Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhng nhân viên ca BBC trong đó có BBC tiếng Việt mt vic ln này nm trong tng s hơn 380 người b BBC sa thi đ tiết kim gn 30 triu bng Anh t ngân sách ca Thế gii v.

bbc1

BBC tiếng Việt cùng mt s ban Châu Á khác t chc bui chia tay hôm 22/9 ti tr s ca BBC London, đánh du chm hết cho chương s kéo dài nhiu thp niên mà trong trường hp ca BBC tiếng Việt là hơn 70 năm.

BBC tiếng Việt cùng mt s ban Châu Á khác t chc bui chia tay hôm 22/9 ti tr s ca BBC London, đánh du chm hết cho chương s kéo dài nhiu thp niên mà trong trường hp ca BBC tiếng Việt là hơn 70 năm.

Mc dù được lp ra đ phát thanh v Vit Nam vi bui phát sóng đu tiên hôm 6/1/1952, các chương trình phát thanh ni tiếng ca BBC tiếng Việt c gim dn thi lượng t cui thp niên 90 và ngng hn vào 26/3/2011. Mt trong nhng lý do BBC b phát thanh bng tiếng Việt là vì s lượng người nghe gim đáng k cùng vi s phát trin ca internet.

Nhưng lý do khác chính là "tin đâu đu tiên". Và chính vn đ tin đâu đy vn đng sau ln ct gim được công b t cui năm ngoái khiến hàng trăm đng nghip cũ và bn bè ca tôi vùng Châu Á và các vùng khác ca BBC mt vic. Trước đây BBC World Service, phn hướng ra thế gii bên ngoài ca BBC, được B Ngoi giao Anh tài tr nhưng tp đoàn BBC đã phi nhn trách nhim v tài chính cho Thế gii vt năm 2014.

Thu nhp ca BBC cho năm tài khóa 2023-2024 ước tính khong hơn 5,5 t bng Anh trong đó có gn 4 t thu trc tiếp t người dân qua khon l phí truyn hình và phn còn li t bán chương trình và tin qung cáo thu được t các dch v phát ra nước ngoài (BBC không được chy qung cáo ti Anh). Mc dù vyBBC ước tính h s chi ra nhiu hơn so vi thu vào khong 350 triu bng và khon cn tiết kim thường niên trước đây mc 285 triu bng gi lên ti 400 triu.

Khon thc chi ca BBC cho BBC World Service trong năm 2022 là hơn 350 triu bng Anh trong đó khong 250 triu ly t ngun thu l phí truyn hình và phn còn li là tr cp ngn hn ca chính ph Anh.

Nhng nhân viên ca BBC trong đó có BBC tiếng Việt mt vic ln này nm trong tng s hơn 380 người b BBC sa thi đ tiết kim gn 30 triu bng Anh t ngân sách ca Thế gii v.

bbc2

C khu vc mi cách đây vài tháng còn là vùng Châu Á gi đã là ca Media Action, b phn thúc đy truyn thông ti các nước đang phát trin ca BBC.

T con s hơn 10 người làm vic cho BBC tiếng Việt London kéo dài trong nhiu năm, gi BBC tiếng Việt ch còn ba người - Trưởng ban Nguyn Giang, hai phóng viên và biên tp viên Bình Khuê và Minh Thư ; và ba nhân viên cui cùng London cũng ch li ti gia tháng 11 năm nay. Nếu không có gì thay đi, đó s là thi đim BBC không còn s hin din ca tiếng Việt trong tr s chính ca BBC ti London.

Hôm ti bui chia tay các ban Châu Á, tôi cũng lên thăm li nơi tôi đã làm vic nhiu năm ti hè 2017 khi tr thành ging viên đi hc. Cm giác ca tôi là mt s phá hoi văn hóa ti t đã din ra trên tng năm nơi các ban Châu Á chiếm ti mt na din tích văn phòng cho ti gn đây. Ba ban tiếng Việt, Indonesia và Thái Lan t ch chiếm hàng chc bàn làm vic gi ch còn vn vn bn bàn trong đó ch có hai máy tính. Tm giy in cho có nhng dòng ch Bàn [làm vic] ca ban Thái, Vit Nam & Indosia càng cho thy cách làm vic thiếu chuyên nghip và thiếu tôn trng nhng người mà thâm niên cho BBC cng li lên ti hàng trăm năm.

bbc3

Ba ban tiếng Việt, Indonesia và Thái Lan t ch chiếm hàng chc bàn làm vic gi ch còn vn vn bn bàn trong đó ch có hai máy tính.

Đây không phi ln đu tiên BBC đi x vi con người như nhng con s nhưng đây là mt trong nhng ln nghiêm trng nht vì h đã xóa đi mt trang s mà các ban ngôn ng vùng Châu Á và c các vùng khác đã viết lên trong nhiu thp niên mà trong trường hp ca BBC tiếng Việt là xuyên qua ba cuc chiến ca người Vit vi Pháp, Hoa K và Trung Quc. Ti các phòng hp ca BBC, nhng trang trí liên quan ti các ban ngôn ng trong đó có bn đ các tnh ca Vit Nam đã b g b. Tôi không hiu sao h phi vi vã làm như vy trong khi mt s nhân viên ca các ban vn còn li BBC trong vài tháng ti. Và k c khi các nhân viên đã ri đi, cái gì là mt phn ca lch s vn nên gi li.

Nhân s kin BBC tiếng Việt khép li chương s đáng nh ti London, tôi s còn quay li ch đ này trong nhng blog ti đây. K ti tôi s k chuyn tôi là người đu tiên được BBC tuyn trc tiếp t min Bc Vit Nam sang London và nhng bước đi chp chng trong ngh phát thanh viên ca anh cu sinh viên tiếng Nga.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 24/09/2023

Additional Info

  • Author Nguyễn Hùng
Published in Diễn đàn

Sau 41 năm cuộc chiến Biên giới Trung - Việt (1979-2020), Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ, đã đến lúc nhà cầm quyền Trung Quốc phải xin lỗi nhân dân Việt Nam vì nước đã 'vô cớ' đánh Việt Nam 2/1979 và phải cải việc 'xuyên tạc' rằng đó là Trung Quốc 'phản kích tự vệ' chống Việt Nam xâm lược.

19791

Đặng Tiểu Bình chọn Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí làm tư lệnh 2 cánh quân xâm lược Việt Nam năm 1979. Ảnh Hứa Thế Hữu, Tổng chỉ huy cánh quân phía Đông đến gặp động viên trước khi xua quân xâm lược Việt Nam. (Tư liệu Trung Quốc)

Quan điểm này được một nhà nghiên cứu Trung Quốc từng làm việc trong ngành địch vận, cựu Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, bà Nguyễn Nguyên Bình đưa ra trong một phỏng vấn với BBC News tiếng Việt hôm 20/02.

"Theo tôi là nếu bây giờ Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, thì Trung Quốc cũng phải chịu trách nhiệm về việc đấy và bình đẳng với nhau ra, thì Trung Quốc phải xin lỗi nhân dân Việt Nam", nhà nghiên cứu có thân phụ là cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nói.

"Bởi vì tự nhiên đánh, không có cớ gì, tự nhiên đánh, một lúc huy động mấy chục vạn quân sang gây bao nhiêu thứ tội ác, thế rồi lại vu cáo cho Việt Nam là đi xâm lược Trung Quốc, gọi tên cuộc chiến tranh ấy là phản kích tự vệ. Những chuyện ấy, nếu sòng phẳng ra, thì Trung Quốc phải cải chính những cái đó".

Có ý kiến từ trước cho rằng ban lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam, hậu thời kỳ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó đã không xử lý tốt bang giao với Trung Quốc, để nảy sinh bất hòa, khiến Trung Quốc mở chiến tranh, tiến đánh qua biên giới Việt Nam tháng 2/1979, trước quan điểm này, bà Nguyễn Nguyên Bình nói :

"Tôi không cho là như thế, tại sao Trung Quốc lại gây quân đội Pol Pot lên để chúng xâm phạm vào biên giới phía Tây Nam của Việt Nam ? Tại sao lại gây ra như thế ?

"Thực ra thì nếu như Việt Nam xử lý không tốt, trước hết, nó gây chiến tranh ở Campuchia mà chống Việt Nam, đấy là một tội ác, đấy là không tốt.

"Thế còn, giả sử bây giờ cứ nói là khôn khéo, chẳng khôn khéo được với Trung Quốc đâu. Bởi vì nhà cầm quyền Trung Quốc, mưu của họ thâm lắm.

19792

Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.

"Cho nên Việt Nam có khéo đến đâu, rồi vẫn có chiến tranh. Chẳng hạn cứ liên hệ bây giờ, Việt Nam rất là nhường nhịn, rất mềm mỏng, nhưng Trung Quốc có dừng lại việc chiếm đâu ?

"Thực ra trước đây Trung Quốc lấy vũ khí để đánh Việt Nam, nhưng bây giờ là chiến tranh xâm lược mềm, nó còn gây cho Việt Nam bao nhiêu tác hại hơn cả cuộc chiến tranh đấy chứ".

'Luôn luôn lu loa'

Một luồng ý kiến khác lại đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 là do Việt Nam trước đó gây ra vấn đề "bài xích người Hoa", "nạn kiều" và đã khiến Trung Quốc có hành động chiến tranh do nguyên nhân đó, đáp lại quan điểm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Nguyên Bình nói :

"Tôi vẫn cho là không phải như thế. Tại vì người ta cũng nhìn thấu được âm mưu của Trung Quốc rồi, cho nên người ta mới thấy ở trong chỗ người Hoa đó tiềm ẩn những nguy hiểm, cho nên người ta mới phải đẩy người Hoa về.

"Nhưng tôi cho là trong việc làm đó, việc làm về phương hướng thì cũng không sai, nhưng khi thực hiện cụ thể thì nhiều khi đi quá đà.

"Mà Trung Quốc thì luôn luôn lu loa, luôn luôn lấy những việc như thế để mà làm ầm lên. Thậm chí tôi thấy mưu của Trung Quốc có thể tự 'bẻ què', tức là tự đập gẫy chân mình, song rồi vu cho người khác là đánh gẫy chân mình.

"Tôi nghĩ là không thể đối phó với Trung Quốc một cách gọi là cứ tưởng là mình mềm mỏng với họ, cứ tưởng là mình không phạm sai lầm gì, mà họ lại sòng phẳng với mình đâu. Tôi không tin chuyện đó !"

19793

Dân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng họ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do mâu thuẫn ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.

Hôm thứ Năm, 20/02, một nhà nghiên cứu chính trị và bang gia quốc tế từ Hà Nội chia sẻ với BBC tại một Hội luận chuyên đề đặc biệt nhìn lại cuộc chiến sau 41 năm về khía cạnh cuộc chiến đã tác động ra sao tới Việt Nam :

"Nếu ai đã đọc bài viết về năm cái nhất mà tôi đã viết về cuộc chiến tranh 17/02/1979, thì thấy rằng lần này tác động là người Việt bất cứ ở đâu, ở trong nước hay là ở nước ngoài, đều cảm nhận, đều thấm thía một nỗi bất hạnh lớn.

"Cái bất hạnh đó là gì ? Cái này là một bí mật công khai đã được một ông tướng bên an ninh nói cách đây mấy năm rồi, tức là chúng ta không thể dời Việt Nam đi đâu cả.

"Chúng ta phải kiên nhẫn, phải thông minh, để sống bên cạnh một ông hàng xóm trọc phú nhưng mà rất hung hãn.

"Thế thì đây không chỉ Việt Nam, mà phải là toàn Đông Nam Á hiện nay người ta đều đang phải vận hết nội công, vận hết nội lực để ứng xử với trật tự ngày càng phức tạp trong đó cuộc tranh hùng giữa các nước lớn đang đe dọa thế "cân bằng chiến lược" của hầu hết các nước ASEAN, chứ không phải chỉ của riêng Việt Nam.

"Thứ hai nữa là sau hơn 40 năm nhìn lại, phải nói rằng sự thay đổi, hiện nay từ cả phía chính quyền, lẫn xã hội đã đủ độ chưa ? Thì phải nói là hiện nay xã hội Việt Nam đang phân ly, nhiều ý kiến khác biệt, mặc dù 41 năm nhìn lại thì thấy nhiều biến đổi, nhiều điều chỉnh, như là các kiến trước tôi đã phân tích.

