Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao Thủ tướng Phúc lo sợ ‘các thế lực lợi dụng chống phá ta về tự do tôn giáo’ ?

"Nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các thế lực lợi dụng chống phá ta về dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo, cản trở Việt Nam trong hội nhập và hợp tác quốc tế" là phát biểu của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ vờ’ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp mặt với chức sắc, chức việc tôn giáo diễn ra vào ngày 9/8/2019 ở thành phố Đà Nẵng.

tongiao1

Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ vờ’ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc gặp mặt với chức sắc, chức việc tôn giáo diễn ra vào ngày 9/8/2019 ở thành phố Đà Nẵng

 Vì sao Thủ tướng Phúc lo sợ ‘các thế lực lợi dụng chống phá ta về tự do tôn giáo’ ?

Có thể cho đây là một trong những lần hiếm hoi Thủ tướng Phúc đề cập đến khía cạnh tự do tôn giáo, còn trước đó ông ta thường chỉ trích các thế lực thù địch can thiệp vào dân chủ và nhân quyền.

Đáng chú ý, trước cuộc gặp trên của Thủ tướng Phúc đã có một sự kiện quốc tế về tự do tôn giáo gây ấn tượng về chiều sâu của nó : Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Thăng tiến Tự do Tôn giáo từ 16-18/7/2019 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quy tụ ngoại trưởng của 100 quốc gia và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới, với thông điệp kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo toàn cầu.

Bên cạnh hội nghị trên, Tổng thống Trump đã tiếp đón nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam là Mục sư Tin Lành A Ga - một người Thượng Tây Nguyên, và đạo hữu Lương Xuân Dương - một tín đồ Cao Đài nằm trong nhóm nạn nhân bị đàn áp tôn giáo. Cuộc tiếp đón này diễn ra bên cạnh Cuộc tiếp đón trên được mô tả "Tổng thống Trump hỏi thăm ghi nhận của họ về tình hình tự do tôn giáo tại các nước và ông chăm chú lắng nghe những chia sẻ".

Đó là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhà kinh doanh Donald Trump có một biểu lộ về mối quan tâm của ông đối với nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng. Kể từ thời điểm đó, Trump có vẻ quan tâm đến cả chủ đề cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông phản đối luật dẫn độ và phản đối Trung Quốc - điều mà trước đó ông không hề chú ý.

Sự kiện Tổng thống Trump gặp những nhà đấu tranh tự do tôn giáo Việt Nam đã bị giới dư luận viên của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ trích với giọng điệu cay cú, hằn học và bất lực.

Cùng lúc, thái độ nhấn mạnh đến vấn đề tự do tôn giáo của Thủ tướng Phúc đã cho thấy giới chóp bu Việt Nam đang có cái để lo lắng : tiếng nói của các tổ chức quốc tế về tình trạng các tôn giáo ly khai bị đàn áp nặng nề ở Việt Nam rõ ràng đang có tác động ngày càng lớn đến Tổng thống Hoa Kỳ.

Hầu như năm nào Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng phải nhắc lại : "Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục coi một số nhóm tôn giáo và các hoạt động của họ là sự đe dọa cho đất nước. Những tổ chức tôn giáo không xin phép chính phủ để hoạt động phải đối mặt với những rủi ro là bị chính quyền địa phương đe dọa và quấy nhiễu". Những bản báo cáo này cũng cho biết ở Việt Nam vẫn còn khoảng 150 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, rất nhiều người trong số này bị giam giữ vì lý do đức tin tôn giáo và kêu gọi tự do tôn giáo. Những tù nhân đã được trả tự do hiện vẫn phải đối mặt với những truy bức từ phía chính quyền.

Kiến nghị đáng chú ý nhất của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ là chính phủ Mỹ sử dụng danh sách các quốc gia được quan tâm đặc biệt của Bộ Tài chính và từ chối cấp visa đối với những cá nhân và cơ quan vi phạm quyền con người, bao gồm vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo.

Và đưa Việt Nam vào lại Danh sách CPC (Countries of Particular Concern) - là Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Kể từ năm 2006 khi được Mỹ nhấc khỏi Danh sách CPC, giờ đây chính thể Việt Nam đang gần với triển vọng "tái hòa nhập" CPC hơn bao giờ hết. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam và cả thể chế cầm quyền - vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm - sẽ càng dễ sa chân sụp đổ.

Cái nhìn của Trump đối với hoạt động chính trị, tự do tôn giáo và có thể cả với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng mà giới đấu tranh dân chủ nhân quyền có thể bằng vào đó để có được niềm hy vọng lớn hơn về sức ép của chính phủ Hoa Kỳ đối với chính phủ Việt Nam trong thời gian tới về cải thiện nhân quyền.

Nhưng sự thay đổi trên lại chính là điều mà những quan lại cao cấp như Thủ tướng Phúc lo sợ. 

