Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Gần 4 năm sau Đại hội 12, có thể cho rằng đây là lần thứ hai Huy Đức tung ra một bài viết có trọng lượng với quan điểm vận động sự ủng hộ cho ‘người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam’.

huyduc1

Blogger Huy Đức

Ngày 30/9 năm 2018 và trùng với một tin tức ngoài lề cho biết Bộ Chính trị rốt cuộc đã họp bàn về các phương án nhân sự cho cái ghế chủ tịch nước, Huy Đức đã đưa lên facebook của blogger này bài ‘Nhất thể hóa’, với lời mào đầu :

"Nhất thể hóa tạo tính chính danh cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam. Từ thay đổi tưởng chỉ "cấu thành hình thức" này, trong quá trình vận hành, chắc chắn sẽ làm xuất hiện nhiều tình huống, gợi ý cho Việt Nam cải cách. Cho dù vẫn một đảng, về mặt lý thuyết, Việt Nam sẽ tiến gần hơn tới một nền cộng hòa bán tổng thống". 

Đáng chú ý, bài PR ‘nhất thể hóa’ hiện ra cùng lúc với một tin tức ngoài lề cho biết kết quả ‘tôi không bất ngờ’ dành cho Nguyễn Phú Trọng, còn vai trò ‘quyền chủ tịch nước’ của ủy viên trung ương Đặng Thị Ngọc Thịnh có lẽ chỉ có được tuổi thọ vỏn vẹn một tháng.

Buổi sáng 28/9, trong một cuộc họp báo của Ban Tuyên giáo Trung ương để thông tin về ‘Hội nghị Trung ương 8, khóa XII diễn ra vào tuần tới’, cái cách thông báo của quan chức Lê Quang Vĩnh - Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng - về "Với sự phân công này, các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước được thực hiện bình thường, đầy đủ" (phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là quyền Chủ tịch nước) chắc chắn là ẩn số đáng mổ xẻ nhất trong phương trình mang tên ‘Ai sẽ làm chủ tịch nước’.

Trong khi đó, lại có thông tin cho biết kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ đang chiếm ưu thế. Thậm chí thông tin này còn dự đoán chính ông Nguyễn Phú Trọng, chứ chẳng phải ai khác, sẽ ngồi vào ghế chủ tịch nước.

Tại Hội nghị trung ương 8, nếu xuất hiện hiện tượng một số cựu thần, quan chức và ‘quần chúng nhân dân’ đồng loạt xướng lên quan điểm cần ‘nhất thể hóa’ hai chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư với lý do chủ yếu ‘có lợi cho dân tộc và nhân dân’, có thể cho rằng Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ là phương án ‘nghi binh’ trong một kịch bản tổ chức một chiến dịch PR cho ông Nguyễn Phú Trọng chính thức trở thành bản sao của Tập Cận Bình - nhân vật chủ tịch nước kiêm tổng bí thư của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đã thành một thói quen, không ít người quan tâm đến biến động chính trị trong nội bộ đảng và chiến dịch được tuyên truyền là "chống tham nhũng" của Tổng bí thư Trọng ngày càng dựa vào những tin tức, dù được thể hiện rõ ràng hay mơ hồ lấp lửng, của Huy Đức để nhận định và dự đoán về tương quan chính trị cùng những biến động, biến cố có thể xảy ra trong tương lai gần. Đặc biệt là về "ai sắp bị bắt" hay "ai sắp chết"…

Với lợi thế có được nhiều tin tức nội bộ và thâm cung bí sử, Huy Đức đã trở thành một cây bút tín hiệu ghê gớm. Vào giữa năm 2017, chỉ một dòng status lấp lửng của cây bút quá thâm này về số phận đại gia Trần Bắc Hà đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam suýt rơi vào hoảng loạn và lao dốc khiến mất đi 2 tỷ USD vốn hóa.

Gần 4 năm sau Đại hội 12, có thể cho rằng đây là lần thứ hai Huy Đức tung ra một bài viết có trọng lượng với quan điểm vận động sự ủng hộ cho ‘người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam’, dù trong bài viết này không hề nhắc đến cái tên Tổng bí thư Trọng - người đã chiếm thế thượng phong sau khi tái cử tổng bí thư tại đại hội 12, được tụng ca thành ‘Người đốt lò vĩ đại’ và ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ sau vụ chỉ đạo bắt Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào cuối năm 2017, và trong thực tế đã mất sạch đối thủ chia sẻ trách nhiệm ‘thống lĩnh các lực lượng vũ trang’ sau cái chết của Trần Đại Quang.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 01/10/2018

********************

Nhất thể hóa

Huy Đức, 30/09/2018

Tôi không bình luận nhân sự cụ thể. Nhưng nếu quyết định để Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước lần này trở thành tiền lệ thì cũng rất có ý nghĩa. Ít nhất "biên chế" sẽ chỉ còn là Bộ Tam thay vì Bộ Tứ.

Newly re-elected Vietnam Communist Party Secretary General Nguyen Phu Trong (C) claps with Politburo members Tran Dai Quang (2nd L), Nguyen Xuan Phuc (2nd R), Nguyen Thi Kim Ngan (R) and Dinh The Huynh (L) as they pose with the VCP's new 200-member centra

Bộ Tứ trước kia. Ảnh minh họa

Nhất thể hóa tạo tính chính danh cho người đang thực sự nắm quyền lực tối cao ở Việt Nam. Từ thay đổi tưởng chỉ "cấu thành hình thức" này, trong quá trình vận hành, chắc chắn sẽ làm xuất hiện nhiều tình huống, gợi ý cho Việt Nam cải cách. Cho dù vẫn một đảng, về mặt lý thuyết, Việt Nam sẽ tiến gần hơn tới một nền cộng hòa bán tổng thống.

Chủ tịch – nên là chức danh duy nhất được coi là nguyên thủ – thống lĩnh lực lượng vũ trang và đại diện Nhà nước trong các hoạt động đối ngoại. Đây là cái ghế mà chỉ ai thực sự là một chính trị gia hàng đầu mới nên ngồi vào.

huyduc3

Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng đang chuẩn bị cái gì đây ? Ảnh : VOV

Trong khi đó, Thủ tướng chỉ nên là một nhà kỹ trị. Vai trò của Thủ tướng là thiết lập được một nền hành chính công chuyên nghiệp và đưa ra được các công cụ hành pháp kịp thời để phát triển kinh tế – xã hội. Không nên làm Thủ tướng mất thời gian vào các cuộc họp bàn chuyện bắt bớ hay các buổi tiếp tân hình thức.

