Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mặt trận tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã lầm vào mê hồn trận của Luật An ninh mạng khi Ban Tuyên giáo đảng chỉ biết rung cây dọa khỉ.

internet2

Luật An ninh mạng chỉ nhằm khóa miệng dân, tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng

Trước hết hãy bàn về mối lo âu của Ban Tuyên giáo đảng khi Luật An ninh mạng được chuẩn bị đi vào cuộc sống từ ngày 01/01/2019.

Trao đổi với cử tri Biên Hòa ngày 20/06/2018, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhìn nhận :

"Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo ra môi trường ảo, tuy là ảo nhưng lại là thật. Vấn đề an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng, việc ra đời Luật An ninh mạng là để điều chỉnh các mối quan hệ trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật".

(Đài Tiếng nói Việt Nam, VoV-Voice of Vietnam)

Nói thế vì ông Thưởng không thể nói khác trong khi ai cũng biết Luật An ninh mạng, được Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018 và đã được ban hành ngày 09/07/2018, chỉ nhằm khóa miệng dân, tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và vi phạm quyền được tiếp cận thông tin của người dân đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013 (Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…).

Những ngăn cấm trong Luật An ninh mạng và trừng phạt vi phạm theo Bộ Luật hình sự, sửa đổi ngày 20/06/2017 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, là bằng chứng phơi bầy chủ trương dùng Luật do mình tự viết để giúp Đảng duy trì chế độ độc tài.

Nhưng người đứng đầu ngành tuyên truyền để bảo vệ đảng, Võ Văn Thưởng, vẫn chối biến Luật An ninh mạng không có cạm bẫy gì. Ông ta nói :

"Phải khẳng định rằng ra Luật An ninh mạng hoàn toàn không có chuyện vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân. Mà ngược lại còn tạo điều kiện thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến nhưng chúng ta phải theo quy định của pháp luật, không phải chúng ta nói tự do rồi muốn làm gì thì làm. Mà có quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với Nhà nước".

(VoV, 20/06/2018)

Nhưng "theo quy định của pháp luật" là luật nào ? Nếu đó là Luật An ninh mạng và Luật hình sự là ngụy biện cộng sản. Trong bất kỳ quốc gia nào, không phải có tự do là được phép vi phạm pháp luật. Nhưng tự do ở các nước dân chủ là thứ tự do có thượng tôn luật pháp. Mọi người, từ dân tới lãnh đạo, đều bình đẳng như nhau và không ai được hưởng đặc quyền đặc lợi trước tòa án.

Ngược lại, ở các nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản như Việt Nam, luật pháp chỉ nằm trong tay kẻ cầm quyền và phe nhóm. Quan tòa ở Việt Nam, như đã chứng minh trong quá khứ và hiện nay, là thành phần tham nhũng quyền lực và địa vị vì chỉ biết xử bị cáo chính trị theo lệnh nhà nước, nhất là đối với những người tranh đấu đòi dân chủ và tự do.

Con số trên 100 tù nhân lương tâm và chính trị đang bị giam cầm, đánh đập trong các nhà tù cộng sản Việt Nam, trong đó có hai phụ nữ can trường Nguyễn Ngọc Như Qùynh (Mẹ Nấm) và Trần Thị Nga là một bằng chứng của những phiên tòa luật rừng của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Bối rối chạy quanh

Vì vậy, khi bị các tổ chức nhân quyền, tôn giáo và các nước dân chủ lên tiếng chỉ trích, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ biết chối quanh nói rằng : "Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ. Như ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng pháp luật".

Nhưng lời nói quanh co ngày 05/04/2018 của Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, vẫn không thay đổi được bộ mặt vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam vì chẳng ai tin lời bà Hằng nói.

Vì vậy, khi đã bị "một sự bất tín, vạn sự bất tin" nên ngành Tuyên giáo của đảng cũng thất bại trên mặt trận tuyên truyền giả mạo.

Tình trạng bối rối này đã được nhìn nhận bởi ông Võ Văn Thưởng tại Hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo ngày 09/07/2018 tại Hà Nội. Ông Thưởng nói :

"Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng chính trị, dư luận xã hội có việc chưa kịp thời ; sự phối hợp, hỗ trợ giữa các ban, bộ, ngành với Ban Tuyên giáo trung ương trong cung cấp, định hướng thông tin và chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa còn có việc, có lúc chưa chặt chẽ, nên chưa làm tốt công tác tuyên truyền. Công tác nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là một số vấn đề phức tạp nảy sinh còn chậm, việc phản ánh, báo cáo và định hướng thông tin chưa kịp thời, công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao của nhân dân, phương pháp chưa thực sự phù hợp".

(TTXVN, 09/07/2018)

Song song với những tuyên bố của ông Thưởng là hàng loạt bài viết bênh vực và ca tụng Luật An ninh mạng xuất hiện trên các báo dòng chính như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và hai cơ quan VoV và TTXVN v.v…

Dưới cái tựa "Tỉnh táo, chủ động trước tin tức bịa đặt, sai sự thật", báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng viết hồ hởi rằng :

"Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá về an ninh mạng năm 2017 của BKAV cho biết : 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hằng ngày. Ðây là số liệu thống kê cần được quan tâm, nhất là trong điều kiện các loại tin tức giả mạo do thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn thường xuyên gieo rắc trên in-tơ-nét (internet) nhằm đầu độc người nhẹ dạ, cả tin hoặc kích động những ai vì nhận thức cảm tính mà dễ bức xúc, tự đẩy mình tới hành vi vi phạm pháp luật…".

(Nhân Dân, 03/07/2018)Nhưng BKAV là của ai và số liệu của BKAV có khả tín không ?

BKAV là tên viết tắt của Bách Khoa Anti Virus, và tên Bách Khoa được lấy từ Đại học kỹ thuật Bách khoa Hà Nội, do chuyên viên điện tử Nguyễn Tử Quảng, tốt nghiệp từ trường này thành lập. Ông Nguyễn Tử Quảng cũng là người sáng lập ra Bach Khoa Internetwork Security center (BKIS), một công ty an ninh mạng hàng đầu của Việt Nam.

Vậy liệu Công ty BKIS và BKAV có là một bộ phận của Nhà nước Việt Nam hay chỉ là công ty tư nhân hợp tác với chính quyền cộng sản Việt Nam không phải là điều quan trọng. Chỉ biết rằng những số liệu của ông Quảng công bố và được báo Nhân Dân của đảng chốp lấy tuyên truyền cũng chẳng thuyết phục được ai.

Có chăng thì cũng chỉ là trò rung cây dọa khỉ của báo Nhân Dân để hù họa những người đang sử dụng Internet ở Việt Nam.

Để phụ họa với BKAV, Nhân Dân viết tiếp :

Cùng với việc tự sản xuất tin tức bịa đặt, sai sự thật, BBC, VOA, RFA và một số địa chỉ chống phá Việt Nam còn thường xuyên khai thác loại tin tức này từ internet, đặc biệt là mạng xã hội. Phải nói rằng càng gần đây, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã biến internet, cụ thể là mạng xã hội, thành nơi truyền tải tin tức giả mạo mục đích mà họ trông đợi là những thông tin này sẽ gây hoang mang, nghi ngờ, gieo mầm và hướng sự bức xúc vào vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, nhằm tác động và lũng đoạn niềm tin xã hội, đẩy tới hành vi chống đối".

Lo bị lật đổ

Ngoài Nhân Dân cón có báo Quân đội nhân dân cũng viết nhiều bài giải thích "Vì sao Việt Nam cần phải có Luật An ninh mạng ?" :

"Khác với các thời kỳ lịch sử trước, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ biên cương, bảo vệ vùng đất, vùng trời, vùng biển của đất nước, ngày nay, bảo vệ Tổ quốc còn phải bảo vệ không gian điện tử của Tổ quốc. Thực tế cho thấy từ khi internet, mạng xã hội ra đời đến nay đã từng diễn ra việc lợi dụng internet, mạng xã hội để tập hợp lực lượng, kích động biểu tình, gây rối, kêu gọi lật đổ chính quyền. Ngày nay, các thế lực thù địch đã có thêm một phương thức mới để chống phá nhà nước, đó là sử dụng internet, mạng xã hội để tấn công cơ quan, tổ chức, thậm chí còn có thể gây bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội… Vì vậy, Nhà nước Việt Nam cần có chế tài nghiêm minh đối với tội phạm mạng là điều hết sức cần thiết".

(Quân đội nhân dân, 09/07/2018)

Những lời cáo buộc các cuộc xuống đuờng biểu tình bất bạo động của hàng ngàn người dân khắp Việt Nam, trong các ngày 10, 11 và 17 tháng 06/2018 chống Luật An ninh mạng của Quân đội nhân dân cũng như dọa dẫm của Nhân Dân, chỉ để lộ nỗi lo sợ bị lật đổ của đảng cộng sản cầm quyền và các cấp lãnh đạo địa phương.

Đảng và những cộng sản chỉ lấy được lòng tin của mọi công dân Việt Nam nếu họ chứng minh được rằng Luật này sẽ không đàn áp quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng và tôn trọng quyền được thông tin như Hiến pháp 2013 đã minh thị.

Phạm Trần

(12/07/2018)

Published in Diễn đàn
mercredi, 04 juillet 2018 08:20

Ngu dân trí để giết dân sinh

Luật An ninh mạng của chính quyền cộng sản Việt Nam, ban hành ngày 28/06/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, đã công khai tấn công và chà đạp lên tư tưởng "Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh" của Nhà cách mạng, Chí sĩ Phan Châu Trinh (còn được gọi là Phan Chu Trinh).

pct1

Nhà cách mạng, Chí sĩ Phan Châu Trinh (1872-1926)

Cụ Phan Châu Trinh sinh ngày 09 tháng 09 năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam , hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán. Cụ qua đời vì bệnh nặng lúc 21 giờ 30 ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại khách sạn Chiêu Nam Lầu,Sài Gòn, hưởng dương 54 tuổi.

Chủ nhân khách sạn là cụ Nguyễn An Khương, thân sinh của Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, một đồng chí của cụ Phan.

Hồi sinh thời, cụ Phan từng khuyên dân ta :

"Chỉ nên trông cậy ở chính mình, chớ vọng ngoại vì vọng ngoại ắt là chết. Hãy coi trọng nền hòa bình của đất nước nếu chúng ta không muốn mua lấy cái chết. Sự giải thoát của chúng ta nằm chủ yếu trong sự học hành, mở mang trí tuệ.

Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan, biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mong đợi trông cậy ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người hay một chính phủ muốn làm sao thì làm mà mình không hành động, không kiểm xét thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường".

(Tuổi Trẻ.vn)

Trong giai đoạn có nhiều sĩ phu nước Việt hủ lậu bị thực dân Pháp nhiễm độc vọng ngoại, cụ Phan Châu Trinh khuyên răn cả nước :

"Xin có lời chính cáo cùng người nước ta rằng : Không bạo động, bạo động tất chết. Không trông người ngoài, trông người ngoài thì tất ngu ! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý ban tặng cho đồng bào là chi bằng học".

Cụ cũng nói :

"Thử xem các nước dinh hoàn

Hai mươi thế kỷ ai còn như ta"

(Tỉnh hồn quốc ca II, câu 263-264).

Rồi cụ lên tiếng kêu gọi đồng bào :

"Hỡi những người liêm sỉ, công trung

Thương nhau mà bảo nhau cùng

Học khôn học khéo để phòng hậu lai".

(theo Lê Thị Hương, Ban Xây dựng - Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Chỉ lấy bấy nhiêu câu nói chí tình và tâm huyết với dân và nước của Nhà văn hóa, Nhà cách mạng Phan Châu Trinh cũng đủ để đánh giá cái trí đoản, lòng tham và tâm rỗng của đảng cộng sản khi họ quyết chí cho ra bằng được Luật An ninh mạng để ngu dân mà tiếp tục cai trị độc tài.

Miệng lưỡi Đảng

Luật An ninh mạng gồm 7 Chương, 43 Điều do Bộ Công an soạn thảo, được Bộ Chính trị 18 người, cầm đầu bởi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư thảo luận chấp thuận trước khi gửi cho Quốc hội gọi là thảo luận cho ra vẻ dân chủ để "dán tem" đồng ý ngày 12/06/2017.

Ông Trọng khen các đại biểu của đảng :

"Đây là một thành công lớn của Quốc hội và thể hiện sự sáng suốt của cơ quan này khi đã biểu quyết thông qua luật với một tỉ lệ rất cao" (86,86%).

Ông nói với cử tri Hà Nội ngày 17/06/2018 :

"Nhiều thế lực xấu cũng đã lợi dụng điều này để kích động biểu tình, âm mưu làm "cách mạng màu"… Có những thế lực kích động lên là chúng ta xâm phạm tự do, xâm phạm nhân quyền, xâm phạm tự do thông tin, cứ kích động lên".

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam còn tự đặt điều vu cáo người dân chống Luật An ninh mạng rằng :

"Thông qua đây nhiều thế lực xuyên tạc, tuyên truyền, kích động biểu tình gây rối trên đường phố hòng làm "cách mạng màu" để lật đổ chính quyền. Phải có luật để bảo vệ chế độ này chứ, đâu phải cứ để chúng muốn phá gì thì phá, muốn chửi ai thì chửi được, nên mạng rất là nguy hiểm ở chỗ đó.

Chúng ta khai thác tối đa lợi thế của công nghệ hiện đại, Việt Nam có đến hàng triệu người mở máy di động ra là có mạng, nhưng mà cũng phải cảnh giác, để kẻ xấu lợi dụng là rất nguy hiểm".

Nhưng chế độ đương thời mà ông Trọng muốn bảo vệ có phải "của dân, do dân và vì dân" không, hay chỉ của một nhúm người và các nhóm lợi ích muốn sử dụng vũ lực và mọi thứ luật bịt miệng, đàn áp dân để được tham quyền cố vị lâu dài ?

Đã có hàng chục ngàn người dân, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng xuống đường biểu tình từ Nam ra Bắc trong hai ngày 10 và 11 tháng 06 năm 2018 phản đối Luật An ninh mạng, vì Luật này nhằm tiêu diệt quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của dân quy định tại Điều 25 Hiến pháp bổ sung và sửa đổi năm 2013.

Điều 25 minh thị rằng : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Nhưng nếu cái đuôi "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" được coi là lý dođể ban hành Luật An ninh mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam đã lạm quyền và chà đạp lên Hiến pháp, bộ Luật cao nhất của quốc gia.

Những điều ngăn cấm

Để hiểu rõ tại sao nhân dân, trí thức, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học và nhiều Tổ chức về Nhân quyền Quốc tế, kể cả Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã phản đối Luật An ninh mạng thì nên đọc một số điều ngăn cấm ngặt nghèo, rất mơ hồ nhưng lại mở đường cho nhà nước tùy tiện hại dân như sau :

Điều 8 quy định "các hành vi bị nghiêm cấm" mở đầu :

"1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây :

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này".

Khoản 1 của Điều 18 viết gì ?

Đó là :

"1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm :

a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này".

Theo Luật An ninh mạng, nội dung 5 khoản của Điều 16 quy định các loại hoạt động sẽ bị trừng phạt, đó là :

1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm :

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước ;

c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm :

a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân ;

b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm :

a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm

của người khác ;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm :

a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác ;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.

5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Nhưng thế nào gọi là "tuyên truyền chống Nhà nước" ? Và trong khi chưa có Luật biểu tình thì những cuộc đình công tự phát, bất bạo động của công nhân và biểu tình hòa bình của dân có bị khép vào tội "tụ tập đông người gây rối" hay "tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự" hay không ?

Ngoài ra, cơ quan nào có thẩm quyền để điều tra quyết định của nhà nước đúng hay sai khi cho rằng thông tin trên mạng "có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân", hay sự quy kết không cần chứng minh có tội hay vô tội sẽ do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Cơ yếu Chính phủ, Cơ quan trách nhiệm tin tối mật và mật mã của nhà nước, có toàn quyền xử lý tùy tiện theo luật này phân công ?

Thế nào là bí mật ?

Về khoản 1 của Điều 17 cũng lơ-tơ-mơ khi Luật An ninh mạng quy định những vi phạm về điều được gọi là "bí mật" như :

"a) Cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác ; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác ; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng ;

c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư ;

d) Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật ;

đ) Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại ;

e) Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư".

Điều mà Luật gọi là "bí mật nhà nước" cũng rất tùy tiện và phổ biến ở Việt Nam bấy lâu nay. Bằng chứng như những bản Kê khai tài sản của cán bộ, nhất là loại viên chức có quyền và có chức cao đã từ lâu bị coi là "bí mật" để cất vào hộc tủ hay giao cho Thủ trưởng cơ quan giấu đi nhằm che giấu tội phạm cho nhau.

Nhân dân tuyệt đối không được soi mói. Rất nhiều hành động bê bối khác của cán bộ đảng viên cũng được xếp vào loại "bí mật", sau khi có kết luận của Thanh tra, để che tai mắt dư luận, mỗi khi có ai hỏi tới.

