Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 02 juillet 2020 16:53

Tại sao cần cái mạng che miệng

Cái con vi rút corona này không những giết người ta bng cách làm phi ngưng th, tim ngng đp … mà nó còn khiên loài người ni gin, giết ln nhau ! Mt người gác ca cho tim Family Dollar ở Michigan bị bn chết ch vì không cho khách hàng vào tim nếu không đeo mng che mt. Mt anh bếp làm cho Waffle House Colorado cũng b bn, may không chết.

khautrang1

Bác sĩ Fauci đeo khẩu trang trong bui điu trn trước Thượng Vin M, Washington D.C., 30 tháng Sáu.

Gọi vi rút là "con" cũng thy không n, bi vì nó không phi là mt "con" gì c, như "con vi trùng Kock" gây bệnh lao phi. Coronavirus không th sng được, nếu không bám vào cơ th mt sinh vt khác. Ra ngoài không khí mt thi gian nó s b hy dit. Nó không t di chuyn được, khi đi máy bay, đi tàu thy đu nh các sinh vt khác chuyên ch. Mt "thứ", mt "đ" như vy mà chúng s làm chết hàng triu người ! Đáng gin tht !

Thứ virus này, kh năng duy nht ca nó là sinh sn ! Sinh sn nhanh và gii hơn loài người rt nhiu. Nhưng nó cũng chng gii giang gì, vì nó ch sinh sôi ny n được khi có dp nương vào các tế bào ca sinh vt khác !

Vậy mà c thế gii đang b Coronavirus tn công điên đo. Cái th virus này không biết đến biên gii quc gia. C loài người phi tham d cuc phòng th ngăn nga nó ! Đây là lúc thế gii cn mt cơ quan y tế công cộng nhất, phi lp ra mt cơ quan như vy, nếu chưa có. Nếu có ri (WHO) thì phi góp sc vi nó, dù vn phi mng m, sa cha, bt nó làm vic có hiu qu hơn !

Cho tới nay chưa ai tìm ra thuc đ dit được ging virus này. Loài người ch có mt cách "phòng thủ th đng" là làm sao cho càng ít người chết càng tt ! Nghĩa là phi ngăn không cho loài vi khun truyn t mt người qua nhiu người khác.

Nói bằng con s gin d cho d hiu : Nếu thy mt người bnh đang truyn vi rút qua 10 người khác, t s R=10, thì phải làm cách nào đ gim xung R=5, ri R=2, R=0.5, cho đến khi R=0, s không, là xong !

Làm cách nào giảm t s truyn bnh này ?

Cách giản d nht là, nếu thng virus đã vô bên trong ai ri thì ngăn không cho nó cơ hi bay sang người khác !

Nhưng phn lớn chúng ta không ai biết mình mang virus hay không ! Chúng ta cũng không biết nhng người mình gp g, khi xếp hàng mua bánh mì hay đng ch đón xe buýt, người nào đang mang c virus trong bng ! Chúng ta cũng biết rng dù ngày hôm qua làm test thy mình không có virus thì ngày mai vẫn có th đã mang virus vào trong cung phi ri !

Ai cũng vậy hết ! Không ai biết ai khác có mang virus hay không ! Vy nên làm gì đ mi người được an toàn nht ?

Ngay từ đu, t tháng Giêng, tháng Hai 2020, các cơ quan y tế công cộng đã ch cho mi người my phương pháp gin d :

Đối vi mi cá nhân thì không đưa tay lên mũi, ming, mt, là các ca s cho virus chui vào. Ra tay bng xà bông mi gi.

Đối vi c xã hi thì khi gp người khác phi đng cách nhau hai mét. Và che miệng, che mũi mình lại nếu ti gn nhau hơn. Đây là chiến lược phòng th duy nht !

Một điu b hiu lm nhiu nht là người ta nghĩ rng cái mng bt mt đó có mc đích bo v cho mình không b virus xâm nhp.

Nói thế có phn đúng, nhưng không bác sĩ nào bo đm nhng cái mng thô sơ s ngăn cn được 100 phn trăm các con virus.

Mục tiêu chính ca vic đeo "khu trang" là ngăn không cho nhng bi nước bt ca mình tung ra bay t do trong không khí, khi mình nói, mình hát, mình chào "Hello !" Không ai biết bt nước miếng ca người nào cha coronavirus ! Người nào cũng "kh nghi" c ! Vy thì cách tt nht là ai cũng che ming li, tt c mi người ! Che ming chng t mình giúp cho người khác khi lo lng ! Nếu li ho và hắt xì na thì cn che c hai l mũi !

Nhiều người không hiu câu chuyn nên đ đ các th ti cho vic đeo khu trang. Mt ông nói vi nht báo L.A. Times : Đeo khu trang ch có hi ! Bao nhiêu vi trùng mình th ra chúng b giam gi trong đó, ri mình lại hít vào ! Nguy hiểm quá !

Lý luận tht kỳ l ! Mình hít vi trùng do chính mình th ra thì lo lng, dù nó không làm mình mc thêm bnh mi. Nhưng li không lo chuyn mình th cho các con vi trùng bay ra không khí tìm ch đnh cư trong phi người khác !

Lại có người nghĩ mình đeo mng vào là t ra mình s hãi ! Mt cô vào quán cà phê, người bán hàng nói cô phi đeo khu trang ; cô lc đu : Tôi không s !

Thực ra đeo khu trang không phi đ bo v mình khi mc bnh. Bi vì cái khu trang không bo đm s ngăn chặn được tt c loài virus ! Mc đích vic đeo khu trang là giúp người chung quanh bt s, không lo mình truyn bnh cho h ! Đeo khu trang là do lòng t bi !

Không chỉ vì lòng t bi, mà còn là mt bn phn đi vi đng loi na.

Bởi vì trong s nhng người b virus corona xâm nhp, gn mt na (40%) không biết mình b bnh, h không st, không ho hàng tháng, hai ba tháng, hoc không bao gi c. H có th mang virus trong mình, đem đi khp nơi, ri vô tình truyn qua người khác.

Có thanh niên chống che ming đã hô khẩu hiu rng : Thân th tôi thuc v tôi. Không chính quyn nào xâm phm quyn t do đó, bt tôi phi làm gì vi thân th tôi.

Nhiều người đã nêu ra nhng khu hiu tương t khi chng các quy đnh bt người lái xe phi tht dây lưng an toàn, hoc cm hút trong rạp hát, trong tim ăn.

Và từ lâu ri, tim ăn nào M, cũng như tim tp hóa hay ch, đu có th viết trước ca mt câu dành quyn t chi không cho khách hàng vào nếu không mc áo và đi giy dép : no shirt, no shoes, no service !

Vào giữa tháng Sáu, lớp người mi bnh tăng lên Texas, Florida, California thuc lp tr 25 đến 35 tui. Có người nói : May quá, h s không b coronavirus giết chết !

Đáng lẽ phi nói ngược li : Nguy quá, nhiu người tr không làm test s không biết mình b bnh ! H cứ tự tin như vy, thong th v nhà, đem virus truyn cho ông bà ni ! Nguy him tht !

Cho nên đeo mạng che ming là mt bn phn, do trách nhim ca chúng ta phi bo v nhng người chung quanh. Nó cũng không khác gì chuyn không được lái xe khi ung nhiu rượu ! Nhiu người cho rng mình ung bao nhiêu rượu cũng vn tnh táo, bo đm mình s lái xe an toàn. Nhưng c xã hi chung quanh không th chp nhn li bo đm đó được ! Cũng như không ai biết người nào chc chn không mang virus trong mình !

Chưa người Mỹ nào nói : Đeo khẩu trang che ming là yêu nước !

Một đc gi trên báo L.A. Times, ông Bob Baedeker, 73 tui, Capistrano, k rng năm ông 19 tui đã b gi nhp ngũ. Tuy chng cuc chiến tranh Vit Nam lúc đó, nhưng ông ta vn đi lính, vì "bao nhiêu bn bè của tôi đã nhp ngũ, cho nên tôi có bn phn phi đi".Sau Vit Nam ông còn đn trú Nam Hàn 13 tháng, ngay vùng gii tuyến, vi nhng "khó chu" trong cnh sng cô đơn xa nhà. Tr v, lp gia đình, ông còn b ung thư, may mn sng sót. Bây gi, năm 2020, sắp k nim 50 năm ngày kết hôn, ông phi đi đu vi Covid-19, và "… nếu ngày mai tôi chết, ch vì mt đng bào nào đó ca tôi cm thy ‘khó chu’ không mun đeo cái che ming, hoc vì h cm thy quyn t do ca mình b xúc phm, thì tôi s ni gin !" Ông kết lun : "Quý bn hãy chng t lòng yêu nước, hãy làm bn phn ca mình, đeo cái mt n che ming đi !"

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 02/06/2020

Published in Diễn đàn

Khởi tố vụ án gây chết người tại nơi giam giữ (RFA, 10/05/2020)

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định khởi tố vụ án để điều tra Lê Hoàng Quang (21 tuổi, phạm nhân tại nhà giam giữ Công an huyện Châu Đức) vì tội cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của anh Nguyễn Quang Lập (36 tuổi, một phạm nhân khác tại nơi giam giữ). Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh trích thông tin từ lãnh đạo cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết như vậy hôm 10/5.

tu1

Thi thể của anh Nguyễn Quang Lập có rất nhiều vết bầm tím. Courtesy of Facebook Huyền Diệu

Anh Nguyễn Quang Lập bị tử vong sau 3 ngày chấp hành án tại nhà tạm giam Công an huyện Châu Đức. Anh Lập bị án 6 tháng tù về tội đánh bạc.

Chị Huyền Diệu, em gái anh Lập cho biết công an thông báo với gia đình rằng anh Lập bị bạn tù dùng cây ba tong đánh hai lần. Tuy nhiên hình ảnh chụp tử thi anh Lập sau đó cho thấy nhiều vết bầm tím trên cơ thể và gia đình không tin anh Lập chết vì hai phát đánh.

Người nhà anh Lập cho biết họ nhận được tin anh tử vong vào ngày 8/5. Vào cùng ngày, gia đình cho biết họ vẫn chờ kết quả khám nghiệm tử thi và sẽ làm đơn kiện để đòi lại công bằng cho anh Lập.

Theo báo Pháp Luật, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã cử cán bộ đến huyện Châu Đức để tìm hiểu. Việc điều tra diễn ra độc lập.

*******************

Một phạm nhân tử vong sau 3 ngày bị giam ở Bà Rịa-Vũng Tàu (RFA, 08/05/2020)

Phạm nhân Nguyễn Quang Lập (36 tuổi) tử vong sau 3 ngày chấp hành án tại trại giam Công an huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

tu2

Nguyễn Quang Lập tử vong trong nhà giam giữ, thi thể của anh có rất nhiều vết bầm tím. (Ảnh : Người nhà cung cấp)

Truyền thông trong nước loan tin ngày 8/5 cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh khám nghiệm tử thi điều tra vụ việc.

Trong lúc đó, người nhà gia đình của nạn nhân đã đăng tải những video và hình ảnh lên mạng xã hội cho thấy thi thể của anh Nguyễn Quang Lập có rất nhiều vết bầm tím.

Trả lời phỏng vấn RFA vào tối ngày 8/5, chị Huyền Diệu, em gái của nạn nhân cho biết lý do tử vong mà phía công an đưa ra :

Họ bảo có một bạn tù được tự do đi tới đi lui, đưa cơm trong vòng một vài tiếng đồng hồ và có thù hằn. Người đó kiếm được một cây ba tong rồi vô quất hai cây. Nghĩ làm sao nhìn cái xác như vậy mà họ bảo đập hai cây lỡ tay chết. Có một chị này cũng là nhà báo ở Vũng Tàu lên. Họ nhờ chị đó tới nói như vậy chứ họ không có giấy xác nhận. Họ chỉ nhờ chị đó tới nhà nói là bị bạn tù lén đánh chết chứ công an huyện không nói gì hết.

Anh Nguyễn Quang Lập được gia đình xác nhận là một người nghiện rượu và bị bắt cùng 11 người khác trong một vụ đánh bạc. Vào tháng 2/2020, Toà án Nhân dân huyện Châu Đức tuyên anh Lập án sáu tháng tù.

Người nhà nạn nhân cho biết sau dịp lễ 30/4, anh Lập tự nguyện đi thụ án vào ngày 5/5.

Vào sáng 8/5, gia đình nạn nhân nhận được tin anh Lập đã tử vong. Hiện người nhà nạn nhân nói vẫn chưa có kết quả khám nghiệm tử thi và sẽ làm đơn kiện để đòi lại công bằng.

Nhiều vụ việc người dân chết bất minh trong đồn công an hoặc trong lúc thi hành án bị ghi nhận ở Việt Nam với lý do tử vong được chính quyền đưa ra là tự sát hoặc bị bạn tù đánh.

*****************

Tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc bị ngược đãi, đánh đập nơi tạm giam (RFA, 08/05/2020)

Một người đang bị giam tại số 4, đường Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh , anh Lê Quý Lộc được cho biết bị ngược đãi đánh đập trong khi bị giam giữ.

tu3

Tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc. Courtesy of FB Nguyễn Thúy Hạnh/RFA Edited

Vào tối ngày 8 tháng 5, Đài Á Châu Tự Do liên lạc với bà Nguyễn Thị Điệp, vợ của anh Lê Quý Lộc và được chị cho biết :

Bên phía công an không cho chị gặp mặt từ lúc bắt giam anh Lộc đến bây giờ là gần 2 năm rồi. Lý do là chưa có chung hộ khẩu và chưa có giấy đăng ký kết hôn, cho nên mọi thứ đều nhờ vào luật sư hết. Ví dụ như thông tin anh Lộc bị đánh này là do một người trong trại giam cũng đi thăm nuôi vậy đó rồi báo ra ngoài, vì nhóm bị bắt có 8 người nên tôi nhờ luật sư vào gấp để tìm hiểu lý do gì vì sao anh Lộc, chồng của chị bị đánh, chắc có lẽ ngày mai khi luật sư đi thì mới biết được tin tức vì sao. Tôi đang họp ở cơ quan thì nghe thông tin chồng tôi bị đánh từ ngày 24 đến nay là hơn 1 tuần lễ nay mà tôi không có một thông tin gì hết.

Anh Lê Quý Lộc, quê ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, bị bắt hôm 4/9/2018 khi đang dự định tham gia cuộc biểu tình để phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng. Anh Lộc là một thành viên của "Nhóm Hiến Pháp", một tổ chức xã hội dân sự bị chính quyền đàn áp.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, anh Lê Quý Lộc bị cáo buộc tội "Phá rối an ninh" theo điều 118 Bộ Luật hình sự.

Phiên tòa dự kiến vào ngày 14 tháng 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm xét xử 8 thành viên thuộc nhóm có tên Hiến Pháp với cáo buộc ‘phá rối an ninh ‘bị hoãn lại. Thời gian cho phiên toà hiện vẫn chưa được thông báo.

