Ngày 22/05/2024, sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức từ 2 tháng trước, ông Tô Lâm được Quốc hội Việt Nam khóa XV bầu làm Chủ tịch nước.
Dấu ấn ngoại giao cây tre của Nguyễn Phú Trọng - Báo Tin Tức Việt Nam / Ảnh minh họa
Ngày 19/07/2024, ông Nguyễn Phú Trọng qua đời với cương vị Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngày 3/8/2024, ông Tô Lâm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam bầu làm Tổng bí thư tại Hội nghị Trung ương bất thường khóa XIII.
Từ ngày 18 đến 20/08/2024, ông Tô Lâm dành chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc, trên cương vị Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ ngày 22 đến 25/09/2024, ông Tô Lâm đến New York để tham dự các sự kiện quan trọng do Liên Hợp Quốc tổ chức. Theo trang fanpage của RFA cho biết : "Một đoạn trong bài phát biểu của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm tại đã bị báo chí trong nước cắt bỏ : "Trong Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu "Hoan nghênh phái đoàn Mỹ" vào sáng ngày 27/09/2024 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ. Việc cắt bỏ cũng không có bất kỳ lời đính chính hay giải thích nào khác [1].
Ngày 29/09/2024, báo VnExpress đưa tin : "...Khoảng 6h ngày 29/9, khi tàu cách đảo Chim Yến gần 15 hải lý (hơn 28 km), anh Biên phát hiện tàu sắt chạy với tốc độ cao, hướng về tàu mình. Một giờ sau, tàu sắt bắt kịp tàu cá. Lúc này ngư dân mới nhìn rõ tàu đang rượt đuổi mang số hiệu 301 của Trung Quốc...". Việc tấn công ngư dân Quảng Ngãi tại quần đảo Hoàng Sa, gây nhiều thương tích nặng nề cho ngư dân Việt Nam từ phía Trung Quốc.
Ngày 7/10/2024, trong chuyến công du đến Pháp quốc, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu quan ngại về tình hình leo thang căng thẳng tại Trung Đông, Ukraine và cả tại biển Đông trước Tổng thống Pháp và nhiều quốc gia tham dự [3].
Từ ngày 12 đến 14/10/2024, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ có chuyến thăm đến Việt Nam, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính [4].
Những mốc thời gian nêu trên cho thấy - không đầy 3 tháng - sau khi ông Trọng qua đời, dường như có khá nhiều xáo trộn trong nội bộ thuộc Bộ Chính trị - cơ quan cao nhứt của Đảng cộng sản Việt Nam, dù cho đến nay, về đường lối đối ngoại, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn xác định "là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế"… được ghi rõ tại Điều 12 trong Hiến pháp 2013. Giới quan sát tỏ ra khó hiểu, phát biểu của ông Tô Lâm ca ngợi về Người bạn Mỹ đã sát cánh cùng ông Hồ Chí Minh lại bị cắt bỏ, khi đối chiếu với Điều 12 của Hiến pháp. Bởi đây là tuyên bố chánh thức của nguyên thủ quốc gia với hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước, trước bạn bè năm châu bốn biển. Điều càng lấy làm lạ, việc cắt xén như vậy, diễn ra sau hai ngày so với lúc phát biểu. Cách cắt xén như vậy cho thấy báo chí Việt Nam không chuyên nghiệp trong chuyên môn và ấu trĩ trong tư duy, tỏ ra coi thường không chỉ đối với dân trong nước mà còn đối với thế giới.
Điều đáng lo ngại hơn, ngư dân Quảng Ngãi bị lính Trung Quốc hành hung với thương tích nặng, diễn ra đúng hai ngày sau khi phát biểu của ông Tô Lâm ca ngợi "Người bạn Mỹ" bị cắt bỏ. Người bạn Trung Quốc có lẽ định dằn mặt Người bạn Việt Nam dễ dàng "sứt đầu mẻ trán" khi có động thái "trên mức tình cảm" với Người bạn Mỹ (?!).
Báo Dân Trí ra ngày 3/10/2024 cho biết : Ngư dân Việt Nam "chỉ biết ôm đầu chịu trận" đồng thời loan báo : "Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội [...] yêu cầu Trung Quốc khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía Việt Nam" [5].
Trong chuyến thăm sắp tới, không biết Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhận được kết quả thông báo của Thủ tướng Lý Cường, sau khi điều tra rõ thủ phạm cùng những hành vi côn đồ - hung hãn hay không nhưng báo Dân Trí sáng ngày 9/10/2024 có bài "3 Thủ tướng ăn sáng, bàn việc đẩy mạnh kết nối giao thông kinh tế" với tấm hình Thủ tướng Lào đứng chính giữa, còn Thủ tướng Campuchia và Thủ tướng Việt Nam đứng hai bên [6], tựa như biểu trưng Lào đang đóng vai trò "hàn gắn" lòng tin Việt Nam - Campuchia, sau khi kinh đào Phù Nam được khởi công xây dựng, bất chấp lo ngại từ dư luận trong và ngoài nước.
Viếng thăm đến đại học Columbia vào sáng 23/09/2024, ông Tô Lâm tuyên bố [7] : "Con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại. Truyền thống của người Việt Nam là "giàu vì bạn". Bạn là thành tố quan trọng cho tất cả các quốc gia, dù lúc bình an hay hữu sự. Ông bà Việt Nam cũng để lại tục ngữ "Chọn bạn mà chơi"...
Nam Gia
Nguồn : RFA, 09/10/2024
Chú thích :
[1] https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/pfbid034SXaCVkDHWtGJhG7TNXnvFx...
[2] https://vnexpress.net/4-gio-ngu-dan-bi-tau-trung-quoc-tan-cong-o-hoang-s...
[3] https://www.facebook.com/reel/444591858113842
[4] https://nld.com.vn/thu-tuong-trung-quoc-ly-cuong-tham-viet-nam-196241008...
[5] https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/ngu-dan-bi-tan-cong-da-man-giua-...
[6] https://dantri.com.vn/xa-hoi/3-thu-tuong-an-sang-ban-viec-day-manh-ket-n...
[7] https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/pfbid031g6ern3HWR7Dx76AfXMnjbz...
Bộ Văn hóa thể thao và du lịch hôm 8/10 tại Hà Nội vừa tổ chức phát động cuộc thi toàn quốc tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : ‘Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc’.
Cuốn sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : ‘Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc’ - Courtesy bvhttdl.gov.vn
Phát biểu tại buổi lễ phát động cuộc thi, bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cho biết cuộc thi được thực hiện theo kế hoạch số 518-KH/BTGTW ngày 16/8/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tìm hiểu, học hỏi, noi gương gì... từ cuốn sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ? Trả lời RFA hôm 9/10/2024, thầy giáo Đỗ Việt Khoa - giáo viên trường Trung học phổ thông Thường Tín - Hà Nội, cho biết ý kiến về việc này :
"Ở Việt Nam chuyện đó thi thoảng vẫn diễn ra, hết tìm hiểu nhân vật này, lại đến nhân vật kia… Trong khi ông Nguyễn Phú Trọng không phải là một nhà viết sách, không phải là một nhà lý luận giỏi, vậy cuộc thi vẽ ra như thế rất lãng phí và không cần thiết. Như chúng tôi đây còn không biết rằng ông Trọng có những tác phẩm gì xuất sắc. Cho nên tôi thấy không nên tổ chức những cuộc thi như vậy.
Theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, học sinh còn rất nhiều nhiệm vụ khác phải làm, các cơ quan chức năng cũng còn rất nhiều việc khác phải thực hiện, chứ không phải nên tổ chức cuộc thi như vậy. Thầy Khoa nói tiếp :
"Chúng ta có những nhà lý luận, nhà khoa học, nhà giáo dục rất xuất sắc trên thế giới, hoặc ở Việt Nam trước kia cũng có nhiều, nhưng các cán bộ lãnh đạo của chúng ta hiện nay không ai đọc những cái đó cả, đó là sự thật, cho nên đừng vẽ ra cuộc thi làm người ta cười. Các nhà chính trị cứ làm việc của mình, đừng nghĩ chuyện để lại những tác phẩm gì đó là không nên".
Một người trẻ hoạt động xã hội – ông Trần Anh Quân, hôm 9/10/2024 nói với RFA :
"Giới trẻ bây giờ bị tình trạng ‘nhạt đảng, khô đoàn, xa rời chính trị’… chuyện này Đảng cộng sản cũng phải thừa nhận. Nên họ tổ chức những cuộc thi này để nhồi sọ, buộc học sinh sinh viên phải đọc sách ông Trọng để trung thành với chế độ. Chứ người trẻ Việt Nam bây giờ mà cầm cuốn sách chính trị nào do cộng sản viết là cảm thấy ngán ngẩm, có chăng những cuốn sách về chính trị phương Tây thì mới cuốn hút được một số bạn".
Theo bạn trẻ này, thực tế người dân Việt Nam từ già tới trẻ chẳng ai đọc cuốn sách của ông Trọng :
"Chỉ trừ các bạn đoàn viên, sinh viên, học sinh bị ép phải đọc để tham gia cuộc thi lấy điểm rèn luyện, điểm thi đua thôi. Khi bị tình trạng ‘nhạt đảng khô đoàn’ rồi thì chẳng ai quan tâm tới cuộc thi này, bị ép phải thi thì đọc sơ sơ rồi dùng ChatGPT viết để nộp lấy chỉ tiêu thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Có khi viết xong nộp rồi lại chẳng nhớ mình đã viết những gì".
Bộ Văn hóa thể thao và du lịch hôm 8/10 tại Hà Nội vừa tổ chức phát động cuộc thi toàn quốc tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Courtesy bvhttdl.gov.vn
Một phụ huynh ở Việt Nam, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 9/10 nói với RFA :
"Văn hóa là những gì tốt đẹp được tích lũy, cô đọng lại trong hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới và dần dần hòa nhập vào nền văn hóa Việt Nam. Muốn nền văn hóa được bảo tồn và không ngừng phát huy theo tinh thần trên thì nó phụ thuộc vào sự ‘giáo dục’ một con người trong mỗi gia đình, học đường và xã hội… Để từ đó hình thành nên một con người có văn hóa ngay từ nhỏ và sẽ mang theo suốt cuộc đời của họ".
Như vậy theo ông này, không phải khi có quyển sách nói về Việt Nam của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì người dân mới hiểu, mới nhận thức về về văn hóa nên kế thừa, bảo tồn và phát huy như thế nào trong đời sống của cộng đồng, xã hội. Ông nói tiếp :
"Bộ Văn hóa – Thể thao & Du Lịch mở cuộc thì tìm hiểu về cuốn sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà những người tham gia là mọi thành phần trong xã hội. Vì mới bắt đầu thi và sẽ kết thúc cuộc thi sau 5 tuần nên tôi không biết hiệu quả của cuộc thi như thế nào nên không dám nhận xét. Song, tôi nghĩ muốn thi tìm hiểu về cuốn sách đó thì phải đọc hết quyển sách dày trên 1.000 trang. Thử hỏi, trong khi vừa làm việc, lao động để lo ‘cơm, áo, gạo, tiền’ thì có ai dành thời gian để ‘đọc hết’ quyển sách đó rồi sau đó nghiền ngẫm, chắt lọc để viết một bài thi có chất lượng không ? Trả lời được câu đó cũng chính là nói lên kết quả cuộc thi !".
Trong vòng chưa đầy hai năm qua, nếu không tính cuốn sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về ‘Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc’, đã có ít nhất ba cuốn sách của ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam được báo chí trong nước viết bài ca ngợi, tung hô.
Cụ thể, hôm 14/11/2023, tờ Quân đội Nhân dân đăng bài ca ngợi cuốn sách của ông Nguyễn Phú Trọng có tựa đề "Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng".
Trước đó, vào cuối tháng 5/2023, truyền thông Nhà nước cũng "ra sức" tuyên truyền hai cuốn sách của ông Tổng bí thư, có tựa đề "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" và "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh"… Các cuốn sách này được tờ Quân đội nhân dân nhận xét là "có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc".
Trao đổi với RFA liên quan vấn đề này hôm 9/10, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một chuyên gia về ngôn ngữ học, từng giảng dạy nhiều năm tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra nhận định :
"Mỗi bên, mỗi khối phụ trách tư tưởng, họ ăn lương, ăn tiền thuế của dân… rồi họ ngồi nghĩ ra những chuyện như vậy… Nhưng mà nó chỉ để thỏa mãn chính nhu cầu của bộ máy, hơn là góp phần soi sáng gì cho nhân dân. Những điều ông Trọng nói thực tiễn cho biết rằng cái gì làm được, cái gì không… Mà thực tiễn ngay bây giờ đã phủ nhận. Nói về đề tài này còn nói dài dài, nhưng chừng nào còn có một bộ phận ăn lương để đi làm công việc kiểu như thế này, thì họ phải đẻ ra và làm thôi. Đó là nhu cầu của chính họ, chứ không phải nhu cầu của đất nước".
Khi góp ý về hai cuốn sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 5/2023, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy từng cho rằng việc giới thiệu những cuốn sách của ông Tổng bí thư như là một cách đánh bóng hình ảnh về một vị lãnh tụ đảng cộng sản sắp từ giã chính trường, hơn là đưa ra những kinh nghiệm hay chia sẻ kiến thức hữu ích nhằm đóng góp vào kiến thức học thuật chính trị, hay cách điều hành quốc gia.
Nguồn : RFA, 09/10/2024
Cả tập đoàn lãnh đạo chế độ toàn trị đã lên đồng bóng tập thể không chỉ cho người vừa mất mà cho chính họ, nên Tô Lâm đã nắm ngay ghế Tổng bí thư !
*****************
Phần I : Ông "đốt lò", ông "đặc biệt", ông "đổi mới"
Phần 2 : Ông "ngoại giao cây tre", ông để lại gia tài như thế nào, tương lai chế độ đi về đâu dưới quyền của Tô Lâm ? Ông Tô Lâm là ai ? Đã làm gì và thành tích ra sao ?
Đường đi và trách nhiệm thời đại của những người Dân chủ ở trong và ngoài nước
Ông Tô Lâm phát biểu trong lễ an táng cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 26/07/202
Trong những ngày gần đây sau khi Nguyễn Phú Trọng vừa mất, những người cầm đầu chế độ toàn trị cộng sản Việt Nam và cả hệ thống báo chí chế độ toàn trị lại mặc đồng phục rất diêm dúa, trịnh trọng cùng ngồi lên "đồng bóng" đọc các điếu văn, phổ biến hàng loạt bài ca tụng Nguyễn Phú Trọng như một thánh sống, một người toàn năng về toàn diện. Các tờ Cộng sản,Tạp chí Cộng sản, Nhân dân, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Chính phủ… bên cạnh các bài ca tụng thành quả của Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng đảng, chống tham nhũng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa giáo dục… còn cả loạt bài ca ngợi bảo là tính bình dị, dễ thương trong cuộc sống hằng ngày trong gia đình, với các bạn và các thầy - cô giáo thời còn đi học.
Hàng loạt các bài này ca tụng cá tính, khả năng, thành tích mọi mặt của Nguyễn Phú Trọng cũng tuyệt vời như "Bác" (Hồ Chí Minh) và ông "Trăm Nến" (Lê Duẩn). Nhưng tuyệt nhiên không thấy có những bài của các báo lề Đảng nói về những sai lầm tày trời trong tư duy, hành động và tư cách thực của Nguyễn Phú Trọng. Vì nếu quả thực tuyệt vời như thế thì tại sao vào những năm cuối đời làm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại phải hấp tấp bắt họp hết Hội nghị trung ương và Quốc hội họp bất thường để loại Chủ trảm Tướng, kể cả nhiều thân tín, để tìm cách giữ ngai vàng trong lúc là ngọa long, trước khi mất lại phải để chúa tể bộ máy công an Tô Lâm tiếp tục nắm giữ gia tài ?
Cho nên không ngạc nhiên trong "Lời Điếu" của Tô Lâm, từ vài tuần qua đang đứng đầu chế độ, đã tô hồng hết mình ông Trọng :
"Gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về vai trò của Đảng cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... thời kỳ đổi mới -về nơi an nghỉ cuối cùng… Một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, "chí công vô tư", lối sống giản dị, liêm khiết, chân thành, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, nhất quán giữa nói và làm, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với nhân dân (1).
Cũng vào dịp này và cũng là ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ, Phạm Minh Chính để Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định thay mình về tiêu chuẩn diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ.
Theo đó "đối với các chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được bố trí cho thuê nhà ở công vụ đảm bảo nhu cầu sử dụng, điều kiện công tác và yêu cầu an ninh, bảo vệ theo quy định.
Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ cao không quá 4 tầng, diện tích đất xây dựng từ 450m2 - 500m2, có khuôn viên sân, vườn, hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ theo quy định; định mức kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất không gắn liền với nhà ở công vụ là 350 triệu đồng" (2).
Cho thấy các quan đỏ Tứ trụ, các ủy viên Bộ chính trị đã tự giành cho nhau không chỉ quyền lực cao mà còn bòn rút ngân sách nhà nước tối đa những lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình. Cần lưu ý, đây là chưa kể những ưu đãi khác như ăn uống, quần áo, đi lại… họ được hưởng cuộc sống rất vương giả như các nhà đại tư bản ! Các cấp dưới từ các bộ trưởng, bí thư tỉnh, thành phố… cũng giành những ưu đãi đặc biệt của chế độ toàn trị.
Ở Việt Nam có hủ tín đồng bóng cực kì mê tín dị đoan. Bọn thầy cúng hay các mụ phù thủy tin mình thấy được linh hồn người đã mất và có thể gọi vong linh người đã khuất nhập vào mình và trong buổi lễ với quần áo rất diêm dúa oang oang kể lại cho những người nghe mê tín cả tin. Tính đồng bóng này cũng được nhiều cao thủ chính trị dùng các thủ đoạn để đánh lừa người nhẹ dạ. Họ dùng ngôn ngữ đao to búa lớn kể về người đã mất để tự ca tụng mình là đệ tử trung thành, là người kế nghiệp chính đáng, bất chấp dư luận !
Chính vì thế muốn nhận định về thành quả của một chính trị gia, nhất là người đứng đầu chế độ, phải nghiêm túc đứng trên tinh thần khoa học, phân tích và so sánh giữa lời nói và hành động của họ. Như thế mới tìm ra con người thực của họ như thế nào. Muốn vậy phải tìm hiểu và nhận ra được tư duy, tâm lí và thái độ của chính trị gia này.
Mỗi người, kể cả người đứng đầu một chế độ hay một nước, có những thói quen ước muốn hàng ngày và trong cuộc sống nhất định, không dễ từ bỏ, nó trở thành tập quán suy nghĩ, tiêu chuẩn giá trị chọn lựa và hành động hàng ngày của họ. Vì thế muốn nắm vững tham vọng, hành động của một Chính trị gia thì phải căn cứ thói quen và các hành động từ trước tới nay của họ, Nhờ đó nhận xét và dự đoán về họ sát hơn.
Các hoạt động chính trị của các chính trị gia và các tổ chức chính trị bất kể theo mầu sắc hay ý thức hệ nào liên quan trực tiếp tới sinh mệnh và cuộc sống của bao nhiêu triệu người. Nó là những việc của công luận, nên phải được công luận của nhân dân các giới theo dõi, phân tích và nhận định nghiêm túc.
Ông Trọng làm Tổng bí thư trên 13 năm (từ tháng 1/2011) suốt gần ba khóa (11, 12 và 13). Ông đã theo đuổi nhiều mục tiêu trên các lãnh vực khác nhau ; kết quả như thế nào, có đạt tới những hoài bão cho cá nhân và hứa hẹn với Đảng và nhân dân không ? Để có cái nhìn chính xác và khách quan, cẩn phải phân tích và nhận định theo tinh thần khoa học, đặc biệt là khoa học chính trị và khoa học xã hội. Nhờ thế nắm rõ được tâm lí, động lực, cá tính, kiến thức và khả năng thực sự của Nguyễn Phú Trọng trong suốt thời gian cầm đầu chế độ toàn trị.
Khi sinh thời Nguyễn Phú Trọng và nhiều người cầm đầu toàn trị trước cũng như hiện nay vẫn rao giảng là "Thực tiễn chứng minh lí thuyết", hãy xem kết quả như thế nào để kết luận về lí thuyết và việc làm của họ đúng hay sai. Cùng nhau chúng ta hãy nghiêm túc, bình tâm đối chiếu các kết quả so với những lời nói và hành động cụ thể của Nguyễn Phú Trọng trong tư cách Tổng bí thư suốt trên 13 năm qua.
Mô hình "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và tự bốc là sáng kiến đột phá của Nguyễn Phú Trọng không được ai chú ý.
Phần I
Ông "đốt lò", ông "đặc biệt", ông "đổi mới"
Ông đốt lò hay cung cách chống tham nhũng
Một trong những mục tiêu chính và lãnh vực hoạt động trọng tâm trong suốt trên 13 năm làm Tổng bí thư của ông Trọng là chống tham nhũng. Ông đã ra nhiều Nghị quyết phòng chống tham nhũng và tiêu cực, trong tư cách là Tổng bí thư, Trưởng tiểu ban trung ương phòng chống tham nhũng và tiêu cực và Trưởng tiểu ban nhân sự trong các đai hội dưới quyền. Trên đường xây dựng quyền lực riêng cho mình để thuyết phục đảng viên và đánh lừa nhân dân, ông Trọng đã đưa ra phong trào chống tham nhũng với những tiêu chí rất cao, tuyệt vời trong việc huấn luyện và tuyển chọn các cán bộ cấp chiến lược để đưa vào Trung ương đảng, Bộ trưởng, Ban bí thư và cả Tứ trụ. Nhiều lần hùng hổ đe dọa là "củi tươi cũng phải cháy", quyết "nhốt quyền lực vào trong lồng"…
Suốt 5 năm đầu làm Tổng bí thư của Khóa 11 (2011-16) Nguyễn Phú Trọng đã mở cuộc trường kì kháng chiến để loại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và công tác chống tham nhũng được tiếp tục trong nhiệm kì 2 làm Tổng bí thư (2016-21) với các vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Cao điểm nhất của phong trào chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng là từ Đại hội 13, trong nhiệm kì Tổng bí thư thứ ba của ông, đặc biệt trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng nổ tàn khốc trên toàn quốc và các hậu quả của nó trong các vụ tham nhũng động trời có hệ thống trong toàn Đảng, Chính phủ trong các năm 2021-2024 như Việt-Á, Chuyến bay giải cứu, vụ án Vạn Thịnh Phát… Trong số 17 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 đã 7 người bị cách chức, phải từ chức, trong đó có cả những người thuộc tứ trụ như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, hai Phó Thủ tướng… (3).
