Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngay cả khi chính Kiên Giang đề nghị dựng dự luật hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) vào tháng 8/2019, chỉ một tháng sau đó lại là Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo chính quyền địa phương này lập mới quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo văn bản số 739, tháng 6/2018 của Thủ tướng.

ldk1

Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo chính quyền địa phương này lập mới quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Vì sao Thủ tướng Phúc quá sốt sắng khi thúc đẩy ‘luật bán nước’ (một tục danh mà dân gian đặc tả về dự luậtt Đặc khu) ?

Kể từ thời ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiến một bước dài đến phong cách đa ngôn ngữ và ‘đa nhân cách’ trong hệ thống từ điển tiếng Việt và hồ sơ phân tâm học – bằng vào những gì ông ta bộc lộ liên quan đến cuộc chiến Dự luật đặc khu.

Ngay sau khi dự luật đặc khu được công bố vào tháng 5 năm 2018, rất nhiều người dân và trí thức đã dậy lên một làn sóng phản kháng phẫn nộ, so sánh Dự luật về đặc khu kinh tế với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị nước láng giềng Trung Quốc lợi dụng để di dân.

Chỉ đến khi không khí và tâm trạng bức xúc của dân chúng lên cao độ, Thủ tướng Phúc mới lộ hình để thanh minh : ‘Giao đất 99 năm không phải mấu chốt của luật đặc khu".

Nhưng khi không khí bức xúc của dân chúng và trí thức không còn là mỉa mai hay chỉ trích đối với dự luật đặc khu mà đã bùng nổ thành rất nhiều văn thư, bài viết phản bác và phản kháng, đồng thời manh nha một làn sóng biểu tình phản đối dự luật này, ông Phúc lại ‘tự diễn biến’ khi tự thay đổi quan điểm trước đó của mình sang ‘Sẽ điều chỉnh cho thuê đất đặc khu xuống dưới 99 năm’.

‘Một dân tộc yêu nước như thế thì không lo gì mất nước’ – Thủ tướng Phúc không quên thòng.

‘Bản lĩnh Nguyễn Xuân Phúc’ đã bộc lộ và chứng nghiệm như thế !

Việc lần đầu tiên Thủ tướng Phúc nhắc đến từ ‘dân’ lại giống như một sự xúc phạm tột cùng đến Hiến pháp.

Bởi là người đại diện cho một chế độ được xem là ‘chính danh’ và cho một đảng chưa có luật về đảng mà do đó hoàn toàn có thể bị xem là ‘hoạt động ngoài vòng pháp luật’, Nguyễn Xuân Phúc hay những quan chức trong đảng của ông ta đã không thèm đếm xỉa đến quan điểm, ý kiến và tinh thần dân tộc, ý chí thoát Trung của hàng chục triệu người dân khi âm thầm xây dựng dự thảo Luật đặc khu mà không hề trưng cầu ý dân.

Cho tới nay, dự thảo luật Đặc khu vẫn bị phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi - có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế: ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua: vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc tế’ : vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào: và vẫn không có quy định chặt chẽ để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết - nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính phủ…

Trên sân khấu luật Đặc khu vào lúc này chỉ còn duy nhất ‘diễn viên’ Nguyễn Xuân Phúc - cũng là một trong những ứng cử viên sáng giá cho cái ghế tổng bí thư đảng tại Đại hội 13, nếu Nguyễn Phú Trọng ‘sức cùng lực kiệt’.

Dư luận đang bật lên một nghi ngờ rất lớn : sau ‘luật riêng’ của Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, vai trò của Nguyễn Xuân Phúc có thể được hiểu ra sao ? Liệu ông Phúc có lợi ích gì trong các phi vụ đầu cơ tài chính và chính trị của ‘luật bán nước’ ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 25/09/2019

Published in Diễn đàn

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 18/09/2019 đòi "Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính" là chưa từng có, rất có thể là bước dọn đường dư luận để nhảy sang hành động tiếp theo : chiến tranh.

bd0

Chiến dịch tấn công Việt Nam, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong "đường lưỡi bò" mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng !

Cho tới lúc này Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu ban đầu của chiến dịch này, không chỉ khiến nhiều quốc gia trên thế giới và dư luận quốc tế dần bớt mối quan tâm đến một Biển Đông giằng co nhàm chán, mà còn biến Bãi Tư Chính từ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành nơi ‘tranh chấp không thể tranh cãi’.

Còn cử chỉ bị coi là câm nín của giới lãnh đạo Việt Nam và việc chẳng một quan chức cao cấp nào trong ‘tam trụ’ - từ Nguyễn Phú Trọng đã từng cầu an ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’ đến Nguyễn Xuân Phúc từng nghiêng ngoẹo cụng ly với Tập Cận Bình vào năm 2016, và cả Nguyễn Thị Kim Ngân uốn éo trước mặt họ Tập về ‘đại cục’ ở Bắc Kinh… đã dìm xác suất ‘kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế’ xuống đáy hy vọng, xứng đáng bổ sung thêm một ‘không’ nữa vào chính sách ‘ba không’ gậy ông đập lưng ông của Hà Nội : không kiện Trung Quốc !

Rốt cuộc, tất cả từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.

