Lần đầu tiên có một nhà máy thủy điện giết dân bị khởi tố. Đó là Nhà máy Thủy điện Nậm Nơn ở Nghệ An bị khởi tố bởi Công an nghệ An về hành vi "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp".
Nhà máy Thủy điện Nậm Nơn ở Nghệ An bị khởi tố bởi Công an Nghệ An về hành vi "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp"
Nhà máy thủy điện này đã xả lũ mà không thông báo khiến anh Vi Văn May (bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, Tương Dương), thiệt mạng vào tháng 6 năm 2019 mà báo chí đã phản ánh.
"Đây là vụ án đầu tiên chúng tôi khởi tố, lần đầu tiên phải ra tay bằng pháp luật với các thủy điện. Trước đây chính quyền, người dân kêu mãi nhưng thủy điện vẫn không chịu làm. Giờ thì phải dùng pháp luật để xử lý" -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, nói tại một cuộc họp thảo luận tổ Hội đồng nhân dân tỉnh này vào tháng 7 năm 2019. Tướng Cầu cũng cho biết công an tỉnh đã lập tổ điều tra với sự phối hợp của Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Công thương, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh... để khám nghiệm tử thi, hiện trường toàn bộ vụ việc này và "sẽ xử lý nghiêm".
Ngoài nội dung trên, Công an Nghệ An cũng đang tập trung điều tra quy trình xây dựng nhà máy thủy điện, trong đó có liên quan các hạng mục công trình và thẩm định dự án để xác định "trách nhiệm thuộc về ai". "Riêng Thủy điện Nậm Nơn cách nhà dân chưa đầy 20 mét, chỉ tiếng ồn thôi người dân cũng đã không chịu đựng được rồi. Cho nên, chúng tôi phải làm vấn đề này để gõ cái gậy vào tất cả cơ quan ban, ngành nào có trách nhiệm trong việc thẩm định, chỉ đạo xây dựng nhà máy thủy điện",tướng Cầu nói.
Đáng chú ý hơn, Công an Nghệ An cũng hứa hẹn tổng hợp, điều tra lại toàn bộ thiệt hại trong đợt xả lũ cuối tháng 8 năm 2018 gây thiệt hại nặng nề cho 171 hộ dân, trong đó nhiều hộ đến nay vẫn chưa nhận được đền bù. "Đây là vấn đề chúng tôi làm để bảo vệ quyền lợi của dân. Nếu cần thiết sắp tới sẽ kiến nghị để đưa ra tòa xử lý. Anh không thể kinh doanh thu lời gây thiệt hại cho dân mà không chịu đền bù được" - tướng Cầu nói.
Ngoài ra, Công an Nghệ An cũng sẽ điều tra các hành vi vi phạm của các nhà máy thủy điện theo quy định tại Nghị định 134 của Chính phủ về vấn đề vận hành nhà máy thủy điện và hồ chứa. Nếu phát hiện vi phạm sẽ kiến nghị và trực tiếp xử lý.
Đối với việc vận hành nhà máy thủy điện và hồ chứa, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cao nhất, hoặc phải chịu trách nhiệm không thể chối bỏ, là Bộ Công thương.
Vậy Bộ Công thương và nhiều nhà máy thủy điện do bộ này cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý đã ‘lập thành tích’ giết sống dân nghèo trong suốt nhiều năm trời đến mức nào ?
Được cơ quan chủ quản là Bộ Công thương "bảo kê" hồ sơ tội ác của EVN đã dày quá khổ, không chỉ vì quá nhiều lần tăng giá điện vô lối đánh úp túi tiền cùng kiệt của dân nghèo, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn xảy đến vào mùa mưa bão cuối năm 2013 : tháng Mười Một năm đó, tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… khiến gây ra cái chết tang thương của hơn 50 mạng người.
Nhưng cho tới nay, từ Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ‘hạ cánh an toàn’ trở xuống, đã không một kẻ nào phải ra trước vành móng ngựa để trả lời cho những cái chết trên.
Sau nhiều năm đằng đẵng không chịu từ bỏ cơ chế độc quyến về ‘quản lý công đoàn’, cuối cùng chính thể độc tài Việt Nam đã phải chấp nhận sửa Luật Công đoàn sau khi hai hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu) được chính thức ký kết vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.
Hội thảo về một số đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn - Ảnh minh họa
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - một trong số 6 ‘cánh tay nối dài của đảng’ đã dự kiến phạm viLuật Công đoàn sửa đổi sẽ tập trung điều chỉnh với 6 nhóm quy định chủ yếu : Vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn ; Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo hoạt động công đoàn ; Quyền gia nhậpcông đoàn của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ; Quyền gia nhập hệ thốngcông đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động ; Các hành vi phân biệt đối xử và can thiệp, thao túng chống công đoàn ; Tài chính công đoàn.
Theo kế hoạch, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).
Thế nhưng một trong những nội dung cốt lõi trong Luật Công đoàn cần phải xóa bỏ là ‘phí ăn cướp 3%’ vẫn không được Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam nêu ra, trong khi trước đó chính chủ thể này đã là tác nhân muốn giấu biến Luật Công đoàn để khỏi phải sửa đổi.
Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ - đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động).
Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ : ‘không ăn cướp thì là cái gì !’.
Nhưng cho tới nay, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vẫn chưa hề minh bạch tài chính, hay nói thẳng là chưa hề công bố con số thu hàng năm từ ‘phí ăn cướp 3%’ là bao nhiêu, chi cho những mục gì và số tiền mà cơ quan này lợi dụng để ‘ăn chơi nhảy múa’ thâm lạm đến mức nào.
Trong thâm niên ‘ăn tạp’ của mình, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Nhiều nguồn tin từ giới công nhân còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.
Được xem là ‘anh em sinh đôi’ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ‘ăn cướp 3%’ là một trong những chân kiềng cho chế độ độc tài và độc quyền cả về bóp hầu bóp cổ công nhân.
Mối quan hệ giữa Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam với những đơn vị do cơ quan này làm ‘chủ quản’ thậm chí còn tồi tệ đến mức vào tháng 6 năm 2019, Đại học Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn đã trở thành địa chỉ đầu tiên tố cáo cơ quan chủ quản của đại học này là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về chế độ ‘nộp tô’ đến 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế (có thể hiểu là phải nộp đến 30% của phần lợi nhuận ròng sau khi đã nộp thuế).
Đáng chú ý, thư tố cáo trên mà được gửi đến các cơ quan của đảng và chính quyền, nhưng không phải ‘lưu hành nội bộ’ mà được Đại học Tôn Đức Thắng công bố cho báo chí nhà nước - như một thông điệp sẵn sàng đối mặt với cơ chế đầy bất công và tham lam của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bị một vố đau điếng từ thư tố cáo của một đơn vị do cơ quan này làm chủ quản. Và cũng là lần đầu tiên một đơn vị cấp dưới như Đại học Tôn Đức Thắng thấm thía về thói hư tật xấu và nạn thù vặt bẩn thỉu đê tiện của giới quan chức chủ quản luôn tụng niệm ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và ‘luôn chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động’ là đến mức nào.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 09/07/2019
Đang có những dấu hiệu không hề mờ nhạt về việc Việt Nam có thể trở thành đối tượng thứ ba, sau Trung Quốc và Mexico, bị Trump áp thuế trừng phạt lên hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đả kích đích danh Việt Nam là "kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất", Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo sẽ đánh thuế lên các sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan nhằm tránh thuế chống bán phá giá, với thuế suất có thể lên tới 456,23% - một cú bồi tiếp theo việc Mỹ đánh thuế thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc lên đến 531% vào cuối năm 2019.
Nguồn cơn khiến Trump và nhiều quan chức Mỹ giận dữ là chính quyền Việt Nam đã trở thành một nhân tố tiếp tay cho hàng Trung Quốc gắn nhãn ‘made in Vietnam’ tràn ngập thị trường Hoa Kỳ
Trong vụ tung ra biện pháp trừng phạt đánh thuế "thép Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc" vào tháng 12/2017, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định rằng có đến 90% sản phẩm thép từ Việt Nam nhập sang Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong khi đó ở Việt Nam, một số chuyên gia độc lập đã cảnh báo về việc nhôm tấm Trung Quốc mượn đường Việt Nam sang Mỹ nhưng chính phủ và Bộ Công thương Việt Nam không có hành động cứng rắn gì. Không những thế, còn có một lỗ hổng pháp lý mà dường như bộ này cố tình để lại cho Trung Quốc tuồn hàng qua Việt Nam.
Cũng có nghĩa là thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ bao gồm cả giá trị hàng hóa thép và nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc, tức Việt Nam đã thông đồng với Trung Quốc để lừa người Mỹ.
Động thái Mỹ áp thuế cao lên mặt hàng thép của Việt Nam có xuấ xứ từ Tung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ tung ra một đòn trừng phạt mới, hoặc chính xác là một mối đe dọa mới đối với Việt Nam, vào tháng 5 năm 2019 : lần đầu tiên, Việt Nam đã suýt bị liệt vào danh sách các nước thao túng tiền tệ - danh sách được Bộ Tài chính Mỹ cập nhật cứ sau mỗi 6 tháng.
Mỹ sử dụng ba tiêu chí để đánh giá việc thao túng tiền tệ của một quốc gia : thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 3% GDP, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ đô la, và can thiệp vào thị trường ngoại hối vượt quá ít nhất 2% GDP.
Việt Nam bị Mỹ xem là một nước lũng đoạn tiền tệ vì đã cho hạ giá đồng tiền của mình một cách giả tạo.
Trong vài năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tiếp tăng tỷ giá trung tâm để kích thích gom USD trôi nổi. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2019, dù đã trám bớt lỗ hổng toang hoác của Quỹ dự trữ ngoại hối để có tiền trả nợ nước ngoài, nhưng cơ quan ‘siêu ngân hàng’ này đã phải trút vào thị trường tự do đến 200.000 tỷ đồng - chiếm đến hơn 4% GDP, tức vượt xa giới hạn 2% GDP mà Mỹ quy định đối với quốc gia thao túng tiền tệ.