**********************

Đồng phục khẩu trang đỏ : Lối giáo dục giáo điều, mù quáng ! (RFA, 07/05/2020)

Báo chí do nhà nước quản lý hôm 5/5 đăng bài và hình ảnh khen ngợi một cô giáo và 30 em học sinh tiểu học rực rỡ, nổi bật trong ngày đầu đi học trở lại ở Ninh Bình với đồng phục khẩu trang ‘cờ đỏ sao vàng’ và tấm chắn giọt bắn.

tu4

Cô giáo Nguyễn Hạnh Nguyên và các em học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Thạch Bình, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Courtesy ninhbinh.gov.vn

Bài báo cho rằng, việc làm của cô giáo và 30 em học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Thạch Bình, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, khiến nhiều người thích thú, vì dùng chính những hình ảnh trực quan để tuyên truyền cho các em học sinh về kỹ năng phòng dịch Covid-19.

Cô T., một phụ huynh và cũng là một giáo viên tại trường Trung học Cơ sở Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 7/5/2020 :

"Sống ở đâu thì mình phải theo ở đó thôi, như con tôi đi học, nhiều khi không đồng tình lắm nhưng con mình học ở đâu thì mình phải theo ở đó thôi. Theo tôi thì cấp một nên dạy các em về nhân cách, sống tự lập, đạo đức... Nhưng mà nhà nước đưa ra cách dạy thì cách nào mình cũng phải theo".

Tuy nhiên, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 7/5/2020 từ Đà Nẵng qua tin nhắn, chị Hằng Huỳnh một facebooker, cho rằng :

"Chuyện đeo khẩu trang đó rất phản cảm cái chỗ là, cờ đỏ và búa liềm cứ như chặn tất cả lời nói của các em, một sự tuyên truyền rất ngu".

Theo Chị Hằng, giáo viên bây giờ vì cơm áo gạo tiền nên không biết phân biệt đúng sai, thay vì dạy cho các em lòng tự trọng, sự liêm sĩ và nhân cách thì chính họ làm răm rắp theo sự sắp đặt của cấp trên bất chấp đúng sai. Chị viết tiếp :

"Tôi rất ghét cái thói học vẹt, học sinh hầu như ko tiếp thu được kiến thức, cách học theo chỉ tiêu, mọi thứ cứ như văn hóa mù. Kể cả lịch sử dạy cho các em sự lừa dối, một chế độ ngủ hóa người dân, có lẽ ít ai nhận thấy điều này".

Cũng theo bài báo về cô giáo và lớp học ở Ninh Bình, ngoài đồng phục khẩu trang đỏ, tấm chống giọt bắn, các em học sinh còn mặc một bộ đồng phục, có in hình bản đồ nước Việt Nam phía trước ngực.

Chị Ngô Thị Thứ, người khởi xướng làm khẩu trang có in hình NoU, phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương lập ra ở Biển Đông, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 7/5/2020 từ Đà Lạt qua tin nhắn, cho biết ý kiến của mình :

"Không biết áo có in Hoàng Sa Trường Sa không ? Theo tôi thì áo có in cờ hay in bản đồ đất nước thì tốt thôi... Vì cờ của Việt Nam hiện nay là đỏ sao vàng... thích thì may... như tôi thích thì may hình NO U LINE... Đài Loan cũng làm khẩu trang có hình cờ... Tùy theo thẩm mỹ thích hay không".

tu5

Các em học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Thạch Bình, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Courtesy ninhbinh.gov.vn

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng, các học sinh tiểu học ở Ninh Bình mặc đồng phục, với một màu đỏ rực và màu vàng tươi chói trong trường lớp, dễ làm người ta liên tưởng đến lối giáo dục ‘tẩy não’ từ nhỏ, và tầng lớp giáo viên cũng bị ‘mù quáng’ !

Nhà xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, giải thích với Đài Á Châu Tự Do hôm 7 tháng 5 năm 2020, về hiện tượng này :

"Cái đấy thì tôi thấy nó thể hiện một sự sốt sắng quá mức, và nói cũng không phù hợp. Nhưng mà nó vẫn tồn tại vì nhiều nơi họ chạy theo phong trào, chạy theo bệnh thành tích, nên có những hình ảnh đó... Nhưng tôi nghĩ việc đó thật sự không cần thiết".

Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện có nhiều quan điểm khác nhau, liên quan việc giáo dục gượng ép trẻ nhỏ :

"Theo tôi thì trẻ cần phải được giáo dục các kỹ năng nhất định, những hiểu biết nhất định. Để có những kỹ năng thì bao giờ chúng ta cũng phải rèn luyện thì nó mới thành kỹ năng được, thế thì khi rèn luyện đúng là phải ép trẻ con. Tuy nhiên, cách ép như thế nào để không tạo thành áp lực nhiều quá, không tạo thành một kiểu áp đặt quá nhiều".

Trong bài viết của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Ngọc Thạch, đăng tải trên trang chủ của Viện Triết học Việt Nam, Chủ Nghĩa Mác - Lênin mà Việt Nam đang theo đuổi, về thực chất, không chấp nhận chủ nghĩa giáo điều dưới bất kỳ hình thức nào.

Vấn đề đặt ra ở đây là, liệu chủ nghĩa giáo điều, hay ít ra là những biến tướng của nó, có còn ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển xã hội trong điều kiện hiện nay không ?

Theo ông Đinh Ngọc Thạch, căn bệnh giáo điều có thể do hạn chế về nhận thức, không đủ khả năng tiếp thu... dẫn đến những ngộ nhận về giá trị, về các chuẩn mực, chấp nhận cái sẵn có một cách máy móc, thiếu tinh thần phê phán.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có kinh nghiệm làm việc trong ngành giáo dục hơn bốn mươi năm, nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 7 tháng 5 năm 2020, liên quan vấn đề này :

"Tôi ở trong ngành giáo dục cũng lâu rồi, tôi dạy đại học bốn mươi mấy năm, chuyện đó cũng không ai bắt buộc. Không ai bắt làm mà quan trọng tại sao cô giáo nghĩ ra chuyện đó, cái đó mới đáng nói. Một người bình thường họ sẽ thấy đồng phục khẩu trang như vậy là kỳ quái. Chưa kể nếu mình đặt mình vào trong địa vị chỗ đứng của cha mẹ học trò, thì càng thấy khổ hơn nữa, vì chạy đi mua cho đúng khẩu trang màu đỏ đâu có dễ. Trong khi nếu chỉ yêu cầu đeo khẩu trang nào cũng được thì lại là câu chuyện khác. Thành ra tôi không hiểu đầu óc nào lại nghĩ ra như thế được. Ngay cả đối với suy nghĩ không lý luận thì người ta đã thấy kỳ quái và không làm. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên đâu, trước đó tôi đã thấy tấm ảnh chụp một đại hội đảng địa phương, các đại biểu đeo khẩu trang đỏ có cờ đảng... ai cũng cười cả. Rất dễ tạo điều kiện để người ta suy luận ra những cái rất là bôi bác cho chính chế độ".

Theo truyền thông trong nước đăng tải, hôm 25 tháng 3 năm 2020, các đại biểu đảng bộ xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An khi tham dự bỏ phiếu tại Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã đeo toàn khẩu trang màu đỏ có in hình sao vàng, và khẩu trang màu đỏ in hình búa liềm, tượng trưng cho cờ đảng cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A khi trả lời RFA vào thời điểm đó cho rằng, có lẽ vì đằng nào cũng buộc mọi người phải có khẩu trang, nên ban tổ chức thà làm khẩu trang như vậy cho có hình thức là có khẩu trang, nhưng vừa có ý nghĩa chính trị... nhưng họ không tính đến sự lố lăng khi đập vô mắt dân chúng như vậy.

Giáo sư Hoàng Chí Bảo, một cây bút hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả bài viết kêu gọi Đảng 'không biệt phái, giáo điều' và đừng để ý thức hệ cản trở nguồn lực dân tộc 'sáng tạo, phát triển' cho rằng, đổi mới không chỉ thay đổi mô hình kinh tế mà còn thay đổi mô hình phát triển xã hội nói chung, phải vượt qua tư duy cũ về phát triển - kiểu phát triển tuyến tính, xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, khoảng cách từ lý thuyết của ông Hoàng Chí Bảo đến thực tế những gì các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đang làm, được cho là còn khá xa.

Published in Việt Nam

Việt Nam : Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì "nói xấu chế độ" (RFI, 29/04/2020)

Theo AFP, trong bối cảnh chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp các mạng xã hội, một thanh niên 24 tuổi bị tuyên án 5 năm tù vì chia sẻ trên Facebook những thông tin bị xem là "nói xấu'' chế độ cộng sản.

vn1

Ông Phan Công Hải tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: NTV

Phiên xử diễn ra vào ngày 28/04/2020 tại Nghệ An. Người bị tuyên án là ông Phan Công Hải, 24 tuổi, thường trú tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Báo chí chính thức cho hay, qua Facebook với các tài khoản như "Hùng Manh", "Người Việt xấu xí", "David Nguyễn", ông Phan Công Hải đã phổ biến các thông tin bị xem là "nói xấu chế độ". Hành động của ông Hải bị tòa án Việt Nam khép vào tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Hãng tin AFP cho biết ông Phan Công Hải, 24 tuổi, đã dùng Facebook để đăng tải các bài viết ủng hộ các nhà hoạt động bị bỏ tù vì biểu tình phản đối cách chính phủ xử lý vụ Formosa xả chất độc ra biển ở miền Trung Việt Nam năm 2016, cũng như nhiều vấn đề gây tranh cãi khác.

Theo thông tin từ hai tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và Human Right Watch (HRW), khoảng 10% tù nhân chính trị tại Việt Nam bị phạt tù do các hoạt động truyền thông trên Facebook. 

Trước vụ án Phan Công Hải, AFP cho biết hôm 27/04, một Facebooker khác là ông Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, bị một tòa án ở Cần Thơ kết án 18 tháng tù, vì chia sẻ thông tin cũng được gọi là "chống chế độ". Thông tin nói trên liên quan đến vụ an ninh bất ngờ tấn công vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong đêm 08/1 qua sáng ngày 09/01/2020. Trong vụ này có ba công an thiệt mạng. Cụ Lê Đình Kình, dân làng Đồng Tâm, người đứng đầu các hoạt động phản đối cưỡng chế đất, bị tử thương. Vụ tấn công bị lên án mạnh trong một bộ phận công luận Việt Nam. 

Vẫn liên quan đến Facebook, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch hồi tuần trước đã tố cáo mạng xã hội này đã "đồng lõa" với chính quyền Việt Nam khi chấp nhận kiểm duyệt các nội dung bị coi là "bất hợp pháp". Theo HRW, đây là ''một tiền lệ xấu'' mở đường cho việc chính quyền Việt Nam siết chặt tự do ngôn luận trên các mạng xã hội. 

Tú Anh

******************

Việt Nam buộc một công ty Trung Quốc phá bỏ công trình giống ‘đường lưỡi bò’ (VOA, 29/04/2020)

Một công ty ca Trung Quc có tr s Hi Phòng va b nhà chc trách thành ph này yêu cu phá b mô hình ging "đường lưỡi bò", tc là đường chín đon mà Bc Kinh v lên bn đ Bin Đông đ đơn phương tuyên b ch quyn trên toàn b vùng bin này.

vn2

Hình ảnh t v tinh ca Google Map cho thy công trình trong khuôn viên khu công nghiệp An Dương ca Cty TNHNN Thâm Vit (Trung Quc) Hi Phòng ging vi "đường lưỡi bò". (nh chp màn hình VnExpress)

Các báo chính thống ca Vit Nam hôm 28/4 cho biết gii chc thành ph Hi Phòng đã phi hp vi Ban qun lý Khu công nghip An Dương phá b công trình xây dng được cho là sai quy hoch trong khuôn viên ca khu này xã Hng Phong, huyn An Dương.

Theo những hình ảnh t v tinh mà VnExpress, Thanh Niên và Tui Tr đăng ti, công trình xây dng trong khuôn viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Thâm Vit ca Trung Quc khu công nghip này "có hình thù ging vi đường lưỡi bò".

Công trình nằm trên phn đt quy hoch công viên cây xanh trong khu công nghiệp An Dương, được lp bng li đi lát gch bao quanh mt h nước nhân to, theo Tui Tr.

"Toàn bộ mô hình này đã b phá b", mt lãnh đo UBND huyn An Dương nói vi Thanh Niên và cho biết cơ quan chc năng tiếp tc rà xoát các quy đnh đ x lý vi phạm ca Công ty trách nhiệm hữu hạn Thâm Vit, hin là ch đu tư ca khu công nghiệp An Dương vi s vn 175 triu USD.

Tháng 10 năm ngoái, Hải quan Hi Phòng đã phát hin 7 chiếc xe ô tô sn xut Trung Quc có gn thiết b đnh v vi bn đ có "đường lưỡi bò" nhp khu vào Việt Nam ti cng Đình Vũ.

Cùng thời gian đó, mt chiếc xe ô tô Wolkswagen ca Đc được đưa t Trung Quc vào trin lãm Vit Nam cũng b phát hin có gn phn mm vi hình nh "đường lưỡi bò".

Cũng trong năm ngoái, Việt Nam ra lnh cho các rp chiếu phim ngừng chiếu mt b phim hot hình ca DreamWorks Animation trong đó có hình "đường chín đon".

Trước đây, Trung Quc đã tìm cách đưa hình nh "đường lưỡi bò" vào bn đ trên các qu đa cu nha, b phát hin Anh, hay trên áo ca các du khách Trung Quc nhp cnh vào Vit Nam.

Tuyên bốường lưỡi bò" hay "đường chín đon" ca Trung Quc trên vùng Bin Đông b tòa trng tài quc tế La Haye bác b năm 2016 trong mt v kin ca Philippines. Tuy nhiên, Bc Kinh luôn ph nhn phán quyết này.

******************

Bổ nhiệm hàng loạt các lãnh đạo Bộ Công an (RFA, 39/04/2020)

Bộ Công an Việt Nam có thêm hai thứ trưởng gồm Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Lê Tấn Tới.

vn3

Thiếu tướng Lê Tấn Tới và Lê Quốc Hùng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an - Ảnh : tienphong.vn/ RFA edit

Theo tin từ truyền thông trong nước loan đi ngày 29/4, ông Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, sinh năm 1966, từng là Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện đang là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an trong Quyết định 589 của Thủ tướng Chính phủ.

Còn ông Thiếu tướng Lê Tấn Tới, sinh năm 1969, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, từng giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu được bổ nhiệm tại Quyết định 595.

Ngoài ra, quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân được trao cho ông Thiếu tướng Vũ Văn Kha, phụ trách Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng.

Ông Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được giao chức vụ Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

Trong hai ngày 28-29/4, Bộ Công an công bố các quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên ; đồng thời bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Đắk Nông.

Vẫn tin liên quan, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an vào chiều ngày 28/4 đã trao quyết định của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II vào Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an cũng tổ chức buổi lễ công bố quyết định sáp nhập các Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 3, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 5 và cơ sở Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 6 vào Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân II trong ngày 27/4.