"Nhưng mà hiện nay vẫn có nhiều ý kiến ngược nhau. Trong một thời buổi mở cửa và hội nhập, điều khác nhau như thế là dễ hiểu".

19794

Ba mươi năm sau, khu vực Lạng Sơn gần Hữu Nghị Quan, nơi từng chứng kiến cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt giữa hai nước, nay là khu dân cư phát triển và yên bình. Ảnh chụp 5/2/2009, cho thấy một xe tải thương mại của Trung Quốc đang trên đường về nước và bên đường là cột mốc cây số cũ còn sót lại.

Cần nghĩ lại điều gì ?

Nhìn lại cuộc chiến sau 41 năm, bình luận về cách thức chính quyền Việt Nam ứng xử với cuộc chiến và di sản, hệ lụy của nó và về mặt ôn cố tri tân, người Việt Nam cần tái tư duy gì về mặt quốc gia, dân tộc, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói tiếp :

"Nhưng mà có một thực tế là nếu chính quyền cứ đẩy mạnh đàn áp người dân trong nước tưởng niệm những hy sinh mất mát trong cuộc chiến, đàn áp những người dân phản đối những chính sách xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc, thì nay mai khi hữu sự, lấy ai ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc ? Cho nên tôi nghĩ cái này chính quyền cũng phải suy nghĩ lại.

"Cuối cùng, về tác động thứ ba, tôi thấy cả hai bên, cả chính quyền lẫn dân sự đều có một cái khoan dung. Bởi vì cộng sản hay Quốc gia, nói cho cùng nó chỉ là một giai đoạn của lịch sử, còn Việt tộc mới là trường tồn.

"Và chúng ta đang ở một kháng điểm đầu tiên và cũng là kháng điểm cuối cùng trên giải đất trên bờ biển Đông Nam Á này, không còn chỗ nào để thiên di tiếp nữa, không còn chỗ nào để mà đi tiếp nữa.

"Ở đây, không phải "văn minh dừng ở đây", mà là "cuộc việt dã", "cuộc thiên di của chúng ta" dừng lại ở đây. Chúng ta phải bám trụ và phải trường tồn. Còn đương nhiên, thời nào thì cũng có những Trần Ích Tắc, cũng có những Lê Chiêu Thống.

"Nhưng Trung Quốc không thể cứ quá tự tin, tự cho mình đủ mưu sâu để qua mặt thế giới", nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Phát triển, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC.

Nguồn : BBC, 22/02/2020

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Gần một năm rưỡi sau khi từ trần, tro cốt của cựu Đại tá Bùi Tín, qua đời ở Paris, "vẫn chưa thể trở về Việt Nam theo nguyện vọng của gia đình" một nhà báo ở Pháp cho hay.

bt1

Ông Bùi Tín lúc sinh thời trong một lần đến thăm Bức tường tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam 'Vietnam Memorial' ở Washington, Hoa Kỳ

"Nhà nước Việt Nam rất lo sợ đám tang của ông Hoàng Minh Chính, của tướng Trần Độ, của ông Nguyễn Trọng Vĩnh, của ông Nguyễn Thanh Giang... những người đấu tranh, những người dám lên tiếng như vậy, thì họ rất sợ một đám táng sẽ gây lên những phản ứng mà nhà nước không ngờ và sẽ không đối phó kịp", bà Tường An - Ca Dao nói với Bàn Tròn Thứ Năm.

"Nhưng mà vừa qua thấy rằng đám tang của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã có được những bước mà chúng ta tạm gọi là nhân nhượng của nhà nước... qua đó, tôi mong rằng tro của nhà báo Bùi Tín còn ở Paris đây, thì trong năm nay sẽ được trở về nơi chôn nhau cắt rốn của ông".

Bà Tường An - Ca Dao nêu ra vấn đề ngày khi trả lời phóng viên Quốc Phương của BBC News tiếng Việt hôm 02/1/2020 nhân chuyện nhà nước Việt Nam tổ chức đám tang trọng thể cho cựu đại sứ, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tại Hà Nội.

"Bởi vì đó là nguyện vọng cuối cùng của nhà báo Bùi Tín và nguyện vọng của gia đình, để có một đám tang đàng hoàng cho nhà báo Bùi Tín... để tro cốt của ông được đưa về Việt Nam, mà từ năm ngoái đến nay nhà nước Việt Nam vẫn còn cấm", bà Tường An nói.

Ông Bùi Tín mang hàm đại tá cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng sau trở thành người bất đồng chính kiến và lúc sinh thời đã bị một số đài báo chính thống ở Việt Nam phê phán.

'Chưa ra cáo phó chính thức'

Khi được hỏi về căn cứ nào để nhận định là có chuyện 'cấm' như vậy, bà Tường An nói với BBC :

"Trong đám tang của nhà báo Bùi Tín thì con gái của nhà báo Bùi Tín có qua tham dự và chúng tôi đã qua một số thủ tục để mà đem tro của ông Bùi Tín về.

"Những thủ tục bên đây (bên Pháp) thì không có gì khó cả.

"Nhưng mà ở gia đình thì cho biết rằng là ở Việt Nam, người ta không muốn đem tro của ông Bùi Tín về.

"Cho nên, cho tới bây giờ chúng ta thấy là ở Paris có một đám tang lễ của ông Bùi Tín.

"Nhưng mà bên gia đình vẫn chưa ra một cáo phó chính thức.

"Bởi vì họ muốn rằng là đem tro của nhà báo Bùi Tín về nhà (Việt Nam), xong rồi ở nhà mới đưa ra một cáo phó chính thức và sẽ làm tang lễ ở tại Việt Nam, tại Hà Nội.

"Tuy nhiên, vì Hà Nội vẫn chưa cho đem tro về, cho nên sau đó bà Bùi Bạch Liên đã phải trở về Việt Nam tay không.

"Nhưng mà gia đình vẫn rất mong muốn một ngày nào đó thì tro của ông Bùi Tín được đem về Việt Nam.

"Hiện giờ, tro của nhà báo Bùi Tín vẫn đang được thờ ở Chùa Khánh Anh, ở Evry", ký giả Tường An - Ca Dao, người từng ở trong Ban Tổ chức tang lễ tại Paris cho nhà báo Bùi Tín kể lại.

bt2

Giỗ đầu của cố nhà báo Bùi Tín tại chùa Khánh Anh, Pháp (Hình trên FB Tường An)

Hôm 03/1, sau hội luận Bàn Tròn Thứ Năm, bà Tường An qua bút đàm bổ sung thêm với BBC một vài chi tiết, bà cho hay :

"Bà Bạch Liên đã phải ở lại Pháp để lo thủ tục đem tro của thân phụ về.

"Bên Pháp, đã xong các thủ tục về bảo hiểm cũng như giấy phép xuất tro của chính quyền địa phương, nhưng cuối cùng gia đình báo tin là Hà Nội không cho đem tro nhà báo Bùi Tín về.

"Trong khi gia đình đợi đem tro về rồi sẽ làm cáo phó và cử hành tang lễ chính thức, như tôi đã chia sẻ tại Bàn Tròn Thứ Năm, thế nhưng chuyện đó đã không xảy ra.

"Sau khi bà Bạch Liên về lại Hà Nội thì gia đình làm một lễ cầu siêu tại nhà. Tuy nhiên, vẫn không đưa ra cáo phó về cái chết của ông Bùi Tín,

"Tro của ông lúc đầu được đưa tạm về nhà riêng ở Paris.

"Sau nhiều nỗ lực vận động, gia đình vẫn không được phép đem tro về, nên gia đình đã liên lạc với thầy Thích Quảng Đạo của chùa Khánh Anh xin phép gửi tro trên chùa. Thầy Thích Quảng Đạo đã hoan hỉ đồng ý và do đó cho đến ngày hôm nay, tro của nhà báo được giữ trên ngôi chùa này".

Ông Bùi Tín qua đời ngày 11/8/2018 tại bệnh viện André Grégoire ở Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp, hưởng thọ 91 tuổi.

Là cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, ông có một con trai hiện sinh sống ở Canada và một con gái ở Việt Nam.

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Việt Nam

Nhiều người vẫn hy vọng rằng, với vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam sẽ có cơ hội để thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN để từ đó, có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong vấn đề Biển Đông cũng như tìm kiếm sự bình ổn cho khu vực.

bd1

Trong năm 2020, Bắc Kinh sẽ vẫn thị uy sức mạnh để khẳng định ưu thế của nuớc này ở Biển Đông ?

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thiếu một định chế chung khiến ASEAN khó có tiếng nói mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Điều này sẽ khiến cho Việt Nam khó làm được gì nhiều, với cương vị Chủ tịch ASEAN và cũng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong năm 2020.

Tuy ASEAN bị chia rẽ nhưng Việt Nam 'vẫn có cơ hội'

Tại một cuộc hội thảo Chiến lược và pháp luật trong tranh chấp Biển Đông, do nhóm nghiên cứu An ninh hàng hải, thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Canberra) tổ chức, hồi tháng 11/2019, một nghiên cứu đã phân tích sự khác biệt trong cách tiếp cận của các bên liên quan trong các quốc gia ASEAN về Biển Đông.

Theo đó, Philippines từng bước thực hiện các thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này sẽ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong một quốc gia có cả những ràng buộc về chính trị nội bộ lẫn các ràng buộc tiềm năng về hiến pháp.

Trong khi đó, Malaysia lại có một cách tiếp cận khác, hạ thấp bất đồng và tranh chấp với Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của Malaysia là thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Còn hiện tại, giữa Indonesia và Trung Quốc chưa có tranh chấp gay gắt, dẫu một trong những đường chín đoạn của Trung Quốc đang cắt vào biển Natuna của Indonesia.

Như vậy, theo phân tích tại hội thảo nói trên mà Phó Giáo sư Douglas Guilfoyle gửi tóm tắt cho BBC News Tiếng Việt, xét ra Việt Nam vẫn là quốc gia chịu áp lực lớn nhất, đặc biệt là sau khi tàu Hải Dương địa chất 8 củaTrung Quốc tiến hành khảo sát ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Sự chia rẽ ngay trong nội bộ các nước ASEAN cũng là một thách thức với Việt Nam trong vai trò chủ tịch, theo Giáo sư Carl Thayer (Đại học News South Wales, Canberra), trong bài phân tích đăng trên Facebook cá nhân.

Tuy nhiên, ông cũng viết thêm rằng, Việt Nam còn có một thách thức khác là nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thư ký ASEAN và bộ máy giúp việc.

Theo Giáo sư Thayer, một trong những việc đầu tiên mà Việt Nam sẽ phải đối mặt vào năm tới là củng cố sự đồng thuận của ASEAN với lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham gia Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ tại Washington vào đầu năm 2020.

Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 19/12, Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Kỹ thuật Nanyang, ở Singapore, nhìn nhận rằng, tuy ASEAN luôn bị chia rẽ nhưng Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội là Chủ tịch của tổ chức này để tạo ảnh hưởng nhằm định hình chung quan điểm cho khối.

Ông nói : "ASEAN bị chia rẽ như lâu nay vẫn vậy. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tạo ảnh hưởng bằng cách sử dụng các quyền ưu tiên của mình với tư cách là chủ tịch ASEAN để định hình các tiếng nói chung và thậm chí có thể đưa ra các sáng kiến khi cần thiết. Ảnh hưởng đó không phải là để nhắm tới các quốc gia thành viên ASEAN khác, quan trọng hơn là để ứng phó với Trung Quốc hoặc nhằm định hình thái độ của nước này khi đề cập đến vấn đề biển Đông".

Trong một bài viết gần đây đăng trên East Asia Forum, Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean đưa ra một ví dụ, đó là việc tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN- Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tại Đà Lạt hồi tháng 10/2019, Hà Nội đã tố Trung Quốc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của nước này trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

Điều này có thể đã gây áp lực lên các nước thành viên ASEAN, vốn không muốn thấy tiến trình thảo luận COC bị cản trở. Từ đó, có thể đã ảnh hưởng đến quyết định của Trung Quốc rút tàu khảo sát Hải Dương Đại chất 8.

