Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm 23/7/2017, ông Trịnh Xuân Thanh mất tích ở Berlin (Đức), tám ngày sau (31/7/2017) truyền thông Nhà nước Việt Nam thông tin Trịnh Xuân Thanh đã đầu thú tại Bộ Công an. Đây là những thông tin chính xác (vì thông tin này khớp với các nguồn thông tin khác) nhưng lại không nói Trịnh Xuân Thanh về quê mẹ bằng gì, con đường nào dẫn đến nhiều sự phỏng đoán.

txt1

Chuyên cơ Airbus 319 của chính phủ Slovakia nghi chở Trịnh Xuân Thanh

Với truyền thông phương tây thuộc dạng "thế lực thù địch" thì họ dựa vào các nguồn tin của nhân chứng, an ninh, cảnh sát, tòa án, hành trình của chiếc xe nghi chở ông Thanh... rồi đưa ra các thông tin làm khán, thính giả hiểu : Ngày 23/7 lúc 10g40 (giờ địa phương) Trịnh Xuân Thanh bị nhóm người Việt tóm ở công viên Tiergarten (Berlin) cùng cô bạn gái "chim mồi" tống lên xe chở đến đại sứ quán Việt Nam ở đây rồi chở tiếp sang CH Czech. Từ đây có phái đoàn an ninh của Việt Nam do tướng Tô Lâm làm trưởng đoàn vừa từ Paris bay đến rồi Trịnh Xuân Thanh được chở sang thủ đô Bratislava (Cộng hòa Slovakia) nơi đoàn công an Việt Nam cùng sang đó họp, dùng bữa với quan chức bộ nội vụ Slovakia trong chút giờ, cuối cùng lên chiếc chuyên cơ A319 của Slovakia đi Moscow(LB Nga) rồi về Hà Nội... Tuy nhiên, đấy cũng mới chỉ là phỏng đoán logic, phía tòa thượng thẩm, an ninh Đức, các nước liên quan vẫn đang điều tra và sự việc ngày càng mở rộng rất ly kỳ...

Vậy Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam bằng cách nào ?

- Đường bộ : Đây là con đường duy nhất để Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam mà không bị kiểm soát do anh ta trèo đèo, lội suối để tránh hàng chục cửa khẩu từ Czech qua hàng loạt nước trung Á tới Trung Quốc rồi về Việt Nam hoặc ngả nam Âu qua Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (vì không thể vượt rặng Everest), Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Campuchia hoặc Lào và Việt Nam... Theo tôi với thời gian cỡ 8 ngày, sức "công tử bột" như Trịnh Xuân Thanh không thể nào đi được những chặng đường bộ như vậy.

- Đi đường hàng không : Đây là con đường duy nhất nhưng đi như thế nào để không bị phát hiện, bắt giữ ?

Theo luật hàng không của các nước, quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO-Tổ chức quốc tế thuộc cỡ có uy tín nhất) và bản thân nhu cầu bảo đảm an toàn của hàng không các nước thì bất kỳ khách nào đi máy bay thương mại cũng phải có giấy tờ tuỳ thân (hộ chiếu), khi bay phải nằm trong danh sách hành khách, kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như cởi tất cả trang sức kim loại, tháo dày, soi, nắn người, khi qua cửa an ninh thì phải đối chiếu tên, hình và người thật... Như vậy, một hành khách thoát lậu được qua biên giới đường không chỉ có sự thông đồng của an ninh sân bay (ở Việt Nam là an ninh cửa khẩu A18), kể cả người có hộ chiếu giả cũng ít khi thoát.

Tuy nhiên trong trường hợp khách đi chuyên cơ thì lại khác. Về nguyên tắc các vị khách của cỡ chính phủ (như đoàn ông Tô Lâm sang Slovakia làm việc với bộ nội vụ nước sở tại hôm 26/7 ở Bratislava chẳng hạn) cũng phải làm các thủ tục nhưng qua rất nhiều lần chứng kiến những khách đi chuyên cơ ở Việt Nam và nhiều nước thì thấy : Đoàn đi máy bay chuyên cơ dù già, trẻ, trai, gái… thì đều tập trung ở một khu vực riêng (ở Nội Bài còn có nhà khách riêng biệt, làm thủ tục bay ngay tại đây) rồi một người đại diện thu giấy tờ của cả đoàn để làm thủ tục, lấy thẻ lên rồi qua cửa riêng ra máy bay. Tại đây hầu như không có sự kiểm tra gì vì tâm lý họ đều là những nhân vật đáng tin cậy về an ninh. Nhiều khi lãnh đạo, nhân viên an ninh sân bay còn phải nịnh hót, mời khách chuyên cơ vào các phòng VIP để chiêu đãi rất trọng thị. Ai không tin cứ xem các bản thanh toán tiền tiếp khách ở các sân bay sẽ thấy số tiền không hề nhỏ.

Riêng về tiền, hành lý, hàng hóa đưa lên chuyến bay chuyên cơ cũng không phải kiểm tra hải quan vì miễn trừ ngoại giao. Thời hàng hóa còn khan hiếm có những chuyến chuyên cơ từ Liên Xô, Ba Lan, Tiệp... về Nội Bài đầy ắp hàng hóa, các loại như quạt tai voi, áo bay, dây mai xo bếp điện, tủ lạnh saratov... ở Hà Nội "hạ giá "trông thấy. Như vậy nếu một người, thùng hàng trốn qua biên giới bằng đường hàng không thì đi chuyên cơ là lý tưởng nhất, có thể dễ vượt qua hệ thống an ninh ở các sân bay. Đặc biệt với các quốc gia Đông Âu còn nhiều "di sản" tham nhũng như Nga, Czech, Ba Lan, Slovakia, Bulgaria... thì rất dễ mua chuộc lực lượng an ninh biên giới của họ. Đã rất nhiều vụ người Việt Nam vượt biên qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất, Nội Bài để đến Nga rồi đi tiếp Ba Lan sang Đức hoặc từ Czech, Slovakia đi các nước tây Âu khác. Tôi đã từng phanh phui nhiều vụ người vượt biên "xổng" từ Nội Bài bay lậu sang Nga nhưng đến Moscow, Czech... nhưng do hợp đồng ở đầu "bên kia trục trặc" họ bị trục xuất trở lại. Để trốn trách nhiệm, đến Nội Bài họ lại bị trục xuất ngược lại, phía bên kia lại không thể nhận trục xuất tiếp làm hãng hàng không Vietnam Airlines khốn khổ vì phải nuôi, chở những vị khách miễn phí đi đi, lại lại nhiều lần tốn kém và rất nguy hiểm này.

Vì thế theo tôi, ông Trịnh Xuân Thanh trở về quê mẹ bằng con đường hàng không thì chỉ bay qua các chặng nhiều "di sản" tham nhũng ở phía Đông Âu chứ nếu qua ngả các nước "dãy chết" thì rất khó.

Vì vậy, đến nay có thể phán đoán : ông Trịnh Xuân Thanh trở về quê hương bằng đường hàng không qua ngả Đông Âu mà nhiều khả năng là máy bay chuyên cơ ít nhất là chặng bay đến Moscow.

Nguyễn Đình Ấm

Nguồn : VNTB, 13/05/2018

Published in Diễn đàn

Ngày thứ hai, tòa rời đến một địa điểm khác thoáng đãng hơn. Lần này việc khám xét vẫn nghiêm ngặt còn hơn trước, một lần qua máy soi và một cửa thứ hai khám xét bằng tay. Có cảnh sát nữ và cảnh sát nam để tiện việc khám xét. Một người đàn ông Việt Nam phải trình bày với chiếc đồng hồ kết nối với iPhone. Cuối cùng anh ta cũng không được cảnh sát chấp nhận cho mang đồng hồ này theo vào phiên tòa.

toa1

Trong buổi sáng ngày thứ hai, tòa thẩm vấn ba nhân chứng, những người khai đã chứng kiến trực tiếp vụ bắt cóc hôm 23/7/2017 tại Berlin

Phiên tòa không thể diễn ra theo đúng lịch, bởi người phiên dịch cho một nhân chứng Pháp đến trễ. Mọi người tụ tập ở hành lang trước cửa phòng xét xử và nói chuyện.

Có đủ các loại người mang đủ các quan điểm chính trị và cái nhìn vụ án này khác nhau đứng trò chuyện trong khoảng không gian khá hẹp. Có nhân viên sứ quán đến dự phiên toà, nhưng theo đường dân thường vào xem, mặc dù tòa án có ghế riêng và lối đi riêng dành cho cơ quan ngoại giao Việt Nam, nhưng người của đại sứ Việt Nam không muốn đến dự chính thức, họ đi với tư cách dân thường.

Berlin có hấp dẫn riêng của nó đối với giới báo chí và chính trị người Việt, ở nơi đây có một sắc thái mà không cộng đồng người Việt nào ở đâu trên thế giới có được. Chẳng hạn như hôm nay ở khoảng trống hẹp trong hành lang phòng xử này, những người có thể gọi là kẻ thù của nhau giáp mặt và nói chuyện, không có thái độ thù địch nào ở đây cả. Bởi đây là toàn án nước Đức và sâu xa hơn nữa là đa phần những người được nhà nước Việt Nam gọi là " phản động " có mặt tại đây và những người đảng viên cộng sản hay cảm tình với cộng sản đều hiểu rằng họ đang đứng ở một nơi đại diện cho văn minh và dân chủ.

Phóng viên TXT Việt Nam đứng trò chuyện cùng Lê Trung Khoa, cậu cán bộ sứ quán nhiệt tình chỉ cho tôi lối đi tìm phòng vệ sinh. Một người miền Nam đi từ thời Việt Nam Cộng Hòa đang nói chuyện với một người miền Bắc đi học thời xã hội chủ nghĩa, một người ghét chế độ cộng sản Việt Nam nói chuyện với người yêu mến chế độ cộng sản Việt Nam. Họ nói ý kiến, họ đưa ra bình luận trái chiều nhau, nhưng không gay gắt như thù nghịch.

Ngoài lề

Tôi yêu Berlin này, bởi ở đây, tôi cảm thấy sự nguy hiểm của mật vụ cộng sản giăng hàng ngày. Tôi thấy sống được những cảm giác đề phòng, luôn phải tránh bẫy, luôn phải cảnh giác. Sống giữa những kẻ thù có cảm giác khoái lạ làm tôi một phần đỡ nhớ Hà Nội, nơi mà mà sự nguy hiểm từng ngày.

Ở đây tôi có thể đến quán Thành Koch ăn bát phở một cách tự nhiên, mặc dù ông chủ là người thân của đại sứ quán và mới hôm trước vừa viết bài trên báo chửi tôi là phản động. Ăn xong bát phở, tối về tôi có thể viết nói Thành Kock tiếp tay cho bọn tư bản đỏ như nhà Toàn Liên (bảo hiểm AAA). Rồi sáng sau lại đến quán gọi Thành Kock rõ to, mặc dù nhân viên bồi bàn đứng ngay cạnh.

- Chủ quán, cho bát chín nạm gầu.

- Hôm qua mày chửi tao, hôm nay lại mò đến đây ăn à ?

- Chuyện nào ra chuyện đấy nhé ông Thành, hôm qua tôi chửi phở ông không ra gì, hôm nay tôi đến ăn, thì ông hẵng hỏi câu đấy. Ông bán phở tôi ăn trả tiền, ông đừng nhập nhèm chuyện quan điểm chính trị vào đây.

- Ở được, ăn ngon lấy sức mà lên mạng chửi, đây là xứ tự do ngôn luận, sợ đéo có sức mà chửi thôi.

Chủ quán Thành Kock, một người từng nấu phở cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang và được đại sứ Đoàn Xuân Hưng trao tặng bằng khen treo giữa quán vì có công đóng góp cho cộng đồng. Khi tôi ăn, anh ta thường ngồi cạnh để nói kháy, nói đểu tôi và tôi đáp trả lại. Người bên ngoài tưởng chúng tôi là bạn thân, kỳ thực chúng tôi là những kẻ hai bên chiến tuyến.

Berlin là vậy, bạn đừng nghĩ những người đi bên cạnh tôi, ăn uống hay làm gì đó với tôi là bạn thân tôi, có thể anh ta, ông ta, chị ta là người của mật vụ cộng sản đang theo dõi xem tôi sắp làm gì. Chỉ khi nào tôi nói với bạn rằng, đây là người cùng chí hướng với tôi, lúc đó mới là lời xác nhận của tôi.

Ngày thứ hai của phiên tòa

Phải đến 10 giờ 30 phiên tòa mới được diễn ra, nhân chứng người Pháp nói rằng hôm đó anh ta cùng con trai đi lễ nhà thờ, thấy một nhóm người xô một người đàn ông và một phụ nữ lên chiếc xe ô tô.

Tòa hỏi anh ta về những chi tiết không giống lời khai trước cảnh sát, như việc thời gian diễn ra là 25 giây hay 5 giây.

Hình như hai câu hỏi khác nhau, anh ta nghĩ tòa hỏi việc đẩy người lên xe mất bao thời gian. Còn cảnh sát hỏi anh ta nhìn toàn bộ sự việc bao thời gian. Mất mấy phút để hỏi rõ việc chênh lệch thời gian này.

Nhân chứng khá trẻ và đẹp trai, anh ta ăn mặc lịch lãm với chiếc áo vét xanh đen thẫm và chiếc khăn kẻ caro quấn cổ của hãng thời trang nổi tiếng gì đó tôi quên bẵng mất. Người Châu Âu có trách nhiệm với việc làm nhân chứng và với những việc xảy ra, ví dụ khi nhìn thấy vụ việc này, anh ta đã chụp ảnh lại chiếc xe và gọi cảnh sát Đức để báo nhìn thấy có vụ xô đẩy người vào một chiếc xe như thế. Anh ta đến phiên tòa với thái độ rất trách nhiệm.

Tòa gọi anh ta và Nguyễn Hải Long đến bàn chủ tọa để nhân chứng người Pháp chỉ chiếc xe trong ảnh, mấy tấm ảnh được bày ra, mọi người xúm vào xem, từ công tố viên, luật sư, thẩm phán, nhân chứng và bị cáo cùng phiên dịch.

Nguyễn Hải Long ở trong phòng cách ly, có kính chống đạn và lối đi thằng vào phòng từ đường hầm. Long bước ra ngoài đến bàn chủ tọa chứng kiến nhân chứng chỉ ảnh ô tô, mái tóc của anh ta có nhiều sợi bạc và nét mặt chịu đựng, ông luât sư nói nhỏ gì đó vào tai Long, nhưng Long có vẻ bất cần để ý.

Lúc xem ảnh xong, ông luât sư bên bị cáo có vẻ tức tối, ông ta hỏi chủ tọa rằng sao lại trình bày ảnh kiểu như mớm cung vậy. Phía công tố viên nói đại ý rằng xếp từ 1 đến 5 thứ tự ông nói vậy, xếp từ 5 đến 1 ông cũng sẽ nói vậy, cãi như thế là cãi vô lý. Ông luật sư không nói gì.

Nhân chứng thứ hai là một người đi xe đạp, cách 100 mét ông ta nhìn thấy vụ xô đẩy, ông ta đạp xe đi thể thao nên không mang điện thoại, thấy vụ việc ông đã mượn điện thoại để báo cảnh sát, lúc đến chỗ xảy ra vụ việc ông thấy điện thoại rơi ra, đó là điện thoại của Trịnh Xuân Thanh.

...phần các nhân chứng khai trước tòa xin xem ở thoibao.de hay BBC.

Nhân chứng đặc biệt là một người Việt Nam tên là Ph.

Trước đây Lê Trung Khoa có gọi điện cho tôi hỏi về việc có người Việt Nam gặp Khoa và nói ông ta có dính đến vụ bắt cóc, ông ta không biết việc này, chỉ vì sứ quán nhờ ông đi nhận đồ, ông ta đi, sau đọc báo mới biết.

Tôi khuyên Lê Trung Khoa bảo ông ta gặp ngay cảnh sát trình báo, như thế chứng tỏ ông ta là người bị lợi dụng và không biết gì. Lê Trung Khoa đã giới thiệu (hoặc dẫn ông ta đi thì phải) đến chỗ cơ quan cảnh sát Đức thụ lý việc này để trình báo.

Vì thế hôm nay, ông ta đến tòa với tư cách là nhân chứng, ông ta khai nhân viên an ninh sứ quán tên Trung đã nhờ ông ta đến khách sạn lấy đồ của Đỗ Minh Phương với tờ giấy giới thiệu của sứ quán Việt Nam.

...xem phần này trên BBC của nhà báo Lê Mạnh Hùng (người tham dự phiên tòa).

Bình luận

Như vậy chiều hướng như luật sư bên bị cáo đòi hỏi chuyển phiên tòa sang chính trị, mời bà Merkel đến làm rõ về yêu cầu đề nghị của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là không được chấp nhận. Ông luật sư được chỉ định do nhà nước Đức trả tiền, trong vụ án này bị hại là nhà nước Đức và bị cáo là nhóm bắt cóc do trung tướng an ninh Việt Nam Đường Minh Hưng phối hợp với cán bộ sứ quán Việt Nam tại Đức thực hiên hành vi phạm tội trên lãnh thổ Cộng hòa liên bang Đức.

Là một công dân Đức được nuôi dưỡng và học hành ở nước Đức, ông luật sư đã hết mình bảo vệ quyền lợi cho những kẻ xâm hại an ninh tổ quốc ông, nơi mà gia đình ông sinh sống từ bao đời nay.

Nhìn như thế, chúng ta mới thấy rõ sự văn minh trong ứng xử, sự công bằng của pháp luật Đức. Ông luật sư cho nhóm bắt cóc Việt Nam đã bảo vệ cho nhóm này hết lòng. Không ai có thái độ hoặc lời nói cho rằng ông đã phản bội tổ quốc ông, bởi họ hiểu rằng ông đang hết lòng trách nhiệm với công việc ông được giao. Ông ta có quyền nói ngang chừng không phải xin phép, ông ta ngồi tại chỗ chất vấn thẳng ai đó mà không cần thưa gửi xin phép chủ tọa câu nào. Ông ta phê phán nhà nước Đức đã sai khi bao che cho Trịnh Xuân Thanh, không chịu dẫn độ về theo đề nghị "chính đáng" (ý của ông) của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông ta nói bà thủ tướng Đức đã sai nọ kia.

Ông ta không bị hạn chế, không bị tước thẻ, không bị báo chí Đức lên án lợi dụng phiên tòa để bôi xấu nhà nước Cộng hòa liên bang Đức.

Nếu bạn nhìn thấy những chiếc bàn chủ tọa không cao hơn bàn luật sư là mấy, khi có việc như xem chứng cứ, mọi người quây lại xem bình đẳng thì sẽ thấy cảm giác đây là một cuộc họp để bàn bạc hơn là một phiên tòa như ở Việt Nam.

Khả năng bác bỏ được cáo buộc tội danh bắt cóc trong vụ án này chỉ chiếm chưa đầy 4% cho đến giờ phút này. Những chứng cứ mà công tố viên đưa ra quá nhiều và rõ ràng. Nếu phiên tòa kết luận tội danh bắt cóc khủng bố, đương nhiên trung tướng Đoàn Minh Hưng sẽ bị truy nã quốc tế vì là kẻ chủ mưu. Đây sẽ là vết ô nhục cho Bộ công an Việt Nam, có thể vì vụ án này mà cuộc họp Interphone vừa qua tại Hoa Kỳ, bộ trưởng Tô Lâm đã không dám đến dự. Đặc biệt vai trò của sứ quán Việt Nam tham gia quá nhiều và rõ ràng, thậm chí là tích cực trong vụ bắt cóc khủng bố này sẽ đem lại những hệ lụy không lường được cho Việt Nam, hiện nay phiên tòa đang diễn ra, chưa rõ những nhân viên, cán bộ sứ quán tham gia sẽ bị xử lý hoặc được quyền miễn trừ do tính chất ngoại giao…

Phiên tòa sẽ còn diễn ra 19 phiên xử nữa, chế độ cộng sản Việt Nam đang tìm mọi cách để thông tin về phiên tòa không đến với dư luận nhân dân Việt Nam. Họ dường như chọn thái độ mặc kệ phía Đức muốn xử sao, làm gì cũng đuọc kể cả cắt hẳn quan hệ ngoại giao.

Một thái độ rất Chí Phèo, một thái độ rất đặc trưng của chế độ cộng sản Việt Nam khi làm sai bị quốc tế lên án.

Suy cho cùng thì dẫu có cắt đứt quan hệ ngoại giao Việt - Đức, thì Nguyễn Phú Trọng vẫn là tổng bí thư quyền lực nhất Việt Nam. Như thế tội gì ông ta phải xuống thang với Đức để mất oai phong của mình. Ông ta chả thiệt hại gì cả, mặc kệ nước Đức muốn sao thì dân Việt chịu, ông ta không hề chi.

Nếu tính chịu trách nhiệm thì Nguyễn Phú Trong càng thoát tội, vì người ta nếu xét tội thì xét tội của Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc trên vai trò chủ tịch nước, thủ tướng. Chứ chức vụ tổng bí thư của đảng không có giá trị pháp luật với nước văn minh, nên không thể truy tố hay kết tội Nguyễn Phú Trọng được.

Trước tình thế như vậy, sẽ khó có khả năng cải thiện quan hệ Việt Đức. Trừ khi Nguyễn Phú Trọng về hưu hay đột tử.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 25/04/2018

****************

Tòa Đức 'nêu tướng Hưng và nhiều người Việt Nam (BBC, 25/04/2018)

Hôm 25/4/2018, tòa án ở Berlin tiếp tục ngày thứ hai, phiên xử nghi phạm vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh', với bị cáo là ông Long N. H., 47 tuổi, người mang quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Czech, thường trú tại Czech trước khi bị bắt và dẫn độ về Đức, 8/2017.

