Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bán đảo Triều Tiên : Kim Jong-un lại dọa "kết liễu" Hàn Quốc

Anh Vũ, RFI, 09/02/2024

AFP dẫn nguồn truyền thông chính thức Bắc Triều Tiên, hôm nay, 09/02/2024, cho biết lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ không ngần ngại "kết liễu" Hàn Quốc trong trường hợp miền bắc bị tấn công.

kju1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Bình Nhưỡng. Ảnh do KCNA cung cấp ngày 31/12/2023. via Reuters - KCNA

Bắc Triều Tiên từ đầu năm nay đã tuyên bố Hàn Quốc là "kẻ thù chính", đóng cửa các cơ quan chuyên trách thống nhất và liên tiếp đưa ra các lời đe dọa chiến tranh nếu có bất kỳ hành vi vi phạm lãnh thổ nào.

Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA dẫn lời Kim Jong-un tuyên bố : "Nếu kẻ thù dám dùng vũ lực chống lại đất nước chúng ta, chúng ta sẽ có quyết định can đảm thay đổi lịch sử và sẽ không ngần ngại huy động mọi sức mạnh siêu việt để tiêu diệt chúng". Lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng nói thêm: "Hòa bình không phải cái mà chúng ta cầu xin hay đánh đổi bằng thương lượng".

Ông Kim Jong-un đã có những tuyên bố như trên trong một sự kiện kỷ niệm ngày thành lập quân đội Bắc Triều Tiên.

Vẫn theo KCNA, Kim Jong-un còn nhấn mạnh "quyết định coi những kẻ bù nhìn (Hàn Quốc) là kẻ thù là quyết định bất di bất dịch" và việc "chiếm đóng và phá hủy lãnh thổ của chúng trong hoàn cảnh khẩn cấp là vì lợi ích an ninh lâu dài của đất nước chúng ta".

Hôm thứ Tư vừa qua, Quốc hội Bắc Triều Tiên đã thông qua quyết định hủy bỏ các luật về hợp tác kinh tế với Hàn Quốc. Trong khi đó, Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ thử vũ khí, đặc biệt là các loại tên lửa hành trình.

Anh Vũ

******************************

Bắc Triều Tiên hủy bỏ mọi hợp tác kinh tế với Hàn Quốc

Phan Minh, RFI, 08/02/2024

Quốc hội Bắc Triều Tiên hôm qua, 07/02/2024, đã quyết định hủy bỏ mọi hợp tác kinh tế với Hàn Quốc, trong bối cảnh quan hệ liên Triều đang xấu đi trầm trọng.

trieutien1

Toàn cảnh phiên họp toàn thể lần thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tối cao Triều Tiên khóa 14, Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 08/02/2024. via Reuters - KCNA

Hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA đưa tin, được AFP trích dẫn, tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, các đại biểu đã nhất trí bỏ phiếu hủy bỏ tất cả thỏa thuận đã ký với Hàn Quốc về thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Quốc hội Bắc Triều Tiên cũng nhất trí bãi bỏ luật đặc biệt về vận hành dự án khu du lịch núi Kumgang, nơi từng là biểu tượng quan trọng của hợp tác liên Triều. Khu nghỉ dưỡng do công ty Hyundai Asan của Hàn Quốc xây dựng trên một trong những ngọn núi đẹp nhất của Bắc Triều Tiên vốn thu hút hàng trăm nghìn du khách từ miền Nam, tuy nhiên, các chuyến du lịch tới đây đã chấm dứt đột ngột vào năm 2008, sau khi một binh sĩ Bắc Triều Tiên bắn chết một du khách Hàn Quốc đi chệch khỏi lộ trình tham quan.

AFP nhắc lại hành động hôm qua của phía Bắc Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh chính quyền Bình Nhưỡng vào tháng trước tuyên bố Seoul là kẻ thù số một, bãi bỏ các cơ quan chuyên trách thống nhất hai miền và đe dọa đánh chiếm miền Nam trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Mối quan hệ liên Triều đã bị đóng băng kể từ khi Bình Nhưỡng đẩy mạnh các chương trình thử nghiệm tên lửa, trong khi Seoul tăng cường hợp tác quân sự với Washington và Tokyo.

Phan Minh

Published in Châu Á

Dân Bắc Triều Tiên mất niềm tin vào chế độ cha truyền con nối nhà Kim

Theo Yonhap, chính quyền Hàn Quốc hôm nay, 06/02/2024, "lần đầu tiên" công bố "Báo cáo về tình trạng kinh tế và xã hội của Bắc Triều Tiên". Dựa trên thông tin từ những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, Báo cáo dài 280 trang của Bộ Thống nhất Hàn Quốc ghi nhận niềm tin của người dân vào chế độ cha truyền con nối của dòng họ nhà Kim sụt giảm mạnh, trong bối cảnh hệ thống phân phối nhu yếu phẩm của nhà nước Bắc Triều Tiên "gần như sụp đổ".

hanquoc1

Tại một cuộc triển lãm nghệ thuật, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập nước, tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 05/09/2023. AP - Jon Chol-jin

Ngày hôm qua, trước khi Bộ Thống nhất công bố báo cáo này, bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung-ho đã nhấn mạnh là Seoul tiếp tục theo đuổi chính sách "thống nhất hòa bình" với Bắc Triều Tiên trên cơ sở "chế độ dân chủ tự do", thể theo các điều khoản được ghi trong Hiến pháp Hàn Quốc.

Seoul tố cáo Bình Nhưỡng "đổ lỗi cho bên ngoài"

Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng lên án việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un "đảo ngược chính sách mà những người tiền nhiệm đã thúc đẩy", khiến Bắc Triều Tiên có thể "rơi vào tình trạng trống rỗng về ý thức hệ". Bộ trưởng Bộ Thống nhất Kim Yung-ho cảnh báo nguy cơ Bình Nhưỡng tìm cách "đổ lỗi cho bên ngoài để tìm lối thoát cho tình trạng hỗn loạn trong nước", và kêu gọi tăng cường các biện pháp răn đe về quân sự để đề phòng các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.

Chính lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, trong một cuộc họp của đảng cầm quyền cuối tháng trước, thừa nhận nhu yếu phẩm thiếu trầm trọng tại nhiều vùng của đất nước là một "vấn đề chính trị nghiêm trọng".

Về bản báo cáo của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, thông tín viên Trần Công từ Seoul cho biết cụ thể :

"Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã công bố "Báo cáo về tình trạng kinh tế và xã hội của Bắc Triều Tiên" sau khi phỏng vấn hơn 6300 người đào thoát từ Bắc Triều Tiên từ năm 2013 đến 2022. Các giáo sư từ các trường đại học lớn của Hàn Quốc, như các giáo sư Lee Woo-young, Ko Kwang-young, giáo sư Kim Seong-yeong, đã cùng nhau phân tích các thông tin từ những người đào thoát và đưa ra các kết luận về sự thay đổi của nền kinh tế Bắc Triều Tiên trong 10 năm qua.

Theo báo cáo từ Bộ Thống nhất, hệ thống phân phối của Bắc Triều Tiên gần như sụp đổ, tỷ lệ người dân không nhận được tiền lương hoặc khẩu phần ăn tại nơi làm việc chính thức ngày càng tăng. Nền kinh tế Bắc Triều Tiên đang suy thoái, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động do thiếu điện và nguyên liệu thô, người dân phải tự lo lương thực, quần áo, chỗ ở, sinh kế và chăm sóc y tế từ nguồn chợ đen.

Sự bất mãn của người dân đối với chế độ ngày càng tăng, ý thức của người dân Bắc Triều Tiên dường như đang dần thay đổi. Đặc biệt, người dân Bắc Triều Tiên ngày càng có nhận thức tiêu cực về "sự kế thừa ba thế hệ" lãnh đạo Bắc Triều Tiên và "sự kế thừa của dòng họ xuất thân từ ngọn núi thiêng Bạch Đầu (Baekdu)".

Bộ Thống nhất cho biết, trong thông cáo báo chí ngày hôm nay, "thông qua việc xuất bản báo cáo này, chúng tôi muốn thông báo chính xác cho công chúng về thực trạng tại Bắc Triều Tiên, từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn về Bắc Triều Tiên và chuẩn bị cho một bán đảo Triều Tiên thống nhất tự do và hòa bình". Bộ trưởng Bộ Thống nhất Kim Young-ho hy vọng báo cáo này "sẽ là cơ hội để người dân Hàn Quốc hiểu được vấn đề mà người dân Bắc Triều Tiên đang phải đối mặt".

