Chiến tranh là địa ngục. Luôn luôn.
Và đó là một loại địa ngục đặc biệt khi nó bẫy những thường dân vô tội, đặc biệt là trẻ em vào.
Chiến tranh là địa ngục. Ảnh của Alexi J. Rosenfeld/Getty Images
Bất cứ ai có tâm trí và lương tâm đều phải đối mặt với những gì đang xảy ra trên dải Gaza và những gì đã xảy ra vào ngày 7 tháng 10 tại Do Thái bằng một con tim nhói đau. Những câu chuyện. Những bức ảnh. Sự chồng chất của mất mát và thống khổ. Không thể kham nổi.
Mọi bản năng của con người thông thường chúng ta đều mong muốn cuộc đổ máu chấm dứt. Ngay lập tức. Hòa bình luôn được ưu tiên.
Những tình cảm này lẽ ra không mang điều kiện gì nhưng thật đáng buồn là thế giới bất toàn và méo mó của chúng ta bị đày đọa bởi lịch sử, bất công và hận thù, đôi khi tạo ra những tình huống chỉ có bi kịch. Không phải mọi vấn đề đều có câu trả lời dễ dàng, hoặc thậm chí là có được câu trả lời.
Nó là vậy với câu chuyện huyền thoại nút thắt Gordian tại Trung Đông. Từ hàng ngàn năm qua, khu vực này rối bời với chiến tranh điêu tàn trong tham vọng và hận thù. Nó từng là ngã tư của các lục địa, là cái nôi của tôn giáo và mồ chôn của những đế chế muốn xưng hùng. Đây là những yếu tố tạo ra xung đột.
Bước lên vùng đất này là bước qua hàng hàng lớp lớp của những nền văn minh đã biến mất từ lâu và phần lớn bị quên lãng. Những tàn tích dạy những bài học xương máu về sự ngạo mạn, khúc khải hoàn và tàn bại. Chúng là những câu chuyện đan chéo mà thường khởi đầu và kết thúc bằng chiến tranh. Bạn không thể kể một câu chuyện về Trung Đông mà không kể đến những gì xảy ra trước đó. Lịch sử luôn dự phần.
Trong cuộc xung đột hiện tại này, một lần nữa chúng ta có thể nghe âm vọng thét gào của quá khứ. Chúng ta bắt đầu từ đâu ? Đó là một câu mơ hồ dễ hỏi, nhưng sự lựa chọn của mỗi người sẽ định hình mọi điều tiếp theo. Chúng ta có bắt đầu từ hàng thế kỷ trước không ? Hoặc gần đây hơn ? Chúng ta có nhắc đến diệt chủng Holocaust không ? Phân vùng lãnh thổ ? Nhà nước Palestine ? Những thỏa thuận hòa bình bị thất bại ? Các vùng định cư ? Những vụ ám sát ? Vai trò của các quốc gia Ả rập ? Iran ? Hezbollah ? Những thất bại của chính phủ Do Thái ? Chủ nghĩa bài Do Thái ? Tiêu chuẩn kép ? Và cứ tiếp tục như vậy.
Dù chúng ta chọn thứ tự nào thì luôn có điều gì đó quan trọng vượt ngoài tầm nhìn của chúng ta. Nhưng có thể chắc chắn rằng bất kỳ giai đoạn nào chúng ta chọn nhắm vào đều sẽ bao gồm xung đột và chết chóc. Và chúng ta có thể đoan chắc gấp đôi là, nó sẽ được nhìn qua những lăng kính hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào người chúng ta hỏi.
Hãy thận trọng với bất cứ ai nói về Trung Đông một cách tuyệt đối, đặc biệt với niềm tin xác quyết của họ. "Nên làm những gì ?” là một câu hỏi gợi lên sự tự suy gẫm chứ không phải những giáo điều khoa trương. Những nhà lãnh đạo quân sự và chính trị tài ba nhất cố gắng thách thức những định kiến và thành kiến của chính họ. Họ liên tục tự hỏi : "Mình còn đang thiếu điều gì ?”.
Chúng ta có thể nói một cách dứt khoát rằng, không quốc gia nào chấp nhận những tên khủng bố sát nhân trong biên giới của mình. Và chúng ta biết rằng sự dã man của Hamas không thể được phép tiếp tục nếu chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta cũng biết rằng, việc Do Thái cố gắng loại trừ Hamas bằng bom và xe tăng trong chiến tranh đô thị có nghĩa là mức độ tử vong, đặc biệt là dân thường là khủng khiếp và sẽ càng tồi tệ hơn. Họ là những người dân không có nơi nào để trốn chạy. Sự mất mát này là sự đau đớn về mặt đạo đức. Nó cũng có thể gây bất ổn hơn cho khu vực bằng cách châm ngòi cho các cuộc chiến tranh mới và vòng xoay trả thù.
Đối với những người nói rằng Do Thái nên dừng lại, chúng ta nên hỏi điều đó có ý nghĩa gì đối với Hamas. Anh có thể nói là một quốc gia có quyền tự vệ nhưng lại nói rằng họ không thể làm những gì mà họ tin là cần thiết để bảo vệ người dân của mình khỏi bị khủng bố ? Đối với những người cho rằng Do Thái cứ tiếp tục đánh tới, chúng ta nên hỏi điều đó có ý nghĩa gì đối với tất cả những người dân bị kẹt tại Gaza. Còn cuộc sống của họ thì sao ? Anh có thể nói rằng anh đang chống khủng bố để rồi có nguy cơ kích động sự cực đoan hơn từ nhiều người bằng cách sát hại những người thân yêu của họ không ?
Chúng ta có thể mất đi sự hiểu biết trọn vẹn về sự khủng khiếp của một cuộc chiến một khi nó nhòa dần trong sử sách. Tính thời cuộc và sự khủng khiếp có thể bị bôi sạch theo thời gian. Tử vong chỉ là những con số tròn trịa và người ta thường chú ý nhiều hơn đến tầm ảnh hưởng của địa chính trị hơn là các chi tiết trên chiến trường. Một vài thế hệ trôi qua, chúng ta mãi mãi mất hẳn nhận thức về việc sống qua các cuộc chiến tranh trong quá khứ là như thế nào. Mà ngay cả những cuộc chiến mà chúng ta xem lại, như cuộc chiến chống lại Đức Quốc Xã cũng dẫn đến những cái chết hàng loạt của dân thường. Cũng như các cuộc chiến tiêu diệt Al Qaeda và ISIS. Những cuộc chiến được gọi là "cần thiết” vẫn đầy rẫy thảm kịch.
Ngoài ra còn những bài học từ những chiến trường như Afghanistan và Iraq, chưa kể đến
Việt Nam, những nơi mà chúng ta có thể thấy rằng quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện xem ra lại phản tác dụng cho nền an ninh Hoa Kỳ.
Điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng trong thời điểm mà chẳng có lựa chọn nào là tốt cả là, những nhà lãnh đạo nên hiểu rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới xung đột mà sự thỏa hiệp là khó khăn nhưng cuối cùng lại là điều cần thiết. Sự sáng suốt đòi hỏi phải liên tục tái thẩm định và điều chỉnh chiến lược của mình nhằm phục vụ các mục tiêu dài hạn. Chiến dịch quân sự kết thúc. Khi chấm dứt, tổn thất sẽ là bao nhiêu ? Điều gì sẽ xảy ra kế tiếp ? Điều gì còn lại ? Điều gì sẽ mãi mãi thay đổi ? Hiện chưa thể biết được câu trả lời cho những câu hỏi này, nhưng chúng sẽ là cách để đánh giá thời kỳ này.
Những cuộc chiến tranh diễn ra ở thì hiện tại nhưng hệ lụy của chúng chỉ nằm ở tương lai. Trong lúc này, thường thì chỉ có thảm kịch.
Dan Rather & Elliot Kirschner
Nguyên tác : "Sometimes There's Only Tragedy", Steady, 31/10/2023
Nhã Duy chuyển dịch
(02/11/2023)
Nói gì về những ngày này 42 năm trước ?
Trân Văn, VOA, 22/02/2021
Ngày 14 tháng 2 vừa qua là thời điểm tròn 42 năm Trung Quốc xua quân sangdạy cho Việt Nam một bài học và đó là lý do, tuần này, "hèn"… trở thành từ phổ biến trên mạng xã hội…
Các nhà hoạt động tưởng niệm các chiến sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 16/2/2021
Thậm chí có những người như ông Trần Đức Anh Sơn – từng dạy đại học, từng là giám đốc một bảo tàng ở Huế, từng là một trong những lãnh đạo của Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế, xã hội Đà Nẵng – giận dữ tới mức không ngần ngãi bày tỏ sự… căm phẫn và kinh tởm(1) !
Ông Sơn kể rằng ông đã bỏ qua những kênh truyền hình quốc tế mà ông yêu thích để chú mục vào Chương trình thời sự lúc 7 giờ của VTV1 tối 17/2/2021 để xem thử VTV1 có nhắc đến sự kiện Trung cộng xâm lược Việt Nam vào ngày này cách đây 42 năm hay không ?
Tuy cuối chương trình có một phóng sự nhắc lại sự kiện nhà báo Nhật Bản Takano lên Lạng Sơn tường thuật về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung cộng vào đầu tháng 3/1979 và đã chết vì trúng đạn của quân Trung cộng nhưng VTV1không hề nhắc tới cái tên Trung Quốc lần nàomà chỉ gọi là "sự kiện ngày 17/2".Thậm chí tuy VTV1 đề cập việc "Takano lên Lạng Sơn ngay sau khi có lệnh rút quân" nhưngkhông dám nói ai ra lệnh rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cảm giáccăm phẫn của Trần Đức Anh Sơn không phải là cá biệt. Hàng chục ngàn người sử dụng mạng xã hội đã bày tỏ cảm xúc như ông.
Bất kể "sự kiện 17/2" đã xảy ra cách nay hơn bốn thập niên, bất chấp thực trạng biển Đông chỉ ra dã tâm, sự nham hiểm của Trung Quốc đã rõ như ban ngày và ngay cả những… "anh em xa" ở khắp nơi trên trái đất này cũng không thể lầm lẫn, Việt Nam vẫn cố gắng duy trì cam kết "khép lại quá khứ" đối với… "láng giềng gần". Giống như Trần Đức Anh Sơn, Lê Kế Sơn cũng nhẫn nại chờ để xem hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam hành xử thế nào vào thời điểm tròn 42 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam và phát giác : Điểm sáu tờ báo thường được quan tâm là báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, Vietnamnet, Vnexpress thì chỉ có báo Thanh Niên đưa một bài viết về "sự kiện 17/2".
Đó cũng là lý do Lê Kế Sơn và nhiều thân hữu ngậm ngùi :Xin thắp một nén hương tưởng nhớ và xin lỗi hàng chục ngàn bà con và chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày này ở các tỉnh phía Bắc.
Nhắc lại sự kiện này là vì người đã mất, thân nhân của họ, vì người còn sống hôm nay và vì con cháu mai sau.
Nhắc lại không phải để gợi lại hay để kích động sự căm thù mà để đừng quên một bài học chua xót về sự cả tin, mất cảnh giác.
Nhắc lại để không lặp lại những ngày như thế ở quy mô lớn hơn, tệ hại hơn.
Nhắc lại để đừng ngộ nhận rằng sự nhường nhịn, sự quy phục đối với kẻ cướp chỉ chuốc lấy sự thảm hại hơn.
Nhắc lại, để hiểu rằng, trong lịch sử, chiến thắng xâm lược chỉ có thể có khi đoàn kết dân tộc, đồng lòng và trong thời đại mới, sự liên minh với các lực lượng tiến bộ mới là sức mạnh thực sự chống lại những kẻ âm mưu phục hồi đế chế phát xít.
Hèn không phải là một kiểu ẩn nấp khôn ngoan.
Hèn là tự giết mình thêm một lần nữa (2) !
***
Tuần này đã có hàng triệu người ngậm ngùi tưởng niệm những người lính đã ngã xuống khi tham gia cuộc chiến vệ quốc khởi đầu từ trung tuần tháng 2 năm 1979 và kéo dài cho đến cuối thập niên 1980, những đồng bào thuộc đủ mọi giới, mọi lứa tuổi đã bị Trung Quốc giết như dùng… học cụ đểdạy Việt Nam một bài học, trong dòng chảy mà cảm xúccăm phẫn và kinh tởm là chủ yếu ấy, Chánh Tâm đề nghị nhìn xa hơn…
Tháng Hai nếu chỉ tưởng nhớ, sì sụp khói nhang thì rồi cuộc chiến ấy có vĩ đại đến mấy sẽ được chép vào một bộ nhớ khác.
Những xao động với những biểu hiện bôi xoá, di dời, cấm đoán ký ức về cuộc chiến chống Trung Quốc từ 1979 làm chúng ta phải giật mình, trong cả mười năm tại sao có thể đồng thuận để hoang tàn một ký ức lịch sử như vậy ?
Đó là vấn đề thuộc về chủ quyền nhân dân. Nhân dân thì đợi được cho phép. Nhất định thực tế này nhân dân cần phán định.
Với những vấn đề hệ trọng nhạy cảm như mối quan hệ với Trung Quốc đảng phải tuyệt đối chấp hành chủ quyền của nhân dân, phải coi đó là lòng trung thành tuyệt đối của đảng với tổ quốc.
Tháng Hai nhắc nhở nghiêm khắc trách nhiệm của nhân dân để truyền thuyết về niềm tin cố chấp, mù quáng Trọng Thuỷ Mỵ Châu thành thế cuộc mất nước.
Thần Kim Qui nhân dân phải thực hành nghiêm túc vai trò giám sát với mọi quyết định đối ngoại của quốc gia.
Tháng Hai cũng nhắc nhở chúng ta tình đồng chí, anh em ấy còn phải bước qua cách trở Hoàng Sa, Gạc Ma(4).
Cũng với suy nghĩ đó, Quốc Ấn Mai xem việcđài nhà nước không gọi đích danh kẻ thù tấn công Việt Nam vào 17/2/1979, đài nhà nước sợ việc định danh một cuộc chiến chống xâm lược đúng nghĩa của nước mình chưa phải điều đáng sợ nhất !
Ấn nhắc mọi ngườinên lưu tâm đến việc đang bị đầu độc bằng bụi mịn theo hướng gió Đông Bắc bởi "bạn vàng" và có thể vừa cảm nhận, vừa kiểm chứng dọc dải đồng bằng từ miền Bắc tới miền Trung. Ấn dự đoán,từ 2030, Việt Nam sẽ thấy hậu quả do công nghệ lò đốt nhập khẩu Từ Trung Quốc cộng hưởng với việc "bạn vàng" xả thải theo gió Đông Bắc. Bụi mịn PM2.5 bay hơn 400 cây số để "giúp" người Việt cảm nhận tường tận thế nào là sống chung với bụi mịn - sống chung với bệnh tật.
Nhắc lại cảnh báo của Trương Giang Long – tướng công an Việt Nam về những kẻ thù giấu mặt "leo cao, trèo sâu vào bộ máy", Ấn than :Đâu chỉ cấm báo đài định danh một cuộc chiến, chúng có thể ra gò Đống Đa ngăn người yêu nước tưởng niệm chiến công năm nào. Chúng gọi những chiến thắng lịch sử như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,... là "giỗ trận". Chúng cẩu lư hương của Đức Trần Hưng Đạo... Chúng là Hán nô kéo công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm để đầu độc dân tộc này, làm thoái hóa giống nòi này (5)...
Trân Văn
Nguồn : VOA, 22/02/2021
Chú thích :
(1) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10216093311200138&id=1670718810
(2) https://www.facebook.com/EboiClub/posts/10221866006017946
(3) https://www.facebook.com/EboiClub/posts/10221866006017946
(4) https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=3341962745909969&id=100002888294656
(5) https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/10217725647885464
***********************
Chiến tranh
Huy Đức, 19/02/2021
Qua giờ nhìn tấm hình này cứ ngẩn ngơ nhớ câu thơ của anh Nguyễn Duy :
"Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan
Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo
A.Q. túm tóc Chí Phèo
Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua"...
Hai nhà báo Lê Đức Dục và Nguyễn Đức Bình chụp bên các nạn nhân chiến tranh bị mìn Trung Quốc thời hậu chiến.
Kể từ tháng 2/2009, khi báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài "Biên Giới Tháng Hai" - bài viết đầu tiên về cuộc chiến 1979 trên báo chính thống tính từ "Hội nghị Thành Đô" - cuộc chiến tranh này, cũng như tội ác của quân Trung Quốc đã thường xuyên được nhắc lại. Từ đó, không ít những người chỉ hiên ngang trước bàn phím cũng đã được coi như những "anh hùng chống Tàu".
Tìm một nhà lãnh đạo thắp ngọn lửa chống ngoại xâm, nhất là ngọn lửa chống ngoại xâm từ Trung Quốc trong một dân tộc như Việt Nam là điều không khó. Tìm một nhà lãnh đạo tránh cho dân tộc này những cuộc chiến tranh thì "kim ở đáy biển" còn dễ kiếm hơn.
Trung Quốc đã kề vai sát cánh bên cạnh các nhà lãnh đạo chủ chiến của Việt Nam (cả tiền mặt, của cải và nhân lực). Không phải họ giúp Việt Nam mà họ muốn những người cộng sản Việt Nam giữ biên giới chiến tranh ở sông Bến Hải. Cú bắt tay 1972 giữa Nixon và Mao đánh một dấu mốc làm thay đổi bản đồ chiến tranh cả "lạnh" và súng đạn. Cú bắt tay đó chứa đựng cả sự phản bội (Washington phản bội Sài Gòn, Bắc Kinh phản bội Hà Nội) và một nước đi chiến lược.
Cả Hà Nội và Sài Gòn đều chỉ nhìn thấy khía cạnh "phản bội" mà không nhìn thấy nước đi chiến lược. Cuộc gặp đó khiến Mỹ buông hẳn Miền Nam và Trung Quốc thì cũng không còn lo giới tuyến chiến tranh gần hơn về phía Bắc.
Chúng ta chưa bao giờ đặt câu hỏi, nếu vào năm 1972, những người cộng sản Việt Nam mà đủ tầm nhìn thời cuộc, để vừa tranh thủ thống nhất Bắc - Nam, vừa dự cảm được một thế giới sắp đổi thay để ứng xử với thế giới (bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc) không phải bằng tư duy "hai phe" mà bằng tư duy tìm thấy cơ hội của dân tộc mình ở đâu, thì liệu có dẫn đến cuộc chiến tranh năm 1979.
