Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lần kỷ niệm thứ 43 ngày "30 tháng 4" năm 2018 ở Việt Nam không còn được người dân quan tâm bằng những cuộc vui chơi, tắm biển và giải trí, nhưng hận thù dân tộc lại được phe Tuyên giáo và Quân đội khơi lên gay gắt hơn bao giờ hết.

Ở Trung ương, đảng và nhà nước đã thay việc tổ chức các lễ kỷ niệm hào nhoáng và tốn phí bằng những buổi ca nhạc để phô trương thành tích đã mờ nhạt và phản cảm gọi là "giải phóng miền Nam, thồng nhất đất nước". Các buổi lễ ở địa phương cũng chỉ bày ra để cho các viên chức lãnh đạo xếp hàng chụp ảnh để báo cáo nhưng rất ít có dân tham dự.

kyniem1

Hàng ngàn người dân Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đổ xô đến các công viên vui chơi dịp 30/4

Trong khi ấy thì hàng triệu người dân đã lợi dụng 4 ngày nghỉ lễ dịp 30/04 và Lao động 01/05 (từ 28/04 – 01/05/2018) để trốn khỏi cảnh sống chật hẹp và oi bức ngộp hơi ở thành phố đến những nơi có biển tắm mát và nghỉ ngơi thoải mái.

Tuy nhiên, có nhiều người ra đi mà không bao giờ trở lại. Theo báo cáo của Bộ Công an thì : "Trong bốn ngày nghỉ lễ, từ 28/4 đến 1/5, cả nước xảy ra 113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 79 người. Riêng ngày cuối cùng kỳ nghỉ lễ 1/5 có 27 người chết, 33 người bị thương".

So với bốn ngày nghỉ lễ năm 2017 (29/4 đến 2/5/2017), tai nạn giao thông năm nay, giảm 12 vụ (9,6%) ; giảm 19 người chết (19,4%), giảm 11 người bị thương (12,2%).

Đó là những chuyện bề nổi của ngày đã được cơ quan tuyên truyền của đảng tô son vẽ phấn gọi là "Đại thắng mùa Xuân 1975", một bi hài kịch tự kiêu cộng sản.

Nhưng khác với các năm trước, lần đầu tiên trong 43 năm kỷ niệm ngày Quân đội cộng sản vào Sài Gòn ngày 30/04/1975, Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị quân đội đã phải tập hợp một số người viết bài đề cao ý nghĩa của "Đại thắng mùa Xuân". Mục đích là để bác bỏ những quan điểm cho rằng, dù phải vừa chiến đấu và xây dựng, nhưng "chế độ Việt Nam Cộng Hòa" ở miền Nam trước 1975, vẫn có nhiều lĩnh vực thành công và đáng trân trọng hơn Chính phủ cộng sản của thời bình.

Báo Quân đội nhân dân

Báo Quân đội nhân dân viết : "Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.

Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ" (Quân đội nhân dân, ngày 01/05/2018).

Ăn nói như thế là tự lừa dối mình, bởi vì, dù có xuyên tạc đến đâu thì cũng không thế phủ nhận :

1. Việt Nam Cộng Hòa, từ 1954 đến 1975, không hề có chủ trương "đảng cử dân bầu". Dù bị chiến tranh tàn phá và đe dọa, khủng bố, chế độ ứng cử và tranh cử ở miền Nam hoàn toàn tự do. Ở miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này không có ứng cử và bầu cử dự do. Chỉ có một đảng cộng sản cầm quyền toàn trị.

Ngay đến bây giờ, sau 43 năm thống nhất đất nước, cả nước Việt Nam vẫn chỉ có một đảng cầm quyền và chỉ có đảng viên cộng sản hay những cảm tình viên cộng sản mới được bầu vào các chưc vụ đại diện dân ở Quốc hội và trong các Hội đồng nhân dân. Đảng tiếp tục không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

2. Nền kinh tế ở miền Nam là "kinh tế thị trường, tự do kinh doanh và phát triển". Và mặc dù phải lệ thuộc vào viện trợ kinh tế của Mỹ để tồn tại và phát triển trong khi cùng lúc phải chiến đấu chống cộng sản miền Bắc xâm lược , người dân miền Nam cũng chưa bao giờ phải xếp hàng trước các cửa hàng quốc doanh hay hợp tác xã để mua từng lon gạo, lạng thịt, cân đường, bó rau hay sợi chỉ cây kim bằng tem phiếu như người dân miền Bắc.

Tiến sĩ Bùi Kiến Thành

Riêng trong lĩnh vực kinh tế, bài viết của Quân đội nhân dân đã trích lờichuyên gia kinh tế Việt kiều Mỹ, ông Bùi Kiến Thành để cố ý hạ thấp giá trị chính sách kinh tế thời Việt Nam Cộng Hòa.

Quân đội nhân dân nói trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt, ông Thành đã : "Từng đánh giá, kinh tế dưới chế độ Sài Gòn là "nền kinh tế phát triển ảo", "không vững chắc", "không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính". Ông Bùi Kiến Thành nhận định đây là nền kinh tế "chưa trong sáng", cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn".

Trích dẫn mà chắp vá và cắt xén như thế là "không có đạo đức" và suy diễn thiếu nghiêm chỉnh. Sự thật thì Tiến sĩ  Bùi Kiến Thành đã nói nguyên văn ý của ông trong vế "chưa trong sáng" như thế này : "Trong những năm dưới Đệ nhị Cộng hòa thì có khó khăn do cơ chế quản lý nhà nước vẫn chưa có những kinh nghiệm trong vận hành kinh tế thị trường, quản lý nhà nước vẫn chưa hoàn toàn trong sáng" (BBC Tiếng Việt, phát thanh ngày 25/4/2015).

Như vậy thì những chữ "cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn", được ráp vào sau 3 chữ "chưa trong sáng" là của báo Quân đội nhân dân tự chế ra để nhét vào miệng Tiến sĩ Bùi Kiến Thành, con bác sĩ  nổi tiếng Bùi Kiến Tín, bạn thân của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, chủ hãng dầu Khuynh Diệp, với chủ ý xuyên tạc Chính phủ thời Việt Nam Cộng Hòa.

Đáng chú ý là báo Quân đội nhân dân đã bỏ qua mấy câu nói khác của ông Thành như : "Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài".

BBC viết tiếp : "Ông Thành cũng cho rằng "dư âm của nền kinh tế tập trung" đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai".

BBC : Ông có thể cho biết một số đặc trưng của nền kinh tế miền Nam trước năm 1975 ?

Bùi Kiến Thành : "Trước 1975 thì kinh tế miền Nam, dù có những khó khăn do chiến tranh, nhưng vẫn là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Vì trong bối cảnh chiến tranh nên chính sách thời đó là mở rộng tất cả những gì có thể. Nông nghiệp thì gặp khó khăn về chiến tranh, thương mại cũng chỉ trao đổi hàng hóa, chứ việc phát triển công nghiệp thì chưa được bao nhiêu.

Nhưng nó vẫn là nền kinh tế cho phép nhân dân tự do tham gia, để những người có ý chí muốn làm kinh tế được tạo điều kiện tốt".

Ông Thành, hiện đang làm việc ở Việt Nam bảo thẳng : "Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.

Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.

Tuy nhiên, sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.

Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.

Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước".

Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.

Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.

Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì.

Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã mất hết 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng".

Giáo dục - Văn hóa

3. Bước sang lĩnh vực giáo dục và Văn hóa thì dù một hay trăm thợ viết thuê của Ban Tuyến giáo hay Tổng cục Chính trị quân đội cũng không thể đổi trắng thay đen để xóa đi những thành tựu sáng chói và tính nhân văn của nền giáo dục và nhân bản của văn hóa dân tộc thời Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.

Trước hết, hãy nghe Tiến sĩ  Bùi Kiến Thành phát biểu trên BBC ngày 25/04/2015 : "Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế".

Bỏ qua những chương trình giáo dục học vẹt, vừa hồng vừa chuyên, chỉ biết thầy đọc trò viết cho đầy tập, chạy điểm, mua bằng thật và bằng giả và những tệ trạng "muốn lên lớp, được điểm cao" thì phải "ngủ với Thầy" v.v…đã và đang diễn ra ở Việt Nam mà hãy nhìn vào khả năng lao động của công nhân Việt Nam để thấy tương lai đang đi về đâu.

Theo bà Saranya Skontanarak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA) thì năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp so với các quốc gia xung quanh. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của một người Singapore cao gấp 20 lần năng suất lao động của một người Việt Nam.

Ngay người Thái Lan cũng có năng suất lao động gấp 3 lần người Việt Nam.

Bà Saranya Skontanarak đã đưa ra nhận xét tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/4/2018.

Và tại cuộc Hội thảo chuyên đề "Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa", ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng ban Kinh tế trung ương, cho biết : "Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore ; 17,6% của Malaysia và đặc biệt chỉ tương đương với 87,4% của Lào" (VietnamNet, 13/01/2018).

Trong khi ấy thì Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, báo cáo năm 2017 lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016.

Con số này chưa xấu hổ cho bằng đánh giá trong sáng trong kinh doanh của Thế giới đã đặt Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).

Về số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017, theo lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì rất thấp, tương đương 2.385 USD. Ông nói với báo Tuổi Trẻ : "Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar" (Miến Điện).

Như vậy thì vinh hạnh gì, nếu so với thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 1975 ?

Văn hóa đồi trụy ?

4. Trong lĩnh vực Văn hóa, hãy tạm gác sang hành động "gục mặt bước dồn" của những nhóm cán bộ lãnh đạo thiếu học, vô văn hóa, kém văn minh khi họ ra lệnh đốt sách, bắt giam các Văn nghệ sĩ  miền Nam sau ngày vào Sài Gòn 1975, mà hãy nói đến phong trào "hát nhạc vàng", hay dòng nhạc Bolero của miền Nam đang lên cơn sốt ở khắp miền đất nước, sau 43 năm mấy anh Bộ đội mũ tai mèo, dép râu bước vào Sài Gòn hoa lệ.

Những cán bộ tuyên giáo, dân vận hãy tự hỏi mình xem tại sao bây giờ nhân dân lại say mê những dòng nhạc của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, Văn Cao một thời bị cấm ? Hay vì sao mà nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Minh Kỳ, Lê Dinh, Ngô Thụy Miên, Duy Khánh, Nhật Trường Trần Thiện Thanh v.v… của miền Nam đã được ưa chuộng hơn nhiều nhạc sĩ  miền Bắc, kể cả Phạm Tuyên, con Nhà văn hóa Phạm Quỳnh ?

Luôn tiện những người còn mê ngủ của Tuyên giáo cũng nên tự vấnlương tâm xem do đâu mà Mầu Tím Hoa Sim của nhà Thơ Hữu Loan, người đã can đảm bỏ đảng và công khai mạt sát đám "cai thầu văn nghệ" làm tay sai cho đảng thời Nhân văn Giai phẩm,đã đi vào lịch sử văn học và được hàng triệu người yêu mến gấp triệu lần hơn những vần Thơ thờ nhà độc tài cộng sản (Joseph Vissarionovich) Stalin, hay chứa đầy dao găm mã tấu thời Cải cách Ruộng đất của Tố Hữu và Xuân Diệu ?

Ôn lại những chuyện cũ để thấy sự so sánh thành công và thất bại ở miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa, trước vào sau ngày gọi là "Đại thắng mùa Xuân 1975", không phài là không có lý.

Bởi vì, sau 43 năm của cái gọi là "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" ấy, nhân dân miền Nam đã hoàn toàn mất hết các quyền : Tự do ngôn luận và Tự do báo chí ; Tự do Lập hội và Biểu tình ; Tự do Ứng cử và Bầu cử. Và trong nhiều trường hợp, quyền tự do Tín ngưỡng và Tôn giáo đã bị qủan chế khe khắt.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, khi ra đường người dân không sợ bị cướp giật và xâm phạm an ninh cá nhân như thời cộng sản. Họ cũng không phải đem theo tiền để hối lộ dọc đường hay mánh mung chạy chức chạy quyền, lo đút lót để cho con được điểm cao hay tốt nghiệp ra trường, và có việc làm ổn định.

Cũng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, làm gì có chuyện truyền thống "tôn sư trọng đạo" trong giáo dục đã bị bị xúc phạm trắng trợn như vụ Cô giáo phải qùy xin lỗi phụ huynh tại Long An tháng 2/2018. Rồi sau đó vào tháng 3/2018 cô giáo mang thai Phan Thị Hiên, tập sự tại trường mầm non Việt-Lào ở Nghệ An, cũng đã phài qùy gối van xin tha đánh bởi một phụ huynh, chỉ vì trước đó cô giáo đã xử phạt kỷ luật con người này.

Chỉ kể sơ ra đây ít chuyện làm quà để thấy thời Việt Nam Cộng Hòa, tuy chưa có dân chủ như nhiều nước khác vì có chiến tranh, cũng đáng sống hơn thời tham nhũng ngập đầu và xã hội có nhiều trộm cắp và giết người như ngóe mất an ninh ở Việt Nam thời Xã hội Chủ nghĩa.

Gay gắt hù họa

Thế mà cán bộ tuyên giáo vẫn có thể bô bô nói rằng : "Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.

Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ (Quân đội Nhân dân, 01/05/2018).

Phân bua như thế xong, báo này quay sang hù họa : "Đảng, Nhà nước ta đã chủ động đề ra và thực hiện phương châm "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển", nhưng trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới, mỗi người dân của "con Lạc cháu Hồng" dù ở trong nước hay đang định cư, học tập, công tác ở nước ngoài, không bao giờ được lãng quên lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ; càng không được vào hùa với các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn để bóp méo, bôi nhọ, xuyên tạc, đòi đánh giá lại lịch sử, phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối (báo Quân đội Nhân dân, 30/04/2018).

Cũng tát nước theo mưa là bài viết trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân của Phó giáo sư, Tiến sĩ  Nguyễn Mạnh Hưởng, cũng đưa ra luận điểm bảo vệ cho cái gọi là "chiến thắng" mùa Xuân 1975.

Ông Hưởng cảnh giác hiện vẫn có "những ý kiến lạc lõng xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng đó, cần phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ".

Ông viết : "Suốt hơn bốn thập kỷ qua, những luận điệu xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta ; những mưu đồ bóp méo, hạ thấp, phủ định ý nghĩa và giá trị của Đại thắng mùa Xuân 1975 liên tiếp được các thế lực chống đối, thù địch tung lên trên mọi phương tiện thông tin với nhiều hình thức, cả ở trong nước và nước ngoài. Họ thường "thảng thốt" rằng, chiến thắng lịch sử của nhân dân ta ngày 30/4/1975 đối với họ là "tháng 4 đen" ; "ngày quốc hận". Đồng thời, xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, rằng đó là cuộc chiến tranh "huynh đệ tương tàn" giữa hai miền Nam - Bắc" (theo Quốc phòng toàn dân, ngày 26/04/2018).

Viết như thế, nhưng liệu ông Hưởng có sờ lên gáy xem những dư luận không đồng tình với mấy chữ "Đại thắng mùa Xuân 1975" có phản ảnh sự thật trong đời sống nhân dân như mọi ngưởi chưa được "no cơm ấm áo" và đất nước chưa thật sự "có độc lập tự do" , hay những thứ này mới chỉ dành cho một thiểu số có chức, có quyền và những tay sai của đảng cầm quyền ?

Hay xa hơn, vẫn đang có những kẻ nội thù và tay sai ngoại bang muốn phân hóa dân tộc ?

Đó là lý do tại sao sau 43 năm mà "kẻ thắng" và "người thua" vẫn còn xa mặt cách lòng bởi những con người "kêu ngạo cộng sản" tiếp tục giáo điều, lạc hậu và chỉ biết đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm trên quyền lợi tối cao của dân tộc.

Phạm Trần

(03/05/2018)

Published in Diễn đàn

Thời sự Việt Nam vào thời điểm kỷ niệm 43 năm Cộng sản cai trị cả nước (30/04/1975-30/04/2018)cho thấy Hà Nội đã phải trả giá qúa đắt để được an phận nước nhỏ với Trung Quốc. Chén thuốc đắng này còn được lính Tàu tiếp sức bằng các vụ tấn công và cướp của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông trong hai tháng 3 và 4 năm nay (2018).

tau1

Tàu Trung Quốc cố tình rượt đâm vào tàu cá Việt Nam trên Biển Đông - Ảnh minh họa

Nhưng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam lại chưa bao giờ dám phản ứng mạnh với Trung Quốc để bảo vệ mạng sống ngư dân. Ngược lại đã có những người vẫn hành động và viết lời ngụp lặn trong ao tù Cộng sản chủ nghĩa để quên đi chủ quyền biển đảo và trách nhiệm với dân.

Trước hết hãy theo chân các tin từ Việt Nam để biết những khốn khó mới xẩy ra chongư dân :

- Vụ thứ nhất xẩy ra ngày 18/3 khi tàu cá mang số hiệu QNa 90822, do anh Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan, huyện Núi Thành) làm chủ tàu, khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh đông thì bị tàu sắt vỏ sơn màu trắng bao vây. Khoảng 15 phút sau, 1 ca nô khác chở theo nhóm người mang súng áp sát mạn tàu. Ngay sau đó, nhóm 6 người đã nhảy lên tàu anh Sơn dùng súng khống chế ngư dân và có hành động cắt phá lưới cụ và lấy đi 2 bình ắc quy".

