Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đầu mùa hè năm 2023, Việt Nam hứng chịu một đợt khô hạn trên diện rộng. Ở miền bắc, hạn hán làm cho các hồ thủy điện bị sụt giảm nước đến mức không thể phát điện trong một khoảng thời gian. Ở phía nam, Đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nước trên sông Mekong. 

mekong1

Sơ đồ các đập thủy điện trên 3 mạng lưới Sekong, Sesan, Srepok, thuộc hệ thống sông Mekong - Stimson Center

Hôm 26/7/2023, Stimson Center, một think tank ở Washington DC, tổ chức một hội nghị trực tuyến thảo luận về các vấn đề về nguồn nước trên sông Mekong. Theo các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ và Việt Nam trình bày tại hội nghị này, có những dấu hiệu rõ ràng về hạn hán trên khắp lưu vực sông Mekong. Do đó, sông Mekong dường như đang trên bờ vực của một mùa mưa có dòng chảy cực thấp nữa. Đặc biệt, nguy cơ hạn hán này xuất hiện cùng lúc với hiện tượng El Nino sắp xảy ra. Các chuyên gia đặt ra câu hỏi là phần còn lại của mùa mưa năm 2023 sẽ diễn ra như thế nào. Một khi nguy cơ này xảy ra, nó sẽ tác động như thế nào đến hàng triệu người mà sinh kế của họ phụ thuộc vào dòng sông này ? 

Một vấn đề quan trọng khác là hiện nay đã có hơn 100 con đập đang hoạt động trong lưu vực sông Mekong. Ông Regan Kwan, nhà nghiên cứu tại Stimson Center, nhấn mạnh tại hội nghị một câu hỏi rằng liệu mạng lưới đập thủy điện này trên sông Mekong sẽ làm trầm trọng thêm hạn hán ngay trong mùa mưa này (từ tháng 6 đến tháng 11) hay không, hay là chúng có thể được đưa vào sử dụng để cải thiện tình hình. 

Lưu vực sông 3S (Sekong, Sesan và Srepok) đóng góp khoảng 20% dòng chảy hàng năm của sông. Đây là những dòng sông xuyên biên giới, đi qua cả 3 nước Đông Dương. Chúng nằm gần Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia nên tác động rất lớn đến nông nghiệp và thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong điều kiện bình thường, vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11, các dòng sông Sekong, Sesan, Srepok đóng góp nước cho sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra nhịp lũ theo mùa trong khu vực này. Tuy nhiên, tất cả các nhánh sông thuộc lưu vực Sekong, Sesan và Srepok đều đã bị xây dựng đập thủy điện. Điều đáng nói là hầu như có rất ít thông tin về hoạt động của những con đập này để các nhà nghiên cứu có thể hiểu chúng đã thay đổi nhịp lũ của sông Mekong như thế nào. 

So sánh dữ liệu thủy văn các năm, ông Brian Eyler chỉ ra là năm 2023, các đập thủy điện Trung Quốc đã xả nước mùa khô ít hơn hẳn các năm trước. Trả lời câu hỏi của RFA về hậu quả của việc Trung Quốc năm nay xả nước ít hơn mọi năm, trong khi mùa khô đến sớm hơn, ông Brian Eyler giải thích rằng do mùa mưa năm 2022 trước đó không cung cấp đủ nước cho các hồ chứa của Trung Quốc, cho nên lượng nước xả vào mùa khô của Trung Quốc thấp hơn bình thường từ tháng 1 đến tháng 5. Mực nước sông thực sự thấp trong mùa khô năm 2023. Theo ông Brian, điều này đã được dự đoán trước. 

Thông thường, mực nước sông sẽ thấp trong mùa khô và ngược lại, chúng sẽ cao trong mùa mưa. Hiện nay chúng ta đang trong mùa mưa truyền thống, nhưng mực nước sông tương đối thấp do thiếu mưa. Ngoài ra, các đập trên khắp lưu vực đang lấy nước từ lưu vực để nạp lại cho các hồ chứa của chúng. Ông Brian Eyler cho biết chỉ trong tuần trước, 1 tỷ mét khối nước đã bị loại bỏ khỏi hệ thống sông Mekong. Phần lớn số nước đó không được đưa vào hệ thống sông Mekong là do một con đập ở Trung Quốc đóng cửa đập.

RFA đặt vấn đề về việc các nước trên sông Mekong có cần hay không một cơ chế phối hợp để giữ và xả nước vào mùa khô giữa Trung Quốc (sở hữu các đập ở thượng nguồn) và các nước ở hạ lưu sông Mekong. Tiến sĩ Brian Eyler khẳng định thực sự cần phải có một cơ chế để các nước ở vùng hạ lưu có thể nhận được nước từ thượng nguồn, cho dù khu vực thượng nguồn đó nằm ở Trung Quốc hay Lào. Cả hai quốc gia Lào và Trung Quốc đều có những con đập chứa đủ nước ở thượng nguồn để cứu trợ hạ nguồn trong những lúc cần thiết. Thật không may, thời điểm cần thiết thường được xác định là mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm. Nhưng mùa khô thì cả vùng khô tự nhiên. Việc xả nước từ các con đập trong mùa khô không giúp giảm bớt hạn hán do nước chảy ra biển. 

Ngoài ra, Tiến sĩ Brian Eyler nhấn mạnh cứu trợ lẫn nhau là cần thiết trong mùa mưa khi mà dòng chảy của dòng sông cực thấp, để có thể thúc đẩy "lũ lụt hữu ích" trên khắp Campuchia và Đồng bằng Sông Cửu Long. "Lũ lụt hữu ích" là kiểu lũ tạo điều kiện cho ngành đánh bắt cá nội địa lớn nhất thế giới và sản xuất lúa gạo cũng như các ngành nông nghiệp khác trong vùng này. 

Nói cách khác, một mùa mưa lành mạnh sẽ đảm bảo an ninh nguồn nước và an ninh kinh tế cho lưu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và cả khu vực Mekong nói chung. Tiến sĩ Brian Eyler nhấn mạnh Trung Quốc và tất cả các quốc gia Mekong cần xác định khi nào hạn hán xảy ra trong mùa mưa và họ phải đạt được thỏa thuận để các đập không lấy nước ra khỏi hệ thống để nạp lại cho hồ chứa. Thay vào đó, những con đập đó nên để nước chảy qua cửa của chúng để chảy xuống hạ lưu nhằm giảm hạn hán trong mùa mưa.

Về những việc các nước hạ lưu sông Mekong cần làm gì để chuẩn bị cho tình trạng thiếu nước vào mùa khô những năm tiếp theo, Tiến sĩ Brian Eyler cho biết các cộng đồng ở lưu vực sông Mekong đã từng hoàn toàn thích nghi với tình trạng thiếu nước vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5. Nó được gọi là mùa khô vì lý do đó. Tuy nhiên, các tập quán canh tác nông nghiệp bằng các công cụ công nghiệp hóa, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long, đã khiến nông dân phụ thuộc vào nguồn nước sẵn có trong mùa khô. Bây giờ, điều này không còn thực tế nữa. Nó cũng sẽ càng trở nên không còn thực tế hơn trong tương lai. 

Tuy nhiên, đối với tình trạng thiếu nước trong mùa mưa, có nhiều cách sử dụng đập nước một cách thông minh và có trách nhiệm để cứu trợ nước thông qua việc xả nước. Việc cứu trợ này có thể được cung cấp với các đập hiện có, nhưng những đập đó phải được vận hành theo cách thức phối hợp xuyên biên giới, có tính đa quốc gia, để việc cứu trợ có hiệu quả. Đáng tiếc là chưa có tiền lệ ở khu vực Mekong cho loại hoạt động phối hợp chung này. 

Nếu những con đập mới được xây dựng để trữ nước và xả nước để cứu trợ, thì những con đập này cần được xây dựng theo cách giảm thiểu tác hại đối với nghề cá và cộng đồng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Brian Eyler cho biết trong hoàn cảnh hiện nay điều này rất khó thực hiện do các nước trong khu vực chưa hợp tác với nhau một cách hiệu quả về vấn đề này. 

Nguồn : RFA, 27/07/2023

Additional Info

  • Author Brian Eyler
Published in Diễn đàn

Khu vực sông Mekong là vùng chịu nhiều thương tổn, trong đó có những thương tổn do mạng lưới đập thủy điện do Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn. Hôm 8/3/2023, Stimson Center tổ chức ra mắt Báo cáo "Đối thoại chính sách về các giải pháp thuận theo tự nhiên", một chương trình nằm trong khuôn khổ Lộ trình "Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ" (Mekong-US Partnership, viết tắt là MUSP) của Chính phủ Hoa Kỳ, các nước Tiểu vùng Sông Mekong và các đối tác. MUSP là một phần của chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở của Hoa Kỳ.

mekong1

Bản đồ thể hiện dòng chảy của Mekong từ thượng nguồn Trung Quốc tới các nước Tiểu vùng sông Mekong ở hạ lưu - RFA

Mặc dù là nước góp phần gây ra các thương tổn trong vùng sông Mekong, Trung Quốc phản đối chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở của Hoa Kỳ, một chính sách thúc đẩy hợp tác dựa trên các giá trị minh bạch, pháp quyền và xây dựng lợi ích chung. Việt Nam là một nước bị tổn thương ở khu vực sông Mekong và là nước "đóng vai trò thiết yếu và tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác ở các lĩnh vực then chốt" trong lộ trình "Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ" (MUSP).

Viện trợ của Hoa Kỳ đối với các nước tiểu vùng sông Mekong 

Trung Quốc từ lâu đã hoàn thành 11 đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong. Năm 2020, vùng hạ lưu sông Mekong chứng kiến một đợt hạn hán, khô hạn nghiêm trọng, hủy hoại nông nghiệp trong vùng. Báo cáo của Ủy hội Sông Mekong năm đó cho biết  một phần do hạn hán nhưng cũng do Trung Quốc đã giữ nước lại trên các con đập. 

Thời gian đó, sau khi các nước hạ nguồn chịu đựng đợt thiếu nước đến mức không còn khả năng phục hồi, trước sự phê phán của nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế, Trung Quốc có xả một ít nước và tuyên bố  mình có thiện chí. 

Trung Quốc công bố không đầy thông tin thủy văn liên quan đến 11 con đập của mình ở thượng nguồn. Ủy hội Sông Mekong và nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế cũng đã kêu gọi Trung Quốc tăng cường minh bạch thông tin và hợp tác. 

Cùng năm đó, "Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông " (LMI) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa các đập thượng nguồn Mekong của Trung Quốc với sự sụt giảm nguồn nước ở hạ lưu. "Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông" ("Lower Mekong Initiative", viết tắt là LMI) được thành lập để hưởng ứng cuộc gặp ngày 23 tháng 7 năm 2009 giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton và Ngoại trưởng các nước Hạ lưu sông Mê Kông — gồm Việt Nam, Miến Điện, Campuchia, Lào, và Thái Lan — tại Phuket, Thái Lan. Khi đó, các Bộ trưởng Ngoại giao đã nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng.

Năm 2020, trong bối cảnh các tổ chức, chuyên gia quốc tế lo ngại về tác động của hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn của Trung Quốc tới vùng hạ lưu sông Mekong, Bộ Ngoại giao Mỹ nâng cấp "Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông" ("Lower Mekong Initiative", viết tắt là LMI) lên thành chương trình "Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ" (Mekong-US Partnership, viết tắt là MUSP). 

Trao đổi với RFA về lý do LMI được nâng cấp lên thành MUSP, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết sau 11 năm hợp tác và đạt nhiều tiền bộ thông qua LMI, các nước tiểu vùng sông Mekong và Hoa Kỳ thấy cần phải mở rộng hợp tác trước những thách thức, và cả cơ hội mới. Cả LMI và MUSP đều là cách Chính phủ Mỹ thể hiện cam kết hỗ trợ phát triển bền vững với người dân tiểu vùng sông Mê Kông. Riêng MUSP thực thi "Phương pháp tiếp cận toàn chính phủ" (Whole-of-Government Approach - WGA) để hỗ trợ quyền tự chủ, nền độc lập về kinh tế, quản trị tốt và tăng trưởng bền vững của các quốc gia đối tác trong khu vực Mekong. "Phương pháp tiếp cận toàn chính phủ" là cách thực hiện các hoạt động chung, được phối hợp bởi nhiều bộ ngành, cơ quan hành chính công và cơ quan công vụ khác nhau, nhằm đưa ra giải pháp chung cho từng vấn đề cụ thể hoặc một loạt vấn đề có liên quan với nhau. MUSP cũng đóng vai trò là một cơ chế quan trọng để giải quyết các vấn đề xuyên biên giới như buôn người, y tế công cộng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với thiên tai.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho RFA biết từ năm 2009 đến nay, Chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 4,3 tỷ đô la viện trợ không hoàn lại song phương và khu vực cho năm quốc gia đối tác Mekong. Trong đó bao gồm việc cung cấp 4,5 triệu liều vắc-xin Covid-19 và hơn 80 triệu đô la hỗ trợ Covid-19.

Phát biểu tại buổi ra mắt Báo cáo trực tuyến hôm 8/3, TS. Brian Eyler ở Stimson Center cho biết "Chuỗi Đối thoại Chính sách MUSP Track 1.5" là một trong những sáng kiến hàng đầu của MUSP. Nó bao gồm bảy cuộc đối thoại trực tuyến và trực tiếp từ năm 2021 đến năm 2023, tập trung vào các thách thức về xây dựng chính sách cho phát triển bền vững mà Việt Nam và các nước tiểu vùng sông Mekong như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan phải đối mặt. Các nghiên cứu của Stimson Center đối với vấn đề Mekong xây dựng chính sách theo hướng "quản trị thuận theo tự nhiên" để giải quyết các vấn đề của sông Mekong. "Quản trị thuận theo tự nhiên" là kết hợp các quá trình tự nhiên vào quá trình phát triển, để có thể bảo vệ tài nguyên, thúc đẩy thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, giảm nguy cơ lũ lụt, cải thiện chất lượng nước, bảo vệ vùng ven biển, phục hồi và bảo vệ vùng đất ngập nước, giảm nhiệt vùng đô thị… cho các cộng đồng địa phương trên khắp tiểu vùng sông Mê Kông.

