Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

nCoV-2019 có thể lây nhanh hơn SARS

Nguyễn Trang Nhung, RFA, 27/01/2020

Một nghiên cứu, được công bố vào ngày 26/1 trên website biorxiv.com, của một nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh (GDCDC) tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc về tính lây truyền của nCoV đã đưa ra nhận định rằng nCoV có thể lây nhanh hơn SARS [1].

ncov0

Hình : nCoV-2019 (Nguồn : nbc11news.com)

Nghiên cứu xem xét dữ liệu từ những ca nhiễm nCoV trước 23/1 được thu thập từ các hồ sơ y tế, điều tra dịch tễ và các website chính thức khác. Trong khi đó, dữ liệu về các ca nhiễm hội chứng hô hấp cấp nghiêm trọng (SARS) tại tỉnh Quảng Đông trong các năm 2002-2003 được lấy từ GDCDC.

Các phương pháp ước tính tăng trưởng hàm mũ (exponential growth, EG) và khả năng tối đa (maximum likelihood, ML) được áp dụng để ước tính hệ số lây truyền hiệu dụng R (effective reproductive number) (sau đây gọi ngắn gọn hơn là hệ số lây truyền) của nCoV và SARS.

Theo tính toán, các hệ số lây truyền của nCoV là 2,9 theo phương pháp EG và 2,92 theo phương pháp ML. Trong khi đó, các hệ số lây truyền tương ứng của SARS là 1,77 và 1,85. Nhóm nghiên cứu đã quan sát xu hướng theo thời gian từ khi triệu chứng phát tác ở bệnh nhân đến khi bệnh nhân được cách ly trong 2 trường hợp của 2 loại virus.

Hệ số lây truyền của nCoV thấp hơn của SARS có nghĩa là nCoV có nguy cơ lây truyền cao hơn so với SARS. Cứ mỗi ca nhiễm nCoV trung bình sẽ lây cho 2,9 hoặc 2,92 ca khác, trong khi cứ mỗi ca nhiễm SARS trung bình sẽ lây cho 1,77 hoặc 1,85 ca khác.

Nhóm nghiên cứu nhận định rằng mặc dù các nỗ lực y tế công cộng đã làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền của nCoV, song điều trên ngụ y rằng cần thiết phải có các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa nghiêm ngặt hơn để phát hiện, chuẩn đoán và điều trị sớm để kiềm chế sự lan rộng của virus.

Cho đến thời điểm nghiên cứu, nhiều trường hợp lây nhiễm ngoài Trung Quốc từ các nhân viên y tế cho thấy nCoV lây nhiễm nhanh giữa người với người. Trong nghiên cứu, do hạn chế về thông tin, nhóm nghiên cứu đã dùng thời gian phát tác triệu chứng từ ca sơ phát đến ca thứ phát (generation time, GT) của SARS để áp dụng cho nCoV là 8,4 ngày.

Sẽ cần thêm thời gian cho các nhà khoa học tìm hiểu về nCoV. Và từ giờ đến khi nCoV được kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả, điều nên làm cho tất cả mọi người là tuân theo các quy tắc vệ sinh (đặc biệt là cho đường hô hấp) như hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới,[2] và cùng với đó là hạn chế tiếp xúc đông người, thể hiện thái độ thận trọng tối đa trong việc phòng tránh lây nhiễm.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 27/01/2020

Chú thích :

[1] Transmission dynamics of 2019 novel coronavirus (2019-nCoV)

[2] Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về vệ sinh nhằm phòng tránh nCoV

**********************

nCoV-2019 : Vì sao WHO chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng ?

Nguyễn Trang Nhung, RFA, 26/01/2020

Trong hai ngày 22, 23/1, Ủy ban Khẩn cấp (EC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp để thảo luận xem liệu có tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng (PHEIC) trước dịch bệnh virus corona mới (viết tắt là nCoV-2019 hay nCoV) theo Bộ Quy định về Y tế Quốc tế (IHR) 2005 hay không.

ncov2

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân đến bệnh viện Jinyintan, nơi điều trị nCov-2019 (Nguồn : AFP)

Vào thời điểm EC nhóm họp, có hơn 600 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó hầu hết là tại Trung Quốc, còn lại là tại ít nhất 6 quốc gia khác.

Các thành viên trong EC đã đưa ra các quan điểm khác nhau, và mặc dù khuyến nghị trong ngày đầu (22/1) là dịch bệnh chưa cấu thành PHEIC, nhưng họ đã đồng ý về tính cấp bách của tình huống [1].

Khi tái lập vào ngày sau (23/1), EC đã xem xét thông tin cụ thể về tình hình tại Trung Quốc cùng thông tin về tình hình tại các quốc gia khác, và một số thành viên cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố PHEIC [2].

Cuối cùng, WHO đã quyết định vào ngày 23/1 không tuyên bố PHEIC, vì mặc dù nCoV lan truyền nhanh chóng tại Trung Quốc song quốc gia này đang nỗ lực kiểm soát, và vì số trường hợp nhiễm tại các quốc gia khác còn hạn chế [3].

Theo Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO, đây là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe tại Trung Quốc nhưng chưa trở thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu [4].

Tedros cho biết thêm là vào thời điểm này, không có bằng chứng về sự lây lan từ người sang người ngoài Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là điều này sẽ không xảy ra [5]. (Lây lan từ người sang người có nghĩa là nhanh hơn và đáng lo ngại hơn).

PHEIC, được định nghĩa trong IHR là "một sự kiện bất thường được xác định là gây ra rủi ro cho sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan tế của bệnh tật và có khả năng phải có phản ứng quốc tế phối hợp" [6].

Đây là công cụ chính trị mà WHO có thể sử dụng để thu hút sự chú ý đến một căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe mà thế giới mất cảnh giác, nhằm thúc đẩy phản ứng quốc tế trước căn bệnh để ngăn chặn sự lây lan qua biên giới [7].

Một cân nhắc quan trọng trong việc tuyên bố PHEIC là liệu mối đe dọa của căn bệnh có đủ nghiêm trọng để các quốc gia có thể ban hành các hạn chế về du lịch và thương mại hay không, vì tuyên bố có thể khiến các nền kinh tế địa phương thiệt hại [8]. Theo Reuter, thiệt hại kinh tế toàn cầu do dịch SARS năm 2003 lên tới 40 tỷ USD [9]. (Khi dịch SARS xảy ra, IHR chưa ra đời, và do đó khái niệm PHEIC chưa tồn tại).

Cho đến nay, WHO chỉ tuyên bố PHEIC 5 lần, vào các năm 2009 (1 lần – dịch cúm), 2014 (2 lần – dịch bại liệt và dịch Ebola), 2016 (1 lần – dịch Zika), và 2019 (1 lần – dịch Ebola khác). Đối với sự bùng phát nhẹ, WHO không đưa ra cảnh báo [10].

Một số chuyên gia hay tổ chức chuyên môn không đồng ý với quyết định của WHO. Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm An ninh Y tế tại Trường Y tế Công cộng John Hopkins Bloomberg cho biết đây là "sự bùng phát rất nghiêm trọng với khả năng lan rộng tiềm tàng", và tuyên bố PHEIC sẽ là "một phương tiện để có sự hợp tác quốc tế sâu sắc hơn". Jac Phelan, thành viên của Trung tâm Khoa học và An ninh Y tế Toàn cầu tại Đại học Georgetown thì cho rằng sự bùng phát của nCoV thỏa mãn các tiêu chí của PHEIC [11].

Tuy WHO không tuyên bố PHEIC vừa qua, song Tedros có thể sẽ triệu tập một cuộc họp khác trong vòng khoảng 10 ngày hoặc sớm hơn nếu thấy cần thiết để đánh giá lại tình hình và cân nhắc có tuyên bố PHEIC hay không [12].

