Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 23 août 2020 22:47

Huawei có ‘hữu danh vô thực’ ?

Các biện pháp trừng phạt mới nhất của Washington được ví như một ‘bản án tử hình’ đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc, loại bỏ quyền tiếp cận các nơi thiết yếu của họ. Tuy nhiên, nhận xét này có thể là quá sớm nếu Bắc Kinh quyết định can thiệp.

huawei0

Với Guo Ping, chủ tịch tập đoàn công nghệ Huawei Trung Quốc, thứ Hai là một ngày như bao ngày khác. Trong một bài phát biểu tại thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, ông đã vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về sức mạnh công nghệ và sự dẫn đầu của Huawei trong thiết bị viễn thông 5G sẽ biến quê hương của Huawei thành một thành phố kỹ thuật số toàn cầu.

Vài giờ sau, lời hứa đó đã bị dập tắt do sau khi chính phủ Mỹ ra thông báo rằng họ sẽ sử dụng sự thống trị toàn cầu của công nghệ Mỹ để cắt đứt tất cả các nguồn cung cấp bán dẫn cho Huawei.

Trong các phòng họp và văn phòng chính phủ trên khắp thế giới, các quy tắc mới đã làm dấy lên các cuộc thảo luận rầm rộ về việc liệu động thái này có giáng một đòn chí mạng vào công ty trị giá 122 tỷ đô la hay không, Huawei có thể bị ảnh hưởng nhanh như thế nào và sự sụp đổ của nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới sẽ có ý nghĩa ra sao cho mạng internet ở 170 quốc gia đang sử dụng thiết bị của Huawei.

Trong khi một số nhà phân tích cho rằng đây là một "bản án tử hình", những người khác tự hỏi Bắc Kinh sẽ sẵn sàng để bảo vệ một công ty tới mức nào trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gần đây.

Một giám đốc điều hành viễn thông Châu Âu gọi viễn cảnh sụp đổ của Huawei là "thảm họa". Các mạng đang phải gánh chi phí giảm số lượng thiết bị Huawei dưới áp lực chính trị ngày càng tăng ở các nước phương Tây từ Úc đến Anh. Một giám đốc điều hành cho rằng sự sụp đổ của Huawei rất có thể sẽ gây ra gánh nặng cho các công ty viễn thông như BT, Deutsche Telekom và Swisscom vì họ sử dụng thiết bị của Huawei cho băng thông rộng.

Nhưng đối với Washington, đây là đỉnh điểm của cuộc chiến kéo dài 15 năm khi Huawei lần đầu tiên cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ vào đầu những năm 2000.

Các nhà quan sát cho rằng Mỹ hiện đang tiến gần đến một mục tiêu đã được chứng minh là khó nắm bắt. "Làm thế nào để triệt hạ Huawei ?" Duncan Clark, chủ tịch công ty cố vấn viễn thông và công nghệ Trung Quốc BDA, hỏi về tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ. "Giống như với một con giun, cắt đầu và nó vẫn tiếp tục bò đi".

huawei2

Một cửa hàng Huawei mới khai trương ở Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái © AFP / Getty

Tin rằng Huawei có thể giúp Đảng cộng sản và quân đội Trung Quốc do thám các quốc gia khác và các công ty của họ, phá hoại an ninh quốc gia và đánh cắp bí mật thương mại của các quốc gia này, chính phủ Mỹ đã sử dụng mọi phương cách. Mỹ đã ngăn chặn Huawei mua lại các công ty và tài sản của Mỹ bằng việc đánh giá an ninh quốc gia đối với các khoản đầu tư nước ngoài. Hoa Kỳ yêu cầu các nhà khai thác viễn thông hàng đầu của Mỹ không làm việc với công ty và tiến hành điều tra Huawei. Mỹ theo đuổi một vụ truy tố hình sự khiến Mạnh Văn Châu, giám đốc tài chính của Huawei và là con gái của người sáng lập Huawei, bị quản thúc tại gia ở Canada, chờ kết quả của phiên điều trần dẫn độ.

Năm ngoái, chính quyền Trump bắt đầu nhắm vào Huawei bằng các biện pháp trừng phạt, dù hai vòng trừng phạt trước đó đều có vẻ khó khăn. Lần này, các chuyên gia trong ngành cho rằng Huawei khó có thể thoát khỏi thòng lọng của Washington.

"Điện thoại và trạm thu phá đều cần chất bán dẫn. Hai ngành nghề kinh doanh này chiếm 90% hoạt động kinh doanh của Huawei ; nếu không có khả năng sản xuất những sản phẩm này, Huawei sẽ không còn là Huawei nữa". Dan Wang, nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, một công ty nghiên cứu, cho biết. Đầu tuần này, ông Vương gọi các quy tắc mới của Hoa Kỳ là một "bản án tử hình".

Tháng 11 hy vọng

Cái chết, tuy nhiên, không phải là sắp xảy ra. Huawei đã tích trữ chip kể từ khi bị Washington gia tăng áp lực. Trong khi các chuyên gia trong ngành nói rằng các tin tức về việc Huawei đã tích lũy hàng tồn kho cho hai năm là bị thổi phồng quá mức, họ tin rằng Huawei có đủ chip để duy trì hoạt động trong sáu tháng nữa.

Thời hạn đó là sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 cũng như lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ tiếp theo. Một số nhà phân tích cho rằng khả năng ông Donald Trump và chính quyền ông đang xem Trung Quốc là mối đe dọa đối với Mỹ, có thể mất quyền lực mang lại hy vọng cho Huawei do ứng cử viên Đảng Dân chủ JoeBiden có lập trường ít đối đầu hơn đối với Trung Quốc. Ngay cả các quy định mới nhất cũng cho phép cấp giấy phép tạm thời để có thể nối lại nguồn cung cấp chip.

Nhưng những hy vọng đó là mong manh. "Rất nhiều người trong chính phủ Trung Quốc đang nhìn vào sự dẫn đầu của Joe Biden trong các cuộc thăm dò ở Florida hiện giờ. Nhưng nhiều người có kinh nghiệm ở Trung Quốc hiểu rằng không gian chính sách cho Biden sẽ bị hạn chế", Hosuk Lee-Makiyama, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu, người từng là luật sư thương mại điều tra Huawei của EU, cho biết.

Ông nói thêm rằng bất kỳ tuần trăng mật tiềm năng nào của Bắc Kinh với chính quyền Biden sắp tới sẽ khó có thể kéo dài vì Trung Quốc không thể đảo ngược các chính sách và luật quan trọng vốn đã khiến lập trường của các chính phủ phương Tây chống lại Huawei và Trung Quốc trở nên cứng rắn trên phạm vi rộng hơn. Cái chính là luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh yêu cầu các công ty và công dân hỗ trợ các dịch vụ an ninh theobất kỳ yêu cầu nào và điều này đã làm dấy lên lo ngại về gián điệp. Một vấn đề khác chắc chắn gây khó chịu cho các mối quan hệ là động thái của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự trị, dân quyền và pháp quyền của Hồng Kông.

Theo kịch bản đó, tương lai của Huawei có vẻ đen tối. Tuần trước, Washington đã ngừng cấp giấy phép tạm thời cho phép các công ty Mỹ bán chip cho tập đoàn Trung Quốc. Các quy tắc được áp dụng vào tháng 5 và bổ sung trong tuần này, có nghĩa là không công ty nào trên thế giới có thể bán chip cho Huawei trực tiếp hoặc gián tiếp nếu chúng được thiết kế từ phần mềm do các công ty Mỹ sản xuất hoặc được sản xuất bằng thiết bị từ các nhà cung cấp của Mỹ như Vật liệu Ứng dụng hoặc Nghiên cứu LAM.

Taiwan Semiconductor Manufacturing Corp, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới mà hầu hết các nhà thiết kế chip cho sản xuất chất bán dẫn của họ ở đó, sẽ ngừng giao hàng cho Huawei vào ngày 15 tháng 9. Các hạn chế bổ sung hôm thứ Hai cũng chặn nguồn cung của bất kỳ loại chip nào khác, có thể là chip nhớ của Hynix, Hàn Quốc hoặc chất bán dẫn của công ty Hà Lan NXP.

Một quan chức thương mại Châu Âu tại Trung Quốc cho biết : "Không có công ty nào trong số những công ty này không có liên quan đến Hoa Kỳ, cánh cửa đã bị đóng lại".

Một số nhân viên trong số gần 200.000 nhân viên của Huawei tỏ ra dũng cảm. Một nhân viên tại Huawei Cloud cho biết : "Chúng tôi vẫn còn rất nhiều dự án chưa hoàn thành và các dự án của chính phủ cũng đang đến", một nhân viên tại Huawei Cloud cho biết.

Nhưng các chuyên gia không tin những tuyên bố như vậy. Ông Lee-Makiyama cho biết mảng kinh doanh đám mây hiện mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với mảng thiết bị của Huawei, nhưng Huawei Cloud đang gặp nhiều khó khăn như các bộ phận khác vì phần cứng của máy chủ mà bất kỳ dịch vụ đám mây nào sử dụng đó đều cần chất bán dẫn, trong khi phần lớn phần mềm đám mây là của Mỹ như cơ sở dữ liệu từ Oracle và các dịch vụ ảo hóa từ VMware.

Xây dựng một ngành công nghiệp

Một số nhà quan sát tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp. "Huawei hữu danh vô thực," một giám đốc điều hành ngành bán dẫn ở Đài Loan cho biết. "Bắc Kinh chắc chắn sẽ giúp họ". Vấn đề giúp ra sao. Ông Wang cho rằng với phương pháp tiếp cận bằng tiền đã được kiểm nghiệm qua thời gian của Bắc Kinh sẽ không làm được điều đó.

"Công ty đã tuyên bố có khoảng 53 tỷ đô la tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn trong báo cáo thường niên cuối cùng, vì vậy Huawei có nguồn lực đáng kể. Những gì Huawei thiếu là chip. Trong ngắn hạn, họ không thể tạo ra một chuỗi cung ứng bán dẫn không đụng đến công nghệ của Hoa Kỳ", ông nói.

Một số người tin rằng Bắc Kinh sẽ buộc các nhà sản xuất chip Trung Quốc – vốn cũng tiếp tục dựa vào phần mềm và thiết bị của Mỹ – cung cấp chip cho Huawei. Giám đốc điều hành Đài Loan cho biết : "Họ có thể tổ chức lại ngành công nghiệp chip trong nước theo bất kỳ cách nào họ muốn. "Có thể tạo một lớp trung gian giữa các nhà cung cấp và Huawei nếu biết che giấu dấu vết một chút".

Tuy nhiên, một kế hoạch rủi ro cao như vậy, vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ, có thể làm suy yếu mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình. Các luật sư dự đoán rằng bất kỳ nhà sản xuất chip Trung Quốc nào giao hàng cho Huawei và vi phạm các quy tắc của Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng bị Hoa kỳ lệnh trừng phạt nhằm cản trở nỗ lực tự cung công nghệ của Bắc Kinh.

Khách hàng trên khắp Châu Âu đã từ bỏ thiết bị của Huawei – đây là kết quả áp lực chính trị do Mỹ gây ra. Một giám đốc điều hành của một công ty viễn thông hàng đầu Châu Âu đã sử dụng một lượng lớn thiết bị của Huawei trước đây cho biết : "Sử dụng thiết bị của Huawei giờ đây gặp rủi ro lớn hơn nhiều do các lệnh trừng phạt vi mạch". "Cuộc đấu tranh của Huawei sẽ thay đổi cán cân quyền lực. Chúng tôi cần một doanh nghiêp như Samsung nhanh chóng vào cuộc để cung cấp thiết bị",ông nói thêm.

huawei3

Một cửa hàng điện thoại di động ở Yangon, Myanmar, vào tháng Giêng © Eduardo Leal / Bloomberg

Các công ty viễn thông đã bắt đầu săp lại kế hoạch, đặc biệt là đối với việc nâng cấp mạng 5G. Công ty Trung Quốc, chiếm gần 50% thị phần của một số mạng 4G, phần lớn đã mất vai trò "nhà cung cấp chính", với các công ty như BT và Three chuyển sang chọn Ericsson làm nhà cung cấp thay thế. Nhưng bốn nhà khai thác được Thời báo Tài chính liên hệ vẫn chưa đưa ra kế hoạch dự phòng cho trường hợp Huawei sụp đổ, một dấu hiệu cho thấy một số người trong ngành ít ra xem Huawei có khả năng phục hồi ngay cả khi đối mặt với cuộc tấn công mới nhất của Mỹ.

Nhiều giám đốc điều hành tại các nhà mạng viễn thông cho rằng mạng sẽ không ngưng trệ nếu Huawei sụp đổ, nhưng họ có thể sẽ mất đi khả năng bảo trì mạng dễ dàng và có thể gây ra gián đoạn đáng kể cho khách hàng do không thể nâng cấp phần mềm của Huawei và thay thế thiết bị bị lỗi.

Một giám đốc điều hành cho biết : "Sẽ rất đau đớn. Đối với Huawei, nỗi đau gần như chắc chắn sẽ lớn hơn. Các chuyên gia trong ngành viễn thông nói rằng khó hình dung được họ sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh như hiện tại vì các lệnh trừng phạt khắt khe của Washington.

"Hình ảnh của Huawei giờ đây gắn liền với nỗi sợ hãi về một‘ Nguy cơ Đỏ ’đến mức họ cần phải thực hiện một số giao dịch," ông Clark nói, đồng thời cho biết thêm rằng Bắc Kinh chắc chắn nắm vai trò trong bất kỳ cuộc tái cơ cấu nào.

Trớ trêu thay, điều đó có thể biến Huawei thành điều mà Mỹ từng nghi ngờ nhưng Huawei luôn phủ nhận dứt khoát : họ là một doanh nghiệp của nhà nướcTrung Quốc.

Kathrin Hille, Nic Fildes Qianer Liu

Nguyên tác : US-China : is Huawei ‘too big to fail’ ?, Financial Times, 21/08/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 23/08/2020

Additional Info

  • Author Kathrin Hille, Nic Fildes, Qianer Liu, Khánh An
Published in Diễn đàn

Nước Mỹ đã trừng phạt Huawei không chỉ vì một số chính trị gia của họ sợ công ty thiết bị mạng khổng lồ này của Trung Quốc cho phép các cơ quan tình báo ở Bắc Kinh nghe lén các liên lạc của khách hàng. Công ty này, người đi đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông 5G của tương lai, cũng tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump không thích nó một chút nào. William Barr, tổng chưởng lý của ông, đã cảnh báo rằng nước Mỹ có nguy cơ "phải từ bỏ vị trí dẫn đầu" cho Trung Quốc nếu không thể "chặn bước Huawei" trên con trường thống trị 5G.

economist1

Một nỗ lực như vậy trước đây, cấm bán linh kiện do Mỹ sản xuất cho Huawei, bao gồm cả các chip (bộ vi xử lý) tiên tiến mà Huawei cần, không phải là đòn nốc-ao mà Nhà Trắng hy vọng thành công. Các nhà sản xuất chip vẫn có thể tiếp tục bán chip cho Huawei từ các nhà máy bên ngoài nước Mỹ. Vì vậy, vào ngày 15 tháng 5, chính quyền Trump đã mở rộng các hạn chế từ chip sang các công cụ được sử dụng để sản xuất chip, trong đó phần nhiều đến từ Mỹ. Nếu các nhà sản xuất chip lớn, như Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất, thì họ sẽ không còn có thể chế tạo các con chip theo thiết kế của Huawei ở bất cứ đâu trên thế giới.

Trong một cuộc họp báo vào ngày 18 tháng 5, Huawei nói rằng quy định này đe dọa sự sống còn của công ty. Ba ngày sau, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đầu tư 1.400 tỉ đô la cho tới năm 2025 để tăng cường sự độc lập công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng như với những hạn chế ban đầu của Mỹ, phát súng mới nhất trong cuộc chiến chip Trung - Mỹ có thể không có kết quả như mong muốn.

Các quy tắc mới có thể hoàn toàn trượt mục tiêu dự định. Huawei trả tiền cho các nhà sản xuất hợp đồng để lắp ráp điện thoại và trạm phát sóng di động. Các chip mà TSMC chế tạo cho Huawei được gửi đến cho các công ty đó, chứ không phải cho Huawei. Thành phẩm thường được gửi trực tiếp đến cho khách hàng của Huawei. Huawei không cần đụng vào con chip nào. Điều này có thể giúp Huawei thoát thế hiểm nghèo. Một số luật sư lưu ý rằng các hạn chế mới này dường như không áp dụng cho các mặt hàng được gửi cho bên thứ ba và không được gửi cho Huawei, ngay cả khi những thứ này được cung cấp theo hướng dẫn của Huawei.

Ngay cả khi các chuyên gia pháp lý sai, quy định này cũng khó thực thi : các xưởng sản xuất chip của Châu Á rất khó giám sát. Quan trọng hơn, ngành công nghiệp bán dẫn trị giá 412 tỷ đô la được toàn cầu hóa đến mức ngay cả cánh tay nối dài của luật pháp Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn nếu muốn kiềm chế nó. Kết quả khả dĩ của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới có thể là khiến một phần của ngành sản xuất chip Hoa Kỳ phải chuyển ra nước ngoài.

Phạm vi địa lý của ngành công nghiệp đã trở nên rộng hơn và "ít Mỹ hơn" theo thời gian. Một cách so sánh cơ bản là theo dõi tài sản cố định của ngành công nghiệp này đang nằm ở đâu, như được ghi trong hồ sơ của các doanh nghiệp công nghệ niêm yết (xem biểu đồ). Chẳng hạn, các công ty bán dẫn hàng đầu toàn cầu hiện chỉ có 20% số nhà máy ở Mỹ. Các công ty Châu Á, như TSMC, SMIC và Samsung, chủ yếu đặt nhà máy của họ tại quê nhà. Trong khi đó, theo Dan Hutcheson từ công ty tư vấn VLSI, các nhà sản xuất chip của Mỹ và nhiều nhà cung cấp đã đa dạng hóa về mặt địa lý trong nhiều năm qua, một phần nhằm theo đuổi lao động giá rẻ, một phần để đề phỏng rủi ro thiên tai.

economist2

Ví dụ như Intel, công ty sản xuất chip có thiết kế riêng cho khách hàng (trong đó có Huawei) để lắp ráp các thiết bị điện tử. Năm 2019, Intel có hơn 35% tài sản cố định trị giá 55 tỷ đô la, một con số thể hiện năng lực sản xuất, nằm ở nước ngoài. Trong đó, 8 tỷ đô la đặt ở Israel và 4 tỷ đô la ở Ireland. Các chuyên gia trong ngành nói rằng các lô hàng chuyển sang Trung Quốc từ cả hai nơi này đã tăng lên kể từ khi Mỹ bắt đầu tấn công Huawei. Intel cũng có hơn 5 tỷ đô la tài sản ở Trung Quốc, thị trường lớn nhất của công ty. Cụ thể, 20 tỷ đô la trong tổng doanh thu 72 tỷ đô la của công ty trong năm ngoái đến từ Trung Quốc.

Một ví dụ khác là Analog Devices, một công ty nhỏ hơn của Mỹ chuyên sản xuất chip tần số vô tuyến mà Huawei sử dụng rất nhiều cho việc lắp ráp các trạm phát sóng viễn thông. Công ty này cũng có cơ sở sản xuất ở nhiều nơi : một nửa tài sản của nó nằm ở Philippines, Ireland, Singapore và Malaysia. Có lẽ điều đó có thể giúp công ty dễ dàng hơn trong việc xem xét khả năng sản xuất các chip cho Huawei tại các cơ sở không phải của Mỹ.

Sự phức tạp về địa lý đã khiến chính phủ Mỹ khó có thể ngăn chặn các nhà sản xuất chip tiếp cận Huawei. Do đó, Mỹ chuyển chú ý vào các công cụ sản xuất chip, nhiều trong số đó vẫn được sản xuất tại Mỹ và do đó Washington dễ kiểm soát hơn. Công ty Applied Materials, có trụ sở tại California, xây dựng bộ dụng cụ được sử dụng để đúc mẫu silicon, có 90% tài sản tại Hoa Kỳ. Lam Research, một nhà sản xuất thiết bị của Mỹ được sử dụng bởi TSMC và những công ty khác để chế tạo đĩa bán dẫn, có 88% nhà máy trị giá 1,1 tỷ đô la đặt tại Mỹ.

Một ẩn số lớn xung quanh quy tắc mới đối với Huawei, mà các luật sư trong ngành đang bận rộn giải mã, đó là liệu các thiết bị được sản xuất tại các nhà máy của các công ty Mỹ nhưng đặt tại nước ngoài thì có được tính là "Mỹ" hay không. Nếu có, các nhà máy sản xuất chip dựa vào các công cụ như vậy để chế tạo các chip tiên tiến cho Huawei, như TSMC, sẽ cần tìm các nhà cung cấp thay thế. Các nhà sản xuất công cụ đối thủ của Mỹ đến từ Nhật Bản, như Tokyo Electron và Hitachi High-Technologies, đột nhiên có lợi thế cạnh tranh địa chính trị mới.

Một ẩn số khác liên quan đến thông báo được đưa ra ngay khi các biện pháp mới của Mỹ chống Huawei được tiết lộ. Vào ngày 15 tháng 5, TSMC đã xác nhận họ sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 12 tỷ đô la ở Arizona, hoạt động vào năm 2024. Tại sao công ty Đài Loan, có 15% doanh thu đến từ Huawei, đồng ý rót hàng tỷ đô la vào Mỹ khi Mỹ trên thực tế đang làm công ty mất một khách hàng lớn ? Có thể TSMC muốn lấy lòng chính quyền Mỹ, hy vọng điều đó sẽ giúp công ty tránh được các biện pháp trừng phạt đối với các khách hàng Trung Quốc khác. Các nhà quan sát chỉ ra một khả năng khác. TSMC có thể chuyển các thiết bị Mỹ từ các nhà máy hiện có của mình sang nhà máy ở Arizona, giải phóng không gian trong các nhà máy tại Đài Loan để họ lắp đặt các thiết bị mới hoàn toàn không phải của Mỹ để có thể tự do phục vụ các khách hàng Trung Quốc. TMSC đã không trả lời đề nghị bình luận của chúng tôi.

