Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông : Manila tố cáo tuần duyên Trung Quốc lần đầu tiên "khám xét" tàu Philippines

Trọng Thành, RFI, 19/06/2024

Căng thẳng gia tăng thêm một nấc giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông. Manila ngày 19/06/2024, tố cáo lần đầu tiên tuần duyên Trung Quốc khám xét một tàu Philippines tại khu vực gần Bãi Cỏ Mây, quần đảo Trường Sa hôm 17/06.

biendong1

Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng uy hiếp tuần duyên Philippines ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Biển Đông, ngày 05/08/2023. AP

Theo chuẩn đô đốc Alfonso Torres, tư lệnh Quân khu Miền Tây Philippines (AFP WESCOM), nhiều nhân viên tuần duyên Trung Quốc đã "đổ bộ bất hợp pháp" lên một thuyền của Philippines, và lấy đi "một số vũ khí".

Trả lời báo giới, tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines, tướng Romeo Brawner, đã lên án hành động "hải tặc" và yêu cầu phía Trung Quốc hoàn trả các vũ khí và những phương tiện mà họ tước đoạt. Tướng Romeo Brawner cũng cho biết đây "lần đầu tiên" ông chứng kiến cảnh các nhân viên tuần duyên Trung Quốc sử dụng "gươm và dao" để uy hiếp các thuyền viên Philippines.

Theo AFP, chính quyền Mỹ đã lên án "các hành động nguy hiểm và hung hãn" của Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, lực lượng tuần duyên nước này khẳng định tàu tiếp liệu của Philippines xâm nhập vào khu vực thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc, và "phớt lờ các cảnh báo", đồng thời khẳng định lực lượng tuần duyên đã tiến hành kiểm soát "theo đúng quy định của pháp luật".

Trọng Thành

***************************

Thy th hi quân Philippines b thương nng trong v va chm Bin Đông

VOA, 19/06/2024

Quân đi Philippines t cáo v va chm hôm 17/6 Bin Đông là hành đng "lao húc tc đ cao có ch ý" ca tun duyên Trung Quc vào mt tàu tiếp tế Philippines khiến mt thy th hi quân "b thương nng". Ngược li, lc lượng tun duyên Trung Quc đ li cho con tàu tiếp tế ca Philippinnes.

biendong2

Tàu tiếp tế Unaizah, mui đ, ca Philippines trúng vòi rng ca tàu tun duyên Trung Quc ti Bãi C Mây (Bãi cn Second Thomas) ngày 5/3/2024.

Trong mt tuyên b ngày 18/6, quân đi Philippines cho biết thy th này đã được sơ tán thành công và hin đang được điu tr. V vic xy ra trong chuyến thc hin nhim v luân chuyn và tiếp tế cho Sierra Madre, mt con tàu mà Philippines neo đu trên Bãi C Mây (bãi cn Second Thomas) hơn hai thp niên trước đ thúc đy yêu sách ca Manila đi vi qun đo Trường Sa.

Manila cho biết v vic xy ra trong vùng đc quyn kinh tế ca nước này khi các tàu Trung Quc thc hin các thao tác nguy him, nhưng lc lượng tun duyên Trung Quc đ li cho mt tàu tiếp tế ca Philippines.

Đây là v vic mi nht trong chui các cuc đi đu vùng bin tranh chp gia Philippines và Trung Quc. Hôm 17/6, Hoa K bày t quan ngi v v này và ng h Philippines.

Phát ngôn viên B Ngoi giao Matthew Miller nói : "Hoa K sát cánh cùng đng minh Philippines và lên án các hành đng leo thang và vô trách nhim ca Cng hòa Nhân dân Trung Hoa không cho Philippines tiếp tế hàng hóa nhân đo mt cách hp pháp cho các quân nhân trú đóng trên tàu BRP Sierra Madre hôm 16/6".

Ông Miller nói thêm rng "vic các tàu Trung Quc c ý và nguy him s dng vòi rng, đâm, ngăn chn và kéo các tàu Philippines, gây nguy him đến tính mng ca quân nhân Philippines, là liu lĩnh và đe da hòa bình và n đnh trong khu vc".

Th trưởng Ngoi giao Hoa K Kurt Campbell đã tho lun v hành đng ca Trung Quc trong cuc đin đàm vi người đng cp Philippines, Maria Theresa Lazaro. Ông Matthew Miller cho biết c hai đu đng ý rng "các hành đng nguy him ca Trung Quc đe da hòa bình và n đnh khu vc".

Theo lc lượng tun duyên Trung Quc, mt tàu tiếp tế ca Philippines đã "c tình và nguy him" tiếp cn mt trong các tàu ca Trung Quc. Lc lượng tun duyên Trung Quc cho biết kết qu là mt v va chm nh sau khi tàu tiếp tế "xâm phm trái phép" bãi đá ngm ca Bãi C Mây (Bãi cn Second Thomas) thuc qun đo Trường Sa, vùng lãnh th được mt s quc gia tuyên b ch quyn.

Trong mt tuyên b trên ng dng mng xã hi WeChat, lc lượng tun duyên Trung Quc cho biết tàu tiếp tế "pht l nhng cnh báo nghiêm túc lp đi lp li ca Trung Quc và tiếp cn mt cách nguy him mt tàu Trung Quc đang di chuyn bình thường mt cách thiếu chuyên nghip, dn đến va chm".

Trung Quc tuyên b ch quyn gn như toàn b Bin Đông, bao gm các phn được tuyên b ch quyn bi Philippines, Vit Nam, Indonesia, Malaysia, Đài Loan và Brunei.

V vic hôm 17/6 xy ra khi Trung Quc đang thc hin các bước đ tăng cường thc thi lut pháp vùng bin mà Bc Kinh tuyên b là ca mình. Bc Kinh gn đây đã công b các quy đnh mi, có hiu lc t ngày 15 tháng 6, cho phép lc lượng tun duyên ca h s dng vũ lc gây chết người chng li các tàu nước ngoài trong lãnh hi ca mình và giam gi nhng người b nghi ng xâm phm mà không cn xét x trong 60 ngày.

Trong phn hi hôm 17/6, tun duyên Philippines cho biết h cũng đã trin khai tàu đ tun tra Bãi cn Scarborough - nm cách Bãi C Mây (Bãi cn Second Thomas) 641 km v phía bc - vì s an toàn ca ngư dân Philippines.

Nguồn : VOA, 19/06/2024

********************************

M lên án hành đng ‘leo thang và vô trách nhim’ ca Trung Quc Bin Đông

Reuters, VOA, 18/06/2024

B Ngoi giao M ngày 17/6 lên án các hành đng leo thang và vô trách nhim ca Trung Quc Bin Đông mi đây và tái khng đnh s ng h ca M dành cho Philippines.

biendong3

Mt tàu Cnh sát bin Trung Quc chn mt tàu Cnh sát bin Philippines đang trên đường thc hin nhim v tiếp tế ti Bãi cn Second Thomas Bin Đông, ngày 5/3/2024. Reuters/Adrian Portugal/File Photo

Trung Quc và Philippines đang cáo buc ln nhau v mt v va chm Bin Đông, trong đó Manila tuyên b lc lượng vũ trang ca h s chng li các hành đng ca Bc Kinh trong vùng bin tranh chp. Đây là din tiến mi nht trong mt lot các cuc đi đu ngày càng gay gt.

Trung Quc tuyên b ch quyn gn như toàn b Bin Đông, nơi vn chuyn thương mi bng tàu bin tr giá hơn 3 ngàn t đô la hàng năm, bao gm các khu vc mà Philippines, Vit Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei cũng có tuyên b ch quyn.

Trong nhiu tháng nay, Trung Quc và Philippines tranh cãi gay gt v các hot đng và va chm nguy him ti Bãi cn Second Thomas, mt đo san hô nm trong vùng đc quyn kinh tế (EEZ) ca Manila Bin Đông.

Trong v vic mi nht hôm 17/6, lc lượng tun duyên Trung Quc nói mt tàu tiếp tế ca Philippines đã tiếp cn mt tàu Trung Quc mt cách c tình và nguy him dn đến va chm nh sau khi tàu Philippines xâm phm trái phép vào vùng bin gn Bãi cn Second Thomas, mt cáo buc mà Manila nói là gian di và gây hiu nhm’.

Trong mt tuyên b, lc lượng tun duyên Trung Quc nói tàu vn ti và tiếp tế ca Philippines đã nhiu ln pht l nhng cnh báo.

Lc lượng đc nhim ca Philippines trên Bin Đông cho biết các tàu Trung Quc đã đâm và kéo, gây nguy him đến tính mng và làm hư hi các tàu thuyn.

B trưởng Quc phòng Gilberto Teodoro nói : "Hành vi nguy him và liu lĩnh ca Trung Quc Bin Tây Philippines s b Lc lượng Vũ trang Philippines chng c". "Hành đng ca Trung Quc là tr ngi thc s cho hòa bình và n đnh Bin Đông".

Philippines gi phn Bin Đông mà nước này tuyên b ch quyn là Bin Tây Philippines. Đi s quán Trung Quc ti Manila không hi đáp yêu cu bình lun.

Quân đi Philippines trước đó t cáo rng các hành đng gây hn liên tc ca lc lượng tun duyên Trung Quc ‘đang làm gia tăng căng thng trong khu vc.

Mt s s c đã xy ra khi Philippines trin khai các nhim v tiếp tế cho binh lính nước này đn trú trên mt tàu chiến r sét, cũ k mà Manila c tình cho mc cn vào năm 1999 đ cng c yêu sách ch quyn ca mình ti đây.

Trung Quc đã cnh báo Philippines v vic xâm phm vùng lãnh hi mà Bc Kinh cho là ca mình và ban hành các quy đnh mi, có hiu lc t ngày 15/6, thc thi mt đo lut năm 2021 cho phép lc lượng tun duyên Trung Quc s dng vũ lc gây chết người đi vi tàu nước ngoài trong vùng bin mà Bc Kinh tuyên b ch quyn.

Các quy đnh mi cho phép lc lượng tun duyên Trung Quc bt gi nhng người b tình nghi xâm phm mà không cn xét x trong 60 ngày.

Đáp li, lc lượng tun duyên Philippines hôm 17/6 cho biết h đã ra lnh trin khai hai tàu đ tun tra và đm bo an toàn cho ngư dân Philippines ti Bãi cn Scarborough - đim nóng th nhì cách Bãi cn Second Thomas khong 640 km.

Reuters

Nguồn : VOA, 18/06/2024

Published in Châu Á

Có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc đang dần cân bằng lại "sức mạnh quân sự vượt trội" của Mỹ trên Biển Đông.

mytq1

Tàu USS Ralph Johnson (DDG 114) của Mỹ hiện đang tham gia tập trận ở Biển Đông

Việc Trung Quốc tăng cường mở rộng lực lượng hải quân và khả năng đóng tàu có thể mang lại lợi thế chiến lược cho Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) trong trường hợp có xung đột, bao gồm "chiến lược địa ngục" mà Mỹ đã đề xuất gần đây, South China Morning Post (SCMP) dẫn đánh giá của chuyên gia quân sự.

Trả lời SCMP trong bài viết ngày 17/5, ông Raymond Kuo, Giám đốc Sáng kiến Đài Loan của Rand Corporation, cho biết Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có "ngành đóng tàu lớn nhất thế giới" và có khả năng hoàn thiện thân tàu nhanh hơn Mỹ.

Dù "tàu chiến Mỹ thường có xu hướng hiện đại và có trọng tải lớn hơn… tốc độ đóng tàu chiến tương đối nhanh chóng của Trung Quốc giúp họ phục hồi tổn thất sau các trận chiến nhanh hơn Mỹ", ông Kuo nói thêm.

Ngành đóng tàu khổng lồ của Trung Quốc sẽ đem lại lợi thế chiến lược trong các cuộc chiến kéo dài hơn vài tuần, theo bài viết ngày 5/6 trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Trong khi đó, Mỹ "vẫn đang đối mặt với tình trạng tồn đọng lớn trong việc bảo trì tàu chiến và có thể sẽ không kịp đóng nhiều tàu mới hoặc sửa chữa các tàu chiến bị hư hại khi xảy ra xung đột giữa các cường quốc".

Theo CSIS, hiện Trung Quốc sở hữu 234 tàu chiến, so với 219 tàu của Hải quân Mỹ.

Liên quan tới ảnh hưởng quân sự của Mỹ trên Biển Đông, một bài viết ngày 16/1 trên trang web Foreign Affair của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ (CFR) nhận định rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận ra rằng việc duy trì sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang trở nên không bền vững về mặt chính trị và thực tiễn.

Do đó, chính quyền ông Biden đã tìm cách xây dựng một liên minh và đồng minh trong khu vực, như Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc.

CSIS nhận định rằng những đồng minh này có thể giúp Mỹ đối trọng với lợi thế số lượng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng theo CSIS, việc phối hợp hiệu quả giữa lực lượng của Mỹ và các nước đồng minh không hề đơn giản.

Bên cạnh đó, các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ cũng không thể chắc chắn kiểm soát được việc các quốc gia này có chiến đấu cùng với Hoa Kỳ hay không.

Do đó, giải pháp cho Mỹ phụ thuộc vào việc vừa củng cố quan hệ đối tác vừa xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh hơn.

Theo bài viết trên Foreign Affair, Mỹ đang gặp những khó khăn trong việc duy trì sức mạnh quân sự vượt trội với Trung Quốc tại Biển Đông, với những thành tựu hạn chế của chính quyền ông Biden.

"Dù đạt được những thành tựu nhất định, tiến trình xây dựng liên minh của ông Biden [ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương] vẫn còn chậm.

"Mỹ vẫn còn thiếu sự tiếp cận quân sự ở các khu vực quan trọng của Châu Á, thiếu mạng lưới an ninh mạnh mẽ và không có đủ đồng minh và đối tác có vũ trang mạnh mẽ để duy trì vị thế bá quyền.

"Tệ hơn nữa, [Mỹ] không có giải pháp rõ ràng để giải quyết những nhược điểm này", bài viết nêu.

Mỹ tập trận chung ở Biển Đông

mytq2

Bốn tàu chiến tham gia tập trận chung tại Biển Đông trong hai ngày 17-18/6, lần lượt là tàu của Philippines, Mỹ, Nhật Bản và Canada

Ngày 17/6, Mỹ, Canada, Nhật Bản và Philippines đã bắt đầu một cuộc tập trận chung kéo dài hai ngày tại vùng đặc quyền kinh tế trên của Philippines trên Biển Đông, theo tuyên bố của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

Cuộc tập trận này có mục đích "duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không, [đồng thời] tái khẳng định cam kết của bốn quốc gia trong việc củng cố an ninh và ổn định khu vực".

Cuộc tập trận có sự tham gia của bốn tàu chiến, bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson của Mỹ, tàu hộ vệ HMCS Montreal của Canada, tàu khu trục JS Kirisame của Nhật và tàu tuần tra BRP Andres Bonifacio của Philippines.

Bốn tàu này sẽ tham gia vào các hoạt động định hướng trên biển để đánh giá và thẩm định khả năng tác chiến của các quốc gia tham dự trên các phương diện như học thuyết, chiến thuật, kỹ thuật và quy trình quân sự.

Trước đó vào cuối tháng 4/2024, Mỹ và Philippines đã có cuộc tập chung thường niên kéo dài hơn 2 tuần.

Đầu tháng Tư, Philippines đã tiến hành hoạt động hàng hải chung với Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ.