Trần Công

Published in Châu Á

Theo hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay, 08/09/2023, Bình Nhưỡng vừa hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên, mang tên "Anh hùng Kim Gun-ok", có khả năng tấn công hạt nhân dưới nước. Đây là một bước mới của Bắc Triều Tiên nhằm tăng cường lực lượng hải quân của nước này.

taungam1

Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un dự buổi lễ hạ thủy tàu ngầm "Anh hùng Kim Gun Ok" tại một địa điểm không được tiết lộ ở Bắc Triều Tiên, ngày 06/09/2023. AFP - STR

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình :

"Tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật đầu tiên, mang số 841 đã được hạ thủy vào ngày 06/09/2023, với sự hiện diện của chủ tịch Kim Jong-un và các quan chức quân sự của Bắc Triều Tiên. Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) viết : "Chúng tôi đã chế tạo một tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật và tặng nó như là một món quà cho mẹ và quê hương của chúng tôi, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập".

Tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật mới mà Bắc Triều Tiên chế tạo được cho là phiên bản cải tiến của tàu ngầm lớp Romeo (3.000 tấn). Những hình ảnh được truyền thông Bắc Triều Tiên công bố cho thấy tàu được trang bị ống phóng có khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM).

Các nguồn tin cho rằng tàu ngầm này sẽ có khả năng phóng ngư lôi hạt nhân cùng với các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Trong buổi lễ hạ thủy tàu ngầm, chủ tịch Kim Jong-un cho biết Bình Nhưỡng sẽ chuyển đổi các tàu ngầm cỡ trung bình thành tàu ngầm tấn công có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật, và đề xuất tăng cường lực lượng hải quân bằng cách bổ sung cho đầy đủ và cải thiện kho vũ khí của binh chủng này".

Về công nghệ trí thông minh nhân tạo, Microsoft, hôm qua 07/09/2023, cho biết Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong thời gian qua đã sử dụng những bức ảnh có sử dụng trí thông minh nhân tạo để lừa cử tri Mỹ, khiến họ chống đối lẫn nhau, nhất là về các vấn đề gây chia rẽ về chính trị, như bạo lực súng đạn, bôi nhọ các nhân vật và biểu tượng chính trị của Hoa Kỳ.

Trần Công

Published in Châu Á

Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) hôm nay 31/08/2023 cho biết Bắc Triều Tiên trong đêm qua đã phóng hai tên lửa đạn đạo và mô phỏng một cuộc tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc. Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên đã nêu chi tiết kế hoạch phản công trước khả năng bị Mỹ tấn công, bao gồm cả việc chiếm đóng lãnh thổ Hàn Quốc. Đây là một tín hiệu mới cho thấy căng thẳng giữa hai miền nam bắc Triều Tiên không ngừng gia tăng.

bactrieutien1

Tên lửa siêu thanh mà Bắc Triều Tiên bắn thử ngày 05/01/2022. AP

Theo Yonhap, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết tên lửa của Bắc Triều Tiên đã bay được khoảng 360 km rồi rớt xuống biển. Tình báo Mỹ - Hàn đang tiến hành phân tích vụ bắn thử này. JSC lên án mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là "hành vi khiêu khích nghiêm trọng", gây phương hại cho hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên và thế giới.

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca cho biết thêm chi tiết :

"Hôm nay, các chiến đấu cơ nhiều lần bay qua thủ đô Hàn Quốc. Đây là cảnh tượng hiếm thấy và phản ánh cuộc chạy đua vũ trang ở cả hai miền nam bắc Triều Tiên. Đây là cuộc diễn tập chuẩn bị cho lễ duyệt binh ở Seoul vào cuối tháng 9 tới, nhưng lại diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt căng thẳng. 

Sau khi phóng hai tên lửa đạn đạo vào khoảng nửa đêm qua, theo giờ địa phương, Bình Nhưỡng, trên các phương tiện truyền thông nhà nước, tuyên bố là phản ứng đáp trả "các băng đảng quân sự Hàn Quốc". Dưới sự giám sát của lãnh đạo Kim Jong-un, quân đội Bắc Triều Tiên đã thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật mô phỏng nhắm vào các mục tiêu quân sự và trình bày kế hoạch chiếm đóng miền nam trong trường hợp bị tấn công.

Cuộc phô diễn quân sự diễn ra chỉ vài giờ sau khi các máy bay ném bom B1-B của Mỹ được triển khai trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, kết thúc hôm nay. Bình Nhưỡng cho rằng các đợt tập trận như vậy là để chuẩn bị xâm lược Bắc Triều Tiên. 

Hố sâu ngăn cách hai miền nam bắc Triều Tiên ngày càng lớn. Hai bên đều xích lại gần hơn với các đồng minh của họ. Washington cho rằng Moskva và Bình Nhưỡng đang nỗ lực đàn phám về hợp đồng cung cấp vũ khí Bắc Triều Tiên cho Nga trong bối cảnh chiến tranh Ukraine".

Thùy Dương

Published in Châu Á

Bán đảo Triều Tiên : Sau 70 năm đình chiến, tái diễn kịch bản Chiến tranh lạnh ?

Thanh Hà, RFI, 27/07/2023

Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc cùng rầm rộ kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến : Hai cái nhìn về một cuộc xung đột, những vết thương chưa lành. Seoul và Bình Nhưỡng vẫn xem đối phương là một mối "đe dọa đối với sự tồn tại của chính mình". Mỹ-Nhật-Hàn tăng cường chiến lược răn đe hạt nhân. Chính quyền Kim Jong-un thắt chặt hợp tác với Nga và Trung Quốc.

bactrieutien1

Hình ảnh gần Bàn Môn Điếm nhân ngày kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến. Ảnh chụp ngày 27/07/2023. AP - Ahn Young-joon

Ngày 27/07/1953 trong bầu không khí nặng trĩu tại Bàn Môn Điếm, hai phái đoàn đặt bút ký hiệp định đình chiến. Ba ngày sau binh sĩ hai bên đồng loạt rút lui, một vùng phi quân sự chính thức được thiết lập, tù nhân chiến tranh bắt đầu được trả tự do. Đâu là điểm khởi đầu chiến tranh Triều Tiên, nổ ra trong đêm 24 rạng sáng 25/06/1950 ?

Điểm khởi đầu của một cuộc chiến

Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên từ năm 1910. Sau hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật đầu hàng. Mỹ và Liên Xô giải phóng bán đảo Triều Tiên. Thể theo tinh thần hội nghị Yalta (1945), Staline và Roosevelt đồng ý chia đôi bán đảo Triều Tiên ở vĩ tuyến 38. Liên Hiệp Quốc, một định chế đa quốc gia cũng vừa được thành lập, năm 1948 chính thức công nhận Đại Hàn Dân Quốc với thủ đô là Seoul và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, thủ đô đặt tại Bình Nhưỡng.

Nếu như chính quyền ở Seoul đi theo chủ nghĩa tư bản, "phò" Mỹ, thì ở phía Bắc, Moskva đưa Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), 38 tuổi, lên lãnh đạo đất nước. Đã ba thế hệ gia đình họ Kim liên tục cầm quyền tại Bắc Triều Tiên cho đến nay.

Ở phía bắc vĩ tuyến 38, Kim Il Sung là một vị anh hùng dân tộc trẻ tuổi, điều hành một vùng đất với nhiều cơ sở hạ tầng công nghiệp có sẵn. Ông cũng đã nhanh chóng tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất, "chia đất cho nông dân".

Ở miền nam, Syngman Rhee, 75 tuổi lên cầm quyền dưới sự bảo trợ của người Mỹ nhờ thông thạo Anh ngữ. Tổng thống đầu tiên ở Hàn Quốc chóng hiện nguyên hình là một "người bất tài và tham ô". Vào lúc mà người dân ở phía nam vĩ tuyến 38 còn sống trong cảnh "bần hàn", và theo một số chuyên gia tương lai của họ "còn đen tối hơn cả" so với ở châu Phi, công luận Hàn Quốc do vậy, "không có lý do gì để chọn đi theo phe tư bản hay cộng sản" nuôi dưỡng tham vọng của Kim Nhật Thành "thống nhất đất nước".