Theo Tiến sĩ Collin, diễn tiến nói trên là sự nhắc nhở về cách Hà Nội có thể tận dụng vị trí mới Chủ tịch ASEAN của mình để vượt qua những trở ngại trong tiến trình đàm phán COC.

bd2

Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc đem lại cả sự bất lợi lẫn cơ hội cho các quốc gia Đông Nam Á.

Tiến sĩ Collin lý giải rằng, các quốc gia khác trong khối ASEAN cũng có thể có kỳ vọng như vậy về COC ; từ đó, sẽ gián tiếp tạo áp lực với Bắc Kinh.

"Có khả năng Trung Quốc có thể cố gắng không ở vào thế đối kháng với Việt Nam, trừ khi họ muốn quá trình đàm phán COC dẫn đến kết quả tồi tệ như những gì từng xảy ra tại Đà Lạt hồi tháng 10/2019", ông viết.

Tiến sĩ Colllin cũng cho rằng, sự kiện Bãi Tư chính diễn ra năm 2019 này cho thấy, Trung Quốc không ngần ngại trong việc vừa sử dụng vũ lực để tranh giành lợi ích của mình ở Biển Đông nhưng đồng thời cũng tham gia vào các cuộc đàm phán.

Trong năm 2020, Trung Quốc sẽ dịu hơn trong ứng xử ở Biển Đông do nước này phải bận tâm tới các vấn đề trong nước, từ suy thoái kinh tế do cuộc thương chiến với Hoa Kỳ, đến tình hình ở Hong Kong.

Tuy nhiên, ông cho rằng, Bắc Kinh sẽ không hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng sức mạnh để ép buộc các nước nhằm giành phần thắng về mình.

Tìm cơ hội trong rủi ro

Ian Storey, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Á của Singapore, từng nhận định rằng, Biển Đông sẽ là nơi mà trong nay mai các nước lớn đọ sức với nhau.

Bên cạnh tham vọng của Trung Quốc, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ắt hẳn cũng sẽ có những tác động đến giải quyết căng thẳng ở Biển Đông và sự ổn định trong khu vực.

Tiến sĩ Collin cũng cho rằng, tất nhiên, cạnh tranh Trung-Mỹ mang theo những rủi ro liên quan đến cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc và điều đó có thể làm suy yếu hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.

Việc Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, gần đây nói rõ rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải, theo Tiến sĩ Collin, là lời nhắc nhở đến Trung Quốc và ASEAN rằng, quyền tự do hải hành không nên bị xâm phạm trong COC.

Bởi vậy, Tiến sĩ Collin cho rằng, bất chấp những căng thẳng do cuộc chiến thương mại đang diễn ra, hay những bất đồng liên quan đến công nghệ 5G, vấn đề Tân Cương và Hong Kong, nói chung, Bắc Kinh và Washington vẫn duy trì mối quan hệ quân sự ổn định. Và hai bên có khả năng duy trì thế ổn định này trong năm 2020 sắp tới.

"Tuy nhiên, tôi cho rằng, chúng ta không nên quá lo lắng về những rủi ro đó, bởi có một điều đó rõ ràng là cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn leo thang căng thẳng. Họ có thể sẽ cố gắng để quản lý sự cạnh tranh của họ trong một ngưỡng chấp nhận được", ông nhấn mạnh.

Hơn nữa, cũng theo Tiến sĩ Colllin, tác động của cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng không hẳn là bất lợi.

"Sự cạnh tranh này có thể có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á, những nước đang cố gắng tìm thế cân bằng trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc, đứng ngoài tầm ngắm của cuộc đối đấu một cách tốt nhất có thể, trong khi vẫn giành được nhiều lợi lộc từ cả hai bên".

Về việc vậy cụ thể Việt Nam nên làm gì để bảo đảm rằng tiến trình giải quyết các căng thẳng ở Biển Đông trong năm 2020 cũng như vào các năm sau sẽ tương thích với lợi ích của nước này, Tiến sĩ Collin nhấn mạnh rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng vai trò Chủ tịch ASEAN của nước này để thúc đẩy việc thông qua các điều khoản mà nước này đề xuất trong văn bản đàm phán dự thảo COC duy nhất.

Trong văn bản này, Việt Nam đã đưa ra các đề xuất toàn diện và chi tiết nhất, nhất là trong việc đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin và an ninh tại Biển Đông, theo Tiến sĩ Collin.

bd3

Việt Nam tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN tại Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok.

Giáo sư Carl Thayer thì phân tích những gì mà theo ông Việt Nam có thể làm trong cương vị Chủ tịch ASEAN cũng như thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

"Việt Nam nên hợp tác chặt chẽ với Philippines vì đây là điều phối viên quốc gia ASEAN về quan hệ với Trung Quốc cho đến năm 2021. Và Bắc Kinh cũng đã phát đi tín hiệu rằng, họ sẽ hợp tác chặt chẽ với Manila…"..

Đồng thời, Việt Nam cũng có thể sử dụng vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 để thúc đẩy các biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN ; chủ động định hình kết quả của các diễn đàn, hội nghị của khu vực và quan trọng nhất là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

"Hội nghị thượng đỉnh Đông Á rất có thể sẽ được tổ chức sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 2/ 11. Việt Nam sẽ phải tìm hiểu xem nếu Tổng thống Trump tái cứ, liệu có thể mời ông đến dự được không. Còn nếu ông thất cử, tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ nhậm chức vào tháng 1/2021, khi Brunei thay thế Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN", Giáo sư Thayer viết.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 23/12/2019

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Hôm 20/12, tại phiên tòa ở Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát nhân dân đề nghị hình phạt tử hình cho bị cáo Nguyễn Bắc Son.

tuhinh1

Ông Nguyễn Hòa Bình hiện là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam

Tòa án nhân dân Hà Nội đang xét xử vụ án Mobifone mua cổ phần của AVG, với các bị cáo gồm hai cựu bộ trưởng truyền thông.

Theo cáo trạng, sau khi thương vụ xong, bị cáo Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch HĐQT AVG - đã chuyển 3 triệu USD cho bộ trưởng thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son.

Ngoài ra là 200 nghìn USD cho Trương Minh Tuấn - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (thời điểm phạm tội là Thứ trưởng).

Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone nhận 2,5 triệu USD và Cao Duy Hải - nguyên Tổng giám đốc Mobifone nhận 500 nghìn USD.

Kiểm sát viên đề nghị tòa tuyên phạt ông Nguyễn Bắc Son mức án 16 - 18 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và tử hình về tội "Nhận hối lộ", tổng hợp hình phạt là tử hình.

Hối lộ và án tử hình

Bộ luật Hình sự được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 27/11/2015 và được Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 20/6/2017.

Theo đó, có nhiều sửa đổi, bổ sung đối với Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó có sửa đổi, bổ sung các tội : "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ".

Về tội Nhận hối lộ : Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau : Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

a. Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

b. Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Tử hình, có được giảm thành chung thân ?

Còn theo Điều 40 của Bộ luật hình sự 2015, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu :

Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Và trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Việc nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ được đưa ra trong bối cảnh thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại.

Vì thế, quy định mới này, đưa vào Bộ luật hình sự 2015, được giới chức nói là mang tính nhân đạo, khoan hồng, vừa giúp cho công tác thu hồi tài sản được khả thi, giảm gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Nhưng, người phạm tội ngoài việc nộp lại tài sản tham ô, nhận hối lộ thì còn phải có đủ những điều kiện nhất định như đã nêu ở trên (hợp tác tích cực...) thì mới có thể được xem xét giảm án.

tuhinh2

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị tử hình nhưng đang chờ xem có được giảm án thành chung thân

Thế nào là lập công lớn ?

Một nghị quyết ban hành năm 2016 hướng dẫn áp dụng luật hình sự, có phần giải thích về việc chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện.

Theo đó, hình phạt tử hình có thể chuyển thành chung thân nếu :

Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm ;

Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và lập công lớn.

Nghị quyết của Tòa án Nhân dân Tối cao giải thích :

"Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ" là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án

- đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ ;

- hoặc người bị kết án đã tích cực tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và những người khác khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc nộp lại ít nhất ba phần tư giá trị tài sản mà người bị kết án đã tham ô, nhận hối lộ.

"Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm" là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án :

- chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án (như : chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng thu hồi được vật chứng đó ; khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn ; khai báo về tội phạm và người phạm tội mới liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án...).

- Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là "hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm" nhưng phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.

"Lập công lớn" là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã :

- giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, Điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án ;

- cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác ;

- có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

- Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là "lập công lớn" nhưng phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.

Từ tử hình còn chung thân và tối thiểu tù 30 năm ?

Theo Bộ luật hình sự năm 2015, những người bị án tử hình được ân giảm, thì còn có thể được giảm án tù sau đó.

"Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm", theo luật mới nhất.

Giới chức giải thích, việc thi hành án vô thời hạn đối với các phạm nhân tạo gánh nặng cho Nhà nước và làm cho người bị kết án không có động lực để phấn đấu, cố gắng trở thành người có ích.

Vì thế, luật Việt Nam cho phép người bị kết án tử hình được ân giảm tiếp tục được xét giảm.

Nhưng, thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm.

Dù được giảm nhiều lần thì vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.

Tháng 5/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm đã tuyên y án tử hình đối với nguyên Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn.

Ông Sơn bị cáo buộc có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 197 tỉ đồng và hành vi tham ô chiếm đoạt 49 tỉ đồng.

Nhưng bị cáo được tòa nói là đã rất thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng, nhất là trong giai đoạn phúc thẩm.

Bị cáo và gia đình có nhiều thành tích, là gia đình có công với cách mạng.

Gia đình bị cáo cũng bày tỏ mong muốn khắc phục hậu quả.

Vì vậy, tòa phúc thẩm kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Sơn từ tử hình xuống chung thân sau khi đã khắc phục ít nhất 3/4 hậu quả.

Cho đến hiện nay, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn vẫn đang mang án tử hình, nhưng chưa thi hành án.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 20/12/2019

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Anh Quốc xử tù băng đảng người Việt vì hai tấn cần sa (BBC, 27/09/2019)

21 người bị kết án, hai người được trắng án, trong vụ việc bắt đầu từ 2017, khi nhiều cơ sở trồng cần sa ở Wales bị phát hiện.

anh1

Các bị cáo trong vụ án

Một bị can ban đầu khai mới 14 tuổi nhưng cảnh sát chứng minh anh ta đã 26 tuổi.

Tòa ở Wales kết án ngày hôm nay, theo đó, Bang Xuan Luong, 44 tuổi, bị 8 năm tù.

Vu Thi Thu Thuy, 42 tuổi, bị 6 năm, và Tuan Anh Pham, 20, bị 5 năm.

Toàn bộ 23 bị cáo đến từ Việt Nam.

19 người trong số này nhận tội tại tòa, hai người bị bồi thẩm đoàn cho có tội, và hai người trắng án.

Tòa được nghe rằng hầu hết lợi nhuận của băng này được gửi về Việt Nam.

Phía công tố nói ước tính băng đảng này thu được tới 25 triệu bảng nhờ hoạt động.

Đa số bị cáo vào Anh phi pháp, dùng giấy tờ giả.

anh2

Bị cáo Khanh Van Pham, 26 tuổi

Một bị cáo, Khanh Van Pham, 26 tuổi, ban đầu khai chỉ mới 14. Cảnh sát mất mấy tháng để chứng minh ngược lại.

*******************

7 người Việt bị bắt trên đường từ Bulgaria trốn sang Đức (BBC, 27/09/2019)

Cảnh sát và biên phòng Ba Lan nói họ bắt được 7 người Việt 'trốn trong xe chở tủ gỗ' trên đường đi lậu từ Bulgaria sang Đức.

anh3

Biên phòng Ba Lan kiểm tra xe qua biên giới - hình chỉ có tính minh họa

Khi kiểm tra một xe tải chở đồ gỗ ở Olsztyn, tỉnh Lubuskie, nhà chức trách Ba Lan vào đêm 24 sang ngày 25/09, đã bắt được bảy người là công dân Việt Nam.