Thường Sơn

Nguồn : RFA, 19/08/2019

Published in Diễn đàn

Cả thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc lẫn các quan chức lãnh đạo khối đảng và khối chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đều ‘câm như hến’ mà không đả động gì đến sân golf Tân Sơn Nhất trong hai cuộc họp gần đây nhất - tháng 8 năm 2019 - về việc đầu tư các dự án giảm tải cho Tân Sơn Nhất và thu hồi toàn bộ đất quốc phòng hoạt động sai phạm.

san1

Sân golf Tân Sơn Nhất - Ảnh minh họa

Vào năm 2017 và 2018 khi vấn đề giải tỏa sân golf Tân Sơn Nhất được đặt ra, giới chủ đầu tư của sân golf này, và cả vài lãnh đạo của Bộ Quốc phòng, đã trắng trợn ngã giá. Một chủ đầu tư của sân golf này – ông Trần Văn Tĩnh – đã nói ra con số đó và cũng toạc ra với báo chí : "sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường !" – như một cách mặc cả với ngân sách quốc gia cùng tiền đóng thuế của dân. Theo đó nếu nhà nước thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất, số kinh phí dùng để "bồi thường giải tỏa" cho cụm sân golf – nhà hàng – khách sạn – chung cư… đã được xây dựng quy mô và còn hứa hẹn sẽ phát triển thêm là quá lớn – lên đến ít nhất 3.000 tỷ đồng.

Hiện tượng rất đồng pha và đồng điệu là quan điểm mặc cả trên rất nhất quán từ trên xuống dưới, và từ dưới lên trên trong hệ thống "nhóm lợi ích quân đội". Chỉ khoảng 3 tuần trước khi "phải bồi thường" của ông Trần Văn Tĩnh, Thứ trưởng quốc phòng Trần Đơn cũng đã "bắn ý" về "phải bồi thường" trong hội nghị quán triệt, triển khai kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương về quản lý sử dụng đất quốc phòng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 8/8/2017.

Đó là một thách thức chưa từng có trước pháp luật. Bởi chính Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã khẳng định hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất là vô hiệu. Mà hợp đồng đã vô hiệu thì chỉ có giải tỏa trắng chứ không bồi thường gì cả. Còn việc quân đội không sử dụng hết giao cho nhà đầu tư bên ngoài khai thác làm sai mục đích sử dụng đất là Bộ Quốc phòng đã vi phạm Luật Đất đai.

Nhưng rốt cuộc đã không có một chỉ đạo nào từ Thủ tướng Phúc về trách nhiệm phải chịu đối với Bộ quốc phòng và những cơ quan liên quan.

Và rốt cuộc, sân golf Tân Sơn Nhất đã bị biến thành "kẻ tống tiền", còn ngân sách quốc gia và tiền thuế của dân tạo ra ngân sách lại bị biến thành một thứ "con tin". Vẫn hầu như không có bất cứ một chuyển động đáng kể nào về ‘mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất’ cho tới nay.

Vào tháng 2 năm 2019 đã lộ thêm một bằng chứng sống động về Bộ Giao thông và vận tải cố ý câu giờ mà không mau chóng chấm dứt sự tồn tại của sân golf Tân Sơn Nhất và mở rộng sân bay dân sự cùng tên.

Theo tờ Dân Việt, để "cứu" sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Giao thông và vận tải có 2 đề án mở rộng theo đề xuất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)) và Công ty Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar). Tuy nhiên, vẫn không thể thực hiện cùng 1 lúc (vì có nhiều tranh cãi), bởi đề án của ACV chưa mang tính khả thi cao. Từ thiết kế nhà ga, quỹ đất, công suất, đến tiến độ thực hiện đều bất cập so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo Dân Việt, mặc dù Thủ tướng đã quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với việc xây thêm ga hành khách, nhưng khi ACV đưa ra thiết kế tại văn bản số 1942/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020, định hướng đến 2030 do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký lại khác xa so với quyết định của tư vấn ADPi (Pháp) trước đó.

Đây là một điểm "bất thường" bởi nó khác so với những gì Thủ tướng cùng các Bộ, ngành đã thống nhất trước đó. Cụ thể, ACV quyết định xây dựng nhà ga trên diện tích đất 16 ha (thay vì 26 ha như tư vấn Pháp được Thủ tướng phê duyệt). Thậm chí, nhà ga này chỉ có diện tích 100.000 m2, thay bằng 200.000 m2 phục vụ 20 triệu hành khách.

Trong khi sân bay Tân Sơn Nhất đang trong giai đoạn quá độ, thì việc "thu nhỏ" nhà ga T3 liệu có tiếp tục là một điểm tắc nghẽn mới đối với ngành Hàng không ? Đặc biệt, với công suất 20 triệu khách thì hàng loạt các tiện ích nhà ga phải đảm bảo về đường ra vào, bãi đậu xe, tiện nghi nhà ga, nơi tiếp nhận đón trả khách, an ninh…

Được biết, thiết kế của ACV kế thừa theo văn bản số 3193/QĐ-BGTVT ngày 7/9/2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020, định hướng đến 2030 của Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải.

Tuy nhiên, ACV đã tự "xóa sổ" chính quyết định 3193/QĐ-BGTVT bằng việc xóa nhà ga lưỡng dụng đã có trong Quyết định này, dù trước đó, chính Bộ Giao thông và vận tải đã có văn bản cho phép và yêu cầu Hãng hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) sớm triển khai xây dựng nhà ga lưỡng dụng.

Cần phải nhắc lại, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất bị quá tải, việc "thu nhỏ" nhà ga T3, Tân Sơn Nhất phải chăng ACV đang đi ngược với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đi ngược với các quyết định của Bộ Giao thông và vận tải trước đó.