Vai trò của Việt Nam trong chương trình MUSP 

Trao đổi với RFA, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Việt Nam, giống như các thành viên khác của MUSP, đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nêu trên. Về lợi ích của chương trình MUSP đối với Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng : "Chúng tôi nhận thấy rằng Việt Nam ngày càng dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa liên quan đến biến đổi khí hậu, bằng chứng là thiên tai đã gây ra sự tàn phá khủng khiếp vào năm ngoái. USAID (Cơ quan Viện trợ Quốc tế Hoa Kỳ) đã tiến hành đánh giá chi tiết các rủi ro và tác động của khí hậu ở cấp địa phương, khả năng các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu để bảo vệ cộng đồng trước các rủi ro liên quan đến vấn đề hệ trọng này. Việt Nam từ trước tới nay luôn hành động vì tầm quan trọng của khu vực Mekong, kể cả trong thời gian nước này đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020".

Trả lời câu hỏi của RFA về chương trình ưu tiên của MUSP sắp tới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các quốc gia đối tác của MUSP đã xác định an ninh lương thực là vấn đề ưu tiên cần hành động tiếp theo, vì hơn 60 triệu người ở Hạ lưu vực sông Mê Kông phụ thuộc vào hệ sinh thái sông Mê Kông đang hoạt động để đảm bảo an ninh lương thực và nước. Vì vậy, MUSP đã xây dựng nhiều sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác an ninh lương thực, chẳng hạn như Dự án Phát triển Giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự án thúc đẩy tầm nhìn chung giữa các quốc gia trong Khu vực sông Mekong thông qua phát triển năng lực của các định chế chính trị xã hội giáo dục cho nghiên cứu và sáng tạo đổi mới.

mekong2

Cựu Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh đồng chủ trì cuộc họp đầu tiên của các bộ trưởng các nước "Đối tác Mekong - Hoa Kỳ" (MUSP) 11/9/2020. Ảnh : TTXVN

Trung Quốc đe dọa

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho RFA biết rằng các hoạt động hợp tác của nước này với các nước ở Tiểu vùng sông Mekong trong đó có Việt Nam cũng nằm trong tầm nhìn lớn hơn là phát triển một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở. 

"MUSP được định hướng bởi các giá trị - bao gồm tính minh bạch, quản trị tốt và tôn trọng pháp quyền. Những vấn đề này cũng đã được nêu trong Tầm nhìn của ASEAN (the ASEAN Outlook) về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó cũng góp phần củng cố cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Việc hỗ trợ quyền tự chủ, độc lập kinh tế, quản trị tốt và tăng trưởng bền vững của các quốc gia đối tác tiểu vùng Mekong là điều cần thiết cho sự thống nhất và tính hiệu quả của khối ASEAN. Bằng cách xây dựng chương trình MUSP, Hoa Kỳ muốn đồng hành với các đối tác trong tiểu vùng sông Mekong đối mặt với những thách thức quan trọng nêu trên trong khu vực". 

Là quốc gia xây dựng 11 con đập ở thượng nguồn sông Mekong, góp phần gây ra rủi ro về nguồn nước và an ninh lương thực cho các nước hạ lưu của dòng sông, trong đó có Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã có phản ứng với tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mà trong đó chương trình "Hợp tác mekong - Hoa Kỳ" (MUSP) là một bộ phận. 

Hôm 7/3, trước buổi ra mắt Báo cáo của Stimson Center nêu trên, cả Tổng bí thư Tập Cận Bình và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã đồng thanh lên án Hoa Kỳ "can thiệp" vào khu vực. Tập Cận Bình nói : "Các nước phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo đã ngăn chặn, bao vây và đàn áp chúng ta toàn diện, đem lại những thách thức nghiêm trọng chưa từng có đối với sự phát triển của đất nước chúng ta". Còn Ngoai trưởng Tần Cương thì chỉ trích hàng loạt chính sách của Hoa Kỳ, trong đó nêu đích danh chính sách Án Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở. Tần Cương cũng cảnh cáo nếu Hoa Kỳ không dừng lại thì sẽ có "xung đột và đối đầu". 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với RFA về phản ứng của Trung Quốc 

Đối với phát ngôn của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương hôm 7/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trả lời RFA :

"Tiểu vùng Mekong thu hút sự hợp tác và hỗ trợ phát triển của nhiều nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả Trung Quốc. Mỗi nước có cơ chế hợp tác riêng, tương tự như chương trình "Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ" (MUSP). Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác và đồng minh của mình để điều phối và giảm thiểu xung đột, tăng cường các nỗ lực vì lợi ích của tiểu vùng sông Mê Kông, giải quyết các thách thức xuyên quốc gia và cung cấp hỗ trợ trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn nước, kết nối kinh tế và phi lợi nhuận. an ninh truyền thống. MUSP thúc đẩy một Mekong tự do, cởi mở, kết nối, kiên cường, thịnh vượng và an toàn, phản ánh các nguyên tắc cốt lõi trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi".

Trả lời câu hỏi của RFA về lý do Ngoại trưởng Trung Quốc phát ngôn như vậy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng câu hỏi này nên được gửi tới phía Trung Quốc, còn về phía Mỹ, "chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các trụ cột cốt lõi trong chiến lược Trung Quốc của mình : "Đầu tư, Liên kết, Cạnh tranh". Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ tiếp tục quản lý mối quan hệ này một cách có trách nhiệm, bao gồm cả việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngay cả trong thời điểm căng thẳng".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh nước Mỹ "không có ý định, cũng như không mong đợi những nước khác ngừng hợp tác với Trung Quốc. Chúng tôi hợp tác với các đồng minh và đối tác của mình để đảm bảo rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuân thủ các quy tắc giống như mọi quốc gia khác. Như đã thể hiện trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi, chúng tôi đang hợp tác với các đồng minh, đối tác và bạn bè, bao gồm cả Việt Nam, để mang lại kết quả mà mọi người trong khu vực mong muốn, từ hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid, giải quyết biến đổi khí hậu, đến thúc đẩy kinh tế phồn vinh. Chúng tôi tiếp tục cam kết hợp tác để đảm bảo một tương lai thịnh vượng và an toàn cho tất cả các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Stimson Center

Nguồn : RFA, 11/03/2023

Additional Info

  • Author Stimson Center
Published in Diễn đàn

Trong những năm gần đây, số phận của con sông lớn ở Đông Nam Á, sông Mekong đã thu hút ngày càng nhiều sự chú ý quốc tế.

mekong1

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa chụp ngày 04/03/2014. © Flickr / Georgina Smith / CIAT

Sông Mekong phải đối mặt với nhiều thách thức, từ tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng của sông, đến việc Trung Quốc phát triển các đập ở đầu nguồn sông. Cường độ cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc lại càng làm gia tăng các mối quan tâm này và làm dấy lên câu hỏi về tương lai của sông Mekong với một chiến lược tiềm ẩn.

Bà Ming Li Yong, một thành viên tại Trung tâm Đông-Tây, người đã nghiên cứu về việc quản lý biên giới và phát triển thủy điện ở lưu vực sông Mekong, đã trả lời trang mạng Nhật The Diplomat về sự so sánh giữa sông Mekong và Biển Đông, về tác động của việc Trung Quốc phát triển thủy điện ở thượng nguồn sông và tương lai của việc quản lý biên giới ở khu vực sông và các nguồn tài nguyên của nó. RFI xin trích dịch. 

The Diplomat : Trong thời gian gần đây, việc so sánh sông Mekong với Biển Đông đã không còn là một điều mới lạ, dường như đây có thể sẽ là một khu vực tranh chấp mang tính chiến lược giữa Trung Quốc với các đối thủ họ. Bà có thấy đây là một so sánh hợp lý ? 

Ming Li Yong : Sự so sánh này không hoàn toàn hợp lý, mặc dù dường như vai trò của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các cuộc tranh chấp xung quanh sông Mekong và Biển Đông thoạt nhìn ban đầu rất giống nhau. Khi so sánh như vậy, Trung Quốc được cho là đang khẳng định quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng để đạt được lợi thế địa chính trị và địa kinh tế trong khu vực : các tài nguyên không thể tái tạo như dầu khí và các tuyến giao thông quan trọng ở Biển Đông và thượng nguồn sông Mekong. Căng thẳng phát sinh từ lĩnh vực này cũng có thể lan sang lĩnh vực khác, điều đó làm dấy lên lo ngại rằng những khu vực này trở thành một điểm nóng về mặt chiến lược trong mối quan hệ Trung Quốc-Đông Nam Á. 

Tuy nhiên, tranh chấp Biển Đông về cơ bản được thúc đẩy bởi các tranh chấp lãnh thổ đi kèm với nguy cơ xung đột quân sự, và do đó gắn liền với các mối đe dọa an ninh đối với chủ quyền quốc gia. Ngược lại, tranh cãi về sông Mekong liên quan đến việc sử dụng các nguồn nước của con sông một cách không công bằng, đặc biệt là liên quan đến các đối tượng sử dụng nước ở thượng và hạ nguồn, hầu như không liên quan đến xung đột quân sự và chỉ gắn liền với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống liên quan đến an ninh lương thực và nước uống. 

Mối quan hệ giữa các quốc gia trong hồ sơ sông Mekong cũng được thể hiện qua sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực và việc công nhận quyền chủ quyền để theo đuổi phát triển kinh tế, thay vì xung đột. Ví dụ, hợp tác về nguồn nước ở hạ lưu sông Mekong đã được thực hiện thông qua Ủy ban sông Mekong (MRC), và thông qua các khuôn khổ khác nhau. 

Mặc dù việc phát triển thủy điện đã làm nổi bật những lo ngại xung quanh việc sử dụng nguồn nước của sông một cách không công bằng, điều này phải được xem xét trong bối cảnh phát triển mua bán năng lượng xuyên biên giới thông qua việc phát triển điện lưới trong khu vực, được các chính phủ khu vực Mekong coi là một cách nhằm cải thiện an ninh năng lượng, kết nối cơ sở hạ tầng và hợp tác kinh tế trong khu vực. 

The Diplomat : Các quan chức Hoa Kỳ và Nhật Bản đang ngày càng nêu bật những thiệt hại do các dự án đập của Trung Quốc gây ra ở thượng nguồn, đồng thời đề nghị một loạt sáng kiến liên quan đến sông Mekong nhằm cạnh tranh với hợp tác Mekong-Lan Thương do Trung Quốc hậu thuẫn. Bà có thể mô tả về cách các quốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mekong đã xử lý sự chú ý ngày càng gia tăng đối với khu vực này như thế nào ? 

Ming Li Yong : Nhìn chung, các quốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mekong và MRC đã tương đối kín tiếng, không chỉ trích Trung Quốc. Trong đợt hạn hán năm 2016, Trung Quốc đã đồng ý với yêu cầu của Việt Nam xả nước từ các con đập trên đoạn sông Mekong chảy qua Việt Nam. Hà Nội đã công khai bày tỏ lòng biết ơn sau việc này. Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam đều có cổ phần trong các đập thủy điện hiện có hoặc sẽ được xây dựng và các dự án phát triển nguồn nước sông Mekong và các nhánh sông, do đó những quốc gia này nhiều khả năng nhận thức được rằng những chỉ trích của họ về việc phát triển tài nguyên nước trong lưu vực sông có thể có tác động tiêu cực đến các kế hoạch tương lai của họ đối với con sông. 

Các quốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mekong và MRC đã giải quyết phần lớn vấn đề này thông qua nỗ lực thu hút sự tham gia của Trung Quốc trong việc chia sẻ dữ liệu tốt hơn để cải thiện hợp tác tài nguyên nước. Cũng cần lưu ý rằng đợt hạn hán kéo dài xảy ra ở khu vực sông Mekong từ năm 2019 đến năm 2022, cùng với những chỉ trích về các con đập của Trung Quốc, đặc biệt là Thái Lan, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng những lo ngại này. 

Vào tháng 1 năm 2020, Văn phòng Tài nguyên nước Quốc gia (Office of the National Water Resources - ONWR) của Thái Lan cho biết "ưu tiên hàng đầu" của họ sẽ là nêu ra MRC về những biến động của mực nước và việc thiếu thông báo kịp thời liên quan đến các hạn chế và xả nước từ các đập của Trung Quốc. ONWR cũng kêu gọi việc trao đổi dữ liệu được cải thiện với Trung Quốc và Lào, đồng thời sự trao đổi thông tin này được chính thức hóa trong dài hạn. 

Trong bối cảnh mọi người càng chú ý đến những tác động tiêu cực của đập thủy điện trên sông Lan Thương (phần sông Mekong chạy qua Trung Quốc) trên nhiều lĩnh vực mà vào tháng 10 năm 2020, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ dữ liệu quanh năm từ hai trạm thủy văn với MRC, vốn được Giám đốc điều hành MRC lúc bấy giờ là An. Pich Hatda coi là "một bước ngoặt trong lịch sử hợp tác Trung Quốc-MRC". Trước đây, chỉ có dữ liệu của mùa mưa được chia sẻ. Tuy nhiên, những lo ngại về tính minh bạch của dữ liệu liên quan đến hoạt động đập của Trung Quốc vẫn còn đó. 

The Diplomat : Trung Quốc đã phản ứng như thế nào trước những tuyên bố về tác động mà việc xây đập của họ đang gây ra đối với các quốc gia ở hạ nguồn, và bà có thấy dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tham gia đối thoại về những vấn đề này với các quốc gia ở hạ nguồn ? 

Ming Li Yong : Mức độ tích trữ nước trong các đập của Trung Quốc đã làm trầm trọng hơn tình trạng hạn hán kéo dài và gần đây ở khu vực sông Mekong vẫn còn là một lĩnh vực gây tranh luận và không chắc chắn, điều này một lần nữa phản ánh sự thúc đẩy trong việc minh bạch hóa hơn nữa xung quanh các hoạt động của đập Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn khẳng định rằng các con đập của họ có lợi cho các nước ở hạ nguồn sông Mekong, do tác động "điều tiết" của chúng sẽ làm giảm lũ lụt trong mùa mưa và nâng cao khả năng cung ứng nước trong thời gian hạn hán và mùa khô, cải thiện giao thông đường thủy và thương mại dọc sông. 

Trung Quốc sẽ không thay đổi cách nhìn của mình về vấn đề này, khi các bài báo gần đây trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã bác bỏ việc các trạm thủy điện của Trung Quốc bị "các phương tiện truyền thông phương Tây" chỉ trích. Thay vào đó, họ đã nhắc lại bản chất có lợi của các đập thủy điện, lưu ý rằng nghiên cứu từ đại học Thanh Hoa đã phát hiện rằng dòng thác của đập Lan Thương đã làm gia tăng dòng chảy trong mùa khô, và nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một nước láng giềng tốt với các quốc gia ở hạ nguồn. 

