Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiến tranh ở Ukraine : Bulgaria từ lâu đã bí mật chuyển vũ khí cho Kiev

Les Echos hôm 26/09/2023 có bài điều tra cho biết Bulgaria là nước ủng hộ Kiev một cách bí mật và thiết thực. Quốc gia này thừa hưởng một kho đạn dược lớn thời Liên Xô phù hợp với vũ khí của Ukraine, đồng thời còn là nhà cung cấp nhiên liệu.

bulgaria1

Các xe thiết giáp trong cuộc tập trận "Noble Blueprint 2023" của NATO tại căn cứ quân sự Novo Selo ở Bulgaria ngày 26/09/2023. Reuters – Stoyan Nenov

100 thiết giáp đầu tiên cho Ukraine

Hôm 21/07, một tuần sau chuyến thăm Sofia của tổng thống Volodymyr Zelensky, Quốc hội Bulgaria thông qua với số phiếu 148/52 việc gởi 100 xe thiết giáp BTR-60PB cho Kiev, mở đường cho việc chuyển giao trực tiếp thiết bị quân sự đầu tiên kể từ đầu cuộc xâm lăng. Thông cáo nói rằng số xe mua của Liên Xô trong thập niên 80 "không còn cần thiết", nhưng có thể giúp được Ukraine "trong cuộc chiến bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ".

Quyết định này được hầu hết các nhà quan sát hoan nghênh, coi đây là sự dứt khoát với chính sách của các chính phủ tiền nhiệm : cho đến lúc đó, chỉ có Bulgaria và Hungary từ chối giao thẳng vũ khí cho Ukraine. Phải đợi đến ngày 06/06, sau hai năm bất ổn và năm cuộc bầu cử Quốc hội, một chính quyền liên minh mới lên nắm quyền gồm hai đảng thân Châu Âu (GERB và PP-DB), Sofia mới có cùng lập trường với những nước khác trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Nhà nghiên cứu Mark Voyger ở Washington nhận định đây là một thay đổi rất quan trọng.

Là thành viên cũ của Hiệp ước Warszawa, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, Bulgaria có được kho vũ khí dự trữ lớn và kỹ nghệ quốc phòng đáng kể. Tuy không phải là công nghệ cao, nhưng đủ để cung ứng đạn dược theo tiêu chí xô-viết mà Ukraine đang rất cần. Những loại súng và chiến xa của Kiev hầu hết từ thời Liên Xô, đạn dược đã gần cạn sau một năm rưỡi chiến tranh với cường độ cao.

Hai tỉ đô la vũ khí thông qua nước thứ ba

Việc gởi 100 chiến xa tuy mang tính biểu tượng cao, nhưng theo điều tra của nhật báo Đức Die Welt, chỉ là phần nổi của băng sơn. Ngoài mặt tỏ ra trung lập, nhưng thực ra chính phủ Bulgaria đã bí mật bán vũ khí cho một nước thứ ba là thành viên NATO để chuyển cho Ukraine. Trong số các trung gian chính, có Cộng hòa Czech, đã giao xe tăng, giàn phóng rốc-kết đa nòng và pháo cho quân đội Ukraine.

Tổng cộng trên hai tỉ đô la thiết bị đã được Bulgaria xuất khẩu bằng đường bộ hoặc đường hàng không qua Ba Lan, Romania và Hungary. Ông Kiril Petkov, cựu thủ tướng Bulgaria ước tính 1/3 số đạn mà quân đội của Kiev cần vào đầu cuộc chiến là từ Sofia, thông tin này được cựu ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba xác nhận.

Ngoài vũ khí, đạn dược, Bulgaria còn là một trong những nguồn cung cấp chính diesel, có thể lên đến 40% nhu cầu. Dầu thô nhập từ Nga nhờ một lỗ hổng trong các biện pháp trừng phạt, trước hết được lọc tại một trạm ở Hắc Hải của công ty Nga Lukoil rồi mới chuyển sang Ukraine. Thủ thuật này nhằm tránh né sự chống đối của đảng Xã hội và tổng thống Rumen Radev rất thân Nga. Ông Radev mới đây còn tố cáo Ukraine "ngoan cố tiếp tục chiến đấu", cho thấy lập trường trái hẳn với tân thủ tướng Nikolai Denkov, đã đáp trả "Những ai thúc đẩy cuộc chiến này chính là những người thân cận của Putin".

Nguy cơ bị "thế lực xấu" trả đũa

Cũng như chính quyền, xã hội Bulgaria cũng chia rẽ : đa số phản đối chuyển giao vũ khí tuy 76% ủng hộ viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Ông Voyger giải thích, Bulgaria luôn được coi là mắt xích yếu ở sườn phía đông NATO, do sự xâm nhập sâu sắc của Nga. Tuy nhiên ảnh hưởng này đã giảm xuống, cuộc xâm lăng đã làm cho nhiều người sáng mắt. Hôm Volodymyr Zelensky thăm Sofia, Quốc hội Bulgaria thông qua tuyên bố ủng hộ Ukraine gia nhập NATO một khi chiến tranh kết thúc.

Tuy không đạt được đồng thuận, nhưng hợp tác quân sự với Kiev rất có lợi cho Bulgaria, một trong những nước nghèo nhất Châu Âu. Ngoài thu nhập từ việc sản xuất và bán vũ khí, quân đội Bulgaria còn được hưởng chương trình hiện đại hóa như "Ringtausch" của Đức, giúp những nước gởi xe tăng, thiết giáp cho Kiev được nhận miễn phí các vũ khí hiện đại để đền bù. Tháng 12 năm ngoái Hoa Kỳ đã đề nghị một cơ chế tương tự về hệ thống phòng không.

Dù vậy, khi chính thức hóa việc ủng hộ Ukraine, Bulgaria có nguy cơ bị Moskva trả đũa, trong lúc quan hệ đôi bên đã nhạt dần. Theo chuyên gia Mark Voyger, có thể là phá hoại năng lực quốc phòng hay tấn công tin học. Hôm 25/06, vài ngày sau khi chính phủ Bulgaria loan báo ý định tham gia sáng kiến Châu Âu nhằm cung cấp đạn dược cho Kiev, một vụ nổ đã phá hủy các kho trữ đạn ở miền đông. Những kho này thuộc sở hữu của nhà buôn vũ khí Emilian Gebrev, từng bị mưu toan ám sát bằng chất độc Novitchok năm 2015. Thủ tướng Nikolai Denkov quy trách nhiệm cho những "thế lực xấu" nhưng không chỉ đích danh.

Cuộc chạy trốn ngậm ngùi của cả trăm ngàn dân Thượng Karabakh

Nhìn sang Thượng Karabakh (120.000 dân), các báo đều có những bài phóng sự và bình luận. La Croix đăng ảnh trang nhất một bà cụ đang ngồi ủ rũ, chạy tựa "Thượng Karabakh, cuộc chạy trốn". Le Figaro nhận thấy "Sau thất bại, người Armenia ở Thượng Karabakh lên đường lưu vong", Les Echos cho rằng "Azerbaijan bắt đầu nuốt chửng Thượng Karabakh". Đối với Le Monde, "Châu Âu bất đồng trước Azerbaijan".

Sau khi cắt đứt mọi nguồn tiếp tế suốt 9 tháng tại hành lang Latchine của Thượng Karabakh, Azerbaijan tấn công hôm 18/09 làm hơn 200 người chết, và đội quân Armenia nhỏ bé ở đây phải đầu hàng. Người dân lũ lượt chạy sang Armenia vì sợ bị đàn áp, bỏ lại nhà cửa, toàn bộ tài sản và mồ mả người thân, họ cay đắng và bất mãn vì bị bỏ rơi. Dòng xe hơi, xe tải bất tận trên mui chất đầy hành lý, nệm…

Từ 21/09, thủ tướng Nikol Pachinian loan báo chuẩn bị chỗ ở cho 40.000 người chạy loạn. Ở tuyến đầu là vùng Siunik sát với hành lang Latchin, cho biết có thể đón 10.000 người tạm cư tại sân vận động, trường học, nhà hát, khách sạn… Nhiều dân làng cũng sẵn lòng cho người tị nạn ở nhờ như hồi năm 2020. Dân biểu Châu Âu Nathalie Loiseau nói trước Nghị Viện hôm 20/09 : "Châu Âu đã bất lực không thể ngăn trở một cuộc tấn công diễn ra ngay trước mắt mình".

Thùng thuốc súng Nakhchivan

La Croix giải thích "Vì sao sau Thượng Karabakh, mọi cái nhìn hướng về Nakhchivan ?". Hôm qua tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev đã gặp gỡ đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại vùng đất hẻo lánh này, và Armenia lo ngại một cuộc chiến tranh mới. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình tối Chủ nhật 24/09, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo rất rõ ràng : "Pháp rất lưu tâm đến toàn vẹn lãnh thổ của Armenia". Đây là thông điệp gởi tới ông Aliev, vừa cùng với Erdogan khánh thành một căn cứ quân sự ở Nakhchivan.

Vùng núi non rộng 5.500 km2, tương đương một tỉnh của Pháp, năm 1921 được Stalin coi là một nước cộng hòa tự trị thuộc Liên Xô, rồi lại cho nhập vào Azerbaijan năm 1923, có khoảng 400.000 dân. Từ lâu Baku vẫn mơ có được một con đường bộ đi xuyên qua Armenia để đến đây, khoảng cách chỉ 35 kilomet đường chim bay. Trong thỏa thuận ngưng bắn năm 2020, Armenia chấp nhận trên nguyên tắc, nhưng tổng thống Azerbaijan đầy tham vọng còn muốn con đường này là một "hành lang" không đặt dưới pháp luật Armenia.

Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ chưa chi đã đặt tên là "hành lang Zangezur". Con đường chạy dọc theo biên giới Iran ở miền nam Armenia xuyên qua thành phố Meghri, mà 12.000 cư dân đã cảm thấy bị đe dọa. Nếu sáp nhập bằng vũ lực sẽ là thách thức cho cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên Teheran không muốn có hành lang này. Iran có một thiểu số người Armenia sinh sống, và có quan hệ thương mại với Yerevan.

Để có một chọn lựa khác, tháng 8 Tehran đã ký bản ghi nhớ với Baku cho mở một con đường giữa Azerbaijan và Nakhchivan, chạy qua lãnh thổ Iran khoảng 5 kilomet, phải xây nhiều chiếc cầu và đặt dưới sự kiểm soát của Iran. Những điều kiện như vậy chưa chắc thỏa mãn được Ilham Aliev, vốn đang cảm thấy mọc thêm đôi cánh sau khi chiếm Thượng Karabakh.

Vùng đất Công giáo từ thế kỷ V sắp bị xóa sổ

Le Figaro đặt câu hỏi "Liệu Phương Tây có hy sinh Armenia ?". Việc sử dụng vũ lực đã vi phạm thỏa thuận ngưng bắn ba bên ngày 10/11/2020 được các lãnh đạo Azerbaijan, Armenia và Nga ký kết : nhưng cả Armenia lẫn Nga đều không ra tay cứu giúp Thượng Karabakh. Thủ tướng Nikol Pachinian cho rằng đành phải hy sinh vùng đất anh em, còn Vladimir Putin đã cay nghiệt tính toán, ưu tiên cho quan hệ với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ hơn là Armenia đáng thương.

Thế là một vùng đất Công giáo từ thế kỷ thứ V sẽ bị xóa sổ trên bản đồ, trong sự thờ ơ hay nước mắt cá sấu của phương Tây. BBC cho biết một giáo đường ở một khu vực Thượng Karabakh bị Azerbaijan chiếm hồi năm 2020 đã hoàn toàn bị san bằng. Chiến lược của chính quyền Baku là xóa bỏ tất cả mọi dấu vết xưa cũ của Armenia trên những vùng đất chiếm được bằng vũ lực.

Armenia là một nước nghèo 2,5 triệu dân nằm ở vị trí hẻo lánh, Azerbaijan có số dân đông gấp bốn lần và giàu gấp mười lần nhờ dầu khí : được Thổ Nhĩ Kỳ 85 triệu dân hỗ trợ về quân sự và chính trị, có quan hệ hữu nghị với Israel. Nếu mai đây Armenia bị Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn chưa bao giờ công nhận nạn diệt chủng Armenia năm 1915, tấn công : phương Tây sẽ phản ứng thế nào ? Khoanh tay đứng nhìn như đã để yên cho Thổ Nhĩ Kỳ chiếm phía bắc đảo Chypre vào mùa hè 1974 ? Trừng phạt kẻ xâm lăng như đối với Nga, chuyển giao vũ khí tân tiến cho Armenia như với Ukraine ?

