quyền tự do cá nhân.

Còn về phần giới truyền thông, xã luận của Le Monde nhấn mạnh cần phải thận trọng, tránh cách đưa tin giật gân. Báo chí phải biết chống lại các tin đồn, tin giả loan truyền trên mạng xã hội gây tâm lý hoảng loạn trong dân chúng, làm nhiễu loạn các biện pháp được triển khai….

Pháp : Xử lý khủng hoảng dịch Covid-19 cần bình tĩnh

Liên quan đến chủ đề dịch, nhật báo công giáo La Croix có bài : "Đối mặt với dịch Covid-19 : Pháp muốn giữ cái đầu lạnh". Tờ báo ghi nhận, ngay khi một người Pháp 60 tuổi tử vong vì virus corona mới đêm 25/02. Ngay ngày hôm sau, ở cấp cao nhất của chính phủ đã có phản ứng về mặt y tế. Tuy nhiên, chính quyền vẫn tôn chỉ mệnh lệnh "không gây hoảng loạn".

Chính phủ Pháp đã triệu tập cuộc họp khẩn, để triển khai các biện pháp trước tiến triển mới của dịch. Mục tiêu của chính quyền là bảo đảm khả năng ứng phó với trường hợp dịch lan tràn bằng những quyết định chuẩn xác, không thái quá. Theo giáo sư virus học tại Lyon, Bruno Lina, được La Croix trích dẫn thì việc phát triển bệnh dịch trong một vùng đất "không phải là tai ương". Vị giáo sư này nhận định : "Chúng ta đang ở trước một ngưỡng mới. Hoặc nước Ý sẽ khống chế được dịch, điều này là có thể, hoặc trong trường hợp Ý không làm được thì Pháp vẫn có đủ tiềm năng hành động để tự bảo vệ". Điều cần thiết, theo chuyên gia này là phải có "các phản ứng thích hợp và đồng bộ", có cân nhắc giữa cái lợi và cái hại.

Một thí dụ cụ thể là trận cầu tranh Cúp C1 giữa Lyon và đội bóng Juventus cùng với cả ngàn cổ động viên đến từ Ý vẫn diễn ra mặc dù quyết định này đã bị nhiều dân biểu chỉ trích gay gắt. Trận đấu vẫn diễn ra bình thường, người dân Lyon cũng không hoảng sợ về sự có mặt của 3000 cổ động viên Juventus trong thành phố và cũng không thấy bóng chiếc khẩu trang y tế nào. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, đó là điều cần thiết để các giới chức y tế bình tĩnh xử lý kẻ thù vô hình virus corona.

Virus corona : Khẩu trang y tế có nên lạm dụng ?

Trong nhiều bài cập nhật thông tin về tình hình lan truyền của bệnh dịch trên thế giới, các tờ báo lớn như Le Monde, Libération đều dành nhiều trang để giúp độc giả hiểu thêm về dịch Covid-19.

Le Monde đặt ra những câu hỏi thiết thực nhất cho độc giả Pháp như : Tại sao tình hình ở Ý lại lo ngại đến như vậy ?

Thứ nhất là số ca nhiễm phát hiện ở Ý tăng nhanh đột ngột từ 6 ca lên hơn 300 ca trong vòng 4 ngày. Thứ 2 là những người nhiễm virus corona mới ở Ý đều không có liên hệ trực tiếp với ổ dịch chính là Trung Quốc, trong khi bệnh nhân số 0 vẫn chưa tìm được.

Phải làm gì khi từ Trung Quốc và Ý hay những nước nhiễm dịch khác trở về ?

Việc đầu tiên là tự cách ly trong 14 ngày, theo dõi thân nhiệt hàng ngày cũng như các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu có biểu hiện nghi ngờ gọi cấp cứu chứ không đi khám bác sĩ.

Trong trường hợp nào thì phải đeo khẩu trang ?

Bộ Y tế Pháp khuyến cáo khẩu trang chỉ nên dùng cho những người từ vùng dịch về trong thời gian theo dõi cách ly. Những người nhiễm virus, các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm tất nhiên phải đeo khẩu trang. Một biện pháp đơn giản và cần thiết là rửa tay thường xuyên với dung dịch tẩy trùng.

Le lói hy vọng tìm thấy thuốc trị Covid-19

Cho đến giờ thế giới vẫn bó tay với dịch Covid-19. Không có giải pháp nào hơn ngoài phát hiện và ngăn chặn lây lan. Tuy nhiên trang khoa học của báo Le Figaro có bài : "Chloroquine, phương thuốc kỳ diệu chống dịch ?"