Việt Nam cũng đã ‘thỏa mãn’ tiêu chí thặng dư thương mại khi đạt giá trị xuất siêu vào thị trường Mỹ ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD vào năm 2018, không chỉ củng cố một cách chắc chắn vị trí thứ 6 mà còn có triển vọng leo lên vị trí thứ 5 trong danh sách 16 quốc gia bị Donald Trump liệt vào danh sách ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.
Nếu bị xem là quốc gia lũng đoạn tiền tệ, cửa vào ‘kinh tế thị trường’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở gì, sẽ càng thêm hẹp lại. Khi đó, tương lai rất cận kề là theo lệnh của Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ sẽ nâng cao mức thuế suất đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ - tương tự chiến dịch nâng thuế suất đến 25% của Mỹ đối với toàn bộ 500 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.
Biệt danh "kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất" cùng thái độ chỉ trích gay gắt của Trump đối với Việt Nam đang phác ra một tín hiệu chẳng lành. Nếu không cẩn thận, Việt Nam có thể rơi vào tình huống ‘chiến tranh thương mại Mỹ - Việt’ mà cán cân lực lượng là quá chênh lệch, bởi Việt Nam chẳng có cơ may gì để trả đũa bằng việc đánh thuế lên hàng Mỹ nhập vào thị trường Việt Nam.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 06/07/2019
Cuộc họp của Bộ Thông tin và truyền thông vào giữa năm 2019 chỉ đưa ra biện pháp chế tài cụt lủn "Bất cứ nền tảng xuyên biên giới nào vào Việt Nam hoạt động mà không tuân thủ pháp luật Việt Nam sẽ không sẽ không được đất nước này chào đón".
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ không 'chào đón' Google, YouTube, Facebook ?
Cuộc họp trên được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhằm "chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới". Nội dung chính của cuộc họp này nhằm "kêu gọi các doanh nghiệp, các đại lý quảng cáo, các nền tảng công nghệ Việt Nam, các cơ quan báo chí và người sử dụng mạng xã hội chung tay cùng Bộ Thông tin và truyền thông "quét rác" trên môi trường mạng, bảo vệ sự an toàn cho các thương hiệu, xây dựng môi trường Internet lành mạnh, an toàn tại Việt Nam".
Tuy nhiên, cuộc họp trên đã không bàn gì về việc thu thuế của Google, YouTube, Facebook - điều mà vào năm 2017 và 2018 đã trở thành một chủ đề ưu tiên của bộ này lẫn Bộ Tài chính.
Từ giữa năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bô Công an đã nhiều lần họp bàn về biện pháp quản lý và chế tài các nhà mạng nước ngoài. Cũng đã có những cuộc họp liên bộ tài chính - công an - thông tin truyền thông để phối hợp đồng bộ vừa siết mạng vừa thu tiền theo phương châm "không cho chúng nó thoát".
Tuy nhiên sau một đợt "bắn tiếng" với Google, Facebook… nhưng chỉ nhận được kết quả quá ư khiêm tốn, các bộ này đã rút ra được bài học xương máu là làm gì thì làm cũng phải "tạo điều kiện" để các nhà mạng nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Vào cuối năm 2017, ngay sau khi Bộ Công an tung ra Dự thảo Luật An ninh mạng với Điều 34 đòi tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Uber… buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, đến lượt Bộ Tài chính tung ra dự thảo mới về luật quản lý thuế với đòi hỏi nhà cung cấp nước phải khai báo, nộp thuế nhà thầu đối với các dịch vụ mà tổ chức nước ngoài có cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
Khi đó, Bộ Tài chính đã tìm cách "ăn theo" Luật An ninh mạng bằng cách gia tăng áp thuế và hy vọng có thể thu bẫm thuế trong một khu vực kinh doanh mà từ trước tới giờ ngành thuế của Việt Nam không với tay được. Số thuế dự tính thu được có thể lên đến 3.000 - 5.000 tỷ đồng.
Theo cách nhìn riêng của Bộ Tài chính, Google và Facebook đang cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho thị trường Việt Nam thông qua 2 phương thức : qua các đại lý tại Việt Nam và mua bán trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ tài khoản tín dụng hoặc ví điện tử. Nếu thông qua đại lý, các doanh nghiệp trên phải thực hiện nghĩa vụ thuế khi phát sinh doanh thu nhưng ở phương thức mua bán và thanh toán trực tuyến lại chưa được quy định rõ nên có thể bên mua dịch vụ sẽ tự hợp thức hóa bằng cách mua hóa đơn của một dịch vụ khác. Khi thanh - kiểm tra thuế, cơ quan chức năng khó biết hết được giá trị thực của chi phí trả cho dịch vụ qua mạng.
Nếu thành công trong việc đánh thuế các nhà mạng nước ngoài, ngân sách Việt Nam sẽ thu được một số tiền lớn để giúp chế độ tồn tại qua ngày. Nhưng lại chẳng có gì bảo đảm là một khi bị siết cả về quyền tự do ngôn luận lẫn túi tiền, các hãng Google, Facebook… sẽ còn muốn hoạt động tại thị trường Việt Nam hay là không.