Mặt khác, Quyết định 1942/QĐ-BGTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký ban hành đã được các Bộ, Ngành, đơn vị tư vấn thống nhất ? Bộ Giao thông và vận tải có phải đang cố tình kéo dài thời gian chậm triển khai sân bay Tân Sơn Nhất khiến cho các hãng Hàng không phải lao đao vì thiếu sân đỗ, máy bay phải bay lòng vòng trên bầu trời thêm 15 – 12 phút mới được hạ cánh ?...

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 18/08/2019

Published in Diễn đàn

UBND Thành phố Hồ Chí Minh lại tưởng tượng ra bản đồ Thủ Thiêm !

Đã xảy ra một vụ việc bi hài trong buổi họp báo giữa tháng 8 năm 2019 của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh...

thuthiem1

Ông Cao Thăng Ca, một người dân Thủ Thiêm có nhà đất bị cưỡng chế và phải khiếu kiện trong nhiều năm và là đại diện cho 71 hộ dân khiếu kiện vừa phẫn nộ vừa mỉa mai khi trả lời đài RFA Việt ngữ, sau khi chứng kiến buổi họp báo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vào giữa tháng 8 năm 2019 để ‘nhận sai’ vụ khiếu tố khổng lồ ở Thủ Thiêm :

"Người ta chưa nói thì mình cũng biết người ta nói cái gì rồi, tự nhiên nghĩ ra một cái bản đồ nào đó rồi nói khu 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch 367, mà bản đồ 367 mất rồi thì căn cứ vào đâu để xác định 4,3 này nằm ngoài ranh, điều hết sức phi lý. Không có bản đồ không có cái gì hết thì căn cứ vào đâu mà bản đồ 367 là mấu chốt thì người ta dấu đi thì giờ căn cứ vào bản đồ nào mà toàn bản đồ họ tự vẽ ra, tự thêu dệt, tự áp đặt là điều không thể chấp nhận được".

Đã gần một năm rưỡi trôi qua kể từ khi dư luận sôi trào về chuyện tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 mất tích, vẫn chưa có bất kỳ cơ quan nào - từ Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường đến Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh các bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… chịu tìm thấy nó.

Hay cố tình không chịu tìm ra tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm - đã bị một bàn tay đen đúa nào đó cho biến mất suốt nhiều năm qua ?

‘Không công bố bản đồ quy hoạch’ là một trong rất nhiều nội dung khiếu tố của nhiều hộ gia đình trong số 15000 dân ở Thủ Thiêm. Các cấp chính quyền từ Quận 2 đến Ủy ban nhân dân thành phốThành phố Hồ Chí Minh đã có quá nhiều dấu hiệu giấu biệt bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm trong suốt một thời gian dài và cho đến tận hôm nay.

Theo tố cáo có cơ sở rất rõ ràng của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.

Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.

Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường đã vọt đến 150 - 200 triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố - mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 250 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 11 tỷ USD !

Vậy trách nhiệm hành chính và cả trách nhệm hình sự phải thuộc về cơ quan nào - Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường hay Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm biến mất từ nhiều năm qua ?

Vậy là đã xảy ra một vụ việc bi hài trong buổi họp báo giữa tháng 8 năm 2019 của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh : giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Thanh Nhã đã cho trình chiếu ranh giới khu 4,3 ha nằm ngoài quy hoạch, tức sở này đã ‘kiến tạo’ một tấm bản đồ hoàn toàn mới, thay cho bản đồ gốc đã biến mất.

Tấm bản đồ mới vừa được tưởng tượng trên hẳn là nhằm lấp liếm vụ tấm bản đồ gốc Thủ Thiêm rất có thể đã bị một thế lực giấu mặt phi tang. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 16/08/2019

Published in Diễn đàn

‘Khó thu hồi 26.300 tỷ’ vụ Thủ Thiêm : Thêm nguy hiểm cho nhóm quan chức ‘ăn đất’

Rất có thể bị chính phủ thúc ép, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh vừa phải có văn bản trả lời vụ ‘26.300 tỷ đồng’, ký bởi Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nêu trong văn bản gửi Thủ tướng.

thuhoi1

Thu hồi 26.300 tỷ sai phạm ở Thủ Thiêm là nhiệm vụ bất khả thi ?

Theo đó "Thành phố Hồ Chí Minh tạm ứng hơn 26.000 tỷ đồng để đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tính đến ngày 30/9/2018. Số tiền này chủ yếu để chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng nên không thể thu hồi hoàn trả ngân sách như thông báo ngày 26/6/2019 của Thanh tra Chính phủ" - văn bản này nêu.

Cần nhắc lại, bản kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ đã nêu ra buộc chnh quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn trả ngân sách số tiền 26.300 tỷ đồng như một ‘tối hậu thư’, nếu không trả được đến hạn cuối vào ngày cuối năm 2019 thì Thanh tar chính phủ sẽ chuyển vụ việc này cho Cơ quan điều tra.

Nhưng đào đâu ra số tiền 26.300 tỷ đồng ?

Dù chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh nêu lý do là không thể thu lại từ các hộ dân đã nhận tiền bồi thường, nhưng sự thật không phải thế. Sự thật là khi áp giá bồi thường trước đây, các quan chức Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó đã tính ‘đơn giá’ xây dựng cho các doanh nghiệp thấp hẳn so với giá thị trường, từ đó làm cơ sở tính giá bồi thường còn thấp và tệ hơn nhiều cho người dân bị giải tỏa.