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 27/01/2020

Chú thích :

[1][2] Statement on the meeting of the International Health Regulations (2005) Emergency Committee regarding the outbreak of novel coronavirus (2019-nCoV)

[3][4][5] The coronavirus outbreak is not yet a global health emergency, WHO says

[6] What are the International Health Regulations and Emergency Committees ?

[7][8] như [3]

[9] Factbox : How a virus impacts the economy and markets 

[10][11] như [3]

[12] như [1]

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn

Một sự việc gây chú ý trong giới nghệ sĩ vài ngày qua là ca sĩ Văn Mai Hương bị lộ clip với cảnh thay đồ tại nhà riêng.

suco1

Ca sĩ Văn Mai Hương - Fanpage Văn Mai Hương

Vì một lý do nào đó, camera tại nhà riêng của cô đã ghi lén cảnh này vào năm 2015 mà cô không hề hay biết.

Nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng bảo vệ cô, và cùng với đó là lên án những kẻ gây ra sự việc cũng như những kẻ tiếp tay lan truyền clip.

Thời điểm mà clip được tung ra khiến một bộ phận dư luận liên hệ với các phát ngôn và thái độ của cô trước một số sự kiện chính trị, xã hội.

Hương là một trong số ít nghệ sĩ lên tiếng về các chủ đề còn nhạy cảm ở Việt Nam, chẳng hạn Luật An ninh mạng và phong trào dân chủ tại Hong Kong.

Cho dù lý do khiến cô trở thành nạn nhân là gì, Hương có đầy đủ quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ về (1) danh dự, nhân phẩm và (2) đời sống riêng tư.

Hai quyền này là các quyền con người được ghi nhân trong Hiến pháp tại Điều 20 và Điều 21, và được nhắc lại trong Bộ luật Dân sự tại Điều 34 và Điều 38 cùng với các quy định về cơ chế bảo vệ. Theo đó :

- Các phương tiện thông tin đại chúng nào đăng tải clip phải gỡ bỏ clip ; cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cất giữ clip phải hủy bỏ clip (căn cứ Khoản 3, Điều 34, Bộ luật dân sự).

- Nạn nhân, là Hương, có quyền yêu cầu những người tung ra và lan truyền clip xin lỗi và bồi thường thiệt hại (căn cứ vào Khoản 5, Điều 34, Bộ luật dân sự) và bồi thường tổn thất tinh thần (căn cứ vào Khoản 2, Điều 592, Bộ luật dân sự).

Bên cạnh đó, với tính nguy hiểm cho xã hội cao, hành vi tung ra và lan truyền clip có đầy đủ dấu hiệu của tội làm nhục người khác.

Với phương tiện là mạng máy tính được dùng để phát tán clip, thủ phạm có thể phải chịu hình phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo điểm e, khoản 2, Điều 155, Bộ luật Hình sự.

Do đối với tội làm nhục người khác, để khởi tố vụ án cần có yêu cầu của người bị hại, Hương cần yêu cầu khởi tố vụ án khi xác định được thủ phạm.

Thủ phạm ở đây không chỉ là người đầu tiên tung ra clip, mà cả những người lan truyền nó, có thể chỉ bằng thao tác chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook.

Trong khi chờ đợi pháp luật xử lý sự việc, người dùng mạng cần có hiểu biết pháp luật tối thiểu để không tiếp tay cho thủ phạm mà vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, người dùng mạng cần xác định các cấp độ cao hơn của sự tôn trọng pháp luật cũng như các quyền con người nêu trên, thông qua thái độ và hành động sau đây :

Một là không chủ động tìm kiếm clip vì tò mò hay ý thích.

Hai là nếu vô tình thấy clip trên mạng thì không mở ra xem.

Ba là lên tiếng bảo vệ nạn nhân, vì nạn nhân của sự xâm phạm các quyền con người xứng đáng được bảo vệ, và vì biết đâu chính mình có thể là nạn nhân, vào một ngày nào đó.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 30/12/2019

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 700 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi chết do ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, có hàng triệu trẻ em phải sống với bệnh tật cả đời do tổn hại mà ô nhiễm không khí gây ra cho não và cơ thể [1].

onhiem1

Hình minh họa. Học sinh che mũi trên đường từ trường về nhà ở Hà Nội hôm 11/11/2019 - AFP

Các con số này không có gì đáng ngạc nhiên bởi có tới 9 trên 10 người đang hít không khí ô nhiễm mỗi ngày, và có hơn 93% trong số 1,8 tỷ trẻ em phơi nhiễm với ô nhiễm không khí, trong đó có 630 triệu trẻ em dưới 5 tuổi [2].

Tại các nước đã phát triển, có hơn một nửa trẻ em dưới 5 tuổi phơi nhiễm với ô nhiễm không khí ở các mức cao hơn giới hạn an toàn của WHO. Trong khi đó, tỷ lệ này lên tới 98% tại các nước đang phát triển [3].

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nói chung và trước tác hại của ô nhiễm không khí nói riêng. Bên cạnh tác hại của ô nhiễm đối với cơ thể, tác hại của nó đối với não trẻ em đã được chỉ ra qua nhiều nghiên cứu.

Ngay từ cuối thập niên 90, một báo cáo của bác sĩ thần kinh và nhi khoa Lilian Calderón-Garcidueñas cho thấy ô nhiễm không khí có thể đẩy nhanh sự thoái hóa não ở các đối tượng được nghiên cứu, trong đó có trẻ em [4].

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy hình ảnh hiển vi của các lát não không khỏe mạnh có chất dạng hạt (particulate matter, PM) như những đốm đen nhỏ bị bao quanh bởi mô bị viêm. Xung quanh các chỗ bị viêm có thể là các dải giống vết sẹo, hoặc các cọng màu hồng – là các mảng amyloid thường thấy trong não của người mắc bệnh Alzheimer sau khi chết [5].

Dù thoái hóa thần kinh nhẹ là một khía cạnh tự nhiên của lão hóa, quá trình này có thể tồi tệ và nhanh chóng hơn do viêm thần kinh được dẫn đến bởi ô nhiễm không khí. Đặc biệt, đối với não trẻ em – vốn ở đỉnh cao của sự phát triển – tác động này còn lớn hơn nữa [6].

Ngày nay, các báo cáo với những phát hiện tương tự từ các nhà nghiên cứu khác cho thấy sự đồng thuận rằng : ô nhiễm không khí làm tổn hại não trẻ em.

UNICEF, trong một báo cáo năm 2017 có tiêu đề "Nguy hiểm trong không khí : Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sự phát triển não trẻ em như thế nào" [7], đã chỉ ra tác động của ô nhiễm không khí tới não trẻ em qua một vài cơ chế :

Đầu tiên, chất dạng hạt có thể gây viêm thần kinh bằng cách phá hủy hàng rào máu não (blood-brain barrier), một màng mỏng bảo vệ não khỏi các chất độc hại. PM2.5 có khả năng phá hủy đặc biệt cao vì kích thước siêu nhỏ giúp chúng dễ dàng đi qua hàng rào này. Để làm hỏng não đang phát triển của trẻ em, liều lượng hóa chất độc hại cần thiết thấp hơn nhiều so với trường hợp não của người lớn.

Thứ hai, các hạt ô nhiễm, chẳng hạn các hạt có từ tính, nhỏ đến mức có thể xâm nhập cơ thể thông qua dây thần kinh khứu giác và ruột. Các hạt này xuất hiện nhiều hơn đáng kể trong não của người sống ở nơi có ô nhiễm không khí đô thị cao. Các hạt nano từ tính rất độc hại đối với não do tích điện từ và có khả năng giúp tạo ra stress oxy hóa (oxidative stress) – thường là nguyên nhân gây thoái hóa não.

