Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 30 novembre 2017 09:09

Tổng Trọng bị quay như con dế !

Ông bà người Việt đã dạy : "nói lời thì giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay", đằng này Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chẳng những cứ nuốt như uống nước mà còn nói mãi "cái lò đã nóng lên rồi", nhưng rừng cây tham nhũng thì vẫn bạt ngàn xanh tươi.

cutri1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 29-11 - Ảnh: CTV

Vì vậy mà ông Trọng đã bị cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ, Hà Nội quay như con dế trong buổi tiếp xúc ngày 29/11/2017.

Từ chuyện "tinh giản biên chế mà cứ phìn to ra mãi" cho đến "không thu được tài sản tham nhũng" và "kẻ bị kỷ luật lại được thuyên chuyển đi nơi khác an toàn" là những vấn đề cử tri chất vấn ông Trọng. Nhưng tất cả thắc mắc và than phiền lần này vẫn không mới mà chỉ được lập lại như hàng chục lần ông Trọng tiếp xúc với dân trong mấy năm qua. Điệp khúc tham nhũng quen thuộc của lãnh đạo cộng sản từ trên xuống dưới là khi nào cũng "vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi" nên năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.

Tại sao ? Theo cử tri thì chứng bệnh trầm kha trên bảo dưới không nghe vẫn tồn tại tự nhiên như người Hà Nội nên tình hình chống tham nhũng vẫn trơ ra như đá, hay "trên nóng dưới lạnh". Trong khi nhiều kẻ tham nhũng tuy chịu phạt nhưng tài sản tham nhũng không mất nên vẫn sẵn sàng "hy sinh đời bố để củng cố đời con", theo nhận xét của cử tri Hà Nội.

Cử tri Nguyễn Ngọc Hạc (Tây Hồ) nói với ông Trọng rẳng : "Nguyên nhân sâu xa là sự tha hóa biến chất của cán bộ".. Ông yêu cầu nhà nước"cần loại bỏ nạn mua quan bán chức".

Trong khi cử tri Phan Văn Nhâm (quận Tây Hồ) nêu bức xúc sau khi biết kết quả thanh tra những vấn đề liên quan đến ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái.

Ông nói : "Nhân dân cảm thấy không thuyết phục, ông Quý danh hiệu đảng viên vẫn còn, tài sản vẫn còn nguyên vẹn, việc kiểm tra xử lý còn chùn bước. Nhân dân chúng tôi đặt câu hỏi, trong phòng chống tham nhũng không có vùng cấm nhưng liệu còn có vùng nể, vùng tránh hay không ?" (Zing.vn, ngày 29/11/2017).

Trả lời cử tri, theo Zing.vn : " Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định các ý kiến được nêu ra đều "không cãi vào đâu được". Tham nhũng là thực trạng nghiêm trọng".

Ông nói : "Không kỳ tiếp xúc nào cử tri không nói đến và kỳ họp nào Quốc hội cũng bàn. Người dân đồng thuận, Trung ương có thế để làm.Chúng ta phải đi từng bước vững chắc, đồng lòng".

Nhưng chuyện "không cãi vào đâu được" đã có từ thời ông Trọng chưa làm Tổng bí thư cơ mà. Tại sao cứ tồn tại mãi hả Bác Trọng ? Chả nhẽ ông nói như thế chỉ để cho lỗ tai dân bớt ngứa để ông có thể kéo dài thời gian đối đầu với tham nhũng mà không bị lên án nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu ?

Chẳng thế mà ông đã đẻ ra chiến thuật "chậm mà chắc", dù thật sự ông đã hết khả năng chống tham nhũng sau hơn 6 năm cầm quyền.

Ông nói : "Phòng, chống tham nhũng phải làm bài bản, chắc chắn, các đối tượng tâm phục, khẩu phục… Việc điều tra các vụ án ở lĩnh vực này cần phải nêu được chứng cứ rõ ràng, tội phạm phải chịu nhưng không vì thế mà trì hoãn, cho chìm xuồng… Đây là cuộc đấu tranh rất gian khổ, lâu dài, kiên trì, không nóng vội, bước đi phải chắc chắn, làm nhưng phải giữ được ổn định. Không phải thi hành kỷ luật thật nhiều mới là thành công mà cốt là đánh thức người ta dậy để đừng vi phạm khuyết điểm, đấy mới là thành công…. ở đường cho người ta tiến mới là thành công" (vietnamnet, 29/11/2017).

Vậy ra chống tham nhũng theo chiến thuật Nguyễn Phú Trọng là "vẽ đường cho hươu chạy", hay bắt chuột mà chớ làm vỡ bình thì chống hay che ?

Tài sản không cánh mà bay

Báo chí Việt Nam cũng đưa tin : "Về việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có, Tổng bí thư thừa nhận đang là khâu yếu. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì tội phạm biết cải tà quy chính, tình nguyện trả lại tài sản sẽ được giảm hình phạt".

Ông tung mồi câu : "Cụ thể, từ đầu năm 2018, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham nhũng và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình với họ. Hình phạt tử hình được chuyển thành chung thân".

Đấy là ông Trọng kỳ vọng được như thế. Nhưng nếu căn cứ vào quá khứ thu hồi thì ông Trọng hãy nghe Phó Giám đốc Công an Thành phồ Hồ Chí Minh kiêm Thủ trưởng cơ quan điều tra, Thiếu tướng Phan Anh Minh cho rằng, phát hiện, chống tham nhũng không thể nói ít hay nhiều. Ông nói :

"Phát hiện thiệt hại vụ sau lớn hơn trước, do nhiều cơ chế, trong đó tài sản tích tụ của nhà nước giao cho cá nhân chịu trách nhiệm nhiều. Để xảy ra hệ quả, thường là phát hiện chậm, hành vi tham nhũng xảy ra phải đến 10 năm sau mới phát hiện, tỉ lệ thu hồi thấp, việc tẩu tán tiêu thụ đã hoàn thành".

Bài viết của vietnamnet ngày 8/3/ dẫn lời Thiếu tướng Phan Anh Minh nói rằng : "Việc kê khai tài sản là một giải pháp "ảo", không mang lại tác dụng răn đe, chỉ có tác dụng "đút ngăn kéo", còn kê khai đúng không thì không ai biết".

Ông Phan Anh Minh cho hay, có một số vụ án dù được sự đồng tình của Thường vụ Thành ủy thành phồ Hồ Chí Minh nhưng công an thành phố vẫn không tiếp cận được bản kê khai tài sản của cán bộ vi phạm. Ông nói : "Như thế bản kê khai để hộc bàn không ý nghĩa gì cả".

Bằng chứng như tại buổi điều trần trước Quốc hội ngày 28/2/2016, cả nguyên Tổng thanh tra chính phủ Phan Văn Sáu và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã cho biết : "Năm 2015, số lượng người phải kê khai tài sản, thu nhập rất nhiều (hơn 1 triệu người), tỉ lệ bản kê khai được công khai cũng rất cao (993.127 bản), số trường hợp xác minh tài sản là 414 người nhưng không phát hiện ra vi phạm".

Vì vậy, chính phủ cũng nhìn nhận bất lực trong báo cáo với Quốc hội. Theo Đại biểu Nguyễn Thị Thủy thì : "Trong 10 năm, số thiệt hại do tham nhũng gây ra là 59.750 tỷ đồng và 400 ha đất nhưng số thu hồi chỉ là 4.676 tỷ đồng và 219 ha đất, tức là chỉ trên dưới 10% (VTC News, ngày 21/11/2017).

Lý do chỉ thu được duới 10% vì, theo bà Thủy : "Pháp luật hiện hành chưa có cơ chế để xử lý đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Thực tiễn vừa qua có một số trường hợp kê khai không đúng nhưng chỉ áp dịung kỷ luật đối với chính người kê khai, có thể là khiển trách, cảnh cáo, thậm chí là cách chức chứ không thể đụng được vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của họ".

Bà Nguyễn Thị Thủy nói : "Muốn xử lý tịch thu khối tài sản này thì phải thông qua một vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, đến khi đó sẽ rất khó khăn, nhiều vụ án sẽ không còn tài sản để thi hành án".

Như vậy thì khi ông Trọng thừa nhận trước cư tri ngày 29/11/2017 rằng "việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có đang là khâu yếu" mà không nói đến trách nhiệm của đảng và nhà nước gây ra, vì "chưa có cơ chế để xử lý" thì lỗi này không phải của ông Trọng, người có quyền lực bao trùm cao nhất thì của ai ?

Ngày cả Bộ trưởng công an Tô Lâm cũng nhìn nhận điều tra các vụ án tham nhũng rất khó, vì : "Người tham nhũng thường có quan hệ, có thủ đoạn và giỏi che giấu hành vi" (VTC News, 18/11/2017).

Trả lời cho thắc mắc tại sao nhiều vụ án khởi tố từ năm 2014 đến nay chưa kết thúc ? Ông Lâm đáp : "Trước hết chủ thể rất đặc biệt, có thủ đoạn, có quan hệ, có chuyên môn để che dấu hành vi. Các vụ án tham nhũng do nhiều đối tượng thực hiện, hành vi được che đậy, các đối tượng quan hệ chặt chẽ, thông tin khép kín trong phạm nhất định.

Ngoài ra, khó khăn do việc điều tra các vụ án có yếu tố nước ngoài liên quan tới hoạt động tương trợ tư pháp. Bên cạnh đó, công tác giám định còn nhiều hạn chế. Có tình trạng một số cơ quan, cá nhân được trưng cầu giám định cố tình kéo dài thời gian giám định dẫn đến việc án tham nhũng không thể xử lý".

Thêm vào đó có nhiều "vụ án tham nhũng phải trả hồ sơ bổ sung", vì theo Bộ trưởng công an : "Các vụ án này thường xảy ra lâu mới được phát hiện, hành vi tham nhũng được che đậy, đối tượng đã cất giấu tài sản, hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu".

Như thế là hòa cả làng. Còn chống với chế gì nữa ông Trọng ? Bởi lẽ chỉ là đảng viên và viên chức có chức có quyền mới có thể tham nhũng và ăn no béo mập. Luật phòng, chống tham nhũng cũng do đảng viết rồi trao cho Quốc hội của đảng chấp thuận thì "ai trồng khoai đất này" ?

Nhân dân chỉ có cái khố đeo thân thì có muốn tham nhũng cũng chả ma nào cho. Như vậy thì câu tuyên truyền nhảm nhí "ngoài lợi ích của người dân, Đảng không còn lợi ích nào khác" mới được Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng lập lại ngày 27/11/2017, tại buổi tiếp xúc với cử tri Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có nghĩa lý gì không ?

Tại cuộc tiếp xúc, khi nói đến quốc nạn tham nhũng, ông Thưởng cho biết : "Tham nhũng thì nước nào cũng có, nhưng ở nước ta nhiều hơn, có lẽ do việc phòng chưa tốt nên việc chống tham nhũng sẽ ngày càng được xử lý triệt để, khắc phục tình trạng nặng dưới nhẹ trên".

Tại sao lại "có lẽ do việc phòng chưa tốt" nên tham nhũng ở Việt Nam nhiều hơn nước khác ? Ở địa vị như ông Thưởng, cầm đầu ngành tuyên truyền của đảng, mà còn ngại không dám nói toặc móng heo ra lý do "chưa tốt" vì tham nhũng đã nắm đầu nhiều lãnh đạo chủ chốt từ khi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người được nói là cha ruột của ông Thưởng, còn tại chức cơ mà ?

Giảm mà cứ tăng

Chẳng hạn như chuyện giảm biên chế, tức số viên chức, cán bộ ăn lương của dân mà nhà nước muốn cắt bớt từ chục năm nay, có làm nổi đâu !

Tài liệu chính thức phổ biến tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 liên quan đến biên chế ngày 29/11/2017 cho thấy : "Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17/4/2015) của Bộ chính trị, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng lên 96.000 người".

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức trung ương nhìn nhận : "Bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, nhất là số đầu mối bên trong của các cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng phình ra, hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu".

Ông Chính đã đưa ra nhiều con số "lạm phát nhân viên" đến chóng mặt. Ông nói : "Cả nước có 42 tổng cục tăng 2 lần so với năm 2011 ; 826 cục, vụ thuộc các tổng cục, tăng 4,7% ; 7.280 phòng trong tổng cục, tăng 4,7% so với năm 2011 ; 750 vụ cục và tương đương thuộc bộ, tăng 13,6% ; 3.970 phòng trực thuộc bộ tăng 13% so với năm 2011.

Số liệu này chưa kể quân đội và công an. Riêng các cơ quan giúp việc của Trung ương tăng 23 đầu mối (21,9%) và 40 đầu mối cấp vụ tăng 21% ; đầu mối cấp phòng cũng tăng 37,4% ;...

Từ năm 2011 đến năm 2015, chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi ngân sách, tăng 2,2 lần so 5 năm trước. Những năm gần đây, tổng chi thường xuyên đều tăng. Năm 2014 là 704.000 tỷ ; năm 2015 : 777.000 tỷ tăng 10,3% so 2014 ; năm 2016 : 837.000 tỷ tăng 1,7% so với năm 2015 ; dự toán chi năm 2017 là 900.000 tỷ, tăng 7,87% so với năm 2016, tăng 16,25 so với năm 2015 (năm ban hành Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế). Trong chi thường xuyên này, chi cho con người là cao (lương và phụ cấp khác chiếm 53%)".

Nhưng tại sao lại thu vào nhiều người như thế mà đảng không làm gì được ? Tại vì hầu hết là con ông cháu cha, chỗ quen thân và có ăn chia, đóng hụi với nhau giữa các nhóm lợi ích lãnh đạo nên đã nhận vào thì khó mà thải ra sợ chạm đến quyền lợi của nhau.

Vì vậy, ông Phạm Minh Chính mới nói huỵch toẹt ra : "Số lượng lãnh đạo, cấp phó trong các cơ quan đơn vị còn nhiều chiếm tỷ lệ cao, bổ nhiệm cấp hàm một số cơ quan trung ương còn nhiều. Cả nước hiện có 81.492 lãnh đạo cấp phó từ phó phòng đến thứ trưởng chiếm 21,7% trong tổng số cán bộ công chức từ Trung ương đến cấp Huyện.

Cứ 5 cán bộ công chức thì có 1 lãnh đạo cấp phó, có nơi 44/46 lãnh đạo, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, không có ai là chuyên viên. Có vụ có 6 hàm vụ trưởng, 7 hàm phó vụ trưởng, có cả hàm trưởng phòng, phó trưởng phòng, thậm chí có vụ có 19 hàm phó vụ trưởng".

Ông nói : "Chúng ta đang lạm phát cấp phó, đây là việc rất rõ. Mỗi bộ có từ 5-6 cấp phó, thiếu bổ sung rất nhanh nhưng vẫn kêu không đủ người đi họp, rõ ràng cơ chế vận hành có vấn đề, chức năng nhiệm vụ có vấn đề".

Vì vậy mà một số thống kê cho thấy có đến trên 30 phầm trăm cán bộ, viên chức không có việc làm mà vẫn ăn lương để rủ nhau đi nhậu mỗi ngày và manh mối tư lợi thì ngân sách nào chịu cho thấu ở một nước nghèo như Việt Nam ?

Nhưng chưa hết, vẫn theo những con số phổ biến bởi ông Phạm Minh Chính thì : "Về đơn vị hành chính cấp địa phương, năm 1986, cả nước chỉ có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh, nhưng đến nay đã tăng thành 63 đơn vị cấp tỉnh. Như vậy, sau 30 năm đổi mới, cả nước đã tăng thêm 19 tỉnh, 178 huyện và 1.136 xã. Trong số đó, hiện cả nước có hơn 700 đơn vị cấp xã không đạt tiêu chí về quy mô diện tích và dân số".

Nói cách khác, các quan chức cứ tự ý vẽ ra việc và xẻ thịt các huyện và xã ra nhiều mảnh để lập ra các khu vực hành chính để tuyển nhân viên lấy tiền đút túi.

Vậy mà từ bao nhiêu năm nay, tính từ thời Tổng bí thư khóa đảng VI Nguyễn Văn Linh năm 1986 cho đến thời ông Trọng, khóa XII năm 2016, tổng cộng 30 năm mà không ai làm nổi việc tinh giản biên chế và phòng, chống tham nhũng để bớt hành dân thì cái đảng cầm quyền độc tài và chuyên chế cộng sản Việt Nam có còn xứng đáng tồn tại không ?

Phạm Trần

(30/11/2017)

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên tại Quốc hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị cảnh cáo sẽ tự diệt nếu không thắng được trận đánh cuối cùng chống tham nhũng.

dang1

Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh : Quochoi.vn

Phát súng báo động thứ nhất đến tự Đại biểu Dương Trung Quốc của đơn vị tỉnh Đồng Nai, tại cuộc thảo luận về công tác chống tham nhũng ngày 7/11/2017 và tại cuộc thảo luận sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng ngày 21/11/2017.

Ông Quốc, một trong số rất ít Đại biểu quốc hội không phải là đảng viên nói : "Nếu muốn tham nhũng thì phải có quyền lực, mà gần như tuyệt đối quyền lực thuộc về Đảng. Không phải đảng viên thì đến chức phó phòng cũng không có. Như thế có nghĩa là trong thực tế ở Việt Nam, tham nhũng đối với người dân về căn bản là miễn dịch" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 07/11/2017).

