Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam nhích về Mỹ, nhưng không quá gần

Ralph Jennings, VOA, 06/03/2020

Hoa Kỳ trong tuần này điu tàu sân bay đến thăm Vit Nam ln th hai trong hàng chc năm qua. Các nhà phân tích nhìn nhn rng hai nước đang ngày càng tr nên thân thiết hơn, bt chp tng có cuc chiến khc lit gia h cách đây 50 năm, và nay c hai đu mong ngăn chặn vic Bc Kinh bành trướng trên Bin Đông.

uss1

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt

Tuy nhiên, hệ thng chính tr cng sn Vit Nam và vic quc gia này nht quán vi chính sách đi ngoi đa phương thay vì ch thân phương Tây có th làm cho Washington khó tiến đến quá gn.

Sean King, phó chủ tch ca t chc tư vn chính tr Park Strategies có tr s ti New York, nói vi VOA : "B máy quan liêu Washington chc chn xem Hà Ni như là mt đi tác trong vic đy lùi các yêu sách ch quyn và hot đng quân s hóa ca Bc Kinh Bin Đông. Nhưng Vit Nam không phi là mt đng minh, cũng không phi là mt nn dân ch, do đó, có nhng gii hn trong s hp tác này".

"Tôi cảm nhn thy Vit Nam mun [Hoa Kỳ] là đi trng trong khu vc vi Bc Kinh nhưng không mun tr thành mt phn trong bt kỳ chiến lược ca M nhm kim chế Trung Quc đi lc", ông King nói.

uss2

Tàu USS Theodore Roosevelt (CVN-71) ở cng Tiên Sa, Đà Nng, 5/3/2020

Hôm 5/3, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã cập cng Đà Nng min trung Vit Nam, trang web tin tc quân s Stars and Stripes đưa tin.

Một tàu tun dương mang tên la điu hướng h tống cho tàu sân bay trong chuyến thăm mang tính nghi l.

Trước đó 2 năm, USS Carl Vinson là tàu sân bay đu tiên ca M đến thăm cng k t sau Chiến tranh Vit Nam.

Hai chuyến thăm cho thy c hai bên đu có ý đnh tăng cường quan h quc phòng. Vit Nam muốn có s h tr t bên ngoài trong vic ngăn các tàu Trung Quc đi vào nhng thc th Bin Đông mà Vit Nam có tranh chp vi Trung Quc, nước có quân đi mnh hơn.

Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đc Trung tâm Nghiên cu Quc tế ti Đi hc Khoa hc Xã hi và Nhân văn Thành ph H Chí Minh nói vi VOA : "Tôi nghĩ rng trong tương lai Vit Nam s chào đón hơn na đi vi các tàu hi quân ca Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, ông cho rằng "Một s người bo th trong chính ph Vit Nam không mun mi quan h vi Hoa Kỳ phát trin quá nhanh".

Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ thường xuyên điu tàu chiến đi vào Bin Đông thc hin tun tra vì t do hàng hi, và cũng đ cnh báo Trung Quc, nước mà Washington coi là một siêu cường đi thủ.

Ralph Jennings

Nguồn : VOA, 06/03/2020

********************

Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt

Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu quốc tế, 05/03/2020

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến địa chính trị toàn cầu trong ba thập niên qua, mang lại cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Là một nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cũng là nước đầu tiên cảm nhận được tác động từ sức nặng ngày càng tăng của nước này. Do đó, dù cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông.

aircraft1

Hàng không mẫu hạm USS Theoore Roosevelt trong cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 05/03/2020

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt 106,94 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam trong năm. Đồng thời, Trung Quốc đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng. Tới cuối năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.168 dự án và 13,4 tỷ USD tổng vốn đăng ký. Nếu tính cả Hồng Kông, Trung Quốc sẽ xếp thứ tư, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Trung Quốc cũng là nguồn khách du lịch quan trọng nhất đối với Việt Nam. Ví dụ, năm 2018, 4,966 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đã chiếm tới 32% tổng lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam năm đó.