Tuy nhiên, nếu các chính sách của ông và nội các kinh tế có dấu hiệu phục vụ cho lợi ích nhóm thì ông và các thành viên mà ông chọn có thể phải đối diện với các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hay thậm chí bị bắt bớ. Vì, cơ quan điều tra có một vị trí độc lập hơn với "nội các".

Tháng 9/1997, khi chuẩn bị rời nhiệm sở, ông Võ Văn Kiệt nói về người kế nhiệm, "Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước". Trong khi ông Phan Văn Khải thừa nhận, "Về bản lĩnh chính trị tôi không thể nào so sách với đồng chí Võ Văn Kiệt".

Cho dù bị trì hãm trong cái kiềng "Tam Nhân", ông Kiệt đã hành động như một nguyên thủ và ông Khải thực sự là người đứng đầu "nội các kinh tế". Ông Khải là một nhà kỹ trị. Chính phủ của ông rất khác với Chính phủ Võ Văn Kiệt và càng rất khác với Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Và, cho dù dưới thời một Tổng bí thư như Tướng Lê Khả Phiêu hay như Nông Đức Mạnh, ông Khải vẫn điều hành "nội các kinh tế" (phần mà ông có thực quyền) một cách mực thước và để lại các di sản rất là quan trọng.

Đừng sợ tập trung quyền lực vào một người. Nếu tôn trọng các nhánh quyền lực nhà nước theo thẩm quyền được ghi trong Hiến pháp thì không ai có thể lạm quyền dù họ là nguyên thủ. Nước cũng chỉ nên có một "vua". Ai cũng muốn đứng đầu. Ai cũng làm chính trị mà thiếu một người kỹ trị thì chính trường rất dễ thành đất "quần ngư tranh thực" ; thị trường chỉ là chợ đen ; hành chính rối ren và xã hội không thể nào ổn định.

Con đường để một quốc gia đi đến thịnh vượng còn rất dài. Nhưng với những gì vừa diễn ra chiều nay, nếu không phải để tập trung quyền lực mà nhằm mở ra một hướng đi thì thời gian không lúc nào là quá trễ để bàn một lộ trình đáng hy vọng hơn cho đất nước.

Huy Đức

Nguồn : FB Huy Đức, 30/09/2018

Published in Diễn đàn

Buổi sáng 28/9, trong một cuộc họp báo của Ban Tuyên giáo Trung ương để thông tin về ‘Hội nghị Trung ương 8, khoá XII diễn ra vào tuần tới’, cái cách thông báo của quan chức Lê Quang Vĩnh - Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng - về "Với sự phân công này, các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước được thực hiện bình thường, đầy đủ" (phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là quyền Chủ tịch nước) chắc chắn là ẩn số đáng mổ xẻ nhất trong phương trình mang tên ‘Ai sẽ làm chủ tịch nước’.

npt1

Nguyễn Phú Trọng có lặp lại 'Tôi bất ngờ!' như khi tái đắc cử tổng bí thư tại đại hội 12?

Bởi cùng với phát ngôn trên là "Việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là việc hết sức hệ trọng của Đảng và Nhà nước nên cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng theo đúng quy định. Chắc chắn Trung ương sẽ xem xét nhưng ở kỳ họp nào, có ở kỳ họp sắp tới hay không, thì chúng tôi sẽ thông báo cụ thể sau" - quan chức Lê Quang Vĩnh.

Hai phát ngôn trên đã cấu thành một mạch logic: do Đặng Thị Ngọc Thịnh đã thực hiện bình thường, đầy đủ các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước, nên cơ chế bố trí nhân sự thay thế cho quan chức Trần Đại Quang vừa thêm từ ‘cố’ là không có gì phải cập rập. Và cơ chế này còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của các cơ quan liên quan - như một cách giải thích của Lê Quang Vĩnh.  

Mặc dù chỉ là ủy viên trung ương mà không phải là ủy viên bộ chính trị để chắc suất chủ tịch nước theo nguyên tắc của đảng cầm quyền, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vẫn có thể ‘tạm quyền’ một thời gian cho đến khi tổ chức ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’ tìm ra được một ủy viên bộ chính trị để thay thế bà Thịnh.  

Nhưng câu chuyện trên sẽ mang tính quy trình đến mức nhàm chán, nếu không xuất hiện một luồng dư luận vận động khá nhiệt tình cho đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay trước khi Hội nghị trung ương 8 diễn ra :  

- "Hiện giờ cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam là cuộc đấu tranh một mất một còn, chứ không phải là cuộc đấu tranh đơn giản. Nếu mà như thế nào đó, các thế lực nhóm lợi ích mà cấu kết lại thì nó trở thành cái vấn đề rất phức tạp. 

"Phải chăng đã đến lúc hợp nhất hai chức danh: tổng bí thư và chủ tịch nước? Vừa qua tôi đã nhìn thấy ông Tổng Bí thư này [ông Nguyễn Phú Trọng], ông đã làm vai trò của Chủ tịch nước rất đầy đủ. Nào là đi thăm Pháp, thăm Nhật rồi thăm Mỹ... 

"Làm cái vị trí nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước thì rõ ràng là thì ông Nguyễn Phú Trọng đã làm rồi và bây giờ đã đến lúc nên hợp thức hóa hai cái chức này" - Luật sư Trần Quốc Thuận.

- "Việt Nam đã nhận thấy từ lâu sự cần thiết không nên để tách rời hai chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước trong cấu trúc lãnh đạo chính trị. Từ thời ông Lê Khả Phiêu đã muốn như vậy. Nhưng bởi nhiều lý do những chức danh này vẫn chưa được kết hợp làm một". 

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng bày tỏ e ngại sự kết hợp có thể dẫn đến độc tài. Tôi không cho là như vậy. Độc tài hay không trước hết là tư tưởng. Trong các nước xã hội chủ nghĩa chỉ còn Việt Nam vẫn tách biệt hai chức danh này. Sự ra đi của ông Trần Đại Quang là điều kiện chín muồi. Không nên hoặc không thể chậm trễ hơn nữa. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng là thích hợp cho cương vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước" - Vũ Cao Phan, cựu Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt – Trung.

- "Thực ra, có rất nhiều việc có thể làm rồi mới cần sửa Hiến pháp, kể cả việc hợp nhất này, bởi vì, khi cần sáp nhập, mà không làm ngay, thì có thể có thay đổi, mà chờ sửa Hiến pháp thì cũng có thể phải mất 6 tháng, còn nếu hợp nhất thì thì chức Tổng Bí thư sẽ nhập vào chức Chủ tịch nước như mô hình chính trị tại Trung Quốc" - chuyên gia Hà Hoàng Hợp.

