Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 : Phải chăng thế giới đang bước vào một đại dịch ?

Nếu có một điểm chung gắn kết các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay, 25/02/2020, thì đó là từ khóa "coronavirus", xuất hiện trên toàn bộ các trang nhất. Một từ thứ hai cũng bắt đầu xuất hiện trong nhiều bài báo : Đó là từ "đại dịch" trong một cấu trúc nghi vấn.

pandemie1

Hình ảnh máy tính do Nexu Science Communication và Trinity College tạo ra về loại betacoronavirus liên quan đến Covid-19, công bố ngày 18/02/2020. NEXU Science Communication/via Reuters

Le Monde chạy hàng tựa lớn trên 5 cột báo: "Hiện tượng lây lan bùng lên ở Ý và Iran". Theo tờ báo Pháp, nước Ý đã trở thành quốc gia bị lây nhiễm virus corona nghiêm trọng nhất tại Châu Âu, với cả chục thị xã bị cách ly, hơn 200 ca dương tính với virus của dịch Covid-19, các nơi công cộng bị đóng cửa, lễ hội hóa trang nổi tiếng Carnaval thành phố Venise bị bỏ ngang.

Ít nhất 50 người chết vì Covid-19 tại Iran ?

Tại một ổ dịch thứ hai ngoài Châu Á, Le Monde trở lại với tình hình Iran, nơi đà lây lan nhanh chóng của con virus corona, theo một số nguồn tin không được chính quyền xác nhận, đã làm cho ít nhất 50 người chết. Tại quốc gia Hồi giáo này, người dân rất hoài nghi trước năng lực xử lý tốt tình hình của chính phủ.

Le Figaro cũng nêu bật vấn đề dịch Covid-19 ở trang nhất, bên trên ảnh chụp hai cô gái đeo khẩu trang trên quảng trường Duomo thuộc thành phố Milano miền Bắc Ý, ghi nhận trong hàng tựa : "Châu Âu bị nỗi sợ con virus corona chiếm lĩnh".

Theo tờ báo : "Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới còn ngần ngại chưa dám sử dụng từ đại dịch, đà tiến triển của dịch Covid-19 đang chuyển qua một bước ngoặt đáng lo ngại, với tình trạng bùng nổ bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Ý và Hàn Quốc".

Cùng một góc nhìn với Le Figaro, nhật báo công giáo La Croix tự hỏi trong tựa lớn trang nhất : "Châu Âu đối phó ra sao ?" với dịch bệnh. Tờ báo ghi nhận : "Trước việc các ca lây nhiễm virus corona bất ngờ gia tăng gấp bội tại Ý, các nước Châu Âu đang gia cố các hệ thống dự phòng".

Libération thì tập trung trên tình hình tại Pháp nêu bật trong hàng tựa "Coronavirus, nước Pháp chuẩn bị đối phó như thế nào". Tờ báo thấy rằng : "Các cấp chính quyền Pháp đang huy động lực lượng để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh Covid-19, đã khiến ít nhất 6 người chết tại Ý", theo số liệu tính đến tối hôm qua.

Covid-19 : Virus lan rộng, thị trường tuột dốc

Les Echos dĩ nhiên xoáy mạnh trên khía cạnh tác động kinh tế của dịch bệnh bùng lên ngoài Trung Quốc trong hàng tựa "Virus corona: Các thị trường tuột dốc". Tờ báo liệt kê trên trang nhất nào là "Thị trường chứng khoán trên thế giới giảm mạnh", nào là "Dầu hỏa và đồng euro đang mất giá", nào là "Dịch bệnh đang làm hồi sinh nguy cơ suy thoái kinh tế ở Ý".

Theo Les Echos, đối với Viện Pasteur Paris : "Tình hình (dịch bệnh) trên thế giới đã đảo lộn" theo chiều hướng nguy hiểm hơn.

Trong tình hình đó, tờ báo kinh tế ghi nhận việc "Bắc Kinh đang cố gắng để "công xưởng của thế giới" hoạt động trở lại". Còn tập đoàn dược phẩm Sanofi thì đang có kế hoạch giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nhìn chung, các báo Pháp đều ít nhiều nêu lên câu hỏi là phải chăng dịch Covid-19, cho đến nay chủ yếu giới hạn ở Trung Quốc, đã biến thành một đại dịch cấp toàn cầu.

Còn bên bờ hay đã rơi xuống vực "đại dịch" Covid-19?

Nhật báo uy tín Le Monde không ngần ngại tự hỏi "Phải chăng chúng ta đang đứng trên bờ vực của một đại dịch, hay thậm chí đã rơi vào bên trong tình huống này ?". Đối với tờ báo Pháp, sự phát triển mạnh của các ổ dịch Covid-19 bên ngoài Trung Quốc - ở Hàn Quốc, Iran và Ý - có thể là đã đánh dấu sự cáo chung của hy vọng khoanh dịch bệnh bên trong biên giới của quốc gia nơi nó sinh ra, tức là Trung Quốc.

Nhật báo cánh hữu Pháp Le Figaro gián tiếp chỉ trích thái độ thận trọng của Tổ chức Y tế Thế giới OMS/WHO khi cho rằng "đại dịch" (tiếng Pháp gọi là pandémie) là "Một từ ngữ mà Tổ chức Y tế Thế giới không muốn sử dụng".

Thế nhưng, ngay chính tổng giám đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, vào hôm qua, cũng phải gợi đến "một đại dịch có thể xảy ra" để kêu gọi các nước chuẩn bị tốt công việc đối phó.

Đối với Tổ chức Y tế Thế giới, trong bối cảnh đà lây lan của virus Covid-19 đang gia tăng trên khắp thế giới, sự bùng phát của các trường hợp lây nhiễm ở một số quốc gia "rất đáng lo ngại", bắt đầu từ Hàn Quốc, nơi đã trở thành ổ dịch lớn nhất của dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc. Hôm qua, thậm chí chính quyền Hàn Quốc còn ghi nhận 230 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, điều chưa từng thấy kể từ khi virus corona xuất hiện.

Le Figaro không chỉ dừng lại ở Châu Á, mà cũng lo ngại trước các diễn biến ở Châu Âu, cụ thể là ở Ý, với số ca lây nhiễm từ vỏn vẹn 6 trường hợp lúc đầu, đã nhảy vọt lên 219 ca trong vỏn vẹn 4 bốn ngày, với 6 trường hợp tử vong tính đến hôm qua.

Một luồng gió hoảng loạn cũng đang thổi qua vùng Trung Đông, nơi virus đang lây lan mạnh ở Iran, nơi có 12 người chết vì Covid-19 và ít nhất 61 bệnh nhân.

Dịch bệnh tại Iran đã gây lo ngại nơi các láng giềng, từ Afghanistan, Bahrein, cho đến Koweit, Oman..., với một số nước bắt đầu loan báo những ca nhiễm virus đầu tiên. Irak, nơi chỉ có không đầy 10 bác sĩ trên 10.000 dân, theo WHO, cũng bị ảnh hưởng.

Pháp đang bị đe dọa và tìm cách phòng vệ

Nguy cơ đại dịch, với Ý vươn lên thành một ổ lây nhiễm tiềm tàng, dĩ nhiên gây lo ngại không ít tại Pháp, buộc Paris phải cấp tốc phòng vệ. Công cuộc chuẩn bị chống Covid-19 tại Pháp đã được tất cả các báo nêu bật, đi đầu là Libération, với cả một hồ sơ đặc biệt.

Đối với tờ báo cánh tả Pháp, việc chính quyền Pháp "chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất, tức là nguy cơ con virus corona xâm nhập vào lãnh thổ Pháp" là một điều logic.

Theo Libération, nguy cơ Pháp bị nhiễm Covid-19 từ Ý là điều có thực : Mỗi ngày đều có đến hàng chục ngàn người qua lại biên giới Pháp-Ý bằng ô tô hoặc xe buýt, đặc biệt là qua các đường hầm Mont-Blanc và Fréjus, hoặc xa hơn về phía nam bằng đường cao tốc Vintimille, chưa kể đến các chuyến tàu hỏa và hàng trăm chuyến bay nối các thành phố lớn của hai nước.

Tại vùng Alpes-Maritimes của Pháp, giáp giới với tỉnh Piemont miền Bắc Ý, hệ thống kiểm tra y tế đã được tăng cường, đặc biệt là để phát hiện càng nhanh càng tốt các trường hợp khả nghi và tăng khả năng tiếp nhận bệnh nhân trong các cơ sở chăm sóc nếu cần thiết.

Libération ghi nhận tuyên bố của bộ trưởng bộ Y tế Olivier Véran theo đó trên toàn nước Pháp, khoảng 70 bệnh viện bổ sung sẽ "được kích hoạt".

Đóng cửa biên giới hay không?

Một vấn đề nhức nhối đang được đặt ra cho các chính quyền Châu Âu là vấn đề đóng cửa biên giới để chống dịch, chủ yếu được các thành phần cực hữu kích động.

Hiện tại, biên giới giữa Pháp và Ý vẫn được mở gần như bình thường, nhưng một số tiếng nói bên cánh cực hữu như bà Marine Le Pen và ông Eric Ciotti đã đòi chính quyền phải đóng ngay biên giới để ngăn dịch.

Đối với nhật báo Libération đó là những phản ứng "vô trách nhiệm", tựa đề bài xã luận. Theo nhà bình luận của báo Pháp, cánh hữu triệt để rất cơ hội chủ nghĩa và luôn áp dụng cùng một chiến thuật: luôn luôn đòi hỏi những biện pháp hà khắc hơn những gì mà chính phủ đề xuất.

Tờ báo mỉa mai : "Như vậy là Marine Le Pen và Eric Ciotti, các chuyên gia được công nhận về đại dịch, đã yêu cầu kiểm soát biên giới chặt chẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của người mang mầm bệnh coronavirus vào Pháp".

Có điều là chính phủ Pháp lần này, dù không che giấu nguy cơ lây nhiễm, đã quyết định kế hoạch của mình sau khi tham khảo ý kiến ​​của cộng đồng khoa học. Và giới khoa học vốn rất coi trọng vấn đề, đã thấy rằng các biện pháp được áp dụng trước mắt thích ứng với mức độ nguy hiểm mà Pháp có thể trải qua.

Và không loại trừ khả năng các biện pháp nghiêm ngặt hơn sẽ được thực hiện trong những ngày tới nếu diễn biến tình hình xấu đi thêm.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Virus corona : Trung Quốc từ Đại Nhảy Vọt đến Đại Thụt Lùi

Covid-19 đẩy cuộc bầu cử Quốc hội Iran, chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Mỹ, phiên tòa tại Luân Đôn xử Julian Assange sáng lập viên WikiLeaks... xuống hàng thứ yếu. Từ đầu mùa dịch, lần đầu tiên virus corona phủ kín các mặt báo Paris ngày 24/02/2020.

nhayvot1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm khu dân cư ở Bắc Kinh với khẩu trang ngày 10/02/2020. © JU PENG / XINHUA / AFP

Như vết dầu loang, Covid-19 từ Trung Quốc đã tràn sang tới Hàn Quốc, Ý và cả Iran. Nhưng trước hết xin điểm bài xã luận trên Le Figaro.

Hoàng đế họ Tập mất mặt vì Covid-19

Tờ báo này đặc biệt xoáy vào Trung Quốc. Tác giả bài xã luận mang tựa đề "Bước Đại Thụt Lùi", Patrick Saint-Paul, không chút khoan nhượng với "hoàng đế họ Tập".

Vì virus corona, từ ngày nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời năm 1949, chưa bao giờ Trung Quốc lại bị cô lập như ngày hôm nay. Tại Bắc Kinh, "hoàng đế họ Tập đang bị mất mặt". Từ khi "lên ngôi" năm 2012, Tập Cận Bình đã thâu tóm tất cả quyền lực, tặng cho mình khả năng lãnh đạo đất nước mãn đời. Ông Tập chủ trương đưa Trung Quốc trở thành "trung tâm" của thế giới, ngang hàng với Mỹ và đã hứa hẹn một "giấc mộng Trung Hoa" tươi sáng. Nhưng Covid-19 nằm ngoài kế hoạch của Bắc Kinh. Thế giới đang xa lánh Trung Quốc.

Tập Cận Bình muốn tránh theo chân Mikhail Gorbatchev để trở thành người đào mồ chôn vùi Đảng cộng sản Trung Quốc. Cựu lãnh đạo Liên Xô từng tâm sự, Liên bang Xô Viết xưa kia đã tan rã vì thảm họa nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl. Thách thức lần này của ông Tập, theo tác giả bài báo, là làm thế nào tránh để virus corona có sức công phá như lò máy điện hạt nhân ở Tchernobyl năm nào.

Covid-19, điểm nhạy cảm của ngành ngoại giao Trung Quốc

Cũng trên Le Figaro, thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh Sébastien Falletti bồi thêm : "Dịch bệnh làm Trung Quốc rớt đài". Covid-19 phơi bày ra ánh sáng thế yếu của ngành ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh đang rất khó chịu về thế yếu trên bàn cờ quốc tế.

Hàng loạt hoạt động ngoại giao của Trung Quốc bị đình trệ vì dịch viêm phổi lần này. Từ cuối tháng 01/2020, Bắc Kinh ngậm bồ hòn làm ngọt khi thấy các đối tác lần lượt hồi hương kiều dân ra khỏi ổ dịch Vũ Hán. Kể cả nước Nga cũng đã cấm cửa các công dân Trung Quốc và hầu hết các hãng hàng không quốc tế ngưng các chuyến bay tới Hoa lục. Trung Quốc thực sự bị "phong tỏa".

Thêm vào đó, khủng hoảng y tế tại cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu này đã buộc Bắc Kinh phải cầu viện quốc tế, như bất kỳ một quốc gia đang phát triển nào khác trên thế giới, chận đứng tham vọng soán ngôi Hoa Kỳ để trở thành "cái rốn của hành tinh".