Như đã đề cập ở trên, hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong có thể được thực hiện trong lĩnh vực chia sẻ dữ liệu và hợp tác kỹ thuật để quản lý những vấn đề này, mặc dù vẫn còn nhiều bất trắc về mức độ mà Trung Quốc sẽ sẵn sàng tham gia trong việc chia sẻ dữ liệu về hoạt động của đập. Một số tiến bộ có thể đạt được vì hợp tác kỹ thuật đôi khi có thể cung cấp một không gian phi chính trị hữu ích để tham gia vào các cuộc thảo luận, nhưng điều này không có khả năng thay đổi các luận điểm chủ đạo hiện nay của chính phủ Trung Quốc. 

Tuy nhiên, khi phân tích những vấn đề này trong tương lai, cần phải thừa nhận rằng "Trung Quốc" không phải là một thực thể đơn nhất và những vấn đề này không thể chỉ xem xét qua lăng kính cạnh tranh địa chính trị chiến lược. Thay vào đó, những phát triển này cũng cần được đánh giá trong bối cảnh các quan hệ và ưu tiên giữa chính phủ ở trung ương, chính quyền cấp tỉnh và địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước và ngành năng lượng ở Trung Quốc. 

The Diplomat : Một điều có thể xảy ra song song với các tranh chấp ở Biển Đông là trên thực tế, các quốc gia Đông Nam Á không đoàn kết trong cách tiếp cận sông Mekong. Điều này không chỉ đúng với các quốc gia có biển, những quốc gia không quan tâm trực tiếp đến số phận của con sông và các nguồn tài nguyên của nó, mà còn đúng với chính các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Bà có thấy dấu hiệu nào cho thấy 4 quốc gia ở hạ nguồn (5 quốc gia nếu tính cả Miến Điện) đang tìm cách có chung một tiếng nói về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn sông Mekong không ? 

Ming Li Yong : Đây là một nhận xét hợp lý và thú vị. Thật không may, trong trường hợp của lưu vực sông Mekong, các chính phủ thường ưu tiên việc phát triển kinh tế song song với phát triển tài nguyên nước hơn là bảo tồn sinh thái của dòng sông. Điều này không có nghĩa là các chính phủ Mekong đã không quan tâm đến các tác động sinh thái của việc phát triển thủy điện trên sông. Dựa trên nghiên cứu của tôi ở Thái Lan và Cam Bốt, các cơ quan chính phủ phụ trách thủy sản và tài nguyên nước đã thực sự quan tâm đến những tác động này, nhưng những mối quan tâm này thường bị các cơ quan mạnh hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn như các bộ năng lượng và các cơ quan Nhà nước phớt lờ. 

Mỗi chính phủ đều có những mối lợi kinh tế trong việc phát triển các đập thủy điện trên sông Mekong, và mạng lưới lợi ích phức tạp này vượt lên trên luận điểm chung về sự năng động hợp tác giữa các nước ở thượng và hạ nguồn. Phát triển thủy điện là một chính sách kinh tế chủ chốt trong các kế hoạch phát triển của chính phủ Lào. Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam là khách hàng mua điện của Lào và đã xây dựng các đập trên các nhánh sông Mekong. Các công ty Thái Lan và Việt Nam là nhà đầu tư vào các đập thủy điện của Lào và Cam Bốt dường như đã hồi sinh các kế hoạch xây dựng một con đập lớn trên dòng chảy chính của sông Mekong. Phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến sông Mekong cũng diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài năng lượng, chẳng hạn như nông nghiệp và phát triển đô thị. 

Mặc dù vậy, chính các cộng đồng ven sông và xã hội dân sự ở Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam đã có tiếng nói mạnh mẽ nhất kêu gọi bảo tồn các hoạt động hữu ích cho hệ sinh thái của sông Mekong, đặc biệt vì lợi ích của hàng triệu người sống dựa vào dòng sông về mặt cuộc sống nói chung, sinh kế và an ninh lương thực.

Sebastian Strangio

Nguyên tác : Will the Mekong River Really Become the Next South China Sea ?, The Diplomat, 04/10/2022

Phan Minh tóm lược

Nguồn : RFI, 11/10/20022

Additional Info

  • Author Sebastian Strangio, Ming Li Yong, Phan Minh
Published in Diễn đàn

Trung Quốc tuyên bố không tiếp tục tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19

Trọng Nghĩa, RFI, 22/07/2021

Bắc Kinh chính thức bác bỏ kế hoạch tiếp tục điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 như Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đề nghị. Phát biểu với báo giới vào hôm nay, 22/07/2021, tại Bắc Kinh, phó chủ tịch Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc khẳng định là Bắc Kinh sẽ không tham gia giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức.

backinh1

Chữ "Covid-19" phản chiếu trên một giọt thuốc từ đầu kim ống chích. Ảnh chụp ngày 09/11/2020.  Reuters – Dado Ruvic

Theo hãng tin Anh Reuters, ông Tăng Ích Tân (Zeng Yixin) khẳng định : "Trung Quốc sẽ không chấp nhận một cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc như vậy vì trên nhiều khía cạnh, hành động đó coi thường ý thức chung và thách đố khoa học". Nhân vật này đã tỏ thái độ "ngạc nhiên" trước việc WHO đưa giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc vào giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, đồng thời nhắc lại quan điểm chính thống là không thể chia sẻ hoàn toàn một số dữ liệu mà Bắc Kinh có được.

Ngày 15/07, chính tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi Trung Quốc hợp tác đầy đủ hơn trong cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mới. Ông phàn nàn là bản báo cáo đầu tiên của cuộc điều tra phối hợp với phía Trung Quốc, đã "thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu dịch bùng phát". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên sau đó một hôm đã có ý kiến phản bác, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh "đã hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra ban đầu của WHO". Quan chức này đồng thời bác bỏ cáo buộc của nhóm điều tra quốc tế, theo đó họ không được phép tiếp cận bất kỳ địa điểm hoặc dữ liệu cần thiết nào.

Tháng 3, WHO công bố báo cáo điều tra ban đầu về nguồn gốc dịch Covid-19, trong đó xác định virus SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ động vật trước khi lây lan sang con người vào khoảng tháng 12-2019. Tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia phương Tây đặt câu hỏi về tính chính xác của báo cáo đó, chẳng hạn tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Mỹ xem xét dịch Covid-19 bùng phát như thế nào.

Trọng Nghĩa

*******************

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu về sông Mêkông từ Bộ Ngoại giao Cam Bốt

Trọng Nghĩa, RFI, 22/07/2021

Theo hãng tin Anh Reuters, Tư pháp Mỹ ngày 19/07/2021 tiết lộ : Tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào hệ thống tin học của Bộ Ngoại giao Cam Bốt - một đồng minh trung thành của Bắc Kinh tại Đông Nam Á - để đánh cắp dữ liệu về sông Mêkông.

backinh2

Ngư dân Cam Bốt chèo thuyền đánh cá trở về gần đập Don Sahong, làng Preah Romkel, tỉnh Stung Treng, sát biên giới Cam Bốt - Lào, ngày 21/06/2016.  AP - Heng Sinith

Hôm thứ Hai 19/07, bộ Tư Pháp Mỹ cho biết là đã có bốn công dân Trung Quốc - ba quan chức an ninh và một tin tặc được thuê mướn - đã bị truy tố về tội tấn công tin học vào hàng chục công ty, trường đại học và cơ quan chính phủ ở Hoa Kỳ và nước ngoài.

Trong bản cáo trạng dài 30 trang, Tư Pháp Hoa Kỳ đã nêu chi tiết các hoạt động của một thực thể bị coi là công ty bình phong do an ninh Trung Quốc điều hành trên đảo Hải Nam. Trong số các mục tiêu tấn công của tin tặc, có cơ quan được gọi là "Bộ A của chính phủ Cam Bốt", nơi mà các bị cáo đã "đánh cắp dữ liệu liên quan đến các cuộc thảo luận giữa chính phủ Trung Quốc và Cam Bốt về việc sử dụng sông Mêkông" vào tháng 01/2018.

Hai nguồn thạo tin đã xác nhận với Reuters rằng bộ A đó là Bộ Ngoại giao Cam Bốt.

Theo cáo trạng, nhóm tin tặc Trung Quốc lấy được dữ liệu từ Bộ Ngoại giao Cam Bốt vào ngày 10/01/2018, đúng hôm nước này tổ chức tại Phnom Penh hội nghị thượng đỉnh nhóm Hợp Tác Lancang-Mekong (LMC) do Trung Quốc hậu thuẫn (Lancang hay Lan Thương là tên Trung Quốc đặt cho sông Mêkông), tập hợp các nước Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam. Dữ liệu mà các tin tặc thu được liên quan đến các cuộc thảo luận đó, nhưng cáo trạng không cho biết chi tiết.

Cũng theo bản cáo trạng, vào cùng một ngày, nhóm tin tặc Trung Quốc đã truyền đi các "bí mật thương mại và dữ liệu thủy âm" ngụy trang trong các bức ảnh kỹ thuật số cho thấy một con gấu koala và cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Tài liệu đã được gửi đến một tài khoản trực tuyến do tin tặc kiểm soát. Không rõ là dữ liệu thủy âm - dữ liệu được thu thập bằng sóng siêu âm và được sử dụng để theo dõi các đặc điểm dưới nước - có phải là của sông Mêkông hay không.

Theo Reuters, mục tiêu của vụ tấn công cho thấy là ngoài Biển Đông, khu vực sông Mêkông đang nổi lên thành một chiến trường mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Châu Á

Nêu lên nhng quan ngi v mc nước sông Mekong gim mt cách đáng lo ngi, Hoa K hôm th Ba 23/2 kêu gi Trung Quc hãy gi cam kết đã đưa ra rng Bc Kinh s minh bch v d liu nước sông Mekong.

mekong1

Th trưởng Ngoi giao Hoa K Stephen Biegun và các đi tác h ngun sông Mekong phát biu trc tuyến ti hi ngh cp b trưởng đu tiên hôm 11/09/2020. Photo Twitter ASEAN Vietnam 2020.

B Ngoi giao Hoa K cho biết trong mt thông cáo báo chí:

"Hoa Kỳ chia s mi quan ngi ca các chính ph khu vc Mekong và y hi sông Mekong v nhng biến đng nhanh chóng gn đây và vic mc nước sông Mekong đã gim mt cách đáng lo ngi. Chúng tôi góp tiếng kêu gi Trung Quc chia s d liu nước thiết yếu và kp thi, k c các thông tin v hot đng ca các đp thượng ngun. Điu cp thiết là CHND Trung Hoa phi tuân th các cam kết ca mình và tham kho ý kiến ca các nước h ngun".

Phát ngôn viên B Ngoi giao Hoa K Ned Price ti lên Twitter thông đip sau đây :

"Hoa Kỳ ng h mt dòng sông Mekong lành mnh, bn vng. Chúng tôi chia s nhng li kêu gi trong khu vc gi đến Cng hòa Nhân dân Trung Hoa, kêu gi nước này hãy thc thi các cam kết v minh bch d liu nước".

Hoa Kỳ nói rng trong nhiu thp niên, Hoa K vn kêu gi các nước thượng ngun sông Mekong phi minh bch và có tinh thn trách nhim trong vic qun lý các tài nguyên xuyên quc gia. Vì vy, Hoa K c vũ cho s lành mnh ca con sông và mun bo v kế sinh nhai ca gn 70 triu người ph thuc vào dòng sông này các nước h ngun như Vit Nam và Campuchia, và bày t quan tâm trong khi các nước thượng ngun tiếp tc thu li t các d án thy đin.

B Ngoi giao nói Hoa K s tiếp tc h tr các chính ph và các cng đng trong khu vc sông Mekong, thông qua Đi tác Mekong-Hoa K, Sáng kiến D liu Nước sông Mekong, Cơ quan Giám sát Đp Mekong và các công c khác đ cung cp các d liu xác thc cho nhng người cn ti các d liu này nht".

Hôm 18/2/2021, y hi sông Mekong cho hay mc nước trên sông đã gim mnh t đu năm 2021 do lượng mưa thp hơn trung bình, dòng chy thay đi thượng ngun, hot đng ca các đp thy đin trên các nhánh sông Mekong.

Vào đu năm nay, B Thy li Trung Quc thông báo cho 4 nước h lưu sông Mekong rng dòng chy t đp Cnh Hng tnh Vân Nam, Trung Quc, s b hn chế t ngày 5 đến 24/1 do vic bo trì các đường dây ti đin.

Năm 2020, Trung Quc đng ý chia s d liu v nước vi y ban sông Mekong (MRC) - cơ quan tư vn cho Thái Lan, Lào, Campuchia và Vit Nam.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

Hoa kỳ khởi động Dự án Giám sát Đập Mekong

RFA, 16/12/2020

Dự án Giám sát Đập Mekong (Mekong Dam Monitor) chính thức được khởi động vào sáng ngày 16 tháng 12 giờ Việt Nam tại buổi công bố trực tuyến do Trung tâm Stimson tổ chức.

mekongdam1

Quang cảnh sông Mekong giáp ranh giữa Thái Lan và Lào, nhìn từ phía Thái Lan. Ảnh chụp ngày 29/10/2019 tại Nong Khai, Thái Lan. Reuters

"Team của chúng tôi tại Trung tâm Stimson và Eyes on Earth rất vui được giới thiệu dự án Giám sát Đập Mekong với quý vị hôm nay".

Ông Brian Eyler, nhà nghiên cứu của Trung tâm Stimson, trụ sở tại Washington DC, và là đồng trưởng dự án tuyên bố Giám sát Đập Mekong đã bắt đầu hoạt động. Đây là một nền tảng trực tuyến dùng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu mã nguồn mở để theo dõi, phân tích và công bố mực nước tại các đập thủy điện của Trung Quốc và các quốc gia khác dọc theo sông Mekong.

mekongdam2

Ban công tác của Dự án tại Trung tâm Stimson và Eyes on Earth

Ông Eyler nói Giám sát Đập Mekong được xây dựng trên những kết luận của bản báo cáo do Eyes on Earth, một cơ sở nghiên cứu về nguồn nước, công bố vào tháng Tư năm nay. Báo cáo nhận định rằng các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong ảnh hưởng và thậm chí là nguyên nhân gây ra hạn hán ở lưu vực sông.

Dự án này một phần do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Phụ trách Vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell mở đầu buổi webinar phát biểu :

"Mô hình này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Eyes on Earth nhằm chứng minh một lần nữa rằng 11 đập trên dòng chính của Trung Quốc được phối hợp với nhau để tối đa hóa sản lượng thủy điện cho Trung Quốc mà không cần tham vấn và cân nhắc hậu quả đến những người phải gánh chịu ảnh hưởng của nó nơi hạ nguồn. Thông tin công khai sẽ cung cấp cho những người cần biết nhất về nguồn nước, giúp đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sinh kế và an ninh khu vực".