Như vậy, chỉ là đảng viên có chức và có quyền mới có thể tham nhũng. Ai không có quyền và nhất là dân thì không thể tham nhũng được. Nhưng đảng cộng sản Việt Nam chỉ có trên 4 triệu đảng viên trên tổng số hơn 90 triệu dân số nên tất nhiên chỉ có một số lãnh đạo và kẻ có quyền mới có thể móc tiền dân và thụt két từ các dự án kinh tế và ngân sách nhà nước.

Số đảng viên tử tế còn lại cộng với người dân là một đa số khổng lồ mà bấy lâu nay, kể từ khi có Luật phòng, chống tham nhũng ra đời năm 2005, lại là nạn nhân của thiểu số cầm quyền nhũng loạn thì nếu không có bênh che và chia chác anh 2 tôi 1, hay tôi 1 anh 3 thì tham nhũng làm sao mà sống mãi vinh quang như bây giờ ?

Vì vậy, Đại biểu Quốc mới cảnh giác : "Với giặc ngoại xâm không có trận nào là trận cuối cùng, nhưng với sự tồn vong của chế độ, của đảng cầm quyền thì đây là trận đánh cuối cùng".

Nhà sử học Đại biểu Dương Trung Quốc nói như muốn trưng ra một bài học đã có từ cổ tới kim : "Đảng gương mẫu sẽ giữ được vai trò của mình đối với lịch sử. Đương nhiên lịch sử hết sức nghiêm khắc, chúng ta không làm được việc đó thì chúng ta sẽ tự thải loại khỏi lịch sử".

Đến ngày 21/11/2017, tại cuộc thảo luận việc sửa Luật phòng, chống tham nhũng cho thêm các tiêu chuẩn ràng buộc trách nhiệm và minh bạch, ông Quốc lại chỉa mũi dùi vào quyền lực của đảng viên trong tệ nạn tham nhũng.

Đại biểu Dương Trung Quốc nói : "Phòng, chống tham nhũng cần tập trung vào những người sử dụng quyền lực để mưu lợi cho mình. Trước mắt, sửa luật phải tập trung vào những người có khả năng liên quan đến luật, có khả năng phương hại đến công quỹ quốc gia" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 21/11/2017).

Tất nhiên chỉ có những đảng viên có chức, có quyên mới là thủ phạm của quốc nạn tham nhũng đã đến giai đọan hết thuốc chữa. Nhưng Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và các cơ quan báo, đài nhà nước, thi hành lệnh bẻ queo của Ban Tuyên giáo để tuyên truyền, lại tự rêu rao quyết tâm chống tham nhũng của đảng hoàn toàn trái ngược với những than phiền của các đại biểu dân ở Quốc hội.

Phát súng thứ hai

Vì vậy mà Đại biểu quốc hội tỉnh Hà Giang, Thiếu tướng Tự lệnh phó Quân khu 2, Sùng Thìn Cò, dân tộc Hmong, mới đòi đảng ra lệnh kẻ tham nhũng phải kê khai tài sản đến ba đời cho dân biết thì may ra mới tìm ra nguồn gốc tài sản của kẻ tham nhũng.

dang

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò (Đại biểu quốc hội Hà Giang) - Ảnh : Quốc hội 

Theo Thời báo Kinh tế ngày 7/11/20917 thì khi nói về tham nhũng, đại biểu Sùng Thìn Cò (Hà Giang) cho rằng : "Khai báo tài sản ít nhất phải khai báo ba đời, công khai treo ở những nơi công chúng có thể nhìn thấy, dân mới giám sát được".

Vị đại biểu 58 tuổi người dân tộc Hmong (sinh ngày 13/06/1959) nói : "Người ta có biết ông có cái gì đâu, con cái ông có cái gì, làm sao họ biết nếu anh không công khai. Nên chúng ta phải công khai nhất là các đợt chuẩn bị bầu cử, chuẩn bị đại hội, tài sản cứ giấu giếm sợ người ta biết. Như thế chúng ta không minh bạch".

Sau đó, để chứng minh kẻ lãnh đạo phải làm gương thì dân mới tin, ông Sùng Thìn Cò ví von : "Tôi nói một câu chuyện vui với các đồng chí nhưng các đồng chí cũng đừng trách tôi, đừng thù hằn tôi. Tôi đọc một câu chuyện ở Trung Quốc, khi vua đưa trung thần ra pháp trường để chém đầu, trung thần mới nói, trước khi vua chém đầu tôi, tôi hỏi vua tài sản lớn nhất của vua là gì ? Vua không trả lời được. Trung thần nói tài sản lớn nhất của vua là lòng dân, vua cứ chém tôi, tôi đi rồi vua cũng đi theo".

Sau câu nói, không thấy có tiếng động trong phòng họp nên Thời báo Kinh tế Việt Nam viết tiếp : "Vị đại biểu này cũng so sánh tham nhũng như giặc nội xâm". 

Ông Sùng Thìn Cò nói : ""Tài sản lớn nhất của Đảng, Nhà nước là lòng dân. Nếu chúng ta không trị được giặc nội xâm này thì mất vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề tất yếu khách quan, chúng ta không trách ai cả, chúng ta chỉ trách chúng ta".

Khai xong giấu đi

Bên cạnh những lời cảnh giác về vai trò cầm quyền của đảng trước thất bại chống tham nhũng làm lòng dân chán đảng đến tận mang tai, nhiều đại biểu quốc hội khác còn mỉa mai công tác kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo từ trung ương về cơ sở như trò diễn kịch bôi bác và hình thức. Bởi vì, cho đến nay, việc kê khai tài sản, mỗi năm có cả một triệu người kê khai mà không phát hiện được nguồn gốc của tài sản trị giá hàng ngàn tỷ bạc bất chính của cán bộ bậc trung thì kê khai làm gì cho tốn công, tốn của ?

Một trong những lý do khai cũng như không vì dân không bao giờ được phép tò mò hay sờ mó đến bản khai báo. Bản khai của người phải kê khai làm xong chỉ phải nộp cho thủ trưởng hay trưởng cơ quan rồi cất đi, sau đó mới làm báo cáo lên cấp trên nói là "hoàn tất nhiệm vụ".

Vì bôi bác và hình thức như thế nên tại phiên họp của Quốc hội ngày 6/11/2017, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) đã nêu ra những kết quả trái chiều : "Những chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cử tri cả nước. Thế nhưng, các vụ khởi tố điều tra vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ, tăng gần 21% về số vụ và trên 28% số bị can. Những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và nhiều "củi tươi", "củi khô" vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội".

Nhưng người gây ra ồn ào lại chính là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng khi ông tự khen công tác chống tham nhũng do ông lãnh đạo đã tạo được sự đồng tình trong nhân dân và toàn đảng giống như "cái lò đã nóng lên", do đó, sẽ đốt cháy những thanh củi dù khô hay tươi mà ông ám chỉ là những kẻ tham nhũng.

Ông Trọng đã lạc quan tếu như thế tại buổi họp của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng tổ chức phiên họp thứ 12, ngày 31/07/2017 tại Hà Nội.

Theo ông Trọng thì : "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội".

Ông nói : "Tôi cảm thấy kinh nghiệm đầu tiên là 6 tháng đầu năm nay tiếp tục đà của năm 2016 sau Đại hội. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản, phân công cơ quan nào làm, kết quả thế nào, bao giờ xong. Đây là kinh nghiệm rất quý. Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ bản".

Được đà, ông Trọng phỡn trí nói hăng : "Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói : Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công" (Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, Voice of Vietnam, ngày 31/07/2017).

Nhưng sau lời nói của người cầm đầu đảng là những bằng chứng cụ thể được phơi bày trên mặt báo và tại diễn đàn Quốc hội cho thấy "củi tham nhũng" nào, dù tươi hay khô cũng vẫn trơ ra như chưa bào giờ đụng tới.

Bằng chứng như phát biểu của đại biểu Mai Thị Phương Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại phiên họp ngày 6/11/2017. Bà Phương Hoa nói : "Có tuyên bản án nghiêm khắc đến đâu mà không thu hồi được tài sản tham nhũng thì chống tham nhũng chưa triệt để, không đạt nghị quyết đề ra".

Theo bà Phương Hoa thì : "Số tài sản tham nhũng không hề nhỏ, tổng kết 10 năm thi hành luật cho thấy thiệt hại hơn 59.700 tỷ đồng và 400 ha đất nhưng thu hồi rất thấp, chỉ 7,82% tiền và tài sản, 54,7% về đất. Những năm gần đây thu hồi có tăng nhưng chưa đạt yêu cầu".

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa cũng cho rằng : "Đa số đối tượng phạm tội tham nhũng có chức vụ, trình độ nên việc phạm tội có sự chuẩn bị và thủ đoạn tinh vi, che giấu tài sản kỹ lưỡng, chuyển đổi, tẩu tán hoặc hợp thức hóa tài sản, có trường hợp tiêu xài hoang phí nên khi bị phát hiện không có khả năng khắc phục hậu quả" (VOV, ngày 06/11/2017).

Thu về được bao nhiêu ?

Vì khôn khéo và có quyền nên kẻ tham nhũng trong đảng móc nối giỏi, giấu giếm tài sản tham ô sâu kín, khó tìm nên nhiều sự thật bị đảng che đậy đã bị lật ngửa tại diễn đàn quốc hội.

Theo tin của báo chí Việt Nam ngày 07/11/2017 thì tài liệu chính thức cho thấy : "Vụ cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin, theo quyết định thi hành án thì Phạm Thanh Bình và Trần Văn Liêm phải bồi thường thiệt hại cho Vinashin hơn 989,2 tỷ đồng và lãi chậm trả, nhưng đến tháng 7/2017 chưa thi hành được khoản nào".

Theo lời đại biểu Nguyễn Văn Hiển (tỉnh Lâm Đồng) thì các cơ quan điều tra và thi hành án của nhà nước cũng rất thờ ơ và bất lực. Ông nói : "Thu hồi tài sản đang là vấn đề trọng tâm và là một trong những mục tiêu chính trong đấu tranh chống tham nhũng, nhưng hầu như chính sách này chưa được phản ánh trong báo cáo. Cả báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đều gần như không có nội dung này, chỉ có một vài dòng nhạt nhòa và không đưa ra giải pháp nào cụ thể, trực tiếp".

Ông Hiển dẫn chứng :

"Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ cho thấy, các vụ án tham nhũng gây thiệt hại 1.521 tỷ đồng và 77.057 m2 đất, nhưng mới thu hồi được 329 tỷ, 314.000 USD và 3.700 m2 đất (thu hồi tiền đạt 22%, đất đạt 4,8%).

Tổng cục thi hành án thụ lý 415 vụ việc thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, tương ứng với số tiền phải thu là 6.051 tỷ, trong đó mới mới giải quyết xong 1.124 tỷ, đạt 19%.

Tổng số tiền phải thi hành án của những người đang chấp hành hình phạt tù là 32.000 tỷ, mới thi hành được 2.795 tỷ, đạt 8,75%" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 07/11/2017).

Như vậy thì có phòng hay chống được tham nhũng đâu mà ông Trọng lại kêu gọi phải kiên trì. Hay là ông biết chiến thuật lãnh đạo thành công nhất của những kẻ bất tài là cứ ỳ ra đấy để xem con tạo xoay vần đến đâu ?

Nhưng nay tình hình có vẻ như không còn cái chân lý thơ ngây như ông Trọng vẫn hy vọng mà đã được cảnh giác bởi hai đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc và Sùng Thìn Cò.

Phạm Trần

(22/11/2017)

Published in Diễn đàn

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã tạt gáo nước lạnh vào mặt các tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền và các nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam đang bị giam cầm chỉ vì muốn được sống trong tự do và dân chủ.

dtt1

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đọc Tuyên bố chung Việt-Mỹ tại Hà Nội ngày 12/11/2017

Hành động của ông Trump không những chỉ diễn ra trong Diễn văn trước 20 Nhà lãnh đạo các nền kinh tế của khối Á châu-Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific Economic Cooperation) dự hội nghị tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017 mà còn trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ, đưa ra tại Hà Nội ngày 12/11/2017 sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam.

Lập trường coi nhân quyền không quan trọng và cần thiết bằng đồng dollar của Chính quyền Trump còn diễn ra ở Bắc Kinh, nơi ông Trump gặp và thảo luận hợp tác kinh tế với Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng không hề nói gì về nhân quyền, trước khi sang Việt Nam. Thay vào đó là 15 thỏa thuận kinh tế trị giá 250 tỷ dollars đã được ký kết giữa các công ty Mỹ và công ty Trung Quốc.

Và sau đó, vào ngày 12/11/2017, khi thăm chính thức Phi Luật Tân, ông Trump cũng không hé răng nửa lời về những vụ tàn sát khoảng 7.000 người Phi trong chiến dịch bài trừ băng đảng và ma túy hơn năm qua của Tổng thống Rodrigo Duterte. Nhiều nhà lập pháp Mỹ và các tổ chức nhân quyền của Mỹ và thế giới đã lên án ông Duerte hà khắc, coi thường mạng sống con người vì đa số các nạn nhân đã bị vây bắt để hành quyết ngay tại những khu nhà ổ chuột, trước mặt mọi người mà không được đưa ra xét xử trước tòa án.

Tại cả 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Phi Luật Tân, ông Trump, một tỷ phú giàu lên vì biết "có tiền mua tiên cũng được" nên đã không ngại quay lưng trước những ánh mắt đau khổ và gương mặt tang thương của nhiều tầng lớp người dân bị chính phủ của họ cướp đi quyền sống và các quyền tự do ở Việt Nam, Trung Quốc và Phi Luật Tân.

Vì vậy, hành động của ông Trump đã xóa đi tất cả những thành tích bảo vệ và tôn trọng quyền con người là điều kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ mà các vị tổng thống Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đặt ra với Chính phủ Việt Nam trong 24 năm, từ thời Tổng thống Bill Clinton (Dân chủ), George W. Bush (Cộng hòa) và Barack Obama (Dân chủ).

Rất tiếc ông Trump đã bịt mắt, che tai trước những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân để dành thời gian kiếm bạc cắc cho các công ty Mỹ và nước Mỹ.

Hợp tác theo kiểu Trump

Trong diễn văn dài khoảng 30 phút ở Đà Nẵng, ông Trump đã tập trung cổ võ chính sách mậu dịch "song phương", trái với lập trường "đa phương và hội nhập" của Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Trump nói : "Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để giao thương cùng có lợi, mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.

Tôi sẽ ký các thỏa thuận thương mại song phương với bất cứ quốc gia nào trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương muốn trở thành đối tác của Mỹ và sẽ tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và có đi có lại. Điều chúng tôi không tiếp tục làm là tham gia vào những thỏa thuận lớn trói tay nước Mỹ, ảnh hưởng đến chủ quyền, cũng như khiến việc thực thi điều đó một cách có ý nghĩa trở nên bất khả thi trong thực tế…".

"Kể từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này đưa tổ quốc mình lên trên hết".

(theo APEC-Việt Nam)

Lập trường Tập Cận Bình

Ngược với chủ trương co cụm của ông Trump, nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nhiệt liệt cổ võ hợp tác "đa phương" và "hội nhập toàn cầu" để mưu cầu phúc lợi cho các dân tộc.

Ông Tập nói : "Chúng ta cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương cùng theo đuổi phát triển chung, thông qua xây dựng các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai của mọi người. Tôi tin rằng đây là điều cần phải làm.

Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong kinh tế toàn cầu chúng ta nên dẫn đầu toàn cầu hóa kinh tế hay chỉ ngờ vực và do dự, bỏ lỡ cơ hộ ? Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực hay mỗi người, mỗi nước đi một đường ? Đây là câu trả lời của chúng ta : chúng ta phải đi cùng với thời đại, đáp ứng được trách nhiệm của mình…".

"Chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế mở có lợi cho tất cả mọi người, sự mở cửa mang lại tiến bộ, còn đóng cửa khiến chúng ta ở lại phía sau, các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương hiểu điều này quá rõ".

(theo APEC-Việt Nam)

Trump - Việt Nam

Sau Đà Nẵng, ông Trump đến Hà Nội để chính thức thăm Việt Nam trong 2 ngày, từ ngày 11 đến 12/11/2017.

Trong thời gian ngắn ngủi này, phái đoàn Mỹ đã tập trung ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ dollars với Việt Nam.

Trong tất cả các cuộc họp chính thức với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hay hai cuộc thăm xã giao với Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, vấn đề nhân quyền và nhu cầu tự do dân chủ của người dân Việt Nam đã không hề được nhắc tới.

Trong Tuyên bố chung 14 điểm phổ biến trước giờ Donald Trump rời Hà Nội, hai bên chỉ ghi 19 chữ ngắn ngủi : "Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người".

Thật tẻ nhạt và tầm thường. Tổng thống một cường quốc đứng đầu thế giới về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người mà chỉ biết "ghi nhận" thì sự quan tâm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của ông Trump quá tệ hại, hay là ông ta đã bị Trần Đại Quang xỏ mũi lôi đi mà vẫn thỏa mãn với chuyến đi Việt Nam đầu tiên trong cuộc đời ông ?


Tất nhiên, khi hành động như thế, ông Trump đã chà đạp lên những giá trị truyền thống của nước Mỹ về quyền con người, đồng thời cũng dung dưỡng cho nhà nước cộng sản Việt Nam được tự do đàn áp những ai chống chính sách cai trị độc tài và phản dân chủ của Đảng cộng sản Việt Nam.