Xung đột giữa Philippines và Trung Quốc

mytq3

Va chạm giữa tàu Philippines và tàu cảnh sát biển Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas) vào đầu tháng 3/2024

Philippines đang tăng cường hợp tác với các quốc gia ủng hộ tuyên bố chủ quyền của nước nànày ở Biển Đông để đối phó với điều mà Manila coi là hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc - nước tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông.

Thứ Hai 17/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố rằng lực lượng vũ trang của nước này sẽ chống trả "những hành vi nguy hiểm và thiếu thận trọng" của Trung Quốc ở vùng lãnh thổ mà Manila tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, theo Reuters.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro tuyên bố :

"Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện nghĩa vụ tuyên thệ của mình là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và các quyền chủ quyền của mình".

"Các hành động của Trung Quốc "là những chướng ngại thực sự cản trở hòa bình và ổn định ở Biển Đông", ông Teodoro nói thêm.

Cũng vào hôm 17/6, Hải cảnh Trung Quốc thông báo một tàu tiếp tế của Philippines đã va chạm với một tàu Trung Quốc ở khu vực gần bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).

Bắc Kinh cáo buộc tàu của Philippines đã "phớt lờ những cảnh báo nghiêm trọng nhiều lần của Trung Quốc… và cố tình tiếp cận tàu Trung Quốc một cách thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến vụ va chạm" và tuyên bố "Philippines hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này".

Manila đã bác bỏ cáo buộc nói trên, gọi chúng là "dối trá và gây hiểu lầm".

Mỹ đã lên tiếng đứng về phía Philippines.

Đại sứ Mỹ tại Philippines, MaryKay Carlson, lên án các hoạt động "hung hăng, nguy hiểm" của Trung Quốc trên X (Twitter), cho biết vụ va chạm đã "gây thương tích về người".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án những hành động mà họ gọi là "leo thang và vô trách nhiệm" của Trung Quốc.

Washington cũng tái khẳng định rằng hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines áp dụng cho bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào lực lượng vũ trang, tàu thuyền hoặc máy bay của Philippines ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông.

Theo một khảo sát của Octa Research, một công ty khảo sát và nghiên cứu ở Philippines, 73% người Philippines được hỏi ủng hộ việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông bằng các hành động quân sự, bao gồm mở rộng quy mô tuần tra và tăng cường hiện diện của quân đội trên biển.

Bên cạnh đó, có 68% người được hỏi cho rằng Philippines cần hiện đại hóa và tăng cường năng lực quân sự để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.200 công dân Philippines vào tháng 3 và được công bố hôm 7/6.

'Trung Quốc âm mưu chia rẽ, Việt Nam và Philippines nên đoàn kết'

mytq4

Ngày 30/1/2024, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr (trái) tới Việt Nam và có cuộc gặp với ông Võ Văn Thưởng, khi đó vẫn là chủ tịch nước.

Cả Philippines và Việt Nam đều có tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh liên quan đến yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Vào tháng 1/2024, trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên trong năm, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã đến Việt Nam và ký kết một thỏa thuận hợp tác an ninh hàng hải.

Tiến sĩ Lori Forman từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS, Mỹ) nói rằng sự hợp tác giữa Philippines và Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa.

"Cho dù tồn tại những khác biệt về ngôn ngữ và hệ thống chính trị, hai quốc gia có chung những lợi ích cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác", Inquirer trích lời bà Forman.

Giáo sư Alexander L Vuving từ DKI APCSS nhận xét Việt Nam và Philippines là hai quốc gia dễ bị tổn thương bởi chính sách "chia để trị" của Trung Quốc.

"Là những quốc gia nhỏ hơn, Philippines và Việt Nam nên hợp tác để giảm bớt sự chênh lệch quyền lực với Trung Quốc. Hai nước có thể chia sẻ kinh nghiệm và các cách thức hiệu quả nhất để chống lại hành động cưỡng ép", ông Vuving nói.

Vào tháng 1/2024, Giáo sư Vuving từng chia sẻ với BBC News tiếng Việt :

"Theo tôi nhận định thì cho đến nay, lợi ích của Trung Quốc là không có chiến tranh ở Biển Đông. Vì 40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi qua con đường hàng hải trên Biển Đông. Hậu quả cuộc chiến tranh trên Biển Đông là khôn lường, không đơn thuần là xung đột Việt Nam với Trung Quốc hay Philippines với Trung Quốc. Đám lửa có thể bùng lên tới mức không ai kiểm soát được".

"Do đó, chiến lược tốt nhất của Trung Quốc là ‘tằm ăn dâu’, tức là dần dần đẩy đuổi Việt Nam và Philippines… rồi biến thành điều gọi là ‘bình thường mới’, và dần dần ép các nước chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc. Đây là chiến lược tương đối hữu hiệu của Trung Quốc".

"Và trong chiến lược này, Trung Quốc đã sử dụng mọi lực lượng. Đi trên tuyến đầu là hải cảnh (cảnh sát biển), rồi dân quân biển, các loại tàu chấp pháp khác. Hải quân thì ở xa hơn, nằm ở các căn cứ".

Động thái gần đây của Trung Quốc

Hôm 30/4, phóng viên BBC đã có mặt trên con tàu BRP Bagacay của Tuần duyên Philippines khi tàu này bị các tàu của Trung Quốc áp sát.

Trong lúc tàu BRP Bagacay đang tiến về bãi cạn Scarborough, một đảo san hô nhỏ cách bờ biển Philippines 220 km về phía tây mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền, thì bị đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công.

Một con tàu khác trong đoàn tàu chở hàng tiếp tế cho ngư dân Philippines cũng bị hư hỏng nặng sau khi hứng chịu 10 trận phun nước trực tiếp từ vòi rồng.

Những cuộc chạm trán này đã trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ủy quyền cho lực lượng tuần duyên thách thức sự hiện diện của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp một cách mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đây.

Ngày 7/4, Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tuần tra trên biển và trên không tại Biển Đông, cùng ngày mà Mỹ, Philippines, Nhật Bản và Úc diễn tập "hoạt động phối hợp trên biển" cũng tại khu vực này.

Trước đó không lâu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tại tỉnh Quảng Tây vào hôm 4/4.

Tại đây, ông Vương Nghị đã kêu gọi phía Việt Nam quản lý đúng đắn những khác biệt, thúc đẩy hợp tác hàng hải và tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông để giải quyết xung đột.

Đồng thời ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo người đồng cấp rằng Việt Nam phải cảnh giác để không tham gia vào các "bè phái" nhằm phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.

Lời ông Vương Nghị được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam và Philippines vừa có thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước, cũng như có "giao thiệp" và hợp tác với các cường quốc khác về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Trong những năm qua, Bắc Kinh đã triển khai hàng trăm tàu cảnh sát biển trên khắp Biển Đông để tuần tra những nơi họ tuyên bố chủ quyền, bất chấp Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 đã khẳng định rõ ràng rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.

Nguồn : BBC, 18/06/2024

Published in Châu Á

Biển Đông : Trung Quốc dự kiến triển khai 20 nhà máy điện hạt nhân nổi, Mỹ lo ngại

Mỹ lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc triển khai khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi tại các khu vực ngày càng được quân sự hóa ở vùng Biển Đông tranh chấp. Kế hoạch gây tranh cãi của Trung Quốc nhằm triển khai các lò phản ứng hạt nhân nổi ở Biển Đông có thể làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực, đồng thời gây ra những căng thẳng mới với Mỹ, cũng như các đối tác và đồng minh của Washington trong vùng.

dienhatnhan1

Tấm bảng có hình một hòn đảo ở Biển Đông với dòng chữ tiếng Trung có nội dung : "Biển Đông, quê hương xinh đẹp của chúng ta, chúng ta sẽ không nhượng dù chỉ một tấc" ở Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 14/07/2016. AP

Trang mạng Asia Times hôm nay 06/05/2024 cho biết đầu tháng 5, nhật báo Mỹ Washington Post loan tin Trung Quốc có kế hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân nổi có khả năng cung cấp năng lượng cho các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp ở Biển Đông. Theo Washington Post, Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch này cho dù cộng đồng quốc tế hiện chưa thống nhất ý kiến về các tiêu chuẩn an toàn của những lò phản ứng hạt nhân nổi.

Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ đã cảnh báo là việc Trung Quốc sử dụng các nhà máy điện hạt nhân nổi có thể tác động tiêu cực đến khu vực, đồng thời nhấn mạnh kế hoạch này sẽ củng cố các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển đang có tranh chấp gay gắt.

Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng lo ngại việc Trung Quốc triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi có thể gây phương hại cho an ninh quốc gia của Mỹ và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng an ninh khu vực. Các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ giúp củng cố việc chiếm đóng các đảo nhân tạo ở Biển Đông mà Trung Quốc đã xây dựng và quân sự hóa trong những năm gần đây.

Giới chuyên gia và hoạt động môi trường hiện lo ngại về những hạn chế của các nhà máy điện hạt nhân nổi so với các nhà máy điện hạt nhân trên đất liền, nhất là nếu xảy ra tai nạn thì chất phóng xạ sẽ ngấm thẳng vào đại dương.

Hiện tại, Nga là quốc gia duy nhất có nhà máy điện hạt nhân nổi. Nhà máy Akademik Lomonosov đi vào hoạt động từ tháng 12/2019 và di chuyển nhờ hai lò phản ứng KLT-40S trên tàu phá băng hạt nhân của Nga và hai tua-bin chạy bằng hơi nước.

Thùy Dương

Published in Việt Nam

Các nước có tranh chấp ở Biển Đông có thể cứng rắn hơn với Trung Quốc ?

Thứ Bảy, ngày 30/12/2023, ngoại trưởng các nước thành viên khối ASEAN ra thông cáo bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đe dọa hòa bình khu vực và kêu gọi đối thoại hòa bình giữa các bên.

biendong1

Cuộc tập trận chiến thuật giữa hải quân Philippines và Hoa Kỳ ở Biển Đông, ngày 23/11/2023. AP

Tuyên bố này của ASEAN được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc thông báo bổ nhiệm cựu tư lệnh hải quân Đổng Quân, một người am tường về Biển Đông, biển Hoa Đông làm bộ trưởng quốc phòng. Hãng tin Pháp AFP hôm 30/12/2023, dẫn nhận định trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), của nhà chính trị học, Wen Ti Sung, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, trường đại học Quốc gia Úc, cho rằng việc chỉ định ông Đổng Quân, xuất thân từ hải quân, là "một tín hiệu cho thấy Trung Quốc xem Biển Đông như là một khu vực ưu tiên mới".

Thông cáo đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Philippines trong những tháng cuối năm cáo buộc lẫn nhau về một loạt các vụ va chạm trên biển, trong khi Manila nói đến sự cần thiết thay đổi cách tiếp cận do các nỗ lực ngoại giao đã không mang lại kết quả như mong đợi. Trung Quốc xem những phàn nàn này của Manila là "hoàn toàn sai sự thật", và dọa rằng sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các "hành động khiêu khích và quấy rối" liên tục của Philippines.

Greg Poling, chuyên gia về Biển Đông, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, trả lời câu hỏi của ban Pháp ngữ đài RFI hồi tháng 09/2023 từng nhận định rằng gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, một phần có thể được giải thích bởi việc lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách tái khẳng định uy quyền của mình tại Hoa Lục. Nhưng mặt khác, Bắc Kinh còn muốn áp đặt một tầm nhìn, theo đó, đất nước càng rộng lớn, uy lực của đất nước càng trở nên quan trọng hơn.

Vị chuyên gia giải thích : "Bắc Kinh quan niệm rằng có những quy tắc cho chính họ và những quy tắc cho phần còn lại của thế giới. Và điều này có thể được coi là tương tự với cách Đảng cộng sản Trung Quốc nhìn nhận luật pháp ở nước mình. Luật pháp là thứ mà chúng ta quản lý. Đó không phải là thứ mà chúng ta bị chi phối. Luật pháp không áp dụng cho kẻ có quyền lực. Nó chỉ áp dụng cho kẻ yếu".

Cũng theo ông Poling, nhưng lần này trả lời cho trang mạng The Diplomat, liên minh quân sự Mỹ - Philippines thêm thắt chặt là do "triệu chứng" hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, chứ không phải là nguyên nhân. Hành vi quấy rối của Bắc Kinh trong khu vực đã thúc đẩy Manila cùng nhiều nước Đông Nam Á khác có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông có thái độ cứng rắn và chú ý nhiều hơn nhằm chống lại hành động cưỡng ép của Bắc Kinh xung quanh các mỏ dầu khí quan trọng.

Trước các chiến lược vùng xám này của Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đang âm thầm ủng hộ những nỗ lực của Philippines. Về điểm này, Indonesia cũng có một cách nhìn tương tự. Nhà nghiên cứu người Mỹ này trông đợi có một sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Jakarta và Manila, thậm chí có thể có cả một sự tán thành công khai với phán quyết của La Haye sau cuộc bầu cử năm 2024 ở Indonesia.

Laurent Gédéon, giảng viên trường đại học Sư Phạm Lyon, trong lần trả lời phỏng vấn cho RFI tiếng Việt, còn lưu ý thêm rằng kết quả cuộc bầu cử ở Đài Loan cũng sẽ có những tác động đáng kể trong khu vực. Ông dự báo có nhiều khả năng căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang do Trung Quốc tăng cường các hành động cưỡng ép và dọa dẫm các nước láng giềng. 

"Theo tôi, Philippines đang cố gắng có một chiến lược răn đe đối với Trung Quốc để bảo đảm rằng Trung Quốc đang giảm bớt áp lực mà nước này gây ra đối với Philippines. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 13/01 tại Đài Loan, nếu một ứng cử viên ủng hộ độc lập hơn thắng cử, có thể sẽ gây ra căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.

Và theo quan điểm của Trung Quốc, Philippines là một đòn bẩy để họ có thể sử dụng để gây áp lực Mỹ và cũng để đe dọa Đài Loan. Vì vậy, có khả năng, tùy thuộc vào cuộc bầu cử tổng thống, chúng ta có thể thấy sự gia tăng căng thẳng và áp lực từ phía Trung Quốc".

Minh Anh

Published in Châu Á

Hải quân Mỹ nỗ lực đối phó với đối thủ Trung Quốc

Trong chuyên mục quốc tế, báo Le Figaro đặc biệt quan tâm, dành nhiều bài viết cho quan hệ Mỹ - Trung, đáng chú ý là bài "Hải quân Mỹ muốn chống lại sức mạnh trên biển của Trung Quốc". Trước nguy cơ bị hải quân Trung Quốc lấn át trên các vùng biển, Mỹ đã đưa ra một kế hoạch tái vũ trang để chống lại Bắc Kinh. Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Hoa Kỳ chứng kiến uy thế hải quân của họ bị sức mạnh mới của hải quân Trung Quốc thách thức.

navy1

Hai tàu sân bay USS Nimitz, bên phải, và USS Ronald Reagan cùng các nhóm tàu tấn công tập trận trên vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (Ành US Navy / Keenan Daniels)

Chỉ trong vòng 2 thập kỷ, sức mạnh của hải quân Trung Quốc đã tăng hơn gấp 3 lần, từng bước vượt qua hải quân Mỹ về số tàu chiến. Năm 2015, Trung Quốc có 255 tàu chiến, con số này tăng lên thành 360 vào đầu năm 2021, nhiều hơn 60 tàu chiến so với Mỹ. Nếu kế hoạch xây lắp tàu chiến tiếp tục, Trung Quốc sẽ có tới 400 tàu. Theo báo cáo của tình báo hải quân Mỹ, lực lượng hải quân của Trung Quốc hiện giờ có quy mô lớn nhất thế giới, Bắc Kinh cũng đang cho chế tạo với tốc độ nhanh đáng báo động máy bay chiến đấu mặt nước hiện đại, tàu ngầm, tàu sân bay, chiến đấu cơ, tàu tấn công đổ bộ, tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân, tàu tuần duyên vũ trang và tàu phá băng ở vùng cực.