Thứ ba, PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons), một loại chất ô nhiễm đặc biệt được hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và thường được tìm thấy ở các nơi có lưu lượng ô tô cao, góp phần làm mất hoặc làm hỏng chất trắng trong não. Chất trắng chứa các sợi thần kinh có vai trò quan trọng trong việc giúp các nơ-ron giao tiếp với các phần khác nhau của não – và các kết nối như vậy là nền tảng cho việc học tập và phát triển của trẻ em.

Báo cáo của UNICEF cũng cho biết nhiều nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ trực tiếp giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí và khả năng nhận thức, bao gồm giảm IQ, trí nhớ, điểm số ở trẻ em học đường, cũng như các vấn đề hành vi thần kinh khác. Ô nhiễm không khí cũng được chỉ ra là ảnh hưởng đến thai nhi. Các chất ô nhiễm không khí khi được phụ nữ mang thai hít vào có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến não đang phát triển của thai nhi, với các tác động tiềm tàng suốt đời [8].

Trước tác động rõ ràng của ô nhiễm không khí đối với não trẻ em, việc cần thiết là bảo vệ trẻ em khỏi ô nhiễm không khí bằng các biện pháp thích hợp. Các biện pháp đó, theo Unicef, là thay thế các nguồn năng lượng truyền thống bằng các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, hạn chế phơi nhiễm trẻ em trước ô nhiễm không khí, và cải thiện lối sống với các hoạt động lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 23/12/2019

Chú thích :

[1][2][3] Our poisonous air is harming our children’s brains

[4][5][6] Severe air pollution could speed up the degeneration of your child’s brain

[7][8] Danger in the air : How air pollution can affect brain development in young children

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn

Một nghiên cứu có hệ thống, tổng hợp 25 nghiên cứu từ 16 quốc gia (cho đến 2017), được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho thấy có mối tương quan mạnh mẽ giữa ô nhiễm không khí với trầm cảm và tự tử [1][2].

trancam1

Hai người phụ nữ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội - Reuters - Ảnh minh họa

Cụ thể, nghiên cứu phát hiện rằng những người sống với ô nhiễm không khí có tỷ lệ trầm cảm và tự tử cao hơn :

- Người nào sống ít nhất 6 tháng trong một khu vực có mật độ bụi mịn PM2.5 gấp đôi giới hạn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (giới hạn này là 10 µg/m3) sẽ có thêm 10% nguy cơ trầm cảm.

Người nào phơi nhiễm với PM10 thì mỗi 10 µg/m3 PM10 tăng thêm sẽ làm người đó có nguy cơ tự tử cao hơn 2%.

Nghiên cứu gợi ý rằng việc giảm ô nhiễm không khí trên toàn thế giới đến giới hạn pháp lý của EU có thể ngăn hàng triệu người khỏi trầm cảm. Điều này giả định rằng tiếp xúc với không khí độc hại gây ra trầm cảm. 

Các nhà khoa học tin như vậy, mặc dù khó chứng minh quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố này, do các giới hạn về đạo đức trong việc thực hiện nghiên cứu không cho phép phơi nhiễm con người trước tác hại của ô nhiễm không khí.

Nếu ô nhiễm không khí và trầm cảm có mối liên hệ nhân quả, việc đáp ứng giới hạn pháp lý của EU có thể làm giảm 15% số người trầm cảm, tương đương với gần 40 triệu trong số hơn 264 triệu người trầm cảm, theo dữ liệu của WHO.

Ô nhiễm bụi mịn trong nghiên cứu được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch trong xe cộ, nhà ở và công nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho biết các bằng chứng mới đã củng cố lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan đến không khí bẩn.

Người đứng đầu nghiên cứu, Isobel Braithwaite tại Đại học London (University College London) cho biết ô nhiễm không khí có thể gây ra tác hại đáng kể cho sức khỏe tâm thần của con người.

Braithwaite cho biết các hạt nhỏ nhất trong không khí bẩn có thể đến não qua máu và mũi, và ô nhiễm không khí có liên quan đến tình trạng viêm não gia tăng, tổn thương tế bào thần kinh và thay đổi quá trình sản xuất hormon gây căng thẳng. 

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi một số nghiên cứu gần đây hơn, chẳng hạn :

- Một nghiên cứu trên tạp chí Environment International về ô nhiễm không khí ở Hồng Kông cho thấy nguy cơ tử vong đối với những người mắc chứng rối loạn tâm thần và hành vi tăng mạnh vào những ngày mà ô nhiễm không khí lên đến đỉnh điểm độc hại [3].

- Một nghiên cứu trên tạp chí Psychiatry Research về ô nhiễm không khí ở London cho thấy người trẻ có khả năng bị trầm cảm cao gấp ba đến bốn lần nếu tiếp xúc với không khí bẩn ở tuổi 12 [4].

- Một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences được tiến hành tại Trung Quốc cho thấy mức độ ô nhiễm cao đã dẫn đến việc giảm đáng kể điểm kiểm tra về ngôn ngữ và số học, với tác động trung bình tương đương với việc mất một năm cho giáo dục con người [5].

- Một đánh giá toàn cầu trên tạp chí Official Publication of The American College of Chest Physicians vào đầu năm 2019 kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại cho mọi cơ qua và hầu như mọi tế bào trong cơ thể người [6].

Các nghiên cứu đã tính đến nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bao gồm vị trí nhà ở, thu nhập, giáo dục, hút thuốc, việc làm và béo phí, song không thể tách rời tác động tiềm tàng của tiếng ồn thường xảy ra cùng ô nhiễm không khí và được biết là có ảnh hưởng tâm lý.

Ioannis Bakolis, giảng viên cao cấp về Sinh học và Dịch tễ học tại Viện Tâm thần học, Tâm lý học và Khoa học thần kinh - Đại học King London (King’s College London), không thuộc nhóm nghiên cứu, cho rằng đây là đánh giá toàn diện nhất trong 40 năm qua. 

Ông nhận xét rằng các nghiên cứu tuy từ các quốc gia khác nhau và đa dạng về cỡ mẫu, thiết kế nghiên cứu và thước đo trầm cảm, song chúng cho thấy các mối liên hệ rất giống nhau.

Dù vậy thì theo Bakolis, cần có thêm các nghiên cứu về ô nhiễm không khí và tác động của nó. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm bằng chứng để đưa ra các hành động thích hợp.

Bakolis khuyến nghị rằng chúng ta cần làm những gì có thể để giảm bớt sự đóng góp của mình vào ô nhiễm không khí, từ những việc nhỏ như đi bộ hay đi xe đạp. Các nhà nghiên cứu nói rằng đi bộ, đi xe đạp và nhiều không gian xanh hơn không chỉ làm giảm ô nhiễm mà còn cải thiện sức khỏe tâm thần.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 19/12/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Depression and suicide linked to air pollution in new global study

[2] Air pollution linked to increased risk of depression and suicide

[3] Air pollution linked to ‘extremely high mortality’ in people with mental disorders

[4] Growing up in dirty air 'quadruples chances of developing depression'

[5] Air pollution causes ‘huge’ reduction in intelligence, study reveals

[6] Revealed : air pollution may be damaging ‘every organ in the body’

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn

Hai động thái mới của chính quyền : Một cách hiện thực hóa dự luật đặc khu

Chiều ngày 25/11, quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

dackhu1

Ngày 25/11, quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Một nội dung đáng chú ý của luật mới là quy định miễn thị thực có thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển đáp ứng các điều kiện nhất định.

Các điều kiện này là : (1) có sân bay quốc tế, không gian riêng biệt ; (2) có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền ; (3) phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương ; và (4) không phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội [1].

