Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 31 octobre 2019 16:21

Nhập ngũ thời bình có gì khác ?

Theo chỉ thị mới của Bộ Quốc phòng ban hành hôm 26 tháng 10, công tác tuyển quân sẽ chú trọng tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Đây là điểm khác biệt so với trước đây.

nhapngu1

Một người lính đứng bảo vệ ở Hà Nội vào ngày 26/2/2019, trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. AFP

Lệ mới trong nhập ngũ

Chỉ thị 98/CT-BQP do Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch ký ban hành hôm 26/10/2019 về việc tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trong tình hình mới, có đề cập đến việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học và con em đồng bào dân tộc ít người, không để "xã trắng" trong tuyển quân.

Trung tá quân đội, bác sĩ Đinh Đức Long cho hay, xưa nay theo luật nghĩa vụ quân sự thì thanh niên 18 tuổi trở lên là đủ tiêu chuẩn nhập nghĩa vụ quân sự. Đó là thời bình, thời chiến có thể thay đổi. Những người đang học đại học hoặc đang có công ăn việc làm thì được ưu tiên tạm hoãn. Đa số nhập ngũ là những người mới tốt nghiệp phổ thông chưa vào đại học hoặc chưa có công ăn việc làm.

Theo chỉ thị mới thì những người có bằng cấp lại thuộc diện ưu tiên trong việc nhập ngũ. Ông Long cho đây là chủ trương đúng và giải thích :

"Nếu ưu tiên gọi như vậy thì nhằm mục đích hiện đại hóa quân đội vì quân đội bây giờ không đánh nhau bằng súng bộ binh nữa, mà đánh nhau bằng vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao. Đấy là chủ trương đúng !".

Bác sĩ Đinh Đức Long còn nêu một ví dụ : Khi lái tàu thì khác, nhưng khi chiến đấu hoạt động binh chủng thì phải phối hợp với pháo binh, với không quân, hải quân, với các tàu chiến khác thì những cái đấy chỉ quân đội mới có.

Đối với ông Võ Minh Đức, một cựu sĩ quan quân đội có hơn 10 năm trong quân ngũ nhận xét rằng, việc tuyển chọn những người có trình độ học vấn tương đối cao thì chất lượng nhận thức của binh lính sẽ tốt hơn, ý thức về kỷ luật, luật pháp cũng tốt hơn, kiến thức về nhận thức xã hội cũng tốt hơn. Ông phân tích thêm :

"Có hai yếu tố. Thứ nhất họ muốn nâng cao chất lượng, nhận thức của đội ngũ binh lính ; thứ hai là những người tốt nghiệp có bằng cấp nghề nghiệp rồi thì sẽ tận dụng vào các ngành nghề mà quân đội đang cần mà khỏi phải tốn tiền đào tạo.

Thay vì phải tuyển học sinh vào các trường sĩ quan thì tuyển ngay sinh viên mới tốt nghiệp để tận dụng nghề nghiệp, chỉ cần đào tạo thêm vài tháng về quân sự là có thể sử dụng được như một sĩ quan thực thụ tốt nghiệp trường chuyên ngành của họ thôi".

Theo như những gì ông Võ Minh Đức cho biết thì có thể thấy, với chỉ thị tuyển quân mới này, nhà nước được lợi rất nhiều khi không phải tốn tiền và thời gian đào tạo nghề nghiệp cho một sĩ quan trong quân đội, mà chỉ đào tạo thêm về mặt quân sự.

Không phải ai cũng muốn nhập ngũ

Với số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc phải làm những công việc trái nghề thì môi trường quân đội có thể là một cánh cửa mới cho họ, tuy nhiên không phải ai cũng muốn gia nhập quân đội vì nhiều lẽ.

Ông Võ Minh Đức xác nhận một thực tế :

"Không phải tất cả những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học đang chạy xe ôm công nghệ hay đang làm những công việc trái nghề đều muốn vào quân đội đâu. Lâu nay ở Việt Nam đại đa số người dân vẫn sợ đi nghĩa vụ quân sự. Tất nhiên chiến tranh không còn nhưng người dân rất sợ việc phải nhập ngũ".

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội năm 2018, chỉ trong quý 2, cả nước có số người thất nghiệp trình độ đại học là 126.900 người ; trong quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó, 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên.

Ông Đinh Đức Long cho rằng không phải tự nhiên mà các quốc gia có những quyền lợi cao cho những người tham gia quân ngũ. Họ có nhiều quyền lợi nhưng họ cũng phải đánh đổi rất nhiều. Ông giải thích :

"Bất lợi cho người dân ở chỗ một người có trình độ, có công việc lương cao, có gia đình mà giờ phải thay đổi môi trường, ra hải đảo, làm việc trên tàu chiến, phải xa gia đình thì họ cũng khổ chứ ! Đối diện với những rủi ro cao như bệnh tật, cái chết, chiến tranh... họ phải chấp nhận".

Ông Long cho biết thêm rằng, thông thường những người có trình độ cao được ưu tiên là sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội, còn những người không muốn phục vụ lâu dài thì xong nghĩa vụ họ lại trở về nơi cũ, nghề nghiệp cũ, nhưng nếu có chiến tranh nổ ra thì do họ đã được huấn luyện trong quá trình đào tạo quân sự, họ lập tức phải ráp ngay vào đơn vị quân đội. Và khi tham gia quân đội với bằng đại học sẵn có, người lính đó sẽ được phong quân hàm thiếu úy hoặc trung úy. Sau đó khi hoạt động trong quân đội thì sẽ lên cấp bậc tùy theo khả năng và nhu cầu của quân đội, có thể lên tướng.

Tại Hội nghị Quân chính toàn quân hôm 10/01/2019, do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức tại Hà Nội để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng năm 2018. Ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi phải tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với đảng, với đất nước và nhân dân ; kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; không mất cảnh giác để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong quân đội.

Ông Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô đốc hải quân Việt Nam, từng nói với RFA rằng hiến pháp quy định quân đội phải trung thành với tổ quốc với nhân dân. Nhưng vì đảng cầm quyền lãnh đạo nên họ yêu cầu quân đội phải trung thành với đảng, trước cả đất nước và nhân dân.

Trong một lần hiếm hoi khi còn tại chức, tháng 7/2015, khi phát biểu tại Đại hội toàn quân ở Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng - lúc bấy giờ là Thủ tướng chính phủ - đã bỏ chữ "đảng" khi ông nói quân đội phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, dân tộc và hiến pháp. Vào thời điểm đó, câu nói của ông đã gây chú ý cho dư luận.

Diễm Thi

Nguồn  : RFA, 31/10/2019

Published in Diễn đàn

Bộ công an đề xuất thành lập trung đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Với cơ sở hạ tầng giao thông cũng như tình hình nhân sự ở Việt Nam hiện nay thì điều này có hợp lý hay không ?

kybinh1

Bộ Công an sẽ có Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh ? Ảnh minh họa Cảnh sát cơ động diễn tập chống khủng bố. Ảnh : Tiến Tuấn.

Đề xuất cho vui ?

Bộ Công an đề xuất xây dựng Luật Cảnh sát cơ động thay thế cho Pháp lệnh Cảnh sát cơ động hiện nay, trong đó đề cập đến việc thành lập Trung đoàn Không quân Công an nhân dân, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh.

Theo Bộ Công an, tình hình chính trị thế giới và khu vực đang diễn ra phức tạp, khó lường, đặc biệt tình hình khủng bố có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến lợi ích, an ninh trật tự tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Do đó, để phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế, góp phần nâng cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Cảnh sát cơ động trong hoạt động bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thì Việt Nam cần có trung đoàn kỵ binh.

Với đề xuất thành lập trung đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh, blogger Nguyễn Ngọc Già, từng làm việc tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, khó có thể thực hiện được ở Việt Nam nếu không muốn nói là không thể. Ông giải thích :

"Với từ "kỵ binh" thì tất cả mọi người đều hiểu là cưỡi ngựa, tôi nhấn mạnh là cưỡi ngựa, đó là từ chính thức của các nước họ dùng. Cái thứ hai, kỵ binh là một nét đặc trưng của thời xưa. Sau này tôi có dịp đi nhiều quốc gia, liên hệ với tình hình Việt Nam thì thú thật tôi cảm thấy nó như câu chuyện hài, vì lực lượng kỵ binh đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Người lính cưỡi ngựa phải được huấn luyện thuần thục, phải đạt được những tiêu chuẩn để được dạy cưỡi ngựa ; bắn súng ; sử dụng võ thuật… Ngoài ra còn phải chăm sóc ngựa (ăn uống, vệ sinh, sức khỏe)".

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì cho rằng trong tình hình cơ sở hạ tầng hiện nay, lập trung đoàn kỵ binh chỉ để làm cảnh chứ hoàn toàn không phù hợp. Hơn nữa ở thành phố thì làm sao dùng ngựa vào việc săn đuổi tội phạm. Nếu ở miền núi thì còn có thể phù hợp. Ông cũng nhắc lại đề xuất cảnh sát đi xe đạp của Hà Nội trước đây, giờ cũng đã bị phá sản.

Sự việc diễn ra vào tháng 7 năm 2015, lãnh đạo UBND Hà Nội thống nhất với đề xuất của Công an Thành phố về việc thí điểm mô hình Cảnh sát trật tự cấp phường sử dụng xe đạp tuần tra kiểm soát, kết hợp công tác vận động, tuyên truyền về trật tự đô thị. Tháng 8 năm 2015, Công an Thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm mô hình tuần tra bằng xe đạp.

Sau vài năm "thí điểm" tốn không ít tiền của của dân, Trung tá Hà Quyết Thắng, Trưởng Công an phường Tràng Tiền trả lời với báo chí trong nước về số xe đạp xếp xó phủ bụi ở phường rằng, "Xe đạp thì thỉnh thoảng mới sử dụng. Có lúc phải sử dụng những phương tiện khác, phải dùng ô tô đi bắt giữ hàng. Cơ bản dùng ô tô nhiều hơn…"Trong thể chế chính trị của một nước cộng sản như Việt Nam hiện nay, ngành công an được cho là ngành có quyền lực rất lớn, tuy nhiên hầu hết những đề xuất của ngành này thời gian gần đây luôn gặp sự phản ứng của dư luận. Có thể kể ra như việc trang bị cho cảnh sát giao thông súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên và súng bắn đạn cao su khi làm nhiệm vụ ; hay việc phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt sẽ kiểm tra tất cả các xe lưu thông trên đường vào ban đêm, từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau đối với tất cả các xe tham gia giao thông từ giữa tháng 10 cho đến cuối năm với lý do nhằm giảm tai nạn giao thông.

Giờ thêm đề xuất thành lập trung đoàn kỵ binh. Nhà báo Phạm Thành, cựu phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam nhận định :

"Việt Nam bây giờ không những loạn 12 sứ quân như ngày xưa mà nó loạn tới mấy chục sứ quân cho nên mới có người nghĩ ra chuyện thành lập đội cảnh sát kỵ binh. Làm gì có truyền thống dùng kỵ binh. Đó là cái trò hề, một sự ngu dốt, sự quẫn trí trong cơn giãy chết của chúng nó mà thôi".

Ông nhấn mạnh, quyền lực chỉ đạo tập trung bây giờ không còn vững mạnh cho nên bộ nào cũng muốn thò "bàn tay sắt" của mình để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời để bảo vệ chính họ.

Ngựa dùng như thế nào ?

kybinh2

Nạn kẹt xe ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng, Trung đoàn kỵ binh thuộc lực lượng Cảnh sát cơ động có thể làm được gì ? Ảnh LG VnExpress 

Với dân số Việt Nam tính đến nay đã hơn 97 triệu người. Gần 3.400.000 chiếc xe máy được bán ra trong năm 2018, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong khi diện tích Việt Nam không hề "nở" ra chút nào, thử hỏi đường đâu cho đoàn kỵ binh lưu thông ? Blogger Nguyễn Ngọc Già đặt câu hỏi :

"Đường xá Việt Nam bây giờ nó kinh hoàng. Ngập lụt, kẹt xe, thậm chí con người đi còn không có chỗ, ngựa còn không có chỗ đứng, thử hỏi nó xoay sở làm sao đây ?"

Nhà báo Phạm Thành cũng cùng ý kiến khi cho rằng đề xuất này không phù hợp chút nào khi các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh người thì đông như kiến cỏ, nhà nọ chồng nhà kia, quỹ đất cho giao thông rất chật hẹp. Ông nói thêm :

"Xe máy chen chả đi nổi, người đi bộ chả có chỗ đi thì lấy đâu ra đường đi cho đội kỵ binh. Bây giờ cứ tưởng tượng ngành công an có đội kỵ binh trên đường thì…nó không thể đi nổi !"

Chắc chắn các vị lãnh đạo trong Bộ Công an cũng biết, cũng nhìn thấy tình hình đường xá chật hẹp, xe cộ đông đúc như thế nào. Vậy tại sao Bộ Công an vẫn đưa ra những đề xuất để rồi bị người dân phản bác như thế ? Theo Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì :

"Tôi không hiểu thành ý của mấy ông lãnh đạo như thế nào, nhưng nếu mình suy diễn ra thì họ đặt ra cho nhiều để kiếm ăn, kiểu như đặt ra dự án này dự án kia để kiếm chác".