Ngay cả khi đó không phải là ý định của TSMC, các giải pháp đối phó sẽ sớm sinh sôi nảy nở. Vào ngày 18 tháng 5, ông chủ của Samsung Electronics đã đi thăm nhà máy sản xuất chip mới của công ty tại Tây An, một thành phố ở miền trung Trung Quốc. Samsung, có kế hoạch đầu tư 115 tỷ đô la vào hoạt động sản xuất chip trong thập niên tới, nói rõ họ sẽ không bỏ qua Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ có thể sẽ khuyến khích họ trang bị cho các nhà máy của mình các thiết bị giúp họ không trở thành nạn nhân của cạnh tranh địa chính trị Trung - Mỹ.

Những chuyên gia trong ngành công nghiệp chip nói rằng thiết bị chế tạo chip đang được tiếp thị tại thị trường nội địa Trung Quốc là "không có vấn đề", nghĩa là khách mua Trung Quốc không cần phải lo lắng về các quy định quản lý xuất khẩu mà chính quyền Trump đang sử dụng để tấn công Huawei. Một người có quan hệ gần gũi với các nhà chế tạo công cụ Mỹ cho biết một số công ty trong số họ đang nghĩ đến việc chuyển các bằng sáng chế ra nước ngoài để xây dựng lại các nhà máy từ đầu, vượt ra khỏi phạm vi tài phán của Mỹ, nhằm tránh các hạn chế chống Trung Quốc hiện tại cũng như trong tương lai. Nếu vậy, các nỗ lực của ông Trump nhằm "phi Trung Quốc hóa" ngành công nghiệp bán dẫn có thể có tác dụng ngược, làm ngành này trở nên "phi Mỹ hóa" nhiều hơn.

The Economist

Nguyên tác : "America’s latest salvo against Huawei is aimed at chipmaking in China", The Economist, 22/05/2020.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 22/05/2020

Additional Info

  • Author The Economist
Published in Diễn đàn

Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã tuyên bố rằng đây là "một chiến thắng chiến lược rất quan trọng" sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ "không gây hại cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia".

hoavi1

Nhưng các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay không ? Liệu cuộc khủng hoảng Covid-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của Trung Quốc không ?

Johnson khẳng định rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quốc gia trọng yếu của Anh sẽ không bị ảnh hưởng. Điều này là nhờ vào quyết định rằng Huawei sẽ chỉ cung cấp phần rìa của mạng – chiếm 35% – chứ không phải phần lõi, cũng như giả định rằng mọi mối đe dọa bảo mật do Huawei gây ra đều có thể được ngăn chặn hoàn toàn.

Quyết định của Johnson đã bị chỉ trích cả trong và ngoài nước – ngay cả bởi các nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các nghị sĩ Bảo thủ cho rằng Anh đã trao cho Trung Quốc chìa khóa. Các nghị sĩ Úc rất phẫn nộ đến nỗi họ đã hủy một chuyến thăm Anh.

Khi quyết định này được Nghị viện phê chuẩn vào tháng 3, chỉ có 38 nghị sĩ Bảo thủ bỏ phiếu chống, nhưng sau thảm họa Covid-19, hai nghị sĩ Bảo thủ hàng đầu có nhiều kinh nghiệm về an ninh đã thành lập một nhóm vận động nội bộ, được gọi là Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc, nhằm phối hợp việc phản đối quyết định đối với Huawei cũng như quan hệ kinh tế với Trung Quốc (mô hình của họ, Nhóm Nghiên cứu Châu Âu, từng thúc đẩy Đảng Bảo thủ chuyển sang hoàn toàn ủng hộ Brexit và là động lực chính đằng sau việc đưa Johnson lên làm thủ tướng).

Trump đã tweet rằng "bất kỳ quốc gia nào chọn sử dụng nhà cung cấp 5G không đáng tin cậy sẽ gây hại cho khả năng chia sẻ thông tin và tình báo [với Mỹ] ở cấp độ cao nhất". Một số ý kiến ​​cho rằng Hoa Kỳ đang cố gắng buộc các đồng minh áp dụng các chính sách chủ yếu nhằm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp Trung Quốc. Ý tưởng rằng Trung Quốc có thể cài một công cụ có thể làm sập mạng 5G của Anh đã bị cộng đồng tình báo Anh bác bỏ. Các "cầu giao" có thể tắt mạng Internet được kiểm soát bởi các chính phủ quốc gia và mọi công cụ để tiến hàng việc đó đều được bảo vệ cẩn thận, nhất là thông qua mã hóa.

Nhưng không khó để thấy lý do tại sao mọi người vẫn hoài nghi. Luật Gián điệp Trung Quốc năm 2014 và Luật Tình báo Quốc gia năm 2017 bắt buộc các công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, phải hỗ trợ an ninh quốc gia Trung Quốc nếu được yêu cầu. Mặc dù Huawei không phải là công ty nhà nước, nhưng họ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhà nước – và gắn chặt với chiến lược kinh tế cũng như Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Tình báo Anh cũng đã đưa ra những bình luận trái ngược nhau về rủi ro xuất phát từ việc Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G và biện pháp giảm các rủi ro này. Một số chuyên gia nhận thấy không có sự khác biệt rõ ràng giữa "vùng lõi" và "vùng rìa" trong vận hành mạng 5G.

Quyết định của Johnson làm nổi bật những câu hỏi quan trọng hiện chính phủ Anh đang phải đối mặt.

Anh phải nhanh chóng phát triển ngành dịch vụ của mình sau Brexit để hạn chế tổn thất cho nền kinh tế Anh sau khi rời khỏi Thị trường Đơn nhất Châu Âu, và tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế càng làm cho nhiệm vụ này trở nên quan trọng hơn. Anh phải đi đầu trong 5G vì tương lai của các ngành dịch vụ, như y tế và ngân hàng, nằm ở tốc độ dữ liệu cao. 5G cũng rất quan trọng trong việc phát triển internet vạn vật, bao gồm thành phố thông minh, dây chuyền sản xuất tự động, phương tiện không người lái và in 3D. Khả năng xây dựng lại một nền tảng kinh tế mạnh mẽ sau khủng hoảng sẽ xoay quanh việc mở rộng nền kinh tế kỹ thuật số. Giải phóng tiềm năng kinh tế mới sẽ là trung tâm của chính sách công.

Nhưng đồng thời, nhu cầu kinh tế cần phải được cân nhắc cùng những lo ngại về an ninh quốc gia. Vấn đề nan giải này càng phức tạp hơn do hậu quả thảm khốc về kinh tế và sức khỏe cộng đồng do đại dịch gây ra và sự mất lòng tin lan rộng của giới làm chính trị cũng như của công chúng đối với Trung Quốc.

Một số người cho rằng an ninh quan trọng hơn sự thịnh vượng kinh tế và đổi mới kỹ thuật số. Tuy nhiên trong thời bình, khi đối mặt với một đối thủ thay vì một kẻ thù, hai vấn đề này bổ sung cho nhau. Triển vọng một sự suy thoái kinh tế kéo dài làm suy yếu an ninh quốc gia, vượt ra ngoài giả thuyết về việc tình báo Trung Quốc có thể được hỗ trợ bởi các công ty viễn thông Trung Quốc. Và đâu là lựa chọn thay thế cho Huawei mà không có rủi ro ? Một nhà cung cấp thay thế như Ericsson hoặc Nokia chỉ có thể được phát triển với sự hỗ trợ lớn của EU. Nhưng với việc Brexit diễn ra trong năm nay, một giải pháp thay thế Huawei của EU là khó khả thi. Ngay cả khi không có Brexit, EU cũng gặp áp lực phải sử dụng Huawei thay vì công nghệ của Mỹ do các vấn đề về quyền kiểm soát.

Mặc dù các đánh giá chính sách do tình báo Anh đưa ra không phải lúc nào cũng đúng – bằng chứng là các báo cáo về Iraq và vũ khí hủy diệt hàng loạt năm 2002 – nhưng họ cũng không có lợi ích gì trong việc đưa ra một đánh giá tình báo không chính xác nữa. Không có gì là không có rủi ro, và cũng không có đánh giá rủi ro nào chỉ đơn thuần dựa vào khoa học thuần túy, như đại dịch đã cho thấy. Nhưng không phải không thể đánh giá rủi ro nào lớn hơn và đây dường như là điều mà cộng đồng tình báo Anh đã làm.

Câu hỏi về rủi ro cũng là trọng tâm trong tuyên bố của Hoa Kỳ rằng Huawei sẽ làm suy yếu an ninh kỹ thuật số của Anh. Anh phải cân bằng lại lời đe dọa của Hoa Kỳ rằng họ sẽ ngừng hợp tác tình báo. Mặc dù Anh muốn chia sẻ thông tin tình báo mở với Hoa Kỳ, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng hữu ích hoặc được thực hiện – bằng chứng là vụ ám sát của Hoa Kỳ đối với Tướng Iran Qasem Soleimani.

Bây giờ khi chính phủ Anh đã ký thỏa thuận, họ phải học cách vượt qua những thách thức mà Huawei có thể đặt ra. Triển khai 5G là ưu tiên hàng đầu. Huawei là công ty dẫn đầu thị trường và rẻ hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác. Họ có thể mang đến rủi ro, nhưng việc không có 5G cũng tạo ra những rủi ro trong tương lai gần.

Anthony Glees

Nguyên tác : "Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity ?", East Asia Forum, 06/05/2020.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 06/05/2020

Anthony Glees là Giáo sư hưu trí tại Trường Nhân văn, Đại học Buckingham.

Additional Info

  • Author Anthony Glees
Published in Diễn đàn
vendredi, 31 janvier 2020 01:03

Huawei – Anh đi đường Anh

Tuần này nước Anh tri qua vài cơn st.

Nhiều người dân, nht là người Trung Quc Anh, vô cùng lo ngi vi viêm phi Vũ Hán. Giá mt n phòng đc tăng t ch 15 bng 200 chiếc lên ti thm chí 200 bng trên eBay. Mt s ca hàng trên Amazon không còn mt nạ đ bán. Nhiu gia đình Trung Quc thường vn cho con đi hc tiếng Trung th By hàng tun đã hủy luôn các bui hc trong vài tun ti. Chuyến bay đón người Anh Vũ Hán v li quê hương s h cánh ti mt sân bay quân s và người v b cách ly trong 14 ngày tại mt nơi bit lp.

Quyết đnh này phn ánh chuyn chính ph Anh đã ng gt trên vô lăng hi gia thp niên 2000 khi hãng BT chn Huawei cung cp thiết b vin thông.

n st th hai là nhng đng thái cun gói ca gii ngoi giao Anh và nht là các dân biu Ngh vin Châu Âu ca Anh trước ngày 31/1, ngày Anh chính thc không còn là thành viên ca Liên Hip Châu Âu EU. EU s h c Anh, đi màu nước Anh trên bn đ trong khi Anh cũng s có nhng đng thái tương t.

Nhưng cơn st được hai nn kinh tế ln nht thế gii quan tâm nhiu hơn c, ít nht là trong tun qua, là quyết đnh ca Anh cho phép Huawei tham gia vào xây dng mng lưới vin thông thế h 5, còn gi là 5G.

BRITAIN-USA/HUAWEI

Chính phủ Anh cho phép Huawei tham gia vào xây dng mng lưới vin thông thế h 5, còn gi là 5G.

Trung Quốc hin nhiên vui mng và quan h thương mi song phương gia hai nước thi hu Brexit s tiến trin tt đp hơn.

Hoa Kỳ từ trước ti nay vn vn đng Anh cm ca Huawei và không hài lòng vi chuyn Anh vn đ Huawei có chân trong mạng 5G dù ch được hot đng trong phn ngoi vi bao gm các trm tiếp ni và ăng ten. Theo quyết đnh ca chính ph Anh, Huawei s không được tham gia vào phn ct lõi liên quan ti các d liu ca người dùng, kết ni cuc gi hay chuyn tin nhn. Hơn na Huawei cũng ch được cung cp chng 35% thiết b ngoi vi và không được hin din ti các khu vc quân s hay cơ s ht nhân.

Bộ trưởng Ngoi giao Hoa Kỳ Mike Pompeo, người có chuyến thăm Anh trong tun này, đã thúc gic Anh cân nhc li quyết định va được đưa ra. Trong khi đó nhiu dân biu Hoa Kỳ công khai phn đi quyết đnh ca Th tướng Anh Boris Johnson.

Thượng ngh sĩ Tom Cotton ca Đng Cộng hòa, thành viên ủy ban tình báo Thượng vin, được BBC dn li nói : "Tôi s rng London va thoát khỏi Brussels đã li nhượng ch quyn cho Bc Kinh".

Vị thượng ngh sĩ cũng nói thêm rng quyết đnh ca Anh khiến Trung Quc có cơ s đ có các hot đng "do thám rng khp" Anh và to cho Bc Kinh đòn by v kinh tế và chính tr. Ông Cotton thậm chí nói chuyện Anh đ Huawei tham gia mng 5G chng khác nào đ tình báo Soviet KGB tham gia xây dng mng lưới đin thoi trong Chiến tranh Lnh.

Dân biểu H vin Elise Stefanik ca Đảng Cộng hòaviết trên Twitter rằng quyết đnh ca th tướng Anh là "sai trái, nguy him, và là sai lm thin cn".

Cũng không chỉ có các chính tr gia Hoa Kỳ lo ngi v quyết đnh của Anh. Mt cu lãnh đo Đng Bo th đương quyn ca Anh, Dân biu Iain Duncan Smith, nói Trung Quc là đi th ca Anh, ging như Nga, và coi quyết đnh ca chính ph Anh là "cc kỳ kỳ quc". Người ta cũng nói Đc tng sn xut tàu ngm rt tt hi cuối thập niên 1930 và Liên Xô cũng có radar rt tt nhưng Anh chưa bao gi mua nhng th vũ khí như vy.

Chính phủ Anh trong khi đó đã có quyết đnh mà theo h là thc tế và vn kim soát được an ninh ca mng 5G khi không cho phép Huawei tham gia vào h thống thần kinh ca mng vin thông cũng như gii hn đóng góp ca h mc 35% thiết b ngoi vi.

Quyết đnh này phn ánh chuyn chính ph Anh đã ng gt trên vô lăng hi gia thp niên 2000 khi hãng BT chn Huawei cung cp thiết b vin thông vì giá ca h cạnh tranh hơn nhiu so vi các đi th khác. T đó ti nay Huawei đã cung cp h thng thiết b tr giá nhiu t đô la cho các hãng vin thông Anh. Trong vic phát trin mng 5G hin nay, Huawei cũng được cho là cn ít h thng ăng ten hơn so vi các hãng khác và như vy đy nhanh tiến trình xây dng mng vin thông thế h 5.

Hôm vừa ri tôi gia hn hp đng vi hãng đin thoi kiêm dch v internet TalkTalk thêm mt năm na và được h gi cho mt modem mi. Mi khi tôi không my khi xem modem do hãng nào sản xut nhưng thy các tho lun v Huawei trong vài ngày qua nên xem th. Và qu tht modem đó là ca Huawei. Khó mà biết quyết đnh ca Anh có thc s gây tác hi v lâu dài dù được li trước mt v giá thành và tc đ phát trin mng 5G. Nhưng ít ra khi Huawei chỉ là thành viên thiu s ca mng ngoi vi, Anh vn có kh năng xoay s nếu gp bt trc.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 31/01/2020

********************

Hoa Kỳ thất vọng về quyết định của Anh cho phép Huawei xây dựng mạng 5G

VOA, 29/01/2020

Hoa Kỳ bày tỏ tht vng v quyết đnh ca nước Anh cho phép tp đoàn vin thông Huawei ca Trung Quc đóng mt vai trò hn chế trong mng di đng 5G ca Anh, mt quan chc cp cao trong chính quyn Tng thng Trump cho biết hôm 28/1.

hoavi2

Logo Huawei tại tr s chính ca tp đoàn vin thông Huawei ca Trung Quc Reading, Tây London, ngày 28/1/2020. (Photo by DANIEL LEAL-OLIVAS / AFP)

"Không có một gii pháp an toàn đ các nhà cung cp không đáng tin cy kim soát bt kỳ phn nào trong mng 5G. Chúng tôi nóng lòng làm vic vi nước Anh v mt bước tiến s dn đến vic loi tr các đi tác không đáng tin cy cung cp các b phn t các mng 5G", quan chc này nói, vi điu kin tên tui được gi kín.

Trước đó trong cùng ngày, Th tướng Anh Boris Johnson tuyên b cho phép tp đoàn Huawei tham gia xây dng mng di đng 5G Anh, dù là mt cách hn chế, đã gây bc bi cho n lc toàn cu ca Hoa Kỳ nhằm đy tp đoàn vin thông khng l ca Trung Quc ra khi ngành vin thông thế h mi ca các nước phương Tây.

Như vy, Anh thách thc đng minh thân cn nht ca mình, là Hoa Kỳ, theo hướng có li cho Trung Quc ngay trước khi din ra Brexit, khi bật đèn xanh cho ‘các nhà cung cp có ri ro cao’ như Huawei, được tham gia các phn ‘không nhy cm ca h thng 5G’.

Chính phủ Anh nói s cm tp đoàn Trung Quc cung cp hàng cho các phn "nhy cm", được gi là mng lõi. Huawei cũng b cm các khu vực gn các căn c quân s và đa đim ht nhân.

Việc nước Anh gt b thng thng các quan ngi ca M, rng Huawei có th được dùng đ đánh cp các bí mt ca phương Tây, đã làm cho chính ph ca Tng thng Trump tht vng, nhưng được tp đoàn Trung Quc hoan nghênh.

Mạng 5G cho phép truyn ti d liu vi tc đ cao, nhanh hơn nhiu so vi mạng 4G. Tc đ truyn d liu và tim năng ln ca nó giúp cho mng 5G, thế h mng vô tuyến th 5, tr thành nn tng ca nhiu ngành công nghip,và mt đu tàu tăng trưởng kinh tế.

"Tôi e rằng London đã thoát ly khi Brussels ch đ nhượng ch quyn cho Bắc Kinh", thượng ngh sĩ M Tom Cotton, thành viên đng Cng hòa, nói.

Ông khuyến cáo :

"Cho phép Huawei xây dựng mng 5G ca nước Anh ngày nay cũng ging như cho phép KGB xây dng mng lưới đin thoi dưới thi chiến tranh lnh. Đng Cng sn Trung Quốc coi như đã chen chân vào được đ có th tiến hành các hot đng gián đip cùng khp... và qua đó dùng v thế mnh hơn ca mình đ làm đòn by kinh tế và chính tr đi vi Vương Quc Anh".

Nước Anh nói quyết đnh ca h bo v an ninh quc gia trong khi cung cấp cho đt nước kh năng kết ni tm c quc tế. London qu quyết rng vn đ chia s tin tình báo, bao gm vi liên minh "Five Eyes- Năm Mt’ do M lãnh đo, s không b phương hi. Nước Anh là mt thành viên trong liên minh chia s thông tin tình báo với M được gi là Five Eyes-Năm Mt cùng vi Úc, Canada và New Zealand.

Additional Info

  • Author Nguyễn Hùng
Published in Diễn đàn

Hiện ti trong năm quc gia thuc "Năm mắt", chỉ có Úc là đã quyết đnh dt khoát cm hoàn toàn các thiết b ca Huawei cho công ngh 5G ca mình. Trước khi c Hoa Kỳ lit kê Huawei, và ZTE, vào danh sách nhng công ty nm trong s đen vào tháng 5 năm nay.

hoavi1 - Copie

Mối đe dọa của Trung Quốc qua Huawei

Ba quốc gia còn li, bao gm Tân Tây Lan, Canada và Anh quc vn chưa quyết đnh dt khoát. Lập trường ca Tân Tây Lan cho đến nay là tuy Huawei là "mt ri ro an ninh mng đáng k", và mc du được chia s các thông tin tình báo gia Năm Mt, quyết đnh sau cùng vn là ca Tân Tây Lan, và có th Huawei không b loại hoàn toàn nếu ri ro có th qun lý được. Tuy thế, vn chưa có quyết đnh nào sau cùng t Tân Tây Lan v Huawei.

Anh Quốc cũng thế. Trước đây dự đoán phi ch đến gn cui năm mi có quyết đnh. Nhưng vì lý do Brexit đưa đến s tê lit ca chính quyn và quc hi Anh dn đến s đình tr v quyết đnh đi vi Huawei. Bây gi phi ch sau cuc bu c toàn quc ngày 12 tháng 12. Ngay cả khi Boris Johnson có thng c thì thi gian thành lp ni các, chính ph và sp xếp nhân s vào các cơ quan hành pháp s phi di quyết đnh v Huawei sm nht là đu năm 2020.

Tương t, Canada ch mi bu li cui tháng 10 va qua. Justin Trudeau đã tái đắc c tuy ch nm chính quyn thiu s. Nhưng cũng cn thêm thi gian đ quyết đnh v s phn ca Huawei. Theo thăm dò ý kiến thì nửa dân s Canada cho biết rng s là mt li lm nếu đ cho Huawei tr thành mt tác nhân trng yếu cho nn công ngh ti, mc du đa s vn không ng h vic cm Huawei hoàn toàn.

[Bài viết ca Huong Le Thu, đăng trên Global Asia, và được phép đăng li trên The Strategist của Vin Chính sách Chiến lược Úc, trình bày một s chi tiết quan trng v an ninh mng và đa chính tr ca công ty Huawei đi vi các quc gia ti Đông Nam Á]

Chính sách bảo v ch quyn ca Úc

Trong trường hp Úc, chính quyn Úc đã chính thc công b quyết đnh cm Huawei vào ngày 23 tháng 8 năm 2018 chủ yếu vì an ninh mng, và qua đó an ninh quc gia. Bthông cáo báo chí viện dn lý do như sau : khi những người cung cp (vendor) có kh năng nhn ch th mt cách bt hp pháp t mt chính quyn nước ngoài mà có nhng xung khc vi lut pháp ca Úc, nó có th đưa đến ri ro tht bi trong vic bo v mng 5G t nhng truy cp hay can thip bt chính. Thông cáo báo chí này xuất phát t văn phòng ca B trưởng Truyn thông và Ngh thut Mitch Fifield và B trưởng Ngân kh Scott Morrison, đng thi là Quyn B trưởng Ni v (và sau đó vài hôm thì lên làm Th trướng, vì trong lúc đó xy ra s thách thức lãnh đạo đi vi Th tướng đương nhim Malcolm Turnbull).

Thật ra, người hoàn toàn đng đàng sau quyết đnh này là ông Turnbull. Sau khi t nhim, khi không còn là th tướng Úc na, ông Turnbull mmạnh m lên tiếng cũng như công khai chia s lp trường này vi Hoa Kỳ ln Anh quc vào nhiu dp khác nhau khi gp ông Donald Trump và bà Theresa May. Ông cũng khng khái trình bày quan điểm này ti các hi ngh ln, như Tương lai Á châu ti Nht vào ngày 31 tháng 5 năm nay. Ông Turnbull cho biết Úc là quc gia đu tiên quyết đnh như thế, không phi vì mt quc gia khác bo Úc phi làm thế, khoan nói đến các lý do bo h (protectionist reasons), nhưng vì đ bo v ch quyn và đ ngăn chn (hedge against) nhng tn tht có th đến trong thi đim luôn thay đi này.

