Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mở rộng điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tại Czech (BBC, 21/08/2017)

Cuộc điều tra vụ việc mà Đức nói là ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giờ không còn nằm trong lãnh thổ Đức mà đã mở rộng sang Cộng hòa Czech, nhà báo Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC trong chương trình Bàn tròn cuối tuần hôm 20/8.

txt1

Văn phòng của doanh nghiệp chuyển tiền do ông Nguyễn Hải Long đứng tên hiện đang đóng cửa im ỉm.

Ông Lê Trung Khoa cho biết hôm 13/8, một người Việt là chủ doanh nghiệp chuyển tiền tại Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, đã bị cảnh sát xét hỏi và tạm giữ.

Ông Nguyễn Hải Long, người đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram, là người thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 từ ngày 20-24/7.

Hiện chiếc xe đang bị cảnh sát nghi là phương tiện được phía Việt Nam sử dụng trong vụ 'bắt cóc' ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Khoa nói.

"Hôm 17/8, cảnh sát Czech cũng đã khám và lưu giữ lại toàn bộ dữ liệu và hồ sơ của ông Long tại cửa hàng để điều tra thêm những chi tiết có liên quan, đặc biệt những cá nhân đứng sau ông Nguyễn Hải Long là ai, dùng hộ chiếu nào và đi bằng con đường nào để dùng chiếc xe thuê làm những chuyện khác", nhà báo Lê Trung Khoa nói với BBC.

Văn phòng Money Gram tại Trung tâm thương mại Sapa đã đóng cửa từ nhiều ngày nay, với dòng chữ "Hôm nay đóng cửa" dán trên cửa.

txt2

Chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 do ông Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 20-24/7 bị nghi là đã được sử dụng trong vụ Trịnh Xuân thanh 'bị bắt cóc. Ảnh chụp xe đỗ trước cửa văn phòng Hieu Bui Travel ở Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech

Ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp Hieu Bui Travel, hãng đã cho ông Long thuê chiếc xe nói trên, hôm 21/8 cho BBC biết trước đó bốn hôm ông được mời đến Sở thanh tra xét hỏi của Prague để làm việc với cảnh sát Czech và Đức.

"Trong phòng có ba cảnh sát Đức và khoảng năm, sáu cảnh sát Czech. Có một phiên dịch người Czech, nói tiếng Czech dịch ra tiếng Đức, và một phiên dịch người Việt Nam dịch từ tiếng Việt ra tiếng Czech", ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho biết trong buổi làm việc hôm 17/8, cảnh sát hỏi ông chi tiết 'từ đầu đến cuối câu chuyện liên quan đến cái xe' mà ông Long đã thuê của Hieu Bui Travel từ ngày 20 đến 24/7.

"Cách hỏi của cảnh sát Đức khác với cảnh sát Czech là hết sức chi tiết. Họ hỏi [tôi] cũng khoảng 5 đến 6 tiếng", ông Hiếu kể.

"Khi tôi hỏi trực tiếp người cảnh sát Đức chiếc xe của tôi hiện đang ở đâu thì họ nói đang ở bên Đức. Tôi nói là tôi cần xe để kinh doanh, họ nói họ sẽ cố gắng làm sớm trong vòng một, hai tuần để trả lại cho tôi", ông Hiếu tiếp lời.

Sau nhiều lần làm việc với cảnh sát từ ngày 28/7, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông bị hỏi về vụ việc này.

txt3

Biển báo trên cửa doanh nghiệp Money Gram do ông Nguyễn Hải Long làm chủ ghi dòng chữ "Dneska Zavreno" ("Hôm nay đóng cửa"). Ảnh chụp ngày 21/8.

Theo thông cáo của Công tố liên bang Đức hôm 10/8, phía Đức tập trung điều tra về nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài và tước đoạt quyền tự do một cách bất hợp pháp.

Thông cáo hôm 10/8 cũng nói phía Đức đang nghi ngờ "các nạn nhân được đưa tới Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, rồi từ đó đưa về Việt Nam".

Trước đó hôm 9/8, Đức tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh 'đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc' hồi cuối tháng Bảy, tuy nhiên phía Việt Nam nói đối tượng đã tự nguyện 'ra đầu thú'.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức "chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh" và đó là hành vi mà Đức thấy là "không thể chấp nhận".

Tin tức trái chiều giữa Việt Nam và Đức về chuyện Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại Hà Nội vẫn là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Năm 17/8, vấn đề này lại được nhiều phóng viên nêu ra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng được dẫn lời nói "Việt Nam luôn muốn duy trì, phát triển mối quan hệ tốt đẹp đã xây dựng được" với Đức.

Trả lời báo giới, bà Thu Hằng khi đó cũng nói rằng "đến nay chưa có thêm thông tin mới về động thái từ phía bạn" liên quan tới điều mà Berlin nói là 'các bước đi cần thiết' nếu Việt Nam không để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.

********************

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Dân biểu Đức kêu gọi trừng phạt Việt Nam (VOA, 18/08/2017)

Các dân biểu H vin Đc kêu gi phi có bin pháp quyết lit hơn đ trng pht Vit Nam sau v bt cóc ông Trịnh Xuân Thanh Berlin, mt hành đng b chính ph Đc cáo buc là mt "vi phm trng trn" đi vi lut pháp Đc.

vietduc1

Bài viết ca nht báo Suedeutsche Zeitung vi hàng tít "Các ngh sĩ kêu gi lnh trng pht đi vi Vit Nam sau v bt cóc".

Báo Der Spiegel dn li dân biu Burkhard Lischka phát biu : "Theo ý tôi, cn trc xuất thêm mt v, nhân viên tình báo Vit Nam khác na và đóng băng các ngân khon dành riêng cho các d án cá th trong khuôn kh chương trình vin tr hp tác phát trin" cho Hà ni.

vietduc2

Nghị sĩ Burkhard Lischka trên trang web ca quc hi Đc. Ông kêu gi đóng băng các qu vin tr phát trin ca Đc đi vi Vit Nam.

Nhật báo Sueddeutsche Zeitung và các báo ln khác ca Đc như WallStreet-online.de, GermanDailyNews.comHasePost.de hôm 12/8 đều đăng ti phát biu ca dân biu Lischka, Phát ngôn viên v chính tr ni v trong khi ngh viên đng Dân ch Xã hi Đc (SPD).

Dân biểu Lischka khng đnh vi VOA hôm 17/8 v li kêu gi này nhưng t chi bình lun thêm v những biện pháp mà ông đưa ra.

Truyền thông Đc cũng trích li mt dân biu khác, ông Juergen Hardt, kêu gi các bin pháp chung ca khi Liên minh Châu Âu đi vi Vit Nam. Dân biu Hardt, người phát ngôn v ngoi giao ca khi ngh viên đng Dân ch Thiên chúa giáo (CDU) đề xut các bin pháp như trc xut thêm nhiu người khác – như đã trc xut mt nhân viên s quán Vit Nam ti Berlin – người b chính ph Đc tuyên b là "không được hoan nghênh" (persona non grata).

vietduc3

Thành viên Quốc hi Đc Juergen Hardt kêu gi bin phát trng pht chung ca Châu Âu đi vi Vit Nam.

Dân biểu Hardt nói rng nhng bin pháp chế tài mà ông kêu gi, không nên làm hi đến người dân Vit Nam.

Chính phủ Đc cáo buc Vit Nam thc hin v bt cóc cu lãnh đo ngành du khí Trnh Xuân Thanh, người b Hà Ni truy nã v ti danh làm tht thoát gn 150 triu USD trong thi gian điu hành Tng Công ty c phn Xây lp du khí Vit Nam (PVC).

Sau khi Hà Nội không đáp tr yêu cu ca Berlin cho phép ông Thanh tr v Đc đ được xét đơn t nn theo đúng trình t, người phát ngôn B Ngoi giao Đc cho biết là chính ph Đc "đang xem xét nhng bin pháp tiếp theo đ cho các đi tác Vit Nam biết rng chúng tôi không th chp nhn hành đng đó".

Theo phân tích của tp chí Forbes, mt trong nhng la chn đ đi phó vi Vit Nam là Đc s hn chế ngun tài trợ phát trin cho nước này.

Năm 2015, Đức cam kết 257 triu USD tin vin tr phát trin cho Vit Nam trong 2 năm.

vietduc4

Thủ tướng Đc Angela Merkel (phi) tiếp th tướng Nguyn Xuân Phúc ti Hi ngh Thượng đnh G20 mi được t chc Hamburg tháng trước. Theo tp chí Forbes, quc hi ca bà Merkel đang vn đng hành lang EU đ trng pht Vit Nam vì v bắt cóc Trnh Xuân Thanh.

Forbes dẫn li mt nhà phân tích khng đnh chính ph ca th tướng Angela Merkel đang vn đng hành lang các nước láng ging trong khi EU đ ngăn cn tiến trình đàm phán Hip đnh thương mi t do EU-Vit Nam (EVFTA) mà c 2 bên đã nhất trí vào tháng 12/2015.

Hiệp đnh thương mi gia Vit Nam và 28 nước thành viên Châu Âu d kiến s được thông qua trong năm nay và s có hiu lc vào năm sau.

Theo đánh giá của Forbes, vic các mt v Vit Nam bt cóc ông Thanh Berlin có thm đổ b hip đnh được đánh giá là vô cùng quan trng đi vi Vit Nam, đc bit sau khi Hip đnh đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thành vì s rút lui ca M.

Đức là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam trong khi EU và giá tr thương mi 2 chiều Vit Nam-EU đã tăng 38 t USD trong 1 thp niên qua lên 48 t USD. EVFTA d kiến s giúp GDP ca Vit Nam tăng khong 15%.

Tuy nhiên theo đánh giá của mt cu ch nhim văn phòng chính ph, Vit Nam "đã tiên liu s xy ra chuyn này chuyn kia. Có th s phi chp nhn khi phi làm mt công vic đ làm trong sch ni b".

Luật sư Trn Quc Thun nói vi VOA rng Vit Nam "phi đem (Trnh Xuân Thanh) v vì rõ ràng TXT là đu mi, là mt nút tht trong mt v án tham nhũng ln Vit Nam".

Các luật sư ca ông Trnh Xuân Thanh, đm trách h sơ xin t nn ca ông Đc, cho rng có mt thế lc chính tr đng đng sau v vic này.

Hôm 16/8, Bộ Ngoi giao Đc cho VOA Vit Ng biết chính ph Vit Nam đã tiếp cn Đc và đ ngh đi thoi. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoi giao tuyên b Vit Nam "mong mun duy trì phát trin quan h đi tác chiến lược vi Đc".

******************

Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và hệ lụy (RFA, 17/08/2017)

Vụ Trịnh Xuân Thanh bị phía Đức cáo buộc Việt Nam sang bắt cóc đưa từ Berlin về Hà Nội trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước lâu nay. Quan ngại nhất là hành động đó sẽ gây hại đến mối bang giao Việt-Đức và cả Việt Nam–Liên Hiệp Châu Âu (EU).

vietduc5

Ông Trịnh Xuân Thanh, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy photo

Phóng viên RFA tại Việt Nam ghi nhận ý kiến của giới quan sát.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhận định, mối quan hệ Việt - Đức sau khi nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

"Riêng tôi thấy phát ngôn của ông Ngoại trưởng là khá căng. Ông ấy bảo đây là một hành động không thể chấp nhận được, và phía Đức không tha thứ cho hành động này. Thì trong quan hệ quốc tế mà nói như thế là rất nặng. Đây là một tình trạng rất mong manh. Và câu chuyện này, tôi nghĩ có thể phát triển rất phức tạp".

Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình - thành viên của Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển Việt Nam đánh giá, vụ việc Trịnh Xuân Thanh có ảnh hưởng mạnh mẽ và tiêu cực đến mối bang giao Việt - Đức.

"Bây giờ Việt Nam làm như thế này là vi phạm nghiêm trọng cái luật pháp của người ta. Thì rõ ràng là một cái ảnh hưởng rất là lớn, rất xấu".

Trên cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện một số ý kiến cho rằng, chính phủ Đức áp dụng "tiêu chuẩn kép" về phòng chống tội phạm trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, và vụ việc này không ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Đức, Việt - EU. Bà Nguyễn Nguyên Bình phản bác lại những điều đó.

"Mà đến như thế, làm sao mà không ảnh hưởng đến quan hệ. Giả sử như hai người là hai hàng xóm láng giếng của nhau, mà anh cứ tự nhiên xông vào nhà, lục lọi nhà người ta ra để bắt một người mà anh gọi là tội phạm của nhà anh. Thế thì làm sao mà cái người hàng xóm ấy lại để yên được, người ta không giận, không muốn cắt đứt với anh. Đấy là nói chuyện hàng xóm với nhau, chứ còn hai quốc gia thì nó phải khác. Đức là một quốc gia có luật pháp lâu đời và nghiêm chỉnh, làm sao người ta chịu những chuyện như thế".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng có quan điểm tương tư nhà văn Nguyên Bình và ông nhận định, việc Chính phủ Đức yêu cầu đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức không phải vì họ muốn giữ hay ủng hộ Thanh.

"Vấn đề như họ đã nói với thủ tướng ta, cái việc trao trả Thanh phải đúng quy trình, theo các bước đi trong luật pháp Đức. Chứ không phải họ nói thế vì họ muốn giữ Thanh. Ở đây, ta phải phân biệt các vấn đề về pháp lý và thủ tục, gọi là xin tỵ nạn. Chứ không phải thấy họ đòi trả lại Thanh là họ ủng hộ đâu. Hoàn toàn không phải".

Theo thông tin từ báo Taz, phía Chính phủ Đức có thể đình chỉ việc giải ngân các gói tín dụng cho Việt Nam. Ông Joachim Nagel - đại diện toàn quyền của KfW ("Cơ quan Tín dụng Tái thiết"), giám đốc tương lai của ngân hàng phát triển Đức đã hủy chuyến thăm Việt Nam.

"Thì ông này có kế hoạch sang Việt Nam, nhưng mà bây giờ đã hoãn, không sang nữa. Và người phát ngôn của cơ quan này nói rằng, "bây giờ chưa phải thời điểm để bàn về việc này". Thì tôi thấy rằng đây là tác động rõ nhất".

Thông tin mới trên truyền thông Đức cho biết, ngày 10/8/2017, Văn phòng Công tố liên bang Đức đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ việc Trịnh Xuân Thanh từ Văn phòng công tố của tiểu bang Berlin, với nghi vấn ông Thanh bị giữ tại Đại sứ quán Việt Nam trước khi được đưa về Hà Nội. Bên cạnh đó, cảnh sát Cộng hòa Czech cũng đã vào cuộc điều tra sự việc. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, đây là một sự mở rộng phạm vi điều tra và có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam-EU, trong đó có tiến trình thông qua Hiệp định thương mại Tự do (E-V FTA) giữa hai bên, bởi liên minh này có những điều khoản về chính sách đối ngoại và an ninh chung.