Nhìn lại lịch sử, nỗ lực và thành tựu vươn lên thành cường quốc hải quân của Trung Quốc hiếm có nước nào sánh được. Theo Bryan McGrath, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, chuyên gia về các vấn đề hải quân của Viện Hudson, đây là lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, một cường quốc có thể cạnh tranh với hải quân Hoa Kỳ. Vấn đề đáng lo ngại hơn là sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang tăng trong khi sức mạnh hải quân của Mỹ lại suy giảm.

Tuy nhiên, để so sánh, theo các nhà phân tích, cũng cần lưu ý đến nhiều số liệu khác. Chẳng hạn, về số thủy thủ tại ngũ, trọng tải tàu, số tàu khu trục và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường… Mỹ đều vượt Trung Quốc. Hạm đội tàu ngầm của Mỹ cũng lớn hơn của Trung Quốc, với 50 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, so với 7 chiếc của Trung Quốc. Thế nhưng, Mỹ cũng phải cảnh giác vì Trung Quốc đang có bước tiến vượt bậc.

Đối với Le Figaro, về ngoại giao và thương mại, chính quyền Donald Trump là chính quyền Mỹ đầu tiên phản ứng trước sức mạnh ngày càng mang tính đe dọa của Trung Quốc. Washington dưới thời ông Trump cũng đã khởi động một kế hoạch tái vũ trang hải quân quy mô lớn, tăng số tàu chiến của hải quân lên thành 355. Nhưng về các lĩnh vực khác, chính quyền Donald Trump cũng có nhiều khó khăn, phải đến những tuần cuối nhiệm kỳ, kế hoạch phát triển năng lực của hải quân Mỹ mới được phác thảo chi tiết.

Đóng tàu, lĩnh vực ưu tiên của chính quyền Biden

Chính quyền Biden, cũng rất lưu tâm đến sức mạnh mới của hải quân Trung Quốc, cho biết đóng tàu sẽ là một lĩnh vực ưu tiên. Ngoài ngân sách cho hải quân năm 2022, chính quyền Mỹ cũng có kế hoạch đóng tàu cho 30 năm tới, dựa một phần vào kế hoạch do chính quyền Trump đề xuất. Nhưng Mỹ cũng bị hạn chế về ngân sách. Theo chuyên gia hải quân Bryan McGrath, ngân sách của chính quyền Trump hầu như không đủ để chi trả cho hoạt động của lực lượng hải quân hiện tại, Mỹ có thể tăng 20% số lượng tàu, nhưng điều đó không có nghĩa lý gì nếu họ không có đủ phương tiện để trang bị, đào tạo thủy thủ đoàn và hiện đại hóa đội tàu.

Miến Điện : Phong trào chống đảo chính còn trụ được đến bao giờ ?

Phát hành từ chiều thứ Bảy 27/03/2021, Le Monde quan tâm đến phong trào chống đảo chính tại Miến Điện. 27/03 là Ngày lực lượng vũ trang tại đất nước đang lâm khủng hoảng sau vụ đảo chính của tập đoàn quân sự cách nay 2 tháng. Theo thông tín viên khu vực Đông Nam Á của Le Monde, nhà báo Bruno Philippe tại Bangkok, nhiều người biểu tình chống đảo chính đã dự đoán ngày thứ Bảy là ngày quân đội phô trương lực lượng.

Một giáo viên tiếng Anh ở Mandalay, 24 tuổi, trao đổi với thông tín viên Le Monde dưới tên Kyaw và qua một ứng dụng an toàn trên điện thoại di động, đã lường đến tình huống xấu nhất : ngày 27/03 là ngày đổ máu. Quả thực, trong những ngày qua, người biểu tình đã chứng kiến áp lực gia tăng từ phía tập đoàn quân sự cầm quyền : quân đội triển khai lực lượng vào ban đêm tại những khu phố có phong trào phản kháng, ép người dân dẹp bỏ các ụ chướng ngại vật, kiểm tra nội dung trong điện thoại di động của mọi người …

Trong bối cảnh đó, anh Kyaw buổi sáng thường chuẩn bị một hỗn hợp từ đường và hóa chất nitrate de potassium làm bom tự chế, để nếu bị lực lượng cảnh sát hoặc quân đội tấn công thì tạo ra màn khói nhằm cản trở tầm nhìn của binh lính, không để họ nhắm bắn trúng. Theo nhiều phương tiện truyền thông Miến Điện, ngay từ sáng sớm thứ Bảy đã có khoảng chục người biểu tình trong cả nước gục ngã vì bạo lực của quân đội.

Không những thế, truyền hình Nhà nước Miến Điện còn phát đi lời cảnh báo của tập đoàn quân sự : "Hãy nhận lấy bài học từ những người đã chết sau khi bị bắn vào đầu hoặc lưng. Đừng chết vô ích". Thậm chí, trong buổi lễ chính thức, tướng Min Aung Hlaing, người cầm đầu cuộc đảo chính và cũng là nhân vật số 1 của chính quyền quân sự sau khi lật đổ chính quyền dân sự của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, còn coi phong trào đấu tranh chống đảo chính là "những hành vi khủng bố có thể gây hại cho sự yên ổn và an ninh Nhà nước""không thể chấp nhận được".   

Anh Kyaw nhận xét ngày càng có ít người tham gia biểu tình hơn, họ sợ hãi vì các cuộc đàn áp gia tăng. Nhưng cũng vì màn đêm giờ đứng về phía về binh lính nên những người biểu tình phải luôn sẵn sàng tự vệ. Theo thông tín viên báo Le Monde, dù các cuộc tập trung quy mô lớn đã giảm, nhưng người biểu tình vẫn có nhiều sáng kiến, luôn tìm giải pháp thay thế để tiếp tục thể hiện sự phản đối chính quyền quân sự cầm quyền. Có khi hàng ngàn người tập trung lúc bình minh rồi vội vã giải tán, ai về nhà nấy trước khi binh lính kịp tỉnh giấc. 

Khẳng định phong trào biểu tình sẽ không lui bước, nhưng Kyaw cũng lo ngại vì không biết phong trào sẽ kéo dài được thêm bao nhiêu lâu. Hiện giờ đã có nhiều người cao tuổi đề nghị những người biểu tình trẻ tuổi hơn đừng tụ tập trước cửa nhà họ vì lo ngại gia đình bị liên lụy, phải hứng đòn bạo lực của cảnh sát. Theo anh Kyaw, nếu còn tiếp tục như vậy, phong trào đấu tranh chống đảo chính sẽ thua trận.

Theo Le Monde, niềm hy vọng thực sự của người biểu tình là Ủy ban đại diện cho Quốc hội đã bị tập đoàn quân sự giải tán (CRPH) nay được cộng đồng quốc tế coi là chính phủ Miến Điện lưu vong. Tuy nhiên, tập đoàn quân sự Miến Điện cũng đã đề nghị Cảnh sát quốc tế Interpol bắt giữ các thành viên của CRPH hiện đang ở nước ngoài. Sức ép của quân đội đối với các công chức và chủ doanh nghiệp, ngân hàng tư nhân cũng chưa hề giảm : Những người này bị dọa là doanh nghiệp, nhà băng sẽ bị quốc hữu hóa nếu vẫn đóng cửa. Chủ các siêu thị lớn cũng bị triệu tập và dọa sẽ bị bỏ tù nếu siêu thị không hoạt động trở lại.

Tiệc tùng cho các tướng lãnh quân đội và tang lễ cho những người tranh đấu

Cũng quan tâm đến hồ sơ Miến Điện, báo Libération nêu bật thực trạng tương phản tại Miến Điện : ngày thứ Bảy tuần qua là dịp tiệc tùng cho giới tướng lãnh, nhưng đây cũng là ngày tang tóc nhất của phong trào chống đảo chính kể từ ngày 01/02/2021. Buổi sáng, tướng Min Aung Hlaing phát biểu quân đội đang tìm cách duy trì nền dân chủ, nhưng đến cuối ngày, đã có ít nhất 114 người, trong đó có khoảng chục trẻ em, bị cảnh sát hoặc quân đội giết hại.

Mạng xã hội Facebook tại Miến Điện tràn ngập hình ảnh những vụ sát hại người dân nhiều nơi trong cả nước, thậm chí binh lính còn sổ súng vào đám tang của một nạn nhân. Theo Libération, việc quân đội gom thi thể nạn nhân mang đi nơi khác, ngăn cản gia đình họ tổ chức tang lễ cũng là nhằm che giấu con số thực tế những người thiệt mạng và không để người dân biết các nạn nhân đã chết vì những vết thương nghiêm trọng đến thế nào.

Macron và tiêm chủng Covid-19 : Từ nỗi ngờ vực đến nỗ lực tăng tốc

Trong bối cảnh chính quyền Pháp đang bị chỉ trích vì để chiến dịch tiêm chủng diễn ra quá chậm, báo Le Monde nhìn lại một năm, chặng đường của tổng thống Macron - từ sự ngờ vực đến nỗ lực tăng tốc tiêm ngừa Covid-19.

Le Monde nhắc lại ngay từ đầu đại dịch hồi mùa xuân 2020, tổng thống Pháp đã coi là không thể có được vac-xin, ít nhất là đến cuối năm 2021, bộ trưởng Y tế Véran thậm chí còn coi đó là "điều không tưởng". Cho đến cuối năm 2020, nguyên thủ Pháp vẫn không coi tiêm chủng là "tâm cuộc chiến" chống virus corona, ngờ vực vac-xin dựa vào công nghệ ARN. Ngày 02/12/2020, khi Anh Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho tiêm ngừa với vac-xin Pfizer, tổng thống Macron vẫn "rất thận trọng", coi vac-xin chỉ là một trong số các đáp án và chính phủ vẫn có các giải pháp khác.

Phải 3 tháng sau, khi bị chỉ trích mạnh vì chiến dịch tiêm chủng chậm tiến, ông Macron mới chịu coi chiến dịch chủng ngừa là tâm điểm cuộc chiến chống Covid-19 và tuyên bố phải chích ngừa cho người dân Pháp bất kể sáng, trưa hay tối. Nhưng theo Le Monde, chính sự "thận trọng" thái quá ban đầu của Macron đã phản tác dụng khi ông muốn tăng tốc chiến dịch sau này.

Tỷ lệ sinh giảm sút, hậu quả nào cho tương lai ?

Về lĩnh vực xã hội, trong khi Pháp vẫn tự hào là nước đứng đầu Châu Âu về tỷ lệ sinh, La Croix cảnh báo hậu quả nhân khẩu học của cuộc khủng hoảng Covid-19 rất đáng lo ngại. Hồi tháng 02, tỷ lệ sinh ở Pháp đã giảm 5% so với cùng kỳ năm 2020. Mức sụt giảm này cho dù không cao như hai tháng trước đó, nhưng tiếp nối xu hướng giảm được ghi nhận từ năm 2014.

Viện Thống kê Quốc gia Pháp INSEE đặt câu hỏi đó là do các cặp vợ chồng trì hoãn sinh con cho đến khi khủng hoảng chấm dứt, hay đó là sự khởi đầu của một xu hướng kéo dài. Trong trường hợp thứ hai, toàn bộ nền kinh tế sẽ bị chấn động : hàng hóa và dịch vụ liên quan đến trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Giao dịch bất động sản cũng sẽ giảm sút, vì các gia đình thường chuyển nhà nếu có thêm thành viên. Đầu tư nhà nước vào lĩnh vực trẻ em cũng ít đi, số trường mẫu giáo, trường học sẽ giảm theo. Về lâu dài, chắc chắn dân số Pháp sẽ giảm. Quỹ phúc lợi nhà nước đương nhiên cũng sẽ bị tác động.

Trang nhất các báo Pháp

Trên trang nhất, các báo Pháp hôm nay quan tâm đặc biệt đến tình hình nước Pháp. Về khủng hoảng dịch bệnh, báo Le Monde nhận định : "Covid-19 : Áp lực gia tăng đối với các trường học". Rất nhiều nhà khoa học và chính trị gia Pháp kêu gọi chính quyền đóng cửa hoàn toàn trường học các cấp để phòng chống đại dịch. Hiện nay tỉ lệ lây nhiễm ở học sinh và giáo viên ở mức rất cao, chưa bao giờ có nhiều lớp học và trường học phải đóng cửa như hiện nay.

Còn báo La Croix khẳng định : "Nước Pháp có nhiều nguồn lực". Tờ báo công giáo đã dành 3 tuần để tìm hiểu những ưu thế, sức mạnh giúp Pháp vượt qua cuộc khủng hoảng.

Trong khi đó, báo thiên tả Libération lại hướng sự chú ý cuộc chiến khí hậu tại Pháp và chơi chữ qua hàng tựa : "Macron và những người bảo vệ sinh thái, mọi chuyện đang nóng dần lên". Một ngày trước khi Quốc hội Pháp thông qua dự luật về khí hậu, hôm qua hàng ngàn người đã biểu tình đòi có một bộ luật "thực thụ" về khí hậu.

Nhìn rộng ra Liên Âu, báo kinh tế Les Echos chạy tựa : "Pin điện : Bước đại nhảy vọt của Châu Âu". Liên Hiệp có ngày càng nhiều dự án xây nhà máy quy mô lớn để sản xuất thiết bị xe hơi chạy điện, trong đó phân nửa tập trung tại Đức.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Biển Đông trước làn sóng đe dọa mới từ Trung Quốc

Trần Đại Thanh, RFA, 16/9/2020

Indonesia cứng rắn hơn khi bị Trung Quốc tiếp tục "xâm phạm" EEZ

Tình hình Biển Đông vốn đã "nóng" nay lại càng phức tạp hơn khi Indonesia mới đây đã có hành động cứng rắn : Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamia) quyết định bám đuổi và xua đuổi một tàu hải cảnh của Trung Quốc gần quần đảo Natuna, đồng thời trao công hàm phản đối Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Jakarta.

bd1

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm căn cứ quân sự ở Natuna ở Biển Đông hôm 9/1/2020 - Reuters

Phát biểu ngày 15/9 của ông Aan Kurnia, Giám đốc Bakamia rằng Indonesia sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trong vùng biển gần một số đảo của nước này ở Biển Đông sau khi một tàu hải cảnh của Trung Quốc được phát hiện gần đó, gây nghi ngại về ý đồ của con tàu này. Theo ông Aan Kurnia, chiếc tàu của Trung Quốc đã tiến vào cùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia ở phía Bắc quần đảo Natuna ngày 12/9 và đến ngày 14/9 mới rời đi sau màn tranh cãi "qua sóng vô tuyến" và sau khi phía Indonesia khẳng định quyền chủ quyền đối với vùng biển này. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah cho biết Jakarta đã yêu cầu một lời giải thích từ phía Đại sứ quán Trung Quốc : "Chúng tôi đã nhắc lại với phía Đại sứ quán Trung Quốc rằng EEZ của Indonesia không chồng lấn với các vùng biển của Trung Quốc".