Như vậy, nếu không có Luật minh thị thế nào là "bí mật" thì Luật an ninh mạng cũng chỉ là tờ giấy thông hành lót đường cho kẻ phạm tội thoát thân và cho phép nhà nước ám hại dân theo ý muốn.

Riêng khoản (đ) nghiêm cấm hành vi "Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại" là hành động trái phép và bị trừng phạt bởi Bộ luật Hình sự, nhưng từ lâu hành động nghe lén và ghi âm trái pháp luật vẫn được lực lượng công an thực hành và bị người dân, nhất là những người bất đồng chính kiến với đảng tố cáo. Vậy khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì những vi phạm Luật của Công an có bị truy tố và xử phạt không ?

Thành tựu cách mạng của ai ?

Ngoài những điều ngăn cấm khe khắt nêu ở khoản (a), Điều 8 còn cấm :

b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; 

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc ; 

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác ;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người ; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác ; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng ;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng ; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông ; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử ; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng ; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Nhưng điều được gọi là "thành tựu cách mạng" là của ai, cách mạng nào hay chỉ nhằm bảo vệ cả những điều sai trái, tự Biên và tự diễn để tâng bốc ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do ông thành lập ngày 03/02/1930 ?

Hơn nữa điều được gọi là "lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" cũng không rõ ràng và rất dễ cho phép cơ quan an ninh lợi dụng để đàn áp dân.

Luật cũng mơ hồ khi quy kết người sử dụng Internet vào tội"phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc" trên mạng, nhưng thế nào là đoàn kết, hay chỉ biết cúi đầu tuân theo lệnh đảng và làm những việc đảng muốn và không được phép từ chối mới là đoàn kết ?

Công an, quân đội chống mạng

Nên biết công tác được gọi là bảo vệ an ninh mạng của Việt Nam được giao cho hai Bộ đứng đầu lực lượng Võ trang gồm Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

pct2

Việt Nam có 60 triệu người sử dụng internet, 53 triệu người sử dụng facebook, 23 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, một người sử dụng 2-3 mạng

Không rõ có bao nhiêu công an đã được huấn luyện cho công tác này, nhưng Bộ Quốc phòng đã huấn luyện 10.000 quân nhân, khoảng 2 Sư đoàn, được gọi là "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên" để đưa vào "chiến trường đấu tranh chống những cá nhân và các thế lực chống đảng", theo lời Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội.

Bộ Quốc phòng Việt Nam gọi số quân nhân đặc biệt này là "Lực lượng 47", nghĩa là lực lượng làm theo Chỉ thị 47 của Tổng cục chính trị, cơ quan được coi ngang hàng với Ban Tuyên giáo của đảng, có nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng trong quân đội để giữ cho quân đội không tan.

Trưởng Ban Tuyên giáo của đảng Võ Văn Thưởng cũng từng báo động hiện đang có tình trạng : "Cán bộ, Đảng viên đi tìm nhiều thông tin xấu trên mạng".

Ông Thưởng nói :

"Tôi cũng băn khoăn lo lắng là cán bộ, Đảng viên của mình đi tìm kiếm thông tin xấu nhiều quá, chính điều này làm cho phức tạp tình hình".

(VietnamNet, ngày 25/12/2017)

Theo ông Thưởng Việt Nam có :

"60 triệu người sử dụng internet, 53 triệu người sử dụng facebook, 23 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, một người sử dụng 2-3 mạng, với lượng người này trừ lực lượng cán bộ, chỉ cần 10%-20% đối tượng sử dụng này là những người cùng chúng ta làm công tác tuyên giáo, thì kết quả thu được tốt hơn rất nhiều".

Đấy là giấc mơ của ông Thưởng, nhưng đồng thời cũng cho thấy đảng rất lo sợ các thông tin trên mạng. Vì vậy, ngoài hai Bộ Công an và Quốc phòng đóng vai chính, hai Bộ Ngoại giao và Thông tin và truyền thông còn được tiếp sức của Ban cơ yếu Chính phủ, chuyên về tin tối mật và mật mã, tiếp tay thi hành Luật An ninh mạng.

Ngoài ra Luật An ninh mạng cũng cho phép các ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng trong phạm vi quản lý của mình.

Can thiệp thô bạo

Ngoài những ngăn cấm khe khắt đối người sử dụng Internet, Luật An ninh mạng còn can thiệp thô bạo vào các hoạt động này qua các biện pháp ghi thêm trong Điều 16 gồm :

6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16) trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16).

8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16).

9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Điều 16)phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Vậy khoản 1 của Điều 5 Luật An ninh mạng đã cho phép lực lượng chuyên trách An ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền can thiệp trắng trợn như thế nào ?

Họ được :

h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng ; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật ;

i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ;

k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng ;

l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin ; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật ;

m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự ;

n) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ các biện pháp quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này.

Riêngvề Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông thì Luật An ninh mạng cho phép theo Điều 38 :

"1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong bảo vệ an ninh mạng.

2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phản bác thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật An ninh mạng. 

3. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống thông tin do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.

Những rành buộc xúc phạm khác

Ngoài ra, để có thể kiểm soát toàn diện lưu thông trên Internet, Luật An ninh mạng mới còn cho phép các cơ quan kiểm soát an ninh mạng được thi hành những quy định ghi trong Điều 26 nói về "Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng", gồm có :

1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này và các thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.

2. Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây :

a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số ; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng ; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng ;

b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ ;

c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. 

Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.

Trừng phạt ra sao ?

Như vậy thì những hoạt động trên Internet mà nhà nước cho là vi phạm Luật An ninh mạng sẽ bị Bộ Luật hình sự sửa đổi ngày 20/06/ 2017 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 xử lý ra sao ?

Sau đây là những điều quan trọng :

Điều 109 (Điều 79 cũ) : Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau :

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình ;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm ;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 115 : Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 116 : Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm :

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội ;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội ;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 117 (Điều 88 cũ) : Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm :

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 118 : Tội phá rối an ninh

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thư tín, tự do ngôn luận, gây rối

Ngoài những Điều về chống nhà nước, gây rối và an ninh, nhiều ngăn cấm trong Luật An ninh mạng cũng bị Luật hình sự chi phối nghiệm trọng, như :

Điều 159 : Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm :

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào ;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông ;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật ;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật ;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm :

a) Có tổ chức ;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ;

c) Phạm tội 02 lần trở lên ;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác ;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 167 : Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm :

a) Có tổ chức ;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

Đáng quan ngại là trong các Điều Luật kể trên có điểm mới hại dân khắc nghiệt là "Người chuẩn bị phạm tội này" cũng được áp dụng trước khi có hành động thực sự xẩy ra. Đây là trường hợp nguy hiểm và hoàn toàn do nhà nước suy diễn để quyết định đơn phương, tùy tiện theo nhu cầu mà không cần phải có phép của Tòa án. Những hình phạt khác dành cho người sử dụng Internet cũng không cần có phép của Tòa án. Và đây chính là những vi phạm quyền con người của Luật An ninh mạng.

Trong lĩnh vực này, Bộ Luật hình sự mới còn có Điều 331 (258 cũ) trừng phạt người đòi thực hiện tự do ngôn luận vá các quyền tự do khác mà Luật đã xiên xẹo gọi là "tội lợi dụng". Nguyên văn như sau :

Điều 331 : Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ngoài Điều Điều 118 nêu trên nói về "Tội phá rối an ninh", Luật hình sự còn có Điều 318 quy định "Tội gây rối trật tự công cộng" đối với người truyền tải thông tin trên Internet, nếu nhà nước suy diễn hành động của họ phạm Luật An ninh mạng. Các hình phạt sẽ như sau :

Điều 318 : Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm :

a) Có tổ chức ;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách ;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng ;

d) Xúi giục người khác gây rối ;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng ;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Từ lâu nhà nước vẫn quy kết phản dân chủ và bắt bớ hoặc bỏ tù những người dân xuống đường biểu tình hay đi khiếu kiện đòi công bằng trong việc đền bù khi nhà cửa và đất đai của họ chị giải tỏa, hay như chống Formosa Hà Tĩnh đã xả thải chất độc làm chết nhiều loại hải sản, tiêu diệt sinh thái biển và gây ô nhiễm nước biển cho 4 Tĩnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiện-Huế.

Như vậy, nếu những thông tin loan truyền trên mạng được phát tán kêu gọi biểu tình bất bạo động để đòi quyền lợi bị tiếm đoạt hay làm ngơ bởi nhà nước hay các doanh nghiệp mà vẫn bị coi vi phạm Luật An ninh mạng thì tất nhiên cũng sẽ bị xử lý bới 2 Điều 118 và 331 của Luật hình sự.

Đó là những hành động phản dân chủ, làm xáo trộn đời sống tinh thần và vật chất của dân. Những hình phạt của Luật hình sự dành cho người sử dụng dụng Internet để thể hiện quyền tự do ngôn luận và diễn đạt tư tưởng hoặc đối thoại bất bạo động với chính quyền là biểu hiện của một chính quyền độc tài.

Những hình phạt này cũng tước đoạt những quyền của công dân trong Hiến pháp 2013 và phản ảnh rõ tâm địa phản dân của một nhà nước chuyên chính lạc hậu. Biểu hiện này cũng chống loại tiến bộ của nhân loại và có chủ đích đặt quyền lợi riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam trên quyền lợi tối thượng của Tổ quốc.

Như vậy rõ ràng là khi nhân dân cần được khai sáng, con dân cần được tự do học hành tiến bộ của nhân loại để đưa đất nước ra khỏi vũng lầy lạc hậu và chậm tiến thì Đảng Cộng sản Việt Nam lại tìm mọi cách kìm kẹp dân, nhốt dân vào bóng tối, bịt miệng dân để được thỏa mãn tham vọng chính trị cường quyền.

Do đó, tất cả những biện bạch của nhà nước chỉ là ngụy biện khi nói rằng Luật An ninh mạng đem lại lợi ích cho mọi người và để chống lại hành động "tuyên truyền chống phá Nhà nước ; xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo ở Việt Nam ; kêu gọi và kích động biểu tình gây rối loạn xã hội, cổ vũ thái độ cực đoan để phá hoại khối đoàn kết dân tộc, phá hoại quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới" (Nhân Dân, 19/06/2018).

Với thứ lập luận xảo ngôn như thế và với tuyên bố bảo thủ và giáo điều của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ngày 17/06/2018 rằng "phải có luật để bảo vệ chế độ này chứ" thì rõ ràng ông ta và Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai chà đạp lên tư tưởng "Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh" của Chí sĩ Phan Châu Trinh.

Phạm Trần

(04/07/2018)

Published in Diễn đàn
jeudi, 28 juin 2018 15:42

Đặc khu bán nước hại dân

Làn sóng chống Dự luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc của hàng chục ngàn người ở nhiều nơi Việt Nam trong hai ngày 10 và 11 tháng 06 năm 2018 đã lôi ra ánh sáng âm mưu của Đảng cộng sản Việt Nam muốn cong lưng bắc cầu cho Trung Quốc leo xuống Đông Nam Á và ra Biển Đông để thực hiện chiến lược "Một vành đai, Một con đường" (hay "Nhất đới, Nhất lộ").

Nối giáo cho giặc

Trước hết hãy nói về âm mưu của Dự án Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), đã bị tác giả Hoàng Dũng phát giác và phổ biến trên Internet và báo điện tử Bauxite Việt Nam từ ngày 20/06/2018, chứng minh Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã cam tâm làm nô lệ cho Tầu Bắc Kinh.

vandon1

Từ tháng 3/2017, Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã chấp thuận cho thành lập 3 Đặc khu kinh tế tại Việt Nam

Chuyện này bị lộ tại Cuộc hội thảo ngày 18 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) của Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu và Học viện Chính sách và phát triển (tên tiếng Anh : Academy of Policy and Development) thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Theo Hoàng Dũng, một tài liệu được trình bày tại Workshop 4 : Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn – Thành phố bền vững và các cơ hội đầu tư (1), đã công khai xác nhận điều từ lâu bị Đảng cộng sản Việt Nam che đậy, đó là : "vị trí chiến lược" của Đặc khu Kinh tế- Hành chính Vân Đồn là "hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc" (Strategic location : corridor linkage between Vietnam & ASEAN to China, an importantnode on the project One Belt, one road of China).

vandon2

"Vị trí chiến lược" của Đặc khu Kinh tế- Hành chính Vân Đồn là "hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc" đã được vẽ sẵn từ lâu

 

Như thế mà Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cố tình lu loa chối biến với báo chí tại hành lang Quốc hội ngày 06/06/2018 rằng :

"Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc… Chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc… Mọi người đang hình dung tiêu cực. Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe".

Đúng là không có chữ nào gọi là "Trung Quốc" trong dự luật. Nhưng còn cái việc Dự luật cho phép người Tầu được "miễn thị thực" nhập cảnh vào Đặc khu Vân Đồn thì có yếu tố "Trung Quốc" có hay không ?

Hãy đọc Điều 54 viết :

"Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định ; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết khoản này".

Xếp của ông Dũng là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng tát nước theo mưa khi phân bua Dự luật Đặc khu với cử tri Hà Nội ngày 17/06/2018 :

"Trong đó có điểm là thời gian cho thuê đất 99 năm, nhưng có phải là bàn giao cho nước A nước B nào đó, cho người ta vào đây để mà tự do đâu. Pháp luật hiện hành quy định là 70 năm, đặc khu ban đầu dự tính là không quá 99 năm nhưng còn bao nhiêu quy trình, khi Thủ tướng phê duyệt thì mới được làm.

Bây giờ lại cứ kích chuyện này lên, nói là cho Trung Quốc thuê đất 99 năm thì mất nước, kích động để biểu tình. Rõ ràng là sự thật đã bị xuyên tạc. Cố kích động để chống đối, phá hoại… bản chất sâu xa là các đối tượng đã xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân để âm mưu việc xấu, trong đó có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài… Phải tỉnh táo lên án, phê phán, đập tan âm mưu phá hoại".

Nói như hai ông Trọng và Dũng thì ai đã cho phép nói công khai tại cuộc hội thảo ngày 18 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội) rằng Vân Đồn là "một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc" ? Nếu những người viết câu này không nằm trong đảng và đã được bật đèn xanh thì có cho ăn vàng cũng không ai dám hé môi.

Hay đây lại là sản phẩm của loài "ong trong tay áo" bay ra, hay "nằm vùng" mà ông Trọng không biết, hoặc ông biết mà cứ "tự nhiên như người Hà Nội" lờ đi rồi đổ vạ cho "thế lực thù địch" đã bịa đặt chống đảng, chống nhân dân và làm phương hại đến quan hệ Việt-Trung "vừa là đồng chí, vừa là anh em" ?

Vị trí Vân Đồn

Cũng cần nhắc lại Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh) là cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Quốc đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ tầu ngầm của Trung Quốc, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).

vandon3

Đặc khu Kinh tế- Hành chính Vân Đồn nằm sâu trong nội địa Việt Nam - làm chủ được khu này là làm chủ luôn hàng chục hải đảo lân cận bao quanh Vân Đồn thuộc chủ quyền Việt Nam - Trung Quốc có thể giấu tàu ngầm của họ trong khu vực hiểm trở này khi xảy ra chiến tranh 

 

Từ Vân Đồn, nơi có sân bay mới hoàn thành dài nhất Việt Nam (theo Sohanews, 13/06/2018) sẽ nối kết với các thành phố ven biển Đông Á của Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải và đảo Hải Nam. Máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Vân Đồn cũng sẽ dễ dàng và mau chóng tới các nước trong khối ASEAN (Hiện hội các nước Đông Nam Á) trong vùng Biển Đông gồm Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei và Phi Luật Tân.

Ngoài ra, Nhật Bản, Nam-Bắc Hàn và Nga cũng nằm trong tầm với của sân bay Vân Đồn.

Ngoài hàng không, Vân Đồn cũng có dự án sẽ xây dựng hải cảng cấp Quốc tế để các tầu quân sự, thương mại và du lịch tới lui. Huyện đảo Vân Đồn còn có vịnh Hạ Long, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đã đượcTổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

vandon4

Thành phần Ban lãnh đạo Đặc khu Kinh tế- Hành chính Vân đã được thành lập xong từ lâu và đang tiếp tục tiến hành công tác giao cho Trung Quốc xây dựng đạc khu , dù cho Quốc hội đang trì hoãn

Với những lợi điểm kinh tế, giao thông, du lịch và chiến lược quốc phòng quan trọng này, hèn chi mà Trung Quốc không tìm mọi mánh lới để lùa Việt Nam chui vào cái bẫy Con đường Tơ Lụa trên đất liền và trên biển, hay Một vành đai, Một Con đường, có tên Trung Quốc là "Nhất đới, Nhất độ" của họ.

Nguyễn Phú Trọng - Hành lang và Vành đai

Ngoài những điều đã biết về Vân Đồn nằm trong mắt xích của Trung Quốc, một tài liệu khác, cuốn sách "Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới" do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) xuất bản năm 2012 còn lộ ra chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam bắc cầu cho Trung Quốc mau thỏa mãn giấc mơ bành trướng xuống Việt Nam.

