Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Liên Hiệp Châu Âu (EU) và chính quyền Việt Nam đã diễn ra tại Brusells, Bỉ - nơi đặt trụ sở của EU - vào ngày 4/3/2019 mà không nhận được bất kỳ phản ứng tích cực nào của đoàn Việt Nam, bất chấp phía EU đã nêu ra rất nhiều vấn đề. 

dialog1

Đoàn đàm phán EU do ông David Daly, Trưởng ban Đông Nam Á thuộc Cơ quan Đối ngoại Châu Âu (EEAS) dẫn đầu.

Những vấn đề nhân quyền mà EU nêu ra liên quan tới quyền tự do biểu đạt (trực tuyến và ngoại tuyến), an ninh mạng, án tử hình, quyền lao động, môi trường và hợp tác trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc bên cạnh các vấn đề khác. Trước cuộc đối thoại đã diễn ra các cuộc tham vấn với xã hội dân sự tại Châu Âu và Việt Nam.

EU đã chỉ ra sự gia tăng các vụ bắt giữ và kết án cũng như những hạn chế trong quyền tự do đi lại của những nhà bảo vệ nhân quyền kể từ năm 2016. Cùng với việc đề cập tới một số trường hợp cá nhân cụ thể, EU cũng đưa ra tuyên bố về kỳ vọng rằng tất cả các quyền của những người bị giam giữ cần được tôn trọng phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và các điều khoản về nhân quyền quốc tế, đồng thời nhắc lại rằng tất cả những cá nhân bị bắt giam vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa trên mạng hay không qua mạng cần phải được trả tự do. Ngoài ra, EU còn khuyến khích Việt Nam đưa ra lời mời thường trực dành cho các Thủ tục Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp Châu Âu nhắc lại vai trò rất quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người cũng như trong việc tăng cường sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Đoàn đàm phán EU do ông David Daly, Trưởng ban Đông Nam Á thuộc Cơ quan Đối ngoại Châu Âu (EEAS) dẫn đầu cùng Bà Luisa Ragher, Trưởng ban Nhân quyền thuộc EEAS. Phái đoàn Việt Nam do ông Đỗ Hùng Việt, Quyền Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng với các vị đại diện đến từ các cơ quan, bộ ngành khác nhau.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên trước hiện tượng phía EU ‘độc thoại’ trong cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Bởi hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần trong những cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm trước đó.

Trong hầu hết các cuộc đối thoại nhân quyền với EU, chính quyền Việt Nam chỉ cử quan chức là một vụ trưởng, hoặc quyền vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam làm trưởng đoàn, mà về thực chất là quan chức này không có bất cứ quyền hạn nào để quyết định bất cứ nội dung chính nào mà đoàn đàm phán EU đòi hỏi.

Thậm chí ngay cả cấp trên và cao hơn hẳn của trưởng đoàn đối thoại Việt Nam là Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, thân là ủy viên Bộ chính trị, cũng không thể quyết định những vấn đề mà EU nêu ra, mà phải hỏi ý kiến… Bộ Chính trị, hay cụ thể hơn là ý kiến của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng.

Trước khi cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam diễn ra, ông Phạm Bình Minh đã có một chuyến đi lặng lẽ tới Đức, với một tâm thế có vẻ như miễn cưỡng, nơi mà ông ta phải tìm cách xử lý vụ nhà nước Đức tố cáo Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc và cơn khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt kéo dài suốt từ tháng 8 năm 2017 đến nay mà chưa có lối ra.

Trong khi toàn bộ phái đoàn của Việt Nam vẫn ‘cấm khẩu’, điểm nhấn lớn nhất của cuộc đối thoại nhân quyền ở Brusells là "chúng tôi không chỉ đối thoại mà thôi, mà chúng tôi còn yêu sách áp lực cho nhân quyền tại Việt Nam" - theo bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu về Chính sách An ninh. 

Cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam vào đầu tháng 3 năm 2019 có bối cảnh khác hẳn : vào giữa tháng 11 năm 2019, lần đầu tiên nghị viện Châu Âu tung ra một bản nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền với nội dung rất rộng và sâu, lời lẽ rất cứng rắn ; và vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng Châu Âu đã thẳng tay quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA khiến chính quyền Việt Nam ‘mất ăn’ khi tưởng như đã nuốt trôi mọi thứ.

EU đang đặc biệt quan ngại về những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền Việt Nam liên quan đến số phận EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam), và gần đây EU đã chuyển quan điểm từ ‘EVFTA trước, nhân quyền sau’ sang ‘nhân quyền trước, EVFTA sau’.

Nhưng điều trớ trêu là trong khi Phạm Bình Minh phải đi điều đình ở Đức và đoàn Việt Nam im như thóc tại cuộc đối thoại nhân quyền với EU, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng, đàn áp người dân mà chưa có bất kỳ biểu hiện nào sẽ ‘cải thiện nhân quyền’ như bao lần hứa hẹn.

EVFTA, cũng bởi thế, vẫn hoàn toàn bế tắc cho chính thể độc đảng chỉ muốn ‘ăn sẵn’ ở Việt Nam.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 07/03/2019

Published in Diễn đàn

Chính quyền Thái Lan đã có hành động đáng kể đầu tiên trong điều tra vụ "Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok"-vụ việc mà đã mau chóng được dư luận nghi ngờ là "Trương Duy Nhất bị Tổng cục 2 bắt cóc" tại Thái Lan vào ngày 26 tháng Giêng năm 2019.

tdn1

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ một công dân Việt có tên là Cao Lâm, vì nghi ngờ liên quan đến vụ Trương Duy Nhất mất tích - Ảnh SBTN

Ngày 02/03/2019, cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã bắt giữ một công dân Việt Nam có tên là Cao Lâm vì nghi ngờ người này có liên quan đến việc mất tích của ông Trương Duy Nhất.

Trước đó, có dư luận cho rằng Cao Lâm là đặc tình của một cơ quan an ninh ở Việt Nam.

Ngoài Cao Lâm, dường như một số người Việt đang sống ở Thái Lan cũng nằm trong tầm ngắm của cảnh sát Thái liên quan vụ Trương Duy Nhất.

Sau khi Trương Duy Nhất đột ngột mất tích, một số dư luận lo ngại rằng chính quyền Thái Lan sẽ khó mà lên án chính quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc người một cách bất hợp pháp trên đất Thái do một "thỏa thuận ngầm" nào đó (nếu có) giữa hai bên, cộng thêm mối quan hệ Việt-Thái được xem là "ngày càng tốt đẹp".

Nhưng áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Theo Dõi Nhân Quyền, Phóng Viên Không Biên Giới, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và Liên Minh Báo Chí Đông Nam Á, cùng động thái "hoan nghênh" của Chính phủ Hoa Kỳ đang đặt Chính phủ Thái vào một tình thế tế nhị và khó khăn : hoặc họ sẽ không điều tra gì cả hay chỉ làm cho có và sẽ phải hứng chịu búa rìu từ dư luận và những chính phủ dân chủ về một chế độ quân phiệt và thiếu tôn trọng tự do báo chí ở Thái Lan ; hoặc họ sẽ phải điều tra làm rõ Trương Duy Nhất mất tích như thế nào, vì sao mất tích, và liệu có đúng như nhiều dư luận là đã có một cuộc bắt cóc đối với Nhất hay không-đồng nghĩa với việc phải làm sáng tỏ thủ phạm của vụ bắt cóc này là ai hoặc cơ quan nào…

Cho đến nay, tình hình đã diễn biến không khác mấy diễn biến hậu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh khi nhiều tờ báo quốc tế đang "tham chiến" vụ tạo nên một làn sóng truyền thông xôn xao rộng lớn mà khiến chính quyền Thái Lan đang phải điều tra một cách có trách nhiệm hơn chứ không thể qua loa hay "nể bạn Việt Nam" về vụ này.