Ngày 25/06/1950 quân đội Bắc Triều Tiên tràn sang biên giới, dễ dàng chiếm được thủ đô Seoul sau ba ngày giao tranh. Liên Hiệp Quốc cho phép "can thiệp quân sự" hỗ trợ Hàn Quốc. Một lực lượng liên quân quốc tế dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc ra đời và đặt dưới sự chỉ huy của nước Mỹ. Chiến dịch phản công dễ dàng đạt mục tiêu : Liên quân quốc tế tiến vào tận Bình Nhưỡng ngày 19/10/1950 và thậm chí là còn tiến sát đến biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Bắc Kinh nhập cuộc, điều vài trăm ngàn lính sang hỗ trợ chính quyền Kim Nhật Thành. Seoul lại thất thủ vào tháng 01/1951. Phải mất hai tháng liên quân quốc tế mới giúp Hàn Quốc giành lại thủ đô. Chiến tranh sa lầy. Lực lượng của đôi bên dừng lại "gần khu vực phi quân sự" hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.

Sau hơn hai năm thương thuyết, cuối cùng hiệp định đình chiến được ký kết ngày 27/07/1953 ở Bàn Môn Điếm, nhưng Hàn Quốc đã vắng mặt trong lễ ký kết hiệp định. Tướng Mỹ William Kelly Harrison Jr. đại diện cho Liên Hiệp Quốc. Tướng Nam Il thay mặt chính quyền Bắc Triều Tiên đặt bút ký vào hiệp định, còn về phía Trung Quốc là tư lệnh Bành Đức Hoài (Peng Dehuai). Một bản hòa ước chính thức "kết thúc chiến tranh" chưa bao giờ được ra đời, khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 38 vẫn tồn tại, khoảng 27.000 lĩnh Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.

Vết thương chưa lành

1950-1953 : Mỹ đã không ngăn chận được "vết dầu loang cộng sản", Bình Nhưỡng bị tàn phá đến 80%, 65% bộ mặt của Seoul phải xây dựng lại từ đầu.

70 năm hiện hữu, Bàn Môn Điếm là hiệp định đình chiến lâu bền nhất thế giới. Tác động của chiến tranh Triều Tiên tồn tại cho đến tận ngày nay. Giới chuyên gia chưa biết một cách chính xác về thiệt hại nhân mạng. Một số tài liệu chính thức đưa ra con số "ít nhất là 3 triệu người tử vong" ở cả hai phía, chủ yếu là thường dân, một số khác thì nói đến 1 triệu người chết. Có một điều chắc chắn là từ năm 1988 đã có hơn 133 ngàn người Hàn Quốc thuộc diện gia đình bị ly tán, tức là có thân nhân sống ở Bắc Triều Tiên từ khi đất nước bị phân đôi năm 1945. Trong những giai đoạn tan băng hai nước Triều Tiên đã tổ chức một số các cuộc " họp mặt gia đình". Lần cuối diễn ra vào năm 2018.

Căng thẳng liên Triều thường xuyên "bùng lên" : Từ 2006 Bắc Triều Tiên là quốc gia thứ 9 trên thế giới có bom nguyên tử. Hàn Quốc thì vẫn được đặt dưới ô dù hạt nhân của Hoa Kỳ. Bình Nhưỡng liên tục bắn tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm xa, thử vũ khí hạt nhân…. đe dọa an ninh khu vực. Tháng 01/2023 Mỹ-Hàn loan báo "phối hợp trong cách xử lý và một cách cụ thể để đối phó với mọi kịch bản, kể cả trong trường họp Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân". Tháng 7/2023, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ lần đầu tiên từ 1980 quay trở lại Hàn Quốc.

Trong 7 thập niên Hàn Quốc " lột xác" trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất, thịnh vượng nhất, hiện đại nhất trên thế giới. Tin tức thời sự về Bắc Triều Tiên chủ yếu tập trung vào các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, vào những phát biểu " nẩy lửa" của các quan chức Bình Nhưỡng hay vào nạn đói hoành hành ở quy mô rộng trên quê hương cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Tháng 2/2023 Chương Trình Lương Thực Thế Giới báo động về nạn đói tại Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng từ chối viện trợ lương thực của quốc tế và chỉ trông cậy vào một điểm tựa là Bắc Kinh.

Bóng ma "Chiến tranh lạnh"

Chương trình tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến khơi lại "bóng ma thời kỳ chiến tranh lạnh". Ở Bình Nhưỡng chế độ Kim Jong-un tiếp hai vị khách mời là bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Choigu và ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Lý Hồng Trung (Li Hongzhong).

Về phía Seoul, tổng thống Yoon Seok Yeol mời đại diện 22 nước đồng minh, trong đó có Hoa Kỳ, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, New Zealand… và 62 cựu chiến binh ngoại quốc đến Busan, tây nam Hàn Quốc, nhân sự kiện này. Buổi lễ được tổ chức ngay tại Trung Tâm Điện Ảnh Busan, trụ sở của liên hoan phim quốc tế Busan hàng năm. Chính nơi này, năm 1950 là một sân bay, là nơi binh đoàn đầu tiên của liên quân quốc tế đã đáp xuống, giải cứu Hàn Quốc.

Chiến tranh Ukraine càng làm lộ rõ thêm căng thẳng ở hai bên đường vĩ tuyến 38. Bình Nhưỡng bị cáo buộc bán vũ khí cho tập đoàn bán quân sự Wagner của Nga, giúp Moskva trong cuộc chiến Ukraine. Đến dự lễ kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến, bộ trưởng Quốc phòng Serguei Choigu tuyên bố Bắc Triều Tiên là một "đối tác quan trọng" của Nga. Bình Nhưỡng xem chiến tranh Ukraine mà Moskva đang tiến hành là nhằm mục đích "bảo vệ chủ quyền và lợi ích" của Liên Bang Nga và do vậy Bắc Triều Tiên "hoàn toàn ủng hộ quân đội và nhân dân Nga".

Bình Nhưỡng – Seoul, hai cái nhìn về cùng một cuộc chiến

Hai cái nhìn về cùng một cuộc chiến. Ở bên trong bảo tàng chiến tranh Bình Nhưỡng có một pho tượng khổng lồ của một người lính Bắc Triều Tiên tay cầm cờ và bên cạnh là tấm bia có khắc hàng chữ "Những thành tích vẻ vang lịch sử sẽ sáng mãi mười ngàn đời". Câu nói đó là của lãnh tụ Kim Nhật Thành. Tại Seoul, tượng đài Chiến tranh phủ kín những tấm bia với tên tuổi của khoảng 190.000 lính Hàn Quốc và trong liên quân quốc tế hy sinh.

Choe Un Jong, một hướng dẫn viên của viện bảo tàng Bình Nhưỡng được AP trích dẫn giải thích chiến tranh khai mào do lỗi từ Mỹ và những "con rối của họ ở miền Nam", "họ đã tiến sâu vào từ 1 đến 2 km trên lãnh thổ của chúng ta. Quân đội lập tức phản công trước một vụ tấn công bất ngờ". Giám đốc bảo tàng Seoul Go Hanbin chỉ nhắc lại : chiến tranh xuất phát từ "tham vọng của chính quyền Bắc Triều Tiên muốn thống nhất và đặt bán đảo Triều Tiên dưới chế độ cộng sản".

Báo Le Monde (ngày 22/07/1994) đưa tin sau khi chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành qua đời, bộ ngoại giao Hàn Quốc cho công bố nhiều tài liệu lưu trữ của Liên Xô. Trong số ấy có bức điện thư "Kim Il-sung/Kim Nhật Thành xin phép Stalin xâm chiếm miền nam. Một số khác đưa ra những chi tiết về công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch" này.

Thanh Hà

****************************

Bắc Triều Tiên dàn dựng lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng để thể hiện được Nga và Trung Quốc ủng hộ

Trần Công, RFI, 28/07/2023

Bắc Triều Tiên đã tổ chức duyệt binh vào đêm ngày 27/07/2023 để kỷ niệm "Ngày Chiến thắng", tức ngày ký hiệp định đình chiến Nam-Bắc Triều Tiên. Theo hãng tin Yonhap, trong buổi duyệt binh, chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tham dự cùng với bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và phó chủ tịch thứ nhất Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) Lý Hồng Trung (Li Hongzhong).

bactrieutien2

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (giữa), bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và phó chủ tịch thứ nhất Ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Lý Hồng Trung (phải) dự lễ duyệt binh kỷ niệm "Ngày chiến thắng", Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 27/07/2023. AP

Việc dàn cảnh này nhằm cho thấy Trung Quốc và Nga ủng hộ Bắc Triều Tiên, quốc gia ngày càng bị quốc tế cô lập do phát triển tên lửa và hạt nhân bất hợp pháp.

