Một ngày sau khi Bộ ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam. Tuy “lấy làm tiếc”, nhưng Bộ ngoại giao Việt Nam đã không có lấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.
Dấu chấm hết
Vẫn còn khá sớm, nhưng có lẽ không quá muộn để nói : “Xin vĩnh biệt Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA)”.
Bản tuyên bố của Bộ ngoại giao Đức phản đối hành động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của mật vụ Việt Nam đã gần như đóng dấu chấm hết đối với nguyện ước chưa bao giờ khẩn thiết đến thế của Hà Nội về EVFTA.
Câu chuyện đầu tiên thuộc về EVFTA - chủ đề mà giới cai trị Việt Nam quan tâm nhất, sau sự đổ vỡ của Hiệp định TPP mà đã khiến Hà Nội thất thần vào mùa xuân năm nay. Nhưng Merkel đã không có bất kỳ một hứa hẹn nào cho tương lai của EVFTA, cho dù hiệp định này đã được ký chính thức từ tháng 12 năm 2015 và chỉ còn chờ quốc hội của 27 nước trong khối Liên minh Châu Âu thông qua.
Cũng không phát ra một sự bảo đảm nào từ bà Merkel về “hiệp định dẫn độ” mà ông Phúc gần như cầu cạnh. Chỉ sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin và khi Bộ ngoại giao Đức phải lên tiếng phản đối chính thức, giới quan chức ngoại giao Đức mới tiết lộ rằng chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu yêu cầu “dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam” với Thủ tướng Angela Merkel. Sau đó, báo chí Việt Nam ồn ào đưa tin “hai bên sẽ xem xét khả năng đàm phán hiệp định dẫn độ”.
Nhưng cũng như EVFTA, hiệp định dẫn độ giữa Đức và Việt Nam, nếu có, cũng phải mất ít ra từ một đến một năm rưỡi nữa. Nếu EVFTA còn phải trải qua rất nhiều thủ tục đồng thuận của các quốc hội trong EU, mà chỉ một nước không đồng ý cũng không thể thông qua, hiệp định dẫn độ cũng phải trải qua không ít lần đàm phán, thẩm định, dự thảo, thông qua các cấp… trước khi Việt Nam có thể đón nhận Trịnh xuân Thanh ở sân bay Nội Bài.
Một khía cạnh Việt Nam học
Song vụ bắt cóc đầy manh động trên đất Đức - cứ như thể thoải mái bắt cóc người bất đồng chính kiến ở Việt Nam - đã phá hỏng toàn bộ viễn cảnh “Thanh về Nội Bài”.
Người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ “bội tín”. Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao - ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó xổ toẹt tất cả.
Cho tới vụ “khủng hoảng bắt cóc”, có lẽ giới chính khách Đức mới nhận ra một Việt Nam của tráo trở chính trị rõ đến như thế. Bấy lâu nay, một Hà Nội nên thơ vẫn được giới quan chức văn hóa Việt lồng vào những vần thơ của Goethe và Heine - từ những dự án dĩ nhiên được viện trợ bởi chính phủ Đức. Nhiều năm qua, người Đức cũng chỉ biết về Việt Nam thời hậu chiến lúc nhúc tham nhũng và không thiếu cảnh vi phạm nhân quyền. Nhưng chỉ vài năm gần đây, có những nghị sĩ Đức mới bắt đầu thấm thía và cám cảnh thân phận quyền làm người của mình khi họ bị công an Việt Nam cấm nhập cảnh vào đất nước này.
“Khủng hoảng bắt cóc” rất có ích cho những người Đức nghiên cứu về Việt Nam học. Họ sẽ càng hiểu rõ hơn rằng tại sao mật vụ Việt Nam - vốn mang thói quen bắt cóc, hành hung hay bắt giam người bất đồng chính kiến trong nước theo “luật rừng” như cơm bữa - lại dám sang tận Berlin làm cái nhiệm vụ đày dọa và bất chấp cả danh thể quốc gia đó.
Không thể ngủ được
Về bản chất, “khủng hoảng bắt cóc” không chỉ là thất bại đau không thể ngủ được của giới mật vụ Việt Nam, không chỉ là hậu quả viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) - một cấp độ phản ứng mạnh mẽ trên phương diện ngoại giao quốc tế - và bị trục xuất khỏi Đức trong vòng 48 tiếng đồng hồ, mà còn để lại những dư chấn không thể lường trước khi phía Đức kết thúc bản tuyên bố phản đối bằng “Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển”.
Hãy nhìn lại. Đức lại là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua Châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức - Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu - cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch - của Việt Nam từ “bạn vàng” Bắc Kinh gấp đôi như thế - hơn 50 tỷ USD mỗi năm.
Cái cách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà theo một người bình luận phải ví von “không xin được thì ăn cắp” đã khiến nước Đức đầu tàu chính trị của Châu Âu phải đe dọa sẽ trả đũa.
Hậu quả ngay trước mắt là kể từ nay, trong con mắt nhiều nước Châu Âu : “việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng” - như một nội dung trong tuyên bố phản đối của Bộ ngoại giao Đức. Quang cảnh này là ngược ngạo kinh khủng với cụm từ “lòng tin chiến lực” để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà ông Nguyễn Tấn Dũng rất sính dùng khi ông còn là thủ tướng, vào năm 2014 khi giới chóp bu Việt Nam vừa bị giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chơi cho một vố điếng người. Kể từ nay, không khó để hình dung rằng Liên minh Châu Âu sẽ không còn mấy quan tâm đến cảnh nạn Việt Nam bị Trung Quốc hiếp đáp ngoài Biển Đông.
Còn những hậu quả khó lường trong tương lai hẳn không ngoài tình trạng viện trợ không hoàn lại, tín dụng cho vay, đầu tư nước ngoài của Châu Âu vào Việt Nam có thể sụt giảm đáng kể. Những ưu đãi về hàng rào thuế quan trong nhập khẩu hàng Việt Nam cũng bởi thế sẽ được thả nổi theo mặt bằng thị trường chung. Thậm chí khách du lịch Châu Âu - khi đã được báo chí lục địa này dồn dập cảnh báo về “nhà nước bắt cóc”, sẽ chẳng còn mấy tha thiết đi dã ngoại ở một Việt Nam đầy rủi ro rình rập.
“Lấy làm tiếc”
Một ngày sau khi Bộ ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối hành động mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, buổi họp báo thường kỳ diễn ra ngày 3/8/2017 ở Hà Nội đã lộ diện phản ứng đầu tiên của Việt Nam
Đối diện với nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh và về tuyên bố của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức ngày 2/8, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết bà “rất tiếc về phát ngôn này” và nói thêm : “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức”.
Chi tiết đáng chú ý là tuy “lấy làm tiếc”, nhưng cái cách phản ứng đầu tiên của Bộ ngoại giao Việt Nam đã không cho thấy một câu hay từ ngữ nào phủ nhận cáo buộc của phía Đức về việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.
Phản ứng yếu ớt.
Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối phương. Công luận đang chờ đợi hành động trả đũa của chính quyền Việt Nam. Liệu họ có đủ can đảm để trục xuất một nhân viên ngoại giao người Đức ?
Hay sau nhiều cuộc họp khẩn từ ngày 1/8 - thời điểm đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ ngoại giao nước này về vụ Trịnh Xuân Thanh - đến nay, Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và cố gắng “nuốt nhục” cho qua cơn khủng hoảng ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 03/08/2017
Với tất cả tình thế mà hiện thời Trịnh Xuân Thanh đã “về”, đã “nằm” ở đâu đó và nỗi nguy hiểm có thể lao thẳng đến án tử hình của nhân vật này, câu trả lời dường như là duy nhất : Thanh đã khai hết, khai sạch.
Nhưng khai gì ?
“Đứa con hoang đàng” đã “đầu thú” ?
Cuối cùng, sau cả năm trời lưu lạc xứ người, “đứa con hoang đàng” Trịnh Xuân Thanh đã trở về trong vòng tay trìu mến yên thương của Tổng bí thư Trọng.
“Đứa con hoang đàng hãy trở về” lại là lời giục giã của Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì của Trung Quốc cộng sản dành cho người đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào tháng 6/2014, ngay sau khi giàn khoan Hải Dương 981 của Bắc Kinh xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam.
Nhưng khác với tâm thế truy tới cùng của Tập Cận Bình đối với phe nhóm tiền nhiệm Giang Trạch Dân, tư chất của người được ví là “giáo làng” lại có vẻ đã sẵn lòng bỏ qua tất cả, kể cả một lá thư được cho là của Trịnh Xuân Thanh công bố vào năm 2016 sau khi Thanh đã biệt tăm ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong đó “không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
Chỉ một ngày sau khi nhà báo Huy Đức bất thần đưa tin trên facebook của ông “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ !”, cùng lúc Bộ trưởng công an Tô Lâm nói như phân bua : “Đến giờ tôi vẫn chưa có thông tin gì” trước câu hỏi về những thông tin cho là cơ quan điều tra đã di lí Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi của phóng viên Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 31 tháng Bảy năm 2017, Trịnh Xuân Thanh dường như đã được đặc cách “đầu thú tại trực ban Bộ công an”.
Ứng với Bộ Luật hình sự Việt Nam, “đầu thú” là êm ái hơn hẳn so với “bị bắt giữ và áp giải về Việt Nam”. Logic tiếp theo sẽ là “tình tiết giảm nhẹ” nếu Thanh phải ra tòa. Thậm chí Thanh còn có thể được “khoan hồng”…
Nhưng vì sao Trịnh Xuân Thanh - kẻ đã làm mất mặt Tổng bí thư Trọng và chế độ đến thế - lại có thể sẽ được ưu ái làm nhẹ tội lỗi vung tiền bán trời ở Tổng công ty Xây dựng Xây lắp dầu khí (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PViệt Nam) - nơi từng thuộc quyền của cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng ?