Nội dung cuốn sách, do Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm và Giáo sư Kurihara Hirohide (đồng chủ biên), được Nguyễn Thu Hà giới thiệu là kỷ yếu Hội thảo khoa học "Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới", diễn ra ngày 18 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội),do Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa các nước Á – Phi (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản) đồng tổ chức.

Tài liệu đi kèm bài giới thiệu sách đã viết : "Hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc bao gồm :

- "hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng",

- hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng", và

- "vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ" đã được lãnh đạo cao cấp hai nước thỏa thuận xây dựng".

Điều quan trọng là Quốc hội, mang tiếng là đại diện của dân mà không được Bộ Chính trị cho thảo luận chủ trương hợp tác kinh tế quan trọng này. Giống hệt như Dự án Bauxite Tây nguyên đang thua lỗ nghiêm trọng và Formosa Hà Tĩnh đã gây ra thảm trạng môi trường biển miền Trung năm 2016 cũng không hề được trình ra Quốc hội thảo luận.

Vậy mà, thương hại và nhục nhã thay, cái Quốc hội đảng cử dân bầu này lại không dám ho hoe thì có còn xứng đáng là đại diện của dân nữa không ?

Tài liệu phổ biến rộng trên Internet, có nhiều hơi hám Trung Quốc, viết tiếp :

"Đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm Trung Quốc (12-15/01/2017) theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi tiếp tục giữ vị trí này trong nhiệm kỳ mới, cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay trong những ngày đầu năm mới. Chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đưa sự hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực chính trị và kinh tế đi vào chiều sâu, giúp thúc đẩy sự hợp tác kết nối giữa "Một hành lang, một con đường" và "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", tăng cường cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam".

Đáng chú ý là trong dịp này, theo bài viết, thì ông Trọng còn nói hệt như giọng lưỡi của Tập Cận Bình, lãnh tụ Trung Quốc :

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết Việt Nam kiên trì phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" để thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Trung Việt, đây là sự lựa chọn chiến lược, chính sách ngoại giao lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam".

Bấy lâu nay, cứ tưởng chuyện 16 vàng-4 tốt chỉ là ý đồ đầu môi chót lưỡi gian dối phát ra từ miệng lãnh đạo Tầu, nào ngờ ông Trọng, Tổng Bí thư đảng cũng hồ hởi và phấn khởi hân hoan thì còn gì là thể diện quốc gia nữa ?

Bài viết nói thêm rằng :

"Kể từ khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai nối liền biên giới Trung – Việt thông xe đầu tháng 9/2014, Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc độ xây dựng kết nối mạng lưới đường bộ và đường sắt giữa hai nước. Cho đến nay tuyến đường cao tốc tỉnh Bắc Giang tới tỉnh Lạng Sơn tiếp giáp với Quảng Tây (Trung Quốc) đã chính thức khởi công. Việt Nam vẫn đang nghiên cứu tính khả thi của dự án đường sắt cao tốc kết nối Hà Nội – Lào cai – Hải Phòng và đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái".

Như vậy xem ra chuyện tưởng như đùa "hai nước là một, một nước là hai" giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thành hình qua chủ trương "Một vành đai, Một con đường" (Trung Quốc) và "Hai hành lang, một vành đai" (Việt Nam).

Nói ra khó nuốt vào

Căn cứ vào những chuyện giấu diếm đã bị bại lộ thì đây là những bằng chứng cụ thể :

1. Trong Thông cáo chung nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10 đến 12 tháng 11 năm 2017 và tham dự Hội nghị APEC của Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình ở Đà Nẵng, phía Việt Nam cam kết :

"Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, liên kết kinh tế giữa các nước và kết nối khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới ; sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt văn kiện hợp tác về kết nối "hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường" đã ký kết, sớm xác định các lĩnh vực ưu tiên, phương hướng trọng điểm và dự án hợp tác cụ thể, phù hợp với lợi ích, khả năng và điều kiện của mỗi nước, thúc đẩy kết nối về chính sách, hạ tầng, thương mại, vốn và con người, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước".

2. Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 12 – 15/1/2017 của ông Nguyễn Phú Trọng, hai bên tuyên bố :

"Khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" ; luôn nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài ; luôn nắm chắc phương hướng lớn của tình hữu nghị Việt – Trung".

(Đoạn này xác nhận tài liệu đã phát tán rộng rãi lời tuyên bố "16 vàng-4 tốt" của ông Trọng trên Internet.)

Hai bên còn đồng ý :

"Tăng cường hơn nữa hợp tác thực chất về kinh tế thương mại. Làm tốt quy hoạch chiến lược tổng thể trong hợp tác song phương. Tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, bao gồm kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến"Một vành đai, một con đường". Tăng cường trao đổi về hợp tác năng lực sản xuất giữa hai nước, triển khai thực hiện có hiệu quả "Bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công thương Việt Nam với Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc".

Và :

"Tích cực bàn bạc thống nhất để sớm ký kết "Phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên Thực hiện tốt dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ; khẩn trương thúc đẩy hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, thực hiện hiệu quả quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng".

Đây là các tuyến đường sắt phần lớn do Trung Quốc tài trợ và thực hiện hầu giúp xuất nhập khẩu hang hóa cho Trung Quốc qua cảng Hải Phòng.

3. Trong chuyến thăm Việt Nam từ 5 đến 6/11 (2015), Tập Cận Bình phát biểu tại Quốc hội Việt Nam :

"Trung Quốc đánh giá rất cao sự kết nối, phát triển chiến lược giữa hai quốc gia, đồng ý tăng cường hợp tác đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, cung ứng năng lượng trong phạm vi bộ khung "một con đường, một vành đai", "hai hành lang, một vùng kinh tế" nhằm tạo động lực thúc đẩy mới cho quá trình hợp tác đối tác quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới".

4. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Trong tuyên bố chung có đoạn viết :

"Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam ; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước ; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế… ; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển". 

Sau cùng cũng nên đọc một đoạn trong Thông cáo chung, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 10 đến 15/09/2016.

Sau các cuộc thảo luận với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thì hai bên đồng ý :

"Thúc đẩy hợp tác đầu tư và kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước. Phát huy vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, tích cực nghiên cứu và thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối trong khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai" và "một vành đai, một con đường" ; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ; ủng hộ doanh nghiệp hai bên đẩy nhanh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong các dự án hợp tác liên quan giữa hai bên ; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam".

Như vậy thì sao mà nhân dân không căm phẫn, trí thức không bất bình và nhiều lão thành cách mạng, cựu đảng viên có tâm huyết không căm giận những kẻ đang lăm le rước voi về dày mồ ?

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giỏi thì trả lời đi.

Phạm Trần

(28/06/2018)

(1) Workshop 4 : Van Don – Special Administrative and Economic Zone : Sustainable City and Investment Opportunities.pdf

Published in Diễn đàn

"Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta".

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai ? Toàn là bất hảo cả"

(VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)

tbt1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 17/06/2018

Đó là lời cáo buộc mạ lỵ không cần chứng minh đã phát ra từ cửa mồm ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam trong cuộc tiếp xúc của ông với cử tri Hà Nội ngày 17/06/2018.

Ông Trọng đã nói càn như thế để xét về tư cách của hàng chục ngàn người dân đã biểu tình tự phát chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng trong hai ngày 10 và 11 tháng 06/2018 từ Sài Gòn ra Hà Nội và tại nhiều thành phố khác.

Trong số những người xuống đường biểu tình có cả trẻ em, phụ nữ chân quê, dân lao động, người già, tu sĩ và nhiều trí thức giỏi và chân chính hơn ông Trọng mà ông cả gan gọi họ là "bất hảo cả" thì thói vơ đũa cả nắm, chủ tâm thù nghịch và chủ quan này có phù hợp với cương vị lãnh đạo cao nhất Việt Nam của ông Trọng không ?

Nhưng tại sao ông Trọng, người có bằng tiến sĩ xây dựng Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa trung ương, nay gọi là Tuyên giáo, mà ăn nói hồ đồ như thế thì xây dựng hay gây chia rẽ dân tộc ?

Hay là ông Trọng và cả bộ máy Công an kìm kẹp dân lành và Nhà nước, gồm Chính phủ và Quốc hội, đã hồn phách lên mây trước sức cường nộ nổi dậy bất ngờ của dân từ lâu đã bị đảng đè đầu bóp cổ nên ông đã phát ngôn mất bình tĩnh như thế ?

Bằng chứng nhà nước bị bất ngờ xanh mặt vì các cuộc biều tình đã diễn ra tại Bình Thuận trong hai ngày 10 và 11 tháng 06 năm 2018. Hàng ngàn người dân lao động, đa phần là ngư dân và nông dân chất phác đã bạo động tấn công và phóng hỏa Trụ sở Ủy ban nhân dân Tỉnh và trụ sở Công an phòng cháy, chữa cháy.

Trong lúc đối đầu với người biểu tình, lực lượng công an và an ninh đã phải trút bỏ lá chắn và trang bị để chạy thoát thân trước sức tấn công của người dân. Có trên 10 chiếc xe của Chính quyền bị đốt cháy và trên 20 công an phải nhập viện.

Nguyên nhân nổi loạn của người dân Bình Thuận lần này có 2 lý do :

Thứ nhất, về mặt nổi và như mọi nơi có biểu tình, người dân Bình Thuận đã phản đối Dự luật Đặc khu dự kiến cho người nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại 3 vị trí có giá trị chiến lược quốc phòng nhìn ra Biển Đông gồm Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Họ cũng thống nhất chống Dự luật An ninh mạng (sau đó được Quốc hội chấp thuận thành Luật ngày 12/06/2018) vì nội dung có những điều cho phép nhà nước từ kiểm soát toàn diện đến tước bỏ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của người dân.

Thứ hai, sâu xa hơn, nhưng nhà nước không dám thừa nhận là từ lâu người dân Bình Thuận sống quanh khu trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong đã yêu sách đòi làm sạch ô nhiễm trong không khí, do chất thải đốt than tuôn ra lớn nhất từ 3 nhà máy do Trung Quốc đầu tư và điều hành đã không được chính quyền giúp dân giải quyết nên mức độ ô nhiễm mỗi ngày trầm trọng hơn.

Lần thứ nhất có bạo động chống chính quyền và các nhà máy nhiệt điện xả thải chất độc diễn ra tháng 4/2015.

Ngoài ra các ngư dân Bình Thuận, nạn nhân của các tầu Trung Quốc tấn công cũng căm tức trước sự bất lực của hai lực lượng cảnh sát biển và lực lượng biên phòng đã để cho các tầu tuần Trung Quốc tự do đe dọa ngư dân ngay trên ngư trường truyền thống của Việt Nam. Mức độ thu nhập của ngư dân, vì vậy đã giảm thiểu khiến nhiều gia đình lâm cảnh nghèo túng và nợ nần chồng chất.

Đó là lý do tại sao người dân Bình Thuận đã bất chấp nguy hiểm để nhất tề vùng lên chống chính quyền địa phương gay gắt như đã xẩy ra trong 2 ngày 10 và 11/06/2018.

Ông Trọng nói khác

Nhưng đối với ông Nguyễn Phú Trọng thì những việc trên đây không phải là lý do khiến người dân Bình Thuận uất ức đến nỗi phải bạo động mà bị kẻ xấu có ý đồ kích động.

Ông nói với cử tri các quận Thanh Xuân, Hà Đông và Cầu Giấy ở Hà Nội ngày 17/06/2018 rằng :

"Lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân chúng ta, các phần tử kích động, bạo loạn, gây rối. Hiện nay chúng ta đang tập trung khắc phục hậu quả, xử lý nghiêm minh những kẻ cầm đầu. Ở trong Bình Thuận tình hình rất nghiêm trọng.

Chúng ta đã thông qua đâu, mà quyết định dừng lại để có thêm thời gian để lắng nghe. Chiều mùng 8/6 ra quyết định tạm hoãn vậy mà chiều ngày 10 và 11/6 vẫn cứ đi biểu tình để phản đối luật này, chứng tỏ là có ý đồ khác rồi".

Ông còn nói thêm :

"Trong đó có điểm là thời gian cho thuê đất 99 năm, nhưng có phải là bàn giao cho nước A nước B nào đó, cho người ta vào đây để mà tự do đâu. Pháp luật hiện hành quy định là 70 năm, đặc khu ban đầu dự tính là không quá 99 năm nhưng còn bao nhiêu quy trình, khi Thủ tướng phê duyệt thì mới được làm.

Bây giờ lại cứ kích chuyện này lên, nói là cho Trung Quốc thuê đất 99 năm thì mất nước, kích động để biểu tình. Rõ ràng là sự thật đã bị xuyên tạc. Cố kích động để chống đối, phá hoại… bản chất sâu xa là các đối tượng đã xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân để âm mưu việc xấu, trong đó có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài… Phải tỉnh táo lên án, phê phán, đập tan âm mưu phá hoại".

Ông Trọng tưởng nói như thế sẽ có người nhẹ dạ tin ngay. Nhưng ông không biết rằng, trong khi trao đổi tại Quốc hội, nhiều Đại biểu chỉ biết một lòng một dạ với đảng và Bộ trưởng Kế hoạch & đầu tư Nguyễn Chí Dũng, người đóng vai then chốt trong việc soạn thảo Dự luật Đặc khu đã lên giọng hợp ca "đây là một Dự luật đấy đủ, công phu và có lợi cho phát triển kinh tế trên cả nước". Hoặc có người còn hân hoan và hồ hởi tán thành việc Dự luật dành nhiều ưu đãi gọi là "vượt trội" cho người nước ngoài để thu hút "đại bàng" vào.

Lý do dân chống

Ăn nói như thế là chưa đọc, hay không chịu đọc kỹ và suy nghĩ cho thấu đáo từng chữ, từng câu viết trong Dự luật Đặc khu gồm 6 Chương, 88 Điều và 4 Phụ lục.

Nếu có ai đã đọc kỹ rồi thì sẽ hiểu tại sao đã có hàng trăm bài viết hay phát biểu của các chuyên gia kinh tế, nhân sĩ, trí thức, cựu đảng viên, lão thành cách mạng, cựu đại biểu quốc hội và những công dân yêu nước người Việt Nam trong và ngoài nước đã lên tiếng chống Dự luật này.

Lý do chính và quan trọng nhất là Dự luật đặc khu đã mở đường cho người nước ngoài hay ngoại bang, không loại trừ trường hợp Trung Quốc, chộp lấy cơ hội nhảy vào chiếm quyền làm chủ 3 vị trí chiến lược quốc phòng sống còn của Tổ quốc gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Do đó, khi ông Nguyễn Phú Trọng nói Dự luật chưa thông qua, đã "dừng lại để có thêm thời gian để lắng nghe", hay đã quyết định "tạm hoãn" mà "vẫn cứ đi biểu tình để phản đối luật này, chứng tỏ là có ý đồ khác rồi" là ông Trọng chỉ biết nói lấy được để khỏi bẽ mặt xấu hổ.

Người dân chẳng có ý đồ gì cả mà chỉ có những ai âm mưu qua mặt dân để hành động bất chính, nhất là toan "mở cửa rước giặc vào nhà" hợp pháp bằng Luật Đặc khu mới giật mình té ngửa khi cơ mưu đã bị nhân dân vạch trần để buộc Bộ Chính trị phải bỏ thời hạn 99 năm và lùi cuộc biểu quyết của Quốc hội, dự trù ngày 15/06/2018 đến kỳ họp 6, tháng 10/2018.

Bằng chứng ông Trọng, Đảng cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Quốc hội đã bị đồn vào chân tường vì chính Chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trong phiên thảo luận ngày 16/04/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã công khai nói toạc ra rằng : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật".

Như thế thì trí tuệ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và 17 ủy viên Bộ Chính trị dưới quyền nên được đánh giá là "siêu phẩm" hay "tiểu phẩm" khi đưa ra kết luận đồng ý Dự luật Đặc khu nguy hiểm cho đất nước như thế ?

Thành công hay ngu dân ?

Liên quan đến vấn đề Luật an ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua ngày 12/06/2018, ông Trọng tự khen "đây là một thành công lớn của Quốc hội và thể hiện sự sáng suốt của cơ quan này khi đã biểu quyết thông qua luật với một tỉ lệ rất cao".

Ông nói với cử tri Hà Nội ngày 17/06/2018 :

"Nhiều thế lực xấu cũng đã lợi dụng điều này để kích động biểu tình, âm mưu làm "cách mạng màu"… Có những thế lực kích động lên là chúng ta xâm phạm tự do, xâm phạm nhân quyền, xâm phạm tự do thông tin, cứ kích động lên".

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam còn vu oan cáo vạ cho người dân chống Luật an ninh mạng khi nói rằng :

"Thông qua đây nhiều thế lực xuyên tạc, tuyên truyền, kích động biểu tình gây rối trên đường phố hòng làm "cách mạng màu" để lật đổ chính quyền. Phải có luật để bảo vệ chế độ này chứ, đâu phải cứ để chúng muốn phá gì thì phá, muốn chửi ai thì chửi được, nên mạng rất là nguy hiểm ở chỗ đó.