Ngoài mặt, lãnh đạo Trung Quốc cảm ơn Pháp và 160 nguyên thủ đoàn kết với Bắc Kinh chống virus corona, nhưng ở hậu trường, "ngành ngoại giao Trung Quốc khó che giấu cay đắng" thấy các nước bạn lần lượt xa lánh. Bên cạnh đó, khủng hoảng lần này cũng đang làm lộ rõ tinh thần bài Trung Quốc ở khắp nơi, những hành vi kỳ thị người Trung Quốc càng kiến bức tranh thêm ảm đạm.

Đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại

Trong cơn hoạn nạn lần này, Trung Quốc thực sự chỉ có một người bạn duy nhất là Hun Sen, thủ tướng Cam Bốt. Ông này bị Le Figaro gọi là "một chư hầu của Bắc Kinh". Một điểm tựa duy nhất như vậy làm lộ rõ thế yếu của ngành ngoại giao Trung Quốc.

Chưa hết, Covid-19 còn phơi bày ra ánh sáng những bất cập, nếu không muốn nói là những "xấu xa" hay nhược điểm của siêu cường kinh tế thứ nhì trên thế giới mà Trung Quốc từ trước đến nay vẫn che đậy từ hệ thống y tế cho đến các màn kiểm duyệt, che giấu thông tin...

Với ngần ấy lỗ hổng, Le Figaro cho rằng sau dịch viêm phổi cấp tính do chủng mới gây nên lần này, các nhà đầu tư cân nhắc kỹ hơn trước khi bỏ vốn vào Trung Quốc. Về chính trị, Covid-19 cũng bắt các nhà lãnh đạo quốc tế đánh giá lại về "sức mạnh thực sự của ông khổng lồ Châu Á này", theo như nhận định của một nhà chính trị học Trung Quốc với báo Le Figaro.

Virus corona : Dân chết, chính quyền tiếp tục "trình diễn"

Vào lúc một phần các hoạt động tại Trung Quốc bị tê liệt vì virus corona, Libération chú ý đến sự kiện chủ tịch Tập Cận Bình trên đài truyền hình Nhà nước hôm Chủ Nhật 23/02/2020 nhìn nhận đây là "khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất" trong 70 năm qua đồng thời, đã có "một số thiếu sót trong việc xử lý dịch". Có điều, như ghi nhận của phóng viên báo Libération, Hoàn Cầu Thời Báo đã "quên" nhắc đến chi tiết này khi tường thuật lại về bài phát biểu của ông Tập.

Gần như cùng lúc chủ tịch Trung Quốc phát biểu trên đài truyền hình, thì ông Lý Khắc Cường tổ chức một màn trình diễn ngoạn mục. Cũng Libération thuật lại, thủ tướng họ Lý chủ trì một cuộc họp qua video quy tụ 170.000 quan chức, cán bộ, các giới chức quân sự trên toàn quốc để bàn về những biện pháp đối phó với dịch bệnh. Chùm ảnh cho thấy, 170.000 quan chức này đều đeo khẩu trang trong cuộc họp "từ xa" với thủ tướng ! Libération bình luận : màn trình diễn lố bịch đó mâu thuẫn với thông báo lạc quan chính Bắc Kinh đã tung ra cách nay vài hôm, đó là "số ca lây nhiễm mới thấp hơn so với số người đã được chữa khỏi".

Còn ở bên trong Vũ Hán ?

Trong khi đó, tại Vũ Hán từ một tháng qua, người dân sinh sống như thế nào kể từ khi thành phố này bị "cách ly" ? Le Figaro tiết lộ từ ba ngày qua, người dân bị cấm đi ra ngoài mua bán. Từ trước tới nay, cứ hai ngày một lần, mỗi hộ gia đình được phép để cho một người đi chợ. Nhưng từ hôm 22/02, dân cư Vũ Hán được lệnh ở yên trong nhà, lương thực do các tổ dân phố cung cấp.

Hình ảnh này gợi lại thời kỳ Mao Trạch Đông còn lãnh đạo đất nước. Một sinh viên 23 tuổi sống gần Vũ Hán kể lại với phóng viên báo Le Figaro rằng từ ngày 14/02, trong chung cư của cô, thang máy bị cúp, không một ai được xuống đường. Có đi bộ xuống cũng bị đuổi lên nhà trước khi ra khỏi cửa chung cư. Đây là một thay đổi quan trọng từ khi ông Tập Cận Bình gài người thân tín đứng đầu tỉnh Hồ Bắc. Không chỉ có Vũ Hán, mà cả ở Hàng Châu, Ôn Châu hay thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, gần với Thượng Hải người dân cũ bị "giam lỏng trong nhà".

Lo lắng lan rộng

Nhìn rộng ra ngoài phạm vi Hoa lục, Hàn Quốc, Iran là những điểm nóng mới với những ca lây nhiễm tăng nhanh. La Croix ghi nhận : tương tự như Trung Quốc, "Iran cũng đang bị các nước láng giềng đóng cửa biên giới", từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Afghanistan, hay Armenia.

Dịch đã lan sang tới Châu Âu : Ý phong tỏa 11 thành phố nhỏ ở miền bắc, Libération trên trang nhất chơi chữ "Ý đậy vung chuông" ngăn ngừa virus.

Tít trên tờ Les Echos gần giống với tựa của báo Libération : "Virus corona, nỗi lo sợ lan sang đến Châu Âu". Tờ báo kinh tế này của Pháp đã có tổng cộng 7 bài về những khía cạnh khách nhau của dịch viêm phổi cấp tính xuất phát từ Trung Quốc : nào là dịch bệnh đang trở thành một vấn đề "cấp bách của thế giới", "Báo động đỏ tại Hàn Quốc" ; "Ý rơi vào bẫy" của Covid-19 ; "Iran bầu lại Quốc hội trong nỗi lo âu dịch lan tràn"...

Trên trang internet được cập nhật từng giờ, độc giả không được trấn an chút nào với những bài : "đồng euro mất gia trước nguy cơ dịch bệnh lây lan tại Châu Âu" ; "virus corona lan rộng và gây hoảng hốt trên các sàn chứng khoán" ; "kinh tế Ý có nguy cơ chìm vào suy thoái"...

"Lo lắng" cũng xuất hiện trên trang nhất báo Le Monde và đây là tâm trạng của từ Tổ chức Y tế Thế giới đến Ý và kể cả Pháp.

Le Figaro lưu ý độc giả Covid-19 một khi đã "gõ cửa" nước Ý và Roma áp dụng các biện pháp mạnh theo kiểu Trung Quốc để đối phó, thì Pháp ở sát cạnh đã cảnh giác và tự đặt mình trong tư thế sẵn sàng đối phó trong trường hợp bệnh dịch bùng phát.

Tờ báo này tiết lộ chiều qua thủ tướng Edouard Philippe triệu tập bộ trưởng Quốc phòng, Nội vụ, Y tế và Giao thông để cùng "thẩm định tình hình". Bộ trưởng Y tTế Olivier Véran không loại trừ khả năng, dịch bệnh bùng phát tại Pháp. Trong ấn bản được cập nhật trên mạng, tờ báo này cho biết Bộ Y tế Pháp huy động "thêm 70 bệnh viện trên toàn quốc trong tư thế sẵn sàng".

Covid-19, kẻ phá rối

Dưới một góc độ không nghiêm trọng bằng, cũng tờ Le Figaro cho biết, virus corona sau khi đã phá hỏng mùa lễ hội hóa trang nổi tiếng của Venise, làm đảo lộn tuần lễ thời trang tại Milano của Ý, kể từ ngày 24/02, Covid-19 tiếp tục quậy phá tuần lễ Fashion Week của Paris : ít nhất 6 nhà may nổi tiếng của Trung Quốc hủy chương trình đến Paris. Nhiều nhà may tên tuổi dự trù trình làng các bộ "collection mới" qua Instagram và các mạng xã hội. Cầm chắc là virus corona không thể len lỏi qua cách kênh này để lây nhiễm cho bất kỳ một ai.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Ái tình thầm kín có chỗ trong "Thời của các trò chính trị hạ đẳng" ?

Virus corona mới tiếp tục hoành hành tại Trung Quốc, đe dọa thế giới, ám ảnh nước Pháp, dĩ nhiên là chủ đề không thể vắng trên các tuần báo Pháp, tuần thứ ba của tháng 2/2020. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước đột ngột làm lu mờ hàng loạt chủ đề nóng bỏng. Ứng cử viên vào chức thị trưởng Paris, của đảng cầm quyền, rút khỏi võ đài. Lý do : Một clip nóng bị tung lên mạng.

aitinh1

Ông Benjamin Griveaux trong buổi lễ bàn giao nhiệm vụ phát ngôn viên chính phủ cho người kế nhiệm, bà Sibeth Ndiaye (trái), Paris, 01/04/2019. Thomas SAMSON / AFP

"Cú đánh dưới thắt lưng" gây ra một làn sóng phẫn nộ trong đông đảo chính giới, nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi đầy thách thức về vị trí mong manh của cái riêng tư, thầm kín trong kỷ nguyên công nghệ số, kỷ nguyên mạng xã hội. Vụ ứng cử viên Benjamin Griveaux - người thân cận với tổng thống Macron - bị clip nóng, về một quan hệ thầm kín ngoài hôn nhân, hạ gục, được nhiều người coi là một biến cố chưa từng có trên chính trường nước Pháp. Nhà triết học Pháp Michel Ofray cảnh báo : những kẻ tấn công vào thế giới riêng tư của các cá nhân đang mở đường cho một chế độ toàn trị, nơi mọi ranh giới giữa cái công và cái riêng tư, thầm kín bị xóa bỏ.

Cuộc tình thoáng qua và "cú đánh dưới thắt lưng"

Tuần báo L’Obs chạy tựa lớn "Thời của các trò bẩn trong chính trị". "Cái riêng tư thầm kín, cuộc chiến thế kỷ" là tựa trang bìa của Le Point.

Le Point đứng hẳn về phía nạn nhân, hoặc các nạn nhân tiềm tàng, với hàng tít nhỏ : "Làm thế nào (còn có thể) bảo vệ được những bí mật của mình ?".

L’Obs có bài điểm lại nguồn cơn câu chuyện đã dẫn đến tuần lễ chấn động truyền thông Pháp, đưa ngôi sao đang lên của đảng cầm quyền, từng là quốc vụ khanh phụ trách nhiều bộ quan trọng, rớt đài. Ngày 17/05/2018, ông Benjamin – lúc đó là người phát ngôn chính phủ - trong thời gian công cán ở tỉnh, vào giờ nghỉ đã có các trao đổi video nóng qua mạng xã hội với một nữ sinh viên 27 tuổi (cô Alexandra de Taddeo), vừa làm quen. Vào thời điểm đó, ông Griveaux đã lập gia đình, có hai con. Gần hai năm sau, người phát đi clip nóng năm nào, đã trở thành nạn nhân, khi bạn tình (một nghệ sĩ Nga) của tình nhân cũ tung clip lên mạng.

"Bàng hoàng và ghê tởm"

Những dòng đầu tiên trong bài nhận định của nhà báo Natacha Tatu, trên L’Obs, với tựa đề "Những kẻ đồng lõa", tóm lược rõ một tâm trạng chung : "Bàng hoàng và ghê tởm, chúng ta đã bị ném vào vũng bùn lầy lội của những trò chính trị bẩn thỉu. Người Pháp - vốn thường nhắm mắt làm ngơ trước những cuộc phiêu lưu tình ái của giới lãnh đạo chính trị, được xem như là có thể chấp nhận được, chừng nào không phạm pháp – đã trở thành các khán giả bất đắc dĩ của vụ Griveaux. Họ cảm thấy rất rõ ràng là, với vụ này, một bức tường ngăn đã sụp đổ. Bức tường, mà phép lịch sự, sự liêm sỉ, tình cảm tôn trọng… đã từng khiến người ta e ngại, đã bị phá sập". Với sức mạnh ngày càng gia tăng của các mạng xã hội, những xâm phạm nhắm vào đời sống riêng tư thầm kín tăng vọt, không có luật lệ nào trên thế giới mạng có thể thay đổi được tình hình này.

Theo nhà báo Natachu Tatu, vụ Griveaux nói lên nhiều điều về nước Pháp, về người Pháp, về sự khốc liệt của xã hội hiện nay. Trong cuộc chiến mới, trên "các đấu trường mang tên Facebook, Twitter", "mọi đòn đánh đều được phép", ai cũng có thể "hạ sát" đối phương, và ai cũng có thể "bị hạ sát". Đây cũng là cái thời mà các phản kháng ngày càng trở nên triệt để hơn : từ đốt sách, đâm đổ cửa vào một trụ sở bộ, treo hình đầu tổng thống trên một ngọn giáo… việc tung clip nóng một thành viên có thế lực của đảng cầm quyền chỉ là một bước tiếp theo.

Tuy nhiên, theo nhà báo L’Obs, trong vụ này hay các vụ tương tự trước đây, trong hiện tại không có vấn đề "Mỹ hóa" đời sống chính trị Pháp. Lý do là : trong chính giới Pháp, không có ai lên tiếng bất bình về sự không chung thủy của Benjamin Griveaux, không ai lên lớp về đạo đức như ở Hoa Kỳ, nơi lập trường chính trị thấm đẫm "tư tưởng tôn giáo khắc kỷ". Không một ai lên tiếng đòi Benjamin Griveaux từ chức, cho dù chính trị gia này ít được thiện cảm.

Hai người làm rung chuyển Phủ tổng thống Pháp

Quyết định rút khỏi võ đài của ứng cử viên thị trưởng Paris không phải do bị gây áp lực trên báo chí, hay trong xã hội, như trường hợp nước Anh. Ông Griveaux cũng không hề là nạn nhân của một mưu đồ chính trị lớn. Benjamin Griveaux chỉ là nạn nhân duy nhất của hành động nhẹ dạ của bản thân, và nạn nhân của một nhóm các phần tử cực đoan trên mạng Twitter.

