Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Yevgeny Prigozhin : Từ "bếp trưởng" đến "đồ tể" và ý đồ hậu Putin

Trang nhất của các nhật báo Pháp ra ngày 18/11/2022 chú ý đến thời sự Pháp. Le Monde đề cập đến khủng hoảng năng lượng và vấn đề trợ giá năng lượng. Les Echos phỏng vấn thủ tướng Borne về "năng lượng, đổi mới, sức mua".

wagner1

Yevgeny Prigozhin, chủ công ty lính đánh thuê Wagner bên cạnh tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2011. AP - Misha Japaridze

Le Figaro phản ánh sự chán nản của người Pháp về phương tiện công cộng, vấn đề thiếu niên nhập cư trên tầu Ocean Viking cập cảng Pháp bỏ trốn. Libération lưu ý đến mảng văn hóa với loạt phim truyền hình dài tập nổi tiếng sắp kết thúc. Riêng La Croix đưa Giải Vô địch Bóng đá Thế giới Qatar 2022 đầy tranh cãi lên trang đầu.

Chiến sự tại Ukraine vắng bóng trên báo Pháp. Ngược lại, một nhân vật "diều hâu" Nga, thân cận của tổng thống Vladimir Putin được Le Monde phác họa rất chi tiết trong bài : "Tại Nga, tham vọng chính trị của ông chủ công ty Wagner". Yevgeny Prigozhin dường như sắp thành lập một phong trào bảo thủ, phục vụ cho những tham vọng của chính ông, sau thất bại dấn thân vào chính trường năm 2020.

Yevgeny Prigozhin : Bước ra ánh sáng

Ông chủ của công ty lính đánh thuê Wagner hội tụ đủ điều kiện để làm chính trị ở Nga : sự tán đồng của điện Kremlin, một đế chế truyền thông, tiền, khả năng khiêu khích, tính chính đáng nhờ can dự vào "chiến dịch quân sự đặc biệt" của tổng thống Putin tại Ukraine, uy tín về hiệu quả của lực lượng lính đánh thuê. Cửa ải cuối cùng phải vượt qua là "xuất đầu lộ diện", thoát khỏi hình ảnh "huyền bí" mà ông xây dựng trước đây khi luôn phủ nhận, thậm chí là kiện tội phỉ báng, sự tồn tại của công ty bán quân sự tư nhân Wagner, vì bị cấm ở Nga.

Cuộc chiến ở Ukraine thành bàn đạp đưa ông lên tuyến đầu. Hình ảnh một Yevgeny Prigozhin năng nổ, dấn thân, được đăng trên vô số trang web do ông kiểm soát : bước xuống từ máy bay trực thăng, tay cầm bản đồ chỉ huy, huy chương gắn đầy trên ngực. Tháng 09, ông nhận là người thành lập Wagner. Gần đây, ông tự hào nhận nhiều lần can thiệp vào bầu cử Mỹ. Từ năm 2014, Yevgeny Prigozhin và Concord, công ty chính của ông, nằm trong danh sách trừng phạt của Washington và Bruxelles.

"Bếp trưởng của Putin" - biệt danh xuất phát từ việc ông mở nhiều nhà hàng sang trọng ở Saint-Peterburg trong thập niên 1990 và những hợp đồng với Bộ Quốc phòng - trở nên nổi tiếng vì thường xuyên chỉ trích gay gắt bộ chỉ huy quân sự Nga, vẫn bị cáo buộc "nhu nhược" ở Ukraine. Nhờ vào liên minh tình thế với nhà lãnh đạo Chechenya Ramzan Kadyrov, ông chủ của Wagner đã loại được tướng Alexandr Lapin, bị quy trách nhiệm về thất bại thảm hại ở Kharkiv. Ngược lại, ông hoan nghênh quyết định rút quân khỏi Kherson là "có trách nhiệm", theo đúng những yêu cầu của điện Kremlin.

Quá khứ tù tội vì trộm cướp trở thành kinh nghiệm tuyển quân của ông chủ của Wagner vì theo ông, "tù nhân có ý thức cao hơn thành phần tinh hoa Nga". Trang Meduza cho rằng Yevgeny Prigozhin đang hướng đến nước Nga ở những địa phương nhỏ vì, vẫn theo ông, giới tinh hoa Nga "đã chọn tiện nghi hơn là điều tốt cho dân tộc", khi từ chối đưa con cháu ra chiến trường.

Củng cố quyền lực

Sự nghiệp của Yevgeny Prigozhin dựa trên sự pha trộn giữa việc công và tư, tung tin giả, hoạt động quân sự và cố vấn ở nước ngoài (Syria, Libya, Cộng hòa Trung Phi), hiện tìm cách mở rộng hoạt động ở Châu Âu và Hoa Kỳ, với việc thành lập những tổ chức phi chính phủ trá hình về bảo vệ nhân quyền và chống bạo lực cảnh sát.

Những dự án đó, ít nhiều bị điện Kremlin kiểm soát gián tiếp hoặc trực tiếp, đã giúp ông giầu có, ví dụ, ông kiểm soát dầu lửa ở Syria, kim cương ở Trung Phi, và không ngừng gia tăng ảnh hưởng trong chính quyền, kể cả tại Nga khi công khai chỉ trích thống đốc Saint-Peterburg Alexander Beglov, cáo buộc đối thủ này là "phản quốc". Ông chủ của Wagner cũng chuyển thông điệp cứng rắn khi quân của ông hành quyết dã man một người đào tẩu, được tuyển từ trại giam. Chuyện này không có gì mới vì theo Le Monde, tên của Prigozhin gắn với bạo lực, từ những đe dọa các nhà báo, đầu độc một nhà đối lập đến ám sát ba nhà báo Nga ở Trung Phi năm 2018.

Tham vọng hậu Putin

Vậy Prigozhin muốn gì ? Theo nhiều nhà chính trị học Nga, ông chủ của Wagner đang tìm chỗ đứng trong viễn cảnh hậu Putin. Ông Alfred Koch, một cựu thứ trưởng thời Boris Yeltsin, hiện sống lưu vong cho rằng "Prigozhin và Kadyrov (lãnh đạo Chechenya) là sức mạnh sẽ điều hành Nga thời hậu Putin. Và Putin chỉ sống, khỏe mạnh cho đến khi cặp bài trùng này cảm thấy mạnh hơn quân đội. Ngay khi thời điểm này tới, họ sẽ cầm ống hít và một chiếc khăn quàng (ý muốn nói đến vụ ám sát sa hoàng Paul năm 1801) và sẽ lập tức tới các căn hộ của Putin".

Dù dự đoán đó có nghiêm túc hay không, việc Yevgeny Prigozhin nổi như cồn đang khiến nội bộ quân đội Nga cay đắng, đó là chưa kể đến mối hận thù sâu sắc của nhiều nhân viên an ninh FSB và nỗi sợ ngày một lớn trong giới tinh hoa.

Tuy nhiên, Le Monde cho rằng những kiểu người cực đoan, như Prigozhin, vẫn tồn tại dưới thời ông Putin, để làm bình phong cho khuynh hướng "ôn hòa" của tổng thống.

NATO cần bảo vệ sườn đông sau vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan

Vụ tên lửa do Nga sản xuất rơi xuống lãnh thổ Ba Lan nhưng có thể do Ukraine bắn, đã buộc NATO họp khẩn. Theo nhật báo Le Monde, "NATO : vấn đề bảo vệ sườn đông của Châu Âu lại được thảo luận".

Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh "cách phối hợp bình tĩnh, chừng mực" giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra : Tại sao hệ thống phòng không của NATO lại không phát hiện được ? Theo ông Jens Stoltenberg, đó là vì tên lửa rơi xuống Ba Lan "không có đặc điểm của loại tên lửa tấn công", ý muốn nói đến tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo. Tổng thư kí NATO cố tìm cách dập mọi tranh luận khi khẳng định rằng không phản ứng "không thể hiện gì về khả năng tự vệ của chúng ta trước những vụ tấn công có chủ ý nhắm vào lãnh thổ của NATO".

Phải nói rằng NATO đã "tăng cường đáng kể sự hiện diện ở sườn đông của Liên minh, đặc biệt là từ cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2, cùng với lực lượng bộ binh, và phải kể đến sức mạnh không quân và hải quân đáng kể". Từ 5.000 quân năm 2021, hiện giờ có đến 40.000 quân hoạt động cho NATO, đó là chưa kể đến quân Mỹ, hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của Washington.

Sau sự cố Ba Lan, ông Piotr Bura, phụ trách phòng nghiên cứu về Ba Lan của Trung tâm European Council on Foreign Relations, cho rằng "cách đáp trả của NATO là phải tăng cường phòng không ở Ba Lan và những nước trên tuyến đầu, để hạn chế những rủi ro tương tự, gây thiệt hại trong tương lai. NATO cần xem xét thảo luận về mở rộng phòng không để có thể phá hủy tên lửa của Nga trong không phận Ukraine khi những tên lửa này hướng đến biên giới NATO".

Dù hiện giờ, không một nước nào có ý định gửi thêm quân đến sườn đông, nhưng Bộ Quốc phòng Pháp cho rằng "NATO có thể quyết định tăng cường toàn bộ thế răn đe". Có nghĩa là nếu mối đe dọa gia tăng, lực lượng răn đe cũng sẽ được củng cố tương ứng.

Tập Cận Bình dàn dựng sự trở lại của Trung Quốc trên trường ngoại giao

Hai nhật báo Les Echos  Le Figaro chú ý đến sự trở lại của chủ tịch Trung Quốc trên trường quốc tế. Sau hơn 1.000 ngày "cách ly", ông Tập Cận Bình tham dự G20 ở Bali, sau đó là APEC ở Bangkok, liên tiếp gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài. Ông tìm cách tái lập uy tín của chế độ, bị xói mòn vì các chính sách hung hăng và trấn an các nhà đầu tư.

Theo nhật báo Les Echos, ông "Tập Cận Bình dàn dựng sự trở lại của Trung Quốc trên trường quốc tế" với quyền lực được củng cố sau Đại hội đảng Cộng sản. "Giờ ông nắm toàn quyền kiểm soát và đã loại bỏ mọi sự phản kháng", theo nhận định của giáo sư Stephen Nagy, Đại học Công giáo ở Tokyo.

Cả một danh sách nhà lãnh đạo thế giới chờ gặp chủ tịch Trung Quốc. Nhà phân tích Richard McGregor của Viện Lowy nhận định "Kiểu sự kiện họp thượng đỉnh lớn như vậy là cơ hội lý tưởng vì cho phép liên tiếp các cuộc họp song phương trong thời gian ngắn". Đây cũng là cơ hội lý tưởng để tránh những chuyến công du, hiện còn quá nhạy cảm với công luận. Một chuyên gia của chính quyền Trung Quốc nêu ví dụ : "Hiện giờ không thể lên kế hoạch một chuyến công du Hoa Kỳ cho ông Tập Cận Bình hoặc một chuyến công du đến Nhật Bản. Vì thế, gặp nhau ở một nước thứ ba là rất tiện, như vẫn diễn ra vào thời Chiến tranh lạnh".

Trung Quốc quyết định tái kích hoạt những mối quan hệ ngoại giao vì đang rất cần. Giáo sư Stephen Nagy nhận định "nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng niềm tin thực sự trên bình diện quốc tế" : chính sách Zero Covid hà khắc, ngoại giao "chiến lang" tấn công tất cả những ai dám chỉ trích chế độ, dùng vũ lực đe dọa Đài Loan…

Về kinh tế, vẫn theo giáo sư Nagy, "nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức thật sự về cơ cấu. Ông Tập phải đến truyền tải thông điệp trấn an. Nói rằng Trung Quốc vẫn là nơi ổn định để dự kiến đầu tư". Trong các cuộc họp song phương, phái đoàn Trung Quốc đã hứa hẹn nhiều dự án hợp tác, những thỏa thuận trao đổi thương mại mới. Đó là những liều thuốc từng giúp Trung Quốc tăng trưởng trong suốt 20 năm.

Nhật báo Le Figaro đưa ra nhận định : "Tập Cận Bình đánh cược vào thế tấn công ngoại giao" dù ông trấn an không có ý định "đặt lại vấn đề về trật tự thế giới". Sự tái xuất hiện này cho thấy sự điều chỉnh chiến thuật vào lúc Bắc Kinh thấy bất trắc về cuộc chiến của tổng thống Putin ở Ukraine và viễn cảnh suy thoái toàn cầu. Quá ngả về phía Nga gây tác động ngược đối với các nhà đầu tư, đang tìm cách tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Moskva, và bất an về tương lai của họ tại công xưởng thế giới bị đình trệ vì chính sách Zero Covid.

Mỹ : Đảng Cộng hòa, bị chia rẽ, nắm quyền kiểm soát Hạ Viện

Về thời sự Mỹ, sự kiện đảng Cộng hòa chiếm đa số ở Hạ Viện được hai báo Le Monde Les Echos đề cập. Le Monde dùng những từ "đảng Cộng hòa bị chia rẽ", "chiến thắng mong manh, thêm vị đắng, mất thời gian và ít hào hứng". Với 218 ghế, đảng Cộng hòa sẽ chống Joe Biden trên nhiều mặt trận.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, đảng Dân Chủ, hiện vẫn chiếm đa số, cố gắng thông qua nhiều đạo luật nhất có thể : Thứ Tư 16/11, một dự thảo luật về luật hôn nhân đồng giới và đa chủng tộc đã được Thượng Viện thông qua, với sự ủng hộ của 12 thượng nghị sĩ Cộng hòa, sau đó cũng nhanh chóng được thông qua ở Hạ Viện. Trong số những ưu tiên khác của đảng Dân Chủ, còn có nỗ lực tránh tính trạng hết ngân sách hoạt động "shutdown" vào ngày 16/12, nâng mức trận nợ, thêm gói viện trợ mới 37,3 tỉ đô la cho Ukraine, trong đó 21,7 tỉ đô la là viện trợ quân sự, và hoàn tất báo cáo của Ủy ban điều tra vụ tấn công đồi Capitol ngày 06/01/2021.

Nhật báo kinh tế Les Echos cũng đưa tin về "Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ Viện sau kỳ bầu cử giữa kỳ". Tuy nhiên, theo Les Echos, tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn có thể dựa vào đa số của đảng Dân chủ ở Thượng Viện trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Ông muốn thông qua nhiều đạo luật trước tháng 01/2023 khi những tân nghị sĩ chính thức nhậm chức.

Qatar 2022 : Cup vô địch bóng đá của mọi kỷ lục

"Một Cup Bóng đá Thế giới trị giá hơn 200 trỉ đô la" là chủ đề của Les Echos. Còn La Croix đưa trang nhất "Giải Vô địch về tranh cãi".

Les Echos nêu những con số kỷ lục cho một mùa Vô địch Bóng đá Thế giới : khoản chi phí khổng lồ (200 tỉ đô la, so với 11 tỉ của Nga năm 2018 hoặc 15 tỉ tại Brazil năm 2014), bị chỉ trích nhiều nhất, lần đầu tiên tổ chức vào cuối năm (từ 20/11 đến 18/12), nước chủ nhà rất nhỏ, trận khai mạc diễn ra tại sân vận động Al Bayt (60.000 chỗ), một trong số 7 sân vận động mới được xây trong những năm gần đây, trận chung kết diễn ra ở "thành phố tương lai" Lusail nằm giữa sa mạc và chưa hoàn thiện.

Đối trang nhất của La Croix, đó là "Giải Vô địch về tranh cãi". Bài xã luận "Kiệt sức" nêu những điều kiện xã hội tồi tệ liên quan đến cơ sở hạ tầng : nhiều sân vận động được lắp điều hòa giữa sa mạc. Giải vô địch diễn ra lệch so với thời gian thông thường cũng khiến các cầu thủ thiếu chuẩn bị vì vẫn đang thi đấu tại các giải vô địch quốc gia.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Hỏa tiễn rơi ở Ba Lan : NATO kềm chế, Putin tỏ ra vô trách nhiệm

Phương Tây và Nga đã tránh được cơn ác mộng xung đột lan rộng. Chính phủ Ba Lan và NATO tỏ ra kềm chế. Cho dù đó là hỏa tiễn Ukraine bắn chặn Nga, trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về kẻ xâm lăng, đồng thời đặt lại vấn đề bảo vệ vùng trời Ukraine nói riêng và Châu Âu nói chung

nato1

Các nhà lãnh đạo phương Tây họp thượng đỉnh G20 tại Bali (Indonesia) ngày 16/11/2022 bàn bạc về vụ hỏa tiễn do Nga sản xuất rơi xuống Ba Lan. Reuters - BPA

Tựa chính của Les Echos hôm naynói về áp lực lên doanh nghiệp, La Croix về những xoay sở của người nghèo, Le Figaro đề cập đến chủ trương bảo hộ của Mỹ. Libération dùng nền đen cho trang nhất, với bức ảnh một phụ nữ cầm cây đèn cầy leo lét sau khung cửa, với dòng tít "Ukraine, ni s mùa đông".Le Monde chạy tựa "Ha tin rơi xung Ba Lan, NATO căng thng".Các báo đều dành nhiều trang trong hoặc xã luận cho sự kiện này, tất cả đều có cùng nhận định : NATO đã tỏ ra kềm chế. 

Ba Lan xử sự bình tĩnh trước Putin vô trách nhiệm

Le Monde cho biết cụ thể : Lúc 15 giờ 40 ngày thứ Ba 15/11 tại làng Przewodow có 500 dân thuộc quận Hrubiezow, nằm cách biên giới Ukraine 6 cây số. Một xe máy cày đang chạy trên đồng bị một vật thể đánh trúng, các nhân chứng nghe thấy hai tiếng nổ, tạo ra một hố bề ngang 5 mét, sâu 2 mét, hai người nông dân 50 và 60 tuổi tử nạn. Le Figaro nhận xét, đó là cơn ác mộng của phương Tây kể từ đầu cuộc chiến : xung đột mở rộng trong trường hợp Nga tấn công vào một nước NATO, dù không cố ý đi nữa.

Xã luận của La Croix cho rằng lịch sử đầy những ví dụ chiến tranh nổ ra ngoài ý muốn của các bên nhưng sau đó đã lan rộng. Sự kiện vừa rồi cho thấy mối đe dọa lên toàn Châu Âu kể từ khi Nga xâm lăng Ukraine. Libération nhấn mạnh, lần đầu tiên cuộc chiến ảnh hưởng trực tiếp đến một thành viên NATO. Trong vòng vài tiếng đồng hồ mọi người đều lo ngại điều tệ hại nhất. Người ta chờ đợi phản ứng của các nhà lãnh đạo, đọc lại Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, nhất là điều 4 và điều 5 xác định những nghĩa vụ trong trường hợp một thành viên bị tấn công.