Còn ông Nguyễn Ngọc Già thì cho rằng đó là do tính "trưởng giả học làm sang" của người cộng sản. Ông nói thêm rằng trong thời gian làm Đài truyền hình, ông có dịp đi nhiều nước và thấy những đoàn kỵ binh ở các nước như Tây Ban Nha, Malaysia… rất đẹp, nhưng theo ông biết thì những đoàn kỵ binh như vậy chỉ để làm cảnh nhằm giữ lại nét văn hóa truyền thống chứ không ai đưa vào sử dụng trong thực tế cả.

Tại Hoa Kỳ, vào dịp Lễ hội Hoa Anh Đào hàng năm tại thủ đô Washington, DC, người ta thấy hình ảnh một vài cảnh sát cưỡi trên lưng những chú ngựa tuyệt đẹp đi dạo như để tăng thêm nét đẹp cho lễ hội ; hay sự kiện thể thao Marathon hay Half - Marathon hàng năm của lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (United States Marine Corps), người ta cũng thấy một vị tướng cưỡi ngựa đi vòng vòng, nhưng thật ra cũng chỉ để làm cảnh.

Dù không muốn "chửi" thì cư dân mạng lại được dịp "chửi" khi một đề xuất được cho là "không giống ai" cứ xuất hiện nhan nhản trong các cuộc họp hội của các giới chức. Nhiều người dân đặt câu hỏi : "Tại sao ngành Công an không đề xuất các phương án đúng chuyên môn như làm sao để giảm bớt tội phạm cướp giật, tội phạm lừa đảo, buôn người… mà lại đi đề xuất những việc làm không khả thi như vậy ?" Đúng là chuyện khôi hài !

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 29/10/2019

Published in Diễn đàn

Trước Đại hội Đảng luôn có những "đấu đá" của các phe cánh nhằm triệt hạ lẫn nhau và trước Đại hội 13 này cũng không ngoại lệ. Việc đấu đá, loan tin được cho là "những thông tin không chính thức" có làm ảnh hưởng đến công tác nhân sự Đại hội đảng hay không ? Cục diện chính trị có vì thế mà thay đổi ?

rut1

Cuộc chạy đua trước Đại hội 13 được nhiều người đánh giá cũng không yên ắng gì khi các "bộ sậu đấu đá ngầm" vẫn đang tiếp tục diễn ra - quyền lực vẫn nằm trong tay Bộ tứ Đảng cộng sản Việt Nam - Ảnh minh họa - AP

Tình hình trước đại hội

Trong khoảng 10 năm qua, trước mỗi kỳ đại hội đảng, các phe phái "đấu đá" nhau dưới mọi hình thức, điển hình nhất có thể được kể đến là việc tung tin "mật" bôi nhọ hoặc làm mất uy tín của các lãnh đạo qua các trang mạng xã hội, qua báo chí chính thống hoặc qua những trang blog mạo nhận danh của ai đó. Thường các bài viết được đăng tải khá công phu với những thông tin và nhận định khá lô gích, bài bản, sắp xếp khoa học và chuyên nghiệp như "Chân dung quyền lực". Trước đó có "Tư sang nham hiểm" ; "Quan làm báo" ra đời khoảng năm 2012 trước Đại hội 12.

Trang blog "Chân dung quyền lực" xuất hiện vào khoảng tháng 10 năm 2014, trước Hội nghị Trung ương 10 chuẩn bị nhân sự cho Ðại Hội Ðảng khóa 12 diễn ra vào đầu năm 2016. Trang blog này tập trung vạch trần nạn tham nhũng của các thành viên trong Bộ chính trị. Hầu hết các bài viết đều "vén" những bí mật "thâm cung bí sử" mà nhiều người lúc đó cho rằng nếu không có "tay trong" nội bộ đảng thì không ai có thể biết được.

Trang "Chân dung quyền lực" từng loan báo chính xác ngày giờ ông Nguyễn Bá Thanh được chở về Việt Nam, trong khi báo chí nhà nước không đưa một tin tức nào. Đến khoảng giữa năm 2015, trang này đột nhiên im tiếng.

Đầu năm 2021, tức là còn hơn một năm nữa, đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 13 để bầu các ủy viên trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và người lãnh đạo đảng là Tổng bí thư.

Theo dự kiến, Hội nghị trung ương 11 diễn ra vào tháng 10 năm nay để chuẩn bị nhân sự cấp cao cho đại hội 13. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, từng là cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, khi ông Nguyễn Phú Trọng phải vắng mặt tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Chín năm 2019 và việc lần đầu tiên Trọng phải thú nhận ông ta ‘cũng đang là bệnh nhân’ thì đó có thể coi là lời giã từ chính trường một cách không chính thức, ngầm hiểu rằng ông Trọng không thể chạy đua đến đại hội 13, mà sẽ ‘nửa đường gãy gánh’. Ông Dũng nói tiếp :

"Kịch bản xung đột quyền lực trong chính trường Việt Nam đang diễn tiến theo hướng mức độ xung đột quyền lực tỷ lệ nghịch với tình hình sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng. Tức nếu Trọng còn khỏe hoặc tạm thời còn nắm quyền chỉ đạo toàn diện cho dù bị hạn chế đáng kể khả năng vận động, xung đột quyền lực dưới chân ghế của Trọng chỉ ngấm ngầm với mức độ bình thường. Nhưng nếu ngược lại, sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng xuống nhanh thì cuộc tranh giành khoảng trống quyền lực sẽ càng có khuynh hướng lộ thiên và sống mái.

Nhưng sự ra đi của người này lại là nỗi vui sướng và niềm hy vọng cho kẻ khác. Cuộc chiến của những kẻ được xem là ngang cơ cũng bởi thế sẽ tưng bừng và khắp nơi sẽ ‘nổi lửa lên em’, cho đến khi đại hội 13 kết thúc".

Ông nêu quy luật thường thấy trong chính trường là sự độc tôn quyền lực cá nhân đủ lâu hoặc quá lâu sẽ càng sinh biến, loạn nội bộ một khi cá nhân đó phải chấm dứt quyền lực. Trường hợp Nguyễn Phú Trọng cũng rất có thể đang và sẽ là như vậy.

Trong khi đó, nhìn nhận thời cuộc hiện nay, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu –Ban Dân Vận Trung Ương Đảng cho rằng, tình hình không có gì mới, tuy nhiên chuyện ông Trọng vẫn là chuyện được quan tâm nhiều nhất :

"Có thể đến đầu năm 2020 thì các vấn đề sẽ rõ ràng ra. Vấn đề lớn hiện nay là Trọng có đi Mỹ hay không. Có nhiều ý kiến dự đoán là Trọng không đi nhưng cá nhân thì nghĩ có lẽ Trọng sẽ đi".

Cục diện nhân sự đại hội 13 có thay đổi ?

dh2

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. AP

Việc chạy đua trước Đại hội 13 được nhiều người đánh giá cũng không yên ắng gì khi các "bộ sậu đấu đá ngầm" vẫn đang tiếp tục diễn ra. "Lò" của ông Trọng vẫn tiếp tục cháy và nhiều quan chức lãnh đạo, thậm chí Ủy viên Trung ương Đảng bị "trảm" thê thảm. Mặc dù trên bình diện chung, việc "đấu đá" không lộ liễu như trước Đại hội 12 nhưng tính "sát thương" của nó có vẻ bộc lộ nhiều "thủ đoạn" khó lường.

Chính vì lẽ đó, trong hướng dẫn số 26 nhằm thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng có nêu rõ cần chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội… liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.

Nhìn nhận về lĩnh vực liệu tin "xấu độc" có ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội hay không, ông Phạm Chí Dũng giải thích ‘Thông tin không chính thức’ là một khái niệm mới của đảng cầm quyền nhằm ám chỉ những tin tức từ nội bộ đảng tuồn ra ngoài và được đưa lên mạng xã hội, hoặc truyền khẩu để định hướng dư luận, nhưng chưa bao giờ được bất kỳ cơ quan chức năng nào của đảng hay chính quyền thừa nhận. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt đơn thư tố cáo nội bộ và bài viết đấu đá lẫn nhau tung ra như "bươm bướm" trên mạng xã hội trong bối cảnh Nguyễn Phú Trọng ‘đang là bệnh nhân’. Những bài viết này cũng được xem là ‘thông tin không chính thức’. Ông Dũng nói tiếp :

"Cho tới nay, đã có hai con sóng ‘thông tin không chính thức’ lan tràn trên mạng xã hội và tác động mạnh đến dư luận nội bộ lẫn dư luận xã hội : một lần trước Hội nghị trung ương 10 vào tháng 5 năm 2019, và lần kế tiếp trước Hội nghị trung ương 11 vào tháng 10 năm 2019.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Thị Kim Ngân đột nhiên bị "đánh tơi tả" ngay trước Hội nghị trung ương 11, khi nổ ra vụ báo Hàn Quốc bỗng dưng có được tin tức 9 người trong đoàn quốc hội của Nguyễn Thị Kim Ngân đi Hàn Quốc vào cuối năm 2018 đã bỏ trốn ở lại quốc gia này, đến nay vẫn chưa phát hiện số người đó ở đâu".

Hôm 19 tháng 8 năm 2019, tại hội nghị tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng, tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân phát biểu rằng "bí mật nhà nước là một trong những nội dung mà các thế lực thù địch thường xuyên thu thập nhằm chống phá, đả kích Đảng và Nhà nước".

Thời điểm đó, Luật sư Lê Công Định đã lên tiếng với RFA rằng người dân bình thường hoàn toàn không có khả năng thu thập được những thông tin gọi là bí mật của nhà nước, trừ khi chính những quan chức trong bộ máy đó cố tình tung ra cho giới truyền thông bên ngoài nhà nước để tấn công những đối thủ chính trị ở trong đảng của họ.

Riêng ông Nguyễn Khắc Mai thì khẳng định, những đấu đá nội bộ trước các kỳ đại hội đảng chắc chắn có ảnh hưởng đến công tác nhân sự. Ông nhận xét :

"Tất nhiên sẽ có. Hiện nay họ đang gấp rút hoàn chỉnh cái báo cáo chính trị nhưng xem ra không có gì mới. Họ đang lo chọn lựa 200 cái tên để bầu vào trung ương thành một tập đoàn lãnh đạo nhưng cũng có rất nhiều vấn đề. Tôi nghĩ đang xuất hiện xu thế có một phe muốn gần Tây phương gần Mỹ hơn, muốn thoát Trung, cách Trung".

Theo ông, xu hướng cho thấy cần phải nghiêng về Mỹ ngày càng rõ với những dấu hiệu tích cực mà phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh trước Liên Hiệp Quốc là một ví dụ.

Dù không nêu thẳng tên Trung Quốc, nhưng ít nhất ông Phạm Bình Minh đã đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc và không loại trừ khả năng giải quyết các tranh chấp qua cơ chế tòa quốc tế khi ông phát biểu rằng "Việt Nam tin việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương LHQ và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, hòa giải, và qua cơ chế tòa".

Ông Nguyễn Khắc Mai đưa phương châm của mình : "Thân dân gần Tây cách Trung cứu nước".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 25/10/2019

Published in Diễn đàn

Người Việt Nam xưa nay vốn có câu "lá lành đùm lá rách" để nói về những tấm lòng từ tâm, giúp nhau qua cơn hoạn nạn, nay lại có đề xuất bổ sung việc "giúp nhau" đó vào danh mục kinh doanh có điều kiện. Điều này có hợp lý không khi những người làm từ thiện xuất phát từ tâm, họ giúp người cũng xuất phát từ cái tâm đồng cảm, yêu thương chứ chưa hẳn coi việc giúp người là công việc kinh doanh có lợi…

tuthien1

Tặng áo ấm mùa đông cho trẻ em ở Sơn La và các vùng phụ cận. Ảnh matthuongnhindoi.org

Đề xuất vô lý

Tại phiên họp 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16 tháng 10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo luật trình Quốc hội lần này đề xuất bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này, trong đó có kinh doanh cơ sở cai nghiện thuốc lá, điều trị HIV/AID, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em…được đề nghị đưa vào danh mục kinh doanh có điều kiện.

Đề nghị này bị cả Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân lẫn Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng cần phải cân nhắc vì nhiều người làm từ thiện chỉ vì lòng nhân ái.

Báo Thanh Niên dẫn lời bà Ngân rằng, "Nhiều người đang sống lang thang ngoài đường, người ta đưa về nhà nuôi, bây giờ yêu cầu người ta phải chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phải có đủ điều kiện y tế chăm sóc người già mới cho làm thì tôi băn khoăn có phù hợp với điều kiện thực tế hay không ?"

Luật đầu tư năm 2014 quy định Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có nghĩa là ngành nghề mà khi đầu tư kinh doanh thì ngành nghề đó phải đáp ứng được các điều kiện về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng.

Khi thực hiện kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể như phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ; Giấy chứng nhận có đủ điều kiện kinh doanh ; Chứng chỉ hành nghề…

Như vậy, một người hay một nhóm người nào đó có lòng tốt và có khả năng tài chính muốn giúp đỡ người nghèo bỗng dưng trở thành chủ "doanh nghiệp" và phải có các loại giấy phép theo yêu cầu, dù thực chất họ chẳng kinh doanh gì cả.