"Tôi hy vọng, cái điều tốt nhất, hy vọng không ảnh hưởng đến cái hiệp định. Chứ nếu nay mai, sự việc này còn diễn tiến, hai bên không giải quyết được với nhau. Thì tôi biết hiện nay, hai bên đang giải quyết sau hậu trường rất là mạnh. Nhất là khi 1 nhà ngoại giao của ta bị trục xuất. Thông thường theo thông lệ quốc tế, là phải có trục xuất trở lại, nhưng Việt Nam chắc không có động thái đó. Như vậy thì phải có cái hợp tác với nhau, giải quyết với nhau cho ổn thoả chuyện này, chứ để bung bét ra là rất nặng nề".

Trong hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 (AMM-50) vừa qua tại Manila, Việt Nam bị "cô lập", đơn độc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, với vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam sẽ càng khó khăn trên con đường tìm kiếm sự ủng hộ của Cộng đồng quốc tế cho các giải pháp ngoại giao và pháp lý, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

"Nếu mà phía Đức vẫn cứ dứt khoát nói rằng Việt Nam vi phạm không chỉ luật pháp Đức mà còn luật pháp quốc tế nữa. Sau này, trong vấn đề ta muốn dùng luật pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích trên Biển Đông, những nơi mà chúng ta bị vi phạm thì tiếng nói của ta sẽ yếu đi. Bởi vì bản thân anh không tôn trọng luật pháp quốc tế, thì sao anh đòi nước khác phải tôn trọng luật pháp quốc tế".

Truyền thông Đức đánh giá, đây là giai đoạn khó khăn, "thời kỳ đóng băng" trong quan hệ song phương Việt-Đức. Chưa biết khi nào thì mối quan hệ có thể được cải thiện, nhưng những hệ luỵ, tác động trước mắt là không hề nhỏ.

Published in Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam có bị ảnh hưởng sau vụ Trịnh Xuân Thanh ?

Hãng Reuters trong tuần qua đưa tin cho biết phía Đức đang cân nhắc những biện pháp tiếp theo trong vụ Trịnh Xuân Thanh, người có lệnh truy nã của Bộ Công an Việt Nam, sau 10 tháng lẩn trốn đã xuất hiện ở Hà Nội, và cũng đề cập đến những khoản viện trợ phát triển đáng kể đang và sẽ có thể giúp cho Việt Nam.

eu1

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, ông Miroslav Lajcak (trái)tại cuộc họp báo ở tại Wolfsburg, Đức ngày 4 tháng 8 năm 2017.  AFP

Một trong những vấn đề được chú ý là liệu Việt Nam có gặp trở ngại trong thời gian chờ đợi thông qua Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU và Việt Nam (FTA) hay không ?

FTA có thể chấm dứt

Trước tiên, cần phải nhắc lại vào khoảng thời gian tháng 11 năm 2016, tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra ở Hà Nội, ông Phil Hogan, Cao ủy Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho biết hiện EU đang đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn và các công việc đang diễn ra theo đúng như kế hoạch để hai bên sớm ký kết hiệp định tự do thương mại, có thể vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018.

Và cũng tại buổi tiếp đón, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam mong muốn sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại với EU bởi hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam và EU.

Điều này có nghĩa là khoảng cuối năm nay, hoặc trễ nhất là đầu năm 2018, nếu không có gì trở ngại, Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU sẽ hoàn tất.

Thế nhưng, sự việc Trịnh Xuân Thanh, nhân vật bị Bộ Công an Việt Nam truy nã, sau hơn 10 tháng lẩn trốn ở Đức, nay đột ngột xuất hiện trên truyền thông Việt Nam cùng với tờ đơn tự thú, có vẻ đang là một trở ngại lớn cho Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định tự do thương mại với EU, mà Đức là một quốc gia có tiếng mạnh nhất trong khối này.

Ông Davit Hutt, cây bút chuyên về khu vực Đông Nam Á của tờ Diplomat, có một bài viết đăng tải trên Diplomat bình luận về vấn đề này. Quan điểm của ông thể hiện ngay trong tiêu đề của bài viết, "Vụ bắt cóc ở Berlin dẫn đến thất bại của Việt Nam trong việc ký kết FTA với EU như thế nào" (How A Kidnapping In Berlin Could Bring Down Vietnam's FTA With Europe).

eu2

Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin. Photo of Courtesy

Chúng tôi liên lạc với nhà báo David Hutt qua email để hỏi rõ hơn về những yếu tố dẫn đến nhận định như thế ? David Hutt cho biết, theo ông, ông không nhìn thấy thiện ý trao trả Trịnh Xuân Thanh về Berlin như yêu cầu của phía Đức.

"Vì Hà Nội không muốn trả lại ông Trịnh Xuân Thanh cho Đức, như Berlin đã yêu cầu. Và chính phủ Đức đã nói rằng không thể chấp nhận những gì Việt Nam đã làm trên ngay trên lãnh thổ của Đức, nghĩa là đã bắt cóc ông Thanh.

Và những gì Đức thực sự làm sẽ là một vấn đề khác. Theo tôi, một trong những điều Đức có thể làm là đe doạ cắt giảm viện trợ Việt Nam, và có lẽ Đức sẽ lên tiếng kêu gọi các quốc gia Châu Âu khác cùng làm như vậy. Đức cũng có thể sẽ kêu gọi chấm dứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Và nghiêm trọng nhất, tôi cho đó là chấm dứt Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam".

Ông David Hutt cho rằng đây sẽ là mối de doạ đáng kể đối với Việt Nam.

Hoàn toàn ngượi lại với ý kiến của nhà báo David Hutt, ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định sự việc sẽ không nghiêm trọng như thế.

"Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.

Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị".

Ngày 9 tháng 8 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức được Reuters dẫn lời rằng Đức từng hy vọng sẽ cùng với Việt Nam có cách giải quyết thoả đáng sau khi xảy ra vụ việc vi phạm trầm trong luật pháp Đức và luật quốc tế trong vụ Trịnh Xuân Thanh từ phía Việt Nam như thế.

Tuy nhiên, sự việc không diễn tiến như mong đợi, nên Đức đang xem xét những biện pháp có thể làm để Việt Nam thấy rõ là Berlin không chấp nhận hành vi vi phạm pháp luật từ phía Hà Nội.

Cũng chính phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức đã trả lời với hãng tin Reuters rằng một vấn đề nghiêm trọng như thế không cách nào đóng lại được.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, từ Singapore cho chúng tôi biết quan điểm của ông trong vấn đề này là sẽ có những cách giải quyết theo chiến lược ngoại giao.

"Theo suy nghĩ cá nhân thì có lẽ bên Việt Nam cũng đang có những liên lạc với phía Đức để trao đổi thông tin để nói chuyện với phía Đức để làm dịu tình hình căng thẳng ngoại giao diễn ra giữa hai bên".

Nhận định này có sự tương đồng với nguồn tin của Reuters đưa ra hôm 9 tháng 8, đó là vị phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho biết mọi giải pháp đều đang được đề ra và tiết lộ là hai chính phủ Đức và Việt Nam đã có nói chuyện với nhau.

Nội dung thế nào, các truyền thông lớn đều không đề cập.

Lựa chọn cuối cùng

Nhà báo David Hutt đã đưa ra những luận điểm cá nhân để chứng minh Hiệp định tự do thương mại EU đối với Việt Nam đang là một vấn đề "ngàn cân treo sợi tóc". Thêm vào đó, ông cho rằng một khi Mỹ quyết định rút TPP, thì Hiệp định tự do thương mại EU là hy vọng lớn nhất cuối cùng cho Việt Nam.

Tuy nhiên, qua nội dung trao đổi với chúng tôi, ông có nói thêm "có một số lý do mà có thể Đức sẽ không thực hiện việc này, nghĩa là không chấm dứt FTA" với lý do.

"Thứ nhất, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại của Đức với Việt Nam. Thứ hai, nó sẽ là một tiền lệ xấu cho các hiệp định thương mại tự do trong tương lai với các nước Châu Á khác".

Ông David Hutt cho biết theo những nguồn tin khả tín ông có được, Đức có thể xem xét điều này nhưng nó sẽ là lựa chọn cuối cùng sau khi tất cả những vấn đề khác đã được xem xét và cố gắng giải quyết.

Phải làm gì ?

Cho đến hiện tại, phía Nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng trước công luận. Chỉ một lần duy nhất là ngày 2 tháng 8, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng với phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng "Việt Nam rất lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra" và Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt – Đức.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, hành động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là vi phạm nghiêm trọng luật pháp của nước Đức và luật pháp quốc tế.

"Khi mà có chuyện Trịnh Xuân Thanh nộp cái đơn xin tỵ nạn chính trị thì nước Đức buộc phải làm thủ tục xem xét việc xin tỵ nạn chính trị ấy có thể xảy ra được hay không ? Đó là pháp quyền của nước Đức".

Ông nói rằng người Đức muốn tìm hiểu việc Việt Nam truy nã và yêu cầu trục xuất Trịnh Xuân Thanh có hợp pháp quyền hay không ?

Khi được hỏi liệu Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Berlin như yêu cầu của Đức, để Hiệp định thương mại tự do với EU không gặp khó khăn hay không, nhà báo David Hutt cho biết ông đoán rằng ông Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả về Đức, nơi mà ông ta đang nộp hồ sơ xin tỵ nạn.

Cũng xin được thưa thêm, Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU và Việt Nam (FTA) từng bị phái đoàn giáo phận Vinh đi vận động quốc tế, thúc giục Liên minh Châu Âu cẩn trọng khi xem xét việc thông qua vì những quan ngại về nhân quyền và ô nhiễm môi trường ở Việt nam. Vì thế, có nhiều người cho rằng, vụ Trịnh Xuân Thanh lại là một yếu tố để Liên minh Châu Âu cân nhắc về việc thông qua Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU và Việt Nam.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 16/08/2017

Published in Diễn đàn

Căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với Đức sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức cao cấp Việt Nam đang xin tị nạn tại Đức, tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi, đặc biệt trên hậu quả của vụ này đối với Việt Nam. Ngày 11/08/2017, báo Mỹ Forbes đăng bài viết của cộng tác viên David Hutt, cho rằng vụ này có nguy cơ "đánh sập" Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Trước đó một hôm, ngày 10/08, trên trang mạng The Interpreter của viện nghiên cứu Úc Lowy Institute, nhà báo Helen Clark cũng cho rằng vụ bắt cóc này "phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam".

uytin1

Ảnh chụp cảnh ông Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên TV Việt Nam, phát hình ngày 03/08/2017, cho biết là ông "đã ra đầu thú". REUTERS/Kham

Dưới tựa đề "Một vụ bắt cóc tác hại thế nào đến Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Châu Âu", ký giả David Hutt (1) trên tờ báo Mỹ Forbes, đã cho rằng "thỏa thuận tự do mậu dịch đang được đề xuất giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ bị xét lại". Đây là một điều hệ trọng vì lẽ Châu Âu hiện là đối tác thương mại thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc, và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Đức có thái độ rất kiên quyết

Ký giả David Hutt trước tiên ghi nhận phản ứng gay gắt và cứng rắn của Berlin từ khi vụ việc bùng lên, với việc Bộ Ngoại giao Đức thông báo "không một chút nghi ngờ" là "mật vụ và đại sứ quán Việt Nam" dính líu đến vụ bắt cóc, và kêu gọi Hà Nội cho ông Thanh trở lại Đức, nơi ông xin tị nạn. Ngoại trưởng Đức, theo bài báo, còn mô tả vụ việc như một sự kiện không khác gì "phim trinh thám thời Chiến Tranh Lạnh". Kèm theo tuyên bố gay gắt đó, Đức đã loan báo quyết định trục xuất một cán bộ Việt Nam bị coi là phụ trách tình báo Việt Nam tại Đức.

Tuy nhiên, bài báo nhận thấy là Việt Nam không có vẻ gì là sẵn sàng cho ông Thanh trở lại Đức theo yêu cầu của Berlin, do đó chính quyền Đức, đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam ở Châu Âu, đã gia tăng áp lực, với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho hãng tin anh Reuters biết rằng Berlin "đang tìm cách để làm cho đối tác Việt Nam hiểu là chúng tôi không thể chấp nhận điều đó" và "tất cả các giải pháp đều được đặt lên trên bàn".

Berlin có thể vận động để hoãn phê chuẩn FTA Việt Nam-EU

Câu hỏi mà bài báo trên tờ Forbes nêu bật là Đức có thể làm gì đối với Việt Nam. David Hutt cho rằng một trong những biện pháp là việc Berlin giảm trợ giúp phát triển cho Việt Nam, đã lên đến 257 triệu đô la trên hai năm được cam kết năm 2015. Tuy nhiên nghiêm trọng hơn là khả năng Đức chống lại việc ký kết hiệp định thương mại Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam.

Theo David Hutt, một số chuyên gia phân tích đã tiết lộ riêng về một giải pháp khác : Đó là thủ tướng Đức Angela Merkel, một lãnh đạo nặng ký trong Liên Hiệp Châu Âu, bật đèn xanh cho chính phủ của bà vận động các thành viên khác để đình chỉ thỏa thuận tự do thương mại EU-VIệt Nam mà hai bên đã đồng ý vào tháng 12/2015 và dự kiến đưa ra phê chuẩn vào đầu năm tới đây.

Đây là một thỏa thuận tối quan trọng đối với Việt Nam. Thương mại với EU tăng mạnh, từ 10 tỷ đô la vào năm 2006 lên thành 48 tỷ vào năm ngoái 2016. Ủy Ban Châu Âu ước tính là thỏa thuận tự do mậu dịch sẽ giúp GDP Việt Nam tăng 15%.

Ngay từ trước lúc xẩy ra vụ Trịnh Xuân Thanh, đã có những đề nghị hoãn lại việc phê chuẩn thỏa thuận này vì vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đã tụt hậu trong những năm gần đây. Theo quy định mới của Châu Âu, thì FTA phải được từng nước thành viên của Liên Hiệp chấp thuận, cũng như Nghị Viện Châu Âu. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đang ráo riết vận động để bác bỏ thỏa thuận hay ít ra buộc chính phủ Việt Nam phải cải thiện điều kiện nhân quyền trong nước.