Sự thờ ơ của phương Tây đối với số phận người Công giáo phương Đông là không có gì mới. Năm 1975, Pháp và Mỹ đã bỏ rơi người Công giáo Liban khi họ bị người Palestine tấn công. Năm 2003, tổng thống Bush đưa quân sang Iraq, tình trạng hỗn loạn sau đó khiến 4/5 cư dân thuộc một trong những cộng đồng Công giáo cổ xưa nhất ở phương Đông phải lưu vong. Với chủ nghĩa tiêu thụ, quên đi lịch sử, phương Tây hầu như không còn tự coi mình là Công giáo. Nhưng như vậy những kẻ thù lại hoan hỉ mỗi lần một vùng đất Công giáo truyền thống bị xóa đi trên bản đồ.

Niger : Thất bại và ảo tưởng

Về việc Pháp liên tiếp rút khỏi Châu Phi, xã luận của Le Figaro nói về "Cái giá của thất bại". Khi Paris can thiệp vào Mali tháng 1/2013 để chận đoàn quân thánh chiến tiến vào Bamako, ai có thể tưởng tượng rằng mười năm sau Pháp lại bị xua đuổi khỏi vùng Sahel ? Về quân sự, Pháp đã có một số thành công, bảo đảm an ninh cho một phần vùng sa mạc mênh mông, nhưng không diệt trừ được các nhóm vũ trang và ngăn cản những vụ đảo chánh (Mali, Ghinê, Burkina Faso, Niger, Gabon).

Bị đội ngũ dư luận viên của Wagner ra sức bôi lọ, hình ảnh của Pháp bị xấu hẳn đi. Trong khi đó Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ thủ lợi mà chẳng cần hỗ trợ để giữ an ninh cũng như giúp xóa đói giảm nghèo. Với ý đồ tốt, Paris lại thất bại ở Châu Phi. Mức độ trầm trọng sẽ ước lượng được theo với số di dân từ những nước này đổ vào, hay khi xuất hiện một tổ chức nhà nước Hồi giáo mới buộc Pháp phải quay trở lại.

Trong bài "Niger : Ảo ảnh", La Croix cay đắng đếm, như vậy đã là ba : sau Mali và Burkina Faso, Pháp lại bị đuổi khỏi Niger. Một nước Pháp thảm hại trước một Niger ca khúc khải hoàn, đó là hình ảnh mà những người đảo chánh muốn mang lại, tự khen ngợi "một giai đoạn mới hướng về chủ quyền". Nhưng tình trạng Niger vô cùng bấp bênh, phe đảo chánh bị cô lập, có được rất ít ủng hộ của quốc tế dù đã ký thỏa thuận phòng vệ với Mali, Burkina Faso - cũng là hai chính phủ nắm quyền nhờ đảo chánh. Liên Hiệp Châu Phi, Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ… đều đòi hỏi quay lại với trật tự Hiến Pháp.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine gia tăng oanh kích Crimea, tư lệnh Hạm đội Hắc Hải tử thương

La Croix hôm nay 25/09/2023, nhận xét Kiev đang "đẩy mạnh áp lực lên Crimea bị chiếm đóng" qua một loạt cuộc oanh kích ngoạn mục, hy vọng gây rối loạn cho quân Nga. Le Figaro cập nhật tình hình với thông báo của Ukraine : đô đốc Viktor Sokolov, tư lệnh Hạm đội Hắc Hải đã tử thương trong vụ tấn công vào tổng hành dinh hôm thứ Sáu. Đây là sĩ quan cao cấp nhất trong số những tướng lãnh Nga bị thiệt mạng kể từ đầu cuộc xâm lăng.

SIPAUSA30373028_000003

Ảnh tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol, Crimea, bị hỏa tiễn của Ukraine tấn công  hôm thứ Bảy 23/09/2023 / AP

Crimea bị oanh kích liên tục, chiến hạm Nga vắng dần

Người ta vẫn chưa biết rõ kết quả vụ không kích đã xé toang tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol trên bán đảo Crimea hôm 23/09. Nga nói có một quân nhân mất tích, nhưng Ukraine cho biết "quân chiếm đóng có mấy chục người chết và bị thương, trong đó có các chỉ huy cao cấp của hạm đội" đã họp lại vào hôm đó trong tòa nhà. Điều chắc chắn là hai hỏa tiễn hành trình loại Storm Shadow (hay Scalp) của Anh và Pháp đã tránh được hệ thống phòng không S-400 của Nga để tấn công địa điểm chiến lược này, tạo ra một cuộn khói đen khổng lồ.

Đây là lần thứ hai trong vòng mười ngày, hậu cứ của Nga bị đánh vào ngay trung tâm. Hôm 13/09, cũng các hỏa tiễn hành trình đã gây ra một vụ hỏa hoạn lớn ở nhà máy đóng tàu Sevastopol, nơi hai tàu Nga đang đậu. Vỏ của chiếc tàu ngầm Rostov trên sông Đông bị xuyên thủng đến nỗi việc sửa chữa phải mất "nhiều năm trời", theo tình báo Anh. Còn tàu đổ bộ Minsk và nhà máy đóng tàu cũng bị hư hại nặng, bị tê liệt nhiều tháng.

Những cuộc oanh kích này làm Hạm đội Hắc Hải càng yếu đi, sau khi soái hạm Moskva đã bị đánh chìm xuống đáy biển vào mùa xuân 2022, cũng như một số tàu khác kém quan trọng hơn. Ụ tàu bị phá hủy khiến một bộ phận hạm đội không hoạt động được, hạn chế việc đổ bộ và phóng hỏa tiễn từ Hắc Hải. Trong khi mỗi chiến hạm bị loại khỏi vòng chiến đều không thể thay thế được do Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng các eo biển Bosphorus và Dardanelles đối với tàu quân sự từ đầu cuộc xâm lăng.

Ukraine "nói là làm" và những dấu hiệu lạc quan

Crimea vốn là hậu cứ của quân Nga để tấn công miền nam Ukraine. Chuyên gia Stéphane Audrand nhận xét : "Việc vô hiệu hóa Crimea diễn tiến tốt đẹp nhờ các hỏa tiễn hành trình, drone trên không và drone biển. Bán đảo này nằm ở vị trí lý tưởng, kiểm soát được toàn bộ vùng bồn trũng của Hắc Hải, khóa chặt biển Azov và khiến cho việc ra khỏi vùng duyên hải Ukraine rất nguy hiểm".

Tại Crimea tập trung trên 200 cơ sở quân sự của quân Nga chiếm đóng, đe dọa thường xuyên không phận Ukraine. Cũng từ bán đảo này, vô số hỏa tiễn hành trình trên biển và trên không được bắn đi, những chuyến hàng tiếp tế cho quân Nga đang đối đầu với Ukraine ở Zaporijia. Nhà phân tích kết luận : "Nếu những chuyến xe lửa và xe tải không đến được, mọi lực lượng Nga đều bị bóp nghẹt".

Giả thiết này, theo La Croix, trước mắt khó thể xảy ra. Nhưng tờ Corriere della Sera của Ý nhắc lại, Zelensky đã hứa tấn công vào Crimea và giám đốc tình báo quân đội Budanov báo trước những vụ tấn công chiều sâu. Kiev chứng tỏ nói là làm, và những cuộc oanh kích trở nên thường xuyên, chính xác hơn.

Les Echos cho rằng "Kiev đã ghi điểm" qua vụ tấn công ấn tượng giữa thanh thiên bạch nhật, chứng tỏ không có mục tiêu nào của Nga trên lãnh thổ Ukraine được an toàn. Bên cạnh đó việc Nhà Trắng sau nhiều tháng do dự đã đồng ý cấp hỏa tiễn tầm xa ATACMS, cùng với khoảng 30 chiến xa Abrams M1 sẽ được triển khai trong những ngày tới tại Ukraine, là những dấu hiệu đầy lạc quan.

Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải bị tiêu diệt : Tin gây chấn động

Trang web Le Figaro hôm nay cập nhật tình hình, nhấn mạnh rằng tính biểu tượng của cuộc oanh kích hôm thứ Sáu vào tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải đã được khoác thêm tầm vóc mới, với thông báo của Ukraine : đô đốc Viktor Sokolov, tư lệnh Hạm đội đã tử thương trong vụ này.Đây là sĩ quan cao cấp nhất trong số những tướng lãnh Nga bị thiệt mạng kể từ đầu cuộc xâm lăng. Moskva chưa xác nhận thông tin này. Theo dân biểu Andrei Gurulev, sáu tướng Nga đã tử trận từ tháng 2/2022.

Kiev cho biết đã phóng hỏa tiễn vào Sevastopol vào lúc đang diễn ra "một cuộc họp các lãnh đạo của hải quân Nga", có sự tham dự của đô đốc Sokolov. Năm nay 61 tuổi, sinh tại Moldova, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh Hạm đội Hắc Hải vào tháng 9/2022. Thông tín viên tờ báo dẫn các nguồn tin phương Tây khẳng định việc tấn công các địa điểm dân sự của Ukraine là quyết định cá nhân của Sokolov, do vậy ông ta có thể bị truy tố vì tội ác chiến tranh.

Tốt nghiệp trường Hải quân cao cấp Frounzé, Sokolov khởi đầu binh nghiệp trên các chiến hạm phóng ngư lôi và phá mìn, rồi sang Hạm đội Thái Bình Dương. Khi trở thành phó đô đốc Hạm đội Hắc Hải, Sokolov chỉ huy một chiến dịch ở Địa Trung Hải ngoài khơi Syria, có sự tham gia của hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga là chiếc Đô đốc Kuznetsov. Sự kiện ông ta bị tử thương cùng với những cộng sự thân tín nhất cho thấy Ukraine có được những tin tình báo quan trọng, gây tác động tâm lý nặng nề cho quân Nga ở Crimea – vốn thường xuyên là mục tiêu tấn công của drone và hỏa tiễn, tuy khó thể làm xoay chuyển hẳn thế trận.

Trung Quốc áp đặt trật tự luật pháp theo "tư tưởng Tập Cận Bình"

Nhìn sang Châu Á, trang Ý kiến của Le Monde đăng bài viết của luật gia Isabelle Feng, nói về "Một trật tự luật pháp Trung Quốc". Tác giả nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh ra sức áp đặt các tiêu chí của mình về pháp lý, nhưng có nguy cơ làm các doanh nghiệp phương Tây bỏ chạy khỏi Hoa lục. Kể từ ngày 01/01/2024, các công ty ngoại quốc có thể bị khởi tố trước các tòa án Trung Quốc, cả thể nhân lẫn pháp nhân – một giai đoạn quan trọng của "Nhà nước pháp quyền được tư tưởng Tập Cận Bình chỉ đạo". Cuộc chiến với Hoa Kỳ từ kinh tế rồi công nghệ nay tiến đến luật pháp.

Ngày 26/02, Đảng và Nhà nước long trọng đưa ra một chỉ thị chung, mang tên "Làm thế nào củng cố giáo dục và chủ thuyết luật pháp trong kỷ nguyên mới". Trong đó tên Tập Cận Bình được nhắc đến rất nhiều lần, việc Hiến pháp bảo đảm các quyền căn bản, tam quyền phân lập và độc lập tư pháp bị coi là "những ý tưởng sai lạc của phương Tây". Trung Quốc phải xây dựng trật tự pháp lý mác-xít "đỏ" và xúc tiến tư tưởng Tập Cận Bình, lập ra trật tự tầm cỡ thế giới "mang đặc thù Trung Hoa" trước năm 2035… Bởi vì Bắc Kinh không muốn đạo luật "made in China" chỉ được áp dụng bên trong biên giới.

Luật gia Feng nhắc lại, nếu thời Mao nghề luật sư bị cấm, các tòa án bị dẹp bỏ : thì khi tham gia vào xu hướng toàn cầu hóa từ 2001, Trung Quốc đã chấp nhận khái niệm Nhà nước pháp quyền của Âu Mỹ. Nhưng với việc ông Tập lên nắm quyền, từ 2012 các luật sư phải tuyên thệ trung thành với đảng. Điều kiện làm việc của giới luật sư trở nên khó khăn đến nỗi hoạt động "Ngày dành cho các luật sư đang gặp nguy hiểm" tổ chức tại Paris năm 2017 được dành trọn cho Trung Quốc.