******************

Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận thiếu sót trong tham mưu vụ Đồng Tâm (RFA, 29/04/2020)

Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát, còn hạn chế, như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.

vn4

Sáng sớm ngày 9/1/2020, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trấn áp, bắt giữ một số người dân bị cơ quan chức năng cho là chống đối. File photo

Truyền thông trong nước loan tin trích lời ông Phạm Hải Hoa, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, cho biết tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ngày 28/4.

Theo lời ông Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, nguyên nhân là vì "việc dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm là chưa kịp thời, chưa sâu sát".

Ngoài ra, công tác dân vận của hệ thống chính trị được ông Hoa nhận định có nơi chưa đồng bộ ; việc xử lý các vấn đề phức tạp, phát sinh trong nhân dân có lúc, có nơi còn lúng túng về thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể ; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, khiếu nại, kiến nghị, tố cáo của người dân có lúc chưa kịp thời, dứt điểm, để vụ việc kéo dài.

Nói tại buổi họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định Hà Nội là đô thị đặc biệt, đang trong bối cảnh đô thị hóa rất nhanh nên yêu cầu để không có những vấn đề phức tạp, nảy sinh là rất khó.

Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Sênh, Mỹ Đức xảy ra giữa người dân Thôn Hoành và chính quyền diễn ra từ nhiều năm. Trái với quan điểm của người dân cho rằng khu đất là đất nông nghiệp được người dân canh tác từ hơn chục năm, chính quyền Hà Nội nói toàn bộ là đất quân sự.

Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào rạng sáng 9/1/2020 khi hàng ngàn cảnh sát cơ động có vũ khí tràn vào Thôn Hoành trấn áp bạo lực gia đình cụ Lê Đình Kình, trưởng nhóm người khiếu kiện đất. Vụ đụng độ khiến cụ Kình bị bắn chết và cho đến nay có 29 người bị bắt trong vụ này. Phía lực lượng công an có 3 người thiệt mạng.

******************

Tỷ phú Việt Nam tặng Philippines 750.000 khẩu trang, PPE (VOA, 30/04/2020)

Một doanh nhân người Vit đã tng hơn 750.000 khu trang và thiết b bo v cá nhân (PPE) cho Philippines đ h tr Manila trong n lc kim hãm s lây lan ca dch Covid-19 mà cho tới nay đã lây nhim gn 8.000 người Philippines.

vn5

Nhân viên y tế Philippines chúc mng bé sơ sinh 16 ngày hi phc sau Covid-19 khi bé xut viên ti Bnh vin Nhi Đồng Quc gia Quezon city, Manila, Philippines ngày 28/4/2020. (AP Photo/Aaron Favila)

Bộ trưởng Ngoi giao Philippines Teodoro Locsin Jr. hôm 29/4 đã nhn được 750.000 mt n và 16.500 b PPE t Henry Serrano Nguyen, quý t và đi din ca t phú Johnathan Hnh Nguyn, trong mt buổi l bàn giao, B Ngoi giao Philippines cho biết trong mt tuyên b.

Tờ Inquirer ca Global Nation đưa tin v mnh thường quân đã thuê mt chuyến bay riêng đ mang vt tư y tế đến Philippines, vi s h tr ca B Tài chính, Cc Hi quan và các cơ quan chính phủ khác.

Ngoại trưởng Locsin bày t cm kích v s hào phóng ca doanh nhân Vit Nam, và nói rng s đóng góp ca ông Hnh Nguyn là rt cn thiết cho các n lc ca chính ph Philippines chng dch do virus Covid-19 gây ra.

Tính cho đến th ba 29/4, Philippines có tổng cng 7.958 ca nhim, 530 ca t vong và 975 người phc hi.

Trong khi đó Việt Nam là quc gia có t l nhim corona thp nht thế gii. Tính ti ngày 20/4, Việt Nam ch có 268 ca nhim được xác nhn vi 207 người phc hi.

Ông Hạnh Nguyn, người được báo chí trong nước gi là "Vua hàng hiu", là Vit kiu có quc tch M. Ông đã tng kinh doanh Philippines, và người v đu tiên ca ông, bà Cristina Serrano là cháu h ca bà Imelda Marcos, phu nhân Tng thng Marcos.

Hiện ông là Ch tch ca Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific Group - IPP Group), nhà phân phi nhiu thương hiu do tp đoàn LVMH s hu, như Louis Vuitton, Christian Dior, Hermes, Marc Jacobs, Hennessy.

Gia đình ông Hạnh Nguyn còn s hu chui ca hàng min thuế ti các sân bay.

Gia đình Johnathan Hạnh Nguyn có tên trong "Danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đu Vit Nam" do Forbes-Vit Nam công b vào tháng 2/2019.

Mới đây, gia đình nhà t phú Hnh Nguyn cũng gây nhiu chú ý trong và ngoài nước khi thuê bao c một chuyên cơ đ đưa ái n Tho Tiên t London v nước sau khi Tho Tiên b phơi nhim Covid-19 khi đến d các show trình din thi trang Milan, Paris và London và gp "bnh nhân s 17" ca Vit Nam ti nhng nơi này.

Published in Việt Nam

Song song với chiến dịch tuyên truyền gieo rắc nghi ngờ về nguồn gốc thực thụ của dịch bệnh, qua đó rũ bỏ được trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để dịch viêm phổi từ Vũ Hán lan rộng và gây tang tóc cho toàn thế giới, chính quyền cộng sản Trung Quốc còn thúc đẩy một chiến lược ngoại giao mới thời đại dịch có thể gọi là 'ngoại giao coronavirus' như Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế đã đặt tên hay 'ngoại giao y tế', 'ngoại giao khẩu trang' nhằm thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới của mình.

mask1

Tổng thống Serbia, ông Alexanderar Vucic ca ngợi Trung Quốc là quốc gia duy nhất có thể giúp ổn định, hòa bình và thịnh vượng - PIC FILE

Theo số liệu của Cục Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc công bố hôm 26/3, Trung Quốc đã tổ chức 4 đợt hỗ trợ chống dịch đối với 89 quốc gia tại 5 Châu lục và 4 tổ chức quốc tế trên thế giới, trong đó có Liên Hiệp Châu Âu (EU), Liên Hiệp Châu Phi (AU) và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ngay khi các nước đang bị lún sâu vào cuộc khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán, Trung Quốc đã nhanh chóng chớp thời cơ để trở thành 'vị anh hùng cứu thế' đối với từng nước.

Những tuyên bố về việc Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ cùng với những chuyến hàng và cả các chuyên gia y tế của Trung Quốc được cử đến hỗ trợ các nước trong cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán được truyền thông Trung Quốc làm rùm beng trong và ngoài nước.

Chiến dịch ngoại giao y tế được Trung Quốc triển khai nhanh chóng như tốc độ lây lan của đại dịch. Tính đến cuối tháng 3 năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã cung cấp thiết bị y tế và các viện trợ khác cho 120 quốc gia trên thế giới.

Không chỉ các nước nghèo, thiếu khả năng chống chịu với dịch bệnh, ngoại giao y tế của Trung Quốc còn vươn tới các nước phát triển lớn, mạnh ở Châu Âu vốn trước đây chỉ quen với việc giúp đỡ các nước nghèo trong dịch bệnh như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức…

Không chỉ cứu trợ các nước trong cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán với tư cách nhà nước mà cả các cá nhân, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia tích cực trong việc xây dựng hình ảnh Trung Quốc trong đại dịch này. Tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma và Tập đoàn Huwei cũng đã gửi hàng triệu khẩu trang đến khắp mọi nơi từ Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, thậm chí đến cả nước Mỹ thịnh vượng và Châu Âu giàu có.

Không chỉ giúp đỡ riêng từng nước trong khuôn khổ quan hệ song phương mà Trung Quốc còn kêu gọi hợp tác khu vực và toàn cầu để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, thể hiện một Trung Quốc chủ động hướng ngoại đối lập với chính sách hướng nội của Mỹ mà Tổng thống Trump đang theo đuổi.

Trong khuôn khổ đa phương, Trung Quốc giữ vai trò tích cực trong quan hệ với ASEAN cũng như trong khuôn khổ ASEAN +3 (tức là các nước ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).

Trong khi Hoa Kỳ có xu hướng giảm bớt sự hiện diện của mình tại khu vực Đông Nam Á khi nhiều lần không có sự hiện diện của Tổng thống Trump tại các cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN hay liên quan đến ASEAN, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh Đông Á thì Trung Quốc tranh thủ thời cơ đại dịch để áp dụng chính sách 'ngoại giao y tế' chủ động hướng ngoại.

Từ tháng 2, Trung Quốc đã tham dự hai cuộc họp cấp cao để đối phó với viêm phổi Vũ Hán, một cuộc họp của các bộ trưởng y tế công cộng từ các nước ASEAN +3 và một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN.

Trong khi đó, mãi cho đến ngày 1/4, Hoa Kỳ và ASEAN mới tổ chức Hội nghị video liên ngành cấp cao để chống lại dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở cấp thứ trưởng. Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục đề xuất hội nghị video của các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng.

Có vẻ như, trong đại dịch này, trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc luôn nhanh chân hơn so với Hoa Kỳ.

Hàng loạt những hoạt động ngoại giao mà Trung Quốc thực hiện trong đại dịch đều phục vụ cho tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc thay thế cho vai trò của Mỹ.

Giáo sư Carl Thayer khẳng định Trung Quốc muốn giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và việc họ là quốc gia đầu tiên ngăn chặn được viêm phổi Vũ Hán phải được thế giới công nhận. Đó là lý do tại sao lãnh đạo Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ khi Tổng thống Trump và các quan chức của ông mô tả dịch bệnh hiện nay là 'virus Vũ Hán' hay 'virus Trung Quốc'. Đặc biệt việc Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo, cố gắng chèn 'virus Vũ Hán' vào tuyên bố chung của G7, khiến Trung Quốc nổi giận.

Bên cạnh đó, Trung Quốc muốn cải thiện hoạt động kinh tế trong nước bằng cách khôi phục chuỗi cung ứng và dỡ bỏ hạn chế du lịch quốc tế càng sớm càng tốt. Trung Quốc cũng tìm cách khắc phục sự xuất huyết của đầu tư nước ngoài ra khỏi đất nước. Cuối cùng, Trung Quốc có một động lực không nói rõ ra, là phô bày sự tương phản lòng vị tha của Trung Quốc với một Hoa Kỳ hiện đang có chủ trương hướng nội.

Giáo sư cũng cho rằng các quan chức Trung Quốc trước đó đã đánh giá thấp bản chất và khả năng sát thương của dịch bệnh này. Họ cũng đánh giá thấp mức độ mà viêm phổi Vũ Hán sẽ tác động tiêu cực đến cả Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng vì nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại do cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, 'gậy ông lại đập lưng ông' khi chính sách 'ngoại giao y tế' chủ động cấp cao của Tập Cận Bình đã bị phá hoại nghiêm trọng bởi việc bán và xuất khẩu các thiết bị y tế kém chất lượng.

Vừa qua, Bộ Y tế Hà Lan đã phải cho thu hồi 600.000 khẩu trang FFP2, tức phân nửa lô hàng 1,3 triệu chiếc được Trung Quốc giao hôm 21/03/2020 vì không đạt chất lượng.

Thứ Năm 26/3, chính quyền Tây Ban Nha rút lại 58.000 bộ xét nghiệm của công ty Trung Quốc Shenzhen Bioeasy Biotechnology vì độ tin cậy chỉ có 30%.

Tại Cộng hòa Czech, các bộ xét nghiệm nhanh được giao cho một bệnh viện ở Ostrava cũng bị phát hiện chất lượng tồi.

Đây là những món hàng thuận mua vừa bán được giao theo đơn đặt hàng, chứ không phải là quà tặng của Bắc Kinh.

Trước những chỉ trích, các cơ quan ngoại giao Trung Quốc tỏ ra lúng túng. Tờ báo Le Monde của Pháp cho biết đại sứ Trung Quốc ở Amsterdam nói rằng sẽ hợp tác với cuộc điều tra đang diễn ra. Tại Madrid, đại sứ quán Trung Quốc ra thông cáo giải thích công ty ở Thâm Quyến (Shenzhen) không nằm trong danh sách các nhà cung cấp được chuyển cho Tây Ban Nha.

Và trong lúc số người nhiễm ở các nước Châu Âu tiếp tục gia tăng lên hàng trăm nghìn người và hàng chục nghìn người chết trong khi con số này ở Trung Quốc, nơi xuất phát điểm của dịch bệnh, chỉ là hơn 80.000 người nhiễm bệnh và hơn 3.000 người tử vong cũng khiến dư luận thêm nghi ngờ về tính xác thực của những số liệu mà Trung Quốc cung cấp cho thế giới.

mask2

Dây chuyền sản xuất khẩu trang tại một nhà máy ở Trung Quốc

Chiến dịch ngoại giao thời dịch bệnh của Trung Quốc dường như không thuyết phục được nhiều nước, đặc biệt là phương Tây.

Lucrezia Poggetti, chuyên gia phân tích tại Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc học tại thủ đô Berlin, Đức bày tỏ quan điểm : "chính sách ngoại giao khẩu trang" có thể mang lại những dấu hiệu tích cực trong ngắn hạn, nhưng cũng sẽ có những tác động trái ngược ở mức độ nào đó, và trên thực tế, điều đó đã xảy ra. Rõ ràng, chính sách của Trung Quốc cũng đã khiến một số quan chức Châu Âu tỏ ra không hài lòng.

Hôm 22/3, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist cảnh báo người dân rằng các cơ quan truyền thông của Nga và Trung Quốc có liên quan đến một chiến dịch đánh lạc hướng công chúng, nhằm chỉ trích những nỗ lực nhằm đẩy lùi dịch bệnh của quốc gia Bắc Âu này. Trung Quốc theo đó được cho đã ví von những động thái của Thụy Điển với sự đầu hàng trước dịch bệnh.

Josep Borrell, đại diện cấp cao của EU, hôm 23/3 lên tiếng chỉ trích sự thiếu hiệu quả trên quy mô toàn cầu trong việc ngăn chặn hành vi thêu dệt lên các câu chuyện liên quan đến dịch bệnh. Borrell cho biết : Đã xuất hiện các yếu tố địa chính trị, trong đó bao gồm việc gia tăng tầm ảnh hưởng thông qua cái gọi là "chính trị hào phóng". "Chúng ta phải bảo vệ Châu Âu khỏi những âm mưu nằm sau đó".

Pháp và Italia cho biết họ sẽ áp dụng nhiều biện pháp quản lý lên dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm "bảo vệ" những doanh nghiệp quan trọng, có tầm ảnh hưởng trong nước không rơi vào tay các nhà đầu tư ngoại quốc, tiêu biểu nhất là Trung Quốc. EU cũng đã và đang nỗ lực thắt chặt hệ thống luật pháp của mình.

Andrew Small, một cán bộ cao cấp trong chương trình Asia Program, tài trợ bởi quỹ German Marshall, Mỹ, cho rằng Trung Quốc đã có thể nâng tầm ảnh hưởng nếu như quốc gia này không cố gắng chính trị hóa việc cung cấp các thiết bị, vật tư y tế đến Châu Âu.

