Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 20 septembre 2017 21:32

Hóa ra đã rữa như con mắm !

Từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam khoe hoài chuyện nhờ có đoàn kết nhất trí trong đảng mà Đảng đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng riêng chuyện nhiều đảng viên đã chán đảng đến tận mang tai nên bỏ sinh hoạt và nghỉ chơi luôn với đảng thì các dư luận viên lại giấu đi để xuyên tạc và mạ lỵ.

VIETNAM-COMMUNISM-POSTER-WORKER

Cho dù cố gắng tô vẻ lại, Đảng Cộng sản Việt Nam đang rữa như con mắm

Bằng chứng như báo Quân đội nhân dân viết ngày 18/09/2017 :

"Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp "đục nước béo cò", thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu "bới lông tìm vết", các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là "hết sức đúng đắn", "là sự tỉnh táo", "là những người có danh dự"…

bodang2

Ông Nguyễn Phước Tương, alias Tương Lai, nguyên là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam, viết thư ra khỏi đảng 18/09/2017

Thời điểm xuất hiện bài viết của Quân đội nhân dân cũng đáng chú ý vì nó ra mắt công chúng sau 16 ngày Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, nguyên là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế) đưa ra tuyến bố :

"Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6/1/1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2/9/2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh".

Quyết định của Giáo sư Tương Lai, nguyên là một trong số tư vấn của hai nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã gây tiếng vang và tranh luận khắp nơi.

Bản chất và truyền thống gì ?

Nhưng điều mà báo Quân đội nhân dân gọi là "bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng" là cái quái gì thế ?

Báo này ba hoa chích chòe rằng bản chất và truyền thống ấy là :

"Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục tiêu nào khác là phấn đấu, hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc, để "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".

Nhưng những loại người dân nào được đảng cho hưởng diễm phúc này ? Nếu các dư luận viên không nói cho đúng và trúng thìsẽ bị dân chửi mệt nghỉ.

Bởi vì" Bác của các anh", ông Hồ Chí Minh, đã nói như thế với các phóng viên nước ngoài từ năm 1946. Ông bảo họ :

"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành".

(Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21/1/1946).

Vậy mà bây giờ đã 71 năm rồi, kể từ sau ngày ông Hồ nói câu này (1946-2017), nước Việt Nam vẫn chưa "hoàn toàn độc lập" vì chủ quyền lãnh thổ vẫn có một phần nằm trong tay quân xâm lược Tầu ở dọc biên giới phía bắc và tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Các dư luận viên ăn báo hại dân cũng nên thành thật để hỏi nhau xem nhân dân đã "hoàn toàn tự do" chưa, hay chỉ có những kẻ có chức có quyền và con ông cháu cha mới nằm trong hàng ngũ "ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành" ?

Còn chuyện tầm phào nói đảng đã "hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc" từ khi ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 thì chưa được chứng minh trong đời sống nhân dân đâu.

Nếu không tin thì các quan chức to đầu của đảng cứ việc bảo tài xế lái xe đưa đến thăm dân tại các bãi rác Đồng Tràm (xã Cửa Cạn) và bãi rác ấp 7 (thị trấn An Thới), Phú Quốc thì biết ngay dân hạnh phúc dưới lá cờ đảng đến mức nào. Nếu chưa thỏa tính tò mò thì ghé về hai bãi rác Hòa Thành và Bến Cầu (Tây Ninh), hoặc ra ngay bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn-Hà Nội) để thăm dân cho biết sự tình thế nào chứ đừng ngồi nhà nói phét.

Có lẽ vì lâu nay quen sống xa dân nên lãnh đạo không biết dân cơ cực ra sao với chiếc bánh vẽ xóa đói giảm nghèo hay công bằng xã hội giả tạo, dân chủ trá hình và văn minh tụt hậu. Vì thế mà họ không hiểu tại sao đã có tới 40% đảng viên tự cho mình quyền "không sinh hoạt đảng nữa", và nhiều người nổi tiếng khác thì tuyên bố ra khỏi đảng kể từ khóa đảng XI.

Cũng chính vì tình trạng đảng viên không còn coi Điều lệ đảng ra gì nữa nên họ cứ tự ý làm những việc "không được phép làm" để cho vinh thân phì gia và thỏa chí tang bồng.

Nhưng để hạ thấp mức nghiêm trọng của tình trạng bỏ đảng hay "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, báo Quân đội nhân dân đã mỉa mai rằng :

"Trước hết cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một số cá nhân xin ra khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị".

Điểm qua tên tuổi những người xin ra khỏi Đảng được những kẻ rắp tâm hại đảng, hại dân liệt kê trong các bài viết đăng trên một số trang báo điện tử ở nước ngoài, hoặc qua mạng xã hội thì việc xin ra khỏi Đảng của họ cũng không khó hiểu. Không phải đến bây giờ, những người một thời mang danh đảng viên mới bộc lộ tư tưởng, mà một thời gian dài, họ đã lợi dụng dân chủ nói và viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng ; trái với chủ trương, chính sách của Nhà nước ; trái với nguyện vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân".

Đoạn văn này cũng có ít điều đánh tráo khái niệm thật và giả cần phải đem ra ánh sáng như bảo rằng, những thông tin nói về đảng viên bỏ đảng có "hại cho đảng" thì đã đành, nhưng cũng "hại dân" nữa thì không ổn chút nào. Bởi vì chuyện bỏ đảng của đảng viên làm sao mà hại cả đến dân, hay là báo Quân đội nhân dân muốn nhập nhằng đánh tráo chữ nghĩa để đồng hóa đảng với dân hòng giảm bớt nỗi ê chề cho đảng ?

Đảng viên ra đảng

Vậy phải chăng khi báo Quân đội nhân dân cố ý hạ uy tín những người bỏ đảng là "những người một thời mang danh đảng viên" dù họ là những người trọng tuổi có uy tín, học cao và có thành tích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng là loại xoàng thôi sao ?

bodang3

Ông Lê Hiếu Đằng viết thư ra khỏi đảng ngày 4/12/2013 sau hơn 40 năm phục vụ

Vậy chứ những người như Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh, tuyên bố ra khỏi đảng ngày 4/12/2013, sau hơn 40 năm theo đảng, có ý nghĩa gì không ? 

Ông Lê Hiếu Đằng, người đã qua đời ngày 22 tháng 1 năm 2014, nói với VOA Việt ngữ ngày 5/12/2013 :

"Tôi ở trong đảng lâu năm, cũng hy vọng đảng sẽ có chuyển biến, nhưng bây giờ nhận thấy rằng đảng càng ngày càng tệ, không có sự chuyển biến gì mà lại trở thành lực cản trở cho sự phát triển của đất nước. Nếu mình đứng làm thành viên trong đảng thì sau này mình cũng có trách nhiệm. Thành ra thôi, mình rút ra. Rút ra trở thành một công dân tự do để mình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, dân quyền, nhân quyền, và môi trường, vốn là những vấn đề thực tế của con người. Chủ nghĩa xã hội nó đã tanh bành như ở Liên Xô rồi, mình còn đi theo làm chi nữa".

bodang4

Ông Tống Văn Công tuyên bố ra khỏi đảng năm 2014 sau 56 năm trung thành hoạt động cho đảng cộng sản.

Hơn một năm sau ngày ông Đằng qua đời, vào ngày 25 tháng 2 năm 2014, cựu Tổng biên tập báo Lao Động Tống Văn Công, tác giả hồi ký 'Đến già mới chợt tỉnh- Từ theo cộng đến chống cộng' (Người Việt Books xuất bản và phát hành năm 2016) cũng tuyên bố bỏ đảng. Ông Công viết :

"Trải qua 56 năm hoạt động trong Đảng, nay nghiệm lại, thức tỉnh, ngấm được nỗi đau lầm lạc vào con đường lịch sử, buộc dân tộc vào tròng độc tài đảng trị che giấu sau chiếc mặt nạ tự do, dân chủ".

Vì vậy, khi được BBC (tiếng Việt) hỏi ông đã "hối tiếc nhất điều gì", ông đáp : "Đó là tự nguyện làm công cụ của Đảng chứ không phải thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân" (BBC, 30/11/2016).

Trong Lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/02/2014, cựu Tổng Biên tập báo Lao Động viết :

"Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác "lợi ích nhóm", làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước…".

Thế rồi ông dứt khoát :

"Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần 2 : Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.

Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi ! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25/2/2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam".

bodang5

Ông Nguyễn Đình Cống tuyên bố ra khỏi đảng ngày 03/02/2016

Người nổi tiếng thứ ba lìa khỏi đảng là nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Đình Cống cũng viết trêng trang báo cá nhân :

"Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách".

Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Cống, người chia tay đảng sau 31 năm, cho biết nguyên nhân việc làm của ông :

"Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi. Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không. Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cả thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng".

Giáo sư Cống tiết lộ với BBC những ý kiến ông đã nói với lãnh đạo đảng :

"Tôi có nêu ý kiến chủ nghĩa Marx-Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì Marx-Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu hóa ruộng đất. Nghĩa là phải thay đổi thể chế chính trị, chứ không phải giữ nguyên như thế này".

Tuy nhiên, Giáo sư Cống cho biết đã "không nhận được bất kỳ một phản hồi nào hết".

Vậy thì ra đôi khi cứ nghe đảng nói dai, nói dài và nói mãi thì nhiều người lầm tưởng rằng đảng vẫn tròn vo một cục ai ngờ nó đã rữa ra như con mắm.

Phạm Trần

(20/09/017)

------------------

bỏ Đảng

Kính tặng những người trả thẻ đảng cộng sản Việt Nam

bodang6jpg

anh nói chẳng tiếc gì quyền lợi đảng viên
có tiếc là tháng năm đã mất
làm cán bộ chuyên cần
như một con trâu kéo cày
bị xỏ mũi bằng sợi dây thừng xã hội chủ nghĩa
mấy chục năm học tập giáo điều Mác-xít
tư tưởng cộng sản ngấm sâu vào đầu
nhìn ngang dọc trước sau
chỉ thấy quyền lợi đảng

anh vẫn trân trọng giữ những kỷ vật
đôi dép cao su đúc
cái mũ lá sen
bi đông đựng nước
túi thuốc cá nhân
bộ quân phục bạc màu...
nhưng mỗi lần nhìn chúng
lại thấy ruột thắt lòng đau
cảm giác cay đắng bị các đồng chí phản bội dâng trào

khi những đoàn cán bộ cộng sản say máu hô hào
đào tận gốc trốc tận rễ
đem địa chủ đấu tố rồi giết
trong cuộc cải cách ruộng đất
họ biến thành những kẻ sát nhân
con cái đấu tố cha mẹ
học trò đấu tố thầy
người chịu ơn đấu tố kẻ cho ơn
từ đấu tranh chống bóc lột nông thôn
chuyển sang vô sản trả thù chủ nông
bằng những hành động giết người tàn ác dã man
anh biết khủng hoảng đạo lý ở đâu
anh biết đấu tranh giai cấp ở đâu

khi xảy ra vụ án Nhân Văn Giai Phẩm
những trí thức văn nghệ bị lôi ra kiểm thảo
bị bắt đi thực tế bị tù
bị truy bức suốt cuộc đời
những tinh hoa sáng tạo dân tộc
bị hành hạ đọa đày
khi bọn công an văn hóa
đục chữ chưa đủ phải đục người
cho tan tành vỡ nát
sống trong nghèo đói tủi nhục
thơ văn viết không có chỗ đăng
tài năng không được dùng
vì ai cũng sợ liên lụy
anh biết đàn áp tự do tư tưởng ở đâu
anh biết sự trù dập nhân tài ở đâu

khi sau ngày thống nhất đất nước 
Đảng bắt đi học tập cải tạo hàng loạt
hàng trăm ngàn công chức sĩ quan chế độ cũ
họ bị giam trong những trại lao động tập trung
nơi rừng thiêng nước độc
thiếu ăn thiếu mặc thiếu thuốc men
như những người mang án khổ sai
có người bị tù mười năm mười lăm năm...
bị đày đọa thể xác và hành nhục tinh thần
chết héo mòn vì bệnh tật
lúc được thả thì thân tàn ma dại
khi nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị cày xới
bia mộ sụp đổ ngổn ngang
lau sậy mọc um tùm 
cảnh vật tiêu điều hoang phế
người sống không tìm được mộ người chết
anh biết chiêu bài hòa hợp hòa giải dân tộc giả dối ở đâu
anh biết thủ đoạn trả thù ở đâu

khi Đảng đánh phá tư sản mại bản
tố cáo truy nã thương nhân
bắt kê khai rồi tịch thu tài sản
hàng triệu người phút chốc trắng tay
con cái không được học hành
đi lao động vùng kinh tế mới
ở lều ở chòi ăn sắn ăn khoai
ốm đau khổ cực
hàng trăm ngàn người phải liều mạng vượt biên
để tìm tự do và nhân quyền
dù phải vùi thây nơi biển cả
còn hơn sống lất lây trên đất nước mình
anh biết sự tước đoạt quyền tư hữu ở đâu
anh biết băng đảng cướp ngày ở đâu

khi các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền
treo biểu ngữ yêu nước
về Trường Sa Hoàng sa
bị cáo buộc tội xâm hại an ninh quốc gia
bị qui chụp là tay sai "thế lực thù địch"
bị kết án bị cầm tù 
khi những bloggers bị bắt
vì viết ra sự thật về xã hội bất công
khi nhà báo bị mất việc vì tố cáo tham nhũng
khi biên tập viên bị cách chức vì thiếu xót kiểm duyệt
khi nhóm trí thức IDS phải tự giải thể
vì mất độc lập tư duy
bị đe dọa đem ra xử lý
anh biết đàn áp tự do ngôn luận ở đâu
anh biết cùm gông trí tuệ ở đâu

khi công an và bọn xã hội đen
hành hung các cha và giáo dân đòi đất nhà thờ
nhưng những ngọn nến hiệp thông vẫn cháy
khi công an và du đãng giả dạng phật tử
đánh đập trục xuất tăng ni khỏi chùa
nhưng những tiếng chuông tỉnh thức vẫn ngân
anh biết niềm tin tôn giáo ở đâu
khi công an và băng đảng đánh thuê
chỉ khác nhau ở bộ đồng phục
nhưng cùng những hành động côn đồ
anh biết bạo lực dối trá ở đâu
anh biết chính sách đàn áp tôn giáo ở đâu

khi dân oan khiếu kiện mất nhà mất đất
dinh quan mọc lên như nấm
khi nghĩa trang liệt sĩ hoang tàn
nhà thờ họ thủ tướng lớn như lăng
khi những đảng viên cao cấp
có kẻ đem hàng trăm ngàn đô la đi đánh bạc
nhiều bộ đội anh hùng sau ngày giải ngũ 
phải đi bán rau sửa xe đạp
khi những đại gia ăn chơi trác táng
công nhân làm phụ trội vẫn không đủ ăn
khi quan chức tiệc tùng linh đình
mấy đứa trẻ rách rưới chầu chực
ở hàng quán xin thức ăn thừa
khi thanh niên nghèo phải đi xuất khẩu lao động
khi thiếu nữ nghèo phải lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan...
khi đất Pháp xuất hiện những người rơm
anh biết bất công tham nhũng bóc lột ở đâu
anh biết bạo quyền ức chế dân ở đâu
anh biết nguyên nhân đất nước nghèo đói ở đâu

vẫn với chiêu bài quốc gia dân tộc
Đảng lừa dân qua chính sách mị dân
khi nghệ sĩ sáng tạo phải tự cảnh giác
thơ văn tranh ảnh chỉ để minh họa hay tuyên truyền
trở nên nhạt nhẽo
khi những thạc sĩ tiến sĩ nước ngoài
lao vào ngọn lửa xã hội chủ nghĩa
như những con thiêu thân
tìm quyền lợi địa vị danh vọng
để được khen tặng trao bằng
anh biết mồi nhử việt kiều ở đâu
anh biết văn nô, bồi bút và ngụy trí thức ở đâu