Áp lực nhanh chóng giảm xuống. Sau Hoa Kỳ, đến lượt tổng thống Ba Lan tuyên bố "không có gì cho thy đây là mt cuc tn công c tình". Giả thiết khả tín nhất là pháo phòng không của Ukraine. Kiev đòi hỏi đến tận nơi để điều tra, nhưng vì đang chiến tranh, sự kiện không quan trọng bằng cách nhìn nhận vấn đề. Theo xã luận của La Croix, điều chính yếu là NATO chọn lựa không leo thang, và đặc biệt chính phủ Ba Lan tỏ ra rất bình tĩnh. Thái độ này tương phản hẳn với một Vladimir Putin vô trách nhiệm. Lạc lối trong một chiến lược không có tương lai, một lần nữa ông ta đã chọn cách khủng bố, oanh tạc ồ ạt Ukraine.

Nghi vấn Ukraine bắn chặn hỏa tiễn Nga nhưng bị trượt mục tiêu

Tướng Michel ­Yakovleff, cựu phó tổng tham mưu trưởng bộ chỉ huy NATO nhận thấy sự kiện hỏa tiễn rơi xuống làng Przewodow làm mờ nhòa đi cuộc oanh kích khốc liệt mà Ukraine là nạn nhân. Theo nhà nghiên cứu Pierre Grasser của đại học Sorbonne, rất có thể đó là một hỏa tiễn địa-không 5V55 bắn đi từ giàn phóng S-300 ở căn cứ không quân Jytomyr tại Ukraine, để chặn một hỏa tiễn Nga đang bay về hướng biên giới Ba Lan. Hỏa tiễn địa-không này có thể đã bắn trượt mục tiêu, hay vượt khỏi sự kiểm soát của radar do mất tín hiệu, nên tiếp tục đường bay đến Ba Lan.

Sự cố này không phải là cá biệt. Nhiều hình ảnh lâu nay vẫn cho thấy các mảnh vỡ tên lửa trên khắp Ukraine, các hỏa tiễn và drone Nga bay lạc sang Moldova, các drone của cả hai bên tham chiến tìm thấy ở Romania, những hỏa tiễn rơi xuống Hắc Hải được Thổ Nhĩ Kỳ vớt lên.

Phòng không Ukraine chủ yếu dựa vào hệ thống S-300 thời Liên Xô cũ, các giàn phòng không tịch thu được của Nga, SA-8, SA/11 và hỏa tiễn Stinger của Mỹ. Chỉ riêng ngày thứ Ba hôm ấy, Kiev đã chặn được 73 hỏa tiễn hành trình trong số gần 100 tên lửa đánh vào 18 thành phố Ukraine, một đợt tấn công quy mô chưa từng thấy. Ông Pierre Grasser nhấn mạnh, S-300 vẫn giúp chặn được máy bay và tên lửa Nga, nhưng hỏa tiễn bắn ra không có cơ chế tự hủy nếu trượt mục tiêu. Vả lại Ukraine không có đủ đạn dược.

Nhóm tiếp xúc phụ trách điều phối quân viện cho Ukraine hôm qua đã họp lại tại căn cứ Mỹ ở Ramstein, Đức, có sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng Ukraine Oleksy­Reznikov. Phương Tây giao chậm một phần do thiếu các giàn phòng không và thời gian huấn luyện khá lâu. Đức đã chuyển giao một giàn Iris-T SLM, hệ thống thứ hai trước cuối năm ; Hoa Kỳ hứa 8 giàn Nasams và đã giao 2, Pháp cung cấp 4 giàn Crotale, Ý, Tây Ban Nha cũng loan báo trợ giúp. Trong khi chờ đợi, Ukraine vẫn rất dễ tổn thương trước các hỏa tiễn đạn đạo Iskander, hỏa tiễn hành trình Kalibr và drone của Nga.

Lá chắn chống hỏa tiễn cho Châu Âu ?

Về phía Ba Lan tuy tỏ ra chừng mực trước sự cố, nhưng các chuyên gia lo lắng về những lỗ hổng phòng không. La Croix dẫn lời Malgorzata ­Bonikowska, giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc tế ở Warszawa : "Chúng tôi ngỡ mình ở sườn phía đông NATO, nay nhận ra rằng đang ở mặt trận phía đông (...). Cho dù vụ Przewodow không phải do cố ý tấn công, nhưng vẫn có những vật thể giết người từ trên trời rơi xuống". Nhiều nhà bình luận Ba Lan cùng khẳng định, cho dù hỏa tiễn là của Ukraine, trách nhiệm về cái chết của các nạn nhân chính là Nga, kẻ đã gây chiến. Họ đòi hỏi phải bố trí thêm nhiều hệ thống phòng không, có người còn đề nghị NATO lập vùng cấm bay, để bắn hạ các hỏa tiễn Nga bay đến gần Ba Lan, Romania.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh : "Cần nói rõ, không phải lỗi của Ukraine mà trách nhiệm cuối cùng là ở Nga, đã theo đuổi một cuộc chiến tranh bất hợp pháp với Ukraine". Tương tự đối với Nhà Trắng, còn thủ tướng cực hữu Ý Giorgia Meloni tuyên bố Nga hoàn toàn phải chịu trách nhiệm "cho dù đó là hỏa tiễn phòng không Ukraine nhằm ngăn chặn tội ác oanh kích vào thường dân".

Sự kiện xảy ra vào lúc Ukraine hứng chịu những vụ tấn công liên tục của Nga, càng cho thấy mong muốn có được hệ thống phòng không vững chắc của Kiev là chính đáng. Những gì Ukraine đang có cách xa một trời một vực so với hệ thống "Vòm St" Israel. Chuyên gia François Heisbourg ngc nhiên khi Đức "đặt cái cày trước con trâu", mun lp lá chn chng tên la bao ph 14 nước Châu Âu (nhưng không có Pháp, Ba Lan, Ý), bằng cách mua thiết bị của Mỹ và Israel. Libération dẫn lời ông Heisbourg cho rằng Berlin nên cung cấp hệ thống chống tên lửa cho Kiev, thay vì lao vào một dự án dài hạn.

"Hầu hết" thành viên G20 lên án Nga : Thắng lợi của phương Tây

Ở cách Kiev 10.000 cây số, các nhà lãnh đạo G20 đang họp ở Bali không thể không lên tiếng. Các báo đều có cùng ghi nhận là dù có những bất đồng, nhưng 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn lên án cuộc xâm lăng Ukraine của Nga. Theo Les Echos, chỉ một chữ tiếng Anh gồm bốn mẫu tự đã làm nên sự khác biệt : "most" (hầu hết). Những nước ngại va chạm với Moskva ban đầu chỉ muốn dùng chữ "many" (nhiều).

Sau năm ngày đêm thương lượng với các quốc gia mới trỗi dậy, mà ngày cuối cùng đến tận nửa đêm, phương Tây đã thành công trong việc đưa vào thông báo chung cuộc của G20 câu : "Hầu hết thành viên G20 kiên quyết lên án cuộc chiến tranh Ukraine đã gây nhiều đau khổ cho con người, và làm tăng tính dễ tổn thương của kinh tế thế giới". Ngay cả các nhà đàm phán Nga cũng phải đồng ý vì sợ bị cô lập so với 19 nước khác.

Phía Pháp cho rằng nay có thể tìm được những điểm chung với Trung Quốc và Ấn Độ. Việc lên án Nga cho thấy các nước mới nổi bắt đầu nhận ra cuộc chiến tranh Ukraine đè nặng lên nền kinh tế nước mình. Riêng nước chủ nhà Indonesia, giá một gói mì ăn liền 3.000 rupi (20 xu euro) trong những tháng tới có thể tăng gấp ba vì ảnh hưởng chiến tranh Ukraine lên giá lúa mì.

Ukraine, mùa đông gian lao trong thành phố và trên chiến địa

Xã luận của Libération tố cáo "Nga muốn làm thường dân Ukraine khốn đốn trong mùa đông". Phải chăng "Tướng quân Mùa Đông" vn là yếu t quyết định đối vi các nhà chiến lược trong lch s, t Thành Cát Tư Hãn cho đến Adolf Hitler hay Napoléon Đệ nht ? Các nhà sử học cho rằng điều kiện thời tiết chỉ có ảnh hưởng hạn chế lên các chiến dịch quân sự.

Nhưng cuộc xâm lăng Ukraine của Vladimir Putin không giống các chiến dịch khác, quân đội Nga không phải đang bảo vệ lãnh thổ nước mình, những người lính tinh thần sa sút và nhất là thiếu thốn trang bị. Moskva quay sang chiến lược làm người dân Ukraine không thể sống nổi trong mùa đông, oanh kích liên tục cơ sở hạ tầng để họ không còn điện nước, hệ thống sưởi, trong khi nhiệt độ một số nơi xuống dưới -20°C.

Trên chiến trường, bên nào có lợi trong mùa đông này ? Theo Libération, khi các bình nguyên biến thành một biển bùn lầy, quân Nga với hậu cần và trang bị kém có thể rất vất vả, còn lực lượng Ukraine tuy phải tiến chậm lại nhưng có khả năng tranh thủ tình hình.

Tướng Vahur Karus của Estonia giải thích, tuyết có thể cản trở việc tổ chức các chiến dịch lớn, môi trường khắc nghiệt đến nỗi việc sống còn của người lính và bảo vệ khí tài còn quan trọng hơn. Cảnh vật trong tuyết trắng khiến khó ngụy trang, thân nhiệt được radar nhận ra, cái lạnh làm người lính mệt mỏi, vũ khí dễ hư hỏng, việc tiếp tế bị băng giá và bùn lầy cản trở trong khi số lượng nhiên liệu phải vận chuyển tăng lên. Các đồng minh của Ukraine hiểu được điều đó.

Lính quân dịch Nga : Thảm dày chỉ 3 ly để chống chọi với giá rét !

Chỉ riêng Canada, đất nước đầy kinh nghiệm trong lãnh vực này, đã cung cấp nửa triệu bộ đồ mùa đông gồm áo khoác, giày bốt, găng tay. Anh hứa tặng túi ngủ và lều được sưởi ấm. Ngược lại phía Nga nhiều đơn vị quen chiến đấu trong băng giá đã bị xóa sổ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, như lữ đoàn cơ giới 200. Về phần 300.000 lính bị động viên, đa số phải tự trang bị cho mình, quân đội hầu như không cung cấp gì.

Trong một video trên mạng xã hội, một người ở vùng Arkhangelsk (miền bắc) mới bị bắt lính cay đắng cho biết những gì được phát : một tấm thảm tập yoga dày 3 milimet, một đôi bốt cao su và một túi ngủ mùa hè "có thể nhìn xuyên qua được nếu trời sáng". Giáo sư Julien Théron của Sciences-Po Paris nhắc nhở với nhiệt độ -20°C, trang bị đầy đủ không chỉ nhằm làm tăng hiệu quả mà còn giúp người lính sống sót.

Đôi bên đều lo chuẩn bị một giai đoạn khó khăn. Nhà quan sát Michael Kofman cho rằng Nga hy vọng vào số lính động viên để bổ sung lực lượng, cố sản xuất thêm thiết bị và có thể mua đạn dược từ Bắc Triều Tiên ; Ukraine thì nhờ vào các loại pháo có tầm bắn xa và chính xác để làm tiêu hao quân Nga. Lính Nga phải nhanh chóng đào hào trước khi mặt đất bị đông cứng, như đã thấy ở bên kia sông Dniepr và đến tận Crimea.

Julien Théron nhận định cuộc chiến càng kéo dài, Nga càng ít cơ hội chiến thắng. Về chính trị cũng vậy, ngay cả trong một chế độ độc tài, phản kháng cũng sẽ càng tăng. Về phía Ukraine thì lệ thuộc vào vũ khí, đạn dược của đồng minh, kinh tế đi xuống vì Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng. Cả hai bên đều phải cố gắng tăng tốc trước mùa đông.

Việt Nam đứng đầu danh sách các đối tác mới của Đức

Nhìn sang Châu Á, Le Monde phân tích "Những tham vọng mới của Đức" tại khu vực này. Mười ngày sau chuyến thăm Trung Quốc gây tranh cãi, thủ tướng Olaf Scholz lại công du Châu Á, nhắc nhở rằng đối với Berlin "Châu Á-Thái Bình Dương quan trọng hơn Trung Quốc". Tuyên bố trên tại Singapore ngày 14/11 cho thấy Đức kỳ vọng nhiều vào khu vực lâu nay bị bỏ rơi.

Trong 16 năm làm thủ tướng, bà Angela Merkel công du Trung Quốc tới 12 lần, nhưng chỉ một lần đến Việt Nam, Singapore, Indonesia. Đi thăm những nước này, ông Scholz muốn tái cân bằng. Hồi cuối tháng Tư, tân thủ tướng cũng chọn Tokyo làm điểm đến đầu tiên ở Châu Á thay vì Bắc Kinh. Và thực ra ngay từ tháng 9/2020 chính phủ Đức đã công bố tài liệu chiến lược 72 trang mang tên "Các hướng chỉ đạo về Ấn Độ-Thái Bình Dương", trong đó nhấn mạnh "khu vực này đang trở thành chìa khóa cho việc xác định trật tự quốc tế thế kỷ 21". Hai năm sau,chiến tranh Ukraine và sự ràng buộc vào khí đốt Nga khiến Berlin càng quyết tâm không lặp lại sai lầm này đối với Trung Quốc.

Đa dạng hóa nguồn cung là mục tiêu của chuyến thăm Hà Nội. Là nước giàu tài nguyên đất hiếm, Việt Nam đứng đầu danh sách các đối tác mới mà Đức mong muốn tăng cường quan hệ để bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh. Về địa chính trị, hồi kết của "những năm Merkel" bắt đầu với việc gởi chiến hạm Bayern sang Ấn Độ-Thái Bình Dương làm nhiệm vụ trong 8 tháng, do "tự do hàng hải bị đe dọa" vì "một số thích dùng luật của kẻ mạnh". Sau đó là điều các chiến đấu cơ Eurofighter tham gia tập trận trên không phận Úc cùng 17 nước khác. Chuyên gia Mathieu Duchâtel nhận thấy Đức tiếp tục tăng cường sự hiện diện trong khu vực đồng thời hiệu chỉnh lại mối quan hệ với Bắc Kinh.

Thụy My

Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Pháp hoài công kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò "trung gian"

Họp báo tại Bali kết thúc thượng đỉnh G20 chiều ngày 16/11/2022, tổng thống Pháp đã một lần nữa mong muốn Trung Quốc "đóng vai trò trung gian quan trọng hơn" để giải quyết chiến tranh Ukraine. Nhưng giới quan sát báo trước thất bại của Paris, vì tới nay Trung Quốc chưa bao giờ lên án Nga xâm chiếm Ukraine, tránh sử dụng hai chữ "chiến tranh" mà chỉ nói tới một cuộc "khủng hoảng" mà phương Tây, NATO phải chịu trách nhiệm.

phap1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. AFP – Ludovic Marin

Trước khi rời Bali, Indonesia đến Bangkok dự thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC với tư cách khách mời và sẽ gặp lại chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Macron nhấn mạnh đến khả năng "trong những tháng tới đây, Trung Quốc sẽ đóng một vai trò trung gian" tránh để "xung đột trở nên khốc liệt hơn". Paris tin vào một sự đồng thuận nào đó giữa các nước phương Tây với các nền kinh tế đang trỗi dậy như Ấn Độ và Trung Quốc để "thúc đẩy Nga hạ nhiệt tình hình" Ukraine. Paris đồng thời nêu lên khả năng tổng thống Macron công du Trung Quốc vào đầu 2023.

Emmanuel Macron kêu gọi Bắc Kinh can thiệp và thuyết phục Moskva ngừng cỗ máy chiến tranh, đúng vào lúc hơn 85 tên lửa của Nga dội xuống Ukraine trong một ngày, nhưng mọi mọi chú ý lại dồn về quả tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan, sát biên giới với Ukraine.

Trước mắt, giới quan sát đồng loạt cho rằng Pháp sẽ hoài công trong nỗ lực ngoại giao. Đến nay Trung Quốc vẫn không lên án Nga xâm chiếm Ukraine, không ban hành lệnh cấm vận kinh tế Nga.

Trên tạp chí chuyên đề về Chính trị quốc tế, số ra mùa thu năm 2022, chuyên gia về Đông Bắc Á thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp Antoine Bondaz giải thích : Liên quan đến hồ sơ Ukraine, Bắc Kinh "không tìm cách bảo vệ Nga, mà đây là cơ hội để Trung Quốc khẳng định vị trí đối đầu với Mỹ".

Trung Quốc "muốn khai thác" cuộc chiến đang diễn ra trên lãnh thổ Châu Âu như một công cụ tấn công vào "uy tín của Hoa Kỳ, của phương Tây, của mô hình dân chủ tự do" đồng thời để bảo đảm cho sự tồn tại của chính chế độ cộng sản Bắc Kinh.

Cũng ông Bondaz nhắc lại Trung Quốc không lên án Moskva xâm chiếm Ukraine chẳng phải vì "một sự gần gũi về mặt ý thức hệ" với nước Nga của ông Vladimir Putin.

Bắc Kinh và Moskva dễ dàng xích lại gần nhau, bởi đôi bên đều không xem đối phương là một mối đe dọa trực tiếp. Dù vậy những tính toán cả về chính trị lẫn lợi ích của Nga và Trung Quốc quá khác xa với nhau để có thể kết luận rằng đây là một "liên minh". Thái độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh từ tháng 02/2022 tới nay phản ánh những tính toán rất "thực tiễn" và mang tính "cơ hội chủ nghĩa".

Dưới áp lực của phương Tây, ông Tập Cận Bình chỉ tìm cách dung hòa hai mục tiêu : một là không lên án Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine để hưởng lợi kinh tế với đối tác Nga, nhưng đồng thời Bắc Kinh cũng "ngừng lại đúng lúc" tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây tác động đến quyền lợi của các tập đoàn Trung Quốc.

Mục tiêu thứ nhì của Bắc Kinh, như Antoine Bondaz đã giải thích, đó là "tìm cách gây phương hại đến uy tín và lợi ích" của Âu, Mỹ.

Do vậy, ngay cả sau cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình với tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm Thứ hai 14/11/2022, cũng chẳng một ai cho rằng đây là điểm khởi đầu của một sự "tan băng" giữa Bắc Kinh với Washignton. Về phần tổng thống Macron, ông không có được "hào quang" như đồng nhiệm Mỹ, cho nên nghĩ rằng Paris đủ sức thuyết phục Bắc Kinh "can gián" Vladimir Putin chấm dứt chiến tranh, hay "bỏ rơi" nước Nga là điều không tưởng.

Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, cho rằng Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng cần ý thức được rằng, điểm gắn kết hai ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình là cả hai đều đấu tranh vì sự tồn tại của chế độ, cả hai cùng xem "mô hình dân chủ, tự do" là mối đe dọa chính.

Về phần tổng thống Emmanuel Macron, ông kêu gọi Bắc Kinh giúp cộng đồng quốc tế làm "hạ nhiệt" hồ sơ Ukraine, không lẽ Paris từ gần một năm qua, không trông thấy rằng trên hồ sơ này, Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ một sáng kiến nào để ngăn chặn cỗ máy chiến tranh ? Bắc Kinh đã có sáng kiến nào để bảo đảm an ninh lượng thực cho thế giới ?

Marc Julienne, Viện Quan hệ quốc tế Pháp IFRI, thì cho rằng Tập Cận Bình đến dự đỉnh G20 vừa qua tại Bali và diễn đàn APEC ở Bangkok trong hai ngày sắp tới chẳng qua chỉ nhằm gửi đi một thông điệp chính : Trung Quốc không để cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh độc quyền mở rộng ảnh hưởng tại Châu Á - Thái Bình Dương. Riêng về thái độ của tổng thống Macron muốn thuyết phục Bắc Kinh gây sức ép với Nga vì quyền lợi của Trung Quốc, Marc Julienne cho rằng Paris quả là "ngây thơ" và thậm chí là "trịch thượng", bởi Đảng cộng sản Trung Quốc biết rất rõ "đâu là những lợi ích" của quốc gia này và từ đầu cuộc chiến Ukraine tới nay, ông Tập Cận Bình luôn giữ nguyên lập trường với nước Nga.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Tên lửa rơi xuống Ba Lan : Zelensky "không biết chuyện gì đã xảy ra".

Thanh Phương, RFI, 18/11/2022

Về vụ tên lửa rơi vào lãnh thổ Ba Lan khiến hai người thiệt mạng hôm 15/11, sau mấy ngày nhất quyết khẳng định đó là tên lửa do quân Nga bắn sang, bất chấp những tuyên bố ngược lại của Hoa Kỳ và NATO, hôm 17/11/2022, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận ông "không biết chuyện gì đã xảy ra". 

uk01

Cảnh sát Ba Lan tìm kiếm mảnh vỡ tên lửa rơi xuống làng Przewodow gần biên giới với Ukraine hôm 15/11/2022. © Evgeniy Maloletka / AP

Theo một thông cáo của phủ tổng thống Ukraine, ông Zelensky nói thêm : "Chỉ sau khi điều tra xong thì mới có thể đưa ra các kết luận về nguồn gốc của vụ bắn tên lửa".

Theo thông báo của ngoại trưởng Kouleba trên mạng Twitter, hôm 17/11, các chuyên gia của Ukraine đã đến Ba Lan để tham gia vào cuộc điều tra nhằm xác định xem tên lửa đã được bắn từ đâu.

Cho tới nay, Nga đã nhiều lần khẳng định không hề bắn tên lửa nói trên. Trong khi đó, Ba Lan cho rằng "có rất nhiều khả năng" đây là một tên lửa của hệ thống phòng không Ukraine. Hoa Kỳ và khối NATO cũng nêu giả thuyết tương tự.

Cho dù kết quả điều tra như thế nào, tuyên bố tại Bangkok hôm qua, trước cuộc họp thượng đỉnh diễn đàn APEC, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đánh giá rằng, trong vụ tên lửa rơi vào lãnh thổ Ba Lan, "trách nhiệm sau cùng" vẫn thuộc về Nga.

Thanh Phương

**********************

Vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan : Tổng thống Ukraine vẫn khẳng định là do Nga bắn

Thanh Hà, RFI, 17/11/2022

Phản bác tuyên bố của NATO và Mỹ, hôm 16/11/2022, tổng thống Ukraine khẳng định tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan cách nay hai ngày là "vũ khí của Nga". Kiev đòi được quyền tham gia vào cuộc điều tra và tiếp cận các thông tin mà phương Tây thu thập được sau vụ tên lửa rơi xuống làng Przedodow sát biên giới Ba Lan và Ukraine, khiến hai thường dân Ba Lan thiệt mạng.

uk1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, Ukraine, ngày 08/09/2022. AP - Genya Savilov

Đặc phái viên Taline Oudnjian của đài truyền hình France 24 tại Ukraine tường thuật :

"Hôm Thứ Tư, Ukraine đòi lập tức được quyền tiếp cận khu vực mà tên lửa đã rơi xuống, sát đường biên giới với Ba Lan. Các giới chức Ukraine khẳng định có bằng chứng đây là tên lửa của Nga, nhưng không đi sâu vào chi tiết. Tổng thống Zelensky tuyên bố ông tin chắc, đây là vũ khí của Nga. Tuy nhiên, để tham gia vào cuộc điều tra, Kiev phải được Ba Lan và Mỹ chấp thuận. Kịch bản này khó có thể xảy ra, bởi vì NATO thẩm định tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan là thuộc ‘hệ thống phòng không của Ukraine’.

Về phía công luận Ukraine, mọi người tiếp tục quy trách nhiệm cho quân đội Nga. Theo họ, lính Nga bắn tên lửa để người dân Ukraine phải sống trong sợ hãi. Dù rất phẫn nộ nhưng người dân tại đây cam chịu. Mọi người đã biết trước là Moskva sẽ phản công theo kiểu này bởi đây là chiến lược quân đội Nga luôn áp dụng mỗi khi thua trận. Kịch bản này từng xảy ra sau khi quân Nga thất thủ ở Kiev, rồi Kharkiv và giờ đây là ở Kherson. Dù sao đi chăng nữa, các giới chức Ukraine cũng đã báo động rằng các đợt tấn công tương tự ở quy mô lớn sẽ còn tiếp diễn".

Ngay từ hôm qua, vài giờ sau vụ tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định "Có nhiều khả năng sự cố do hệ thống phòng không của Ukraine gây nên".

Chính tổng thống  Andrzei Duda cũng đã nhìn nhận không có bằng chứng đây là "một vụ cố ý tấn công nhắm vào Ba Lan". Trong ngày họp cuối cùng thượng đỉnh G20 tại Bali, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đánh giá "ít có khả năng" tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan là do Nga phóng đi.

Dù không phải là một vụ "tấn công nhắm vào Ba Lan", nhưng bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng như thủ tướng Đức và Ý đều cho rằng, trong sự cố vừa qua, "trách nhiệm sau cùng cũng thuộc về Nga". Lý do là Nga đã ồ ạt bắn tên lửa phá hoại các cơ sở hạ tầng của Ukraine, nên Kiev phải tự vệ. Lầu Năm Góc cũng lên án Nga "gieo rắc kinh hoàng" trên lãnh thổ Ukraine.

Thanh Hà

************************

Vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan : Sự thận trọng cần thiết của phương Tây

Anh Vũ, RFI, 16/11/2022

Hôm 15/11/2022, giữa lúc Nga tiến hành các cuộc tập kích ồ ạt vào Ukraine, một đầu đạn tên lửa đã rơi xuống một làng ở phía đông nam Ba Lan, gần với biên giới Ukraine. Vụ việc ngay lập tức đã làm dấy lên những lo ngại trong các nước phương Tây, bởi Ba Lan là thành viên của NATO cũng như của Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng các phản ứng đều tỏ ra thận trọng, để không đẩy sự việc đi quá xa.

uk2

Vụ đầu đạn tên lửa hôm 15/11/2022 rơi xuống làng Przewodów của Ba Lan, gần biên giới với Ukraine, đã làm dấy lên nhiều mối lo ở phương Tây. © RFI

Đối với Ba Lan, tất nhiên đây là một diễn biến nghiêm trọng, lần đầu tiên đầu đạn tên lửa rơi xuống lãnh thổ của mình làm hai người dân thiệt mạng trong lúc xung đột Nga - Ukraine diễn ra dữ dội. Ngay tối hôm qua, chính phủ Ba Lan đã triệu tập họp khẩn cấp với nỗi lo bị lôi vào cuộc xung đột. Sau cuộc họp, Warszawa không đưa ra kết luận nào, ngoài thông cáo cho biết : "Đầu đạn do Nga chế tạo đã rơi xuống làng Prezewodow, làm 2 công dân Ba Lan thiệt mạng".  Quyết định duy nhất của chính phủ Ba Lan là mở điều tra, cùng việc nâng mức báo động một số đơn vị quân đội.

Các nước phương Tây, đồng minh của Ba Lan cũng như của Ukraine, nhận thông tin về vụ việc trên với những lo ngại thực sự. Hàng loạt cuộc điện thoại của các lãnh đạo như Pháp, Mỹ, Anh gọi đến chính phủ Ba Lan, trước tiên là để tỏ tình đoàn kết với đồng minh, sau là để nắm tình hình thực tế. Lãnh đạo các nước G7 đang có mặt tại Indonesia dự thượng đỉnh G20 đã có cuộc họp khẩn về diễn biến bất ngờ ở Ba Lan. Ngay tối qua, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã trao đổi điện thoại với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden và ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Cuộc họp thường lệ của Hội đồng NATO hôm nay, được chuyển thành cuộc họp khẩn.  Giả thuyết Nga tấn công Ba Lan đều có trong suy nghĩ của các lãnh đạo phương Tây.

Những lo ngại của các nước phương Tây, ít nhiều cũng là tác nhân can dự trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, là hoàn toàn có thể lý giải được. Ngay từ đầu cuộc chiến tranh tại Ukraine, các phương Tây cũng như Liên Hiệp Châu Âu, dù ủng hộ gần như vô điều kiện Kiev, nhưng đã cố gắng để không trở thành một bên tham chiến, không để bị lôi vào cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga.  Trong khi đó, Ba Lan, thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và NATO, từ đầu cuộc xung đột, luôn kề vai sát cánh ủng hộ toàn diện Ukraine. Ai cũng biết Ba Lan là cơ sở hậu cần không thể thiếu cho quốc gia láng giềng chống lại cuộc xâm lược của Nga. Nhưng Warszawa không hề có ý định đối đầu quân sự với Moskva.

Ba Lan không chỉ được che chắn bởi hiệp ước phòng vệ tập thể của Liên Âu mà còn được bảo vệ bằng điều 5 của Hiệp ước Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, theo đó khi một trong những nước thành viên bị tấn công thì Liên Minh (gồm 30 nước) sẽ phải có trách nhiệm hành động bảo vệ.  Tuy nhiên, sự việc xảy ra hôm qua trên lãnh thổ của Ba Lan có vẻ như không đi quá xa đến như vậy.

Trong phiên họp khẩn hôm nay của NATO, Ba Lan có thể đề nghị Liên Minh kích hoạt điều 4 của Hiệp ước. Theo điều khoản này, các cuộc trao đổi tham vấn của các nước thành viên có thể được tổ chức khi Liên Minh nhận thấy "toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, độc lập chính trị và an ninh" của nước thành viên đó bị đe dọa. Các cuộc tham vấn này nhằm tìm ra những phản ứng chung phù hợp với tình hình. Rõ ràng nếu giả thuyết đó là cuộc tấn công Ba Lan do Nga tiến hành được khẳng định thì cuộc xung đột tại Ukraine sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Sau những bất ngờ và có phần lo ngại ban đầu, chính phủ Ba Lan và các đồng minh phương Tây dường như đã trấn tĩnh lại. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã đánh giá ít có khả năng tên lửa bắn đi từ đất Nga. Trong khi đó, Pháp kêu gọi "phải rất thận trọng" về nguồn gốc tên lửa rơi xuống Ba Lan. Thông cáo của phủ tổng thống Pháp còn nhấn mạnh "xác định được chủng loại tên lửa chưa hẳn là xác định được tác nhân đã bắn tên lửa đó". 

Theo Le Figaro, hôm nay tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong một cuộc báo đã nhận định "có nhiều khả năng" đầu đạn tên lửa rơi xuống làng gần biên giới Ba Lan hôm qua là của lực lượng phòng không Ukraine sử dụng để đánh chặn tên lửa Nga. Giả thuyết này cũng đã được bộ trưởng Quốc Phòng Nga, cũng như Bỉ, xác nhận trong ngày. Tổng thống Ba Lan khẳng định : "Không có gì cho thấy đó là một cuộc tấn công có chủ định nhằm vào Ba Lan". Ông đánh giá "có lẽ đây là một tai nạn không may, đáng tiếc !".

Các chuyên gia điều tra chưa có kết luận chính thức, nhưng có thể nói, chưa đầy một ngày sau sự việc xảy ra, phương Tây và có thể cả Nga đã có thể xả bớt nỗi lo về một cuộc chiến tranh mở rộng.  Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov, hôm nay tuyên bố với báo giới "cần phải ghi nhận phản ứng rất kiềm chế và chuyên nghiệp của phía Mỹ" trong vụ này.

Vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan chắc sẽ hạ nhiệt trong những ngày tới, nhưng cũng có thể coi đây là bài trắc nghiệm mới cho phương Tây trong xử lý khủng hoảng với Nga.

Anh Vũ

***********************

NATO họp khẩn sau vụ tên lửa rơi xuống Ba Lan

Anh Vũ, RFI, 16/11/2022

Ngay sau khi có tin tên lửa rớt xuống lãnh thổ Ba Lan, gần biên giới Ukraine, làm 2 người thiệt mạng, một loạt các nước phương Tây, hầu hết đang có mặt tại hội nghị G20 tại Indonesia, đã tỏ tình đoàn kết với Ba Lan và có những phản ứng lo ngại, dù không đưa ra kết luận nào về sự việc.

uk03

Cờ của các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tại trụ sở NATO, Bruxelles, ngày 11/06/2021. Reuters – François Lenoir

Ba Lan là nước thành viên của NATO, nên tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã thông báo triệu tập cuộc họp khẩn cấp đại sứ trong ngày hôm nay, 16/11, để xem xét tình hình. 

Thông tín viên Pierre Benazet tại Bruxelles tường trình :

"Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel, cho biết ông bị sốc về vụ nổ xảy ra tại làng Przewodów, đồng thời đề nghị một cuộc họp phối hợp với các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, bên lề hội nghị G20. Đề xuất này được Pháp đặc biệt ủng hộ. Các nước vùng Baltic yêu cầu hành động nhanh và Hungary cũng triệu tập họp Hội đồng Quốc phòng.

Nhưng mọi cái nhìn đều hướng về NATO. Tổng thư ký Liên Minh, ông Jens Stoltenberg, đã cảnh báo phải có đầy đủ sự thật trước khi đưa ra mọi quyết định. Cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương trong ngày hôm nay được chuyển thành cuộc họp khẩn. Hội đồng quy tụ 30 đại sứ của khối NATO là cấp có thẩm quyền chính trị thường trực cao nhất của Liên Minh. Trong cuộc họp hôm nay, Ba Lan sẽ phải đề nghị kích hoạt điều 4 của Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Điều này nằm ngay trước điều 5, một điều khoản cho phép phát động phòng vệ chung trong trường hợp bị tấn công. Còn điều 4 có thể được viện đến trong trường hợp an ninh, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của một nước thành viên bị đe dọa. Trong quá khứ, việc kích hoạt điều 4 đã dẫn đến việc triển khai các phương tên lửa phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ".

Sau cuộc họp với các lãnh đạo khối G7 bên lền hội nghị G20 tại Bali, Indonesia, tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định, "không chắc tên lửa được bắn đi từ Nga" và ông khẳng định cần xác định chính xác những gì đã xảy ra trước khi quyết định phản ứng. Pháp cũng kêu gọi thận trọng về nguồn gốc của tên lửa rơi xuống Ba Lan. Hôm nay, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Bắc Kinh lên tiếng kêu gọi các nước liên quan "bình tĩnh, kiềm chế, nhằm tránh leo thang căng thẳng".

Anh Vũ

***********************

Ba Lan nâng mức báo động sau vụ tên lửa rơi vào lãnh thổ

Anh Vũ, RFI, 16/11/2022

Chiều 15/11/2022, hai vụ nổ xảy ra tại một trang trại của Ba Lan sát gần biên giới với Ukraine. Sau cuộc họp khẩn cấp của chính phủ đêm qua, Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định vụ nổ do một "đầu đạn do Nga sản xuất" đã làm hai người chết. Phía Nga bảo đảm không tiến hành cuộc tấn công nào nhằm vào mục tiêu gần lãnh thổ Ba Lan. Ngày 16/11, quân đội Ba Lan được đặt trong tình trạng báo động tăng cường.

uk3

Một chốt kiểm tra gần nơi xảy ra vụ nổ ở Przewodow, Ba Lan, ngày 16/11/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Thông tín viên RFI Martin Chabal từ Warszawa tường trình :

"Theo phía Mỹ, có thể đó là một tên lửa do Ukraine đánh chặn một trong những tên lửa của Nga trong các vụ tấn công ồ ạt vào Ukraine ngày hôm qua, nhưng trượt mục tiêu. Sau đó, có thể tên lửa đã rớt xuống bên kia biên giới, tại Ba Lan, làm hai người thiệt mạng.

Tối qua, chính phủ Ba Lan đã họp khẩn, tỏ ra thận trọng trong các kết luận, nhưng vẫn đưa ra các biện pháp đề phòng : Nâng mức báo động quân đội và tăng cường giám sát không phận.

Song song đó, Warszawa thảo luận với các đồng minh NATO. Liên minh sẽ nhóm họp trong ngày hôm nay để bàn về vụ tên lửa rơi. Nếu Nga tấn công vào các đồng minh NATO, cuộc xung đột Ukraine sẽ bị đẩy lên một quy mô, tầm vóc khác. Vẫn còn sớm để kết luận chắc chắn về xuất xứ của đầu đạn. Cuộc điều tra đang được tiến hành và các nhóm chuyên gia vẫn tiếp tục tới hiện trường vụ nổ.

Dù lo lắng cuộc xung đột sẽ mở rộng, nhiều người Ba Lan muốn tưởng nhớ đến hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ. Họ kêu gọi chính phủ không quên các nạn nhân cho dù tầm mức của sự việc ra sao đi chăng nữa".

Moskva phủ nhận tên lửa Nga rớt xuống lãnh thổ Ba Lan

AFP cho biết, ngay chiều tối hôm qua, trước các thông tin cho rằng tên lửa của Nga đã bắn vào Ba Lan - thành viên liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên Hiệp Châu Âu, Bộ Ngoại giao Nga đã đánh giá những thông tin trên là "khiêu khích". 