Cách tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó, rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong "đường lưỡi bò 9 đoạn", tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế "thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc" vào năm 2019.

Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong "đường lưỡi bò" mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.

bd1

Giới chóp bu Việt Nam phải quyết định cho chính số phận tồn vong của nó : đánh đu với người anh em cộng sản Bắc Kinh sẽ rất dễ khiến bị kẻ thù phanh thây

Nguy cơ Việt Nam bị tấn công đang hiển thị dần sau một tháng.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 18/09/2019 đòi "Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính" thực chất là một tối hậu thư đối với giới ‘văn dốt, võ dát’ ở Ba Đình. Sau tuyên bố này, rất có thể Trung Quốc sẽ bước sang một giai đoạn mới - hành động mới về quân sự : bước đầu tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam đang bảo vệ Bãi Tư Chính. Sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ giữa các tàu chiến của hai bên.

Trước đây, Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông ta ngỡ tưởng cúi đầu chịu nhục thì sẽ được Tập Cận Bình và Bắc Kinh ‘tha bổng’. Nhưng giờ đây, Bộ Chính trị Việt Nam không còn đường lùi nữa. Càng lùi càng chết, càng khiến Trung Quốc ngạo mạn và lấn tới.

Đến giờ phút này, giới chóp bu Việt Nam phải quyết định cho chính số phận tồn vong của nó : thêm một lần đánh đu với người anh em cộng sản Bắc Kinh sẽ rất dễ khiến lục phủ ngũ tạng của dân tộc Việt Nam bị kẻ thù phanh thây – theo đúng cái cách mà chính quyền Trung Quốc đã làm để mổ sống nội tạng các tín đồ Pháp Luân Công.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 23/09/2019

Published in Diễn đàn

Chính các quan chức quốc hội vừa phải thừa nhận một sự thật mà đã miêu tả không thể rõ hơn bản chất của chế độ cầm quyền : nhiều cán bộ trẻ thuộc dạng ‘tương lai của đất nước’ đã xin không nhận quy hoạch về cơ quan quốc hội.

qh1

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu thực tế : "Tại sao khi quy hoạch người ở các cơ quan khác về làm phó chủ nhiệm, ủy viên thường trực các ủy ban của Quốc hội họ thường từ chối. Phần lớn những cán bộ khi đề nghị quy hoạch về Quốc hội thì họ đều "xin đừng đưa em vào quy hoạch".

Thừa nhận trên hiện ra vào chiều 14/9, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội. 

"Là tại sao khi quy hoạch người ở các cơ quan khác về làm phó chủ nhiệm, uỷ viên thường trực các uỷ ban của Quốc hội họ thường từ chối. Phần lớn những cán bộ khi đề nghị quy hoạch về Quốc hội thì họ đều "xin đừng đưa em vào quy hoạch" - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – ngân sách Nguyễn Đức Hải thuật lại.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho biết điều tương tự : "Có những cán bộ ở cơ quan khác, khi chúng tôi làm việc với tổ chức để quy hoạch họ về làm đại biểu chuyên trách ở Quốc hội thì họ thường xin đừng cho em vào, nếu chị cho em vào quy hoạch sang Quốc hội thì sẽ ảnh hưởng đến công việc hiện tại của em nên em xin rút".

Vì sao cơ quan quốc hội ‘to’ thế mà các cán bộ trẻ lại phủi như phủi đất ?

Nguyên do chính yếu là vai trò của Quốc hội trong thể chế chính trị độc đảng và kéo theo dàn nhân sự của các cơ quan quốc hội. "Nhất bộ, nhì ban, cơ nhỡ lang thang sang quốc hội" - giới quan chức quốc hội vẫn thường ta thán như thế khi so sánh với các bộ ngành màu mỡ bên chính phủ và sau đó là các ban đảng ít màu mỡ hơn. Và trong thực tế đúng là như vậy, số quan chức này không có thực quyền, chỉ có tiếng nhưng không có miếng. Còn Quốc hội cho dù được tiếng là ‘cơ quan dân cử tối cao’, nhưng về thực chất chỉ là một loại cơ quan ‘yếu’, nếu không nói thẳng là cơ quan bù nhìn.

Trong rất nhiều năm, dù không được phát lộ trong các cuộc họp chính thức của Quốc hội, nhưng bên lề nghị trường đã có một số đại biểu than vãn về tình trạng Quốc hội khá bị động khi xem xét và quyết định một số vấn đề, dự án mà bên chính phủ trình, nhưng vẫn phải ‘gật’. Trong một số trường hợp, Quốc hội còn bị xem là ‘bù nhìn’ vì chẳng được quyết định…

Tiêu biểu cho cơ chế ‘bù nhìn’ của Quốc hội là một vấn đề được nêu ra trong kỳ họp thứ 7 : bất chấp các nghị quyết của Quốc hội và Luật Đầu tư công quy định dự án có tổng vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải được trình qua Quốc hội, phía các cơ quan chính phủ vẫn phớt lờ, mà chỉ đến khi dự án gây hậu quả hoặc đội vốn quá cao và sinh nạn thiếu tiền thì mới chịu kêu gào đòi được thông qua vốn bổ sung.