Trong một cuộc họp báo vào tháng Hai vừa qua khi viếng thăm Việt Nam, ông Pier Antonio Panzeri, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu đã xác nhận rằng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam khiến cho việc phê chuẩn thỏa thuận tự do thương mại EU-Việt Nam gặp khó khăn.

Theo nhà báo David Hutt, trước lúc xẩy vụ bắt cóc, chính phủ Việt Nam đã cho thấy ý muốn xoa dịu các mối quan ngại của Châu Âu, vì thế, vụ việc này càng làm cho vấn đề rối ren thêm.

Vào tháng 7 vừa qua chẳng hạn, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc qua Đức tham dự thượng đỉnh G20, ở Hamburg. Ông đã gặp 14 lãnh đạo thế giới, trong đó có cả chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker. Ông cũng tiếp xúc với thủ tướng Đức Merkel, và trong cuộc gặp này, hai bên đã đồng ý trên 1,7 tỷ đô la thỏa thuận thương mại mới. Sau đó ông Phúc sang Hà lan, nước đầu tư hàng đầu của Châu Âu vào Việt Nam. Tại La Haye ông Phúc thông báo Việt Nam sẽ bãi bỏ giới hạn trong đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành công nghiệp.

Liệu nhân quyền có cản đường thương mại hay không ?

Theo nhận định của nhà báo trên tờ Forbes, chính quyền Việt Nam có lẽ cũng biết là trong lúc vấn đề nhân quyền có thể là một ‘lằn ranh đỏ’ đối với một số quan chức châu Âu, nhưng lợi nhuận đầy hứa hẹn đối với các tập đoàn Châu Âu có thể đủ sức để thúc đẩy một số khác chấp nhận thỏa thuận tự do mậu dịch với Việt Nam.

Châu Âu có thể tự hại mình nếu đình hoãn thúc đẩy tự do mậu dịch với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền, vì như thế sẽ tạo nên tiền lệ cho những thỏa thuận sau này. EU từ lâu nay luôn muốn có thỏa thuận tự do thương mại với cả khối Đông Nam Á và các cuộc thảo luận đã được nối lại vào tháng Ba.

Nếu FTA với Việt Nam không thành do vấn đề nhân quyền - dù không phải là do sự kiện ông Thanh bị bắt cóc – thì thỏa thuận EU – ASEAN cũng sẽ tiêu tan vì nếu căn cứ vào điều kiện nhân quyền, thì tình trạng ở Lào, Cam Bốt, Malaysia, Philippines, Brunei không khác gì Việt Nam.

Nhìn từ Úc : Uy tín quốc tế của Việt Nam bị sứt mẻ

Cũng về vụ Đức tố cáo Việt Nam "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Helen Clark trên trang mạng của viện nghiên cứu Úc The Lowy Institute (2) ngày 10/08/2017 đã cho rằng vụ này không chỉ gây sứt mẻ trong quan hệ song phương Việt-Đức, mà còn "phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam", tựa của bài báo.

Đối với Helen Clark, giới đầu tư nước ngoài và định chế tài chính thế giới từ lâu nay chỉ mong muốn Việt Nam cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh tham nhũng và kém hiệu quả. Phải công nhận là Việt Nam đã có một số tiến bộ năm trong qua, và tại Đại Hội Đảng lần thứ 12, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn manh trên nhu cầu cải tổ.

Tuy nhiên, vụ bắt cóc môt cựu lãnh đạo doanh nghiệp xin tị nạn tại Đức gần đây đã làm suy giảm sự tin tưởng vào đà cải tổ dựa trên luật pháp ở Việt Nam. Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam từng dẫn đến nhiều vụ truy bắt khác, nhưng hiếm khi liên quan đến một người chức cao như ông Trịnh Xuân Thanh, đã từng được huân chương anh Hùng Lao Động Thời kỳ Đổi Mới vào năm 2011.

Theo Helen Clark, nhiều nhà phân tích cũng tự hỏi là phải chăng những cáo buộc nhắm vào ông Thanh nằm trong nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng muốn triệt hạ tất cả những người thân cận với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc khai trừ ông Đinh La Thăng, thân cận với ông Thanh, ra khỏi Bộ Chính Trị vào năm nay, do hoạt động kém cỏi trước đây, cũng nhằm mục tiêu trên. Điều đáng tiếc là ở Việt Nam, tham nhũng là một vấn đề muôn thuở.

Lỡ dịp có thị trường châu Âu để giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc

Cũng như nhà báo David Hutt, Helen Clark cũng chú ý đến các tác hại đối ngoại của vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó có vấn đề đàm phán về Hiệp định Tự Do Thương Mại với Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh vì mất đi TPP, Việt Nam đang cần tìm thêm một thị trường lớn để giảm thiểu lệ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, một mục tiêu mà Hà Nội khó thể đạt được với hiệp định khu vực RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership).

Về phần Liên Hiệp Châu Âu cũng vậy, họ nhìn Việt Nam như một thị trường tốt với tầng lớp trung lưu đang lên và tìm kiếm những sản phẩm tiêu thụ khác thay thế sản phẩm Trung Quốc bị xem là chất lượng kém. Vấn đề đặt ra là cho đến nay, nhiều thành viên Châu Âu chống lại việc ký kết tự do thương mại với Việt Nam do vấn đề nhân quyền, và việc bắt giữ, trấn áp các blogger đang tiến hành có lẽ sẽ được đưa ra thảo luận ở Nghị Viện Châu Âu. Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức sẽ gây thêm phiền phức.

Để mất người bạn tốt nhất tại châu Âu

Theo Helen Clark, hậu quả của vụ này còn nghiêm trọng hơn nữa khi mà cho đến nay, Đức là người bạn tốt nhất của Việt Nam ở Châu Âu, là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên Hiệp Châu Âu.

Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Đức Angela Merkel đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược năm 2011. An ninh và quốc phòng ngày trở nên vấn đề trọng tâm đối với Việt Nam trong quan hệ kiểu này.

Thế nhưng vấn đề trọng tâm trong thỏa thuận Đức–Việt là gì ? Đối với Helen Clark, ngoài giáo dục và môi trường, còn có vấn đề hành xử theo luật pháp. Đức đã nỗ lực hỗ trợ Việt Nam cải tổ hệ thống luật pháp trong đó có việc được Bộ Ngoại giao Đức nói rõ là "hướng dẫn thực thi các công ước quốc tế… phát huy nhân quyền và trợ giúp pháp lý và những vấn đề khác".

Làm sao đả kích Trung Quốc không tôn trọng luật quốc tế trên Biển Đông ?

Những yếu tố trên rõ ràng là không giống với nhận định của Bộ Ngoại giao Đức xác nhận vụ bắt cóc mới đây, theo đó "Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một sự vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn luật lệ của Đức và quốc tế".

Đối với Helen Clark, đây quả là một vấn đề lớn vì Việt Nam mong muốn hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng quốc tế, đề cao các giá trị đa phương cũng như hoạt động dựa trên luật pháp của các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Và đấy là do tranh chấp của Việt Nam ở Biển Đông về đường chín đoạn của Trung Quốc, Việt Nam hậu thuẫn phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye và muốn áp dụng luật biển quốc tế trong cuộc tranh chấp.

Để thúc đẩy những vấn đề cốt lõi này, Việt Nam đã từng tìm kiếm một vai trò quốc tế hùng mạnh hơn, từ chiếc ghế không thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho đến tham gia công tác duy trì hòa bình, hay làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vài năm trước đây. Trong bối cảnh đó, một vụ bắt cóc kiểu thời Chiến Tranh Lạnh đã làm đảo lộn tất cả, vi phạm luật pháp Đức cũng như quốc tế, và không phù hợp với quy chế một quốc gia có trách nhiệm.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 16/08/2017

(1) https://www.forbes.com/sites/davidhutt/2017/08/11/how-a-kidnapping-in-berlin-could-bring-down-vietnams-fta-with-europe/#5e840b4c1374

(2) https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/vietnam-kidnapping-undermines-efforts-seek-friends-and-influence

Published in Diễn đàn

"Lò đã nóng và quyết tâm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" là tựa đề bài viết trên Tuần Việt Nam của tác giả Nhị Lê, được giới thiệu là "Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản". Theo tôi, bài viết này nên đọc, cho những người muốn tìm hiểu những quyết tâm và ưu tiên chính trị của ông Trọng là gì.

lo1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Ảnh: Đại đoàn kết

Dẫn :

"Có một dịp, vinh dự được trao đổi với Tổng Bí thư. Ông nói, cần phải giữ vững sự ổn định. Tôi thưa rằng, ổn định lúc này là phát triển, phát triển là đẳng cấp của ổn định, ổn định lúc này là phải hành động. Ông hỏi : Cụ thể như thế nào ? Tôi thưa : Chúng ta cần lựa chọn một số việc mang tính chất đột phá, có khả năng làm rung động toàn bộ hệ thống : cải cách bộ máy và chống tham nhũng. Sao nữa ? Phương châm là, đề cao dân chủ, cổ vũ đức trị và tôn vinh pháp trị. Đấy là cả một nghệ thuật chính trị. Và, để thực hiện nó, phải với bản lĩnh chính trị rất cao, một quyết tâm đến cùng, một lộ trình phù hợp và cổ vũ một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo. Không có những điều đó, rất khó thành !".

Hết dẫn.

Vậy là công cuộc "cải cách bộ máy" và "đốt nóng lò" để tiêu diệt tham nhũng của ông Trọng bắt nguồn từ những ý kiến của tác giả Nhị Lê.

Tôi nghĩ rằng những gì tác giả đã viết ở đây đều là sự thật. Nếu xét lại những diễn tiến đã xảy ra gần đây, ta thấy hai vấn đề chính trị nổi cộm mà ông Trọng nói đi nói tới nhiều lần, ngay tại Quốc hội, hay trên báo chí, là các việc việc "kiểm soát quyền lực" và "diệt tham nhũng".

Về ý kiến thứ nhứt của tác giả Nhị Lê : "ổn định là phải hành động".

Trong suốt nhiệm kỳ lần một, ông Trọng vì lo "ném chuột sợ bể bình" hay "đánh tham nhũng là ta đánh vào ta", nên đã không làm cái gì ra hồn.

Đất nước tuyệt đối "ổn định", yên tĩnh - static - như mặt nước trong hồ.

Nhưng trên trường quốc tế, "ta tuyệt đối ổn định" trở thành việc "ta dậm chân tại chỗ". Việt Nam đứng yên thì các nước tuần tự qua mặt thôi.

Chẳng có quốc gia nào phát triển bằng cái ổn định "static - tĩnh" hết cả. Vì vậy tác giả hô hào "hành động" là hợp lý. Vấn đề là "hành động" thế nào để phát triển ?

Ở bất kỳ quốc gia phát triển nào, sự "ổn định xã hội" luôn đến từ dao động tổng hợp "win-win" (dynamic) ở những thành tố trong xã hội.

Trong một xã hội tư bản phát triển, phe "chủ" luôn có khuynh hướng "bóc lột" lớp làm công. Phe này sử dụng tiền bạc để "bảo trợ" (lobbying) cho các vị dân cử để lớp người này ra những điều luật có lợi cho phía mình.

Để đối kháng, phe "thợ" thường xuyên chóng đối, "biểu tình", gây sức ép trong xã hội để lớp cầm quyền để ý tới mình. 

Những đạo luật khác, ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho phe lao động, như tăng lương bỗng, bảo hiểm an sinh xã hội… được ra đời.

Cái "ổn định" trong các xã hội phát triển tương tự như một người đi đường. Chân phải (tượng trưng cho giới làm chủ) tiến tới một bước thì chân trái (tượng trưng cho giới lao động) cũng tiến tới một bước.

Xã hội ngày càng tiến bộ, chân phải không tìm cách chặt bỏ chân trái. Chân trái cũng không làm "cách mạng vô sản" để tiêu diệt "chân phải". Không phe nào chủ trương "tiêu diệt" phe nào.

Bên Mỹ, phe Cộng hòa (chân phải) lên vài nhiệm kỳ thì cũng bị phe Dân chủ (chân trái) kéo xuống. Hai phe cạnh tranh với nhau. Chân trái bước một bước thì chân phải cũng bước một bước. Bên Châu Âu cũng vậy. Đất nước ngày càng tiến bộ.

Nhưng tôi e rằng cái "hành động" mà tác giả cổ súy cho ông Trọng ở trong bài, chỉ làm cho đất nước càng "tụt hậu" nhanh hơn.

Theo tác giả, dẫn ý từ bài viết, "hành động" gồm hai phần. Một là "chống tham nhũng" và hai là "kiểm soát quyền lực.

Về hành động "chống tham nhũng", thông điệp của ông Trọng đã thấy trên báo chí gần đây : "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được…".

Theo tác giả Nhị Lê, thông điệp đó "là sự kết tinh, thể hiện tầm nhìn, sự kiên định và cả tâm huyết của ông (Trọng). Cái Ngọn lửa Dân chủ, Đức trị và Pháp trị phải cháy lên trong cái lò ấy !"

Thì ra "lò" nóng lên là nhờ các "ngọn lửa" "dân chủ, đức trị và pháp trị".

Điều ghi nhận đầu tiên trong những ý kiến của tác giả Nhị Lê, là các cụm từ "pháp quyền" hay "nhà nước pháp quyền" đã không còn sử dụng nữa. Điều này cũng đã thấy ở một số bài viết của học giả khác trong nước.

Đây là điều "mừng", "cái đúng" đã được vinh danh.

Từ lâu tôi đã chỉ ra rằng các cụm từ "pháp quyền" và "nhà nước pháp quyền", mà các học giả trong nước đã sử dụng để chuyển ngữ và nghĩa cho "the Rule of Law" và "l’Etat de Droit", là hoàn toàn sai. Về cả hai mặt "ngữ" và nghĩa".

Các nước có ngôn ngữ bắt nguồn từ nền tảng Hoa văn, như Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật và Việt Nam Cộng Hòa (trước 75)... đều sử dụng "pháp trị" và "nhà nước pháp trị" để chuyển nghĩa "the Rule Of Law" và "l’Etat de Droit".

Việt Nam trở lại "cái đúng", từ nay không còn ai dị nghị.

Nhưng những cái sai, mâu thuẩn của tác giả Nhị Lê, trong bài viết, sẽ trình bày tuần tự dưới đây, sẽ làm cho "cái lò" không bao giờ "nóng" lên như mong đợi.

Thứ nhứt, "dân chủ" không thể, và không bao giờ, đi đôi với "đức trị".

Cũng vậy, "pháp trị" không bao giờ dung thứ "đức trị".