Trên Telegram, bộ Quốc Phòng Nga cho rằng "các phát biểu của truyền thông Ba Lan và nhiều quan chức Nhà nước về vụ được cho là tên lửa Nga rớt xuống gần địa phương Przewodow thể hiện một hành động khiêu khích có chủ ý nhằm mục đích tạo ra leo thang xung đột". 

Moskva khẳng định "không một vụ tấn công nào được tiến hành nhắm vào các mục tiêu gần vùng biên giới Ba Lan - Ukraine". Những hình ảnh "mảnh vỡ được đăng trên các phương tiện truyền thông Ba Lan từ địa điểm xảy ra vụ việc tại Przewodow chẳng liên quan gì" đến các tên lửa của Nga. 

Anh Vũ

Published in Diễn đàn

Giải phóng thành phố Kherson, Ukraine bước vào thế trận mới

Ukraine nay kiểm soát toàn bộ 4.500 kilomet vuông trước đây bị Nga chiếm đóng ở hữu ngạn. Sử dụng các loại pháo tầm xa chính xác được phương Tây viện trợ, Kiev đã cắt đứt hậu cần, buộc quân xâm lược phải lùi bước ; Crimea không còn đe dọa được miền nam Ukraine mà phải lo phòng thủ. Chiến thắng Kherson là bước ngoặt lớn trong cuộc chiến Ukraine, và Kiev đang hướng về các mục tiêu mới. Các nạn nhân ở Kherson bị quân Nga tra tấn cũng chờ đợi công lý được thực thi.

giaiphong1

Người dân Kherson đón chào tổng thống Volodymyr Zelensky đến thăm sau chiến thắng, ngày 14/11/2022. AP

Nga bị cô lập tại hội nghị được Zelensky gọi là "G19"

Chiến tranh Ukraine, hội nghị G20, Trái Đất có 8 tỉ cư dân, vấn đề di dân tại Châu Âu, đó là các chủ đề chiếm trang nhất báo Pháp hôm nay. Les Echos cho biết Nga bị lên án "mạnh mẽ" tại G20, bị cô lập hơn bao giờ hết. Theo dự thảo thông cáo chung, "đa số các nước thành viên" họp tại Bali tố cáo những hậu quả tai hại của cuộc chiến đối với thế giới. Chữ "chiến tranh" đã được sử dụng, trước thất vọng của phía Moskva - vẫn tiếp tục nói về "chiến dịch quân sự đặc biệt". 

Trước khi công bố dự thảo, tổng thống Ukraine đã cổ vũ G20 vượt qua những bất đồng để chấm dứt cuộc chiến tranh "hủy diệt" này. Trở về từ Kherson, ông Volodymyr Zelensky là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên phát biển qua video trước hội nghị mà ông gọi là "G19", dù Nga vẫn được đại diện bằng ngoại trưởng Sergey Lavrov. Tổng thống Ukraine trình bày kế hoạch nhằm mang lại hòa bình và "cứu hàng ngàn sinh mạng" : không nên tin Nga, không dung thứ "săng-ta nguyên tử" của Moskva, và trao đổi toàn bộ tù binh.

Tổng thống nước chủ nhà, Joko Widodo trong diễn văn khai mạc cũng kêu gọi "không để thế giới bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới". Mọi cái nhìn đều hướng về chủ tịch Trung Quốc, vốn luôn từ chối lên án cuộc xâm lăng và không tham gia trừng phạt Nga. Theo Paris, bắt đầu đã có những chuyển biến : Tập Cận Bình ủng hộ xuống thang, kêu gọi không biến vấn đề thực phẩm và năng lượng thành "công cụ".

Mỹ-Trung : Một sự tan băng tạm thời

Đặc phái viên Le Figaro nhận định "Bóng dáng Ukraine bao trùm lên hội nghị G20". Nếu sự vắng mặt của Vladimir Putin làm giảm nguy cơ xảy ra những sự cố dưới ánh đèn flash của các phóng viên, thì đấu tranh vẫn dữ dội phía sau hậu trường. Các nước phương Tây muốn cứng rắn hơn trong vấn đề Ukraine, số khác muốn tránh chủ đề nóng bỏng này, theo sự thúc giục của Bắc Kinh và Moskva, để tập trung vào vấn đề kinh tế. Nhưng theo Élysée, "không thể hợp tác kinh tế nếu không có chủ quyền về chính trị".

Tờ báo nhận thấy "Đài Loan, Ukraine, Bắc Triều Tiên... Tập Cận Bình và Joe Biden cùng ấn định những lằn ranh đỏ", trong ba tiếng rưỡi đồng hồ trực tiếp trao đổi trong một khách sạn năm sao tại Bali. Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Trung Quốc vào đầu năm 2023 - một bước tiến sau hai năm thiếu vắng đối thoại. Cuộc gặp đầu tiên với Tập Cận Bình kể từ khi ông Biden nhậm chức, cho đến trước hôm khai mạc vẫn chưa xác nhận, nay các nhà quan sát thở phào nhẹ nhõm. Ông Biden đã năm lần điện đàm, đề nghị gặp trực tiếp, nhưng ông Tập đều "lẩn tránh" sau bức tường cách ly, chuẩn bị cho đại hội đảng.

Chiến thắng của Tập Cận Bình, tại vị thêm nhiệm kỳ thứ ba, và thành công tương đối của Joe Biden trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ đã giúp hai nhà lãnh đạo đến Bali trong tư thế kẻ mạnh. Quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, bóng ma xung đột Đài Loan cộng thêm chiến tranh Ukraine lâu nay làm các nước Đông Nam Á lo ngại. Một sự tan băng nhẹ nhàng tuy về lâu về dài vẫn là đối đầu, từ Biển Đông đến nhân quyền, công nghệ, nhưng cũng giúp làm giảm căng thẳng tại G20, đang đứng trước mối đe dọa suy thoái.

Cục diện mới giữa Nga-Ukraine sau chiến thắng Kherson

Về tình hình Ukraine, Le Monde nói về "Những mục tiêu mới của Kiev sau khi tái chiếm Kherson" : Ukraine tiếp tục tấn công nhưng không bác bỏ việc đàm phán trong tương lai. Dòng sông Dnieper nay chia đôi hai phe đối địch, vẫn quan sát lẫn nhau bằng kính viễn vọng phía trên làn nước đang cuộn chảy. Không có những bẫy rập như lo ngại, Kiev kiểm soát toàn bộ 4.500 kilomet vuông trước đây bị Nga chiếm đóng ở hữu ngạn. Ukraine giành được chiến thắng mà không thiệt hại sinh mạng thường dân. Từ tháng 8, sử dụng giàn phóng rốc-kết Himars nổi tiếng, đại pháo Caesar của Pháp, M777 của Mỹ, PzH 2000 của Đức... Ukraine đã cắt đứt hậu cần, buộc quân xâm lược phải lùi bước.

Cuộc phản công vốn không dễ dàng tại một khu vực bằng phẳng, ít cây cối nên khó thể xâm nhập, lại thêm trở ngại thiên nhiên là sông Inhulets. Lực lượng Ukraine không áp đảo về quân số và không đủ xe bọc thép để bảo vệ. Chiến thắng Kherson là kết quả của tin tình báo và vũ khí phương Tây, đã giúp Kiev tấn công chính xác quân Nga ở khoảng cách xa đến 70 kilomet, nhưng nhất là tinh thần quyết chiến bảo vệ lãnh thổ của những chiến sĩ Ukraine.

Phía Nga lần này ít nhất cũng rút quân thành công, nhờ bắt đầu sớm từ giữa tháng 10 - theo hình ảnh vệ tinh của trang Skhemi. Không mang theo được vũ khí hạng nặng, Nga đã phá hủy một ít, số còn lại thành chiến lợi phẩm của Ukraine. Nay mặt trận đối với Nga đã rút bớt đến 300 kilomet, và nếu Ukraine vượt sông để tấn công qua tả ngạn sẽ chịu nhiều rủi ro. Moskva sẽ đưa tân binh đến tăng viện cho Bakhmut ở miền đông, và củng cố 500 kilomet tiền tuyến còn lại, gây khó khăn cho cuộc phản công của Ukraine ở Luhansk và Zaporijia.

Crimea, nơi xuất phát tấn công nay phải đào hào phòng thủ

Trong khi đó Kiev không hề muốn dừng tay vào mùa đông để giúp Nga có thời gian hồi sức và tung ra đợt tấn công mới sang năm. Pháo binh Ukraine đã bắt đầu "làm việc" ở tả ngạn : đêm thứ Bảy rạng sáng Chủ nhật, một loạt vụ nổ được nghe thấy ở Chaplynka cách phía nam dòng sông 45 kilomet. "Vùng đệm" ở hữu ngạn biến mất khiến một loạt cơ sở hạ tầng ở Crimea nay nằm trong tầm bắn của Ukraine. Đoạn đầu của kênh dẫn nước ngọt sang Crimea có thể bị moọc-chê nhắm đến, đường xe lửa Donetsk-Melitopol-Djankoi, tuyến tiếp liệu chính của quân Nga có thể là mồi ngon cho Himars.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy từ một tuần qua nhiều chiến hào đã được đào ở phía bắc Crimea. Vốn là đầu cầu đe dọa toàn miền nam Ukraine, bán đảo này giờ đây phải lo phòng thủ. Tình hình trên biển không làm Moskva an tâm : Kiev hôm Chủ nhật loan báo thành lập đội drone hải chiến, loại drone tự sát từng tấn công các chiến hạm Nga hôm 29/10. Các thành phố lớn Mykolaiv, Kryvy Rih tạm thời không còn bị pháo binh Nga đe dọa như tuần trước, tuy cũng như mọi nơi khác, nỗi lo về drone Iran và hỏa tiễn hành trình vẫn còn đó. Thống đốc Mykolaiv đã bắt đầu công việc tái thiết, theo ông việc mở lại các cảng không còn xa.

Trước chiến thắng của quân đội, tổng thống Zelensky bắt đầu đề cập đến điều cấm kỵ lâu nay. Ông nói : "Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với Nga, nhưng chỉ với một nước Nga thực sự muốn hòa bình". Kiev không vội vã. Dân biểu David Arakhamia, từng là trưởng phái đoàn đàm phán với Nga nói rằng việc thương lượng "có thể mở lại vào nửa cuối năm 2023". Điều kiện tiên quyết : "Tái lập toàn vẹn lãnh thổ, bồi thường tất cả những thiệt hại, đưa ra tòa các tội phạm chiến tranh, và bảo đảm sẽ không tái diễn". Mùa đông này vũ khí tiếp tục lên tiếng và máu vẫn sẽ đổ. Theo Le Monde, nếu coi số phận Vladimir Putin gắn liền với chiến tranh Ukraine, sau khi ông ta đã đóng mọi cánh cửa ngoại giao, chiến thắng Kherson có thể là "bước ngoặt" chính trị ở Nga. Quyết định của Evgueni Prigojin, chủ công ty Wagner công bố vụ xử tử tàn bạo một người lính đánh thuê bị cáo buộc đào ngũ, cho thấy mối nguy cuộc chiến sẽ càng trở nên man rợ.

Những tù nhân sống sót ở Kherson

Tại thành phố Kherson vừa được giải phóng, đã xuất hiện những bằng chứng quân Nga tra tấn người dân trước khi rút chạy. Tại nhà tù số 3 đường Teploenergetikiv, không thể biết được có bao nhiêu tù nhân đã bị sát hại, bị mất tích hoặc lưu đày. Hai tuần trước khi quân Nga rút đi, ba chiếc xe buýt và một xe tải đã đến vào ban đêm, chở đi tất cả. Những người sống gần đó cho Le Monde biết những người tù được thả ra đều kiệt lực, tàn tạ, bước đi thất thểu, họ thường phải mang cho một ít thức ăn. Theo một tù nhân, "nếu địa ngục tồn tại trên Trái Đất, thì chính là ở đây".

Vitaliy Serdyuk, 65 tuổi, là cư dân duy nhất trong khu phố bị nhốt tại đây. Vào cuối tháng Tám, như thường lệ, ông đến căn nhà bỏ trống của người con trai đang chiến đấu trong quân đội Ukraine để cho chó mèo ăn. Khoảng mười mấy lính Nga bỗng ập vào nhà đánh đập, lục soát, tịch thu điện thoại, chụp một chiếc túi lên đầu và còng tay, bắt ông đi, nhốt chung với bảy người khác. Quân Nga có danh sách cụ thể, nhờ họ ông mới biết là người con trai binh nhì nay đã lên trung sĩ !

Mỗi lần lính Nga bước vào xà lim, những người tù phải hô "Vinh quang cho nước Nga ! Vinh quang cho Putin ! Vinh quang cho Shoigu !". Quân Nga tra khảo, Vitaliy bị chích điện đến chết đi sống lại. May mà những đối thoại với con trai trong điện thoại đều chỉ là chuyện mèo chó. Ông được thả, bị gãy xương bàn tay phải, nhưng cho biết tất cả bạn tù đều bị đánh gãy xương sườn hoặc ngón tay.

Một người sống sót khác ở Kherson là Ihor Bondarenko, nhà báo 45 tuổi. Ông bị bắt hôm 10/08 trên đường di tản, quân Nga có sẵn danh sách. Những trao đổi qua Telegram cách đó mấy tháng dù đã bị xóa nhưng vẫn được phục hồi. Biết sẽ nguy hiểm đến tính mạng, Ihor phải tỏ ra ủng hộ Nga. Nhờ trước đó có những bài viết phê phán chính quyền địa phương, hai tuần sau ông được thả. "Đối với quân Nga, nếu chỉ trích Ukraine có nghĩa là đứng về phía Nga". Lặng lẽ chứng kiến đồng bào mình tưng bừng mừng Kherson giải phóng, Ihor vẫn chờ đợi cảnh sát Ukraine tìm kiếm những người mất tích, truy lùng những kẻ chỉ điểm. Kherson vẫn chưa bộc lộ hết những bí mật trong thời kỳ chiếm đóng.

Cuộc xâm lăng Ukraine làm tái sinh khái niệm phương Tây

Trên bình diện địa chính trị, Le Figaro nói về sự tỉnh thức của phương Tây trước những thách thức toàn cầu. Cuộc xâm lăng Ukraine đã làm tái sinh khái niệm phương Tây. Trong thời chiến tranh lạnh, Châu Âu và Hoa Kỳ hợp thành khối phương Tây vững chải, đặt dân chủ, tự do và thịnh vượng là trung tâm các giá trị. Khái niệm này sau đó đã phai nhạt tại Tây Âu vì những đảo lộn ý thức hệ trong thập niên 60. Theo nhà sử học Françoise Thom, đó là do xu hướng mác-xít trong các trường đại học, sự phát triển của thế giới thứ ba, phong trào phản kháng năm 1968. Chính những trí thức Đông Âu lưu vong đã nhắc nhở phương Tây sức mạnh của mô hình. Năm 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ, Tây Âu đã ngủ quên trên chiến thắng.

Được đánh thức bởi Al Qaeda rồi Daesh - hai tổ chức thánh chiến - khái niệm phương Tây tái sinh nhờ cuộc chiến tranh của Vladimir Putin tại Ukraine. Chỉ trong vài tháng, ba làn sóng ập đến. Đầu tiên từ Moskva, nơi chế độ Putin coi phương Tây là nguồn gốc của mọi cái xấu. Thứ hai là từ Kiev, nơi người Ukraine chiến đấu nhân danh Châu Âu với những giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền. Tại Kherson vừa tái chiếm, những ngôi sao Châu Âu phấp phới bên cạnh lá cờ Ukraine. Lòng can đảm và quyết tâm của người Ukraine dù bị thảm sát, dù khốn đốn vì chiến tranh, là bài học cho các nước Tây Âu, vẫn ngỡ rằng hòa bình là vĩnh viễn.

Đợt sóng thứ ba là từ Washington, đã tái cam kết với Châu Âu, ủng hộ Kiev ngay từ đầu cuộc xâm lăng. Cũng như thời chiến tranh lạnh, khối Âu-Mỹ lại tái hợp, NATO được thổi luồng sinh khí mới, mở cửa cho Thụy Điển và Phần Lan. Một lần nữa Trung Âu và Đông Âu vốn đã quá hiểu cộng sản và đế quốc, lại lên tuyến đầu, thêm vào đó mối đe dọa từ Trung Quốc là chất xi-măng gắn kết. Vấn đề là sự đoàn kết này kéo dài đến bao giờ. Các nước phương Tây liệu có hỗ trợ đến cùng một nền dân chủ mới khai sinh, mong manh nhưng kiên quyết, trước mưu toan tiêu diệt của Putin hay không ?

Nhà cải cách Bào Đồng qua đời mà không thấy được Trung Quốc dân chủ

Nhìn sang Trung Quốc, Le Monde có bài viết tưởng niệm ông Bào Đồng (Bao Tong), một trong những quan chức hiếm hoi ủng hộ các sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989, vừa qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 90. Tác giả bài báo, chuyên gia Jean-Philippe Béja nhắc lại cách đây bốn năm khi gặp gỡ, Bào Đồng nói rằng ông tự hỏi liệu có thấy được một Trung Quốc dân chủ lúc còn sống hay không. Nay ông đã ra đi mà chỉ thấy "Bước thụt lùi vĩ đại" của Tập Cận Bình.

Bào Đồng là thư ký riêng kiêm cố vấn của thủ tướng cải cách Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) năm 1980, là phó chủ tịch ủy ban cải tổ kinh tế. Năm 1987, ông tổ chức rất nhiều cuộc họp với các tầng lớp xã hội : công nhân, trí thức, sinh viên…Ông là người soạn thảo báo cáo của ông Triệu Tử Dương trong đại hội đảng thứ 13, đề nghị tách rời cơ quan đảng khỏi các tổ chức chính phủ, nhưng bị Đặng Tiểu Bình phản đối. Khi Đặng áp đặt thiết quân luật, ông Triệu đã yêu cầu ông Bào viết giúp thư từ chức. Triệu Tử Dương bị quản thúc, Bào Đồng bị bắt và kết án 7 năm tù vì tiết lộ bí mật Nhà nước, trong khi ông chỉ biết về quyết định thiết quân luật nhờ coi ti vi !