Chỉ có điều, quản lý thu thuế trong nước là dễ hơn nhiều so với thu thuế của các hãng nước ngoài, vì các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trong nước đã được cơ quan thuế áp mã số thuế nên dễ theo dõi và truy thu. Trong khi đó, các nhà mạng nước ngoài đa phần lại không có đại diện hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam nên dù Bộ Tài chính quá muốn thu thuế thì cũng chẳng biết phải gặp ai và gặp ở đâu.
Việc Google phải quyết định rút khỏi Trung Quốc vào năm 2010 do bị siết chặt chính trị là một bài học xứng đáng cho giới chóp bu và cơ quan thuế của Việt Nam.
Cho đến nay, vẫn không có bất kỳ thông tin nào cho thấy Bộ Tài chính có thể thu được thuế từGoogle, YouTube, Facebook.
Thậm chí ngay cả việc đặt văn phòng hay trụ sở làm việc tại Việt Nam cũng không được các doanh nghiệp mạng trên tha thiết. Trong bối cảnh đó, thu được thuế là một điều không tưởng. Bây giờ thì ai cũng hiểu là cùng lắm các doanh nghiệp này sẽ không được chính quyền Việt Nam ‘chào đón’.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 02/07/2019
Đến lúc này đã có thể khẳng định rằng Nguyễn Phú Trọng, bất chấp cơn tai biến luôn đe dọa khiến ông ta ‘liệt giường liệt chiếu’, vẫn kiên định với quan điểm và chủ trương đốt lò.
Nguyễn Phú Trọng 'chủ trì họp Bộ Chính trị' vào ngày 21/6/2019.
Cũng đến lúc này, đã có thể rút ra một quy luật thuộc về phạm trù cá nhân Nguyễn Phú Trọng : cứ mỗi khi Trọng tái xuất l2 lại có một hoặc một số vụ bắt bớ hoặc kỷ luật quan chức tham nhũng.
‘Nạn nhân’ mới nhất của Nguyễn Phú Trọng là Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - cựu tư lệnh Quân chủng Hải quân, đã vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến 10 khu đất quốc phòng.
Ông Hiến bị kỷ luật bằng hình thức cách chức nhiều chức vụ đảng mà ông đã tham gia trước đây : Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005 – 2010 ; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010 (gồm Phó bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy và Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010).
Vào ngày 14/5/2019, việc "bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo" Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện , tròn một tháng sau "biến cố bạo bệnh" ở Kiên Giang (quê hương "anh Ba X"), lại trùng với việc công an bắt giam và khởi tố hai quan chức tổng giám đốc là Tề Trí Dũng ở Sài Gòn và Bùi Quang Huy ở Hà Nội.
Cả hai quan chức kinh tế vừa bị bắt trên đều được dư luận ồn ào cho là sân sau của những quan chức chính trị cao cấp. Tề Trí Dũng móc xích với cựu ủy viên trung ương, cựu phó bí thư thường trực Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang. Còn Bùi Quang Huy được cho là sân sau của đương kim Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tức Chung "Con".
Lần ‘mất tích’ đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng là vào khoảng thời gian cuối tháng 11, đầu tháng 12/2017. Nhưng vào ngày 8/12, Trọng bất ngờ xuất hiện trong một cuộc họp của Ban Phòng chống Tham nhũng Trung ương do ông ta chủ trì vào buổi sáng, để ngay chiều hôm đó quan chức vừa bị tước ghế ủy viên Bộ Chính trị là Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam, tạo nên một cú chấn động trên chính trường và đánh dấu một bước ngoặt lớn và chuyển sang giai đoạn máu lửa hơn nhiều trong chiến dịch được xem là "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng.
Trong thời gian Trọng được cho là vẫn nằm điều trị tại Viện quân y 108 ở Hà Nội, có vẻ vẫn có những chỉ đạo của ông ta từ giường bệnh về chuyện tiếp tục đốt lò.
Đầu tháng 5/2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của cựu Chủ nhiệm Trần Quốc Vượng và của đương kim Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú đã họp về tiếp tục "đốt lò" và còn có vẻ muốn "đốt lò" nóng hơn.
Trong cuộc họp đó, hàng loạt tướng lĩnh cao cấp thuộc quân chủng Hải quân - Bộ Quốc phòng, đặc biệt trong số là có Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến, đã bị lôi ra kỷ luật mà nguồn cơn rất có thể liên quan đến chuyện "ăn đất". Đặc biệt là Vũ Văn Ninh, một cựu phó thủ tướng, ủy viên Trung ương Đảng thời Nguyễn Tấn Dũng, cũng bị lôi ra "đốt" mà nguyên do rất có thể liên đới đến vụ bán rẻ như cho cảng Quy Nhơn vào thời Đinh La Thăng còn là bộ trưởng Giao thông và vận tải.