Trong khi đó, chính quyền Việt Nam vẫn giữ im lặng-một thái độ im lặng như thể cố tình và chây ì mà họ đã thể hiện sau khi bị nhà nước Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam đã sang tận Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Ngay cả sau việc một facebooker mang tính ‘tín hiệu’ phát tin về "Trương Duy Nhất đã ‘có mặt’ ở Việt Nam" (vào tháng 9 năm 2018 cũng facebooker này phát tin đầu tiên về Trần Bắc Hà bị bắt ở nước ngoài và đưa về Việt Nam và tin này sau đó được xác nhận là đúng), vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy các cơ quan ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam muốn mở miệng về vụ Trương Duy Nhất, dù rằng cách thức đơn giản nhất của Việt Nam là chối phắt ‘không bắt cóc Trương Duy Nhất’, hoặc cùng lắm thì tuyên bố ‘Trương Duy Nhất tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ‘đạo diễn’ cho Trịnh Xuân Thanh, sau khi Nhà nước Đức tố cáo rằng mật vụ việt Nam đã nhảy xổ vào Berlin để bắt cóc Thanh vào tháng 7 năm 2017.

Thậm chí vào lần này, tốc độ ‘phản ứng nhanh’ của chính quyền Việt Nam về vụ Trương Duy Nhất còn tệ hơn nhiều so với vụ Trịnh Xuân Thanh. Vào đầu tháng 8 năm 2017, chỉ vài ngày sau khi bị Nhà nước Đức phản ứng Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Bộ Công an Việt Nam ít ra còn thông báo ngược lại rằng ‘Trịnh Xuân Thanh đã đến trực ban Bộ Công an đầu thú’.

Vậy vì sao vào lần này Bộ Công an lại quá chậm chạp trong phản ứng nhanh vụ Trương Duy Nhất ?

Hay ‘đặc thù’ của vụ Trương Duy Nhất khác với vụ Trịnh Xuân Thanh, tức không ‘dính’ Bộ Công an, nên bộ này chẳng có gì phải sốt ruột hay xáo động ?

Mà nếu diễn viên chính trên sân khấu vào lần này không phải là Bộ Công an, đó có thể là ai, hoặc cơ quan nào ? Hoặc quan chức cao cấp nào mới là đạo diễn chính cho vụ này ?

Có lẽ đó mới là vấn đề nhức đầu và khó xử lý nhất, thậm chí còn khó hơn nhiều việc thực hiện ‘bắt cóc Trương Duy Nhất’.

Cho tới nay, dấu hiệu duy nhất cho thấy chính quyền Việt Nam ‘mở miệng’ chỉ là một số bài viết của giới dư luận viên được tung ra, tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ ‘Nhôm’ và cả những hoạt động thuộc về ‘phe cánh chính trị’ của ông Nhất - hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất.

Tuy thế, cái cách mà giới dư luận viên đặt vấn đề như trên lại khiến lộ ra một tín hiệu : nếu chính quyền Việt Nam không dính dáng gì đến vụ Trương Duy Nhất và không lo ngại phải chịu trách nhiệm về vụ này, nó sẽ chẳng bao giờ thèm quan tâm đến việc chỉ đạo dư luận viên viết bài bao biện và thanh minh cho đảng như thế. Nói cách khác, bắt đầu hiện ra những bằng chứng gián tiếp về việc Trương Duy Nhất có thể đã bị bắt (hoặc bắt cóc), đưa về Việt Nam và đang bị giam giữ ở một nơi nào đó.

Vụ cảnh sát Thái bắt giữ người có tên Cao Lâm đang phát ra tín hiệu Thái Lan không bỏ qua vụ "Trương Duy Nhất bị bắt cóc", và có thể sẽ từng bước công bố kết quả điều tra vụ việc này. Và nếu quả đúng Trương Duy Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc như dư luận đồn đoán thì hậu quả nào sẽ xảy ra với quan hệ ngoại giao Thái - Việt nói riêng và ‘uy tín Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế’ nói chung ?

Sẽ là một vụ khủng hoảng ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’ ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 03/03/2019

Published in Diễn đàn

Vì sao Tổng cục Thống kê của Thủ tướng Phúc muốn ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’, vàđưa cả ‘trà đá, xe ôm, hàng rong’ vào kinh tế ngầm ?

kinhtengam1

Có tính toán đưa kinh tế ngầm vào GDP ?

Khác hẳn với lời ta thán về nguy cơ "nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần" vào cuối năm 2016 và "sụp đổ tài khóa quốc gia" vào đầu năm 2017, đến đầu năm 2018, ông Nguyễn Xuân Phúc bất thần có đến hai lần yêu cầu Tổng cục Thống kê "tính lại GDP", với lý do "hàng vạn cái nhà lầu, hàng trăm chiếc ô tô đăng ký mỗi tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội mà chả tính được cái gì, bỏ rơi hết. Nếu cộng thêm được 30% nữa thì không phải 5 triệu tỉ đồng ; mẫu số lớn lên, quy mô nợ công sẽ giảm xuống, có tiền cho đầu tư phát triển", và giải thích thêm về tăng trưởng : "GDP đạt trên 5,1 triệu tỉ đồng. Con số này rất quan trọng, từ tổng GDP này làm cho nợ công thời điểm này còn 61,3% GDP, như vậy, so với đầu năm 2016 là chúng ta kịch trần 64,5-64,6% GDP".

Hai lần yêu cầu trên xảy đến tại hội nghị tổng kết của Bộ Tài chính và tại hội nghị tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho dù bị nhiều dư luận phản ứng và nghi ngờ về "GDP tăng trưởng có cánh" tại kỳ họp quốc hội cuối năm 2017 mà ông Phúc đã phải trần tình là ông "không can thiệp vào việc tính GDP".

Ngay sau hội nghị trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm thông báo rằng cơ quan này sẽ điều chỉnh quy mô GDP trên cơ sở kết quả của Tổng điều tra nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016, Tổng điều tra kinh tế năm 2017, và cơ quan thống kê sẽ trình Thủ tướng phê duyệt để thực hiện đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, nhằm thu thập đầy đủ thông tin của các hoạt động kinh tế thực tế đang diễn ra và ảnh hưởng đến quy mô nền kinh tế nhưng chưa được đo lường và tính toán đầy đủ trong GDP.

Đến đầu năm 2019, sau khi Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa quan sát (kinh tế ngầm) được Nguyễn Xuân Phúc ký phê duyệt, Tổng cục Thống kê đã ồn ào tổ chức vài cuộc hội thảo và thông tin cho báo chí về bản nhạc ‘phải đưa kinh tế ngầm vào GDP’ và ‘Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì !’ - như một cách trả lời rất ‘cố đấm ăn xôi’ trước báo giới của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm​​​​​.

Theo nội dung đề án này, 5 nhóm hoạt động khu vực kinh tế chưa quan sát, gồm : kinh tế ngầm ; kinh tế bất hợp pháp ; kinh tế phi chính thức ; kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong chương trình thu thập dữ liệu thống kê.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tính toán quy mô nền kinh tế chưa được quan sát tại 158 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1991 - 2015. Theo đó, tính trung bình, con số này trên toàn cầu tương đương 31,9% GDP. Cao nhất là Zimbabwe với 60,6%. Thấp nhất là Thụy Sĩ với 7,2%.

Nhưng Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội) lo ngại rằng đề án trên về sâu xa là có thể ‘giúp’ Chính phủ có quyền tăng nợ công vì nợ công được Quốc hội đưa ra dựa trên GDP. Vì vậy nếu mẫu số to lên, tử số cũng được nhích theo. Bên cạnh đó, việc GDP tăng khi được cộng cả khu vực này vào có thể khiến thay đổi một loạt chỉ tiêu vĩ mô như tăng thuế, tăng thu, tăng nợ của cả nền kinh tế nói chung (trong khi khu vực kinh tế ngầm, dù có tính toán được cũng khó lòng thu được thuế). Dường như cả nền kinh tế "thực" sẽ phải gánh nhiều tác động hơn, còn kinh tế ngầm ngoài việc được đưa ra ánh sáng thì cũng không có gì thay đổi.