Luồng dư luận trên hiện ra trong bối cảnh đang tồn tại hai kịch bản ‘chỉ định một ủy viên bộ chính trị không phải tổng bí thư làm chủ tịch nước’ và ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’.

Mặc dù kịch bản thứ nhất đã khá xáo động trong những ngày qua với những cái tên được xướng lên như Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng, Tòng Thị Phóng, Ngô Xuân Lịch…, nhưng lại có thông tin cho biết đến giờ phút này Bộ Chính trị đảng vẫn chưa có cuộc họp chính thức nào về tìm nhân sự để trám vào ghế chủ tịch nước.

Trong khi đó, lại có thông tin cho biết kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ đang chiếm ưu thế đến 70%. Thậm chí thông tin này còn dự đoán chính ông Nguyễn Phú Trọng, chứ chẳng phải ai khác, sẽ ngồi vào ghế chủ tịch nước.

Ngay trước mắt sẽ là phép thử tại Hội nghị trung ương 8. Tại hội nghị này, nếu bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được ‘Bộ Chính trị tiếp tục phân công giữ chức quyền chủ tịch nước’, cùng lúc hoặc chẳng bao lâu sau đó xuất hiện hiện tượng một số cựu thần, quan chức và ‘quần chúng nhân dân’ đồng loạt xướng lên quan điểm cần ‘nhất thể hóa’ hai chức danh chủ tịch nước và tổng bí thư với lý do chủ yếu ‘có lợi cho dân tộc và nhân dân’, có thể cho rằng Quyền chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ là phương án ‘nghi binh’ trong một kịch bản kéo dài thời gian để tổ chức một chiến dịch PR cho ông Nguyễn Phú Trọng chính thức trở thành bản sao của Tập Cận Bình - nhân vật chủ tịch nước kiêm tổng bí thư của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Còn ngồi chính thức vào lúc nào thì chỉ là vấn đề thời gian.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 29/09/2018

Published in Diễn đàn

‘Trăm năm bia đá còn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ’…

samhoi1

Trái hẳn với thói ca tụng công lao của quan chức vừa chết đầy nghi vấn là ‘đồng chí Trần Đại Quang’ của một ít văn nhân cận thần chế độ cộng sản, nhiều người dân Việt và cả một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã thống kê một cách chi tiết về ‘di sản đàn áp nhân quyền’ của Quang - vào thời còn là bộ trưởng công an và kể cả trong thời gian ngắn ngủi hơn 2 năm làm chủ tịch nước.

Ngay sau khi Trần Đại Quang chết, đã có quá nhiều ý kiến chỉ trích và cả lên án Trần Đại Quang về thành tích phong tướng đến mức lạm phát vào thời ông ta còn là bộ trưởng công an, về kết quả điều hành Bộ Công an của ông Quang đã ấn tượng đến mức dẫn đến ít nhất những vụ án ghê gớm như Vũ ‘Nhôm’, ‘công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’…

Trần Đại Quang cũng là tác giả của những chiến dịch đàn áp nhân quyền nặng nề từ Bắc chí Nam, bắt bớ người Thượng ở Tây Nguyên, bắt bớ người biểu tình chống Trung Quốc và người bất đồng chính kiến. Trong thời gian làm chủ tịch nước, Trần Đại Quang đã quá hiếm can thiệp mang tính ‘ân xá’ hay ‘đặc xá’ đối với những trường hợp oan khuất trong xã hội, trong khi lại cổ vũ cho các vụ bắt bớ và hành hung đánh đập dã man của công an đối với người dân và giới hoạt động dân chủ nhân quyền, đang tâm bỏ qua hàng trăm cảnh ‘tự chết’ của người dân trong các đồn công an…

Chưa kể việc Trần Đại Quang chính là tác giả của luật An ninh mạng mà bị dư luận xã hội trong nước, cộng đồng mạng cùng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích nặng nề vì vi phạm quyền con người. Và Trần Đại Quang cũng là nhân tố đã nhét biến dự luật Biểu tình - một văn bản được chính phủ giao cho Bộ Công an biên soạn - vào ngăn kéo suốt từ năm 2011 đến nay…

Ngược hẳn với lối tiếc thương ‘nghĩa tử là nghĩa tận’ trên mặt báo nhà nước, chỉ thấy một bầu không khí vui mừng không thèm che giấu trên mạng xã hội. Dù nghĩa tử nghĩa tận là truyền thống muôn đời của người Việt, nhưng vẫn đành phải nói thẳng một sự thật : cái chết của ‘chủ tịch nước Trần Đại Quang’ đã chỉ gom hứng được quá ít nước mắt trong khi số người hể hả nhiều hơn hẳn.

Cái chết đột ngột gây nghi ngờ rất lớn về ‘virus hiếm và độc hại’, không khí câm lặng không thèm chia buồn từ giới ‘đồng chí không đồng lòng’, cùng thái độ hể hả xen vui mừng của số đông người dân viết trên mạng xã hội… chính là một luật nhân quả thời Việt Nam chính trị độc tài và chủ nghĩa tư bản dã man : Trần Đại Quang dù có ‘sám hối’ chăng nữa thì động tác đó cũng đã quá muộn cho một đời áp chế dân chúng và quá tai tiếng về tham nhũng.

Một sự trùng hợp đặc sắc và như thể một điềm báo đã trở thành cái gạch nối giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang : cả hai đều đã đến chùa Mahabodhi - nằm ở tận Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ, nơi Thích Ca Mầu Ni đạt được Giác Ngộ và hóa Phật - để ‘thăm’. Nhưng rất nhiều người cho rằng Dũng và Quang đã cầu xin cho cá nhân họ chứ không hề có chút lòng thành tâm.

samhoi2

Trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, vợ chồng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến chùa Mahabodhi và được cánh phóng viên ghi nhận bằng một tấm ảnh rất ‘thần thánh’ : trong lúc ngồi chắp tay, hai con mắt của ông Dũng lại không hướng về tượng Phật mà đảo về một bên, ánh mắt rất ‘gian’ như thể đặc trưng cho một đặc thù thuộc loại nổi trội nhất của giới chóp bu Việt Nam là thói lật lọng tráo trở chính trị và buôn thần bán thánh.