Hẳn đó là nguồn cơn giới cán bộ trẻ ‘tương lai của đất nước’ chỉ chăm chăm chạy ghế ở các bộ ngành ngon ăn.

Trong khi đó, Quốc hội không chỉ hành xử khuất tất với dự luật đặc khu mà còn ‘gật vô thức’ với một số vụ khác mang đậm yếu tố lợi ích nhóm như bỏ phiếu cho tăng giá điện, xăng dầu, dịch vụ y tế, với nhiều loại thuế được ‘kiến tạo’ để bóp hầu bóp họng dân chúng…, Quốc hội đã tự biến nó thành cơ quan không chỉ vô tích sự về công tác phản biện và giám sát, mà còn bị không ít người dân xem là ‘phản động’ - theo đúng nghĩa hành động ngược lại quyền lợi của tuyệt đại đa số nhân dân đã bầu ra nó.

Nhưng với ‘bạn vàng’ thì khác hẳn. Nếu trong vụ Hải Dương 981 vào năm 2014, Quốc hội và Nguyễn Thị Kim Ngân đã không há nổi miệng và cũng chẳng trút ra được một nghị quyết nào về Biển Đông, thì 2019 còn tồi tệ hơn : trong khi bà Ngân ‘mắt liếc mày cong’ với Tập Cận Bình ở Bắc Kinh về ‘làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ và cả một khái niệm cực kỳ trừu tượng và bỉ bôi là ‘đại cục’, cái bóng ma Hải Dương 981 lại hiện hình trên Biển Đông. Nhưng ngay cả thế, từ khi chia tay Tập đến nay và bất chấp ‘nhóm tàu Hải Dương 8’ vẫn quần thảo khu vực Bãi Tư Chính chốn vô chủ quyền, Nguyễn Thị Kim ngân vẫn không thốt nổi một lời về phản đối Trung Quốc. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 18/09/2019

Published in Diễn đàn

Loạt bài viết ‘Hướng đến Đại hội 13’ của cùng tác giả Hoàng Việt - rất có thể chỉ là một bút danh - đã xuất hiện trên mạng xã hội vào những ngày này, với rất nhiều chi tiết ruột rà trong nội bộ đảng lẫn nội bộ ngành công an mà khiến người đọc phải hình dung ngay tác giả là người ‘tay trong’ thì mới có được những thông tin như thế.

hoinghi11

Ai được bình chọn trong cuộc họp kín tại nhà riêng giữa một số quan chức cao cấp để chuẩn bị nhân sự và tài chính cho chiến dịch lobby tại Đại hội 13 - Ảnh minh họa

Những bài viết này chĩa mũi dùi vào một số quan chức bộ chính trị còn muốn đi tiếp và ‘vươn lên một tầm cao mới’ như Bộ trưởng công an Tô Lâm, Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình và những quan chức cấp ‘trung ủy’ như Trần Cẩm Tú - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án tối cao…

Những bài viết trên đã nêu rất cụ thể về một cuộc họp kín tại nhà riêng giữa một số quan chức cao cấp để chuẩn bị nhân sự và tài chính cho chiến dịch lobby tại Đại hội 13, về một âm mưu hất đổ Nguyễn Phú Trọng, về việc đại gia ngân hàng Hà Văn Thắm đã ‘chi’ cho những quan chức nào và bao nhiêu…

Dù có rất nhiều chi tiết không thể kiểm chứng được, nhưng loạt bài viết trên khiến người ta nhớ lại hình ảnh của tranh mạng Chân Dung Quyền Lực, với rất nhiều thông tin nội bộ mà đã khiến chính trường và dư luận Việt Nam sôi động vào khoảng thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015.

Hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, loạt bài viết ‘Hướng đến Đại hội 13’ của tác giả Hoàng Việt là tín hiệu báo trước cuộc chiến nảy lửa giữa các phe phái chính trị ngay từ lúc này cho đến khi Đại hội 13 diễn ra - dự kiến vào đầu năm 2021.

Ngay trước mắt là một sự kiện rất quan trọng : Hội nghị trung ương 11 sẽ diễn ra vào cuối năm 2019.

Nếu Hội nghị trung ương 10 vào tháng 5 năm 2019 chủ yếu ‘sắp ghế’ cho 200 ủy viên trung ương, thì Hội nghị trung ương 11 thậm chí còn có tầm Đại hội đảng với nhiệm vụ chốt danh sách sơ bộ các gương mặt ủy viên bộ chính trị cho khóa 13. Nếu Hội nghị trung ương 10 chỉ là cuộc đấu giữa những ‘cá bé’, thì Hội nghị trung ương 11 mới thật sự là cuộc sát phạt của ‘cá mập’ với nhau.

Đặc thù của thời đại mới đã được tô thắm bới tính chất đa phe phái, đa trung tâm quyền lực hơn và do đó cũng kéo theo nhiều nhóm lợi ích hơn.

Nếu cuộc chiến trước Đại hội 12 chủ yếu xoay quanh trục Trọng - Dũng, thì thế trận trước Đại hội 13 phong phú hơn khá nhiều : các phe phái - chủ yếu là ‘phe chính phủ’ và ‘phe đảng’ tranh giành quyền lực, còn Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt với một nhóm đối thủ mà có thể bao gồm phe chính phủ lẫn bên đảng muốn triệt tiêu ‘sự nghiệp cách mạng’ của ông ta.