Chuyên gia thống kê Bùi Trinh cho rằng, việc khảo sát, lượng hóa nền kinh tế chưa quan sát là cần thiết nhưng để tính thêm vào GDP thì cần cân nhắc thêm. Tính thêm khu vực này vào GDP chỉ có lợi ích duy nhất là làm đẹp thành tích tăng trưởng nhưng lại lợi bất cập hại ở chỗ kéo tỉ lệ bội chi và nợ công nhỏ lại. "Nợ công và bội chi phải nhìn nhận ở con số tuyệt đối, nếu hạ "ảo" để đạt thành tích sẽ khiến các nhà làm chính sách và cả người dân quên đi hiểm họa" - ông Bùi Trinh nói.

"Khu vực kinh tế ngầm, kinh tế phi pháp không thể tính toán thống kê, vì không một cơ quan, tổ chức nào thừa nhận sự tồn tại của nó. Chưa kể, kinh tế ngầm nhiều khi còn liên quan tới các câu chuyện "bảo kê", "nhạy cảm" khác và không dễ xử lý. Mặt khác, các hoạt động phi pháp như mại dâm, cờ bạc, cá cược... cũng không thuộc phạm trù sản xuất nên Tổng cục Thống kê cũng không có căn cứ để làm. Do đó, việc lượng hóa khu vực này không hề dễ dàng" - ông Trinh phân tích thêm.

Nếu kịch bản "tính lại GDP" thành công theo "yêu cầu đặc biệt" của Thủ tướng Phúc, các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước cùng Chính phủ sẽ còn ‘dư địa vay nợ’ và tha hồ vay được ít ra 15% GDP nữa, tương đương khoảng 30 tỷ USD, chẳng hạn "phục vụ dự án trọng điểm sân bay Long Thành và đường bộ cao tốc Bắc Nam". Hai dự án này lần lượt chiếm vốn đầu tư là 18 tỷ USD và hơn 10 tỷ USD, cộng lại xấp xỉ với "quota" 30 tỷ USD mà Chính phủ có thể vay trực tiếp hoặc bảo lãnh vay nếu thành công trong việc "tính lại GDP". Cơ hội để các nhóm lợi ích "ăn tàn phá hại" vốn ODA và những nguồn vốn vay khác sẽ lại mở ra không khác gì thời Nguyễn Tấn Dũng. Gần 100 triệu dân Việt sẽ càng có cơ hội đội thêm gánh nặng nợ nần ngập đầu cho hiện tại và cho rất nhiều đời con cháu mai sau.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 27/02/2019

Published in Diễn đàn

Hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông...

Một năm rưỡi sau vụ ‘bỏ của chạy lấy người’ của hãng dầu khí Repsol (Tây Ban Nha) khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, đến tháng 2 năm 2019 bắt đầu xuất hiện tin tức không chính thức nhưng rất cụ thể trên mạng xã hội, chứ không phải từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hay các cơ quan ‘có trách nhiệm’ về khả năng Repsol sẽ quay trở lại mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ :

"Sau nhiều vòng đàm phán, PVN và Repsol gần như đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Theo đó, hai bên sẽ đồng ý chấm dứt hợp đồng phân chia sản phẩm PSC Lô 07/03 như phương án 3/ trên đây. Theo đó, thay vì trả khoản tiền mặt 400 triệu USD, PVN sẽ hoán đổi, cho Repsol tiếp quản Lô 01/02 mà PVEP đang vận hành. Ngoài ra, PVN sẽ chi trả các chi phí thực tế và tiếp quản Lô 07/03 nơi có mỏ Cá Rồng Đỏ".

carongdo1

Việt Nam bắt đầu có thể tạm yên tâm để cùng Repsol khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ nhằm lấy ngoại tệ để trám vào ngân sách

400 triệu USD là khoản tiền mà phía Việt Nam phải bồi thường cho chi phí ban đầu mà Repsol đã bỏ ra. Như vậy, con số này còn cao hơn con số ước đoán trước đây là khoảng 300 triệu USD.

Tuy nhiên, thông tin không chính thức trên lại không hề đề cập đến nguyên nhân vì sao mà Repsol phải rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, trong khi đó là vụ việc mà đã gây xáo động không chỉ với PVN mà còn cả Bộ Chính trị Việt Nam và khiến tướng Ngô Xuân Lịch - bộ trưởng quốc phòng - phải sang Mỹ ‘cầu viện’ vào tháng 7 năm 2017.

carongdo2

Tướng Ngô Xuân Lịch phải sang Mỹ gặp Bộ trưởng quốc phòng Jim Matti để ‘cầu viện’.

Tháng Bảy ấy, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã liên tiếp bị ‘bạn vàng’ Trung Quốc gây sức ép cả về chiến thuật ‘ngoại giao tàu cá’ lẫn tàu hải giám và tàu quân sự vây bọc khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ ở Bãi Tư Chính phía đông nam Việt Nam, thậm chí Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công các cứ điểm quân sự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa - một chiến dịch mà Bắc Kinh đã quá thành công trong việc ‘hù’ Việt Nam, khiến công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha (liên doanh với Việt Nam) phải cuốn cờ tháo chạy khỏi mỏ dầu khí này.

Khi đó, tình cảnh của Bộ Chính trị Việt Nam thật chẳng khác gì ‘mỡ treo miệng mèo’ : ngay cả dầu khí trong vùng biển được xem là ‘chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ cũng không làm cách nào ‘ăn’ được.

Sau đó, Trung Quốc còn gây sức ép thêm một lần nữa vào tháng 3 năm 2018 tại Bãi Tư Chính khiến Repsol đã phải ‘bỏ của chạy lấy người’ từ đó đến nay. Không những thế, Trung Quốc còn gây sức ép ở mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh mà đã khiến Bộ Chính trị Việt Nam mất ăn ngay trên ‘vùng biển chủ quyền không tranh cãi’ của mình.

Từ đó đến nay, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.

Tin tức không chính thức về Repsol quay trở lại Việt Nam, đồng nghĩa với việc PVN và Repsol sẽ ‘can đảm’ tái khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ xuất hiện trong bối cảnh một trong những lần hiếm hoi kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, một chiến dịch tố cáo ‘giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam’ đã được tổ chức ồn ào bất thường và được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên giáo trung ương, mà cơ quan này hẳn phải nhận được cái gật đầu mạnh mẽ bất thường không kém bởi Bộ Chính trị, đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Bộ Quốc phòng và có thể cả ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng. 

Vào tháng 2 năm 2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam ‘kiến tạo’ một tuyên bố mới : "Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia".

Đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’.

Cách phát ngôn ‘tôn trọng tự do hàng không’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam rất có thể đang mở đường cho máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trên không phận Biển Đông như một hàm ý ‘máy bay Mỹ bay qua vô hại ở Biển Đông’, tiếp nối khẩu ngữ ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ bật ra lần đầu tiên vào đầu năm 2016.

Vào tháng Mười năm 2018, hai máy bay B-52 của Mỹ đã áp sát các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.

Bây giờ thì Việt Nam bắt đầu có thể tạm yên tâm để cùng Repsol khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ nhằm lấy ngoại tệ để trám vào ngân sách ngoại tệ đang cạn kiệt nhanh chóng, trong khi những khoản nợ hàng năm phải trả cho nước ngoài lên đến hàng chục tỷ USD hoặc hơn thế.