Như "nước với lửa", như "dầu với nước", những thứ từ bản chất đã đối kháng với nhau. Làm sao sử dụng chúng để "đốt lò" ?

Dân chủ là gì ?

Từ trong bài viết tác giả đã có nhận thức đúng về dân chủ : 
"Quyền lực không phải của riêng ai, của nhân dân, nhân dân trao cho những người làm công bộc của dân."

Đúng vậy. Quyền lực của quốc gia, Hiến pháp đã qui định "thuộc về nhân dân".

"Dân chủ" là thể thức để nhân dân "trao quyền lực quốc gia" cho những người "làm công bộc của dân".

Ở các nước "bình thường", dân chủ được thể hiện qua hình thức "tuyển cử". Người dân nào thấy mình "có khả năng kinh bang tế thế" thì làm thủ tục "ra ứng cử". Nhân dân lựa chọn người nào "có tài" thì bỏ phiếu bầu người đó. Mỗi lá phiếu tượng trưng cho "quyền lực" của mỗi người dân. Người "đắc cử" là người được người dân trao phó "quyền lực" để "lãnh đạo" (hay "đại diện") quốc gia, hay vùng, miền, tỉnh, huyện…

Tính chính đáng của "quyền lực", ở các nước bình thường, đến từ nền tảng "dân chủ".

"Đạo đức" không phải là một tiêu chuẩn có qui ước, hay hiến định.

Các tiêu chuẩn về đạo đức thay đổi tùy xã hội, do khác biệt về văn hóa, tôn giáo.

Vì vậy "đạo đức" không là một yếu tố "không thể thiếu", để khẳng định tính chính đáng của người nắm quyền lực.

Thứ hai, "pháp trị" không bao giờ đi chung với "đức trị".

Nếu ta đọc lịch sử về sự chuyển biến các chế độ chính trị theo thời gian, ta thấy rằng chế độ "pháp trị" sinh ra từ sự đối kháng chế độ "đức trị".

Pháp trị xuất hiện ở phương Tây như là một học thuyết trị quốc, do Platon khởi xướng (thế kỷ thứ tư trước CN). Phương Đông do Hàn phi tử khởi xướng (thế kỷ thứ ba trước Công nguyên). Ý nghĩa của "pháp trị" vào thời kỳ này là vua, hoàng đế, người chủ thượng… "dựa vào pháp luật mà trị nước".

Lý thuyết này được khai sinh nhằm chống lại sự tự tiện của chủ trương "đức trị". Theo đó ông vua là "luật".

Ngày xưa, ông vua Louis XIV xứ Tây có câu nổi tiếng "l’Etat, c’est moi - Quốc gia là tao !". Việt Nam thời cận đại có (ông vua) Lê Duẩn có câu (nổi tiếng không kém) "luật pháp là tao - La loi c’est moi".

Gặp vua hiền thì không nói làm chi. Gặp hôn quan bạo ngược (kiểu Lê Duẩn) thì dân tình khốn đốn. Hết đánh Pháp thì sang đánh Mỹ. Đánh Mỹ vừa xong thì đánh liền một lúc Trung cộng ở phương bắc và Campuchia ở phương tây. Có nước nào đánh liên tục 4 cuộc chiến, trong đó có 3 đại cường trên thế giới hay không ? Vinh quang đâu không thấy, chỉ thấy đất nước nát bét không còn chi lành lặn.

"Pháp trị" hiện đại không còn mang ý nghĩa cũ từ hơn hai ngàn năm trước nữa. Nó được bổ túc bởi hai nền tảng (tương đồng) về xây dựng quốc gia : "the Rule of Law" và "l’Etat de Droit". Theo đó, "pháp luật là tối thượng". Từ người dân đến người lãnh đạo : "Làm cái gì cũng theo luật mà làm". Bất kỳ ai, tư cách pháp nhân nào, đều "bình đẳng trước pháp luật". Không một ai, kể cả người lãnh đạo tối cao của quốc gia, có thể đứng ngoài, hay đứng trên pháp luật.

Pháp trị luôn đi đôi với "dân chủ". Không bao giờ "pháp trị" lại đi chung với "đức trị".

Ông Lê Duẩn "luật pháp là tao". Tất cả mọi quyền hành được thu về một mối. Điển hình cho chế độ quân quyền "đức trị".

Trở lại việc "đốt nóng lò" của ông Trọng bằng các "cây củi" dân chủ, pháp trị và đức trị.

"Dân chủ" và "đức trị" như dầu với nước. "Đức trị" với "pháp trị" như nước với lửa. Làm sao chúng có thể "hòa lẫn" vào nhau ? Làm sao có thể đốt nóng lò, khi lửa vừa cháy lên thì tạt nước vô lò ? !

Thứ ba, tác giả Nhị Lê viết : "Suy cho cùng là, quyền lực phải gắn với trách nhiệm một cách dân chủ và kỷ luật, theo kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước" (hết dẫn).

Ý kiến của tác giả ở đoạn này thật là "hỗn mang", không biết dựa vào đâu, nền tảng nào để mà đưa kỷ luật đảng vào đứng chung với "dân chủ" ; đưa "kỷ luật đảng" lên trên "pháp luật của nhà nước" ?

Khi nói đến "pháp trị", tức là "pháp luật là tối thượng", thì làm sao "kỷ luật đảng" lại đứng chung, hay đứng trên "pháp luật quốc gia" ?

Tác giả tự mâu thuẩn, dẫn từ bài viết :

"càng hội nhập quốc tế, càng phải kiểm soát quyền lực, càng phải đề cao thượng tôn pháp luật. Không thể làm khác, nếu không muốn thất bại. Từ cơ chế kiểm soát thì sẽ có cơ chế phát hiện, cơ chế khắc trị… và trị thật nghiêm, không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Nghĩa là dân chủ và pháp trị phải được thượng tôn !" (Hết dẫn).

Khi nói tới "pháp trị" thì đảng và đảng viên phải tuân thủ luật lệ nhà nước. Ngay trong Hiến pháp cũng đã qui định qui định như vậy.

"Pháp luật" phải được "thượng tôn", thì làm gì có chỗ cho "kỷ luật đảng" ?

Thứ tư, tác giả đưa trường họp Trịnh Xuân Thanh.

Rõ ràng chuyện lùm xùm ngoại giao giữa Việt Nam và Đức về vấn đề bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nguyên nhân đến từ ông Nguyễn Phú Trọng.

Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, làm đơn xin tị nạn ở Đức. Trong khoảng thời gian này Trịnh Xuân Thanh có công bố một số tài liệu, về chính kiến cá nhân như tuyên bố bỏ đảng. Về chính trị, ông Thanh bạch hóa những tài liệu về cá nhân ông Trọng, ảnh hưởng tới uy tín chính trị của ông này.

Ông Trọng từ lâu có nói "Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu".

Ông Trọng vào đảng ủy trung ương của bộ công an, là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử đảng cộng sản. Nhưng chuyện gì cũng có "nguyên nhân" của nó.

Báo chí (VOA) vừa đưa tin, Interpol cho biết họ không hề can dự vào việc truy lùng Trịnh Xuân Thanh, như cơ quan công an trong nước đã tuyên bố.

Nếu Trịnh Xuân Thanh bị truy nã vì "tham nhũng", chắc chắn Interpol sẽ vào cuộc. Vì đây là chính sách chung của các nước trên thế giới.

Tức là việc tố cáo Trịnh Xuân Thanh về tội tham nhũng là không có căn cứ pháp lý.

Ông Trọng mọi cách phải bắt Trịnh Xuân Thanh. Ông đã đặt "thù oán cá nhân" lên trên quyền lợi quốc gia. Cái gọi là "diệt trừ tham nhũng" chỉ là cái cớ.

Ông Trọng đã vận dụng "quyền lực của nhà nước", "pháp luật của nhà nước" để phục vụ cho ý đồ cá nhân. Trong khi ông này không nắm "quyền lực nhà nước" theo hiến định.

Do nắm cả công an và quân đội, ông Trọng mới có "thẩm quyền" chỉ đạo những "mật thám" Việt Nam qua Đức "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh.

Vấn đề "trả thù cá nhân" được ông Trọng nâng tầm trở thành "bí mật quốc gia".

Như tất cả các điệp vụ bắt cóc, phá hoại... đã từng xảy ra trên thế giới, điệp vụ Trịnh Xuân Thanh thuộc về phạm vi "bí mật quốc gia".

Ngay cả Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga, Đức, Do Thái…. tất cả đều có lần dính vào các vụ "bắt cóc", hay các "điệp vụ tồi tệ" như "nghe lén" đối phương, hay bạn bè, đặt bom mìn, gài bẫy… trong lãnh thổ quốc gia bạn (hay đối phương). Các cơ quan "mật thám" của các nước bày ra không phải để "ngồi chơi". Mục đích của chúng là để "bảo vệ quyền lợi quốc gia" trong vòng "bí mật".

Điệp vụ Trịnh Xuân Thanh thành công. Mật thám Việt Nam đã bắt được ông Thanh và giải về nước. Nếu tất cả "thủ khẩu như bình", "bí mật quốc gia" kiểu Trung Quốc, thì vụ bắt cóc không thể bị "quốc tế hóa" tồi tệ như vậy.

Chính quyền Đức không thể "tố cáo" Việt Nam "bắt cóc người trên nước Đức", vì không có bằng chứng. Việt Nam có thể thủ tiêu ông Thanh để triệt đường điều tra, nếu phía Đức muốn làm lớn chuyện.

Ông Trọng muốn "bạch hóa" vụ Trịnh Xuân Thanh trước công chúng để lấy lại uy tín qua câu nói : "Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu".

Dĩ nhiên, ông Tô Lâm, bộ trưởng bộ công an, vốn là người được Mỹ đánh giá là "có trí óc", đã biết rằng đây là vấn đề "bí mật quốc gia", không thể tiết lộ.

Nhưng ông Trọng đã "bật đèn xanh" để nhà báo Huy Đức bắn phát "súng lịnh".

Nhà báo Huy Đức viết trên facebook cá nhân đại khái rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt, sao báo chí không đăng tải tin tức.

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Tô Lâm cho biết là "không biết gì về vụ này".

Ngày hôm sau bộ công an ra thông cáo cho biết Trịnh Xuân Thanh đã về đầu thú.

Rõ ràng sau "phát súng lịnh" của Huy Đức, báo chí, bộ công an đã biết "ý" của ông Trọng.

Việc "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh trở thành "xì căng đan" tầm mức "quốc tế". Việt Nam đã vi phạm công pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền nước Đức.

Trịnh Xuân Thanh, chuyện "cá nhân" của ông Trọng, trở thành chuyện "nội bộ" của quốc gia. Bây giờ trở thành "khủng hoảng quốc tế", giữa Châu Âu và Việt Nam.

Quyền lợi của quốc gia Việt Nam trong vụ này chắc chắn sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Trong một quốc gia "pháp trị", pháp luật được tôn trọng, thì lý ra ông Trọng làm gì cũng phải theo luật mà làm. Ông Trọng làm "lộ bí mật quốc gia", làm tổn hại đến uy tín quốc gia, thiệt hại quyền lợi của nhân dân, nhưng tình hình là ông này không chịu trách nhiệm trước pháp luật. Dầu vậy ông Trọng cũng muốn dùng Huy Đức như là "cái cầu chì" để bảo vệ bản thân, trước "kỷ luật" của đảng.

Lò nóng hay lò ướt, ta còn chờ tiến trình Việt Nam "xét xử" Trịnh Xuân Thanh. Trước mắt là "trăm dâu dổ đầu tằm". Chuyện bê bối của ông Trọng bây giờ đá sang bộ ngoại giao để gỡ rối.

Dầu thế nào thì người dân Việt Nam cũng phải trả nợ cho những hành vi ngu xuẩn của lãnh đạo.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 15/08/2017

Published in Diễn đàn

Chính quyền Berlin, ngày 09/08/2017, cho biết đang xem xét các hành động tiếp theo, sau khi Việt Nam đã không đáp ứng đòi hỏi để cho ông Trịnh Xuân Thanh quay lại Đức.

txt0

Trịnh Xuân Thanh đứng chụp hình phía sau một chuyến xe buýt chứng minh ông ta đang ở Âu Châu hồi tháng 11/2016. (Hình: Bùi Thanh Hiếu Blogspot)

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ngày 09/08, nói lấy làm tiếc là đề nghị của Berlin cho ông Thanh quay lại Đức đã không được chính quyền Hà Nội đáp ứng.

Đại diện Bộ Ngoại giao Đức, được Reuters trích dẫn, tuyên bố : "Chúng tôi đã hy vọng đó là cơ hội sửa chữa mọi việc sau khi xẩy ra hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp Đức và quốc tế", "thật đáng tiếc, điều này không xẩy ra, do vậy, chúng tôi đang xem xét có thể làm gì để cho các đối tác Việt Nam hiểu rõ rằng chúng tôi không thể chấp nhận việc này".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức không cho biết các hành động tiếp theo là gì, mà chỉ nói là đang xem xét mọi khả năng và nhấn mạnh rằng Việt Nam đã nhận được một khối lượng viện trợ cho phát triển rất lớn từ Đức. Năm 2015, Đức cam kết tài trợ hơn 257 triệu đô la cho Việt Nam trong vòng hai năm.

Theo một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Đức, thì đại diện chính phủ hai nước đã có các cuộc thảo luận về hồ sơ này.

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Đức đã tố cáo Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đang xin quy chế tị nạn tại nước này. Trong khi đó, ông Thanh, nguyên là một trong những lãnh đạo của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, bị Việt Nam truy nã với tội danh quản lý kém, làm thất thoát 150 triệu đô la.

Berlin đã có phản ứng mạnh về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức, sau khi chính quyền Hà Nội loan tin người này ra đầu thú tại Việt Nam.

Bộ Ngoại Giao Đức đã yêu cầu cho ông Thanh quay lại nước này và tuyên bố trục xuất một điệp viên Việt Nam làm việc trong sứ quán Việt Nam tại Berlin vì có dính líu tới vụ bắt cóc.

RFI tiếng Việt 

Published in Việt Nam
vendredi, 11 août 2017 15:57

Về nhà báo Huy Đức

Vụ Trịnh Xuân Thanh lý ra đã không làm cho quan hệ ngoại giao Đức-Việt lâm vào cảnh khủng hoảng thậm tệ như vậy.

bacha2

Nhà báo Huy Đức - ảnh facebook

Việt Nam như người đang lún vào một bãi lầy, càng vùng vẫy thì càng lún. Mọi biện luận của nhà báo, dư luận viên… mọi hành vi chống chế của Việt Nam (trong vụ này) đã trở thành những việc "chống lại quyền lợi của Việt Nam", không chỉ tại Đức, mà còn ở tất cả các nước trong khối Châu Âu.