Trong khi kinh tế đang chậm lại, chiến lược "de-risking" (giảm lệ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh) có thể chuyển sang "decoupling" (tách rời hẳn với Hoa lục). Cũng trên Le Monde, chuyên gia Nhan Tuệ Hân (Huai Shing Yen) của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Pháp chế ở Đài Loan lưu ý về "Một sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng thế giới". Trong đó một số lãnh vực thiết yếu như chất bán dẫn hay trí thông minh nhân tạo, các nước dân chủ ưu tiên cho việc lập chuỗi cung ứng không có Trung Quốc tham gia.

Di dân, sinh thái : Tựa chính báo Pháp

Dư âm chuyến thăm của Đức giáo hoàng Francis và thời sự nước Pháp chiếm trang nhất các báo Paris hôm nay. Le Monde đưa tít "Di dân : Giáo hoàng kêu gọi chống lại sự vô cảm". Ngay ngày đầu chuyến thăm Marseille, người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã có bài phát biểu xúc động, cổ vũ Châu Âu và nhân loại "hành động" trước bi kịch "làm Đại Tây Dương nhuốm máu", những người có nguy cơ chết đuối cần phải được cứu vớt, đó là "nghĩa vụ nhân đạo và văn minh". La Croix nhấn mạnh "Tại Marseille, tiếng kêu vang vọng cho tình huynh đệ" : Trong 26 tiếng đồng hồ lưu lại trên thành phố cảng, Giáo hoàng Francis liên tục đưa ra những lời kêu gọi cho các nhà lãnh đạo Châu Âu.

Le Figaro nói về "Dự luật nhập cư : Darmanin dưới áp lực". Trong khi Châu Âu phải chịu đựng làn sóng di dân mới, bộ trưởng nội vụ bị kẹt giữa một đảng cầm quyền đang chia rẽ và cánh hữu quyết thông qua dự luật. Les Echos chạy tựa "Macron bảo vệ cho "sinh thái tiến bộ"" với một kế hoạch chi tiết được công bố hôm nay, trong khi Libération chơi chữ "Kế hoạch hóa sinh thái : Xanh hay chưa chín ?"

Dân Pháp bỗng "ngoan" : Câu chuyện chiếc xe song mã và trái bí

Về thời sự Pháp quốc, xã luận của Le Figaro tóm tắt : Quốc vương Anh tại cung điện Versailles, Giáo hoàng đến Marseille, ngôi sao bóng bầu dục Pháp Antoine Dupont hồi phục và tham dự Cúp thế giới. Chẳng có thùng rác nào bị đốt trên đường phố Paris hay xe hơi bị cháy đen ở thành phố cảng, vùng ngoại ô bị khuấy động sau hồi còi kết thúc trận đấu. Nước Pháp trật tự hẳn, ít nhất là tại những địa điểm nêu trên.

Tuy chẳng phải là trên cả nước, và chỉ có một tuần lễ, nhưng cường quốc thứ sáu thế giới đã tổ chức được những ngày "lịch sử" này - nhất là trước đó chuyến công du đầu tiên của Charles III đã phải hủy bỏ vì lý do trật tự công cộng. Chuyến thăm của quốc vương và hoàng hậu Anh diễn ra tốt đẹp, không có những đám đông hô to "Macron hãy từ chức !" quả là phép lạ. Nguyên thủ Pháp ý thức được điều này, nên tranh thủ để nói chuyện trên truyền hình tối qua để chia sẻ với người dân niềm tự hào.

Tuy vậy ông Emmanuel Macron không phải là vua một nước quân chủ lập hiến, mà là tổng thống của nền cộng hòa. Đại diện cho quốc gia không đủ, mà còn phải lãnh đạo mọi việc. Niger, Ukraine, Armenia là những hồ sơ đang đè nặng trong khi tầm vóc ngoại giao của Pháp giảm sút. Về đối nội, kế hoạch sinh thái có thể gây tranh cãi - việc từ bỏ quyết định cho bán lỗ xăng dầu cho thấy Macron đã lường được - và vấn đề di dân. Tổng thống Pháp đang tận dụng bối cảnh thuận lợi, "trước khi chiếc xe song mã trở lại nguyên hình là trái bí".

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine đã phá vỡ vòng phong tỏa của Hải quân Nga như thế nào ?

Trọng Nghĩa, RFI, 26/09/2023

Ukraine đã phá vỡ, hay ít ra là chọc thủng được vòng phong tỏa mà Nga đã thiết lập trong thực tế trên Biển Đen nhằm ngăn chặn đường xuất khẩu ngũ cốc của đối thủ. Kiev được cho là đã thành công nhờ một loạt hành động quân sự đánh vào chiến hạm cũng như cơ sở của Nga trong khu vực.

crimea1

Tàu Resilient Africa mang cờ Palau đi dọc theo eo biển Bosphorus qua Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 22/09/2023. Đây là chiếc tàu chở ngũ cốc đầu tiên đi từ Ukraine kể từ khi Nga tái áp dụng lệnh phong tỏa Biển Đen vào tháng 7/2023. AFP – Yasin Akgul

Ngày 24/09/2023, tàu chở ngũ cốc Aroyat, treo cờ Palau, xuất phát từ cảng Chormomorsk, phía nam Odessa (Ukraine), sau một hành trình hai ngày trên Biển Đen đã ghé cảng Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ, một chặng dừng tạm thời trước khi trực chỉ Ai Cập. Sau chiếc Resilient Africa trước đó ba hôm, đây là con tàu thứ hai sử dụng hành lang hàng hải do Kiev thiết lập để vượt qua hàng rào phong tỏa của Nga, quốc gia đã rút khỏi thỏa thuận quốc tế cho phép xuất khẩu nông sản Ukraine qua ngã Biển Đen vào tháng 7.

Theo các nhà quan sát, Ukraine như vậy đã phá vỡ, hay ít ra là chọc thủng được vòng phong tỏa mà Nga đã thiết lập trong thực tế trên Biển Đen nhằm ngăn chặn đường xuất khẩu ngũ cốc của đối thủ Ukraine. Kiev được cho là đã thành công nhờ một loạt hành động quân sự đánh vào chiến hạm cũng như cơ sở của Nga trong khu vực.

Chiến thắng "nhỏ" của Ukraine

Nhật báo Pháp Le Monde ngày 22/09/2023 không ngần ngại gọi đây là một "chiến thắng nhỏ" của Ukraine, cho dù không có gì bảo đảm rằng nó sẽ tồn tại lâu dài.

Gọi là chiến thắng không sai vì đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/07, khi Nga từ chối gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, mà liên tiếp hai con tàu đã đến cảng của Ukraine, bốc hàng rồi chở đi một cách an toàn, bất chấp việc Nga từng đe dọa rằng bất kỳ tàu thương mại nào đi đến hoặc rời cảng Ukraine sẽ bị coi là mục tiêu quân sự, một động thái đồng nghĩa với việc áp đặt lệnh phong tỏa đường biển trên thực tế.

Trước hai chiếc Resilient Africa và Aroyat, trong khoảng thời gian từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9, đã có năm con tàu khác rời Odessa. Tuy nhiên các con tàu đó đã cập bến kể từ khi chiến tranh bắt đầu và việc các con tàu này rời cảng mang ý nghĩa sơ tán, trong lúc hai chiếc mới đây thực sự là đã khai trương hành lang hàng hải mà Ukraine đã thiết lập trên vùng biển mà Nga vẫn hoàn toàn nắm quyền kiểm soát cho đến gần đây.

Trên danh nghĩa, Moskva không hề chính thức công nhận hành động phong tỏa Biển Đen. Thế nhưng, theo nhật báo Pháp Le Figaro ngày 22/09, kể từ tháng 8 năm 2023, tức là sau khi quyết định hủy bỏ thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, Nga đã tấn công các cảng của Ukraine hơn 120 lần. Các cuộc tấn công không ngừng nghỉ có tác dụng đe dọa, khiến cho các tàu buôn ngoại quốc không còn dám lai vãng đến các cảng Ukraine. Các vụ bắn phá của Nga như vậy đã gây ra những hệ quả không khác gì một cuộc phong tỏa thực thụ.

Quốc tế hóa hành lang

Hành lang hàng hải mới mà Ukraine vừa thiết lập là gì và đã được hình thành như thế nào ? Theo ông Andriy Klymenko, tổng biên tập của Black Sea News, một tạp chí Ukraine chuyên về Biển Đen, thì chính quyền Kiev đã coi việc tạo ra một hành lang không có thỏa thuận với Nga là "mục tiêu ưu tiên".

Trả lời nhật báo Pháp Le Figaro, ông Klymenko nói rõ : "Vào giữa tháng 7 năm nay, Ukraine đã lập bản đồ tuyến đường mới đi qua lãnh hải của mình và sau đó trình lên Tổ Chức Hàng Hải Quốc Tế. Hành lang này chạy dọc theo bờ biển vùng Odessa, đến Đảo Rắn rồi đến lãnh hải Rumani". Để khuyến khích các chủ tàu nước ngoài chấp nhận rủi ro khi sử dụng hành lang này, Ukraine đã dự trù một ngân sách 500 triệu đô la nhằm bảo hiểm cho các tàu thuyền sẽ đến Odessa.

Về mặt ngoại giao, Ukraine đã ra sức vận động. Cho dù Thổ Nhĩ Kỳ vẫn im hơi lặng tiếng, nhưng không thể che giấu việc hai chiếc tàu Aroyat và Resilient Africa vừa phá vỡ phong tỏa Nga là hai tàu Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Andrii Klymenko, chắc chắn sự can dự của các tàu Thổ Nhĩ Kỳ vào hành lang này là một biện pháp răn đe : "Nga không thể tấn công một chiếc tàu Thổ Nhĩ Kỳ vì phụ thuộc quá nhiều vào Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế cũng như cơ hội cho phép công dân của họ vào Châu Âu".

Ngoài người Thổ Nhĩ Kỳ, thủy thủ đoàn của các con tàu đến Odessa còn có người Bỉ, người Azerbaijan và người Ai Cập. Ukraine dường như đang đặt cược vào việc quốc tế hóa hành lang và Nga sẽ không dám gây vạ lây.

Một chiến lược có quy mô lớn

Hành lang trên Biển Đen được cho là sản phẩm của một chiến lược quân sự có quy mô lớn từ phía Ukraine : Tăng cường màng lưới phòng không dọc theo bờ biển - ngày nay gần 80% các cuộc tấn công của Nga đều bị ngăn chặn – chiếm lại các điểm chiến lược ở Biển Đen, và cuối cùng là mở các cuộc tấn công ngày càng nhiều và càng sâu vào hạm đội Nga và các cảng của hạm đội này.

Vào ngày 11/09, Ukraine tuyên bố đã chiếm được một số giàn khoan do Nga chiếm giữ ở phía tây bắc Biển Đen. Đây là các cơ sở không có người, nhưng được trang bị radar và các phương tiện do thám, được Nga sử dụng để giám sát giao thông hàng hải trong khu vực.

Vào cuối tháng 8, một trạm radar lớn đặt tại mũi Tarkhankout, ở cực tây Crimea, cũng bị phá hại, có thể là do một cuộc đột kích ban đêm của biệt kích Ukraine, đến từ đất liền trên những chiếc thuyền cao tốc. Theo các chuyên gia quân sự, trạm mang tên Mayak đó cho phép Nga kiểm soát tất cả các máy bay bay qua khu vực phía bắc và trung tâm Biển Đen. Một nguồn tin quân sự khẳng định : "Mục tiêu rõ ràng là chọc mù mắt lực lượng Nga".

Trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga, nằm ở trung tâm Sevastopol, cũng là mục tiêu của các cuộc tấn công bằng tên lửa, nghiêm trọng nhất là vào ngày 22/09 vừa qua.

Nga thiếu phương tiện đối phó

Hiện tại, Moskva chưa có phản ứng quân sự nào trước những nỗ lực phá vỡ phong tỏa trên Biển Đen. Theo Le Monde, quả đúng là phương tiện của Nga có giới hạn.

Các tàu chiến Nga không còn dám tiến gần bờ biển Ukraine kể từ khi bị tên lửa chống hạm hoặc drone của Ukraine tấn công. Hạm đội Biển Đen của Nga - không còn được tăng viện kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus và Dardanelles – lại bị đã mất một số tàu, trong đó có soái hạm Moskva - hiện đang thiên về bảo vệ thực lực của mình hơn là tiến hành tấn công.