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo ngày 15/9 khẳng định rằng các quyền lợi của Trung Quốc trong vùng biển liên quan là rất rõ ràng : "Tàu Trung Quốc tiến hành tuần tra bình thường trong vùng biển mà Bắc Kinh có quyền tài phán". Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định hai bên đã có liên lạc trao đổi về vụ việc vừa qua. Vụ việc xảy ra ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia và đây là động thái mới nhất nằm trong chuỗi các vụ việc tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện và các cuộc tập trận tại một số khu vực tranh chấp trên tuyến hàng hải chiến lược này, vào đúng thời điểm các bên cũng có yêu sách khác đang tập trung xử lý dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19). Chuyên gia Ian Storey, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, nhận định : "Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khẳng định các yêu sách về quyền tài phán của mình với cái gọi là 'đường 9 đoạn' (đường lưỡi bò), sự hiện diện của các tàu tuần duyên và tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna đã gia tăng. Do đó, việc này đã trở nên bình thường hơn đối với Trung Quốc, mặc dù rất không được Indonesia hoan nghênh" .

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, đánh giá rằng vụ việc là "một thách thức" đối với Indonesia. Ông nói : "Diễn biến mới nhất này chỉ đơn thuần làm nổi bật vấn đề dai dẳng mà Indonesia phải đối mặt là việc Trung Quốc từ chối xuống thang, nhượng bộ đối với các tuyên bố phi lý của họ ở Biển Đông dựa trên cái gọi là ‘đường lưỡi bò’ hay ‘đường chín đoạn, vốn đã bị Toà quốc tế vô hiệu trong phán quyết năm 2016. Vì vậy, thay vì nói Trung Quốc hung hăng hơn, có lẽ sự mô tả chính xác hơn là Trung Quốc là ‘vẫn hung hăng, mặc dù đã có giới hạn cuối cùng gần quần đảo Natuna".

ASEAN có thể noi gương Indonesia ?

Theo nhiều chuyên gia, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là "chuyện thường", nên chưa biết liệu hành động của Indonesia có đủ sức răn đe đối với chính quyền Bắc Kinh trong tương lai hay không khi mà người Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay yêu sách lãnh thổ với cái gọi là "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn". Chuyên gia Storey nói rằng trong việc xua đuổi tàu Trung Quốc, Indonesia đã thể hiện sự "cứng rắn" về lập trường của mình đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bởi trước đây họ chỉ giám sát các tàu tuần duyên của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo ông, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng có tranh chấp về lãnh thổ và biển đảo sẽ có thể "làm tốt" hơn nữa thông qua "tấm gương" của Indonesia, để cho Bắc Kinh thấy rằng họ hoàn toàn bị bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử trong đường chín đoạn. Chuyên gia Storey nói : "Khi Toà trọng tài năm 2016 ra phán quyết, những quyền lịch sử’ đó không phù hợp với luật pháp quốc tế", .

bd2

Tàu hải cảnh của Trung Quốc đuổi một tàu của Việt Nam gần giàn khoan HD 981 ở Biển Đông hôm 15/7/2014 Reuters

Tuy nhiên, nhà phân tích Collin Koh cũng bày tỏ sự hoài nghi rằng liệu hành động của Indonesia có đủ "cứng" để răn đe Bắc Kinh trong tương lai hay không. Ông Koh cho rằng Indonesia cần "một chiến lược mạnh mẽ hơn" để tập hợp "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nhân tố bên ngoài khu vực có cùng chí hướng" để cùng lên án "các hành vi bá quyền" như vậy, mặc dù ông cảnh báo rằng điều này sẽ gây ra "rắc rối về mặt chính trị nếu bị hiểu sai như là chính sách ngăn chặn của Trung Quốc". Một lựa chọn khác là đưa vấn đề ra trước các thể chế quốc tế, chẳng hạn như lên diễn đàn của Liên hợp quốc, mặc dù cách tiếp cận này cũng sẽ có những hạn chế tiềm ẩn.

Chuyên gia Koh cũng cho biết cần phải đầu tư nhiều hơn vào các lực lượng hàng hải của Indonesia và khả năng tuần tra ngoài khơi của họ để đảm bảo "sức mạnh được duy trì đầy đủ trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài quần đảo Natuna trước sự xâm phạm của Trung Quốc".

Philippines "mập mờ"

Biển Đông vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh cãi tại các cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Philippines hồi tuần trước, trong đó Manila đã đưa ra những giọng điệu cứng rắn trước khi rút lại chúng mà không có lời giải thích nào. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết đất nước ông sẽ tuân thủ "mà không cần bất cứ sự thỏa hiệp nào" đối với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế hồi năm 2016 vốn đã vô hiệu hóa hầu hết các yêu sách dàn trải của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố này của ông Delfin Lorenzana được đưa ra trong cuộc gặp với người đồng cấp của mình hôm 11/9, song đã bị rút lại ngay sau đó, và những bình luận gây tranh cãi cũng được dỡ bỏ theo.

Đài Loan đe dọa "đáp trả tương xứng"

Đài Loan mới đây cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay vào không phận của Đài Loan ở Biển Đông vào hôm 9 và 10/9 vừa qua trong khuôn khổ các cuộc tập trận mà Đài Bắc gọi là "một sự khiêu khích nghiêm trọng với hòn đảo tự trị này, đồng thời đặt ra một mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực". Đài Loan nhấn mạnh những hành động như vậy của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang đe dọa toàn bộ khu vực, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế phản ứng với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 10/9 cho biết quân đội của họ nhận thức rõ các hành động của Trung Quốc và sẽ "đáp trả tương xứng", song không đưa ra thêm chi tiết nào. Một số nhà bình luận trên hòn đảo này cũng gọi các cuộc tập trận của Trung Quốc là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng nhất với Đài Loan kể từ năm 1996, khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận và phóng tên lửa xuống vùng biển gần Đài Loan nhằm mục tiêu hăm dọa các cử tri Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp của hòn đảo này.

Việt Nam im lặng

Trái ngược với cách hành xử kiên quyết, mạnh mẽ của Indonesia, Việt Nam - nước Chủ tịch ASEAN năm nay dường như đang học theo "chính sách ngoại giao im lặng" từ Malaysia. Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết là từ tháng 8 tới nay, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã 10 lần xâm nhập trái phép vùng biển thuộc EEZ của Việt Nam, đe dọa trực tiếp Lô 06.1 đang khai thác của Việt Nam. Tuy nhiên, không thấy bất cứ sự lên tiếng nào của chính quyền Việt Nam. Và tất cả các báo chí chính thống Việt Nam cũng im tiếng. Dường như Trung Quốc đã thành công trong việc khiến cho các quốc gia ASEAN trực tiếp tham gia trong tranh chấp biển Đông như Việt Nam chấp nhận việc tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển thuộc EEZ của các nước là một chuyện bình thường. Trong cuộc nói chuyện tại Bộ Công an Việt Nam về tình hình thế giới và biển Đông hồi năm trước, ông Trần Việt Thái, vốn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao Việt Nam có phát biểu ám chỉ rằng phía Việt Nam đã "bình thường hoá" việc các tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển của Việt Nam. Ông Trần Việt Thái còn tiết lộ là phía Việt Nam chỉ tập trung "không để xảy ra tình trạng mất an ninh nội địa như hồi năm 2014", nhưng không thấy nói tới Việt Nam sẽ làm gì để ngăn chặn sự xâm phạm từ các tàu Trung Quốc.

Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm nay đã sắp hết, nhưng vẫn chưa thấy Việt Nam có sáng kiến gì đặc biệt để dẫn dắt ASEAN. Sang năm sẽ là nhiệm kỳ của Brunei - nước nhỏ nhất của ASEAN, có lẽ sẽ khó có những đột biến. Đặc biệt năm tiếp theo nữa sẽ là nhiệm kỳ của Campuchia - quốc gia vốn là đồng minh thân cận, luôn bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông. Chắc có lẽ vấn đề biển Đông sẽ khó có bước tiến triển mới, chưa nói là có thể thụt lùi. Điều này cần sự đoàn kết từ ASEAN và sự quyết đoán từ Chủ tịch ASEAN năm nay.

Trần Đại Thanh

Nguồn : RFA, 16/09/2020

***********************

M tính bán nhiu loi vũ khí cho Đài Loan

VOA, 16/09/2020

Hoa Kỳ có kế hoch bán nhiu loi vũ khí cho Đài Loan trong bi cnh chính quyn Trump gia tăng áp lc lên Trung Quc, Reuters đưa tin, dn 4 ngun.

bd3

Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn thăm mt căn c phòng không.

Vic mua bán by loi vũ khí cùng lúc, trong đó có tên la hành trình và máy bay không người lái, khác so vi trước đây, khi các thương v thường được tiến hành cách xa nhau nhm gim thiu căng thng vi Bc Kinh.

Nhưng theo Reuters, chính quyn ca Tng thng Trump có các bước đi mnh m hơn đi vi Trung Quc trong năm 2020, và v bán vũ khí mi nht này có th s gây căng thng hơn na trong quan h gia Washington và Bc Kinh.

Hãng tin Anh nói rng mong mun mua thêm vũ khí gia tăng sau khi Tng thng Thái Anh Văn tái đc c hi tháng Giêng và coi vic tăng cường quc phòng ca Đài Loan là mt ưu tiên hàng đu.

Đài Loan là mt vn đ lãnh th nhy cm nht ca Trung Quc, theo Reuters, và Bc Kinh nói rng hòn đo này là mt tnh ca mình, đng thi lên án s hu thun ca chính quyn Trump dành cho Đài Bc.

Tin cho hay, Washington mun to ra mt đi trng quân s vi các lc lượng Trung Quc, cng c n lc được Lu Năm Góc gi là "Pháo đài Đài Loan".

*************************

Biển Đông : Indonesia đuổi tàu tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế

Trọng Thành, RFI, 15/09/2020

Chính quyền Indonesia dường như kiên quyết hơn trước các hoạt động bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển của nước này. Hôm qua, 14/09/2020, bộ Ngoại Giao Indonesia gửi công hàm đến Bắc Kinh phản đối hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Natuna. Công hàm được gửi đi trong lúc Indonesia triển khai lực lượng tuần duyên đuổi tàu Trung Quốc.

bd4

Một tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện ở vùng biển phía bắc Natuna, Indonesia. Ảnh do hải quân Indonesia công bố ngày 15/09/2020.  AP

Theo hãng tin Mỹ AP, tàu hải cảnh 5204 của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, kể từ tối thứ Sáu, 11/09. Cơ quan Cảnh sát Biển Indonesia đưa tàu tuần duyên áp sát tàu Trung Quốc ở cự ly gần 1 km, và liên tục phát đi các tín hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi. Đáp lại phía Indonesia, tàu hải cảnh Trung Quốc khẳng định tàu hoạt động "trong vùng biển của Trung Quốc, bên trong đường 9 đoạn". Theo Cảnh sát Biển Indonesia, rút cuộc tàu Trung Quốc đã phải rút khỏi vùng biển bắc Natuna vào lúc 11g20, giờ địa phương.

Theo báo Indonesia Jakarta Post, trong công hàm gứi đến Bắc Kinh để phản đối ngày hôm qua, bộ Ngoại Giao Indonesia cho biết, hôm Chủ Nhật 13/09, đã yêu cầu sứ quán Trung Quốc tại Jakarta giải thích lý do hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia.

Việc tàu Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Indonesia diễn ra chỉ ít ngày sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) công du Indonesia. Tàu hải cảnh 5204 cũng là con tàu thường xuyên đi lại giữa quần đảo Trường Sa và vùng bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách Vũng Tàu khoảng 160 hải lý.

Nhà nghiên cứu Ian Storey, chuyên về quan hệ Đông Nam Á với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Viện Yusof Ishak Institute, khẳng định việc đẩy đuổi tàu hải cảnh Trung Quốc cho thấy Jakarta đang chọn thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh. Lâu nay, Indonesia thường chọn cách giám sát từ xa các hoạt động của tàu hải cảnh Trung Quốc. Indonesia thường khẳng định không phải là một bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh liên tục đưa tàu thuyền xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Trọng Thành

***********************

Indonesia tăng cường tun tra sau khi cnh sát bin Trung Quc ln vn quanh đo Natuna

VOA, 15/09/2020

Indonesia s tăng cường các hot đng tun tra trong vùng bin gn mt s đo ca nước này trong Bin Đông sau khi mt tàu hi cnh Trung Quc được phát hin gn đó, gây nghi ngi v ý đ ca nó, Reuters dn li mt quan chc an ninh Indonesia nói hôm 15/9.

bd5

Một tàu quân sự Indonesia tuần tra vùng biển xung quanh Natuna - The Jakarta Post

Chiếc tàu Trung Quc tiến vào vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý ca Indonesia phía bc qun đo Natuna hôm th By va ri và ch ri đi hôm th Hai 14/9 sau khi phía Indonesia khng đnh quyn ch quyn ca mình trong vùng bin này, ông Aan Kurnia, Giám đc Cơ quan an ninh hàng hi Indonesia, Bakamia, nói vi Reuters.

Theo lut pháp quc tế, tàu bè có quyn đi li vô hi qua vùng đc quyn kinh tế (EEZ) ca mt nước, nhưng ông Aan nói tàu hi cnh ca Trung Quc ln vn trong EEZ ca nước ông quá lâu.

"Vì con tàu trôi ni, ri đi lòng vòng, chúng tôi đâm ra nghi ng, ti gn chúng tôi mi biết đây là mt tàu hi cnh Trung Quc", ông nói thêm rng t nay, hi quân và tàu cnh sát bin Indonesia s tăng cường hot đng trên vùng bin này.

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc, Uông Văn Bân (Wang Wenbin), nói rng tàu Trung Quc đang tiến hành "các hot đng tun tiu thường l trong các vùng bin thuc quyn ch quyn ca Trung Quc".

Phát biu ti mt cuc hp báo, ông Uông nói :

"Các quyn và li ích ca Trung Quc trong các vùng bin liên h trong Bin Đông đã rõ ràng".

Năm 2017, Indonesia đt tên vùng bin phía bc khu đc quyn kinh tế ca h là Bin Bc Natuna, đ chng li tham vng bành trướng lãnh th ca Trung Quc.

Trong khi Bc Kinh không tuyên b ch quyn trên các đo Natuna, s hin din ca tàu hi cnh Trung Quc ti đa đim cách xa b bin nước này ti 1.234 dm- tương đương 2000 km, đã gây quan tâm ti Jakarta, sau vô s các v đng đ vi tàu Trung Quc trong các vùng EEZ ca Malaysia, Philippines và Vit Nam, đc biêt khi tàu Trung Quc gây gián đon cho các hot đng đánh bt cá cũng như các hot đng khai thác du khí ca các nước này.

Cách đây 10 tháng, mt v đi đu kéo dài nhiu tun l đã din ra sau khi mt tàu hi cnh Trung Quc và nhiu tàu đánh cá đi kèm tiến vào Bin Bc Natuna, khiến chính ph Indonesia cp tc trin khai chiến đu cơ đng thi huy đng lc lượng ngư dân ca chính h.

Tàu hi cnh Trung Quc thường xuyên h tng các đoàn tàu đánh cá ca nước này, khiến các chuyên gia miêu t các hot đng có phi hp đó là "lc lượng dân quân được nhà nước hu thun".