Sau khi được "trả tự do", ông không ngừng yêu cầu phục hồi danh dự cho phong trào 1989, tiếp cận Các bà mẹ Thiên An Môn, ký Hiến chương 08 đòi dân chủ hóa Trung Quốc, ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông tuy vẫn luôn bị quản thúc và bị cắt internet. Để gặp chuyên gia Pháp, ông bị ba an ninh bám theo – một đi bộ, một trên xe gắn máy và một bằng xe hơi. Bào Đồng than phiền sự lãng phí tiền dân khi bố trí ít nhất ba nhân viên theo dõi ông 24/24 trong suốt hai mươi mấy năm qua. Cho đến cuối đời, ông vẫn khẳng định niềm hạnh phúc được nói lên sự thật.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine, từ chiến thắng Kherson đến giấc mơ hòa bình

Kherson, thành phố lớn nhất mà Ukraine vừa tái chiếm, có thể là bước ngoặt cho cuộc chiến. Mới sáu tuần lễ trước Putin hùng hồn tuyên bố Kherson thuộc về Nga vĩnh viễn, nay quân Nga phải tháo chạy lần nữa, sau trận Kiev và Kharkiv. Dù chông gai còn nhiều, nhưng có thể bắt đầu mơ đến một Ukraine dân chủ, ổn định và thịnh vượng thời hậu chiến.

chienthang1

Một người dân địa phương, bà Valentyna Buhaiova mừng rỡ mang hoa tặng, ôm chầm lấy các chiến sĩ giải phóng Ukraine ở ngoại ô Kherson, ngày 12/11/2022. Reuters - Valentyn Ogilentyn

Kherson, chiến thắng lớn nhất của Ukraine kể từ đầu cuộc xâm lăng

Tái chiếm Kherson (280.000 dân) là chiến thắng lớn nhất của Ukraine kể từ đầu cuộc xâm lăng, sau cuộc phản công thần tốc để giành lại Izium (45.000 dân) hồi tháng Chín. Bộ trưởng quốc phòng Nga loan báo đã "tái phối trí" 30.000 quân cùng với 5.000 xe quân sự, thiết bị ở hữu ngạn sông Dniepr, "không để lại một ai phía sau". Nhưng các hình ảnh trên mạng xã hội ngược lại cho thấy một cuộc rút lui hỗn loạn, quân Nga qua sông bằng cầu phao tạm bợ, bỏ lại quân phục và vũ khí. Trong một video, một lính Nga khẳng định đơn vị đã được lệnh mặc thường phục và tự tìm phương tiện để rút chạy. 

Libération  Le Figaro số cuối tuần đều đánh giá đây là bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến. L'Express giải thích "Kherson : Vì sao việc Nga rút quân là chiến thắng lớn của Ukraine". Dân chúng Kherson "mãi mãi là công dân của chúng tôi", cùng với Zaporijia, Luhansk và Donetsk - Vladimir Putin đã hứa hẹn như vậy trong buổi lễ sáp nhập 30/09. Chưa đầy sáu tháng sau, quân Nga lại phải tháo chạy lần nữa, sau khi rút khỏi Kiev cuối tháng 3 và Kharkiv giữa tháng 9.

Tướng Dominique Trinquand, nguyên trưởng phái đoàn Pháp ở Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh : "Đó là chiến thắng quan trọng của Ukraine. Cuộc tấn công có phương pháp để cắt đứt lực lượng Nga ở hữu ngạn khỏi các đường tiếp liệu phía sau, đã đặt quân Nga vào tình thế khốn đốn. Hoặc chiến đấu đến cùng tuy biết rằng trước sau gì cũng bị đánh bật, hoặc rút sang tả ngạn". Cuộc rút quân - một sự nhục nhã cho Putin – rất vất vả vì Kiev sau khi phá hủy những chiếc cầu bắc ngang sông Dniepr đã oanh kích những cầu phao của Nga, và chừng như đã có một thỏa thuận ngầm vì Ukraine không truy sát gắt gao quân Nga qua sông.

Mặt trận sẽ tạm lắng một thời gian

Theo Courrier International, suốt cả ngày 11/11, tất cả báo chí và truyền hình Ukraine đều chăm chú theo dõi diễn tiến ở Kherson và vùng ngoại vi, cho đến khi chắc chắn rằng quân đội Ukraine sẽ giải phóng thành phố. Tiếp theo sẽ là gì ? L’Express nhận thấy dòng sông Dniepr là rào chắn thiên nhiên khiến lực lượng Ukraine sẽ không nhanh chóng vượt qua, hơn nữa Moskva đã bố phòng bên tả ngạn nhiều khẩu pháo. Mặt trận sẽ yên tĩnh chừng vài tháng. Quân Nga có thể hoàn hồn, phải bảo vệ ít lãnh thổ hơn, có thêm lính động viên tăng viện.

Tướng Úc Mick Ryan cho rằng ông Sergey Surovikin sẽ bố trí lại những đơn vị tác chiến và yểm trợ, cũng như lực lượng dự bị ở miền nam và miền đông. Chuyên gia Mathieu Boulègue của Chatham House nhận định, Nga tin rằng mùa đông bất lợi cho những cuộc phản công lớn, họ muốn kéo dài cuộc xung đột để việc chiếm đóng trở thành chuyện đã rồi trước mùa xuân.

Về phía Ukraine không muốn ngưng chiến đấu. Những bất ngờ chiến thuật có thể diễn ra, vì Nga chưa củng cố được tất cả chiến tuyến, nhất là ở Zaporijia. Quân Nga có thể bị đẩy lui, và một sự đột phá có thể dẫn đến hiệu quả domino, cho dù khó có khả năng này. Moskva không loại trừ kịch bản trên : những hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy những chiến hào mới đào trên tuyến đường nối với bán đảo Crimea. Theo Mathieu Boulègue, sự kiện Nga rút khỏi Kherson chỉ là một giai đoạn, trong một cuộc chiến còn lâu mới kết thúc.

Niềm vui chiến thắng và những thách thức sắp tới

Courrier International trích dịch tường thuật của truyền thông các nước. Trong số "những cảnh tuyệt vời" mà The Guardian nhận thấy trên quảng trường Svoboda của Kherson, là cảnh hai người đàn ông vui mừng tung một nữ quân nhân lên cao, cảnh dân chúng thành phố được giải phóng quấn lá cờ xanh vàng quanh người. Những giọt nước mắt và nụ cười của "đám đông cư dân hân hoan" đến đón mừng đoàn quân của nước mình trong tiếng còi xe và những bài hát vinh danh người lính chiến. Người dân xúc động ôm lấy những chiến binh, tặng hoa, hô vang "Vinh quang cho Ukraine ! Vinh quang cho những người hùng !"

Những hình ảnh lễ hội này tương phản với cảnh tháo chạy của Nga. Washington Post coi đây là "thất bại chính trị và quân sự lớn nhất của Vladimir Putin trong cuộc chiến tàn bạo tám tháng rưỡi qua của ông ta". New York Times lưu ý "Khi phải loan báo những tin xấu, khó thể tìm thấy Putin". Hôm thứ Tư ông ta để cho tướng Sergey Surovikin "là khuôn mặt của thất bại". Tờ Times nhấn mạnh, "Putin ngày càng khó giữ khoảng cách với những trận thua, đang dần xói mòn hình ảnh một nhà lãnh đạo bất khả chiến bại", tuy chiếc ghế của ông ta vẫn chưa bị đe dọa.

Một chuyên gia trên Washington Post cho rằng tổng thống Nga luôn nghĩ là Ukraine sẽ phải đầu hàng khi mất đi sự ủng hộ của phương Tây từ nay cho đến sang năm. Suddeutsche Zeitung cũng cho là việc Nga rút khỏi Kherson không dẫn đến kết thúc chiến tranh, hơn nữa Kiev không muốn đàm phán. CNN cho biết Nga vẫn còn kiểm soát 60% Kherson và kênh dẫn nước vào Crimea. El País nói thêm, đập Nova Kakhovka ở đông bắc Kherson đã bị hư hại, ngoài nguy cơ lụt lội, nếu đập này vỡ thì nhà máy điện nguyên tử Zaporijia sẽ không đủ nước làm nguội các lò phản ứng.

Khó có khả năng Putin dùng vũ khí nguyên tử

Về Vladimir Putin, Le Point nhận thấy những nét tương đồng giữa tổng thống Nga và Usama bin Laden, thủ lãnh Al Qaeda. Cả hai đều coi cuộc chiến của mình là "Thiện" chống lại "Ác", tố cáo bị "Đại Sa-tăng" (Mỹ) hay "phát-xít" (Ukraine) tấn công. Thế nhưng chính chế độ của Putin đã xâm lăng nước láng giềng, phạm những tội ác ghê tởm với thường dân, triển khai lính đánh thuê đi bảo vệ những tên độc tài khát máu như Assad, bỏ tù đối lập, bóp nghẹt báo chí, tham nhũng… Sự đoàn kết của phương Tây nhằm trợ giúp Ukraine liệu có tiếp tục ? Đó là vấn đề trong những tháng sắp tới, "nếu muốn tránh khả năng Sa-tăng thứ thiệt chiến thắng".

Giáo sư Dan Reiter giải thích trên L’Express "Vì sao không nên lo sợ trước một Putin tuyệt vọng (với mối đe dọa nguyên tử) ?". Có nhiều lý do, riêng với hạt nhân thì từ năm 1945 đã nhiều lần các cường quốc nghĩ đến việc sử dụng bom nguyên tử trước đối thủ không có loại vũ khí này, nhưng rốt cuộc từ bỏ ý định. Chẳng hạn Hoa Kỳ ở Việt Nam và Afghanistan, Pháp trong cuộc chiến Algeria, Trung Quốc trong cuộc xâm lăng Việt Nam thập niên 70 và 80, Liên Xô ở Afghanistan trong thập niên 80.

Cũng trên L’Express, cựu đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Boris Bondarev cho rằng "Putin quá yêu cuộc sống sang trọng của ông ta để có thể dùng đến vũ khí hạt nhân", có thể dẫn đến một cuộc chiến làm chính ông phải bỏ mạng. Và một khi Putin còn tại vị thì không thể đàm phán với bất kỳ ai khác.

Khodorkovsky : Chưa phải là lúc để Kiev đàm phán

Nhưng liệu có nên ngồi vào bàn thương thảo lúc này ? Tỉ phú Nga lưu vong Mikhail Khodorkovsky giải thích trên The Economist "Bây giờ không phải là thời điểm để gây áp lực về hòa đàm". Không ít nhân vật nổi tiếng đã sốt ruột thúc giục, để không phải mất thêm nhiều sinh mạng và tiền bạc. Tuy nhiên đây đã là cuộc chiến thứ tư của Vladimir Putin, sau Chechnya, Gruzia và Syria. Putin và những người thân cận cả đời chỉ biết đến luật giang hồ của mafia, đặt quyền lực lên trên tất cả. Nếu đối thủ lùi bước và đề nghị thương lượng, ông ta sẽ tập trung sức chiếm toàn bộ hoặc ít nhất hai phần ba lãnh thổ Ukraine, áp đặt tối hậu thư cho NATO, bắt bí Moldova và các nước Baltic.

Tuy nhiên hiện thời Putin đang cần tạm ngưng khoảng một năm để lấp đầy kho vũ khí đã bị vơi hẳn. Mọi cuộc đàm phán đều gây tổn hại cho tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine, có vẻ như "đâm sau lưng chiến sĩ". Hơn nữa, làm sao chắc chắn rằng sau một năm sẽ không có cuộc tấn công khác ? Theo nhà đối lập, chiến tranh chỉ kết thúc khi nào chế độ Kremlin thay đổi.

Ukraine và giấc mơ hòa bình

Dù vậy The Economist vẫn lạc quan nghĩ đến tương lai, đặt ra vấn đề "Làm thế nào một đất nước ổn định và thịnh vượng có thể nổi lên sau chấn thương từ cuộc xâm lăng của Nga". Tờ báo hình dung ra một Ukraine toàn thắng vào năm 2030, đó là một quốc gia dân chủ chuẩn bị gia nhập Liên Hiệp Châu Âu (EU). Công cuộc tái thiết gần như hoàn tất, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đủ sạch và đa dạng để tách rời các tài phiệt tham nhũng, có nền an ninh vững chắc. Chẳng phải là Moskva không muốn xâm lăng lần nữa, nhưng nghĩ rằng sẽ không thành công.

Hiện nay đội quân Nga rệu rã đã rút khỏi Kherson, chiến tranh còn tiếp diễn. Nhưng việc Ukraine và các nhà tài trợ bắt đầu nghĩ đến thời hậu chiến và bảo đảm răn đe những kẻ xâm lược tiềm năng tương lai là điều logic, vì những tháng tới sẽ quyết định thập niên này kết thúc như thế nào. Người Ukraine ngã xuống để đất nước họ có quyền được quyết định tương lai của mình. Nếu áp đặt hòa bình cho Ukraine, nền hòa bình này ít có cơ hội bền vững. Chối từ chiến thắng của Ukraine, Nga tạo ra một quốc gia thất bại ở biên giới phương Tây, Vladimir Putin hay những người kế nhiệm sẽ đe dọa an ninh của toàn NATO.

Phương Tây đang trợ giúp vũ khí, tiền bạc một cách chừng mực, gia tăng quân viện mỗi lần Kiev gặp khó khăn nhưng không muốn giúp máy bay và đạn pháo tầm xa, sợ rằng Ukraine sẽ đi xa hơn. The Economist cho rằng Ukraine cần được coi là đối tác hơn là một nước xin viện trợ. Cần có một kế hoạch ổn định với các đồng minh, để dù tổng thống Mỹ sắp tới là ai, Kiev vẫn được hỗ trợ đều đặn. Kế hoạch này phải bao gồm cả tái thiết để khôi phục lại cuộc sống người dân, hơn nữa nếu kinh tế suy sụp thì dân chủ cũng thất bại.

Các nhà tài trợ họp ở Berlin trong tháng 10 ước tính việc tái thiết trong hai năm đầu có thể tốn đến 100 tỉ đô la, và giai đoạn kế tiếp - một kế hoạch Marshall cho Ukraine - có thể còn tốn kém nhiều hơn. Khoảng vài chục chính phủ và các tổ chức tín dụng đa phương sẽ tham gia xây dựng nền tảng để thu hút thêm vốn của các nhà đầu tư tư nhân. Song song đó Kiev phải củng cố mục tiêu chống tham nhũng đã đặt ra trong thời chiến. Ukraine cũng cần kiểm soát được lối vào Hắc Hải.

Phương Tây viện trợ cho Kiev : Không phải làm từ thiện mà là tự vệ

Khi tiếng súng ngưng, Nga sẽ nhanh chóng tái vũ trang, và chính phủ Kiev cần có được bảo đảm an ninh của phương Tây, chắc chắn hơn là thỏa thuận đã không răn đe nổi Putin năm 2014. Trở nên thành viên của NATO sẽ là một tiêu chí bằng vàng, nhưng Mỹ và nhiều đồng minh không muốn xung đột trực tiếp với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể ngăn trở.

Một phương án khác mô phỏng quan hệ giữa Mỹ và Israel : một hiệp ước an ninh mang tính ràng buộc giữa Kiev và các đồng minh, với những cam kết về pháp lý và chính trị. Một số nước bảo đảm ủng hộ về quân sự, tài chánh và về tình báo nếu Nga tấn công, số khác cam đoan sẽ trừng phạt. Kế hoạch này cũng dự trù chuyển giao vũ khí và đầu tư vào quốc phòng Ukraine trong nhiều thập niên.

Cũng không nên ảo tưởng : kỹ nghệ vũ khí phương Tây giảm sút sau khi Liên Xô sụp đổ, hiện đang vất vả trong việc cung cấp thiết bị, đạn dược cho Ukraine, cũng khó thể vượt qua Nga một khi nước này lại khởi động sản xuất sau khi chiến tranh kết thúc. Công việc tăng cường sản xuất vũ khí cần được tiến hành ngay lập tức. Một nỗi lo khác là sức ép cử tri, các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Roma, Praha, và Mỹ còn có mối ưu tư khác là Trung Quốc.

Phương Tây nên hiểu rằng chi ra nhiều tỉ đô la ở Ukraine không phải là hành động từ thiện, mà là tự vệ. Trong những thập niên vừa qua, cứ vài năm là Moskva lại khởi động những cuộc chiến bên ngoài biên giới. Sự ủng hộ rụt rè đối với Ukraine không làm Putin dịu đi. Nếu ông ta khống chế được Kiev, các thành viên NATO sẽ là những mục tiêu kế tiếp. Giấc mơ chiến thắng của Ukraine bảo đảm được một nền hòa bình bền vững không chỉ cho 43 triệu dân Ukraine, mà cả cho đông đảo người dân trên toàn Châu Âu.

Tập Cận Bình sửa đổi "Giấc mộng Trung Hoa"

Nhìn sang Châu Á, The Economist đề cập đến một giấc mơ khác : "giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình. Đối với những nhà độc tài khác, kiểm soát lời nói và hành động của thần dân là đã đủ. Nhưng hoàng đế đỏ còn muốn định hướng cả những giấc mơ của nhân dân ông ta.

Chỉ vài ngày sau khi lên làm tổng bí thư, ông Tập đã chứng tỏ tham vọng lớn lao khi hứa hẹn "Trung Hoa mộng", tái lập sự vĩ đại của Trung Quốc. Đó là việc xây dựng một xã hội thịnh vượng, mạnh mẽ và hài hòa (có nghĩa là trật tự), quân đội đẳng cấp thế giới, môi trường sạch hơn, đóng vai trò trung tâm của toàn cầu. Nhưng đối với giới kinh doanh, các quan chức chủ trương cải cách và trí thức, không khí đã trở nên ảm đạm sau đại hội đảng thứ 20. Tầm nhìn tương lai của Tập Cận Bình đã hướng sang những mục tiêu tập thể một cách đáng ngại, ít khoan dung cho những mơ ước cá nhân.

Trong bốn thập niên qua, mở cửa kinh tế đã khiến hàng trăm triệu người có thể mơ tưởng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong đó có những nông dân rời làng quê để trở thành lao động nhập cư hay lập công ty tư nhân, từ tiệm buôn nhỏ đến tập đoàn công nghệ cả tỉ đô la. Có những gia đình muốn các căn hộ chưa xây xong để gia tăng cơ hội cưới vợ cho con trai, những phụ huynh chi tiền học thêm cho con cái học kém hay muốn đi du học. Thanh niên xem phim ngoại quốc, chơi game trực tuyến Mỹ, hoặc tìm về tôn giáo như một niềm an ủi.

Đối với Tập Cận Bình, những chọn lựa này đe dọa sự độc quyền của đảng về con tim và khối óc. Từ 2015, ông ta kiểm soát ngặt nghèo các tôn giáo, cấm dạy thêm kể cả học trên mạng từ giáo viên người nước ngoài, giới hạn chơi game vài giờ một tuần, giảm số phim ngoại quốc được chiếu, cổ vũ giới trẻ hy sinh cho lợi ích chung. Tuần báo cho rằng việc thay đổi khế ước xã hội mang lại nhiều rủi ro cho mọi nhà lãnh đạo, trong khi tính chính danh của đảng lâu nay dựa vào sự thịnh vượng của nền kinh tế.