khi Trung Quốc tự coi họ là thiên triều
vua quan ta còn phải đi sứ
triều cống mỗi năm
khi cái lưỡi bò chín đoạn
liếm hết các đảo biển Đông
thuyền chài bị tàu lạ đâm
ngư dân bị cướp của hành hung
khi Tây Nguyên cái nóc Đông Dương
mai phục đội quân xâm lược
đội nón công nhân bauxite
khi công ty ngoại nhân thuê rừng đầu nguồn
anh biết tham vọng nước lớn bá quyền ở đâu
anh biết nguy cơ mất nước ở đâu

khi ruộng lúa nông trường biến thành sân cù 
khi sông cạn vì ô nhiễm
khi rừng trọc vì lâm tặc
khi Vinashin là tập đòan đóng tầu rỉ rỏ dollars
khi mua bán bằng cấp là chuyện thường tình
khi tòa án là trò hề công lý
khi quốc hội là đại biểu của Đảng
khi Đảng phải luôn cổ động học tập
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
khi quân đội phải thề trung thành với Đảng
anh biết sự phá sản kinh tế ở đâu
anh biết sự khủng hoảng giáo dục ở đâu
anh biết sự thao túng luật pháp ở đâu
anh biết sự thoái hóa quân sự chính trị ở đâu

khi lần lượt các chế độ cộng sản thoái vị 
ở Ba Lan, Hung, Tiệp, Đông Đức, Lỗ Ma Ni...
khi các khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô tan vỡ
khi bức tường Bá Linh sụp đổ
không xe tăng không lưỡi lê không súng nổ
chỉ ý chí và lòng cương quyết người dân đủ mọi thành phần
giới sinh viên trí thức công nhân 
giới buôn bán văn nghệ sĩ nông dân 
tất cả đấu tranh bất bạo động
trong phong trào diễn biến hòa bình
để được hít thở bầu khí chính trị tự do
anh biết lý tưởng dân chủ ở đâu
anh biết sức mạnh đấu tranh tất yếu ở đâu

anh tâm sự sau nhiều đêm thức trắng 
anh đã nghĩ chín nghĩ cạn cùng
anh không muốn tiếp tục ngồi trên chiếc xe lửa
chạy vô định trên đường rầy xã hội chủ nghĩa
vì anh đã mất tất cả niềm tin
vào ủy ban trung ương Đảng
những kẻ mắc bệnh kinh niên
say mê quyền lực
sẵn sàng bán nước buôn dân
trong góc khuất lịch sử Việt Nam
quan nhất thời dân vạn đại
anh tin đảng Cộng Sản sẽ tàn
anh quyết định bỏ Đảng
vì lương tâm và lòng tự trọng thế thôi

Bắc Phong

Nguồn : http://bacphong.blogspot.fr, 02/02/2011

Published in Diễn đàn
jeudi, 14 septembre 2017 10:05

Khoác áo nào cũng cá mè một lứa

"Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6/1/1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng cộng sản Việt Nam, hôm nay 2/9/2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh".

tuonglai1

Giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương) cựu viện trưởng viện xã hội học việt nam.- cựu Tổng Biên tập tạp chí Khoa học Xã hội.

Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế) là một nhà nghiên cứu xã hội học, văn hóa, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1988 - 1999, ông là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam

Từ năm 1990 - 2006, ông là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng cộng sản Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Với các chức danh vừa kể, ông Tương Lai là một trí thức cao cấp trong ruột của đảng cộng sản Việt Nam đương thời, hậu thân của đảng Lao Động. Nhưng cái gốc của đảng Lao Động, lại bắt rễ từ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên do ông Hồ Chí Minh (còn mang tên Nguyễn Tất Thành) thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Kông, theo chỉ đạo của Đệ tam Quốc tế cộng sản. Sau đó ông Hồ lại thay áo thành đảng cộng sản Đông Dương vào tháng 10/1930, theo lệnh của Đông Phương Bộ, một bộ phận của Đệ tam Quốc tế cộng sản.

Theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì Đệ tam Quốc tế cộng sản được thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin.

Như vậy, rõ ràng ông Hồ là cán bộ của cộng sản quốc tế và được sử dụng để nhiễm độc cộng sản vào bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cao Miên, dưới danh nghĩa "chống thực dân, phong kiến và đấu tranh dành độc lập".

Từ Cộng Sản sang Đông Dương

Quay ngược thời gian, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì :

"Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ tam Quốc tế) yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng ; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ.

Thành phần tham dự được kể : Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như : Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng Sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyết tại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930".

Nhưng chỉ 8 tháng sau, tài liệu cho biết :

"Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên".

Từ sau Đại hội này, đảng của ông Hồ rút vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa Đảng Cộng Sản Đông Dương.  Vì vậy, Luận cương Chính trị của đảng đã viết :

"Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một đảng cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản".

Sự lệ thuộc hoàn toàn vào cộng sản Nga còn được ghi trong Điều lệ của Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Đại hội lần thứ nhất ngày 29 tháng 3 năm 1935. Điều lệ này viết :

"Đảng Cộng Sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xô Viết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản".

Đối với đảng viên, Điều lệ đòi họ :

"Phải tự nâng cao trình độ chánh trị của mình, phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và hết thảy các nghị quyết quan trọng của Đảng và các vấn đề chánh trị và tổ chức, phải giải thích cho quần chúng không có chân Đảng những nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản". 

Nhưng ngoài mặt, ông Hồ lại phát động chiến tranh dưới chiếc áo giả mạo Mặt trận Việt Minh, ra đời ngày 19/5/1941 để gọi là "giải phóng, giành độc lập cho dân tộc và phát triển đất nước".

Sự giấu mặt cộng sản của ông Hồ đã được Tác giả Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Quân đội cộng sản Việt Nam tiết lộ trong Chương 4 của cuốn "Đường Tới Điện Biên Phủ", rằng :

"Mặt trận Việt Minh là cách lựa chọn đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Tổng khởi nghĩa năm 1945 mới có 5.000 đảng viên, nay đã thành một đội ngũ đông đảo : 760.000 người. Trong kháng chiến, mọi hoạt động của Đảng, cũng như những sinh hoạt của đảng viên, vẫn tiến hành bí mật. Chỉ đôi khi những người cộng sản mới xuất hiện dưới danh nghĩa "hội viên Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác".

Chính vì mưu mô lấy chiếc áo "Mặt trận Việt Minh" che mặt cộng sản mà hàng chục ngàn người Việt Nam yêu nước, trong đó có nhiều trí thức và thương gia đã mắc bẫy của Việt Minh để lao đầu vào lửa đạn hy sinh cho một lý tưởng, khi biết sai lầm thì đã quá muộn. Vì vậy điều được gọi là ông Hồ ra đi tìm được cứu nước chứa được bao nhiêu phầm trăm là sự thật ?

Lao Động ra đời

Nhưng tại sao Đông Dương lại đổi thành Lao Động ?

Giải thích điều này, Tướng Giáp viết :

"Đầu năm 1950, sau khi đi gặp các đảng bạn Liên Xô và Trung Quốc trở về, Bác bàn với Trung ương đã tới lúc Đảng ra hoạt động công khai. Tình hình cách mạng trong nước cũng như trên thế giới đã thay đổi nhiều. Qua những năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo kháng chiến, uy tín của Đảng trong nhân dân đã trở thành tuyệt đối. Các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sự xuất hiện công khai của Đảng sẽ mang lại một nguồn động viên mới trong nhân dân thúc đẩy cuộn kháng chiến sớm đi tới thắng lợi. Nhưng xét cả về bối cảnh quốc tế cũng như tình hình trong nước, để tập hợp quần chúng thật rộng rãi như chủ trương của Đảng nhiều năm qua, và hạn chế sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, Đảng cần có một cái tên mới. Bác đề nghị lấy tên Đảng Lao Động Việt Nam. Việc thay đổi tên đảng không phải là vấn đề riêng của cách mạng Việt Nam mà còn liên quan đến cách mạng Lào và Campuhia".

Sự ra đời của đảng Lao Động, con đẻ của cộng sản Đông Dương, ngày 19 tháng 2 năm 1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chẳng qua chỉ để xóa đi thất bại đoàn kết toàn dân của ông Hồ, sau khi đảng cộng sản Việt Nam đã phản bội những cam kết hợp tác chân chính với các đảng phái quốc gia trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến năm 1946. Đồng thời cũng đã được hai đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đồng ý.

Vì vậy Tuyên ngôn của Đảng Lao Động phổ biến ngày ấy xác nhận :

"Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nguyên tắc tổ chức của Đảng là dân chủ tập trung.

Kỷ luật của Đảng là kỷ luật nghiêm ngặt và tự giác.

Chính sách của Đảng là chính sách ích quốc lợi dân.

Luật phát triển của Đảng là phê bình và tự phê bình".

Nhiệm vụ chính của Đảng Lao Động Việt Nam hiện nay là : đoàn kết, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc để tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, đánh đổ bọn can thiệp Mỹ, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, làm cho nước nhà độc lập và thống nhất thực sự.

Đảng Lao động Việt Nam hết sức ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, đoàn kết và cộng tác chặt chẽ với các đảng phái, các đoàn thể trong Mặt trận Liên-Việt, để thực hiện dân chủ nhân dân về mọi mặt : chính trị, kinh tế, xã hội, vǎn hóa".

Trong Chính cương, đảng này còn cam đoan :

"Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc ; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân ; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội". 

Chủ nghĩa ngoại lai

Về mặt tư tưởng chính trị, đảng của ông Hồ, dù có thay hình đổi dạng như con tắc kè từ ngày thành lập 3/2/1930, thì chủ nghĩa ngọai lai cộng sản từng bị lên án đã giết chết hơn 100 triệu người trên thế giới, trong số này có cả ở Việt Nam, Trung Hoa và Nga Sô, vẫn được lãnh đạo cộng sản Việt Nam nhắm mắt đội lên đấu tung hô và tôn thờ.

Bằng chứng như Điều lệ của đảng Lao Động Việt Nam đã xác nhận mối quan hệ mật thiết với chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô (Liên bang Xô Viết) và tư tưởng cộng sản của Mao Trạch Đông bên Tầu :

"Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng".

Đảng viên thì phải :

"Luôn luôn cố gắng nâng cao trình độ chính trị, trau dồi tư tưởng của mình bằng cách học tập chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông".

Tuy nhiên, đến Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) thì điều lệ đảng xóa bỏ chữ "Engels, Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông", và từ Đại hội Đảng lần thứ 7 (1991) thêm vào chữ "tư tưởng Hồ Chí Minh".

Do đó, đảng này đã viết lại rằng :

"Đảng Lao Động Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Đảng Lao Động Việt Nam đi đường lối quần chúng trong mọi hoạt động của mình. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ và có kỷ luật rất nghiêm minh. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cǎn bản của Đảng".

Cương lĩnh của đảng năm 1991 xác định :

"Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Marx - Engels - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản".

Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ghi tiếp :

"Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử 87 năm có mặt trên đất nước Việt Nam, từ đảng Cộng Sản đầu tiên cho đến Đông Dương, Lao Động rồi lại quay về với Cộng Sản từ 1976, những người cộng sản đã nhúng tay vào máu dân tộc dòng dã 30 năm từ 1945 đến 1975.

Riêng cái tên Lao Động, được rêu rao trá hình tổng cộng 24 năm cầm quyền từ 1951 đến 1975, đã làm tan hoang đất nước và gây ra rất nhiều tội ác đẫm máu trong các vụ án Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956 với hàng chục ngàn nạn nhân bị xử oan. Số người bị hành quyết được phỏng định từ 15.000 đến 25,000 người. Nổi tiếng và oan nghiệt nhất là Bà Nguyễn Thị Năm, hay Cát Hanh Long (tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải Phòng), một ân nhân của nhiều lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam khi còn kháng chiến như : Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt , Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị.

Ngoài ra còn phải kể đến tội ác của Lao Động trong vụ án Nhân văn Giai Phẩm 1955-1958 ; vụ án "Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài", hay còn gọi là vụ án Xét Lại Chống Đảng, bắt đầu từ 1963 cho mãi đến 1973.

Ở trong miền Nam của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cái đảng Lao Động này đã mang quân xâm lược miền Nam từ 1954 đến 1975, là thủ phạm giết người trong cuộc được gọi là "tổng tiến công và nổi dậy" Tết Mậu Thân năm 1968 nói chung và thảm sát gần 8.000 người ở Huế nói riêng.

Tổn thất dân sự trong cuộc nội chiến do đảng Lao Động chủ động gây ra được ước tính từ 1.000.000 đến 4.000.000 người.

Ngoài ra, cũng cái đảng Lao Động này, sau đó lại mang tên Cộng Sản từ năm 1976, sau khi chiến tranh kết thúc, còn nhúng tay vào các vụ làm chết hay mất tích của hàng chục ngàn quân và dân người miền Nam bị bắt vào các trại tù lao động giả danh cải tạo hay trên đường vuợt biển, vượt biên tìm tự do từ sau ngày quân cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam tháng 4/1975.

Như vậy, trong trường hợp Giáo sư Tương Lai, người đã dũng cảm tuyên "
dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng (Cộng sản) của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh" thì có cán cân nào đo được quyêt định của ông ?

Hay ta cũng cần phải gọi hồn nguyên lãnh tụ Trung Hoa Đặng Tiểu Bình để yêu cầu ông giải thích tại sao ông đã nói câu : "Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột" ?

Chuyện oái oăm của Giáo sư Tương Lai là liệu ông có sợ vỡ bình khi đánh chuột, hay chúng cũng là cá mè một lứa, vì đảng Cộng Sản Việt Nam của ông Trọng cũng chỉ là hậu thân của đảng Lao Động do chính ông Hồ Chí Minh đổi tên thay cho Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 19 tháng 2 năm 1951 ?

Phạm Trần

(14/09/2017)

Published in Diễn đàn

Trong một bài viết trên báo Giáo dục Việt Nam điện tử ngày 31/08/2017, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cộng sản Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục viết rằng :

"Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng Hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Tính chính danh của chính thể Việt Nam Cộng Hòa về mặt đối nội và đối ngoại đã bị xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 30/4/1975".  

mattran0

Xe tăng của quân đội nào đã tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 ?

Nhưng cái được gọi là "thắng lợi" ấy từ đâu mà có ? Chính phủ và quân đội của nhà nước cộng sản đội lốt "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" ở miền Bắc đã đóng vai trò gì trong "thắng lợi" này. Và liệu tổ chức gọi là "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam" và "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam" làm nên cơm cháo gì nếu không có quân miền Bắc xâm lược miền Nam ?

Vì vậy nếu chỉ nói mà không nói cho hết ngọn ngành của những tổ chức hữu danh vô thực như : Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam ; Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (và) Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì lịch sử  sẽ thành ngụy sử. 

Thế nào là bù nhìn, tay sai ?

Trước hết, hãy cùng nghe ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam mới phát hành ngày 18/8/2017, giải thích tại sao "các nhà sử học" của Đảng cộng sản Việt Nam đã "thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa".

Ông Trần Đức Cường nói :

"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.

Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây.

Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn".

(Lan Hương, RFA, 21/08/2017)

Lời nói sặc mùi kỳ thị, chủ quan và xuyên tạc của ông Cường đã để lộ bộ mặt giả dối của cái gọi là "trung tính" khi bỏ lối gọi xách mé, thù hận và mặc cảm "ngụy quân, ngụy quyền" bằng "quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn".

Ông Cường cũng đã trắng trợn xuyên tạc thực chất cuộc chiến tranh vừa qua, đó là một cuộc tiến công xâm lược miền Nam của chế độ cộng sản miền Bắc chứ không phải Mỹ muốn biến miền Nam thành một "thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ".

Và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng chưa hề là "một đội quân đi đánh thuê" cho bất cứ ai. Có chăng là khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa bị phe cộng sản miền Bắc xâm lược thì Hoa Kỳ và các nước đồng minh mới vào giúp miền Nam chiến đấu tự vệ chống lại cuộc xâm lăng không thể chối cãi được của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ miền Bắc.