Không phải dẫn độ bởi Đức ?
Trên bàn cờ “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng, PVC có lẽ chỉ là “chuyện nhỏ”, cho dù con số được xem là thất thoát nơi đây đến hơn 3 ngàn tỷ đồng.
PViệt Nam mới là chuyện lớn hơn, hơn nhiều.
Tháng Ba năm 2017, một tòa án ở Việt Nam ra lệnh truy tố Trịnh Xuân Thanh thêm tội tham ô, tức Thanh sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình. Cũng vào thời điểm đó, đã có những thông tin không chính thức cho rằng Trịnh Xuân Thanh đang trốn ở Đức, và có thể các cơ quan điều tra của Việt Nam còn định vị được Thanh ở đâu trên bản đồ nước Đức.
Khỏi phải nói, ai cũng hiểu rằng nếu Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Đức bắt giữ và dẫn độ về Việt Nam, Tổng bí thư Trọng sẽ hởi lòng hởi dạ đến thế nào để hoàn thiện vế sau lời cảnh cáo “không trốn được đâu…” của ông trước đây. Vụ việc “hồi hương” này - có tầm vóc không những không thua kém mà còn hơn cả vụ “tau khỏe mà, có chi mô” của ông Nguyễn Bá Thanh cuối năm 2014 và vụ “tướng chữa bệnh Phùng Quang Thanh” giữa năm 2015 - hẳn sẽ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Việt Nam và khiến nhiều người phải mất ăn mất ngủ và mất mật.
Thậm chí bàn cờ chính trị quốc gia, mà phần thắng chưa biết thuộc về ai, có thể bị đảo lộn bởi sự hiện diện thình lình của Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam…
Nhưng tất cả cũng chỉ dừng tại đó. Một số luật sư cho biết nếu chính quyền Việt Nam không đôn đáo để có được một hiệp định dẫn độ tội phạm với Berlin, Trịnh Xuân Thanh vẫn có quyền ung dung tự tại và nhẩn nha phả khói xì gà ở đất nước thanh bình đó.
Vào cuối tháng Tư năm 2017, có vẻ không còn kiên nhẫn “chờ” Trịnh Xuân Thanh được nữa, Tổng bí thư Trọng đã “trảm” Đinh La Thăng - khi đó đường đường là ủy viên bộ chính trị cùng chức bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng loạt vụ việc và sai phạm ở PViệt Nam được Ủy ban Kiểm tra trung ương của Chủ nhiệm Trần Quốc Vượng - người không biết có thể trở thành “Vương Kỳ Sơn của Việt Nam” hay không - xới lại.
Nhưng cũng chỉ dừng tại đó. Đinh La Thăng mất ghế ủy viên bộ chính trị và phải trở về “Hà Nội ơi, một trái tim hồng”. Nhưng vẫn còn nguyên ghế ủy viên trung ương đảng mà chưa tiến vào quy trình “tố tụng hình sự” như nhà báo Huy Đức mong đợi.
Quy trình “bằng mọi cách bắt và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước quy án” đã trở nên chậm chạp đến mức vào đầu tháng Bảy năm 2017, cuộc gặp giữa Thủ tướng Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Đức đã chỉ “Về hợp tác an ninh – quốc phòng, hai Thủ tướng nhất trí hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong lĩnh vực tư pháp hình sự và xem xét khả năng đàm phán Hiệp định về dẫn độ và Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cơ bản cho hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia” – theo nôi dung đưa tin của báo đảng.
Ngay lập tức, đã xuất hiện dư luận cho rằng nội dung trên về thực chất là nhắm đến trường hợp Trịnh Xuân Thanh, rằng hầu như chắc chắn ông Thanh cư trú ở Đức, và Việt Nam đang rất muốn Đức hợp tác để dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.
Thế nhưng tình thế cứ như trêu ngươi ông Trọng : Một hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và Đức hoàn toàn không phải là loại văn bản cứ muốn là ký, cứ cần là có. Mà phải đàm phán và có thể mất đến một vài năm cho đàm phán. Còn với những gì mà báo đảng tường thuật, thậm chí triển vọng đàm phán như thế còn đang nằm trong giai đoạn “xem xét khả năng”.
Ngay cả động tác “Bộ công an Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Interpol quốc tế để truy nã Trịnh Xuân Thanh” cũng chẳng thấy bất kỳ hứa hẹn nào sẽ phát huy tác dụng. Mọi thứ cứ như thể bị cố trì kéo và sẽ dần nhạt nhòa theo thời gian.
Đến tháng Sáu năm 2017, Tổng bí thư Trọng chợt nói như than thở trước cử tri Hà Nội : “Đối với Trịnh Xuân Thanh đã khai trừ Đảng và khởi tố, truy nã toàn quốc, quốc tế. Chúng ta làm đồng bộ nhưng phải có bước đi, có tình, có lý, mở đường cho người ta tiến, cốt là đánh động để răn đe, ngăn ngừa”.
Kể từ ngày phát lệnh “việc cần làm ngay” vào tháng 6/2016, chưa bao giờ Tổng bí thư Trọng lại thể hiện tâm thế “mở đường cho người ta tiến, cốt là đánh động để răn đe, ngăn ngừa” - một cách nói rất dễ khiến dư luận hiểu rằng ông Trọng đã mệt mỏi và chấp nhận thất bại trong chiến dịch “tìm và diệt” Trịnh Xuân Thanh.
Nhân chứng vàng và “đường dây”
Nguyễn Bá Thanh 2014, Phùng Quang Thanh 2015.
2017, cái tên cuối cùng của “Tam Thanh” chính là Trịnh Xuân Thanh.
Với tất cả tình thế mà hiện thời Trịnh Xuân Thanh đã “về”, đã “nằm” ở đâu đó và nỗi nguy hiểm có thể lao thẳng đến án tử hình của nhân vật này, câu trả lời dường như là duy nhất : Thanh đã khai hết, khai sạch khi được đặc cách “đầu thú”.
Nhưng khai gì ?
Nếu vụ PVC chỉ là “chuyện nhỏ”, chuyện lớn hơn nhiều sau vụ PViệt Nam hẳn là “đường dây” nào đã giúp cho Trịnh Xuân Thanh biến mất quá êm ái khỏi Việt Nam vào nửa cuối năm 2016 ? “Đường dây” đó liên quan trực tiếp và gián tiếp đến những nhân vật chính trị nào ? Liệu có “dính” đến nhân vật nào thuộc loại “cao cấp” ?... Vân vân và vân vân.
Trên bàn cờ chính trị quốc gia, thế bay bổng của nhân vật này là sự sụp đổ của nhân vật khác. Trịnh Xuân Thanh có thể chính là “nhân chứng vàng” của Tổng bí thư Trọng. Nhân chứng cho các vụ PViệt Nam và “đường dây”.
Nhờ Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”, ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ vớt vát thể diện quyền lực mà còn củng cố được hình ảnh của mình tại đại hội giữa nhiệm kỳ của đảng cầm quyền vào năm 2018.
Ngay trước mắt là Hội nghị trung ương 6, dự kiến vào cuối năm 2017. Đó có thể là một hội nghị đặc biệt quan yếu về công tác nhân sự để chuẩn bị cho đại hội giữa nhiệm kỳ. Đó cũng có thể là thời điểm mà Tổng bí thư Trọng sẽ trở nên mạnh bạo hơn trong chiến dịch thực hiện “nhất thể hóa” của ông - một sách lược mà có thể được hiểu là “đảng kiêm chính quyền” như Tập Cận Bình đã “thu quyền lực về một mối” kể từ năm 2016.
Nhưng trước “nhất thể hóa”, còn có một chiến dịch quan trọng không kém và sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác “làm nhân sự” : chiến dịch kiểm tra tài sản 1000 quan chức.
Nếu quả “nhân chứng vàng” Trịnh Xuân Thanh đã khai hết, khai sạch những gì anh ta biết về PViệt Nam và “đường dây” cùng vô khối câu chuyện hấp dẫn khác, sẽ chẳng ngạc nhiên nếu trong tương lai gần Thanh được “khoan hồng” một cách lặng lẽ, còn các chiến dịch “kiểm tra tài sản 1000 quan chức” và “nhất thể hóa” của Tổng bí thư Trọng sẽ thung dung hơn hẳn.
Từ chuyện “sức khỏe ông Đinh Thế Huynh”, vụ “Repsol - Bãi Tư Chính - biểu tình quốc doanh chống Trung Quốc” tới vụ “Trịnh Xuân Thanh đầu thú” cùng xảy ra vào tháng 7/2017 như một sự trùng hợp kỳ lạ, hình như chính trường Việt sắp xảy đến biến động lớn…
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 01/08/2017
Ngày 31/07/2017, báo chí Việt Nam loan tin ông Trịnh Xuân Thanh đến Bộ công an để đầu thú, tuy nhiên tờ thoibao.de dẫn nguồn thông tin từ Đức nói ông Thanh bị bắt cóc tại Berlin, dẫn qua 1 nước khác và dẫn độ về Việt Nam.
Blogger Người Buôn Gió - RFA
Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn blogger Người Buôn Gió, một người vừa qua có tiếp xúc trực tiếp với ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, về thông tin liên quan. Trước hết blogger này đưa ra nhận định về khả năng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam rồi ra đầu thú.