Chiếu theo các điều kiện này, 2 trong 18 khu kinh tế ven biển hiện có tại Việt Nam là thỏa mãn. Đó là Vân Đồn và Phú Quốc, 2 nơi được nhắm trở thành đặc khu theo dự luật đặc khu gây tranh cãi vào giữa năm 2018.

Những ai theo dõi dư luận xung quanh dự luật đặc khu hẳn biết 2 quy định được để ý nhất trong dự luật này là thời hạn cho thuê đất tối đa lên đến 99 năm và miễn thị thực cho công dân nước láng giềng giáp ranh với Quảng Ninh, nơi có Vân Đồn, và Kiên Giang, nơi có Phú Quốc.

Mặc dù dự luật không nói rõ các nước giáp ranh với 2 tỉnh này, người ta thừa hiểu đó tương ứng là Trung Quốc và Campuchia. Và trong 2 nước này, Trung Quốc là nỗi lo của nhiều người dân Việt Nam xét về một số phương diện, trong đó có an ninh quốc phòng.

Khi quyết định lùi thông qua dự luật đặc khu vào tháng 6/2018, quốc hội đã tạm thời làm tiêu tan làn sóng phản đối của đa số dân chúng đối với dự luật đặc khu, và theo thời gian, mặc dù chính quyền vẫn có những động thái xúc tiến dự luật, nhưng các động thái này đủ nhẹ nhàng để người dân ít để ý tới.

Có thể kể đến một số động thái như vậy, chẳng hạn : 

- Tháng 11/2018, hội thảo quốc tế "Chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế : Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" do Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (thuộc Bộ Tài chính) tổ chức đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có sự góp mặt của các chuyên gia Trung Quốc [2].

- Tháng 4/2019, thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự luật theo hướng xây dựng một luật chung, và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo về việc này [3].

Và đây, việc quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung trên kể trên, và trước đó chỉ mấy hôm là việc chính phủ thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn vào ngày 20/11 cũng là các động thái như thế.

Hai động thái mới nhất này, mặc dù nhẹ nhàng, ít ra là nhẹ nhàng hơn nhiều so với dự luật đặc khu, nhưng lại không đủ nhẹ nhàng để tránh khỏi làn sóng phản đối đầu tiên, khi một số người có ảnh hưởng bắt đầu lên tiếng. 

Việc thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn có thể nhằm chuẩn bị cho việc trao quyền quyết định ở mức độ nào đó cho cơ quan này đối với những vấn đề của khu, và người dân cần chờ xem việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới khu nói chung và vấn đề an ninh quốc phòng nói riêng.

Việc miễn thị thực cho người nước ngoài – mà người nước ngoài chủ yếu là người Trung Quốc – kể ra chẳng khác là bao so với quy định miễn thị thực cho công dân nước láng giềng giáp ranh với Quảng Ninh Và Kiên Giang trong dự luật đặc khu.

Mặc dù với 2 động thái này, Vân Đồn và Phú Quốc chưa trở thành đặc khu như trong dự luật đặc khu, nhưng điều này không quan trọng. So với khu kinh tế, đặc khu kinh tế có những điểm ưu trội hơn về các chính sách kinh tế, tài chính và liên quan, song sự ưu trội này là không lớn.

Riêng về thời gian cho thuê đất, thời gian này của khu kinh tế tối đa là 70 năm, không đến 99 năm như đặc khu kinh tế theo dự luật đặc khu, nhưng chi tiết này không thực sự thành vấn đề một khi người Trung Quốc được tạo điều kiện nhập cảnh dễ dãi vào Việt Nam.

Những điều trên cũng có nghĩa là, chưa cần dự luật đặc khu được thông qua, cũng chưa cần nó được tán thành bởi dân chúng, thì bằng các con đường êm ái hơn, một phần của dự luật đặc khu đã thành hiện thực.

Cho nên, những ai đã từng quan tâm tới dự luật đặc khu cần được minh định rõ rằng : với các cách gián tiếp, chính quyền đang hiện thực hóa một phần dự luật đặc khu. Và 2 động thái kể trên, đặc biệt là động thái thứ hai, đã hiện thực hóa phần đáng kể – và cũng là phần đáng e ngại nhất.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 27/11/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Người nước ngoài được miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển

[2] Thấy gì từ hội thảo quốc tế về chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế ?

[3] Chỉnh lý luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng luật chung

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn
lundi, 25 novembre 2019 15:13

Dân chủ là gì ?

Là một khái niệm mà ta vẫn thường nghe, nhưng cũng như nhiều khái niệm kiểu như vậy, chỉ được ta hiểu một cách mơ hồ. Ngay cả khi ta mở một cuốn từ điển và tra đi tra lại hết lần này đến lần khác, ta có thể chỉ cảm thấy khái niệm này sáng tỏ hơn một chút mà thôi, và như vậy, sau một thời gian, ta lại quên và lại tra từ điển...

danchu1

Hình : Người dân Hồng Kông xếp hàng đi bầu hội đồng cấp quận vào ngày 24/11/2019 (Nguồn : Vincent Yu/AP)

Đó là tình trạng chung của ta ('ta' như là hầu hết hay phần lớn mọi người) khi ít đào sâu suy nghĩ, và thường dừng lại trước một khái niệm không giản đơn.

Bây giờ, ta đi thẳng vào vấn đề. Khái niệm này có nghĩa là gì ? 

Thật dễ khi trả lời rằng : Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ. Nhưng làm chủ cái gì ? 

Khi nói đến dân, tức là nói đến những người cùng thuộc về một đất nước, là lãnh thổ chung của họ, cái chung nhất của họ như là một tập hợp của các cá nhân. Nếu có cái gì đó mà một tập hợp của các cá nhân làm chủ, thì đó là những cái chung như thế. Và, cái gì đó ở đây là đất nước.

Câu trả lời này làm nảy sinh một câu hỏi tiếp theo : Làm chủ như thế nào ?

Bây giờ thử đơn giản hóa việc làm chủ đất nước bằng làm chủ một tập thể nho nhỏ, gia đình chẳng hạn. Khi ta nói ta làm chủ gia đình, thì cái gì là đặc trưng của người làm chủ gia đình khiến ta phân biệt với người không làm chủ gia đình ? Quyền hành ? Ảnh hưởng ? Khả năng ra quyết định về các vấn đề ? Đúng thế ! Người làm chủ gia đình là người ra quyết định về các vấn đề của gia đình. Cũng tương tự nếu thay gia đình bằng một tập thể nào đó. Điều này cũng đúng, ít nhất là về mặt lý thuyết, khi thay gia đình bằng một quốc gia.

Dân chủ, như vậy, có nghĩa là dân làm chủ đất nước bằng cách ra quyết định về các vấn đề của đất nước. 

Tất nhiên, câu trả lời trên đây vẫn rất chung chung. Nó lại khiến một số người đặt câu hỏi : Ra quyết định về các vấn đề gì của đất nước và ra quyết định như thế nào ? Thực tế có mấy quốc gia cho người dân ra quyết định về các vấn đề hệ trọng như quan hệ ngoại giao, chiến tranh hay hòa bình, thậm chí ngay cả các vấn đề đơn giản hơn nhiều như độ tuổi kết hôn hay độ tuổi bầu cử v.v ? Các vấn đề ấy thuộc quyền quyết định của những người khác. Những người khác đó là chính phủ, là quốc hội, và ít khi hơn là tòa án (thông qua các bản án hay phán quyết), hay nói chung là các cơ quan quyền lực của nhà nước. Người dân bình thường dường như không có vai trò trực tiếp nào trong quá trình ra quyết định này. Dù vậy, nếu nhìn một cách thấu đáo hơn ta sẽ thấy hai điều : thứ nhất là một phần trong những người quyền lực đó là do ta lựa chọn thông qua các cơ chế bầu cử, thứ hai là ta có thể tác động lên những người quyền lực đó thông qua nhiều cách khác nhau, khiến họ hình thành hay thay đổi quan điểm về các vấn đề mà ta quan tâm. Đôi khi, ta được hỏi ý kiến thông qua các cuộc thăm dò hoặc các cuộc trưng cầu dân ý do các cơ quan nhà nước tổ chức. 