Bạo lực trong đấu tranh môi trường, tỉ phú công nghệ : Hồ sơ các tuần báo

Liên quan đến chính trị nước Pháp, tuần báo thiên tả L'Obs dành trang bìa cho dân biểu François Ruffin của nhóm Nước Pháp Bất Khuất, người chủ trương xây dựng thực lực cho cánh tả thay vì những hoạt động bề nổi ồn ào. L'Express đăng hình vẽ nàng Mona Lisa của bức tranh La Joconde đang phải che mặt trước một mảng sơn đỏ, và dòng tít lớn "Khi phong trào sinh thái phá hoại". Tương tự, Le Point đặt câu hỏi "Bạo lực sẽ còn đi đến đâu ?", đăng ảnh một chiếc xe tải bốc cháy trên cánh đồng, cùng loạt bài điều tra về những phong trào đấu tranh không theo phương cách dân chủ.

Từ nhiều tuần qua, xuất hiện một thế hệ đấu tranh "vì khí hậu" mới : dùng keo dán chặt tay vào đường nhựa để cản trở giao thông, đổ bê-tông vào những lỗ trong sân gôn, tràn vào phi đạo… Cao điểm là vụ tấn công vào lực lượng an ninh hôm 29/10 bằng những quả bi sắt và moọc-chê làm 61 hiến binh và 30 người biểu tình bị thương, khiến bộ trưởng nội vụ Gérald Darmanin dùng chữ "khủng bố sinh thái".

Về thời sự quốc tế, trang nhất Courrier International tuần này có hình vẽ bốn nhà tỉ phú dẫn đầu là Elon Musk, tất cả trong bộ trang phục siêu nhân nhưng chữ S trước ngực được thêm một vạch đứng, trở thành ký hiệu đồng đô la, với dòng tít lớn "Những tỉ phú đầy quyền năng". Làm giàu từ thung lũng Silicon, nhưng ảnh hưởng từ những "ông chủ mới của thế giới" vươn xa ngoài nước Mỹ. Mark Zuckerberg muốn xây dựng metavers (thế giới ảo), Zeff Bezos thống trị thương mại điện tử, Bill Gates với "tư bản từ thiện" ngày càng bị chỉ trích… Nhưng nhất là Elon Musk, một cá nhân đã bỏ ra 44 tỉ đô la mua mạng xã hội có 240 triệu người thường xuyên tham gia, sở hữu trên 3.000 vệ tinh bay quanh quỹ đạo, nhiều hơn bất kỳ Nhà nước nào. Trang bìa The Economist là bóng dáng hai đứa trẻ đang chơi trò bập bênh trên những thanh sắt vốn là "con nhím" chống xe tăng Nga, chạy tựa "Hãy hình dung ra hòa bình cho Ukraine".

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine tái khẳng định không nhượng một tấc đất ở miền đông cho Nga

Thu Hằng, RFI, 09/11/2022

Tối 08/11/2022, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky một lần nữa tái khẳng định sẽ không nhượng "một tấc đất" trong các cuộc giao tranh với Nga ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine. Trước đó, ông Zelensky cũng đặt điều kiện tái lập toàn vẹn lãnh thổ trước khi đàm phán hòa bình với Moskva.

uk1

Quang cảnh đổ nát sau các cuộc giao tranh ở làng Dolyna, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 03/11/2022. AP - Andriy Andriyenko

Các cuộc giao tranh hiện diễn ra quanh các thành phố Bakhmut, Soledar và Avdiivka, ở vùng công nghiệp miền đông. Trong video điểm tin hàng ngày, tổng thống Zelensky cho biết "hoạt động của quân chiếm đóng (Nga) vẫn ở cường độ rất cao - có hàng chục vụ tấn công xảy ra mỗi ngày", nhưng quân Nga "chịu nhiều thiệt hại vô cùng lớn". Ông tái khẳng định "sẽ không nhượng một tấc đất nào" ở miền đông.

Trên chiến trường miền nam, nhiều quan chức địa phương thân Nga cho biết quân Ukraine tiến từ thành phố này sang thành phố khác. Xe tăng của quân đội Ukraine đã vào thành phố Snihurivka, một trong ba mũi tiến công của quân Ukraine, và đẩy quân Nga khỏi khu vực này, theo ông Vitaliy Kim, thống đốc vùng Mykolaiv lân cận. Tuy nhiên, Reuters chưa kiểm chứng được thông tin trên.

Chính trường Hoa Kỳ, nước viện trợ lớn nhất cho Ukraine, có thể thay đổi sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Ngày 08/11, tổng thống Zelensky kêu gọi người dân Mỹ "duy trì tình đoàn kết không lay chuyển như hiện nay" cho đến khi "tái lập hòa bình" ở Ukraine. Ông cũng cảm ơn "tổng thống Biden, hai đảng ở Quốc Hội và mọi người dân Mỹ" vì sự ủng hộ tài chính, quân sự và ngoại giao quan trọng cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga ngày 24/02.

Về phía Anh, tối 08/11, thủ tướng Rishi Sunak cho biết Luân Đôn đang chuẩn bị gửi thêm cho quân đội Ukraine 12.000 túi đồ chống giá lạnh và 150 lều giữ ấm.

Thu Hằng

***********************

Cố vấn an ninh Nga và Iran thảo luận về tình hình Ukraine

Thanh Hà, RFI, 09/11/2022

Cố vấn an ninh Nga và Iran hôm 09/11/2022 thảo luận về tình hình Ukraine. Đôi bên đặc biệt chú ý đến các biện pháp "hợp tác an ninh" và đối phó với các hành vi "can thiệp của phương Tây" vào công việc nội bộ hai nước.

uk2

Các drone trong một cuộc tập trận tại một địa điểm không được tiết lộ của Iran, do quân đội nước này công bố ngày 24/08/2022. via Reuters – Wana News Agency

Theo hãng tin Anh Reuters, thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Nikolai Patrushev, đến Tehran và hội đàm với đồng cấp Iran, Ali Shamkhani. Đôi bên đã trao đổi về các biện pháp hợp tác an ninh và nhằm "ngăn chặn tình báo phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của hai nước".

Hãng thông tấn TASS của Nga trích dẫn một nguồn tin từ chính quyền Moskva cho biết thêm, trong cuộc họp hôm nay, hai quan chức của Hội đồng An ninh Nga và Iran còn đề cập đến việc đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và thương mại song phương nhằm đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Bản tin của Nga không đi sâu thêm vào chi tiết.

Reuters nhắc lại Nikolai Patrushev là một nhân vật thân tín với tổng thống Vladimir Putin. Iran và Nga cùng đang bị phương Tây trừng phạt kinh tế.

Chính quyền Kiev và Âu - Mỹ cáo buộc Iran cung cấp drone cho Moskva để quân đội Nga tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine. Cuối tuần qua, Tehran thừa nhận đã cung cấp drone cho Nga, nhưng các thương vụ này đã "diễn ra trước khi chiến tranh Ukraine khai mào".

Trong khi đó, kênh truyền hình SkyNews của Anh hôm qua tiết lộ Nga đã chuyển 140 triệu euro tiền mặt và nhiều loại vũ khí đạn dược đến Teheran hồi tháng 8/2022 để đổi lấy drone của Iran. Số tiền đó đã được chuyển tới Iran bằng đường hàng không.

Thanh Hà

**********************

Nga đưa chương trình "học quân sự" trở lại trường học

Thu Hằng, RFI, 09/11/2022

Học sinh Nga chuẩn bị phải học 140 giờ "học quân sự" hàng năm. Chương trình đang được Bộ Quốc phòng và bộ Giáo Dục soạn thảo, dựa theo mô hình có từ năm 1918 và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong gần như suốt thời Liên Xô.

uk3

Ảnh trích từ video do Cơ quan Báo chí của Bộ Quốc phòng Nga công bố : Những nhà tuyển quân Nga tham gia một khóa huấn luyện quân sự tại công viên Ái Quốc, ngoại ô Moskva, ngày 01/10/2022. AP

Vài giờ mỗi tuần, giáo viên chuyên môn dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản về đời sống quân sự, tập duyệt binh, sử dụng súng, thiết bị sơ cứu hoặc mặt nạ phòng độc. Quyết định đưa các giờ học "quân sự" trở lại trường học được cho là nhằm chuẩn bị cho vài chục nghìn, thậm chí là vài trăm nghìn quân nhân tương lai cho cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mạnh mẽ của quá trình "tái Xô Viết" của Nga, theo nhận định của chuyên gia Arnaud Dubien, giám đốc Viện Quan sát Pháp - Nga, với đài RFI :

"Điều này không hẳn gây ngạc nhiên nếu nhìn vào bối cảnh hiện nay, trước tiên là cuộc chiến ở Ukraine, và nhìn chung, là quá trình tái Xô Viết tư duy và thực tiễn tại Nga. Liệu việc đó có đưa đến kết quả nào không ? Chưa chắc. Tôi muốn nhắc lại việc Bộ Quốc phòng Nga từng đề xuất kéo dài nghĩa vụ quân sự thành hai năm, nhưng quyết định của họ đã bị phản đối trong tuần này. Dù sao, điều này nói lên bầu không khí ở Nga".

Trong bầu không khí tái Xô Viết này, trường học rất được chú ý tới. Tháng 09 vừa qua, chính phủ đã đưa vào chương trình hàng loạt bài học mang tên "các cuộc thảo luận quan trọng", nhưng nhanh chóng bị công luận gọi là "giờ học tinh thần yêu nước" dựa theo nội dung ca ngợi thành tích của Nhà nước Nga và cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Dù bị đông đảo phụ huynh và giáo viên phản đối, đạo luật vẫn nhanh chóng được thông qua.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Nga phải rút khỏi Kherson : Chiến thắng ấn tượng của Ukraine

Vì sao Nga liên tiếp thất bại ? Trên thực tế, những cái tát đã nhận được rất sớm, những thành công ban đầu là nhờ tính bất ngờ của cuộc xâm lăng. Ukraine nay giữ thế công, và đang tiến gần đến chiến thắng. Phải rút quân khỏi Kherson, Moskva sẽ dựng lên câu chuyện yêu chuộng hòa bình - Nga luôn tìm ra một cái cớ đẹp đẽ cho các cuộc rút quân, thực chất là bại trận.

kherson1

Một nữ quân nhân Ukraine khai hỏa khẩu pháo tự hành 2S7 Pion trên mặt trận Kherson ngày 09/11/2022. Reuters - Stringer

Le Figaro đặt câu hỏi "Tại sao Nga từ bỏ Kherson ?" với Cédric Mas - nhà sử học quân sự, Viện trưởng Action Résilience, vốn theo dõi chặt chẽ cuộc chiến Ukraine ngay từ đầu.

Bị sức ép lớn từ Ukraine, Nga đành rút khỏi Kherson

Ông Mas đồng ý rằng nên thận trọng, chờ đợi sự xác nhận của phía Kiev, đến khi lực lượng Ukraine được bố trí tại tất cả các vị trí ở tả ngạn sông Dniepr. Tuy vậy cuộc rút quân này đã được chuẩn bị từ lâu. Trước hết quân Nga chuyển đi các vũ khí hạng nặng, rồi phá hủy dần tất cả những gì không mang theo được như cầu, trạm tiếp vận... sau đó dân chúng bị buộc di tản. Một trong những dấu hiệu đáng mừng trong vụ này là việc Nga phá luôn cả những chiếc phà (cho thấy họ không quay lại). Mặt khác việc tiến quân của Ukraine sẽ phức tạp, vì chắc chắn Nga gài lại chất nổ hoặc mìn để làm chậm bước tiến và gây thương vong cho Ukraine.

Tại trọng điểm Kherson, có 20.000 đến 30.000 lính Nga đóng quân với những thiết bị nặng và những đội quân thiện chiến, trong đó có lính dù. Nhưng một số quân nhân này mới đây đã được thay thế bằng lính quân dịch. Nga cho rằng sẽ vô ích khi duy trì một trọng điểm mà không làm được gì. Cần phải chống chọi qua mùa đông, sơ tán quân ra khỏi những vùng có thể bị thiệt hại nặng. Đối với quân Nga, bảo vệ tả ngạn sông Dniepr dễ hơn là chiến đấu với dòng sông ở phía sau, trước một quân đội Ukraine không ngừng gây áp lực.

Nếu việc rút quân được xác nhận, có hai điều lưu ý. Trước hết là ưu thế quân sự của Ukraine trước quân Nga, bắt đầu từ trận phản công Kharkiv. Lực lượng Ukraine ngày càng đông hơn và nay có chất lượng tốt hơn. Tiếp đến là tinh thần quân Nga xuống thấp, họ biết rằng chỉ là vật hy sinh nên không muốn chiến đấu. Chính sách do Kremlin định ra là giữ những vùng đất chiếm được bằng mọi giá, đã vấp phải bức tường sự thật. Ngay cả nếu muốn giữ, chưa chắc lính tráng đã muốn, thế nên quân đội Nga thà rút lui còn hơn chịu bại trận.

Lại bại trận, Putin có thể biện minh ra sao ?

Làm thế nào Vladimir Putin có thể biện minh cho thất bại quân sự mới này ? Chuyên gia Cédric Mas trên Le Figaro cho rằng rất nên theo dõi xem Nga tuyên truyền như thế nào. Theo ông, Moskva sẽ dựng lên câu chuyện yêu chuộng hòa bình, mở cửa ngoại giao - một trò giả dối vì chính Nga đã chiếm đóng, lưu đày dân chúng, bạo lực, cướp bóc ở những vùng đất chiếm được. Những từ ngữ và diễn văn loại này sẽ được bộ máy tuyên truyền triển khai rộng rãi, kể cả với người dân và dư luận phương Tây. Họ muốn làm người ta tin rằng Nga vẫn luôn hùng mạnh, muốn gì cũng được ở Ukraine, trong khi những dấu hiệu thất bại ngày càng dồn dập.

Và tại sao Nga liên tiếp bại trận ? Trên thực tế, những cái tát đã nhận được rất sớm. Sau khi cố chiếm Kiev, quân Nga ở miền bắc và miền đông phải rút đi vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 để tập trung hoặc tái phối trí. Cuối tháng 6, phải rút khỏi đảo Rắn để "tỏ thiện chí". Mỗi lần như vậy Moskva đều tìm ra một cái cớ đẹp đẽ cho các cuộc rút quân, thực chất là bại trận.

Ukraine ngày càng chiếm ưu thế trong thế công

Cũng theo Le Figaro, những thành công lớn đầu tiên của Nga là nhờ tính bất ngờ của cuộc xâm lăng. Việc chiếm Mariupol, Severodonetsk hay Lyssychansk rất vất vả và phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Quân đội Nga bộc lộ những hạn chế khó thể khắc phục. Tại Kherson, áp lực đã bắt đầu từ cuối tháng 6 và cuộc phản công khởi sự từ 28/08. Bị đánh ráo riết, buộc lòng phải rút quân là một thất bại mới của Moskva trước Kiev, vốn từ lâu đã loan báo mục tiêu tái chiếm Kherson. Điều này có nghĩa là Ukraine duy trì thế công, và dần dà áp đặt được ý định của mình lên đối thủ.

Về tác động quân sự của việc triệt thoái khỏi Kherson, chuyên gia thấy rằng phía Nga bảo tồn được lực lượng, không đến nỗi chạy vắt giò lên cổ như ở Kharkiv. Những đội quân phải vất vả chống đỡ ở phía bắc sông Dniepr nay chuyển sang phía nam để tái triển khai tại các mặt trận khác, hoặc dọc theo dòng sông. Ukraine sẽ khó khăn hơn vì phải tấn công vượt sông hay một địa điểm khác của Nga. Tuy nhiên sự kiện này chứng tỏ Ukraine ngày càng chiếm ưu thế, họ nay ở thế công, có thể chủ động chọn lựa địa điểm cho những trận đánh sắp tới, và đang tiến gần đến chiến thắng.

Kherson, khói lửa chiến trường

Trên thực địa, đặc phái viên Le Figaro thấy rằng "Trên mặt trận Kherson, cuộc tấn công của Ukraine đã mang lại kết quả". Mới hôm thứ Ba, làng Doudchani còn chìm trong những ngọn lửa và ầm vang tiếng pháo. Những cột khói lớn bốc lên xung quanh, các drone bay ở tầm thấp, những hỏa tiễn Grad được bắn đi hàng loạt, không khí như có tích điện. Tại một trạm gác, một người lính Ukraine râu ria tiến gần xe của nhà báo Pháp, hét lớn : "Các anh có muốn sống không ? Hãy quay lại ngay !". Họ quay đầu nhưng đường lớn đã bị rào chắn, phải men theo đường đất. Một quân nhân vẻ bơ phờ hỏi xin bánh mì.

Hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, một sự im lặng tương đối bao trùm lên Doudchani. Hôm qua, thứ Tư, lữ đoàn bộ binh cơ giới 60 Ukraine đã chiếm lại ngôi làng nằm cạnh bờ đông dòng Dniepr, có vài ngàn dân trước chiến tranh, tiến thêm một bước về Kherson. Họ đã giải phóng phần đất phía nam của làng, chia cắt bởi một nhánh sông, đẩy lùi quân Nga. Ở chiều ngược lại, vài đơn vị pháo binh tiếp tục tiến về phía bắc, các toán bộ binh và công binh phụ trách gỡ mìn, giữ an ninh cho vùng tái chiếm. Nhiều nguồn tin quân sự khẳng định cuộc tấn công Kherson - được chính thức thông báo vào đầu tháng 9 - chừng như đã đạt được thành quả. Hôm qua bộ trưởng quốc phòng Nga Sergey Shoigu ra lệnh rút lực lượng đóng ở bờ đông Dniepr, tức là có cả thất bại ở Doudchani vài giờ trước đó.

Cuộc đột phá vào Kherson diễn ra theo nhiều hướng. Ngắn nhất là Mikolaiv, cảng Hắc Hải mà Ukraine kiên quyết bảo vệ dù Nga oanh tạc hàng ngày. Hướng thứ hai từ đông bắc Kherson, ở bờ tây sông Dniepr.

Việc tái chiếm Douchani giúp mở đường sang Berislav cách đó 50 kilomet, ở một ngã tư chiến lược : bên trái là bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập, bên phải là Kherson. Chiếc cầu trên con đường cuối cùng này đã bị Nga đánh sập hôm qua. Trận đánh Doudchani khá gay go, và một drone đã tấn công vào trạm gác chỉ vài phút sau khi chiếc xe của nhà báo Pháp quay đi, làm nhiều người chết. Người trung sĩ mà phóng viên Le Figaro đã tiếp xúc lo lắng gọi điện để biết còn sống hay không, anh đau buồn vì các đồng đội đã hy sinh.

