Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đem Ukraine đi Nga vì đó là ‘Hà Ni Mi’ !

Trân Văn, VOA, 05/10/2022

Đi s quán Ukraine ti Vit Nam va gi Thư ng cho t Hà Ni Mi cơ quan ngôn lun ca Thành y Hà Ni.

hoangkim1

Mt s hình trong thư ng Đại sứ quán Ukraine Hà Ni gi báo Hà Ni Mi. Bên trái là hình nh trong ngày 2/10. Bên phi là hình nh ngày 3/10.

Đi s quán Ukraine ti Vit Nam va gi Thư ng cho t Hà Ni Mi cơ quan ngôn lun ca Thành y Hà Ni. Thư được viết bng c tiếng Vit ln tiếng Anh. Nếu không mun đc trc tiếp trên trang facebook ca cơ quan đi din Ukraine ti Vit Nam (1) thì có th xem toàn văn bên dưới vì thư không quá dài...

Vào sáng Ch nht, ngày 2/10, mt s kin đy ý nghĩa đã din ra ti trung tâm th đô Vit Nam : Gii chy Báo Hà NiMi ln th 47 vì hòa bình.

Gn 1.500 vn đng viên chuyên nghip và nghip dư đã tham gia s kin này đ truyn ti thông đip hòa bình đến thế gii, kêu gi n lc chung đ thúc đy hòa bình, hu ngh, hp tác và phát trin.

Sng sót qua bao cuc chiến tranh xâm lược, người Vit Nam biết rõ tm quan trng ca hòa bình. Cũng đáng quý như vy là phn đu vì hòa bình ca nhng người Ukraine, nhng người ngày nay đang n lc hết sc có th đ đy lùi k xâm lược và khôi phc cuc sng hòa bình trên đt nước ca h.

Cán b, nhân viên Đi s quán Ukraine t hào được tham gia Cuc chy vì Hòa bình cùng vi các đi biu quc tế và Vit Nam. Chúng tôi cũng rt vui và biết ơn phóng viên khi xem nhng hình nh ca chúng tôi trong bn tin ca Báo Hà NiMi chiu ngày 2/10. Điu đó rt có ý nghĩa : Mt li kêu gi hòa bình t trái tim Hà Ni.

Hãy tưởng tượng s ngc nhiên ca chúng tôi khi m bài báo vào ngày 3/10 và thy rng nhng bc nh ca nhng người Ukraine tham gia không còn đó na.

Tr trêu thay, bài báo vn đưa ra nhng bc nh ca nhng vn đng viên t đt nước mà ngày nay đang làm nhng vic hoàn toàn trái ngược vi hòa bình : Ném tên la và bom vào các thành ph ca Ukraine, giết chết tr em và người ln tui, đàn ông và ph n, bt cóc, tra tn, cưỡng hiếp, cưỡng bc, buc hơn 10 triu người phi ri b nhà ca ca h và chy trn chiến tranh.

Hãy xem nhng hình nh trong bài báo ca Báo Hà NiMi, phiên bn ngày 2/10 và ngày 3/10, và hãy tìm s khác bit.

Năm 1999 Hà Ni được UNESCO vinh danh "Thành ph vì hòa bình". Vào năm 2022, t báo hàng đu ca thành ph Hà Ni có kim duyt nh ca chính mình v các vn đng viên chy vì hòa bình, nhng người đến t mt đt nước đang phi hng chu chiến tranh không ? Báo Hà NiMi, t báo có th gii thích chuyn gì đã xy ra không ?

***

Tt nhiên t Hà Ni Mi s không gii thích ti sao li "đc b" hình nh nhng nhân viên ngoi giao đi din Ukraine ti Vit Nam tham gia "Gii chy ln th 47 vì hòa bìnhdo chính t báo này t chc, ri thay vào đó là hình nh ca nhng người đi din cho quc gia "ném tên la và bom vào các thành ph ca Ukraine, giết chết tr em và người ln tui, đàn ông và ph n, bt cóc, tra tn, cưỡng hiếp, cưỡng bc, buc hơn 10 triu người phi ri b nhà ca ca h và chy trn chiến tranh",song ai cũng có th đoán được lý do...

Ch đo và giám sát ni dung trên t Hà Ni Mi vn là Ban Tuyên giáo ca Thành y Hà Ni nhưng trong nhng trường hp cn th hin "ch trương, đường li đi ngoi ca đng" như "Gii chy ln th 47 vì hòa bìnhdo Hà Ni Mi t chc, chc chn Ban Tuyên giáo ca Thành y Hà Ni không dám mo mui ra quyết đnh.

Ai đó, t nơi nào đó hiu rt rõ cung cách qun tr - điu hành Vit Nam đã phàn nàn vi mt hoc mt s cá nhân lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam. Mt hoc mt s cá nhân này đã yêu cu Ban Tuyên giáo ca Ban Chp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hành đng ngay lp tc !

Chính Ban Tuyên giáo ca Ban chấp hành trung ương đng đã yêu cu Thành y Hà Ni ra lnh cho Ban Biên tp t Hà Ni Mi "sa sai". Bi vic loi b hình nh nhng nhân viên ngoi giao đi din Ukraine ti Vit Nam đã tham gia "Gii chy ln th 47 vì hòa bìnhdo t Hà Ni Mi t chc chưa đ đ chng t "thành tâm, thin ý" nên t Hà Ni Mi mi thay nhng hình nh đó bng hình nh ca nhng người đi din cho Cng hòa Liên bang Nga !

***

Ch trích t Hà Ni Mi có l ch là mi "thy cây" ch "chưa thy rng". C đi chiếu thái đ ca thiên h v xung đt Nga Ukraine vi vic loi b hình nh nhng nhân viên ngoi giao đi din Ukraine ti Vit Nam đã tham gia "Gii chy ln th 47 vì hòa bìnhvà thay nhng hình nh đó bng hình nh ca nhng người đi din cho Cng hòa Liên bang Nga t s mường tượng được li ch đo, cách hành x đó là khôn hay di và hu qu là ln hay nh ?

Liu cng đng các viên chc ngoi giao, đi din các quc gia, t chc quc tế Vit Nam có biết chuyn này không ? Chc chn là biết ! Không phi bây gi mi biết mà đã biết t lâu. Vic loi b hình nh nhng nhân viên ngoi giao đi din Ukraine ti Vit Nam đã tham gia "Gii chy ln th 47 vì hòa bìnhvà thay nhng hình nh đó bng hình nh ca nhng người đi din cho Cng hòa Liên bang Nga ch giúp chng minh h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam rt nht quán (cn tr vic bày t s đng cm vi Ukraine hay quyên góp giúp đ Ukraine...) và cương quyết không đ h thng truyn thông chính thc "lc" vào con đường mà đa s thiên h đang đi !

Chuyn loi b nh nhng cá nhân là nhân viên ngoi giao đi din cho mt quc gia đ thay bng nh nhng cá nhân là nhân viên ngoi giao đi din cho mt quc gia khác giúp minh ha thêm đường li, ch trương đi ngoi ca mt tp th mà lãnh đo tp th đó ông Nguyn Phú Trng, Tng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tng qung bá là "trường phái đi ngoi và ngoi giao rt đc sc và đc đáo ca thi đi H Chí Minh" - trường phái "cây tre Vit Nam" – "gc vng, thân chc, cành uyn chuynluôn "biết nhu- biết cương, biết thi- biết thế, biết mình- biết người, biết tiến- biết thoái, tùy cơ ng biến, lt mm buc cht, mm nn rn buông(2)...

"Trường phái đi ngoi và ngoi giao rt đc sc và đc đáo ca thi đi H Chí Minh" thường t ra rt "rn" vi nhng quc gia như Ukraine bt k Cng đng Châu Âu nhiu ln khng đnh dân chúng Ukraine đang hành x như nhng người bo v cho các giá tr ca Châu Âu song luôn rt "mm" vi mt s quc gia như Cng hòa Liên bang Nga, hoc liên tc b "cương" – chn "nhu", b "tiến" - chn "thoái" vi Trung Quc, thm chí "buông" ti mc, h thng truyn thông chính thc phi "uyn chuyn", trong mt thi gian dài, không cơ quan truyn thông chính thc nào dám "ch mt, gi tên" mi khi Trung Quc làm càn mà ch nêu chung chung là "l" !

Trường phái "cây tre Vit Nam" – "gc vng, thân chc, cành uyn chuyn" có th chuyn "l" t tính t thành danh t thì trong cách hành x liên quan đến đi ngoi đi vi không ch mt x như Ukraine, t Hà Ni Mi không phi là đi tượng đáng đ bn tâm. Đi tượng cn phi bn tâm là "Hà Ni" "mi". Mt "Hà Ni" chưa tng có trước khi có đng lãnh đo toàn din và tuyt đi, trong đi ngoi luôn "biết nhu- biết cương, biết thi- biết thế, biết mình- biết người, biết tiến- biết thoái, tùy cơ ng biến, lt mm buc cht, mm nn rn buông" !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 05/10/2022

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/UKRinVNM/posts/pfbid0DoDdCda9ahvg2joZ1hycSSjpNGxVT6t7Q6QPi5HQXyn9yT3jihPVKAjeoFkJw9Ril

(2) https://nld.com.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-xay-dung-truong-phai-ngoai-giao-mang-ban-sac-cay-tre-viet-nam-20211214152909679.htm

***********************

Hình đoàn Ukraine tham dự cuộc thi chạy ở Hà Nội bị xóa : khó tin hay dễ hiểu ?

RFA, 05/10/2022

Mạng báo Hà Nội Mới hôm 3/10 đã rút đoàn bộ hình ảnh của những người Ukraine tham gia vào cuộc thi chạy với chủ đề "Vì hòa bình", nhưng vẫn để lại hình của đoàn Nga.

hoangkim2

Đoàn của Đại sứ quán Ukraine tham gia "Giải chạy Báo Hà Nội Mới" hôm 2/10/2022 - FB Ukraine Embassy in Vietnam

Do đó, Ngày 4/10 vừa qua, Facebook page chính thức của Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam đăng tải một bức thư ngỏ gởi đến báo Hà Nội Mới. Nội dung bức thư bày tỏ sự "bất ngờ", cũng như yêu cầu tờ báo giải thích về hành động này.

Hà Nội Mới rút hình đoàn Ukraine, để hình đoàn Nga

Sự việc bắt đầu vào sáng Chủ nhật, ngày 2/10, "Giải chạy Báo Hà Nội Mới" lần thứ 47 được tổ chức tại Hà Nội. Chủ đề của năm 2022 là "Vì hòa bình", với sự tham gia của khoảng 1.500 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư, nhằm truyền đi thông điệp về hòa bình, kêu gọi nỗ lực chung để thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Đại sứ quán Ukraine là một đơn vị được mời tham gia sự kiện này.

"Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Ukraine tự hào được tham gia cuộc chạy vì Hòa bình cùng với các đại biểu quốc tế và Việt Nam. Chúng tôi cũng rất vui và biết ơn phóng viên khi xem những hình ảnh của chúng tôi trong bản tin của Báo Hà Nội Mới chiều ngày 2/10. Điều đó rất có ý nghĩa : Một lời kêu gọi hòa bình từ trái tim Hà Nội". - Theo nội dung bức thư ngỏ.

Tuy nhiên, đến ngày 3/10, toàn bộ hình ảnh của đoàn vận động viên đến từ Ukraine đột nhiên bị xóa khỏi trang báo Hà Nội Mới, mà không có lời giải thích thích nào. Vậy nhưng, hình ảnh của đoàn Nga, là đất nước phát động chiến tranh với Ukraine, thì vẫn được giữ nguyên.

Đại sứ quán Ukraine bày tỏ cảm xúc trong thư ngỏ :

"Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của chúng tôi khi mở bài báo vào ngày 3/10 và thấy rằng những bức ảnh của những người Ukraine tham gia không còn ở đó nữa.

Trớ trêu thay, bài báo vẫn đưa ra những bức ảnh của những vận động viên từ đất nước mà ngày nay đang làm những việc hoàn toàn trái ngược với hòa bình : ném tên lửa và bom vào các thành phố của Ukraine, giết chết trẻ em và người lớn tuổi, đàn ông và phụ nữ, bắt cóc, tra tấn, cưỡng hiếp, cưỡng bức, buộc hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ và chạy trốn chiến tranh".

Bà Nataliya Zhynkina, Tham tán Chính trị của Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam bình luận với RFA qua email về cảm xúc của mình khi biết tin này :

"Đó là một sự hoang mang thật sự. Tôi đã nghĩ rằng toàn bộ ý tưởng của cuộc chạy đua là vì hòa bình đã bị hoen ố. Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra một số cuộc xung đột vũ trang. Cuộc chiến hiện thu hút nhiều sự chú ý nhất và có tác động lớn nhất trên thế giới, đó là cuộc chiến của Nga xâm lược Ukraine.

Tại sao bạn mời người Ukraine tham gia cuộc thi chạy vì hòa bình mà không để hình ảnh của họ được xuất hiện ? Tại sao bạn đăng tải hình ảnh và rồi sau đó xóa chúng đi ?

Thay vào đó, tại sao bạn lại trưng ra những lá cờ của quốc gia đã gây ra cuộc chiến lớn nhất ở Châu Âu ? Điều này nghĩa là gì ? Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời…"

Cho đến hết ngày 5/10/2022, báo Hà Nội Mới vẫn chưa có phản hồi bức thư ngỏ này, bà Nataliya Zhynkina cho biết.

Phóng viên RFA gọi điện đến tòa soạn báo Hà Nội Mới để hỏi về thêm thông tin về vụ việc này. Nhân viên trực điện thoại sau khi nghe nội dung câu hỏi đã chủ động ngắt máy.

hoangkim2

Hình ảnh vận động viên giơ cao lá cờ Ukraine bị báo Hà Nội Mới rút xuống hôm 3/10. FB Ukraine Embassy in Vietnam

Báo chí làm theo định hướng ?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh triết, bình luận với RFA rằng chủ trương của Chính quyền cộng sản Việt Nam là không chỉ trích Nga. Do đó, các tờ báo trong nước cũng bám sát theo thái độ chính trị này mà đưa tin :

"Cho nên là báo chí ăn theo. Họ đưa tin không đến nơi đến chốn, thường là đưa tin có lợi cho Nga.

Nhưng mà họ không biết rằng như thế là có hại. Bởi vì nó đánh lạc hướng, làm cho dân không biết đâu là chính nghĩa, tội ác là ai. Báo chí họ không công bằng, mù quáng trong vấn đề này".

Chính quyền Việt Nam cho đến nay vẫn không gọi cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine là một cuộc xâm lược. Thậm chí, quốc gia độc đảng này còn liên tiếp bỏ phiếu có lợi cho Nga tại Liên Hiệp Quốc.

Vì vậy, báo chí trong nước, vốn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, khi đưa tin về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đều tránh sử dụng từ "xâm lược".

Một số trang web của các bộ ngành nhà nước thậm chí còn đăng các bài viết nêu quan điểm ủng hộ Nga trước khi cuộc chiến nổ ra. Điển hình là bài "Ai hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine ?", được đăng trên tờ Quân dội Nhân dân hôm 13/2. Trong bài có đoạn khẳng định rằng : "Nga chắc chắn là quốc gia không muốn gây xung đột với Ukraine".

Tuy nhiên, bà Nataliya Zhynkina vẫn đánh giá rằng nhìn chung thì các tờ báo lớn ở Việt Nam đưa tin khá cân bằng về cuộc chiến này :

"Báo chí trung ương giữ tính trung lập trong các bài báo của họ, đưa tin về các sự kiện, trích dẫn quan điểm và bình luận của các bên khác nhau.

Trong số báo chí địa phương và tư nhân, có một số báo ủng hộ chiến tranh, một số lại ủng hộ hòa bình. Đánh giá của tôi là nhìn chung có sự cân bằng trong cách đưa tin".