Đường 9 đon do Trung Quc v ra đ tuyên b ch quyn trên các vùng bin rng ln trong khu vc bao gm các vùng bin ngoài khơi qun đo Natuna. Năm 2016, mt tòa án quc tế đã ra phán quyết không công nhân tuyên b đường 9 đon Trung Quc.

Người phát ngôn B Ngoi giao Indonesia Teuku Faizasyah tái khng đnh rng Jakarta không công nhn ‘đường 9 đon ca Trung Quc.

Published in Diễn đàn

Quân đội Mỹ có thể có đủ máy bay chiến đấu để giành được chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Những Mỹ thiếu các căn cứ không quân.

Nhưng có thể Mỹ sẽ "mượn" các căn cứ đó… từ Trung Quốc. Bằng cách thả lính dù hoặc Thủy quân lục chiến đổ bộ lên một số tiền đồn trên các đảo nhân tạo mới của Bắc Kinh.

china1

Binh sĩ thuộc Đội tác chiến Lữ đoàn bộ binh 4 (Không kỵ), Sư đoàn 25 Bộ binh, tập trận đổ bộ từ trên cao... Ảnh Lực lượng Không kỵ Hoa Kỳ

Khoảng cách là cản trở lớn đối với sức mạnh không quân chiến thuật, đặc biệt là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn. Hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại có thể bay và chiến đấu trong phạm vi chỉ 500 dặm (804 km) từ các căn cứ của chúng. Các máy bay tiếp liệu có thể bổ sung thêm một vài trăm dặmbán kính hoạt động cho máy bay chiến đấu.

Sức mạnh không quân mà Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể triển khai trong một cuộc chiến tranh, ví dụ như xoay quanh các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông chẳng hạn, phụ thuộc phần lớn vào việc mỗi bên có thểthiết lập, tiếp tế và bảo vệ bao nhiêu căn cứ trong phạm vi 500 dặm các chiến trường chính.

Các tàu sân bay đủ điều kiện đóng vai trò các căn cứ, và Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phụ thuộc vào các tàu sân bay này. Hạm đội hiện có 5 siêu tàu sân bay hạt nhân và 5 tàu tấn công nhỏ hơn, do đó có lợi thế hơn so với hạm đội của Trung Quốc với hai tàu sân bay hạng trung. Không tàu tấn công nào của Trung Quốc có thể hỗ trợ máy bay cánh cố định.

Nhưng Trung Quốc từ năm 2013 đã xây dựng các "hàng không mẫu hạm cố định" dưới dạng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông. Một vài trong số đó bao gồm các đường băng, đặc biệt là đá Chữ Thập (Fiery Cross), Vành Khăn, và Subi ở Trường Sa và Đảo Phú Lâm (Woody) ở Hoàng Sa.

Các căn cứ trên các đảo này, cộng với các sân bay dọc theo bờ biển đông nam Trung Quốc, cho phép Bắc Kinh phân tán máy bay chiến đấu. Việc phân tán này có thể giúp Trung Quốc bảo vệ các máy bay khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay ném bom của Mỹ.

Trong khi đó, các máy bay Mỹ thường tập trung vào một số lượng nhỏ hơn các căn cứ thường trực. Căn cứ không quân Kadena ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản là trung tâm chính cho sức mạnh không quân chiến thuật của Hoa Kỳ và đồng minh ở tây Thái Bình Dương. Trong giai đoạn khủng hoảng, căn cứ có thể chứa hàng trăm máy bay chiến đấu và máy bay hỗ trợ.

Một căn cứ lớn khác của Lầu Năm Góc trong khu vực ở Guam cách Biển Đông 1.750 dặm. Căn cứ Không quân Andersen thường có máy bay ném bom, máy bay tiếp dầu và máy bay do thám, tất cả đều có sức bền cao hơn nhiều so với máy bay chiến đấu.

Không phải vô cớ mà trong một cuộc chiến tranh lớn, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ nhắm vào Kadena. Khi Trung tâm An ninh mới của Mỹ, một viện nghiên cứu chính sách tại Washington, D.C., tiến hành một kịch bản chiến tranh ở Biển Hoa Đông vào mùa hè này, một cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc vào Kadena đã cơ bản chấm dứt màn mô phỏng.

Lầu Năm Góc biết là họ có vấn đề. Hải quân Hoa Kỳ đang xây dựng một sân bay mới trên đảo Mageshima, ngay phía nam các đảo chính của Nhật Bản. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ gần đây cũng xây dựng lại một sân bay từ thời Thế chiến II trên đảo Tinian (thuộc Quần đảo Bắc Mariana ở Thái Bình Dương).

Nhưng cả Mageshima và Tinian đều cách Biển Đông cả ngàn dặm. Không quân Hoa Kỳ đã phát triển các cách thức để chia nhỏ các phi đội của mình và phân tán các đơn vị chiến đấu nhỏ ra khắp các sân bay khác nhau. Thủy quân lục chiến từ lâu đã thực hành các chiến dịch không quân "viễn chinh" tương tự.

Nhưng họ cần nhiều căn cứ để lựa chọn hơn. Nếu Trung Quốc phá huỷ sân bay Kadena và đánh chìm hoặc làm hư hại một vài tàu sân bay, các máy bay F-15, F-16, F-22 và F-35 của Mỹ sẽ không thể tiếp cận khu vực chiến sự nếu không có một lượng lớn máy bay tiếp dầu bay từ Guam hoặc sự can thiệp quy mô lớn và rủi ro vào cuộc xung đột từ một đồng minh của Hoa Kỳ như Philippines, Việt Nam hoặc Singapore, những quốc gia có các căn cứ riêng có thể giúp đưa sức mạnh không quân của Hoa Kỳ bao phủ phạm vi Biển Đông.

Có một lựa chọn thay thế khác. Một lựa chọn rủi ro nhưng đầy hứa hẹn. Quân đội Hoa Kỳ có thể chiếm một số đảo nhân tạo của Trung Quốc. Nếu họ thành công, các máy bay chiến đấu của Mỹ có thể tiến vào trung tâm của Biển Đông.

Đừng nghĩ rằng Lầu Năm Góc chưa tính đến điều đó. Hồi tháng 7, 350 lính dù từ Sư đoàn bộ binh 25 của Lục quân đã bay trên các vận tải cơ C-17 từ Alaska đến Guam và luyện tập đổ bộ đánh chiếm một sân bay mô phỏng của đối phương.

Không quân cũng đang mua sắm "các hệ thống căn cứ không quân có thể triển khai" dưới dạng container — còn được gọi là "căn cứ trong hộp" — vốn có thể giúp các kỹ sư nhanh chóng thiết lập lại hoạt động trên các sân bay chiếm được nhưng bị hư hỏng trong giao tranh.

Thủy quân lục chiến vẫn luyện tập để tấn công các bãi biển và đánh chiếm các sân bay, giống như trong Thế chiến II. Hải quân đã phát triển một học thuyết hoàn toàn mới để giúp các lực lượng không quân, bộ binh và đổ bộ chiếm, giữ và tiếp tế cho các tiền đồn xa – tất cả đều trong bối cảnh bị tên lửa Trung Quốc tấn công.

Bắc Kinh biết các đảo của họ nằm trong tầm ngắm của Washington. Trung Quốc đã củng cố các đảo nàybằng radar, tên lửa và pháo, đồng thời thực hành các chuyến bay tuần tra xung quanh chúng. Nếu xảy ra khủng hoảng, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ tăng cường cho các đảo bằng máy bay, vũ khí và binh lính bổ sung.

Việc chiếm được một tiền đồn của Trung Quốc sẽ rất khó khăn. Lực lượng đổ bộ đường không sẽ phải xuyên thủng hệ thống phòng không dày đặc. Một đội tàu đổ bộ sẽ phải chiến đấu vượt qua các tàu ngầm và khẩu đội tên lửa chống hạm của Trung Quốc. Một chiến dịch chiếm căn cứ có thể kết thúc giống như những trận chiến đẫm máu nhất ở chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến II.

Nhưng việc chiếm được các căn cứ trên đảo nhân tạo của Trung Quốc cũng có thể giúp tước bỏ một lợi thế quan trọng của Trung Quốc bằng cách phá bỏ một cơ sở hạ tầng chính hỗ trợ cho chiến lược Biển Đông của Bắc Kinh.

David Axe

Nguyên tác : "China Is Counting On Island Outposts To Project Power, But U.S. Troops Could Capture Them", Forbes, 09/08/2020.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 10/08/2020

Published in Diễn đàn

Âm mưu của Bắc Kinh và yêu cầu hành động từ ASEAN

Văn Hoàng Hậu, RFA, 24/07/2020

Nguy cơ Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông

Trung Quốc dường như đang đẩy mạnh chiến dịch kiểm soát Biển Đông và quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Bản chất những tuyên bố chủ quyền hết sức mập mờ mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông thực ra cũng không giúp ích gì cho Bắc Kinh. Tuyên bố "Đường 9 đoạn" của nước này, vốn bị cộng đồng quốc tế lên án, đôi khi dường như hoạch định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các thực thể đảo đá trong phạm vi đường này. Nguy hiểm hơn là đôi khi Bắc Kinh nói bóng gió "Đường 9 đoạn" này là đường phân định biển, hoạch định quyền kiểm soát chủ quyền của vùng biển và vùng không phận phía trên đường này.

ammuu1

Tòa nhà của chính phủ Trung Quốc được chụp vào ngày 25/7/2012, ở "thành phố Tam Sa" (Sansha City) trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đặt Sansha City trực thuộc tỉnh Hải Nam (Hình minh họa : STR/AFP/GettyImages)

Hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc đối với nhiều thực thể nhân tạo ở Biển Đông đã "rõ như ban ngày". Chỉ có một điều ít được biết đến, song lại chứa đựng hệ lụy sâu xa là hoạt động quân sự hóa này đem lại cho Trung Quốc năng lực ngày càng lớn mạnh để nước này phô diễn sức mạnh không chỉ trong việc kiểm soát các đảo đá ở Biển Đông, mà trong tương lai còn khẳng định quyền kiểm soát vùng biển xa và không phận trên Biển Đông.

Bắc Kinh lâu nay cố gắng xoay sở để lèo lái những nỗ lực giải quyết tranh chấp vào cơ chế đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các nước có cùng tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông, chia rẽ một cách hiệu quả cách thức phản ứng thống nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Phản ứng của các nước trong khu vực giờ mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc cũng tác động đến nhiều nước ở bên ngoài Biển Đông. Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác trên thế giới có những lợi ích thiết yếu trong việc sử dụng các tuyến hải vận vì mục đích kinh tế, khoa học và quân sự. Việc duy trì một luồng di chuyển mở và tự do thông qua các vùng biển xa và trong tương lai là thông qua không phận đóng vai trò hết sức quan trọng.

Việc Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS, hồi năm 2016 thẳng thừng bác bỏ yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ khiến nước này gia tăng những nỗ lực xây dựng thực thể, quân sự hóa chúng và mở rộng sự kiểm soát hành chính đối với sự hiện diện tàu thuyền các nước khác cũng như mở rộng các hoạt động vượt ra phạm vi xa nhất của "Đường 9 đoạn".

Chính tính chất mơ hồ mang tính chiến lược này của Trung Quốc (vốn cũng là đặc tính đối với các vấn đề khác) có thể khích lệ cộng đồng quốc tế đương đầu với một cách giải thích khác có phần u ám hơn về cách hành xử của Bắc Kinh – chính việc thiết lập các lực lượng và vị thế trong khu vực mà về lâu dài, Trung Quốc có thể khẳng định quyền chủ quyền đối với Biển Đông.

Cả thế giới cần hành động để chống lại đe dọa từ Bắc Kinh

Việc diễn giải những hành động của Bắc Kinh, mặc dù khó có thể chấp nhận, cần được coi là một khả năng có thể xảy ra về mặt quân sự và là những nỗ lực hoạch định chiến lược trên khắp thế giới với mục tiêu tránh được hệ quả xấu nhất. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng quy mô và mức độ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ theo luật lệ quốc tế và "không giống bất kỳ ai" ở bất kỳ đâu trên thế giới. Sự miễn cưỡng đương đầu với viễn cảnh này có nguy cơ chấp thuận việc Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát lâu dài các hoạt động kinh tế và quân sự tại vùng biển rộng lớn và quan trọng trong hệ thống đại dương trên thế giới, và thậm chí kiểm soát vùng biển rộng hơn thế.

ammuu2

Lính Trung Quốc đi tuần ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 – Reuters. Ảnh minh họa

Việc thừa nhận những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc đối với không phận rộng lớn trên Biển Đông sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện một môi trường quốc tế trong tương lai, trong đó những vùng không phận quốc tế chung bị khoanh vùng và bị kiểm soát bởi những quốc gia đơn lẻ.

Cộng đồng quốc tế có thể tin tưởng vào việc duy trì những vùng không phận quốc tế tự do và cởi mở để rồi bảo vệ luật pháp quốc tế hoặc có thể không tin tưởng và không bảo vệ. Nhưng nếu cộng đồng quốc tế không tin tưởng và không bảo vệ, thì khi đó khả năng Trung Quốc thâu tóm vùng không phận rộng lớn trên Biển Đông sẽ đảm bảo đem lại những tuyên bố chủ quyền tương tự đối với những vùng biển khác trên thế giới. Để ngăn chặn nguy cơ này, sự tập hợp của các nước ở quy mô rộng lớn hơn là cần thiết để đưa ra cách phản ứng và đối phó tích cực và cương quyết. Cho dù các tuyên bố chủ quyền của các nước đơn lẻ đối với các thực thể ở Biển Đông được giải quyết như thế nào, thì toàn bộ thế giới đều có lợi ích trong việc được tiếp cận tự do và cởi mở đối với khu vực.

Hành động "khai hỏa" của Mỹ trong việc chống lại Trung Quốc

Vì vậy, Mỹ cùng với các đối tác và liên minh chủ chốt, cần dứt khoát liên hệ sự tiếp cận của Trung Quốc đối với tài sản chung của thế giới với cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông. "Màn khai hỏa" cho việc này chính là tuyên bố của Washington bác bỏ các yêu sách biển của Trung Quốc, một động thái được khẳng định bởi việc nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ tiến hành tập trận ở Biển Đông.

Sau tuyên bố điều chỉnh chính sách của Mỹ, Trung Quốc đã đẩy mạnh áp lực đối với các nước ASEAN để không đưa ra tuyên bố ủng hộ quan điểm của Mỹ. Chẳng hạn, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khuyên người đồng cấp Philippines nên "coi trọng" mối quan hệ đã được cải thiện từ năm 2016 giữa hai nước. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long rằng hai bên nên hợp tác "vượt qua những sự phân tâm" để bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực. Dù vậy, trách nhiệm của các nước ASEAN là cần phải thể hiện quan điểm rõ ràng, đúng nguyên tắc với Bắc Kinh rằng họ đứng về phía luật pháp quốc tế, và việc này không phải do Mỹ thúc ép, xúi giục mà họ đang bảo vệ các quyền chủ quyền chính đáng cũng như các quyền lợi biển của mình.