Tờ báo cho biết hôm thứ Ba (24/02), giáo sư Pháp Didier Raoult, giám đốc Viện Nghiên cứu Nhiễm trùng Địa Trung Hải tại Marseille (Pháp) đã lên trang YouTube khẳng định chloroquine, thuốc trước đây vẫn dùng để trị sốt rét có thể có tác dụng trị được virus SARS-nCoV/2. Video của giáo sư Raoult trong vòng 24 giờ đã được hơn 200 nghìn lượt người xem làm le lói hy vọng có thuốc trị được bệnh dịch Covid-19. Tuy nhiên còn phải đợi thêm các thử nghiệm lâm sàng trực tiếp với những ca bệnh cụ thể thì mới có được kết luận khoa học cuối cùng.

Tờ báo cho hay, Trung Quốc cũng đã nghiên cứu và mới cho thử nghiệm lâm sàng chloroquine trên người bệnh. Kết quả cuối cùng phải đợi đến tháng 8 tới mới có. Thận trọng vẫn đặt lên hàng đầu cho dù các nhà khoa học vẫn đang chạy đua với thời gian.

Trong khi trả lời phỏng vấn báo kinh tế Les Echos, giáo sư Didier Raoult đã giải thích tại sao chloroquine, thuộc chống sốt rét thông thường, không đắt và không gây nguy hiểm gì, có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV/2 gây ra. Giáo sư danh tiếng này vẫn khẳng định "Chloroquine là cách đáp trả tốt nhất" dịch Covid-19 hiện nay.

Trung Quốc : Sức ép kinh tế nổi lên khi dịch chưa kịp dịu xuống

Vẫn liên quan đến bệnh dịch Covid-19, Le Figaro đề cập đến tình hình tại Trung Quốc, nhưng ở một góc nhìn khác qua bài báo có tựa đề : "Trung Quốc đang bắt đầu trở lại công việc rất chậm chạp".

Sau hơn một tháng vật lộn với trận chiến chống virus corona, tình hình bệnh dịch ở Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu lạc quan. Số lượng ca mới nhiễm Covid-19 hàng ngày đang giảm. Chính quyền bắt đầu mở chiến dịch tuyên truyền thúc đẩy các công ty trở lại hoạt động.

Đầu tuần này, theo cơ quan kế hoạch Trung Quốc, ở một số nơi như tỉnh Chiết Giang hay Thượng Hải 90% các công ty công nghiệp đã trở lại hoạt động. Tại các tỉnh như Liêu Ninh, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, 70% các doanh nghiệp đã nhúc nhắc làm việc. Ở những thành phố lớn, người ta đã bắt đầu thấy lại những đoàn xe hơi nối đuôi nhau chạy, hàng nghìn các cao ốc văn phòng không còn vắng lặng nữa.

Theo Le Figaro, đằng sau những con số thống kê chính thức trên, có một thực tế khác : Số thống kê chỉ tính đến các công ty lớn. Hơn nữa để mở lại hoạt động, nơi làm việc phải hội đủ các điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng đáp ứng. Bên cạnh đó các nhân viên vẫn chưa thể có mặt đầy đủ. Bộ Giao thông Trung Quốc khẳng định một phần tư người lao động ngoại tỉnh đã trở lại nơi làm việc của mình từ sau Tết Nguyên Đán. Như thế tức là vẫn còn 220 triệu người còn bị cách ly hoặc không thể di chuyển.

Theo văn phòng tư vấn kinh tế Trung Quốc China Beige Book thì không có quá 1/3 doanh nghiệp hoạt động thực sự.

Trong khi đó Bắc Kinh đang tăng áp lực, cơ quan phụ trách kế hoạch đã gửi công văn đề nghị các vùng nguy cơ lây lan dịch thấp hãy trở lại hoạt động bình thường và cho chấm dứt hạn chế đi lại.

Le Figaro nhận xét : Chính phủ muốn tránh tình trạng ngừng trệ kéo dài sẽ dẫn đến các công ty bị phá sản, sa thải nhân công ồ ạt. Mỗi lần xuất hiện trên truyền thông, ông Tập Cận Bình không ngừng nhắc lại Trung Quốc sẽ đạt chỉ tiêu kinh tế năm 2020, tức tăng trưởng ở mức tối thiểu 5,5%. Tuy nhiên một số nhà kinh tế thân cận với chính quyền đã cảnh báo, tăng trưởng của Trung Quốc quý đầu năm nay có thể sẽ là 0%.