Vào tháng Ba năm 2018, đến lượt vợ chồng Trần Đại Quang ‘thăm’ chùa Mahabodhi, được ‘lưu truyền sử xanh’ bằng bức hình ông Quang gục đầu vào phiến đá thiên trong chùa này, gương mặt có vẻ thành tâm hơn hẳn cặp mắt láo liên trước đó của Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí gương mặt Trần Đại Quang khi đó còn được cho là ‘đau khổ’.

Cũng có thể là đau khổ thật. Bởi tháng Ba năm 2018 chính là lúc mà Trần Đại Quang sắp ‘biến mất’ lần thứ hai kể từ lần đầu vào tháng Tám năm 2017 - sang Nhật điều trị căn bệnh về máu mà nguy cơ dẫn đến tử vong là khá cao. Hầu như không nghi ngờ rằng Trần Đại Quang đã cầu xin cho căn bệnh quái ác ấy rời xa cơ thể ông ta, để ông ta được tiếp tục ‘công hiến cho đảng và dân tộc’.

Không có được gương mặt đau khổ thật sự như Trần Đại Quang, thái độ cao ngạo trịch thượng kèm vẻ cười ngạo nghễ của Nguyễn Tấn Dũng đã biến chuyến thăm chùa Mahabodhi của ông ta thành công cốc : Dũng bị loại bất ngờ và thẳng cánh tại đại hội 12 vào đầu năm 2016 với dấu ấn cú knock-out mà tác giả của nó là Nguyễn Phú Trọng.

6 tháng sau khi đến chùa Mahabodhi, Trần Đại Quang đã không thể thoát khỏi cái chết, dù mới ở tuổi 62 theo bản khai lý lịch cán bộ hay 68 theo một tài liệu được mạng xã hội tung lên và cho đó là bản khai về năm sinh gốc 1950 của Quang.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/09/2018

Published in Diễn đàn

Lịch sử đương đại đã rất nhiều lần chứng minh rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đối phó với nhân quyền bằng một thứ trí tuệ ‘cái khó ló cái ngu’.

evfta1

Bà Debbie Stothard, Tổng Thư ký FIDH, người bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam. Ảnh : RFA

Chỉ một tuần sau vụ việc chính quyền Việt Nam cấm không cho hai đại diện cao cấp của Hai tổ chức bảo vệ nhân quyền có tiếng trên thế giới là Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH và Ân Xá Quốc Tế Amnesty International nhập cảnh để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới về ASEAN diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 đến 13 tháng 9 năm 2018, 32 thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEP) đã gửi một bức thư chung nêu một loạt quan ngại nặng nề về nhân quyền, bao gồm việc giam giữ những người bất đồng chính kiến, cản trở tự do ngôn luận và tự do lập hội, thiếu tự do báo chí và truyền thông, và kiểm duyệt mạng internet. Các Nghị viên Châu Âu cảnh báo rằng nếu tình hình không được cải thiện, họ "sẽ khó lòng" phê duyệt chung cuộc thỏa thuận thương mại EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu).

Bức thư trên được gửi tới Cao ủy thương mại EU Cecilia Malmström và Đại diện Cấp cao Federica Mogherini – kêu gọi EU đưa ra một loạt các mốc đánh giá về nhân quyền mà quốc gia Châu Á này cần đạt được trước khi các thỏa thuận được trình lên để Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, cụ thể là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận và lập hội, tự do tôn giáo và quyền của người lao động.

Đây có thể là lần đầu tiên một số đông trên mười nghị sĩ Châu Âu cùng ký thư tập thể để phản đối các vụ vi phạm nhâm quyền ngày càng trầm trọng của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Nếu so sánh với thái độ khá mềm mại và còn có vẻ nhu nhược của các nghị sĩ Châu Âu, đặc biệt là của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam trong thời gian trước đây, động thái thư ‘tố cáo’ tập thể mới xảy ra đã cho thấy cái nhìn và nhận thức của Quốc hội Châu Âu đối với nhà nước cộng sản Việt Nam đã chuyển biến nhiều và trở nên khác hẳn kể từ 2017 - năm mà Việt Nam bắt gần ba chục người bất đồng chính kiến, cũng là năm xảy ra vụ mật vụ Việt Nam ngang nhiên bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Đức.

Cùng lúc, hai tổ chức bảo vệ nhân quyền có tiếng trên thế giới là Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH và Ân Xá Quốc Tế Amnesty International đã tố cáo chính quyền Việt Nam cấm không cho hai đại diện cao cấp của họ nhập cảnh để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới về ASEAN. 

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 với chủ đề ASEAN 4.0 : Tinh thần doanh nghiệp trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ được Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia - Hà Nội từ ngày 11-13/9/2018.

Diễn đàn trên là một cơ hội hiếm hoi để chính thể độc đảng ở Việt Nam hy vọng ‘lấy lại những gì đã mất’ từ sau khi ‘uy tín đối ngoại’ của nhà nước này đã bị sụt giảm thê thảm do cuộc khủng hoảng phát sinh từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 là sự kiện quốc tế thứ hai được tổ chức ở Việt Nam. Trước đó vào tháng Mười Một năm 2017 là Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Đà Nẵng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải chịu cơn suy thoái năm thứ 10 liên tiếp và gặp vô số khốn khó về ba ‘bình chủng hợp thành’ là nợ công - nợ xấu - ngân sách, chính thể Việt Nam rất cần đăng cai những sự kiện quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và viện trợ cùng kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ để cứu vãn nền kinh tế và ngân sách.

Tuy nhiên điều mà chính thể Việt Nam luôn sợ hãi là tiếng nói phản biện và tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng đến từ giới đấu tranh nhân quyền trong nước và quốc tế.

Lời tố cáo của giới nhân quyền quốc tế đã có tác dụng như một kích thích tố trực tiếp khiến giọt nước tràn ly và làm xuất hiện bức thư của 32 nghị sĩ Châu Âu.

Có thể cho rằng bức thư trên gần giống như một tối hậu thư của giới nghị sĩ Châu Âu về số phận phải gắn với nhân quyền của EVFTA.

Một số thư cá nhân của các nghị sĩ Châu Âu gửi trước đây về Việt Nam đã chỉ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền nhưng ít gắn với điều kiện EVFTA.

Còn nay, trong bối cảnh EVFTA đang trở nên quá mong manh sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã vừa ‘cái khó ló cái ngu’ khi tiếp tục hành xử theo não trạng chuyên quyền độc tài bằng cách cấm các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế vào Việt Nam.