Để trình bày nền tảng cho tham dự viên từ các quốc gia hạ nguồn sông Mekong, ông Brian Eyler giải thích :

"Chúng tôi đã thiết kế một nền tảng từ các thông tin công khai và miễn phí đã có sẵn. Ai cũng có thể tiếp cận các dữ liệu này nên nó sẽ dễ sao chép và xác minh được. Tất cả các kết quả chúng tôi tạo ra đều miễn phí cho bạn tải xuống bao gồm dữ liệu, đồ hoạ, hình ảnh đều có sẵn cho mục đích riêng của bạn. Bạn có thể tiến hành nghiên cứu, điều tra và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong lưu vực của mình".

Ông nhấn mạnh Trung tâm Stimson và Eyes on Earth dự kiến trao lại nền tảng này cho các bên liên quan trong khu vực một khi dữ liệu được hoàn chỉnh.

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, tham luận viên trong buổi webinar, nói dự án Giám sát Đập Mekong rất cần thiết :

mekongdam3

Vị trí 11 đập trên dòng chính sông Lan Thương (Mekong) trên lãnh thổ Trung Quốc để sản xuất thủy điện mà không cần tham vấn và cân nhắc hậu quả đến những người phải gánh chịu ảnh hưởng của nó nơi hạ nguồn.

"Điều quan trọng, theo tôi nhận xét, là tính minh bạch, dữ liệu gần thời gian thực, trách nhiệm giải trình và quan trọng nhất là sự tin tưởng để các bên liên quan, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, làm việc cùng nhau".

Tuy nhiên, một tham luận viên khác, Trợ lý Giáo sư Quốc tế học tại Đại học Bentley ở Hoa Kỳ, Tiến sĩ Pon Souvannaseng bày tỏ một số lo ngại với dự án Giám sát Đập Mekong :

"Làm sao để sử dụng Giám sát Đập Mekong như một công cụ ngăn ngừa ? Vì cốt lõi, đây là những câu hỏi chính trị, cần có câu trả lời và giải pháp chính trị. Dữ liệu không nên bị vũ khí hóa cho nhu cầu chính trị, nhưng phải là sự khởi đầu những đối thoại về nguyên nhân của hạn hán. Cuối cùng các bên liên quan sẽ cần phải đàm phán cho một sự dàn xếp chính trị".

Đồng trưởng dự án, ông Alan Basist, của cơ sở Eyes on Earth khẳng định, mục tiêu của dự án Giám sát Đập Mekong không phải là chính trị. Ông nói nó chỉ là một công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro, hợp tác và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả hơn.

Nguồn : RFA, 16/12/2020

********************

Mỹ cho ra mắt dự án Giám sát Đập Mekong

Bắc Hiệp, Ngày Nay, 14/12/2020

Một chương trình do chính phủ Mỹ tài trợ nhằm giám sát tình trạng sông Mekong được ra mắt vào tuần này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

mekongdam4

Một con đập thủy điện đang được xây dựng trên sông Mekong ở Lào được chụp vào tháng 1 năm 201. Ảnh: Shutterstock

Mekong Dam Monitor (Giám sát Đập Mekong) là một nền tảng trực tuyến mã nguồn mở, hứa hẹn cung cấp thông tin cập nhật hàng tuần sử dụng viễn thám và hình ảnh vệ tinh về mực nước của các hồ chứa tại 13 đập dọc theo dòng chính sông Mekong, cũng như tại 15 đập phụ lưu có công suất phát điện lớn hơn 200MW.

Nền tảng này sẽ tìm cách lưu hành các hình ảnh và phân tích hàng tuần về "11 con đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong", cũng như bản đồ và dữ liệu về nhiệt độ, tuyết phủ, lượng mưa và các chỉ số khác dọc theo toàn bộ dòng sông.

Giám sát Đập Mekong là dự án hợp tác của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington và Eyes On Earth Inc. - một công ty nghiên cứu và tư vấn chuyên về nguồn nước.

Dự án Giám sát Đập Mekong sẽ ra mắt vào thứ Ba tuần này tại một sự kiện trực tuyến, nơi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell sẽ có bài phát biểu quan trọng.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc chỉ công khai thông tin trong mùa lũ, nhưng thông báo sẽ công bố Nền tảng chia sẻ thông tin hợp tác tài nguyên nước Lan Thương-Mekong vào tháng 11 để chia sẻ dữ liệu thủy văn quanh năm.

Theo đội ngũ phát triển, dự án Giám sát Đập Mekong sẽ tìm cách "chống lại những tuyên bố không chính xác về tình trạng và hoạt động của các đập, hồ chứa và dòng nước trên lưu vực sông Mekong với sự giám sát liên tục, minh bạch và dựa trên bằng chứng".

"Ngược lại, nền tảng chia sẻ thông tin của Trung Quốc thường cung cấp thông tin cập nhật không thường xuyên về tình hình các con đập của Trung Quốc gần biên giới với Thái Lan", ông Brian Eyler, trưởng dự án giám sát, cho biết. "Trang web mới của Trung Quốc cung cấp thông tin mực nước sông hàng ngày cho một máy đo nằm ngay bên dưới đập trên sông, nhưng dữ liệu mực nước sông và dữ liệu hoạt động của đập là các chỉ số hoàn toàn khác nhau".

Cũng theo ông Eyler, còn quá sớm để kết luận liệu nền tảng cung cấp thông tin của Trung Quốc có đưa ra dự báo đáng tin cậy và cảnh báo sớm về lũ lụt và hạn hán đã được hứa hẹn khi ra mắt vào tháng trước hay không, vì các hệ thống này "dường như vẫn chưa được sử dụng".

Sông Mekong (phía Trung Quốc sông Lan Thương) có chiều dài 4,350 km khởi nguồn tại Trung Quốc, trước khi chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Con sông này đem tới sinh kế cho hơn 60 triệu người.

Trong những năm qua, các trạm thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong đã bị chỉ trích là gây tổn hại đến môi trường cũng như sinh kế của những người dân sống ở hạ lưu và gây ra lũ lụt hoặc hạn hán. Chính phủ Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc này.

Vào tháng 4, công ty Eyes on Earth đã công bố phát hiện của mình rằng các đập của Trung Quốc đã giữ lại một lượng lớn lưu lượng của sông Mekong mặc dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn mức trung bình.

Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh cũng phản bác các tuyên bố, cho rằng lượng mưa thấp trong mùa mưa năm ngoái trên sông Lan Thương đã khiến lượng nước thấp hơn.

Alan Basist, tác giả chính của báo cáo tháng 4 từ Eyes On Earth và đồng dẫn đầu dự án Giám sát Đập Mekong, cho biết trong trung hạn, họ có kế hoạch "hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau" như Ủy hội sông Mekong (MRC) - một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Lào, hoạt động để cùng quản lý nguồn nước chung của các nước Đông Nam Á.

Ông Basist cho biết dự án sẽ dựa trên chuyên môn của ban cố vấn - với các thành viên bao gồm các nhà thủy văn học, các chuyên gia viễn thám và các chuyên gia nghiên cứu khu vực, để đạt được mục tiêu xây dựng một hệ thống giám sát, giáo dục cộng đồng địa phương và các bên liên quan về cách sử dụng nguồn nước và đào tạo kỹ thuật viên để duy trì trong tương lai.

Theo SCMP

Bắc Hiệp

Nguồn : Ngày Nay, 14/12/2020

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, Bắc Hiệp
Published in Diễn đàn

Hợp tác Mekong

Vấn đề sông Mekong được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) trong tuần qua, trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP) lần đầu tiên, với mục tiêu nâng tầm Sáng kiến hạ nguồn Mekong (LMI) để ứng phó với các tác động từ thượng nguồn do Trung Quốc gây ra. Hội nghị MUSP khẳng định cam kết của Washington đối với tương lai của LMI "như một phần của tầm nhìn chung cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

camket1

Đoạn sông Mekong tại Lào / AFP - Hình minh họa

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từng lên tiếng kêu gọi các nước "cùng đoàn kết, hợp tác để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của các quốc gia, người dân trong khu vực".

Ngày 11/9, Mỹ và 5 nước hạ nguồn sông Mekong đã công bố khuôn khổ hợp tác đa phương mới trong bối cảnh quan ngại gia tăng về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị Quan hệ Đối tác Mekong-Mỹ ở Hà Nội, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cam kết trao ít nhất 153 triệu USD cho Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam và Lào, để các nước này tiến hành một loạt dự án hợp tác như chia sẻ dữ liệu ngành thủy văn, ứng phó với thiên tai và các nỗ lực phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu tại hội nghị rằng, sáng kiến này -vốn dựa trên nền tảng cơ chế Sáng kiến hạ nguồn Mekong được khởi xướng từ năm 2009 do Mỹ dẫn đầu, sẽ "đóng góp cho sự phát triển bền vững của khu vực hạ nguồn sông Mekong và giúp các quốc gia ở khu vực sông Mekong thu hẹp khoảng cách phát triển, nắm bắt các cơ hội mới và vượt qua các thách thức".

Trong một tuyên bố hôm 11/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thể hiện rõ hơn nữa các mục tiêu của Mỹ tại lục địa Đông Nam Á : "Chúng tôi thúc đẩy sự minh bạch và tôn trọng ở khu vực sông Mekong, nơi Đảng cộng sản Trung Quốc đã xúi giục hành vi buôn bán vũ khí và ma túy, và đơn phương thâu tóm các con đập ở thượng nguồn, làm trầm trọng hơn nữa đợt hạn hán lịch sử".

Quan hệ đối tác Mekong-Mỹ đại diện cho sự hợp tác đáng hoan nghênh, dù muộn màng với một khu vực quan trọng, nơi Trung Quốc đã khởi xướng cơ chế Hợp tác Lan Thương-Mekong (LMC) từ năm 2014 để định hướng các hợp tác của chính họ với khu vực.

Các con đập đang giết dần Mekong

Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Stimson của Mỹ có trụ sở ở Washington, DC, hiện có 11 con đập lớn đang hoạt động trên thượng nguồn sông Mekong trước khi ra khỏi biên giới Trung Quốc và chảy vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Báo cáo dự án Mekong của Stimson hồi tháng 4/2020 cho biết, Trung Quốc đã xây dựng các con đập trên thượng lưu sông Mekong trong 3 thập kỷ qua, làm các quốc gia ở hạ lưu lo ngại rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ "tắt nguồn nước". Các dữ liệu của Stimson cho thấy, trong 6 tháng của năm 2019, Trung Quốc nhận được một lượng mưa trên trung bình và các con đập của họ đã giữ lại một lượng nước lớn hơn bao giờ hết, trong khi các quốc gia ở hạ lưu lại bị hạn hán nặng chưa từng có. Báo cáo của Stimson chỉ ra rằng, việc Trung Quốc tích trữ lượng lớn nước đang gây ra những thay đổi thất thường và tàn khốc đối với mực nước ở hạ lưu sông Mekong.

camket2

Ảnh vệ tinh chụp dòng Mekong AFP

Tháng 4/2020 vừa qua, một báo cáo qua chương trình Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong (LMI) của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng, vào năm 2019, có sự liên quan giữa mực nước thấp kỷ lục của sông Mekong với các hoạt động của đập thủy điện trong một nửa thế kỷ qua.

Trích dẫn báo cáo này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell ngày 4/9 cáo buộc Trung Quốc "thao túng" dòng chảy sông Mekong vì "lợi ích riêng", trong khi các nước hạ nguồn "phải trả giá đắt", gây nên "một thách thức cấp bách" trong khu vực. Ông Stilwell nói, việc "thao túng dòng chảy dọc sông Mekong" của Trung Quốc xảy ra trong 25 năm qua, trong đó, "sự gián đoạn dòng chảy tự nhiên nghiêm trọng nhất xảy ra đồng thời với việc xây dựng và vận hành các con đập lớn".

Việc thiếu phù sa cần thiết để bồi đắp cho bờ sông đã dẫn đến hệ quả nhiều đoạn sông lớn chuyển từ màu nâu sang màu xanh, nguy cơ đất xói mòn đã xuất hiện, đe dọa từ các ngôi nhà tranh đến nhà cao tầng, nhà máy hay quốc lộ dọc bên sông. Song song với tai họa do con người gây ra, tình trạng biến đổi khí hậu càng làm hiện tượng thời tiết lưỡng cực Ấn Độ Dương thêm nghiêm trọng. Đây là hiện tượng tương tự như El Nino ở Thái Bình Dương và đôi khi còn được gọi là Indian Nino. Nhiệt độ lạnh bất thường trên biển phần nửa phía Đông Ấn Độ Dương và ấm hơn ở phía Tây gây ra lụt lội ở ở Đông Phi và hạn hán ở Đông Nam Á. Hiện tượng này đã lên đỉnh cực cao. Hiện tượng thời tiết lưỡng cực Ấn Độ Dương thường 17,3 năm lại xảy ra 1 lần nhưng các nhà khoa học cho rằng nhịp độ đó sẽ tăng lên và cứ 6,3 năm lại diễn ra 1 lần trong thế kỷ này vì tình trạng khí thải carbon và năng lượng đọng quá nhiều trong khí quyển.

Tác động nghiêm trọng tới Việt Nam

Sông Mekong chảy qua Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam và theo báo cáo mới của MRC, lưu lượng nước thấp trên sông Mekong có thể gây ra những tác động nghiêm trọng do mất đi tiềm năng về thủy sản và thủy lợi.

Báo cáo của MRC nhận định : "Việt Nam có thể bị giảm năng suất tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long". Hiện có khoảng 20 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống tại lưu vực của hệ thống sông Cửu Long.

camket3

Hình minh hoạ. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa) phát biểu tại hội nghị lãnh đạo các nước sông Mekong và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại hội nghị hợp tác Mekong - Lang Thương 3 ở Hà Nội hôm 24/8/2020 AFP

Báo cáo nghiên cứu tác động từ các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong của Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam công bố năm 2016 cũng cho rằng, các bậc thang thủy điện dòng chính sẽ gây nhiều tác động bất lợi ở mức lớn nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực và môi trường ở Việt Nam, bao gồm nguy cơ mất đi hoặc thậm chí tuyệt chủng của 10% các loài cá và thu nhập người dân có thể giảm tới 50%. Theo đánh giá này, ở Việt Nam, tổn thất hàng năm trong ngành thủy sản và nông nghiệp do các đập thủy điện trên dòng chính gây ra có thể lên tới 15.800 tỷ đồng (khoảng 760 triệu USD).