Các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ đồng nghĩa với việc Việt Nam có lợi ích trong việc duy trì một mối quan hệ lành mạnh và ổn định với Trung Quốc. Tuy nhiên, tranh chấp Biển Đông đã đặt ra những thách thức không ngừng đối với quan hệ song phương, buộc Việt Nam phải chấp nhận một lập trường mang tính đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền và lợi ích trên biển. Đối mặt với cách biệt quyền lực lớn giữa hai nước, trong khi tìm cách phát triển sức mạnh kinh tế và hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Việt Nam cũng cảm thấy cần phải tăng cường quan hệ chiến lược với các cường quốc để tạo đối trọng với Trung Quốc. Trong nỗ lực này, Việt Nam không tìm thấy cường quốc nào tương thích hơn để làm việc đó ngoài Hoa Kỳ.

Từ góc nhìn của các chiến lược gia Việt Nam, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có cả sức mạnh lẫn ý chí chính trị cần thiết để kiềm chế tham vọng chiến lược của Trung Quốc, bao gồm ở cả Biển Đông. Sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc trong vài năm qua tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ chiến lược của Hà Nội với Washington khi lợi ích chiến lược của hai nước trở nên song trùng hơn do nhận thức chung của họ về mối đe dọa Trung Quốc.

Những nỗ lực của Việt Nam dường như được Mỹ đáp lại, khi Mỹ coi Việt Nam là đối tác an ninh mới nổi ngày càng quan trọng. Ví dụ, Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố vào tháng 6 năm 2019 đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ "đang ưu tiên các mối quan hệ mới với Việt Nam, Indonesia và Malaysia - những nhân tố chủ chốt trong ASEAN vốn đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực của chúng tôi nhằm đảm bảo hòa bình và bảo vệ sự thịnh vượng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Đối với Mỹ, Việt Nam không chỉ là một cơ hội kinh tế. Với những nâng cấp quân sự đáng kể trong thập niên qua, Việt Nam hiện có trong tay một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất Đông Nam Á. Hơn nữa, với tư cách là một quốc gia chủ chốt trong tranh chấp Biển Đông với lịch sử phản kháng lâu dài chống lại sự thống trị và bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam có thể là một nhân tố quan trọng trong khu vực giúp Mỹ kiềm chế tham vọng địa chính trị của Trung Quốc.

Với suy nghĩ đó, trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5 năm 2016, Tổng thống Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2018, Đài Phát thanh Hoa Kỳ đã đưa tin rằng Việt Nam có các hợp đồng mua trang thiết bị quân sự trị giá 94,7 triệu đô la với Mỹ theo các chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) và Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS). Những chương trình này đã giúp Việt Nam cải thiện hơn nữa năng lực hàng hải để đối phó với các thách thức an ninh ở Biển Đông. Chẳng hạn, vào tháng 5 năm 2017, Hà Nội đã nhận được sáu tàu tuần tra nhanh Metal Shark trị giá 18 triệu đô la do Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Cảnh sát Biển. Cũng trong tháng đó, một tàu lớp Hamilton của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã loại biên cũng được chuyển giao cho Việt Nam. Vào tháng 2 năm 2019, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Phil Davidson, nói rằng Việt Nam đang chuẩn bị mua các thiết bị từ Hoa Kỳ, bao gồm máy bay không người lái Boeing Insitu ScanEagle, máy bay huấn luyện Beechcraft T-6 Texan II và nhận chuyển giao một tàu Tuần duyên thứ hai từ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, dù có những cải thiện liên tục trong quan hệ song phương nói chung và quan hệ chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng, các quan chức Việt Nam vẫn lo ngại rằng nếu Việt Nam tiến quá nhanh và quá xa trong quan hệ chiến lược với Mỹ, họ sẽ làm Trung Quốc phật lòng và khiêu khích Bắc Kinh trả đũa.