ASEAN cần hành động

Phản ứng của các quốc gia ASEAN trước hành động mới đây của Mỹ có nhiều khác biệt. Philippines tự thấy mình là trung tâm của cuộc tranh chấp do phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 được đưa ra theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) liên quan đến những tranh chấp của nước này với Trung Quốc. Cho đến nay, đây cũng là quốc gia thành viên ASEAN lên tiếng mạnh mẽ nhất trong thời gian qua. Nhân kỷ niệm 4 năm ngày Tòa Trọng tài ở La Haye ra phán quyết về Biển Đông hôm 12/7, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr đã nhấn mạnh tính bất hợp pháp của một số hoạt động của Trung Quốc và sự cần thiết phải tuân thủ phán quyết của tòa. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết, đồng thời mạnh sự cần thiết của một trật tự dựa trên quy tắc ở Biển Đông. Trong một tuyên bố rõ ràng liên quan đến Bắc Kinh, Chủ tịch Thượng viện Vicente Sotto III đã bình luận rằng "những hành động bất hợp pháp không bao giờ có thể trở thành hợp pháp bởi những ý tưởng bất chợt và tham vọng của một cường quốc nước ngoài coi toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của mình".

Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống Philippines đã đưa ra một tuyên bố thận trọng khi nhấn mạnh rằng mặc dù Chính phủ Trung Quốc khăng khăng từ chối tuân thủ phán quyết, Manila sẽ tiếp tục "nhất trí không bất hòa" với Bắc Kinh. Văn phòng trên nhấn mạnh rằng không nên để tranh chấp làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương, đồng thời kêu gọi hợp tác kinh tế chặt chẽ. Các quốc gia khác trong ASEAN thậm chí còn thận trọng hơn. Với lập trường lâu nay không phải là một bên tham gia tranh chấp, Indonesia chỉ nhấn mạnh rằng sự ủng hộ của bất kỳ quốc gia nào đối với các quyền của Indonesia ở Biển Natuna đều là "bình thường". Thường lên tiếng phản đối Bắc Kinh ở Biển Đông, ngay cả Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng phản ứng với tuyên bố của ông Pompeo bằng cách tránh chỉ đích danh Trung Quốc - một động thái khác cho thấy họ muốn tránh khiêu khích Bắc Kinh. Một phản ứng chung của ASEAN ủng hộ tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo thậm chí còn ít hơn. Mặc dù có thể ra một tuyên bố chung chung nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS mà không đề cập rõ phán quyết năm 2016 hoặc công khai chỉ đích danh hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng điều đó sẽ được coi là không cần thiết vì ASEAN đã có quá nhiều các tuyên bố chung chung như vậy. Trong khối gồm 10 quốc gia thành viên sẽ có sự phản kháng đối với một tuyên bố chung rõ ràng ủng hộ tuyên bố của Pompeo vì một số lý do. Một số chính phủ ASEAN không muốn gây nguy hiểm cho mối quan hệ song phương của họ với Bắc Kinh, đặc biệt là những nước có mối liên kết kinh tế chặt chẽ. Một số chính phủ ASEAN cũng có thể coi tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo như một phần của sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa Mỹ và Trung Quốc - bất kể tuyên bố đó được đóng khung trong các điều khoản pháp lý hay từ quan điểm về trật tự quốc tế dựa trên quy tắc - và sẽ không muốn tham gia cuộc cạnh tranh đó

Cũng cần phải chỉ ra rằng một số chính phủ ASEAN có thể muốn suy nghĩ về sự phân nhánh của bất kỳ hành động tiếp theo nào của Mỹ sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, đặc biệt là các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc liên quan đến các hoạt động cải tạo, xây dựng và quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ đều có khả năng làm ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng theo "Sáng kiến Vành đai và Con đường".

Một số quốc gia thành viên ASEAN có thể muốn đứng trung lập và theo dõi các hành động tiếp theo từ Mỹ. Tất nhiên, có những lo ngại không thể tránh khỏi giữa các quốc gia thành viên ASEAN rằng tuyên bố của ông Pompeo có thể làm gia tăng căng thẳng, đặc biệt là nếu Bắc Kinh và Washington vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của họ. Khả năng Trung Quốc sẽ có phản ứng cứng rắn hơn chống lại Mỹ trong vùng biển tranh chấp làm dấy lên nỗi ám ảnh về các sự cố mang tính khích động có thể xảy ra giữa các lực lượng hàng hải hoạt động gần đó.

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Pompeo và dự đoán về căng thẳng ở Biển Đông leo thang lại có thể thúc đẩy ASEAN tìm cách đẩy nhanh và kết thúc sớm các cuộc đàm phán với Bắc Kinh về dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Điều này sẽ giúp giảm thiểu các cú sốc tiềm năng đối với hòa bình và ổn định khu vực, và khẳng định sự liên quan cũng như tính trung tâm của khối ASEAN. Trung Quốc có khả năng ủng hộ điều tương tự, nếu việc đạt được bộ luật ứng xử như vậy là một minh chứng cho khả năng xử lý tranh chấp của họ một cách hợp lý mà không cần "sự can thiệp" của các quốc gia khác. Tuy nhiên, việc kết thúc đàm phán về COC vội vàng như vậy có nguy cơ tạo ra một thỏa thuận dưới mức tối ưu.

Có lý do để lo ngại về điều đó. Đã đến lúc ASEAN phải đoàn kết, ngay cả khi các quốc gia thành viên chọn cách tránh xa cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Hình thành một lập trường thống nhất hơn về COC sẽ là giải pháp cần hướng tới. Một ASEAN chủ động nên dẫn đầu thay vì tuân theo sự dẫn dắt của các cường quốc ở Biển Đông - cho dù đó là Trung Quốc hay Mỹ.

Văn Hoàng Hậu

Nguyễn RFA, 24/07/2020

************************

Một kế sách triệt để nhằm ngăn Trung Quốc nuốt trọn Biển Đông

Mai Vân, RFI, 23/07/2020

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc càng lúc càng có thêm nhiều hành động nhằm áp đặt quyền kiểm soát trên Biển Đông, từ việc triển khai chiến đấu cơ trên đảo Phú Lâm, liên tiếp tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, lần gần đây nhất là từ ngày 15-17/07/2020, đến việc phái tàu khảo sát xuống Trường Sa, và liên tục cho tầu hải cảnh đến sách nhiễu các mỏ dầu khí của Việt Nam.

ngan1

Tàu USS Montgomery (trái) và tàu USS Gabrielle Giffords trên Biển Đông ngày 28/1/2020 – Command Destroyer Squadron 7

Cụ thể là vụ chiếc Hải Cảnh 5402 hoành hành gần mỏ Lan Tây và Lan Đỏ của Việt Nam ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam trong những ngày 12, 15 và 18/07.

Trong bài viết "Làm sao để ngăn chặn Trung Quốc hoàn tất việc chiếm cứ Biển Đông - How to stop China completing its takeover of the South China Sea" đăng trên website của Viện Chính Sách Chiến Lược Úc (ASPI) ngày 21/07/2020, nhà nghiên cứu Jeff Becker cho rằng trước việc Trung Quốc rõ ràng là đang đẩy mạnh chiến dịch nuốt trọn Biển Đông, các nước có lợi ích trong việc duy trì một vùng Biển Đông thông thoáng cần phải có biện pháp triệt để hơn để ngăn không cho Trung Quốc hoàn tất mưu đồ của họ.

Tiền đồn ở Biển Đông : Bàn đạp để đòi chủ quyền toàn vùng

Bài viết trước hết nêu bật nguy cơ đến từ các tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đã xây dựng trên các thực thể mà họ đã chiếm đóng tại vùng Biển Đông.

Theo Jeff Becker, việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo đá trong tay họ ở Hoàng Sa và Trường Sa đã giúp Trung Quốc gia tăng đáng kể khả năng khống chế các thực thể khác ở Biển Đông, mà còn cho phép Bắc Kinh áp đặt trong tương lai quyền kiểm soát toàn bộ vùng biển và bầu trời bên trên. Cho đến nay, Trung Quốc luôn lớn tiếng phản đối việc các nước khác thực hiện quyền đi lại vô hại hay có những hoạt động quân sự khác bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Trên bình diện ngoại giao, Bắc Kinh ra sức áp đặt nguyên tắc đàm phán song phương với từng quốc gia tranh chấp, qua đó phá vỡ trong thực tế nỗ lực của khối ASEAN trong việc tìm kiếm đối sách chung.

Bất chấp phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ tính chất hợp pháp của yêu sách chủ quyền "Đường 9 đoạn" của Trung Quốc, chiến lược của Bắc Kinh là xây dựng lực lượng và cơ sở trong vùng để trong dài hạn có thể áp đặt quyền chủ quyền trên cả Biển Đông.

Tham vọng quá lớn của Trung Quốc đe dọa toàn thế giới

Đối với tác giả bài viết, các yêu sách của Trung Quốc tác động đến cả những quốc gia ngoài vùng Biển Đông. Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ cùng nhiều nước khác có quyền lợi thiết yếu trong việc sử dụng vùng biển này cho những mục tiêu kinh tế, khoa học cũng như quân sự của mình. Khẩn cấp hơn nữa là phải duy trì được các quyền tự do di chuyển trên vùng biển khơi và trong tương lai, trên không trung.

Tham vọng chủ quyền nói trên của Trung Quốc mang một quy mô to lớn chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, cũng như chưa từng thấy trong luật pháp quốc tế. Đây chính là một kịch bản tồi tệ mà giới hoạch định kế hoạch quân sự và chiến lược thế giới phải tránh không cho xẩy ra.

Theo nhà nghiên cứu Jeff Becker, không làm gì là đồng nghĩa với việc nhường cho Trung Quốc quyền kiểm soát thường xuyên các hoạt động kinh tế, quân sự trên một vùng đại dương rộng lớn có tính then chốt và chiến lược.

Biển Đông rộng hơn Địa Trung Hải đến 1/3, và lớn hơn gấp đôi Vịnh Mexico. Công nhận đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc trên một vùng rộng lớn như thế sẽ làm tăng nguy cơ những vùng biển chung rộng lớn của quốc tế bị những nước riêng lẻ chiếm dụng và kiểm soát.

Cộng đồng quốc tế phải chọn lựa giữa việc duy trì những vùng biển chung tự do, rộng mở, và bảo vệ luật quốc tế hoặc là để yên cho Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông, với nguy cơ dẫn đến những đòi hỏi tương tự trên tất cả các đại dương của thế giới. Để ngăn chận viễn cảnh đó, cần phải tâp hợp càng nhiều quốc gia càng tốt để có phản ứng cứng rắn, mạnh bạo ngăn cản Trung Quốc.

Phải cấm Trung Quốc sử dụng vùng EEZ của nước khác

Về biện pháp cụ thể, nhà nghiên cứu Jeff Beck cho rằng Hoa Kỳ cùng với các tất cả các đồng minh và đối tác phải công khai gắn liền việc Trung Quốc sử dụng vùng biển chung của thế giới với cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Washington đã tuyên bố rằng các đòi hỏi của Bắc Kinh về Biển Đông là bất hợp pháp, và đã nhấn mạnh tuyên bố này bằng cách phái hai tàu sân bay và nhóm tàu hộ tống vào thao diễn trong khu vực.

Đây là một bước đầu tốt, nhưng Trung Quốc lại có lợi thế hiện trường ở Biển Đông, vì thế Hoa Kỳ và tất cả các đồng minh, đối tác trong cộng đồng quốc tế phải bắt đầu thực hiên biện pháp tăng cường các hạn chế về hành chánh và kỹ thuật đối với sản phẩm mà Trung Quốc vận chuyển trên biển, trên không, quá cảnh qua những vùng đặc quyền kinh tế của các nước tham gia hành động chung.

Việc giới hạn quyền quá cảnh kinh tế, quân sự và thăm dò khoa học phải được lên kế hoạch trước và dễ điều chỉnh để có thể tương xứng với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Một khi quốc tế làm được như vậy, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn không ít, sẽ thấy được cái giá cực cao, những khó khăn phức tạp để tiếp cận vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và những nơi khác.

Cộng đồng quốc tế phải mạnh dạn đối phó với Trung Quốc

Một ví dụ : Nếu Nhật Bản và Philippines cùng với Hoa Kỳ áp dụng biện pháp hạn chế tiếp cận, thì Trung Quốc không thể có đường ra thẳng Tây Thái Bình Dương. Biện pháp này nên được thông báo cho Trung Quốc, nếu Bắc Kinh dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền và quyền kiểm soát ở Biển Đông.

Tuy nhiên, đối với chuyên gia Jeff Beck, việc bảo đảm ở mức độ cao nhất quyền tự do tiếp cận các vùng biển chung của thế giới phải là mục tiêu tối hậu của nỗ lực quốc tế này.

Việc giới hạn quyền của Trung Quốc đi qua các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác phải đi kèm theo việc bảo đảm là các vùng này vẫn được mở cho các quốc gia tham gia chiến dịch đáp trả. Hơn nữa những biện pháp đối với Trung Quốc sẽ phải uyển chuyển, có thể bỏ đi dễ dàng khi Trung Quốc xét lại hành động của mình ở Biển Đông,

Cho dù chiến lược đáp trả ý đồ hung hăng nhất của Trung Quốc ở Biển Đông như vừa kể có vẻ rất mạnh bạo, các quốc gia cùng ý chí trên thế giới nên sẵn sàng gây cú sốc, buộc Trung Quốc phải cân nhắc lợi hại trước việc giới hạn quyền tự do hàng hải ở Biển Đông và việc tự do sử dụng vùng biển chung của thế giới.

Mai Vân

**********************

Biển Đông : Úc phản đối yêu sách của Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc

Thu Hằng, RFI, 25/07/2020

Trong công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 23/07/2020, phái bộ thường trực của Úc lên án Bắc Kinh tự vẽ "đường 9 đoạn", đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông là "không có cơ sở pháp lý" và "không có giá trị" theo phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016 chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

ngan2

Đến lượt Úc bác bỏ bản đồ đòi chủ quyền hình "lưỡi bò" của Trung Quốc tại Biển Đông. (@wikipedia.org)

Công hàm được Úc gửi lên Liên Hiệp Quốc chỉ một tuần sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức công bố bản "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách tại Biển Đông" ngày 13/07/2020.

Trước đó, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia cũng lần lượt gửi công hàm phản đối những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong công hàm, chính quyền Úc bác yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" hoặc "quyền lợi hàng hải" được thiết lập trong suốt "quá trình hoạt động lâu dài trong lịch sử". Canberra khẳng định đường cơ sở được Trung Quốc tự vẽ (đường 9 đoạn) là "không phù hợp" với UNCLOS, vì vậy, Úc bác mọi đòi hỏi của Trung Quốc đối với vùng nội thủy, lãnh hải, hoặc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế dựa trên bản đồ này.

Chính phủ Úc cũng không chấp nhận bản ghi chú ngày 17/04/2020 của Trung Quốc khẳng định chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa "được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi".

Canberra khuyến khích tất cả các bên đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Trung Quốc, làm sáng tỏ những yêu cầu hàng hải và giải quyết tranh chấp theo con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Vịnh Bắc Bộ

Dù tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng trong thời gian gần đây, Trung Quốc vẫn quyết định tập trận bắn đạn thật ở bờ tây bán đảo Lôi Châu (gần đảo Hải Nam), sát Vịnh Bắc Bộ, trong vòng 9 ngày, từ 25/07 đến 02/08.

Trong thông báo ngày 23/07/2020 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, được South China Morning Post trích dẫn, cuộc tập trận được tiến hành theo hai giai đoạn : Giai đoạn 1 có quy mô rộng, từ ngày 25 đến 27/07 ; giai đoạn 2 từ 28/07 đến 02/08 được tiến hành ở một khu vực có bán kính 8 km.