Chúng ta khai thác tối đa lợi thế của công nghệ hiện đại, Việt Nam có đến hàng triệu người mở máy di động ra là có mạng, nhưng mà cũng phải cảnh giác, để kẻ xấu lợi dụng là rất nguy hiểm".

Ông Trọng nói thế vì ông biết chỉ có những biện pháp bịt miệng dân thì cầm quyền mới được lâu. Nếu để cho dân được tự do làm chủ đất nước như Hiến pháp quy định thì đảng sẽ bị truất phế ngay bằng cuộc trưng cần dân ý hay bầu cử dân chủ có quốc tế kiểm soát.

Vì vậy việc Quốc hội chấp thuận Luật An ninh mạng chẳng qua cũng chỉ để "bảo vệ chế độ" độc tài do đảng Cộng sản độc quyền cai trị. Luật này không giúp khai sáng dân trí mà chỉ nhằm ngu dân và xúc phạm nghiêm trọng đến tiến bộ của nhân loại.

Ai yêu nước hơn ai ?

Ngoài ông Trọng, nhân dân còn được nghe lời phát biểu nhạo báng lòng yêu nước tuôn ra từ cửa miệng bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bà nói với cử tri Cần Thơ ngày 19/06/2018 :

"Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối ; từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Những đối tượng phá hoại, gây rối vừa qua là những đối tượng không yêu nước, nhưng lại vỗ ngực tự xưng là mình yêu nước".

Vậy bà Ngân hãy thử một lần chứng minh bà yêu nước ra sao, hay bà cũng chỉ là một trong những lãnh đạo không dám mở mồm yêu cầu Quốc hội ra Nghị quyết lên án các hành động Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, hay đòi Bắc Kinh phải chấm dứt các hành động đàn áp dã man ngư dân Việt Nam khi họ đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ lâu Quốc hội đảng cử dân bầu của Việt Nam đã bị lên án nhu nhược trước các hành động vị phạm chủ quyền chống Việt Nam của Trung Quốc. Quốc hội này cũng chứng minh chỉ là bù nhìn ngoan ngoãn của Bộ Chính trị, cơ chế đầu não không những chỉ cai trị đảng mà còn nắm đầu cả Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc gia.

Nếu bà Ngân muốn biết ai yêu nước hơn ai thì bà hãy tự nhìn mình trong gương để so sánh với khuôn mặt ngây thơ của một em bé trai chừng 8 tuổi đã hiên ngang đi biểu tình bên mẹ ngày 10/06/2018 tại Sài Gòn.

Hai tay em cầm qua đầu tấm biểu ngữ bằng giấy có ghi "Không Đặc Khu - Không An ninh mạng" thì đâu cần em phải "vỗ ngực tự xưng là mình yêu nước" như bà Ngân nói thì mọi người mới biết em có yêu nước hay không ?

Phạm Trần

(21/06/2018)

Published in Diễn đàn
jeudi, 14 juin 2018 08:20

Đặc khu hay Mật khu ?

"Get out, China !", "KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng !", "Cho thuê đất là bán nước !"…

- "Đả đảo cộng sản bán nước", "Đả đảo Việt gian".

- " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"

- "Bài học từ Formosa : Một ngày cũng không cho thuê đất".

- "Thà đất nước nghèo mà bình yên - Ham giàu mà mất nước".

- "Vì độc lập, phản đối đặc khu" !

- "Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng" !

Đó là những thông điệp sét đánh của hàng chục ngàn người dân, từ trẻ đến già, đã gửi cho Quốc hội và Đảng cộng sản Việt Nam trong hai ngày biểu tình 10 và 11/06/2018 từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, kể từ ngày quân cộng sản chiếm Sài Gòn tháng 04/1975, một bộ phận không nhỏ người dân, thuộc mọi thành phần xã hội, đã đồng loạt biểu dương thái độ và lập trường dứt khoát như thế tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An v.v…

matkhu1

Bắc Kinh đang công khai lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam qua mánh lới đem công nhân vào làm việc của các công ty người Trung Quốc trên khắp lãnh thổ

Tại mỗi nơi, khí thế yêu nước quyết không để một tấc đất Tổ quốc lọt vào tay ngoại bang, nhất là Trung Quốc, đã bốc lên giữa trời nắng cháy.

Những tiếng hô chống "Đặc khu" và chống "An ninh mạng" đanh thép chen nhau như hình với bóng đã bùng lên cương quyết và dứt khoát trên các gương mặt trẻ măng và của các cụ già heo hắt nắng mưa.

Hòa nhịp theo những bước chân nườm nượp của đoàn người biểu tình qua các ngả đường hay từng nhóm nhỏ ở Sài Gòn và Đồng Nai là những tiếng hát hùng dũng của nhạc bị cấm "Trả lại cho dân", đòi quyền con người và "Việt Nam tôi đâu" nhắm báo động nguy cơ mất nước vào tay Tầu.

Đây là hai trong số các Bản nhạc yêu nước đã khiến tác giả ca nhạc sĩ Việt Khang bị cộng sản Việt Nam phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế. Việt Khang ra tù ngày 14/12/2015 và đã được sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị từ ngày 08/02/2018.

Nguyên do biểu tình

Nhưng tại sao người dân đã bất chấp hiểm nguy để nổi lên đòi quyền làm chủ đất nước và quyền tự do ngôn luận ?

Trước hết, vì đảng và chính quyền cộng sản đã có những khuất tất trong việc soạn thảo Dự luật thành lập ba "Đặc khu hành chính và kinh tế", tên đầy đủ là : Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu)".

matkhu2

Đến một ngày đẹp trời nào đó, có gì bảo đảm cả ba Đặc không biến thành Mật khu của người nước ngoài, hay người Tầu phương Bắc ?

Cả ba vị trí đều có giá trị chiến lược quốc phòng hàng đầu để bảo vệ lãnh thổ nhìn ra Biễn Đông :

- Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Quốc từ Quảng Đông xuống phía Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông-Bắc của Việt Nam từ thời các vua chúa Việt đến nay. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ tầu ngầm của Trung Quốc, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1.852 mét).

- Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Quốc trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam từ 1988 đến nay, gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.

- Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Châu Á -Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.

Vì tầm quan trọng của 3 địa điểm mà nhiều Đại biểu quốc hội, nhân sĩ, trí thức và đông đảo người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hay khuyến cáo Chính phủ và Quốc hội phải tuyệt đối thận trọng không để lãnh thổ tố quốc lọt vào tay Bắc Kinh vì bất cứ lý do nào.

Đồng thời tuyệt đa số trong dư luận cũng nhất quyết chống thời hạn cho người nước ngoài thuê đất ở Đặc khu dài đến 99 năm, thay vì tối đa là 70 năm như Luật Đất đai hiện hành.

Sở dĩ người dân lo ngại vì kinh nghiệm trong hơn 30 năm đổi mới, nhiều dự án kinh tế của Việt Nam đã lọt vào tay các doanh nghiệp Trung Quốc vì họ không ngần ngại bỏ thấu giá cao để nhảy vào Việt Nam bằng mọi giá.

Bị xỏ mũi hay không ?

Ngoài ra, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã có những khuất tất khi mở cửa cho Trung Quốc nhẩy vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên và đứng sau lưng Formosa Hà Tĩnh, mặc dù Formosa có gốc Đài Loan.

Bằng chứng là trong báo cáo tháng 3 năm 2016, Bộ Công thương cho biết : "Dự án bauxite Nhân Cơ sẽ tiếp tục lỗ 4-5 năm nữa, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11-12 năm, nên đề nghị Chính phủ hỗ trợ 4.900 tỷ trong 10 năm (từ 2016-2025). Tuy nhiên số tiền hỗ trợ được tính theo giá điện, nên có thể sẽ phải lên tới 1,2 tỷ USD".

Trong khi đó : "Tính đến tháng 9 năm 2016, sau 3 năm hoạt động, Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng. Mức lỗ này đã vượt xa so với mức lỗ dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỉ đồng".

Tại Formosa Hà Tĩnh, tiền thu vào bao nhiêu chưa thấy, chỉ biết công ty này, có Bắc Kinh chống lưng, vẫn là quả bom nổ chậm của môi trường miền Trung. Công ty này đã gây ra thảm họa cá chết năm 2016 mà đến nay (06/2018) an toàn nước biển và tác hại lâu dài của thảm trạng này vẫn còn là mối lo ngại hàng đầu của hàng triệu người dân sinh sống trên vùng đất nghèo khó dọc bờ biển miền Trung này.

Vì vậy, trước những phản ứng quyết liệt của dân và nhiều Đại biểu quốc hội về đặc khu, Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã buộc phải họp khẩn cấp đến 3 giờ sáng ngày 10/6/2018 để quyết định lùi thời gian thảo luận và biểu quyết Dự luật Đặc Khu đến Kỳ họp 6, tháng 10 năm 2018 để nghiên cứu thêm, thay vì ngày 15/06/2018 như dự trù.

Chính phủ và Quốc hội cũng đồng ý "không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài không đến 99 năm".

Như vậy là người dân đã thắng keo đầu, nhưng chưa phải sẽ không có chống đối nữa vì trong Dự thảo còn dành quá nhiều ưu đãi về thuế quan và quyền sở hữu đất, nhà ở và bãi, biển cho công ty hay người đầu tư nước ngoài.

Hơn nữa, vì đã nhìn thấy tình trạng người Trung Quốc đang công khai lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam qua mánh lới đem công nhân vào làm việc của các công ty người Hoa trên khắp lãnh thổ mà người dân càng cảnh giác hơn với Dự luật Đặc khu, ấy là chưa kể thảm trạng làm ô nhiễm môi trường và không gian mà các công ty Tầu đã gây ra cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Điển hình như trường hợp Formosa Hà Tĩnh đã gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.

Tại sao lại vũ khí và chất nổ ?

Nhưng đáng quan tâm hơn trong Luật Đặc khu là những chi tiết ghi trong Phụ lục 4 quy định "Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu".

Dự luật cho phép : "Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an ; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng".

Ngoài ra, Dự luật còn mở của cho :

- Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy) ;

- Kinh doanh tiền chất thuốc nổ ;

- Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ ;

- Kinh doanh dịch vụ nổ mìn ;

- Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động ;

- Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.

Cũng tại 3 Đặc khu, ngoài cho kinh doanh sòng bài (Casino) và các trung tâm ăn chơi, giải trí, Dự luật còn cho phép : "Kinh doanh sân bay, cảng biển ; kinh doanh vận tải đường bộ ; kinh doanh vận tải hàng không
; kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam".

Người nước ngoài cũng có quyền : "Kinh doanh cảng hàng không, sân bay ; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay ; kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay ; kinh doanh vận tải đường sắt ; kinh doanh đường sắt đô thị ; kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm…".

Cũng trong danh sách cho phép, người đầu từ còn được kinh doanh cả trong lĩnh vực truyền thông như phát thanh, truyền hình và xuất bản.

Như vậy là người nước ngoài cứ việc ra, vào các Đặc khu tự do, được quyền làm chủ đất đai, nhà ở và kinh doanh thả giàn mọi thứ, kể cả vũ khí, quân trang và quân dụng ngay trên đất nước Việt Nam.

Kẻ chịu trách nhiệm vẽ ra Luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có bao giờ nghĩ rằng, nếu không biết "kín cửa cao tường" thì đến một ngày đẹp trời nào đó, có gì bảo đảm cả 3 Đặc không biến thành Mật khu của người nước ngoài, hay người Tầu phương Bắc ?

Bịt miệng mãi được không ?

Bên cạnh chuyện Đặc khu, người dân biểu tình hôm 10/06/2018 còn lên án Luật An ninh mạng mà vào ngày 12/06 (2018) Quốc hội đã biểu quyết chấp thuận với đa số.

Báo chí Việt Nam đưa tin : "Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%)".

Đại biểu quốc hội tỉnh Đông Nai, ông Dương Trung Quốc xác nhận ông là một trong số 15 người bỏ phiếu không tán thành Luật An ninh mạng. Ông nói với báo VnExpress ở Hà Nội :

"Tôi là một trong 15 người bỏ phiếu không tán thành thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Vì sao như vậy ? Trước hết, tôi hoan nghênh có Luật để đảm bảo an ninh trên môi trường mạng, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia trong thời đại công nghệ phát triển, mạng đã trở thành không gian cuộc sống hiện đại. Nhưng qua nghiên cứu, tôi nhận thấy dự thảo Luật chưa đáp ứng được như mong muốn và yêu cầu đặt ra… Mạng là môi trường toàn cầu và chúng ta đang thừa hưởng thành quả công nghệ của nhân loại. Việc quản lý và làm luật phải làm sao để phù hợp thực tiễn, để người dân được hưởng thành tựu đó, bởi nội dung này gắn với các quyền rất quan trọng của công dân đã được quy định bởi Hiến pháp".

(VnExpress, 13/06/2018)

Quan điểm của ông Quốc cũng rất sát với suy nghĩ của nhiều người dân, trong đó có rất nhiều chuyên gia và trí thức, đã phản ảnh trong các nội dung bích chương và biểu ngữ phản đối Luật này trong cuộc biểu tình ngày 10/06/2018.

Tại sao ? Bởi vì nội dung Luật gồm 7 Chương, 43 Điều đã tiêu diệt quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của người dân. Và vì vậy, đã chống lại Điều 25 của Hiến pháp, theo đó : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Luật đã có những quy định mơ hồ để cấm cản và quy chụp công dân mà không cần chứng minh hay giải thích, như viết trong Điều 16 của luật này bao gồm :

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước ;

c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm :

a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân ;

b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm :

a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác ;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm :

a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác ;

b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.

5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Ngoài ra, Điều 17 còn nghiêm cấm :

"Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc ;

Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ".

Nội dung trên đây đã cho phép nhà nước toàn quyền tùy tiện đàn áp dân theo ý muốn của mình, trong khi quyền phải được giải thích luật và đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến Pháp của công dân lại không được bảo vệ.

Quyền lên tiếng phê bình của dân đối với chính sách của nhà nước cũng bị kiểm soát và dân cũng dễ dàng bị khép tội mạ lỵ hay vu khống nếu đụng tới một viên chức nhà nước.

Google, Facebook

Ngoài ra, theo Điều 26 về "Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng", Luật đã quy định :

"Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây :

a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số ; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng ; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng ;

b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ ;

c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Như vậy, với Luật mới, các cơ quan phụ trách an ninh mạng của hai bộ Công an và Quốc phòng có quyền kiểm tra, truy nhập và kiểm soát các tài khoản cá nhân với lý do an ninh quốc gia và an toàn xã hội để đàn áp người sử dụng Internet bất cứ lúc nào.

Theo tin trong nước thì :

"Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng Facebook đông nhất thế giới với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số người dùng toàn cầu. Những con số này cho thấy sự phổ biến của mạng Facebook trong xã hội Việt Nam, đặc biệt, có tới hơn 60% người sử dụng thuộc lứa tuổi thanh, thiếu niên - thế hệ quyết định tương lai của đất nước.

Trong khi đó, Google gần như trở thành công cụ tìm kiếm mà toàn bộ dân số trên toàn thế giới đều sử dụng, không chỉ riêng tại Việt Nam. Theo ước tính, Google và Facebook đang sở hữu hơn 60% doanh thu quảng cáo điện tử toàn cầu"

(Dân Trí, 13/06/2018)

Như vậy điều mà nhiều người trong nước quan ngại là nếu Google hay Facebook chấm dứt quan hệ với Việt Nam vì bị kiểm soát, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, thì Trung Quốc sẽ nhảy vào Việt Nam ngay lập tức bởi vì Việt Nam chưa có khả năng thay thế Google hay Facebook.

Và nếu chẳng may, hay Đảng cộng sản Việt Nam cố ý tạo cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào thị trường Việt Nam qua Luật an ninh mạng thì chuyện 3 Đặc khu kinh tế sẽ biến thành 3 Mật khu cũng chỉ trong nháy mắt.

Phạm Trần

(14/06/2018)

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Việt Nam bất ngờ quyết định : "Rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu".

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh : "Những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước".

mochon1

Dân chống kịch liệt, gọi dự luật ‘Đặc Khu’ của Quốc hội cộng sản Việt Nam là ‘bán nước’

Trước những phản ứng gay gắt của dư luận, Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuống giọng tuyên bố "sẽ rút thời gian cho thuê đất đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm".

Tiếp xúc với báo chí tại hành lang Quốc hội sáng ngày 07/06 (2018), ông Phúc nói : "Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc điều chỉnh dự thảo luật về việc rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu)" (Zing.vn, ngày 07/06/2018).

Tuy nhiên ông Phúc không cho biết sẽ rút số năm xuống còn bao nhiêu, và liệu đề nghị thay đổi có được Quốc hội và dư luận đồng tình ủng hộ hay không.

Tuy nhiên ông Phúc cũng lưu ý : "Tôi cũng xin nói rằng đây là đất thuê. Đất thuê đó thực hiện theo quy trình nào, hàng năm Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân giá thuê đất, chứ không phải giao vĩnh viễn nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao. Đó là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Rất tiếc nhiều người hiểu sai vấn đề này".