Những người chỉ trích việc xây dựng đập trên sông Mekong cho rằng các đập này sẽ tiếp tục là nguồn xung đột trừ phi Trung Quốc chuyển sang các phương pháp sản xuất điện khác và sự hợp tác giữa các quốc gia được tăng cường.

Theo MRC, tình trạng thiếu thông tin về những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của việc phát triển thủy điện ở thượng nguồn và biến đổi khí hậu sẽ khiến người dân sống ở vùng đồng bằng sông Mekong có thể bị tổn thương do những tác động như gia tăng xâm nhập mặn, giảm phù sa bùn cát và dưỡng chất, ảnh hưởng nguồn cá di cư và thay đổi chế độ dòng chảy.

Một trong những khuyến nghị nêu trong báo cáo mới của MRC là sự minh bạch về dữ liệu và chia sẻ thông tin. Để tăng cường sự minh bạch về các hoạt động của các con đập ở thượng nguồn sông Mekong, cũng như chứng minh sự hợp tác có tính thiện chí, MRC cho rằng Trung Quốc cần xem xét việc cung cấp dữ liệu cho các nước ở hạ lưu sông Mekong.

Trước áp lực này, cuối tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi phát biểu tại diễn đàn Lan Thương-Mekong đã nói rằng, Bắc Kinh sẽ bắt đầu chia sẻ dữ liệu thủy văn quanh năm của con sông này.

Bắc Kinh khởi động sáng kiến hợp tác nguồn nước Mekong, với tên gọi "Khung hợp tác Lan Thương-Mekong" vào năm 2016 với 5 quốc gia thành viên ở hạ lưu con sông này. Các nhà phê bình hoan nghênh tiềm năng hợp tác, nhưng cũng cho rằng Trung Quốc có thể dùng sáng kiến này để "vũ khí hoá" nguồn nước cho các lợi ích kinh tế và địa chính trị.

"Khung hợp tác Lan Thương-Mekong" dù đã qua 4 năm, nhưng hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long phải chịu tác động từ thượng nguồn do Trung Quốc gây ra nặng nề nhất. Độ xâm nhập mặn ở các cánh đồng đã đạt 1,6mg/l dù cách cửa biển 100km. Mùa mưa 2020, do mưa ít trên thượng nguồn sông Mekong nên lũ về giảm ¼ so với năm 2019 và đây là mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Bên cạnh đó các hồ lớn ở Lào, Thái Lan, Campuchia đã giảm nguồn nước từ 30-80% sẽ thách thức Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2021.

Láng giềng Trung Quốc thì gần nhưng nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong vẫn còn xa và lời hứa của Lý Khắc Cường chắc chắn trong tương lai gần sẽ như nhưng con nước trong mùa khô sắp tới.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 23/09/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Trường
Published in Diễn đàn

Chính ph M s dành hơn 150 triu USD cho các d án hp tác ti khu vc Mekong, mt phn quan trng trong chiến lược n Đ Dương-Thái Bình Dương ca Hoa K nhm đi trng vi s bành trướng ca Trung Quc trong khu vc.

11111111111111111111111

Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (th ba t trái) cùng ngoi trưởng các nước khu vc sông Mekong ti Hi ngh cp B trưởng Bangkok, Thái Lan hôm 1/8/2019 trong dp k nim 10 năm Sáng kiến H lưu sông Mekong. (ngun : US Embassy in Vietnam)

Trong mt thông cáo báo chí ra hôm 14/9, Ngoi trưởng M Mike Pompeo cho biết rng vic khi đng quan h Đi tác Mekong-Hoa K phn ánh tm quan trng ca khu vc Mekong đi vi M trong lúc các him họa t Trung Quc ngày càng gia tăng đi vi khu vc này.

"Quan h ca chúng tôi vi các quc gia đi tác Mekong là mt phn không th tách ri ca tm nhìn n Đ Dương -Thái Bình Dương và quan h đi tác chiến lược vi khi ASEAN", Ngoi trưởng Pompeo nói trong thông cáo.

Người đng đu B Ngoi giao M cũng thông báo v khon đu tư hơn 150 triu USD cho các chương trình trong khu vc da trên nn tng tt ca cơ chế Sáng kiến H ngun Mekong (LMI) được thành lp t năm 2009.

Đây là các khon đu tư ban đu cho các d án hp tác ti khu vc Mekong, trong đó có 55 triu USD cho các d án phòng chng ti phm xuyên biên gii ; 1,8 triu USD h tr U hi sông Mekong tăng cường chia s d liu ngun nước phc v công tác hoch đnh chính sách, và mt s d án v qun lý thiên tai, t chc đi thoi chính sách nhiu bên v phát trin khu vc Mekong.

Theo Ngoi trưởng Pompeo, khu vc Mekong đang đi din vi nhiu thách thc "trong đó có nhng thách thc t Đảng cộng sản Trung Quc hin đang ngày càng gây him họa ti môi trường t nhiên và s t ch v kinh tế ca Mekong".

"Các quyết đnh đơn phương ca CCP (Đảng cộng sản Trung Quc) nhm chn dòng chy trên thượng ngun đã làm trm trng thêm đt hn hán lch s", ông Pompeo nói. "M sát cánh vi khu vc và U hi sông Mekong trong vic kêu gi chia s d liu minh bch. Chúng tôi khuyến khích các quc gia trong khu vc sông Mekong buc (Đảng cộng sản Trung Quc) phi chu trách nhim trong các cam kết chia s d liu ngun nước".

Ngoi trưởng Pompeo nói rng các d liu này cn được công b cho công chúng và cn được chia s thông qua U hi sông Mekong (MRC), t chc phc v cho các quyn li ca các nước trong khu vc Mekong, "ch không phi cho nhng li ích ca Bc Kinh".

MRC tháng trước cũng đưa ra mt báo cáo trong đó nói các con đp trên thượng ngun ca Trung Quc làm nh hưởng đến dòng chy dưới h ngun và đưa ra nhng khuyến ngh, gm s minh bch v d liu và chia s thông tin. Đ tăng cường s minh bch v các hot đng ca các con đp thượng ngun sông Mekong cũng như chng minh s hp tác có tính thin chí, MRC cho rng Trung Quc cn xem xét vic cung cp d liu cho các nước h lưu sông Mekong.

Trước áp lc này, Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường cui tháng trước khi phát biu ti din đàn Lan Thương-Mekong, trong đó có Vit Nam, nói rng Bc Kinh s bt đu chia s d liu thy văn quanh năm ca con sông này.

Đ đi phó vi các thách thc mà ngoi trưởng Pompeo nêu ra trong thông cáo, M đã nâng tm mc tiêu ca Sáng kiến H ngun sông Mekong đ ng phó vi các tác đng t thượng ngun do Trung Quc gây ra, ti Hi ngh B trưởng Đi tác Mekong-Hoa K ln đu tiên va được t chc cui tun qua ti Hà Ni qua hình thc trc tuyến,.

Theo B Ngoi giao M, hi ngh này khng đnh cam kết ca Washington đi vi tương lai ca Sáng kiến H ngun sông Mekong "như mt phn ca tm nhìn chung cho mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và rng m".

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Châu Á

Hiểm họa ‘cuộc chiến nước’ từ các con đập thượng nguồn của Trung Quốc đối với hạ lưu sông Mêkông

Tâm Tuệ, Việt Luận, 14/09/2020

Dòng chảy sông Mêkông đã xuống tới mức thấp kỷ lục trong 2 năm do lượng mưa giảm và các con đập ở thượng nguồn do Trung Quốc xây dựng, đã và đang đe doạ sự sống còn của dòng sông và nguồn sống của 60 triệu người dân khu vực.

dap1

Đập Tam Hiệp, Trung Quốc (ảnh : Shutterstock).

"Vũ khí vô hình"

Nhà báo David Hutt chuyên về chính trị châu Âu, các vấn đề quốc tế và quan hệ Á-Âu đã có bài viết trên báo Asia Times nói nguy cơ cuộc chiến về nước đang gia tăng trên dòng sông Mêkông. Khi Trung Quốc giờ đây có khả năng ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy của sông Mêkông tới các quốc gia ở hạ lưu, và có thể sử dụng khả năng này để gây tổn thất cho các nền kinh tế chủ yếu dựa nông nghiệp, gây ra tình trạng khan hiếm lương thực trong trường hợp xảy ra xung đột. 

Các học giả nhận định rằng sông Mêkông sẽ là "Biển Đông tiếp theo" xét về phương diện điểm nóng đang nổi. 

Vào năm 2017, nhà phân tích độc lập Eugene Chow đã miêu tả các con đập của Trung Quốc là "vũ khí vô hình" vốn "cho phép Trung Quốc có thể giữ 1/4 dân số thế giới làm con tin mà không cần nổ súng". 

Ông Brahma Chellaney – một giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi (Ấn Độ), nói rằng : "Khi các trận hạn hán ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng, mạng lưới đập của Trung Quốc cho phép nước ngày càng có sức nặng đối với các quốc gia ở hạ lưu".

Hồi đầu năm 2019, giới chức Trung Quốc đã mở cửa đập Jinghong (Cảnh Hồng) để bảo dưỡng, gây ngập lụt ở Lào và Thái Lan, làm phá hủy các mùa màng và nghề cá. 

Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, giới chức Trung Quốc lại đổ đầy nước cho các con đập trống rỗng, khiến mực nước ở hạ lưu giảm. Do công việc bảo dưỡng trên diễn ra đúng lúc hạn hán xảy ra tại các quốc gia Đông Nam Á hồi tháng 7, mực nước sông đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên, khiến một quốc gia Đông Nam Á lại phải yêu cầu Trung Quốc xả nước ở thượng lưu. 

Bắc Kinh nói rằng các cáo buộc về việc vũ khí hóa dòng sông là không có thật và không công bằng khi khiến Trung Quốc bị xem như là một quốc gia bắt nạt trong khu vực. 

Và ngày càng có nhiều hơn bằng chứng cáo buộc Trung Quốc là một quốc gia thật sự đang gây hiểm họa cho các nước vùng hạ lưu.

Khi một báo cáo vừa được công bố vào tháng 8/2020 chỉ ra rằng các đập thủy điện trên thượng nguồn – chủ yếu là ở Trung Quốc – đã chặn lại một lượng lớn nước chảy xuống hạ nguồn, với các phân lưu cuối cùng chảy qua các tỉnh Nam bộ Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông.

Hiện có 11 con đập lớn đang hoạt động trên thượng nguồn sông Mêkông trước khi ra khỏi biên giới Trung Quốc và chảy vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, truyền thông quốc tế dẫn thống kê của Trung tâm nghiên cứu Stimson của Mỹ có trụ sở ở Washington, DC. Báo cáo của dự án Mêkông của Stimson ra hồi tháng 4 cho biết rằng Trung Quốc đã xây dựng các đập trên thượng lưu sông Mêkông trong 3 thập kỷ qua, làm các quốc gia ở hạ lưu lo ngại rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ "tắt nguồn nước."

Các dữ liệu của Stimson cho thấy trong 6 của năm 2019, Trung Quốc nhận được một lượng mưa trên trung bình và các con đập của họ đã giữ lại một lượng nước lớn hơn bao giờ hết – trong khi các quốc gia ở hạ lưu đồng thời bị hạn hán nặng chưa từng có. Báo cáo của Stimson chỉ ra rằng Trung Quốc tích trữ lượng nước nhiều hơn bao giờ hết và đang gây ra những thay đổi thất thường và tàn khốc đối với mực nước ở hạ lưu sông Mêkông.

Tháng 4 vừa qua, một báo cáo qua chương trình Sáng kiến Hạ vùng sông Mêkông (LMI) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho rằng có sự liên quan giữa mực nước thấp kỷ lục của sông Mêkông trong một nửa thế kỷ qua vào năm ngoái, với các hoạt động của đập thủy điện.

Trích dẫn báo cáo này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell hôm 4/9 cáo buộc Trung Quốc "thao túng" dòng chảy sông Mêkông vì "lợi ích riêng" trong khi các nước hạ nguồn "phải trả giá đắt," gây nên "một thách thức cấp bách" trong khu vực. Ông Stilwell nói rằng việc "thao túng dòng chảy dọc sông Mêkông" của Trung Quốc xảy ra trong 25 năm qua, trong đó "sự gián đoạn dòng chảy tự nhiên nghiêm trọng nhất xảy ra đồng thời với việc xây dựng và vận hành các con đập lớn."

Trung Quốc ngay lấp tức phủ nhận kết quả của báo cáo này và nói rằng khu vực thượng lưu cũng ghi nhận lượng mưa thấp.

Việt Nam chịu tác động nghiêm trọng

Theo báo cáo mới của Ủy hội sông Mêkông (MRC), lưu lượng nước thấp có thể gây ra những tác động nghiêm trọng do mất đi tiềm năng về thủy sản và thủy lợi.

"Việt Nam có thể bị giảm năng suất tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long," báo cáo của MRC nhận định. Hiện có khoảng 17 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống tại lưu vực của hệ thống sông Cửu Long.

dap2

Báo cáo nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố năm 2016 cũng cho rằng các bậc thang thủy điện dòng chính sẽ gây nhiều tác động bất lợi ở mức lớn nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực và môi trường ở Việt Nam, bao gồm nguy cơ mất đi hoặc thậm chí tuyệt chủng của tới 10% các loài cá và thu nhập người dân có thể giảm tới 50%. Theo đánh giá này, ở Việt Nam, tổn thất hàng năm trong thủy sản và nông nghiệp do các đập thủy điện trên dòng chính gây ra có thể tới 15.800 tỷ đồng (khoảng 760 triệu USD).

Những người chỉ trích việc xây dựng đập trên sông Mêkông cho rằng các đập này sẽ tiếp tục là nguồn xung đột.

Theo MRC, tình trạng thiếu thông tin về những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của phát triển thủy điện thượng nguồn và biến đổi khí hậu sẽ khiến người dân sống ở vùng đồng bằng sông Mêkông có thể bị tổn thương do những tác động như gia tăng xâm nhập mặn, giảm phù sa bùn cát và dưỡng chất, ảnh hưởng nguồn cá di cư và thay đổi chế độ dòng chảy.