Hà Nội đã đặt mối quan hệ của mình với Bắc Kinh (trước 1972) và Moscow trong tình anh em ý thức hệ. Cũng vì ý thức hệ được diễn đạt trong cụm từ "tinh thần quốc tế vô sản", người Việt đã tốn không biết bao nhiêu xương máu đưa Khmer Đỏ lên cầm quyền, cũng như đã đưa Hun Sen lên cầm quyền. Cả hai, khi cần, đều bị Bắc Kinh sử dụng.
Bắc Kinh sổ toẹt vào cái gọi là ý thức hệ và tình hữu nghị, những kẻ cầm quyền ở Bắc Kinh muôn đời chỉ có dã tâm Đại Hán.
Hai mươi năm trước, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương, người được coi là một trong những "bộ óc của Lê Duẩn", nói : "Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, đầu óc của bọn mình vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa Marx - Lenin".
Không nên hỏi những người sẽ vào đây "cmt" tháng 2-1979 họ ở đâu. Chiến tranh trong nhiều tình huống không chỉ để bảo vệ lãnh thổ mà còn để bảo vệ phẩm giá của một công dân cũng như của một dân tộc. Nhưng, mục tiêu của một dân tộc có phẩm giá phải là hòa bình. Nếu có một con đường đi đến hòa bình không phải qua chiến tranh thì bất cứ dân tộc nào khôn ngoan cũng nên giành lấy.
Huy Đức
Nguồn : osinhuyduc, 19/02/2021
************************
Ngày về xúc động của "cô học sinh" duy nhất sống sót ở hang Ngườm Hẩu 1979
Tiến Nguyên, Dân Trí, 17/02/2021
Địch tập kích hang đá nơi thương binh trú ẩn, toàn bộ thương binh và y tá cùng 2 học sinh hy sinh, duy nhất một cô gái thoát chết thần kỳ. 40 năm sau, "cô học sinh" ấy mới có thể quay trở lại nơi mình suýt bỏ mạng...
Đó là bà Tống Thị Thanh (quê thị trấn Quảng Uyên, hiện ở thành phố Cao Bằng), người duy nhất sống sót trong cuộc tập kích của lính Trung Quốc vào hang Ngườm Hẩu, bản Keng Riềng (xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng) 40 năm trước.
Hai "cô học sinh" Tống Thị Thanh (trái) và Nông Thị Quyên.
Chuyện những cô học sinh đi giúp bộ đội
Mới tối hôm trước (16/2/1979), cô học sinh Nông Thị Quyên (quê thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa ; xưa là xã Mỹ Hưng, huyện Quảng Hòa) cùng bạn bè còn xem chiếu bóng bộ phim "Em bé Hà Nội" ở thị trấn. Rạng sáng hôm sau, cả thị trấn bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo rầm rầm.
"Khoảng 4g sáng, đạn bay vèo vèo sát mái nhà. Tôi vơ vội được cái lõi chăn bông rồi cùng cả nhà chạy xuống hầm trú ẩn" - bà Quyên nhớ lại và cho biết, địch nã đạn liên tục đến khoảng 7g sáng thì ngớt.
Sau khi cùng bố mẹ chuyển đồ lên hang, ra đến đỉnh đèo, bà Quyên thấy bộ đội đang tải gạo liền rủ mấy bạn học xúm vào giúp. Dọc đường tải gạo, thấy thương binh nhiều, bà cùng 5-6 bạn học lại giúp tải thương về thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Hòa cũ).
"Đường đèo dốc trơn trượt, chúng tôi khiêng thương binh đi hơn chục cây số mới ra đến nơi có xe đón. Lúc đó ai cũng nghĩ phải cố gắng giúp các anh ấy nên có biết mệt là gì đâu" - bà Quyên chia sẻ.
Khi ấy bà Quyên đang là học sinh lớp 9, người bé như cái kẹo, nặng chỉ 37-38 kg. Vốn sợ máu từ bé, bà Quyên nghĩ ra cách lấy khăn tay che mắt, cắm mặt khiêng cáng bước theo người đi trước.
Chiến sự kết thúc, bà tiếp tục đi theo Trung đoàn 567 phục vụ chiến đấu. Bị gia đình ngăn cản, bắt ở nhà đi học tiếp, bà dứt khoát : "Nó vào xâm chiếm thì còn học gì nữa !".
Những năm trong quân ngũ, bà vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng.
Khác bà Nông Thị Quyên một chút, thời điểm Trung Quốc bành trướng lãnh thổ năm 1979, bà Tống Thị Thanh đang là học sinh lớp 10 ở thị trấn Quảng Uyên. Ngày 18/2/1979, sau khi cùng gia đình dọn đồ sơ tán lên núi đá, bà cùng các thanh niên quay xuống thị trấn lấy thêm đồ đạc. Được ông tổ trưởng dân phố vận động ra giúp bộ đội chuyển đạn lên xe, cả nhóm chả ai ngại ngần, xắn tay vào việc luôn.
Xong việc, bà Thanh và mấy bạn học quay lên trạm quân y của Trung đoàn 567 đóng ngay thị trấn. Thấy nhiều thương binh quá, trong khi y tá lại ít, bà cùng 2 bạn học là Phương Thị Sáu, Nguyễn Thị Thủy tình nguyện xin ở lại phụ giúp các y tá chăm sóc thương binh.
"Thấy cảnh máu me nhiều lúc đầu tôi cũng sợ lắm chứ, nhưng thấy thương, cái sợ dần biến đi đâu hết. Có nhiều anh mới hôm trước tôi còn thấy đi lại dưới thị trấn nay đã nằm đó, máu me bê bết, người cụt chân, người cụt tay" - bà Thanh kể.
Nhóm học sinh của bà Thanh phụ giúp các y tá làm mọi việc có thể, từ giặt giũ, nấu cơm, bón cháo cho thương binh, thay băng, thậm chí cả… đào huyệt chôn những người không qua khỏi.
40 năm ngày trở lại
Đầu tháng 3/1979, địch bao vây thị trấn Quảng Uyên. Trạm quân y của Trung đoàn 567 được lệnh chuyển thương binh lên hang Ngườm Hẩu (bản Keng Riềng, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên) cách đó chừng 1 km. Suốt một ngày trời, bà Thanh cùng mọi người chuyển gần 100 thương binh lên hang, chờ đội vận tải chuyển đi tiếp. Trong hang, ngoài 3 "cô học sinh" nhóm bà Thanh chỉ có 2 y tá là Đinh Thị Tuyến (quê Trùng Khánh, Cao Bằng) và Nguyễn Thị Huệ (quê Phục Hòa, Cao Bằng) chăm sóc các thương binh.
Đường lên hang Ngườm Hẩu.
Rạng sáng ngày 2/3/1979, khi trong hang chỉ còn khoảng 20 thương binh, đang tiếp tục được chuyển đi, lính Trung Quốc phát hiện, bao vây, tập kích hang.
"Lúc đó mờ sáng, chưa rõ mặt người. Một số thương binh vừa ra khỏi hang dừng lại bắn trả, hai chị y tá nấp ở ngay cửa hang bắn, tôi cùng hai bạn nấp phía sau". - bà Thanh nhớ lại.
Phía ngoài hang, ông Bùi Công Lợi (SN 1957, quê Yên Bái ; chiến sĩ Đại đội 10, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 567) cùng các thương binh khác cố gắng chặn bước tiến của địch. Ông Lợi bị thương khi tham gia chiến đấu ở trận địa Khau Chỉa.
"Sương mờ mịt nhưng nghe tiếng súng thì đoán biết được địch rất đông" - ông Lợi nói.
Ngày trở về đầy xúc động sau 40 năm của "cô học sinh" Tống Thị Thanh.
Vừa đánh vừa rút để bảo toàn lực lượng, ông Lợi bị rơi xuống một cái hố của nhà dân, cứ thế nằm im dưới đó, khi địch rút đi mới bò lên. Lúc này, hang Ngườm Hẩu ám khói đen sì. Dọc đường lên hang, thi thể các thương binh rải rác khắp nơi.
Về phần bà Thanh, chứng kiến cảnh hai nữ y tá chống trả quân địch được một lúc, bà bỗng thấy lửa tràn vào, cùng với đó là tiếng nổ lớn. Bà ngất đi không biết bao lâu, đến khi tỉnh dậy không còn ai trong hang sống sót. Thi thể mọi người cháy đen.
"Chị Thủy và chị Sáu nằm đè lên tôi nên tôi mới may mắn thoát chết" - bà Thanh kể.
Nằm im nghe ngóng tình hình hồi lâu, bà Thanh mò xuống mó nước gần đó rửa mặt thì bị địch bắt. Bà cùng nhiều người bị nhốt ở thị trấn Quảng Uyên, sau đó đưa sang bên kia biên giới.
"Nhiều ngày sau mọi người làm công tác tử sĩ xác định có 20 thương binh hi sinh và 2 y tá, 2 học sinh. 4 người nữ thì chỉ nhận dạng được hai nữ y tá và chị Thủy. Người nữ còn lại bị cháy đen, không nhận dạng được, tưởng là tôi nên mọi người mai táng, ghi tên tôi. Sau này, mọi người mới xác định đó là chị Phương Thị Sáu". - bà Thanh chia sẻ.
Nơi đầu tiên chôn tập kết các thi thể trong vụ tập kích hang Ngườm Hẩu nay chỉ còn là bãi đất trống.
Ngày 21/5/1979, bà Thanh được phía Trung Quốc trao trả tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn), sau đó được đưa về Bệnh viện Quân y 91 (Phổ Yên, Thái Nguyên) chữa trị. Trở về địa phương, bà Thanh được xác định thương tật 41%, xếp hạng thương binh 3/4.
Suốt 40 năm, bà Thanh luôn ám ảnh trước cảnh tượng kinh hoàng trong hang Ngườm Hẩu. Dù nhà cách hang chỉ hơn 1 km nhưng bao năm qua, bà chưa một lần quay trở lại. Được sự động viên của PV Dân trí, một ngày đầu năm 2019, bà Thanh mới quyết định trở về nơi mình suýt hi sinh.
Thắp nén hương tưởng nhớ các thương binh, y tá và 2 bạn học tử nạn, bà nhớ như in vị trí của mỗi người trong hang. Tảng đá ngay cửa hang là nơi hai nữ y tá cầm súng bắn trả quân địch ; ngay phía sau là nơi bà và hai bạn học ôm nhau tránh đạn ; phía trong cùng là nơi một Đại đội trưởng tử nạn…
Bà Thanh bên ngôi mộ người bạn học Phương Thị Sáu ở Nghĩa trang liệt sĩ huyện Quảng Uyên.
Những chiến sĩ Trung đoàn 567 và hai y tá, hai cô học sinh tử nạn trong vụ tập kích hang Ngườm Hẩu nay đều đã được tập kết về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Quảng Uyên. Mới đây, Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 567 đã làm tờ trình xin phép các cơ quan chức năng để xây dựng bia tưởng niệm trong hang, xây bậc lên xuống để những ngày kỷ niệm của Trung đoàn, các cựu chiến binh có thể vào hang tưởng nhớ các chiến sĩ đã hi sinh. Nguyện vọng này bước đầu đã được sự ủng hộ của chính quyền huyện Quảng Uyên.
Tiến Nguyên
Nguồn : Dân Trí, 17/02/2021
*********************
Khi nào Trung Quốc mới không còn là thầy giỏi ?
Trân Văn, VOA, 17/02/2021
Ngày này 42 năm trước – 17/2/1979 – Trung Quốc bước lênbục giảng để"dạy cho Việt Nam một bài học".
Sau 42 năm, chỉ có người Việt không thèmhọc còn với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thì bài giảngvẫn còn nguyên giá trị !
Các nhà hoạt động tưởng niệm các chiến sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ ở Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 16/2/2021
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn xem đề cập tới cả tội ác lẫn dã tâm của Trung Quốc là nhạy cảm. Để tránh thất thố, họ không nói và làm gì cả !
Dân chúng muốn nhớ, muốn nhắc không dễ, báo giới thì phải nghiêng ngó chờ đèn. Tùy tình hình mà đèn sẽ xanh để ON, ngược lại phải OFF !
Bối cảnh chính trị thế giới, khu vực và diễn biến ở biển Đông có thể là lý do dịp này, năm nay không có đèn đỏ ! Song không phải cứ được nhớ, được nhắc là ổn !
***
Cách nay hai năm – tròn 40 năm sau khi Trung Quốc bước lênbục giảng để "dạy cho Việt Nam một bài học" – lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộchội thảo khoa học cấp quốc giađể nhìn lại "Cuộc chiến đầu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc".
Tuy hội thảo khoa học cấp quốc gia này do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đứng ra tổ chức nhưng một trong những lý do chính để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam cho phép các sử gia đương đại mời các cựu quân nhân, nhân chứng còn sống tham gia vào việc soạn – công bố các tham luận chỉ nhằmphê phán những biểu hiện sai trái, thù địch xuyên tạc, vu cáo lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá đảng và nhà nước, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc (1) !
Khi thực trạng biển Đông như đã biết, tới 40 năm mới chịunhìn lại và việcnhìn lại sự kiện bằng mộthội thảo khoa học cấp quốc gia lại đính kèm lập trường là góp phần khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán của đảng, nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc với tinh thần "gác lại quá khứ hướng tới tương lai", những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước Việt – Trungthì rõ ràng, có đèn xanh chưa thể thở phào !
***
Nhiều người thuộc những thế hệ thuở Trung Quốc bước lênbục giảng đã khuất bóng. Phần lớn số còn sống cũng đã ở đoạn cuối của cuộc đời nhưng nỗ lực "dạy cho Việt Nam một bài học" của Trung Quốc vẫn còn giá trị kềm giữ cả nhận thức lẫn hành động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Thành ra đến năm 2018, những hệ thống này mới chấp nhận chính thức dạy dỗ con cháu người Việt về chuyện cha ông từng có thêm một lần phải cầm vũ khí, đổ máu để chống quân xâm lược Trung Quốc !
Một Giáo sư – Tiến sĩ từng khảo sát tiến bộ đó và loan báo :Trong sách giáo khoa hiện hành về lịch sử (bản in năm 2018 của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam), lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc chỉ được trình bày ở cuốn Lịch sử 12, tại mục II "Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)", Bài 25 "Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)" với ba đoạn, sáu câu, 13 dòng và chỉ đề cập ngắn ngủi một tháng đầu của cuộc chiến đến khi Trung Quốc rút về nước ngày 18/3/1979(2).
Thực tế vừa kể là nguyên nhân dẫn tới vô số chỉ trích, nghi ngại. Đến giờ, biếm họa của LAP - mô tả đoàn quân của cuộc chiến tranh biên giới 1979 bị chặn lại trên đường tiến vào sách giáo khoa lịch sử vì :Hết chỗ rồi, các anh vui lòng lên facebook ở tạm (3) ! – vẫn còn nguyên vẹn thời sự tính ! Đến giờ, thay vì nhận sai về cách ứng xử trước việc Trung Quốc bước lên bục giảng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn xem yêu cầu phải sòng phẳng với cha ông và lịch sử là thù địch !
Năm 1980, Sư đoàn 337 đã chặn 18 đợt tấn công của hai sư đoàn Trung Quốc tại cầu Khánh Khê (xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Người Việt từng dựng một tấm bia vừa để đánh dấu chiến tích đó, vừa để tưởng niệm 650 đồng bào vị quốc vong thân. Rồi Việt Nam "bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc", tiếp tục cùng Trung Quốc chia sẻvăn minh xã hội chủ nghĩa. Tấm bia đánh dấu sự kiện :Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lượcbị đục bỏ bốn chữTrung Quốc xâm lược !
Bởi cách hành xử theo kiểu như thế bất lợi trong việc khôi phục, duy trì sự tin yêu của dân chúng Việt Nam, năm 2014, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam quyết định dựng lại bia Khánh Khê, sau đó nhiều cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt phê phán những người nghi ngại hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam là ấu trĩ, thiếu suy xét, thích phán xét hoặc phản động và đó mới là lý do khiến Việt Nam vẫn còn là quốc gia nhược tiểu (4) !
Đáng lưu ý là tuy đã dựng lại Bia Khánh Khê, tạc chữ vào đá nhưng văn bia vẫn chỉ ghi nhận Sư đoàn 337 cũng như quân dân tỉnh Lạng Sơnđã chặn đứng và đánh bại quân xâm lược.Mức độ rạch ròi vẫn thua xa tấm bia cũ bằng xi măng !
***
Đã hơn bốn thập niên nhưng với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, bài học mà Trung Quốcdạy Việt Nam dường như vẫn còn nguyên giá trịgiáo dục ! Phải mất bao nhiêu thập niên tác dụng răn dạy củabài họcnày mới giảm ?
Đây là câu hỏi không dễ trả lời, chỉ có thể đoán rằng, khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn còn muốn duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối thì họ vẫn còn cần Trung Quốc nhưmột người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở sát bên cạnh, do tương đồng về ý thức hệ, về thể chế chính trị,Trung Quốc đã, đang và sẽ còn được xem là người bạn lớn, người thầy sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ! Trung Quốc giỏi hay "ta" dại ? Vì sao lại thế ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 17/02/2021
Chú thích
(2) https://danviet.vn/chung-ta-van-con-biet-rat-it-ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-ay-77771059623.htm
(3) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10217455946447700
*********************
Việt Nam thuộc gì từ bài học đắt giá 'cuộc chiến biên giới 1979' ?
Diễm Thi, RFA, 16/02/2021
Ký ức chiến tranh
Ngày này 42 năm trước, cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu đã diễn ra giữa hai nước từng được mệnh danh ‘hai người anh em cộng sản’, Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố muốn "dạy cho Việt Nam một bài học".
Khói hương trên các phần mộ tại nghĩa trang liệt sĩ tại thị xã Lạng Sơn, Việt Nam, gần biên giới với Trung Quốc. Reuters
Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáu trăm ngàn quân Trung Quốc với chín quân đoàn chủ lực cùng hơn 2.500 khẩu pháo, năm trăm xe tăng và thiết giáp đồng loạt vượt biên giới tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.
Ngày 18 tháng 2 năm 1979, trang nhất Báo Nhân Dân đăng toàn văn tuyên bố của Nước Cộng hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lươc Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc và nêu cao quyết tâm bảo vệ tổ quốc.
Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979. Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, sau đó tuyên bố Trung Quốc đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc, đồng thời khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn".
Thống kê cho thấy phía Trung Quốc có 21.700 người chết và bị thương. Phía Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc chia sẻ cảm xúc của ông với tư cách một người lính vào thời điểm đó :
"Mỗi năm đến ngày 17 tháng 2 tôi lại cảm thấy như câu chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Nhưng cái khí thế hừng hực, hào hùng của những năm chống bành trướng Trung Quốc và chống Khmer Đỏ để bảo vệ đất nước nó khác với tâm lý hiện nay. Hiện nay, riêng bản thân tôi thì vừa tự hào, vừa ấm ức vì có một cái gì đó trong quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mà chúng tôi vẫn chưa được nghe giải thích. Và mới đây, chính phủ lại ra một quyết định rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam là ‘tối mật’.
Là một người cầm súng trong giai đoạn đó, chúng tôi thấy rằng 42 năm qua, cái bản chất của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Sô vanh, Đại hán của nhà nước Trung Quốc hiện nay là không thay đổi".
Theo Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, dù cuộc chiến đến nay đã 42 năm nhưng có nhiều điều vẫn chưa được nhìn nhận cho đúng. Một bài viết được đăng hôm 16 tháng 2 năm 2020 trên trang web của Câu lạc bộ này nêu rõ, phải khẳng định rõ ràng rằng : Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, do Trung Quốc tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn ác. Quân dân Việt Nam đã anh dũng kháng chiến, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới, giành thắng lợi vẻ vang. Điều đó phải ghi vào sử sách minh bạch và được giảng dạy trong nhà trường.
Cũng theo Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Nhà nước cần phải tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt các Liệt sĩ và xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ, xứng với chiến công và sự hy sinh của họ. Thêm vào đó, Nhà nước, chính quyền các cấp cần phải tôn trọng các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhân dân các nơi trong cả nước tổ chức tưởng niệm các Liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, coi đó là sinh hoạt tâm linh thiêng liêng, cần được tôn trọng và ủng hộ.
Tù binh Trung Quốc bị Việt Nam bắt giữ tháng 2/1979. AFP
Năm năm sau cuộc chiến 1979, chỉ trong 26 ngày đêm của tháng 4 năm 1984, Trung Quốc đã cho quân tập trung pháo binh ở khu vực Vị Xuyên, bắn hơn 30 ngàn viên đạn pháo cối vào các điểm cao phòng thủ của Việt Nam và lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 2 km. Biến cao điểm 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang thành địa danh Lão Sơn của Trung Quốc cho đến hôm nay.
Cũng tại điểm cao này, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể.
Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, mặc dù hiện nay Việt Nam yếu hơn Trung Quốc rất nhiều về kinh tế và quân sự, nhưng vị thế của Việt Nam ngày nay khác hẳn 42 năm trước. Ngày nay Việt Nam có đủ điều kiện bắt tay với các cường quốc ; bắt tay với các Châu lục ; bắt tay với tất cả các lực lượng tiến bộ để có tiếng nói ngang hàng với Trung Quốc. Thế nhưng Hà Nội vẫn không thể đối đáp một cách sòng phẳng, ngang hàng các phát ngôn mang tính "hăm dọa" từ Bắc Kinh.
Tháng 7 năm 2020, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có bài viết nhan đề "Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam" của tổng biên tập Hồ Tích Tiến. Tác giả "khuyên" Việt Nam cảnh giác trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, ca ngợi chính sách láng giềng- hữu nghị lâu dài của Trung Quốc với Việt Nam và kết luận rằng thể chế chính trị Việt Nam khó trường tồn lâu dài nếu chính trị Trung Quốc không ổn định.
Cách đây một tuần, trong cuộc điện đàm với người tương nhiệm Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã "nhắc nhở" Việt Nam rằng : "Trung Quốc và Việt Nam nên quản lý hợp lý sự khác biệt trên biển và chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của hòa bình và ổn định khu vực".
Ông Trọng đáp lại rằng : "Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước là vô cùng quan trọng".
Việt Nam học được gì ?
Theo một số nhà quan sát, dường như Việt Nam vẫn chưa thuộc bài học đắt giá vào năm 1979 trong mối quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn âm mưu cướp đất, lấn biển và thôn tính Việt Nam, trong khi lãnh đạo Việt Nam mà đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam và của đất nước.
Ông Đinh Kim Phúc nhận định :
"Tôi nghĩ 42 năm sau chiến tranh biên giới phía Bắc, Việt Nam học được rất nhiều thứ. Thứ nhất, đó là tinh thần quốc tế vô sản. Đó là tình đồng chí của những người cộng sản. Đó là những vấn đề của các nước xã hội chủ nghĩa. Khi mà Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh Việt Nam thì tinh thần quốc tế vô sản và học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Marx phá sản hoàn toàn.
Tôi thấy đây là bài học mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải suy nghĩ trong vấn đề tinh thần quốc tế vô sản, tình đồng chí và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Bài học thứ hai mà lãnh đạo Việt Nam cần phải học thuộc là vì sao Việt Nam bị động trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 ?
Đó là chính sách giải trừ quân bị của Hà Nội lúc bấy giờ sau cuộc chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Hà Nội không lường trước được tất cả các âm mưu thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính vì vậy mà tất cả các sĩ quan có kinh nghiệm chiến trường đã được về nhà và bị động trước cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc".
Bài học thứ hai mà ông Đinh Kim Phúc nêu ra từng được Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 cho tới năm 1987, nói với RFA lúc sinh thời :
"Thứ nhất là tình báo của chúng ta quá kém. Hai nữa là chúng ta quá tin vào những người lãnh đạo Trung Quốc. Quá tin vào tình hữu nghị Việt Trung ! Chúng ta cũng sơ hở ở chỗ là trước cuộc chiến tranh 79 thì tôi biết Trung Quốc đã làm rất nhiều con đường từ nội tỉnh của họ ra biên giới Việt Nam, thế nhưng mình không ngờ rằng đến năm 79 họ tiến quân theo những con đường đó sang đánh Việt Nam. Đó là một kinh nghiệm.
Thứ hai nữa là mình mất cảnh giác. Tôi nhớ lại bắt đầu thì chúng ta cũng đã có báo động rồi nhưng đến trước hôm 17 thì Tổng Tham mưu trưởng của chúng ta lại hạ cấp báo động. Cho nên ngày 17 thì họ đánh chúng ta và chúng ta không có quân chủ lực ở trên đó, chỉ có dân quân và bộ đội địa phương thôi".
Trong tình hình hiện nay, với Việt Nam, có lẽ việc hiện đại hóa quân đội, hiện đại hóa vũ khí và đa dạng hóa quan hệ quân sự với các nước là yếu tố vững chắc để Trung Quốc hiểu rằng, không phải muốn làm gì Việt Nam thì làm !
Ngô Nhân Dụng, VOA, 04/08/2020
Trong lúc giới ngoại giao Mỹ và Trung Quốc liên tiếp tấn công nhau, Bắc Kinh cũng đang cố chứng tỏ cho cả thế giới thấy họ vẫn chủ động trong cuộc bang giao với hai nước láng giềng ở phía Nam : Việt Nam và Campuchia.
Trong nửa cuối tháng 7, Trung Quốc và Campuchia ký một hiệp ước mậu dịch tự do vào ngày Thứ Hai, qua ngày Thứ Ba, họ tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các ông Vương Nghị và Phạm Bình Minh.
Bản hiệp ước mậu dịch tự do giữa Campuchia với Trung Quốc hoàn toàn chỉ mang tính chất tượng trưng. Giao thương giữa hai nước hiện nay nhỏ nhoi không đáng kẻ. Hơn nữa các xí nghiệp Trung Quốc đang được tự do làm ăn ở Campuchia không hề gặp trở ngại nào hết !
Đối với Việt Nam có vẻ phức tạp hơn. Tháng Tư vừa qua, một tàu đánh cá của người Việt Nam đã bị tàu hải giám Trung Quốc đâm ngang đánh chìm. Năm nay đến lượt Việt Nam đóng vai chủ tọa trong khối ASEAN, có thể đưa đề nghị lên án những hành động ăn cướp trên biển của Trung Quốc.
Hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Vương Nghị chỉ họp mặt trên mạng, chắc vì từ khi bệnh dịch Covid 19 xẩy ra ở Vũ Hán Việt Nam vẫn còn lệnh cấm người Trung Quốc qua biên giới ! Ông Vương Nghị lại kêu gọi hai nước tiếp tục hợp tác kinh tế, nhưng không cho biết cụ thể như thế nào, và tại sao cần nói chuyện gấp như vậy. Ông Phạm Bình Minh cho biết sẽ tặng một số tiền khoảng 100.000 đô la Mỹ để cứu giúp các nạn nhân vụ bão lụt nặng nề đang tràn ngập vùng hạ lưu sông Dương Tử. Quả thật là muối bỏ xuống Trường Giang cho trôi ra biển !
Những hoạt động ngoại giao mới của ông Vương Nghị chỉ cốt chứng tỏ, trong lúc tình hình quân sự ở vùng biển Đông Nam Á đang căng thẳng, họ vẫn đóng vai chủ động. Trung Quốc không thể dễ dàng biểu diễn một màn ngoại giao nào mới với các nước "khó bảo" như Philippines, Malaysia, Brunei hay Indonesia. Cho nên, Bắc Kinh chỉ có thể dùng các nước "đồng chí anh em" để đóng trò biểu diễn trên mặt trận ngoại giao, đề phòng một cuộc chạm súng có thể diễn ra.
Hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump chắc không muốn lâm chiến. Nhưng trong lúc tàu chiến và phi cơ hai nước cùng kéo tới vùng Biển Đông nước ta, một tai nạn bất ngờ cũng dễ biến thành xung đột lớn nếu các nhà chỉ huy quân sự tại chỗ phản ứng khi bị "khiêu khích", trong lúc cuộc khẩu chiến giữa hai bên đang tăng cường độ.
Nếu hai nước đụng độ thì Trung Quốc chiếm lợi thế ngay lập tức, điều đó có thể khuyến khích giới tướng lãnh của họ có thái độ hung hăng, như khi dọa bắn hỏa tiễn vào hàng không mẫu hạm khiến Mỹ phải nhụt chí. Nhưng nếu cuộc chiến kéo dài thì những lợi thế của Trung Quốc sẽ biến mất ; và đây là điều khiên ông Tập Cận Bình phải suy nghĩ, không dám làm liều.
Năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu cơ quan nghiên cứu Rand Corporation so sánh lực lượng quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc. Bản phúc trình của Rand nhận xét rằng khả năng của quân đội Trung Quốc còn thấp hơn Mỹ về mặt vũ khí, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm chiến trường, nhưng Bắc Kinh đang dồn nhiều nỗ lực và sẽ đuổi kịp rất nhanh. Họ đóng thêm nhiều tàu ngầm cũng như phát triển hệ thống vệ tinh nhân tạo trong lãnh vực quân sự.
Bản phúc trình của Rand cũng nhận xét rằng Trung Quốc có lợi thế về mặt địa dư. Biển Đông nước ta nằm ngay tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, Trung Quốc có thể chuẩn bị sẵn sàng ứng chiến, với các vũ khí, hỏa tiễn, máy bay và chiến hạm được chế tạo riêng cho khu vực chiến trường này.
Charlie Lyons Jones, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia cho rằng quân đội Trung Quốc đã đặt trọng tâm vào mục tiêu ngăn cản không cho hải quân Mỹ đi vào vùng Đường Lưỡi Bò họ đã vẽ ra, mà gần đây Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố là bất hợp pháp. Để đạt mục đích này, ông Jones nhận xét, Trung Quốc đã tăng cường lực lượng phòng không và xây dựng một hàng rào phòng thủ gồm các hỏa tiễn và phi cơ thả bom đặc biệt nhắm đánh các chiến hạm.
Trước khi chiến tranh xẩy ra, Trung Quốc đã chiếm lợi thế vì Mỹ phải điều động quân từ các căn cứ trên đảo Guam, Australia, Philippines, Nhật Bản ; trở thành những đích nhắm cho không quân cùng hỏa tiễn Trung Quốc. Trong khi đó quân Trung Quốc chiến đấu ngay trước cửa nhà mình. Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, Trung Quốc vẫn có thể chặn đánh các đoàn tàu tiếp viện của Mỹ một cách chính xác nhờ hệ thống vệ tinh do thám.
Năm ngoái, David Ochmanek, một nhà nghiên cứu quân sự thuộc Rand Corporation đã thuyết trình về những kịch bản có thể diễn ra nếu Mỹ và Trung Quốc chạm súng ở Biển Đông. Ông Ochmanek nhận định rằng khi chiến tranh bắt đầu thì Trung Quốc chiếm ưu thế rõ rệt vì họ đã chuẩn bị sẵn sàng. Dù phẩm chất các vũ khí và trang bị quân sự của Trung Quốc còn thua kém Mỹ, nhưng họ có thể lấy số đông để áp đảo. Chiến hạm Mỹ điều động nhanh và vũ khí mạnh hơn Trung Quốc, nhưng Trung Quốc có thể sản xuất nhiều và kéo đến nghênh chiến với một lực lượng ào ạt.
Viên Bằng (Yuan Peng) chủ tịch Viện Bang giao Quốc tế ở Bắc Kinh đã so sánh tình hình hiện nay với thời gian một trăm năm trước, khi xẩy ra Chiến tranh Thế giới lần Thứ Nhất, theo bản tin Reuters. Ông khuyến cáo chính quyền Trung Quốc phải chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Mỹ về quân sự.
Hồ Ba (Hu Bo), giám đốc Trung tâm Chiến lược Hải dương thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng xung đột Mỹ Trung không thể lan rộng và kéo dài, vì hậu quả quá lớn ; nhưng một khi chiến cuộc đã nổ ra thì không ai ngăn lại được.
Nhưng Malcolm Davis, Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia lo ngại rằng chiến tranh vẫn có thể xẩy ra nếu giới tướng lãnh Trung Quốc nghĩ rằng bây giờ là một cơ hội hiếm có, sẽ khó lòng có cơ hội thứ hai, vì nước Mỹ đang lúng túng đối phó với bệnh dịch Covid 19, khó phản ứng nhanh chóng khi Trung Quốc nhất quyết ngăn chặn tầu chến Mỹ không cho vào Đường Lưỡi Bò của họ.
Nhưng khi cuộc chiến tiếp diễn kéo dài thì càng về sau lợi thế của Trung Quốc sẽ mất dần, theo ông Ochmanek thuộc Rand Corporation.
Các hạm đội Mỹ với các hàng không mẫu hạm dẫn đầu là những căn cứ di động có thể được tiếp tế từ các nước Philippines, Nhật Bản, Nam Hàn, còn các căn cứ trên những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc không khác gì các mẫu hạm, nhưng không thể di chuyển.
Mỹ sẽ phải tấn công vào các căn cứ không quân ở đảo Hải Nam để tiêu diệt lực lượng đối phương trước khi bị tấn công. Vì thế chiến cuộc sẽ kéo lên phía Bắc, có thể lên tới vùng eo biển Đài Loan và xa hơn nữa. Quân đội các nước đồng minh của Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, có thể giúp quân Mỹ về tiếp liệu, dưỡng thương, tin tức tình báo,vân vân. Những lợi thế của Trung Quốc, như hậu cứ tiếp viện ở gần bên chiến trường, khả năng do thám, số lượng áp đảo những máy bay, tàu ngầm, chiến hạm, sẽ bị giảm dần dần cho đến mức không đáng kể nữa.
Chiến tranh sẽ không làm cho nền kinh tế Mỹ suy yếu đó là điều quan trọng nhất. Tất cả những gì Mỹ đang mua từ Trung Quốc đều có thể mua ở các nước khác. Chiến tranh sẽ chỉ giúp giảm số người thất nghiệp ở Mỹ, Tổng Sản Lượng Nội Địa sẽ gia tăng để cung ứng cho chiến trường
Trong khi đó thì cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Sẽ không có một thương thuyền nào dám đi qua bãi chiến trường trên mặt biển ! Cả nền kinh tế Trung Quốc dựa trên xuất cảng sẽ đình trệ. Nguyên liệu, hàng tiếp liệu cho việc chế tạo, và dầu lửa sẽ không được tiếp tế, nền công nghiệp Trung Quốc sẽ suy sụp.
Cuộc chiến tranh chỉ kéo dài bốn tháng, nửa năm, Trung Quốc sẽ khốn đốn. Cả công trình hơn 30 năm xây dựng kinh tế sẽ phải ngưng lại, không biết bao giờ mới phục hồi.
Tóm lại, nều nhìn về lâu về dài, ông Tập Cận Bình sẽ phải thấy rằng không nên gây chiến với ông Donald Trump trong lúc này. Chưa kể là khi chiến cuộc bột phát thì chỉ giúp ông Trump được nhiều người Mỹ ủng hộ hơn, họ là những cử tri sẽ bỏ phiếu bầu ông Trump !
Một ủy viên Bộ Chính Trị Trung Quốc đã bị Mỹ cấm vận. Trong mấy ngày qua, giới lãnh đạo Mỹ tiếp tục đả kích. Mỹ mới ghi thêm vào sổ đen hai người, Bí thư và phó bí thư công ty đảng ủy của công ty XPCC, vì tội cưỡng bách lao động người Uighurs ở Tân cương. Công ty Tik Tok đang bị quốc hội Mỹ điều tra. Không biết Trung Quốc sẽ nhịn nhục đến bao giờ.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn : VOA, 04/08/2020
******************
Trung - Mỹ có thể nổ súng tại Biển Đông hay không ?
Ngô Nhân Dụng, VOA, 29/07/2020
Ngày 12/7 là kỷ niệm bốn năm ngày Tòa án Quốc tế ở The Hague tuyên bố Đường Lưỡi Bò mà chính quyền Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông nước ta hoàn toàn vô giá trị. Từ năm 2016 đến nay, Bắc Kinh vẫn bất chấp phán quyết đó, và Philippines là nước đệ đơn kiện hầu như cũng quên luôn !
USS Nimitz nhận thêm nhiên liệu tại Biển Đông, 7 tháng Bảy, 2020.
Năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bỗng dưng nhắc nhở tất cả mọi người đừng quên bản án của Tòa Quốc tế ! Ông Pompeo nhấn mạnh việc Trung Quốc tiếm nhận 90 phần trăm vùng biển Đông Nam Á là "hoàn toàn bất hợp pháp". Ông nhắc đến tên nhiều hòn đảo của các nước từ Việt Nam, Indonesia đến Malaysia đã bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, trong đó có Vanguard Bank (Bãi Tư Chính) của nước ta.
Trước khi ông Pompeo nói, hai hàng không mẫu hạmUSS Nimitz và USS Ronald Reagan đã song song tiến vào vùng biển Đông Nam Á, đem theo cả hạm đội đầy đủ vũ khí thao dượt tác chiến, liên tiếp hai tuần lễ. Mẫu hạm Nimitz cũng tập trận cùng hải quân Ấn Độ, trong Vịnh Bengal, trước khi qua Trung Đông. Quân Ấn Độ và quân Trung Quốc mới bắn nhau ở vùng biên giới trên Hy Mã Lạp Sơn, mỗi bên chết mấy chục người.
Lần sau chót hai mẫu hạm của hải quân Mỹ cùng đi vào Biển Đông diễn ra năm 2014, khi cựu Tổng thống Obama tuyên bố "chuyển trục", đưa lực lượng Mỹ từ vùng Địa Trung Hải qua Á Châu ; đồng thời Mỹ cũng đang vận động với 11 quốc gia ở Thái Bình Dương ký một hiệp ước thương mại tự do mà không cho Trung Quốc dự phần.
Sáu năm trước cũng như lần này, các chiến hạm Mỹ đi sát gần các hòn đảo Trung Quốc chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, mà không báo tin xin phép, để chứng tỏ nước Mỹ không công nhận họ làm chủ, dù Trung Quốc đã thiết lập những căn cứ quân sự trên đó.
Trong vòng một tuần, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ, đưa thêm chiến đấu cơ J-11B tới phi trường quân sự trên Đảo Phú Lâm (Woody Island), hòn đảo rộng nhất trong Quần đảo Hoàng Sa, trước năm 1974 vẫn thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Quân khu Miền Nam Trung Quốc còn cho máy bay JH-7 tập trận hai ngày liên tiếp, bắn 3.000 phi đạn với chất nổ thật, trên những mục tiêu di động trên mặt biển. JH-7 là loại máy bay thả bom đặc biệt nhắm đánh các chiến hạm đang di chuyển. Lần chót oanh tạc cơ JH-7 được đem biểu diễn bắn hỏa tiễn thật ở Biển Đông là năm 2016, sau khi Tòa án quốc tế ở The Hague xử Philippines thắng kiện Trung Quốc.
Năm nay Trung Quốc lại biểu diễn đánh bom ở Biển Đông nước ta, trong khi hải quân Mỹ đang tập trận bất chấp những tín hiệu cảnh cáo, xua đuổi của các tàu Hải Giám. Không ai đoán trước được chuyện gì sẽ xẩy ra giữa hai cường quốc, trong lúc không khí ngày càng căng thẳng, từ khi có bệnh dịch Covid 19.
Xung đột Mỹ - Trung đang diễn ra trong nhiều lãnh vực : Cuộc chiến thuế quan, Huawei, Hồng Kông, nhân quyền của người Uyghurs, rồi mới đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và Trung Quốc trả đũa bằng tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Tổng thống Donald Trump đã gọi Coronavirus là Vi khuẩn Vũ Hán (Wuhan virus) và gọi tên Kung Flu để chế nhạo, còn nghĩ tới việc cấm vận cả 92 triệu đảng viên cộng sản Trung Quốc ! Mỹ mới bán 180 triệu đô la vũ khí cho Đài Loan dù Trung Quốc ồn ào phản đối. Trong tháng 7, người ta thấy một chiếc máy bay không người lái (spy drone) của Mỹ, được trang bị các loại máy do thám, bay qua vùng Biển Đông rồi đi về hướng Đài Loan !
Trong thế kỷ 21, hai nước Mỹ và Trung Quốc, làm chủ 40 phần trăm kinh tế thế giới, sẽ kình chống lẫn nhau, không thể nào tránh được. Năm 2018, ông Kissinger, từng làm cố vấn an ninh quốc gia cho mấy đời tổng thống Mỹ, đã nói, "Theo kinh nghiệm lịch sử thì Trung Quốc và Hoa Kỳ chắc chắn sẽ xung đột". Cuộc thương chiến do Tổng thống Trump khởi xướng sẽ còn tiếp tục, dù ông Trump tái đắc cử hay không. Cuộc chạy đua làm chủ hệ thống viễn thông G5 cũng vậy.
Mọi người đồng ý rằng các ông Tập Cận Bình và Donald Trump không muốn chiến tranh giữa hai nước. Tổng thống Trump đã tỏ ra rất thân thiện, từng khen Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo Trung Quốc lớn nhất trong mấy thế kỷ – xác chết của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, nếu nghe được, chắc phải giật mình cựa quậy ! Sau đó ông Trump còn nâng cấp, gọi ông Tập là nhà lãnh đạo số một trong suốt lịch sử Trung Quốc ! Nói thế chắc đúng ý Tập Cận Bình ! Vì các ông vua đời trước như Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thành Tổ, cho tới Càn Long chỉ lo bành trướng trên lục địa Châu Á, còn Tập Cận Bình mở cả Con đường Tơ Lụa trên mặt biển và đang đem tiền cùng các cố vấn, công nhân, đến tận các nước Châu Phi mua ảnh hưởng !
Nhưng một cuộc chiến tranh có thể bất ngờ bùng lên chỉ vì những biến cố nhỏ. Năm 2001, một máy bay tình báo Mỹ bị chiến đấu cơ Trung Quốc bám sát, tai nạn đã xẩy ra chỉ cách Hoàng Sa 160km. Người phi công Trung Quốc tử nạn còn máy bay Mỹ thoát nạn nhờ hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Chính phủ hai nước đã giàn xếp ổn thỏa.
Năm 2018 có lúc chiến thuyền hai bên đến sát gần nhau trong Biển Đông, chỉ cách 40 mét. Nếu vì trục trặc kỹ thuật mà tàu đụng nhau, có người chết, thì không biết chuyện gì sẽ xẩy ra !
Cuối năm 2018, Thiếu tướng hồi hưu La Viện (LuoYuan) thuyết trình tại Học Viện Khoa học Quân sự, đã nói thẳng rằng Trung Quốc chỉ cần bắn hỏa tiễn vào một hay hai cái hàng không mẫu hạm là đủ cho Mỹ sợ rồi. Khuynh hướng diều hâu trong quân đội Trung Quốc có thể đang lên cao, và họ có thể tính toán liều lĩnh, khi muốn lợi dụng tình trạng nước Mỹ đang lâm bệnh Covid nặng nhất thế giới – ngay các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản cũng bị vi khuẩn đe dọa.
Điều đáng lo ngại trong lúc này là hai nước đang tiến từ những xung đột cụ thể, như mậu dịch hay ăn cắp sản phẩm trí óc, có thể thảo luận để giải quyết, sang những vấn đề không thể giải quyết vì có tính cách chiến lược lâu dài, cho tới các vấn đề chính trị căn bản, như cách tổ chức kinh tế của Trung Quốc, và việc Trung Quốc xâm lấn vùng Biển Đông.
Nguy hiểm nhất là trong khi tàu chiến và máy bay quân sự hai nước có thể đụng chạm ngoài ý muốn, thì mối bang giao đang chuyển, từ xung khắc biến thành thù nghịch. Mỗi bên không còn tin vào lời hứa hẹn của bên kia, và không ngần ngại nói công khai như vậy. Các con đường ngoại giao có khả năng tháo gỡ các xung đột có thể bị tắc nghẽn. Khi ông Mike Pompeo gặp ông Lưu Hạc ở Hawaii tháng trước, mà không hẹn gặp nhau lần nữa, nhiều người đã nhắc tới biến cố Nhật Bản bất ngờ tấn công Pearl Harbor năm 1941 ; để nhắc nhở rằng cuộc chiến Thái Bình Dương đã xẩy ra dù trước đó không ai tin Nhật Bản lại dại dột gây chiến với một nước lớn gấp bốn lần mình như thế !
Một yếu tố cũng đáng quan tâm là năm nay dân Mỹ sắp đi bầu. Nếu trước ngày bỏ phiếu mà có một vụ xung đột quân sự lớn thì, như kinh nghiệm cũ cho thấy, dân chúng Mỹ chắc chắn sẽ đoàn kết ủng hộ vị tổng thống đương nhiệm. Những cuộc tập trận của hai hàng không mẫu hạm Mỹ cũng như các lời tuyên bố lên án Trung Quốc của Ngoại trưởng Mike Pompeo đều có thể chuẩn bị cho một biến cố như vậy.
Tập Cận Bình và Donald Trump sẽ không để cho chiến tranh lan rộng và kéo dài, nhưng một cuộc nổ súng ở Biển Đông vẫn có thể xẩy ra bất ngờ.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn : VOA, 29/07/2020
Một điều mà gần như tuyệt đại đa số người Việt đều ước mà chắc chắn làm không được là dời cái bản đồ Việt Nam ra khỏi nơi đang ở hiện nay. Đi đâu cũng được miễn là tránh khỏi Tàu, dù Tàu Cộng hôm nay hay có thể Tàu không Cộng trong tương lai. Tham vọng Đại Hán, dù Đông Hán hai ngàn năm trước hay Cộng Hán này nay cũng chẳng khác nhau nhiều.
Một số quan điểm, phát xuất từ lòng căm thù Trung Quốc, cho rằng những biện pháp phải thi hành tức khắc khi Việt Nam có dân chủ gồm :
(1) xóa bỏ các hiệp ước kể cả kinh tế bất bình đẳng và phân định biên giới mà cộng sản Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc ;
(2) hủy bỏ tức khắc các hợp đồng kinh tế bất lợi với Trung Quốc ;
(3) Trung Quốc phải rút về nước trong một thời gian rất ngắn toàn bộ lực lượng lao động có mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
Đương nhiên quốc gia Việt Nam dân chủ sẽ phải làm tất cả để đạt ba mục đích trên nhưng chiến lược và chiến thuật có thể sẽ phải linh động và đừng để Trung Quốc có cớ gây chiến khi Việt Nam chưa nắm bắt được trong tay hai yếu tố "thiên thời" và "địa lợi".
Một nước Việt Nam dân chủ non trẻ sau cộng sản có đủ khả năng ngăn chận Trung Quốc viện lý do "bảo vệ quyền lợi và kiều dân" để động binh ?
Chắc chắn là chưa đủ khả năng.
Nếu Trung Quốc động binh liệu Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp ?
Không có gì bảo đảm Mỹ sẽ can thiệp ngay bằng các biện pháp cứng rắn.
Điều đó cũng có nghĩa, khi nào Việt Nam còn có chung biên giới trên đất liền và chung thềm lục địa dưới biển với Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chấp nhận bị chi phối bởi các nguyên tắc địa lý chính trị của một quốc gia đất hẹp, dân ít mà nằm trong vùng độn (buffer state).
Do đó, dù giả thiết đã có "nhân hòa", Việt Nam vẫn phải có một chính sách đối ngoại vô cùng khôn khéo.
1. Đàm phán
Không nên vội vã. Tất cả hiệp ước, cam kết, hứa hẹn, nợ nần v.v. với Trung Quốc đều sẽ được giải quyết song phương hay quốc tế nếu có liên hệ đến nước thứ ba, bằng "đàm phán".
Người viết để "đàm phán" trong ngoặc bởi vì muốn nhấn mạnh đến yếu tố thời gian cũng là phần của chiến lược để phục hồi sinh lực dân tộc về văn hóa đạo đức, ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tăng cường quốc phòng.
2. Biết chọn lựa liên minh đúng lúc
Về địa lý chính trị, vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ sau thế chiến thứ nhất không quan trọng bằng vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ sau thế chiến thứ hai. Nếu năm 1922, Tổng thống Thổ Mustafa Kemal xin liên minh với Mỹ chưa hẳn đã đươc tổng thống Warren G. Harding đón nhận. Nhưng trong Chiến tranh Lạnh thì khác. Năm 1946 tổng thống Truman chính thức gởi chiến hạm USS Missouri tới thăm Cộng Hòa Thổ kèm theo các khoản viện trợ quân sự lớn đến sau.
3. Đừng để ghét hay thương chi phối chính sách đối ngoại
Đa số người Việt ghét Trung Quốc nhưng không nên để ghét thương chi phối chính sách đối ngoại.
Georgia và Ukraine có cảm tình với chính sách của Boris Yeltsin nên tham gia khối thịnh vượng chung và cuối cùng tự đưa cổ vào tròng Putin. Lithuania, Latvia, Estonia dù trong lòng chưa quên mối hận bị Mỹ bỏ rơi sau thế chiến thứ hai, đã chọn đứng về phía Mỹ và Tây Âu khi tái lập được nền độc lập.
Đa số người Việt ghét Trung Quốc nhưng không nên để ghét thương chi phối chính sách đối ngoại.
4. Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia
Như người viết trình bày trong bài "Để thắng được Trung Quốc", để bảo đảm an ninh và phát triển, các lãnh đạo của một Việt Nam dân chủ non trẻ tương lai phải biết chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia và từng bước tham gia các liên minh quân sự tin cậy.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải đàm phán với Liên Xô khi nền Cộng hòa Thổ vừa ra đời nhưng khi vừa đủ mạnh và thấy thời cơ đến đã dứt khoát đứng về phía Tây.
Chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower là một trường hợp nghiên cứu rất hay và cần phân tích ở đây.
Trong tác phẩm được phát hành vào tháng 3, 2018 "The Age Of Eisenhower", Giáo sư sử học William Hitchcock dành một chương dài để bàn về quan điểm của tổng thống Mỹ Dwight D.Eisenhower đối với Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.
Theo đó, tổng thống Eisenhower tin rằng nếu Việt Nam rơi vào tay cộng sản các quốc gia Đông Nam Á cũng sẽ lần lượt sụp đổ theo. Lý luận này được nhiều người biết như là "thuyết domino".
Ngoại trừ việc gởi quân tham chiến, tổng thống Eisenhower đã làm hết những gì có thể làm để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. Tổng thống thứ 34 của Mỹ xem Việt Nam quan trọng đến mức chính ông và hai phụ tá thân cận đã thảo một điện văn dài cố gắng thuyết phục thủ tướng Anh Sir Winston Churchill để thành lập một liên minh nhằm ngăn chận sự bành trướng của cộng sản xuống Đông Nam Á.
Nếu Mỹ, Anh, Pháp cùng thành lập liên minh quân sự, rất đông đồng minh của Mỹ sau thế chiến thứ hai đều sẽ đứng sau lưng. Anh từ chối, Pháp thua tại Điện Biên Phủ nên lịch sử dân tộc Việt bị cuốn vào một thực tế đầy tang tóc hôm nay.
Nhưng đừng quên, cũng chính tổng thống Eisenhower đã từ chối can thiệp vào cuộc Nổi Dậy Hungary 1956 dù quốc gia Đông Âu trái độn này cũng nằm trong vị trí chiến lược không khác gì Việt Nam. tổng thống Eisenhower lo ngại việc can thiệp của Mỹ vào Hungary có khả năng dẫn đến thế chiến thứ ba.
Tổng thống Eisenhower cũng không áp lực đồng minh hay Liên Hiệp Quốc đáp ứng lời thỉnh cầu của Thủ tướng Imre Nagy, tân lãnh đạo Hungary, kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp. Một số nhà phân tích cho rằng nếu một phái đoàn Liên Hiệp Quốc có mặt tại thủ đô Budapest trong thời điểm cuối tháng 10, 1956, cho dù không ngăn chặn hẳn, ít ra cũng làm chậm bước tiến của Liên Xô và giảm bớt số người bị giết trên đường phố thủ đô Budapest. Tóm lại, tổng thống Eisenhower không làm gì cả.
Một tổng thống và cũng trong gần cùng một thời điểm nhưng Mỹ có hai chính sách đối ngoại khác nhau.
Bài học đối ngoại của tổng thống Eisenhower là một thực tế chính trị mà các nước trong vị trí vùng trái độn đều phải học. Không nên chỉ nhìn một cách phiến diện vào khả năng quân sự của Mỹ vượt trội Trung Quốc mà suy ra viễn ảnh đầy lạc quan của Việt Nam.
Đối với Mỹ, vùng biển Đông Á là huyết mạch kinh tế lẫn an ninh của Mỹ và các nước đồng minh với Mỹ như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Indonesia, liên minh được với Mỹ đúng thời điểm vừa có thể thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa đất nước để một ngày thách thức Trung Quốc về mọi mặt.
Túi khôn của loài người bao la nhưng cũng có giới hạn. Các lý thuyết quan hệ quốc tế thường được lập đi lập lại.
Như người viết kết luận trong chính luận "Để thắng được Trung Quốc", khi chảo dầu mâu thuẫn tại Á châu được đun nóng hơn, nhiều liên minh quân sự mới sẽ ra đời.
Do đó, biết chủ động chiến lược hóa, quốc tế hóa, quan trọng hóa vị trí của quốc gia cũng như biết khai thác mối lo của các cường quốc sẽ làm cho vị trí của quốc gia quan trọng hơn trong tranh chấp quốc tế.
Đồng thời, sự liên minh khôn khéo trong nhiều trường hợp giúp quốc gia tránh được chiến tranh hay có thêm thời gian để chuẩn bị chiến tranh.
Trần Trung Đạo
Nguồn : Tiếng Dân, 27/09/2019
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964 có giống căng thẳng quanh Iran hôm nay ? (BBC, 21/06/2019)
Căng thẳng Vịnh Oman giữa Hoa Kỳ và Iran hôm nay gợi lại sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964 đưa Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, theo một số báo quốc tế.
Phi cơ trên tàu USS Constellation chuẩn bị cất cánh trong tháng 8/1964, trong các hoạt động liên quan đến vụ Vịnh Bắc Bộ
Tin hôm 21/06/2019 giờ Châu Âu cho hay Tổng thống Donald Trump đã chuẩn thuận một cuộc oanh kích Iran nhưng chỉ "rút lại vào phút chót".
Ông Trump trước đó đã nhắn trên Twitter rằng "Iran phạm sai lầm nghiêm trọng" sau khi có tin thiết bị bay (drone) US Global Hawk của Mỹ bị bắn rơi trên Eo biển Hormuz.