Anh Vũ

 

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Dịch Covid-19 gây tranh luận về mô hình toàn cầu hóa (RFI, 28/02/2020)

Dich virus corona mới (Covid-19) đang làm xáo trộn chuỗi cung ứng của toàn cầu, gây trở ngại cho cỗ máy sản xuất của thế giới. Chứng khoán từ Âu sang Á tụt giảm, một phần lớn người lao động Trung Quốc được nghỉ phép dài hạn ngoài ý muốn. Nhiều chuyên gia cho rằng khủng hoảng dịch bệnh lần này là cơ hội để xem xét lại mô hình toàn cầu hóa.

mohinh1

Một công nhân đeo khẩu trang phòng hộ tại một xưởng dệt may ở Hàng Châu (Hangzhou), tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 20/02/2020 China Daily via Reuters

Theo bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire, dịch virus corona đang "thay đổi luật chơi" trên bàn cờ thương mại và kinh tế của thế giới. Thậm chí, tổng thống Mỹ Donald Trump còn hy vọng đây là thời điểm để những tập đoàn đã di dời cơ sở sản xuất ở hải ngoại trở về nguyên quán, "tái công nghiệp hóa" lại một số vùng và lãnh thổ ở Hoa Kỳ.

Thực ra, mọi việc không đơn giản. Trong một thế giới đã "toàn cầu hóa" trong gần 25 năm qua, Trung Quốc từng bước trở thành "công xưởng của thế giới". nhân công rẻ, luật lệ lao động không quá khắt khe... và dân số hơn một tỷ người của Trung Quốc là động cơ thúc giục các công ty quốc tế, bất luận lớn hay bé, ồ ạt di dời cơ sở sang Trung Quốc. Làn sóng dời cơ sở sản xuất đó không dừng lại ở Trung Quốc mà đã lan sang tất cả những quốc gia đang phát triển có tiềm năng.

Ngành dệt may chủ yếu hướng tới Ấn Độ, hay Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan hay Tunisia. Cũng Ấn Độ là bãi đáp lý tưởng của các công ty tin học. Một hãng sản xuất giầy nổi tiếng của Pháp cũng đã đóng cửa các nhà máy tại nguyên quán để sản xuất ở Trung Quốc với giá thành rẻ hơn. Thêm vào đó, là trong thế giới mở rộng, kinh tế của các nước đã đan kết chặt chẽ vào với nhau. Đến nỗi để sản xuất ra được một chiếc ô tô, tất cả các phụ tùng và trang thiết bị điện tử... được chế tạo và nhập khẩu từ 35 quốc gia khác nhau. Nhưng chỉ cần một trong số các đối tác đó gặp nạn, như lần này là trường hợp của Trung Quốc, là cũng đủ để cả hệ thống sản xuất của thế giới bị "trật đường rày".

Hơn nữa, cũng chính vì yếu tộ "đan kết chặt chẽ" này mà chính quyền Trump không thể phạt Hoa Vi của Trung Quốc mà không làm tác hại đến ngay các công ty của Mỹ trong ngành điện tử và viễn thông.

Trong bối cảnh như vậy, theo nhiều nhà phân tích, dịch Covid-19 gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng không thể dẫn đến việc xem xét lại mô hình "kinh tế toàn cầu hóa" và sự phân công lao động quốc tế đó. Bởi vì giới đầu tư, vì lợi nhuận, lúc nào cũng sẵn sàng đi rất xa để kiếm lời.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng giúp đưa tất cả mọi người cùng trở về với thực tế đó là chỉ số chứng khoán đã liên tục tăng mạnh từ hơn 7 năm qua để rồi mức rủi ro vỡ bong bóng được thẩm định là còn cao hơn cả so với thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính 2008. Vì virus chủng mới này, chỉ số tài chính của từ Milano đến Hồng Kông, Thượng Hải hay Tokyo đã liên tục mất giá.

Tại Wall Street, Covid-19 chận đứng nhịp độ tăng đều đặn của chỉ số Dow Jones vốn được xem là hàn thử biểu đo lường sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. Một số nhà phân tích không loại trừ khả năng virus corona đang làm hạ nhiệt tình hình trên các sàn chứng khoán. Ngược lại cũng có tiếng nói cho rằng, nếu kéo dài, Covid-19 có thể là mầm mống tạo nên một cơn bão tiền tệ và tài chính khác.

Trong cái rủi có cái may.

Dịch bệnh làm cho sản xuất đình đốn nhưng làm rõ sự cấp thiết phải bảo vệ và cải thiện môi trường. Tại Trung Quốc đành rằng hàng chục triệu người đã cách ly từ cả hơn tháng nay, các nhà máy và công sở đã phải đóng cửa, nhờ vậy mà mức thải khí carbon tại các thành phố lớn giảm mạnh. Đường phố vắng người, vắng xe ... chất lượng không khí tại Thượng Hải, Bắc Kinh được cải thiện hơn hẳn.