Nhà báo L’Obs lưu ý đây chính là điều đáng lo ngại nhất trong vụ này. L’Obs chỉ ra hai phần tử chính, một nghệ sĩ phản kháng người Nga có tính cách hết sức khác thường (tị nạn chính trị tại Pháp) và một luật sư theo quan điểm cực tả cuồng nhiệt, không kể người thứ ba, một phụ nữ - bạn gái của nghệ sĩ Nga và người nhận clip nóng của chính trị gia Pháp Benjamin Griveaux – mà vai trò hiện chưa được xác định rõ ràng. Chỉ với ba người, họ đã thành công trong việc biến một chuyện, lẽ ra chỉ gây ra điều tiếng trong phạm vi hẹp, trở thành thành "một trái bom chùm". Đòn tấn công ấy "đã làm rung chuyển Phủ tổng thống Pháp".

Gia đình gương mẫu bị lật mặt nạ

Trả lời phỏng vấn L’Obs, nhà xã hội học Vincent Tiberj nhận xét từ một góc nhìn khác.

Theo vị chuyên gia về các ứng xử trong tranh cử chính trị này, thì chính việc các chính trị gia có xu hướng ngày càng đặt đời sống cá nhân của mình vào vị trí trung tâm trong chính trị đã khuyến khích những phản ứng thái quá, như một hình thức phản kháng trả đũa tương xứng. Benjamin Griveaux vốn bị coi là người có quan hệ ít gần gũi, ít lắng nghe dân chúng. Để cải thiện tình hình, chính trị gia trẻ tuổi này đã cố gắng xây dựng hình ảnh về mình như là một người cha, một người chồng tốt trên nhiều chương trình truyền hình, tạp chí… Nhà xã hội học đặt câu hỏi : ông Griveaux bị tấn công tại đúng địa hạt này, giả sử một ứng cử viên chức thị trưởng Paris khác, như nhà toán học Cédric Villani, nếu có bị tấn công bằng một thủ đoạn tương tự, thì hiệu ứng chắc cũng sẽ rất khác.

Sự sụp đổ của thần tượng "sát gái"

Nhà xã hội học Vincent Tiberj cũng nhấn mạnh đến phong trào chống lại một truyền thống bắt rễ sâu tại Pháp, đề cao những chính trị gia nam giới có nhiều bạn tình nữ, đề cao những người có sức quyến rũ với người khác giới, và cả tính không chung thủy. Cuộc sống hai mặt trong hôn nhân của những nhân vật nổi tiếng như François Mitterrand, các cuộc chinh phục phụ nữ của cố tổng thống Pháp, trong một thời gian dài đã được ngưỡng mộ. Vụ bê bối tình dục - liên quan đến chính trị gia nổi tiếng đảng Xã hội Dominique Strauss-Kahn (biệt danh là DSK), nổi tiếng là "sát gái", bị phát lộ - đã mở ra một thời kỳ mới, mà vị thế thống trị của nam giới tưởng như bất khả xâm phạm bị thách thức. Bản thân Benjamin Griveaux không nổi tiếng với tư cách một kẻ "sát gái", nhưng rõ ràng là ông Benjamin Griveaux đã bị cuốn vào vòng xoáy của phong trào chống lại sự thống trị của nam giới trong đời sống tình ái, tình dục.

Vẫn trên L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia về kỹ thuật số Fabrice Epelboin, đặc biệt nhấn mạnh đến vụ việc này cho thấy giới nắm quyền dễ tổn thương như thế nào, và giới chính trị Pháp "đã kém sẵn sàng cho các cuộc chiến mới trong thế giới công nghệ số".

"Griveauxgate", nạn nhân của công nghệ số

Vụ Griveaux rớt đài do clip nóng cũng là chủ đề chính của tuần báo Le Point.

Le Point có bài xã luận "Địa chính trị của vấn đề clip nóng", đặt "vụ Griveauxgate" trong bối cảnh chung. Giờ đây, với một điện thoại di động trong tay, mỗi người có thể chụp được các ảnh trên màn hình, hay các dữ liệu về đời sống riêng tư của người khác, để dễ dàng phổ biến trên các mạng xã hội. Toàn bộ hành tinh đang đứng trước cuộc đảo lộn vô cùng lớn lao, với các hệ quả khó lường, với sự bành trướng mạnh mẽ của các công nghệ số, của cuộc chạy đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, phụ thuộc vào việc khai thác dữ liệu về các cá nhân. Theo, ủy viên Châu Âu về thị trường nội địa, ông Thierry Breton, dữ liệu về các hoạt động của con người "cứ 18 tháng lại tăng gấp đôi". Khó có ai có thể nằm bên lề cuộc thay đổi lớn về công nghệ số này.

"Cỗ máy chém thời 2.0" : "Chủ nghĩa toàn trị phương Tây"

Trở lại với vụ Griveaux, Le Point có bài nhận định chính của nhà triết học Michel Onfray, mang tựa đề cùng với tựa chung của tuần báo : "Cái riêng tư thầm kín : Cuộc chiến của thế kỷ". Nhà triết học Pháp cảnh báo những kẻ tấn công vào thế giới thầm kín, riêng tư, phần sâu thẳm trong mỗi cá nhân chính là mở đường cho việc thiết lập một chế độ toàn trị, nơi mọi ranh giới giữa cái công, cái tư và cái riêng tư bị xóa bỏ. Michel Onfray nhắc lại điểm chung của các chế độ toàn trị kiểu cũ, của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa Mao, trước đây, hay các chế độ toàn trị kiểu mới, đang hình thành tại phương Tây, có mục tiêu chung là "lột trần cá nhân", để phán xử cái phần riêng tư, sâu thẳm của mỗi con người.

Nhà triết học dùng từ "cỗ máy chém thời 2.0" để mệnh danh đòn đánh hèn hạ, tiêu diệt chính trị gia Benjamin Griveaux. Michel Onfray nhấn mạnh là vụ Griveaux sở dĩ xảy ra là do sự lên ngôi của những tham vọng tiêu cực trong đời sống chính trị hiện tại, cùng với các thói xấu lâu đời, như lòng hận thù, ghen tuông, khinh bỉ người khác. Michel Ofray đặt câu hỏi nghệ sĩ Nga Piotr Pavlensky, thủ phạm vụ tung clip nóng, từng được biết đến như một kẻ hành hung bằng dao, khiến hai người bị thương, có thực sự là một nghệ sĩ ? Và vụ tung clip rất có thể là một hành động đầy toan tính về chính trị, khi luật sư Juan Branco, người trợ giúp cho nghệ sĩ Nga, từng là luật sư của lãnh đạo cực tả Jean-Luc Mélanchon, và Le Point được biết là chính nghệ sĩ Nga này đã từng tham khảo ý kiến của luật sư trước khi tung clip lên mạng.

Chỉ còn cách "yêu trong bóng tối ?"

Cũng Le Point đăng tải ý kiến của triết gia Bernard-Henri Lévy, nhấn mạnh đến tính chất nguy hiểm của vụ Griveaux, không chỉ nhắm vào một cá nhân, mà còn phá hoại một cuộc bầu cử, và làm rúng động cả nền dân chủ, nhân danh sự minh bạch, chống lại thói đạo đức giả.

Những ai quan tâm hơn đến những cội nguồn lịch sử của không gian riêng tư, của những mối quan hệ phức tạp giữa các riêng tư thầm kín ở mỗi cá nhân với thể chế gia đình hiện đại, trong nhiều xã hội phương Tây, từ Pháp, Anh đến Mỹ, mỗi xã hội với những đặc điểm riêng, có thể đọc bài viết của nhà văn Pascal Bruckner trên Le Point, mang tựa đề "Những kẻ thực thi công lý vì đức hạnh". Nhà văn Pháp nhấn mạnh là Benjamin Griveaux đã phạm tội bất cẩn, vào cái thời mà đời sống riêng tư thầm kín của giới cầm quyền bị săm soi từ khắp nơi, nhân danh nỗi giận của dân chúng. Trong hoàn cảnh hiện nay, tốt hơn hết là học cách "yêu trong bóng tối".

55 giờ nước Pháp hút hồn vào vụ Griveaux

Khác với L’Obs, Le Point L’Express nhìn vụ Griveaux với con mắt chê trách, và ít nhiều giễu cợt. Mục "Cái nhìn của L’Express" có bài "Trong thời gian ấy, Trái đất vẫn quay…".

L’Express nhận xét, "trong gần 55 giờ đồng hồ, nước Pháp nín thở : Giữa thời điểm Griveaux từ bỏ cuộc đua vào ghế thị trưởng Paris…" cho đến khi có người thay thế. "Người ta giải thích với công chúng là tương lai của nền dân chủ lâm nguy. Sự độc tài của các mạng xã hội, sự biến mất của đời sống riêng tư, cái chết về chính trị của một con người : vụ Griveaux đã biến thành một một phiên tòa lớn, về chính trị và công nghệ số…". Từ các triết gia, chính trị gia đến chuyên gia về công nghệ số, về truyền thông, luật gia… đưa ra biết bao ý kiến, thường là thông minh, và đôi khi xuất sắc. Vụ Griveaux đã thu hút gần như toàn bộ sự chú ý công luận, trong thời gian này, trong lúc nhiều biến cố khác quan trọng hơn đã bị bỏ qua.

L’Express nhắc đến nguy cơ đại dịch Covid-19 đối với toàn cầu, dịch đang hoành hành tại Trung Quốc, hay cuộc đối đầu quyết liệt Mỹ-Trung, tại hội nghị an ninh quốc tế ở Munich, nơi ngoại trưởng Mỹ và đồng nhiệm Trung Quốc không che giấu những căng thẳng gia tăng trong quan hệ song phương, và gọi nhau là "kẻ ăn cắp" và "đồ dối trá".

L’Express thừa nhận là việc tung clip nóng nói trên rõ ràng là một sự xâm phạm bỉ ổi đến đời sống riêng tư, việc đi sâu thông tin về vụ việc cho phép làm sáng tỏ vấn đề, nhưng tuần báo Pháp cũng đặt câu hỏi, phải chăng sự tập trung chú ý quá mức đến vụ việc này có nguy cơ đe dọa chính các nền dân chủ, bởi với hành động như vậy, chúng ta đã cản trở mình nhìn ra và dự đoán trước được những biến động lớn của thế giới hiện nay ?

Trọng Thành

Published in Quốc tế
dimanche, 23 février 2020 10:14

Tin tức thời sự truyền hình 23/02/2020

Nguồn : RFI, 23/02/2020

Published in Video

Covid-19 : Pháp chuẩn bị hạn chế vạ lây từ dịch bệnh tại Trung Quốc

Phản ứng bàng hoàng tại Đức sau vụ xả súng mang tính chất bài ngoại ở Hanau tối thứ Tư vừa qua làm 9 người thiệt mạng, cũng như cuộc bầu cử quốc hội hôm nay ở Iran với khả năng đưa phe bảo thủ Hồi giáo trở lại nắm quyền là hai chủ đề nổi bật trên báo chí Pháp ra ngày hôm nay, 21/02/2020.

phap1

Bệnh viện Bichat tại Paris (Pháp), nơi chữa trị người bị nhiễm virus corona. Ảnh minh họa chụp ngày 15/02/2020. Reuters/Charles Platiau

Tuy vậy, các báo vẫn không quên dành nhiều trang và bài vở phân tích thêm về dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành tại Trung Quốc, và đang trong chiều hướng lan rộng tại hai nước láng giềng Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Về dịch Covid-19, dù không chạy thành tựa lớn, nhưng nhật báo kinh tế Les Echos đã nêu bật trên trang nhất nỗi lo ngại của chính quyền Pháp trước các tác hại kinh tế của trận dịch đang hoành hành tại Trung Quốc.

Pháp có thể bị mất 0,1% tăng trưởng vì virus corona

Trong bài "Virus Corona : Bercy (tức trụ sở Bộ Kinh tế Pháp) bên giường bệnh của các doanh nghiệp", Les Echos cho biết là một cuộc họp được mở ra vào hôm nay tại trụ sở Bộ Kinh tế Pháp về chủ đề dịch bệnh Covid-19. Nhật báo Pháp nêu rõ mục tiêu của chính quyền là "thẩm định tình hình hiện nay để dự phóng các khó khăn sắp tới". Chính vì vậy mà cuộc họp sẽ không nhằm mục tiêu đề ra các giải pháp cụ thể, mà chỉ là để lắng nghe các doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải đối mặt với các khó khăn.

Đối với Les Echos, các khó khăn mà các công ty Pháp gặp phải không hề ít trong bối cảnh nước Pháp nhập khẩu đến 53 tỉ euro từ Trung Quốc.

Cho đến thời điểm hiện tại, kể cả sau ước tính vào hôm qua của tập đoàn hàng không Air France, theo đó tác hại của dịch bệnh sẽ lên đến mức từ 150 đến 200 triệu euro, ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 trên nền kinh tế Pháp nói chung, còn chưa mạnh lắm. Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, chuyên gia của bộ Tài Chánh đã ước tính rằng con virus corona sẽ làm giảm khoảng 0,1% mức tăng trưởng GDP của Pháp trong năm nay.

Tuy nhiên, theo Les Echos, cần phải thận trọng trước ước tính trên vì nếu cuộc khủng hoảng kéo dài đến giữa tháng 3, thì các vấn đề sẽ trở nên khó quản lý hơn. Một ví dụ rất cụ thể : Một container phải mất bốn đến năm tuần để đi từ Thượng Hải đến Rotterdam (Hà Lan). Tuy nhiên, việc một phần của Trung Quốc bị phong tỏa vì dịch bệnh, kéo theo việc đóng cửa nhiều nhà máy chỉ mới bắt đầu vào ngày 24 tháng Giêng vừa qua.