Từ quan điểm của Hà Nội, sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc cũng như tầm quan trọng của Trung Quốc đối với sự thịnh vượng kinh tế và an ninh của Việt Nam có nghĩa là một mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc có thể đặt Việt Nam vào một vị thế chiến lược bấp bênh đến mức ngay cả một mối quan hệ mạnh mẽ với Hoa Kỳ cũng không thể bù đắp được.

Chính vì vậy, trong khi cố gắng tăng cường quan hệ với Washington, Hà Nội có xu hướng để mắt đến các phản ứng của Bắc Kinh và điều chỉnh quan hệ với Washington cho phù hợp. Chẳng hạn, giữa tháng 10 năm 2018, Việt Nam đã lặng lẽ hủy 15 hoạt động hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ dự kiến cho năm 2019 liên quan đến trao đổi lục quân, hải quân và không quân. Quyết định này dường như là một trong những phản ứng của Hà Nội đối với cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, điều khiến Việt Nam gần như không thể củng cố quan hệ quốc phòng chặt chẽ với một cường quốc này mà không làm phật lòng cường quốc kia.

Do đó, Hà Nội đã cố gắng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ với một tốc độ vừa phải và giữ cho hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ ít khoa trương ồn ào nhất có thể. Đây cũng có thể là lý do khiến Việt Nam do dự trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ mặc dù Hoa Kỳ đã có các động thái mời mọc về cả ngoại giao lẫn chiến lược liên tục kể từ năm 2013.

Tuy nhiên, quyết định của Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Mỹ ở một tốc độ vừa phải không phải là xu hướng bất biến. Trên thực tế, đó cũng không phải là quyết định của riêng Việt Nam. Do quyết định đó được hình thành phần lớn dựa vào nhận thức của Việt Nam về mối đe dọa Trung Quốc, cách Trung Quốc hành xử ở Biển Đông cũng sẽ gây tác động lên quỹ đạo tương lai của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc tiếp tục hành động hung hăng ở Biển Đông, như được minh chứng bởi sự xâm phạm liên tục của Trung Quốc vào các vùng biển Việt Nam bằng tàu khảo sát và các tàu đi kèm từ tháng 7 đến tháng 10 năm ngoái, Việt Nam sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Mỹ nhằm chống lại những sự xâm phạm như vậy từ phía Trung Quốc.

Cuối tuần này, USS Theodore Roosevelt sẽ trở thành tàu sân bay thứ hai của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam sau chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên của tàu USS Carl Vinson hai năm trước. Nếu chuyến thăm nói lên điều gì, thì đó chính là việc quyết định của Việt Nam đón tiếp tàu sân bay trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung không ngừng gia tăng cho thấy sự tự chủ chiến lược cũng như tư thế chiến lược ngày càng trưởng thành của Việt Nam.

Chuyến thăm cũng giúp Việt Nam gửi những tín hiệu nhất quán tới cả hai cường quốc :

- Đối với Mỹ, Hà Nội tiếp tục coi trọng quan hệ chiến lược song phương và Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Mỹ ở Biển Đông nếu các can dự đó phù hợp với lợi ích của Việt Nam.

- Đối với Trung Quốc, thông điệp là nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì lập trường xác quyết, không tôn trọng các lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông thì điều đó có thể gây tác dụng ngược, đẩy Việt Nam xa hơn về phía Mỹ cho dù Việt Nam có coi trọng mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc đến mức nào đi chăng nữa.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/03/2020

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên ThinkChina (xem bản dịch dưới đây).