Tâm Tuệ

Nguồn : Việt Luận, 14/09/2020

***********************

Sông Mekong và him họa t các con đp thượng ngun ca Trung Quc

VOA, 14/09/2020

Dòng chy sông Mekong đã xung ti mc thp k lc do lượng mưa gim và các con đp thượng ngun do Trung Quc xây dng, đe dọa s sng còn ca dòng sông, nơi hàng chc triu người dân Đông Nam Á, trong đó có Vit Nam, đang da vào đ kiếm kế sinh nhai.

dap3

Nuozhadu, con đp ln nht trong s 11 con đp ca Trung Quc thượng ngun sông Mekong. Báo cáo mi ca MRC cho thy các con đp này góp phn làm nh hưởng dòng chy ca con sông dưới h ngun, trong đó có Vit Nam.

Mekong là mt trong nhng dòng sông quan trng nht Châu Á và là ngun sng ca 60 triu người dân, vi Trung Quc thượng ngun và Vit Nam cui ngun. Nhưng đây là năm th hai liên tiếp khu vc h lưu sông Mekong có lưu lượng nước xung mc thp k lc, làm nh hưởng đến thủy li, sn lượng lúa và đánh bt cá tt c đu trng yếu đi vi an ninh lương thc ca khu vc.

Mtbáo cáo mi ca Ủy hi sông Mekong (MRC) cho biết lượng mưa gim đã phn nào gây ra s thiếu ht nước trên dòng sông chy xuyên qua 6 quc gia trong khu vc. Nhưng báo cáo va được công b vào tháng 8 cũng ch ra rng các đp thủy đin trên thượng ngun ch yếu là Trung Quc đã chn li mt lượng ln nước chy xung h ngun, vi các phân lưu cui cùng chy qua các tnh Nam b Vit Nam trước khi đ ra Bin Đông. Sông Mekong bt ngun t cao nguyên Tây Tng ca Trung Quc.

Hin có 11 con đp ln hin đang hot đng trên thượng ngun sông Mekong trước khi ra khi biên gii Trung Quc và chy vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Vit Nam, theo thng kê ca Trung tâm nghiên cu Stimson ca M có tr s Washington, DC. Báo cáo ca d án Mekong ca Stimson ra hi tháng 4 cho biết rng Trung Quc đã xây dng các đp trên thượng lưu sông Mekong trong 3 thp k qua, làm các quc gia h lưu lo ngi rng Trung Quc mt ngày nào đó s "tt ngun nước". Các d liu ca Stimson cho thy trong 6 tháng ca năm 2019, Trung Quc nhn được mt lượng mưa trên trung bình và các con đp ca h đã gi li mt lượng nước ln hơn bao gi hết trong khi các quc gia h lưu đng thi b hn hán nng chưa tng có. Báo cáo ca Stimson ch ra rng Trung Quc tích tr lượng nước nhiu hơn bao gi hết và đang gây ra nhng thay đi tht thường và tàn khc đi vi mc nước h lưu sông Mekong.

dap4

Các con đp trên sông Mekong, gm 11 đp ca Trung Quc đang hot đng trên thượng ngun. (nh ca Trung tâm Stimson)

Tháng 4 va qua, mtbáo cáo qua chương trình Sáng kiến H vùng sông Mekong (LMI) ca B Ngoi giao Hoa K cũng cho rng có s liên quan gia mc nước thp k lc ca sông Mekong trong mt na thế k qua vào năm ngoái, vi các hot đng ca đp thủy đin.

Trích dn báo cáo này, Tr lý Ngoi trưởng M David Stilwell hôm 4/9 cáo buc Trung Quc "thao túng" dòng chy sông Mekong vì "li ích riêng" trong khi các nước h ngun "phi tr giá đt", gây nên "mt thách thc cp bách" trong khu vc. Ông Stilwell nói rng vic "thao túng dòng chy dc sông Mekong" ca Trung Quc xy ra trong 25 năm qua, trong đó "s gián đon dòng chy t nhiên nghiêm trng nht xy ra đng thi vi vic xây dng và vn hành các con đp ln".

Trung Quc ph nhn kết qu ca báo cáo này và nói rng khu vc thượng lưu cũng ghi nhn lượng mưa thp.

Tác đng nghiêm trng ti Vit Nam

Sông Mekong chy qua Campuchia trước khi đ vào Vit Nam và theo báo cáo mi ca MRC, lưu lượng nước thp có th gây ra nhng tác đng nghiêm trng do mt đi tim năng v thủy sn và thủy li.

"Vit Nam có th b gim năng sut ti va lúa Đng bng sông Cu Long", báo cáo ca MRC nhn đnh. Hin có khong 17 triu người dân Vit Nam đang sinh sng ti lưu vc ca h thng sông Cu Long.

Báo cáo nghiên cu tác đng ca các công trình thủy đin trên dòng chính sông Mekong ca B Tài nguyên và Môi trường Vit Nam công b năm 2016 cũng cho rng các bc thang thủy đin dòng chính s gây nhiu tác đng bt li mc ln nghiêm trng ti nhiu lĩnh vc và môi trường Vit Nam, bao gm nguy cơ mt đi hoc thm chí tuyt chng ca ti 10% các loài cá và thu nhp người dân có th gim ti 50%. Theo đánh giá này, Vit Nam, tn tht hàng năm trong thủy sn và nông nghip do các đp thủy đin trên dòng chính gây ra có th ti 15.800 t đng (khong 760 triu USD).

Nhng người ch trích vic xây dng đp trên sông Mekong cho rng các đp này s tiếp tc là ngun xung đt tr phi Trung Quc chuyn sang các phương pháp sn xut đin khác và s hp tác gia các quc gia được tăng cường.

Theo MRC, tình trng thiếu thông tin v nhng nh hưởng trước mt và lâu dài ca phát trin thy đin thượng ngun và biến đi khí hu s khiến người dân sng vùng đng bng sông Mekong có th b tn thương do nhng tác đng như gia tăng xâm nhp mn, gim phù sa bùn cát và dưỡng cht, nh hưởng ngun cá di cư và thay đi chế đ dòng chy.

Mt trong nhng khuyến ngh nêu trong báo cáo mi ca MRC là s minh bch v d liu và chia s thông tin. Và đ tăng cường s minh bch v các hot đng ca các con đp thượng ngun sông Mekong cũng như chng minh s hp tác có tính thin chí, MRC cho rng Trung Quc cn xem xét vic cung cp d liu cho các nước h lưu sông Mekong.

Trước áp lc này, Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường cui tháng trước khi phát biu ti din đàn Lan Thương-Mekong, trong đó có Vit Nam, nói rng Bc Kinh s bt đu chia s d liu thy văn quanh năm ca con sông này.

Bc Kinh khi đng sáng kiên hp tác ngun nước Mekong, vi tên gi Khung Hp tác Lan Thương-Mekong, vào năm 2016 vi 5 quc gia thành viên h lưu con sông này. Các nhà phê bình hoan nghênh tim năng hp tác nhưng cũng cho rng Trung Quc có th dùng sáng kiến này đ "vũ khí hoá" ngun nước cho các li ích kinh tế và đa chính tr.

Vn đ sông Mekong được đưa ra tho lun ti Din đàn Khu vc ASEAN (ARF) trong tun qua, trong đó Th trưởng Ngoi giao Hoa K Stephen Biegun và Ngoi trưởng Vit Nam Phm Bình Minh đng ch ta Hi ngh B trưởng Đi tác Mekong-Hoa K (MUSP) ln đu tiên, vi mc tiêu nâng tm Sáng kiến H ngun Mekong (LMI), đ ng phó vi các tác đng t thượng ngun do Trung Quc gây ra. Hi ngh MUSP khng đnh cam kết ca Washington đi vi tương lai ca LMI "như mt phn ca tm nhìn chung cho mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và ci m".

Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc tng lên tiếng kêu gi các nước "cùng đoàn kết, hp tác đ sông Mekong mãi là dòng chy ca hoà bình, là kết ni sinh tn bn vng, thnh vượng đến muôn đi ca các quc gia, người dân trong khu vc".

Nguồn : VOA, 14/09/2020

Additional Info

  • Author Tâm Tuệ, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Dòng Mekong : mặt trận đối đầu mới Trung- Mỹ ?

Thanh Trúc, RFA, 29/07/2020

Dòng Mekong, nguồn sống quan trọng của hơn 60 triệu dân Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, được nói đang là mặt trận mới trong thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Thực tế bắt nguồn từ việc Trung Quốc cho thâu tóm phần lớn nguồn nước trên thượng nguồn dòng sông.

mekong1

Hình vệ tinh chụp dòng sông Mekong ở Sangkhom, thuộc tỉnh Nong Khai ở Thái Lan hôm 31/10/2019 - AFP

Đây là "cuộc chiến nước" theo cách nói của 2 cây viết Kay Johnson và Panu Wongcha-um, được Reuters dẫn trong bài liên quan hôm 24/7 vừa qua.

Bài viết nêu quan điểm của chính khách và chuyên gia môi trường rằng sông Mekong có thể là một mặt trận khác trong bối cảnh đối đầu Mỹ Trung hiện nay. Reuters dẫn lời một vị đại sứ Mỹ trong khu vực hồi tháng 4/2020 cho hay vị này đã chỉ đích danh Trung Quốc kiểm soát nguồn nước của sông Mekong bằng 11 đập thủy điện, đe dọa trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu nông dân và ngư dân ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ông Patrick Murphy, đại sứ Mỹ tại Campuchia, bày tỏ quan ngại trước kết quả khảo sát do tổ chức nghiên cứu và tư vấn Eyes On Earth ở Hoa Kỳ tháng 4/2020, khẳng định 11 con đập thường xuyên tích nước ở Trung Quốc không chỉ gây hạn hán nghiêm trọng cho hạ nguồn Mekong năm 2019 mà còn phá hủy hệ sinh thái truyền thống, đa dạng tại tiểu vùng Mekong này.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan ngay lập tức phản bác thông tin của viên chức ngoại giao Mỹ, và gọi thông tin này là vô căn cứ, yêu cầu các nước ngoài khu vực đừng tìm cách làm tình hình rối rắm bằng những chuyện không đâu như vậy.

Chuyên gia Witoon Permpongsacharoen thuộc tổ chức bảo vệ môi trường Mekong Energy and Ecology Network, trụ sở tại Bangkok, thì cảnh báo Trung Quốc đang phá hỏng các dự án phát triển mà Hoa Kỳ dành cho sông Mekong bấy lâu nay. Đây là vấn đề địa chính trị, chuyên gia này nhấn mạnh, xem ra còn quan trọng hơn cả vấn đề Biển Đông mà Trung Quốc và Mỹ đang đối đầu.

Việc tích nước từ dòng Mekong mà có thể dẫn đến "cuộc chiến nước", dẫn đến một mặt trận khác giữa 2 đối thủ Mỹ Trung, cần được nhìn rõ qua lăng kính thực tế, là ý kiến của tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên viên Cục Thống Kê Liên Hiệp Quốc :

"Thượng nguồn sông Mekong, tức là khu vực sông Lan Thương của Trung Quốc đổ vào sông Mekong, nói chung một năm 20% nước, và 80% là đổ vào khu vực. Bây giờ nếu thiếu nước thì cũng nên đặt câu hỏi tại sao thiếu, thiếu ở chỗ nào, cái đó phải xác định cho rõ"

"Trong thời gian vừa rồi như tôi hiểu thì những nước ở hạ nguồn cũng làm nhiều điều hạn chế đến vấn đề nước đi vào sông Mekong. Chẳng hạn Việt Nam phá rừng nên không thể giữ nước ở sông Mekong, như Lào và cả Việt Nam làm nhiều đập thủy điện, hay là Campuchia cũng chuyển nước dùng cho nông nghiệp… Dĩ nhiên làm thủy điện thì chỉ có thể giữ nước một thời gian, xong thì đa phần sau đó chảy xuống hạ nguồn thôi chứ có sạch bách đi đâu được. Cái đó phải có sự điều tra hợp tác làm rõ".

mekong2

Dân làng phải sơ tán vì đập thủy điện ở tỉnh Attapeu, Lào bị sập hôm 24/7/2018 Reuters

Nhìn rõ như vậy để thấy, ông Vũ Quang Việt nói tiếp, điều gọi là cuộc chiến nước giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên sông Mekong thực chất chỉ là lời qua tiếng lại mà thôi :

"Trên nguyên tắc luật pháp giữa Trung Quốc và 4 nước ở khu vực Mekong là Thái, Việt Nam, Lào, Campuchia, còn Myanmar và Trung Quốc là 2 nước đối thoại. Trung Quốc đã lập Nhóm Hợp Tác Mekong-Lan Thương , ý đồ là làm việc với Ủy Hội Sông Mekong do Liên Hiệp Quốc tài trợ, làm việc với từng nước một. Đó là vấn đề mà mấy nước phải giải quyết với nhau chứ không liên quan gì tới Mỹ".

"Nếu có ủng hộ và kêu gọi Trung Quốc phải có thái độ hợp tác đàng hoàng thì Mỹ có thể nói, nhưng Mỹ không có quyền tự do đi lại nào trên sông Mekong cả, cho nên vấn đề không phải là Mỹ với Trung Quốc mà là giữa Trung Quốc và các nước ở khu vực Đông Nam Á cùng chia sẻ dòng Mekong".

Đối với ông Brian Eyler, giám đốc Chương Trình Đông Nam Á trong Trung Tâm Stimson ở Washington DC, tác giả cuốn The Last Days Of Mighty Mekong, đã được dịch ra tiếng Việt là Những Ngày Cuối Của Dòng Mekong Hùng Vĩ, "cuộc chiến nước" không phải là từ thích hợp đối với hiện tình sông Mekong :

"Thế nhưng tôi đồng ý là Mỹ và Trung Quốc đang tranh nhau để gây ảnh hưởng về những chính sách ngoại giao liên quan đến dòng Mekong hùng vĩ này".

"Hoa Kỳ đang chứng tỏ sự quan tâm ngày càng nhiều vào những gì đang xảy ra trên dòng Mekong. Tôi nghĩ Hoa Kỳ muốn đẫy mạnh phát triển khu vực Mekong theo hướng môi trường phải được bảo vệ cũng như sự minh bạch phải được cải thiện. Đó là lý do từ năm ngoái đến giờ các viên chức chính phủ Mỹ đã lên tiếng công khai hơn và mạnh mẽ hơn về những hành động bất chấp của Trung Quốc khi sử dụng dòng Mekong".

Trong một lần phỏng vấn trước đây với RFA, Giám đốc Brian Eyler của Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson, từng nhận định tình trạng khô hạn nặng nề tại đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2016 là tai họa thế kỷ, rằng Việt Nam nằm cuối hạ lưu phải đòi hỏi sự công bằng trong việc chia sẻ và sử dụng tài nguyên nước trên sông Mekong bất kể đó là quốc gia nào.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng điểm đáng ngại từ các đập Trung Quốc đối với Việt Nam chính là làm giảm lượng phù sa và cát, gây sạt lở nhiều nơi tại đồng bằng sông Cửu Long.