Ông Phúc nói thế, nhưng Dự luật không có chỗ nào viết rằng "hàng năm Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân giá thuê đất" để thay đổi giá thuê đất. Và nếu nhà đầu tư không đồng ý trả giá mới thì lấy đất lại.

Do đó, không có chuyện "nhiều người hiểu sai vấn đề này" với suy luận nhà nước đã có ý "nhượng tô, nhượng địa như Hong Kong, Ma Cao". Chỉ có nhà nước không minh bạch khi viết ra những điều ấm ớ, nửa kín nửa hở trong Dự luật mà thôi.

Hơn nữa, trong hàng ngàn phản ứng bất bình với thời gian cho thuê đất 99 năm, không ai gán cho Chính phủ và Quốc hội đã âm mưu nhượng đất tổ tiên cho ngoại bang.

Dư luận chỉ lo ngại nếu để cho người nước ngoài giữ đất quá lâu như thế, có ai dám bảo đảm đất này vẫn còn của Việt Nam hay sẽ thành thuộc địa của nước khác qua các mưu mô thâm độc không lường trước được của kẻ thuê đất.

Hãy đọc nguyên văn Điều 32 của Dự luật viết về "Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu" :

"Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm ; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định".

Viết thế nhưng Dự luật lại không nói rõ "trường hợp đặc biệt" là thế nào.

Cũng trong lời tuyên bố không còn giữ thời hạn cho thuê đất 99 năm, ông Thủ tướng Phúc còn vẽ ra ý tưởng đề phòng thông minh của nhà nước.

Ông nói : "Tại đặc khu cũng có cơ cấu nhà đầu tư phù hợp, của từng quốc gia theo một tỷ lệ cần thiết, chứ không phải chỉ một nước. Điều đó đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu. Người dân không nên lo lắng một nước, một quốc gia nào đó độc quyền đầu tư vào… Chúng ta phải tạo một thể chế môi trường cạnh tranh tốt với quốc tế, thuận lợi nhưng phải đảm bảo quyền lợi quốc gia, dân tộc".

Ông Phúc nói thế thì biết vậy chứ trong toàn bộ Dự luật Đặc khu, chả thấy có chỗ nào nói rõ như thế ! Ai không tin cứ tìm mà đọc.

Đáng chú ý là biến cố Chính phủ bỏ đề xướng cho thuê đất 99 năm chỉ xẩy ra 8 ngày trước khi Quốc hội họp kỳ 5 của Khóa XIV bỏ phiếu Dự luật 3 Đặc khu trong phiên họp bế mạc ngày 15/06/2018.

Như vậy, sau lần hoãn từ kỳ họp 4, Quốc hội đảng cử dân bầu của Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn ngày họp cuối để bỏ phiếu "Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)", hay còn gọi ngắn gọn là Luật Đặc khu, theo yêu cầu của Bộ Chính trị.

Mặc dù Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước nhưng thực tế là Bộ Chính trị muốn ngồi lên đầu Quốc hội và muốn gì được nấy, ra lệnh cho Quốc hội lúc nào cũng được.

Bằng chứng là tại phiên thảo luận ngày 16/04/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi thảo luận Luật Đặc khu, bà Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã công khai hạ thấp danh dự của cơ quan đại diện dân để nói toạc ra rằng : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật".

Bà Ngân, một ủy viên Bộ Chính trị biết nói như thế là sai, vi phạm Hiến pháp nhưng vẫn phải nói vì Quốc hội chỉ là nơi diễn tuồng dân chủ phân quyền cho đảng duy nhất cầm quyền. Tư duy làm việc quen thuộc khi Bộ Chính trị đã ừ thì Quốc hội cũng phải gật cho tròn bổn phận bù nhìn, trong trường hợp này, vai ytrof tay sai và bù nhìn của Quốc hội đã rõ như ban ngày.

Ba vị trí chiến lược

Về dự Luật Đặc khu, do Bộ Kế hoạch và đầu tư soạn thảo có nội dung "quy định về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt".

Nhưng trong "đặc biệt" này còn có những thứ "đặc biệt" nào trái tai gai mắt mà nhiều Đại biểu quốc hội và vô số kể nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học và người Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng loạt lên tiếng phê phán, đả kích và thậm chí còn cảnh giác cả về hiểm họa mất nước về tay người Tầu Bắc Kinh, nếu lãnh đạo chỉ biết ham lợi trước mắt ?

Sở dĩ những người quan tâm lo âu vì ba Đặc khu đều là ba vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng hàng đầu nhìn ra Biển Đông của Việt Nam.

1. Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Quốc đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Quốc, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1. 852 mét, tức 340 km dường chim bay).

2. Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Quốc trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.

3. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Châu Á-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.

Khoảng cách giữa Phú Quốc và bờ biển Kampuchea chỉ chừng 26 cây số nên sự kiện Trung Quốc đã thuê dài hạn được hai cảng Sihanoukville và Bokor của "đàn em" Cao Miên để phô trương sức mạnh quân sự và kinh tế trong khu vực cũng là điều đáng quan tâm.

Vì các yếu tố quốc phòng quan trọng của 3 đặc khu mà nhiều người Việt Nam đã cảnh báo Quốc hội và Đảng cộng sản Việt Nam phải đề phòng nguy cơ dùng kinh tế làm bàn đạp thuộc địa hóa Việt Nam của Trung Quốc, nếu vì lý do này hay lý do khác, các công ty của người Tầu, kể cả từ Đài Loan hay Hồng Kông, hoặc Ma Cao bỏ giá cao để trúng thầu độc quyền hay đầu tư ào ạt vào 3 đặc khu để thực hiện ý đồ đen tối.

Từ 99 năm đến lo giữ nước

Hơn nữa, vì thời hạn cho thuê đất dài đến 99 năm của Dự luật và những ưu đãi quá đáng dành cho người đầu tư nước ngoài mà nhiều giớiđã khó chịu phản đối và lo lắng cho các thế hệ người Việt tương lai phải gánh hậu quả, nếu tính sai.

Trước những bức xúc này, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cố gắng giảm thiểu cường độ "phản ứng do lo ngại có yếu tố Trung Quốc" của nhiều người từ Việt Nam ra nước ngoài.

Ông Dũng nói với báo chí tại hành lang Quốc hội ngày 06/06/2018 : "Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc… Chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước. Môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác.

Mọi người đang hình dung tiêu cực. Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe".

Phản ứng nhanh và mạnh về chuyện cho thuê đất đến 99 năm, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nguyên Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết :

"Cá nhân tôi hoàn toàn không đồng ý với việc thành lập 3 đặc khu và cho thuê đất 99 năm với 3 nhận định như sau :
- Vị trí của 3 đặc khu vô cùng quan trọng, với 3 vị trí rải đều trên phần lãnh thổ Việt Nam cả mặt Đông Bắc, mặt Đông và mặt Tây Nam như vậy thì quốc gia nào thuê 99 năm đều có thể khống chế được toàn bộ vùng đất, vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt là Vân Đồn. 
- Trước khi đưa ra kế hoạch này thì người hoạch định nó đã có tính toán kĩ càng về giá trị kinh tế, quốc phòng... chưa ? Có công khai cho toàn dân biết và đã lấy ý kiến của dân chưa ? Nếu chưa thì đó là việc làm khuất tất. 

- 99 năm nữa thì những người quyết định cho thuê đất 99 năm đã chết từ lâu rồi, vậy ai là người chịu trách nhiệm nếu 3 đặc khu đó làm ăn không hiệu quả hoặc cả 3 đặc khu đó vĩnh viễn rơi vào tay nước khác.

- Không biết ai đưa ra ý tưởng như vậy, kể cả những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước".

Tiến sĩ, nhà Khoa học, nhà văn bất đồng chính kiến với Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) truyên bố :"Nếu Quốc hội thông qua chủ trương "cho người nước ngoài thuê đất làm đặc khu dài hạn" (chắc chắn sẽ được Tàu Cộng lợi dụng) thì tôi xin phép kết luận một cách khẩn thiết như sau :

"Hiện nay không biết đặt mối lo Bắc thuộc lên hàng đầu thì hoàn toàn không xứng đáng là một người Việt Nam ! Nếu đa số đại biểu quốc hội mà đồng tình với chủ trương tai hại như vậy thì cũng có nghĩa tuyệt đại đa số trong Quốc hội Việt Nam cộng sản bây giờ lại ‘không phải, không đáng là người Việt Nam ! Vậy thực chất nó là một Quốc hội của người nước nào vậy ? Ôi, nghĩ thế mà đau lòng ! (Hữu ý hay vô tình đã biến "của dân-do dân và vì dân" thành "của Tàu-do Tàu và vì Tàu" ?)".

Trong khi đó tại diễn đàn Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) băn khoăn tại sao không quan tâm đến phát triển công nghệ tại các đặc khu mà lại chú ý nhiều đến chuyện bất động sản. Ông nói :

"Những nhà đầu tư vào công nghệ, nhất là công nghệ cao, người ta đâu cần đến 70-99 năm ?... Điều kiện kéo dài thời gian thuê đất thì các nhà đầu tư chân chính không cần. Họ cần môi trường đầu tư tốt, chính sách thuế, hạ tầng, các quan hệ xã hội, giao dịch sòng phẳng, minh bạch hơn là việc được ở lâu".

Theo báo chí Việt Nam thì ông Dương Trung Quốc còn "cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn về mặt an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội nếu thời hạn cho thuê đất quá dài... phải hết sức thận trọng bởi nếu không đặc khu có thể sẽ trở thành nơi di dân".

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đồng ý rằng : "99 năm là một thế kỷ, mấy thế hệ sinh ra và lớn lên, do đó, có thể để cho con cháu sau này quyết định số phận của những dự án ở đặc khu, không nhất thiết quyết thay cho họ".

Vì cuộc tranh luận khá gay go nên Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị nên biểu quyết riêng về thời hạn 99 năm để xem ai đồng ý, ai không tán thành cho rõ trắng đen với lịch sử.

Tiếng nói chuyên gia

Cũng lên tiếng về thời gian 99 năm, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nói : "Cho thuê đất tối đa 99 chỉ có lợi cho đại gia bất động sản".

Lên tiếng tại cuộc Hội thảo ngày 01/06/2018 về "Chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị". Bà Phạm Chi Lan cho rằng : "Với thời buổi công nghệ thay đổi nhanh chóng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vòng đời của một sản phẩm rất nhanh. Không nhà đầu tư nào đảm bảo sẽ làm ngành đó, nghề đó và lĩnh vực đó trong thời hạn 90 năm, kể cả 70. Đây là 3 - 4 vòng đời sản phẩm, gần hai thế hệ người Việt" (Tạp chí điện tử Người Đồng Hành).

Tạp chí Người Đồng Hành viết tiếp : "Theo bà Lan, trong bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi, vòng đời và tuổi thọ của các ngành còn chưa rõ, việc Việt Nam mở ra ưu đãi lớn và thời gian thuê đất dài là thừa thãi. Bà Lan đặt vấn đề với thời hạn thuê đất đến 99 năm, khi doanh nghiệp phá sản hoặc chuyển mục đích sử dụng, cơ quan quản lý sẽ xử lý như thế nào ?".

Bà nói thẳng : "Thời hạn cho thuê đất ở các đặc khu tối đa 99 năm là một chính sách rất tệ, không nên áp dụng".

Bà cho rằng : "Cơ quan soạn thảo lấy ưu đãi thuế để làm tiền đề thu hút nhà đầu tư và lấy thời hạn cho thuê đất tối đa 99 năm làm cơ sở để các doanh nghiệp lớn có thể "yên tâm" làm ăn là một quan điểm lỗi thời trong thời đại cách mạng công nghiệp này".

Phóng viên Nam Anh của Tạp chí Người Đồng Hành viết tiếp : "Đồng tình, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khi được hỏi khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và ổn định xã hội. Theo ông Hồ, nhà đầu tư không cần ưu đãi dễ dãi, họ quan tâm đến công bằng, thuận lợi hơn".

Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính cũng cho rằng các chính sách ưu đãi được đề xuất trong dự thảo Luật đều là những ưu đãi dựa trên lợi nhuận mà nhiều quốc gia không còn sử dụng nữa.

Theo ông, dự thảo Luật Đặc khu cần được xem xét lại cẩn trọng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bỏ các ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế tiêu thụ đặc biêt. Thay vào đó, các nước chuyển sang ưu đãi bằng sự thông thoáng trong tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường".

Ưu đãi nhiều quá

Ngoài chuyện cho thuê đất quá lâu, dư luận Quốc hội và trong dân còn quan tâm đến những chuyện ưu đãi quá đáng mà Dự luật dành người nước ngoài, gồm những điểm đáng chú ý như sau :

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Về nhà ở :

Điều 33 viết về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu :

1. Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền :

a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan ;

b) Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định của Luật này.

Điều 34. Quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú.

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở thì được sở hữu căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel) và các loại hình tương tự khác thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu.

2. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và của người sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú và các loại hình tương tự khác được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Chính phủ quy định quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu bất động sản quy định tại Điều này.

Miễn-giảm thuế

Về thuế thu nhập cá nhân, Dự luật cũng có lắm ưu đãi như sau :

Điều 40. Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân

1. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của cá nhân làm việc tại đặc khu.

2. Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh từ đặc khu của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đặc khu.

Dự luật cũng dành nhiều ưu đãi cho "thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng" và "thuế tiêu thụ".

Ngoài ra, Dự luật còn miễn nhiều thứ cho người nước ngoài như viết trong Điều 45 về "Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước", như sau :

1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây :

a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu ;

b) Dự ánđầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.

2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm đối vớidự ánđầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy hoạch đặc khu.

3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong :

a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này ;

b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.

4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 19 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại đặc khu Phú Quốc :

a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này, trừ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên và dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này ;

b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.

5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối vớidự ánđầu tư khác ngoài dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu ; quyết định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể.

Không cần đăng ký ?

Ngoài những thứ miễn hay ưu đãi, Dự luật còn cho phép :

- Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu việc sử dụng lao động nước ngoài quy định tại khoản này ; không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Riêng trong lĩnh vực "nhập cảnh, đi lại và cư trú", Điều 51 viết :

1. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu được miễn thị thực với thời gian tạm trú tại đặc khu không quá 60 ngày nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 90 ngày ; trường hợp có nhu cầu đến các địa phương khác ngoài đặc khu thì phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài nhập cảnh đặc khu được tạm trú không quá 60 ngày tại đặc khu trong các trường hợp sau đây :

a) Thuộc diện miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà thời hạn tạm trú dưới 60 ngày ;

b) Sử dụng thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ doanh nhân APEC còn thời hạn dưới 60 ngày.

3. Người nước ngoài nhập cảnh với mục đích vào đặc khu thuộc diện phải có thị thực nhưng không thuộc Danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử có thể được cấp thị thực điện tử theo quy định của Chính phủ.

Vào tự do, chơi bài thả giàn

Riêng tại Đặc khu Vân Đồn, dự luật còn cho phép người Trung Quốc vào Vân Đồn tự do như quy định tại Điều 54 : "Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định ; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam".

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Tại Đặc khu Phú Quốc, Điều 56 duy định cơ chế, chính sách đặc biệt khác như sau :

1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có dự án đầu tư từ 110 tỷ đồng trở lên tại đặc khu Phú Quốc được cấp thẻ tạm trú đến 10 năm, nếu có chỗ ở hợp pháp thì được cấp thẻ thường trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng ; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.

Người nước ngoài đang khám bệnh, chữa bệnh tại đặc khu Phú Quốc, nếu có nhu cầu ở lại đặc khu quá 60 ngày thì được gia hạn tạm trú trên cơ sở đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Phú Quốc với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.

4. Trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập đặc khu, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc quyết định việc hỗ trợ đối với :

a) Người thường trú tại đặc khu Phú Quốc học nghề trong lĩnh vực du lịch, người học nghề tại các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịch tại đặc khu Phú Quốc và cam kết làm việc tại đặc khu Phú Quốc ;

b) Các chương trình quảng bá du lịch vào đặc khu Phú Quốc.

5. Nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản tại đặc khu Phú Quốc được phép đề xuất các cơ chế, chính sách về bảo mật thông tin, quản lý tài sản và cơ chế, chính sách khác theo thông lệ quốc tế để Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu Phú Quốc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép áp dụng.

Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quy định tại khoản này phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 và khoản 5 Điều này.

Cũng đáng chú ý là tại cả 3 Đặc khu, chỗ nào nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cho phép kinh doanh sòng đánh bạc (casino), xây dựng và kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí.

Luật cũng khuyến khích lập các khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 04 sao trở lên và khách sạn từ 5 sao trở lên.

Càng ngạc nhiên hơn, khi có nhiều Đại biểu quốc hội lo ngại về thời hạn cho thuê đất 99 năm hay than phiền Dự luật dành quá nhiều ưu đãi cho người nước ngoài tại 3 Đặc khu thì không thấy ai thắc mắc tại sao phải cho phép lập sòng bài (Casino), lập khu giải trí và xây nhà nghĩ dưỡng, khách sạn 4 hay 5 sao ?