Giờ đây đã xuất hiện một quan điểm rằng các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang sử dụng chính cuộc khủng hoảng dịch bệnh lần này để gia tăng sức ảnh hưởng.

Huawei đã tài trợ khoảng 800.000 khẩu trang cho Hà Lan hồi tuần trước. Các chuyên gia phân tích đặt câu hỏi rằng đây là một hành động "trượng nghĩa" hay còn mang sau đó là một động cơ liên quan đến phiên đấu giá hệ thống viễn thông 5G dự kiến được tổ chức ở thủ đô Amsterdam trong tháng 6. Các cơ quan chức năng Hà Lan vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có ủng hộ Mỹ và các quốc gia Châu Âu khác trong việc cấm Huawei tham gia phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng mạng 5G hay không, sau những cáo buộc Huawei tiếp tay cho hoạt động tình báo của chính phủ Trung Quốc.

Nhiều người khác thắc mắc rằng điều gì đã thôi thúc Jack Ma, nhà sáng lập đồng thời là cựu CEO của công ty thương mại trực tuyến khổng lồ Alibaba Group Holding, có những hành động trợ giúp Ukraine. Trong tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Jack Ma "đã trợ giúp một khoản tiền 80 triệu USD" để nước này mua các thiết bị, vật tư y tế, được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đúng như bà Miwa Hirono, chuyên gia về cứu trợ nước ngoài của Trung Quốc tại Đại học Ritsumeikan ở Nhật Bản nhận định : "Trong ngắn hạn, những nước nhận khẩu trang và thiết bị y tế sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ của Trung Quốc… Nhưng về lâu dài, thật khó tưởng tượng các nước vốn có quan ngại về cách cư xử của Trung Quốc tại trường quốc tế, như vấn đề nhân quyền, công nghệ và [việc tạo ra] bẫy nợ, sẽ đột nhiên quên đi những vấn đề đó và chấp thuận quyền lực mềm của Trung Quốc, đơn giản vì Trung Quốc đã cho họ khẩu trang".

Sau khi gây ra đại họa cho nhân dân trên thế giới với hàng triệu người bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán và trên 80.000 người đã chết, Trung Quốc đang cố xây dựng một hình ảnh 'tử tế' hơn với quốc tế bởi những hành động trục lợi như một thói quen khó bỏ.

Giấc mơ bá chủ thế giới có lẽ vẫn còn xa vời nếu quốc gia này vẫn khư khư giữ thể chế theo chủ nghĩa cộng sản độc tài toàn trị, sẵn sàng ngay giữa đại dịch, vẫn lao vào bắt nạt Việt Nam, điều đó chứng tỏ họ chẳng bao giờ trở thành đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới.

Hải Yến (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 10/04/2020

Published in Diễn đàn

Mỹ phủ nhận cáo buộc ‘ăn cướp’ lô khẩu trang trên đường tới Đức

Reuters, VOA, 06/04/2020

Mỹ không biết gì về một lô hàng khẩu trang đang trên đường tới Đức mà các quan chức ở Berlin cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã chuyển hướng lô hàng này tại một sân bay ở Bangkok, theo người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan cho biết.

3m01

Một người đeo khẩu trang đứng trước Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức hôm 5/4. Hoa Kỳ nói không biết gì về lô hàng khẩu trang mà Đức cho là đã bị Mỹ "ăn cắp" tại sân bay Bangkok ở Thái Lan.

Lời phủ nhận trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Nội vụ ở Berlin, Andreas Geisel, hôm 3/4 nói rằng một đơn đặt hàng 200.000 khẩu trang đang trên đường tới Đức đã bị "tịch thu" tại Bangkok và chuyển hướng sang Mỹ, đồng thời gọi đó là một "hành động ăn cướp thời hiện đại".

"Chính phủ Mỹ đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để chuyển hướng bất kỳ lô hàng cung cấp nào của 3M gửi đến Đức và chúng tôi cũng không biết gì về một lô hàng như vậy", ông Jillian Bonnardeaux, phát ngôn viên của Sứ quán Mỹ tại Bangkok, nói với Reuters.

Đại diện Sứ quán Mỹ nói: "Chúng tôi tiếp tục lo ngại về những nỗ lực đang lan rộng nhằm chia rẽ những nỗ lực quốc tế thông qua các chiến dịch tung tin sai, không rõ ràng, không có nguồn gốc".

Reuters không thể tiếp cận các giới chức Thái Lan để xin bình luận về vụ việc này hôm 6/4 vì ngày nghỉ lễ tại đây.

Lời cáo buộc rằng lô khẩu trang đã bị chuyển hướng được đưa ra vào thời điểm các quốc gia đang tranh giành để bảo đảm nguồn thiết bị bảo hộ chống lại đại dịch virus corona.

Các đồng minh của Mỹ từ Châu Âu đến Nam Mỹ đã phàn nàn về chiến thuật "Miền Tây hoang dã" mà họ cho rằng Washington đang áp dụng để trả giá cao hơn hoặc chặn các lô hàng vật tư y tế khỏi những người mua ban đầu.

Tính đến sáng ngày 6/4, đã có hơn 1,25 triệu người nhiễm virus corona và 68.400 trường hợp tử vong trên toàn cầu ở 211 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo một thống kê của Reuters.

Mặc dù Bộ trưởng Nội vụ Geisel của Đức hôm 3/4 nói rằng lô hàng đã bị "tịch thu" tại Bangkok, nhưng văn phòng của ông một ngày sau đó đã rút lại cáo buộc, khi cho biết rằng họ vẫn đang tìm cách làm rõ tình hình lô khẩu trang, được đặt hàng từ một nhà bán buôn của Đức chứ không phải từ nhà sản xuất 3M [MMM.N] của Mỹ, đã bị chuyển hướng như thế nào.

Một phát ngôn viên của 3M nói với Reuters rằng công ty không có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm của họ đã bị tịch thu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/4 cho biết rằng "không có hành động ăn cướp nào cả".

Theo Reuters

********************

"Xung đột khẩu trang"

Diễm My, VNTB, 04/04/2020

Chẳng ai có thể ngờ được có ngày lại xay ra " xung đột khẩu trang" ở thể kỷ 21

American First 

Ông Trump đã ra lệnh cho hãng 3M không được xuất khẩu khẩu trang M95 ra nước ngoài mà phải để dành riêng cho thị trường nước Mỹ trong bối cảnh có tình trạng nhân viên y tế Mỹ đang phải tái sử dụng khẩu trang hiện nay (1).

3m1

Twitter của Donald Trump hôm 03/04/2020

Hôm thứ Năm ông Trump đã biên trên Twitter rằng : "Chúng ta đã đánh mạnh vào công ty 3M hôm nay sau khi chứng kiến với những gì họ đã làm với mặt nạ họ sản xuất ra. Đạo luật Sản xuất quốc phòng sẽ được áp dụng. Ngạc nhiên lớn cho nhiều người trong chính phủ vì những gì họ đã làm - họ [3M] sẽ phải trả giá đắt !" 

Động thái này được đưa ra khi có khả năng Mỹ yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng và cũng để đảm bảo đủ nguồn cung cho các bác sỹ, y tá và nhân viên y tế trên toàn nước Mỹ khi quốc gia này đang trở nên nước dẫn đầu số người nhiễm virus corona. 

Hãng 3M : phớt lờ lệnh tổng thống

Hôm thứ Sáu, hãng 3M đã ra tuyên bố : 3M và nhân viên hãng đã rất nỗ lực để sản xuất càng nhiều khẩu trang N95 cho thị trường Mỹ càng tốt" (2).

Tuy nhiên đáp lại yêu cầu chỉ ưu tiên cho thị trường trong nước thay vì cho thị trường Canada và Nam Mỹ, thì 3M cho rằng họ không thể đáp ứng vì việc ngưng cung cấp khẩu trang N95 sẽ ảnh hưởng đến sự nhân đạo cho các thị trường trên trong khi họ cũng đang rất cần khẩu trang.

Ngoài ra động thái ngưng cung cấp hàng sẽ kéo theo hành động trả đũa và có thể khiến làm giảm sút lượng khẩu trang dành cho trị trường Mỹ.

3M cho rằng điều này đi ngược lại với những gì họ và chính phủ thay mặt cho người dân Mỹ đang tìm kiếm.

Nhà Trắng cũng áp buộc 3M phải nhập vào Mỹ 10 triệu khẩu trang 3M sản xuất ở Singapore vào Mỹ thay vì bán cho các quốc qua Châu Á khác. 

3m2

Nhà Trắng áp buộc 3M phải nhập vào Mỹ 10 triệu khẩu trang 3M sản xuất ở Singapore vào Mỹ

Trudeau : thương mại không phải là một chiều 

Hôm thứ sáu Thủ tướng Canada tuyên bố rằng cấm xuất khẩu khẩu trang sang Mỹ sẽ làm tổn thương cả người Mỹ cũng như những người dân ở các quốc gia khác (3).

Trudeau cho biết ông sẽ báo cho chính quyền Trump biết giao thương hàng ngày ở biên giới hai quốc gia nhiều đến chừng nào, và bất kỳ một sự tắc nghẽn hay giảm giao dịch nào cũng sẽ là một sự sai lầm. 

Thủ tướng Trudeau cho biết ông vẫn tự tin rằng Canada sẽ nhận được thiết bị cần thiết để chống lại virus corona khi đề cập đến tuyên bố của công ty 3M cảnh báo chống lại việc hạn chế xuất khẩu của chính quyền Trump. 

Trudeau nói : " 3M cho biết họ hiểu tầm quan trọng của việc tiếp tục giao hàng theo đơn đã đặt đến những nơi như Canada".

Phỗng tay trên

Pháp cho biết họ đã bị nẵng tay trên ngay tại đường băng 1 triệu khẩu trang y tế. Đây là số khẩu trang đã được trả tiền và dự định sẽ đi đến Pháp cho vùng Paca ở miền Nam nước Pháp. 

Thế nhưng sáng này 31/3/2020 người Mỹ đã phỗng tay trên sau khi trả tiền ngay tại chỗ và máy bay chuyển hướng sang Mỹ thay vì đi Pháp. Một số vùng khác ở Pháp cũng đã xác nhận họ bị giật mất hàng khi có người trả giá cao hơn gấp đôi hay thậm chí gấp ba bốn lần bằng tiền tươi thóc thật.

Phía Mỹ đã phản bác thông tin này, và nhiều người cho rằng đây là tin giả như đã từng xảy ra với vụ vaccin của nước Đức hồi tháng 3.

Thủ đô Berlin - Đức cũng lại vừa bị nẫng mất một lô hàng 200.000 khẩu trang khác ở Bangkok và thủ phạm lần này lại là người Mỹ chiều ngày 3 tháng 4 năm 2020.

Andreas Geisel, Bộ trưởng Nội vụ Berlin, đã xác nhận rằng lô hàng đã bị tịch thu ở Bangkok và không được chuyển tới Berlin. Nhân viên chính phủ cao cấp này gọi đó là "cướp thời hiện đại’ và cho rằng " Ai mà lại hành xử như vậy với đối tác xuyên đại tây dương như thế !" (4).

Diễm My

Nguồn : VNTB, 04/04/2020

Tham khảo :

(*) Đạo luật Sản xuất quốc phòng, được thông qua vào năm 1950, trao cho tổng thống quyền mở rộng sản xuất công nghiệp các vật liệu hoặc sản phẩm chính vì an ninh quốc gia và các lý do khác.

(1)https://www.reuters.com/article/health-coronavirus-usa-3m/trump-says-3m-will-have-a-big-price-to-pay-over-face-masks-idUSW1N2B903Y

(2) https://www.cnbc.com/2020/04/03/coronavirus-3m-tells-trump-halting-exports-would-reduce-number-of-masks.html

(3) https://www.politico.com/news/2020/04/03/3m-warns-of-white-house-order-to-stop-exporting-masks-to-canada-163060

(4) https://www.ft.com/content/03e45e35-ab09-4892-899d-a86db08a935c

Published in Diễn đàn

Lợi dụng khủng hoảng khẩu trang, Trung Quốc "thi ân" cho nhân loại

Chỉ mới cách đây sáu tuần, Bắc Kinh phải hứng chịu trận sóng thần phẫn nộ của người dân trong nước, và làn sóng chỉ trích của quốc tế. Giờ đây đến lượt lãnh đạo các nước mà đại dịch corona tràn sang đang bị đả kích. Đối với Bắc Kinh, đây là cơ hội tuyệt vời để khỏa lấp trách nhiệm, và thủ vai "ân nhân của nhân loại", chủ yếu qua việc cung cấp khẩu trang.

khautrang1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đeo khẩu trang trong chuyến thăm bệnh viện dã chiến do quân đội thiết lập gần bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse ngày 25/03/2020. © Cugnot Mathieu/Pool via Reuters

Đại dịch toàn cầu do con virus từ Vũ Hán gây ra là đề tài bao trùm trang nhất đồng thời là hồ sơ của tất cả các tuần báo Pháp kỳ này. Trang bìa của L’Express là hình vẽ một bác sĩ đang ôm đầu, bao quanh là những bệnh nhân đang hôn mê được cho thở máy, với hàng tít "Trên tuyến đầu". L’Obs giới thiệu những "Suy nghĩ về tình trạng phong tỏa" với bức ảnh một cặp vợ chồng sau khung cửa sổ sáng đèn, trong bóng đêm đen.

Le Point nhìn về "Một thế giới sau này", đăng ảnh một chàng trai và một thiếu nữ Châu Á đeo khẩu trang, nắm tay nhau đi dưới bóng một rừng hoa đào. Courrier International chạy tựa "Suy nghĩ lại về thế giới", đặt vấn đề phải chăng cuộc khủng hoảng virus corona là cơ hội cho một sự khởi đầu mới, qua ý kiến của một số triết gia, nhà thơ, nhà báo các nước.

Trong địa ngục Mulhouse

Bài phóng sự "Trong địa ngục Mulhouse" của tuần báo L’Obs đưa người đọc đến với vùng tâm dịch, giờ đây là phòng thí nghiệm cho cuộc chiến đấu tại Pháp chống con virus corona chủng mới. Bệnh viện bị quá tải, những ca bệnh đưa đến ngày càng nặng hơn, phải điều quân đội đến hỗ trợ thành phố đang thoi thóp trong tình trạng giới nghiêm…

Bác sĩ Yves Passadori là một người kiệm lời, ông do dự trước khi kể ra thực trạng với các nhà báo từ Paris. Những đợt bệnh nhân nhập viện có thể trạng ngày càng trầm trọng, nhân viên y tế ngã gục, thiếu thốn khẩu trang, thiết bị, giường bệnh, những ray rứt khi phải chọn bệnh nhân để cứu… Ông thận trọng nói : "Tôi không muốn làm ai hoảng sợ, nhưng những gì đang diễn ra ở chỗ chúng tôi, một tuần nữa sẽ đến phiên các bạn. Hãy chuẩn bị đi".