Theo bà Ewa Markowicz từ chính quyền Thành phố Zielona Gora nằm ở vùng Tây Nam nước Ba Lan, giáp biên giới Đức, tất cả những người Việt Nam này đều không có giấy tờ hợp lệ ở Ba Lan.

Họ đã được trao nộp cho cơ quan biên phòng để xử lý tiếp, trang Polsatnews.pl đưa tin.

Đây không phải là lần đầu tiên Ba Lan bắt được công dân Việt Nam hoặc vượt biên từ phía Đông vào nước họ, hoặc quá cảnh bất hợp pháp qua Ba Lan để sang Đức.

Hồi tháng 4/2017, tại biên giới Ba Lan - Lithuania, nhân viên biên phòng tại cửa khẩu Rutka-Tartak bắt giữ một xe Fiat chỉ có 5 chỗ ngồi nhưng chở tới 10 người Việt Nam tìm cách vượt biên vào Ba Lan.

Ngoài ra, theo các nguồn tin trong cộng đồng Việt ở Ba Lan, trong vài năm gần đây, có thể có cả ngàn người Việt Nam đã tìm cách để có được visa du lịch, thăm thân của một nước trong khối Schengen rồi từ đó qua Ba Lan chuyển sang thẻ cư trú dài hạn thông qua con đường lao động.

Published in Việt Nam

Sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc là một câu chuyện tiêu biểu của Thế kỷ 20, nhưng khi đất nước này đang chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập, John Sudworth của BBC tại Bắc Kinh tự hỏi ai mới là người thực sự chiến thắng dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

70nam1

Với những người như Zhao Jingjia, sự thành công của Trung Quốc đặt lên trên những "sai lầm" của lãnh đạo

Ngồi tại bàn làm việc ở thành phố Thiên Tân của Trung Quốc, con dao của Zhao Jingjia đang lần theo nếp của một khuôn mặt.

Sau những nét cắt tinh tế, một khuôn mặt không thể nhầm lẫn được dần hiện ra, Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Quốc hiện đại.

Kỹ sư dầu đã nghỉ hưu đã phát hiện khả năng sử dụng dao thần kỳ của mình và sử dụng nghệ thuật cắt giấy cổ xưa để tôn vinh các nhà lãnh đạo và các sự kiện lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

"Tôi tính ra bằng tuổi với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", ông nói. "Tôi có tình cảm sâu sắc với quê hương, nhân dân và đảng của tôi".

Sinh vài ngày trước ngày 1/10/1949 - ngày ông Mao tuyên bố ngày khai lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), cuộc sống của Zhao đi cùng với những thay đổi, phát triển của Trung Quốc, từ nghèo đói, đàn áp và vươn lên thịnh vượng.

Giờ đây, trong căn hộ khiêm tốn nhưng tiện nghi của mình, nghệ thuật của Zhao đang giúp ông cảm nhận được một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử loài người.

"Không phải Mao là một con quái vật, chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng chục triệu người hay sao ?" tôi hỏi.

"Tôi đã sống qua nó", Zhao trả lời. "Tôi có thể nói với anh rằng Mao Chủ tịch đã phạm một số sai lầm nhưng đó không phải là lỗi của ông ấy hoàn toàn".

"Tôi tôn trọng ông ấy từ trái tim tôi. Ông ấy đã giải phóng đất nước chúng tôi. Người thường không thể làm những việc như vậy".

Vào thứ ba, Trung Quốc sẽ cho thế giới thấy sự thịnh vượng phồn vinh của nó.

Bắc Kinh đang tổ chức một trong những cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từ ​​trước đến nay, kỷ niệm 70 năm cai trị của Đảng Cộng sản như một chiến thắng chính trị thuần túy.

Bắc Kinh sẽ rùng mình trước tiếng sấm của xe tăng, bệ phóng tên lửa và 15.000 binh sĩ diễu hành, một sự phô bày về sức mạnh quốc gia, sự giàu có và địa vị trước sự có mặt của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đương nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình, tại Quảng trường Thiên An Môn.

Một tường thuật không đầy đủ về sự tiến bộ

Giống như chân dung cắt giấy của ông Zhao, chúng tôi không có ý định tập trung vào nhiều vết sẹo riêng lẻ được tạo ra trong quá trình lịch sử hiện đại của Trung Quốc.

Kết quả cuối cùng mới quan trọng.

70nam2

Mao Trạch Đông tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hôm 1/10/1949

Về bề ngoài, sự thay đổi này quả là phi thường.

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Chủ tịch đứng ở Quảng trường Thiên An Môn kêu gọi một nhà nước tàn bạo, nửa phong kiến ​​tiến vào một kỷ nguyên mới với một bài phát biểu và một cuộc diễu hành chỉ có thể tập trung 17 chiếc máy bay

Ngược lại, cuộc diễu hành tuần này sẽ có tên lửa hạt nhân liên lục địa tầm xa nhất thế giới và một máy bay không người lái gián điệp siêu thanh - chiến tích của một siêu cường độc tài đang lên với tầng lớp trung lưu đã lên đến 400 triệu người.

Đó là một câu chuyện về thành công chính trị và kinh tế mà phần lớn là sự thật - nhưng, tất nhiên là không đầy đủ.

Những du khách mới đến Trung Quốc thường rất kinh ngạc trước các siêu đô thị nhà chọc trời, công nghệ cao được kết nối bởi các đường cao tốc hoàn toàn mới và mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.

70nam3

Những người đang ở những thành phố phồn hoa của Trung Quốc có thể đã chấp nhận đánh đổi tự do chính trị cho sự thịnh vượng về kinh tế

Họ nhìn thấy một xã hội tiêu dùng tràn lan với những cư dân tận hưởng sự tự do và thời gian rảnh để mua sắm hàng hiệu, ăn tối trong nhà hàng.

"Như thế này đâu có đến nỗi tệ ?" những người khách mới đến sẽ tự hỏi khi nghĩ về những điều tiêu cực mà họ đã đọc về Trung Quốc khi ở quê nhà.

Câu trả lời, như trong tất cả các mô hình xã hội, là nó phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn là ai.

Nhiều người ở các thành phố lớn của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự bùng nổ của sự dồi đào vật chất và cơ hội, và họ thực sự biết ơn và trung thành.

Để đổi lấy sự ổn định và tăng trưởng, họ cũng có thể chấp nhận - hoặc ít nhất là chịu đựng - sự thiếu tự do chính trị và sự kiểm duyệt thường thấy trên các phương tiện truyền thông.

Đối với họ, cuộc diễu hành sắp tới có thể được xem như một sự tôn vinh phù hợp cho sự thành công của quốc gia họ và phản ánh sự thành công chính họ.

Nhưng khi hình thành đất nước Trung Quốc mới này, con dao đã cắt dài và sâu vào bản khắc.

Những người đã chết, bị bỏ tù và bị phân biệt

Nạn đói do Mao gây ra là kết quả của những thay đổi cực đoan đối với hệ thống nông nghiệp - đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng và cuộc Cách mạng Văn hóa của ông đã giết chết hàng trăm ngàn người trong một thập kỷ điên cuồng của bạo lực và đàn áp.

Những sự thật này không có trong sách giáo khoa Trung Quốc.

70nam4

Hàng chục triệu người chết đói dưới thời của Mao Trạch Đông

Sau khi Mao qua đời, Chính sách Một con thảm khốc đã ảnh hưởng hàng triệu người trong suốt 40 năm.

Ngày nay, với Chính sách Hai con mới, Đảng Cộng sản vẫn đương nhiên vi phạm quyền được lựa chọn sinh sản của một người.

Danh sách này dài, với mỗi danh mục thêm nhiều ngàn người, ít nhất là vào số người bị ảnh hưởng bởi chính quyền độc đảng này.

70nam5

Bắc Kinh vẫn quyết định một gia đình có thể có bao nhiêu con

Rồi còn có những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo, sự xâm chiếm đất đai và tham nhũng của chính quyền địa phương.

Rồi còn có hàng chục triệu công nhân nhập cư, xương sống của sự thành công công nghiệp của Trung Quốc, những người từ lâu đã không còn được hưởng lợi quyền công dân.

Một hệ thống giấy phép cư trú nghiêm ngặt tiếp tục từ chối họ và gia đình họ quyền được giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe nơi họ làm việc.

Và trong những năm gần đây, ước tính có khoảng một triệu rưỡi người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương của Trung Quốc - người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), người Kazakhstan và những người dân tộc khác - đã bị đưa vào các trại giam tập thể vì đức tin và sắc tộc của họ.

Trung Quốc liên tục khẳng định đây là những trường dạy nghề, và là tiên phong trong cách ngăn chặn khủng bố trong nước.

Những câu chuyện về người chết, người bị bỏ tù và bị phân biệt luôn bị ẩn giấu nhiều hơn những câu chuyện về sự đồng hóa và thành công.

Theo quan điểm của họ, sự kiểm duyệt phần lớn lịch sử gần đây của Trung Quốc không chỉ đơn giản là một phần phải đánh đổi để lấy sự ổn định và thịnh vượng.

Nó còn là một cái gì đó khiến sự đau khổ trong im lặng của họ càng khó bị thâm nhập hơn.

Và tất nhiên đó là việc của các nhà báo nước ngoài để cố gắng đưa chúng ra ánh sáng.

Sự phát triển của Trung Quốc hiện đại

949498660

 

- 1949 : Mao tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

- 1966-1976 : Cách mạng văn hóa mang lại biến động xã hội và chính trị

- 1977 : Đặng Tiểu Bình khởi xướng những cải cách lớn về kinh tế

- 1989 : Đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn

- 2010 : Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

- 2018 : Tập Cận Bình tuyên bố làm Chủ tịch trọn đời

'Sai lệch, giả tạo và hào nhoáng hóa'

Nhưng trong khi sự kiểm duyệt có thể khiến mọi người im lặng, điều đó không thể khiến họ quên.

Giáo sư Guo Yuhua, một nhà xã hội học tại Đại học Tsinghua của Bắc Kinh, là một trong số ít các học giả còn cố gắng ghi lại, đôi khi thông qua lịch sử truyền miệng, một số thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến xã hội Trung Quốc trong bảy thập kỷ qua.

Sách của bà bị cấm, mọi liên lạc của bà bị theo dõi và tài khoản mạng xã hội của bà thường xuyên bị xóa.

"Trong nhiều thế hệ, mọi người đã nhận được một lịch sử đã bị làm sai lệch, giả tạo, hào nhoáng hóa và tẩy não", bà nói với tôi, bất chấp cảnh báo không nói chuyện với truyền thông nước ngoài trước cuộc diễu hành.

"Tôi nghĩ rằng cả nước buộc phải nghiên cứu lại và suy ngẫm về lịch sử. Chỉ khi chúng ta làm điều đó, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng những thảm kịch này sẽ không lặp lại".

70nam7

Liệu sự thịnh vượng này có thể thực sự là vì giới lãnh đạo không ?

Bà tin rằng một cuộc diễu hành đặt Đảng Cộng sản ở ngay đầu và trung tâm của câu chuyện, bỏ lỡ bài học thực sự, rằng tiến bộ của Trung Quốc chỉ bắt đầu sau thời của Mao, khi đảng cộng sản nới lỏng ra một chút.

"Mọi người được sinh ra để phấn đấu cho một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn và tôn trọng hơn, phải không ?" bà ấy hỏi tôi.

"Nếu họ chỉ được cấp cho một không gian nhỏ bé, họ sẽ cố gắng kiếm tiền và giải quyết các vấn đề sinh tồn của họ. Không nên cho rằng đó là công ơn của lãnh đạo".

'Hạnh phúc của chúng tôi đến từ chăm chỉ'

Như để chứng minh quan điểm về một quá khứ bất ổn, bị kiểm duyệt của một quốc gia độc tài sẽ tiếp tục tác động đến hiện tại, cuộc diễu hành chỉ dành cho khách mời.

Một kỷ niệm khác, cũng ngay ở Quảng trường Thiên An cũng được đo bằng bội số của 10 - đó là 30 năm kể từ khi cuộc đàn áp đẫm máu tháng sáu 1989 đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ của sinh viên làm lung lay nền tảng cai trị của Đảng Cộng sản.

70nam8

Chân dung của Mao sẽ luôn dõi theo sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn

Quân đội sẽ diễu hành xuống đại lộ nơi các sinh viên bị bắn chết.