Lạ lùng thay là giữa khi các đồng liêu thân cận, kể cả những người được coi là do chính Nguyễn Phú Trọng tuyển chọn để sẽ kế nghiệp làm Tổng bí thư, đã bị tai tiếng dính líu vào tham nhũng hay lợi dụng để trục lợi trong các chuyến bay giải cứu trong suốt các năm đại dich Covid 19 thì chính Nguyễn Phú Trọng lại nhắm mắt kí Quyết định số 264/QĐ-Chủ tịch nước (10/3/2021) "Tặng Huân chương lao động hạng ba cho công ti Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19" cho công ti Việt Á… một trong những ổ chính gây ra tham nhũng giữa lúc hàng triệu nhân dân khốn khổ, đói khát phải bồng bế con thơ rời các căn trọ chật hẹp, bẩn thủi trong các khu kinh tế ở các thành phố lớn. Thay vì công khai nhận trách nhiệm trước nhân dân và đảng viên, Nguyễn Phú Trọng lại sợ vỡ cái bình quí, trong đó ưu tiên và quan trọng nhất là cái ghế Tổng bí thư và uy tín của mình, nên ông Trọng dùng thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng (4). Hành động và thái độ này chứng tỏ ý thức trách nhiệm và tư cách rất tồi của người cầm đầu chế độ.
Chẳng những thế trong suốt những năm trực tiếp chỉ huy chống tham nhũng, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã không dám đụng vào nguyên nhân gây ra tệ trạng tham nhũng, tham quyền. Đó chính là chế độ độc tài toàn trị theo Marx-Lenin nhưng chính ông luôn luôn lên tiếng bảo vệ bằng mọi giá. Các tòa án, viện kiểm sát, công an điều tra, báo chí… đều thuộc độc quyền của Đảng. Từ nhiều năm chế độ cộng sản Việt Nam vẫn đứng đội sổ về tự do báo chí trên thế giới. Như thế là cố tình làm vô hiệu các nhiệm vụ và sứ mạng của các cơ quan này. Nguyễn Phú Trọng còn cố duy trì và bảo vệ quyền sở hữu đất đai là độc quyền của chế độ toàn trị ; dựng lên các doanh nghiệp nhà nước để độc quyền kinh tế. Đó là để cho bọn quan đỏ bất tài tự do tiêu sài Ngân sách quốc gia, tài nguyên đất nước, đầu cơ buôn bán đất đai, tạo thành những nhóm lợi ích trong mọi ngành mọi cấp. Như thế chứng tỏ trình độ kiến thức về kinh tế, xã hội của Nguyễn Phú Trọng cực kì tồi !
Chính vì vậy chính sách và phương pháp đốt lò chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng sau trên 13 năm đã hoàn toàn thất bại và còn đang biến chế độ thành các nhóm Mafia chống đối lẫn nhau rất tàn bạo. Tại sao ? Vì Nguyễn Phú Trọng kiến thức hẹp chỉ biết thực hành cách cai trị theo kiểu Marx-Lenin độc tài tàn bạo cực kì sai lầm và đã phá sản trên 30 năm qua. Ông lại ngang bướng và cực kì bảo thủ nên các biện pháp đưa ra hoàn toàn đi ngược với kiến thức khoa học chính trị-xã hội hiện đại của nhân loại đã được thực tế chứng minh ở những nước có nền dân chủ đa nguyên cao. Chỉ cần kiến thức phổ thông và tấm lòng trung thực thì ai cũng nhận ngay ra rằng, trên thế giới hiện nay nước nào có chế độ phân quyền nghiêm minh giữa Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, có chế độ báo chí độc lập và tư do, có hệ thống các tổ chức dân sự độc lập thì ở đó các tệ trạng tham nhũng, lạm quyền trở thành vắng bóng. Điển hình như ở nhiều nước Bắc Âu luôn luôn đứng đầu bảng về trong sạch trên thế giới, tham nhũng không còn đất đứng. Tiến trình này cũng đang diễn ra ở một số nước trong khu vực gần Việt Nam như Nam Hàn và Đài Loan trong các năm gần đây.
Ông đặc biệt
Cách nắm quyền và hành xử quyền lực suốt trên 13 năm qua trong tư cách Tổng bí thư đã tự tạo cho ông một vị thế rất đặc biệt có một không hai trong hàng lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đó ông Trọng đã nhiều lần giẫm nát cả Điều lệ Đảng, vứt đi những nguyên tắc vẫn được coi là nền tảng tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam như tập trung dân chủ, mặc dầu chính ông luôn luôn đề cao, bắt các đảng viên phải triệt để tôn trọng. Điều rất đặc biệt nữa là, không chỉ thực hiện một lần mà liên tiếp nhiều lần do chính ông mưu mẹo và thực hiện bất kể lương tâm và lòng tự trọng. Những tính toán, lươn lẹo để nắm ghế Tổng bí thư lần thứ nhất (1/2011) và cố tình kéo dài thêm hai nhiệm kì tiếp theo, ai theo dõi đều có thể kiểm chứng được.
Theo qui định của Điều lệ Đảng thì trên 65 tuổi không được quyền đảm nhiệm một nhiệm vụ mới trong Đảng. Nhưng trước Đại hội 11 Nguyễn Phú Trọng – khi ấy là Chủ tịch quốc hội - đã bày ra mưu kế vận động để Đỗ Mười - người gần như thất học, bị bệnh tâm thần nhưng cực kì bảo thủ như Nguyễn Phú Trọng - đưa mình vào ghế Tổng bí thư thay thế Nông Đức Mạnh sau hai nhiệm kì theo Điều lệ Đảng. Khi ấy đã 94 tuổi suy yếu nên Thái thượng hoàng Đỗ Mười muốn về nghỉ. Nhưng có trở ngại lớn về tuổi tác của Nguyễn Phú Trọng (14/04/1944). Nếu theo đúng Điều lệ Đảng thì Đại hội 11 sớm nhất chỉ có thể diễn ra sau 5 năm tức vào cuối tháng 4/2006 (Đại hội 10 24/04/2006). Nếu giữ thời điểm này thì khi đó Nguyễn Phú Trọng sẽ trên 65, theo Điều lệ Đảng không có quyền ứng cử vào chức vụ mới cao hơn nữa. Vì thế họ đã để Đại hội diễn ra ngay từ 12/01/2011, vài tháng sớm hơn thường lệ để Nguyễn Phú Trọng không bị chỉ trích là đã quá tuổi theo Điều lệ Đảng.
Thế rồi tới cuối nhiệm kì 11 vào đầu năm 2016 đúng ra theo Điều lệ Đảng thì Nguyễn Phú Trọng không có quyền ứng cử thêm, vì khi đó đã gần 72 tuổi. Nhưng Nguyễn Phú Trọng lại vận động bằng cách mua chuộc vây cánh và quyền lực trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng để được xếp vào "trường hợp đặc biệt" (5). Âm mưu độc tài này gây bất bình lớn trong Trung ương đảng và Bộ Chính trị, Nguyễn Phú Trọng vội vã hô hoán lê rằng "Nguy cơ đối với cách mạng, trước nhất từ trong nội bộ Đảng" đồng thời chính ông Trọng đã vội vã cho vây cánh ép Nguyễn Tấn Dũng phải "về làm người tử tế", để cho Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản nói thẳng ý đồ của Nguyễn Phú Trọng là "tài không nệ tuổi" "bỏ dỡ mọi khuôn sáo cơ học cứng nhắc về vấn đề này"…. Ngôn ngữ này của Nhị Lê là tính toán thầm kín và khẩu lệnh của Nguyễn Phú Trọng nên không nhân vật nào trong Bộ Chính trị còn dám cản. Chính Nhị Lê vào dịp Nguyễn Phú Trọng mất đã xác nhận vẫn coi ông Trọng là "bậc thầy" ! (6).
Tham lam quyền lực như thế vẫn chưa đủ. Liền sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất (21/09/2018), Nguyễn Phú Trọng vội vồ ngay cơ hội để nắm thêm cả chức Chủ tịch nước. Lần này Nguyễn Phú Trọng lại cho tay sai Nhị Lê ra cứu mình. Khi ấy Nhị Lê, đã hô hào cho giải pháp "nhất thể hóa" hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước vào tay Nguyễn Phú Trọng là "rất chín muồi" (7). Nhưng liền sau khi nắm được ghế Chủ tịch nước thì hai cơ quan Văn phòng Tổng bí thư và Văn phòng Chủ tịch nước vẫn giữ nguyên. Như thế ông Trọng đã để ông Nhị Lê đánh lừa đảng viên và nhân dân để giành ghế Chủ tịch nước !
Người đứng đầu chế độ toàn trị đạp lên Điều lệ Đảng suốt 10 năm để giành cho mình "trường hợp đặc biệt" và từ 14/04/2019 đã bị bệnh rất nặng, nhưng lòng tham quyền lực và danh vọng vẫn chưa thấy đủ, nên Nguyễn Phú Trọng lại thi thố mọi thủ đoạn tồi tệ để quyết giữ ghế Tổng bí thư thêm nhiêm kì thứ ba. Vì thế ngay trong diễn văn khai mạc Đại hội ngày 26/01/2021 Nguyễn Phú Trọng còn cho lồng cả một số cuộc phỏng vấn của các cao thủ tuyên truyền của chế độ để tâng bốc và dọn đường cho ông ta thực hiện ý đồ đen tối. Trong đó Nhị Lê lại được ra trận nói thẳng ý đồ của chủ tướng, quyết bằng đủ mọi giá chiếm ghế Tổng bí thư lần thứ ba tiếp tục công khai đạp lên Điều lệ Đảng, coi Trung ương đảng và Đại hội chỉ như bù nhìn. Nhị Lê đã nói không úp mở :
"Điều lệ [ý nói Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam] là do chúng ta làm ra. Khi điều lệ không bao chứa hết được sự vận động của lịch sử thì chúng ta sửa điều lệ. Quyền này là cao nhất của Ban chấp hành Trung ương đảng. Cho nên vấn đề cùng với sự phát triển của thông lệ trên cơ sở của điều lệ chúng ta có trường hợp biệt lệ, trường hợp ngoại lệ, thậm chí trường hợp siêu biệt lệ để giải quyết những tình thế mà lịch sử yêu cầu… Không có một công việc gì dù khó khăn đến mấy chúng ta không vượt qua…" (8).
Ông đổi mới
Sau chiến thắng trong cuộc nội chiến tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam tháng 4/1975, thay vì Hòa giải và hòa hợp giữa nhân dân hai miền Nam và Bắc để hàn gắn thực sự vết thương dân tộc và từ đó nhanh chóng kiến thiết lại quê hương, phát triển nhanh. Nhưng chiến thắng đã làm họ mù quáng nên ông Trăm Nến đã vội vã bưng toàn bộ hệ thống cai trị xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc áp đặt lên miền Nam : Phá bỏ kinh tế tư nhân, áp dụng chế độ doanh nghiệp nhà nước, bắt hàng trăm ngàn binh sĩ, công chức, chuyên viên, văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa vào các trại cải tạo, cưỡng bức hàng triệu tư thương lên các vùng hoang vu lập các khu kinh tế mới, hàng triệu người đã bị kì thị và phân biệt đối xử nên phải liều mình bỏ nước ra đi trở thành thuyền nhân làm cả thế giới xúc động ! Họ còn mở cuộc chiến xâm lược Campuchia, tạo cớ để Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979, đồng thời Hoa Kì và EU phong tỏa kinh tế và tẩy chay ngoại giao (9).
Hậu quả tai hại của các chính sách cực kì sai lầm và phiêu lưu này là từ giữa thập niên 80 của thể kỉ trước diễn ra nạn đói trầm trọng nhất từ sau 1945, nạn lạm phát phi mã lên tới 700-800%, cùng lúc phải đương đầu với hai cuộc chiến với phương Bắc và sa lầy ở Campuchia, Liên Xô thời Gorbachev cắt viện trợ, ngoại thương và ngoại giao bị cô lập. Bởi thế tại Đại hội 6 (12/1986) Nguyễn Văn Linh đã phải lên tiếng "Đổi mới hay là chết" ! Khi ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trần Độ, Trần Xuân Bách… và nhiều trí thức xã hội chủ nghĩa tiến bộ đã kêu gọi phải đổi mới thực sự bằng cả hai chân kinh tế và chính trị. Nhưng Đỗ Mười và phe bảo thủ giáo điều đã tìm mọi cách chống lại, sợ bị chệch hướng, mất Đảng, mất quyền, nên đã thề thốt "đổi mới nhưng không đổi mầu" (10) !
Từ khi nắm chức Tổng bí thư (tháng 1/2011), sau hai thập niên Liên Xô tan rã, nhà giáo điều Nguyễn Phú Trọng lại vẫn tiếp nối đường lối cực kì bảo thủ và sai lầm của Đỗ Mười, đã không dám mở mắt nhìn vào thực tế mà còn điên cuồng không chỉ giữ nguyên và còn tăng cường toàn bộ hệ thống cai trị theo mô hình Marx-Lenin. Đầu tháng 11/2017, vào dịp kỉ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga, ông Trọng vẫn gân cổ lên hết lời ca ngợi : "Tinh thần Cách mạng Tháng Mười và những thành quả lịch sử cũng như những cống hiến to lớn của nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đối với loài người mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi sẽ còn ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tri trên toàn thế giới" (11) !
Trong chính trị thì tái lập lại các Ban Trung ương để ngăn cản thế lực của Nguyễn Tấn Dũng, trong kinh tế thì mở rộng và nâng cao vai trò kinh tế quốc doanh thành các tổng công ti và tập đoàn nắm toàn bộ các huyết mạch kinh tế, mặc dầu cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp nhà nước bất tài và chỉ lo tham nhũng và lợi ích nhóm. Vì thế doanh nghiệp nhà nước phần lớn làm ăn thua lỗ trở thành gánh nặng cho Ngân sách quốc gia. Trong khi ấy các giới doanh nhân và tư thương Việt Nam bị khinh rẻ, nông dân và nông thôn bị bỏ rơi. Mô hình này Nguyễn Phú Trọng gọi đó là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và tự bốc là sáng kiến đột phá của chế độ toàn trị. Nhưng suốt từ cuộc hội đàm của Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama ở Tòa bạch ốc năm 2015 đã kêu gọi Hoa Kì nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị tường nhưng đến nay hoàn toàn thất bại. Mới ngày 2/8/2024 Hoa Kì đã công khai không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đúng ra chính phủ Mĩ đã công bố quyết định này tình cờ vào dịp Nguyễn Phú Trọng mất, nhưng muốn tránh cùng một lúc chịu hai cú sốc cho Đảng cộng sản Việt Nam, nên họ đã hoãn lại ít ngày. Điều này cho thấy, cách tổ chức và điều hành xã hội giữa Hoa Kì và chế độ cộng sản Việt Nam đặt trên những giá trị hoàn toàn khác biệt với nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và xã hội như đen với trắng (12) !
Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được tâng bốc là các "đại bàng" lại được chế độ Nguyễn Phú Trọng ưu đãi tối đa, từ mức thuế và đất đai xây xí nghiệp rất thấp, và được tự do chuyển tiền về mẫu quốc ; giữa khi ấy lương công nhân Việt Nam rẻ mạt nên phải sống chui rúc trong các nhà ổ chuột trong các khu kinh tế. Năm 2023, FDI thực hiện ở Việt Nam đạt trên 23 tỷ USD và đây là con số kỷ lục trong 36 năm thu hút FDI (13).
Chính sách kinh tế khinh nội trọng ngoại của Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ rệt nhất trong thảm họa môi trường vào tháng 4/2016 làm cá chết trắng xóa ở nhiều tỉnh miền Trung do công ti Formosa gây ra ở Hà Tĩnh. Khi ấy Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm và khen ngợi Ban giám đốc Formosa, nhưng lại không thèm gặp các nạn nhân. Mãi tới cuối năm 2016 Nguyễn Phú Trọng mới thản nhiên cho biết "Trước đây chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá". Có phải tiền tỉ Dollar của bên ngoài đã làm lóa mắt các đại quan đỏ ? Đúng là sự thông thái của những người lãnh đạo độc tài toàn trị theo kiểu xây nhà không xây cầu tiêu ! Đây chính là sự xa vời thực tế, không biết cuộc sống cực khổ hàng ngày của nhân dân. Vì những nhà lãnh đạo độc tài đã được hưởng mọi chế độ sinh hoạt ưu đãi (xem phần trên). Chẳng những thế chế độ công an trị đã còn thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân (14) !
Hô hào kết án tư bản nhưng lại nâng niu chiều chuộng đại bàng tư bản gộc vào tự do đầu tư, bóc lột công nhân nghèo Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. Vì chính các đại quan đỏ và phe cánh đều được hưởng lợi nhiều mặt khác nhau. Đảng là đội tiên phong bảo vệ quyền lợi nhân dân lao động, nhưng hàng triệu công nhân nam nữ, đặc biệt là giới trẻ ở nông thôn, vì nông nghiệp bị bỏ rơi nên phải bỏ quê lên tỉnh biến thành công nhân bị bóc lột trong các công xưởng của các đại bàng đại tư bản, nên phải sống chui rúc trong các nhà chật hẹp như ổ chuột, bẩn thỉu như chuồng gà trong các trung tâm công nghiệp ở các thành phố nước ngoài ! Họ sẵn sàng hứa hẹn thi hành các biện pháp bảo vệ công nhân và bênh vực nhân quyền để kí nhanh hàng loạt các Hiệp định tự do thương mại với các nước phát triển, như Hoa Kì, EU, Nhật, Nam Hàn... Nhưng sau đó thì vứt lời hứa vào sọt rác, vẫn cấm công nhân tự do lập nghiệp đoàn độc lập, bỏ tù những cán bộ muốn tiến hành các thỏa thuận trong các Hiệp định (15). Sau gần 40 năm "Đổi mới", nhưng năng suất lao động ở Việt Nam vẫn ở mức rất thấp, thua xa ngay cả với nhiều nước trong khu vực. Theo ước tính của Tổ chức Năng suất Châu Á (AFO), năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt mức 6,4 đô-la trên một giờ làm việc, chỉ bằng 2/3 Phi Luật Tân, và không bằng 1/2 so với Thái Lan và 1/10 so với Singapore (16).
Tóm lại, sau gần 40 năm gọi là "đổi mới" nhưng trước sau vẫn duy trì và củng cố chế độ độc đảng và mô hình kinh tế quốc doanh, không có cạnh tranh lành mạnh, lại chỉ o bế FDI và bỏ rơi nội lực. Nên kinh tế tư nhân Việt Nam bị rơi vào một cổ ba tròng, bị FDI chèn ép, bóc lột, bị quốc doanh khinh rẻ, lại phải đút phong bì cho công an và các cơ quan kiểm tra, vì thế không thể ngẩng đầu lên được.
**************************
Phần 2
Ông "ngoại giao cây tre", ông để lại gia tài như thế nào, tương lai chế độ đi về đâu dưới quyền của Tô Lâm ?
Ông Tô Lâm là ai ? Đã làm gì và thành tích ra sao ?
Đường đi và trách nhiệm thời đại của những người Dân chủ ở trong và ngoài nước
Bản sắc "ngoại giao cây tre" của ông Nguyễn Phú Trọng biến thể ra sao sau khi ông qua đời ?
Ông ngoại giao cây tre
Mục tiêu ngoại giao-quốc phòng của một nước là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Một chính đảng cầm quyền và một chính trị gia có quyền lực, nếu thông minh, sáng suốt và có lòng yêu nước thực sự thì phải biết kết hợp hai yếu tố nội lực và ngoại lực để thực hiện mục tiêu ngoại giao-quốc phòng trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc và thế giới. Địa lí chính trị của một nước hầu như không thay đổi, nhưng hoàn cảnh và tương quan chính trị khu vực và thế giới thay đổi từng thời kì tùy theo các tương quan lực lượng quốc phòng, kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn. Vì thế một chính trị gia thức thời, có lòng yêu nước sáng suốt phải biết nắm bắt được thời cơ để củng cố và nếu cần phải đủ đảm lược biết kịp thời thay đổi sách lược ngoại giao quốc phòng để thực hiện mục tiêu bảo tồn độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, làm cho dân giầu, nước mạnh.
Nói một cách chung, từ khi cướp được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh về mặt lí thuyết tuy hiểu rằng, "Ta có mạnh thì họ mới chịu đếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dẫu kẻ ấy có thể là bạn động minh của ta" (17), nhưng trong thực tế trước sau đã cột chặt ý thức hệ cộng sản theo mô hình Marx-Lenin làm kim chỉ nam trong cả nội trị và đối ngoại (ngoại giao-quốc phòng). Từ đó ông và các người kế nghiệp đã đặt thứ tự ưu tiên thay đổi toàn diện, từ yêu nước khi chưa nắm được chính quyền đã biến thành yêu Đảng (cộng sản), yêu chủ nghĩa xã hội ngay từ 1945. Hậu quả thực tế cực kì tai hại và nguy hiểm là chính sách ngoại giao-quốc phòng của Việt Nam từ đó đến nay bị cột chặt vào Liên Xô và Trung Quốc. Từ khi Liên Xô sụp đổ (1991) thì những người cầm đầu Đảng cộng sản Việt Nam từ Đỗ Mười tới Nguyễn Phú Trọng đã quay đầu sang thần phục Bắc kinh, các cao điểm là Hội nghị Thành đô (9/1990) và hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội 12/2023 giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình, trong đó Nguyễn Phú Trọng đã ngoan ngoãn chui vào cái rọ của Tập Cận Bình vừa ru ngủ vừa đe dọa là xây dựng "Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam" nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt biến Đông Dương và các nước khu vực thành vùng đệm để bảo vệ an ninh quốc phòng cho Trung Quốc (như Đông Âu cộng sản thời Liên Xô), từ đó mở rộng ra thực hiện giấc mơ vĩ đại để thế giới theo mô hình của Trung Quốc trong thế kỉ này ! Vì Nguyễn Phú Trọng và những người cầm đầu bảo thủ cộng sản Việt Nam chỉ biết đội Đảng lên đầu cho nên vẫn tin rằng, trụ được thì cộng sản Việt Nam cũng trụ được, còn đảng còn mình, tương lai đất nước ra làm sao và cuộc sống tinh thần và vật chất của nhân dân như thế nào, không phải là điều kiện tiên quyết đối với họ. Chính họ Tập đã nói thẳng hầu như ra lệnh cho Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp trên là đừng để Hoa Kì và phương Tây tạo ra "Cách mạng mầu và diễn biến hòa bình" : "Không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp vào bước tiến của chúng ta hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế trong sự phát triển của chúng ta" (18).