Bị cáo Long N. H. bị cáo buộc hai tội danh, gồm tội hoạt động gián điệp cho nước ngoài trên lãnh thổ Đức, và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng, tức là vụ bắt cóc có thời gian thực hiện trên một tuần, luật sư Petra Schlagenhauf đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa, cho BBC biết.

Trong buổi sáng thứ Tư, tòa tiến hành thẩm vấn ba nhân chứng, gồm một người Pháp, trình bày qua phiên dịch, một người Đức, và một người Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếng Đức rất tốt.

Những người này đã trình báo với giới chức rằng họ trực tiếp chứng kiến những gì diễn ra tại vườn thú Berlin hôm 23/7/2017.

Hôm nay, họ ra khai báo trước tòa với tư cách nhân chứng.

Có mặt tại chỗ theo dõi phiên xử, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng cho BBC biết nhân chứng người Thổ Nhĩ Kỳ khai trước tòa rằng khi nhìn thấy những gì xảy ra, ông đã đề nghị người bạn đang đi cùng quay xe đuổi theo chiếc xe van bắt người "cho đến cổng thành Brandenburger Tor thì không theo được nữa".

Người này sau đó đã báo cho cảnh sát, và trong quá trình theo dõi lâu như vậy, nhân chứng đã "nhớ được cả biển số xe, mác xe", nhà báo Lê Mạnh Hùng nói.

Thẩm vấn nhân chứng

Trong phiên tòa sáng nay, tên của tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Việt Nam được nhắc tới nhiều lần.

"Các nhân chứng được tòa hỏi là họ có quen biết, hay có mối quan hệ gì với bị cáo, với một người đàn ông được hiện đang bỏ trốn, hay với vị tướng Việt Nam được tòa nêu tên hay không, nhằm đảm bảo tính khách quan trong lời khai", nhà báo Lê Mạnh Hùng nói.

toa2

Bị cáo Long N. H và luật sư biện hộ trong phiên xử 25/4/2018

"Theo tôi, đó là thủ tục thẩm vấn thông thường, nhưng cũng cho thấy tính khách quan và nghiêm ngặt của tòa".

"Cả bên công tố, bên tòa án và bên bào chữa cho bị cáo Long đều thẩm vấn, kiểm tra chéo rất kỹ các nhân chứng này".

"Bản thân họ khi khai các chi tiết, thì đúng là bởi từ lúc sự việc xảy ra tới nay đã là một thời gian dài, nên họ miêu tả cũng có một chút khác nhau".

"Những điểm khác nhau như thế đều bị bà chủ tọa hỏi xoáy rất kỹ".

"Luật sư của bị cáo Long cũng đưa ra nhiều câu hỏi để thách thức độ đáng tin cậy của các nhân chứng này".

"Điều khiến tôi ngạc nhiên là sau mỗi lần nhân chứng phát biểu, bà quan tòa đều mời tất cả các nhân chứng, luật sư, công tố, lên để bà cho xem chứng cứ, tài liệu bà có trong tay".

"Các nhân chứng được cho phép nhận diện những người có trong một xấp ảnh mà bà chủ tọa đưa ra, rất nhiều, gồm ảnh những người được cho là có liên quan tới vụ này".

Được biết trong phiên tòa hôm nay có sự hiện diện của hai nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Đại diện của phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Berlin cũng có mặt.

Tuy nhiên, không rõ có ai là người đại diện cho cơ quan ngoại giao Việt Nam từ Cộng hòa Czech, hoặc đại diện từ Việt Nam tới dự hay không, nhà báo Lê Mạnh Hùng nói.

Trong phiên xử hôm qua, ngày đầu tiên tòa khai mạc, các đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng có mặt, nhưng "theo tôi biết thì không có ai từ văn phòng lãnh sự của Việt Nam tại Czech hoặc từ nơi khác tới", luật sư Petra Schalagenhauf nói với BBC.

'Bị cáo bình tĩnh, trầm lặng'

toa3

Bị cáo Long N. H bị cơ quan công tố Đức cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Trong suốt quá trình tòa thẩm vấn nhân chứng, bị cáo Long 'hoàn toàn giữ im lặng', nhà báo Lê Mạnh Hùng cho biết.

"Ông ấy chỉ làm theo những gì nhân viên tòa án yêu cầu và không có ý kiến gì mỗi khi được tòa hỏi".

"Bị cáo giữ thái độ bình thường, không tỏ vẻ hốt hoảng, lo lắng gì. Ông tỏ ra rất trầm lặng".

Trước đó, ông Long được trông đợi sẽ đưa ra lời tuyên bố của mình trong ngày xét xử đầu tiên. Tuy nhiên, việc đó đã không diễn ra.

Hôm thứ Ba 24/4, luật sư Stephan Bonell biện hộ cho ông Long tuyên bố rằng việc buộc tội thân chủ ông "cần phải được đặt trong bối cảnh chính trị".

Ông chỉ trích chính phủ Đức về việc không cân nhắc các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói ông Trịnh Xuân Thanh tham nhũng, cũng như yêu cầu của Hà Nội đòi Berlin trục xuất ông Thanh.

Điều đó khiến Việt Nam, luật sư Bonell lập luận, không còn cách nào khác ngoài việc phải tiến hành vụ bắt cóc, từ đó dẫn đến những việc rắc rối khác.

Luật sư Bonell cũng tuyên bố có thể sẽ cân nhắc việc nộp đơn yêu cầu Thủ tướng Đức Angela Merkel ra làm nhân chứng liên quan tới các vấn đề trên.

toa4

Ông Stephan Bonell là luật sư biện hộ cho ông Long trước tòa án Đức

'Nhiều người liên quan'

Trong phần nội dung cáo trạng được công bố trước tòa trong hôm qua, nhiều cái tên được nêu ra, mà cơ quan công tố Đức nói là có liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

BBC được biết những người bị nêu đích danh có ba người được xác định là thuộc cơ quan an ninh Việt Nam, gồm Trung tướng Đường Minh Hưng cùng các ông Le Anh Tu và Vu Quang Dung.

Một người nữa cũng thuộc cơ quan an ninh nhưng được hưởng quy chế ngoại giao là ông Nguyễn Đức Thoa, đại diện Cục tình báo tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, bị Đức tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non-grata) và bị buộc phải rời Đức sau khi xảy ra vụ bắt cóc.

Ngoài ra, có một người Việt sống tại Prague, Cộng hòa Czech, Dao Quoc Oai, được nêu tên trong cáo trạng.

Có một số người khác được nhắc tới trong hồ sơ, nhưng không xuất hiện trong nội dung cáo trạng đọc trước tòa trong ngày đầu tiên.

Trong số họ này, BBC được biết có vợ của tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, người cũng đồng thời là nhân viên làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao này, và một viên chức lãnh sự.

Hai phụ nữ này được cho là đã tham gia vào các hoạt động sau khi xảy ra vụ bắt cóc nhằm "đưa cô Thi Minh P. D. [người bị bắt cùng ông Trịnh Xuân Thanh] về Việt Nam", hồ sơ vụ án nói.

Một người khác cũng được nhắc tới trong hồ sơ vụ án là một trong hai người đi cùng chuyến bay đưa cô Thi Minh P. D. về Việt Nam. Chuyến bay diễn ra ngay vào tối Chủ Nhật 23/7/2017, là ngày diễn ra vụ bắt cóc, qua ngả Bắc Kinh. Người này đã bị Đức tuyên bố là người không được hoan nghênh trong tháng 9/2017.

Một người nữa, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, được xác định là đã tới lấy hành lý của cô Thi Minh P. D. tại khách sạn, sau khi xảy ra vụ bắt cóc.

Ngoài ra, còn có một số người Việt khác nữa chưa được xác định danh tính, bị cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc.

Phiên tòa theo kế hoạch sẽ diễn ra trong 21 ngày không liên tục, từ 24/4 đến cuối tháng 8/2018.

******************

Vali nạn nhân nữ vụ bắt cóc Berlin 'bị lục tung' (BBC, 25/04/2018)

"Các vali trong phòng trống rỗng, giống như có người nào đó từng vào lục lọi, lấy đi hết", một nhân chứng người Việt khai trước tòa trong chiều ngày thứ hai phiên xử bị cáo Long N. H., nghi phạm vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

Nhân chứng Lê K. P. nói ông là người đã được nhân viên Sứ quán Việt Nam tại Berlin nhờ tới khách sạn lấy đồ cho một phụ nữ "bị gãy tay" vào đúng ngày mà cơ quan công tố Đức nói xảy ra vụ bắt cóc ông Thanh và một phụ nữ đi cùng.

Chiều ngày thứ hai phiên xử bị cáo Long N. H., 25/4/2018, tòa tiếp tục nghe lời khai của ba nhân chứng nữa, trong đó người Việt nêu trên.

"Việc một nhân chứng người Việt xuất hiện tại tòa chiều hôm nay quả là một sự kiện hy hữu và là một bất ngờ lớn", nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng, người theo dõi phiên tòa từ đầu ngày thứ hai, nói với BBC.

Bất ngờ hơn nữa là những lời khai của người này trước tòa.

Nếu như cả năm nhân chứng đã lần lượt khai trong ngày, gồm một người Pháp, một người Đức và một người Thổ Nhĩ Kỳ trong phiên xử buổi sáng, và hai sinh viên người Đức trong phiên buổi chiều, đều mô tả về những gì họ chứng kiến tại hiện trường xảy ra vụ bắt cóc, thì lời khai của nhân chứng người Việt lại đề cập tới một câu chuyện xảy ra vào địa điểm, thời gian hoàn toàn khác.

"Tôi đã giúp nhân viên Sứ quán"

Kỹ sư Lê K. P. khai trước tòa rằng vào hôm Chủ Nhật 23/4/2017, ông nhận điện thoại từ một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin có tên là Le D. T., nhờ giúp đỡ.

Khi tới gặp ông này tại Sứ quán Việt Nam, nhân chứng được đề nghị tới khách sạn lấy giúp đồ đạc, vali của "một cô bị thương, bị gãy tay, không tự đến lấy được", nhân chứng trình bày trước tòa.

Nhân chứng nói bên cạnh chìa khóa từ để vào phòng khách sạn, ông còn được nhân viên này trao cho giấy ủy nhiệm đã làm sẵn, gồm một bản tiếng Đức và một bản tiếng Việt, trên đó "có chữ ký của một nữ lãnh đạo Sứ quán", rồi chở đến khách sạn.

Nhân chứng nói khi đó ông đã "không đọc kỹ lắm" nội dung hai bản giấy ủy nhiệm, và không nhận ra rằng có sự khác biệt nào giữa hai bản hay không.

toa5

Sứ quán Việt Nam tại Berlin - Ảnh minh họa

Khi tới nơi, nhân chứng trình bày với nhân viên khách sạn ; giấy ủy nhiệm và giấy tờ tùy thân của ông được khách sạn photocopy lại. Ông được cho biết chiếc chìa khóa từ vào phòng đã không còn làm việc nữa, và ông được nhân viên khách sạn trao một chìa khóa mới.

Khi lên tới phòng, nhân chứng nói ông "thấy trong phòng rất bừa bãi, các vali đều trống rỗng, giống như đã có người từng vào lục lọi, lấy đi hết".

Tuy nhiên, ông vẫn thu dọn những thứ còn sót lại, đem xuống và được nhân viên Sứ quán đi cùng "chở thẳng ra sân bay" để đưa đồ cho chủ nhân các vali.

"Trên đường đi, vị nhân viên Sứ quán đó gọi điện thoại rất bận rộn", nhân chứng nói.

Lúc tới nơi, thì người phụ nữ đó đã lên máy bay, "không đưa đồ cho cô ấy được nữa".

Không được đưa tới cơ sở y tế để sơ cứu ?

Nếu những gì nhân chứng khai được xác định là chính xác, thì trong số các chi tiết đáng chú ý có việc dường như người phụ nữ được nhắc tới trong cuộc trao đổi giữa ông với nhân viên Sứ quán đã rời khỏi Đức trong tình trạng không được sơ cứu dù bị thương tới mức "gãy tay".

Nhân chứng nói ông đã được đề nghị "tìm hộ thuốc nào đó để cầm máu, chữa tạm thời" cho người phụ nữ này.

Ông nói ông đã mất rất nhiều thời gian trong sân bay để đi hỏi các nhân viên ở đó để tìm hiệu thuốc hoặc trạm y tế gần nhất "để kiếm thuốc cho cô ấy".

Cả hai việc mà nhân chứng nhận làm giúp, là lấy đồ đạc từ khách sạn và tìm thuốc cầm máu, "cuối cùng đều không cần thiết, không sử dụng" theo như yêu cầu, do "cô ấy đã bay rồi".

Sau đó, hai người cùng rời sân bay, rồi nhân chứng chia tay nhân viên Sứ quán và đi về nhà.

Ngày hôm sau, ông lên Sứ quán để trả lại chiếc chìa khóa từ không dùng đến.

Nhân chứng khá tự tin về khả năng tiếng Đức của mình và từ chối dùng phiên dịch của tòa, nhà báo Lê Mạnh Hùng cho biết.

Tuy nhiên, trong quá trình trình bày, "chúng tôi thấy tiếng Đức của ông ấy còn rất yếu, cho nên đôi lúc tòa phải nhờ phiên dịch để làm rõ nội dung nhân chứng muốn khai".

"Tòa cũng hỏi ông ấy rất nhiều về mối quan hệ của ông với nhân viên Sứ quán, chẳng hạn như đó là mối quan hệ thế nào, lần cuối cùng gặp nhau ra sao, bản chất đó là mối quan hệ riêng tư hay liên quan đến công việc...".

"Tòa cũng làm phép thử bằng cách đưa tờ giấy ủy nhiệm bằng tiếng Việt do Đại sứ quán đưa và yêu cầu ông ấy thử dịch sang tiếng Đức, sau đó so sánh bản dịch miệng của nhân chứng với bản gốc tiếng Đức, và nói nội dung hai bản rất khác nhau".

Kỹ sư Lê là một gương mặt tham gia khá nhiều hoạt động xã hội trong cộng đồng người Việt tại Đức, cho nên việc ông quen biết các nhân viên Sứ quán không phải là điều lạ, ông Lê Mạnh Hùng bình luận.

Published in Diễn đàn

Đức xử nghi can tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (RFI, 24/04/2018)

Hôm 24/04/2018, tư pháp Đức bắt đầu xét xử một nghi can mang quốc tịch Cộng Hòa Séc, gốc Việt Nam, dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23/07/2017 ngay tại thủ đô Berlin, để đưa về Việt Nam.

duc1

Trịnh Xuân Thanh được đưa tới tòa án, Hà Nội, ngày 08/01/2018 - VNA/Doan Tan via Reuters

Ông Long N.H-một số báo chí tiếng Việt ở hải ngoại nêu tên Nguyễn Hải Long-bị ra tòa với tội danh "tham gia vào hoạt động của các cơ quan mật vụ Việt Nam dẫn đến việc bắt cóc" hai người Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh và nhân tình.

Theo AFP, ngoại trưởng Đức vào lúc đó, ông Sigmar Gabriel, đã tố cáo vụ bắt cóc diễn ra như trong phim trinh thám về thời kỳ chiến tranh lạnh : trong lúc ông Trịnh Xuân Thanh và nhân tình đi dạo ở công viên Tiergarten, Berlin, một nhóm người có vũ trang đã tấn công bắt giữ hai người và tống lên xe thùng loại nhỏ, đưa đến sứ quán Việt Nam tại Berlin rồi sau đó bị đưa về Việt Nam.

Bị tư pháp Việt Nam truy nã với tội danh biển thủ 120 triệu euro, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên là một trong những lãnh đạo của tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đã chạy sang Đức xin tị nạn.

Trong phiên xử ngày hôm nay tại Berlin, bên công tố khẳng định nhóm bắt cóc đã hành động theo sự chỉ đạo của các cơ quan chính phủ Việt Nam. Tuy vậy, chỉ có một mình nghi can Long ra tòa.

Ông Long, 47 tuổi, bị bắt tại Cộng Hòa Séc ngày 12/08/2017 và sau đó bị trao cho tư pháp Đức. Nguyên là "lao động xuất khẩu" tại Đông Đức, nghi can không được cấp quy chế tị nạn và sau đó phải sang Praha sinh sống, mở một quầy đổi tiền.

Theo cáo trạng, nghi can Long đã thuê xe thùng loại nhỏ ở Praha, lái sang Berlin và xe này được dùng để chở các nạn nhân vụ bắt cóc. Ngoài ra, dường như nghi can còn thuê một xe hơi khác, được dùng để theo dõi các nạn nhân trước khi tiến hành bắt cóc.

Khi khai thác các dữ liệu GPS của hai chiếc xe thuê, hình ảnh video theo dõi, các nhân chứng và nội dung điện thoại của ông Thanh bỏ lại hiện trường, các nhà điều tra Đức đã lập được lộ trình hành động của nhóm bắt cóc.

Theo nhật báo Suddeutsche Zeitung, tư pháp Đức còn mở điều tra nhắm vào trung tướng công an Đường Minh Hưng vì dường như đã chỉ đạo phối hợp thực hiện vụ bắt cóc, rồi sau đó trở về nước.

Vẫn theo tờ báo Đức, một nửa nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin dường như có dính líu đến vụ bắt cóc. Vợ của tùy viên quân sự Việt Nam trực tiếp đặt vé máy bay cho các nhân viên mật vụ.

Phiên tòa xử ông Long kéo dài cho đến ngày 17/05 và nghi can có thể bị kết án tới 10 năm tù.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Berlin tố cáo đó là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Đức và đã trục xuất hai nhà ngoại giao Việt Nam, nhiều lần triệu đại sứ Việt Nam lên bộ Ngoại Giao để phản đối và chất vấn.

Trong khi đó, chính quyền Hà Nội khẳng định ông Thanh tự nguyện hồi hương. Vừa qua, ông Thanh đã bị đưa ra xét xử trong hai vụ án với cáo buộc tham nhũng và biển thủ công quỹ và bị tư pháp Việt Nam kết án tù chung thân trong hai vụ này.

****************

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Đức xét xử một gián điệp gốc Việt (VOA, 24/04/2018)

Đức hôm 24/4 đưa người đàn ông Czech gc Vit Nam ra xét x v ti hot đng gián đip, vi cáo buc là có can dự vào v bt cóc cu lãnh đo ngành du khí Vit Nam Trnh Xuân Thanh trên lãnh th ca Đc.

Hãng tin AFP đưa tin ông Long N. H., 47 tui, người được cng đng người Vit Châu Âu xác đnh là ông Nguyn Hi Long, b Đc đưa ra tòa vì đã thuê mt chiếc xe t th đô Prague và h tr hu cn đ giúp bt cóc ông Thanh hi tháng 7 năm ngoái ti th đô Berlin ca Đc.

Ông Lê Trung Khoa, chủ bút t Thoibao.de, người tham d phiên tòa, cho VOA biết v bn cáo trng được trình bày trong phiên khai mc kéo dài gần hai gi hôm 24/4 :

"Cáo trạng tng th nhưng rt là chi tiết. H nói đây là v bt cóc người trên lãnh th Đc, vi phm nghiêm trng pháp lut và Hiến pháp Đc. Cáo trng nói mt v Vit Nam, c th là Tng cc An ninh ca Vit Nam đã t chc bt cóc công dân trên lãnh thổ Đc. Tng cng s có 21 phiên x được lên lch cho đến này 29/8".

Từ Berlin, ông Nguyn Duy, mt người gc Vit ti Đc nhn đnh v phiên tòa như sau :

"Tôi biết tòa án Đc s x công tâm. Tôi cho rng vic làm có hi cho đt nước Vit Nam như vy thông qua vic xét x ca tòa án Đc s truy ra được nhng người làm hi cho đt nước Vit Nam".

duc3

Bị cáo Long N. H., còn gọi là Nguyễn Hải Long, tại phiên tòa ngày 24/4/2018, tại Berlin, Đức.

Ông Long bị bt gi ti Cng hòa Czech vào tháng 8 năm ngoái và sau đó b dn đ sang Đc. Vin công t Đc cáo buc ông Long đã làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài và h tr v bt cóc. Reuters tường thut rng mi ti danh b cáo buc có th khiến ông Long đi din án tù 10 năm.

Ông Long được cng đng người Vit xác nhn là Nguyn Hi Long, người đng tên ch doanh nghiệp Money Gram ti ch Sapa, Prague, Cng hòa Czech.

Ông Lê Quang Thành, một người gc Vit, sng ti Đc nhn đnh với VOA :

"Đây là lần đu tiên mà Đc xét x người Vit bên Cng hòa Czech mà có liên quan đến nhà cm quyn Vit Nam, trong đó có B Công an và chính ph. Qua phiên tòa nay tôi hy vng rng s tìm hiu thêm s chuyn bên trong hu trường, nhng chuyn mà người dân chưa được biết, nhng dây mơ r má như thế nào…s được đưa ra ánh sáng".

Hãng tin AFP nói theo cáo trạng mà vin công t Đc đưa ra, ông Long được cho là đã lái chiếc xe trong v bt cóc.

Theo ông Khoa, bản cáo trng có nêu chi tiết nhng ni dung mà theo phía Đc, mô t ông Long cùng các nhân viên mt v khác ca Vit Nam, trong đó Trung Tướng Công An Đường Minh Hưng, đã trc tiếp bt cóc ông Trnh Xuân Thanh.

"Ông Nguyễn Hi Long b cáo buc đã thuê xe và tr giúp công vic hu cn cho mt v Vit Nam bt cóc ông Trnh Xuân Thanh. Họ có đy đ bng chng hết. H chiết xut rt rõ t camera ca khách sn và camera ghi trên đường ph. H ghi li toàn b cuc gi t ông Nguyn Hi Long gi trc tiếp cho ông Đường Minh Hưng, trung tướng công an Vit Nam".

duc4

Tòa Thượng thẩm Berlin, nơ i xét x ử ông Nguyễn Hải Long, ngày 24/4/2018. Ảnh : Lê Trung Khoa

Bà Petra Isabel Schlagenhauf, Luật sư ca ông Trnh Xuân Thanh, xác nhn vi VOA rng vin công t Đc thông báo là ngoài ông Long, còn có các nghi phạm khác tham gia trc tiếp vào v bt cóc, trong s đó có ông Đường Minh Hưng.