Lý giải ở trên đã cho câu trả lời về cách thức mà người dân ra quyết định. Tại đa số quốc gia và trong hầu hết các quyết định, người dân chỉ tham gia quá trình quyết định một cách gián tiếp mà thôi, ngay cả các quốc gia là điển hình về nền dân chủ, như Hoa Kỳ, Anh, Đức. Còn lại, các quốc gia mà ở đó nhiều quyết định được đưa ra bởi người dân một cách trực tiếp chỉ là số ít, như Thụy Sỹ. Quyết định các vấn đề gì một cách trực tiếp bởi người dân thì mỗi quốc gia mỗi khác. Ở các quốc gia có chế độ tổng thống, người dân bầu chọn tổng thống một cách trực tiếp (Hoa Kỳ là một ngoại lệ vì người dân bầu chọn tổng thống một cách gián tiếp qua cơ chế đại cử tri). Ở các quốc gia có chế độ đại nghị, người dân bầu chọn cùng lắm là các đại biểu quốc hội, hay các Nghị sỹ. Trưng cầu dân ý về các vấn đề quốc gia là một cơ chế không phổ biến, và chỉ với những điều kiện nhất định, chẳng hạn, một vấn đề chỉ được đưa ra trưng cầu dân ý khi một tỷ lệ tối thiểu đại biểu quốc hội chấp thuận.

Các cuộc bầu cử, nói chung, là một biểu hiện chủ yếu của một nền dân chủ, qua đó người dân thể hiện quyền lực của mình bằng cách lựa chọn những người đại diện. Tất nhiên, để các cuộc bầu cử được xem là thực sự, yêu cầu đặt ra đối với các cuộc bầu cử như vậy là minh bạch, công bằng và người dân thực hiện quyền bầu cử một cách tự nguyện và tự do. 

Đến đây, ta có thể đưa ra một định nghĩa gần đủ cho khái niệm dân chủ : Dân chủ là một cách thức tổ chức xã hội trong đó người dân ra quyết định về các vấn đề của đất nước, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các cuộc bầu cử minh bạch, công bằng với ý chí tự nguyện và tự do. 

Định nghĩa trên, như đã nói, chỉ là ‘gần đủ’. Sở dĩ như vậy là vì nó chỉ là định nghĩa bề mặt hay hình thức của dân chủ. Dân chủ về nội dung có đòi hỏi nhất định về phẩm chất của các quyết định. Không thể nói ta làm chủ nếu quyết định của ta được đưa ra chỉ dựa trên nhận thức thoáng qua về một vấn đề nào đó. Đó là chưa kể ý thức của ta về cái gọi là quyền làm chủ của mình. Liệu ta có thực sự có mong muốn ra quyết định hay có trách nhiệm với việc ra quyết định ? Vấn đề này hẳn nhiên có liên quan đến tâm lý và trí tuệ tập thể hay đám đông. Ở đây, câu hỏi được đặt ta là đám đông ở quy mô dân số một quốc gia, có khi nào thực sự làm chủ. Câu trả lời có thể là ‘Có’, có thể là ‘Không’ tùy cách mỗi người suy nghĩ. Dù vậy, ta tạm thời chấp nhận rằng với định nghĩa dân chủ trên đây thì nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang có dân chủ, và do đó, người dân ở các quốc gia đó đã và đang làm chủ đất nước của mình. 

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 25/11/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Additional Info

  • Author Nguyễn Trang Nhung
Published in Diễn đàn

Khi phong trào dù vàng của 5 năm trước diễn ra tại Hồng Kông, trong nỗ lực giải thích nguyên nhân của các cuộc biểu tình, một số người ở phe thân Bắc Kinh đã chộp được một chương trình trung học có tên là "nghiên cứu tự do" (liberal studies) [1].

nghiencuu2

Người biểu tình Hồng Kông trong phong trào dù vàng năm 2014 (Nguồn : Pasu Au Yeung/Flickr)

Chương trình được đề xuất lần đầu vào năm 1992 và trở thành bắt buộc tại các trường trung học ở Hồng Kông từ tháng 9 năm 2009, như một phần của cải cách giáo dục.

Chương trình gồm 6 mô-đun : (1) phát triển cá nhân và quan hệ giữa các cá nhân, (2) Hồng Kông đương đại, (3) Trung Quốc hiện đại, (4) toàn cầu hóa, (5) công nghệ năng lượng và môi trường, và (6) y tế công cộng [2].

Trong 6 mô-đun, Hồng Kông đương đại là mô-đun gây tranh cãi nhất vì đề cập đến các chủ đề như tham gia chính trị và pháp trị. Với mô-đun này, học sinh được yêu cầu phải hoàn thành một dự án cá nhân, bao gồm nghiên cứu chuyên sâu và báo cáo từ 1.500 đến 4.000 từ [3].

Trước cải cách, học vẹt đã thành tiêu chuẩn trong hệ thống trường học của Hồng Kông, và nghiên cứu tự do đã được giới thiệu để nuôi dưỡng kỹ năng tư duy phản biện và nâng cao nhận thức của học sinh về các vấn đề ảnh hưởng đến Hồng Kông, Trung Quốc và thế giới [4].

Theo một khảo sát của Phòng Giáo dục Hồng Kông năm 2014, 82% học sinh tốt nghiệp lớp 6 đồng ý rằng nghiên cứu tự do đã nâng cao khả năng tư duy đa chiều, trong khi 80% cho biết chương trình này làm tăng nhận thức của mình về xã hội [5].

nghiencuu0

82% học sinh tốt nghiệp lớp 6 đồng ý rằng nghiên cứu tự do đã nâng cao khả năng tư duy đa chiều

Mặc dù khó để nói rằng có quan hệ nhân quả rõ rệt giữa chương trình và các cuộc biểu tình, song không khó để thấy rằng có sự liên kết giữa chúng, chẳng hạn, nhiều giáo viên trung học ủng hộ các cuộc biểu tình [6], và nhiều ngươi biểu tình là người trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên cũng là những người ở tuyến đầu trong việc đưa ra các đề nghị, hay xa hơn là các yêu sách đối với chính quyền Hồng Kông. Họ cũng đi tiên phong trong việc ứng cử vào vị trí dân biểu nhằm thúc đẩy cải cách chính trị.

Khi chương trình được cho là một phần nguyên nhân, chính quyền Hồng Kông đã tìm cách kiểm soát. Phòng Giáo dục Hồng Kông đã đưa ra một loạt đề xuất thay đổi, bao gồm giảm bớt chương trình thảo luận chính trị địa phương, tăng cường tập trung vào điều chỉnh Luật Cơ bản của Hồng Kông và các khái niệm về "một quốc gia", và chuyển chương trình từ bắt buộc thành tự chọn [7].

Các đề xuất này, một phần hay toàn bộ, cho đến nay, chưa được chấp thuận. Vì vậy mà nghiên cứu tự do lại trở thành chủ đề gây tranh cãi mấy tháng qua khi các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ diễn ra.

Phe thân Bắc Kinh một lần nữa tấn công chương trình này, xem nó là hạt giống của sự nổi loạn và tình cảm chống chính phủ trong giới trẻ, và đòi hỏi nó phải được đại tu, thâm chí, bị bãi bỏ [8].