Nguyên nhân chỉ vì "một nhà báo" Việt Nam.

Ông Huy Đức, đã (vô tình hay có hậu ý ?) tiết lộ tin tức quá sớm. Bộ Công An (không kịp bịt miệng ông Huy Đức ?) sau đó phải ra thông báo Trịnh Xuân Thanh đã về "đầu thú". Hình ảnh, clip video Trịnh Xuân Thanh "thú tội, xin lỗi" loan truyền nhanh chóng trên mạng internet.

Dĩ nhiên phía Đức chỉ chờ có bấy nhiêu để "phản pháo". Bằng chứng rõ ràng : Trịnh Xuân Thanh đang ở trong tay công an Việt Nam. Đức ra thông cáo đòi người. Việt Nam làm thinh câu giờ. Nhưng càng ngày Đức càng "xiết bù long", theo trình tự pháp lý, Việt Nam không trả coi bộ "không xong".

Phải chi Việt Nam (khôn khéo như Trung Quốc) trên dưới thủ khẩu như bình. Cho tới ngày đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa phân xử. "Dây mơ rể má", từ ông X cho tới "những chiếc giỏ xe chở đầy cô Ba" rồi cũng "lộ" ra. Với những bằng chứng "ăn của dân, của đất nước, không từ một thứ gì" tất cả vô lò, củi ướt củi khô đều cháy hết.

Lúc đó chính quyền Đức lên tiếng đòi người cũng không sao. Trả Trịnh Xuân Thanh về thì Đức tốn thêm cơm gạo chớ có ích lợi gì ?

Từ lâu tôi có viết cảnh báo cái cách viết (giỡn nhột với pháp luật) của ông Huy Đức, vụ Đinh La Thăng là thí dụ.

Nội dung đại khái tôi viết rằng :

"Cái cách nhà báo Huy Đức "đốn hạ" ông Đinh La Thăng cho ta cảm tưởng rằng cái gọi là "diệt trừ tham nhũng" của ông Trọng thực tế chỉ là việc tranh giành quyền lực, thanh toán nội bộ trong đảng...

Tham nhũng ở các nước chỉ có thể tiễu trừ bằng pháp luật quốc gia.

Bằng luật pháp quốc gia, các cơ quan hữu trách điều tra người tình nghi tội phạm, thu thập tài liệu, bằng chứng, đúc kết hồ sơ… sau đó truy tố can phạm ra tòa. Mọi hồ sơ điều tra liên quan (các vụ án mang tầm cỡ quốc gia) phải được xếp vài loại "bí mật nhà nước".

Ông Huy Đức khi công bố những tin tức gọi là "bí mật nhà nước", sẽ là một tội phạm hình sự, nếu việc công bố không thông qua các thủ tục được qui định bằng pháp luật.

Ông Trọng muốn sử dụng "quyền lực thứ tư" để khơi động và chuẩn bị dư luận quần chúng. Vì không thông qua một trình tự hợp lý và hợp pháp, "quyền lực thứ tư" thể hiện qua ngòi bút của Huy Đức trở thành "quyền lực đen".

Trong một status khác tôi có phê bình rằng nhà báo Huy Đức rất ít biết về pháp luật, nhưng lúc nào cũng thích nói về "pháp quyền".

(Pháp quyền ở đây lấy từ "nhà nước pháp quyền - état de droit", vốn là một khái niệm về pháp luật. Vì vậy không thể tách rời "pháp quyền" ra khỏi "nhà nước". Tách ra thì "pháp quyền" có nghĩa là "pháp luật - droit", chớ không còn ý nghĩa của "etat de droit").

Người biết luật lệ thì làm việc gì cũng phải "theo luật lệ mà làm". Mà nguyên tắc là không công dân nào có thể vịn vào việc "không biết luật" để biện hộ cho việc phạm luật.

Vụ thông tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt, nhà báo Huy Đức đã phạm luật, tội "tiết lộ bí mật nhà nước", giống y như trường hợp Đinh La Thăng (hay vụ Trầm Bê).

Việc phạm luật cá nhân không nói làm chi. Nhưng rõ ràng việc này đã đưa cả hệ thống ngoại giao Việt Nam vào tư thế hết sức "phiền toái" với các nước Châu Âu.

Huy Đức lại còn viết bài nhắc đến ông Bắc Hà. Liền sau đó chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" hơn hai tỉ đô la.

Không biết tin tức của ông Huy Đức chính xác tới độ nào. Việc này gây xáo trộn nền kinh tế, thì trách nhiệm cũng không nhỏ.

Vụ Trịnh Xuân Thanh Việt Nam sẽ bị thiệt hại vô cùng lớn. Không chỉ về ngoại giao, mà còn về an ninh, chính trị. Các mạng "gián điệp" của Việt Nam ở Châu Âu sẽ bị "gỡ" ra hết. Những "điệp viên", về an ninh, văn hóa hay chính trị… cũng bị "bóc mẽ", có nguy cơ trục xuất về Việt Nam. Viện trợ của Đức có thể "đông lạnh", hay sẽ dành cho mục đích khác, như trợ giúp những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Công ước về thương mãi giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói chung, và Đức nói riêng, có thể đình chỉ "vô thời hạn".

Trong khi tai tiếng Việt Nam "không tôn trọng luật lệ quốc tế" sẽ ảnh hưởng dài lâu đến vấn đề chủ quyền biển đảo. Việt Nam khó có thể dựa vào "luật quốc tế" để bảo vệ quyền lợi của mình. Những toan tính kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế vì vậy cũng có thể bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo Việt Nam hiện nay như người bị "hóc xương", thật là khó chịu.

Trả Trịnh Xuân Thanh về Đức thì không xong. Cả chương trình "củi khô củi ướt" của ông Trọng coi như "lò nóng gặp mưa dầm". Không còn đốt được cái gì.

Mà không trả thì không được.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Vụ Trịnh Xuân Thanh có vẻ không chìm lắng đi như suy nghĩ, đánh giá có phần chủ quan của nhà cầm quyền Việt Nam và đám dư luận viên ủng hộ vụ "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức.

dongchi1

Bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam tại Đức hôm 2/8/2017.  AFP

Ngược lại, báo chí Đức đưa tin "Viện Công tố liên bang Đức ở Karlsruhe nhập cuộc điều tra vụ một người Việt bị bắt cóc tại Berlin. Tổng Biện lý Liên bang mở cuộc điều tra" (Verschleppung eines VietnamesenGeneralbundesanwalt übernimmt Ermittlungen, Spiegel online, ngày 10/8).

Như vậy vụ việc đã được chính phủ Đức đưa lên tầm có tính cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như các trường hợp gián điệp, khủng bố, các tội phạm chính trị cực đoan và xâm phạm công pháp quốc tế. Bên cạnh đó, thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam càng làm phía Đức bực tức thêm khi không trả lời các câu hỏi của họ, không có một nhân vật cấp cao nào chính thức lên tiếng ngoại trừ người phát ngôn Bộ Ngoại giao chỉ nói vỏn vẹn một câu "Chúng tôi rất tiếc".

TV Đức cũng loan tin Tổng biện lý Đức điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh. Tin của Đài Truyền hình Đức ARD ngày 10/8 : "Bundesanwaltschaft ermittelt Vietnamese verschwunden - Geheimdienst im Spiel ?".

Tin của Đài truyền hình Đức ZDF : "Verschwundener Vietnamese Ein Fall für die Bundesanwaltschaft" (nguồn : www.vietnam21.info).

Không những thế, có một chi tiết rất đáng chú ý là một nhân vật có tên việt là Hồ Ngọc T., làm việc tại sở Liên bang Di dân và tỵ nạn của Đức (BAMF-Bundesamt für Migration und Flüchtlinge) đã bị ban giám đốc sở Liên bang Di dân và tỵ nạn đình chỉ công việc để điều tra xem ông ta có liên quan gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh hay không. Lý do xuất phát từ những bài viết của ông Hồ Ngọc T. chỉ trích phản ứng, hành động của chính phủ Đức và đứng về phía nhà nước cộng sản Việt Nam trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Các facebooker đã nhanh chóng tìm ra facebook của vị này và đọc bài thì thấy rất rõ quan điểm của nhân vật "đồng chí" T. (gọi theo cách gọi của nhà văn Phạm Thị Hoài).

Hóa ra, đồng chí T. là là đảng viên đảng cộng sản, cựu chiến binh, dũng sĩ chống Mỹ… Sau này sống ở Đức, làm việc tại một cơ quan rất "nhạy cảm" là BAMF (BundesAmf für Migration und Flüchtlinge - Cơ quan xét duyệt tỵ nạn cho người nước ngoài của Đức) nhưng đầu óc, tư duy vẫn "đỏ rực một màu cờ cách mạng", thường xuyên viết bài cho báo Nhân Dân với quan điểm đứng về phía nhà cầm quyền Việt Nam, viết facebook ra vẻ khách quan nhưng thực chất là khéo léo định hướng mọi người theo quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam. Dù sống ở một quốc gia tự do, dân chủ, văn minh nhưng vẫn có những quan điểm căm ghét nền dân chủ phương Tây, đặc biệt thù ghét chế độ Việt Nam Cộng Hòa, căm thù các hoạt động đấu tranh của người Việt trong nước v.v…

Cảnh sát Đức tiết lộ trước khi bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gọi điện thoại cho Đại tá Nguyễn Đức Thoa nói gì ?

Dựa trên những bài viết trên facebook của nhân vật và đặc thù công việc của "đồng chí" T. (là nhân viên cơ quan BAMF, có quyền truy cập vào các tập hồ sơ của người xin tỵ nạn và còn xem xét được sổ bộ đăng ký người nước ngoài trong đó có đủ địa chỉ của người xin tỵ nạn), cảnh sát, an ninh Đức nghi rằng ông này nhẹ nhất là đã để lộ nơi ở của Trịnh Xuân Thanh, đã tiết lộ những thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình trên facebook, hoặc nặng hơn có thể là cộng tác với nhà cầm quyền Việt Nam trong vụ tìm bắt con mồi Trịnh Xuân Thanh.

Một thực tế là cho đến giờ phút này, có thể nói rằng ở bất cứ nơi nào trên trái đất mà có cộng đồng người Việt sinh sống, thì chắc chắn sẽ có những kẻ do nhà cầm quyền Việt Nam gài vào, làm tay sai, gián điệp, nằm vùng ; hoặc nếu không thì cũng là một dạng sống ở nước người, được nước sở tại cưu mang nhưng vẫn mang tư tưởng, suy nghĩ không khác với đám dư luận viên trong nước bao nhiêu. Không phải an ninh tình báo các nước người ta không biết hoặc không có cách để biết, nhưng khi anh chưa làm gì có hại đến nước người ta thì không sao, còn khi có chuyện họ sẽ sờ đến thôi.

Có khi từ vụ Trịnh Xuân Thanh mà lắm nhân vật như Nguyễn Đức T., Bí thư thứ nhất Đại sứ quán cộng sản Việt Nam tại Đức đồng thời là cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam ở Berlin đã bị Chính phủ Đức trục xuất, tiếp theo là Hồ Ngọc T. có thể bị đuổi việc, và có thể là một ổ nữa… Biết đâu trong đó có cả những kẻ mà nhà nước Việt Nam nuôi bao năm, giấu kín thân phận để chờ khi có dịp là dùng đến !

Ông tổng Trọng thường tỏ ra tâm đắc với cái phương pháp "đánh chuột đừng để vỡ bình" nhưng xem ra chuyến này đổ bể tùm lum, phiền phức thật đấy, ông Tổng nhỉ !

Thực sự mà nói, tôi không thích nhưng tôi có thể hiểu được vì sao bọn công an, an ninh chìm nổi, dư luận viên, đám bồi bút văn nô cho tới quan chức trong nước ra sức bênh vực chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam và chống lại tất cả những ai muốn thay đổi chế độ. Bởi vì đó là cuộc sống, là quyền lợi của họ, chế độ này đã cho họ quá nhiều thứ, họ phải ca tụng, bảo vệ, chưa kể họ sống trong nước, bị tuyên truyền nhồi sọ bao nhiêu năm mà lại không có đủ ngoại ngữ, kiến thức để tìm hiểu sự thật.

Ex-functionary abducted to Vietnam from Berlin

Những chiếc xe đậu trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại Đức chụp hôm 2/8/2017. AFP

Tôi khó chịu, có thể nói là khinh hơn nhiều những loại người sau :

1. Sống ở nước ngoài lâu năm nhưng không tiếp thu, ảnh hưởng được bất cứ cái gì hay ho, tiến bộ trong xã hội của người ta, vẫn giữ nguyên những quan điểm bảo thủ, "đỏ rực" còn hơn bọn dư luận viên trong nước, vẫn ra sức bênh vực chế độ cộng sản, chống lại mọi sự thay đổi.

2. Sống ở nước người ta, được nước sở tại cưu mang nhưng lại cộng tác, làm việc cho nhà nước Việt Nam, làm gián điệp, tay sai cho cộng sản, làm dư luận viên cao cấp viết những bài viết làm ra vẻ khách quan nhưng thực chất là khéo léo tuyên truyền, định hướng theo đường lối, quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam.

Bọn này nguy hiểm hơn bọn dư luận viên trong nước là vì có ngoại ngữ, am hiểu tình hình xã hội, luật pháp nước sở tại, lại có bằng cấp, có "mác" Việt kiều nên nhiều người tin, tưởng rằng họ khách quan, mà không biết rằng đa phần cũng là dân cộng sản hoặc có gia đình thân nhân là cộng sản. Như đồng chí T. ở Đức hay đồng chí Beo H. ở Mỹ. Điểm dễ nhận ra là tuy ra sức khen nước sở tại nhưng cực kỳ căm ghét chế độ Việt Nam Cộng Hòa và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam. Đám này có khi chỉ là dư luận viên cao cấp, nhưng cũng có khi là gián điệp, nằm vùng, tai mắt của nhà cầm quyền Việt Nam gài vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

3. Những người từng sống ở miền Nam Việt Nam trước kia, nhưng lại thân Cộng, thuộc thành phần thứ ba, mà người miền Nam hay gọi là "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" hay "đâm sau lưng các chiến sĩ", sau này sống ở nước ngoài nhưng đầu óc vẫn không thay đổi. Thật lạ lùng là hồi xưa thì có thể nói là họ không hiểu gì về cộng sản nên "mê" cộng sản, quay sang phá hoại chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ trong lòng phá ra, nhưng bây giờ sau nhiều năm, chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo đã bộc lộ hết tất cả sự tồi tệ, bản chất dối trá, buôn dân bán nước, hèn với giặc ác với dân, mà vẫn có những người thuộc thành phần này bênh vực.

dongchi3

Bọn này nguy hiểm hơn bọn dư luận viên trong nước là vì có ngoại ngữ, am hiểu tình hình xã hội, luật pháp nước sở tại, lại có bằng cấp, có "mác" Việt kiều nên nhiều người tin

Không ít người trong số này là trí thức, có học, thậm chí tự xưng là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu nọ kia, sống ở nước người hưởng không khí tự do, dân chủ, hưởng đủ mọi quyền lợi, nhưng vẫn đi về Việt Nam, và nếu được gặp gỡ, bắt tay quan này quan kia hay được nhà nước Việt Nam chiếu cố cho in một quyển sách, cho ngồi trong Hội Việt kiều yêu nước, hạ cố hỏi ý kiến nọ kia… thì lấy làm vinh dự, hãnh diện, càng ra sức ngợi khen chế độ. Loại này theo thiển ý của tôi là đáng khinh nhất !