Càng nghiêm trọng và mất thể diện hơn là chủ trương không quan tâm đến những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam của ông Trump đã đi ngược với lập trường của Bộ ngoại giao Mỹ trong phúc trình đưa ra hồi tháng 3/2017, sau 2 tháng ông Trump bước vào Bạch Ốc.

Bản phúc trình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2016 viết rằng : "Những vấn đề nổi bật nhất về quyền con người ở Việt Nam là sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng ; hạn chế các quyền tự do của công dân bao gồm tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu đạt ; chưa có sự bảo vệ đầy đủ đối với các quyền về quy trình tố tụng hợp pháp của công dân, bao gồm sự bảo vệ chống giam giữ tùy tiện. Những vi phạm quyền con người khác bao gồm việc tước đoạt sinh mạng tùy tiện và trái luật ; công an tấn công và dùng nhục hình ; bắt giữ người và giam cầm tùy tiện do các hoạt động chính trị ; công an tiếp tục ngược đãi nghi can trong quá trình bắt và giam giữ, kể cả việc sử dụng vũ lực làm chết người, cũng như các điều kiện khắc khổ của trại giam ; từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng".

Bản phúc trình viết tiếp : "Chính quyền hạn chế tự do ngôn luận và trấn áp những người bất đồng quan điểm ; thực hiện kiểm soát và kiểm duyệt báo chí ; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet và tự do tôn giáo ; duy trì việc theo dõi chặt chẽ thường xuyên các nhà hoạt động ; tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại. Chính quyền tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký của các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có các tổ chức nhân quyền. Nhà chức trách hạn chế sự thăm viếng của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền".

(Trích bản tiếng Việt của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Việt Nam)

Thất vọng


Ngoài ra, khi ông Trump coi các mối lợi kinh tế to hơn bảo vệ quyền con người cho các dân tộc bị đàn áp, như trường hợp Việt Nam, thì ông còn bôi tro trát trấu vào mặt 17 Tổ chức Phi chính phủ và 40 học giả trên thế giới. Họ là số người đã gửi thư yêu cầu ông Trump và lãnh đạo các nước APEC đặt vấn đề vi phạm nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam và đòi Hà Nội trả tự do cho những nhà đấu tranh đang bị giam giữ, đặc biệt hai bà Trần Thị Nga, và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm. Bà Quỳnh, bị bắt hồi tháng 10 năm 2016 và bị kết án 10 năm tù, trong khi bà Nga, bị bắt hồi tháng giêng năm nay, bị tuyên án 9 năm tù.

Trong số những người còn bị giam giữ còn có các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài và ông Nguyễn Văn Oai. Ông Oai bị kết án 5 năm tù và 4 năm quản thúc tại gia vì kháng cự công an và rời khỏi nhà trong thời gian quản chế.

Riêng Luật sư Nguyễn Văn Đài, người đã ra tù vào khám từ năm 2007 với tội bị gán cho là "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", vẫn còn ở tù từ tháng 12/2015.

Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, một trong số những người lãnh đạo của tổ chức "Con đường Việt Nam"bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với tội danh ban đầu là "trộm cắp cước điện thoại", sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm "lật đổ chính quyền nhân dân". Cùng với một số nhân vật như Lê Công ĐịnhNguyễn Tiến TrungLê Thăng Long bị tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, riêng cá nhân ông Thức bị tuyên án 16 năm tù giam và tịch thu một phần tài sản.

Ông Nguyễn Tiến Trung, bị án 7 năm tù, nhưng được phóng thích trước thời hạn ngày 12 tháng 4 năm 2014. Ông Lê Thăng Long, bị án 5 năm tù, được tự do từ tháng 6 năm 2012. Luật sư Lê Công Định nhận án 5 năm đã được tự do năm 2013.

Con gái Mẹ Nấm

Ngoài ra, bên cạnh những vấn đề gọi là "quốc gia đại sự" quanh chuyến công du 11 ngày qua Á Châu của ông Donald Trump, Văn phòng Tòa Bạch Ốc đã không đả động gì đến bức thư cầu cứu của con gái Mẹ Nấm gửi Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, bà Melania Trump, kêu gọi can thiệp giúp Mẹ Nấm ra tù về với 2 con nhỏ và mẹ gìa.

Trong thư phổ biến rộng rải trên mạng điện tử, cháu Nguyễn Bảo Nguyên, 10 tuổi viết : "Chỉ còn vài ngày nữa là đã tới sinh nhật con và em con là Gấu, thế là một lần sinh nhật nữa mà không có mẹ bên cạnh chúng con, chúng con yêu mẹ nhiều lắm và chỉ mong muốn mẹ về với chúng con".

"Xin bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì sai cả và vì chính Bà cũng đã trao tặng giải thưởng 'Phụ nữ can đảm' cho mẹ con, con và gia đình con xin thay mẹ cảm ơn Bà lần nữa".

Bà Melania không theo chồng qua Việt Nam mà đã quay về Mỹ sau chặng dừng chân và thăm danh lam thắng cảnh ở Bắc Kinh. Cả phát ngôn viên của bà Trump và phát ngôn viên báo chí Tòa Bạch Ốc, Sarah Huckabee Sanders không nói gì đến lời cầu cứu của cháu Bảo Nguyên.

Một sự lạnh nhạt đến rùng mình và đáng bị lên án từ phía Chính quyền Donald Trump đối với những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Nhưng đây không phải là lần thứ nhất ông Trump đã coi thường vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Cách nay 6 tháng, ông Trump cũng không hé răng nói chuyện nhân quyền với Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong 3 ngày viếng thăm Hoa Kỳ, từ ngày 29 đến 31/05/2017, gồm cả cuộc gặp tay đôi Trump-Phúc tại Tòa Bạch Ốc.

Ngược lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hân hoan khoe rằng : "Chúng tôi đã ký hợp đồng gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ của Hoa Kỳ".

Nhân quyền từ Bush tới Obama

Khác với cách ứng xử của ông Trump, trong cuộc tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội và thăm chính thức Việt Nam năm 2006, cựu Tổng thống Cộng hòa George W. Bush đã họp với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thăm xã giao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư đảng Nộng Đức Mạnh, và phá biểu mạnh mẽ quan điểm của Hoa Kỳ về nhân quyền.

Trong Tuyên bố chung ngày 19/11/2006, khi nói về Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, Tổng thống George Bush nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với hòa bình thế giới cũng như đối với sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thông báo cho Tổng thống George Bush về các luật và quy định mới được ban hành về tự do tôn giáo cần được thực thi tích cực tại tất cả các địa phương của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc tiếp tục đạt tiến bộ trong đối thoại song phương về quyền con người và tái khẳng định rằng đối thoại cần được tiến hành một cách toàn diện, xây dựng và có kết quả.

Sau đó năm 2007, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ngày 19/06, Tòa Bạch Ốc ra Thông cáo về tuyên bố của Tổng thống Bush khi đề cập đến nhân quyền như sau : "Tôi cũng nói rất rõ là để có được mối quan hệ vững chắc hơn, tôi nghĩ rất quan trọng là những người bạn của chúng ta cũng cần có những cam kết về nhân quyền, các quyền tự do và dân chủ. Tôi cũng đã giải thích tôi mãnh liệt tin rằng xã hội chỉ có thể phồn vinh khi con người hoàn toàn được phép bầy tỏ quan điềm của mình và quyền được tự do thờ phượng".

(Nguyên văn : "I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely").

Đến năm 2013, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ và gặp Tổng thống Obama tại Bạch Ốc, bản Tuyên bố chung cũng viết : "Hai bên cũng đã trao đổi về một số vấn đề còn khác biệt, trong đó có vấn đề quyền con người ; nhất trí tiếp tục thông qua đối thoại xây dựng và tôn trọng lẫn nhau để tăng cường hiểu biết, giảm thiểu khác biệt, không để vấn đề này ảnh hưởng tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước".


Và sau cùng, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015, hai bên đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung, trong đó khẳng định : "Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.

Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người".

Như vậy, tại sao đến lượt ông Donald Trump thì hai nước chỉ nói vỏn vẹn có 19 chữ : "Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người".

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì "ghi nhận" có nghĩa là "ghi lại để nhớ". Nhưng nếu chỉ "ghi để nhớ" mà không có hành động để bảo vệ, bênh vực và tôn trọng thì cũng chỉ như "nước đổ đầu vịt" mà thôi.

Ông Donald Trump cũng nên biết trong dân gian Việt Nam có câu : "đồng tiền có thể mua tiên nhưng không mua được nhân cách con người".

Phạm Trần

(14/11/2017)

Published in Diễn đàn

Dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga (7/11/1917-7/11/2017) đã lộ ra những cái đầu đất sét đang nắm quyền cai trị và mị dân ở Việt Nam.

nga0

Việt Nam là quốc gia duy nhất còn tưng bừng tổ chức kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga - Ảnh minh họa

Trước hết, trong dịp trọng đại này nước Nga không tổ chức diễn binh, không có hàng trăm nghìn người tụ họp ăn mừng và tung hô cuộc cách mạng như trước đây. Theo Thông tín viên Thụy My của RFI tiếng Việt (Radio France International, Đài Phát thanh quốc tế Pháp) thì Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin "vẫn thận trọng tránh né các sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười, kể cả cuộc trình diễn ánh sáng 3D vào cuối tuần rồi trên Cung điện Mùa Đông, tại thành phố nguyên quán Saint-Petersburg của ông".

Thụy My nói : "Tổng thống chỉ dự khai trương một giáo đường mới ở Moskva, mà theo ông "mang nặng ý nghĩa biểu tượng", vì phe cộng sản khi lên nắm quyền năm 1917 đã đàn áp Giáo hội. Cuối tháng 10, ông Putin cũng tham dự buổi lễ khánh thành một đài tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp chính trị. Vladimir Putin không muốn kết luận dứt khoát giữa một nước Nga Sa hoàng mà ông ca ngợi sự ổn định và các giá trị truyền thống, và một nước Nga xô-viết, mà ông là sản phẩm của chế độ".

Theo một bản tin của báo Đất Việt ở Việt Nam thì : "Ngày 3/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười (1917-2017), trong đó tôn vinh ảnh hưởng đến toàn thể thế giới của cuộc cách mạng vĩ đại này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ ghi nhận sự kiện đầy kịch tính và sôi động năm 1917 là một phần không thể tách rời của lịch sử thế giới".

Thụy My của RFI cho thính giả nghe tiếp : "Những lễ kỷ niệm hiếm hoi với sự tham dự của công chúng phải nhấn mạnh đến đoàn kết quốc gia, tránh các chủ đề nhạy cảm. Phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov hồi tháng 10 từng hỏi ngược lại báo chí "Vì sao lại phải kỷ niệm ?"

Vào ngày 7/11/2017, chỉ có ít ngàn người của đảng cộng sản đối lập trong Quốc hội Nga đã tổ chức biểu tình kỷ niệm, nhưng theo Thụy My thì : "Đại đa số người dân Nga hầu như không hề nhận ra các hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười. Theo một cuộc nghiên cứu do đảng cộng sản đặt hàng, 58% dân số Nga còn không biết đến dịp kỷ niệm này. Nhà sử học Ivan Kourilla trên tờ Vedomosti nhận định : "Đất nước mà ngày xưa nổi tiếng với Cách mạng tháng Mười, ngày nay kỷ niệm 100 năm trong lặng lẽ".

Vậy tại sao Việt Nam, chỉ một trong số 5 nước còn lại trên thế giới theo chủ nghĩa Mác-Lênin (các nước kia là Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Lào) đã tổ chức kỷ niệm linh đình Cách mạng Nga ?

Về mặt nổi, lãnh đạo Việt Nam đã lấy hết sức bình sinh để nói hay, nói đẹp cho Cách mạng tháng Mười vì ông Hồ Chí Minh, một thành viên của Quốc tế cộng sản do Liên Xô cầm đầu, cha đẻ Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930, đã được lệnh đem chủ nghĩa cộng sản và chủ trương cách mạng bạo động của Lenin vào Việt Nam.

Vì vậy nhiều biểu ngữ viết "100 năm tinh thần cách mạng tháng 10 Nga bất diệt !", hoặc "Nhiệt liệt chào mừng 100 năm cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại" đã treo đầy đường phố và công sở ở Hà Nội.

Đến sáng 5/11, theo báo chí Việt Nam, thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và thành phố Hà Nội, đến dâng hương hoa Tượng đài V.I.Lênin, người lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga.

nga2

Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2017), sáng 5/11, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và thành phố Hà Nội đã dâng hương hoa Tượng đài V.I.Lênin - Lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga - ảnh VOV (ghi chú : không có đại diện người Nga nào đến dự)

Bên cạnh những tốn phí tổ chức ngoài trời, nhà nước Việt Nam còn bày ra nhiều cuộc liên hoan trong hội trường và nhà hát có sự tham dự của ông Trọng và nhiều viên chức đảng, các viên chức Nga và ngoại giao đoàn ở Hà Nội để tiếp tục bợ đỡ, ca tụng Lenin và biết ơn Nga thời cộng sản đã cung cấp súng đạn, lương thực và tài chính cho ông Hồ theo đuổi chiến tranh 30 năm huynh đệ tương tàn.

Ngoài ra đảng cộng sản còn phổ biến một số bài viết, diễn văn và tổ chức tọa đàm nói về Cách mạng Nga. Nội dung các bài viết hay phát biểu của ông Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho đến giới khoa bảng đặc sệt lý thuyết cộng sản trong đầu của Hội đồng lý luận trung ương, Ban Tuyên giáo, Quân đội, Công an và các Trường đảng đều tập trung tung hô Cách mạng tháng Mười Nga "vẫn sáng ngời", dù cho có vật đổi sao dời.

Điển hình như trong diễn văn tại lễ kỷ niệm ngày 5/11 (2017) tại Hà Nội, ông Trọng đã cương lên rằng : "Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga thực sự đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga, đồng thời đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Nó đã vượt khỏi không gian và thời gian, trở thành biểu tượng vĩ đại của thời đại. Nhân dân Việt Nam cùng loài người tiến bộ mãi mãi ghi nhớ công ơn của lãnh tụ vĩ đại V.I.Lê-nin, của những người Bôn-sê-vích và nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đã phấn đấu, hy sinh làm nên sự kiện lịch sử có một không hai này !".

Nhưng vinh quang như thế mà tại sao 70 năm sau, nhà nước Nga, con đẻ của Lênin, đã tan rã và nhân dân Nga đã phỉ nhổ vào chủ nghĩa cộng sản rồi ném nó vào sọt rác từ năm 1991 ?

Trước đó, từ cuộc cách mạng của công nhân Ba Lan, Công đoàn Đoàn Kết do người thợ điện Lech Wałesa lãnh đạo, nhân dân Ba Lan đã vùng lên lật đổ chế độ cộng sản năm 1989. Sau đó đến lượt tan rã của các chính phủ cộng sản ở Cộng hòa dân chủ Đức với bức tường Bá Linh, chia đôi nước Đức bị dân phá sập, Hungary, Bulgary, Tiệp Khắc và Romania).

Sau khi nhân dân Nga thoát khỏi nhà nước cộng sản hà khắc thì thế giới cộng sản do Nga cầm đầu cũng biến mất trên quả địa cầu.

Thảm họa Lenin và cộng sản

Vậy vì sao mà nhóm lãnh đạo có đầu đất sét của đảng cộng sản Việt Nam vẫn luyến tiếc sự tan rã của Liên Xô và tiếp tục tôn sùng trong hoang tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin để nghĩ rằng : "Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội" ?

Bởi vì, trong dịp sửa đổi Hiến pháp năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói : "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa Xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Ngoài ra cũng cần nên biết những tội ác của chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cho nhân loại từ sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.

Theo Giáo sư Yuri Maltsev, trong bài viết "Cách mạng Nga đã gây ra những tổn thất kinh hoàng", thì ông nhận định rằng : "Marxism-Leninism là ý thức hệ tàn ác và làm chết nhiều người nhất trong lịch sử".

Giáo sư Malltsev viết : "Lenin đã tiến hành "quét sạch" bằng những chiến dịch khủng bố bừa bãi, như những người xã hội chủ nghĩa Nga trước ông ta đã làm và những người khác sẽ tiếp tục làm sau khi ông ta chết. 

Rudolph Rummel (đã quá cố), nhà nhân khẩu học nghiên cứu về những vụ giết người hàng loạt do chính phủ tiến hành, ước tính tổng thiệt hại về người mà chủ nghĩa xã hội đã gây ra trong thế kỷ XX : khoảng 61 triệu người ở Liên Xô, 78 triệu ở Trung Quốc, và khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới. Những nạn nhân này bị chết trong những nạn đói do nhà nước tổ chức, trong quá trình tập thể hóa, trong các cuộc cách mạng văn hóa, trong những vụ thanh trừng, trong các chiến dịch chống thu nhập "bất hợp pháp" và những cuộc thí nghiệm tàn độc khác trong quá trình sắp xếp lại xã hội. 

Đây là vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại.

Cuộc đảo chính của Lenin, ngày 7 tháng 11 năm 1917, ngày chính phủ lâm thời của Kerensky rơi vào tay lực lượng Bolshevik, đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại : Chế độ nô lệ dành cho tất cả mọi người. Kế hoạch hóa nền kinh tế tập thể đã dẫn tới tình trạng cưỡng bức, bạo lực và giết người hàng loạt".