Người Buôn Gió : Chuyện anh ấy bị bắt cóc đưa về thì cũng có khả năng xảy ra. Nhưng một điều tôi băn khoăn là trước lúc chúng tôi nói chuyện với nhau tôi có hỏi anh Thanh là nếu trường hợp anh đang ở nhà mà có 5, 6 người đạp cửa vào xốc cổ anh đi thì anh tính thế nào. Anh Thanh nói nếu như vậy thì có bắn chết anh ấy cũng không về, anh sẽ la làng lên chứ không im lặng bị đưa về, nên khi xảy ra chuyện bắt cóc đưa đi thì tôi cũng không hiểu, không đánh giá được.
Tức là chuyện anh Thanh về đầu thú thì với tôi là người hiểu tâm lí anh ấy từ lúc trước đến giờ thì tôi nghĩ không bao giờ ảnh về. Cái thứ hai là chuyện anh ấy bị bắt cóc về thì cũng có khả năng nhưng tôi cũng chưa nghĩ được là khả năng ấy diễn ra như thế nào, tại sao anh Thanh không có phản ứng.
RFA : Nếu thông tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt là sự thật, có một số nhà bình luận nói có khả năng là họ dùng vũ khí bắt cóc một người như vậy là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước Đức. Anh nghĩ sự việc gì sẽ xảy ra tiếp theo giữa Đức và Việt Nam.
Người Buôn Gió : Nếu sự việc này xảy ra thì trong quan hệ Việt Đức sẽ có thay đổi nhưng không lớn. Nếu như Đức chứng minh được Việt Nam sang đây bắt người thì sẽ có những cái gay gắt về quan hệ ngoại giao nhưng sẽ không bằng những người ất đồng chính kiến chính trị. Nếu như một người tị nạn chính trị công khai chống Đảng như tôi nói. Anh ấy trở thành một người chống đối chế độ thì việc bắt anh ấy đưa về bất hợp pháp như vậy thì nó sẽ là một vụ lớn không chỉ ở Đức mà còn cả thế giới nên chúng ta có thể thấy tại sao bao nhiêu người bất đồng chính kiến lớn như ông Bùi Tín, Vù Thư Hiên, ông Cầm bên Nga… Những người từng có vai trò chức vụ trong Đảng, người ta bỏ ra nước ngoài và công khai lên tiếng vạch ra cái sai của chế độ thì họ hoàn toàn không bị làm sao. Nhưng ở địa vị anh Thanh thì ở một vị thế khác. Anh ấy có một cái lệnh về tội làm thất thoát, tham nhũng. Thế nên vụ anh Thanh tôi nghĩ quan hệ hai nước sẽ có trục trặc gì đó nhưng cũng không đến mức độ khốc liệt như bắt một người đấu tranh dân chủ hay bất đồng chính kiến.
RFA : Ông Thanh đang ở trong tay công an Việt Nam, ông dự đoán gì về tương lai ông Thanh và phe nhóm của ông ta ?
Người Buôn Gió : Đầu tiên thì đây là sự sôi động về chính trị, nếu ông Thanh không bị bắt cóc mà sống yên lành ở Đức thì việc này cũng chìm vào quên lãng. Sự việc ông Thanh trở về thật ra cũng không hẳn là trong nội bộ Cộng Sản vui mừng. Về mặt dân chúng thì thể hiện sự vui mừng thế thôi nhưng nó không có giá trị gì nhiều.
Tôi nghĩ đây là sự giàn xếp giữa các phe nhóm với nhau. Bản thân những người đưa về người ta cũng không để cho các phe khác trong Đảng biết. Đến ông Tô Lâm mà còn không biết, đường đường là một bộ trưởng, nếu biết ông ấy sẽ nói ngay nhưng ông ấy bảo cũng chưa có thông tin gì. Tức là bản thân ông ấy cũng là người không nắm chắc việc ông Thanh bị đưa về.
Ông Trịnh Xuân Thanh - Courtesy of Zing
Nhưng mà khi tôi còn ở Đức chưa sang đây, tức là giai đoạn anh Thanh bị bắt thì tôi có thấy người của tổng cục 2 la cà ở những quán ăn ở Berlin. Nhưng lúc ấy thì tôi cũng không quan tâm vì chuyện của tôi và anh ấy xong rồi. Giờ anh ấy làm gì, có bị làm sao thì đó là số phận của anh ấy chứ tôi không phải là người bảo trợ cho anh ấy. Nếu như anh ấy đi theo con đường phản động của tôi thì tôi còn có trách nhiệm hay liên quan, còn đây anh ấy đã khước từ, đi con đường cửa anh ấy rồi thì anh ấy có bị bắt, đầu thú hay như thế nào thì đó là chuyện của anh ấy.
RFA : Anh có nhìn thấy người của Tổng cục 2 thì anh có biết những người đó sang để bắt anh Thanh không hay anh không hề quan tâm ?
Người Buôn Gió : Người của tổng cục 2, tổng cục 5 từ sau khi có tin anh Thanh ở Đức thì họ liên tục đến đấy rất nhiều. Tôi cũng không quan tâm, nếu tôi và họ ngồi chung quán, tôi biết họ là người của tổng cục 2 hay họ biết tôi là phản động Người Buôn Gió nhưng cũng không có chuyện gì với nhau nên tôi cũng không quan tâm vì không có chuyện gì với nhau cả.
Tôi biết chắc là họ không làm gì được tôi, còn tôi trước đến giờ tuy rằng Berlin là thủ phủ của Cờ Đỏ thì họ cũng quen với cái kiểu của tôi là chửi Cộng Sản từ trong nước ra đến đây rồi nên họ cũng coi tôi bình thường. Tôi và những người an ninh hay tổng cục 2 không có liên quan gì đến nhau. Chuyện anh Thanh đến nhờ tôi chửi thì đó là việc của anh Thanh. Nếu như không phải ông Thanh mà là ông Đinh La Thăng hay Vũ… sang đến đây nhờ tôi viết bài thì tôi cũng viết thôi. Tôi không phải là người chủ động ở cuộc chơi này nên tôi cũng không quan tâm.
RFA : Tại sao thời điểm này lại công bố bắt ông Trịnh Xuân Thanh ?
Người Buôn Gió : Tôi nghĩ là ông Thanh mới bị bắt mấy ngày nay thôi, từ ngày 23, 24 gì đấy. Thì trong lúc đưa về thì họ cũng phải chuẩn bị, lúc về đến Vn thì họ đưa ra tin ngay thôi. Nhưng có 1 cái hay là họ nhờ những nguồn tin bên ngoài đưa tin đó ra trước để ông Tô Lâm vào thế việt vị.
Mục đích bắt Trịnh Xuân Thanh là gì ? Thường thì những người trốn rồi thì họ thường để yên nhưng việc của ông Thanh bị bắt về là mong muốn cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng, ông ấy có cam kết, thỏa thuận trong Đảng là ông chỉ làm nửa nhiệm kỳ rồi về, để ông giải quyết những vấn đề về dầu khí, tham nhũng, hay thất thoát của dầu khí xong rồi ông ấy về. Thì cái vụ thất thoát của ông Đinh La Thăng nằm trong chuyện đó của ông Trọng. Bây giờ nếu ông Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra bên ngoài thì ông Trọng vin vào cớ đấy bảo là “bây giờ ở trong nội bộ các đồng chí để cho ông ấy trốn thoát, như thế là tôi không yên tâm, uy tín của Đảng bị sứt mẻ (tức là uy tín của ông ấy thôi nhưng ông ấy cứ bảo thế), xói mòn niềm tin của dân chúng. Bây giờ phải bắt được ông ấy về thì tôi mới yên tâm về giữa chừng”.
Tôi nghĩ lực lượng nào đấy thuộc tổng cục 2 của Ngô Xuân Lịch là người gần như được chọn kế vị ông Trọng đã chỉ đạo tổng cục 2 thực hiện vụ này. Trường hợp ông Lịch làm chủ nhiệm chính trị quân đội, trước đây Lê Khả Phiêu cũng làm chủ nhiệm chính trị quân đội, được nửa nhiệm kỳ thì Lê Khả Phiêu lên thay Đỗ Mười. Chức chủ nhiệm chính trị quân đội này cũng là người có lí luận trong Đảng, về chính trị, lí luận, tưởng tưởng là những yếu tố để ứng cử vào chức Tổng bí thư. Tiền lệ đã có sự thay đổi giữa chừng là ông Lê Khả Phiêu lên thay ông Đỗ Mười.
RFA : Anh có nghĩ ông Trịnh Xuân Thanh nắm giữ bí mật nào đó có thể lật ngược tình thế lúc này ?
Người Buôn Gió : Tôi nghĩ là không, nếu có thì ông ấy đã không phải trốn ra nước ngoài, cùng lắm ông ấy chỉ khai ra số người cùng chung với ông ấy trước đây kể cả thủ tướng Ngô Xuân Phúc, Vương Đình Huệ hay Hoàng Trung Hải. Những người mà trước đây khi ông Thanh còn làm trưởng ban kinh tế Trung ương, họ có những qua lại chia chác với nhau nhưng khi ổng bị bắt rồi, những người chủ trương bắt ổng có muốn mở rộng điều tra ra những nhân vật kia hay không thì việc của người ta nữa. Nếu ông Thanh có khai ra những người kia mà người thụ lí hồ sơ bảo vụ này chỉ khép lại tại đây thôi thì không có gì cả.
RFA : Cảm ơn ông.