Dưới thời Nguyễn Phú Trọng kéo dài hơn 13 năm trong chính sách ngoại giao-quốc phòng vẫn giữ nguyên nền tảng cũ. Nhưng do tình hình thế giới và quốc nội, đặc biệt trong Đảng cộng sản Việt Nam, để bảo vệ ghế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải vài lần thay đổi chiến thuật "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Khi vừa nắm ghế Tổng bí thư, uy thế chưa đủ mạnh cả trong Đảng lẫn bên ngoài nên ông Trọng đã tập trung xây dựng quan hệ đặc biệt với Tập Cận Bình khi ấy cũng vừa nắm chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước Trung Quốc và công khai theo đuổi mục tiêu bá quyền của Trung Quốc ngay trong thế kỉ này : "Thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ vĩ đại nhất của dân tộc Trung Hoa kể từ cận đại tới nay". Mặc dầu đầu tháng 5/2014 họ Tập đã cho hàng trăm tầu chiến hộ tống đưa giàn khoan khổng lồ HD 981 đi sâu vào thềm lục địa Việt Nam nhiều tuần lễ. Ông Trọng đã cấm Trung ương đảng và Chính phủ lên tiếng phản đối. Tập Cận Bình còn từ chối đề nghị của Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh. Giữa tháng 5/2014 đã có các cuộc biểu tình của nhân dân ở Hà Nội, Sài Gòn, chống Bắc Kinh và các cuộc đình công tại một số xí nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam (19).
Cũng thời gian này cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đang lên tới tột đỉnh một sống một chết. Cao điểm là tạp chí điện tử "Chân dung quyền lực" của phe Nguyễn Tấn Dũng ra đời vào lúc này đánh trực diện vào Nguyễn Phú Trọng. Vì thế Nguyễn Phú Trọng phải tìm cách vận động thành phần thân Tây phương và đứng giữa ở Trung ương đảng để cô lập phe Nguyễn Tấn Dũng vì Đại hội 12 không còn xa. Sau chuyến gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh (7-10/4/2015) ba tháng sau đã sang Hoa Kì gặp Tổng thống Barack Obama (6-10/7/2015) giữa lúc ông đang thực hiện chiến lược "quay trục quốc phòng sang Châu Á-Thái Bình Dương". Đây là chuyến thăm Mĩ đầu tiên và duy nhất của ông Trọng. Chỉ bốn tháng sau Nguyễn Phú Trọng lại trân trọng mời Tập Cận Bình sang nói trước Quốc hội ngày 6/11/2015 ở Hà Nội. 500 đại biểu đã phải vảnh tai 20 phút nghe hô Tập thuyết giảng là "Người Hán không có cái "gen" xâm lấn các dân tộc khác" :
"Dân tộc Trung Hoa từ trước tới nay đều yêu hòa bình, cái "gen hòa" của dân tộc từ trước tới nay đều không thay đổi… Từ hơn 2400 năm trước, cổ nhân Trung Quốc đã nêu ra đường lối "lễ chi dụng, hòa vi quí" (sử dụng lễ nghĩa thì lấy hài hòa, hòa thuận là quí trọng làm đầu). Nguyện vọng hòa bình được mọc rễ từ trong con tim của mọi người Trung Quốc, hòa nhập vào dòng máu của dân tộc Trung Hoa (20)".
Như thế họ Tập đã phủ nhận lịch sử gần 1000 năm Trung Quốc nhiều lần xâm chiếm và đô hộ Việt Nam. Dịp này ông còn khuyên Nguyễn Phú Trọng, nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam và các đại biểu quốc hội phải tin vào "lòng tốt" của Bắc Kinh : "Lòng tin là cái căn bản của tình bạn". Trong suốt 20 phút họ Tập không một lần nhắc tới những cuộc xâm chiếm các đảo của Việt Nam trên Biển Đông và cả việc chính ông đã ra lệnh cho giàn khoan HD 981 xâm phạm hải phận Việt Nam hơn một năm trước ! Nhưng chỉ ngày hôm sau khi tới Singapore họ Tập đã công khai tuyên bố : "Hãy để tôi nói rõ : Những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa". Và còn đe dọa "Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc" (21) !
Tất cả những vận động ngoại giao từ Đông sang Tây trong những năm này của Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắm mục tiêu bằng mọi thủ đoạn loại trừ Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng để ép các đồng liêu phải xếp ông vào "Trường hợp đặc biệt" nhằm chiếm ghế Tổng bí thư lần thứ 2 vào cuối tháng 1/2016, mặc dầu theo Điều lệ Đảng thì ông ta phải nghỉ. Nguyễn Phú Trọng đã tự bộc lộ tư cách tồi tệ như thế. Yêu Đảng, yêu nước chỉ là khẩu hiệu suông ! Yêu ghế Tổng bí thư mới là cội nguồn mọi hành động thầm kín của Nguyễn Phú Trọng !
Sự tham lam quyền lực không còn biết liêm sỉ và lòng tự trọng vẫn được Nguyễn Phú Trọng và phe cánh tiếp tục đẩy mạnh trong Đại hội 13 (cuối tháng 1/2021) và đặc biệt vào những năm cuối từ 2020 tới nay, mặc dù sức khỏe ngày càng kiệt quệ và khả năng nhận thức ngày càng suy sụp, ý thức trách nhiệm đã hoàn toàn mất. Mặc dầu những lầm lỗi cực kì tồi tệ của Nguyễn Phú Trọng trong thời đại dịch Covid-19, ông đã không đủ đảm lược rút lui, lại chỉ ngồi làm ngọa long hoàng đế, đồng thời lại rất tàn nhẫn cách chức, bắt ép hai Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và hàng loạt cán bộ cao cấp. Trong số này có nhiều người đã từng tin ông và được cất nhắc để có thể làm người kế nghiệp !
Mặc dù không phải là Chủ tịch nước nhưng chính Nguyễn Phú Trọng lại tự chủ trì các cuộc mời và đón Tổng thống Biden tháng 9/2023 (22) và Chủ tịch nước Tập Cận Bình tháng 12/2023 và Putin tháng 6/2024 (23), tức là qua mặt Chủ tịch nước theo qui định của Hiến pháp. Các hành động này cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã tự phá nguyên tắc "tập trung dân chủ", chính ông đã nói đó là cái xương sống của Đảng, ai phá nó là phá đảng.
Bệnh bảo thủ giáo điều tột độ của Nguyễn Phú Trọng đã khiến ông không còn biết nhìn xa trông rộng trong tư cách người đứng đầu chế độ. Chúng ta đã chứng kiến ở nhiều nước, mặc dù địa lí chính trị không thay đổi, nhưng khi tình hình khu vực và thế giới thay đổi và kĩ thuật quốc phòng thay đổi thì nhiều lãnh tụ sáng suốt đã biết chuẩn bị để thay đổi từ cội rễ chính sách ngoại giao quốc phòng, tham gia những liên minh mới tiến bộ phù hợp với sự pháp triển của dân tộc mình trong thời đại mới, mặc dù địa lí chính trị cách nhau cả chục ngàn cây số.
Như khi những cải cách sâu rộng của Gorbachev ở Liên Xô từ đầu thập niên 80 của thế kỉ trước đã mở ra cơ hội mới, nên nhiều nước cộng sản Đông Âu đã lần lượt rũ bỏ những ràng buộc với Liên Xô, từ bỏ chế độ độc tài Marx-Lenin và thiết lập các chế độ dân chủ đa nguyên, gia nhập EU và NATO. Hay trong Thế chiến Thứ 1 và 2 Pháp-Đức là tử thù của nhau, nhưng sau khi Thế chiến Thứ 2 chấm dứt các nhà lãnh đạo hai nước đã nhận ra con đường thù hận, chủ nghĩa dân tộc cực đoan là sai lầm nên họ đã dứt khoát thay đổi từ thù thành bạn thực sự, và cùng với nhiều nước Châu Âu khác lập nên EU và tham gia NATO để cùng với Hoa Kì ngăn chặn hữu hiệu các chủ trương xâm lấn của Liên Xô, nhờ đó tránh cho Châu Âu những cuộc chiến tranh tàn khốc. Nay chỉ còn nhà độc tài Putin vẫn mù quáng nuôi tham vọng vực dậy đế quốc Nga, đang bị hầu như cả thế giới kết án và khinh bỉ, chỉ có Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình vẫn ca tụng ! Cuối tháng 6 vừa qua chỉ vài tuần trước khi mất ông Trọng vẫn long trọng tiếp Putin!
Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng thì phải hiểu thời biết thế, không được nhìn gà hóa cuốc, cứ tưởng đỏ là chín. Khẩu hiệu "ngoại giao cây tre" thời Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ nhằm gạt người nhẹ dạ, như khẩu hiệu "đổi mới" treo đầu dê bán thịt chó suốt gần 40 năm qua. Nó cũng như khẩu hiệu "Yêu nước" của Hồ Chí Minh. Khẩu hiệu "yêu nước" là khẩu hiệu nằm lòng của Đảng cộng sản Việt Nam, tự đề cao chỉ họ mới là người yêu nước. Ngọn cờ này họ đã tung ra từ 1945 ! Nhưng trong suốt gần 80 năm thực tình họ chỉ thờ chủ nghĩa Marx-Lenin, yêu Đảng và yêu cá nhân những lãnh tụ của họ thôi. Còn nước, dân tộc thì mặc kệ !
Chính vì thế, sau Hội nghị Thành Đô 9/1990 đã gây tranh cãi lớn giữa Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh và một bên với Võ Văn Kiệt và Phạm Văn Đồng. Khi ấy chính cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã nói thẳng là, Hội nghị Thành Đô mở đầu cho thời kì mới cho sự bành trướng của Trung Quốc :
"Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc do Mĩ đứng đầu" (24).
Nguyễn Phú Trọng mất trùng với dịp kỉ niệm 70 năm Hội nghị Geneva chia đôi Việt Nam (20/7/1954). Dịp này hai cán bộ cao cấp từng phục vụ trong ngành ngoại giao đã cho biết thêm các nước đàn anh vĩ đại Liên Xô và Trung Quốc đã chèn ép vá bán đứng quyền lợi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Hội nghị Geneva. Nguyên Đại sứ Võ Văn Sung từng tham gia chuẩn bị cho Hội nghị Geneva 1954 nói :
"Cần nói thêm, thời điểm đó, các đồng minh của ta là Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa thật sự họ đã giúp chúng ta rất nhiều. Nhưng cần phải luôn nhớ rằng, trong quan hệ quốc tế, bên cạnh cái chung, còn có cả lợi ích riêng, nên việc giúp đỡ chúng ta còn phụ thuộc vào lợi ích riêng của từng nước… Hội nghị Geneva nhóm họp do sáng kiến và yêu cầu của các nước lớn nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho hai cuộc chiến tranh nóng là chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương. Vì vậy sau trận Điện Biên Phủ, nếu ta tiếp tục đánh tới thì cả Liên Xô và Trung Quốc sẽ không giúp ta nữa" (25).
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao cũng đã xác nhận :
"Đàm phán đa bên là với các nước lớn, do các nước lớn triệu tập, do các nước lớn chủ trì. Anh nào đi đàm phán cũng vì lợi ích của dân tộc của họ, coi trọng lợi ích của họ, làm sao coi trọng đến các nước nhỏ bé được".
"Nhiều vấn đề lợi ích của Việt Nam, quan điểm Việt Nam, mặc dù Liên Xô trong thâm tâm thì ủng hộ nhưng cuối cùng lại vì phương Tây và cũng vì lợi ích của họ. Cho nên Liên Xô, Trung Quốc cũng không ủng hộ đối với mình như mình mong muốn" (26).
Là Tiến sĩ Lịch sử Đảng Nguyễn Phú Trọng biết rõ Liên Xô, Trung Quốc các đồng minh chính của Đảng cộng sản Việt Nam đã bao lần bỏ rơi, bán đứng quyền lợi của nhân dân ta và của cả Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng ông Trọng vẫn ca ngợi "ngoại giao cây tre". Như thế chính ông đã đánh lứa lừa Đảng và nhân dân. Tư cách của người lãnh đạo tồi tệ đến như thế !
Gia tài của Nguyễn Phú Trọng để lại
Nói tóm lại, so sánh giữa những kết quả -ai bình tâm đều có thể thấy được- với những lời nói và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong suốt trên 13 năm cầm đầu chế độ toàn trị trên các lãnh vực chính là giành đặc quyền cho cá nhân, chống tham nhũng, đổi mới, ngoại giao. Cho tới những năm tháng cuối cùng cho thấy, ông Trọng đã không còn làm chủ được tình hình trong tất cả các lãnh vực. Các kết qủa thực tiễn đã không đạt được, thậm chí còn đi ngược lại với các mục tiêu, chủ trương xuyên qua các lời hứa của ông với Đảng và nhân dân !
Cả đến việc cực kì quan trọng là chọn một người kế nghiệp cho mình ông Trọng cũng hoàn toàn bị động, lúng túng, cô lập ! Hết họp Hội nghị trung ương và Quốc hội bất thường này tới Hội nghị trung ương và Quốc hội bất thường kia, để hạ Chủ trảm Tướng nhiều lần trong các năm cuối cùng ; nhưng đùng một cái Nguyễn Phú Trọng lại để Tô Lâm nhẩy lên ghế Chủ tịch nước và tại Hội nghị trung ương đặc biệt ngày 3/8/2024 được đưa lên nắm luôn ghế Tổng bí thư, như vậy Tô Lâm là người nắm quyền lực thống soái hiện nay của chế độ độc tài toàn trị !
Chúng ta biết gì về tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm ?
Ông Tô làm là ai ? Đã làm gì và thành tích ra sao ?
Tại lễ Kỷ niệm 75 năm "Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" ; 75 năm Ngày truyền thống Xây dựng lực lượng Công an Nhân dân (11/3/1948 - 11/3/2023)" trước mặt Nguyễn Phú Trọng, bộ trưởng Công an Tô Lâm đã công khai lập lại châm ngôn hành động của công an là "còn Đảng còn mình" ! Chẳng những thế họ Tô còn khúm núm cúi mình trước Nguyễn Phú Trọng. Khi chủ trì cuộc hội thảo của Bộ Công an để giới thiệu sách mới xuất bản về chống tham nhũng của ông Trọng. Ông đã nịnh Nguyễn Phú Trọng, gọi sách đó là "cẩm nang" và bắt bộ máy Công an phải "thường xuyên tu dưỡng" (27).
Chỉ một năm trước Đại hội 13 (tháng 2/2021), được sự đồng ý của Nguyễn Phú Trọng, bộ trưởng Công an Tô Lâm đã mở cuộc hành quân với 3000 cảnh sát cơ động gây ra thảm trạng Đồng Tâm vào đầu tháng 1/2020, gây ra cái chết thật vô cùng thảm thương cho cụ Lê Đình Kình trên 84 tuổi, gần 60 tuổi đảng, làm thương tích cho nhiều thân nhân của cụ và nhân dân Đồng Tâm ; đồng thời còn bắt báo chí lề đảng mở phong trào kết án, mạ lị các nạn nhân và mở cuộc khủng bố nhiều người dân ở Đồng Tâm và nhiều nhân sĩ, trí thức và những người dân chủ trên toàn quốc ! Chỉ nội ngày hôm sau Nguyễn Phú Trọng, khi ấy trong tư cách Chủ tịch nước đã vội vã kí "Truy tặng huân chương Chiến công hạng nhất" cho ba công an đã thiệt mạng để bảo vệ cho Tô Lâm trước sự chống đối của công luận (28).
Tháng 7/2017, thực hiện lệnh của Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm đã trực tiếp tổ chức sang Berlin bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang tị nạn chính trị ở Đức. Hành động chà đạp công pháp quốc tế của Tô Lâm đã gây ra bế tắc ngoại giao với Đức trong mấy năm. Đầu tháng 11/2021 Tô Lâm và một số người tháp tùng sau khi thăm mộ Karl Marx đã ăn "thịt bò dát vàng" trong một nhà hàng rất sang trọng ở London với giá hàng chục ngàn bảng Anh, giữa lúc hàng triệu người ở Việt Nam đang bị đói khát và bệnh tật trong đại dịch Covid-19 (29). Khi trở lại Việt Nam họ Tô vẫn bình chân như vại vì được sự hậu thuẫn của ông Trọng.
Chỉ ba tháng trước, khi nhẩy lên làm Chủ tịch nước, với sự thông qua của Nguyễn Phú Trọng Tô Lâm và một số Ủy viên Bộ Chính trị đã tổ chức "đại tiệc" âm nhạc sang trọng, tinh tế và !ậm sắc Xuân" đúng vào ngày 17/2/2024 kỉ niệm 45 năm Trung Quốc mở chiến tranh xâm lược ở biên giới, khai trương cho Nhà hát Hồ Gươm do chính Bộ Công an xây. Tại sao từ lời thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" 45 năm trước, nay theo lệnh khép lại quá khứ của Bắc Kinh, nhưng lại mở đại tiệc mừng Xuân (30) ?
Tại "Hội nghị đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị lần thứ nhất giữa Bộ công an hai nước Việt Nam - Trung Quốc" ngày 10/01/2024 ở Hà Nội để thực hiện quyết định chung "xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam". Tô Lâm đã khép nép nói với Thứ trưởng công an Trung Quốc : "Với Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam coi trọng cao độ phát triển quan hệ với Trung Quốc, đặt Trung Quốc ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình" và "Hai bên nhất quán sẽ quán triệt và thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao ; tăng cường trao đổi về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan chủ nghĩa xã hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý ; chống tham nhũng ; kinh nghiệm giải quyết các mâu thuẫn xã hội, qua đó, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của Đảng cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa". Tô Lâm còn đi xa hơn nữa hứa tăng cường các biện pháp đàn áp nhân dân : "Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với hoạt động của các tổ chức lợi dụng tôn giáo, dân tộc chống Đảng, Nhà nước, phá hoại đoàn kết quan hệ Việt Nam - Trung Quốc" (31).
Đặc biệt cần phải chú ý là, từ khi Tô Lâm nắm ghế Chủ tịch nước (22/05/2024), một loạt bổ nhiệm và thay đổi nhân sự ở cấp cao trong Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã gây ra những lo ngại rất lớn không chỉ trong Đảng mà còn cho toàn xã hội. Ai thực sự và các phe nhóm nào đang thao túng kiểm soát Đảng và Nhà nước hiện nay (32) ?
Tất cả những việc làm và hành động trên của ông Tô Lâm trong những năm gần đây đều được dư luận trong nước và quốc tế theo dõi sát và rất lo ngại. Những động cơ nào đã khiến Tô Lâm, người đứng đầu ngành công an nội trị trước đây và từ ngày 3/8/2024 nắm cả chức Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, bất chấp dư luận, đạp bỏ Điều lệ Đảng, công pháp quốc tế, coi thường quyền lợi của đất nước và sinh mạng của nhân dân ? Có phải vì trung thành với Đảng và Nguyễn Phú Trọng ? Hay chỉ vì tham vọng cá nhân, nên đã dám làm mọi thứ miễn là phục vụ lợi ích cá nhân ?
Đường đi và trách nhiệm thời đại của những người Dân chủ ở trong và ngoài nước
Nguyễn Phú Trọng ra đi để lại một gia tài đen tối, một chế độ rất độc tài tàn bạo cho Đảng với các phe nhóm lợi ích tham quyền-tiền quỉ quyệt như Mafia. Thật là rất đau buồn cho đất nước và nguy hiểm cho nhân dân ! Không những thế ông Trọng còn chọn người kế nghiệp hiện nay với tư cách đạo đức và khả năng tồi tệ như vậy. Điều đó chứng minh rõ ràng đức độ và tài năng của ông như thế nào sau trên 13 năm độc quyền thao túng Đảng bằng lừa dối đảng viên, đàn áp những người dân chủ và bội ước với nhân dân !
4 năm trước khi kết thúc tập sách "Việt Nam Đổi mới" ?! Hay treo đầu dê bán thịt chó ?" sau trên 10 năm nghiên cứu và phân tích về mô hình gọi là Đổi mới từ 1986 dựa trên nền tảng Chế độ độc đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin + kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo cùng với các hậu quả của cách cai trị theo văn hóa chuyên chính Marx-Lenin dùng bạo lực trong giai cấp đấu tranh và nhà nước -ở đây là Đảng cộng sản- độc quyền tư hữu đất đai. Nên tác giả đã thấy rõ nguy cơ của viễn tượng:" Tại sao sau 32 năm "Đổi mới" Đảng đang bị biến thể thành các nhóm tham nhũng quyền lực và tiền bạc và đang xâu xé nhau? Viễn tượng chuyển thành độc tài cá nhân như thế nào?" (33) Vì thế tác giả đã giành ba chương cuối với trên 130 trang để vạch ra những hậu quả tai hại như thế nào của mô hình Đổi mới này và đề nghị các giải pháp thoát Trung, chấm dứt độc tài, xây dựng một nước Việt Nam mới.
Nguyên nhân trung tâm của mọi thất bại sau gần 80 năm cướp và nắm chính quyền từ 1945 suốt từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Van Linh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh tới Nguyễn Phú Trọng là do đã áp dụng Văn hóa cai trị theo mô hình của Marx-Lenin hoàn toàn sai lầm và đã phá sản toàn bộ. Vì :
- Văn hóa Marx-Lenin độc tài và sai lầm dựa trên lừa đảo và xảo trá đã được những người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam nhắm mắt áp dụng ngay từ khi ra đời.