Không khó để hình dung rằng bức thư của 32 nghị sĩ Châu Âu sẽ tác động không nhỏ đến cuộc họp về ký hay không ký EVFTA được tổ chức tại Bruxelles vào tháng Mười năm 2018 giữa Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu với phía Việt Nam.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 18/09/2018

Published in Diễn đàn

"Nếu đúng là Facebook đã thỏa hiệp với Cộng sản thì đó là điều rất đáng tiếc cho chính Facebook".

facebook1

Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (phải) tiếp ông Simon Milner, Phó chủ tịch về Chính sách công tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Facebook. Ảnh : Trọng Đạt

Ngay sau cuộc gặp ngày 14/9/2018 giữa Quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng với một quan chức cấp cao của Facebook - ông Simon Milner, Phó chủ tịch về Chính sách công tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, những tờ báo đảng lập tức hào hứng rút tít ‘Lãnh đạo Facebook cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam’, mà cụ thể là "Phó chủ tịch Facebook cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hình thành nhóm làm việc chung giữa Facebook với cơ quan quản lý Việt Nam".

Thậm chí Simon Milner còn muốn được làm ‘nàng dâu trưởng’ : tiếp theo lời chia sẻ ‘rất thích’ hình ảnh nàng dâu về nhà chồng mà Quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông lấy làm minh họa, Simon Milner cho biết Facebook hiện đang làm dâu ở rất nhiều quốc gia và "Ở một số nước chúng tôi chỉ là một trong các nàng dâu, nhưng ở đây chúng tôi là nàng dâu trưởng".

Nguyễn Mạnh Hùng đã thắng một điểm quan trọng trước Facebook, cũng là để gỡ gạc phần nào đó sĩ diện của một nhà nước Việt Nam chỉ còn biết đi vay để đảo nợ nước ngoài nhưng vẫn chẳng thu được đồng nào trong tổng số hàng chục ngàn tỷ đồng mưu tính truy thu từ hoạt động kinh doanh chưa đóng thuế của Facebook tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Vào tháng Tư năm 2017, khi người đứng đầu Quản Trị Chính Sách Toàn Cầu của Facebook là bà Monika Bickert đã có cuộc gặp gỡ với Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn và báo đảng đăng tin : "Bộ trưởng Trương Minh Tuấn ghi nhận và đánh giá cao tinh thần thiện chí hợp tác của Facebook…", rất nhiều người bất đồng chính kiến và người hoạt động mạng xã hội ở Việt Nam đã không muốn tin vào lối tuyên truyền bị xem là ‘nhét chữ vào miệng’ và thường là đậm tính dối trá ấy.

Nhưng từ cuối năm 2017 đến nay, hiện tượng facebook của nhiều người đấu tranh dân chủ và nhân quyền bị gỡ nội dung và bị khóa đã trở thành số nhiều và liên tục. Tình trạng bóp nghẹt tự do biểu đạt trên mạng và bỏ tù các nhà hoạt động, cũng như vấn đề khóa tài khoản và tháo gỡ nội dung đã gia tăng nghiêm trọng mà không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ Facebook ngoài lý do mơ hồ là "vi phạm tiêu chuẩn".

Giám đốc Facebook tại Việt Nam là bà Lê Diệp Kiều Trang - con gái của một cựu quan chức cộng sản - đã nhiều lần thẳng tay cắt bỏ nhiều nội dung phản biện xã hội và tố cáo giới quan chức của những facebooker.

Cùng thời gian trên, giới tuyên giáo Việt Nam phổ biến thông tin cho biết vào năm 2017, Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2000 clip bị cho là "nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước" trên YouTube, để đến thời điểm diễn ra cuộc gặp Monika Bickert - Trương Minh Tuấn đã có hơn 1000 clip bị xóa.

Nhiều dư luận đã đặt câu hỏi : Vì sao Facebook - một tổ chức mạng có uy tín quốc tế và được tiếng là độc lập với các chính phủ, lại dễ dàng thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam trong việc "xóa tin xấu độc’ - mà thực chất là xóa và gỡ nhiều tin tức, bình luận về dân chủ nhân quyền và bất công xã hội ?

Phải chăng mối quan hệ ‘dâu về nhà chồng’ và ‘thành khẩn hợp tác’ trên là để đánh đổi lấy việc chính quyền Việt Nam, vào tháng Tư năm 2018, đã gỡ quy định bắt các tổ chức mạng quốc tế phải đặt máy chủ ở Việt Nam khỏi dự thảo Luật An ninh mạng ? Và đánh đổi lấy việc chính quyền Việt Nam sẽ nương tay trong đánh thuế Facebook ?

Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy - Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng dường như có sự thỏa hiệp giữa Facebook và chính quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn và kiểm duyệt thông tin trên Facebook : "Họ thỏa hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam để ngăn chặn Facebook. Việc này làm mất uy tín đối với người sử dụng. Tôi không hiểu tại sao họ lại bị sức ép như thế. Họ đã ngăn chặn và xóa bài hết sức tùy tiện. Rất nhiều bạn bè của tôi đã kêu ca và bản thân tôi cũng bị như thế. Điều này thật khó hiểu".

Còn theo nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến : "Bất luận là từ phía nào, việc ngăn chặn thông tin là xem như đã vi phạm nhân quyền, quyền biểu đạt, tự do thông tin và tư tưởng. Việc Việt Nam vi phạm nhân quyền là thấy rõ rồi. Còn Facebook có thật sự đã thỏa hiệp đến mức độ nào thì tôi chưa rõ nhưng các hoạt động có biểu hiện bị ngăn chặn. Rõ ràng là Facebook đã mất thiện cảm với người dùng. Nếu đúng là Facebook đã thỏa hiệp với Cộng sản thì đó là điều rất đáng tiếc cho chính Facebook".

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/09/2018

Published in Diễn đàn

Từ trước ngày quốc khánh 2/9 năm 2018, đã râm ran tin đồn về khả năng cựu bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son sắp bị đưa vào ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng, mà cụ thể là triển vọng ông Son có thể bị khởi tố trong vụ ‘Mobifone mua AVG’ và thậm chí có thể bị tra tay vào còng như cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng đã từng.

mobi1

Nguyễn Bắc Son (trái) sẽ phải chịu tội thay cho Trương Minh Tuấn ?

Gần trung tuần tháng Chín năm 2018 đã xuất hiện một hiện tượng ‘lạ’ : website của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đăng bài viết "Thương vụ AVG – Khi Ban Cán sự Đảng bị vô hiệu hóa".