- Vụ thứ hai ghi lại với 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng về tài sản. Sự việc xảy ra ngày 22/3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.

- Vụ thứ ba chẳng may đã đến với tàu QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 4/2018, tàu của ông chở tất cả 6 ngư dân ra khơi đánh bắt, đến sáng 20/4, khi tàu đang đánh bắt ở vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 7 hải lý về phía Đông Đông Nam thì bất ngờ xuất hiện 2 tàu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 45103 và 46001 cao khoảng 7 m, dài khoảng 50 m rượt đuổi. "Sau nhiều giờ truy đuổi, họ liên tục đâm va, kẹp hai bên khiến mạn tàu bị vỡ. Khi tàu bị chết máy, có 5 người mang súng từ tàu Trung Quốc nhảy lên tàu chúng tôi, dồn tất cả mọi người về mui tàu yêu cầu ký biên bản, lăn dấu tay. Sau khoảng 1 giờ, họ bỏ đi… Lúc này tàu cá chúng tôi cũng bắt đầu chìm dần".

- Ngoài tàu cá của ông Ngọt bị 2 tàu Trung Quốc tông chìm, ngư dân Trần Năm (ở xã Bình Châu) thông qua Icom từ Hoàng Sa điện về cho biết tàu QNg 90046 TS do ông làm chủ kiêm thuyền trưởng cũng bị "tàu nước ngoài" cướp sạch tài sản khi đang hành nghề ở Hoàng Sa ngày 20/4.

Tin từ Việt Nam cũng cho biết : "Xã Bình Châu có trên 400 tàu cá, trong đó có 200 tàu thường xuyên hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có 10 phương tiện ở địa phương này bị tàu nước ngoài tông va, đập phá, cướp tài sản, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng".

Phản ứng

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói với báo chí là ông "mong muốn Nhà nước có giải pháp để bà con an tâm đánh bắt, vừa nuôi sống gia đình cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam".

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam cũng chi biết nói : "Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam phản đối và lên án tất cả hành vi sử dụng bạo lực chèn ép, tấn công ngư dân" (Thanh Niên, 22/04/2018).

Ông cũng cho biết Hội Nghề cá Việt Nam đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân.

Ông nói : "Sau vụ việc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa, chúng tôi tiếp tục kiến nghị lực lượng chức năng phải có phương án, biện pháp bảo vệ ngư dân ngay trong khi họ đang lao động sản xuất trên biển chứ không chỉ là hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra".

Bà Phạm Thị Búp, vợ chủ tàu Nguyễn Tấn Ngọt bị nạn hôm 20/4/2018, nghẹn ngào kể với báo chí : "Năm 2015, gia đình bà đóng con tàu hết 1,5 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích cóp vay mượn dồn hết vào cơ nghiệp làm biển, chưa trả hết nợ thì bị tông chìm. May mắn được bạn tàu cùng làng cứu vớt nhưng gia đình phải đối diện với thảm cảnh trắng tay".

Bài báo viết tiếp : "Đau thương, mất mát, khiến người phụ nữ làng biển chỉ còn biết thắp nhang khấn vái ông trời. Bà Búp khóc nức nở nói : Ngày đêm cứ chạy ra, chạy vô, rồi đốt nhang vái trời đất phù hộ chứ không biết làm sao. Bây giờ gia đình tôi biết làm gì ăn đây ? Đi vá lưới cho người ta ngày cũng chỉ có một trăm nghìn làm sao cho cả nhà vừa ăn uống, vừa trả nợ".

Nhà nước ở đâu ?

Tất cả những vụ tàu cá Việt Nam bị lính Tàu đàn áp, đánh đập, bắn phá, thuyền bị đâm chìm, phóng lửa, tài sản bị cướp nếu kể ra thì nhiều vô kể, chỉ tính từ năm 2007 là thời đỉnh điểm của chiến dịch Trung Quốc hoành hành và lấn áp biển đảo Việt Nam.

Nếu phải kể thêm những phản ứng vô vọng của các hội nghề cá địa phương, trung ương và của các gia đình nạn nhân thì cũng chất lên thành núi, tương đương như thái độ nhu nhược và bất lực của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam trước các hành động ngang ngược và dã man của lực lượng Hải giám Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều năm qua.

Đáng quan tâm là hai lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam chưa bao giờ dám đương đầu với lính Tàu ở những vùng ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, mọi yêu cầu của Hội nghề cá, chẳng qua cũng chỉ đổ nước đầu vịt, không đem lại bất cứ kết qủa nào.

Vì vậy, sau các vụ ngư dân bị tấn công trong hai tháng 3 và tháng 4 năm nay (2018), nhiều người dân đã không giấu được nỗi bất bình và cảm xúc cực độ khi họ phản ảnh trên báo Thanh Niên ngày 22/04/2018 như sau :

Người ký tên Hoa Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh) viết : "Hỡi hồn thiêng dân tộc ! Có nghe tiếng kêu của các ngư dân Việt ?! Hãy giúp họ mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Hỡi những người Việt có lương tâm, hỡi những người dân thế giới yêu hòa bình và công lý ! Hãy chung tay giúp đỡ ngư dân Việt đang bị chèn ép, phá hoại ngay chính ngư trường truyền thống của mình".

Thông Trần (Bình Thuận) hỏi : "Bộ ngoại giao sao không lên tiếng ?".

Một người tên Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi : "Cảnh sát biển đâu ?".

Cũng có người như Nguyễn Đình Đạt hỏi từ Thành phố Hồ Chí Minh : "Cảnh sát biển Việt Nam ở đâu ? Mua sắm trang thiết bị hiên đai sao cứ để nó ức hiếp dân hoài vậy, nghe tức chết và thương cho dân mình quá".

Người ký tên Dân Bình (Hà Nội) cũng thắc mắc : "Ngư dân của chúng ta thật dũng cảm, vừa ra khơi kiếm sống vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng sao không có bóng dáng tàu hải quân, cảnh sát biển ở đó ?".

Đến phiên Trần Thu từ Thành phố Hồ Chí Minh hỏi : "Tại sao mình làm ăn trên biển của mình lại bị Trung Quốc nó hại ngư dân chúng ta. Vậy cảnh sát biển đâu kiểm ngư đâu. Buồn thật".

Độc giả Đinh Tuấn Minh gửi từ Hà Nội : "Lực lượng chấp pháp Việt Nam nên hiện diện nhiều hơn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ ngự dân Việt Nam. Không thể để tàu Trung Quốc phá hoại tàu ngư dân chúng ta liên tục kiểu này được".

Vậy những thắc mắc của dân về hai Lực lượng kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam đã được nhà nước cộng sản Việt Nam trả lời ra sao ?

Như từ bao nhiêu năm qua, hai lực lượng này không dám trả lời dân vì mọi quyết định phải đến từ Bộ Quốc phòng và Bộ Chính trị. Chừng nào hai cơ quan "đấu sỏ" này chưa hé răng mở mồm thì mọi cấp phải ngậm miệng như hến. Y hệt như Bộ Ngoại giao đã "im lặng là vàng" trong nhiều năm trước các câu hỏi về ngư dân bị lính Tàu tấn công, cướp của ở Biển Đông.

Như thế thì hỏi làm gì cho phí lời ?

Ngay cả việc hàng năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông, như năm nay (2018) trong thời hạn "từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 trong biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến - Quảng Đông, kể cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam" cũng không có phản ứng tích cực từ phía Việt Nam.

Chỉ thấy có thông tin chiếu lệ : "Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị"

Cũng nói cho có chuyện phải nói, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố với báo chí ngày 24/04/2018 :

"Việc Trung Quốc gần đây tiến hành một số hoạt động như : tàu "You Lian Tuo 9" tiến hành thi công dưới nước ; tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như việc Trung Quốc cho cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới gây nhiễu sóng trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này ; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ; gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".

"Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực".

Đáng chú ý là lời tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đã được đặt lên tin hàng đầu trong khi bà ta lại không dám hé răng bình luận về vụ
tàu cá
QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hai tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 20/04/2018 ở Hoàng Sa.

Thương vay khóc mướn

Cũng "rởm tặc" không kém là khi 6 ngư dân của con thuyền bạc mệnh QNg 90332 được tàu bạn cứu đưa về đất liền Quảng Ngãi ngày 23/04/2018 thì cũng đúng ngày này tại Hà Nội, trước tượng đài Lenin đã diễn ra hài kịch thương vay khóc mướn kỷ niệm 148 năm ngày sinh lãnh tụ cộng sản Vladimir Lenin (22/4/1870 - 22/4/2018).

tau2

Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND và Ủy ban MTTQ TP Hà Nội dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài V.I.Lenin

Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam viết : "Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu, đã đến tượng đài Lê-nin tại Công viên Lê-nin (Hà Nội), đặt hoa tưởng niệm Lê-nin, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Trước tượng đài V.I Lê-nin, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản, Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản"
(Nhân Dân, ngày 23/04/2018).

Nên biết tượng Lenin đã bị nhân dân Nga phá đổ và chế nhạo ở Mạc Tư Khoa trong cuộc cách mạng nhân dân năm 1991, kết thúc chế độ độc tài khát máu cộng sản 70 năm ở nước này.

Thế mà ngày nay, đầu Thế kỷ 21, Lenin vẫn được tôn thờ ở Việt Nam bởi những đảng viên cộng sản giáo điều, bảo thủ lạc hậu.

Đối với lãnh đạo Việt Nam, những gì Lenin nói và được ông Hồ Chí Minh làm theo cũng đều là khuôn vàng thước ngọc phải bảo vệ vàtuân hành. Nhưng, cũng rất ngạc nhiên, không thấy ai lý giải xem liệu hai chứng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" của hàng ngũ cán bộ đảng viên bây giờ có bắtnguồn từ tư tưởng Lenin không ?

Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, căn bệnh trầm kha khi nào cũng "vẫn còn nghiêm trọng" ở Việt Nam có được học thuyết Lenin bày vẽ cho cách phải chống ra sao không ?

Một bài viết trong Tạp chí Tuyên giáo cho thấy điều đó đã được noi theo : "Những chỉ dẫn của Lênin về nguồn gốc, bản chất, tính chất và sự nguy hại của tệ quan liêu, tham nhũng cũng như sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng đã được vận dụng sáng tạo và giải quyết phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia.Ở Việt Nam, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trong quá trình chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng ta nhận thức rõ : chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng.Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí ; nhất là, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm… đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ" (Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Tuyên giáo, 22/04/2018).

Đã tìm ra những nguyện nhân như thế mà tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn khắp làng khắp xóm ở Việt Nam ?

Liệu đảng có trả lời được không, hay cần phải nghe Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương phát biểu trên báo Tuổi Trẻ để thấy đảng còn gian nan lắm mới tìm được lối thoát.

Ông nói : "Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng ?" (Tuổi Trẻ Online, ngày 22/04/2018)

Câu nói rất thật này của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương có giúp Nhà nước tìm ra nguồn gốc của tham nhũng không, hay các cấp cần phải xếp hàng vái Lenin nhiều năm nữa may ra mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm ?

Phạm Trần

(26/04/2018)

Published in Diễn đàn

Nếu tất cả 4,5 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam chưa bị tâm thần thì số đông cán bộ tuyên truyền đã bị lá bùa "dân chủ xã hội chủ nghĩa" làm mê sảng hoảng loạn.

Hiện tượng này đã được phản ảnh trong luồng tuyên truyền của Ban tuyên giáo, cơ quan có trách nhiệm giữ vững tư tưởng đảng viên, nhằm chống lại những phê phán Việt Nam không có dân chủ và tự do.

danchu1

Dân chủ xã hội chủ nghĩa trong chế độ cộng sản Việt Nam là Đảng bảo, cán bộ thi hành và nhân dân làm theo

Chiến dịch nhày không mới nhưng liên tiếp được phổ biến trên các báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Cộng sản và một số bài viết của đội ngũ những nhà lý luận cực đoan, bảo thủ và giáo điều của Hội đồng lý luận trung ương :

"Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt trong chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, chống phá cách mạng Việt Nam, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở nước ta, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất, những người nước ngoài và những người nước ngoài vào Việt Nam có ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam để tuyên truyền, xuyên tạc phủ nhận những thành tựu về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam".

(Báo Quân đội Nhân dân, ngày 28/03/2018)

Nhưng tìm đâu ra "những thành tựu về dân chủ" và "dân chủ xã hội chủ nghĩa" là cái chi chi mà Ban tuyên giáo phải ra công giải bầy và bênh vực đến tốn công tốn của đến thế ?

Trước khi đi sâu hơn vào ngôn ngữ của những loa phường này, cũng nên biết từ năm 2016, Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Anh, The Economist đã liệt Việt Nam vào thứ 131 trên tổng số 167 các nước thuộc diện "chuyên chế, độc tài (authoritarian regime)", đứng cùng hàng với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Afghanistan.

Trong khi Feedom House (Nhà Tự Do), một tổ chức độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình về tự do toàn cầu năm 2017 cho thấy Việt Nam nằm trong số 49 quốc gia trên thế giới, không có tự do trong nhiều lĩnh vực.

Một trong những bằng chứng đàn áp dân chủ công khai của nhà nước cộng sản Việt Nam là họ đã không ngần ngại trấn áp và bỏ tù những nhà bất đồng chính kiến và những ai đòi dân chủ tự do, kể cả các quyền tự do báo chí, ngôn luận, lập hội, biểu tình và tín ngưởng, tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp.

Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chụp vào đầu các nhà báo tự do (bloggers) và tổ chức xã hội dân sự cái nhãn "các thế lực thù nghịch" để tha hồ đàn áp.

Theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) thì Việt Nam đang giam giữ ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam khắc nghiệt nhất ở Việt Nam.

Ông James Gomez, giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á, đã nói với báo chí thế giới : "Việt Nam là một trong những nhà tù giam giữ nhiều nhà tranh đấu hòa bình nhất Đông Nam Á - một danh hiệu đáng xấu hổ. Cả 97 tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết được là những con người can đảm, đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền. Điều tệ hại nhất là con số này có thể thấp hơn so với thực tế" (RFI, 04/04/2018).

Tuyên bố của Ân Xá Quốc Tế được đưa ra một ngày trước khi các tòa án của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 10 nhà đấu tranh dân chủ và xã hội dân sự, trong đó có luật sư nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Tổng cộng số năm tù của 10 người, bị cáo buộc vào tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân", hay "tuyên truyền chống nhà nước" lên tới 96 năm tù giam và 32 năm quản chế. Bốn phiên tòa này đã diễn ra theo sự sắp đặt của các chính quyền địa phương ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội và Thái Bình từ ngày 04 đến 12/04/2018.

Vậy mà, ngày 05/04/2018 người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, vẫn chối bai bãi khi nói rằng "ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến bị bắt giữ".

Dân chủ theo Đảng

Vậy điều được gọi là "quan điểm của Đảng về dân chủ" và "xây dựng nền dân chủ" ở nước Việt Nam cộng sản là gì ?

Trước hết đó là một thứ dân chủ trá hình, do đảng vẽ ra và điều hành từ nội dung đến hình thức, được gọi là "dân chủ trực tiếp" và "dân chủ đại diện".

Nhưng dù "trực tiếp" hay "đại diện" thì những kẻ được bầu đếu là người của đảng cộng sản đưa ra và đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Vì vậy, trên các Hội đồng nhân dân địa phương là các đảng bộ địa phương cai trị. Và trên Quốc hội là Ban chấp hành trung ương đảng của Bộ chính trị.

Tuy không có bất cứ văn kiện nào minh thị cho phép Đảng cộng sản ngồi trên Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp nhưng trong thực tế tất cả mọi việc từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam đều do một nhúm người trong Bộ chính trị quyết định.

Tỷ dụ như Bộ chính trị khóa đảng XII, chỉ có 18 Ủy viên do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, không những chỉ điều khiển 4,5 triệu đảng viên mà còn cả 94 triệu người dân Việt Nam. Nhúm người này còn điều khiển cả Chính phủ và Quốc hội.

Do đó, mọi quyết định của Lập pháp và Hành pháp ở trung ương phải do hay được sự đồng ý của Bộ chính trị. Cũng như thế ở địa phương, công việc của Hội đồng nhân dân không thể qua mặt các Đảng ủy cơ sở. Hơn thế nữa, những vấn đề lớn của địa phương, muốn cho "ăn chắc mặc bền" thì cứ thỉnh ý trung ương cho vừa lòng nhau, do đó rất là chồng chéo.

Sở dĩ có sự "chồng chéo" lên nhau này vì nhiều lãnh đạo Đảng cũng là lãnh đạo Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, hay là Đại biểu quốc hội. Ơ cấp địa phương cũng ít khi mà có thể tách đảng ra khỏi Hội đồng nhân dân.

Đó là lý do tại sao "đảng quyền" và "chính quyền" ở Việt Nam đã được người dân gói gọn vào mấy chữ "vừa đá bóng vừa thổi còi" cho tiện việc.