Cơ chế khai thác trên đang nhận được sự ‘bảo kê’ của quân đội Hoa Kỳ. Đó là nguồn cơn thực chất vì sao Việt Nam phải ‘can đảm bám Mỹ’ kể từ năm 2017 đến nay và còn có thể kéo dài trong nhiều năm sau này.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 21/02/2019

Published in Diễn đàn

Giờ đây, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.

hanghai0

Máy bay của Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc tập trận quân sự chung vào ngày 18 tháng 9 năm 2017. (SOUTH KORESE DEFENSE MINISTRY / AFP)

"Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia" - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ‘sáng tạo’ một cụm từ mới trong cuộc họp báo vào ngày 15/02/2019 về việc tàu hải quân Mỹ vừa đi qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó vào ngày 11/2, Hải quân Mỹ thông báo hai khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Preble của nước này đã áp sát Đá Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đá Vành Khăn nằm trong số 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và ngang nhiên bồi đắp thành đảo nhân tạo trong vài năm gần đây.

Đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’.

Hơn một tháng trước lời ‘lên tiếng’ vào ngày 15/02/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng ‘can đảm’ giang thẳng cánh tay "Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, và kêu gọi các nước đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông" vào ngày 9/1/2019, và nói thêm rằng "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế". Phát ngôn này nằm trong bối cảnh nữ phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu USS McCampbell đã thực hiện hoạt động "tự do hàng hải" trong phạm vi 12 hải lý thuộc Quần đảo Hoàng Sa "để thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức". Đó là các đảo Cây, đảo Lin Côn và đảo Phú Lâm.

Như vậy đã có đến hai lần trong hai tháng đầu năm 2019 và hầu như đã mang tính hệ thống và logic, Bộ Ngoại giao và đứng phía sau là Bộ Chính trị Việt Nam đã không phản đối, nếu không muốn nói là có thể hiện thái độ cổ vũ, trước hoạt động áp sát quần đảo Hoàng Sa của các tàu chiến Mỹ.

Cách phát ngôn ‘tôn trọng tự do hàng không’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam rất có thể đang mở đường cho máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trên không phận Biển Đông như một hàm ý ‘máy bay Mỹ bay qua vô hại ở Biển Đông’, tiếp nối khẩu ngữ ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ bật ra lần đầu tiên vào đầu năm 2016.

Ngày 31 tháng Giêng năm 2016, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình đã lần đầu tiên dạo tiếng thăm dò "Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải" về hành động tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong "chiến dịch tự do hàng hải" (FONOP) của Hoa Kỳ. Đó là lần đầu tiên kể từ thời "đu dây" giữa Trung Quốc và Mỹ, nhà cầm quyền Việt Nam mới có được một tuyên bố "minh bạch" đến thế, cho dù tất cả mới chỉ trên phương diện phát ngôn.

Vì sao từ đầu năm 2016 đến nay, giới lãnh đạo Việt Nam lại tỏ ra "can đảm" lạ thường về ‘tự do hàng hải’ lẫn ‘tự do hàng không’ ?

Phải chăng đây chỉ là một động tác mị dân để cho thấy dàn lãnh đạo vừa cũ vừa mới trong Bộ Chính Trị không đến nỗi quá "thân Trung" như dư luận đánh giá ?

Hay đã xuất hiện ra một mối nguy hiểm nào đó từ phía Trung Quốc mà Hà Nội không thể nhún nhường hơn ?

Nếu mối quan hệ Việt-Trung vào năm 2016 diễn ra tạm thời êm ả, thì đến giữa năm 2017 bắt đầu sóng gió. Trước sức ép của Trung Quốc và thậm chí Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công các cứ điểm quân sự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, vào ngày 24 tháng Bảy, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính luôn được xem là "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam", cùng lúc phải ngậm đắng nuốt cay khi không thể khoan và xuất cảng dầu ở Bãi Tư Chính để bù đắp cho lỗ hổng toang hoác của nền ngân sách rỗng ruột.

Sau đó, Trung Quốc còn gây sức ép thêm một lần nữa vào tháng 3 năm 2018 tại Bãi Tư Chính khiến Repsol có thể đã phải ‘một đi không trở lại’. Không những thế, Trung Quốc còn gây sức ép ở mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh mà đã khiến Bộ Chính trị Việt Nam mất ăn ngay trên ‘vùng biển chủ quyền không tranh cãi’ của mình.

Giờ đây, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 18/02/2019

Published in Diễn đàn

Có khả năng Trương Duy Nhất đã ‘có mặt’ ở Việt Nam và đang bị giam giữ ở một nơi nào đó... 

tdn0

Trương Duy Nhất, một nhà báo bất đồng chính kiến tại Việt Nam được xác nhận đã đến Văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan để nộp đơn xin tị nạn chính trị vào hôm 25/01/2019 - Ảnh minh họa

Có vẻ như một lần nữa trong chưa đầy nửa năm, Facebooker Phạm Việt Thắng - một cây bút của báo Lao Động và người được xem là ‘thân đảng’ tuy có bộc lộ đôi chút khuynh hướng dân chủ hóa - đã qua mặt ‘cây bút tín hiệu’ Huy Đức về việc công bố những tin tức bắt bớ đầy nhạy cảm của chính quyền.

Ngày 13/02/2019, tức gần ba tuần sau vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’, tạo nên một làn sóng truyền thông rộng lớn, trong khi Huy Đức hoàn toàn im lặng thì trên facebook của Phạm Việt Thắng đăng một status ngắn gọn :

"Theo giới thạo tin thì ông Trương Duy Nhất đã "có mặt" tại Việt Nam. Ông Nhất được cho là nhập cảnh trái phép vào Thái Lan nhưng sau đó thì "mất tích". Và sau đó, nghe nói ông Nhất bị "chụp" ở Lào. Cũng theo giới thạo tin, ông Nhất buộc phải "có mặt" tại Việt Nam vì liên quan đến tòa nhà văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng, được đem bán cho Vũ Nhôm. Lúc tòa nhà này chuyển cho Vũ thì ông Nhất đang là trưởng văn phòng".

Vào ngày 28/11/2018, Facebooker Phạm Việt Thắng cũng đã đưa tin hàm ý về ‘lưu manh ngân hàng’ Trần Bắc Hà đã bị bắt tại Campuchia. Ngay sau đó, báo chí nhà nước săn tìm thông tin về Trần Bắc Hà nơi các cơ quan chức năng, và chỉ khoảng một ngày sau đã có tin chính thức của Bộ Công an về việc bắt ông Hà.

Còn vào lần này vào nếu xét theo logic biện chứng của cách đưa tin lần trước từ facebook của Phạm Việt Thắng, có khả năng Trương Duy Nhất đã ‘có mặt’ ở Việt Nam và đang bị giam giữ ở một nơi nào đó. Mà như vậy, không có chuyện ông Nhất đã được tị nạn chính trị sau khi đến làm thủ tục tại Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc ở Bangkok. Cũng loại trừ khả năng Trương Duy Nhất đã lánh sang một nước nào đó sau khi nhập cảnh rất có thể không hợp pháp vào Thái Lan.

Kịch bản vào lần này cũng có thể tương tự vụ Trịnh Xuân Thanh và Trần Bắc Hà, tức sau status ‘bật đèn xanh’ của Facebooker Phạm Việt Thắng - mà status này có thể đã được kiểm duyệt trước từng từ bởi một cơ quan an ninh, báo chí nhà nước sẽ ồn ào săn tin về Trương Duy Nhất nơi giới quan chức ‘có trách nhiệm’, để sau đó một quan chức nào đó tiết lộ về ‘Trương Duy Nhất đã bị tạm giữ’ hoặc ‘Trương Duy Nhất đã tự nguyện về nước đầu thú’.

Một trong những dấu hỏi lớn còn lại là vì sao Trương Duy Nhất bị bắt, hay bị bắt cóc - nếu tin tức của blogger Người Buôn Gió về hành tung của đội đặc nhiệm thuộc Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo quân đội) là đúng ?