Kể từ khi Nga mở cuộc xâm lược hồi tháng 2/2022, Chính quyền Hà Nội đã nhiều lần ngăn cản các sự kiện có liên quan đến Ukraine.

Ví dụ như vào hôm 16/7, một buổi toạ đàm về văn hóa Ukraine được tổ chức ở Hà Nội bị phá rối giữa chừng, nhiều người người bị công an canh cửa không cho đến dự.

Trước đó, hôm 5/3, một số người dân Hà Nội thông báo họ bị công an giam lỏng tại nhà, không cho đến tham dự một buổi hội chợ gây quỹ tại Đại sứ quán Ukraine.

Một sự kiện hội chợ gây quỹ khác do một nhóm người Ukraine sinh sống tại Hà Nội, dự định tổ chức vào ngày 19 tháng 3 cũng đã phải hủy bỏ, do có tác động từ phía công an.

RFA, 05/10/2022

**********************

https://youtu.be/1n7TMaVvMPA

Lá thư nẩy lửa của Đại sứ Ukraine ở Hà Nội gửi báo Hà Nội Mới ! Khiếp quá !

Nguồn : Nhân Việt TV, 05/10/2022

***************************

Thư ngỏ gửi báo Hà Nội Mới :

Đại sứ quán Ukraine ở Việt Nam, 04/10/2022

Vào sáng Chủ nhật, ngày 2/10, một sự kiện đầy ý nghĩa đã diễn ra tại trung tâm thủ đô Việt Nam : Giải chạy báo Hà Nội Mới lần thứ 47 vì hòa bình.

Gần 1500 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư đã tham gia sự kiện này để truyền tải thông điệp hòa bình đến thế giới, kêu gọi nỗ lực chung để thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Sống sót qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam biết rõ tầm quan trọng của hòa bình. Cũng đáng quý như vậy là phấn đấu vì hòa bình của những người Ukraine, những người ngày nay đang nỗ lực hết sức có thể để đẩy lùi kẻ xâm lược và khôi phục cuộc sống hòa bình trên đất nước của họ.

Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Ukraine tự hào được tham gia Cuộc chạy vì Hòa bình cùng với các đại biểu quốc tế và Việt Nam. Chúng tôi cũng rất vui và biết ơn phóng viên khi xem những hình ảnh của chúng tôi trong bản tin của báo Hà Nội Mới chiều ngày 2/10. Điều đó rất có ý nghĩa : một lời kêu gọi hòa bình từ trái tim Hà Nội.

Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của chúng tôi khi mở bài báo vào ngày 3/10 và thấy rằng những bức ảnh của những người Ukraine tham gia không còn ở đó nữa.

Trớ trêu thay, bài báo vẫn đưa ra những bức ảnh của những vận động viên từ đất nước mà ngày nay đang làm những việc hoàn toàn trái ngược với hòa bình : ném tên lửa và bom vào các thành phố của Ukraine, giết chết trẻ em và người lớn tuổi, đàn ông và phụ nữ, bắt cóc, tra tấn, cưỡng hiếp, cưỡng bức, buộc hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ và chạy trốn chiến tranh.

Hãy xem những hình ảnh trong bài báo của Báo Hà Nội Mới, phiên bản ngày 2/10 và ngày 3/10, và hãy tìm sự khác biệt.

hoangkim3

hoangkim5

Năm 1999 Hà Nội được UNESCO vinh danh "Thành phố vì hòa bình". Vào năm 2022, tờ báo hàng đầu của thanh phố Hà Nội có kiểm duyệt ảnh của chính mình về các vận động viên chạy vì hòa bình, những người đến từ một đất nước đang phải hứng chịu chiến tranh không ? Báo Hà Nội Mới, tờ báo có thể giải thích chuyện gì đã xảy ra không ?

Nguồn : Đại sứ quán Ukraine ở Việt Nam
04
/10/2022

Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Nga có nguy cơ mất Kherson

Các tờ báo Pháp hôm 05/10/2022 quan tâm đến nhiều chủ đề khác nhau, mặc dù chiến tranh Ukraine vẫn là chủ đề nóng nhất. 

kherson1

Một lính Nga trong vùng chiếm đóng Kherson, Ukraine, ngày 20/05/2022. AP

Nhật báo thiên hữu Le Figaro tiếp tục chú ý đến đà phản công của quân đội Ukraine. Từ cuối tháng 8, quân đội Ukraine đã tập trung tấn công vào các vị trí của Nga ở bờ bên phải sông Dnepr, cũng như vào các cây cầu bắc qua con sông nhằm cắt đứt mối liên lạc với các khu hậu cứ của Nga ở tả ngạn. Trong khi các nhà chức trách Ukraine cho đến nay vẫn giữ im lặng về tiến độ của các hoạt động này, thì hôm qua, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng quân đội của ông đã có những tiến bộ đáng kể ở miền nam. Ông nói thêm : "Hàng chục địa phương đã được giải phóng trong tuần này".

Việc mất Kherson sẽ là một vố đau đối với Nga, cả về mặt biểu tượng lẫn chiến lược. Kherson là thủ phủ vùng duy nhất mà quân đội Nga đã chiếm được kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24/02. Bước đột phá của quân đội Ukraine vào Kherson diễn ra sau một chuỗi thất bại của Nga kể từ đầu tháng 9 ở phía đông bắc và phía đông đất nước. Hôm 30/09, Kiev đã thông báo về việc tiếp quản Lyman, một khu vực có tuyến đường sắt chiến lược ở phía đông. Việc huy động một phần binh sĩ, được cho là để cung cấp nhân lực mới cho quân đội, diễn ra một cách hỗn loạn, trong khi điện Kremlin bị chỉ trích đã triệu tập những người lính dự bị tuổi đã già hoặc sức khỏe kém. Tuy nhiên, bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hoan nghênh việc hơn 200.000 người đã quyết định nhập ngũ. Vladimir Putin đang phải chịu nhiều áp lực, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và kêu gọi Ukraine đầu hàng. Về phần mình, tổng thống Zelensky khẳng định hôm 30/09 rằng sẽ không đàm phán với Nga chừng nào ông Putin còn là tổng thống. 

Chiến tranh hạt nhân, thế giới sẽ đi về đâu ? 

Nhật báo kinh tế Les Echos thì quan tâm đến hậu quả của chiến tranh hạt nhân nếu nổ ra. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nguy cơ về một ngày tận thế do vũ khí hạt nhân gây ra không còn được nhắc đến nhiều. Thay vào đó, loài người bắt đầu phải đối mặt với những mối đe dọa mới mẻ hơn. Trung tâm Nghiên cứu về sự Sinh Tồn thuộc đại học Cambridge, chuyên nghiên cứu các hiện tượng có thể dẫn đến sự diệt vong của toàn bộ hoặc một phần của loài người, đa phần nghiên cứu về sự sụp đổ của các hệ sinh thái khi vượt quá ngưỡng cho phép hay là những biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng ấm lên toàn cầu… Nhưng cơ quan này không hề nghiên cứu về hậu quả của việc sử dụng bom nguyên tử. 

Và giờ đây, tổng thống Nga Putin với việc công khai coi phương Tây là kẻ thù và không ngừng đe dọa "bấm nút hạt nhân", đang buộc loài người phải tính đến tình huống xấu nhất. Điều này làm gợi nhớ đến câu nói đùa ngày xưa của nhà bác học Albert Einstein : "Tôi không biết Thế chiến III sẽ sử dụng vũ khí gì, nhưng điều tôi chắc chắn là Thế chiến IV con người sẽ đánh nhau bằng gậy và đá". 

Dường như những gì diễn ra ở Tchernobyl có thể cho chúng ta cơ sở để lạc quan. Trong một trong những bộ phim tài liệu mới nhất của minh có tên "A Life On Our Planet", nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng người Anh David Attenborough đã công bố những hình ảnh ngoạn mục về Tchernobyl, giờ đang tràn đầy sự sống với cây cối che khuất các tòa nhà, cỏ mọc đầy đường, những con thú hoang dã nô đùa. 

Chỉ hơn 30 năm sau thảm họa hạt nhân, Tchernobyl là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật và là nơi trú ẩn của những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở những nơi khác như gấu nâu, bò rừng Châu Âu, ngựa Przewalski, cò đen hay đại bàng Pomeranian. 

Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ không xảy ra ở khắp mọi nơi nếu chiến tranh hạt nhân thực sự nổ ra. Các nhà nghiên cứu Mỹ và Úc đã công bố hồi đầu hè, trên tạp chí nổi tiếng "AGU Advances", một nghiên cứu mô tả chi tiết tác động của một cuộc chiến tranh hạt nhân đối với khí hậu, tính đến tất cả kho vũ khí của các nước trên thế giới nếu tham gia chiến tranh. 

Bụi từ các vụ nổ sẽ chặn tia nắng mặt trời đủ để làm giảm nhiệt độ toàn cầu khoảng 7 độ C, nghĩa là lạnh hơn so với thời kỳ băng hà gần đây nhất. Hơn 15 triệu km2 nước đại dương sẽ bị đóng băng, làm tê liệt hoạt động hàng hải ở bán cầu bắc. 

Do vậy, đối với các chuyên gia, chiến tranh hạt nhân sẽ không mang lại điều gì có lợi cho hành tinh của chúng ta. Loài người ngoài khả năng bảo tồn hệ sinh thái, còn có khả năng củng cố nó. Vậy thay vì một Tchernobyl phải xây mới lại, thì hãy mơ về những thành phố được xanh hóa. 

Cộng đồng quốc tế bất lực với Bắc Triều Tiên 

Nhìn sang Châu Á, nhật báo công giáo La Croix có bài viết về sự bất lực của cộng đồng quốc tế với Bắc Triều Tiên. Hôm qua, sau khi Bắc Triều Tiên bắn một tên lửa đạn đạo tầm trung ngang qua lãnh thổ Nhật Bản, cộng đồng thế giới đã lên án và đe dọa sẽ trả đũa Bình Nhưỡng, nhưng vẫn bất lực trong việc chấm dứt những hành động khiêu khích này. 

Nhật Bản đã kích hoạt cảnh báo khẩn cấp và lên án vụ phóng tên lửa là một "hành động bạo lực". Washington sau khi tham vấn với Nhật Bản và Hàn Quốc thông báo sẽ có "phản ứng mạnh mẽ" đối với vụ phóng này. Liên Âu cũng lên án "một hành động gây hấn phi lý". 

Tuy nhiên, mặc dù bị cộng đồng thế giới đồng loạt lên án, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục những vụ thử tên lửa của mình. Bà Valérie Niquet, chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) giải thích : "Đúng là tên lửa vừa rồi đã bay qua lãnh thổ Nhật Bản, nhưng trong quá trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, nước này có rất ít sự lựa chọn, trừ khi họ bắn về phía Nga, điều mà họ sẽ không làm. Và cũng phải thấy rằng các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế có rất ít khả năng để chấm dứt các vụ phóng tên lửa đạn đạo này". 

Cụ thể, Liên Hiệp Quốc đã ban hành các lệnh trừng phạt kinh tế rất hà khắc với Bắc Triều Tiên kể từ năm 2006 khi Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân trong lòng đất đầu tiên của mình. 

Mặc dù phương Tây vẫn tiếp tục trừng phạt Bắc Triều Tiên, thì Trung Quốc và Nga vẫn không ngừng cung cấp năng lượng và lương thực cho Bình Nhưỡng. Các mạng lưới tài chính của Bắc Triều Tiên ở Đông Nam Á cũng cho phép nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. 

Trong khi các cuộc đàm phán về việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên bị đình trệ sau khi đối thoại với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội thất bại, Bình Nhưỡng đã tăng cường các kế hoạch hiện đại hóa vũ khí của mình. Đáng chú ý là lần đầu tiên kể từ năm 2017, Bắc Triều Tiên vào đầu năm nay đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và thông qua đạo luật về quy chế quốc gia có vũ khí hạt nhân. 

Bà Valérie Niquet kết luận rằng Bình Nhưỡng vẫn sẽ tiếp tục mạnh dạn thử tên lửa vì họ biết rằng sẽ không gặp rủi ro gì, trong khi các quan chức Hàn Quốc và Mỹ đã cảnh báo trong nhiều tháng rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang chuẩn bị thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 7. Một kịch bản thậm chí còn đáng lo ngại hơn là các biện pháp trừng phạt hiện tại đã cực kỳ hà khắc, và việc áp dụng những biện pháp mới sẽ là vô ích. 

Na Uy tăng cường an ninh cho các cơ sở hạ tầng thiết yếu 

Quay trở lại Châu Âu, nhật báo Le Monde có bài viết nói về những binh sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ những cơ sở hạ tầng thiết yếu của Na Uy. Là một phần không thể thiếu của quân đội Na Uy, lực lượng vệ binh quốc gia hầu hết là dân thường đã được huấn luyện quân sự. Tổng cộng, hơn 40.000 binh sĩ có thể được huy động một cách nhanh chóng. Nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự của đất nước. 

Trong số các cơ sở hạ tầng mà họ thường bảo vệ có nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến khí đốt, nhưng cũng có một địa điểm làm hóa lỏng khí tự nhiên ở Hammerfest, ở phía bắc đất nước, cũng là nơi sản xuất gần 6,5 tỷ mét khối khí hóa lỏng (LNG) mỗi năm, tức là hơn 5% lượng xuất khẩu của Na Uy. Hôm 30/09, chính quyền Na Uy đã nâng mức cảnh báo an ninh tại 20 địa điểm, được coi là những địa điểm chiến lược của Na Uy, quốc gia đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của Châu Âu từ đầu tháng 9. 

Động thái này diễn ra 4 ngày sau vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, nối Nga với Đức, qua biển Baltic hôm 26/09. Jan Hallenberg, một chuyên gia về chính sách an ninh tại Viện nghiên cứu các vấn đề Quốc tế ở Stockholm, nhận xét sự kiện này đã gây ra một làn sóng gây chấn động trong khu vực : "Các chính phủ đã nhận thức được rằng các cơ sở hạ tầng then chốt ở quốc gia họ đang bị đe dọa". 

Đối với ông Hallenberg, vụ nổ này không phải là tai nạn khi vùng bị nổ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch và Thụy Điển, nhưng giáp với lãnh hải của cả hai quốc gia, gần đảo Bornholm và đối diện với căn cứ hải quân Karlskrona. Đối với ông, cũng như đối với hầu hết các chuyên gia an ninh trong khu vực, Nga là thủ phạm đằng sau vụ tấn công này. 

Trong bối cảnh đó, việc các drone chưa được xác định được nhìn thấy trong những ngày gần đây ở gần các giàn khoan dầu khí ở Biển Bắc, khiến nhà chức trách Na Uy lo lắng. Trong một bức thư gửi đến những người vận hành các cơ sở hạ tầng này vào ngày 23/09, bốn ngày trước khi các vụ nổ xảy ra, cơ quan An toàn Dầu mỏ Na Uy đã kêu gọi "tăng cường cảnh giác". Vào ngày 27/09, Oslo đã quyết định nâng cao mức độ an ninh xung quanh cơ sở hạ tầng của mình. 

Đến thăm mỏ Sleipner hôm 01/10, thủ tướng Jonas Gahr Store cho biết đất nước của ông không nhận được mối đe dọa trực tiếp nào, nhưng mọi người vẫn phải đề cao cảnh giác. Ông cũng khẳng định coi trọng sự an toàn của những nhân viên làm việc tại chỗ và nhắc lại rằng không chỉ Na Uy, "mà là toàn bộ Châu Âu và thế giới", hiện đang bị ảnh hưởng bởi những gì đang diễn ra ở trong khu vực. Một ngày trước đó, ông Gahr Store đã thông báo rằng đất nước của ông sẽ nhận được sự hỗ trợ của Anh Quốc, Đức và Pháp để bảo đảm an ninh cho hơn 90 mỏ dầu và khí đốt của họ. 