Với phần còn lại của thế giới cũng vậy, nhờ các hãng hàng không quốc tế ngưng hoạt động ở Hoa Lục, nhờ số du khách đến và xuất phát từ Trung Quốc giảm mạnh, lượng thải khí carbon trong ba tuần qua giảm được 10 % trên toàn thế giới. Giao thông hàng hải giảm mạnh trong ba tuần lễ đầu tháng 2/2020 đã góp phần làm giảm hẳn ô nhiễm cho môi trường.

Dù vậy, một số nhà quan sát còn bi quan cho rằng một khi Covid-19 đã lùi vào quá khứ, thì mọi việc vẫn đâu hoàn đấy.

Thanh Hà

*********************

Dịch Covid-19 cho thấy ngành thời trang Âu-Mỹ lệ thuộc Trung Quốc (RFI, 27/02/2020)

Hoành hành tại Trung Quốc từ tháng Giêng 2020, dịch covid-19 đã bùng lên tại Ý và bắt đầu tạo hoảng loạn phần nào ở Pháp vào hạ tuần tháng Hai. Một nạn nhân không ai nghĩ đến của dịch bệnh lại chính là ngành thời trang hạng sang.

mohinh2

Nhân viên bảo vệ đeo khẩu trang tại một nhà hát nơi diễn ra buổi trình diễn thời trang của Giorgio Armani, Milan, Ý. Ảnh chụp ngày 23/02/2020 Reuters/Alessandro Garofalo

Tuần Lễ Thời Trang Fashion Week ở Milano, miền bắc nước Ý, kết thúc hôm 23/02 trong không khí hỗn loạn, trong lúc Fashion Week ở Paris, thủ đô nước Pháp thì bắt đầu từ thứ Hai 24/02 với sự thiếu vắng của khách hàng Trung Quốc.

Ngoài thiệt hại không nhỏ cho ngành – ước tính sơ sơ cũng đến hàng chục tỷ đô la – dịch virus corona cũng đã vạch trần sự lệ thuộc đáng kể ngày nay của ngành thời trang phương Tây vào thị trường Trung Quốc, từng được cảm nhận gần đây khi hàng loạt các hãng thời trang, may mặc Âu Mỹ lục tục chiều ý Bắc Kinh trên các vấn đề như Đài Loan hay Hồng Kông.

Hệ quả ở Milano và Paris

Nhật báo Pháp Le Monde, ngày 25/02 vừa qua đã nêu bật quan hệ lệ thuộc vào Trung Quốc của ngành thời trang cao cấp phương Tây trong bài phân tích mang tựa đề : "Thời Trang : Nạn nhân bị vạ lây của virus corona".

Phóng viên của Le Monde đã đến Milano, thủ phủ của ngành thời trang Ý, vào hôm 23/02, đúng lúc dịch Covid-19 đang gây hoảng loạn với hơn 200 ca lây nhiễm được ghi nhận đến ngày này và 11 thị xã bị cô lập.

Tác động của dịch bệnh trên diễn tiến của ngày chót trong tuần lễ trình diễn thời trang may sẵn của phụ nữ mùa thu đông 2020/2021 tại Milano, đã rất tức thời, với nhà thời trang và mỹ phẩm Ý nổi tiếng Giorgio Armani, hay nhà tạo mốt Laura Biagotti, nhà thiết kế áo bông Moncler đã phải tiến hành các buổi trình diễn dự kiến mà không có khán giả, với các hình ảnh được truyền đi qua đường internet.

Qua ngày hôm sau, tại Fashion Week khai mạc ở Paris và dự trù kéo dài đến 03/03, tình hình có vẻ khá hơn vì thủ đô Pháp không nằm trong vùng dịch như Milano. Thế nhưng tác hại của virus corona đối với sự kiện vốn thu hút hàng ngàn người đến Pháp đã được thấy trước.

Sáu nhà thiết kế Trung Quốc (Mã Mã Sa Masha Ma, Trần Hạ Tư Shiatzy Chen (Đài Loan), Vương Hiệp Uma Wang, Jarel Zhang, Calvin Luo và Maison Mai) đã hủy bỏ chương trình giới thiệu mẫu thời trang của mình, chủ yếu là vì không thể đưa sản phẩm của họ từ Trung Quốc sang Pháp.

Còn những tên tuổi lớn của thời trang Paris, như Dior, Chanel và Saint Laurent, thì sẽ phải đối mặt với tình trạng khán giả thưa thớt. Tập đoàn Kering, công ty mẹ của Saint Laurent, Balenciaga và Alexander McQueen, ước tính "30% khán giả" của sự kiện tập hợp dân trong nghề này sẽ vắng mặt.

Thiếu vắng các ngôi sao định hướng dư luận

Theo Le Monde, trong số những người không đến được Paris, quan trọng nhất có lẽ là những người Trung Quốc có "có ảnh hưởng" lớn, những ngôi sao lớn của các mạng xã hội Trung Quốc như Weibo, TikTok và Tiểu Hồng Thư (XiaoHongshu) chẳng hạn.