Chợt nghĩ, bà con mình sống ở nước ngoài nếu có đấu tranh về những vấn đề trong nước thì không sao bằng được người trong nước, nhưng thế mạnh của bà con lại là chỗ này đây : phát hiện ra cái đám dư luận viên cao cấp, đám gián điệp nằm vùng, tai mắt của nhà cầm quyền, hay đám "ăn cơm xứ tư bản thờ ma xứ thiên đường", tố cáo họ với nước sở tại đề làm trong sạch bớt cộng đồng, bớt đi những kẻ phá hoại ngầm này.

Có một điều an ủi là chỉ trừ khi bạn/anh không viết lách bất cứ thứ gì, giấu mình rất kỹ, rất kín tiếng, đúng theo kiểu "điệp viên" thực sự, thì không ai biết/hiểu được bạn. Còn nếu bạn có viết lách, có sử dụng mạng xã hội thì không chóng thì muộn người khác cũng nhận ra bạn là ai, đứng ở vị trí nào, phe nào qua những bài viết, những comment, hoặc những gì bạn bấm like. Facebook "lột mặt" hết, không dấu mãi được.

Câu hỏi không phải chỉ là chúng ta sống ở đời, phải sống cho minh bạch, rõ ràng, "không thờ hai chủ, không đi hai hàng", mà còn là bạn đứng về phía nào ?

Về phía kẻ bị trị hay về phía người dân, phe nước mắt ? Bạn ủng hộ mặt trời hay bóng đêm, ủng hộ một thể chế tự do, dân chủ, tiến bộ, tôn trọng con người, thượng tôn pháp luật ? Hay ủng hộ một thể chế độc tài, lạc hậu, phản động, chà đạp lên quyền con người, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của đám người cai trị lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc ? Hay ủng hộ một thể chế đã và đang dẫn đất nước này, dân tộc này trở thành một quốc gia nghèo đói, tụt hậu, thua xa các nước khác và càng ngày càng lệ thuộc nặng nề, thậm chí có nguy cơ đánh mất chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ vào tay giặc phương Bắc ?

Chọn thế đứng nào là tùy bạn, chỉ có điều đừng nghĩ là những gì bạn viết, bạn làm ngày hôm nay, ngày mai có thể xóa sạch dấu tích, trong thời đại internet và toàn cầu hóa này.

Song Chi

Nguồn : RFA, 11/08/2017 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam theo khẳng định cùng với sự giận dữ và những biện pháp ngoại giao nặng nề của Bộ ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức đã là một chủ đề nóng trên mạng Internet cũng như toàn xã hội Việt Nam trong và ngoài nước gần chục ngày qua.

vu01

Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức.AFP photo

Ngoài việc trục xuất trưởng đại diện tình báo Việt Nam trong vòng 48 tiếng, bản Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức cũng ghi rõ : "Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác trên bình diện chính trị, kinh tế và chính sách hợp tác phát triển".

Còn Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel : "Chúng ta không thể trở lại tình trạng bình thường, làm như là không có chuyện gì xảy ra".

Quan sát sự việc dưới góc độ xã hội và luật pháp qua bản chất sự việc, người ta mới nhận ra nhiều điều qua sự việc này về mánh lới tuyên truyền bịp bợm, về nhận thức của người dân...

Thậm chí không chỉ là những người mà nhà nước thường gọi là "dân trí thấp".

Tự thú hay bắt cóc ?

Trước hết, điều người ta thắc mắc đầu tiên về vụ việc này là có thật Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức ? Hay Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú như những thông tin của nhà nước Việt Nam chính thức đưa tin ?

Qua những gì được thể hiện, chỉ cần sự chững chạc trong giận dữ và hành xử của phía Cộng hòa liên bang Đức, cũng như sự lấn bấn, lúng túng và thiếu minh bạch của Nhà nước Việt Nam, người dân ít quan tâm nhất cũng tự đặt ra cho mình những câu hỏi để qua đó có thể tự trả lời mà rút cho mình đâu là sự thật :

- Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam tuyên bố truy nã quốc tế tại sao người ta tìm mãi trong danh sách Interpol có rất nhiều người Việt lại không có cái tên Trịnh Xuân Thanh ?

- Trong lệnh truy nã của Việt Nam, tờ nào cũng có ghi : "Bất cứ ai cũng có quyền bắt Trịnh Xuân Thanh đến giao nộp cho cơ quan công an...". Trước đó, Việt Nam tuyên bố Trịnh Xuân Thanh đã đến một nước Châu Âu. Vậy Trịnh Xuân Thanh từ Châu Âu về đến trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bằng con đường nào để không bị bắt ngay tại biên giới, tại cửa khẩu khi nhập cảnh hoặc trên đường ? Hay Trịnh Xuân Thanh có phép xuất quỷ nhập thần và đã thi thố cái tài đó trong trường hợp này ?

- Tại sao, Trịnh Xuân Thanh bị truy nã khi ở nước ngoài đã gây sự chú ý của toàn xã hội, từ Tổng bí thư Đảng cho đến bà đánh dậm dưới ao, thế mà ngang nhiên về nước rồi đến cơ quan công an đầu thú mà Bộ trưởng Công an không hề hay biết ?

- Vì sao chính phủ Cộng hòa liên bang Đức giận dữ đến mức đó ? Phải chăng là không có việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức, chỉ vì Cộng hòa liên bang Đức thích giận giữ và làm căng thẳng quan hệ hai nước mà thôi ?

- Tại sao chính phủ Cộng hòa liên bang Đức, một nhà nước dân chủ, pháp quyền lại bao che cho Trịnh Xuân Thanh là người bị Đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật và cáo buộc tham nhũng ? Phải chăng, nhà nước này đang bao che cho tham nhũng và tội phạm ?

- Trịnh Xuân Thanh có phải là tội phạm hay chưa ? Tại sao Trịnh Xuân Thanh lại có thể xin tỵ nạn ở Cộng hòa liên bang Đức ?

- Tại sao Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú có đơn, đưa lên truyền hình rằng tôi tự thú... Vậy mà khi Cộng hòa liên bang Đức tố cáo mạnh mẽ, đuổi đại diện cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin về đồng thời mạnh mẽ cảnh báo nhiều hậu quả khác mà Việt Nam lại nhu nhược, hèn nhát đến mức chỉ cho người phát ngôn lên truyền hình nhỏ nhẹ : "Tôi lấy làm tiếc..." - nghĩa là cô gái này lấy làm tiếc còn Việt Nam thì chưa ý kiến gì ?

Chỉ cần trả lời những câu hỏi trên, thiết nghĩ người dân thường cũng biết được sự thật có đúng như hệ thống tuyên truyền Việt Nam đã và đang tung hứng.

Dân trí và nhận thức luật pháp

Chúng tôi đã có bài viết : Qua vụ Trinh Xuân Thanh : Nghĩ về một thói quen hành xử, ở đó chúng tôi đã chỉ những hành động côn đồ xuất khẩu ra quốc tế này chỉ là bước tiếp theo của những hành động vốn đã thành thói quen hành xử trong nước xưa nay.

Ở đó chúng tôi cũng đã đặt vấn đề liệu Trịnh Xuân Thanh có phải là quan chức tham nhũng duy nhất ở Việt Nam và việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có phải chỉ nhằm mục đích cho "cuộc chiến chống tham nhũng" ?

Ngoài việc dùng truyền thông nhằm lấp liếm đi hành động của nhà cầm quyền tự ý bắt cóc người trên lãnh thổ của Cộng hòa liên bang Đức làm người Đức giận dữ, thì đám báo chí và dư luận viên (một dạng an ninh và tay chân của công an) đã to mồm kêu gào : Nhà nước Đức thiếu thiện chí, bảo kê tham nhũng, rửa tiền... và dù bằng cách nào, thì miễn là bắt được Trịnh Xuân Thanh về chịu tội tham nhũng là được...

Thậm chí, cho đến khi những dòng chữ này viết ra, thì ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa có một phiên tòa nào được mở để kết luận Trịnh Xuân Thanh là có tội, cho dù đó là một phiên tòa đểu kiểu như phiên tòa cách đây đúng 6 năm, ngày 2/8/2011 tại Hà Nội xử Cù Huy Hà Vũ đi nữa. Tại phiên tòa đó, người ta bất chấp sự thật, bất chấp lý lẽ, luật lệ để tuyên án Cù Huy Hà Vũ có tội và kết án 7 năm tù giam. Cũng tại phiên tòa đó, Luật sư Trần Đình Triển đã chứng kiến sự bất nhân và những trò đểu của hệ thống tòa án cộng sản. 

Thế nhưng, ngay cả phiên tòa đểu như vậy, hiện vẫn chưa có để kết tội Trịnh Xuân Thanh, thì không rõ căn cứ vào đâu mà các tiến sĩ luật, luật sư... cùng đồng lòng với đám dư luận viên kết tội khơi khơi Trịnh Xuân Thanh là tội phạm, là rửa tiền, là cố ý làm trái... mà tất cả những điều đó, chỉ căn cứ vào lời của Đảng và báo chí nhà nước. Để rồi đi đến kết luận : "Tôi cho rằng đó là ý kiến thiếu thận trọng, vội vàng, chưa quán triệt nguyên tắc các Công ước quốc tế mà Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức đã tham gia ký kết..".

Vậy phải chăng, ở đây, các ông tiến sĩ và luật sư ở đây đồng ý rằng chỉ cần Đảng muốn và dùng báo chí của đảng thì đã đủ để thay Tòa án ?

Thế là, lẽ ra đối tượng bị ném đá là Trịnh Xuân Thanh vì những "thành tích làm bay hơi hàng ngàn tỷ đồng của dân" thì lại diễn ra một quá trình tranh luận khác, đó là "ném đá" những người bảo vệ việc bắt cóc của một "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên đất nước khác".

Mục đích biện minh cho phương tiện ?

Xưa nay, trong chế độ cộng sản việc đạt bằng được mục đích đặt ra là một điều luôn được ưu tiên, dù mục đích đó là gì và việc đạt mục đích đó bằng những biện pháp nào. Khi đạt được mục đích, thì mọi việc được coi là thắng lợi.

Chẳng hạn, để thực hiện lệnh từ quan thầy Quốc tế cộng sản từ Nga, Tàu, những năm 50 của thế kỷ trước, nhằm triệt tiêu tầng lớp tinh hoa, giàu có của dân tộc để tiện lợi cho việc tiến hành cuộc Cách mạng vô sản, việc tập hợp quần chúng làm những cuộc lên đồng tập thể, cướp bóc có tổ chức trong toàn xã hội như những tập duyệt cho đám Công - Nông liên minh, Quốc tế cộng sản đã đặt ra mục đích Cải Cách ruộng đất.

Đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc Cải cách ruộng đất, gây nên một tội ác đẫm máu với dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng phải có động tác "tự phê bình, lau nước mắt" trước hàng chục, hàng trăm ngàn người dân bị oan khuất và mất mạng vì cuộc Cải cách ruộng đất này. Sau này để giảm bớt tội lỗi của mình với dân tộc chính những người cộng sản Việt Nam đã tự biện minh rằng : Khi đó, đảng ta bị áp lực từ Đảng cộng sản Trung Quốc và Liên Xô trong Quốc tế cộng sản... Thế nhưng, chính những lời lẽ đó đã hạ bệ uy tín Đảng cộng sản, luôn luôn có những lời lẽ rêu rao rằng "Đảng ta đã luôn có đường lối độc lập, tự chủ và sáng tạo"...

Dàn dư luận viên của đảng trước hết là chối bỏ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc bằng những lập luận : Bằng chứng đâu, Trịnh Xuân Thanh về nước là tự nguyện, là do hối lỗi, là để hưởng lượng khoan hồng của đảng nhà nước... thôi thì đủ mọi lời lẽ biện minh.

Thế nhưng, khi cộng đồng quốc tế và mạng xã hội làm sáng tỏ vụ bắt cóc, thì dàn dư luận viên giở bài cùn rằng : Miễn là bắt được Trịnh Xuân Thanh về trị tội, còn bắt cách nào thì... thoải mái.

Khi đạt được mục đích, thì mọi phương tiện, cách làm đều được nhà nước chấp nhận. Chính tư duy này đã và đang được bằng mọi cách áp đặt lên suy nghĩ của người Việt Nam trong xã hội ngày nay.

Các Luật sư, tiến sĩ... về luật, những người mà lẽ ra với sự hiểu biết của mình sẽ phân tích cho xã hội những vấn đề đen, trắng, đúng, sai trong từng vụ việc dưới khía cạnh luật pháp và hành xử thượng tôn luật pháp. Điều đó cũng chính là giúp cho đảng cộng sản, cho nhà nước như họ muốn, để đảng, nhà nước biết mà sửa sai cái thói côn đồ để tự biến mình thành côn đồ quốc tế.

Thì qua vụ án này, ngược lại có những người trong số họ lại là những người hành xử với tư duy độc tài và phe nhóm, cũng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của đám phe nhóm đang đánh nhau theo kiểu "lựa theo chiều gió" mà người ta chưa hiểu họ đang mong đợi điều gì ? Phần còn lại, những Luật sư hiểu biết lại ngại va chạm, ngại ảnh hưởng đến mình, đồng nghiệp mình... mà im lặng ?