Vì tập quán "ăn trùm quyền lực" của đảng cứ mỗi ngày một phình to ra nên nhân dân phải để mọi việc cho nhà nước lo. Những khẩu hiệu như : "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", hay "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", hoặc là "xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội : dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ; do nhân dân làm chủ…" không có nghĩa gì trong đời sống hàng ngày. Mục đích viết ra chỉ để gõ cho kêu mà thôi, trong bụng chả có gì.

Do đó mới có chuyện đội ngũ tuyên truyền của Ban tuyên giáo đã phải nhảy chổm lên như bị kiến lửa đốt mỗi khi thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa giả tạo của Việt Nam bị tấn công.

Bằng chứng là : "Những thành tựu to lớn của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta trong quán triệt và thực hành nền dân chủ nhân dân là một thực tế sinh động không ai có thể phủ nhận được. Ấy vậy mà các thế lực thù địch vẫn ra sức xuyên tạc bản chất của chế độ dân chủ và những thành tựu về dân chủ ở nước ta với những thủ đoạn, biện pháp vừa trắng trợn, vừa tinh vi và đều nhằm tới mục đích là chống phá cách mạng Việt Nam, hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phủ nhận bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta" (Quân đội nhân dân, 28/03/2018).

Dân chủ đất sét

Nhưng "ưu việt" ở chỗ mô, khi mà người dân không được quyền tự do tư tưởng, ra báo ; đảng cầm quyền độc tài không chấp nhận đa nguyên đa đảng ; không có ứng cử và bầu cử tự do ; cứ mãi trì hoãn trình ta Quốc hội hai Luật biểu tình và lập hội để tước bỏ quyền dân ?

Chỉ bấy nhiêu chuyện đảng còn nợ dân để tiếp tục tham quyền cố vị đã chứng minh có đốt đuốc đi tìm cũng không thấy được cái ưu việt nó nằm chỗ nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại sao ? Vì Việt Nam ngày nay vẫn còn có nhiều cái đầu đất sét ăn sâu bám rễ trong Bộ chính trị, Hội đồng Lý luận trung ương, Ban tuyên giáo, Tổng cục chính trị Bộ quốc phòng và Bộ công an.

Tiêu biểu như vào năm 2011, cả nước đã "bừng con mắt dậy thấy mình chơi vơi" khi biết bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, khi ấy là Phó chủ tịch nước đã hót trên báo Nhân Dân, cơ quan tiếng nói của Ban Chấp hành trung ương đảng rằng :

"Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội" (Nhân Dân, ngày 5/11/2011).

Bảy năm sau, dù đảng đã khan cổ tuyên truyền mà ông Thiếu tướng, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Thắng, nguyên Viện trưởng Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ quốc phòng vẫn phải ca tiếp bản nhạc Nguyễn Thị Doan. Ông viết trên báo Quân đội nhân dân :

"Trong bối cảnh hiện nay, trước những tác động to lớn, toàn diện của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc và những hạn chế, bất cập của việc thực hiện dân chủ ở nước ta, để tiếp tục khẳng định bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây :

Thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân ở những nơi khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ, về xây dựng và thực hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ tư sản".

Ông Thắng nêu lên trình độ dân trí thấp để bảo vệ luận điểm có nhiều người ở Việt Nam chưa hiểu rõ giá trị của "nền dân chủ xã hội chủ nghĩa" là ông đã coi thường dân.

Chuyện này cũng giống như con người, bị lên án là "bất bình thường" Hoàng Hữu Phước, nguyên Đại biểu quốc hội khóa XIII, đã đề nghị bỏ hai dự Luật lập hội và Luật biểu tình. Ông Phước nói với Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011 : "Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình" và "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn".

Cùng ngày, khi trả lời báo Tuổi Trẻ tại hành lang Quốc hội, ông Phước nói : "Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình".

Nhưng liệu đảng có dám tổ chức trưng cầu ý dân để xem có mấy ai còn muôn tiếp tục kiên định thứ chủ nghĩa thoái trào và lạc hậu Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hay muốn cứ để cho đảng độc quyền và độc tài cai trị suốt đời ?

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam chưa dám làm vì lòng dạ đảng còn xốn xang, tâm tư còn bức xúc, bực rọc và lo âu cho số phận cũng là điều dễ hiểu.

Bằng chứng như một tài liệu của Ban tuyên giáo đã được in sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007 đã phản ảnh tâm trạng sợ đa nguyên đa đảng hiện nay. Tại liệu viết :

"Thực chất những luận điệu hô hào, cổ súy đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không có mục đích gì khác là muốn hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam".

Khổ nỗi là cũng đã có không thiếu những viên chức cao cấp, trí thức và lão thành cách mạng cộng sản cũng đòi "đã đổi mới kinh tế thì phải đổi mới chính trị" để thu hút sự đóng góp xây dựng đất nước của toàn dân.

Họ nêu bằng chứng thất bại của chủ trương lạc hậu "đảng phải lãnh đạo" và "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" đã tạo ra một nền kinh tế không co tự do và phải tiếp tục lệ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt với Trung Hoa, để tồn tại. Và vớihoàn cảnh công nhân phải làm thuê cho nước ngoài ngay trên quê hương mình và bên ngoài Việt Nam mới sống nổi cho thấy còn lâu lắm Việt Nam mới tự lực cánh sinh được.

Tình hình này đã được phản ảnh trên báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" của Quỹ Heritage ở Washington công bố hôm 02/02/2018. Heritage xếp Việt Nam vào hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào : 53,6 điểm, hạng 34, Myanmar : 53,9 điểm, hạng 33, và Campuchia : 58,7 điểm, hạng 22 (TTO, ngày 04/02/2018).

Như vậy, chừng nào tư duy của những cái đầu đất sét trong đội ngũ tuyên truyền chưa gột tẩy được não trạng khô cứng và cằn cỗi để tiếp tục ăn nói lạc lõng như lý luận dưới đây của ông Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Thắng thì Việt Nam còn chậm tiến dài dài :

"Thực chất luận điểm "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người có nhận thức hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam ; gây nên sự phân tâm trong xã hội ; làm suy giảm và có thể đi đến mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất của luận điểm "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" là tìm cách xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, lái nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta sang nền dân chủ tư sản ; gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội ngày càng gia tăng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Và nếu cứ nghe theo "lời khuyên" của các thế lực thù địch, cơ hội, chiều theo sự đòi hỏi phi lý của những người (hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là do động cơ không trong sáng) để thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thì điều gì sẽ xẩy ra ? Điều chắc chắn có thể khẳng định là, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đứng trước nguy cơ bị tan rã, chẳng những người dân không được dân chủ, mà xã hội cũng rơi vào rối loạn, khủng hoảng, đình trệ, không phát triển được" (Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 28/2/2017).

Viết trên báo tư tưởng hàng đầu của đảng như thế thì quả thật ông Nguyễn Vĩnh Thắng đã coi thường trình độ của không ít người Việt Nam ở Thế kỷ 21. Bởi vì lối lập luận kiểu "rung cây dọa khỉ" của ông chỉ gây thêm nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của đảng khi so với thành qủa thực tế trên các lĩnh vưc kinh tế, chính trị, quốc phòng và văn hóa.

Điều này càng làm cho thái độ kiêu căng "tính ưu việt" của cụm từ "Dân chủ xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam u tối hơn.

Phạm Trần

(19/04/2018)

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản Việt Nam đang bị thử thách về lòng "trung thành tuyệt đối" và "kiên định với chế độ" của cán bộ, đảng viên trước thềm Hội nghị trung ương 7, khai mạc tháng 05/2018. Hội nghị này sẽ bàn về "xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".

hoinghi1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp Ban bí thư ngày 10/04/2018. Ảnh : Trí Dũng/TTXVN

Chỉ dấu chưa đo được lòng dạ của đảng viên giữa nhiệm kỳ của khóa đảng XII (hay còn gọi là năm bản lề) đã được ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng nêu lên tại phiên họp của Ban bí thư trung ương Đảng ngày 10/04/2018. Cuộc họp này được tổ chức để thảo luận về kết quả 5 đoàn của Ban bí thư kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết trung ương 4 Khóa XII và Công tác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại 15 tổ chức đảng trực thuộc trung ương, gồm 10 tỉnh và 5 cơ quan trung ương.

Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) viết :

"Báo cáo cho biết, qua kiểm tra tại 10 tỉnh và 5 cơ quan trung ương gồm Sơn La ; Hưng Yên, Ninh Thuận ; Tây Ninh, Trà Vinh, Kiên Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bộ Kế hoạch và đầu tư ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam và Ban cán sự đảng Chính phủ cho thấy : các cấp ủy, tổ chức đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05 đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương ; kịp thời chỉ đạo các cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện".

Tuy nhiên, ông Trọng lại cho rằng :

"Vẫn còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh", sự chuyển biến chưa toàn diện, chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Có tình trạng dưới cơ sở học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn hình thức, chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới và đang dần đi vào lối mòn, nhất là khi phong trào này đã được thực hiện từ năm 2003 đến nay" (VOV, 10/04/2018).

Cứ ì ra đấy

Nên biết sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ chính trị, thời ông Trọng làm Tổng bí thư khóa đảng XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đảng viên vẫn không khá lên được nên ngày 15/5/2016, sau khi tái đắc cử Khóa XII ông Trọng lại ra Chỉ thị 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Chuyện dài "học Bác" dù đã kéo dài 15 năm (2003-2018) mà cán bộ vẫn trơ ra như đá, chả ai muốn nhúc nhích, chứng nào vẫn tật ấy. Đơn giản vì ai cũng thấy "học Bác" không làm ra tiền nuôi thân trong khi nhiều cấp lãnh đạo tuy to mồm hô hào "học Bác" nhưng lại suy thoái đạo đức và tham nhũng hơn ai hết. Do đó đã có nhiều đơn vị, tổ chức coi việc học tập là việc phải gượng cười mà làm để báo cáo cho được yên thân.

Bằng chứng này đã được Ban kiểm tra báo cáo tại Hội nghị ngày 10/04/2018 :

"Việc đưa nội dung học tập Nghị quyết trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ chính trị vào sinh hoạt chi bộ hằng tháng chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ chưa đầy đủ. Việc tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết và Chỉ thị còn hình thức, chưa đổi mới, chưa đồng đều ở các cấp, các địa phương, đơn vị ; chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện chưa cụ thể" (TTXVN, 10/04/2018).

Như vậy, sau gần hai năm thi hành, Nghị quyết 4/XII ban hành ngày 30/10/2016 nhằm "tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" vẫn đứng bên lề cuộc sống vì sự thờ ơ của cán bộ, đảng viên.

Ông Trọng cảnh báo

Đó là lý do tại sao ông Trọng đã chỉ rõ :

"Sự chuyển biến chưa đồng bộ, toàn diện giữa các cấp, ngành, lĩnh vực, giữa trên và dưới. Việc học tập Nghị quyết, Chỉ thị còn qua loa hình thức, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình còn sơ sài" (TTXVN/ 10/04/2018).

Chuyện ông Trọng than phiền không mới. Có mới chăng là những biến chứng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên đã biến dạng từ kín đáo sang công khai. Chuyện có nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, bất tuân hay ngấm ngầm làm sai lệnh đảng, phê bình lãnh đạo, bài bác chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi viết lại "vai trò lịch của đảng", hay đã xa rời quần chúng, hành dân, quan liêu, tham nhũng thả giàn thì ai ở Việt Nam không biết ?

Thậm chí có cả những "lão thành cách mạng", đảng viên nổi tiếng hay cựu viên chức lãnh đạo đảng còn công khai đòi đảng phải "đổi mới chính trị" song song với "đổi mới kinh tế" để nhân dân và trí thức có thể tham gia xây dựng đất nước nhưng ông Trọng đã gạt đi vì ông sợ đảng sẽ mất độc quyền cai trị đất nước.

Bằng chứng như ông đã nói tại Hội nghị trung ương 10, Khóa đảng XI :

"Phải nắm vững và khẳng định : Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia". 

Nhưng nay, vào giữa nhiệm kỳ 2, chính ông Trọng đã nhiều lần than phiền bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh và chồng chéo. Có cơ quan càng tinh giảm thì càng phình to ra để ăn hại ngân sách nhà nước nên dân không còn tin vào đảng nữa.

Trong lĩnh vực suy thoái tư tưởng, nguy cơ đến tồn vong của đảng, ngày 10/04/2018 ông Trọng thú nhận :

"Nội hàm tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị chưa được chú ý, mà mới nặng về đạo đức lối sống, xử lý các sai phạm kinh tế. Cái sâu xa là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ. Cần chú ý ngăn chặn những biểu suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Việc học tập, làm theo Bác chưa có nhiều sáng kiến, đổi mới".

Nói như thế nhưng ông Trọng, một tiến sĩ chuyên gia ngành xây dựng đảng, phải hiểu khi cán bộ, đảng viên đã tự ý "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" thì họ đâu còn tha thiết gắn bó gì với đảng hay muốn máu thịt gì với chế độ nữa. Có chăng là phải "bằng mặt" để có cơm mà ăn chứ mấy ai còn "bằng lòng", phải không ?

Hơn nữa, cái khuyết tật "nói một đàng làm một nẻo" của lãnh đạo vẫn đang diễn biến phức tạp, vì không ai dại gì muốn làm anh hùng để cho kẻ khác kiếm ăn đầy túi. Vì vậy, dù chủ trương "tự phê bình và phê bình" đã có từ hơn 80 năm trước mà có đem lại nghiêm minh và trong sạch trong đảng đâu.

Đấy là lý do tại sao không ai muốn đem đầu ra cho người ta phỉ báng như báo cáo kiểm tra của Ban bí thư viết :

"Vai trò nêu gương của một số cán bộ, đảng viên, người đứng đầu chưa tốt ; vẫn còn những biểu hiện thiếu gương mẫu trong công tác và sinh hoạt. Việc thực hiện tự phê bình và phê bình ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm.

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn chậm, hiệu quả thấp, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh gây lãng phí nguồn lực ; công tác cải cách hành chính còn hạn chế ; việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập, kiểm soát, xác minh kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm thực hiện, còn hình thức" (TTXVN).

hoinghi2

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh : TRẦN HẢI)

Nhưng với những biểu hiện lo ngại mới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng "trung thành tuyệt đối" với Đảng và "kiên định với Chế độ" trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, tình hình nội bộ Việt Nam đã chuyển sang một hướng mới khó lường.

Vậy liệu ông Trọng có ý sử dụng lòng "trung thành tuyệt đối" và "kiên định với chế độ" là điều kiện để thanh lọc hàng ngũ tại Hội nghị trung ương 7, vào tháng tới (05/2018) hay ông muốn tung ra quân bài này để thách đố những ai đang khuyến cáo ông đừng nên bắt chước Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình để trở thành nhà Lãnh đạo vô thời hạn ở Việt Nam ?

Phạm Trần

(12/04/2018)

Published in Diễn đàn

Tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông đã nổi lên trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 4/2018 của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

banggiao1

Sơ đồ Vịnh Bắc Bộ

Nhưng cũng đáng chú ý là khi lãnh đạo Việt Nam tiếp họ Vương thì họ lại không có cùng một tiếng nói. Người đứng đầu đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra thân thiện với Trung Quốc hơn các ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh khi hai bên đề cập đến "khúc xương trên biển" giữa hai quốc gia.

Nước với lửa

Vương Nghị đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 6 (The Greater Mekong Subregion (GMS-6) gồm 6 quốc gia : Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Miến Điện và Thái Lan.

Khi tiếp Vương Nghị ngày 2/4 (2018), theo bản tin tiếng Việt của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI-

China Radio International), ông Trọng cho biết :

"Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng hữu nghị, đều là nước xã hội chủ nghĩa, hai nước không có lý do nào không đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau".

Ông Trọng còn mong muốn :

"Hai bên nên giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển qua hiệp thương hữu nghị dựa trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em". Là biện pháp chuyển tiếp, hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển".

Tuy nhiên, không rõ là liệu ý kiến "khai thác, phát triển chung" trên biển giữa hai nước của ông Trọng có được Bộ Chính trị của đảng chấp thuận chưa, hay đó là ý kiến của riêng ông ? Bởi vì bản tin của Thông tấn xã Việt Nam ngày 02/04/2018 đã không nói gì đến ý kiến mới mẻ này :

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tuân thủ những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và những thỏa thuận đã đạt được, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển", kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông".

Đáp lời, vẫn theo Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, Vương Nghị nói với ông Trọng :

"Trung Quốc nguyện cùng nỗ lực với Việt Nam, quản lý và kiểm soát thỏa đáng bất đồng, tìm tòi cùng khai thác, phát triển, không ngừng cải thiện và tăng cường nền tảng lòng dân cho quan hệ hai nước, đảm bảo quan hệ Trung-Việt trước sau như một luôn duy trì định hướng đúng đắn".

Nếu bản tin của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc phản ảnh đúng đề nghị của ông Trọng muốn hai nước "thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung" trên biển, và coi đây "là biện pháp chuyển tiếp", trong khi hai nước còn tiếp tục đàm phán cho một giải pháp bền vững thì ông Trọng đã nhượng bộ đòi hỏi "hãy gác tranh chấp để cùng khai thác" của Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình đưa ra từ năm 1979 ?