Một sự kiện quy mô lớn như vậy nhưng chỉ có khách mời được tham dự cho thấy Bắc Kinh không chừa một khả năng nào mà một người biểu tình đơn độc có thể mạo hiểm sử dụng cuộc diễu hành để gây sự chú ý.

Với trung tâm Bắc Kinh bị bao kín, người bình thường chỉ có thể theo dõi qua màn hình TV.

Quay trở lại căn hộ ở Thiên Tân của mình, Zhao Jingjia cho tôi thấy chi tiết phức tạp của một hoạt cảnh, mỗi cảnh được cắt từ một mảnh giấy, mô tả "Tháng ba dài", một thời gian khó khăn và thất bại của Đảng Cộng sản trước khi đi lên nắm quyền

"Hạnh phúc của chúng tôi ngày nay đến từ sự chăm chỉ", ông nói với tôi.

Đó là một quan điểm lặp lại rằng chính phủ Trung Quốc, giống như ông, ít nhất đã thừa nhận rằng Mao đã phạm sai lầm nhưng khăng khăng rằng không nên nhắc dai dẳng những điều này.

"70 năm qua của Trung Quốc thật phi thường", ông nói. "Tất cả đều có thể nhìn thấy. Hôm qua chúng tôi đã gửi hai vệ tinh điều hướng vào không gian - tất cả công dân có thể tận hưởng sự tiện lợi mà những thứ này mang lại cho chúng tôi".

Nguồn : BBC, 29/09/2019

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản đang gặp khó xử nào trong việc chống tham nhũng ? (BBC, 07/09/2019)

Chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối diện một thế lưỡng nan 'đối nghịch' trong việc chống tham nhũng, theo một ý kiến bình luận trong hội luận trực tuyến của BBC News tiếng Việt hôm 05/9/2019.

chong00

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu công cuộc chống tham nhũng trong nội bộ đảng và chính quyền hiện nay

Đó là thế đối nghịch giữa chống tham nhũng và quan ngại thay đổi thể chế chính trị, xã hội theo hướng dân chủ hóa vốn hữu hiệu hơn cho công cuộc này, một blogger và là nhà báo tự do từ Hà Nội nói.

Cũng từ Hà Nội, một ý kiến khác cho rằng có thể chống tham nhũng thậm chí trong một quốc gia với thể chế độc tài, độc đoán, dù cách làm tốt hơn là tối thiểu cần phải có tự do báo chí và tư pháp độc lập.

Thế nhưng một luật sư nhân quyền cho rằng điều này là bất khả thi, bởi vì hai điều trên là trái với thể chế chính trị độc đảng cộng sản. Cách làm duy nhất mà lãnh đạo Việt Nam cần làm là phải cải cách triệt để đất nước theo hướng tự do, dân chủ, đa đảng thì mới có thể giải quyết thấu đáo vấn đề, ý kiến từ Đức nói.

"Tôi thấy một điều rất nan giải là đảng và nhà nước này đang luôn luôn bị xung đột và giằng xé giữa hai cái, cái tạm gọi là đối nghịch mà ông Trần Quốc Thuận nêu ra. Muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi lại thiết chế và xã hội để làm sao cho dân chủ hơn", nhà báo tự do, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nói với Bàn tròn thứ Năm.

"Nhưng ngược lại họ vẫn cứ sợ là nếu thay đổi dân chủ hơn, dân chủ hóa và nới rộng ra chỉ cần một chút thôi, họ lại sợ là nới ra rồi lại phanh phui những điều, những cái tệ hại hơn ở trong hệ thống mà họ đang cố hoặc là giữ, hoặc là để cố từ từ giải quyết. Thứ hai nữa là nó động đến địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

"Đây là mâu thuẫn có thể nói là gần như họ không thể giải quyết được. Tôi cho là họ không giải quyết nổi, mà có lẽ là cần một vai trò cá nhân rất là quyết đoán, rất là giỏi thì mới làm được.

"Bây giờ cũng có rất nhiều người hy vọng vào ông Nguyễn Phú Trọng có làm được điều này không. Tôi nghĩ rằng lúc này là lúc nội xâm, ngoại xâm đang đều tấn công kinh khủng, tôi không có hy vọng nhiều lắm".

'Cần xem lại thể chế'

Ngay trước Bàn tròn thứ Năm, trả lời cùng ngày 05/9, câu hỏi của BBC liên quan vai trò cá nhân của người lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng nội bộ đảng và chính quyền, cũng như liệu công việc này có được tiếp tục hay không, tiếp tục ra sao trong trường hợp có thay đổi nhà lãnh đạo, Luật sư Trần Quốc Thuận nói :

"Việc chống tham nhũng ở nước nào cũng thế, nó cũng có vai trò cá nhân thúc đẩy chuyện này, chuyện kia tích cực. Nhưng rõ ràng nó cũng được dựng trong một cơ chế, thể chế như thế nào.

"Gần đây, người ta hay nói nhiều đến thể chế. Nhưng thể chế là gì ? Thế chể chính là chế độ chính trị chứ gì ? Còn cơ chế là bộ máy đảng và nhà nước chứ gì ? Nhưng mà xây dựng bộ máy của đảng và nhà nước như thế nào mà nó để như vậy, thì phải chỉnh, xem xét lại, thì đó là chuyện rất là lớn.

"Cho nên bây giờ đã đến giờ đặt trên vai chuẩn bị cho Đại hội 13 và những vấn đề trọng đại. Phải coi lại tại sao một đảng và nhà nước mình (Việt Nam) nắm quyền, trước kia người ta bảo là do thực dân, đế quốc, do phong kiến, còn bây giờ toàn bộ là do đảng lãnh đạo, mà để đến giờ số hư thối như thế này, thế kia.

"Thì cần phải làm cho có một thể chế làm sao mà người dân người ta kiểm soát được ; mà cái này cũng có nghị quyết của đảng rồi, kiểm soát được sự làm việc và phẩm chất của những người đó. Phải có một cơ chế như thế nào, thì đó là một đòi hỏi khá lớn", nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nêu quan điểm.

Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A bình luận trong Bàn tròn :

"Xét về vai trò như nhiều người nói bây giờ là vai trò cá nhân rất là quan trọng và người ta bảo ông Nguyễn Phú Trọng có vai trò 'đốt lò' chống tham nhũng rất là mạnh mẽ.

"Nhưng tôi lại phải nói là ông Trọng là một người có trách nhiệm rất lớn về những vụ tham nhũng như thế này. Bởi vì ông ấy đã là Ủy viên Bộ Chính trị rất lâu rồi, ông ấy hai nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư, mà tất cả những vụ ấy đều xảy ra ở trong thời gian đó. Thế thì với tư cách là người cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, người quyền lực cao nhất của nước Việt Nam ở những thời gian ấy, thì ông không thể thoái thác được trách nhiệm của mình".

'Độc tài cũng chống được'

chong2

Singapore, quốc gia Đông Nam Á bị cáo buộc là có chế độ độc đoán và từng được lãnh đạo bởi ông Lý Quang Diệu (trái), vẫn chống được tham nhũng, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Nhà hoạt động xã hội dân sự này giải thích quan điểm của mình :

"Bởi vì hệ thống này sinh ra tham nhũng, cho nên tôi nghĩ hy vọng rằng hệ thống này sẽ thay đổi, sẽ chống được tham nhũng là một hy vọng hão huyền. Chỉ có thể chống được tham nhũng khi mà phải thay đổi về thể chế. Ở đây, tôi không nói về vấn đề dân chủ, để những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nếu mà còn có sợ dân chủ, thì cũng đừng có sợ.

"Bởi chống tham nhũng không dứt khoát phải có dân chủ, chống tham nhũng là phải có một nền pháp trị nghiêm minh, hay là luật trị, không ai ở trên luật cả. Nhưng mà như chúng ta thảo luận, có các vị lãnh đạo mà được ưu ái, rồi ông Phạm Nhật Vũ được có những đối xử đặc biệt v.v... và v.v...

"Bản thân hệ thống mà không nghiêm thì đừng nói đến chuyện chống tham nhũng. Chống tham nhũng là phải luật phải nghiêm, không ai được ngồi trên luật cả, đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là tư pháp phải độc lập. Tư pháp bây giờ không thể độc lập thì đừng nói chuyện đến xử nghiêm minh. Điểm thứ ba là phải có một nền báo chí tự do, để báo chí có thể phanh phui, có thể cất lên tiếng nói và để người dân có thể cất lên tiếng nói.

"Đó là ba điểm quan trọng nhất để có thể giảm tham nhũng và như thế về mặt khung khổ, không cần phải sợ dân chủ.

"Cho nên muốn chống tham nhũng nay không, tôi nghĩ là ông Nguyễn Phú Trọng nếu ông muốn làm được, thì ông thay đổi thể chế theo ít nhất là ba điểm mà tôi vừa nói. Không có ông Trọng, đảng cộng sản Việt Nam vẫn có thể làm được chuyện ấy, nếu mà làm được ba điều như tôi nói.

"Còn nếu không muốn làm điều ấy, tất cả mọi thứ vẫn độc quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn muốn 'ngồi xổm' trên hệ thống, ngồi trên pháp luật, thì không bao giờ có thể chống được tham nhũng cả. Đánh ông (Nguyễn Bắc) Son, ông (Trương Minh) Tuấn, thì sẽ lại sinh ra ông Son, ông Tuấn khác, không thể chống được", nhà hoạt động xã hội dân sự từ Việt Nam nêu quan điểm.

Có dám làm cải tổ ?

chong3

Liệu ông Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đọa có dám làm theo gương của cựu lãnh đạo Liên Xô cũ, Gorbachev, để cải tổ toàn diện đất nước, khách mời của Bàn tròn thứ Năm của BBC đặt vấn đề

Từ Cộng hòa Liên Bang Đức, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nêu bình luận tại chỗ về ý kiến trên, ông nói với Bàn tròn :

"Tôi có quan điểm hơi khác với Tiến sĩ Nguyễn Quang A một chút, tôi cho rằng vấn đề tham nhũng ở đây xuất phát từ bản chất của chế độ.

"Bởi vì với chế độ cộng sản, tư pháp độc lập và báo chí tự do thì lại trái với nguyên tắc của chế độ độc đảng rồi. Cái đó hoàn toàn không có.

"Không bao giờ có thể có tư pháp độc lập, không bao giờ có thể có báo chí tự do ở trong chế độ độc đảng cộng sản cả.

"Cho nên muốn chống tham nhũng thì chắc chắn phải thay đổi thể chế chính trị. Tức là phải có một nền chính trị dân chủ, đa đảng.

"Theo quan điểm của tôi, nếu không có dân chủ, đa đảng, thì không bao giờ có thể chống được tham nhũng.

"Tôi cho rằng nếu ông Nguyễn Phú Trọng bây giờ có khoảng 40 tuổi, hay 45 tuổi đi nữa, ông có thể làm thêm một nhiệm kỳ, hai nhiệm kỳ hay năm nhiệm kỳ nữa, ông ấy cũng không bao giờ có đủ sức để chống được tham nhũng ở trong một chế độ chính trị của đảng cộng sản hiện nay.

"Cho nên điều mà ông ta nên làm ở trong những năm tháng còn lại của nhiệm kỳ, với quyền lực hiện có, thì ông ta nên học gương của ông Gorbachev, để làm sao có thể thay đổi đất nước Việt Nam, không chỉ đem lại cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay mà còn đem lại đời đời cho thế hệ con cháu.

"Tôi cho rằng đó là quyết định dũng cảm nhất mà ông ấy sẽ đi vào lịch sử Việt Nam, nếu ông ta dám tiến hành dân chủ hóa Việt Nam trước khi ông ta giã từ sự nghiệp chính trị của mình", ông Nguyễn Văn Đài nói.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 07/09/2019

*****************

VN : 'Tham nhũng cấp cao gây khủng hoảng niềm tin' (BBC, 06/09/2019)

Tham nhũng, phạm pháp nghiêm trọng đã lên tới hàng ngũ cao cấp ở Việt Nam và đây là một mức độ chưa từng thấy đáng báo động, một cựu lãnh đạo Văn phòng Quốc hội nói với BBC News Tiếng Việt.

chong4

Bị cáo buộc đưa hối lộ quan chức 6,2 triệu đôla nhưng ông Phạm Nhật Vũ (em trai của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng) đang được cơ quan điều tra đề nghị "tình tiết giảm nhẹ" như một chính sách hình sự mới mang tính 'biệt lệ'

Dấu hiệu tham nhũng cấp cao và hiện tượng nói một đằng làm một nẻo trong quan chức cấp cao của đảng và chính quyền gây ra một sự "khủng hoảng niềm tin" rất lớn không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dân, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói với BBC hôm 05/9/2019.