Do đó, bản chất vấn đề hiện thời là muốn có số tiền 26.300 tỷ để trả lại ngân sách trung ương, cần truy ngược lại các doanh nghiệp được ‘thầu’ Thủ Thiêm và tính lại đơn giá xây dựng tại các oanh nghiệp này, không phải theo ‘giá nội bộ’ mà theo giá thị trường. Nếu cơ chế tính lại này được vận hành rốt ráo và có hiệu quả, đảng của Nguyễn Phú Trọng sẽ có ngay không chỉ 26.300 tỷ đồng mà các doanh nghiệp cùng giới quan chức phải ‘ói ra’, mà có thể còn nhiều hơn nữa.

Việc chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải trả lời sớm về vụ 26.300 tỷ đồng cho thấy Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương Nguyễn Phú Trọng không còn kiên nhẫn chờ đến hạn chót cuối năm 2019, mà đang chỉ đạo gấp rút để Thành phố Hồ Chí Minh phải bồi hoàn tiền cho ngân sách.

Nguy cơ đang ngày càng tiệm cận các doanh nghiệp ở Thủ Thiêm và nhóm quan chức ‘ăn đất’ thời kỳ đó như ‘Hai - Ba - Sáu’… (Hai Nhật - tức Lê Thanh Hải, Hai Quân - tức Lê Hoàng Quân, Ba Đua - tức Nguyễn Văn Đua, Sáu Cang - tức Tất Thành Cang…

thuhoi2

Lê Thanh Hải (giữa) không chỉ bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất

‘Ói ra’ hay ‘quyết tâm thu hồi tài sản tham nhũng’ đã trở thành chủ trương của đảng, khởi nguồn từ từ năm 2017 bởi ‘người đốt lò vĩ đại’ Nguyễn Phú Trọng - một động thái nhái lại những gì mà Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn đã làm ở Trung Quốc. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chỉ chưa đầy 10% trong thời gian trước đó là quá thấp và khiến Trọng không thể hài lòng khi, mà mục tiêu là phải bắt quan tham ‘ói ra’ ít nhất 50% số tài sản đã ‘nuốt’ thì mới thu hồi được một phần tiền để ‘hô hấp’ cho đảng. Một chục ngàn tỷ đồng hoặc thậm chí nhiều gấp vài ba lần như thế mà lũ ‘Hai - Ba - Sáu’ phải ‘ói lại’ vào ngân sách đảng để thoát khỏi xà lim sẽ giúp đảng có đủ tiền để nuôi đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức, với 30% trong số đó bị xem là vô tích sự, trong… 3 ngày.

Nhất là Lê Thanh Hải.

Đã từ lâu, Lê Thanh Hải không chỉ bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc, mà còn được một số dư luận đồn đoán là "một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam". Thậm chí còn có dư luận cho rằng nếu Nguyễn Phú Trọng làm kiên quyết vụ Thủ Thiêm và buộc Lê Thanh Hải phải ‘ói ra’ thì có thể ‘hốt’ cho ngân sách trung ương từ 3 đến 5 tỷ USD.

Trong thời gian tới, nếu Lê Thanh Hải và những đồng sự cấp dưới thời ông ta còn làm chủ tịch thanh phố và bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không thể khắc phục được hậu quả, nghĩa là chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không thể tìm được 26.300 tỷ đồng để hoàn trả lại ngân sách trung ương theo kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã công bố như một tối hậu thư vào tháng 6 năm 2019, Lê Thanh Hải sẽ khó có cơ may thoát khỏi án tù như Đinh La Thăng.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 13/08/2019

Published in Diễn đàn

Tháng 8 năm 2019, ngay sau khi chính quyền xứ Kiên Giang, với bí thư tỉnh này là Nguyễn Thanh Nghị - con trai của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - thình lình có văn bản chính thức đề nghị Chính phủ ngừng quy hoạch Phú Quốc làm đặc khu để chuyển sang hình thức khu kinh tế đơn thuần, giới đầu cơ bất động sản và những quan chức đã ôm đất giá rẻ nhưng chưa kịp ‘thoát hàng’ giá cao đành ôm nỗi hận thiên thu.

phuquoc1

Phú Quốc trong cơn ngập lụt lịch sử tháng 8 năm 2019

Vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 được Trung Quốc cho thẳng tiến vào khu vực Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền Việt Nam và lì lợm ở đó đến hơn một tháng, gây ra một trận ‘vờn tàu’ và gấu ó ở mức độ vừa phải giữa ‘đảng anh’ và ‘đảng em’ khiến cộng đồng quốc tế phải chú ý.

Hẳn đó là nguồn cơn chính trị rất trực tiếp mà đã khiến ‘đảng em’ tìm cách phản pháo đối với ‘đảng anh’ bằng cách cho đóng sổ giấc mơ ‘lên đặc khu’ của Phú Quốc và Vân Đồn.

Trước khi dự luật Đặc khu được khởi sự ‘lobby’ Bộ Chính trị đảng vào ngay sau tết nguyên đán năm 2018 và được chính thức tung ra Quốc hội vào giữa năm 2018, quan chức Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh (vào lúc còn chưa ‘mất tích dài hạn’) đã ký một thông báo thay mặt Bộ Chính trị kết luận về chủ trương ‘làm’ các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, chính thức mở đường cho một khung pháp lý mà sau này bị dư luận xã hội phản ứng quyết liệt vì cho đó là ‘luật bán nước’.