Nếu vẫn còn nghi ngờ về những giải thích trên, mời ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường và các nhà viết sử cộng sản hãy đến khấn vái trước di ảnh nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn để xin được biết sự thật.

Xin nhắc lại, trong cơn say chiến thắng, ông Lê Duẩn đã tiết lộ một sự thật : "Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta".

(Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1997, tr. 422)

Như vậy thì những nhà viết sử của chế độ đã biết rõ ai là "một đội quân đi đánh thuê" và thế nào là tay sai phải không ?

Tại sao như thế ? Bởi vì trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, tất cả những tổ chức mang tên "miền Nam Việt Nam" không hoàn toàn do người miền Nam chủ động mà lại do những người cộng sản miền Bắc của đảng Lao Động Việt Nam công khai thành lập và chỉ huy.

Tên gọi đảng Lao Động Việt Nam, được sử dụng từ tháng 2 năm 1951 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang, vì nhu cầu chính trị để sửa sai những lỗi lầm khi còn mang tên Đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930.

Sau đó tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt chiến tranh, tên Đảng lại được đổi lại thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Nguồn gốc quấy phá trong Nam

Để chứng minh cho tham vọng gây chiến, phá hoại Việt Nam Cộng Hòa của ông Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam, tài liệu Bách kha toàn thư mở viết :

"Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hóa công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc đó, và đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tại miền Nam. Tại miền Nam, đảng bộ miền Nam năm 1962 công khai lấy tên Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam, là thành viên và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, tuyên truyền chủ nghĩa Marx-Lenin (thành phần Mặt trận còn có Đảng Dân chủ, và Đảng Xã hội cấp tiến và các tổ chức,... do những người cộng sản chủ trương thành lập)".

Nghị quyết của Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam, từ ngày 5-10/9/1960 đã viết :

"Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược :

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách mạng trong cả nước, cho việc gìn giữ và củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam Á và thế giới.

Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong khi ở miền Nam phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, mở rộng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là : xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam".

Sau Đại hội đảng III, theo tài liệu Bách khoa toàn thư mở, thì :

"Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của mình ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh, tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương) hoạt động bí mật ở miền Nam. Lãnh đạo ban đầu là Võ Chí CôngPhùng Văn CungHuỳnh Tấn Phát. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương".

Sau đó, tại tại Đại hội lần thứ nhất khai mạc ngày 16 tháng 2 năm 1962 tại Tân Biên (Tây Ninh) chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.

Tuy nhiên ai cũng biết Tổ chức này được thành lập dưới sự hậu thuẫn của chính phủ và quân độicộng sản Việt Nam miền Bắc.

Vì vậy, tài liệu Bách khoa toàn thư mở phổ biến trên Internet đã viết :

"Mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam và Trung ương Cục miền Nam. Những người cộng sản miền Nam hoạt động dưới danh nghĩa Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, hoạt động công khai và là thành viên tham gia Mặt trận. Trung ương Cục Miền Nam là tổ chức đại diện Đảng Lao động trong Nam, hoạt động bí mật (đến 1969 công khai), thời kỳ chiến tranh không công khai về vai trò chỉ đạo (trong khi Đảng Nhân dân Cách mạng là đảng hoạt động công khai), trực tiếp chỉ đạo hay phối hợp với Trung ương Mặt trận - Chính phủ, với Ban dân vận Trung ương Cục (phụ trách dân vận - mặt trận - chính quyền) là cầu nối. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đặt đại diện tại căn cứ địa của Mặt trận (và Chính phủ cách mạng sau này), và Mặt trận (Chính phủ cách mạng lâm thời) đặt đại diện tại Hà Nội".

Tài liệu viết tiếp :

"Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 6 năm 1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch".

Vậy cái chính phủ này quan hệ với miền Bắc như thế nào ?

Bách khoa toàn thư mở viết :

"Trong quan hệ với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở miền Nam Việt Nam, nhưng không từ chối các tuyên bố về chủ quyền cả nước của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tình trạng một quốc gia nhiều nhà nước-mô hình liên bang). Hai miền lập đại diện. Về phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, công nhận Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam là chính quyền hợp pháp ở miền Nam Việt Nam, do đó các văn kiện của nhà nước này có lúc khẳng định có hai chính thể độc lập nhau, nhưng có lúc vẫn khẳng định Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là của cả nước, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam có chủ quyền tại miền Nam".

Tài liệu cũng viết rõ :

"Ngày nay Nhà nước Việt Nam khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng như các mặt trận trước đó và sau này là các tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ đoàn kết toàn dân dưới lá cờ của Đảng cộng sản Việt Nam để đạt mục tiêu chính trị do Đảng đề ra".

Về những nhân vật Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được miền Bắc dựng lên, đáng kể hơn là là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996), Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam. Trước khi qua đời, ông được Đảng cộng sản Việt Nam cho giữ chức Phó Chủ tịch nước rồi Chủ tịch Quốc hội.

Người thứ hai là Kỹ sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989), nguyên Chủ tịch chính phủ gọi là Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được bí mật kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945.

Người thứ ba là nguyên Bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ Việt Cộng, bà Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927), được  kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương năm 1948 vì vậy bà được trao Huy chương 70 năm tuổi đảng ngày 31/08/2017.

Ngoài ba nhân vật chóp bu này, nhiều  trí thức miền Nam theo Việt Cộng đã quay lại chống Đảng cộng sản Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

Nổi bật nhất là Luật sư Trương Như Tảng (sinh ngày 19/05/1923), nguyên Bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Huỳnh Tấn Phát. Nhưng về sau, ông Tảng công khai bất đồng với Chính quyền cộng sản vì không thi hành chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc sau 1975. Ngày 25 tháng 8 năm 1978, Trương Như Tảng xuống thuyền vượt biển và hơn một tuần sau thì được một tàu hàng Singapore chở tới đảo Galang, thuộc Indonesia. Sau này ông sinh sống ở Pháp. Trong hồi ký viết bằng tiếng Pháp, Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng), ông đã tố cáo chính sách cai tri hà khắc của Đảng cộng sản Việt Nam đối với "những người miền Nam thua trận".

Người thứ hai phải kể đền là cựu chiến binh Nguyễn Hộ (1916-2009) trong Mặt trận Giải phóng miền Nam.

Theo Bách khoa toàn thư mở thì : "Ông là một trong số lãnh đạo hàng đầu của "Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ" cùng với các ông La Văn Lấm, Đỗ Trung Hiếu, Trần Văn GiàuTrần Bạch ĐằngTạ Bá Tòng và thượng tướng Trần Nam Trung. Tờ báo Truyền thống Kháng chiến của nhóm này ra mắt số đầu tiên vào tháng 9 năm 1988 nhưng sau đó vì quan điểm bị cho là chỉ trích chính quyền nên báo buộc phải đình bản. Tổ chức này đã bị chính quyền giải tán năm 1989. Bất bình, ông từ bỏ Đảng năm 1991 sau hơn 53 năm trong đảng. Sau đó ông bị bắt và quản thúc tại gia vì tội "chống Đảng". Từ đó ông càng phản đối mãnh liệt hơn qua những văn bản như bài luận "Giải pháp hòa hợp hòa giải" và cuốn sách "Quan điểm và cuộc sống". Sách của ông kêu gọi Đảng cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin. Cũng vì quan điểm của ông mà ông bị nhà chức trách bắt lần thứ hai năm 1994. Theo ông, Việt Nam ở thời điểm năm 2008 chỉ có độc lập chứ không có tự do". Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã trao cho ông giải Hellman-Hammett Grants (Giải thưởng Tự do Phát biểu). Ông mất ngày 2 tháng 7 năm 2009, thọ 93 tuổi.

Cũng không nên quên, khi giao chiến ở miền Nam, các đơn vị quân miền Bắc đều treo cờ Mặt Trận Giái Phóng miền Nam ở những vùng đất tạm chiếm để tuyên truyền bịp bợm, hay trên cột ăng ten của xe tăng để diễu hành phô trương. Tiêu biểu cho hình ảnh này là chiếc xe tăng của quân đội miền Bắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Như vậy rõ ràng những gì mà sách báo của nhà nước cộng sản Việt Nam  viết về Tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hay Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng cần phải "giảo nghiệm" xem chúng đã  phản ảnh được bao nhiêu phần trăm "bù nhìn" và "tay sai" cho đảng và quân đội cộng sản Việt Nam.

Nếu cứ nhắm mắt nói bừa cho cái chính danh giả tạo thì lịch sử sẽ thành  "nát sử".

Phạm Trần

(06/09/2017)

Published in Diễn đàn
mercredi, 30 août 2017 10:33

Từ cướp 1945 đến chiếm 1975

Cứ mỗi dịp có kỷ niệm ngày 19 tháng 8, người cộng sản Việt Nam lại thi đua nói phét và nói dối với lịch sử để che đậy hành động "cướp" chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945.

cachmang1

Sau hành động "cướp" chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945… cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã bắt đầu bị đổi mầu

Cũng như thế, họ đã "chiếm miền Nam tử tế và văn minh của Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/04/1975 mà cứ nói bừa rằng "giải phóng" để chối tội xâm lăng.

Hãy đọc những lời họ tự diễn :

"Cách đây tròn 72 năm, với khí thế sục sôi cách mạng, nắm bắt thời cơ "nghìn năm có một", Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân nhất tề đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám "long trời lở đất", đập tan xiềng xích nô lệ, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền trong cả nước ; dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á".

(Quân đội Nhân dân, 19/08/2017).

Chả làm gì có cái gọi là "Cách mạng Tháng Tám "long trời lở đất" đã diễn ra trong ngày 19 tháng 8 năm 1945.

Trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, từ ngày thành lập 03/02/1930, người cộng sản đã nổi tiếng nói thật thì ít mà nói dối thì nhiều cho nên họ cần phải học từ các trí thức đứng đắn ngay trong hàng ngũ mình để ăn ngay nói thật, nếu không sợ có ngày bị Thánh Thần cắt lưỡi.

Một trong những trí thức đàng hoàng này là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu.

Ông viết :

"Đêm 9 tháng 3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất Việt Nam không còn người Pháp cai trị. Ngày 11/3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4/1945 giải tán triều đình phong kiến với các thượng thư, lập chính phủ do thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các bộ trưởng. Ngày 15/8 Nhật đầu hàng đồng minh. Ngày 17/8 chính quyền Hà Nội tổ chức mit tinh, treo cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của Việt Minh "cướp" đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo Việt Minh. Từ trước ngày 17/8 thủ tướng Trần Trọng Kim, bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diện của Việt Minh tại Hà Nội (Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang) với đề nghị mời người của Việt Minh tham gia chính phủ hoặc hợp tác lập chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân đồng minh, nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho Việt Minh một cách hòa bình. Nhưng cả 5 lần đều bị đại diện Việt Minh từ chối với tuyên bố là Việt Minh đủ lực lượng để "cướp" toàn bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không thành lập quân đội, không có Bộ quốc phòng.

Ngày 19/8 Việt Minh "cướp" chính quyền ở Hà Nội. Sau đó việc "cướp" chính quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc "cướp" này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì không gặp phải sự chống đối. Ngày 25/8 vua Bảo Đại thoái vị".

(Bauxite Việt Nam, ngày 18/08/2016)

Giáo sư Cống, 80 tuổi, quê Quảng Bình (sinh ngày 12/12/1937) tuy là người đã công tác nhiều năm trong hệ thống giáo dục nhà nước cộng sản Việt Nam nhưng sau khi về hưu, ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính sách cai trị của đảng và lên án những sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông còn công khai ủng hộ đa nguyên đa đảng.

Vì vậy, Giáo sư Tiến sĩ Sử học Phạm Cao Dương của Việt Nam Cộng Hòa đã viết :

"Trong năm lần gặp gỡ kể trên, ngoại trừ cuộc gặp gỡ lần thứ năm, bốn lần đầu lần nào phía chính phủ cũng đưa ra những đề nghị mời Việt Minh vào chính phủ làm việc để cứu nước nhưng tất cả đều bị từ chối. Lý do là Việt Minh với Đảng Cộng Sản đứng đằng sau đã chủ trương cướp chính quyền, từ đó một mình lãnh đạo đất để thực hiện cuộc cách mạng riêng của mình bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho dân tộc, phản ảnh qua những câu trả lời của người đại diện Việt Minh cho những câu hỏi do chính Thủ tướng Trần Trọng Kim đặt ra và kể lại. Biến cố 19 tháng 8 do đó đã xảy ra".

("Trước khi bão lụt tràn tới : Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam (9/3/1945 - 30/8/1945)", Phạm Cao Dương, Nhà xuất bản Truyền Thống Việt 2017)"

Theo sách Phạm Cao Dương thì trong hồi ký "Một cơn gió bụi", tác giả Trần Trọng Kim viết :

"Đảng Việt Minh lúc ấy rất hoạt động, đánh huyện này, phá phủ kia, lính Bảo An ở các nơi, phần nhiều bị Việt Minh tuyên truyền, tuy chưa theo hẳn, nhưng không chống cự nữa. Nhân dân bấy giờ rất hoang mang, một đường có chính phủ quốc gia, nhưng vì thời gian eo hẹp, chưa kịp sắp đặt gì cả, công việc thấy có nhiều sự khốn khó mà thường nghe sự tuyên truyền của Việt Minh nói họ đã có các nước đồng minh giúp đỡ cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Dân ta từ khi bị người Pháp sang cai trị, cứ khao khát độc lập, nay nghe Việt Minh nói như thế, ai nghe nói đảng Việt Minh lên cầm quyền, dân không phải đóng thuế nữa, được hoàn toàn tự do và có nhiều hạnh phúc, thành ra ai cũng tin theo. Ngay những đạo thanh niên tiền tuyến do Bộ Thanh Niên lập ra, cũng có ý ngả về Việt Minh".

Cụ Kim viết tiếp :

"Tôi thấy tình thế ấy, tôi bảo ông Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc Bộ) đi tìm một vài người Việt Minh đến nói chuyện, vì lúc ấy tôi còn tưởng đảng Việt Minh dù theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà.

Hôm sau ông Toại đưa một thiếu niên Việt Minh đến (Lê Trọng Nghĩa), tôi nói :

- Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh lợi gì cả, tôi chắc đảng của các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng một mục đích như nhau, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài để cứu nước được không ?

- Người ấy (Lê Trọng Nghĩa) nói : Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.

– (Cụ Kim) : Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều sự khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.

– (Lê Trọng Nghĩa) : Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng để đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.

– (Cụ Kim) : Theo như ý của các ông như thế, tôi sợ rất hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.

– (Lê Trọng Nghĩa) : Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín phần kia.

Rồi người ấy đọc một bài hình như đã học thuộc lòng để kể những công việc của đảng Việt Minh. Tôi thấy thái độ người ấy như thế tôi biết không thể lấy nghĩa lý nói chuyện được.

- Tôi nói : Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân ?

– (Lê Trọng Nghĩa) : Chúng tôi sẽ cướp quyền để tỏ cho cả nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường.

–(Cụ Kim) : Các ông chắc là các nước đồng minh tin ở sức mạnh của các ông không ?

– (Lê Trọng Nghĩa) : Chắc lắm. Chắc trăm phần trăm.

– (Cụ Kim) : Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử".

Như vậy, rõ ràng người cộng sản Việt Nam, qua tên gọi Việt Minh đã chủ trương "cướp" chính quyền Trần Trọng Kim để giành độc quyền cai trị theo lề lối cộng sản độc tài. Sau này, Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã dùng mọi mánh khoé, kể cả khủng bố và ám sát để lọai các thành viên không cộng sản, Việt Nam Quốc Dân Đảng  và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh hội , ra khỏi Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Từ đó, đất nước lại lâm vào cuộc nội chiến kéo dài 30 năm (1945-1975) do Đảng cộng sản Việt Nam chủ động đã gây tang thương cho dân tộc cho đến bây giờ (2017).