Bài viết trên khá dài, tóm tắt quá trình vụ ‘Mobifone mua AVG’, nhưng phần đánh giá lại có hơi hướng của một ‘cáo trạng’ khi quy kết Nguyễn Bắc Son là ‘độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ đã vô hiệu hóa cả Ban cán sự Đảng’, và đặt dấu hỏi : 

"Dù thương vụ này AVG đã hoàn lại số tiền giao dịch, song dư luận vẫn đặt ra câu hỏi vì sao một dự án với số tiền đầu tư lớn như vậy, lẽ nào Bộ Thông tin và truyền thông, Tổng Công ty Mobifone và những cá nhân có trách nhiệm lại có thể dễ dãi, vô tâm, thiếu trách nhiệm để đầu tư gần 9.000 tỷ đồng của Nhà nước vào một dự án mơ hồ, khi chưa được thẩm định rõ về hiệu quả kinh tế, việc thẩm định giá dự án cũng không có cơ sở. Phải chăng, tiền "chùa" ném qua cửa sổ !?".

Với bản ‘cáo trạng’ trên - được phát ra bởi trang web của Ủy ban Kiểm tra trung ương, một cơ quan được xem là cánh tay mặt của Tổng bí thư, xem ra số phận Nguyễn Bắc Son nhiều khả năng sẽ bị ‘cẩu đầu tảm’ mà không thể ‘hạ cánh an toàn’.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7.000 tỷ.

Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Nhưng số phận của Trương Minh Tuấn thì sao ?

Trương Minh Tuấn là quan chức bị nghi ngờ rất lớn về ‘âm mưu chia chác’ bởi nhân vật này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho đàn anh Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG. Trương Minh Tuấn cũng là quan chức bị dư luận nghi ngờ về việc đã nhận một ngôi biệt thự trị giá hàng triệu USD của Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và là một trong những kẻ chủ mưu vụ AVG nhưng cho tới nay vẫn không hề xuất hiện tên tuổi trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ về vụ AVG cũng như trong công bố khởi tố và bắt giam của Bộ Công an.

Thế nhưng chính vào lúc này đây, quan chức Trương Minh Tuấn - suýt nữa đã hoàn tất bộ phim ăn cắp khối tiền khổng lồ trong vụ AVG - lại một lần nữa nghiễm nhiên được Nguyễn Phú Trọng đặt vào cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương để trở thành sếp của hơn 800 tờ báo nhà nước và có quyền răn dạy về ‘đạo đức cách mạng sáng ngời’.

"Bên cạnh đó, các thành viên trong Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ lại ngại va chạm, nể nang, né tránh, không dám góp ý phê bình, không mạnh dạn đấu tranh khi người đứng đầu có những biểu hiện vi phạm, đã làm mất tính chiến đấu của tổ chức đảng, thậm chí bị tê liệt, bị vô hiệu hóa. Thực tế trong thời gian qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng ở một số Bộ, tỉnh, thành cho thấy hầu hết những vi phạm của Ban cán sự đảng đều do người đứng đầu thiếu gương mẫu và có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ, đã dẫn tới nhiều vi phạm, thậm chí vi phạm kéo dài và có hệ thống" - bài "Thương vụ AVG – Khi Ban Cán sự Đảng bị vô hiệu hóa" trênwebsite của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận.

Đã khá rõ là bài viết trên nhằm hướng lái dư luận để quy toàn bộ tội trạng cho riêng ‘người đứng đầu’ là Nguyễn Bắc Son mà không phải là cấp dưới như Trương Minh Tuấn, để trong tương lai gần khi ông Son phải ra trước vành móng ngựa thì Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Tuấn sẽ thở phào trong một xó tối nào đó của cơ quan tư tưởng này.

Tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng dành cho Trương Minh Tuấn là khá rõ, khác hẳn với trường hợp Đinh La Thăng, dù Trương Minh Tuấn ‘ứng’ với Đinh La Thăng bởi tính chất ‘rất nghiêm trọng’ trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chẳng quá ngạc nhiên khi khác hẳn ‘củi rừng’ Đinh La Thăng mà đã bị Nguyễn Phú Trọng sẵn lòng xử án tù giám đến 31 năm, Trương Minh Tuấn lại là một dạng ‘củi nhà’, để dù có bị kỷ luật và bị cách chức thì vẫn có thể ‘hạ cánh an toàn’.

Nhưng chẳng ai tiên liệu được tương lai. Dù được gấp rút và đặc cách chỉ định ngồi vào ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương khi âm mưu ăn cắp tiền ‘MobiFone mua AVG’ còn chưa hoàn tất cái bi kịch lịch sử của nó, số phận của Trương Minh Tuấn vẫn còn rất bấp bênh trong một tương lai không quá xa, không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ của Nguyễn Phú Trọng, mà còn biến đổi theo sự thay đổi bất thường trong quan điểm Nguyễn Phú Trọng, trong trường hợp ông Trọng bị chỉ trích nặng nề vì đã không xử Trương Minh Tuấn để ‘công bằng’ với các vụ xử ‘phe Nguyễn Tấn Dũng’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 14/09/2018

Published in Diễn đàn

Hầu hết phóng viên báo chí sau khi tham dự hội thảo giữa kỳ về Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam do Bộ Giao thông và vận tải và các cơ quan tư vấn tổ chức vào tháng 9 năm 2018 đã tường thuật với dấu hỏi lớn đầu tiên : ‘Tiền đâu’ ?

bacnam1

Số phận đen bạc của Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cũng là hồng phúc còn rơi rớt lại cho dân tộc Việt vì hầu như chắc chắn không phải gánh thêm 50 tỷ USD nợ công.

Cơ cấu dự kiến ít nhất 80% của dự toán gần 60 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam là từ ‘tiền trên trời rơi xuống’ - tức nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA.

Hội thảo trên mang mục đích PR cho dự án với dự toán lên đến gần 60 tỷ USD - tương đương với số tiền được xem là đang ‘ngủ’ trong dân mà mới đây một chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WTO) đã gỡi ý Việt Nam nên ‘đánh thức’ số tiền đó.

Nhưng điều trớ trêu là bất chấp Bộ Giao thông và vận tải và các nhóm lợi ích chuyên nghề ‘đục khoét ngân sách’ từ năm 2015 đến nay đã nhắm đến mục tiêu quảng bá Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam để kêu gọi nước ngoài đầu tư hoặc viện trợ theo chương trình cho vay tín dụng lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn, vẫn không có bất kỳ một tín hiệu xả van nào từ kênh tín dụng quốc tế.