- Văn hóa Marx-Lenin độc tài còn đang làm nổ tung bệnh thần thánh hóa lãnh tụ và làm bùng nổ bệnh nịnh trên đạp dưới trong Đảng và chính quyền.
- Văn hóa Marx -Lenin ru ngủ làm ngu dân (34).
Trọng tâm bài này là căn cứ trên những kết quả thực tiễn cực kì tai hại cho cả Đảng lẫn nhân dân và đất nước để nhận định về con người thực của Nguyễn Phú Trọng từ khi làm Tổng bí thư trên 13 năm qua trên mọi lãnh vực đã cho thấy nói và làm của Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn trái ngược nhau như nước với lửa, ngày với đêm !
Thật là oái ăm và đau đớn, đoạn dưới đây của chính Nguyễn Phú Trọng đã tóm tắt những giá trị nào cần thiết cho một cá nhân, nhất là những ai cầm đầu một chế độ. Suốt trên 13 năm làm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn luôn lên giọng dạy bảo các thành phần cán bộ chiến lược cao cấp từ trong Đảng tới Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và đảng viên. Nhưng thật lạ lùng, chính Nguyễn Phú Trọng suốt cuộc đời làm chính trị ông đã hành động hoàn toàn ngược lại lời dưới đây của chính ông :
"Nếu không liêm thì của gì cũng cả gan lấy. Không sỉ thì việc gì cũng bất chấp làm. Người mà đến như thế không chỉ rước họa làm "thân bại danh liệt" và thử hỏi còn tai họa nào mà chẳng đến. Huống chi, kẻ làm quan mà cái gì cũng rắp tâm mưu đoạt, việc gì cũng bằng mọi thủ đoạn mà làm thì sao mà thiên hạ không loạn, quốc gia không mất cho được. Khi không có tài đức mà dám cầm trọng trách để cho cơ đồ tan hoang, đổ vỡ. Khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm cho đạo đức được thi hành, quốc pháp được tuân thủ. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt, ăn cắp quốc khố là vô hình trung đã vứt bỏ mất danh dự, liêm sỉ, tức là lòng hổ thẹn của mình rồi" (35).
***
Trong những ngày này mọi người, mọi giới ở trong và ngoài nước từ trí thức, chuyên viên, văn nghệ sĩ, thanh niên, nông dân và công nhân yêu nước và khát vọng dân chủ, kể cả các đảng viên cộng sản tiến bộ biết quí lòng tự trọng, cần giữ tinh thần sáng suốt, quan sát và phân tích chín chắn để nhận ra những tuyên truyền giả dối, lừa bịp từ thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn tới Nguyễn Phú Trọng đã nhắm mắt tuân theo và áp dụng văn hóa cai trị theo mô hình độc đảng toàn trị theo Marx-Lenin gần một thế kỉ qua đã để lại những gia sản cực kì tồi tệ, tàn bạo như thế nào cho Việt Nam, mặc dầu bao nhiêu triệu đồng bào ta xuyên qua nhiều thế hệ đã bị hi sinh, thương tật. Những người cầm đầu cộng sản Việt Nam từ Hồ Chí Minh tới Nguyễn Phú Trọng đã vấp vào những sai lầm căn bản :
- Ôm ấp chủ nghĩa Marx-Lenin sai lầm và tôn thờ bạo lực
- Ôm ấp Đảng độc tài
- Ôm ấp quyền lực ích kỉ cho chính mình và phe nhóm
Những thất bại và đang rơi vào ngõ bí cho Đảng cộng sản, đất nước và nhân dân cho thấy các mục tiêu và sách lược của họ chỉ như xây nhà trên cát. Đối với nhân dân họ đã thất hứa, bội ước. Gia tài của họ để lại cho Đảng sau gần 80 năm cai trị thật là tồi tàn, cho nhân dân thật là tang thương và cho đất nước thật là vô cùng bấp bênh !
Nhưng không nên buồn, hãy tha thứ cho những ai sai lầm nhưng thực lòng đã biết thức tỉnh ! Đồng bào từ Nam chí Bắc, cả hải ngoại hãy bình tĩnh cùng nhau biến đau thương từ những sai lầm và tội ác thành những hành động can đảm, thông minh, với đảm lược cao cùng nhau đoàn kết thực lòng bắt đầu lại ! Hãy nghiêm túc rút ra bài học từ những sai lầm trong quá khứ !
Quyết chí đồng lòng từ nay nắm tay nhau theo tiếng gọi của trí tuệ và lương tâm, rũ bỏ ý thức hệ sai lầm Marx-Lenin và bạo lực trong đấu tranh giai cấp. Hãy đi theo và tiến lên con đường Dân chủ Đa nguyên của thời đại mới ; để thế kỉ 21 này nó sẽ nẩy mầm, trổ hoa, kết trái trên đất nước thân yêu Việt Nam của chúng ta, cho 100 triệu nhân dân được hưởng những thành quả thực sự cả vật chất lẫn tinh thần là hạnh phúc, tự do dân chủ và nhân quyền ! Biết liên kết với các nước Dân chủ Đa nguyên tiến bộ trong khu vực và thế giới để thoát Trung, ra khỏi nanh vuốt đế quốc của chủ nghĩa Đại Hán của Tập Cận Bình và tham vọng vực dậy chủ nghĩa Đại Nga của Putin. Đó chính là mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đồng thời gìn giữ hòa bình và thịnh vương chung trong khu vực và thế giới !
Âu Dương Thệ
(06/08/2024)
Ghi chú :
1. Tô Lâm, Toàn văn Lời điếu của Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ truy điệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Công an Nhân dân, 26/07/2024
2. Thu Hằng, Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ rộng 500m2, VietnamNet, 27/7/2024
3. Trân Văn, ‘Quy hoạch nhân sự’ và ‘từ bất ngờ này đến bất ngờ khác’ (P1), VOA, 23-24/5/2020.24 ; BBC, 25/5
4. Âu Dương Thệ, Thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng, Thông Luận, 20/01/2023
5. Âu Dương Thệ, Việt Nam "Đổi mới" ?! Hay : Treo đầu dê, bán thịt chó !, Tập I và Tập II, chương 7 và 8. Tập sách gồm trên 700 trang với gần 1500 ghi chú tài liệu sử dụng.
6. Âu Dương Thệ, Tập II, chương 7, IX tr. 112 t.th. ; Kim Thanh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam, VoV1.vn, 27/07/2024
7. VietnamNet, 4/10/2018
8. Trực tiếp phiên Khai mạc Đại hội XIII của Đảng, VTV NOW, 26/01/2021 ; Âu Dương Thệ, Đại hội 13 : Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai !, Tiếng Dân, 16/02/2021
9. Âu Dương Thệ, Chương một : "Tại sao phải đổi mới ?" và Chương 2 : "Đại hội 6 (12/1986), Sách lược cứu chế độ trong tình thế hiểm nghèo", tr. 21-90
10. Âu Dương Thệ, Chương 3, I : "Một số trí thức phản bác chủ nghĩa Marx-Lenin", tr. 90-93
11. Âu Dương Thệ, Tập II, tr. 287
12. Âu Dương Thệ, Tập II, chương 8, II : "Tại sao Nguyễn Phú Trọng phải tạm dùng giải pháp "hòa với Mĩ" trước Đại hội 12 ?", tr. 132-150 ; VOA, BBC 3/8/2024
13. VietnamNet, 4/3/2024
14. Âu Dương Thệ, Tập II, chương 9, V, "Nguyễn Phú Trọng ưu ái Formosa", tr. 206-12
15. Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam, VOA, 27/06/2024 ; IFJ : Nhà báo nổi tiếng Huy Đức bị bắt do những bài bình luận trên mạng xã hội, RFA, 11/06/2024 ; EU công bố báo cáo nhân quyền Việt Nam : ‘Không gian dân sự bị thu hẹp’, 30/05/2024 ; Chỉ thị mật 24 của Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại, BBC News tiếng Việt 12/06/2024.
16. Dân trí, 22/02/2024
17. Âu Dương Thệ, Tập II, Chương kết, "Những điều nên nhớ, nên tránh và nên làm : Ngoại giao mù quáng đưa tới phá sản nội lực và lệ thuốc bên ngoài. Không được lấy mộng làm thực", tr. 289-294
18. Âu Dương Thệ, Tương lai lại tự chui vào rọ !, Thông Luận, 18/12/2023
19. Âu Dương Thệ, Tập II, chương 7, IV. "HD 981 gây đảo lộng tình hình và lộ trình của cánh giáo điều Nguyễn Phú Trọng", tr. 49-65
20. Âu Dương Thệ, Tập II, chương 3, III. : "Tập Cận Bình nói tại Quốc hội của cộng sản Việt Nam : Trung Quốc không có "Gen" xâm lấn nước khác", tr. 151-155
21. Như trên
22. Âu Dương Thệ, "Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại vừa phải giở trò cũ ?", Thông Luận, 20/09/2023
23. Chính phủ online, 20/06/2024
24. Âu Dương Thệ, Tập I, chương 2, VII : "Hội nghị Thành Đô - Cầu hòa với Bắc kinh ở thế Kim ngưu", tr. 80- 86.
25. Tuấn Anh, Thành Huế, Nguyễn Lâm, "Nhìn lại Hiệp định Geneva : Bài học lớn là giữ vững độc lập, tự chủ", phỏng vấn Võ Văn Sung - đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Pháp, VietnamNet, 20/11/2021
26. "70 năm Hiệp định Geneve : Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình", phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, VoV.vn, 8/7/2024
27. Âu Dương Thệ, "Văn hóa Marx-Lenin còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ?", Thông Luận, 14/03/2023
28. Âu Dương Thệ, "Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13", Tiếng Dân, 04/02/2020
29. Diễm Thi, "Bộ trưởng công an Tô Lâm ăn bò dát vàng bằng tiền của ai ?", RFA, 05/11/2021 ; "Việt Nam : Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận", BBC News Tiếng Việt, 05/11/2021
30. Âu Dương Thệ, "Văn hóa Marx-Lenin còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ?", Thông Luận, 14/03/2023
31. Như trên
32. Như 3
33. Như 5
34. Âu Dương Thệ, "Văn hóa Marx-Lenin còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ?", Thông Luận, 14/03/2023
35. Nguyễn Hằng- Lại Hoa/VOV1, "Bảo toàn Danh dự đảng viên - điều thiêng liêng và cao quý nhất", VoV.vn, 29/8/2021
[ii] . Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ rộng 500m2 (vietnamnet.vn) 27.7.24
[iii] . ‘Quy hoạch nhân sự’ và ‘từ bất ngờ này đến bất ngờ khác’ (P1) (voatiengviet.com) 23-24.5.24, BBC 25.5
[iv] . Thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng | doithoaionline (wordpress.com)
[v] . Âu Dương Thệ, Việt Nam "Đổi mới" ?! Hay : Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I (lulu.com) và Tập II, chương 7 và 8. Tập sách gồm trên 700 trang với gần 1500 ghi chú tài liệu sử dụng.
[vi] . Cùng tác giả, T.II, chương 7,IX tr. 112 t.th. ; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam (yenbaitv.org.vn)
[vii] . VNNet 4.10.18
[viii] . Trực tiếp phiên Khai mạc Đại hội XIII của Đảng ngày 26.1.2021. (Trong video vào thời gian 2:32). Đại hội 13: Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai! | Tiếng Dân (baotiengdan.com)
[ix] . Cùng tác giả, chương một: Tại sao phải đổi mới và chương 2: Đại hội 6 (12.1986) Sách lược cứu chế độ trong tình thế hiểm nghèo, tr. 21-90
[x] .Cùng tác giả, chương 3, I: Một số trí thức phản bác chủ nghĩa Marx-Lenin, tr. 90-93
[xi] . Cùng tác giả, Tập II, tr.287
[xii] . Cùng tác giả, T.II, chương 8, II: Tại sao Nguyễn Phú Trọng phải tạm dùng giải pháp „hòa với Mĩ“ trước Đại hội 12, tr. 132-150; VOA, BBC 3.8.24
[xiii] . VNNet 4.3.24
[xiv] . Cùng tác giả, T. II, chương 9, V, Nguyễn Phú Trọng ưu ái Formosa, tr. 206-12
[xv] . Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam, voa 27.6.24; IFJ: nhà báo nổi tiếng Huy Đức bị bắt do những bài bình luận trên mạng xã hội, RFA 11.6. 2024; EU công bố báo cáo nhân quyền Việt Nam: ‘Không gian dân sự bị thu hẹp’ 30/05/2024; Chỉ thị mật 24 của Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại - BBC News Tiếng Việt 12.6.24
[xvi] . Dân trí 22.2.24
[xvii] . Cùng tác giả,T II, chương kết, những điều nên nhớ, nên tránh và nên làm: Ngoại giao mù quáng đưa tới phá sản nội lực và lệ thuốc bên ngoài. Không được lấy mộng làm thực, tr. 289-294
[xviii] . THÔNG LUẬN - Tương lai lại tự chui vào rọ ! (thongluan-rdp.org)
[xix] . Cùng tác giả, TII, chương 7, IV. HD 981 gây đảo lộng tình hình và lộ trình của cánh giáo điều Nguyễn Phú Trọng, tr.49-65
[xx] . Như trên,Tập II, chương 3, III.: Tập Cận Bình nói tại Quốc hội của CSVN: Trung quốc không có „Gen“ xâm lấn nước khác., tr. 151-155
[xxi] . Nh.t
[xxii] . THÔNG LUẬN - Tại sao Nguyễn Phú Trọng lại vừa phải giở trò cũ ? (thongluan-rdp.org)
[xxiii] . Chính phủ 20.6.24
[xxiv] . Cùng tác giả ,T. I, chương 2, VII: Hội nghị Thành Đô- Cầu hòa với Bắc kinh ở thế “Kim ngưu”, tr. 80- 86).
[xxv] . Nhìn lại Hiệp định Geneva: Bài học lớn là giữ vững độc lập, tự chủ (vietnamnet.vn), phỏng vấn Võ Văn Sung - đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tại Pháp.
[xxvi] . 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình (vov.gov.vn), phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao., vov 8.7.24
[xxvii] .Văn hóa Marx-Lenin còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ? (Âu Dương Thệ) - THÔNG LUẬN (thongluan.blog)
[xxviii] . Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13 | Tiếng Dân (baotiengdan.com)
[xxix] . Bộ trưởng công an Tô Lâm ăn bò dát vàng bằng tiền của ai? — Tiếng Việt (rfa.org) VN: Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận - BBC News Tiếng Việt
[xxx] . THÔNG LUẬN - Văn hóa, văn minh như vậy sao ? (thongluan-rdp.org)
[xxxi] . Như trên
[xxxii] . Như 3
[xxxiii] . Như 5
[xxxiv] . Văn hóa Marx-Lenin còn kìm kẹp dân tộc ta bao lâu nữa ? (Âu Dương Thệ) - THÔNG LUẬN (thongluan.blog)
[xxxv] . Bảo toàn Danh dự đảng viên - điều thiêng liêng và cao quý nhất (vov.vn) vov 29.8.2021
Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời ngày 19/7/2024. Quốc tang được tổ chức cho ông ta với tư cách đương kim Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 25 và 26/7/2024. Ông Trọng là vị Tổng bí thư đầu tiên ở Việt Nam gần nửa thế kỷ - tính từ 1975 - tại nhiệm lâu nhứt với gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp hơn 13 năm, kể từ tháng Giêng năm 2011 đến ngày mất.
Người dân tiễn biệt ông Nguyễn Phú Trọng trên đường Lê Thánh Tông, Hà Nội. Ảnh : TTXVN
Sự qua đời của ông Trọng để lại nhiều tranh luận nhưng chủ yếu có hai trường phái tạm gọi : Chỉ Trích và Kính Yêu.
Trường phái Chỉ trích chê trách ông Trọng với thời gian nắm quyền lâu nhứt ; với quyết tâm "Đốt Lò" cao nhứt nhưng những "di sản" ông ta để lại chỉ là một cuộc khủng hoảng nhân sự. Bởi cũng chính thời gian tại vị, số lượng cán bộ cao cấp và siêu cao ở tù và lặng lẽ rời ghế nhiều nhứt nhưng không cho thấy nạn tham nhũng trong hàng ngũ người cộng sản Việt Nam, vì lẽ đó mà trong sạch hơn.
Bên cạnh đó, trường phái Chỉ trích cũng không thể quên những án oan nổi tiếng như : Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, đặc biệt vụ án cả gia tộc ông Lê Đình Kình, người chết, kẻ nhận án tù cao ngất, tất thảy đều nằm trong thời ông Trọng nắm chức Tổng bí thư nhưng ông ta không hề có bất kỳ sự lên tiếng, để lấy lại công bằng cho những người mà trường phái này cho rằng vô tội. Hơn hết, vấn đề "nhân quyền" - một vấn đề nhức nhối và rắc rối cả nội trị cũng như đối ngoại, trong nhãn quan trường phái này, ông Trọng là một người "sắt máu" với phát ngôn [1] : "Những kẻ đòi dân chủ đa nguyên, từ bỏ chủ nghĩa xã hội, tam quyền phân lập… đều là bọn bất hảo".
Những lập luận và dẫn chứng bằng sự kiện của trường phái Chỉ trích đều có thật. Tuy nhiên, có vẻ họ chưa tỏ tường về chế độ độc đảng toàn trị - nơi luôn được ra quyết định bằng "tập thể lãnh đạo - cá nhơn phụ trách". Do đó, dù nắm chức Tổng bí thư, cũng không thể đổ cho ông Trọng chịu hoàn toàn trách nhiệm các vụ án nói trên. Cũng như vậy, đối với vấn đề "nhân quyền" tập thể Bộ Chính trị ra quyết sách, không riêng ông Nguyễn Phú Trọng.
Trong khi đó, theo góc nhìn của trường phái Kính yêu, có lẽ chưa có vị Tổng bí thư nào được đông đảo người dân viếng đám tang cùng nỗi tiếc thương vô hạn với câu thơ của Tố Hữu "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" được viết trong bài thơ "Bác Ơi !" vào năm 1969 - ngày ông Hồ Chí Minh khuất núi. Câu thơ này được lặp đi lặp lại rất nhiều, từ các nhà báo và các KOLs nổi tiếng, dù họ không thèm để tên tác giả. Đó là hành vi đáng xấu hổ, khi mang danh nhà báo - nhà thơ hay là những KOLs nổi tiếng với hàng trăm ngàn người hâm mộ.
Bên cạnh câu thơ này, nhiều người cũng trích dẫn câu ông Trọng, lúc sanh tiền đã dạy [2] : "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận, vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, MANG TAI MANG TIẾNG, MỌI NGƯỜI KHINH BỈ, để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng TA ĐÃ SỐNG CÓ ÍCH. Tất cả đời ta, tất cả sức ta hiến dâng cho sự nghiệp cao cả nhất của đời, VÌ VINH QUANG CỦA TỔ QUỐC, CỦA ĐẢNG…". Trong khi đó, tại tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Nikolai Alekseyevich Ostrovsky (1904 - 1936) đã viết : "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình. Để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng : Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu trạnh giải phóng loài người". Những chữ in hoa và đậm là do ông Trọng thêm vô. Lớp thanh niên có thể không biết cuốn tiểu thuyết này nhưng lớp già không mấy ai lạ với nó. Bởi những năm đầu sau 1975, bộ phim "Thép đã tôi thế đấy" được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên màn ảnh nhỏ và đi vào cả những bài nghị luận từ phổ thông cấp 3 lúc bấy giờ. Có lẽ tuổi già cùng bịnh hoạn nặng nề, làm cho vị giáo sư tiến sĩ chuyên ngành Xây Dựng Đảng quên lãng nhà văn Nga chăng (?!). Giới quan sát cũng lấy làm lạ - "cả một đời vì nước vì non" với hàng chục cuốn sách được phát hành từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết ra, trường phái Kính yêu không trích dẫn nổi một câu nào trong đó (!).
Tuy vậy, việc trích dẫn văn chương lại "quên" nêu tên tác giả của ông Nguyễn Phú Trọng và cũng không có một câu "châm ngôn" nào do ông ta chắp bút được dẫn ra, vẫn không hề làm suy suyển lòng thương yêu và nhiều người trong trường phái Kính yêu xem ông ta dường như trở thành nhân vật Hồ Chí Minh thứ hai, thông qua đám tang.
Hơn 13 năm nắm chức vụ cao nhứt của Đảng cộng sản Việt Nam, phải công tâm thừa nhận, ông Trọng không hề để lại tai tiếng dính líu đến tham nhũng về mặt công khai, cũng như không hề có biểu hiện chống lưng cho con cái. Chỉ đến khi mất đi, đa số người dân mới tỏ tường ông ta có hai con (1 trai và 1 gái) đều là những công chức bình thường.
Linh cữu ông Nguyễn Phú Trọng được lồng kính và kéo trên một xe tải đại pháo như một tướng lãnh vừa ngã trên chiến trường
Trường phái Kính yêu xem ông Trọng như một nhà Đức Trị mẫu mực nhứt tại Việt Nam suốt gần nửa thế kỷ qua.
"Dụng đức trị quốc" nhưng người muốn thực hiện "Đức trị" cần phải am hiểu : Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. "Đức trị" thành toại cũng phải dựa trên nền tảng mọi quyền bính phải nắm trong tay và nguồn lực kinh tế phải chắc chắn điều khiển, kiểm soát được.
Xét theo tiêu chí của thuyết Đức trị từ thời Khổng Tử, ông Trọng có vẻ chu toàn và dừng lại ở việc Tu thân - Tề gia. Xét về hình thức, ông Trọng nho nhã với vẻ bề ngoài, cùng những lời tuyên bố chỉ dừng lại mang tính cổ động - khích lệ và răn đe. Do đó nên nhìn nhận chính xác hơn : Nguyễn Phú Trọng - Một nhà đức dục.