Vào hồi tháng 3, truyn thông Đc đ cp ti ông Đường Minh Hưng, nói ông là Trung tướng, Phó Tng cc trưởng An ninh, B Công an Vit Nam, và đã b cơ quan công tố Đc điu tra.

Công tố viên Đc hôm 24/8 cho biết hãng tin AP biết ông Long N.H., b bt Cng hòa Czech ngày 12/8/2017 và gii giao cho Đc hôm 23/8/2017.

Hãng tin AFP hôm 24/4 dẫn mt ngun tin nói rng bà Thi Minh P. D., ‘người tình bí mt’ ca ông Trnh Xuân Thanh, vào tháng 7 năm ngoái bay t Paris sang gp ông Thanh mt khách sn ti Berlin và khi hai người đi do công viên Tiergarten thì b bt cóc.

Báo Đức Sueddeutsche nhn đnh rng hình như hơn na số nhân viên ca tòa đi s Vit Nam ti Berlin có dính líu ti v bt cóc ông Thanh, k c nhân viên ngoi giao chính thc, và v ca mt tùy viên quc phòng ca s quán đã h tr vic đăng ký mua vé máy bay cho các mt v bay v nước.

Ngày 23/7 năm ngoái, chính quyền Đc t cáo cơ quan tình báo Vit Nam và Đi s quán Vit Nam ti Berlin có liên quan đến v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh và trc xut mt s nhân viên tình báo ca Hà Ni ra khi nước. Vit Nam nói ông Thanh đã t ra đu thú ngày 31/7 tại Hà Ni.

Hà Nội không tha nhn đã thc hin v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh như cáo buc ca chính ph Đc, và đã tuyên pht ông Thanh hai án tù chung thân v ti tham ô.

********************

Ông Long là 'tốt thí' trong vụ bắt cóc ở Berlin ? (BBC, 24/04/2018)

Đức bắt đầu phiên tòa xét xử một công dân Việt Nam bị cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ bắt cóc.

duc5

Bị cáo Long N. H bị cơ quan công tố Đức cáo buộc các tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Mang hai quốc tịch Việt Nam và Czech, bị cáo, được nêu danh tính viết tắt là Long N. H. 47 tuổi, bị cáo buộc là đã thuê và lái chiếc xe van được dùng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi cuối tháng 7/2017 ở Berlin.

"Ông ta bị cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người đi cùng", Công tố viên cao cấp, Lienhardt Weiss nói với các phóng viên bên ngoài phòng xử án.

"Ông ta bị cáo buộc là đã thuê hai chiếc xe cho điệp vụ này. Một được dùng để theo dõi các nạn nhân, còn một là để thực hiện vụ bắt cóc. Sau đó, bị cáo đã lái cả hai chiếc xe về Prague, Cộng hòa Czech, nơi ông ta thuê".

Tuy nhiên, cơ quan công tố nói ông Long không trực tiếp cầm lái chiếc xe van trong thời điểm xảy ra vụ bắt cóc.

Luật sư của ông Long, Stephan Bonell nói với các phóng viên rằng thân chủ mình "không biết gì hết... ông ấy là con tốt thí" và rằng các nhân viên an ninh Việt Nam đã nói với ông rằng cần ông thuê xe "để đi du lịch", hãng tin AFP tường thuật.

duc6

Luật sư Stephan Bonell nói bị cáo 'không biết gì hết'

Ông Thanh khi đó đang đi bộ tại công viên Tiergarten ở Berlin cùng một phụ nữ được nêu danh tính là Thi Minh P. D., khoảng 24-26 tuổi, thì "cả hai bị lôi đi giữa ban ngày, vào trong một chiếc xe van Volkswagen, sau đó bị đưa về Việt Nam trái với nguyện vọng của họ", theo lời công tố viên Weiss.

Tuần báo Đức Der Spiegel nói người phụ nữ này là người tình bí mật của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bay từ Paris sang để gặp ông ở một khách sạn.

Ông Weiss nói rằng sau đó, ông Thanh bị đưa về Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, rồi đưa về Việt Nam "bằng cách nào đó không rõ".

Tại thời điểm mà Đức nói là xảy ra vụ bắt cóc, ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tị nạn.

Các điều tra viên nghi ngờ rằng đối tượng bị bắt cóc có thể đã được đưa vào xe dịch vụ cứu thương để đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia, sau đó bay về Hà Nội, nhật báo Đức Tageszeitung tường thuật.

"Dựa trên các thông tin chúng tôi có, thì chiến dịch này đã được lên kế hoạch và được thực hiện bởi cơ quan mật vụ Việt Nam, với sự tham gia của các nhân viên Tòa đại sứ Việt Nam ở Berlin", ông Weiss cho biết thêm.

Ông Trịnh Xuân Thanh thông qua luật sư đại diện tuyên bố ông là nguyên cáo trong vụ việc, và tuyên bố này "đã được tòa án chấp nhận".

Bà Petra Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đại diện cho thân chủ trước tòa.

"Việt Nam không bao giờ nghĩ rằng vụ bắt cóc này có thể bị phát hiện tại đây, và không nghĩ là nó sẽ không tạo ra những sóng gió như thế", bà luật sư nói với các phóng viên bên ngoài phòng xử án.

"Chúng tôi phải đưa ra giả thuyết rằng cơ quan an ninh Việt Nam cảm thấy rất an toàn, đủ để họ thực hiện được một vụ như thế mà không sợ bị ai phát hiện hay quan tâm đến. Đó là một sai lầm to lớn".

Ông Long từng có thời gian đi lao động xuất khẩu tại Đông Đức, AFP tường thuật, nhưng đơn xin tị nạn của ông tại Đức bị bác. Sau đó ông tới định cư tại Cộng hòa Czech.

Luật sư bào chữa cho ông Long đã chỉ trích chính phủ Đức về việc không cân nhắc các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói ông Thanh tham nhũng, cũng như yêu cầu của Hà Nội đòi Berlin trục xuất ông Thanh.

Published in Việt Nam

Án chung thân thứ hai cho Trịnh Xuân Thanh (RFA, 05/02/2018)

Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp Dầu khí – PVC, vào sáng 5/2/2018, bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên thêm án tù chung thân về tội tham ô tài sản trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu Khí- PVP Land. Đây là án tù chung thân thứ 2 đối với ông Thanh.

pvn1

Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) tại tòa án ở Hà Nội hôm 24/1/2018.  AP

Trước đó, vào ngày 22/1, ông Thanh đã lãnh án tù chung thân vì tội cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Theo VnExpress, Hội đồng xét xử  tại phiên tòa lần này đã tuyên cả 8 người tội tham ô tài sản. Cụ thể là :

Ông Trịnh Xuân Thanh, giữ vai trò chủ mưu bị tù chung thân, phạt bổ sung 50 triệu đồng.

Ông Đinh Mạnh Thắng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dầu khí Sông Đà – bị tuyên án 9 năm tù. Ông Thắng là em trai ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị vừa bị kết án tù vì tội cố ý làm trái trong phiên tòa trước đó với Trịnh Xuân Thanh.

Sáu người còn lại bị tuyên các mức án từ 6 -16 năm tù.

Bản án nhận định ông Thanh được chia hưởng 14 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land thấp hơn giá trị thực tế.

Ông Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận việc này. Tuy nhiên Hội đồng xét xử  cho rằng có đủ cơ sở kết luận về hành vi này.

Vụ án Trịnh Xuân Thanh đã thu hút sự quan tâm của quốc tế kể từ khi nước Đức tuyên bố ông bị bắt cóc từ một công viên ở Berlin bởi an ninh Việt Nam vào năm ngoái. Chính phủ Đức cho rằng đây là một "vi phạm tai tiếng" về chủ quyền của Đức.

Tuy nhiên, chính phủ Hà Nội phủ nhận cáo buộc, đồng thời cho đăng tải đoạn video ông Thanh ‘về nước đầu thú’ trên Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam.

Sự việc ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức ‘về nước đầu thú’ vào cuối tháng 7/2017 không được nhắc đến trong phiên tòa và không được xem xét là tình tiết giảm nhẹ.

Bản tin hãng AFP loan tin cùng ngày nhận định các nhà quan sát cho rằng chính phủ độc đảng tại Việt Nam kết án giới doanh nhân và chính trị bởi lý do đấu đá chính trị cũng như những cam kết chống tham nhũng.

Trịnh Xuân Thanh là một trong những tên tuổi lớn nhất như một phần của cuộc thanh trừng, phản ánh tình trạng tương tự ở nước láng giềng Trung Quốc.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 113 trong số 176 nước về chỉ số tham nhũng, tệ hơn các nước láng giềng Đông Nam Á là Thái Lan và Philippines.

********************

Vợ con ông Trịnh Xuân Thanh ‘không muốn về Việt Nam’ (VOA, 05/02/2018)

Gia đình của ông Trnh Xuân Thanh "không có ý đnh" t Đc v Vit Nam thăm cu quan chc du khí mi b Vit Nam kết án tù chung thân ln hai vì không hy vng vào chính quyn trong nước, theo lut sư.

pvn2

Ông Trịnh Xuân Thanh lúc còn đang an toàn bên Đức.

Trong phiên tòa thứ hai cũng v ti tham ô thi còn nm Tng Công ty cổ phầnn Xây lp Du khí Vit Nam, ông Thanh hôm 5/2 b kết án tù chung thân.

Về bn án này, n lut sư người Đc ca cu quan chc tnh Hu Giang, bà Petra Isabel Schlagenhauf, cho VOA tiếng Vit biết rng bà vn gi quan đim như đã nêu đi vi mt phiên x khác hi tháng trước mà ông Thanh cũng b kết án tù chung thân.

"Đây là phiên tòa không công bằng, không có s đc lp v tư pháp và bn án đã rõ ngay c trước khi din ra phiên x", bà nói.

Nữ lut sư người Đc này nói thêm rng "Vit Nam đang tìm cách che giu vic bt gi thân ch ca tôi bng nhng phiên tòa dàn dựng và phô din, không ging như ti các nước có pháp quyn".

Phía Đức năm ngoái cáo buc Vit Nam "bt cóc" ông Thanh trong khi Vit Nam nói rng ông "t thú".

Tuần trước, nói li cui cùng trước tòa, ông Thanh cho biết ông có nguyn vng là sau khi b kết án, ông "được cho v gn vi v con", và "nếu có chết thì chết trong vòng tay v con".

Hôm 3/2, tờ Đt Việt đăng bài viết nói rng vic ông Thanh "liên tiếp đ ngh được v Đc gp v con sau khi tuyên án là phi lý và không có cơ s pháp lý", nhưng vic v con ông v thăm là "điu d dàng".

Bà Schlagenhauf cho biết rng bà "vn gi liên lc" vi người nhà ca cu quan chc này Đc và h biết "nguyn vng" ca ông Thanh.

"Gia đình ông ấy biết rng h không th hy vng gì t lãnh đo Vit Nam hin nay và hy vng rng chính ph Đc cũng như cng đng quc tế có th giúp đ bng cách nói rõ cho Vit nam rng điu này không th chp nhn được", n lut sư nói.

"Một ln na, tôi cũng mun nhn mnh rng chúng tôi ng h mi hành đng ca chính ph Đc nhm gii quyết v vic liên quan ti thân ch ca tôi".

Một ngun tin chính thng trong B Ngoi giao Đc cho VOA tiếng Vit biết rng chính quyn Berlin "ghi nhn c hai phán quyết".

"Chúng tôi biết rng các lut sư bào cha cho ông Thanh đã kháng án trong phiên x đu tiên. Vì thế, hin chúng tôi chưa có quyết đnh cui cùng", ngun tin này nói.

"Chúng tôi hoan nghênh việc các quan sát viên quc tế có th d phiên tòa. Nhưng đng thi, chúng tôi cũng thy đáng tiếc rng truyn thông quc tế không được cho phép vào phiên tòa và luật sư Đc ca ông Thanh không được cho nhp cnh vào Vit Nam d phiên tòa".

Ngoài ông Thanh, ông Đinh Mạnh Thng, em trai ca ông Đinh La Thăng, hôm 5/2 cũng đã b kết án 9 năm tù giam trong v x "tham ô tài sn ti Công ty Bt đng sn Đin lc dầu khí Vit Nam (PVP Land)".

Theo truyền thông trong nước, c ông Thăng và ông Thanh đu kháng cáo bn án dành cho mình hi tháng trước.

Viễn Đông

********************

Trịnh Xuân Thanh bị tuyên chung thân lần hai (BBC, 05/02/2018)

Hôm 5/2, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Trịnh Xuân Thanh thêm án chung thân về tội "Tham ô tài sản".

pvn3

Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên chung thân trong phiên tòa trước

Cũng trong phiên tòa này, ông Đinh Mạnh Thắng, em trai ông Đinh La Thăng, bị tuyên 9 năm tù với cùng tội danh.

Báo Dân Trí ghi nhận : "Buổi tuyên án diễn ra chậm 40 phút so với dự kiến. Hệ thống âm thanh trong phòng theo dõi phiên xử qua màn hình dành cho báo chí gặp trục trặc. Trong khoảng 10 phút đầu, phóng viên chỉ thấy hình, không có tiếng, sau đó có tiếng nhưng rất nhỏ, phóng viên không nghe được".

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh tường thuật : "Hội đồng xét xử  nhận định rằng các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tài liệu trong hồ sơ vụ án hoàn toàn hợp pháp. Hội đồng xét xử  cho rằng việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình, theo đó việc sửa chữa này là theo yêu cầu của chính bị cáo Thanh".

Cáo buộc "tham ô tài sản" xảy ra trong vụ chuyển nhượng cổ phần bất động sản tại dự án Nam Đàn Plaza của Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Cáo trạng nêu ông Thanh và bảy bị cáo "chiếm đoạt 49 tỷ đồng tiền chênh lệch trong thương vụ này".

Riêng ông Thanh bị cáo buộc "tham ô 14 tỷ đồng".

Phản hồi từ luật sư

Trả lời BBC hôm 5/2, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, Hãng Luật Hưng Yên, một trong những người bào chữa cho ông Thanh, nói : "Sáng nay tôi không dự tòa, nhưng nghe các luật sư khác nói lại rằng tòa tuyên không có logic, nghe buồn cười".

"Tại phiên tòa, chúng tôi đặt rất nhiều câu hỏi với Viện Kiểm sát để làm rõ nhưng họ không tranh luận lại".

"Về chuyên môn, chúng tôi không thỏa mãn với cáo buộc ông Thanh là chủ mưu tham mưu vụ án thứ hai này".

"Về tố tụng, vụ án này không đủ điều kiện khởi tố vụ án với ông Thanh về hành vi cách đây tám năm".

"Về nội dung, không có nội dung nào khác ngoài hai lời khai buộc tội ông Thanh mà những lời khai này có trong một phiên tòa khác hồi năm 2017 (không có mặt ông Thanh) nhưng giờ những người khai đó giờ lại phủ nhận".

"Trong vụ án này, ông Thanh chỉ là người quản lý, phát triển bảo toàn vốn theo điều lệ cũng như quy định pháp luật về công ty có sở hữu của Nhà nước".

"Chúng tôi đề nghị Viện Kiểm sát làm rõ việc làm sao ông Thanh có quyền chỉ đạo và chi phối nhưng Viện Kiểm sát đã không thể đưa ra bằng chứng".

"Về lời khai ông Thanh nhận vali 14 tỷ, chúng tôi cho rằng không thể để số tiền này với nhiều mệnh giá trong một vali để vừa trên ngăn hành lý xách tay của máy bay. Rất tiếc Viện Kiểm sát cho rằng không cần thiết để thực nghiệm việc này".

"Hội đồng xét xử  đã không đánh giá hết toàn diện các quan điểm mà luật sư đề nghị tranh luận cũng như đưa ra bằng chứng cho thấy ông Thanh không có hành vi tham ô".

"Về cả hai bản án chung thân dành cho ông Thanh trong hai vụ án này, các luật sư chúng tôi cho rằng không có căn cứ để tuyên ông ấy phạm tội".

Đề cập về việc gia đình ông Thanh đã nộp khoản tiền khắc phục 4 tỷ đồng trước khi phiên tòa đầu tiên diễn ra, luật sư Quynh nói : "Ông Thanh đồng ý cho gia đình nộp khoản này nhưng với trách nhiệm là người đứng đầu PVC để xảy ra tình trạng để cấp dưới rút ruột công trình".

"Chứ ông ấy hoàn toàn không nhận tội 'Cố ý làm trái'"

"Khả năng cao là ông Thanh tiếp tục kháng cáo bản án thứ hai này".

"Ông ấy rất quyết liệt, không nhận tội, còn buộc tội thế nào thì đó là quyền của cơ quan tố tụng".

'Yêu cầu đặc biệt'

Trước đó, trả lời BBC, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói : "Chắc chắn hai vụ án hình sự về tội danh "Cố ý làm trái…", "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN và PVC và vụ "Tham ô tài sản" tại PVP Land có khối lượng hồ sơ rất lớn".

"Tuy nhiên, hai vụ này lại được đưa ra xét xử cách nhau hai ngày là sẽ là áp lực rất lớn đối với bản thân các bị cáo và các luật sư bào chữa cho họ". "Tôi thật sự khâm phục các luật sư nào đã nhận tham gia cả hai vụ án này".

"Thông thường, chúng ta ít thấy các vụ án lớn được xếp lịch xét xử cận với nhau vậy. Rõ ràng đã có những yêu cầu đặc biệt tác động đối với lịch xét xử".

Hôm 2/2, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã làm đơn kháng cáo bản án trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN và PVC.

Truyền thông Việt Nam ghi nhận, hầu hết các bị cáo đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường mà bản án ngày 22/1 đã tuyên. Riêng ông Trịnh Xuân Thanh "kháng cáo kêu oan".

"Bị cáo Thanh đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại về cả trách nhiệm hình sự và dân sự. Ông Trịnh Xuân Thanh cho rằng, bản thân không tham gia vào các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản như bản án sơ thẩm đã tuyên", VietnamNet tường thuật.

*********************

Trịnh Xuân Thanh lãnh thêm án chung thân thứ hai (Người Việt, 04/02/2018)

Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) bị kết án thêm bản án chung thân thứ hai từ số tiền "tham ô" khi bán tài sản của công ty con PVP Land.

pvn4

Ông Trịnh Xuân Thanh tại một phiên xử ở tòa án thành phố Hà Nội. (Hình : Tuổi Trẻ)

Trịnh Xuân Thanh, 50 tuổi, bị cáo buộc nhận 14 tỷ đồng (hơn 616.376 USD) là tiền được chia trong số tiền nhóm người mánh mung bán rẻ chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần bất động sản Điện Lực Dầu Khí Việt Nam (PVP Land), công ty con của PVC .

Người đóng vai trò chuyển tiền phù phép làm giá cho ông Thanh là Đinh Mạnh Thắng, em ruột ông cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng.

Phiên tòa diễn ra từ ngày 25 tháng Giêng 2018 vừa kết thúc, chấm dứt một vụ án sôi nổi mà nhân vật chính Trịnh Xuân Thanh đã làm quan hệ bang giao giữa Đảng cộng sản Việt Nam và nước Đức trở nên căng thẳng. Ông Thanh bị tình báo Đảng cộng sản Việt Nam bắt cóc khi bị lừa đến một công viên ở Berlin đưa về Việt Nam trị tội sau khi bỏ trốn khoảng đầu tháng 9 năm 2016.

Ông Thanh bị Viện kiểm sát cáo buộc "suy thoái đạo đức", "đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến số tiền đặc biệt lớn (hơn 87 tỷ) của Nhà nước, làm cho dự án Nam Đàn Plaza – một dự án có giá trị kinh tế rất lớn – bị đình trệ, không triển khai được từ năm 2010 đến nay".

Hậu quả của hành vi của ông Thanh bị tòa cáo buộc "không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn tác động rất xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, gây bức xúc trong dư luận". Ông cũng bị tố "chưa thật thành khẩn khai báo, chỉ khai nhận một phần hành vi phạm tội".

Cáo trạng nói việc chuyển nhượng giá thấp nhằm lấy tiền hối lộ từ kẻ mua để chia nhau giữa các bị cáo từ dự án xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp Nam Đàn Plaza ở đường Phạm Hùng, tổng cộng 49 tỷ đồng. Trong đó, ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc tham ô 14 tỷ đồng, ông Đinh Mạnh Thắng hưởng 5 tỷ ; ông Đào Duy Phong hưởng 8 tỷ ; ông Nguyễn Ngọc Sinh hưởng 2 tỷ ; ông Hùng 20 tỷ.

Các lời khai chi tiết về cách thức chuyển số tiền 14 tỉ đồng "lại quả" từ phi vụ trên cho ông Thanh, mà ông ta phủ nhận, cho người ta thấy đám quan chức đảng viên của chế độ ăn hối lộ hay xà xẻo của công một cách trắng trợn.

Sau khi ra khỏi Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh trốn lánh tại nước Đức. Ông ta đã gửi thư bỏ đảng Đảng cộng sản Việt Nam và nhất là nói "không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đồng chí tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng" nữa.

Qua blogger Người Buôn Gió, ông Trịnh Xuân Thanh từng hứa hẹn công bố các tài liệu động trời về tham nhũng tại ngành dầu khí Việt Nam, gồm cả chuyện bán lậu dầu thô ngay tại nơi khai thác. Số tiền quan chức bỏ túi chia nhau lên hàng tỉ đô la.

Tuy nhiên, qua các phiên tòa của hai vụ án, người ta không thấy ông Trịnh Xuân Thanh đem những chuyện đó ra nói. Những gì người thấy chỉ là những lời ông phủ nhận tội danh tham nhũng.