Một người dân thường làm từ thiện, cho RFA biết quan điểm của mình :

"Yêu cầu này là vô lý. Tụi tui không có bằng cấp gì hết nhưng có tâm, có tấm lòng giúp người nghèo. Ngoài giúp đỡ về tiền bạc, tụi tui đến nhiều nơi chăm sóc người nghèo, người già, giúp họ vệ sinh cá nhân, từ chùa chiền, nhà thờ, nhà nuôi trẻ mồ côi…

Nếu bây giờ yêu cầu bằng cấp hay chứng chỉ thì tụi tui phải chấm dứt những hoạt động đó. Thiệt thòi thuộc về người nghèo thôi".

Cũng quyên góp thực phẩm, quần áo để giúp những người vô gia cư ở Thủ đô Washington, DC, cô Jenny Nguyễn cho biết, cứ gần cuối tuần cô phải liên lạc với các homeless shelter (nơi ngủ cho người vô gia cư), để biết cuối tuần họ sẽ tập trung ở đâu để nhận quà từ thiện thì nhóm cô sẽ đến đó, thường là ở các công viên. Cô cho biết :

"Không cần phải xin giấy phép của bất cứ cơ quan chức năng nào hết, cứ việc đem thức ăn, đồ dùng ra phát cho họ vào ngày Thứ bảy hoặc Chủ nhật".

Từ thiện là hoạt động giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn xuất phát từ cá nhân hay một tổ chức bằng việc gây quỹ từ thiện, hỗ trợ bằng hiện vật hay tiền. Những hoạt động từ thiện diễn ra nhiều và thường xuyên ở Việt Nam, nhưng rất nhiều người không muốn nêu danh tính mà họ chỉ làm vì cái tâm của họ.

Với con mắt của một nhà báo, ông Nguyễn Ngọc Già có cái nhìn công bằng từ hai phía :

"Phải phân biệt cho rõ những cơ sở bảo trợ người già, nói chung là viện dưỡng lão có tính chuyên nghiệp với những người làm từ thiện từ tâm của họ.

Nếu ở các viện dưỡng lão (gọi chung) thì phải có những quy định rõ ràng, cụ thể mà tôi tin rằng bao lâu nay nó đã đi vào khuôn mẫu. Còn những người làm từ thiện bằng từ tâm của họ thì họ có thể mang vài người có hoàn cảnh khó khăn về nuôi mà đòi hỏi phải có bằng cấp đại học hay chứng chỉ thì nó rất là vô lý".

Ông Nguyễn Ngọc Già nói thêm rằng đòi hỏi như vậy chỉ thiệt thòi cho những người nghèo không nơi nương tựa sống lay lất bên ngoài xã hội. Nếu không có những tấm lòng từ tâm giúp đỡ thì xã hội sẽ thêm nhếch nhác, bất ổn với cảnh ăn xin, thậm chí ăn trộm, ăn cướp…

Thêm rào cản để sách nhiễu dân

Một lý do khiến người dân "dị ứng" với bằng cấp hiện nay do quá nhiều bằng cấp giả. Giáo sư Phạm Minh Hoàng từng nêu ý kiến về việc "chuộng" bằng cấp ở Việt Nam hiện nay :

"Ngay cả trong chính sách của nhà nước bây giờ cũng nên bỏ cái bồi dưỡng kiến thức đi vì nó không quan trọng, thứ hai là xã hội cần loại bỏ suy nghĩ là bằng cấp mới làm được, bằng cấp là điều kiện cần để chúng ta có một số kiến thức mà thôi, những vấn đề kinh nghiệm, giao tiếp hằng ngày đó mới là điều quan trọng. Một khi suy nghĩ được vậy thì các vấn đề bằng giả bằng lậu, học giả bằng thật thì nó mới có thể bớt đi được".

Mới tuần trước, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Hành chính - Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, dùng bằng giả để thăng tiến suốt 20 năm mới bị phát hiện gây xôn xao dư luận xã hội nhưng không khiến người dân bất ngờ, bởi thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2004 đã cho ra con số hơn 10 ngàn trường hợp dùng bằng giả bị phanh phui.

Với đề xuất liên quan bằng cấp trong hoạt động từ thiện vừa được Bộ Kế hoạch - Đầu tư nêu ra, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già phân tích thêm một khía cạnh của sự vô lý :

"Thứ nhất là tôi không tin vào tất cả các loại bằng cấp ở Việt Nam hiện nay mà lại phát sinh thêm nạn quan liêu cho những người thật sự có từ tâm. Thứ hai, việc này lại tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước nhũng nhiễu người dân và người làm từ thiện cảm thấy chán nản không muốn làm nữa".

Ông nói thêm rằng, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng đang kêu gọi lấy lại niềm tin và tình yêu thương của dân mà lại "bày ra" nhiều cái rào cản để làm khó dân như thế thì rõ ràng trong nội bộ chính quyền không thống nhất, ai muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói.

Trong xã hội hiện nay, khi đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng đến không còn tình người thì những hoạt động từ thiện trở thành tia sáng mong manh nuôi dưỡng lòng nhân ái lại đang đứng trước nguy cơ bị mất do những đề xuất vô lý của cơ quan chức năng.

Thay vì tạo thêm những rào cản thì các ban ngành nên đề xuất những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, những xử phạt nghiêm minh hơn trước những vấn nạn ăn chặn tiền từ thiện của cả người già và trẻ em mà báo chí lên tiếng chỉ mới hai tuần trước tại Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội. Có như vậy, người dân mới cảm thấy các cuộc họp về dự thảo luật trình quốc hội, tốn tiền thuế của dân, là cần thiết !

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 16/10/2019

Published in Diễn đàn

Nhiều công cụ - Dễ lạm quyền

Trong ‘Dự thảo quy định quyền hạn, chức năng, hình thức, nội dung tuần tra của cảnh sát giao thông’ mà Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng đề nghị trang bị cho cảnh sát giao thông súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên và súng bắn đạn cao su khi làm nhiệm vụ.

csgt1

Một cảnh sát chống bạo động đứng bảo vệ tại nơi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng hôm 9/11/2017. Reuters

Ông Võ Minh Đức, một cựu sĩ quan quân đội có hơn 10 năm trong quân ngũ lên tiếng với RFA rằng, nói đến súng trường, súng tiểu liên có nghĩa là sử dụng đạn thật chứ không thể nói là đạn hơi hay đạn cao su. Hai loại súng này dùng trong tác chiến quân sự và hoàn toàn không cần thiết trang bị cho lực lượng cảnh sát giao thông (Cảnh sát giao thông). Ông giải thích :

"Trước hết phải xác định chức năng công việc của cảnh sát công lộ là người điều tiết giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Có rất nhiều phương tiện có thể trang bị cho cảnh sát giao thông như súng bắn đạn cao su, dùi cui, roi điện. Thế thì tại sao phải sử dụng đến súng trường, súng tiểu liên ?"

Tuy vậy, đề xuất này cũng được đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội ủng hộ với lý do đưa ra là hiện nay Cảnh sát giao thông mới chỉ được trang bị "công cụ hỗ trợ" mà chưa có vũ khí. Nói như Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì súng bắn đạn cao su được đưa vào nhóm "công cụ hỗ trợ".

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Defend the Defenders nhận định :

"Cảnh sát giao thông chỉ là công an bảo vệ trật tự, không nhất thiết phải được trang bị vũ khí sát thương như thế. Việc trang bị súng có nguy cơ sát thương cao cho lực lượng cảnh sát giao thông là chuyện đáng lo ngại ở Việt Nam bởi vì sự lạm dụng quyền lực của lực lượng công an nói chung và lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng".

Thế nhưng, theo giải thích của Bộ công an, việc cung cấp vũ khí cho Cảnh sát giao thông sẽ tăng hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh gia tăng tội phạm ma túy có sử dụng súng và các hành vi chống đối cảnh sát giao thông.

Khi nghe thông tin này, Luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ quan điểm của ông rằng, nếu muốn thì chỉ trang bị cho lực lượng đặc biệt như lực lượng chống bạo động hoặc lực lượng phản ứng nhanh các loại vũ khí mang tính sát thương cao như thế, chứ với lực lượng Cảnh sát giao thông thì không cần :

"Tôi nghĩ đề nghị của Bộ công an là thái quá. Từ hồi nào giờ chưa thấy có sự chống đối nào của người dân với lực lượng cảnh sát hay chính quyền tới mức độ phải sử dụng tiểu liên cả. Vậy trang bị tiểu liên cho cảnh sát giao thông để làm gì ? Nó không thích hợp với môi trường xã hội hiện đang có".

Ông Võ Minh Đức cũng phản bác lý do mà Bộ công an đưa ra là để đối phó với các hành vi chống đối Cảnh sát giao thông. Với kinh nghiệm của mình cũng như những gì ông chứng kiến hàng ngày tại Việt Nam, người dân chỉ phản ứng lại lực lượng Cảnh sát giao thông khi họ lạm quyền và tiêu cực. Ông cho rằng mục đích chính của việc đề nghị trên không loại trừ khả năng là để trấn áp người dân :

"Nó có mục đích là để trấn áp người dân, những người phản ứng lại với cảnh sát giao thông, mà họ phản ứng đúng. Họ buộc dân phải sợ, phải chấp hành mệnh lệnh của họ trong mọi tình huống, mọi lĩnh vực chứ không riêng gì cảnh sát giao thông đâu. Chế độ bây giờ là công an trị. Chính quyền buông lỏng, làm ngơ cho công an muốn làm gì thì làm".

Trấn áp tội phạm hay dân ?

Trong thể chế chính trị của một nước cộng sản như Việt Nam hiện nay, người đứng đầu ngành công an có quyền lực rất lớn, trên cả luật pháp để bảo vệ cho đảng cộng sản. Họ luôn coi dân là kẻ thù, là thành phần chống đối nên phải đàn áp từ trong trứng nước bằng mọi cách, kể cả thuê côn đồ như đã từng xảy ra.

Rất nhiều các bloggers và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng từng là nạn nhân bị hành hung bởi lực lượng mà người ta cho rằng do công an thuê hoặc công an giả dạng côn đồ tấn công, như các nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi, Trần Bang, Lê Quốc Quyết, Dương Thị Tân, Ngô Duy Quyền, Phạm Lê Vương Các, Huỳnh Thục Vy… hay các cựu tù nhân chính trị Huỳnh Ngọc Tuấn, Lê Quốc Quân, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Bá Hải, Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh…đều có cùng nhận xét như vậy.

Ông Vũ Quốc Ngữ nêu lên ý kiến, trang bị súng trường và súng tiểu liên như thế thì mục tiêu của họ là trấn áp nhân dân chứ không phải để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ nhân dân.

"Tôi nghĩ trong điều kiện Việt Nam bây giờ, chính phủ luôn coi dân như lực lượng chống đối và họ luôn phải đối đầu với dân như một cách duy trì quyền lực cho đảng cộng sản".

Những năm gần đây, nhiều vụ tiêu cực của Cảnh sát giao thông bị người dân "phanh phui" trên mạng xã hội. Cơ quan công an cho rằng đó là hình thức "bôi nhọ" lực lượng công an, nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của lực lượng cảnh sát giao thông nên nhiều facebookers đã bị xử phạt.

Gần đây nhất là hôm 1/10/2019, hai ông Lê Công Nam và Nguyễn Tiến Sỹ bị phạt mỗi người 7,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ thông tin, khi hai ông này đăng hình ảnh, clip về Cảnh sát giao thông lên Facebook mà công an cho rằng đã có hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của lực lượng Cảnh sát giao thông, vi phạm điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Trước đó, hôm 27/9, anh Nguyễn Hữu Đức ở tỉnh Bình Phước cũng bị yêu cầu nộp phạt 7,5 triệu đồng khi đưa thông tin bị công an phạt lên mạng xã hội và cũng bị quy kết tội xúc phạm danh dự, uy tín Cảnh sát giao thông. Cuối cùng, ông Đức bị yêu cầu gỡ thông tin đã đăng.

Với những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam, cựu sĩ quan quân đội Võ Minh Đức kết luận :

"Người dân bây giờ bức xúc với những tiêu cực hay lạm quyền của cảnh sát giao thông nên họ quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng xã hội. Công an muốn trấn áp những người này nhưng không dám "dùng tay dùng chân" vì sợ dân phản ứng nên trang bị vũ khí như vậy để cho dân sợ chứ chưa chắc họ dám bắn dân".

Nhận xét của ông Đức phù hợp với câu nói của Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Mai Bộ - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khi ông cho rằng, đôi khi việc có quyền sử dụng vũ khí cũng tạo thêm áp lực cho cảnh sát bởi luật đã quy định rõ được nổ súng khi nào, nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 04/10/2019

Published in Diễn đàn

Có nên xây khu du lịch trên đất ruộng tại xã nghèo ?

Diễm Thi, RFA, 02/10/2019

Chuyện lấy đất ruộng xây lăng, xây khu vui chơi từng gây bức xúc cho người dân bấy lâu nay nhưng rồi mọi chuyện vẫn tiếp diễn. Gần đây nhất, tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho chuyển đổi hơn 47 ha đất trồng lúa xây dựng khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy với chi phí hơn 3.000 tỷ đồng.

ngheo1

Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy tại xã Phú Lão huyện Lạc Thủy, do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Nhà nước không bảo vệ đất trồng lúa

UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng gần 48 ha đất trồng lúa năm 2019 để xây dựng Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy tại xã Phú Lão huyện Lạc Thủy, do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm 15 % tổng số vốn, phần còn lại là vốn vay và vốn huy động.