Trong buổi duyệt binh có một số mẫu drone chiến lược và drone tấn công đã được phát triển để trang bị cho lực lượng không quân Bắc Triều Tiên. Trong đó có mẫu drone hình dáng tương tự dòng RQ-4 Global và MQ-9 Reaper vừa được Mỹ trang bị cho không quân Hàn Quốc.

Trong lễ duyệt binh, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu giơ tay chào sau sự xuất hiện của 2 dòng tên lửa liên lục địa mạnh nhất của Bắc Triều Tiên là Hỏa Tinh -18 (Hwasong-18) dùng nhiên liệu rắn, và Hỏa Tinh-17 (Hwasong-17) dùng nhiên liệu lỏng. Điều này được xem như là thông điệp gửi đến thế giới rằng Trung Quốc và Nga đang dung túng cho việc phát triển bất hợp pháp tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Thông tấn xã trung ương Bắc Triều Tiên (KCNA) cho biết bộ trưởng Quốc phòng Kang Sun-nam đã phát biểu tại lễ duyệt binh, bày tỏ niềm vinh dự của quân đội và cả nước khi có thể thực hiện một lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng.

Trần Công

*************************

Bắc Triều Tiên : Quân cờ mới giúp Nga chống phương Tây trong chiến tranh Ukraine

Thu Hằng, RFI, 27/07/2023

Ngày 27/07/2023 vào lúc tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp 49 phái đoàn các nước châu Phi tham dự thượng đỉnh tại Saint-Peterburg, bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu có mặt ở Bình Nhưỡng dự lễ kỉ niệm 70 năm đình chiến Triều Tiên. Moskva muốn khẳng định vẫn có nhiều bạn bè và đối tác để làm đối trọng với phương Tây trong bối cảnh bị cô lập vì xâm chiếm Ukraine.

bactrieutien3

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (trái) tiếp bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu. Ảnh tại Bình Nhưỡng ngày 26/07/2023. AP

Cùng bị phương Tây trừng phạt, Nga và Bắc Triều Tiên tìm thấy sự đồng điệu. Đối với Nga, "Cộng hòa nhân dân Triều Tiên là một đối tác quan trọng, có chung biên giới và truyền thống hợp tác phong phú", theo thông cáo của Bộ quốc phòng Nga khi bộ trưởng Sergei Shoigu tới Bình Nhưỡng. Còn Bắc Triều Tiên bắt đầu sử dụng cụm từ mới "hợp tác chiến thuật và chiến lược" để nói về mối quan hệ với Moskva, theo nhận định với trang 38 North của giáo sư Artyom Lukin, Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok.

Nga biến Bắc Triều Tiên thành quân bài đe dọa phương Tây

Trên đài truyền hình France24, chuyến công du Bình Nhưỡng của bộ trưởng quốc phòng Nga được nhà nghiên cứu Pháp Antoine Bondaz nhận định là "mang ý nghĩa biểu tượng". Bắc Triều Tiên kỷ niệm 70 năm đình chiến giữa hai miền Triều Tiên, một cuộc chiến mà Hoa Kỳ tham gia, trong khi nước này cũng đang hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lược Nga. Đây cũng là "đòn truyền thông của hai nước bị cô lập trên trường quốc tế" để "chứng minh với các nước phương Tây rằng họ có đối tác".

Nói một cách khác, theo Reuters, chuyến công du của ông Shoigu phần nào nhằm gây lo sợ, dùng Bắc Triều Tiên để hù dọa phương Tây. Đây cũng là lời cảnh cáo mà Moskva gửi đến Hàn Quốc, nước đã lên án, trừng phạt Nga và có thể sẽ giao đạn dược cho Ukraine.

Nga và Trung Quốc không ngừng bác bỏ mọi dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Để "đền đáp", Bình Nhưỡng công khai ủng hộ Moskva kể từ lúc đưa quân xâm chiếm Ukraine, công nhận nền độc lập của các vùng ly khai Ukraine, sau đó là ủng hộ Nga sáp nhập những vùng lãnh thổ này. Việc Nga cần có "bạn" vì bị cô lập cũng giúp quốc gia khép kín nhất thế giới được lợi.

Nói một cách khác, đôi bên cũng có lợi, theo nhận định với trang 38 North của giáo sư Artyom Lukin và được Reuters trích dẫn, "‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ của Moskva ở Ukraine đã mở ra một thực tế địa-chính trị mới, theo đó điện Kremlin và Bắc Triều Tiên có thể ngày càng thân thiết hơn, thậm chí có thể lên đến mức quan hệ gần như là đồng minh từng tồn tại trong thời Chiến Tranh Lạnh".

"Liên minh tình thế" vì cùng bị dồn vào chân tường 

Trong nhiều thập niên, Bình Nhưỡng phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ của Liên Xô. Điều này giải thích phần nào cho nạn đói ở Bắc Triều Tiên sau khi Liên Xô tan rã. Sau thời gian đầu "lạnh nhạt" với Nga và Trung Quốc khi mới lên cầm quyền, nhà lãnh đạo hiện nay của Bắc Triều Tiên từng bước sửa chữa mối quan hệ song phương kể từ năm 2017. Ông Kim Jong-un họp thượng đỉnh lần đầu tiên với tổng thống Nga vào năm 2019 tại Vladivostok, ca ngợi là "đã nghiền nát những thách thức và đe dọa của Hoa Kỳ" trong điện chúc mừng sinh nhật đồng nhiệm Putin cùng năm và hứa "nắm chặt tay" chủ nhân điện Kremlin, tăng cường hợp tác chiến lược trong thư chúc mừng Quốc Khánh Nga.

Moskva không dại gì khước từ nguyện vọng của Bắc Triều Tiên, nhất là khi Bình Nhưỡng, theo cáo buộc của Hoa Kỳ, "tình nguyện" cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga và quân đánh thuê Wagner. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Pháp Antoine Bondaz nhắc lại là hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào.

Ngoài lời hứa "thắt chặt hợp tác quốc phòng", Nga và Bắc Triều Tiên nối lại hoạt động giao thương bị trì hoãn vì đại dịch Covid-19. Dầu lửa của Nga lại được xuất sang Bắc Triều Tiên từ năm 2020, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc. Những đoàn tầu chở hàng đã được nối lại vào năm 2022. Các quan chức Nga đang "tìm các giải pháp chính trị", thực ra là lách trừng phạt của quốc tế, để nhận khoảng 20.000 đến 50.000 người lao động Bắc Triều Tiên.

Năm 2014, Bình Nhưỡng không lên án Moskva sáp nhập bán đảo Crimea và được Nga "trả ơn" bằng cách xóa nợ. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Pháp Antoine Bondaz, cả hai bên hiện có rất ít tiềm năng hợp tác về kinh tế vì đều chịu nhiều biện pháp trừng phạt.

Thu Hằng

************************

Bắc Triều Tiên phô trương vũ khí hiện đại nhất nhân kỷ niệm 70 năm đình chiến

RFI, 27/07/2023

Ngày 27/07/2023, hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Đây là dịp vinh danh 5 triệu người đã thiệt mạng, nhưng cũng là minh chứng cho những căng thẳng vẫn tồn tại giữa hai nước láng giềng. Chương trình kỷ niệm cho thấy khoảng cách lớn vẫn còn chia cắt hai miền Triều Tiên.

bactrieutien4

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên khoe vũ khí mới với bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh tại Bình Nhưỡng ngày 26/07/2023. APTừ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca cho biết cụ thể :

Một bên là cuộc diễu hành trước các phái đoàn Nga và Trung Quốc và bên kia là buổi lễ với sự tham dự của hàng chục cựu binh nước ngoài thuộc lực lượng Liên Hiệp Quốc : các buổi lễ đình chiến đánh dấu khoảng cách dai dẳng giữa Seoul và Bình Nhưỡng. 

Ở phía Bắc, các chuyên gia thấy "ngày chiến thắng" được tổ chức bằng một cuộc duyệt binh. Khách mời danh dự là ông Serguei Choigu. Bộ trưởng Quốc phòng Nga hôm thứ Tư 26/07/2027, đã được lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tiếp và ông đã nhìn thấy những cải tiến mới nhất của Triều Tiên về vũ khí. Chuyến thăm này, cùng với sự hiện diện của một ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, minh chứng cho việc Bình Nhưỡng xích lại gần Bắc Kinh và Moskva. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, hai nước Trung Quốc và Nga đã phản đối tất cả các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. 