Pháp bị vạ lây vì 53 tỉ euro hàng nhập từ Trung Quốc

Trong bối cảnh Pháp đã nhập khẩu 53 tỉ euro hàng hóa Trung Quốc vào năm ngoái, các lĩnh vực như ô tô và hàng tiêu dùng đại chúng từ quần áo, hàng điện tử tiêu dùng, cho đến thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, các ngành đều có nguy cơ bị thiệt hại.

Ngành chế tạo xe hơi ở Pháp chẳng hạn, vốn dựa trên nhiều loại linh kiện sản xuất ở Trung Quốc, hiện chưa thấy hề hấn gì, do thời hạn 4 tuần chuyên chở trên biển. Nhưng vài ngày tới đây, khi nguồn hàng đó cạn đi thì tình hình chắc chắn sẽ xấu đi. Tình hình tương tự cũng sẽ xẩy ra với ngành sản xuất dược phẩm và hóa chất.

Ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng cũng bị tác hại trong bối cảnh du khách Trung Quốc từng chi ra gần 4 tỉ euro để đến thăm Pháp. Ngành công nghiệp xa xỉ, với Trung Quốc là một thị trường lớn cũng bị ảnh hưởng.

Cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng xấu trên nền kinh tế Pháp một cách gián tiếp khi đánh vào Đức, đối tác thương mại hàng đầu của Pháp.

Vấn đề nhức nhối cho Pháp là Đức được cho là quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất của các xáo trộn trong dây chuyền sản xuất do dịch Covid 19 gây ra. Cơ quan thẩm định tài chính quốc tế S&P chẳng hạn, đã ước tính là Covid-19 sẽ làm Đức mất đến 0,2 điểm tăng trưởng trong năm nay. Khó khăn tại Đức tất yếu sẽ làm cho các công ty Pháp xuất khẩu qua Đức gặp ảnh hưởng.

Chuyên gia Pháp : "Giả thuyết về đại dịch toàn cầu không đứng vững"

Hồ sơ về Covid-19 trên báo Pháp dĩ nhiên cũng đề cập đến các khía cạnh chính trị, xã hội của dịch bệnh.

Les Echos chẳng hạn đã nêu bật ý kiến của chuyên gia Eric Chaney, cố vấn kinh tế tại Viện Montaigne lạc quan cho rằng : "Giả thuyết về đại dịch coronavirus có vẻ khó đứng vững". Theo chuyên gia này, nếu căn cứ vào tình hình hiện nay, thì khả năng con virus corona từ Trung Quốc chạy ra tàn phá thế giới vẫn còn thấp.

Cho dù vậy, hậu quả của dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc là một thực tế. Việc dịch bệnh bùng lên và các gián đoạn trong dây chuyền sản xuất thế giới mà con virus gây ra sẽ thúc đẩy các công ty ngoại quốc di dời các nguồn cung ứng ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Giáo sư Nhật vạch trần sai sót của việc cách ly trên tàu Diamond Princess

Libération đã phỏng vấn giáo sư Kentaro Iwata, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Kobe Nhật Bản, khẳng định rằng : "Trên tàu Diamond Princess, tôi thấy rằng các nguyên tắc cơ bản trong việc kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đã không được tôn trọng".

Theo Libération, trong khoảng vài tiếng đồng hồ khuya thứ Ba, 18/02, giáo sư Iwata đã làm khiến cho các mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông và chính phủ Nhật Bản phải phát cuồng lên bằng một thông điệp video.

Học giả đã từng chiến đấu chống lại bệnh Ebola hoặc dịch tả ở Châu Phi, dịch viêm phổi cấp tính Sars và Mers ở Trung Quốc, cho biết là ông thấy kinh hoàng trước tình trạng trên du thuyền Diamond Princess.

Sau khi đã tự cách ly mình vì đã trải qua nhiều tiếng đồng hồ trên du thuyền, giáo sư Iwata đã trả lời câu hỏi của các phóng viên ở Tokyo vào hôm qua, khẳng định rằng trên tàu "Không có sự tách biệt rõ ràng giữa các khu vực màu đỏ [nơi có người bị ô nhiễm] và khu vực màu xanh lá cây [nơi có những người được coi là khỏe mạnh]".

Ông cho biết tiếp : "Đối với thủy thủ đoàn, họ không thể tự bảo vệ mình và tôi thấy một số người thậm chí đã xuôi tay nói rằng dù sao thì tôi cũng đã bị lây nhiễm". Theo ông, hành khách đã rời tàu nên được theo dõi ít ​​nhất hai tuần.

Sau thông điệp của ông, tình hình trên tàu đã được cải thiện, và giáo sư Iwata đã hoan nghênh điều này. Thế nhưng ông cho rằng: "Không có gì chắc chắn rằng điều đó sẽ dẫn đến việc xem xét lại cách Nhật Bản tiếp cận những khủng hoảng kiểu này". Ông kêu gọi: "Đừng để cho giới quan liêu quy định các thủ tục cần thực hiện".

Đức chấn động vì khủng bố cực hữu

Về thời sự quốc tế, báo chí Pháp, như nói ở trên đã dành rất nhiều bài vở cho cơn chấn động tại Đức, sau vụ xả súng vào hai quán ba uống trà và hút thuốc ở Hanau, gần Frankfurt của người thuộc cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan, đã khiến cho 9 người thiệt mạng. Các báo đều nêu bật sự kiện ngành Tư Pháp Đức đã vạch mặt chỉ tên phe cực hữu là thủ phạm vụ tấn công.

Báo Le Monde chạy tít lớn trang nhất : "Đức bị chấn động vì khủng bố cục hữu", ghi nhận rằng "toàn bộ các tầng lớp chính trị Đức tố cáo đảng cực hữu AfD là nuôi dưỡng một bầu không khí khuyến khích khủng bố kỳ thị chủng tộc".

Đối với tờ báo Pháp, vụ xả súng ở Hanau đã làm dấy lên tình đoàn kết dân tộc, và trong khoảng thời gian một phút mặc niệm, 20 lãnh đạo chính trị của đất nước đã gạt bỏ qua một bên các bất đồng, đã nắm tay với nhau dưới cổng Brandebourg ở Berlin, để tưởng niệm 9 người chết trong vụ khủng bố.

Trong bài xã luận, Le Monde đánh giá là "Đức đang đối mặt với nguy cơ khủng bố nâu, tức là nạn khủng bố của các phần tử phát xít, đang gia tăng một cách đáng ngại nhắm vào giới đại biểu dân cử và người nước ngoài". Đối với tờ báo, bà Angela Merkel nhất thiết phải hành động.

Iran : Phe Bảo thủ tôn giáo sẽ trở lại cầm quyền

Hồ sơ quốc tế thứ hai được các báo quan tâm là khả năng phe bảo thủ tôn giáo ở Iran quay trở lại cầm quyền ở Tehran, nhân cuộc bầu cử Quốc hội hôm nay.

Trên trang nhất, Le Figaro cảnh báo : "Iran sắp rơi vào tay cánh triệt để của chế độ". Tờ báo thấy trước là cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân có lẽ chứng kiến chiến thắng của các thành phần cực kỳ bảo thủ ở Iran và sẽ là "giai đoạn đầu tiên của tiến trình co cụm trở lại".

Giai đoạn thứ hai sẽ diễn ra vào năm tới với cuộc bầu tổng thống, bầu người kế nhiệm ông Hassan Rohani thuộc cánh ôn hòa. Và người kế nhiệm này, theo Le Figaro sẽ là "một nhân vật triệt để, để đối đầu với Donald Trump mà lãnh đạo Iran thấy là sẽ được bầu lại".

Như vậy là cuộc bỏ phiếu ngày mai phải chăng không có gì đáng chú ý vì kết quả đã an bài. Đối với Libération, yếu tố quan trọng cần theo dõi là tỉ lệ người không đi bầu, phản ánh mức độ thách thức của người dân đối với phe bảo thủ cực đoan.

Libération cũng cùng nhận định với Le Figaro, cho rằng phe ôn hòa đang cầm quyền và đồng minh của họ sẽ thất bại và "sẽ phải nhường chỗ cho những người chủ trương cứng rắn".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Virus corona - Covid-19: Trung Quốc bắt người dám nói "sự thật mất lòng"

Trong giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" toàn dân chống dịch, Bắc Kinh không chấp nhận bất kì tiếng nói chỉ trích nào. Bộ máy kiểm duyệt liên tục phải xóa những lời bình luận bất bình, phẫn nộ sau khi hai bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) và Lưu Trí Minh (Liu Zhiming) lần lượt qua đời vì nhiễm virus corona mới.

covid1

Chân dung chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên đường phố Thượng Hải, ngày 10/02/2020. Reuters/Aly Song

Đối với những người dám công khai lên tiếng chỉ trích cách quản lý khủng hoảng Covid-19, chính quyền bắt giữ hoặc cưỡng ép "cách ly" dịch bệnhtại nhà. Đó là trường hợp mà luật gia Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) và giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) đang phải trải qua.

Nhật báo Le Monde (ngày 20/02/2020) cho biết "Bắc Kinh đang bịt miệng hai nhà đối lập". Luật gia 46 tuổi Hứa Chí Vĩnh bị bắt, cùng với vợ, ngày 15/02/2020, ở nhà luật sư Dương Bân (Yang Bin) ở Quảng Châu, nơi ông ẩn náu sau khi bị truy nã vì tham gia một cuộc họp kín với khoảng 20 luật gia và nhà đấu tranh nhân quyền về "quá độ dân chủ tại Trung Quốc" vào tháng 12/2019 ở Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến). Ngay sau đó, bốn người tham gia cuộc họp nay đã bị bắt, trong đó có luật sư Đinh Gia Hỷ (Ding Jiaxi), bị xóa tên khỏi đoàn luật sư, vì bảo vệ nhân quyền.

Trước đó, ông Hứa Chí Vĩnh từng bị kết án bốn năm tù vào năm 2014 vì "gây rối trật tự công cộng". Được trả tự do ngày 15/07/2017, ông tiếp tục đấu tranh vì một Nhà nước pháp quyền và lên án nạn tham nhũng. Ngay cả trong thời gian bỏ trốn, ông cũng lên án cách xử lý khủng hoảng Covid-19 của chính quyền, đồng thời kêu gọi chủ tịch Tập Cận Bình từ chức. Khi ông Hứa Chí Vĩnh bị bắt, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lo ngại ông sẽ bị kết án nặng dù lý do bắt giữ vẫn chưa được công bố.

Trường hợp thứ hai là giáo sư luật Hứa Chương Nhuận, bị ép cách ly tại nhà từ ngày 16/02 và bị cấm mọi hình thức trao đổi với bên ngoài. Một nhân chứng cho nhật báo Anh The Guardian biết : "Họ giam ông ấy ở nhà, lấy lý do là ông phải bị cách ly" do vị giáo sư vừa từ tỉnh An Huy (Anhui) trở về. Ngày 04/02, ông đăng trên mạng bài viết : "Cảnh báo virus : khi giận dữ mạnh hơn nỗi sợ", một bài chỉ trích ảnh hưởng mạnh đến chính quyền. Ngay khi đăng bài viết này, ông đã biết trước "sẽ bị trừng phạt. Và có thể đây là bài viết cuối cùng của tôi".

Giáo sư Hứa Chương Nhuận từng giảng dạy tại đại học Thanh Hoa danh tiếng. Tháng 07/2018, ông đăng một bài viết chỉ trích Hiến pháp được sửa đổi cho phép chủ tịch Tập Cận Bình có thể nắm quyền trọn đời. Từ đó, vị giáo sư luật bị cấm giảng dạy.

Sau hai tuần để thả nổi một số lời chỉ trích cách giải quyết khủng hoảng, đến đầu tháng Hai, Bắc Kinh thông báo tăng cường kiểm soát Internet và mạng xã hội. Theo tổng kết của tổ chức phi chính phủ China Human Rights Defenders ngày 07/02, có 351 người bị "trừng phạt" vì đã "phát tán tin đồn sai lệch" về virus corona mới.

Bên cạnh việc kiểm duyệt, theo xã luận của Le Monde, chính quyền Bắc Kinh quyết tâm lấy lại quyền kiểm soát thông tin. Cả một bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản được đưa vào cuộc để "hướng dẫn công luận và tăng cường kiểm soát thông tin". Bất kỳ lời chỉ trích nào cũng không được chấp nhận, như trường hợp ba nhà báo của Wall Street Journal bị trục xuất khỏi Trung Quốc, theo thông báo ngày 19/02, dù ba nhà báo này không liên quan đến bài viết "Người bệnh thực sự của Châu Á", được đăng trong mục Ý Kiến của Wall Street Journal.

Doanh nghiệp Pháp tại Trung Quốc lao đao vì Covid-19

Nền kinh tế Trung Quốc gần như chững lại từ bốn tuần nay khiến các doanh nghiệp Pháp tại đây, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mất khoảng 50% doanh thu trong quý I năm 2020.

Nhật báo kinh tế Les Echos nhận định : "Doanh nghiệp Pháp tại Trung Quốc chịu sức ép lớn vì virus corona mới". Tất cả mọi lĩnh vực đều bị tác động, nhưng nặng hơn cả là ngành dịch vụ do "tất cả các chuyến du lịch bị hủy, chúng tôi không còn việc làm", theo giải thích của bà Emilie Chaudouard, điều hành văn phòng du lịch TravelStone ở Bắc Kinh. Hiện tại, họ chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng được khống chế để tránh biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Trong trường hợp khả quan, họ hy vọng có thể hoạt động bình thường trở lại vào giữa tháng Ba.

Virus corona mới cũng khiến ngành thời trang Ý lao đao, với doanh thu giảm khoảng 30% trong quý I năm 2020, theo nhật báo kinh tế Les Echos. Chỉ riêng giới khách hàng Châu Á, đặc biệt là du khách Trung Quốc, mang lại khoảng 40% doanh thu cho lĩnh vực này. "Có đến 80% người mua và các nhà điều phối ngành thời trang Trung Quốc sẽ không đến" Ý để tham dự các cuộc trình diễn thời trang, nên các nhà tạo mẫu đã tổ chức chiếu trực tiếp trên mạng những buổi trình diễn này.

Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với cú sốc Covid-19

Các nước Đông Nam Á sẽ chịu tác động về kinh tế nặng nề do dịch Covid-19, vì vừa ở sát Trung Quốc vừa phụ thuộc vào cường quốc thứ hai thế giới trên nhiều lĩnh vực. Tác động nặng nề đến mức nào, còn tùy thuộc vào thời gian kéo dài của dịch bệnh, theo nhận định của Le Monde.

Thiệt hại trước mắt là ngành du lịch và công nghiệp gia công. Nền kinh tế Thái Lan vốn đã đìu hiu với mức tăng trưởng chỉ đạt 2,4% năm 2019, mức thấp nhất kể từ 5 năm gần đây, giờ phải hứng thiệt hại về lượng du khách Trung Quốc sụt giảm : Họ chiếm đến 1/3 tổng số du khách nước ngoài trong năm 2019. Thêm vào đó, do sợ lây nhiễm, người dân Bangkok cũng đóng cửa ngồi nhà, khiến hoạt động kinh doanh trì trệ.

Singapore có thể sẽ mất khoảng 30% du khách. Ngày 18/02, chính phủ đảo quốc dự kiến chi hơn 4 tỉ euro, gồm tiền hoàn thuế hoặc các khoản vay với lãi suất ưu đãi, để hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động từ nguồn cung cấp Trung Quốc. Giới chuyên gia cho rằng tăng trưởng của Singapore sẽ bị mất từ 0,5 đến 1 điểm.

Đối với Indonesia, hiện là nền kinh tế lớn nhất ASEAN, cuộc khủng hoảng dịch tễ tại Trung Quốc xảy ra không đúng thời điểm, vì nền kinh tế nước này, trong năm 2019, đã phải hứng hậu quả từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và giá nhiên liệu sụt giảm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Indonesia, chủ yếu về dầu lửa, khí đốt, than đá, dầu cọ… Với cuộc khủng hoảng dịch tễ này, khối lượng xuất khẩu sẽ còn giảm bớt trong năm 2020, theo đánh giá của Helmi Arman, nhà phân tích của Citi Indonesia.

Quỹ Carnegie nhận định "rất nhiều nước láng giềng của Trung Quốc trông cậy quá nhiều vào Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế của họ". Việt Nam là một ví dụ điển hình, lĩnh vực sản xuất của nước này, liên hệ quá chặt chẽ vào thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố giúp Việt Nam có sức tăng trưởng mạnh, giờ trở thành một trong những nước bị tác động trực tiếp nhất.

Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu vào các nước ASEAN. Liệu sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc có khiến các nước Đông Nam Á xem xét lại mô hình kinh tế mà ASEAN đang theo đuổi kể từ khi Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới ? Theo Le Monde, trước mắt, chính phủ các nước ASEAN sẽ xem xét hạ lãi suất và hạ giá đồng tiền để hàng xuất khẩu của họ trở nên hấp dẫn hơn. Trong khi chưa biết đến khi nào dịch bệnh mới hết, các nước ASEAN chỉ còn cách gồng mình chờ những ngày tươi đẹp hơn.

Liên Hiệp Châu Âu bất đồng về ngân sách 2021-2027

Cứ khi bàn đến ngân sách là bất đồng lại nổi lên trong Liên Hiệp Châu Âu. Trong hai ngày 20 và 21/02/2020, lãnh đạo của 27 nước họp tại Bruxelles để bàn về ngân sách 2021-2027. "Một thượng đỉnh bế tắc chính trị", theo nhật báo La Croix, và cũng là nhận định của Le Monde, Le Figaro Libération.

Le Figaro cho rằng khi bàn về ngân sách Châu Âu, có những ưu tiên mới nhưng cũng có cả những tranh cãi từ xưa. Tìm được tiếng nói chung về thỏa thuận ngân sách cho đến năm 2027, đối với Le Figaro, dường như là điều không dễ dàng.

Libération cũng cho rằng cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên về ngân sách, sau Brexit, sẽ thất bại. Đối với nhật báo thiên tả, khi bàn về "Ngân sách Liên Hiệp Châu Âu : Thời điểm thanh toán lẫn nhau". Các nước giầu ích kỉ muốn cắt bớt ngân sách của khối, trong khi những nước còn lại tìm cách thúc đẩy tăng ngân sách để phát triển một dự án Châu Âu.

Còn theotheo Le Monde"giữa khối 27 nước là mối quan hệ quyền lực và mặc cả ngân sách". Khoản ngân sách 1.095 tỉ euro, chiếm khoảng 1,074% GDP của toàn khối, so với mức 1,16% trong giai đoạn 2014-2020. Trong đó, khoảng 65% sẽ được dành cho các chính sách lớn của Liên Hiệp Châu Âu, như nông nghiệp, các quỹ liên kết, phần còn lại sẽ dành cho chi phí hoạt động của các cơ quan của khối, nghiên cứu, kỹ thuật số, quốc phòng, nhập cư, chương trình trao đổi Erasmus…

Bốn nước Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch không muốn chi hơn 1% GDP của Châu Âu, trong khi 17 nước "Hữu nghị liên kết" thì muốn duy trì ngân sách dành cho các dự án liên kết, mà những nước này được hưởng nhiều hơn. Trong bối cảnh này, Đức và Pháp tỏ ra kín tiếng. Thực ra, giữa hai nước đầu tầu hiện có một số bất đồng, như Pháp muốn thúc đẩy một chiến lược phòng thủ chung Châu Âu, trong khi Đức, nước đóng góp đến hơn 1/5 ngân sách của Liên Hiệp, thì không muốn chi thêm.

Trong một bài viết khác, Le Monde nhận định : "Sau Brexit, Đông Âu mất một đồng minh, nhưng sức ảnh hưởng lại gia tăng". Một số trọng trách trong khối, hoặc trên thế giới hiện đang nằm trong tay của các chính trị gia Đông Âu, như tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Thế giới là bà Kristalina Gẻogieva, người Bulgaria, chức chưởng lý Châu Âu có thể sẽ được trao cho bà Laura Kovesi, người Romania, đứng đầu đảng Nhân Dân Châu Âu (EPP, cánh hữu và trung hữu), chiếm đa số ở Nghị Viện, là một người Ba Lan.

Chuyện về một phụ nữ Bắc Triều Tiên

Nhật báo La Croix giới thiệu cuốn sách "Mijin, lời xưng tội của một phụ nữ Bắc Triều Tiên theo Công giáo" của nhà báo Dorian Malovic và nhà nghiên cứu Juliette Morilott.

Minjin sinh năm 1969 trong một gia đình cán bộ ở Bắc Triều Tiên. Bà biết cách tuân theo điều lệ, quy tắc, và được coi là một công dân mẫu mực, thậm chí được tín nhiệm để được tuyển "theo dõi bí mật", rồi dần được giao một số trọng trách. Thế nhưng, chỉ một lần phản đối công an, bà có nguy cơ bị đi trại cải tạo, nên bà đã trốn sang Hàn Quốc và hiện sống ở Seoul. Minjin cho biết "đã phải quyết định bỏ trốn trong khi không hề có ý định từ bỏ Tổ quốc".

Qua lời kể của Mijin, hai tác giả miêu tả lại một xã hội nơi sự nghi ngờ ngự trị, "mỗi người phải biết tỏ ra thanh đạm, nói dối và che đậy". Như Minjin, khoảng 30.000 người Bắc Triều Tiên rời tổ quốc trong vòng 30 năm gần đây.

Thu Hằng

Điểm báo Pháp - Trung Quốc bắt người dám nói "sự thật mất lòng"

Published in Châu Á

Virus corona : Chuyện gì đã thực sự xảy ra ở Trung Quốc ?

Làm thế nào có thể hiện diện tại Liên Hiệp Quốc với tư cách người bảo vệ trật tự và luật pháp quốc tế, nếu không tôn trọng Nhà nước pháp quyền tại chính nước mình ? Đó là vấn đề của Trung Quốc. Và là vấn đề của tất cả chúng ta, nếu nạn dịch corona biến thành đại dịch.

chuyen0

Bên trong một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 13/02/2020. Reuters

Thời sự nước Pháp hôm nay 17/02/2020 tập trung vào vụ ứng cử viên vào chức đô trưởng Paris của đảng Cộng hòa Tiến Bước (LREM) cầm quyền Benjamin Griveaux phải từ chức sau khi bị tung clip nhạy cảm, bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn thay thế trong lúc chỉ còn một tháng nữa là đến kỳ bầu cử. Bên cạnh đó là hồ sơ cải cách chế độ hưu : Quốc hội bắt đầu họp phiên toàn thể để xem xét hôm nay, trong khi có đến 41.000 đề nghị sửa đổi.

Về quốc tế, hai chủ đề được báo chí Pháp chú ý nhiều nhất là dịch virus corona, và sự đối đầu Mỹ-Trung trong hội nghị an ninh tại Munich (München). Les Echos có một phóng sự dài mô tả "Cuộc sống tại Bắc Kinh trong thời kỳ virus corona". Le Monde thì cho biết "Cảnh sống khép kín đầy khủng hoảng trên chiếc tàu du lịch Diamond Princess". Le Figaro nói về "Bài học của một Tchernobyl dịch tễ".

Không thể chấp nhận một nửa sự thật, trước tính mạng 1,4 tỉ người

Nhà bình luận Dominique Moisi đặt câu hỏi trên Les Echos "Chuyện gì đã thực sự xảy ra ở Trung Quốc ?". Dù không muốn bi kịch hóa tình hình, nhưng việc Bắc Kinh giữ bí mật số liệu khiến khó thể đánh giá đúng tầm mức của nạn dịch.

Tác giả nhắc lại việc trong dịch SARS năm 2003, thủ tướng Pháp thời đó là Jean-Pierre Raffarin vẫn giữ nguyên kế hoạch đến thăm Trung Quốc, và được Bắc Kinh coi là người thân thiết. Tuy nhiên tình bạn không có nghĩa là đồng lõa. Khi tính mạng của 1 tỉ 400 triệu người (và có thể hơn nữa) bị đe dọa, thì không thể chấp nhận một nửa sự thật, và trong trường hợp của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO), là phê phán nửa chừng.

Những gì xảy ra trên thực tế tại Hoa lục ? Y học chưa biết con virus sẽ biến thể ra sao, cộng với thói quen giấu diếm của chế độ Bắc Kinh, khiến khó thể trả lời được câu hỏi này. Nhiều tuần lễ quý giá đã mất đi, gây hậu quả không thể khắc phục được, tạo ra nỗi sợ hãi và chính quyền liền kiểm soát hầu như toàn bộ thông tin.

Để biện minh cho sự tập trung quyền lực, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nêu cao tinh thần đoàn kết phía sau Đảng. Và như thế, theo họ phải duy trì bí mật tình hình, không có tự do báo chí và các quyền tự do công dân. Tuy nhiên Les Echos nhấn mạnh, nhân danh đoàn kết quốc gia, Bắc Kinh siết chặt Hồng Kông và cứng rắn với Đài Loan, dẫn đến phong trào phản kháng ở cựu thuộc địa Anh ; còn người Đài Loan đặt tự do, Nhà nước pháp quyền lên trên sự gắn bó với "mẫu quốc".

Tư cách ở Liên Hiệp Quốc ?

Bài viết cho rằng nếu nói về một "Tchernobyl Trung Quốc", hoặc so sánh cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) với vụ tự thiêu của người bán hàng Tunisie gây ra Mùa Xuân Ả Rập có thể đôi chút cường điệu. Tập Cận Bình không phải là Gorbatchev hay Ben Ali, Trung Quốc không phải là Tunisia, cũng không trong tình trạng như Liên Xô cuối thập niên 80. Tuy nhiên trước một nạn dịch quy mô như thế, sự thiếu vắng Nhà nước pháp quyền và đối lập khiến việc ngăn chận dịch bệnh cũng khó như tạo được niềm tin nơi người dân.

Tác giả Dominique Moisi cho biết, tháng 5/1986, khoảng 15 ngày sau thảm họa Tchernobyl, ông có mặt ở Moskva vì công việc. Rất nhiều lần, ông bị người dân chận lại hỏi với vẻ sợ hãi : "Ông là người phương Tây, có thể nói cho chúng tôi biết có thể ăn uống những thứ gì ? Chính quyền nói dối chúng tôi".

Nhà nghiên cứu dự báo một khi ra khỏi khủng hoảng virus corona, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục độc quyền lãnh đạo, dù thời gian đầu giọng điệu có bớt vênh vang. Tuy nhiên một câu hỏi căn bản được đặt ra.

Chủ nghĩa toàn trị tuyệt đối bản thân nó ẩn chứa những nghịch lý. Làm thế nào có thể hiện diện tại Liên Hiệp Quốc với tư cách người bảo vệ trật tự và luật pháp quốc tế, nếu không tôn trọng Nhà nước pháp quyền tại chính nước mình ? Đó là vấn đề của Trung Quốc. Và là vấn đề của chúng ta, nếu nạn dịch corona biến thành đại dịch.

Virus corona thách thức mô hình toàn trị của Trung Quốc

Cũng trên Les Echos, chuyên gia tư vấn Jean-Joseph Boillot nhận định "Mô hình Nhà nước toàn trị theo kiểu Trung Quốc bị con virus thách thức".

Hãy còn quá sớm để đánh giá tác động kinh tế ngắn và trung hạn của nạn dịch virus corona, nhưng đã có thể đặt câu hỏi về nguyên nhân và hậu quả với thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là hồi kết cho toàn cầu hóa quá tự do, và chủ trương tất cả cho thị trường. Còn cuộc khủng hoảng Trung Quốc năm 2020 là hồi chuông báo tử cho mô hình phát triển dưới thể chế độc tài.