Phạm Bình Minh đến Trần Đại Quang

Trái với thái độ và ngôn ngữ thiếu cương quyết của ông Trọng, các ông Phó phủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đưa ra quan điểm minh bạch và trực tiếp hơn về chủ quyền biển đảo khi tiếp Vương Nghị.

Tin của VTCNews ngày 01/04/2018 viết :

"Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ lo ngại về các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển, nêu rõ những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam cần được tôn trọng theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Phó Thủ tướng đề nghị hai bên nghiêm túc thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thúc đẩy để có tiến triển mới trong công việc của đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và của 03 nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; thực hiện đầy đủ và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông".

Tuy VTCNews không nói rõ, nhưng ai cũng biết "các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển" mà ông Phạm Bình Minh đã nói thẳng với Vương Nghị là những vụ tàu và lính Trung Quốc đâm tàu, dùng súng tấn công, đánh đập và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở các vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Đối với "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" mà các ông Minh, Phúc và Quang đã lưu ý Vương Nghị là họ nói tới gồm 6 điểm cam kết giữa hai nước Việt-Trung năm 2011, được ký tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi được bầu làm Tổng bí thư Khóa đảng XI thay Nông Đức Mạnh.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào đã cùng chứng kiến lễ ký kết giữa hai phái đoàn Chính phủ.

Nguyên văn 6 Cam kết như sau :

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

(Theo TTXVN)

Phán quyết hình lưỡi bò

Đọc kỹ 6 Điểm cam kết và so với những yêu sách phi lý và không có chứng tích lịch sử thì ai cũng thấy đòi hỏi chủ quyền trên 85% diện tích của trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông của Trung Quốc là vô lý và bất hợp pháp. Bắc Kinh tự vẽ vùng biễn đảo bao la này nằm trong vùng "Lưỡi Bò" là của tổ tiên họ.

Đó là lý do tại sao Tòa án Trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc (Permanent Court of Arbitration, PCA) đã phán rằng Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn".

banggiao2

Làn ranh phân chia vùng biển Vịnh Bắc Bộ

Trong thông cáo phổ biến ngày 12/07/2016, Tòa cũng nói :

"Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây".

Về việc Trung Quốc tự cho các mỏm đá ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam (7 vị trí năm 1988) hay của Phi Luật Tân ở vùng Hoàng Nham (Scarborough Reef năm 2012), có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (1 hải lý dài 1.852 mét), Tòa phán :

"Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các "đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa".

Phán quyết viết tiếp :

"Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét các bằng chứng về các bãi và đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và kết luận rằng không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Do Trung Quốc không có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở quần đảo Trường Sa, Tòa quyết định là các đệ trình của Philippines không phụ thuộc vào việc phân định trước ranh giới…".

Sự khẳng định "không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế" rất quan trọng vì có liên hệ đến đảo Ba Bình (Itu Aba Island), hay Thái Bình theo Trung Quốc do Đài Loan kiểm soát từ sau Đệ nhị Thế chiến. Ba Bình có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (0,443 km2) hiện đang tranh chấp giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Trung Quốc và Đài Loan.

Tòa án Liên Hiệp Quốc đã phán quyết như thế sau khi Phi Luật Tân kiện Trung Quốc để phủ nhận chủ quyền của Bắc Kinh về biển đảo trong hình 9 đoạn, hay còn gọi là Lưỡi Bò vì hình vẽ giống lưỡi con bò.

Ấy thế mà tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói với các Lãnh đạo cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hồi tháng 6/2017 rằng "các đảo trên biển Nam Hải là của Trung Quốc từ ngàn xưa".

Mặc dù không được ai nhìn nhận chủ quyền đơn phương của mình ở Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn ngang nhiên tân tạo thành đảo và quân sự hóa 7 vị trí chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. Đó là các Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm Đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.

Phía Việt Nam kiểm soát 21 vị trí gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô ; Phi Luật Tân chiếm 10 gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô ; Mã Lai Á chiếm 6 và Đài Loam chiếm 1 (đảo Ba Bình, lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa).

Trong hai cuộc tiếp xúc với hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang, Vương Nghị đã hứa :

"Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; mong hai bên kiểm soát và không làm phức tạp tình hình, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển".

Nhưng chính Trung Quốc mới là nước đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông bằng các hoạt động quân sự, lấn chiếm và cấm ngư dân các nước lân bang đánh bắt ngư sản từ tháng 5 đến giữa tháng 8/2018.7

Ngư dân Việt Nam là nạn nhân thiệt hại nhiều nhất do lệnh cấm đánh bắt của Bắc Kinh và Việt Nam tiếp tục bị Trung Quốc chèn ép phân định vùng biển "bên ngoài Vịnh Bắc Bộ" và đòi hợp tác cùng phát triển.

Đòi hỏi muốn xía phần trong vùng biển "bên ngoài Vịnh Bắc Bộ" vừa có ý nghĩa quân sự và kinh tế vì Trung Quốc và Việt Nam đều nói đây là vùng "chồng lấn lên nhau" giữa Trung Quốc và Việt Nam nên phải phân chia lại, sau khi hai nước ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000.

Theo Hiệp đình này thì :

"Việt Nam và Trung Quốc xác định phạm vi phân định và xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ đi qua 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối các đoạn thẳng với nhau. Việt Nam được 53,23% diện tích vịnh, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh".

Sau khi Hiệp định này được thi hành thì Trung Quốc lại đòi thương thuyết để giải quyết vùng biển gọi là "chồng lấn ngoài Vịnh Bắc Bộ".

banggiao3

Sơ đồ đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Nguồn : Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao.

Theo tài liệu phổ biến trên Internet thì tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam nói rằng :

"Vấn đề là phải căn cứ hoàn toàn vào Công ước. Chứ còn nếu người ta không căn cứ vào đó mà căn cứ vào những lập trường, vị trí không đúng thì rõ ràng rất khó để đi đến thống nhất".

Ông Trần Công Trục khuyến cáo Việt Nam hãy dựa vào "Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982" để đàm phán với Trung Quốc :

"Hai bên đều nói là ‘vùng chồng lấn’, nhưng vấn đề là quan điểm về vùng chồng lấn hiện nay là như thế nào thì mới xác định được phạm vi, hoạch định vùng chồng lấn. Vấn đề đó là dựa trên cơ sở nào để xác định vùng chồng lấn. Khi xác định được vùng chồng lấn rồi thì hai bên tiến hành đàm phán để làm sao có được thỏa thuận đi đến một giải pháp công bằng".

Thái độ lấn tới của Trung Quốc đã được chứng minh qua vụ tự ý đem giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014 để tìm dầu khí. Vị trí đặt giàn khoan, bên ngoài Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông (mỗi hải lý dài 1.852 mét) đã gây ra cuộc khủng hoảng dài 75 ngày giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính vì thái độ muốn "ăn tham" mà Trung Quốc đã tìm mọi cách và lợi dụng mọi cơ hội làm áp lực buộc Việt Nam phải thương thuyết để hợp tác cùng khai thác vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ.

Nay, qua lời nói hai nước Việt-Trung nên cư xử với nhau trong tình "vừa là đồng chí vừa là anh em" thì khả năng "hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung" trên biển của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chẳng bao lâu nữa sẽ thành sự thật.

Phạm Trần

(05/04/2018)

Published in Diễn đàn

Đã có những bằng chứng Trung Quốc gia tăng áp lực buộc ngư dân Việt Nam bỏ biển và Đảng cộng sản Việt Nam quy hàng Bắc Kinh ở Biển Đông từ đầu năm 2018 khi Chính phủ chỉ biết phản đối Trung Quốc bằng nước bọt.

taula000

Tàu "lạ" đang tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa - Ảnh minh họa

Bằng chứng đã được Hội nghề cá Việt Nam công bố trong công văn ngày 26/03/2018 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ ngoại giao và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo lời ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam thì :

"Gần đây, các hội nghề cá 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi liên tục phản ánh các tàu của địa phương này bị tàu lạ tấn công, cướp phá khi đang hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa khiến chủ tàu, ngư dân thiệt hại lớn về kinh tế".

Theo báo cáo của Trung ương Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam thì :

"Khoảng 2 giờ ngày 18/3, tàu cá mang số hiệu QNa 90822, do anh Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan, huyện Núi Thành) làm chủ tàu, khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh đông thì bị tàu sắt vỏ sơn màu trắng bao vây. Khoảng 15 phút sau, 1 ca nô khác chở theo nhóm người mang súng áp sát mạn tàu. Ngay sau đó, nhóm 6 người đã nhảy lên tàu anh Sơn dùng súng khống chế ngư dân và có hành động cắt phá lưới cụ và lấy đi 2 bình ắc quy.

Một vụ đâm va nghiêm trọng khác xảy ra với 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng về tài sản. Sự việc xảy ra ngày 22/3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân xã Bình Sơn (huyện Quảng Ngãi) khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.

Nhấn mạnh quan điểm phản đối hành động vô nhân đạo đối với ngư dân, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc truy tìm các tàu lạ có hành vi đâm va, cướp phá tài sản tàu cá Việt Nam để xử lý và ngăn chặn các hành động tương tự ; đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng liên quan cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản cho ngư dân  Việt Nam trong hoạt động lao động, sản xuất trên biển".

(Thanh Niên, 26/03/2018)

Tại sao không dám nói thẳng là tàu Trung Quốc ?

Đáng chú ý là trong văn thư báo cáo để phản đối, Hội nghề cá Việt Nam không dám nói thẳng tàu của Hải quân Trung Quốc (hay tàu đánh cá Trung Quốc) là thủ phạm đâm tàu cá Việt Nam, lính và ngư dân Trung Quốc đã phá hoại và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam. Họ chỉ dám nói là "tàu lạ" để không chạm đến Trung Quốc như cách tránh "phạm húy" để không làm phương hại đến giao hảo giữa hai nước Việt-Trung theo yêu cầu của đảng.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên chuyện va chạm được coi là "nhạy cảm" phải né tránh mà là tư duy hèn nhát của lãnh đạo đảng và Chính phủ Việt Nam đã được Ban Tuyên giáo đảng áp dụng từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, đối với ngư dân Việt Nam - những nạn nhân của đội quân cướp biển dã man Trung Quốc đã từng bắn ngư dân, đâm chìm tàu trong đêm tối và tịch thu ngư cụ và hải sản đánh bắt - thì họ đã tố cáo đích danh là lính Trung Quốc.

Bằng chứng đã được viết trên báo Tuổi Trẻ Online ngày 23/03/2018 :

"Chiều 23/3, tàu cá QNg 90045 do ngư dân Đặng Tằm làm chủ tàu kiêm thuyền tưởng và tàu cá QNg 90440 do ông Đặng Bi làm chủ tàu (cùng trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã về đến cảng Sa Kỳ trình báo với cán bộ đồn kiểm soát biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam".

Theo trình báo của thuyền trưởng tàu QNg 90440 Đặng Duy Bình và thuyền viên thì :

"Khoảng 10g ngày 22/3, hai tàu cá này đang trú gió ở Đá Lồi thì bất ngờ bị hai tàu Trung Quốc màu trắng, số hiệu 46106 và 45103, áp sát. Tàu cá QNg 90440 bị đâm mạnh, bị vỡ dọc mạn phải từ đầu đến đuôi tàu, nặng nhất là phía sau tàu. Tôi và anh em phát hoảng vì cú đâm mạnh quá. Lúc đó cứ nghĩ tàu bị chìm rồi, bởi gió lớn. Anh em chỉ còn biết lạy trời".

Cũng theo trình báo của ngư dân, sau cú đâm, phía tàu Trung Quốc thả một canô chở theo 8 người mặc quân phục và mang theo súng, dùi cui áp sát leo lên hai tàu cá. Thuyền trưởng Bình kể :

"Lúc đó tôi đang cầm lái liền bị một người Trung Quốc có súng tát tôi hai bạt tai. Xong họ cướp lái, ép ngư dân về phía mũi tàu. Họ bắt chúng tôi đưa hai tay lên đầu cúi đầu xuống đất, chỉ cần ngước lên là bị đánh".

Dùng vũ lực dồn ngư dân hết về phía mũi tàu, những người Trung Quốc có vũ trang tiếp tục lục cabin lấy đi điện thoại, máy móc, phá lưới và ngư cụ, đồng thời ép ngư dân chuyển toàn bộ hải sản đánh bắt được lên tàu Trung Quốc. "Không làm theo, họ cũng đánh", thuyền trưởng Bình nói.

Tương tự, tàu QNg 90045 của ngư dân Đặng Tằm cũng bị cướp phá, chặt dây hơi, phá máy dò cá, bộ đàm. Ngư dân Tằm cho biết :

"Họ có cả thông dịch viên nói rất giỏi tiếng Việt, họ hỏi chúng tôi ở tỉnh nào của Việt Nam, ghi lại vào sổ. Đến khoảng 14g chiều 22/3, sau khi phá hoại, cướp tài sản trên tàu, họ bảo chúng tôi về Việt Nam. Lúc này vào cabin mới hay, đến cả điện thoại, nước uống cũng bị cướp sạch".

Bỏ thuốc độc vào nước ?

Bài báo viết tiếp :

"Không chỉ cướp phá, người trên tàu Trung Quốc còn đổ một gói bột màu trắng bao bì ghi chữ Trung Quốc vào nước uống của ngư dân, khiến ngư dân không thể uống. Các ngư dân cho rằng đây là hành động triệt luôn đường sống, không cho ngư dân tiếp tục bám trụ ở Hoàng Sa.

Ông Tằm ước tính thiệt hại lên đến 350 triệu đồng, trong khi tàu cá của ông Bi thiệt hại lên đến 400 triệu đồng. Đến 19g cùng ngày, lực lượng biên phòng Sa Kỳ vẫn làm việc với ngư dân để hoàn tất hồ sơ, báo cáo vụ việc lên tỉnh Quảng Ngãi".

Đọc những lời kể của ngư dân, có ai là người Việt Nam mà không đau lòng khi thấy Chính phủ và Đảng cộng sản Việt Nam, kể cả Bộ ngoại giao đã không có bất cứ phản ứng nào về hành động tàn bạo của lính Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.

Mọi người cũng muốn biết lực lượng Cảnh sát Biển và lực lượng Tuần duyên của Hải quân Việt Nam đã biến đâu mất trong những giờ phút ngư dân gặp nạn ?

Hình ảnh duy nhất xuất hiện trên các báo Việt Nam cho thấy một số nhân viên của Lực lượng Biên phòng đã được cử đến để lấy lời khai của ngư dân và ghi tang chứng những tàu cá bị quân Trung Quốc tấn công khi họ cập bến.

Việc làm này, cũng như các lần trước, chỉ để báo cáo lên cấp trên cho có lệ và không đem lại bất cứ kết quả nào.

Phản ứng của chính phủ Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá ra sao ?

Hành động tấn công các tàu cá Việt Nam tháng 3 năm nay (2018) quanh vùng biển Hoàng Sa, bị quân Trung Quốc đánh chiếm từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974, đã xảy ra vào dịp Bắc Kinh đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/08/2018, mà họ nói là để bảo dưỡng nguồn hải sản.

Đối với ngư dân Việt Nam thì thời gian cấm đánh bắt lại rơi đúng vào vụ mùa thu hoạch cao loại cá Nam hàng năm tập trung về vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa cho nên, dù biết nguy hiểm ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục ra biển đánh bắt.

Vậy Chính phủ Việt Nam đã phản ứng về lệnh cấm của Trung Quốc ra sao ?

Về phương diện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ an ninh cho ngư dân thì chưa thấy Chính phủ Việt Nam nói gì. Duy nhất chỉ thấy người Phát ngôn của Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng : "Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc".

Bởi vì theo bà Hằng thì : "Quy chế về nghỉ đánh bắt cá trên biển bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, không phù hợp với thỏa thuận quan trọng Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông và xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiện nay".

Tuy nói thì hằng đấy nhưng Việt Nam không có lực lượng chấp pháp hữu hiệu trên biển nên Trung Quốc đã bỏ ngoài tai tất cả những gì Việt Nam muốn nói.

Tập trận làm gì ?

Cũng đáng quan tâm là khi tình hình Việt-Trung nóng lên thì Trung Quốc đã thực hiện hai cuộc tập trận quy mô trên Biển Đông, ngay sau khi lính của họ tấn công ngư dân Việt Nam và ban hành lệnh cấm đánh bắt dài hơn 3 tháng.

Cuộc tập trận thứ nhất của của khoảng 40 tàu Hải Quân các loại và tàu sân bay Liêu Ninh đã diễn ra ở khu vực phía nam đảo Hải Nam hướng ra Biển Đông.

Sau đó là cuộc tập chiến đấu trên không của binh chủng Không quân bao gồm vùng trời ở Biển Đông, khu vực Tây Thái Bình Dương và vùng eo biển ở miền nam Nhật Bản.

Theo tin quốc phòng Tây phương thì Trung Quốc đã sử dụng oanh tạc cơ H-6K, chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 và nhiều loại máy bay khác trong cuộc tập dượt này.