"Những vụ án gần đây đặc biệt nổi lên vụ án Mobiphone mua AVG, đây đúng là một vụ đại án lớn nhất, từ trước đến giờ chưa có xảy ra như vậy.

"Nếu trước đây vụ Vinashin, Vinalines, vụ dầu khí, vụ Đinh La Thăng, [những người phạm tội] tuy chức vụ thì to, nhưng khi phạm tội ở cương vị nhỏ cỡ cấp vụ.

"Còn đây là người trực tiếp là bộ trưởng ở trung ương phạm tội, thì có lẽ là lần đầu tiên. Điều này cho thấy dấu hiệu suy thoái lên ở tầm cao, là một dấu hiệu báo động rất lớn, và người ta đang nghĩ tới cần những biện pháp gì mạnh mẽ hơn nữa, kiểm soát hơn nữa.

"Trong khi đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, rồi làm gương, thì hóa ra là những ông đứng ra làm gương thì những ông đó lại phạm trọng tội. Và đặc biệt đối với những ông như ông Trương Minh Tuấn, là ông đã viết ra một tác phẩm chống suy thoái, chống diễn biến, thì chính ông là người suy thoái, diễn biến lớn nhất.

"Điều này cũng cho thấy nó cũng là biểu hiện của một số ông lớn mà nói một đằng, làm một nẻo. Dấu hiệu đó tạo nên sự khủng hoảng niềm tin rất lớn, không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dân".

Công luận đặt câu hỏi gì ?

Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, vụ án này đã được biết đến từ lâu trong nội bộ Việt Nam, nhưng tốc độ xử lý và cùng một số vấn đề khác trong quá trình điều tra, xử lý, trong đó có chính sách với các đối tượng điều tra, đã và đang được công luận đặt ra nhiều câu hỏi.

Ông nói :

"Vụ án này tôi biết là trong nội bộ loan truyền với nhau từ rất lâu rồi. Nhưng theo quy định của luật tổ chức thanh tra, (trước đây thanh tra gọi là Thanh tra Nhà nước, nhưng từ năm 2005 thì gọi là Thanh tra Chính phủ. như vậy vai trò của thanh tra coi như cũng chỉ là một đơn vị cấp Bộ ở trong Chính phủ,) nhất nhất mọi hoạt động của Tổng thanh tra Chính phủ phải nghe lệnh của ông thủ tướng cầm đầu thì mới có thể làm được. Cho nên việc đó bị ảnh hưởng và kéo dài...

"Việc thay Tổng Thanh tra Chính phủ là ông Phan Văn Sáu bằng anh Lê Minh Khái là một Tổng thanh tra trẻ, thì từ khi anh Lê Minh Khái lên, vụ án này mới vỡ ra.

"Và cơ quan này chuyển hồ sơ sang cho các cơ quan điều tra thì mới làm vụ án thành một vụ án được điều tra mà chúng ta biết kết quả rồi và dẫn đến là bắt cả những người là đương là Bộ trưởng, đó là một chuyện chưa từng có. Ông Trương Minh Tuấn khi về làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo thì hàm chức đó cũng là Bộ trưởng.

"Trong quá trình điều tra, người ta thấy có nhiều vấn đề.

"Có những dấu hiệu như tại sao vụ Mobiphone mua AVG lại là "đóng dấu mật", rồi lại có nguồn tin hình như trên mạng công khai "người ta hạn chế nói", hay là không biết có lệnh cấm gì không ?

"Lúc đầu người ta hăm, người ta bảo là nếu nhà nước không mua AVG, thì AVG sẽ bán cho Trung Quốc, mà bán cho Trung Quốc thì vấn đề an ninh, quốc phòng, ngoại giao phức tạp, cho nên 'giá nào' cũng mua, hay đó là tin giả ? Rồi tin giả lại 'ẩn' dưới tài liệu gọi là 'mật', nhưng bây giờ người ta 'khui ra' thì đâu phải 'mật' ?

"Bởi vì chúng ta biết rằng vấn đề mật hay không mật có quy định rất chặt chẽ về pháp luật về danh mục nào mật, danh mục nào không mật. Mà danh mục nào mật phải có trong Nghị định của Chính phủ, tùy từng bộ có danh mục, mà nếu vào danh mục đó thì mới gọi là 'mật', 'tối mật', hay 'tuyệt mật', chứ không phải là muốn 'mật' thì đóng dấu 'mật'. Cho nên riêng tài liệu mà Mobiphone mua AVG mà đóng dấu 'mật' cũng là một dấu hiệu khác không bình thường".

"Hư hỏng cán bộ chứng tỏ điều gì ?"

Theo cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, điều không bình thường mà công luận đặt dấu hỏi còn nằm ở mức giá cả giao dịch mua bán giữa các bên trong vụ án.

Ông nói :

"Cái mà người ta nói là không bình thường lớn nhất là người ta phóng cái giá lớn lên như thế. Phóng giá lên một số tiền là 6.600 tỷ VNĐ mà tiền lại quả, hối lộ chỉ là 140 tỷ VNĐ, thì số tiền hối lộ đó rất nhỏ.

"Cho nên người ta yêu cầu phải điều tra tới nơi về việc số tiền nói vống lên, khoảng 2.000 tỷ VNĐ, đẩy giá lên đến gần 9.000 tỷ VNĐ, số tiền chênh lệch đó được chia cho ai, vào tay ai ? Người ta vẫn cảm giác rằng vụ án này chưa làm tới nơi, tới chốn".

Một vụ án nữa, cũng trong số nhiều vụ đại án đang được công luận Việt Nam quan tâm, đó là vụ án doanh nhân Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm).

Theo dõi vụ việc này đến nay, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận xét :

"Vụ đó cũng cho thấy rằng phẩm chất của những người lãnh đạo trong bộ máy nhà nước là có vấn đề, có những lỗ hổng nghiêm trọng, suy thoái nghiêm trọng, liên quan đến tướng lãnh, liên quan đến lãnh đạo, hàm thứ trưởng, bộ trưởng...

"Điều đó cho thấy rằng một lớp người đáng kể là hư hỏng. Người ta bảo trước kia sau năm 1975, thường người ta nói là những người mà hư hỏng thì đây là tàn dư của chế độ cũ, nhưng mà tàn dư gì bây giờ là gần 45 năm rồi ? Những người này là do chế độ này đào tạo, mà bây giờ hư cỡ đó thì điều đó chứng tỏ là có vấn đề.

"Cho nên vấn đề là cần chọn lựa, đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ như thế nào, phải có một sự cạnh tranh như thế nào, có một cơ chế, thể chế như thế nào, để loại bỏ những thành phần như thế không ngoi lên những vị trí cấp cao lãnh đạo của đảng và nhà nước của chúng ta (Việt Nam) hiện nay"..

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 07/09/2019

Published in Việt Nam

Đường sắt cao tốc Bắc Nam : Lỗ cũng nên làm ? (BBC, 12/07/2019)

Báo cáo về kế hoạch đường sắt cao tốc Bắc Nam giữa hai cơ quan cấp bộ của Việt Nam chênh nhau tới 32 tỷ đồng.

bacnam1

Bao giờ Việt Nam có đường sắt cao tốc ?

Bộ Giao thông Vận tải đưa ra mức đầu tư 58,7 tỷ đô la cho tàu tốc độ 350 km/h.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi đó, nói loại tàu 200 km/h hiệu quả hơn, kinh phí chỉ 26 tỷ đô la.

Chênh nhau 32 tỷ

bacnam2

Tàu cao tốc Shinkansen thế hệ mới của Nhật Bản (Ảnh chụp năm 2010)

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận Tải, toàn tuyến đường sắt dự kiến dài 1.559 km, gồm 24 ga, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng, tốc độ thiết kế 350 km/h.

Dự án có tổng mức đầu tư 1.344.459 tỷ đồng, tương đương 58,7 tỷ đô la, trong đó vốn Nhà nước chiếm 80%, còn lại là vốn tư nhân.

Giai đoạn một của dự án từ 2020-2032 xây tuyến Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh ; Giai đoạn hai 2032-2050 xây tuyến Vinh - Nha Trang.

Nhưng Bộ Kế hoạch và đầu tư không đồng tình, nói tốc độ 350km/h là 'không cần thiết', chi phí 'đắt đỏ'. Và đề xuất chỉ thiết kế ở mức 200 km/h vì 'hiệu quả hơn' và 'rẻ hơn', 'giống các nước' và chi phí chỉ 26 tỷ đô la, giảm hơn 32 tỷ đô la so với Bộ Giao thông và vận tải đề xuất. Với thiết kế này, đi Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 8 tiếng 'là hợp lý'.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng chỉ ra rằng báo cáo của Bộ Giao thông và vận tải nói năng lực khai thác hai tuyến Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2032 đạt 364.000 hành khách/ngày nhưng dự báo chỉ đạt từ 55.000 - 58.000 hành khách/ngày (chỉ gần 16% công suất đầu tư). Mức đầu tư như vậy cho thấy dư thừa và lãng phí ngay từ giai đoạn 1.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng nói kiến thức và thực nghiệm của Việt Nam chưa đầy đủ để triển khai một tuyến đường sắc cao tốc nên sẽ không chủ động mà 'lệ thuộc công nghệ nước khá' nên rất nguy hiểm cho khả năng tự chủ của Việt Nam.

'Liệu cơm gắp mắm'

Báo cáo của 2 bộ vênh nhau tới 32 tỷ cùng với đề xuất tốc độ thiết kế tàu khác biệt gây nhiều ý kiến trong cộng đồng.

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan nói với báo Dân Trí rằng bà ủng hộ phương án của Bộ Kế hoạch và đầu tư là cải tạo dần đường sắt Bắc Nam để chuyển thành đường sắt cao tốc, rồi sau đó tính phương án xây dựng đường mới chạy song song.

Bà Lan nói không nên làm đường sắt cao tốc chỉ chở khách (như đề xuất của Bộ Giao thông và vận tải) mà không chở hàng vì như vậy sẽ làm giảm 2/3 hiệu quả kinh tế, do hiện nay nhiều người dân có nhu cầu đi lại làm ăn kinh tế chứ không chỉ đi chơi.

Bà Chi Lan cũng phân tích rằng nếu đi tàu Bắc Nam mà mất 8 tiếng, vé lại đắt, thì người ta sẽ chọn máy bay, vừa rẻ hơn lại chỉ mất 2 - 3 tiếng.

Bà Chi Lan cũng nói hiện tại ta đã có rất nhiều dự án giao thông, như đường bộ cao tốc Bắc Nam, rồi đường thủy ven biển nên trước khi bỏ hơn 58 tỷ đồng ra làm đường sắt cao tốc, cần xem có chịu nổi sự cạnh tranh hay không.

Tàu cao tốc Shinkasen của Nhật Bản giá vé rất đắt nên không phổ biến cho toàn dần mà chỉ dành cho người có thu nhập cao và "chúng ta cần phải liệu cơm, gắp mắm mới phát triển được đất nước", theo bà Chi Lan.

Lỗ cũng nên làm ?

Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Ngọc Đông nói với Zing.vn rằng nếu làm đường sắt tốc độ 200 km/h như theo đề xuất của Bộ Khoa học và công nghệ thì sau này phải đập đi xây lại nếu muốn nâng lên 350 km/h. Trong khi Bộ Giao thông và vận tải đã nghiên cứu từ lâu và xác định 'làm cho lâu dài' nên muốn làm ngay từ đầu loại 350 km để .

Ông Đông cũng thừa nhận rằng điểm chung trong lĩnh vực đầu tư đường sắt trên thế giới là 'rất khó thu hồi vốn'.