Không chỉ Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc là hai ứng cử viên hàng đầu cho chức tổng bí thư, với đều kiện Nguyễn Phú Trọng chịu ‘về vườn’, mà còn cả một lô quan chức khác như Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Minh Chính, Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thiện Nhân…, mà bất kỳ ai trong số đó cũng đều sẵn sàng trám vào vị trí của một kẻ bại trận bị văng ra trong cuộc chiến nảy lửa.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 12/09/2019

Published in Diễn đàn

Nhà báo Chu Vĩnh Hải, một hội viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, cho biết ông nhận được một nguồn tin cực kỳ khả tín và có trách nhiệm ở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) : Vào sáng ngày 06/09/2019, PVN và hãng dầu khí Repsol đã đi đến thỏa thuận cuối cùng là, Repsol sẽ dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

rep1

Repsol dừng hẳn việc triển khai dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ tại lô 136.03 và lô 07.03.

Theo nguồn tin trên, PVN và Repsol sẽ không đưa nhau ra tòa trọng tài quốc tế mà sẽ tự thỏa thuận đền bù cho Repsol. Thỏa thuận đền bù dân sự này cao hơn tổng mức đầu tư mà Repsol đã đầu tư vào Cá Rồng Đỏ là 300 triệu USD nhưng không vượt quá 1 tỉ USD.

Vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, phía Trung Quốc đã gây sức ép mạnh mẽ lên Việt Nam bằng cách yêu cầu Việt Nam đơn phương yêu cầu Repsol hủy bỏ dự án Cá Rồng Đỏ tại hai lô 136.03 và lô 07.03. Yêu cầu của phía Trung Quốc nêu rõ, nếu Việt Nam không yêu cầu Repsol hủy bỏ dự án Cá Rồng Đỏ, Trung Quốc sẽ tấn công một số thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó, thay mặt nhà nước Việt Nam, PVN đã đàm phán với Repsol, theo đó, Việt Nam sẽ cấp phép cho- đền bù cho Repsol tiếp quản và khai thác mỏ Petronas Carigali đã hết hạn khai thác vào năm 2017. Nhưng Repsol từ chối với lí do mỏ Petronas Carigali được cấp phép vào năm 1992, sau 25 năm khai thác đã không còn trữ lượng thương mại khả quan…

Bế tắc !

Tuy chưa được xác nhận chính thức bởi một hãng thông tấn hay tờ báo nào của nước ngoài, nhưng thông tin trên của nhà báo Chu Vĩnh Hải khá phù hợp với bầu không khí trĩu nặng và trống rỗng tại liên doanh Cá Rồng Đỏ trong hơn hai năm qua, kể từ ngày Trung Quốc mở màn chiến dịch gây hấn tại mỏ dầu khí này từ tháng 7/2017. Từ đó đến nay, hoạt động khai thác mỏ này đã bị đình trệ.

Tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà xứng đáng được liệt vào loại "nhục quốc thể" : chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" khi yêu cầu Repsol ngừng hoạt động thăm dò khí đốt tại mỏ Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp một cách kỳ lạ với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí. Sau vụ bỏ chạy không ngoái cổ ấy của liên doanh dầu khí Việt Nam - Tây Ban Nha, đã có tin quốc tế xác nhận ý đồ của hải quân Trung Quốc là có kịch bản tấn công quân sự, đặc biệt khi ‘bạn vàng’ này đã đưa cả một giàn phóng tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 2016.

9 tháng sau "nỗi nhục Bãi Tư Chính" lần đầu, nỗi nhục lần thứ hai đã xảy ra ở cùng địa điểm. tháng Ba năm 2018, một lần nữa, Repsol vội vàng tháo chạy khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Vẫn bởi sức ép của ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ là Trung Quốc - như cái cách tụng ca một thời của giới chóp bu Việt Nam, bất chấp giới hạn dưới của phạm trù liêm sỉ.

Ngay sau vụ Cá Rồng Đỏ lần hai, Tập Cận Bình đã cử Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc - đến Việt Nam với một "tối hậu thư" : Việt Nam phải "cùng hợp tác khai thác" mỏ Cá Rồng Đỏ với Trung Quốc. Nếu không, "bản lĩnh Việt Nam" sẽ hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng lãnh thổ của mình.

Cho tới lúc đó, "bản lĩnh Việt Nam" chỉ còn cách "tự xử" : nếu ở "nỗi nhục Bãi Tư Chính" lần đầu, Petro Vietnam có thể phải bồi thường cho Repsol khoảng 36 triệu USD - kinh phí mà Repsol đã phải bỏ ra để thăm dò dầu khí, thì đến tháng Ba năm 2018, con số bồi thường nghe nói lên đến 200 triệu USD.

Còn bây giờ là từ trên 300 triệu USD đến 1 tỷ USD. Đó là cái giá phải trả vì PetroVietnam, mà đứng đằng sau nó là Bộ Chính trị Việt Nam, đã đơn phương hủy bỏ hợp đồng với Repsol.

Cũng có thông tin từ giới chuyên gia dầu khí về việc PetroVietnam phải bồi thường khoảng 400 triệu USD cho Repsol.