Ông Turnbull hiểu rõ rng công ngh 5G là mạng liên kết ca mi th (Internet of things). Nó là nền tng ca k ngh t đng, xe hoc máy bay không người lái, ca mi s liên kết gia cá nhân và thc th trên bình din toàn cu, cũng n an ninh và quc phòng. Nhưng Trung Quc là quc gia đã xâm nhp nhiu nht vào các cơ quan chính quyn, các công ty k ngh cao cp và các trường đi hc và vin nghiên cu Úc trong thi gian qua, và trên khp thế gii. Hơn na, tuy Huawei hin nay có l chưa nguy him và chưa là mi đe da, nhưng nhng công ty Trung Quc đòi hi bi lut tình báo ca nước này là phi ng h và tr giúp chính quyn và các dch v tình báo ca h khi cn. Ông Turnbull khng đnh rng quyết đnh cm Huawei, cũng như thông qua luậcan thiệp nước ngoài (foreign inference) không phải là đ chng li Trung Quc, mà ch yếu là đ bo v ch quyn ca nước Úc.

Đe dọa là kh năng cng với ý đ

Mỗi chúng ta đu đi din vi đe da, và ri ro, mi ngày. mc đ ln hay nh. Mi công ty, ln hay nh, cũng như mi quc gia, đu đi din vi nhng đe da và ri ro hàng ngày.

Nhưng đe da (threat) và ri ro (risk) là gì, và khác nhau cho ?

Theo tự đin Oxford thì đe da là mt tuyên b vi ý đnh (răng đe) gây đau đn, vết thương, thit hi hoc các hành đng thù nghch khác lên nhng người khác đ tr thù vì nhng gì đã làm hoc không làm. Nó cũng có nghĩa con người hay cái gì đó có kh năng gây hư hi hoc nguy him. Còn ri ro là tình hung liên quan đến s đi din vi nguy him ; hoc kh năng mà nhng điu không hay hoc không mun xy ra ; hoc người hay vt được xem là mi đe da, hoc có th là ngun ca mi nguy him.

Định nghĩa ca Oxford nhn mnh s khác bit v kh năng và xác sut. Nhưng khi đc xong, nó có th làm cho chúng ta thêm bi ri.

Theo một bài viết vào tháng Tư năm 2010 ca tiến sĩ David Strachan-Morris, một chuyên gia v tình báo và an ninh, thì s khác bit gia đe da và ri ro được phân tích rõ ràng hơn.

Strachan-Morris định nghĩa như sau.

Một cách đơn giản, 'mối đe da' là mt chc năng v kh năng ca k thù, và ý đnh tiến hành các cuc tn công, trong khi 's ri ro' là mt chc năng v xác sut mà t chc ca bn s tham gia vào mt cuc tn công (có th là mt mc tiêu c tình hoc ch lm cho lầm thi gian) và tác hi mà mt cuc tn công như vy s gây ra. Đơn gin hơn na, ‘mi đe da’ = kh năng x (nhân vi) ý đnh, trong khi ‘ri ro’ = xác sut x tác hi.

[Bài này chỉ tp trung bàn v mi đe da]

Theo Gary Langham thì để đo lường mi đe da, thì ngoài yếu t là nó có hin thc và kh tín không, còn các yếu t quan trng khác na. Bao gồm :

Nguồn lc (resources) : đi th/k thù có đ ngun lc, như vt cht/liu và con người.

Khả năng : K năng, kiến thc và kh năng ca đi th.

Ý đồ : Đng cơ nào đ tn công ? Trong đây phi xem xét hành x trong quá kh cũng như hin ti đ có th lượng giá tương lai.

Tiền l : Có đe da tương t đã thành tng xy ra ? Khi nào, nơi nào và cách nào ?

Xác suất : Cơ hi đ mi đe da xy ra na là gì ?

Công thức này giúp chúng ta nhn đnh và đánh giá rõ hơn v mi đe da, nht là t phương Bc. Bắc ha.

Vài kết lun

Trong các quyết đnh v Huawei ca Úc cũng như đ ra và tu chính các lut can thip nước ngoài và tình báo, ông Turnbull tuy không nói thng ra, nhưng quan điểm ca ông v mi đe da ca Trung Quc là rõ ràng và dt khoát. Nghĩa là rt cao và không th chp nhn được.

Ông Turnbull nhấn mnh : "Điu quan trng nên nh là đe da là s kết hp gia kh năng và ý đnh/đ. Kh năng có th mt nhiu năm hay thế k mi phát trin được, nhưng ý đ có th thay đi trong mt nhp tim".

Ông Turnbull không thù ghét gì Trung Quốc. Con dâu ông là người Trung Quc. Ông là mt trong nhng người cp tiến nht còn li trong Đng Cp tiến (Liberal Party of Australia), luôn c võ cho chính sách đa văn hóa. Nhưng ông cũng rt thc tin (realist) và may mn có nhng người c vn am tường lch s và văn hóa Trung Quc, nhưJohn Garnaut, chẳng hạn, trước mi him ha và đe da mà Trung Quc đã th hin qua cách hành x ti Bin Đông và qua các hành đng đáng quan ngi ca h ngay trên đa bàn Úc.

Người Vit là mt trong nhng dân tc thu hiu Trung Quc hơn ai hết qua lch s my ngàn năm tiếp xúc. Người dân bình thường cũng hiu rõ mi đe da tim tàng xưa và nay, nht là khi th chế chính tr Trung Quc đang nm dưới s cai tr đc tài ca đng cng sn, và mt ông vua thi nay tên Tp Cn Bình. Mt s đng viên hay cu đng viên cng sn cũng lên tiếng cnh báo him ha này, như cu tướng Nguyễn Trng Vĩnh. Trong khi đó, người đng đu quc gia, sau hơn ba tháng xy ra v Bãi Tư Chính, ông Nguyn Phú Trng mới chính thđề ngh phân tích, d báo v tình hình Bin Đông.

Trời đt ơi, chuyn an ninh và đi s quc gia hàng đu mà ĐCSVN đối phó và gii quyết như thế sao ! By lâu nay ông Trng và lãnh đo hàng đu ca đng làm gì, nghĩ gì và có sách lược gì v Bin Đông nói riêng và an ninh quc phòng nói chung đi vi Trung Quc, mà người dân Vit Nam hoàn toàn không được biết gì c. Trong khi đó, nếu phân tích k lưỡng bng các công thc đ ngh trên ca Gary Langham và David Strachan-Morris thì him ha ca Trung Quc đi vi Vit Nam vượt xa hoàn toàn đi vi Úc hay các quc gia khác.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 19/11/20219

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

Huawei : 'Chúng tôi trần trụi trước thế giới' (BBC, 11/06/2019)

Giám đốc an ninh mạng của Huawei John Suffolk nói với các nghị sĩ Anh hôm 9/6 rằng Huawei chưa bao giờ bị Trung Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào yêu cầu "làm bất cứ điều gì không mong muốn".

hoavi1

Giám đốc an ninh mạng của Huawei, ông John Suffolk nói Huawei không có quyền truy cập vào các mạng di động

Ông Suffolk cho biết Huawei hoan nghênh người ngoài phân tích các sản phẩm của mình và phát hiện các lỗ hổng kỹ thuật hoặc mã hóa.

"Chúng tôi trần trụi trước thế giới, nhưng chúng tôi muốn làm điều đó, bởi vì nó cho phép chúng tôi cải thiện sản phẩm của mình".

Ông nói thêm : "Chúng tôi muốn mọi người tìm thấy điều gì đó, cho dù họ tìm thấy một hay một nghìn, chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi không xấu hổ với những gì mọi người tìm thấy".

Huawei đã được mời đến Ủy ban Lựa chọn Khoa học và Công nghệ để trả lời các câu hỏi của các nghị sĩ về tính bảo mật của thiết bị và các liên kết với chính phủ Trung Quốc.

Mỹ đã khuyến khích các đồng minh chặn Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - khỏi mạng 5G của họ, cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng các sản phẩm của mình để giám sát.

"Chúng tôi chưa bao giờ có yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc để làm bất cứ điều gì không mong muốn", ông Suffolk nói.

"Chúng tôi chưa bao giờ bị chính phủ Trung Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào yêu cầu, tôi có thể nói thêm, làm bất cứ điều gì làm suy yếu tính bảo mật của sản phẩm".

Các nghị sĩ bày tỏ lo ngại về các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, như các báo cáo cho thấy có tới một triệu người Hồi giáo đang ở trong các nhà tù ở tỉnh Tân Cương.

Họ hỏi liệu Huawei có bắt buộc phải cung cấp thiết bị cho tỉnh Tân Cương, đặc biệt là theo luật tình báo Trung Quốc năm 2017, yêu cầu các cá nhân và hiệp hội tuân thủ các cơ quan tình báo của Trung Quốc.

Ông Suffolk nói : "Chúng tôi đã phải trải qua giai đoạn làm minh bạch với chính phủ Trung Quốc, điều đó đã sáng tỏ và khá rõ rằng đó không phải là yêu cầu của bất kỳ công ty nào.

"Chúng tôi đã chứng thực điều này thông qua luật sư và được xác nhận lại bởi Clifford Chance ... theo lời khuyên pháp lý của chúng tôi, rằng Huawei không bị yêu cầu thực hiện bất cứ điều gì làm suy yếu vị thế của Huawei về mặt bảo mật".

Truy cập từ xa

Các nghị sĩ hỏi liệu Huawei có thể truy cập từ xa vào mạng di động 5G của Anh thông qua thiết bị của họ hay không.

hoavi2

Huawei phủ nhận rằng họ có bất kỳ liên kết nào với chính phủ Trung Quốc.

Trả lời, ông Suffolk nhấn mạnh rằng Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông cho các nhà khai thác mạng di động.

"Chúng tôi không chạy mạng và vì thế, chúng tôi không có quyền truy cập vào bất kỳ dữ liệu nào đang chạy trên mạng đó", ông nói.

Ông cũng giải thích rằng Huawei chỉ là một trong số khoảng 200 nhà cung cấp sẽ cung cấp nhiều loại thiết bị khác nhau cuối cùng sẽ tạo nên mạng 5G ở Anh.

Tuy nhiên, nếu một nhà điều hành gặp sự cố với thiết bị Huawei, một trung tâm hỗ trợ có trụ sở tại Romania sẽ có thể truy cập từ xa vào thiết bị để khắc phục sự cố.

Các nghị sĩ muốn biết liệu mạng 5G có thể được sử dụng để theo dõi từng người dùng hay không.

Đáp lại, ông Suffolk giải thích rằng công nghệ điện thoại di động đòi hỏi nhà điều hành di động phải liên tục theo dõi điện thoại của người dùng, để có thể kết nối chúng với mạng di động.

Theo logic đó, nhà điều hành liên tục theo dõi tất cả các khách hàng của mình, mọi lúc.

Ông cũng nói với các nghị sĩ rằng chỉ có khoảng 30% linh kiện trong các sản phẩm của Huawei thực sự do công ty này sản xuất - phần còn lại được lấy từ chuỗi cung ứng toàn cầu mà Huawei giám sát chặt chẽ để ngăn chặn cá vi phạm về bảo mật.

Mary-Ann Russon

*****************

Một số đại công ty công nghệ Mỹ hạn chế nhân viên trao đổi với Huawei (VOA, 11/06/2019)

Một s công ty công ngh ln nht thế gii đã ra lnh cho nhân viên không trao đi v các tiêu chun công ngh và k thut vi các đi tác ti công ty Huawei, công ty công nghệ ca Trung Quc b Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen gn đây, Reuters dn ngun t nhng người thông tho vn đ cho biết.

hoavi3

Logo công ty Huawei tại mt trung tâm thương mi Thượng Hi, Trung Quc.

Các nhà sản xut chip như công ty Intel và Qualcomm, công ty nghiên cu di đng InterDigital Wireless và nhà mng Hàn Quc LG Uplus đã hn chế nhân viên trò chuyn không chính thc vi Huawei, nhà sn xut thiết b vin thông ln nht thế gii, các ngun tin cho Reuters biết.

Các cuộc tho lun này là mt phn thông l trong các cuc hp quc tế, nơi các k sư tp hp li đ thiết lp tiêu chun k thut cho các công ngh truyn thông, bao gm c thế h mng di đng tiếp theo là 5G.

Bộ Thương mi M đã không cấm vic liên lc gia các công ty vi Huawei.

Vào ngày 16/5, cơ quan này đã đưa Huawei vào danh sách đen, cm h kinh doanh vi các công ty M mà không có s chp thun ca chính ph M. Sau đó vài ngày, B này cho phép các công ty M tương tác vi Huawei trong các cơ quan tiêu chun cho đến hết tháng 8 vì "cn thiết cho s phát trin các tiêu chun 5G".

Bộ Thương mi đã lp li quan đim này vào th Sáu đ tr li câu hi ca Reuters.

Tuy nhiên, nhiều công ty công ngh ln ca Hoa Kỳ và nước ngoài đang ra lệnh cho nhân viên hn chế mt s hình thc tương tác trc tiếp, theo ngun tin ca Reuters, trong khi h c gng tránh có bt kỳ rc ri tim tàng nào vi chính ph Hoa Kỳ.

Intel và Qualcomm cho biết h đã cung cp hướng dn thc hin cho nhân viên, nhưng t chi bình lun thêm vi Reuters.

Người phát ngôn ca InterDigital cho biết h đã cung cp hướng dn cho các k sư đ đm bo công ty tuân th các quy đnh ca Hoa Kỳ.

Một quan chc ca LG Uplus cho biết công ty "đang t nguyn kim chế không tương tác với nhân viên Huawei, ngoài các cuc hp v vic lp đt hoc bo trì thiết b mng".

LG Uplus đã đưa ra mt tuyên b vi Reuters rng công ty không có chính sách chính thc v vic hn chế các cuc trao đi vi Huawei.

Huawei không đưa ra bình lun nào với Reuters.

Published in Quốc tế

Trung Quốc triệu tập các hãng công nghệ nước ngoài sau lệnh cấm Huawei (VOA, 09/06/2019)

Trung Quốc tuần trước đã triệu tập các công ty công nghệ tới để trao đổi sau quyết định cấm của Mỹ về việc bán công nghệ cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc, hai nguồn thạo tin nói với Reuters hôm 9/6.

hongkong1

Nhân viên tại một gian hàng triển lãm của Huawei ở Thái Lan tháng trước.

Việc đưa Huawei vào danh sách đen đồng nghĩa với chuyện cấm các công ty của Mỹ cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho tập đoàn sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới, vì mối quan ngại về an ninh quốc gia của Washington.

Huawei đã bác bỏ cáo buộc nói rằng thiết bị của hãng gây ra mối đe dọa về an ninh.

Ngay sau đó, theo Reuters, Bắc Kinh thông báo rằng Trung Quốc sẽ công bố danh sách của nước này về các công ty nước ngoài "thiếu tin cậy". Trung Quốc cũng ám chỉ sẽ giới hạn việc cung cấp đất hiếm cho Mỹ.

Một nguồn tin tại tập đoàn phần mềm Microsoft của Mỹ nói rằng việc trao đổi với quan chức Trung Quốc không phải là một cảnh báo trực tiếp, nhưng họ đã được nói rõ rằng việc tuân thủ với lệnh cấm của Mỹ nhiều khả năng sẽ dẫn tới sự phức tạp thêm nữa đối với tất cả mọi bên.

Theo Reuters, Microsoft cũng được yêu cầu không có các bước đi vội vàng và thiếu cân nhắc trước khi hiểu rõ tình hình. Nguồn tin cũng nói rằng giọng điệu của phía Trung Quốc mang tính hòa giải.

Tờ New York Times đưa tin đầu tiên về cuộc gặp mà các công ty công nghệ lớn của nước ngoài bị cảnh báo về việc tuân thủ lệnh cấm của Mỹ về việc bán công nghệ của Hoa Kỳ cho các công ty Trung Quốc hoặc phải đối mặt với điều tờ báo này nói là các hệ quả thảm khốc.

*******************

Người Hong Kong tuần hành phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc (VOA, 09/06/2019)

Hàng trăm nghìn người hôm 9/6 đã đổ ra các đường phố ở Hong Kong trong nỗ lực cuối cùng nhằm phản đối một dự luật dẫn độ các nghi can sang Trung Quốc để đối mặt với việc bị xét xử.

hongkong2

Người biểu tình cầm dù vàng, biểu tượng của phong trào Chiếm Trung, hôm 9/6

Reuters đưa tin rằng đây là cuộc tuần hành lớn nhất ở Hong Kong trong vòng 15 năm qua và cảnh sát đã phải huy động hơn 2 nghìn nhân viên để xử lý cuộc phản đối dự kiến thu hút hơn nửa triệu người.

Hội đồng Lập pháp Hong Kong tuần trước đã bắt đầu các cuộc thảo luận về việc sửa đổi về dự luật. Theo Reuters, nó có thể được thông qua vào cuối tháng này.

Người biểu tình hô vang "không dẫn độ sang Trung Quốc, không có luật lệ xấu xa".

Trong khi đó, nhiều người cũng kêu gọi Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.

Theo Reuters, những người phản đối dự luật lo ngại việc xói mòn thêm nữa các quyền của người dân và sự bảo vệ luật pháp tại trung tâm tài chính, vốn được bảo đảm theo thỏa thuận trao trả đặc khu từ Anh cho Trung Quốc năm 1997.

Một nhà hoạt động kỳ cựu và là cựu dân biểu Leung Kwok-hung nói rằng động thái của chính quyền sẽ khiến "người dân Hong Kong và các du khách tới Hong Kong sẽ bị mất đi quyền không bị trục xuất sang Trung Quốc đại lục".

"Họ sẽ phải đối mặt với một hệ thống pháp luật không công bằng ở đại lục", ông Leung nói.

****************

Hong Kong : Hàng vạn người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ (BBC, 09/06/2019)

Hàng chục ngàn người xuống đường ở Hong Kong hôm 9/6 để tạo áp lực buộc chính quyền hủy bỏ đạo luật dẫn độ cho phép nghi phạm được dẫn giải đến đại lục để đối mặt với phiên tòa.

hongkong3

Cuộc tuần hành hôm 9/6.

Hơn 2.000 cảnh sát được huy động để giữ trật tự cho sự kiện quy tụ hơn 500.000 người.

Theo Reuters, một ủy ban của các nhóm ủng hộ dân chủ ước tính đây có thể là cuộc biểu tình một ngày lớn nhất kể từ năm 2003, khi đông đảo người biểu tình buộc chính quyền phải từ bỏ luật siết chặt an ninh quốc gia.

hongkong4

Các sinh viên tự xích họ lại với nhau khi yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ tại Hong Kong ngày 8/6

Cuộc biểu tình sẽ kết thúc tại Hội đồng Lập pháp, nơi các cuộc tranh luận bắt đầu vào hôm 12/6 để tiến hành sửa đổi các sắc lệnh về nghi phạm bỏ trốn. Dự luật dẫn độ dự kiến được thông qua vào cuối tháng này.

Sau nhiều tuần gia tăng sức ép của địa phương và quốc tế, cuộc biểu tình dự kiến ​​sẽ phản ánh phạm vi phản đối rộng rãi đối với dự luật. Nhiều người nói rằng họ chỉ đơn giản là không thể tin tưởng vào hệ thống tòa án hay bộ máy an ninh của đại lục.

Hệ thống pháp lý độc lập của Hong Kong được bảo đảm theo luật quản trị việc trung tâm tài chính này được Anh trao trả cho Trung Quốc 22 năm trước, và được các cộng đồng ngoại giao và kinh doanh xem là tài sản còn sót lại và chưa bị Bắc Kinh xâm phạm.

Mối lo ngại đã lan rộng từ các nhóm dân chủ và nhân quyền đến các học sinh trung học, các nhóm nhà thờ và các tổ chức truyền thông cũng như các luật sư của công ty và các doanh nhân vốn thường không muốn có mâu thuẫn với chính phủ.

Nhà lập pháp kỳ cựu của đảng Dân chủ James To nói với Reuters rằng ông tin rằng lượng người biểu tình đông đảo hôm 9/6 "có thể buộc chính quyền phải suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về đạo luật và người dân cảm thấy đây là bước ngoặt đối với Hong Kong".

*****************

Dự kiến biểu tình lớn ở Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ với Trung Quốc (VOA, 09/06/2019)

Ít nhất na triu người Hong Kong d kiến s đ ra đường vào Ch nht đ biu tình đòi chính ph hy b mt đo lut dn đ được đ xut cho phép nghi phm được gi ti Trung Quc đ đưa ra xét x, nhng người t chc cuc tun hành nói.

hongkong5

Học sinh xing tay nhau biu tình đòi nhà chc trách bãi b lut dn đ được đ xut vi Trung Quc, Hong Kong, ngày 8 tháng 6, 2019.

Một y ban ca các nhóm ủng h dân ch nâng ước tính s người tham gia và hin đang d kiến mt cuc tp hp ln nht trong mt ngày k t năm 2003, khi mt s lượng người biu tình tương t buc chính ph phi t b lut an ninh quc gia nghiêm ngt hơn, Reuters đưa tin.

Cuộc tun hành s dng li ti Hi đng Lp pháp ca thành ph, nơi các cuc tranh lun s bt đu vào th Tư v nhng sa đi ln đi vi Sc lnh Đào phm. D lut dn đ theo lch trình s được thông qua vào cui tháng.

Sau nhiều tun vi sc ép đa phương và quc tế gia tăng, cuc biu tình d kiến s phn ánh phm vi phn đi rng ln đi vi d lut, vi nhiu người nói rng h ch đơn gin không tin tưởng h thng tòa án hay b máy an ninh ca Trung Quc.

Hệ thng pháp lí đc lp ca thành ph được bảo đm theo các lut qun tr vic Hong Kong được Anh trao li cho Trung Quc cai tr 22 năm trước, và được các cng đng kinh doanh và ngoi giao ca trung tâm tài chính này xem là tài sn vng mnh còn li ca nó chưa b Bc Kinh xâm phm, theo Reuters.

Mối lo ngi đã lan ra t các nhóm dân ch và nhân quyn ca thành ph đến các hc sinh cp hai, các nhóm tôn giáo và các t chc vn đng truyn thông cũng như các lut sư công ty và các nhân vt kinh doanh ng h gii chính thng đương quyn, mt s thường không thích mâu thuẫn vi chính ph.