Lẽ nào họ không biết phân tích luật pháp và nhìn nhận vấn đề trên cơ sở luật pháp rằng : Nhà nước Đức đã không phản đối vì việc Việt Nam bắt Trịnh Xuân Thanh ra tòa để luận tội. Nhưng nhà nước Cộng hòa liên bang Đức đã không đồng ý và phản ứng dữ dội bởi chủ quyền của họ bị xâm phạm khi nhà nước Việt Nam tổ chức bắt cóc người trên đất nước họ mà không đượ sự đồng ý của họ, dù người đó là ai.

Phải chăng, việc nhà nước Đức phản ứng dữ dội vì chủ quyền bị xâm phạm lại đã trở thành chuyện lạ ở Việt Nam, khi mới mấy hôm thôi, nhà nước Việt Nam đã lặng lẽ cất ván, rút dù buộc nhà thầu khoan thăm do dầu khí tại Bãi Tư Chính, trong thềm lục địa Việt Nam, chỉ vì anh bạn vàng của Đảng mới hắng giọng ?

Và điều đáng buồn ở đây, là tư duy "Mục đích biện minh cho phương tiện" người cộng sản đã thành công trong việc xây dựng một nền tư pháp độc tài không chỉ với đám dư luận viên hoặc những người dân dân trí thấp mà ngay trong cả những tầng lớp luật sư, trí thức được coi hoặc tự nhận là hiểu biết.

Với tư duy và nhận thức như vậy, thì một nhà nước pháp quyền còn là một mơ ước xa vời với Việt Nam.

Hà Nội, Ngày 10/8/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 10/08/2017 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Cho đến hôm nay, những phản ứng dữ dội của Cộng hòa Liên bang Đức về thông tin nhà cầm quyền Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ của họ đã chứng minh cho mọi người rằng sự việc là có thật và hết sức nghiêm trọng. Cái gọi là "lấy làm tiếc" của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vốn yếu ớt và trái ngược với thái độ cần có để khẳng định sự vô tội cũng như thiếu vắng sự hung hăng thường thấy của Việt Nam trong thái độ với "phe đế quốc, tư bản" đã gián tiếp chứng minh sự thật ở đâu.

vutxt1

Chẳng biết cái sự "lấy làm tiếc" đó nó sẽ giải quyết được gì khi Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói :

"Trong mọi trường hợp chúng ta không thể dung túng cho một vụ việc như vậy được và việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức vi phạm nghiêm trọng và chưa từng có luật Đức và quốc tế... Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý".

Còn Bộ ngoại giao Đức tuyên bố : "Hệ quả của vụ việc hoàn toàn không thể chấp nhận được này là đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức sẽ bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức". 

Có lẽ, với Việt Nam, kể từ thời chiến tranh lạnh, chiến tranh với Trung Quốc phía bắc đến nay, thì đây là một sự cố ngoại giao đủ lớn để làm rung động nhiều thứ trong xã hội.

Cũng có lẽ, nhiều người dân Việt Nam không hiểu được tầm mức của sự việc đến đâu, lợi gì hoặc hại gì ?...

Tuy nhiên, để phần nào tìm hiểu điều đó, hãy nghe Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức như sau : "Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác trên bình diện chính trị, kinh tế và chính sách hợp tác phát triển".

Và lời của Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel : "Chúng ta không thể trở lại tình trạng bình thường, làm như là không có chuyện gì xảy ra".

Những câu hỏi nghi vấn

vutxt2

Sự việc xảy ra từ 23/7, thế nhưng hệ thống quan chức và báo chí đã im như thóc cho đến 30/7 khi trên mạng xã hội, nhà báo Huy Đức đã cho "rò rỉ thông tin" Trịnh Xuân Thanh đã về nước, làm sôi sục mạng xã hội. Thì oái oăm thay, người đứng đầu Bộ Công an vẫn nhơn nhơn trả lời : "Hiện nay, tôi chưa có thông tin gì". Thế nhưng, khi biết sự việc không thể còn giấu kín thì chỉ một ngày sau, 31/7 báo chí rầm rập đưa tin "Trịnh Xuân Thanh về đầu thú" (!?).

Vậy có nghĩa là Bộ trưởng Công an đã lừa dối cả toàn thế đất nước ? Lẽ nào những vụ việc như vậy mà người đứng đầu Bộ Công an lại không hề biết ?

vutxt3

Còn nếu sự thật là ngay cả Bộ trưởng Công an cũng không được biết Trịnh Xuân Thanh đã ở trong nước, thì càng khẳng định điều mà dân gian vẫn đồn đoán xưa nay : Trong hệ thống nhà nước hiện có nhiều phe nhóm khác nhau theo kiểu sứ quân. Do vậy mà việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về nước là việc của nhóm nào đó không phải của nhóm thuộc Bộ trưởng Công an. Hoặc ngược lại Bộ trưởng Công an là nhóm thực hiện nhưng muốn giấu kín thông tin...

Dù theo hướng nào, thì người dân Việt Nam cũng một lần nữa có dịp kiểm chứng lại lòng tin vốn đã ít ỏi, lại hao hụt theo thời gian bởi quá nhiều sự việc giữa lời nói và việc làm từ các quan chức nhà nước Cộng sản.

Nhưng, ở đây chưa tìm hiểu về vấn đề đó, chúng ta thử giải mã vì sao nhà cầm quyền Việt Nam lại thực hiện điều này và họ có lường được cơ sự sẽ như thế này không ?

Điều người ta thấy khó hiểu là việc bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh bằng mọi giá có phải thực chất là nhằm chống tham nhũng ? Nếu ai đã từng theo dõi quá trình gọi là "chống tham nhũng" ở Việt Nam vài ba chục năm nay, thì sẽ hiểu được ngọn nguồn cái gốc và cái ngọn của công cuộc này là gì, và quan chức Việt Nam chống tham nhũng ra sao.

Cũng như Việt Nam đâu chỉ có mỗi Trịnh Xuân Thanh tham nhũng mà thôi ?

Nếu điểm danh những gương mặt cán bộ, lãnh đạo từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam với một câu hỏi đơn giản : Họ lấy tiền đó từ đâu ? trong các hoạt động công khai lẫn riêng tư, thì người dân ta sẽ tự trả lời được hệ thống tham nhũng ở Việt Nam lớn mạnh và hùng hậu đến mức nào.

Chẳng hạn, khi nhìn cơ ngơi đồ sộ và lộng lẫy huy hoàng của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, người ta tìm câu trả lời cho câu hỏi : Từ một anh chàng người dân tộc, học hành chẳng được bao nhiêu, chắc chắn cha ông không để lại của cải gì, xuống Hà Nội làm quan chức, lương bổng ông được bao nhiêu mà ông hết nhà nọ đến dinh thự kia lộng lẫy vàng son ? Đó là tiền âm phủ hay tiền thật ?

Chẳng hạn, người ta thấy Nguyễn Minh Triết dù đã về hưu vẫn ồn ào tặng tiền chỗ nọ, tặng nhà chỗ kia... trong khi một ông cán bộ về hưu và quá trình làm việc cũng chỉ làm Chủ tịch nước, không đi buôn chổi đót cũng chẳng dán hộp các tông, lại càng không chạy xe ôm hay "là thêm đến thối móng tay" như các quan chức khác. Vậy tiền đó đâu ra ?

Và bao nhiêu ví dụ ngút trời khác nữa.

Còn nếu có thể nói rằng đấy là cuộc chiến chống tham nhũng thật sự, thì ở đây lại cần đặt ra câu hỏi : Ai chống ai ? Chính Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã thốt lên rằng đó là cuộc chiến "Ta đánh ta". Phải lưu ý chữ "ta" ở đây, muốn ám chỉ rằng là các đảng viên cộng sản.

Và nếu cuộc chiến chống tham nhũng là có thật, thì chắc chắn cái lệnh khởi tố tại Tòa án khi xét xử Dương Chí Dũng mà anh ta khai ra việc hối lộ cả chục tỷ đồng cho quan chức Bộ Công an như Phạm Quý Ngọ, thậm chí có dính dáng đến cả Trần Đại Quang... chắc chắn đã không bị bỏ qua dễ dàng như thế.

Vậy thì lý do nào để nhà cầm quyền Việt Nam sẵn sàng làm một việc hết sức tổn hại đến mối quan hệ với một nước có vị trí hết sức lớn lao trên thế giới ?

Hãy nghe Ngoại trưởng Đức nói : "Trong những năm vừa qua, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trong quan hệ song phương. Thương mại và đầu tư đã phát triển nhanh chóng, quốc gia này đã ăn mừng những thành quả tăng trưởng to lớn, ở Việt Nam đang có nhiều dự án tốt và quan trọng về mặt chính sách phát triển. Vậy nên càng khó hiểu việc các cơ quan Việt Nam rõ ràng chấp nhận rủi ro đem vụ việc này lên bàn cược. Những gì đã xảy ra ở Berlin hồi cuối tháng 7 vừa qua là một gánh nặng rất lớn cho mối quan hệ Đức-Việt".

Cần phải nói rõ rằng, qua những sự việc trên Biển Đông và các hoạt động ngay cả với "các nước anh em và bè bạn" - theo quan niệm Việt Nam - thì chưa có thời nào Việt Nam cô đơn như hiện tại. Thậm chí ngay cả những nước đã thề non hẹn biển là "ba nước Đông Dương anh em" như Lào và Campuchia cũng đã lần lượt rũ áo ra đi.

Vậy nếu tính về lợi ích đất nước, nhất trong hoàn cảnh này, thì chẳng có cuộc chiến nào, chẳng có một điều gì để xúi Việt Nam phá bỏ một mối quan hệ ngoại giao quan trọng đến như vậy với Cộng hòa Liên Bang Đức và sau đó là Liên hiệp Châu Âu, chứ chưa nói đến con "tép riu" Trịnh Xuân Thanh.

Lý giải hiện tượng : Thói quen côn đồ

Điều chỉ có thể lý giải ở đây là thói quen côn đồ đã ngấm vào não trạng và biến thành hành động của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Với họ, việc bắt cóc, bất chấp luật pháp quy định là chuyện hết sức thường ngày. Đơn giản chỉ vì họ là cộng sản, họ là công an, là người nhà nước Việt Nam.

vutxt4

Điều này không chỉ một lần mà đã rất nhiều lần trước đây và cho đến hiện nay. Và điều này không chỉ đã thành chuyện thường trong nước và đang tiếp tục "xuất khẩu ra nước ngoài" loại công nghệ này.

Thói quen côn đồ muốn là bắt bất chấp luật pháp đã được nhà cầm quyền thực hiện tại Việt Nam như một phần tất yếu của quá trình hành xử với người dân. Có thể dẫn đến muôn vàn ví dụ gần xa để chứng minh điều này.

Mới đây, ông Lê Đình Lượng, một công dân bình thường tại Nghệ An, khi đến thăm bạn tại Hoàng Mai đã bị bắt một cách bí hiểm vào ngày 24/7/2017 mà không có bất cứ một quyết định hoặc giấy tờ hay quy trình luật pháp nào. Việc ông bị bắt cóc đã gây hoảng sợ cho gia đình và nhiều người dân. Sau khi đã bắt người, hôm sau báo chí mới được công an thông tin rằng"Nhà chức trách đang hoàn tất thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Lê Đình Lượng để phục vụ công tác điều tra theo quy định pháp luật".Điều này đồng nghĩa với việc bắt Lê Đình Lượng khi chưa hề có vụ án nào được khởi tố, chưa có lệnh bắt tạm giam cũng như lệnh khởi tố bị can. Chỉ đơn giản là thích thì bắt. Thế thôi.

Trước đó, một nhà hoạt động xã hội là Hoàng Bình cũng đã bị công an Nghệ An chặn bắt khi đang đi trên đường. Khi bắt người, Công an Nghệ An đã dùng biện pháp của đám lục lâm thảo khấu là chặn xe và lôi người đi không có bất cứ một văn bản hoặc lệnh nào. Hài hước hơn là sau đó, nhà cầm quyền Nghệ An mới gửi đến báo chí một bản gọi là "Thông cáo báo chí" là đủ thay cho tất cả quy trình bắt người.

Ngay giữa thủ đô Hà Nội, nhiều người dân khi ra đường bị một nhóm côn đồ không có bất cứ một lệnh hoặc chẳng cần lời nào, cứ vậy xô đến bắt về đồn công an giam giữ đến khi chán thì... thả ra. Thậm chí hài hước hơn, nhiều người còn bị công an trá hình là côn đồ đánh đập, bắt giữ như chốn không người giữa đất nước "anh ninh và đáng sống". Thậm chí các luật sư còn bị đánh túi bụi thâm tím mặt mày đến khiếp đảm vì "chạy xe gây bụi" ở "thành phố vì hòa bình" này.

Rất nhiều người thậm chí bị chặn đường, chặn ngõ và hành xử hết sức lỗ mãng bởi lực lượng công an trá hình côn đồ. Họ hoạt động ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật và bất chấp mọi sự kêu la, phản đối của người dân và sẵn sàng chà đạp lên mọi văn bản pháp luật.

Cách đây một năm, hệ thống Công an Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tiến hành một vụ "bắt cóc" làm rung chuyển Bình Thuận. Hai cha con ông Lê Hồng Phong (37 tuổi, ở Bình Thuận) bị một nhóm người lạ mặt bắt cóc gần cổng trường mầm non Tuổi thơ. Người dân hốt hoảng gọi điện báo khắp nơi. Cuối cùng mới biết đó là công an Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cách đây 2 năm, sáng 21/1/2015, một đám công an giả dạng côn đồ đã xông vào đánh đập chúng tôi khi đến thăm ông Trần Anh Kim tại Thành phố Thái Bình. Oái oăm thay, những côn đồ vừa mới cải trang đánh người xong, mấy phút sau diện đúng quần áo và cảnh phục để ngồi làm việc, yêu cầu nạn nhân viết tường trình về việc bị côn đồ đánh và cướp của.

Mặc dù Hiến pháp quy định : "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định". Và "mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể""mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư".

Thế nhưng, hiện tượng bắt cóc công dân vẫn cứ diễn ra đều đặn theo ý muốn của bất cứ một viên công an nào đó. Đó là cách hành xử của hệ thống công an hiện nay. Họ ngang nhiên bắt người như trộm cướp, như bắt lợn, rồi giải thích rằng hành động đó của họ là "Mời".

Điều này không chỉ xảy ra với những viên công an tẹp nhẹp mới vào nghề, mà oái oăm thay là não trạng của những viên Công an mang quân hàm tới Đại tá, nghĩa là đã ăn không biết bao nhiêu cơm của người dân.