Nếu chính thể Việt Nam cúi mình chấm dứt hoạt động liên doanh với Repsol và chịu bồi thường cho Repsol để tạm thời thỏa mãn yêu sách của Bắc Kinh, nhưng mặt khác cũng không để Trung Quốc can dự vào mỏ Cá Rồng Đỏ, cuộc chiến giành ăn dầu khí chỉ tạm lắng một thời gian, rồi sau đó sẽ vẫn tái diễn. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 09/09/2019

Published in Diễn đàn

"Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp đối với các hoạt động của nước ngoài vi phạm chủ quyền trên biển của ta" - Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc hé miệng vào ngày 4/9/2019 trong một cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 tại Hà Nội, nhưng vẫn không hề dám nhắc đến cái tên Trung Quốc.

neuten1

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện ?

Đó là lần đầu tiên ông Phúc có một phát ngôn về tình hình ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào hoạt động tại khu vực Bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019.

‘Bản lĩnh Nguyễn Xuân Phúc’ thậm chí còn tệ hơn cả cấp dưới là Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Bởi trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ba lần lên tiếng cáo buộc tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam. Lời ‘lên tiếng’ của Thủ tướng Phúc xảy ra trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 thậm chí còn lấn tới sát vùng biển Phan Thiết, trong lúc không có một tài hải quân nào của Việt Nam ra ngăn chặn.

Thật đúng là ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ !

Nêu tên Trung Quốc còn không dám thì làm sao dám kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ?

Cho tới nay và rất tương đồng với tinh thần "hèn với giặc, ác với dân" của năm 2014 và tại nhiều thời điểm khác, chính quyền và giới quân sự Việt Nam vẫn "rúc mặt" mà không dám hành động mạnh mẽ trước Trung Quốc.

Nếu khả năng tàu Trung Quốc kéo dài vụ xâm nhập bãi Tư Chính xảy ra, mà xác suất của khả năng này đang được giới phân tích chính trị cho là ngày càng lớn, Việt Nam sẽ phải đối phó ra sao ? Tiếp tục phát cờ cho ngư dân để "thuyền ra biển lớn" và làm rộ lên câu vè dân gian "Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động" ? Hay tiếp tục kêu gọi quốc tế mau chóng can thiệp ? Liệu Hải Quân Việt Nam có dám nổ súng nếu tàu Trung Quốc gây hấn ? Và nếu nổ súng, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã chuẩn bị ra sao cho những kịch bản đen tối không thể tránh khỏi cho một cuộc xung đột quân sự ở quy mô nhỏ hoặc vừa, hay thậm chí là chiến tranh thực sự với Trung Quốc ?

Thói ươn hèn mãn tính là tác nhân của căn bệnh nhũn não dài hạn và mất đứt lãnh thổ.

Cứ mỗi năm ở Biển Đông, mỗi tháng ở Hoàng Sa và mỗi ngày ở bãi Tư Chính trôi qua, cơ hội của "đảng em" Việt Nam để kiện "đảng anh" Trung Quốc ra tòa án quốc tế lại càng thêm ít ỏi và khó thắng.

Cũng cho tới nay, người ta chỉ nhìn thấy một thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn ‘tự sướng’ với lới ca tụng bất tận những thành tích điều hành kinh tế của ông ta về mức tăng trưởng GDP thần kỳ, bất chấp bị dư luận lên án là căn bệnh ‘giả số liệu’ mà Phúc đã chỉ đạo Tổng cục Thống kê ‘kiến tạo’, hoặc cái cách Thủ tướng Phúc năng nổ đi nhiều tỉnh thành với câu nói đầu môi chót lưỡi ‘mỗi tình là một đầu tàu kinh tế’…Tất cả chỉ nhằm nâng cao ‘hình ảnh và uy tín’ của Nguyễn Xuân Phúc để ông ta lao vào trận tranh giành cái ghế tổng bí thư, hoặc ghế đúp tổng bí thư - chủ tịch nước tại đại hội 13 của đảng cầm quyền vào năm 2021, nếu còn có đại hội đó. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 07/09/2019

Published in Diễn đàn

Nếu kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các khoản đến hạn với quốc tế...

kieuhoi1

Biểu đồ kiều hối từ 2008 đến 2018

Sau chuỗi năm tăng trưởng liên tục, năm 2016 thực sự là một cú sốc dành cho chính thể cầm quyền tại Việt Nam: lượng kiều hối trong năm đó chỉ còn có 9 tỷ USD, sụt giảm rất mạnh - đến 30% - so với lượng kiều hối của năm 2015. 

Quan chức Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, người chuyên theo dõi và thông tin cho báo giới về kết quả kiều hối ở thành phố này, lại cho biết ước tính 8 tháng đầu năm 2019, nguồn kiều hối chảy về Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt 3,45 tỷ USD và dự kiến cả năm 2019, nguồn kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt con số trên 5 tỷ USD. 

Nếu mức 5 tỷ hoặc nhỉnh hơn một chút là số liệu cuối cùng về kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2019, kết quả này là không có gì vượt hơn so với 5 tỷ USD kiều hối về thành phố này trong năm 2018, thậm chí còn thua cả số 5,2 tỷ USD kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2017.