Thua trận Kherson : Một trang sử đen tối cho quân đội Nga

La Croix dẫn lời phát ngôn viên quân khu miền nam của Ukraine tỏ ra thận trọng trước "hoạt động chiến tranh tâm lý" của Nga, nghi ngờ là một cái bẫy. Tuy nhiên tất cả các nhà quan sát đều không đồng ý. Chuyên gia về quân đội Nga Rob Lee viết trên Twitter "Đó là một chiến thắng ấn tượng của Ukraine. Vấn đề bây giờ là quân Nga làm thế nào có thể rút đi mà không chịu thiệt hại nặng về sinh mạng và thiết bị". Bởi vì rút quân là một hoạt động nguy hiểm, và nếu thực sự có việc này thì Ukraine nên buộc Nga phải trả một cái giá đắt.

Mục trực tuyến của Le Monde nhận định "Việc rút khỏi Kherson chỉ là một trận đánh thất bại của Nga, nhưng đối với Ukraine là một bước tiến về hòa bình". Tờ báo nhấn mạnh đó là một cái tát nẩy lửa cả về chính trị lẫn quân sự cho Moskva. Quân Nga đã cố gắng bảo vệ các vị trí ở phía bắc Kherson cho tới cùng nhưng lực bất tòng tâm.

Những nhân vật diều hâu trên truyền thông đành dịu giọng ủng hộ "một quyết định khó khăn". Nay những chỉ trích chỉ có được trên mạng xã hội : "nhục nhã", "quân phản bội"… và lo ngại cho tương lai của Crimea. Trang web của Courrier International trích ý kiến của các phóng viên Nga chuyên bám theo đoàn quân cho rằng việc phải rút khỏi Kherson là "một trang sử đen tối cho quân đội Nga, một trang bi kịch", "thất bại quân sự trầm trọng nhất của nước Nga kể từ năm 1991".  

"Midterms" : Dân chủ tránh được thất bại nặng, Trump có đối thủ đáng ngại

Cùng với tin Nga rút quân khỏi Kherson, "làn sóng đỏ" Cộng hòa không ào ạt như mong muốn trong cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ là sự kiện được chú ý nhiều nhất hôm nay. Les Echos chạy tựa "Midterms : Biden tránh được thất bại", tương tự Le Monde cho rằng "Đảng Dân Chủ hạn chế được thiệt hại". Le Figaro nhận thấy "Nước Mỹ ngưng đọng trong chia rẽ".

Tuy kết quả chưa thực sự ngã ngũ, nhưng Le Monde đã rút ra hai bài học. Trước hết, vị tổng thống sắp 80 tuổi tuy ít được ưa thích, nhưng đã hiện đại hóa đất nước, từ cơ sở hạ tầng cho đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu, di sản quan trọng của một chính khách thường xuyên bị đánh giá thấp. Thứ hai, chiến thắng hạn chế của Cộng hòa là do đảng này chịu ảnh hưởng quá lớn của cựu tổng thống Donald Trump, đưa ra những ứng cử viên thường xuất hiện trên truyền hình hoặc theo thuyết âm mưu, mà ví dụ cụ thể là ở bang Pennsylvania.

Đối với Le Figaro, trận sóng thần được báo trước rốt cuộc chỉ là những đợt sóng nhỏ. Kết quả không thay đổi gì đối với Joe Biden vì ông vẫn phải làm việc với đối lập, nhưng với tương lai của Donald Trump thì có khác. Theo Les Echos, có thể coi đây là thất bại của ông Trump, nhất là khi tại Florida, thống đốc Ron DeSantis người được cho rằng sẽ là đối thủ của cựu tổng thống, đã tái đắc cử. Libération nhắc nhở, DeSantis thắng bầu cử sơ bộ hồi 2018 nhờ sự ủng hộ của… Donald Trump, đồng thời lưu ý, với chiến thắng cách biệt gần 20 điểm trước đối thủ Dân chủ, ứng cử viên này đã khiến Florida không còn là "swing-state". La Croix nhận thấy chưa chi ông Trump đã tỏ ra thù địch : sau "Crazy Hillary" (Hillary khùng), "Sleepy Joe" (Joe ngủ gục), nay đến lượt ông DeSantis được đặt biệt danh là Ron "DeSanctimonious" - Ron đạo đức giả (tạm dịch).

Đông Nam Á từ chối chọn lựa giữa Washington và Bắc Kinh

Tại Châu Á, các nhà lãnh đạo ASEAN bắt đầu từ hôm nay họp lại ở Phnom Penh, trước khi chào đón ông Joe Biden vào cuối tuần. Tổng thống Mỹ cố gắng xây dựng lại ảnh hưởng Hoa Kỳ tại khu vực chiến lược này. Ông muốn gầy dựng lòng tin nơi các quốc gia đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, nước đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của họ.

Les Echos dẫn lời giáo sư Renato Cruz de Castro của đại học La San ở Manila cho rằng việc đích thân đến dự mang ý nghĩa biểu tượng. Từ thời chiến tranh Việt Nam hay chiến tranh lạnh, các nước ASEAN đều muốn tránh những căng thẳng địa chính trị, và nay cố gắng giữ thăng bằng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nếu Việt Nam, Philippines hay Indonesia có quan hệ phức tạp với chế độ Bắc Kinh, chịu đựng thái độ hiếu chiến trên Biển Đông, ASEAN nhìn chung được hưởng lợi từ tăng trưởng của Trung Quốc và chờ đợi một sự cam kết về kinh tế từ phía Mỹ. Theo ông De Castro, "Washington nên trao cho khu vực này một cơ hội đa dạng hóa kinh tế" để không phải lệ thuộc mãi vào Bắc Kinh.

Tại Cam Bốt, Joe Biden sẽ nêu lại chủ đề "Khuôn khổ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" (IPEF), nhưng sự mở cửa của thị trường Mỹ khá hạn chế. Chuyên gia Stephen Nagy ở Tokyo nhận định "Đó là một món khai vị ngon lành, nhưng sẽ không thỏa mãn được bao tử của ASEAN". Ông đề nghị một hiệp định thương mại tham vọng hơn, kiểu như một TPP được sửa đổi. Nhưng Les Echos cho rằng vận động hành lang ở Mỹ vẫn rất mạnh, và căng thẳng chính trị - thấy rõ ở Midterms - sẽ không khuyến khích Nhà Trắng phiêu lưu.

Thụy My

Published in Quốc tế

Câu chuyện của 560 tân binh Nga bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn

Trên 500 thanh niên ở vùng đông nam nước Nga bị bắt lính đã được đưa thẳng ra chiến trường Ukraine rồi bỏ mặc dưới đạn bom, chỉ huy trốn mất. Hàng trăm người đã thiệt mạng, thân nhân họ phẫn nộ đòi hỏi công lý.

tanbinh1

Những người lính Nga bị động viên chờ lên xe lửa ở Volgograd, ngày 29/09/2022. AP

Bị đem con bỏ chợ, hàng trăm tấm "bia đỡ đạn" đã uổng mạng

Về cuộc chiến tranh ở Ukraine, trong bài "Sự phẫn nộ của những người lính bị động viên tại Nga", thông tín viên Le Figaro ở Moskva kể lại câu chuyện của 560 thanh niên vùng Voronej, đông nam nước Nga bị bắt lính. Họ bị đưa tới vùng Donbass, bỏ mặc dưới mưa đạn và nhiều người đã mất mạng.

Thân nhân của họ đòi hỏi thống đốc Voronej phải có câu trả lời. Người chị của một trong những tân binh này, nay ở Latvia, thuật lại cho kênh độc lập Dojd : "Các ông sếp nói : các anh là bia đỡ đạn, vì vậy người ta mới đưa đến đây". Tiểu đoàn gồm 560 người đến Luhansk hôm 01/11 và lập tức bị đẩy ra mặt trận. "Cứ 30 người mới được phát một cái xẻng để đào chiến hào, những người chỉ huy nói rằng đi tìm thực phẩm rồi biến mất. Bốn mươi phút sau, các trận oanh kích bắt đầu, kéo dài ba ngày liền".

Trang web Verstka cho rằng sự kiện xảy ra ở gần Makiivka thuộc Luhansk, và đã có "hàng trăm người chết", con số này không được xác nhận và không phân biệt giữa người thiệt mạng và mất tích. Thân nhân một tân binh khác cho biết cả tiểu đoàn chỉ có vỏn vẹn bốn quả lựu đạn để tự vệ. Khoảng 30 tân binh sống sót đã chạy đến làng Svetovo cách Makiivka chừng 30 cây số để gọi về cho gia đình, và trốn trong những căn nhà bỏ hoang. Bản tin của Bộ Quốc phòng Nga từ 01-03/11 có nói đến trận đụng độ tại đây nhưng cho rằng lực lượng Ukraine đã bị đẩy lui.

Thân nhân tân binh đòi hỏi sự thật

Các gia đình phẫn nộ đã đến gặp thống đốc Alexander Gusev, gọi cho người thân ở mặt trận trước mặt ông này để khẳng định sự thật. Quân đội hứa sẽ rút các tân binh này về "trong ba ngày". Cuối tuần trước Vladimir Putin nói rằng đã huy động 318.000 người trong đó 49.000 đã đi chiến đấu, rằng giai đoạn động viên đã hoàn tất - cho dù một số người Nga vẫn tiếp tục nhận được "paviestka" (lệnh triệu tập). Bóng ma một đợt bắt quân dịch thứ hai trong mùa đông này vẫn đang đe dọa.

Trên mạng xã hội, các video tiếp tục cho thấy những tân binh than phiền thiếu huấn luyện, thức ăn và điều kiện sống tồi tệ - như ở Simferopol (Crimea) lính quân dịch phải ngủ trên các thùng gỗ hay không có quần áo ấm. Ở Kazan, mấy chục tân binh biểu tình vì được phát những khẩu súng rỉ sét từ thập niên 70. Tại Chuvachie, khoảng 100 người lính đòi số tiền 195.000 rúp (3.250 euro) mà ông Putin đã hứa, khiến thống đốc phải tạm ứng một ít. Nhiều gia đình lo sợ vì không ít tân binh không nhận được thẻ bài đeo trên cổ để nhận diện trong trường hợp tử trận.

Nga muốn diệt Starlink, trợ thủ của Ukraine trên chiến địa

Cũng về Ukraine, Moskva luôn đe dọa bắn hạ các vệ tinh phương Tây cung cấp thông tin cho Kiev. Le Figaro đặt vấn đề "Liệu xung đột có thể lan đến trên không gian ?". Từ đầu tháng Ba, Bộ Quân lực Pháp đã cảnh báo về mối nguy có thể xảy ra ở cách Trái Đất mấy chục ngàn kilomet. Tướng Michel Friedling, chỉ huy lực lượng không gian Pháp cho biết luôn giám sát thường trực cùng với các đối tác và đồng minh về khu vực hãy còn là vùng xám.

Moskva nói về những vệ tinh nào ? Rõ ràng là mạng Starlink của tỉ phú Mỹ Elon Musk, nhờ đó mà Ukraine có được internet ngay cả trong các vùng bị oanh tạc. Ông Musk đã từng khoe Starlink là hệ thống liên lạc duy nhất hoạt động được tại tiền tuyến, và vào giữa tháng Mười tố cáo "Nga cố gắng tiêu diệt Starlink".

Theo chuyên gia Paul Wohrer, không chỉ viễn thông, vệ tinh còn mang lại những lợi thế khác : cung cấp hệ thống định vị GPS và quan sát. Starlink giúp lực lượng Ukraine tính toán quỹ đạo của hỏa tiễn và định vị các mục tiêu. Tình báo Ukraine còn có liên lạc trực tiếp với các chuyên gia những công ty công nghệ không gian tư nhân của Mỹ như Maxar Technologies, Planet Labs, BlackSky ; những hình ảnh của họ giúp nhận ra bước tiến và thiết bị của địch quân, ngoài ra còn là bằng chứng cho những vụ giết hại thường dân của quân Nga.

Moskva có bắn hạ được các vệ tinh hay không ?

Các vệ tinh liên lạc thường ở khoảng cách 20.000 kilomet, tức là ngoài tầm bắn hỏa tiễn. Nhưng SpaceX đã đảo lộn trật tự, hệ thống vệ tinh được đặt ở quỹ đạo thấp 550 kilomet để thời gian truyền dữ liệu nhanh hơn.Nga có thể thực hiện lời đe dọa hay không ? Ngày 15/11/2021, Moskva đã dùng một hỏa tiễn đạn đạo từ mặt đất bắn vào một vệ tinh Liên Xô cũ có kích thước bằng chiếc xe hơi ở độ cao 500 kilomet. Ngoài Nga, chỉ có Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ có được công nghệ này.

Nhưng theo Paul Wohrer, hỏa tiễn chỉ có thể chạm đến một mục tiêu trong khi SpaceX có đến 2.300 vệ tinh đang hoạt động và con số này đang tăng lên, để dần đạt đến một "thiên hà" gồm mấy chục ngàn vệ tinh. Nga không thể nào phá hủy cả hệ thống này. Tuy nhiên trước nguy cơ các mảnh vỡ vệ tinh làm ô nhiễm không gian, Nga phải chịu trách nhiệm rất lớn.

Còn có những phương cách khác cho cuộc chiến trên vũ trụ : làm rối loạn hoạt động của vệ tinh như làm lệch quỹ đạo, gây nhiễu, dọ thám thay vì tiêu diệt. Hôm 24/02 trước cuộc xâm lăng, hàng ngàn người Pháp bị mất kết nối internet, vệ tinh Viasat bị tin tặc tấn công khiến một số vùng ở Châu Âu và đặc biệt Ukraine mất sóng, Nga được cho là thủ phạm. Cùng lúc đó các tin tặc nhóm Anonymous nói rằng đã tấn công vào Roscosmos, cơ quan vũ trụ Nga để Moskva "mất kiểm soát các vệ tinh do thám" nhưng Nga bác bỏ, còn ông Musk cho biết phải bỏ ra nhiều tiền để chống lại những vụ tấn công kiểu này. Năm 2018, bộ trưởng Quân lực Pháp tố cáo một vệ tinh Nga tiến sát vệ tinh quân sự Pháp-Ý để nghe lén.

Cuộc chiến của Putin trên hai mặt trận quân sự và chính trị

Trên bình diện địa chính trị, Le Figaro phân tích "Cuộc chiến trên hai mặt trận của Vladimir Putin", vừa quân sự vừa về ý thức hệ.  Trên mặt trận quân sự, mọi chuyện chẳng ổn thỏa chút nào cho ông chủ điện Kremlin, vốn chưa bao giờ ra đến tiền tuyến. Trong tám tháng rưỡi chiến tranh, quân đội Nga tỏ ra kém cơ động hơn, ít sáng kiến, thiếu kỷ luật và trang bị kém so với đối thủ Ukraine. Nga cũng không có các đồng minh giúp huấn luyện, cung cấp thông tin tình báo và vũ khí tân tiến.

Thế nên quân chiếm đóng khó thể giữ được Kherson, thủ phủ duy nhất chiếm được từ ngày đầu. Nếu để lại một đội quân lính trẻ đồn trú ở Kherson sẽ có nguy cơ bị bao vây không thể tiếp tế nên phải đầu hàng. Có thể hình dung ra những hình ảnh quân Nga ra hàng cả đơn vị sẽ phục vụ cho tuyên truyền của Ukraine như thế nào. Cũng có thể Putin cho rút quân khỏi Kherson để cố thủ sau chướng ngại thiên nhiên là con sông Dniepr có chiều rộng hơn một kilomet. Mùa đông sẽ là lợi thế cho Nga để huấn luyện 300.000 lính bị động viên. Liệu Nga có trụ được đến 2023 ? Tất cả tùy thuộc vào khả năng quân đội Nga có hiện đại hóa được hay không.

Về ý thức hệ, Putin muốn đứng trên hàng đầu chống phương Tây. Ông ta nói rằng việc xâm lăng Ukraine hôm 24/02 là hành động "phòng vệ" để tránh một cuộc thảm sát người gốc Nga ly khai ở Donbass. Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây vũ trang cho Ukraine là xúc tiến "các mục tiêu địa chính trị không liên quan đến lợi ích của người Ukraine". Nhưng các nhà quan sát độc lập đặt câu hỏi "lợi ích nào của nhân dân Ukraine" mà quân đội Nga xúc tiến, khi hãm hiếp phụ nữ ở Bucha, khi san bằng những khu dân cư ở Mariupol, oanh tạc các siêu thị ở Kremenchuk hay mạng lưới điện Kiev ?

Lúng túng trong vấn đề Ukraine, Putin bèn tự nâng lên một tầm cao mới : nền văn minh. Tại diễn đàn Valdai ngày 27/10, ông ta đả kích sự ngạo mạn "thuộc địa mới" của phương Tây, muốn áp đặt trật tự "con buôn" trên toàn thế giới, làm ngơ quyền theo đuổi "truyền thống" của các nước. Luận điệu này thành công với thế giới thứ ba, tác động lên quần chúng bảo thủ ở Châu Mỹ và Châu Âu vốn gắn bó với giá trị gia đình truyền thống, bất bình với phong trào "woke" (thức tỉnh) và sự độc tài của thiểu số. Nhưng một thành La Mã thứ ba của Putin chỉ khả tín nếu chế độ ông ta từ bỏ việc trộm cắp và sát nhân.

Trung Quốc : "Nhà giàu cũng khóc"

Trong khi đó ở Châu Á, "nhà giàu Trung Quốc lánh nạn tại Singapore". Đặc phái viên tờ báo thuật lại làn sóng chạy ra nước ngoài của giới tinh hoa ở Hoa lục, tránh "chủ nghĩa xã hội" ngày càng đỏ của "đồng chí" Tập Cận Bình.

Ngay sau khi ông Tập "đăng quang" lần thứ ba, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã lao dốc, những người giàu có nhất tìm cách ra ngoại quốc sinh sống, nhất là sang Singapore. Aric Lim, nhà kinh doanh địa ốc vui vẻ cho biết điện thoại của ông không ngừng reo, khách hàng Trung Quốc đông đảo hơn bao giờ hết, nhất là sau vụ phong tỏa Thượng Hải. Họ muốn ra đi bằng mọi giá. Đa số là giới tinh hoa ở các đại đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Trùng Khánh.