Nam Gia
Nguồn : RFA, 03/08/2024
[1] https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/8540-v-hai-l-i-tuyen-b-c-a-t-ng-bi-th-nguy-n-phu-tr-ng
Chiến dịch ‘đốt lò’ mang dấu ấn của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn sẽ được Đảng Cộng sản duy trì nhưng cũng có khả năng sẽ biến tướng thành cuộc đấu đá để triệt hạ lẫn nhau, các nhà quan sát nhận định với VOA.
Chống tham nhũng là một di sản quan trọng mà cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại
‘Đốt lò’, tức chống tham nhũng, là di sản chính của ông Trọng. Nó được phát động khi ông lên nắm quyền vào năm 2011, và được đẩy mạnh vào năm 2016 khi ông Trọng nắm nhiệm kỳ thứ hai và diễn ra quyết liệt nhất trong nhiệm thứ ba của ông.
Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ thứ ba, từ năm 2021 cho đến khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm 2024, đã có đến 7 ủy viên bộ Chính trị, hơn một chục ủy viên trung ương Đảng cùng hàng trăm cán bộ các cấp bị kỷ luật, cách chức và thậm chí bị xử lý hình sự - điều chưa từng thấy trong lịch sử Đảng.
Đảng nói ‘sẽ tiếp tục’
Hôm 29/7, Thông tấn xã Việt Nam đăng bài viết của ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, có tựa đề ‘Tiếp tục tư tưởng, quan điểm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực’.
Bài viết khẳng định toàn bộ quan điểm, đường lối, cách làm của ông Trọng trong chống tham nhũng như lời xác nhận rằng Đảng Cộng sản sẽ chống tham nhũng y như lúc ông Trọng còn sống.
Một ngày sau, hôm 30/7, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đã chỉ thị lực lượng cảnh sát điều tra của Bộ Công an tập trung điều tra các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo với phương châm ‘không có vùng cấm, không có ngoại lệ’, tờ Người Lao Động đưa tin.
‘Làm liên tục đến Đại hội 14’
Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thuộc Viện nghiên cứu VietKnow ở Hà Nội, nhận định rằng ‘chắc chắn công việc chống tham nhũng sẽ tiếp tục cho đến hết khóa 13’ và ‘khả năng sẽ có rất ít điều chỉnh’.
"Theo thông báo, vẫn còn hơn 20 vụ được đưa vào theo dõi ở Ban chỉ đạo trung ương. Các vụ việc khác liên quan đến một số ủy viên Bộ Chính trị vẫn còn phải xử lý tiếp", ông Hợp chỉ ra và cho rằng cho dù ai lên kế nhiệm ông Trọng vẫn phải sẽ tiếp tục công việc này bởi vì các vụ án đã được đưa vào diện theo dõi từ trước khi ông Trọng ngã bệnh.
Tuy nhiên, ông Hợp không chắc đến Đại hội 14 vào năm 2026 thì Đảng có tiếp tục xem chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu hay không sau khi nó bộc lộ một số vấn đề như gây bất ổn chính trị, khiến cán bộ cấp dưới gần như không dám làm gì và thậm chí còn được sử dụng như công cụ để đấu đá chính trị.
"Ổn định chính trị vẫn là ưu tiên hàng đầu, vấn đề là có các quan niệm về ổn định chính trị khác nhau, cho nên tổng bí thư kế nhiệm và Ban chấp hành Trung ương mới sẽ cần cân nhắc, ví dụ có tiếp tục chống các nhóm lợi ích gây bất ổn về nhân sự ở các cấp không?" ông phân tích.
"Họ có thể có các điều chỉnh, nhấn mạnh việc xây dựng một nền quản trị quốc gia minh bạch, có trách nhiệm và nhân văn hơn".
Để công cuộc đốt lò này duy trì được động lực và đạt hiệu quả tốt hơn thì cần ‘có cam kết từ Tổng bí thư kế nhiệm, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở cả cấp trung ương lẫn địa phương’, ông Hợp chỉ ra.
Công cụ đấu đá ?
Tuy nhiên, với những diễn biến trong thượng tầng chính trị Việt Nam thời gian qua, từ việc hàng loạt nhân vật tứ trụ phải ra đi cộng với Thường trực Ban bí thư, nhiều khả năng chiến dịch chống tham nhũng sẽ đi theo hướng tiêu cực, nhà báo Lê Trung Khoa, vốn theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, nói với VOA từ Berlin, Đức.
"Tôi thấy rằng nó sẽ không được tiếp tục theo cách như ông Trọng đã làm từ trước đến nay, mà nó sẽ biến tướng đi một cách mạnh mẽ hơn nữa để trở thành đấu đá và loại bỏ các phe cánh không ăn cánh với mình", ông Khoa nói.
Theo ông Khoa, hiện Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính là hai ứng cử viên ít ỏi đủ điều kiện lên nắm vị trí ông Trọng từng nắm lúc sinh thời trong kỳ Đại hội Đảng lần tới.
Theo phân tích của ông Khoa thì khi ông Trọng còn sống, ông có thể hòa hoãn những phe phái khác nhau vốn luôn muốn giành giật lợi ích của nhau.
"Thực tế hiện nay thực quyền nhất là ông Tô Lâm, sau đó còn có Thủ tướng Phạm Minh Chính. Họ đều ngang nhau, đều có cùng xuất phát điểm, đều từ Bộ Công an mà đi, từ cấp tướng mà đi, Do đó, họ rất hiểu nhau. Tới đây việc chống tham nhũng sẽ trở thành cao trào đấu đá lẫn nhau rất thô bạo", ông dự đoán.
Ông Khoa cho rằng, ông Tô Lâm là người ‘thực dụng’, và sẽ ‘không có động cơ chống tham nhũng để giữ tính chính danh của Đảng’ như ông Nguyễn Phú Trọng, vốn là người giáo điều chuyên ngành Xây dựng Đảng.
Nguồn : VOA, 03/08/2024
Ông Nguyễn Phú Trọng tái tập trung quyền lực về Đảng như thế nào ?
BBC, 02/08/2024
Khi còn tại vị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo có quyền lực bao trùm nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không ngừng kéo quyền lực từ phía Chính phủ sang phía Đảng cộng sản
Tuy nhiên, vào thời điểm nhậm chức tổng bí thư năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là không có quá nhiều quyền lực. Lúc bấy giờ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là người được đánh giá là có quyền lực số một, có khả năng tác động tới cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Theo Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College (Mỹ), quyền lực của ông Dũng khiến ông Trọng cảm thấy lo ngại.
"Ông ấy rất lo rằng khi nền kinh tế phát triển và trở nên phức tạp hơn, việc ra quyết định rơi vào tay các quan chức chính phủ và các nhà kỹ trị.
"Đó là một điều không thể chấp nhận được với ông Trọng. Ông ấy muốn Đảng tham gia vào mọi quy trình ra quyết định", ông Abuza nhận định với BBC News Tiếng Việt hôm 28/7.
Ông Trọng được coi là "một tín đồ chân chính của Đảng", theo cách gọi của cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Brown.
Và trong suốt 13 năm cầm quyền, ông Trọng đã thành công trong việc kéo quyền lực từ phía Chính phủ sang phía Đảng cộng sản.
Thành lập các ban đảng
Hệ thống chính trị Việt Nam vận hành với cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện và tổng bí là nhân vật cấp cao nhất trong hệ thống ấy. Tuy nhiên, chức vụ tổng bí thư vẫn có những hạn chế trong quyền hạn.
"Chức vụ tổng bí thư của Đảng cộng sản không có quyền lực điều hành, không kiểm soát các đòn bẩy của chính phủ, không có các ban bộ dưới trướng. Quyền của tổng bí thư là quyền lập các quy định, điều lệ đảng", ông Abuza nói với BBC.
Từ thực tế này, trong nhiều khoảng thời gian, người ta thấy vai trò của người đứng đầu chính phủ nổi bật hơn, đặc biệt là dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.
Do đó, khi trở thành tổng bí thư vào năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã ưu tiên tăng cường vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam về mọi mặt. Một trong những biện pháp được sử dụng là tái lập các ban đảng.
Tháng 12/2012, ông Nguyễn Phú Trọng ký quyết định số 158-QĐ/TW tái thành lập Ban Nội chính Trung ương.
Ban Nội chính là cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng về các vấn đề thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng.
Cơ bản có thể hiểu Ban Nội chính là ban đảng lo các vấn đề chính trị nội bộ của Đảng và chính phủ (do quan chức Việt Nam đều là đảng viên).
Theo giáo sư Abuza, việc tái thành lập Ban Nội chính Trung ương là một trong những nước cờ ông Trọng sử dụng để bắt đầu "xây dựng vị thế".
"Các ban đảng, như Ban Nội chính Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được thành lập và trao thêm quyền hạn để khẳng định sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng", ông nói.
Năm 2016, ông Tô Lâm giữ chức Phó Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, dưới trướng ông Trọng.
Ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) do ông Trọng làm trưởng ban. Sau đó không lâu, ông Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mà về sau thường được gọi là "đốt lò".
Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 2006-2012, ban chỉ đạo này do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban.
Về sau, vào năm 2016, ông Tô Lâm, khi đó là bộ trưởng Công an, giữ chức phó trưởng ban này, bên cạnh Trưởng ban Nguyễn Phú Trọng. Với cơ cấu tổ chức như vậy, vai trò của Đảng đối với Bộ Công an trong công tác chống tham nhũng trở nên trực tiếp hơn bao giờ hết.
Theo ông Abuza, bằng việc thành lập Ban Chỉ đạo này, ông Trọng biến công cuộc chống tham nhũng từ dưới sự kiểm soát của chính phủ thành dưới sự kiểm soát của Đảng.
Ban Nội chính về sau được đưa về làm cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo vào năm 2020. Đồng thời, Ban Nội chính cũng chuyển từ "cơ quan tham mưu" thành "cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ" về công tác nội chính của Đảng.
Tháng 6/2014, ông Trọng ký Quyết định 244-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc ban hành quy chế bầu cử trong Đảng.
Vào năm 2016, với quyết định này, ông Trọng đã thành công trong việc đẩy ông Dũng khỏi chính trường Việt Nam.
Trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng
Vào thời điểm ông Trọng mới nhậm chức tổng bí thư, ông Dũng đang phớt lờ nạn tham nhũng và để các doanh nghiệp bành trướng, theo đánh giá của các chuyên gia.
Những vấn đề liên quan tới tham nhũng được cho là một trong những lý do khiến ông Trọng muốn loại bỏ ông Dũng.
"Tôi nghĩ ông Trọng thực sự tin rằng tham nhũng mối đe dọa tới sự tồn vong của Đảng", ông Abuza đánh giá.
Bên cạnh đó, ông Dũng là chính trị gia "Việt Nam là trên hết" chứ không phải "Đảng là trên hết" như ông Trọng, theo đánh giá của ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc).
Năm 2012, ông Trọng đã có được "100% thống nhất" từ Bộ Chính trị để kỷ luật ông Dũng, nhưng Ban Chấp hành lại không đồng ý với quyết định này.
Đây là một trường hợp hiếm hoi khi Bộ Chính trị quyết định kỷ luật đảng viên nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng không thông qua và được coi là một thất bại của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng. Khi đó, dù đã có sự ủng hộ đa số từ Bộ Chính trị, ông Trọng lại không thống nhất được Ban Chấp hành Trung ương, với thành phần gồm các quan chức bộ ngành, địa phương có nhiều quan hệ lợi ích với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong cuốn hồi ký của mình, Đại sứ Mỹ Ted Osius cho biết khi mới nhận nhiệm vụ ở Hà Nội (năm 2014), ông đã được nghe hầu hết các nhà quan sát đánh giá ông Nguyễn Tấn Dũng đang lên và ông Trọng sẽ dần biến mất sau Đại hội 12 của Đảng vào tháng 1 năm 2016.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ sau đó đã dần nhận ra vị thế của ông Trọng. Ông Osius là người đã thúc đẩy Mỹ đón ông Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Giai đoạn này, ông Nguyễn Tấn Dũng đang tỏ ra là một người thân Mỹ, chống Trung Quốc. Ngược lại, ông Trọng được coi là người bảo thủ, giáo điều, thân Trung Quốc, theo nhận định của Tiến sĩ Đào Xuân Lộc thời điểm năm 2016.
Vào tháng 7/2015, ông Trọng tới Mỹ theo lời mời của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama.
Chuyến đi này, đối với ông Trọng, vừa có ý nghĩa đối nội lẫn đối ngoại cực kỳ quan trọng.
Về đối ngoại, ông Trọng đã khiến người Mỹ thừa nhận vai trò nguyên thủ trên thực tế (de facto) của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, điều mà Mỹ chưa từng làm trước đó.
Về đối nội, ông củng cố hình ảnh và vị thế của mình, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong cả chính trị trong nước lẫn đối ngoại, cho thấy rằng khi cần ông có thể giao thiệp với cựu thù.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Barack Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục vào năm 2015, một điều chưa có tiền lệ
Chuyến đi tới Mỹ được đánh giá là ngay lập tức nâng cao vị thế của ông Trọng trong chính trường Việt Nam. Theo Giáo sư Abuza, chuyến đi này giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí tổng bí thư.
"[Mọi người] sẽ nhận thấy rằng tổng bí thư Đảng cộng sản là người quyền lực nhất. Dù ông không phải là nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ, nhưng trên thực tế, ông Trọng lại là người quan trọng nhất [ngay cả] trong việc thiết lập chính sách".
Tới Đại hội 12 vào tháng 1/2016, ông Dũng vẫn nhận được đề cử vào Ban chấp hành Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử.
Tuy nhiên, do Điều 13 của Quyết định 244 nói trên, ông Dũng đã phải rút lui. Điều 13 quy định như sau :
"Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử ; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị".
Đây chính là một quy định mang tính "kỹ thuật" để ông Trọng loại bỏ ông Dũng và đây cũng là quy định giúp gia tăng quyền lực của ông Trọng và Bộ Chính trị.
Sự kiện ông Dũng rút lui được coi là một bước ngoặt quan trọng, cho thấy tài thao lược của ông Trọng trên chính trường. Từ thời điểm đó, ông Trọng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất.
"Một sự xoay chuyển chính trị chấn động đã diễn ra, và một lần nữa Đảng, chứ không phải chính phủ, nắm quyền kiểm soát một cách vững chắc tại Việt Nam", ông Osius viết về sự kiện này trong hồi ký của mình.
Theo ông Abuza, đây là thời điểm ông Trọng "thực sự tái khẳng định quyền kiểm soát của Đảng" và cũng là thời điểm chiến dịch "đốt lò" trở nên dữ dội hơn.
Ông Abuza lấy ví dụ việc ông Đinh La Thăng bị miễn nhiệm chức ủy viên Bộ Chính trị ngày 7/5/2017, điều mà theo ông là "chấn động" vào thời điểm đó. Tới tháng 12/2017, ông Đinh La Thăng bị bắt khởi tố, bắt tạm giam.
Chiến dịch đốt lò đã giúp ông Trọng loại bỏ dần những người thân tín của ông Dũng, gồm lãnh đạo hàng loạt bộ ngành trong chính phủ.
Công cuộc sắp xếp nhân sự
Để sắp xếp nhân sự, ông Trọng làm trưởng ban Nhân sự Đại hội 12, 13 và cả khóa 14 sắp tới.
Tiểu ban Nhân sự có trách nhiệm giới thiệu, kiểm tra, chốt hạ - nôm na là thống nhất trước khi trình ra tập thể đại hội, cả nhân sự cấp chiến lược gồm "Tứ Trụ", Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trưởng các ban đảng, trưởng bộ ngành, bí thư 63 tỉnh thành...
Tại Đại hội 12, hàng loạt nhân sự được coi là thân cận với ông Trọng đã bước chân vào Bộ Chính trị, bao gồm : ông Trần Quốc Vượng, bà Trương Thị Mai, ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và ông Tô Lâm.
Ông Trần Quốc Vượng là người mà ông Trọng muốn truyền lại chức vụ tổng bí thư vào Đại hội 13, theo bài viết viết trên trang Asia Sentinel vào cuối tháng 1/2021 của ông David Brown.
Ngay sau khi vào Bộ Chính trị, ông Vượng làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - ban đảng có chức năng giúp hỗ trợ đảng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Còn ông Tô Lâm nhậm chức phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vào ngày 27/4/2012, chỉ khoảng 3 tháng sau khi tham gia Bộ Chính trị, và trở thành cấp phó dưới trướng ông Trọng.
Ông Thưởng và bà Mai sau đó cũng giữ chức trưởng các ban đảng, lần lượt ở Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương.
Khi được hỏi về sự sắp xếp nhân sự này, ông Abuza nêu đánh giá với BBC ngày 28/7 :
"Ông Trọng muốn đưa những người ông ấy biết, có thể tin tưởng và có cùng thế giới quan với mình vào Bộ Chính trị. Việc đưa thêm người của mình vào Bộ Chính trị luôn là ưu tiên hàng đầu.
"Phần lớn thời gian, họ đã hợp tác với nhau, cho đến khoảng 20 tháng trước (tức khoảng đầu năm 2023 tới nay) khi ông Tô Lâm thực sự nhắm tới chiếc ghế tổng bí thư và cố gắng loại bỏ những người có khả năng thay thế ông Nguyễn Phú Trọng".
Ngày 9/8/2017, Bộ Chính trị ra Quy định số 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Theo đó, các cá nhân muốn tham gia "Tứ Trụ" đều phải hoàn thành một nhiệm kỳ tại Bộ Chính trị. Cơ bản thì Đảng sẽ thẩm định ai đủ điều kiện ngồi vào ghế chủ tịch nước và thủ tướng.
Dù việc Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện tồn tại từ lâu ở Việt Nam, Quy định 90 đã chính thức hóa sự kiểm soát của Đảng trong quy trình sắp xếp nhân sự cấp cao.
Trong Bộ Chính trị khi đó có ông Đinh Thế Huynh. Ông Huynh là người được ông Trọng chọn kế nhiệm chức vụ tổng bí thư, theo bài viết nói trên của ông David Brown.
Ông Huynh làm thường trực Ban Bí thư từ năm 2016 nhưng tới năm 2018, ông phải nghỉ làm để "điều trị bệnh".
Người thay ông Huynh khi đó là ông Trần Quốc Vượng, có thể hiểu là phương án dự phòng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ hai năm sau khi vào Bộ Chính trị, ông Vượng đã có được chức vụ cao thứ hai trong hệ thống Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, tới Đại hội 13, ông Vượng đã bị loại khỏi Bộ Chính trị.
"Ông Vượng thậm chí không được bầu lại vào Bộ Chính trị, điều này thực sự khá sốc. Ông ấy đã gây thù chuốc oán với nhiều người trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hành Trung ương và đã bị loại bỏ. Có thể thấy rằng quyền lực của ông Trọng cũng có giới hạn", ông Abuza nói với BBC.
Giáo sư Zachary Abuza cho rằng việc ông Trọng làm tiếp nhiệm kỳ thứ ba không thể hiện quyền lực của vị tổng bí thư, mà là hệ quả của việc không thể chỉ định người kế nhiệm.
Về nhiệm kỳ tổng thứ ba của ông Nguyễn Phú Trọng, ông Abuza bình luận :
"Không có những thay đổi nền tảng nào về hệ thống, luật pháp hay quy định nào cho phép ông Trọng hoặc Đảng nắm nhiều quyền lực hơn.
"Tiếp đó, ông Trọng trở nên yếu hơn, bệnh nặng hơn và vắng mặt trong nhiều cuộc họp quan trọng, người ta bắt đầu tính toán xem ai sẽ kế nhiệm ông ấy.
"Những người có tham vọng bắt đầu hành động. Người làm điều đó hiệu quả hơn cả là ông Tô Lâm".
"Với sức mạnh to lớn của Bộ Công an, ông ấy bắt đầu điều tra các đối thủ, dưới danh nghĩa chống tham nhũng và âm thầm xây dựng hồ sơ chống lại các đối thủ trong Bộ Chính trị".
Bộ Chính trị đã thống nhất chọn Chủ tịch nước Tô Lâm "chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư" thay ông Nguyễn Phú Trọng
Theo ông Abuza, việc này bắt đầu từ đầu năm 2023.
Vào tháng 3/2023, ông Thưởng, người được cho là vô cùng thân cận với ông Trọng, lên làm chủ tịch nước sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc bị miễn nhiệm vào tháng 1/2023. Vị trí thường trực Ban Bí thư do bà Mai tiếp quản.
Tuy nhiên, hơn một năm sau, tính tới tháng 5/2024, cả ông Võ Văn Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai đều mất chức.
Dù nguyên nhân miễn nhiệm hay sai phạm của những người này không được Đảng nêu cụ thể, những người này đều được cho là đã trở thành "củi" trong "lò" chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Giáo sư Abuza nhận định rằng người "nhóm củi" không phải là ông Trọng.
"Tôi không chắc ông Nguyễn Phú Trọng khi đó còn kiểm soát được tình hình. Tôi nghĩ nó đã đi xa hơn những gì ông ấy muốn.
"Ông ấy không ngăn được ông Tô Lâm loại bỏ ứng cử viên tiềm năng Vương Đình Huệ, học trò ưu tú Võ Văn Thưởng và trợ lý tin cậy Trương Thị Mai", giáo sư Abuza nhận xét.
Đề rồi, sau sự ra đi của những người này, tới tận bây giờ, "thất bại trong việc tìm người kế nhiệm" vẫn là cụm từ nhiều người sử dụng khi nói về di sản của ông Nguyễn Phú Trọng.
Là người cầm trịch Tiểu ban Nhân sự Đại hội 12, 13, 14, ông Trọng qua đời mà không tìm được người kế nhiệm.
Hiện tại, Chủ tịch nước Tô Lâm đang tạm thời giữ quyền điều hành Đảng cộng sản Việt Nam.
Về di sản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà nghiên cứu David Hutt từ Viện Nghiên cứu Trung Âu về Châu Á (CEIAS) từng viết :
"Trong nỗ lực cứu Đảng cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản của việc phớt lờ tất cả các quy tắc và chuẩn mực vốn nhằm kiểm soát quyền lực và giới hạn nhiệm kỳ, tuổi nghỉ hưu, sự phân chia tứ trụ.