So sánh trên phản ánh một diễn biến quan trọng của đồ thị kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh: sau khi tạo đỉnh vào những năm 2016 và 2017, kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm dần, bất chấp Sài Gòn là nơi tập trung hàng triệu gia đình có thân nhân ở nước ngoài và là địa chỉ ‘giàu có’ nhất’ về nhận kiều hối, chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ chiếm 55-60% tổng kiều hối từ các nước gửi về Việt Nam.

Kết quả kiều hối về Sài Gòn lại là phác thảo cho bức tranh kiều hối về Việt Nam, bởi đã hình thành một quy luật: Sài Gòn thường nhận khoảng 60% trong tổng số kiều hối về Việt Nam - theo thống kê của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh về cơ cấu địa phương tiếp nhận kiều hối trong nhiều năm qua. 

Như vậy nếu căn cứ vào con số 5,2 tỷ USD kiều hối về Sài Gòn trong năm 2017 và tỷ lệ 60% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 chỉ vào khoảng 8,5 tỷ USD chứ không thể lên đến 13,8 tỷ USD cho năm 2017 và 15,9 tỷ USD cho năm 2018 như Ngân hàng Thế giới công bố.

Tương tự, nếu căn cứ vào con số khoảng 5 tỷ USD kiều hối về Sài Gòn trong năm 2019 và tỷ lệ 60% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2019 cũng chỉ vào khoảng 8,5 tỷ USD chứ không thể lên đến gần 18 tỷ USD. 

Nhưng con số 8,5 tỷ USD trên vẫn có thể là lạc quan, bởi phản ánh chung của báo chí và giới chuyên gia tài chính là trong những năm gần đây, kiều hối đổ về Việt Nam có khuynh hướng ngày càng tập trung về Sài Gòn, trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác, trong đó cần phải tính đến yếu tố sụt giảm kiều hối từ lực lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam do ngày càng nhiều quốc gia hạn chế hoặc đóng cửa với lao động Việt. Nếu tỷ lệ kiều hối về Sài Gòn vượt trên 60% nhưng vẫn giữ giá trị tuyệt đối là khoảng 5 tỷ USD thì dĩ nhiên con số tổng kiều hối quốc gia sẽ phải giảm dưới mức 8,5 tỷ USD.

Sau chuỗi năm tăng trưởng liên tục, năm 2016 thực sự là một cú sốc dành cho chính thể cầm quyền tại Việt Nam: lượng kiều hối trong năm đó chỉ còn có 9 tỷ USD, sụt giảm rất mạnh - đến 30% - so với lượng kiều hối của năm 2015. Với hơn 4 tỷ USD bị sụt giảm từ lượng kiều hối vào năm 2016, GDP danh nghĩa của Việt Nam khi đó đã bị giảm khoảng 1,5% trong năm đó và cũng giảm theo tỷ lệ đó trong những năm sau.

Còn vào hai năm 2017 và 2018, với mức giảm từ 6 - 7 tỷ USD so với mức đỉnh 13,5 tỷ USD của năm 2015, GDP danh nghĩa của Việt Nam còn có thể sụt giảm nặng nề hơn.

Nếu kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các khoản đến hạn với quốc tế.

Thường Sơn

Nguồn VNTB, 03/09/2019

Published in Diễn đàn

Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng Việt Nam bất ngờ tỏ ra ‘can đảm’ khi nhận lời tham dự một cuộc tập trận với Mỹ và các nước trong khối ASEAN, diễn ra từ ngày 2 tới ngày 6/9/2019. Sự kiện diễn tập này diễn ra ở cảng hải quân Sattahip ở tỉnh Chonburi, Thái Lan, và kéo dài tới mũi Cà Mau của Việt Nam.

taptran0

Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN

Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng "là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia cuộc diễn tập này", như nhiều năm trước đây Việt Nam đã không hề tham gia loại hình tập trận chung này dù đã là thành viên của ASEAN từ lâu.

Việc lần đầu tiên Việt Nam ‘can đảm’ tham dự vào cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch mang tên ‘Hải Dương 8’ và cho các tàu xông vào Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà không một chút nể mặt ‘đảng em’.

Không những khiêu khích, Trung Quốc còn không thèm che giấu ý đồ chiếm trọn Bãi Tư Chính - là nơi tập trung nhiều nhất các lô dầu và khí đốt màu mỡ của Việt Nam, cũng là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cuối cùng để khai thác nuôi đảng và bù trám cho ngân sách hộc rỗng cùng núi nợ nước ngoài lên đến ít nhất vài trăm tỷ USD.

Thực ra, đã có tiền lệ cho cuộc tập trận của Việt Nam không phải với ASEAN, mà là với Mỹ.

Vào năm 2018, giới chóp bu Việt Nam đã lần đầu tiên ‘can đảm’ cho lực lượng hải quân nước này tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii và Nam California - diễn ra vào cuối tháng Sáu năm 2018.

Việc Việt Nam quyết định tham gia vào cuộc tập trận trên xảy ra khoảng 3 tháng sau khi Trung Quốc tiến hành gây hấn lần thứ hai tại Bãi Tư Chính, còn trước đó đã nổ ra gây hấn lần đầu vào năm 2017.