Phản ứng về điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng : "Thứ mà Việt Nam cần là công nghệ cao chứ không phải là các casino, do đó trong quy hoạch các đặc khu kinh tế cần phải hướng đến điều này".

Bà nói : "Tôi cho rằng dù ưu đãi tương tự như nhau, nhưng casino không phù hợp để đi cùng với khu công nghệ cao, vì mấy lẽ.

Trước hết, đối tượng phục vụ của hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.

Casino phục vụ vui chơi, giải trí, thậm chí kiếm tiền bằng đỏ đen. Khách hàng của casino đa dạng, phần lớn là nhàn rỗi, thích vui vẻ, náo nhiệt, ưa thử vận mạng bằng may rủi, ít nhất là trong thời gian họ vào chơi ở đó.

Công nghệ cao là việc của những người làm trong kinh tế trí thức, có trình độ, kỹ năng cao, đam mê nghiên cứu, thử nghiệm những cái mới trong các lĩnh vực khác nhau. Khách hàng của công nghệ cao quan tâm đến phát triển, trí tuệ, chất lượng công việc và cuộc sống, những giá trị tốt đẹp và cao hơn cho con người. Phần lớn thời gian người ta làm việc trong yên tĩnh, tập trung suy nghĩ, nghiên cứu, tranh luận chuyên môn ; tất nhiên cũng có những lúc nghỉ ngơi vui chơi nhưng không như khách casino.

Hai loại khách hàng như vậy rất khó có thể sống và làm việc cùng chỗ với nhau 24/24 được".

Hai là, không gian và môi trường hoạt động của hai lĩnh vực này rất khác nhau.

Casino có nhu cầu đặt ở nơi có rất nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí khác đi cùng với nó, tạo không gian cho các dịch vụ này cùng nhau làm ăn và moi tiền của những khách hàng muốn được thỏa mãn nhiều thứ thú vui. Cũng có những nguy cơ về tệ nạn, tội phạm, rủi ro cho người làm và người chơi, nên các nước thường đặt casino trong khu vực riêng, có hàng rào bảo vệ tách với "người thường" không tham gia vào đó".

Như vậy thì tác giả dự luật, Bộ Kế hoạch và đầu tư, có kế hoạch gì không hay cứ mơ sẽ có nhiều đại gia hay tư bản đỏ đem tiền đổ vào 3 sòng bài là kinh tế sẽ phất lên như diều ?

Thế còn hậu quả xã hội, văn hóa và thuần phong mỹ tục gây ra từ các Casino và nơi giải trí "đèn xanh đèn đỏ" ở 3 Đặc khu thì ai chịu trách nhiệm ?

Ngoài ra, nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cần phải tìm cách mà chui vào phía sau cánh cửa của các khu phố, làng Tầu, hay bên trong hàng rào của các Dự án kinh tế do Trung Quốc đầu tư như Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh xem họ đang ăn ở và sống ra sao mà khiến nhiều gia đình Việt Nam tan nát như vợ bỏ chồng đi lấy công nhân Tầu, hay con phải bỏ trường đi lao động chui bên Lào không thì cả nhà chết đói.

Và chẳng nhẽ những bài học nhập cư bất hợp pháp, công nhân không hợp lệ, ồ ạt và công khai cướp việc của người Việt Nam vì có chủ đầu tư cùng quê cha Trung Quốc bảo kê đã xẩy ra ở Việt Nam từ lâu mà Bộ Lao động, thương binh và xã hội có biện pháp nào đâu ?

Song song với những tệ nạn xã hội do người Tầu ở lậu, hay công nhân Tầu gây xung đột với người Việt Nam ở Hà Tĩnh và trên Tây Nguyên, nhiều doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ đầu tư còn gây ra ỗ nhiễm trên khắp miền đất nước Việt Nam, nghiêm trọng nhất là thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh tác hại tại 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.

Tuy Formosa là gốc Đài Loan nhưng nhiều thiết bị máy móc và công nhân lại do Trung Quốc làm chủ và cung cấp.

Chính phủ Việt Nam cũng nên nghĩ xem tại sao các doanh nghiệp Trung Quốc lại có quyền cấm viên chức Việt Nam vào nơi họ làm việc ngay trên lãnh thổ Việt Nam ?

Chuyện vi phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam của các doanh nghiệp Trung Quốc thì ai cũng biết mà Chính phủ lại cứ cúi đầu chịu nhục mới lạ. Chẳng những thế, cứ mỗi khi có biểu tình chống âm mưu xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, hay lên án các vụ công ty Tầu gây ô nhiễm môi trường thì người dân lại bị công an đàn áp dã man ? Như vậy thì lực lượng an ninh này là của nước nào vậy ?

Bây giờ lại đến chuyện Dự luật 3 Đặc khu dành nhiều ưu đãi cho người nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam thì liệu bài học Formosa Hà Tĩnh và Bauxite Tây Nguyên có thoát khỏi tay người Tầu phương Bắc không ?

Phạm Trần

(06/06/2018)

Published in Diễn đàn

Rõ ràng là Quốc hội Việt Nam, cơ quan đại diện dân và đảng cộng sản cầm quyền đã cúi đầu khuất phục trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và để mặc cho lính Tầu tự do đàn áp ngư dân Việt Nam.

so1

Mức độ rộng lớn của công trình trái phép mà Trung Quốc xây dựng trên Gạc Ma lớn gấp nhiều lần so với Huy Gơ (Thanh Niên)

Thái độ nhu nhược này đã lộ rõ mỗi ngày từ đầu năm 2018, khi Trung Quốc hầu như đã hoàn tất kế hoạch bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa 7 bãi đá chiếm của Việt Namở Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.

Căn cứ vào hình chụp vệ tinh thì các viện nghiện cứu quân sự Tây phương, kể cả Hoa Kỳ và Anh cho biết Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự, xây sân bay, bãi đáp trực thăng, thiết lập các dàn phóng phòng không, dựng đài Radar, đài khí tượng và lập nhiều bến tầu đổ bộ, tiếp vận tại 7 vị trí.

Về phương diện chiến lược thì Subi, Gaven và Chữ Thập gần Việt Nam nhất. Gạc Ma và Châu Viên nằm ở vị trí có thể ngăn chặn các tầu tiếp viện và lương thực từ Tỉnh Khánh Hòa cho quân Việt Nam đồn trú ở Trường Sa. Hai đá Tư Nghĩa (còn có tên là Huy Cơ), phía bắc Gạc Ma và Vành Khăn nằm chệch về hướng đông, hay phía Tây của biển Phi Luật Tân.

Vào ngày 06/01/2018, Trung Quốc đã cho 2 máy bay dân sự của China Southern Airlines và Hainan Airlines bay thử và đáp xuống sân bay dài trên 3,000 mét ở đá Chữ Thập.

Đe dọa Việt Nam

Theo tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở thì : "Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà bê tông dài hơn 60m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này.

Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám".

Như vậy, từ vị trí Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Quốc có thể cất cánh tấn công Đà Nẵng, cố đô Huế và các tỉnh miền Trung trong nháy mắt.

Trong khi đó, tại bãi Subi phía bắc của Gaven và Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Quốc cũng đã bị nhận diện có mặt từ hồi tháng 5/2018.

Tin này được đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) phát đi từ Hà Nội ngày 11/05/2018, dựa theo báo Tiếng nói nước Nga Việt Nam (Sputnik Vietnam).

Theo Sputnik Vietnam thì : "Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative , AMTI) đã công bố bức ảnh vệ tinh cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 Trung Quốc đỗ trên đường băng mà nước này ngang nhiên xây dựng phi pháp ở Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những hình ảnh cực kỳ chi tiết do vệ tinh chụp được ngày 28/4 cho thấy, một chiếc máy bay quân sự Shaanxi Y-8 đang đỗ trên đường băng do Trung Quốc xây trái phép trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Y-8 là máy bay vận tải quân sự nhưng một số phiên bản có thể sử dụng để vận chuyển trực thăng, chống ngầm và do thám. Loại máy bay này được Trung Quốc phát triển dựa trên thiết kế của máy bay Antonov An-12 do Liên Xô chế tạo và có thể so sánh với chiếc C-130 Hercules của Mỹ.

Theo AMTI, những động thái của Trung Quốc ở Đá Subi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cho thấy Trung Quốc có tham vọng theo đuổi mô hình họ từng thực hiện phi pháp ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".

Từ Subi, máy bay quân sự Trung Quốc cũng có thể xung trận tấn công vào Việt Nam cùng lúc với máy bay cất cánh từ Chữ Thập.

Ngoài ra từ đầu tháng 05/2018, đài CNBC của Mỹ trích tin tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã bố trí tên lửa YJ-12 chống hạm trong tầm hoạt động 295 hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét) và tên lửa địa không HQ-9B, có tầm bắn xa 257 cây số trên 3 bãi Chữ Thập, Subi và Vành Khăn.

Từ Tư Nghĩa xuống Gạc Ma

Về họat động của quân Trung Quốc và công tác kiến thiết doanh trại của họ ở Trường Sa, hai phóng viên của báo Thanh Niên (Việt Nam), Mai Thanh Hải và Trung Hiếu đã có một số bài viết từ chuyến ra Trường Sa từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2018.

Theo quan sát của hai phóng viên này thì các hoạt động của tầu hải quân Trung Quốc và tầu quân sự Trung Quốc đã không bị cản trở khi di chuyển từ vị trí này qua vị trí khác, dù trong tầm quan sát của lực lượng Việt Nam ở Trường Sa.

Mai Thanh Hải viết : "Chiều một ngày cuối tháng 1/2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma".

Từ đài quan sát trên nóc đảo Len Đao, chúng tôi phát hiện 1 tàu quân sự rất lớn mang số hiệu 961, mang cờ Trung Quốc đang chạy từ phía nam lên Gạc Ma - Bãi đá của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14/3/1988 và giữa năm 2013 tập trung tôn tạo, xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều cơ sở hạ tầng với các trang thiết bị, vũ khí khí tài hiện đại" (Thanh Niên, 05/02/2018).

Trong khi đó, phóng viên Trung Hiếu quan sát :"So với công trình 9 tầng trên bãi đá Huy Gơ (hay Tư Nghĩa) thì 'thành phố nổi' mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma có quy mô rộng lớn hơn nhiều.

Theo ghi nhận của phóng viên báo  Thanh Niên vào những ngày giữa tháng 4/2016, Trung Quốc  đã xây xong tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) hình khối cao khoảng 8 tầng trên bãi Gạc Ma .

Bao quanh tòa nhà phi pháp này là hàng rào và những dãy nhà xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội. Các dãy nhà này che chắn hết hai tầng phía dưới của tòa nhà trung tâm để các tàu bè đi ngoài biển không thể quan sát được các hoạt động bên trong tòa nhà.

Đáng chú ý ở thời điểm phóng viên Thanh Niên có mặt gần bãi đã có tàu vận tải đổ bộ số hiệu 998 và tàu khu trục số hiệu 168 lướt sóng quẩn quanh bãi Gạc Ma.

Tàu vận tải đổ bộ 998 trọng tải gần 20.000 tấn có nhiệm vụ vận chuyển quân và đánh chiếm các mục tiêu đảo. Tàu 998 có sức chở 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ khoảng 270 người với đầy đủ trang bị vũ khí, 4 xuống đổ bộ đệm khí LCAC, 3 xe tăng lội nước kiểu 63A hoặc 6 xe thiết giáp kiểu 90. Tàu còn được trang bị 1 bệ 8 ống phóng tên lửa đối không HQ-7 tầm bắn 13 km, 1 khẩu pháo 76 mm, 2 bệ 4 khẩu pháo 30 mm.

Tàu 998 thuộc biện chế Hạm đội Nam Hải và con tàu này từng tham gia chiến dịch hạ đặt giàn khoan 981  trái phép trong vùng biển Việt Nam năm 2014". (báo Thanh Niên, ngày 19/04/2016).

Như vậy, dù Trung Quốc chỉ chiếm 7 vị trí tại Trường Sa nhưng Bắc Kinh đã biến chúng thành các căn cứ quân sự kiên cố và trang bị vũ khi tối tân để đe dọa Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei và Nam Dương.

Đài Loan, tuy kiểm soát đảo Ba Bình, lớn nhất trong Trường Sa, nhưng không tranh chấp với Bắc Kinh vì Trung Quốc coi Đài Loan là phần lãnh thổ của mình.

Ngược lại, Việt Nam luôn luôn chứng minh Ba Bình thuộc Trường Sa là của Việt Nam.

Các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa và ở Hoàng Sa (chiếm của Việt Nam từ tháng 01/1974), cộng với các cuộc thao diễn lực lượng hải và không quân của nước này từ đầu năm 2018, có dự kiến của Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, cho thấy Bắc Kinh không ngại phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

Và nhiều phần Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm :

- Cụm Song Tử : Đảo Song Tử TâyĐá Nam

- Cụm Nam Yết : Đảo Nam YếtĐảo Sơn CaĐá LớnĐá Núi Thị

- Cụm Sinh TồnĐảo Sinh TồnĐảo Sinh Tồn ĐôngĐá Cô LinĐá Len Đao

- Cụm Trường Sa : Đảo Trường SaĐá ĐôngĐá LátĐá Núi LeĐảo Phan VinhĐá TâyĐá Tiên NữĐá Tốc TanĐảo Trường Sa Đông

- Cụm Thám Hiểm : Đảo An Bang Đá/Bãi Thuyền Chài

Ngư dân và thuyền chài

Với các hoạt động quân sự ngông ngênh của Trung Quốc ở Biển Đông đã rõ như thế mà người đứng đầu đảng cầm quyền cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Quốc hội, cơ chế đại diện dân vẫn không dám có bất cứ động thái nào chống mưu đồ nham hiểm của của Bắc Kinh.

Họ đã ngâm miệng nhìn hàng chục ngư dân bị lính Tầu đánh đập, dã man dâm chìm thuyền trong đêm tối giữa biển khơi và cướp đi tài sản đánh bắt từ ngày 18/03/2018 ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Vụ mới nhất đã xẩy ra khoảng giữa tháng 5/2018 cho ngư dân Lê Văn Nam ở Quảng Ngãi khi tầu của ông đang hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa thì "bị một tàu vỏ sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số còn lại xuống biển.

Trước đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu" (tin các báo từ Việt Nam, ngày 25/5/2018).

Ngoài các hành động vô nhân đạo và cướp bóc của lính Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt mà chính quyền cộng sản Việt Nam không bảo vệ được, Việt Nam còn bị Trung Quốc áp lực ngưng các hợp đồng tìm kiếm dầu với các công ty nước ngoài ở Biển Đông.

Tiêu biểu như Việt Nam đã phải ngưng Dự án giếng dầu và khí đốt Cá Rồng Đỏ do PetroVietNam hợp tác với Repsol (Spain,Tây Ban Nha) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các tin của Kỹ nghệ dầu khí xác nhận Việt Nam đã phải đình chỉ tìm kiếm ở giếng Cá Rồng Đỏ, sau khi Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công quân sự rộng rãi vào các vị trí của Việt Nam ở Trường Sa.

Giếng Cá Rồng Đỏ, lô 163-03, nằm ở khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), phía Tây Nam trong quần đảo Trường Sa và cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam.

Giếng này có khả năng sản xuất 25.000-30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi ngày.

Trung Quốc cho rằng giếng Cá Rồng Đỏ nằm trong vùng "lưỡi bò" thuộc chủ quyền của họ, mặc dù Tòa án Quốc tế đã bác bỏ luận cứ này từ năm 2016.

Lạc quan hồ hởi

Với những bằng chứng kể trên, rõ ràng lãnh đạo Việt Nam đã chỉ biết khoanh tay cúi đầu trước áp chế của Trung Quốc mà không dám phản ứng.

Chẳng những thế, một số viên chức trong nước và báo chí còn không dám chỉ đích danh lính Trung Quốc và tầu Trung Quốc đã tấn công, đánh đập dã man và cướp tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Họ cam tâm cúi mặt để gọi các tầu hải quân, cảnh sát biển Trung Quốc là "tầu lạ", hay "tầu nước ngoài".

Cũng bằng cái giọng lạc điệu và hồ hởi của kẻ bàng quang, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa  - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội đã nói với báo chí tại hành lang Quốc hội rằng : "Quan hệ đối ngoại, quốc phòng, kể cả vấn đề liên quan đến hoạt động trên biển đảo đều rất tốt".

"Ông lấy ví dụ như hoạt động tuần tra chung, giao lưu hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam với các nước diễn ra rất tốt.

Ông tướng này nói thêm : "Có thể nói độc lập, chủ quyền được giữ vững và quan trọng nhất, tạo được hòa bình để phát triển kinh tế… chúng ta đấu tranh bằng tất cả các giải pháp từ chính trị, ngoại giao, xây dựng bảo vệ thực địa, đặc biệt là việc tổ chức, giáo dục tuyên truyền để nhân dân bạn bè quốc tế hiểu hơn về chủ quyền của ta đối với vùng Biển Đông" (VnExpress, 25/05/2018).

Như vậy thì Việt Nam đã mất định hướng ở Biển Đông chưa, hay khi nào giặc Trung Quốc vào nhà dí súng vào mặt thì mới biết mở mắt ra ?