Trong khi video về việc xây dựng cấp tốc một bệnh viện 1.000 giường có thể khiến một số người ngưỡng mộ mô hình Nhà nước toàn trị, thông tin về nạn dịch xảy ra ở Vũ Hán từ ngày 08/12/2019 đã khẳng định giả thiết của nhà kinh tế tên tuổi Amartya Sen về mối quan hệ giữa dân chủ và nạn đói. Đói kém không phải do thiếu lương thực, mà do chế độ độc tài kiểm soát thông tin.

Thứ đến, mô hình phát triển kiểu Bắc Kinh – đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, kế hoạch hóa… đại quy mô – mang lại nghịch lý : tàu cao tốc, Con đường tơ lụa mới là lý tưởng để phát tán bệnh truyền nhiễm.

Khủng hoảng tính chính danh của Đảng cộng sản

Trước mắt tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm tới sẽ sụt xuống dưới 4%, và hậu quả trong trung hạn được minh họa trong chính chữ Hán "nguy cơ" - vừa nguy hiểm vừa là cơ hội. Đây là sự khủng hoảng tính chính danh của một chế độ hứa hẹn thịnh vượng đổi lấy tự do, mà Hồng Kông và Đài Loan chỉ là bề nổi phía trên cơn sóng ngầm Tây Tạng và Tân Cương.

Từ một năm qua, người dân Trung Quốc rất bất mãn trước khủng hoảng dịch heo : 300 triệu con heo bị tiêu diệt, khiến giá thịt heo mà họ vốn ưa thích tăng vọt. Nhưng câu trả lời của Nhà nước là đầu tư cho những nhà máy kiêm nông trại 12 tầng lầu, để mặc các hộ chăn nuôi gia đình tự xoay sở, trong khi dân chúng mong muốn một cuộc sống "xanh và sạch", thuận với thiên nhiên.

Nhìn chung trên toàn cầu, cuộc khủng hoảng mô hình Bắc Kinh sẽ làm tăng quá trình phi toàn cầu hóa, tái chuyển dịch sản xuất. Những nước đang phát triển chẳng hạn ở Châu Phi sẽ thoát được chế độ thực dân mới, còn với những nước phát triển, có thể hạn chế được tình trạng tiêu dùng quá lố, bất chấp hệ quả xã hội, môi trường. Như vậy con virus corona chưa hẳn chỉ mang lại toàn tin xấu.

"Ăn cắp", "nói dối"… Hoa Kỳ và Trung Quốc đấu khẩu kịch liệt tại Munich

Về quan hệ Mỹ-Trung, đặc phái viên của Le Figaro cho biết "Tại Munich, sự đối địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nổ ra công khai". Hội nghị về an ninh lần thứ 56 là dịp để Washington và Bắc Kinh đấu khẩu kịch liệt.

Người Trung Quốc là bọn ăn cắp, còn người Mỹ là những kẻ nói dối. Những từ ngữ nặng nề như thế đã được tung ra giữa đôi bên. Năm nay, đoàn đại biểu Mỹ đến Munich rất hùng hậu với ít nhất ba bộ trưởng và khoảng 40 dân biểu gồm đủ mọi khuynh hướng chính trị. Bất chấp nỗ lực đối phó với virus corona của Bắc Kinh, cả Cộng hòa lẫn Dân chủ Mỹ đều tố cáo mối đe dọa từ Trung Quốc đang đè nặng lên thế giới tự do.

Loạt đạn dữ dội nhất là từ bộ trưởng Quốc Phòng Mark Ester, ngay từ sáng thứ Bảy 15/2, ông đã tấn công vào sự độc tài của Đảng cộng sản Trung Quốc. Rằng đảng "đi về một hướng sai lạc, có thái độ võ biền hung hăng. Trung Quốc xử sự theo kiểu phá hoại và đe nẹt trong khu vực. Chúng ta cần phải thức tỉnh".

Bị chạm nọc, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả đũa, cho rằng cáo buộc trên là "dối trá", do "Hoa Kỳ không chấp nhận sự thành công của một nước xã hội chủ nghĩa".

Ngoài việc bành trướng trên Biển Đông với việc quân đội Trung Quốc đe dọa tất cả các nước láng giềng và xung đột thương mại, Washington còn lo ngại trước tham vọng công nghệ của Bắc Kinh, đặc biệt là dự án "Made in China 2025". Ông Mark Esper phẫn nộ : "Trung Quốc tiếp tục chính sách đi ăn cắp. Họ đánh cắp công nghệ !".

Vương Nghị tự ca tụng : "Chúng tôi có Đảng cộng sản hùng mạnh, có 5.000 năm lịch sử, không sức mạnh nào trên thế giới ngăn được chúng tôi". Nhưng Mark Esper đáp trả : "Phương Tây có một tương lai rạng ngời và sẽ chiến thắng. Thượng Đế sẽ phù hộ cho thế giới tự do và Hoa Kỳ".

Pháp : Phía sau việc tung video riêng tư của ứng cử viên LREM

Về thời sự Pháp, Libération chạy tựa trang nhất "Tòa đô chính Paris : Buzyn cứu viện LREM". Tương tự, trang nhất của Le Figaro đăng chân dung bộ trưởng Y tế - bây giờ đã thành "cựu" với tựa đề "Giữa khủng hoảng, Macron đẩy bà Agnès Buzyn tranh cử ở Paris". "Cú sốc sau sự suy sụp của Benjamin Griveaux" - tựa chính của Le Monde. La Croix đăng ảnh ông Benjamin Griveaux nhìn từ phía sau lưng trên nền tối sẫm, với hàng tít "Nền dân chủ bị gài bẫy".

Le Figaro cho biết "Các nhà điều tra tìm kiếm những gì phía sau các video riêng tư của ông Griveaux". Cuối tuần qua, cảnh sát bắt đầu thẩm vấn Piotr Pavlenski, nhà hoạt động Nga 35 tuổi tị nạn chính trị tại Pháp, và người phụ nữ sống chung với ông ta từ một năm qua là Alexandra de Taddeo, sinh viên luật 29 tuổi.

Pavlenski nhanh chóng tự nhận mình là người phát tán video nhạy cảm trên trang web pornopolitique.com của ông ta lập ra, khiến ứng cử viên chức đô trưởng Paris, ông Griveaux phải rút lui. Nhân vật tự nhận là "nghệ sĩ hoạt động chính trị" đã từng có vô số hành động gây sốc như tự may miệng, đốt một chi nhánh Ngân hàng Pháp ở Paris…

Người tình Alexandra de Taddeo của Pavlenski hồi tháng 5/2018 từng trao đổi với ông Griveaux qua các ứng dụng bảo mật, các tin nhắn tự xóa sau vài giây. Nhưng cô này chụp lại màn hình, và chờ đến hai năm sau mới tung ra, vào lúc chỉ còn một tháng nữa là đến cuộc bầu cử đô trưởng. Bên cạnh đó còn có Juan Branco, luật sư 29 tuổi, luôn chống đối ông Macron, là bộ óc của phe Áo Vàng, và từng hiện diện khi phe này phá sập cánh cửa của cơ quan nơi ông Griveaux làm việc.

Luật sư của Benjamin Griveaux cho biết không hề tin rằng Pavlenski hành động một mình. Có bàn tay của Moskva chăng ? Nhiều tờ báo không quên nêu ra giả thiết này.

Thụy My

Published in Châu Á

Virus corona : Thế giới bên bờ đại dịch virus Covid-19

Virus corona từ "tâm chấn Hồ Bắc" tiếp tục lan rộng, Airbus đánh gục Boeing, Putin trấn áp thế hệ trẻ Nga hơn thời Brejnev, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp giảm kỷ lục. Miền bắc Syria trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, Erdogan dọa hay làm thật ? Đó là một số chủ đề chính trên báo Pháp ngày 14/02/2020.

thegioi1

Hành khách mang khẩu trang trong một trạm xe điện ngầm tại thủ đô Malaysia Kuala Lumpur, ngày 10/02/2020. Reuters/Lim Huey Teng

Nguy cơ vượt tầm kiểm soát

Đại họa siêu vi Covid-19 từ Trung Quốc mà truyền thông quốc tế tiếp tục gọi là virus corona vẫn là thời sự số một. Tổ chức Y tế Thế giới vẫn hy vọng khống chế dịch bên trong Trung Quốc, nhưng đã xuất hiện một số ổ dịch mới ở Việt Nam và Singapore. Le Figaro đề tựa đáng sợ : Thế giới bên bờ đại dịch. Giới chuyên gia có lý do lo ngại dịch lan nhanh khắp địa cầu.

Số liệu do Bộ Y tế Trung Quốc thông báo hôm thứ Năm gây ra cơn sốc : thêm 15.152 người bị lây, 254 nạn nhân từ trần trong 24 giờ. Với 447 ca nhiễm virus ở 24 nước, không kể du thuyền Diamond Princesse đang bị cách ly tại Yokohama, cũng như thông tin có ba người chết tại Bắc Triều Tiên đã làm cho nhiều chuyên gia lo ngại dịch Covid-19 biến thành đại dịch.

Cho dù Trung Quốc tìm cách trấn an, kiểm duyệt thông tin, nhưng không thể che giấu hết sự thật. Ian Lipkin, nhà dịch tễ học người Mỹ vừa trở về từ Vũ Hán mô tả : Tình hình y tế ở Vũ Hán rất kinh khiếp. Như con tàu Titanic đang bị đắm, nhưng không có đủ áo phao. Số bệnh nhân được công bố thấp hơn sự thật, chưa kể là chúng ta chưa rõ khả năng đột biến của siêu vi Covid-19 như thế nào.

Không xác quyết như đồng nghiệp thiên hữu, nhật báo độc lập Le Monde cũng rất bi quan : Trung Quốc xét lại chính sách y tế, cách chức một số lãnh đạo địa phương cấp tỉnh, cấp thành, huy động lực lượng y sĩ, y tá trên toàn quốc tăng viện cho Vũ Hán, chủ tịch Tập Cận Bình xuất hiện, nhấn mạnh những "kết quả tích cực". Nhưng, theo Le Monde, cái khó của Bắc Kinh là làm sao trấn an được dân trong nước và cộng đồng quốc tế ? Lo sợ bị trừng phạt, chính quyền ở các địa phương khác thi đua cách ly, phong tỏa chận dịch làm cho kinh tế tê liệt thêm. Cuối cùng, Bắc Kinh không khống chế được dịch, mà cũng không kiểm soát được cán bộ địa phương có thi hành đúng chính sách hay không. Giám đốc đặc trách tình trạng y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, Michael Ryan, thận trọng : Còn quá sớm để có thể dự báo là dịch bệnh đang ở giai đoạn nào ? Khởi điểm, đang diễn tiến hay ở hồi kết.

Thống kê mập mờ

Bắc Kinh thay thế quan chức và thay đổi phương pháp định bệnh.

Thống kê mập mờ, chẩn đoán lạ lùng, chỉ đạo thay đổi liên tục càng làm công luận tin chắc là Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ lo bảo vệ quyền lực hơn là sinh mạng người dân.

Ở trang ý kiến, Le Figaro nhắc lại một thí dụ cụ thể về hậu quả của chính sách nói dối. Chuyện xảy ra cho Liên Xô vào năm 1986 mà sau này, năm 2007, cựu chủ tịch Mikhail Gorbatchev chia sẻ với Le Figaro : "Hơn bất cứ một sự kiện nào khác, vụ Tchernobyl đã mở cánh cửa cho tự do ngôn luận làm chế độ độc tài không thể tồn tại được". Tại Trung Quốc, cái chết thảm thương của bác sĩ Lý Văn Lượng biến ông thành anh hùng dân tộc và lời kêu gọi thống thiết của 10 giáo sư y khoa "chấm dứt chế độ hạn chế tự do ngôn luận" là những tín hiệu chế độ độc tài đã lung lay. Chế độ này tồn tại nhờ bạo lực, nhưng bộ máy tuyên truyền đã nứt rạn.

Đồng điệu với Le Figaro, nhật báo thiên tả Libération, với hai phóng viên Valentin Cebron và Liu Zhi Fan tại Bắc Kinh cho biết chính phủ Trung Quốc đang tìm cách ngăn chận những tiếng nói khác biệt trong lúc trên mạng xã hội tràn đầy những lời công kích. Nạn nhân mới nhất là giáo sư luật Hứa Chương Nhuận (Xu Zhang Ru), đại học Thanh Hoa vừa bị WeChat phong tỏa tài khoản. Thành ngữ được dân mạng sử dụng nhiều nhất hiện nay là "hết nước mắt để khóc", để nói lên buồn rầu bất lực và bất bình chế độ lợi dụng lòng nhiệt thành của các tình nguyện viên, bất chấp hiểm nguy, để phục vụ tuyên truyền chính trị.

Cách chức một số lãnh đạo ở Hồ Bắc thay thế bằng người thân cận cũng là một cách để Tập Cận Bình kiểm soát chiếc nôi công nghiệp này.

Thống kê "mập mờ" của Trung Quốc cũng là đề tài bình luận trên La Croix. Nhật báo công giáo trích nhận xét của một chuyên gia về thống kê học Trung Quốc, Victor Shih, "trong vòng ba tuần, Bắc Kinh thay đổi năm lần chỉ đạo về thống kê dịch virus corona. Không hiểu vì lý do gì. Người ta cũng không biết bằng cách nào Nhà nước Trung Quốc thu thập thông tin".

Với góc nhìn kinh tế, nhật báo Les Echos chú ý đến hệ quả đối với Châu Âu. Sau cuộc họp hôm thứ Năm, Ủy Ban Châu Âu dự báo khá tin tưởng. Kinh tế Châu Âu vững chắc nhờ vào nền tảng tốt, nhưng siêu vi Covid-19 là lưỡi kiếm treo lửng lơ trên cổ.