Áp lực lại dồn lên Phòng Giáo dục Hồng Kông. Vào tháng 9 vừa qua, phòng giáo dục Hồng Kông đã tuyên bố sẽ tư vấn cho các nhà xuất bản về nội dung sách giáo khoa của chương trình, có thể yêu cầu các nhà xuất bản trình tài liệu học tập để xem xét lâu dài [9].

Tin vui là một số nhà giáo dục đã phản đối vì e ngại rằng điều này có thể dẫn đến sự kiểm duyệt chính trị đối với chương trình học. Trước đó, vào cuối tháng 6, một lực lượng đặc nhiệm trong chính phủ cho rằng chương trình vẫn nên là bắt buộc [10].

Dù vậy, những người mến chuộng dân chủ ở Hồng Kông chắc hẳn sẽ không đơn thuần ngồi yên và chờ đợi để biết chính quyền Hồng Kông sẽ ứng xử ra sao. Và họ có thể sẽ xuống đường nếu nguy cơ chương trình bị bãi bỏ hiện rõ.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 24/11/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1][2][3][4][6] Did ‘Liberal Studies’ Enable Hong Kong’s Youth Awakening ?

[5][7][8][9][10] Cause of Hong Kong protests or essential tool to teach the young ? Row over liberal studies rumbles on

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 novembre 2019 22:01

16 năm Khu kinh tế mở Chu Lai

Thành công hay thất bại ?

Cách đây 16 năm, Khu kinh tế mở Chu Lai chính thức được thành lập bằng Quyết định 108/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Quyết định này nhắm đến mục tiêu cũng như mở ra cơ hội cho tỉnh nghèo Quảng Nam phát triển kinh tế và vươn lên vị thế tầm cỡ trong các tỉnh miền Trung.

chulai1

Sơ đồ Quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai mở rộng

Các mục tiêu cụ thể hơn là áp dụng các thể chế, cơ chế chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng ; áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế ; phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu ; tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực [1].

Vào thời điểm đó, Việt Nam đã có sẵn một số mô hình khu cũng như các khu tương ứng, như Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và Khu kinh tế cửa khẩu. 

So với các mô hình khu đã có, mô hình Khu kinh tế mở – cũng như mô hình Khu kinh tế cửa khẩu – là một loại mô hình Khu kinh tế mà các điều kiện nhìn chung là ưu đãi hơn. Ngoài các ưu đãi cho các khu kinh tế, Chu Lai có một số ưu đãi đặc thù được quy định trong Quyết định 108/2003/QĐ-TTg, chẳng hạn :

- được áp dụng những thủ tục hải quan thuận lợi (Điều 11) ; 

- các dự án đầu tư trong nước được xem xét, phê duyệt theo quy định hiện hành với các thủ tục đơn giản nhất (Khoản 1, Điều 14) ; 

- tất cả dự án đầu tư được hưởng các ưu đãi tối đa của khu kinh tế áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (Khoản 2, Điều 14).

Các thành tựu bước đầu của các mô hình khu đã có là một phần nguyên nhân để mô hình Khu kinh tế mở được triển khai. Đến nay, Khu kinh tế mở Chu Lai đã đạt được những gì ?

Tính đến gần cuối năm 2018, Khu kinh tế mở Chu Lai có 158 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 4,52 tỷ USD, trong đó có 115 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 66.200 tỷ đồng, 43 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1,3 tỷ USD [2].

Số dự án đã đi vào hoạt động là 111 với tổng vốn thực hiện là 68.000 tỷ đồng [3], trong đó có 78 dự án đầu tư trong nước và 33 dự án FDI. Phần lớn dự án thuộc ngành công nghiệp, tiếp đến là ngành du lịch, thương mại, và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Số lao động tính đến ngày 12/11/2018 là hơn 25 ngàn người trong đó tổ hợp ô tô Trường Hải có 9.730 người, Khu công nghiệp Tam Thăng có 7.718 người, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai có 6.089 người, Khu công nghiệp Tam Hiệp có 728 người, các dự án ngoài Khu công nghiệp có 1.152 người [4].

Hàng năm, Khu kinh tế mở đã đóng góp bình quân 65% tổng thu ngân sách tỉnh, giúp tăng thu ngân sách cho tỉnh và đưa Quảng Nam trở thành địa phương tự cân đối trên 50% tổng nhu cầu chi [5]. Trong 2 năm 2016 và 2017, tỷ trọng trong tổng thu ngân sách tỉnh mà khu kinh tế đã đóng góp lần lượt là 75% và 70% [6].

Chủ lực của Khu kinh tế mở Chu Lai là Tổ hợp ô tô Trường Hải. Ngoài sản xuất ô tô, Trường Hải còn phát triển công nghiệp hỗ trợ. Việc Trường Hải đặt chi nhánh tại Quảng Nam vào năm 2003 là kết quả của nỗ lực trong gần 2 năm (2002 – 2003) của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc trong việc thuyết phục chủ tịch hội đồng quản trị của Trường Hải là ông Trần Bá Dương [7].

Những gì đạt được kể trên có cho thấy Khu kinh tế mở này thành công hay không ?

Nếu chỉ nhìn vào các thông tin trên, thông thường người ta có khó có thể đánh giá.

Theo nhận định của một số tác giả, Chu Lai không (hay chưa) thành công.

chulai01

Tổ hợp ô tô Trường Hải trong Khu kinh tế mở Chu Lai (Nguồn : Internet)

Trong một nghiên cứu của mình và các cộng sự, tác giả Huỳnh Thế Du cho rằng kết quả của Chu Lai là rất hạn chế (tính đến thời điểm của nghiên cứu là năm 2014) [8].

Vũ Ngọc Hoàng, nguyên bí thư tỉnh Quảng Nam, trong một bài viết cho kỷ yếu 15 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai (năm 2018) thì cho rằng Chu Lai chưa thành công nếu so với các ý định và yêu cầu được đặt ra ban đầu khi xây dựng đề án. Ông cũng cho rằng Chu Lai có lợi thế lớn nhất là tiềm năng phát triển du lịch, song lĩnh vực này chỉ có một vài dự án mà thôi [9].

Vũ Thành Tự Anh, tác giả một nghiên cứu cũ hơn (năm 2012), mặc dù không đưa ra nhận định trực tiếp nào về thành công hay thất bại của Khu kinh tế mở này, song cho thấy Khu kinh tế mở này còn nhiều hạn chế cản trở sự thành công của nó, liên quan đến các yếu tố như vị trí địa lý, phân quyền quản lý, và năng lực cán bộ, v.v. [10].

Như vậy, dựa vào các tác giả trên đây, có thể cho rằng thành công chưa đến với Chu Lai.

Mặc dù có nhiều ưu đãi chung lẫn riêng, Chu Lai không đạt được những thành tựu cần thiết để trở thành Khu kinh tế mở phát triển tương xứng với các điều kiện thuận lợi cũng như với các mục tiêu ban đầu.