*****************

Tàu sân bay Mỹ ghé Đà Nẵng : nghệ thuật đi dây của Việt Nam

Lê Hồng Hiệp, VNTB, 06/03/2020

Sự trỗi dậy của Trung Quốc có nhiều hệ luỵ nhất đối với địa chính trị toàn cầu trong ba thập kỷ qua, tạo ra vừa hy vọng lẫn sợ hãi.

aircraft2

Nghệ thuật giữ cân bằng trong vỡ tuồng múa và xiệc Làng Tôi (My Village) tại Hà Nội (courtesy of civitalis) - Ảnh minh họa 

Là một nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc và cảm nhận được sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc. Do đó, trong khi cố gắng duy trì mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Hà Nội. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung năm 2018 đạt 106,94 tỷ Mỹ kim, chiếm 22,2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam trong cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Trung Quốc đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam. Cuối năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 của Việt Nam với 2.168 dự án và 13,4 tỷ Mỹ kim vốn đăng ký tích lũy. Nếu bao gồm Hồng Kông, Trung Quốc sẽ xếp thứ tư, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Bắc Kinh cũng là nguồn cấp khách du lịch quan trọng đối với Việt Nam. Vào năm 2018, 4,6 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến thăm Việt Nam, chiếm 32% lượng khách du lịch nước ngoài của Việt Nam trong cùng năm.

Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ đồng nghĩa là Việt Nam duy trì lợi ích đó bằng mối quan hệ lành mạnh và ổn định với Trung Quốc. Thế nhưng, tranh chấp Biển Đông đã đặt ra những sóng gió không ngừng đối với các mối quan hệ song phương, buộc Việt Nam phải có lập trường đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền và quyền đi lại trên biển. Đối mặt với chênh lệch sức mạnh hai bên, Hà Nội trong khi tìm cách phát triển sức mạnh kinh tế và hiện đại hóa lực lượng vũ trang, quốc gia này cũng thấy cần tăng cường quan hệ chiến lược với các cường quốc để tạo đối trọng với Trung Quốc. Trong nỗ lực này, Việt Nam không tìm thấy đối tác nào phù hợp hơn Mỹ.

Từ góc nhìn của các chiến lược gia Việt Nam, Mỹ là quốc gia duy nhất có cả sức mạnh và ý chí chính trị cần thiết để kiềm chế tham vọng chiến lược của Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông.

Sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ - Trung trong vài năm qua tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ chiến lược của Hà Nội với Washington khi lợi ích chiến lược của hai bên được hội tụ trong nhận thức chung về mối đe dọa Trung Quốc.

Những nỗ lực của Việt Nam dường như được Mỹ đáp lại, Washington coi Việt Nam là đối tác an ninh mới nổi. Trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ vào tháng 6 năm 2019 đã tuyên bố rằng họ đang ưu tiên các mối quan hệ mới với Việt Nam, Indonesia và Malaysia - những nhân vật chủ chốt trong ASEAN và là trung tâm trong nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo hòa bình và bảo vệ sự thịnh vượng trong Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đối với Mỹ, Việt Nam không chỉ là một cơ hội kinh tế. Với những chuyển biến quân sự đáng kể trong thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất ở Đông Nam Á. Hơn nữa, với tư cách là một quốc gia yêu sách lớn ở Biển Đông và lịch sử kháng chiến lâu dài chống lại sự thống trị và bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong khu vực, hỗ trợ Mỹ kiềm chế tham vọng địa chiến lược của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5 năm 2016, Tổng thống Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2018, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thông tin, Hà Nội có hợp đồng trang thiết bị quân sự trị giá 94,7 triệu Mỹ kim với Mỹ theo chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) và Bán hàng thương mại trực tiếp (DCS). Những chương trình này đã giúp Việt Nam cải thiện hơn nữa năng lực hàng hải để đối phó với các thách thức an ninh ở Biển Đông. Do đó, vào tháng 5 năm 2017, Hà Nội đã nhận được sáu tàu tuần tra nhanh Metal Shark trị giá 18 triệu Mỹ kim cho Cảnh sát biển.