Ở miền Nam, không khí có vẻ khác biệt. Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm đình chiến ở Busan. Chính tại thành phố cảng này, lần đầu tiên kể từ những năm 1980, một chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa Mỹ đã cập bến vào tuần trước. Buổi lễ hôm nay cũng là dịp để tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol kỷ niệm 70 năm liên minh với Hoa Kỳ và tái khẳng định đường lối cứng rắn đối với nước láng giềng Bắc Triều Tiên. 

Nguồn : RFI, 27/07/2023

Published in Châu Á

Tối 08/02/2023, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jung Un, cùng với vợ và con gái, đã tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội nước này trên quảng trường Kim Nhật Thành. Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ "khả năng tấn công hạt nhân" với số lượng tên kỷ lục lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phô diễn nhân dịp này.

bactrieutien1

Ảnh do chính phủ Bình Nhưỡng cung cấp: Diễu binh kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội Bắc Triều Tiên tại quảng trường Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 08/02/2023. AP

Theo nhiều nhà phân tích quốc tế, số lượng và chủng loại vũ khí được giới thiệu trong lễ duyệt binh rầm rộ cho thấy những tiến bộ vượt bật của Bình Nhưỡng và đó có thể là một thách thức đối với Hoa Kỳ.

Thông tín viên RFI Nicolas Rocca tại Seoul cho biết thêm :

Nhiều tên lửa nhiên liệu rắn, khoảng một chục tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17 về lý thuyết có khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Bắc Triều Tiên, tuy bị cô lập từ đầu đại dịch và bị tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế, đã thành công chứng tỏ kho vũ khí hạt nhân của họ mạnh hơn bao giờ hết.

Nhân lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên, ông Kim Jong-un cùng vợ và con gái đã cho thấy những khả năng mới gây ấn tượng mạnh của Bắc Triều Tiên. Trước tiên là những tên lửa nhiên liệu rắn tầm xa, được sử dụng và vận chuyển nhanh hơn so với nhiên liệu lỏng. Đây là một kỳ tích về công nghệ của chế độ Bình Nhưỡng.

Nhưng quan trọng hơn cả là con số khoảng 10 đến 12 tên lửa Hwasong 17. Loại tên lửa này được trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn khoảng 15.000 km. Được thử nghiệm thành công vào tháng 11/2022, về lý thuyết, tên lửa Hwasong 17 có khả năng tấn công cả Paris và New York.

Số lượng tên lửa được công bố là rất đáng kể, bởi vì nhiều chuyên gia cho là tương ứng với khả năng phòng thủ chống tên lửa của Washington ở bờ tây Hoa Kỳ. Đây cũng là cách cho thấy mục tiêu vượt qua khả năng phòng thủ của Mỹ không phải là không thể đạt được đối với Kim Jong-un".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên khẳng định đã tiến hành chiến dịch quân sự "đáp trả toàn diện" Mỹ - Hàn

Thùy Dương, RFI, 07/11/2022

Sáng 07/11/2022, bộ tổng tham mưu Quân đội Bắc Triều Tiên khẳng định từ ngày 02 đến 05/11 đã thực hiện các hoạt động quân sự đáp trả đợt tập trận chung Vigilant Storm (Bão táp Cảnh giác), được xem là cuộc tập trận chung không quân Mỹ - Hàn lớn chưa từng có. 

tenlua1

Ảnh ghép các đợt phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên từ ngày 02 đến 05/11/2022, được Bình Nhưỡng thông báo là nhằm "đáp trả" các hành động quân sự của Mỹ-Hàn. AP

Quân đội Bắc Triều Tiên cũng dọa trong tương lai sẽ có các biện pháp đáp trả toàn diện, áp đảo, không nhân nhượng các đợt tập trận chung Mỹ - Hàn. 

Thông cáo của Bình Nhưỡng được đưa ra hôm nay sau hàng loạt vụ phóng tên lửa hồi tuần trước và trong bối cảnh Mỹ - Hàn kéo dài đợt tập trận chung Vigilant Storm.

Theo Yonhap, bộ tổng tham mưu Quân đội Bắc Triều Tiên đã công bố lịch trình chi tiết các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo chiến thuật và các tên lửa hành trình, từ ngày 02 đến 05/11, số lượng và loại tên lửa phóng đi trong từng ngày, cũng như địa điểm phóng tên lửa. 

Bắc Triều Tiên cũng khẳng định các vụ thử nói trên nằm trong khuôn khổ chiến dịch thể hiện năng lực quân sự và tuyên bố "tất cả các động thái thù địch gần đây của Hoa Kỳ và Hàn Quốc là những hành động không thể dung thứ và bỏ qua".

Bình Nhưỡng nhấn mạnh "đang phải đối phó với các cuộc tập trận chuẩn bị cho chiến tranh của kẻ thù chống lại" Bắc Triều Tiên và các biện pháp đối phó tiếp theo sẽ "áp đảo và cứng rắn", "toàn diện hơn và không khoan nhượng". 

Thùy Dương

***********************

Nhật Bản tổ chức lễ duyệt hạm đội quốc tế, Hải quân Hàn Quốc cử tàu tham gia

Trọng Nghĩa, RFI, 06/11/2022

Hải quân Nhật Bản vào hôm 06/11/2022 đã tổ chức một buổi lễ lễ duyệt hạm đội quốc tế tại Vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa, với sự tham gia của chiến hạm đến từ 12 nước. Điểm đáng chú ý là Hàn Quốc đã gửi một chiếc tàu đến dự.

tenlua2

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng một số quan chức và đại sứ Mỹ Rahm Emanuel tại vịnh Sagami, phía Nam Tokyo, ngày 06/11/2022. AP - 192002+0900

Theo hãng tin Nhật Kyodo, tham gia lễ duyệt hạm đội hôm nay có 18 chiếc tàu đến 12 quốc gia, trong đó có Úc, Canada, Ấn Độ, Mỹ, Anh…, cùng 6 chiến đấu cơ của Pháp và Mỹ.

Đây là lần đầu tiên trong 20 năm nay, Nhật Bản tổ chức lễ duyệt hạm đội quốc tế nhằm kỷ niệm 70 năm thành lập ngày thành lập Hải quân Nhật Bản. Phát biểu khi ông đến thị sát buổi duyệt tàu, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tố cáo Bắc Triều Tiên về các vụ phóng tên lửa gần đây, cho biết là Tokyo "không bao giờ có thể chấp nhận việc (Bắc Triều Tiên) phát triển tên lửa và hạt nhân".

Ngoài ra, thủ tướng Nhật cũng khẳng định rằng nước ông không thể chấp nhận việc Nga xâm lược Ukraine, cho rằng : "Những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chẳng hạn như cuộc xâm lược Ukraine, không bao giờ được dung thứ ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới".

Lãnh đạo Nhật Bản cũng gián tiếp phê phán Trung Quốc khi nói rằng : "Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, bao gồm cả Biển Hoa Đông và Biển Đông, đang nhanh chóng trở nên căng thẳng hơn".

Trên cơ sở đó, thủ tướng Nhật Bản cam kết tăng cường năng lực hải quân cũng như quân sự nói chung để đối phó với những thách thức.

Điều được giới quan sát chú ý là lần đầu tiên từ năm 2015 đến nay, Hàn Quốc đã cử tàu của mình đến tham gia lễ duyệt tàu tại Nhật Bản. Theo thông tín viên RFI Célio Fioretti tại Seoul, đối mặt với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc đang tăng cường quan hệ với đồng minh lâu năm của mình, Hoa Kỳ, nhưng cũng đang cố gắng xích lại gần hơn với Nhật Bản, quốc gia có quan hệ không mấy tốt đẹp với Seoul. 

"Mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên có thể hòa giải hai kẻ cựu thù. Hôm nay mồng 6 tháng 11, lần đầu tiên từ bảy năm nay, Soyang, một tàu quân sự của Hàn Quốc, tham gia lễ duyệt hạm đội quốc tế do Nhật Bản tổ chức ngoài khơi Tokyo.

Do lịch sử chung của hai nước, kể từ khi Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc vào đầu thế kỷ trước, hai bên đã duy trì quan hệ rất ít thân thiện cho đến gần đây. Nhưng điều đó có thể thay đổi với nhu cầu ứng phó với căng thẳng gia tăng mà chế độ Bình Nhưỡng gây ra. 

Kể từ mùa hè này, Tokyo và Seoul đã gia tăng các cuộc họp chính thức với mục đích vạch ra một chính sách an ninh chung trong khu vực. Vào tháng 10, hai nước cũng đã tiến hành các cuộc diễn tập quân sự chung. 