Hay là, lại giống như ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khuyên những ai phản đối du khách Tầu vào Việt Nam mặc áo thun có hình "Lưỡi Bò" rằng : "Không để những sự cố nhỏ ảnh hưởng đến đại cục".

Tất nhiên ông Tuấn đã bị rất nhiều người chửi phản quốc vì ông sợ làm to chuyện áo thun sẽ mất du khách Tầu du lịch Việt Nam.

Tư duy vọng ngoại như thế mà viên chức này vẫn tại chức mới lạ.

Càng lạ hơn, nếu đem những chuyện Trung Quốc đang tung hoành ở Biển Đông để đo lường khả năng cầm quyền của lãnh đạo Việt Nam thì sẽ thấy ngay họ sợ Tập Cận Bình đến mức nào ?

Phạm Trần

(31/05/2018)

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hội đồng Lý luận trung ương, tác giả Nghị quyết số 26-NQ/TW về "Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" đã muốn vung tay quá trán, hay biết khó khăn mà vẫn liều khi ấn định đến năm 2020, năm áp chót của khóa đảng XII, sẽ "kiên quyết xóa bỏ tệ chạy chức, chạy quyền ; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên".

vung1

Hội nghị tổng kết thực hiện của nghị quyết trung ương  - Ảnh minh họa

Liệu canh bạc may rủi này có giúp ông Trọng và Ban chấp hành trung ương khóa XII bảo vệ được chỗ đứng trong lịch sử đảng là những người đầu tiên thành công trong các lĩnh vực khó khăn này, hay tên tuổi họ sẽ bị nhấn xuống bùn đen khi khóa đảng XIII bắt đầu nhiệm kỳ mới (2021-2026) ?

Tuy còn sớm để đo lòng dạ cán bộ đảng viên khi Nghị quyết trung ương 7, khóa XII được thi hành, nhưng nếu căn cứ vào thất bại của các khóa đảng trước, kể cả khóa XI và XII do ông Trọng lãnh đạo, thì khả năng thành công của ông không nhiều vì thời gian chỉ còn hơn 2 năm.

Chuyện dài dài thêm

Cũng nên biết các tệ nạn "chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội vv…" , và tình trạng "suy thoái tư tưởng và đạo đức, lối sống" của cán bộ, đảng viên đã thoải mái sống chung với đảng và được nói đến từ khóa đảng VII thời Tổng bí thư Đỗ Mười chứ có mới mẻ gì đâu.

Thế mà sau gần 30 năm, từ khóa đảng VII đến giữa khóa XII, các cán bộ, đảng viên chuyên nghiệp "chạy" đã chạy nhanh hơn và số người suy thoái cũng đã sinh sôi nẩy nở năm sau nhiều hơn năm trước.

Đến bây giờ (nửa cuối tháng 5 năm 2018), dù khóa đảng XII và ông Nguyễn Phú Trọng đã đi được nửa nhiệm kỳ 5 năm, nhưng vấn đề xây dựng và chỉnh đốn đảng, được đặt ra từ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 02/02/1999 của Trung ương 6 (lần 2), khóa đảng VIII (thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu) "Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay", vẫn cứ trăm hoa đua nở khắp nơi thoải mái.

Vì vậy mà ông Trọng, sau khi thay thế Tổng bí thư Nông Đức Mạnh của 2 khóa đảng IX và X, đã phải bổ sung thêm 2 nghị quyết mới với nhiều chi tiết mới, cụ thể và cấp bách hơn về tình trạng suy thoái và xuống cấp của cán bộ, đảng viên.

Đó là :

- Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa XI) Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

- Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 30/10/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Mục tiêu Nghị quyết 7

Từ hai nghị quyết này, ông Trọng chủ trương đổi mới cả hệ thống chính trị bằng những con người mới và tư duy mới trong nhiệm vụ lãnh đạo và công tác phục vụ trong cán bộ đảng, viên chức nhà nước, quân đội và công an.

Tham vọng thì nhiều, nhưng Hội nghị trung ương 7 lại khoán trắng đặc quyền về cán bộ cho đảng thì có mới mẻ gì hơn xưa ?

Nghị quyết viết : "Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị".

Như vậy là dân chỉ có quyền "ngồi chơi xơi nước". Mọi việc đã có đảng làm cho người của đảng thì quyền làm chủ đất nước của dân và bổn phận làm đấy tớ cho dân của cán bộ, đảng viên có lằn ranh nào ngăn cách không ?

Đó là lý do buộc Nghị quyết phải vẽ ra cái hình trên giấy về điều gọi là "Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ".

Trung ương 7 viết : "Thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ chính trị, Ban bí thư về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ".

Các chữ "giám sát, phản biện xã hội" nghe qua tưởng quan trọng lắm, nhưng thực chất chỉ là hình thức dân chủ giả tạo để trang trí cho đảng. Từ xưa đến nay cái "cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã bị đảng coi như không có.

Ngay đến Tổ chức Mặt trận Tổ quốc, nơi quy tụ hàng trăm Tổ chức chính trị-xã hội do đảng thành lập, hay được đảng cho phép hoạt động có làm nên cơm cháo gì giúp dân gì đâu. Tổ chức lãng phí tiền bạc của dân này là cơ quan ngoại vi làm việc cho đảng. Công tác nổi bật nhất của tổ chức này là chọn ứng cử viên vào Quốc hội và các Hội đồng nhân dân cho đảng để cho dân bỏ phiếu, qua các cuộc gọi là "hiệp thương". Vì vậy, với phương thức "đảng cử dân bầu" này, rất hiếm hoi có ứng cử viên tự do nào được ra ứng cử và đắc cử, nếu không lọt qua cửa ải "hiệp thương" của Mặt trận. Cũng chính vì vậy đã xảy ra nạn chạy tiền để đắc cử vào chức vụ Đại biểu quốc hội.

Lại Mác-Lênin và Hồ Chí Minh

Ngoài ít điều nêu trên, Nghị quyết "Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" còn ràng buộc công tác chọn lọc cán bộ phải tập trung vào tuyệt đối trung thành với Đảng, Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một số điểm quan trọng viết trong Nghị quyết :

- "Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; quán triệt và thực hiện nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc ; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả".

- "Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc ; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài".

- "Đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội, công an : Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân ; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sức chiến đấu cao ; có số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ; từ 20 - 30% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế".

Sợ diễn biến, chuyển hóa

Cũng đáng chú ý là trong Nghị quyết 7, Đảng đã nói đi nói lại nhiều lần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên. Điều này cho thấy Đảng quan tâm đến công tác đề phòng tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, nhất là số 600 cấp lãnh đạo chiến lược, từ khóa đảng XIII trở về sau.

Đảng chỉ thị phải :

- "Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ : Nắm chắc lịch sử chính trị và tập trung vào vấn đề chính trị hiện nay. Hoàn thiện quy định để xử lý, sử dụng những trường hợp có vấn đề về chính trị. Không xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử khi chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị".

- "Rà soát kỹ, bổ sung đầy đủ thông tin, đánh giá chính xác, nắm chắc vấn đề chính trị của cán bộ".

Từ đó, Nghị quyết viết : "Thời gian tới cũng là giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.

Tình hình đó tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ".

Ngoài ra, có điểm mới trong Nghị quyết 7 là Đảng cộng sản Việt Nam đồng ý thu nhận cả nhân tài "người ngoài đảng" dù ở trong nước hay ở nước ngoài.

Nghị quyết viết : "Quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài".
Đây là tư duy mới, có thể sẽ được hoan nghênh theo hướng "hòa hợp hòa giải dân tộc". Tuy nhiên, nếu những ứng cử viên hay người được chọn làm cán bộ cho đảng cũng phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì lá bài "người ngoài đảng ở trong nước hay ở nước ngoài"có nghĩa gì không ?

Hay Nghị quyết 7 là tín hiệu phải tìm mọi cách và bằng mọi giá để giữ đảng khỏi tan trước cơn hồng thủy suy thoái tư tưởng và tự diễn biến, tự chuyển hóa của cán bộ, đảng viên ?

Phạm Trần

(24/05/2018)

Published in Diễn đàn

Hội nghị Trung ương 7, khóa đảng XII kết thúc ngày 12/05/2018, sau 6 ngày họp tại Hà Nội đã để lại 2 điểm mới :

hoinghi1

Hội nghị Trung ương 7, khóa đảng XII kết thúc ngày 12/05/2018 - Tất cả chỉ nói theo và ca tụng ý kiến thống nhất với Trung ương. Ảnh TTXVN

1. Lần đầu tiên báo chí được tham dự tường thuật, nhưng không phổ biến ý kiến trái chiều. Tất cả chỉ nói theo và ca tụng ý kiến thống nhất với Trung ương. Tuyệt đối không có bình luận và phản biện của báo chí về diễn văn khai mạc và bế mạc của Tổng bí thư.

Một số báo có bài phỏng vấn các cựu viên chức lãnh đạo hay cựu Đại biểu Quốc hội, nhưng tất cả đều đồng tình và hoan nghênh. Đáng chú ý là hầu hết ý kiến đều nhìn ra khuyết điểm và khó khăn trong công tác cán bộ, hay nhìn nhận có nạn chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong đảng, hay bao che cho nhau từ trên xuống dưới, nhưng ai cũng thắc mắc tại sao chưa diệt được những tệ nạn này.

Cuối cùng họ đều đồng ý chung : đảng chưa quyêt liệt và những người đứng đầu còn nể nang, phe cánh, hoặc thiếu cương quyết để xử lý sai phạm của cấp thừa hành.

2. Về đề tài then chốt của Trung ương 7, kế hoạch "xây dựng đội ngũ 600 cán bộ cấp chiến lược" (lãnh đạo) cho đảng khóa XIII (2022-2027) và kế tiếp đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các viên chức lãnh đạo nói dai và nói dài từ trước ngày khai mạc (07/05/018).

Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm "mặc áo thụng vái nhau" để quảng cáo tên tuổi hơn đề ra các giải pháp để giải quyết những khuyết diểm đã đồng ý phải đẩy lùi.

Tỷ dụ như khi ông Trọng nói rằng : "Trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng và sâu sắc Đề án và Tờ trình của Bộ Chính trị, Hội nghị đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết của Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và tầm nhìn trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045".

Nhưng muốn được như thế thì điều kiện cần và phải có của cán bộ là phải được rèn luyện như thế nào và do ai dạy bảo, và với phương pháp nào ?

Nếu đội ngũ mới chỉ được học từ lớp cán bộ lãnh đạo đã xuống cấp, lạc hậu và suy thoái từ trước, hay là thành phần kế thừa, hoặc "hạt giống đỏ" của con ông cháu cha thì liệu có làm được cơm cháo gì không, hay chỉ đẻ ra lớp cán bộ thiếu tài mất đức mới ?

Hơn nữa, khi đảng đặt tiêu chuẩn chọn cán bộ cần "hồng" hơn "chuyên" và phải có gốc đảng là chính thì người ngoài đảng có tài sẽ bị loại và đất nước sẽ muôn đời lạc hậu.

Vì thế, khi ông Trọng đặt tiêu chí cho đội ngũ cán bộ mới phải có "đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030" là chính ông đã lùi mất 10 năm, vì trước đây đảng từng đặt ra mốc đến năm 2020 thì Việt Nam sẽ là nước có nền công nghiệp hiện đại. Nay thời gian còn lại chỉ 2 năm là bằng chứng đảng đã thất bại. Ông Nguyễn Phú Trọng và hai khóa đảng XI và XII (2011-2021) cũng phải gánh trách nhiệm với thất bại này.

Như vậy, sau bước tụt hậu này, liệu có gì bảo đảm cho dự kiến Việt Nam sẽ "trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045" trong khi ở Việt Nam bây giờ ai cũng thấy chủ trương làm "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" của đảng là mơ hồ, thiếu cơ cở và loạn thị. Bởi vì trên thế giới chỉ có kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Không làm gì có thứ kinh tế loăng quăng, nửa giăng nửa đèn như Việt Nam tuyên truyền.

Bằng chứng sau hơn 30 năm Đổi mới (từ 1986), Việt Nam đã làm theo kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới cái vỏ bọc gọi là "theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa" chỉ để cho khỏi bẽ mặt. Dù có mạo danh cách nào chăng nữa, Hà Nội cũng không thể lấy vải thưa che mắt thánh để nói khác. Thực tế tình hình đã rõ ràng như thế, không ngụy biện được.

Vì vậy, khi đảng và nhà nước nắm toàn quyền kiểm soát và điều chế toàn nền kinh tế thì Việt Nam chậm phát triển so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thua cả Lào và chỉ đứng trên Cao Miên và Miến Điện.

Lý do Việt Nam không ngóc đầu lên được vì Cương lĩnh "Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa" (Bổ sung, Phát triển năm 2011), đã cho phép "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Đây là chủ trương chống lại tự do kinh doanh của người dân, vì các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhiều hơn đem lợi nhuận về cho ngân sách nhà nước, trong khi nhà nước phải gánh các khoản thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng cho các doanh nghiệp này.

Cương lĩnh loăng quăng năm 2011, khi ông Trọng lên cầm quyền khóa đảng XI đã viết như thế này :

"Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa".

Càng tối, càng đen

Vì vậy, càng đọc những gì ông Trọng nói trong Diễn văn bế mạc Trung ương 7, càng thấy ngôn ngữ của những thợ viết trong Hội đồng Lý luận trung ương, tác giả của các văn kiện Đại hội và Hội nghị trung ương, lòi ra.

Sở dĩ dễ nhận ra vì văn kiện nào cũng chứa đấy văn từ đao to búa lớn, "nghĩa đen" trộn với "nghĩa mờ mờ" gây loạn trí người đọc và rất khó tìm thấy giải pháp.

Hãy nghe ông Trọng đọc tiếp :

"Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời gian tới phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số, kinh tế tri thức và biến đổi khí hậu, nước biển dâng ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường".

Như vậy có gì mới không, hay toàn lập lại là các thứ tiêu chuẩn đã lỗi thời, đã và đang thất bại từ mấy chục năm qua ? Những câu chữ buộc cán bộ thời kỳ mới phải làm theo "xã hội chủ nghĩa" hay "định hướng xã hội chủ nghĩa" là sản phẩm của những con người óc loãng trong Tổ viết diễn văn cho ông Trọng, trong khi Việt Nam đang cần có những cái đầu trong sáng và trái tim minh bạch để xây dựng đất nước.

Đảng nói, ai làm ?

Nhìn sâu hơn vào diễn văn bế mạc của ông Trọng, ta hấy nhiều điều "ra lệnh, chỉ tay 5 ngón", hay nói cho sướng miệng nhiều hơn đề ra các giải pháp giải quyết.

Tỷ dụ như ông Trọng bảo phải :

- Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, cơ chế và điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ ; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm.

- Yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác ; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ ; coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hóa quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

- Ban Chấp hành trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm.

- Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền.

- Kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hóa để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.

Nghe ông Trọng phán bấy nhiêu cũng đủ ù tai, hoa mắt. Nhưng ai làm và làm bằng cách nào thì hãy học kinh nghiệm 20 năm thất bại về Công tác cán bộ, từ khóa đảng VIII thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu qua Nghị quyết về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" ngày 18/6/1997.

Điển hình, nổi bật và đứng đầu trong "8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Hội nghị lần này đã đề ra" vẫn là "công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ gắn với việc học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Những "Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị" của đảng viên đã nêu ra trong Nghị quyết 4/XII, ban hành ngày 30/10/2016, có 3 điểm quan trọng :

1. Phai nhạt lý tưởng cách mạng ; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng ; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ; phụ hoạ theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

3. Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị ; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong suy thoái đạo đức, lối sống Nghị quyết 4/XII vạch ra :

1. Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi ; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể ; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

2. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức ; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền ; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

3. Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

4. Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi ; thích được đề cao, ca ngợi ; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".

5. Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình ; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

6. Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên... ; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả ; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định ; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

7. Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

8. Thao túng trong công tác cán bộ ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

9. Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

Chả muốn học Bác

Về "học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh" thì cũng vẫn ì ra đấy sau 2 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị năm 2016.

Tại hội nghị toàn quốc sơ kết được trực tuyến đi khắp nước diễn ra tại Hà Nội ngày 16/05/2018, những căn bệnh học  "hình thức, chiếu lệ" và "thiếu tự giác"  vẫn tồn tại trong cán bộ cấp lãnh đạo.

Theo nhân xét của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thì trong đảng :" Vẫn còn tình trạng thiếu tự giác, tổ chức thực hiện Chỉ thị hình thức, chiếu lệ, thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa tự giác, chưa thường xuyên rèn luyện, học tập, chưa thực sự là tấm gương cho nhân dân noi theo. Một số nội dung, yêu cầu nêu trong Chỉ thị 05 như : Tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại chi bộ, đăng ký nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lựa chọn khâu đột phá và tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm… chưa thực sự đi vào nền nếp. Nhiều nơi tinh thần tự phê bình, phê bình vẫn còn yếu, chưa chủ động phát hiện, đấu tranh với những những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chưa chủ động đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ...".