Cuộc tun hành s khép li mt tun l đm màu sc chính tr cho thành ph, vi ước tính 180.000 người thp nến vào ngày th Ba đánh du 30 năm k t v đàn áp Qung trường Thiên An Môn và mt cuc biu tình hiếm hoi của các lut sư ca thành ph hôm th Năm.

Nó theo sau một cuc biu tình trước đó ca hơn 100.000 người vào cui tháng Năm.

Ngoại trưởng M Mike Pompeo và các ngoi trưởng Anh và Đc đã lên tiếng phn đi d lut, trong khi 11 đc s ca Liên minh Châu Âu đã gặp Trưởng quan Hành chính Hong Kong Carrie Lam đ chính thc phn đi.

Ngày thứ by, mt phát ngôn viên ca B Ngoi giao M nhc li lo ngi ca M.

"Hoa Kỳ đang theo dõi sát và lo ngại v nhng sa đi được đ xut ca chính ph Hong Kong đi vi luật này", bà nói. "S xói mòn liên tc khuôn kh ‘Mt quc gia, Hai chế đ’ đ ra nguy cơ cho tư cách đc bit lâu nay ca Hong Kong trong các s v quc tế".

Published in Quốc tế

Huawei đứng nhì toàn cầu về doanh số điện thoại thông minh trong quý 1 (VOA, 30/05/2019)

Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei vẫn giữ được vị thế là hãng bán điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong quý đầu tiên trước khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen, hãng nghiên cứu và tư vấn Gartner cho hay.

hoavi1

Huawei chiếm thị phần lớn trên toàn cầu về điện thoại thông minh

Gartner cũng nói rằng Huawei tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Samsung nhưng cảnh báo sự tăng trưởng này sẽ bị giới hạn trong ngắn hạn.

Hoa Kỳ hôm 15/5 đã cấm Huawei mua linh kiện của các công ty Mỹ với lý do rằng tập đoàn này có dính líu đến các hoạt động đi ngược lại an ninh quốc gia. Chính quyền Donald Trump đã hạ giọng hồi tuần trước với việc cấp phép cho Huawei mua thiết bị của Mỹ cho đến ngày 19/8.

Gartner cho biết Samsung vẫn giữ vị trí đầu bảng xét theo doanh số điện thoại thông minh toàn cầu và đạt thị phần 19,2 % trong quý đầu tiên của năm 2019. Trong số năm nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu – Samsung, Huawei, Apple, cùng với Oppo và Vivo vốn đều của Trung Quốc – Huawei là hãng có mức tăng trưởng so với năm trước cao nhất.

Bản báo cáo của Gartner cho biết Huawei đã tiêu thụ được 58,4 chiếc điện thoại thông minh trong quý đầu năm và tăng trưởng ở tất cả các khu vực.

Sản lượng bán điện thoại thông minh đến tay người tiêu dùng toàn cầu trong quý một đã giảm 2,7% với 373 triệu chiếc được bán ra.

Huawei có thành tích đặc biệt tốt ở hai trong số các thị trường lớn nhất của họ là Châu Âu và vùng Đại Trung Quốc (tức là gồm đại lục, Hong Kong, Đài Loan và Macau) với doanh số điện thoại thông minh tăng tương ứng là 69% và 33%. Ở vùng Đại Trung Quốc, Huawei có thị phần điện thoại thông minh là 29,5%.

Tuy nhiên tác động của lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Huawei nhiều khả năng sẽ làm người tiêu dùng lo sợ. PriceSpy, một trang mạng so sánh sản phẩm vốn thu hút trung bình 14 triệu người vào xem mỗi năm, hồi tuần trước cho biết các sản phẩm của Huawei được những người mua sắm trực tuyến chọn ít hơn.

"Sự thiếu vắng các ứng dụng và dịch vụ của Google trên các điện thoại thông minh của Huawei, nếu được áp dụng, sẽ làm đảo lộn việc kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei trên thị trường quốc tế vốn chiếm gần phân nửa doanh số điện thoại của họ", ông Anshul Gupta, giám đốc nghiên cứu cao cấp ở Gartner, nhận định.

"Nó sẽ khiến người tiêu dùng lo sợ và hạn chế sự tăng trưởng của Huawei trong ngắn hạn", ông nói thêm.

Các nhà cung cấp hoặc là đã quay lưng lại với Huawei hoàn toàn hoặc giới hạn làm ăn với họ, trong số này có Google, Softbank’s ARM, Analog Devices, Intel Corp, Qualcomm Inc, Xilinx Inc, Broadcom Inc, Panasonic Corp và BT Group’s EE.

***************

Hoa Vi yêu cầu tòa án Mỹ hủy lệnh cấm của chính quyền Trump (RFI, 29/05/2019)

Tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc quyết định phản công chính quyền Mỹ. Trong buổi họp báo ngày 29/05/2019 tại trụ sở ở Thâm Quyến, Hoa Vi thông báo đã yêu cầu một tòa án ở Mỹ hủy sắc lệnh "độc đoán» của chính quyền Trump cấm các cơ quan liên bang Hoa Kỳ mua linh kiện của Hoa Vi.

hoavi2

Phụ trách pháp lý của Hoa Vi, ông Tống Lục Bình (trái) và phó chủ tịch tập đoàn phụ trách khu vực Tây Âu Vincent Pang, trong cuộc họp báo tại Thâm Quyến ngày 29/05/2019. Reuters/Jason Lee

Vào tháng 03/2019, Hoa Vi đã đơn lên một tòa án ở tiểu bang Texas, kiện chính quyền Mỹ vi phạm Hiến Pháp. Trong khi chờ đợi, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đề nghị tư pháp Mỹ xử tạm khẩn cấp hủy bỏ lệnh cấm do chính quyền Mỹ ban hành.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh :

Người phụ trách pháp lý của tập đoàn Hoa Vi lên án : Đây là một hành động chưa từng có trong lịch sử. Trong buổi họp báo sáng 29/05 ở Thâm Quyến, ông Tống Lục Bình (Song Liu Ping) gằn giọng : Lần đầu tiên, nhiều chính trị gia Mỹ sử dụng sức mạnh của cả một quốc gia để tấn công một công ty tư nhân".

Vị cố vấn pháp lý của Hoa Vi nhắc lại : Không có khói, không có lửa và trong trường hợp này cũng chẳng có cả vũ khí : Bằng chứng Hoa Vi là mối đe dọa cho an ninh ở đâu ?, một lần nữa ông lên án hành động nguy hiểm chưa từng có.

Nhìn thẳng vào ống kính máy quay, ông nói thêm : Hôm nay là các tập đoàn viễn thông và Hoa Vi. Ngày mai, chuyện này có thể xảy ra với lĩnh vực của quý vị, đến doanh nghiệp và người tiêu dùng của quý vị".

Với việc nhờ tòa án can thiệp lần này, người khổng lồ viễn thông Trung Quốc muốn đẩy nhanh quyết định của tư pháp Mỹ vì điều này ảnh hưởng đến sự sống còn của tập đoàn. Cuối tuần vừa qua, ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập nhà cung cấp mạng 5G, đánh giá đề xuất của tổng thống Donald Trump đưa Hoa Vi vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung là một trò đùa.

Hoa Vi khẳng định muốn xem lại hợp đồng đối tác với tập đoàn phát chuyển Fedex. Tập đoàn của Mỹ bị cáo buộc đã chuyển lại về Hoa Kỳ hai kiện hàng được gửi cho Hoa Vi.

Truyền thông Trung Quốc mang "vũ khí" đất hiếm dọa Hoa Kỳ

Washington muốn đưa Hoa Vi vào đàm phán thương mại song phương. Bắc Kinh mang đất hiếm đe dọa Mỹ. Trong một bài viết ngày 29/05/2019, Tân Hoa Xã nhấn mạnh : "Nếu một nước nào đó muốn sử dụng các sản phẩm chế tạo từ đất hiếm mà chúng ta xuất khẩu để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, thì nhân dân Trung Quốc sẽ phản đối". Lời cảnh báo này ngụ ý đến Hoa Kỳ.

Trung Quốc sản xuất hơn 90% lượng đất hiếm trên thế giới, gồm 17 kim loại hiếm rất cần thiết cho lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, từ điện thoại thông minh, màn hình phẳng plasma đến ô tô điện và sản xuất vũ khí.

Trước đó, trong chuyến thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh : "Đất hiếm là một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng. Chỉ khi nào nắm được công nghệ độc lập thì chúng ta mới có thể bất khả chiến bại". Theo AFP, phát biểu trên được Tân Hoa Xã trích lại dường như muốn nhắc đến trường hợp của Hoa Vi.

Thu Hằng

******************

Chiến dịch Phong tỏa công nghệ của Mỹ dồn Hoa Vi tới đâu ? (RFI, 28/05/2019)

Từ một sắc lệnh hôm 15/5 cấm bán công nghệ cho Hoa Vi, tổng thống Mỹ Donalmd Trump đã thực sự đánh vào nguồn cung ứng sống còn khiến tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc điêu đứng. Quân bài Hoa Vi của Washington có duy trì được sức ép đối với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại ? Thế trận bao vây cô lập về công nghệ rộng khắp đang được hình thành sẽ đưa Hoa Vi tới đâu ?

hoavi3

Quảng cáo cho điện thoại Hoa Vi (Huawei) tại sân bay Thâm Quyến (Shenzhen), tỉnh Quảng Đông, ngày 27/02/2019. Reuters/Stringer

Hàng loạt các tập đoàn khổng lồ Mỹ về công nghệ như Google, Intel, Qualcomm hay Microsoft chấp nhận mất khách hàng lớn, còn hơn là bị luật pháp Mỹ trừng phạt, đành tuân theo lệnh cấm của chính quyền Trump ngừng cung cấp linh kiện phần mềm cho Hoa Vi. Mặc dù Hoa Vi tuyên bố đã chuẩn bị cho trừng phạt của Mỹ từ hàng năm nay và đang phát triển phần mềm riêng của mình, lệnh cấm của Mỹ cũng khiến tập đoàn Trung Quốc không thể tránh khỏi những thiệt hại nặng nề.

Dù tích trữ trước linh kiện để có thể duy trì sản xuất, hay phát triển nền tảng phầm mềm riêng hay chuyển hướng nguồn cung ứng để độc lập với các nhà cung cấp Mỹ, thì người khổng lồ Trung Quốc không dễ gì thoát khỏi vòng phong tỏa ngày một ngày hai. Nhất là khi mặt trận bao vây cô lập Hoa Vi đang hình thành rộng thêm.

Nhật báo Pháp, le Figaro số ra ngày hôm nay so sánh hoàn cảnh của Hoa Vi hiện giờ ngày càng giống với Iran trong đối sách của Mỹ. Donald Trump không chỉ cấm các công ty Mỹ quan hệ buôn bán với các đối thủ, mà còn lôi kéo gây áp lực buộc cả các nước "bè bạn" làm theo. Việc ARM, nhà chế tạo bộ vi xử lý hàng đầu của Anh tham gia vào mặt trận phong tỏa Hoa Vi là một thí dụ điển hình. Rất nhiều nhà cung cấp thiết bị cho Hoa Vi vẫn phải sử dụng bản quyền sáng chế của ARM để chế tạo sản phẩm riêng của họ. Hoa Vi đứng trước nguy cơ bị ngừng trệ sản xuất điện thoại di động và nhất là các thiết bị phát triển mạng 5G.

Chiến lược của Donald Trump hiện tại là nhằm tạo một vòng vây công nghệ cô lập Hoa Vi. Hoa Vi là một trong những công ty công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc, và do đó, mục tiêu hàng đầu của chính quyền Trump là nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn Trung Quốc tiến vào một số lĩnh vực công nghệ cao. Ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã không hề giấu thái độ thù địch này.

Ban đầu là cấm Hoa Vi triển khai mạng 5G trên lãnh thổ Mỹ rồi tiếp đó là hối thúc các nước đồng minh làm theo, với lý do là Hoa Vi làm gián điệp gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Lý lẽ của Washington đã thuyết phục được nhiều nước như Úc, New Zealand hay Nhật Bản.

Tuy vậy, tất cả các nhà phân tích đều nhận thấy đòn chí mạng của Mỹ đánh vào Hoa Vi chỉ là một quân bài để Washington đặt lên bàn đàm phán thương mại với Bắc Kinh. Song quân bài đó cũng sẽ có thể gây thiệt hại cho chính Mỹ và các đồng minh. Bắc Kinh sẽ đáp trả làm gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc của các hãng Mỹ. Các công ty Mỹ cũng chịu thiệt hại, vì không thể bán linh kiện cho một khách hàng, mà mỗi năm chi đến 60 tỷ đô la mua công nghệ Mỹ. Công việc kinh doanh của nhiều công ty Mỹ cũng bị đảo lộn chỉ vì khách hàng Trung Quốc này.

Tấn công vào Hoa Vi có thể làm chệch hướng đàm phán kéo dài cuộc chiến thương mại không có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc. Nếu Washington và Bắc Kinh không đạt được một thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại thì có thể Hoa Vi sẽ phải điêu đứng trong nhiều năm tới, nhưng chắc chắn nhà khổng lồ công nghệ Trung Quốc sẽ phải thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm thoát ra khỏi thế kẹt trong cuộc thương chiến để sinh tồn. Với năng lực công nghệ như hiện có, tất nhiên Hoa Vi sẽ buộc phải vươn lên đối mặt với thách thức từ Mỹ, cho dù thoát ra được có phải bị sứt đầu mẻ trán ít nhiều.

Anh Vũ

*******************

Huawei : hàng tỷ người bị thiệt do lệnh cấm của Mỹ (BBC, 29/05/2019)

Tại một cuộc họp báo, ông Song Liuping nói lệnh cấm của Mỹ cũng sẽ "trực tiếp làm thiệt hại" đến các công ty Mỹ và ảnh hưởng công ăn việc làm ở Mỹ.

hoavi4

Động thái đưa Huawei vào danh sách đen "đưa ra một tiền lệ nguy hiểm" và sẽ gây hại cho hàng tỷ người dùng, một chuyên gia luật pháp của hãng công nghệ Trung Quốc nói.

Washington gần đây đưa Huawei vào danh sách các công ty mà các hãng của Mỹ không thể giao dịch trừ khi có giấy phép.

Sắc lệnh cấm các hãng Mỹ kinh doanh với Huawei là một phần trong cuộc chiến rộng hơn giữa Mỹ và Huawei.

Phía Mỹ chặn hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới vì những quan ngại an ninh.

Huawei liên tiếp phủ nhận các cáo buộc rằng sử dụng sản phẩm của hãng sẽ dẫn đến rủi ro về an ninh, và nói hãng là độc lập với chính phủ Trung Quốc.

"Các chính trị gia ở Mỹ đang dùng sức mạnh của cả quốc gia để đánh một công ty tư nhân", ông Song nói.

Huawei nói gì về lệnh cấm ?

Ông Song nói quyết định đưa Huawei, cũng là hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, vào cái gọi là "danh sách thực thể" sẽ để lại những hậu quả lan rộng.

"Quyết định này sẽ làm thiệt hại cho khách hàng của chúng tôi ở 170 nước, trong đó có hơn ba tỷ người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trên khắp thế giới".

"Bằng cách ngăn cản các công ty Mỹ giao dịch với Huawei, chính phủ [Mỹ] đã trực tiếp làm hại hơn 1200 công ty Mỹ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hàng chục ngàn việc làm Mỹ".

Những động thái khác của Mỹ chống lại Huawei là gì ?

Nói chuyện với các phóng viên ở Thâm Quyến, ông Song cũng trình bày các bước đi mà Huawei đã làm liên quan tới vụ hãng này kiện chính phủ Mỹ hồi tháng Ba.

Vụ kiện này liên quan tới những hạn chế ngăn không cho các cơ quan liên bang Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei.

hoavi5

Hãng công nghệ Trung Quốc nói họ đã đệ đơn xin vụ án được "xét xử tóm tắt" (summary judgement), yêu cầu tòa án Mỹ làm nhanh quá trình xét xử để "ngừng ngay các hành động bất hợp pháp chống lại hãng".

"Chính phủ Mỹ đã không cung cấp bằng chứng nào cho thấy Huawei là một mối đe dọa an ninh. Không có súng, cũng không có khói. Chỉ có đồn đoán mà thôi", ông Song nói.

Phiên tòa xét xử sẽ diễn ra vào ngày 19/9.

Phân tích của Robin Brant, BBC News từ Thâm Quyến

Trên sân khấu, trong một phòng họp lớn như một nhà hát tại đại bản doanh của Huawei, những người lãnh đạo Huawei nói nhiều về các khách hàng "nghèo hơn" ở các vùng nông thôn Mỹ, những người đáng được "tiếp cận một cách công bằng" đường truyền internet tốt.

Theo họ, hàng tỷ khách hàng đang phải đối mặt với nguy cơ an sinh của họ "bị hủy hoại", vì vậy nên Huawei muốn đẩy nhanh xử lý vụ việc.

Một lý do khác là sự tấn công từ chính quyền ông Trump đang làm họ đau. Được hỏi liệu Huawei có còn tồn tại một năm sau, một vị giám đốc nói kế hoạch kinh doanh của hãng tính xa hơn sang năm nhiều.

Huawei khăng khăng rằng hãng này là tư nhân. Tuy nhiên, khi tôi hỏi hai vị sếp cao cấp có mặt trong cuộc họp báo họ có phải là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc không, một người nói không, còn người kia không trả lời.

Vậy còn thương chiến Mỹ - Trung thì sao ?

Việc Washington đánh vào Huawei diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn đang nóng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phía Mỹ nỗ lực thuyết phục đồng minh cấm hãng công nghệ Trung Quốc vì các rủi ro tiềm năng khi sử dụng thiết bị của hãng này cho mạng di động 5G thế hệ sau.

Một số quốc gia, trong đó có Úc và New Zealand, đã cấm Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G.

Thêm vào đó, Huawei phải đối mặt với hai lệnh truy tố hình sự của giới chức Mỹ. Washington cũng đang tìm cách dẫn độ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu từ Canada, nơi bà bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có cuộc thương chiến dữ dội từ năm ngoái, với cả hai phía áp hàng tỷ đô la thuế lên hàng hóa của nhau.

Hồi đầu tháng Năm, Washington tăng gấp đôi thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh trả đũa bằng cách tăng thuế lên hàng hóa Mỹ.

Tổng thống Donald Trump mới đây nói Huawei có thể là một phần trong thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

*******************

Huawei : ‘Luật cấm cơ quan chính phủ dùng thiết bị của Huawei là vi hiến’ (VOA, 29/05/2019)

Huawei, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, yêu cầu một tòa án liên bang Mỹ ra phán quyết mà không qua xét xử, rằng luật cấm các cơ quan chính phủ Mỹ, và các nhà thầu cùng các tổ chức khác mua thiết bị của Huawei là vi hiến.

hoavi6

Một cửa hàng có bán điện thoại Huawei ở Việt Nam

Các luật sư của Huawei đã nộp kiến nghị hôm thứ Ba, yêu cầu tòa ra phán quyết để nhanh chóng kết thúc vụ kiện mà công ty Huawei thoạt tiên đã đệ nạp vào tháng Ba.

Kiến nghị nói điều khoản trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) vi phạm tiến trình pháp lý và có thể được coi như Quốc hội cho Huawei là phạm tội mà không xét xử, và cũng không có cách nào để công ty thách thức kết quả này.

Kiến nghị yêu cầu một thẩm phán ra quyết định đó là sự thật không chối cãi được, và ra một phán quyết có lợi cho Huawei.

Các nhà lập pháp Mỹ đã thêm điều khoản vừa kể vào dự luật cấp ngân sách quốc phòng hồi năm ngoái vì điều mà theo họ, là các quan hệ giữa Huawei với chính phủ Trung Quốc, và những quan tâm về an ninh vì mối liên hệ đó.

Huawei đã bác bỏ là tập đoàn này nằm dưới quyền kiểm soát của bất cứ tổ chức, cơ quan chính phủ Trung Quốc nào.

Huawei nói lệnh cấm của Mỹ đã khiến tập đoàn Huawei và các nhân viên của công ty bị gạt ra ngoài lề, gây gián đoạn cho các hợp đồng hiện có, đồng thời "đe dọa nghiêm trọng khả năng của Huawei có thể tiếp tục làm ăn tại Hoa Kỳ".

Việc Washington dùng sắc lệnh hành chánh và luật để trừng phạt một công ty duy nhất "đặt ra một tiền lệ nguy hiểm".

Ông Song Liuping.,Giám đốc pháp lý của tập đoàn Huawei

Reuters dẫn lời ông Song Liuping, Giám đốc pháp lý của tập đoàn Huawei, nói hôm thứ Tư rằng công ty này đang duyệt lại những cách để có thể chống trả lệnh cấm của Mỹ, mà theo ông có thể tác động tới 1,200 nhà cung cấp của họ, đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng tới 3 tỉ người tiêu dùng của Huawei tại 170 nước trên thế giới.

Ông Song nói việc Washington dùng sắc lệnh hành chánh và luật để trừng phạt một công ty duy nhất "đặt ra một tiền lệ nguy hiểm".

Nói chuyện với các nhà báo tại trụ sở chính của Huawei ở Thẩm Quyến, ông nói :

"Ngày nay là lĩnh vực viễn thông và Huawei, ngày mai có thể là công ty của quý vị, ngành công nghiệp của quý vị, khách hàng của quý vị".

*****************

Bị Mỹ cấm cửa, Huawei có trụ nổi ? (VOA, 24/05/2019)

Việc các hãng cung ứng của Mỹ, trong đó có Google, quyết định ngừng hợp tác với Huawei sẽ đặt ra vấn đề lớn cho Huawei trên thị trường quốc tế, nơi Huawei tiêu thụ gần phân nửa các sản phẩm điện thoại thông minh của họ, và giáng một cú nặng nề lên tham vọng của Huawei trở thành hãng điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, các phân tích gia cho biết.

hoavi7

Mẫu điện thoại mới nhất của Huawei P30

Google quyết định đình chỉ hoạt động làm ăn với hãng viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và các dịch vụ kỹ thuật chủ chốt.

Điều này có nghĩa là Huawei sẽ không còn được cấp phép sử dụng hệ điều hành Android của Google cùng các dịch vụ của Google cho các sản phẩm điện thoại của họ nữa. Thay vào đó, họ phải sử dụng phiên bản nguồn mở. Do đó, các dòng điện thoại sau này của Huawei sẽ không có các dịch vụ của Google mà người dùng mong đợi từ các thiết bị dùng hệ điều hành Android.

