Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kinh tế Nga đứng vững : Trừng phạt của phương Tây không hiệu quả ?

Nền kinh tế Nga đứng vững bất chấp các trừng phạt của phương Tây, dự luật nhập cư ở Pháp, những hệ lụy của xung đột giữa Israel và Hamas là những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất hôm nay, 18/12/2023.

nga1

Một cơ sở đổi tiền cạnh một pa-nô quảng cáo tuyển quân trên đường phố Moskva, Nga, ngày 14/08/2023. Đồng rúp đã mất giá hơn 25% kể từ đầu năm nay. AP - Alexander Zemlianichenko

Nhật báo công giáo La Croix dành trang nhất nói về việc bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga hiện vẫn trụ vững và không có dấu hiệu sụp đổ. Thậm chí Moskva vẫn tiếp tục huy động nguồn lực để phục vụ cỗ máy chiến tranh chống Ukraine.

Trong cuộc họp báo thường niên hôm 14/12, tổng thống Vladimir Putin tỏ ra vui mừng khi nói về nền kinh tế Nga : "Chúng ta đã phục hồi sau sự suy giảm của năm ngoái và đã có một bước tiến thực sự". Sau khi GDP của Nga giảm 2,1% vào năm 2022, chủ nhân điện Kremlin tuyên bố mức tăng trưởng trong năm nay sẽ đạt 3,5%, và gọi đó là một "dấu hiệu khả quan". Thông điệp gửi tới khán thính giả Nga và quốc tế rất rõ ràng : Gần 2 năm sau khi xua quân xâm lược Ukraine, rõ ràng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không ngăn chặn được cỗ máy chiến tranh của Nga.

Nhật báo công giáo ghi nhận rằng hiện tượng kinh tế Nga "phục hồi" dường như đã đi ngược lại với dự đoán của nhiều quan chức phương Tây, chẳng hạn như bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã từng dự đoán về một "sự sụp đổ của nền kinh tế Nga". La Croix phân tích rằng có nhiều yếu tố giúp cho Moskva tránh được một cuộc khủng hoảng có hệ thống. Julien Vercueil, chuyên gia về kinh tế Nga, giải thích : "Việc đóng cửa tạm thời một số thị trường vốn, sau đó là các biện pháp kiểm soát ngoại hối rất nghiêm ngặt của ngân hàng trung ương Nga đã giúp ngăn chặn tình trạng tháo chạy vốn ở quy mô chưa từng có, giúp đồng rúp thoát khỏi tình trạng suy thoái".

Alexandra Prokopenko, cựu cố vấn của ngân hàng trung ương Nga, tóm tắt : "Để chống chọi với các lệnh trừng phạt, chính quyền đã đưa nền kinh tế Nga vào tình trạng ‘ngủ đông’". Trả lời phỏng vấn với tổ chức tư vấn Carnegie vào cuối tháng 02/2022, bà Prokopenko tin rằng chính nhờ những quyết định "táo bạo và kịp thời" này của chính quyền mà nền kinh tế Nga "duy trì phong độ", và điện Kremlin có thời gian để điều chỉnh chiến lược và chuyển hướng sang các thị trường mới không ban hành các biện pháp trừng phạt chống Moskva, "đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ".

Dự luật nhập cư ở Pháp : Tổng thống Macron "mất cả chì lẫn chài"

Về tình hình chính trị ở Pháp, trang nhất và bài xã luận của nhật báo thiên hữu Le Figaro nói về "bi hài kịch" xung quanh dự luật nhập cư đang minh họa cho sự thiếu tin tưởng của người dân Pháp đối với giới chính trị. Trong khi đại đa số người dân, từ những người ủng hộ cánh tả đến cánh hữu, đều hy vọng các quan chức có lập trường cứng rắn trong hồ sơ này, thì một số người lại tỏ ra nhu nhược. Đặc biệt là những người theo phe tổng thống và thành phần chính phủ, những người dường như đang rất xa vời thực tế. Kể từ khi chủ đề này được thảo luận rộng rãi từ 18 tháng qua, tình hình đang trở nên rất phức tạp.

Theo Le Figaro, các số liệu về nhập cư, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, đang bùng nổ một cách chóng mặt, đi kèm với tỷ lệ tội phạm tăng vọt và học lực thì sụt giảm đáng kể, cho thấy một mối liên hệ rõ ràng. Tình trạng này được ghi nhận trên toàn quốc, bao gồm cả những vùng nông thôn. Nhưng chính quyền và những nhân vật theo phe tổng thống tại Quốc hội vẫn không có động thái gì. Họ không ngừng "cân nhắc thiệt hơn". Nhật báo thiên hữu đặt câu hỏi : "Họ đang sợ điều gì ?". Chính việc phủ nhận thực tế và do dự đã khiến chính quyền phải đối mặt với tình huống xấu nhất.

Mọi chuyện lẽ ra đã có thể được "giải quyết ổn thỏa" nếu dự luật không bị Hạ Viện từ chối đưa ra thảo luận vào tuần trước. Cho dù dự luật có được thông qua sau cuộc họp của ủy ban hỗn hợp vào tối nay, thì tổng thống Emmanuel Macron và chính phủ cũng đã mất rất nhiều thời gian và dẫn đến việc mức độ tín nhiệm họ suy giảm rõ rệt. Họ có thể sẽ giữ được thể diện nếu văn bản cuối cùng được thông qua, nhưng Le Figaro nhấn mạnh rằng đó là chiến thắng của đảng Những Người Cộng Hòa (LR) cánh hữu và đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN) cực hữu, những đảng đã thành công trong việc áp đặt quan điểm của mình. Còn nếu dự luật bị bác bỏ, đây sẽ là thất bại nặng nề nhất đối với chủ nhân điện Elysée kể từ khi nhậm chức.

Tờ báo mỉa mai rằng chính quyền tổng thống Macron đã nỗ lực rất nhiều để rồi lại rơi vào tình trạng "mất cả chì lẫn chài". Trong cả hai trường hợp, Le Figaro nhận định đây là một thất bại của ông Macron và sự kiện này chắc chắn sẽ để lại một "vết nhơ", trong bối cảnh chỉ còn 6 tháng là đến kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu, và đảng cực hữu RN đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận, còn phe của tổng thống đang tụt dốc không phanh. Theo Le Figaro, năng lực cải cách của nguyên thủ quốc gia dường như có vấn đề.

Xung đột ở Gaza : Khủng hoảng tại các đại học Hoa Kỳ

Về tình hình ở Trung Đông, nhật báo Le Monde dành trang nhất nói về việc xung đột Israel-Hamas đã bộc lộ những rạn nứt sâu sắc khiến các trường đại học danh tiếng của Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn, đồng thời làm suy yếu đáng kể vị thế của tân hiệu trưởng trường Harvard, bà Claudine Gay, biểu tượng của chủ nghĩa cấp tiến.

Bà là một phụ nữ da màu, có nguồn gốc Haiti và là chuyên gia nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi. Le Monde nhận định rằng đã có một cuộc cách mạng nhỏ khi Claudine Gay được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Harvard kể từ ngày 01/07/2023 và là một bước nhảy vọt mang tính cấp tiến đối với trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ với 25.000 sinh viên và 2.450 giảng viên.

Tuy nhiên, công việc của bà mới chỉ bắt đầu thì đã bị gián đoạn bởi cuộc tấn công của tổ chức Hamas nhắm vào Israel hôm 07/10. Khi được hỏi vào ngày 05/12 về tình trạng bài Do Thái vượt quá tầm kiểm soát trong khuôn viên trường Harvard, bà đã không thể "trả lời rõ ràng", theo dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik. Bà Stefanik hỏi : "Việc kêu gọi diệt chủng người Do Thái có vi phạm quy tắc ứng xử của trường đại học hay không ?". Cùng với hai hiệu trưởng khác, Sally Kornbluth của trường MIT và Elizabeth Magill của trường Penn, bà Gay đã trả lời rằng "có, nhưng điều này còn tùy thuộc vào từng bối cảnh, chẳng hạn như một cá nhân cụ thể nào đó bị nhắm tới". Bà Stefanik phản bác rằng "điều này không phụ thuộc vào bối cảnh. Câu trả lời là có, và đó là lý do tại sao bà nên từ chức".

Le Monde nhấn mạnh rằng phiên điều trần vừa qua rất được mọi người quan tâm theo dõi. Đã có 71 dân biểu Cộng Hòa, cùng với 3 dân biểu Dân Chủ gửi thư yêu cầu 3 hiệu trưởng nói trên từ chức, trong khi Nhà Trắng cũng quay lưng với họ. Phát ngôn viên Nhà Trắng Andrew Bates cho biết : "Thật không thể tin được khi phải nói ra điều này : Những lời kêu gọi diệt chủng là điều khủng khiếp và đi ngược với tất cả những gì chúng ta đại diện với tư cách là một quốc gia". Tuy nhiên, tổng thống Joe Biden không hề đề cập đến chủ đề nhạy cảm này.

Hôm 09/12, hiệu trưởng trường Penn Elizabeth Magill đã quyết định từ chức. Dân biểu Elise Stefanik phấn khởi viết trên mạng X (tiền thân là Twitter) : "Một người đã từ chức, nhưng còn hai người nữa. Harvard và MIT, hãy làm những điều nên làm, cả thế giới đang nhìn vào các bạn". Trên thực tế, hiệu trưởng MIT Sally Kornbluth là một người Do Thái và không bị ảnh hưởng nhiều bởi phiên điều trần vừa qua, đồng thời bà vẫn nhận được sự ủng hộ của hội đồng quản trị.

Trong khi đó, đại học Harvard hôm 12/12 cuối cùng vẫn xác nhận cho hiệu trưởng Gay tiếp tục tại chức : "Sau những cuộc thảo luận sâu rộng, chúng tôi tin rằng hiệu trưởng Claudine Gay là nhà lãnh đạo lý tưởng để giúp các cộng đồng trong trường đoàn kết và giải quyết các vấn đề khó khăn". Tuy nhiên, họ vẫn chỉ trích bà lên án cuộc tấn công của Hamas một cách quá rụt rè, cho rằng "tuyên bố của trường đại học lẽ ra phải là một sự lên án ngay lập tức, trực tiếp và rõ ràng".

Le Monde kết luận rằng, cuộc tấn công của Hamas nhắm vào Israel đã tạo ra, hoặc ít nhất là bộc lộ những rạn nứt trong các trường đại học : giữa các sinh viên ủng hộ Palestine, thường là theo cánh tả, và những người Do Thái thương xót đồng bào, giữa sinh viên và các nhà tài trợ giàu có, thường là người Do Thái hoặc những người theo đạo Thiên Chúa, ưu tiên việc bảo vệ Israel hơn là ủng hộ người Palestine. Điều này làm gợi nhớ đến các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam. Nhưng lần này, các trường không thống nhất chống lại cùng một mục tiêu.

Israel điều tra về tội ác xâm phạm tình dục của Hamas

Vẫn về xung đột Israel-Hamas, nhật báo thiên tả Libération có bài viết nói về các vụ hãm hiếp và xâm phạm tình dục do Hamas gây ra trong cuộc tấn công ngày 07/10, chủ đề của một cuộc điều tra quy mô lớn, chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều năm, và những manh mối đầu tiên đang dần được tiết lộ trong một xã hội Israel bị tổn thương nặng nề.

Kiến trúc sư Shari Mendes hầu như ngày nào cũng đến căn cứ Shura, nằm ở giữa vườn chuối, cách sân bay Ben Gurion ở Israel vài km. Các container chứa thi thể của các nạn nhân được đặt ở đây – khoảng 1.200 người, trong đó có ít nhất 900 thường dân từ vụ thảm sát ngày 07/10, vẫn đang chờ nhận dạng. Shari Mendes có mặt ở đó với tư cách là quân nhân dự bị trong một đơn vị nhỏ toàn nữ, trực thuộc quân đội và có nhiệm vụ "khâm liệm" thi thể các nữ chiến binh Israel bỏ mạng vì tổ quốc.

Truyền thống Do Thái quy định rằng tất cả các thi thể phải được chôn cất, nhưng giờ đây, thứ còn sót lại thường chỉ là những bộ phận của thi thể, chất thành đống được để trong túi nhựa màu đen, có dán mã vạch, được chuyển từ thùng này sang thùng khác. Khoảng một trăm thi thể cho đến giờ vẫn chưa được xác định. Shari Mendes giải thích : "Tôi không còn nhớ số lượng khuôn mặt bị biến dạng do trúng đạn, những khuôn mặt và bộ phận sinh dục".

Dần dần, những lời kể và bằng chứng về các hành vi xâm phạm tình dục do Hamas thực hiện được tiết lộ. Đây đã trở thành một trong những trục chính của cuộc điều tra quy mô, được thực hiện bởi viện công tố ở miền nam Israel, có trụ sở tại Beer Sheva. Thanh tra cảnh sát Shelly Harush cho biết cuộc điều tra có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, và cảnh sát đã thu thập được hơn 1.500 lời khai. Cô cố gắng kìm nén để không bật khóc khi liệt kê "những hành vi xâm phạm, những hành động cắt xẻo của bộ phận sinh dục của những người đã khuất", hay nói về những cô gái trẻ bị gãy xương chậu do bị hiếp dâm tập thể. Nhiều thi thể lúc được phát hiện không còn quần áo lót, và một số bị cháy một nửa.

Phan Minh

Published in Quốc tế

Ngày 14/12/2023, tổng thống Nga Vladimir Putin nối lại hoạt động họp báo thường niên sau một năm gián đoạn nhằm trả lời các câu hỏi của giới báo chí và các công dân. Đây cũng là dịp nguyên thủ Nga đưa ra một thông điệp về chính sách đối ngoại của đất nước. 

putin1

Tổng thống Vladimir Putin trong buổi họp báo thường niên tại Moskva, Nga, ngày 14/12/2023. via Reuters - sputnik

Từ Moskva, thông tín viên Anissa El Jabri tường thuật : 

"Từ mùa hè này, nguyên thủ quốc gia Nga cảm thấy tự tin hơn, thể hiện khao khát chinh phục hơn bao giờ hết. Hôm qua, lần thứ hai từ mùa thu đến nay, tổng thống Putin xem Odessa, một cảng của Ukraine ở Hắc Hải, là thành phố "Nga". 

Về vụ bắt giữ thông tín viên báo Mỹ The Wall Street Journal, vụ bắt giữ đầu tiên một phóng viên thường trú nước ngoài trong lịch sử nước Nga hiện đại, Vladimir Putin chẳng giấu giếm những yêu cầu của ông. Chưa từng đề cập đến bất kỳ cuộc điều tra nào đang diễn ra mà cũng không dùng một quyết định tư pháp sắp tới như một lá chắn, ông nói rõ là đang có một cuộc mặc cả với Mỹ về việc trả tự do cho nhà báo này, một cuộc thương lượng mà ông đang trông đợi Washington có đề nghị tốt hơn. 

Việc tổng thống Putin sẽ cầm quyền thêm nhiệm kỳ thứ năm từ tháng Ba năm tới là điều không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng ông đã chẳng cho thấy tầm nhìn mới và kế hoạch nào cho người dân Nga và tương lai của họ.

Kết luận chung từ giới quan sát sau bốn giờ nghe phát biểu là "hoàn toàn nhàm chán". Đó cũng chính là điều chính quyền Nga mong muốn : thuyết phục người dân là họ vẫn đang có cuộc sống bình thường và ổn định. Cứ như thể cuộc chiến do tổng thống Nga phát động chẳng hề tồn tại". 

Tuy nhiên, theo phân tích của Cyrille Bret, nhà nghiên cứu về Nga, với kênh truyền hình Pháp France Info, tổng thống Nga đã đưa ra một thông điệp "cực kỳ đáng lo ngại" liên quan đến tình hình Ukraine. Việc tuyên bố Odessa là thành phố "Nga" cho thấy ông không từ bỏ tham vọng sáp nhập bất hợp pháp vùng lãnh thổ phía đông của Ukraine, cũng như nỗ lực chiếm đóng Odessa nhằm chặn đường Ukraine tiếp cận Hắc Hải, biến quốc gia này thành một lãnh thổ không có lối ra biển, thậm chí một nhà nước "hữu danh vô thực". 