Nguồn : RFA, 02/08/2017
Tờ Financial Times vào ngày 2 tháng 8 loan tin Đức đưa ra thời hạn 48 tiếng buộc đại sứ Hà Nội và viên chức trưởng cơ quan tình báo Việt Nam tại Berlin phải rời khỏi Đức, sau khi xảy ra vụ việc một cựu quan chức dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh, được nói bị mật vụ Việt Nam sang tận Đức bắt cóc rồi đưa lậu ra khỏi nước này.
Báo Financial Times đăng tin Đức trục xuất đại sứ và đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin. Screen capture of Financial Times
Tờ Financial Times dẫn lại nguồn của Bộ công an Việt Nam nói là ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú với cơ quan công an tại thủ đô Hà Nội hôm thứ hai ngày 31 tháng 7 vừa qua. Trước đó khi còn ở Đức, ông Trịnh Xuân Thanh vừa lo chống bị trục xuất vừa tìm quy chế tỵ nạn.
Bộ ngoại giao Đức vào ngày 2 tháng 8 ra thông cáo cho biết sau khi có bằng chứng rõ rệt hơn và đủ căn cứ không còn nghi ngờ gì về việc các cơ quan và đại sứ quán Việt Nam tại Berlin có dính líu đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam ngay tại thủ đô nước Đức, phía ngoại giao nước sở tại triệu đại sứ Việt Nam đến vào ngày 1 tháng 8.
Ngoài thời hạn rời nước Đức đưa ra đối với các quan chức Việt Nam có liên quan trong vụ việc ; phía Bộ ngoại giao Đức cũng ra thời hạn 48 tiếng đồng hồ, Việt Nam phải chấp thuận yêu cầu đưa ông Trịnh Xuân Thanh trả về lại Đức. Thời hạn chót cho yêu cầu này là vào trưa ngày 2 tháng 8.
Yêu cầu Hà Nội trả ông Trịnh Xuân Thanh lại về Đức là nhằm mục đích để biện pháp trục xuất cũng như việc xin quy chế tỵ nạn của ông Trịnh Xuân Thanh được xử lý theo đúng luật của Đức và luật pháp quốc tế.
Tờ Financial Times còn nói rõ giới chức Đức rất giận dữ vì vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh cách đây chưa đầy 1 tháng từng được thảo luận với phía Việt Nam ở một cấp cao nhân kỳ thượng đỉnh G20 diễn ra ở Hamburg. Dịp đó thủ tướng Việt Nam được mời như một khách tham dự.
Financial Times nhắc lại Việt Nam là một đối tác kinh tế khiêm tốn của Đức. Kim ngạch mậu dịch song phương tổng cộng 9 tỷ đô la Mỹ. Cả hai phía cam kết nâng kim ngạch mậu dịch song phương lên 20 tỷ đô la Mỹ.
Tại Đức, có một cộng đồng người Việt bắt đầu kể từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh ; lúc đó Hà Nội gửi sinh viên sang Đức để được đào tạo, rồi một số ở lại Đức.
********************
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói hôm 4/8 rằng nước này đang xem xét các biện pháp chống lại Việt Nam vì đã bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức.
Hãng tin Reuters trích lời ngoại trưởng Gabriel nói việc Hà Nội chối bỏ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh “gợi nhớ lại những bộ phim gián điệp thời Chiến tranh lạnh.”
Ngoại trưởng Gabriel cho biết Đức đã yêu cầu một nhân viên tình báo tại sứ quán Việt Nam ở Berlin rời khỏi Đức vì có dính líu tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Lên tiếng trong một cuộc họp báo theo sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Slovak Miroslav Lajcak ở Wolfsburg, Ngoại trưởng Đức nói : “Chúng tôi không khẩn khoản yêu cầu ông ta rời nước Đức mà đòi ông phải ra khỏi đất nước chúng tôi bởi vì chúng tôi tin chắc là ông ta có dính líu trong vụ bắt cóc.”
Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh “không có gì đi ngược với cách suy diễn này mà ngược lại mọi chứng cớ đều hỗ trợ cho cách suy diễn là ông ta, với sự trợ giúp của mật vụ Việt Nam và sử dụng ưu thế cư ngụ trong Đại sứ quán Việt Nam ở Đức, để bắt cóc một người đã đệ đơn xin tị nạn.”
Trong thông cáo Bộ ngoại giao Đức hôm 2/8, Đức cáo buộc Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc ở Berlin và yêu cầu nhân viên tình báo của sứ quán Việt Nam ra khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Sứ quán Đức ở Berlin không trả lời câu hỏi của VOA liệu nhân vật bị Đức trục xuất đã rời khỏi nước này hay chưa.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Gabriel không cho biết chi tiết các biện pháp trừng phạt kế tiếp mà Đức đang xem xét.
Ông Gabriel nói trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh,Việt Nam đã sử dụng phương thức thường thấy “trong các bộ phim hành động thời Chiến tranh lạnh.”
“Đây là điều mà chúng tôi không chấp nhận” Ngoại trưởng Đức nói.
Chính phủ Đức, trong thông cáo hôm 2/8, yêu cầu Việt Nam đưa ông Thanh trở về Đức. Ông Thanh bị Việt Nam ra lệnh truy nã quốc tế về tội làm thất thoát 3.300 tỷ đồng (khoảng 147 triệu USD) trong thời gian lãnh đạo PVC, một công ty con của tập đoàn dầu khí PetroVietnam.
Ngày hôm sau, 3/8, truyền hình nhà nước Việt Nam VTV tung ra hình ảnh ông Thanh với nét mặt mệt mỏi, lên tiếng trong chương trình thời sự buổi 19h, nói ông tự nguyện trở về và ra đầu thú.
Cộng đồng Việt “hoang mang”
Sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam từ vụ Trịnh Xuân Thanh đang gây lo lắng cho cộng đồng người Việt ở Đức, theo Chủ tịch Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức Nguyễn Văn Thoại.
Trao đổi với Đài VOA, Giáo sư-Tiến sĩ Thoại nói ông và cộng đồng người Việt “rất bất ngờ vì chuyện đó.”
"Lâu nay cứ nghe rằng mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức đang phát triển rất tốt đẹp, thậm chí còn được nói là tốt đẹp nhất từ xưa đến nay," theo ông Thoại. "Thế mà đùng một cái có thông tin thế này nên bà con rất hoang mang».
Chính phủ Đức nói sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo nếu cần thiết ở mức chính sách về chính trị, kinh tế cũng như phát triển trong thông cáo ra hôm 2/8.
Đây chính là mối lo lớn nhất của người Việt ở Đức, theo ông Thoại, vì “nếu mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức xấu đi thì điều đó kéo đến hệ lụy là mối quan hệ giữa Việt Nam và EU (Liên minh châu Âu) cũng sẽ xấu đi.”
Người đại diện cộng đồng gồm hơn 150.000 người Việt ở Đức đã nhiều lần diện kiến thủ tướng Angela Merkel ở Berlin nói họ lo ngại Việt Nam sẽ mất đi sự ủng hộ của Đức và khối EU trong nhiều vấn đề từ kinh tế tới chính trị.
Một mối lo lắng khác của người Việt, đặc biệt là ở Berlin, nơi có khoảng 25.000 người Việt đang sinh sống hợp pháp, sau vụ bắt cóc ông Thanh ngay giữa thủ đô Berlin là vấn đề an toàn của họ.
Ông Thoại cho biết họ sợ những hiện tượng cướp giết theo kiểu giang hồ trong cộng đồng người Việt trong những năm 1990 sẽ tái diễn trong khi cuộc sống của cộng đồng ở đây đã ổn định kể từ đó.
Một cư dân Berlin và nhà báo sinh sống ở Đức từ năm 1993, Lê Trung Khoa, nhận định rằng nhiều người Việt cũng lo ngại về sự an toàn của bản thân sau vụ bắt cóc ông Thanh ngay giữa thủ đô.
Ông Khoa nói những người hay viết phản biện, tranh luận trên mạng xã hội về các vấn đề Việt Nam hay những người đang xin tị nạn ở Đức đều lo lắng liệu một ngày nào đó họ có bị quy chụp là phản động và họ cũng như gia đình có thể bị những đối tượng có vũ trang đột nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Đức để bắt cóc hoặc khủng bố.
Bộ ngoại giao Đức gọi vụ bắt cóc do mật vụ Việt Nam thực hiện tại Berlin hôm 23/7 là “chưa có tiền lệ”.
Công tố viên Berlin Martin Steltner nói với VOA hôm 4/8 rằng cuộc điều tra về vụ bắt cóc vẫn đang tiếp diễn. Ông nói vụ bắt cóc một người nước ngoài trên đất Đức được coi là một “tội hình sự” và lo ngại cho an ninh của cộng đồng người Việt ở đây.
Theo ông Khoa, người sáng lập Thoibao.de và là người đầu tiên đưa tin về vụ bắt cóc này, cảnh sát Berlin đang làm việc với một nhân chứng mới và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được điều tra bởi nhóm chuyên án hình sự cho những tội danh cao nhất kể cả tội giết người.
***********************
Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức. AFP
Ngày 2 tháng tám 2017, Bộ ngoại giao Đức ra lệnh trục xuất một quan chức tình báo Việt Nam làm việc ở thủ đô Berlin, vì cho rằng cơ quan tình báo Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh một cách bất hợp pháp trên đất Đức để giải về Việt Nam.
Trước đó vài giờ Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng cũng đã bị triệu tập lên Bộ ngoại giao Berlin để trình bày về vụ việc.