Đáng chú ý là trong nội dung status của mình, Facebooker Phạm Việt Thắng dẫn từ ‘giới thạo tin’ nào đó về "ông Nhất buộc phải "có mặt" tại Việt Nam vì liên quan đến tòa nhà văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng, được đem bán cho Vũ Nhôm. Lúc tòa nhà này chuyển cho Vũ thì ông Nhất đang là trưởng văn phòng". Nội dung này lại trùng khớp một cách kỳ lạ với những bài viết mà giới du luận viên ‘lề đảng’ tung lên mạng xã hội trong vài tuần qua sau khi nổ ra vụ Người Buôn Gió tố cáo Trương Duy Nhất bị bắt cóc.

Cho đến nay, trong khi chính quyền Việt Nam vẫn giữ im lặng về vụ việc trên - một thái độ im lặng như thể cố tình và chây ì mà họ đã thể hiện sau khi bị Nhà nước Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam đã sang tận Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, dấu hiệu duy nhất cho thấy chính quyền Việt Nam ‘mở miệng’ chỉ là một số bài viết của giới dư luận viên được tung ra, tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ ‘Nhôm’ và cả những hoạt động thuộc về ‘phe cánh chính trị’ của ông Nhất - hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất. 

Tuy thế, cái cách mà giới dư luận viên đặt vấn đề như trên lại khiến lộ ra một tín hiệu : nếu chính quyền Việt Nam không dính dáng gì đến vụ Trương Duy Nhất và không lo ngại phải chịu trách nhiệm về vụ này, nó sẽ chẳng bao giờ thèm quan tâm đến việc chỉ đạo dư luận viên viết bài bao biện và thanh minh cho đảng như thế. Nói cách khác, bắt đầu hiện ra những bằng chứng gián tiếp về việc Trương Duy Nhất có thể đã bị bắt (hoặc bắt cóc), đưa về Việt Nam và đang bị giam giữ ở một nơi nào đó.

Trong khi đó, đang xuất hiện những nghi ngờ của dư luận xã hội về việc Trương Duy Nhất, nếu quả thực bị bắt cóc, thì rất khó có thể chỉ do việc ông Nhất nắm giữ những bí mật kinh doanh của Vũ ‘Nhôm’ mà bị bắc cóc, bởi cơ quan điều tra Việt Nam sau khi bắt được Vũ ‘Nhôm’ đã khai thác tình báo viên này đến mức khó mà còn bí mật nào, mà hẳn Trương Duy Nhất phải nắm giữ một bí mật ghê gớm nào đó và đụng chạm đến quyền lực chính trị hoặc lợi ích kinh tế của một phe cánh chính trị nào đó trong đảng, cái bí mật mà nếu Trương Duy Nhất tung ra công khai thì có thể giết chết tươi một số quan chức nào đó… Và suy cho cùng, đó phải là một bí mật mang tính sống chết khiến cho nhóm quan chức này phải một lần nữa, bất chấp vụ bắc cóc Trịnh Xuân Thanh mà đã gây ra cơn địa chấn an ninh - tình báo và kéo theo cuộc khủng hoảng ngoại giao lan rộng từ Đức sang Slovakia và cả một phần khối Liên minh châu Âu, ‘liều mình như chẳng có’ để tổ chức thêm một vụ bắt cóc nữa, lần này trên đất Thái. 

Cũng có dư luận cho rằng nhiều khả năng sau khi chính quyền cho Bộ Công an công bố vụ bắt giữ Trương Duy Nhất và đưa ra xét xử, vụ án Trương Duy Nhất sẽ không bao giờ được công khai về cái bí mật ghê gớm mà ông Nhất nắm giữ, thay vào đó Trương Duy Nhất sẽ bị xử lý hình sự tội danh kinh tế vì ‘dính’ vụ Vũ ‘Nhôm.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/02/2019

******************

‘Trương Duy Nhất là ai’ ?

Thường Sơn, VNTB, 14/02/2019

Vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ vào tháng 1 năm 2019 đã biến diễn một cách phức tạp chứ không thuần túy như vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin vào tháng 7 năm 2017 mà hầu hết mọi người đều biết rõ Thanh là người thế nào - một quan chức tham nhũng, hoặc có nhiều dấu hiệu tham nhũng.

tdn2

Trương Duy Nhất là người thế nào ?

Trong vài tuần đầu tiên sau khi vụ Trương Duy Nhất xảy ra, đã có khá nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế, Theo dõi nhân quyền, Phóng viên không biên giới, Ủy ban bảo vệ ký giả và Liên minh Báo chí Đông Nam Á lên tiếng yêu cầu chính phủ Thái Lan phải làm rõ vụ Trương Duy Nhất mất tích ra sao, số phận của Nhất thế nào…, đồng thời những tổ chức này nhắc lại ‘bài học kinh nghiệm’ từ vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức.

Trương Duy Nhất đã được Phóng Viên Không Biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’ vào năm 2014. Blogger này với blog ‘Một góc nhìn khác’ đã viết phản biện khá mạnh mẽ trước khi bị công an Việt Nam tống giam vào năm 2013. Sau khi ra tù, Trương Duy Nhất vẫn tiếp tục viết phản biện về một số vấn đề thuộc về chính sách và chỉ trích một số quan chức tham nhũng và ăn chơi sa đọa. Đó là lý do căn bản nhất để khi vụ Trương Duy Nhất mất tích bị nghi ngờ là do bắt cóc, vấn đề của ông Nhất đã trở thành một câu hỏi nhân quyền, thậm chí là nhân quyền quốc tế.

Trong khi đó, chính quyền Việt Nam vẫn giữ im lặng - một thái độ im lặng như thể cố tình và chây ì mà họ đã thể hiện sau khi bị Nhà nước Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam đã sang tận Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Cho tới nay, dấu hiệu duy nhất cho thấy chính quyền Việt Nam ‘mở miệng’ chỉ là một số bài viết của giới dư luận viên được tung ra, tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ ‘Nhôm’ và cả những hoạt động thuộc về ‘phe cánh chính trị’ của ông Nhất - hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất. 

Tuy thế, cái cách mà giới dư luận viên đặt vấn đề như trên lại khiến lộ ra một tín hiệu : nếu chính quyền Việt Nam không dính dáng gì đến vụ Trương Duy Nhất, nó sẽ chẳng bao giờ thèm quan tâm đến việc chỉ đạo dư luận viên viết bài bao biện và thanh minh cho đảng như thế. Nói cách khác, bắt đầu hiện ra những bằng chứng gián tiếp về việc Trương Duy Nhất có thể đã bị bắt (hoặc bắt cóc), đưa về Việt Nam và đang bị giam giữ ở một nơi nào đó.

Còn quan điểm của giới hoạt động nhân quyền Việt Nam về Trương Duy Nhất ra sao ?

Từ năm 2013 khi bị bắt, sau đó ra tù và cả cho đến gần đây, Trương Duy Nhất là người được một bộ phận trong giới hoạt động nhân quyền dành cho một số thiện cảm vì hoạt động viết phản biện. Nhưng cũng khá nhiều người bất đồng chính kiến nêu dấu hỏi ‘Trương Duy Nhất là ai ?’, bởi ngoài việc được xem là một cựu tù nhân lương tâm, từ trước đến nay ông Nhất không tham gia bất kỳ tổ chức xã hội dân sự độc lập nào.