Đáng chú ý, bản thông báo do Đinh Thế Huynh ký được dựa trên đề xuất của bí thư tỉnh Quảng Ninh - một địa phương giáp biên giới với Trung Quốc - vào thời đó là Phạm Minh Chính. Khi đó, sau những cuộc làm việc đầy ‘tình hữu nghị’ với Đào Nhất Đào - trợ lý của Tập Cận Bình về đặc khu,thậm chí Phạm Minh Chính còn nêu ra đề xuất cho thuê đất đặc khu đến 120 năm, chứ không chỉ là 99 năm !

Sau ‘thành tích’ đề xuất ý tưởng và cả kế hoạch về xây dựng đặc khu Vân Đồn dành nhiều ưu ái cho nhà đầu tư cùng giới tài phiệt Trung Quốc và lại khá tương thích với ý đồ lấn dần lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh, không hiểu sao Phạm Minh Chính đã lọt vào Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương tại Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.

Dù đã được âm thầm chuẩn bị từ lâu, nhưng chỉ đến sát kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, ‘luật bán nước’ mới được công bố một cách chính thức như sự đã rồi. Trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu.

Nhưng ngay sau khi dự luật Đặc khu được công bố, rất nhiều người dân và trí thức đã dậy lên một làn sóng phản kháng phẫn nộ, so sánh Dự luật về đặc khu kinh tế với hình thức nhượng địa mà chỉ đất nước nào nghèo đói lạc hậu mới cần đến, mặt khác họ cảnh báo nó có thể bị ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc lợi dụng để di dân. Một cuộc biểu tình khổng lồ lên tới hàng trăm ngàn người phản đối ‘luật bán nước’ đã nổ ra ở Sài Gòn và lan ra đến một nửa trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam.

Sau khi dự luật Đặc khu bị phản ứng dữ dội, người dân đã phát hiện ra nguồn cơn vì sao Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nhấn mạnh theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’ : vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh, Nguyễn Thị Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này và đã ‘nhiệt tình vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 12/08/2019

Published in Diễn đàn

Chính thể độc tài ở Việt Nam lấy gì để đối phó với ‘vùng xám’ của chính thể độc trị ở Trung Quốc ?

tuve1

'Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động' (vè dân gian)

"Vùng xám", hay còn được gọi là những hành động "dưới ngưỡng chiến tranh", là chiến thuật không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài loại hình tàu hải giám và tàu dân quân biển, tàu thương mại dân sự cũng là một thành phần nằm trong chiến thuật ‘vùng xám’ của Trung Quốc.

Một tổng kết của giới nghiên cứu cho biết vào năm 2014, loại hình tàu thương mại dân sự cũng đã xuất hiện trong vụ giàn khoan HD-981, để cùng với các tàu hải giám tham gia trực tiếp chặn đường ngăn cản các tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Có ít nhất 3 tàu thương mại quốc doanh Trung Quốc tiến hành các hành vi phun nước, đâm va và rượt đuổi các tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam. Theo dõi đường đi của các con tàu cho thấy chúng phối hợp với nhau, cũng như phối hợp với các tàu Trung Quốc khác trên thực địa.

tuve2

Dân quân biển xã Tam Quang huấn luyện bắn súng AR15. Ảnh: T.A

Nhưng cho tới nay, kế hoạch "đóng tàu sắt" của Việt Nam để đối phó với tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc đã gần như phá sản, hoàn toàn trái ngược lại với hình ảnh hàng chục ngàn tàu sắt của ngư dân Trung Quốc được Bắc Kinh trang bị đến nơi đến chốn để ồ ạt đánh bắt cá ở Biển Đông và còn xông thẳng vào vùng hải phận Việt Nam trước cơn "ngủ ngày" của Hải quân và Cảnh sát biển nước Việt.

Sau một thời gian tuyên truyền lẫn tuyên giáo như thể nhà nước sẽ làm tất cả cho ngư dân của mình, một lần nữa trong rất nhiều lần người dân lại mất nốt những hy vọng xót xa còn lại. Bị giới ngân hàng chỉ biết "còn đảng còn tiền" bày ra vài chục loại thủ tục và ngâm hồ sơ đến cả năm trời, chỉ có khoảng 10% ngư dân được giải ngân. Nhiều ngư dân khác đã phải nuốt giận rút hoặc hủy hồ sơ vay vốn.

Những hứa hẹn của chính phủ "cho ngư dân vay tiền đóng tàu sắt" từ giữa năm 2014 đã trôi ngược lên Trung Nam Hải.

Vào năm 2016, bất chấp Nghị định 67 của Chính phủ Việt Nam về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời mà được kỳ vọng sẽ "giúp ngư dân thực hiện giấc mơ đóng tàu to, hiện đại để vươn khơi bám biển dài ngày", đã có đến vài chục tàu vỏ thép của ngư dân miền Trung - trị giá hàng trăm chục tỷ đồng - vừa đóng mới và đi chuyến biển đầu tiên đã bị hư hỏng, phải nằm bờ. Còn một số cơ sở đóng tàu lại "qua cầu rút ván" khi xảy ra hậu quả đó. Thậm chí một trong những doanh nghiệp đóng tàu có nhiều dấu hiệu gian dối như thế lại thuộc… Bộ Công an.