Nhạc sĩ Tô Hải

Nhân chứng của ngày 19/8/1945 tại Hà Nội, nhạc sĩ Tô Hải cũng viết :

"Cuộc cướp chính quyền từ trong tay Nhật và Pháp không hề có ! Mà đơn giản chỉ là một cuộc lật đổ một chính quyền còn non trẻ : Chính phủ Trần trọng Kim với những nhân vật nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước. 126 ngày nắm giữ một chính quyền của một đất nước hoang tàn, chết đói đầy đường, không một đồng trong ngân quỹ, 95% người dân không biết chữ..., được thế giới công nhận và sau này, đa số vẫn được mời vào "Chính phủ liên hiệp" ?... Vậy vì sao mà phải "lờ tịt" cái Sự Thật đó đi ?"

(Dân Luận, ngày 21/08/2010)

Ai lờ đi ? Đảng cộng sản Việt Nam và những người gọi là "viết sử" cộng sản Việt Nam vì họ không dám nói và viết sự thật khi không có lợi cho họ.

Nhạc sĩ Tô Hải, người đã tuyên bố bỏ đảng ngày 25 tháng 5 năm 2014, năm nay (2017) đã 90 tuổi mà phải viết tập "Hồi ký của một thằng hèn" (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia , Hoa Kỳ, 2009 ) đê ăn năn về những việc làm của ông thì nỗi cay đắng phải sâu thẳm lắm. Vì vậy, ông đã cắn răng viết về ngày 19/08/1945 rằng :

"Tóm lại, theo tớ, 19 tháng 8 năm 45 nếu tớ là nhà viết sử có lương tâm, tớ sẽ viết hẳn một chương : Chính phủ Trần Trọng Kim và cuộc Đảo chính 19 tháng 8 năm 1945. Tiếp theo đó là những trang bi tráng nhất về lịch sử dân tộc Việt Nam sau cuộc Đảo chính này… Vì cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã bắt đầu bị đổi mầu từ đây :

- máu đổ xương rơi cũng bắt đầu từ đây !

- hầu hết những ai không chịu đổi mầu đã, hoặc bị thủ tiêu hoặc "tìm đường cứu nước" bằng một hướng đi khác để trở thành "kẻ thù của nhân dân" hoặc đơn giản hơn chỉ để sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của chính mình. Một vài người đã mang theo nỗi oan ức xuống tuyền đài thậm chí có người phải tự sát với lời trăn trối để đời "Lịch sử sẽ phán xét cho tôi" (Nguyễn Tường Tam)

- những ai còn lại đành cam chịu kiếp sống Sợ, sống Hèn chờ đợi, hy vọng vào một ngày được thực sự Tự do, Độc lập….

Trong cùng thời điểm đó, có biết bao nước thuộc địa khác trên khắp thế giới đã chẳng phải "thề phanh thây, uống máu quân thù…" cũng được độc lập tự do… mà có một thời gian dài người ta "tuyên giáo" chúng là "độc lập giả hiệu" ! Cho đến hôm nay, cho đến bao giờ ? bao giờ ? nước ta mới đuổi kịp các "nước độc lập giả hiệu" như Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Thailand… nhỉ ?".

Tóm lại, là một nhân chứng đã sống và "hoạt động cách mạng quáng gà" rồi "cách mạng câm-điếc" suốt 65 năm, qua 3 chế độ "Quân chủ lập hiến" Trần Trọng Kim, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, bây giờ sắp giã từ cõi đời này, tớ thấy có nhiệm vụ phải nói lên những gì mà lớp trẻ, kể cả các nhà lãnh đạo trẻ, những trí thức trẻ (đối với tớ cứ từ 60 trở xuống đều coi là trẻ cả) và đặc biệt các nhà viết sử trẻ nên đào sâu, tìm hiểu về cái thời gian lịch sử bị xuyên tạc cố ý này... Chỉ tiếc rằng : Những điều tớ kể lại chỉ nằm ở trên cái blog cỏn con của tớ, chẳng có ai hưởng ứng vì : đa số nhân chứng sống như tớ, kẻ đã qua đời, kẻ còn sống thì đã lẫn cẫn, kẻ thì... vừa Ngu vừa Hèn cho nên, có cho ăn "cháo gan cóc tía" cũng chẳng dám nói lên cái thời tay cầm cờ vàng ba sọc đỏ, miệng hát "Này thanh niên ơi…" dưới bàn tay bắt nhịp của chính Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại !".

Tiếp tục nhận hão

Ấy thế mà báo chí cộng sản Việt Nam cứ tiếp tục nhận hão những thứ không phải của mình để tự công kênh nhau vào chỗ trơ trẽn như bài xã luận của báo Nhân Dân ngày 19/08/2017.

Với đầu đề "Cách mạng Tháng Tám và hành trình đổi mới", Nhân Dân tự ca thế này :

"Cách đây tròn 72 năm, trong mùa thu lịch sử, ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cả dân tộc triệu người như một, với khí thế như sấm rung chớp giật, nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xích áp bức của chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Với thành công vang dội đó, chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng : Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi với hơn năm nghìn đảng viên đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Bài xã luận viết tiếp :

"Cách mạng Tháng Tám thành công là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống yêu nước nồng nàn, bản lĩnh, trí tuệ và ý chí quật cường của dân tộc ta được kế thừa, phát huy lên tầm cao mới trong cuộc đấu tranh do Ðảng ta tổ chức và lãnh đạo ; là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén tạo thời cơ và chớp thời cơ nghìn năm có một, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Ðảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ ngày Ðảng ta ra đời (3/2/1930), dưới sự lãnh đạo của Ðảng, đất nước ta, dân tộc ta đã giành được những thắng lợi vẻ vang, lập nên những kỳ tích trong suốt chiều dài lịch sử : Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ; Chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu ; Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, non sông về một dải ; công cuộc Ðổi mới đã đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước vượt qua đói nghèo, vững bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa".

Ô hay, tại sao lại "giải phóng miền Nam" ? Miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa từ 1954 đến 1975 có bị nước nào độ hộ đâu mà "giải phóng" ? Trên 20 triệu người miền Nam đang sống hiền hòa, văn minh và sung túc đã tự nhiên bị quân miền Bắc tràn xuống xâm lăng phá làng phá xóm gây ra máu đổ thịt rơi trong suốt 20 năm mà gọi là "giải phóng" à ?

Bây giờ trên 40 năm sau ngày được gọi là "thống nhất đất nước" năm 1976, người cộng sản mới sáng mắt ra để nuối tiếc những lỗi lầm đạp đổ hệ thống kinh tế thị trường và nền giáo dục nhân bản tân tiến của miền Nam.

Bởi vì những chủ trương gọi là "Đổi mới" từ 1986 cho đến "Tái cơ cấu kinh tế" đợt 1, đợt 2 để làm cho đúng "kinh tế thị trường" mà ngóc đầu lên của đảng cộng sản lại chính là sách lược kinh tế rất thành công của Việt Nam Cộng Hòa mà người cộng sản đã quáng gà đạp đổ khi chiếm được miền Nam năm 1975 !

Bây giờ 72 năm sau ngày 19/8/1945 mà nhân dân vẫn chưa có "tự do, hạnh phúc" , hay "công bằng, dân chủ, văn minh" như "mục tiêu cao cả của Cách mạng Tháng Tám" và chủ trương "Đổi mới" đề ra thì cuộc Cách mạng này có ý nghĩa gì ngoài chiếc bánh vẽ ?

Phạm Trần

(30/08/2017)

Published in Diễn đàn

Nếu Lịch sử biết nói thì thời gian 43 năm lặng lẽ trôi qua sẽ bảo các nhà viết sử cộng sản Việt Nam rằng : "Vì kiêu ngạo và nhát gan mà đảng cầm quyền đã lỡ một chuyến tầu".

tau1

Bộ "Lịch sử Việt Nam" từ khởi thủy đến năm 2000, gồm 15 tập có tổng số gần 10.000 trang đã không còn dùng từ "ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn" để chỉ chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.

Tại sao ?

Vì rằng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã để mất chính nghĩa chủ quyền quốc gia ở Biển Đông ngay khi quần Hoàng Sa bị quân Trung Quốc đánh chiếm từ tay Hải quân của Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/01/1974.

Thời đó, chính quyền miền Bắc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã không dám hé răng phản đối Bắc Kinh vì sợ mất viện trợ và bị cắt đường tiếp vận vũ khí của Nga và các nước Đông Âu cộng sản cho miền Bắc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa đi qua lãnh thổ Trung Quốc.

Bây giờ, 43 năm sau, bộ sách "Lịch sử Việt Nam" từ khởi thủy đến năm 2000, gồm 15 tập có tổng số gần 10.000 trang đã không còn dùng từ "ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn" để chỉ chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Và khi làm việc này, Đảng Cộng sản Việt Nam nhắm đạt được 2 điều :

Thứ nhất, việc công nhận Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam là một thực thể chính trị, song song với nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975 "có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc", theo quan điểm của giới nghiên cứu Việt Nam.

Thứ hai, mở ra một cánh cửa mới trong nỗ lực hòa giải, hòa hợp dân tộc giữa hai miền Nam-Bắc nói chung và giữa đảng cầm quyền cộng sản Việt Nam với ngót 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, nói riêng.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sách nói với báo chí trong nước rằng : "Đây là tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ sử học. Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học mất 9 năm để biên soạn bộ sử".

Phó Giáo sư Cường cho rằng : "Vấn đề Việt Nam Cộng Hòa trong các bộ sử tới sẽ phải nêu rõ hơn, khi đây là một thực thể tồn tại ở miền Nam Việt Nam gần 21 năm. Có một sự gối nhau khi năm 1954 có thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm truất Bảo Đại để làm quốc trưởng, rồi trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống...

Thời gian trước, nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nhiều người vẫn quen gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng trong bộ sách gọi trung tính hơn là "quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn". Theo ông Cường, lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận" (VnExpress 19/8/2017).

Vẫn theo VnExpress, ông Cường nói thêm : "Khi viết tập 12, giai đoạn 1954 đến 1965, chúng tôi cũng có những tranh luận rằng có nên dùng "ngụy quân, ngụy quyền" như trước đây không ? Từ lâu, giới nghiên cứu đã cho rằng không nên dùng, nói hay viết cũng đều không sai, nhưng mang hơi hướng miệt thị. Trong bối cảnh hoà hợp dân tộc thì có những cách gọi cần thay đổi. Khái niệm dùng trong văn bản khoa học nên có sự khách quan, trung tính nên cuối cùng qua vài buổi tranh luận, tổ biên soạn quyết định dùng từ quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn".

Trên lãnh thổ Việt Nam từng tồn tại những thực thể chính quyền. Thời chống Pháp (1945-1954) ngoài chính thể là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì ở các đô thị lớn thuộc vùng tạm chiếm, Pháp đã thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau Hiệp định Genève, ở miền Nam cũng có chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Dĩ nhiên, thực thể này không chính danh, không hợp pháp.

Ngoài nói thẳng tính chất phụ thuộc về mặt chính trị của chính quyền ấy, bộ sử cũng không né tránh khi viết về những thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội ở những vùng chiếm đóng. Thậm chí, thừa nhận nền kinh tế hàng hóa miền Nam khi ấy phát triển hơn ở miền Bắc kế hoạch hóa tập trung ; hay chính quyền ấy cũng có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, khi Trung Quốc ra tay đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974...".

Trong câu nói này, ông Giáo sư Cường đã "tiền hậu bất nhất". Một mặt ông bảo "lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận" nhưng ông lại cho rằng nói hay viết (ngụy quân, ngụy quyền) cũng đều không sai.

Tại sao nó "đúng" và như vậy là không "mang hơi hướng miệt thị" hay sao ?

Ông còn"nửa tỉnh nửa say" khi nói "chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" được thành lập ở miền Nam sau Hiệp định Genève 1954, không chính danh, không hợp pháp.

Tại sao "không chính danh" và "không hợp pháp" khi Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) là một thực thể chính trị độc lập, có một chính quyền do dân bầu, có Hiến pháp và được 78 Quốc gia công nhận ?

Trong khi, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ năm 1954  đến năm 1976 cũng là nhà nước độc lập nhưng không do dân bầu và chỉ quản lý thực tế miền Bắc Việt Nam .

Nhưng trong đầu lãnh đạo đảng và các nhà khoa bảng Cộng sản Việt Nam thì chỉ có nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới "chính danh" và "hợp pháp" trên toàn lãnh thổ.

Bằng chứng như cái loa tuyên truyền của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) từng xuyên tạc : "Có thể nói, ngay từ đầu, chính thể "Việt Nam Cộng Hòa" đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một "sáng tạo" thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…).

Trong khi đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp quân Nhật. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ban hành những sắc lệnh, những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam.

Không những vậy, sau năm 1954 nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó !" (VOV, ngày 23/04/2015).

Lu loa như thế chỉ đúng nửa sự thật. Bởi vì từ sau Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hay liên hiệp Quốc-Cộng 1946, và Quốc hội có dân bầu đầu tiên 1946, dù nhiệm kỳ cho đến 1960 mới chấm dứt, nhưng lực lượng phá hoại của Đảng Cộng sản Việt Nam do hai ông Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn chỉ huy đã tìm mọi cách để đánh phá hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để chiếm độc quyền cai trị.

Bằng chứng đã được ghi trong Bách khoa toàn thư mở : "Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn , sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng  và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội  tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại : "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này".

Như vậy, dù có "chính danh" trên giấy tờ nhưng chính phủ liên hiệp ban đầu đã thay hình đổi dạng bằng một Chính phủ và Quốc hội đảng cử dân bầu của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó cho đến ngày được gọi là "thống nhất đất nước chính thức", sau cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 và sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động xâm lược Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến tháng 4/1975, cái "chính danh" của Quốc hội đảng cử dân bầuvà nhà nước do đảng độc quyền lãnh đạo chưa bao giờ là "của dân, do dân và vì dân" như nhà nước tuyên truyền.

Lời Nguyễn Cơ Thạch

Nhưng tại sao Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc đã không dám phản đối Trung Quốc khi Bắc Kinh xua quân đánh chiềm Quần dảo Hoàng Sa tháng 1/1974 ?

Ông Dương Danh Dy, một chuyện gia về Trung Hoa của Việt Nam đã trích lời Thứ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch vào thời điểm xẩy ra vụ Hoàng Sa để trả lời cho thắc mắc này.

Báo Tuần Việt Nam của Bộ Thông tin và truyền thông cộng sản Việt Nam, trong số ra ngày 6/1/2014 viết : "Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại không lên tiếng.

Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ ?

TuanVietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.

Phóng viên : Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại không lên tiếng phản đối ?

Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia ?

Dương Danh Dy : Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.

Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn :

"Dy ơi, sao cậu dại thế ! Đất nước đã thống nhất chưa ? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn ?

Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào ? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...

Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn".

Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông".

Ông Dy "thông" nhưng lịch sử thì không vì vào năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Trung Hoa Chu n Lai nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.

-----------------

Trong một dịp khác, lời nói của ông Dương Danh Dy còn được phổ biến trên Internet nhận định rằng : "Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa"…

Rất tiếc dự đoán về ý đồ của Trung Quốc ở Trường Sa của chuyên gia Dương Danh Dy không hoàn toàn đúng. Thay vì "đánh chiếm hết", Trung Quốc đã làm chủ 7 đảo quân sự được tân tạo từ các bãi đá có vị trí chiến lược ở Trường Sa để đe dọa trực tiếp Việt Nam.

Đó là : đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi.

Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ chỉ dừng chân ở 7 vị trí này.

Như vậy, qua lời ông Nguyễn Cơ Thạch, ai cũng thấy rõ việc bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đối với đảng và chính phủ miền Bắc khi Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 không quan trọng bẳng việc phải đánh phá để chiếm Việt Nam Cộng Hòa !