Một nhân vật được tờ báo Pháp đặc biệt chú ý là Bao Tiên Sinh (Tao Liang), 27 tuổi, còn được gọi là Mr Bags, tức là Ông Túi Xách, một blogger cực kỳ có uy tín tại Trung Quốc. Vì dịch Covid-19, nhân vật này có đến 7 triệu người theo trên mạng Vi Bác đã không đến được các buổi trình diễn thời trang ở New York, Luân Đôn và Milano, làm cho các nhóm có túi xách mà anh thường quảng cáo, rất thất vọng.

Một người Trung Quốc có ảnh hưởng khác vắng mặt tại Paris là Anny Fan, cô người mẫu cũng có 5 triệu người theo trên Vi Bác, một người kiếm được 18,8 triệu đô la (17,37 triệu euro) mỗi năm nhờ các ấn phẩm được tài trợ.

Đối với Le Monde, thiếu vắng các ngôi sao định hướng dư luận nói trên và các chiếc điện thoại thông minh bên cạnh sàn trình diễn của các người mẫu là một vố đau cho ngành thời trang.

Lý do, theo Le Monde, rất dễ hiểu. Đó là vì trong thị trường hàng xa xỉ thế giới được văn phòng tư vấn Bain & Company ước tính trị giá 281 tỷ euro, Trung Quốc rất nặng ký. Các nhãn hiệu lớn thực hiện hơn một phần ba doanh thu với các khách hàng mang quốc tịch Trung Quốc, ở Trung Quốc hoặc ở nước ngoài, trong các chuyến du lịch.

Một cách cụ thể, Châu Á vẫn là động lực tăng trưởng cho các thương hiệu thời trang của LVMH (tăng 17% vào năm 2019, đạt mức 22,2 tỷ euro) và Kering (tăng 20% doanh thu năm 2019 ở Châu Á, so với năm 2018).

Nhờ các video và bài viết của họ, các nhà ảnh hưởng gọi theo tiếng Anh là "KOL" - từ viết tắt của key opinion leader - đóng vai trò rất lớn cho sức khỏe phải nói là ngoạn mục của ngành hàng hiệu cao cấp ở Trung Quốc. Nhà sản xuất túi xách Tod’s của Ý chẳng hạn, đã gây được tiếng vang to lớn vào tháng 7 năm 2019 khi hợp tác với Mr. Bag để ra mắt phiên bản giới hạn của kiểu túi Unicorn D-Styling. Nhờ lượng người theo khổng lồ của Bao Tiên Sinh, 320 bản của kiểu túi này, bán ra với giá hơn 1.800 euro một chiếc, đã được bán hết trong vài phút đồng hồ.

Quảng cáo ở Châu Á

Do đó, để khắc phục sự vắng mặt của những người có ảnh hưởng này trong các buổi trình diễn thời trang ở Paris, các thương hiệu hàng xa xỉ đã tăng cường biện pháp phát video trực tiếp trên mạng xã hội. Sau đó đến lượt các KOL nhập cuộc, chia sẻ video và hình ảnh trên tài khoản của họ với những người đăng ký theo dõi.

Louis Vuitton, Dior, Celine, Kenzo thuộc tập đoàn LVMH chẳng hạn, sẽ phát trên Vi Bác và WeChat, hai mạng xã hội chính được hoạt động tại Trung Quốc. Các mác thuộc tập đoàn Kering là Saint Laurent, Balenciaga và Alexander McQueen hay Hermes cũng dùng đến internet để truyền qua Trung Quốc hình ảnh các bộ sưu tập mới.

Về phần mình, Liên Đoàn Thời Trang và May Mặc Cao Cấp sẽ phát đi tất cả các chương trình thời trang ở Paris từ các tài khoản xã hội của tổ chức này, đặc biệt là trên Vi Bác và TikTok rất được người Trung Quốc ưa thích.

Mọi người hy vọng sẽ tái lập thành công đã gặt hái được ở Milano. Theo báo chí Ý, đã có khoảng một ngàn người Trung Quốc trong ngành không thể tham dự tuần lễ thời trang Milano. Để chữa cháy, ban tổ chức đã cho truyền trực tiếp 56 buổi trình diễn thời trang trên Internet và mạng xã hội. Ngày 19/02 chẳng hạn, buổi trình diễn thời trang của Gucci, một thương hiệu mà người Châu Á yêu thích, đã thu hút được hơn 1,5 triệu kết nối từ các địa chỉ IP tại Trung Quốc.