Thậm chí, ông Trịnh Xuân Thanh còn "khóc nấc" trước tòa và xin lỗi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "Bị cáo rất ân hận, rất hối hận. Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con". Báo Thanh Niên tường thuật phiên tòa ngày 17/1/2018.

Ngoài ông Trịnh Xuân Thanh, 7 đồng phạm khác trong vụ án cũng bị tù về tội tham ô như sau :

– Đinh Mạnh Thắng – nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và thương mại dầu khí Sông Đà bị 9 năm tù về tội tham ô tài sản ;

– Đào Duy Phong – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVPLand bị 16 năm tù ;

– Nguyễn Ngọc Sinh – nguyên tổng giám đốc PVP Land bị 13 năm tù ;

– Lê Hòa Bình – chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Minh Ngân bị 8 năm tù, tổng hợp với bản án lừa đảo trước đó là chung thân, bản án chung cho ông Bình vẫn chỉ là tù chung thân ;

– Nguyễn Thị Kim Thoa – nguyên kế toán trưởng công ty Minh Ngân và công ty xây dựng 1/5 : từ 8-9 năm tù, tổng hợp với bản án lừa đảo trước đó là chung thân, cộng chung vẫn chỉ là tù chung thân ;

– Huỳnh Nguyễn Quốc Duy – kinh doanh tự do : 10 năm tù. (TN)

*********************

Vì sao Trịnh Xuân Thanh lại xin sang Đức thăm vợ con ? (BBC, 04/02/2018)

Ông Trịnh Xuân Thanh lại một lần nữa xin sang Đức thăm gia đình trong một phiên xét xử tại Hà Nội hôm 3/2.

pvn5

Ông Trịnh Xuân Thanh nghe tuyên án tại TAND Thành phố Hà Nội hôm 22/1

Tại phiên tòa xét xử ông Thanh và đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản, ông Trịnh Xuân Thanh được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói : "Cũng như bản án trước, sau khi bản án có hiệu lực, bị cáo muốn sang Đức thăm vợ con, nếu có chết thì cũng trong vòng tay vợ con".

Bình luận với BBC về yêu cầu này của ông Thanh, nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin cho rằng những lời cuối tưởng như "ngây thơ" của ông Thanh lại là "một thông điệp tương đối khéo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi tới hai địa chỉ : gia đình và nước Đức".

"Những lời nói của ông Trịnh Xuân Thanh về vụ này, đứng về phía hội đồng xét xử, về phía những người đang quyết tâm chống tham nhũng hay những ai theo dõi truyền thông trong nước, thì có thể nghĩ là hơi ngây thơ. Không ai lại có thể cho phép những kẻ bị tuyên án tử hình và tù chung thân lại được ra nước ngoài tụ họp với gia đình rồi được chết trong vòng tay của những người thân".

"Còn đứng về phía khác, cá nhân tôi đánh giá đây là một thông điệp tương đối khéo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi tới hai địa chỉ", ông Lê Mạnh Hùng nói.

'Tình cảm cao nhất dành cho gia đình'

Theo truyền thông trong nước, khi các bị cáo được phép nói lời sau cùng tại phiên tòa hôm 3/2, ông Thanh nói những ngày trong trại tạm giam ông nhiều đêm mất ngủ vì 'nhớ vợ, nhớ con, nhớ bạn bè'.

"Bị cáo vẫn tin tưởng vào cuộc sống, tin tưởng vào xã hội, tin tưởng Hội đồng xét xử. Bị cáo muốn cám ơn tất cả những người dân, những người bạn mới, cám ơn các luật sư và cả những người công an dẫn đoàn đưa bị cáo đi xét xử... Một lần nữa cám ơn những người quan tâm đến bị cáo trong quá trình xét xử...

Cũng như bản án trước, sau khi bản án có hiệu lực, bị cáo muốn sang Đức thăm vợ con, nếu có chết thì cũng trong vòng tay vợ con", ông Thanh được tờ Dân Trí dẫn lời.

Từ Berlin, nhà báo Lê Mạnh Hùng bình luận với BBC :

"Trong vụ ông Thanh bị bắt cóc, người ta đã nói rất nhiều về chuyện ông đã gặp người tình cũ. Thậm chí những lời bình luận tương đối ác còn cho rằng ông 'chết vì phụ nữ'. Vì vậy có lẽ ông muốn khẳng định một điều là đến cuối đời tình cảm cao nhất mà ông dành cho chính là gia đình".

'Mong sự ủng hộ của nước Đức'

Nhà báo Lê Mạnh Hùng tiếp lời : "Địa chỉ thứ hai ông muốn nhắm tới theo tôi chính là nước Đức. Từ đầu tới giờ chúng ta chỉ theo dõi cái tuyên bố duy nhất của ông trên truyền hình, mà có bình luận cho là bị cưỡng ép, rằng ông tự nguyện về nước để đầu thú. Từ đó đến nay chúng ta chưa hề thấy một tuyên bố thứ hai của ông Thanh".

"Và tại phiên tòa chưa chắc ông Thanh đã có đủ can đảm và điều kiện để nói lên những suy nghĩ của mình".

"Thành ra đây cũng là một thông điệp của ông gửi tới nước Đức để cầu mong sự ủng hộ của nước Đức rằng trước sau ông cũng muốn trở lại Đức, nơi mà ông đã xin tỵ nạn chính trị để sum họp gia đình".

"Đành rằng cơ hội đó rất là mỏng manh nhưng tôi nghĩ rằng ông Thanh đã cố tận dụng cơ hội để nói ra điều đó".

Trả lời BBC về khả năng ông Thanh được nước Đức trợ giúp, nhà báo Lê Mạnh Hùng cho rằng ông Thanh không phải là người ngây thơ và rất "dày dặn khôn ngoan trong nhiều việc".

"Nếu Đức hiểu đúng cái tạm gọi là lập trường của ông Thanh trong sự việc này, đây cũng là một căn cứ để phía Đức có thể mặc cả hay thương lượng gì đó với phía Việt Nam".

"Đành rằng nước Đức không thể làm cái chuyện bỗng dưng đưa ông Thanh trở lại Đức được".

"Còn Việt Nam chấp nhận được đến đâu và chiều theo ý muốn của phía Đức về vụ ông Thanh như thế nào thì có lẽ chúng ta phải đợi xem giữa hai nước có tiếp xúc và đàm phán với nhau ra sao".

Đây không phải là lần đầu ông Thanh xin được quay lại Đức sau khi vụ án kết thúc. Hôm 17/1, tại phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác trong vụ án PVC, ông Thanh cũng đề nghị được "cho sang bên đó để có điều kiện chăm sóc con".

Ông Trịnh Xuân Thanh nhận án tù chung thân trong vụ PVC. Tòa sẽ tuyên án ông và các bị cáo khác trong vụ án thứ hai về tội tham ô sáng ngày 5/2.

Published in Việt Nam
mardi, 30 janvier 2018 11:46

Bi hài xét xử Trịnh Xuân Thanh

Trong phiên xử thứ nhất với mình, Trịnh Xuân Thanh lãnh mức án chung thân. Mặc dù Trịnh Xuân Thanh phản bác những lời khai bất nhất của các bị cáo khác đối với mình, nhưng tòa án vẫn kết tội dựa trên những lời khai đó.

txt1

Trong phiên xử thứ nhất với mình, Trịnh Xuân Thanh lãnh mức án chung thân

Theo điều 72 của luật tố tụng hình sự nhà nước cộng sản Việt Nam ghi rằng.

1. Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án. 

2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. 

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội".

Căn cứ quy định trên, lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Và không được dùng lời nhận tội của bị cán, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội nhằm bảo đảm tính khách quan của lời khai bị can, bị cáo và bảo đảm quyền bào chữa của họ.

Như vậy lời khai của các bị cáo khác không thể là chứng cứ để kết tội Trịnh Xuân Thanh, nếu như không có các chứng cứ khác phù hợp. Trong vụ án thứ nhất đối với Trịnh Xuân Thanh, không những chẳng có vật chứng nào mà ngay cả Trịnh Xuân Thanh cũng không nhận tội. Hàng loạt các yêu cầu về chứng cứ được Trịnh Xuân Thanh nêu ra, như gặp gỡ nhau vào giờ nào, điện thoại vào giờ nào... đều không được cơ quan điều tra chứng minh. Không những thế, tòa còn nhắc giám định viên, công tố viên không cần phải trả lời luật sư bào chữa cho bị cáo hoặc bị cáo.

Ở vụ án thứ nhất, tòa án đã chỉ dùng lời khai, lời nhận tội của các bị cáo khác để kết tội Trịnh Xuân Thanh, điều này trái với luật quy định.

 Ở vụ án thứ nhất Nguyễn Anh Minh và đồng bọn chủ động rút tiền chia nhau. Cơ quan an ninh đã mặc cả cho các tội phạm này nếu khai Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo và nhận tiền thì sẽ được giảm án, không phải đối mặt với mức án tử hình. Vì vậy họ cùng nhau khai Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo và nhận tiền, lời khai nhiều chỗ bất nhất, khi bị vặn họ nói rằng vì lâu rồi họ không nhớ rõ.

 Đến phiên tòa thứ hai đối với Trịnh Xuân Thanh thì sự lố bịch càng thậm tệ hơn, đến nỗi phiên tòa phải tuyên bố nghỉ bất thình lình để sắp đặt lại.

Nguyên nhân là bị cáo Thắng khác khai rằng đã đưa cho Trịnh Xuân Thanh 14 tỷ đồng Việt Nam tiền rút ra từ ngân hàng, số tiền này mệnh giá khác nhau theo chứng từ rút ra từ ngân hàng. Theo tính toán thì số tiền phải nặng đến 80 kg, như thế không thể bỏ vào thùng các tông mà bê được đến văn phòng của Thanh như lời khai ban đầu. Bị cáo khác ấp úng và trả lời là hôm đó cho vào valy kéo, vì tinh thần hoảng loạn nên lúc trước khai nhầm là cho vào thùng các tông.

 Luật sư đã yêu cầu các bị cáo khai về việc đưa tiền cho Trịnh Xuân Thanh phải được cách ly, để đảm bảp bị cáo này không nghe bị cáo kia khai việc đưa tiền thế nào. Nhưng tòa án không đồng ý và để nguyên cho bị cáo này khai, bị cáo kia nghe để lúc sau được hỏi thì khai cho khớp. Các luật sư yêu cầu người khai phải chỉ rõ loại va ly nào, và bị cáo Thắng kéo và bê tiền thế nào. Bị cáo Thắng chợt nhớ ra là không phải Thắng là người trực tiếp đưa tiền cho Thanh, mà Thắng giao va ly tiền cho lái xe của mình để lái xe của mình giao cho lái xe của Thanh. Các luật sư yêu cầu thực nghiệm xếp tiền vào trong va ly vì theo các luật sư với kích thước của đống tiền ấy thì rất khó xếp vào valy để kéo. Chưa kể lại có đoạn valy tiền đó được đưa lên máy bay, mà máy bay thì chỉ được phép đưa lên hành lý 7 kg và bỏ vừa chỗ cất hành lý trong khoang hành khách.

Công tố viên bị chất vấn, đuối lý xin hội ý với toà. Tòa lập tức tuyên bố ngừng vụ xét xử để xem lại một số thứ, né tránh việc thực nghiệm mà các luật sư yêu cầu.

Sự bi hài lên đến đỉnh điểm khi chính Trịnh Xuân Thanh cất lời bày tỏ về chủ trương chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam ngay giữa phiên toà, Thanh tuyên bố ủng hộ chủ trương chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng anh ta cho rằng những gì đang thực hiện là méo mó, không đúng sự thật và để oan sai.

Nếu xét theo góc độ khoa học của pháp luật thì với những lời khai, chứng cứ để kết tội Trịnh Xuân Thanh tham nhũng là không có cơ sở, các lời khai bất nhất của các bị cáo khác cho thấy cáo trạng đối với Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn là sắp đặt vội vàng của cơ quan điều tra, do sức ép của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đòi đưa phiên xử ra sớm, nên cơ quan điều tra không thể sắp đặt chặt chẽ các chi tiết ăn khớp giữa các lời khai, không kịp nguỵ tạo vật chứng, đến nỗi tòa ê chề phải tuyên bố tạm dừng vài hôm để cơ quan điều tra dàn dựng lại hậu trường.

 Nhưng xét theo tâm lý, tình cảm của đám đông bị kích động với quan điểm cứ quan chức nào có tiền là tham nhũng và tư duy quyền lực của cá nhân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ghét ai, muốn bắt và giết ai là người đó có tội. Thì việc tòa xử Trịnh Xuân Thanh một chiều, không cần đến lý lẽ, bằng chứng là điều được dư luận chấp nhận và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ủng hộ. Vì thế tính chính xác, cẩn trọng và công bằng của pháp luật không có trong những phiên tòa như thế này.

 Cũng vì những mục đích như thế nên việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ nước Đức đưa về, gây nên thảm hoạ về ngoại giao và uy tín của Việt Nam trên phương diện quốc tế không những chẳng bị dân chúng phàn nàn, trái lại còn nhiều người hồ hởi cho rằng bắt như thế là chiến công lớn của mật vụ Việt Nam. Trạng thái tình cảm như thế cũng sẽ diễn ra trong những phiên tòa thế này, nếu tòa càng xử bất chấp pháp luật cứ kết án bị cáo càng cao càng được dư luận ủng hộ, tán đồng bấy nhiêu. Thậm chí nếu lôi được cả vợ con, bố mẹ của bị cáo vô can mà ra tòa buộc tội được thì dư luận càng thích thú và hứng khởi.

 Người ta lý giải rằng - Không nên thương xót bọn quan chức cộng sản tham nhũng.

Ở đây có hai dạng, một dạng không thương xót quan chức cộng sản. Quan điểm của những người này nhất quán và rõ ràng hơn 40 năm nay, trước sau như một nên không có gì phải bàn về quan điểm của họ.

Một dạng là không thương xót quan chức tham nhũng. Dạng thứ hai này là dạng sùng bái quyền lực của phe nào mạnh trong đảng, bởi thế nên họ ủng hộ việc xét xử bất cứ cá nhân quan chức nào mà phe mạnh trong đảng đưa ra. Cho dù nhân tố đưa ra trước kia thuộc phe mạnh và chính họ đã từng cổ vũ, nay yếu thế thành nạn nhân thì họ quay ngược lại ra sức hò hét trợ giúp cho phe mạnh khác tiêu diệt. Họ cổ vũ cho quyền lực chứ không hề cổ vũ cho việc công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Bởi nếu họ ủng hộ pháp luật công bằng thì chính họ lại đang chống lại họ. Dạng thứ hai này chính là dạng của tư tưởng coi nghị quyết của đảng chính là pháp luật. Đây là dạng đang chiếm phần đông trong xã hội Việt Nam, những kẻ chóp bu trong lãnh đạo cộng sản nỗ lực lợi dụng truyền thông tác động qua những kẻ này, để tạo quyền lực.

Vụ xử Trịnh Xuân Thanh đã hài hước bởi những sắp đặt vội vàng, trơ trẽn của chế độ. Nhưng sau những cái hài hước đó là một nỗi đau lớn cho đất nước. Đó là bi kịch của một đất nước mà đa số người dân, quan chức tán đồng và ủng hộ việc không cần sự công bằng, khách quan trong các phiên toà. Có nghĩa người dân của chế độ xã hội chủ nghĩa chẳng những không có những tư duy văn minh, trái lại họ còn ủng hộ một chế độ còn độc đoán hơn chế độ xã hội chủ nghĩa, đó là chủ nghĩa phong kiến vua chúa kết hợp với chủ nghĩa xã hội.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 29/01/2018

Published in Diễn đàn

Lần thứ hai trong những phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, lời khai thuộc loại "nhạy cảm chính trị" được tiết lộ trên mặt báo chí nhà nước.

dauda1

Trịnh Xuân Thanh có còn "tin đảng, theo đảng", hay anh ta sẽ quyết định tung hê tất cả những trò lật lọng tráo trở mà giới chức đảng và công an quen thói đối xử với dân chúng và nay đang dùng để "xử nhau" - Ảnh : Tinmoi.vn

Lần đầu tiên thuộc về lời khai của Đinh La Thăng với ý "chỉ định thầu là do Bộ Chính trị", được phát ra trên báo Tuổi Trẻ và một số báo khác, nhưng sau đó các báo đã phải gỡ bỏ nội dung này.

Sau phiên tòa "Thăng – Thanh", đến phiên tòa dành riêng cho Trịnh Xuân Thanh với một tội "tham ô" nữa. Tại phiên tòa này, vào ngày 26/1/2018, điều bất ngờ đã xảy ra. Theo tường thuật của trang Zing.vn : "đây là lần đầu tiên Trịnh Xuân Thanh đã thẳng thắn nói rõ suy nghĩ và quan điểm của mình", trong đó điểm nhấn ấn tương nhất là lời tán thán của Trịnh Xuân Thanh : "Đấu tranh chống tham nhũng chứ không phải như một cuộc đấu đá, thanh trừng".

Dù cách hành văn trên của Trịnh Xuân Thanh chỉ mang tính ví von mà chưa chỉ thẳng vào thực tại, nhưng rõ ràng đã có một sự chuyển biến rất khác biệt về nhận thức và phát ngôn của Trịnh Xuân Thanh từ phiên tòa "Thăng – Thanh" đến phiên tòa này.

Nếu ở cuối phiên tòa "Thăng – Thanh", Trịnh Xuân Thanh còn nức nở nói lời cuối "xin bác tổng bí thư xem như con cháu trong nhà" và "xin được sang Đức chăm sóc vợ con", thì có vẻ như bản án chung thân không hề thay đổi theo ý chỉ của "Bác Trọng" đã khiến Trịnh Xuân Thanh vỡ mộng "được hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước", để lần đầu tiên đi đến quyết định trần trụi về "đấu đá, thanh trừng" trong tâm thế chẳng còn gì để mất.

"Đấu đá, thanh trừng" lại là một luồng dư luận xã hội và cả trong nội bộ đảng, đã nổi lên từ giữa năm 2016 khi Tổng bí thư Trọng phát lệnh "việc cần làm ngay" với chiếc xe hơi Lexus của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, kéo dài cho đến giờ đây với ngày càng nhiều đàm tiếu và mỉa mai về ý chí "chống tham nhũng thời kỳ trước" của ông Trọng.

"Thời kỳ trước" lại được hầu hết dư luận xã hội hiểu là "thời Nguyễn Tấn Dũng".

Thế là đã xảy ra một sự trớ trêu đầy bất công của lịch sử đảng cộng sản Việt Nam : trong khi dồn dập các "củi" của "thời kỳ trước" bị Nguyễn Phú Trọng tống vào "lò", vẫn còn rất nhiều ‘củi" của "thời kỳ này" không những ung dung tự tại mà còn nhơn nhơn tự đắc : Võ Kim Cự – cựu bí thư Hà Tĩnh và liên đới sâu đậm trách nhiệm với thảm họa xả thải của Formosa, Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế và phải chịu trách nhiệm về vụ ngành y tế nhập thuốc ung thư giả mà có thể đã gây ra cái chết thứ hai cho hàng ngàn bệnh nhân, Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa với khối tài sản khổng lồ bị đồn đoán và mối quan hệ rất đáng ngờ với đại gia Trịnh Văn Quyết, Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái với ngôi biệt phủ không thua kém thời thực dân…

Kết quả của luồng dư luận chỉ trích trên là ông Trọng đã chỉ "chống tham nhũng một bên".

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, cho dù từ lâu đã bị quá nhiều dư luận về lối sống xài tiền như nước và ăn đậm nhiều dự án, công trình có nguồn ngân sách và nguồn vốn ODA, nhưng lại tạo nên một hiện tượng đặc biệt khi vượt qua phiên tòa "Thăng – Thanh" mà không để lại một lời khai nào về sự dính dáng trực tiếp của hai nhân vật này đến tham nhũng cá nhân. Thậm chí Hội đồng xét xử còn không trưng ra nổi một chứng cứ nào đủ thuyết phục cho thấy Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tham nhũng, để cuối cùng phải "vận dụng vụ 119 tỷ đồng", mà theo luật sự Nguyễn Văn Quynh là "tưởng tượng ra sự thiệt hại về lãi suất" để áp đặt tội danh và mức án đối với Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.

Khác với Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã có cơ hội thứ hai để "nói thẳng nói thật", sau cơ hội thứ nhất đã trở nên ảo tưởng.

Có thể Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra giữa những lời gợi ý, hứa hẹn ngọt ngào trong quá trình lấy cung và những phủ dụ ngay sát phiên tòa "Thăng – Thanh" đã khác một trời một vực với ngữ cảnh "càng nói càng buộc thêm tội" của Viện Kiểm sát tối cao, để cuối cùng Trịnh Xuân Thanh vẫn phải nhận bản án chung thân, dù đã cày cục than khóc.

Cũng có thể là Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra, ngay sau phiên tòa "Thăng – Thanh", là anh ta cùng với Đinh La Thăng phải "chết", như một định luật chính trị, trên bàn cờ chính trị, để Tổng bí thư Trọng có cơ hội hoàn tất "kịch bản Bạc Hy Lai" ở Việt Nam và đang tràn trề hy vọng trở thành "Tập Cận Bình Việt Nam".

"Đấu đá, thanh trừng". Trịnh Xuân Thanh vừa "phản tỉnh". Lần thứ hai "phản tỉnh".

Lần "phản tỉnh" thứ nhất là sau khi bỏ trốn sang Đức, Thanh đã viết một bức thư và công khai trên mạng xã hội về "không còn tin tưởng tổng bí thư", tuy vẫn tin vào đảng.