Hơn nữa, phương Tây, đặc biệt là Anh, đã cho biết rằng sẽ không tha thứ cho bất kỳ một cuộc tấn công vào tàu thương mại. Văn phòng Thủ tướng Rishi Sunak cho biết trong một tuyên bố hôm 7/9 : "Chúng tôi sẽ sử dụng các dịch vụ tình báo, giám sát và trinh sát của mình để theo dõi hoạt động của Nga ở Biển Đen". Luân Đôn khẳng định là Không quân Hoàng gia Anh thường xuyên bay qua khu vực này để "ngăn không cho Nga thực hiện các cuộc tấn công bất hợp pháp vào tàu dân sự chở ngũ cốc".

Liệu lời đe dọa đó có đủ để ngăn cản Nga thực hiện hành động quân sự ? Đây là điều chưa có câu trả lời chắc chắn, những trước mắt nhiều chiếc tàu buôn đã lên đường đến Ukraine. Theo chính quyền Ukraine, hiện đã có ba chiếc tàu chở hàng đi dọc bờ biển Ukraine để đến các cảng Chornomorsk và Pivdenny, dự kiến sẽ bốc cả trăm ngàn tấn nông sản và quặng sắt để đưa sang Trung Quốc, Ai Cập và Tây Ban Nha.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 26/09/2023

************************

Ukraine lại phóng tên lửa oanh kích bán đảo Crimea

Thùy Dương, RFI, 26/09/2023

Tối thứ Hai 25/09/2023, quân đội Ukraine đã tấn công bằng tên lửa bán đảo Crimea, bị Nga sáp nhập. Thống đốc Sevastopol, Mikhail Razvozhayev, trên Telegram khẳng định "đẩy lùi một cuộc tấn công vào Crimea", và lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một tên lửa của Ukraine gần sân bay quân sự Belbek.

crimea2

Ảnh vệ tinh cho thấy khói bốc lên từ tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải Nga, Crimea, bị tấn công, ngày 22/09/2023 via Reuters - Handout

Theo AFP, chính quyền Crimea dưới quyền kiểm soát của Nga tối hôm qua vào 20h57 đã phát báo động bị oanh kích trên toàn bán đảo. Các cuộc tấn công vào các vị trí của Nga ở Crimea ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây. Với vũ khí phương Tây tài trợ, Kiev hy vọng giành lại toàn bộ các vùng đang bị Nga chiếm đóng.

Cuối tuần qua, theo báo Pháp Le Monde, bà Iryna Verechshuk, phó thủ tướng Ukraine chuyên trách tái hội nhập các lãnh thổ bị chiếm đóng, đã kêu gọi người dân Ukraine "rời khỏi bán đảo Crimea" cho đến khi nào lực lượng Ukraine giành lại được nơi này.

Cũng trong ngày hôm qua 25/09, phía Nga cho biết, các lực lượng phòng không đã vô hiệu hóa được 7 drone của Ukraine trên bầu trời Belgorod của Nga, gần biên giới với Ukraine, không có thiệt hại về nhân mạng. Bốn drone khác của Ukraine đã bị bắn hạ tại vùng Koursk, cũng gần biên giới hai nước.

Nga tiếp tục tấn công Ukraine bằng drone

Trong khi đó, sáng hôm nay không quân Ukraine thông báo, trong đêm hôm qua, Nga phóng tổng cộng 38 drone Shahed tấn công nhiều vùng của Ukraine, nhưng lực lượng Ukraine đã bắn hạ được 26 chiếc.

Trên mạng Telegram, lãnh đạo chính quyền quân sự vùng Kherson của Ukraine cho biết các đợt oanh kích của Nga vào tối qua làm 5 thường dân ở Kysselevka bị thương. Các drone Shahed của Nga cũng oanh kích thành phố cảng Izmaïl, miền nam Odessa, gần biên giới với Rumani, khiến hai người bị thương và làm hư hại cơ sở hạ tầng cảng Izmaïl. Thành phố Kryvyi Rig, thuộc vùng Dnipropetrovsk, miền tây Ukraine, cũng bị oanh kích bằng tên lửa nhưng không có thiệt hại nhân mạng, tình hình tại Nikopol cũng tương tự.

Thùy Dương

**********************

Ukraine khẳng định chỉ huy Hạm Đội Hắc Hải của Nga đã thiệt mạng

Minh Anh, RFI, 26/09/2023

Quân đội Ukraine ngày 25/09/2023 tuyên bố đô đốc Viktor Sokolov chỉ huy Hạm Đội Hắc Hải của Nga đã bị thiệt mạng trong vụ trụ sở hạm đội Nga ở Sevastopol, bán đảo Crimea trúng tên lửa của Ukraine hôm thứ Sáu 22/9. Phía Nga chưa xác nhận thông tin. 

crimea3

Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga, Phó Đô đốc Viktor Sokolov nhân một buổi lễ tiễn quân tại Sevastopol, Crimea ngày 27/09/2022. Reuters – Alexey Pavlishak

Trên mạng Telegram, lực lượng đặc nhiệm Ukraine khẳng định "34 sĩ quan, trong đó có chỉ huy hạm đội Hắc Hải đã bị giết chết" trong vụ oanh kích nhưng không đưa ra bằng chứng. Cũng theo nguồn tin này, còn có "105 quân chiếm đóng khác đã bị thương. Tòa nhà tổng hành dinh đã bị hư hại nặng". 

AFP cho biết chưa thể thẩm định thông tin trong khi Moskva không công bố những thiệt hại tại Ukraine. Ngay sau vụ tấn công, Nga chỉ loan báo một quân nhân bị mất tích. 

Tuy nhiên, theo nhận định của Le Figaro, nếu thông tin từ Ukraine là đúng sự thật thì vụ việc này có tính biểu tượng cao. Đây là sĩ quan cao cấp nhất trong số các tướng lĩnh của Nga bị thiệt mạng kể từ đầu cuộc chiến xâm lược Ukraine tháng 2/2022.

Theo Kiev, cuộc pháo kích được thực hiện hôm thứ Sáu ở Sevastopol vào lúc có "một cuộc họp các chỉ huy hải quân" với sự hiện diện của đô đốc Sokolov. Năm nay 61 tuổi, sinh ra ở Moldova, ông Sokolov bắt đầu sự nghiệp nhà binh trên các chiến hạm phóng ngư lôi và vớt mìn. 

Viên sĩ quan này lần lượt nắm giữ các chức vụ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, phó chỉ huy Hạm đội phương Bắc. Tháng 10/2022, ông Sokolov được bổ nhiệm thay đô đốc Igor Ossipov làm quyền chỉ huy Hạm đội Hắc Hải, để rồi đến tháng Chín cùng năm chính thức làm chỉ huy đội hải quân này của Nga ở Hắc Hải.

Nhiều nguồn tin phương Tây cáo buộc tướng Sokolov đã chỉ huy các cuộc tấn công nhắm vào các vị trí thường dân ở Ukraine, và có thể bị truy tố về tội ác chiến tranh. Điểm đáng chú ý là vụ oanh kích này xảy ra 10 ngày sau đợt tấn công một công trường hải quân làm hư hại nặng một tầu ngầm của Nga và 24 người bị thương.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc : Moskva lên án phương Tây "mượn" tay Ukraine tấn công Nga

Thanh Hà, RFI, 24/09/2023

Vài ngày sau tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, hôm 23/09/2023 đến lượt ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Moskva mạnh mẽ đả kích phương Tây : "cả một đế chế dối trá", "gây xung đột", "chia rẽ nhân loại" và không có khả năng đàm phán.

nga01

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu tại diễn đàn kỳ họp thứ 78, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tại New York, Hoa Kỳ, 23/09/2023. AP - Mary Altaffer

Trả lời báo chí sau đó, ngoại trưởng Lavrov còn có những lời lẽ cứng rắn hơn khi ông trực tiếp lên án phương Tây lấy danh nghĩa bảo vệ Ukraine trước một cuộc ngoại xâm, nhưng thực tế là để "trực tiếp" đối đầu với Nga.

Đặc phái viên RFI Aabla Jounaidi từ trụ sở New York tường trình :

"Suốt tuần qua tại New York, các bên đã đề cập đến nhu cầu cải tổ Liên Hiệp Quốc và nhất là việc mở rộng Hội đồng Bảo an với tiếng nói đại diện các nước đang phát triển. Lần đầu tiên Nga chính thức ủng hộ lập trường này. Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã khai thác luận điểm nói trên để tấn công phương Tây. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ông tuyên bố :

"Theo quan điểm của Nga, rõ ràng là có những giải pháp khác, thế nhưng Hoa Kỳ và các nước phương Tây chư hầu của họ tiếp tục gây nên những cuộc xung đột, chia rẽ nhân loại thành những khối thù nghịch. Họ làm tất cả để ngăn chặn một trật tự thế giới công bằng và thực sự đa phương được hình thành. Họ tìm cách cưỡng ép thế giới phải tuân thủ những luật chơi hẹp hòi và có lợi cho chính họ".

Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga là quốc gia sử dụng quyền phủ quyết nhiều hơn ai hết. Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm thứ Ba vừa qua cũng tại diễn đàn này đã trình bày kế hoạch vãn hồi hòa bình cho Ukraine với chủ trương đòi Nga rút quân. Đây là điều không tưởng đối với ông Lavrov.

Trong cuộc họp báo sau phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Nga giải thích : "Thêm một lần nữa thực tế là kim chỉ nam đối với chúng tôi. Zelensky và tất cả những ai điều khiển ông ấy từ Washington, Luân Đôn hay Bruxelles, họ đồng loạt khẳng định là không có con đường nào dẫn tới hòa bình, ngoại trừ giải pháp của Zelensky. Muốn nói kiểu gì thì nói, nhưng tuyệt đối, giải pháp đó không thể thực hiện được".

Khi đề cập đến viện trợ quân sự cho Kiev, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tố cáo phương Tây giúp Ukraine không để bảo vệ quốc gia này mà mục đích là "trực tiếp chống lại nước Nga".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 24/09/2023

***********************

Nga xác nhận Ukraine đang dồn hỏa lực vào Sevastopol, bán đảo Crimea

Thanh Hà, RFI, 24/09/2023

Trong thông cáo chiều ngày 23/09/2023 thống đốc Sevastopol Mikhail Razvozhayev loan báo kích hoạt hệ thống phòng không bảo vệ thành phố này trước một đợt tấn công bằng tên lửa của Ukraine. Thông báo được đưa ra sau khi Kiev khẳng định "thành công trong vụ oanh kích" nhắm vào tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải của Nga trên bán đảo Crimea.

crimea1

Ảnh chụp từ vệ tinh của Planet Labs cho thấy khói bốc lên từ sở chỉ huy của hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol, Crimea, ngày 22/09/2023. AP

Theo hãng tin Mỹ AP, trên mạng Telegram quan chức này xác nhận nhiều mảnh vỡ của tên lửa đã được phát hiện ở khu vực phía bắc Sevastopol. Giao thương trên biển bị gián đoạn trong ngày hôm qua. Ngoài ra nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy gần thành phố Vilne, phía bắc bán đảo Crimea.

Trở lại với vụ tấn công bằng tên lửa của Ukraine nhắm vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải Nga cách nay hai ngày, lãnh đạo tình báo Ukraine ông Kyrylo Budanov tiết lộ với truyền thông Mỹ là có 9 người chết và 16 người bị thương. Trong số các nạn nhân có tướng Alexander Romanchuk, chỉ huy lực lượng đặc trách mặt trận đông nam Crimea.

AP thận trọng lưu ý chưa thể kiểm chứng một cách độc lập về những tuyên bố của lãnh đạo tình báo Ukraine. Chỉ biết rằng, Bộ quốc phòng Nga ban đầu loan tin một người thiệt mạng trong vụ tấn công nhắm vào tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải, nhưng sau đó đã chỉnh sửa lại và chỉ nói đến "một nhân viên bị mất tích".

Về chiến sự tại Ukraine trong ngày 24/09/2023, thêm hai thường dân Ukraine thiệt mạng tại Donetsk và Sumy - miền đông, trong các đợt oanh kích của quân Nga đêm qua. Còn tại Donbass, theo tiết lộ từ hãng thông tấn Nga TASS, chính quyền thân Nga vừa ban hành sắc lệnh giới nghiêm từ 11 giờ đên đến 4 giờ sáng trong tuần.