"Giống như đường bộ, Nhà nước thường bỏ ra 40-50% vốn đầu tư, trong khi đường sắt lại đắt gấp 3-4 lần nên Nhà nước phải can thiệp rất nhiều", ông Đông nói.

Cây bút Lê Kiến thì viết trên Facebook cá nhân : "Đường sắt tốc độ cao, lỗ cũng phải làm".

"Quan điểm của tôi là Việt Nam phải làm đường sắt hiện đại. Nhưng quý vị cần thận trọng khi dùng chữ "tiết kiệm" để so sánh phương án của Bộ Giao thông và vận tải (hơn 58 tỉ đô la) với phương án của Bộ Kế hoạch và đầu tư (26 tỉ đô la). Bởi hai phương án đó hoàn toàn khác nhau, một bên là tham vọng làm hẳn tuyến đường sắt "cao tốc" 350km/h hoàn toàn mới theo công nghệ Nhật Bản (nổi tiếng với các đoàn tàu Shinkansen), một bên là đề xuất làm đường sắt "tốc độ cao" trên cơ sở vừa cải tạo vừa thêm tuyến bên đường sắt cũ, với khổ 1,435m".

"Cao tốc với tốc độ cao nó khác hẳn nhau về công nghệ đấy quý vị ạ. Tất nhiên, tôi ủng hộ xây tốc độ cao thôi, đỡ rủi ro phương án tài chính, chạy 200km/h được rồi".

"Vậy thì nếu làm xong với việc chi 26 tỉ đô la thì có lỗ vốn không ? Tôi mà còn sống được dăm chục năm nữa thì vẫn khẳng định với quý vị là làm đường sắt sẽ lỗ, lỗ và lỗ. Hiện nay đường sắt lỗ trên toàn thế giới, từ Anh, Pháp, Đức, Nhật…, lỗ hết, Nhà nước phải trợ giá hoặc phải "ôm" lấy hạ tầng".

"Vậy lỗ thì có làm không ? Lỗ vẫn phải làm quý vị ạ. Đó là bài toán tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội phải cân đối thôi. Quý vị có nhớ không, cách đây một thập kỷ, tổng số người chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam có năm lên đến gần 13.000 người. Chính phủ quyết tâm làm xong Quốc lộ 1, số người chết giảm đi, giờ khoảng 8.000. Nhưng một thập kỷ trôi qua, tốc độ phát triển kinh tế tăng đều trên 6% mỗi năm, bây giờ hạ tầng giao thông lại trở thành điểm nghẽn. Tết đến giờ, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng lại xảy ra thường xuyên hơn".

"Một quốc gia muốn phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, thì không thể không đầu tư làm đường sắt. Thế còn quản lý thế nào cho dự án nó hiệu quả, lại là câu chuyện khác nữa".

Trong khi đó, kỹ sư cầu đường Trần Văn Tường, trong một bài viết trên Vietnamnet, cho rằng nên "mở thêm diễn đàn cho các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước góp ý".

"Đường sắt tốc độ cao cực kỳ tốn kém và thường chỉ dành cho những quốc gia có sẵn nguồn lực và nền kinh tế mạnh, GDP gấp nhiều lần Việt Nam, đều đã hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm chủ công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha…".

"Không phải quốc gia nào giàu có, làm chủ khoa học công nghệ kỹ thuật cũng làm đường sắt tốc độ cao nếu nhận thấy không phù hợp hay ít hiệu quả hơn phương án đầu tư khác".

"Chọn sai phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao dẫn đến lãng phí là có tội với dân, với nước".

*****************

Khởi tố ông Lê Thanh Thản từ tập đoàn Mường Thanh (BBC, 10/07/2019)

Một đại gia trong lĩnh vực địa ốc của Việt Nam, ông Lê Thanh Thản, vừa bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can.

bacnam3

Địa ốc, bất động sản là một lĩnh vực có nhiều phát triển mạnh ở Việt Nam thời gian qua

Hôm 10/7/2019, báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho hay cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Lê Thanh Thản để điều tra về hành vi lừa dối khách hàng.

Báo này ghi rõ ông Thản là - Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh với nhiều dự án bất động sản ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

"Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nhiều dự án xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh vướng sai phạm lớn là xây dựng vượt tầng - phá vỡ quy hoạch được duyệt và có các sai phạm trong quá trình chuyển nhượng, thâu tóm dự án.

"Trước đó, kết luận thanh tra của UBND Thành phố Hà Nội nói về hàng loạt dự án sai phạm của tập đoàn này và đã được chuyển Cơ quan điều tra làm rõ. Những vấn đề nổi cộm chủ yếu liên quan đến việc nhiều người dân đã mua căn hộ tại các dự án xảy ra sai phạm không được cấp sổ đỏ vì Tập đoàn Mường Thanh chưa khắc phục triệt để các sai phạm".

Trước đó, vẫn theo tờ báo này, năm 2018, Thanh tra Bộ Xây dựng của Việt Nam đã ban hành Kết luận về dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 có quy mô 388 ha, theo đó cơ quan này đã chỉ rõ 'vi phạm xây thêm' diện tích tại tầng áp mái của chín tòa chung cư thuộc các hai ô đất.

'Vỏ bọc kinh doanh'

Tờ báo thuộc Cơ quan công an Thành phố Hồ Chí Minh dùng từ 'vỏ bọc kinh doanh' khi đưa tin về vụ việc :

"Ngoài ra, đơn vị này cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án. Trên thực tế, Cienco 5 Land chỉ là vỏ bọc khi Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên - công ty con của Tập đoàn Mường Thanh - sở hữu đến 92,82% cổ phần tại Cienco 5 Land và là ông chủ thực của dự án Thanh Hà - Cienco 5", vẫn theo báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Báo Tuổi trẻ cùng hôm thứ Tư cũng đưa tin về vụ khởi tố với nhân vật có biệt danh là "đại gia điếu cày", và cho biết thêm chi tiết :

bacnam4

Tin tức về vụ việc trên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/7/2019

"Liên quan tới khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5, đơn vị này cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án. Trên thực tế, Cienco 5 Land chỉ là vỏ bọc khi Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên - công ty con của Tập đoàn Mường Thanh - sở hữu đến 92,82% cổ phần tại Cienco 5 Land và là ông chủ thực của dự án Thanh Hà - Cienco 5.

"Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã thanh tra việc xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại một số dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu (sau đổi tên thành Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên) và phát hiện nhiều sai phạm, phải chuyển sang Cơ quan an ninh điều tra làm rõ".

Vẫn chỉ là tin đồn ?

Cùng ngày, trên nhiều báo Việt Nam đã xuất hiện nhiều tin tức liên quan vị đại gia này. Một số tờ báo cho biết một số thông tin chưa được kiểm chứng về việc 'bắt giữ' với đại gia, cũng như cho hay bản thân ông Thanh Thản 'chưa có thông tin' về các lệnh khởi tố liên quan tới ông.

bacnam5

Báo Infonet thuộc Bộ Thông tin và truyền thông đưa tin về đại gia

Chuyên mục Kinh doanh của báo điện tử Infonet chạy tin nói "Lê Thanh Thản bị bắt vẫn chỉ là tin đồn", với bài báo có đoạn cho hay : "Ông Lê Thanh Thản cười khi nghe nói trên mạng xã hội đang rộ tin đồn ông bị bắt, nói mình vẫn bình thường và cho biết đang đi công tác tại Phú Quốc (Kiên Giang)".

Báo Đất Việt cho hay từ vài năm trước cũng đã có tin đồn về việc đại gia này bị khởi tố :

"Trưa ngày 10/7/2019, trao đổi với báo chí về thông lan truyền trên mạng xã hội, đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mường Thanh nói bản thân vẫn bình thường và đang đi công tác tại Phú Quốc - Kiên Giang chứ không bị công an bắt như dư luận đồn thổi.

"Lời khẳng định của đại gia Lê Thanh Thản đã bác bỏ thông tin dư luận đồn thổi vào sáng cùng ngày khi nói rằng ông bị khởi tố, bắt giam. Trước đây vài năm, mạng xã hội cũng từng xuất hiện những thông tin đồn thổi về việc ông Thản và Tập đoàn Mường Thanh bị khởi tố liên quan đến những sai phạm về xây dựng. Tuy nhiên, sau đó các thông tin đều chỉ dừng ở mức đồn thổi".

bacnam6

Tin tức về vụ việc trên báo Người Lao động

Tuy nhiên, tờ báo dẫn lời Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Giám đốc Công an Thành phố, phát biểu hôm 09/7 :

"Liên quan đến các dự án do Tập đoàn Mường Thanh đầu tư, vào chiều 9/10, phát biểu tại phiên chất vấn Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết, chung cư HH Linh Đàm là một trong những chung cư có số căn hộ vượt quá so với quy hoạch.

"Hiện nay, người dân ở đây mong mỏi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi thấy đây là vấn đề khó", ông Chung được trích thuật nói.

Ngoài ra, nhiều dự án do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư còn được cho là vi phạm quy định về Phòng cháy, chữa cháy, vẫn theo báo trong nước.

Báo Đất Việt cho hay ông Lê Thanh Thản từng giữ chức Phó Chánh Văn phòng huyện ủy Lai Châu, nhưng sau đó thành lập xí nghiệp để kinh doanh tư nhân.

"Ông Thản nổi tiếng với lối sống dàn dị, đi dép tổ ong, hút thuốc lào", báo này bình luận.

Cùng ngày, báo Người Lao động dẫn một nguồn tin từ ban lãnh đạo cơ quan công an Thành phố Hà Nội cho hay :

"Chiều 10/7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội cho biết hiện đơn vị đang xác minh, điều tra những sai phạm liên quan tới các dự án xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh do ông Lê Thanh Thản làm Chủ tịch Hội động quản trị.

"Khi nào có kết quả sẽ thông tin vụ việc", nguồn được cho là lãnh đạo Công Thành phố Hà Nội được tờ báo mạng này trích thuật nói.

******************

Việt Nam chỉ cáo buộc tội trốn thuế với một số người ? (BBC, 10/07/2019)

Một nữ luật sư ở Hà Nội đặt câu hỏi về "trách nhiệm của cán bộ thuế" trong các vụ cáo buộc "trốn thuế", trong khi đó một đồng nghiệp của bà nói với BBC rằng còn những điểm "mâu thuẫn, lờ mờ" trong luật và thông tư về thuế nhà đất.

bacnam7

Có ý kiến cho rằng đại đa số người dân khi mua bán bất động sản đều ghi giá thấp so với giá thực tế nhưng hiếm khi thấy ai bị xử lý

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải "được xác định có dấu hiệu phạm tội trên do đã ký giấy tờ mua bán nhà, đất giá thấp hơn giá giao dịch thực tế cả chục lần nhằm giúp người bán trốn thuế với số tiền 276 triệu đồng".

Ông Hải cùng vợ và hai người khác trong vụ này bị khởi tố tội "Trốn thuế" theo Điều 161 Bộ luật Hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

'Trách nhiệm của cán bộ thuế'

Hôm 9/7, Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Đoàn Luật sư Hà Nội bình luận với BBC :

"Nếu Luật sư Trần Vũ Hải bị khởi tố về tội trốn thuế với vai trò đồng phạm giúp cho bên bán trốn thuế thu nhập trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất như dư luận mà tôi nghe được từ mấy hôm nay, tôi cho là không công bằng với họ. Và chưa có sức thuyết phục".

"Bởi lẽ nếu cho điều tra rà soát tình hình thu thuế từ hoạt động mua bán chuyển nhượng nhà đất trong cả nước sẽ thấy việc kê khai để giảm thuế trong hoạt động này còn phổ biến. Có nhiều trường hợp giá trị giao dịch còn lớn hơn vụ này nhiều mà đâu có thấy vụ án nào bị khởi tố".

"Ấy là còn chưa nói đến trách nhiệm liên đới của cán bộ thuế. Hàng năm Nhà nước có ban hành khung giá đất cho từng địa phương để làm căn cứ tính thuế".

"Đành rằng theo Luật quản lý thuế quy định trách nhiệm khai thuế trung thực của người nộp thuế, nhưng họ làm sao biết hết được khung giá đất thế nào mà khai đúng !"