Minh Anh

Published in Quốc tế

Nga : Chính phủ tịch thu hộ chiếu, hàng triệu người hết hy vọng trốn lính

Số phận Ukraine đang trong tay thủ tướng Hungary : Viktor Orban có lập trường thân Nga dọa dùng quyền phủ quyết chận khoản viện trợ 50 tỷ euro của Liên Hiệp Châu Âu cho Kiev. Đây trước hết là đòn "mặc cả" để Budapest "vòi tiền" Bruxelles ? Cốc nước nửa đầy hay nửa vơi : Hội nghị quốc tế khí hậu COP28 đạt được một kỳ tích lịch sử "nhất trí" thông qua cam kết giảm dần việc sử dụng dầu, khí và than đá ?

nga1

Một người biểu tình cầm hộ chiếu Nga trước dại sứ quán Ukraine ở Tbilisi, Gruzia, ngày 03/04/2022. AP - Vasily Krestyaninov

Thượng đỉnh Liên Âu quyết định về viện trợ cho Ukraine và tổng kết hội nghị COP28 là hai hồ sơ đã đẩy xuống hàng thứ yếu những chủ đề khác như là xung đột Cận Đông hay quyết định phá giá đồng tiền Argentina hơn 50%, một "liều thuốc đắng, một cú sốc trị liệu" mà tân tổng thống Javier Milei vừa ban hành chưa đầy 48 giờ sau khi lên cầm quyền.

Nhưng trước hết xin điểm qua một tin được hai tờ Le Monde La Croix ngày 14/12/2023 chú ý. Tránh để các công dân Nga lại tìm đường ra nước ngoài, nhất là thanh niên trong tuổi nghĩa vụ quân sự, Moskva quyết định "giữ hộ" cho người dân hộ chiếu. Lệnh mới có hiệu lực từ ngày 11/12/2023.

Báo công giáo La Croix chạy tựa ngắn gọn : "Nga tịch thu một số hộ chiếu". Le Monde đưa ra rất nhiều chi tiết về lệnh mới : dân Nga chỉ có 5 ngày để ủy thác hộ chiếu cho các "giới chức liên quan", nghĩa là cho bên bộ Nội vụ, Ngoại giao, bên Mật vụ FSB và các cơ quan đại diện cho chính quyền Nga ở hải ngoại.

Chiểu theo một quy định khác đã được ban hành và có hiệu lực từ tháng 5/2023, bất kỳ một cán bộ nào cũng có thẩm quyền "tịch thu" hộ chiếu của bất kỳ một ai và vì bất kỳ một lý do gì. Ngoài những diện bị "cấm" ra nước ngoài, như nhân viên an ninh hay một số công chức cao cấp, quy định mới liên quan đến thanh niên từ 18 đế 30 tuổi đã được lệnh động viên, đặc biệt là thành phần "lính dự bị" được lệnh nhập ngũ hồi tháng 9/2022.

Le Monde nhắc lại từ khi Moskva xâm chiếm bán đảo Crimea năm 2014, các công dân Nga bị "cấm hoặc hạn chế ra nước ngoài". Các biện pháp cấm đoán ấy càng lúc càng khắt khe.

Quy định mới cho thấy điều gì ? Một là nước Nga của ông Putin đang "thu mình lại ở bên trong các đường biên giới như thời Liên Xô trước kia" và hai là chính quyền chặn trước nguy cơ "chảy máu" nhân lực khi cần động viên, đưa quân sang chiến trường Ukraine.

Le Monde không thể thẩm định chính xác về số người bị "chính quyền giữ giùm hộ chiếu" nhưng ước phỏng có "hàng triệu ca" : lực lượng tham gia đội ngũ an ninh của Nga khoảng 5 triệu người. Thêm vào đó là khoảng 7 triệu người bị cấm ra nước ngoài do đang mang nợ hay bị phạt tiền… Đó là chưa kể những công dân Nga sống ở nước ngoài. Số này đang lo bị từ chối gia hạn hộ chiếu và có nguy cơ bắt buộc phải quay trở về Nga.

La Croix đưa ra một chi tiết khác : từ khi đưa quân lấn chiếm Ukraine "Nga sợ rằng các quan chức nhà nước, doanh nhân có thể tẩu thoát ra nước ngoài và mang theo những bí mật quốc gia". Tháng 3/2023 báo tài chính Financial Times và Bộ Quốc phòng Anh cùng tiết lộ là chính quyền Putin đã "bắt đầu tịch thu hộ chiếu của một số quan chức cao cấp và chủ doanh nghiệp".

Thủ tướng Hungary Victor Orban, nhân vật trong ngày

Trong khi đó tại Kiev, 14-15/12/2023 chắc chắc là hai ngày rất dài đối với tổng thống Zelensky và trong suốt 48 giờ sắp tới, mọi chú ý của ông luôn hướng về Bruxelles.

Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu lần này phải quyết định cấp thêm 50 tỷ euro cho Ukraine đang phải đối mặt với đội quân của Nga. Hungary dọa dùng quyền phủ quyết chận khoản viện trợ nói trên vào lúc mà tổng thống Volodymyr Zelensky vừa từ Washington trở về "gần như tay không". Libération thiên tả nhắc lại thủ tướng Hungary, Viktor Orban là người "ủng hộ Putin" và ở vào thời khắc quyết định này đối với vận mệnh của 44 triệu dân Ukraine, thì Orban là "kẻ phá rối" làm rạn nứt đoàn kế của Liên Âu trong việc hỗ trợ Ukraine. Điều bất thường là một thành viên như Hungary với chưa đầy 10 triệu dân trên tổng số 450 triệu của Liên Âu, và với GDP chỉ bằng 1% của toàn khối có thể áp đặt tiếng nói với phần còn lại trong đại gia đình Châu Âu.

Các nước lớn trong khối như Pháp, Đức đã cứng giọng với Hungary. Tổng thống Macron vừa dụ, vừa dọa : trong tuần ông đã mời thủ tướng Orban đến Paris để "giỗ ngọt". Nhưng xem chừng "chưa ăn thua".

Libération gắn liền đòn "bắt chẹt" này của thủ tướng Hungary với việc mặc cả đòi Liên Âu giải ngân khoản hỗ trợ hơn 10 tỷ euro giúp Budapest khắc phục hậu quả kinh tế, xã hội sau thời kỳ Covid, và thêm hơn 16 tỷ nữa trong khuôn khổ ngân sách chung cho các thành viên.

Hungary, con cờ của Putin ?

Thực ra tổng thống Volodymyr Zelensky còn một lý do nữa để nín thở theo dõi thượng đỉnh Bruxelles lần này, bởi các bên cũng sẽ bàn về tiến trình kết nạp thêm Ukraine và một số quốc gia khác vào Liên Âu. Con đường rất gian nan bởi dường như không mấy ai sẵn sàng.

Báo kinh tế Les Echos gắn liền thái độ hằn học của Hungary trên hồ sơ Ukraine với việc Budapest không hài lòng về chính sách của Kiev đối với cộng đồng thiểu số người Hungary sống tại Ukraine. Ông Orban tố cáo Kiev "truy bức" và "phân biệt đối xử" với cộng đồng hơn 100.000 người, gốc Hungary, sống tại vùng có tên gọi là Transcarpathia, nằm lọt giữa biên giới 5 nước gồm Ukraine, Hungary, Slovakia, Ba Lan, và Romania.

Nhật báo thiên hữu Le Figaro nêu lên một khía cạnh khác từ cuộc đọ sức giữa Budapest với phần còn lại của Liên Âu hiện nay. Thông tín viên Anne Rovan từ Bruxelles ghi nhận : từ trước đến nay ông Orban đã nhiều lần "làm căng" với Liên Âu để trục lợi và thường thì cuối cùng luôn lùi bước, nhưng "lần này thì không" bởi chính quyền Orban không chỉ muốn đổi lá phiếu của mình lấy một chút tiền bạc (dù đó là bạc tỷ). Sáu tháng trước bầu cử Châu Âu, Hungary không muốn đứng vòng ngoài mà đang có tham vọng "trở thành trung tâm của cuộc chơi". Bằng chứng rõ rệt nhất là hôm 13/12/2023 Viktor Orban khẳng định "Kế hoạch của ông không là chia tay với Liên Âu mà là chiếm lại Bruxelles".

Nếu như kết thúc hai ngày họp ở Bruxelles mà Budapest cương quyết từ chối về lộ trình kết nạp Ukraine vào Liên Âu và chận khoản viện trợ thêm cho Kiev thì đó sẽ là "một thắng lợi mới của Nga" như các báo Paris đồng loạt nhận xét.

Dầu-khí và than đá không lo bị khai tử

Tạm khép lại các bài báo về Ukraine và Liên Âu hay Hungary để xem các báo Paris trong ngày đánh giá thế nào về kết quả hội nghị khí hậu COP28 vừa "hạ màn" tại Dubai.

Đây là chủ đề chiếm nhiều trang nhất các báo : Le Monde chạy tựa lớn "Một thỏa thuận chưa từng có" và đã dành hai trang báo cho COP28. "Những giới hạn của một sự thành công", tựa trên trang nhất báo kinh tế Les Echos. "Một tín hiệu mạnh được hoan nghênh rộng rãi".

Theo Libération "dám đề cập đến năng lượng hóa thạch nhân hội nghị tổ chức tại một quốc gia dầu hỏa" là một thành công đối với nước chủ nhà Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Nhưng có thực đó là một bản "tuyên bố chung mang tính lịch sử" hay không khi mà COP28 vẫn để ngỏ cánh cổng cho các tập đoàn trong ngành dầu khí "rộng tay hành động" và đã "nhượng bộ" các nước dầu hỏa ?

Tờ La Croix nói đến một "thỏa thuận nửa vời" : những người lạc quan nhất muốn tin rằng COP28 là "điểm khởi đầu dẫn đến sự cáo chung" của ngành năng lượng hóa thạch. Thực tế phũ phàng hơn khi mà văn bản sau cùng đúc kết 2 tuần họp chỉ nói đến một tiến trình "chuyển đổi" chứ không là "từ bỏ" năng lượng hóa thạch, đến một sự "rời xa" than đá, đầu hỏa và khí đốt vào ngưỡng 2050. Nhưng thỏa thuận này "mơ hồ", và "không đi kèm với các biện pháp mang tính ràng buộc".

Báo Le Figaro nhắc đến "công lao của Trung Quốc" : dù là quốc gia thải khí carbon nhiều nhất trên thế giới, lại rất lệ thuộc vào than đá, Bắc Kinh đã có "tiếng nói quyết định". Dẫn đầu một khối 77 quốc gia +1 (với trọng lượng gần 80 % dân số toàn cầu) Trung Quốc đặt mình vào một vị trí then chốt, là nhịp cầu nối giữa các nước nghèo và các nước công nghiệp phát triển mà báo chí gọi là hai khối "phương bắc và phương nam".

"Sách giả" tràn ngập Amazon

Một chục ngày trước Giáng Sinh tập đoàn mua bán trên mạng Amazon đã rất bận rộn lại còn phải đối mặt với một vấn đề mời mà trí thông minh nhân tạo gây nên. Le Monde có bài viết thú vị mang tựa đề "Amazon bị tràn ngập vì sách giả".

Xưa kia chỉ có nhà văn Pháp Georges Simenon chuyên viết tiểu thuyết trinh thám đủ sức cho ấn hành sáu tác phẩm một năm cho dù ông thường xuyên chu du bốn bể. Trong những tháng gần đây, nhờ có trí thông minh nhân tạo và ChatGPT… "cả một đội ngũ nhà văn mỗi ngày có thể cho ra lò cả trăm cuốn sách, gửi đến Amazon để được phát hành" qua Kindle để đọc trên máy tính bảng hay điện thoại… máy tính.

Hiện tượng này phổ biến đến nỗi tập đoàn của Mỹ phải giới hạn, tối đa mỗi nhà văn một ngày chỉ được gửi đến Amazon ba "sáng tác" và phải nói rõ "tác giả có phải là trí thông minh nhân tạo AI hay không".

Tháng 2/2023 Reuters đã phát hiện hơn 200 cuối sách phát hành ở Mỹ là sản phẩm từ ChatGPT mà ra. Trong số này bao gồm từ tiểu thuyết đến sách về khoa học… Một trong những hệ quả kèm theo là trên thị trường "sách giả này" cũng có những bình luận viên để "định hướng" độc giả, để rồi cũng những độc giả đó không biết là "hư hay thực" nhưng họ cũng đã rất chăm chỉ đăng những lời bình luận, phê bình… Năm 2022 Amazon đã "chận được hơn 2 triệu" lời bình luận "giả" về những tác giả "giả" của những cuốn sách "giả".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Gặp khó khăn, Kiev buộc phải xét lại chiến lược quân sự

Anh Vũ, RFI, 13/12/2023

Cuộc phản công từ mùa hè thất bại, viện trợ quân sự của phương Tây cạn dần cùng với sự "mệt mỏi" của các đồng minh, tổng thống Volodymyr Zelensky trở về gần như trắng tay sau chuyến công du gấp gáp tới Washington. Giới quan sát phương Tây nhận thấy hoàn cảnh bế tắc hiện nay đang buộc Kiev phải xem lại chiến lược quân sự để có thể đối mặt với quân Nga đang có chiều hướng thuận lợi trên chiến trường.

uk1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nghe tường trình của tư lệnh Lực lượng trên bộ Oleksandr Syrskyi khi đến thăm một vị trí của quân Ukraine tại Kupiansk, vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 30/11/2023. via Reuters - Ukrainian Presidential Press Service

Theo nhật báo Pháp La Croix, hồi giữa tháng 11, khi trả lời phỏng vấn tuần báo Anh The Economist, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valerii Zaluzhny đã thừa nhận cuộc phản công "thất bại", ngôn từ vẫn được là cấm kỵ ở Kiev từ trước tới lúc đó. Những tuần qua, bầu không khí u ám trở nên nặng nề thêm bởi việc gói viện trợ mới cho Kiev trị giá 61 tỷ đô la bị một bộ phận thiểu số trong đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ chặn lại để làm con tin cho các yêu sách về chính sách nhập cư của chính quyền Biden.

Chắc chắn là cuộc chiến tranh tại Ukraine sẽ còn kéo dài. Ngoài ra, khả năng Nga giành chiến thắng trên chiến trường những ngày qua đã xuất hiện trong những phát ngôn chính thức ở Kiev. Andrii Lermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraine, hôm 05/12 vừa qua đã tuyên bố, "có nguy cơ lớn là chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến này", nếu Quốc hội Mỹ không nhanh chóng thông qua khoản viện trợ quân sự đang bị đảng Cộng hòa chặn lại.

Đó là lý do khiến tổng thống Volodymyr Zelensky mở chuyến công du chớp nhoáng đến Washington những ngày cuối năm này để trực tiếp gặp và thuyết phục các nghị sĩ, tổng thống Mỹ giải tỏa ngân sách viện trợ cho Ukraine. Trong khi đó, các quan chức cao cấp chính quyền của ông đang ngược xuôi các thủ đô Châu Âu, cũng vẫn cùng mục tiêu là duy trì nguồn viện trợ từ các đồng minh cho cuộc chiến chống Nga xâm lược.

Đây là lần thứ 3 ông Zelensky đến Mỹ kể từ đầu cuộc chiến tranh, nhưng chuyến đi lần này diễn ra trong bối cảnh hoàn toàn khác. Ukraine đang cạn nguồn lực cho chiến tranh, hứa hẹn viện trợ quân sự mới của các nước đồng minh đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay. Liên minh "thần thánh" cam kết hậu thuẫn Kiev đến chiến thắng cuối cùng đang có nguy cơ rạn nứt vì mệt mỏi. Đối với Kiev, kịch bản tệ hại sẽ là các mảng hỗ trợ quân sự của phương Tây theo nhau sụp đổ, theo kiểu hiệu ứng domino. Tuy hiện tại chưa thể nói Ukraine sẽ bị bỏ rơi trong cuộc chiến chống Nga xâm lược, năm 2024 dự báo đầy khó khăn cho Ukraine.

Giới quan sát ở phương Tây cho rằng viện trợ quân sự không phải là chủ đề thảo luận duy nhất giữa chính quyền Mỹ và Ukraine. Trong một bài báo đăng tải hôm thứ Hai (11/12), nhật báo Mỹ New York Times tiết lộ, các giới chức Ukraine và Mỹ hiện đang tìm kiếm một "chiến lược mới" để giúp quân đội Ukraine khôi phục lại cơ hội mới đối phó với Nga. Theo nhật báo Mỹ, ngoài sự hiện diện thường xuyên của một tướng Mỹ tại Kiev, tháng Giêng năm tới, các quan chức quân sự Ukraine và Mỹ dự kiến sẽ gặp nhau tại căn cứ quân sự ở Đức để bàn chi tiết về một chiến lược mới.

Bước chuyển hướng chiến lược của Ukraine đã được tổng thống Volodymyr Zelensky nhắc đến hồi đầu tháng này với thông báo quân đội Ukraine đang "soạn thảo các kế hoạch, các chiến dịch tác chiến khác nhau để tiến nhanh hơn và tấn công bất ngờ Liên Bang Nga". Vấn đề còn lại để xem các chiến dịch sẽ được tiến hành ra sao, có tạo được sự khác biệt gì so với chiến dịch phản công từ tháng 6 năm nay hay không.