Theo Phạm Nguyên Trường, người dịch bài viết của giáo sư Yuri Maltsev, thì ông đã bảo vệ bằng B.A và M.A. ở Đại học Quốc gia Moska và và bằng Tiến sĩ về Kinh tế học lao động tại Viện Nghiên cứu Lao động ở Moskva, Nga. Trước khi chạy sang Mỹ, năm 1989, ông là từng là thành viên của một nhóm các nhà kinh tế học Liên Xô tham gia soạn thảo gói chính sách Perestroika của Tổng thống Gorbachev.

Vậy mà trong diễn văn tưởng nhớ Lenin và Cách mạng tháng Mười Nga ngày 5/11 (2017) tại Hà Nội, ông Trọng vẫn như người thiếu sáng đi sờ voi khi nói rằng : "Suốt trong những năm tháng tồn tại của Nhà nước Xô-viết - con đẻ của Cách mạng tháng Mười, và nhất là từ sau ngày Liên bang Xô-viết bị giải thể, các thế lực thù địch và các thế lực cơ hội thuộc đủ màu sắc luôn dùng trăm phương ngàn kế để phủ định ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười và những thành quả to lớn của chế độ Xô-viết. Nhưng, sự thật vẫn là sự thật. Dù cho vật đổi sao dời, tinh thần Cách mạng tháng Mười và những thành quả lịch sử cũng như những cống hiến to lớn của nhân dân các dân tộc trong Liên bang Xô-viết đối với loài người mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi sẽ còn ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tri trên toàn thế giới !".

"Riêng đối với Việt Nam", ông Trọng tiếp tục nói hoang, "chúng ta có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga cũng như sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Liên Xô. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chính là người Việt Nam đầu tiên đã tiếp cận, tiếp thu và vận dụng sáng tạo rất thành công những tư tưởng của Cách mạng tháng Mười vào sự nghiệp cách mạng nước ta".

Tất nhiên là ông Tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam đã không dám nói đền con số trên 3 triệu người người Việt Nam đã chết vì chủ nghĩa cộng sản Mác-Lenin qua tay ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam trong 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn từ 1945 đến 1975.

Chỉ nói riêng trong 3 năm của chiến dịch Cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956, theo lời viết trong cuốn sách Le Livre noir du communisme của nhà sử học Martin Malia, thì "tại Việt Nam thời Dân chủ Cộng hòa có khoảng 50.000 người bị giết do bị xử oan trong cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam".

Nhưng hàng ngũ cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn cứ lẻo mép bịa ra rằng "đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta", như đã ghi trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Từ xưa đến nay, chưa có một mống dân Việt Nam nào mở miệng xin ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam du nhập chủ nghĩa sát nhân cộng sản vào Việt Nam. Chỉ có ông Hồ làm như thế rồi truyền lại cho nhúm người kế vị ông với mục đích duy nhất là dùng bạo lực hà khắc để độc tài và độc quyền đè đầu bóp cổ nhân dân.

Vì vậy mà từ thời Đổi mới thời Nguyễn Văn Linh, khóa VI năm 1986 đến thời Nguyễn Phú Trọng, khóa XII năm 2016, đảng cộng sản đã không ngừng kêu gọi đảng viên phải tiếp tục kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ông Trọng không những đã lập lại lời kêu gọi ở Hà Nội sáng 5/11/2017 mà còn lên giọng : "Bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị của Cách mạng tháng Mười, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta".

Sở dĩ ông phải nói đi nói lại nhiều lần từ khóa đảng XI năm 2011 vì chủ trương "đổi mới nhưng không đổi màu" và "hội nhập mà không hòa tan" của đảng nay đã bị thay bằng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Lý do họ thay đổi vì ai cũng đã thấy hậu qủa của 87 năm ông Hồ du nhập chủ nghĩa sát nhân cộng sản vào Việt Nam từ năm 1930 đã để lại một đất nước tan hoang, dân tình điêu đứng, chậm tiến, lạc hậu và kinh tế hoàn toàn phải lệ thuộc vào làm công cho các công ty nước ngoài.

Bên cạnh là sự an nguy của Tố quốc lúc nào cũng đứng trước hàm răng nhọn hoắt của nước láng giềng âm mưu Trung Quốc, trong khi Việt Nam đã mất tự chủ ở Biển Đông.

Thế mà thảm hại thay, vẫn còn có người như ông Hà Đăng, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng và văn hóa trung ương đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 07/11/2017 rằng "từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn".

Ông Đăng lý giải : "Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là : dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ; do nhân dân làm chủ ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội xán lạn như vậy tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ?".

Nhưng những gì người này cho là "xán lạn" thì chỉ mới thấy trên tấm giấy mà thôi. Nhân dân chưa hề thấy trong mỗi mâm cơm hay trong đời sống hàng ngày.

Càng bóp càng phình to

Vì vậy nhà báo Xuân Dương đã đặt câu hỏi trong báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 07/11/2017 rằng : "Có nên nêu khẩu hiệu "trong sạch hay là chết" ? Có câu hỏi này vì cơ chế nhà nước và đảng từ trung ương xuống cơ sở có quá nhiều tầng lớp tỉnh, thành, huyện, quận, xã, phường, khóm, cơ sở, văn phòng để hành dân và ăn hại ngân sách.

Từ năm 1986, nhiều lãnh đạo trong đảng đã đồng ý phải "đổi mới hay là chết" để cứu nguy kinh tế và an ninh của tổ quốc sau khi không còn viện trợ của Nga và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Bây giờ 31 năm sau, tại hội nghị tổng kết năm 2016 của Bộ Kế hoạch và đầu tư ngày 11/1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn than phiền : "Ông nào cũng muốn giữ quyền của ngành mình. Tư duy như vậy làm sao được… Đổi mới là khó nhưng không đổi mới cách làm, đổi mới tư duy, tiếp tục tinh thần bao cấp, quan liêu là chết" (theo ViệtnamNet).

Lý do cần đổi mới thì mới có thể giảm bớt số nhân viên công chức quá nhiều so với một nước nghèo như Việt Nam. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì Việt Nam có khoảng 21 triệu người ăn lương, nhưng số người có làm việc thật sự lại không nhiều. Một số thống kê cho thấy khoảng 30 phần trăm công chức, nhân viên vô công rỗi nghề lại sinh ra nhũng nhiễu.

Do đó, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội mới nói : "Không "tinh", không "giản", còn… phình to".

Khi được hỏi ý kiến về quyết định thu gọn cơ chế và tinh giảm biến chế, bà Nguyễn Thị Hoài Thu nói với báo Tuần Việt Nam ngày 26/10/2017 rằng : "Chủ trương này thực ra không có gì mới, đã nói từ lâu nhưng gần như bất lực vì không hề "tinh" hay "giản" gì được mà ngày càng phình to ra, tỷ lệ nghịch với hiệu quả công tác. Tới nay, yêu cầu tinh giản bộ máy hành chính nhà nước đã thành vấn đề cấp bách, nóng hổi không thể không làm. Nếu tôi nhớ không lầm thì từ thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tới nay, thủ tướng nhiệm kỳ nào cũng đưa ra nhiệm vụ tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính ?".

Hoài Thu đưa ra một tỷ dụ khác cho thấy nói thì dễ mà làm rất khó vì đã vào được thì rất khó ra. Bà kể : "Hồi tôi còn làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, có lần Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm và làm việc. Tôi nhớ mãi cuộc trao đổi chân tình giữa tôi và Thủ tướng.

Trong nhiều nội dung quan trọng lúc ấy, có phần về bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Theo Thủ tướng, "bộ máy nhà nước ta đang như một hội từ thiện khổng lồ, ai ai cũng muốn chen chúc chui vào biên chế nhà nước để chia chác phần ngân sách ít ỏi. Lương không đủ ăn nhưng không vì thế mà người ta "chê". Biên chế nhà nước ngày càng to ra. Đến giờ, tôi là thủ tướng có thâm niên cao nhất thế giới mà chưa kỷ luật hay tinh giản được ai".

Rồi bà Nguyễn Thị Hoài Thu kết luận : "Tôi chắc rằng, nếu còn sống, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng phải hoảng với bộ máy tiếp tục phình to không thể tưởng tượng nổi".

Không những thế, Việt Nam còn nợ nần ngập đầu từ nợ công cho đến nợ nước ngoài, trong đó có mấy chục ngàn tỷ bạc do nợ của các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục làm ăn thua lỗ mà vẫn chưa giải thể hay bán cổ phần được

Báo Người Lao Động đặt tựa ngày 01/11/2017 : "Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2017 là hơn 3,1 triệu tỉ đồng, tính trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 33 triệu đồng nợ công".

Tờ báo này viết tiếp: "Trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Chính phủ cho biết nợ công tính đến cuối năm 2016 là hơn 2,8 triệu tỉ đồng, bằng 63,6% GDP.

Tính ra, trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 30 triệu đồng nợ công và sẽ còn tăng tiếp vào cuối năm nay.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2017, dự kiến nợ công có thể lên mức 3,1 triệu tỉ đồng nhưng so với tỉ trọng GDP lại giảm xuống còn 62,6% GDP. Chính phủ dự báo hết năm 2018, dư nợ công ở mức khoảng 63,9% GDP, dư nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép".

Nhưng đó là những con số chưa kết thúc hoặc chỉ là dự đoán nên số tiền mỗi người dân phải gánh nợ chưa biết chính xác là bao nhiêu trong 2 năm tới.

Loạn xã hội - tham nhũng ngập đầu

Guồng máy Nhà nước thì như thế còn xã hội có được an toàn và quốc nạn tham nhũng đã giảm chưa sau 12 năm phòng và chống ?

Trong cuộc thảo luận tại Quốc hội ngày 06/11/17, Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói : "Những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và nhiều 'củi tươi', 'củi khô' vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội" (theo báo Giáo dục Việt Nam-GDVN).

Theo GDVN thì bà đại biểu Hiền còn chỉ ra nhiều điểm hạn chế khác. Cụ thể, theo bà Hiền, các vụ khởi tố điều tra vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ, tăng gần 21% về số vụ và trên 28% số bị can.

Bà Phạm Thị Minh Hiền than phiền : "Người dân vi phạm nhẹ hay nặng đều bị pháp luật xử lý, cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì thuyên chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm - rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này dễ làm cho dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ".

Vì vậy, theo một Báo cáo của Chính phủ sau 10 năm chống tham nhũng thì Thanh tra chính phủ cho biết : "Hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Việc thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham nhũng gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền thu được còn quá ít so với tổng số phải thi hành. Một số trường hợp xử lý tài sản để thi hành án còn chậm".

Đại biểu quốc hội Vũ Trọng Kim bình luận : "Tham nhũng tràn lan, dân có thể đếm cán bộ huyện, cán bộ xã, thậm chí công chức bình thường người ta cũng đếm được số người tham nhũng, nhưng xử lý thì ít quá".

Ông Kim dẫn mấy ví dụ mà báo cáo của Thanh tra chính phủ đề cập khiến không ít người ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình nữa. Ông Kim nhận xét thẳng : Báo cáo về công tác Phòng chống tham nhũng năm 2017 chưa đạt yêu cầu. "Anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết anh nào chống thật, anh nào chống giả. Tôi đề nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Hiện nay có quá nhiều sự níu kéo, trì trệ. Một vụ án mà giải quyết mấy năm trời không xong, tại sao vậy ?" (Dân Việt, ngày 11/09/2017).

Vẫn theo Dân Việt, "Đại biểu Nguyễn Thái Học - Trưởng ban Nội chính tỉnh Phú Yên, cũng nhận định về tình hình phòng chống tham nhũng "không sát, nguyên nhân chung chung, giải pháp không mang tính đột phá". Việc nhận định tình hình tham nhũng năm 2017 giảm, nhưng số liệu cho thấy các vụ khởi tố năm 2017 lại tăng so với năm trước". Báo cáo cũng nêu hiệu quả hoạt động của một số cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng chưa cao, vậy cụ thể là cơ quan nào, công an hay viện kiểm sát ?".

Ngoài ra báo chính Phủ cũng đưa tin :

Phát biểu trước Quốc hội về Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực chính phủ Trương Hòa Bình nhìn nhận : "Thực tiễn cho thấy đấu tranh phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như sau :

Về thể chế : Một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng chậm được ban hành, việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách pháp luật vẫn còn chậm.

Vụ việc tham nhũng phát hiện chưa phản ánh đúng thực tế, công tác giám định tư pháp còn nhiều khó khăn, bất cập, kể cả về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ, về kinh phí. Việc thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng còn ít, kể cả tiền, đất đai và các loại tài sản khác.

Ý thức đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong thực thi công vụ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao, còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Những biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức, phẩm chất, thiếu gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, thiếu kiểm tra. Việc công khai, minh bạch chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không thực hiện công khai, minh bạch. Việc xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai tài sản còn hạn chế, việc phát hiện, xử lý tham nhũng ở cấp tỉnh, đặc biệt là những tỉnh có nhiều dự án đầu tư công lớn, khai thác tài nguyên, khoáng sản.. có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia chưa có chuyển biến rõ rệt".

Bổn cũ sao lại

Cũng cần nhắc lại, ngày 12/7/2016, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cũng nhìn nhận công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.  Ông nói : "Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, lĩnh vực tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ... Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên trong đó có những người được giao những chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…".

Như vậy thì nếu so với báo cáo năm 2017 của Chính phủ thì chống tham nhũng đã suy thoái so với năm 2016. Vậy mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm rùm beng công lao chống tham nhũng và kê khai tài sản của cán bộ đảng viên từ khi ông làm đảng trưởng từ khóa XI năm 2011.

Nếu đem những "thành tích" này gắn với những điều được gọi là "con đường đi lên xán lạn" của đất nước, phát ra từ cửa mồm ông Hà Đăng, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng -và văn hóa trung ương, trong bài viết "Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn" (1) thì e rằng nó có nhiều mùi phát ra từ con thuyền Nghệ An đấy.

Phạm Trần

(08/11/2017)

(1) Quân đội Nhân dân số ra ngày 07/11/2017

Published in Diễn đàn

Nạn giặc cờ đỏ ra đời với quy mô lớn cuối tháng 10/2017 ở Việt Nam đã làm cho chế độ thời mạt vận hiện ra rõ nét hơn.

Có tên chính thức là "Liên Minh Cờ Đỏ", các Hội cờ đỏ đến từ Hà Nội và nhiều vùng trong nước đã tổ chức buổi ra mắt vào ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

codo1

Hội Cờ Đỏ đã kéo nhau về tụ tập ở xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An từ ngày 29/10/2017, do Quang lùn làm hoạt náo viên. Nguồn : internet

Với chiêu bài "Bảo vệ an ninh Tổ quốc", cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của giáo dân Công giáo ở Nghệ An. Những giáo dân này chỉ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung, gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.

Cũng nên biết đa số dân chúng Nghệ An ở vùng ven biển sống bằng nghề làm nước mắm và muối biển nên thảm họa ô nhiễm do Formosa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Nhiều gia đình đã điêu đứng vì nợ nần chồng chất, mất nghề và thất nghiệp kéo dài nhưng không được nhà nước coi là nạn nhân trực tiếp của Formosa.

Vì vậy mà hai linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục của Giáo xứ Song Ngọc và Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên đã lãnh đạo các nạn nhân đi khiếu kiện và xuống đường đòi công lý và bồi thường nhưng chưa được giải quyết.

Đảng và chính phủ Việt Nam đã nhận 500 triệu dollars bồi thường từ Formosa Đài Loan, nhưng số tiền này chỉ là muối đổ xuống biển nếu so hậu quả lâu dài do thảm họa môi trường để lại dưới biển và đời sống người dân miền Trung.

Nhắc lại, Việt Nam chưa bao giờ cải chính tin Formosa Đài Loan tuy chính thức đứng tên đầu tư, nhưng thực tế do các công ty lớn của Trung Quốc nấp sau bình phong Formosa Hà Tĩnh cung cấp thiết bị và nguyên liệu, hàng ngàn công nhân làm việc cho nhà máy đều là người Trung Quốc.

Như vậy, "bàn tay của Bắc Kinh" có trách nhiệm gì trong thảm họa môi trường gây ra cho miền Trung ? Khoản tiền bồi thường 500 triệu dollars mà Formosa đề nghị đã được thảo luận với ai, đối tượng nào được đền bù và đền như thế nào, thời gian kéo dài bao lâu… những nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa Formosa, mà đa số la giáo dân Công giáo, hoàn toàn không được thông báo. Trong vụ này có nhiều xác tính chính quyền Việt Nam đã thông đồng với Formosa về số tiền đền bù và phía Việt Nam hứa sẽ tìm mọi biện pháp ngăn chặn hay ngăn cản các cuộc biểu tình đòi bồi thường của dân Hà Tĩnh và vùng phụ cận để... Formosa tiếp tục vận hành.

Nước biển và con cá

Sở dĩ dân chúng Nghệ An kiên trì đòi Formosa đền bù vì mất nguồn sống. Bởi theo các nhà khoa học Việt Nam thì : "Phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi như trước" (VietnamNet, ngày

Trong khi đó thì Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam đã gây hoang mang cho dân khi đơn phương công bố : "Kết quả quan trắc, giám sát cho thấy môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và khu vực bãi tắm, thể thao dưới nước…" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 13/07/2017).