"Nếu họ khai không đúng thì trách nhiệm của cán bộ thuế phải kiểm tra và thông báo cho công dân mức thuế nộp cho đúng".

"Nếu có nộp thiếu mà kiểm tra phát hiện ra thì báo cho họ nộp bổ sung (truy thu). Trong vụ này chưa thấy nói gì đến trách nhiệm của cán bộ thuế. Nếu họ vô can thì càng không công bằng với vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải".

bacnam8

Nha Trang là nơi xảy ra cáo buộc trốn thuế nhắm vào Luật sư Trần Vũ Hải

'Mâu thuẫn, lờ mờ'

Cùng ngày, Luật sư Nguyễn Duy Bình nói với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh :

"Theo văn bản hướng dẫn trong trường hợp hợp đồng công chứng ghi giá thấp hơn bảng giá, cơ quan thuế có quyền áp dụng bảng giá để ấn định thuế nhằm mục đích thu đủ".

"Trong trường hợp Luật sư Trần Vũ Hải, tôi thấy cơ quan thuế đã áp theo giá 2,14 tỷ đồng (hợp đồng ghi 1,8 tỷ đồng) và đã thu theo mức này thì không thể cho rằng chưa thu đủ thuế".

"Nếu đã thu đủ thuế thì cơ quan tiến hành tố tụng không thể tính thêm khoản thuế trên 2,14 tỷ đồng để làm cơ sở xác định vi phạm".

"Trong khi đó, Điều 161, Bộ luật Hình sự 2009 chỉ quy định chung chung ai có hành vi trốn thuế đủ 100 triệu đồng thì bị xử lý về tội trốn thuế nhưng trước nay hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn cho phép cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thuế có quyền tính thêm phần thuế trên mức bảng giá quy định - trên mức 2,14 tỷ đồng để xác định vi phạm".

"Đây chính là điểm mà tôi nhận thấy giữa Bộ luật Hình sự và Luật Quản lý thuế, thông tư hướng dẫn đang còn mâu thuẫn".

"Nói cách khác, trường hợp này hiện trước nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể cho phép cơ quan thuế hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có quyền tính thêm phần thuế trên mức bảng giá quy định để xác định vi phạm".

"Do vậy, người dân có quyền hiểu họ chỉ phải tuân thủ theo hướng dẫn áp giá theo bảng giá và vì vậy dù hợp đồng có ghi giá cao hơn nhiều họ cũng không vi phạm vì Nhà nước đã thu đủ".

"Mặt khác, cũng chính vì điểm mâu thuẫn, lờ mờ này nên từ trước đến nay đại đa số người dân khi mua bán bất động sản đều ghi giá thấp so với giá thực tế nhưng chưa thấy ai bị xử lý, dù đã có rất nhiều trường hợp đã được tòa án nhận định ghi giá thấp trong các bản án dân sự".

"Nói tóm lại, khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thì không thể kết tội".

Luật sư Nguyễn Duy Bình nói thêm :

"Tôi nhận thấy nếu hiểu theo cách hiểu của cơ quan tiến hành tố tụng và xử lý Luật sư Hải thì sẽ không đảm bảo sự công bằng xã hội và người dân sẽ cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng cố tình xử lý để triệt hạ Luật sư Hải vì quá trình hành nghề luật sư này đã tham gia rất nhiều các vụ khiếu kiện tập thể của người dân".

"Theo quy định hiện hành, người ta có cảm tưởng rằng phía cơ quan tiến hành tố tụng có thể xử lý hoặc không xử lý tội trốn thuế đối với một số người tùy theo cách hiểu và mục đích của họ".

Published in Việt Nam

Các nhóm thân Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động ở Đài Loan để thúc đẩy việc hợp nhất đảo quốc này với đại lục, theo Reuters.

chua1

Người biểu tình tại Đài Loan hôm 23/6/2019 yêu cầu các công ty truyền thông Trung Quốc rút khỏi Đài Loan

Khi doanh nhân người Đài Loan Jhang Yun-nan muốn tìm khách hàng cho các sản phẩm làm sạch mới của công ty mình tại Trung Quốc, ông đã tìm tới một kênh trái với thông lệ : Một đảng của người Đài Loan ủng hộ việc thống nhất với Trung Quốc.

Một thành viên cao cấp của Đảng Xúc tiến Thống nhất Trung Quốc (CUPP) cho biết đảng này sẽ 'có lời' với các quan chức từ Cục Quản lý Thị trường Quảng Đông để giúp Công ty Công nghệ sinh học Yi Yuan Ji có trụ sở tại Trung Quốc của ông Jhang - với một điều kiện.

Thành viên đảng này, ông Lin Guo-cing nói với ông Jhang trước sự chứng kiến của Reuters rằng "một hệ tư tưởng đúng đắn" là cần thiết để kinh doanh tại Trung Quốc.

"Tôi ủng hộ sự thống nhất ôn hòa trên eo biển này", ông Lin nói với Reuters, lặp lại quan điểm của CUPP rằng họ trông đợi những người Đài Loan mà đảng này đang hợp tác sẽ nắm lấy cơ hội.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh cứng đầu, cần phải nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, bằng vũ lực nếu cần thiết.

Để hỗ trợ cho việc thống nhất đất nước, Bắc Kinh đang xây dựng mạng lưới những người ủng hộ ở Đài Loan và tăng cường các chiến dịch nhằm thu hút người Đài Loan với các cơ hội kinh doanh sinh lợi để đổi lấy chương trình nghị sự của Bắc Kinh.

Chìa khóa của họ là thuyết phục các doanh nhân như ông Jhang rằng chấp nhận lập trường nói trên là một cái giá nhỏ để trả cho việc tiếp cận thị trường Trung Quốc và các hỗ trợ khác.

Một cách khác là sử dụng các mạng lưới ủng hộ Bắc Kinh để tạo dựng thiện cảm và hỗ trợ cho đại lục ; Wen Lung, cố vấn chính sách của CUPP, cho biết CUPP có kế hoạch tổ chức các cuộc hội thảo và các cuộc nhóm họp tại Đài Loan để mở rộng 'đội quân' của mình.

chua2

Nông dân Đài Loan 31 tuổi Jhang Hong-si, trước đây từng lưỡng lự làm việc tại Trung Quốc, nay đã là nhân viên kỹ thuật trong một dự án của Trung Quốc

Chính phủ Đài Loan cho biết những nỗ lực như vậy là nguy hiểm - nhưng không phải là bất hợp pháp.

"Chỉ bằng cách củng cố luật pháp của mình, chúng tôi mới có thể củng cố hệ thống an ninh quốc gia của chúng tôi", ông Chiu Chui-cheng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan, nói với Reuters.

Các cơ quan chính phủ của Trung Quốc được triển khai bao gồm Văn phòng các vấn đề Đài Loan và Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, nhằm thống nhất Đài Loan thông qua việc đồng tham gia với các tổ chức địa phương và tiến hành các hoạt động ảnh hưởng chống lại các chiến dịch ở nước ngoài đi ngược lại chương trình nghị sự của Trung Quốc.

Các tài liệu nội bộ của hai cơ quan của Trung Quốc mà Reuters được tiếp cận, bao gồm các báo cáo công việc hàng năm và biên bản cuộc họp, cho thấy một chiến dịch tập trung vào các tổ chức thân Trung Quốc ở Đài Loan, được mô tả là một trọng tâm ưu tiên.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho các nhóm và nhân vật ủng hộ thống nhất ở Đài Loan, để củng cố và tăng cường lực lượng 'chống độc lập' trên đảo", báo cáo công tác năm 2016 của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan ở Thượng Hải cho hay.

Tại tỉnh láng giềng Chiết Giang, một văn phòng thuộc Mặt trận Thống nhất cho biết trong một báo cáo nội bộ năm 2016 rằng họ có liên hệ mật thiết với các đảng tại Đài Loan thông qua 'thư mời hoạt động' cho các chương trình kinh tế và văn hóa ở đại lục.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2016, Liên minh thống nhất Trung Quốc có trụ sở tại Đài Bắc đã được đánh giá rất cao bởi một quan chức cấp cao của Trung Quốc vì đã thúc đẩy công việc thống nhất đất nước, theo một báo cáo từ Liên minh Dân chủ Tự trị Đài Loan, một trong số ít các nhóm chính trị độc lập trên danh nghĩa được cấp phép ở Trung Quốc.

"Nước nào trên thế giới này sẽ đối xử tốt với bạn (như Trung Quốc) ? Tôi thà là một mục tiêu của Mặt trận Thống nhất còn hơn. Ít nhất là họ quan tâm đến bạn, bất kể họ có chân thành hay không", ông Lin nói. Ông Lin đã gia nhập Hiệp hội hữu nghị hải ngoại Trung Quốc, liên kết với Mặt trận Thống nhất, vào tháng 10/2018.

Các tài liệu mà Reuters được tiếp cận không cho thấy bất kỳ hợp tác tài trợ nào giữa các tổ chức như vậy và chính phủ Trung Quốc, nhưng các liên kết tiềm năng đã gây lo ngại ở Đài Bắc.

Hai quan chức làm việc tại một cơ quan an ninh của chính phủ Đài Loan, người từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề, cho biết các nhóm này là mối đe dọa đối với Đài Loan.

Một nguồn tin từ cơ quan an ninh Đài Loan, người từ chối nêu tên, cho biết CUPP đứng đầu danh sách theo dõi tại cơ quan của ông vì quy mô của tổ chức này - 60.000 thành viên - và khả năng huy động lực lượng.

'Chúa của chúng tôi là Trung Quốc'

chua3

Ông Chang An-lo, có biệt danh là 'Sói Trắng', lãnh đạo Đảng Xúc tiến Thống nhất Trung Quốc chụp ảnh trước lá cờ Trung Quốc đại lục hôm 2/5/2019

Nhà của lãnh đạo CUPP Chang An-lo và trụ sở của đảng này ở Đài Bắc bị chính quyền Đài Loan đột kích hồi tháng 8/2018 vì nghi ngờ nhận tài trợ từ Trung Quốc, một cáo buộc mà họ phủ nhận. Ở Đài Loan, việc các nhóm chính trị lấy tiền từ chính phủ Trung Quốc là bất hợp pháp.

Không ai bị buộc tội sau cuộc đột kích.

Chang, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters ở Đài Bắc, cho biết ông không lấy tiền từ Trung Quốc. Nhưng ông nói rằng điều quan trọng đối với Đài Loan là tái thống nhất với đại lục.

"Chúa của chúng tôi là Trung Quốc", Chang An-lo nói khi ngồi trong phòng làm việc của ông, nơi có một bức tượng vàng cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Về tinh thần, họ chắc chắn ủng hộ chúng tôi, nhưng không phải về mặt vật chất.

Ông và những người ủng hộ thống nhất khác nói rằng họ đã nhìn thấy một cơ hội để có được ảnh hưởng sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Văn Anh thất bại trong cuộc khảo sát gần đây, trong bối cảnh người dân thất vọng về chính sách kinh tế.

Zhang Xiuye, một thành viên cao cấp của Đảng Người Trung Quốc Yêu nước có trụ sở tại Đài Bắc cho biết ưu tiên của họ trong năm nay là mang đến các vùng nông thôn thông điệp 'một quốc gia, hai chế độ', một mô hình tự trị cho Đài Loan, tương tự mô hình của Hong Kong.

Giới trẻ

Các nhóm ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy các cơ hội kinh doanh cho thanh niên Đài Loan ở phía nam của đảo này. Đây là một nhóm được 'ưu tiên hàng đầu' trong các tài liệu từ các cơ quan của chính phủ Trung Quốc.

Theo một báo cáo của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan tại Trung Quốc mà Reuters được tiếp cận, hơn 70 doanh nghiệp nhắm mục tiêu vào các công ty khởi nghiệp Đài Loan đã được thiết lập trên khắp Trung Quốc vào năm 2016. Các doanh nghiệp này được hưởng các đặc quyền như giảm thuế.

Nỗ lực này đã góp phần vào mối quan hệ gần gũi và thân thiết hơn giữa người dân ở Bắc Kinh và Đài Loan.

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 13