Dự án này đã được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 11 năm 2016.

Hiện văn bản này được chuyển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét giải quyết.

Hòa Bình là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18% tổng số hộ dân toàn tỉnh, theo thống kê cuối năm 2017 của UBND tỉnh với phương pháp đo lường nghèo đa chiều, giai đoạn 2016-2020.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên chính quyền địa phương lấy đất ruộng xây cơ sở tôn giáo, xây lăng tẩm. Cụ thể, hôm 23 tháng 9 năm 2018, báo mạng VNExpress đưa tin chi tiết về khu an táng ông cố Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nằm trên cánh đồng ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Khu đất này trước đây là cánh đồng lúa của người dân nhưng đã được hợp thửa rồi sau đó san ủi, đổ đất đá làm nền và trồng cây xanh từ mấy năm trước.

Thời điểm đó, luật sư Hà Huy Sơn nói với RFA rằng :

"Luật đất đai hiện hành chỉ có quy định là đất trồng lúa, tức là đất nông nghiệp mà chuyển đổi sang xây nghĩa địa, nghĩa trang như trường hợp của ông Trần Đại Quang thì nó phải có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Nhưng việc chuyển đổi này phải có quy hoạch, tức là có kế hoạch sử dụng ruộng đất phù hợp với thực tế, chứ không phải thích xây nghĩa trang ở đâu thì xây, xây nghĩa địa ở đâu thì xây".

Điều 134 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, quy định : "Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa".

Tuy quy định là thế nhưng thực tế, Nhà nước cho phép sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp xảy ra khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam, mà theo Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nhận định thì tất cả là do "quyền năng" của Nhà nước :

"Về mặt nguyên tắc thì Nhà nước Việt Nam rất khó khăn với người dân trong vấn đề đất đai nhưng họ lại rất dễ dãi với các quyết định về đất đai của họ. Họ có thể làm bất cứ cái gì. Thật ra bây giờ mà xây dựng khu tâm linh và được duyệt thì họ cứ từ đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích rồi xây thôi.

Nhà nước có "quyền năng" sử dụng, quản lý đất nên cứ sử dụng. Vấn đề là sử dụng có hợp lý hay không, có nên hay không trong điều kiện đất sản xuất đang ngày càng hẹp đi".

Dân nghèo, xây khu du lịch làm gì ?

Dự án khu du lịch sinh thái - tâm linh tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình được xây dựng gồm các hạng mục chính như : Khu dịch vụ đón tiếp, khu dịch vụ cáp treo, khu công viên Nguồn cội, Công viên Việt Nam quê hương tôi, Công viên chủ đề vui chơi giải trí, khu nhà ở Hoa Sen, khu nhà ở Làng quê Việt, khu dịch vụ mặt nước sinh thái...

Với một tỉnh còn nghèo như Hòa Bình, việc xây một công trình với số tiền hơn 3.000 tỷ đồng như vậy liệu có thiết thực hay không và vì sao chính quyền nơi đây vẫn muốn thực hiện ?

Thượng Tọa Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu nêu ý kiến :

"Cái gì nó cũng phải thực tế. Tâm linh phải xây trong lòng người, chứ cái đó chỉ là hình thức bên ngoài. Cuộc sống của người dân nó rất khổ, họ cần đất để canh tác, đất để họ sống. Xây như vậy nó tàn phá quê hương đất nước, tàn phá cuộc sống của nhân dân. Tôi thấy điều đó rất vô ích chẳng thiết thực gì cho cuộc sống dân sinh".

Với cái nhìn của một luật sư giúp người dân mất đất khắp nơi về mặt pháp lý, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc lý giải việc xây những công trình nghìn tỷ bất luận là nó có hiệu quả kinh tế, xã hội gì hay không là do lợi ích nhóm. Ông giải thích rằng, khi đã có một công trình xây dựng thì sẽ có vốn lớn để đầu tư, sẽ có nhiều hạng mục công trình để giải ngân thì sẽ gắn liền với lợi ích của nhóm, của một số người có đặc quyền đặc lợi, có quyền quyết định trong vấn đề xây dựng, chọn thầu…

Riêng về khu du lịch sinh thái tâm linh ở tỉnh Hòa Bình, luật sư Phúc kết luận :

"Tỉnh nghèo, trẻ con thì thất học, thiếu ăn mà lại dùng khoản tiền rất lớn để đầu tư một cách không cần thiết, tính hiệu quả xã hội không có, không đem lại mục đích, ý nghĩa dân sinh".

Tháng 9 vừa qua, tỉnh Bình Định dự kiến chi hơn 86 tỷ đồng để tạc bức phù điêu "Lạc Long Quân - Âu Cơ" và cội nguồn đại đoàn kết dân tộc vào vách núi Bà Hỏa ở cửa ngõ TP Quy Nhơn.

Bà Lan, một người dân Bình Định nói với RFA rằng, nhà nước nên dùng số tiền 86 tỷ đồng này vào những việc thiết thực, có lợi cho dân như đầu tư vào bệnh viện hay trường học, chứ xây tượng đài hay phù điêu thì chỉ quan chức "hưởng". Bà cho biết nơi bà ở không có bệnh viện mà chỉ có trạm xá. Nếu bệnh nặng mà không có tiền lên bệnh viện tỉnh thì chỉ có nước nằm chờ chết. Còn trường học thì quá xa nhà, học trò thì phải đóng đủ thứ tiền.

Ngày 25 tháng 9, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã thống nhất tạm dừng dự án tạc bức phù điêu với kinh phí dự kiến 86 tỉ đồng này.

Liệu dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy với kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng có được thông qua hay không vẫn còn là câu hỏi lớn !

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 02/10/2019

*******************

Việt Nam : Nhân danh xây Chùa để phá rừng

Trọng Thành, RFI, 02/10/2019

Xây chùa để kinh doanh Phật. Dựng tượng Phật để móc tiền dân. Tham nhũng tâm linh. "Du lịch sinh thái – tâm linh" hay du lịch phá sinh thái – phá tâm linh ?... Tệ nạn nhân danh xây chùa hay công trình tôn giáo, tín ngưỡng, để phá rừng, xây các khu "du lịch tâm linh" hay "sinh thái - tâm linh" đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam từ nhiều năm nay.

chua1

Đỉnh núi Chín Khúc (Nha Trang) bị san phẳng để xây dựng quần thể "du lịch tâm linh" Cửu Long Sơn Tự, với nhiều "chùa chiền". Ảnh báo Người Khánh Hòa (09/07/2019)

Đầu tháng 6/2019 vừa qua, tại Quốc hội Việt Nam (1), nhiều đại biểu đã lên tiếng chất vấn lãnh đạo các bộ ngành trực tiếp liên quan (bộ Xây Dựng, bộ Văn hóa thể thao và du lịch, bộ Nội vụ, bộ Tài nguyên và môi trường) về những khuất tất của các "siêu dự án du lịch" gắn mác "tâm linh" (2), trong đó có những dự án nhân danh xây Chùa để phá rừng. Về vấn đề nói trên, trong Tạp chí Xã Hội tuần này, RFI đặt câu hỏi với thượng tọa Thích Đồng Bổn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, luật sư Đặng Đình Mạnh (Thành phố Hồ Chí Minh) và nhà báo Võ Văn Tạo (Nha Trang).

***

Rừng Tam Đảo : Phụ Nữ Sài Gòn phanh phui đường dây dự án

Tháng 9/2019, công luận Việt Nam xôn xao với loạt phóng sự của báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh về chiến dịch thôn tính vườn Quốc gia Tam Đảo của tập đoàn Sun Group. "Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo" và "Sun Group - "ông trời" không từ trên cao" là các bài viết gây chấn động. Nhân vật trung tâm trong loạt phóng sự là nhà sư Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng, Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).

Sư Toàn, bị tố gạ tình phóng viên, hiện thời đã bị Giáo hội Phật giáo thi hành kỷ luật nội bộ. Nhưng điều chủ yếu của loạt phóng sự của Phụ Nữ Sài Gòn, là thông qua sư Thích Thanh Toàn, làm hiện rõ một đường dây ngầm đằng sau một dự án xây dựng khu du lịch, trong đó ngôi chùa cổ trong rừng sâu mang tên Địa Ngục, được coi là phần lõi của dự án "Tam Đảo II", với đầu tư ước tính 25.000 tỉ đồng. Dự án, nếu được thực hiện, có thể dẫn đến việc hủy hoại hàng trăm hecta khu rừng Quốc gia Tam Đảo.

Trong các cuộc nói chuyện với phóng viên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, sư Toàn khuyến khích nhà báo – trong vai của nhà đầu tư – đầu tư vào dự án Tam Đảo II, bởi đây là "một dự án lớn nhất, sang nhất, đắt nhất và lãi nhất". Điều mà sư Thích Thanh Toàn đưa ra để thuyết phục là mối quan hệ đặc biệt của ông với một phó chủ tịch tập đoàn Sun Group. Theo nhà sư, lãnh đạo Sun Group hứa hẹn sẽ đưa 300 tỉ đồng để xây lại khu chùa Địa Ngục. Nhà sư dặn giữ kín vì đây là điều "pháp luật không cho phép", nhưng tin tưởng dự án sẽ được hợp thức hóa.

Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định là loạt bài này "cho thấy mối quan hệ của những "liên minh ma quỷ", ràng buộc lẫn nhau giữa nhà sư - chùa giả - doanh nghiệp - quyền lực đen. Còn có cả sự liên kết trục lợi từ niềm tin tín ngưỡng, làm lung lay giá trị văn hóa tâm linh, xúc phạm nặng nề đến người chân tu và Giáo hội Phật giáo Việt Nam".

Sun Group – tức Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời - được đánh là giá tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh hàng đầu tại Việt Nam. Trong vấn đề xây chùa tại các vùng rừng núi, Sun Group đặc biệt nổi tiếng với các dự án như quần thể chùa trên đỉnh núi Fanxipan (được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương) hay khu du lịch nghỉ dưỡng núi Bà Nà, được mệnh danh là "Châu Âu thu nhỏ" trên đỉnh núi, cách Đà Nẵng khoảng 30 km. Quần thể Chùa trên Fansipan được nhiều người ca ngợi như "kỳ công" của "kiến trúc tâm linh", khu Bà Nà là "nam châm hút khách du lịch". Nhưng không kể khía cạnh tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng, các dự án này cũng bị lên án gay gắt, vì gây tổn thất hết sức nghiêm trọng cho rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa.

Nhiều dự án "du lịch sinh thái – tâm linh" bị lên án hoặc đình chỉ

Các dự án "du lịch sinh thái - tâm linh" không chỉ có tập đoàn Sun Group chủ trì. Gần đây, báo chí Việt Nam nói nhiều đến dự án "khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm - Quảng Nam" hay còn gọi là chùa "Ba Vàng Quảng Nam" (từng làm lễ động thổ giữa rừng phòng hộ) quy mô 200 ha, tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng. Đầu tháng 4/2019, tỉnh Quảng Nam thông báo đã đình chỉ dự án do phía đầu tư không đáp ứng yêu cầu của tỉnh.

Điều được báo chí đặc biệt chú ý là sự hiện diện của đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh) (3), đứng ra nhận tiền hàng tỷ đồng ủng hộ từ nhiều tổ chức, cá nhân trong buổi lễ động thổ, và mối quan hệ không rõ ràng giữa vị sư này với lãnh đạo công ty thực hiện dự án.

Một điểm nóng khác là dự án khu "du lịch tâm linh" có tên "Cửu Long Sơn Tự" tại tỉnh Khánh Hòa, rộng hơn 500 hecta, với quần thể chùa, gian hàng trưng bày vật phẩm liên quan đến Phật giáo, trên đỉnh cao nhất của núi Chín Khúc, có kế hoạch dựng một bức tượng Phật cao 153 m. Theo một số điều tra của báo chí, dự án đang được tiến hành đã băm nát núi Chín Khúc. Theo một đại diện của công ty, dự án này hoàn toàn chưa có "đánh giá tác động môi trường", một khâu bắt buộc với các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam. Không có đánh giá tác động về môi trường cũng là tình trạng chung của nhiều dự án du lịch mang danh sinh thái – tâm linh khác.

Trong những tháng gần đây, chính quyền địa phương một số nơi đã đình chỉ các dự án kiểu này, như dự án Cái Tráp (Hải Phòng), dự án hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) (do tập đoàn Xuân Trường là chủ đầu tư).

Trả lời RFI, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định về tệ nạn mượn danh xây Chùa để làm các dự án du lịch :

"Trước tiên phải nói là các dự án xây dựng những khu 'du lịch tâm linh', phát lộ nhiều năm trở lại đây, thì thực ra chẳng có gì là tâm linh cả đâu. Đó thuần túy là những dự án du lịch, mà mục tiêu của nó là lợi nhuận. Có điều nó được khoác lên tấm áo tâm linh, ví dụ như chùa chiền, đền miếu. Chẳng qua cái này là các phương tiện để cho những người làm kinh doanh đạt được mục đích lợi nhuận cao hơn mà thôi, và đạt được cả sự dễ dãi (từ phía chính quyền) trong việc (cấp phép) xây dựng công trình.