Vẫn theo nhật báo New York Times, một số giới chức dân sự và quân sự của Mỹ ủng hộ chuyển thế trận ở Ukraine sang phòng thủ, bao gồm cả cố thủ trên mặt trận để giữ các vùng lãnh thổ đã kiểm soát, tiết kiệm nguồn nhân lực vật lực bằng cách hạn chế các cuộc tấn công tốn kém, đồng thời phục hồi lực lượng.

Tuy nhiên, chính quyền Ukraine lo ngại sẽ mất đi sự tập trung hỗ trợ của các đồng minh phương Tây nếu không đạt được thành công cụ thể trên chiến trường. Kiev cũng lo ngại khả năng Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào cuối năm 2024, đồng nghĩa với việc Kiev sẽ mất hết nguồn viện trợ Mỹ. Nếu những diễn biến "tiêu cực" như vậy xảy ra, Ukraine sẽ chỉ còn cách ngồi vào bàn đàm phán với Nga, điều mà cho cho đến giờ Kiev luôn từ chối. 

Anh Vũ

******************************

Tổng thống Mỹ tiếp tục ủng hộ Ukraine, nhưng viện trợ vẫn bị chặn tại Quốc hội

Anh Vũ, RFI, 13/12/2023

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kết thúc chuyến công du Washington sau cuộc gặp với đồng nhiệm Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 12/12/2023. Ông Zelensky đã nhận được cam kết của tổng thống Mỹ không bỏ rơi Ukraine, nhưng thái độ không khoan nhượng của một số nghị sĩ phe Cộng hòa khiến Quốc hội Hoa Kỳ chưa thể thông qua các khoản viện trợ mới cho Kiev.

uk2

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 12/12/2023. Reuters - LEAH MILLIS

Thông tín viên RFI tại Washington, Guillaume Naudin :

"Tôi không muốn ngài mất hy vọng". Ông Joe Biden đã nói như vậy khi tiếp ông Volodymyr Zelensky tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng. Trước đó, tại Quốc hội Mỹ, tổng thống Ukraine đã có thể nhận thấy rằng các nghị sĩ đảng Cộng hòa vẫn không nhượng bộ trong đường lối chính trị của họ. Sẽ không có viện trợ tài chính bổ sung cho Ukraine nếu không có các biện pháp quản lý tốt hơn làn sóng nhập cư ở biên giới phía nam nước Mỹ.

Tuy tuyên bố sẵn sàng thảo luận, tổng thống Joe Biden giải thích tình hình hiện nay đặt Ukraine và các đồng minh vào tình thế nguy hiểm.

Ông nói : "Thế giới đang nhìn vào những gì chúng ta làm. Chúng ta sẽ gửi một thông điệp tệ hại đến kẻ xâm lược và các đồng minh của chúng ta nếu bây giờ chúng ta rút bỏ cam kết. Điều này sẽ gây hại cho an ninh quốc gia của chúng ta". Ông Joe Biden thậm chí còn nói đến món quà Noel gửi cho Vladimir Putin, nếu từ nay đến cuối năm không có gì được quyết định.

Đối với lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng Viện Mitch McConnel, tình hình hầu như không thể nào được giải tỏa được từ nay đến đó. Thế mà đó lại là điều mà Volodymyr Zelensky đề nghị.

Ông tuyên bố : "Điều quan trong là từ giờ đến cuối năm, chúng tôi có thể gửi tín hiệu rất mạnh mẽ về sự đoàn kết của chúng ta đến kẻ xâm lược, đoàn kết của Ukraine, của nước Mỹ, của Châu Âu và của toàn bộ thế giới tự do".

Không có được cam kết nào cho tương lai, tổng thống Zelensky đành ra về với 200 triệu đô la vũ khí phòng không và đạn dược. Có lẽ đợt viện trợ mới sẽ còn đợi lâu nữa.

Anh Vũ

**************************

Ukraine trả đũa vụ tấn công tin tặc của Nga

Thùy Dương, RFI, 13/12/2023

Sáng thứ Ba 12/12/2023, Ukraine hứng chịu hàng loạt vụ tấn công mạng quy mô lớn mà theo Kiev thủ phạm chính là cơ quan đặc trách mạng của tình báo quân sự Nga. Ukraine đã mở điều tra, đồng thời chiều qua đã trả đũa bằng cách tấn công vào mạng của Tổng cục Thuế Liên bang Nga.

uk3

Cửa hàng của công ty viễn thông Kyivstar ở Kiev, Ukraine, ngày 12/12/2023. © Alina Smutko / Reuters

Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan cho biết thêm chi tiết :

Với 24 triệu người dùng điện thoại và một triệu hộ gia đình sử dụng mạng wifi, Kyivstar là nhà cung cấp mạng viễn thông di động lớn nhất của Ukraine. Thế nhưng, vào sáng thứ Ba, mạng của Kyivstar đã hoàn toàn bị tê liệt, dường như là do một vụ tấn công tin tặc quy mô lớn.

Cùng lúc, các thiết bị đầu cuối thanh toán bằng thẻ ngân hàng của Privat, ngân hàng lớn nhất Ukraine, cũng không thể hoạt động được, gây hỗn loạn trong các hoạt động thương mại và dịch vụ. Monobank, một ngân hàng số trên điện thoại di động được nhiều người ưa chuộng, thì bị tấn công dưới hình thức DDOS (tấn công mạng làm quá tải một trang web hoặc một dịch vụ do các yêu cầu và lưu lượng truy cập tăng vọt).

Trong khi đó, trang web của nhiều định chế và trường đại học cũng bị tin tặc tấn công. Đáng lo ngại hơn, tại Sumy, một thành phố gần biên giới với Nga, vụ tấn công mạng đã vô hiệu hóa và làm suy yếu hệ thống còi báo động vốn vẫn được kích hoạt khi xảy ra các vụ oanh kích của quân Nga.

SBU, cơ quan tình báo Ukraine, mà các chuyên gia hiện đang có mặt ở trụ sở công ty viễn thông Kyivstar, tuyên bố họ nghi ngờ thủ phạm là các cơ quan chuyên trách về mạng của tình báo quân sự Nga.

Kiev cũng đã kịp trả đũa. Tổng cục tình báo Ukraine chiều thứ Ba đã thực hiện một cuộc tấn công mạng nhắm vào Tổng cục Thuế Liên bang Nga.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Một chiến lược mới phải cân bằng giữa phương tiện và mục đích

Cuc phn công ca Ukraine dường như đã b đình tr, ging như thi tiết m ướt và lnh giá đã kết thúc mùa giao tranh th hai ca Kyiv nhm đo ngược tình thế trước Nga. Trong khi đó, thin chí chính tr trong vic tiếp tc h tr quân s và kinh tế cho Ukraine đã bt đu suy gim c M và Châu Âu. Trong bi cnh này, chiến lược hin ti mà Ukraine và các đi tác đang theo đui đòi hi phi được đánh giá li mt cách toàn din.

uk1

Lễ tưởng niệm những binh sĩ Ukraine đã hy sinh, Kyiv, tháng 10/2023 - Thomas Peter / Reuters

Vic đánh giá li như vy cho thy mt thc tế đáng lo ngi rng Ukraine và phương Tây đang đi trên mt qu đo không bn vng, được đc trưng bi s không phù hp rõ ràng gia mc tiêu và các phương tin sn có. Mc tiêu chiến tranh ca Kyiv là đy lui quân đi Nga khi đt Ukraine và khôi phc toàn vn lãnh th, bao gm Crimea. Nhưng v mt chiến lược, chúng nm ngoài tm vi, tt nhiên là trong tương lai gn và thm chí có th xa hơn na.

Đã đến lúc Washington phi đi đu trong vic xây dng mt chính sách mi đt ra các mc tiêu có th thc hin cũng như điu chnh các bin pháp và mc đích. M nên bt đu tham vn vi Ukraine và các đi tác Châu Âu v mt chiến lược trong đó tp trung vào vic Ukraine sn sàng đàm phán ngng bn vi Nga, đng thi chuyn trng tâm quân s t tn công sang phòng th. Kyiv s không t b vic khôi phc li s toàn vn lãnh th hoc buc Nga phi chu trách nhim v mt kinh tế và pháp lý đi vi nhng hành đng ca mình. Nhưng nó s tha nhn rng các ưu tiên trước mt ca h cn chuyn t c gng gii phóng thêm lãnh th sang bo v và phc hi hơn 80% din tích lãnh th vn nm d ưới s kim soát ca h.

Nga có th s t chi đ ngh ngng bn ca Ukraine. Nhưng ngay c khi ĐinKremlin th hin thái đ không tha hip, vic chuyn t tn công sang phòng th ca Ukraine s hn chế tn tht liên tc ca binh lính. Nó cho phép nước này dành nhiu ngun lc hơn cho vic tái thiết và phòng th lâu dài. Cng c s ng h ca phương Tây bng cách chng minh Kyiv có mt chiến lược kh thi nhm đt được mc tiêu ca mình. V lâu dài, s thay đi chiến lược này s cho Nga thy rng nước này không th đơn gin hy vng kéo dài lâu hơn Ukraine và phương Tây sn sàng h tr h. Nhn thc này cui cùng có th thuyết phc Moscow t chiến trường đến bàn đàm phán đó là đng thái mang li li thế cui cùng cho Ukraine. Bi vì ngoi giao không ch đưa ra con đường thc tế nht đ chm dt xung đt mà còn đ chm dt s chiếm đóng lâu dài ca Nga trên lãnh th Ukraine.

Sự bế tắc

Tình hình hin ti trên chiến trường to ra mt bc tranh na đy na trng rng. Mt mt, Ukraine đã th hin quyết tâm và k năng đáng kinh ngc trong vic chng li Nga. Mt khác th hin nhng tn tht nhân lc cũng như kinh tế khng l ca cuc chiến, và thc tế là Nga đã thành công trong vic s dng vũ lc đ chiếm mt phn đáng k lãnh th Ukraine, ít nht là cho đến nay. Bt chp cuc phn công mnh m ca Ukraine, Nga thc s giành được nhiu lãnh th hơn Ukraine vào năm 2023. Nhìn chung, không bên nào đt được tiến b đáng k. Cuc chiến gia quân đi Ukraine và Nga đã thc s rơi vào bế tc.

Vy chúng ta nên làm gì ? Mt la chn ca phương Tây là làm nhiu điu tương t hơn na, tiếp tc cung cp mt lượng ln vũ khí cho Ukraine vi hy vng điu này s cho phép quân đi Ukraine cui cùng s đánh bi quân đi Nga. Vn đ là, Quân đi Ukraine không có du hiu có kh năng phá v h thng phòng th mnh m ca Nga cho dù h chiến đu bao lâu và n lc như thế nào. Phòng th thường có li thế hơn tn công, quân đi Nga b chôn vùi hàng dm sau nhng bãi mìn, chiến hào, by và công trình phòng th. Phương Tây có th gi thêm xe tăng, tên la tm xa, và cui cùng là máy bay chiến đu F-16. Tuy nhiên không có viên đn bc nào có th thay đi cc din trên chiến trường. Nh ư Valery Zaluzhny, v tướng hàng đu ca Ukraine gn đây đã tha nhn, "rt có th s không có mt bước đt phá sâu sc và đp đ". Chúng ta đang trên chiến trường Ukraine, và nơi chúng ta đang có v như là mt s bế tc tn kém.

Thi gian s không đng v phía Ukraine nếu chiến tranh cường đ cao kéo dài vô thi hn. Nn kinh tế và cơ s công nghip quc phòng ca Nga đang trong tình trng chiến tranh. Moscow cũng đang nhp khu vũ khí t Triu Tiên và Iran và có quyn tiếp cn các mt hàng tiêu dùng có cha công ngh mà nước này có th tái s dng cho mc đích quân s. Nếu Nga cn tăng cường hin din quân s Ukraine, nước này s có mt ngun nhân lc đáng k đ khai thác. Nga cũng đã tìm được th trường mi cho năng lượng ca mình, trong khi các bin pháp trng pht không nh hưởng nhiu đến nn kinh tế Nga. Ông Putin dường như an toàn v mt chính tr và kim soát được các đòn by quyn lc t quân đi và các cơ quan an ninh cho đến truyn thông và tường thu t công khai.

Trên thc tế, Nga đã giành được nhiu lãnh th hơn Ukraine vào năm 2023

Trong khi đó, Ukraine, các báo cáo thit hi v nhân mng vn gia tăng, quân đi đang cn kit kho vũ khí. Nn kinh tế đã suy gim khong mt phn ba (mc dù đang bt đu có du hiu tăng trưởng). Trong s nhng người ng h phương Tây Ukraine, s mt mi ca Ukraine bt đu nh hưởng đến s sn sàng tiếp tc ng h Kyiv ca h. M vn là trung tâm vin tr ca phương Tây cho Ukraine, nhưng s phn đi vic cung cp thêm s lượng h tr ln đang gia tăng trong Đng Cng hòa, và đến nay yêu cu ca chính ph Biden v ngun tài tr mi đã b bãi b. Cu Tng thng Donald Trump, ng c viên chính ca đng Cng hòa, luôn đng v phía Nga, gi khong cách vi các đi tác ca M, trong đó có Ukraine. Vic ông Trump dn trước Biden trong cuộc b phiếu ở các bang then chốt ch làm gia tăng sự không chắc chắn về qu đo chính sách ca M. S bt n ca M đi vi Ukraine s làm gia tăng s bt n Châu Âu. Slovakia, mt trong nhng nước thành viên ca Liên minh Châu Âu, đã quyết đnh ngng vin tr quân s cho Kyiv.

Cuc tn công ca Hamas vào Israel ngày 7 tháng 10 và cuc xung đt tiếp theo Gaza cũng đã thu hút s chú ý ca thế gii, đy cuc chiến Ukraine sang mt bên. Vn đ không ch là Washington b phân tâm ; quân đi M ch có ngun tài nguyên hu hn và cơ s công nghip quc phòng ca M có năng lc sn xut quá hn chế. Washington b dàn mng khi h tr hai đi tác đang tham gia vào các cuc chiến tranh nóng bng. Theo mt nghiên cu gn đây ca RAND đã đưa ra, các nhà phân tích quc phòng đã tuyên b chiến lược quc phòng ca quc gia là "v n". Nhng người khác cho rng M nên dành s quan tâm và ngun lc ca mình cho nhng thách thc chiến lược n Đ Dương-Thái Bình Dương.

V mt chính tr, Ukraine hoc phương Tây s không d dàng đi mt vi nhng thc tế chiến lược nghiêm trng này. Nhưng tt hơn hết là c Kyiv và nhng người ng h nên thc hin mt chiến lược mi giúp cân bng li mc đích và phương tin hơn là tiếp tc theo đui mt con đường đã dn đến ngõ ct. Và chng bao lâu na có th dn đến s suy gim mnh m s ng h ca phương Tây đi vi Ukraine.

Thay đổi cục diện

Washington cn đi đu trong vic khi đng các cuc đàm phán vi Ukraine và các đng minh phương Tây, nhm thuyết phc Kyiv đưa ra lnh ngng bn ti ch. Đng thi chuyn trng tâm chiến lược t tn công sang phòng th. Phương Tây không nên ép buc Ukraine t b vic khôi phc li biên gii năm 1991 hay buc Nga phi chu trách nhim v nhng mt mát và s tàn phá do hành đng quân s ca h gây ra. Tuy nhiên, h phi c gng thuyết phc người dân Ukraine rng h cn áp dng mt chiến lược mi đ đt được nhng mc tiêu này.

Mt lnh ngng bn s cu sng được nhiu mng người, kinh tế được tái thiết và cho phép Ukraine s dng s vũ khí mi ca phương Tây vào an ninh lâu dài ca mình thay vì nhanh chóng s dng chúng trên mt chiến trường bế tc. Các điu khon chính xác ca lnh ngng bn thi gian, đa đim chính xác ca đường dây liên lc, th tc rút vũ khí và quân đi, các điu khon đ giám sát và thc thi phi được đưa ra dưới s giám sát quc tế rng rãi. Rt có th dưới s bo tr ca Liên hp quc hoc T chc An ninh và Hp tác Châu Âu.

Lnh ngng bn s ch có hiu lc nếu c Ukraine và Nga đng ý vi các điu khon ca nó. S tuân th ca Moscow không phi là không th. Quân đi Nga đã b tn tht trên chiến trường và hành đng gây hn ca Đin Kremlin rõ ràng là phn tác dng. Bng vic cng c NATO, s gn kết xuyên Đi Tây Dương và quyết tâm ca Ukraine vĩnh vin thoát khi phm vi nh hưởng ca Nga. Putin có th nm bt cơ hi đ thc thi mt tha thun ngng bn.