Thậm chí, để giải thích cho việc công an Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào Bình Thuận gây ra vụ bắt cóc hai cha con nói trên, Đại tá Đinh Huy Hoàng - Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng giải thích : "Trong quy trình thực hiện công tác điều tra, có những lúc mời hoặc bắt không như thông thường,… có những tình huống chỉ là mời nhưng sau đó để bắt, hoặc có những lúc phải áp dụng đồng thời cả hai biện pháp".

Chỉ cần nghe những lời giải thích này, người ta đặt ra hai nghi vấn : Hoặc ông đại tá không hiểu gì về ngôn ngữ Việt Nam. Ông không hiểu giữa hành động "Mời" và "Bắt" nó khác nhau ra sao. Còn nếu ông ta hiểu được ngôn ngữ Việt Nam, thì ông ta đã coi Hiến pháp, pháp luật chỉ là tờ giấy lộn để ông lau tay nếu cần thiết.

Và thói lộng hành, hành xử này đã trở thành một thói quen, một "biện pháp nghiệp vụ" nhằm đối phó với người dân đang nuôi nấng họ.

Và khi những hành vi lỗ mãng bất chấp luật pháp đó luôn được dung dưỡng và tuyên dương, không bị ngăn chặn và trừng trị, thì nó sẽ trở thành những "Quy trình", "Nguyên tắc" của hành động.

Và khi đã thành thói quen hành xử trong nhà, thì ra ngoài xã hội thói quen đó cũng cứ vậy mà diễn.

Thế rồi, như cha ông ta thường nói : "Ăn trộm quen tay, ăn mày quen thói". Cho đến hôm nay, hành vi bắt cóc được xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.

Nhưng, thật không may cho họ, nước Đức không dung dưỡng tội phạm, nhưng không bao giờ chấp nhận những hành vi của đám lục lâm thảo khấu thi thố trên đất nước họ.

Và hậu quả là Việt Nam đang đối diện với những khó khăn, không chỉ hiện tại mà lâu dài trong mối quan hệ với Cộng hòa Liên bang Đức và trên trường quốc tế trong hoàn cảnh nhà cầm quyền cô đơn ngay chính với cả nhân dân mình.

Hà Nội, ngày 8/8/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 08/08/2017 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Vụ Trnh Xuân Thanh, người tng đào thoát khi Vit Nam mt cách bí n hi tháng Chín năm ngoái, đt nhiên biến khi Berlin (nơi anh ta tá túc lâu nay) vào ngày 23/7 trước khi ra "đu thú" ti cơ quan an ninh điu tra B Công an ngày 31/7 đang khiến dư luận trong và ngoài nước đc bit quan tâm.

tdq1

Ông Trần Đi Quang.

"Chiến công" ca Trưởng ban Ch đo trung ương v phòng chống tham nhũng ?

Mặc dù gii chc Vit Nam cho rng Trnh Xuân Thanh đã "t nguyn" v Vit Nam "đu thú", song hu hết mi người vn tin vào nhng gì mà B Ngoi giao Đc đưa ra, theo đó tình báo Việt Nam đã thc hin mt v bt cóc theo kiu lut rng ngay ti Berlin. Và mt khi Ngoi trưởng Đc đã lên tiếng v v vic, cho biết Berlin đang xem xét nhng bin pháp đi vi Hà Ni v v bt cóc này thì người ta hiu rng đây là một v khng hong ngoi giao nghiêm trng.

Đức là quc gia đu tàu ca Liên Hiệp Châu Âu (EU) và là mt cường quc trên thế gii. Vì vy, v khng hong ngoi này không đơn gin là ch nh hưởng đến quan h ngoi giao song phương Vit - Đc, mà còn nh hưởng đến mi quan h gia Vit Nam vi EU cũng như gia Vit Nam vi phương Tây. Qu thc, đây là mt dp hiếm có khi hu như tt c các cơ quan truyn thông quc tế ln, t BBC, CNN cho đến Washington Post… đu đng lot đưa tin v mt v vic liên quan đến Việt Nam.

Theo dõi những phát biu hùng hn trong tâm trng rt chi là phn chn ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ti phiên hp th 12 Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng t chc ngày 31/7, gia lúc nhng thông tin v v Trnh Xuân Thanh b bt cóc và đưa v Hà Ni bt đu loang ra, người ta hiu rng người đng đu Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng chính là nhân vt đng đng sau v bt cóc.

(Trước đó, trong cuc trao đi vi c tri huyn Đông Anh sáng 6/12, ông Nguyn Phú Trng đã khẳng đnh chc nch rng "Trnh Xuân Thanh không trn được đâu").

Ông Nguyễn Phú Trng mun nhm vào ai ?

Trong hệ thng phm trt Vit Nam, cu Phó Ch tch tnh Hu Giang Trnh Xuân Thanh là mt quan chc bình thường, hay phng theo li nói thnh hành trong chiến dch chng tham nhũng do Tp Cn Bình phát đng Trung Quc thì anh ta ch là mt quan chc "hng rui". Dĩ nhiên, vic x lý mt quan chc "hng rui" không phi là đích đến cui cùng mà ông Nguyn Phú Trng sn sàng bt chp tt c đ đt cho bằng được.

Không ít người cho rng, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng quyết tâm bt Trnh Xuân Thanh là đ "x" cu Bí thư Sài Gòn Đinh La Thăng hoc cu Th tướng Nguyn Tn Dũng. Tuy nhiên, liên quan đến Đinh La Thăng, đ t rut ca ông ta là Vũ Đc Thun (người tng được điu v làm Chánh Văn phòng B Giao thông vận tải dưới thi B trưởng Đinh La Thăng và khi ông Đinh La Thăng chuyn vào làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì được Thành ủy đề ngh điều t B Giao thông vận tải vào) đã b bt. T đu mi đó, Đinh La Thăng đã b loi ra khi B Chính tr và mt chc Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, nếu mun x lý hình s Đinh La Thăng thì không nht thiết phi c sng c chết đ bt cho bng được Trnh Xuân Thanh.

Còn trong bài "Phe cấp tiến tng tri dy ngon mc ra sao ?" ngày 13/2/2017, chúng tôi đã chỉ ra rng : Vic ông Nguyn Phú Trng thỏa hip và bắt tay vi liên minh Hoàng Trung Hi - Nguyn Tn Dũng - Nông Đc Mnh (và sau lưng b ba này là Bc Kinh) là nhân t quyết đnh giúp ông ta giành phn thng trong cuc cnh tranh vi đi th Trương Tn Sang nhm tiếp qun chiếc ghế Tổng bí thư t người tin nhim Nông Đc Mnh.

Vụ scandal ngoi giao mang tên Trnh Xuân Thanh xy ra gia lúc Hi ngh Trung ương 6, d kiến din ra vào tháng 10/2017, đang đến gn. Đây là kỳ hi ngh mà người ta ch đi là s có nhng quyết sách nhân s quan trng, chun bị cho vic ông Nguyn Phú Trng ri khi chiếc ghế Tổng bí thư ti Hi ngh Trung ương 7, d kiến din ra vào tháng 5/2018.

T sau Đi hi XII cho đến nay, hai ng c viên sáng giá nht đ thay thế ông Nguyn Phú Trng là Ch tch nước Trn Đi Quang và Thường trc Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Ông Đinh Thế Huynh thì va mi được thông báo là đang trong thi gian "điu tr bnh" và v trí Thường trc Ban Bí thư ca ông đã được Ch nhim U ban Kim tra Trung ương Trn Quc Vượng thay thế t ngày 1/8. Sau sut 3 tháng im hơi lng tiếng trên truyn thông, nay li được thông báo là đang cha bnh và chiếc ghế ca mình thì đã được (tm) giao cho người khác, cơ hi ca ông Đinh Thế Huynh xem ra ch còn trên lý thuyết.

Sự biến mt bí n ca ông Đinh Thế Huynh khiến ông Trần Đi Quang càng tr thành ng c viên sáng giá nht cho v trí Tổng bí thư thay thế ông Nguyn Phú Trng. Tuy nhiên, trong khi dư lun còn chưa hết bàn tán v căn bnh bí him ca ông Đinh Thế Huynh thì người ta càng lúc càng "băn khoăn" trước s im hơi lng tiếng ca ông Trn Đi Quang, nhân vt vn thường xuyên xut hin trên truyn thông chính thng, nht là gia lúc đt nước đang trong tình cnh nước sôi la bng như thế này.

Hình ảnh gn đây nht ca ông Trn Đi Quang trên truyn thông là trong chuyến ông đến thăm 3 trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh ti tỉnh Hà Nam vào ngày 26/7. T đy, ông hoàn toàn biến mt trên báo đài nhà nước, k c dp Hà Ni long trng t chc l k nim 70 năm Ngày Thương binh lit sĩ vào sáng 27/7, mt bui l mà mt nhân vt mang tính cht "l nghi" như Ch tch nước xưa nay chưa bao gi vng mt.

Đến ti 7/8, trong chương trình thi s 19g hàng ngày, khi đưa tin v vic Ch tch nước và Th tướng quyên góp ng h nhân dân Tây Bc, người ta ch thy VTV công bố hình nh Th tướng Nguyn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Vương Đình Hu, Vũ Đc Đam và tp th cán b Văn phòng Chính ph b phong bì vào thùng quyên góp, ch tuyt nhiên không thy bt kỳ hình nh nào tương t Văn phòng Ch tch nước. Điu này chng khác nào gián tiếp xác nhn v s biến mt bí n ca ông Trn Đi Quang.

Như chúng tôi đã chỉ ra trong nhiều bài viết trước đây, trước thm chuyến công du Bắc Kinh ca Ch tch Vit Nam Trương Tn Sang t ngày 19-21/6/2013, ông Trương Tn Sang đã t b v trí th lĩnh phe cp tiến và tr thành mt nhân vt cơ hi, quy thun Bc Kinh hu mong được tiếp qun chiếc ghế Tổng bí thư ca ông Nguyn Phú Trng ti Đi hi XII ; B trưởng Công an Trn Đi Quang ni lên đóng vai trò th lĩnh ca nhóm chng Trung Quc trong b máy, nhưng li chưa đ sc lãnh đo phe cp tiến do vin kiến và uy tín ca mt nhân vt xut thân t ngành công an.

Mặc dù ngăn chn được "hiểm ho bc thuc" mang tên Nguyễn Tn Dũng, nhưng t trước và sau Đi hi XII cho đến nay, ông Trn Đi Quang vn thỏa hip vi cu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hi (nay là Bí thư Thành ủy Hà Ni), người được mt cây bút độc lp nhn đnh là "con bài tủ trong chiến lược Hán hóa Vit Nam" của Bc Kinh : ông ta đã nhiu ln công cán cùng nhân vt đầy tai tiếng này, đc bit là trong chuyến công du Cuba ri sang Peru d hi ngh thượng đnh APEC t ngày 15 - 20/11/2016 hay chuyến thăm Belarus và Nga cui tháng Sáu va qua, cũng như chưa bao gi lên tiếng v Formosa Hà Tĩnh, mt đi him ho v quân sự - kinh tế - môi trường mà "tác gi" ca nó chính là Hoàng Trung Hải. Ngoài ra, ông ta cũng có một snhượng b trước Trung Quc trong chuyến thăm Trung Quc và d Din đàn Cp cao Hp tác Quc tế "Vành đai và Con đường" t chc ti Bc Kinh t 11-15/5/2017. Tuy nhiên, các ông ch Trung Nam Hải vn coi chng đó là chưa đ đi vi mt nhân vt đang nóng lòng được tiếp qun chiếc ghế Tổng bí thư, bi h lo ngi mt khi đã an to trên ngôi v ti cao, ông ta hoàn toàn có th thay đi lp trường khi chưa b đi phương "nm gáy", điu mà họ đã làm được đối vi Nông Đc Mnh, Nguyn Tn Dũng và Nguyn Phú Trng.

Vì vậy, v bt cóc nhân vt được cho là đu mi trong chiến dch "đ h dit rui" mang "bn sc Nguyn Phú Trng" ngay ti th đô ca quc gia đu tàu Liên Hiệp Châu Âu mà B trưởng Công an Tô Lâm không h hay biết là mt din tiến logic tiếp theo.

(Thiết tưởng không cn phi nhc li là ngay sau khi Trnh Xuân Thanh đào thoát khi Vit Nam trước mũi ông Nguyn Phú Trng, dư lun đã râm ran rng cuc đào thoát đó được t chc vi s "gt đu" ca ông Trn Đi Quang, người tuy đã ri khi B Công an nhưng h thng chân rết ti cơ quan đy quyn lc này thì gn như vn còn nguyên).

Kịch bn nào sẽ xy ra ?

Xem ra công chúng bây giờ quan tâm đến s phn ca ông Trn Đi Quang còn hơn c "din viên chính" Trnh Xuân Thanh. Đơn gin, nhng gì liên quan đến s phn chính tr ca nhân vt "dưới mt người và trên muôn người" này s nh hưởng ln đến tiến trình đt nước. Và sau đây là nhng kch bn kh dĩ v s phn ca ngài Ch tch nước trong mt v vic mà dư lun c trong nước ln quc tế đang chăm chú dõi theo :

1. Trước áp lc ca Đc cũng như dư lun quc tế, đc bit là trước vin cnh Hip đnh Thương mi T do EU - Việt Nam vĩnh vin không được thông qua, cng vi s chng đi, phn kích ca phe nhóm Trn Đi Quang, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng chp nhn lùi bước, và nhng li khai ca Trnh Xuân Thanh liên quan đến ông Trn Đi Quang k t sau v bt cóc ngày 23/7 đến nay sẽ b xóa b. Ông Trn Đi Quang qua đó s "thoát him", không ch ung dung tr li mà còn t ra "li hi hơn xưa", bi gi đây ông ta không còn phi e dè vi k thù công khai ca mình na. Vic ông ta tiếp qun chiếc ghế Tổng bí thư coi như ch còn là vn đ th tc.

2. Ông Trần Đi Quang đu hàng Bc Kinh và phe phái thân Tàu trong b máy đ được tiếp tc an v trên chiếc ghế Ch tch nước và thm chí vn còn cơ hi tr thành Tổng bí thư nếu chp nhn làm tay sai cho Bc Kinh.

3. Ông Trần Đi Quang b x lý trong nội b B Chính tr, chp nhn vai trò mt "ông phng" và "ngi chơi xơi nước" trên chiếc ghế Ch tch nước đ "gi bình" (tránh đ v trong h thng).

4. Ông Trần Đi Quang b x lý công khai và phi ri khi chiếc ghế Ch tch nước.

Chúng ta hãy chờ xem kịch bản nào s xy ra trong thc tế, bi lúc này xem ra hãy còn quá sm đ khng đnh bt c điu gì.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 08/08/2017

Published in Diễn đàn