Chiến thuật đốt lò không ngưng nghỉ có lẽ sẽ khiến át đi phần nào những dư luận bất lợi về tình hình sức khỏe tồi tệ và thậm chí sắp "tịch" của "Tổng tịch," qua đó sẽ "lấy lại niềm tin của đảng viên và nhân dân" dành cho nhân vật mà niềm đam mê "ngồi tiếp" qua Đại hội 13 có vẻ không hề suy suyển bất chấp trọng bệnh.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 24/06/2019
Phải mất hơn một năm trời, vụ Lê Tấn Hùng - em trai của cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải - mới được chính quyền thành phố này chuyển từ hình thức kỷ luật khiển trách sang cách chức.
Lê Tấn Hùng (trái) và Lê Thanh Hải
Tháng 6 năm 2019, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã ký quyết định kỷ luật cách chức đối với ông Lê Tấn Hùng, tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) vì vi phạm rất nghiêm trọng.
Vào đầu tháng Ba năm 2018, cũng Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã chỉ ký quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Tấn Hùng.
Trước khi được điều động về Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn vào năm 2014, Lê Tấn Hùng giữ chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.
Lực lượng Thanh niên xung phong lại là "cái nôi cách mạng" để từ đó "đi lên" của Lê Thanh Hải. Đơn vị này là một trong số những tai tiếng lớn nhất về đặc quyền đặc lợi ở đất Sài Gòn và bị cho là được "bảo kê 100%" bởi ông Lê Thanh Hải.
Lê Tấn Hùng là kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã "chi khống 13,3 tỉ đồng" - một con số quá đủ khiến Lê Tấn Hùng phải đi thẳng vào nhà giam nếu đảng muốn thế.
Theo logic, vụ việc "Lê Tấn Hùng chi khống 13,3 tỉ đồng" phải sang thẳng cơ quan điều tra của Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, số phận của ông Lê Tấn Hùng có thể coi như "xong" và chỉ còn chờ ngày bị truy tố và ra tòa lãnh án. Tuy nhiên từ đó đến nay đã chẳng có cơ quan điều tra nào vào cuộc mà đã khiến dư luận nghi ngờ lớn rằng Lê Tấn Hùng và Lê Thanh Hải đã ‘chạy’ các cửa.
Hiện tượng vụ Lê Tấn Hùng bị lôi trở lại trùng thời gian với vụ bắt hai giám đốc doanh nghiệp liên đới mật thiết với cựu phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh kiêm ‘đệ ruột’ của Lê Thanh Hải là Tất Thành Cang.
Vụ việc Lê Tấn Hùng dường như không còn được cho chìm xuồng nữa. Lệnh bắt có lẽ sẽ được công bố trong không bao lâu nữa.
Sau "đánh vòng ngoài" sẽ là "đánh vòng trong". Nếu đến nay đã có 2 trong số 3 người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị "lên thớt", thì "thòng lọng" siết cựu bí thư Lê Thanh Hải có lẽ cũng chẳng khác mấy.
Một khi những ‘đệ ruột’ gần gũi nhất của Lê Thanh Hải như Nguyễn Hữu Tín và có thể sắp tới cả Tất Thành Cang rơi vào vòng lao lý, liệu số phận Lê Thanh Hải còn giữ được uy danh ‘bố già’ trên đất Sài Gòn ?
Lê Thanh Hải không chỉ được đồn đoán là một trong những ‘tư bản đỏ’ kếch xù nhất trên rẻo đất chữ S quằn quại đau thương của hàng triệu dân oan đất đai, mà có lẽ còn là cái tên ngự ngay ở tốp đầu trong bản ‘danh sách tử thần’ của Nguyễn Phú Trọng : danh sách những quan chức mà nếu bị ‘mổ’ theo cách không kịp và không thể tẩu tán tài sản cá nhân thì đảng của ông Trọng sẽ có thể ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ từ 3 đến 5 tỷ USD mỗi năm - một thành tích không quá tệ so với việc Tập Cận Bình đã từng xử chung thân và tịch thu tài sản của ‘bạn’ của Lê Thanh Hải là Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, cùng lúc trám bớt vào cái lỗ trống toang hoác của nền ngân sách Việt Nam đang lao vào thời kỳ hộc rỗng đen tối.
Chừng đó lý do sẽ đủ để vào một ngày đẹp trời nào đó, ‘Hải Heo’ sẽ nối gót đàn em để không chỉ ‘của thiên trả địa’, mà có khi còn phải thốt lên một triết lý chấn động ‘tâm thức cộng sản’ như Đinh La Thăng đã từng : "Hãy đối xử với bị cáo như một con người !".
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 23/06/2019
Vì sao Thủ tướng Phúc một lần nữa trong nhiều lần ‘kêu gọi báo chí đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá’ ?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân tại sân bay Schiphol Amsterdam, trong chuyến viếng thăm Hà Lan ngày 8/7/2017. Ảnh : VGP/Quang Hiếu.