Khu kinh tế mở Chu Lai, do đó, khó có thể trở thành một hình mẫu cho việc nhân rộng mô hình khu kinh tế này, cũng như khó có thể làm động lực cho việc phát triển các đặc khu trong tương lai, nếu có.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 31/10/2019

Chú thích :

[1] Điều 3 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai (ban hành kèm theo Quyết định 108/2003/QĐ-TTg)

[2] Số liệu do Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cung cấp

[3] Ngọc Phúc (2018), "15 năm Khu kinh tế mở Chu Lai : Thu hút 4,5 tỷ USD vốn đầu tư"

[4] Như [2]

[5] Thu Hồng và Vĩnh Nhân (2018a), "Tác động của Khu kinh tế mở Chu Lai đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Nam", Kỷ yếu 15 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai

[6] Số liệu do Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cung cấp

[7] Thu Hồng và Vĩnh Nhân (2018b), "Nhìn lại 15 năm "con Sếu lớn" THACO bén duyên cùng đất Quảng", Kỷ yếu 15 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai

[8] Huỳnh Thế Du và đ.t.g (2014), "Từ khu kinh tế đến phát triển và liên kết vùng : Tạo đột phá thể chế"

[9] Vũ Ngọc Hoàng (2018), "Về Khu kinh tế mở Chu Lai", Kỷ yếu 15 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai

[10] Vũ Thành Tự Anh (2012), "Khu kinh tế mở Chu Lai : Phòng thí nghiệm cho đổi mới thể chế và chính sách ở một số nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung"

*****************

Vì sao không thành công ?

Như đã cho thấy trong bài viết trước, theo một số tác giả, Khu kinh tế mở Chu Lai không (hay chưa) thành công, mặc dù có nhiều ưu đãi chung lẫn riêng [1].

Vậy đâu là những nguyên nhân của sự không thành công của Chu Lai ?

chulai2

Khu kinh tế mở Chu Lai (Nguồn : Internet)

Theo Vũ Ngọc Hoàng, nguyên bí thư tỉnh Quảng Nam, đó là sự thiếu quyết tâm chiến lược và sự chỉ đạo của Chính phủ đã không quyết liệt [2].

Một số nguyên nhân khác nằm ở thực tiễn quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai được cho thấy từ nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh [3], bao gồm :

1. Nhiều quyết định chính sách về quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, cấp giấy phép đầu tư và tài chính bị chi phối bởi các lợi ích riêng ;

2. Quyền hạn quyết định các vấn đề về ngân sách của Ban Quản lý rất hạn chế ;

3. Ban quản lý và chính quyền địa phương không có quyền hạn thực tế để tham gia thực nghiệm chính sách ; 

4. Quy trình ra quyết định dựa trên sự đồng thuận tập thể ; 

5. Năng lực và sự cam kết của các cán bộ thực hiện hạn chế ; 

6. Vị trí địa lý là rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Theo Huỳnh Thế Du và các cộng sự, một trong các vấn đề của Chu Lai là không có sự khác biệt đáng kể về chính sách giữa các dự án trong và ngoài Khu kinh tế mở, do tất cả chính sách quan trọng ở Chu Lai đều do chính quyền Quảng Nam quyết định [4].

Nếu căn cứ vào các yếu tố thành công cho các khu tại Việt Nam được rút ra từ luận văn của người viết bài này [5], bao gồm : 1) vị trí địa lý thuận lợi, 2) năng lực và quyết tâm của lãnh đạo cao, 3) chính sách ưu đãi hấp dẫn, 4) môi trường kinh doanh lành mạnh, 5) có các nhà đầu tư chiến lược, thì sự không thành công của Chu Lai có thể được lý giải là do Chu Lai thiếu các yếu tố thành công đó.

Một, vị trí của Chu Lai tuy có chút lợi thế, đó là ở gần ven biển và gần Đà Nẵng, nhưng yếu tố này không phát huy nhiều tác dụng khi đặt vào các ngành trọng tâm tại Chu Lai (sản xuất lắp ráp ô tô và du lịch), và thêm vào đó là không tạo ra nhiều sự kết tụ về mặt kinh tế cũng như không thực sự trở thành một vùng trung tâm (dù là trung tâm công nghiệp hay trung tâm về một lĩnh vực khác). 

Hai, năng lực của lãnh đạo không cao, trong khi quyết tâm của lãnh đạo mang tính thời điểm hơn là chiến lược, khi ngoài Chủ tịch tỉnh năm 2002, ông Nguyễn Xuân Phúc, không ai khác thể hiện quyết tâm tương tự ông trong việc thu hút được một nhà đầu tư như Trường Hài. 

Ba, các chính sách ưu đãi tuy đã hơn hết các khu kinh tế khác, nhưng không thực sự nổi bật, nên không thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất khi đặt bên cạnh các yếu tố kém hoàn thiện khác. 

Bốn, môi trường kinh doanh nhìn từ năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Nam là khá ổn (tỉnh Quảng Nam có chỉ số năng lực cạnh tranh từ khá cao đến cao, đặc biệt là luôn trong top 10 từ 2015 đến 2018[6]) song có bất cập trong thủ tục hành chính về đất đai, tiếp cận mặt bằng mở rộng kinh doanh, thuế và vốn vay, đồng thời, chủ trương, chính sách, sáng kiến của tỉnh không được thực hiện đúng ở cấp cơ sở [7].

Năm, cho đến nay, Chu Lai chỉ có Trường Hải là nhà đầu tư chiến lược duy nhất. 

Ngoài ra, nếu tính yếu tố thứ sáu cho thành công – có thể được rút ra từ nghiên cứu trên đây của Vũ Thành Tự Anh – là quyền tự trị cao, để một khu kinh tế có thể tự quyết các chính sách quan trọng một cách nhanh chóng và hiệu quả, thì Chu Lai cũng thiếu yếu tố này.

Tóm lại, Chu Lai thiếu nhiều yếu tố cho thành công, vì vậy, cải thiện các yếu tố này là cần thiết để Chu Lai cải thiện thành tựu phát triển kinh tế.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 31/10/2019 (NguyenTrangNhung's)

Chú thích :

[1] 16 năm Khu kinh tế mở Chu Lai : Thành công hay thất bại ? (xem phần trên)

[2] Vũ Ngọc Hoàng (2018), "Về Khu kinh tế mở Chu Lai", Kỷ yếu 15 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai

[3] Vũ Thành Tự Anh (2012), "Khu kinh tế mở Chu Lai : Phòng thí nghiệm cho đổi mới thể chế và chính sách ở một số nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung"

[4] Huỳnh Thế Du và đ.t.g (2014), "Từ khu kinh tế đến phát triển và liên kết vùng : Tạo đột phá thể chế"

[5] Luận văn 'Dự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam

[6] PCI Việt Nam (2019), "PCI của Quảng Nam qua các năm"

[7] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam (2013), "Cải thiện chỉ số PCI"

(Nhiều đoạn trong bài viết này được dẫn từ luận văn thạc sĩ Chính sách công của người viết với đề tài 'Dự báo hiệu quả của các đặc khu tại Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam' tại Đại học Fulbright Việt Nam)

Published in Diễn đàn

Sáng ngày 30/7, hội thảo công bố chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan trung ương (MOBI) 2018 đã diễn ra tại Hà Nội.

mobi1

Hình : Hội thảo công bố MOBI 2018

Đây là lần đầu tiên MOBI được công bố, có nghĩa 2018 là năm đầu tiên MOBI được tiến hành.

Cùng với chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh (POBI) ra đời trước đó 1 năm, MOBI là một phần của bức tranh về công khai ngân sách tại Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý ngân sách nhà nước. 

MOBI 2018 được thực hiện bởi Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), với sự chủ trì của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), đo mức độ công khai ngân sách của 37 cơ quan trung ương, trong đó có 31 Bộ và cơ quan ngang Bộ.

MOBI 2018 bao gồm 4 tiêu chí : (1) tính sẵn có, (2) tính kịp thời, (3) tính thuận tiện, và (4) tính đầy đủ, được đánh giá đối với 6 tài liệu bắt buộc công khai theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, trong đó có dự toán và quyết toán thu chi ngân sách.

mobi2

Hình : MOBI 2018 (Nguồn : BTAP)

MOBI 2018 cho kết quả "không mấy khả quan", như BTAP nhận định, về tình hình công khai ngân sách của các cơ quan trung ương. Cụ thể : 

1. Trong số 37 cơ quan, chỉ 12 cơ quan công khai ít nhất 1 trong 6 tài liệu (chiếm 32,43%), còn lại 25 cơ quan không công khai bất cứ tài liệu nào (chiếm 67,57%).