Các nước láng giềng của Na Uy cũng đã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ sở hạ tầng của mình. Thụy Điển đã nâng cao mức độ cảnh giác đối với các nhà máy điện hạt nhân còn Phần Lan đã tăng cường an ninh cho các cơ sở hạ tầng chiến lược của họ. 

Phan Minh

Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Quyền lực Putin lung lay, nước Nga phí hoài tương lai

Chừng như Vladimir Putin không hề cân nhắc lợi hại trước khi tiến đánh Ukraine, và cũng không chuẩn bị một kế hoạch B trong trường hợp thất bại. Giới tinh hoa Nga bắt đầu nhận ra những điều này, lòng tin rạn vỡ. Cuộc xâm lăng Ukraine còn gây ra hai làn sóng di tản, một triệu người đã bỏ quê hương mà đi. Họ mang theo không chỉ những kỷ niệm, mà cả những mảnh tương lai của đất nước mình.

putin1

Thanh niên Nga trong độ tuổi quân dịch tìm mọi cách chạy sang nước khác sau khi Putin ra lệnh động viên. Ảnh chụp đường đến trạm biên phòng Verkhny Lars ở biên giới Georgia, ngày 28/09/2022. AP

Ngồi quá lâu trên ngôi cao, Putin tách rời thực tế

Phân tích "Những rạn vỡ của quyền lực Putin", Le Figaro nhận thấy tổng thống Nga sau 22 năm nắm trọn quyền hành, dường như hoàn toàn bị cắt đứt với thực tại. Putin cho tổ chức buổi lễ huy hoàng trên quảng trường Đỏ để mừng việc sáp nhập bốn vùng của Ukraine, trong lúc đó quân Nga phải chạy bán sống bán chết khỏi Lyman - một trong bốn vùng đất bị biến thành đất Nga trên giấy. Theo lẽ thông thường, một khi chiếm xong mới nhập vào được, đằng này Putin sáng tác ra kiểu sáp nhập tuy vẫn chưa kiểm soát nổi. Le Monde tiết lộ thêm, lẽ ra nếu được rút lui thì lính Nga không chết nhiều như thế trong trận Lyman, nhưng Putin muốn cho buổi lễ được trọn vẹn...

Bài diễn văn của Vladimir Putin hoàn toàn là kỹ thuật thao túng tâm lý, quy trách nhiệm cho đối thủ về những sai lầm của mình cách tố ngược. Ông ta nói rằng phương Tây đã tấn công Nga, trong khi chính ông đã khởi động cuộc chiến hôm 24/02, và chẳng ai tin nổi Ukraine có thể đe dọa được một cường quốc nguyên tử như Nga.

Đành rằng phương Tây đã mở rộng NATO và trừng phạt Moskva sau khi Crimea bị chiếm năm 2014, nhưng vẫn tiếp tục đầu tư và buôn bán với Nga. Mùa hè 2021, thủ tướng Đức khi rời chức vụ đã đích thân đến Moskva chào từ biệt tổng thống Nga. Khi gặp Vladimir Putin ở Genève hôm 16/06/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden đã mang đến một món quà quý, đó là chấp nhận đường ống Nord Stream 2 nối Nga với Đức thông qua biển Baltic. Nhưng Putin đã "tự bắn vào chân mình" khi ngang nhiên xua quân xâm lược Ukraine.

Không hề có kế hoạch B, giới tinh hoa ngỡ ngàng

Giờ đây Nga không còn có được công nghệ phương Tây, đành trở thành chư hầu của Trung Quốc. Khi không thể hiện đại hóa quân đội và kỹ nghệ, nhiệm vụ đầu tiên của một nhà lãnh đạo là phải nhận ra điều đó, và kế tiếp phải tránh những cuộc phiêu lưu quân sự. Ngược lại, Putin đi tấn công một nước láng giềng mà quân đội từ tám năm qua đã được Mỹ và Anh trang bị, huấn luyện. Nhìn chung, khi sắp ra một quyết định chiến lược quan trọng, ít nhất phải cân nhắc lợi hại trước đã. Chừng như Vladimir Putin không hề làm bài toán này, và cũng không chuẩn bị một kế hoạch B trong trường hợp quân Nga thất bại trước Ukraine.

Tệ hại nhất cho Putin là giới tinh hoa Nga bắt đầu nhận ra những điều này. Lòng tin đối với nhà lãnh đạo cao nhất bị rạn vỡ, quyền lực của Putin bị lung lay. Hàng trăm ngàn thanh niên Nga đã chạy ra khỏi nước để tránh bị bắt lính, cơ quan an ninh không thể hoặc không dám đóng hoàn toàn biên giới với Georgia và Kazakhstan. Truyền thông nhà nước nay nói đến những thất bại của quân đội và về chiến tranh, chứ không còn gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" như đã bị bắt buộc.

Những rạn vỡ về quân sự, an ninh, truyền thông báo trước sự sụp đổ của quyền lực Nga chăng ? Riêng về quân sự, 300.000 quân dự bị ít huấn luyện và kém trang bị liệu có thể đảo ngược tình hình trên chiến trường ?

Putin khó giữ được quyền lực sau thất bại

Về việc sử dụng vũ khí nguyên tử, các đồng minh Trung Quốc và Ấn Độ coi là cấm kỵ. Kremlin biết rằng dù chỉ dùng đến "vũ khí chiến thuật", Mỹ sẽ trả đũa nặng nề và toàn thế giới sẽ lên án.

Le Figaro cho biết cựu giám đốc CIA, tướng bốn sao David Petraeus khi trả lời phỏng vấn kênh ABC về khả năng Putin sử dụng vũ khí nguyên tử, đã khẳng định cho dù Kiev không phải là thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương, sự đáp trả của Hoa Kỳ và NATO là cần thiết. NATO có thể "trừ khử" các lực lượng quy ước của Nga trên chiến trường cũng như tại Crimea bị chiếm đóng. Toàn bộ chiến hạm Nga trên Hắc Hải cũng sẽ bị phá hủy.

Nguy cơ chiến tranh lan ra ngoài khu vực vẫn còn đó, Pháp có lý khi duy trì đối thoại để tránh khả năng này. Nhưng làm thế nào ra khỏi khủng hoảng, Putin làm sao giữ được quyền lực trong tình thế hiện nay ? Trong lịch sử, hiếm khi một chế độ độc tài sống sót sau khi thất bại về quân sự.

Nga còng lưng với gánh nặng chiến tranh

Libération hôm nay chạy tựa trang nhất về sự kiện đương kim bộ trưởng Tư Pháp phải ra tòa, Le Figaro quan tâm đến hiện tượng người Pháp không còn đặt công việc lên trên tất cả. Về thời sự quốc tế, Le Monde nói về một vòng hai bất định giữa Lula và Bolsonaro trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil, Les Echos nêu ra một cảnh báo mới cho Châu Âu về khí đốt, còn La Croix chạy tít "Nước Nga, gánh nặng chiến tranh".

Theo nhật báo công giáo, lệnh động viên là một cú sốc mới cho nền kinh tế Nga, mà cho đến nay vẫn chịu đựng được những hậu quả của trừng phạt quốc tế. Số liệu chính thức nói rằng 300.000 người sẽ bị gọi nhập ngũ, nhưng tờ Novaia Gazeta cho biết, thật ra có đến 1,3 triệu người phải vào lính. Dù sao đi nữa, những hậu quả của loan báo động viên hôm 21/09 đã thấy ngay trước mắt. Chẳng hạn ở Yakoutie thuộc miền đông bắc, cả một đội ngũ công nhân vừa ra khỏi hầm mỏ đã bị trực tiếp đưa đến ủy ban quân sự. Có những bác sĩ cấp cứu, giáo sư đại học, kỹ sư vi tính nhận được lệnh động viên, nhiều nhà máy ở Ural kêu cứu vì thiếu nhân viên…

Nếu chỉ tính đến con số 300.000, thì cứ 100 dân số hoạt động nam giới ở Nga có 1 người phải ra chiến trường. Tác động đặc biệt nặng nề ở nông thôn, nguồn nhân lực cho ngành xây dựng. Chưa kể một số lớn những người trốn không đến nơi làm việc để khỏi phải nhận lệnh nhập ngũ. Tất cả khiến lao động càng thiếu hụt, cản trở hoạt động sản xuất cũng như thương mại. Cộng thêm ít nhất 260.000 người đã chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Kazakhstan, hầu hết là thanh niên có học vấn. Trong khi đó dân số là một trong những điểm yếu của Nga, mỗi năm giảm đi 400.000 người vì số sinh thấp. Thế hệ 20-30 tuổi cũng chính là lớp chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì tỉ lệ sinh đẻ giảm xuống vào lúc Liên Xô sụp đổ năm 1991.

Cấm vận công nghệ : Kỹ nghệ quốc phòng lao đao

Chính quyền nói rằng trừng phạt quốc tế không làm gì được, Nga "chẳng mất gì cả" vì chiến tranh. Tuy nhiên theo La Croix, sở dĩ đến nay Moskva còn trụ được là nhờ Liên Hiệp Châu Âu (EU) trong thời gian đầu vẫn mua dầu khí của Nga, lượng cung giảm dẫn đến giá tăng. Nhưng sắp tới nguồn thu này sẽ không còn, Moskva phải bán rẻ cho Trung Quốc và Ấn Độ.

Quan trọng nhất là cấm vận công nghệ khiến Moskva phải tìm mua ở những nguồn không chính thống. Các công ty Nga vội vã lập chi nhánh ở Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Kỹ nghệ quốc phòng đặc biệt khó khăn. Viện Royal United Service Institut của Anh khi nghiên cứu 27 hỏa tiễn và hệ thống vũ khí tịch thu được, nhận thấy đến 2/3 bộ phận là của phương Tây. Nga đành phải nhập hàng điện tử tiêu dùng, lấy chip bán dẫn ráp vào vũ khí, nhưng còn phải mất thời gian lập trình lại…

Lạm phát hiện nay khoảng 15%, lương của người Nga vốn thấp lại còn sắp bị đánh thêm thuế để phục vụ chiến tranh. Cuộc chiến ở Ukraine càng kéo dài thì Nga càng hao tốn, và đó cũng là mục đích của phương Tây.

Nhân tài lưu vong, nước Nga lãng phí tương lai

Nhìn rộng hơn, trong bài "Nước Nga lãng phí tương lai như thế nào", Les Echos nhận thấy cũng như xưa, Moskva tiếp tục làm cho giới tinh hoa phải bỏ nước ra đi. Cuộc xâm lăng Ukraine đã gây ra một làn sóng di tản hồi tháng Hai, và loan báo động viên vào tháng Chín đã tạo thêm một đợt đào thoát thứ hai. Khoảng một triệu người gồm nam, nữ, trẻ em đã bỏ quê hương mà đi. Họ mang theo không chỉ những kỷ niệm và hy vọng, mà cả những mảnh tương lai của đất nước mình.

Bởi vì những người lưu vong thường là giới có học ; các kỹ sư, lập trình viên, nhà nghiên cứu có khả năng tài chánh để ra đi. Đành rằng mọi người đều bình đẳng, nhưng có những con người có thể góp phần làm thay đổi thế giới. Apple chẳng bao giờ ra đời nếu không có sự sáng tạo của Steve Jobs (cha là người Syria nhập cư).

Nga đã đi theo truyền thống cách đây hơn một thế kỷ : truy quét giới tinh hoa. Cuộc cách mạng 1917 làm các nhà quý tộc phải lưu vong, và sau đó Lênin lập những trại cưỡng bức lao động để cải tạo không chỉ tội phạm hình sự mà cả tù chính trị. Stalin mở rộng quy mô những địa ngục này, thường được gọi là "Gu-lắc" (Goulag).

Những "kẻ thù nhân dân" làm nên thịnh vượng cho đất nước

Ít nhất 11 triệu người đã bị đưa vào 474 trại cải tạo, con số này thậm chí có thể gấp đôi. Trong đó có những "kẻ thù của nhân dân", gồm trí thức, giáo sư, nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ sư, tất cả bị nghi ngờ hoạt động phản cách mạng. Theo một báo cáo chính thức của Liên Xô năm 1954, đã phát hiện gần 4 triệu "kẻ thù nhân dân" và 2,4 triệu bị đày vào gu-lắc, 800.000 lưu vong và 600.000 người bị hành quyết.

Những người phản kháng chế độ bị tố cáo là ăn bám, bị đuổi việc, bị tống vào trại tâm thần. Nhà vật lý Andrei Sakharov, cha đẻ bom H chẳng hạn bị cô lập, không được tiếp xúc với đồng nghiệp. Nhưng rồi các nhà khoa học tên tuổi dần dà được rời khỏi đất nước. Có thể kể Mikhail và Eugenia Brin, hai nhà toán học lỗi lạc gốc Do Thái, sau thời gian bị đàn áp rốt cuộc đã được visa đi Mỹ, nơi cậu bé Sergei Brin lớn lên và gặp gỡ Larry Page, thành lập Google.

Hai kinh tế gia Gerhard Toews và Pierre-Louis Vezina nhận thấy Liên Xô đã tự đánh mất nhiều cơ hội. Sau khi các trại cải tạo được giải tỏa, nhiều tù nhân làm lại cuộc đời ngay tại địa phương vì không có người thân nơi khác. Sáu mươi năm sau, những vùng có các trại cải tạo nhiều "kẻ thù nhân dân" nhất đã trở nên thịnh vượng nhất, lương cao hơn những nơi khác và đèn đuốc sáng rực ban đêm. Các cựu tù nhân đã chuyển giao cho con cháu năng lực trí tuệ và văn hóa của họ.

Nước Nga ngày nay tiếp tục truyền thống trù dập những tài năng, vì vậy kém thế trong các ngành công nghiệp mũi nhọn. Liên Xô là nước đầu tiên gởi người lên vũ trụ, nhưng chưa bao giờ xây dựng nổi kỹ nghệ hàng không, ngược lại Trung Quốc từng bước một đã sản xuất được chiếc máy bay thương mại đầu tiên C919. Theo tác giả, các nước Châu Âu không muốn cấp visa cho người Nga chạy trốn sang, cần nhớ rằng thu hút chứ không xua đuổi người tài là một trong những chìa khóa để thành công.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ukraine tiếp tục phản công, tiến gần đến vùng Nga mới sáp nhập

Chi Phương, RFI, 04/10/2022

Sau khi giành lại được Lyman vào cuối tuần vừa qua, quân đội Ukraine tiếp tục đà phản công, tiến gần vùng Donbass. Tối thứ Hai, 03/10/2022, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã khẳng định 450 địa phương đã được giải phóng ở miền nam nước này. Quân Nga dường như đang gặp khó khăn trên chiến tuyến chỉ vài ngày sau khi tuyên bố sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

thang1

Xe tăng T-64 của Ukraine bắn về hướng quân đội Nga ở Bakhmut, Ukraine ngày 02/10/2022. AP - Inna Varenytsia

Thông tín viên RFI, Stéphane Siohan tường trình từ Kiev :

"Lực lượng Nga dường như gặp khó khăn để vực dậy sau thất bại cay đắng ở Lyman, trong vùng Donetsk. Khu vực này kể từ nay hoàn toàn do quân đội Ukraine kiểm soát. Lực lượng Kiev tiếp tục tiến quân theo hướng đông. Hiện các thành phố Svatove và Kremnina trong vùng Lugansk đang nằm trong tầm bắn của đại bác Ukraine.

Theo nhiều tài khoản Telegram của quân đội Nga, lực lượng Kremlin đang gặp khó khăn trong khu vực này. Điều này làm suy yếu vị thế thống trị của Nga ở vùng Donbass. Ở miền nam cũng có điểm mới. Quân đội Ukraine đã phản công từ tháng 8, hiện đang gặp nhiều khó khăn hơn và bị thiệt hại nhiều về nhân mạng.