Tuy nhiên, nhiu kh năng Moscow s t chi đ xut ngng bn. Putin vn nuôi dưỡng mc tiêu chiến tranh m rng Ukraine và dường như tin rng Nga có sc mnh bn b hơn Ukraine. Ông chc chn đang theo sát các cuc thăm dò dư lun M cho thy vic Trump tr li Nhà Trng là mt kh năng thc tế. Mt kết qu chc chn s suy yếu nếu không chm dt s ng h ca M dành cho Ukraine. Ngay c khi Đin Kremlin mun tránh vic t chi thng thng đ xut ngng bn nhm tránh nhng tn tht v mt danh tiếng khi làm như vy, thì Đin Kremlin vn có th phn đi bng nhng điu khon chc chn không th chp nhn được đi vi Ukraine và phương Tây.

Ukraine cần chuyển sang chiến lược phòng thủ

Tuy nhiên, cui cùng, n lc thúc đy ngng bn gia Kyiv và Moscow không phi là đ đt được điu gì, mà là đ tiết l điu gì đó. Ngay c khi Nga t chi đ xut ngng bn, thì vic kyiv đt nó lên bàn đàm phán cũng là điu hp lý. Làm như vy s cho phép Ukraine giành được thế ch đng chính tr, nhc nh công chúng phương Tây và các nước khác rng cuc chiến này vn là cuc xâm ln trái phép ca Nga. Vic đin Kremlin t chi ngng bn s giúp các Chính ph phương Tây duy trì và tăng cường các bin pháp trng pht đi vi Nga và giúp Ukraine đt được s h tr quân s và kinh tế lâu dài.

Cho dù lnh ngng bn có hiu lc hay không, Ukraine cn chuyn sang chiến lược phòng th thay vì chiến lược tn công hin ti. Cách tiếp cn hin ti ca Kyiv, vn tn kém và có trin vng m đm, khiến người Ukraine rơi vào tình thế khó x khi h yêu cu s h tr không gii hn t phương Tây đ th hin mt n lc ngày càng ít cơ hi thành công. Thay vào đó, Ukraine nên tp trung vào vic nm gi và xây dng li lãnh th mà h đang kim soát, đo ngược cán cân tn công sang phòng th. Khiến Nga phi gánh chu chi phí cao cho các hot đng tn công chng li lc lượng Ukraine được đào sâu m rng h thng phòng không. Ngay c khi Ukraine chuyn sang chiến lược phòng th dc tin tuyến, nước này vn có th tiếp tc s dng vũ khí tm xa, khí tài hi quân và các hot đng bí mt đ tn công các v trí ca Nga hu phương và Crimea. T đó làm tăng chi phí cho vic tiếp tc chiếm đóng. Nếu có bng chng rõ ràng cho thy kh năng hoc ý chí quân s ca Nga đang dao đng, Ukraine s gi li la chn quay tr li chiến lược thiên v tn công hơn.

S thay đi chiến lược theo hướng này s đo ngược tình thế đi vi Nga, đòi hi các lc lượng ca nước này phi hoàn thành mt nhim v mà cho đến nay h đã không th hoàn thành : tác chiến tn công vũ trang liên hp hiu qu. Đng thi, s thay đi này s cu sinh mng và tin bc ca Ukraine, đng thi gim nhu cu quc phòng ca nước này t phương Tây. Điu này có th là cn thiết nếu s h tr ca M không còn và Châu Âu phi đm trách gánh nng. Ukraine s khôn ngoan khi dành các ngun lc sn có cho an ninh và s thnh vượng lâu dài ca mình thay vì s dng nó trên chiến trường mà không thu được li ích hiu qu.

Thuyết phc Tng thng Ukraine Volodymyr Zelensky và người dân nước này thay đi đường li s không d dàng, vì chính nghĩa ca mình h đã hy sinh tt c. Nhưng thc tế là cuc chiến này được bt đu như mt cuc chiến cn thiết cho Ukraine mt cuc chiến đ tn ti đã biến thành mt cuc chiến ca s la chn, mt cuc chiến giành li Crimea và phn ln Donbass min đông Ukraine. Đây không ch là mt cuc chiến không th thng ; theo thi gian, nó có th mt đi s ng h ca phương Tây. Đi vi Ukraine, vic đm bo phn ln đt nước dưới s kim soát ca Kyiv tr thành mt nn dân ch thnh vượng và an toàn có ý nghĩa hơn là mo him tương lai ca đt nước đ giành li lãnh th vn nm d ưới s kim soát ca Nga. Vic Ukraine tri dy tr thành mt nn dân ch thành công và kiên cường có kh năng t v s là mt tht bi hoàn toàn đi vi tham vng ca Nga.

Một sự lựa chọn tốt hơn

Nhng người bn ca Ukraine phương Tây có th và nên xoa du điu vn là trái đng ca người Ukraine. Hoa K và các thành viên NATO được la chn (Liên minh Nhng người bn ca Ukraine) nên cam kết không ch h tr kinh tế và quân s lâu dài mà còn đm bo nn đc lp ca Ukraine. Cam kết này s da trên Điu 4 ca Hip ước NATO, trong đó quy đnh rng các cuc tham vn cn được tiến hành ngay lp tc bt c khi nào "toàn vn lãnh th, đc lp chính tr hoc an ninh" ca mt quc gia thành viên b đe da. Liên minh Châu Âu, gn đây đã công b ý đnh bt đu các cuc đàm phán gia nhp vi Kyiv, đy nhanh lch trình gia nhp ca Ukraine và cung cp cho nước này các tha thun ưu đãi đc bit phù hp vi EU trong thi gian tm th i. Các đng minh phương Tây cũng nên nói rõ rng hu hết các bin pháp trng pht chng li Nga s vn có hiu lc cho đến khi quân đi Nga ri khi Ukraine và s giúp Ukraine khôi phc s toàn vn lãnh th ca mình ti bàn đàm phán.

Trin vng v mt lnh ngng bn được hai bên thng nht và các cuc đàm phán lãnh th tiếp theo s được ci thin đáng k sau cuc bu c tng thng M năm 2024. Nếu người chiến thng ha hn tiếp tc đoàn kết xuyên Đi Tây Dương và n lc hơn na đ đm bo an ninh và ch quyn ca Ukraine, Putin s không có lý do gì đ cho rng thi gian s đng v phía Nga. Tuy nhiên vn còn mt năm na cuc bu c M mi din ra, điu này có th khiến Ukraine gp khó khăn. C Washington và Kyiv đu không nên mo him như vy. M hin cn hp tác vi Ukraine đ chuyn sang mt chiến lược mi phn ánh thc tế quân s và chính tr. Nếu không, đó là mt canh bc tuyt vng v tương lai ca Ukraine.

Richchard Haass & Charles Kupchan 

Nguyên tác : Redefining Success in Ukraine - A New Strategy Must Balance Means and Ends, Foreign Affairs, 17/11/2023

Nguyên Nguyễn biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu chiến lược, 23/11/2023

Richchard Haass là Ch tch danh d ca Hi đng Quan h Đi ngoi và là c vn cp cao ti Centerview Partners.

Charles Kupchan là thành viên cp cao ti Hi đng Quan h Đi ngoi và Giáo sư v Quan h Quc tế ti Đi hc Georgetown, tng là người ph trách v các vn đ Châu Âu trong Hi đng An ninh Quc gia trong chính quyn Obama.

Published in Diễn đàn

Điện Kremlin cáo buộc Biden "bôi nhọ" Nga để giành thêm ngân sách cho Ukraine

Minh Anh, RFI, 08/12/2023

Điện Kremlin ngày 07/12/2023, cáo buộc tổng thống Mỹ Joe Biden tìm cách "bôi nhọ" Nga nhằm thuyết phục Quốc Hội chấp thuận tiếp tục viện trợ cho Ukraine. một hành động mà Moskva ví như là "đốt tiền" nộp thuế của người dân. 

uk1

Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, Dmitry Peskov tại Moskva, ngày 10/10/2023. AP - Sergei Bobylev

Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, cho rằng việc tổng thống Biden nỗ lực thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, là một điều vô ích và chỉ sẽ kéo dài cuộc chiến mà Nga khẳng định họ phải thắng để bảo vệ an ninh đất nước. 

Ông Peskov lấy làm tiếc là giới lãnh đạo Mỹ "tiếp tục thói quen sử dụng Nga như là một công cụ trong các vấn đề đối nội", "bôi nhọ" nước Nga "một cách trắng trợn", "thao túng các dân biểu và thượng nghị sĩ nhằm tiếp tục đốt tiền nộp thuế của người dân trong lò lửa chiến tranh Ukraine".

Giám đốc tình báo của Nga, ông Serguei Naryshkin, hôm qua cảnh cáo Hoa Kỳ rằng sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ biến cuộc xung đột này thành một "Việt Nam thứ hai", và sẽ ám ảnh nước Mỹ trong nhiều năm tới. 

Theo Reuters, chính quyền Nga có những lời lẽ gay gắt vào lúc tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư 06/12 khẩn khoản kêu gọi các nghị sĩ đảng Cộng Hòa thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine, khi cảnh báo rằng thắng lợi của Nga đối với Ukraine sẽ tạo động lực thúc đẩy Moskva tấn công các đồng minh của NATO và có thể lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến. 

Minh Anh

************************

Viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu cuộc chiến

Minh Anh, RFI, 08/12/2023

Một viện nghiên cứu của Đức báo động : viện trợ quân sự tài chính, nhân đạo của phương Tây dành cho Ukraine, đã xuống tới mức thấp nhất kể từ tháng 02/2022, khi Nga xâm lược Ukraine.

uk2

Đầu đạn 155 ly được Mỹ viện trợ cho Ukraine hồi đầu cuộc chiến. Căn cứ không quân Mỹ Dover, ngày 29/04/2022. AP - Alex Brandon

Cho đến nay, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu là những nguồn chi viện chính yếu cho Ukraine.Tuy nhiên nguồn hỗ trợ này đang là chủ đề tranh cãi chính trị gay gắt tại Mỹ, cản trở nghiêm trọng việc đưa ra nhiều cam kết mới. 

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới Kiel của Đức, được công bố hôm qua, 07/12/2023, tính từ đầu cuộc chiến, các nước đồng minh của Ukraine và nhiều tổ chức quốc tế lớn (Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế…) đã cam kết viện trợ cho Ukraine gần 255 tỷ euro, trong đó 182 tỷ cho ngắn hạn (đã được cấp hay trong sắp tới). Những cam kết này bao gồm 141 tỷ euro chi viện tài chính, gần 16 tỷ cho nhân đạo và 98 tỷ viện trợ quân sự. 

Trả lời ban Pháp ngữ đài RFI, nhà nghiên cứu Pietro Bomprezzi, thuộc Viện Kiel giải thích : 

"Chúng tôi nhận thấy viện trợ cho Ukraine đã giảm mạnh, nhất là nếu chúng ta so sánh giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 năm nay với cùng thời kỳ này năm 2022. Những cam kết viện trợ mới đã sụt giảm đến 87% trong vòng một năm. Xu hướng giảm này, chúng tôi đã nhận thấy từ tháng 11/2022. Trong số 41 nước tài trợ được liệt kê trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi, duy chỉ có một nửa trong số này đã đưa ra các cam kết mới về viện trợ trong ba tháng gần đây nhất. 

Trong số những nước đưa ra cam kết, chúng tôi nhận thấy chủ yếu là Đức và các nước Bắc Âu. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở là viện trợ của Mỹ được dự trù dành cho Ukraine, từ trước tới nay rất quan trọng, đang bị đình hoãn do những căng thẳng chính trị. Vì vậy, hiện tại chủ yếu một số nước Châu Âu vẫn tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine". 

Minh Anh

**************************

Trưởng tình báo Ngoại vụ Nga đe dọa Ukraine sẽ là "Việt Nam thứ hai"

RFA, 08/12/2023

Trưởng Tình báo Ngoại vụ Nga vào ngày 7/12 lên tiếng dọa rằng ủng hộ của Phương Tây trong cuộc chiến Ukraine sẽ biến cuộc xung đột này thành "một Việt Nam thứ hai" từng ám ảnh Washington trong nhiều năm.

uk3

Ông Sergei Naryshkin, Trưởng Cơ quan Tình báo Ngoại vụ Nga (SVR) tại một cuộc họp ở Moscow hôm 16/10/2023 - AFP

Reuters loan tin trong cùng ngày, dẫn đe dọa của ông Sergei Naryshkin, Trưởng Cơ quan Tình báo Ngoại vụ Nga (SVR), đưa ra trong bài viết đăng trên tạp chí của SVR.

Ông này cho rằng "Ukraine sẽ biến thành một ‘lỗ đen’ thu hút thêm ngày càng nhiều nguồn lực và con người. Cuối cùng Hoa Kỳ sẽ rơi vào nguy cơ tạo nên một ‘Việt Nam thứ hai’ để rồi các chính phủ mới tại Nhà Trắng sẽ phải đối phó với nó".

Vào đầu năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine tiến hành cuộc chiến giết hại hàng trăm ngàn người và đưa đến cuộc đối đầu lớn nhất giữa Nga và Phương Tây trong sáu thập niên qua.

Phương Tây đã cấp cho Ukraine hơn 246 tỷ USD dưới dạng tài trợ và giá trị vũ khí.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dù cảnh báo cuộc đối đầu giữa Nga và Phương Tây có thể đưa đến một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba ; tuy nhiên ông vẫn luôn loại trừ khả năng đưa quân đội Mỹ đến Ukraine tham chiến như trong cuộc chiến Việt Nam trước đây.

Vào ngày 6/12, Tổng thống Biden thuộc đảng Dân Chủ, trong kêu gọi phía đảng Cộng Hòa cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine, đưa ra nhận định rằng nếu ông Putin chiếm được Ukraine, ông ta sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục tấn công các đồng minh Khối NATO.

Reuters nhắc lại Chiến tranh Việt Nam thực chất là cuộc xung đột Chiến tranh lạnh Đông- Tây. Hoa Kỳ đưa quân đến chiến đấu cùng với quân đội Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam để chống lại miền Bắc do hai nước cộng sản Nga và Trung Quốc hỗ trợ.

Nguồn : RFA, 08/12/2023

**************************

Thượng Viện Mỹ chặn khoản viện trợ cho Ukraine và Israel

Thùy Dương, RFI, 07/12/2023

Thượng Viện Mỹ hôm qua 06/12/2023 đã không thông qua khoản viện trợ 106 tỉ đô la, trong đó có quỹ viện trợ cho Ukraine và Israel, như mong muốn của tổng thống Joe Biden.

uk4

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 06/12/2023. Reuters – Kevin Lamarque

Theo AFP, phe Cộng hòa đòi chính quyền Biden phải nhượng bộ đáng kể về chính sách nhập cư ở biên giới với Mexico thì mới ủng hộ việc thông qua dự thảo ngân sách, cho dù nhiều thượng nghị sĩ bảo thủ vẫn ủng hộ Ukraine.

Việc ngân sách 106 tỉ không được Nghị Viện thông qua đã gây thêm thất vọng cho chính quyền Biden bởi trước đó vài giờ, trong một diễn văn rất long trọng, tổng thống Biden đã kêu gọi Hạ Viện thông qua khoản ngân sách này. Ông Biden khi đó đã cảnh báo là nếu không thì đây sẽ là "món quà đẹp đẽ nhất" dành tặng cho tổng thống Nga Putin, và nếu xâm lược được Ukraine, Vladimir Putin sẽ không dừng lại ở đó mà có thể sẽ tấn công vào một nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, buộc Mỹ tham chiến và "các binh sĩ Mỹ sẽ phải chiến đấu chống quân Nga". Tổng thống Mỹ Biden nhất mạnh điều này hiện chưa xảy ra và chắc chắn Washington không muốn nó xảy ra.

Tạm thời, hôm qua Washington thông báo một khoản viện trợ quân sự mới trị giá 175 triệu đô la cho Kiev, trích từ kho dự trữ của chính quyền Mỹ, gồm các trang thiết bị phòng không, tên lửa và đạn pháo. Từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra, Mỹ vẫn là nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Kiev.

Thùy Dương

***************************

Thượng viện Mỹ chặn viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và tiền giúp Israel cùng Gaza

Bernd Debusmann Jr, BBC, 07/12/2023

Các thành viên Đảng Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ đã chặn việc thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine sau khi không đạt được những yêu cầu buộc chính quyền siết chặt kiểm soát biên giới Hoa Kỳ mà họ mong muốn.

uk5

Tổng thống Biden đã phê phán các Thượng nghị sĩ Cộng hòa

Gói viện trợ 110 tỷ USD bao gồm 61 tỷ USD dành cho Ukraine, cũng như ngân khoản dành cho Israel và viện trợ cho Gaza.