Nhưng tại sao Trung Quốc lại tập trận Hải-Không quân lớn như thế vào lúc này ?

Không có bất cứ phát ngôn nào của Bộ quốc phòng cho biết lý do, nhưng Tân Hoa Xã của Trung Quốc (Xinhua News Agency) đã trích thông cáo của Không quân Trung Quốc viết hôm 25/3 nói rằng : "Việc tập trận của lực lượng không quân là nhằm tập dượt cho các cuộc chiến trong tương lai và là công tác chuẩn bị trực tiếp nhất cho việc chiến đấu".

Nhưng tương lai là bao giờ ?

Còn phía Việt Nam thì phải làm gì và có đã chuẩn bị gì chưa ?

Cuộc chiến trên biển

Rất khó biết, nhưng theo lời Thiếu tướng, nguyên Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển Thành phố Hồ Chí Minh thì "Việt Nam có đủ sức bảo vệ biển đảo, và tổ chức những trận đánh xa bờ từ 500 đến 600 cây số".

Trong cuộc phỏng vấn của Zing.vn (đăng ngày 01/03/2017), tướng Lê Kế Lâm nói :

"Với lực lượng hiện nay, Hải quân Việt Nam đủ sức để bảo vệ bờ biển và hải đảo của Tổ quốc. Điều tôi thấy quý là lớp tàu tên lửa Tia chớp Molnya. Tàu chỉ có lượng giãn nước 560 tấn nhưng có thể mang tới 16 quả tên lửa với tầm bắn 180-200 km. Đây là loại tàu do Việt Nam đóng dựa trên công nghệ chuyển giao của Nga.

Với riêng tàu ngầm, chiến thuật rất khác. Tàu có thể đi ra biển một tháng mới về, kíp tàu đó được lên bờ an dưỡng, huấn luyện rồi lại xuống tàu khác đi. Chúng ta có 6 tàu ngầm nhưng hoạt động trên biển chỉ 2 chiếc. Còn 2 chiếc nằm cảng, 2 chiếc bảo dưỡng.

Tôi nghĩ với lực lượng như hiện nay, chúng ta có thể tổ chức được trận đánh, giáng trả khi bị tấn công".

Tướng Lê Kế Lâm nói tiếp : "Trước kia, chúng ta không có khả năng đánh ở Trường Sa. Nhưng từ 2010 trở lại đây, khi có lực lượng đặc biệt thì chúng ta có điều kiện tổ chức những trận đánh cách bờ 500-600 km, tức là đánh đến Trường Sa và xa hơn nữa".

Zing hỏi : Với việc trang bị một loạt phương tiện, vũ khí tối tân, đánh giá của ông về tương quan lực lượng giữa Hải quân Việt Nam và các nước trong khu vực hiện nay ra sao ?

Tướng Lê Kế Lâm : "Nếu so sánh với Hải quân Trung Quốc thì Hải quân của chúng ta còn cách xa họ. Vì họ có một nền công nghiệp quốc phòng hiện đại. Họ phóng được tàu vũ trụ, họ có hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu tự dẫn đường thay cho GPS của Mỹ. Tất cả vũ khí của họ đều tự sản xuất ra được. Tàu chiến họ đóng được rất nhanh và nhiều.

Mỗi nước Đông Nam Á cũng có thế mạnh riêng của họ. Ví dụ, Singapore đất nước nhỏ, bờ biển ít, để bảo vệ quốc gia và biển, họ cũng có tàu ngầm và tàu chiến. Hải quân Singapore cũng là lực lượng có sức chiến đấu khiến nhiều nước phải nể sợ.

Đối với Hải quân Việt Nam, từ 2010, chúng ta đã có sức tấn công. Có thể dùng nhiều đòn chứ không chỉ một đòn. Có thể tấn công bằng tên lửa bờ, tên lửa tàu mặt nước, tên lửa ngư lôi của tàu ngầm, bằng các phương tiện khác như đặc công nước, hải quân đánh bộ".

Tương lai gần và xa

Zing : Tuy nhiên, có thể thấy chiến lược hiện đại hóa Hải quân Việt Nam mới chỉ ở những bước đầu tiên. Theo Chuẩn Đô đốc, tiếp theo chúng ta nên làm gì ?

Tướng Lê Kế Lâm : "Chúng ta không thể cứ đi mua vũ khí mãi. Mua tốn tiền đã đành nhưng quan trọng hơn là sự lệ thuộc. Không phải người ta bán cho mình tất cả những gì ưu việt nhất.

Bước tiếp theo phải tự sản xuất. Chúng ta sản xuất gì ? Đối với hải quân, trước hết phải sản xuất tên lửa và pháo. Ngân sách quốc phòng ít nhất phải chiếm 2% GDP thì mới đủ tiền để nghiên cứu, chế tạo vũ khí. Mỹ giành 3% GDP, Trung Quốc có thể lớn hơn nữa".

Nguyên chuẩn Đô đốc Lê Ké Lâm còn khuyên : "Hơn hết, các thế hệ lãnh đạo phải hiểu được ý đồ của nước lớn. Chúng ta hoan nghênh đa phương, đa dạng hóa. Tuy nhiên, không thể tin ai hoàn toàn, cũng không dựa vào ai hoàn toàn. Dựa vào một ai đó rồi sẽ đến lúc bị phản bội.

Nếu phải mua thì đa dạng hóa nhà cung cấp, đừng chỉ đi với một nước. Cái hay của việc này là tiếp thu được nhiều tinh hoa, nhiều kênh vũ khí. Ngoài Nga còn có Pháp, Ấn Độ, Israel... Tuy nhiên, cái khó là hệ thống vũ khí không đồng bộ, người sử dụng phải đi học ở nhiều nước khác nhau. NATO hiện đang hướng tới thống nhất một dòng vũ khí để đảm bảo hậu cần. Theo tôi, Việt Nam nên sản xuất lấy một dòng vũ khí của mình, chỉ có Việt Nam có".

Zing : Trong những năm tới, theo đánh giá của Chuẩn Đô đốc, tình trạng giằng co trên biển giữa các nước sẽ diễn biến như thế nào ? Liệu Hải quân Việt Nam đã đủ sức để ứng phó với những biến động đó ?

Tướng Lê Kế Lâm : "Việt Nam chưa từng tham gia chiến tranh trên các đại dương. Hơn nữa, đó là chuyện giữa các nước lớn. Nhưng khả năng đó còn xa, không nước nào muốn có cuộc chiến tranh này, kể cả Mỹ hay Trung Quốc.

Còn ở gần như biển Hoa Đông, giữa Nhật và Trung Quốc hay trên Biển Đông thì nếu Trung Quốc có cái đầu nóng, đảy mạnh hoạt động vũ trang lên cao thì có thể xảy ra xung đột.

Trong trường hợp này, chúng ta phải có đối sách thật linh hoạt, khôn khéo để giữ hòa bình, ngăn chặn đầu nóng của Trung Quốc. Muốn ngăn chặn phải làm tốt hai vế : ngoại giao và tăng cường sức mạnh quân sự. Phải có sức mạnh thật sự để những cái đầu nóng nếu muốn gây ra chuyện gì, sẽ phải tính đến thiệt hại đau đớn".

Chuyện trước mắt

Quan điểm quốc phòng và chiến lược biển của nguyên Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm đối với viễn ảnh nguy cơ chiến tranh Việt-Trung trên biển là chuyện có thể còn xa.

Nhưng bây giờ là chuyện gần, đã xảy ra giữa hai nước Việt-Trung liên quan đến Dự án giếng dầu và khí đốt Cá Rồng Đỏ do PetroVietNam hợp tác với Repsol (Spain, Tây Ban Nha) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các tin của Kỹ nghệ dầu khí xác nhận Việt Nam đã phải đình chỉ tìm kiếm ở giếng Cá Rồng Đỏ, sau khi Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công quân sự rộng rãi vào các vị trí của Việt Nam ở Trường Sa.

Giếng Cá Rồng Đỏ, lô 163-03, nằm ở khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), phía Tây Nam trong quần đảo Trường Sa và cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam.

Giếng này có khả năng sản xuất 25.000/30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày.

Trung Quốc cho rằng giếng Cá Rồng Đỏ nằm trong vùng "lưỡi bò" thuộc chủ quyền của họ, mặc dù Tòa án Quốc tế đã bác bỏ luận cứ này từ năm 2016.

Bất chấp phán quyết của Tòa án, Trung Quốc lại di chuyển dàn khoan HYSY-760 cùng 40 tàu hải giám tới khu vực gần bãi Tư Chính, gần giếng Cá Rồng Đỏ để cạnh tranh tìm kiếm và khai thác dầu khí với Việt Nam, theo tin của Kỹ nghệ dầu khí.

Tuy nhiên, cho đến nay dù chuyện Cá Rồng Đỏ đã xảy ra từ giữa năm 2017, cả hai Chính phủ Việt-Trung đều im hơi lặng tiếng, hầu như cả hai bên đều muôn tránh làm cho mối bang giao phức tạp thêm.

Nhưng Trung Quốc không chỉ bất bình với Việt Nam ở Cá Rồng Đỏ mà còn hậm hực với Hà Nội về Dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng.

Tin từ phía Việt Nam và ExxonMobile xác nhận Dự án mỏ dầu khí Cá Voi Xanh sẽ được Petrovietnam và ExxonMobil chính thức khởi động vào cuối năm 2019.

Cũng cần nhắc lại vào ngày 01/05/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đem giàn khoan khổng lồ Hải Dương (HD) 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gần đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa để tìm kiếm dầu.

Vị trí đặt giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn  (tỉnh Quảng Ngãi , Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông (mỗi hải lý dài 1,852 mét) đã gây ra cuộc khủng hoảng dài 75 ngày giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều cuộc va chạm tầu, thuyền giữa đôi bên đã xảy ra nhưng chiến tranh đã được kìm hãm vì áp lực của thế giới đòi Trung Quốc phải ngưng hoạt động trái phép.

Cuối cùng Trung Quốc đã phải rút giàn khoan HD-981 về nước ngày 15/07/2017, cùng lúc trận bão lớn có tên Thần Sấm tràn vào Biển Đông.

Sau nhiều năm tháng nguôi ngoa và sau các biến cố đẫm máu Hoàng Sa 1974, cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979-1990 và cuộc thảm sát Gạc Ma 1988, bang giao Việt-Trung từ đó đã rẽ sang lối đi khác.

Bởi vì lịch sử Việt Nam đã nhiều lần chứng minh lãnh đạo láng giềng phương Bắc tuy là bạn cùng thuyền hôm nay mà cũng có thể là kẻ lật thuyền ngày mai.

Bằng chứng như chuyện các ngư phủ Việt Nam tiếp tục bị lính Trung Quốc hành hạ, bắn giết và cướp tài sản ở Biển Đông của Việt Nam và các vụ tranh chấp lãnh hải và tài nguyên thuộc quyền sở hữu của Việt Nam đã chứng minh rõ mặt bạn-thù trong thế giới hôm nay.

Thế mà tiếc thay, vẫn còn những cấp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam ngây thơ hay cố tình tin vào tình hữu nghị 16 chữ vàng (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). Họ đang nhắm mắt để sa vào vào cái bẫy thống trị của Trung Quốc giăng ra và ép buộc dân tộc Việt Nam cúi đầu tuân phục.

Phạm Trần

(29/03/2018)

Published in Diễn đàn
jeudi, 22 mars 2018 12:16

Từ Nga đến Việt Nam

Ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ 6 năm lần thứ tư hôm 18/03/2018 được Việt Nam đón nhận như một tin mừng cho sự tồn tại lâu dài của chính mình. Tại sao ?

vladimir1

Ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ 6 năm

Thứ nhất, ông Putin là người bạn thân thiết và nước Nga luôn luôn được coi là đồng minh tin cậy nhất của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, tuy ở xa hơn Trung Hoa, nhưng Nga đã chọn Việt Nam là vị trí chiến lược quốc phòngquan trọng nhất của mình ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ ba, Việt Nam là khách hàng mua vũ khí Nga đứng hàng thứ ba sau Trung Hoa và Ấn Độ.

Thứ tư, Việt Nam và Nga có thỏa hiệp coi nhau là "đối tác chiến lược toàn diện" để hợp tác kinh tế-chính trị và quốc phòng hai nước.

Thứ năm, Việt Nam là nơi duy nhất có Trung tâm Nhiệt đới (tên đầy đủ là Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới hỗn hợp Việt – Nga) được thành lập do đề nghị của Nga để nghiên cứu các phương pháp bảo vệ độ bền vững, chống hao mòn và lão hóa các loại vũ khí và vật liệu do Nga sản xuất để sử dụng ở các nước có thời tiết giống Việt Nam.

Thứ sáu, Việt Nam đã đồng ý để cho máy bay quân sự Nga được sử dụng cảng Cam Ranh và sân bay để bảo trì và tiếp liệu trên đường tuần dương.

Vì vậy mà từ năm 2000, theo báo Dân Việt ngày 15/03/2018 :

"Ông Putin đã nhiều lần đến thăm Việt Nam trên cương vị Tổng thống Liên bang Nga, lần đầu vào ngày 1/3/2001, một năm sau khi ông đảm nhận vai trò lãnh đạo nước Nga. Lần thứ 2 ông Putin sang thăm Việt Nam là vào tháng 11/2006, lần thứ 3 là vào tháng 11/2013 và lần thứ 4 là lần ông Putin tới Đà Nẵng dự Hội nghị APEC lần thứ 25 vào tháng 11 năm ngoái (2017)".

Những điều giống nhau

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, chuyên gia Viện nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Namđã nói với Dân Việt rằng :

"Ông Putin là người có cảm tình rất lớn đối với Việt Nam. Ngược lại, ông Putin cũng được phần lớn người Việt Nam yêu mến, kính trọng. Do đó, việc ông Putin thắng cử có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam".

Chuyên gia Nguyễn Cảnh Toàn nói tiếp :

"Tôi tin là quan hệ hữu nghị giữa 2 nước sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa…Tôi còn nhớ rất rõ rằng, chính Putin từng nhấn mạnh vào năm 2001 tại Hà Nội rằng : Việt Nam là một người bạn thủy chung, không bao giờ phản bội. Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga là quan hệ của những người bạn thủy chung, không bao giờ phản bội nhau".

Ai cũng biết tại sao ông Putin, một cựu trùm tình báo KGB đã "nịnh" Việt Nam như thế. Bởi vì Putin là một nhà lãnh đạo độc tài hoạt động dưới chiếc mặt nạ đứng đầu Mặt trận Toàn dân Nga (All-Russia People’s Front) từ năm 2011. Và tuy ngoài mặt, Putin không còn mặc áo cộng sản nhưng trong tim ông vẫn đầy ắp máu cộng sản với chủ trương cai trị nhân dân Nga bằng "bàn tay sắt đẫm máu".

Ông ta không những chỉ đán áp, khủng bố mà còn bị cáo buộc đã ra lệnh cho mật vụ hạ sát đối lập bằng mọi loại vũ khí, kể cả thuốc và hơi độc.

Nước Nga thời Putin đã bị Tổ chức Minh bạch Thế giới (Transparency International) liệt vào hàng các nước có tình trạng tham nhũng thối nát cao và bị Freedom House giáng xuống hàng các nước không có dân chủ và tự do.

Ở Việt Nam thì nhân dân cũng bị một đảng độc tài cai trị không có bầu cử tự do. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, tuy có đem ra xét xử một số Lãnh đạo nhưng "vẫn còn nghiêm trọng" trong hàng ngủ cán bộ, đảng viên.

Các quyền tự do căn bản của dân như tự do tư tưởng, giao lưu và tín ngưỡng, tôn giáo bị kiểm soát gắt gao.

Và mặc dù Hiến pháp quy định người dân có quyền tự do ngôn luận, được lập hội và biểu tình nhưng nhà nước lại không cho tư nhân ra báo. Quyền biểu tình vẫn còn bị nhà nước ngâm tôm không chịu trình ra Quốc hội, trong khi quyền lập Hội tuy đã trình ra Quốc hội nhưng rồi rút lại nói là để bổ sung rồi im luôn từ kỳ họp Quốc hội 13. Trong chương trình làm luật của Quốc hội năm 2018, Dự luật Hội vẫn vắng tên.

Ca tụng hết lời

Vì có những điểm giống nhau như thế nên ngoài những điện văn chúc mừng ngoại giao của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, báo, đài nhà nước cộng sản Việt Nam đã đăng tin ông Putin thắng cử rộng rãi. Không có bất cứ báo nào dám phê bình chuyện đắc cử của ông Putin là kết quả của một chiến dịch tranh cử hình thức vì ứng cử viên đối lập sáng giá nhất, Alexei Navalny đã bị ông Putin dùng mọi mánh khóe, kể cả khủng bố để loại bỏ trước ngày bầu cử.

Trong khi ấy, đã có rất nhiều cử tri đã phải "giấu tên" để cho báo chí Tây phương biết họ vì sợ bị trả thù mà phải đi bỏ phiếu.

Vì vậy khi báo chí Việt Nam ca ngợi ông Putin đã thắng tới 76,68% phiếu cử tri, vượt ra 7 đối thủ, kể cả ứng viên đảng cộng sản Pavel Grudinin về nhì với 11,78% là chuyện hoang đường.