Vào khoảng thời gian hàng đàn tàu Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính, ngư dân Việt không chỉ bị hành hạ bởi kẻ cướp bên ngoài mà còn bởi ‘nội xâm’ bên trong : theo quy định mới trong Luật Thủy sản 2017 và Công văn số 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 25 tháng 3 năm 2019, tàu cá có chiều dài dưới 15 m không được ra vùng biển xa bờ, mà chỉ được phép khai thác trong phạm vi 60 hải lý. Quy định ‘hành là chính’ này đã khiến hàng ngàn tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam không thể ra khơi, chủ tàu phải chịu lỗ, còn ngư dân thì mất việc.

Kết luận thật đắng chát : Lực lượng ngư dân tự vệ của Việt Nam không chỉ phải chịu rủi ro nguy hiểm từ "tàu không rõ quốc tịch", mà còn bị chính những người cùng quốc tịch lừa gạt một cách không thể nhẫn tâm hơn.

Ngay cả thời gian gần đây khi Việt Nam có một chút nhúc nhích từ tư thế "đu dây" sang "dựa Mỹ đối Trung", một sự thật trần trụi và đau đớn là giới chóp bu Việt Nam đã chỉ quan tâm đến việc bảo vệ những mỏ dầu và khí đốt phục vụ cho lợi ích cùng sự tồn tại của đảng cầm quyền, trong khi chẳng hề quan tâm đến nhiều cái chết của ngư dân Việt bị bắn giết bởi tàu Trung Quốc.

Từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao vào án ngữ ở Biển Đông năm 2014 khiến hàng ngàn tàu cá của ngư dân Việt phải chịu cảnh nằm bờ treo niêu, cho tới nay lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn không có động tác thực chất và hiệu quả nào để hộ tống ngư dân ra khơi - như cách người Philippines và người Nhật đã làm đúng thiên chức "quân với dân như cá với nước.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 05/08/2019

Published in Diễn đàn

Cái cách mà ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng tái xuất tự tin trước con mắt soi mói của đám đông ‘100 cán bộ công đoàn tiêu biểu’ vào ngày 20/7/2019, chứ không còn là chủ trì họp với ‘đám nhỏ’ các ủy viên bộ chính trị như những lần trước đó, cho thấy sức khỏe của ông Trọng đã gần như phục hồi hoàn toàn sau cú bạo bệnh ở xứ Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’ vào tháng 4 năm 2019, kể cả phục hồi hoạt động tứ chi - vốn là chủ đề được dư luận đồn đoán trước đây về khả năng bị ‘liệt’.

npt1

Nguyễn Phú Trọng đã khỏe lại, ‘đốt lò’ sẽ thế nào ?

Như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã mất khoảng 3 tháng từ khi suýt ‘nằm xuống’ cho đến lúc nói năng và di lại bình thường. Đó cũng là khoảng thời gian bình quân mà bệnh nhân có thể phục hồi sau một cơn tai biến mạch máu não, với điều kiện được cấp cứu ngay tại ‘điểm vàng’ sau khi bị tai biến, và được điều trị tốt. Riêng trường hợp Nguyễn Phú Trọng thì khỏi phải nói : toàn bộ ê kíp của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương cùng các chuyên gia đầu ngành về thần kinh não bộ được tập trung cho cá nhân ông ta.

Sự hồi tỉnh của Nguyễn Phú Trọng đang khiến nhiều quan tham còn đương chức và kể cả số đã về hưu trở nên thất vọng sâu sắc, nhất là sau cú ‘tử vong ngoại viện’ rất đúng quy trình của đai gia lưu manh ngân hàng Trần Bắc Hà. Ngược lại, nhiều người trong giới cán bộ hưu trí và có lẽ không nhiều lắm cán bộ còn đương chức cảm thấy được an ủi và hy vọng bởi chiến dịch ‘đốt lò’ vẫn còn cơ may nóng tiếp chứ không bị lụi tắt hoàn toàn.

Ngay trước mắt của Nguyễn Phú Trọng là một vụ Thủ Thiêm, đáng lẽ ra đã phải thành án từ lâu chứ không phải kéo dài đến giờ này vẫn còn quanh co.

Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên (SAGRI) - là nhân vật đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ phải tra tay vào còng, sau khi vợ Lê Thanh Hải là Trương Thị Hiền bị ‘sờ gáy’ ở Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, còn con trai là Lê Trương Hải Hiếu bị kỷ luật đảng vì ‘quan hệ nam nữ không trong sáng’. Cái cách đánh từ vòng ngoài vào vòng trong có thể được xem là chiến thuật ưa thích của Nguyễn Phú Trọng từ năm 2017 đến nay, chiếu vào những người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vợ con của Lê Thanh Hải. Thủ pháp này - thâm nho và đượm màu sắc chiến tranh tâm lý - hẳn đã khiến đám quan tham phải ngụp lặn trong cơn ác mộng ban ngày cứ mỗi khi nghe tiếng còi hụ hoặc tiếng cửa xe hơi sầm sập.

Nhưng dù Lê Tấn Hùng - em ruột của ‘bố già’ Lê Thanh Hải - từng một thời là chủ tịch và bí thư Thành phố Hồ Chí Minh đầy tai tiếng và cả tội ác ngút trời ở vùng đất Thủ Thiêm - đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp, nhưng đông đảo người dận đang chờ một cú ra đòn mạnh tay hơn hẳn của ông Trọng.

Những cứ điểm mà Nguyễn Phú Trọng phải xóa sổ là hai trục quan hệ lộ hình rất rõ : Tề Trí Dũng - Tất Thành Cang và Lê Tấn Hùng - Lê Thanh Hải.