Quân đội Trung Quốc cảnh báo tập trận bắn "đạn thật rất mạnh" nên cấm mọi hoạt động đánh bắt và lưu thông hàng hải trong vùng cho đến hết Chủ Nhật 02/08.

Theo Song Zhongping, một nhà phân tích quân sự ở Hồng Kông, đây là một đợt tập trận thông thường của quân đội Trung Quốc để nâng cao khả năng chiến đấu, nhưng cũng có thể mở đầu cho cuộc tập trận đổ bộ lên bãi biển được dự kiến vào tháng Tám.

Quân đội Trung Quốc tăng cường các cuộc tập trận sau khi Hải quân Mỹ điều hai đội tầu sân bay tiến hành nhiều cuộc tuần tra chung ở Biển Đông để bảo vệ lưu thông hàng hải.

Thu Hằng

**********************

Chiến hạm Úc chạm trán với tàu Trung Quốc trên Biển Đông

Trọng Nghĩa, RFI, 23/07/2020

Tàu chiến Úc đã chạm trán tàu Hải quân Trung Quốc khi di chuyển tại Biển Đông, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao đang căng thẳng giữa hai nước. Vụ việc xảy ra hồi tuần trước, nhưng vào hôm 23/07/2020, Canberra cố giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của sư cố.

ngan3

Chiến hạm Úc chạm trán với tàu Trung Quốc trên Biển Đông

Theo nhật báo Anh The Guardian, chính quyền Úc xác nhận rằng nhân một chiến dịch triển khai trên biển vào tuần qua, đã xảy ra "sự tương tác bất ngờ" giữa chiến hạm Úc với "tàu chiến nước ngoài" và Hải quân Úc đã "hành xử một cách chuyên nghiệp, an toàn".

Chính quyền Úc không nói rõ là vụ chạm trán xảy ra cụ thể ở đâu, nhưng hãng truyền thông Úc ABC, cơ quan đầu tiên tiết lộ sự cố, cho biết là các chiến hạm Úc đã gặp tàu Trung Quốc khi di chuyển tại Biển Đông, trong đó có đoạn đường đi gần quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, theo ABC, có lẽ tàu chiến Úc không đi vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo.

Vào ngày 05/07, 5 chiến hạm Úc, bao gồm các chiếc HMAS Canberra, Hobart, Stuart, Arunta và Sirius đã rời cảng Darwin, miền bắc nước Úc, để tham gia một cuộc thao diễn với Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản ở vùng Biển Philippines trong tuần này, trước khi đến Hawaii tham gia cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn RIMPAC do Mỹ tổ chức.

Cho dù đã cố giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của sự cố, bộ Quốc Phòng Úc hôm nay vẫn tái khẳng định là Canberra thường xuyên làm việc với các đối tác khu vực để đối phó với các thách thức về an ninh, và Úc luôn luôn gắn bó với một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương "an ninh và rộng mở".

Trọng Nghĩa

******************

Biển Đông : Hải quân Indonesia tập trận thách thức Trung Quốc

Thùy Dương, RFI, 25/07/2020

24 tàu chiến của Indonesia đã tham gia đợt thao dợt 4 ngày ở Biển Đông nhằm thách thức các yêu sách "đường chín đoạn" của Bắc Kinh - Hải quân Indonesia hôm 24/07/2020 cho biết như trên.

ngan4

Hải quân Indonesia tập trận ngoài khơi đảo Natuna. Ảnh tháng 7/2020  © Nguồn : CNA Indonesia Navy

Đợt diễn tập bắt đầu vào hôm thứ Ba 21/07, trong số 24 tàu chiến tham gia, có hai tàu khu trục tên lửa và bốn tàu hộ tống. Đợt diễn tập trên biển lần này được tiến hành cùng với hoạt động huấn luyện trên đất liền. Một phần của cuộc thao dợt được tổ chức gần quần đảo Natuna của Indonesia. Đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna trùng với bản đồ "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Trang Nikkei Asian Review ngày 25/07/2020 dẫn lời chuẩn đô đốc Ahmadi Heri Purwono cho biết hoạt động của quân đội Indonesia không bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19. Trong một thông cáo, Hải quân Indonesia cho biết cuộc diễn tập gần quần đảo Natuna lần này nhằm xây dựng các phương án và chiến lược bảo vệ Natuna.

Trong một bức thư gửi tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Antonio Guterres, hồi tháng 5/2020, Jakarta đã bác yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc vì yêu sách này "thiếu cơ sở pháp lý quốc tế".

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong thông cáo hôm 13/07/2020 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp, cũng đã đặc biệt đề cập đến quần đảo Natuna, khẳng định khu vực này "nằm ngoài quyền tài phán của Trung Quốc".

Thùy Dương

Published in Diễn đàn

Từ ngày 01-05/07/2020, Trung Quốc tiến hành tập trận ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, chiếm của Việt Nam vào năm 1974. Đây là một trong ba cuộc tập trận mà báo chí Trung Quốc gọi là "tam đại chiến địa" ở ba vùng biển từ bắc xuống nam : Hoàng Hải, Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông) để phô trương sức mạnh.

hiepyeu1

Một chiến đấu cơ F/A-18E hạ cánh trên tầu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76). Đằng xa là tầu USS Nimitz (CVN 68), cùng tập trận ở Biển Đông ngày 06/07/2020. © AP - US Navy

Điều đáng chú ý là Trung Quốc quyết định tổ chức cuộc tập trận hàng năm này ngay sau khi lãnh đạo ASEAN ra thông cáo chung, cứng rắn hơn, vào ngày 26/06 sau cuộc họp thượng đỉnh do Việt Nam làm chủ tịch và khẳng định Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở giải quyết bất đồng ở Biển Đông. Vừa tập trận "răn đe" xong, Bắc Kinh lại kêu gọi các nước ASEAN tiếp tục đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Vậy Bắc Kinh tính toán gì ? Lập luận của Trung Quốc có đáng tin cậy không ? Liệu nguy cơ va chạm có xảy ra ở Biển Đông không, trong khi hải quân Mỹ tiếp tục tăng cường tuần tra, điều máy bay ném bom và huy động ba tầu sân bay lần lượt tham gia tập trận ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris.  

hiepyeu2

Nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris. © RFI / Mathieu Duchâtel

RFI : Thưa ông Duchâtel, xin ông cho biết về quy mô cuộc tập trận của Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa (01-05/07/2020) ! Trung Quốc muốn gửi đến Việt Nam và ASEAN thông điệp gì ?

Mathieu Duchâtel : Về mặt chiến dịch, có nghĩa là những kịch bản và thiết bị quân sự được huy động tham gia tập trận, tôi cho rằng có hai điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, đó là cuộc diễn tập đổ bộ từ tầu đổ bộ. Bởi vậy mà tầu đổ bộ của hải quân Trung Quốc 071 đã được nhìn thấy ở đảo Phú Lâm (Woody Island) và tham gia vào cuộc tập trận. Kịch bản đổ bộ là tâm điểm của cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc.

Thứ hai là lực lượng hải cảnh Trung Quốc cũng tham gia. Đây là điểm đáng chú ý : Cả hải quân và hải cảnh Trung Quốc cùng tập trận trong bối cảnh vừa có một đợt cải cách, theo đó lực lượng hải cảnh được xếp dưới thẩm quyền của Quân ủy Trung ương, có nghĩa là bộ chỉ huy cao nhất của quân đội Trung Quốc trong thời chiến. Có thể nhận thấy kịch bản trên phần nào đó mang tính tấn công. Đây là điểm thứ nhất !

Điểm thứ hai liên quan đến những tín hiệu chính trị được Bắc Kinh gửi đi, vào lúc có nhiều tin đồn từ phía Việt Nam về việc Hà Nội có khả năng đi theo hướng Philippines từng làm : viện đến luật pháp quốc tế để thách thức Trung Quốc về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Chúng ta không biết là quyết định này có được đưa ra hay không, nhưng dù sao cuộc tập trận của Trung Quốc là một tín hiệu mạnh, đầy tính chính trị, từ phía Bắc Kinh gửi đến Hà Nội vì quần đảo Trường Sa cũng đang là một vấn đề  giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng theo tôi nghĩ, quyết định của Trung Quốc hẳn phải có điều gì đó quan trọng : Phải làm gì nếu Việt Nam đưa vụ việc ra một tòa án quốc tế ?

Một điểm khác liên quan đến các cuộc đàm phán trong ASEAN. Tôi nghĩ rằng lập trường của Trung Quốc không thay đổi vì Bắc Kinh tìm kiếm một Bộ Quy tắc ứng xử cho phép hạn chế quyền của hải quân các nước không nằm trong khu vực, trước tiên là Hoa Kỳ, nhưng còn có Nhật Bản, các nước phương Tây, Úc và có thể là cả Ấn Độ. Có nghĩa là những nước đó không được vào Biển Đông mà không được phép trước. Đây là điểm đàm phán quan trọng của Trung Quốc trong hai năm gần đây. Và dĩ nhiên, để gây sức ép về điểm này thì việc phô trương sức mạnh mang lại lợi thế trong vùng.

Điểm cuối cùng về tín hiệu chính trị, hiện đây là giai đoạn căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, cũng như giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Phía Trung Quốc có thể có phần nào đó lo lắng trước thế đối đầu của Washington đối với Bắc Kinh, cũng như việc hai tầu sân bay của Mỹ hoạt động cùng lúc ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014, hai cụm tầu sân bay diễn tập chung trong khu vực.

RFI : Vừa mới phô trương sức mạnh hăm dọa các nước ở Biển Đông, Trung Quốc đã lại kêu gọi tiếp tục đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC). Bắc Kinh có dụng ý gì ?

Mathieu Duchâtel : Với việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC), Trung Quốc trước hết tìm cách xây dựng một trật tự ở Biển Đông được tập trung chủ yếu vào ưu tiên chính : Đó là loại tất cả các lực lượng hải quân nước ngoài ra khỏi khu vực, đặc biệt là hải quân Mỹ.

Bắc Kinh tìm cách thuyết phục các nước ASEAN (dĩ nhiên trừ các nước như Việt Nam, Singapore, Philippines không hề tin) rằng đó là một Bộ Quy tắc buộc mọi quốc gia ngoài khu vực phải xin phép trước, mà thực ra, đó là một kiểu cấm các lực lượng hải quân nước ngoài thâm nhập. Trên thực tế, đối với Bắc Kinh, Bộ Quy tắc ứng xử là cách để hải quân Trung Quốc lập mạng lưới thống trị toàn bộ vùng biển này.

RFI : Trong trường hợp đàm phán COC, liệu có thể tin vào lời hứa của Trung Quốc, trong khi nước này thường "nói một đằng làm một nẻo", mà ví dụ gần đây nhất là Hồng Kông ?

Mathieu Duchâtel : Có hai câu hỏi trong câu hỏi này. Thứ nhất, tôi không nghĩ là Trung Quốc sẽ áp đặt được trong kiểu thỏa thuận như vậy, bởi vì trái ngược quá lớn với lợi ích của một số nước, trước hết là của Việt Nam, Philippines, thậm chí là cả Singapore dù nước này không có tranh chấp ở Biển Đông.

Thứ hai, cộng đồng quốc tế ngày càng nghi ngờ về độ tin cậy trong lời nói của Trung Quốc, đặc biệt là gần đây Bắc Kinh quyết định áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông bất chấp thỏa thuận với Anh Quốc khi trao trả Hồng Kông về Hoa lục, cũng như quy chế "một quốc gia, hai chế độ". Ở điểm này, Trung Quốc đã đặt cược rủi ro rất lớn : chọn sức mạnh hơn là tạo dựng niềm tin. Và dĩ nhiên, Bắc Kinh hẳn sẽ phải trả giá nào đó về mặt quan hệ đối ngoại. 

RFI : Người ta có cảm giác là cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, càng gây áp lực với Bắc Kinh trong nhiều hồ sơ gần đây, thì Trung Quốc càng sử dụng sức mạnh để đạt được mục đích. Liệu Trung Quốc có nguy cơ làm tương tự để áp đặt chủ quyền ở Biển Đông ?

Mathieu Duchâtel : Có. Nếu dịch chuyển một chút về mặt địa lý, chúng ta thấy vụ ẩu đả chết người gần đây ở biên giới với Ấn Độ trên núi Himalaya. Ngoài ra, cũng cần nhắc đến sự hiện diện bất thường của Trung Quốc về tần suất và thời gian ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Thêm vào đó là những cuộc thâm nhập, ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn, vào không phận của Đài Loan. Tiếp theo là cuộc tập trận quân sự ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa.

Theo tôi, qua những sự kiện trên, Trung Quốc thực sự muốn có chiến lược phòng thủ, và đó cũng có thể là quan điểm của Bắc Kinh : Có nghĩa là không được cho thấy những điểm yếu, khả năng bị tổn thương trong giai đoạn hậu Covid-19. Trong cuộc khủng hoảng dịch tễ toàn cầu này, Trung Quốc bị tấn công rất nhiều về những phát ngôn bị cho là thiếu chính xác và danh tiếng của họ bị xấu đi nhiều trên mặt ngoại giao. Vì thế, Trung Quốc tìm cách thu lợi vào lúc mà nước này có thể sẽ bị suy yếu hoặc bị nhiều nước khác cho là yếu đi. Và dĩ nhiên, nhìn từ quan điểm của những nước khác, hành động của Trung Quốc đầy tính chất hiếu chiến.

RFI : Chưa bao giờ Hoa Kỳ lại chứng tỏ sức mạnh ở Biển Đông như năm 2020. Liệu Việt Nam, cũng như những nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, có thể được hưởng lợi ?

Mathieu Duchâtel : Có một lịch trình phòng thủ và một lịch trình tấn công. Tôi cho rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, có quy mô quan trọng hơn, có thể là nhằm gây khó khăn cho các hành động đơn phương của Trung Quốc mà nước này dự trù nếu như không có sự hiện diện của Mỹ, ví dụ chiếm thêm các đảo hoặc hung hăng bắt nạt các nước cũng đòi hỏi chủ quyền trong khu vực.

Về phương diện "tấn công", ví dụ thúc đẩy những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôi cho rằng khuôn khổ những gì Hoa Kỳ đang làm là nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc đơn phương hành động, hơn là cho phép các nước khác đạt được những yêu sách chủ quyền của riêng họ. Chúng ta thấy chính sách của Mỹ là bảo vệ nguyên trạng. 

RFI : Căn cứ vào tình hình hiện nay, liệu có nguy cơ xảy ra va chạm giữa lực lượng Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông không ?

Mathieu Duchâtel : Có, nguy cơ đó luôn hiện hữu. Thế nhưng không chỉ có nguy cơ va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc, dù hiện có một Bộ Quy tắc về ứng xử những cuộc gặp gỡ bất ngờ trên biển mà các nước trong vùng đã ký năm 2014. Bộ Quy tắc này xác định chuẩn mực ứng xử trong các chiến dịch hàng hải trong vùng để tránh sự cố va chạm.

Thế nhưng, ngoài rủi ro xảy ra va chạm, còn có nguy cơ là một ngày nào đó, vì lý do chính trị, Trung Quốc cố tình chọn cách gây va chạm. Trong trường hợp này, tôi cho là có thể với một lực lượng khác, chứ không phải Hoa Kỳ vì cán cân sức mạnh bất lợi cho Trung Quốc.