Nhưng liệu vào lúc này, khi đã phải nhận một án chung thân và gần như chắc chắn sẽ phải nhận án chung thân thứ hai, Trịnh Xuân Thanh có còn "tin đảng, theo đảng", hay anh ta sẽ quyết định tung hê tất cả những trò lật lọng tráo trở mà giới chức đảng và công an quen thói đối xử với dân chúng và nay đang dùng để "xử nhau" ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 28/01/2018

Published in Diễn đàn

Vụ Trịnh Xuân Thanh và hai án lớn 'xử cận nhau' (BBC, 24/01/2018)

Bình luận việc ông Trịnh Xuân Thanh phải ra tòa một vụ khác sau hai ngày vụ xử trước vừa xong, một luật sư từ Việt Nam nói với BBC rằng "ít thấy các vụ án lớn được xếp lịch xử cận nhau như vậy".

txt1

Ông Trịnh Xuân Thanh bị tuyên án chung thân trong phiên xử hôm 22/1

Hai ngày sau khi bị tuyên án chung thân trong vụ án tại PVC, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) lại tiếp tục bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử tội tham ô tài sản hôm 24/1.

Ra tòa cùng ông là các "đồng phạm" trong số đó có ông Đinh Mạnh Thắng, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà, em trai ông Đinh La Thăng.

Yêu cầu đặc biệt ?

Cáo buộc "tham ô tài sản" xảy ra trong vụ chuyển nhượng cổ phần bất động sản tại dự án Nam Đàn Plaza của Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Cáo trạng nêu ông Thanh và bảy bị cáo "chiếm đoạt 49 tỷ đồng tiền chênh lệch trong thương vụ này".

Riêng ông Thanh bị cáo buộc "tham ô 14 tỷ đồng".

Trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh hôm 24/01, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói :

"Chắc chắn hai vụ án hình sự về tội danh "Cố ý làm trái…", "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN và PVC và vụ "Tham ô tài sản" tại PVP Land có khối lượng hồ sơ rất lớn".

"Tuy nhiên, hai vụ này lại được đưa ra xét xử cách nhau hai ngày là sẽ là áp lực rất lớn đối với bản thân các bị cáo và các luật sư bào chữa cho họ". "Tôi thật sự khâm phục các luật sư nào đã nhận tham gia cả hai vụ án này".

"Thông thường, chúng ta ít thấy các vụ án lớn được xếp lịch xét xử cận với nhau vậy. Rõ ràng đã có những yêu cầu đặc biệt tác động đối với lịch xét xử".

Trước đó, Jonathan Head, phóng viên BBC về Đông Nam Á bình luận về ông Thanh và phiên xử trước vừa kết thúc hôm đầu tuần :

"Một phiên tòa cấp cao tại Việt Nam xét xử hai quan chức cao cấp của công ty dầu khí quốc gia về tội tham nhũng được xem như là một nỗ lực của phe bảo thủ của Đảng Cộng sản nhằm khẳng định quyền lực của mình".

"Kể từ khi phe bảo thủ của đảng Cộng sản nắm quyền kiểm soát Bộ Chính trị tại đại hội Đảng cách đây hai năm, phe này đã để mắt đến các quan chức được cho rằng đã trở nên giàu có bất thường trong suốt nhiệm kỳ dài 10 năm của Thủ tướng đã bị loại (ousted) Nguyễn Tấn Dũng".

"Được công bố rộng rãi, phiên tòa cho thấy một cảnh tượng về những vị trước đây từng 'không ai chạm tới được' đang khóc lóc xin khoan hồng".

"Lãnh đạo Đảng đang sử dụng các phiên tòa này để bẻ gãy bất kỳ sự phản đối tiềm ẩn nào từ những người thân cận ông Dũng, đồng thời để cho công chúng biết rằng họ nghiêm túc trong việc chống nạn tham nhũng", phóng viên Jonathan Head viết trong bài hôm 22/01 trên trang BBC News bằng tiếng Anh.

Theo báo InfoNet của Bộ Thông tin và truyền thông, ngoài mức án chung thân trong vụ án tại PVC, ông Thanh còn bị buộc bồi thường 34,3 tỷ đồng "đã chiếm đoạt và làm thất thoát".

*************************

Trịnh Xuân Thanh sẽ thoát án tử và được ‘trả lại’ Đức ? (CaliToday, 23/01/2018)

Phiên tòa "Thăng – Thanh" vào tháng đầu tiên của năm 2018 đã kết thúc với cái kết không đến nỗi quá tệ đối với Trịnh Xuân Thanh : chung thân chứ không phải tử hình, dù trước đó nhiều đồn đoán cho rằng Thanh sẽ phải nhận án tử ở ngay phiên tòa đầu tiên. Cũng bởi thế Trịnh Xuân Thanh – tuy nằm trong trại B14 của Bộ Công an nhưng có lẽ cảm nhận được tình thế đối ngoại không đến nỗi bế tắc – đang lóe lên một tia hy vọng rằng trong những tháng hoặc những năm tới, ông ta có thể được nhà cầm quyền Việt Nam "trao trả" cho phía Đức.

https://youtu.be/Rp801N5tyVQ

Thoibao.de – một trang tin của người Việt ở Đức, dẫn nhận định của Hãng thông tấn Đức DPA cho rằng, với khéo léo ngoại giao cũng có thể sẽ đạt được điều như sau, ông Thanh [ngồi tù] trong một vài năm thực sự có thể quay trở lại Berlin – mặc dù ông bị kết án tù chung thân. Do đó người ta có thể hiểu được, thay vì chỉ trích, Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin đã tuyên bố : "Những quan sát mà chúng tôi nhận được từ trong phòng [dành cho báo chí theo dõi phiên tòa qua màn hình] thì phần lớn phù hợp với nhà nước pháp quyền, [theo nghĩa thực hiện đúng] những gì mà được ấn định trong Bộ luật hình sự Việt Nam"…

Thái độ có vẻ mềm mại trên của Bộ Ngoại giao Đức là khác hẳn với sự cứng rắn trước đó khi nước này tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017, đồng thời củng cố thêm một giả thiết trước đó cho rằng có thể Tổng bí thư Trọng đã tìm cách hứa hẹn gì đó với người Đức để "vừa giải quyết đối nội vừa không phải trả giá đối ngoại".

txt2

Trịnh Xuân Thanh (giữa) bị dẫn ra tòa ở Hà Nội hôm 22/1/2018. Ảnh : AP

Vào cuối tháng 11/2017, 4 tháng kể từ khi vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" kéo theo cuộc khủng hoảng Đức – Việt, một tín hiệu đầu tiên về khả năng Hà Nội có thể nhượng bộ Berlin mới hiện ra. Theo đó, VOA tiếng Việt cho biết phía Đức đã phản hồi sau khi Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn "khẩn trương" xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh. Một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức nói rằng chính quyền Berlin "hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam" về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói : "Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược"…

Kể từ tháng 10/2017 khi tạo nên cơn động đất khi đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đó là lần đầu tiên người Đức – dù chỉ là gián tiếp mà chưa có một thông báo chính thức nào – hé ra ý có thể phục hồi mối quan hệ này, do đó cũng mang lại một tia hy vọng cho giới chóp bu Việt Nam bị cáo buộc đã dùng lực lượng mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào cuối tháng 7/2017.

Bản án chung thân đối với Trịnh Xuân Thanh, cho dù ông Trọng hoàn toàn có quyền "tử hình" nhân vật này, cho thấy một khả năng đang dần lộ rõ : nhằm vớt vát thể diện trước người Đức, phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với nước này và quan trọng không kém là nhằm vận động quốc hội các nước Châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA), Tổng bí thư Trọng đã tìm cách "cam kết" với Đức một vấn đề quan trọng nào đó.

Vấn đề đó là gì mà đã khiến người Đức tạm nguôi cơn giận dữ ?

Chỉ có thể là chiếu theo yêu cầu bất di bất dịch của Nhà nước Đức về việc Việt Nam phải trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức, nhưng không hẳn để Đức làm thủ tục tị nạn chính trị cho Thanh, mà rất có thể chỉ làm động tác trục xuất cho đúng với thể thức một nhà nước pháp quyền. Còn trục xuất đi đâu, về Việt Nam hay sang một nước thứ ba nào đó thì chưa biết.

Hẳn đó là lý do để ông Trọng tự tin giữ riệt Trịnh Xuân Thanh, không chịu trả trước khi xử án, mà chỉ có thể trả lại sau khi Thanh đã hoàn tất các phiên tòa, kể cả một phiên tòa nữa sẽ được xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Khi đó, Trịnh Xuân Thanh sẽ hết "giá trị sử dụng", còn Tổng bí thư Trọng cũng sẽ vớt vát được "thể diện" của ông và nhìn về tương lai EVFTA.

Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

EVFTA, mặc dù đã được hoàn tất đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng còn phải trải qua thủ tục ký và bỏ phiếu, phê chuẩn ở nghị viện các nước Châu Âu. Có đến 27 nước như vậy, mà chỉ cần một nước không đồng ý thì EVFTA coi như không thành và Việt Nam cũng "mất cả chì lẫn chài".

Ngay trước mắt, Đức là nước đang có nhiều lý do đủ thuyết phục nhất để bỏ phiếu phủ quyết đối với EVFTA.

Vừa khai thác triệt để Trịnh Xuân Thanh nhằm "xử lý nội bộ", vừa cù cưa, câu kéo vụ Trịnh Xuân Thanh để vận động Châu Âu sớm thông qua EVFTA có thể đang là chiến thuật được Tổng bí thư Trọng tâm đắc.

Thiền Lâm

********************

Trần Bắc Hà ‘đi chữa bệnh’ nhưng sao không có hình ảnh ? (CaliToday, 23/01/2018)

Khoảng trống mà cựu chủ tịch Ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà để lại ở phiên tòa xử Phạm Công Danh – Trầm Bê vào tháng 1/2018 ngày càng bao trùm bí ẩn.

Dấu hỏi rất lớn đang được đặt ra là tại sao người đại diện của ông Trần Bắc Hà đã nộp giấy tờ chứng minh ông Hà đang chữa bệnh tại Singapore, đã phẫu thuật vào này 15/1/2018, Hội đồng xét xử đã có vẻ chấp nhận động tác này, nhưng vẫn không có bất cứ hình ảnh nào được công bố cho công luận và báo chí để chứng minh ông Trần Bắc Hà thực sự đang nằm trên giường bệnh ở Singapore ?

Những "triệu chứng" về bệnh nhân Trần Bắc Hà đang khá giống với một trường hợp nổi đình nổi đám vào cuối năm 2014 : Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh.

Từ giữa năm 2014, ông Nguyễn Bá Thanh bất ngờ vướng phải một căn bệnh nan y và đã phải đi Mỹ điều trị. Tuy nhiên vào thời gian đó, và tuân theo một căn bệnh truyền thống quá khó chữa, Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương cùng Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã không hề có bất kỳ thông tin nào cho câu hỏi của giới cán bộ về hưu về tình trạng của nhân vật "bắt liền hốt liền" này. Chỉ đến những tháng cuối năm 2014, một trang mạng bất ngờ gây đình đám và cực kỳ nguy hiểm đối với một bộ phận chóp bu Việt Nam – trang Chân Dung Quyền Lực – đã bất ngờ công bố nhiều hình ảnh và tài liệu y khoa về bệnh nhân Nguyễn Bá Thanh trong bệnh viện Mỹ, cùng căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, gây nên một cơn bão dư luận ghê gớm và lôi kéo cả những ông xem ôm, bà bán thịt hồi hộp theo dõi số phận của nhân vật gần đất xa trời này.

Cực chẳng đã, cuối cùng "trung ương" đành phải đưa ông Nguyễn Bá Thanh về nước, nhưng lại theo cách nửa kín nửa hở, đặc biệt không có hình ảnh mà chỉ tường thuật lời ông Thanh qua một người trung gian như "tau khỏe mà, có chi mô"…

Chỉ vài tháng sau phát ngôn bất hủ trên, Nguyễn Bá Thanh chính thức qua đời, tạm khép lại một bộ hồ sơ chính trị nội bộ gây quá nhiều nghi ngờ trong lòng công luận.

Giờ đây, công luận cũng đang nghi ngờ, và trên thực tế có quyền nghi ngờ, về trường hợp "không không thấy" của ông Trần Bắc Hà.

Trước khi ông Trần Bắc Hà "phẫu thuật" ở Singapore, vào ngày 13/1 báo Tuổi Trẻ Online đã xác minh rằng theo cơ sở dữ liệu của cơ quan chức năng Việt Nam, ông Trần Bắc Hà đang có mặt tại Việt Nam. Theo nguồn tin này, dữ liệu quản lý của cơ quan chức năng cho thấy lần cuối cùng ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất – nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – giáp ranh với Lào) vào đầu tháng 11-2017. Từ đó đến nay, dữ liệu chưa ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài. Nói cách khác, nguồn tin từ cơ quan chức năng cho thấy ông chưa xuất cảnh.

Mới đây, trang điện tử Zing.vn lại tung ra một điều tra riêng, cho thấy bản chụp hộ chiếu được hợp pháp hóa lãnh sự cho thấy ông Trần Bắc Hà đã dùng hộ chiếu được Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse (Lào) cấp vào tháng 11/2017. Tại một trang hộ chiếu cho thấy ngày 7/12/2017, ông Trần Bắc Hà xuất cảnh rồi sau đó nhập cảnh vào ngay cửa khẩu La Lay từ Quảng Trị qua tỉnh Salavan (Lào). Trong thời gian cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, ông Trần Bắc Hà đi lại giữa Thái Lan và Lào bằng đường bộ thông qua cửa khẩu Vang Tao. Ngày 7/1, ông Trần Bắc Hà tiếp tục đi qua cửa khẩu Vang Tao qua Thái Lan, rồi từ đó đáp chuyến bay từ Bangkok đi Singapore… 

txt3

Ảnh : Zing.vn

Như vậy, một khả năng lớn là ông Trần Bắc Hà đã từ Lào qua Thái Lan và bay đến Singapore.

Tại sao phải đi một đường lòng vòng quá mất công như thế, trong khi từ Hà Nội chỉ mất hơn một giờ đồng hồ lại đáp xuống sân bay Singapore ?

Lào – Thái Lan – Singapore lại là lộ trình rất có thể được thực hiện bởi Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ – tức đại gia Vũ "Nhôm", vào những này cuối năm 2017 khi nhân vật này chính thức "ra đi tìm đường cứu nước".

Ngày càng lộ ra mâu thuẫn lớn giữa lời giải trình của người đại diện của ông Trần Bắc Hà với thực tế Trần Bắc Hà chưa xuất cảnh khỏi Việt Nam từ tháng 11/2017, hoặc Trần Bắc Hà quả thực đã xuất cảnh nhưng "không biết đi đâu". Trong trường hợp đó, một sự thật "kinh khủng" đang xảy đến là hoặc ông Trần Bắc Hà đã xuất cảnh lậu sang Singapore không phải để chữa bệnh mà đã cao chạy xa bay, hoặc ông Hà vẫn còn nguyên trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không ai biết ông ở đâu.

Nếu quả thực Trần Bắc Hà vẫn còn ở Việt Nam, tại sao ông ta không lên tiếng, không trả lời cho tòa án ? Phải chăng đây là thái độ cố ý "lánh mặt" – từ ngữ nhẹ nhàng chỉ sự vắng mặt cố ý của ông Trần Bắc Hà, nếu không nói là hành động trốn tránh ? Cơ quan hay những cá nhân nào đã giúp ông Trần Bắc Hà ẩn nấp ở một chỗ nào đó trong lãnh thổ Việt Nam ?

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà vào những ngày này đang lao xao tin đồn về "sắp bắt Trần Bắc Hà".

Trần Bắc Hà không chỉ là một đại gia mà còn là một chính trị gia – hiểu theo một cách nào đó, và đương nhiên đã biết được không ít tin tức cung đình, đặc biệt những tin tức liên quan đến an nguy của mình. Rất có thể trong thời gian gần đây và đặc biệt sau khi Đinh La Thăng bị bắt, ông Hà đã nắm được một nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình.

Hay ông Hà đã bị bắt nhưng chưa được công bố ?

************************

Ai đã 'đánh cắp' cảng Quy Nhơn ? (Người Lao Động, 24/01/2018)

Làm sao lấy lại được cảng Quy Nhơn sau khi được cổ phần hóa chớp nhoáng, bán cho tư nhân giá rẻ mạt - là câu hỏi đau đáu của người dân.

txt4

Tiến hành cổ phần hóa và thoái toàn bộ phần vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn đã diễn ra nhanh đến bất thường. Kết quả cuối cùng là toàn bộ tài sản của cảng biển chiến lược ở miền Trung rơi vào tay một doanh nghiệp với giá chỉ vài trăm tỉ đồng.

Việc cổ phần hóa diễn ra rất bất thường, đến nỗi người dân Quy Nhơn - Bình Định cho rằng cảng Quy Nhơn đã bị "đánh cắp" bởi một nhóm lợi ích mà nhiều người ở thành phố biển này biết rất rõ họ là những ai.

Cảng Quy Nhơn trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - Bộ Giao thông vận tải nhưng vì sao tháng 7-2015, khi đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông Nguyễn Văn Thiện lại có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải khẩn trương bán phần vốn còn lại cho "nhà đầu tư chiến lược" để tạo nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng (?).

Cũng vì văn bản này mà ngày 25/5/2017, Ban Bí thư đã có quyết định kỷ luật ông Nguyễn Văn Thiện với hình thức Cảnh cáo vì đã ký văn bản không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Vì sao việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh Bình Định nhưng bí thư Thiện lại sốt sắng đến vậy ? Đó cũng là lý do vì sao Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc. Đó cũng là lý do vì sao cuối tháng 7-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai trong việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.

Câu hỏi này sẽ được làm sáng tỏ trong nay mai.

Tuy nhiên, những gì đang diễn ra đã cho thấy có dấu hiệu lợi ích nhóm trong việc bán cảng Quy Nhơn, khi mà "ai đó" đã ép cán bộ - công nhân cảng Quy Nhơn phải ký một lá đơn gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung khẳng định việc cổ phần hóa, thoái vốn ở cảng biển này là đúng pháp luật và rõ ràng !

Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1, có cơ sở hạ tầng rất quy mô. Theo nhiều chuyên gia, riêng cầu tàu tiếp nhận được tàu 50.000 tấn vốn xây dựng phải hơn 1.000 tỉ đồng. Cảng còn có 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỉ đồng. Nếu tính riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên 150 tỉ đồng. Đó là chưa kể kho bãi, đất đai thuộc cảng rất lớn. Với khối tài sản đồ sộ như vậy nhưng trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỉ đồng.

Tháng 9-2013, cảng Quy Nhơn tổ chức bán đấu giá thành công, bán ra 10% vốn điều lệ cho cổ đông tự do, tương đương 4,04 triệu cổ phần. Ngoài ra, còn bán 4,04 triệu cổ phần khác cho "nhà đầu tư chiến lược" là Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Hà Nội). Sau nhiều lần Vinalines chuyển nhượng, Hợp Thành nắm giữ đến 86,23% cổ phần với tổng trị giá chỉ 440 tỉ đồng.

Điều đáng nói là trước khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Hợp Thành trong đợt 2 và đợt 3, giữa năm 2015, lãnh đạo cảng Quy Nhơn có văn bản gửi Vinalines và Bộ Giao thông vận tải đề nghị giữ lại 51% phần vốn nhà nước nhưng không được xem xét. Và tất nhiên, cảng Quy Nhơn ngay lập tức bị nuốt trọn !

Vì sao một cảng lớn như vậy, thoắt một cái đã trở thành cảng của tư nhân với giá bèo đến thế ? Vì sao và ai phải chịu trách nhiệm cổ phần hóa cảng này khuất tất, để tài sản của nhà nước chạy vào tay tư nhân với giá như cho ? Và còn rất nhiều câu hỏi khác…

Làm sao lấy lại được cảng Quy Nhơn sau khi đã cổ phần hóa là một câu hỏi đau đáu không chỉ với dân Bình Định mà là của cả nước. "Cái gì của Caesar phải trả về cho Caesar", tài sản của nhà nước phải trả lại cho dân cho nước.

Nhưng trước hết phải vạch mặt cho được nhóm lợi ích đã tìm mọi cách "đánh cắp" cảng Quy Nhơn, lôi ra ánh sáng...

Lưu Nhi Dũ

*************

"Người đổ vỏ" Ngô Văn Tuấn bị miễn nhiệm chức vụ cuối cùng (CaliToday, 24/01/2018)

Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức kỳ họp bất thường để bãi nhiệm chức danh đại biểu Hội đồng nhân dân đối với ông Ngô Văn Tuấn trong nhiệm kỳ 2016-2021. Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam, ông Ngô Văn Tuấn đã "nâng đỡ không trong sáng" đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

txt5

"Người đổ vỏ" Ngô Văn Tuấn. Ảnh : Internet

Theo truyền thông trong nước cho biết, sáng ngày 24/1 kỳ họp bất thường Hội đồng nhân dân chỉ mời 95 đại biểu, ngoài ra, phóng viên không được phép tham dự.

Tại phiên họp, 90/91 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã bỏ phiếu thống nhất miễn nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân đối với ông Ngô Văn Tuấn. Phiên họp diễn ra nhanh chóng, gần 9 giờ sáng đã kết thúc.

Cũng trong sáng 24/1, ông Ngô Văn Tuấn đã không có mặt tại phiên họp xử lý mình.

Sau khi kỳ họp kết thúc, phóng viên báo chí dù cố gắng tiếp xúc các ông Trịnh Văn Chiến-Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhưng không nhận được câu trả lời.

Việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ mang tính thủ tục, vì trước đó, vào ngày 18/1, ông Nguyễn Xuân Phúc-thủ tướng cộng sản Việt Nam đã ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đối với ông Ngô Văn Tuấn. Quyết định này được đưa ra sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và ông Tuấn đã bị cách chức mọi chức vụ trong đảng. Ông Tuấn không còn là Tỉnh ủy viên tỉnh Thanh Hóa nữa.