Như chúng ta biết, người Á Đông, nhất là người Việt Nam ta, và nhất là người ở phía bắc, thường là rất xem nặng giá trị về tâm linh, tín ngưỡng, và vì vậy họ sẽ dễ dàng chấp nhận các công trình xây dựng, được khoác lên tấm áo tâm linh. Ở đây rõ ràng đã có sự nhập nhằng giữa một công trình, dự án thuần túy kinh doanh và dự án về tâm linh, tín ngưỡng. Luật pháp Việt Nam hoàn toàn có sự thiếu sót khi đã không có quy định rạch ròi : Kinh doanh là kinh doanh, tâm linh là tâm linh. Và nếu xây chùa là thuần túy là chùa. Xây chùa không thể đặt vấn đề là kinh doanh thu lợi nhuận trong đó.

Chuyện đã xảy ra rồi. Trong thời gian trước mắt, tôi nghĩ rằng, chắc là cơ quan lập pháp Việt Nam, phải tính đến đặt một khung pháp lý, có liên quan đến tín ngưỡng. Nếu là tín ngưỡng thuần túy, thì chỉ được phép tín ngưỡng mà thôi" (4).

Giáo hội Phật giáo : Nạn nhân hay đồng lõa ?

Về phía Giáo hội Phật giáo, nhiều sư tăng khẳng định những tiêu cực trong các "dự án du lịch tâm linh" là có, nhưng những đóng góp cho môi trường của Giáo hội mới là điều cơ bản. Sau đây là nhận định của thượng tọa Thích Đồng Bổn, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Nhấn mạnh đến tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay quá chú trọng đến mặt kinh tế, nên tình trạng môi trường bị tàn phá nặng nề, ông nhận xét :

"Sự góp phần trước hết của Phật giáo là hiện nay Giáo hội đã ra văn bản phải bảo vệ môi trường. Chỉ trồng rừng thôi, không đốn rừng. Đối với tăng ni chúng tôi khuyến khích tái tạo rừng. Hiện nay việc mua đất, trồng rẫy, trồng rừng bảo vệ cây cối… số lượng tăng ni đăng ký giữ rừng rất nhiều. Chùa thì phải trồng cây cổ thụ. Trồng cây gây rừng, đó là điều hiện nay Phật giáo đang làm nhiều nhất ở Việt Nam".

Nhà báo Võ Văn Tạo, người nhiều năm chú ý đến vấn đề môi trường, cho biết suy nghĩ của ông (nhà báo Võ Văn Tạo sống tại Nha Trang, cách không xa dự án xây Chùa trên đỉnh núi Chín Khúc) :

"Xung quanh hoạt động chiếm công thổ, để làm chùa, làm du lịch ‘‘tâm linh - sinh thái’’, hốt bạc của dân chúng, lợi dụng mê tín, dị đoan của người dân, còn một điểm gây tác hại rất ghê gớm đối với môi trường, thiên nhiên. Chúng ta đều biết rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, tác dụng của nó đối với cuộc sống con người. Nó giữ nước, giảm bớt lũ quét. Những năm gần đây, mùa mưa, liên tục khắp từ Bắc đến Nam, đều có những vụ lũ quét gây chết người, ít thì vài nhân mạng, nhiều vài chục, thậm chí có những vụ hàng trăm nhân mạng do lũ lụt, nguyên nhân ai cũng thấy là do rừng bị tàn phá. Ngay Nha Trang của chúng tôi là một thành phố hiền hòa, êm đềm hàng mấy thế kỷ nay, được tiếng là như thế. Năm ngoái cũng có một trận mưa kéo dài, gây ra lũ quét, làm 21 người thiệt mạng, ngay tại thành phố Nha Trang.

Gần đây, đài truyền hình Công an Nhân dân, cũng như VTV, cũng làm những phóng sự về lãnh đạo của tỉnh Khánh Hòa tiêu cực và làm lơ cho những doanh nghiệp chiếm núi Chín Khúc, để làm những dự án xây chùa, du lịch sinh thái trên đỉnh núi. Họ chụp những hình đỉnh núi bị cạo trọc".

Không có Giáo hội, không đủ thủ tục xây cơ sở tôn giáo mới

Về quan hệ các dự án du lịch mang tên tâm linh với Giáo hội Phật giáo, thượng tọa Thích Đồng Bổn nhấn mạnh là Giáo hội Phật giáo chỉ đóng vai trò tiếp nhận các công trình tôn giáo từ phía chủ đầu tư, sau khi chùa chiền đã được bên đầu tư hoàn chỉnh và bàn giao, đúng theo quy định của luật pháp :

"Một ngôi chùa xây nên làm lợi cho rất nhiều, nhưng có cái sự người ta ghét, nhất là những người không phải tôn giáo. Thứ hai là vì quyền lợi, nơi này được, nơi khác không được, thì bắt đầu có cạnh tranh, có điều tiếng. Bên Phật giáo, chúng tôi thấy những gì mà các đại gia họ làm tốt, làm đúng, mà có giấy phép đầy đủ của Nhà nước, thì (Giáo hội) Phật giáo mới đồng ý cử người về trụ trì. Chứ thực ra, Phật giáo không đứng ra. Tức là họ xây văn hóa tâm linh, rồi họ mới mời Phật giáo vào".

Ngược lại, về phần mình, luật sư Đặng Đình Mạnh lưu ý việc Giáo hội Phật giáo (nhất là ở cấp địa phương) đã tham gia ngay từ đầu vào dự án, với việc có ý kiến để hồ sơ xây dựng công trình tôn giáo được chính quyền chấp thuận :

"Những nhà kinh doanh, thay vì họ xin phép làm một công trình kinh doanh, thì họ lại xây dựng một công trình họ cho là thuần túy về tín ngưỡng. Đương nhiên là phải có sự đồng ý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương (5). Theo chỗ chúng tôi được biết, xin được sự chấp thuận của Giáo hội Phật giáo không quá khó đâu. Thực ra, khi xây dựng họ phải có sự đồng ý trước (của Giáo hội), chứ không phải xong rồi mới đặt sự đã rồi với Giáo hội đâu. Chúng ta biết là sự đồng ý của Giáo hội rất là đơn giản. Họ sẽ chấp nhận ngay thôi. Đương nhiên là mình cũng hiểu là để đạt được sự chấp nhận dễ dãi của họ, thì chắc chắn người đầu tư cũng phải có khoản ngoại giao tế, như thế nào đó để Giáo hội Phật giáo đồng ý (để được) cấp giấy phép đầu tư (6)".

***

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, phong trào xây dựng đền to, chùa lớn tại những nơi danh thắng, rừng xanh núi đỏ, được coi là cơ hội tốt giúp cho việc hợp thức hóa nhiều dự án lấy đất công mang danh "du lịch tâm linh" để xây cất các công trình vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng (trong đó các công trình được mệnh danh "tôn giáo" là một bộ phận) nhằm thu hút du khách, thu về các khoản lời lãi khổng lồ.

Một bộ phận trong công luận Việt Nam lo ngại quy mô của hiện tượng buôn thần, bán thánh phục vụ cho lợi ích của một số tập đoàn, quan chức - bất chấp việc thiên nhiên bị tàn phá - lan rộng trong giới sư tăng và đã bành trướng đến mức sâu rộng, khó lòng cứu vãn. Lòng tham - sân - si của con người hủy hoại môi trường. Muốn cứu môi trường, nên làm theo lời răn của Đức Phật, trong đó trước tiên là cần gạt bỏ bớt tham - sân - si. Trên đây là suy nghĩ của không ít sư tăng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thế nhưng vấn đề là bên cạnh vai trò của bộ máy chính quyền, của hệ thống pháp lý, chính bản thân Giáo hội Phật giáo cũng đang bị tố cáo đã có phần trách nhiệm không nhỏ trong việc hoặc thụ động, hoặc tiếp tay, để cho tệ nạn nhân danh xây Chùa để phá rừng, dưới nhiều hình thức khác nhau, hoành hành từ nhiều năm nay.

RFI xin chân thành cảm ơn thượng tọa Thích Đồng Bổn, luật sư Đặng Đình Mạnh và nhà báo Võ Văn Tạo.

Trọng Thành

Nguồn : RFA, 02/10/2019

Ghi chú :

1. Xem thêm bài "Siêu dự án chùa chiền : Trục lợi từ các công trình tâm linh", Nguoihanoi.com , 18/06/2019.

2. Trả lời chất vấn tại Quốc hội, bộ trưởng bộ Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện xác nhận, về mặt chính thức, không tồn tại loại hình "du lịch tâm linh" riêng biệt, "việc thương mại hóa các công trình tâm linh và lợi dụng tâm linh để thương mại hóa và thu lợi bất chính, thực hiện để thu lợi, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, đó là hành vi vi phạm pháp luật" (Dân Trí, ngày 06/06/2019). Ngược với bộ Văn Hóa, bộ trưởng bộ Xây Dựng Phạm Hồng Hà khẳng định có tồn tại "khu du lịch tâm linh, được điều chỉnh ở các luật về đất đai, tín ngưỡng tôn giáo, di sản văn hóa, xây dựng, đầu tư, luật quy hoạch, pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển rừng" (VOV.VN, 05/06/2019).

3. Đại đức Thích Trúc Thái Minh là người vừa bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam cách mọi chức vụ hồi đầu năm nay, do tổ chức thuyết giảng "vong báo oán" và tổ chức nghi lễ "thỉnh vong", cúng "oan gia trái chủ", trái với giáo lý nhà Phật. Ngôi chùa Ba Vàng mới xây (tại một khu rừng đồi), do ông trụ trì, được ghi nhận là có chánh điện lập kỷ lục "lớn nhất Đông Dương".

4 & 5. Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng Việt Nam (điều 58) và Luật Xây dựng Việt Nam (điều 95, khoản 4) quy định rõ : Các công trình tôn giáo mới chỉ được cấp phép xây dựng khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý tôn giáo (thuộc ban Tôn Giáo Chính Phủ - bộ Nội Vụ), "về tính cần thiết và quy mô của công trình". Mà để được chuẩn y, ắt hẳn hồ sơ này phải có ý kiến từ phía Giáo hội Phật giáo (địa phương hoặc trung ương). Hiện tại dường như chưa có giải trình từ phía ban Tôn Giáo Chính Phủ về những nghi ngờ về các khuất tất trong vấn đề này, về nguy cơ các công trình tôn giáo bị "thương mại hóa" .

6. Trả lời chất vấn tại Quốc hội, bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết : "Theo quy định của pháp luật Việt Nam và Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì không có kinh doanh chùa. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, bộ Nội Vụ chưa phát hiện hành vi kinh doanh chùa để trục lợi (từ phía các quan chức)" (Thanh Niên , ngày 06/06/2019).

Published in Diễn đàn

Ăn chặn từ thiện - không mới

Dư luận Việt Nam bày tỏ bất bình trước tin cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội tuồn hàng do các đoàn từ thiện tặng cho trung tâm nhân dịp Trung thu, ra bên ngoài khi trời tối và bị phóng viên ghi lại, phản ánh trên báo chí. Có 12 người liên quan vụ tuồn hàng ra ngoài, trong đó có 8 cán bộ của trung tâm.

tuthien0

Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội (có địa chỉ tại xã Thuỵ An, huyện Ba Vì, Hà Nội) thường xuyên tuồn hàng từ thiện do các cá nhân, tổ chức trao tặng ra ngoài. PetroTimes, 26/09/2019

Lên tiếng với báo chí trong nước, ông Đỗ Đức Hồng, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật khỏa lấp rằng, việc tuồn ra hàng rào như thế là hoàn toàn vi phạm quy định của ngành và đạo đức nghề nghiệp, nhưng đây chỉ là chuyện "bột phát" của một số cá nhân chứ xưa nay không có chuyện như vậy tại trung tâm này.

Khi sự vụ bị phanh phui và dư luận xã hội phản đối mạnh mẽ về hành vi của các cán bộ Trung tâm thì Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã lên tiếng yêu cầu thanh tra thành phố làm rõ thông tin trên và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Ông Phạm Chí Dũng, người từng tham gia tổ chức những buổi phát quà từ thiện cho người nghèo vùng sâu vùng xa nói với RFA rằng ông không lạ gì chuyện ăn chặn quà từ thiện. Ông đưa dẫn chứng cụ thể :

"Điều đó không có gì lạ. Đặc biệt là có một chương trình viện trợ của nước ngoài đưa xuống cho các cơ sở ở địa phương gọi là chương trình 135, tức là theo quyết định 135, nhưng tôi đã gặp một chuyên gia nước ngoài và chính ông ta nói rằng nên gọi chương trình đó là chương trình 531.

Tôi bật ngửa hỏi tại sao, ông ta nói là dòng tiền từ cấp trung ương phân tới người dân sẽ qua giai đoạn cấp trung ương, cấp địa phương, cấp xã phường rồi mới tới tay người dân, thì ở trên ăn 5, khâu trung gian ăn 3, tới người dân chỉ còn có 1 mà thôi. Điều đó cho thấy tỷ lệ "ăn uống" trong chương trình từ thiện là rất lớn."

Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998.

Ông Phạm Chí Dũng đưa thêm một trường hợp từ năm 2009, Thụy Điển phát hiện một chương trình ODA của nước này cho một xã ở Hà Tĩnh đã bị thâm lạm tới 40%. Ngay sau đó, Thụy Điển, Đan Mạch và một số nước khác đã cắt hoặc giảm viện trợ ODA cho Việt Nam tới nay.