Nhưng nếu muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ và gây căng thẳng nghiêm trọng ở Biển Đông, thì Trung Quốc có thể gây hấn, ví dụ với hải quân Úc khi lực lượng này đi qua khu vực. Và nếu xảy ra, kịch bản khủng hoảng này cũng rất khó giải quyết cho cả phía Mỹ. Vì nếu một đồng minh của Mỹ, tôi chỉ nói đến "đồng minh" vì điểm này không áp dụng cho Việt Nam, như Úc chẳng hạn, một nước nằm ngoài Biển Đông và là một đồng minh của Mỹ, va chạm với hải quân Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Trường Sa ở Biển Đông khi tiến hành tuần tra vì tự do hàng hải, thì Mỹ phải làm gì ? Úc phải làm thế nào ? Quan điểm của những nước khác ra sao ? Đúng, đây là một nguy cơ thực sự !

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 13/07/2020

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh đang từng bước tiến đến mục tiêu buộc cộng quốc tế chấp thuận các tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Biển Đông. Cứ mỗi thập kỷ trôi qua, Bắc Kinh lại đạt được một bước tiến mới trong nghị trình của mình.

national1

Các hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh tin rằng nước này có quyền đưa ra các quy định ở Biển Đông, sở hữu các nguồn tài nguyên ở biển và ngăn chặn máy bay và tàu chiến nước ngoài.

Trong những năm 1970, Trung Quốc tập trung phần lớn nỗ lực vào việc đưa ra các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nằm ở phía Bắc Biển Đông và gần với Trung Quốc. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm đóng Đá Gạc Ma của Việt Nam vào năm 1988 là động thái gây bất ngờ. Trong khi đó, điểm nổi bật của những năm 1990 là chiến lược "xâm chiếm từ từ", mà kết quả đáng chú ý là các cấu trúc được xây dựng tạm thời trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa ở phía Nam Biển Đông. Năm 1999, Bắc Kinh bắt đầu tìm cách áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đối với các nước khác ở vùng biển này trong các tháng mùa Hè, thể hiện quyền kiểm soát hành chính của Trung Quốc đối với khu vực này.

Xu hướng này lên đến đỉnh điểm trong kỷ nguyên Tập Cận Bình, khi Trung Quốc có những hành vi ứng xử trơ trẽn theo kiểu nước lớn. Việc Trung Quốc quấy rối các tàu nước ngoài đang đánh bắt cá hay khai thác tài nguyên, và thậm chí còn lao thẳng vào những tàu này, đã trở nên phổ biến ở khu vực phía Nam "đường 9 đoạn" do chính Trung Quốc vạch ra. Tất nhiên, Tập Cận Bình đã giám sát việc xây dựng ba căn cứ khá lớn trên các bãi đá nhân tạo, tạo điều kiện cho sự hiện diện lâu dài của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở khu vực phía Nam Biển Đông. Các động thái phản đối của cộng đồng quốc tế - bao gồm khiếu nại của các nước Đông Nam Á, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với Trung Quốc và một loạt hoạt động tự do hàng hải của Mỹ - cũng không thể ngăn chặn các hành động nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Việc đạt được mục tiêu ở Biển Đông sẽ mang lại cho Bắc Kinh những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị và chiến lược. Họ sẽ có quyền ưu tiên đối với các nguồn tài nguyên trên biển như cá và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển như dầu lửa, khí đốt và khoáng sản. Đảng cộng sản Trung Quốc có thể củng cố tính hợp pháp của mình bằng cách rêu rao với công chúng trong nước rằng Trung Quốc đã đánh bại các nỗ lực nước ngoài nhằm xâm chiếm lãnh thổ "của họ". Và Trung Quốc sẽ cải thiện đáng kể vị thế chiến lược của mình trong khu vực.

Yêu sách của Trung Quốc mơ hồ một cách có chủ ý. Bắc Kinh từ chối lập quan điểm của mình theo các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), trong đó Trung Quốc là một bên ký kết. Thay vào đó, họ vạch ra "đường 9 đoạn" và thường xuyên lặp lại tuyên bố về cái mà họ cho là chủ quyền không thể tranh cãi đối với tất cả các hòn đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Xét tới những hành vi ứng xử thực tế của các quan chức Chính phủ Trung Quốc và các đội tàu đánh cá được huy động tham gia lực lượng quân sự của nước này ở Biển Đông, có thể thấy Bắc Kinh dường như đang cân nhắc coi phần lớn vùng biển này là lãnh hải của họ. Theo UNCLOS, các tàu chiến nước ngoài được phép đi qua mà không gây hại tới các vùng lãnh hải của các nước, nhưng Trung Quốc thường xuyên lên án việc các tàu chiến Mỹ đi qua khu vực Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh tin rằng nước này có quyền đưa ra các quy định ở Biển Đông, sở hữu các nguồn tài nguyên ở biển và ngăn chặn máy bay và tàu chiến nước ngoài.

Thành công của Trung Quốc bắt nguồn chủ yếu từ ba đặc điểm trong chính sách Biển Đông của nước này. Thứ nhất là ảnh hưởng đòn bẩy. Để đạt được các mục tiêu chính trị, Bắc Kinh đã lợi dụng ưu thế là một nước lớn mạnh hơn so với các đối thủ. Trung Quốc đã khai thác sức mạnh công nghiệp, đặc biệt là năng lực đóng tàu, để triển khai đến Biển Đông một lực lượng gồm các tàu chiến, tàu hải cảnh và máy bay quân sự đông đảo hơn bất kỳ nước nào có tuyên bố chủ quyền ở đây. Hơn nữa, Bắc Kinh thường xuyên kêu gọi các đội tàu đánh cá dân sự của mình, vốn hùng hậu nhất ở Biển Đông, thực hiện sứ mệnh hỗ trợ các mục tiêu chiến lược quốc gia. Quan điểm của Bắc Kinh về các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông dựa trên nguyên tắc song phương, giữa Trung Quốc với một nước khác có yêu sách, và sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ đối thủ nào có yêu sách và điều này tạo lợi thế cho họ trong các cuộc đàm phán. Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ bất kỳ gợi ý nào về các cuộc đàm phán đa phương, vốn cho phép ít nhất hai nước có yêu sách phối hợp với nhau để đối trọng với Trung Quốc. Sự phụ thuộc của các nước trong khu vực vào thương mại và đầu tư của Trung Quốc đã đặt Bắc Kinh vào vị thế có thể yêu cầu các bên làm theo ý mình. Ảnh hưởng của Trung Quốc thể hiện rõ trong việc Campuchia ngăn chặn những chỉ trích về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đã gây sức ép kinh tế đối với Philippines trước khi Tổng thống Duterte thể hiện ý định sẵn sàng đánh đổi cơ hội bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của nước mình để nhận thêm viện trợ kinh tế từ Bắc Kinh. Mặc dù là nước mạnh nhất trong số các quốc gia bị coi là đối thủ của Trung Quốc vì cũng có tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông, nhưng Việt Nam lại phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc và do đó rơi vào những xung đột về lợi ích.

Đặc điểm thứ hai đóng góp vào thành công của Trung Quốc là những cam kết giả tạo. Mặc dù tham gia các hoạt động mang tính côn đồ ở Biển Đông, nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn cam kết tuân thủ nguyên tắc hòa bình, hài hòa và đạo đức. Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và không xâm lược hay bắt nạt các nước khác, ngay cả khi là một siêu cường. Để chứng minh điều này, Bắc Kinh đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc giảm bớt căng thẳng, ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và tham gia các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Những hành động này nhằm che đậy ý định thực sự của Trung Quốc và dẫn tới quan điểm lạc quan thiếu căn cứ rằng các ví dụ về hành vi ứng xử hung hăng của Trung Quốc là những hiện tượng bất thường, bị giới hạn trong một số trường hợp cụ thể hay do một bên nào đó thực hiện mà chưa được phép của Bắc Kinh. Sự nhìn nhận vấn đề theo hướng này sẽ làm gia tăng bất đồng giữa các nước trong khu vực về cách thức đối phó với Trung Quốc, tạo cơ hội cho Bắc Kinh gây chia rẽ và chinh phục các nước.

Tuy nhiên, cách giải thích thuyết phục hơn gồm hai ý. Một là, Bắc Kinh có lợi ích rõ ràng trong việc che giấu các hành động của mình dưới vỏ bọc nhân từ nhằm hạn chế sự hợp tác an ninh giữa các nước đang cảm thấy bị đe dọa và muốn chống lại Trung Quốc. Hai là, do tư tưởng văn hóa-chính trị truyền thống và quyết tâm cai trị, Trung Quốc cảm thấy sức ép buộc họ phải duy trì vai trò lãnh đạo hợp pháp của mình ở trong nước. Điều này dẫn tới việc Chính phủ Trung Quốc khăng khăng cho rằng thế giới không có gì phải lo ngại về chính sách đối ngoại của họ, ngay cả khi sự bất an của Đảng cộng sản Trung Quốc ở trong nước đã thúc đẩy Bắc Kinh thể hiện các quan điểm dân tộc chủ nghĩa khiến căng thẳng với các nước khác gia tăng.

Do vậy, những sự bảo đảm mà Bắc Kinh đưa ra xét cho cùng đều không có cơ sở. DOC bao gồm các cam kết không đưa người đến sinh sống trên các cấu trúc địa hình hiện không có người ở và không tham gia các hoạt động gây căng thẳng hay làm leo thang xung đột, những điều mà Trung Quốc rõ ràng đã phớt lờ khi đổ cát lên các rạn san hô để xây dựng các căn cứ quân sự ở một khu vực rộng tới hơn 1.200 ha. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về COC đã kéo dài 24 năm và Bắc Kinh vẫn phản đối những từ ngữ mà có thể vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy một điều khoản hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông. Các tàu thuyền của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn được nhiều nước chấp nhận về các hành vi chuyên nghiệp và an toàn theo quy định của Công ước quốc tế năm 1972 về việc ngăn chặn các vụ va chạm trên biển và Bộ quy tắc tránh va chạm ngoài ý muốn trên biển (CUES) năm 2014. Ví dụ điển hình là việc các quan chức Trung Quốc bác bỏ mọi hành vi sai trái của nước này ở Biển Đông, ngay cả khi đối mặt với những thực tế phản ánh điều ngược lại như việc tàu Trung Quốc cắt đứt dây cáp của các tàu nước khác năm 2011.

Đặc điểm thứ ba là điều chỉnhcác hành vi hung hăng. Trung Quốc kiên trì thúc đẩy các lợi ích của nước này ở Biển Đông, gây phương hại đến lợi ích của các nước khác. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thận trọng lựa chọn địa điểm, thời điểm và phương thức gây áp lực để hạn chế tối đa các phản ứng trái ngược. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhận định chính xác rằng Mỹ sẽ không gây chiến với Trung Quốc để ngăn chặn việc nước này xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo đá chiếm đóng. Việt Nam là nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bị thiệt hại nhiều nhất do các cuộc tấn công bạo lực của Trung Quốc. Việt Nam không có thỏa thuận hợp tác an ninh với Mỹ. Bắc Kinh đã lựa chọn tháng 4/2020, thời điểm đỉnh dịch, để đưa ra tuyên bố về cái mà các phương tiện truyền thông của nước này gọi là "động thái hành chính quan trọng" - thành lập hai quận mới ở Biển Đông, trong đó có một quận quản lý cả khu vực đảo Trung Sa, vốn trên thực tế là một đảo san hô chìm cách mặt biển từ 9-18 m.

Chính phủ Trung Quốc tổ chức lực lượng thành ba cấp độ để thực thi chính sách trên biển : tàu Hải quân PLA, tàu hải cảnh và các tàu đánh cá dân sự. Nhìn chung, Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng lực lượng ở cấp độ thấp nhất để hoàn thành nhiệm vụ nhằm giảm dần ấn tượng của các nước về họ như một nước chuyên bắt nạt. Ví dụ, trong những tháng gần đây, một loạt tàu đánh cá của Trung Quốc, tắt hết các hệ thống tiếp sóng vô tuyến và không tham gia đánh bắt cá, đã bao vây đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng trong một nỗ lực rõ ràng nhằm đe dọa Manila và buộc họ phải rút lui.

Chiến thuật đâm đụng phổ biến hiện nay của Trung Quốc ít có tính khiêu khích hơn so với việc nổ súng và thường tỏ ra hiệu quả trong việc giành chiến thắng trên biển. Thậm chí, các tàu Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa đụng độ để xua đuổi các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Việc Trung Quốc sử dụng tia laser để quấy nhiễu máy bay của các nước khác là một biểu hiện mới của hành vi ứng xử của Bắc Kinh. Các tia laser gây nguy hiểm cho các máy bay chứ không trực tiếp gây chết người. Chính sách hiện nay của Trung Quốc là tiến hành và bác bỏ. Sau khi Hải quân Mỹ cáo buộc một tàu khu trục của Trung Quốc đã chiếu tia laser vào máy bay P-8 của Mỹ hồi tháng 2/2020 khi máy bay này đang bay qua không phận quốc tế trên biển Philippines, Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ và cho rằng đó là một cáo buộc vô căn cứ. Vài ngày sau đó, tờ "Thời báo Hoàn cầu" trực thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc đã đăng tải một bài viết, trong đó các chuyên gia quân sự Trung Quốc ủng hộ việc sử dụng tia laser để xua đuổi tàu chiến Mỹ khỏi khu vực Biển Đông.

Những đặc điểm này cũng được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cụ thể là việc cam kết ủng hộ hòa bình và công lý, lên tiếng bác bỏ các hành vi ứng xử mang tính côn đồ hay các chính sách làm tổn hại các nước khác, ủng hộ chiến thuật bầy đàn và tấn công bằng tia laser ở biển Hoa Đông, gây sức ép kinh tế và đe dọa trừng phạt các nước khác vì đã thách thức lập trường của Trung Quốc về các vấn đề như Đài Loan, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và đặc quyền của Trung Quốc như một nước lớn, hay bắt giữ Giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi Mạnh Vãn Châu.

Việc thay đổi quỹ đạo trên Biển Đông đòi hỏi các nước trong khu vực sẽ phải nỗ lực hơn nữa để xác định liệu nguy cơ dài hạn của việc Trung Quốc sở hữu tuyến đường biển quan trọng này có vượt xa những rủi ro về kinh tế lẫn quân sự hay không và có lập trường mạnh mẽ hơn trong việc chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc. Nếu được lựa chọn, Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng mang tính xây dựng bằng cách : một là đi đầu trong việc phản đối các hành động của Trung Quốc, vốn đi ngược lại UNCLOS và phán quyết của PCA năm 2016 ; và hai là nỗ lực xây dựng một giải pháp toàn diện đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông mà ít nhất sẽ thách thức và cô lập Trung Quốc, thay vì cho phép nước này chiếm ưu thế bằng cách lợi dụng sự lơ đễnh của cộng đồng quốc tế. Nếu không lựa chọn Mỹ, khu vực này hẳn là đang đánh cược rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng quyền kiểm soát đối với Biển Đông để thúc đẩy các lợi ích của mình và trừng phạt các đối thủ.

Denny Roy

Nguyên tác : How China Is Slow Conquering the South China Sea, The National Interest, 07/05/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 05/06/2020

Denny Roy, nghiên cứu viên cao cấp, giám sát viên tại Chương trình học bổng Posco, Chương trình Nghiên cứu tại Trung tâm Đông-Tây. Bài viết được đăng trên The National Interest.

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2