Tháng 3 năm 2018, Tập Cận Bình lại cử Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc - đến Việt Nam ngay sau vụ Bãi Tư Chính lần hai, với một "tối hậu thư" : Việt Nam phải "cùng hợp tác khai thác" mỏ Cá Rồng Đỏ với Trung Quốc. Nếu không, "bản lĩnh Việt Nam" sẽ hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng lãnh thổ của mình.

Không bao lâu sau ‘tối hậu thư’ của Vương Nghị, Trung Quốc đã tiến thêm một bước xa hơn bằng việc vẽ lại ‘đường lưỡi bò’ quét qua đến 67 lô dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, chặn toàn bộ cửa ‘làm ăn’ của kẻ vẫn đang mơ màng về ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười sáu chữ vàng’.

Tình trạng cô đơn cùng cực trên trường quốc tế cùng trạng thái mất ngủ lẫn mất ăn dầu khí đã khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam phải tiến tới quyết định ‘bám Mỹ’, với bước đi liều lĩnh hơn hẳn khi tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất ở Hoa Kỳ vào năm 2018 và với mỹ cùng ASEAN vào năm 2019. Bằng cách thức này, Việt Nam đã gián tiếp xác nhận bước đi của mình như một đồng minh quân sự của Mỹ, chứ không chỉ là tư cách quan sát viên như hồi 2016.

Bài toán đặt ra với Nguyễn Phú Trọng hiện thời là một sự gấp rút thời gian khi phải lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông, mà nếu động thái đó được triển khai có hiệu quả thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ yên tâm khai thác dầu khí cùng với các đối tác liên doanh mà không còn quá sợ hãi bị Trung Quốc nắt nạt, còn Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng có thể tỏ ra can đảm hơn đôi chút chứ không đến nỗi bị dân chửi ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ và ‘chưa đánh chác gì đã đái cả ra quần’. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 28/08/2019

Published in Diễn đàn

Hầu hết các ‘đối tác chiến lược toàn diện’ của Việt Nam đã chẳng có ý kiến gì về vụ Bãi Tư Chính. Một sự ghẻ lạnh lạ lùng xâm phủ bộ mặt chính thể luôn tự hào có rất nhiều quan hệ đối tác chiến lược.

tuchinh1

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng

Vài ngày sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng "lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam", phía Trung Quốc đã một lần nữa phản ứng đúng theo cái cách xem Biển Đông là ao nhà của mình.

Ngày 19/8/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng, tàu Hải Dương Địa Chất số 8 hoạt động trong vùng biển thuộc quyền tài phán của nước này và yêu cầu

Đây là lần thứ hai Bắc Kinh phản ứng như thế.

Lần phản ứng đầu tiên của Trung Quốc xảy ra vào cuối tháng 7 năm 2019, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng cáo buộc Việt Nam "vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Tư Chính kể từ Tháng Năm", "Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình và đang liên lạc với phía Việt Nam" và "Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam xử lý phù hợp vụ việc".

Tuyên bố trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam là Lê Thị Thu Hằng cho biết Hà Nội đã "trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam", một cử chỉ can đảm mang tính quá hiếm muộn của giới chóp bu Việt Nam về thế buộc phải đối đầu với "thiên triều".

Cách thức tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là rất tương đồng với chiến thuật lấn dần từng bước vào Biển Đông và biến các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là những vùng biển có trữ lượng dầu khí lớn mà Việt Nam đang tự khai thác hoặc liên doanh với những đối tác nước ngoài để khai thác, thành vùng "tranh chấp chủ quyền" giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Cách tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực bãi Tư Chính có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong "đường lưỡi bò 9 đoạn", tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế "thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc" vào năm 2019.

Tuyên bố về "chủ quyền bãi Tư Chính" của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cho thấy một ý định quá đáng sợ của Bắc Kinh mà khiến "đảng em" Việt Nam mất ngủ : Trung Quốc chưa hề có ý định rút tàu khỏi khu vực bãi Tư Chính.

Thậm chí Trung Quốc còn có thể điều động thêm những tàu thăm dò địa chất và kể cả điều động một giàn khoan khồng lồ như cái cách của Hải Dương 981 vào năm 2014, vào khu vực bãi Tư Chính để khoan dầu, như một cách ăn cướp cực kỳ trắng trợn tài sản ngay trong nhà của người khác.

Cho tới thời điểm này, Trung Quốc còn tạm thời giành được một lợi thế trên phương diện quan hệ quốc tế và ngoại giao so với Việt Nam : Hội Nghị Các Bộ Trưởng ASEAN diễn ra ở Thái Lan vào cuối Tháng Bảy, đầu Tháng Tám 2019 đã chỉ đề cập khá chung chung và "quan ngại" về tình hình Biển Đông mà không hề nhắc đến cái tên Trung Quốc. 

Trong khi đó, hầu hết các ‘đối tác chiến lược toàn diện’ của Việt Nam đã chẳng có ý kiến gì về vụ Bãi Tư Chính. Một sự ghẻ lạnh lạ lùng xâm phủ bộ mặt chính thể luôn tự hào có rất nhiều quan hệ đối tác chiến lược.