Vậy mà, trong một bài bình luận ngày 21/03/2018, báo Công an Nhân dân của Bộ Công an Việt Nam vẫn có thể nói rằng :

"Ông V. Putin đã chiến thắng và trở thành Tổng thống Nga trong 6 năm tới. Kết quả này hầu như mọi người có thể đoán trước. Bởi, trong tình thế hiện tại, không khó để nhận ra hàng triệu dân Nga đã đặt niềm tin vào vị "thuyền trưởng" tài ba, mạnh mẽ, tỉnh táo, thông minh và bản lĩnh của mình để đưa "con tàu" Nga vượt qua khó khăn, thử thách, từng bước phục hưng một nước Nga hùng mạnh trong thế giới còn nhiều bất ổn…".

"…Những gì người dân Nga cần thì đương kim Tổng thống Putin có. Và khẩu hiệu tranh cử "Một tổng thống mạnh mẽ - Một nước Nga mạnh mẽ" đã "đánh" đúng lòng người Nga không phải từ bây giờ, mà từ rất lâu rồi, từ cách đây gần 20 năm. Người dân Nga cho rằng Vladimir Putin có thể đảm đương trọng trách để đưa nước Nga vượt qua thách thức để tiến lên phía trước".

Thực tế thì hiện nay nước Nga vẫn còn trên 20 triệu người, trong số 146 triệu dân sống dưới mức nghèo. Số thất nghiệp vẫn ở mức 5,5%.

Nền kinh tế, tuy đã vực lên từ thập niên 1990, và sau cuộc suy thoái 3,7 % năm 2015 với mức thu nhập sụt xuống 10% (theo World Economic Forum, 13/12/2016) thì nay nền kinh tế thời Putin đang ngoi lên nhờ vào giá dâu thô và hơi đốt tăng giá trên thị trường quốc tế. Nhưng thu nhập bình quân đầu người mỗi năm vẫn chưa tới 9.000 dollars.

Tuy nhiên kinh tế Nga vẫn gặp nhiều khó khăn với lệnh cấm vận của Liên Hiệp Châu Âu (European Union, EU) và của Mỹ vì đã đem quân xâm chiếm Crimea, phần lãnh thổ của Ukraine năm 2014.

Và mặc dù giao hảo giữa Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần thân thiện hơn từ khi ông Trump thắng cử năm 2016, nhưng vì tình báo Nga và chính ông Putin đã bị cáo buộc phá hoại cuộc bầu cử năm 2016, với bằng chứng chống ứng cử viên Dân chủ bà Hillary Clinton để cho ông Trump thắng cử nên lại bị Quốc hội Mỹ trừng phạt thêm 5 công ty và 19 cá nhân Nga với các biện pháp kinh tế. Nhưng phần lớn việc trừng phạt chỉ lập lại những biện pháp đã được Chính quyền Tổng thống Barrack Obama thi hành trước đó.

Hợp tác quốc phòng

Đối với Việt Nam thì bước đột phá quan trọng thúc đẩy sự phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam là biên bản ghi nhớ liên chính phủ về chiến lược hợp tác kỹ thuật quân sự cho giai đoạn đến năm 2020, được ký kết hồi tháng Mười năm 2008. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác hai nước, tổng khối lượng các hợp đồng ký kết trong năm 2008 đã vượt quá 1 tỷ dollars. Hiện nay khối lượng này được tính vào khoảng vài tỷ dollars.

vladimir2

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (ảnh Soha, 30/08/2013).

Việt Nam đã mua của Nga 32 máy bay chiến đấu Su-30MK2, 12 tàu tên lửa cao tốc "Molnia" (Tia chớp) (2 chiếc giao thẳng và 10 chiếc được cấp phép sản xuất), bốn tàu khu trục lớp "Gepard", sáu tàu ngầm của dự án 636 "Varshavyanka" (theo phân loại của NATO là tàu ngầm lớp Kilo), một số tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 PMU1 và nhiều loại vũ khí khác".

Cũng nên biết trong cuộc thăm Nga từ ngày 07 đến 10/08/2013, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quanh Thanh và Bộ trưởng quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về "canh tân hóa" quân đội cộng sản Việt Nam.

Tướng Thanh xác nhận :

1. Những nhu cầu phía Việt Nam đề xuất cơ bản phía Bạn đều đáp ứng, trong đó Bạn đồng ý đào tạo cán bộ cho Việt Nam ở tất cả các cấp, các lĩnh vực, các quân binh chủng và một số lĩnh vực khác.

2. Tiếp theo là hợp tác về lĩnh vực kỹ thuật quân sự, hai bên đã bàn các biện pháp tiếp tục triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã đạt được. Phía Bạn thống nhất một số điểm : trước hết là những hợp đồng mua vũ khí, trang bị kỹ thuật, phía Bạn bảo đảm chất lượng tốt, giá cả hợp lí và có ưu đãi đối với Việt Nam.

3. Là vấn đề hậu mãi như sửa chữa, bảo dưỡng, cung cấp vật tư, phụ tùng, đảm bảo tuổi thọ của trang bị...

4. Là Bạn thống nhất với phía ta là có thể bàn hướng hai bên có thể liên doanh thiết lập các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng.

Tướng Phùng Quanh Thanh nói thêm rằng :

"Bạn đã trao đổi nhiều tình hình, hai bên đều thống nhất về mặt quan điểm, đánh giá ; thống nhất về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc hợp tác ngày càng sâu rộng hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực ; quan hệ song phương không nhằm vào nước thứ ba".

(Phỏng vấn của VOV, Voice of Vietnam-Đài Phát thanh Quốc gia Việt Nam, 10/08/2013)

Nhưng nếu Nga đã hợp tác chặt chẽ về quốc phòng với Việt Nam thì phía Việt Nam cũng đã có những tương nhượng thỏa mãn cho nhu cầu của Nga tại hải cảng chiến lược Cam Ranh như :

- Để Nga thiết lập một cơ sở bảo trì và huấn luyện cho đội Tầu ngầm của Việt Nam.

- Sẽ đơn giản hóa một số thủ tục cho tàu hải quân của Liên bang Nga khi ghé thăm hoặc làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật ở các cảng Việt Nam sẽ được nhanh chóng, thuận tiện.

- Thành lập công ty hợp doanh Việt-Nga để sửa chữa, đóng tàu ở khu vực phi quân sự của cảng Cam Ranh.

Tướng Phùng Quanh Thanh nói với báo chí hồi tháng 3/2013 rằng cơ sở này sẽ sửa chữa tàu, tiếp dầu, tiếp nước, tiếp lương thực thực phẩm, đón thủy thủ để vào bờ, tham quan nghỉ ngơi sau chuyến đi đường dài trên biển.

Ông Thanh cũng cho biết :

"Tổng công ty Tân Cảng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được giao chủ trì, có tham gia liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty Vietsopetro sẽ tham gia góp vốn. Nhưng ta làm chủ, chi phối, ta điều hành, quản lý. Chủ quyền là của Việt Nam. Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, các dàn khoan, các dịch vụ của dầu khí này phục vụ dịch vụ cho các tàu của bất kỳ một nước nào, trong đó có Liên bang Nga".

Việt Nam cũng đã đồng ý để cho Nga bỏ vốn 100% xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng ở Cam Ranh theo diện dự án đầu tư nước ngoài ngang hàng với Khách sạn 5 sao. Ông Thanh cho hay Nga dành cho Việt Nam quyền quản lý, điều hành. Phía Nga cũng sẽ gửi một số người tham gia cùng quản lý khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nga chính thức rút khỏi Cam Ranh năm 2002, sau khi hết hạn thuê mướn và Việt Nam cũng đã tuyên bố không để Cam Ranh biến thành một căn cứ quân sự của nước ngoài. Tuy nhiên, dù không có hợp đồng thuê mướn nhưng Cảng Cam Ranh sẽ trở thành trạm dừng chân thường xuyên quan trọng của lực lượng Hải quân Nga.

Như vậy, chuyện ông Putin tiếp tục làm Tổng thống Nga thêm 6 năm nữa sẽ lôi Việt Nam đi đâu trước viễn ảnh lãnh tụ Tập Cận Bình sẽ làm Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nhà nước Trung Hoa không hạn kỳ, hay chỉ khi nào ông ta qua đời hoặc tự ý từ chức.

Dù muốn hay không thì thực tế là như thế. Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu một cổ đôi tròng, nếu chưa dứt được món nợ khổng lồ mỗi năm từ 12 đến 15 tỷ dollars nhập siêu từ Trung Hoa.

Phạm Trần

(22/03/2018)

Published in Diễn đàn

Muốn biết đảng và nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam khiếp nhược trước đồng tiền và áp lực quân sự của Trung Quốc như thế nào thì chỉ cần so sánh thái độ và việc làm của họ trong hai biến cố : Tổ chức ăn mừng 50 năm tấn công Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam, nhưng lại không dám hé răng lên án Trung Quốc đã thảm sát 64 lính Công binh Hải quân ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988.

Về Mậu Thân 1968, từ tháng 12 năm 2017, Đảng, Nhà nước và Quân đội đã bỏ ra không biết bao công sức và tiền bạc để tổ chức ăn mừng cuộc tấn công Mậu Thân đã đem lại thắng lợi chính trị buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn hội nghị để kết thúc chiến tranh, đem chiến thắng cuối cùng cho Đảng cộng sản Việt Nam.

gacma3

Gặp mặt kỷ niệm 50 năm tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh Báo Pháp luật Việt Nam

Lãnh đạo cộng sản Việt Nam tưởng rằng làm như vậy, qua việc tập trung các cuộc Hội thảo và Tọa đàm tại Sài Gòn, Thủ đô cũ của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và nơi có Tòa đại sứ Mỹ từng bị đặc công cộng sản tấn công trong đêm Giao thừa Tết Mậu Thân 1968, sẽ khơi lại niềm hãnh diện của chiến lược và chiến thuật quân sự của Đảng và Bộ chính trị thời Lê Duẩn-Lê Đức Thọ.

Hồi ấy Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã được đưa đi nghỉ dưỡng sức bên Tầu và Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp đi Hung Gia Lợi chữa bệnh khi xẩy ra vụ Mậu Thân. Bây giờ thực tế đã chứng minh mọi chuẩn bị của trận Tết Mậu Thân đều do sự dàn dựng của bộ đôi Duẩn-Thọ để họ được rãnh tay và độc quyền quyết định mọi việc.

Nhưng lãnh đạo Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam lại quên rằng, từ những bôi bác hào quang vụng về này, Đảng cộng sản Việt Nam đã để lộ ra sự giả dối tuyên truyền không hề xẩy ra gọi là "cuộc nổi dậy" của nhân dân miền Nam khi quân cộng sản mở cuộc tiến công quân sự vào các thành thị miền Nam như hai ông Duẩn-Thọ từng lạc quan.

Hai ông này còn lấy thắng lợi chính trị với Mỹ để che đậy thất bại nặng nề của họ về quân sự trong vụ Mậu Thân, mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tư lệnh chiến trường Huế-Trị Thiên đã nhìn nhận. Bằng chứng là có đơn vị cấp Tiểu đoàn trên 300 quân, chỉ còn mươi người sống sót khi rút lui khỏi Huế.

Đặc biệt hơn, các cuộc liên hoan ăn mừng chiến thắng Mậu Thân giả tạo năm 2018 còn khơi lại vết thương chiến tranh do quân đội miền Bắc và tay sai du kích Mặt trận Giải phóng miền Nam gây ra cho nhân dân miền Nam. Quan trọng và man rợ nhất là chứng tích bi thảm, sắt máu và vô lương tâm của quân cộng sản đã tìm thấy tại các nấm mồ chôn tập thể ở Cố đô Huế và vùng phụ cận năm 1968.

Đã có từ 5.000 đến 6.000 người dân vộ tội bị quân cộng sản và tay sai hạ sát hay mất trích trong 25 ngày đêm họ chiếm đóng Huế.

Sau cùng, bộ máy tuyền truyền của Tuyên giáo đảng và Tổng cục Chính trị quân đội cũng lờ đi nguyên nhân thắng lợi quân sự cuối cùng của họ ở miền Nam chẳng qua vì, trong khi miền Bắc được khối Liên Xô và Trung Quốc đổ lương thực và vũ khí cho miền Bắc vi phạm Hiệp định Paris 1973 để tiếp tục cuộc chiến chống Việt Nam Cộng Hòa thì Hoa Kỳ rút chân ra khỏi miền Nam và cắt giảm viện trơ kinh tế và quân sự khiến quân đội miền Nam ở vào thế yếu.

Nhưng sau khi chiếm được miền Nam ngày 30/04/1975, thay vì thi hành chủ trương "hòa giải, hòa hợp dân tộc" để hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước như đã tuyên truyền thì hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lại thi hành chính sách trả thù báo oán và xóa bỏ kinh tế tự do của nhân dân miền Nam khiến cả nước đói và hàng triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, buộc đảng phải "đổi mới" từ Đại hội đảng VI thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1986.

Cũng từ sau 1975, các trại tù lao động khổ sai, mang danh "cải tạo" đã được dựng lên từ Nam ra Bắc để đầy đọa hàng trăm ngàn quân-cán-chính và nhân sĩ, trí thức miền Nam. Song song với chủ trương tiêu diệt kinh tế tư sản để hạ miền Nam xuống ngang hàng với kinh tế vô sản, tập trung và bao cấp của miền Bắc, chính quyền cộng sản mới đã xóa bỏ cả nếp sống văn hóa và nhân bản của người miền Nam khiến hàng trăm ngàn người đã phải liều chết tìm đường vượt biên và vượt biển tìm tự do. Hàng chục ngàn người được ước tính đã bỏ mình trên biển cả trong các trường hợp khắc nghiệt khác nhau, kể cả bị hải tặc giết, hãm hiếp và cướp của.

Vì vậy, mỗi khi nhắc lại hai biến cố Mậu Thân 1968 và 30 tháng 4 năm 1975 bằng những cuộc liên hoan, ăn mừng và rêu rao chiến thắng là Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã khuấy sâu vào vết thương chưa lành của người miền Nam và để nuôi dưỡng hận thù dân tộc.

Nhưng người cộng sản, tuy miệng nói oang oang đoàn kết, thống nhất trong một nhà nước "của dân, do dân và vì dân", nhưng lại chia rẽ và kỳ thị Bắc-Nam-Trung hơn bất kỳ thời đại nào. Những khẩu hiệu "Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền", hay "Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam" (Nghị quyết 36, ngày 26/3/2004) chỉ viết ra để truyên truyền trang sức cho nhà nước và làm đẹp mặt đảng chứ không mang lại phúc lợi cho dân.

Cái bóng Trung Quốc

Vậy mà vào mỗi dịp kỷ niệm mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc 20/01/1974, khi người dân tổ chức truy điệu 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh khi chống lại quân Tầu xâm lược thì bị ngăn chặn, phá rối hay bị bắt về đồn công an.

gacma2

Tranh vẽ tưởng niệm 64 chiến binh đã hy sinh tại Trường Sa

Các cuộc biểu tình chống Tầu đàn áp và giết hại ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ Sài Gòn ra Hà Nội trong các năm 2011-2013 cũng đã bị đàn áp dã man.

Ngay đến các cuộc tụ tập của dân, vào mỗi dịp 17/2 hàng năm, để tri ân và tưởng nhớ trên 40 ngàn chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình tại các tỉnh và chiến trường biên giới phía bắc trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược từ 1979 đến 1990 cũng bị ngăn chặn và đàn áp ngay giữa Thủ đô Hà Nội, tại đền Lý Thái Tổ.

Từ năm 2017, tuy báo chí đã được cho phép viết về cuộc chiến biên giới 1979-1990 cũng như đề cập sơ sài đến cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974, nhưng chưa bao giờ Chính phủ cho phép hay đứng ra tổ chức kỷ niệm và tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã hy sinh bảo vệ biên cương và lãnh thổ chống quân xâm lược Trung Quốc.

Năm nay, ngày 14/03/2018 cũng không là ngoại lệ. Nhiều báo chính thống, kể cả báo điện tử Trung ương đảng, báo Chính phủ, Quân đội nhân dân và Nhân dân đều có đăng tin và hình tưởng niệm 64 chiến binh Trường Sa. Nhưng hầu hết các buổi tưởng niệm do Ủy ban nhân dân tỉnh như Khánh Hòa, Quảng Bình đều do các đồng đội của những người đã hy sinh đứng ra tổ chức.

Không có bất cứ một cuộc Hội thảo hay Tọa đàm nào về biến cố Gạc Ma hay họp hành biểu dương nào do Nhà nước và Quân đội tổ chức như họ đã từng bầy vẽ ra trong vụ kỷ niệm 50 năm tấn công Mậu Thân.