"Ông cũng đã giám sát việc tái tập trung quyền lực về phía Đảng ; làm suy yếu sự độc lập của bộ máy hành chính ; thanh trừng các nhà kỹ trị và chứng kiến sự trỗi dậy của các lãnh đạo ngành công an.
"Tất cả nhân danh một chiến dịch chống tham nhũng nhằm cố gắng thay đổi bản chất con người thay vì thay đổi hệ thống chính trị đầy tham nhũng.
"Ông để lại một Đảng cộng sản ít hướng đến sự đồng thuận, ít cân bằng giữa các phe phái và mạng lưới quyền lực vùng miền, ít có khả năng tự kiểm soát quyền lực của mình hơn và dễ có nguy cơ bị một phe mạnh chiếm đoạt quyền lực hơn".
Nguồn : BBC tiếng Việt, 02/08/2024
*****************************
Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời : Bầu tổng bí thư mới như thế nào ?
BBC, 02/08/2024
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ghế tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang trống và Chủ tịch nước Tô Lâm được giao điều hành lâm thời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Tô Lâm đủ tiêu chuẩn để giữ chức tổng bí thư theo quy định
Bài toán mà Đảng cần giải là ai sẽ làm tổng bí thư cho tới Đại hội 14 diễn ra vào tháng 1/2026.
Vẫn còn khoảng 16 tháng nữa mới tới Đại hội 14, thời điểm bầu ra tổng bí thư và Ban Chấp hành Trung ương mới.
Từ nay tới thời điểm đó, Đảng cộng sản Việt Nam có một số lựa chọn :
- Chính thức bầu ra tổng bí thư mới ;
- Chọn một quyền tổng bí thư ;
- Giữ tình trạng như hiện tại : Ông Tô Lâm tiếp tục đảm trách chức năng của một tổng bí thư như thông báo phân công của Bộ Chính trị vào ngày 18/7.
Thật khó để hình dung việc Đảng cộng sản Việt Nam không có một tổng bí thư chính thức, nhất là trong bối cảnh công tác chuẩn bị cho Đại hội 14 đang bước vào giai đoạn quyết định.
Vậy trong trường hợp bầu tổng bí thư mới, quy trình sẽ diễn ra như thế nào ?
Quy trình bầu tổng bí thư
Điều 26 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 quy định quy trình bầu tổng bí thư như sau (trích nguyên văn) :
- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị. Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng bí thư và dự kiến nhân sự Tổng bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử ; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
- Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Đây là quy trình áp dụng cho phiên họp Ban Chấp hành Trung ương khóa mới sau Đại hội Đảng và trong bối cảnh có "đồng chí tổng bí thư khóa trước". Do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã qua đời, người triệu sẽ là người giữ chức năng của tổng bí thư, trong trường hợp này là ông Tô Lâm.
Vào ngày 18/7, khi có thông tin ông Tô Lâm được phân công "chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định", ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, nhận định với BBC News tiếng Việt về diễn biến sắp tới :
"Tổng bí thư, hoặc người đang giữ quyền tổng bí thư, phải đề cử người kế nhiệm. Tình hình hiện tại không rõ ràng".
Ai đủ tiêu chuẩn làm tổng bí thư ?
Tiêu chuẩn giữ chức tổng bí thư được nêu trong Quy định 214 năm 2020 của Bộ Chính trị.
Một trong những tiêu chuẩn là phải hoàn thành một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị.
Theo quy định này, tính ở thời điểm hiện tại, chỉ có Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính đủ tiêu chuẩn để giữ chức tổng bí thư.
Trong một bài viết ngày 19/7 trên trang Asia Sentinel, ông David Brown, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam, viết :
"Hiện chỉ còn một người có khả năng ngáng đường ông Tô Lâm trở thành tổng bí thư, đó là Thủ tướng Phạm Minh Chính".
Tuy nhiên, nếu ông Chính làm tổng bí thư, Việt Nam sẽ cần tìm ra một nhân sự để lấp chiếc ghế trống ở vị trí đứng đầu chính phủ. Với vai trò của thủ tướng là điều hành hoạt động các bộ ngành, của cả nền kinh tế, việc thay đổi vào lúc này sẽ gây ra nhiều xáo trộn.
Do đó, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào ông Tô Lâm.
Giáo sư Alexander L Vuving tại Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) vào ngày 19/7 đánh giá rằng ông Tô Lâm "đang đứng trước cơ hội lớn nhất" để kế nhiệm ông Trọng.
David Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung u về Nghiên cứu Châu Á (CEIAS), ngày 19/7 có chung nhận định.
"Ông Tô Lâm dường như là một sự thay thế. Ông Phạm Minh Chính không thể vừa làm thủ tướng vừa làm tổng bí thư được. Vì vậy, ông Tô Lâm sẽ có thêm 16 tháng tới để giành lợi thế trước Đại hội Đảng lần thứ 14".
Thêm nữa, ông Tô Lâm vốn đã đang giữ quyền điều hành Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Tô Lâm cũng có cái khó. Theo thông lệ, tổng bí thư là người đã hoàn thành một nhiệm kỳ trong "Tứ Trụ", hoặc thường trực Ban Bí thư. Tới thời điểm Đại hội 14, chỉ có ông Phạm Minh Chính đáp ứng tiêu chí này (ông Tô Lâm mới vào "Tứ Trụ" giữa kỳ).
Nhưng có lẽ trong bối cảnh thiếu người như hiện nay, các thông lệ có thể được bỏ qua.
Theo Quy định 214, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có thể xem xét "trường hợp đặc biệt" đối với các ứng viên cho ghế Tổng bí thư. Điều này được hiểu là, trong trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành Trung ương có thể xem xét chọn người chưa hội đủ tất cả các tiêu chuẩn cho vị trí tổng bí thư.
Nguồn : BBC, 02/07/2024
Cái chết của Nguyễn Phú Trọng có thể gây rắc rối cho mối quan hệ thân thiện của EU với Hà Nội.
Tân Chủ tịch nước Tô Lâm được coi là một nhà lãnh đạo có uy tín khiêm tốn về chính sách đối ngoại
Các nhà phân tích cho biết, các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam, bao gồm cả Chủ tịch Tô Lâm mới nhậm chức, không mấy quan tâm đến việc phá vỡ chính sách đối ngoại đã được thử nghiệm và kiểm chứng của Hà Nội là tìm kiếm sự cân bằng giữa tất cả các cường quốc.
Nhưng việc họ thiếu kinh nghiệm trong ngoại giao quốc tế và khả năng leo thang vi phạm nhân quyền có thể gây ra một cuộc tranh luận cần kíp trong nội bộ châu Âu về mối quan hệ với nhà nước độc đảng đang bùng nổ về kinh tế nhưng lại đàn áp về mặt chính trị là Việt Nam.
Cả Brussels và Hà Nội đều đang cố gắng thể hiện sự liên tục. Josep Borrell, Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của EU, đã đến Hà Nội vào tuần trước để dự tang lễ cấp nhà nước của Nguyễn Phú Trọng.
Một phát ngôn viên của EU nói với DW rằng chuyến thăm của Borrell chứng minh "mối quan hệ bền chặt" giữa Brussels và Việt Nam.
Người phát ngôn cho biết thêm, những mối quan hệ này được "nâng đỡ" nhờ một số thỏa thuận quan trọng, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác và Hợp tác EVFTA, một thỏa thuận thương mại tự do có hiệu lực vào năm 2020 và Hiệp định Đối tác Khung về hòa bình và an ninh.
Ủy ban Châu Âu cũng đã củng cố mối quan hệ thông qua Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng, một cấu trúc đa phương tài trợ cho các dự án sinh thái tại Việt Nam.
Người phát ngôn cho biết thêm, EU sẽ "nỗ lực tăng cường hơn nữa" các mối quan hệ đối tác này.
Cân bằng ngoại giao
Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Châu Á. Điều này được hỗ trợ rất nhiều bởi các công ty quốc tế "chuyển hoạt động sản xuất" khỏi Trung Quốc. Theo dữ liệu của Ủy ban Châu Âu, thương mại song phương EU-Việt Nam đã tăng lên 64,2 tỷ euro (69,6 tỷ đô la) vào năm ngoái.
Chiến lược của Hà Nội phụ thuộc vào việc cân bằng các mối quan hệ quốc tế của mình. Mặc dù tham gia vào các tranh chấp lâu dài và thường căng thẳng với Bắc Kinh về lãnh thổ ở Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc vẫn có mối quan hệ tốt đẹp, thể hiện ở tinh thần đồng chí giữa hai đảng cộng sản cầm quyền.
Đồng thời, Việt Nam hiện đã cải thiện đáng kể mối quan hệ với phương Tây. Tháng này, hãng thông tấn Reuters đưa tin rằng Washington và Hà Nội được cho là đang đàm phán về việc Việt Nam mua máy bay quân sự do Hoa Kỳ sản xuất, điều này sẽ làm thay đổi đáng kể quan hệ quốc phòng của Việt Nam.
"Chính sách đối ngoại của Việt Nam được Bộ Chính trị tập thể đưa ra. Do đó, sự trỗi dậy của phe công an khó có thể ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam", Lê Hồng Hiệp, thành viên cấp cao tại Chương trình Nghiên cứu Việt Nam của Viện ISEAS – Yusof Ishak tại Singapore, nói với DW.
"Ngay cả khi Tô Lâm trở thành tổng bí thư mới, ưu tiên chính sách đối ngoại vẫn sẽ là duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc và thúc đẩy quan hệ với các bên liên quan toàn cầu quan trọng, bao gồm cả EU", ông nói thêm.
Đảng được đặt lên hàng đầu
Nguyễn Khắc Giang, cũng thuộc Viện ISEAS – Yusof Ishak, nói với DW rằng Hà Nội sẽ "tập trung" vào chính trị trong nước trong những tháng tới, do đó khó có thể có "bất kỳ tác động ngắn hạn nào đến chính sách đối ngoại khi Tô Lâm là tổng bí thư lâm thời".
Cái chết của Nguyễn Phú Trọng mở ra một cuộc chuyển giao lãnh đạo sắp tới. Ông Tô Lâm, chủ tịch nước, được giao nhiệm vụ đảm nhiệm trách nhiệm tổng bí thư, mặc dù Bộ Chính trị sẽ sớm phải bỏ phiếu về việc liệu ông có chính thức trở thành "quyền tổng bí thư" hay không.
Nếu vậy, Tô Lâm sẽ trở thành Tổng bí thư kế tiếp tại Đại hội toàn quốc tiếp theo vào đầu năm 2026.
Các nhà phân tích cho rằng Tô Lâm hiện có lẽ là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí cao nhất, nhưng ông phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Thủ tướng Phạm Minh Chính, một cựu công an. Những người khác trong Bộ Chính Trị sẽ muốn đảm bảo rằng khoảng trống sau ông Trọng sẽ không dẫn đến cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ đảng.
Điểm yếu của Tô Lâm
Tuy nhiên, một mối quan tâm là vị thế của Tô Lâm ở châu Âu, đặc biệt là Đức.
Năm 2017, một cựu giám đốc doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh, đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc trên đường phố Berlin.
Sau đó, Thanh bị ép buộc đưa đến Slovakia và bị đưa trở lại Hà Nội trên một chiếc máy bay do chính phủ Slovakia cung cấp cho một phái đoàn đến thăm do Tô Lâm, lúc đó là bộ trưởng công an, dẫn đầu. Có những cáo buộc rằng Tô Lâm là kẻ chủ mưu.
Tòa án Đức và Slovakia đã bỏ tù một số cá nhân vì tội bắt cóc, và vào thời điểm xảy ra vụ bắt cóc một số viên chức đại sứ quán Việt Nam đã Đức bị trục xuất.
"Một số quốc gia, đặc biệt là Đức, có thể cảm thấy hơi khó chịu khi đối phó với Tô Lâm, nhưng tôi tin rằng đây không còn là vấn đề lớn giữa [họ] nữa", Hiệp nói với DW.
Vào tháng 4, chỉ vài tuần trước khi Tô Lâm trở thành chủ tịch nước Việt Nam, chính phủ Slovakia đã đình chỉ các cáo buộc đối với Tô Lâm về vai trò của ông trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hiện ông cũng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích nói với DW rằng Tô Lâm không có đủ uy tín về chính sách đối ngoại như Nguyễn Phú Trọng. Phần lớn lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản, hiện nằm trong tay quân đội và công an, cũng có phần thiếu sót về mặt này.
Tô Lâm, bộ trưởng công an từ năm 2016 đến năm 2021, đã thực hiện tương đối ít các chuyến công du quốc tế và bộ ngoại giao đã bị thanh trừng trong năm qua trong chiến dịch đốt lò của Nguyễn Phú Trọng phát động vào năm 2016 và Tô Lâm giám sát.
To Lâm "không đặc biệt quan tâm" đến nhân quyền, môi trường hay "bất kỳ điều gì mà các chính trị gia châu Âu cho là quan trọng", Bill Hayton, cộng sự tại Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương của Chatham House, nói với DW.
"Điều quan trọng đối với Tô Lâm và những người ủng hộ ông trong cơ quan an ninh của Việt Nam là duy trì độc quyền quyền lực của Đảng cộng sản", Hayton nói thêm.
Xung đột về các giá trị
Claudio Francavilla, giám đốc vận động EU tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với DW rằng "Việc Tô Lâm lên nắm quyền không phải là tin tốt cho nhân quyền".
Ông nói thêm: "Điều đó có nghĩa là sự đàn áp, hoàn toàn không khoan dung với những lời chỉ trích và thái độ thù địch hoàn toàn với các quyền dân sự và chính trị cơ bản của chính phủ Việt Nam sẽ chỉ gia tăng".
Những lời chỉ trích của châu Âu về các hành vi vi phạm nhân quyền của Việt Nam "có khả năng sẽ gia tăng nếu chế độ này trở nên độc đoán hơn nữa", điều này sẽ khiến "Việt Nam quyết đoán hơn trong việc phản bác lại những lời chỉ trích", Alfred Gerstl, chuyên gia về quan hệ quốc tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Đại học Vienna, nói với DW.
Hiện tại, như Gerstl đã nói, "EU khá thận trọng trong việc chỉ trích các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là so với Trung Quốc".
Tuy nhiên, EU đang ngày càng chịu áp lực phải lên án hành vi của giới lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là vì chính quyền ngày càng nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động vì môi trường tham gia vào các dự án do EU hậu thuẫn.
"EU nên ngừng trao cho Đảng cộng sản Việt Nam quyền tự do vi phạm nhân quyền", Francavilla, của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết. "Các lệnh trừng phạt có mục tiêu và áp lực thương mại đã quá hạn từ lâu".
David Hutt
Nguyên tác : With Nguyen Phu Trong gone, are EU-Vietnam ties at risk ?, DW, 31/07/2024
Nguồn : VNTB, 31/07/2024
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào ?
BBC, 01/08/2024
Báo South China Morning Post ở Hong Kong vừa có bài phân tích những tác động tiềm tàng từ việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời đối với tình hình Biển Đông.
Các nhà quan sát cho rằng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ổn định
Bài viết trên báo South China Morning Post (SCMP) hôm 26/7 dẫn lời ông Trương Minh Lượng, Phó Giáo sư chuyên về Đông Nam Á và Biển Đông tại Đại học Kỵ Nam (Quảng Châu), nhận định:
"Không như căng thẳng gay gắt của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đã xoay xở để hòa thuận mà không thổi phồng những khác biệt sâu sắc về vấn đề lãnh thổ.
"Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã xoay xở để thiết lập mối quan hệ khá thân thiện với Trung Quốc, ít nhất là bề ngoài. Nhưng đồng thời, mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Nga cũng được nâng lên mức độ chưa từng có.
"Tất cả đều nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc để Việt Nam có thể có một môi trường quốc tế thuận lợi và mối quan hệ tương đối ổn định với Trung Quốc phần lớn nằm trong tầm kiểm soát của Hà Nội".
Diễn biến gần đây
Từ đầu năm đến nay, xung đột giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á diễn ra khá căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas).
Hôm 17/6, tàu hải quân Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế gần Bãi Cỏ Mây đã va chạm với cảnh sát biển Trung Quốc, khiến một thủy thủ Philippines mất ngón tay.
Trước đó, hồi cuối tháng 3/2024, lực lượng làm nhiệm vụ của Philippines trên Biển Đông cho biết cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng tấn công một tàu dân sự được thuê để tiếp tế cho quân đội.
Tuy không xảy ra các sự kiện căng thẳng mới, Việt Nam và Trung Quốc, do lịch sử tranh chấp lâu dài và không thể hóa giải, tiếp tục thể hiện lập trường khác biệt trong nhiều vấn đề.
Vào giữa tháng 5/2024, một viện nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Việt Nam đang bồi đắp các đảo "chiếm đóng trái phép".
Vào đầu tháng 3/2024, Trung Quốc giới thiệu bảy điểm cơ bản mới mà khi được kết nối sẽ tạo thành đường cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của mình ở Vịnh Bắc Bộ và phía Việt Nam đã lên tiếng "đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc và UNCLOS 1982".
Giữa Việt Nam và Philippines cũng tồn tại mâu thuẫn liên qua đến Biển Đông, trong đó có vấn đề chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.
Vào tháng 8/2023, người biểu tình Philippines đã xé cờ Việt Nam trước Đại sứ quán Việt Nam tại Manila sau khi truyền thông địa phương đưa tin về cáo buộc "quân sự hóa" của Hà Nội ở Biển Đông.
Tuy vậy, hợp tác hàng hải giữa hai quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận những bước tiến, trong đó thỏa thuận hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước được ký trong chuyến thăm của ông Marcos tới Hà Nội hồi tháng 1/2024.
Nhận xét về căng thẳng trên Biển Đông, Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), chia sẻ với BBC vào cuối tháng 6/2024 rằng Trung Quốc có thể không hung hãn với Việt Nam như cách họ làm với Philippines.
"Hiện nay dường như Bắc Kinh không muốn chọc giận Hà Nội bằng những hành động hung hãn nhằm vào ngư dân Việt Nam. Họ không muốn làm điều đó trong thời điểm đang bận tay với Philippines. Họ không muốn tạo thêm mặt trận khác trên Biển Đông.
"Với việc đặt trọng tâm hiện tại là giải quyết Philippines trên Biển Đông, tôi cho rằng Trung Quốc không muốn gây xích mích không cần thiết trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á khác, ít nhất là với Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
"Hơn nữa, Trung Quốc muốn bêu tên Philippines như là một kẻ dị biệt, cùng lúc đó họ tăng cường luận điệu rằng họ đã kiểm soát tranh chấp và không để xảy ra xung đột nào với các nước khác trong Đông Nam Á".
Một số chuyên gia cho rằng Philippines và Việt Nam nên củng cố hợp tác nhằm bảo vệ lợi ích chung trước những "hoạt động cưỡng ép" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Trọng qua đời có tác động gì ?
Nhiều nhà quan sát cho rằng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định.
Nhìn chung, giới quan sát có cái nhìn tích cực về đường lối "ngoại giao giao tre" thực dụng của Hà Nội dưới thời ông Trọng - một lựa chọn cân bằng tinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh mâu thuẫn trên Biển Đông trở nên sâu sắc.
Song song với đó, một số nhận xét cho rằng người kế nhiệm ông Trọng có thể có những nước đi mới.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra mối quan hệ cá nhân giữa ông Trọng và ông Tập và mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản, trong những năm qua đã đóng vai trò như một điểm cân bằng trong mối quan hệ vừa yêu vừa ghét giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
"Mặc dù Việt Nam mở rộng ngoại giao và cải thiện quan hệ với Mỹ, tôi nghĩ rằng ông Trọng đã có thể trấn an Bắc Kinh rằng Việt Nam thực sự trung lập và việc cải thiện quan hệ với Washington sẽ không ảnh hưởng đến Bắc Kinh", SCMP dẫn lời Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ).
"Điều này là có thể vì sự kiên định với tư tưởng cộng sản của ông Trọng. Ông nhìn thế giới rất giống ông Tập", ông Abuza nói thêm.
Một nhà quan sát chính trị giấu tên nói với BBC rằng ông Trọng là một lãnh đạo quan liêu cộng sản điển hình, "tức ngoài Đảng ra, không có trời, không có đất". Đảng thống lĩnh, lãnh đạo tuyệt đối với ông Trọng là một hằng số không thể thay đổi nên ông luôn nỗ lực loại bỏ những mối đe dọa làm xói mòn quyền lực của Đảng.
Theo ông Nguyễn Khắc Giang, nhà phân tích tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, đã có một mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Trọng và ông Tập do cam kết chung của họ đối với chủ nghĩa Mác-Lênin.
"Điều này đã giúp ổn định quan hệ song phương trong thời kỳ căng thẳng, đặc biệt là về tranh chấp trên biển ở Biển Đông", SCMP dẫn lời ông Giang.
Ông Giang cũng cho biết mặc dù những người kế nhiệm tiềm năng của ông Trọng - chẳng hạn như Chủ tịch nước Tô Lâm - không có mối quan hệ này với ông Tập, nhưng ông không nghĩ điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc của Hà Nội vì mối liên kết giữa hai đảng vẫn mạnh.
Giáo sư Trương Minh Lượng đánh giá tranh chấp hàng hải vẫn là một trong những biến số lớn nhất trong quan hệ song phương.
Ông cho rằng việc Việt Nam nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) có thể được thực hiện dưới sự giám sát của ông Tô Lâm.
"Thời điểm này thật thú vị - có lẽ nhằm mục đích... thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc cho công chúng trong nước xem, đồng thời cố gắng gia tăng lợi thế thương lượng của ông Lâm đối với Trung Quốc.
"Điều đó cho thấy ông Lâm một mặt sẽ làm theo cách tiếp cận của ông Trọng trong việc đối phó với các cường quốc... nhưng mặt khác sẽ có những khác biệt, biến thể và các nước đi sáng tạo", SCMP dẫn lời giáo sư Trương.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Hoàng Anh Thư - nhà nghiên cứu về chính sách công, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải tại Đại học Quốc gia Singapore - chia sẻ với BBC hôm 20/7 :
"Có thể nói, việc nộp đệ trình có hai mục đích chính. Thứ nhất là để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với vùng biển của mình. Căn cứ vào điều 77 của UNCLOS, các quốc gia ven biển có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng thềm lục địa.