Iran nói chiếc drone bay vào không phận của họ, còn Hoa Kỳ cho rằng nó bay ở không phận quốc tế.
Nhưng từ những tuần qua, với căng thẳng Washington - Tehran lên cao, không ít bình luận đã nhắc lại vụ Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin incident).
Theo Callum Hoare viết hôm 14/06 trên một báo Anh, Hoa Kỳ đã "nhanh chóng bắt lỗi Iran" trong vụ hai chiếc tàu dầu, một Nhật Bản, một của Na Uy "bị phục kích trong Vịnh Oman".
Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ngay rằng "Iran tấn công khi không bị ai khiêu khích", và Hoa Kỳ sau đó công bố một đoạn video rất mờ, cho là Iran "lấy ra từ thân chiếc tàu chở dầu một trái thủy lôi".
Từ ngữ của ông Pompeo, theo Callum Hoare, lặp lại lời lãnh đạo Mỹ vào tháng 8/1964, đổ cho Bắc Việt Nam "gây hấn khi không bị ai khiêu khích" ở "vùng biển quốc tế".
Sự kiện này đưa chính quyền Johnson dấn sâu vào Cuộc chiến Việt Nam.
Nhưng sau này, chính Hoa Kỳ thừa nhận vụ tấn công của Hải quân Bắc Việt vào tàu USS Maddox "chỉ là lỗi tín hiệu trên radar".
"Sau khi Tổng thống Lyndon Johnson trao đổi ngắn với một nhúm các lãnh đạo Quốc hội, ông đã dùng quyền tổng thống để ra lệnh ngay lập tức có cuộc tấn công trả đũa, phá hỏng một doanh trại của quân Bắc Việt, và bắn chìm một số thuyền tuần tra của Bắc Việt, theo James Warren viết trên một báo Mỹ.
Tổng thống Lyndon Johnson ký Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép Hoa Kỳ tăng quân vào Nam Việt Nam
Quốc hội Mỹ sau đó đã thông qua 'Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ' ủy quyền cho tổng thống "dùng mọi biện pháp cần thiết để trả đũa và gìn giữ hòa bình ở Đông Nam Á".
Cây bút James Warren hỏi :
"Lyndon Johnson đã lừa Quốc hội và nhân dân Mỹ về vụ Vịnh Bắc Bộ năm 1964 để tăng cường can thiệp vào Việt Nam, nay đây có phải là 'bài tủ mới' của Trump ?"
Bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ
Còn được gọi là sự cố tàu USS Maddox, vụ việc thực ra có hai phần riêng lẻ, hai cuộc đối đầu giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 2/08/1964, tàu USS Maddox của Hải quân Mỹ đang thực hiện công tác do thám trong hoạt động DESOTO thì bị ba thuyền vũ trang của Bắc Việt rượt đuổi, theo phía Mỹ.
Phía Bắc Việt đã tấn công bằng thủy lôi và súng máy. Hải quân Hoa Kỳ đáp trả bằng hỏa lực mạnh, phá hỏng ba thuyền và giết bốn quân nhân của Bắc Việt.
Sau đó, cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói có một sự kiện nữa, xảy ra ngày 4/08/1964.
Nhưng sau đó, bằng chứng cho thấy đó chỉ là các hình sai trên radar, được gọi là "những bóng ma trên Vịnh Bắc Bộ" mà không phải tàu chở thủy lôi của Bắc Việt.
Sau này, chính cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thừa nhận là vụ tấn công 02/08/1964 xảy ra mà không có ai bắn trả, và vụ ngày 03/08 thì hoàn toàn không tồn tại.
Nhưng theo BBC News, vụ việc đã khiến Hoa Kỳ tăng quân tại Nam Việt Nam nhanh chóng, vào năm 1965 đã có 200.000 lính tác chiến của Hoa Kỳ, và sang năm 1966 thì lên tới 400.000, rồi nửa triệu vào 1967.
****************
Tổng thống Trump rút lại lệnh tấn công Iran, 10 phút trước giờ hành động (VOA, 21/06/2019)
Các quan chức Iran hôm 21/6 tiết lộ với Reuters rằng Tehran đã nhận được tin nhắn từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, cảnh báo về một cuộc tấn công vào Iran sắp xảy ra, nhưng ông nói thêm rằng ông chống chiến tranh và muốn đàm phán về một loạt vấn đề.
Ảnh máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ (US Air Force/Bobbi Zapka/Handout/Files via Reuters) - Ảnh minh họa
Tin tức về thông điệp này được gửi qua Oman qua đêm, được tung ra ngay sau khi báo New York Times cho biết ông Trump đã phê chuẩn cuộc tấn công quân sự chống lại Iran hôm thứ Sáu về vụ máy bay trinh sát không người lái của Mỹ bị bắn hạ, tuy nhiên lệnh tấn công đã được rút lại vào phút cuối.
Một giới chức Tehran nói với Reuters với điều kiện được giấu tên rằng trong tin nhắn, ông Trump nói ông chống lại bất kỳ cuộc chiến nào với Iran và muốn nói chuyện với Tehran về một loạt vấn đề.
Vẫn theo giới chức Iran, ông Trump cho phía Iran một thời gian ngắn để phản hồi, nhưng Iran lập tức trả lời rằng tất cả đều tùy thuộc vào lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei để quyết định vấn đề này.
Reuters dẫn lời một quan chức Iran thứ hai nói :
"Chúng tôi khẳng định rõ rằng lãnh đạo của chúng tôi chống đối bất kỳ cuộc đàm phán nào, nhưng thông điệp của ông Trump sẽ được chuyển đến ông (Khamenei) để làm quyết định. Chúng tôi cũng nói với quan chức Oman rằng bất kỳ cuộc tấn công nào chống lại Iran đều có hậu quả khu vực và quốc tế".
Một tàu dầu bốc cháy trên biển Oman, ngày 13/6/2019.
Sau nhiều tuần lễ căng thẳng gia tăng và một loạt cuộc tấn công vào các tàu chở dầu ở Vùng Vịnh, Iran hôm thứ Năm cho biết đã bắn hạ một máy bay trinh sát không người lái của quân đội Hoa Kỳ bằng một tên lửa đất đối không.
Sau khi máy bay không người lái bị bắn hạ, Tổng thống Trump đã ra dấu hiệu cho thấy ông không muốn leo thang tranh chấp với Iran về các hoạt động tên lửa đạn đạo và hạt nhân của nước này và việc Iran hỗ trợ các nhóm đại diện can dự vào các cuộc xung đột ở Trung Đông.
Ông Trump nói máy bay không người lái Mỹ có thể đã bị bắn hạ bởi một kẻ nào đó đã có hành động "không kiềm chế và xuẩn ngốc", nhưng ông Trump nói thêm : "Nước Mỹ sẽ không chấp nhận hành động đó".
Sự cố này đã càng làm tăng những lo sợ trên toàn cầu về một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai nước thù nghịch lâu năm, đồng thời đẩy giá dầu lên 1 đô la/ thùng tới 65,50 đô la hôm thứ Sáu, do lo ngại về sự gián đoạn trong việc xuất khẩu dầu thô từ vùng Vịnh.
Hôm 21/6, Tổng thống Trump viết trên Twitter, cho biết ông đã ra lệnh cho tấn công 3 địa điểm khác nhau ở Iran, máy bay và tàu chiến Mỹ đã ở trong tư thế sẵn sàng, nhưng lệnh tấn công được rút lại 10 phút trước giờ hành động.
Theo một tin mới hơn, Reuters dẫn lời một chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran cho biết hôm thứ Sáu là Iran đã tự chế, không bắn hạ một máy bay Mỹ chở 35 người, đi kèm với máy bay không người lái bị bắn rớt ở vùng Vịnh.
Amirali Hajizadeh, Tư lệnh lực lượng hàng không vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, được hãng thông tấn TASnim dẫn lời nói :
"Ngoài máy bay không người lái của Mỹ trong khu vực còn có một máy bay P-8 của Mỹ trên đó có 35 người. Chiếc máy bay này cũng bay vào không phận của chúng tôi và chúng tôi có thể bắn hạ nó, nhưng chúng tôi đã không làm vậy".
*******************
Vụ Iran bắn hạ máy bay Mỹ : Trump nói Iran có thể bắn nhầm (VOA, 21/06/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ giảm tầm quan trọng của việc Iran bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ hôm 20/6 khi nói rằng ông nghi là máy bay bị bắn nhầm và rằng giả sử máy bay có người lái thì ông sẽ có phản ứng khác.
Tổng thống Donald Trump lắng nghe một câu hỏi của báo chí trong cuộc hội kiến Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, ngày 20 tháng 6, 2019.
Trong khi những phát biểu này dường như cho thấy ông Trump không muốn leo thang vụ việc mới nhất trong một loạt các sự việc với Iran, Tổng thống Mỹ cảnh cáo rằng : "Nước Mỹ sẽ không chấp nhận chuyện này".
Tehran nói máy bay Global Hawk không vũ trang bị bắn khi đang thực hiện nhiệm vụ do thám bên trên lãnh thổ của họ nhưng Washington nói máy bay bị bắn hạ trong không phận quốc tế.
"Tôi nghĩ có lẽ Iran đã lầm - tôi nghĩ một vị tướng hoặc ai đó đã lầm khi bắn hạ máy bay", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
"Không có người trong máy bay. Nếu có thì sẽ là chuyện khác, có thể tôi sẽ phản ứng khác đi", nếu máy bay có người điều khiển, ông Trump nói khi ông tiếp Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Phòng Bầu dục.
Mỹ, gọi sự kiện này là một "vụ tấn công không khiêu khích" trong không phận quốc tế, đang theo đuổi chiến dịch cô lập Iran để ngăn chặn các chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân cũng như hạn chế vai trò của nước này trong các cuộc chiến khu vực.
Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các vụ việc leo thang căng thẳng trong Vùng Vịnh (một huyết mạch hệ trọng cho nguồn cung dầu toàn cầu) kể từ giữa tháng 5 kể cả các vụ tấn công phát nổ nhắm vào sáu tàu chở dầu trong khi Tehran và Washington trên bờ vực đối đầu.
Không rõ Mỹ sẽ phản hồi thế nào trước hành động của Iran. Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, nhân vật hàng đầu của Đảng Dân chủ tại Quốc hội, cho biết Washington không muốn chiến tranh với Iran.
"Khó mà tin được là chuyện này là cố ý, nếu quý vị muốn biết sự thật. Tôi nghĩ có thể là ai đó đầu óc không bình thường hay ngớ ngẩn hôm đó", ông Trump nói, nhắc đến vụ bắn hạ máy bay.
Chính quyền Trump đã triệu tập các nhà lãnh đạo hàng đầu trong Quốc hội đến Nhà Trắng để báo cáo về Iran, Reuters dẫn một nguồn biết về cuộc họp này cho hay.
Iran phủ nhận sự dính líu trong các vụ tấn công tàu chở dầu, nhưng lo ngại toàn cầu về một cuộc xung đột bùng phát ở Trung Đông gây gián đoạn xuất khẩu dầu đã khiến giá dầu thô tăng vọt.
Căng thẳng với Iran bùng lên khi ông Trump vào năm ngoái rút Mỹ ra khỏi hiệp ước hạt nhân 2015 với Iran và tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Washington áp đặt các chế tài mới nhằm bóp nghẹt hoạt động buôn bán dầu thiết yếu của Tehran. Iran trả đũa vào đầu tuần này bằng lời đe dọa sẽ vi phạm các giới hạn đối với các hoạt động hạt nhân mà thỏa thuận này áp đặt.
Mỹ : ‘nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên tăng từng ngày’ (VOA, 03/12/2017)
Cố vấn An ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc nói khả năng xảy ra chiến tranh với Triều Tiên, một nước nghèo đói nhưng sở hữu vũ khí hạt nhân, "đang lên cao từng ngày".
Các giới chức đặc trách ứng phó với tình trạng khẩn cấp làm việc tại trung tâm chỉ huy ở Honolulu, Hawaii, hôm 1/12/2017. (AP Photo/Caleb Jones)
Đề cập tới lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un hôm thứ Bảy 2/12, cố vấn an ninh quốc H.R. McMaster nói :
"Ngoài giải pháp quân sự, cũng có những cách giải quyết để tránh xung đột vũ trang, nhưng đây là một cuộc chạy đua với thời gian bởi vì ông ta càng lúc càng tới gần".
Triều Tiên tuần trước loan báo họ giờ đã có khả năng tấn công lục địa Mỹ bằng một đầu đạn, sau khi phóng thử một phi đạn đạn đạo liên lục địa (ICBM),
Tin tức truyền thông cho hay Ngũ Giác Đài đang xem xét những địa điểm bên bờ Tây, nơi có thể lắp đặt các hệ thống phòng thủ phụ trội, sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công Hoa Kỳ.
Hãng tin Reuters nói các biện pháp xét đến có phần chắc sẽ bao gồm Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối – gọi tắt là THAAD, tương tự như các hệ thống đã được triển khai tại Hàn Quốc.
Hôm thứ Tư tuần rồi, một xướng ngôn viên Triều Tiên loan báo trên đài truyền hình nhà nước KRT :
"Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 mới được phát triển đã phóng thành công theo quyết định chính trị và chiến lược của Đảng Công nhân Triều Tiên".
Sau những vụ phóng tên lửa trước, miền Bắc rêu rao rằng phi đạn của họ có thể vươn tới bất cứ địa điểm nào trên lục địa nước Mỹ, nhưng đây có thể là lần đầu Triều Tiên có khả năng làm như vậy với loại tên lửa mới được nâng cấp. Cả các giới chức Mỹ lẫn các giới chức Triều Tiên đều nói tên lửa mới có thể bay cao hơn những tên lửa mà Bình Nhưỡng đã thử nghiệm trong thời gian qua.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc hôm 2/11/2017.
Ông McMaster hối thúc Trung Quốc áp dụng lệnh cấm nhập dầu toàn diện đối với Triều Tiên như một cách để răn đe các vụ phóng tên lửa. Ông nói "Không thể phóng tên lửa nếu không có nhiên liệu".
Hôm Chủ nhật, một ngày trước các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp Mỹ-Hàn lớn nhất từ trước tới nay, Triều Tiên gọi Hoa Kỳ và Hàn Quốc là "những nước hiếu chiến".
Tờ báo của đảng cầm quyền tại Triều Tiên, nhật báo Rodong, hôm 3/12 nói các cuộc tập trận chung là "một hành vi khiêu khích công khai, toàn diện" chống lại Triều Tiên "có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân bất cứ lúc nào".
Hiện không rõ liệu Bình Nhưỡng đã làm chủ được khả năng làm nhỏ và gắn đầu đạn hạt nhân lên phi đạn đạn đạo xuyên lục địa hay không, nhưng các giới chức Hàn Quốc trước đây nói rằng điều đó có thể xảy ra trong vài tháng.
*********************
Bắc Triều Tiên : Mỹ đang lao vào "chiến tranh nguyên tử" (RFI, 03/12/2017)
Một ngày trước chiến dịch tập trận Mỹ -Hàn Vigilant Ace, nhật báo Rodong Sinmun của Bình Nhưỡng, số ra ngày 03/12/2017, lên án "hành vi công khai khiêu khích nhắm vào Bắc Triều Tiên và hành động đó có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân bất cứ lúc nào".
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tới cảng Busan, ngày 15/03/2017, để tham gia cuộc tập trận với quân đội Hàn Quốc - Reuters
Tờ báo của Bắc Triều Tiên cho rằng Mỹ và Hàn Quốc đang lao vào một "sự tự hủy diệt". Ngày hôm qua, một quan chức bộ Ngoại Giao của Bình Nhưỡng tố cáo tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang muốn "gây ra một cuộc chiến tranh nguyên tử bằng mọi giá".
Hoa Kỳ và Hàn Quốc chuẩn bị cuộc tập trận quy mô mở ra trong bốn ngày, kể từ ngày mai. Mỹ huy động máy bay tàng hình siêu thanh F-22 Rapto và khoảng 12.000 lính tham gia chiến dịch Vigilant Ace. Seoul cho biết điều động ít nhất 230 máy bay các loại và nhiều binh sĩ tham gia vào cuộc tập trận được tổ chức hai năm một lần này.
Chiến dịch diễn tập năm nay mở ra trong bối cảnh Bắc Triều Tiên vừa bắn tên lửa xuyên lục địa Hwasong 15 có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tại Washington, cố vấn an ninh của Nhà Trắng tướng McMaster hôm 02/12/2017 đánh giá "nguy cơ chiến tranh với Bắc Triều Tiên ngày càng gia tăng. Điều đó có nghĩa là mọi người đang chạy đua với thời gian để giải quyết vấn đề". Tướng McMaster nói rõ : "Ngoài giải pháp quân sự, có nhiều cách để giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên, nhưng thời gian có hạn".
Thanh Hà
***********************
Bình luận của ông được đưa ra ba ngày sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo đầu tiên trong vòng hai tháng, trái với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Hỏa tiễn mới nhất bay cao hơn bất kỳ chiếc nào trước đây đã từng được thử nghiệm, trước khi rơi vào vùng biển Nhật Bản.
Căng thẳng đã tăng lên trong những tháng gần đây khi chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển, bất chấp bị lên án toàn cầu và các lệnh trừng phạt quốc tế.
Bình Nhưỡng đã tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên hồi tháng Chín.
Tin cho hay Lầu Năm Góc có thể đang tăng cường các điểm thám sát ở bờ biển phía tây nước Mỹ nhằm triển khai thêm phòng thủ, giữa lúc có thêm những tuyên bố từ Bình Nhưỡng nói rằng hỏa tiễn mới nhất của Bắc Hàn có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ nội địa Hoa Kỳ.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump đưa ra bình luận mà không dùng văn bản tại một diễn đàn ở California hôm thứ Bảy.
Ông McMaster nói : "Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này… nhưng đó là một cuộc chạy đua vì ông ta ngày càng áp sát hơn, và không còn nhiều thời gian nữa", ông McMaster nói, trong liên hệ tới nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.
Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông HRM McMaster cũng nói rằng Mỹ đang "trong một cuộc chạy đua" để giải quyết mối đe dọa từ Bắc Hàn.
khó khăn cho các vụ phóng hỏa tiễn.
"Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hành động vì lợi ích của Trung Quốc, như họ cần phải thế, và chúng tôi ngày càng tin rằng Trung Quốc đang có lợi ích cấp bách để làm nhiều hơn nữa".