Nên biết ngày này của 30 năm trước (14/03/1988), giặc Tầu đã dùng đại pháo, súng trường, dao găm và lưỡi lê hạ sát 64 chiến sĩ hải quân và công binh của Quân đội nhân dân Việt Nam trên bãi Gạc Ma và trên tầu HQ-604 trong quần đảo Trường Sa.

gacma0

Tranh vẽ ước muốn thu hồi những bãi và đá bị mất trong quần đảo Trường Sa

Cuộc giao tranh đã diễn ra rất đẫm máu và bộ đội hải quân Việt Nam nhận lệnh không được nổ súng để chống trả. Khi phải đánh giáp lá cà, bộ đội hải quân và công binh Việt Nam phải dùng cả cuốc, xẻng để chống lại, nhưng vì quân ít, vũ khí yếu nên đã hy sinh. Những bộ đội còn lại chỉ giữ được hai bãi đá Cô Lin và Len Đao. Bãi Gạc Ma, một vị trí chiến lược quan trọng phía nam Trường Sa đã rơi vào tay địch từ đó đến nay. Quân Trung Quốc có thể dùng Gạc Ma để chận đường tiếp tế của Việt Nam từ tỉnh Khánh Hòa ra Trường Sa.

Theo báo Việt Nam thì : "Khi chiếm được Gạc Ma sau cuộc thảm sát ngày 14/3/1988, năm 1995 Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành Khăn từ tay Phillipines. Từ sau ngày đó, Trung Quốc đã có tổng cộng bảy cấu trúc : Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Xu Bi và Vành Khăn".


Tại 7 vị trí này, Trung Quốc đã biến thành những đảo nhân tạo với kiến trúc kiên cố, trại đóng quân, đài radar, đài khí tượng, súng phòng không, bến cảng và sân bay.

Ai ra lệnh không được nổ súng ?

Vụ Gạc Ma tuy xảy ra cách đây 30 năm nhưng vẫn còn gây nhiều thắc mắc trong giới sử học và bang giao Việt Nam-Trung Quốc. Bởi vì vào lúc đó bộ đội hải quân Việt Nam đã nhận lệnh "không được nổ súng" cho dù có bị quân Trung Quốc tấn công.

Ai là người đã ban ra huấn lệnh điền cuồng này ?

Một bài viết của ký giả Mặc Lâm, khi còn làm cho Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia-RFA), ngày 12/03/2015 đã giải mã phần nào cho thắc mắc này :

"Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và, quan trọng hơn nữa, họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc.

Anh Nguyễn Văn Thống, một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này :

- Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng…".

Mặc Lâm viết tiếp :

"Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Đó là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái (2014). Tướng Lê Mã Lương cho biết :

- Nó có một câu chuyện như thế này : Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng ! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng ?

Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ.

Ông Nguyễn Khắc Mai, người đứng đầu Tổ chức Minh Triết đưa ý kiến : "Ngài Bộ trưởng Bộ quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh, người đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này".

Bài viết của Mặc Lâm, RFA còn cho biết :

"Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh : "Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc".

Lê Đức Anh nói với ai ?

Cho đến ngày 14/03/2018, 30 năm sau trận chiến đẫm máu Gạc Ma, Đảng và Quân đội cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ lời bình luận nào về tiết lộ của người lính Hải quân sống sót Nguyễn Văn Thống xác nhận lính Việt Nam được lệnh "không được nổ súng".

Cũng gây thắc mắc cho lịch sử còn có tiết lộ của tướng Lê Mã Lương và lời lên án, chỉ trích đích danh Đại tướng Lê Đức Anh của hai ông Nguyễn Khắc Mai và tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Nhưng tại sao Bộ chính trị và Quân ủy trung ương do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã không cho điều tra về lời tố giác Đại tướng Lê Đưc Anh, người về sau còn giữ chức Chủ tịch nước (1992-1997) ?

Chỉ biết rằng, ít lâu sau xẩy ra trận Gạc Ma thì ông Lê Đức Anh, trong tư cách Bộ trưởng quốc phòng đã ra tận Trường Sa thề bảo vệ biển đảo.

Báo Tuần Việt Nam, một phân bộ báo chí thuộc Bộ Thông tin và truyền Thông, vào ngày 14/03/2018 đã phổ biến lại toàn văn Diễn văn của ông Lê Đức Anh, trong đó có đoạn quan trọng như sau :

"Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng quốc phòng đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955-7/5/1988) do Quân chủng Hải quân cùng Tỉnh ủy và Chính quyền tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại đảo Trường Sa lớn. Chuyến thăm đảo diễn ra ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma rạng sáng 14/3 làm 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 hy sinh. Đại tướng đã có bài phát biểu quan trọng khi tiếng súng vừa dứt trên quần đảo Trường Sa ít ngày…".

Ông nói : "…Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các tổng cục, các quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Như vậy thì có khó hiểu không ?

Càng khó hiểu khi thấy ông Lê Đức Anh nói rằng :

"Với mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc : Trong những năm 50 và những năm 60, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trong những năm từ 1965 đến 1970 là rất to lớn và hiệu quả. Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình. Mặt khác, thắng lợi của chúng ta cũng đã góp phần đáng kể phá vỡ sự bao vây của đế quốc Mỹ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Rồi tướng Anh kể rằng :

"Năm 1976, Đoàn đại biểu cao cấp của Đảng và Nhà nước ta đi thăm và cảm ơn các nước và bầu bạn trên thế giới đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Tới Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ đã nói : Trung Quốc cảm ơn Việt Nam, chính nhờ Việt Nam chống Mỹ mà Tổng thống Mỹ đã phải thân hành đến Trung Quốc để cầu thân với Trung Quốc".

Nói tóm lại cả hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, với tinh thần anh em sâu đậm. Chúng ta đinh ninh rằng tình sâu nghĩa nặng đó sẽ kéo dài mãi mãi và nhất định nó sẽ xóa nhòa, đi đến xóa hẳn trong ký ức của dân tộc Việt Nam những tội lỗi mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đã gây đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm đô hộ.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thật sự trên thực tế, phù hợp với pháp lý quốc tế, với đạo lý quốc tế.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam dù chế độ xã hội khác nhau qua các thời đại, xu hướng chính trị khác nhau, tôn giáo khác nhau, đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ đều một lòng, một dạ kiên trì và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta".

Thì ra, phải chăng tướng Lê Đức Anh đã nhẹ dạ "đinh ninh", tức "cứ nghĩ trong bụng" rằng vì tình sâu nghĩa nặng giữa 2 nước Việt-Trung đã thắm thiết thì tình đống chí muôn đời sẽ không bao giờ có chuyện "môi hở răng lạnh", nào ngờ Trung Quốc đã lật mặt ở Gạc Ma để "dạy cho Việt Nam một bài học" như Đặng Tiểu Bình đã nói khi xua quân xâm lược 6 tỉnh phía bắc Việt Nam năm 1979 ?

Như vậy thì tại sao những người cầm đầu Đảng cộng sản Việt Nam chưa biết tỉnh ngộ cho "sáng mắt sáng lòng" mà cứ cúi đầu thuần phục Trung Quốc mãi ?

Phạm Trần

(15/03/2018)

Published in Diễn đàn
jeudi, 08 mars 2018 14:45

Tự bốc, tự than và tự chửi

Tình hình Việt Nam trước Hội nghị trung ương 7, khai mạc vào tháng 5/2018 có khả năng xấu đi trước hiện tượng thi đua xu nịnh Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng để quên đi nhu cầu cấp bách phải đổi mới chính trị để cho dân tham gia việc nước.

Với chủ đề "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ", Ban Tổ chức trung ương đã tổ chức Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan trung ương tại Hà Nội ngày 6/2/2018 để thu thập ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ.

tuboc1

Hội nghị do Ban Tổ chức trung ương tổ chức sáng 6/2

Theo báo điện tử trung ương đảng thì Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính nói với Hội nghị rằng : "Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là nhiệm vụ khó và đặc biệt quan trọng ; cần tạo ra cách làm mới, đột phá, khả thi, tạo sự lan tỏa và sức ảnh hưởng lớn nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong bối cảnh tình hình có nhiều thay đổi".

Nhưng tại sao lại "cấp bách", vì "tình hình có nhiều thay đổi" thì không thấy ông Chính giải thích. Chỉ biết ông đã yêu cầu các đại biểu dự hội nghị quan tâm đến "những vấn đề cụ thể như : chống suy thoái, nạn chạy chức, chạy quyền, kiểm soát quyền lực, đẩy lùi những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng".

Như vậy là khẩn trương và không bình thường, vì ông Chính không nói tại sao vấn đề xây dựng cán bộ lại nẩy sinh "những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng" ?

Chỉ biết một điều chắc chắn là Đảng đang lo sót vó vì tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đang lan rộng và ăn sâu trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Những người bị quy kết thuộc hang ngũ "lợi ích nhóm", "đề cao chủ nghĩa cá nhân", "không làm theo lệnh đảng", "say mê quyền lực", "tham nhũng", "cửa quyền", "dễ bị mua chuộc", "lũng đoạn nội bộ", "dèm pha lãnh đạo" và "công khai che bai chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh" và lười tham gia "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Những hiện tượng này không mới mà đã có từ lâu và được diễn dịch ra từ hai căn bệnh "suy thoái tư tưởng" và "suy thoái đạo đức" trong các văn kiện của hai Hội nghị trung ương 4 khóa XI và khóa XII về Xây dựng đảng.

Tuy nhiên, Ban Tuyên giáo trung ương của đảng và Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng đã liên kết chĩa mũi dùi vào điều được gọi là "các thế lực thù địch" bên ngoài và "những kẻ cơ hội" bên trong đã cấu kết với nhau xuyên tạc thành tích xây dựng đảng để chống phá làm mất uy tín đảng và chia rẽ nhân dân.

Vì vậy, báo Quân đội nhân dân đã cảnh giác trong bài viết ngày 01/03/2018 rằng : "Mục tiêu không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích ấy, chúng áp dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn, trong đó có việc thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ta".

Báo này viết tiếp : "Một âm mưu, thủ đoạn hết sức nham hiểm trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam là thúc đẩy sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, mà trước hết và chủ yếu là suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị. Bởi họ toan tính và cho rằng chỉ có làm chệch hướng tư tưởng chính trị thì mới làm cho nội bộ Đảng chia rẽ, tổ chức của Đảng rệu rã, bộ máy của Nhà nước lung lay và nguy cơ tự đánh mất vai trò lãnh đạo, tự sụp đổ sớm muộn cũng đến".

Nhưng chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban chấp hành trung ương đảng đã báo động tình trạng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong nội bộ trước tiên chứ có người nào hay thế lực nào nói rồi đổ vạ cho đảng đâu.

Nhưng ngoài chuyện đảng viên đang "tự biến" để xa đảng họ cũng tự cho mình quyền bỏ cả Mác-Lênin và quên luôn cả "tư tưởng Bác Hồ" để tìm đường sống. Vì vậy mà báo Quân đội nhân dân đã chạm lòng để lên tiếng phản bác :

"Cùng với việc xuyên tạc, phủ nhận tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thời gian gần đây họ tập trung kích động, cổ xúy cho nhiều quan điểm sai trái phủ định mục tiêu của Đảng và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Họ cho rằng muốn có dân chủ thực sự cho người dân thì Việt Nam phải thực hiện chế độ "tam quyền phân lập". Họ cổ xúy cho xã hội dân sự và cho rằng "xã hội dân sự là hiện thân của tự do, dân chủ và những giá trị tốt đẹp trong xã hội" ; "hình thành xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người"... Họ phủ nhận những kết quả và xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay với các luận điệu đáng lưu ý như : "Cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay là "cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng" ; "chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng" ; "tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".

Đổi mới chính trị ở đâu ?

Dù bài viết có cố tình lẩn tránh, nhưng sự thật là chế độ độc đảng và độc tài ở Việt Nam đã giúp cho tham nhũng tồn tại, vì người dân không có cơ hội tham gia việc nước nói chung và phòng chống tham nhũng nói riêng.

Ngay cả các đại biểu của dân trong Quốc hội và các Hội đồng nhân dân địa phương cũng không trực tiếp gánh vác chống tham nhũng thì những kẻ tham nhũng được tự do hành nghề cũng là điều dễ hiểu.

Đó là lý do tại sao vào ngày 22/1/2016, cả hội trường Quốc hội đã "phát sốt" khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh dõng dạc nói : "Đổi mới hệ thống chính trị là điều kiện để phát triển".

Bài tham luận của ông Vinh đã thẳng thắn trích lại "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" được Quốc hội thông qua "nêu rõ đổi mới chính trị cần đi đôi với đổi mới kinh tế".

Ông Bùi Quang Vinh nói : "Bên cạnh đổi mới ở bộ máy công chức, nguyên tắc thị trường cần được áp dụng đầy đủ hơn, phân biệt khu vực công - tư, bảo vệ quyền tài sản, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quản trị Nhà nước, hoạch định chính sách...".

Tuy ông Vinh không nói ra nhưng ai cũng hiểu đó chính là đòi hỏi Đảng phải thật sự tôn trọng quyền tự quyết của dân trong một chế độ có bầu cử tự do và trực tiếp. Nhưng Đảng đã làm ngơ trước đề nghị thẳng thắn này của ông Vinh.

Được biết ông sinh năm 1953 tại Hà Nội, từng là Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa X, XI, Bộ trưởng  Bộ kế hoạch và đầu tư (2011  - 2016), Đại biểu quốc hội khóa XIII  tỉnh Lai Châu.

Ông Bùi Quang Vinh là bộ trưởng duy nhất từng tuyên bố về chủ trương kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".

Tại Đại hội đảng XII năm 2016, ông Vinh nói thẳng : "Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển".

Đó là sự thật ngay cả đối với các Chuyên gia kinh tế trong nước, nhưng lãnh đạo đảng và những cái đầu bảo thủ, giáo điều sỏi đá trong Hội đồng lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo thì cứ coi cái định hướng mơ hồ "xã hội chủ nghĩa" là khuôn vàng thước ngọc phải duy trì bằng được. Vì vậy, mỗi khi bị phê bình hay chống đối thì báo đài đảng lại được lệnh phản biện.

Bài viết của Quân đội nhân dân phản ảnh thái độ này bằng lời cảnh giác : "Mục tiêu nhằm tới của họ không gì khác là làm chia rẽ nội bộ mà trước hết là chia rẽ về quan điểm chính trị, từ đó dẫn đến tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng. Tình hình ấy đòi hỏi chúng ta, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên không được phép chủ quan, lơ là, mất cảnh giác".

Nhưng đây là cuộc chiến tư tưởng không có biên cương. Nếu đảng viên đã nghe lời đảng thì làm gì có tình trạng "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ?

Sở dĩ cán bộ, đảng viên và nhân dân đã chán Đảng đến tận mang tai vì lãnh đạo nói mà không làm, hoặc nói một đàng làm một nẻo.

Điển hình như Báo cáo chính trị tại Đại hội đảng XII năm 2016, Khóa đảng XI viết : "Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế ; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ".

Nhưng nhóm chữ "đổi mới chính trị" có ý nghĩa gì trong thực tế ?

Hãy nghe chính lời ông Nguyễn Phú Trọng nói tại Hội nghị trung ương 10, Khóa đảng XI :

"Phải nắm vững và khẳng định : Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia".

(VietNamNet, 12/01/2015)

Như vậy thì có gì mà phải rùm beng lên cho ồn ào hàng xóm ?

Nịnh và hót

Nói năng ngược xuôi như thế thì hèn gì mà ông Trọng chẳng được các loa Tuyên giáo hót nịnh đến điếc tai thiên hạ.

Điển hình là Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận của trung ương đã ca tụng ông Nguyễn Phú Trọng như sau : "Thông điệp của Tổng bí thư gửi tới chúng ta : "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…" là một hình tượng rất sống, rất hay và rất thực tế. Nó thể hiện sự kiên quyết không thể gì lay chuyển của ông Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hiện nay". 

Tưởng hót như thế chưa có người nghe, Nhị Lê liền ca tiếp : "Thông điệp của Tổng bí thư đã gửi - "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…" - là sự kết tinh, thể hiện tầm nhìn, sự kiên định và cả tâm huyết của ông. Cái Ngọn lửa Dân chủ, Đức trị và Pháp trị phải cháy lên trong cái lò ấy ! Và, càng tin rằng, không ai cản được, khi Lòng dân đã dậy sóng, đang làm Gió thổi lò, với quyết tâm : "Dân ta đã nói là hành. Đã đốn quyết đốn cả cành lẫn cây".

(Tuần Việt Nam 09/08/2017)

Tiếp theo là Đài phát thanh nhà nước, Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam) lên giọng từ Hà Nội :

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền. Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền.

Người có học bao giờ cũng trọng cái danh và xa lánh mọi ham hố vật chất, sự ích kỷ vun vén quyền lợi cho cá nhân, cho gia đình mình. Vài ba chục năm trở lại đây, người dân từng biết khá nhiều vị có chức sắc bằng quyền lực của mình cất nhắc con cái, người thân vào những vị trí này nọ. Mỗi lần có sự việc nào đó từ cưới xin cho con, thượng thọ cho bố mẹ, không ít vị lợi dụng chức vị để kiếm chác. Trên thiếp mời còn lòe loẹt in đủ chức danh và học vị.

Với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì không. Đã kinh qua nhiều chức vụ cao nhất của Nhà nước, của Đảng nhưng từ việc lớn cho đến việc nhỏ, trong dân gian chưa có lời đồn, giai thoại nào về sự lợi dụng quyền hạn của ông để mưu lợi cho mình, cho người thân.