Trong một văn bản thứ nhì, Denis Puchilin, lãnh đạo tự nhận đứng đầu nước Cộng hòa nhân dân Donbass ban hành lệnh "kiểm duyệt thư từ những trao đổi qua internet và điện thoại liên quan đến các vấn đề quân sự". Tin trên không nói rõ khi nào các sắc lệnh mới có hiệu lực.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 24/09/2023

***********************

Ukraine tuyên bố "oanh kích thành công" vào tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải của Nga

Thanh Phương, RFI, 23/09/2023

Hôm 22/09/2023, Ukraine đã lên tiếng nhận trách nhiệm về một cuộc "oanh kích thành công" bằng tên lửa vào tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải của Nga ở thành phố Sebastopol, vùng Crimea, đồng thời khẳng định "các chỉ huy cao cấp" của hải quân Nga đã bị hạ sát hoặc bị thương trong cuộc tấn công này.

crimea2

Ảnh trích từ video giám sát cho thấy khói bốc lên từ tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải, ở Sevastopol, bán đảo Crimea, ngày 22/09/2023, sau một cuộc tấn công của lực lượng Ukraine. © Canal criméen sur Telegram / via AP

Từ thủ đô Kiev, thông tín viên Pierre Alonso tường trình :

"Sau khi đã phá hủy một tàu ngầm đang neo đậu ở bến cảng, rồi phá hủy một trung tâm chỉ huy, lực lượng Ukraine hôm qua đã đánh trúng tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sebastopol. 

Cách đây vài tuần, các cuộc tấn công vào vùng Crimea còn hiếm hoi nhưng nay diễn ra gần như mỗi ngày và Kiev không còn ngần ngại lên tiếng nhận trách nhiệm. Hôm qua, quân đội Ukraine đã khen ngợi "một cuộc oanh kích thành công". Tư lệnh không quân Ukraine nhắc lại : " Chúng tôi đã hứa là sẽ còn những cuộc tấn công khác".

Các vụ oanh kích vào sâu trong lãnh thổ Nga là nhằm gây tác động tâm lý, để cho thấy Crimea sẽ là mục tiêu tái chiếm của Ukraine. Các vụ oanh kích này giáng những đòn nặng vào hải quân Nga hiện đang phong tỏa hàng hải khiến Kiev không thể xuất khẩu ngũ cốc. Ngoài ra, khi oanh kích như vậy, Ukraine làm suy yếu khả năng tấn công của quân đội Nga, vốn vẫn bắn các tên lửa vào toàn bộ lãnh thổ Ukraine từ vùng Hắc Hải.

Đòn đánh ngoạn mục hôm qua khiến chính quyền Ukraine vui mừng. Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia của Ukraine đề nghị hạm đội Nga chọn tương lai cho mình : hoặc bị đánh chìm, hoặc bị vô hiệu hóa bằng vũ lực. Đồng thời họ dọa sẽ cắt hạm đội thành từng mảnh".

Cũng hôm qua, một cố vấn của lãnh đạo do Nga bổ nhiệm của vùng Crimea cho biết vùng này đã bị một cuộc tấn công tin học "chưa từng có" nhắm vào các công ty dịch vụ kết nối Internet, khiến mạng bị gián đoạn. Nhưng viên cố vấn này không nói rõ là cuộc tấn công tin học đó có liên quan trực tiếp với các vụ oanh kích vào vùng Crimea hay không.

Theo hãng tin AFP, hôm nay, lãnh đạo thành phố Sebastopol cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc tấn công mới bằng tên lửa vào thành phố này.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 23/09/2023

Published in Quốc tế

Sau 19 tháng chiến tranh Ukraine, quân đội Nga đã xác định được ít nhất 4 nhược điểm của mình trên chiến trường và một số bất cập trong học thuyết quân sự. Cái may đối với Nga là quân đội nước này dù vậy có khả năng "thích ứng khá nhanh". Trên đây là một số điểm chính trong nghiên cứu được chuyên gia về chiến lược của Nga Dimitri Minic, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI cho công bố ngày 22/09/2023.

nga1

Tướng Sergei Surovikin (trái) và bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu (giữa) trong chuyến thăm bộ tham mưu liên quân ngày 17/12/2022 tại một địa điểm không được xác định. AP - Gavriil Grigorov

Trong bài viết mang tựa đề "Quân đội Nga nghĩ gì về cuộc chiến của họ ở Ukraine ? Những phê bình, khuyến nghị, thích ứng" (Que pense l’armée russe de sa guerre en Ukraine ? Critiques, recommandations, adaptations), tác giả đã căn cứ vào những thông tin trực tiếp của bên quân đội Nga, đặc biệt là từ tạp chí khoa học quân sự Voennaâ Mysl – Tư tưởng quân sự của Nga.

Khả năng răn đe bất cập và thiếu chuẩn bị

Chiến dịch quân sự đặc biệt mà tổng thống Vladimir Putin khởi động đã bị chỉ trích rất nhiều. Tuy nhiên tại Moskva ở thượng tầng guồng máy quân sự, mọi người có chung một quan điểm : "Chiến dịch này là một hậu quả từ sự chống đối triệt để của phương Tây nhắm vào nước Nga". Trong phần mở đầu Dimitri Minic nhắc lại "Từ tháng 2/2022, quân đội Nga đã bình luận và rút ra nhiều bài học từ chiến tranh Ukraine". Vậy những bài học đó là gì ?

Bài học đầu tiên theo tác giả bài nghiên cứu là sự "thiếu chuẩn bị từ ở "thượng nguồn". Quyết định đã được đưa ra mà không tuân thủ một nguyên tắc từng được ghi rõ trong học thuyết quân sự của Nga từ 2014. Nguyên tắc đó là "Huy động và triển khai quân đến những vùng biên giới bị đe dọa không thôi chưa đủ", mà còn phải "áp dụng luôn cả những biện pháp phi quân sự một cách hiệu quả".

Các biện pháp "phi quân sự" đó gồm nhiều lĩnh vực : "tâm lý, kinh tế, một sự cân bằng nào đó về mặt chính trị và ngoại giao". Quân đội Nga cũng đã có những thiếu sót trong việc thu thập thông tin tình báo hay "thiếu hiểu biết và kém cỏi trong khả năng cập nhật tình hình (…) xác định những đối tượng và hoạt động nguy hiểm" đối với các quân nhân Nga. Tất cả những sơ xuất ban đầu đó đã dẫn tới những tác động tai hại như là "lãng phí các nguồn lực cần thiết để vô hiệu hóa các mối đe dọa" nhắm vào quân nhân Nga.

Một ông khổng lồ "cứng nhắc"

Bài học thứ nhì là quân Nga đã thấy rõ những nhược điểm của mình. Dimitri Minic nêu lên bốn điểm khiến giới tướng lĩnh Nga lo lắng : 1. "lãng phí", 2. khả năng nghèo nàn về người và của cần thiết cho cỗ máy chiến tranh, 3. "khó khăn trong việc huy động các nguồn lực", và 4. "một phần lớn quân Nga không được đào tạo để sử dụng những trang thiết bị đời mới" hay số này quá ít và đã chóng bị việt vị ngay từ những tuần lễ đầu cuộc chiến.

Ngoài ra trên trận địa, phía Nga vấp phải hai khó khăn khác đó là sự kém cỏi về các phương tiện tình báo hay chỉ đơn giản như việc có được bản đồ "chính xác" và "được cập nhật" để tiến hành các đợt tấn công. Điểm yếu thứ hai liên quan đến "đội hình" của Nga : ra trận, chỉ huy Nga chủ trương lấy số đông áp đảo đối phương. Các đoàn quân hùng hậu của Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine đã chóng nhận thấy rằng họ là một ông khổng lồ di chuyển chậm chạp và dễ trở thành những con mồi cho đối phương. Tác giả bài nghiên cứu nhắc lại tại Irpin, gần thủ đô Kiev, hàng chục xe vận tải của đoàn quân Nga đã dễ dàng bị tên lửa, đạn pháo của Ukraine tiêu hủy. Cũng ông "khổng lồ" di chuyển chậm chạp đó đã khiến chiến dịch chiếm đóng Kiev thất bại ngay những ngày đầu tháng 3/2022.

Khả năng "nhanh chóng thích ứng với tình huống"

Dimitri Minic ghi nhận, bên cạnh rất nhiều những "lỗ hổng" từ ở khâu chuẩn bị, đến tổ chức, chiến thuật… Nga có một điểm mạnh đó là "khả năng thích ứng với tình huống khá nhanh".

Chỉ sau vài tuần đối mặt với thực tế trên trận địa, cũng ngay từ tháng 3/2022, giới chỉ huy đã "xé lẻ" những đoàn quân hùng hậu đó thành những binh đoàn nhỏ hơn, uyển chuyển hơn, dễ di động hơn. Tính toán đó đã "khá thành công ở Kherson". Phía Nga cũng đã không còn xem thường khả năng chiến đấu hay dám khinh thường những "phương tiện nghèo nàn" của đối phương. Thí dụ thứ nhì cho thấy khả năng "thích ứng" của bên quân đội Nga rất lợi hại liên quan đến các đơn vị pháo binh. Bộ phận này "chóng nhận ra rằng, một trong những vấn đề lớn của họ" là bắn không chính xác và do vậy họ đã nhanh chóng chuyển sang "sản xuất vũ khí với độ bắn chính xác cao".

Về công nghệ chế tạo vũ khí hiện đại, Nga đã sớm nhận thấy không đủ sức đối chọi với vũ khí đời mới mà phương Tây cung cấp cho Ukraine. Nga không có khả năng bắn chận tên lửa Himars của Mỹ trang bị cho Ukraine nên đã khôn ngoan "lùi căn cứ hậu cần về phía sau, ngoài tầm bắn" của Himars. Chuyên gia Dimitri Minic ghi nhận, trong vài tháng, "đạn pháo và độ bắn chính xác để có hiệu quả cao nhất đã trở thành một vấn đề trung tâm" của quân đội Nga.

Liên quan đến drone, theo chuyên gia của viện IFRI : drone của Ukraine "là một trong những lý do chính dẫn đến thất bại của các đoàn quân hùng hậu Nga tiến vào Kiev một tuần lễ sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt". Drone của Ukraine đã "giữ chân" xe tăng, thiết giáp và quân Nga trước khi trở thành vũ khí tấn công vào các trung tâm hậu cần của đối phương".

Dimitri Minic không phủ nhận tính lợi hại của các loại drone Nga như Bezencev, Polakov hay Tumako… nhưng "họ có quá ít để thi hành nhiệm vụ". Song Moskva đã khắc phục nhược điểm này. Từ tháng 1/2023 đội ngũ drone của Nga có thêm loại Orlan-30.

Ba nỗi lo

Trong phần kết luận nhà nghiên cứu Dimitri Minic nhận xét : quân đội Nga có cái nhìn "phê phán" về chiến tranh do chính họ đang tiến hành và nhiều người "bi quan" về những bước sắp tới trong cuộc chiến tại Ukraine.

Tác giả ngạc nhiên khi thấy bên quân đội Nga tương đối dễ dàng nhìn nhận những "yếu kém và giới hạn" của mình so với lực lượng của Ukraine.

Một điều bất ngờ khác được ông Minic ghi nhận, "trong hàng ngũ quân đội, có một không gian tự do tương đối", để nói lên sự thật về những điểm bất cập trong chiến lược phòng thủ, trong học thuyết quân sự hay về tiềm lực thực sự của Nga. Chính nhờ có một chút tự do đó cho nên tiếng nói của một số viên tướng Nga đã xuyên thủng một bức màn vô hình, vươn đến chính giới ở Moskva.