Nhưng báo chí Việt Nam lại đưa tin : "Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi Formosa năm 2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu 4 tỉnh miền Trung là : Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tiếp tục không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ (khoảng 30 cây số), cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn thực phẩm và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục" (Trí thức Việt Nam, ngày 18/05/2017).

Hồi tháng 9 năm 2016, nhà nước cho dân biết : "Tất cả hải sản như : cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm".

Tin này cũng lưu ý : "Các hải sản như : ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm". (Người Lao Động, ngày 21/09/2016).

Nhưng khác với "tầng đáy" dễ nhận ra, "tầng nổi", nếu so với mặt nước thì "sâu" bao nhiêu mét, và làm sao mà bảo đảm cá không bị nhiễm độc do vận chuyển của nước từ dưới lên trên ?

Vì vậy mà người dân vẫn chưa tin vào cái miệng "không bảo đảm" của các chuyên gia nhà nước. Cũng do các tin trái ngược nhau của nhà nước đưa ra sau hơn một năm xẩy ra sự cố Formosa cho thấy Chính phủ đã rất lúng túng và không có khả năng giải quyết cuộc khủng hỏang ô nhiễm môi trường ở miền Trung.

Một điều khó hiểu khác là không biết do ai mách nước hay bị đe dọa mà Chính phủ Việt Nam đã từ chối mọi đề nghị tình nguyện giúp đỡ của các chuyên gia Hoa Kỳ và của cả Liên Hiệp Quốc để giải quyết thảm họa Formosa.

Có ít nhất 5 triệu người dân nạn nhận của Formosa đang tiếp tục cuộc sống khó khăn mà không biết kêu cứu nơi nào.

Vì vậy mà các nạn nhận của Formosa ở miền Trung nói chung và tại Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng đã bất chấp gian khổ hay đàn áp để tiếp tục biểu tình tự phát đòi bồi thường thiệt hại và đi khiếu kiện.

Các cơ quan chính quyền và báo đài nhà nước ở địa phương đã không ngừng nói xấu, xuyên tạc và đe dọa người dân và các linh mục lãnh đạo và hướng dẫn dân đấu tranh đòi công lý. Thậm chí chính quyên còn mạ lỵ các linh mục đấu tranh là "tay sai của các thế lực thù địch" để hành động chống đảng, nhà nước và nhân dân !

Nhưng các linh mục và giáo dân vẫn không nao núng trước bạo quyền. Đặc biệt Giám mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo phận Vinh cũng đã bác bỏ yêu cầu của Chính quyền đòi thuyên chuyển các linh mục tranh đấu ra khỏi Giáo phận Vinh.

Thế là "giặc cở đỏ" có đảng bảo kê được thành lập để giúp đảng khủng bố nhân dân và các linh mục Công giáo. Đám thanh niên, thanh nữ này, không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà nhiều phần chắc còn là đoàn viên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã cam tâm làm tay sai để được phúc lợi.

Hành động của "những con thiêu thân" màu đỏ này là để tiếp nối các cuộc đàn áp bạo hành của công an và công an đội lốt côn đồ chống các cuộc biểu tình bất bạo động của dân đòi bồi thường công bằng và đòi công lý cho các nạn nhân bị đán áp dã man ở Quảng Bình và Hà Tĩnh từ hơn một năm qua.

Những kẻ dự buổi ra mắt của giặc cờ đỏ ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã mặc áo đỏ vẽ sao vàng trước ngực, trán thắt băng đỏ và cầm cở Đỏ Sao Vàng của cộng sản Việt Nam, tuần hành trong tiếng nhạc "đỏ" rồi tập hợp ăn uống và nghe những người thuộc hàng lãnh đạo, phát biểu kích động đám đông tham gia điều mà họ gọi là "phản đối các đối tượng phản động".

Trong Bản tin ngày 30/10/2017, BBC tiếng Việt cho biết những kẻ cờ đỏ đã : "Mang theo loa phóng thanh và phát các bản nhạc 'đỏ' khá ồn ào. Giữa tiếng ồn ào huyên náo, một người đàn ông cầm loa phát biểu và gọi một số giáo sĩ địa phương là "quạ đen".

Người này phùng mang, trợn mắt nói với đám đông : "Từ tháng 4/2016, bọn cha cố quạ đen Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đã lừa bịp giáo dân, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước… Chúng xuyên tạc nỗ lực khắc phục hậu quả môi trường của Đảng và Nhà nước".

Ăn nói lỗ mãng và thiếu văn hóa như thế chỉ có thể phát ra từ cửa miệng những con người được đảng cộng sản Việt Nam nuôi ăn. Và những tiếng reo hò phụ họa như điên cuồng của những thanh niên, thanh nữ cờ đỏ tại buổi ra mắt ấy không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà chúng còn là đám người được gọi là "dự bị" hay "hạt giống đỏ" đã bị tẩy não và nhiễm độc bởi đảng cầm quyền.

Vậy Hội cờ đỏ từ đâu ra ?

Theo một bài viết phổ biến rộng rãi ngày 27/10/2017 của Paulus Lê Sơn, một nhà báo độc lập thì những tội ác gây ra bởi giặc cờ đỏ đã diễn ra như thế này : "Hội cờ đỏ họp ở Sơn Hải vào cuối tháng 4/2017, ngay sau đó diễn ra vụ đàn áp họ Văn Thai, họp ở Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp Giáo xứ Đông Kiều".

"Chúng chọn thời điểm đêm tối mới ra tay đàn áp giáo dân, chúng ném đá vào nhà, lên cả mái tôn, và ném vào người kết hợp với tiếng la hò inh ỏi. Chúng tạo ra một bầu khí bạo lực và hoảng loạn, chúng cầm gậy gộc và đánh đập giáo dân. Sau trận phá hoại đó, chúng đã để lại nhiều hậu quả là nhiều gia đình ở Giáo họ Văn Thai bị phá hoại tài sản, thiệt hại rất nặng nề về tài sản như xe máy, quạt điện, tủ, bàn, ghế, loa máy, đồ cổ, máy giặt.

Tất cả các hành động của chúng dưới con mắt của công an có mặt ở hiện trường mà không dẹp loạn".

Theo bài viết khác của tác gỉa Tâm Ngọc với tựa đề "Thảm họa đỏ đổ về Nhà thờ khủng bố" phổ biến trên Bauxite Việt Nam ngày 30/10/017 thì : "Hơn một năm qua, hội cờ đỏ đã liên tục khủng bố các cá nhân, tổ chức tôn giáo từ Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An. Những việc họ làm là hắt mắm tôm, tạt sơn vào các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức thành nhóm kéo vào tấn công nhà thờ và Linh mục Nguyễn Duy Tân tại giáo xứ Thọ Hòa ngày 04/9/2017.

Riêng tại Nghệ An, hội cờ đỏ đã tấn công nhiều lần vào các giáo họ, giáo xứ như Văn Thai gây ra sự tổn thất nặng nề vào cuối tháng 4/2017, Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp giáo xứ Đông Kiều".

Nêu ra bằng chứng như thế rồi Tâm Ngọc hỏi nhà nước : "Câu hỏi đặt ra là tại sao hội cờ đỏ đã có những hành động manh động, nguy hiểm gây ra tổn thất về vật chất, tinh thần và tính mạng cho con người mà không bị pháp luật xử lý, thậm chí lại được các cấp chính quyền dung dưỡng và sắp đặt cho các cuộc tụ họp. Phải chăng hội này như là một cánh tay nối dài và là chiến lược hữu hiệu của chính quyền nhằm đàn áp và trả thù những ai lên tiếng chống lại bất công tại Việt Nam ?".

Tất nhiên, nếu không được đảng và công an bảo kê nuôi ăn, chi phí trang phục, cờ xí, biểu ngữ, chỗ ở, di chuyển và tiền túi thì có ai vô công rỗi nghề đi làm chuyện ruồi bu kiến đậu này ?

Nhưng mặt trái và sau lưng của giặc cờ đỏ là gì ? Đây là dấu hiệu khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng của Lãnh đạo và đảng cầm quyền. Một sự rạn nứt và lung lay đền tận gốc rễ của cái nền nhà đang " tự diễn biến" và "tự chuyển hóa".

Bởi vì nếu đảng còn mạnh, nội bộ có đoàn kết và cán bộ, đảng viên thống nhất một lòng một dạ để tiếp tục "quá độ" lên chủ nghĩa xã hội như lãnh đạo vẫn khoe khoang thì đâu đến nỗi phải dùng đến lũ con nít chỉ biết ham chơi, chít chat với nhau trên mạng để làm "cuộc cách mạng cờ đỏ" cứu đảng ?

Hay là cơn hồng thủy tan hàng đã đến với đảng cộng sản Việt Nam trong thời mạt vận nên Việt Nam mới là nước duy nhất còn than vay khóc mướn cho sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga (1917–2017), trong khi ở Nga thì không ai còn muốn moi cái xác chết ấy lên cho ô nhiễm không gian.

Dân tộc Nga và nhân dân các nước cộng sản Đông Âu đã tẩy uế Chủ nghĩa cộng sản từ 1989 đến 1991.

Phạm Trần

(02/11/2017)

Published in Diễn đàn

Mỗi khi có Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ con cái cán bộ được gọi là "dự bị" của đảng cầm quyền thì chủ trương đầu độc tuổi trẻ Việt Nam lại hiện ra rõ nét hơn bao giờ hết.

Bằng chứng đã thể hiện trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đoàn khóa X đang được thăm dò ý kiến để chuẩn bị cho Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI tại Hà Nội vào giữa tháng 12/2017.

doan1

Những hạt giống đỏ của chế độ : Ban chấp hành trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản khóa X - Ảnh minh họa

Tin của tổ chức này cho biết sẽ có khoảng 1.000 đại biểu, đại diện cho hơn 7 triệu Đoàn viên cả nước sẽ tham dự Đại hội để bầu Ban lãnh đạo nhiệm kỳ 2017-2022.

Nhưng với ngân khoản 551.505 tỉ đồng được nhà nước trao cho, như đã ghi trong dự án chi tiêu ngân sách năm 2016, tổ chức này đã làm được gì cho dân hay đó là khoản tiền được trả công làm tay sai cho đảng để họ thay thế lớp cha anh tiếp tục cầm quyền và hưởng bổng lộc ?

Bị xua vào mù quáng

Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, như đã được quy định trong Báo cáo chính trị là phải rèn luyện đề "Xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam".

Nhưng lớp cha mẹ, anh em của đội ngũ "dự bị này" lại chính là lớp cán bộ, đảng viên có chức có quyền trong qúa khứ và hiện nay nên công tác chuẩn bị hành trang cho con cháu được ngồi vào chỗ người đi trướctheo cách cha truyền con nối chẳng phải là chủ trương độc tài và "lợi ích nhóm" của đảng hay sao ?

Vì vậy không ai lạ khi thấy Báo cáo chính trị đã khẳng định đoàn viên : "Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, phát huy truyền thống cách mạng, thể hiện rõ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, có hành động thiết thực, cụ thể vì cộng đồng".

Nhưng "cộng đồng" của dân hay của đảng ? Trong vai trò nối gót của lớp thanh niên được gọi là "hạt giống đỏ" ưu tú của đảng trước đây và bây giờ, những người này không phải của dân. Vì dân không đẻ ra hạt giống đỏ để làm theo lệnh đảng chống lại cuộc đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đồng bào yêu nước.

Bằng chứng đã có những đoàn thanh niên nam nữ mặc đồng phục xanh, nối tay nhau xếp hàng chống các cuộc biểu tình chống Tầu tự phát của người dân ở Hà Nội và Sài Gòn từ 2007 đến 2012. Cũng lớp người trẻ làm con thiêu thân cho chế độ này đã từng ăn mặc phản cảm nhảy múa nhố nhăng trong điệu nhạc ngoại lai Trung Quốc trước kỳ đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm chống người dân truy niệm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình chống quân Tầu đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, và 64 người lính Quân đội Nhân dân đã hy sinh chống quân Tầu ở Trường Sa năm 1988.

Cũng đội ngũ thanh niên, thiếu nữ phản động này còn cả gan tham gia chống những người biểu tình, vào mỗi tháng Hai hàng năm, truy điệu trên 40 ngàn chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới phía Bắc chống Tầu xâm lược trong các năm 1979-1990.

Những hành động phản quốc này, ai cũng thấyđã làm nhục quốc thể và xúc phạm nặng nề đến vong linh các chiến sĩ và đồng bào, nhưng lãnh đạo đảng vì sợ Tầu nên dửng dưng và còn cho Công an và Công an đội lốt côn đồ đàn áp nhân dân yêu nước.

Vậy mà đội ngũ lãnh đạo Đoàn Thanh niên cộng sản đã bị đảng nắm đầu của vẫn không biết hổ thẹn để khoe đã hoàn thành các nhiệm vụ :

"Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền, học tập các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn được triển khai với nhiều hình thức sáng tạo, như : học tập trực tuyến, thi trắc nghiệm, thi tự luận trên Internet, xây dựng phim ngắn, bản đồ tư duy tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết. Các đợt sinh hoạt chính trị "Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới", "Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng", "Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh", "Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn" và Hội thi "Ánh sáng soi đường" đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia, được dư luận xã hội ghi nhận. Trong nhiệm kỳ, trên 30 triệu lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, của Đoàn và lý luận chính trị".

Nhưng những "thành tích" quái đản này có gì mới hơn những điều họ đã được đảng nhồi sọ từ năm 2010 trong Bài học thứ nhất về "Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam" ?

Các đoàn viên Thanh niên cộng sản cũng phải học tại sao "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ" ra đời năm 1991 đã khẳng định : "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động".

Tài liệu của đảng bảo đám Thanh niên ngây thơ rằng :

"Đây là kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và của cách mạng Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là một quyết định có tầm lịch sử quan trọng thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta".

Đảng cộng sản Việt Nam lại nói dối Thanh niên rằng đến Đại hội đảng IX thì : "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

Từ ngày đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 đến nay, chưa hề bao giờ nhân dân được đảng hỏi xem có muốn theo chủ nghĩa cộng sản không cho nên bảo dân cũng quyết tâm với đảng là bịa đặt.

Do đó, Bài học cho rằng : "Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập để nắm vững, biết vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ và trách nhiệm hàng đầu của mỗi cán bộ, đoàn viên và thanh niên Việt Nam".

Con ai du học ?

Nhưng học tập và nghiên cứu thứ chủ nghĩa đã bị nhân loại vứt vào sọt rác để làm gì trong hoàn cảnh Việt Nam ngày nay ?

Đó là lý do đã có không ít cha mẹ, anh em và dòng họ của Đoàn Thanh niên cộng sản biết khôn ngoan "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" để tìm đường thoát thân cho con cái bằng con đường du học.

Báo chí Việt Nam đã cho biết : "Theo Nhóm công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn doanh nghiệp thường niên (VBF) 2015, Việt Nam hiện có hơn 110.000 học sinh du học với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 USD mỗi năm, điều này đồng nghĩa người Việt mỗi năm đang "xuất khẩu" khoảng gần 3 tỷ USD để có được nền giáo dục quốc tế. Song, điều đáng nói là Việt Nam hoàn toàn có thể giữ được phần lớn số tiền này ở lại trong nước nếu biết thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào giáo dục".

Những con số này đã tự trả lời cho thắc mắc "nếu xã hội Việt Nam tốt đẹp và Chủ nghĩa Mác-Lênin đem lại phồn thịnh và hạnh phúc cho dân thì tại sao Việt Nam phải gửi hàng trăm ngàn lao động trẻ ra nước ngoài kiếm sống và giúp gia đình ?".

Trong khi đó, người dân cũng muốn biết tìm đâu ra tiền mà trên 100 ngàn thanh niên, thiếu nữ Việt Nam có thể du học với kinh phí mỗi năm bằng cả đời đi làm của một công nhân bình thường ?

Lừa dối - Biện bạch

Vậy thực tế đã nói gì về thiên đường cộng sản và giấc mơ Việt Nam ?

Người Việt Nam nào, kể cả đoàn viên thanh niên cộng sản, cũng biết tại sao nhân dân Nga và nhân dân các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở Đông Âu đã nhổ nước bọt vào chủ nghĩa sát nhân này từ 1989 đến 1991.

Những người dân yêu nước, có ao ước được sống tự do và dân chủ ở các quốc gia này đã anh dũng đứng lên lật đổ cường quyền và hoàn thành cuộc cách mạng không đổ máu để thoát gông cùm cộng sản.

Nhưng thảm hại thay, nhân dân và thanh niên Việt Nam đã không được phép tin như thế để vùng lên cởi trói mà phải tiếp tục cúi đầu chịu ách cai trị kìm kẹp của những người cộng sản giáo điều, bảo thủ và hà khắc.

Đảng cộng sản Việt Nam còn lừa dối thanh niên khi họ giải thích về sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản rằng : "Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân trực tiếp là Đảng cộng sản phạm những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức bắt đầu từ sự phản bội của người lãnh đạo chủ chốt ; chủ nghĩa đế quốc can thiệp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện "diễn biến hòa bình" ở Liên Xô và các nước Đông Âu".