Vào thời điểm hiện tại, mối quan hệ xích lại gần nhau có vẻ diễn ra tốt, nhưng một số tranh cãi đã nổi lên. Thật vậy, trong lần duyệt binh này, các thủy thủ Hàn Quốc sẽ phải chào cờ của Hải quân Nhật Bản, tương tự như lá cờ được sử dụng trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Triều Tiên. Lá cờ này đã gợi lại những ký ức tồi tệ. 

Dẫu sao thì cả hai chính phủ đều có ý định tiếp tục cải thiện quan hệ. Do đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xem xét tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương dự kiến vào tháng 11". 

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Liên tục bắn thử tên lửa : Bắc Triều Tiên tính gì ?

Minh Anh, RFI, 07/10/2022

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, 12 ngày, Bắc Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ phóng tên lửa. Giới quan sát cho rằng chế độ Bình Nhưỡng đang tận dụng tình hình địa chính trị trên thế giới bất ổn nhằm phô trương sức mạnh, đồng thời bắn đi một thông điệp rất rõ ràng đến chính quyền Biden.

tenlua1

Tiêm kích F-15 của không quân Hàn Quốc chuẩn bị xuất kích tại một căn cứ không được tiết lộ hôm thứ Ba 04/10/2022. AP

Bán đảo Triều Tiên trong hai tuần qua như trong một "trò chơi chiến tranh" ở mức độ căng thẳng cao, theo như ghi nhận của thông tín viên đài RFI Nicolas Rocca tại Seoul. Thứ Năm, ngày 06/10/2022, Bình Nhưỡng lại bắn thử hai tên lửa đạn đạo về phía biển Nhật Bản, hai ngày sau khi cho thử nghiệm tên lửa Hwasong-12 bay khoảng 4600 km, qua quần đảo Nhật Bản, và được cho là có thể tới tận đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. 

Để đáp trả, Hoa Kỳ điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đến tập trận cùng đồng minh Hàn Quốc, giả định bắn hạ một tên lửa Bắc Triều Tiên ở ngoài khơi. Cũng trong ngày 06/10, Bắc Triều Tiên còn điều 8 chiến đấu cơ và bốn máy bay ném bom tập trận sát biên giới liên Triều. Hàn Quốc lập tức phản ứng cho xuất kích 30 chiến đấu cơ.

Theo giải thích từ phía Bình Nhưỡng, những vụ bắn thử tên lửa này chỉ là "những đòn trả đũa của Quân Đội Nhân Dân Triều Tiên chống lại các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, những hành động dẫn đến leo thang căng thẳng quân sự tại khu vực".

Tuy nhiên, có hai điểm được hầu hết giới chuyên gia cùng tán đồng : Thứ nhất, lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un sẽ tránh thực hiện bất kỳ hành động nào có thể lu mờ vai trò nổi bật trong khu vực của Trung Quốc – đồng minh phương Bắc chính của chế độ Bình Nhưỡng và cũng là nhà tài trợ lớn nhất – hiện đang chuẩn bị Đại hội Đảng cộng sản sẽ diễn ra vào ngày 16/10/2022. 

Thứ hai, đây là một lời nhắc nhở từ Bình Nhưỡng, rằng công nghệ vũ khí của Bắc Triều Tiên đang có tiến bộ - tên lửa của họ bay xa hơn bất kỳ loại hỏa tiễn nào khác cho đến nay – như là một phần của sự phô trương rộng rãi hơn về khả năng tên lửa đạn đạo của chế độ, theo như nhận định của trang mạng The Guardian. 

Về điểm này, chuyên gia về Đông Bắc Á, Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) trả lời kênh truyền hình BFMTV ngày 06/10/2022 nhắc lại : "Những gì Bắc Triều Tiên đang thực hiện, chính là phát triển và gia tăng các năng lực của mình, giờ được xem như là đáng tin cậy. Năm nay là năm kỷ lục với 30 vụ thử. Khi Kim Jong Il còn sống, ông ấy đã tiến hành 15 vụ thử cùng một kiểu như vậy trong vòng 15 năm. Từ khi lên cầm quyền, cách nay 10 năm, Kim Jong-un đã thực hiện đến 170 vụ thử". 

Cũng theo chuyên gia này, những đợt bắn thử tên lửa mới của Bắc Triều Tiên còn là một cách để chế độ Bình Nhưỡng tái khẳng định vị thế của mình trong khu vực. "Điều này chứng tỏ là Bắc Triều Tiên có thể tiến hành các cuộc tấn công sâu hơn và chính xác hơn. Và nhất là điều đó còn để lại ít phạm vi hành động hơn cho Hàn Quốc".

Antoine Bondaz còn nhấn mạnh thêm rằng "Đây còn là một thông điệp gởi đến Hàn Quốc và các lực lượng quân đội Mỹ đang trú đóng tại Hàn Quốc, cũng như là trực tiếp cho Mỹ bởi vì tên lửa được sử dụng về lý thuyết có thể bắn tới đảo Guam". Hòn đảo trên Thái Bình Dương này cũng là nơi trú đóng một căn cứ hải quân chiến lược của Mỹ trong khu vực.

Thông điệp nào gởi đến Biden ? 

Foster Klug, trưởng đại diện hãng tin Mỹ AP khu vực Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Nam Thái Bình Dương còn đưa ra những phân tích sâu hơn khi lưu ý thêm là trong mỗi cuộc thử nghiệm vũ khí, Bắc Triều Tiên thực hiện ít nhất ba việc cùng một lúc. 

Thứ nhất, đó là dịp để Kim Jong-un cho người dân Bắc Triều Tiên thấy rằng ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng chống lại kẻ xâm lược nước ngoài.

Thứ hai, các nhà khoa học của ông có thể nghiên cứu xử lý các vướng mắc công nghệ gây cản trở cho chương trình phát triển vũ khí, bao gồm cả việc thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân sao cho phù hợp với các tên lửa và bảo đảm tên lửa tầm xa có thể trở lại bầu khí quyển của Trái Đất một cách trơn tru. 

Cuối cùng, đây có lẽ là điểm quan trọng nhất, mỗi cuộc thử đều gởi đi một thông điệp rất rõ ràng là bất chấp tất cả những vấn đề mà chính quyền Biden đang đối mặt – như cuộc chiến tại Ukraine, hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, kinh tế nước Mỹ lao đao - Washington vẫn phải đối phó với Bắc Triều Tiên. Có nghĩa là, một quốc gia sau nhiều năm phấn đấu, đang trên đà trở thành một cường quốc hạt nhân chính đáng, chứ không còn là một nước có dấu hiệu gần đây sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Về lâu dài, Kim Jong-un có thể muốn Mỹ nhìn nhận rằng Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân thực thụ. Các cuộc đàm phán sau đó sẽ dàn xếp việc Bắc Triều Tiên giảm bớt phần nào chương trình vũ khí của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các trừng phạt của quốc tế và cuối cùng ký kết một hiệp ước hòa bình, chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên.

Xa hơn nữa, Bình Nhưỡng muốn Washington rút số 30 ngàn binh sĩ khỏi Hàn Quốc, mở đường cho việc kiểm soát bán đảo của Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Bình Nhưỡng kiên quyết không nối lại đàm phán chừng nào Washington chưa từ bỏ "thái độ thù nghịch". Điều này rất có thể bao hàm các biện pháp trừng phạt kinh tế, sự hiện diện của lính Mỹ và các cuộc tập trận thường niên với binh sĩ Hàn Quốc mà Bắc Triều Tiên xem đấy như là chuẩn bị xâm lược.

Từ những quan sát trên, ông Foster Klug cho rằng các vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên có thể là một động thái để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Đó cũng là những gì từng xảy ra dưới thời chính quyền Donald Trump. Những vụ thử tên lửa liên tục đã dẫn đến việc Donald Trump tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh với Kim Jong-un trong suốt hai năm 2018-2019, nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy các lợi ích kinh tế và chính trị. Nhưng ý định này đã bất thành khi lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng từ chối đi xa hơn trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân. 

Với việc ông Joe Biden lên cầm quyền, tình hình còn thêm bế tắc. Tổng thống Mỹ tỏ dấu hiệu từ chối đi theo cả chính sách ngoại giao cá nhân của Donald Trump lẫn chính sách "kiên nhẫn chiến lược" của Barack Obama, khi ủng hộ cách tiếp cận tiệm tiến, theo đó Bắc Triều Tiên từng bước bỏ một số phần trong chương trình hạt nhân để đổi lấy những lợi ích và giảm nhẹ trừng phạt. 