Vị trưởng khoa của bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, như đợt nóng thế kỷ năm 2003 và nhiều trận dịch do virus, nhưng chưa bao giờ tưởng tượng được tình cảnh như hiện giờ. Toàn bộ bệnh viện phải tổ chức lại để dành 200 giường cho các bệnh nhân mới. Ở khoa Lão, tất cả các phòng bệnh đều trở thành "Covid" với các biện pháp vệ sinh đặc thù và đội ngũ riêng, tuy vậy một phần ba nhân viên y tế đã bị lây bệnh.

Thành phố chết

Trong sự im lặng nặng nề, các hộ lý chuyển đi những người bệnh đang thở oxy. Họ suy sụp rất nhanh, hiếm có ai lành bệnh trở về. Số lượng tử vong hàng ngày bằng cả một tháng trong thời gian bình thường, mỗi ngày tờ báo địa phương L’Alsace đăng khoảng 50 cáo phó. Đáng thương nhất là các nạn nhân phải giã từ cõi đời một cách cô độc vì thân nhân chỉ được nhân nhượng cho nhìn thoáng qua lần cuối. Khi đưa người thân đến nhập viện, nhiều khi cũng là lúc chia tay vĩnh viễn.

Tại Mulhouse, "Bergame của nước Pháp", người ta đều quen một ai đó bị dương tính, con virus đã tràn vào một phần ba các viện dưỡng lão. Người báo động về loại virus siêu lây nhiễm và có thời gian ủ bệnh rất ngắn là bác sĩ Patrick Vogt : ngày 3/3, khi trực cấp cứu y tế từ 18 giờ cho đến 1 giờ sáng, ông nhận được đến 1.500 cuộc gọi.

Mulhouse im lìm như thành phố chết, chẳng có ai trên đường phố kể cả người vô gia cư. Những hàng cây anh đào đang nở hoa, chưa bao giờ tiếng chim hót lại nghe rõ đến thế. Nhưng bây giờ đang là thời chiến. Một tấm băng-rôn treo trên một tòa nhà ghi hàng chữ "Mulhouse kháng chiến". Trên tuyến đầu này, không thiếu những hành động tương trợ : nhiều công ty dệt may lao vào may khẩu trang, các nhà sản xuất rượu vang tặng cồn để chế ra gel kháng khuẩn.

Pháp thiếu khẩu trang trầm trọng

Pháp, cường quốc kinh tế thứ 6 thế giới đã phải gởi những chiến sĩ áo trắng ra mặt trận mà không có trang bị bảo hộ. Mỹ, nơi chế tạo các xe tự hành Google Car cũng không khá hơn, CDC (Center of Disease Control) phải khuyến cáo dùng tạm loại khăn bandana mà phụ nữ thường diện.

Trong bài "Xì-căng-đan thiếu hụt khẩu trang", L’Obs kể lại câu chuyện một doanh nghiệp sản xuất quần jean bằng coton bio đã tận dụng vải may túi và vải chần được tặng để may khẩu trang cho bệnh viện Grenoble, nhiều người tình nguyện trong vùng cũng góp sức. Tương tự đối với các bệnh viện ở Lille, Bretagne… Dù khẩu trang vải bảo vệ được ít hơn so với loại FFP2, nhưng có còn hơn không.

Hồi dịch cúm A (H1N1) năm 2009, Pháp đã trữ đến 1 tỉ khẩu trang y tế và 700 triệu khẩu trang FFP2, nhưng sau đó ngân sách giảm dần, từ 285 triệu euro chỉ còn 25 triệu vì cho rằng không cần dự trữ nhiều. Hàn Quốc sau dịch MERS và Đài Loan, Singapore sau dịch SARS đã gia tăng năng lực xét nghiệm, theo dõi chặt những người dương tính, kiểm tra thân nhiệt tại sân bay. Hơn nữa tại Châu Á việc đeo khẩu trang đã trở thành phổ biến, trong khi Pháp cho là vô ích. Làm thế nào tránh được nạn dịch tái sinh sau thời kỳ phong tỏa ? L’Obs nhận định luôn cần đến khẩu trang.

Trung Quốc, "ân nhân của nhân loại" ?

Nhưng trong vấn đề này, Pháp đang trở thành tù nhân của Trung Quốc. Bị lên án về trách nhiệm gây ra đại dịch, Bắc Kinh lợi dụng khó khăn của các nước khác để đóng vai "ân nhân của nhân loại", chủ yếu qua việc cung cấp khẩu trang.

Chỉ mới cách đây sáu tuần, Bắc Kinh phải thu mình lại hứng chịu trận sóng thần phẫn nộ của người dân trong nước, và làn sóng chỉ trích của quốc tế. Giờ đây gió đã đổi chiều, nay đến lượt lãnh đạo các nước mà đại dịch corona tràn sang đang bị đả kích. Đối với Bắc Kinh, đây là cơ hội tuyệt vời để khỏa lấp trách nhiệm, và còn hơn thế nữa, thủ vai "ân nhân", hào hiệp chia sẻ kinh nghiệm – và nhất là khẩu trang.

Trung Quốc vốn chiếm đến 80% năng lực sản xuất thế giới, chỉ cung cấp nhỏ giọt : 250 ngàn chiếc cho Iran, 200 ngàn cho Philippines, 2 triệu chiếc cho Ý, 1 triệu cho Pháp… Báo chí Hoa lục rầm rộ tuyên truyền, nhưng cố tình lờ đi đó là việc mua bán tiền trao cháo múc (đối với Ý), và "bánh ít đi bánh quy lại" sau khi đã nhận lượng viện trợ y tế không nhỏ của Pháp cách đây một tháng.

Sở dĩ Bắc Kinh có thể đánh bóng chân dung tự họa của mình, đó là nhờ một mình một chợ. Sau dịch, Trung Quốc đã huy động nhiều ngành để tăng sản lượng lên gấp 12 lần, sản xuất được 200 triệu khẩu trang một ngày, so với Pháp cao lắm là 300 triệu một… năm.

"Ngoại giao khẩu trang" để chuyển bại thành thắng

Đây là công cụ để gây áp lực : các nhà lãnh đạo nước ngoài khi nhận được những mẩu bánh vụn này đã phải cảm ơn Trung Quốc. Theo các tin tức ở Bruxelles, Trung Quốc đã ra điều kiện khi cũng cấp trang thiết bị y tế cho bốn nước Châu Âu, là phải thay đổi chủ trương về Hoa Vi (Huawei).

New York Times cho biết thêm, Trung Quốc cấm triệt để việc xuất khẩu trang, kể cả đối với các công ty ngoại quốc có nhà máy tại Hoa lục, đồng thời càn quét hầu hết lượng khẩu trang trên thị trường thế giới. Ngay từ tháng Giêng, Bắc Kinh tung người đi lùng sục những pharmacie của tất cả các nước để mua gom khẩu trang gởi về Trung Quốc, tạo ra nạn khan hiếm hiện nay.

Điều này tuy có thể hiểu được khi Vũ Hán bị dịch bệnh hoành hành, nhưng vấn đề là nay Trung Quốc lại dùng làm công cụ để bắt chẹt. Một nhà quan sát nhận xét : "Chế độ Bắc Kinh vừa không ngần ngại đàn áp công dân, vừa đòi hỏi người dân phải cám ơn mình, và nay đến lượt thế giới. Sau khi làm cho cả hành tinh bị nhiễm con virus giết người, Trung Quốc lại muốn được ca ngợi như một đại ca, cả về đạo đức lẫn công nghệ".

Trong cuộc điện đàm với thủ tướng Ý Giuseppe Conte, ông Tập Cận Bình nêu ra dự án "Con đường tơ lụa y tế" : Trung Quốc đã chiến thắng con virus, sẽ hướng dẫn các đối tác. Cả một nghệ thuật chuyển bại thành thắng !

Minh bạch và tự do thông tin để chống dịch

Trên Le Point, tác giả Luc de Barochez trong bài "Con dê, chó sói và virus corona" nhắc lại câu chuyện con dê của ông Seguin – đã chọn lựa tự do rồi bị chó sói ăn thịt – trong truyện ngụ ngôn của Alphonse Daudet viết năm 1866.

Bài viết bày tỏ sự kinh ngạc khi một số người ca tụng việc chống dịch hiệu quả của Trung Quốc, trong khi chế độ độc tài này đã bưng bít nạn dịch ở Vũ Hán suốt nhiều tuần lễ, bắt nhốt các bác sĩ muốn cảnh báo, trục xuất các nhà báo ngoại quốc chỉ vì tội đã đưa tin trung thực.

Theo tác giả, minh bạch và tự do thông tin là cần thiết để đấu tranh chống dịch bệnh. Không Nhà nước nào được cưỡng bức công dân phải chọn lựa giữa sức khỏe và tự do, lại càng không nên núp sau cái cớ y tế để tước đoạt tự do của người dân. Duy nhất Nhà nước pháp quyền mới có thể bảo đảm được cả hai, và chỉ có những công dân tự do mới có thể chấp nhận những rủi ro.

Virus corona và Nhà nước pháp quyền

Cũng trên Le Point, tác giả Nicolas Baverez nhận định, trận đại dịch này buộc các nhà nước phải củng cố lại quyền lực, toàn cầu hóa một cách hợp lý hơn và tăng cường sự hợp tác.

Cuộc khủng hoảng virus corona đánh dấu hồi kết của ảo tưởng cho rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô sẽ là thời đại vàng son cho an ninh. Trước đó, các vụ khủng bố ngày 11/9, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 hay làn sóng khủng bố những năm 2010 đã gieo rắc nỗi sợ, làm các chính phủ lúng túng. Về mặt địa chính trị, con virus từ Vũ Hán làm gay gắt thêm cuộc xung đột Mỹ-Trung và đại dịch này không cho phép người ta quay lại với thế giới cũ.

Công dân và chính quyền các nước phải chọn lựa giữa hai mô hình. Hoặc Trung Quốc chứng tỏ được chỉ có độc tài mới đáp ứng thách thức của thế kỷ 21, hoặc các nền dân chủ khẳng định được một sự thăng bằng mới giữa Nhà nước và thị trường, tự do và an ninh, khả năng phục hồi của các quốc gia và việc xây dựng trật tự quốc tế. Như Đài Loan, Nhật, Hàn đã chứng tỏ phối hợp hiệu quả giữa xử lý khủng hoảng và tôn trọng Nhà nước pháp quyền.

Độc tài & Dân chủ : 0-0

Về chủ đề này, cây bút bình luận Pierre Haski trên L’Obs cũng lưu ý đến việc không ít người ở phương Tây ca ngợi thành công của Trung Quốc độc tài, trong khi các nền dân chủ lúng túng khi con virus từ Vũ Hán tràn sang. Độc tài đã thắng Dân chủ 1-0 chăng ?

Tác giả cho rằng như vậy là quá vội vã gỡ bỏ trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu của chế độ Bắc Kinh. Cuối tháng 12/2019, Trung Quốc đã biết chắc rằng con virus hung dữ lây từ người sang người, nhưng hai tuần sau Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn tuyên bố ngược lại, dựa theo thông tin dối trá của Bắc Kinh. Sau đó chế độ toàn trị này tỏ ra hiệu quả với biện pháp từ thời Trung Cổ : buộc cách ly, cộng thêm công nghệ giám sát. Dù thành công, nhưng vế sau không khỏa lấp được vế trước.

Tự do thông tin chính là sự bảo đảm để tránh những thảm họa mới mà như chúng ta đã thấy, không dừng lại bên trong biên giới của một quốc gia. Tất nhiên cũng phải xem lại việc giao phó an ninh y tế cho chuỗi cung ứng toàn cầu, làm ngơ trước lời cảnh báo của các nhà khoa học. Tác giả từng sống ở Bắc Kinh trong thời kỳ dịch SARS năm 2003, đã nghe các nhà dịch tễ học dự báo sẽ có ngày con virus xâm lăng khắp thế giới.

Tóm lại, tỉ số thực tế nhất giữa Độc tài và Dân chủ là 0-0. Đại dịch corona sẽ để lại những dấu ấn trong từng xã hội và trong tương quan quốc tế, điều quan trọng là chú ý không để cho lịch sử bị Bắc Kinh viết lại.

Tập Cận Bình múa gậy vườn hoang

L’Express cũng có cùng ý kiến, qua bài "Nhờ khủng hoảng, Trung Quốc muốn khoác vào chiếc áo lãnh đạo thế giới", với bức vẽ minh họa Tập Cận Bình mặc áo siêu nhân màu đỏ có những ngôi sao vàng.

Bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh hoạt động tối đa, đề cao sự "ưu việt" của chế độ chính trị Trung Quốc trước đại dịch so với phương Tây. Nhiệm vụ quan trọng là thoái thác mọi trách nhiệm của Bắc Kinh, thông qua việc gieo rắc nghi ngờ : dù con virus xuất phát từ Vũ Hán nhưng bộ ngoại giao Trung Quốc lại nêu ra khả năng các quân nhân Mỹ là nguyên nhân gây dịch bệnh ! Người khổng lồ Châu Á còn gây sức ép lên các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc WHO, Tedros Ghebreyesus được bầu lên nhờ sự vận động của Trung Quốc, không bỏ lỡ một cơ hội nào để ca ngợi Bắc Kinh.

Theo L’Express, dù ghi điểm nhưng "quyền lực mềm" Trung Quốc vẫn chưa thắng được cuộc chiến truyền thông. Bắc Kinh vẫn lo sợ dịch bùng lên trở lại, khi dân chúng vẫn chưa quên việc xử lý khủng hoảng một cách tệ hại của chính quyền trong thời gian đầu. Việc bóp méo thông tin cũng làm xấu đi hẳn hình ảnh Trung Quốc trước dư luận quốc tế, tuy nhiên tờ báo cho rằng đối với Mỹ, nếu để mặc cho Tập Cận Bình múa gậy vườn hoang thì cũng nguy hiểm không kém con virus Covid-19.

Thụy My

Published in Quốc tế

Dịch Covid-19 : Mỹ sẽ nhập khẩu trang, kit xét nghiệm từ Việt Nam ? (VOA, 23/03/2020)

Mỹ hin "đang cân nhc kh năng nhp khu mt s vt tư và trang thiết b y tế" t Vit Nam đ phc v cho vic phòng chng virus corona chng mi đang lây lan rng M, Đi s Vit Nam ti M Hà Kim Ngc nói, theo tin trên báo chí Vit Nam hôm 23/3. Tuy nhiên, Đại s Ngc không nói c th các vt t và trang thiết b y tế đó là nhng gì.

vn2

Việt Nam tng khan hiếm khu trang

Trong tháng 2, khi Trung Quốc trong giai đon cao đim chng virus corona chng mi, còn gi là Covid-19, Vit Nam đã xut khu mt lượng ln khu trang sang nước láng ging phương bc qua ca khu trên đường b, báo chí trong nước tường thut.