Quyết định của Google tuân thủ lệnh của chính phủ khi Mỹ đưa Huawei vào một danh sách đenmà các hãng công nghệ Mỹ cần phải có giấy phép mới được bán sản phẩm.

‘Rất nghiêm trọng’

Trao đổi với VOA, Giáo sư-Tiến sỹ Đỗ Văn Thành, một chuyên gia về viễn thông tại Đại học Thành thị Oslo, Na Uy, nhận định quyết định của Google ngừng cộng tác là ‘rất nghiêm trọng’ đối với Huawei.

"Hành động này không đến mức kết liễu Huawei", ông Thành nói. "Trước giờ Huawei đã có nỗ lực phát triển bộ não (tức hệ điều hành) cho riêng họ, nhưng họ làm tới đâu thì chưa biết. Dù có làm được đi nữa thì cũng không thể một lúc làm được hết các ứng dụng".

"Có thể tạm thời họ vẫn bán được những sản phẩm điện thoại thông minh mà họ đã sản xuất, nhưng những sản phẩm mới sau này sẽ rất khó bán", ông nói thêm và nhắc đến việc hãng ARM vốn cung cấp linh kiện chủ chốt cho Huawei cũng đã ngưng hợp tác với họ.

Đối với mẫu điện thoại tối tân nhất của Huawei là P 30, ông Thành cho biết hãng này vẫn sẽ bán được hàng bất chấp việc dừng hợp tác của Google vì họ đã mua trước rất nhiều giấy phép (license) để sử dụng hệ điều hành Android.

"Không thể một sớm một chiều mà một hãng khổng lồ như Huawei có thể sụp được", ông giải thích. "Họ còn rất nhiều tiền. Họ cũng đã mua trước và tích lũy một số lượng chip rất nhiều và do đó họ có thể sản xuất được hàng mới và bán được trong thời gian cả năm trời".

Nhưng về lâu dài nếu không có hệ điều hành của Google thì Huawei ‘sẽ bị kẹt’, ông Thành nói và cho biết dù Huawei có tự phát triển được hệ điều hành đi nữa thì người dùng cũng sẽ không thể dùng được những ứng dụng rất phổ biến của Google mà chỉ có thể dùng được những ứng dụng riêng ở Trung Quốc như Baidu, WeChat hay Weibo mà thôi.

Tuy nhiên, Huawei ‘không có cách nào làm kịp’ nếu họ quyết định tự phát triển độc lập để giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, nhất là Mỹ.

Ông cho rằng trong thế giới công nghệ ngày nay, không riêng gì Huawei mà không có hãng nào có thể tự mình sản xuất hết tất cả các linh kiện mà phụ thuộc vào các nhà cung ứng, do đó Huawei đã không gặp may khi bị cắt đứt nguồn cung ứng này từ phía Mỹ.

Do đó, theo ông Thành, hy vọng bây giờ của Huawei là chính phủ Trung Quốc điều đình được với Hoa Kỳ và giải tỏa được các quan ngại của Washington thì sẽ được dỡ bỏ các lệnh cấm.

Ông nói rằng ở Trung Quốc có điều luật buộc tất cả các hãng cung cấp thông tin, tài liệu cho chính quyền khi có yêu cầu và trong tất cả hãng xưởng của Trung Quốc đều có chi bộ của Đảng Cộng sản của Trung Quốc. Chính vì vậy Mỹ và các nước phương Tây mới lo ngại Huawei về mặt an ninh.

"Chỉ cần Trung Quốc thay đổi những điều luật này thì Mỹ sẽ thay đổi cách làm (và dỡ lệnh cấm với Huawei)", ông nói thêm và cho biết ở các nước Bắc Âu, vốn trước giờ rất ủng hộ Trung Quốc, mà giờ cũng không nói gì về việc cấm Huawei vì ‘rõ ràng Trung Quốc có âm mưu làm điều không tốt’.

Về phía các hãng của Mỹ, mặc dù quyết định dừng cung ứng cho Huawei có thể khiến họ bị mất khách hàng lớn tạm thời nhưng về lâu dài sẽ nhanh chóng có hãng sản xuất khác lấp đầy chỗ trống của Huawei, ông Thành nói.

Đã chuẩn bị trước ?

Những nhà cung cấp khác cho Huawei, bao gồm Qualcomm và Intel, được cho là đã thông báo cho các nhân viên của họ rằng họ sẽ không tiếp tục cung cấp linh kiện cho hãng Trung Quốc này cho đến khi có thông báo mới.

Phát ngôn nhân Huawei nói với kênh CNBC rằng hãng này ‘đang đánh giá tác động khả dĩ của động thái này của chính phủ Mỹ đối với người tiêu dùng’.

"Huawei đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng của Android trên toàn thế giới. Là một trong những đối tác toàn cầu chủ chốt của Android, chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với nền tảng nguồn mở của họ để xây dựng một hệ sinh thái có lợi cho cả người dùng và ngành kỹ nghệ này", phát ngôn nhân của hãng nói.

"Huawei sẽ vẫn tiếp tục cập nhật an ninh và cung cấp các dịch vụ hậu mãi cho tất cả các điện thoại thông minh và máy tính bảng Huawei cũng như Honor hiện đang lưu hành, bao gồm các sản phẩm đã được bán ra hay các sản phẩm vẫn còn trong kho trên toàn cầu".

Huawei dựa rất nhiều vào hệ điều hành Android cho những điện thoại thông minh họ bán bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Còn tại Trung Quốc, họ sử dụng một phiên bản Android đã được điều chỉnh vốn không được cài sẵn các ứng dụng Google do các dịch vụ của Google bị chặn ở Trung Quốc. Nhưng tại thị trường các nước ngoài Trung Quốc thì sản phẩm của Huawei chạy hệ điều hành Android hoàn chỉnh với các ứng dụng của Google.

Gần một nửa điện thoại thông minh của Huawei trong quý đầu tiên của năm 2019 được bán trên các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Hiện tại, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới xét theo thị phần, chỉ sau Samsung nhưng lại trước Apple.

Trước đó, hãng này đã đặt ra tham vọng vươn lên dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh vào năm 2020. Tuy nhiên, động thái mới nhất của Google có thể chôn vùi tham vọng này của họ.

"Nó giống như kết liễu ngay lập tức tham vọng của Huawei muốn qua mặt Samsung trên thị trường toàn cầu", Nicole Peng, phó chủ tịch mảng di động của Canalys, hãng phân tích thị trường công nghệ hàng đầu thế giới, nói với CNBC.

Huawei dựa vào các nhà cung cấp Mỹ để có các cấu phần chủ chốt cho tất cả các sản phẩm của họ từ điện thoại thông minh cho đến thiết bị mạng. Có hơn 30 hãng công nghệ Mỹ được Huawei xem là ‘nhà cung cấp cốt lõi’ của họ.

Tuy nhiên, hãng viễn thông Trung Quốc này nói rằng họ đã chuẩn bị trước cho những tình huống như thế này mà họ đã dự trù. Hồi tháng 3, Huawei cho biết họ đã xây dựng hệ điều hành của riêng họ cho các sản phẩm của họ nếu đến lúc nào đó họ không thể sử dụng hệ điều hành của Google hay Microsoft được nữa.

Và chỉ mới tuần trước, tờ Nikkei Asian Review đưa tin rằng cách đây sáu tháng, Huawei đã thông báo với các nhà cung cấp của họ rằng họ muốn trữ số lượng linh kiện chủ yếu đủ dùng cho đến một năm để chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Huawei cũng đang phát triển công nghệ chip của riêng họ.

Mặc dù Huawei có thể giảm sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ đối với một số linh kiện, các chuyên gia cho rằng điều này vẫn chưa đủ bởi vì họ vẫn cần các linh kiện khác từ các công ty Mỹ. Họ cũng bày tỏ nghi ngờ về tính khả thi của hệ thống điều hành riêng của Huawei.

Neil Shah, giám đốc nghiên cứu của Counterpoint Research, nhận định với CNBC rằng Huawei vẫn sẽ cần dựa vào các cửa hàng ứng dụng Android của bên thứ ba bởi vì Google Play không mặc nhiên được cài trên các thiết bị của họ.

"Điều này tạo ra một bất lợi rõ ràng cho hệ điều hành riêng của Huawei so với hệ điều hành Android cài đặt trên Samsung hay các mẫu điện thoại khác trước hết do sự thiếu vắng tất cả các ứng dụng có trong cửa hàng Google Play, chất lượng ứng dụng (một số có thể bị lỗi thời), có nguy cơ kém an ninh do chúng không được Google kiểm tra hay được Google vá những chỗ hổng an ninh cũng như trải nghiệm tổng thể của người dùng đối với cửa hàng ứng dụng", Shah giải thích.

Bán tháo điện thoại Huawei

Trong lúc này, các cửa tiệm bán lẻ điện thoại ở một số nước Châu Á đã từ chối nhận đổi thiết bị của Huawei trong lúc ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm cách thải đi điện thoại Huawei của họ do lo lắng việc Google tạm dừng hợp tác với Huawei sẽ làm một số ứng dụng của Google không sử dụng được nữa.

Ở Singapore và Philippines, Reuters cho biết nhiều người đã chạy đến các cửa tiệm để bán lại điện thoại Huawei nhưng có rất ít nơi chịu thu lại.

"Nếu chúng tôi mua một mặt hàng vô dụng thì làm sao chúng tôi bán lại được", ông Dylan On, một chủ tiệm sửa chữa và bán điện thoại thông minh ở Singapore, nói.

"Không phải vì sản phẩm của Huawei tệ. Đó là sản phẩm rất tốt. Đó chỉ là vì không ai muốn mua nó vào lúc này vì chính sách của Mỹ", ông nói và nói thêm rằng ông đang tìm cách bán lượng hàng Huawei trong kho trên mạng đến người tiêu dùng ở nước ngoài với hy vọng rằng họ sẽ không lưu ý đến các sự kiện hiện nay.

Trước đây, có khoảng 5 khách hàng muốn đổi điện thoại Huawei mỗi ngày, nhưng con số đó giờ đây đã tăng lên 20 người trong vòng hai ngày vừa qua", Zack, một nhân viên bán hàng tại Mobile Square ở Singapore nói với Reuters nhưng không chịu nói rõ họ.

"Thường thì bạn sẽ thấy người ta muốn đổi điện thoại cũ lấy điện thoại mới", anh nói thêm. "Bây giờ anh lại thấy người ta muốn đổi những chiếc điện thoại mới nhất".

Carousell, chợ trực tuyến đông đảo nhất ở Singapore, cho biết số lượng điện thoại Huawei được bán đi đã tăng lên hơn gấp đôi vào ngày Mỹ công bố sắc lệnh cấm Huawei.

Năm ngoái, Huawei chiếm 14% thị phần điện thoại thông minh ở Singapore, theo Canalys.

Còn ở Philippines, các cửa hàng bán lẻ điện thoại cũng quyết định tránh xa các sản phẩm của Huawei.

"Chúng tôi không còn chấp nhận điện thoại Huawei nữa. Khách hàng của chúng tôi không chịu mua nữa", Hamida Norhamida, chủ cửa hàng điện thoại mới và thâu điện thoại cũ tại trung tâm mua sắm Greenhills ở Manila nói với Reuters. Bà nói thêm rằng bà cảm thấy nhẹ nhõm khi bán hết kho hàng Huawei P30 Pro trước khi Google loan báo quyết định hôm 20/5.

Một chủ tiệm điện thoại khác ở Greenhills nói rằng bà chỉ mua điện thoại Huawei với mức giá giảm 50%.

"Bán được nó là cả một sự may rủi", bà nói với Reuters và chỉ cho biết tên là Thelma.

Tuy nhiên, một số người lại xem đây là cơ hội để họ mua được chiếc điện thoại chất lượng với giá rẻ.

"Phản ứng tức thì của tôi là lo lắng rằng chiếc điện thoại Huawei hiện tại của tôi sẽ trở nên vô giá trị", cô Xin Yi, sinh viên 24 tuổi ở Singapore, nói với Reuters. "Nhưng Google nói rằng những người dùng Huawei hiện nay sẽ không bị ảnh hưởng… tôi thở phào nhẹ nhõm".

Cô cho biết rằng giờ đây cô đang tìm mua mẫu điện thoại Huawei mới trên thị trường với giá giảm.

*****************

Huawei ‘sẵn sàng ký thỏa thuận không do thám’ (VOA, 15/05/2019)

Huawei sẵn sàng ký thỏa thuận không do thám với chính phủ các nước, Chủ tịch tập đoàn viễn thông Trung Quốc này tuyên bố hôm 14/5 giữa lúc Mỹ gây sức ép lên các nước Châu Âu tránh xa Huawei vì những quan ngại về gián điệp.

/hoavi8

Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa

Washington đã kêu gọi các đồng minh không dùng công nghệ của Huawei để xây dựng mạng 5G bởi vì họ lo ngại rằng công ty này sẽ được dùng làm công cụ giúp Trung Quốc do thám – cáo buộc mà Huawei bác bỏ.

"Chúng tôi sẵn sàng ký thỏa thuận không do thám với các chính phủ, kể cả chính phủ Anh, để cam kết bảo đảm cho các thiết bị của chúng tôi đáp ứng được các chuẩn mực không do thám, không cửa sau", ông Lương Hoa, chủ tịch Huawei, nói với báo giới ở London.

Nước Anh đang cân nhắc mức độ mà họ sẽ cho phép Huawei, hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, tham gia xây dựng mạng 5G của nước họ.

"An ninh và độ bền bỉ của mạng viễn thông Anh là quan trọng số một, và chúng tôi có những kiểm soát khắt khe đối với việc thiết bị của Huawei đang được triển khai như thế nào ở Anh", phát ngôn nhân chính phủ Anh nói hôm 14/5.

Ông nói rằng kết quả rà soát chuỗi cung ứng viễn thông liên quan đến trường hợp của Huawei sẽ sớm được loan báo và tất cả nhà mạng cần phải tuân thủ.

Thủ tướng Anh Theresa May đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson vì lời tuyên bố bị rò rỉ ra rằng Huawei sẽ có vai trò trong mạng 5G của Anh. Việc tiết lộ này sẽ khiến Anh hục hặc với đồng minh tình báo lớn nhất của họ là Hoa Kỳ.

Phát biểu bên lề cuộc gặp với các đối tác công nghệ Anh của Huawei, ông Lương nói rằng công ty của ông không bao giờ có ý muốn trở thành tâm một cơn bão chính trị.

"Vấn đề an ninh mạng không phải là lãnh địa riêng của chỉ một nhà cung cấp hay một công ty duy nhất, đó là thách thức chung mà toàn thể ngành này và toàn thế giới phải đối mặt", ông nói.

Ông nói Huawei từ lâu đã hợp tác với Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh trong việc giám sát công nghệ của họ và đã cải thiện năng lực thiết kế phần mềm để nâng nó lên ngang hàng với các đối thủ cạnh tranh.

Ông Lương cũng khẳng định Huawei không hoạt động nhân danh chính phủ Trung Quốc ở bất cứ thị trường quốc tế nào.

"Mặc dù sự thật là Huawei có trụ sở Trung Quốc, chúng tôi thật sự là một công ty hoạt động toàn cầu", ông nói. "Ở những nơi mà chúng tôi có hoạt động chúng tôi cam kết tuân thủ các đạo luật và các quy định có hiệu lực tại chỗ ở đất nước đó".

"Trung Quốc không có đạo luật nào yêu cầu các công ty phải thu thập thông tin tình báo từ các chính phủ nước ngoài hay thiết lập các cánh cửa sau cho chính quyền".

Bộ trưởng Anh Jeremy Wright, người sẽ tuyên bố kết luận sau việc rà soát chuỗi cung ứng thiết bị viễn thông, nói rằng lợi ích hàng giá rẻ không nên đặt trước các quan ngại an ninh.

Ngược lại, ông Lương cho rằng các yếu tố kinh tế nên được xem xét và các yếu tố chính trị cần phải được loại trừ.

"Tôi tin rằng quyết định được đưa ra nên dựa vào sự đánh giá rủi ro và đánh giá chuỗi cung ứng, và cũng nên thể hiện những yêu cầu của chính phủ Anh xét về phát triển kinh tế", ông nói.

"An ninh mạng thật sự là một yếu tố rất quan trọng để xem xét… nhưng đồng thời đó phải là một quyết định cân bằng giữa an ninh mạng và sự thịnh vượng kinh tế".

******************

Các trường đại học Mỹ tránh xa Huawei và viện Khổng Tử (VOA, 22/03/2019)

Các trường đại học danh tiếng của Mỹ đang cắt đứt quan hệ với công ty công nghệ Trung Quốc Huawei và viện Khổng Tử trong khi chính phủ Mỹ tìm cách hạn chế các mối quan hệ của giới hàn lâm Hoa Kỳ đối với hai tổ chức này, theo South China Morning Post (SCMP).

hoavi9

Nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ đã cắt đứt quan hệ với tập đoàn công nghệ Huawei và viện Khổng Tử của Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi.

Huawei Technologies, tập đoàn công nghệ tư nhân khổng lồ toàn cầu của Trung Quốc và Học viện Khổng Tử, một cơ quan liên kết với Bắc Kinh nhằm thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa của Trung Quốc, đã bị các nhà lập pháp Hoa Kỳ và nhiều cơ quan liên bang nhắm đến vì những lý do rất khác nhau, nhưng chính phủ Mỹ tin rằng cả hai tổ chức của Trung Quốc đều gây ảnh hưởng bất lợi cho những lợi ích của Mỹ.

Huawei, hiện đang là tâm điểm chú ý trên truyền thông do việc Canada bắt giữ giám đốc tài chính của công ty này theo yêu cầu của Washington. Huawei đã nhanh chóng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh toàn cầu với các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ bao gồm Cisco Systems và Apple. Các mối quan hệ trực tiếp của Học viện Khổng Tử với chính quyền trung ương Trung Quốc đã làm dấy lên những lời phàn nàn từ các giáo sư Mỹ. Họ thấy được một trò chơi quyền lực mềm trong tổ chức này với mục đích hạn chế thảo luận học thuật về các chủ đề mà Bắc Kinh tìm cách chôn vùi.

Theo SCMP, trang mạng có trụ sở tại Hong Kong, cho biết Đại học Stanford, Đại học California phân viện Berkeley nổi tiếng, và các trường khác đã quyết định cắt đứt quan hệ với Huawei một cách lặng lẽ, với việc truyền thông đưa tin về các thông báo nội bộ của họ hàng ngày hoặc hàng tuần. Nhưng nhiều trường đại học khác, bao gồm Đại học Harvard, vẫn yên lặng.

Sự im lặng trong giới hàn lâm về mối liên hệ của họ với Huawei và viện Khổng Tử có thể báo hiệu sự bất lực trong việc đánh giá tính hợp pháp của các mối quan hệ này và hậu quả của việc tuyên bố cắt đứt quan hệ với họ, theo SCMP. Những quyết định này đang được đưa ra trong bầu không khí chính trị ngày càng có nhiều lo ngại và nghi ngờ về Trung Quốc, được chính quyền Trump khuyến khích, trong bối cảnh một cuộc chiến tranh thương mại và tranh luận về an ninh quốc gia, trong đó mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh bị đẩy xuống rất thấp.

Các thông tin chi tiết về sự liên quan của Huawei với các trường đại học Hoa Kỳ và phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ "đang tác động rất nhanh [đối với các trường đại học] và các trường có những liên quan thực sự trong mối quan hệ này, và vấn đề cụ thể của cuộc tranh luận chưa được xác định rõ ràng", Robert Daly, nhà nghiên cứu về Trung Quốc và Mỹ của Viện Kissinger tại Trung tâm Woodrow Wilson có trụ sở tại Washington, cho biết.

Trong suốt 30 năm qua, các trường đại học đã ký hàng trăm MOU [bản ghi nhớ] với các tổ chức Trung Quốc và hầu hết trong số đó không có ý nghĩa gì hay sẽ đi đến đâu. Không ai theo dõi họ. Họ đã thực hiện chúng ngoài ý muốn chung khi quyết định trở thành các trường đại học quốc tế trong thời kỳ (mở rộng) quan hệ", ông Daly nói.

Quan hệ với Trung Quốc có lẽ là vấn đề chính trị duy nhất hiện nay thống nhất đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Không may cho các trường đại học có liên kết với Trung Quốc, Washington đã thống nhất chống lại các mối quan hệ này.

Tránh xa tiền từ Huawei

Kết nối chính của Huawei với các trường đại học Mỹ là thông qua Chương trình nghiên cứu đổi mới Huawei (HIRP), mà công ty này gọi đó là một sáng kiến toàn cầu "để xác định và hỗ trợ các giảng viên chính thống mang đẳng cấp thế giới theo đuổi sự sáng tạo vì lợi ích chung".

Trong số 10 trường đại học Mỹ được kể đến là các bên cộng tác hoặc đối tác trong bài thuyết trình năm 2017 về HIRP, bảy trường – bao gồm các trường đại học Yale, Harvard và Carnegie Mellon – đã không trả lời các yêu cầu của SCMP về các thông tin chi tiết về sự tham gia của họ vào chương trình HIRP hoặc các mối liên hệ khác với Huawei.

Trong khi đó, các trường Cornell, Princeton và Stanford đã hồi đáp.

"Sau khi chính phủ Hoa Kỳ nói rõ các mối lo ngại về Huawei Technologies vào năm ngoái, Đại học Cornell đã xác định một số thỏa thuận nghiên cứu hiện có với Huawei, đại diện cho một phần nhỏ trong số hơn 150 thỏa thuận đối tác như vậy mà trường duy trì với các doanh nghiệp bên ngoài trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn cầu", John Carberry, giám đốc quan hệ truyền thông của Cornell, cho SCMP biết trong một email.

"Trong mỗi trường hợp, trường đã xem xét cẩn thận các dự án đang được đề cập để xác minh rằng các biện pháp bảo vệ phù hợp đã được áp dụng để giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu và thông tin, nhằm đảm bảo sự độc lập trong nghiên cứu của chúng tôi và tuân thủ tất cả các luật và quy định của liên bang và tiểu bang", ông Carberry nói.

Princeton đã dừng các mối mối quan hệ tài trợ mới với Huawei vào năm ngoái, theo giám đốc quan hệ truyền thông của trường Ben Chang cho biết, và vào tháng 1, trường "đã thông báo cho Huawei rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận phần tài trợ thứ ba và cuối cùng trị giá 150.000 USD để hỗ trợ nghiên cứu khoa học máy tính, dự án duy nhất được Huawei hỗ trợ đang hoạt động của chúng tôi".