Về phần Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, ông Võ Văn Thưởng nói trước mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các viên chức lãnh đạo cơ quan, ngành trung ương và truyền đi khắp nơi rằng :

"Vẫn còn tình trạng làm qua loa, đối phó, chưa thực sự cầu thị, bệnh "thành tích", bệnh "hình thức" ở nhiều nơi ; một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên nắm giữ chức vụ cao trong cơ quan Đảng, Nhà nước còn thiếu tự giác, chưa thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và trong sinh hoạt, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật…".

Tường thuật của báo VietNamNet viết :

"Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên được Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương cho hay là do tính quyết liệt, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu chưa có nhiều chuyển biến. Một số vấn đề yếu kém, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, quản lý, trong công tác cán bộ, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tuy có chuyển biến nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra".

Đáng chú ý là chuyện "học Bác" vẫn dai dẳng chẳng ra trò trống gì đã được công khai chỉ sau 4 ngày kết thúc Hội nghị Trung ương 7, trong đó có 2 vấn đề nan giải về "suy thoái tư tưởng" và "đạo đức xuống cấp" của cán bộ đảng viên đã được đặt lên hàng đầu phải giải quyết.

Như vậy thì có nước đổ đầu vịt không, hay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần có bài diễn văn khác chính xác hơn về tình trạng cán bộ "cấp chiến lược" để khỏi mất mặt trước khi nghỉ hưu ?

Phạm Trần

(17/05/2018)

Published in Diễn đàn

Không ít cán bộ, viên chức cộng sản Việt Nam đã không chỉ suy thoái phẩm chất và đạo đức mà còn tìm mọi cơ hội để bảo vệ quyền lợi cá nhân, gia đình và dòng họ nhiều hơn thời gian phục vụ người dân và đất nước.

khaimac1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7, khóa 12, sáng ngày 07/05/2017 tại Hà Nội

Đó là nội dung đã được Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và một số Bộ trưởng và Đại biểu quốc hội nêu ra trong kỳ họp 7 của Ủy ban Trung ương đảng XII từ ngày 07/05 đến 12/05/2018 tại Hà Nội.

Ông Trọng nói trong Diễn văn khai mạc :

"Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao…

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ  và công tác cán bộ còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém… Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ ; thiếu gương mẫu, chưa thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân ; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... chậm được ngăn chặn và đẩy lùi".

Đó là lý do tại sao Hội nghị Trung ương 7 đã tập trung thảo luận 3 vấn đề :

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ ;

2. Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp ;

3) Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội ; và một số vấn đề quan trọng khác.

Nhưng trước hết, hãy gác ra ngoài những khuyết tật kinh niên của cán bộ, đảng viên như quốc nạn tham nhũng, lãng phí, kém tài, bất lực, bè nhóm v.v… đã được nhiều đời tổng bí thư nói đi nói lại mà vẫn còn nguyên vẹn kể từ Khóa đảng VI, thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1986.

"Chạy" đời này qua đời khác

Riêng 8 loại "chạy" của các viên chức mà ông Trọng nói vẫn còn "chậm được ngăn chặn và đẩy lùi", tuy đã biến dạng theo thời gian, thì cũng đã từng được Khóa đảng IX, thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư, báo cáo tại Đại hội đảng kỳ X (từ 18/04 đến 25/04/2006).

Hồi đó, Báo cáo về Công tác xây dựng Đảng đã viết :

"Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng ; vẫn còn tình trạng "chạy chức", "chạy quyền", "chạy tội", "chạy bằng cấp". Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống ; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Ðảng. Ðó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Ðảng, của chế độ".

Nên nhớ khi Báo cáo viết 4 chữ "vẫn còn tình trạng…" có nghĩa những loại "chạy" này đã có từ các khóa đảng trước để lại. Nhưng sau 10 năm cầm quyền hai khóa IX và X (2001-2011), ông Mạnh cũng không làm nên cơm cháo gì. Ông ta đã tỏ ra rất tự nhiên khi báo cáo tại Đại hội đảng kỳ XI (từ 12/01 đến 19/01/2011), trước khi trao quyền lại cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Ban Chấp hành khóa X viết :

"Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước…

Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục. Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thấp. Môi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ ; chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, sự gắn bó, tận tụy của cán bộ đối với công việc…".

Như vậy, sau 5 năm làm Tổng bí thư khóa XI (2011-2016), ông Nguyễn Phú Trọng đã múa may quay cuồng ra sao với các thứ "chạy" này ?

Chẳng khá được bao nhiêu, bởi vì trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đảng XII ( từ ngày 21/01 đến 28/01/2016), ông Trọng vẫn khơi khơi "tự nhiên như người Hà Nội" để tường trình :

"Trong tự phê bình và phê bình, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến, một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao phụ trách. Trên một số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ trung ương đến cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm, như tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; tình trạng chạy chức, chạy tội, tham nhũng, lợi ích nhóm... Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa thực hiện được. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi ; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn ; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước".

Bây giờ, nhiệm kỳ khóa đảng XII cũng đã đi được nửa đường mà 8 loại "chạy" vẫn còn "chậm được ngăn chặn và đẩy lùi" thì Trọng đã bị dồn vào chân tường rồi.

Vì vậy ông Trọng đã lúng túng và muốn tìm lối thoát cho uy tín bản thân trước khi mãn nhiệm vào tháng 1/2021. Nhưng mấy ai trong số ngót 200 ủy viên trung ương, chính thức và dự khuyết, có sáng kiến và quyết tâm giúp đảng, luôn tiện giúp luôn ông Trọng, diệt được các thứ "chạy" đang ngổn ngang trong đảng ?

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị 7, ông Trọng đã gợi mở ý kiến kêu gọi toàn đảng hãy lựa chọn giúp mình. Ông hỏi mọi người :

"Khắc phục tình trạng "chạy chức, chạy quyền " hay "thân quen, cánh hẩu" ? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai ? Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp ? Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai ? Vướng mắc chính là ở chỗ nào ? Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa ? Chính sách tạo ra động lực để cán bộ tâm huyết gắn bó với sự nghiệp là gì ?"…

Hỏi như thế, nhưng ngay bản thân ông, người có quyền cao nhất nước, chưa chắc đã tìm được giải pháp cho những căn bệnh đã ăn sâu bám rễ trong cơ thể đảng viên từ mấy chục năm rồi.

Cũng khó khăn và phức tạp cho ông Trọng và cả Đảng cộng sản Việt Nam là những chuyện tham nhũng, quan liêu, lãng phi, cửa quyền và các thứ "chạy" của cán bộ đảng viên đã "sống lâu lên lão làng" trong máu đảng viên từ đời này qua đời khác từ lâu lắm rồi. Những chứng hư tật xấu đang đe dọa sống còn của đảng qua nhiều nhiệm kỳ tổng bí thư, vẫn tiếp tục sinh sôi nẩy nở không khoan nhượng.

Đó cũng là lý do tại sao, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị 7, ông Trọng đã thách đố các ủy viên trung ương hãy tập trung suy nghĩ để :

"Trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp ? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào ?".

Hỏi thế đấy nhưng ông Trọng cũng dư biết chả ai dám trả lời, dù có biết, vì những anh đã "nhúng chàm" có rất nhiều mưu ma chước quỷ và kinh nghiệm để bịt miệng kẻ khác.

Thực trạng cán bộ

Tình trạng đảng đang "nuôi ong tay áo" còn được Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói thẳng :

"Có một số cán bộ đang biến quyền lực của nhà nước, thực chất là quyền lực của nhân dân, thành quyền lực cá nhân, lạm dụng để ban phát cho người này, người kia, trong khi trước những vấn đề mới của đất nước lại bảo thủ, trì trệ" (VietnamNet, 09/05/2018).

Trả lời báo chí về việc xây dựng cán bộ, ông Nguyễn Chí Dũng đã không ngần ngại nói thẳng, như tường thuật của VietnamNet :

"Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư nêu thực tế đang tồn tại luồng tư tưởng khi được giao một việc gì đó, nhưng điều đầu tiên mà không ít cán bộ nghĩ tới là "ta có được lợi gì trong đó, có kiếm chác được gì không, người nhà của mình, lợi ích nhóm thân quen của mình có lợi gì trong đó và làm thế nào để làm được việc đó". Ít ai nghĩ rằng việc này có nên ủng hộ hay không, có làm được hay không, muốn làm được thì phải làm thế nào.

Thậm chí nhiều lãnh đạo tỉnh có cả doanh nghiệp sân sau đặt trụ sở ngay tại nhà mình, không nghĩ phát triển cho tỉnh mà chỉ nghĩ đi xin Trung ương, được dự án nào thì nghĩ cách tạo lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm , ủng hộ tùy tiện nhà thầu này, nhà thầu kia...".

Ông Bộ trưởng Dũng cũng nhìn nhận : "Hiện nay, chúng ta có tình trạng 'lên rồi không xuống' hoặc đi ngang, có chỗ rồi cứ ngồi đó, bản thân cán bộ đó không có động lực để tiến bộ và thế hệ kế cận cũng không có cơ hội. Không răn đe thì khó chọn người tốt, tâm huyết trách nhiệm".

Ông Dũng nói tiếp : "Thực tế chưa có đơn vị nào thay thế cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, do còn nể nang, né tránh trách nhiệm, khi bình bầu, lấy ý kiến trong quá trình bổ nhiệm lại thì qua loa, dễ dãi".

Trong khi đó, theo lời ông Dũng : "Cán bộ hiện nay tồn tại rất nhiều hạn chế như ít đọc, nghiên cứu tài liệu, không chịu lắng nghe, nghĩ không thấu đáo, viết lách thiếu sáng tạo, nói không thuyết phục... ; một số cán bộ chỉ nói hay nhưng khi viết, tư duy, suy nghĩ thì không đạt yêu cầu".

Vẫn cứ trơ ra

Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhữơng (tỉnh Bến Tre) đã nói : "Có cán bộ vi phạm, nhưng thiếu liêm sỉ, không thấy xấu hổ. Thậm chí một số người dân còn nói rằng, có cán bộ sai phạm nhưng vẫn cứ trơ trơ ra" (GDVN, 08/05/2018).

Sở dĩ có tình trạng chai lỳ này vì, theo lời ông Nhưỡng :
"Từ trước đến nay, thói quen của cán bộ là chỉ có "lên" (thăng tiến) mà ít có "xuống" (giáng chức).

Ông nhận xét : "Việc xuống chức đối với cán bộ có vẻ rất khó khăn và thực tế đã chứng minh, ở nước ta có rất ít cán bộ xin từ chức.

Việc từ chức không có trào lưu cũng không trở thành một thứ văn hóa đã định sẵn trong đời sống chính trị. Cho nên người ta (cán bộ vi phạm) nghĩ rằng, việc từ chức đối họ là hơi... khác người. Phải nói rằng, chúng ta hiện nay đang thiếu kẻ sĩ, bởi chỉ có kẻ sĩ thì mới có liêm sỉ".

Chuyện cũ-Chuyện mới

Sở dĩ Việt Nam ngày nay hiếm kẻ sĩ vì điều gọi là "chiến lược cán bộ" thi hành trong suốt 20 năm đã không thành công. Chủ trương quy hoạch này, thành hình từ Khóa đảng VIII thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu bằng Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 18/6/1997 về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Theo bài viết của ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức trung ương thì : "Chiến lược cán bộ đã xác định quan điểm, phương hướng cơ bản, các chính sách và giải pháp lớn để xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020" (báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 06/05/018).

Nhưng bây giờ nhìn lại 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, với 142 văn bản quy định các giải pháp qua các khóa đảng VIII, IX, X, XI, XII, ông Phạm Minh Chính nhìn nhận :

"Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng không mạnh. Nếu năm 1997 có hơn 1,35 triệu cán bộ, công chức, viên chức thì năm 2017, số cán bộ, công chức, viên chức đã tăng gấp đôi với hơn 2,72 triệu người".

Tuy nhiên, vẫn theo ông Chính :

"Chất lượng đội ngũ cán bộ không đồng đều, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ còn xảy ra ở nhiều nơi. Không ít cán bộ, kể cả cán bộ cấp chiến lược chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Trình độ tư duy và khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của một bộ phận cán bộ còn chậm ; năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện còn hạn chế. Không ít cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa gương mẫu, ngại việc khó, thích nhận việc dễ, có nhiều lợi ích. Một bộ phận không nhỏ cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Chỉ tính trong 10 năm gần đây, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phát hiện hơn 7.000 vụ vi phạm, trong đó có 280 vụ phải xử lý hình sự, hơn 1.700 cán bộ, đảng viên phải xử lý kỷ luật Đảng và 181 người phải xử lý bằng pháp luật" (báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 06/05/018).

Đưa ra những "con số xấu" là điều đáng khích lệ, nhưng ông Chính lại quên. Trước đó, vào ngày 26/01/2013, khi còn giữ chức Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc (bây giờ là Thủ tướng) đã nói : "Chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về" (Lao Động, 26/01/2013).

Phát biểu tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức chiều 25/1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng : "Chế độ công chức hiện vẫn nặng tính bao cấp, chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ. Ông đặt câu hỏi liệu 2,8 triệu công chức hiện nay có cống hiến hết mình hay không ?".

Tham vọng và thực tế

Câu hỏi của ông Phúc năm 2013 có lẽ đã ám ảnh vào đề án "xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ"vừa được đồng tình ủng hộ tại Hội nghị Trung ương 7, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

TTXVN còn phác ra các chặng đường phải đạt mục tiêu, theo đó :

1. Đến năm 2020, thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết thành các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo kế hoạch, phù hợp với tình hình thực tế ; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực ; triệt để chống chạy chức, chạy quyền và chặn đứng tình trạng suy thoái ; cơ bản thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương ; hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

2. Đến năm 2025, tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa, đồng bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ ; phấn đấu hoàn thành việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương, khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác ; đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên ; xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

3. Đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ cán bộ một cách vững vàng ; cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ.

Vẫn theo TTXVN, đề án xác định 2 trọng tâm và 5 đột phá để thực hiện đồng bộ 8 nhiệm vụ, giải pháp.

Hai trọng tâm là :

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ ; chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo cơ chế, môi trường, điều kiện để khuyến khích đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cấp đi đôi với phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

Năm đột phá là :

1. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời ;

2. Chấm dứt tình trạng chạy chức chạy quyền.

3. Thực hiện nhất quán chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương.

4. Cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc ; có cơ chế, chính sách để tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm.

5. Hoàn thiện cơ chế để cán bộ, đảng viên thật sự gắn bó máu thịt, mật thiết với nhân dân và thông qua đó nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.

Đọc qua những câu chữ chứa nhiều tham vọng và hứa hẹn của Trung ương 7, ai cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đề ra mục tiêu chính trị cho hai năm rưỡi còn lại của nhiệm kỳ hai, kết thúc vào tháng 01 năm 2021.

Đó là, song song với chiến dịch "đốt lò chống tham nhũng" đang đem lại những kết quả nhất định nổi lên ở cấp cao, trong đó có vụ bắt giữ và xét xử cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, ông Trọng còn muốn lưu lại những kết quả ban đầu của dự án tìm kiếm 600 "cán bộ cấp chiến lược" cho khóa đảng XIII (2021-2026).

Trao đổi với báo VietnamNet (06/05/2018), ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Theo dõi các cơ quan trung ương) của Ban Tổ chức trung ương cho biết :

"600 cán bộ cấp chiến lược gồm các cán bộ trong Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, các bộ trưởng, trưởng các ngành, thứ trưởng, phó trưởng các ngành, bí thư và phó bí tỉnh ủy, chủ tịch UBND và HĐND tỉnh".

Tiêu chuẩn

Nhưng điều quan trọng nhất, theo Quy định 90 ngày 22/08/2017 của Bộ Chính trị thì những người này phải :

1.1. Về chính trị tư tưởng : Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia-dân tộc và nhân dân ; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc ; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia-dân tộc, nhân dân trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân ; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

1.2. Về đạo đức, lối sống : Mẫu mực về phẩm chất đạo đức ; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung ; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc ; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm ; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong công tác cán bộ.

1.3. Về trình độ : Tốt nghiệp đại học trở lên ; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp ; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp ; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

1.4. Về năng lực và uy tín : Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược ; phương pháp làm việc khoa học ; nhạy bén chính trị ; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận ; có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn ; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm ; có quyết tâm chính trị cao, dám đương đầu với khó khăn, thách thức ; nói đi đôi với làm ; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

1.5. Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm : Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp ; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Với 5 điều kiện nêu trên, liệu có gì bảo đảm 600 "cán bộ cấp chiến lược" của khóa đảng XIII sẽ mãi mãi là "hạt giống đỏ", hay đội ngũ "then chốt của then chốt" như mong muốn của ông Nguyễn Phú Trọng ?

Hay những kẻ được xây dựng làm kẻ "kế thừa" của đội ngũ đã bị ông Trọng lên án chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội sẽ khá hơn cha anh để không bị nhân dân nguyền rủa là nhân nào qủa ấy ?

Phạm Trần

(10/05/2018)

Published in Diễn đàn