Sau khi phát ngôn hoang đường để tự cứu như thế, Bài học của Đoàn Thanh niên cộng sản biện bạch rằng : "Sự đổ vỡ đó không có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về chủ nghĩa xã hội, không phải là sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, bởi vì hiện nay một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tục đứng vững và phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ : "Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật tiến hóa của lịch sử".

(Trích Bài học 3 : "Đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn", ngày 28/01/2010)

Đó là luận điệu của những người mơ hoảng và hy vọng hão huyền để tự đánh lừa mình và lừa bịp những con người thông minh và tiến bộ Việt Nam.

Cả thế giới bây giờ chỉ còn lại 5 nước cộng sản là Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn, Lào và Việt Nam. Nhưng Cuba, Bắc Hàn và Lào vẫn đói nghèo và lạc hậu.

Riêng Trung Quốc tự cởi trói từ thời Đặng Tiểu Bình 1977 để theo đuổi chủ trương cải cách được gọi là "xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc", nhưng đảng vẫn nắm quyền lãnh đạo toàn diện để đổi mới kinh tế nhưng không dân chủ hóa chế độ.

Việt Nam cũng bắt chước làm theo đàn anh Trung Quốc từ Đại hội đảng VI năm 1986 thời Tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh với chủ trương Đổi mới để thoát chết. Nhưng cộng sản Việt Nam, dù thực tế đã làm kinh tế theo tư bản nhưng lại trá hình rêu rao "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" tối như mực tầu để tránh xấu hổ với thế giới.

Cũng giống như Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam đã giải thích với đảng viên dù "đổi mới" nhưng không "đổi màu" và "hội nhập nhưng không hòa tan" để tiếp tục độc quyền quyền cai trị và kiểm soát dân y hệt như Bắc Kinh.

Vì vậy khi người cộng sản Việt Nam rêu rao vô bằng cớ rằng "Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật tiến hóa của lịch sử" thì Đoàn Thanh niên cộng sản hãy cố kiên nhẫn há miệng ra mà chờ sung rụng.

Lý do vì từ khi đảng viết như thế năm 1996 đến 2017 là 21 năm mà ngay ở Việt Nam đã có rất nhiều trí thức và lão thành cách mạng uyên bác, cấp tiến đã sổ toẹt vào chủ nghĩa cộng sản ngoại lai và lên án lãnh đạo đảng tiếp tục độc tài, thiển cận để hại dân hại nước.

Vậy Đoàn Thanh niên Việt Nam đã học được gì ở đảng hay lãnh đạo đã tìm mọi cách để đổ thuốc độc vào miệng thanh niên ?

Phạm Trần

(26/10/2017)

Published in Diễn đàn

Ngày 03 tháng 10 (2017) vừa qua, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định sẽ công khai cho dân biết khối tài sản của cán bộ, đảng viên thuộc diện phải khai để gọi là "đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"nhằm cứu đảng khỏi tan và giữ được cầm quyền.

tqv1

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư đảng cộng sản

Quyết định số 99-QĐ/TW do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Thành viên Thường trực Ban Bí thư ký ban hành đã đề ra những "Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân" trong công tác mới này.

Đây là việc làm chưa có tiền lệ vì kể từ khi có Nghị định "Về minh bạch tài sản, thu nhập"(78/2013/NĐ-CP) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra ngày 17 tháng 07 năm 2013, hồ sơ khai báo tài sản chỉ phải "nộp về cho đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ".

Nghị định cũng chỉ dành đặc quyền cho "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức".

Nhưng công khai với ai ? Nghị định 78 quy định : "Bằng một trong hai hình thức sau : Niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp với phạm vi như quy định tại Điều 14 Nghị định này vào thời điểm sau tổng kết hàng năm".

Điều 14 cho phép chỉ phải "báo cáo" với 3 cấp : Trung ương, Địa phương và Doanh nghiệp (Nhà nước). Nghĩa là cho phép kẻ khai và người nghe cứ tự nhiên "đóng cửa bảo nhau" để dĩ hòa vi quý, không cho dân biết, không lợi dụng để nói xấu nhau hay tiết lộ ra bên ngoài để bảo vệ uy tín cho cơ quan, đơn vị và cho người khai để giữ tình đồng chí, đồng chí trong đơn vị.

Vì vậy từ trước đến nay, mỗi khi nói đến kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên là nhân dân lại được một trận cười mệt nghỉ bên bàn nhậu. Bởi vì đảng luôn lẻo mép cho rằng tài sản cán bộ, đảng viên là "vấn đề nhạy cảm" nên việc khai báo lâu nay chỉ là chuyện hình thức, làm cho có lệ để báo cáo cho an toàn xa lộ.

Bằng chứng là không biết bao nhiêu cán bộ bậc trung lương chỉ dư ra chút đỉnh sau chi tiêu mà lấy đâu ra tiền xây nhà khang trang và còn tậu thêm căn thứ 2 cho thuê kiếm lời và vẫn có tiền gửi con ra nước ngoài du học mỗi năm tốn vài chục ngàn dollars ? Ấy là chưa kể chuyện rất nhiều quan lớn còn có tiền nuôi bồ nhí, có dinh thự hoành tráng, xe ô tô, cơ sở thương mại và đất đai ở các khu vực giá vàng do người khác đứng tên giùm.

Có nhiều cán bộ cao cấp vẫn cứ ngênh ngang xiên xẹo nói với Thanh tra chính phủ khi bị chất vấn rằng tài sản và tiền họ có là do "nuôi lợn" (heo). Chuyện quái gở này chỉ có trong xã hội cộng sản Việt Nam mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cầm quyền thì vẫn cứ sợ "đập chuột vỡ bình" thì có khôi hài không ?

Bằng chứng kê khai tài sản theo cách hiện nay đã bị chế riễu "chẳng để làm gì", như cách nói của ông Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban thường vụ quốc hội (nhiệm kỳ 2017-2022). Sau đó báo Quân đội nhân dân ngày 17/10/2017 đã phụ họa : "Điều đáng nói là, dù cho nội dung này (Quyết định công khai 99-QĐ/TW) đã được đề cập trong nhiều văn bản và không ít nghị quyết của Trung ương, nhưng kết quả đạt được không như mong muốn. Ví như, cán bộ, đảng viên, công chức theo quy định hằng năm vẫn kê khai tài sản ; vẫn đăng ký nội dung phấn đấu, học tập, công tác ; vẫn viết cam kết trong thực thi nhiệm vụ… nhưng ai biết, ai theo dõi, ai giám sát thì không rõ ràng, thiếu thực tế".

Báo này còn mỉa mai : "Một số cán bộ khi kê khai tài sản, giá trị chưa bằng tài sản của một người nông dân ở vùng sâu, vùng xa ; nhưng trên thực tế thì lại có biệt thự, xe hơi, con cái thì đi du học hết nước này đến nước khác. Rồi chuyện, kiểm điểm chất lượng đảng viên, cán bộ hằng năm vẫn được cấp ủy, tổ chức đảng đánh giá là hoàn thành tốt, thậm chí là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng rồi bất ngờ lại bị truy tố vì tham ô, tham nhũng ; vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư túi, vun vén cho cá nhân và gia đình…".

Như vậy có phải đảng đã hết thời với tham nhũng rồi không, hay đảng chỉ biết nói nhiều làm ít hoặc chẳng làm gì hết nên nhân dân mới điêu đứng, đất nước mới tan hoang như bây giờ ?

Vậy nguyên nhân của trì trệ từ đâu ? Báo Quân đội nhân dân trả lời : "Tất cả những biểu hiện trên, suy cho đến cùng là thiếu tính minh bạch. Tư tưởng "đóng cửa bảo nhau" tồn tại trong một bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu vô hình trung tạo điều kiện để cán bộ có "cơ hội" tham nhũng, tư túi, coi thường nhân dân, coi thường dư luận".

Như vậy thì Ủy ban Kiểm tra trung ương của đảng và Thanh tra chính phủ đã làm gì mà những thói hư tật xấu này cứ tồn tại mãi ?

Chẳng nhẽ họ chỉ biết ngôi chơi xơi tiền dân quanh năm mà "ngài" Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn để yên để gãi ghẻ như ông từng than phiền năm 2013 ?

Ngổn ngang trăm mối

Đó là lý do tại sao ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên thường trực Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã nói với đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Viet Nam) ngày 05/05/2017 : "Sau nhiều năm đã triển khai thực hiện chưa tốt Nghị quyết trung ương 6 lần 2 (khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu năm 1999) nếu quyết tâm làm thì giờ khác nhiều rồi".

Đó là Nghị quyết về"Xây dựng, chỉnh đốn Đảng", ra đời tháng 2/1999.

Nhưng "thiếu quyết tâm" lại là chứng ung thư cha truyền con nối trong đảng trên các mặt phòng, chống tham nhũng ; suy thoái đạo đức và tư tưởng của cán bộ đảng viên.

Sau Lê Khả Phiêu, người đã nhượng bộ một phần lãnh thổ Việt Nam, để mất ải Nam Quan và phần lớn quan trọng thác Bản Giốc cho Trung Quốc trong "Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam-Trung Quốc" ký ngày 30/12/1999, người dân Việt Nam lại phải trả giá cho 10 năm cầm quyền (hai khóa IX và X) bất lực, bè phái, tham nhũng và suy thoái đạo đức của cán bộ đảng viên và nhượng biển cho Tầu dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Ông Mạnh cũng đã ký một lượt 2 Hiệp ước với Bắc Kinh, đó là : "Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ" , ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.

Vì vậy, sau 2 năm nắm quyền khóa đảng XI, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải triệu tập Hội nghị trung ương 4 và ra Nghị quyết ngày 16/1/2012, gọi là "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Nhưng nội dung cũng không khác gì Nghị quyết 6 (lần 2) thời Phiêu.

Nhưng sau 5 năm khua chuông gõ mõ, ông Tổng Trọng lại cũng bẽ bàng như những người tiền nhiệm khác nên buộc lòng phải dốc tâm vào Hội nghị trung ương 4, Khóa XII để ra Nghị quyết ngày 30/10/2016 "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". 

Một năm sau (2017), tình hình vẫn ngồi nguyên một chỗ với những lời than, tiếng vãn đau khổ của dân và trách oán của giới trí thức và cựu đảng viên, viên chức cao cấp thức thời trong đảng.

Vì vậy mà báo cáo nào của đảng cũng than van tình hình tham nhũng, lãng phí "vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi". Trong khi ông Trọng lại không muốn diệt tham nhũng mà chỉ muốn "vừa chống vừa xây" và sợ "đập chuột vỡ bình" nên các phần tử xấu hại dân trong đảng vẫn cứ nhe răng ra cười. Đó là lý do tại sao ông Trọng phải ra Quyết định số 99.

Nội dung Quyết định 99

Quyết định số 99-QĐ/TW đưa ra những định hướng như sau :

- "Thực hiện những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết, góp ý và giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ; phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết trung ương 4 khóa XII.

- Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ phải được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực, hiệu quả. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện, cầu thị lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của nhân dân".

Nghe qua thì có lẽ nhiều người cũng khoái tỷ vì được đảng quan tâm và coi trọng vai trò "giám sát" của mình để cho "quyền làm chủ đất nước" của mình được tôn trọng thật sự chứ không chỉ bằng nước bọt như bấy lâu nay.

Nhưng hãy khoan vội hy vọng kẻo sẽ thất vọng ê chề vì đó là việc của đảng chứ không phài việc của dân mà nhảy chôm lên nôn nóng.

Trong Quyết định mới, đảng hứa sẽ công khai : "Kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra ; kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân ; kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận ; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).

Tiếp đến là công khai cả : "Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân ; quy trình, thủ tục giải quyết công việc ; danh tính, chức vụ, quyền hạn, thông tin liên hệ, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức, công dân".

Sau cùng là công khai cả : "Bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên ; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định".

Vậy đảng sẽ công khai như thế nào ?

Quyết định 99 cho phép : "Công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng ; cổng thông tin điện tử ; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị ; thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ ; thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội ; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác".

Đây là một khúc quanh "công khai chưa có tiền lệ" đáng chú ý đối với thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng mọi người cũng nên bình tĩnh, không nên vội vàng hồ hởi phấn khỏi khi chưa biết bao giờ ông Tồng Trọng sẽ làm. Bởi vì khi đụng đến chuyện "công khai tài sản" của nhau là sẽ sinh ra muôn vàn thứ chuyện "nhạy cảm" và nhiêu khê như có nhiều khai ít như đã chứng minh trong quá khứ.

Bằng chứng như tại buổi điều trần trước Quốc Hội ngày 28/20/2016, cả Tổng thanh tra chính phủ Phan Văn Sáu và Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Lê Thị Nga đã đều cho biết : "Năm 2015, số lượng người phải kê khai tài sản, thu nhập rất nhiều (hơn 1 triệu người), tỉ lệ bản kê khai được công khai cũng rất cao (993.127 bản), số trường hợp xác minh tài sản là 414 người nhưng không phát hiện ra vi phạm".

Hai số 27 và 19

Ngoài những điểm quan trọng vừa kể, Quyết định 99 cũng ra lệnh phải "Công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ; 19 điều quy định đảng viên không được làm".

Mục đích của việc phải công khai 27 biểu hiện là ông Trọng muốn mọi người phải biết sợ mà không dám tự tung tự tác trái với ý muốn của ông.

Trong số 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đứng đầu là : "Phai nhạt lý tưởng cách mạng ; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

Ông Trọng biết dư tại sao đảng viên đã chán Mác-Lênin và tư tưởng cộng sản của ông Hồ đến tận mang tai, chỉ vì nó đã hết thời và lạc hậu và sát hại trên 100 triệu người trên thế giới, kể cả ở Việt Nam từ 1930. Nhân dân Nga đã ruồng bỏ nó như cơn ghẻ ngứa ngáy mà ông Trọng, người cực kỳ giáo điều, bảo thủ và độc tài lại cứ muốn mọi người phải đặt nó lên bàn thờ, dù nó đã chết nhăn răng từ năm 1991 giữa Mạc Tư Khoa (Moscow).

Trong số 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống thì có các chứng "tham ô , tham nhũng, lãng phí, quan liêu xa rời quần chúng, bệnh thành tích, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên tuổi ; thích được đề cao, ca ngợi ; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu", v.v...

Cuối cùng trong số 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đứng đầu là : "Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".

Thứ đến là : "Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai".

Thứ 3 là đã có số đông cán bộ, đảng viên công khai : "Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng ; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước", v.v.

Như thế thì còn gì là kỷ luật đảng ? Nhưng còn 19 điều đảng cấm không được làm, có từ ngày 1/11/2011 (khóa đảng XI) có gì khác ?

Đứng đầu là không được : "Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng ; làm những việc mà pháp luật không cho phép".

Đảng cũng cấm không được nạn : "Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ". Hay : "Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thóat tài sản và các tiêu cực khác", v.v.

Dân muốn biết

Bây giờ hãy tạm gác chuyện "hành động cách mạng" của Quyết định 99 mà mọi người muốn ông Trọng cho biết tiền đâu mà người Việt trong nước đã có để chuyển 3.600 triệu dollars (3,6 tỷ USD), qua đường không chinh thức để mua bất động sản bên Mỹ từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 ?

Đây là báo cáo ghi trong "Hồ sơ hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017" của Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) (theo báo điện tử VietNamExpress ngày 23/07/2017).

Ngoài ra cũng từ đồng lương nào mà tính tới năm 2016 đã có tới 21.403 sinh viên Việt Nam được gia đình gửi du học tại Hoa Kỳ.

Đó là con số do tổ chức Open Doors 2016 của Viện giáo dục quốc tế hợp tác với Vụ giáo dục và văn hóa, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 15/11/2016. Open Doors nói so với năm 2015 thì mức tăng là 14,3%. Trong khi đó, tính tới hết tháng 3 năm 2017, Việt Nam có 19.708 du học sinh tại Australia, chiếm 4,1% trong tổng số sinh viên quốc tế. Con số này cho thấy sự gia tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2016. 

Đã có một số Đại biểu quốc hội yêu cầu Chính phủ cho điều tra để biết nguồn gốc của khoản tiền du học, nhưng Bộ chính trị và Chính phủ vẫn giả điếc như không nghe thấy.

Vậy liệu Quyết định 99 có khả năng tìm ra manh mối của những khoản tiền khổng lồ đã chạy khỏi Việt Nam, hay sẽ lại cho rằng "chuyện cũ gác lại" để nhìn vào tương lai cho bớt "nhạy cảm" ?

Phạm Trần

(18/10/2017)

Published in Diễn đàn
mercredi, 11 octobre 2017 08:35

Hội nghị chỉ tay 5 ngón

Sau 7 ngày gọi là "làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm", Hội nghị trung ương 6, Khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc ngày 11/10 (2017) tại Hà Nội nhưng không đưa ra được quyết định nào để chặn đứng tệ nạn lấy tiền dân tiêu hoang và cho về vườn hàng chục ngàn cán bộ, viên chức chỉ biết sớm vác ô đi, chiều vác về và đến trưa thì gọi nhau đi nhậu mút mùa.

chitay1

Trong Diễn văn bế mạc nghe qua thì đao to búa lớn nhưng toàn chuyện chỉ tay 5 ngón ra lệnh của Lãnh đạo dành cho cấp dưới

Lý do vì những điều Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong Diễn văn bế mạc nghe qua thì đao to búa lớn nhưng toàn chuyện chỉ tay 5 ngón ra lệnh của Lãnh đạo dành cho cấp dưới.