Dù vậy ở thượng tầng cỗ máy chiến tranh Nga, hiện đang có một số lo ngại : trước hết là toàn cảnh kinh tế khó khăn của đất nước trước những biện pháp trừng phạt của phương Tây. Kế tới là khả năng có hạn của guồng máy công nghiệp quân sự của Nga. Khúc mắc thứ ba là hiện tượng "chảy máu chất xám". Theo tác giả bài nghiên cứu trên trang mạng của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, Dimitri Minic, qua các phát biểu chính thức, giới tướng lĩnh Nga ít khi dám lạc quan về hồi kết tốt đẹp cho nước Nga trong cuộc chiến hiện nay.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 22/09/2023

Published in Diễn đàn

Quân đội Ukraine tuyên bố "chọc thủng phòng tuyến" Nga tại Bakhmut

Trọng Thành, RFI, 19/09/2023

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm nay, 19/09/2023, họp với các đồng minh của Ukraine tại một căn cứ quân sự Đức, khẳng định cuộc phản công của Ukraine đang "tiến triển tốt". Tư lệnh Lục quân Ukraine Oleksandr Syrskyi hôm qua, 18/09, cho biết việc chiếm lại được hai ngôi làng Andriiyvka và Klishchiyvka gần thành phố Bakhmut giúp "chọc thủng" phòng tuyến Nga xung quanh đô thị mang tính biểu tượng và chiến lược, mà phía Nga mới kiểm soát từ tháng 5/2023, sau gần một năm tấn công.

uk1

Cờ Ukraine được cắm tại một ngôi làng trên tiền tuyến, Andriyvka, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 16/09/2023. AP - Alex Babenko

Trên mạng Telegram, tư lệnh Lục quân Oleksandr Syrskyi cho biết, cả hai làng nằm ở vị trí trên cao, "thoạt nhìn nhỏ bé (với tổng diện tích khoảng 2 km²), nhưng là các địa điểm quan trọng trong tuyến phòng thủ của kẻ thù trải dài từ Bakhmut đến Horlivka," tức một thị trấn cách Bakhmut khoảng 40 km. Người phát ngôn của Quân đội Ukraine, Ilia Yevlash, cho biết thêm, "việc chiếm được hai địa điểm này làm hở sườn phía nam của thành phố Bakhmut, làm bàn đạp thuận lợi cho những bước tiến xa hơn". Theo tướng Oleksandr Syrskyi, giao tranh hiện vẫn diễn ra ác liệt xung quanh hai ngôi làng khi quân Nga cố gắng giành lại các vị trí đã mất.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến Mỹ hôm 18/09. Nguyên thủ Ukraine có kế hoạch gặp tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, và tiếp theo đó là các giới chức hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Theo đài France Info của Pháp, Quốc hội Mỹ đang tranh luận về gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 24 tỷ đô la. Để nhận được khoản viện trợ mới, chính quyền Ukraine phải bảo đảm chiến dịch phản công đang diễn ra thành công.

Drone oanh kích tỉnh miền tây Lviv

Ít nhất một người thiệt mạng hôm nay trong một cuộc tấn công bằng drone ở tỉnh Lviv miền tây Ukraine giáp với Ba Lan. Theo các giới chức địa phương, ba cơ sở công nghiệp bị hư hại. Tỉnh trưởng tỉnh Lviv khẳng định đây là các cơ sở công nghiệp bình thường, không có phương tiện quân sự nào được cất giữ tại đây.

Reuters, dẫn thông báo của Quân đội Ukraine, cho biết Nga đã tiến hành tổng cộng 30 cuộc tấn công bằng drone và một tên lửa đạn đạo Iskander trong đêm qua. 27 drone đã bị Ukraine bắn hạ. 

Trọng Thành

***********************

Tướng Mỹ khẳng định cuộc phản công của Ukraine không thất bại

Thùy Dương, RFI, 18/09/2023

Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Mark Milley, trong cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật 17/09/2023 khẳng định cuộc phản công của Ukraine "không thất bại" nhưng con đường dẫn đến chiến thắng cho Kiev vẫn còn rất dài, trong bối cảnh trong mấy ngày qua Kiev tuyên bố đã giành lại được làng Andriyvka và Klichtchiivka, nằm ở phía nam Bakhmout và có vị trí chiến lược.

uk2

Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Mark Milley trong một cuộc họp báo tại bộ quốc phòng Mỹ, Washington ngày 18/07/2023. AP - Manuel Balce Ceneta

Theo AFP, tướng Mark Milley, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, nhận định : Cuộc phản công của Ukraine "diễn ra chậm, chậm hơn dự kiến, nhưng vẫn được duy trì liên tục". Khẳng định là Ukraine vẫn có "lực lượng tấn công đáng kể", nhưng tướng Milley cũng dự báo "sẽ mất nhiều thời gian" để Ukraine đạt được mục tiêu "đánh đuổi tất cả quân Nga" ra khỏi lãnh thổ như tổng thốngUkraine Volodymyr Zelensky từng nói.

Trong một bài trả lời phỏng vấn khác, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg, hôm qua 17/09 cũng lưu ý là không nên mong đợi cuộc chiến Ukraine sẽ sớm chấm dứt. Trả lời hãng truyền thông Đức, Funke, ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Hầu hết mọi cuộc chiến đều kéo dài hơn dự báo ban đầu", do đó phương Tây "cần chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài ở Ukraine". Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương cảnh báo : "Nếu tổng thống Zelensky và nhân dân Ukraine ngưng chiến đấu, đất nước Ukraine sẽ không còn tồn tại".

Liên quan đến việc Kiev gia nhập NATO, Jens Stoltenberg khẳng định : "Chắc chắn là sớm hay muộn thì Ukraine cũng sẽ nằm trong khối NATO".

Zelensky đến Nhà Trắng

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ được tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp đón tại Nhà Trắng vào thứ Năm 21/09 để thảo luận về các biện pháp hỗ trợ Kiev chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga. Trong chuyến đi này, ông Volodymyr Zelensky có thể cũng đến Điện Capitol để gặp lãnh đạo phe Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc Hội. Chuyến công du của ông Zelensky diễn ra trong bối cảnh Quốc Hội Mỹ đang tranh luận về khoản viện trợ quân sự mới trị giá 24 tỷ đô la cho Kiev. 

Thùy Dương

***********************

Ukraine tuyên bố "giải phóng" thêm được 7 km2 lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong tuần qua

Trọng Nghĩa, RFI, 18/09/2023

Phát biểu trên truyền thông Nhà nước ngày hôm nay 18/09/2023, thứ trưởng quốc phòng Ukraine Ganna Maliar cho biết là trong tuần qua, lực lượng võ trang của Kiev đã giải phóng được khoảng 7 cây số vuông lãnh thổ bị quân đội Nga chiếm đóng ở miền đông và miền Nam đất nước.

uk3

Một binh sĩ Ukraine trên chiến tuyến tại Andriyvka, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 16/09/2023. via Reuters – 3rd Assault Brigade / Ukrainian

Theo bà Maliar, trên mặt trận miền Đông, lực lượng Ukraine đã chiếm lại được 2 cây số vuông vào tuần trước ở khu vực Bakhmut, đặc biệt là giành lại quyền kiểm soát hai ngôi làng Andriyvka và Klichchiyvka. Còn tại miền Nam, quân Ukraine tiến được nhanh hơn và đã tái chiếm được 5,2 cây số vuông lãnh thổ.

Tổng cộng, kể từ khi phát động cuộc phản công vào tháng 6 vừa qua, Kiev cho biết đã giải phóng được 51 cây số vuông xung quanh thị trấn Bakhmut và 261,7 cây số vuông ở phía Nam mặt trận.

Ukraine tuyên bố bắn hạ 18 drone và 17 tên lửa Nga trong đêm

Về phần mình, lực lượng Không quân Ukraine vào sáng nay cũng khẳng định rằng họ đã bắn hạ 18 chiếc drone và 17 chiếc tên lửa mà Nga đã dùng để tấn công nhiều vị trí tại hai khu vực Mykolaiv và Odessa ở miền nam Ukraine vào tối hôm qua.

Trên mạng Telegram, Không quân Ukraine khoe rằng Nga đã bắn vào Ukraine tổng cộng 17 tên lửa hành trình, và cả 17 chiếc đều bị bắn hạ.

Drone Ukraine tiếp tục tấn công Crimea và Nga

Nga cho biết họ đã bắn hạ máy bay không người lái của Ukraine, đặc biệt là ở Crimea và gần Moskva.

Song song với các tuyên bố thắng lợi của Kiev, Nga cũng tiếp tục loan báo việc triệt hạ được các chiếc drone Ukraine tấn công vào vùng Crimea cũng như vào lãnh thổ Nga.

Trong một thông cáo công bố khuya hôm qua, rạng sáng hôm nay 18/09, bộ quốc phòng Nga cho biết là drone của Ukraine đã bị bắn hạ ở nhiều vùng trên bán đảo Crimea, ở khu vực Moskva cũng như ở các tỉnh Belgorod và Voronezh, gần Ukraine.

Trái với trước đây, lần này Moskva không nói rõ số lượng drone Ukraine bị triệt hạ. 

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

chiến tranh này có thể kéo dài. Chính quyền Moskva đã phải huy động một lực lượng dự bị quan trọng. Đồng thời, dường như quân đội Nga còn tìm cách tuyển mộ nhân lực từ đồng minh Cuba, nhưng không thể công khai kế hoạch này. 

cuba01

Bà Marilin Vinent giơ ảnh trên điện thoại của con trai Dannys Castillo, mặc quân phục, được cho là đã đến chiến đấu cùng quân đội Nga ở Ukraine. Ảnh chụp tại La Havana, ngày 08/09/2023. AP - Ramon Espinosa

RFI xin giới thiệu bài phân tích của tạp chí Time đăng ngày 18/09/2023.  

Trong video được loan truyền rộng rãi trên mạng xã hội từ cuối tháng 08/2023, Alex Vegas Diaz, người Cuba, 19 tuổi kể lại câu chuyện chấp nhận đi làm công nhân "xây dựng" cho quân đội Nga qua tin tuyển dụng trên Whatsapp, nhưng lại bất ngờ bị đưa sang Ukraine, cách nhà 6000 km. Alex cùng với một người bạn khác đã bị điều đến căn cứ quân sự, được trang bị vũ khí và đưa ra mặt trận trong một cuộc chiến mà họ không muốn tham gia. Trong video đăng ngày 31/08, được cho là quay tại một bệnh viện ở Nga, Alex cho biết "những gì đang xảy ra tại Ukraine thật đáng sợ, khi phải chứng kiến người đứng trước mặt mình bị giết như thế nào, thấy bom rơi ngay cạnh mình". "Xin hãy giúp chúng tôi thoát khỏi đây !"    

Trường hợp của Alex không phải là hiếm. Nhiều người Cuba bắt đầu đăng bài trên mạng xã hội, gọi đến các chương trình talk-show, để hỏi thông tin về thành viên gia đình đã bay tới Moskva gia nhập quân đội Nga. Sự phản đối kịch liệt của người dân đã buộc chính phủ Cuba phải đưa ra cáo buộc đối với "một mạng lưới buôn người", hoạt động bên ngoài Nga, "dụ dỗ thanh niên Cuba nhập ngũ đi tham chiến ở Ukraine". Hôm 08/09, Cuba cho biết đã bắt giữ 17 người tình nghi tội buôn người. Những người này nếu trở về Cuba thì có nguy cơ phải lãnh 30 năm tù giam vì tham gia hoạt động ‘lính đánh thuê’, vi phạm luật pháp Cuba. Họ cũng khó có thể xin tị nạn tại các nước phương Tây ủng hộ Kiev.    

Qua các bài đăng, tin nhắn, video đăng trên mạng xã hội từ những người tuyển dụng, cũng như phỏng vấn gia đình của các tình nguyện viên, cùng những tài liệu mà nhóm hacker Ukraine Cyber Resistance UA cung cấp, tạp chí Time đã xác định danh tính của những người Cuba gia nhập quân đội Nga. Tất cả các thông tin được tập hợp lại đưa ra một câu chuyện khác. Alex Vegas được nói ở trên đã bị rơi vào một mạng lưới có tổ chức lớn, "tuyển dụng công khai" hàng trăm tình nguyện viên Cuba đến chiến đấu cho Moskva từ tháng 07/2023.      

Điều gì thu hút tình nguyện viên Cuba gia nhập quân đội Nga ?  

Từ cuối tháng Sáu, các bài đăng quảng cáo "hợp đồng với bộ Quốc Phòng Nga, đi nghĩa vụ quân sự trong quân đội Nga", bắt đầu xuất hiện trong các nhóm trên Facebook. Với mức lương hàng tháng được đề xuất lên đến 2086 đô la, đây là một khoản rất lớn khi mức lương trung bình ở Cuba chỉ khoảng 50 đô la mỗi tháng. Hôm 05/09, nhóm tin tặc Ukraine đã đăng tải một tài liệu được cho là bản hợp đồng dài 6 trang mà những người được tuyển mộ phải ký khi đến Nga. Những tình nguyện viên phải cam kết thực hiện nghĩa vụ trong vòng 1 năm, đi kèm với các quyền lợi về tài chính, như 195 000 rúp (gần 2.000 đô la) cho phí nhập ngũ được trả một lần, và 2 triệu rúp (gần 21.000 đô la) sẽ được trả cho gia đình nếu họ thiệt mạng. Các điều khoản trong hợp đồng trùng khớp với những gì mà bộ Quốc Phòng Nga đã công khai, bao gồm cả khả năng nhập tịch Nga không chỉ dành cho những người được tuyển vào quân đội Nga mà cả gia đình họ, theo sắc lệnh của tổng thống Nga vào năm 2022.     