Đảng Cộng hòa nhấn mạnh rằng bất kỳ viện trợ nào cho Ukraine đều gắn liền với các cải cách sâu rộng về nhập cư và tị nạn của Mỹ.

Nhà Trắng cảnh báo rằng nguồn tài trợ của Mỹ dành cho Ukraine có thể sớm cạn kiệt.

Các thượng nghị sĩ đã bỏ 51 phiếu chống và 49 phiếu ủng hộ, trong khi về thủ tục thì cần tối thiểu 60 phiếu thuận để dự luật được đưa ra thảo luận.

Cuộc bỏ phiếu khiến tương lai viện trợ cho Ukraine trở nên mờ mịt và cũng khiến các nhà lập pháp phải quay trở lại bàn đàm phán vài ngày nữa là Quốc hội Mỹ dự kiến nghỉ đông.

Toàn bộ thượng nghị sĩ Cộng hòa đều bỏ phiếu chống, cùng với Thượng nghị sĩ độc lập Bernie Sanders, người trước đó đã bày tỏ sự e ngại rằng dự luật này bao gồm hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Israel.

"Tôi không tin rằng chúng ta nên phân bổ hơn 10 tỷ USD để chính phủ Netanyahu cực đoan cánh hữu tiếp tục cách triển khai quân sự hiện tại", ông Sanders nói, đề cập đến chiến dịch đang diễn ra của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở dải Gaza, khiến hàng ngàn thường dân thiệt mạng.

Ông Sanders, người đã chỉ trích ông Netanyahu trong một thời gian dài, nói thêm : "Những gì chính phủ Netanyahu đang làm là vô đạo đức, vi phạm luật pháp quốc tế và Mỹ không nên đồng lõa với những hành động đó".

Trước đó vào ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông "sẵn sàng thực hiện những thỏa hiệp đáng kể về vấn đề biên giới" để dự luật viện trợ được thông qua.

"Việc này không thể chờ được nữa", ông Biden nói và cho biết thêm rằng "Đảng Cộng hòa trong Quốc hội sẵn sàng trao cho Putin món quà lớn nhất mà ông ta có thể hy vọng".

Cũng trong ngày 6/12, chính quyền Biden đã công bố khoản hỗ trợ an ninh mới trị giá 175 triệu USD cho Ukraine từ nguồn tài trợ đã được phê duyệt. Gói này bao gồm đạn dược, tên lửa và đạn pháo, cũng như "thiết bị bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.

Những lo ngại về tương lai của gói viện trợ trị giá 110 tỷ USD đã gia tăng vào ngày 5/12 sau khi cuộc họp ngắn dành cho các nhà lập pháp nhằm tăng cường hỗ trợ cho các quỹ mới đã thất bại một cách kịch tính.

Các thượng nghị sĩ hét vào mặt nhau về an ninh biên giới và ít nhất một tá đảng viên Đảng Cộng hòa đã đi ra khỏi phòng họp.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã hủy cuộc họp cấp cao trực tuyến với các nhà lập pháp về "vấn đề phút chót", Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer cho biết hôm 5/12 nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Gói này đã bao gồm các điều khoản về an ninh biên giới, nhưng yêu cầu của Đảng Cộng hòa về những thay đổi bổ sung đối với các quy định về tị nạn của Mỹ đã khiến các cuộc đàm phán với Đảng Dân chủ trở nên phức tạp. Trong khi các thành viên của đảng hoàn toàn ủng hộ viện trợ cho Ukraine, một số người lại tìm cách sử dụng vấn đề này như một cách giải quyết những lo ngại đang gia tăng trong nước về biên giới phía nam Hoa Kỳ.

Trước cuộc bỏ phiếu thất bại để đưa gói viện trợ ra thảo luận, ông Schumer đã đưa ra lời kêu gọi đầy xúc động tới các đồng nghiệp của mình tại Thượng viện, nói với họ rằng cuộc bỏ phiếu là một "thời điểm lịch sử" quan trọng và họ nên "xông lên bảo vệ nền dân chủ" ở Ukraine.

"Bạn có thể chắc chắn rằng Vladimir Putin đang theo dõi sát sao," ông nói.

uk6

Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho Ukraine

Dự luật của Thượng viện cần chín phiếu của Đảng Cộng hòa để thông qua - một ngưỡng cuối cùng là quá cao. Một số đảng viên Đảng Dân chủ bày tỏ sự thất vọng với các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của họ.

"Binh sĩ Ukraine đang ở tuyến đầu đấu tranh cho dân chủ", Elizabeth Warren, đảng viên Đảng Dân chủ Massachusetts, nói với các phóng viên. "Đây là về vấn đề tự do".

Một số Thượng nghị sĩ nói rằng dù sẽ có nhiều cuộc đàm phán hơn nhưng vẫn chưa rõ liệu có thể đạt được bước tiến nào trước khi Quốc hội nghỉ đông vào tuần tới hay không.

Về phần mình, ông Schumer nói "chúng tôi sẽ xem" khi được hỏi liệu ông có tin các Thượng nghị sĩ có thể đạt được thỏa thuận trước kỳ nghỉ hay không, mặc dù ông tin rằng ông Biden đã đưa ra một "kế hoạch tốt và mạnh".

Một trong những đảng viên Cộng hòa phản đối gói viện trợ này, Lindsey Graham của bàn South Carolina, cho biết ông không tin rằng sẽ có bất kỳ giải pháp nào có thể thực hiện được trong khoảng thời gian đó.

Theo ông Graham, ông Biden cuối cùng sẽ phải đàm phán nhiều hơn, đồng thời cho biết "điều đó sẽ cần đến sự lãnh đạo của ông ấy nếu không chúng ta sẽ mắc kẹt".

"Họ biết chúng tôi muốn gì," ông nói. "Tôi hy vọng chúng tôi có thể đưa vấn đề biên giới ra dự thảo".

Ngay cả khi được Thượng viện thông qua, gói viện trợ này vẫn sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn ở Hạ viện.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson hôm 5/12 cho biết ông đã nói với Thượng viện rằng ông không thể thông qua bất kỳ khoản viện trợ nào cho Ukraine nếu không bao gồm các biện pháp an ninh biên giới quan trọng.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, Quốc hội đã phê duyệt hơn 110 tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine, hầu hết trong số đó đã được gửi đi.

Trong một lá thư gửi ông Johnson được công bố đầu tuần này, giám đốc ngân sách Nhà Trắng, Shalanda Young nói rằng Mỹ sẽ không thể cung cấp thêm vũ khí và thiết bị cho Ukraine "vào cuối năm nay" nếu không có hành động của Quốc hội.

Các quan chức Ukraine đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ coi viện trợ của Mỹ là rất quan trọng đối với khả năng của lực lượng nước này chống lại quân Nga và tái chiếm lãnh thổ bị chiếm đóng.

uk7

Hôm 5/12, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, nói tại US Institute of Peace (Viện Hòa bình Hoa Kỳ) rằng việc không đảm bảo được thêm viện trợ của Mỹ sẽ đồng nghĩa với "khả năng rất cao" rằng cuộc chiến sẽ thất bại và sẽ " không thể tiếp tục giải phóng" các khu vực do Nga chiếm đóng.

Ở Ukraine, triển vọng mờ mịt về viện trợ bổ sung đã khiến tâm trạng một số bộ phận người dân trở nên u ám.

Tetyana, một cư dân Kyiv có con trai chiến đấu ở tuyến đầu, nói với BBC tuần này: "Tất nhiên là chúng tôi cần sự hỗ trợ, chúng tôi đang bảo vệ toàn bộ châu Âu". "Chúng tôi cần thêm vũ khí vì con cái của chúng tôi đang chết dần chết mòn".

(Jessica Parker đưa tin bổ sung từ Kyiv)

Published in Diễn đàn
vendredi, 08 décembre 2023 16:07

Điểm báo Pháp - Ukraine bị cô lập

Ukraine bị cô lập : Phương Tây trước bước ngoặt lịch sử

Ukraine và xung đột Cận Đông tiếp tục là chủ đề chính của nhiều báo Pháp. "Ukraine ngày càng bị cô lập trong cuộc chiến chống xâm lược Nga", tựa lớn trang nhất của Le Figaro nêu bật vấn đề. Không khí lo sợ tại Mỹ trước viễn cảnh Donald Trump trở lại nắm quyền, và lần đầu tiên đa số dân Pháp chấp nhận đảng cực hữu RN (Rassemblement Nationale-Tập Hợp Quốc Gia) tham gia chính phủ là chủ đề lớn trang nhất của Le Monde. Les Echos giới thiệu "cuộc cách mạng" thể chế, của tổng thống Pháp, nhằm thúc đẩy khoa học.

colap1

Hội nghị thượng đỉnh EU-Ukraine sắp tới dự kiến ​​s din ra vào ngày 3 tháng 2 ti Kiev. AP - Pascal Bastien

Về Ukraine, lý do trực tiếp khiến Le Figaro một lần nữa lên tiếng cảnh báo là việc Thượng Viện Mỹ chặn kế hoạch trợ giúp 50 tỉ đô la cho Ukraine của chính quyền Biden. Tin xấu nói trên với Ukraine không phải là duy nhất. Trợ giúp của phương Tây nhìn chung rớt xuống mức thấp nhất kể từ đầu chiến tranh. Cam kết cấp một triệu đạn pháo mới chỉ thực hiện được một phần ba. Nội bộ Ukraine bắt đầu rạn nứt.

Xã luận Le Figaro nhan đề "Không khí thất bại" ghi nhận có một tâm lý đáng lo ngại đang âm thầm lan tràn khắp nơi. Đó là Ukraine không tránh khỏi thất bại, trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Tình hình đặc biệt đáng lo khi tổng thống Ukraine Zelensky công khai tỏ ra nghi ngờ tư lệnh quân đội, tướng Valerii Zaluzhnyi. Le Figaro tố cáo việc một số lãnh đạo phương Tây có thể đã muốn thúc đẩy tổng thống Ukraine "thương lượng" với kẻ xâm lược.

Le Figaro cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của Liên Âu và Hoa Kỳ với Ukraine trong thời điểm hệ trọng này. "Vài tuần lễ tới có ý nghĩa quyết định", "sẽ cho thấy là Hoa Kỳ và Châu Âu có đủ khả năng vượt qua các chia rẽ để tiếp tục hỗ trợ Ukraine giành lại chủ quyền hay không. Trong trường hợp ngược lại, phương Tây sẽ cho Nga thấy là Moskva có thể hoàn toàn rảnh tay hành động trước một phương Tây bất lực".

Tuần lễ quyết định của Liên Âu

Nhà báo Laure Mandeville của Le Figaro, trong bài "Vì sao nói phương Tây đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử", ghi nhận tình hình đang đảo ngược, chuyển sang thế có lợi cho tổng thống Nga : kinh tế Nga vẫn trụ được nhờ khả năng lách các trừng phạt, tổng thống Nga bắt đầu cuộc phản công ngoại giao với chuyến công du vùng Vịnh, sau một thời gian "bị chế giễu", bị tòa án quốc tế truy nã. Nhà báo Le Figaro nhấn mạnh đến trách nhiệm của tổng thống Mỹ đạt được một thỏa hiệp với đối lập Cộng hòa để mang lại một "hệ thống an ninh mới", thay thế cho "trật tự thế giới hậu Thế chiến 2" đã đổ vỡ, như nhận định của chủ tịch Quỹ German Marshall Fund, bà Heather Conley.

Liên Âu đang đứng trước thời điểm lịch sử. Trong một tuần tới, Liên Âu họp thượng đỉnh về Ukraine. 27 nước Châu Âu "không thể chờ đợi Mỹ để hành động". Điểm mấu chốt là liệu Liên Âu có quyết định mở ra các thủ tục đàm phán kết nạp "nước Ukraine bất khuất" hay không, cũng như một kế hoạch hỗ trợ quân sự lớn. Theo Le Figaro, nếu làm được điều này, Liên Âu sẽ đặt được nền móng đầu tiên cho một Châu Âu mới, sẽ phải ra đời để chống lại đe dọa xâm lăng của Nga. Châu Âu "có đủ tầm nhìn và dũng cảm hay không để hành động như vậy ?"

Liên Âu hỗ trợ Ukraine : Thỏa hiệp khó đạt giữa Đức và Hungary

"Chia rẽ dai dẳng trong nội bộ Liên Âu" về việc hỗ trợ Ukraine là chủ đề trang nhất của Le Monde. Theo Le Monde, cuộc thượng đỉnh hai ngày 14 và 15/12 tới "rất rủi ro" cho Kiev. Ba quyết định của Liên Âu, mở thương lượng kết nạp, hỗ trợ tài chính 50 tỉ euro, hỗ trợ quân sự 20 tỉ euro, đều cần có được sự đồng thuận tuyệt đối. Hiện tại chưa có bất kỳ một thỏa hiệp nào của khối 27 nước trước thềm thượng đỉnh. Thủ tướng Hungary đe dọa sử dụng "quyền phủ quyết". Về phía nước Đức, chính phủ của thủ tướng Olaf Scholz đang sa lầy trong hàng loạt vấn đề chính trị nội bộ, khó mang lại các thỏa hiệp cần thiết. Theo Le Monde, không loại trừ là cuộc thượng đỉnh này sẽ rơi vào bế tắc. Các thảo luận giữa tổng thống Pháp và thủ tướng Đức hôm 06/12 không mang lại kết quả. Tình hình thêm bất lợi khi trong xã hội Hungary khi dư luận ngày càng ít ủng hộ Ukraine hơn.

Cho đến nay, tuy chỉ có Hungary phản đối công khai việc mở thủ tục kết nạp Ukraine, nhưng một số quốc gia khác như Áo, Đức tỏ ra dè dặt, dù không phản đối. Theo một nhà ngoại giao Châu Âu, về vấn đề hỗ trợ tài chính cho Kiev, "tất cả phụ thuộc vào khả năng thỏa hiệp giữa Đức và Hungary". Le Monde kết luận : Nếu Liên Âu không thoát khỏi bế tắc hiện nay thì đây sẽ là "một tín hiệu chính trị tồi tệ" với tổng thống Ukraine.

Xung đột Gaza đe dọa thế giới : Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc gia tăng áp lực với Mỹ với "điều 99"

Tình hình không chỉ tồi tệ với Ukraine và phương Tây. Cuộc chiến tranh Israel chống Hamas ở Gaza đang trở thành mối đe dọa với hòa bình thế giới. Le Monde chú ý đến việc tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, hôm 06/12, lần đầu tiên viện dẫn "điều 99 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc", báo động chiến sự hiện nay ở Gaza đang thách thức nghiêm trọng "hòa bình và an ninh quốc tế".

Cuộc chiến kéo dài hai tháng nay, bùng lên sau cuộc tấn công của Hamas vào lãnh thổ Israel, ngày 07/10, khiến hơn 16.000 người thiệt mạng, trong đó có 130 nhân viên Liên Hiệp Quốc. Tình hình được coi là lâm vào ngõ cụt, khi chiến tranh tiếp diễn. Hội đồng Bảo an chỉ đưa ra được một nghị quyết yêu cầu "các đợt ngừng bắn nhân đạo", do Mỹ - ủng hộ cuộc tấn công trả đũa của Israel - đe dọa phủ quyết. 

Vì sao việc viện ra "điều 99" lại là một quyết định "rất nghiêm trọng" ? Theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ 1953 đến 1961, Dag Hammarskjold, điều khoản này cho phép "biến tổng thư ký từ chỗ một quan chức hành chính trở thành một con người có thẩm quyền chính trị đặc biệt". Điều 99 cho phép tổng thư ký trực tiếp gây áp lực để Hội đồng Bảo an có quyết định xứng tầm với cuộc xung đột trầm trọng hiện nay ở Gaza.

Theo một nhà ngoại giao, thành viên Hội đồng Bảo an, việc kích hoạt điều 99 sẽ không dẫn đến kết quả gì, trong một thế giới phân cực cao độ như hiện nay, và điều này sẽ gây thất vọng. Tuy nhiên, Le Monde cũng ghi nhận việc, quyết định của tổng thư ký đẩy Hoa Kỳ, đồng minh của Israel, vào thế bị cô lập. Trả lời Le Monde, một nhà ngoại giao Trung Đông hy vọng quyết định này của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc buộc cộng đồng quốc tế phải "đối diện với sự thật", với tính chất nghiêm trọng của khủng hoảng này.