Báo Giao Thông và VTC News trong các ngày 20 và 22/2 đưa tin có trên 20 xe ti được thông quan đ xut khu hàng chc triu chiếc khu trang sang Trung Quc.

Gần đây, báo chí trong nước loan tin Vit Nam chế to thành công b xét nghim Covid-19 và được 20 quc gia đàm phán đt mua.

Giữa tháng 3, các b xét nghim ca Vit Nam được xut khu sang 4 quc gia là Iran, Phn Lan, Malaysia, Ukraine, các báo trong nước nói.

Từ nhng thông tin này, ông Lê Văn Dũng, nhà báo độc lp và Facebooker được nhiu người biết tiếng, d báo vi VOA rng đó có th là nhng mt hàng Vit Nam s xut khu sang M.

Tuy nhiên, nhà báo độc lp còn được gi là Lê Dũng Vova nói thêm rng chưa có ngun đáng tin cậy nào đ khng đnh chc chn.

Hồi tháng 2, khi có tin Vit Nam xut khu khu trang sang Trung Quc, cng đng mng xã hi Vit Nam đã có nhng phn ng khá gay gt, phn đi vic xut khu mt hàng đó gia lúc ngay ti Vit Nam đang "cháy hàng".

Giờ đây, vi s ca nhim Covid-19 đang tăng nhanh Vit Nam, lên đến hơn 110 người, ông Lê Dũng Vova nói vi VOA rng th tướng Vit Nam nên ra lnh cm bán khu trang cho nước ngoài, dù đó là Trung Quc hay M, đ ưu tiên cho nhu cu trong nước.

Mặc dù vy, ông Dũng nhn đnh rng trong trường hp Vit Nam vn xut khu khu trang sang M, có l người dân Vit s không phn ng mnh như khi mt hàng đó được xut sang Trung Quc.

"Từ xưa đến gi người dân Vit Nam không ưa Trung Quc. Bt c cái gì liên quan đến Trung Quc người dân đu phn ng. Trong khi đó, người dân có xu hướng thân thin hơn vi M. Và nếu sau này M vin tr gì đó cho Vit Nam, như tàu chiến chng hn, thì nó ging như s trao đi, người dân người ta hiu và thông cm", ông Dũng bình luận vi VOA.

Không tiết l Vit Nam s xut các vt tư, thiết b gì sang M, Đi s Hà Kim Ngc ch cho báo chí trong nước biết rng đó là nhng sn phm mà Vit Nam có đ năng lc sn xut đ phc v công tác y tế trong nước và xut khu.

Theo vị đi s, việc xut khu như vy "đóng góp vào n lc chung ca cng đng quc tế" và ông bày t hi vng điu này s to thêm cơ hi đ các doanh nghip liên quan ca Vit Nam "tiếp cn và đy mnh xut khu sang th trường Hoa Kỳ".

Đại s Hà Kim Ngc khng đnh "hp tác y tế Vit Nam - M nói chung và trong ng phó vi đi dch Covid-19 hin nay đang đt nhiu kết qu tích cc", vn theo tin tc trong nước.

Ngay từ cui tháng 1/2020, các cơ quan và chuyên gia y tế hai nước đã có nhiu hình thc trao đi thông tin, số liu đ cùng ng phó vi dch bnh, đi s ca Vit Nam ti Washington nói.

Bên cạnh đó, như tin đã đưa, chính ph M hôm 12/3 thông báo cung cp h tr khn cp tr giá 37 triu đô la đ giúp Vit Nam và hơn 20 nước đi phó vi s lây lan Covid-19.

Ông Ngọc cho báo chí trong nước biết thêm là M "đánh giá rt cao" các n lc phòng chng dch quyết lit, minh bch và hiu qu ca chính ph Vit Nam.

*******************

Cảnh sát biển Đài Loan bắt giữ 31 người Việt nhập cư lậu trốn trên tàu cá (RFA, 23/03/2020)

Cảnh sát biển Đài Loan hôm 21 tháng 3 năm 2020 bắt giữ một tàu cá chở theo 31 người quốc tịch Việt Nam gồm 24 người nam và 7 người nữ không có giấy tờ đang trên đường nhập cư lậu vào nước này.

vn3

Những người Việt nhập cư lậu vào Đài Loan bị bắt giữ trên tàu cá hôm 21/3/2020 - CGA photo

Ngoài ra, hai thuyền viên người Đài Loan cũng bị bắt giữ vì vi phạm Đạo luật Di trú khi tổ chức buôn lậu người.

Theo trang Tin tức Đài Loan, con tàu bị bắt giữ khi cách đảo Tiểu Lưu Cầu khoảng 10 hải lý về phía Tây Nam, thuộc quận Bình Đông, phía Nam đảo Đài Loan.

Đoạn video được Sở Cảnh sát biển Đài Loan đăng tải cho thấy, các sĩ quan mặc quần áo bảo hộ y tế trước khi lên tàu, phun thuốc khử khuẩn cho những người nhập cư lậu, đo nhiệt độ và điều tra họ về bất kỳ triệu chứng nào có liên quan tới Covid-19 gần đây.

Đài Loan hiện nay có gần 200 ca nhiễm Covid-19 và 2 người qua đời vì căn bệnh này.

Đài Bắc cũng đưa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á vào cảnh báo du lịch cấp độ 3, điều này có nghĩa là những lao động di trú ở các nước này đến Đài Loan sẽ phải cách ly tại nhà 14 ngày theo quy định và không được ra khỏi nhà để đi làm.

Hồi tháng 3/2018, hai thi thể người Việt nằm trong nhóm nhập cư lậu trôi dạt vào bờ biển quận Bình Đông khi xuồng cứu sinh chở họ bị lật khi cách bãi biển có 3-5 km.

Hiện không rõ con tàu này xuất phát từ đâu, tuy nhiên người Việt thường chọn đi lậu bằng tàu cá từ Trung Quốc vượt eo biển Đài Loan để vào đất liền.

Những người chọn phương cách này thường là lao động di trú, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, bị cảnh sát di trú bắt giữ, trục xuất về Việt Nam nên rất khó xin giấy tờ trở lại Đài Loan làm việc.

Published in Châu Á

Luật sư Võ Văn Dũng cho biết ông đã bị một tài khoản cá nhân facebook cáo buộc là tham gia vào tổ chức Việt Tân, và người này cho rằng việc đeo khẩu trang có hình phản đối đường bản đồ ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc là ‘phản động’.

khautrang1

Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông

Theo tìm hiểu của nhóm thân hữu với luật sư Dũng, thì tài khoản cá nhân nói trên có số điện thoại với nick trên Zalo là "Người Xứ Nghệ", ngày sinh 27/08/1980.

Luật sư Võ Văn Dũng cho biết : "Tôi đã gọi và xác minh, người chủ số máy đã nhận có viết STT (status) nói trên, tôi đã đề nghị hợp tác bằng cách biết STT xin lỗi công khai trên mạng xã hội về hành động thiếu hiểu biết, non dại đấy.

Hiện tại người này đã chặn số máy của tôi, nên tôi không thể gọi được, vì vậy tôi nhờ các bạn giúp tôi liên lạc gọi đến số máy này và khuyên cậu ấy sớm có bài viết để xin lỗi công khai về hành động non nớt, dại dột ấy. Nếu không cậu ấy sẽ có cơ hội ra hầu tòa vì các tội danh mà cậu ấy đã phạm phải.

Thiết nghĩ việc các công dân Việt Nam yêu nước dùng các hình ảnh No-U có ý nghĩa phản đối âm mưu độc chiếm viễn đông của bọn bành trướng Trung Quốc, là điều nên làm và cần nhân rộng. Vậy mà có những kẻ thiếu hiểu biết viết những STT thiếu trung thực để bôi nhọ, vu khống nhằm hù doạ họ là điều không thể chấp nhận được, nói cách khác chúng là tay sai, tiếp tay cho Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam".

Khẩu trang No-U được khởi xướng từ bà Ngô Thị Thứ ở Đà Lạt, lấy mẫu từ gợi ý của một fanpages có tên với hai chữ đầu là ‘Sài Gòn’.

Hiện tại ở Việt Nam không có bất kỳ quy định nào về việc cấm phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc, như trong trường hợp khẩu trang No-U.

Liên quan vụ đường lưỡi bò này, thông tin trên báo Thanh Niên lúc đầu giờ chiều ngày 17/3 cho biết nhiều nghệ sĩ Việt cùng hàng loạt cư dân mạng bày tỏ phẫn nộ trước việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý lợi dụng dịch Covid-19 đăng bản đồ có ‘đường lưỡi bò’ phi pháp trên trang Fanpage chính thức.

"Cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý lợi dụng dịch Covid-19 đã đăng tải trên trang Fanpage chính thức bản đồ có "đường lưỡi bò" phi pháp. Cụ thể, trong bài đăng trên Fanpage của mình, phía này đề cập đến việc Trung Quốc hỗ trợ Ý trước tình hình dịch Covid-19 đang lan rộng tại quốc gia này. Nguyên văn bài đăng như sau : "Forse te ne sei dimenticato, ma noi ricorderemo per sempre. Ora tocca a noi aiutarti…" (tạm dịch : Bạn có thể đã quên, nhưng chúng tôi sẽ luôn nhớ. Bây giờ chúng tôi sẽ giúp bạn). Đính kèm bài viết gây phẫn nộ là hình ảnh vẽ hai nhân viên y tế mặc trang phục có hình lá cờ của hai nước. Hai người trong ảnh đang cùng nâng đỡ cả bản đồ của Trung Quốc và Ý, ngụ ý tương thân tương trợ.

Tuy nhiên, dư luận Việt Nam nhanh chóng phát hiện bản đồ Trung Quốc cố tình chèn hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp màu vàng nổi bật. Ngoài ra, trang Fanpage này còn dành lời cảm ơn đến hai nghệ sĩ thực hiện tác phẩm" (1)…

Trở lại với ý tưởng ‘khẩu trang No-U" đang được bà Ngô Thị Thứ thực hiện.

Mới đây, một doanh nghiệp nữ trang trong nước đã tung chương trình tặng khách hàng một cặp khẩu trang thiết kế độc quyền khi mua sản phẩm. Đây là loại khẩu trang kháng khuẩn và được doanh nghiệp in logo cùng slogan mang thông điệp "Đeo khẩu trang không chỉ tồn tại mà còn là thương yêu người khác".

"Còn chỗ nào tốt hơn, khi bạn vừa gặp bạn bè, người thân, đồng nghiệp là thấy ngay tên thương hiệu ở ngay… mũi của họ ?" - Lý thuyết về quảng cáo cho biết như vậy.

Giả dụ như chính quyền các địa phương đặt sản xuất khẩu trang có in hình ‘cắt lưỡi bò’, và những quan chức sử dụng đồng loạt khẩu trang này ở các cuộc họp, và trong đời sống…, chắc chắn sẽ tạo hiệu ứng đầy tốt đẹp trong cộng đồng về thái độ dứt khoát của một "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trước sự đe dọa của nhà nước cộng sản Trung Quốc.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 18/03/2020

(1) https://thanhnien.vn/van-hoa/sao-viet-phan-no-khi-trung-quoc-loi-dung-dich-covid-19-dang-duong-luoi-bo-1197154.html

Published in Diễn đàn

Khi thế giới cần khẩu trang để bảo vệ đội ngũ bác sĩ và y tá khỏi đại dịch virus Vũ Hán, họ phải đối mặt với một thực tế khó khăn : Thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc trong sản xuất khẩu trang và Bắc Kinh mới chỉ bắt đầu chia sẻ.

khautrang1

Người dân chờ được phát khẩu trang miễn phí ở quận Sham Shui Po của Hồng Kông vào thứ năm. Ảnh : Jerome Favre / EPA, qua Shutterstock

Trung Quốc đã sản xuất 1/2 lượng khẩu trang trên thế giới trước khi virus Vũ Hán xuất hiện và Bắc Kinh đã mở rộng sản xuất gấp 12 lần. Nhưng Bắc Kinh cũng đồng thời tuyên bố, số khẩu trang sản xuất được sẽ chỉ dành cho nội địa. Mua khẩu trang và nhận hỗ trợ khẩu trang từ các nước cũng mang lại nguồn cấp dồi dào cho Bắc Kinh.

Bây giờ, nỗi lo về nguồn cung khẩu trang lại gia tăng. Khi virus lan rộng toàn cầu và không có dấu hiệu dừng lại, chính phủ các quốc gia trên thế giới đang hạn chế xuất khẩu đồ bảo hộ, khiến các chuyên gia cho rằng điều này có thể làm cho đại dịch trở nên tồi tệ hơn.

Điều đó đã gây áp lực ngày càng lớn đối với Trung Quốc trong việc đáp ứng nhu cầu của thế giới, ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục vật lộn với virus. Mặc dù dữ liệu được do Chính phủ Trung Quốc công bố cho thấy họ đã kiểm soát được tỷ lệ lây nhiễm, các nhà dịch tễ học cảnh báo rằng dịch bệnh có thể bùng phát trở lại khi nới lỏng các đi lại và nhiều người quay trở lại làm việc.

Peter Navarro, cố vấn của Tổng thống Trump về sản xuất và thương mại, đã có cuộc trao đổi với Fox Business vào tháng trước rằng, Trung Quốc về cơ bản đã tiếp quản các nhà máy sản xuất khẩu trang thay cho các công ty Mỹ. Bắc Kinh, đã chọn quốc hữu hoá công ty sản xuất khẩu trang 3M.

Trong một tuyên bố, 3M có trụ sở tại Minnesota cho biết hầu hết các khẩu trang mà họ sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải đã được bán ở Trung Quốc ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát. Công ty này từ chối bình luận khi nào hoạt động xuất khẩu từ Trung Quốc được nối lại bình thường.

Trung Quốc có thể giảm bớt sự kiểm soát khẩu trang khi nhu cầu của thế giới tăng lên. Tan Qunhong, Tổng giám đốc của một nhà sản xuất khẩu trang y tế ở miền trung Trung Quốc, nói rằng công ty bà đã đáp ứng đầy đủ đơn đặt hàng của chính phủ và giờ sẽ quay lại xuất khẩu. Chính phủ Trung Quốc cũng đang cho phép xuất khẩu khẩu trang viện trợ ra nước ngoài.

Các nhà sản xuất khác cho biết chính phủ Trung Quốc vẫn đang kiểm soát tất cả khẩu trang các nhà máy trong nước sản xuất ra. Guillaume Laverdure, Giám đốc điều hành của Medicom, một công ty Canada sản xuất ba triệu khẩu trang/ ngày tại nhà máy ở Thượng Hải, cho biết "họ vẫn chưa cho phép xuất khẩu khẩu trang nhưng chúng tôi vẫn đang theo dõi tình hình mỗi ngày".

Phần lớn vì Trung Quốc chủ yếu sản xuất ô tô, thép, điện tử và các nhu yếu phẩm khác, Bắc Kinh vẫn là nguồn cung cấp thiết bị y tế chủ yếu trên thế giới. Hầu hết khẩu trang y tế dùng một lần trên thế giới là do Bắc Kinh sản xuất. Cạnh đó là một lượng nhỏ khẩu trang N95.