Ông Ngô Văn Tuấn (sinh năm 1966) cho đến nay không còn bất cứ chức vụ nào và số phận của ông cũng sẽ giống như Nguyễn Xuân Anh (cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng), nghĩa là sẽ phải về hưu non, do không được điều chuyển đến nơi khác làm việc theo quy định mới mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới ban hành gần đây.

Ông Ngô Văn Tuấn được coi là "người đổ vỏ" cho ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, vì cô Trần Vũ Quỳnh Anh là vợ bé của ông Chiến và có với ông này hai người con. Từ một nhân viên hợp đồng, cô Trần Vũ Quỳnh Anh đã dùng nhan sắc để tiến thân. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cô Quỳnh Anh đã trở thành trưởng phòng Nhà đất và thị trường Bất động sản của Sở Xây dựng. Lúc này, ông Ngô Văn Tuấn chính là giám đốc sở.

Ông Chiến mới đích thị là người "nâng đỡ không trong sáng" cô Trần Vũ Quỳnh Anh thông qua ông Ngô Văn Tuấn. Từ sau Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII, nội bộ đảng cộng sản Việt Nam có những xáo trộn lớn, một cuộc thanh trừng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đích thân cầm đầu đã khiến rất nhiều lãnh đạo cao cấp phải điêu đứng, trong đó ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị đã phải vào tù. Ông Trịnh Văn Chiến cũng nằm trong số bị đưa vào lò. Tuy nhiên, không rõ bằng cách nào, dù với rất nhiều tai tiếng nhưng ông Trịnh Văn Chiến lại bình chân như vại, tiếp tục ngồi chiếc ghế Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Thay vào đó, người phải chịu trận cho ông là Ngô Văn Tuấn, phó Chủ tịch tỉnh.

txt6

"Kẻ ăn ốc" Trịnh Văn Chiến. Ảnh : Internet

Còn cô Trần Vũ Quỳnh Anh, sau khi những tai tiếng bị phanh phui, báo chí, truyền thông trong nước cũng như hải ngoại đưa tin, cô đã nhanh chóng sắp xếp tẩu tán tài sản cùng với hai người con sang New Zealand định cư.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam

Báo chí của đảng cộng sản Việt Nam đều tường thuật một chi tiết trong phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh, khi Thanh xưng "cháu" để ngỏ lời trực tiếp với Nguyễn Phú Trọng, nói "trong nước mắt" như các báo, đài mô tả : "Cháu muốn gửi lời xin lỗi tới bác Trọng, cháu rất mong bác tha thứ !".

toa1

"Cháu muốn gửi lời xin lỗi tới bác Trọng, cháu rất mong bác tha thứ !".

Một câu nói đó đủ tố cáo cả hệ thống pháp luật trong chế độ cộng sản là giả dối, bịp bợm !

Tại sao một bị cáo không nói chuyện với quan tòa để xin khoan hồng, không nói thẳng với những người đang ngồi đó xét xử và sắp phán quyết về tội trạng mình bị cáo buộc ? Tại sao anh ta lại xin lỗi và van lạy một người vắng mặt là ông Nguyễn Phú Trọng, một người không giữ chức vụ nào trong ngành tư pháp, không làm công việc gì trong chính quyền, không đóng vai công tố buộc tội (viện kiểm sát) hay cảnh sát điều tra ?

Chỉ trong một câu nói, Trịnh Xuân Thanh đã lột mặt nạ đảng cộng sản ; gián tiếp tố cáo tòa án chỉ là cái bình phong tư pháp, các quan tòa chỉ là một đám bù nhìn do Nguyễn Phú Trọng giật dây.

Trịnh Xuân Thanh "bật khóc nức nở khi nhắc đến việc bỏ trốn" sang Đức, việc viết thư gửi cho Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam vạch tội Nguyễn Phú Trọng, Thanh thú nhận mình đã "dại dột", như một đứa trẻ trốn cha mẹ đi hoang đang ăn năn hối lỗi !

Những chi tiết trên chắc chắn sẽ được chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức chú ý.

Tại sao nước Đức lại liên can tới một phiên tòa ở nước Việt Nam, xử một công dân Việt Nam ? Vì họ muốn chứng tỏ Đức là một quốc gia sống theo nền nếp văn minh.

Chính phủ Đức chính thức tố cáo, với các bằng chứng cụ thể, mật vụ cộng sản đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào ngày 23 tháng Bảy, 2017, trong khi anh ta và vợ con đang được cứu xét hồ sơ xin tị nạn. Ngày 10 tháng Tám, 2017, tổng công tố viên Liên Bang đã khởi sự điều tra vụ bắt cóc này. Họ tự coi có bổn phận đối với một người đã xin được tị nạn ở xứ Đức. Đối với thủ tục pháp lý một nước văn minh, sau khi đã chấp nhận để nghiên cứu về đơn xin tị nạn thì chính quyền đã có trách nhiệm với người đứng xin ! Trách nhiệm đó có nghĩa là người xin tị nạn phải được đối xử như một "con người" có đủ các quyền trước pháp luật, không thể xúc phạm ! Bắt cóc, đe dọa, tra tấn là xâm phạm quyền tự do căn bản của nạn nhân !

Cho nên chính phủ Đức đã chính thức đòi hỏi nhà nước cộng sản Việt Nam phải xét xử Trịnh Xuân Thanh theo thủ tục pháp lý đứng đắn, với các quan sát viên quốc tế được tự do tham dự. cộng sản Việt Nam đã tìm cách ngăn cản không cho chính phủ Đức tìm thêm bằng cớ để mai mốt đưa ra khi truy tố vụ bắt cóc Thanh. Luật sư được gia đình Trịnh Xuân Thanh thuê bào chữa, từ bên Đức qua, bị cấm không cho vào Việt Nam. Báo chí ngoại quốc cũng không được vào theo dõi phiên xử dù chỉ ngồi ở phòng khác theo dõi qua truyền hình.

cộng sản Việt Nam hy vọng chính phủ Đức sẽ không thể dùng chi tiết các diễn biến trong phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh, các lời lẽ đối đáp giữa các luật sư, công tố viện, quan tòa, để phía Đức có thể đưa ra, chứng minh rằng cộng sản Việt Nam đã vi phạm tất cả các thủ tục pháp lý của thế giới văn minh !

Quả nhiên chính phủ Đức phải chịu bó tay không thể tham dự trong quá trình xét xử Trịnh Xuân Thanh, một người nộp đơn xin tị nạn mà nước Đức tự nhiên có trách nhiệm bảo vệ để được "đối xử như một con người !"

Nhưng chính Trịnh Xuân Thanh đã gỡ hết thế khó khăn cho nước Đức.

Chỉ cần nói mấy câu lạy lục van xin Nguyễn Phú Trọng ; chỉ cần bỏ quên các quan tòa, coi cả cái tòa án kanguru trước mặt mình như một bóng ma không đáng đếm xỉa, Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp cho chính phủ Đức, và tất cả những người đọc tin tức về vụ án, một bằng chứng hiển nhiên là hệ thống tư pháp chính quyền cộng sản Việt Nam hoàn toàn vô giá trị !

Trịnh Xuân Thanh đã khóc lóc xin lỗi Nguyễn Phú Trọng, đã van xin "Bác Trọng" mở lòng thương. Trịnh Xuân Thanh không nói một câu nào xin tòa án khoan hồng. Riêng một chi tiết đó cũng đủ cho cả thế giới thấy quyết định kết tội nặng nhẹ hoàn toàn nằm trong tay một tên trùm sỏ. Các diễn viên đóng vai thẩm phán, kiểm sát, luật sư, cho tới cả các bị cáo, chỉ là những vai hề diễn trò trên sân khấu cho tên trùm sỏ ngồi coi và cười. Muốn xin khoan hồng, hãy lạy van trực tiếp tên trùm sỏ đó !

Một điều lạ đối với người quan sát tỉnh táo, là tại sao các quan tòa không ngăn lại, cấm Trịnh Xuân Thanh không được nói "lạc đề ?". Bất cứ quan tòa nào cũng có quyền ra lệnh : Bị cáo phải trở lại vấn đề cốt yếu, hãy nói về các bằng cớ, các nhân chứng, các lý lẽ để biện hộ cho mình ! Anh không có lý do nào nói với một người ngoại cuộc, không dính líu gì tới hồ sơ vụ án ! Nếu một quan tòa ra lệnh như thế, Trịnh Xuân Thanh sẽ không mất công van xin lạy lục !

Điều kỳ lạ hơn nữa, là tại sao báo chí do đảng cộng sản kiểm soát và chỉ huy lại tung tất cả các chi tiết lên mà không biết rằng những lời Trịnh Xuân Thanh nói chỉ tố giác Nguyễn Phú Trọng là một tên độc tài, chuyên chế không khác gì Stalin ?

Chỉ có một cách giải thích, là chính ông Nguyễn Phú Trọng muốn như vậy !

Đinh La Thăng cũng cư xử giống hệt Trịnh Xuân Thanh. Trước tòa án, ông cựu ủy viên Bộ Chính Trị đã cất lời ca ngợi tên đao phủ có thể cắt đầu mình : "Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, ‘mỗi việc đều có bối cảnh và nguyên nhân của nó.’ Do đó cần xem xét… xử lý cán bộ… không phải dập cho người ta không ngóc đầu lên được mà xử lý để người ta thấy sai. Khi tổng bí thư phát biểu ý này, bị cáo (Thăng) thấy được, cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư (Nguyễn Phú Trọng)".

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh không người nào tỏ ý ăn năn xin lỗi hơn 90 triệu người dân Việt Nam về tội đã làm công quỹ thất thoát. Không người nào yêu cầu tòa án xét xử công bằng và khoan dung. Cả hai dường như đều không đếm xỉa gì tới hệ thống tư pháp ! Chỉ hướng về con người thực sự nắm vận mạng mình trong tay : Nguyễn Phú Trọng !

Ông tổng bí thư đang là người sung sướng nhất nước Việt Nam, khi có cơ hội làm nhục Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trước bàng dân thiên hạ ! Về mặt này, Trọng đã qua mặt cả Tập Cận Bình ! Trong các phiên tòa ở bên Tàu gần đây, các bị cáo như tướng Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Nghiệp, hoặc lớn hơn như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, không một người nào khóc lóc van xin, không ai khẩn cầu Tập Cận Bình tha thứ cho mình, thương hại vợ con, cha già, con dại của mình, như hai ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trổ tài trình diễn ! Trong lịch sử các phiên tòa cộng sản trên thế giới, chỉ có Stalin được hưởng thú vui xa xỉ đó !

Cảnh tượng Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh van xin lạy lục còn chứa đựng một tác dụng khác. Các bị cáo này có thể đã được mớm lời khuyên hãy cúi đầu xuống càng thấp càng tốt, chịu nhục, chịu tiếng hèn, với hy vọng được xử nhẹ. Chính cha mẹ, vợ con họ có thể đóng vai truyền đạt ý tưởng đó, nhét vào đầu các bị can. Nguyễn Phú Trọng muốn như vậy, vừa để thỏa mãn ham muốn trả thù, vừa dùng hình ảnh đó chứng tỏ uy quyền tuyệt đối của mình. Trọng muốn đe dọa các tay khác trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng : Hãy coi gương Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh ! Có ai muốn diễn những tấn tuồng này hay không ?

Trong cơn khoan khoái, hỉ hả khi làm nhục được Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và gián tiếp tát vào mặt Nguyễn Tấn Dũng, ông tổng bí thư cộng sản đã quên một hậu quả của tấn tuồng tòa án ở Hà Nội. Nó chỉ chứng tỏ nước Việt Nam đang sống dưới một chế độ độc tài chuyên chế không khác gì nước Nga dưới thời Stalin.

Nhưng đầu óc của ông Nguyễn Phú Trọng không đủ chỗ chứa một mối quan tâm như vậy. Nguyễn Phú Trọng không hề cảm thấy ngượng ngùng khi các cán bộ cao cấp nhất của đảng biểu diễn bộ mặt đê hèn, ti tiện, ích kỷ. Đó chính là do "công ơn giáo dục" của đảng cộng sản trong 70 năm qua ! Những đảng viên còn có lương tâm không luồn lọt, đê hèn, ti tiện, ích kỷ, thì không thể nào leo lên được tới địa vị cao trong đảng !

Nhưng dân Việt Nam đang có một cơ hội so sánh. Người ta sẽ thấy những nhà tranh đấu dân chủ tự do khi phải ra trước tòa có thái độ khác hẳn với các cán bộ cao cấp cộng sản. Những Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Điếu Cày, Người Buôn Gió, vân vân, và gần đây Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, người nào cũng ngẩng cao đầu khi đứng trước tòa án. Họ viện dẫn các luật lệ, đưa ra các chứng cớ, biện luận phải trái, để dạy cho các quan tòa cộng sản các thủ tục pháp lý văn minh phải như thế nào. Đồng bào ta khi đọc những lời họ nói, có thể nhận được một bài học về công lý, về những quyền bất khả xâm phạm của mọi công dân trong một xã hội bình thường.

Chế độ cộng sản không cho xã hội nào được sống bình thường. Người dân Việt ngày càng thấy rõ. Dân ta sẽ đòi thay đổi để được sống như loài người văn minh tiến bộ.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 23/01/2018

Published in Diễn đàn

Hồ Duy Hải là phiên bản Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long ? (VNTB, 15/01/2018)

Nhân án mạng Bưu cục Cầu Voi, bà cựu phó Chủ tịch Nước - Trương Mỹ Hoa liệu có phải đang chịu tiếng oan là bao che cho kẻ thủ ác ? Những người nhà của các nạn nhân chết tức tưởi làm sao lành được vết thương lòng khi có những tử tù chịu án oan, là cũng đồng nghĩa hung thủ vẫn còn ngoài vòng pháp luật.

Trên các trang mạng xã hội tiếp tục có nhiều chia sẻ về oan khuất của tử tù Hồ Duy Hải. Người cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng cũng ròng rả kêu oan cho con mình, và ông tiếp tục sống chung với đoàn người dân kêu oan đang vạ vật ở thủ đô Hà Nội suốt mấy năm qua.

Huỳnh Văn Nén và Hàn Đức Long là hai tử tù được minh oan, và hung thủ đã được lôi ra ánh sáng. Nếu như trước đó gia đình của hai người tù này không liên tục kêu oan, có lẽ tro cốt của họ cũng đã phủ lớp bụi dày thời gian nơi chốn thiền tự nào đó.

toaan1

Ngôi mộ của hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi đã bị sát hại (được cho là) vào đêm 13/01/2008.

Và cũng sẽ không công bằng khi người ta chia sẻ cảm xúc về các tử tù đang chịu oan khuất, mà quên mất rằng nỗi đau mất người thân của những vụ án giết người này luôn được xới lại, khi công lý chưa được thực thi ; bởi dường như nhà chức trách bằng lòng với những sai phạm tố tụng đang diễn ra với Hồ Duy Hải, với Nguyễn Văn Chưởng – giống như họ đã từng ra sức bảo vệ các lỏng lẻo tố tụng trong cáo buộc Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long.

"Dạ, hai người chị của tôi và tôi có đến gia đình của nạn nhân, tới trước thờ đốt nhang rồi nói rằng chuyện này con tôi chắc chắn không thể làm. Gia đình của cô Ánh Hồng, tức nạn nhân, chỉ khóc cùng chúng tôi, chứ không nói gì. Thời gian sau, báo đài cùng đăng tin, lên tiếng rằng con tôi bị oan, người quen chung với hai gia đình nạn nhân kể lại rằng họ nghe được các gia đình đó nói xót thương cho con tôi Hồ Duy Hải, đang đi học mà bị lao lý. Họ chỉ nghe lời công an nói con tôi giết người, thì biết vậy chứ không biết làm sao hơn". Bà Loan, người mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, đã chia sẻ như vậy.

Trong một lần tìm hiểu về vụ án Bưu cục Cầu Voi (đóng tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), phóng viên Việt Nam Thời Báo đã đến tìm gia đình hai cô gái xấu số, nhưng không gặp được. Người hàng xóm là bà Ba kể : "Gia đình bà Sáu (tức mẹ nạn nhân Hồng) khổ lắm, nhà có 4 đứa con gái, đứa con thứ 2 không may bị tật nguyền bẩm sinh nên giờ đã hơn 20 tuổi rồi vẫn nằm một chỗ, mọi sinh hoạt, ăn uống phải có người thân lo". 

Dẫn chúng tôi ra thăm mộ phần 2 cô gái xấu số nằm cạnh nhau trên bờ ao, vừa đi bà Ba vừa tâm sự : "Con Hồng và con Vân là 2 chị em con chú con bác, nhà lại ở gần nên chơi thân với nhau lắm. Lớn lên 2 đứa xin được vào làm chung trong bưu điện, rồi lại chết chung một ngày… Hồng là con đầu, học hành xong vừa ra đi làm được mấy tháng chưa kịp phụ giúp gì cho cha mẹ thì bị người ta giết dã man. Ngày đưa 2 đứa nó về, nhìn tội lắm, thi thể đứa nào cũng sưng vù lên, bầm tím khắp nơi, lại còn bị cắt vào cổ. Nhìn cảnh đó, hàng xóm xung quanh ai cũng bật khóc, còn người thân thì ngất lên ngất xuống,…

Tính cho đến trung tuần tháng 1/2018, không có (hoặc chưa thấy) báo chí nào đưa tin cho biết cuộc sống hiện nay của gia đình hai nạn nhân trong vụ án Bưu cục Cầu Voi 10 năm về trước.

Theo hồ sơ, ngày 13/01/2008 tại Bưu cục Cầu Voi đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau. Tại hiện trường vương lại nhiều dấu vân tay của hung thủ. Hơn hai tháng sau, ngày 21/03/2008, Hồ Duy Hải - nam thanh niên tại địa phương, nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2 cây số - bị bắt giữ. Hồ sơ thể hiện Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, thực hiện hành vi giết người tại Bưu điện Cầu Voi. Tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hồ Duy Hải đều kêu oan.

Luật sư Trần Hồng Phong, người nhận bão chữa cho Hồ Duy Hải, nói rằng các bút lục điều tra có ghi nhận Nguyễn Văn Nghị là người có liên quan và vai trò đặc biệt quan trọng vì Nguyễn Văn Nghị là người yêu của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng, được thể hiện trong lời khai của anh Cao Hoàng Tuấn Anh). Trong đêm xảy ra vụ án, Nguyễn Văn Nghị có ghé vào Bưu điện Cầu Voi và có lời khai nhìn thấy một thanh niên trong bưu điện tối 13/01/2008. Sau đó Nguyễn Văn Nghị đã bị bắt. Cơ quan điều tra từng tạm giữ và lấy lời khai của Nguyễn Văn Nghị. Thế nhưng sau đó Nguyễn Văn Nghị không được đưa vào danh sách "nhân chứng".

"Toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan đến Nguyễn Văn Nghị đều bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Vì sao không cho Nguyễn Văn Nghị nhận dạng Hồ Duy Hải ? Vì sao không giám định vân tay của Nguyễn Văn Nghị ? Đây là những điều rất bất thường" - luật sư Trần Hồng Phong đặt câu hỏi.

Hồ sơ vụ án cho biết theo kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An ngày 11-4-2008 : "Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án ngày 14/01/2008 tại Bưu cục Cầu Voi… không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải".

Những ‘án lệ’ Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long cho thấy khả năng oan sai đối với các tử tù như Hồ Duy Hải ở Long An, như Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng.

Các nghi vấn về kẻ thủ ác trong vụ sát hại hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi là cháu của cựu phó chủ tịch Nước – bà Trương Mỹ Hoa mà nhiều trang mạng xã hội đăng tải, càng cho thấy vụ án không dừng lại mức độ hình sự thông thường, mà đang được dịch chuyển theo hướng mà nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, là đang gây mất niềm tin trong công chúng về việc cơ quan tố tụng bao che "con ông cháu cha" ở bộ máy công quyền.

Nguyễn Văn Nghị có phải quan hệ thân thích với bà Trương Mỹ Hoa như đồn đãi ? Câu hỏi này có lẽ đang cần sự trả lời của ông Nguyễn Phú Trọng, vì theo Quyết định số 105-QĐ/TW do Tổng bí thư ký ban hành, hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2017, thì bà cựu phó chủ tịch Nước Trương Mỹ Hoa chịu sự quản lý của Bộ Chính trị.

Chỉ cần ông Tổng bí thư ký lệnh yêu cầu làm rõ Nguyễn Văn Nghị có phải là cháu của bà cựu phó chủ tịch Nước, thì vụ án Bưu cục Cầu Voi sẽ nhiều khả năng được trả hồ sơ để tiến hành điều tra lại theo trình tự tố tụng ban đầu của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015. 

Thảo Vy-Trúc Mai

***************

Y án 5 năm tù và 4 năm quản chế cho Nguyễn Văn Oai (RFA, 15/01/2018)

Phiên tòa phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai đã được diễn ra tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sáng ngày 15/01/2018 trong bầu không khí căng thẳng. Bên trong phiên tòa, những lời khai của bị cáo và luận chứng của luật sư đều bị bác bỏ và cuối cùng thẩm phán vẫn tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù giam và 4 năm quản chế đối với ông Nguyễn Văn Oai. Bản án được luật sư nhận định là "oan sai".

toaan2

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai - Courtesy citizen

Bên ngoài tòa án, băng rôn biểu ngữ với khẩu hiệu "tự do cho Nguyễn Văn Oai" bị giằng lấy xé nát, nhiều người bị đánh đập, cướp điện thoại và hai trẻ vị thành niên đã bị công an bắt đi đâu chưa rõ.

Một phiên tòa còn nhiều khúc mắc

Ngay khi phiên tòa vừa kết thúc, Bà Nguyễn Thị Liệu - mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai nói trong tiếng nấc nghẹn :

"Con tôi nó chống lại, nó không nhận tội nào hết. Phiên tòa xử bất công. Con tôi bị oan. Các ông hãy xử lại cho con tôi".