Tháng 6 vừa qua, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình - ông Nguyễn Trường Sơn - cũng cho biết, Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình phát hiện một số cán bộ sở này làm giả hồ sơ, chứng từ, thanh toán khống nhằm biển thủ hơn một tỷ đồng từ nguồn ngân sách chi thường xuyên cho Quỹ hỗ trợ trẻ em.

Thời điểm đó, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nói với RFA rằng bà không lấy làm ngạc nhiên :

"Thông tin này thì cũng không đáng ngạc nhiên lắm vì thực ra trước đây cũng có một vài vụ về chuyện biển thủ tiền như tiền hỗ trợ cho người nghèo, tiền hỗ trợ cho người khuyết tật ở chỗ này chỗ kia…"

Còn bà Nguyễn Mỹ Hạnh, người sáng lập Hội từ thiện "Bác Ái" xác nhận thông tin chính quyền địa phương ăn chặn tiền, quà từ thiện là có, thậm chí lấy luôn hàng từ thiện như bà từng bị :

"Cách đây hơn 3 năm, vùng núi phía Bắc bị nạn rét, chị quyên góp (áo ấm) gửi về cho trẻ em nơi này, nhưng thùng hàng cứu trợ đó bị chặn lại ở cảng Hải Phòng. Cơ quan chức năng trả lời là thùng hàng đó đã bị bể nên không thể đưa người dân vùng núi được. Sau đó mình hỏi hoài nhưng họ không trả lời nữa. Vậy thùng đồ đó hiện đang ở đâu không ai biết."

Bà nói thêm rằng nếu gửi trực tiếp tới dân thì không bao giờ tới tay người nhận, mà thông qua chính quyền địa phương thì bao giờ cũng bị chặn lại. Chính quyền ăn trước, ăn đầu ăn đuôi, còn lại thì mới tới người dân. Mà dân thì cũng chia ra hai loại, bà con thân thuộc của nhân viên công quyền được chia trước, phần còn lại mới tới những người dân đói khổ thực sự.

Ăn bao nhiêu phần trăm ?

Hôm 27/9, đoàn công tác của Sở Lao động Thương binh và Xã hội do Phó giám đốc Hoàng Thành Thái dẫn đầu đã làm việc với Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội. Ông Thái cho hay Sở sẽ kiểm điểm rút kinh nghiệm, đồng thời thiết lập hệ thống giám sát ở các trung tâm, xây dựng quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng hàng hóa từ thiện. Với Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật, Sở yêu cầu xử lý đúng người, không bao che, dung túng để làm gương cho cán bộ, nhân viên khác.

Như vậy chuyện các cấp chính quyền ăn chặn hàng, tiền cứu trợ là có thật, nhưng ăn với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm rất khó biết vì đó là những khoản chi không chứng từ. Ông Phạm Chí Dũng khẳng định chuyện ăn chặn như thế này là một hình thức tham nhũng, và hiếm có trường hợp nào "thoát" bị ăn chặn, chỉ có tỷ lệ phần trăm là khác thôi :

"Tình hình từ thiện ở trong nước do người Việt ở nước ngoài gửi về thì cũng bị các xã phường, địa phương thâm lạm rất nhiều. Hiếm có trường hợp nào không tham nhũng.

Đa số những người đi làm từ thiện trực tiếp đều phải dành một phần quà lớn cho chính quyền địa phương là 50%. Nếu là tiền từ thiện chuyển giao cho địa phương để địa phương chuyển đến người dân thì thậm chí có thể mất đến 70%. Điều đó có thể nói là khủng khiếp."

Bà Mỹ Hạnh cũng đưa ra con số tương tự. Bà nói :

"Quà từ thiện hay viện trợ từ nước ngoài gửi về trong nước thì không bao giờ đến được tay người dân. Chị dám chắc như vậy, cho nên khi làm từ thiện ở Việt Nam thì chị phải qua dòng Chúa cứu thế. Khi trao được đến tận tay người dân thì phải chia hết khoảng một nửa cho chính quyền địa phương."

Tuy bị ăn chặn như vậy nhưng bà Hạnh cũng cảm thấy hạnh phúc khi trong nhóm từ thiện thường có cả bác sĩ, nên mỗi chuyến đi từ thiện, ngoài việc trao quà tặng, nhóm của bà còn khám sức khỏe, cắt tóc, cắt móng tay chân, tắm rửa cho trẻ con. Bà đi khắp nơi từ viện dưỡng lão, trẻ cô nhi, trại trẻ tàn tật, viện tâm thần nam, nữ cho đến cả trại phong cùi để giúp họ.

Tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11/9/2013, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (lúc bấy giờ) phát biểu rằng : "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì."

Đã 6 năm trôi qua, câu nói của bà Doan vẫn đúng, mà đúng với cả người già và trẻ tàn tật tại một trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Thật xót xa !

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/09/2019

Published in Diễn đàn

Dù Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng luôn nói không nên cả tin bất kỳ cái gì trên mạng, thế nhưng bộ máy công quyền Việt Nam lại luôn "rình rập" trên mạng xã hội để phạt và thậm chí bắt những facebooker đăng tin "nhạy cảm" về chính phủ hoặc quan chức chính phủ…

mang1

Hình ảnh một chiếc iPhone hiển thị các ứng dụng cho Facebook và Messenger - AP

Liên tục bắt bớ vô cớ

Liên tiếp thời gian gần đây, nhiều facebooker bị sách nhiễu, bắt bớ khi đăng tải hay chia sẻ bài viết trên facebook. Thậm chí nhiều người vừa đăng tin ngày hôm trước, hôm sau đã bị phạt. Trong khi đó, lãnh đạo đứng đầu ngành Thông tin và truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã từng phát biểu, thông tin trên mạng xã hội không được kiểm duyệt nên mỗi cá nhân tham gia phải có bộ lọc của riêng mình, không nên cả tin bất kỳ cái gì trên mạng…

Rõ ràng, "nói một đàng làm một nẻo" là cách mà cơ quan công quyền tại Việt Nam đang áp dụng.

Ông Nguyễn Tiến Trung, thạc sĩ CNTT, cũng là cựu tù nhân lương tâm nói với RFA rằng :

"Theo tôi biết thì những người bị bắt hay sách nhiễu khi đưa chính kiến của mình lên Facebook thì thường liên quan đến chính trị, hoặc ít nhất cũng phơi bày sự thật, tham nhũng trong nội bộ đảng cộng sản, cho nên họ tìm cách trù dập, bắt bớ để những người đó phải im lặng.

Nhiều học sinh sinh viên viết trên facebook về chế độ chính trị hay những bất công trong xã hội Việt Nam thì cũng bị công an đến trường quấy nhiễu, thậm chí có trường hợp còn bị đuổi học".

Kể từ cuối tháng 8 đến nay, công an Việt Nam đã bắt giữ và khởi tố ít nhất 7 facebookers với các cáo buộc bao gồm : Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu chống phá nhà nước, và lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Con số này chưa bao gồm những facebooker đang bị bắt giữ mà gia đình và người thân của họ đã phản ánh trên mạng xã hội nhưng phía công an chưa thừa nhận.

Cụ thể, hôm 5 tháng 9, tòa án tỉnh Ninh Bình đã tuyên án tù 5 năm đối với ông Lê Văn Sinh, có hai tài khoản facebook mang tên Sinhle và Sinh Levansinh, với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", khi ông viết 16 bài đăng trên mạng xã hội, mà chính quyền cho rằng nói xấu chế độ, xuyên tạc chủ trương, đường lối của đảng Cộng sản, chính sách và pháp luật của Nhà nước, vi phạm Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu.

12 ngày sau, ngày 17 tháng 9, ông Nguyễn Văn Công Em lại bị tòa án tỉnh Bến Tre tuyên án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước", khi ông sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook khác nhau để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp những video với nội dung bị cơ quan chức năng Việt Nam cho là ‘xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Hà Nội…

Và, hôm 22 tháng 9, tòa án Cần Thơ đã tuyên án ông Nguyễn Hồng Nguyên với tài khoản facebook tên Bồ Công Anh hai năm tù ; Trương Đình Khang có tài khoản facebook là Hồ Mai Chi một năm tù với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Trước đó nữa, một số facebookers khác như Huỳnh Trương Ca, Nguyễn Ngọc Ánh, Đoàn Khánh Vinh Quang, và Bùi Mạnh Đồng cũng bị bắt với cáo buộc "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước".

Gần đây nhất là trường hợp Nguyễn Vượng, một người trẻ thường livestream về tình hình đất nước và các vấn đề xã hội, bị công an bắt tại nhà sáng 23 tháng 9, mặc dù gia đình Vượng không hề hay biết lý do Vượng bị bắt. Ông Doanh, anh trai Vượng nói với RFA sáng 27 tháng 9 rằng không biết vì sao Vượng bị bắt vì công an không nói, cũng không đưa lệnh bắt.

Đó chỉ là một số những trường hợp các facebooker bị bắt, bị kết án trong thời gian gần đây.

Ngoài chuyện bị bắt, bị mời làm việc, các facebooker còn bị phạt tiền khi chia sẻ hoặc viết những vấn đề xảy ra hàng ngày trong xã hội, như trường hợp thầy giáo Đặng Nguyên Triết ở Ninh Thuận. Thầy giáo này bị phạt 3 lần, tổng cộng 7,5 triệu đồng do đưa lên mạng xã hội những bài viết mà cơ quan an ninh cho là "Truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của đảng, nhà nước" ; hay anh Nguyễn Hữu Đức ở tỉnh Bình Phước bị yêu cầu nộp phạt 7,5 triệu đồng hôm 27 tháng 9 khi đưa thông tin bị công an phạt lên mạng xã hội mà công an cho rằng xúc phạm danh dự, uy tín của họ.

Facebooker nên làm gì ?

mang2

Biểu tượng mạng xã hội Livenguide - RFA

Để bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến trên mạng xã hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng từng lên tiếng yêu cầu các mạng xã hội nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai theo pháp luật Việt Nam.

Về phía facebook, bà Amy Sawitta Lefevre, Quản lý chính sách truyền thông đã từng cho RFA biết, nếu nội dung bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam thì Facebook có thể hạn chế quyền truy cập, và việc này được thực hiện ở Việt Nam cũng giống như những nơi khác trên thế giới.

Vậy người dân trong nước phải làm sao khi Facebook không còn là nơi để họ truyền đạt chính kiến, trong khi các mạng xã hội khác đều bị nằm dưới sự kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam như mạng xã hội Lotus, Gapo, Vietnamta… ?

Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, người sáng lập mạng xã hội Livenguide, nói với RFA rằng, Livenguide là một sản phẩm ông tâm huyết vì thông qua đó, người dùng có thể biểu đạt và được bảo vệ quyền riêng tư vì Luật An Ninh Mạng ra đời nhằm hạn chế sự hướng thượng của con người. Ông tâm sự :

"Nói thật cứ mỗi lần thấy có người bị Facebook xóa bài hay đóng tài khoản thì tôi lại nhủ lòng cố gắng thêm một chút. Ước mong của tôi là tạo một không gian trao đổi tự do và lưu giữ những cảm xúc, cảm nghĩ, ký ức của người dùng một cách chắc chắn nhất. Vậy là thật vui rồi !".

Những người sáng lập và phát triển Livenguide là những người hoạt động xã hội nên họ hiểu tầm quan trọng và cam kết bảo vệ quyền tự do biểu đạt của người dùng. Khi RFA đặt câu hỏi liệu ông có quan ngại khi nhà nước Việt Nam có thể yêu cầu đóng cửa, đặt tường lửa với mạng Livenguide hay không, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho biết :

"Tôi không nghĩ Livenguide "nguy hiểm" đến độ Nhà nước Việt Nam phải có những biện pháp đặc biệt. Livenguide đơn giản là không gian mở cho tất cả các thành phần, kiểu cách, chính kiến. Thật sự cũng có nhiều người chỉ trích những người chỉ trích nhà nước trong Livenguide. Điều này xét cho cùng thì cũng có ích cho tất cả.

Dầu Nhà nước Việt Nam có đặt tường lửa đối với Livenguide thì Livenguide vẫn theo đuổi các cam kết của mình. Tôi nghĩ không có bức tường nào đủ cao để ngăn người Việt đến với tự do !".

Ngoài việc có thể tìm thêm một mạng xã hội khác an toàn để nói lên những bất công trong xã hội, để tránh những bắt bớ từ chính quyền, các facebooker cũng nên tự tìm cho mình một "con đường an toàn" như lời Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung rằng, trong một chế độ mà tòa án không độc lập và tuân theo chỉ thị của đảng cộng sản cầm quyền thì người dân cần hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ bản thân.