Một trong số những ý kiến của người hoạt động nhân quyền - từ blogger Phạm Lê Vương Các - cho rằng "Nhất là một người khá thú vị. Nhiều người biết đến ông vì ông được ví là một "Anh hùng Thông tin" (được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao tặng) vì các bài viết phê phán mạnh mẽ về lỗi hệ thống chính quyền, cổ suý cho dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nhiều người cũng khá rõ mối quan hệ thân thiết của Nhất với Vũ Nhôm và áp phe với một số giới chức lãnh đạo chóp bu…", và "Chính sách của chính quyền Việt Nam trong suốt nhiều năm qua là sẵn sàng "tống khứ" những người bất đồng chính kiến hay hoạt động dân chủ nhân quyền ra khỏi Việt Nam. Chỉ cần quốc gia nào đồng ý tiếp nhận các đối tượng này thì chính quyền Việt Nam cũng sẵn sàng để họ ra đi. Trong một số trường hợp chính quyền còn gây áp lực để buộc những người này phải rời khỏi Việt Nam. Nếu ông Nhất chỉ thuần tuý là một người viết lách bất đồng chính kiến hay một nhà hoạt động cho dân chủ nhân quyền thì chính quyền Việt Nam không dở hơi đến nỗi nhanh chóng mở chiến dịch quy mô săn lùng sang tận Thái Lan để bắt về. Về lý do bắt ông Nhất đến lúc này vẫn còn đang bỏ ngỏ".

Nhưng dù Trương Duy Nhất có là ai chăng nữa, thông tin lan ra ngày rộng và đầy tính nghi ngờ trên một số tờ báo quốc tế về vụ bắt cóc ông Nhất đang khiến chính quyền Việt Nam không thể nhắm mắt che tai. Do đó, nhiều khả năng là trong những ngày sắp tới, chính quyền Việt Nam sẽ phải có thông báo về vụ này, trong đó hoặc phủ nhận việc chính quyền này ra lệnh bắt cóc Trương Duy Nhất, hoặc chính thức xác nhận Trương Duy Nhất đã bị bắt nhưng là ‘tự nguyện về nước đầu thú’ do hành vi phạm pháp - tương tự cái cách mà Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng thanh tương ứng ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ vào đầu tháng 8 năm 2017.

Song cho dù có thông báo ‘Trương Duy Nhất tự nguyện về nước đầu thú’, chính quyền Việt Nam vẫn không thể làm cho dư luận trong nước và quốc tế tin được, đơn giản vì cho tới nay chính quyền này vẫn còn nợ chính phủ Slovakia câu hỏi ‘Việt Nam phải chứng minh rằng nếu quả thật Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú thì anh ta đã làm thế nào để vượt qua các biên giới và các cửa khẩu quốc tế mà không được bất kỳ nơi nào lưu hồ sơ ?’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 14/02/2019

Published in Diễn đàn

Bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là hiền hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt : "Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội Châu Âu thông qua hết".

evfta1

Phát biểu của Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - Ảnh minh họa

Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu là cơ quan có thẩm quyền rất quan trọng trong việc tham mưu EVFTA cho Nghị viện Châu Âu. Thậm chí ngay cả trường hợp Hội đồng Châu Âu muốn phê chuẩn EVFTA nhưng ủy ban này phản đối thì cũng rất khó để Nghị viện Châu Âu gật đầu cho hiệp định này ‘qua đò’.

Vào năm 2018, Bernd Lange đã đến Việt Nam để gặp một số quan chức cấp cao nhằm thuyết phục chế độ này ‘mở lòng’ cho nhân quyền, trong đó có cuộc gặp với tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội.

Ngay sau cuộc gặp trên, Bộ Công an Việt Nam đã đưa một bản tin ‘lạ’ : "Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới...".

Đó là thời điểm sắp diễn ra cuộc điều trần EVFTA - nhân quyền do Ủy ban Châu Âu (cơ quan thuộc Hội đồng Châu Âu) tổ chức tại Brusells, Bỉ - dịp mà giới chóp bu Việt Nam rất hy vọng rằng EVFTA sẽ được ‘qua cầu’, cho dù chính thể độc trị này vẫn bị lên án vi phạm nhân quyền trầm trọng bởi nhiều nghị sĩ Châu Âu và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Thế nhưng hy vọng đó đã bị dập tắt.

Sau nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, rốt cuộc từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.

Khi đến Hà Nội vào tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã nói thẳng "Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu- EU". Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.

Còn chuyến công du Hà Nội của ông Bernd Lange vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018 đã mang lại một tín hiệu mới lạc quan hơn : xác lập vị trí của những yêu sách về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), từ chỗ khá yếu thế cách đây hai năm, đang trở nên tương đối mạnh mẽ vào thời gian này.

Phát biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và quyền con người trong quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7 tại Hà Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sĩ Châu Âu. Việc Việt Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần thuyết phục các nghị sĩ sớm thông qua EVFTA…

Nhưng đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng 10 năm 2018 cho đến cuối năm đó, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền. Cũng đã quá rõ là chính vì nguyên do rất chính yếu ấy mà Cộng đồng Châu Âu và Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - đã không cho phép Ủy ban Châu Âu ký EVFTA với Việt Nam, cho dù bản thảo của hiệp định này đã khá đầy đủ và nằm sẵn trên bàn chỉ chờ ký.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 01/02/2019

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’.

Một tuần sau khi Liên Hiệp Châu Âu quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu), toàn bộ các cơ quan đảng và chính quyền của Việt Nam, từ cấp tổng bí thư đến thủ tướng, các bộ ngành kinh tế vẫn im như thóc mà không có nổi một phản ứng ra hồn. Cùng lúc, hệ thống báo đảng và nhiều tờ báo nhà nước khác cũng im bặt, trái ngược với không khí ‘hồ hởi, náo nức’ đón chào ‘Hiệp định EVFTA sắp được ký kết và thông qua’ trước đó.

vet0

Từ trái sang phải : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường ; Federica Mogherini, Đại diện cấp cao của EU về đối ngoại và an ninh ; Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, ngày 19 tháng 10 năm 2018 tại Brussels - Ảnh minh họa

Phản ứng duy nhất chỉ đến từ… Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng : "Hiện nay, cả Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) đang tích cực các nỗ lực và thủ tục để sớm có thể chính thức phê chuẩn và đưa Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đi vào thực thi".

Nhưng để EVFTA ‘đi vào thực thi’, hiệp định này lại cần được ký kết giữa Hội đồng Châu Âu với Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên kể từ sau cuộc điều trần EVFTA - nhân quyền tại Brussels của Bỉ vào tháng 10/2018 và sau tờ trình của Ủy ban Châu Âu cho Hội đồng Châu Âu, đã không có bất kỳ tín hiệu nào từ phía hội đồng này về việc có khả năng chấp thuận cho Ủy ban Châu Âu hoặc chính hội đồng này sẽ ký kết EVFTA với phía Việt Nam. 

Như vậy, ‘đường về nhà còn xa lắm’ - như tựa đề một bộ phim của Việt Nam. Chưa ký và không biết chừng nào mới ký EVFTA thì không thể hình dung ra tương lai hiệp định này khi nào mới được đưa vào lịch trình làm việc của Hội đồng Châu Âu để phê chuẩn. Càng không thể mơ màng đến việc bản hiệp định này được tiến hành bước tiếp theo là trình ra Nghị viện Châu Âu để bỏ phiếu thông qua.

Chưa kể đến một thủ tục khác và quan trọng không kém vai trò phê chuẩn của Hội đồng Châu Âu : Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu - một cơ quan tham mưu cho Nghị viện Châu Âu về EVFTA. Thậm chí ngay cả trường hợp Hội đồng Châu Âu muốn phê chuẩn EVFTA nhưng ủy ban này phản đối thì cũng rất khó để Nghị viện Châu Âu gật đầu cho hiệp định này ‘qua đò’.

Vậy quan điểm của Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu ra sao ?

Mới đây, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là ôn hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt : "Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội Châu Âu thông qua hết".