"Trên thực tế, nhiều quốc gia khác trong khu vực như Malaysia và Philippines cũng đã nộp các đệ trình riêng của mình. Thứ hai là để tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng kéo dài trên Biển Đông".
Trong bài viết trên trang Fulcrum chuyên phân tích về Đông Nam Á vào hôm 25/7, nhà nghiên cứu Phan Xuân Dũng từ Đại học Quốc gia Úc cho rằng ông Trọng lên làm tổng bí thư vào thời điểm Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn trên Biển Đông.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng trong cùng năm 2011, hai nước đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển, bao gồm cả tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo ông Dũng, động thái này cho thấy ý định của ông Trọng và Việt Nam muốn tách biệt vấn đề Biển Đông khỏi các lĩnh vực hợp tác khác với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn xung đột trên biển đồng thời xây dựng mối quan hệ song phương ổn định.
Chia sẻ với BBC, Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) cho rằng một trong những tác động dẫn tới chuyển biến của ông Nguyễn Phú Trọng là sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014. Sau sự kiện này, ông Trọng đã tìm đến Mỹ, cũng như tham gia các cơ chế đa phương khác, như một cách tạo đối trọng.
Trong năm 2019, thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam leo thang với việc Trung Quốc điều tàu xâm phạm vùng biển Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng việc xử lý mối quan hệ với "người anh em cộng sản" này phải thật khéo léo.
"Xử lý mối quan hệ này không đơn giản. Nặng về bên nào đều bị phê phán.
"Thái độ của Đảng rất dứt khoát, kiên quyết, khôn khéo, nhưng có những việc không thể nói công khai. Làm sao để đất nước yên bình nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền mới là giỏi", VnExpress dẫn lời ông Trọng.
Ông Khang Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Boston, trả lời BBC hôm 25/7 rằng lãnh đạo các nước sẽ mong tổng bí thư mới của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì đường lối ngoại giao này.
"Nếu Việt Nam đủ quan trọng với các cường quốc thì họ vẫn sẽ giúp Việt Nam khi Việt Nam cần, kể cả khi Việt Nam vẫn giữ trung lập. Chính sự trung lập này giúp các cường quốc yên tâm là Việt Nam sẽ không làm tổn hại lợi ích của họ", ông Khang Vũ bình luận.
Trong một diễn biến liên quan, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell phát biểu tại Hà Nội hôm 30/7 rằng EU muốn đảm bảo hòa bình ở Biển Đông - khu vực mà khoảng 40% lượng hàng nhập khẩu và 20% lượng hàng xuất khẩu của EU được vận chuyển qua.
Ông Borrell đồng thời nói rằng khối này có thể giúp tăng cường năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam.
Nguồn : BBC, 01/08/2024
*************************
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : đức trị và đảng trị
BBC, 01/08/2024
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhiều người dân và truyền thông trong nước ca ngợi về đạo đức. Nhưng liệu có thể dùng đạo đức để giữ sự trong sạch cho bộ máy cầm quyền và để lãnh đạo toàn xã hội ?
Ông Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa
Ông Trọng, người giữ ba nhiệm kỳ tổng bí thư tổng cộng hơn 13 năm, được đánh giá là người có đời sống cá nhân liêm khiết, là người cộng sản kiên trung cuối cùng.
Nhìn lại sự nghiệp của ông Trọng, cựu cán bộ ngoại giao Mỹ tại Việt Nam - ông David Brown - nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 20/7 rằng :
"Ông Trọng đã sống đúng như những gì ông ấy cho là đúng để trở thành lãnh đạo gương mẫu để những người khác noi theo. Nhưng đáng tiếc, bản tính của con người là tham lam và chúng ta không thể thay đổi được gì nhiều", ông Brown nói.
Một nhà quan sát chính trị giấu tên từ Hà Nội thì tỏ ra lo lắng trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt vào ngày 28/7:
"Quốc tang đã kết thúc, những ngợi ca dành cho ông Trọng rồi cũng lắng xuống. Mặt tích cực là Việt Nam có một lãnh đạo được dân kính trọng, yêu mến. Nhưng tiêu cực là có lẽ ngoài ông Trọng ra, có vẻ không ai đủ trong sạch để dẫn dắt công cuộc đốt lò. Chiều dài lịch sử cũng cho thấy, đức trị không phải là cách quản lý đất nước một cách bền vững".
Theo người này, việc ông Trọng dùng đạo đức cá nhân để lãnh đạo, thay vì tạo ra các cơ chế lãnh đạo khoa học và phù hợp, sẽ khiến cho những mục tiêu ông đặt ra khó mà duy trì.
Nền đức trị và sự đau đáu cuối đời
Ông David Brown, người từng là cán bộ ngoại giao Mỹ tại Việt Nam và sau này là nhà phân tích chính trị, nhận xét với BBC rằng, sau khi đánh bại đối thủ nặng ký là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện tầm nhìn của mình về một Việt Nam tiến bộ dựa trên việc thanh lọc những cán bộ, quan chức bị cho là chệch khỏi đường lối Mác-Lênin, nêu cao đạo đức, nói cách khác là xây dựng một nền đức trị, thông qua chiến dịch đốt lò.
Và để giữ lửa cho chiến dịch, ông Trọng đã dùng những quy định, nghị quyết và các ban đảng làm công cụ để thực hiện ý chí của mình, ví dụ Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017.
Quy định nêu rõ rằng: "Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời". Quy định này còn nói rằng ngay cả các quan chức thuộc Đảng đã qua đời vẫn có thể bị xử lý kỷ luật nếu vi phạm của họ đặc biệt nghiêm trọng.
Một số quan chức đã về hưu nhưng vẫn bị xử lý vì những sai phạm trong quá khứ, tiêu biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy, cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Ông Hải đã bị cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng vì sai phạm liên quan tới Vạn Thịnh Phát và AIC.
Sáu ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 thôi nhiệm vụ kể từ đầu khóa tới nay, chưa bao gồm ông Đinh Tiến Dũng mới đây
Một quy định khác được áp dụng thời gian gần đây là Quy định 41, được ban hành vào năm 2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Đây là quy định khiến nhiều ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 mất chức, do "chịu trách nhiệm chính trị người đứng đầu".
Những người này gồm: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.
Có thể nói, Bộ Chính trị khóa 13 có số ủy viên rơi rụng nhiều nhất trong các khóa là vì Quy định 41 nói trên.
Quy định 41 được ông Trọng coi là vũ khí để xử lý cán bộ đảng viên, đặc biệt là những cán bộ cấp cao, khi họ "suy thoái". Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy đó là quy định này cũng tạo ra lộ trình hạ cánh an toàn cho các cán bộ thuộc nhóm cấp cao nhất, những người nằm trong Bộ Chính trị hoặc "Tứ Trụ".
Cả 7 trường hợp ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm 3 thành viên "Tứ Trụ", mất chức trong khóa 13 đều không có mức kỷ luật Đảng chính thức nào được công bố, do đó vi phạm của họ cũng không được xem xét về hành chính, hình sự.
Điều này, theo nhiều nhà phân tích chia sẻ với BBC, đó là ông Trọng "ném chuột" nhưng không muốn "vỡ bình", như chính ông nói.
Trước khi qua đời vào ngày 19/7, ông Trọng đã nằm viện nhiều ngày nhưng ông vẫn liên tục thúc đẩy vấn đề xây dựng đạo đức.
Ngày 9/7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, nhằm chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị và lấy đạo đức làm "vũ khí sắc bén" vượt qua mọi thách thức, cám dỗ, suy thoái.
Quy định 144 nêu rõ các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên cần thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Một điều đáng chú ý, Quy định 144 được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành vào ngày 9/5, chỉ hơn hai tháng trước khi ông qua đời vào ngày 19/7.
Các video, tư liệu về ông Trọng sau đó tiết lộ cho công chúng biết ông đã có thời gian dài vừa làm việc vừa điều trị bệnh trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Có thể Quy định 144 về đạo đức cán bộ đã được ông Trọng ký trong những ngày tháng cuối đời trong bệnh viện. Điều này cho thấy rằng ông có lẽ vẫn đau đáu, mong muốn các đồng chí, cán bộ, đảng viên giữ được đạo đức cách mạng, theo con đường chủ nghĩa xã hội và tiếp tục điều hành đất nước bằng đạo đức.
Điều này là nhất quán với phong cách lãnh đạo của ông từ trước đến nay, đặc biệt là sau khi ông củng cố quyền lực sau Đại hội 12 vào năm 2016.
Quy định số 08-QĐi/TW năm 2018 về trách nhiệm nêu gương, Quy định số 37-QĐ/TW năm 2021 về những điều đảng viên không được làm… đều nằm trong các nỗ lực gia tăng đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên.
Do nhấn vào đạo đức, nên các quy định này thường có tính chất định tính cao, trong khi nhiều khoản mục rất khó định lượng, dễ dẫn đến sự diễn giải tùy tiện, khác nhau đối với từng vụ việc.
Nỗ lực củng cố nền đức trị của ông Trọng cũng được thể hiện qua các thông điệp như "danh dự mới là điều thiêng liêng, cao qúy nhất", "tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu"… Tất nhiên, đối với ông, phần quan trọng nhất trong đạo đức là đạo đức cách mạng, là lý tưởng cộng sản, là trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trước khi qua đời, ông đã có những nỗ lực cuối cùng. Do nguyên nhân sức khỏe, ông Trọng không tham dự Hội nghị Quân ủy Trung ương vào ngày 8/7 và Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương vào 4/7 nhưng ông vẫn gửi phát biểu đến hội nghị và đều nhấn mạnh việc xây dựng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội. Ông Trọng muốn lực lượng công an làm tốt vai trò "thanh bảo kiếm" của Đảng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đấu tranh "từ xa".
Niềm tin của ông Trọng
Thống kê từ Ban tổ chức lễ tang, có tới hơn 200.000 người đã đến viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Con số này chưa kể hàng trăm ngàn người đứng trên đường tiễn ông và những người sống ở nước ngoài đến viếng tại các đại sứ quán Việt Nam.
Trên Facebook, nhiều người đã đổi ảnh đại diện cờ rủ và trên TikTok, nhiều người đã sáng tác bài hát và vẽ tranh về ông Trọng. Những người nổi tiếng, trong đó có nhiều nghệ sĩ, nếu không bày tỏ đau buồn, hoặc đăng tải những hình ảnh "không phù hợp", sẽ lập tức bị "cộng đồng mạng" tố cáo.
Trên mạng, không khó để bắt gặp những video có hình ảnh chiếc áo khoác màu nâu của ông Trọng, với một bên ống tay bị cắt ngắn, hình ảnh được nhấn nhá làm nổi bật tính giản dị, tiết kiệm. Thông tin trên mạng cho biết ông đã không mua áo mới mà vá lại để tiếp tục mặc suốt hơn 10 năm trời.
Tuy nhiên, bên dưới hình ảnh một nhà lãnh đạo giản dị, liêm khiết, ông Trọng được đánh giá là một chính trị gia lão luyện trong cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng.
Nhà báo David Hutt từng nhận định với BBC:
"Ông Trọng đã hạ bệ các mạng lưới quyền lực thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng. Quan trọng hơn, ông Trọng muốn khôi phục đạo đức và luân lý xã hội chủ nghĩa cho Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là một chiến dịch đi sâu vào ý thức hệ, chứ không đơn thuần là chống tham nhũng.
"Và ông Trọng nghĩ chỉ có ông ta mới có thể lãnh đạo Đảng trong sứ mệnh này".
Điều này thể hiện qua việc ông Trọng làm tổng bí thư liên tiếp ba nhiệm kỳ, bất chấp cả Điều lệ Đảng. Ông Trọng cũng từng nhất thể hóa hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước vào năm 2018, điều mà chỉ có các ông Hồ Chí Minh và Trường Chinh từng làm.
Theo Điều lệ Đảng, tổng bí thư là bí thư quân ủy trung ương, tức nắm đảng ủy bên quân đội, nhưng từ trước tới nay, tổng bí thư không tham gia bên công an.
Đến thời ông Trọng, ông đã tạo tiền lệ cho chính mình khi làm ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương. Và cũng lần đầu tiên, ông tham gia họp thường kỳ bên chính phủ.
Nhà quan sát chính trị giấu tên giải thích với BBC :
"Đây là những hiện tượng phản ánh xu hướng ông muốn khôi phục lại quyền kiểm soát của phe Đảng trong tất cả cơ cấu khác trong hệ thống chính trị.
"Nhiều người khen ngợi ông Trọng liêm khiết, điều đó không sai nhưng không có nghĩa ông ấy không phải là nhà độc tài. Nhiều nhà độc tài không mưu lợi về vật chất, họ nắm quyền vì họ tin vào một lý tưởng, trong trường hợp ông Trọng là lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và họ tin rằng chỉ có bản thân mới có thể thực hiện tốt nhất lý tưởng đó. Những người này có xu hướng duy trì quyền lực càng lâu càng tốt. Tôi nghĩ ông Trọng là trường hợp như vậy.
"Và vì ông tin chỉ có mình ông mới có thể làm được điều đó nên ông đã không chuẩn bị lộ trình cho việc chuyển giao quyền lực và đã bất chấp điều lệ Đảng để tiếp tục nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba. Tuy nhiên, một xã hội vận hành thì cần dựa trên cơ sở những khế ước chứ không phải ý chí cá nhân vì cá nhân xuất chúng thế nào rồi cũng sẽ đến lúc phải dừng lại, không cãi được mệnh trời".
Giáo sư Alexander Vuving đánh giá tuy ông Trọng muốn "nhốt quyền lực trong lòng cơ chế" nhưng chính ông lại phá cơ chế trong nhiều vấn đề, đặc biệt là khi ở lại thêm một nhiệm kỳ thứ ba lúc đã tuổi cao sức yếu.
"Việc phá vỡ cơ chế này của ông đã tạo nên một cuộc khủng hoảng trong vấn đề chuyển giao quyền lực trong Đảng".
'Bước lùi về chính trị'
Quay trở lại chiến dịch đốt lò, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng xây dựng và tái thành lập nhiều ban đảng vốn bị xóa sổ dưới thời kỳ đỉnh cao quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong một cuộc bỏ phiếu vào năm 2012, ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công nhận được ủng hộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng để chuyển giao việc phòng chống tham nhũng từ văn phòng thủ tướng sang một ban do đảng lập ra và quản lý.
Đó là Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, được thành lập theo Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 01/02/2013 và do ông Trọng làm trưởng ban chỉ đạo.
Trong khi từ năm 2006-2012, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thuộc Chính phủ và do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban.
Tiếp đến, Ban Nội chính Trung ương đã được tái thành lập theo Quyết định 158-QĐ/TW vào năm 2012. Ban này là cơ quan tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
Trước khi bị bắt, cây viết Huy Đức, tác giả sách Bên Thắng cuộc, đã viết rằng, việc tái lập các ban Đảng dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng là "một bước lùi về chính trị".
"Chống tham nhũng bằng Ban Nội chính [và các ban đảng] thay vì gỡ bỏ 'vòng kim cô nội chính' cho các cơ quan tư pháp, để họ tiến hành tố tụng theo các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, thì không chóng thì chày sẽ có Ba X tân thời thay cho Ba X cũ.
"Những người biết chuyện cung đình đánh giá cao sự giữ gìn của ông Nguyễn Phú Trọng và vợ con ông [ít nhất là cho đến nay]. Nhưng, quản trị quốc gia [trong đó có chống tham nhũng] phải bằng thể chế chứ không thể trông chờ vào 'tấm gương đạo đức' của một vài cá nhân hay việc bắt bớ, loại bỏ một vài con sâu chúa.
"Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có 'đổi mới II' trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa", tác giả Huy Đức đánh giá.
Nhà quan sát chính trị giấu tên nhận định với BBC:
"Nếu đức trị mà có tác dụng thì sau 10 năm chống tham nhũng, những bê bối như Việt Á, Chuyến bay giải cứu đã không xảy ra. Ta thấy quan chức bị bắt nào cũng có bằng lý luận chính trị cao cấp nhưng vẫn tham nhũng. Như vậy, các quy định về đạo đức và chủ nghĩa Mác-Lê nin thực chất là đào tạo sự trung thành với chế độ, chứ không phải xây dựng đạo đức.
"Chiến dịch đốt lò đã tạo ra không khí sợ hãi bao trùm các cán bộ, quan chức trong và ngoài Đảng, khiến hệ thống hành chính tê liệt khi những người này sợ đưa ra quyết định vì sợ chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ ông Trọng dù sống đời liêm khiết nhưng đã không thể thuyết phục các đồng chí của mình, nền đức trị lung lay và ông Trọng đã cai trị dựa trên nỗi sợ hãi hơn là việc lấy đức làm gốc".
Nhà phân tích chính trị David Brown nhận định với BBC rằng, để tiếp nối di sản của ông Trọng, Đảng cần chọn một người giống như ông Trọng và người này phải giành được quá bán ủng hộ - 91 phiếu hoặc hơn – khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập nhiều kỳ họp vào năm 2025 để chuẩn bị cho Đại hội 14.
"Các quyết định của cơ quan này sẽ được thông qua bằng bỏ phiếu kín và, tại vòng bỏ phiếu đầu tiên, sẽ có ít nhất là dăm bảy ủy viên Bộ Chính trị có thể xoay xở để kế nhiệm ông Trọng. Dù rằng đa phần ủy viên Trung ương Đảng có thể đã được chọn vì họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhưng không có gì đảm bảo rằng trong một cuộc bỏ phiếu kín thì họ sẽ bầu cho một người mà có hứa hẹn sẽ dẫn dắt đảng theo cách giống với ông Trọng".
Nguồn : BBC, 01/08/2024
Có người cho rằng trong các nhân vật chính trị Việt Nam đương đại, ông Nguyễn Phú Trọng có thể được sánh ngang với ông Lê Duẩn. Đánh giá này có lẽ cần được bàn thêm.
Rất nhiều người dân Việt Nam bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng
Ông Lê Duẩn điều hành một nước Việt Nam trong một bối cảnh có thể nói là ít phức tạp bằng ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Duẩn còn là một vị tổng chỉ huy lực lượng cộng sản chiến thắng ngày 30/4 năm 1975 nên ông có cái uy của vị tư lệnh.
Nước Việt Nam thời ông Duẩn phân định ranh giới "địch-ta" rõ ràng. Xã hội tựu trung chỉ có hai thành phần, cán bộ và dân chúng. Cán bộ thì nắm tất tần tật, còn dân chúng thì mới hoàn hồn sau chiến tranh, cũng chẳng mấy khó để cai trị. Không có internet mà cũng chẳng có mạng xã hội.
Thời ông Nguyễn Phú Trọng khác hẳn. Xã hội có nhiều thành phần, mà cán bộ cũng năm bảy phe. Chiến tuyến "địch-ta" không còn rõ ràng nữa. Có một bộ phận dân chúng trẻ tuổi ngày càng đông, không biết chiến tranh là gì, lại học đủ thứ chuyện bên ngoài thông qua internet, mạng xã hội. Ông Trọng cũng không có một uy thế thủ lĩnh thời chiến như ông Duẩn.
Ông Trọng bị nhiều người chỉ trích, gọi ông bằng những danh từ xách mé, hay là nói ông là kẻ giáo điều cộng sản. Nhưng dù ý kiến thế nào, ông cũng là nhà lãnh đạo Việt Nam nổi tiếng nhất trong thời bình.
Ông tiếp chuyện ba vị tổng thống Mỹ, quốc gia cựu thù, trong đó có một lần ông được tiếp tại tòa Bạch Ốc, sự kiện cho thấy Hoa Kỳ công nhận ông là nguyên thủ "de facto" (trên thực tế) của nước Việt Nam.
Tên tuổi ông gắn với chính sách ngoại giao mềm dẻo gọi là "cây tre" (người không thích thì gọi là đu dây), cứ đong đưa giữa một bên là phương Tây, bên kia là mối quan hệ phức tạp với "người anh em phương Bắc" Trung Quốc và Nga.
Di sản nổi bật thứ hai của ông là cuộc đấu tranh chống tham nhũng với tên tục là "đốt lò". Nhiều người không ưa ông, hay không ưa chế độ Việt Nam hiện nay, gọi đấy chỉ là phương tiện để ông cùng các đồng chí cánh hẩu của ông đấu đá nội bộ.
Nhưng tôi cho rằng chuyện "đốt lò" của ông Trọng tạo nên nhiều uy tín cho ông trong dân chúng Việt Nam. Có thể những hình ảnh người ta tiếc thương ông bị báo chí của Đảng nói vống lên một chút, nhưng theo tôi, đa số dân chúng Việt Nam kính trọng ông Trọng.
Hiện tượng Nguyễn Phú Trọng
Ta có thể có giải thích nào cho hiện tượng Nguyễn Phú Trọng, một viên quan văn theo quan niệm truyền thống là "trói gà không chặt", không có sáng kiến tư tưởng nào ngoài tín điều Mác-Lênin, mà lại tạo được uy tính trong dân chúng, thống trị tất cả các phe phái ?
Tôi nghĩ là có hai nguyên nhân.
Điều thứ nhất, ông Trọng là người trong sạch. Cũng có những lời ra tiếng vào, nói ông dính tới vụ này vụ khác, nhưng không có gì chắc chắn cả.
Ta nên nhớ trong tình trạng các phe bên tám lạng người nửa cân thì nếu ông Trọng có lem nhem gì đó chắc hẳn các phe kia không để yên cho ông. Người ta không nghe nói gì đến con cháu ông, và cho đến cuối đời ông vẫn đi lại bằng một chiếc xe công vụ cũ kỹ.
Có thể nói ông là một Mr Clean (ông Trong Sạch) có thể đứng giữa các phe phái, mà phe nào cũng không ít tì vết.
Nguyên nhân thứ hai là truyền thống Việt Nam cũng như hiện trạng xã hội Việt Nam hiện tại.
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Khổng giáo rất mạnh mẽ, trong đó người ta kính trọng những người trong sạch, những vị quan liêm khiết.