Trường Stanford nói trong một email rằng họ đã "thiết lập một lệnh cấm đối với các cam kết, quà tặng, phí thành viên liên kết và hỗ trợ mới khác từ Huawei".

Trường đại học Harvard không còn có mối quan hệ nào với Huawei sau khi kết thúc khoản tài trợ của công ty này đối với hai giảng viên của trường, theo một nguồn tin yêu cầu được giấu tên vì không đủ thẩm quyền để nói chuyện công khai về vấn đề này.

Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Đại học Chicago, Đại học California-Los Angeles, Viện Công nghệ Massachusetts – tất cả đều được Huawei trích dẫn là bên cộng tác trong chương trình HIRP – đã không phản hồi yêu cầu bình luận của SCMP.

Đạo luật bảo vệ các trường đại học

Trong khi đó, các nỗ lực nhằm cắt đứt các mối quan hệ khác giữa Huawei và giới hàn lâm của Mỹ vẫn tiếp tục.

Đạo luật Bảo vệ các trường Đại học của chúng ta, do dân biểu Jim Banks – một đảng viên Cộng hòa đại diện tiểu bang Indiana – giới thiệu vào tuần trước, sẽ thiết lập một lực lượng chuyên biệt, do Bộ Giáo giục Mỹ dẫn đầu, nhằm duy trì một danh sách các dự án nghiên cứu "nhạy cảm", bao gồm những dự án có nguồn tài chính từ bộ Quốc phòng, Bộ Năng lượng và các cơ quan tình báo Mỹ.

Cơ quan được đề xuất trên sẽ giám sát sự tham gia của sinh viên nước ngoài trong các dự án đó. Sinh viên có quốc tịch Trung Quốc trong quá khứ hoặc hiện tại sẽ không được tiếp cận các dự án mà không có sự cho phép của giám đốc tình báo quốc gia. Đạo luật này cũng kêu gọi giám đốc tình báo tạo ra một danh sách các thực thể nước ngoài "gây ra mối đe dọa gián điệp liên quan đến nghiên cứu nhạy cảm", và quy định rằng Huawei phải được đưa vào danh sách đó.

Không có bằng chứng nào cho thấy Huawei đã trao cho chính phủ Trung Quốc các thông tin công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ mà có thể được triển khai về mặt quân sự hoặc đe dọa đến lợi ích an ninh của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang hành động dựa trên lý thuyết rằng đây là ý định của Trung Quốc.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội vào năm 2017, tập trung vào các nỗ lực của Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc khác trong việc tìm cách có được các thông tin về công nghệ thông qua sự hợp tác với các trường đại học Mỹ. Báo cáo này đã xúc tác cho sự đồng thuận hiếm có của lưỡng đảng trong việc nhất trí rằng các mối quan hệ này cần phải được theo dõi.

Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật này vào năm ngoái nhằm tăng cường sự giám sát của chính phủ liên bang đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ Mỹ, một động thái nhắm vào các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có hành động tương tự nào được đưa ra trong giới hàn lâm, nơi sự hợp tác của Huawei đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Published in Châu Á

Tổng thống Trump muốn đưa hồ sơ Hoa Vi vào thỏa thuận thương mại với Trung Quốc (RFI, 24/05/2019)

Tại Washington, thổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/05/2019, lần đầu tiên nhắc tới công ty Hoa Vi trong bối cảnh các cuộc đàm phán về thương mại với Trung Quốc.

media

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, Washington. Ảnh ngày 22/05/2019. Reuters/Carlos Barria

Hãng tin AFP trích lời nguyên thủ Mỹ : "Hoa Vi là một tập đoàn rất nguy hiểm", đặc biệt từ "góc độ an ninh và quân sự".

Tuy vậy, nguyên thủ Mỹ cho biết "có khả năng" Washington sẽ đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại, và "có khả năng Hoa Vi sẽ nằm trong thỏa thuận đó".

Chính quyền Donald Trump đã liệt Hoa Vi vào danh sách đen do lo ngại tập đoàn này làm gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh.

Ngược lại, Trung Quốc cáo buộc Washington có hành động "bắt chẹt" tập đoàn viễn thông này.

Gia Hưng

**************

Trung Quốc lên án quan chức M 'tung tin đn' v quan h Huawei-Bc Kinh (VOA, 24/05/2019)

Trung Quốc hôm th Sáu, 24/5, lên án vic Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo "ba ra tin đn" sau khi ông nói giám đc điu hành ca công ty Trung Quc Huawei Technologies đã nói dối v mi quan h gia công ty và chính quyn Bc Kinh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc họp báo tháng 7/2016 (ảnh tư liệu)

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc hp báo tháng 7/2016 (nh tư liu)

Huawei đã nhiều ln ph nhn chuyn công ty này nm dưới s kim soát ca chính ph, quân đi hoc các cơ quan tình báo ca Trung Quc.

Khi phát biểu hôm 23/5, ông Pompeo cũng bác b li tuyên bố ca Giám đc điu hành Huawei Nhm Chính Phi rng công ty ca ông ta s không bao gi chia s thông tin bí mt ca người s dng. Ông Pompeo nói thêm ông tin rng nhiu công ty M s ct đt quan h vi hãng công ngh khng l ca Trung Quc.

"Gần đây, một s chính tr gia Hoa Kỳ đã liên tc ba đt tin đn v Huawei nhưng chưa bao gi đưa ra bng chng rõ ràng khi các nước yêu cu", người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Lc Khng nói, khi được hi v phát biu ca ông Pompeo.

Hoa Kỳ đã và đang vận đng các đng minh, thuyết phc h không s dng hàng ca Huawei đ làm mng 5G ca h, vi lý do có nhng lo ngi v an ninh.

Ông Lục nói chính ph Hoa Kỳ đang gây ng vc trong công chúng M đ làm ri trí và xúi gic s phn đi Trung Quc.

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump hôm 23/5 nói rằng các khiếu ni ca Hoa Kỳ đi vi Huawei có th được gii quyết trong khuôn kh mt tha thun thương mi gia Hoa Kỳ và Trung Quc, đng thi ông Trump cũng mô t hãng vin thông khng l ca Trung Quc là "rt nguy him".

Ông Lục nói ông không biết ý ông Trump là gì.

******************

Bị Mỹ cấm cửa, Huawei có trụ nổi ? (VOA, 24/05/2019)

Việc các hãng cung ng ca M, trong đó có Google, quyết đnh ngng hp tác vi Huawei s đt ra vn đ ln cho Huawei trên th trường quc tế, nơi Huawei tiêu th gn phân na các sn phm đin thoi thông minh ca h, và giáng mt cú nng n lên tham vng của Huawei tr thành hãng đin thoi thông minh hàng đu thế gii, các phân tích gia cho biết.

Mẫu điện thoại mới nhất của Huawei P30

Mẫu đin thoi mi nht ca Huawei P30

Google quyết đnh đình ch hot đng làm ăn vi hãng vin thông khng l Trung Quc Huawei bao gm chuyn giao phn cng, phn mm và các dch v k thut ch chốt.

Điều này có nghĩa là Huawei s không còn được cp phép s dng h điu hành Android ca Google cùng các dch v ca Google cho các sn phm đin thoi ca h na. Thay vào đó, h phi s dng phiên bn ngun m. Do đó, các dòng đin thoi sau này ca Huawei sẽ không có các dch v ca Google mà người dùng mong đi t các thiết b dùng h điu hành Android.

Quyết đnh ca Google tuân th lnh ca chính ph khi M đưa Huawei vào mt danh sách đenmà các hãng công ngh M cn phi có giy phép mi được bán sản phm.

Rất nghiêm trng’

Trao đổi vi VOA, Giáo sư-Tiến sĩ Đ Văn Thành, mt chuyên gia v vin thông ti Đi hc Thành th Oslo, Na Uy, nhn đnh quyết đnh ca Google ngng cng tác là ‘rt nghiêm trng’ đi vi Huawei.

"Hành động này không đến mc kết liu Huawei", ông Thành nói. "Trước gi Huawei đã có n lc phát trin b não (tc h điu hành) cho riêng h, nhưng h làm ti đâu thì chưa biết. Dù có làm được đi na thì cũng không th mt lúc làm được hết các ng dng".

"Có thể tm thi h vn bán được nhng sn phm đin thoi thông minh mà h đã sn xut, nhưng nhng sn phm mi sau này s rt khó bán", ông nói thêm và nhc đến vic hãng ARM vn cung cp linh kin ch cht cho Huawei cũng đã ngưng hp tác vi h.

Đối vi mu đin thoi ti tân nhất ca Huawei là P30, ông Thành cho biết hãng này vn s bán được hàng bt chp vic dng hp tác ca Google vì h đã mua trước rt nhiu giy phép (license) đ s dng h điu hành Android.

"Không thể mt sm mt chiu mà mt hãng khng l như Huawei có thể sp được", ông gii thích. "H còn rt nhiu tin. H cũng đã mua trước và tích lũy mt s lượng chip rt nhiu và do đó h có th sn xut được hàng mi và bán được trong thi gian c năm tri".

Nhưng v lâu dài nếu không có h điu hành ca Google thì Huawei ‘sẽ b kt’, ông Thành nói và cho biết dù Huawei có t phát trin được h điu hành đi na thì người dùng cũng s không th dùng được nhng ng dng rt ph biến ca Google mà ch có th dùng được nhng ng dng riêng Trung Quc như Baidu, WeChat hay Weibo mà thôi.

Tuy nhiên, Huawei ‘không có cách nào làm kịp’ nếu h quyết đnh t phát trin đc lp đ gim bt s l thuc vào các nhà cung cp nước ngoài, nht là M.

Ông cho rằng trong thế gii công ngh ngày nay, không riêng gì Huawei, không có hãng nào có thể t mình sn xut hết tt c các linh kin mà ph thuc vào các nhà cung ng, do đó Huawei đã không gp may khi b ct đt ngun cung ng này t phía M.

Do đó, theo ông Thành, hy vọng bây gi ca Huawei là chính ph Trung Quc điu đình được vi Hoa Kỳ và gii ta được các quan ngi ca Washington thì s được d b các lnh cm.

Ông nói rằng Trung Quc có điu lut buc tt c các hãng cung cp thông tin, tài liu cho chính quyn khi có yêu cu và trong tt c hãng xưởng ca Trung Quc đu có chi b ca Đng cng sn ca Trung Quc. Chính vì vy M và các nước phương Tây mi lo ngại Huawei v mt an ninh.

"Chỉ cn Trung Quc thay đi nhng điu lut này thì M s thay đi cách làm (và d lnh cm vi Huawei)", ông nói thêm và cho biết các nước Bc Âu, vn trước gi rt ng h Trung Quc, gi cũng không nói gì v vic cm Huawei vì ‘rõ ràng Trung Quốc có âm mưu làm điu không tt’.

Về phía các hãng ca M, mc dù quyết đnh dng cung ng cho Huawei có th khiến h b mt khách hàng ln tm thi nhưng v lâu dài s nhanh chóng có hãng sn xut khác lp đy ch trng ca Huawei, ông Thành nói.

Đã chuẩn b trước ?

Những nhà cung cp khác cho Huawei, bao gm Qualcomm và Intel, được cho là đã thông báo cho các nhân viên ca h rng h s không tiếp tc cung cp linh kin cho hãng Trung Quc này cho đến khi có thông báo mi.

Phát ngôn nhân Huawei nói với kênh CNBC rng hãng này ‘đang đánh giá tác đng kh dĩ ca đng thái này ca chính ph M đi vi người tiêu dùng’.

"Huawei đã có những đóng góp to ln đi vi s phát trin và tăng trưởng ca Android trên toàn thế gii. Là mt trong những đi tác toàn cu ch cht ca Android, chúng tôi đã làm vic cht ch vi nn tng ngun m ca h đ xây dng mt h sinh thái có li cho c người dùng và ngành k ngh này", phát ngôn nhân ca hãng nói.

"Huawei sẽ vn tiếp tc cp nht an ninh và cung cấp các dch v hu mãi cho tt c các đin thoi thông minh và máy tính bng Huawei cũng như Honor hin đang lưu hành, bao gm các sn phm đã được bán ra hay các sn phm vn còn trong kho trên toàn cu".

Huawei dựa rt nhiu vào h điu hành Android cho những đin thoi thông minh h bán bên ngoài lãnh th Trung Quc. Còn ti Trung Quc, h s dng mt phiên bn Android đã được điu chnh vn không được cài sn các ng dng Google do các dch v ca Google b chn Trung Quc. Nhưng ti th trường các nước ngoài Trung Quc thì sn phm ca Huawei chy h điu hành Android hoàn chnh vi các ng dng ca Google.

Gần mt na đin thoi thông minh ca Huawei trong quý đu tiên ca năm 2019 được bán trên các th trường bên ngoài Trung Quc. Hin ti, Huawei là nhà sản xut đin thoi thông minh ln th hai thế gii xét theo th phn, ch sau Samsung nhưng li trước Apple.

Trước đó, hãng này đã đt ra tham vng vươn lên dn đu th trường đin thoi thông minh vào năm 2020. Tuy nhiên, đng thái mi nht ca Google có thể chôn vùi tham vng này ca h.

"Nó giống như kết liu ngay lp tc tham vng ca Huawei mun qua mt Samsung trên th trường toàn cu", Nicole Peng, phó ch tch mng di đng ca Canalys, hãng phân tích th trường công ngh hàng đu thế gii, nói với CNBC.

Huawei dựa vào các nhà cung cp M đ có các cu phn ch cht cho tt c các sn phm ca h t đin thoi thông minh cho đến thiết b mng. Có hơn 30 hãng công ngh M được Huawei xem là ‘nhà cung cp ct lõi’ ca h.

Tuy nhiên, hãng viễn thông Trung Quốc này nói rng h đã chun b trước cho nhng tình hung như thế này mà h đã d trù. Hi tháng 3, Huawei cho biết h đã xây dng h điu hành ca riêng h cho các sn phm ca h nếu đến lúc nào đó h không th s dng h điu hành ca Google hay Microsoft được na.

Và chỉ mi tun trước, t Nikkei Asian Review đưa tin rng cách đây sáu tháng, Huawei đã thông báo vi các nhà cung cp ca h rng h mun tr s lượng linh kin ch yếu đ dùng cho đến mt năm đ chun b cho kch bn chiến tranh thương mi M-Trung. Huawei cũng đang phát trin công ngh chip ca riêng h.

Mặc dù Huawei có th gim s l thuc vào các nhà cung cp M đi vi mt s linh kin, các chuyên gia cho rng điu này vn chưa đ bi vì h vn cn các linh kin khác t các công ty Mỹ. H cũng bày t nghi ng v tính kh thi ca h thng điu hành riêng ca Huawei.

Neil Shah, giám đốc nghiên cu ca Counterpoint Research, nhn đnh vi CNBC rng Huawei vn s cn da vào các ca hàng ng dng Android ca bên th ba bi vì Google Play không mặc nhiên được cài trên các thiết b ca h.

"Điều này to ra mt bt li rõ ràng cho h điu hành riêng ca Huawei so vi h điu hành Android cài đt trên Samsung hay các mu đin thoi khác trước hết do s thiếu vng tt c các ng dng có trong cửa hàng Google Play, cht lượng ng dng (mt s có th b li thi), có nguy cơ kém an ninh do chúng không được Google kim tra hay được Google vá nhng ch hng an ninh cũng như tri nghim tng th ca người dùng đi vi ca hàng ng dng", Shah giải thích.

Bán tháo điện thoi Huawei

Trong lúc này, các cửa tim bán l đin thoi mt s nước Châu Á đã t chi nhn đi thiết b ca Huawei trong lúc ngày càng có nhiu người tiêu dùng tìm cách thi đi đin thoi Huawei ca h do lo lng vic Google tạm dng hp tác vi Huawei s làm mt s ng dng ca Google không s dng được na.

Singapore và Philippines, Reuters cho biết nhiu người đã chy đến các ca tim đ bán li đin thoi Huawei nhưng có rt ít nơi chu thu li.

"Nếu chúng tôi mua mt mt hàng vô dng thì làm sao chúng tôi bán li được", ông Dylan On, mt ch tim sa cha và bán đin thoi thông minh Singapore, nói.

"Không phải vì sn phm ca Huawei t. Đó là sn phm rt tt. Đó ch là vì không ai mun mua nó vào lúc này vì chính sách của M", ông nói và nói thêm rng ông đang tìm cách bán lượng hàng Huawei trong kho trên mng đến người tiêu dùng nước ngoài vi hy vng rng h s không lưu ý đến các s kin hin nay.

Trước đây, có khong 5 khách hàng mun đi đin thoi Huawei mỗi ngày, nhưng con s đó gi đây đã tăng lên 20 người trong vòng hai ngày va qua", Zack, mt nhân viên bán hàng ti Mobile Square Singapore nói vi Reuters nhưng không chu nói rõ h.

"Thường thì bn s thy người ta mun đi đin thoi cũ ly đin thoi mi", anh nói thêm. "Bây gi anh li thy người ta mun đi nhng chiếc đin thoi mi nht".

Carousell, chợ trc tuyến đông đo nht Singapore, cho biết s lượng đin thoi Huawei được bán đi đã tăng lên hơn gp đôi vào ngày M công b sc lnh cm Huawei.

Năm ngoái, Huawei chiếm 14% th phn đin thoi thông minh Singapore, theo Canalys.

Còn ở Philippines, các ca hàng bán l đin thoi cũng quyết đnh tránh xa các sn phm ca Huawei.

"Chúng tôi không còn chấp nhn đin thoi Huawei na. Khách hàng ca chúng tôi không chu mua na", Hamida Norhamida, ch ca hàng đin thoi mi và thâu đin thoi cũ ti trung tâm mua sm Greenhills Manila nói vi Reuters. Bà nói thêm rng bà cm thy nhẹ nhõm khi bán hết kho hàng Huawei P30 Pro trước khi Google loan báo quyết đnh hôm 20/5.

Một ch tim đin thoi khác Greenhills nói rng bà ch mua đin thoi Huawei vi mc giá gim 50%.

"Bán được nó là c mt s may ri", bà nói vi Reuters và ch cho biết tên là Thelma.

Tuy nhiên, một s người li xem đây là cơ hi đ h mua được chiếc đin thoi cht lượng vi giá r.

"Phản ng tc thì ca tôi là lo lng rng chiếc đin thoi Huawei hin ti ca tôi s tr nên vô giá tr", cô Xin Yi, sinh viên 24 tuổi Singapore, nói vi Reuters. "Nhưng Google nói rng nhng người dùng Huawei hin nay s không b nh hưởng… tôi th phào nh nhõm".

Cô cho biết rng gi đây cô đang tìm mua mu đin thoi Huawei mi trên th trường vi giá gim.

*******************

Trump : Huawei 'có thể là một phần của thỏa thuận thương mại' (BBC, 24/05/2019)

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang trong những tuần gần đây với việc tăng thuế và các đe dọa hành động nhiều hơn.

Donald Trump

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Huawei có thể là một phần của thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, mặc dù công ty viễn thông này vẫn 'rất nguy hiểm'.

Washington cũng đưa Huawei vào danh sách đen về thương mại.

Mỹ cho rằng Huawei gây ra rủi ro an ninh quốc gia, trong khi Bắc Kinh cáo buộc Mỹ 'bắt nạt' công ty này.

"Huawei là một thứ gì đó rất nguy hiểm", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm thứ Năm.

"Bạn nhìn vào những gì họ đã làm, từ khía cạnh an ninh đến quân sự. Rất nguy hiểm".

Tuần trước, chính quyền Trump đã cho Huawei - nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới - vào "danh sách đen" - bao gồm các công ty bị cấm mua lại công nghệ từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.

Nhưng ông Trump đã nói rằng Huawei 'có thể' là một phần của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Bắc Kinh.

"Nếu chúng tôi đạt được một thỏa thuận, tôi có thể tưởng tượng nó bao gồm cả Huawei ở một số hình thức nào đó", ông nói.

Những quan ngại về Huawei

Huawei phải đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm của công ty này trong các mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.

Một số quốc gia đã nêu quan ngại rằng thiết bị Huawei có thể được Trung Quốc sử dụng để giám sát, điều mà Huawei kịch liệt phản bác.

Huawei nói công việc của họ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào và họ độc lập với chính phủ Trung Quốc.

Lệnh cấm thương mại của Mỹ đối với Huawei đã có tác động lớn lên ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu, với một số công ty đã ngưng hợp tác với Huawei.

Hiện tại, những nỗ lực giải quyết tranh chấp thương mại dường như bị đình trệ. Không có cuộc thảo luận chính thức nào được lên kế hoạch kể từ khi cuộc đàm phán cuối cùng kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào hôm 10/5.

"Phản ứng tốt nhất trước sự bắt nạt của Mỹ là các công ty Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa", người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Gao Feng nói tại cuộc họp giao ban tại Bắc Kinh hôm thứ Năm.

Chích sách tăng thuế

Những bình luận mới nhất của ông Trump về Huawei được đưa ra sau khi ông tuyên bố chương trình viện trợ trị giá 16 tỷ đôla để giúp nông dân Mỹ bị tổn thương do xung đột thương mại với Trung Quốc.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tham gia vào một cuộc tranh chấp gay gắt về thương mại kể từ những ngày đầu của nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.

Đầu tháng này, Mỹ đã tăng thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc từ 10% lên 25% sau khi hai bên không đạt được thỏa thuận về thương mại.

Trung Quốc đáp trả bằng cách tuyên bố kế hoạch tăng thuế đối với 60 tỷ đôla hàng nhập khẩu của Mỹ từ ngày 1/6.

Chính quyền Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng hóa khác của Trung Quốc trị giá 300 tỷ đôla, khiến các ngành công nghiệp phải thúc giục chấm dứt chiến tranh thương mại do cảnh báo về tác động "thảm khốc" đối với người tiêu dùng.

Mỹ không chỉ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ, mà họ còn muốn Bắc Kinh thay đổi chính sách kinh tế mà Mỹ nói là không công bằng, khi Trung Quốc ủng hộ các công ty trong nước thông qua trợ cấp.

Ông Trump cũng muốn cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, mà ông nói đang làm tổn thương nền sản xuất của Mỹ.

*****************

Trump : Huawei ‘cực kỳ nguy hiểm’ (VOA, 24/05/2019)

Tổng thng M Donald Trump ngày 23/5 t cáo đi công ty công ngh vin thông Huawei ca Trung Quc là ‘cc kỳ nguy him’, đng thi tuyên b v vic ca Huawei có th s được gii quyết trong khuôn kh mt tha thun thương mi M-Trung.