Bernd Lange là quan chức cao cấp của Châu Âu đã đến Hà Nội vài ba lần trong hai năm 2017 và 2018, đã tiếp xúc với nhiều quan chức của chính phủ Việt Nam, kể cả với Bộ trưởng công an Tô Lâm, để thuyết phục Việt Nam cải thiện nhân quyền nhằm thỏa mãn một điều kiện của EVFTA mà về sau này đã trở nên một đòi hỏi dứt khoát của Nghị viện Châu Âu. Tuy vậy, các quan chức Việt Nam vẫn cố thủ trong não trạng bảo thủ và tiếp tục đàn áp quyền làm người ở dải đất hình chữ S.

Tình trạng vi phạm nhân quyền bất chấp trên chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến vào ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban Châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng Châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị viện Châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.

vet2

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu ra ngày 15 tháng 11 năm 2018, đặc biệt là tình hình tù nhân chính trị (2018/2925 (RSP) - Ảnh minh họa 

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Chưa bao giờ diễn ra mối đồng cảm và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nng như hiện nay giữa các tổ chức nn quyền quốc tế và nhiều nhà nước ở Châu Âu. Rõ ràng là tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng ghê gớm của chính thể độc đảng ở Việt Nam, cộng hưởng với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, đã khiến phát sinh hiệu ứng nước tràn ly và nhiều chính phủ đã phải bày tỏ thái độ phản ứng trực tiếp với sự trơ tráo của Hà Nội.

Ngay trước khi cuộc họp của Hội đồng Châu Âu về EVFTA diễn ra, một bản yêu cầu khẩn cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Right Watch) đã được gửi đến Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và các cơ quan liên quan, kèm theo chữ ký của 17 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam, yêu cầu hoãn EVFTA do nhà nước Việt Nam đã không chịu có bất kỳ cải thiện nah6n quyền nào.

Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Shinzo Abe trong năm 2018, Giám đốc của HRW (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) tại Nhật Bản Kanae Doi viết : "Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam".

Những tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam - giới mà chính quyền luôn coi thường ‘chỉ có một nhúm người’ và hoàn toàn không phải là đối trọng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã làm nên một chiến thắng lịch sử. Thắng lợi này đã dẫn ra một định đề ‘sáng mắt sáng lòng’ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam : nếu ở trong nước, đảng có thể huy động hàng trăm ngàn công an để bóp nghẹt quyền làm người của người dân, đàn áp dã man các cuộc biểu tình và đình công, bắt bớ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, thì khi ra sân chơi quốc tế lại là một câu chuyện khác hẳn. Dù chỉ là ‘một nhúm người’, nhưng giới tổ chức xã hội dân sự với hành động đấu tranh cho quyền lợi của người dân lại có sức ảnh hưởng quốc tế và hiệu quả quốc tế vận cao hơn rất nhiều so với Bộ Ngoại giao và các tổ chức ‘cánh tay nối dài của đảng’ chỉ biết mị dân và dối trá về nhân quyền.

Hẳn đó là nguồn cơn vì sao trong bản tin của Chính phủ Việt Nam về cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao về EVFTA có đoạn "trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin một số tổ chức dân sự kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu thông qua EVFTA".

Có thể xem đây là lần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’, hay nói cách khác là của xã hội dân sự mà đã hình thành và tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam từ hàng chục năm qua, đặc biệt từ năm 2014 đến nay, như một thực thể và hơn thế là một thực thể đáng gờm trong tác động phản biện ra quốc tế đối với những chính sách của chính quyền Việt Nam.

Những ngày giáp Tết nguyên đán 2019

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 31/01/2019

Published in Diễn đàn

Vào những ngày đầu năm 2019, trong bầu không khí ‘đồng bào đồng chí cả nước nô nức đón tết nguyên đán’, có hai cái tên bị ‘lên thớt’ trong chính trường và thương trường Việt Nam : Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh và Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen và là người anh cột chèo với Trần Tuấn Anh.

bodoi1

Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ (phải) là hai anh em cột chèo

Một tờ báo nhà nước là Kiến Thức mô tả : "Xuất hiện tại đại hội cổ đông sáng 14/1 vừa qua, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ nói về dự án thép Cà Ná : "Khi nào Cà Ná có giấy phép, tôi xuất chiêu cho quý vị coi".

Theo tờ báo trên, Dự án Khu liên hợp cán thép Cà Ná - Ninh Thuận của Tập đoàn Hoa Sen có tổng vốn đầu tư 10,6 tỷ USD. Dự án có công suất 16 triệu tấn/năm được Bộ Công thương đưa vào dự thảo quy hoạch ngành thép đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Theo kế hoạch, Hoa Sen sẽ triển khai dự án khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná theo 5 giai đoạn, từ 2017 đến năm 2031. Khi hoàn thành, dự án có thể tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động.

Giai đoạn đầu tiên thực hiện trong năm 2017-2018 với diện tích sử dụng là 240 ha đất, công suất 1,5 triệu tấn và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dự án thép Cà Ná được đại gia Lê Phước Vũ đưa ra trong thời gian khá "nhạy cảm" là sau sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Đến tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu tạm dừng triển khai dự án thép Cà Ná của Hoa Sen với lý do dự án chỉ mới dừng ở mức đánh giá sơ bộ, công tác chuẩn bị còn vội vàng, thông tin về dự án còn bất cập, chưa đầy đủ, toàn diện...

Thế nhưng có một chi tiết rất bất tương xứng : Dự án cán thép Cà Ná - Ninh Thuận bị tạm dừng của đại gia Lê Phước Vũ có tổng vốn đầu tư 10,6 tỷ USD, nhưng Tập đoàn Hoa Sen đã chỉ rót có 20,5 tỷ đồng vào các công ty con thực hiện dự án này. Con số hơn 20 tỷ này là chẳng thấm vào đâu so với tổng vốn đầu tư dự kiến. 

Cứ theo cái cách ‘đặt vấn đề’ của Kiến Thức, có vẻ như Hoa Sen Group và Lê Phước Vũ đang rơi vào tầm ngắm của một thế lực chính trị và cả thế lực lợi ích nào đó - mà phải là ‘cấp trung ương’. Nguy cơ tái hiện Formosa được nêu ra, cho thấy cho dù sắp tới dự án thép Cà Ná được cấp phép chăng nữa, tương lai triển khai dự án này là khá chông chênh, với hai lực cản lớn từ ‘nội bộ đảng ta’ và từ sự phản đối của dư luận xã hội về nguy cơ ô nhiễm môi trường. 

Không hiểu vô tình hay hữu ý, đúng vào lúc Lê Phước Vũ bị ‘nắn gân’, người anh em cột chèo Trần Tuấn Anh cũng bị ‘gài’. 

Thông tin chiếc xe công ra tận cầu thang máy bay - khu vực cực kỳ hạn chế - để đón vợ bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ được một ít quan chức và nhân viên biết. Nhưng không phải bỗng dưng mà thông tin này lọt ra ngoài và ngay lập tức được một số tờ báo vồ vập đăng tải.

Mà chỉ có thể là ‘tin nội bộ’. Hay nói cách khác, một ‘con ma’ nào đó đã được cài cắm từ lâu ở khu vực hạn chế của sân bay Nội Bài chỉ để chực chờ giây phút hiếm hoi một quan chức cao cấp như Trần Tuấn Anh ‘lộ bài’.

Đây là lần thứ hai trong sự nghiệp bộ trưởng khá trẻ tuổi của mình, Trần Tuấn Anh vấp phải sự cố mà có thể khiến đe dọa đến tuổi thọ cái ghế bộ trưởng của ông ta. 

Lần đầu tiên là vào năm 2016, khi ông ta bị dính dáng đến người anh em cột chèo Lê Phước Vũ - đại gia của Tôn Hoa Sen trong vụ dự án Thép Cà Nà - Hoa Sen gây ô nhiễm mô trường và có thể tạo nên một Formosa thứ hai, đã bị dư luận xã hội phản ứng kịch liệt. Sau đó, dự án này phải bỏ ra ngoài quy hoạch của Bộ Công thương (người ta nghi ngờ rằng trước đó chính Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo bổ sung dự này này vào quy hoạch).