Đại đa số dân chúng là những nông dân, cày ruộng, hoặc (vẫn là nông dân) làm thuê tại các xưởng sử dụng lao động đơn giản. Nhu cầu tinh thần của đa số dân chúng ấy không có gì xa xôi và phức tạp, họ tuân lệnh nhà cầm quyền, có mất tự do một chút cũng không sao, mà nhất là nhà cầm quyền ấy đang được dẫn đầu bởi một người liêm khiết.
Giữa cơn rối loạn tư tưởng hậu cộng sản, cộng với cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", với "những viên đạn bọc đô la", ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện như một yếu tố trung hòa cho mọi nhu cầu.
Một mặt ông lặp đi lặp lại những giáo điều Mác-Lênin, làm cho những đảng viên thuần đảng đang chới với được an tâm. Mặt khác ông tung ra chiến dịch "đốt lò", chống lại những viên đạn bọc đô la, từ đó duy trì sự ổn định xã hội, cũng như tầng lớp đang cai trị quốc gia.
Ông là một chính trị gia khéo léo, không thua bất cứ nhân vật chính trị quốc tế nào.
Khúc bi tráng của người "cộng sản cuối cùng"
Có người bảo ông Trọng là "người cộng sản cuối cùng".
Câu khẳng định này đúng hay sai tùy theo chủ quan của mỗi người, tùy theo định nghĩa thế nào là cộng sản.
Theo dõi hơn 10 năm nay, tôi nghĩ rằng ông Trọng hoàn toàn hiểu được những lời huấn thị của ông ở những buổi hội họp hoành tráng công khai là chỉ nói thế thôi chứ không có thực chất.
Ông hoàn toàn hiểu rằng các cán bộ kiên trung tư tưởng của ông hoàn toàn có thể gục ngã vì các viên đạn bọc đô la. Ví dụ tiêu biểu cho lớp này chính là cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, một học trò Mác-Lênin của ông Trọng, mà ông góp phần qui hoạch dài lâu nhưng rốt cuộc đã mất chức.
Dù Đảng cộng sản Việt Nam không công bố rõ ông Thưởng mắc khuyết điểm gì, nhưng rõ ràng đó là một trường hợp, mà theo định nghĩa của chính ông Trọng, là "thoái hóa", "biến chất".
Ông Nguyễn Phú Trọng hiểu nhưng ông vẫn hy vọng cái mô hình Mácxít-Lêninít có cơ hội trở lại hay chăng, sau khi ông hoàn tất "công cuộc đốt lò" ?
Đó chính là bi kịch Nguyễn Phú Trọng.
Ông hoàn toàn hiểu rằng không có cán bộ nào thích đi cái xe công vụ cũ kỹ như ông cả, nhưng ông vẫn cố gắng. Ông biết rằng mấy lời huấn thị giáo điều của ông cứ đi từ lỗ tai này sang lỗ tai khác của các cán bộ, nhưng ông cũng nghĩ… còn nước còn tát. Hẳn ông cũng hiểu rằng sau khi ông lên đường theo Các Mác, Lênin thì khó mà tìm được cán bộ nào chịu đi xe cũ và tiếp tục đốt lò.
Bi kịch ở hiện tình và tráng lệ ở hoài vọng.
Khúc bi tráng Nguyễn Phú Trọng là thế.
Để kết thúc, chúng ta hãy trở lại sự so sánh ông Trọng với ông Duẩn ở đầu bài.
Ông Duẩn mất tháng 7 năm 1986, vài tháng sau Đại hội đảng lần thứ 6 tuyên bố chấp nhận kinh tế thị trường, lật nhào nhiều thứ mà ông Duẩn từng tuyên bố đại trà. Cái chết của ông Duẩn mở ra một thời kỳ thịnh vượng hơn của nước Việt Nam, nhưng ngay sau đó là thời của những vị lãnh chúa bắn nhau bằng những viên đạn bọc đô la.
Ông Trọng mới mất có vài ngày, nước Việt Nam đang đi vào vùng bất định mà những lời giáo huấn của ông Trọng tan đi như những làn sóng nhỏ, mất tăm mất tích. Liệu nước Việt Nam sẽ tìm ra được một nhân vật Nguyễn Phú Trọng thứ hai, để mà tiếp tục đi theo con đường nhân trị Khổng giáo ? Hay là các vị lãnh chúa tiếp tục trở lại với những viên đạn bọc đô la ?
Hay là một mô hình mới, tốt hơn ?
Joaquin Nguyễn Hòa
Nguồn : BBC, 30/07/2024
Joaquin Nguyễn Hòa là cây viết tự do từ San Jose, California, Mỹ.
Đám tang lớn không chỉ dành cho người chết
Còn nhớ năm 2013, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã tổ chức một đám tang rất lớn, nói theo ngôn ngữ bây giờ là "hết sức hoành tráng". Toàn bộ bộ máy truyền thông của đảng đã được huy động hết công suất để ca ngợi ông Võ Nguyên Giáp, hàng trăm bài báo, bài thơ với mọi ngôn ngữ, lời lẽ tốt đẹp nhất, thậm chí so sánh ông Võ Nguyên Giáp ngang hàng với Alexander Đại đế, Napoleon… ; rồi những hình ảnh tràn ngập về những dòng người xếp hàng bên ngoài nhà Đại tướng chờ viếng, những khuôn mặt đẫm nước mắt, đoàn xe tang với nghi thức quốc tang…
Ông Nguyễn Sinh Hùng (thứ hai, từ trái, hàng sau), cựu chủ tịch Quốc hội, liên tục xoay qua "tám chuyện" với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người kế nhiệm, và ông Nguyễn Tấn Dũng. (Hình : Chụp qua màn hình)
11 năm sau, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam lại có dịp tổ chức long trọng một đám tang khác cho ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người vừa qua đời ngày 19/7/2024. Lại một lần nữa, bộ máy tuyên truyền khổng lồ với nghệ thuật thuộc hàng thượng thừa của nhà nước cộng sản lại được dịp phát huy. Rất nhiều từ ngữ, cụm từ đẹp đẽ, khoa trương được sử dụng cho ông Nguyễn Phú Trọng và sự kiện này như "người đốt lò vĩ đại", "người cộng sản cuối cùng", "nhà lãnh đạo lỗi lạc", "sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh, ngang Lê Duẩn" rồi thì "sự đau thương mất mát lớn của dân tộc, đất nước", v.v…
Đâu là sự giống và khác nhau ở những đám tang này ?
Đối với nhà cầm quyền, những đám tang lớn hiếm hoi này là cơ hội để đánh bóng, tô son trát phấn cho chế độ, để cố gắng đề cao tính chính danh của đảng với trong nước và thế giới. Và tất nhiên khi đã đánh bóng thì "tốt khoe, xấu che".
Với ông Võ Nguyên Giáp, nhà cầm quyền bám vào những chiến thắng trong quá khứ thời chống Pháp gắn với tên tuổi của ông Giáp, nhưng cố tình bỏ qua vai trò của các cố vấn Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 hay cái giá sinh mạng rất lớn phải trả theo chiến thuật "biển người" của ông Giáp. Báo chí cũng cắt bỏ luôn trong tiểu sử của ông Giáp, giai đoạn ông bị điều làm "Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch" cho đỡ xấu hổ bộ mặt của nhà nước trong khi ai cũng biết có một giai đoạn như vậy trong đời ông Đai tướng.
Với ông Nguyễn Phú Trọng, họ nhắc đến cuộc chiến "đốt lò" chống tham nhũng nhưng bỏ qua sự thất bại của chiến dịch này trước thực tế là hàng trăm hàng ngàn đảng viên, quan chức từ thấp đến cao đã phải từ chức, bị mất chức hay phải vào tù vì tham nhũng, nhưng tham nhũng vẫn tiếp tục hoành hành trong xã hội Việt Nam ; cũng như sự thất bại trong việc xây dựng, chọn lựa nhân sự của ông Trọng khi hàng loạt cán bộ do chính ông giới thiệu cũng bị khui ra là tham nhũng. Họ ca ngợi sự thành công của chính sách ngoại giao đa phương được gọi là "ngoại giao cây tre" của ông Trọng, nhưng bỏ qua sự tai hại của việc quá mềm mỏng, bạc nhược của Việt Nam trước Trung Quốc, và thực tế Việt Nam ngày nay đã bị Trung Quốc bao vây mọi mặt từ biên giới phía Bắc, Biển Đông cho tới phía Tây khi mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc trở nên gắn bó hơn nhiều, v.v…
Cái khác nhau trong cách tuyên truyền là trong trường hợp ông Võ Nguyên Giáp, họ gắn ông Giáp với cái quá khứ chống Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ để nhắc nhở đến điều mà họ cho là "công lao đánh Pháp giành độc lập của Đảng cộng sản", mặc dù trên thực tế thì có nhiều quốc gia sau thế chiến thứ Hai đã được Anh, Pháp trả tự do độc lập mà không cần phải tiến hành một cuộc chiến hao tốn xương máu. Còn trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng thì họ gắn với hình ảnh một người hiếm hoi ngay trong chính Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn tin và suốt ngày nói về chủ nghĩa Mác Lenin, về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội… giữa lúc Đảng cộng sản từ lâu rồi chỉ còn cộng sản ở cái tên. Và tình trạng "nhạt đảng, khô đoàn, xa rời lý tưởng, tự diễn biến" trong đảng viên diễn ra rất nhiều, tình trạng cán bộ quan chức tham nhũng càng kinh khủng hơn, cho nên họ phải dùng hình ảnh một người cộng sản thanh liêm để cố vớt vát bộ mặt của đảng, của chế độ.
Những đám tang này cũng là dịp để trưng ra với người dân và quốc tế hình ảnh đoàn kết một lòng trong nội bộ đảng cộng sản, nhằm cố gắng dẹp đi dư luận về sự bất hòa hay khủng hoảng bên trong. Ví dụ, với ông Võ Nguyên Giáp, rất nhiều người dân hôm nay còn nhớ rõ ông Giáp đã bị Lê Duẩn liên minh với Lê Đức Thọ loại cho ra rìa từ lâu, sau đó bị đưa qua làm Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch từ năm 1984 ; và suốt gần bốn thập niên vừa qua các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản đã đối xử với ông Võ Nguyên Giáp như "một người đã chết", nhưng khi ông qua đời thì họ lại làm đám tang rình rang, tân dụng cái chết đó cho những mục đích như đã nói ở trên. Với ông Nguyễn Phú Trọng, ai cũng biết, suốt một thời gian dài kể từ khi phát động cuộc chiến chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng và phe của ông đã khui ra và hạ bệ bao nhiêu quan chức, mối quan hệ giữa ông với những quan chức "ngã ngựa" này không thể nào vui vẻ, tốt đẹp được ; càng về sau cuộc chiến càng khốc liệt, thậm chí khi sức khỏe ông Trọng đã suy yếu thì những người mà ông giới thiệu, tiến cử hoặc thân cận cũng bị phe khác, ở đây là phe Tô Lâm, đánh văng như Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai, v.v… Nhưng trong đám tang của ông Trọng, người ta lại thấy có mặt đầy đủ các nhân vật đã từng bị mất chức hoặc bị buộc phải từ chức như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng. Thậm chí một người vừa bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng như Lê Thanh Hải cũng xuất hiện… Cứ như thể không có chuyện gì xảy ra, mọi người đều đoàn kết đề huề.
Và cuối cùng, những đám tang của các nhân vật cỡ lớn như Võ Nguyên Giáp hay Nguyễn Phú Trọng là dịp để đảng và nhà nước đo lường, kiểm soát phản ứng của người dân. Ai dám có những lời chỉ trích trên mạng sẽ bị phạt, ai không tỏ ra đau buồn, biết ơn thì sẽ bị "nhắc nhở" ngay.
Người dân cầm ảnh đứng bên đường tiễn đưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 26/7/2024 - Luong Thai Linh / POOL / AFP
Yêu hay ghét cũng phải được chỉ đạo và yêu nước có nghĩa là yêu lãnh đạo
Như đã nói ở trên, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã rất thành công trong việc tổ chức một tang lễ lớn, và kiểm soát mọi thứ trong khuôn khổ. Bên ngoài thì lãnh đạo các nước đều chia buồn, một số quốc gia như Lào, Cuba còn để quốc tang, các nước khác thì cử người đến viếng tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc đến Việt Nam dự tang lễ, thậm chí Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken còn đến viếng tận tư gia ông Nguyễn Phú Trọng. Trong nước thì con số hàng trăm ngàn người xếp hàng viếng, có lẽ cũng không thua hồi đám tang ông Võ Nguyên Giáp bao nhiêu.
Nhưng phía sau và bên lề cái đám tang "hoành tráng", trọng thể đó là gì ?
1. Gia tăng đàn áp trước và trong những ngày diễn ra lễ tang
Đài RFA tiếng Việt có bài "Việt Nam tăng cường đàn áp trên mạng và ngoài đời trước tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng" nêu lên một số trường hợp nổi bật như bà Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm hiện đang sống ở Mỹ và ông Lê Trung Khoa – Chủ bút trang thoibao.de ở Đức bị Facebook thông báo "Bài viết của bạn không hiển thị tại Việt Nam" vì "Chúng tôi nhận được yêu cầu từ Vietnam Ministry of Information and Communications (Bộ Thông tin và truyền thông- Bộ 4T- PV) đề nghị hạn chế khả năng tiếp cận bài viết của bạn". Nguyên nhân chỉ vì họ đã có những viết có những góc nhìn khác về ông Nguyễn Phú Trọng. Bài viết này cũng cho hay "Nhiều Facebooker bị phạt tiền, có người bị công an đánh" vì đã "chỉ trích những việc ông [Nguyễn Phú Trọng] đã làm và chưa làm được trong thời gian ông tại thế".
Chính báo chí trong nước cũng đưa tin "3 chủ tài khoản Facebook bị phạt vì xuyên tạc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" ; báo VnExpress, "Thêm hai đối tượng đăng tải thông tin xuyên tạc, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước bị xử lý" ; báo Tiền Phong, "Triệu tập một số đối tượng đăng tin sai sự thật về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" ; Báo Lào Cai, v.v…
2. "Đấu tố", "săn lùng" những ai không buồn, không tỏ ra thương tiếc hay biết ơn ông Tổng bí thư vừa qua đời
Còn trên mạng xã hội là hiện tượng "đấu tố", "săn phù thủy" những người nổi tiếng, nhất là giới showbiz, vì đã không tỏ ra thương tiếc ông Nguyễn Phú Trọng hoặc lỡ xếp lịch biểu diễn trùng ngày đang làm tang lễ. Ví dụ chương trình biểu diễn Mây Concert dự kiến diễn ra tối 27/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), trưa 27/7/2024, Ban Tổ chức chương trình nhận được công văn từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và đơn vị cho thuê địa điểm về việc tạm dừng chương trình. Fanpage của chương trình đăng bài "kêu cứu" vì đang tổng duyệt thì nhận tin phải dừng chương trình, liền bị "phản ứng" dữ dội, bài viết này đã bị xóa, ban tổ chức đã dời ngày và xin lỗi nhưng vẫn bị "ném đá" ("Mây Lang Thang phải dừng gấp đêm nhạc, xin lỗi nhưng dân mạng vẫn phẫn nộ", Tiền Phong)
Hay như trường hợp một cô ca sĩ trẻ H.L (Hạ Linh) bị những người tự cho là yêu nước, kính yêu lãnh tụ đòi "phong sát" chỉ vì cô này đăng lịch trình làm việc (biểu diễn nghệ thuật) của mình lên vào ngày 21/7. Phải đọc những comment mắng mỏ cô này mới thấy hãi, v.v…
Thật ra chuyện một nước nào đó có cái gọi là quốc tang thì mọi chương trình biểu diễn vui chơi phải dừng lại là chuyện có thể hiểu được. Nhưng nhân danh "quốc tang", nhân danh "ngày đau thương mất mát của đất nước, dân tộc" để mắng người khác không buồn, không biết ơn ; rồi đòi báo công an, đòi cấm sóng vĩnh viễn ở Việt Nam và nước ngoài (như trường hợp Đàm Vĩnh Hưng bị cấm biểu diễn 9 tháng vì đeo huy chương "lạ"), rồi so sánh với bên Trung Quốc cho rằng fan Việt còn quá hiền, chứ fan Trung là phong sát luôn… thì không còn bình thường nữa rồi.
Những thái độ này từ đâu mà có ?
Nếu không phải là dư luận viên tức là những người được trả tiền, ăn lương của nhà nước để theo dõi, báo cáo những bài viết nào trên mạng có tính phê phán, chỉ trích nhà cầm quyền và các quan chức lãnh đạo, chỉ ra những sự thật về thực trạng xã hội Việt Nam ; mà là những người bình thường nhưng lại có những phản ứng, ngôn ngữ cực đoan như vậy thì chúng ta thấy gì ?
Rõ ràng là sau gần 80 năm độc quyền lãnh đạo ở miền Bắc và gần nửa thế kỷ độc quyền lãnh đạo trên toàn quốc, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã quá thành công trong việc tạo nên vài thế hệ bị tẩy não, tin và nghe theo những gì đảng và nhà nước nói, gắn việc yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nước với yêu kính lãnh đạo.
Người Việt Nam chúng ta đã từng bật cười khi đọc những bài báo của Triều Tiên ca ngợi các lãnh tự họ Kim của họ ra sao, hay những hình ảnh người dân Bắc Hàn khóc ngất lên ngất xuống trong đám tang lãnh tụ Kim Jong-il, chúng ta có bao giờ giật mình nghĩ rằng thế giới thật sự nghĩ gì về cách báo chí Việt Nam đưa tin về việc hàng trăm ngàn người khóc trong đám tang ông Giáp trước kia hay trong đám tang ông Trọng bây giờ với những câu như "đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" và "Dân đã thờ ai thì không sai bao giờ" ? Và họ sẽ nghĩ gì nếu biết đến những cuộc "đấu tố", "săn phù thủy" trên mạng để tìm ra ai không khóc, không thương tiếc, biết ơn ông Trọng ?
Những cuộc đấu tố kiểu này khiến nhiều người, nhất là những người có tên tuổi mà công việc của họ tùy thuộc rất nhiều vào dư luận, vào sự yêu thích của đám đông như văn nghệ sĩ, giới biểu diễn… ngày càng ít dám chia sẻ thành thật cảm xúc, suy nghĩ của mình trên mạng xã hội. Họ sẽ sống theo thời, trưng ra những tình cảm yêu ghét theo đám đông.
Có phải nhiều người Việt có tính thích thần tượng hóa ai đó và nếu có thì tại sao ?
Thứ nhất, do người Việt chúng ta phải sống quá lâu trong một chế độ độc tài có xu hướng thần thành hóa, thần tượng hóa các lãnh đạo từ thời ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn, ông Võ Nguyên Giáp… rồi bây giờ là ông Nguyễn Phú Trọng.
Thứ hai là do chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục tuyên truyền một chiều, thường xuyên cắt xén sửa đổi bóp méo lịch sử và hiện thực cho phù hợp với quan điểm và vai trò của đảng, một nền giáo dục chỉ đọc và chép, làm theo văn mẫu, không dạy cho học trò và cả sinh viên thôi quen suy nghĩ độc lập, tư duy phản biện (critical thinking)…
Thứ ba nữa là Việt Nam dù sao vẫn là một nước Á Đông, văn hóa Nho giáo, Khổng giáo lâu đời vẫn còn ảnh hưởng, trong đó người trẻ được dạy phải tôn trọng người già, tôn trọng thầy cô cha mẹ cấp trên, những người dám cãi lại hay nói khác cha mẹ, thầy giáo, sếp… thường không được đám đông đồng tình ; và trong xã hội đó thì cái tôi cá nhân không được coi trọng mà phải xếp sau gia đình, dòng tộc, làng xã…
Cái tính thần thành hóa lãnh tụ này còn xuất phát từ trong thâm tâm sâu xa một số người dân vẫn khao khát một vị "minh quân", một quan chức tử tế. Giữa tình trạng hàng trăm hàng ngàn quan chức sống xa hoa, tham nhũng nặng nề thì cứ nghe nói ông Trọng thanh liêm, sống giản dị, quyết liệt chống tham nhũng là tin, là kính trọng, còn những mặt trái hay những sự thật về con người và xã hội dưới thời ông Trọng ra sao, người dân bình thường làm sao biết được.
Còn việc khó chấp nhận sư khác biệt cũng do sống trong một xã hội độc tài, quen phải nghĩ và sống theo "chỉ đạo", theo đám đông. Bên cạnh đó, xã hội Việt Nam đa số là người Kinh, cho dù có 54 sắc dân bản địa, dân tộc thiểu số nhưng vẫn là người Việt Nam, khá là thuần nhất ; không phải như Mỹ, Canada, Úc, hay các nước Châu Âu… ở đó con người ta đến từ mọi nơi trên thế giới, khác nhau về nguồn gốc, sắc tộc, tôn giáo, với cả một hành trang văn hóa lịch sử khác nhau, cho nên người ta đã quen với việc chấp nhận sự khác biệt và sống hòa hợp với những sự khác biệt, và vì vậy trở nên khoan dung hơn.
Cả hai hiện tượng thích thần tượng hóa ai đó hay khó chấp nhận sự khác biệt đều là hệ quả của việc thiếu thói quen suy nghĩ độc lập, thiếu tư duy phản biện, không trưởng thành.
Còn nhớ câu thơ của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :
Dân hai nhăm triệu ai người lớn ?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
Câu thơ viết từ những năm hai mươi của thế kỷ XX đến giờ vẫn đúng.
So với xã hội Bắc Hàn bị khép kín với thế giới, xã hội Việt Nam mở hơn, người dân Việt Nam chính thức kết nối Internet toàn cầu từ năm 1997 tức là gần 30 năm qua, vậy nhưng hầu như nhận thức chung về chính trị không khá hơn Bắc Triều Tiên là bao nhiêu. Cứ nhìn vào những gì diễn ra trước và trong đám tang ông Nguyễn Phú Trọng là có thể thấy điều đó. Và đây là một điều rất đáng buồn.
Song Chi
Nguồn : RFA, 30/07/2024