Tuy nhiên, mục tiêu sau cùng là vẫn giữ nguyên : Bắc Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Nhưng ngày càng có nhiều nhà quan sát tin rằng điều này giờ là bất khả. Kim Jong-un có thể xem việc hoàn thiện chương trình vũ khí hạt nhân như là một sự bảo đảm duy nhất cho sự tồn vong của chế độ.

Ông Soo Kim, một nhà phân tích cho RAND Corporation, được The Guardian trích dẫn, cho rằng "Tại thời điểm này, đối với Kim Jong-un, từ bỏ chương trình hạt nhân và ngưng mọi hành động khiêu khích dường như không phục vụ cho các lợi ích của ông ấy, chưa kể đến số lượng tài nguyên bị lãng phí để tiến hành các vụ thử tên lửa này !" 

Hầu hết giới quan sát có chung một kết luận : Kim Jong-un đang trong chu kỳ hành động khiêu khích bằng các vụ thử tên lửa, và có nhiều khả năng, một vụ thử hạt nhân thứ bảy sẽ nổ ra ngay đúng thời điểm bầu cử giữa kỳ quan trọng ở Mỹ và trong lúc này, Bình Nhưỡng tiếp tục xoay sở trong cuộc đối đầu dài hơi với Washington và các đồng minh của Mỹ.

Minh Anh

*********************

Mỹ - Hàn tập trận sau các vụ bắn thử tên lửa liên tiếp của Bắc Triều Tiên

Anh Vũ, RFI, 07/10/2022

AFP dẫn nguồn tin của quân đội Hàn Quốc thông báo, hôm 07/10/2022, hải quân Mỹ - Hàn bắt đầu các cuộc tập trận cùng với sự tham gia của tàu sân bay USS Ronald Reagan trong vùng biển phía đông Hàn Quốc. Mục tiêu được nói rõ là tăng cường khả năng tác chiến để đáp trả "mọi khiêu khích của Bình Nhưỡng".

tenlua2

Hàng không mẫu hạm USS Reagan tham gia tập trận cùng hải quân Hàn Quốc ở phía đông bờ biển nước này ngày 29/09/2022. AP

Cuộc tập trận Mỹ-Hàn diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên trở nên cao độ trong hai tuần qua với việc Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành các vụ bắn tên lửa đạn đạo ra biển. Để đáp trả, Seoul biểu dương sức mạnh, tăng cường hợp tác với đồng minh và láng giềng Nhật Bản.

Thông tín viên RFI tại Seoul Nicolas Rocca tường trình :

"Như vậy 12 ngày qua cuộc biểu dương sức mạnh của hai bên vĩ tuyến 38 diễn ra giống như một ván cờ. Sau khi Bắc Triều Tiên bắn các tên lửa vào buổi sáng (06/10), tàu sân bay Mỹ đã mô phỏng các bài diễn tập bắn rơi tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Đến buổi chiều, điều 8 chiến đấu cơ và 4 máy bay ném bom, Bắc Triều Tiên tiến hành các bài tập ở sát biên giới hai miền Triều Tiên. Seoul đáp lại điều ba chục chiến đấu cơ bay lên giám sát.

Bình Nhưỡng tố cáo Washington gây leo thang căng thẳng quân sự và đe dọa ổn định trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt với việc hôm 05/10 ra lệnh điều tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan trở lại trong vùng.

Sau nhiều năm căng thẳng, hôm qua (06/10) Tokyo và Seoul đột ngột xích lại gần nhau. Sau cuộc điện đàm, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishada đã nhất trí với nhau cần phải cho Bắc Triều Tiên thấy rằng "họ phải chịu những hậu quả của những hành động khiêu khích bất cẩn".

Khó có thể thấy căng thẳng sẽ dịu xuống khi mà giả thuyết trong những ngày tới Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 7 đang lan truyền rộng. Nhưng cơ quan tình báo Hàn Quốc tin rằng vụ thử này chắc sẽ phải diễn ra sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc, khai mạc vào ngày 16/10 tới".

Anh Vũ

************************

Bắc Triều Tiên bắn thêm 2 tên lửa đáp trả Mỹ và Hàn Quốc

Thu Hằng, RFI, 06/10/2022

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên lại thêm căng thẳng. Hôm 06/10/2022, Bình Nhưỡng lại bắn hai tên lửa về phía biển Nhật Bản. Như vậy là chỉ cách nhau hai ngày, Bắc Triều Tiên hai lần bắn tên lửa nhằm đáp trả "các biện pháp trả đũa" của Seoul và Washington và các cuộc tập trận Mỹ - Hàn. 

tenlua3

Tên lửa Bắc Triều Tiên được phóng đi từ một nơi không được tiết lộ. Ảnh không ghi thời điểm do chính quyền Bình Nhưỡng cung cấp ngày 17/04/2022. AP

 Thông tín viên RFI Trần Công tường trình từ Seoul :

"Vào lúc 6 giờ sáng hôm nay, Bắc Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) về phía đông bắc của biển Nhật Bản. Đây là một mục tiêu mới của Bắc Triều Tiên, thay vì đảo Risom như thường lệ. Hai tên lửa này cũng được bắn từ một địa điểm mới là Samseok, một khu vực nằm ở phía đông sân bay Sunan, khá xa khu vực trung tâm của Bình Nhưỡng. Đây cũng được xem là điều bất thường trong lần phóng này của Bắc Triều Tiên. 

Ngoài mục tiêu thị uy và đáp lại việc Mỹ đưa tàu sân bay Reagan quay trở lại Hàn Quốc, vụ phóng tên lửa hôm nay còn gửi một thông điệp mới đến chính quyền Seoul : kể cả khi sân bay Sunan bị tấn công phủ đầu, nếu chiến tranh xảy ra, Bắc Triều Tiên vẫn có thể phản công từ những vị trí khác.

Theo tính toán, hai loại tên lửa được bắn lần này là KN-23 và KN-24, với tầm bắn của cả hai đều được ghi nhận là tăng so với các lần bắn trước đây và bao phủ được toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc. Điều này cho thấy Bắc Triều Tiên đang theo đuổi việc cải tiến các loại tên lửa và toàn bộ Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với tên lửa tầm ngắn của Bắc Triều Tiên nếu chiến tranh xảy ra. 

PUBLICITÉ

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã họp khẩn cấp với Ủy ban Thường Vụ Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) để thảo luận về các biện pháp đối phó. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân khẳng định rằng thế trận phòng thủ liên hợp sẽ được củng cố hơn nữa để đối phó với bất kỳ đe dọa nào đến từ Bắc Triều Tiên. Ông lên án vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên là một thách thức không thể coi thường đối với cộng đồng quốc tế". 

Theo AFP, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngay lập tức lên án vụ thử tên lửa lần thứ 6 chỉ trong vòng hai tuần, xem đây là "điều hoàn toàn không chấp nhận được".

Vụ bắn tên lửa sáng 06/10 diễn ra chỉ ít giờ sau cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, được triệu tập theo đề nghị của Pháp, Anh, Albania, Na Uy và Ireland, bàn về vụ thử tên lửa trước đó của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, theo AFP, các nước trong Hội đồng vẫn bị chia rẽ. Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ "đầu độc" môi trường an ninh trong vùng Đông Á với "các cuộc tập trận do Mỹ và nhiều nước khác trong vùng tiến hành". Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield lên án "nỗ lực hiển nhiên của Trung Quốc và Nga để thưởng cho những hành động xấu" của Bắc Triều Tiên. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng.

Nhà phân tích Soo Kim của tổ chức nghiên cứu và tham vấn Rand Corporation dự báo Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục thử tên lửa, vì "vào thời điểm này, đối với ông Kim Jong-un, lùi bước hoặc dừng các hành động gây hấn có thể sẽ gây phản tác dụng đối với các lợi ích của ông ấy. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực và tài chính đã đổ vào những vụ thử vũ khí này".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên bác bỏ đề xuất của Hàn Quốc

Một đề xuất "điên rồ". Em gái lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bà Kim Yo-jong, ngày 19/08/2022 đánh giá như trên đề nghị của Hàn Quốc hỗ trợ Bình Nhưỡng tái thiết kinh tế, nếu chính quyền Kim Jong-un ngừng phát triển hạn nhân. Seoul "lấy làm tiếc" về phản ứng của Bắc Triều Tiên.

kim1

Màn hình TV tại ga xe lửa Seoul ở Seoul (Hàn Quốc) ngày 17/08/2022, chiếu chương trình tin tức tường thuật về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên với đoạn phim ghi lại cảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu. AP - Lee Jin-man

Hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA trích dẫn lời bà Kim Yo-jong nhấn mạnh : "Đánh đổi hợp tác kinh tế lấy danh dự, vũ khí nguyên tử là một giấc mơ, là hy vọng và kế hoạch của ông Yoon. Seoul có suy nghĩ thực sự thô thiển và ấu trĩ".