Bây giờ, có sáng mắt ra cũng đã quá muộn vì dù sách sử mới có nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa thì Hoàng Sa và một phần Trường Sa cũng đã nằm trong tay Trung Quốc.

Cho nên nếu Tiến sĩ  sử học Nguyễn Nhã (thời Việt Nam Cộng Hòa ở lại) cho rằng"Việc thừa nhận này (Việt Nam Cộng Hòa)có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam"(Tuổi Trẻ online, ngày 20/08/017)thì cũng chi là mong ước mà thôi.

Bởi vì khi Phi Luật Tân mời Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế năm 2013 để bác bỏ chủ quyền tự nhận của Bắc Kinh trong hình Lưỡi Bò (hay đường 9 đọan), chiếm ¾ diện tích trên 3 triệu cây số vuông biển đảo ở Trường Sa thì Việt Nam không dám làm.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng nói với báo Tuổi Trẻ rằng : "Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục".

Nhưng tại sao phải mất tới 43 năm, kể từ khi Trung Quốc dùng võ lực đánh chiếm quấn đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974, từ tay Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, sách sử của nhà nước cộng sản Việt Nam mới biềt nhìn nhận có một Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam để có lợi về mặt chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nói chung và Hoàng Sa nói riêng ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã còn lạc quan, theo tường thuật của Tuổi Trẻ : "Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng Hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng "Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam Cộng Hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt".

Không chỉ thế, theo ông Nhã, "... Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển".

Quả là nhiêu khê đấy. Nếu chỉ cần tập sách sử biết nhìn nhận có một chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam từng kiểm soát chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa mà Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại được chính nghĩa để vận động toàn dân hy sinh bảo vệ lãnh thổ thì rẻ quá.

Nhưng cái gía mà nhà nước cộng sản Việt Nam phải trả cho hòa hợp, hòa giải dân tộc với người Việt Nam Cộng Hòa trong và ngoài nước còn cao gấp vạn lần hơn.

Còn cao hơn, nếu cụm từ "ngụy quân ngụy quyền" chỉ có gía trị trên trang sách mà trong đầu thì không.

Chỉ lỡ một chuyến tầu thôi mà khổ thế đấy.

Phạm Trần

(23/08/2017)

Published in Diễn đàn

Trong suốt chiều dài 63 năm lịch sử đen tối của Việt Nam, kể từ khi đảng duy nhất cầm quyền độc tài cộng sản cai trị miền Bắc (1954-2017), họ đã không ngừng ban hành các biện pháp kiểm soát tôn giáo, chiếm đoạt tài sản của các giáo hội và kiềm chế nhà tu hành không chịu chui đầu vào rọ cho đảng nắm đầu.

Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình của HĐGM Việt Nam

Tổng Giám mục Giáo phận Vinh nhận định và góp ý Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng và tôn giáo

Vì vậy, nếu tính từ Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về "Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng", do ông Hồ Chí Minh ký ban hành, cho tới Nghị định "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo" sắp công bố, sau khi đã có Luật Tín ngưỡng và tôn giáo mới năm 2016 thì sẽ thấy bàn tay của Nhà nước cộng sản Việt Nam muốn bóp cổ các tôn giáo đến chỗ gần chết tươi.

Điều đáng nói là Luật Tín ngưỡng và tôn giáo mới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, đã bầy vẽ ra 68 Điều trong 9 Chương với mọi mánh khóe để coi các tôn giáo là thù địch của chế độ cần phải kiểm soát chặt chẽ.

Bằng chứng của những cấm đoán được chứng minh trong Điều 5luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm :

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo :

a. Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường.

b. Xâm hại đạo đức xã hội ; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

c. Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

d. Chia rẽ dân tộc ; chia rẽ tôn giáo ; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Luật không giải thích rành mạch những ẩn ý mơ hồ của Nhà nước ghi trong các khoản (a,b, c và d) nên họ sẽ tha hồ và tùy tiện để vẽ rắn thêm chân , vẽ rồng thêm cánh và tung ra mưu chước gài bẫy người có đạo.

Đó là lý do tại sao trong Nhận định ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chỉ trích : "Chính quyền nhìn các tổ chức tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng".

Các giám mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam viết : "Do cách nhìn như thế, trong Luật Tín ngưỡng và tôn giáo có những điệp khúc được lặp đi lặp lại nhiều lần như "theo quy định của Pháp luật", "chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo", hoặc những khái niệm mơ hồ trừu tượng như "xâm phạm quốc phòng, an ninh", "xâm phạm chủ quyền quốc gia" ; "xâm phạm trật tự an toàn xã hội, môi trường". Những điệp khúc và những từ ngữ mơ hồ trên rất dễ bị lạm dụng để quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng".

Hội đồng Giám mục Việt Nam chỉ trích Luật Tín ngưỡng và tôn giáo được Quốc hội thông qua đã "có những bước lùi" so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà Nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.

Những bước lùi được vạch ra gồm :

"Trong Dự thảo 5 ngày 17/08/2016, nhà các tổ chức tôn giáo "được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân" (Điều 53), và "được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội" (Điều 54).

Nhưng trong Luật Tín ngưỡng và tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ : "Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan". Tham gia thế nào ? Tham gia mức nào ? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không ? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5 thì Luật Tín ngưỡng và tôn giáo có những bước lùi".

Hội đồng Giám mục Việt Nam còn vạch ra rằng : "Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng và tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dung từ "xin phép" và "cho phép", thay vào đó là các từ "đăng ký, thông báo, đề nghị". Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo".

Trong khi đó,
Hội đồng Liên tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo lớn (Cao đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa hảo) và Tin lành) có mục đích tranh đấu cho các quyền tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền cho Việt Nam cũng đã "hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng và tôn giáo" trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016.

Kháng thư viết rằng : "Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ xưa tới nay về tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng và tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng và tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh (kết hợp với bạo lực vũ khí) để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay), nhằm làm cho các thực thể tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa".

Nghị định xử phạt (Dự thảo 2)

Luật đã làm khó các tôn giáo như thế chưa đủ hay sao mà Nhà nước còn bày thêm ra Nghị định xử pạt hành chính để làm tiền và hạn chế thêm các quyền công dânđược quy định trong Hiến pháp 2013 ?

Nghị định quy định những đối tượng phải chịu hình phạt gồm : "Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Trong những vi phạm viết trong Điều 6 phải chịu phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng gồm :

a. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm hoặc lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ;

b. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc dưới mọi hình thức nhằm chống lại Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;

c. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này ;

5. Hình thức xử phạt bổ sung :

a. Đình chỉ hoạt động tôn giáo từ 12 tháng đến 24 tháng đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này.

b. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ để thỏa mãn nghĩa Việt Nam.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả : buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Nhưng "lợi ích của Nhà nước" là lợi ích gì ? Tại sao không nói thẳng ra cho dân biết mà giấu đi để lạm dụng, để tự tung tự tác nhằm thỏa mãn tham vọng kinh tế và chính trị ?

Còn cáo buộc ghi trong khoản (b) gọi là "Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc dưới mọi hình thức nhằm chống lại Nhà nước" không mới vì Nhà nước đã và đang sử dụng cụm từ "lợi dụng" như một chiêu bài để chống những bậc tu hành lãnh đạo tín đồ chống bất côngxã hội ; đòi bồi thường công bằng trong các vụ khiếu kiện chống Nhà nước chiếm đất ; chống đàn áp dân chống Trung Quốc chiếm lãnh thổ và đòi trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam.

Các nhà tu hành đứng ra bênh vực dân đã từ lâu bị Nhà nước đội cho đủ mọi thứ mũ, từ "phản động", "gây rối", "phá hoại an toàn xã hội", "chống phá đảng", "chống lại nhân dân" cho đến "tay sai của các thế lực thù địch" nhằm thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" để lật đổ đảng cầm quyền.

Khi nói về điều gọi là "nghĩa vụ công dân" là nói về nhiệm vụ của công dân đối với yêu cầu của Nhà nước, hay nhiệm vụ của công dân với Tổ quốc. Trong quá khứ, vì có mặc cảm với tôn giáo, nhất là đối với đạo Công giáo mà rất nhiều lần Nhà nước đã bày ra các lệnh bắt công dân làm công tác xã hội, dưới danh nghĩa "nghĩa vụ công dân", tại nơi cư trú đúng vào ngày giờ các giáo dân phải đi lễ ngày Chủ Nhật.

Vì vậy, với quy định trong Điều 7 Nghị định xử phạt hành chính, Nhà nước có thể tùy tiện để phá đạo và cản trởbổn phận thiêng liêng của người có tín ngưỡng.

Điều này quy định :

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân ;

b. Mạo danh chức sắc, chức việc, nhà tu hành để thực hiện hoạt động tôn giáo ;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của nhiều người ;

b. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Nhưng thế nào là "nghĩa vụ của công dân" và "trục lợi" thì Nhà nước cũng không dám viết cho rõ để tránh lạm dụng.

Sau đó, cũng trong Điều dự thảo 7 của Nghị định xử phạt hành chính còn mơ hồ hơn khi nói đến "chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo và chia rẽ giữa những người theo tôn giáo khác nhau".

E rằng vì thiếu trong sáng và không minh thị thế nào là có hành động chia rẽ sẽ rất dễ dẫn đến phân hóa và xáo trộn trong xã hội.

Bởi vì Khoản 3, Điều 7 của Nghị Định quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

"Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau".

Kiểm soát Công giáo

Khi "phong phẩm", dù là chuyện nội bộ, các tôn giáo cũng phải "đăng ký" hay "thông báo" với Nhà nước như chứng minh trong Điều 15 của Nghị Định (dự thảo 2). Nếu vi phạm quy định về phong phẩm, suy cử chức sắc thì sẽ bị :

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo không thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phong phẩm, suy cử chức sắc trái pháp luật ;

b. Tổ chức tôn giáo không thực hiện yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử ;

c. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả :

Buộc hủy kết quả phong phẩm, suy cử chức sắc đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này

Tuy không nói ra nhưng ai cũng biết Điều 15 sẽ ảnh hưởng đến việc phong phẩm của Giáo hội Cộng giáo vì có liên hệ giáo quyền với Tòa thánh Vatican.

Cũng tương tự, những hình phạt khác liên quan đếnbổ nhiệm, bầu cử, suy cử", còn được quy định trong Điều 16 (1).

Nhà nước cũng dùng các hình thức từ "cảnh cáo" đến "phạt tiền" để nhúng tay kiểm soát quyền thuyên chuyển, quyền cách chức và bãi chức thuộc thẩm quyền nội bộ các tôn giáo như quy định trong Điều 17 và Điều 18 (2).

Lịch sử nào ?

Nhưng không phải chỉ có thế mà Nghị định còn mở đường cho Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo, tuyển sinh, đào tạo và kết quả đào tạo.

Riêng trong lĩnh vực đào tạo, Nghị định còn bắt các Tôn giáo phải "tổ chức giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam theo quy định". Nếu không sẽ "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng", theo Điều 20.

Nhưng môn học lịch sử này sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm phải nói về lịch sử chạy tội, trốn trách nhiệm với dân, che giấu sự thật chẳng tốt đẹp gì của đảng cộng sản Việt Nam ? Và liệu môn học nàycó chỗ nào nói đến trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong việc nhập cảng chủ nghĩa lạc hậu sát nhân Mác-Lênin vào Việt Nam và thảm họa chiến tranh mà đảng do ông lãnh đạo đã gây ra cho dân tộc trong 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn gọi là "đánh Pháp giành độc lập" và "chống Mỹ cứu nước" (1945-1975) ?

Lý do phải nghi vấn vì sách giáo khoa của đảng cộng sản Việt Nam đã vô trách nhiệm với lịch sử, che giấu sự thật và chỉ ghi lại những biến cố theo ý muốn của đảng.

Bằng chứng cho thấy đảng đã buộc các nhà viết sử phải giảm từ 4 trang xuống còn 11 dòng khi họ viết về hai cuộc chiến biên giới Việt-Trung (1979-1990), vì sợ đụng chạm với nước đàn anh Trung Quốc.

Sách sử của đảng cộng sản Việt Nam cũng không nhắc đến hai cuộc chiến Tầu xua quân xâm chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa làm cho 74 quân nhân thiệt mạng. Sau đó, từ đầu năm 1988 đến ngày 14/03/1988, Bắc Kinh lại tung quân đánh chiếm 8 vị trí, quan trọng nhất là Gạc Ma ở Trường Sa (Chữ Thập,Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa (Huy Gơ) , Xu Bi, Gạc Ma (Johnson South Reef hay Chigua Jiao),  Cô Lin và (Johnson North/Collins Reef, hay Guihuan Jiao) Len Đao (Lansdowne Reef, hay Qiong Jiao) ở Trường Sa. Có 64 binh sĩ quân đội nhân dân hy sinh trong khi chống lại quân Trung Quốc ở Trường Sa.

Ngoài ra sách sử Việt Nam cộng sản cũng viết rất sơ sài hoặc không viết gì về tội ác của đảng đã gây ra cho dân trong cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc (1953-1956), vụ án Nhân văn Giai Phẩm (1955-1958) và cuộc tấn công sát hại dân lành ở Cố đô Huế trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968.

Phạt để làm tiền

Ngoài những ngăn cấm và hình phạt đã kể, các nhà tu hành còn bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu :

- Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký nhưng không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký khichưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký không đúng địa điểm, người chủ trì, quy mô ; vượt quá thời gian ; sai lệch nội dung cuộc lễ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồngđến 20.000.000đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hội đồng tôn giáo phản ứng

Vì Nghị định là văn kiện khác ra đời chỉ để kìm kẹp tự do tôn giáo và kiểm soát nhiệm vụ của nhà tu hành nên Hội đồng Liên tôn đã ra Kháng thư ngày 07/08/2017 lên án và bác bỏ nghị định này, nếu được ban hành.

Kháng thư viết : "Luật Tín ngưỡng và tôn giáo - bắt đầu hiệu lực từ đầu năm 2018 - đã phát sinh từ não trạng duy vật vô thần và từ chủ trương tiêu diệt tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nó đã bị các giáo hội kịch liệt phản đối, bác bỏ như một thứ luật man rợ và hiểm ác, không được phép có trong xã hội văn minh của loài người.

Thế nhưng, do đường lối độc tài toàn trị, nhằm mục đích áp dụng Luật Tín ngưỡng và tôn giáo nói trên, mới đây, ngày 20 tháng 7, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại đưa ra Dự thảo mang tên "Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo" để bày trò lấy ý kiến nhân dân và mọi tín đồ. Và nếu được thông qua thì công cụ pháp lý này của chế độ sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018".

Hội đồng Liên tôn kết luận : "Nghị định mới này cũng không ngoài mục đích làm cho các Giáo hội vì sợ bị xử phạt mà ra tê liệt hay nên ngoan ngoãn, hoặc dần dần không còn phương tiện để sống đạo và hành đạo.

Chính vì thế, như đã thẳng thắn chối bỏ toàn văn và mọi điều khoản của Luật Tín ngưỡng và tôn giáo, Hội đồng Liên tôn chúng tôi cũng mạnh mẽ từ khước toàn văn và mọi điều khoản của Nghị định xử phạt hành chánh mà chính phủ cộng sản Việt Nam sẽ ban hành".

Như vậy thì những toan tính bóp nghẹt tôn giáo để kiểm soát người theo đạo của nghị định có rởm và thừa không, hay Nhà nước chỉ muốn cho dân biết vì đảng vô thần nên bị mắc bệnh tâm thần cũng là điều dễ hiểu ?

Phạm Trần

(17/08/2017)

Chú thích :

(1) Điều 16 : Vi phạm quy định về bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây :

a. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc nhưng không đăng ký trước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

b. Không thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định.

c. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử nhiều người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả :

Buộc hủy kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 17. Vi phạm quy định về thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây :

a. Không thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo quy định.

b. Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thuyên chuyển chức sắc, chức việc là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thuyển chuyển chức việc trái pháp luật.

c. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy đinh tại điểm a và b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả :

Buộc chấm dứt hành vi thuyển chuyển chức sắc, chức việc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.