"Quí vị không thể bắn hỏa tiễn mà không có nhiên liệu", ông McMaster nói thêm.
Hôm 01/12/2017, bình luận về áp lực của Washington đối với Bắc Kinh trong vấn đề chấm dứt cung cấp các nhiên liệu cho chính quyền Bình Nhưỡng, nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu), biên tập viên thuộc Vùng Châu Á, World Service nói với BBC Tiếng Việt :
"Đây là một tình huống khó khăn nữa đối với Trung Quốc, bởi vì chính phủ Trung Quốc đã và đang ủng hộ các biện pháp chế tài chính quyền [Bắc Hàn] mà đã được Liên Hiệp quốc hoàn toàn nhất trí và Trung Quốc đã cắt nhập khẩu than đá [từ Bắc Hàn] và dừng xuất khẩu các sản phẩm dệt may tới nước này.
"Cung cấp dầu là một cấp độ khó khăn khác vì nếu kinh tế của Bắc Hàn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về mặt cung cấp nhiên liệu, chất đốt, quí vị có thể hình dung tác động mà việc cắt các nguồn cung cấp sẽ xảy ra đối với Bắc Hàn và với mối quan hệ Trung Quốc với Bắc Hàn.
"Quan hệ Trung - Triều, tôi nghĩ đang ở mức độ thấp nhất từ trước tới nay và Bắc Hàn đã lên án Trung Quốc như là một 'tẩu cẩu' (running dog) của chính phủ Mỹ và chuyến thăm gần đây của đặc sứ của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Tống Đào, tới Bắc Hàn, đã không có được sự chú ý ở mức độ cao, ông đã không thể gặp được ông Kim Jong-un, ông đã không được trao nhiều sự tiếp đón trọng thị.
"Do đó điều đó cho thấy Trung Quốc phải rất cẩn trọng với điều tiếp theo sắp làm, nếu Trung Quốc quyết định cắt thêm nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Hàn, chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận các hậu quả mà có thể mối quan hệ trở nên xấu tệ hơn nữa, thậm chí các vấn đề biên giới thêm nữa và sự thù địch".
Về giải pháp với vấn đề Bắc Hàn, nhà báo Ngô Ngọc Văn từ Thế giới vụ BBC nói thêm :
"Trung Quốc muốn Hoa Kỳ và Bắc Hàn quay lại bàn đàm phán và đồng thời Bắc Hàn phải ngừng chương trình hạt nhân của họ, tôi nghĩ đó là lập trường từ lâu của Trung Quốc, nhưng bây giờ mọi thứ có vẻ đi theo hướng ngược lại, ngày càng lệch xa khỏi những gì mà Trung Quốc mong muốn, do đó đây thực sự là một sự thách thức đối với ban lãnh đạo của Trung Quốc về quyết định sẽ làm gì tiếp theo.
"Việc cắt hoàn toàn nhiên liệu cung cấp là điều rất khó, do đó Trung Quốc có thể cắt một chút, nhưng mặt khác gây áp lực để Bắc Hàn ngừng phóng thêm các hỏa tiễn để xem liệu có hiệu quả không, nhưng đánh giá từ những trải nghiệm gần đây, Trung Quốc đang có ảnh hưởng rất nhỏ đối với Bắc Hàn, do đó điều đó là một thách thức rất lớn", nhà báo Ngô Ngọc Văn nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt hôm 01/12.
*****************
Áp dụng cấm vận, Mông Cổ không tiếp nhận lao động Bắc Triều Tiên nữa (RFI, 03/12/2017)
Lao động Bắc Triều Tiên trên một công trường xây dựng tại Mông Cổ - Chụp màn hình :www.scmp.com
Lệnh trừng phạt của quốc tế bắt đầu có hiệu lực. Chính quyền Mông Cổ ra thời hạn cho lao động Bắc Triều Tiên từ đây đến cuối năm phải rời khỏi quốc gia này.
Oulan-Bator thông báo không cấp lại giấy phép lao động mới một khi hết hạn. Như vậy, với việc áp dụng các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, hơn 1200 công dân Bắc Triều Tiên đang làm việc tại Mông Cổ buộc phải thu xếp hành trang về nước.
Phần đông người Bắc Triều Tiên đến làm việc tại Nga và Trung Quốc, số khác mạo hiểm phiêu lưu đến Châu Phi và Cận Đông. Cùng với Ba Lan, Mông Cổ là một trong những quốc gia theo dân chủ hiếm hoi còn rộng cửa đón người Bắc Triều Tiên.
Theo ghi nhận của AFP (03/12/2017), đa số lao động Bắc Triều Tiên tại Mông Cổ được tuyển dụng làm việc trong ngành xây dựng trong những điều kiện khắc nghiệt. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, ngày làm việc từ 12-16 tiếng và chỉ nghỉ 2 ngày trong tháng mà không nề hà.
Phần lớn lao động Bắc Triều Tiên ngủ tại công trường và không được phép đi dạo phố một mình. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống đến -40°C nhưng lao động Bắc Triều Tiên sống dưới những tầng hầm không sưởi của những tòa nhà mà họ tham gia xây dựng.
Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 100000 người Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài. Đây là một nguồn thu ngoại tệ quý giá cho Bình Nhưỡng. Mỗi năm họ gởi về nước khoảng 500 triệu đô la.
Minh Anh
***************
Bắc Triều Tiên mở hội ăn mừng việc trở thành " quốc gia hạt nhân" (RFI, 02/12/2017)
Hai ngày sau vụ bắn thên lửa liên lục địa Hwasong-15 có khả năng bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ, hôm qua (01/12/2017), Bình Nhưỡng bắn pháo hoa mừng "Bắc Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân".
Quang cảnh mít tinh trên quảng trường Kim Nhật Thành mừng thành công vụ thử tên lửa liên lục địa Bắc Triều Tiên, ngày 01/12/2017. Reuters/KCNA
Nhật báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Bắc Triều Tiên ấn bản ngày 02/12/2017 đăng ảnh quảng trường Kim Nhật Thành tại thủ đô Bình Nhưỡng chăng đèn kết hoa, đông kín người. Tất cả rất hân hoan, vỗ tay reo hò mừng "vụ bắn tên lửa thành công", tung hô lãnh đạo Kim Jong-un đã đưa Bắc Triều Tiên thành một "quốc gia hạt nhân", "chứng minh với thế giới về sức mạnh" của quốc gia khép kín này.
Theo hãng tin Pháp, AFP Kim Jong-un vắng mặt trong buổi lễ tập hợp rất nhiều các quan chức cao cấp của quân đội, chính quyền và đảng Lao Động Bắc Triều Tiên.
Về phía Seoul, Hàn Quốc sáng nay cho biết một trận động đất ở cấp 2,5 trên thang địa chấn Richter đã xảy ra gần khu vực mà Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử bom nguyên tử hôm 03/09/2017. Đây là trận động đất thứ tư trong khu vực này được ghi nhận.
Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, trong tháng này, Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức hai cuộc họp về chế độ Kim Jong-un. Một nhà ngoại giao tại New York hôm qua thông báo, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mở một phiên họp về chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng vào ngày 15/12/2017.
Trước đó, hôm 11/12/2017 một cuộc họp khác, tập trung vào các hành vi chà đạp nhân quyền của chế độ Bắc Triều Tiên, cũng sẽ được mở ra tại Liên Hiệp Quốc, theo yêu cầu của 9 trong số 15 nước thành viên Hội Đồng Bảo An.
Đại sứ Nhật Bản bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Koro Bessho, cho biết thêm, riêng trong vế nhân quyền Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã nhiều lần can thiệp, ngăn cản quốc tế họp bàn về chủ đề này. Hãng tin Reuters nhắc lại, vào năm 2016, Hoa Kỳ đã đặt Kim Jong-un trong danh sách đen những lãnh đạo vi phạm nhân quyền trên thế giới.
Trước đó, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2014 thẩm định là lãnh đạo an ninh Bắc Triều Tiên và có khả năng là kể cả Kim Jong-un đã phạm những tội ác không kém chế độ Đức Quốc Xã. Bình Nhưỡng luôn bác bỏ những cáo buộc nói trên.
Thanh Hà
54 năm về trước, vào những giờ phút này tính mạng của hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đang bị "ngàn cân treo sợi chỉ".
Cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm.
Những tính toán và quyết định sai lầm của lãnh đạo Hoa Kỳ, cùng với sự tiếp tay của thành phần chống đối ông Diệm ông Nhu tại miền Nam, đã đưa đến cái chết bi thương của hai ông và nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
Biến cố 1 tháng 11 năm 1963 là điểm ngoặc đưa đến bao nhiêu bất ổn chính trị, để rồi chiến tranh Việt Nam leo thang và, 12 năm sau, kết thúc như một định mệnh không thể đảo ngược.
42 năm, gần hai thế hệ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến. Nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại cho đến nay vẫn còn quá to tát. Một phần vì những vết thương quá sâu, về mặt tinh thần, nên vẫn chưa lành, đối với mọi bên. Phần khác vì bởi các lý do chính trị, nhất là khi không bên nào muốn thừa nhận vai trò và trách nhiệm của mình về hậu quả của cuộc chiến này.
Trong khi đó nhà cầm quyền hiện tại vẫn chủ trương kiểm soát toàn bộ "sự thật lịch sử" đối với những gì xảy ra trước, trong và sau cuộc chiến này.
Đâu là sự thật lịch sử ? Trên thực tế, không có một sự thật lịch sử, dù là lịch sử về chiến tranh Việt Nam hay, nói chung, bất cứ một cuộc chiến hay biến cố chính trị lớn nào. Tính đa diện, phức tạp và vô cùng chia rẽ của cuộc chiến Việt Nam cho thấy tất cả mọi nhận xét, dù khách quan và thành tâm cách mấy, cũng chỉ là cách nhìn nhận vấn đề ở các góc cạnh khác nhau, ngay cả từ phía cùng chiến tuyến.
Điển hình là phim tài liệu mới nhất về cuộc chiến Việt Nam được đạo diễn tiếng tăm Ken Burns (và Lynn Novick) thực hiện, mất hơn 10 năm, gồm 10 tập kéo dài 18 tiếng đồng hồ. Tập phim tài liệu này được giới truyền thông chính mạch tại Hoa Kỳ và ngoài Mỹ phê bình một cách tích cực. Các báo, tạp chí, truyền hình lớn và nhiều ảnh hưởng như The New York Times, Washing Post, Guardian, Economist, Newsweek, Vanity Fair, PBS, CNN v.v..., tuy có phê bình một số thiếu sót hay sai sót, nhưng phần lớn khen ngợi công trình đồ sộ của Ken Burns : chi tiết, kỹ lưỡng, chuyên nghiệp, độc đáo, với bao nhiêu phỏng vấn nguyên thủy của các nhân vật trực tiếp tham gia cuộc chiến từ mọi phía cũng như bao nhiêu hình ảnh, phim ảnh và âm nhạc được sáng tác liên quan đến cuộc chiến này.
Về phía Việt Nam, thì có lẽ nhiều người sinh ra hoặc lớn lên sau khi cuộc chiến chấm dứt mong muốn được tìm hiểu một cách đầy đủ, nhất là trong bộ phim tài liệu này Novick đã nỗ lực về Việt Nam phỏng vấn những người trong cuộc. Thế hệ trẻ hình như chưa đánh giá mà chỉ muốn được xem rồi nhận xét sau.
Tuy nhiên nhận xét sơ khởi của thế hệ đi trước thì không tích cực chút nào. Một số người cho rằng bộ phim tài liệu này không phản ảnh trung thực lịch sử cuộc chiến và bối cảnh đưa đến chiến tranh Việt Nam.
Trong số những người lên tiếng cho Việt Nam Cộng Hòa, giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, tác giả của Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, Khi Đồng Minh Tháo Chạy và Khi Đồng Minh Nhảy Vào, đã phân tích chi tiết về những khuyết điểm, thành kiến, thiếu sót và sai sót của bộ phim tài liệu này trong bài "Viết về bộ phim The Vietnam War" [1]. Nhưng tiến sĩ Hưng cũng chỉ mới xem có năm tập đầu, chưa xem hết, cho nên những thắc mắc ông nêu ra như tại sao có chiến tranh Việt Nam, trách nhiệm của người Mỹ trong cuộc đảo chánh và hạ sát ông Ngô Đình Diệm v.v... có được trình bày đầy đủ và nghiêm chỉnh chứ không thiên vị và thành kiến không thì chính ông cũng chưa rõ !
Trong khi đó thì có nguồn tin bán chính thức cho rằng lãnh đạo hàng đầu tại Hà Nội rất không hài lòng về bộ phim này [2]. Họ cách chức vài viên chức trong Bộ ngoại giao đã phụ giúp dàn dựng các cuộc phỏng vấn cho bộ phim. Họ tức tối vì bộ phim phơi bày cuộc thảm sát Mậu Thân năm 1968, những tranh chấp trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu tại Hà Nội trong thời chiến, hay sự đối xử tồi tệ của bên thắng cuộc đối với người dân miền Nam khi chiến tranh chấm dứt v.v...
Tựu chung chiến tranh nào cũng chết chóc, thảm khốc, mất mát và tan thương. Chiến tranh Việt Nam thì khốc liệt bội phần. Trong vòng hơn 10 năm, khoảng một triệu người chết trong cả hai miền Nam Bắc, trong đó 58 ngàn lính Mỹ, và hàng triệu người khác bị thương tích. Tất cả các diễn biến này, qua hình ảnh chết chóc hay hàng triệu tấn bom rơi, được trình chiếu hàng ngày trên truyền hình Mỹ và khắp thế giới, điều mà không xảy ra trong Thế Chiến Hai hay trước đó. Chính những hình ảnh đó là một trong những nguyên nhân mà chiến tranh buột phải kết thúc bằng mọi giá.
Tuy cuộc chiến Việt Nam vô cùng phức tạp và gây nhiều tranh cãi, mục tiêu chiến lược của các bên tham gia tương đối đơn giản dễ hiểu.
Mục tiêu của Hoa Kỳ, và đồng minh, khuynh hướng đại diện cho thế giới tự do/tư bản, trong cuộc chiến này là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Đông Nam Á (mặc dầu ngay cả lý thuyết gia hàng đầu của thuyết ngăn chặn George Kennan không đánh giá cao vai trò chiến lược của Việt Nam trong chủ trương ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản toàn cầu).
Mục tiêu của miền Nam, trong nền Đệ Nhất lẫn Đệ Nhị Cộng Hòa, là phải ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản để toàn đất nước không bị nhuộm đỏ. Những người quốc gia từng hiểu biết và kinh nghiệm xương máu với cộng sản, nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, không tin rằng chủ nghĩa này mang lại sự phát triển cần thiết cho đất nước và dân tộc, nếu không phải là thảm hoạ.
Mục tiêu của miền Bắc, về mặt tuyên truyền, là để "chống Mỹ cứu nước", độc lập và thống nhất dân tộc, nhưng thực tế họ đã chứng minh là đệ tử trung thành của cộng sản quốc tế, thi hành nghiêm chỉnh các chỉ thị từ đàn anh như Liên Sô và Trung Quốc trong việc đối đầu với khối tự do, bằng chính xương máu của đồng bào họ. Độc lập và thống nhất dân tộc, theo tư duy của lãnh đạo miền Bắc, cũng chỉ là mục tiêu hay phương tiện phụ. Mục tiêu chính, quan trọng hơn, là phải tiến nhanh tiến mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa và sau đó là cộng sản chủ nghĩa. Những gì xảy ra sau 30 tháng Tư năm 1975 cho đến khi Đổi Mới chứng minh điều này.
Chỉ có mỗi ông Ngô Đình Diệm là người có tầm lãnh đạo quốc gia lớn, có tư duy độc lập thật sự, và có tầm nhìn chiến lược và mục tiêu vì đất nước dân tộc Việt Nam. Dù có những lỗi lầm chiến lược và chiến thuật - điều mà không một vị lãnh tụ nào tránh khỏi dù tài giỏi và kiên cường đến mấy khi đối diện với bao thử thách khắc nghiệt của thời cuộc - cuộc đời dấn thân xuyên suốt của ông Diệm đã chứng minh điều này. Ông Diệm không hề muốn Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam. Lãnh đạo Hoa Kỳ tuy có lúc không tin tưởng khả năng ông Diệm có thể vượt qua bao thử thách cam go, và tuy có lúc bất bình với ông, nhưng họ không hề coi thường ông. Ông luôn có suy nghĩ độc lập, đặt mình ngang hàng với Hoa Kỳ, và không bao giờ nghe theo lời khuyên của Hoa Kỳ nếu nó đi ngược lại quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Hoa Kỳ đứng đằng sau cuộc đảo chánh ông Diệm vì họ không thuyết phục được ông trong các vấn đề chiến lược mà lại quá chủ quan về sức mạnh quân sự của mình [3].
Trong cuốn "Nền tảng Chung" (Common Ground), cố Thủ tướng Úc Malcolm Fraser cũng xác định là ông đã rút ra được một số bài học quan trọng về cuộc chiến Việt Nam. Đọc hồi ký của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara xuất bản năm 1996, với tựa đề "Nhìn lại : Bi kịch và Bài học của Việt Nam" (In Retrospect : The Tragedy and Lessons of Vietnam), ông Fraser đặc biệt chú tâm đến cung cách đối xử của Hoa Kỳ đối với nguyên thủ quốc gia miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm [4].
Ông McNamara kể chi tiết về cuộc đảo chánh và ám sát ông Ngô Đình Diệm mà vào thời điểm đó chỉ là tin đồn là có bàn tay của Hoa Kỳ hoặc CIA nhúng vào. Ám sát là ý kiến của nhân viên Nhà Trắng. Khi quyết định xảy ra, cả ông McNamara và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk không có mặt ở Nhà Trắng. Có gợi ý cho rằng Tổng thống John F Kennedy đưa ra quyết định này ở sân chơi golf. Quyết định này của Tổng thống Kennedy không tham khảo ý kiến của Rusk hay McNamara. Mật tin được truyền đi qua Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và mật vụ CIA tại Sài Gòn. Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge sau khi nhận mật tin, đi tìm một số tướng Việt Nam được ủy quyền lật đổ ông Diệm. Ông Diệm và ông Nhu bị ám sát. Ông Đại sứ ngạc nhiên vì Hoa Kỳ chỉ muốn ông Diệm bị lật đổ, không phải bị giết như thế ! Ông Đại sứ được phe đảo chánh cho hay rằng ông Diệm phải bị giết đi vì ông là người duy nhất có được sự ủng hộ đáng kể tại Việt Nam. Sau cuộc đảo chánh, ông McNamara đặt câu hỏi "Có ai đủ khả năng/tốt hơn để thay thế ông Diệm ?"