Nhà báo Lê Trung Khoa làm việc tại Đức, là người đầu tiên đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam vào ngày 1 tháng tám. Ông nói với chúng tôi sau khi tin này đã được cơ quan ngoại giao Đức xác nhận :
“Đây là một việc ảnh hưởng rất lớn, rất tiêu cực, đến quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức trong thời gian tới đây. Trên trang mạng của Bộ ngoại giao Đức đã chính thức đưa thông cáo báo chí, nói rằng sẽ trục xuất một các bộ ngoại giao làm về tình báo của Việt Nam ở Berlin về nước sau khi xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh này.”
Một nhà quan sát từ Canada là Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng quan hệ ngoại giao Đức Việt sắp tới đây sẽ gặp nhiều sóng gió, sau hành động trục xuất nhân viên tình báo Việt Nam :
“Đây là bước đầu tiên, rồi quan hệ giữa Đức và Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn nhiều sóng gió. Thứ nhất có thể là Đức sẽ yêu cầu Việt Nam làm rõ trường hợp này. Thứ hai là Đức có thể triệu tập một nhân viên nào đó từ Việt Nam trở về để phản đối chính phủ Việt Nam. Thứ ba là Đức có thể hạn chế các hồ sơ về hợp tác kinh tế và phát triển qua cộng đồng châu Âu”.
Ông Khanh nói thêm chuyện này có thể được Đức xử như một tiền lệ nhằm ngăn cản những vụ tương tự đối với Trung Quốc, khi nước này cho nhân viên an ninh tìm bắt các công dân của mình đào thoát sang châu Âu. Ông Khanh cho rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ nên sẽ dễ bị phản ứng mạnh, so với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hơn nửa ngày sau khi Đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ ngoại giao Đức để trình bày vụ việc, báo chí Việt Nam cũng như cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn im lặng. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với chúng tôi khi được biết tin này :
“Cái nguồn tin đó thì trong nước chưa thấy phổ biến. Theo tiếng nói của đài thì tôi thấy Việt Nam cần có một mối quan hệ đa phương tốt trong tình hình kinh tế, chính trị, an ninh biển Đông, một việc làm như vậy sẽ có tác động dây chuyền, tạo nên nhiều thứ bất lợi, đó là điều đáng tiếc.”
Một cựu quan chức Việt Nam khác là ông Bùi Tín, từng giữ chức Phó tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, hiện sống lưu vong ở Pháp nói :
“Cái này rất là nghiêm trọng, bởi vì Việt nam đã tham gia vào đời sống quốc tế, nên đã cam kết tôn trọng luật pháp của nước sở tại. Đây là một việc cực kỳ nghiêm trọng, tức là cho luật rừng sang nước người ta, không phối hợp với an ninh mật vụ của người ta, mà tự làm cái chuyện bắt cóc, mà chuyện bắt cóc là chuyện bạo lực phi pháp. Tôi nghĩ rằng họ triệu tập là rất có lý, họ tìm ra manh mối ngay, họ trục xuất, và cái này làm mất thể diện của nước Việt Nam”.
Những người Việt Nam sống ở châu Âu mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng vụ việc bắt cóc này sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam tại châu Âu. Nhà báo Lê Trung Khoa nói :
“Cộng đồng Việt Nam ở Đức phải nói là rất kinh ngạc, vì họ thấy ở một nước rất ổn định, rất thoãi mái, họ được rất tự do, lại gặp cái hoàn cảnh này. Khi mà Bộ ngoại giao Đức đã ra thông cáo báo chí, thì Đức sẽ làm tới nữa, việc đó chắc có ảnh hưởng nhiều đến người Việt Nam đang sống tại đây.”
Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty xây lắp dầu khí, trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Ông được cho là có liên quan đến vụ án tham nhũng tại công ty này với số tiền trị giá 3300 tỉ đồng. Tháng bảy năm 2016 có tin ông trốn ra nước ngoài, và sau đó cơ quan chức năng Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.
Bình luận về việc phải làm thế nào để dẫn độ những tình nghi tội phạm chạy trốn ra nước ngoài, ông Trần Quốc Thuận nói :
“Vừa qua mình có lệnh truy nã quốc tế, đưa qua Đức thì hình như họ cũng không kết nối để truy nã Trịnh Xuân Thanh với tư cách tội phạm. Pháp luật không thống nhất, dấu hiệu tội phạm của Trịnh Xuân Thanh không thuyết phục được bên Đức. Nếu Việt nam đưa được người qua thuyết phục Trịnh Xuân Thanh về đầu thú thì nó hoàn chỉnh. Bây giờ nghe nửa đầu thú, nửa bắt cóc không biết thế nào, chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam nên công khai mọi thứ ra nó là cái gì”.
Vào ngày 2 tháng tám, khi hầu hết tất cả các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đã đưa tin vụ nước Đức trục xuất viên chức tình báo Việt Nam và triệu hồi Đại sứ Việt Nam, chúng tôi có liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để hỏi về vụ việc thì được trả lời như sau :
“Chúng tôi không có thông tin gì về việc này anh ạ”.
Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức loan tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, vẫn không thấy hình ảnh nào của ông trên báo chí Việt Nam để chứng minh cho việc đó.
Kính Hòa
Câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam bằng con đường đầu thú, theo cách nói của phía Việt Nam, hay bị bắt cóc, theo như phía Bộ ngoại giao Đức gọi là “cách thức trong những phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh”, vẫn tiếp tục là đề tài bàn tán sôi nổi của truyền thông quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, ông Miroslav Lajcak (trái)tại cuộc họp báo ở tại Wolfsburg, Đức ngày 4 tháng 8 năm 2017. AFP
Sự kiện truy bắt một bị can đang bị truy nã của Việt Nam tại một quốc gia khác bằng phương cách ‘vô tiền khoáng hậu’ này được các chuyên viên ngoại giao Việt Nam và quốc tế nhận định như thế nào ?
Hãng tin AP ngày 2 tháng 8 trích lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Đức, Martin Schaefer, nói rằng chính phủ Đức không nghi ngờ gì việc đại sứ quán Việt Nam và cơ quan tình báo nước này có dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23 tháng 7.
Theo lời ông Martin Schaefer, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp nước Đức chưa hề có tiền lệ.
Từ Fresno, California, ông David Brown, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ từng sống và làm việc nhiều năm ở Việt Nam bình luận về sự việc này với chúng tôi qua email, ông cho biết quan điểm của mình.
“Công an Việt Nam đã không tuân thủ nguyên tắc của cuộc chơi. Với sự tiếp tay của Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng, họ đã vi phạm các chuẩn mực ngoại giao đã được thiết lập tốt bằng cách bắt cóc Trịnh Xuân Thành và trục xuất ông ta ra khỏi nước Đức. Berlin đúng là thật sự đã rất tức giận.
Chính quyền Việt Nam đã biết Thanh đang tìm kiếm quy chế tỵ nạn ở Đức. Các quan chức hàng đầu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoặc Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh cũng từng đã đề cập trực tiếp với chính phủ Đức vấn đề dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Đức vào tháng 7 vừa qua.”
Về việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức cũng có nhắc đến. Ông cho biết hai nước đã gặp nhau bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 7 vừa qua để thảo luận đề nghị từ phía Hà Nội là muốn Đức trục xuất ông Thanh.
Tất cả diễn biến của câu chuyện Trịnh Xuân Thanh cho đến thời điểm này được ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ ngoại giao Việt Nam, ngày 3 tháng 8, từ Sài Gòn, đưa ra một góc nhìn khác mang tính chất “chưa đưa ra nhận định vội vàng”. Ông cho biết.
“Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng thì nước nào cũng có, cũng phải có biện pháp để trị. Các quốc gia không ủng hộ chuyện tham nhũng”.
Khi được hỏi về liệu có sự vi phạm luật pháp quốc tế như lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Đức, Martin Schaefer đã lên tiếng hay không ? Ông Lê Hưng Quốc cho biết.
“Nếu nói về luật pháp quốc tế thì nó rất chung chung và vô cùng. Nhưng đây không phải là câu chuyện về luật pháp quốc tế mà là câu chuyện giữa hai nước.
Tôi không hình dung là câu chuyện này làm như thế nào. Nhiều người nói là bắt cóc, nhưng tôi lại không có thông tin, chuyện bắt cóc ấy làm sao qua biên giới được. Cho nên cũng không loại trừ khả năng như Bộ ngoại giao đã nói là anh này đã đến lúc về nước để giải trình, vì tội tham nhũng thì chả có nước nào dung chứa cả”.
Một nhân viên bán hàng đang xem video ông Trịnh Xuân Thanh đầu thú trên kênh VTV1. Photo : RFA
Ông Lê Hưng Quốc nói rằng theo ý kiến của ông, ông nhìn thấy có hai cách để dư luận nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.
“Người mà không thích Việt Nam thì nói là đây là bắt cóc rồi, đã vi phạm luật. Thế nhưng người mà nắm được sự kiện thì có thể đây là một thỏa thuận nào đó.”
Khi được hỏi quan điểm riêng của ông trên góc nhìn ngoại giao, ông chia sẽ rằng cần phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận.
“Rõ ràng bây giờ là thế kỷ 21 rồi, và các nước cũng đều đang phát triển. Văn minh thế giới cũng rất rõ rồi. Cho nên tôi không loại trừ khả năng có những thỏa thuận. Thế nhưng không phải thỏa thuận nào cũng công bố trên báo đài đâu ?”
Tối ngày 3 tháng 8, truyền hình Việt Nam, kênh VTV1 đăng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trong một đoan video thú nhận ông “đã làm một việc nông nổi” và ông “cần phải quay về để đối diện với sự thật”.