Điều 18. Vi phạm các quy định về cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

1. Phạt cảnh cáo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thông báo việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Published in Diễn đàn

Quan hệ Việt-Trung đã chuyển từ xám sang đen trong thời gian kỷ lục chưa đầy 60 ngày, sau khi Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chủ động hủy bỏ cuộc họp đã sắp đặt trước với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 7/8/2017.

viettrung1

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chủ động hủy bỏ cuộc họp đã sắp đặt trước với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 7/8/2017

Chuyện này xẩy ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 50 của Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of South East Asia Nations) tại Thủ đô Manila, Phi Luật Tân từ ngày 05 đến 08/08/2017

Cả hai nuớc Việt-Trung đều im tiếng về quyết định bất ngờ của Vương Nghị, nhưng các nhà ngoại giao theo dõi Hội nghị cho biết họ Vương đã nổi giận khi thấy nội dung lên án hành động lấn chiếm và những hoạt động quân sự khác của Trung Quốc ở Biển Đông do Phạm Bỉnh Minh chủ động đã thuyềt phục được các nước trong ASEAN ghi vào Thông cáo cuối cùng của Hội nghị.

Tuy không có sự thống nhất của tất cả 10 Quốc gia, nhưng đoạn Tuyên bố nói vể Biển Đông viết rằng (tạm dịch) :

"Chúng tôi đã thảo luận sâu rộng những vấn đề liên quan đến Biển Đông và ghi nhận sự bầy tỏ mối quan tâm của vài Bộ trưởng về tình hình chiếm lĩnh đất đai và những hoạt động khác trong khu vực đã xói mòn lòng tin và sự tín nhiệm, gia tăng căng thẳng và phương hại đền hòa bình, an ninh và sự ổ định của khu vực".

(We discussed extensively the matters relating to the South China Sea and took note of the concerns expressed by some Ministers on the land reclamations and activities in the area, which have eroded trust and confidence, increased tensions and may undermine peace, security and stability in the region).

Thông cáo chung không tiết lộ "vài Bộ trưởng" là ai, nhưng viết tiếp rằng :

"Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và cổ võ hòa bình, an ninh, sự ổn định, an toàn và tự do lưu thông trên không và trên mặt biển ở Biển Đông".

(We reaffirmed the importance of maintaining and promoting peace, security, stability, safety and freedom of navigation in and over - flight above the South China Sea.)

Tất nhiên chỉ có Trung Quốc là nước duy nhất đã lấn chiếm nhiều đảo và bãi đá của Việt Nam và không ngừng đe dọa sẽ chiếm dẫy bãi đá Scarborough Shoal tranh chấp với Phi Luật Tân mà họ gọi là quần đảo Trung Sa (Phi gọi là Biển Tây Phi Luật Tân).

Bắc Kinh đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974 từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, từ đầu năm 1988, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở, Trung Quốc xua quân tấn công Trường Sa, khi ấy do quân cộng sản Việt Nam kiểm soát, chiếm 5 vị trí gồm đá Chữ Thập (31 tháng 1), đá Châu Viên (18 tháng 2), đá Ga Ven (26 tháng 2), đá Tư Nghĩa (Huy Gơ) (28 tháng 2), Xu Bi (23 tháng 3).

Đến ngày 14/03/1988 Bắc Kinh lại tung quân đánh chiếm thêm 3 bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef hay Chigua Jiao),  Cô Lin và (Johnson North/Collins Reef, hay Guihuan Jiao) Len Đao (Lansdowne Reef, hay Qiong Jiao) ở Trường Sa.

Cho đến nay (tháng 8/2017) Trung Quốc đã xây dựng căn cứ phòng thủ, xây sân bay, bến cảng và đóng quân kiểm soát một vùng biển rộng lớn bao quanh các đảo nhân tạo mà trước đây là các bãi đá Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi.

Năm 2013, Phi đã kiện Trung Quốc ra tòa Quốc tế vì Bắc Kinh không ngừng đem quân và tầu chiến đấu vào lãnh hải Phi để đòi quyền biển đảo phi lý. Đến năm 2016, tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc phán quyết chủ quyền vùng Biển Tây hoàn toàn thuộc về Phi Luật Tân. Tòa cũng bác bỏ chủ quyền tự nhận của Trung Quốc trong "đường 9 đoạn", hay còn được gọi là đường Lưỡi Bò (vì đường vẽ giống cái Lưỡi Bò), chiếm 3/4 diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tòa án nói rằng, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy người Trung Quốc đã sinh sống thường trực và có những chứng tích lịch sử tại những vùng lãnh thổ trong hình Lưỡi Bò.

Thắng lợi của Phi cũng đem lại chiến thắng cho những quốc gia có biển đảo bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, hay đang bị đe dọa, đặc biệt là Việt Nam.

Nhưng dù được Phi mời tham gia vụ kiện đảng cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không dám đưa Trung Quốc ra tòa vì sợ bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế và quân sự.

Vì vậy, trong cuộc họp báo ngày 6/8/2017 tại Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghịđã nói "chỉ có hai" trong số 10 nước ASEAN chống Trung Quốc.

Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei cũng tranh chấp chủ quyền một số bãi đá ở Biển Đông, nhưng chưa bao giờ bị Bắc Kinh lấn chiếm.

Riêng Tân Gia Ba (Singapore), Thái Lan, Lào, Cao Miên và Miến Điện (Myanmar, tên cũ là Burma) không có tranh chấp với Trung Quốc nên thường đứng giữa hay thiên về Bắc Kinh để bảo vệ quyền lợi chính trị, thương mại và viện trợ kinh tế. Vì vậy chưa bao giờ ASEAN đạt được thống nhất lập trường khi phải đối phó với Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong Thông cáo chung, các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN cũng đã nhất trí nhấn mạnh trong Thông cáo cuối cùng rằng (tạm dịch) :

"Chúng tôi cũng khẳng định thêm rằng cần phải tăng cường lòng tin và sự tín nhiệm, tự chế trong các hành động và tránh những động thái làm cho tình hình thêm rắc rối, theo đuổi tìm giải pháp cho các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự chế các hoạt động của các bên liên quan và các nước khác, kể cả những quốc gia có tên trong Văn kiện Tuyên bố ứng xử giữa các bên (Declaration of Conduct, DOC), có thể làm cho tình hình phức tạp hơn và lan rộng căng thẳng ở Biển Đông".

(We further reaffirmed the need to enhance mutual trust and confidence, exercise self-restraint in the conduct of activities and avoid actions that may further complicate the situation, and pursue peaceful resolution of disputes in accordance with international law, including the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). We emphasised the importance of non-militarisation and self-restraint in the conduct of all activities by claimants and all other states, including those mentioned in the DOC that could further complicate the situation and escalate tensions in the South China Sea.)

Ngoài 10 nước hội viên của ASEAN, tài liệu DOC ký ở Nam Vang, Cao Miên ngày 04/11/2002 còn có chữ ký của, Đặc phái viên, Phó Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Wang Yi.

Trong diễn văn đọc tại diễn đàn ASEAN ngày 06/08 (2017), theo bản tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thì Trưởng đoàn cộng sản Việt Nam Phạm Bình Minh đã có những tuyên bố khiến Vương Nghị hủy bỏ cuộc gặp Phạm Bình Minh. TTXVN viết :

"Phó Thủ tướng đã chia sẻ lo ngại về những diễn biến phức tạp gần đây và hiện nay tại Biển Đông, bao gồm các hành động đơn phương như bồi đắp, cải tạo đất và quân sự hóa, làm xói mòn lòng tin và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông ; đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ASEAN và đóng góp xây dựng cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực ; thúc đẩy các bên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, kiềm chế, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, sớm đi vào đàm phán thực chất và hoàn tất Bộ quy tắc COC hiệu quả trên cơ sở Khung COC đã được thông qua".

Từ DOC đến COC

Nên biết Tuyên bố ứng xử (DOC-Declaration of Conduct) là văn kiện không có ràng buộc pháp lý. Sự tuân theo tùy vào thiện chí của các nước đã ký nên Trung Quốc đã lợi dụng kẽ hở này để ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của các bên ở Biển Đông, bất chấp cam kết của Phó Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi tại Nam Vang.

Tỷ dụ như Điều 4 của DOC đã viết :

"Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982" (bản dịch chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam)

(The Parties concerned undertake to resolve their territorial and jurisdictional disputes by peaceful means, without resorting to the threat or use of force, through friendly consultations and negotiations by sovereign states directly concerned, in accordance with universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea).

Hay như đã đồng ý ghi trong
Điều 5 :

"Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng…".

("The parties undertake to exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability including, among others, refraining from action of inhabiting on the presently uninhabited islands, reefs, shoals, cays, and other features and to handle their differences in a constructive manner…").

Chỉ trong phạm vị 2 Điều này, so với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đối với Việt Nam và Phi Luật Tân từ năm 2002 đến 2017, tổng cộng 15 năm, đã có bao nhiêu mạng ngư dân Việt Nam đã hy sinh ở Biển Đông vì sự tàn bạo của quân Trung Quốc ?

Vậy mà đảng cầm quyến cộng sản Việt Nam, chỉ vì mối lợi thiển cận cần sự bảo hộ để tồn tại mà đã cúi đầu cam chịu để cho Trung Quốc tự do lấn chiếm biển đảo và tài nguyên của Tổ tiên để lại ở Biển Đông từ sau 1975 đến nay.

Có lẽ đã thấm đòn mà từ tháng 7/2992, Việt Nam và Phi Luật Tân đã chủ động việc thành hình văn kiện Quy tắc ứng xử (Code of Conduct-COC) để ràng buộc các bên phải trả gía cho những hành động bất hợp pháp của mình.

Nhưng Trung Quốc không bao giờ chịu vào khuôn phép của pháp luật nên đã tìm mọi cách và lợi dụng mọi cơ hội để từ chối hoàn tất văn kiện COC (Code of Conduct), hay Bộ Quy tắc ứng xử, bắt đầu thương lượng giữa ASEAN và Trung Quốc từ năm 2000.

Sau 17 năm giằng co, mãi đến ngày 06/08/2017, ASEAN và Trung Quốc mới đạt thỏa thuận một "dự thảo khung" cho COC tại Manila, Phi Luật Tân để bắt đầu thương thảo, bắt đầu từ tháng 11/2017 tại Hội nghị ASEAN-Trung Quốc.

Tuy nhiên, nội dung cái khung của COC như thế nào không được tiết lộ. Một mẩu tin của Thông tấn xã Việt Nam chỉ cho biết :

"Tại hội nghị, các Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua dự thảo khung COC, tạo cơ sở đi vào đàm phán thực chất nội dung COC trong giai đoạn tới. Các nước đồng thời tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông ; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 ; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, kiềm chế và tránh các hành động đơn phương, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực".

Đó là sự mơ ước của ASEAN đã có từ mấy chục năm rồi, nhưng Trung Quốc vẫn làm ngơ và tiếp tục bồi đắp các bãi đá thành đảo để xây dựng căn cứ quân sự có khả năng khống chế con đường lưu thông hàng hải huyết mạch từ Địa Trung Hải (Trung Đông) xuyên qua Ấn Độ Dương để sang Thái Bình Dương đi sang Bắc Đại Tây Dương.

Vương Nghị - Phạm Trường Long

Nhưng Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đã nói gì về triển vọng của COC ?

Trong cuộc họp báo ngày 06/08/017 ở Manila, họ Vương đã bất ngờ đưa ra một lịch trình thương thuyết có điều kiện và yếu tố nước ngoài khó hiểu.

Theo Tân Hoa Xã của Trung Quốc (Xinhua News Agency), ông Vương đưa ra 3 giai đoạn, tóm tắt là :

1. Bước một, các cuộc tham khảo sâu rộng sẽ bắt đầu trong năm nay (2017), sau khi những chuẩn bị cần thiết đã hoàn tất.

(In the first step, 11 Foreign Ministers jointly confirm the framework of the COC and announce that the next substantive consultations should be initiated in due course within the year when the necessary preparations ar.)

2. Bước hai. thi hành những sáng kiến, các nguyên tắc và quảng bá kế hoạch của COC đã thảo luận tại Toán hỗn hợp bàn về Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông vào cuối tháng 8.

(The second step is to implement the ideas, principles and promotion plans of the COC discussed on the joint working group meeting for the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea at the end of August).

3. Bước thứ ba, lãnh đạo Trung Quốc và các quốc gia ASEAN chính thứccông bố bản dự thảo về đàm phán COC cho bước tiếp theo tại kỳ họp của lãnh đạo Trung Quốc-ASEAN vào tháng 11. 
Tuy nhiên, Vương Nghị đã ra 2 điều kiện tiên quyết để Trung Quốc tham dự các cuộc họp bàn về COC trong tương lai sau khi các bên đã chuẩn bị xong, đó là : 1. không có sự can thiệp từ bên ngoài. Và 2. Ổn định ở Biển Đông.

(In the third step, leaders of China and ASEAN countries officially announce the draft consultation on the COC for the next step at the China-ASEAN Leaders' Meetings in November after the basic completion of the preparation, and without significant interference from the outside world and on the basically stable situation in the South China Sea...

Đọc 2 điều kiện của họ Vương, ai cũng biết ông ta muốn mua thời gian để thực hiện các mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông vì rất khó mà định nghĩa rõ thế nào là "có can thiệp từ bên ngoài" và "tình hình ở Biển Đông phải ổn định như thế nào mới thỏa mãn đòi hỏi của Trung Quốc ?

Bởi vì hiện nay, ngoài lực lượng quân sự của Trung Quốc còn có hoạt động của Hải quân Mỹ ở Biển Đông. Như vậy, bất cứ động thái quân sự nào của Mỹ trong khu vực cũng có thể bị Băc Kinh lấy cớ để trì hoãn thương thuyết về COC.

Nhưng không chỉ có Vương Nghị mới "giở chứng bất thường" như thế mà chuyện cơm không lành, canh không ngọt giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nóng lên từ chuyến sang thăm và làm việc với lãnh đạo Việt Nam của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong) trong hai ngày 18-19/06/2017.

Tướng họ Phạm đã gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch ngày 18/6/2017.

Báo chí Việt Nam tường thuật chi tiết các cuộc họp với lời lẽ ôn hòa để đề cao hợp tác giữa hai nước, nhưng lại bỏ sót câu nói hỗn xược như nhổ nước bọt vào mặt các lãnh đạo của cộng sản Việt Nam.

Đó là khi Phạm Trường Long đã lưu ý nhóm lãnh đạo Việt rằng tất cả những đảo ở Biển Nam Hải (Biển Đông) là của Trung Quốc từ thời cổ đại.

Lời nói của họ Phạm chỉ đến tai người Việt Nam sau khi bài tường thuật các cuộc họp đôi bên của Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency)có ghi câu :

"Liên quan đến vấn đề Biển Nam Hải, tướng Phạm nhấn mạnh rằng những đảo ở Biển Nam Hải là của Trung Quốc từ thời cổ đại".

(Regarding the South China Sea issue, Fan stressed that the South China Sea islands have been China's territory since ancient times").

Tướng Phạm của Trung Quốc đã rời Hà Nội ngay sau lời tuyên bố này và không tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt–Trung lần thứ 4 tại tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) dự trù diễn ra từ ngày 20/6 đến 22/6.

Không biết bên nào chủ động hủy bỏ cuộc giao lưu, nhưng sau đó phía Trung Quốc nói tướng Phạm bận với chuyến đi khác nên không tham dự được.

Không có bất cứ phản ứng nào từ phiá Việt Nam được công khai, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên một tướng lãnh của Trung Quốc đã dám tuyên bố chủ quyền biển đảo như tạt gáo nước lạnh vào mặt nhóm Lãnh đạo đầu não của đảng cộng sản Việt Nam.