Lo ngại Trump trở lại nắm quyền

Nguy cơ Donald Trump trở lại và phục thù là chủ đề chính khác của Le Monde. 11 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, nhiều nhà lãnh đạo chính trị bày lo ngại về tương lai nước Mỹ, nếu Trump đắc cử. Kết quả nhiều thăm dò dư luận cho thấy "không khí lo hãi" đã bắt đầu. Cựu tổng thống Mỹ ra tái tranh cử, đe dọa sẽ tiến hành một sự thay đổi triệt để về "Nhà nước pháp quyền". "Đe dọa sống còn", "Độc tài"… hàng loạt cảnh báo được đưa ra. Cũng Le Monde có bài của nhà báo Alain Frachon giải thích vì sao hai lãnh đạo Nga và Israel lại đặt hy vọng vào việc Donald Trump đắc cử.

Nước Mỹ cần có quyết định đột phá như năm 1949

Cũng Le Figaro có bài phỏng vấn đáng chú ý với bà Heather Conley, chủ tịch Quỹ German Marshall Fund. Vị chuyên gia về Nga này rất lo ngại trước viễn cảnh cựu tổng thống Trump trở lại nắm quyền có thể đi đến quyết định nguy hiểm, rút Mỹ khỏi NATO, cho dù đều này là rất khó thực hiện, vì phải cần đến 2/3 Thượng Viện phê chuẩn. Điều đáng lo là, phần nào do các tuyên truyền của Donald Trump, đông đảo dân Mỹ mất niềm tin vào NATO.

Vị chuyên gia về Nga này so sánh thời điểm hiện nay với thời điểm khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương - NATO thành lập, năm 1949, để chống lại các tham vọng của Liên Xô thời Staline. Quỹ German Marshall Fund, được chính phủ Đức lập ra cách nay nửa thế kỷ, để tri ân chương trình Marshall tái thiết Châu Âu của Mỹ, nhờ nỗ lực của tổng thống đảng Dân chủ Harry Truman, và thượng nghị sĩ Cộng hòa Arthur Vanderberg. Cả hai đã đi khắp đất nước để thuyết phục dân chúng Mỹ ủng hộ kế hoạch đầu tư khổng lồ này, với lý do "nếu ngoảnh mặt với Châu Âu, nước Mỹ sẽ mất không các đầu tư bỏ ra trong chiến tranh". Khối NATO, được thành lập vào thời điểm đó, là một dự án táo bạo, tạo lập lá chắn an ninh, để bảo vệ nền dân chủ. Với chủ tịch Quỹ German Marshall Fund, chính quyền Mỹ giờ đây cũng cần có nỗ lực tương tự.

Kế hoạch chấn hưng khoa học Pháp : Nguy cơ "hành chính hóa" khoa học

Tách hẳn khỏi không khí chính trị quốc tế căng thẳng, với nhiều bế tắc, nhật báo kinh tế Les Echos dành chủ đề chính cho kế hoạch chấn hưng khoa học của tổng thống Pháp, với hàng tựa "Nghiên cứu khoa học : Kêu gọi đột phá". Les Echos cho biết, tổng thống Pháp tuyên bố lập ra 7 cơ quan quản lý chuyên môn để "phối hợp tốt hơn" các nỗ lực thúc đẩy khoa học. Đây là một quyết định có ý nghĩa "cách mạng" của chính quyền Pháp, với mục tiêu khắc phục tình trạng "phân tán" hiện nay. Gần một tỉ euro được giải ngân để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Pháp. Các trường đại học cũng được trao thêm nhiều quyền tự trị.

Les Echos cũng cho biết, các nghiệp đoàn trong giới khoa học tỏ ra lo ngại về "những điểm thiếu chính xác" trong dự án lớn này. Xã luận Les Echos về chủ đề này cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ "hành chính hóa", làm phức tạp hơn các thủ tục, có thể làm nản lòng các nhà nghiên cứu. Les Echos ủng hộ việc chính quyền đầu tư cho khoa học, nhưng chê trách việc lập thêm một Hội đồng phụ trách lĩnh vực này, bên cạnh khoảng một tá hội đồng khác, dưới quyền điều hành trực tiếp của tổng thống, được lập ra kể từ khi ông Macron cầm quyền, với hệ quả là "tăng cường ảo tưởng là cách tân khoa học có thể được thực hiện với sự chỉ đạo của giới chính trị".

Nhà thờ Đức Bà Paris tái sinh

"Nhà thờ Đức Bà Paris tái sinh" là chủ đề trang nhất của La Croix. Nhật báo công giáo báo tin vui là Nhà thờ sẽ mở cửa trở lại trong một năm nữa. Tuy nhiên, từ đây đến đó, việc trùng tu di tích sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ cao. Ngày 15/04/2019, Nhà thờ Đức Bà bốc cháy, để lại "những tình cảm đau buồn, hoang mang, khôn tả trên khắp thế giới". Bài xã luận của La Croix, với tựa đề "Nghệ thuật tái xây dựng", đã ca ngợi các nỗ lực không mệt mỏi từ hơn bốn năm nay để tái thiết công trình cho thấy "bản sắc của nước Pháp", với khoảng 250 doanh nghiệp có tay nghề cao, thuộc đủ loại ngành nghề, đã được tuyển chọn tham gia công trình, hơn 350.000 nhà tài trợ trên khắp thế giới, cùng hàng triệu tín đồ cầu nguyện, đặt niềm tin vào sự thành công của cuộc tái thiết.

Động vật với con người : "Âu yếm, vuốt ve, trìu mến"

Libération (Libé) ra ngày cuối của tuần làm việc hôm nay dành gần trọn số báo đặc biệt thường niên cho chủ đề Thế giới động vật. Từ trường học đến bệnh viện, hay trong quân đội, động vật đang mang lại cho cuộc sống của con người biết bao điều. "Một chút âu yếm" là tựa đề bài xã luận của số báo đặc biệt "Libé des animaux", với hình ảnh cụ bà Bernadette 94 tuổi vuốt ve trìu mến chú lừa Vagabond, với đôi mắt yên ả.

"Âu yếm, vuốt ve, trìu mến" là những xúc cảm mà Libé muốn chuyển đến độc giả vào thời điểm cuối năm với "hai cuộc chiến tranh không hồi kết". Libé cũng nhắc nhở, nếu như các động vật đem lại bao điều tốt lành cho con người, con người lại có nhiều hành động ngược đãi với động vật. Trong số này, nhật báo Pháp phóng sự điều tra về tình cảnh động vật bị ngược đãi tại nơi chăn nuôi gia súc lấy sữa.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Tổng thống Ukraine nói chuyện với các lãnh đạo G7 sau khi bất ngờ hủy bỏ cuộc họp với Thượng Viện Mỹ

Trọng Nghĩa, RFI, 06/12/2023

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào hôm nay, 06/12/2023 tham gia một cuộc họp trực tuyến cùng với các lãnh đạo nhóm G7 sau khi ông đột ngột hủy bỏ bài phát biểu qua cầu truyền hình trước Thượng Viện Mỹ vào hôm qua.

uk1

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (trên màn hình), các ngoại trưởng G7, và đại diện ngoại giao Liên Âu, ngoại trưởng Anh, tham dự một phiên họp tại Nhà khách Iikura, ngày 08/11/2023, ở Tokyo, Nhật Bản via Reuters – Pool

Theo ông Hirokazu Matsuno, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản, nước hiện là chủ tịch luân phiên nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới - G7, tổng thống Ukraine đươc mời tham gia phần đầu của hội nghị trực tuyến với các lãnh đạo G7, bắt đầu từ 14g30 GMT vào hôm nay.

Ông Matsuno cho biết là cuộc họp của G7 được tổ chức dưới sự chủ tọa của thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, để thảo luận về những chủ đề quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, như tình hình ở Ukraine và Trung Đông.

Riêng về Ukraine, hồi đầu tháng 11, ngoại trưởng các nước G7 họp tại Tokyo đã bảo đảm là sự ủng hộ của các nước trong nhóm dành cho Ukraine sẽ "không bao giờ" suy yếu.

Sự kiện ông Zelensky tham gia cuộc họp của G7 diễn ra chỉ vài giờ sau sự cố tổng thống Ukraine bất ngờ hủy bỏ bài phát biểu qua video, dự kiến trước Thượng Viện Mỹ vào lúc 15g00 giờ địa phương hôm qua.

Khi thông báo quyết định không phát biểu của tổng thống Ukraine, ông Chuck Schumer lãnh đạo đảng Dân chủ hiện nắm đa số tại Thượng Viện Hoa Kỳ chỉ giải thích đơn giản là ông Zelensky không thể phát biểu do "đã xảy ra chuyện vào phút cuối".

Đấu khẩu căng thẳng tại Quốc hội Mỹ về viện trợ cho Ukraine

Sự kiện ông Zelensky "lỡ hẹn" với Thượng Viện Mỹ diễn ra trong bối cảnh nguồn tài chính dành cho các khoản viện trợ bổ sung cho Ukraine vẫn bị chặn tại Quốc hội Hoa Kỳ. Các thượng nghị sĩ Mỹ sau đó đã họp kín, nhưng mọi việc không diễn ra suôn sẻ.

Từ Washington, thông tín viên RFI Guillaume Naudin tường trình :

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã được loan báo là sẽ cố gắng thuyết phục các thượng nghị sĩ Mỹ tiếp tục ồ ạt viện trợ quân sự lớn cho nước ông. Thế nhưng ông Zelensky đã hủy bỏ buổi nói chuyện vào giờ chót.

Lãnh đạo phe đa số thuộc đảng Dân chủ ở Thượng Viện Chuck Schumer, người đã thông báo sự kiện tổng thống Ukraine phát biểu qua video, đã nêu ra lý do một sự kiện bất ngờ vào phút cuối. Thế nhưng không gì cấm cản giả thuyết về một sự chia rẽ chính trị.

Các thượng nghị sĩ đã tập hợp lại để nghe các thông tin mật đến từ ngoại trưởng Antony Blinken, bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin và tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang, tướng Brown. Theo các nguồn tin báo chí, cuộc họp đã không diễn ra suôn sẻ vì rõ ràng mọi người không đến để nói về cùng một điều.

Đảng Cộng hòa nói rằng họ cũng muốn tài trợ nhiều cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine, nhưng lại muốn gắn liền điều đó với các biện pháp cứng rắn hơn ở biên giới với Mêhicô. Đảng Dân chủ thì phản đối. Khi được hỏi về tình hình biên giới, một số diễn giả đã trả lời khá rõ ràng rằng đó không nằm trong thẩm quyền của họ và không phải là chủ đề thảo luận. Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã quyết định rời khỏi cuộc họp. Các cuộc thảo luận trong vài ngày tới có lẽ sẽ khá sôi nổi.

Trọng Nghĩa

***************************

Thượng đỉnh EU : Hungary đặt điều kiện để thông qua hỗ trợ cho Ukraine

Minh Anh, RFI, 04/12/2023

Ngày 04/12/2023, thủ tướng Hungary Viktor Orban đã gửi thư tới chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, đề nghị rút khỏi chương trình nghị sự trong kỳ họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu sắp tới, hai quyết định chủ chốt liên quan đến Ukraine : Hỗ trợ tài chính và mở đàm phán về việc Ukraine gia nhập Liên Âu. Những quyết định này đòi hỏi sự đồng thuận của 27 thành viên.

uk2

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Bruxelles, Bỉ, ngày 26/10/2023. © Virginia Mayo / AP

Trong thư, thủ tướng Hungary giải thích rằng " việc thiếu đồng thuận hiển nhiên có thể dẫn đến một thất bại không thể tránh khỏi ". Theo AFP, đây là lần thứ hai thủ tướng Orban gởi thư đến chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, nêu ra khả năng Hungary phủ quyết.

Thông tín viên Florence La Bruyère, từ Budapest cho biết thêm : 

"Đây không phải là lần đầu tiên ông Viktor Orban nêu ra quyền phủ quyết. Thủ tướng Hungary dọa không bỏ phiếu cho ngân sách sắp tới của Liên Âu.

Còn việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu thì sao ? Viktor Orban phản đối điều đó. Ông cho rằng trước hết, Châu Âu lẽ ra phải đề nghị với Kiev một quan hệ đối tác chiến lược.

Vị lãnh đạo đầy quyền lực ở Budapest còn muốn ngăn chặn khoản hỗ trợ tài chính quan trọng, trị giá 50 tỷ euro, mà Ủy Ban Châu Âu đề nghị cấp cho Ukraine.

Theo một số nghị sĩ Châu Âu, Viktor Orban chơi trò "bắt chẹt" bởi vì ông đang tìm cách để Châu Âu giải ngân 13 tỷ euro. Đây là những nguồn quỹ dành cho Hungary nhưng đã bị Liên Hiệp Châu Âu chặn lại do những vấn đề có liên quan đến Nhà nước pháp quyền. 

Vào lúc mà Liên Hiệp Châu Âu gắng sức hậu thuẫn Ukraine, thì Viktor Orban lại vun đắp mối quan hệ ngày càng gần gũi với tổng thống Nga Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo này còn cùng phô trương hồi tháng Mười vừa qua.

Từ đầu cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga, lãnh đạo Hungary không ngừng kêu gọi Kiev buông vũ khí, khi lặp lại quan điểm của điện Kremlin". 

AFP cho biết thêm hôm nay tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp thủ tướng Hungary tại điện Elysée nhằm tìm kiếm một đồng thuận trước kỳ thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, dự trù diễn ra trong hai ngày 14-15/12/2023.

Minh Anh 

Published in Quốc tế

Không thua "Goliath" Nga, "David" Ukraine coi như chiến thắng

Theo Les Echos ngày 04/12/2023, chàng David nhỏ bé đã chống cự được với người khổng lồ Goliath trong suốt hai năm qua, đã là một thành công rất lớn. Kiev tiếp tục chiến đấu ngang ngửa với Moskva, và quan trọng hơn nữa là Nga không còn hoàn toàn kiểm soát được Crimea. Phương Tây không nên ngờ vực Ukraine cũng như tính chất tồn vong của cuộc chiến chống xâm lược này.

david1

Một chiến sĩ thuộc lữ đoàn 1 Vệ binh Quốc gia Bureviy (Bão tố) trong một buổi tập luyện ở miền bắc Ukraine, ngày 03/11/2023. AP - Efrem Lukatsky

Ukraine thiếu thốn cả đạn dược lẫn chiến binh

Tại Ukraine, Les Echos nêu ra "Tình trạng thiếu thốn đạn dược ngăn trở hoạt động của các pháo thủ". Khi được nhà báo hỏi, đơn vị bắn ra bao nhiêu quả đạn một ngày, "Fritz" cười buồn : "Nếu nói bao nhiêu quả một tháng thì dễ trả lời hơn". Người lính 24 tuổi của lữ đoàn 56 Ukraine cùng với đồng đội từ nhiều tuần qua sống dưới mặt đất nhiều hơn, để tránh cái lạnh, bùn lầy và bom Nga. Họ buộc lòng phải trở nên thụ động vì thiếu đạn pháo.

Libération nhận xét "Nga tìm kiếm kẽ hở, Ukraine thiếu lực lượng bổ sung". Kremlin sử dụng chiến lược khủng khiếp quen thuộc là "cối xay thịt" để chiếm bằng được Avdiivka, trung tâm hậu cần thuộc Donetsk để hoàn tất việc chinh phục Donbass, tạo thế mạnh khi thương lượng, dù 80% thiết bị bị tiêu hủy trên chiến trường này, và số thương vong kỷ lục cao hơn cả Bakhmut. Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valeri Zalujny cho biết có đến 10.000 lính Nga phải bỏ mạng để chiếm được 20 kilomet vuông. Cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraine, Andriy Zagorodnyud tỏ ra lo ngại vì không thể huy động được quân đông đảo như Nga, cho rằng cần được bù đắp bằng công nghệ, từ phi cơ cho đến drone.

Mìn, bom Nga đe dọa cư dân vùng được giải phóng

Le Monde mô tả "Cuộc sống thường nhật đầy khó khăn của cư dân những vùng được giải phóng" khỏi tay quân Nga. Một năm sau khi đánh đuổi quân xâm lược, niềm hân hoan đã được thay bằng tâm trạng ủ ê, với những vụ oanh tạc hàng ngày. Oksana Kuiantseva, thuộc tổ chức phi chính phủ East SOS vừa từ Kherson, Kharkiv, Mykolaiv và Donetsk trở về cho hay : "Nhiều ngôi làng bị phá hủy đến 100%. Tại chỗ, mọi thứ dường như bị bỏ hoang, rồi sau khoảng 15 phút, bạn nghe tiếng chó sủa và phát hiện vẫn còn người sinh sống ở đó, trong những điều kiện khó thể tưởng tượng". Giữa hoang tàn, không điện nước, khí đốt, người dân xoay sở để sống.