Trước đó, ngày 2 tháng 8, Bộ ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng với phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, nói rằng “Việt Nam rất lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ ngoại giao Đức đưa ra” và Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt – Đức.
Chúng tôi đặt vấn đề về khả năng mối quan hệ giữa hai nước sau sự việc này như thế nào, ông David Brown cho biết, theo nhận định của ông, việc này sẽ “chìm dần” bằng hình thức ngoại giao.
“Hà Nội cần phải biết rằng sẽ mất một khoảng thời gian nhiều tháng trước khi các tòa án ở Đức ra quyết định về qui chế tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh, và không cần thiết phải xử lý như thế. Họ đã nghĩ rằng họ có thể loại trừ ông ta một cách gọn gàng, và họ đã làm như thế.
Sau một thời gian ngắn, sau những lời xin lỗi, gửi một Đại sứ mới sang Berlin, vụ việc sẽ được giải quyết và sẽ lắng xuống. Có lẽ họ đúng. Giữa Việt Nam và Đức có nhiều lợi ích chung, và sẽ không có lợi nếu cả hai kéo dài chuyện này”.
Về việc này, ông Lê Hưng Quốc có quan điểm tương đồng với ông David Brown, ông khẳng định sự việc sẽ được giải quyết qua kênh ngoại giao.
“Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.
Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị”.
Sau những ngày giữ im lặng, thì ngày 4 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng không có điều gì sai với suy luận ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Ngoại trưởng Sigmar nhấn mạnh trong buổi họp báo, phía Đức không thể chấp nhận việc Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức bằng hình thức mà ông gọi là “người ta thấy khi xem phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh".
Cát Linh, RFA
*********************
Đức lên án vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 05/08/2017)
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói hôm 4/8 rằng Đức đang xem xét các biện pháp chống lại Việt Nam vì đã tiến hành bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một cựu lãnh đạo ngành dầu khí.
*****************
Việt Nam phản ứng trước cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 04/08/2017)
Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV : một ‘kịch bản’ diễn sai luật
Đức bảo vệ sự an toàn cho Trịnh Xuân Thanh không phải là bảo vệ kẻ tham nhũng :
Sự kiện hy hữu về trường hợp nhà cầm quyền Việt Nam, cụ thể là một mhóm người có liên quan đến đại sứ quán Việt Nam tại Đức – bị tố cáo là đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào 10g40 ngày 23/7/2017 ngay tại thủ đô nước Đức đã là một cơn sốc gây bão truyền thông và sóng gió bang giao.
Một mhóm người có liên quan đến đại sứ quán Việt Nam tại Đức – bị tố cáo là đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào 10g40 ngày 23/7/2017 ngay tại thủ đô nước Đức
Báo mạng đầu tiên đưa tin về việc này là Thời báo.de tại Berlin và BBC tiếng Việt tại London, đó thực sự là một sự dấn thân và là thành công trong nghề làm báo. Bằng việc phát hiện sớm nhất và dũng cảm đưa tin tức về sự bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, họ đã kịp thời đánh động dư luận cùng các nhà chức trách, công dân Đức, công dân Việt Nam đang cư trú tại Đức và các nơi trên thế giới phải kịp thời cảnh giác và ngăn chặn nạn bắt cóc, khủng bố theo kiểu các băng đảng mafia nhà nước đối với các công dân Việt Nam.
Sự kiện này đương nhiên thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và có rất nhiều người Việt Nam đã mạnh mẽ lên án sự hành xử theo kiểu đáng hổ thẹn này.
Mặc dù vậy, hai tờ báo nói trên đã hứng chịu khá nhiều “gạch đá” và mạt sát theo kiểu suy diễn nhầm lẫn về bản chất của sự việc.
Sự nhầm lẫn này gây không ít ý kiến bày tỏ sự tức giận với việc một số phóng viên cũng như Bộ Ngoại giao Đức đã “không ủng hộ, không giúp cho việc bắt giữ tên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh, lại còn ra sức bênh vực và che chở cho kẻ tội phạm...”.
Phẫn nộ với những kẻ tham nhũng, bày tỏ mong muốn chống tham nhũng là điều hoàn toàn chính đáng và là trách nhiệm công dân. Nhưng chúng ta không nên nhẫm lẫn giữa việc nhà nước Đức quyết liệt bảo vệ quyền được an toàn cho Trịnh Xuân Thanh về phương diện pháp lý với việc bảo vệ cho một kẻ tham nhũng.
Ngày 31 tháng 7/2017, Trịnh Xuân Thanh được nhà cầm quyền Việt Nam thông báo đã “về đầu thú”.
Thông tin đó là một chứng cứ hiển nhiên cho các nhà chức trách Đức kể từ ngày 23.7 đang đau đầu tìm xem Trịnh Xuân Thanh hiện đang ở đâu, trong bàn tay ai kể từ khi anh ta bỗng dưng biễn mất tại Berlin.
Trái ngược khẳng định của phía Việt Nam, hai ngày sau, 2/08/2017, Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố là Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc, qua “những chứng cứ không thể nghi ngờ về sự liên quan của các cơ quan và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin...“ và yêu cầu đại diện an ninh Việt Nam tại sứ quán có 48 h để dọn về nước, đồng thời “yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được phép trở về Đức ngay để có thể tiến hành việc Việt Nam yêu cầu dẫn độ và yêu cầu xin tị nạn của ông được xem xét thấu đáo”... ” (Theo BBC, bài “Tuyên bố của Bộ ngoại giao Đức về trường hợp Trịnh Xuân Thanh”).
Đương nhiên yêu cầu và danh dự của nước Đức không phải là chuyện có thể đùa giỡn. Khi phía luật sư và cảnh sát ở Berlin đưa ra những bằng cứ cho thấy đó là một vụ bắt cóc, phản ứng nói trên của Bộ Ngoại giao Đức là đương nhiên trong một đất nước văn minh.
Điều này thể hiện tính chất nhân đạo cũng như tinh thần tôn trọng pháp quyền của nhà nước Đức. Nhà nước Đức thực hiện quy định của Hiến pháp, bảo vệ an toàn và quyền con người đối với tất cả mọi công dân từ khắp nơi trên thế giới đang sinh sống hoặc đến nộp đơn xin tị nạn ở Đức, hoàn toàn không có biệt lệ nào cho riêng Trịnh Xuân Thanh.
Theo quy định của Đức, các công dân khi nộp đơn xin tị nạn, sẽ phải trải qua một quá trình sàng lọc kiểm tra mức độ về lý do tị nạn có chính đáng không và mức độ trung thực của người đó cùng một số vấn đề khác để xem anh ta có đủ tiêu chuẩn được nhận quyết định chấp nhận ở lại nước Đức lâu dài hay không.
Để có câu trả lời xác đáng, cần có một khoảng thời gian tối thiểu cho hệ thống độc lập cứu xét vận hành, kiểm tra các chứng cứ để cuối cùng đưa ra quyết định công nhận tị nạn hay khước từ đơn của người đó. Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tị nạn và đang nằm trong quá trình xem xét, chưa nhận được quyết định chấp nhận.
Với thông tin thời Internet, nhà cầm quyền Đức rất thuận lợi để tìm hiểu những chứng cứ về việc người đệ đơn đó chỉ vờ vịt tỏ ra chống đối nhà cầm quyền Việt Nam để phục vụ cho lợi ích thực dụng của anh ta như chạy trốn khỏi sự trừng phạt về tội tham nhũng hay là anh ta đã có một quá trình lâu dài bất đồng chính kiến, có những hành động phản đối nhà cầm quyền xâm phạm quyền con người và quyền tự do ngôn luận, bảo vệ quyền lợi chung hay không...
Nhưng trong thời gian chờ quyết định ban hành, ngay sau khi đệ đơn xin tị nạn, người nào cũng được cấp miễn phí đồ ăn uống đảm bảo sức khỏe, chỗ ở ấm áp, văn minh với diện tích tối thiểu khoảng 6m2 /người (ở phòng chung hoặc riêng), được cấp tiền mua quần áo và tiền tiêu vặt tối thiểu, tiền mua vé tàu xe đi lại... Đặc biệt, người đó đương nhiên được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như quyền tự do ngôn luận và nhiều quyền lợi khác...Việc để cho những kẻ côn đồ hoặc mafia tìm đến bắt cóc, hành hung, thủ tiêu người đang sống ngay trên nước Đức là điều hoàn toàn không thể chấp nhận và nhà chức trách Đức phải lập tức có những phản ứng quyết liệt để bảo vệ sự an toàn của bất kỳ công dân nào.
Trịnh Xuân Thanh được bảo vệ là bởi lý do đó, như tất cả mọi công dân khác đến xin tị nạn hoặc đang sống tại Đức.
Ở đây không có gì đặc biệt, hoàn toàn không có nghĩa là nhà cầm quyền Đức lầm tưởng về Trịnh Xuân Thanh và lên tiếng che chở cho một tội phạm tham nhũng Việt Nam như một số người lầm tưởng.
Cần đưa thêm bằng chứng :
Ai cũng có thể đoán trước việc nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đưa được Trịnh Xuân Thanh lên truyền hình “xác nhận tự về đầu thú và có đơn tự thú mang bút tích của anh ta” vì điều đó hoàn toàn nằm trong tay họ.