Chẳng hạn như khi ông Trọng liệt kê mà không có con số chứng minh hay biện pháp giải quyết như : "Nền kinh tế đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao. Nợ xấu ngân hàng còn lớn ; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để. Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát. Trật tự an toàn, tệ nạn xã hội, vi phạm về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông và tội phạm trên nhiều lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn. Quản lý báo chí, thông tin truyền thông, nhất là các mạng xã hội còn nhiều bất cập".

Đúng ra là ông Trọng phải cho dân biết "khó khăn, thách thức" vì đảng và nhà nước không biết làm sao mà thoát được cảnh làm công cho nước ngoài, và hàng hóa do Việt Nam sản xuất là của các Cộng ty Nam Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản v.v…

Nợ ngập đầu

Về việc "thâm hụt ngân sách" thì tại cuộc họp báo chiều 11/10, Bộ Tài chính đã cho cả nước biết : "Bội chi ngân sách trung ương khoảng 69% dự toán.

Cụ thể, về thu ngân sách, lũy kế thu 9 tháng qua đạt 843.000 tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016. Còn chi ngân sách 9 tháng đạt 904.600 tỷ đồng, bằng 65,1% dự toán năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016" (theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV–Voice of Vietnam).

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2017, nhà nước đã bội chi 61.600 tỷ đồng hơn số thu. 

Về nợ công thì Bộ trưởng tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng đã báo cáo trước Quốc hội tháng 11/2016 rằng : "Năm 2001 nợ công mới chỉ chiếm 36,5% GDP (gross domestic product, tổng sản xuất nội địa) ; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40,8% GDP ; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62,2% GDP".

Ông Dũng nói với báo chí trong nước lý do tăng vì mức "tăng trưởng kinh tế không đạt theo kế hoạch", nhưng chính phủ vẫn tiêu pha thả dàn thì thâm hụt ngân sách phải xẩy ra là điều dễ hiểu.

Báo điện tử Trithuc.vn tiết lộ trong bài viết ngày 15/02/2017 rằng : "Giai đoạn 2006 -2016, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP tăng từ mức 0,99% lên đến 8,24%.Theo số liệu được công bố chính thức của Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng bình quân 18,5%/năm, gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Năm 2015, nợ công tăng gấp 2,3 lần năm 2010 ; gấp 7,6 lần năm 2005 và 14,8 lần năm 2001. Cách đây 15 năm, nợ công chỉ chiếm 36,5% GDP và hiện đã chiếm gần 65% GDP. Chính phủ đã phải áp dụng phương pháp vay đảo nợ để có nguồn tiền trả nợ công : năm 2013 phải đảo nợ 47.000 tỷ đồng, chỉ một năm sau đó con số đảo nợ đã tăng lên mức 106.000 tỷ đồng, con số này năm 2015 đã là 125.000 tỷ đồng, và năm2016 tiếp tục phải đảo nợ 95.000 tỷ đồng".

Theo Cafef.vn (Doanh Nghiệp) thì tính đến giữa năm 2017, số tiền nợ công của Việt Nam vào lối 94,85 tỷ USD, bình quân mỗi người Việt Nam phải gánh chịu 1.039 USD.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã cảnh giác Việt Nam phải rà soát lại chi tiêu và kiểm soát nợ công, nếu không nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Cơ quan này dự đóan năm 2018 mức nợ công của Việt Nam sẽ vượt qua mức giới hạn 65 % mà chính phủ cho phép.

Theo các con số thống kê do Bộ Tài chính của Việt Nam nêu ra, nợ công của Việt Nam tăng cao đến chóng mặt năm 2016 chiếm 63,7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến "đỉnh" là 64,8% GDP rồi sau đó nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018 (bằng 64,7% GDP), năm 2020 bằng 63,7% GDP.

Nhưng đó chỉ là "dự đoán" của các viên chức tài chính Việt Nam mà thôi. Số nợ công thật của Việt Nam là bao nhiêu không ai biết vì Chính phủ Việt Nam không cộng các khoản nợ cao như núi của khối doanh nghiệp nhà nước khi báo cáo với Quốc hội.

Khối nợ khổng lồ 1,5 triệu tỷ của doanh nghiệp nhà nước", đã trích Báo cáo của Chính phủ với Quốc hội cho thấy toàn năm 2015 : "Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2014. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần.

Nhưng vẫn còn tới trường hợp cá biệt khi có tới 25 doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần".

Báo cáo liệt kê các doanh nghiệp nhà nước mắc nợ khủng gồm : "Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin (32,84 lần). Các doanh nghiệp như Tổng công ty Xăng dầu quân đội, Tổng công ty 36 (15,41 lần) ; Tổng công ty Cơ khí xây dựng có nợ trên vôn chủ sở hữu tới hơn 10 lần".

VietnamNet viết tiếp : "Báo cáo của Chính phủ lưu ý, việc một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước huy động vốn lớn, vượt quá mức khống chế theo quy định (không quá 3 lần vốn chủ sở hữu) dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán ảnh hưởng đến an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp nhà nước có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tương đối lớn. Đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (134.014 tỷ đồng) ; Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (42.743 tỷ đồng) ; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (29.997 tỷ đồng) ; Tập đoàn Viettel (16.313 tỷ đồng) ; Vinalines (14.734 tỷ đồng)...

Nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước là 348.189 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vay dài hạn với số tiền là gần 310.000 tỷ đồng".

Trong số các "ông lớn" nợ nhiều nhưng khó đòi có : "Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có số nợ phải thu khó đòi lớn nhất với 6.787 tỷ đồng ; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 1.455 tỷ đồng ; Tập đoàn Viễn thông quân đội 972 tỷ đồng".

Cha chung không ai khóc

Thảm họa của các khoản nợ của khối doanh nghiệp nhà nước là được chính phủ bảo lãnh nên nếu đến thời hạn trả nợ mà các doanh nghiệp này không trả nổi thì chính phủ phải in tiền ra, hay lấy ngoại tệ dự trữ để trả nợ thay. Đó là một trong những lý do khiến người dân phải cong lưng xuống mà lao động cho nhà nước phí phạm vô trách nhiệm.

Ngoài ra, theo Chuyên gia Kinh tế Bà Phạm Chi Lan thì đảng còn phí phạm tiền dân trong các chi tiêu chỉ để cho những kẻ phục vụ đảng được hưởng lợi.

Bà tiết lộ : "Theo Dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016 được Bộ Tài chính công khai trên website của bộ này thì, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (92,435 tỉ đồng) ; trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng) ; trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (158,685 tỉ đồng) ; Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng) ; Hội cựu chiến binh Việt Nam (80,830 tỉ đồng) ; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng". (theo tin gốc của ViệtTimes được VietnamNet đăng lại ngày 09/06/2016).

Những tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nơi quy tụ các tổ chức chính trị-xã hội là cơ quan ngoại vi của đảng làm việc giúp dân thì ít nhưng phục vụ đảng là chính mà lại được đảng nuôi ăn thì có cách ăn cắp tiền dân nào tinh vi hơn ? Việc này cũng được áp dụng cho Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức đào tạo lớp cán bộ trẻ kế thừa cho đảng cầm quyền thì dân được lợi gì ?

Vậy mà, trong Diễn văn bế mạc Hội nghị 6, ông Trọng chỉ biết hô hoán bâng quơ : "Tiếp tục cơ cấu lại thu - chi ngân sách nhà nước, kiểm soát bội chi và bảo đảm nợ công trong ngưỡng an toàn. Xử lý căn bản và triệt để hơn các công trình, dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, các ngân hàng thương mại yếu kém, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng xây dựng cơ bản".

Nói thế và nói cho bùi tai thì chả cần phải leo lên tới Tổng bí thư. Cứ nói rồi bỏ đấy như đánh trống bỏ dùi thì anh lái xe ôm hay chị bán cá cũng làm được.

Chả thấy ông Trọng và Ban Chấp hành trung ương đề ra giải pháp nào để giải quyết thì có phí phạm tiền dân trong 7 ngày họp không ?

Sự lãng phí này cũng bao hàm cả chuyện ông Tổng bí thư hô hào và phô trương kế hoạch gọi là "tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị".

Ông nói : "Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị ; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân. Chú ý bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông ; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển ; đổi mới tích cực, mạnh mẽ, nhưng không nôn nóng từ cực này nhảy sang cực kia ; gắn đổi mới bộ máy tổ chức với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương ; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ; không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ. Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức bên trong của từng cơ quan, đơn vị".

Nghe thì khẩn trương đấy nhưng không thấy ông vẽ ra đường đi nuớc bước phải làm sao để vừa "tinh giản biên chế " , hay giảm số cán bộ, viên chức dư thừa, cùng lúc với việc "cải cách tiền lương" khi nhà nước đang phải lo giảm chi tăng thu để trả nợ ?

Ngoài ra ông Trọng cũng cần phải biết rằng, sau 7 năm cầm quyền, ông đã để cho hệ thống cai trị phình to ra năm sau lớn hơn năm trước với lũ con ông cháu cha kéo nhau chui vào đảng và nhà nước để ăn hại tiền của dân. Cũng từ khi ông lên chức Tổng bí thư, Khóa XI năm 2011, quốc nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền và mua bằng bán ghế đã được dịp trăm hoa đua nở khắp làng khắp xóm từ trung ương xuống cơ sở.

Chuyên gia kinh tế bà Phạm Chi Lan đã báo động đỏ : "Hiện nay số người hưởng lương và mang tính chất lương đã lên tới 11 triệu. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy… Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. 

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy" (theo tin gốc của ViệtTimes được VietnamNet đăng lại ngày 09/06/2016).

3 đột phá… hoại

Vì vậy mà chính ông Trọng đã thừa nhận trong Diễn văn khai mạc Hội nghị 6 rằng : "Đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả ; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo".

Và như vậy thì có phải chủ trương được gọi là 3 Đột phá chiến lược để xây dựng và phát triển do Đại hội đảng XI đề ra đã thất bại chổng vó lên rồi còn gì nữa ?

3 mũi nhọn đó là :

"(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính ; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn".

Bây giờ 7 năm sau, ông Trọng lại hô hào : "Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển văn hoá, thực hành dân chủ và công bằng xã hội. Ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia ; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế".

Toàn là bản cũ soạn lại, nghe hoài phát chán. Thế mà Bác Trọng vẫn hô to như vòi nước máy rằng : "Để có thể hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, cần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện thể chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật để cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh ; khắc phục tình trạng chậm phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, chậm cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục cơ cấu lại thu - chi ngân sách nhà nước, kiểm soát bội chi và bảo đảm nợ công trong ngưỡng an toàn. Xử lý căn bản và triệt để hơn các công trình, dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, các ngân hàng thương mại yếu kém, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập ; phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế".

Nghe thế tưởng đâu ông Trọng sẽ cầm cờ đi đầu để "dẹp loạn phất cờ khởi nghĩa". Ai ngờ ông lại chùn chân, thiếu kiên quyết ngay từ lúc chưa cất bước với lời cảnh giác dè đặt rằng : "Đổi mới tích cực, mạnh mẽ, nhưng không nôn nóng từ cực này nhảy sang cực kia ; gắn đổi mới bộ máy tổ chức với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương ; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ; không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ".
Không ai biết ông Trọng đã ngụ ý gì khi bảo đảng viên "không nôn nóng từ cực này nhảy sang cực kia" và hù họa ai chống ông và chống đảng là "thế lực thù địch, các phần tử xấu". Chỉ biết rằng đã có một số đảng viên lão thành nghỉ hưu nổi tiếng như nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ; Giáo sư Tiến sĩ Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội ; nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Trung và Tiến sĩ Hà Sĩ Phu v.v… đã công khai bất đồng với chính sách cai trị độc tài, phản dân chủ, thù nghịch với hòa giải dân tộc và lệ thuộc Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tất cả những vị này đều khuyến cáo ông Trọng phải đổi mới chính trị để tạo đoàn kết toàn dân bảo vệ đất nước, nếu không sẽ khó thoát khỏi nanh vuốt của Bắc Kinh lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam.

Vì vậy, khi nghe ông nói tại buổi bề mạc (11/10/2017) rằng : "Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả" thì không hiểu ông có biết rằng dân đã xa đảng và rất nhiều cán bộ, đảng viên cũng chẳng còn "máu thịt gì với dân" từ lâu rồi.

Vì nếu còn cái thời đảng tự khoe "cán bộ đi trước, làng nước theo sau" thì làm gì mà dân Việt Nam phải tủi nhục để thấy hình ảnh ngư dân Việt Nam phải chắp tay, qùy gối trước lính Tầu hung hãn bắn giết và hành hạ ở Biển Đông ?

Nếu ông không tin dân đã chán đảng và chủ nghĩa ngoại lai cộng sản đến tận mang tai thì cứ can đảm tổ chức trưng cầu ý dân có Quốc tế kiểm soát minh bạch để xem có bao nhiêu phần trăm trong số 92 triệu người dân còn muốn ông và chế độ tồn tại ?

Phạm Trần

(11/10/2017)

Published in Diễn đàn
mercredi, 04 octobre 2017 09:23

Biết rồi nói mãi, mỏi tai

"Cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả ; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo ; cơ cấu bên trong chưa hợp lý…".

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận như thế nhưng không mới trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa đảng XII, tại Hà Nội ngày 4/10, và dự trù kết thúc ngày 11/10/2017.

tư61

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa đảng XII, tại Hà Nội ngày 4/10

Có khác chăng là thêm một lần nữa, người đứng đầu đảng phải tiếp tục gánh lấy thất bại của công tác được gọi là "tinh giảm biên chế", hay giảm bớt số người có ăn mà không làm, hay làm rất ít vẫn tồn đọng trong hệ thống cai trị năm sau cao hơn năm trước.

Bởi vì công tác này đã được thực hiện từ năm 1999 khi khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, đưa ra Nghị quyết "Một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước" tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (họp từ ngày 9 đến 16/8/1999 tại Hà Nội).

Thế mà sau 18 năm (1999-2017), qua 3 đời tổng bí thư (Lê Khả Phiêu-Nông Đức Mạnh-Nguyễn Phú Trọng), truyện dài biên chế cứ mãi nãi dài thêm, vì bớt đầu này lại phình ra đầu kia như quốc nạn tham nhũng càng chống càng đẻ ra thêm con đàn cháu giống để cùng nhau tiếp tục hoan ca "vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi".

Bằng chứng bê bối như ông Trọng đã nói trước các ủy viên trung ương và các cựu lãnh đạo sáng 4/10/2017 rằng : "Tổ chức bộ máy của khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới ; tổ chức và biên chế ngày càng phình to ; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý ; cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập ; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều".

Cứ ỳ ra đấy

Nhưng nhiều là bao nhiêu ? Không có bất cứ số thống kê nào cho ta biết, chỉ thấy ông Trọng bảo rằng : "Cho đến nay, chưa kể đến tổ chức, biên chế trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước, cả nước đã có khoảng 58 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập với 2,5 triệu biên chế ; giữ vai trò chủ đạo, cung cấp hầu hết dịch vụ sự nghiệp công, liên quan đến mọi người, mọi nhà và toàn xã hội như : dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao".

Nhưng 3 nơi gồm công an, quân đội và doanh nghiệp nhà nước có bao nhiêu triệu miệng ăn tiền của dân, và họ đã đền đáp công ơn của dân ra sao ? Ai ở Việt Nam cũng thấy công an ngày nay không còn được coi là bạn của dân, là người bênh vực và bảo vệ dân mà rất nhiều công an đã biến chất, tự diễn biến và tự chuyển hóa thành kẻ thù của nhân dân vì mê say đàn áp dân, tích cực tham gia tham nhũng, móc túi dân giữa ban ngày và ở bất cứ nơi nào có thể làm được.

Vậy quân đội có khá hơn không ? Rất khó mà lượng định công bằng. Chỉ biết rằng thay vì chỉ rèn luyện để bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ dân thì bây giớ họ đã được lệnh phải "làm kinh tế" để nuôi và bảo vệ đảng vững tâm mà tiếp tục cai trị độc tài, mặc cho quân Trung Quốc tự do chiếm đảo và đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông.

Tình hình như vậy mà Quốc hội do đảng cử dân bầu không biết phải làm sao ư ?

Thật tội nghiệp cho dân, cái Quốc hội chỉ biết làm theo lệnh của Bộ chính trị và Tổng bí thư đảng cũng vô tích sự muôn năm. Hầu hết chỉ biết than vãn cho đẹp lòng cử tri và chỉ dám "cho ý kiến với Đảng và Nhà nước" mà không có bất cứ hành động nào để cải thiện tình hình.

Bằng chứng như Nguyễn An đã tường thuật trong báo An Ninh Thủ Đô ngày 22/08/2017 rằng : "Sau 5 năm cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, nhiều đầu mối đã được thu gọn nhưng tình trạng "bộ trong bộ" lại có xu hướng gia tăng.

Ủy ban Thường vụ quốc hội vừa cho ý kiến vào báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016. Báo cáo chỉ ra một thực trạng đáng lo ngại, đó là dù đã có nhiều nỗ lực tinh giản song bộ máy Nhà nước vẫn đang phình to".