Tổng thng M Donald Trump t cáo đi công ty công ngh vin thông Huawei ca Trung Quc là ‘cc kỳ nguy him’. Ảnh minh họa

Tuần ri, Washington ra lệnh cm các công ty M làm ăn vi Huawei, vin dn lý do an ninh quc gia.

"Nhìn vào những gì h đã làm t khía cnh an ninh, quân s, tht s rt nguy him", ông Trump phát biu ti Tòa Bch c. "Nếu chúng ta có mt tha thun, tôi mường tượng có thể bao gm vn đ Huawei, trong mt hình thc nào đó hoc mt phn nào đó".

Ông Trump dự đoán s có mt kết thúc nhanh chóng cho cuc chiến thương mi M-Trung dù chưa có cuc đàm phán cp cao nào được lên lch k t vòng đàm phán cui cùng ti Washington cách đây 2 tuần.

Trước đó trong ngày 23/5, Ngoi trưởng M Mike Pompeo t cáo giám đc điu hành Huawei, Ren Zhengfei, nói di v chuyn công ty này không có liên h vi chính ph Bc Kinh.

"Công ty này gắn lin cht ch không ch vi Trung Quc mà vi đng cộng sn Trung Quc. S liên kết này, s hin hu mi liên kết đó, khiến nhng thông tin ca M truyn qua các mng lưới đó vào tình thế ri ro", ông Pompeo nhn mnh.

Huawei một mc khng đnh không b kim soát bi chính ph Trung Quc, bi quân đi hay tình báo Trung Quốc.

*******************

Huawei tố cáo Mỹ ỷ mạnh hiếp yếu (VOA, 22/05/2019)

Nhà sản xut thiết b vin thông Huawei ca Trung Quc ngày 21/5 nói h là nn nhân b M ‘hiếp đáp’ và cho hay đang làm vic vi Google đ đáp ng các hn chế thương mi mà Washington áp đt tun trước, mt giám đc điu hành cao cp ca Huawei được Reuters dn li cho biết.

Chính phủ M loan báo ban hành chế tài vì Huawei dính líu ti các hot đng trái vi an ninh quc gia và li ích ca M.

Đầu tun này, M tm ni lng các hn chế đ gim thiu tác động cho khách hàng nhưng Huawei nói h đã chun b sn sàng cho hành đng ca M.

Công ty Google đình chỉ các hot đng làm ăn vi Huawei mà đòi hi cn phi chuyn giao phn mm, phn cng và các dch v k thut.

"Google không có động lc nào đ ngăn chặn chúng tôi. Chúng tôi đang làm vic cht ch vi h đ tìm cách x lý tình hình và ng phó vi tác đng t quyết đnh t B Thương mi M", đi din Huawei Abraham Liu cho Reuters biết.

"Huawei trở thành nn nhân ca s hiếp đáp t chính quyn M. Đây không chỉ là đòn tn công Huawei mà tn công lên trt t da trên lut l và t do" ông Liu t cáo.

****************

Mỹ gây sức ép, nhiều tập đoàn viễn thông lớn ngừng hợp tác với Hoa Vi (RFI, 23/05/2019)

Trong hai ngày 22 và 23/05/2019, nhiều tập đoàn công nghệ của Anh, Nhật Bản, hai nước đồng minh của Mỹ, đã thông báo ngừng hợp tác với Hoa Vi (Huawei). Hàn Quốc đang bị Mỹ gây sức ép.

media

(Ảnh minh họa) - Một người đàn ông nói chuyện trên điện thoại di động, bên cạnh biển quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi, tại triển lãm PT Expo ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26 tháng 09 năm 2018. Reuters/Stringer/File Photo

Theo AFP, ngày 23/05, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản ngừng giao dịch với Hoa Vi, trong khi Toshiba thông báo sẽ tạm ngừng mọi hoạt động giao hàng cho Hoa Vi để rà soát lại sản phẩm. Một phát ngôn viên của Toshiba cho biết sẽ chỉ giao hàng cho "từng trường hợp khi biết chắc sản phẩm của công ty không sử dụng linh kiện được sản xuất trên lãnh thổ Mỹ".

Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục gây sức ép với chính quyền Seoul để Hàn Quốc ngừng sử dụng sản phẩm của Hoa Vi. Nhật báo Chosun Ilbo ngày 23/05, được Reuters trích dẫn, tiết lộ rằng trong một cuộc họp giữa quan chức ngoại giao hai nước, Mỹ đã khuyến cáo Hàn Quốc không nên sử dụng tập đoàn viễn thông LG Uplus của nước này trong các lĩnh vực nhạy cảm vì LG sử dụng linh kiện của Hoa Vi. Trong tương lai, Hàn Quốc nên loại Hoa Vi khỏi thị trường.

Trước đó, ngày 22/05, bốn nhà cung cấp viễn thông lớn của Nhật Bản (KDDI, SoftBank Corp) và Anh Quốc (EE, Vodafone) đã tạm hoãn chiến dịch tung sản phẩm mới của Hoa Vi ra thị trường. Những mẫu mã mới của Hoa Vi có thể sẽ bị mất phần lớn tính năng nếu không có công nghệ của Mỹ.

Hoa Vi trở thành tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Có mặt ở 170 nước, Hoa Vi bị Washington liệt vào danh sách đen đe dọa an ninh quốc gia vì bị cho là có liên hệ với chính phủ Trung Quốc.

Ngày 23/05, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên án "hành động quấy rối kinh tế"của Mỹ nhằm "cản trở tiến trình phát triển" của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Bắc Kinh "sẽ chiến đấu tới cùng".

Thương mại Mỹ- Trung : Washington tạm ngưng tấn công trước thượng đỉnh G20 ?

Mỹ tạm ngừng áp dụng mức thuế 25 % đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo hãng tin Reuters, ngày 22/05/2019, bộ trường Tài Chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin trấn an quốc tế khi cho biết "trong vòng từ 30 đến 45 ngày", Washington tạm thời không quyết định tăng thêm thuế nhập khẩu nhắm vào hàng Trung Quốc như tổng thống Donald Trump từng đe dọa. Một số nhà quan sát cho rằng thông báo này được đưa ra trong bối cảnh nguyên thủ Mỹ và Trung Quốc cùng tham dự thượng đỉnh G20 tổ chức tại Nhật Bản trong hai ngày 28 và 29/06/2019. Bắc Kinh và Washington cùng để ngỏ khả năng Tập Cận Bình và Donald Trump có một buổi làm việc riêng bên lề G20 tại Osaka.

Thu Hằng, Thanh Hà

*******************

Sau Hoa Vi, Mỹ có thể trừng phạt thêm 5 công ty công nghệ Trung Quốc (RFI, 22/05/2019)

Sau khi cho Hoa Vi (Huawei) vào danh sách đen, các mục tiêu sắp tới của chính quyền Donald Trump có thể là năm công ty Trung Quốc sản xuất camera giám sát, đặc biệt là Hikvision chuyên về công nghệ nhận diện, được sử dụng rộng rãi ở Tân Cương. Các hãng tin Bloomberg và Reuters hôm nay 22/05/2019 cho biết như trên.

media

Một gian triển lãm của Hikvision tại hội chợ trí thông minh nhân tạo thế giới tại Thiên Tân, 16/05/2019. Reuters/Jason Lee

Cũng như Hoa Vi vào tuần trước, nay đến lượt Hikvision (Hải Khang Uy Thị) có nguy cơ bị liệt vào danh sách đen, tức là các nhà cung cấp Mỹ phải được chính phủ cho phép mới có thể buôn bán với công ty này. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin của New York Times.

Những nguồn thạo tin khác cho Bloomberg hay, chính quyền Mỹ lo ngại Hikvision lẫn Dahua Technology (Đại Hoa), với các camera có công nghệ nhận diện được sử dụng để đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có thể phục vụ cho gián điệp.

Trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến, cổ phiếu của Hikvision và Dahua đã giảm mạnh ngay sau khi New York Times đưa tin. Đồng nhân dân tệ cũng bị mất giá sau bản tin Bloomberg.

Reuters cho biết thêm, Hikvision và Dahua Technology đã bị 40 dân biểu Mỹ nêu tên trong một lá thư gởi đến các cố vấn chính của tổng thống Donald Trump vào tuần trước. Lá thư tố cáo nạn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ hơn để các công ty Mỹ không bị gián tiếp dính líu.

Theo Bloomberg, bên cạnh hai nhà sản xuất thiết bị giám sát lớn nhất thế giới là Hikvision và Dahua Technology, danh sách đen của Mỹ có thể gồm cả Yitu Technology (Y Đồ), cùng với SenseTime Group Ltd. (Thương Thang) và Megvii (Khoáng Thị), công ty mẹ của Face++ chuyên về phần mềm xử lý hình ảnh.

Hikvision trong một thông cáo bày tỏ "hy vọng sẽ được đối xử công bằng". Bốn công ty công nghệ Trung Quốc còn lại không trả lời hãng tin Mỹ.

Thụy My

*******************

Bị Mỹ tấn công, Hoa Vi kêu gọi Bruxelles phản ứng (RFI, 22/05/2019)

Than phiền là "nạn nhân" trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc kêu gọi Châu Âu phản ứng lại những đòn tấn công của Washington.

media

Trụ sở chi nhánh Hoa Vi (Huawei) tại Reading, Anh Quốc. Ảnh chụp ngày 02/05/2019 Reuters/Toby Melville

Sau khi Hoa Vi bị xếp vào danh sách công ty "đe dọa an ninh Hoa Kỳ", đại diện của tập đoàn viễn thông Trung Quốc tại Châu Âu kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu không nên thụ động.

Tiếp xúc với báo chí tại Bruxelles, Abraham Liu, đại diện của Hoa Vi bên cạnh các định chế Châu Âu, lên án chính phủ Mỹ tấn công vào quyền tự do kinh doanh, rằng "hôm nay là Hoa Vi, ngày mai sẽ đến công ty nào ?" trước khi khuyến cáo Châu Âu "không nên nhắm mắt làm ngơ"trước thái độ "nguy hiểm" của Hoa Kỳ.

Song song với lời kêu gọi này, đại diện của Hoa Vi cũng tìm cách trấn an Châu Âu, cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để đánh tan những mối lo ngại Hoa Vi làm gián điệp cho chế độ Bắc Kinh.

"Do tầm quan trọng của mạng viễn thông thế hệ 5, Hoa Vi sẵn sàng ký kết hiệp ước không làm gián điệp với bất cứ chính phủ và khách hàng nào ở tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu", ông Abraham Liu khẳng định.

Trong khuôn khổ chiến tranh thương mại và công nghệ cao với Trung Quốc, tổng thống Mỹ quyết định cấm bán một số công nghệ cho Hoa Vi vì công ty viễn thông Trung Quốc bị xem có khả năng đe dọa an ninh Hoa Kỳ.

Theo truyền thông Mỹ, sau Hoa Vi, nhiều công ty khác của Trung Quốc sắp bị trừng phạt, trong đó có hãng Hikvision chế tạo camera nhận diện.

Trong khi đó tại Washington, đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải cho biết Bắc Kinh sẵn sàng mở lại đàm phán với Mỹ. Trả lời câu hỏi của đài Fox News, hôm thứ Ba : Vì sao Trung Quốc đột ngột thay đổi thái độ phủ nhận thỏa hiệp đạt được ?

Đại sứ Trung Quốc đưa ra lời giải thích khác hoàn toàn trái ngược với lập luận của chính quyền Donald Trump rằng chính các nhà thương thuyết Mỹ đã bất ngờ thay đổi ý kiến, hủy bỏ những cam kết đạt được ở các vòng đàm phán trước.

Tú Anh

******************

Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen (RFA, 16/05/2019)

Bộ Thương mại Mỹ hôm 15/5 ra thông báo cho biết quyết định đưa công ty Huawei và các chi nhánh của tập đoàn Trung Quốc này vào danh sách đen các công ty mà việc mua bán chuyển giao công nghệ từ phía Mỹ phải được Bộ này cấp phép đặc biệt.

Logo của tập đoàn Huawei tại một hội chợ ở Paris, Pháp hôm 16/5/2019

Logo của tập đoàn Huawei tại một hội chợ ở Paris, Pháp hôm 16/5/2019 AFP

Bộ Thương mại Mỹ cho biết quyết định này được đưa ra dựa vào các thông tin mà chính phủ Mỹ có được cho thấy Huawei đã tham gia vào các hoạt động đi ngược lại an ninh và lợi ích trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Thông báo cũng cho biết Huawei đã vi phạm Đạo luật về Quyền hạn Kinh tế trong tình trạng khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) của Mỹ vì đã cung cấp các dịch vụ tài chính bị cấm cho Iran, ngăn cản công lý trong các điều tra liên quan đến những vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.

Tờ New York Times hôm 16/5 nhận định với quyết định mới này, Huawei sẽ gặp nhiều khó khăn vì một loạt các thiết bị bao gồm cả các con chip dùng trong các điện thoại di động của Huawei đều được mua từ công ty của Mỹ như Qualcomm, Intel, và Broadcom. Phần mềm android của Google cũng được Huawei sử dụng.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết bất cứ việc mua bán, chuyển giao công nghệ nào của các công ty Mỹ cho các công ty trong danh sách đen bị coi là làm nguy hại đến an ninh và chính sách đối ngoại của Mỹ đều sẽ bị từ chối.

Theo nhận định của New York Times, nếu Huawei không thể mua các sản phẩm của Mỹ, thì hàng triệu người trên thế giới đang dùng điện thoại di động của Huawei sẽ bị ảnh hưởng.

Động thái mới từ chính quyền Mỹ diễn ra vào khi chính phủ Mỹ đang vận động các nước khác không sử dụng thiết bị của Huawei trong các mạng di động 5G.

Chính phủ Australia hồi năm ngoái cũng đã ra quyết định cấm Huawei được cung cấp thiết bị xây dựng mạng 5G tại nước này

Published in Quốc tế

Người Việt ‘ngấm đòn’ hay ‘vỗ tay’ khi thấy Mỹ ‘đánh’ Huawei ? (VOA, 21/05/2019)

Nhiều người Vit Nam s dng đin thoi, máy tính ca Huawei thy "sc" v tin Google s không cho hãng ca Trung Quc tiếp cn vi các dch v phn cng, phn mm ca hãng M, báo chí Vit Nam cho hay hôm 20/5. Trong khi đó, trên mng xã hi, nhiu người khác tỏ ra hoan h v "đòn him" t phía M.

huawei1

Một ca hàng có bán đin thoi Huawei Vit Nam

Google tuyên bố vi báo gii quc tế hôm 20/5 rng h s hn chế vic Huawei được tiếp cn h điu hành Android và các phn mm ng dng sau khi chính quyn ca Tng thng Trump đưa hãng công ngh ca Trung Quc vào danh sách đen.

Động thái này được gii phân tích xem như mt cú đánh mnh vào Huawei khi hãng đang nhm mc tiêu tr thành thương hiu điu thoi di đng hàng đu vào năm 2020.

Hồi tun trước, chính quyn ông Trump đã cm các công ty M bán hàng cho Huawei nếu không có giy phép ca chính ph M, mt bước leo thang đáng k trong cuc chiến thương mi M-Trung.

Diễn biến mi nht gia hai hãng Google, Huawei có tác đng tc thì đến th trường Vit Nam. Các báo hay trang tin như Tui Tr, VnExpress loan tin "nhiều người Vit mun thanh lý đin thoi Huawei sau lnh cm ca M" và "đin thoi Huawei Vit Nam b tr giá bèo bt".

Các báo trong nước tường thut rng các din đàn trên mng ca nhng người dùng smartphone Huawei ở Việt Nam, vi hơn 20.000 thành viên, đang th hin s "hoang mang", "lo lng", "bt an" v sn phm h đang dùng vì chúng có nguy cơ "biến thành cc gch".

Cùng lúc, những li rao bán đin thoi Huawei "liên tiếp xut hin" trên các din đàn này. Mt bn tin của Tui Tr viết rng "nhiu người tranh th ép giá", và đưa ra dn chng v mt người rao bán đin thoi Huawei P30 Pro "mi đp, không try xước, bo hành đến tháng 4/2021" có giá mua ban đu gn 23 triu đng, nhưng nay ch được mt s người tr giá "5 triệu, 2 triu hay... 500 ngàn đng".

Một doanh nhân tng buôn bán đin thoi di đng s lượng ln Vit Nam trong 20 năm qua nhn đnh vi VOA rng đòn đánh ca Google s dn đến nhng h qu đáng k đi vi Huawei Vit Nam. Doanh nhân h Ngô, không muốn nêu danh tính đy đ, nói vi VOA :

"Bắt đu t bây gi Huawei s bán rt là chm. Google không cho s dng phn mm ca h na, ch s dng phn mm m, thì Huawei đã thua ri. Vit Nam thì không thích Trung Quc, đy là tâm lý chung, thì rõ ràng M cnh tranh thương mi vi Trung Quc thì chc chn là Vit Nam không nói ra nhưng rõ ràng là Vit Nam thích thú. Tôi nghĩ rng th phn Huawei chc chn s gim sút. Khó khăn luôn và kh năng là khó bán Vit Nam".

Theo doanh nhân này, các nhà phân phối chủ cht s b nh hưởng là chính, bao gm Thế Gii Di Đng, Viettel, Vinaphone, Mobiphone và các chui ca hàng ln. Vi kinh nghim ca mình, ông d báo các nhà phân phi s không b thit hi nhiu và chuyn sang bán các loi đin thoi di đng khác của Trung Quốc, như Oppo chng hn.

huawei2

Huawei có tham vọng tr thành thương hiu đin thoi di đng hàng đu vào năm 2020

Chuyên trang ICT News của báo mng VietnamNet cho biết th phn smartphone ca Huawei ti Vit Nam hin nay "vào khong 5%". Riêng ti Thế Gii Di Đng, chui bán l ln nht trong nước, "Huawei đang đng th tư v doanh s, sau Samsung, Oppo, Apple", vn theo chuyên trang này.

Trong khi đó, trên nhiều trang cá nhân và din đàn "Bàn lun v Kinh tế-Chính tr", xut hin hàng trăm li bình lun th hin thái đ h hê khi Huawei đi mt vi nhng nguy cơ t phía M. Mt s người cho rng s vic đang din ra cho thy Huawei "không có gì ghê gớm, ch làm được phn cng, còn phn mm vn ph thuc vào phe tư bn". Mt s người khác nhn xét Trung Quc "vn còn non và xanh lm".

Facebooker Mạnh Kim, mt nhà báo có lượng người theo dõi đông đo, viết trên trang cá nhân rng "Ch những sự kin như v Google ‘làm khó’ Huawei mi thy nn kinh tế nào mi tht s là ngun dưỡng khí cho các nn kinh tế l thuc".

Ông Mạnh Kinh khng đnh s kin này "không ch cho thy sc mnh" mà còn cho thy s khác bit v "giá tr" gia Trung Quc và Mỹ.

Về lý do nhiu người Vit phn chn khi theo dõi cuc đu liên quan đến Huawei và trên bình din rng hơn là cuc chiến thương mi M-Trung, doanh nhân kỳ cu h Ngô trong lĩnh vc buôn bán đin thoi di đng nói vi VOA :

"Nói chung lần này là đòn đánh mnh vào Trung Quc. Mà Vit Nam vi Trung Quc tht ra là bng mt nhưng không bao gi bng lòng, nên cái chuyn này chc chn là mi người [Vit Nam] v tay, tt nhiên là v tay ngm thôi".

Cách đây 3 tháng, trả li phng vn vi tp chí Nht Nikkei Asian Review, ông Fine Fan, Giám đc điu hành Huawei-Vit Nam, đơn v thành viên ca Huawei Technologies, nói : "Chúng tôi t tin v trin vng m rng kinh doanh Vit Nam".

Tin tức khi đó cho hay hãng Trung Quc này "t tin sẽ thắng thu" cung cp thiết b và xây dng mng lưới 5G Vit Nam. Cùng thi gian, mt kho sát ca t Kinh tế Sài gòn cho thy có đến 95% đc gi không mun Huawei thng thu 5G ti Vit Nam.

Giờ đây, sau nhng đng thái cng rn t phía chính ph MGoogle đối vi Huawei, doanh nhân h Ngô đưa ra nhn đnh vi VOA rng chính ph Vit Nam s lo ngi v vic s dng công ngh ca Huawei nói riêng và Trung Quc nói chung vào h tng vin thông Vit Nam. "Các hãng Trung Quc trong tương lai rt d b M x lý như v Huawei ln này", ông nói.

Tin tức cp nht vào cui bui chiu ngày 21/5, gi Vit Nam, cho hay B Thương mi M gia hn 90 ngày đ các hãng đin thoi di đng và nhà cung cp internet băng thông rng làm vic vi Huawei nhm duy trì các mng hiện có và bo v người s dng khi các nguy cơ an ninh.

Việc gia hn này cho phép Google gi các bn cp nht phn mm đến các máy đin thoi Huawei s dng h điu hành Android t nay cho đến ngày 19/8.

*****************

Nhà sáng lập Huawei nói Mỹ đánh giá thấp sức mạnh hãng này (BBC, 21/05/2019)

Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn kiên quyết chống lại các động thái của Hoa Kỳ chống lại công ty của ông, nói rằng Hoa Kỳ "đánh giá thấp" khả năng của Huawei.

huawei3

Huawei triển khai mạng kinh doanh rộng trên khắp thế giới

Phát biểu với truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Nhậm đã hạ thấp tác động của các phát biểu gần đây của Mỹ và nói rằng không ai có thể bắt kịp công nghệ 5G của Huawai trong tương lai gần.

Tuần trước, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách các công ty mà các hãng của Mỹ không thể giao dịch trừ khi có giấy phép.

Động thái này đánh dấu sự leo thang trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn công ty của Trung Quốc.

"Cách làm hiện nay của các chính trị gia Hoa Kỳ đánh giá thấp sức mạnh của chúng tôi", ông Nhậm được truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời nói.

huawei4

Ông Nhậm Chính Phi tỏ ra tự hào về năng lực công nghệ của Huawei

Huawei phải đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm của hãng này trong các mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.

Quyết định của Hoa Kỳ đưa Huawei vào "danh sách thực thể" hay các công ty, tổ chức chịu chế tài đã thành tâm điểm chú ý vào thứ Hai, 20/5/2019 sau khi Google cấm nhà khổng lồ công nghệ Trung Quốc khỏi một số cập nhật cho hệ điều hành Android.