Tuy nhiên, các đơn vị thiết giáp của Ukraine đang đẩy lùi các phòng tuyến trong khu vực Kherson, dọc theo sông Dniepr, về phía nam, theo hướng thành phố chiến lược Nova Nakhovka. Mục tiêu chiếm lại được hữu ngạn sông Dniepr vẫn còn xa nhưng quân đội Ukraine đang tích cực hành động hơn bao giờ hết".

Theo Viện nghiên cứu chiến tranh Hoa Kỳ, Nga tiếp tục đánh bom bằng drone, tại các vùng như Kryvyi Rig và Mykolaiv. Còn trong vùng Zaporijjia mà Moskva đã kiểm soát khoảng 80%, hôm qua, quân Nga đã bắn 11 tên lửa và không kích vào 30 vị trí của quân Ukraine. Nhiều tòa nhà trong thành phố đã bị hư hại.

Cũng trong ngày hôm qua, theo Reuters, lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, một thân cận của Vladimir Putin thông báo sẽ gửi 3 người con trai ở tuổi vị thành niên đến chiến trường Ukraine. Trước đó, ông Kadyrov đã yêu cầu tước huy chương của chỉ huy lực lượng Nga Aleksander Lapin ở miền đông Ukraine và yêu cầu được ra chiến tuyến.

Theo AFP, bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm nay, đã huy động được hơn 200 000 lính cho chiến trường Ukraine, kể từ khi tổng thống Putin ký sắc lệnh động viên một phần vào ngày 21/09. Bộ trưởng Shoigu cũng đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng huấn luyện các binh lính mới nhập ngũ.

Chi Phương

************************

NATO, Mỹ tin tưởng quân đội Ukraine có thể đẩy lùi quân xâm lược Nga

Trọng Thành, RFI, 03/10/2022

Việc quân đội Ukraine hôm 02/10/2022 giải phóng thành phố chiến lược Lyman, miền đông Ukraine, mà tổng thống Nga vừa tuyên bố sát nhập vào Liên bang Nga, làm tăng thêm niềm tin của phương Tây vào năng lực của các lực lượng vũ trang Ukraine.

thang2

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, trong cuộc họp báo tại Bruxelles, Bỉ, ngày 30/09/2022. Reuters – Yves Herman

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ NBC, hôm qua 02/10/2022, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg khẳng định : Chiến thắng này cho thấy quân đội Ukraine đang tiến bước, và có khả năng đẩy lùi được quân Nga. Tổng thư ký NATO cũng nhấn mạnh là việc duy trì các hỗ trợ đối với Kiev là "phương tiện tốt nhất để chống lại chính sách sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ Ukraine của Moskva". Ông Jens Stoltenberg một lần nữa cảnh báo việc Moskva liều lĩnh sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ khiến Nga phải gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng.

Cùng ngày, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNN, bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin xác nhận các lực lượng vũ trang Ukraine đã "đã làm rất, rất tốt ở khu vực Kharkiv". Theo lãnh đạo bộ Quốc Phòng Mỹ, cuộc phản công tại tỉnh Kherson (miền nam) diễn ra chậm hơn một chút, nhưng quân đội Ukraine cũng đang có nhiều tiến bộ.

Về tình hình tại chỗ, sau khi giành lại được thành phố chiến lược Lyman hôm qua, quân đội Ukraine tiếp tục tiến xa hơn về phía đông, trực tiếp đe dọa nhiều tuyến giao thông chiến lược của quân Nga tại vùng Donbass. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (IWS), có trụ sở tại Washington, dẫn một số nguồn tin Nga, cho hay các lực lượng Nga sau khi rút khỏi khu vực Lyman có khả năng dồn lực lượng về bảo vệ các vị trí xung quanh thị trấn Kreminna (Lugansk) và xa lộ R66 nối liền Kreminna với Svatove, một thành phố chiến lược khác thuộc tỉnh Lugansk, cách Lyman khoảng 50 km về phía đông bắc.

Thất bại Lyman gây bất bình trong nội bộ Nga 

Việc Lyman thất thủ gây nhiều phản ứng bất bình trong nội bộ chính quyền Nga. Viện ISW dẫn một số nguồn tin cho biết nhiều nhà bình luận quân sự Nga đã chỉ trích chính quyền "thất bại trong việc cung cấp đủ nguồn lực cho quân đội, cũng như việc thiếu minh bạch về tình hình chiến sự". Các nhà tuyên truyền của điện Kremlin thậm chí đã cắt ngang một phát biểu của cựu phó tư lệnh Quân khu phía nam của Nga, tướng Andrey Gurulyov, trong một chương trình trực tiếp, khi viên tướng này bắt đầu quy lỗi cho chỉ huy quân sự cấp cao hơn về thất bại tại Lyman.

Tổng thống cộng hòa Chechnya (thuộc Nga), Ramzan Kadyrov, đã lên án thượng tướng Alexander Lapin, chỉ huy cụm tập đoàn quân Trung tâm, trong "chiến dịch đặc biệt" tại Ukraine, phụ trách Lyman, và cáo buộc tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov "che giấu thất bại tại Lyman". Theo ISW hôm qua, các chỉ trích trực tiếp của tổng thống Chechnya nhắm vào thượng tướng Lapin có thể coi là một hành động "tấn công gián tiếp" nhắm vào uy tín của tổng thống Putin.

Trọng Thành

***********************

Nhiều nước Liên Hiệp Châu Âu giao thêm vũ khí cho Ukraine

Thu Hằng, RFI, 03/10/2022

Nhiều nước Liên Hiệp Châu Âu thông báo sẽ cung cấp thêm thiết bị quân sự cho Ukraine. Ngày 02/10/2022, chính quyền Berlin cho biết Đức, Đan Mạch và Na Uy sẽ giao cho Kiev 16 khẩu pháo tự hành ngay từ năm 2023. Còn Pháp sẽ cung cấp 20 xe bọc thép Bastion, sau khi có tin Paris sẽ giao thêm cho Kiev từ 6 đến 12 đại bác Caesar.

thang3

Bà Christine Lambrecht, bộ trưởng Quốc Phòng Đức trả lời phỏng vấn Reuters tại Berlin, Đức, ngày 14/09/2022 © Reuters

Thông báo được Berlin đưa ra sau chuyến thăm thành phố cảng Odessa, miền nam Ukraine, của bộ trưởng Quốc Phòng Christine Lambrecht. Đức, Na Uy và Đan Mạch nhất trí tài trợ toàn bộ số pháo Zuzana-2, do Slovakia sản xuất, với tổng trị giá 92 triệu euro. Theo dự kiến, Ukraine sẽ nhận được từ năm 2023.

Về phía Pháp, sau thông tin sẽ giao thêm đại bác Caesar, trang La Tribune ngày 03/10 cho biết Paris sẽ cung cấp 20 xe thiết giáp Bastion nặng 12,5 tấn, có thể chở 10 người, cho chính quyền Kiev. Bộ Quân lực Pháp đang hoàn tất hợp đồng với nhà sản xuất Arquus, thuộc tập đoàn Thụy Điển Volvo. Xe Bastion được quân đội nhiều nước Châu Phi sử dụng.

Ukraine tìm cách tăng cường kho vũ khí hạng nặng để đẩy lùi quân Nga. Tuy nhiên, Đức vẫn từ chối giao xe tăng Leopard, theo yêu cầu của chính quyền Kiev, vì cho rằng một quyết định như vậy phải được thảo luận với các đồng minh phương Tây. Để trấn an Kiev, bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht khẳng định trên đài truyền hình Đức ARD1 rằng Berlin "sẽ tiếp tục cam kết bằng nhiều cách khác nhau".

Về mặt ngoại giao, theo AFP, Liên Hiệp Châu Âu sẽ tổ chức một cuộc họp toàn Châu Âu ngày 06/10 tại Praha (Cộng hòa Czech) để phối hợp đáp trả Nga. Tiếp theo, ngày 07/10, lãnh đạo của 27 nước sẽ họp thượng đỉnh phi chính thức về ba chủ đề : cuộc chiến của Nga tại Ukraine, năng lượng, tình hình kinh tế. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel khẳng định "sẽ thảo luận về cách tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ kinh tế, quân sự, chính trị và tài chính cho Ukraine chừng nào còn cần thiết".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Sáp nhập lãnh thổ Ukraine : Một nước cờ hiểm của ông Putin ?

Minh Anh, RFI, 03/10/2022

Thứ Sáu ngày 30/09/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức tuyên bố sáp nhập bốn vùng chiếm đóng và ly khai của Ukraine vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin thật sự tính gì khi đặt cược leo thang xung đột qua việc sáp nhập một phần lãnh thổ phía đông và nam của Ukraine ? 

satnhap1

Dân chúng Moskva theo dõi qua đài truyền hình phát biểu của tổng thống V.Putin tuyên bố sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào với nước Nga. Ảnh ngày 30/09/2022. Reuters – Alexander Ermochenko

Để hiểu được nước cờ của ông Putin, chỉ cần nghe theo những giải thích của hai chính khách Nga, Konstantin Zatulin – quan chức cao cấp tại Nghị Viện Duma, thuộc đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất – và Andranik Migranyan, giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế Moskva, cựu cố vấn tổng thống Nga, khi trả lời trang mạng thông tin Aljazeera của Qatar, đăng ngày 29/09/2022.

Cả hai nhân vật này khẳng định, quyết định huy động binh sĩ dự bị và trưng cầu dân ý sáp nhập lãnh thổ của tổng thống Putin nhằm chứng tỏ với phương Tây rằng Nga không có ý định từ bỏ các mục tiêu chính trị và quân sự tại Ukraine bất chấp các thất bại gần đây. Do vậy, sẽ không có chuyện lùi bước hay có những nhượng bộ nào. Đối với ông Putin, đây là một cuộc chiến của nước Nga để bảo vệ sự sinh tồn và vị thế của Nga trên trường thế giới, chống lại các nỗ lực gây chia rẽ hay giáng những thiệt hại không gì bù đắp được cho Nga.

Sự việc cũng cho thấy, Nga quyết tâm thay đổi triệt để tình thế và đặt phương Tây cũng như là Ukraine trong một thế bất lợi. Quyết định này xem như khép lại mọi cánh cửa đàm phán và mở ra khả năng "thủ tiêu hoàn toàn" Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập. Bởi vì, kể từ giờ, bất kỳ một vùng lãnh thổ nào mà Nga chiếm được từ Ukraine đều có thể bị sáp nhập vào Nga.

Đối với nhà nghiên cứu về Nga, bà Tatiana Kastouéva-Jean, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, khi trả lời phỏng vấn tuần báo L’Express của Pháp, đây còn là một cam kết của ông Putin đối với phe "diều hâu" mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc tại Nga. Chủ nhân điện Kremlin muốn chứng tỏ rằng ông sẵn sàng đi đến cùng và ông đã đặt sự việc trong thế không thể đảo ngược. Nhà nghiên cứu này lưu ý, "điều số 67 trong Hiến pháp mới của Nga quy định, không ai có thể chuyển nhượng lãnh thổ Nga. Điều đó cũng liên quan đến người kế nhiệm, sẽ bị trói buộc vì điều khoản này".

Hơn nữa, chiến lược sáp nhập lãnh thổ của Nga còn có một mục tiêu khác : Làm cho Ukraine và nhất là phương Tây, hiện đang chịu áp lực kép là khí đốt và an ninh, phải sợ hãi. Hai chính khách Nga khẳng định Moskva muốn phương Tây ngừng vũ trang cho Ukraine và gây sức ép với Kiev, buộc nước này phải chấp nhận các điều kiện chấm dứt chiến tranh của Nga.

Chỉ có điều như quan sát của nhà địa chính trị học Anatol Lieven, Viện Quincy của Mỹ, trong cuộc xung đột này, chính quyền Biden đã đáp trả hành động gây hấn của Nga bằng cách tăng cường hỗ trợ Ukraine. Và mỗi lần như thế, Moskva đã phản ứng không phải bằng cách lùi bước mà là leo thang quân sự.

Và hành động này của Nga đang làm cho việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cuối cùng thêm phần phức tạp, dập tắt hy vọng một cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Moskva và Kiev. Trong hoàn cảnh bế tắc này và trước hành động ngày càng quyết liệt của Nga, nhà địa chính trị học Anatol Lieven, cho rằng chính quyền Biden phải có trách nhiệm lớn hơn trong các nỗ lực ngoại giao nhằm kềm hãm và hạn chế xung đột.

Nếu chu kỳ leo thang này tiếp tục không được kiểm soát, thì viễn cảnh xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Nga có nhiều xác suất nổ ra. Theo chuyên gia Anatol Lieven, tình hình hiện nay đặc biệt nguy hiểm, những bài học từ thời Chiến Tranh Lạnh, như việc chính quyền Eisenhower từ bỏ dùng quân sự để đẩy lùi Liên Xô ở Đông Âu, hay cuộc khủng hoảng "Vịnh Con Lợn" ở Cuba là những kinh nghiệm quý giá mà Mỹ cùng với phương Tây cần phải nhớ đến. 

Minh Anh

**************************

Tòa Bảo Hiến Nga chấp thuận hiệp ước sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine

Minh Anh, RFI, 03/10/2022

Trước những khó khăn vấp phải trên chiến trường do các cuộc phản công của Kiev từ đầu tháng Chín, Nga cấp tốc xúc tiến quy trình hợp thức hóa việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine.

Ngày 03/10/2022, Quốc hội Nga xem xét và thông qua dự thảo luật phê chuẩn các hiệp ước. 

satnhap2

Ngày 03/10/2022, đến lượt Hạ Viện Duma xem xét và thông qua dự luật sáp nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine vào Liên Bang Nga. AFP

Sau lễ ký kết các văn bản sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine được tổ chức hoành tráng tại điện Kremlin hôm thứ Sáu 30/9 giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo bốn vùng ly khai và chiếm đóng, Tòa Bảo Hiến Nga hôm Chủ Nhật 02/10 cho rằng những hiệp ước trên là "phù hợp với Hiến pháp".

Ông Viatcheslav Volodine, chủ tịch Hạ Viện Duma cho biết các nghị sĩ hôm nay sẽ xem xét và thông qua trong ngày một dự thảo luật trước khi đệ trình lên Hội đồng Liên bang Nga (Thượng Viện).

Tuy nhiên, việc Nga quyết định sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine đã bị cộng đồng quốc tế phản đối. Giáo hoàng Francis đã "cầu khẩn" tổng thống Nga "ngưng vòng xoáy bạo lực và chết chóc" tại Ukraine và lấy làm tiếc rằng hành động này của Nga đi ngược với "luật lệ quốc tế". Về phần mình, lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell nhận định tuyên bố sáp nhập lãnh thổ của Nga còn làm "cho việc chấm dứt chiến tranh thêm phần khó khăn, và gần như bất khả". 

Hôm qua, chín vị tổng thống của các nước Đông – Trung Âu, thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO tuyên bố "không bao giờ công nhận các mưu toan sáp nhập một vùng lãnh thổ Ukraine của Nga". 

Trên trang mạng của phủ tổng thống Ba Lan, thông cáo chung của 9 nước (Cộng hòa Czech, Estonia, Latvia, Litva, Bắc Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Romania và Slovakia) khẳng định "không thể giữ mãi im lặng trước hành động vi phạm trắng trợn luật quốc tế từ Liên bang Nga". 