Dịch Covid-19 cũng đã phá hoại các kế hoạch trình diễn của nhiều thương hiệu thời trang cao cấp tại Châu Á. Prada đã hủy chương trình tại Nhật Bản vào tháng Năm, và Chanel cũng đã bỏ một sự kiện diễn ra cùng tháng tại Bắc Kinh.

Ngành thời trang cao cấp có thể bị thất thu đến 40 tỷ euro

Đối với hầu hết các thương hiệu Âu-Mỹ, tăng cường quảng cáo ở Châu Á đang trở thành sống còn vào lúc các mặt hàng xa xỉ của họ đang phải đối mặt với 3 hệ quả của dịch Covid-19 : Các điểm bán hàng ở Trung Quốc bị đóng cửa, doanh số bán hàng bị sụp đổ kể cả trên mạng do thiếu người giao hàng, và trong các cửa hàng miễn thuế duty-free ở sân bay vì thiếu khách du lịch quá cảnh.

Theo Ủy Ban Altagamma phụ trách lãnh vực hàng xa xỉ tại Ý, ngành thời trang cao cấp sẽ không thể khôi phục hoạt động bình thường trước năm 2021. Từ nay đến đó, thất thu của ngành được ước tính lên tới mức từ 30 đến 40 tỷ euro.

Trong khi chờ đợi các số liệu cụ thể hơn về các tổn thất kể từ khi con vius xuất hiện vào cuối tháng 12 năm 2019, một số thương hiệu đã lên tiếng báo động. Lãnh đạo nhà thiết kế áo bông cao cấp Moncler, vào đầu tháng Hai này, đã cho biết là một phần ba cửa hàng Moncler đã bị đóng cửa tại Trung Quốc, nhãn hiệu Burberry của Anh thì cảnh báo về những "tác động tiêu cực đáng kể", các nhóm Mỹ như Coach hay Ralph Lauren cũng thừa nhận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mai Vân

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Covid-19 : Trung Quốc chơi trò dọa nạt Đông Nam Á

Hiểm họa virus corona tiếp tục là chủ đề số một của báo chí Pháp hôm nay : Thảm họa đại dịch không tránh khỏi, kinh tế toàn cầu lên cơn sốt, Châu Âu trang bị đối phó hai mối đe dọa y tế và kinh tế. Trung Quốc tê liệt vì khủng hoảng, bài học nào cho Đông Nam Á và Châu Âu ?

doanat1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) nói chuyện với ngoại trưởng Philippines Teodoro Lopez (trái) và Lào Saleumxay Kommasith tại Vientiane (Lào), ngày 20/02/2020. Reuters/Phoonsab Thevongsa

Vẫn chưa phải đại dịch ?

Thế giới đang đứng bên bờ đại dịch hay đã thấy ánh sáng cuối đường hầm ? Không một nhật báo Pháp nào tán đồng các tuyên bố lạc quan của người điều hành Tổ chức Y tế Thế giới WHO về khả năng chống dịch của Bắc Kinh .

Cụ thể, Le Monde dành tám trang để báo động : Ổ dịch từ Trung Quốc lây lan khắp nơi… Hàn Quốc, Iran, Ý, làn gió hốt hoảng làm chao đảo thị trường chứng khoán. Tại Pháp, học sinh đi nghỉ từ các vùng dịch được lệnh tự cách ly hai tuần trước khi trở lại lớp.

Trong bài "Đại dịch khó tránh", nhật báo độc lập điểm qua các ổ dịch xuất hiện tại hơn 30 nước, khéo léo làm nổi bật những lời trấn an giáo điều của Tổ chức Y tế Thế giới như là "các biện pháp chống dịch tại Trung Quốc đã mang lại kết quả, là thông điệp cốt lõi tạo ra niềm hy vọng và niềm tin đến tất cả các nước, là có thể ngăn chặn được siêu vi, thật như thế, vì nhiều nước đã làm được".

Tuyên bố khích lệ này làm nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng của Mỹ là giáo sư Marc Lipsitch, đại học Harvard đặt câu hỏi : "Nước nào đã chận được dịch và đâu là những bằng chứng vững chắc ?". Lời từ chối "chưa công nhận đại dịch" của giám đốc WHO, bác sĩ người Ethiopia, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng gây kinh ngạc. Theo báo cáo của Đại học Hoàng gia Luân Đôn thì bất chấp các biện pháp cách ly, phong tỏa từ hơn một tháng nay, "hai phần ba trường hợp Covid-19 từ Hoa lục lây khắp địa cầu đã không được phát hiện và sẽ tiếp tục lây lan một cách âm thầm từ người sang người".

Thẩm định này hoàn toàn phù hợp với một kết quả nghiên cứu khác của đại học Sorbonne, Paris : Người mang virus có thể lây cho người khác trước khi phát bệnh.