Biến cố này, nếu so với vụ Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan tìm dầu Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam năm 2014 (mỗi Hải lý dài 1.852 mét) thì sức ép làm nhục lãnh đạo Việt Nam của Phạm Trường Long nặng hơn ngàn cân. Bởi vì trong khi Hải Dương 981 ở cách xa bờ biển Việt Nam 130 hải lý thì họ Phạm đã vào tận trong Văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt Nam để nói thẳng điều Trung Quốc muốn với ông Nguyễn Phú Trọng thì có cay đắng và hổ thẹn không ?

Bây giờ, tại diễn đàn ASEAN ngày 7/8 (2017) ở Manila, Phi Luật Tân, chưa đầy 60 ngày sau khi tướng Phạm Trường Long rời Hà Nội, Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị của Tầu lại công khai vỗ vào mặt Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh khi Vương tự ý bỏ cuộc hẹn đã đồng ý thì cuộc tình Việt-Trung đã rã rời chưa, hay biết ê chề mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn cố níu chânTrung Quốc để được nuôi ăn ?

Phạm Trần

(10/08/2017)

Published in Diễn đàn
samedi, 05 août 2017 14:51

Há miệng mắc quai

Việt Nam (cộng sản Việt Nam) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là 5.495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của Trung Quốc, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục ?

Résultat de recherche d'images pour "Lực lượng vũ trang nhân dân"

Lực lượng vũ trang nhân dân

Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì : ”Lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ công an. Riêng lực lượng Dân quân - Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương”.

Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455.000 quân chính quy ; 5.000.000 dự bị và 40.000 bán quân sự.

Về phiá Trung Quốc có 2.285.000 quân chính quy ; 800.000 dự bị ; 3.969.000 bán quân sự. Tổng số lực lượng võ trang là 7.054.000 người.

Vũ khí và quân trang của hai bên không được tiết lộ.

Đảng cộng sản Việt Nam từng tự hào đã “chặn đứng” 2 cuộc tấn công qua biên giới của quân đội Trung Hoa năm 1979 (17 tháng 2 – 16 tháng 3 năm 1979) và sau đó tiếp tục ngắt đọan từ Cao Bằng (1980) đến mặt trận Vỵ Xuyên, Tỉnh Hà Giang (1984-1990).

Lãnh tụ tối cao của Trung Quốc khi ấy là Đặng Tiểu Bình đã gọi cuộc tấn công là “dạy cho Việt Nam một bài học” để trả đũa Hà Nội xua quân qua Cao Miên đánh quân Khmer Đỏ, đàn em của Đatng cộng sản Trung Hoa.

Không có thống kê chính thức nào được xác nhận tổn thất của đôi bên, ngoài số ước định hàng ngàn người. Riêng tổn thất của Việt Nam, kể cả thường dân, từng được loan truyền từ 40 đến 45.000 người.

Tuy nhiên, một hành động tàn sát dã man thường dân Việt Nam của Quân dội Trung Hoa trước khi rút khỏi mặt trận đã được ghi lại, đó là vụ :  ”Thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn” (Tài liệu Bách khoa toàn thư mở).

Bao nhiêu mẫu đất của Việt Nam đã bị Tầu chiếm trong 2 cuộc chiến này chưa được làm rõ. Chỉ biết rằng, tại mặt trận Vỵ Xuyên (Tỉnh Hà Giang), khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến biên giới, thương vong của Trung Quốc được Việt Nam loan báo 7.500 quân sau 4 tháng giao tranh năm 1984, trong khi Trung Quốc chỉ thừa nhận có 939 lính và 64 dân công chết.

Trung Quốc nói họ đã loại khỏi vòng chiến 2.000 lính Việt am trong cùng thời gian.

Việt Nam không công bố số thương vong của mình nhưng, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì : ”Phía Việt Nam xác nhận trong cuộc giao tranh ngày 12 tháng 7 (1984), Sư đoàn 356 của họ đã có gần 600 binh sĩ thiệt mạng. Ngoài ra còn có 820 binh sĩ Việt Nam khác bị thương trong đợt xung đột này”.

Tuy nhiên Việt Nam đã để mất phần đất chiến lược quan trọng nhất của Cao điểm 1509, hay Núi Đất mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, tại biên giới hai nước.

Sau 4 năm mặt trận Vỵ Xuyên, vào ngày 14/03/ 1988 Đặng Tiểu Bình lại xua quân đánh chiếm 3 vị trí đảo và đá của Việt Nam gồm : đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Len Đao ở Trường Sa, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974.

Nhưng khác với cuộc giao chiến dũng cảm ở Hoàng Sa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa khiến 74 sĩ quan và binh sĩ hy sinh, những người lính can trường của Quân đội Nhân dân đảng cộng sản Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ Gạc Ma đã không được phép nổ súng chống quân xâm lược, được nói là theo lệnh của Lê Đức Anh, khi ấy là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng.

Có 64 chiến sĩ người Việt Nam yêu nước đã phải bỏ mình trong tủi hờn ở Trường Sa mà cho đến nay, lãnh đạo đảng và quân đội cộng sản Việt Nam vẫn chưa có một lời tạ lỗi nào.

Chẳng những thế, nhà nước cộng sản Việt Nam còn ra lệnh cấm và đánh phá mọi nỗ lực tự phát của dân muốn tổ chức tưởng niệm 138 liệt sĩ đã hy sinh khi bảo vệ lãnh thổ Hoàng-Trường Sa.

Tướng Lê Đức Anh, sau này được biết là người thân của Trung Quốc mà vẫn được lên làm Chủ tịch nước, đã bị nhiều cựu lãnh đạo đảng viên, được gọi là “lão thành cách mạng” lên án phản quốc.

Hiện tình Biển Đông

Từ sau trận hải chiến Trường Sa, Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm biển đảo của Việt Nam và tân tạo các đảo và đá này thành các căn cứ quân sự trực tiếp đe dọa Việt Nam.

Cho đến nay, tuy Trung Quốc chỉ kiểm soát 7 đảo và bãi đá, nhưng chúng là những pháo đài kiên cố, được trang bị các giàn Radar, súng phòng không, có thêm bến cảng, sân bay và trại lính cho quân đội đồn trú.

Sự bành trướng lãnh thổ và quốc phòng của Trung Quốc tại các vị trí chiến lược quan trọng này ở Biển Đông đã khiến cho tuyến giao thông hàng hải từ Thái Bình Dương qua Bắc Đại Tây Dương bị đe dọa thường xuyên.

Và mặc dù Việt Nam đang kiểm soát 21 vị trí đá, đảo ở Trường Sa, nhưng khả năng quân sự của Việt Nam không thể nào so với lính Trung Quốc được.

Hơn nữa, lính Trung Quốc đồn trú ở Gạc Ma có thể cắt đứt đường tiếp tế cho lính Việt Nam ở phí Nam Trường Sa, trong khi máy bay Trung Hoa có thể cất cánh tấn công Đà Nẵng từ đảo Chữ Thập vì khỏang cách chỉ chừng 400 cây số.

Ngoài Việt Nam, Phi Luật Tân cũng đang làm chủ 7 Bãi đá, Mã Lai Á chiếm 7 và Đài Loan làm chủ 2, trong đó có đảo Ba Bình lớn nhất trong số các đảo của Trường Sa.

Sơ lược lại những biến cố xung đột quân sự gần nhất giữa hai nước Việt-Trung và âm mưu của Bắc Kinh ở Biển Đông để thấy rằng hàng ngũ lãnh đạo Trung Hoa, từ cổ tới kim, chưa bao giờ từ bỏ tham vọng đánh chiếm Việt Nam.

Hãy lấy tỷ dụ như khi còn cầm quyền, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chủ trương “hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” ở Biển Đông với các nước tranh chấp lãnh thổ với Trung Hoa.

Chủ trương của họ Đặng là muốn không đánh mà thắng vì trong thực tế, Trung Hoa chưa bao giờ chứng minh được là người Trung Hoa đã liên tục làm chủ các vùng đảo và đá ở Biển Đông từ thời cổ đại.

Nhưng từ Đặng Tiểu Bình (cầm quyền 1982-1987) cho đến Tập Cận Bình (cầm quyền từ 2012), qua 35 năm, lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn tuyên truyền với Thế giới và nhắc nhở các đối tác láng giềng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Brunei, Mã Lai Á v.v… rằng các đảo và bãi đá ở Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại.

Họ cũng bảo đó là lập trường bất di bất dịch của họ về biển đảo ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng đã ngang ngược bác bỏ tài liệu lịch sử của Việt Nam chứng minh rằng cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là do tổ tiên người Việt tìm ra và làm chủ từ ngàn xưa.

Thực tế phũ phàng

Nhưng nói là một chuyện còn có làm được hay không lại là chuyện hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và Lực lượng vũ trang.

Rất tiếc cho đến nay, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, từ thời ông Hồ Chí Minh cho đến thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng (2017) vẫn không sao rửa được vết nhơ lịch sử mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chuốc về cho Việt Nam năm 1958.

Trước hết nên biết ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đã ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và hải đảo nguyên văn như sau :

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố :

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồquần đảo Đông Sa (Senkaku Islands -- tranh chấp với Nhật Bản), quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa – Việt Nam), quần đảo Trung Sa (Scarborough Shoal -- tranh chấp với Phi Luật Tân), quần đảo Nam Sa (Trường Sa – Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp”

(trích Tài liệu của Bách khoa toàn thư mở)

Rồi sau khi nhận được văn kiện do Chu Ân Lai gửi, ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hớt hải đáp lễ như sau :

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ : Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, cô.ng hàm trên của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đăng trên báo "Nhân dân".

Như vậy, rõ ràng là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của miền Bắc thời đó đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm cà Hoàng Sa và Trường Sa.

Hèn chi mà khi bị Trung Hoa đe dọa sẽ tấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa nếu Việt Nam không ngưng đào kiếm dầu ở khu vực này thì lập tức Việt Nam tuân lệnh ngay.

Trung Hoa đã cảnh cáo Việt Nam ngày 23/07/2017 và Việt Nam đã âm thầm nói với Talisman-Việt Nam, công y con của Repsol (Tây Ban Nha) thuê đình chỉ tìm dầu ở lô 136-03 hay Dự án Cá Rồng Đỏ, cách bờ biển Việt Nam khỏaqng 400 hải lý.

Trung Quốc gọi lô này là Van An Bắc 21 và cho một công ty khác thuê mặc dù không rõ đó là công ty nào.

Và khi được báo chí hỏi ngày 28/07/2017, người Phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ biết quanh co lãng nhách rằng : ”Hoạt động dầu khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông”.

Như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản Việt Nam có cần phải giải thích với Quốc hội và người dân tại sao Lực lượng vũ trang của Đảng cộng sản Việt Nam đã vô dụng và lãnh đạo thì bất tài ?

Phạm Trần

(03/08/2017)

Published in Diễn đàn
vendredi, 28 juillet 2017 17:19

Những cái lưỡi gỗ ngụy ngôn

Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên truyền Đảng cộng sản Việt Nam bị tê liệt trước tình trạng đảng viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra sai lầm của đảng cầm quyền.

Résultat de recherche d'images pour "Hội nghị Trung ương 4 năm 2016"

Hội nghị Trung ương 4 năm 2016

Bằng chứng là từ sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, nhiều bài viết của Tuyên giáo và Tổng cục chính trị Quân đội đã chĩa mũi dùi tấn công “một bộ phận cán bộ, đảng viên” không còn tuân thủ những quy định viết trong Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết đảng. Thậm chí còn có tài liệu được phát tán phê bình chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh phải kiên định và tuyệt đối trung thành.

Nội dung các bài viết của giới lý luận còn lên án tình trạng lười học tập chính trị, quan trọng hàng đầu là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các Nghị quyết đảng. Đồng thời các dư luận viên của Tuyên giáo và Quân đội cũng tìm cách đổ vạ cho điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” của đế quốc đã gây ra tình trạng rối ren và chống phá làm cho đảng mất quyền lãnh đạo.

Tình trạng “thay gió đổi chiều” mới của cán bộ, đảng viên đã được Thiện Văn báo động trên báo Quân đội Nhân dân ngày 06/07/2017, theo đó : “Một trong những nổi cộm của biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng chỉ rõ là một bộ phận cán bộ, đảng viên “nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Nhưng “một bộ phận” là bao nhiêu trong số trên 4 triệu đảng viên ? Chỉ biết rằng, tại Hội nghị Trung ương 4/XII năm 2016, một Nghị quyết về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ “ đã được bàn hành ngày 31/10/2016.

Theo nhận xét của Nghị quyết thì đã có “một bộ phận không nhỏ” suy thoái chính trị, đạo đức và lối sống, nhưng đảng không dám nói đến con số chính xác là bao nhiêu.

Nghị quyết chỉ cho biết rằng : “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn ; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.

Nhưng những thói hư tật xấu của cán bộ đảng viên đã có từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư, rồi liên tục qua Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu, qua Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), lan sang hai Khóa IX và X của Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì những khuyết tật này càng nghiêm trọng hơn nên đã được nói thêm một lần, cũng trong Nghị quyết Trung ương 4 của Khóa đảng XI.

Bây giờ ở vào Khóa đảng XII, ông Trọng lại phải tiếp tục đương đầu với những tệ nạn này, qua Nghị quyết 4/XII thì có phải đảng không còn khả năng giải quyết hay ông Trọng đã đầu hàng rồi ?

Vì vậy sau hai năm lăn lộn với khóa đảng XII, ai cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đuối sức ở tuổi 73 (ông sinh năm 1944) nên tình trạng cán bộ, đảng viên chệch hướng, tự mình tách ra khỏi đường đi với đảng, đã có từ trước Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, đã tiếp tục với tốc độ nhanh hơn.

Công khai thách đố

Bằng chứng là những người phạm kỷ luật đảng đã không còn chấp hành điều đầu tiên của 19 Điều đảng viên “không được làm”, theo đó họ bị tuyệt đối cấm : “Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng…”.

Ngoài ra, họ cũng đã công khai không chấp hành Điều lệ đảng, như quy định trong Ðiều 2 gồm :

1.Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước….”

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh ; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

Họ cũng không tha thiết “Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Ðảng ; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng ; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng….” (điểm 4/ Điều 2).

Hay còn bỏ ngoài tai điều bắt “Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Ðảng phục tùng Ðại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương”. (Điều 9, Điều lệ đảng).

Như vậy thì còn đảng với đoàn gì nữa, ông Trọng ? 

Đa nguyên - Đa đảng

Hẳn ông còn nhớ trong Nghị quyết 4/XII mà ông ký ban hành ngày 31/10/2016, Trung ương đã công khai thừa nhận những “biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Đứng đầu và quan trọng nhất là nhiều cán bộ, đảng viên đã : “Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng". 

Ngoài ra, đảng viên còn : “Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự" . Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai”.

Hay cứ :” “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng ; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

Ngoài ra, khi không còn coi đảng ra gì nữa thì đảng viên cũng chẳng còn sợ hãi ai, theo lời Nghị quyết, để :” Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Đới với vai trò của Quân đội, đã và đang bị lên án chỉ biết bảo vệ đảng và tranh dành làm kinh tế với tư nhân để tư lợi thay vì rèn luyện để bảo vệ đất nước, trước đe dọa xâm lăng mới của Trung Cộng, thì vô số cán bộ, đảng viên đã :” Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang ; đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an…”.

Bây giờ, những điều đảng lo sợ như trên đây vẫn không thay đổi mà còn lan nhanh khiến báo Quân đội Nhân dân phải lên tiếng cảnh giác thêm lần nữa, trong số báo ngày 13/07/2017.

Bài báo viết : “Mục tiêu của những luận điệu hô hào, cổ xúy đòi "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" không gì khác là hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam, bằng những lời lẽ hết sức mị dân. Họ cho rằng chỉ có “thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo” ; chỉ có "đanguyên, đa đảng" thì xã hội mới có dân chủ thực sự...”.