Thời gian còn lại là không nhiều, hoặc đang rút ngắn một cách nhanh chóng, đối với Nguyễn Phú Trọng. Chỉ còn khoảng một năm rưỡi nữa là đến đại hội 13, và nếu ông ta không mau chóng xử lý ‘đống rác’ ở Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ không thể có được cơ hội ‘thay máu’ dàn chóp bu ở thành phố này.

Cũng không còn nhiều thời gian để Trọng thử nghiệm chiến dịch chống tham nhũng của mình bằng cách diệt những con chuột nhắt, bởi sau cú bạo bệnh có thể là suýt chết ở xứ Kiên Giang ‘nhà Ba Dũng’, hẳn Nguyễn Phú Trọng đã biết rằng cơn tai biến tiếp theo có thể xảy ra vô chừng mà không thể đoán định trước. Nếu không gấp rút xử lý các vụ tham nhũng lớn mà ông ta đã có trọn hồ sơ trong tay, một cơn tai biến tiếp theo có thể chấm dứt mọi nỗ lực của ‘Người đốt lò vĩ đại’. 

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 27/07/2019

Published in Diễn đàn

Dù dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam đã ‘vẽ’ cơ cấu dự kiến ít nhất 80% của dự toán gần 60 tỷ USD làm dự án này là từ ‘tiền trên trời rơi xuống’ – tức nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA, nhưng thực tế các nguồn ngoại tệ mạnh từ viện trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ lại khá bi đát. Từ năm 2014, chính thể Việt Nam đã không còn nhận được nguồn vốn ODA đáng kể nào, còn từ năm 2018 đã không còn ODA ưu đãi.

oda1

Từ năm 2018 Việt Nam đã không còn nhận được ODA ưu đãi

Phải chăng đã có một kịch bản tuyệt mật được nhóm lợi ích cá mập trù tính là một khi không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ODA ưu đãi nữa, nhóm này sẽ quay sang Trung Quốc ?

Trong thực tế đã có quá nhiều bằng chứng sắc máu và man rợ về những nguồn vốn che giấu của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam bằng hình thức đầu tư, thương mại và cho những ‘nội gián’ người Việt đứng tên.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019, chính Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Văn Thể đã trần tình trước Quốc Hội rằng “Chúng ta đã ký hiệp định với Trung Quốc nên không được chỉ định thầu. Nhà thầu là do phía Trung Quốc chỉ định”.

Bộ Giao thông và vận tải và Bộ Xây dựng là hai ngành xếp đầu bảng về ‘thành tích’ chỉ định thầu và để cho tổng thầu Trung Quốc chi phối gần như trọn vẹn các dự án lớn. Còn Bộ Công thương từ thời bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng không chịu kém cạnh với bảng vàng cho nhập khẩu cả đường chính ngạch lẫn đường tiểu ngạch hàng hóa Trung Quốc, tiếp tay ‘giết sống’ hàng nội địa.

Vào tháng 3/2019, trong bối cảnh Bộ Giao thông và vận tải hùng hục thúc dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam có dự toán đầu tư lên đến 15 tỷ USD (vượt 5 tỷ USD so với dự toán trước đây) lên chính phủ và ra quốc hội, một doanh nghiệp lớn của Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương, với người đứng đầu của nó là Nghiêm Giới Hòa đã gặp trực tiếp các quan chức của Bộ Giao thông và vận tải để “gợi ý” và đề nghị mô hình đầu tư cho dự án dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, trong lúc dự án này còn chưa phát hành hồ sơ sơ tuyển nhà đầu tư. 

Đến tháng 7 năm 2019, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đã tiếp cận với quan chức chủ tịch quốc hội Việt Nam là Nguyễn Thị Kim Ngân, trước khi bà Ngân sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình - một chuyến đi bị nghi ngờ là những hứa hẹn và cam kết của giới chóp bu Việt Nam như "Quốc hội Việt Nam sẽ cùng Chính phủ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, làm ăn, mở rộng sản xuất, ổn định tại Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi" sẽ khiến yết hầu kinh tế của nước này bị ‘đại cục’ bóp nghẹt hơn nữa.

Hãy nhìn ra chân tướng của Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đằng sau đó : ‘đổi đất lấy công trình’ hầu như chắc chắn sẽ là phương án mà tập đoàn Trung Quốc nêu ra và có thể sẽ được giới lãnh đạo Bộ GTVT mau mắn gật đầu để cùng ‘bán nước Việt Nam’, sau đó được trình cho Bộ Chính trị đảng, trong đó có những nhân vật như Nguyễn Thị Kim Ngân - vừa đi Trung Quốc - có vẻ đã rất sẵn lòng ‘bán, bán nữa, bán mãi’. Hiển nhiên, Bắc Kinh sẽ đổ cả một núi tiền vào các dự án cao tốc này với điều kiện Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương phải được chọn những vị trí và diện tích đất không chỉ màu mỡ mà còn có thể đan xen một cách đầy mưu toan với hệ thống bố phòng quân sự của phía Việt Nam.