Trịnh Xuân Thanh nói về việc tự đầu thú trên truyền hình Việt Nam là có thật, nhưng điều này chưa đủ để thuyết phục dư luận và nhà chức trách Đức khi Trịnh Xuân Thanh đã xuất hiện với gương mặt phờ phạc, không bình thường. Thêm nữa, địa điểm xuất hiện cũng rất bất thường, khi liền ngay sau lưng anh ta là một tủ đứng lớn và sát ngay bên hông là một tấm rèm cũng rộng và buông dài đến tận đất. Sự bất thường ấy khiến người ta không thể không đặt câu hỏi : liệu có chăng bao nhiêu họng súng đang chĩa vào Trịnh Xuân Thanh sau tấm rèm lay động để buộc anh ta phải nói theo nội dung mà nhà cầm quyền muốn ?
Hiện nay bên cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc cũng cần đưa thêm những bằng chứng không thể bác bỏ về việc nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và việc anh ta không tự nguyện về đầu thú.
Đáng thất vọng là Việt Nam chưa đưa ra được những chứng cứ thuyết phục để bác bỏ việc bắt cóc, Họ né tránh câu trả lời trực tiếp vào việc có bắt cóc hay không, chỉ nói rằng “theo thông báo từ Bộ Công an Việt Nam ngày 31 tháng 7, “công dân Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự cơ quan an ninh điều tra đầu thú. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra vụ việc”.(theo Lao động. 3.08/2017). Lá bùa của họ chỉ là những lời và “đơn tự thú” của Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình.
Như một sự chống đỡ, trong bài “Trịnh Xuân Thanh đáng bị chịu tội hay bảo vệ” (m.nguyenphutrong.org- trang Web của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng) có viết : ...”việc bắt cóc một đối tượng phạm tội đang là vấn đề nóng ở Việt Nam, tuy nhiên nó không hề lạ lẫm với thế giới. Việc bắt cóc những người phạm tội là hình thức được áp dụng từ rất lâu và nó cũng được cho rằng nó gây ra mối căng thẳng cho nhiều nước. Tuy nhiên cũng đã có một số ý kiến khẳng định việc lên tiếng chỉ là hình thức bởi nếu không có sự hỗ trợ của nước sở tại thì việc bắt cóc cũng khó tiến hành suôn sẻ...”.
Trong quá khứ và hiện tại, Việt Nam đã có quá nhiều hành vi không trung thực trong vô số vụ việc khác khiến tất cả những gì được đưa ra từ họ thì dư luận đều nghi ngờ và không tin nếu chưa qua kiểm chứng kỹ lưỡng.
Về vụ Trịnh Xuân Thanh, công luận đang chờ đợi thông tin tiếp diễn từ ba phía : nhà cầm quyền Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh và nhà chức trách Đức.
Ngày 31 tháng Bảy, 2017, ông Trịnh Xuân Thanh, người bị nã quốc tế suốt một năm nay ra đầu thú cơ quan công an tại Hà Nội.
Hình minh họa cho bài viết về ông Trịnh Xuân Thanh trên trang mạng nguyentandung.org - Courtesy of nguyentandung.org
Trước đó 1 ngày, Tướng Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công An nói với báo chí rằng ông không biết gì về chuyện này cả.
Ông Bùi Thanh Hiếu, hay blogger Người Buôn Gió, người sống tại Đức và trước đây có một số bài viết về nhân nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nói với đài RFA rằng ông gặp ông Trịnh Xuân Thanh lần cuối cùng vào tháng ba năm nay, 2017, tại Đức. Lúc đó ông Trịnh Xuân Thanh có nói ý định của mình là về Việt Nam để ra tòa.
“Ông Thanh thì cứ muốn về rồi ra tòa, thế nọ thế kia, xử công khai rồi có giám sát quốc tế các thứ, để ông ấy tranh luận làm rõ cái vụ 3300 tỉ ấy.”
Theo trình bày của ông Bùi Thanh Hiếu thì ông Thanh không có ý định định cư ở nước ngoài ngay từ đầu, hành động trốn ra nước ngoài của ông vào năm 2016 là để tránh bị bắt rồi bị xử bất công.
Trong thời gian một năm qua, có nhiều tin đồng rằng ông Trịnh Xuân Thanh sống ở vài nước khác nhau. Ông Bùi Thanh Hiếu xác nhận rằng ông Thanh có sống ở Đức, và đã gặp ông Hiếu. Ngay sau khi có tin ông Thanh trốn khỏi Việt Nam, blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu viết rất nhiều bài về ông Trịnh Xuân Thanh, dựa trên những thông tin được cho là do ông Thanh cung cấp.
Ngày 30 tháng bảy năm 2017, tin ông Trịnh Xuân Thanh về nước được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, bắt nguồn từ facebook của nhà báo Huy Đức.
Nhà báo Phạm Chí Dũng hiện sống tại Sài Gòn nói về những tin tức trái ngược nhau trong ngày 30 tháng bảy :
“Cùng ngày 30 tháng bảy tôi lại ngỡ ngàng đọc cái bài trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, phỏng vấn ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, hỏi về thông tin cho rằng cơ quan điều tra đã di lý ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi. Ông Bộ trưởng Bộ công an lại nói như phân bua là đến giờ vẫn chưa có thông tin gì. Thế là có người kêu lên rằng tôi biết tin vào ông Huy Đức hay ông Tô Lâm đây. Chẳng lẽ một bộ máy khổng lồ của Bộ Công an, cơ quan công an Việt Nam giỏi như thế, giỏi nhất thế giới, lại thua một cá nhân nhà báo Huy Đức. Mới hôm qua đây công an đã huy động bắt giữ bốn người bất đồng chính kiến của Hội anh em dân chủ, mà tại sao Huy Đức biết trước (vụ ông Thanh bị bắt) mà Bộ Công an lại không biết gì ?”.
Theo ông Phạm Chí Dũng thì những tin tức mà nhà báo Huy Đức đưa ra trong thời gian gần đây là đáng tin.
Khi được hỏi về khả năng chính công an Việt Nam đã ra nước ngoài bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh rồi đưa về Việt Nam, ông Bùi Thanh Hiếu cho rằng không có điều đó :
“Chuyện cơ quan công an ra nước ngoài bắt ông Thanh là không thể được. Thứ nhất là ông ấy có luật sư ở đây. Muốn bắt ông ấy thì phải ra tòa, rồi căn cứ theo các luật của người ta để phán quyết là không chấp nhận đơn của luật sư, trục xuất ông ấy về, rồi mới tới thủ tục bàn giao cho công an Việt Nam để công an Việt Nam đưa ông Thanh về.”
Trong suốt thời gian một năm qua, từ khi có tin ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, các vị đại diện cơ quan pháp luật Việt Nam thường khẳng định rằng sẽ di lý ông Thanh về Việt Nam để xử tội dù ông đang ở đâu.
Nhà báo Phạm Chí Dũng kết luận về diễn biến ra đầu thú của ông Trịnh Xuân Thanh :
“Có cái gì đó rất khó hiểu trong việc ông Trịnh Xuân Thanh đi đầu thú. Vừa khó hiểu, vừa kịch tính, vừa hài hước. Tôi có cảm giác như đang xem những cuốn phim Nguyễn Bá Thanh 2014, Phùng Quang Thanh 2015, chiếu lại. Có cái gì kỳ bí giống như trong một màn sương mù, có những bàn tay nhớp nhúa thò ra đạo diễn giống như lên đồng”.
Ông Nguyễn Bá Thanh nguyên là Trưởng Ban Nội chính trung ương, cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam có trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, đi nước ngoài vào năm 2014. Lúc ấy nhiều tin đồn trên mạng xã hội nói rằng ông mắc bệnh hiểm nghèo, thậm chí bị đầu độc, nhưng truyền thông Việt Nam im tiếng. Sau đó tin ông Nguyễn Bá Thanh mất cũng được mạng xã hội đưa tin trước khi nhà nước Việt Nam xác nhận rằng ông mất.
Ông Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng sang Pháp trị bệnh vào năm 2015 cũng dấy lên rất nhiều đồn đoán về bệnh tình của ông, nhưng cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không bình luận gì.
Nhìn vào sự khác biệt của lời phủ nhận của tướng Tô Lâm về tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, và tin chính thức xác nhận của Bộ Công an sau đó chỉ có 1 ngày rằng ông Thanh đã đầu thú, nhà báo Phạm Chí Dũng đặt nghi vấn rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã gặp một ai đó có quyền lực trước khi đến đầu thú tại cơ quan công an.
Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Vụ thất thoát số tiền 3300 tỉ đồng tại tổng công ty này được cho là diễn ra dưới thời ông Thanh chịu trách nhiệm đứng đầu. Nhưng sau khi rời Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh lại trúng cử đại biểu quốc hội, rồi làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Khi ông làm việc tại tỉnh này thì tin tức về những vụ tham nhũng có liên quan đến ông được báo chí Việt Nam đưa tin vào khoảng giữa năm. Sau đó ông trốn ra nước ngoài, và bị chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế.
Kính Hòa
*********************
Ông Trịnh Xuân Thanh, nghi can sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế của Việt Nam, ra “đầu thú” tại Hà Nội, theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam.
Xế chiều 31/7 giờ Việt Nam, truyền thông trong nước trích thông cáo chính thức :
"Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại : Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội ; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú."
Vẫn chưa rõ ông đã trốn ở nước nào kể từ tháng 8 năm ngoái.
Hôm Chủ nhật 30/7 trước đó có nhiều thông tin nhiễu loạn trên mạng xã hội nói rằng ông Thanh “đã bị dẫn độ về nước,” nhưng phía chính quyền vẫn im tiếng.