Người phụ nữ đầy quyền lực này trong chính quyền Bình Nhưỡng nói thêm : Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo bởi vì "không ai mang vận mệnh của mình để đổi lấy vài cái bánh ngô cả". Em gái lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Yo-jong cho rằng trong mọi trường hợp chính quyền Hàn Quốc nên "câm miệng lại là hơn". Bà đồng thời bác bỏ khả năng đối thoại với chính quyền của tổng thống Yoon Suk Yeol.

Hôm 15/08/2022 tổng thống Hàn Quốc đề nghị một kế hoạch quy mô hỗ trợ Bắc Triều Tiên đổi lại thì Bình Nhưỡng phải có những tiến bộ cụ thể trên con đường phi hoạt nhân hóa. Cách nay hai ngày, Bình Nhưỡng lại cho bắn thử hai tên lửa hành trình về phía Hoàng Hải. Tuần trước, chính quyền Kim Jong-un tố cáo Hàn Quốc gieo rắc dịch Covid cho Bắc Triều Tiên.

Seoul sáng nay đã có phản ứng về những lời lẽ của em gái lãnh tụ Bắc Triều Tiên bác bỏ đề nghị hỗ trợ kinh tế. Phủ tổng thống Hàn Quốc "lấy làm tiếc" trước những lời lẽ "khiếm nhã" của một quan chức cao cấp trong chính quyền Bình Nhưỡng.

Phát ngôn viên bộ Thống Nhất Hàn Quốc ông Lee Hyo Jung được hãng tin Mỹ AP trích dẫn, nói thêm : Thái độ hung hãn này "chẳng những đe dọa hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mà còn gây thêm khó khăn cho quốc gia phương Bắc này. Bang giao quốc tế và tình hình kinh tế Bắc Triều Tiên sẽ xấu đi thêm".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Siết chặt trừng phạt Bắc Triều Tiên : Hội đồng Bảo an bỏ phiếu dự thảo nghị quyết Mỹ đề xuất

Trọng Thành, RFI, 26/05/2022

Tối 26/05/2022, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có kế hoạch bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết siết chặt trừng phạt Bình Nhưỡng, do hàng loạt vụ thử tên lửa mới đây. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên mới đây, vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

bactrieutien1

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin Bắc Triều Tiên phóng thử tên lửan Seoul, Hàn Quốc, ngày 12/05/2022.  AP - Lee Jin-man

Theo quân đội Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên đã bắn thử tổng cộng ba hỏa tiễn đạn đạo ngày 25/05. Các tên lửa được bắn ít giờ đồng hồ sau khi tổng thống Hoa Kỳ kết thúc vòng công du Châu Á đầu tiên. Các cơ quan tình báo Mỹ, Hàn Quốc cũng nghi ngờ Bắc Triều Tiên sắp thử vũ khí hạt nhân, lần đầu tiên kể từ năm năm nay.

Hoa Kỳ, với tư cách là chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an vào tháng 5, đã đề xuất một dự thảo nghị quyết mới, trong đó có biện pháp siết chặt việc nhập khẩu dầu mỏ đối với Bắc Triều Tiên. Văn bản dự kiến giảm mạnh lượng dầu thô mà Bắc Triều Tiên được phép nhập khẩu, mỗi năm từ 4 triệu xuống còn 3 triệu thùng (tương đương từ 525.000 tấn xuống 393.750 tấn). Nhập khẩu dầu tinh chế, giới hạn 500.000 thùng mỗi năm, sẽ giảm xuống còn 375.000 thùng. Dự thảo nghị quyết cấm Bắc Triều Tiên xuất khẩu nhiên liệu khoáng sản và đồng hồ, đồng thời dự kiến nhiều trừng phạt nhắm vào một số cá nhân và doanh nghiệp.

Theo một quan chức cấp cao Mỹ, một nghị quyết của Hội đồng Bảo an năm 2017 kêu gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung, trong trường hợp xảy ra một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, giống như vụ mà Triều Tiên có thể đã thực hiện ngày 25/05. Theo giới chức nói trên, "đây là một trong các điều kiện mà nghị quyết (năm 2017) đặt ra, và cũng chính là điều đã xảy ra. Chính vì vậy chúng tôi cho rằng cần phải hành động kịp thời".

AFP dẫn lời một nhà ngoại ẩn danh cho biết Bắc Kinh có thể chấp nhận áp dụng các biện pháp trừng phạt mới trong trường hợp Bắc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhưng không phải với các vụ thử tên lửa. Về phần mình, một phát ngôn viên của phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc cho AFP biết : "Chúng tôi không tin rằng (dự thảo) nghị quyết của Mỹ có thể giúp giải quyết được bất kỳ vấn đề nào".

Đại sứ một nước thành viên Hội đồng Bảo an, xin ẩn danh, cho biết việc phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất sẽ để lại những hệ quả tiêu cực đối với Liên Hiệp Quốc trong hồ sơ này. Theo viên đại sứ nói trên, việc Hội đồng Bảo an bị chia rẽ trong hồ sơ này sẽ là điều "tồi tệ", trong lúc Bình Nhưỡng đã "có nhiều tiến bộ trong chương trình tên lửa đạn đạo", và tiếp tục các nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân, "chống lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an".

Trọng Thành

*******************

Bắc Triều Tiên liên tiếp bắn tên lửa thách thức liên minh Mỹ-Hàn

Trần Công, RFI, 25/05/2022

Sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Mỹ - Hàn và cuộc họp mặt bộ tứ Quad tại Nhật Bản, Bắc Triều Tiên đã bắn 3 tên lửa đạn đạo bao gồm một tên lửa xuyên lục địa (ICBM) vào ngày 25/05/2022. Theo thông tin từ văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc, Bình Nhưỡng cũng đang chuẩn bị cho lần thử nghiệm hạt nhân mới. Đây là phản hồi "thách thức" lằn ranh đỏ của liên minh Mỹ - Hàn cũng như bộ tứ Quad. 

North Korea Koreas Tensions

Màn ảnh truyền hình chiếu cảnh tên lửa Bắc Triều Tiên được phóng lên ngày 25/05/2022. AP - Lee Jin-man

Sau khi Tổng thống Joe Biden đến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản để thảo luận về kinh tế, công nghệ và an ninh của bán đảo Triều Tiên, hôm nay Bắc Triều Tiên đã liên tiếp bắn 3 quả tên lửa bao gồm một tên lửa liên lục địa (ICBM) và 2 tên lửa tầm ngắn (SRBM) xuống khu vực biển Đông (tên Hàn Quốc gọi biển Nhật Bản). Đây được xem là một hành động thách thức hầu hết các lằn ranh đỏ, tuyên bố chung, hay các quyết định cứng rắn của cả liên minh Mỹ - Hàn và nhóm bộ tứ Quad. Đặc biệt hành động bắn tên lửa này lại diễn ra chỉ một ngày sau khi tổng thống Joe Biden kết thúc chuyến công du Châu Á đầu tiên trong nhiệm kỳ.

Tại Hàn Quốc, tổng thống Yoon Seok Yeol đã chủ trì một cuộc họp kéo dài hơn một tiếng đồng hồ để nghe báo cáo về vụ việc và tư thế sẵn sàng phản ứng của quân đội Hàn Quốc. Tổng thống Yoon tuyên bố : "Dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, chúng ta nên phối hợp chặt chẽ với các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế để thực hiện triệt để các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bắc Triều Tiên, bao gồm cả các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc".

Trước đó ông Yoon đã liên tục phê phán chính sách đối ngoại của tổng thống Moon và gọi cách ngoại giao mà ông Moon đã xây dựng là thất bại và phục tùng.

Sau cuộc họp, chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố lên án hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng : "Việc Bắc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa xuyên lục địa và tên lửa tầm ngắn là bất hợp pháp và vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc".

Bên cạnh đó, văn phòng an ninh chính phủ Hàn Quốc cho biết : "Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ 7 tại khu vực thử nghiệm hạt nhân Punggye-hi". Ngay lập tức ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin và cố vấn an ninh Hàn Quốc Kim Seong Han đã lần lượt trao đổi với 2 đồng cấp tại Mỹ để thảo luận về các cách thức hợp tác giữa 2 quốc gia Hàn - Mỹ. 

Trần Công

Published in Châu Á
Trang 1 đến 12