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, ngày 30/9, tổng thống Nga tuyên bố sáp nhập bốn vùng của Ukraine là Donetsk, Lugansk, Zaporijjia và Kherson vào lãnh thổ Nga.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Ít khả năng Nga dùng vũ khí nguyên tử bảo vệ các vùng lãnh thổ mới chiếm đoạt của Ukraine

Thanh Hà, RFI, 02/10/2022

Tổng thống Putin có sử dụng bom nguyên tử, huy động "vũ khí hạt nhân chiến thuật" để bảo vệ "dân tộc Nga" đang sống tại Kherson, Zaporijjia hay Donetsk và Lugansk sau khi sáp nhập 4 vùng lãnh thổ này vào với nước Nga ? Tối thiểu có ba yếu tố để hy vọng điện Kremlin không quá liều lĩnh.

caigi1

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga tại điện Kremlin, Moskva, ngày 30/09/2022. AP - Gavriil Grigorov

Cùng lúc loan báo lệnh "động viên" lính dự bị hôm 21/09/2022 chủ nhân điện Kremlin đã nhấn mạnh sẽ "huy động mọi phương tiện" để bảo vệ quyền lợi của nước Nga, hàm ý kể cả những phương tiện quân sự mà từ sau Thế Chiến Thứ Hai đến nay chưa ai dám nghĩ đến. Kiev và phương Tây lập tức cân nhân nhắc khả năng Moskva giải quyết chiến tranh Ukraine bằng "vũ khí nguyên tử chiến thuật".

Thư ký Hội Đồng quốc phòng và An Ninh của Ukraine, Oleksy Danilov hôm 29/09 cho biết đang chuẩn bị một "kế hoạch chi tiết hướng dẫn các công dân Ukraine phải làm những gì" trong kịch bản Nga liều lĩnh dùng vũ khí hạt nhân. 

Với Vladimir Putin ở điện Kremlin, "điều gì cũng có thể xảy ra". Mọi người đã tưởng rằng Moskva chỉ hù dọa nhưng sẽ không xâm lược Ukraine. Giờ đây không ai dám quả quyết là tổng thống Nga sẽ dừng lại đúng lúc. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là về mặt quân sự và chiến lược, vũ khí nguyên tử, đặc biệt là các loại vũ khí "nguyên tử chiến thuật" có giúp Moskva đảo ngược tình huống trên trận địa Ukraine hay không ? Câu trả lời là không. 

Theo Xavier Tytelman, một cựu phi công và cố vấn trong ngành quốc phòng, một quả bom nguyên tử "chiến thuật tai hại bằng hàng trăm tên lửa HIMARS" nhưng phương tiện này không cho phép quân đội Nga vô hiệu hóa lực lượng quân sự của Ukraine.

Bruno Tertrais, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, giải thích, một quả bom nguyên tử "chiến thuật" chỉ rơi vào một chỗ, với những tác động tàn khốc đối với con người, với môi trường, nhưng quân đội của Ukraine không tập trung ở một chỗ mà đang hiện diện ở rải khác khắp nơi. Đó là chưa kể một khi mà Nga đã liều lĩnh dùng vũ khí hạt nhân, chắc chắn là phương Tây sẽ đáp trả và cái giá phải trả đối với nước Nga là sẽ "rất đắt" về mặt quân sự. 

Câu hỏi kế tiếp, nếu tính đến giải pháp hạt nhân thì Nga theo đuổi những mục đích gì ? Chuyên gia về vũ khí nguyên tử Benjamin Hautecouverture, cũng thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp lưu ý : học thuyết quân sự của Nga quy định rõ bốn trường hợp "tự vệ" cho phép chính quyền sử dụng loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Nhưng "may mắn thay" ba kịch bản trong số đó nói rõ "ngay cả trong trường hợp một số hành động thù nghịch nhắm vào nước Nga, cũng không nhất thiết phải dùng đến vũ khí nguyên tử". 

Lý do thứ nhì cho phép các nhà quan sát thiên về giả thuyết Moskva, chỉ đem lá bài hạt nhân ra để "khủng bố tinh thần" những người yếu bóng vía, bởi một khi Nga thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống lãnh thổ Ukraine hay bắn chệch sang bất kỳ một quốc gia Châu Âu nào khác, thì "Vladimir Putin đẩy nước Nga vào tình thế còn tệ hại hơn cả so với Bắc Triều Tiên".

Bruno Tertrais nói rõ hơn : Moskva sẽ "đánh mất tất cả, mất các điểm tựa về ngoại giao, kể cả Trung Quốc". Theo cựu đại sứ Pháp tại Moskva Jean de Gliniasty, đây là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh không bao giờ cho phép Nga vượt qua. Ông Tytelman thẩm định, không có Trung Quốc, "chỉ nội 3 tuần lễ, kinh tế Nga hoàn toàn sụp đổ".

Cuối cùng, liên quan đến "vũ khí nguyên tử chiến lược", trước khi bấm vào nút hạt nhân, tổng thống Vladimir Putin sẽ phải vượt qua được hai cửa ải quan trọng. Một là phải thuyết phục được hai nhân vật chủ chốt là bộ trưởng quốc phòng Serguei Choigu và tổng tư lệnh quân đội Nga, tướng Valery Vasilyevich Gerasimov rằng để mất các vùng lãnh thổ mới sáp nhập ở miền đông và miền nam Ukraine "đe dọa trực tiếp đến quyền lợi cốt lõi của nước Nga". Mặt khác, tổng thống Vladimir Putin cũng ít nhiều phải có sự đồng lòng của công luận Nga vào lúc mà dân tình đã rất bất mãn vì lệnh động viên bán phần.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là mọi người có thể hoàn toàn gạt bỏ rủi ro "vũ khí hạt nhân" vì lẽ, tới nay các khái niệm và định nghĩa về "vũ khí hạt nhân chiến thuật" của Nga còn rất mơ hồ và "đầy rẫy những vùng xám". Isabelle Facon, chuyên gia về quốc phòng của Nga tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến lược giải thích, Moskva đã trang bị một số "vũ khí hiện đại" mà ở đó đường biên giới giữa "thế nào là vũ khí quy ước" với "vũ khí nguyên tử không còn được phân định rõ ràng".

Hơn nữa, ngay cả "học thuyết quốc phòng" của Nga cũng mập mờ về định nghĩa thế nào là "mối đe dọa đối với quyền lợi cốt lõi" và sự "sống còn" của nước Nga để cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử. Chính những "khoảng trống đó" mở đường cho các kiểu diễn giải khác nhau, mà đấy mới chính là mối "nguy hiểm" đáng sợ nhất trong cách tổng thống Putin tiếp cận vấn đề Ukraine.

Thanh Hà

**********************

Biden : "Mỹ và đồng minh sẽ bảo vệ từng tấc đất của các nước NATO"

Thanh Phương, RFI, 01/10/2022

Đáp lại bài phát biểu của ông Vladimir Putin hôm 30/09/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ không sợ những lời hù dọa của tổng thống Nga và "sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất của các nước thành viên khối NATO".

caigi00

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 30/09/2022. AP - Susan Walsh

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

"Đôi mắt nhìn thẳng vào ống kính, ngón tay trỏ chỉ về phía trước, tổng thống Joe Biden ngỏ lời trực tiếp với Vladimir Putin. Tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh : "Chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất của khối NATO. Ông nói Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ không sợ những lời hù dọa của tổng thống Nga".

Phản ứng của Mỹ rất cứng rắn, bắt đầu bằng các biện pháp trừng phạt mới đối với mọi nhân vật hay thực thể nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc Nga sáp nhập các lãnh thổ của Ukraine. Các trừng phạt hiện có sẽ được mở rộng để áp dụng đối với các dân biểu Nga hay lãnh đạo ngân hàng trung ương Nga. Washington cũng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với những công ty tham gia cung ứng cho cỗ máy chiến tranh Nga.

Và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về tài chính. Quốc Hội Mỹ sẽ thông qua khoản viện trợ bổ sung gần 13 tỷ đô la. Trước đó trong tuần, chính quyền Biden đã thông báo viện trợ thêm cho Kiev hơn 1 tỷ đô la viện trợ, nâng tổng viện trợ của Mỹ từ đầu chiến tranh cho đến nay lên tới hơn 16 tỷ đô la. 

Nhưng chưa hết : Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan dự báo chính quyền Mỹ sẽ có những thông báo mới vào tuần tới".

Thanh Phương

***********************

Nga ngăn chặn nghị quyết Hội đồng Bảo an lên án việc sáp nhập các lãnh thổ Ukraine

Thanh Phương, RFI, 01/10/2022

Không có gì bất ngờ, hôm 30/09/2022, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết để ngăn cản việc thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án việc Moskva sáp nhập 4 vùng của Ukraine.

caigi2

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya giơ tay phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án việc Nga sáp nhập 4 vùng của Ukraine. Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 30/09/2022. AP - Bebeto Matthews

Theo hãng tin AFP, ngoài lá phiếu phủ quyết của Nga, nghị quyết đã nhận được 10 phiếu thuận và 4 nước đã không bỏ phiếu (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Gabon). Đối với phương Tây, đây là bằng chứng cho thấy Nga bị cô lập. 

Bản dự thảo nghị quyết, được soạn thảo trước khi tổng thống Vladimir Putin ký các văn kiện sáp nhập vào Nga bốn vùng của Ukraine là Donetsk, Luhansk, Zaporijjia và Kherson, lên án các cuộc trưng cầu dân ý "bất hợp pháp", "không có một chút giá trị nào" và cũng "không thể được dùng làm cơ sở để thay đổi quy chế của những vùng đó".

Dự thảo, do Mỹ và Albania soạn thảo, kêu gọi toàn bộ các quốc gia và các tổ chức khác không công nhận việc sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine, đồng thời đòi quân Nga triệt thoái "ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện" khỏi Ukraine. 

Theo AFP, nếu như lá phiếu phủ quyết của Nga là không có gì bất ngờ, mọi con mắt đã đổ dồn về phía Trung Quốc, quốc gia mà về mặt chính thức vẫn giữ lập trường trung lập, nhưng bị xem là dung túng Moskva quá nhiều. Giống như vào tháng 2, sau khi Nga xua quân xâm lăng Ukraine, hôm qua, tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đại diện của Trung Quốc đã không bỏ phiếu. Đại sứ Trung Quốc đã nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia. Đối với đại sứ Pháp, "Nga bị cô lập hơn bao giờ hết".

Sau khi bị bác ở Hội đồng Bảo an, dự thảo nghị quyết sẽ được đưa ra biểu quyết ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, nơi mà không một quốc gia nào trong số 193 nước thành viên có quyền phủ quyết. Cuộc biểu quyết này sẽ phản ánh mức độ bị cô lập của Nga trên trường quốc tế.

Thanh Phương

***********************

Nga tuyên bố sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine

Trọng Thành, RFI, 30/09/2022

Bất chấp các phản đối quốc tế, chính quyền Nga hôm 30/09/2022, chính thức ký kết một hiệp định về việc "gia nhập Liên Bang Nga của các vùng lãnh thổ mới". "Các vùng lãnh thổ mới" nói trên bao gồm bốn khu vực do Nga kiểm soát tại Ukraine, thuộc Luhansk và Donetsk ở miền đông, cùng Kherson và Zaporijjia ở miền nam.

caigi3

Quảng trường Đỏ ở Moskva, Nga, ngày 28/09/2022 được bảo vệ nghiêm ngặt cho buổi lễ sáp nhập bốn vùng lãnh thổ chiếm từ Ukraine : Donetsk, Luhansk, Zaporijjia, Kherson. Reuters – Evgenia Novozhenina

điện Kremlin, Moskva, vào lúc 12 giờ, giờ địa phương, tức 15 giờ, giờ quốc tế. Ngay trước buổi lễ ký kết hiệp định sáp nhập hôm nay, tối hôm qua, 29/09, chính quyền Putin đã ra sắc lệnh công nhận "chủ quyền quốc gia và nền độc lập" đối với hai khu vực Nga kiểm soát ở Kherson và Zaporijjia. Chính quyền Moskva đã công nhận hai nước Cộng hòa tự phong Luhansk và Donetsk hồi tháng 2/2022, ngay trước khi tiến hành cuộc xâm lăng Ukraine.

Việc "tiếp nhận" các vùng lãnh thổ của Ukraine, hay nói cách khác quyết định sáp nhập nói trên đã được chính quyền Nga tiến hành cấp tốc, chỉ ba ngày sau "các cuộc trưng cầu dân ý", bị quốc tế lên án là "giả hiệu". Việc coi các khu vực nói trên của Ukraine thuộc chủ quyền của Liên Bang Nga cho phép Moskva quyết định "sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết", tuyên bố mà một số quan chức cao cấp Nga liên tục nhắc lại trong những ngày qua.

Hội hè không che lấp được không khí căng thẳng

Cùng với lễ ký kết nói trên, chính quyền Nga tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ rầm rộ tại Quảng trường Đỏ. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, không khí hội hè nói trên không che lấp được bầu không khí căng thẳng, cùng những lo âu, bất bình tăng vọt trong xã hội Nga, kể cả trong nội bộ chính quyền, kể từ khi điện Kremlin ban bố lệnh động viên một phần ngày 21/09, để huy động thêm quân cho cuộc chiến tại Ukraine.

Từ Moskva, thông tín viên Anissa el Jabri cho biết cụ thể : 

"Các bộ khung dàn để chuẩn bị sân khấu cho buổi hòa nhạc tối nay tại Quảng trường Đỏ đã được chuẩn bị từ nhiều ngày qua. Các lối vào Quảng trường Đỏ bị chặn lại kể từ hôm qua. Các điểm kiểm soát người vào đã được bố trí từ sáng nay. Đường phố trung tâm thủ đô Moskva cấm xe cộ đi lại.

Từ vài ngày nay, không khí trong thành phố đã thay đổi triệt để. Chính quyền chỉ thị cho truyền thông không được nói nhiều về các hoạt động giải trí. Về các buổi biểu diễn sân khấu hay chiếu bóng, truyền thông chỉ được phép thông báo về thời điểm diễn ra các hoạt động này.

Giá cả quân phục tăng gấp ba lần. Quân đội bảo đảm là có đủ trang bị cho quân nhân, nhưng điều này không đủ để trấn an dân chúng.

Các văn phòng công chứng, văn phòng dịch thuật trong tình trạng quá tải, buộc rất đông khách hàng phải xếp hàng mới đến lượt. Nhiều người muốn hoàn chỉnh mọi giấy tờ, thủ tục, trước khi quyết định rời khỏi Nga, quyết định có thể sẽ phải sớm được đưa ra trong những giờ tới. Bởi nếu không sẽ là quá muộn. Trong các biện pháp mà tổng thống Nga có thể đưa ra, có lệnh thiết quân luật đi kèm hoặc không đi kèm với quyết định đóng cửa biên giới".

Dự thảo nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý Nga tổ chức

Hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết lên án "các cuộc trưng cầu dân ý" do Nga tổ chức tại các vùng lãnh thổ của Ukraine. Dự thảo nghị quyết - chắc chắn sẽ không được thông qua tại Hội đồng Bảo an do Nga có quyền phủ quyết - sẽ được chuyển qua Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc xem xét sau đó.

Ngày hôm qua, Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý nói trên. Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh nước Mỹ "sẽ không bao giờ" chấp nhận kết quả các cuộc trưng cầu giả hiệu mà "Nga đạo diễn" tại Ukraine.

Chi Phương

**********************

Trưng cầu dân ý gia nhập Nga : Bắc Kinh kêu gọi tôn trọng "toàn vẹn lãnh thổ"

Anh Vũ, RFI, 28/09/2022

"Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước phải được tôn trọng", đó là lập trường được đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc cũng như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh nhắc lại hôm 27/09/2022, khi đề cập đến việc Moskva tổ chức các cuộc "trưng cầu dân ý" nhằm sáp nhập các vùng đất ly khai mà họ đang kiểm soát tại Ukraine và Nga. 

caigi5

   Ảnh minh họa : Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc tham dự phiên họp của Hội đồng Nhân quyền ở Genève, Thụy Sĩ, ngày 12/09/2022. Reuters – Denis Balibouse

Tuyên bố trên thể hiện sự khó xử của Trung Quốc trước những động thái phiêu lưu liều lĩnh của Nga tại Ukraine.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm thông tin :

Tính cách ngông nghênh của Vladimir Putin đặt chính quyền Trung Quốc vào thế khó xử và thái độ khó chịu này được thể hiện qua các phát ngôn lặp đi lặp lại của ngoại giao Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của các quốc gia. Thông điệp này đã được chủ tịch Trung Quốc đưa ra với người đồng cấp Nga bên lề hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cách đây 10 ngày.