Theo ông, cái cách để bảo vệ bản thân là khi cơ quan công an ép mình thừa nhận bất cứ việc gì thì mình (người dân) có quyền im lặng. Việc chứng minh người dân phạm tội gì hay đang là sở hữu trang Facebook nào là việc của cơ quan điều tra phải chứng minh chứ dân không có nghĩa vụ phải trả lời. Ngoài việc giữ quyền im lặng thì người dân phải luôn yêu cầu có luật sư trong các buổi làm việc, bất chấp việc cơ quan công an nại lý do liên quan đến "an ninh quốc gia" nên không cho luật sư tham gia từ đầu.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 27/09/2019

Published in Diễn đàn

Sun Group và "Chủ nghĩa thân hữu" tại Việt Nam

Diễm Thi, RFA, 25/09/2019

Sun Group lũng đoạn kinh tế, chính trị ở Việt Nam

Sun Group được một nhóm người Việt Nam thành lập tại Ukraine năm 1998. Ngay từ khi thành lập, tập đoàn này đã xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài lúc bấy giờ có tên Barabasova, Siêu thị và Văn phòng cho thuê - Sun City, siêu thị thực phẩm đầu tiên của người Việt - Sun Mart, công viên nước trong nhà - Jungle hay khách sạn 4 sao đầu tiên của người Việt - SunLight. Nổi bật nhất là Làng Thời Đại - nơi sinh sống của 300 gia đình người Việt ở Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

sun1

Cầu Vàng ở thành phố Đà Nẵng. AFP

Năm 2007, Sun Group quyết định đầu tư tại Việt Nam và chọn Đà Nẵng là điểm bắt đầu với tiêu chí "Chất lượng và sự khác biệt", hướng tới những sản phẩm mang "Dấu ấn vượt thời gian".

Ngày 14/9/2007, Công ty cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà được thành lập. Hai năm sau, 02 tuyến cáp treo Suối Mơ - Bà Nà, Debay - Morin được đưa vào vận hành, chính thức mở ra khu quần thể vui chơi, nghỉ dưỡng mang tên Ba Na Hills. Đó là dấu chân đầu tiên của Sun Group tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, nói với RFA hôm 24/9 :

"Tôi nghĩ đây là cái cấu kết rất mật thiết của các đại gia và những người có quyền có chức. Tất cả những người được gọi là đại gia đó đều đã học được những bài của các nhà tài phiệt Nga sau thời Liên Xô tan rã. Nó cũng lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế của Nga, và thậm chí cả nền chính trị của Nga nữa. Đấy là một điều rất là đáng quan tâm ở Việt Nam".

Từ năm 2009 đến năm 2012, Sun Group xây thêm một loạt khu du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River, Premier Village Danang Resort…

Ngày 2/2/2016, tuyến cáp treo nối Thung lũng Mường Hoa với Fansipan bắt đầu hoạt động.

Đầu năm 2017, Sun Group đã cho ra mắt thương hiệu mới Sun World quy tụ các hệ thống công viên, tổ hợp vui chơi giải trí của Tập đoàn như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonder, Sun World Halong Complex và Sun World Fansipan Legend.

Theo kế hoạch, từ năm 2017 đến năm 2020, Sun Group sẽ hoàn thành một số sự án nữa như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc Resort, Premier Residence Phu Quoc Emerald Bay, MGallery, Khu phức hợp vui chơi giải trí Vân Đồn, Quần thể vui chơi giải trí biển Hòn Thơm, Sơn Trà Ocean Park…

Với sự "bành trướng" trong các hoạt động giải trí, du lịch, Sun Group đã được chính quyền thành phố Đà Nẵng cho phép "phá" núi, đốn rừng, giải tỏa khu dân cư…

Và, một trong những vụ cưỡng chế lấy đất giao cho Sun Group làm dự án, đẩy hàng trăm gia đình lâm cảnh khốn khó cùng hàng chồng hồ sơ khiếu kiện từ năm 2008 đến nay chưa giải quyết xong, là dự án "Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân", nơi có xóm đạo Cồn Dầu tọa lạc ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Đình Bông, một người dân nơi đây kể cho RFA biết về câu chuyện đã xảy ra tại xóm đạo Cồn Dầu cuối năm 2018 :

"Lấy đất gia đình tôi, đưa ra giá đền bù là ba trăm năm mươi ngàn đồng/m2 nhưng lại đem ra phân lô bán nền trị giá ba mươi mấy triệu đồng/m2 khiến cho gia đình chúng tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất".

Ông kể thêm, nguyên gia đình ông trước đây có 4.700 mét vuông đất thổ cư lẫn đất nông nghiệp. Sau đó, ông đã cho nhà nước 3.800 mét vuông đất nông nghiệp, còn lại 900 mét vuông đất thổ cư, nhưng Nhà nước chỉ giao lại cho ông chưa đến 100 mét vuông nên gia đình ông không đồng ý dẫn đến việc chính quyền cưỡng chế đất nhà ông.

Vợ ông Bông kể thêm rằng trước ngày đưa giấy cưỡng chế, chính quyền cho công an đêm ngày tới gia đình bà, họ cứ đi ra đi vào rồi đi quanh nhà bà cho đến ngày đọc lệnh cưỡng chế.

Đó là một trong những "quyền lực" mà Sun Group có được trong việc mở rộng kinh doanh của mình tại Việt Nam mà RFA muốn đề cập đến.

Sun Group luôn bình yên vô sự

sun2

Khu nghỉ dưỡng Olalani của Tập đoàn Sun Group bên sông Hàn - Photo : mytour.vn

Không dừng lại ở việc cưỡng chế đất, Sun Group với những dự án phát triển tại Đà Nẵng được cho là đã tàn phá môi trường thiên nhiên nơi đây một cách "hợp pháp" vì cho đến giờ, tập đoàn này vẫn bình chân như vại.

Tháng 5/2019, chính quyền thành phố Đà Nẵng ra lệnh tạm dừng dự án Marina Complex vì dự án lấn sông Hàn được truyền thông trong nước đăng tải. Dự án này do Công ty trách nhiệm hữu hạn Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Nam Đà Thành hợp tác đầu tư.

Trong khi đó, dự án khu nghỉ dưỡng Olalani của Tập đoàn Sun Group cũng lấn sông Hàn thì cả chính quyền lẫn truyền thông nhà nước đều im lặng. Nhà báo Võ Văn Tạo từng cho RFA biết :

"Những hãng tư nhân mà làm thiệt hại chung cho quyền lợi xã hội thì ở đâu cũng có, nhưng những năm gần đây do tiến bộ của nghiên cứu khoa học cũng như đấu tranh chống tiêu cực, nhiều dự án tương tự đã phải dừng lại. Riêng dự án của Sun Group lại không bị ra lệnh dừng lại.

Thậm chí tôi có nguồn tin là có ý kiến chỉ đạo dừng lại của thành phố, nhưng họ vẫn làm. Như vậy ta hiểu rằng có một thế lực nào đó rất mạnh đã chi phối việc đó".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì khẳng định sự câu kết giữa các chính trị gia và những doanh nhân, tập đoàn lớn đầy rẫy ở Việt Nam, và không chỉ có Sun Group mà còn một số những tập đoàn tư nhân khác nữa.

Blogger, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người có nhiều bài viết về hoạt động của Sun Group, gọi hiện tượng Sun Group ở Việt Nam là điển hình của ‘Chủ nghĩa thân hữu - Cronyism’.

Theo blogger này, chủ nghĩa thân hữu bè phái là một hiện tượng rất phổ biến trong nhiều quốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau trong lịch sử loài người, và biểu hiện phổ biến là sự cấu kết giữa quyền lực và tiền bạc. Tuy nhiên, với những xã hội, thể chế văn minh tiến bộ thì họ biết cách ứng xử, đối phó cũng như giải quyết vấn đề thân hữu để hài hòa giữa lợi ích tư và lợi ích công cộng. Ông phân tích hiện tượng này ở Việt Nam :

"Quyền lực chính trị ở Việt Nam không phân tán mà tập trung lại với nhau. Khi tập trung như vậy thì chỉ cần thứ quyền lực đó tha hóa và cấu kết với những thế lực về tiền bạc thì gần như là nó trở thành một lực lượng quá mạnh trong xã hội mà không ai có thể chế ước được.

Nó khuynh loát toàn xã hội. Như thế thì mức độ lạm dụng quyền lực nó sẽ cao hơn. Đồng nghĩa với nó là chuyện gây thiệt hại cho lợi ích cộng đồng vì lợi ích riêng tư sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều".

Có lẽ mối "quan hệ chặt chẽ" của Sun Group với chính quyền Việt Nam nói chung và chính quyền Đà Nẵng nói riêng không chỉ mình blogger Nguyễn Anh Tuấn nhìn thấy. Nhưng thấy và phản ánh cũng như tìm cách giải quyết lại là các phạm trù xa vời nhau.

Tuy vậy, cách đây 3 ngày, tờ Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã có bài viết vạch trần sự thao túng của Sun Group khi tập đoàn này được báo Phụ Nữ cho là đã làm cho núi rừng tan nát, chim muông cỏ cây bị thiêu rụi khi các dự án của Sun Group, từ Vườn quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà đã phá nát môi trường sinh thái.

Chưa biết Sun Group có suy suyển gì hay không qua loạt bài vạch trần sự thật về cái gọi là "Chủ nghĩa thân hữu" đã được củng cố mạnh mẽ hơn 10 năm nay, nhưng cách đây đúng một năm, tháng 9/2018, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng đã gửi thư đến Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Thiết kế Kiến trúc và Cảnh quan Thủy Anh (TA Corporation Ltd.) để bày tỏ lời cám ơn vì đã đầu tư, thiết kế, thi công công trình Cầu Vàng trên đỉnh Bà Nà… (!?).

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 25/09/2019

******************

Tiến trình "Cổ phần hóa" ì ạch, vướng đủ đường (RFA, 25/09/2019)

Cổ phần hóa trong 3 thập niên

Việt Nam bắt đầu thử nghiệm cổ phần hóa (cổ phần hóa-từ gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần) trong hai năm đầu của thập niên 90s và chính thức thực hiện kể từ năm 1992 ; đồng thời Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây (24/8/2019) yêu cầu 93 doanh nghiệp lớn trong cả nước phải hoàn thành cổ phần hóa vào cuối năm 2020.

sun3

Tập đoàn Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng và đã bị xóa sổ năm 2013 - Courtesy : tinmoi.vn

Đài RFA ghi nhận trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2004 có 2.025 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhưng tổng số tiền thu được chỉ khoảng 800 triệu đô la Mỹ (USD). Hoặc, theo tài liệu trên Báo mạng Đầu tư Chứng khoán, 10 thương vụ cổ phần hóa lớn nhất giai đoạn 2005-2011 cũng chỉ đạt 1,4 tỷ USD và sau cổ phần hóa Nhà nước vẫn nắm phần vốn rất lớn của 9 doanh nghiệp quan trọng, số cổ phần bán ra cho tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ dưới 10%.

Doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng thực chất vẫn do Nhà nước lãnh đạo và nắm số lượng cổ phần hơn 51% thậm chí 80%-90%. Đơn cử trong quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã bán một phần nhỏ của Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho các nhà đầu tư tư nhân vào năm 2016 và phần vốn nhà nước của ACV vẫn chiếm trên 95%. Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm mùng 4 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ Giao thông và vận tải vừa có đề án nộp lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất mua lại toàn bộ cổ phần tư nhân trong ACV, với lý do là để đảm bảo an ninh quốc phòng.

Sai từ khái niệm

Tại Hội thảo "Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030, kế hoạch 2021-2025", do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Aus4Reform tổ chức vào ngày 23/9, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu rằng cổ phần hóa là một khái niệm hòan toàn mang định hướng xã hội chủ nghĩa, vì đó là "một khái niệm không có liên quan đến khái niệm thông thường của kinh tế học".

Tiến sĩ Trần Đình Thiên đưa ra dẫn giải rằng chỉ cần bán 1% cổ phần thì cũng gọi là "cổ phần hóa xong". Tiến sĩ Trần Đình Thiên khẳng định "Khái niệm cổ phần hóa mà bán 1% thì không liên quan gì đến phân bổ nguồn lực và cũng không dính dáng đến cấu trúc sở hữu". Tiến sĩ Trần Đình Thiên gọi "đó là một động tác giả" và nhấn mạnh Việt Nam sai lầm khi kéo dài việc sử dụng khái niệm cổ phần hóa.

Chúng tôi xin được trích nguyên văn lời bình luận của Tiến sĩ Trần Đình Thiên tại hội thảo vừa nêu vào hôm 23/9 :

"Khái niệm cổ phần hóa có vấn đề. Chúng ta dùng nó để biện minh cho quá trình thay đổi nguồn lực nhưng không làm thay đổi cấu trúc sở hữu. Cấu trúc sở hữu không đổi thì quản trị không đổi, vì thế không thể có thị trường bình thường được. Định hướng xã hội chủ nghĩa đấy !"

Tiến sĩ Kinh tế Ngô Trí Long cũng từng đưa ra nhận định với RFA liên quan khái niệm cổ phần hóa tại Việt Nam :

"Việt Nam khác với các nước, nếu mà nói tư nhân hóa thì dị ứng, có nghĩa là trái với xã hội chủ nghĩa. Cách tư duy như vậy cũng là lỗi thời không đúng".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế-tài chính thì quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam bị vướng mắc ngay từ khái niệm :

"Theo ngôn từ xã hội chủ nghĩa dùng từ ‘tư nhân hóa’ là rất kỵ và họ dùng từ cổ phần hóa (Equitization), thay vì nằm trong tay chính phủ thì bán những cổ phần đó ra xã hội, cho những thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa, được tái cơ cấu thì tỷ lệ cổ phần của chính phủ vẫn nắm phần lớn. Rất tiếc việc tái cơ cấu rất chậm, nó mang tính chất nhạy cảm nhưng thực tế là các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không muốn thực hiện việc cổ phần hóa vì muốn giữ vị trí của họ, giữ nồi cơm của họ".