Donald Trump "có lý"

Tìm hiểu về chính sách Trung Quốc của Donald Trump, Le Figaro đặt câu hỏi với bà Samantha Power, giáo sư đại học Harvard, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và là một trong các nhân vật cột trụ trong nhóm chuyên gia đối ngoại của Barack Obama. Tuy chỉ trích cách tiếp cận "lấy thịt đè… đối tác" của đương kim tổng thống, Samantha Power nhìn nhận là Donald Trump có lý khi chọn thái độ quyết liệt với Tập Cận Bình, vì Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm của Mỹ.

Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lấy làm tiếc là tổng thống Obama không cứng rắn với Bắc Kinh trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, không ban hành biện pháp trừng phạt Trung Quốc. Trái lại, Donald Trump xem hồ sơ này là quan trọng hàng đầu trong quan hệ Mỹ-Trung và tỏ ra rất thô bạo với Bắc Kinh. Theo Samantha Power, Donald Trump đã có một số hành động đúng.

Bên cạnh những thông tin bi quan về y tế, về tác hại của virus corona đối với kinh tế thế giới, báo chí Pháp phấn khởi với tin tập đoàn hàng không AirBus của Châu Âu đánh bại Boeing của Mỹ.

Airbus lợi dụng cơ hội tốt, đó là cuộc khủng hoảng 737 Max của Boeing. Đối thủ tiềm tàng là C919 của Trung Quốc cũng không phất lên được, vì hàng loạt khó khăn cơ khí có thể gây tai nạn mà các kỹ sư Trung Quốc chưa giải quyết được.

Trong năm 2019, Airbus bán được 880 chiếc. Boeing chỉ được 380.

Trong bối cảnh bị công luận Pháp phê phán kịch liệt là tổng thống của người giàu, Emmanuel Macron có lý do để lên tinh thần. Lần đầu tiên từ 12 năm nay, thất nghiệp giảm kỷ lục, dưới 8,1%. Báo chí Pháp phân tích ra sao ?

Xã luận của Le Figaro khá công bằng : khen ngợi chính sách của tổng thống đương nhiệm, nhưng cũng không quên nỗ lực của tổng thống trước : đây không phải là kết quả ngẫu nhiên, mà là thành quả của một chính sách dài hơi từ năm 2015.

Le Monde cũng cùng nhận định : đa số công ăn việc làm tạo ra trong năm qua đều có thực chất.

Putin là/bằng Stalin ?

Trở lại thời sự quốc tế, Le Monde Libération trở lại vụ việc 10 thanh niên Nga bị chính quyền Putin, qua một vụ án dàn dựng, trừng phạt từ 16 đến 18 năm tù khổ sai.

Để củng cố quyền lực, tổng thống Nga không ngần ngại sử dụng các biện pháp độc đoán còn hơn thời Brejnev. Tra tấn, châm điện, ép cung, ban hành bản án hàng chục năm khổ sai đối với những thanh niên không giết người, không gây bạo lực thì chỉ có trong thời chế độ Stalin.

Theo Le Monde, đây là một thông điệp cảnh cáo giới trẻ trong bối cảnh điện Kremlin chuẩn bị sửa đổi Hiến Pháp và một làn sóng phản kháng trong xã hội lên cao.

Phẫn nộ sau "phiên tòa Stalin" trừng phạt mười thanh niên, Libération trích lời tuyên bố của Dimitri Pchelinsev tại tòa : Để họ ngưng tra tấn, tôi trả lời "Đa (vâng - trong tiếng Nga), tôi là thủ lĩnh".

Về đối ngoại, Nga đang đứng trước nguy cơ xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ Ankara oanh kích quân đội Damascus. Tuy nhiên, theo Les Echos, nguy cơ đụng độ trực tiếp Nga - Thổ rất thấp, bởi vì hai bên đều không có lợi nếu đánh nhau. Vấn đề là các cuộc chiến tranh trong lịch sử thế giới thường khi bắt đầu từ vài phát súng.

Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO đặt ra vấn đề thứ hai là Liên Minh Bắc Đại Tây Dương sẽ phản ứng ra sao ? Le Monde kêu gọi "ngăn chận biển máu tại Idleb".

Tú Anh

Published in Quốc tế

Virus corona : Hoang mang và ngờ vực lan nhanh không kém

Dịch viêm phổi do virus corona mới mang tên Covid-19 vẫn là tựa chính của nhiều tờ báo Pháp ngày 13/02/2020 cùng với nhiều bài viết dưới nhiều góc độ khác nhau.

hoangmang1

Đo thân nhiệt tại chốt kiểm soát của một làng ở tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam, ngày 12/02/2020. Reuters

Trang nhất của Le Monde trích đánh giá mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới về trận dịch này là "rất nghiêm trọng với toàn cầu".

Nhật báo Le Monde nhấn mạnh đợt dịch đang là "mối đe dọa với thế giới". Ra từ chiều hôm trước nên con số thống kê 1.100 người chết ở Trung Quốc mà tờ Le Monde đưa ra đã lạc hậu. Mỗi ngày ở ổ dịch Hồ Bắc nói riêng đã có thêm hàng trăm người chết vì Covid-19 và số người nhiễm đã lên tới trên sáu chục ngàn.

Tình hình không có gì khả quan khi mà đến nay "chúng ta vẫn không biết làm sao loại virus này lây lan mạnh như vậy" như đánh giá của giáo sư Chung Nam Sơn, một chuyên gia virus nổi tiếng của Trung Quốc. Le Monde ghi nhận, mặc dù đã khoanh vùng dịch chính là tỉnh Hồ Bắc cũng như Trung Quốc, nhưng một vài ổ dịch tiềm tàng đang xuất hiện thêm ở bên ngoài Trung Quốc. Nạn dịch lây lan kéo theo một tâm lý hoang mang nghi kỵ ở khắp nơi.

Bắc Kinh : Khắc khoải trong sợ hãi và ngờ vực

Thông tín viên của Le Monde tại Trung Quốc, Frédéric Lemaitre, chứng kiến cuộc sống hàng ngày ở thủ đô Bắc Kinh trong những ngày dịch, gửi về bài phóng sự dài "Bắc Kinh lần hồi qua từng ngày". Tác giả bài báo mô tả lại quang cảnh của thành phố 21 triệu dân, nơi mà thời gian như ngừng lại : "Đường phố hoang vắng, đa số các cửa hàng đóng cửa, một bầu không khí nặng nề ngờ vực…".

Tác giả so sánh "Quảng trường Thiên An Môn, mỗi ngày thường vẫn đón hàng nghìn du khách, giờ còn vắng hơn cả sa mạc Gobi". Thành phố đã trở lại hoạt động từ đầu tuần này, nhưng hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc sống đang bắt đầu bình thường ở đây.

"Trong cả thành phố, xe bus, thường vẫn chật kín người, giờ chạy gần như trống không, thi thoảng có vài hành khách. Họ cố đứng cách xa nhau nhất có thể. Các nhà hàng đã có thể mở cửa, nhưng làm gì có thực khách. Mọi người đều dè chừng nhau. Ở Bắc Kinh, 90% các cửa hàng vẫn đóng cửa, những siêu thị hoạt động thì vội vàng đóng cửa ngay từ 15 giờ".

Ở các hiệu thuốc, người ta có thể thấy các dược sĩ trong bộ đồ bảo hộ như bác sĩ trong phòng mổ, hé cửa đưa thuốc cho khách mua. Trên cửa hiệu thuốc thường có tấm biển thông báo không còn khẩu trang, găng tay hay bất cứ loại sản phẩm nào để phòng dịch. Một người bạn nhắc phóng viên dùng xong khẩu trang thì xé đi, vì có một số người đi nhặt lại khẩu trang trong thùng rác tái chế để bán lại. "Vẫn luôn một không khí nghi kỵ lẫn nhau", tác giả bài báo nhận xét.

Theo phóng viên của Le Monde, khác với một số thành phố khác chỉ cho phép người dân ra khỏi nhà 2 ngày 1 lần, Bắc Kinh không giới hạn nhưng có kiểm soát chặt việc đi lại của người dân. Ở lối vào các khu chợ, trung tâm thương mại hay khu dân cư, luôn có các bảo vệ đo thân nhiệt nên bạn không thể vào một khu dân cư lạ mà không trình thẻ căn cước ghi tên và nói rõ mục đích đến. Từ đầu tháng Hai, những người giao hàng bị cấm chuyển hàng đến từng nhà. Họ phải để hàng gửi tại sảnh các tòa nhà và thế là các sảnh chung cư biến thành những kho chứa hàng tạm bợ.

"Bắc Kinh, thành phố 21 triệu dân đang mệt mỏi chờ đợi kẻ thù vô hình", tác giả bài phóng sự kết luận.

Trong khi đó báo Le Figaro chú ý đến cuộc sống của những người trên con tàu du lịch sang trọng Diamond Pricess đang bị cách ly trên cảng Yakohama, Nhật Bản, vì nhiễm dịch Covid-19.

Trong số 3.700 người trên con tàu du lịch này, có 175 người được phát hiện dương tính với Covid-19 đã bị đưa xuống tàu để điều trị, số còn lại đang tiếp tục cuộc sống cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cuộc sống trên tàu không thiếu thốn, nhưng ngày qua ngày họ phải sống trong tâm lý hoang mang lo sợ, không biết tương lai sẽ ra sao, bao giờ được trở về nhà và liệu có bị nhiễm virus không. Tàu Diamond Princess là con tàu lớn nhất trong lịch sử bị cách ly như thế này. Đến ngày 19/02 tới, thời hạn cách ly 14 ngày sẽ hết và trên nguyên tắc các hành khách có thể xuống tàu về nhà, nhưng vẫn sẽ có một số người tiếp tục bị cách ly do tiếp xúc với những người vừa phát hiện nhiễm virus trên tàu.

Nỗi ám ảnh sợ hãi còn lây lan nhanh sang con tàu Westerdam của Hà Lan. Theo Le Figaro, trên tàu không có trường hợp nhiễm Covid 19 nào trong số 1.455 hành thách và 802 nhân viên và thủy thủ đoàn. Thế nhưng con tàu trong những ngày qua liên tiếp bị từ chối cập các cảng ở Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Guam, Thái Lan. Lý do rất đơn giản : Tàu đã ghé cảng Hồng Kông trong thời gian phát dịch.

Rất may là cuối cùng, ngày hôm qua, 12/02, Cam Bốt đã chấp nhận cho Westerdam vào nghỉ tại cảng Sihanoukville. Một nỗi sợ hãi, dè chừng đôi khi thái quá đang lây lan nhanh không kém gì virus. Le Figaro trích dẫn bình luận của một nhà chuyên môn về vận tải hàng không tại Nhật Bản : "Người ta đang đánh dấu phạm vi cách ly dịch xung quanh các con tàu vì một loại virus mà người ta chưa biết gì nhiều. Loại virus này mới giết chết hơn 1.100 người trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc, trong khi mà virus cúm thông thường mỗi năm vẫn làm 61 nghìn người chết ở Mỹ, mà không làm mủi lòng các nhà hoạch định chính sách. Nỗi sợ hãi hoàn toàn mới trước virus corona làm thương mại thế giới ngừng lại và sẽ còn có những hậu quả khác, chắc chắn là thê thảm. Liệu như thế có lý hay không ?"

Châu Âu – Việt Nam : Thương mại đã tự do

Thoát ra ngoài bầu không khí u uất chết chóc mang tên Covid-19, báo kinh tế Les Echos lưu tâm đến sự kiện hôm 12/02/2020, Hiệp định Tự do Thương mại giữa Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) đã được Nghị Viện Châu Âu thông qua. Đây là sự kiện quan trọng đối với kinh tế của Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu.

Les Echos trích dẫn đánh giá của ông Phil Hogan, ủy viên Thương mại của Liên Hiệp Châu Âu, trong phiên thảo luận hôm trước khi các nghị sĩ bỏ phiếu, cho rằng đây là hai thỏa thuận "có tham vọng lớn nhất mà Liên Âu chưa từng ký với một đất nước đang phát triển". Theo tờ báo kinh tế, "với 47,6 tỷ euro trao đổi hàng hóa, Việt Nam là đối tác thương mại thứ hai của EU ở Đông Nam Á".

Tờ báo tóm tắt những điểm cơ bản của thỏa thuận tự do thương mại EVFTA, sẽ bắt đầu áp dụng từ mùa hè năm nay : "Hầu hết khối lượng hàng hóa buôn bán giữa hai nước sẽ được giảm thuế dần xuống mức 0% trong tương lai gần. Đối với các mặt hàng như xe hơi trong 10 năm tới sẽ không còn thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó thỏa thuận cũng bao gồm cả các quy định về điều kiện lao động, tôn trọng môi trường, sở hữu trí tuệ và nhân quyền cho Việt Nam".

Với Hiệp định tự do thương mại, Ủy ban Châu Âu dự báo : "Xuất khẩu của Liên Âu sang Việt Nam sẽ tăng 29%, trong khi hàng xuất của Việt Nam sang Châu Âu sẽ tăng 18%" và "Mỗi tỷ euro tăng thêm trong xuất khẩu sang Việt Nam sẽ tạo thêm 14 nghìn việc làm cho Liên Hiệp Châu Âu".

Tờ báo cũng nhắc lại là đầu tuần này, khoảng 70 tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi Nghị Viện Châu Âu không thông qua thỏa thuận trên, do tình hình đáng lo ngại về nhân quyền và các vấn đề về quyền lao động ở Việt Nam. Nhưng Ủy Ban Châu Âu đã giải thích trong các văn kiện đều có các cam kết ràng buộc pháp lý về mặt xã hội và môi trường. Chính thỏa thuận sẽ là cơ sở tốt nhất để Việt Nam phải cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và các cam kết về các vấn đề trên.

Nếu như chính phủ Việt Nam không tôn trọng các cam kết, Châu Âu vẫn có khả năng bãi bỏ hiệp định. Điều này đang xảy ra với Hàn Quốc, khi hồi tháng Giêng vừa qua Ủy Ban Châu Âu tuyên bố sẵn sàng cho ngừng hiệp định tự do mậu dịch nếu Hàn Quốc không phê chuẩn nhiều công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (OIT).