Về phần chính quyền Trung Quốc, Tập Cận Bình lần đầu tiên nhìn nhận là trong bộ máy Đảng có vấn nạn che giấu thông tin, để rồi khẳng định để "đánh thắng giặc" Covid-19, cần phải "tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng". Tuyên bố này mang ý nghĩa gì ? Theo Le Monde, rõ ràng Tập Cận Bình không muốn làm Gorbatchev như trong vụ nổ Tchernobyl. Tuy ông Tập nhìn nhận có tệ nạn "bịt mắt trung ương", không có dấu hiệu nào cho thấy Đảng cộng sản Trung Quốc được bật đèn xanh đưa bất cập này ra thảo luận.

Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên Quốc hội Trung Quốc phải dời khóa họp thường niên cho đến thời điểm vô hạn định. Điều này chứng tỏ Bắc Kinh không dự đoán được khi nào hết dịch cũng như không muốn để cho dân Trung Quốc nhìn thấy cảnh đại biểu hai viện (Quốc hội và Chính hiệp) và quan khách, khoảng 8.000 vị, bịt mặt họp bàn quốc sự, thật là không đẹp chút nào.

Trung Quốc : yếu tố chia rẽ Đông Nam Á

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tê liệt vì Covid-19, bài xã luận của Le Monde phân tích thái độ trịch thượng của Bắc Kinh, dọa nạt một số quốc gia Đông Nam Á nhân hội nghị ASEAN-Trung Quốc tại Vientiane.

Trong cuộc họp ngày 20/02/2020 tại thủ đô nước Lào, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi đối tác Đông Nam Á cùng hợp tác chặt chẽ kiểm soát và ngăn chặn dịch Covid-19.

Vì là bạn hàng số một của ASEAN, khủng hoảng tại Trung Quốc tác hại nghiêm trọng cho kinh tế, du lịch các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, đằng sau những tuyên bố bề mặt ủng hộ Trung Quốc, các nước ASEAN không thiếu những ẩn ý.

Các chế độ ở Thái Lan, Cam Bốt, Lào đã chọn làm đồng minh với Bắc Kinh, nhưng cũng có những nước bang giao với Trung Quốc khá phức tạp. Việt Nam đóng biên giới với Trung Quốc. Indonesia, Philippines và Singapore cấm hành khách đến từ Hoa lục nhập cảnh. Tại Vientiane, ngoại trưởng Trung Quốc chấm điểm từng nước. Trong cuộc hội kiến với đồng nhiệm Singapore Vivian Balakrishnan, Vương Nghị gián tiếp công kích các biện pháp "hạn chế" công dân Trung Quốc nhập cảnh. Với hơn 85 người bị nhiễm, Singapore là quốc gia Châu Á đứng hàng thứ tư, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản bị dịch Covid-19.

Theo Le Monde, cuộc khủng hoảng siêu vi Corona, chưa biết bao giờ chấm dứt, là cơ hội tốt để các nước ASEAN xét lại, suy ngẫm về mô hình phát triển của Trung Quốc. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về tình trạng để kinh tế quốc gia lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc nhất là đại cường này có chiến lược tranh đoạt biển đảo với Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei, Philippines gây căng thẳng trong khu vực.

Le Monde trích nhận định của Trịnh Lê, một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Úc, như sau : "Đối với Đông Nam Á, thì Trung Quốc vừa là một đối tác vừa là một đe dọa cho ổn định khu vực". Dự án "Một vành đai Một con đường" với lời hứa đầu tư vào hạ tầng cơ sở cho những nước nghèo như Lào nghe rất cám dỗ. Nhưng mặt khác là nỗi sợ gánh nợ quằn lưng.

Xue Gong, một chuyên gia chính trị ở Singapore cảnh báo : Dự án Con đường tơ lụa của Bắc Kinh được thương lượng riêng rẽ với từng nước là nguồn chia rẽ các thành viên Đông Nam Á, làm cho hiệp hội ASEAN suy yếu.

Covid-19 : Cơ hội để Châu Âu học khôn

Đây không phải là bài học dành riêng cho những nước nhỏ tại Châu Á. Khủng hoảng virus corona còn là cơ hội để Châu Âu xét lại tình trạng lệ thuộc vào các công ty gia công tại Hoa lục.

Với bốn trang phóng sự, Libération đo thân nhiệt kinh tế thế giới : "Kinh tế toàn cầu bị lây nhiễm, cơ sốt lan đến các sàn giao dịch, đe dọa tăng trưởng thế giới. Công nghệ cao, du lịch, thời trang, thương mại đều bị ốm". Để chứng minh, Libération đưa độc giả đến hai nơi. Tại Bắc Kinh, giới doanh nghiệp than thở "nếu dịch kéo dài thì công việc làm ăn của chúng tôi sẽ rất phức tạp". Tại Aubervilliers, ngoại ô bắc Paris, nơi có khu chợ bán sỉ của người Hoa với 1.500 cửa hiệu và 100.000 người làm việc. Bình thường hàng quán sinh hoạt tấp nập nay vắng như "chùa bà Đanh". Một chủ hiệu bán ví tay giải thích : "khách hàng không đến vì chúng tôi là người Châu Á".