Giấy phép tạm thời

Tiếp đó, cùng ngày thứ Hai, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấp giấy phép tạm thời cho phép một số công ty tiếp tục hỗ trợ các thiết bị và mạng Huawei hiện có.

Hoa Kỳ nói việc sẽ cấp giấy phép thời hạn 90 ngày "cho phép người dùng điện thoại di động của Huawei tiếp tục các hoạt động hiện có cùng với mạng băng thông rộng nông thôn", Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói.

huawei5

Điện thoại Huawei đã có tăng trưởng doanh số khá tốt trước khi hãng này gặp những vấn đề chế tài và ngăn chặn từ Mỹ

Trong một diễn biến khác, Trung tâm an ninh mạng quốc gia của Anh đã ra khuyến cáo với người sở hữu điện thoại Huawei trên trang web của cơ quan này.

Trung tâm an ninh cho biết giấy phép có nghĩa là khách hàng của Huawei có thể "cập nhật thiết bị cầm tay của họ như bình thường" và nói thêm rằng Trung tâm đang tiếp tục đánh giá tình hình và lên kế hoạch cung cấp lời khuyên trong tương lai cho người sử dụng.

Tuy nhiên, ông Nhậm đã hạ thấp tầm quan trọng của động thái này, nói rằng Huawei đã chuẩn bị trước những chế tài, hạn chế của Mỹ.

Hãng công nghệ của Trung Quốc đã ở tâm điểm của cuộc tranh đấu quyền lực Mỹ-Trung trong suốt nhiều tháng.

Khách hàng của Huawei đang lo lắng về ý nghĩa của những động thái quốc tế đối với các sản phẩm của hãng này, trong khi những tác động này đối với Huawei cũng có thể là đáng kể.

**********************

Hoa Vi lao đao với đòn công nghệ cao của Washington (RFI, 21/05/2019)

Trong lúc các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục bế tắc từ hàng tháng qua, Nhà Trắng dùng đòn công nghệ cao tấn công vào Hoa Vi. Đại tập đoàn viễn thông Trung Quốc có thể sẽ còn khốn đốn vì bị nhắm trúng điểm yếu là sự lệ thuộc vào công nghệ Mỹ.

huawei6

Google thông báo ngưng cung cấp phần mềm ứng dụng cho Hoa Vi. Reuters/Marko Djurica/Illustration

Trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung, chiến trường công nghệ cao được Washington khai hỏa, khi hôm 15/5 tổng thống Trump ký sắc lệnh đưa Hoa Vi vào danh sách các công ty có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Tập đoàn truyền thông hàng đầu Trung Quốc, nhà sản xuất điện thoại di động đứng thứ 2 thế giới và đang đi đầu trong việc triển khai mạng truyền dẫn dữ liệu 5G, bị cấm mua các thiết bị, linh kiện, phần mềm viễn thông Mỹ.

Giới quan sát nhận định, bằng cách khóa cửa không cho Hoa Vi tiếp cận công nghệ Mỹ, tổng thống Donald Trump đã nhắm vào gót chân Achille của người khổng lồ Trung Quốc. Đây sẽ là một đòn đánh mạnh gây choáng váng cho tập đoàn Hoa Vi, vốn dĩ lớn mạnh được là nhờ vào công nghệ Mỹ, đặc biệt là các chíp điện tử và phần mềm. Nếu Hoa Vi bị cắt hoàn toàn nguồn công nghệ Mỹ, đó sẽ là điều tồi tệ nhất, đe dọa sự tồn vong của tập đoàn viễn thông Trung Quốc, theo nhận định của văn phòng tư vấn Eurasia Group. Hoa Vi có thể sẽ không giữ được hình hài như hiện nay nữa.

Hệ quả đòn tấn công của Washington là việc Google thông báo cắt cầu với Hoa Vi, trong khi mà sản phẩm của công ty Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào hệ điều hành Android do công ty Mỹ làm chủ.

Không có Android, Hoa Vi làm sao có thể thuyết phục được khách hàng mua các điện thoại di động không có các ứng dựng Gmail, Youtube hay ứng dụng bản đồ Maps. Đó mới chỉ là vài ứng dựng cơ bản không thể thiếu ở các máy điện thoại thông minh ngày nay. Giáo sư Ryan Whalen, thuộc Trung Tâm Công nghệ Đại học Hồng Kông, khẳng định đây là đòn đánh mạnh vào mảng điện thoại di động của Hoa Vi.

Về phần mình, Hoa Vi quả quyết đã chuẩn bị hệ điều hành riêng. Hiện chỉ có hai hệ điều hành thống trị thế giới điện thoại thông minh : Android chiếm tới 75% thiết bị, còn lại là iOS, độc quyền của Apple. Khó có thể tạo ra được một phần mềm mới nào để thay thế. Những tên tuổi lớn như Nokia, Blackberry và Microsoff đã từng thử và đều thất bại.

Về mảng công nghệ truyền dẫn dữ liệu, không thể phủ nhận Hoa Vi đã đi đầu trong lĩnh vực thiết bị mạng 5G. Nhưng ở đây Hoa Vi không phải không có điểm yếu. Mỗi năm công ty phải chi 67 tỷ đô la mua thiết bị, trong đó 11 tỉ chi cho các nhà cung cấp thiết bị Mỹ. 

Tuy nhiên, một loạt công ty Mỹ trong lĩnh vực này như Qualcomm, Qorvo và Texas Instrument đã tạm ngừng cung cấp thiết bị cho Hoa Vi. Nhà chế tạo phần mềm Oracle và Microsoft cũng làm ăn nhỏ giọt với vị khách hàng lớn Trung Quốc này. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo những yếu tố như vậy có thể làm tổn hại tham vọng của Hoa Vi trong lĩnh vực 5G,

Trước các đòn tấn công cấp tập của Washington, Hoa Vi vẫn phải tỏ ra tự tin, sẵn sàng chấp nhận thách thức, bảo đảm rằng công ty đã chuẩn bị được giải pháp thay thế, phần mềm, linh kiện Mỹ… Nhưng điều này khó thuyết phục được các chuyên gia của Eurasia. Văn phòng tư vấn này nhấn mạnh : "Hoa Vi không thể tích trữ phần mềm và công ty không có cơ hội sống sót lâu dài nếu không tiếp cận dây chuyền cung ứng của thế giới.ʺ

Để cưỡng lại cuộc tấn công của Washington, Hoa Vi chỉ có thể nhắm tới sự ủng hộ của các nước Châu Âu. Nhưng trong trường hợp Washington gây áp lực mạnh thì, "sẽ rất khó mà Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục hợp tác với Hoa Vi", giám đốc văn phòng tư vấn của Bỉ Grueguel, ông Guntram Wolff cảnh báo.

Có thể nói số phận của tập đoàn Trung Quốc giờ phụ thuộc chủ yếu vào ý đồ thực sự của tổng thống Mỹ, hiện đang dùng Hoa Vi như là con tốt trong ván cờ thương mại với Trung Quốc.

Anh Vũ

******************

Washington tạm hoãn một phần lệnh cấm Hoa Vi (RFI, 21/05/2019)

Chưa đầy một tuần sau khi xếp Hoa Vi vào danh sách đen, chủ yếu vì lý do an ninh quốc gia, chính quyền Donald Trump hôm qua, 20/05/2019, đã quyết định tạm hoãn 3 tháng cho một phần lệnh cấm đối với tập đoàn viễn thông số 1 Trung Quốc.

huawei7

Washington tạm hoãn thi hành lệnh cấm đối với Hoa Vi trong vòng ba tháng.© Reuters/Dado Ruvic

Bộ Thương mại Mỹ sẽ cho phép Hoa Vi được mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho hệ thống mạng hiện có, theo Reuters. Công ty Trung Quốc cũng được phép tiếp cận các bản cập nhật cho thiết bị di động của Hoa Vi hiện bán tại thị trường Mỹ.

Hôm 15/05, tổng thống Donald Trump đã xếp công ty viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen những công ty có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Theo đó, Hoa Vi bị cấm mua các linh kiện của các công ty Mỹ, nếu không được chính phủ cho phép. Trong khi đó các kiểu điện thoại di động của Hoa Vi đều có các linh kiện và phần mềm Mỹ.

Chính quyền Washington không hủy trừng phạt mà chỉ tạm hoãn áp dụng một phần lệnh cấm trong vòng 90 ngày để tập đoàn Trung Quốc và các đối tác thương mại Mỹ có thời gian thích ứng. Bộ Thương Mại Mỹ cũng cho biết sẽ nghiên cứu khả năng kéo dài hay không thời hạn tạm hoãn trên.

Ngày 19/05, Google tuyên bố "tuân thủ sắc lệnh và đang xem xét các vấn đề liên quan", đồng thời cho biết sẽ ngừng cho phép Hoa Vi sử dụng phần mềm Android, nền tảng hoạt động của điện thoại di động.

Các biện pháp cấm vận Hoa Vi đã gây ngay hệ quả đối với nhiều doanh nghiệp Mỹ trên thị trường tài chính. Cổ phiếu của Google mất 2% tại Wall Street. Các nhà chế tạo bán dẫn và bộ vi xử lý như Qualcomm mất 6%, Intel mất 3% tài sản.

Hoa Vi sẵn sàng đương đầu với thách thức Mỹ

Về phía tập đoàn Trung Quốc, nhà sáng lập Hoa Vi, ông Nhậm Chính Phi hôm nay tuyên bố tập đoàn đã chuẩn bị trước để đương đầu với lệnh cấm của Nhà Trắng, đồng thời cho rằng "Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp công ty của ông".

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

"Thời hạn 90 ngày là vô nghĩa với chúng tôi. Chúng tôi không cần phải có thêm 3 tháng làm gì, chúng tôi đã sẵn sàng", người sáng lập Hoa Vi sáng nay (21/5) nhấn mạnh.

Đòn bí mật của Hoa Vi đối phó với lệnh cấm của Mỹ có thể đó sẽ là hệ điều hành thay thế Android, có tên là "Hồng Mông - Hong Meng", theo tiết lộ của Viện nghiên cứu công nghệ cao của tập đoàn trên We Chat.

Hệ điều hành có tên gọi mượn từ trong kinh sách của Lão Tử này đã "sẵn sàng", ông Dư Thừa Đông, tổng giám đốc mảng điện thoại thông minh của Hoa Vi, hôm nay khẳng định trên nhật báo Tin tức Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo tại trụ sở của tập đoàn ở Thẩm Quyến, nhà sáng lập đồng thời là tổng giám đốc Hoa Vi đã gửi lời cảm ơn đến 5000 nhân viên được huy động trong kỳ nghỉ Tết hồi tháng Hai vừa qua để chuẩn bị đối phó với các biện pháp của Washington giờ đây.

Ông cũng gửi lời cảm ơn đến những công ty Mỹ đã "góp phần vào sự phát triển của Hoa Vi", cố gắng "thuyết phục chính phủ Mỹ không sử dụng trừng phạt". Phát biểu trên ám chỉ đến các nhà chế tạo linh kiện bán dẫn Mỹ, mà các thiết bị viễn thông 5G của Hoa Vi phải cần tới. Các công ty đó đóng trụ sở tại Mỹ nhiều năm qua đã cộng tác với tập đoàn Trung Quốc".

Anh Vũ

*******************

Google ngừng cung cấp dịch vụ phần mềm cho Hoa Vi (RFI, 20/05/2019)

Hôm 19/05/2019, tập đoàn Mỹ Google cho biết sẽ chấm dứt cung cấp phần mềm ứng dụng và dịch vụ kỹ thuật cho Hoa Vi, tập đoàn viễn thông Trung Quốc vừa bị Washington đưa vào danh sách đen bị cấm các hoạt động thương mại tại Mỹ.

huawei8

Trụ sở tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 25/03/2019. Reuters/Tyrone Siu

Theo hãng tin Reuters, Google quyết định đình chỉ cấp phép sử dụng cũng như các thỏa thuận chia sẻ với Hoa Vi các sản phẩm phần mềm.

Như vậy công ty Trung Quốc sẽ mất quyền sử dụng hệ điều hành Android dùng cho điện thoại di động. Đồng thời các mẫu điện thoại thông minh mới của Hoa Vi sẽ không được cài đặt các ứng dụng và dịch vụ trong kho phần mềm Google Play Store, ứng dụng Gmail hay YouTube. Tuy nhiên Hoa Vi vẫn có quyền truy cập vào các dịch vụ nguồn mở của nền tảng Android ( AOSP).

Theo nguồn tin của Reuters, các chi tiết về các dịch vụ liên quan vẫn đang được thảo luận trong nội bộ Google. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 2,5 tỉ thiết bị đang sử dụng hệ điều hành Android của Google.

Quyết định của tập đoàn Mỹ không tác động nhiều tại Trung Quốc vì phần lớn các ứng dụng cho điện thoại di động của Google đã bị cấm. Nhưng thị trường lớn thứ hai của Hoa Vi là Châu Âu có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi quyết định của Google.

Hành động của Google diễn ra vào thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng cao độ. Vào tuần trước, tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm các tập đoàn Mỹ làm ăn buôn bán trong lĩnh vực viễn thông với các công ty ngoại quốc bị cho là có khả năng gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia, trong đó có Hoa Vi. Cuối tuần qua, bộ Thương Mại Mỹ thông báo có thể sẽ rút bớt một số giới hạn với tập đoàn viễn thông Trung Quốc bằng cách cấp phép tạm thời để "không làm gián đoạn các hoạt động và trang thiết bị của hệ thống mạng hiện có".

Công việc kinh doanh của Hoa Vi đang phát triển. Quý một năm nay, điện thoại thông minh Hoa Vi chiếm 19% thị phần thế giới, vượt lên trên nhãn hiệu Apple, chỉ xếp sau Samsung của Hàn Quốc. Hoa Vi hiện đang dẫn đầu trong công nghệ mạng truyền dẫn tín hiệu 5G.

Sau ZTE, một công ty viễn thông khác củaTrung Quốc, Hoa Vi từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump vì bị nghi ngờ có hoạt động gián điệp phục vụ chính quyền Bắc Kinh.

Một diễn biến khác của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung. Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox New hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, nhiều công ty đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Châu Á khác vì quyết định của Mỹ áp thuế mới đối với hàng Trung Quốc. Ông Trump cũng khẳng định không thể có thỏa thuận 50-50 với Bắc Kinh mà phần hơn phải nghiêng về Mỹ do cách hành xử buôn bán của Trung Quốc.

Anh Vũ

*****************

Điện thoại Huawei của Trung Quốc bị trả giá ‘bèo bọt’ ở Việt Nam (Người Việt, 20/05/2019)

Hàng loạt người tại Việt Nam đã rao bán điện thoại Huawei của Trung Quốc chỉ sau vài giờ có thông tin Google và 3 nhà cung cấp chip nổi tiếng gồm Intel, Qualcomm, Broadcom thông báo ngưng hợp tác với hãng này.

huawei9

Quầy trưng bày điện thoại Huawei thưa thớt khách. (Hình : Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ cho hay như vậy, và cho biết thêm : "Ngoài rao bán, khá nhiều người còn tới tận các cửa hàng để hỏi thông tin dừng hợp tác với Huawei có ảnh hưởng đến điện thoại hiện tại đang sử dụng không, có sử dụng được Gmail, Google…"

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một người tên Thái Cường (30 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) thở phào nhẹ nhõm và cho biết cảm thấy hên vì mới bán chiếc thoại Huawei 3i vào tuần trước.

"Điện thoại này giá mới gần 6 triệu, nhưng anh Cường mua máy cũ tại cửa hàng Thế Giới Di Động với giá gần 4 triệu. Sau khi dùng gần 2 tháng, anh bán lại với giá tròn 4 triệu, vẫn lời 140 ngàn".

"Nếu bán bây giờ giá có thể rất thấp vì người dùng e ngại, họ cảm thấy điện thoại không được hỗ trợ nữa nên không dám mua, nhiều khi không bán được luôn", anh Thái Cường cho hay.

Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, "Hội người dùng Huawei & Honor Việt Nam có gần 20.000 thành viên và nhiều hội nhóm Huawei Việt Nam khác trên Facebook, tin rao bán điện thoại Huawei liên tiếp xuất hiện. Tin Huawei bị dừng hợp tác với các ‘ông lớn’ cũng được thảo luận sôi nổi".

"Nhiều người tranh thủ ép giá. Giá mua mới điện thoại này gần 23 triệu, nhưng có người vào trả 5 triệu, 2 triệu hay… 500 ngàn đồng để ‘mua về làm kỷ niệm.’ Trong khi đó, nhiều người lại tranh thủ chớp thời cơ để mua điện thoại Huawei giá rẻ, vì tin tưởng rằng Huawei sẽ sớm có cách giải quyết".

"Không ít người vẫn hoang mang, than thở vì mới mua và đang trả góp, nên hỏi han cách lấy lại tiền khi lỡ đặt cọc mua Huawei".

Báo Tuổi Trẻ ghi nhận, "Chiều 20 Tháng Năm, các quầy điện thoại Huawei ở nhiều cửa hàng chuyên bán điện thoại di động ở Sài Gòn khá vắng vẻ trong khi các quầy trưng bày những loại điện thoại khác vẫn được nhiều người lựa xem…" (KN)

*****************

Huawei : những nước nào chặn công nghệ 5G của công ty Trung Quốc ? (BBC, 20/05/2019)

Quyết định của Mỹ cấm các công ty của mình sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài với lý do về rủi ro bảo mật là loạt đạn mới nhất dường như nhắm vào hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc.

huawei10

Chưa có quyết định trên toàn Châu Âu về việc dùng công nghệ 5G của Huawei.

Hoa Kỳ đã đi đầu trong nỗ lực hạn chế sử dụng thiết bị Huawei trong mạng di động 5G, với lý do các vấn đề bảo mật nghiêm trọng.

Huawei hiện đang phải đối mặt với sự phản pháo từ các chính phủ khác về nguy cơ công nghệ của hãng này có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.

Vậy những quốc gia nào khác đang chặn công nghệ 5G của Huawei và nước nào cho phép hoạt động ?

Đây là công nghệ mới, trong giai đoạn mới bắt đầu triển khai và nhiều quốc gia vẫn đang quyết định vai trò Huawei nên đóng, nếu có.

Nhưng Huawei cho biết họ hiện đã ký hơn 40 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Á.

Năm con mắt

Úc đã cấm Huawei và một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, ZTE, vào năm ngoái khi họ áp dụng các quy tắc an ninh quốc gia cho các công ty cung cấp thiết bị cho các hãng viễn thông.

New Zealand đã ngăn Huawei cung cấp một mạng di động với thiết bị 5G, nhưng vẫn chưa loại trừ hoàn toàn tất cả các hợp đồng 5G của Huawei.

Hai quốc gia này, cùng với Vương quốc Anh và Canada, tạo nên cái gọi là mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes (Năm mắt) cũng với Hoa Kỳ.

Vương quốc Anh vẫn đang xem xét chính sách viễn thông 5G của mình và có thể cho phép Huawei cung cấp các thiết bị 5G "không cốt lõi", chẳng hạn như cột ăng ten.

Hoa Kỳ đã chính thức chặn tất cả sự tham gia của Huawei vào mạng 5G.

huawei11

Nam Hàn đã có mạng 5G toàn quốc

Chưa có quyết định trên toàn Châu Âu

Cho đến nay, chưa có quốc gia Châu Âu nào chính thức chặn Huawei và phần lớn các hợp đồng 5G toàn cầu hiện tại của công ty là với các công ty hoạt động ở Châu Âu.

EU vào tháng Ba đã đưa ra các khuyến nghị về an ninh 5G, yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét lại mạng của họ vào cuối tháng Sáu và báo cáo kết quả của họ cho Ủy hội EU.

Bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ, Đức đã chống lại lệnh cấm và Pháp không nói họ có kế hoạch theo một đường lối cứng rắn chống lại công ty này.

Công ty viễn thông lớn nhất của Hà Lan, KPN, đã nói rõ rằng họ sẽ không cho phép Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng 5G "cốt lõi" của mình, nhưng họ có thể cung cấp các thiết bị khác được coi là ít nhạy cảm hơn.

Chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra quyết định sử dụng thiết bị Huawei vào cuối tháng Sáu.

Đường vào Châu Á

Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ 5G thương mại vào tháng trước và một trong ba nhà mạng của họ đã sử dụng thiết bị 5G do Huawei cung cấp.

Các thử nghiệm 5G dự kiến sẽ được thực hiện tại Ấn Độ vào cuối năm nay với Huawei là một trong những công ty được mời tham gia.

Tuy nhiên, có tin rằng Ấn Độ có thể hạn chế sự tham gia của Huawei vào việc phát triển cơ sở hạ tầng 5G.

huawei12

Huawei tăng trưởng mạnh trong 10 năm qua.

Malaysia đã nói rõ rằng Huawei có thể tham gia phát triển mạng 5G, với thủ tướng đến thăm văn phòng của công ty tại Bắc Kinh vào tháng Tư.

Tại Indonesia, bộ trưởng viễn thông nước này cho biết hồi đầu năm nay rằng họ không thể "hoang tưởng" khi sử dụng công nghệ Huawei.

Tại Thái Lan, Huawei đã triển khai dự án thử nghiệm 5G.

Việt Nam, nơi đang phát triển mạng 5G, đã không nói họ chính thức cấm Huawei, mặc dù Viettel, một trong những nhà mạng viễn thông lớn nhất hiện đang sử dụng công nghệ của Ericsson.

Nhật Bản đã chặn việc sử dụng thiết bị Huawei cho 5G vì lo ngại bảo mật, mặc dù như ở các quốc gia khác, thiết bị Huawei là một phần của mạng 4G hiện có.

Sự tăng trưởng của 5G có thể sẽ dẫn đến các cơ hội khác cho Huawei trên toàn thế giới.

Công ty cho biết họ đã có 10 hợp đồng 5G được ký ở Trung Đông.

Châu Phi đã không đi đầu trong việc áp dụng 5G sớm, nhưng các nền kinh tế tiên tiến hơn tại Châu lục này sẽ là các thị trường có khả năng khá màu mỡ.

Ví dụ, tại Nam Phi, Huawei đã tuyên bố tham gia vào mạng 5G thương mại ở Johannesburg với nhà cung cấp dữ liệu di động, Rain.

Theo một cơ quan quản lý toàn ngành, đã có hơn 200 nhà khai thác tại 85 quốc gia đầu tư vào mạng 5G dưới hình thức này hay hình thức khác vào tháng Ba năm nay.

Published in Quốc tế
Trang 1 đến 2