Vẫn là điều như vậy đã được nhắc lại tại New York cuối tuần qua, trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc và đồng nhiệm Ukraine nhưng Moskva tiếp tục phớt lờ. Thông điệp trên đã được báo chí nhấn mạnh từ hôm thứ Tư tuần trước và hôm qua tại Bắc Kinh được phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc nhắc lại.

Đó là cách để nói rằng Trung Quốc sẽ không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý, như đã từng không công nhận vụ sáp nhập Crimea hồi năm 2014, hay nền độc lập của các nước Cộng hòa ly khai tuyên bố cách đây 7 tháng.

Với Bắc Kinh, nguyên tắc về chủ quyền này là bất di bất dịch. Cần biết rằng Trung Quốc tự nhận đang đấu tranh với chủ trương ly khai ở nhiều nơi như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông. Chính quyền Trung Quốc cũng thấy đáng sợ đe dọa hạt nhân của Kremlin. Vấn đề đang gây lúng túng cho "Nhà nước đảng" Trung Quốc khi chỉ còn 3 tuần nữa sẽ có sự thay đổi trong ban lãnh đạo tại Đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng sản vào tháng tới. 

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Ukraine giành lại đô thị chiến lược Lyman ngay sau tuyên bố sáp nhập của Nga

Trọng Thành, RFI, 02/10/2022

Chiều ngày 01/10/2022, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo các lực lượng Ukraine đã tiến vào thành phố chiến lược Lyman, miền đông Ukraine. Theo nhiều nhà quan sát, đây là chiến thắng quan trọng nhất của quân đội Ukraine kể từ đợt phản công tháng 9 tại các vùng miền đông và đông bắc. Thông tin về chiến thắng được đưa ra đúng vào lúc điện Kremlin vừa tuyên bố sáp nhập bốn vùng đất của Ukraine vào Nga, bao gồm thành phố Lyman.    

nga01

Quân đội Ukraine tiến vào thành phố Lyman, đông bắc Ukraine ngày 01/10/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Trên trang mạng Twitter, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo : "các đơn vị đổ bộ đường không của Ukraine đã vào Lyman, vào được Donetsk". Thông tin đi kèm đoạn video cho thấy hai người lính đang treo lá quốc kỳ hai màu vàng – xanh da trời trên một lối vào thành phố. Cùng lúc Bộ Quốc phòng Nga cũng ra thông báo cho biết các lực lượng Nga "rút khỏi Lyman về các vị trí thuận lợi hơn, để tránh nguy cơ bị bao vây".   

Theo hãng tin Ukraine Interfax, trước đó, người phát ngôn của các lực lượng vũ trang miền đông Ukraine, Serguiï Tcherevatiï, thông báo có "khoảng từ 5.000 đến 5.000 quân Nga" đang bị bao vây tại thành phố Lyman và các vùng ngoại vi trong những ngày gần đây. Thống đốc tỉnh Lugansk của chính quyền Ukraine, ông Serguiï Gaïdaï, khẳng định : quân Nga bị vây hãm tại chảo lửa Lyman, chỉ có ba lựa chọn : "tháo chạy, tử chiến tại chỗ hoặc đầu hàng".  

Vì sao việc Lyman thất thủ là một đòn nặng nề đối với quân đội Nga, trả lời RFI, tướng Jérôme Pellistrandi, tổng biên tập tạp chí Défense Nationale (Quốc phòng) giải thích : "thành phố này nắm tại một tụ điểm hậu cần quan trọng, nơi giao cắt của nhiều tuyến đường bộ và đường sắt", cho phép Nga cung cấp đạn dược, khí tài và nhu yếu phẩm cho các đơn vị trên tuyến đầu, đặc biệt tại tỉnh Lugansk. Quân Nga đã chiếm được Lyman từ tháng 5/2022.   

Đối với quân đội Ukraine, việc chiếm lại được thành phố tạo một bàn đạp cho đà tiến tiếp theo của cuộc phản công với đích ngắm chủ yếu là tỉnh Lugansk, nơi quân Nga hiện kiểm soát gần như toàn bộ.  Thành phố chiến lược Izyum, thuộc quyền kiểm soát của Nga kể từ tháng 5, nằm ở đông nam tỉnh Kharkiv, sát với vùng cực bắc tỉnh Donestk. Izyum cách biên giới Nga khoảng 100 km, và nằm cách thành phố Sevrodonetsk (tỉnh Lugansk) khoảng 30 km.   

Tổng thống Zelensky : Ukraine sẽ giành lại nhiều thành phố ở Donetsk "trong tuần tới"  

Ngay sau thắng lợi tại Lyman, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua báo trước các lực lượng vũ trang Ukraine sẽ tiếp tục giành thêm nhiều thành phố khác thuộc tỉnh Donetsk "trong tuần tới". Tổng thống Ukraine khẳng định nội bộ chính quyền Nga đang bối rối sau thất bại ở Lyman, "bắt đầu đổ lỗi cho nhau, tìm kiếm thủ phạm, và quy tội cho các tướng lĩnh… Đây là dấu hiệu đáng báo động đầu tiên có thể thấy ở mọi cấp chính quyền Nga".   

Nguyên thủ Ukraine cảnh báo : "Chừng nào các vị không giải quyết được vấn đề gốc rễ, tức quyết định khởi động cuộc chiến tranh điên rồ chống Ukraine này, các vị sẽ trở thành những con dê tế thần. Và hết kẻ này đến kẻ khác sẽ bị loại trừ, bởi các vị không chấp nhận rằng cuộc chiến này là một sai lầm lịch sử của nước Nga".   

Trọng Thành

************************

Nga thất bại ở Lyman, lãnh đạo Chechnya kêu gọi Kremlin sử dụng "vũ khí hạt nhân hạng nhẹ"

RFI, 02/10/2022

Quân đội Ukraine tiếp tục giành thắng lợi trên mặt trận miền Đông. Mới nhất là tại thành phố Lyman, quân Nga đã phải rút lui, ngày 01/10/2022, giữa lúc tổng thống Putin tổ chức rầm rộ lễ sáp nhập 4 vùng đất của Ukraine. Chưa rõ Moskva sẽ phản ứng ra sao, Ramzan Kydarov, lãnh đạo Cộng hòa Chechnya, thuộc Liên Bang Nga, một nhân vật hiếu chiến, đã lên tiếng kêu gọi Kremlin ra lệnh thiết quân luật ở biên giới để chặn người trốn chạy lệnh động viên và thậm chí sử dụng "vũ khí hạt nhân có độ công phá thấp".

nga02

Lãnh đạo Chechnya, Ramzan Kedyrov (hàng đầu), trong buổi lễ ký hiệp định sáp nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine vào nga tại Kremlin, Moskva, ngày 30/09/2022. AP - Mikhail Metzel

Thông tín viên RFI Jean-Didier Revoin cho biết thêm thông tin :

Vẫn như thói quen, Ramzan Kedyrov không hề giữ miệng. Lãnh đạo Cộng hòa Chechnya yêu cầu ra lệnh thiết quân luật trong vùng biên giới và sử dụng "vũ khí hạt nhân có sức công phá nhỏ".

Theo ông ta, mất thành phố Lyman bắt nguồn từ những yếu kém về hậu cần, truyền tin. Ông tỏ phẫn nộ với tình trạng độc tôn quyền hành đang lan tràn trong quân đội, đồng thời ông thắc mắc về cách thức chỉ huy quân đội báo cáo với Vladimir Putin.

Những tuyên bố hùng hổ của ông này được đưa ra sau thông báo rút quân đội Nga ra khỏi thành phố Lyman, một đầu mối vận tải đường sắt chiến lược ở phía đông bắc Ukraine.

Từ nhiều ngày qua, người ta đã biết quân đội Nga gặp nhiều khó khăn, bị quân đội Ukraine trong khí thế phản công thắng lợi, bao vây chặt.

Bộ chỉ huy Nga đã biện minh cho quyết định rút quân là do cần phải triển khai lại quân tại các vị trí thuận lợi hơn, tức là duy trì quân chiến đấu và lập lại các tuyến phòng thủ mới.

Một số nguồn tin dự báo các cuộc chiến đấu sẽ tăng cao cường độ hơn sau ngày 05/10, khi phần lãnh thổ này chính thực nhập vào Liên Bang Nga.

RFI tiếng Việt, 02/20/2022

************************

Pháp chuẩn bị giao thêm đại bác Caesar cho Ukraine

Thu Hằng, RFI, 02/10/2022

Sau những thông báo của Mỹ viện trợ và giao thêm vũ khí cho Ukraine, đến lượt Pháp cho biết có thể chuyển thêm cho chính quyền Kiev từ 6 đến 12 khẩu đại bác Caesar. Đây là đợt giao vũ khí chưa từng có trong khi Paris thường xuyên bị chỉ trích chưa làm đủ trách nhiệm.

ceasar1

Quân đội Ukraine sử dụng đại bác Caesar của Pháp tấn công các vị trí của Nga trong vùng Donetsk, Ukraine, ngày 08/06/2022. Reuters - Stringer

Theo thông tin được báo Le Monde đăng ngày 02/10/2022, số pháo trên được trích từ hợp đồng 15 khẩu Caesar giao cho Đan Mạch đang trong quá trình phê chuẩn kỹ thuật, thậm chí không phù hợp với những tiêu chí mà Đan Mạch yêu cầu, và có thể đã bị Copenhagen loại bỏ một phần. Sau một thời gian do dự, Ukraine sẵn sàng tiếp nhận những thiết bị này theo nguyên trạng.

Pháo tự hành Caesar giao cho Đan Mạch, do công ty Nexter sản xuất, nặng hơn so với loại hình được quân đội Pháp sử dụng (32 tấn so với 18 tấn) và mạnh hơn : được đặt trên xe 8 bánh thay vì 6, pháo Caesar của Đan Mạch có thể mang tới 36 quả thay vì 18 và được trang bị một cabin bọc thép chắc chắn hơn. Theo một nguồn tin quân sự, "pháo Caesar là công cụ hoàn hảo để phản kích, xác định vị trí và phá hủy pháo binh kẻ thù trước khi bị phát hiện".

Vẫn theo nhật báo Pháp, đây có lẽ là kết quả của một quá trình đàm phán dài trong những tuần gần đây giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đồng nhiệm Ukraine Volodymyr Zelensky và thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Hiện cả điện Elysée và bộ Quân lực Pháp không bình luận về thông tin trên.

Pháp đã giao cho Ukraine 18 pháo Caesar vào mùa Xuân và đầu mùa Hè. Tổng thống Macron không muốn trích từ số pháo Caesar mới được bổ sung vào kho vũ khí của Pháp để viện trợ cho Ukraine.

Bộ trưởng quốc phòng Đức thăm Odessa

Phía Đức tiếp tục thể hiện đoàn kết với Ukraine. Ngày 01/10, bộ trưởng quốc phòng Christine Lambrecht bất ngờ đến thăm thành phố cảng Odessa và làm việc với đồng nhiệm Oleksi Reznikov.

Theo AFP, từ nhiều tuần nay, chính quyền Kiev kêu gọi chính phủ Đức cung cấp xe tăng để có thể thay đổi cục diện chiến trường. Tuy nhiên, chưa một nước thành viên NATO nào cung cấp xe tăng của phương Tây cho Kiev, trừ xe tăng do Liên Xô sản xuất. Tại Odessa, bộ trưởng quốc phòng Đức nhắc lại phát biểu của thủ tướng Olaf Scholz là không muốn đơn phương hành động về việc giao vũ khí và chỉ đưa ra quyết định có phối hợp với các đồng minh phương Tây.

Thu Hằng

*********************

Chiến tranh Ukraine : Vladimir Putin hứa hẹn giành chiến thắng

Minh Anh, RFI, 01/10/2022

Hôm 30/09/2022, tại điện Kremlin, tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức thông báo sáp nhập bốn vùng chiếm đóng của Ukraine, đồng thời hứa hẹn sẽ giành chiến thắng. Ngoài việc yêu cầu Kiev "ngưng mọi hành động thù nghịch và quay trở lại đàm phán", chủ nhân điện Kremlin còn mạnh mẽ tố cáo Mỹ và phương Tây tàn phá nước Nga.

nga03

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh sáp nhập 4 vùng của Ukraine tại điện Kremlin, Moskva, Nga, ngày 30/09/2022. AP - Grigory Sysoyev

Từ Moskva, thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri nhắc lại những điểm chính trong bài diễn văn của nguyên thủ Nga : 

"Trong tầm ngắm của Vladimir Putin là Hoa Kỳ và rộng hơn nữa là phương Tây, bị tố cáo trong suốt 50 năm lịch sử đã tìm cách, xin trích, "ăn bám, cướp bóc toàn thế giới, và nhất là muốn biến nước Nga thành thuộc địa".

Đặc biệt, tổng thống Nga còn nhắc lại sự kiện Hiroshima và Nagasaki. Đối với ông, chính Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, và theo ông, điều đó đã tạo ra "một tiền lệ". Vladimir Putin còn nói rõ : "Nga sẽ sử dụng mọi phương tiện có trong tay" để bảo vệ những gì mà nước này kể từ giờ xem như là những vùng lãnh thổ của mình. 

Chủ nhân điện Kremlin tuy không đề cập một cách công khai vũ khí hạt nhân mà nước này đang có, nhưng lời dọa dẫm này là quá rõ ràng và được nêu ra. Giờ thì không thể trở về như trước, với việc sáp nhập những vùng lãnh thổ này, nhưng vẫn còn một điều chưa rõ ràng : Đâu sẽ là những đường biên giới mới của Nga ? Ở những nơi mà binh sĩ Nga hiện đang có mặt hay là rộng hơn nữa ? 

Vào lúc Vladimir Putin có bài diễn văn này, tình hình tại Lyman, một chốt chặn chiến lược quan trọng của vùng Lugansk, là vô cùng bấp bênh đối với quân Nga".

Minh Anh

************************

Tổng thống Ukraine khẳng định không đàm phán với Nga, chính thức xin gia nhập NATO

Phan Minh, RFI, 01/10/2022

Ngay sau khi điện Kremlin chính thức sáp nhập 4 vùng Ukraine, hôm 30/09/2022, tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố sẽ không đàm phán với Nga chừng nào tổng thống Vladimir Putin còn nắm quyền.

nga04

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một buổi lễ tưởng niệm ở ngoại ô Kiev, Ukraine, ngày 29/09/2022. AFP - STR

Ông Zelensky nói trong một video trực tuyến : "Ukraine sẽ không đàm phán với Nga chừng nào Putin còn là tổng thống Liên Bang Nga. Chúng tôi sẽ đàm phán với tổng thống mới".

Tổng thống Zelensky cũng tuyên bố rằng Ukraine đang chính thức nộp đơn xin nhanh chóng trở thành thành viên của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Về phần mình, Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm qua cũng lên án việc sáp nhập này và tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự Ukraine để Kiev giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet cho biết thêm chi tiết :

Tuyên bố chính thức trong thông cáo chung được đưa ra hôm qua sau khi Liên Hiệp Châu Âu lên án những "cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu" cùng với những "kết quả bị làm sai lệch". Lần này, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu "bác bỏ mạnh mẽ và lên án dứt khoát" việc Nga sáp nhập "bất hợp pháp" 4 vùng của Ukraine. Theo Liên Âu, Nga gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu vì họ phá hoại trật tự quốc tế và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và chủ quyền của Ukraine, tức là các quyền cơ bản của nước này.