Trong những video gửi cho bên tuyển quân mà tạp chí Time xem được, một số tình nguyện viên nêu ra cuộc sống khổ cực ở Cuba, thiếu thốn thuốc men, thực phẩm, dù có bỏ mạng thì chí ít vẫn giúp được gia đình họ. Một số khác thì đề cập đến lịch sử của Cuba gửi công dân đi chiến đấu trong các cuộc xung đột của Nga. Ví như trường hợp của một tình nguyện viên, giải thích lý do nhập ngũ của mình, cho biết bố anh ta đã đến chiến đấu ở Angola, ám chỉ cuộc huy động hơn 50.000 tình nguyện viên Cuba đến Angola và Ethiopia từ 1975 đến 1991 để chiến đấu cùng quân đội do Liên Xô hỗ trợ.    

Bao nhiêu người Cuba đã gia nhập quân đội Nga ?  

Hiện vẫn chưa thể xác định con số chính xác. Theo thông tin mà tạp chí Time thu được, khoảng 200 người Cuba được tuyển mộ, đã đi qua văn phòng quân sự ở thành phố Tula của Nga vào tháng Bảy và tháng Tám. Các nhóm nhân quyền Cuba thì cho rằng con số rơi vào khoảng 750 đến 1000 người. Theo tổ chức về nhân quyền Cuba FHRC, 746 lính được tuyển mộ đã được tổ chức này theo dõi. Ít nhất 62 người trong số này được cho là thuộc lực lượng đặc nhiệm, được huấn luyện có bài bản, được biết đến dưới tên Avispas Negras - Hội Ong Đen.   

Liệu người Cuba có bị "lừa đến Nga" hay không ?  

Tạp chí Time cũng đã xem 199 hộ chiếu Cuba, tuổi từ 18 đến 69, những người này được cho là đã gia nhập quân đội Nga từ giữa tháng Bảy, và trùng khớp với hơn 20 tài khoản trên mạng xã hội như tên, dung mạo và quê quán. Một số đã đăng tải hình ảnh thẻ nhập cư vào Nga, ghi rõ lý do là du lịch. Một số người mặc quân phục, chụp ảnh ở sân bay Nga, mang cờ Nga. Một số thay đổi vị trí hiện tại là Moskva, đăng các hình ảnh về phong cảnh ở Nga cũng như các loại vũ khí. Tạp chí Time cho rằng khó có thể tin rằng những người này bị đường dây buôn người đưa sang Nga một cách phi pháp. Trên Facebook, Instagram và TikTok, nhiều người trong số này đã đăng ảnh chụp cùng xe tăng Nga, cười đùa với những người Cuba khác trong bộ quân phục Nga và khoe về việc gửi tiền về nước. Trong các bình luận trên Facebook, các thành viên trong gia đình thảo luận cởi mở, nói về những "người anh", "người chồng" hay họ hàng "đến Nga" và "chiến tranh".   

Chính phủ La Havana có can dự vào việc tình nguyện viên Cuba đến "đánh thuê" cho Nga ?  

Bộ ngoại giao Cuba hôm 04/09 đã các buộc một "mạng lưới buôn người Cuba sang Nga", và khẳng định Cuba không can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine, bác bỏ các cáo buộc đồng phạm.   

Những hộ chiếu mà tạp chí Time đã xem được trên thực tế mới được cấp gần đây. Điều này khiến giới chuyên gia cho rằng chính phủ cộng sản vốn theo dõi chặt chẽ công dân của mình, không khó để phát hiện ra cuộc di cư đột ngột này, đồng thời bác bỏ khả năng chính quyền Cuba không biết đến các chiến dịch tuyển dụng nói trên. Các quan chức Cuba được cho là cố tình không đóng dấu trên hộ chiếu cho các tình nguyện viên khi họ rời khỏi đất nước để lên máy bay đến Nga. Cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ ở Cuba cho rằng khi La Havana công khai cáo buộc một đường dây tuyển quân bất hợp pháp thì làm vừa lòng cả phương Tây và Nga, "vừa hỗ trợ đồng minh", nhưng cũng không để phương Tây lên án vì hộ chiếu của những công dân Cuba đó không được đóng dấu xuất cảnh, nên không có bất cứ bằng chứng nào.  

Cuba và Nga có quan hệ như thế nào ?  

Cuba đã bị tê liệt vì lệnh cấm vận 60 năm của Hoa Kỳ, thiếu năng lượng, thiếu lương thực. Hòn đảo phụ thuộc vào thực phẩm, dầu và đầu tư kinh tế từ Nga. Theo tạp chí Time, kế hoạch tuyển mộ tình nguyện viên diễn ra sau một số chuyến thăm cấp cao giữa các quan chức cấp cao của hai nước, kéo theo hơn một chục thỏa thuận hợp tác kinh tế, trong đó, Cuba đồng ý mở cửa tiếp đón các ngân hàng và nhà đầu tư Nga. Cuba cũng đã từ chối bỏ phiếu lên án Nga xâm lược Ukraine trong các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Trong chuyến thăm Moskva vào tháng Năm, lãnh đạo Cuba Miguel Diaz-Canel đã bảo đảm với Nga về "sự hỗ trợ vô điều kiện của Cuba".   

Việc phát hiện những nỗ lực tuyển quân của Nga đã khiến Cuba rơi vào tình thế khó khăn. Cuba không thể khiến mối quan hệ với phương Tây trở nên nguy hiểm hơn khi phương Tây đang muốn cô lập Nga. Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất. Về phía Ukraine, Kiev đã tỏ rõ quan điểm, tin rằng La Havana có liên quan đến việc tuyển dụng và đã kêu gọi các nước phương Tây cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba.   

Chi Phương

Nguồn : RFI, 19/09/2023

Published in Diễn đàn

Ukraine đẩy mạnh chiến lược dùng drone tấn công Nga cả về quân sự lẫn tâm lý

Trọng Nghĩa, RFI, 15/09/2023

Đối với giới chuyên gia phân tích, trong cuộc chiến tranh chống Nga, đặc biệt kể từ khi khởi động chiến dịch phản công vào tháng 6 vừa qua, Ukraine đang gia tăng các cuộc tấn công bằng các loại thiết bị không người lái, trên không cũng như trên biển, một chiến lược không mấy tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao, vừa cho phép tiêu diệt các mục tiêu quân sự, vừa gây được chấn động tâm lý đối phương.

uk1

Binh sĩ Ukraine điều khiển drone tấn công Nga tại mặt trận gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 03/09/2023. AP - Libkos

Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/09/2023 lại loan báo thành tích phá hủy một chiếc drone hải chiến của Ukraine trên Biển Đen. Vào hôm qua, cũng nguồn tin trên khẳng định đã phá vỡ được một cuộc tấn công của 5 chiếc drone trên biển của Ukraine. Trên đất liền, trong thời gian gần đây, hầu như không ngày nào không có thông tin về các vụ drone trên không tấn công vào Crimea cũng như các vùng lãnh thổ Nga, đặc biệt là khu vực thủ đô Moskva, cách mặt trận hàng trăm cây số.

Trên tuần báo L’Express ngày 08/09 vừa qua, tướng Dominique Trinquand, chuyên gia quân sự, nguyên là trưởng phái bộ quân sự Pháp tai Liên Hiệp Quốc, nhận định : "Những cuộc tấn công đó trước tiên hết được sử dụng như một loại vũ khí tâm lý đánh vào người Nga. Mục tiêu là để nhắc nhở người dân Nga rằng họ không sống trong một thế giới biệt lập và cuộc chiến tranh (Ukraine) cũng liên quan đến họ, ngay trên đất của họ".

Các cuộc tấn công bằng drone, đặc biệt vào thủ đô Moskva, còn là những vố đau đánh vào uy tín của Putin và nước Nga, khi những khu vực ở Moskva bị tấn công chủ yếu là trung tâm thương mại hoặc là nơi cư ngụ của quan chức và giới thượng lưu Nga, không phận Moskva nhiều lần phải đóng, gây trở ngại cho các chuyến bay nội địa và quốc tế, tạo thêm tâm lý bất an trong dư luận.

Dĩ nhiên là các vụ tấn công ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây cũng có giá trị về mặt quân sự.

Trả lời tuần báo L’Express, chuyên gia hàng không Xavier Tytelman, một cựu phi công quân sự cho rằng các cuộc tấn công bằng drone của Ukraine đang có tác động trên chiến trường : "Về mặt chiến lược, tình hình đó buộc người Nga phải rút một phần hệ thống phòng không của họ ra khỏi mặt trận để đưa về bảo đảm an ninh cho chính lãnh thổ Nga. Điều đó mặc nhiên góp phần loại bỏ một phần lực lượng Nga tham chiến trên mặt trận Ukraine".

Theo chuyên gia Tytelman, Nga cũng bị buộc phải cho lùi các căn cứ không quân của họ ra xa hơn về phía sau để tránh cho máy bay của họ trở thành mục tiêu bị đánh phá.

Trên biển cũng vậy, trong những tuần lễ gần đây, Quân đội Ukraine đã gia tăng những cuộc tấn công sử dụng loại drone trên biển hay drone hải chiến, vừa tấn công vào hạm đội Nga ở Biển Đen, vừa đánh phá các cảng của Nga.

Gần đây nhất là chiến dịch tấn công một xưởng sửa chữa tàu ở thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea hôm 13/09. Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Ukraine đã sử dụng 10 tên lửa hành trình và ba chiếc drone hải chiến. Trước đó, vào tháng 8, nhiều chiếc drone trên biển tấn công vào căn cứ hải quân Novorossiysk, làm hư hại một chiếc tàu quân sự cũng như một tàu chở dầu nằm xa hơn về phía tây, tại eo biển Kerch.

Theo tướng Trinquand, drone hải chiến của Ukraine tạo thành "một mối đe dọa đáng kể đối với các tàu thuyền của Nga. Hệ quả rốt cuộc là khả năng tấn công của Nga từ biển bị hạn chế vì chiến hạm Nga không còn có thể đến gần bờ biển Ukraine như trước đây".

Trọng Nghĩa

***********************

Ukraine tuyên bố chiếm lại được làng Andriyvka gần Bakhmut

Trọng Nghĩa, RFI, 15/09/2023

Một hôm sau khi buộc phải cải chính vì loan tin không đúng sự thực, quân đội Ukraine vào sáng nay 15/09/2023 đã thông báo tái chiếm được làng Andriyvka, cách thị trấn Bakhmut bị tàn phá khoảng 10 km về phía nam.

uk2

Quân đội Ukraine tại một vị trí gần Bakhmut, vùng Donetsk nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt với quân Nga từ nhiều tháng qua. Ảnh chụp ngày 04/09/2023, AP - Libkos

Trong bản báo cáo hàng ngày công bố trên mạng Facebook, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết họ đã "thành công một phần ở khu vực Klichchiyvka trong các hoạt động tấn công…, đã giải phóng Andriyvka ở khu vực Donetsk" và "gây cho kẻ thù tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị".

Tuyên bố thắng lợi của quân đội Ukraine tại Andriyvka được chú ý vì hôm qua (14/09), sau khi thứ trưởng quốc phòng Ukraine Ganna Maliar loan báo trên mạng Telegram việc tái chiếm được Andriyvka, một đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch phản công lập tức phản bác, khẳng định rằng "tuyên bố liên quan đến việc giành lại được Andriyvka là sai sự thật và hấp tấp" và chiến sự vẫn dữ dội và căng thẳng ở các khu vực Klichshiyvka và Andriyvka. Phản ứng của đơn vị trên chiến trường đã buộc thứ trưởng quốc phòng Ukraine phải cải chính thông tin mà bà đã loan ra trước đó.

Theo hãng tin Pháp AFP, làng Andriyvka cách Bakhmut hơn một chục cây số về phía nam. Trận chiến giành Bakhmut ở vùng Donetsk đã kéo dài từ hơn một năm, và vào tháng 5 vừa qua, Nga tuyên bố chiếm được thị trấn được cho là có vị trí chiến lược ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine.

Kể từ đầu tháng 6, lực lượng Ukraine đã bắt đầu một cuộc phản công nhằm đẩy lùi lực lượng Nga ở phía đông và phía nam, nhưng đã phải đối mặt với các tuyến phòng thủ vững chắc bao gồm chiến hào, bãi mìn và bẫy chống tăng. Cho đến gần đây, lực lượng Kiev chỉ chiếm được một số ngôi làng, nhưng trong những tuần lễ gần đây, cuộc phản công đã có được một số đột phá, đặc biệt là ở mặt trận phía nam.