Nói thế, nhưng tác gỉa bài viết, Thành Vinh, cũng không dám phân tích lợi hại giữa một nhà nước có bầu cử dân chủ với nhiều đảng chính trị tham gia, khác với nhà nước chỉ có một đảng tự cho mình cầm quyền như Đảng Cộng sản Việt Nam mà không do dân bầu lên.

Vì vậy, người này chỉ biết nói bừa rằng :”Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam ; gây nên sự phân tâm trong xã hội ; làm suy giảm và có thể đi đến mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Viết như thế tưởng đã cởi trói được giây thòng lọng độc tài của đảng đã thắt vào cổ dân từ 1946 nên Thành Vinh đã lập luận cù nhầy và tự biên, tự diễn bằng cái lưỡi gỗ : “Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một hiện tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam” (Thành Vinh-QĐND, ngày 13/07/2017).

Cũng với quan điểm bảo hòang hơn vua và tự cho những cái lưỡi gỗ tuyên truyền không bao giờ sai, Thiện Văn, trong bài viết trên QĐND ngày 06/07/2017 cũng đã nhấn mạnh rằng : “Những ai đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhất thiết phải chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và khi nói, viết cần bám sát, dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi phần đông CB, ĐV một lòng kiên định với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, tự giác gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thì vẫn còn một bộ phận CB, ĐV có những phát ngôn không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng”.

Bởi vì, theo cái lưỡi gỗ Thiện Văn : “Những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta được xây dựng, ban hành bởi tập thể những người có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng và được kiến tạo theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Đây là những “sản phẩm” tập hợp, quy tụ tinh hoa trí tuệ xã hội và có giá trị như “cẩm nang” để góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.

Do vậy, đối với cán bộ đảng viên nói chung, viết và làm theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ thể hiện thái độ chuẩn mực về chính trị, mà còn là hành vi ứng xử văn hóa của người công dân. Khi đã là thành viên của một tổ chức, đòi hỏi yêu cầu cao về ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh như tổ chức Đảng, nếu tùy tiện nói trái, viết lệch hay phê phán chủ trương, đường lối của Đảng là sai cả về lý và tình”.  

Ăn nói như thế thì có ngụy ngôn không ?

Phạm Trần

(28/07/2017)

Published in Diễn đàn
jeudi, 20 juillet 2017 12:23

Nhận diện mặt nội thù

Bây giờ là thế kỷ 21 mà người cộng sản Việt Nam vẫn suy tư và hành động như khi họ còn ăn hang ổ chuột để lừa dân vào “kháng chiến chống Pháp giành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước”.

 

Résultat de recherche d'images pour "quan tham"

Đảng đã tự chiếm quyền làm chủ đất nước của dân để cai trị dân chứ có người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu hay trao quyền cai trị cho đảng đâu.

Có muôn vàn chuyện để chứng minh, nhưng chỉ cần nêu ra vài chủ trương rất độc tài, lạc hậu và kệch cỡm để thấy đảng cộng sản Việt Nam đã bị tụt hậu sau lưng thế giới đến mấy chục năm.

Đó là khi người cộng sản muốn che giấu tham quyền cố vị thì họ đòi việc gì cũng phải do “đảng lãnh đạo” và “nhà nước quản lý” cho phù hợp với chủ trương đảng cầm quyền là “yêu cầu tất yếu của lịch sử”.

Chả có lịch sử Việt Nam nào đã cho phép đảng cộng sản Việt Nam khua môi như thế. Đảng đã tự chiếm quyền làm chủ đất nước của dân để cai trị dân chứ có người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu hay trao quyền cai trị cho đảng đâu.

Ngay cả khi ông Hồ Chí Minh viết trong Di chúc năm 1969 : “Đảng ta là một Đảng cầm quyền…” cũng không có nghĩa là Quốc hội của đảng cộng sản Việt Nam được phép quy định trong Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.

Hành động của Quốc hội tước bỏ quyền tự quyết của dân là độc tài và phản dân chủ.

Chẳng những thế, đảng còn tự ý nhét chữ vào mồm dân để biện minh rằng : “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta…” (trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa --bổ sung, phát triển năm 2011).

Viết ẩu như thế chưa đủ hay sao mà nhiều cái loa tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đảng vẫn còn bịp bợm đề cao lời ông Hồ Chí Minh khi nói rằng “đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh”, hay “đảng bao giờ cũng đúng” để tiếp tục ép dân phải đeo vào cổ chiếc tròng chủ nghĩa cộng sản lạc hậu và giết người của hai lãnh tụ ngọai lai Mác và Lênin.

Nhưng đảng càng khua chiêng gõ mõ khoe khoang thì đảng viên càng suy thoái đạo đức nên thay vì phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như trông đợi của ông Hồ thì họ đã quay lưng lại với đảng để “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để “thoái hóa” và “biến chất”.

Che đậy được không ?

Nhưng tại sao lãnh đạo đảng lại cứ tránh né không dám thừa nhận đảng cộng sản Việt Nam đang thoái trào, đảng viên và nhân dân hết còn tin vào chủ trương và chính sách cai trị tụt hậu và chậm tiến của nhà nước sau hơn 40 năm thống nhất đất nước ?

Résultat de recherche d'images pour "xây dưng đảng ta thưc sư trong sạch"

Cố gắng làm trong sạch guồng đảng có được không, hay căn bệnh tham ô đang đi vào giai đọan cuối ?

Có phải vì lãnh đạo sợ mất miếng ăn và chiếc ghế cầm quyền nên cứ kéo dài lòng tham để lôi dân, kéo nước đến bờ vực thẳm ?

Lãnh đạo còn không biết xấu hổ khi bị quốc tế đánh giá khả năng lao động và tri thức của nhân dân Việt Nam thấp hơn nhiều dân tộc trong khu vực, thậm chí sau lưng cả hai nước láng giềng đàn em Lào và Cao Miên ?

Như vậy, sau 30 năm gọi là Đổi mới, Việt Nam vẫn chưa ra khỏi công thức làm công cho nước ngoài. Việt Nam tiếp tục lệ thuộc sâu và rộng vào nền kinh tế của nhà nước cực kỳ nham hiểm Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu từ cây kim sợi chỉ và hầu hết nguyên vật liệu xây dựng và máy móc sản xuất từ Trung Quốc để nhân dân Việt Nam phải gánh nợ.

Bằng chứng là : “Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD trong năm 2016” (theo Thời báo Kinh Doanh/Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam, ngày 06/01/2017).

Vậy mà khi có những nhà trí thức và người dân lên tiếng yêu cầu đảng và nhà nước phải “đổi mới chính trị”, tôn trọng các quyền tự do và thực thi dân chủ, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, cho tư nhân ra báo và mời gọi chuyên viên người Việt Nam ở nước ngoài về nước đóng góp của để phát khởi cứu nguy Việt Nam thì nhà nước cộng sản lại quyết liệt chống đối.

Bằng chứng là đảng đã chỉ thị cho cả guồng máy tuyên truyền và phản tuyên truyền của Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Quốc phòng và Công an phối hợp với nhau đánh phá và vu oan cáo vạ cho những người có thiện chí và yêu nước.

Những tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam cổ võ cho một nhà nước pháp quyền thật sự và một xã hội công bằng có dân chủ và tự do đã bị báo Quân đội Nhân dân đưa lên bàn mổ để phanh thây xé thịt.

Báo này lu loa rằng : “Trong Chiến lược “diễn biến hòa bình” với nước ta, các thế lực thù địch triệt để sử dụng các thủ đoạn phi quân sự, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để phá hoại từ bên trong nội bộ, hòng tạo ra lực lượng chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Trong đó, chúng đặc biệt quan tâm, lợi dụng xã hội dân sự” (Quân đội Nhân dân, ngày 17/07/2017).

Vậy quân đội nhìn các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam ngày nay bằng lăng kính nào ?

Tác giả bài viết Nguyễn Đức Quỳnh giải thích : “Đối với Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng xã hội dân sự để thực hiện Chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta ; chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau :

Một là, tuyệt đối hóa tính độc lập tương đối của xã hội dân sự nhằm từng bước làm cho các tổ chức xã hội dân sự trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước… Với lập luận, xã hội dân sự là “đối quyền của quyền lực nhà nước” để tập trung đòi thực hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ quyền lực chính trị cho xã hội dân sự ; thực chất là cổ vũ tư tưởng coi Nhà nước đối lập với xã hội dân sự ; kích động thái độ vô chính phủ, lấy phá hoại thay cho xây dựng hòng từng bước đưa xã hội dân sự thành lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước…”.

Hai là, lợi dụng xã hội dân sự để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam ; đòi Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực xã hội. Các thế lực thù địch coi hình thành xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người, cổ súy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình...

Ba là, các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng bước biến chúng thành các tổ chức xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây. Thông qua thúc đẩy phát triển xã hội dân sự để tác động hình thành trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính trị ; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta…”.

Bốn là, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng trong nước để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi thực hiện quyền con người như : quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội... theo tiêu chí phương Tây, bất chấp đặc thù lịch sử, văn hóa và chế độ chính trị nước ta. Tìm cách thúc đẩy, khuyến khích cán bộ, đảng viên và người dân tích cực tham gia phản biện chính sách, phản biện xã hội, tác động và gây sức ép đòi thay đổi chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là sửa ổi, ban hành các luật thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây”.

Thông qua môi trường xã hội dân sự, các thế lực tìm cách lôi kéo quần chúng vào các “hoạt động vì mục tiêu chung” như : Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường v.v… hòng tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước ta ; tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia đòi đa nguyên, đa đảng và khởi kiện, vu cáo Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về nhân quyền…”.

Chống ai ? Ai chống ?

Để chống lại kế hoạch có bài bản của các tổ chức xã hội dân sự, theo cách vẽ để gán ghép của báo Quân đội nhân dân, tác giả Nguyễn Đức Quỳnh đề nghị : “Để góp phần đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng xã hội dân sự của các thế lực thù địch, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, đoàn thể quần chúng và các NGO ở Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc cần phát huy chức năng phản biện, giám sát, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, phản biện, góp ý kiến trong việc hoạch định cơ chế, chính sách nhằm góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiếp tục phát huy tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Nhưng mặt trái của điều gọi là “dân chủ đại diện” là người dân được đại diện bởi Quốc hội và các Hội đồng nhân dân. Ai mà không biết Quốc hội và Hội đồng nhân dân là của đảng. Các Đại biểu quốc hội và nhân viên của Hội đồng nhân dân đều là đảng viên được đảng cử cho dân bầu ra thì dân được gì ?

Còn cái gọi là “dân chủ trực tiếp” thì còn khôi hài hơn. Một trong cách trực tiếp là “đi bầu” người của đảng cử, xuyên qua điều được gọi là giới thiệu và hiệp thông của Mặt trận tổ quốc, tổ chức ngoại vị của đảng. Cách thứ hai là ra ứng cử vào các chức vụ Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nhưng mà ở Việt Nam không có quyền ứng cử tự do. Nếu không được tổ chức đề cử, không được Mặt tận tổ quốc đồng ý thì coi như “đi tầu bay giấy” ngay !

Bằng chứng có cả trăm người tự ứng cử vào Quốc hội khóa XIV năm 2015 đã bị loại chỉ vì họ là thanh phần tranh đấu chống chủ trương và chính sách cai trị độc tài của nhà nước.

Như vậy xem ra đảng cộng sản Việt Nam đang phải tứ bề thọ địch đấy chứ chẳng phải bình yên đâu. Nhưng mà kẻ thù của họ là ai hay chỉ là con ma cà rồng, hoặc ma vú dài viển vông “diễn biến hòa bình” không ai nhìn biết mặt mũi ra sao ?

Cho đến nay, Ban Tuyên giáo chỉ biết cáo buộc không bằng chứng những người có thiện chí thi hành chỉ thị từ các thế lực thù địch để chống đảng và phá họai chính sách xây dựng và phát triển kinh tế của nhà nước.

Cái gọi là âm mưu diễn biến hòa bình được đội ngũ dư luận viên nêu tên là thủ phạm đứng đầu sau lưng kế họach gây ta tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để làm cho đảng suy yếu, mất vị trí lãnh đạo.

Nhưng kẻ thù của đảng là ai ?

Đảng trả lời : “Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà các thế lực thù địch, cơ hội trong và ngoài nước đã sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khác nhau. Trong đó chúng đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đây là nơi hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nước ta. Khi quan điểm, đường lối không chuẩn thì sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước là khó tránh khỏi. Và khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ sẽ bị xói mòn, mất niềm tin” (Tạp chí Tuyên giáo, 30/05/2017).

Chẳng lẽ cán bộ, đảng viên đã suy thoái tư tưởng, lập trường đã bị chao đảo xuống cấp dữ lắm hay sao mà hai nguy cơ “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã có thế len lỏi vào thượng tầng lãnh đạo của nhà nước ?

Chúng là ai, ở đâu ra và do thế lực nào ở bên ngoài đã móc ngoặc với bên trong để tạo nội gián đánh phá đảng từ bên trong mà an ninh và tình báo đảng không hay ?

Hay là đảng cũng mù mịt như mọi người nên Tuyên giáo chỉ biết tung hỏa mù để rung cây dọa khỉ như báo cơ quan đã vẽ vời : “Như chúng ta đã biết, “diễn biến hòa bình và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có mối quan hệ khăng khít, không tách rời, trong đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là âm mưu, thủ đoạn và cũng là mục tiêu của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành đối với cách mạng Việt Nam”.

Viết như thế mà không nêu được đích danh tên “chủ nghĩa đế quốc” là nuớc nào, hay “thế lực thù địch” là ai thì Tuyên giáo đã phản tuyên truyền vì lối lý luận cụt đuôi này chỉ làm cho những kẻ nội thù trong hàng ngũ đảng nổi bật lên.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy báo Tuyên giáo cũng chỉ biết hô hoán : “Bởi vậy, tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch ; ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch”.

Cứ kéo lưỡi ra để lu loa như thế tưởng đâu không ai nhận ra kẻ thù của đảng là ai. Họ chính là hàng ngũ cán bộ, đảng viên không còn thiết tha đứng trong hàng ngũ đảng ; cũng chẳng muốn trung thành với chủ trương lệch lạc, lỗi thời và đi theo con đường lầm lạc của đảng nữa.

Một bằng chứng khác là ngoài diễn biến hòa bình, tự diễn biến, tự chuyển hóa hiện nay đảng còn phải lo xoắn vó lên với tình trạng đang có nhiều bài viết, thư tố cáo lãnh đạo bị đảng lên án có mục đích gây chia rẽ nội bộ Đảng và Quân đội

Bài viết của Nguyễn Văn Minh trên báo Quân đội Nhân dân ngày 17/07/2017 đã chứng minh rằng : “Những chiêu thức ấy đang được các thế lực thù địch sử dụng triệt để ngày hôm nay bằng các thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt những thông tin xấu về nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội. Chúng không từ một thủ đoạn gì, từ lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình đến cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.

Minh còn cho biết kế họach mới có nội dung : “Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, gây bất lợi, phá hoại quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia…”.

Bài viết nhìn nhận rằng : “Những đơn thư mạo danh đó có thể làm tổn hại cả thanh danh của những cán bộ, tướng lĩnh trung kiên, cả một đời hy sinh, cống hiến nay bị mang tiếng “đổi màu”, “trở cờ”, “tự diễn biến” trong mắt đồng chí, đồng đội và nhân dân. Với thủ đoạn đó, chúng đồng thời đạt được mục đích vừa tấn công vào những cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa hạ thấp uy tín các vị lãnh đạo lão thành, nghỉ hưu ; vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn trong nội bộ, giữa đội ngũ cán bộ đi trước và lớp trẻ, giữa cấp trên và cấp dưới...”.

Với tình hình nêu trên, có ai ở Việt Nam còn chưa tin đảng và nhà nước cũng đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trước mặt kẻ nội thù ?

Phạm Trần

(20/07/2017)

Published in Diễn đàn