Nhưng vào lần này, không phải dư luận xã hội mà dường như chỉ có các đảng viên cao cấp mới quan tâm thực sự và té nước theo mưa vụ vợ Trần Tuấn Anh.

Hẳn là Trần Tuấn Anh đang gặp phải một đối thủ không ra mặt, dù thừa biết mặt nhau.

Trong số dàn bộ trưởng đương nhiệm, Trần Tuấn Anh được xem là ‘cục cưng’ của Thủ tướng Phúc.

Hiển nhiên, ‘đánh’ vào Trần Tuấn Anh cũng có thể hiểu là đánh vào cánh của Thủ tướng Phúc.

Hội nghị trung ương 9 vừa trôi qua với việc lấy phiếu tín nhiệm các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, sau đó là bắt đầu công tác quy hoạch ‘cán bộ cấp chiến lược’ để chuẩn bị cho đại hội 13 của đảng cầm quyền sẽ diễn ra vào năm 2021, nếu quả thực còn diễn ra đại hội đó.

Hai cái tên Nguyễn Xuân Phúc và Trần Tuấn Anh đang được ‘nâng lên một tầm cao mới’. Trong khi Phúc vẫn tiếp tục cuộc vận động không mệt mỏi của ông ta ở các địa phương và được đồn đoán là có thể thay Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, Trần Tuấn Anh lại được một số quan nhân cận thần kỳ vọng sẽ được đưa lên làm phó thủ tướng, hoặc có thể đưa về Thành phố Hồ Chí Minh là Phó bí thư thường trực để dần thay thế cho Nguyễn Thiện Nhân và sẽ đương nhiên vào Bộ Chính trị. 

Cho tới nay, vẫn chưa lộ diện phe cánh chính trị đối trọng chính trị với Nguyễn Xuân Phúc và Trần Tuấn Anh.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/01/2019

Published in Diễn đàn

Báo Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, bộ đã trở nên nổi tiếng với thành tích đàn áp khốc liệt và dã man quyền làm người ở Việt Nam - đã ‘tự sướng’ với tiêu đề một bài báo ‘Quốc tế đánh giá cao nỗ lực bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam’, ngay sau sự kiện chính thể Việt Nam phải điều trần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.

upr1

Phái đoàn Việt Nam điều trần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 22 tháng 1 năm 2019

Đây là lần thứ hai liên tiếp ‘tự sướng’ của Công an Nhân dân.

Vào tháng 12 năm 2018, tờ báo công an này cũng đã tự vống rằng đoàn công tác của Thượng tướng Lê Quý Vương, thứ trưởng bộ này đã ‘bảo vệ thành công’ sau hai ngày giải trình trước Ủy ban Chống tra tấn quốc tế, mà không chịu thừa nhận bất cứ hành vi nào về rất nhiều vụ tra tấn dã man của công an Việt Nam đối với người dân.

Trong thực tế, chính quyền Việt Nam đã thoải mái ký kết Công ước quốc tế về chống tra tấn, để ngay sau đó hàng năm cứ liên tiếp xảy ra quá nhiều cảnh công an đánh đập dã man người hoạt động nhân quyền và người dân biểu tình, quá nhiều cảnh công dân phải ‘tự chết’ trong đồn công an, trong đó số trường hợp các nhân viên công an bị phát hiện đã tra tấn đến chết người dân lại quá hiếm hoi.

upr2

Hình chụp hôm 11/03/2011, chị Trịnh Kim Tiến cầm tấm hình của cha, ông Trịnh Xuân Tùng, bị chết trong đồn công an - Ảnh minh họa - AFP

Đã từ nhiều năm qua, chẳng có gì bảo chứng cho lời cam kết ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Quá nhiều bằng chứng đã tích tụ kể từ năm 2013 khi Việt Nam được chấp nhận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc : nhà cầm quyền Việt Nam vẫn liên tiếp truy bắt, bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền bằng những điều luật cực kỳ mơ hồ và ngụy tạo.

Ngay sau khi nhận ra không còn là ‘quốc gia được hưởng lợi lớn nhất trong Hiệp- định TPP’, từ giữa năm 2016 đến cuối năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch bắt bớ dữ dội và sắc máu đối với hơn ba chục người hoạt động nhân quyền, chủ yếu thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội Anh Em Dân Chủ - một hội đoàn độc lập đã giúp cho người dân các tỉnh miền Trung cách thức phản đối thảm họa xả thải của Formosa và chống lại sự bao che lộ liễu của giới quan chức trung ương. Chiến dịch đó tuy có thuyên giảm đôi chút do bị cộng đồng quốc tế lên án kịch liệt từ đầu năm 2018 đến nay, nhưng cái đuôi của nó vẫn còn ngắc ngoải đà bắt bớ chưa hề muốn dừng lại đối với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền.

Còn rất nhiều bằng chứng khác về tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng của chính quyền Việt Nam - như một bản sao của chế độ đảng độc trị ở Trung Quốc. Ngay trước mắt, Luật An ninh mạng của chính quyền Việt Nam sắp đi vào thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ mang lại cơ chế siết bóp nặng nề đối với quyền tự do ngôn luận của người dân, những tiếng nói phản biện xã hội và tiếng nói bất đồng về quan điểm chính trị.

Đúng vào khoảng thời gian chính quyền Việt Nam đệ trình bản báo cáo nhân quyền cho Liên hiệp quốc với thành tích ‘bảo đảm tự do tôn giáo’, hàng loạt chùa chiền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất - từ Sài Gòn đến Đà Nẵng - đã bị nhà cầm quyền cưỡng chế giải tỏa và ủi sập không thương xót. Trong khi đó, hàng loạt tu sĩ Cao Đài, Tin Lành, Công giáo bị sách nhiễu, hành hung và đấu tố…

Tình trạng vi phạm nhân quyền bất chấp trên chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến vào ngày 15/11/2018, gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban Châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng Châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu), Nghị viện Châu Âu đã bất ngờ tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.

Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…

Chưa bao giờ diễn ra mối đồng cảm và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nng như hiện nay giữa các tổ chức nn quyền quốc tế và nhiều nhà nước ở Châu Âu. Rõ ràng là tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng ghê gớm của chính thể độc đảng ở Việt Nam, cộng hưởng với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, đã khiến phát sinh hiệu ứng nước tràn ly và nhiều chính phủ đã phải bày tỏ thái độ phản ứng trực tiếp với sự trơ tráo của Hà Nội.

Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Shinzo Abe trong năm 2018, Giám đốc của HRW (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) tại Nhật Bản Kanae Doi viết : "Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam".

Lời kêu gọi đó lại được một giới chức của HRW ở Tokyo lặp lại hôm 24/1. Ông Teppei Kasai còn khuyến cáo : "Đối với những người coi Việt Nam là một điểm đến yên bình tại Châu Á, đầy những món ngon vật lạ, chợ búa náo nhiệt, điều này có thể gây ngạc nhiên : bởi vì khó thấy hơn với những khách nhàn du là một thực tế khó nuốt hơn : đây là một vực thẳm nơi gần 100 triệu người Việt bị tước các quyền tự do cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, và quyền tự do tôn giáo. Nguyên do chủ yếu là bởi vì Việt Nam trong nhiều thập niên nay đã nằm dưới sự thống trị của một nhà nước Cộng sản độc đảng toàn trị, không bị ai kiểm soát".

Cuối cùng, điều gì phải đến đã đến. Mới đây, Hội đồng Châu Âu đã phải quyết định hoãn phê chuẩn EVFT, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp điịnh này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam. Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là ôn hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt : "Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội Châu Âu thông qua hết".

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 27/01/2019

Published in Diễn đàn