Mối đe dọa lớn nhất là mìn. Trước khi rút đi, quân Nga gài lại mìn khắp nơi : trên những cánh đồng, trong rừng, trên đường lộ và trong nhà dân. Ngày 01/11, có ít nhất 264 thường dân thiệt mạng và trên 830 người bị thương trên cả nước vì mìn. Tuy vậy người dân vẫn vào rừng kiếm củi bất chấp nguy hiểm. Còn tại các thành phố, bom đạn là nguy cơ lớn nhất. Một tình nguyện viên khác cho biết, cách của Nga là tấn công hai lần vào cùng một chỗ, như ở Syria. Họ oanh tạc vào một địa điểm, chờ đợi đội ngũ cấp cứu đến rồi đánh vào lần thứ hai để tạo ra nhiều nạn nhân hơn. Và gần đây, Nga thậm chí còn đánh ba hay bốn lần vào cùng mục tiêu, dù đó là trạm xe buýt, thư viện hay trường học…

Kiev không còn được chú ý, nhưng David đã chống lại Goliath suốt hai năm

Cũng về cuộc chiến tranh ở Ukraine, Les Echos tự hỏi, làm thế nào để phổ biến ý tưởng rằng, tầm quan trọng của tình hình có vẻ như nguyên trạng hiện nay, là yếu tố quyết định cho sự thăng bằng ở Châu Âu và thế giới ? Cách đây vài ngày, thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định trước Quốc hội, việc trợ giúp Ukraine liên quan đến sự tồn vong của Châu Âu. Chiến tranh sẽ còn kéo dài, và như vậy không thu hút truyền thông cũng như tạo cảm xúc.

Vào lúc mà các kênh tin tức liên tục phải lưu tâm đến việc khán giả nhảy từ kênh này sang kênh khác, làm thế nào để họ thấy được rằng những chuyện quan trọng không cần thiết phải kịch tính ? Làm thế nào để những người tiêu thụ thông tin ngày càng mệt mỏi, chán nản và thụ động hiểu được điều này ? Ukraine trở nên thứ yếu so với diễn tiến hàng ngày, nếu không phải là hàng giờ tại Trung Đông – một cách bất công.

Sau khi chờ đợi một chiến thắng chóng vánh của Nga, rồi hy vọng vào một cuộc phản công mang tính quyết định của Ukraine, các đồng minh của Kiev nay đối mặt với một kịch bản thứ ba. Trong khi chiến tuyến không mấy thay đổi và mùa đông đã đến, cuộc xung đột trở thành chiến tranh tiêu hao. Chàng David nhỏ bé đã chống cự được với người khổng lồ Goliath trong suốt hai năm qua, là một thành công rất lớn.

Tuy nhiên một ý tưởng nguy hiểm đã hình thành nơi các chính khách và nhà chiến lược phương Tây, rằng Nga sẽ có lợi trong một cuộc chiến tranh hao mòn. Trước hết về quân số, tuy Nga thiệt hại gấp ba so với Ukraine (300.000 quân bị loại khỏi vòng chiến còn Kiev là 100.000), nhưng mạng người bị Moskva coi rẻ, và khả năng huy động thêm quân của Kremlin lớn hơn vì dân số Ukraine chỉ bằng 1/3 so với Nga.

Ukraine không thua Nga, có nghĩa là đã thắng

Một số người nghĩ rằng có khi số lượng sẽ thắng được chất lượng, nên thúc đẩy Kiev phải đàm phán. Nhưng người Ukraine chiến đấu vì sự tồn vong của đất nước mình, với tư cách một Nhà nước dân chủ Châu Âu, còn người Nga chiến đấu cho Putin. Vladimir Putin có thể coi Donald Trump là vũ khí tối thượng, nhưng kịch bản ưa thích của ông ta chưa chắc trở thành hiện thực. Thậm chí có thể nghĩ rằng thời gian không còn là ưu thế của Donald Trump, mà là của Nikki Haley vốn chống Nga.

Để không rơi vào chiếc bẫy do chính mình giăng ra, theo Les Echos, những người ủng hộ Kiev không nên lầm lẫn về ý nghĩa của chiến thắng. Chiến tranh vốn bất định, có thể Ukraine không tạo được bước đột phá quan trọng, nhưng điều chính yếu nằm ở chỗ khác. Kiev tiếp tục chiến đấu ngang ngửa với Moskva, và quan trọng hơn nữa là Nga không còn hoàn toàn kiểm soát được Crimea. Đối phó với thử thách hiện nay, nên nhìn lại một quan niệm từ 76 năm trước.

Sử gia George Kennan hồi năm 1947 đã nhấn mạnh đến khái niệm "containment" về địa chính trị, theo đó qua việc ngăn chặn Liên Xô, với thời gian chế độ sẽ tự sụp đổ. Như vậy với nước Nga ngày nay, mục tiêu của phương Tây là chận đứng sự bành trướng, trước hết về quân sự, sau đó về chính trị, ý thức hệ. Còn đối với Ukraine, không bị thua trước một đối thủ mạnh hơn rất nhiều như Nga, đã là chiến thắng. Mệnh lệnh về đạo đức và chiến lược của phương Tây có thể tóm tắt như sau : không ngờ vực Ukraine, không tự ngờ vực chính mình, và không nghi ngờ gì về tính chất tồn vong trong cuộc chiến tranh này.

Khủng bố ở Paris : Hung thủ qua mắt được nhà chức trách

Vụ một kẻ khủng bố tấn công làm một du khách thiệt mạng gần một địa điểm du lịch Paris vào lúc đang chuẩn bị cho Thế vận hội, là mối quan tâm hàng đầu của báo chí Pháp. Libération chạy tựa "Khủng bố ở Paris : Phải chăng đó là một chuyển biến bất ngờ ?" Le Figaro đưa tít trang nhất "Sau vụ tấn công, những câu hỏi về một kẻ Hồi giáo cực đoan vẫn được tự do" : thủ phạm có liên hệ với nhiều quân thánh chiến nổi tiếng, từng bị tù vì mưu toan khủng bố, nhưng lại đánh lừa được các nhà điều tra và bác sĩ tâm lý. La Croix nhấn mạnh đến "Chất độc thánh chiến".

Trường hợp hung thủ Armand Rajabpour-Miyandoab hầu như chưa từng có trong lịch sử Hồi giáo cực đoan ở Pháp : bị kết án bốn năm tù vì dự mưu khủng bố năm 2018, ra tù, rồi lại khủng bố tiếp. Sinh tại ngoại ô Paris, cha mẹ là người Iran chạy trốn chế độ, Armand theo học ngành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Từ đam mê graffiti, anh ta quen với Maximilien Thibaut - quân thánh chiến Pháp sau này được cho là chết ở Syria – chuyển sang đạo Hồi và có liên lạc với những kẻ sát nhân Hồi giáo khác như Larossi Abballa (vụ giết hai cảnh sát ở Magnanville), Adel Kermiche (vụ sát hại linh mục Hamel ở Saint-Etienne-du-Rouvray), Abdoullakh Anzorov (vụ thầy giáo Paty ở Conflans-Sainte-Honorine).

Tuy nói rằng đã từ bỏ ý tưởng thánh chiến, nhưng chính thanh niên 26 tuổi này với vũ khí trong tay đã tấn công người khác vào tối thứ Bảy 02/12 gần tháp Eiffel. Armand Rajabpour-Miyandoab đâm nhiều nhát dao vào một du khách song tịch Đức-Philippines 23 tuổi. Một tài xế taxi can thiệp, hung thủ chạy đến cầu Bir-Hakeim thì gặp một toán tuần tra cảnh sát, nhưng đã kịp dùng búa tấn công thêm một người Pháp 60 tuổi và một người Anh 66 tuổi, hô "Allah Akbar". Trước đó kẻ sát nhân đăng lên Twitter một video đe dọa bằng tiếng Ả rập, ca ngợi tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Hồi giáo cực đoan : Cơn ác mộng của nước Pháp

Trong bài xã luận mang tựa đề "Tấn công ở Paris : Cơn ác mộng Pháp", Le Figaro bức xúc cho rằng Pháp là một nước mà người ta "có nguy cơ bị đâm chết ở bất cứ đâu". Cậu thiếu niên đi dự tiệc khiêu vũ trong làng, người khách du lịch chiêm ngưỡng tháp Eiffel, thầy giáo trên đường đến trường... bị lạnh lùng sát hại. Các tội ác này mang những động cơ khác nhau, nhưng đều dẫn đến một nút thắt độc địa, gồm sự lỏng lẻo về di dân, tan rã văn hóa, tội ác lan tràn, thánh chiến, tư pháp yếu kém.

Trong một nước Pháp như vậy, tên đao phủ khóc lóc trong vai nạn nhân, còn nạn nhân thực sự chịu thiệt hại từ chính sách đa văn hóa, lại bị nhanh chóng quên lãng. Còn ai nhớ đến hai cô gái bị cắt cổ tại ga Saint Charles cách đây sáu năm ? Người đàn ông bị một người tị nạn Sudan giết chết ở Romans-sur-Isère ? Thầy giáo Samuel Paty hay Dominique Bernard ? Từ 2012 đến nay, khủng bố Hồi giáo đã làm gần 300 người thiệt mạng tại Pháp, những vụ tấn công người vô tội bằng dao xảy ra thường xuyên.

Tờ báo nhắc nhở về những "quả bom nổ chậm" : sau khi Daesh bị tiêu diệt, đã có 387 quân thánh chiến từ Syria quay về Pháp, vài chục người sang nước khác trong đó có những người song tịch nay sống ở Bắc Phi. Les Echos nhận thấy chính phủ đang chịu áp lực hơn bao giờ hết trong việc đối phó với mối đe dọa khủng bố, bảo đảm an ninh thủ đô trong khi chỉ còn bảy tháng nữa là Thế vận hội Paris khai mạc. La Croix cho rằng cuộc chiến tranh ở Gaza làm tăng nguy cơ khủng bố. Dù Hamas hiếm khi tấn công ở nước ngoài, nhưng những kẻ cực đoan có thể bắt chước theo sự tàn bạo của phe này.

Quân đội Israel dùng trí thông minh nhân tạo để xác định mục tiêu

Trên chiến trường Trung Đông, Le Figaro chú ý đến việc quân đội Israel áp dụng trí thông minh nhân tạo (AI) trong cuộc chiến với Hamas. Đó là chương trình trợ giúp Habsora, nhằm nhận diện những mục tiêu ở Gaza. Phần mềm trí thông minh nhân tạo có thể xử lý chỉ trong vài giây lượng dữ liệu khổng lồ mà các nhà phân tích phải mất nhiều ngày làm việc. Chẳng hạn AI nhận dạng và đếm vũ khí, thiết bị từ hình ảnh vệ tinh, drone, tình báo điện từ, dữ liệu mạng... từ đó có thể giúp xác định mục tiêu, rút ngắn thời gian ra quyết định của ban tham mưu.

Chuyên gia Lior Tabansky cho biết, tại Lebanon hay Gaza, địch thủ của Israel luôn lẩn trốn phía sau thường dân, việc phân tích hình ảnh thô thu thập từ nhiều năm giúp nhận ra những hoạt động khả nghi. AI cũng được sử dụng để tối ưu hóa oanh kích, chọn con đường hiệu quả nhất, loại đạn và hướng sử dụng để có thể đánh vào hàng trăm mục tiêu một ngày. Theo nhà nghiên cứu Ilan Scialom, quân đội Israel dùng bốn thuật toán : Alchemist, Gospel, Depth of Wisdom, Fire Factory. Gospel để xác định mục tiêu, Fire Factory để tối ưu hóa trong thời gian thực kế hoạch tấn công của phi cơ và drone.

Việc sử dụng trí thông minh nhân tạo nằm trong kế hoạch hiện đại hóa mang tên Momentum, được áp dụng lần đầu vào tháng 5/2021 trong chiến dịch "Bảo vệ tường thành". Hai thủ lãnh Hamas và 200 mục tiêu đã bị nhận diện trong 10 ngày. Với tốc độ phát triển hiện nay, năng lực AI đã được nhân lên nhiều lần.

Trong 24 tiếng đồng hồ sau vụ khủng bố ngày 07/10, quân đội Israel đã oanh tạc 1.200 mục tiêu được xác định trước đó. Lior Tabansky khẳng định : "Tsahal có sẵn dữ liệu mục tiêu ở Lebanon, gấp 100 lần về Gaza". Một vấn đề được đặt ra ở đây, nếu thường dân bị thiệt mạng trong một vụ oanh kích do trí thông minh nhân tạo đề nghị, thì ai sẽ chịu trách nhiệm ? Người tạo nên thuật toán, cơ quan tình báo cung cấp dữ liệu hay người ra quyết định tấn công ?

Thụy My

Published in Quốc tế

Không ngại thí quân, Putin nuôi hy vọng thắng trên chiến trường Ukraine

The Economist nhận định, nếu Putin có thể chiếm ưu thế, đó là nhờ sự lì lợm chứ không phải giành được đất – mỗi ngày Nga mất đến 900 mạng lính ở thành phố Avdiivka. Ông ta huy động toàn bộ nguồn lực cho bộ máy chiến tranh, trong khi Ukraine thiếu thốn đạn pháo, còn phương Tây do thiếu tầm nhìn chiến lược đã không hỗ trợ đúng mức, tuy mạnh hơn Nga rất nhiều.

thiquan1

Những mảnh đạn rốc-kết và đạn chùm quân Nga dùng để oanh tạc Kharkiv được Ukraine thu thập lại, ngày 03/12/2022. AP - Libkos

Thời gian đứng về phía Putin ?

Về cuộc chiến ở Ukraine, The Economist tìm hiểu bộ máy chiến tranh của Nga và đặt vấn đề "Có phải Putin đang thắng ?". Lần đầu tiên kể từ khi khởi đầu cuộc xâm lăng, Vladimir Putin tỏ ra tràn trề hy vọng. Ông ta đặt nước Nga vào tình trạng chiến tranh đồng thời củng cố quyền lực, mua thêm vũ khí, xúi giục "các nước phương Nam" chống lại Mỹ. Nhất là Putin làm suy yếu niềm tin nơi phương Tây, rằng Ukraine có thể - và phải - ra khỏi cuộc chiến với tư cách một nền dân chủ Châu Âu thịnh vượng.

Nếu muốn, phương Tây có thể huy động nguồn lực kỹ nghệ và tài chánh vốn lấn át Nga. Tuy nhiên sự tự mãn và thiếu tầm nhìn chiến lược, nhất là ở Châu Âu, đã cản trở. Lý do khiến Putin có thể thắng là nhờ sự bền bỉ chứ không phải chiếm đất - Nga mỗi ngày mất đến 900 mạng lính trong trận đánh Avdiivka thuộc Donbass. Chiến trường định hình chính trường, nếu Ukraine thụt lùi, bất đồng chính kiến ở Kiev sẽ ngày càng nhiều hơn, và phương Tây sẽ cho rằng viện trợ cho Ukraine là lãng phí.

Năm 2024, Nga có thế mạnh trong chiến đấu vì có nhiều drone và đạn pháo mua từ Iran, Bắc Triều Tiên ; quân Nga dùng chiến tranh điện tử vô hiệu hóa một số vũ khí của Ukraine, và vì Putin chấp nhận thí quân. Ông ta có thể trả tử tuất hậu hĩnh cho thân nhân những người lính chết trận. Nhà kinh tế Vladislav Inozemtsev ước tính gia đình một lính Nga bị tử trận sau năm tháng phục vụ sẽ nhận được khoảng 15 triệu rúp, số tiền mà một người Nga trung bình phải làm việc trong 30 năm mới có được. Vả lại, tuổi thọ bình quân của đàn ông Nga chỉ là 65 ! Chế độ Putin muốn cho người nghèo làm một con tính.

Giới ăn trên ngồi trước làm giàu nhờ chiến tranh

Ngân sách quốc phòng được tăng gấp đôi, chiếm đến 6% GDP, kỹ nghệ được đầu tư mạnh. Các công ty nhà nước đóng vai trò ngày càng quan trọng và đa dạng. Tập đoàn Gazprom độc quyền về khí đốt chẳng hạn, sở hữu nhiều cơ quan truyền thông ; tập đoàn dầu lửa Rosneft đóng tàu… Các quan chức giám sát những đế chế này đều là người thân cận của Putin, bất chấp xung đột lợi ích.