Nói về những yếu tố pháp lý và căn cứ luận tội ông Nguyễn Văn Oai, Luật sư Hà Huy Sơn cho biết khi vừa ra khỏi cổng tòa án

"Tòa cuối cùng vẫn y án sơ thẩm. Tội không chấp hành án 2 năm, tội chống người thi hành công vụ là 3 năm. Là luật sư tại tòa, tôi đã nói là không có tội.

Để kết tội một người tội không chấp hành án thì phải có điều kiện là đã áp dụng cưỡng chế cần thiết, khi đã áp dụng biện pháp đó rồi mà người ta vẫn không thi hành thì mới kết được tội "không chấp hành án".

Biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định bao gồm : áp giải, dẫn giải, niêm phong tài sản. Cả ba biện pháp này đều chưa được chính quyền thực hiện. Nhưng mà người ta đã quy vào tội không chấp hành án. Do vậy đó là oan sai.

Với tội danh thứ hai, Oai tuy bị thực hiện việc quản chế, bị tước một số quyền của công dân, nhưng quyền được đảm bảo nơi ở là quyền không được tước đoạt. Trên thực tổ công tác công an xã cứ xâm phạm vào nhà anh, đó là vi phạm điều 22 của Hiến Pháp quy định".

Điều 22, Hiến Pháp năm 2013 quy định :

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Tổ Chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) nêu quan điểm trong thông cáo hôm 14/1/2018 :

"Nguyễn Văn Oai bị kết án năm năm tù vì vi phạm điều kiện quản chế, theo điều 304 của bộ luật hình sự và chống người thi hành công vụ, theo điều 257 của bộ luật hình sự trong phiên xử hồi tháng Chín năm 2017. Lệnh quản chế đối với anh, có nội dung buộc phải trình báo theo định kỳ với Ủy ban Nhân dân sở tại và hạn chế đi lại, được căn cứ trên một bản cáo trạng và bản án không thỏa đáng về việc anh có liên quan tới một tổ chức chính trị bị cấm ở Việt Nam, là một sự vi phạm quyền tự do nhóm họp và tự do ngôn luận đối với Nguyễn Văn Oai".

Linh Châu - Vợ của ông Nguyễn Văn Oai và bà Liệu là hai người thân duy nhất được tham dự phiên tòa xét xử sáng nay còn những người khác thì bị ngăn không cho vào phiên tòa.

Cô Linh Châu kể trong nước mắt rằng ông Nguyễn Văn Oai người trông gầy, yếu. Trong phiên tòa Oai đã bị ngăn phát biểu một số quan điểm. Một chi tiết mà cô Linh Châu lưu ý là người được cho "là bị hại cũng là người làm chứng" và "phải cầm giấy để đọc". Điều này được luật sư Hà Huy Sơn cho là không khách quan.

"Ở đây người làm chứng cũng là người thực thi công vụ, giống như người đó là người bị hại và là người làm chứng luôn. Ở phiên tòa thì luật sư và anh oai cũng nói là không hợp lý. Không thể vừa là người bị hại và là người làm chứng được".

Hai người được cho là nạn nhân và là nhân chứng là ông Võ và ông Toán, công an thị xã Hoàng Mai. Chúng tôi đã cố liên lạc với hai ông này để hỏi quan điểm nhưng không được trả lời.

Bên ngoài tòa án người ủng hộ bị hành hung

Ở bên ngoài, Ngay từ sáng sớm khi mới gần tới phiên tòa, băng rôn biểu ngữ với khẩu hiệu "tự do cho Nguyễn Văn Oai" bị giằng xé giật đi, nhiều người đã bị đánh đập và cướp điện thoại.

Bà Nguyễn Thị Tri, chị của ông Nguyễn Văn Oai nói : "Chúng tôi rất hoảng sợ. Phiên tòa ngày hôm nay nam rất ít, chỉ toàn là đàn bà phụ nữ cả thôi nên chúng tôi rất sợ. Khi chúng tôi giương băng rôn biểu ngữ lên liền bị xông vào cướp".

Lúc 10g45 phút sáng, tường thuật trực tiếp từ Nghệ An, một người xin dấu tên vì lý do an toàn cho RFA biết :

"Tại hiện trường ngay lúc này, vào lúc 10g30 sáng, một số người mặc thường phục đã lao vào tấn công, cướp giật băng rôn, biểu ngữ của những người thân Nguyễn Văn Oai. Trong lúc đang làm truyền thông, thì anh Nguyễn Văn Thông bị một số người mặc thường phục lao vào ôm lấy anh, đánh đập anh, lôi anh lên xe. Một anh nữa cũng bị bắt đi là anh Huỳnh. Một số chị em vào can thì liền bị đánh đập".

Hai người bị bắt đi đó là em Nguyễn Văn Huỳnh, sinh năm 2000 và em Hồ Huy Thông sinh năm 2002. Cả hai đều chưa đủ 18 tuổi nhưng đã bị đánh đập và bắt đưa đi đâu không rõ. Hai người cũng bị đánh đập là bà Nguyễn Thị Tri – chị của ông Nguyễn Văn Oai và em Nguyễn Thị Thanh – cháu của ông Oai. Em Thanh cũng mới chỉ 17 tuổi và bị những người mặc thường phục tát vào mặt.

Chị Nguyễn Thị Hương xác nhận với chúng tôi từ trước cổng tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An :

"Khi lấy điện thoại ra chụp ảnh, lúc đầu thì họ làm khá gắt. Họ giành điện thoại. Sau đó lấy băng rôn ra chụp ảnh thì họ cướp luôn băng rôn. Mà đa số là họ mặc thường phục và mặc đồng phục, với mấy người mặc như bảo vệ dân phố".

Hình ảnh mà chúng tôi có được cho thấy, công an đã đứng chặn đường đi lại khu vực này, ai đi qua đều phải xuất trình giấy tờ và được phép thì mới được đi qua. Trong đó có hai xe phá sóng, và nhiều xe đặc chủng của quân đội, cảnh sát cơ động được điều tới xung quanh phiên tòa.

Lúc 1 :30 phút chúng tôi đã liên lạc được với hai em Hồ Văn Thông và Nguyễn Văn Huỳnh khi hai em đang trên đường về nhà. Hai em cho biết đã bị dùng dùi cui, và đánh đập nhiều.

Hồ Văn Thông, 16 tuổi, kể :

"Trong khi em bắt trên xe, họ toàn đập vào đầu em. Nó bắt cầm điện thoại, cầm đồng hồ, dây thắt lưng, ép vào cánh xe. Nó đánh chừng khoảng 15-16 vào đầu em. Rồi nó lôi vào đồn, bắt em khai báo. Nhưng em không có gì để khai báo cả. Thì nó dùng dùi cui nện 5-6 quả vào tay. Nện xong, nó hỏi lại quay phim như vậy là đúng hay sai ? Em nói là quay đúng, nên nó bắt em quay đầu vào tường, bắt quỳ xuống. Nó nện tiếp. Cái anh không mặc đồng phục tiếp tục đánh em, xong nó bỏ đi. Rồi có một người không mặc đồng phục đến lập biên bản với em. Khi lập biên bản với em xong thì nó không đánh nữa".

Em Nguyễn Văn Huỳnh, 17 tuổi cũng tường thuật trong khi còn đang đau đớn rằng :

"Khi đưa lên xe, họ tập trung vào người, vào lưng và đánh. Sau đó họ bắt ghi lời khai, bắt ghi tên rõ họ tên, gia đình, họ hàng và hỏi nhiều chuyện. Họ niết mặt em xuống. Lúc mới lên xe, một anh niết cổ em xuống. Hai anh lên giẫm vào lưng, một người đằn lưng em xuống, một người chỏ lên lưng và tát lên mặt. bây giờ em còn đau bả vai và cột xương sống".

Trước phiên tòa diễn ra, nhiều giáo xứ tại giáo phận Vinh như Phú Yên, Song Ngọc, Cẩm Trường, Vạn Lộc, Yên Đại, Yên Hòa… đã thắp nến cầu nguyện cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai. Đó được cho là lý do mà nhà cầm quyền sợ sẽ có hàng ngàn người tham dự phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Oai và 13 thanh niên Công giáo như hồi năm 2011.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Oai bị bắt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79, bộ luật hình sự.

Cũng với khí khái như trong phiên tòa năm 2013, tại phiên toà lần này Nguyễn Văn Oai quả quyết mình chỉ một lòng với đất nước mà bị kết án thôi.

"Trong lời nói sau cùng, anh Oai khẳng định mình vô tội. Tòa kết án anh Oai cũng chỉ là để chia cắt tình cha con, tình mẹ, tình anh em thôi. Chứ với anh thì anh luôn một lòng với đất nước chứ anh không có tội gì cả. vì sự tự do của đất nước, anh phải nói lên điều anh nên làm chứ anh không có tội gì hết. Anh luôn hướng về một đất nước tự do và công bằng", cô Linh Châu thuật lại.

*******************

Thêm tội danh cho ông Vũ ‘Nhôm’ ? (VOA, 15/01/2018)

Ngoài cáo buộc "tiết l bí mt nhà nước", ông Phan Văn Anh Vũ còn đang b điu tra mt s sai phm khác v kinh tế, theo truyn thông trong nước.

toaan3

Phan Văn Anh Vũ còn có mt s sai phm liên quan hot đng kinh tế

Báo chí Việt Nam hôm 15/1 trích li ông Trn Đăng Yến, Phó tng cc trưởng Tng cc An ninh, B Công an, cho biết rng ngoài ti "C ý làm l bí mt nhà nước", nghi can được gi là Vũ "nhôm" vì tng có thi làm nhôm kính "còn có mt s sai phm liên quan hot đng kinh tế".

Tuy nhiên, ông Yến t chi cho biết chi tiết mà ch nói rng "mi vic đang được làm rõ", theo VnExpress.

Truyền thông trong nước cũng đt câu hi v th ngành công an lan truyn trên mng mang tên người được cho là "trùm bt đng sn" Đà Nng này là tht hay gi, cũng như vì sao ông này có ba h chiếu khi b bt Singapore, ông Yến ch tr li "v án đang được điu tra".

Singapore hôm 2/1 chính thức xác nhn vi VOA tiếng Vit v v bt gi ông Vũ ti quc gia Đông Nam Á này hôm 28/12/2017 vì vi phm Lut xut nhp cnh ca Singapore.

Các luật sư ông Vũ Singapore và Đc cho biết rng thân ch ca mình "mun t nn chính tr Đc".

Sau đó, hôm 4/1, Bộ Công an Vit Nam cho biết đã "tiếp nhn" ông Vũ sau khi ông này b Singapore "trc xut".

Hồi cui năm ngoái, Cơ quan An ninh điu tra B Công an đã ra quyết đnh khi t b can đi vi ông Vũ v ti "C ý làm l tài liu bí mt nhà nước", nhưng ti nay, vn chưa rõ các bí mt đó là gì.

Báo điện t Zing News dn li ông Yến nói rng "nhiu người nghĩ doanh nghiệp không liên quan bí mt quc gia, tuy nhiên trên thc tế có doanh nhân, cán b hưu trí vn b khi t v ti ‘C ý làm l bí mt nhà nước’".

Theo Điều 263 B lut hình s năm 1999, ti "C ý làm l bí mt Nhà nước" ; ti "chiếm đot, mua bán, tiêu hủy tài liu bí mt nhà nước" có khung hình pht cao nht lên đến 15 năm tù.

******************

Vì sao nhà Trịnh Xuân Thanh nộp khắc phục 4 tỷ ? (BBC, 15/01/2018)

Một luật sư ở Việt Nam nói với BBC rằng việc luật sư khuyên gia đình ông Trịnh Xuân Thanh nộp 4 tỷ đồng "khắc phục hậu quả" là "điều phù hợp với bối cảnh của ngành tư pháp Việt Nam".

toaan4

Ông Trịnh Xuân Giới (giữa), cựu Phó ban Dân vận Trung ương, bố của ông Trịnh Xuân Thanh, trước cổng tòa án

Ông Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và 20 bị cáo đang ra tòa trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Cáo trạng nói ông Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng, và ông bị đề nghị án chung thân với tội Tham ô tài sản.

Ông Trịnh Xuân Giới, cựu Phó ban Dân vận Trung ương, bố của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, được báo Infonet của Bộ Thông tin-Truyền thông hôm 14/1 dẫn lời trình bày trước Hội đồng Xét xử :

"Gia đình chúng tôi khi được gặp Trịnh Xuân Thanh trong trại tạm giam có được nghe con trai tôi nói rằng không tham ô tài sản. Tuy nhiên, luật sư của con trai tôi tư vấn rằng để bày tỏ thiện chí, con trai tôi đã nhận trách nhiệm người đứng đầu thì hãy khắc phục hậu quả, số tiền này sẽ được trả lại nếu kết luận con trai tôi không tham ô. Chúng tôi đã tự nguyện nộp 4 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra".

Lời khuyên luật sư

Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt ngày 15/1, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, bình luận :

"Nếu đứng ở góc độ nào đó, việc luật sư tư vấn để cho bị cáo/gia đình bị cáo tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền theo cáo trạng quy kết có thể dẫn đến một rủi ro cho bị cáo khi gặp phải lập luận từ những người tiến hành tố tụng là : "Nếu bị cáo không tham ô thì tại sao phải nộp lại số tiền đã tham ô".

"Tuy nhiên, nếu xét toàn cảnh tính chất sự việc và yếu tố chính trị trong vụ án này, tôi cho rằng lời khuyên của luật sư đối với ông Thanh và gia đình ông Thanh là phù hợp".

"Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật Hình sự, việc tự nguyện khắc phục hậu quả được xem là một tình tiết giảm nhẹ".

"Và nếu ông Thanh có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, tòa án có quyền quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt".

'Giải pháp an toàn'

Luật sư Thanh Sơn phân tích thêm : "Trên thực tế ở Việt Nam, một khi bị cáo bị bắt tạm giam, rất hiếm khi được tuyên vô tội".

"Kể cả những vụ việc có dấu hiệu oan sai, thay vì tuyên bị cáo vô tội, tòa thường chọn một giải pháp an toàn cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân là ra một bản án với thời hạn tù bằng thời hạn bị cáo bị tạm giam".

"Trong khi đây là một trong những vụ "đại án" và ít nhiều bị tác động bởi yếu tố chính trị nên khả năng tuyên ông Thanh vô tội gần như là không có".

"Với số tiền thất thoát đó, lẽ ra tòa hoàn toàn có quyền áp dụng mức án cao nhất là tử hình cho ông Thanh".

"Do đó, việc luật sư tư vấn cho người nhà của ông Thanh nộp tiền để khắc phục hậu quả là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh của ngành tư pháp Việt Nam hiện nay".

Theo trang Zing, ba ngày trước khi phiên tòa diễn ra, gia đình ông Xuân Thanh đã nộp 2 tỷ đồng.

Sau đó, Cục trưởng Cục thi hành án Thành phố Hà Nội nói với báo Zing rằng gia đình ông Thanh đã nộp thêm 2 tỷ nữa vào hôm 11/1.

Trước khi phiên tòa xử ông Thanh và Đinh La Thăng diễn ra hôm 8/1, hai luật sư thuộc Công ty luật Viên An thông báo đến tòa Hà Nội về việc chấm dứt bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Thanh trong vụ án này.

Trả lời BBC, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, giám đốc Công ty Luật Viên An, nói : "Cáo trạng và kết luận điều tra vụ án có từ ngày 25/12/1017 nhưng luật sư không được tiếp xúc ngay mà phải mất mấy ngày sau đó khi chuyển sang tòa".

"Rồi phiên xử được ấn định hôm 8/1/2018, trong lúc có ba ngày nghỉ tết Dương lịch".

"Một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bảo vệ tốt nhất cho ông Thanh".

Sau khi phiên tòa hiện tại kết thúc, ông Trịnh Xuân Thanh và các "đồng phạm", trong đó có ông Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) còn phải tiếp tục ra tòa hôm 24/1 trong vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam.

Published in Việt Nam

Người dân quan tâm đến đại án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ra sao ? (RFA, 09/01/2018)

Phiên tòa Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm đang xử tại Tòa án Hà Nội. Đây được xem là một vụ trọng án kinh tế và mang hơi hướm chính trị theo nhiều cách đánh giá khác nhau. Có thể nói đây là phiên tòa mà hầu hết người dân Việt Nam trong và ngoài nước đều quan tâm. Mức độ quan tâm và cách đánh giá có thể khác nhau, nhưng rõ ràng đây là phiên tòa đặc biệt của năm 2018 và của lịch sử cầm quyền đảng Cộng sản Việt Nam.

daian1

Ông Đinh La Thăng (giữa) trong phiên tòa tại Hà Nội hôm 8/1/2018 AFP

Dư luận phân hóa ?

Theo đánh giá của một nhà văn, họa sĩ, hiện sống tại Hà Nội, ông sẵn sàng nêu tên nhưng chúng tôi xin giấu tên của ông để đảm bảo an toàn cho ông : 

"Không biết bởi lý do nào họ khen nọ khen kia không, theo kiểu mượn gió ấy, như là vì ghét Trọng lú nên ủng hộ Thăng. Vì sao ghét Trọng lú vì không ưa chế độ, Trọng lú là đại diện cho chế độ độc quyền, độc tài, không ưa chế độ độc tài thành ra kẻ thù của độc tài thì là ta, đại khái vậy nên đâm ra quay ra tâm tư với Thăng. Nhưng thực ra Thăng là sản phẩm của chế độ, nên việc tâm tư ấy là không ổn. Hiện nay dư luận bị phân ra, có những tâm tư như anh Thăng thế này, tốt, anh ấy thế này thế khác, anh Thăng cho... Nó lấy tiền của nhân dân đói rách ở trên miền núi rồi nó cho mấy ông ở bô, mấy thằng cán bộ, nghệ sĩ tí rượu ấy, đổ mồm ra ca ngợi, nó móc tiền của mấy đứa trẻ cởi trần trên núi, của những người dân đói khổ rồi nó cho những thằng cán bộ, nhà báo, nghệ sĩ í rồi đâm ra tâm tư".

Nhà văn, họa sĩ này cho rằng vấn đề phân hóa thông tin hiện nay rất mạnh, nhiều người cầm bút tỏ ra khóc tiếc cho Đinh Là Thăng và xem ông Thăng như một ngôi sao bài Trung bị ngã ngựa. Nhưng ông cũng đặt dấu hỏi về những gì gọi là thất thoát do ông Thăng gây ra trong lúc người dân miền núi, thậm chí người dân thành phố Sài Gòn, ngay cái nơi ông Thăng làm bí thư thành ủy phải chịu cảnh đói khổ, lạnh lẽo, thì ông Thăng đã làm gì, đã cho rượu ngon cho ai và ai đã uống rượu ngon của ông ta đến mức cay mắt cảm động ?

Từ thành phố Sài Gòn, một nhà văn gạo cội cũng sẵn sàng nêu tên nhưng chúng tôi xin phép giấu tên ông, ông chia sẻ : 

"Chuyện đó cũng rõ rồi, nói chung ông Trọng làm thì được Trung Quốc bật đèn xanh rồi. Chứ một người như ông Trọng, không có quá trình cách mạng, chưa từng đi lính, chỉ là được Trung Quốc yểm trợ thành ra đứng ra có quyền, chắc chắn có Trung Quốc chống lưng mới dám làm vậy, mà nó làm dữ vậy nó sẽ làm được đó, có nghĩa là sẽ động đến nhiều người cao hơn nữa, cho nên vụ này thú vị lắm đấy, chứ không phải đùa đâu".

Theo nhà văn, vấn đề ông quan tâm nhất vẫn là làm thế nào để người dân bớt khổ vì hàng loạt sắc thuế và làm thế nào để dân trí được phát triển. Còn chính trường Việt Nam hiện tại, có thể nói rằng mọi chuyện gần như không còn gì để bàn. Vấn đề chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng cho dù có đứng trên bình diện phe nhóm chính trị đi nữa thì cũng tốt hơn nhiều so với việc không làm mà chỉ hô hào. Mọi đồng tiền mồ hôi, nước mắt của nhân dân, lấy được đồng nào trả về cho ngân sách quốc gia thì tốt đồng đó.

Một thầy giáo về hưu, ở Quảng Nam, chia sẻ : 

"Về phía nhà nước thì mình thấy có quyết tâm đó, quyết tâm lập lại trật tự, quyết tâm làm trong sạch để người dân họ tin, để chế độ tồn tại. Về mặt kinh tế thì thất thoát nhiều quá mà, thì phải làm để lấy lại được phần nào chứ".

Theo vị nhà giáo này, vấn đề phe nhóm chính trị đánh nhau ông không quan tâm mấy, với tư cách một nhà giáo suốt đời tâm huyết với phấn trắng bảng đen, ông chỉ mong sao nhân dân được sống tốt, dân trí được phát triển và nạn tham nhũng, vơ vét không còn nữa. Chỉ có như vậy thì quốc gia mới được bình yên và nhân dân mới bớt khổ.

Với suy tư của một thầy giáo giảng văn suốt mấy chục năm, ông cho rằng những đấu đá chính trị bẩn thỉu nếu có thì không nằm trong sự quan tâm của ông. Ông chỉ quan tâm đến việc chống tham nhũng có triệt để hay không và đến bao giờ thì bộ máy nhà nước được kiện toàn, cho dù nó đứng trên bình diện chính trị hay đảng phái nào cũng không quan trọng, miễn sao đất nước phải phát triển theo đúng ý nghĩa của một quốc gia văn minh, tiến bộ, tự lực, tự cường.

Với một nghệ sĩ tại Đà Nẵng, ông nổi tiếng nói thẳng và không sợ đụng chạm, nhưng chúng tôi xin phép giấu tên, ông chia sẻ : 

"Cái vụ này thật ra là đấu đá nội bộ với nhau, lấy từ quyền lợi của phe này chuyển qua phe khác thôi chứ có gì đâu. Chứ như nói về dầu khí thì có biết bao nhiêu thằng, có bao nhiêu thằng mà sao nó không lôi ra, nói chung đụng là loạn".