2. Có 17 cơ quan có điểm (bao gồm 12 cơ quan nêu trên và 5 cơ quan có thư mục công khai ngân sách nhưng bên trong thư mục không có tài liệu nào), còn lại 20 cơ quan không có điểm. 

3. Điểm trung bình của 17 cơ quan có điểm là 11 trên thang 100. Cơ quan có điểm số cao nhất là Đài Truyền hình Việt Nam cũng chỉ đạt 21,9 điểm. Tất cả 37 cơ quan được khảo sát thuộc loại ít công khai (điểm số từ 0 đến dưới 25).

4. Bộ Giao thông Vận tải có dự toán chi ngân sách năm 2019 lớn nhất trong 37 cơ quan được khảo sát nhưng chỉ đạt 3,7 điểm.

5. Một số bộ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc nhóm có dự toán chi ngân sách năm 2019 cao nhất nhưng không có tài liệu nào được công khai.

6. Không có cơ quan nào công khai tài liệu về báo cáo tình hình thực hiện ngân sách 3 tháng và 6 tháng đầu năm.

7. Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất công khai báo cáo 9 tháng đầu năm và báo cáo cả năm nhưng nội dung báo cáo không đầy đủ theo quy định.

8. Các cơ quan nhìn chung đều hạn chế về cả 4 tiêu chí, trừ một số ngoại lệ như Bộ Công thương đạt điểm cao về tính đầy đủ (tiêu chí xem xét các thông tin công khai có bao gồm thuyết minh, quyết định công khai và bảng biểu, số liệu đính kèm hay không).

Các điểm khái quát nêu trên và các chi tiết theo từng tiêu chí của MOBI 2018 cho thấy các cơ quan trung ương chưa tuân thủ quy định về công khai ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và văn bản hướng dẫn là Thông tư 61/2017/TT-BTC.

Nếu so sánh với POBI 2018, thậm chí với POBI 2017, MOBI 2018 thể hiện một điều có vẻ nghịch lý là các cơ quan trung ương ít công khai ngân sách hơn các cơ quan địa phương.

Dù vậy, nếu POBI 2018 có sự cải thiện đáng kể so với POBI 2017, thì MOBI cũng có thể thay đổi theo chiều hướng tương tự, bởi các cơ quan trung ương khó có thể không bận tâm đến việc cải thiện chỉ số này vào các năm sau. 

Hẳn nhiên, cùng với MOBI, sự giám sát của Quốc hội và người dân sẽ thúc đẩy hơn nữa sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan trung ương trong việc quản lý ngân sách nhà nước.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 30/07/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Published in Diễn đàn

Năm 2018, số người chết do ung thư và số ca ung thư mới tại Việt Nam lần lượt là 114.871 và 164.671 [1].

Đó là các con số trong kết quả nghiên cứu năm 2018 về ung thư tại 185 nước, được thực hiện bởi Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer, IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO) [2].

Như vậy, tính trung bình, mỗi ngày Việt Nam có gần 315 người chết do ung thư, đồng thời, có 451 ca ung thư mới.

tranh1

Hình minh họa. Người dân đứng trước cổng bệnh viện K ở Hà Nội hôm 24/3/2016  Reuters

Để so sánh các con số về ung thư giữa Việt Nam và thế giới, chúng ta có thể dùng các con số đã được chuẩn hóa tuổi (age-standardized) bởi IARC.

tranh2

Bảng : Tỷ lệ ca tử và tỷ lệ ca mới trên mỗi 100 ngàn người dân (Nguồn : IARC, WHO)

Theo cách này, trên mỗi 100 ngàn người dân, Việt Nam có số ca tử là 104,4 – đứng thứ 56/185, số ca mới là 151,4 – đứng thứ 100/185 (số ca càng cao thì thứ hạng càng cao) [3].

So với trung bình của thế giới, Việt Nam có tỷ lệ ca tử cao hơn và tỷ lệ ca mới thấp hơn. Tương tự khi so với trung bình của Châu Á [4].

So với trung bình của các nước trong nhóm thu nhập trung bình thấp (low middle income), Việt Nam có cả tỷ lệ ca tử và tỷ lệ ca mới cao hơn. Tương tự khi so với trung bình của các nước có Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index, HDI) trung bình [5].

Tuy tỷ lệ ca mới của Việt Nam thấp hơn trung bình của thế giới và Châu Á, song con số và tương quan này không phản ánh đúng thực tế bởi có đến 70% bệnh nhân khám và phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, theo phản ánh của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K trung ương [6].

Ngoài tỷ lệ ca tử và tỷ lệ ca mới, một chỉ số khác đáng chú ý là tỷ lệ ca sống trong vòng 1, 3 hoặc 5 năm sau chẩn đoán ung thư. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2018, số ca sống của Việt Nam là 300.033, tương ứng với tỷ lệ 279 ca sống trên mỗi 100 ngàn người dân (đã được chuẩn hóa tuổi), đứng thứ 108/185 [7].

Cũng theo nghiên cứu trên, tại Việt Nam, 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam, theo thứ tự là (1) ung thư gan, (2) ung thư phổi, (3) ung thư dạ dạy, (4) ung thư đại trực tràng và (5) ung thư vòm họng, trong khi đó, 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ, theo thứ tự, là (1’) ung thư vú, (2’) ung thư đại trực tràng, (3’) ung thư phổi, (4’) ung thư dạ dạy và (5’) ung thư gan.

Nghiên cứu còn đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư trước tuổi 75, mà tại Việt Nam là 15,6% và 11,1% tương ứng ở nam và nữ.

Bức tranh vừa nêu phần nào cho thấy tình trạng kém khả quan của việc phòng, chống ung thư tại Việt Nam. 

Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng này, và một số trong đó nằm ở sự khác biệt giữa nhóm nước có HDI thấp và trung bình và nhóm nước có HDI cao.

Đối với nhiều bệnh ung thư, tỷ lệ ca mới tại các nước có HDI cao thông thường gấp 2 đến 3 lần so với tại các nước có HDI thấp hoặc trung bình. Tuy nhiên, tỷ lệ ca tử giữa hai nhóm nước này có sự khác biệt nhỏ hơn [8]. 

Điều trên có thể được giải thích một phần là vì ở các nước có HDI càng thấp, với điều kiện sống càng nghèo nàn, một số bệnh ung thư càng phổ biến, và phần khác là vì người dân ở các nước này ít có khả năng được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả hơn [9].

Trong trường hợp Việt Nam – với HDI trung bình và thu nhập trung bình thấp, giải thích trên đúng do đa số bệnh nhân khám và phát hiện ung thư muộn (như trên đã nêu) và do một tỷ lệ không nhỏ có điều kiện tài chính hạn hẹp cho việc khám chữa bệnh. 

Vì vậy, để phòng chống ung thư, một số điều cần làm là nâng cao hiểu biết của người dân về ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư thường gặp, khuyến khích họ khám bệnh định kỳ nhằm chẩn đoán và điều trị sớm, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh cho họ, đặc biệt là với những người có thu nhập thấp. 

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn : RFA, 21/07/2019 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1] Dữ liệu về ung thư của Việt Nam

[2][3][4][5] Dữ liệu về ung thư của 185 quốc gia được khảo sát

[6] Ung thư do ăn uống tăng mạnh ở Việt Nam

[7] Như [1]

[8][9] Latest global cancer data (Press Release No. 263)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 5