Tổng thống Ukraine lại công du nước Mỹ

Theo hãng tin Mỹ AP ngày 14/09/2023, một số quan chức Mỹ cao cấp xin ẩn danh tiết lộ rằng tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đến Mỹ vào tuần tới trong khuôn khổ khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhân dịp này, tổng thống Ukraine sẽ ghé Nhà Trắng và Điện Capitol.

Một quan chức chính quyền cho biết ông Zelensky sẽ gặp tổng thống Biden tại Nhà Trắng vào thứ Năm 21/09, trong lúc hai trợ lý Quốc hội cũng xác nhận việc tổng thống Ukraine ghé trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.

Đây sẽ là lần thứ hai mà tổng thống Ukraine đến Mỹ từ sau ngày Nga xâm lược Ukraine. Vào tháng 12/2022, ông đã đi thăm Mỹ trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên được biết đến từ khi nổ ra chiến tranh.

Thông tin chi tiết về chuyến thăm Mỹ vào tuần tới của ông Zelensky vẫn chưa được loan báo công khai. Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận về kế hoạch của ông Zelensky, kể cả việc liệu ông có gặp tổng thống Biden tại Nhà Trắng hay không.

Trọng Nghĩa

***********************

Ukraine tấn công xưởng đóng tàu Sevastopol ở vùng Crimea bị Nga sáp nhập

Thanh Phương, RFI, 13/09/2023

Một cuộc tấn công của Ukraine vào sáng sớm hôm nay, 13/09/2023, đã gây hỏa hoạn tại một xưởng đóng tàu của Sevastopol ở bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập và khiến 24 người bị thương, theo thông báo của lãnh đạo chính quyền địa phương.

uk3

Khói bốc lên từ Nhà máy đóng tàu Sevastopol sau cuộc tập kích sáng 13/9. Ảnh : Reuters

Theo hãng tin AFP, trên mạng Telegram sáng nay, thống đốc Nga của Sevastopol, Mikhail Razvojayev, cho biết vụ hỏa hoạn là do một cuộc tấn công bằng tên lửa của phía Ukraine nhắm vào Sevastopol, cảng trú đóng của hạm đội Hắc Hải của Nga tại vùng Crimea bị Moskva sáp nhập.

Sau đó, cũng trên mạng Telegram, Bộ Quốc phòng Nga thông báo cuộc tấn công bằng 10 tên lửa hành trình của Ukraine vào Sevastopol đã làm hư hại 2 chiếc tàu đang được sửa chữa. Bộ này cho biết thêm là 3 drone hải chiến cũng đã toan tấn công vào hạm đội Hắc Hải, nhưng đã bị một tàu tuần dương của Nga phá hủy. 

Từ khi tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine vào tháng 02/2022, vùng Crimea thường xuyên bị tấn công bằng drone từ trên không và trên biển. 

Trong khi đó, vào đêm qua, các drone của Nga đã tấn công vào vùng Odessa của Ukraine, gây hư hại các cơ sở hạ tầng của hải cảng thành phố Ismail và khiến 6 người bị thương, theo thông báo của thống đốc vùng Odessa trên mạng Telegram.

Từ tháng 7, tức là kể từ khi không còn thi hành thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, Nga đã gia tăng các cuộc tấn công vào hai vùng Odessa và Mykolaiv, nơi có nhiều hải cảng và các cơ sở cần thiết cho giao thương qua vùng Hắc Hải. 

Về yểm trợ của quốc tế, theo AFP, Bộ Quốc phòng Đan Mạch hôm qua thông báo nước này sẽ viện trợ thêm khoảng 780 triệu euro cho Ukraine, chủ yếu nhằm tài trợ việc mua các thiết bị quốc phòng, đạn dược và xe tăng.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Lãnh đạo tình báo quân sự Ukraine : Ukraine tập trung oanh kích các doanh nghiệp quân sự - công nghiệp của Nga

Thùy Dương, RFI, 10/09/2023

Lãnh đạo tình báo quân sự Ukraine, Kyrylo Boudanov, hôm 09/09/2023 khẳng định các vụ oanh kích của Ukraine tại Nga nhắm chủ yếu đến các doanh nghiệp thuộc tổ hợp quân sự - công nghiệp của Nga. Phát biểu trên được lãnh đạo tình báo quân sự Ukraine đưa ra trong lần xuất hiện công khai hiếm hoi, tại hội nghị quốc tế Chiến lược Châu Âu Yalta (YES) ở Kiev.

uk1

Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu (giữa) tham một cơ sở tsarn xuất vũ khí tại Chelyabinsk, Nga, ngày 29/03/2023. AP

AFP nhắc lại là các vụ tấn công bằng drone và các hành động phá hoại đã gia tăng trong những tháng gần đây ở thủ đô Moskva và nhiều vùng của Nga, kể cả ở những khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Nga, chứ không chỉ là những nơi giáp biên giới với Ukraine. Kiev lên tiếng nhận trách nhiệm ngày càng nhiều hơn.

Lãnh đạo tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Boudanov khẳng định một nhà máy của Nga chế tạo chip điện tử dùng cho tên lửa Iskander, mà Moskva thường huy động để oanh kích Ukraine, "gần đây" đã bị tấn công. Ông Kyrylo Boudanov nhận định : "Các vụ nổ xảy ra ở nước đi xâm lược tác động đến xã hội một chút, nhưng thật không may cho chúng tôi là các vụ này vẫn chưa gây tác động lớn", nhưng ông cho rằng những cuộc tấn công đó cuối cùng sẽ gây ra "những vấn đề lớn" cho Nga.

Trong khi đó, tướng tình báo Vadim Skibitsky tuyên bố Moskva đã điều 420.000 quân nhân đến các vùng lãnh thổ ở miền đông và nam Ukraine mà Nga đang chiếm đóng.

Liên quan đến tân bộ trưởng quốc phòng Ukraine, theo báo Pháp Le Monde, trong hội nghị quốc tế được tổ chức tại Kiev, ông Roustem Oumerov hôm thứ Sáu 08/09 kêu gọi phương Tây cấp thêm "vũ khí hạng nặng".

Về phía Nga, trong đêm hôm qua rạng sáng hôm nay, quân Nga lại tiến hành một đợt oanh kích ồ ạt bằng drone nhắm vào thủ đô Ukraine. Kiev hôm nay cho biết đã bắn hạ được 25 trên tổng số 32 drone mà quân Nga phóng đến Kiev.

Thùy Dương

****************************

Cuộc phản công của Ukraine bị đe dọa do phương Tây chậm viện trợ

Thùy Dương, RFI, 09/09/2023

Trả lời đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 08/09/2023 lấy làm tiếc là cuộc phản công của các lực lượng Ukraine đang bị đe dọa do Phương Tây chậm trễ trong viện trợ. 

uk1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đợi tiếp ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Kiev. Ảnh ngày 06/09/2023. AP - Brendan Smialowski

Theo AFP, tổng thống Ukraine thừa nhận là với ưu thế trên không, "ngay từ trên trời" Nga đang "chặn" cuộc phản công của các lực lượng Ukraine. Ông Zelensky lấy làm tiếc về quy trình chậm chạp và phức tạp của phương Tây trong việc viện trợ vũ khí cho Kiev. Nguyên thủ Ukraine đề nghị sớm được cấp thêm các loại vũ khí mới, nhất là vũ khí tầm xa.

Tổng thống Ukraine cũng đòi quốc tế có thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Matxcơva, ưu tiên nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, hạn chế giao cho "những kẻ khủng bố" chíp điện tử và tiếp tục phong tỏa lĩnh vực tài chính Nga.

Về việc thương lượng với tổng thống Nga Putin, ông Zelensky bác bỏ mọi khả năng đối thoại bởi Putin là "kẻ dối trá". Liên quan đến bầu cử, tổng thống Zelensky khẳng định sẵn sàng cho tổ chức bầu cử tổng thống ngay trong giai đoạn chiến tranh "nếu người dân thấy cần", cho dù trước khi nổ ra chiến tranh, Kiev dự kiến sẽ tổ chức bầu cử tổng thống và nghị viện vào năm 2024.

Cũng trong ngày 08/09/2023, hai hôm trước khi Nga cho tổ chức bầu cử cấp địa phương ở những vùng lãnh thổ miền đông và nam của Ukraine mà Matxcơva đã đơn phương sáp nhập : Donetsk, Louhansk, Zaporijjia, Kherson và bán đảo Crimée, Bộ Ngoại giao Ukraine lên án và gọi cuộc bầu cử này là"một sự mạo danh", "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine" và "vô hiệu".

Thùy Dương

***************************

Mỹ viện trợ thêm 600 triệu đô la cho Ukraine

Thanh Hiếu, RFI, 08/09/2023

Theo hãng tin AFP, hôm qua 07/09/2023, Lầu Năm Góc thông báo một khoản viện trợ mới trị giá 600 triệu đôla cho Ukraine, bao gồm cả thiết bị rà phá bom mìn và các loại đạn dược khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của Ukraine trên chiến trường và thể hiện sự hỗ trợ không ngừng của Mỹ.

uk02

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (T) tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Kiev, Ukraine, ngày 06/09/2023. AP - Brendan Smialowski

Khoản viện trợ mới được công bố tiếp theo sau chương trình viện trợ 1 tỷ đôla đã được ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố hôm qua trong chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine. Tuy nhiên, viện trợ mới sẽ không được triển khai ngay lập tức vì nó thuộc Chương trình Hỗ trợ An ninh cho Ukraine. Washington sẽ mua thiết bị và vũ khí mới từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ hoặc từ các đối tác, thay vì lấy trực tiếp từ kho vũ khí của mình. 

Hoa Kỳ vẫn đứng đầu liên minh quốc tế yểm trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga và đã cam kết viện trợ quân sự tổng cộng hơn 43 tỷ đô la cho Kiev kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 02/2022.

Trong khi đó, Bỉ vừa thông báo quyết định không giao chiến đấu cơ F-16 cho Kiev như đã hứa, vì các máy bay của họ đã quá cũ để có thể được chuyển giao cho Ukraine.

Bỉ nằm trong liên minh 11 quốc gia Châu Âu tham gia huấn luyện các phi công Ukraine lái những máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ. Nhưng một đại diện của Bộ Quốc phòng Bỉ cho biết : "Chúng tôi rất muốn làm điều đó, nhưng chiến đấu cơ của chúng tôi đã bay quá nhiều giờ, và chúng tôi không thể gửi các máy bay đó đến Ukraine khi chính chúng tôi không thể sử dụng được nữa".

Thanh Hiếu

Published in Quốc tế

Chính phủ Cuba hôm qua, 04/09/2023, cho biết đã phát hiện một "mạng lưới buôn người" của Nga nhằm tuyển mộ người Cuba cho "các hoạt động quân sự ở Ukraine" và đã truy tố hình sự những người liên quan.

cuba1

Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez phát biểu trước báo chí tại La Havana, Cuba, ngày 17/11/2021. AP - Ramon Espinosa

Theo AFP, bộ Nội vụ Cuba cho biết "đang nỗ lực vô hiệu hóa và triệt phá mạng lưới buôn người hoạt động từ Nga để tuyển mộ các công dân Cuba sống ở đó, và thậm chí đưa một số người từ Cuba vào những lực lượng tham gia các hoạt động quân sự ở Ukraine".

Trên mạng xã hội X (tiền thân là Twitter), ngoại trưởng Bruno Rodriguez khẳng định chính phủ Cuba "sử dụng pháp luật" chống lại các hoạt động này và cho biết đã tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với những người liên quan, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết. Ông Rodriguez nhấn mạnh La Havana dứt khoát không chấp nhận việc tuyển mộ lính đánh thuê và nhắc lại Cuba không tham gia cuộc chiến ở Ukraine.

AFP nhắc lại hôm 01/09, hãng truyền thông America TeVe của Miami đã đăng tải lời khai của hai thanh thiếu niên bị lừa đi làm thợ xây tại các công trường ở Ukraine, nhưng lại bị đưa ra chiến trường.

Điện Kremlin vẫn chưa có phản ứng chính thức về tố cáo của phía Cuba.

Moskva và La Havana đã tăng cường quan hệ song phương trong thời gian gần đây, với việc chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel gặp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva vào cuối năm ngoái.

Phan Minh

Published in Quốc tế