Trong khi đó, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cũng xác nhận trên truyền thông quốc nội rằng tiến độ cổ phần hóa triển khai rất chậm, rất "nhỏ giọt" và ông cho biết nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu quyết liệt của doanh nghiệp và địa phượng, bộ, ngành.

DMC.cdr

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có nhiều sai phạm. Hai cựu quan chức của PVN Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị tuyên án tù. RFA

Không hiệu quả và hệ lụy

Báo cáo của CIEM cho biết Việt Nam đặt mục tiêu cổ phần hóa khoảng 750 doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp đa sở hữu trong giai đoạn 2011-2020. Thế nhưng theo đánh giá của CIEM thì Việt Nam vẫn khó đạt được mục tiêu thu hút đầu tư xã hội, do đó mục tiêu của tái cơ cấu là "doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn" chưa đạt được.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích một trong những nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam :

"Một doanh nghiệp đã hoạt động hàng chục năm nay rồi, có cả một hệ thống, một cơ chế, bộ máy các đơn vị vận hành, có chân rết có quan hệ mua bán liên quan đến các doanh nghiệp khác. Bây giờ cổ phần hóa có nghĩa cả bộ máy đó phải thay đổi, việc các lãnh đạo của các doanh nghiệp có vốn nhà nước phản ứng ngược lại với kế hoạch của chính phủ cũng là điều tất nhiên. Cuối cùng nó cũng nằm trong cái thể chế của Việt Nam là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan còn nêu lên một yếu tố đặc biệt quan trọng khác ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa, là do :

"Lợi ích nhóm chắc chắn có ở đây. Cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cộng lại thì có thể nói cũng là một nhóm lợi ích lớn. Khi họ có lợi ích rất nhiều trong việc được quyền tiếp cận và sử dụng các nguồn lực của quốc gia. Và với cách làm ăn thua lỗ, nó có thể lỗ cho doanh nghiệp nhưng tiền có thể chảy về túi của một số ai đó có quyền lực. Rõ ràng những nhóm lợi ích này họ thích một cơ chế mù mờ như hiện nay hơn một cơ chế dứt khoát doanh nghiệp nhà nước phải đặt dưới sự giám sát của cả xã hội".

Ngoài những phân tích của chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan và Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu về nguyên nhân khiến tiến độ cổ phần hóa ở Việt Nam bị chậm trễ, thì ngay cả một số doanh nghiệp đang trong quá trình thực hiện thủ tục cổ phần hóa cũng nêu những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải. Trong đó, việc bất nhất về hướng dẫn định giá đất đai, đặc biệt công tác trình duyệt, phê duyệt các thủ tục thoái vốn nhà nước cũng gặp nhiều ách tắc khiến phần đông các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, một số các chuyên gia mà Đài RFA có dịp trao đổi xoay quanh chủ đề về cổ phần hóa tại Việt Nam, đều có đồng quan điểm cho rằng yếu tố quan trọng nhất khiến cho tiến trình cổ phần hóa bị trì chậm và không đạt hiệu quả là bởi vì Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Trong Hội thảo vào ngày 23/9, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cũng đề cập đến khái niệm kinh tế nhà nước có 2 yếu tố : "Tài sản" và "cơ chế phân bổ". Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng cần phải phân biệt rõ ràng "tài sản của kinh tế nhà nước" và "tài sản nhà nước để cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh", cũng như cơ chế phân bổ nguồn lực quốc gia (là tài sản nhà nước) phải được rõ ràng. Tiến sĩ Trần Đình Thiên lập luận nếu như khái niệm đầu tiên không được rõ ràng thì rất dễ bị lạm dụng.

Các vị chuyên gia còn khẳng định Việt Nam không thể chậm trễ hơn nữa về đẩy nhanh cổ phần hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới để nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường ; bằng ngược lại thì hậu quả mà nền kinh tế của Việt Nam có thể đối diện giống như lời tuyên bố của nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam-Tiến sĩ Trần Đình Thiên rằng "Đến lúc này mọi thứ đặt ra rõ ràng và có dám nhận diện rõ không thôi. Còn cứ nhắm mắt bảo không có gì rõ ràng thì đất nước này có vấn đề về trí tuệ, không đáng được phát triển".

Nguồn : RFA, 25/09/2019

Published in Diễn đàn

Bị dọa giết trong trại giam

Hôm 6/6/2019, kỹ sư nuôi tôm Nguyễn Ngọc Ánh, một người hoạt động vì môi trường, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre tuyên bản án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước, theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Ông Ánh bị Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ vào ngày 30/8/2018.

tratan1

Mẹ con bà Nguyễn Thị Châu, vợ ông Nguyễn Ngọc Ánh. Photo : facebook An Duong

Theo cáo trạng tại tòa, trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2014, ông Ánh đã tạo một tài khoản mạng xã hội Facebook lấy tên là "Nguyễn Ngọc Ánh" với mục đích ban đầu chỉ để trao đổi thông tin liên quan đến nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2018, ông Ánh đã tạo một số tài khoản Facebook khác nhau, thường xuyên tham gia các buổi phát trực tiếp, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân về các chính sách, pháp luật và quan hệ ngoại giao của Nhà nước.

Khi bị kết án, ông Nguyễn Ngọc Ánh không chấp nhận bản án này và kháng cáo. Bà Nguyễn Thị Châu, vợ ông Ánh cho biết ông đang chịu sự khủng bố, đàn áp tinh thần của một người tù chung buồng giam. Tiếng lóng của những người tù gọi những người như thế này là "nhảy xô" - ám chỉ người của an ninh cài vào ở chung buồng với tù chính trị, một mặt để khai thác thêm những gì họ muốn biết, mặt khác để "thông báo" những điều khác đến người tù một cách không chính thức. Bà Châu cho RFA biết bà đi thăm chồng hôm 6/9/2019 và ông bị dọa giết. Bà kể :

"Khi vừa gặp vợ con thì ông xã em nói rằng em chỉ việc ngồi nghe thôi, để anh nói hết những gì đang xảy ra. Anh nói hai tháng qua anh bị đàn áp. Tháng trước bị đàn áp ít, gần đây bị đàn áp nhiều vì đang chờ phiên tòa phúc thẩm. Anh thì không thỏa hiệp với chúng là nhận tội, bỏ phiên phúc thẩm và đi thụ án.

Bây giờ anh bị chuyển phòng nào cũng có người của an ninh cài vô. Người tù chung buồng đã làm tay sai cho an ninh, làm phiền anh suốt ngày. Mỗi lần làm việc với an ninh xong thì nó vô nói to cho những buồng khác nghe luôn là ‘tao giết chết nó tao vẫn không bị ở tù’. Có hôm nó chỉ thẳng vô mặt anh nói ‘Ê thằng chó Ánh kia, tao giết chết mày tao cũng không bị tù !’".

Bà Châu cho biết ông Ánh (chồng bà) đã chuẩn bị cho cái chết của mình và dặn bà rằng nếu anh chết thì lấy tro của anh rải ra ba nơi : vùng biển chỗ vợ chồng anh chị lập nghiệp ; vùng biển Nha Trang nơi anh học đại học ; vùng biển quê của bà Châu. Anh cũng nói với vợ rằng nếu anh chết trong này sẽ không bao giờ tìm ra nguyên nhân, không bao giờ tìm ra người giết anh.

"Mỗi lần nó chửi bới, kiếm chuyện đánh anh thì anh chỉ ngồi cầu nguyện chứ không phản kháng, vì nếu anh phản kháng lại là anh mắc mưu của chúng nó".

Ông Ánh kể với vợ rằng, có hôm tên "nhảy xô" trở về buồng sau khi làm việc với an ninh và trong túi nó có sợi dây dù. Ông Ánh lập tức báo cho quản giáo tại giam và quản giáo ép ông phải nhận sợi dây dù của mình. Ông Ánh nhận định với vợ rằng sợi dây dù đó tên "nhảy xô" dùng để giết ông trong trại giam.

Trước khi chia tay vợ, ông Ánh cho bà biết thêm một thông tin mà ông khẳng định an ninh cho người tù hình sự chung phòng đàn áp ông :

"Sáng 6/9/2019, trước khi ra gặp em, người tù chung phòng thường đe dọa anh có nói với những người tù khác là : Tôi không muốn đánh thằng Ánh, cũng không muốn hại thằng Ánh đâu nhưng tại vì đã nhận lời của "họ" nên tôi phải làm !".

Ông Nguyễn Ngọc Ánh đang bị giam tại Trại giam Bình Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Bị giam hơn 1 năm chưa xét xử

tratan2

Bà Đoàn Thị Hồng trong cuộc biểu tình hồi tháng 6 năm 2018 ở Sài Gòn. Photo : facebook Xuân Hồng

Cùng ngày bà Nguyễn Thị Châu đi thăm chồng, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) lên tiếng kêu gọi cần có hành động khẩn cấp đối với trường hợp Nhà hoạt động Đoàn Thị Hồng, người bị bắt giữ phi pháp vào ngày 2 tháng 9 năm ngoái và bị giam cho đến nay chưa đưa ra xét xử dù bà có một con gái nhỏ dưới 3 tuổi.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Đoàn Thị Hồng. Lý do đưa ra là vì bà Đoàn Thị Hồng bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt một cách ôn hòa.

Bà Đoàn Kim Khánh, chị gái của bà Hồng, người hiện đang nuôi dưỡng con gái của bà Hồng, cho RFA biết tình hình sức khỏe của em gái mình sau buổi thăm gặp hôm 4/9/2019 :

"Hôm 4/9 lên thăm thấy mặt Hồng hốc hác xanh xao, mắt thì vàng, trên tay cầm chai thuốc nhỏ mắt. Em thấy Hồng không khỏe nên em hỏi nhưng Hồng chỉ nói là bị đau bao tử, chắc em gái sợ mình lo lắng nên nói vậy. Sau khi kết thúc cuộc gặp, cán bộ trại giam đưa toa thuốc cho mình đi mua thì được biết em gái bị rối loạn tiền đình, bệnh về da và bệnh về mắt".

Bà Khánh kể thêm rằng khi vô trại giam bà Hồng có xin cán bộ cho bế con gái nhưng cán bộ không cho. Bé gái thì quá nhỏ, lâu quá không được gặp mẹ, lại không được mẹ bế nên giận mẹ, không chịu nhìn mẹ. Khoảng 20 phút sau cán bộ cho phép bà Hồng được bế con gái mình.

Bà Khánh cho biết đây là lần thứ hai bà được gặp mặt em gái. Lần đầu là hôm 2/8/2019, em gái có cho bà biết thông tin về việc ra tòa. Bà Khánh kể :

"Hôm 2/8, khi được gặp mặt lần đầu tiên thì Hồng có nói là lần sau chị đem cho em một bộ đồ cho đàng hoàng để tháng sau em ra tòa. Em có nói với Hồng là có thuê luật sư nhưng Hồng từ chối với lý do tội không có gì hết, nếu ra tòa cũng chỉ ở thêm 1 năm rồi về, đừng thuê luật sư tốn tiền. Nếu em chấp nhận làm việc với luật sư thì bên phía cơ quan công an sẽ không đem em ra tòa xét xử sớm.

Em có báo với luật sư. Luật sư cho biết họ gởi hai văn bản tới số 4 Phan Đăng Lưu và Viện Kiểm sát nhưng không được hồi đáp nên luật sư vô thẳng Viện Kiểm sát hỏi thì họ trả lời do bên số 4 Phan Đăng Lưu chưa chuyển hồ sơ qua".

Bà Đoàn Thị Hồng bị bắt vào ngày 2 tháng 9 năm 2018 với cáo buộc ‘phá rối an ninh’ theo điều 118 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015. Bà tham gia nhóm xã hội dân sự độc lập có tên Hiến Pháp.

Vào dịp lễ Quốc Khánh năm ngoái, nhóm Hiến Pháp có kế hoạch tập trung biểu tình ôn hòa để lên tiếng về nhiều vấn đề như vi phạm nhân quyền, tình trạng tham nhũng có hệ thống, phản ứng yếu ớt của chính phủ Việt Nam đối với vi phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc, ô nhiễm môi trường trên cả nước.

Còn trường hợp Nguyễn Đặng Minh Mẫn, một tù nhân lương tâm ra tù hôm 2/8/2019 sau 8 năm thụ án với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật Hình sự cũ, và hiện đang chịu án quản chế 5 năm, thì cũng không thoát cảnh bị tra tấn tinh thần.

Theo thông tin từ blogger Mẹ Nấm, "Mới đây Công an quận 7, thành Hồ đã từ chối đóng dấu giấy tờ cho Minh Mẫn vì yêu cầu bác sĩ điều trị phải viết xác nhận lên toa thuốc…

8 năm tù và 5 năm quản chế là một chặng đường dài mà Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã và sẽ phải đi qua. Việc công an quận 7 gây khó khăn trong việc xác nhận giấy tờ theo đúng chức năng pháp luật quy định cho thấy đối với công an, những người bị xếp vào "thế lực phản động" sẽ không bao giờ có được cuộc sống bình yên. Quyền khám chữa bệnh là một yêu cầu tối thiểu cần phải được đáp ứng của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, nhất là sau 8 năm tù phải sống trong điều kiện thiếu thốn khó khăn".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 09/09/2019

Published in Diễn đàn