Nhu cầu về khẩu trang đã tăng vọt ở Trung Quốc vì công an buộc người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Mặc dù các công ty nói rằng Trung Quốc đang tuyên bố bao tiêu hầu hết mặt nạ sản xuất trong nước, thế nhưng chính phủ Trung Quốc cho biết họ chưa bao giờ ban hành quy định cấm xuất khẩu khẩu trang và sẵn sàng hợp tác với các nước khác để chia sẻ.

Trung Quốc đã nhập khẩu 56 triệu khẩu trang trong tuần đầu tiên sau khi phong toả thành phố Vũ Hán tháng 1.

Vào ngày 30 tháng 1, Trung Quốc đã nhập được 20 triệu khẩu trang và mặt nạ phẫu thuật chỉ trong 24 giờ. Đến tháng 2, các doanh nhân và các nhóm viện trợ đã đến các hiệu thuốc ở các nước giàu có và các thị trường mới nổi, mua khẩu trang với số lượng lớn để gửi về Trung Quốc.

Các công ty và các tổ chức từ thiện toàn cầu cũng viện trợ cho Bắc Kinh rất nhiều khẩu trang. Honeywell đã cấp 500.000 khẩu trang N95 và 3M. Quỹ từ thiện của Bristol Myers Squibb đã tài trợ 220.000 khẩu trang N95 cho các bác sĩ và y tá tại Vũ Hán.

Yuan Fajun, Tổng thư ký Uỷ ban vật liệu y tế tại Hiệp hội vật liệu y tế Trung Quốc, cho biết các nhà sản xuất cần sản xuất thêm 230 triệu khẩu trang cho thị trường nội địa.

Khi nguồn lây nhiễm giảm, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một số chuyến hàng viện trợ đến các nước khác. Bắc Kinh đã tặng 250.000 khẩu trang vào tháng trước cho Iran, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh và 200.000 cho Philippines. Tuần này Trung Quốc gửi 5 triệu khẩu trang đến Hàn Quốc và xuất khẩu 100.000 khẩu trang N95 và 2 triệu khẩu trang y tế sang Ý.

Các nhà phân tích ở phương Tây nói rằng Trung Quốc cũng đang cố tạo ảnh hưởng chính trị trong công bố các khoản đóng góp. Đây chắc chắn là một công cụ của chính sách đối ngoại, ông Jacques deLisle, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc đương đại tại Đại học Pennsylvania cho biết.

Chính phủ Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đóng vai trò lớn trong việc phân bổ khẩu trang. Đài Loan, Hàn Quốc và Ấn Độ đều đã thực hiện các bước để ngăn chặn xuất khẩu loại mặt hàng này.

Sự thiếu hụt khẩu trang gây nguy hiểm cho đội ngũ bác sĩ và y tá, chính phủ Pháp tuần trước đã trưng dụng tất cả khẩu trang cho đến hết tháng Năm, mà hối thúc các nhà sản xuất gia tăng nguồn cung N95 và khẩu trang y tế và chỉ dành cho sử dụng nội địa.

Valmy SAS, một nhà sản xuất vật tư y tế hạng trung gần Lyon, Pháp, đã không thể đáp ứng đơn đặt hàng 1 triệu khẩu trang của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh vì chính phủ Pháp đã trưng dụng vật tư, Nicolas Brillat, Giám đốc công ty, nói.

Đức và Cộng hòa Czech tuần trước đã cấm xuất khẩu khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác.

Các lệnh cấm có nguy cơ làm suy yếu cách tiếp cận tập thể của chúng tôi để xử lý cuộc khủng hoảng này, ông Jane Lenarcic, Ủy viên EU về viện trợ nhân đạo và quản lý khủng hoảng, cho biết hôm thứ Sáu tại một cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng y tế Châu Âu tại Bỉ.

Keith Bradsher and Liz Alderman

Nguyên tác : The World Needs Masks. China Makes Them - But Has Been Hoarding Them, The New York Times, 13/03/2020

Diễm My dịch

Nguồn : VNTB, 16/03/2020

Published in Diễn đàn

Khẩu trang lột trần thân phận thảm thương

Trân Văn, VOA, 04/03/2020

Khẩu trang vn là vt được dùng đ che chn mũi, ming, ngăn nga nhng yếu t ngoi lai xâm nhp gây nguy hi cho cơ th. Tuy nhiên ti Vit Nam, t khi dch viêm đường hô hp cp do COVID–19 gây ra, bùng phát đe da cng đng, mt s scandal liên quan đến khẩu trang li lt trn thân phn con người dưới chế đ xã hi ch nghĩa…

khautrang1

Từ khi dch viêm đường hô hp cp do COVID–19 gây ra, bùng phát đe da cng đng, mt s scandal liên quan đến khẩu trang li lt trn thân phn con người dưới chế đ xã hi ch nghĩa…

***

Ông N.H.T – giáo viên tiếng Anh ca trường Trung học cơ sở Nguyn Huân ta lc ti huyn Đm Dơi, tnh Cà Mau - va phi "cúi đu nhn ti" vì "vi phm ch trương, chính sách v khu trang" : "Bán khẩu trang không đúng giá qui đnh" ! Theo tường thut ca báo chí Vit Nam thì ngày 2 tháng 2, ông T. đưa con t Đm Dơi đến thành ph Cà Mau hc. Trên đường v, ông được mt người bán hàng rong mi mua khu trang. Bi khu trang là mt hàng càng ngày càng khan hiếm, ông T b ra 260.000 mua hai hp khu trang...

Đến trường, khi nghe hc trò than rng không th tìm được khu trang, ông T. quyết đnh chia li mt ít khu trang đã mua cho nhng đa tr cn chúng vi giá 3.000 đng/cái. Con gái ông T cũng chia lại cho hai người hai cái khu trang mà cha cô đã mua vi giá 4.000 đng/cái.

Thế ri chính quyn huyn Đm Dơi ra lnh cho Phòng Giáo dục và đào tạo phi hp vi Qun lý th trườn… điu tra vic ông T… "bán khu trang không đúng giá qui định". Sau khi Quản lý thị trường huyn lp biên bn, Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Đm Dơi đã ra lnh cho trường Trung học cơ sở Nguyn Huân thành lp Hi đng K lut đ kim đim ông T !

Đem 130.000 (giá một hp khu trang mà ông T đã mua) chia cho 50 (s lượng khu trang/hp) thì giá mỗi khẩu trang là 2.600 đng. Chia li cho hc sinh vi giá 3.000 đng/cái, ông T. li… 400 đng/cái. Tuy Vit Nam chưa thu hi giy bc mnh giá 200 đng nhưng đó là ca hiếm vì không ai dùng. Nếu ly đúng giá vn (2.600 đng/cái), ông T. s không có tin thối và có l chng đa hc trò nào được ông chia li khu trang, mn mà vi hai t giy bc loi 200 đng mà ông ráng tìm đ đưa li cho chúng.

Tương t, ti Vit Nam, cho dù giy bc mnh giá 500 đng vn còn giá tr s dng nhưng lm phát cũng khiến loi giy bc này thành ca hiếm. Đó cũng là lý do khi chia li hai khu trang cho người khác, con gái ông T tính vi giá 4.000 đng/cái. Theo… điu tra của "các cơ quan chc năng liên ngành" (Phòng Giáo dục và đào tạo và Quản lý thị trường) ti huyn Đm Dơi thì cha con ông T đã "thu li bt chính" s tin là… 8.000 đng t hành vi… "bán khu trang không đúng giá qui đnh".

Cần phi lưu ý, khong cách t Đm Dơi đến Cà Mau khong 60 cây số, c đi ln v khong 120 cây s. Giá xăng ti Cà Mau là 19.220 đng/lít. Tính cho ti khi b điu tra, lp biên bn vì "bán khu trang không đúng giá qui đnh", khon li… "bt chính" mà cha con ông T. đã… "hưởng" vn còn thiếu 1.610 đng mi đ đ mua… na (1/2) lít xăng !

***

Tháng trước, tng có mt scandal khác cũng liên quan đến quan h gia giáo viên, hc sinh và… khu trang. Ngày 6 tháng 2, bà L.T.P – Th thư trường Tiu hc và Trung học cơ sở Phà Đánh ta lc ti huyn Kỳ Sơn, tnh Ngh An, đưa lên facebook những tm nh chp hc sinh trường Phà Đánh phi dùng giy đ che mũi, ming thay cho khu trang ! Nhng tm nh không ch gây xúc đng vì phơi bày s thiếu thn ca tr con min núi mà còn làm thiên h ái ngi v n lc, kh năng phòng nga COVID – 19 ti Vit Nam.

Sau đó ông Nguyễn Quế Trường, Hiu trưởng trường Phá Đánh, tiết l thêm, rt ít hc sinh ca trường Phà Đánh có khu trang y tế, hoc khu trang vi đ phòng nga lây nhim COVID-19. Trường Phá Đánh tng c người đi tìm mua khu trang cho hc sinh nhưng các ca hàng xã và trung tâm huyn không có, thành ra đa s hc sinh đành phi dùng giy che mũi ming thay khu trang...

Câu chuyện va k khiến S Giáo dục và đào tạo tnh Ngh An ni gin. Lãnh đo s này đã… nhc nh Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Kỳ Sơn. Cũng vì vy, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn đã triu tp mt hi đng đ xem xét – la chn hình thc k lut bà L.T.P và ông Trường. C hai b phê bình trên phm vi toàn huyn vì dù "có sao, nói vy" nhưng "làm ảnh hưởng đến uy tín ca đa phương và ngành, trái ngược vi nhng gì huyn Kỳ Sơn cũng như ngành giáo dc đc bit quan tâm và ch đo" (1).

Bị công chúng ch trích, S Giáo dục và đào tạo tnh Ngh An – nơi tng "nhc nh" Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Kỳ Sơn phi có bin pháp đi vi cô L.T.P và ông Trường – vi vàng phân bua rng, vic Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn gi thông báo k lut c hai đến các trường trong toàn huyn là sai. T chc kim đim đ "phê bình" khác vi phát hành thông báo k lut nên Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Kỳ Sơn phi thu hi thông báo va k (2).

Tương t, sau khi công chúng thi nhau nêu thắc mc, Giám đc S Giáo dục và đào tạo tnh Cà Mau nhn mnh : Đã yêu cầu Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Đm Dơi nhc nh thy T. rút kinh nghim đ tránh b hiu lm là giáo viên đu cơ khu trang, kiếm li trong thi gian có dch, ch không kim đim hay k lut. Song Chủ tịch huyện Đm Dơi không đng tình, ông Ch tch huyn – người ch đo… điu tra và xem xét k lut ông T - vn khăng khăng : Việc nh nhưng không ai cho phép bán khu trang (3) !

Giống như lãnh đo Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Kỳ Sơn, lãnh đo trường Phà Đánh, đng gia các làn đạn, lãnh đo Phòng Giáo dục và đào tạo huyn Đm Dơi, lãnh đo trường Nguyn Huân chn đi… hai hàng, không tha nhn vic t chc kim đim, xem xét k lut ông T. là sai. Tuy nhiên vì ông T. "thành thật và cam kết không tái phm" nên chỉ yêu cu ông "rút kinh nghiệm". Việc kim đim ông T. được cho là cn thiết vì cn x để làm gương do chính phủ đã cm bán khu trang quá giá quy đnh đã là thy giáo phi chp hành nghiêm nhng quy đnh pháp lu(4).

***

Ông N.H.T – người có 20 năm làm giáo viên – cũng như cô L.T.P và ông Nguyễn Quế Trường huyn Kỳ Sơn, tnh Ngh An, không dám kêu oan ! Ông ch tâm s là ông không ng được vì bun. Sau khi báo chí loan tin, có người chi, có người thương. Ai thương thì cm ơn và ông không oán trách ai c vì mình sai – không biết qui đnh, không biết giá qui đnh đi vi khu trang, chia li cho hc sinh theo đ ngh ca chúng - thì mình chu thôi !

Khẩu trang khan hiếm, c ph huynh ln trường hc không th tìm được khu trang đúng quy cách, lũ tr phi t phòng v bng cách dùng giấy che mũi ming thay khu trang là s tht nhưng tường trình thì… "phn cm". Du cũng xác đnh khu trang là hàng hóa đc bit cn kim soát v giá nhưng Nam Hàn cp phát min phí khu trang cho tr con và nhng người thu nhp thp (5) còn Vit Nam thì không. Thậm chí chia li cho nhng người có nhu cu như ông N.H.T chia li cho hc trò ca ông cũng có th chuc v !

Ngay cả nhng viên chc hu trách v trí tha hành như lãnh đo các Phòng Giáo dc huyn Kỳ Sơn, trường Phà Đánh, huyn Đàm Dơi, trường Nguyn Huân cũng không biết đường đâu mà ln gia đúng và sai. Phm giá ca nhng đa tr, ca nhng người gi vai trò chuyn – trao tri thc Kỳ Sơn (Ngh An), Đm Dơi (Cà Mau)... rõ ràng là r nhưng so vi nhn thc – cách hành x ca cp trên, phẩm giá ca nhng viên chc tha hành cũng chng cao hơn là bao !

Nếu "phn cm" ch đơn thun là gây khó chu, làm tn thương cm xúc ca người khác, xét khía cnh… "phn cm", chuyn nhng đa tr phi dùng giy che mũi ming thay khu trang, hay xin thy chia li khu trang, hoc chuyn nhng giáo viên phi cúi đu nhn ti, chuyn nhng viên chc trong ngành giáo dc b phê bình vì đ nhng người chuyn – trao tri thc chia s nhng chuyn "mt thy, tai nghe"... có l mc đ "phn cm" thua xa nhng tuyên bố kiu nhưVới tt c s khiêm tn ca người cách mng, có th nói rng, đt nước ta chưa bao gi có được cơ đ, tim lc, uy tín và v thế như ngày nay (6)… Ai, nơi nào s t chc kim đim, nhc nh, phê bình ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 04/03/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/phe-binh-giao-vien-va-hieu-truong-vi-tam-anh-hoc-sinh-deo-khau-trang-bang-giay-20200220162710619.htm

(2) https://tuoitre.vn/yeu-cau-thu-hoi-thong-bao-ky-luat-co-giao-dang-anh-hoc-sinh-deo-khau-trang-giay-2020022210390769.htm

(3) https://tuoitre.vn/thay-giao-ban-khau-trang-3-000-dong-co-can-ca-lanh-dao-tinh-vao-cuoc-20200302110918897.htm

(4) https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/thay-giao-ban-20-khau-trang-phong-dich-covid-19-gia-3-000-dong-cai-bi-kiem-diem-620602.html

(5) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&id=Po&Seq_Code=44688

(6) https://www.sggp.org.vn/dat-nuoc-ta-chua-bao-gio-co-duoc-co-do-tiem-luc-uy-tin-va-vi-the-nhu-ngay-nay-643397.html

*******************

Vụ thầy giáo bán khẩu trang cho học sinh ở Cà Mau : Cay đắng và chua chát

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 04/03/2020

Vụ xử lý thầy giáo bán khẩu trang cho học sinh ở Cà Mau đang vấp phải sự phản đối trong công luận. Nó không chỉ là việc thu "lợi" chưa đến 10 nghìn đồng mà động cơ mục đích của "thương vụ" cũng không rõ ràng.

ban0

Học sinh đeo khẩu trang lớp học trong mùa dịch Covi-19 - Ảnh minh họa 

Tôi không tin thầy Nguyễn Văn Thanh mua khẩu trang để bán kiếm lời, "bóc lột" học sinh. Vì "vốn" thầy bỏ ra có 260 nghìn đồng và nếu bán hết thì thu "lời" cũng chỉ được 40 nghìn bạc (1,7 USD). Tuy nhiên, thầy mới bán được 20 cái "lời" chưa đến 10 nghìn đồng thì đã bị cả hệ thống chính trị ngành giáo dục huyện Đầm Dơi vào cuộc.