Nếu quả thực xảy ra kịch bản dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có bàn tay của Bắc Kinh ẩn phía sau đạo diễn để cho Bộ Giao thông và vận tải và chính phủ trình, quốc hội ‘gật’ và đảng không lắc, tương lai của dự án này sẽ cực kỳ đen tối, không chỉ nhái lại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Nội do Trung Quốc chỉ định thầu, đội vốn lên tới hai lần rưỡi và kéo dài thời gian thi công quá lâu, mà còn dẫn tới nguy cơ về tồi tệ chất lượng và hậu quả khôn lường về chính trị.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/07/2019

Published in Diễn đàn

4 ngày sau khi mạng báo South China Morning Post của Hồng Kông tiết lộ, tàu thăm dò dầu khí Hải Dương Địa Chất số 8 cùng đội tàu hộ tống của Trung Quốc đang hoạt động ở vùng biển gần Bãi Tư Chính mà Việt Nam đang kiểm soát, có tin cho biết một quan chức quân đội Mỹ đã nói với đài NHK của Nhật Bản rằng lần đầu tiên Trung Quốc đã phóng tên lửa từ đất liền vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. 

nguy1

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh minh họa

Quan chức này nói rằng quân đội Trung Quốc đã phóng tổng cộng sáu tên lửa từ đất liền vào ngày Chủ nhật 30/06/2019, giờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (giờ Việt Nam là 01/07/2019) và hỏa tiễn đã rớt vào hai khu vực riêng biệt ở Biển Đông. Quan chức này cũng cho biết quân đội Mỹ hiện đang phân tích các loại tên lửa được bắn.

Trong khi đó, giới chóp bu Việt Nam cũng ‘phản ứng nhanh’ bằng cách thông qua kênh Bộ Ngoại giao và người phát ngôn của bộ này với cách nói đã trở thành ‘vẹt’ : "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982"… trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình… Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam". 

Thế nhưng phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn hề dám đụng chạm từ nào đến Trung Quốc và vụ việc đang trở nên nguy hiểm ở khu vực Bãi Tư Chính - một cử động rất đồng dạng vớithói câm nín của giới tuyên giáo và báo chí nhà nước Việt Nam trước vụ khiêu khích của tàu HD-8 của Trung Quốc, như đã từng câm lặng trong rất nhiều lần xảy ra khiêu khích từ Bắc Kinh trên Biển Đông.

Lối phát ngôn né tránh và giấu diếm như thế của Bộ Ngoại giao Việt Nam càng khiến cho dư luận trong nước và quốc tế nhận ra bầu không khí lúng túng như gà mắc tóc của giới chóp bu Việt Nam trước những hành động gây hấn mới nhất từ ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc. Rất tương đồng với các vụ Hải Dương 981 vào tháng 5 năm 2014 và vụ tàu Trung Quốc uy hiếp mỏ Cá Rồng Đỏ ở Bãi Tư Ch1inh vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, vẫn không một cơ quan ‘có trách nhiệm’ nào của chính thể bị xem là ‘hèn với giặc, ác với dân’ dám lên tiếng một cách có trách nhệm để phản đối Trung Quốc, hoặc ít ra cũng công khai một chút tin tức thực chất cho người dân biết.

Bất chấp thái độ giấu diếm của chính thể độc tài ở Việt Nam, nguy cơ chiến tranh Việt - Trung trên Biển Đông ngày càng lộ rõ.

Cơ sự có khởi nguồn bởi “chiến tranh dầu khí”. Trong mấy năm gần đây, đã có những dấu hiệu và cả biểu hiện khá rõ cho cuộc chiến tranh này.

Những mỏ dầu khí mà Việt Nam dự kiến khai thác như Cá Rồng Đỏ (liên doanh với công ty Repsol của Tây Ban Nha) và Lan Đỏ (liên doanh với tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga) đều đã bị Trung Quốc đặt vào tầm ngắm và chuẩn bị đe dọa. Vào năm 2017, Repsol đã chính thức thất thủ và phải cuốn cờ tháo chạy khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ bởi có đến vài trăm tàu Trung Quốc bao vây mỏ dầu khí này. Thậm chí hải quân Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam khai thác Cá Rồng Đỏ.

Năm 2018, Việt Nam lại âm thầm định cùng Repsol khai thác Cá Rồng Đỏ. Nhưng một lần nữa, kế hoạch này lại thất bại thê thảm bởi “đồng chí tốt” Trung Quốc.

Cho tới nay, toàn bộ các mỏ Cá Rồng Đỏ, Lan Đỏ và kể cả mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi đều đang bị đình hoãn khai thác.

Hai năm 2017 và 2018 là những thời điểm đường lưỡi bò vẽ bổ sung của Trung Quốc đã quét qua gần như toàn bộ các lô dầu khí nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, còn Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi đến Hà Nội đã trắng trợn đến mức ra yêu sách bắt Việt Nam phải ‘cùng hợp tác dầu khí’, với tỷ lệ ăn chia có thể lên đến 60% cho Trung Quốc và chỉ còn lại 40% cho chủ nhà Việt Nam - được hiểu thực chất là phải mời một tên cướp vào nhà mình để cùng chia bôi tài sản…

Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.

Nguy cơ Việt Nam bị tấn công đang hiển thị dần sau một tháng và mỗi quý. Đến giờ phút này, giới chóp bu Việt Nam phải quyết định cho chính số phận tồn vong của nó : thêm một lần đánh đu với người anh em cộng sản Bắc Kinh sẽ rất dễ khiến lục phủ ngũ tạng của dân tộc Việt Nam bị kẻ thù phanh thây – theo đúng cái cách mà chính quyền Trung Quốc đã làm để mổ sống nội tạng các tín đồ Pháp Luân Công.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/07/2019

Published in Diễn đàn