Hẳn đó là hệ quả mà Nguyễn Xuân Phúc - người bộc lộ tham vọng chính trị rõ hơn hết trongnhững năm sau Đại hội 12 - không thể yêu thích khi ông ta phải trở thành tiêu điểm bình phẩm, chỉ trích và tố cáo của các đồng chí trong nội bộ Đảng cộng sản lẫn dư luận trên mạng xã hội về quá nhiều ‘thành tích’ của Phúc trong nhiệm kỳ này : để mặc hoặc tiếp tay cho Bộ Công thương tăng phi mã giá xăng dầu và điện, bỏ mặc hoặc bật đèn xanh cho Bộ Giao thông và vận tải và nhóm lợi ích giao thông dập phí BOT lên đầu lái xe và doanh nghiệp, thả rông cho Bộ Tài nguyên và môi trường và các doanh nghiệp xả thải đậm đặc khắp các vùng đất nước…
Và hẳn Nguyễn Xuân Phúc không thể quên, hoặc còn nhớ mãi về trang mạng Chân Dung Quyền Lực.
Vào cuối năm 2014, lần đầu tiên Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tạo nên một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt Nam khi tấn công không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân sau và nhân thân ‘chính trị nội bộ’, đối với một số ủy viên bộ chính trị khi đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc. Khỏi phải nói rằng hiệu ứng của trang mạng phe cánh chính trị này đã khiến nhiều ‘chính khách’ co rúm và phải uống thuốc ngủ. Nhưng đến gần cuối năm 2015 khi sắp diễn ra Đại hội 12, trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên biến mất theo đúng cái cách mà nó đã thình lình xuất hiện. Có lẽ vào lúc đó, ‘nhiệm vụ lịch sử’ của nó đã tạm hoàn thành.
Nhưng không có Chân Dung Quyền Lực này thì lại xuất hiện ‘Chân Dung Quyền Lực’ khác.
Vào tháng Tám năm 2018, hiện tượng đơn thư tố cáo nội bộ lại xuất hiện trên mạng xã hội. Một vụ việc độc đáo được mạng xã hội đề cập là một bức thư của một người được cho là nhà giáo Nguyễn Cảnh Bình từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tố cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm là chuyện ông Phúc để cho một số cấp dưới, đại gia và người thân trong gia đình ông Phúc thao túng chính trường và trục lợi cá nhân, đồng thời đang tổ chức một chiến dịch vừa ch
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 15/06/2019
Nhóm lợi ích giao thông vừa đề xuất tăng phí 37 dự án BOT với lý do ‘doanh thu bị sụt giảm’, đe dọa trút lên đầu hàng triệu phương tiện vận tải một thứ luật rừng ‘thu giá’ và kích động lạm phát vọt cao trên đầu 90 triệu dân Việt, bất chấp rất nhiều phản đối của người dân cả nước về nhiều trạm thu phí BOT về các trạm này thường cố ý đặt sai vị trí và thu phí quá cao.
Lái xe phản đối BOT Cai Lậy
Hiển nhiên, BOT là một nguồn lợi màu mỡ cho nhóm lợi ích giao thông. Đó chính là nguồn cơn vì sao trong suốt một thời gian dài và mặc dù bị phản ứng ngày càng quyết liệt, Bộ Giao thông Vận tải vẫn khăng khăng cố thủ không chịu di dời trạm BOT Cai Lậy, cho dù trạm này rõ ràng đặt sai vị trí.
Không thể khác hơn, cánh lái xe và người dân lại một lần nữa sẽ ‘dậy mà đi’. Phản kháng và biểu tình - hệ quả mà chế độ độc tài ở Việt Nam quá lo sợ - chắc chắn sẽ xảy ra.
Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền. Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số.
Vào nửa đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam.
Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng 8 – 9/2017 và từ đó đến nay, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng. Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật…
Khi cuộc chiến Cai Lậy nổ ra, những người lái xe đã không chỉ tiếp tục yêu sách đòi BOT Cai Lậy phải hủy bỏ tình trạng "quy hoạch một nơi, thu phí nơi khác", duy trì chiến thuật trả tiền lẻ không chỉ mệnh giá 200 đồng mà cả 100 đồng – tờ tiền hầu như không còn được sử dụng trong lưu thông ở Việt Nam, mà còn dũng cảm đối mặt với công an, bất chấp chính quyền Tiền Giang và chủ đầu tư BOT Cai Lậy dàn hàng trăm cảnh sát cơ động và công an giao thông, bất chấp việc bị lực lượng "tay sai bảo kê" này răn đe và đàn áp, bắt bớ. Lần đầu tiên, hàng trăm lái xe tổ chức tập hợp kéo đến đồn công an đòi người khi 3 lái xe bị công an bắt giữ – thực hiện một phương thức đấu tranh của giới dân chủ nhân quyền khi có người bất đồng chính kiến bị công an bắt câu lưu. Đã có một kết quả đáng khích lệ khi đó : trước sức ép của các tài xế, công an đã không dám giữ người lâu mà đã phải thả ra, cho dù trước đó đe dọa những lái xe này về "tội chống chính quyền".