Ukraine sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ kinh tế và quân sự từ Liên Âu để bảo đảm khả năng tự vệ và giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình.

Về phần chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, ông nhắc lại rằng Liên Âu sẽ không bao giờ công nhận việc sáp nhập này, cũng như không công nhận việc sáp nhập Crimea hồi năm 2014.

Đồng thời, tại Bruxelles, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng lên án việc sáp nhập "bất hợp pháp" này.

Phan Minh

Published in Quốc tế

Dân Nga bỏ phiếu bằng chân : Putin đã sai khi gây chống đối từ trong nước

Người Nga tìm đủ mọi cách để chạy trốn lệnh động viên. Putin đã phạm sai lầm là mở ra một "mặt trận bên trong", khi ngưng ngang khế ước xã hội ngầm với người dân. Sa hoàng đỏ bất lực trong việc hình dung ra một lối thoát cho một cuộc chiến đã thấy trước thất bại, bèn chìa ra lá bài tẩy cuối cùng : nguyên tử. Thế thì sự nghiệp của Putin sẽ kết thúc từ đây.

bophieu0

Những đoàn người Nga tiếp tục chạy sang vùng biên giới Verkhny Lars với Georgia sau khi có lệnh động viên, để tránh bị đưa sang chiến trường Ukraine. Ảnh chụp ngày 28/09/2022. AP - Zurab Tsertsvadze

Putin ngang nhiên sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine, bầu cử tổng thống Brazil, cuộc nổi dậy ở Iran, đại hội đảng cộng sản Trung Quốc là những đề tài được các tuần báo kỳ này đề cập nhiều. Courrier International ghi nhận, lệnh động viên của Vladimir Putin, cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu và lời đe dọa dùng vũ khí nguyên tử đánh dấu mức độ không còn có thể quay lui, khiến nhiều người Nga phải chạy trốn khỏi đất nước mình.

Bắt lính bừa bãi và trò hề trưng cầu dân ý

Tuần báo Pháp dịch bài viết của tờ Lioudi Baikala ở Siberia kể lại những gì diễn ra ở Cộng hòa Buryatia. Trên mạng xã hội, người Buryat lập tức gọi đêm 21 rạng sáng 22/09 là "Đêm phán xét cuối cùng". Tối 21, các viên chức và giáo viên đã chuẩn bị các lệnh gọi nhập ngũ để phân phát cho các gia đình. Họ được lệnh buộc những người đàn ông bị động viên ra khỏi giường, đưa lên xe và chở ngay đến cơ quan quận đội, từ đó tập trung về thủ phủ Ulan-Ude. Khoảng 6.000-7.000 nam giới trên tổng số 980.000 dân Buryatia sẽ phải ra chiến trường Ukraine. Không chỉ dân những vùng đất hẻo lánh bị "ưu tiên" ra trận. Theo The Diplomat, đại sứ quán các nước Trung Á cảnh báo nguy cơ công dân nước mình đang lao động ở Nga - trên 4,5 triệu người Uzbekistan và 1 triệu người Kazakhstan -  có thể bị dẫn dụ gia nhập quân đội Nga bằng lời hứa lương cao và cho nhập tịch.

The Economist mỉa mai "Chẳng có gì để ăn mừng". Tuần báo hình dung ra các cuộc "trưng cầu dân ý" đánh dấu thành công của "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại những vùng đất mới chinh phục, người dân rưng rưng lệ vì được giải phóng khỏi "phát-xít", tung những đóa hoa chào mừng. Tại Nga, thần dân tập hợp tung hô Putin như hồi sáp nhập Crimea năm 2014. Quân đội Ukraine tan rã, chính phủ sụp đổ và tổng thống lưu vong ; Châu Âu quy phục vì lệ thuộc vào dầu khí Nga. Một bức tranh thật đẹp để mừng sinh nhật 70 tuổi của Vladimir Putin vào ngày 07/10.

Thế nhưng thực tế lại khác : quân đội Nga thảm bại trước lực lượng Ukraine, dân Nga bỏ nước chạy bằng mọi cách ra nước ngoài. Phương Tây quyết tâm hỗ trợ Kiev hơn bao giờ hết, Mỹ gởi thêm các hệ thống hỏa tiễn đã gây kinh hoàng cho lính Nga. Trưng cầu dân ý chỉ là trò cười : có thể "bỏ phiếu" tại những băng ghế nơi công cộng, trong cửa hàng, trụ sở cảnh sát hay như ở Zaporijia, những người vũ trang có mặt tại chỗ để bảo đảm cử tri đánh dấu thuận với việc sáp nhập. Dù vậy họ cũng bỏ ngỏ các chốt kiếm soát để thả cho những người chống đối chạy trốn bớt. The Economist ghi nhận nhờ đó hàng trăm chiếc xe đã thoát khỏi vùng tạm chiếm.

Cặp vợ chồng làm giàu nhờ ra sức tuyên truyền cho Kremlin

Bộ máy tuyên truyền của Nga phải hoạt động hết công suất để tô vẽ cho thực tế thảm hại. L'Express chỉ ra hai cái tên chủ chốt "Margarita Simonian và Tigran Keosayan. Hôm 19/09, Simonian, giám đốc mạng lưới kênh truyền hình RT đã thản nhiên đe dọa tuần lễ này "đánh dấu chiến thắng đang đến gần, hoặc là sắp xảy ra chiến tranh nguyên tử"Vài tuần trước bà ta nhấn mạnh "cần phải nghiền nát những kẻ ‘không phải là người’ cho đến cùng". 

Trên truyền hình nhà nước cũng như trên danh khoản Telegram có 350.000 người theo dõi, lý lẽ của Margarita Simonian không thay đổi : Ukraine là những tên quốc xã, phương Tây cũng không hơn gì. Chẳng hạn trong talk-show hôm 05/09, được hỏi về người Ukraine, Margarita Simonian khẳng định : "Đó không phải là con người mà là những tên sát nhân". Còn Mỹ ? "Họ đã sáng tạo ra phát-xít, thế nên họ ủng hộ Ukraine". Các khách mời hăng hái vỗ tay. Một chương trình bình thường tại nước Nga của Putin !

Hai ngày trước đó, chồng bà là Tigran Keosayan trong chương trình hàng tuần trên NTV lăng mạ nhà cựu lãnh đạo Mikhail Gorbachev mới vừa qua đời, vì đã "phá hủy Liên Xô" ; gọi người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell là "xác sống", chế giễu người Châu Âu sắp chết rét vì không có khí đốt Nga, coi Volodymyr Zelensky là người nghiện cocain. Cả hai sử dụng nhuần nhuyễn món võ của Nga là "ô nhiễm thông tin" : chính Ukraine đã bắn rơi chiếc máy bay MH17 của Malaysia năm 2014, nhà đối lập Alexei Navalny bị tình báo Anh đầu độc...

Làm thế nào cặp vợ chồng này leo lên đến đỉnh cao quyền lực ? Tháng 9/2004, Margarita Simonian lúc đó 24 tuổi, khi đưa tin về thảm kịch Beslan (gần 1.000 người bị giữ làm con tin ở một trường tiểu học, 330 người chết trong đó có 180 trẻ em) đã cố tình giảm số con tin chỉ còn 1/3, nói láo rằng bọn khủng bố không đưa yêu sách... Nhờ vậy một nhân vật thân tín của Vladimir Putin là Alexei Gromov đã cất nhắc, giúp Simonian đổi đời : cho đứng đầu hệ thống Russia Today vừa thành lập, tổng biên tập hãng tin Rossia Segodnia (RIA Novosti cũ) và sau đó là Sputnik News.

Và một khi đã được nhận vào giới tinh hoa của chế độ thì có đặc quyền tham nhũng. Một cuộc điều tra của Alexei Navalny từ tháng 3/2020 cho biết mỗi chương trình do studio tư nhân của hai vợ chồng làm ra được bán cho kênh NTV với giá 3,5 triệu rúp (60.000 euro), nhưng sử dụng tiền và nhân lực của kênh RT do Margarita Simonian lãnh đạo. Chương trình còn được Aeroflot tài trợ vô cùng hào phóng, giao cho ngân sách quảng cáo khổng lồ. Cặp Simonian-Keosayan sở hữu nhiều lâu đài, căn hộ, xe hơi sang trọng.

Những nhà báo Ukraine trụ lại Kiev khi xe tăng Nga tràn sang

Ở chiều ngược lại, Le Point phỏng vấn Olga Rudenko, tổng biên tập báo "Kyiv độc lập", người được tạp chí Time của Mỹ đưa lên trang bìa và xếp vào số "các nhà lãnh đạo của thế hệ tương lai".

Nếu Kiev bị tấn công, ai sẽ ở lại ? Đó là câu hỏi mà Rudenko đặt ra cho các phóng viên trong đêm 24 rạng sáng 25/02, khi các xe tăng Nga bắt đầu tiến vào Ukraine. Người lãnh đạo 33 tuổi lo sợ anh em trong tòa soạn sẽ hoảng loạn hay tuyệt vọng, nhưng các nhà báo trẻ tuổi vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ dù hầu hết đều có người thân bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong khi tại Moskva các tờ báo độc lập lần lượt bị đóng cửa, Kyiv độc lập tiếp tục thu thập tài liệu và đưa tin về cuộc chiến, chống bóp méo thông tin.

Olga Rudenko thổ lộ, năm vừa qua là khó khăn nhất cho Ukraine kể từ nhiều thập niên, nhưng họ học được một điều là khi dân tộc đoàn kết thì sẽ có khả năng hy sinh mọi thứ cho đất nước. Tại Ukraine, người ta đã chứng kiến những điều tồi tệ nhất nhưng cả những gì tốt đẹp nhất của nhân loại. Có những ngày bà tự hỏi phải chăng suốt đời phải viết về những thảm cảnh mà dân tộc mình phải chịu đựng, nhưng rồi lại tự vực dậy, tin tưởng chính nghĩa sẽ thắng.

Người Nga bỏ phiếu bằng đôi chân, Sa hoàng trở nên trần trụi

Trong bài "Sa hoàng cởi truồng", L'Obs nhận định, từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine cách đây bảy tháng, câu hỏi đặt ra là ngoài giới đối lập, người Nga chấp nhận đến mức nào mưu đồ chinh phục của Vladimir Putin ? Và giờ đây chúng ta đã có được câu trả lời.

Khi ông chủ điện Kremlin tuyên bố "động viên từng phần", người Nga đã tìm đủ mọi cách để chạy trốn : họ đã bỏ phiếu bằng đôi chân. Năm 2014, khi Putin dùng vũ lực sáp nhập Crimea, tỉ lệ tín nhiệm của ông ta lên đến mức cao nhất. Nhưng tổng thống Nga đã lầm khi nghĩ rằng sẽ lập lại thành tích khi tấn công toàn bộ nước láng giềng Ukraine.

Putin đã làm tất cả những gì cần thiết : nói rằng đó là "chiến dịch quân sự đặc biệt" chứ không phải chiến tranh, chỉ gởi sang Ukraine quân nhân chuyên nghiệp chứ không phải lính quân dịch, hạ thấp ảnh hưởng trừng phạt của phương Tây. Ông ta bịt miệng tất cả báo chí độc lập - như tờ Novaia Gazeta mà tổng biên tập Dimitri Muratov được nhận giải Nobel Hòa bình, cho tuyên truyền ồ ạt trên truyền thông nhà nước luận điệu dân tộc chủ nghĩa, cố tô đậm những vinh quang thời Đệ nhị Thế chiến...

Tất cả đều suông sẻ, cho đến đầu tháng Chín, khi cuộc phản công của Ukraine tại Kharkiv thành công rực rỡ, quân Nga bị đánh tan tành không còn manh giáp. Sự thờ ơ của dân Nga biến thành phẫn nộ, chống đối, khi các thanh niên có nguy cơ bị đưa vào chỗ chết trong một cuộc chiến không thấy lối ra. Vladimir Putin đã đưa con virus hoài nghi và phản kháng vào một xã hội mà ông nghĩ rằng đã "nắm chặt".

Sai lầm của Putin : Mở ra mặt trận chống đối trong nước

Những khuôn mặt dân tộc chủ nghĩa cực đoan trong những show truyền hình chuyên tuôn ra những lời lẽ hiếu chiến thô bỉ, giờ đây bị hẫng trước làn sóng người Nga trong tuổi động viên chạy trốn sang Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ hay tất cả những nước nào không đòi hỏi visa. Người Georgia cảm thấy mỉa mai, khi biên giới nước họ bị xe tăng Nga tràn sang năm 2018 và 20% lãnh thổ vẫn bị quân Nga chiếm đóng, và năm 2022 thì thanh niên Nga ào sang trốn quân dịch.

Những hình ảnh từ khắp nước Nga chứ không chỉ ở các thành thị phía tây, chứng tỏ chiến dịch động viên thực chất là bố ráp, bạo lực, hỗn loạn, trái ngược với những chiến binh quả cảm Ukraine chiến đấu bảo vệ tổ quốc họ. Tang lễ tại Kiev của tử sĩ Oleksandr Shapoval, ngôi sao ba lê đã tình nguyện phục vụ trong quân đội như một binh sĩ chuyên ném lựu đạn, cho thấy một công chúng đầy tự hào và xúc động. Khó thể tìm thấy một sự tương phản lớn lao như thế trong một cuộc chiến quy mô tương tự.

Putin đã thất bại : chẳng có gì diễn ra như ông ta dự kiến. Ukraine không sụp đổ, phương Tây không nhu nhược, và nhất là quân đội của ông - bị rệu rã từ bên trong vì tham nhũng và tổ chức kém - gánh chịu hết thất bại này đến thất bại khác. Vẫn chưa phải là hồi kết, vì Putin còn khả năng leo thang. Nhưng ông ta đã phạm sai lầm là mở ra một "mặt trận bên trong", khi ngưng ngang khế ước xã hội ngầm với người dân. Sa hoàng đang cởi truồng và bị lên án, cho dù vẫn có thể tỏ ra nguy hiểm tại Nga và với bên ngoài.

Bốn bài học cho các nước dân chủ

Khẳng định bất kỳ nền dân chủ nào dù mong manh cũng vẫn mạnh hơn một chế độ độc tài tự mãn kiểu Vladimir Putin, L'Express phân tích "Bốn bài học mà Putin mang lại cho chúng ta".

Trước hết là sự quan trọng của cách nhìn thực tiễn về thế giới. Hơn sáu tháng chiến tranh, Putin vẫn đánh giá thấp tinh thần chiến đấu và khả năng trả đũa của Ukraine, không tin vào sức mạnh và những giá trị của phương Tây.

Thứ hai, là sự đánh lận con đen về chủ nghĩa dân tộc dựa trên bản sắc. Những hình ảnh Putin tay cầm đèn cầy vinh danh Chính Thống giáo, ca ngợi Peter đại đế, Mẹ tổ quốc tác động đến một số trí thức phương Tây ; nhưng thực tế ông ta huy động dân quân Chechnya và tất cả người gốc Á nhập cư (Uzbekistan, Kyrgyzstan...) làm bia đỡ đạn cho cuộc chiến.

Thứ ba là lợi ích chiến lược của tính minh bạch dân chủ : từ thời những đế quốc cổ đại đến nay, không có chế độ độc tài nào mà không tham nhũng.

Thứ tư, sự hữu dụng của đội quân dự bị. Putin nói rằng chỉ động viên "từng phần", nhưng bắt lính tứ tung trong sự hỗn loạn. Dù có những kháng cự, quần chúng vẫn để cho bị dẫn đến lò sát sinh vì đã bị bóp méo thông tin, tách rời thực tại.