Về với lớp từ phổ thông đến đại học, Tổng bí thư vẫn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Ngay cả khi đang ở vị trí cao nhất Quốc hội, khi về với lớp học cũ, ông vẫn khiêm tốn với bạn đồng môn với các thầy, các cô giáo cũ". 

tuboc2

Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

Hát khan cả họng mà như chưa được ai cho xu nào nên Tiếng nói Việt Nam ca tiếp :

"Lò lửa chống tham nhũng đang ngùn ngụt cháy đúng như mong muốn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy". Chiếc lò đó đã bắt đầu và sẽ liên tục thiêu ra tro những củi gộc mối mọt, độc địa. Ngọn lửa nghìn độ đó không chỉ được nuôi bằng lương tâm, dũng khí mà còn bằng trí tuệ, tài thao lược bài bản, có lớp lang của một kẻ sĩ có tâm, có tài, có dũng. Nhờ có chiếc lò và ngọn lửa hợp lòng dân như vậy nên chưa bao giờ cuộc chiến đấu chống tham nhũng lại quyết liệt, công bằng và có kết quả như lúc này.

Xin nhắc lại người nhóm lò và giữ cho ngọn lửa trong lò đó, người đứng đầu cuộc chống tham nhũng đang có hiệu lực làm nức lòng người đó chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - một kẻ sĩ Bắc Hà ta đó".

(VOV, ngày19/02/2018)

Với kỷ nguyên của truyền thông điện tử toàn cầu và con người Việt Nam không còn u ám như thập niên 50 mà báo đài nhà nước thi đua viết bài khen ông Trọng nứt lưỡi thì chắc là ông khoái chí lắm.

Chỉ có điều là khi ông đang ở giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XII mà được ca ngợi không tiếc lời như thế thì khi nhớ lại lời ông nói về "đổi mới chính trị", hẳn không ít người sẽ nói theo lời cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong hoàn cảnh mới :

"Đừng nghe những gì ông Trọng nói mà hãy nhìn kỹ những gì ông Trọng làm".

Phạm Trần

(08/03/2018)

Published in Diễn đàn
jeudi, 22 février 2018 11:13

39 năm vẫn chưa biết nhục !

58 năm sau ngày ông Hồ Chí Minh, cha đẻ của Đảng cộng sản Việt Nam, nói câu tuyên truyền "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" thì số cán bộ, đảng viên "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" và "quan liêu, tham nhũng, lãng phí" tăng cao hơn bao giờ hết.

dang1

Pa -nô "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" treo dọc một bờ rào - Ảnh minh họa

Kết quả này là bằng chứng đảng đã hoàn toàn bất lực trong kế hoạch "xây dựng chỉnh đốn đảng" bắt đầu từ khóa đảng VII thời Đỗ Mười làm Tổng bí thư (1991-1997). Bây giờ, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng khóa đảng XII, tổng cộng 27 năm xây dựng chỉnh đốn đảng mà lãnh đạo vẫn chỉ biết đổ lỗi cho "mặt trái của nền kinh tế thị trường" và số cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh bị sa ngã trước cám dỗ của tiền tài và danh vọng, là nguyên nhân của tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đang đe dọa sự sống còn của đảng.

Như vậy, nếu ông Hồ còn sống thì hẳn ông phải xấu hổ cho những điều ông nói tại buổi lể kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đảng (3/2/1930-3/2/1960).

Hồi ấy ông Hồ nói :

Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao

Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình !

Đảng ta là đạo đức, là văn minh

Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no

Công ơn Đảng thật là to

Ba mươi năm lịch sử Đảng

là cả một pho lịch sử bằng vàng

("Lời khai mạc lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng", Thơ Bác Hồ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1971)

Nhắc lại chuyện xưa của ông Hồ để thấy nhiều điều ông nói chỉ để tuyên truyền gây ảo tưởng và hy vọng hão huyền. Các lớp lãnh đạo sau ông, từ thời Bí thư thứ nhất rồi Tổng bí thư Lê Duẩn (cầm quyền từ 10/9/1960-10/7/1986, 25 năm 303 ngày), đến các tổng bí thư Trường Chinh qua Nguyễn Văn Linh (khóa VI), rồi chuyển cho Đỗ Mười (VII), Lê Khả Phiêu (VIII) đến Nông Đức Mạnh (IX và X) sang Nguyễn Phú Trọng (từ khóa XI), tổng cộng 58 năm mà căn bệnh "suy thoái đạo đức và tư tưởng" của cán bộ, đảng viên vẫn là tiền đề của mọi vấn đề đảng còn phải đối phó.

Nhưng nếu "suy thoái đạo đức" chỉ thu gọn trong phạm vi con người của đảng thì hy vọng sửa sai vẫn có thể làm được nếu lãnh đạo quyết tâm làm đến nơi đến chốn.

Ngược lại, khi "đạo đức" và "văn minh" chỉ còn là tấm bình phong che đậy cho âm mưu xuyên tạc lịch sử thì đạo lý dân tộc và lòng yêu nước đã bị loại bỏ. Càng tệ hại và ô nhục hơn, nếu hành động ấy lại do những người có học vị cao trong xã hội được trao trọng trách bảo tồn và khai sáng đã quay lưng phản bội, theo lệnh của Bộ Chính trị để tránh gây ra phức tạp trong quan hệ Việt-Trung.

Đem suy luận này áp dụng cho hành động sợ Trung Quốc ra mặt của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam khi họ cố tình lãng quên xương máu của trên 40 ngàn đồng bào và bộ đội đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 -1990 thì ta biết ngay tại sao bộ Lịch sử Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát hành ngày 18/08/2017, tuy đã dám viết "quân Trung Quốc xâm lược" nhưng vẫn hời hợt về cuộc chiến này.

39 năm phản bội

Trước hết, trong 39 năm qua, mỗi khi ngày 17 tháng 2 hàng năm trở về, hàng triệu con tim người Việt trong nước đã thổn thức tưởng nhớ về những người đã nằm xuống trong cuộc chiến biên giới 1979-1990, dù trong quân ngũ hay dân thường, cụ già, đàn bà và trẻ thơ. Nhưng ngoài những cuộc thăm viếng nghĩa trang hay tư gia lẻ tẻ của các cựu chiến binh nhớ về đồng đội cũ, tuyệt nhiên không có bất cứ tổ chức, đoàn thể hay chính quyền từ trung ương xuống cơ sở nào đứng ra tổ chức các buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn những người đã hy sinh.

Chẳng những thế, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam còn ra lệnh cho công an, công an đội lốt côn đồ ngăn chặn, bắt cóc và tấn công những người dân xuống đường tuần hành hay tập trung dâng hương tại kỳ đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm Hà Nội, hay tại Sài Gòn vào ngày 17/2.

Cũng tương tự, các cuộc tổ chức tưởng niệm 74 chiến sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chống quân Tầu xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và 64 bộ đội đã bỏ mình ở Trường Sa năm 1988 cũng bị ngăn chặn.

Về mặt báo chí truyền thông thì từ 1979 đến 2016, không báo nào hay bất cứ ai được phép khơi lại cuộc chiến biên giới. Lệnh cấm này đã được nới rộng đối với các báo "không chính thống" từ năm 2017, sau khi bị nhiều trí thức và giới sử học chỉ trích.

Tuy nhiên, các cơ quan báo chí "ruột" như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Sài gòn giải phóng, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các đài truyền hình chính phủ và quân đội đều đồng loạt được lệnh "ngậm miệng" để được ăn tiền.

Riêng lần kỷ niệm 39 năm cuộc chiến biên giới năm nay (2018), các báo của Bộ Thông tin và truyền thông gồm Infonet, VietNamNet và Tuần Việt Nam đã phổ biến một số bài viết dưới dạng nghiên cứu hay phỏng vấn về diễn tiến của cuộc chiến từ ngày 17/02/1979 cho đến các cuộc giao tranh đẫm máu Việt-Trung tại mặt trận Tỉnh Hà Tuyên cũ, đặc biệt tại Vị Xuyên.

Những bài viết này, tuy có nhiều bằng chứng nhưng chưa được đưa vào sách sử để nói cho các thế hệ người Việt Nam sau này biết tường tận về biến cô đau thương này.

Vì vậy, những sự kiện còn thiếu trong 8 trang (từ trang 351 đến 359) của tập 14 bộ Lịch sử Việt Nam đã để lại một khoảng trống khó hiểu.

Bằng chứng khi nói về cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam ở biên giới phía Bắc, đã có không ít thắc mắc tại sao giới viết sử của Đảng cộng sản Việt Nam phải mở đầu bằng đoạn nịnh Trung Quốc thế này :

"Việt Nam luôn luôn biết ơn sự giúp đỡ tận tình của chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc".

Sau đó, sách sử mới Việt Nam lại cố ý liên kết xung đột biên giới Việt-Trung từ năm 1976 với cuộc chiến giữa Việt Nam và quân Khmer đỏ, do Pol Pot lãnh đạo được Bắc Kinh yểm trợ, ở biên giới Tây Nam.

Nhưng sách lại không dám nói đó là hành động của Trung Quốc dùng Khmer đỏ Pol Pot đề phá Việt Nam mà lại viết ỡm ờ thế này :

"Các cuộc xung đột nổ ra ở biên giới Việt-Trung (khu vực Cao Bằng-Lạng Sơn) vào cuối năm 1976 và tháng 3/1977 gần như trùng hợp với thời gian diễn ra tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam-Campuchia ở phía Tây Nam".

Đến khi viết về cuộc chiến Việt-Trung thì sách sử của Việt Nam chỉ tóm tắt :

" 5g sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực, 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10-15km, vào Cao Bằng 40-50km.

Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam".

Tuy nhiên, do bị động nên không phải bộ phận nào cũng giữ vững được khả năng chiến đấu. Đoạn trích sau đây trong báo cáo của Đảng đoàn Tổng công đoàn Việt Nam phản ánh một góc độ khác của tình hình :

"Trên mặt trận chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, các đơn vị tự vệ công nhân viên chức các lâm trường, nông trường, các đoàn địa chất, các xí nghiệp, cơ quan ở sát biên giới đã chiến đấu dũng cảm, góp phần đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt nhiều địch. Tuy nhiên, ít đơn vị chiến đấu được dài ngày do thiếu đạn, thiếu ăn, thiếu chỉ huy thống nhất với bộ đội chủ lực ; một số đơn vị bỏ chạy vô tổ chức do bị động, lãnh đạo không vững vàng…

Ngày 1/3/1979, Trung Quốc đề nghị đàm phán Trung-Việt ở cấp Thứ trưởng ngoại giao để khôi phục hòa bình, an ninh ở biên giới, tiến tới giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ. Ngày 14/3/1979, Trung Quốc rút hết quân về nước".

Đọc những dòng chữ "nửa sự thật" này ai cũng thấy lịch sử đã bị bóp méo có chủ trương che giấu nhiều sự thật. Bởi vì trong chiến tranh thì phải có thương vong, nhưng các nhà viết sử cộng sản lại che giấu thương vong của phía Việt Nam trong khi họ được tự do phanh phui số tổn thất về người và quân trang của quân đội Trung Quốc.

Họ cũng vẽ ra thắng lợi bằng cách nói vắn tắt để vơ vào mà không cần phải chứng minh rằng :

"Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã bảo vệ được chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện để tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đồng thời, Việt Nam cũng làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, tích cực góp phần bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á".

Lối viết sử mập mờ như vậy chỉ làm cho người đọc thắc mắc thêm, và tất nhiên chẳng mở mang được trí tuệ cho học sinh khi phải học những điều này trong sách Giáo Khoa.

Hơn nữa sẽ chẳng ai hiểu tại sao Việt Nam, dưới thời cộng sản cầm quyền lại phải có "nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào" để làm gì ? Ai đã ra lệnh, chi viện cho Việt Nam làm như thế, và với mục đích gì ?

Sách sử không dám giải thích vì mấy chữ "nghĩa vụ quốc tế", không những mơ hồ mà còn tiềm ẩn tổn thất về người và của mà phía Việt Nam đã tiêu hao ở Lào trong 20 năm theo đuổi chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, và thêm 10 năm Việt Nam xâm lăng và chiếm đóng Campuchia để đánh nhau với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1979 đến 1989.

Sau 10 năm phiêu lưu ở Campuchia, quân Việt Nam phải rút về nước để đổi lấy bình thường quan hệ ngọai giao với Trung Quốc năm 1991, tiếp sau Hội nghị bí mật Việt-Trung ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu) năm 1990.

Tổn thất của Việt Nam trong 10 năm ở Campuchia được ước tính khoảng 50 ngàn quân lính chết và lối 30 ngàn bị thương, nhưng không ai biết Việt Nam hay nước nào đền bù thiệt hại này cho những gia đình có người hy sinh ?

Vậy khi sách sử mới của Việt Nam còn thiếu minh bạch thì ai tin được các nhà làm sử khi họ viết rằng :

"Sau thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh càng được đẩy mạnh. Chiến công mới : tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng phản động FULRO ở vùng Tây Nguyên, bắt gọn nhiều nhóm phản động, gián điệp, thám báo và làm phá sản âm mưu phá hoại của chúng, là thể hiện sự cảnh giác cao của quân và dân Việt Nam".

Đọc những dòng này, ai cũng cảm thấy như có tiếp sức hà hơi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo nên giá trị lịch sử đã bị lu mờ. Do đó, Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Đức Cường đã nhìn nhận "Nhiều vấn đề quan hệ Việt-Trung chưa được nhắc đến", hoặc ông cũng "Tiếc là cuộc chiến bảo vệ biên giới giai đoạn 1980-1989 chưa đưa được vào bộ sử do tư liệu hầu như không có".

Nên biết sau khi rút quân khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn ngày 14/3/1979, quân đội Trung Quốc lại mở ra mặt trận thứ hai từ 1980 đến 1990 đánh vào tỉnh Hà Tuyên (gồm Hà Giang và Tuyên Quang). Cuộc chiến ác liệt đã xẩy ra ở Vị Xuyên, nay thuộc Tỉnh Hà Giang thành lập mới từ năm 1991, kéo dài trong nhiều tháng và gây thương vọng nặng cho Việt Nam.

Nhưng Giáo sư Cường cũng chỉ "nuối tiếc bộ sử chưa nói sâu về quan hệ Việt-Trung các thời kỳ hay sự kiện Gạc Ma năm 1988".

Gạc Ma là bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam và đã là nơi đã xẩy ra cuộc chiến đẫm máu giữa lực lượng phòng thủ Việt Nam và quân xâm lược Trung Quốc ngày 14/03/1988. 64 lính của Quân đội nhân dân đã thiệt mạng ở đây. Gạc Ma nay nằm trong tay quân Trung Quốc cùng với một số bãi đá đã biến thành đảo nhân tạo và căn cứ quân sự của Bắc Kinh.

Đạo đức của lịch sử

Với những thiếu sót khi biên soạn bộ lịch sử quan trọng, sau 9 năm làm việc và nghiên cứu tài liệu, thử hỏi thứ "đạo đức" và "văn minh" theo tiêu chuẩn của ông Hồ Chí Minh đặt ra năm 1960 thì những nhà viết sử cộng sản có đáng được tưởng thưởng không ?

Hãy nghe Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng "anh hùng lực lượng võ trang", kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên :

"Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này".

(Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)

Cậu chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Đó là khi :

"Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá anh hùng Nông Văn Pheo, năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực lượng với quân xâm lược.

Để bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần gây tổn thất nặng nề cho quân địch.

Nhưng đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.

Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá hủy hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi".

(báo Dân Việt , ngày 17/02/2018)

Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người cả dân thường và bộ đội Việt Nam. Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018 :

"Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có 3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ. Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng.

Pháo đài Đồng Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của gần 400 người Việt Nam".

(Tuần Việt Nam, ngày 10/02/2018)

Nhìn chung, nhiều biến cố đau thương của tỉnh Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị sách sử mới của Việt Nam cố tình bỏ quên. Chẳng hạn như chi tiết này của Phóng viên Trường Sơn :

"Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn : Sư đoàn 3 hy sinh và bị thương gần 1.500 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ, Trung đoàn 197 hy sinh và bị thương 168 cán bộ chiến sĩ…".

(Infonet, ngay 17/02/2018)

Vậy thương vọng đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao ? Phóng viên Hoàng Thùy của VnExpress cho biết trong bài viết ngày 25/07/2014 :

"Mặt trận Vị Xuyên-Thanh Thủy được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984-8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc…".

Thương vong của phía quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khoảng 4.000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.

Với những tang thương ngất trời như thế mà ở Việt Nam vẫn có những kẻ làm tay sai cho Tầu phương bắc để rước voi về dày mồ như đã thấy ở dự án Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh.

Cách ứng xử này làm gì có "đạo đức" và "văn minh" như ông Hồ tuyên truyền cách nay 58 năm vì nó không phải là của những con người có truyền thống và văn hóa Việt Nam.

Càng đáng khinh hơn khi có những lãnh đạo đã đang tâm đánh đổi xương máu chiến sĩ và đồng bào trong chiền tranh biên giới để được yên thân với giặc Phương Bắc mà không biết hèn và nhục là gì.

Phạm Trần

(22/02/2018)

Published in Diễn đàn