Những ai đã đọc hồi ký của McNamara, kể cả những người từng là tướng lãnh và lãnh đạo chính trị Việt Nam Cộng Hòa thời đó, có thấy điều gì bất ổn với sự kiện kể trên ? Riêng ông Fraser cảm thấy cung cách hành xử của Hoa Kỳ hoàn toàn sai trái. Thứ nhất, McNamara qua cuốn hồi ký không hề phê bình tính cách Hoa Kỳ loại bỏ ông Diệm. Theo ông Fraser thì ông Diệm là người đứng đầu chính phủ và là nguyên thủ của một quốc gia mà Hoa Kỳ đang là đồng minh. Quyết định loại bỏ một đồng minh trong hoàn cảnh như thế là cực kỳ bất thường. Nó chỉ chứng tỏ tính độc đoán loại bỏ tất cả các quyền lợi khác ngoài mình. Thứ hai, một nước mà có thể thực hiện những hành động như thế, qua sự nhận thức về các sự kiện mang tính hệ trọng và bao quát như thế, là điều làm cho ông Fraser ngờ vực về khả năng và quyền lực của Hoa Kỳ.
Nhìn lại lịch sử cận đại và hiện đại Việt Nam, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Nguyễn Tây Sơn để thống nhất đất nước để rồi sáu thập niên sau lại mất độc lập. Nhưng lần này thì không phải Bắc thuộc mà là Tây thuộc, gần một trăm năm. Nguyên do chính yếu là vì giới lãnh đạo Việt Nam cực kỳ bảo thủ, giáo điều, tư tưởng lệ thuộc phương Bắc một cách vô thức, nên không hề đặt nặng cải cách, canh tân. Không cách tân thì tụt hậu, nghèo túng, thua kém, rồi không có sức mạnh để đối phó với nạn ngoại xâm luôn chờ chực nước nhà. Và một khi đã mất độc lập thì làm sao canh tân !?
Quan sát tình hình Việt Nam hơn 200 năm qua, đặc biệt là ngày hôm nay, tất cả những vấn đề nhức nhối, những thử thách lớn lao vẫn còn đó. Nó còn có dấu hiệu trầm trọng hơn, nhất là thảm hoạ của môi trường sống. Không có môi trường sống lành mạnh ổn vững thì mọi kế hoạch cho tương lai sẽ bất định.
Ngay vào thời điểm lãnh đạo miền Bắc âm mưu xâm chiếm miền Nam, lãnh đạo miền Nam đã có tầm nhìn và kế hoạch dài hạn vì quyền lợi của đất nước.
Trên 200 trang trong "Chính Đề Việt Nam", Tùng Phong Ngô Đình Nhu đã biện luận sâu sắc về những vấn đề quan yếu đối diện với Việt Nam trong thời đại của mình. Một, canh tân đất nước để phát triển, nhưng phải biết "trụ mà không trụ", để bảo đảm sự phát triển không ngừng. Hai, để có được sự phát triển đó, vị trí trụ vào phải là vị trí dân tộc, chứ không phải vào lý thuyết Cộng Sản, và không phải dựa vào vị trí của Trung Quốc hay các thế lực ngoại bang nào. Ba, mối đe dọa triền miên của dân tộc Việt Nam, từ xưa đến nay, là Trung Quốc/Cộng [5].
Mối quốc nguy mà thế hệ ông Nhu đã quan tâm thời đó cũng là điều mà lãnh đạo quốc gia trước thời bà Trưng bà Triệu mãi cho đến hôm nay đều quan tâm.
Nên nhớ thời ông Ngô Đình Diệm, dân số Trung Quốc chỉ là 800 triệu. Sự bành trướng của Trung Quốc, cho dầu ở mức ôn hoà nhất, như nhu cầu dân sinh thôi, đã là khủng khiếp rồi. Sau gần 60 năm, dân số đã tăng lên gần 600 triệu dân nữa. Giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay có những toan tính thâm độc hơn, với tham vọng xâm chiếm toàn Biển Đông và trở thành cường quốc số một với quân đội hùng mạnh hơn cả Hoa Kỳ, thì Trung Quốc lại càng là mối đe doạ tối nguy và thường trực của Việt Nam hơn nữa. Các viện Khổng Tử mà Trung Quốc đã ra công xây dựng trong nhiều năm qua trên khắp thế giới và bàn tay nối dài của Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên cộng đồng người Hoa ở khắp nơi, hay các nỗ lực xâm nhập tạo ảnh hưởng lên các sinh hoạt chính trị dòng chính, hay các chính sách ngoại giao của các nước sở tại, như Úc, chẳng hạn, cho thấy giấc mộng Trung Hoa quả là ác mộng Việt Nam.
Ông Ngô Đình Nhu đã nhận định rất rõ bài toán và giải pháp của Việt Nam thời đó, và đã kêu gọi lãnh đạo miền Bắc hãy kịp thời nhìn ra được nhu cầu tiến hoá của dân tộc để không trụ đóng vào phương tiện cộng sản nữa, nhất là vào phía Trung Quốc.
Lãnh đạo miền Bắc, tất nhiên, hoàn toàn không chia sẻ quan điểm của ông Nhu.
Lãnh đạo Hoa Kỳ, và phần lớn tướng lãnh của Việt Nam Cộng Hoà, cũng không chia sẻ các quan điểm này.
Tất cả đều muốn biểu dương sức mạnh bắp thịt, xem ai mạnh hơn, to gan hơn.
Kết quả là hai ông Diệm và ông Nhu bị sát hại.
Vài lời kết
Lãnh đạo cộng sản tự bản chất không hề đề cao vai trò trí tuệ trong việc trị nước hay giữ nước. Họ đã từng đề cao "hồng hơn chuyên", "yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa" v.v... Qua các hành động của họ từ xưa đến nay, họ muốn người dân và đảng viên trung thành với đảng hơn với nước. Họ tiếp tục dùng thành quả chiến tranh để đề cao hoặc bảo vệ tính chính nghĩa của họ bấy lâu nay. Họ không chỉ say sưa trong chiến thắng mà còn sử dụng nó để biện minh cho tất cả tội ác của họ trong chiến tranh và về sau, từ Mậu Thân cho đến Đại Lộ Kinh Hoàng cho đến tù cải tạo khắp nước khi chiến tranh chấm dứt. Kết quả của những chính sách vô cùng sai lầm này đã làm kiệt quệ sức sống của dân tộc, làm thui chột các thế hệ trẻ lẽ ra là rường cột nước nhà, và làm mất đi bao nhiêu cơ hội để xây dựng lại con người và đất nước.
Trong khi đó, vấn đề cấp bách ngày hôm nay, cũng như của hai thế kỷ qua, là sự phát triển bền vững của Việt Nam trước hiểm họa ngày càng to lớn của Trung Quốc. Không phải phát triển kinh tế bằng mọi giá, mà là phát triển bền vững, trong đó môi trường xã hội và con người là yếu tố then chốt. Một khi người dân Việt Nam có được tư duy đúng đắn và tích cực thì cái gì cũng làm được cả, và đó mới là sức mạnh thật sự. Sự thành công của người Việt trên khắp thế giới về mặt trí tuệ và chuyên môn cho thấy khả năng và sức mạnh thật sự của dân tộc mình. Nếu có những lãnh đạo quốc gia tài giỏi và đức độ để huy động và khai dụng tiềm năng dân tộc cho quyền lợi quốc gia và quốc dân thì con đường phát triển đất nước sẽ thênh thang.
Để xây dựng cái mới, chúng ta phải can đảm dứt khoát đoạn tuyệt cái cũ. Phải can đảm nhìn ra cái dở cái sai cái hư cái thối của mình. Đừng tự mê và tự sướng với những cái quá lỗi thời, hủ lậu, thuộc viện bảo tàng, nhất là mặt tư tưởng. Nỗ lực nghiên cứu những giá trị văn minh nhân bản của các quốc gia tiên tiến hàng đầu có thể là bước đầu cho một sự thay đổi bền vững và cần thiết cho đất nước và dân tộc Việt Nam hôm nay.
Nhưng điều căn bản và quan trọng trước tiên là phải tìm hiểu lịch sử để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm. Muốn học hỏi rốt ráo thì phải từ bỏ lối suy nghĩ một chiều, độc tôn độc đoán, và biết tôn trọng sự thật, không bóp méo nó. Tôn thờ sự thật và nỗ lực đi tìm nó sẽ giúp con người tránh lập lại những đau thương mất mát từ sự thiển cận, thù hận, tham lam, dối trá và hèn hạ mà quyền lực tạo ra.
Qua bao nhiêu bài học lịch sử như thế, điều đáng nói là nhóm lãnh đạo Việt Nam hôm nay vẫn trụ đóng vào Trung Quốc. Tổ quốc dân tộc chẳng là gì cả đối với họ. Quyền lực và quyền lợi là tất cả ngày hôm nay, trên mọi thứ.
(Úc Châu, 01/11/2017)
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 01/11/2017
Tài liệu tham khảo :
1. Nguyễn Tiến Hưng, "Viết về bộ phim The Vietnam War", Người Việt, 27/09/2017.
2. Jeff Stein, "Vietnam War : New Ken Burns Documentary Dismisses The Origins Of The Futile, Disastrous Conflict", tạp chí Newsweek, 9/17/2017.
3. Phạm Văn Lưu, "Lịch Sử Chính Trị Cận Đại Việt Nam - Quyển I : Ngô Đình Diệm và Bang Giao Việt Mỹ 1954-1963", Centre For Vietnamese Studies, 2016.
4. Malcolm Fraser, "Common Ground", Viking, 2002, trang 95 đến 97.
5. Tùng Phong – Ngô Đình Nhu, "Chính Đề Việt Nam", Sài Gòn, Nhà Xuất Bản Đồng Nai, 1964.
Chiến tranh sẽ nổ ra nếu Bình Nhưỡng thử nguyên tử tại Thái Bình Dương ?
Les Echos số ra ngày 25/09/2017 nhận định "Bình Nhưỡng có nguy cơ gây ra chiến tranh sau khi thử nguyên tử tại Thái Bình Dương", vì như vậy các cường quốc sẽ không còn có thể khoanh tay đứng nhìn.
Thủy quân lục chiến Hàn Quốc tập trận tại đảo Baengnyeong, gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên ngày 07/09/2017, sau khi Bình Nhưỡng thử bom nguyên tử. Choi Jae-gu/Yonhap via Reuters
Tờ báo cho biết, các cố vấn ngoại giao của tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khuyên ông đừng sỉ nhục cá nhân lãnh đạo Bình Nhưỡng trong bài diễn văn trước Liên Hiệp Quốc, nhưng một lần nữa ông Trump lại để ngoài tai. Trên diễn đàn Đại hội đồng, Kim Jong-un lại bị gọi là "Rocket Man", và Donald Trump còn đe dọa "hủy diệt toàn bộ" Bắc Triều Tiên.
Trước những lời lẽ đúng như tuyên truyền của Bình Nhưỡng lâu nay, là Mỹ muốn tiêu diệt Bắc Triều Tiên, tất nhiên là nhà độc tài trẻ phản ứng ngay. Hôm thứ Sáu, Kim Jong-un công khai tuyên bố Donald Trump là "găng-tơ", "côn đồ", "lão hóa trí tuệ", nhưng nhất là sẽ "kiên quyết trả đũa". Sau đó ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho loan báo có thể cho nổ một quả bom H trên Thái Bình Dương.
Một vụ thử nguyên tử như vậy sẽ là sự khiêu khích trắng trợn nhất từ trước đến nay của Bình Nhưỡng. Cho đến nay, Bắc Triều Tiên vẫn thận trọng, chỉ cho phóng các hỏa tiễn đạn đạo đến những vùng biển hoang vắng, và cho thử hạt nhân sáu lần tại các căn cứ ngầm dưới lòng đất, ngay trên lãnh thổ nước mình. Ông Daryl Kimball, chủ tịch Arms Control Association cảnh báo : "Một vụ nổ nguyên tử trên bầu trời Thái Bình Dương có thể gây ra một sự leo thang, vượt khỏi tầm kiểm soát của Washington và Bình Nhưỡng".
Có rất ít quốc gia (Trung Quốc, Liên Xô cũ, Hoa Kỳ) dám cho thử hạt nhân trên không vì rất nguy hiểm. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), vụ gần đây nhất do Bắc Kinh tiến hành hồi tháng 10/1980. Nhà nghiên cứu Morris Jones của Lowy Institute for International Policy viết : "Chưa nói đến vấn đề chiến lược, vụ nổ và các tác động điện từ của một quả bom như thế sẽ là thảm họa. Nếu thử bom H mà không báo trước, các phi cơ sẽ bị rơi từ trên trời xuống và các bộ phận điện tử bị rối loạn. Ngay cả các vệ tinh bay ở độ thấp cũng bị ảnh hưởng. Tác động đến môi trường đại dương và nguồn lợi hải sản sẽ nghiêm trọng".
Trước một cú đòn vang dội như vậy, khẳng định năng lực quân sự của chế độ Bình Nhưỡng, các cường quốc đặc biệt là Hoa Kỳ sẽ buộc phải có hành động mạnh mẽ chống lại Bắc Triều Tiên. Ông Van Jackson, chuyên gia về quốc phòng của trường đại học Victoria ở New Zealand lo lắng : "Khi thấy những con diều hâu ở Washington đã sẵn sàng lao vào cuộc chiến với Bắc Triều Tiên như thế nào, tôi không cho là ông Trump sẽ biết kềm chế trước một sự khiêu khích mới".
Lo sợ trước viễn cảnh này, các đối tác hiếm hoi của chế độ toàn trị Bình Nhưỡng hồi cuối tuần qua đã kêu gọi đôi bên xuống thang. Bắc Kinh đã tỏ rõ sự bực bội trước đồng minh khó chịu này, qua việc chính thức loan báo hạn chế xuất xăng dầu và ngưng nhập hàng dệt may của Bắc Triều Tiên.
Hậu quả chiến lược của bom nguyên tử Bắc Triều Tiên
Quả bom của Bắc Triều Tiên sẽ dẫn đến những hậu quả về mặt chiến lược như thế nào ? Le Figaro nhận định, cuộc khủng hoảng kể từ mùa hè năm nay không còn đơn giản là vấn đề răn đe, mà là một sự phổ biến vũ khí nguyên tử, có thể khiến một số nước khác chạy đua theo, đặc biệt là Iran.
Hậu quả đối với Hàn Quốc và Nhật Bản rất quan trọng. Quả bom H, sự tiến bộ ngoạn mục của Bình Nhưỡng đã khiến Seoul phải lao vào vòng tay của Washington, tuy lúc mới được bầu lên, tổng thống Moon Jae-in có ý định xích lại gần Bình Nhưỡng. Việc bố trí các vũ khí nguyên tử chiến lược Mỹ tại Hàn Quốc, vốn đã được rút đi từ khi bức tường Berlin sụp đổ, nay đang được Seoul bàn bạc với bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis. Tăng cường vũ khí phòng không nay là đề tài được đồng thuận tại cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản : Tokyo muốn mua các hỏa tiễn tấn công được Bắc Triều Tiên.
Nhưng việc siết chặt liên minh với Hoa Kỳ không phải là hậu quả duy nhất. Chuyên gia Valérie Niquet, phụ trách về Châu Á của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nhận xét : "Việc Mỹ không phản ứng có thể thúc đẩy Bình Nhưỡng lao vào một cuộc phiêu lưu quân sự nhằm thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực. Đối với Kim Jong-un, quả bom cộng với việc thống nhất đất nước sẽ giúp ông ta trở thành người hùng". Thăng bằng chiến lược trong khu vực không còn nữa, các nước láng giềng đang phải xem xét lại chính sách của mình. Cú sốc còn lan xa hơn tại Thái Bình Dương, nhiều nước thậm chí cả Úc lo sợ hậu quả quân sự, chính trị và kinh tế của một cuộc khủng hoảng lâu dài.
Còn đối với Trung Quốc và Châu Âu ? Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cùng chia sẻ một lợi ích chiến lược : đẩy Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Có thể đó là một trong những lý do khiến Trung Quốc đã "để cho vị thần thoát ra khỏi cây đèn", ít nhất là trong lúc này. Cũng theo bà Valérie Niquet, sự thiếu vắng phản ứng của Mỹ cũng có thể khiến "Bắc Kinh coi đây là một sự khuyến khích bành trướng trên Biển Đông", và cao giọng tranh giành Biển Hoa Đông với Tokyo. Thậm chí còn có thể lại đặt vấn đề đưa Đài Loan về với "đất mẹ" Hoa lục.
Về phía Châu Âu, cũng có thể trở thành mục tiêu tiềm năng của quả bom Bắc Triều Tiên. Ván cờ không còn như trước, nhất là đối với Pháp : một số lãnh thổ hải ngoại như Tân Calédonie nằm trong tầm ngắm của hỏa tiễn Bình Nhưỡng. Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, Pháp còn nằm trong số những nước tham gia hiệp ước đình chiến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên. Và như vậy, theo chuyên gia Valérie Niquet, Paris "không còn có thể coi hồ sơ Bắc Triều Tiên chỉ đơn giản là một vấn đề ngoại giao".
Trong bối cảnh đó, liệu sẽ tái diễn chạy đua vũ khí nguyên tử hay không ? Nhiều người lo ngại Iran sẽ lại chế tạo bom hạt nhân, đặc biệt từ khi ông Donald Trump đe dọa xé bỏ thỏa thuận đã ký với Teheran. Ngoài ra, còn phải kể thêm Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên theo ông Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, thì một khi Seoul và Tokyo còn tin vào cam kết bảo vệ an ninh của Mỹ, thì không phải lo lắng về nguy cơ này.
Thảm kịch Rohingya và chiến tranh tôn giáo
Cũng về Châu Á, Le Figaro nói về "Thảm kịch của người Rohingya", thiểu số người Hồi giáo được Hiến pháp 1947 của Miến Điện công nhận, nhưng bị tập đoàn quân sự tước quyền công dân năm 1982, trở thành một dân tộc vô tổ quốc.