Bài học nhãn tiền từ Cam Bốt

Cùng ngày thông qua hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam, Châu Âu đã trừng phạt Cam Bốt vì lý do không tôn trọng cam kết về nhân quyền và dân chủ (Liên quan đến việc chính quyền Hun Sen trấn áp đảng đối lập). Nhật báo Libération chạy tựa : "Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa với Cam Bốt của Hun Sen".

Tờ báo cho biết, hôm qua, 12/02, Ủy Ban Châu Âu đã quyết định rút một phần ưu đãi thuế quan dành cho Cam Bốt trong khuôn khổ chương trình thương mại có tên gọi "Tất cả trừ vũ khí (TSA)". Lý do là Cam Bốt "vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nguyên tắc nhân quyền". Lệnh trừng phạt này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/08 tới và chỉ có thay đổi nếu Nghị Viện hay Hội Đồng Châu Âu từ nay đến khi đó phản đối. Quyết định này liên quan đến các sản phẩm dệt may, đóng giầy, các sản phẩm phục vụ du lịch và đường. Những mặt hàng này chiếm khoảng 1 tỷ euro trong tổng số 5 tỷ euro xuất khẩu hàng năm của Cam Bốt sang EU. Trong khi đó, Châu Âu trong năm 2018 là đối tác thương mại lớn nhất của Cam Bốt, chiếm tỷ trọng 45% buôn bán của nước này.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Chống Covid-19 : Trung Quốc "cần thuốc dân chủ"

Thế giới bị đe dọa, uy thế Tập Cận Bình bị suy yếu, dân thành thị và nông thôn Hoa lục chia rẽ, du khách Trung Quốc bị dân Châu Á tránh tiếp xúc. Tất cả cũng vì Covid-19 tên mới của siêu vi viêm phổi Vũ Hán. Nhưng căn nguyên nguồn cội của thảm họa chính là chế độ độc tài. Chỉ có "liều thuốc dân chủ mới cứu được Trung Quốc" theo đơn chẩn bệnh của các bác sĩ Hoa lục. Đó là những chủ đề nổi bật trên báo chí Pháp hôm nay.

thuoc1

Bắc Kinh Trung Quốc giữa mùa dịch virus corona ngày 8/02/2020. Reuters

Thuốc trị siêu vi corona : Tự do ngôn luận

Đối phó với siêu vi coronavirus, Tổ chức Y tế Thế giới động viên nỗ lực toàn cầu. Virus corona làm hiện rõ nguồn cội độc tài của chế độ Trung Quốc. Số liệu tử vong và lây nhiễm công bố sai sự thật. Làm cách nào để cứu Trung Quốc ? Giới y khoa, đang bị bịt miệng, đề ra phương án nhạy cảm. Les Echos đưa lên trang nhất lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới "huy động toàn cầu chống dịch". Le Monde tìm hiểu vào căn nguyên "chính trị" của vấn đề.

Tham ô, ám ảnh sĩ diện Nhà nước-Đảng và kiểm soát thông tin là nhiên liệu làm dịch bệnh lan nhanh. Căn bệnh trầm kha của chế độ độc tài Trung Quốc đã làm dấy lên phong trào đòi hỏi tôn trọng các quyền tự do căn bản.

Le Monde giới thiệu bài phân tích của nhà Trung Quốc học Chloé Froissard : "Lẽ ra siêu vi chỉ hoành hành ở trong khu chợ Vũ Hán chứ không thể lan ra khắp thế giới nếu không có ba đồng minh, ba căn bệnh trầm kha của chế độ độc tài : Thứ nhất là nạn tham ô và báo cáo láo. Thứ hai, nhân danh ổn định xã hội, phải hiểu là chế độ độc đảng sợ mất mặt không dám nhìn nhận sự thật và thứ ba là chính sách kiểm duyệt, bóp nghẹt thông tin ngày càng siết chặt từ khi Tập Cận Bình cầm quyền".

Công luận phương Tây thán phục khả năng phản ứng của Trung Quốc phong tỏa cả một tỉnh Hồ Bắc, cách ly 56 triệu dân, xây khẩn cấp hai bệnh viện dã chiến, dùng hệ thống camera nhận diện để truy tìm người bị lây nhiễm, dùng thiết bị bay đuổi nông dân về làng… Thực ra, đó là bản chất của tư tưởng duy ý chí của Mao : hành động để hành động bất cần hiệu quả ra sao và tốn kém bao nhiêu.

Do vậy, lệnh cách ly thực hiện quá trễ sau khi đã có 5 triệu dân đã rời Vũ Hán. Những người ở lại, bị nhốt trong nhà, không có đủ thức ăn, nước uống, thuốc men. Thêm vào đó là các biện pháp tuyên truyền độc quyền đánh bóng các tổ chức ngoại vi của đảng tiếp tế nhân đạo cho dân mặc dù các tổ chức này thiếu chuyên nghiệp và trong sạch. Trong khi đó thì mọi sáng kiến tương thân tương trợ của người dân đều bị cấm đoán. Nói thẳng ra đây là một chiến dịch chính trị hơn là lo chống dịch lây lan.

Chưa hết, bên cạnh đó, để tỏ ra chế độ kiểm soát được tình hình, chính quyền che giấu thống kê về số bệnh nhân và người chết. Làm sao có thể tin vào báo cáo chính thức khi mà, một ứng dụng của Tencent, một trong những công ty của tập đoàn viễn thông Nhà nước, công bố con số người chết 80 lần cao hơn thống kê chính thức phổ biến cùng ngày, và số trường hợp lây nhiễm cũng đến 10 lần nhiều hơn. Hai lần đưa lên, hai lần gỡ xuống.

Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một người trong nhóm bác sĩ Vũ Hán báo động về dịch corona và bị công an triệu tập dọa nạt, làm dấy lên một phong trào đòi tự do ngôn luận theo điều 35 Hiến Pháp. Hai bức thư ngỏ do 10 giáo sư y khoa Vũ Hán và 9 nhà trí thức có tiếng tăm ở Trung Quốc đồng ký. Nội dung hai bức tâm thư, phản ánh lời kêu gọi cuối cùng của bác sĩ Lý Văn Lượng : không thể nào chỉ có một tiếng nói duy nhất trong một xã hội lành mạnh. Đất nước lâm bệnh thì làm sao chữa trị ? Một trong những vị này nhấn mạnh : "Chỉ có nền dân chủ mới có thể cứu được Trung Quốc".

Hoàng đế cô đơn, dân chúng kỳ thị nhau và bị người ngoài kỳ thị

Tập Cận Bình suy yếu. Nhân dân Trung Quốc bị họa lây. Trong nước dân chia rẽ, ra ngoài bị khinh thường. Le Figaro, Le Monde Les Echos tập trung vào một loạt hệ quả xấu khác của chính sách kiểm duyệt thông tin.

Theo nhật báo thiên hữu, thảm họa Vũ Hán cho thấy rõ những nhược điểm của chế độ toàn trị che giấu dịch bệnh bằng kiểm duyệt thông tin. Bác sĩ Lý Văn Lượng, người báo động dịch, cũng "bị tước quyền nói và quyền chết". Tin ông qua đời phải chạy 1000 km, về tận trung ương, chờ có đèn xanh của Tập Cận Bình, mới được báo chí loan báo.

Hậu quả của kiểm duyệt là dịch lan rộng tác hại đến chính trị và kinh tế. Một nhà ngoại giao tại Bắc Kinh bình luận : Hoàng đế cởi truồng và cô đơn.

Kinh tế Trung Quốc, trong ngắn hạn, khá bi quan theo nhận định của phóng viên báo Les Echos tại Bắc Kinh trong bài "Các nhà máy Hoa lục thiếu nhân lực". Một hãng đóng bàn ghế ở Thượng Hải than thở : trong số 1000 nhân viên, chỉ có một phần ba trở lại làm việc. Theo số liệu chính thức, Trung Quốc có một lực lượng lao động 288 triệu người là nông dân lên tỉnh thành làm việc, tức là một phần ba dân số ở tuổi lao động.

Hồ Bắc, trung tâm dịch, cũng là trung tâm cung cấp lao động cho những tỉnh công nghệ như Quảng Châu và đồng bằng sông Dương Tử, sát ranh Thượng Hải. Họ bị kẹt vì biện pháp phong tỏa dịch làm gián đoạn giao thông. Trở lại được nơi có sở làm đã khó mà sau đó phải tự cách ly thêm 14 ngày. Đã thế, chủ nhà thuê còn khuyến cáo công nhân nên đi luôn sau khi nghỉ Tết. Như mỗi lần xảy ra dịch, di dân lao động bị dân thành phố nhìn với cặp mắt hoài nghi.

Thế nhưng, cộng đồng dân Trung Quốc, khi ra nước ngoài, nhiều tiền nhưng thiếu tư cách, nên bị dân các nước Châu Á khác khinh thường. Đó là bài tổng hợp của bốn phóng viên Le Monde ở khu vực Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Úc. Một cuộc thăm dò ý kiến do trang mạng độc lập Khaosod ở Thái Lan cho thấy rõ tình trạng này : 83% đồng ý cấm dân Trung Quốc đến Thái Lan, 53% đồng ý đề xuất cấm du khách Trung Quốc vào hàng quán ăn uống, 36% chủ trương buộc người Trung Quốc đeo khẩu trang để dễ phân biệt.

Nghiêm trọng không kém là thái độ của công luận Úc. Ngày 29/01/2020, nhật báo Herald Sun chạy tựa "Siêu vi Trung Quốc" trong khi đồng nghiệp Daily Telegraph viết : "Những đứa con Trung Quốc hãy ở nhà". Hôm 11/02/2020, trong cuộc họp báo, bộ trưởng Y tế Úc, Greg Hunt, đã phải nhắc nhở công luận "cộng đồng có rủi ro cao là những người đến từ Trung Quốc từ ngày 01/02 chứ không phải người gốc Trung Quốc".

Bão ngầm Codv-19 tại Bắc Triều Tiên ?

Bắc Triều Tiên là nước đầu tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc . Vì sao Kim Jong-un đi tiên phong "cô lập" Bắc Kinh ? La Croix ghi nhận một số thông tin. Mặc dù tình hình có vẻ phẳng lặng như tờ, cũng do kiểm duyệt thông tin, nhưng đất nước khép kín này đang bị siêu vi corona đe dọa nghiêm trọng và đang ở trong tình trạng báo động tối đa.

Một nguồn tin chính thức cho biết có 3 người trong đó có một người 40 tuổi và một sinh viên 20 tuổi từ Hoa lục trở về, tử vong vào cuối tháng Giêng tại Bình Nhưỡng. Năm người nữa qua đời gần biên giới với Trung Quốc. Tin từ chính quyền Trung Quốc cũng cho biết có nhiều trường hợp viêm phổi được ghi nhận ở đặc khu kinh tế Sinuiju, gần Đan Đông của Trung Quốc. KNCA cho thấy các chiến dịch diệt trùng ở cảng Nampo và trên các chuyến xe bus ở thủ đô.

Libération dành cho siêu vi Covid-19 một bài tường thuật về du thuyền Diamond Princess cùng với 3700 du khách và nhân viên đang bị cách ly ở cảng Yokohama, Nhật Bản. Mỗi này đều có trường hợp lây nhiễm mới được phát hiện. Bệnh nhân lập tức được đưa vào bệnh viện. Những người còn lại tiếp tục chờ đợi. Ăn uống đầy đủ, phục vụ tận phòng nhưng "khổ sở nhất là không biết chờ đến bao giờ" theo tâm sự một du khách.

Omar el Bachir : Rồi 30 năm sau

Một nhà độc tài thét ra lửa trong suốt 30 năm, giờ đây đối mặt với công lý quốc tế. Omar el Bachir, tổng thống Sudan bị lật đổ, sắp bị giải sang Hà Lan. Bù lại, nhật báo thiên tả tập trung vào câu chuyện nhân quả ở Sudan. Bị Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye tung lệnh truy bắt từ 11 năm nay, nhà độc tài Omar el Bachir vẫn bình chân như vại cho đến khi bị quân đội lật đổ vào tháng 4/2019, sau một phong trào phản kháng suốt sáu tháng.

Tham ô, biển thủ, ra lệnh bắn đối lập… là một số cáo buộc nghiêm trọng. Hôm qua, chính phủ lâm thời Sudan đồng ý dẫn độ nhà cựu độc tài sang La Haye.

Liệu Erdogan dám đụng độ với Putin ?

Tại Syria, bom đạn của chế độ Bachar al Assad và không quân Nga làm hàng trăm ngàn dân ở Idleb bồng bế nhau chạy về hướng Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng, tổng thống Erdogan đe dọa nhiều mà hành động chẳng bao nhiêu.

Libération mô tả một cuộc di cư tị nạn chiến cuộc lớn nhất tại Syria từ 9 năm nay. Hơn 100.000 dân kéo nhau về hướng Thổ Nhĩ Kỳ để tránh hành động bạo ngược quân đội Nga và chế độ Damascus. Từ khi Bachar al Assad mở chiến dịch tái chiếm Idleb, gần 1 triệu người đã bỏ làng, bỏ thành phố ra đi.

Vấn đề là Ankara, tuy đe dọa quân đội Syria nhưng không phản ứng, để cho lính Damascus được Nga yểm trợ tái chiếm từ làng này đến khúc xa lộ khác.

Le Monde dự báo "cuộc leo thang đẫm máu" giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ kéo dài. Đàm phán Nga-Thổ bế tắc vì "Putin chọn Bachar al Assad".

Với hỏa lực của Nga, quân đội Damascus sẽ tiếp tục tiến lên phía bắc và tiêu diệt lực lượng nổi dậy bất chấp thảm cảnh nhân đạo, với hàng trăm thường dân thương vong, đang diễn ra. Liên Hiệp Quốc kêu gào vô vọng.

Tú Anh

Published in Châu Á