Về lượng nước, ông giải thích tiếp, các đập ở Trung Quốc chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam khi nào hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino xảy ra và các đập ở Trung Quốc làm trầm trọng vấn đề hơn thôi.

Do đó ông khẳng định, xét về lượng nước đối với đồng bằng sông Cửu Long thì các đập thủy điện ở Lào và Campuchia mới đáng lo ngại hơn.

Được hỏi ông nghĩ sao về ý kiến của chuyên gia Witoon Permsacharoen thuộc Mạng lưới Mekong Energy and Ecology Network, cho rằng dòng Mekong là vấn đề địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, tức có thể trở thành một mặt trận khác giữa 2 nước, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết :

"Việc sông Mekong có trở thành một mặt trận khác nữa không là tùy vào sự suy tính của Hoa Kỳ, nhưng tôi đoán Mỹ không thể làm ngơ chuyện sông Mekong bởi đây là vấn đề an ninh phi truyền thống (Non Traditional Security Issue) có nghĩa nó là vấn đề ảnh hưởng đến an ninh khu vực nhưng lại không có yếu tố quân sự. Cụ thể tác động của thủy điện làm suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn sống của hàng chục triệu người, có thể dẫn tới bất ổn xã hội, thậm chí dẫn tới xung đột giữa các quốc gia rồi ảnh hưởng đến an ninh khu vực . Thành ra Mỹ trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng đối với khu vực này thì không thể bỏ qua chuyện Mekong được".

Về quan điểm cho rằng vấn đề Mekong đối với 4 quốc gia tiểu vùng, trong đó có Việt Nam, còn quan trong hơn vấn đề Biển Đông, nhà nghiên cứu độc lập Nguyễn Hữu Thiện bày tỏ sự đồng ý :

"Từ hồi tôi tham gia đánh giá Môi Trường Chiến Lược 11 đập thủy điện trên dòng chính Mekong thì bản thân tôi đã thấy chuyện Mekong nếu suy xét kỹ thì không hề kém chuyện Biển Đông. Dĩ nhiên là khó thấy vì nó không có yếu tố quân sự, thông thường nhiều khi vài chục năm mới nhận biết được".

Được hỏi Việt Nam thích ứng ra sao trong vấn đề các con đập từ Trung Quốc cũng như từ các nước láng giềng ? Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện :

"Việt Nam chỉ có công cụ duy nhất là Hiệp Định Mekong năm 1995. Nhưng Hiệp Định này lại có nhiều lổ hổng, cụ thể Lào vẫn tiến hành xây dụng các đập Xayabury và Don Sahong. Lào đã thông báo cũng như tiến hành thủ tục tham vấn đối với các đập mới như Luang Prabang và Xanakhảm".

"Tuy nhiên tình hình đang có sự thay đổi, Campuchia đã hoãn 2 đập dòng chính Sambor và Stung Treng trong 10 năm. Các đập dòng chính ở Lào dù đã tham vấn nhưng có vẻ khó thực hiện vì 2 lý do, một là không có nguồn tiền đầu tư, hai là nhu cầu điện đang suy giảm mạnh do khuynh hướng năng lượng mới từ gió và mặt trời và do dịch Covid-19 nữa".

Từ năm 2009, Mỹ đã chi 120 triệu đô la cho Sáng kiến Hạ Lưu Mekong, Lower Mekong Initiative. Năm 2016 Trung Quốc chi trội hơn với 300 triệu USD cho các quỹ nghiên cứu thuộc Cơ Chế Hợp Tác Mekong- Lan Thương LMC do Bắc Kinh lập nên.

Đại sứ Mỹ tại Thái Lan, ông Michael DeSombre, từng chỉ trích LMC Cơ chế Hợp tác Mekong-Lan Thương chỉ là tổ chức song hành cùng MRC Ủy hội Sông Mekong, vì thế Trung Quốc nên làm việc chặt chẽ hơn với Ủy hội Sông Mekong thay vì nghiêng hẳn về một phía LMC do Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát.

Bất kể khuyến cáo từ phía Mỹ, đại diện các nước trong Ủy hội Sông Mekong khi đó đã lên tiếng ủng hộ sự hợp tác của LMC .

Cũng từ năm 2002, Trung Quốc khởi sự loan báo với các quốc gia hạ lưu về lịch trình xả đập mà có thể gây lũ lụt.

Thế nhưng theo Reuters thì thông tin liên quan được Trung Quốc công bố rất ít, các quốc gia hạ nguồn khó mà xoay sở cũng như đề kế hoạch ứng phó kịp thời.

Tại một cuộc họp về hợp tác LMC tháng Hai vừa qua, một viên chức Việt Nam không tiết lộ danh tính đã nói riêng với Reuters rằng Trung Quốc không chia sẻ thông tin và số liệu đích thực về vấn đề vận hành cũng như xả đập của họ với các nước trong tiểu vùng Mekong.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 29/07/2020

************************

Ý tưởng v qun lý và gii quyết nước

Phạm Phú Khải, VOA, 29/07/2020

mekong3

Tr lý Ngoi trưởng Hoa K David Stilwell và các đi tác Vit Nam, Campuchia, Thái Lan tham gia tho lun trc tuyến v Sáng kiến H vùng Mekong. Photo Twitter EAP Bureau.

Các bài viết va qua v nước, v sông Mekong, đã trình bày những th thách ln sau đây :

1) Tình trng Đng bng Sông Cu Long đang b nhim mn có nguy cơ không th cu vãn mà ch yếu là do các đp, và gi nước, thượng ngun ;

2) Nn st đt do khai thác nước ngm dung tích cc ln đã làm nhng đa đim thp có nguy cơ chìm dưới nước vào cui thế k này ;

3) Nước mn hin nay có th đi sâu vào sông đến 40km nhng khi hn hán cùng với sự thay đi khí hu và hâm nóng đa cu s là thường trc, làm trm trng thêm vn đ ;

4) Thêm vi ch trương ca Trung Quc mun vũ khí hóa nước và chính sách ngoi giao vi các quc gia h ngun Mekong bng việc xây dng nhiu đp nước cc ln và ym tr các quc gia khác cùng làm, sau đó lại ngăn chn phù sa chy xung h ngun, và thi hành bin pháp gi nước thượng ngun vào mùa h và x nước vào mùa mưa [1].

Tt c các th thách này không đc lp vi nhau. Nó ph thuc và tương tác nhau, làm cho th thách, đi vi Vit Nam, vn đã khó khăn, nay càng thêm khó khăn hơn.

Lãnh đo quc gia l ra phi biết và làm nhng gì tt nht cho quc gia mình. Đó là điu mong đi ti thiu và căn bn t mi người dân đi vi chính quyn ca mình. Vai trò ca h là gì, ngoài điu này ? Lãnh đo quc gia phi biết cân nhc và quyết đoán đ chn ly nhng gii pháp khó khăn, thay vì d dàng, hầu để có th mang li kết qu lâu dài vng bền, hơn là chp vá ngn hn.

Nhưng thc tế thường thì phũ phàng. Nhng gì tt nht cho quc gia không nht thiết tt nht cho gii cm quyn. nhiu nơi, không riêng gì Vit Nam. Cách qun lý và gii quyết sông Mekong trên 25 năm qua ca y hi Sông Mekong (MRC) cho thy s vô hiu qu và bt lc ca nó. Nhưng nó xy ra được bi vì tt c các th chế chính tr ti đây đu đc tài hoc không dân ch.

Theo bn đánh giá mi nht cat chc Freedom House, v quyn chính tr và t do dân s, thì trong 6 nước liên quan đến sông Mekong, ngoi tr Thái có ch s 32/100, mt phn t do, thì 5 nước còn li đu không t do. Trung Quc, t nht, ch được 10 trên 100 đim ; Lào ch có 14/100 ; Vit Nam 20/100 ; Campuchia 25/100 ; Miến Đin 30/100 [2]. Ba nước được toàn đim 100/100 đu t Bc Âu, bao gm Phn Lan, Na Uy và Thu Đin.

Vy thì người Vit trong và ngoài nước có th mong đi gì t chính quyn Vit Nam, và mi chúng ta có th làm được gì trước him ha to ln nh hưởng lên đi sng ca mt phn năm dân s hin nay cũng như mt h sinh thái vô cùng quan trng cho bao thế h ti ?

Hơn bn mươi lăm năm qua cũng đ đ người dân Vit Nam, nếu tìm hiu thông tin đa chiu, thì rõ ràng thy rng bt c s mong đi nào t phía chính quyn rt cuc cũng ch là s tht vng não n. Người dân ch là th yếu trong các mc tiêu ưu tiên ca h. Ba mc tiêu hàng đu ca gii cm quyn Vit Nam by lâu này, đi t dưới lên trên, là phát trin kinh tế, n đnh xã hi, và duy trì quyn lc. Nếu nhìn k hành đng ca chế đ, thì an ninh quc gia chưa hn đã nm trên ba ưu tiên này. Duy trì quyn lc bng mi giá, k c vic hy sinh phát trin kinh tế, đ n đnh chính tr ; k c vic mang tiếng nhu nhược vi Trung Quc, hèn vi gic ác vi dân ; k c vic mua quan bán chc và thông đng vi ngoi bang. B ngoi giao Vit Nam cũng ch có tiếng nói gii hn nào đó trong chính quyn hay quc hi, và ch phc v các mc tiêu hàng đu ca đng, chứ không phi li ích ca đa s người dân.

Chúng ta còn mong đi vào các t chc như MRC chăng ? Như đã trình bày trong các bài qua, nó s chẳng mang li kết qu tích cc nào. Lancang-Mekong Cooperation (LMC) framework thì ch mun vô hiu hóa hay đy MRC sang bên l. Sáng kiến H lưu Mekong (LMI-Lower Mekong Initiative) có thêm Miến Đin, và nht là Hoa K, tham gia tích cc vi bn nước thành viên ca MRC [3]. Hoa K đang n lc ng h năm quc gia này có nhng chính sách thích hp hiu qu đ cùng qun lý sông Mekong h ngun. Ngoi trưởng Mike Pompeo và các viên chc hàng đu ca Hoa K v ngoi giao đã mnh m lên tiếng phê bình các chính sách ca Trung Quc đi vi Bin Đông và sông Mekong [4]. Vào đu tháng By va qua, Hoa K đã công b sm rng s tham gia vào chiến lược chung ca các quc gia h ngun hu nâng tm mc tiêu ca LMI, tăng cường sc mnh chung ca nhóm. Có Hoa K đàng sau thì Trung Quc không d gì bt nt được. Đây là cơ hi tt cho Vit Nam và bn quc gia còn li. Nhưng h có mun và có th cam kết cùng nhau gii quyết các vn đ tn đng quá lâu ca sông Mekong, nht là s nh hưởng quá ln và tai hi ca Trung Quc by lâu nay, thì thi gian mi tr li được.

Điu đáng nói là s mong đi t mi t chc hay chính quyn, k c các chính quyn dân ch, là điu không nên. Mong đi không có gì sai, nhưng nó th đng và thường vô hiu, nht là khi đi tác ù lì và vô trách nhim. Mun thay đi, người dân phi liên tc ch đng đ bo v quyn hn và li ích ca mình. Trong th chế dân ch, các t chc xã hi dân s cũng như các cá nhân trong toàn xã hi luôn tìm cách vn đng chính gii và chính quyn v mi vn đ liên quan đến đi sng ca h. Giáo dc, môi trường, kinh tế, thương mi cho đến th thao, văn hóa, ngh thut, du lch v.v… Mi cp chính quyn, t đa phương, tiu bang đến liên bang, đu có s tham gia tích cc ca người dân, qua các din đàn khác nhau, đ bày t tiếng nói. Nht là qua các phương tin truyn thông t do. Mi dân biu hay thượng ngh sĩ đu phi th hin s quan tâm ca người h đi din, và nêu lên nhng quan tâm chính đáng này trong c ác din đàn quc hi khác nhau. Tóm li, người dân nhng nước dân ch luôn ch đng tranh đu cho quyn li ca mình ch không ch ai c, và h có kh năng t gii quyết vn đ, và rt sáng to.

Trong bn mươi lăm năm qua, ch có mt đng ti Vit Nam được cho phép hot đng, trong đó tư pháp hành pháp lp pháp đu thuc về đng. Truyn thông hay các t chc xã hi dân s l ra đc lp, như thanh niên, sinh viên, công đoàn v.v… nhưng đu do đng nm toàn phn hoc bán phn. Qua thi gian, mi suy nghĩ đc lp hay tư duy phn bin khó mà hin hu hay phát trin. Nếu đ người dân Vit Nam có t do chn la, đi đa s chc s không chn chế đ này. Nhưng vi tình trng hin nay, tt c đu bt lc vì mi cá nhân trong đó cm thy nh nhoi trước nhng vn đ vô cùng to tát. Kết qu thì ch có mt thiu s rt nh dn thân hot đng mong to s thay đi. Phn ln hoc không tham gia, hay ch biết chi bi hoc than trách. Chi không thay đi được gì, ngoi tr làm cho người nói, và nhng người đng điu nghe, bt cơn gin. Than th hay than trách ri tr thành thói quen, nhưng li tiêu cc và nguy him. Than xong ri quên. Tưởng vn đ được gi i quyết nhưng không phi. Khi nh hay gp li tình hung tương t thì than tiếp. Chi và than, ti mt lúc nào đó, dn nén và bùng n tr thành bo lc. Điu này cũng chng gii quyết được gì.

Trong các k năng cn thiết nht đ gii quyết các vn đ sông Mekong nói riêng, bao nhiêu vn nn khác ti Vit Nam hôm nay nói chung (nht là nn giáo dc nh hưởng đến bao thế h hôm nay và mai sau mà tương lai ca h cho đến tương lai ca đt nước ph thuc vào đó), thì tôi cho rng ba k năng quan trng nht sau đây có th giúp được cho đt nước trên đường dài. Đó là suy nghĩ phê phán/trit đ (critical thinking), qun lý quan h (relationship management) và gii quyết vn đ (problem solving).

Suy nghĩ phê phán là đ phân bit tht hay gi, trong thi đi thông tin tràn ngp và đy tin gi. Nó giúp mi người nhìn ra được cái gc thay vì ch cái ngn ca vn đ. Gii quyết vn đ là k năng phi có ca người lãnh đo và mi công chc ca quc gia. Đây là k năng cao nht và cn thiết nht cho các vn đ ca đt nước [5]. Nhưng tt c hai k năng quan trng này s không gii quyết được gì hết nếu con người không th làm vic vi nhau ; nếu không biết qun lý quan h.