Với tựa nhỏ "Bóp ở trên, dưới lại phình ra", báo này viết tiếp : "Qua làm việc với 15 bộ, ngành trung ương và trực tiếp giám sát tại 15 tỉnh, thành phố, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội chỉ ra, kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế còn rất hạn chế. Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, một số cơ quan chức năng quyền hạn còn trùng lặp, chồng chéo, thiếu hợp lý. 

Số đầu mối đơn vị hành chính tăng lên, xu hướng nâng cấp vụ lên cục diễn ra ở nhiều bộ. Thậm chí, có tình trạng thu gọn đầu mối trong các bộ nhưng lại tồn tại nhiều "bộ trong bộ", tổng cục, cục nhiều hơn… Chính vì cơ cấu tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ có quá nhiều đầu mối đã làm cho số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên rất lớn, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý với số công chức tham mưu". 

Vẫn theo Nguyễn An thì Bộ trưởng nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng thừa nhận : "Bộ máy hành chính nhà nước hiện vẫn còn cồng kềnh. Thực tế, số đầu mối ở các cơ quan quản lý không tăng nhiều nhưng bên trong lại tăng nhiều cục, chi cục, phòng, dẫn đến tình trạng một việc phải trải qua quá nhiều cấp hành chính cho ý kiến, thẩm định, chỉ đạo giải quyết. 

Một trong những nguyên nhân khiến tăng biên chế công chức, tăng số đầu mối trong bộ máy hành chính là do bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành và việc chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính cấp huyện, xã".

Nhưng ai đã vẽ ra để có thể hành dân đến mức chỉ còn cái khố như thế mà "đảng trưởng" Nguyễn Phú Trọng không làm gì được từ 7 năm qua ?

Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. 

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy".

Bà Lan đưa ra một so sánh : "Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp 4 lần, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.

Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức. Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,8 triệu công chức này".

Trả lời câu hỏi : "Đội ngũ công chức, viên chức của chúng ta đông như vậy, nhưng theo nhiều người thì chất lượng lại không cao. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào ?

Chuyên gia Phạm Chi Lan đáp : "Khi còn ở cương vị Phó thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc nói : "Đội ngũ công chức của chúng ta hiện nay chỉ có khoảng 30% là đáp ứng được nhu cầu công việc". 

Tôi bổ sung thêm là 30% nữa là "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Khi còn là Bộ trưởng thông tin và truyền thông, ông Lê Doãn Hợp còn thêm : "30% còn lại không chỉ không làm được việc mà còn vòi vĩnh, nhũng nhiễu, đòi hối lộ".

Chia nhau ăn thả dàn

Trong cuộc phỏng vấn này, bà Phạm Chi Lan còn tiết lộ nhiều chuyện chia ăn hút mồ hôi nước mắt nhân dân của các tổ chức do Đảng lập ra, ngoài chuyện biên chế cũng ngập đầu trong các cơ quan này.

Bà Phạm Chi Lan nói : "Theo Dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016 được Bộ tài chính công khai trên website của bộ này thì, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (92,435 tỉ đồng) ; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng) ; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (158,685 tỉ đồng) ; Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng) ; Hội Cựu chiến binh Việt Nam (80,830 tỉ đồng) ; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng".

Nhưng không phải chỉ có bấy nhiêu thôi, bà Lan còn cho biết thêm : "Tuy nhiên, đây mới là phần thông tin chi cho các hội, đoàn thể được công khai. Còn rất nhiều hội đặc thù, ở cả trung ương và địa phương cũng được ngân sách tài trợ một phần, nhưng chưa được công khai trong dữ liệu của Bộ Tài chính, từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đến Hội Đông y, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Người mù và rất nhiều hội đoàn khác.

Một trong những nghiên cứu hiếm hoi về ngân sách cho các hội, đoàn thể của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), ngân sách (ước tính) chi khoảng 14.000 tỉ đồng cho toàn bộ khối này, tức là lớn hơn dự toán ngân sách năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (khoảng 11.000 tỉ đồng), một bộ được coi là siêu bộ, gần gấp đôi ngân sách của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế, chỉ thua Bộ Lao động, thương binh và xã hội, và Bộ Tài chính.

Bà Phạm Chi Lan kết luận : "Nghiên cứu này cũng ước tính, nếu tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm dao động từ 45.600 - 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% GDP. 

Hầu hết các hệ thống hội đoàn, trong đó đặc biệt là các tổ chức chính trị-xã hội, được tổ chức theo mô hình hành chính, có biên chế, nhà cửa, trụ sở, xe cộ, với hệ thống tổ chức và mô hình hoạt động hầu như không thay đổi từ thời bao cấp đến nay".

Vẽ đường cho hươu chạy

Nhưng tại sao một đảng cầm quyền vẫn tự khoe có kỷ luật và biết tổ chức nên đã đạt được hết thắng lợi này đền thắng lợi khác mà lãnh đạo lại quáng gà như vậy ?

Chả ai biết đầu cua đuôi nheo ra sao, nhưng xem ra đã rã ra từng mảnh rồi đấy. Bởi vì, Bộ Nội vụ đã báo cáo Quốc hội : "Từ năm 2015 đến hết 6 tháng đầu năm 2017, tổng số đối tượng được tinh giản biên chế là 22.763 người. Với tốc độ và cách làm như hiện nay, việc tinh giản biên chế "rất khó" đạt mục tiêu đề ra.

Trong tổng số biên chế được tinh giản, các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm đa số (14.791 người) ; tiếp đến là cán bộ, công chức cấp xã (4.086 người) ; các cơ quan hành chính (2.824 người) ; các cơ quan của đảng, đoàn thể (944 người) và cuối cùng là các doanh nghiệp nhà nước (122 người).

Trong đó năm 2015, tổng số đối tượng được giải quyết tinh giản biên chế là 5.778 người ; năm 2016 là 11.923 người và 6 tháng đầu năm 2017 là 5.062 người. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cho biết, với tiến độ và cách làm như hiện nay thì "khó có thể thực hiện được mục tiêu Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị" (Công an nhân dân, ngày 18/05/2017)

Nghị quyết 39 ban hành ngày 17/04/2015, Khóa đảng XI của Nguyễn Phú Trọng, đã ra lệnh : "Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương". 

Nhưng kết quả vẫn là chuyện cổ tích "phép vua thua lệ làng", là trên bảo dưới không thèm nghe mà Bộ Chính trị cũng cóc làm gì nổi. Vì vậy mà Bộ Nội vụ đã phải méc thêm với Quốc hội rằng : "Đến nay, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt Đề án tinh giản biên chế đến năm 2021, chưa xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế từ năm 2015 - 2021 và của từng năm, dẫn đến tình trạng đề xuất giải quyết chính sách tinh giản biên chế không theo quy định (định kỳ 6 tháng/lần).

Việc chưa xây dựng đồng bộ đề án tinh giản biên chế và kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021 khiến nhiều đơn vị không có phương án cụ thể ngay từ đầu, không xác định rõ được những người trong diện phải tinh giản, dẫn đến tinh giản thụ động, hầu như mới chỉ thực hiện trên cơ sở nguyện vọng của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức. Các đơn vị cũng mới chỉ tập trung tinh giản biên chế mà chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm".

Do đó mới có chuyện trớ trêu hầu hết những con số giảm người của các cơ quan, tổ chức được báo cáo với bác Trọng lại là những người đã đến tuổi nghỉ hưu hay muốn nghỉ hưu sớm, hoặc chuyển qua chỗ làm ngoài Chính phủ.

Nếu ông Trọng hoan hỷ coi những con số này là "thành công vượt bực" của tài lãnh đạo của mình thì ông cứ yên tâm ngôi yên đấy mà hưởng thụ chứ nhấp nhỏm đứng lên, ngồi xuống làm gì cho tổn thọ ?

Phạm Trần

(04/10/2017)

Published in Diễn đàn
mercredi, 27 septembre 2017 07:30

Đảng suy tàn - lãnh đạo tan hoang

Theo dõi tình hình Việt Nam từ bên ngoài thấy lạ tại sao người dân chưa vùng lên lật đổ chế độ mà cứ để cho lãnh đạo tự do chia chác quyền lực và làm giàu trên mồ hôi nước mắt của mình.

dang0

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã, đang đôn đốc chỉ đạo, xử lý nghiêm các vụ tham nhũng nổi cộm.

Có phải vì nhóm cầm quyền đã có Trung Quốc chống lưng nên người dân phát rét, hay biết chưa có lực lượng nên buông xuôi chờ thời ?

Hoặc là vì cả Quân đội lẫn Công an đều nằm trong tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm nên không ai dám ngo ngoe, hay cứ đế cho đảng tự chết chìm vì nước lụt đã đến chân ?

Dù trong tình huống nào thì ở Việt Nam ai cũng thấy đảng cầm quyền đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đến bờ vực thẳm, từ sau Hội nghị trung ương IX thời Nông Đức Mạnh, năm 2001. Trận hồng thủy tham nhũng đã ngập đầu từ cá nhân sang tập thể, từ tổ chức đến tập đoàn, và từ các tổ riêng lẻ thành "lợi ích nhóm" để phanh thây xé thịt đất nước.

Nhóm chữ "tình hình vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp" để chỉ tham nhũng đã biến thành câu kinh nhật tụng của Thanh tra chính phủ và Ủy ban kiểm tra trung ương đảng. Nhưng vì cứ phải nghe mãi như điệp khúc ve sầu nên dân mỏi tai, đành phải sống chung với nó như bệnh dịch gia truyền chưa có thuốc chữa.

Trong khi ấy thì lưỡi gươm Trung Quốc đã kề vào cổ 5 đời Tổng bí thư đảng từ thời Nguyễn Văn Linh (khóa VI, 1986), Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khóa VIII), Nông Đức Mạnh (2 khóa IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (từ khóa XI).

Bằng chứng qụy lụy, nhượng bộ và dâng hiến tài sản tổ tiên cho Trung Quốc đã được chứng minh ở Hoàng Sa, Trường Sa, Bauxite Tây Nguyên, các vị trí chiến lược trong vụ cho thuê đất rừng, bến cảng khắp lãnh thổ, và gần nhất là Dự án gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Con ông cháu cha

Nhưng khi cúi đầu trước ngoại bang Tầu để vinh thân phì gia và tham nhũng tiền bạc và tài sản, con đẻ của tham nhũng quyền lực, thì nạn con ông cháu cha, hay còn được gọi mánh mung là "hạt giống đỏ", được đưa vào các chỗ béo bở cũng bung ra hoành hành trong hệ thống cai trị của đảng, nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Không ai trong đảng dám chất vấn, nếu muốn chỗ ngồi vẫn còn đóng cọc. Nhưng đến khi xẩy ra vụ Nguyễn Xuân Anh, sinh ngày 01/01/1976, Bí thư thành ủy Đà Nẵng bị phát giác có nhiều lươn lẹo về bằng cấp và mánh mung tham nhũng thì tổ ong "hạt giống đỏ" vỡ ra. Anh là con trai của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa Đảng X (2006-2011), Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam , Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003-2011).

Sau đó, mọi con mắt lại dồn vào Nông Quốc Tuấn, Ủy viên trung ương đảng, sinh năm 1963, con nguyên Tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh. Tuấn chưa bị sờ gáy, từng là Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang và hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.

Kế đến là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Ủy viên  trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Nghị là con trai trưởng của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng bị gọi là Đồng chí X bởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau khi thoát bị kỷ luật bởi Trung ương Đảng vì bị quy trách nhiệm trong vụ thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ của Công ty tầu biển Vinashin và Vinalines.

Ông Nguyễn Tấn Dũng còn còn có người con trai út là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1988, hiện là Ủy viên trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020.

Ngoài ra con gái ông Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và chồng là (Việt kiều) Nguyễn Bảo Hoàng cũng có nhiều vốn đầu tư và cổ phần trong nhiếu cơ sở thương mại và tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc tài sản của họ không được tiết lộ.

Nguyễn Tấn Dũng, một thời từng được coi là đối thủ chính trị của cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đã giữ chức vụ Thủ tướng trong 9 năm 284 ngày, từ 2006 đến 2016.

Họp hành - biến chất

Những việc này đang phơi ra giữa ban ngày trước thềm Hội nghị Trung ương 6, đang được chuẩn bị diễn ra trong thượng tuần tháng 10 (2017).

Nhưng nếu mục tiêu của Hội nghị chỉ tập trung vào bàn chuyện "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" thì làm sao mà đẩy lùi được qủa tạ ngàn cân tham nhũng quyền lực và tiền bạcđang nằm chình ình trước cửa Hội trường Trung ương đảng  ?

Tại Đại hội XII tháng 1/2016, báo cáo chính trị của đảng đã than : "Tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ".

Nhưng sau đó, điều được gọi là cải tổ hành chính, thực ra chỉ đề "hành dân là chính". Trong khi bộ máy biên chế của nhà nước, nói là phải cắt giảm thì lại cứ phình to thêm khiến số nhân viên nhà nước thặng dư chả biết làm gì nên cứ sáng vác ô đi, chiều vác về và giữa trưa thì gọi nhau đi nhậu bia ôm để mánh mung, chạy mối.

Vì vậy, sau hai Hội nghị xây dựng và chỉnh đốn đảng từ Đảng XI qua Đảng XII (2012-2016), tham nhũng vẫn ung dung run đùi cười vào mũi đảng. Trong khi cán bộ, đảng viên thì cừ tìm đường "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" để kiếm ăn và làm giầu, bỏ mặc Bác Trọng kêu gào đỏ cả gân cổ câu thần chú "tuyệt đối trung thành và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

Bằng chứng nguy cơ lãnh đạo Việt Nam đang đưa dân tộc và tổ quốc vào vòng lệ thuộc phương Bắc và phá nát đất nước đã được nguyên Thiếu tướng cộng sản Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh nêu lên trong ý kiến nói về quyết định "dứt bỏ mọi liên hệ với đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng" của Giáo sư Tương Lai hôm 2/9/2017.

Theo nguyên Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang ghi lại thư chuyển của Nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 25/9/2017 thì tướng Vĩnh đã cho rằng :

"Đảng Cộng sản Việt Nam nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được ! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nguy hiểm nhất :

- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được ! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì !

- Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi Đảng Lao Động Việt Nam trước đây nữa!

- Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi Trung Quốc ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của Trung Quốc đòi Việt Nam phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".

Tướng Vĩnh, một người được kính trọng trong hàng ngũ các đảng viên kỳ cựu nói thêm :

"Quyết định của anh Tương Lai chắc chắn sẽ gợi mở cho nhiều đảng viên lão thành cũng như rất nhiều đảng viên chân chính khác muốn có những hành động thiết thực, có ý nghĩa nhằm thúc đảy cuộc đấu tranh ngăn chặn những sai lầm nguy hiểm đang dẫn dắt Đảng Cộng sản Việt Nam đến bên bờ vực thẳm sụp đổ".

Cán bộ và cán ngố

Trong khi đó, ông Vũ Mão nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã nói với báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/09/17 :

"Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động… Trường hợp nhiều lãnh đạo bị kỷ luật nặng thời gian qua vì một thời gian dài Đảng đã buông lỏng công tác cán bộ".

Ông Mão nói thêm : "Tôi cho rằng công tác cán bộ từ đổi mới đến nay, đặc biệt trong vòng 10 – 15 năm có quá nhiều vấn đề như :

- Công tác rèn luyện, tu dưỡng, phê bình và tự phê bình lâu nay bị xem nhẹ. Mặc dù công tác phê bình và tự phê bình được tiến hành thường xuyên nhưng lâu nay đã trở nên hình thức hóa, hành chính hóa đến mức làm cho lấy lệ, làm đủ thủ tục để đối phó.

- Hiện tượng phổ biến là phê bình kiểm điểm trở thành việc làm mang tính tình cảm đồng chí nhẹ nhàng, động viên nhau, thâm chí vuốt ve, tâng bốc vì nể nang nhau.

- Hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi, ngay cả các chi bộ của các cơ quan đầu não.

Vấn đề này không phải đảng viên không biết, lãnh đạo Đảng các cấp không biết mà đáng tiếc là từ cán bộ trung ương đến cán bộ cấp cơ sở đều biết nhưng xem chuyện đó là bình thường. Đấy là vấn đề rất nguy hiểm".

Ông Mão kết luận :

"Nói cho đúng, không có việc sai trái của cơ chế thị trường mà cái sai ở đây là không hiểu hết bản chất của cơ chế thị trường nên đã bị mặt trái của cơ chế này chi phối. Chính vì thế đã xảy ra tình trạng "thị trường hóa công tác cán bộ". Đây là điều đáng báo động và rất nguy hiểm.

Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động".

Cuối cùng, Giáo sư Tương Lai nhận xét về tình trạng tham nhũng hiện nay ở Việt Nam đã viết trong "Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 14", phổ biến ngày 25/9/2016 rằng :

"Một thể chế được dựng lên theo một mô hình đã sụp đổ, mà là sụp đổ cả hệ thống, nhưng lại vẫn được ngoan cố trì kéo suốt mấy thập kỷ tại Việt Nam, đưa đất nước đi vào ngõ cụt với thể chế toàn trị phản dân chủ, nguồn gốc của tham nhũng, đặc biệt tệ hại nhất trong hai nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng,thì sự bục vỡ như đang diễn ra là khó tránh khỏi".

Như vậy thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy tàn và lãnh đạo tan hoang chưa, hay họ vẫn tin là mình còn vững trong vòng tay kẻ đặc thù Trung Quốc  ?

Phạm Trần

(27/09/2017)

Published in Diễn đàn