Trong bầu không khí lo âu này, Le Figaro Les Echos điểm qua các biện pháp mà nước Pháp đã chuẩn bị để đối phó với dịch : thiết bị xét nghiệm, khẩu trang, cơ sở y tế cách ly… mức độ báo động tại Pháp đã tăng lên một nấc từ khi virus corona xuất hiện tại Ý.

Bài xã luận của Le Figaro kêu gọi tránh các biện pháp thái quá như đóng cửa biên giới như một vài nhân vật cực đoan hoặc mị dân kêu gọi, bất chấp ý kiến của giới y tế. Nhật báo cánh hữu, trái lại, rất lo "virus corona là tia lửa điện gây khủng hoảng kinh tế địa cầu".

Về kinh tế, nguy cơ tăng trưởng của Pháp bị tác hại ngày càng rõ nét.

Trả lời phỏng vấn của La Croix, quốc vụ khanh kinh tế tài chính Agnès Panner-Runacher nhìn nhận nguy cơ này do hai lý do : Một là nhiều dây chuyền sản xuất có nguy cơ thiếu linh kiện do Trung Quốc sản xuất, trong lãnh vực xe hơi chẳng hạn. Thứ hai là do lượng du khách Trung Quốc giảm và người tiêu thụ Trung Quốc cũng giảm mua sắm hàng xa xỉ của Pháp.

Tuy nhiên, theo viên chức chính phủ này, điều mà nước Pháp và Châu Âu có thể chủ động khắc phục là đem về lại Châu Âu những ngành sản xuất chiến lược để bớt lệ thuộc vào nhà cung cấp Trung Quốc.

Hosni Moubarak : quyết tâm ổn định cho đến lúc bị lật đổ

Cái chết của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak là cơ hội để báo chí đưa độc giả trở lại 30 năm cầm quyền của người được mệnh danh là "pharaon" Ai Cập cho tới khi phải từ chức trước áp lực đường phố. Phong trào Mùa Xuân Ả Rập tại Ai Cập chính là hệ quả tất yếu của chủ trương "bám trụ để ổn định chính trị".

Libération dành một bài dài cho cựu tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak từ trần hôm thứ Ba, thọ 91 tuổi. Điều ám ảnh nhà lãnh đạo này trong suốt 30 năm cai trị là làm sao cho Ai Cập luôn ổn định. Đó là lý do vì sao ông được Mỹ ủng hộ và viện trợ dồi dào.

Tuy nhiên, nhân vật ủng hộ chính sách hòa bình với Israel và ủng hộ Israel hòa giải với Palestine có một khuyết điểm : đó là ù lì không chấp nhận cải cách kinh tế, chính trị và xã hội. Ông đã làm cho dân Ai Cập chìm trong nghèo khó suốt 30 năm. Chuyện gì phải đến đã đến vào năm 2011, với ngọn gió cách mạng Mùa Xuân Ả Rập.

Nhân quyền : Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thiếu gan ?

Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới bị nghi ngờ nhượng bộ Bắc Kinh thì tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bị tố cáo đầu hàng trước các nhà lãnh đạo độc tài. Le Monde lo sợ cho tình trạng nhân quyền trên thế giới mà chiều hướng suy thoái bắt đầu từ trước thời Antonio Guteres .

Le Monde đưa ra một loạt trường hợp từ Tân Cương, Trung Quốc cho đến Syria, từ Nga cho đến Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nào các nhà độc tài biểu lộ uy quyền thì nơi đó Liên Hiệp Quốc lùi bước viện lý do "tiến hành chiến lược ngoại giao bí mật".

Đó là chưa kể vụ nhà báo đối lập Saudi Arabia Jamal Khashogi bị "mất tích" trong tòa lãnh sự của Ryad tại Istanbul. Theo giới nhân quyền, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ chối dùng uy tín của mình để thúc đẩy điều tra tận gốc cho dù ai cũng nghi ngờ thái tử nối ngôi là kẻ chủ mưu.

Một chuyện đáng được chú ý nữa là Liên Hiệp Quốc nhanh chóng lên án chính sách đàn áp phong trào xã hội ở Chilê nhưng lại phản ứng rất "nhu mì" trước cảnh phong trào dân chủ ở Hồng Kông bị đàn áp thô bạo.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á