Ông Thanh hồi tháng 9 năm 2016 bị khởi tố về tội tham ô và cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) gần 3.300 tỉ đồng (khoảng 147 triệu đôla), và dính líu trong một vụ bê bối lớn về bất động sản ở Hà Nội. Một tháng trước khi bị khởi tố, ông Thanh đã “biến mất,” và Việt Nam đã phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị cần phải tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án để truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án liên quan đến Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Ông Trịnh Xuân Thanh - Photo courtesy of badamxoe
Đề nghị này nằm trong mục tiêu kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án lớn trong năm nay, cũng do ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra.
Vì sao là Trịnh Xuân Thanh ?
Đây không phải lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh và Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), cũng như bày tỏ sự quyết liệt trong việc điều tra xử lý vụ án. Tuy nhiên lần này, tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng diễn ra ngày 17 tháng 4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị cần phải tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án để truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước trong năm 2017.
Vào khoảng thời gian đầu diễn ra vụ Trịnh Xuân Thanh "mất tích", ‘Lưới thưa mà khó thoát’ là cách nói của giới quan chức công an. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đưa ra phát biểu "bằng mọi giá phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh". Từ "dẫn độ" từng được nhắc đến nhưng do giới báo chí đặt ra câu hỏi.
Nhưng lần này, qua quan sát của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, từ dẫn độ được đưa thẳng vào thông báo của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng "như thể đã bắt được Trịnh Xuân Thanh rồi".
"Làm tôi nghi ngờ rằng ít nhất phía Việt Nam cũng xác định được toạ độ của Trịnh Xuân Thanh rồi. Và tôi cũng nghi rằng khi người ta đưa ra từ dẫn độ đó, thậm chí có thể có kịch bản là họ đi trước một bước, có nghĩa là hiện nay Trịnh Xuân Thanh đã nằm ở một nơi nào đó trong vòng tay yêu mến của Công an Việt Nam".
Ở một góc độ khác, Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đưa ra một chi tiết mà ông cho là trước đây chưa xảy ra :
"Trong câu truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh đưa về phục vụ công tác điều tra xử lý thì có một từ mới là từ ‘dẫn độ’ trước đây chỉ có báo chí đặt ra câu hỏi đó thôi chứ giới quan chức ít dùng".
Theo Giáo sư Tương Lai, việc " truy kích đến cùng" là việc ông Nguyễn Phú Trọng phải làm, bởi vì chính ông Tổng bí thư là người đầu tiên ra lệnh truy tố vụ án này.
"Vì ổng là người khơi mào mà. Ông Tổng bí thư mà có những việc đại sự không nhìn. Bao nhiêu những sự kiện xảy ra như vụ Formosa thì ông đến nơi tráng miệng mấy câu. Sau đó thì dân tình chết vì cá, vì biển nhiễm độc thì ổng không nói. nhưng mà nhìn phía sau đít cái biển xe xanh của ông Phó chủ tịch Hậu Giang thì ông ấy theo dõi cái đít xe ấy suốt. Và từ đó kéo dài đến nay và trực tiếp chỉ huy, và lôi tất cả vào cuộc".
Qua sự quan sát của mình, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định, đây là vụ then chốt đối với ông Nguyễn Phú Trọng.
"Đây là vấn đề quá lớn với ông. Chỉ cần lôi được Trịnh Xuân Thanh về nước thì vị thế chính trị của Nguyễn Phú Trọng trong ban chấp hành trung ương Đảng sẽ được nâng lên rất cao, cao hơn hẳn so với hiện nay".
Tham nhũng quyền lực
Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là đang ở nước ngoài. File photo
Qua nội dung phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa cho thấy ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của vụ án Trịnh Xuân Thanh và cá nhân nhân vật này đối với vai trò lãnh đạo của ông hiện nay.
Theo phân tích đưa ra bởi Giáo sư Tương Lai, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án tham nhũng lớn trong năm 2017 là điều tất tốt. Thế nhưng, vấn đề cần phải được giải quyết triệt để đó là " cội rễ" của tất cả vụ án tham nhũng và tình trạng tham nhũng.
"Đầu trò tham nhũng là ai ? Là quyền lực, có xu hướng tham nhũng. Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối. Tham nhũng lớn nhất là tham nhũng quyền lực".
Cũng theo phân tích của giáo sư Tương Lai, xu hướng mở rộng quyền lực là một xu hướng không thể cưỡng lại được. Và khi đã có quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối là tình trạng không thể không xảy ra.
Theo bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu của Minh Bạch Quốc Tế mới nhất, tham nhũng tại Việt Nam đứng thứ 133/176, nằm trong nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng và đang đe dọa sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.
Vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng từng được đưa ra bàn luận trong các cuộc họp trực thuộc các cấp lãnh đạo của Bộ máy nhà nước. Vào ngày 23 tháng 2 năm nay, tại hội nghị của Ban Nội chính Trung ương, Đảng cộng sản Việt Nam từng cho biết sẽ tiếp tục tăng cường nỗ lực chống tham nhũng.
Thanh toán quyền lực chính trị
Thế nhưng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua thực chất chưa giải quyết được gốc rễ của thực trạng. Thay vào đó, là hàng loạt những động thái theo Giáo sư Tương Lai gọi là " thanh toán quyền lực chính trị"
"Hiện nay vấn đề là thanh toán tham nhũng thực chất là thanh toán đối thủ chính trị.
Đã thanh toán đối thủ thì dễ nhất là lôi cái bằng xương bằng thịt, cái mà dân có thể thấy được, là tiền nong có bao nhiêu ? Có bao nhiêu ô tô ?...".
Bằng cách bắt lấy những gì hiển hiện ra, qui ra tiền, vật chất để làm bằng chứng cho kế hoạch " thanh toán đối thủ chính trị", theo cách phân tích của giáo sư Tương Lai.
Triết lý này nhận được sự đồng ý hoàn toàn của Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Theo ông, một trong những lý do vì sao cái tên Trịnh Xuân Thanh lại chiếm nhiều quan tâm của một vị Tổng Bí thư như thế, "thanh toán đối thủ chính trị" là lý do rất đáng để xem xét.
"Theo rất nhiều dư luận, Trịnh Xuân Thanh là đầu mối dẫn đến rất nhiều manh mối khác, thậm chí là những nhân vật cao cấp khác. Và trong những cao cấp khác, không thiếu gì những người là đối thủ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng".
12 vụ án tham nhũng lớn phải được kết thúc điều tra, truy tố và xét xử do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra tuy được xem là mục tiêu cho năm 2017, nhưng theo Giáo sư Tương Lai, sẽ khó mang lại sự khởi sắc cho tình trạng tham nhũng tại Việt Nam. Vì theo ông, tất cả chỉ là " các ông ấy đánh nhau mà thôi".
Cát Linh, phóng viên RFA
Nguồn : RFA, 17/04/2017
Hai thứ trưởng bị kỷ luật vì liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh (RFA, 18/01/2017)
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng tại Hà Nội hôm 29/12/2016. Courtesy of mangduhoc.net
Theo quyết định do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký hôm nay 18/1, hai Thứ trưởng Bộ nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà bị kỷ luật vì liên quan đến vụ bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang nay đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Ông Nguyễn Duy Thăng, cũng là ủy biên Ban Cán sự Đảng, bị kỷ luật với hình thức khiển trách vì bị cho có những vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cho ông Trịnh Xuân Thanh nhiệm kỳ 2011-2016.
Bà Trần thị Hà bị kỷ luật khiển trách vì bị cho vi phạm liên quan đến việc tặng thưởng huân chương và danh hiệu anh hùng lao động cho Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam , bằng khen cho Trịnh Xuân Thanh.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc làm thua lỗ đến 3200 tỷ đồng khi còn là chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ Phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ông này trốn ra nước ngoài và đang bị chính quyền Hà Nội truy nã.
***************
Vụ Trịnh Xuân Thanh : hai thứ trưởng bị kỷ luật khiển trách (BBC, 18/01/2017)
Hiện chưa rõ ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định kỷ luật hai thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà bằng hình thức khiển trách vì vụ Trịnh Xuân Thanh.
Trang mạng Chính phủ Việt Nam cho hay hôm thứ Tư 18/1, ông Phúc đã ký hai quyết định 83/QĐ-TTg và 84/QĐ-TTg "thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách" đối với ông Thăng và bà Hà.
Ông Nguyễn Duy Thăng bị nói là đã "có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh".
Bà Trần Thị Hà bị khiển trách vì "có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc thẩm định quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương và danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) ; tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương cho Trịnh Xuân Thanh".
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị kỷ luật bảy cán bộ cao cấp là các ông bà Huỳnh Minh Chắc, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 ; Trần Công Chánh, bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 ; Trần Lưu Hải, nguyên phó Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng ; ông Bùi Cao Tỉnh, nguyên Vụ trưởng, nguyên trợ lý Trưởng ban Tổ chức Trung ương ; ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Nội vụ ; bà Trần Thị Hà và ông Nguyễn Duy Thăng.
Ông Huỳnh Minh Chắc, Trần Lưu Hải và Bùi Cao Tỉnh bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo, các ông bà còn lại tới nay chỉ bị khiển trách.
'Phải bắt bằng được'
Vụ Trịnh Xuân Thanh, một trong những quan chức từng thuộc diện được cơ cấu lên cao trong hệ thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, trốn đi nước ngoài đã làm rung động dư luận trong năm qua.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh vụ này liên quan tới cam kết chống tham nhũng của Đảng.
Ông Trọng nói trước các cử tri Hà Nội hồi cuối năm ngoái rằng các cơ quan chức năng "phải bắt bằng được" ông Thanh.
"Bây giờ chúng ta đã phát lệnh truy nã ra cả quốc tế, phối hợp với các cơ quan của các nước và tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu".
Cho tới nay vẫn chưa ai biết ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.