Kể từ lần phản kháng đầu tiên vào tháng 9/2017 cũng tại trạm BOT Cai Lậy, nhận thức về đấu tranh mưu sinh, chống bất công và áp bức của lái xe đã nâng lên nhiều hơn, đồng thời giới hạn sợ hãi được kéo giảm. Đây cũng là một đặc thù rất lớn của phong trào đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam từ suốt những năm 2005, 2006 đến nay. Tập hợp và đoàn kết theo số đông luôn là một yếu tố sống còn để phong trào dân chủ và bất tuân dân sự đạt được thành công.
Ngược lại với phong trào bất tuân dân sự của lái xe và người dân, ngày càng nhiều chính quyền địa phương đã lộ hẳn hành vi "bảo kê" trắng trợn cho các nhóm trục lợi chính sách, đặc biệt là dấu hiệu tổ chức và triển khai "lực lượng vũ trang riêng", mà bằng chứng không thể chối cãi là vụ trạm thu phí BOT Biên Hòa (Đồng Nai) vào tháng 10/2017 và trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) vào tháng 11/2017.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 11/06/2019
Vì sao Nguyễn Thị Kim Ngân ‘chặn họng’ đại biểu quốc hội về dự luật Đặc khu ?
‘Kỷ niệm’ tròn một năm phát ngôn ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’theo lối ‘cả vú lấp miệng em’ của mình, Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội - lại ‘chặn họng’ một đại biểu quốc hội khi đại biểu này cắc cớ hỏi về dự luật Đặc khu.
Lo lắng về đặc khu, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chất vấn Phó thủ tướng Vương Đình Huệ
"Xin ông phân tích, đánh giá nếu lập 3 đặc khu kinh tế thì mức độ phát triển của nó như thế nào đối với địa phương, với vùng đó ?" - Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chất vấn Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - quan chức thay mặt Thủ tướng đăng đàn tại Quốc hội khóa 14 tháng 5 và 6 năm 2019.
"Việc ra đời đặc khu không ảnh hưởng gì tới nguồn lực của Trung ương, địa phương tập trung cho phát triển 2 đầu tàu kinh tế và 7 khu kinh tế trọng điểm" - Vương Đình Huệ trả lời.
Dùng quyền tranh luận, đại biểu Trí cho rằng bản thân ông không hài lòng với câu trả lời của phó thủ tướng và nhắc lại "Vấn đề tôi muốn hỏi ở đây là rồi đây Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc sẽ phát triển tới mức nào nếu chúng ta cho làm đặc khu ? Cái này tôi muốn phó thủ tướng thông tin cho dân biết ? Thứ hai nữa là việc phát triển đặc khu như thế thì vấn đề an ninh toàn vẹn lãnh thổ sẽ được tính như thế nào ?".
Ngay lập tức, Nguyễn Thị Kim Ngân ngắt lời "Quốc hội đang bàn Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, hiện chưa ban hành, để có câu trả lời đầy đủ vấn đề đại biểu nêu thì cần nghiên cứu chặt chẽ hơn. Cho nên tôi đề nghị đại biểu cho phó thủ tướng có thời gian chuẩn bị và sẽ trả lời câu hỏi của đại biểu bằng văn bản".
Vì sao bà Ngân lại ‘chặn họng’ đại biểu về dự luật Đặc khu ?
Hãy nhớ lại, vào tháng 5 năm 2018 khi ‘luật bán nước’ - một cái tên bi thảm mà người dân đã gọi để lên án Luật Đặc khu và vẫn tồn tại cho đến giờ đây – thình lình được trình ra Quốc hội mà không trước đó không hề thông báo cho dân biết, một số đại biểu quốc hội đã có thái độ thắc mắc, phản ứng về hành vi khuất tất đó và những hậu quả mà Luật Đặc khu có thể rước về. Nhưng ngay lập tức, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ‘chặn họng’ theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’. Chính từ thái độ và hành động áp đặt theo lối ‘cả vú lấp miệng em’ như thế, người dân đã phát hiện ra nguồn cơn của nó : vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh mà được sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình của phía Trung Quốc cùng sự tham gia trực tiếp của một nữ cố vấn của Tập Cận Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này, như Phạm Minh Chính, đã ‘nhiệt tình vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’ !
Vào tháng 3 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đứng ra thông báo : "Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chính phủ cho biết : Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung".
Về thực chất, thông báo trên đã mở đường cho luật Đặc khu - bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 - nay nổi trở lại. Ngay trước mắt, một chiến dịch ‘đánh’ giá đất đang bùng nổ ở các khu vực dự kiến ‘lên đặc khu’ là Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) và có thể cả ở Vân Phong (Khánh Hòa). Vô số đất mà giới quan chức đã ‘tậu giá rẻ’ ở những nơi này sẽ có cơ hội bằng vàng để ‘thoát hàng’ với giá trên trời.
Khái niệm ‘luật chung’ mà thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ thông báo lại khiến người ta càng nghi ngờ về việc đã từng tồn tại một thứ ‘luật riêng’ - luật Đặc khu mà nhiều nội dung của nó chứa đựng quá nhiều ưu ái cho Trung Quốc và cứ như thể đó là một hình thức trá hình mà chính thể độc đảng ở Việt Nam luồn lách nhượng địa hoặc nói trắng ra là bán đất cho kẻ ‘ngàn năm Bắc thuộc’.