Từ đầu năm 2016 đến nay, liên tiếp có các cuộc gặp của lãnh đạo Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) với giới lãnh đạo Việt Nam, trong đó có đề cập đến hai dự án song sinh là Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam (dự toán hơn 11 tỷ USD) nhưng kết quả vẫn cực kỳ nhỏ giọt. Trừ phía Nhật, đến nay hầu như các nguồn ODA vay mượn nước ngoài của Việt Nam đều bế tắc.

Con số Việt Nam vay ODA của nước ngoài từ năm 1993 đến năm 2014 đã lên tới 80 tỷ USD. Sau khi trừ đi 10 - 12% vốn vay không hoàn lại trong số đó, mỗi năm ngân sách Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ quốc tế hàng chục tỷ USD. Mà muốn trả được số nợ này, Việt Nam lại phải tìm cách "vay đảo nợ" của các tổ chức tín dụng quốc tế. Trước đây, những tổ chức này vẫn cho Việt Nam vay vốn "đầu tư phát triển" và vay đảo nợ khá dễ dàng. Nhưng đến năm 2015, WB bất ngờ thông báo hai "tin buồn" cho Việt Nam : Việt Nam đã "tốt nghiệp IDA" mà sẽ không được xếp vào loại quốc gia "xóa đói giảm nghèo" ; và từ tháng 7/2017 sẽ không được vay với lãi suất ưu đãi 0,7 - 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn đến 30 - 40 năm như trước đây, mà mức lãi suất vay sẽ được nâng lên gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa.

Không những bị cạn nguồn ODA từ bên ngoài, ngân sách chính phủ còn ngày càng thê thảm về kinh phí cho đầu tư phát triển. Không ít quan chức trong Ủy ban Thường vụ quốc hội và chính phủ đã phải than vãn rằng ngân sách cho ngành giao thông đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây.

Hết tiền chính là nguồn cơn vì sao vào kỳ họp quốc hội cuối năm 2016, một dự án "khủng" khác là điện hạt nhân Ninh Thuận - có số dự toán lên đến 10 - 20 tỷ USD, bất ngờ bị chính phủ tuyên bố "ngừng". Ngay lập tức, một số chuyên gia "phản biện trung thành" và báo đảng cất lời tụng ca "chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dũng cảm ngừng dự án này".

Trước năm 2015 còn là thời "ăn nên làm ra" của nhóm lợi ích ODA khi vẫn còn vay mượn quốc tế thoải mái, của hầu hết dự án BOT được Bộ Giao thông và vận tải chỉ định thầu chứ không phải đấu thầu rộng rãi mà do đó đã dậy lên nghi vấn về cái bao tử không bờ bến.

Nhưng thời kỳ hoàng kim của chế độ ‘lại quả ngầm’ lên đến 40 -70% giá trị công trình đã chính thức đặt một chân xuống mồ vào cuối năm 2015.

Còn giờ đây là số phận đen bạc của Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cũng là hồng phúc còn rơi rớt lại cho dân tộc Việt vì hầu như chắc chắn không phải gánh thêm 50 tỷ USD nợ công.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 13/09/2018

Published in Diễn đàn

Tháng Ba năm 2018, chuyến công du Úc của Thủ tướng Phúc đã chính thức đưa quốc gia này vào danh sách "chẵn một tá" quan hệ đối tác chiến lược của chính thể độc đảng ở Việt Nam.

vietuc1

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Australia (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Ý (2013), Ấn Độ (2017)…

Tuy chưa bao giờ nói rõ nước nào là "đối tác chiến lược quan trọng nhất" mà chỉ luôn nhấn mạnh từ "quan trọng và ý nghĩa’" với bất kỳ nước nào chịu ký đối tác chiến lược với Việt Nam, nhưng sự thật hiển nhiên mà giới chóp bu Việt Nam phải chấp nhận hậu quả là Trung Quốc - vẫn được một số quan chức "thân Trung" ở Việt Nam xem là đối tác chiến lược lớn nhất - đã biến thành một loại "yêu tinh" luôn đe dọa chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam.

Chỉ 3 năm sau khi ký "đối tác chiến lược" với chóp bu Hà Nội, Bắc Kinh đã gây hấn ở Biển Đông bằng vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam. Đến giữa năm 2014, vụ khiêu khích trở nên nghiêm trọng hơn nhiều bằng giàn khoan Hải Dương 981 như một cái tát vào Bộ Chính trị Hà Nội. Năm 2017, Trung Quốc còn cho đến hai trăm tàu vây bọc Bãi Tư Chính - nơi Việt Nam liên doanh với hãng dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải muốn mặt rút quân khỏi khu vực này…

Trong khi đó, hầu hết các "đối tác chiến lược" khác đều thờ ơ hoặc quay lưng với Hà Nội khi Việt Nam bị uy hiếp.

Ngày càng rõ hơn là với chủ trương "đa dạng hóa, đa phương hóa", phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" cùng thành tích ký càng nhiều "đối tác chiến lược" càng tốt, giới chóp bu Việt Nam còn chưa thật sự hiểu họ muốn gì trong phong trào thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. 

Kết quả 16 năm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" cùng hàng chục đối tác chiến lược của chính thể này đã chỉ được đúc rút thành lời giễu cợt không thèm che đậy của chính giới quốc tế.

Vào năm 2014 khi đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, đã như mỉa mai : "Việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh".

Sau vụ "giương cờ trắng" đáng xấu hổ của Việt Nam ở Bãi Tư Chính, điều kỳ lạ là chỉ có Hoa Kỳ - quốc gia chưa hề là "đối tác chiến lược" với Việt Nam - đưa tay ra cứu giúp khi Bộ Chính trị Việt Nam phải cử Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đi Washington để "cầu viện".

Kết quả sau đó là có lợi cho cả đôi bên : một hàng không mẫu hạm của Mỹ tiến thẳng vào cảng Đà Nẵng như một động tác răn đe Trung Quốc, không quên nhấn mạnh sự hiện diện đã không còn trừu tượng của hải quân Mỹ ở Biển Đông.

Biển Đông cũng là khu vực mà người Úc có một phần vai trò. Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, Úc cũng là một đồng minh quân sự của Mỹ.

Rõ là trong cơn túng quẫn ngân sách và còn bị Trung Quốc đe dọa khiến mất ăn khai thác dầu khí ngay trong vùng biển chủ quyền của mình, giới lãnh đạo Việt Nam đang phải tìm cách dựa vào Mỹ và những đồng minh quân sự của Mỹ.