Các t chc và cá nhân Vit Nam trong và ngoài nước đu gp phi vn đ này, nên rt cuc sut 45 năm qua, thay vì phát trin thì li đ v, phn ln ch vì vn đ con người. Không hiu tâm lý, không biết qun lý quan h, không biết kim chế hay qun lý cm xúc ca mình và người khác, nên bt đng tr thành bt hòa, chuyn nh thành chuyn ln v.v

Không th ch đng thay đi được gì khi chưa th ngi li làm vic vi nhau. Cái "Tôi" ai cũng ln thì cái "Chung" đ đâu ?

Đi vi vn đ sông Mekong, 20 triu người đang b nh hưởng nng n, có nguy cơ tàn phá h sinh thái ca h hoàn toàn trong các thp niên ti.

Đây là mt th thách vô cùng to ln cho toàn đt nước Vit Nam. Nhưng cũng là cơ hi đ nhiu cá nhân và t chc chng minh tài lãnh đo và vin kiến cho các vn đ tm quc gia. Đây là cơ hi đ các t chc đu tranh chng minh h có kh năng thay thế đng cm quyn hin nay, không phi bng hn thù hay tranh dành quyn lc, mà vì tương lai và vn mnh ca quc gia. Đây là cơ hi đ giúp cho mt phn năm dân s Vit Nam nuôi hy vng rng tương lai h cũng có người quan tâm, và vn có nhng người tài đc có gii pháp tht s cho h, ch không hoàn toàn bế tc hết hy vng.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 29/07/2020

Tài liu tham kho :

1. Phm Phú Khi, "Trung Quc xiết c bng nước", VOA tiếng Việt, 14 July 2020 ; Phm Phú Khi, "Nhìn t Úc : Nhng vn đ an ninh quc gia", VOA tiếng Việt, 17 July 2020 ; Phm Phú Khi, "Nước bn ly gì ra ?", VOA tiếng Việt, 20 July 2020 ; Phm Phú Khi, "Nước, nng và quyn lc", VOA tiếng Việt, 27 July 2020.

2. "Countries and Territories", Freedom House ; accessed on 25 July 2020. Trang Freedom House cho biết "Freedom House rates peoples access to political rights and civil liberties in 210 countries and territories through its annual Freedom in the World report. Individual freedomsranging from the right to vote to freedom of expression and equality before the law—can be affected by state or nonstate actors".

3. "Lower Mekong Initiative FAQ's", US Department of State ; accessed on 25 July 2020.

4. "Chuyên gia : M s cng rn hơn sau khi bác yêu sách Bin Đông ca TQ", VOA tiếng Việt, 14 July 2020 ; "Hoa Kỳ nâng tm mc tiêu cho Sáng kiến H lưu sông Mekong", VOA tiếng Việt, 2 July 2020 ;

5. Trong bài nói chuyn ca Th tướng Úc Scott Morrison vi các lãnh đo công chc hàng đu ca Úc năm ngoái, và 150 ngàn viên chc chính ph Úc, ông nhn mnh rng trong thi đi mà mi vn đ đu phc tp, gii quyết vn đ là k năng phi được đ cao đ làm tiêu chun ca người lãnh đo. Xin đc bài Rod Glover and Beth Noveck, "To restore trust in government, we need to reinvent how the public service works", The Conversation, 13 August 2019 ; Michell Gratton, "Grattan on Friday : Morrison can learn a lot from the public servants, but will he listen ?", The Conversation, 8 August 2019.

*************************

Nước, nng và quyn lc

Phạm Phú Khải, VOA, 27/07/2020

Nước và nng, cái nào s cho ra năng lượng tái to cn thiết và bn vng cho con người hôm nay và mai sau ?

mekong4

Đp Tam Hp, ngày 19 tháng By, 2020.

Câu tr li là nng, ánh nng mt tri [1]. Năng lượng tái to do ánh nng mt tri không cho ra khí thi CO2, không làm ô nhim môi trường hay làm nóng đa cu. Trong khi đó, các thy đp có th phá v h sinh thái sông và cng đng xung quanh, gây hi cho đng vt hoang dã và làm cho người dân phi di nơi .

Đc bit đúng cho lưu vc sông Mekong.

Mt nghiên cu quy mô vào năm 2017 ca cơ quanStockholm Environment Institute vi s h tr ca UNESCO đưa ra một số kết lun đáng chú ý : mt, nếu tt c các đp h lưu sông Mekong được xây thì 96% phù sa s b mc kt, ch còn li 4% so vi hin nay xung vùng đng bng ; hai, nếu tt c các đp này xây thì Vit Nam có th mt đi 203.300 tn lúa trong 10 năm ti ; ba, mt phù sa và dinh dưỡng do các đp, và mt môi trường sng, thì s làm gim 12 đến 27 phn trăm năng sut chính ca thc vt thuc khu vc đng bng [2].

Điu đáng lo hơn na là năm quc gia h ngun, bao gm Thái Lan, Miến Đin, Lào, Campuchia và Vit Nam, đu đc tài, tuy hình thc khác nhau. Thái Lan và Miến Đin thì quân đi vn nm quá nhiu quyn lc trong tay. Campuchia, Lào và Vit Nam thì do mt cá nhân hay mt nhóm người thuc đng cng sn hay tng là đng viên cng sn nm quyn hành trong tay.

Bn chính ph này, không k Miến Đin, thành lpy hi Sông Mekong (Mekong River Commission/MRC) năm 1995. 25 năm qua, MRC đã thc hin đượcnhiu nghiên cu hu ích, nhưngnh hưởng ca MRC đi vi các quc gia thành viên rt gii hn, khoan nói đến nh hưởng lên Trung Quc [3]. Mt phn là vì MRC ch trương không can thip vào chuyn ni b và quyết đnh phi da trên đng thun chung. MRC cũng không th đng thun ngay c trên các vn đ sng còn ca các nước trc tiếp nh hưởng. Chng hn như các đ ngh da trên mt nghiên cu kéo dài 5 năm, vPhát trin và Qun lý Bn vng Sông Mekong t năm 2012 đến 2017, k c các nh hưởng ca đp nước thượng ngun, thì không được hưởng ng [4]. Ch có Vit Nam mi ng h các bin pháp đ ngh t nghiên cu này ; còn Lào, Thái Lan và Campuchia thì không [5]. Trong khi đó, tng giá tr thy sn t sông Mekong lượng giá là 11 t M kim (có ngun khác ước tính 17 t M kim), và nghiên cu này phng đoán s có 35%- 40% gim sinh khi cá vào năm 2020. Tuy biết vy nhưng mt s quc gia thành viên không chp nhn.

Vì sao lại có chuyện như trên ? Tt c vì li ích ca nước mình thay vì xem ngun lc sông Mekong là li ích chung. Nhưng lý do chính là do có bàn tay Trung Quc đng đàng sau.

Ngoài nhng th đon ca Trung Quc được trình bày trong ba bài trước, t Bin Đông đến sông Mekong, t gi nước hay x nước qua các đp và ngăn cn phù sa chy xung h ngun, Trung Quc còn s dng tuyt chiêu khác. Khuyến khích các nước Lào và Campuchiatăng cường xây dng các đp trên giòng sông này [6]. Cách này chng khác gì cung cp/np đn đ các nước này bn vào nhau. Chng hn, d án xây đp cc ln Xayaburi, 1,3GW, ti Lào, và h còn d tính rt nhiu đp như thế dc sông Mekong, d trù xut cng hai phn ba năng lượng thy đp này. D án này được Trung Quc tài tr và ng h. Công ty đin lc Thái Lan d trù mua đin thu hoch t đp Xayaburi này. Nhưng hai quc gia này tr nên quan ngi khi mc nước sông Mekong tt xung thp nht vào tháng 7 năm 2019. Mc nước Vientiane ti Lào xung ch còn 3,2 mét, thp hơn trung bình 4,5 mét [7]. Ngoài vì hn hán năm 2019, còn là do các đp được xây quá nhiu trên con sông Mekong này (Tp chí the Economist cho biết Lào d tính xây 301 đp trong tng s 374 đp trong kế hoch).

Lancang-Mekong Cooperation framework (LMC), mt t chc do Trung Quc thành lp mà mc tiêu là vô hiu hóa MRC, ha s chi và cp 12 t đô la năm 2018 cho các d án, t tuyến đường xe la cao tc ni hai nước Lào Trung Quc, ri ni vi thành ph Côn Minh ca Trung Quc đến tn Singapore. Trung Quc đã gi người ca h đi khp năm quc gia h ngun tìm cách thuyết phc các nước này ký kết vào các d án ln thuc Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Hu như tt c năm nước này, ít hay nhiu, đu dn dp chun b nghênh đón các nhà đu tư t Trung Quc sang. Vit Nam tha biết các chiến lược bao vây ca Trung Quc, nhưng ri vì li ích bè nhóm, không phi vì đt nước, mà thông qua d lut Đc Khu đ chào đón Trung Quc cách đây hai năm. Cũng may người dân phn đi quá nên chưa thông qua. Nhng người đu tranh ti Vit Nam hay các nước khác chng các đc khu hay bo v môi trường đu b các chính quyn ca h đàn áp thng tay. Không nhng thế, khi mc nước sông Mekong xung thp nht vào gia năm 2019, làm hàng triu ng ười dân sng dc b sông Mekong hoang mang tt đ, thì các chính ph Lào và Campuchiavn gi im lng, thay vì đưa thông tin đ người dân hiu biết [8]. Trong nhng năm qua, mi năm có đến 300 ngàn trong s 20 triu người Vit sng nh vào Đng bng Sông Cu Long phi di đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nếu các đp nước tiếp tc được xây (Trung Quc d tính 8 đp na, Lào 7), thì lưu vc sông Mekong được tn ti hàng ngàn năm qua, skhông còn như thế nữa trong tương lai [9].

Trung Quc mun kim soát toàn din các ngun lc, t sông Mekong đến Bin Đông, đ giúp h thi hành kế hochVành đai Con đường BRI. Đến khi h thc hin được gic mng này ri, thì h đã bao vây được phn ln Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, và phn nào đó Thái Bình Dương. Ch có Châu M và Úc h chưa đng đến, mc du chính quyn Victoria đã ký kếtBn Ghi nh MOU vi Bc Kinh.

Nhà nghiên cu Alan Basist, thuc cơ quanEyes on Earth, sau nhiu năm nghiên cu đã kết lun rng, nhìn hình v tinh thì thy màu xanh đm Trung Quc, tc nhiu nước, nhưng li màu đ Thái Lan và Campuchia, tc thiếu nước ; rõ ràng Trung Quc đang mun điu hòa dòng nước chy, và h tht s đang làm như thế. Ông Chainarong thuc Đi hc Mahasarakham thì cho rng Trung Quc dùng nước như chính tr : H to ra thit hi, nhưng li yêu cu người khác biết ơn [10].

Lòng tham và sự đc đa ca Trung Quc không th đo lường được. Trung Quc là nơi sn xut ranhiu tm năng lượng mt tri nht, chiếm 70 phn trăm [11]. Nhng đp nước này đu không tt cho môi trường và nht là cho các nước h ngun. H tha biết điu đó. Năng lượng mt tri là con đường tương lai, không ch tt cho môi trường hôm nay mà còn bo v các ngun lc thiên nhiên cho các thế h mai sau. Mt nghiên cu được y nhim bi t chc World Wildlife Fund kết lun rng,100% năng lượng ti lưu vc sông Mekong có th được to ra bi các công ngh năng lượng tái to và bn vng như gió, mt tri, khí sinh hc, đa nhit và sinh khi vào năm 2050 [12]. Không cn đến các đp nước này. Nhưng Trung Quc vn tìm cách thuyết phc các nước h ngun đng ý xây đp và h sn sàng cho mượn tin, vi bao nhiêu ha hn xut cng năng lượng, nhưng li đi sn xut, s dng và xut cng các tm năng lượng mt tri trong nước đi nhiu nơi khác trên thế gii.

Tóm li, lãnh đo bt tài li thất đc thì quc gia thit thòi. Vì thế, không th trách mt Trung Quc có mng bành trướng bá quyn vi bao th đon thâm đc trong tay đi cám d lãnh đo quc gia ca các nước h lưu sông Mekong. Cũng không th trách lãnh đo quc gia ca các nước h lưu sông Mekong vì tht ra h cũng tha biết nhng âm mưu thâm đc ca Trung Quc. Rt cuc thì ch là trò buôn bán quyn li và quyn lc vi nhau thôi. Chuyn này có th xy ra bi vì tt c các th chế chính tr ti đây đu đc tài hoc không dân ch. Người dân không có tiếng nói bao nhiêu trong các vn đ quan trng mang tm quc gia. Các quyết đnh chính tr sau cùng ch do mt thiu s thao túng gn như toàn b da trên quyn li và quyn lc ca k cm quyn.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 27/07/2020

Tài liu tham kho :

1. Christina Nunez, "Renewable energy, explained", National Geographic, 30 January 2019.

2. Piman, T. and Shrestha, M. (2017). Case Study on Sediment in the Mekong River Basin : Current State and Future Trends. UNESCO and Stockholm Environment Institute (SEI).

3. Gabriella Neusner, "Why the Mekong River Commission Matters", The Diplomat, 7 December 2016.

4. "Reporting Findings and Results from the Council Study to Member Countries", Mekong River Commission, Vientiane, Lao PDR, 12 February 2018.

5. Tom Fawthrop, "Something Is Very Wrong on the Mekong River", The Diplomat, 26 August 201 .

6. Sam Geall, "Troubles on the Mekong", Foreign Affairs, 7 November 2019.

7. "Why are water levels of the Mekong at a 100-year low ?", The Economist, 7 August 2019.

8. Hannah Beech, "Damming the Lower Mekong, Devastating the Ways and Means of Life", The New York Times, 15 February 2020.

9. "South-East Asia’s biggest river is drying up", The Economist, 14 May 2020.

10. Hannah Beech, "China Limited the Mekong’s Flow. Other Countries Suffered a Drought", The New York Times, 13 April 2020.

11. Chris Baranuik, "How China's giant solar farms are transforming world energy", BBC, 4 September 2018 ; Theo EnergySage thì có đến 70 phn trăm tm năng lượng mt tri làm ti Trung Quc. Luke Richardson, "Are Chinese solar panels good quality ?", EnergySage, 18 May 2017.

12. "Greater Mekong Region Can Reach 100 Percent Renewable and Sustainable Energy by 2050, According to New WWF Study", WWF, 24 May 2016.

Additional Info

  • Author Thanh Trúc, Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3