Sau ‘luật riêng’ của Phạm Minh Chính và Nguyễn Thị Kim Ngân, vai trò ‘luật chung’ của Nguyễn Xuân Phúc có thể được hiểu ra sao ? Liệu ông Phúc có lợi ích gì trong các phi vụ đầu cơ tài chính và chính trị của ‘luật bán nước’ ?
Ngay trước khi ‘chặn họng’ đại biểu Nguyễn Anh Trí về dự luật Đặc khu, Nguyễn Thị Kim Ngân đã ‘chặn họng’ đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân lẫn cắt ngang Bộ trưởng Công an Tô Lâm khi đại biểu Vân chất vấn về vụ phân bón Thuận Phong, xảy ra vào ngày 4/6 tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019.
Thái độ ‘chặn họng’ thô bạo của Nguyễn Thị Kim Ngân về vụ phân bón giả Thuận Phong đang bị dư luận nghi ngờ là xuất phát từ động cơ của bà ta muốn che đậy cho Thuận Phong khỏi bị khởi tố và truy tố.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 09/06/2019
"Cao ủy Thương mại Châu Âu dự kiến họp thông báo những nội dung liên quan đến EVFTA vào ngày 28/5. Theo kế hoạch, Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua quy định cho phép việc ký kết hiệp định này vào ngày 25/6. Nhiều khả năng, lễ ký EVFTA sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 hoặc 28/6" - Bruno Angelet nói với một tờ báo quốc doanh là Nhịp Cầu Đầu Tư.
Bruno Angelet (trái) và Nguyễn Xuân Phúc. Ông Bruno được nhiều người cho rằng 'thân' với chính quyền Việt Nam.
Khá đồng điệu với nhận định của Bruno Angelet, tờ báo của Bộ Công thương - đơn vị được giao nhiệm vụ đàm phán trực tiếp về EVFTA - vào cuối tháng 5 năm 2019 đã đưa ra dự đoán đầy hy vọng là EVFTA có thể ‘được ký kết trong những tuần tới’.
‘Trong những tuần tới’ cũng là thông tin cụ thể nhất mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho báo đảng biết về tương lai ký kết EVFTA. Nhưng ‘lãng mạn’ hơn cả Bộ Công thương, ông Phúc còn đề cập tương lai ‘ký trong những tuần tới’ cho cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư) với Liên Minh Châu Âu (EU).
Chuyến đi Châu Âu vào cuối tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Phúc, đặc biệt ‘thăm’ Na Uy và Thụy Điển, chính là nhắm đến mục tiêu ‘ký trong những tuần tới’ cho không chỉ EVFTA mà còn cả EVIPA.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy EVFTA ‘sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng Sáu’ như một số nguồn tin của đảng và ‘thân đảng’ khấp khởi trước đó.
Thậm chí sau chuyến ‘quốc tế vận’ ở Châu Âu của Nguyễn Xuân Phúc, khác với cái nhìn ‘lãng mạn’ của Thủ tướng Phúc về EVFTA và EVIPA ‘có thể được ký trong những tuần tới’, cụm từ này đã biến mất trên cửa miệng của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh - quan chức tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi Na Uy và Thụy Điển - khi ông ta trả lời phỏng vấn trang web của Bộ Công thương.
Mà chỉ là "Bộ Công Thương đánh giá cao sự hỗ trợ về kinh tế, thương mại của bạn trong thời gian qua và đề nghị Thụy Điển ủng hộ sự phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam-EU, đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam-EU (EVIPA)" - một cụm câu nặng về tính xã giao và thực chất là sáo ngữ bởi không gắn kèm bất kỳ mốc thời gian cụ thể ‘sẽ ký kết’ nào.
Thái độ thận trọng và kín kẽ trên của cơ quan chuyên môn Bộ Công thương, chứ không phải lối hô hào phô trương huênh hoang nhưng đậm đặc cảm tính của thủ tướng ‘cờ lờ mờ vờ’, cho thấy nhiều khả năng phía Na Uy và Thụy Điển đã chỉ hứa hẹn chung chung ‘ủng hộ Việt Nam tham gia vào EVFTA’, nhưng không có bất kỳ văn bản cam kết nào về việc này, cũng không khẳng định bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào để ‘tiến tới ký kết EVFTA’ - rất tương đồng với cách thể hiện của một số chính phủ ở Châu Âu với những đoàn vận động EVFTA của Việt Nam vào năm 2017, cũng là bối cảnh mà có đến hơn ba chục nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến bị công an Việt Nam thẳng tay tống vào ngục tối.
Nhưng vào lúc này, có thể những người Âu Châu đã đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam : chính sách ‘đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại’ của Việt Nam là cực kỳ ‘xuyên suốt’ cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.
Khả năng ký EVTTA vào cuối tháng Sáu này cũng bởi thế trở nên khá mong manh. Chẳng có gì dễ ăn cho một chính thể chuyên hành nghề đàn áp nhân quyền để bảo vệ sự tồn tại cho nó.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 04/06/2019