Có thể nói rằng phiên tòa được xem là đại án kinh tế đang diễn ra tại Hà Nội, thì trong cách đánh giá của các nghệ sĩ, trí thức, đây cũng là một đại nghi án rằng liệu cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng có đốt được hết các cây củi tham nhũng, hay chỉ đốt một số cây trong rừng nhà khác mà chừa lại cánh rừng nhà mình ?

Liệu có một bàn tay khác ?

Nhà văn từ Sài Gòn chia sẻ thêm : 

"Bây giờ nước mình nát bấy rồi, thành ra bây giờ cứ để nó đánh tham nhũng coi chơi, thành ra mình ủng hộ chống tham nhũng. Như thằng Tập Cận Bình nó xâm lược mình thì mình ghét nó chứ nếu chỉ tính tham nhũng thì nó chống tham nhũng rất tốt, tướng lãnh, ủy viên chính trị, bị bắt vài chục năm tù, nó bắn hoặc có đứa sợ quá tự tử chết. Cứ cho Trọng là tay sai của Tàu làm theo chỉ thị của Tàu cộng, nhưng nếu làm theo chỉ thị diệt tham nhũng, mặc dù diệt tham nhũng này tham nhũng khác mọc ra nhưng việc đó tính sau chứ giờ diệt tham nhũng thì mình khoái đã, đằng nào mình cũng không thể xấu hơn được nữa".

Theo ông, câu chuyện chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay có nhiều nét rất giống với câu chuyện chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Và nếu chống tham nhũng một cách rốt ráo theo cách của đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện trong vài năm qua cũng là điều tốt. Vấn đề còn lại, ông vẫn mong mỏi và chờ đợi một quốc gia tốt hơn, tiến bộ hơn và dân chủ hơn. Nhưng nghe có vẻ như câu chuyện này còn quá xa vời bởi hiện tại, những gì ông nhìn thấy không cho ông một dự đoán nào về sự cải cách hay sự thay đổi nào đáng kể.

Theo ông, câu chuyện Việt Nam hiện tại không còn đơn thuần là câu chuyện đơn phương của một chế độ, một thể chế, mà đó là sự đan xen, lồng ghép và cộng hưởng của nhiều yếu tố quyền lực.

Nhà văn từ Hà Nội, chia sẻ thêm :

"Đấy là một cái trọng tội, cái tội còn hạ cấp hơn cả tội ăn trộm vặt. Vì như đạo tặc thì bần cùng sinh đạo tặc, vì nó đói, do xã hội... Cái tội này vừa trọng tội mà còn hạ cấp, hèn mạt hơn tội ăn cắp thông thường, bọn này là con ông cháu cha chứ có bần cùng gì đâu, chúng sướng từ bé, vậy nên nó là tội tham lam, cái tội đặc trưng của chế độ độc tài này, thế nên Thăng này là trọng tội, đó là suy nghĩ của riêng mình".

Nhìn chung, phiên tòa đang diễn ra tại Hà Nội để lại một ấn tượng khá mạnh về vấn đề chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay. Và phiên tòa cũng để lại những nghi vấn về vấn đề phe nhóm chính trị. Nhưng dù sao đi nữa thì hành động chống tham nhũng quyết liệt của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cũng tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân. Vấn đề phát triển đến đâu thì chưa rõ !

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

********************

Đinh La Thăng phản bác lại tòa, Trịnh Xuân Thanh không nhận tội tham ô (RFA, 09/01/2018)

Ngày 9/1 tiếp tục diễn ra phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, và 21 nguyên lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC, giai đoạn 2005 đến 2011.

daian2

Ông Đinh La Thăng tại tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018-AFP

Phiên xét xử ngày 9/1 chủ yếu tập trung vào vấn đề lựa chọn tổng thầu thiếu năng lực cho dự án tại nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đại diện viện kiểm sát nói rằng việc này đã khiến dự án kéo dài.

Cơ quan tố tụng cho biết trong quá trình thẩm vấn nhiều bị cáo đã thừa nhận trách nhiệm trong việc chọn PVC làm tổng thầu, tuy nhiên ông Đinh La Thăng với vị trí là người đứng đầu đã không thừa nhận trách nhiệm.

Phản bác lại kết luận của tòa, ông Thăng khẳng định trong suốt phiên tòa ông luôn nhận trách nhiệm là người đứng đầu, và kể cả chuyện chọn PVC làm tổng thầu ông cũng nhận trách nhiệm.

Giải thích về việc lựa chọn PVC làm tổng thầu, ông Thăng nói rằng tình hình lúc đó rất cấp bách trong khi Hội đồng thành viên báo cáo PVC có đủ năng lực, cụ thể qua các dự án Nhiệt điện Cà Mau 1, Cà May 2, Vũng Áng 1, Nhơ Trạch 1,…

Ông Thăng bày tỏ mong muốn được Hội đồng xét xử cân nhắc vì theo ông trong bối cảnh 10 năm trước, PVN là tập đoàn kinh tế lớn nhất của cả nước với nhiều dự án trọng điểm trong khi hành lang pháp lý của Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Ông cho rằng vì lý do này nên việc vi phạm là khó tránh khỏi.

Ông Đinh La Thăng bị truy tố về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước khi còn đương chức Chủ tịch Hội đồng thành viên của PVN.

Trịnh Xuân Thanh bác bỏ nhận tiền hối lộ

Cũng trong ngày 9/1, tòa án tiếp tục phiên thẩm vấn về việc ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC cùng các lãnh đạo khác của PVC tham ô số tiền 13 tỷ đồng.

Số tiền này nằm trong vụ án gây thiệt hại 119 tỷ đồng tại Tập đoàn dầu khí PVN và PVC.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì ông Thanh đã chủ mưu chỉ đạo Nguyễn Anh Minh (Nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) và Lương Văn Hòa (nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC) để lập hồ sơ khống và rút 13 tỷ đồng của dự án này.

Ông Thanh được chia 4 tỷ đồng từ số tiền này.

Tuy nhiên tại tòa, ông Thanh một mực khẳng định ông không nhận số tiền này từ ông Minh và ông Hòa và cũng không biết gì về hồ sơ khống để rút tiền. Trong khi đó, ông Minh lại xác nhận với tòa là chính ông Thanh đã yêu cầu chuyển tiền về PVC để lo tết. Ông Minh cũng nói ông Thanh đã yêu cầu ông đưa cho ông Thanh 5 tỷ để chúc tết.

Ông Minh còn khai với tòa đã nhìn thấy ông Thanh cầm một túi tiền lớn đi chúc tết. Khi ông Minh hỏi, thì ông Thanh nói rằng số tiền này do ông Hòa đưa cho ông.

Ông Thanh tiếp tục phủ nhận lời khai này của ông Minh, nói rằng ông chưa bao giờ nhận tiền từ ông Hòa và quan hệ với ông Hòa chỉ ở mức độ công việc.

Cuối phiên tòa, ông Thanh đã xin nộp số tiền 4 tỷ đồng lại cho Nhà nước với trách nhiệm là người đứng đầu cho tới khi mọi chuyện được điều tra rõ.

*********************

Trịnh Xuân Thanh bác bỏ cáo buộc tham nhũng (RFA, 08/01/2018)

Luật sư người Đức đại diện cho Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), cho biết Trịnh Xuân Thanh bác bỏ mọi cáo buộc dành cho mình bao gồm cả cáo buộc tham nhũng.

daian3

Trịnh Xuân Thanh (giữa), bị công an dẫn ra tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018  AFP

Bà Petra Schlagenhauf là luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh khi ông này xin tỵ nạn tại Đức hồi năm ngoái. Bà Schlagenhauf xác nhận tin này với đài Á Châu Tự Do sau các trao đổi với các luật sư Việt Nam đại diện cho Trịnh Xuân Thanh.

Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về nước hồi tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định Thanh đã về nước đầu thú.

Trịnh Xuân Thanh và cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch HĐTV tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng cùng 20 lãnh đạo khác tại PVN đang phải ra tòa tại Hà Nội hôm 8/1, đối mặt với các cáo buộc tham nhũng và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.

Có tội hay không có tội ?

Trịnh Xuân Thanh đang phải đối mặt với cả hai cáo buộc này và nếu bị kết án có thể phải đối mặt với án tù nhiều năm hoặc cao nhất là tử hình.

Trước đó, khi còn ở Đức, bà Schlagenhauf cho biết Trịnh Xuân Thanh đã bác bỏ những cáo buộc về tội cố ý làm trái.

Cáo trạng được đại diện Viện Kiểm sát đọc trước tòa cho biết trong thời kỳ ông Thanh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ở PVC giai đoạn 2009 – 2013, ông Thanh đã cho đầu tư vào 46 công ty con với tổng số tiền hơn 3,400 tỷ đồng, vượt hơn 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, gây mất cân đối. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái quy định để PVC nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu đô la và hơn 1,3 nghìn tỷ đồng, chỉ đạo sử dụng hơn 1,1 nghìn tỷ đồng số tiền tạm ứng vào mục đích khác không đưa vào dự án nhà máy nhiên điện Thái Bình 2 gây thiệt hại cho nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Liên quan đến cáo buộc tham nhũng, cáo trạng của Viện Kiểm sát xác định Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng với một số lãnh đạo khác của PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó ông Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng. Ngoài ra ông Trịnh Xuân Thanh cùng với 3 bị cáo khác cũng phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Hôm 5/1, 3 ngày trước khi phiên tòa diễn ra, mẹ ruột của Trịnh Xuân Thanh là bà Đàm Thị Ngọc Kha đã đến Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội để nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Báo Vietnamnet trích dẫn đơn trình bày của bà Kha tiết lộ, khi gia đình được vào thăm gặp con trai trong trại tạm giam, động viên tinh thần trước khi ra hầu tòa, ông Thanh đã đề nghị gia đình khắc phục hậu quả thay cho mình, tự nguyện tạm thời khắc phục số tiền Nhà nước bị chiếm đoạt xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Theo Bộ luật Hình sự 2015 được áp dụng từ ngày 1/1/2018, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc, phát hiện, điều tra, xử ý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình.

Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc trong bài phân tích về phiên tòa được đăng trên trang blog cá nhân hôm 5/1 nhận xét :

Carl Thayer : Trịnh Xuân Thanh là bị cáo duy nhất trong số 20 bị cáo có thể phải chịu án tử hình. Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kết luận Thanh không thành khẩn, tìm cách lẩn trốn truy bắt và cản trở việc điều tra.

Kết án để cảnh cáo các quan chức khác

Trước khi phiên tòa diễn ra 3 ngày, bà luật sư Schlagenhauf cũng đáp máy bay vào Việt Nam nhằm trao đổi với các luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh trước phiên tòa. Tuy nhiên khi đến sân bay Nội Bài, Hà Nội vào ngày 5/1, bà đã bị buộc phải rời khỏi Việt Nam mặc dù theo quy định công dân Đức có thể vào Việt Nam không quá 15 ngày mà không cần visa.

Bà Schlagenhauf cho biết nguyên nhân được giới chức Việt Nam cho biết là căn cứ theo điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam. Theo những quy định trong điều này, người bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam có thể vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên bà cho biết nguyên nhân chính theo theo bà là vì bà là luật sư đại diện cho ông Thanh tại Đức :

Petra Schlagenhauf : Họ lúc đầu không đưa ra một lý do nào về việc không cho tôi nhập cảnh. Tôi phải đòi hỏi họ đưa ra bằng được thì họ mới đưa cho tôi bản copy. Nhưng tôi có thể hiểu một chút tiếng Việt và tôi nghe họ nói với nhau rằng tôi là luật sư của Thanh.

Theo luật sư Schlagenhauf, việc cấm bà nhập cảnh vào Việt Nam có thể làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Việt Nam với Đức vốn đã không dễ chịu gì kể từ sau cáo buộc bắt cóc từ phía Đức hồi năm ngoái. Chính phủ Đức hiện đã đóng băng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và đòi hỏi phía Việt Nam phải có giải pháp thỏa đáng đối với vấn đề này.

Ngoài ra luật sư Schlagenhauf cũng bày tỏ quan ngại về sự độc lập của phiên tòa xét xử và kết quả của phiên tòa.

Petra Schlagenhauf : Tôi không hy vọng gì vào phiên tòa vì ở Việt Nam hệ thống tư pháp không độc lập với quyền lực chính trị. Ngoài ra Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước công chúng là thân chủ của tôi có tội thì tôi còn trông đợi gì ?

Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và các đồng phạm được đánh giá là một sự kiện quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động gần 2 năm qua.

Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên, một cựu ủy viên Bộ Chính trị (ông Đinh La Thăng) phải ra hầu tòa về cáo buộc sai phạm kinh tế.

Giáo sư Carl Thayer đánh giá việc Trịnh Xuân Thanh bị kết án sẽ có những tác động đối với những quan chức có vấn đề khác, nhưng vấn đề tham nhũng không thể giải quyết được tận gốc.

Carl Thayer : Nếu Thanh bị kết án thì điều này sẽ có tác động lên các quan chức cấp cao có liên quan đến sai phạm lớn dẫn đến thất thoát nghiêm trọng cho nhà nước. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước lớn, các vụ sai phạm lớn không thể được loại bỏ hoàn toàn. Cá nhân tham lam và sắn sàng liều lĩnh để có được những lợi ích lớn mà họ hy vọng nhận được. Trong trường hợp của Việt Nam, tham nhũng ở mức độ lớn chỉ có thể được giải quyết bởi các cơ quan điều tra và kiểm toán độc lập và một hệ thống báo chí tự do hơn không chịu tác động chính trị.

Luật sư Schlagenhauf thì cho rằng bản án dành cho Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã được chuẩn bị từ trước khi phiên tòa diễn ra, và với những gì mà bà đã chứng kiến, bà không có hy vọng gì vào kết quả phiên tòa. Điều quan trong, theo bà vào lúc này là những gì sẽ diễn ra sau đó.

************************

Đinh La Thăng trong chiếc còng số tám (RFA, 08/01/2018)

Hình ảnh nhân vật một thời đầy quyền lực, luôn xuất hiện trên báo chí với những dòng bình luận rất tích cực trong suốt mấy năm liền, nay có vẻ tiều tụy, tay bị còng, đứng trước vành móng ngựa, làm bà Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên Đại học tại Hà Nội cảm thấy buồn nhiều hơn vui :

"Thứ nhất mình cũng cảm thương cho một con người, lúc lên voi lúc xuống chó không biết thế nào mà nói. Thứ hai là mình cũng cảm thương cho một cái… Tức là mình cảm thấy mong mạnh trong cái thời đại này. Bởi vì một con người đã đạt được quyền lực như vậy, rồi mất đi nhanh chóng như vậy, thì cũng chẳng biết là ngày mai sẽ là ai. Nói cho cùng thì mọi người dân đều mong mỏi chống tham nhũng, nhưng mà khi có kết quả chống tham nhũng như vậy thì tôi không nghĩ rằng sẽ làm cho… cá nhân tôi thì thấy buồn nhiều hơn là vui".

daian4

Ông Đinh La Thăng bị còng tay dẫn ra tòa tại Hà Nội ngày 8/1/2018.  AFP

Bà Ánh nói rằng thật sự bà không ghét ông Thăng, mà ngược lại, bà cũng nằm trong số những người Việt Nam cho rằng ông Thăng cũng đã làm được một số chuyện lúc ông tại chức, hơn nữa phong cách mà bà cho là hào sảng của ông Thăng cũng làm cho hình ảnh ông Thăng gần với người dân hơn những vị lãnh đạo khác.

Nhưng ngược lại cũng có những cảm xúc tức giận như bác sĩ Lê Phương tại Sài Gòn, ông viết trên Facebook của mình như sau :

Nằm trên mỏ dầu, 90 triệu con người còng lưng đóng thuế mà tiền đi đâu ? Nếu không phải vào túi Thăng, và đồng bọn.

Đồng tiền tham nhũng của bọn chúng phải trả bằng sinh mạng, bằng giá máu của những người cha nhịn ăn để nuôi con bệnh, bằng những đồng bạc đẫm mồ hôi cuối cùng vét túi để mua từng toa thuốc.

Nên phiên tòa xử Thăng và đồng bọn hôm nay không làm tôi mảy may động lòng.

Ông Đinh La Thăng từng là người đứng đầu ngành dầu khí của Việt Nam, quốc gia có nhiều mỏ dầu hàng thứ tư của Đông Nam Á, và chính những sai phạm và thất thoát của ngành dầu khí là một nguyên nhân dẫn ông Thăng đến vành móng ngựa.

Nhưng bà Nguyễn Hoàng Ánh, một mặt cho rằng chuyện chống tham nhũng là chuyện đáng làm, nhưng đâu phải chỉ mỗi mình ông Thăng phạm tội tham nhũng :

"Ở Việt Nam thì thực ra thông tin nó không minh bạch, thực tế mà nói thì được làm vua thua làm giặc, rất là khó đoán định. Và tôi cũng tin là nếu ông ấy có mắc tội thì cũng là có rất đông những người chưa bị làm sao cả cũng mắc tội như ông ấy mà thôi, thậm chí có thể còn ghê gớm hơn".

Bà nhấn mạnh rằng thông tin không minh bạch làm cho nhiều người như bà hoài nghi rằng có thật sự ông Thăng bị phạm tội như vậy hay không.

Từ những hoài nghi đó có người nhìn hình ảnh ông Thăng ra tòa ở khía cạnh một cuộc đấu đá phe phái nhiều hơn là chống tham nhũng. Ông Nguyễn Thiện Nhân, một nhân viên kế toán ở Bình Dương nói với chúng tôi :

"Cái đầu tiên mình nghĩ đến nhân quả, nhân nào quả nấy. Hình ảnh Đinh La Thăng bị còng tay và xử án, là cái chuyện mà tôi cho là bình thường vì cái điều đó đã xảy ra tương tự ở Trung Quốc rồi. Cái thứ hai là tình hình nội bộ trong lúc này, thì hình ảnh đó cũng bình thường thôi, vì kết quả đấu tranh phe phái thì như thế. Ông Đinh La Thăng thì không có oan ức gì với ổng cả. Ổng làm thì ổng gánh chịu những hành động của ổng thôi".

Hiếu kỳ và hả hê

Cũng có những quan sát thấy rằng nhiều người dân Việt Nam quan sát phiên tòa xử ông Thăng và những người đồng sự với một cảm xúc hiếu kỳ và hả hê. Nhạc sĩ Diệp Chí Huy, sống tại Đà Nẵng cho biết quan sát của ông :

"Mấy nhân vậy đó không gây cho mình cảm xúc bởi lý do là những người này từ rất là lâu, mình thấy họ chỉ ăn tàn phá hại cái đất nước này thôi. Mà tại sao không biết họ lại lên vùn vụt, đứng đầu một thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó là quá nhẹ so với cái mà họ phá hoại đất nước này. Người ta thì hiếu kỳ ra xem vì đây là chuyện ở thượng tầng kiến trúc, và tôi cũng thấy rằng dân chúng họ cũng hả hê".

Hai loại tù khác nhau

Nhà thơ Đỗ Trung Quân, hiện sống ở Sài Gòn, nhìn hình ảnh ông Thăng cùng những người nhân viên cũ của ông ra tòa bên cạnh những con số tài sản khổng lồ, bình luận :

"Một thường dân ra tòa bị còng, thì Đinh La Thăng bị còng thì … theo tôi nếu đúng là luật pháp, tôi đặt trong ngoặc kép nhé, thì nó bình thường. Tôi cho là thế này, đằng sau những khối tài sản khổng lồ mà có nguồn gốc bất thường, bao giờ cũng đi kèm với tội ác. Tôi không nói về thất thoát, chuyện của đất nước, thất thoát của đất nước, tiền đó là của dân chứ không của ai cả".

Cũng nói về cái ác và cái thiện, Nhạc sĩ Tuấn Khanh nhắc lại hai sự kiện khi ông Thăng làm Bí thư thành ủy Sài gòn là đã thẳng tay phá hủy Chùa Liên Trì, phớt lờ lời kêu gọi không đàn áp những người biểu tình tại thành phố này chống Trung Quốc lấn lướt ngoài biển Đông, và kết luận rằng ông "không quan tâm đến những phiên xử gọi là "đại án" như phiên xử ông Thăng, vì nó không có giá trị thiện ác mà chỉ là có màu sắc phân tranh của một chế độ".

Nhà báo Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng, với tư cách là một người tù chính trị, từng bị bắt giam vì những bài báo phản biện các chính sách của nhà nước, so sánh hai thân phận người tù khác nhau :

"Một ủy viên Bộ chính trị cỡ Đinh La Thăng, bị còng tay ra tòa, thì thật sự cá nhân tôi thì tôi thấy có điều gì đó chạnh lòng. Thú thật là thế, với tư cách con người. Nhưng còn với tư cách một nhà báo quan sát thì, khi tôi là bị cáo đứng trước vành móng ngựa, thì tôi đã nói câu này, tôi đã khắc trong phòng biệt giam B14, nơi đang giam ông Thăng, tôi khắc là : Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù khiến họ vinh quang".

Tương tự như vậy nhà báo Mạc Việt Hồng, hiện sống tại Ba Lan bình luận trên mạng xã hội về hình ảnh ông Đinh La Thăng, với những người bất đồng chính kiến thường bị xử bằng những điều luật được cho rằng mù mờ trong hình luật Việt Nam như các điều 79, 88, 258 :

"Nhìn ảnh anh Thăng bị còng tay dẫn ra tòa sáng nay, mình cũng có chút băn khoăn. Những người phạm tội theo điều 79, 88 hay 258 ra tòa là có bao bạn hữu đến để bày tỏ tình đoàn kết, sự ủng hộ ; dù bị cản trở, đàn áp thập chí đánh đập họ vẫn tới. Trong khi các anh, những người lẫy lừng một thời, thở ra một câu, ho ra một lời, báo chí cũng vồ lấy tán tụng ; giờ co ro, cúm rúm một mình".

Kính Hòa

Published in Việt Nam