Yếu tố đấu tố và nâng quan điểm

Theo dõi vụ này thấy có mùi của đấu tố và nâng quan điểm.

Ai cũng biết đến đợt đấu tố địa chủ kinh hoàng thời cải cách ruộng đất. Sau đó, việc đấu tố vẫn tiếp tục diễn ra trong các cơ quan đơn vị tổ dân phố mỗi khi có ai đó được cho là mắc khuyết điểm. Những vụ đấu tố này dưới danh nghĩa tập thể góp ý cho cá nhân để tiến bộ. Trong mỗi buổi góp ý, "đối tượng" đều bị qui chụp, nâng quan điểm. Tôi cũng từng tham gia nhiều cuộc họp như vậy và cũng từng là nạn nhân của nó.

Một chiến sĩ đến bạn chơi ngày chủ nhật, ăn cơm ở đơn vị bạn bị nâng quan điểm là ăn vào xương máu của đồng đội. Một chiến sĩ đánh vỡ cái bát mượn của dân bị nâng quan điểm "ảnh hưởng đến hòa bình thế giới". Một học viên cưới vợ trong thời gian đi học nhưng vợ lại mang thai trước khi cưới cũng làm ảnh hưởng đến sức mạnh quân đội, "chưa cống hiến đã đòi hưởng thụ", v.v…

Thầy Nguyễn Văn Thanh có lẽ không gặp may khi bán khẩu trang vào giữa mùa dịch. Cuộc họp kiểm điểm thầy kết luận "Ông T. có vi phạm như trên là do nhận thức chưa đầy đủ việc bán khẩu trang giá cao cho học sinh là sai quy định của các cơ quan chức năng trong thời gian phòng chống dịch corona".

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân điều tra có lẽ không kém ngành an ninh. Họ biết tường tận thầy Thanh mua về 2 hộp khẩu trang mỗi hộp 50 cái giá 130 nghìn đồng/hộp và đã kịp bán 20 cái. Họ còn phát hiện trong đó có 1 cái bán giá 4 nghìn đồng (do không có tiền lẻ trả lại). Bắt thầy Thanh khai ra được tỉ mỉ như thế, kể cũng giỏi.

Cuộc họp cũng kết luận : "Ông T. đã thành thật nhận vi phạm của mình và cam kết không tái phạm". Không nhận sao được khi đứng trước cả một hệ thống chính trị của nhà trường với đầy đủ thành phần : Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Giáo viên kiêm nhiệm Văn thư ?

khautrang2

Chuyện xem ra rất khôi hài.

Được biết lãnh đạo huyện Đầm Dơi cũng đã chỉ đạo phòng Giáo dục và đào tạo huyện kiểm điểm, xử lý vụ việc trên.

Thầy Thanh có trục lợi không ?

Nếu có hỏi, chưa chắc thầy Thanh đã dám nói thật mục đích mua khẩu trang của mình vì trong cuộc họp, thầy Thanh đã thành khẩn nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm. Tuy nhiên rất khó có thể kết luận thầy mua khẩu trang về với mục đích bán kiếm lời bởi mấy lý do sau :

Thứ nhất là 40 nghìn tiền lãi (chưa tới 2 USD) không đủ hấp dẫn để thầy phải mua hàng tận Cà Mau, cách nơi ở 50 km. Cho dù là kết hợp chở con đi nữa, thì thầy mua về chỉ là để phục vụ các em học sinh mà thôi.

Thứ hai là về giá bán : Mỗi chiếc khẩu trang mua giá 2.600 đồng. Nếu thầy bán giá 2.600 đồng thì có ai có tiền lẻ để trả đúng 2.600 đồng không ? Rõ ràng điều này là không thể vì trong lưu thông người ta không dùng đến tiền mệnh giá dưới 1.000 đồng nữa.

Nếu thầy có bán giá 2.600 đồng thì chắc rằng người ta sẽ đưa cho thầy cả 3.000 đồng vì cả thầy lẫn người mua lấy đâu ra tiền lẻ mà trả lại. Vì vậy, thầy có lấy 3.000 đồng theo nguyên tắc làm tròn số "4 bỏ, 5 thêm" cũng là phải.

Trên thị trường hiện nay khó có thể mua khẩu trang với giá 3.000 đ/chiếc, cho dù là loại rẻ nhất. Đầu mùa dịch, nhà tôi đã phải mua với giá 5.000 đ/1 khẩu trang y tế. Sau đó còn phải mua đắt hơn hoặc không có mà mua.

Còn câu hỏi này tôi xin gửi đến ngành giáo dục huyện Đầm Dơi : Vậy khẩu trang thầy Thanh mua phải bán giá bao nhiêu thì đúng qui định ? Tôi dám chắc, không một nhà quản lý nào trả lời được vì khẩu trang không phải là mặt hàng nhà nước quản lý giá như xăng, điện mà giá do người bán qui định. Không có một biểu giá nào qui định cho mỗi loại khẩu trang trong mùa dịch này.

Còn nếu mua giá nào, bán giá đó thì đất nước này đã không có ngành thương nghiệp.

*

Một vụ việc con con, lại không có cơ sở để xử lý mà ầm ỹ ra cả nước, tôi thấy thật là cay đắng cho tình người, tình đồng nghiệp của ngành giáo dục huyện Đầm Dơi. Họ quá tàn nhẫn với đồng nghiệp. Có lẽ cũng do bệnh thành tích mà ra. Phải chăng họ muốn chứng tỏ rằng, mùa dịch này chúng tôi đã chỉ đạo rất quyết liệt ; rằng chúng tôi đã kịp thời chặn đứng một vụ gian thương lợi dụng dịch covid-19 để bóc lột học sinh, còn "đối tượng" đã thành khẩn nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm.

Cay đắng và chua chát làm sao.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 04/03/2020

*******************

Cái giá của 400 đồng bạc

Cánh Cò, RFA, 03/03/2020

Trong thế giới do cộng sản lãnh đạo hầu như không có việc gì lại không thể xảy ra. Tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của những người đầu óc không được lành lặn thì những câu chuyện đi ngược lại lương tâm nhân loại lại càng nhiều hơn những nước cộng sản anh em khác. Quá nhiều chuyện vừa khôi hài vừa đáng căm phẫn đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp tục xảy ra chừng như thách thức sức chịu đựng của người dân.

khautrang3

Thầy Thanh đã bán 20 cái với giá 3.000 đồng một cái. So với giá vốn mỗi khẩu trang là 2.600 đồng một cái, thầy Thanh lời được 400 đồng một cái, tổng cộng là 8.000 đồng (0,35 cents USD).

Câu chuyện mới nhất tại Đầm Dơi, Cà Mau khiến người nghe không thể giữ im lặng. Nếu đứng trước mặt những nhân vật trong câu chuyện này người dân chắc không thể nào kiềm chế để chỉ tay vào mặt những kẻ lộng quyền và ngu dốt cho họ biết thế nào là con người và thế nào là thú vật.

Bởi tất cả bọn họ là con người nhưng cách hành xử không khác gì thú vật.

Đầu tháng 2/2020, giáo viên Nguyễn Văn Thanh dạy tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đưa con lên Thành phố Cà Mau để nhập học. Trên đường về lại Đầm Dơi, thầy Thanh có ghé dọc đường mua hai hộp khẩu trang giá 130 nghìn đồng/hộp/50 cái. Khi về đến nhà một số học sinh ngỏ ý muốn thầy Thanh chia lại số khẩu trang này và thầy Thanh đã bán 20 cái với giá 3.000 đồng một cái. So với giá vốn mỗi khẩu trang là 2.600 đồng một cái, thầy Thanh lời được 400 đồng một cái tổng cộng là 8.000 đồng.

Tuy nhiên theo sự bày tỏ của thầy Thanh thì thầy không hề tính tới việc kiếm lời. Số tiển 400 đồng đáng lẽ phải thối lại thì lại không có tiến lẻ để thối và vì thấy số tiến 400 đồng quá nhỏ bé nên thầy giữ lại. Tuy nhiên số tiền đáng được gọi là nhỏ lẻ ấy lại làm cho thầy Nguyễn Văn Thanh thất điên bát đảo trong mấy ngày qua.

Trước tiên thầy bị quản lý thị trường áp tải về văn phòng ở đó hạnh họe rằng thầy không phải là pháp nhân có quyền mua bán khẩu trang y tế vì hiện đang xảy ra dịch Covid-19. Việc buôn bán khảu trang là sai nguyên tắc và thầy Thanh có biểu hiện đầu cơ, gian dối kinh doanh trái phép.

Tiếp theo đó là màn đấu tố thầy Thanh tại cơ quan làm việc. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau dưới dự chủ trì của hiệu trưởng đã họp thống nhất kiểm điểm thầy Thanh đã bán khẩu trang y tế không đúng giá quy định. Kết quả, các thành viên dự họp nhận định thầy Thanh có vi phạm như trên, lý do nhận thức chưa đầy đủ về việc bán khẩu trang giá cao cho học sinh là sai quy định của cơ quan chức năng trong thời gian phòng, chống dịch cúm corona.

Ông Võ Lợi – Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đầm Dơi cho biết việc kiểm điểm thầy Thanh là đúng quy định.

Một bản quyết định kiểm điểm được gừi cho báo chí hy vọng các tờ báo lề phải sẽ tiếp tay đấu tố "nhà giáo đầu cơ" Nguyễn Văn Thanh nhưng hầu như không báo nào tiếp sức cho hành vi mất nhân tính này, ngược lại bản tin mang đến cộng đồng người đọc một luồng không khí nóng bức giữa cơn đại dịch.

Câu chuyện thầy giáo Thanh làm nhiều người nhớ lại thời gian sau giải phóng, lúc quản lý thị trường làm bá chủ khắp mọi miền đất nước. Đi bất cứ nơi đâu cũng thấy những kẻ mang chiếc băng vải màu đỏ trên tay kẻ bốn chữ Quản lý thị trường. Những khuôn mặt đầu trộm đuôi cướp từ hẻm hóc tăm tối trồi ra đường phố, vênh váo bắt giữ tất cả những ai mang trên mình bất cứ loại lương thực thực phẩm nào. Từ những ký thịt heo ở chợ đến từng ký gạo trắng từ miển Tây mang về Sài Gòn. Những hạt cà phê giấu trong người bị Quản lý thị trường xé tung vung vãi trên đường mặc cho người dân kêu la thảm khốc. Có người đã tự tử vì mất trắng số vốn nhỏ nhoi nuôi sống gia đình. Có người điên khùng lê lết tại những bến xe miệng lẩm bẩm nhắc tới món hàng bị Quản lý thị trường tịch thu. Những cơn ác mộng có tên Quản lý thị trường có lẽ nói không thể hết.

Hôm nay chúng lại xuất hiện trờ lại với khuôn mặt mới, có vẻ có "giáo dục" hơn, có "văn hóa" hơn vì những chiếc khẩu trang của thầy giáo Thanh không bị tịch thu, tuy nhiên bản chất vẫn y như cũ tức là cách đây hơn 40 năm : Thầy Thanh không bị tịch thu món hàng "quốc cấm" là những chiêc khẩu trang nhưng công ăn việc làm của thầy bị tịch thu. Hai chữ "tịch thu" không bao giờ được quên bởi những người vẫn mang chiếc băng vải màu đỏ kẻ 4 chữ Quản lý thị trường.

Nhưng Quản lý thị trường trong câu chuyện thầy giáo Thanh không phải là nhân vật chính. Nhân vật chủ yếu được nhắc nhở là tập thể giáo viên trường Trung học cơ sở Nguyễn Huân những người đưa tay bỏ phiếu "có tội" cho thầy giáo Thanh.

Họ là những người được học hành tử tế và nghề nghiệp của họ là hướng dẫn cho học sinh điều hay lẽ phải trước khi bước vào đời. Họ có thể bị áp lực từ Hiệu trưởng mới cam tâm cắt đứt nồi cơm của đồng nghiệp một cách lạnh lùng. Những giáo viên ấy hôm nay có lẽ đã nhận đủ gạch đá từ dư luận. Gia đình, con cái và thân nhân của họ có lẽ đã thấm thía thế nào là sự nhẫn tâm bắt đầu từ lá phiếu khiến một người đang an lành trờ nên cùng quẫn. Trong thâm tâm mỗi người trong bữa họp kiểm điểm thầy Thanh đều biết rằng thầy Thanh không đi buôn kiếm lời và số tiến 8.000 đồng nhỏ nhoi ấy không thể nuôi sống cho thầy dù chỉ một ngày ngắn ngủi.

Vậy mà cái đám đông có tên gọi là giáo viên ấy lạnh lùng cho rằng thầy Thanh đã vi phạm, tuy không xác định vi phạm điều gì một cách cụ thể nhưng cái đám đông hùa mị ấy đồng thanh luận tội một đồng nghiệp đáng thương chỉ để khoe rằng ta cũng có quyết định rất quan trọng cho một con người, cũng có nghĩa rằng ta cũng có quyền lực như ai.

Quyết định ấy không những chỉ giết chết con đường kiếm sống của thầy Thanh nó còn gián tiếp giết chết cái trường mang tên Nguyễn Huân tại Đầm Dơi cũng như những ngôi trường khác trên mảnh đất đầy phèn của xứ sở Cà Mau.

400 đồng bạc Việt Nam chỉ trong một đêm trở thành nổi tiếng với hệ thống tiển tệ thế giới. Tuy tại Việt Nam nó không mua được bất cứ món hàng gì nhưng nó lại mua được sinh mệnh của một nhà giáo, bất kể ông ấy có đi buôn khẩu trang hay không.

Rất nhiều người tiếc cho ông nhà giáo đã không dám lên tiếng phản bác những lời buộc tội đối với ông. Thế nhưng những người này quên rằng tuy bề mặt chỉ có quản lý thị trường và giáo viên trường Nguyễn Huân có công trong việc bôi bẩn thầy giáo Thanh nhưng bên dưới câu chuyện ấy là cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ khi cộng sản chiếm chính quyền cho tới nhà lao. Cướp chính quyền để có sức mạnh đàn áp, cướp nhà lao để có chỗ giam cầm người lên tiếng

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 03/03/2020 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2