Theo Lianhe Zaobao, một tỉ phú ở Phúc Kiến đã mua luôn 20 căn hộ sang trọng với giá 60 triệu euro và đặt cọc thêm 10 căn, trả tiền mặt nhờ trung chuyển từ Indonesia, né giới hạn 50.000 đô la/năm. Chính quyền Singapore kín tiếng trước hiện tượng này để không làm phật ý Bắc Kinh, nhưng trong hậu trường thì xoa tay hài lòng.

Singapore hưởng lợi trước làn sóng người giàu chạy khỏi Hoa lục

Báo cáo của Henley & Partners ước tính trên 10.000 người Trung Quốc có thu nhập cao cố tìm cách định cư ở nước khác, một nguồn lợi 48 tỉ đô la. Singapore, Úc, New Zealand, Dubai được ưa chuộng nhất. Lo sợ cho gia tài tích tụ được trong thời kỳ cất cánh của "công xưởng thế giới" trước chính sách "thịnh vượng chung" (cộng đồng phú dụ) của hoàng đế đỏ, cộng thêm zero Covid, họ đành bỏ phiếu bằng đôi chân.

Hình ảnh ông Hồ Cẩm Đào bị áp tải ra khỏi đại hội đảng là biểu tượng cho hồi kết của thời kỳ làm giàu dễ dàng. Hơn một triệu cán bộ đã bị kỷ luật. Nhà chính trị học Lôi Cường (Wu Qiang) giải thích, giới trung lưu lớp trên hiểu ra hơi muộn rằng đại hội 20 khởi đầu cho một mô hình toàn trị mới, họ sợ rằng không thể để lại gia tài cho con cái cũng như cho con đi du học.

Đại đa số trong 1,4 tỉ dân Hoa lục không có được may mắn này, hộ chiếu hiện chỉ được cấp nhỏ giọt (2% so với năm 2019) và muốn ra đi phải có lý do thiết yếu. Việc kiểm soát luồng vốn sẽ khắt khe hơn, và những đại gia thường di chuyển bằng Ferrari nay phải chạy đua với thời gian để có thể ra khỏi Hoa lục.

Bầu cử Mỹ : Cuộc chiến khủng long và hoàng hôn dân chủ

Cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ hôm nay chiếm trang nhất hầu hết báo Pháp. Với Le Monde là "hai nước Mỹ mặt đối mặt", Libération chạy tựa "Trận đấu lượt về của dân chủ". Tương tự, Le Figaro đăng ảnh cựu và đương kim tổng thống Mỹ đang quay lưng lại với nhau, với dòng tít lớn "Trump-Biden, trận đấu lượt về". Đối với Libération, tuy chỉ là một cuộc bầu cử giữa kỳ nhưng gần như là một cuộc nội chiến. Les Echos gọi đây là buổi "hoàng hôn dân chủ". Thường thì ở Hoa Kỳ người ta mừng "Election Day", nhưng lễ hội hôm nay rõ ràng buồn tẻ, người Mỹ chia thành hai phe không thể đối thoại với nhau.

Trong bài xã luận "Cuộc chiến khủng long", Le Figaro nhận định Joe Biden sẽ yếu đi sau kỳ bầu cử này. Từ gần một thế kỷ qua, hầu như tất cả tổng thống đương nhiệm đều thua trong "Midterms", nhất là khi kinh tế có dấu hiệu sa sút và tỉ lệ tín nhiệm vào khoảng 40%. Tất cả những ngôi sao xấu đều chiếu mệnh để tổng thống Mỹ thứ 46 bị mất đa số ở Hạ Viện và có thể ở Thượng Viện. Thất bại này sẽ làm hai năm tới của nhiệm kỳ bị tê liệt. Donald Trump đang chuẩn bị mừng một chiến thắng cá nhân, có thể khuyến khích ông ra tranh cử năm 2024 ; ngược lại phe Dân chủ cố gắng ngăn Joe Biden, đã ở tuổi 80, không tái cử. Theo tờ báo, Cộng hòa cũng nên làm như vậy, lập trình cho sự biến mất của những con khủng long.

Thụy My

Published in Quốc tế

Anh : Hun luyn kém càng khiến Nga mt ưu thế trên không

VOA, 08/11/2022

B Quc phòng Anh ngày 7/11 cho biết vic Nga mt các thành viên phi hành đoàn có kinh nghim trong cuc xâm lược Ukraine đang góp phn khiến Nga "mt ưu thế trên không và có th tr nên trm trng hơn do hun luyn kém" cũng như làm "tăng ri ro tiến hành ym tr tiếp cn trong các khu vc phòng không dày đc".

uk1

Máy bay ném bom tm trung Su-24 ca Nga.

Anh cho biết năng lc không quân ca Nga "không có kh năng thay đi trong vài tháng ti", trong mt bn tin cp nht được đăng trên Twitter. "Tn tht máy bay ca Nga có kh năng vượt xa kh năng chế to khung máy bay mi ca h. Thi gian cn thiết đ đào to các phi công có năng lc càng làm gim kh năng tái to năng lc tác chiến trên không ca Nga".

Kherson hôm 6/11, cư dân không có đin và nước, và các quan chc do người Nga b nhim ca thành ph cáo buc Ukraine "phá hoi" mà không có bng chng.

Các quan chc do Đin Kremlin hu thun cho biết mt cuc tn công do Ukraine t chc đã làm hư hng "ba ct bê tông ca đường dây đin cao thế".

Nhà chc trách cho biết các chuyên gia năng lượng đang làm vic đ "nhanh chóng" gii quyết vn đ, theo AFP.

Tuy nhiên, ông Yaroslav Yanushevych, người đng đu chính quyn khu vc Kherson ca Ukraine, đã đ li cho Nga vì mt đin.

Ông Yanushevych viết trên Telegram : " Beryslav tm thi b chiếm đóng, quân đi Nga đã cho n tung các đường dây đin cao thế. Khong mt km rưỡi ct đin và đường dây đã b phá hy".

"Thit hi là khá ln", ông nói thêm, theo AFP.

Trong tháng qua, Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy và các quan chc khác cho biết khong 30% đến 40% cơ s h tng năng lượng ca Ukraine đã b phá hy bi các cuc không kích ca Nga.

Ông cho biết trong bài phát biu hàng đêm ngày 6/11, "Tính đến ti nay, tình trng mt đin vn tiếp tc Kyiv và sáu khu vc. Hơn 4,5 triu người tiêu dùng không có đin. Hu hết h hin đang Kyiv và khu vc Kyiv. Hết sc khó khăn".

Ti Kyiv, th trưởng Vitali Klitschko đã cnh báo người dân thành ph hôm 6/11 rng h phi chun b cho điu ti t nht trong mùa đông này - chng hn như không có đin, nước hoc sưởi m trong cái lnh cóng - nếu Nga tiếp tc tn công cơ s h tng năng lượng ca đt nước.

"Chúng tôi đang làm mi th đ tránh điu này. Nhưng hãy thng thn mà nói, k thù ca chúng ta đang làm mi cách đ thành ph không có sưởi, không có đin, không có nước, nói chung, vì vy tt c chúng ta đu chết. Và tương lai ca đt nước và tương lai ca mi chúng ta ph thuc vào mc đ chun b ca chúng ta cho nhng tình hung khác nhau", ông Klitschko nói vi truyn thông nhà nước.

Hi ngh v biến đi khí hu ca Liên hp quc COP27 khai mc ti Ai Cp ngày 6/11 b bao trùm bi cuc chiến ca Nga Ukraine.

Đi din ca Vương quc Anh, Alok Sharma, ch tch ca COP26, cho biết trong bài phát biu khai mc ti COP27 : "Cuc chiến tàn bo và phi pháp ca Tng thng Nga Vladimir Putin Ukraine đã gây ra nhiu cuc khng hong toàn cu, mt an ninh năng lượng và lương thc, áp lc lm phát và n nn chng cht".

Ông Sharma nói thêm : "Nhng cuc khng hong này đã làm phc tp thêm nhng nguy cơ d b tn thương v khí hu và hu qu ca đi dch".

Ông Sameh Shoukry, ch tch COP27 và ngoi trưởng Ai Cp, ngày 6/11 bày t lo ngi rng các cuc khng hong liên quan đến vic Nga xâm lược Ukraine làm lu m các hành đng v biến đi khí hu.

Ti Kherson, Nga đang tăng cường sơ tán cư dân khi khu vc xung đt và tha nhn tình hình đang xu đi trong khu vc. Ít nht 70.000 thường dân đã được di chuyn khi Kherson, nơi đã rơi vào tay các lc lượng Nga trong vòng vài ngày k t khi cuc xung đt bt đu vào tháng Hai.

Trong khi có d báo v mt cuc chiến đm máu giành li thành ph, "tình hình Kherson rõ ràng là khó khăn", ông Michael Kofman, giám đc nghiên cu Nga ti CNA, mt vin nghiên cu Arlington, Virginia, viết trong mt bài phân tích tun này, t The New York Times đưa tin. "Các lc lượng Nga dường như rút khi mt s nơi, sơ tán và rút lui, nhưng cũng được tăng cường vi lính được đng viên".

Người dân thành ph cho biết các trm kim soát đã b b hoang và không còn lc lượng tun tra nào ca Nga, nhưng các quan chc Ukraine t ra thn trng, tin rng Moscow đang gài by.

Đ cp ti Iran, ông Zelenskyy nói tt c nhng ai giúp Nga kéo dài cuc chiến đu phi chu trách nhim v hu qu ca cuc chiến này.

"Nếu không phi vì Iran cung cp vũ khí cho k xâm lược, chúng ta đã tiến gn hơn đến hòa bình. Và điu này có nghĩa là tiến gn hơn đến mt gii pháp hoàn chnh cho cuc khng hong lương thc. Gn hơn vi vic gii quyết cuc khng hong giá sinh hot. Gn hơn vi n đnh ti th trường năng lượng. Gn hơn vi an ninh kh tín trước s tng tin bng bc x, điu mà Nga không t b", ông Zelenskyy tuyên b.

B trưởng Ngoi giao Iran Hossein Amir Abdollahian ln đu tiên tha nhn hôm 6/11 rng Iran đã gi máy bay không người lái đến Nga, nhưng ông nói rng đó là trước chiến tranh.

Trong bài phát biu vào đêm 6/11, ông Zelenskyy đã bác b vic Iran tha nhn ch cung cp mt s lượng hn chế máy bay không người lái cho Nga. Ông cho biết các lc lượng Ukraine đang bn rơi các máy bay không người lái hàng ngày.

Hoa Kỳ và các đng minh phương Tây trong Hi đng Bo an Liên hip quc đã kêu gi Tng thư ký Antonio Guterres điu tra xem liu Nga có s dng máy bay không người lái ca Iran đ tn công dân thường Ukraine hay không.

Nguồn : VOA, 08/11/2022

*************************

Tổng thống Zelensky cảnh báo Nga tấn công ồ ạt trở lại cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine

Thùy Dương, RFI, 07/11/2022

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tối Chủ nhật 06/11/2022 cho rằng Nga sẽ lại tiếp tục tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

uk2

Một người dân vùng Kiev đun nấu ngoài trời, ngày 02/04/2022. Người dân thủ đô Ukraine chuẩn bị khả năng phải di tản vì hệ thống điện nước sinh hoạt bị phá hủy. AP - Vadim Ghirda

Trong video thường nhật hôm qua, nguyên thủ Ukraine nhấn mạnh, Nga đang tập trung, xin trích, "lực lượng và phương tiện để có thể lặp lại các vụ tấn công ồ ạt vào cơ sở hạ tầng của chúng ta, trước hết là cơ sở hạ tầng năng lượng". Hết lời dẫn.

Trước đó, Mykhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Ukraine, cho biết trên Twitter rằng Ukraine sẽ "đứng vững" bất chấp các vụ tấn công của Nga, bằng cách bố trí lực lượng phòng không, bảo vệ cơ sở hạ tầng và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng.

Hôm nay, lãnh đạo một công ty cung cấp năng lượng lớn cho thủ đô, dự báo Ukraine thiếu hụt 32% nguồn cung năng lượng. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại Kiev.

Chủ Nhật 06/11/2022, báo Mỹ New York Times, trích dẫn một nguồn tin trong chính quyền thành phố Kiev, cho biết đời sống của dân chúng mỗi ngày một khó khăn do khan hiếm điện, kèm theo đó là những ảnh hưởng đối với hệ thống cấp thoát nước, buộc chính quyền thành phố phải tính tới tản cư dân nếu tình hình thêm xấu đi. 

Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan gửi về bài tường trình :

Sơ tán hơn 3 triệu người dân chỉ trong vài giờ, đây là một kịch bản khủng khiếp mà chính quyền thành phố Kiev đang phải chuẩn bị, trong trường hợp tình hình năng lượng xấu đi đột ngột.

Theo một nguồn tin nói với báo Mỹ New York Times, nếu các vụ oanh kích khiến toàn bộ mạng lưới điện bị cắt, thì nhà chức trách sẽ có khoảng thời gian 12 tiếng đồng hồ để yêu cầu cư dân rời khỏi thành phố.

Hiện tại, 40% cơ sở hạ tầng điện đã bị hư hại, và các nhà khai thác mạng lưới điện đã tiến hành các đợt cắt điện diện rộng, mỗi lần nhiều giờ đồng hồ tại nhiều khu vực khác nhau, để giữ mạng lưới điện ổn định.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đang làm gián đoạn nguồn cung cấp nước sạch cũng như việc thoát nước thải qua hệ thống cống, có nguy cơ làm cho vấn đề vệ sinh tồi tệ hơn.

Hôm thứ Bảy, công ty khai thác năng lượng Nhà nước UkrEnergo thông báo thêm nhiều biện pháp hạn chế và chính quyền thành phố Kiev đang chuẩn bị 1.000 nơi trú ẩn có hệ thống sưởi ấm, có thể dùng làm hầm phòng không cho thường dân.

Lần đầu tiên Kherson mất điện nước diện rộng

Tại Kherson, miền nam Ukraine, sau hai vụ oanh kích mà cả Nga và Ukraine đều đổ lỗi cho nhau, thành phố Kherson hiện đang do quân Nga nắm quyền kiểm soát, hôm qua 06/11 cũng mất cả điện và nước. Theo AFP, một số khu vực trong vùng cũng chịu cảnh tương tự như thủ phủ Kherson. Đây là lần đầu tiên Kherson bị mất điện nước diện rộng kể từ khi nổ ra chiến tranh. Đập thủy điện ở Kakhovka, Kherson, cũng bị hư hại do các vụ oanh kích.

Thùy Dương

**************************

Putin : 50.000 lính Nga được huy đng đang tác chiến ti Ukraine

Reuters, VOA, 08/11/2022

Tng thng Nga Vladimir Putin ngày 7/11 tuyên b 50.000 binh sĩ Nga trong s được triu tp trong đt đng viên va ri hin đang chiến đu vi các đơn v tác chiến Ukraine, thông tn xã Interfax đưa tin.

uk3

Cnh sát Nga bt người biu tình chng lnh đng viên mt phn ca Tng thng Putin (nh chp ngày 24/9/2022 ti St. Petersburg)

Ông Putin cho biết 80.000 người ang trong khu vc chiến dch quân s đc bit" - thut ng Nga s dng cho cuc chiến ca h Ukraine - và phn còn li ca gn 320.000 người được huy đng đang các tri hun luyn Nga.

"Hin chúng tôi có 50.000 người trong các đơn v chiến đu. S còn li vn chưa tham gia chiến đu", Interfax dn li ông Putin nói trong chuyến thăm ti vùng Tver, ngoi ô Moscow.

Vào tháng 9, ông Putin tuyên b ng viên mt phn" đ gi hàng trăm nghìn chiến binh mi cho cuc chiến sau khi Ukraine tái chiếm nhng vùng lãnh th rng ln trong mt cuc phn công. Đng thái này đã gây ra mt cuc di cư ca hàng trăm nghìn người Nga và gây ra các cuc biu tình phn chiến trên khp đt nước.

Tun trước, ông Putin cho biết tng cng 318.000 người đã được triu tp làm nghĩa v quân s.

Nga đã kết thúc đt đng viên mt phn vào cui tháng 10. B trưởng Quc phòng Sergei Shoigu ngày 28/10 nói khong 41.000 chiến binh Nga đã tham gia các đơn v chiến đu Ukraine.

Theo Reuters

************************

Tổng thống Putin cho phép tuyển binh cựu tù nhân Nga đưa sang chiến trường Ukraine

Thu Hằng, RFI, 07/11/2022

Sau thông báo vượt chỉ tiêu huy động 300.000 quân dự bị ra chiến trường Ukraine, quân đội Nga sẽ được tăng cường lực lượng từ những cựu tù nhân hoặc đang những người chưa thi hành án về các tội giết người, cướp giật, ăn cắp, buôn bán ma túy hoặc những trọng tội khác. Ngày 04/11/2022, tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cho phép gọi nhập ngũ những thành phần này. 

uk4

Quân nhân mới nhập ngũ, tại nhà ga ở Prudboi, Volgograd, Nga, ngày 29/09/2022. AP

Tuy nhiên, lệnh tuyển binh này không bao gồm các tội phạm tình dục đối với trẻ vị thành niên, tội phản quốc, gián điệp hoặc khủng bố, cũng như những người bị kết án âm mưu ám sát thành viên chính phủ, cướp máy bay… Thông tin được hãng thông tấn Nga Ria Novosti đăng tải, và được nhiều cơ quan truyền thông phương Tây trích dẫn, còn cho biết vài trăm nghìn người trước đây bị cấm nhập ngũ, giờ có thể đăng lính. 

Về mặt chính thức, chiến dịch huy động 300.000 quân dự bị đã hoàn tất, nhưng theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, được đài truyền hình Nhật Bản NHK trích dẫn ngày 07/11, tổng thống Putin "có thể triển khai những điều kiện cần thiết để tiếp tục kín đáo các đợt động viên" vì đợt động viên bán phần đã không đáp ứng "những mục tiêu tối đa của ông Putin ở Ukraine". 

Cũng vì không đạt được các mục tiêu đề ra trên chiến trường, thêm một chỉ huy của quân đội Nga đã bị cách chức. Trong bản tin thường nhật về tình hình chiến sự Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh nêu khả năng "việc này dường như nằm trong nỗ lực nhằm tách bạch và rũ bỏ trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo cấp cao ở Nga". 

Nga duy trì cường độ các cuộc tấn công ở miền nam và miền đông Ukraine. Tuy nhiên, theo khẳng định của tổng thống Ukraine Zelensky, trong video điểm tin tối 06/11, "kẻ thù chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng ở vùng Donetsk", miền đông Ukraine. 

Thu Hằng

Published in Quốc tế