Denis Manturov, phó thủ tướng quản lý việc mua hàng cho quân đội lại nằm trong hội đồng quản trị Rostec, một tập đoàn quốc phòng. Giám đốc Rostec là Sergei Chemezov, cựu KGB từng làm việc với Putin ở Đông Đức. Hai gia đình Manturov và Chemezov cùng sở hữu nhiều bến cảng, khách sạn, biệt thự sang trọng, vườn nho… Dimitri Patrushev, bộ trưởng nông nghiệp là con trai của Nicolai Patrushev, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia. Ekaterina Tikhonova, con gái của Vladimir Putin làm chủ tịch một tập đoàn vận động hành lang nhập hàng thay thế…

Kiev chịu đựng "cơn đói đạn pháo"

Trong khi quân Nga tha hồ oanh tạc, Kiev phải chịu đựng "cơn đói đạn pháo", trong một cuộc chiến chủ yếu là đấu pháo, theo nhận xét của chuyên gia Michael Kofman. Ông tính toán rằng Ukraine bắn ra 220-240.000 quả đạn pháo cỡ lớn mỗi ngày trong mùa hè, nhưng nay chỉ còn khoảng 80.000.

Trong 600 ngày chiến tranh, Mỹ là vị cứu tinh lớn nhất của Ukraine nhưng nay đang trở thành một trong những quan ngại, khi Quốc hội ngăn trở viện trợ. Một nguồn tin Ukraine cho biết : "Vào mùa xuân, quân viện là một dòng sông rộng. Đến mùa hè, trở thành một con suối, và nay chỉ còn là vài giọt nước mắt".

Trước tình hình này, không có gì đáng ngạc nhiên khi tâm trạng ở Kiev trở nên u ám hơn, tổng thống Volodymyr Zelensky và tướng Valery Zaloujny bất đồng quan điểm. Các chính phủ phương Tây khẳng định vẫn luôn ủng hộ Ukraine, nhưng khả năng Donald Trump đắc cử năm tới sẽ là thảm họa.

Châu Âu cần cam kết vì một Ukraine giàu mạnh, dân chủ

Theo The Economist, Châu Âu nên chuẩn bị cho giả thiết trên, dù sao viện trợ Mỹ cũng sẽ ít dần dù tổng thống là ai đi nữa. Liên Hiệp Châu Âu hứa sẽ tài trợ cho Ukraine 50 tỉ euro, nhưng đang bị Hungary ngáng chân và Đức bị mắc mứu về ngân sách.

Về phía Nga đang thiếu quân trầm trọng, cảnh sát không chỉ truy lùng những người trốn quân dịch mà cả những lao động nhập cư từ Trung Á, thường xuyên có những cuộc đột kích vào ký túc xá. Đến năm 2025, áp lực chiến tranh có thể bắt đầu đè nặng lên Putin, người Nga ngày càng bất mãn vì lệnh động viên, nạn lạm phát, tham ô trong quân đội… Nhưng không thể ngồi chờ chế độ sụp đổ vì Vladimir Putin có thể tại vị nhiều năm nữa, và sẽ còn gây chiến vì như vậy mới có cớ đàn áp và buộc người dân phải hy sinh.

Châu Âu cần coi Putin là mối đe dọa lâu dài cho an ninh. Nga sẽ tái vũ trang, và đã có kinh nghiệm chiến đấu. Kế hoạch phòng thủ Châu Âu cần được thiết kế để ngăn Putin cảm thấy một điểm yếu, nhất là khi ông ta cho rằng tổng thống Donald Trump sẽ không tham chiến khi một nước NATO bị tấn công. Cách tốt nhất để răn đe Vladimir Putin là chứng tỏ ngay từ lúc này sẵn sàng cam kết vì một Ukraine giàu mạnh, dân chủ, hướng về phương Tây, thành viên tương lai của EU.

Chi viện vũ khí rất quan trọng, nhất là phòng không và hỏa tiễn tầm xa để đánh vào hậu cần Nga, chính vì vậy mà Mỹ đã thông qua ngay trong gói viện trợ đầu tiên. Châu Âu nên tăng tốc sản xuất, và nhắm vào các mục tiêu cụ thể để trừng phạt nhằm chia rẽ chế độ với giới tinh hoa. Chừng như một số nhà lãnh đạo Châu Âu vẫn chưa ý thức được tầm vóc nhiệm vụ, điều này thật là điên rồ. Họ nên nhớ đến Léon Trotsky : có thể ta không quan tâm đến chiến tranh, nhưng chiến tranh lại chú ý đến ta.

Nhiều thanh niên Nepal thất nghiệp thành bia đỡ đạn cho Nga

Không chỉ có dân nghèo tại Nga trở thành vật hy sinh cho tham vọng của Putin, mà cả từ một số nước khác. Courrier International trích dịch một bài viết của New York Times, cho biết đã có khoảng mấy trăm thanh niên Nepal bỏ xác trên chiến trường Ukraine, cách xa quê hương mình nhiều ngàn cây số.

Cách đây vài tháng, Sandip Thapaliya, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm đang bị thất nghiệp, từ Moskva gọi điện cho em gái là Shanta ở Katmandou, vui vẻ thông báo sẽ gia nhập quân đội Nga và sẽ được đưa sang Ukraine. Cô em hoảng sợ hỏi anh điên hay sao, hàng ngàn người đã chết ở đó, nhưng Sandip trấn an là anh chỉ làm công việc hộ lý. Vài tuần sau, anh gởi cho Shanta bản sao hợp đồng với tiền lương 75.000 rúp một tháng (765 euro), hình chụp trong bộ đồ rằn ri. Chưa đầy một tuần, Sandip nhắn vội qua hộp thư thoại là được đưa vào rừng sâu, và sau đó chẳng còn tin tức gì.

Sang Nga năm ngoái với ý định làm việc vài năm rồi tìm cách qua Tây Âu nhưng Sandip chỉ có được một số công việc bấp bênh, cực nhọc. Giấy phép làm việc sắp hết hạn thì đến tháng 5/2022 tổng thống Vladimir Putin loan báo người nước ngoài phục vụ một năm trong quân đội sẽ được nhập tịch Nga. Anh không ngần ngại ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng để tham gia "các hoạt động nhằm duy trì hoặc tái lập hòa bình quốc tế", và tháng 6/2023 bị gởi sang Bakhmut, nơi quân Nga chết như rạ.

Shanta kêu cứu khắp nơi, từ Bộ Ngoại giao, Nội vụ đến những người Nepal lao động tại Nga nhưng vô vọng. Mãi đến cuối tháng 8, mới nhận được tin nhắn của một sĩ quan Nga : "Anh cô đã được chôn cất hôm 14/07 vào lúc 12 giờ 50 tại nghĩa địa Novo-Talisty ở Ivanova, Nga. Xin chia buồn".

Nepal, một trong những nước nghèo nhất Châu Á, hàng năm có nửa triệu thanh niên bước vào thị trường lao động nhưng chỉ 80.000 đến 100.000 người tìm được việc làm. Cuộc chiến tranh ở Ukraine đẩy Nepal vào tình trạng khó xử. Katmandu cố tỏ ra trung lập, không tham gia trừng phạt Moskva nhưng cũng phản đối việc Nga bành trướng. Chính quyền khuyến cáo người trẻ nên tránh xa chiến tranh, nhưng không có can đảm yêu cầu quân đội Nga không tuyển mộ công dân Nepal.

Thả con tin nhỏ giọt, Hamas bắt bí Israel

Tại Trung Đông, không hẹn mà nên, Le Point, L’ExpressCourrier International cùng nói về "Israel-Hamas : Cuộc chiến tranh cân não". Le Point mô tả, những chiếc ruy-băng vàng được cột trên cổ tay, phấp phới ở kính chiếu hậu xe hơi, cột vào gốc cây dọc theo những đại lộ ở Tel-Aviv… Ảnh những người bị bắt cóc được dán vào các băng ghế công cộng, những bức tường, trên pa-nô ở quảng trường Dân Chủ lấp lánh dòng chữ "Bring them home now" (Hãy đem họ về nhà ngay bây giờ). Israel hồi hộp với số phận các con tin, những câu chuyện về họ được đưa liên tục trên truyền hình. Áp lực lên chính quyền Benjamin Netanyahou rất lớn, khiến thủ tướng Israel phải chấp nhận thương lượng.

Courrier International trích dịch tờ Ha’Aretz nhận định, khi thả con tin nhỏ giọt, Hamas chơi đòn cân não để duy trì tâm trạng bất an trong xã hội Israel đồng thời củng cố lực lượng. L’Express tìm đến Jerusalem, thánh địa nơi hàng trăm ngàn người Palestine và Israel sinh sống đang căng thẳng cao độ. Không chỉ lính tráng mà quân nhân dự bị, nhân dân tự vệ đều mang súng ; các nhà thuốc giảm giá các loại bình xịt hơi cay mini mang theo người. Tại những khu phố hầu hết cư dân là người Palestine, cảnh sát gia tăng kiểm tra ở các ngã tư. Không khí nghẹt thở này khiến Jerusalem mất đi nguồn lợi tức chính là du lịch. Tại một ít khách sạn còn mở cửa, khách lưu trú là vài phóng viên ngoại quốc và người Israel sống ở miền nam gần Gaza đi sơ tán.

Từ Ukraine đến Israel, cách xử sự khó chê trách của Mỹ

Về tổng thống Mỹ, L’Express khen ngợi ông Joe Biden từ ba năm qua đã có thái độ không gì chê trách được, ở Ukraine lẫn Israel. Đã gần ba năm, Biden đã phải đối phó với đủ mọi tình huống : một quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử khởi động cuộc chiến tranh quy mô chưa từng thấy trên đất Châu Âu, hải quân Trung Quốc nhanh chóng bành trướng gây căng thẳng ở Đông Á, cuộc chiến thứ tư nổ ra giữa Israel và Hamas, dữ dội hơn những lần trước.

Tại Ukraine, tổng thống Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng tránh nguy cơ trở thành đồng tham chiến. Hoa Kỳ không mất một người lính nào, tuy tốn kém nhiều nhưng mang lại viễn cảnh tươi sáng cho những hợp đồng vũ khí tương lai. Về Đài Loan, ông không giữ chiến lược nhập nhằng, khẳng định Hoa Kỳ sẽ không dung thứ một cuộc xâm lăng. Trong chưa đầy ba năm, Washington đã củng cố liên minh với Nhật Bản, Úc, Philippines, nhiều đảo quốc Thái Bình Dương, tạo ra một cực ngoại giao tập hợp những nước láng giềng với Trung Quốc như Việt Nam và Ấn Độ.

Và ngay khi xảy ra vụ thảm sát của Hamas tại Israel, Biden không chỉ ủng hộ Nhà nước Do Thái về chính trị mà còn gởi ngay hai hàng không mẫu hạm đến. Đây là điều chưa từng có kể từ 1945 và tỏ rõ tác động răn đe : cả Nga lẫn Iran đều không dám hó hé. Đồng thời kêu gọi Israel tránh "những sai lầm của Hoa Kỳ sau sự kiện ngày 11 tháng 9".

Cho đến nay tuy chiến tranh vẫn tiếp diễn, nhưng cả bốn nước Ả rập đã ký hiệp định Abraham do Washington bảo trợ, không nước nào đổi ý. L’Express kết luận, có thể chỉ trích chính sách Mỹ tại cả ba chiến trường khác nhau, nhưng không thể chối cãi sự thành công của một tổng thống mà người ta vẫn hay quên rằng trong suốt hai thập niên từng là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện, và thêm tám năm làm phó tổng thống.

Nếu Biden không là tổng thống Mỹ lúc Nga xâm lược Ukraine…

Le Point nhận định Joseph Robinette (Joe) Biden có lẽ là tổng thống tầm cỡ nhất của Hoa Kỳ từ sau Ronald Reagan, gọi ông là "cao bồi già đơn độc". Tờ báo ví von, tuổi tác là điều sẽ phải đến, cũng như mùa đông. Có đến 71% cử tri Mỹ coi tổng thống sắp mãn nhiệm là "quá già", nhưng họ quên rằng Donald Trump chỉ "trẻ" hơn có bốn tuổi.

Joe Biden gây ấn tượng vì khác với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây trước đây cũng như hiện nay, ông có niềm tin mạnh mẽ, không ngần ngại gọi Vladimir Putin là "đao phủ", Tập Cận Bình là "nhà độc tài". Biden cũng không sợ mất lòng cử tri Do Thái hay Hồi giáo trong đảng Dân chủ, ông chỉ tuân theo trực giác.

Sẽ rất choáng khi tự hỏi, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Joe Biden không phải là tổng thống Mỹ lúc Ukraine bị xâm lược. Tất cả đều có thể xảy ra, kể cả điều tệ hại nhất. Châu Âu không có chính sách quốc phòng chung, không thể trông cậy vào ai, trừ Joe Biden, cho dù ông vẫn tập trung vào đối thủ Trung Quốc. Về kinh tế, chính sách đầu tư ồ ạt vào kỹ nghệ (500 tỉ đô la) mang lại kết quả : thêm nhiều việc làm, GDP tăng 4,9% trong khi Châu Âu khựng lại.

Đài Loan : Một cuộc khủng hoảng Cuba đảo ngược ?

Tại Châu Á, The Economist nhận định cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ là cuộc đua tay ba, giữa đương kim phó tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) và hai ứng cử viên đối lập Hầu Hữu Nghi (Hou Yu Ih), Kha Văn Triết. Tuy ông Lại Thanh Đức vẫn đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng cuộc chạy đua tỏ ra gay go. Ngay cả khi ứng cử viên Dân Tiến đắc cử, đảng này vẫn có thể bị mất đa số trong Quốc hội, khiến việc thông qua luật chống ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trên L’Express, nhà sử học Niall Ferguson của đại học Stanford cho rằng nếu Lại Thanh Đức thua cuộc trước một ứng cử viên thân Bắc Kinh, Tập Cận Bình có thể kết luận là không cần phải nhận lấy rủi ro khi sử dụng vũ lực. Nhưng có một khả năng khác từ phía Bắc Kinh. Có tin đồn là cựu ngoại trưởng Tần Cương (Qin Gang), người bị mất chức vì ngoại tình với một biên tập viên truyền hình, đã chết. Theo một tin đồn khác, cựu bộ trưởng quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), bị cách chức tháng trước, bị cáo buộc tội "phản quốc" vì rò rỉ tin tức về hỏa tiễn. Ngoài ra còn có những lời đồn đãi khác về cái chết của Lý Khắc Cường và sức khỏe của bản thân ông Tập.

Ông Ferguson đặt nghi vấn, phải chăng Tần Cương và Lý Thượng Phúc đã phạm sai lầm là phản đối việc tấn công Đài Loan ? Có thể Tập Cận Bình nôn nóng giải quyết vấn đề Đài Loan hơn người ta nghĩ, và không chừng đã bàn bạc với Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Bắc Kinh tháng trước, định tranh thủ cơ hội Hoa Kỳ đang bận rộn với hai cuộc chiến tranh ở Châu Âu và Trung Đông. Trong trường hợp này, trái với cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962, lần này bên tiến hành phong tỏa sẽ là Trung Quốc, còn Mỹ bị đặt vào vị trí của Liên Xô thời trước.

Việt Nam : Nước mặn giết chết cây lúa

L’Express tuần này có chuyên đề "Địa ốc : Cơn ác mộng của người Pháp". Cũng tại Pháp, hồ sơ của L’Obs dành cho những tiết lộ về những "lính mới" trong đội ngũ buôn ma túy, với tựa đề gây sốc "Tôi, 16 tuổi, kẻ giết mướn". Le Point đưa tít lớn "Trí thông minh nhân tạo : Trận chiến để kiểm soát đầu óc của chúng ta". Về kinh tế, Courrier International nói về "Gạo, cuộc khủng hoảng sắp tới" : Biến đổi khí hậu và các biện pháp bảo hộ của các nước sản xuất làm lúa gạo tăng giá, khiến báo chí lo ngại một cuộc khủng hoảng lương thực còn tệ hại hơn năm 2008.

Liên quan đến Việt Nam, trong hồ sơ về lúa gạo, Courrier International trích dịch phóng sự của tờ De Volkskrant (Hà Lan), "Tại đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn giết chết cây lúa" khiến ngày càng nhiều nông dân chuyển sang canh tác những loài khác. Mảnh ruộng của ông Đinh Công Chiến nay trở thành đất trồng cây ăn trái. Cả làng đều phải chuyển nghề khi năm 2016 nước trở nên nhiễm mặn. Nông dân Dương Trường Giang nói nay ông chỉ trồng lúa nửa năm, thời gian còn lại nuôi tôm, thu nhập gấp bốn lần.

Tác giả cho rằng nông dân toàn cầu phải thích nghi với biến đổi khí hậu, nhưng không đâu tác động nhanh chóng và sâu sắc như ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới, nhưng vựa lúa miền tây mỗi năm đất lún xuống 4 centimet. Đặng Kiều Nhân, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cho biết nông dân xoay sở bằng cách xen kẽ việc trồng lúa với nuôi cá, sản lượng lúa chắc chắn sẽ giảm đi.

Thụy My

Published in Quốc tế