Còn Hoa Kỳ, đối trọng duy nhất của Trung Quốc trên thế giới, cũng là quốc gia đầu tiên và có lẽ duy nhất lên tiếng gián tiếp ủng hộ chính quyền Việt Nam phản đối Trung Quốc can thiệp vào bãi Tư Chính, đã trở nên dè dặt hẳn về những phát ngôn và hành động tiếp theo, sau khi chứng kiến giới chóp bu Việt Nam vẫn như bị vẹo xương sống trước "người đồng chí tốt".

Chưa có gì rõ ràng về triển vọng hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hải Quân Mỹ, đang tiến hành tuần tiễu ở Biển Đông, sẽ can thiệp trực tiếp vào vụ Bãi Tư Chính.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 22/08/2019

Published in Diễn đàn
mardi, 20 août 2019 12:13

Sao lại ‘giao thiệp’ ?

Trong lúc tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8, sau 5 ngày tiếp liệu ở đảo Đá Chữ Thập, ung dung quay lại khu vực Bãi Tư Chính và giống như một cái tát vào mặt những kẻ ‘tự sướng’ cho rằng nhờ "công tác đấu tranh quốc tế đầy khôn khéo và sáng tạo của đảng và nhà nước ta nên đã đẩy đuổi được tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khỏi Bãi Tư Chính", Bộ Ngoại giao Việt Nam lại dùng một từ ngữ rất chi lịch duyệt để phản ứng với Trung Quốc : ‘giao thiệp’.

sao1

'Giao thiệp' quân đội hai nước Việt - Trung : khó mà nhận ra được đâu là màu áo 'quân ta' và đâu là quân phục đối phương.

"Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói với phóng viên các tờ báo trong và ngoài nước trong một cuộc họp báo vào trung tuần tháng 8 năm 2019.

Vậy lối nói chữ ‘giao thiệp’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam thực chất là gì ?

Hiểu một cách đơn giản, ‘giao thiệp’ là việc tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn. 

Nhưng tại sao phải ‘giao thiệp’ và tại sao phải mượn một từ Hán để mô tả động tác tiếp xúc thuần Việt, trong khi ứng với quy ước về ngoại giao, chính quyền nước này khi phản đối nước khác sẽ triệu đại sứ của nước đó đến để trao công hàm phản đối ? Vì sao Bộ Ngoại giao Việt Nam lại không dám dùng từ ‘triệu’ đại sứ Trung Quốc đến trụ sở bộ này để trao công hàm phản đối vụ Hải Dương 8 tái xuất, mà phải che mặt ấp úng từ ‘giao thiệp’ ?

Phải chăng, và giả thiết này là rất gần với sự thật trong quan hệ của một Việt Nam nhược tiểu với kẻ đại hán Bắc Kinh : Bộ Ngoại giao Việt Nam đã muốn triệu đại sứ Trung Quốc đến làm việc, nhưng viên đại sứ của nước lớn không thèm đến, thậm chí còn không thèm trả lời, vì thế Việt Nam đành đơn phương phản đối mà chẳng thể gửi tận tay phía Trung Quốc văn bản nào ?

Có ít nhất một cơ sở cho giả thiết trên : tuyên bố ‘Việt Nam đã trao công hàm phản đối Trung Quốc’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ được kèm theo ảnh của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng chứ chẳng có tấm hình nào cho thấy đại sự Trung Quốc gặp cơ quan này để nhận công hàm.

Từ ‘giao thiệp’ còn khiến lộ ra một sự thật khác : trong hai lần gần đây khi Việt Nam ‘trao công hàm’ phản đối Trung Quốc về vụ Hải Dương 8 (khi tàu này lần đầu tiên xuất hiện ở Bãi Tư Chính) và phản đối vụ tập trận của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng rất có thể đã chẳng có đại sứ Trung Quốc nào xuất hiện để nhận công hàm, mà tất cả chỉ được Bộ Ngoại giao Việt Nam nói miệng và phản đối đơn phương, phản đối trong phòng lạnh. Như một kẻ bất lực.

Trong khi đó, cùng với sự xuất hiện trở lại của Hải Dương 8, đã có những tin tức không chính thức nhưng có vẻ đáng tin cậy về việc tàu này đã dùng mạn sườn của nó để đâm va với tàu hải cảnh của Việt Nam. Đồng thời, có tin chính thức về việc tàu Trung Quốc đẩy đuổi tàu cá của ngư dân Việt ra khỏi vùng biển ‘thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam".

Tình hình trên cho thấy phía Trung Quốc còn lâu mới muốn rút Hải Dương 8 và các tàu hải cảnh bảo vệ cho nó khỏi Bãi Tư Chính.

Ngay cả động thái Việt Nam điều hai tàu hải quân hiện đại mang tên Quang Trung và Trường Sa ra ‘vờn tàu’ với các tàu Trung Quốc cũng chỉ nên được xem là một hành động ‘giao thiệp’ theo cái cách mà giới tướng lĩnh và công an Việt Nam vẫn hỉ hả giao lưu với các tướng đối phương, chứ chẳng thể hy vọng tàu chiến Việt sẽ được lệnh của Bộ Chính trị cho nổ súng, dù chỉ là bắn chỉ thiên cảnh cáo tàu giặc. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 20/08/2019

Published in Diễn đàn