Quan hệ Việt - Úc cũng bởi thế ngày càng "khắng khít" hơn. Cho dù kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước này chỉ khoảng 5 tỷ USD/năm, tức chỉ bằng khoảng 1/10 kim ngạch thương mại năm 2017 giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng ý nghĩa quan trọng hơn cả là cũng như Ấn Độ, người Úc sẽ có thể làm một điều gì đó hỗ trợ chính thể Việt nếu sắp tới Việt Nam lại bị Trung Quốc gây hấn hoặc cấm đoán khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, quá nhiều có khi lại là "lắm mối tối nằm không". Chính sách "đu dây" vẫn còn tồn tại của Việt Nam đang khiến chính thể quốc gia này sa vào cạm bẫy "đối tác chiến lược" do chính nó giăng ra. Thái độ hoàn toàn thiếu chính kiến trong việc lựa chọn bạn bè, cùng quan điểm thực dụng chỉ biết nhận không biết cho của Hà Nội sẽ khiến các "đối tác chiến lược" nản lòng và chẳng mấy chốc sẽ không còn quan tâm đến Việt Nam, để mặc cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 20/03/2018

Published in Diễn đàn

Từ vài tháng trước khi bị bắt vào đầu tháng 12/2017, ông Đinh La Thăng đã bị đồn đoán về "biện pháp ngăn chặn đặc biệt" và "sắp bắt". Sau đó là bắt thật.

tmt1

Những thanh củi mới, cả nam lẫn nữ, sẽ lần lượt bị đưa vào lò - Ảnh minh họa

Diễn tiến vụ "Mobifone mua AVG" đang tăng tốc dần cùng hơi nóng từ "lò" ngùn ngụt bốc cao, bao trùm chính khách được xem là "trùm quản lý báo chí" - đương kim ủy viên trung ương đảng, Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.

Hai ngày sau vụ "Bộ Thông tin và truyền thông phản bác kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ" nhưng văn bản phản bác dài đến ba chục trang A4 này đã bị "ai đó" chỉ đạo các báo nhà nước gỡ sạch chỉ vài giờ sau khi đăng, chính báo nhà nước lại là những mũi xung kích phản bác lại "củi sắp vào lò" Trương Minh Tuấn.

Trước đó, ngay sau khi công bố kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG," vào ngày 12/3, báo Tuổi Trẻ bỗng tỏ ra dũng khí khi rút tít "MobiFone mua AVG, Bộ Thông tin và truyền thông có nhiều vi phạm" – như một cách gián tiếp "phang" Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.

Đến ngày 17/3, hàng loạt báo đã công kích trực tiếp Bộ Thông tin và truyền thông, thậm chí còn nêu đích danh Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.

Đoạn kết của một bài viết trên báo Thanh Niên ngày 17/3 là rất đáng chú ý :

"Thanh tra chính phủ chỉ rõ, trong Văn bản số 209 trình Thủ tướng Bộ Thông tin và truyền thông không đủ thẩm quyền, tuy nhiên, ngày 21/12/2015, ông Trương Minh Tuấn lại ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Quyết định này vi phạm quy định tại điều 31, điều 33 và điều 34 của luật Đầu tư ; vi phạm điều 28 của luật số 69/2014/QH13. "Như vậy, Bộ Thông tin và truyền thông đã thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt đầu tư", kết luận thanh tra nêu rõ".

Mức độ "nguy hiểm" đối với Trương Minh Tuấn đang biến diễn thành "cực kỳ nguy hiểm", chỉ sau đơn vị thời gian tính bằng một tuần lễ. Lần đầu tiên, Trương Minh Tuấn bị "gọi tên" kèm hành vi "cố ý làm trái".

"Cố ý làm trái" lại là tội danh mà tòa án dành cho cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng trong phiên xử "Thăng - Thanh" vào đầu năm 2018, kéo theo 13 năm bóc lịch cho nhân vật này.

Bầu không khí báo chí nhà nước công kích Trương Minh Tuấn lại rất tương đồng với chiến dịch báo chí "đấu tố" Đinh La Thăng vào tháng 12/2017 và tháng 1/2018, sau khi ông Thăng đã bị khởi tố và bị tống giam. Hiện tượng xã hội - chính trị học này chỏ có thể dẫn đến một kết luận : bất chấp Trương Minh Tuấn vẫn còn là Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương và Bộ trưởng Thông tin và truyền thông, rất nhiều tờ báo nhà nước đang hành động theo tín hiệu "bật đèn xanh" của những cấp cao hơn, thậm chí cao hơn hẳn ông Tuấn. Ít ra cũng là Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, hoặc cao hơn nữa là một "ban" khác – Ban bí thư…

Trương Minh Tuấn từng được xem là "cánh hẩu" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông Trọng chỉ định làm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương vào tháng 8/2016. Nhưng qua vụ ông Tuấn "tự biên tự diễn" vụ hủy hợp đồng "Mobifone mua AVG" mà được dư luận suy ra là một động tác "ăn không được thì nhả" và "khắc phục hậu quả" nhằm chạy tội, có cảm giác là cả đến Nguyễn phú Trọng cũng đã nổi giận và quyết định tống Trương Minh Tuấn vào "lò".

Những tờ báo lớn lại khá nhạy về tin tức cung đình. Rất có thể họ đã nắm được những tin tức sơ bộ hoặc mang tính chung quyết về một quyết định nhân sự và cả hình sự đối với ông Trương Minh Tuấn, từ đó mới khởi tạo chiến dịch "hồi tố" thủ trưởng cũ.

Không khí công kích đầy sôi động của báo chí nhà nước đối với Trương Minh Tuấn cũng cho thấy việc Bô Công an thực hiện khởi tố vụ án "Mobifone mua AVG" chỉ còn là ngày một ngày hai. Sau đó sẽ là cơ chế bắt người, bắt cấp tập.

Ngay vào lúc này, có thể hình dung một số nhân vật liên quan đến "chuyên án" trên đang bị "biện pháp ngăn chặn đặc biệt". "Canh theo", "canh chặn", vừa công khai vừa bí mật, đủ cả… để "không cho chúng nó thoát".

Cũng có thể hình dung chính Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đang bị giám sát chặt chẽ.

Từ vài tháng trước khi bị bắt vào đầu tháng 12/2017, ông Đinh La Thăng đã bị đồn đoán về "biện pháp ngăn chặn đặc biệt" và "sắp bắt". Sau đó là bắt thật.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 17/03/2018

Published in Diễn đàn