Bài học đối với các nước dân chủ là duy trì sự gắn bó giữa ý thức công dân và quốc phòng, người dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Rốt cuộc Putin sẽ tàn đời vì coi thường phương Tây, nhưng nhất là coi thường chính dân tộc của ông ta.

Nguyên tử : Putin không bị điên, chỉ muốn dọa ?

Tuy nhiên điều làm cả thế giới lo ngại là loại vũ khí khủng khiếp đang trong tay nhà độc tài ở Moskva. Le Point kêu gọi "Nói không với săng-ta nguyên tử của Putin". Giai đoạn tệ hại nhất của cuộc chiến tranh Ukraine dường như sắp đến.

Tổng thống Nga tự đặt mình vào một chiếc bẫy bi kịch. Tất cả cho thấy những thất bại ở Ukraine có thể dẫn đến việc Nga bị yếu đi nhiều so với thập niên 90. Quân đội được chỉ đạo tồi, trang bị thảm hại, huấn luyện sơ sài, liên tục bại trận. Kế hoạch A là chiếm thủ đô Kiev tan thành mây khói, kế hoạch B nhằm chiếm thêm lãnh thổ ở lưu vực bờ sông phía Đông cũng thất bại. Giờ đây Vladimir Putin chuyển sang kế hoạch C : sáp nhập bốn vùng đất Luhansk, Donetsk, Zaporijia, Kherson ; hóa phép thành đất Nga, biến cuộc xâm lăng thành chiến tranh vệ quốc chống lại toàn bộ phương Tây, và không loại trừ khả năng dùng vũ khí hạt nhân.

Olga Skabaieva, người dẫn chương trình tranh luận 60 phút trên truyền hình nhà nước Nga hôm 19/09 đe dọa bắn hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử sang Luân Đôn lúc nhiều nguyên thủ các nước có mặt để dự tang lễ nữ hoàng Elizabeth II. Moskva có khả năng làm điều đó, với trên 6.000 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn tất cả các cường quốc nguyên tử khác cộng lại ; và có thể ra tay "tiên hạ thủ vi cường" thay vì các nước khác chủ trương chỉ trả đũa khi bị tấn công vào các lợi ích cốt lõi.

Putin không thể sống sót trước chiến thắng của Ukraine

Le Point cho rằng nhất thiết không thể nhượng bộ, vì nếu Kremlin thâu tóm được Donbass như ý muốn sau khi chiếm Crimea 8 năm trước, thì việc gì phải dừng lại ? Các cường quốc như Hoa Kỳ, Pháp phải làm cho Moskva hiểu rõ rằng hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. Vladimir Putin không điên cũng không muốn tự sát, và ngày càng ít được ủng hộ kể cả Trung Quốc, còn trong nước thì đang bị chống đối. Nếu ông ta leo thang, là với hy vọng làm sợ hãi, gây chia rẽ. Và như vậy hơn lúc nào hết phương Tây cần cấm vận mạnh tay hơn, đồng thời gia tăng ủng hộ Ukraine.

Tương tự, trên Le Figaro cuối tuần, nhà văn kiêm nhà điện ảnh Jonathan Littell đánh giá cho đến nay, những đe dọa của Putin chừng như đều mang lại kết quả. Từ sáp nhập Crimea, chiếm Donbass năm 2014, can thiệp vào Syria năm 2015, cho đến đưa lính đánh thuê Wagner đến Châu Phi… ông ta khiến phương Tây bối rối. Nhưng nay khi tự tiện sáp nhập các phần lãnh thổ của Ukraine, Nga đã tự trói vào một cuộc chiến miên viễn, vì những vùng đất mà thậm chí mình không kiểm soát được hoàn toàn.

Đành rằng phải hết sức thận trọng trước hăm dọa của Moskva, nhưng Putin và các tướng lãnh của ông ta đều hiểu NATO mạnh hơn nhiều về quân sự, ngoài ra còn nhiều cách trừng phạt khác. Chẳng hạn đánh vào những nước mua dầu khí của Nga, các công ty hàng hải, bảo hiểm để cắt đứt nguồn thu cuối cùng. Mỹ có thể viện trợ những vũ khí lâu nay vẫn từ chối như phi cơ, hỏa tiễn tầm xa, xe tăng hạng nặng ; NATO dùng hỏa tiễn hành trình và chiến đấu cơ đánh vào những cơ sở hậu cần của Nga trên đất Ukraine.

Không chỉ yếu kém về quân sự, Putin còn yếu về chính trị và chiến lược, khi bất lực trong việc hình dung ra một lối thoát cho một cuộc chiến đã thấy trước thất bại. Ông ta chìa ra con bài tẩy cuối cùng : nguyên tử. Thế thì phương Tây sẽ tung những lá bài của mình để bảo đảm chiến thắng của Ukraine, đặt ra những điều kiện cho hòa bình, và sự nghiệp của Putin sẽ kết thúc từ đây.

Thụy My

Published in Quốc tế

+ Tại sao Putin gấp rút trưng cầu dân ý 4 khu vực lãnh thổ của Ukraine : Luhansk, Donetsk, Zaporizhhia, Kherson, rồi sau đó tuyên bố 4 khu vực nầy là lãnh thổ Nga ?

+ Cả thế giới lên án hành động của Putin, kể cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

+ Có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Nga và NATO sau những lời đe dọa của Putin hay không ?

+ Kết quả của cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ như thế nào và tương lai nào cho chế độ Putin ?

+ Nội tình chính trị Nga bị rối loạn, dân bỏ nước ra đi..

Đây là những chủ đề chính trong cuộc thảo luận giữa và ông Hoàng Bách và ông Nguyễn Gia Kiểng. Xin mời quý vị cùng đón nghe.

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng

Nguồn : Người Việt Channel, 01/10/2022

 

Published in Video

Kiev : Quân đội Ukraine giải phóng thêm nhiều khu vực ở miền đông

Thanh Hà, RFI, 24/09/2022

Vào lúc Nga tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine, hôm 23/09/2022, Kiev thông báo quân đội Ukraine tiếp tục giành được nhiều thắng lợi : chiếm lại thành phố Iatskivka trong vùng Donetsk, giành lại được hơn 9.000 km vuông lãnh thổ từ tay quân Nga.

uk1

Các binh sĩ thuộc phe ly khai sử dụng đại bác Giatsint-B gần Donetsk, Ukraine, ngày 07/09/2022. Reuters - Alexander Ermochenko

Hãng tin Pháp AFP trích lời thủ lĩnh phe ly khai vùng Donetsk, Denis Pouchiline, cho biết tình hình đang "cực kỳ khó khăn" tại khu vực phía bắc thành phố Bakhmout. Đây là một vị trí chiến lược ở phía đông vùng Donetsk mà từ nhiều tháng qua quân Nga dồn lực lượng để yểm trợ cho phe nổi dậy thân Nga, nhưng đã vấp phải sức kháng cự của quân đội Ukraine. Riêng trong vùng Luhansk, thủ lĩnh của phe ly khai, Andreï Marotchko, cho biết lực lượng Ukraine đã liên tục oanh kích vào khu vực này với ý đồ "phá hoại cuộc trưng cầu dân ý".

Tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận quân đội Ukraine đã giải phóng được 400 thị trấn tại miền đông Ukraine, giành lại được khoảng 9.000 km vuông từ tay quân đội Nga.

Thất trận ở các khu vực miền đông, Nga đổi chiến thuật : ngày 21 và 22/09/2022, phía Nga đã bắn tên lửa phá hủy đập nước Pechenihy trên sông Silverskyi Donetsk ở miền bắc Ukraine, để chận đà tiến của quân đội Ukraine. Một báo cáo của bộ Quốc Phòng Anh ngày 24/09/2022, được Reuters trích dẫn, cho biết, phía Nga nhiều lẫn sử dụng chiến thuật như trong cuộc tấn công hôm 15/09/2022 nhắm vào đập Karachunivske, gần thành phố Krivyi Rih ở miền trung Ukraine.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin quân sự Anh, hai đợt tấn công nhằm lấy sức nước nhấn chìm các trang thiết bị quân sự của quân Ukraine đã không thành. Vẫn theo Luân Đôn, "ít có khả năng chiến thuật của Nga gây nhiều xáo trộn trong kế hoạch phản công của Ukraine", bởi các đập nước nằm cách xa các vùng giao tranh.

Thanh Hà

*************************

Tổng thống Mỹ : Sẽ trừng phạt "nhanh chóng và nặng nề" nếu Nga sáp nhập các lãnh thổ Ukraine

Thanh Phương, RFI, 24/09/2022

Tối 23/09/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế "nhanh chóng và nặng nề" đối với Nga, nếu Moskva sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine thông qua các cuộc trưng cầu dân ý mà quốc tế không công nhận.

uk2

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ, ngày 21/09/2022. Reuters – Brendan McDermid

Từ hôm 23 cho đến ngày 27/09, Nga đã cho tổ chức trưng cầu dân ý tại các vùng của Ukraine mà họ kiểm soát toàn bộ hoặc một phần. Đó là các vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông, Kherson và Zaporijjia ở miền nam.

Ông Biden tố cáo : "Các cuộc trưng cầu dân ý của Nga là một trò giả vờ, một cái cớ xảo trá để cố sáp nhập bằng vũ lực các vùng lãnh thổ của Ukraine". 

Trước đó, trong một thông cáo chung, các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 (Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Nhật và Anh Quốc) cũng đã ra một thông cáo chung lên án các cuộc trưng cầu dân ý đó. Nhóm G7 kêu gọi toàn bộ các quốc gia trên thế giới "thẳng thừng bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu không có giá trị pháp lý và không chính đáng". 

Hôm thứ năm, sau một cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã lên án việc Moskva leo thang trong cuộc chiến Ukraine, nhất là qua việc tổng thống Putin huy động quân dự bị và dọa sử dụng vũ khí nguyên tử.

Về phần tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong bài phát biểu thường nhật qua video tối qua, ông cũng đã kêu gọi toàn thế giới lên án cuộc trưng cầu dân ý "giả hiệu" do Nga tổ chức ở các vùng lãnh thổ của Ukraine.

Chủ tịch Hạ Viện Pháp thăm Ukraine

Theo tin từ những người thân cận, vào tuần sau, chủ tịch Hạ Viện Pháp, bà Yaël Braun-Pivet sẽ đến thăm Ba Lan và Ukraine cùng với một phái đoàn dân biểu. Theo dự kiến, chuyến đi của phái đoàn chủ tịch Hạ Viện Pháp ở Ukraine sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề quyền của phụ nữ. Họ cũng sẽ có những chuyến đi đến thực địa, đặc biệt là thăm một trại tị nạn Ukraine.

Thanh Phương

*************************

Moskva tổ chức trưng cầu dân ý tại 4 vùng lãnh thổ của Ukraine

Thanh Hà, RFI, 23/09/2022

Moskva tổ chức trưng cầu dân ý tại bốn vùng lãnh thổ của Ukraine do phe thân Nga hay quân đội Nga kiểm soát. Kết quả đã được biết trước, nên Kiev và phương Tây coi đây là một "trò hề" để điện Kremlin biện minh cho xung đột leo thang sau gần 8 tháng chiến tranh và chiếm đoạt lãnh thổ của Ukraine.

uk3

Những thành viên của lực lượng thân Nga thuộc Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng xếp hàng bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp vùng này vào nước Nga, tại một đơn vị quân đội ở Luhansk (Ukraine), ngày 23/09/2022. Reuters - Alexander Ermochenko

Cuộc trưng cầu dân ý mở ra từ ngày 23 đến 27/09/2022 liên quan đến các vùng tự trị thân Nga, là Donetsk và Lugansk ở miền đông, cũng như Kherson và Zaporijjia ở miền nam.

Tại Donetsk và Lugansk, nơi phe thân Nga đã tuyên bố "độc lập" câu hỏi đặt ra cho cử tri là họ có "muốn hay không muốn được thuộc về nước Nga". Còn tại các vùng Kherson và Zaporijjia, nơi mà quân đội Nga không hoàn toàn kiểm soát tình hình, thì câu hỏi sẽ là "Muốn tách rời khỏi Ukraine hay không, thành lập một quốc gia tự trị và trở thành một phần lãnh thổ của nước Nga ?"

Giới phân tích quốc tế đồng loạt ghi nhận cuộc trưng cầu dân ý lần này, là "trò hề" để Nga thâu tóm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporijjia như hồi 2014 đã chiếm đoạt bán đảo Crimea. Chính quyền Kiev và cộng đồng quốc tế sẽ không công nhận kết quả nhưng như AFP ghi nhận, trưng cầu dân ý diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phản công mạnh mẽ, quân Nga tháo chạy và tổng thống Vladimir Putin vừa ra lệnh động viên 300.000 lính dự bị. 

Trước ngày tổ chức trưng cầu dân ý tại miền đông và miền nam Ukraine, Moskva đã nêu bật khả năng sử dụng "mọi phương tiện" để bảo vệ "lãnh thổ của mình".

Về thể thức đi bỏ phiếu, hãng tin Pháp AFP ghi nhận chính quyền thân Nga tại Donetsk mang thùng phiếu đến tận từng nhà trong suốt thời gian diễn ra cuộc trưng cầu dân ý. Các phòng phiếu chỉ mở cửa trong ngày cuối cùng, tức là vào ngày 27/09/2022. Ngay trên lãnh thổ Nga, nhiều phòng phiếu cũng được mở ra để người Ukraine đang "tị nạn" tại đây cũng được quyền tham dự.

Chủ tịch Hạ Viện Nga, Viatcheslav Volodin hôm nay đã kêu gọi những người "yêu nước" đang sinh sống tại Ukraine hãy chọn "hội nhập vào Liên Bang Nga". Moskva đã huy động cỗ máy tuyên truyền để cho thấy dân cư tại bốn vùng liên quan đang rất hào hứng trước viễn cảnh được "trở về với nước Nga".

Thông tín viên El Jabri tường thuật từ thành phố Volnovakha, không xa Kherson, miền nam Ukraine :

Một phụ nữ tay dắt con gái 6 tuổi với hai con búp bê nhỏ xíu nắm chặt trong tay. Chúng tôi đã gặp được một cô giáo ở cổng trường số 5 tại thành phố Volnovakha. Bà Daria cho biết, mùa tựu trường năm nay, một nửa các giáo viên đã bỏ đi. Còn bản thân bà đã bị đe dọa vì đã hồ hởi với chế độ mới, với chương trình giảng dậy mới.

Daria nói bà bắt đầu bị đe dọa từ mùa xuân vừa qua. Những hành động hù dọa đó đã nhân lên gấp đôi, rồi gấp ba từ tháng chín đến giờ. Người ta dọa là sẽ trở lại và sẽ bắt bà quỳ gối trước cổng trường và sẽ bắn bà đến chết. Daria nói là đã nhận được những tin nhắn với lời lẽ đe dọa đó qua điện thoại, qua mạng xã hội nhưng lại không thể cho chúng tôi xem những tin nhắn ấy.

Còn Elena Sergeeevna Slesarenko, một công chức trong chính quyền của thành phố, đặc trách mảng xã hội thì cho biết cô cũng bị hù dọa như Daria, nhưng cô không tin và từ chối tin vào những điều đó. Elena nói những người "bình thường, đầu óc tỉnh táo như tôi không ai tin rằng quân Ukraine sẽ trở lại, và ở đây cũng chẳng ai mong họ trở lại cả".

Những phát biểu này hoàn toàn đồng điệu với thông điệp của Moskva muốn nhắn gửi đến tất cả dân cư trong vùng và cả toàn thế giới. Thứ Tư vừa qua chính quyền thông báo tổ chức trưng cầu dân ý và chỉ một ngày sau các tờ rơi đã được phát cho dân chúng trong vùng. Tờ giấy mang ba màu xanh đỏ và trắng, màu cờ của nước Nga với dòng chữ : "Chúng ta trở về nhà".

Thanh Hà

Published in Quốc tế