Tác giả bài báo nhấn mạnh, không chỉ tấn công quân nổi dậy ARSA, quân chính phủ còn sát hại cả thường dân người Rohingya, khiến họ không còn chọn lựa nào khác : hoặc di tản, hoặc cái chết. Trong số 800.000 người Rohingya sống ở bang Arakan, đã có 420.000 người chạy trốn sang Bangladesh, và trong dòng người tị nạn có đến gần 250.000 là trẻ em có cha mẹ đã bị giết chết. Trên 220 ngôi làng bị đốt phá, đóng hẳn cánh cửa hồi hương. Thế nên Liên Hiệp Quốc mới coi đây là trường hợp điển hình của nạn thanh lọc chủng tộc.
Thảm nạn của người Rohingya đè nặng lên Bangladesh, một nước nghèo và đông dân, không thể tiếp đón và nuôi một triệu miệng ăn. Nó còn làm tăng số người tị nạn (65 triệu) và vô tổ quốc (10 triệu), có liên quan mật thiết đến nạn nô lệ và lao động cưỡng bức. Số trẻ mồ côi trong các trại tị nạn còn là miếng mồi ngon cho thánh chiến, vào lúc tổ chức Nhà nước Hồi giáo vươn vòi sang Châu Á.
Theo tác giả, Hoa Kỳ và Châu Âu cần hợp lực với nhau : ngưng tất cả viện trợ, hợp tác và bán vũ khí cho quân đội Miến Điện ; trừng phạt các thủ lãnh quân sự, các tổ chức và lãnh tụ Phật giáo cực đoan ; tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ và báo chí tại bang Arakan ; huy động viện trợ giúp Bangladesh hỗ trợ người tị nạn. Trong thế kỷ 20 đã diễn ra các cuộc chiến lớn nhân danh ý thức hệ, không nên để thế kỷ 21 trở thành thế kỷ của những cuộc diệt chủng, nhân danh chiến tranh tôn giáo.
ASEAN trước nguy cơ dân tộc chủ nghĩa pha trộn với tôn giáo
Cũng liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Dominique Moisi trên Les Echos nhận định "Tín ngưỡng và dân tộc chủ nghĩa, một sự pha trộn có nguy cơ cao". Bi kịch của người Rohingya ở Miến Điện diễn ra trong bối cảnh nguy hiểm : bản sắc dân tộc và tín ngưỡng ngày càng có xu hướng pha trộn với nhau ở Đông Nam Á.
"Liệu một ngày nào đó Đông Nam Á có thể trở thành một Trung Đông mới hay không ?". Theo chuyên gia Moisi, chỉ riêng việc có thể đặt ra một câu hỏi như thế đã rất ý nghĩa, trước tình hình chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc tôn giáo đang nổi lên tại vùng Viễn Đông : Phật giáo tại Miến Điện, và Ấn giáo tại Ấn Độ - từ khi đảng của ông Narendra Modi lên nắm quyền.
Ban đầu mang tầm vóc địa phương, nay thảm kịch của người Rohingya đã mang tầm khu vực – nếu không phải là quốc tế. Pakistan chẳng phải đã được thành lập để đón nhận thiểu số Hồi giáo của đế chế Ấn trước đây đó sao ? Làm thế nào một tổ chức như ASEAN có thể sống sót, khi bắt đầu nổi lên xu hướng chia rẽ, một bên là Phật giáo, một bên là Hồi giáo ?
Miến Điện và Thái Lan chủ yếu theo đạo Phật, còn Malaysia và Indonesia đạo Hồi – riêng Indonesia còn là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Tác giả cho rằng đã đến lúc ngăn chận sự lệch hướng này, tránh để lây lan. Liên Hiệp Quốc cần có lời nói đi đôi với việc làm trong cuộc khủng hoảng người Rohingya, để tránh nguy cơ vùng Viễn Đông một ngày nào đó sẽ bị rối loạn như Trung Đông.
Angela Merkel, chiến lược gia đáng nể
Bầu cử lập pháp Đức và cuộc bầu cử bán phần Thượng Viện Pháp là hai đề tài thời sự được các báo Pháp đề cập nhiều hôm nay. Les Echos tóm tắt trong tựa trang nhất "Bà Merkel thắng được thử thách, phe cực hữu bứt phá". Le Figaro coi đây là một "Chiến thắng với dư vị đắng" cho thủ tướng Đức. Tương tự với La Croix : "Chỗ đứng hàng đầu đắng nghét cho bà Angela Merkel".
Thông tín viên Le Figaro tại Berlin mô tả "Angela Merkel, chiến lược gia đáng gờm". Cũng như các cựu thủ tướng Adenauer hay Kohl - những chính khách lớn trước đây - nữ thủ tướng Đức tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư, nhưng bản thân bà vẫn là một ẩn số.
Không một sự kiện gì có thể tác động mạnh đến bà Merkel, từ những ngôn từ bốc lửa của Donald Trump, các thủ đoạn của Vladimir Putin cho đến làn sóng người tị nạn ồ ạt, hay đòi hỏi tổ chức lại Châu Âu của tổng thống Pháp… Hôm 24/09, bà đón nhận tin chiến thắng với cùng một sự bình thản, dù phe cực hữu lần đầu tiên lọt vào Quốc Hội có thể làm hoen ố nhiệm kỳ mới của bà.
Tất cả những ai từng tiếp xúc với Angela Merkel đều mô tả tính cách bà như nhau : thận trọng, giản dị, cụ thể, dễ mến. Khi tiếp ai, bà luôn đích thân dọn cà phê mời khách. Bà không có những bài diễn văn hùng hồn, nhưng vốn là một nhà khoa học, bà nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề.
Thật ra bà Merkel sinh ở Tây Đức, nhưng cha bà là một mục sư, đã quyết định sang Đông Đức cư ngụ ít lâu sau khi Angela Merkel sinh ra. Bà lớn lên mà không bao giờ nghĩ rằng bức tường Berlin có thể bị sụp đổ, và đêm 09/11/1989 lịch sử ấy, bà theo dòng người sang Tây Đức dạo chơi, rồi trở về đi ngủ sớm để sáng hôm sau còn đi làm. Vài tuần sau, Angela Merkel tham gia phong trào "Dân chủ mới". Kín đáo, chăm chỉ, hiệu quả, bà thăng tiến với tốc độ chóng mặt.
Là người tính toán lạnh lùng, bà loại dần từng đối thủ chính trị. Là người thực dụng, Merkel không đưa ra chủ thuyết mới nào, chỉ thích ứng theo với tình hình thực tế. Mang lại niềm tự hào cho Đức quốc, và nay đối mặt với công cuộc kiến tạo lại Châu Âu, trước nhiệm vụ lịch sử ấy, Angela Merkel vẫn điềm tĩnh một cách đáng phục.
Thụy My
Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên : Youtube khai hỏa ? (RFI, 20/09/2017)
Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa, Seoul vội vàng tập trận. Nhưng chưa có một trận chiến thật sự nào diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng, cuộc chiến trên mạng dường như đã bắt đầu mà người khai hỏa là mạng Youtube. Một hành động khiến cộng đồng khoa học nổi giận.
Ảnh của hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp, ngày 16/09/2017, với lời chú : lãnh đạo Kim Jong-un xem bắn thử tên lửa Hwasong-12. Reuters không có phương tiện để thẩm định tính xác thực của bức ảnh.KCNA via Reuters
Trang mạng chia sẻ video đã kiểm duyệt Bắc Triều Tiên bằng cách đóng cửa hai kênh tuyên truyền thường nhật của nước này. Một biện pháp đã khiến những nhà khoa học đang nghiên cứu về Bắc Triều Tiên bất bình. Bởi vì, những hình ảnh video này có thể mang đến những thông tin quý giá về đất nước khép kín nhất hành tinh.
Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias giải thích vì sao Youtube lại đưa ra quyết định kỳ lạ này.
"Youtube đã đóng hai kênh tuyên truyền quan trọng Bắc Triều Tiên, đó là kênh "Urimizokkiri" - nghĩa là "Dân tộc ta" - và kênh Tonpomail, vốn dĩ do hiệp hội những cư dân Bắc Triều Tiên ở Nhật Bản quản lý.
Những kênh này phát đi mỗi ngày bản tin của đài truyền hình nhà nước và nhiều đoạn video tuyên truyền. Trên trang mạng, Youtube mà chủ sở hữu là tập đoàn Google của Hoa Kỳ có giải thích rằng những kênh đó bị đóng cửa là "do có đơn kiện" và "vì đã vi phạm cam kết của cộng đồng Youtube".
Thế nhưng, nguyên nhân cụ thể của hành động kiểm duyệt này lại không rõ ràng. Những kênh đó không có đăng quảng cáo, nên những kênh này chẳng đem về cho Bình Nhưỡng một xu ngoại tệ nào. Rất có khả năng là luật sư của Youtube đã tỏ ra cẩn thận quá đà, trong việc chạy theo nghị quyết mới nhất của Liên Hiệp Quốc, áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân mới nhất".
Vấn đề là quyết định của Youtube đã khiến giới chuyên gia về Bắc Triều Tiên nổi giận. Bởi vì nhờ vào các đoạn video này mà các nhà nghiên cứu lục tìm tỉ mỉ hòng nhặt nhạnh những thông tin quý giá về đất nước quá ư là bí hiểm. Thông tín viên Frederic Ojardias giải thích tiếp :
"Những video này còn giúp các nhà nghiên cứu theo dõi được các di chuyển của lãnh đạo Kim Jong-un, xác định được những cơ sở quân sự mới, có được những chi tiết kỹ thuật về những loại tên lửa mới nhất, xác định những nhân vật cao cấp xung quanh lãnh đạo họ Kim, hay như là biết được những gì chế độ nói với người dân...
Trong một thư ngỏ gởi Youtube, nhà phân tích người Mỹ Curtis Melvin đưa ra một danh sách dài ví dụ về những thông tin có được. Ông cho đấy là những "thiệt hại nghiêm trọng cho công việc của những người nghiên cứu các nguồn thông tin công khai".
Công việc này là thiết yếu, nó cho phép công luận và giới phóng viên tiếp cận những phân tích độc lập. Và điều này còn quan trọng hơn nữa vào lúc căng thẳng đã trở nên trầm trọng từ nhiều tháng nay. Joshua Pollack, một chuyên gia về không phổ biến hạt nhân nhấn mạnh rằng quyết định chặn hai kênh này của Youtube đưa ra không đúng thời điểm".
Bất chấp các phản đối của giới nghiên cứu, Youtube kiên quyết không lùi bước. Một phát ngôn viên của hãng đã biện minh như sau trong một thông cáo :
"Chúng tôi rất lấy làm vui mừng là Youtube là một diễn đàn cho phép làm rõ những góc khuất của hành timh... nhưng chúng tôi phải tôn trọng luật lệ".
Vẫn theo thông tín viên Frederic Ojardias thì đây không phải là lần đầu tiên Youtube ngăn chận các tài khoản sử dụng của Bắc Triều Tiên. Năm 2016, một kênh truyền hình đã bị rút khỏi trang mạng. Các nhà khoa học giờ đây chỉ biết trông đợi những kênh truyền hình tuyên truyền khác xuất hiện trên trang mạng của Trung Quốc chẳng hạn.
RFI tiếng Việt
*******************
Hàn Quốc là một yếu tố khó lường (RFI, 20/09/2017)
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa biết lúc nào hạ nhiệt. Cộng đồng quốc tế gần như bất lực trước một loạt các vụ phóng thử tên lửa khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, Balbina Hwang, chuyên gia về Châu Á, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Georgetown tại Washington, khi trả lời phỏng vấn báo Le Figaro (16/09/2017) cảnh báo, nếu Hàn Quốc rút khỏi hiệp ước không phổ biến hạt nhân, cuộc khủng hoảng trên bán đảo sẽ còn thêm nghiêm trọng.
Binh sĩ Hàn Quốc tham gia tham gia một cuộc tập trận tại Pocheon 19/09/2017. Reuters/Kim Hong-Ji
Le Figaro : Kim Jong-un tiếp tục trò thách thức mặc cả. Vậy lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ đi đến đâu ? Yếu tố mới mà tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra là gì trong trò chơi nguy hiểm này ?
Balbina Hwang : Căng thẳng với Bắc Triều Tiên luôn luôn gia tăng theo vết lầy của các vụ Bình Nhưỡng vi phạm những chuẩn mực quốc tế. Thế rồi, những căng thẳng này sẽ bốc hơi cho đến khi lại xuất hiện một sự khiêu khích mới của Bắc Triều Tiên. Tình trạng này đã kéo dài từ nhiều thập kỷ qua, điều này giải thích vì sao Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra đến 24 nghị quyết về Bắc Triều Tiên. Dường như đã nhiều lần, người ta tưởng rằng tình hình sẽ rơi vào một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn, nhưng điều này chưa bao giờ xẩy ra. Không có yếu tố thực chất nào cho thấy có khả năng xẩy ra một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.
Donald Trump là một vị tổng thống rất bất thường và dường như ông tự trao cho mình nhiệm vụ xóa bỏ nguyên trạng, nhưng cuối cùng, cái định chế "tổng thống" lại lớn hơn cá nhân con người đang ở phòng Bầu Dục, Nhà Trắng. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên vẫn là một hồ sơ độc nhất, mối đe dọa duy nhất chưa được giải quyết từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 là phép thử đầu tiên về thỏa thuận an ninh tập thể của Liên Hiệp Quốc và cũng là biểu thị quân sự rõ ràng nhất của chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ đóng vai người canh gác, để kìm hãm Bình Nhưỡng, đặc biệt là bảo vệ Seoul. Việc thể chế hóa mối quan hệ song phương đặc biệt này đóng vai trò chủ chốt trong những thời kỳ căng thẳng nguy hiểm nhất.
Le Figaro : Ai là người làm chủ được cuộc khủng hoảng này ?
Balbina Hwang : Hiển nhiên là Kim Jong-un. Ông ta muốn Bắc Triều Tiên có thể quyết định được vận mệnh đất nước mình, một cách độc lập. Điều này vượt lên trên cả quyết tâm muốn duy trì sự sống còn của chế độ. Bản thân sự tồn tại của Bắc Triều Tiên kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vào năm 1945 (do các nước lớn quyết định) là một ý đồ tạo ra một sự độc lập thực sự, cho dù tình hình địa lý tại đây bị ngự trị bởi các ganh đua của những cường quốc lớn. Công cuộc tìm kiếm chủ quyền đầy viễn vông này là động lực thúc đẩy cách hành xử của hai nước Triều Tiên.
Le Figaro : Hoa Kỳ khai thác yếu tố khó lường trong tính cách của Donald Trump để làm cho mọi người dễ tin là có giải pháp quân sự và buộc Trung Quốc phải hành động. Liệu cách thức này có hiệu quả không ?
Balbina Hwang : Các giải pháp quân sự của Mỹ bị thu hẹp, chỉ trong lĩnh vực phòng thủ và răn đe, cho dù về mặt kỹ thuật, khả năng tấn công vẫn có. Tất cả mọi người chỉ trích Donald Trump có những phát biểu hiếu chiến, nhưng các phát biểu này cũng có ích, đó là Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ giải pháp quân sự. Nếu không thì làm sao các đồng minh của Mỹ có thể tin tưởng được. Mỗi lần Hoa Kỳ phô trương cơ bắp quân sự thì Bắc Triều Tiên lại lùi bước, không lùi hẳn hoàn toàn mà vẫn động đậy ở bên bờ vực thẳm. Không có bất kỳ lý do nào để nghĩ rằng điều này thay đổi, bởi vì chế độ Bình Nhưỡng không điên rồ mà rất tính toán.
Le Figaro : Liệu Trung Quốc có giải pháp cho vấn đề Bắc Triều Tiên hay không ?
Balbina Hwang : Tôi nghi ngờ vì lợi ích an ninh của Bắc Kinh không trùng hợp với lợi ích an ninh của Mỹ. Trung Quốc không thấy là các giá trị của Bắc Triều Tiên về mặt cơ bản là không thể chấp nhận được. Thậm chí, Bắc Triều Tiên là một chiếc lá nho cần thiết, làm cho Trung Quốc có bộ mặt khả dĩ. Cũng nên thấy là Bắc Kinh bất bình về cân bằng lực lượng tại Châu Á, về mặt lịch sử, Trung Quốc coi khu vực này như một hệ thống cấp bậc trên dưới trong đó Trung Quốc là trung tâm.
Trở ngại lớn nhất ngăn cản các ý đồ của Trung Quốc, đó là sức mạnh của Mỹ, hệ thống liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác. Do vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Bắc Triều Tiên, mặc dù Bắc Kinh cho rằng cách hành xử của Bình Nhưỡng là đáng ghét.
Một điểm cơ bản khác là cho dù Bắc Kinh có ảnh hưởng kinh tế to lớn đối với Bình Nhưỡng, nhưng đây không phải là đòn bẩy quyết định. Bắc Triều Tiên thù ghét sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bình Nhưỡng đã phát triển quan hệ trong bóng tối với các tác nhân không phải của Nhà nước Trung Quốc và với các quốc gia khác mà Bắc Kinh không kiểm soát được.
Le Figaro : Vậy động lực nào đang diễn ra tại Hàn Quốc ?
Balbina Hwang : Trái ngược với những gì người ta hay nói, Bắc Triều Tiên chắc chắn là tác nhân trong khu vực dễ lường nhất. Đây không phải là trường hợp của Hàn Quốc, đất nước đang có nhiều biến đổi và theo tôi, đây là quốc gia khó lường nhất. Các hành động của tổng thống Moon làm tôi ngạc nhiên (tư tưởng cánh tả đẩy tổng thống Hàn Quốc Moon hướng tới việc làm dịu căng thẳng, thế nhưng ông ta lại đứng về phía Donald Trump).
Đối với cường quốc hiện đại này, ý tưởng tự bảo đảm an ninh xuất hiện. Thế nhưng, khả năng Hàn Quốc ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân có thể làm cho hồ sơ Bắc Triều Tiên lan tỏa ra một cách nguy hiểm nhất. Tôi không tin sẽ sớm có một chiến tranh tại Châu Á, nhưng cần phải chú ý đến sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ chung, dẫn đến hệ quả là Seoul sẽ trang bị vũ khí nguyên tử. Hiệu ứng domino có thể có sức tàn phá ghê gớm.
RFI tiếng Việt