Vào tháng 2 năm 2019, Đô đốc Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ, ông Phil Davidson, nói rằng Việt Nam đang mua thiết bị từ Hoa Kỳ, bao gồm máy bay không người lái Boeing Insitu ScanEagle, máy bay huấn luyện Beechcraft T-6 Texan II,…

Dù vậy, các quan chức Việt Nam vẫn lo ngại rằng nếu Việt Nam đi quá nhanh và quá xa trong quan hệ chiến lược với Mỹ, họ sẽ gây phản ứng trả đùa từ Bắc Kinh.

Theo góc nhìn từ phía Hà Nội, sự gần gũi về địa lý của Trung Quốc và tầm quan trọng của nó đối với sự thịnh vượng kinh tế và an ninh của Việt Nam sẽ khiến cho Việt Nam trở nên bấp bênh về mặt chiến lược khi quan hệ Việt-Trung xấu đi, đến mức mối quan hệ mạnh mẽ với Mỹ sẽ không thể để bù đắp.

Như vậy, trong khi cố gắng tăng cường mối quan hệ với Washington, Hà Nội có xu hướng để mắt đến các phản ứng của Bắc Kinh để cân đối điều chỉnh mối quan hệ với Washington. Chẳng hạn, vào giữa tháng 10 năm 2018, Việt Nam đã lặng lẽ hủy 15 hoạt động tham gia quốc phòng với Mỹ dự kiến ​​vào năm 2019 liên quan đến trao đổi quân sự, hải quân và không quân. Quyết định này dường như là một trong những động thái của Hà Nội đối với cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, khiến Việt Nam gần như không thể củng cố mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với một cường quốc mà không bị thế lực kia khó chịu.

Hà Nội vì vậy đã vừa cố gắng thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ với tốc độ vừa phải, trong hợp tác chiến lược với Mỹ. Đây cũng là lý do khiến Việt Nam do dự trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ.

Quyết định giữ mối quan hệ Việt-Mỹ tiến xa đến mức nào được hình thành từ nhận thức của Việt Nam về mối đe dọa Trung Quốc, cách Trung Quốc hành xử ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiếp tục càn quấy ở Biển Đông, bằng tàu khảo sát như đã diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 năm ngoái, Việt Nam sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thắt chặt hơn quan hệ với Mỹ.

Tuần này, USS Theodore Roosevelt sẽ trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam, sau chuyến thăm lịch sử của USS Carl Vinson hai năm trước. Quyết định của Việt Nam tiếp nhận chuyến thăm của tàu sân bay trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung cho thấy tự chủ chiến lược của Việt Nam và tư thế chiến lược ngày càng lớn lao hơn. Điều này cũng giúp Việt Nam gửi tín hiệu nhất quán tới cả hai cường quốc : đối với Mỹ, Hà Nội tiếp tục đánh giá cao mối quan hệ chiến lược song phương và Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh sự tham gia của Mỹ ở Biển Đông nếu các cam kết đó phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là lập trường quyết đoán hơn về Biển Đông, coi thường Việt Nam vì lợi ích quốc gia có thể gây tác dụng ngược và đẩy Việt Nam tiến xa hơn vào vòng tay của Mỹ, bất kể Việt Nam có quan trọng và lâu dài như thế nào với Trung Quốc.

Lê Hồng Hiệp

Nguyên tác : US aircraft carrier visit and Vietnam's delicate balancing act, Think China, 05/02/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 06/03/2020

*********************

Tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt ghé Đà Nẵng

Trọng Nghĩa, RFI, 05/03/2020

Sáng 05/03/2020, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt (CVN 71) của Mỹ, có tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG 52) tháp tùng, đã đến Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam, mở đầu một chuyến ghé cảng hữu nghị sẽ kéo dài cho đến ngày 09/03. Sự kiện này đánh dấu 25 năm ngày hai nước Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

aircraft3

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt (CVN-71) ở ngoài khơi Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2020 Reuters/Kham

Bản thông cáo của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ cho biết : Phát biểu nhân buỗi lễ đón tiếp đội tàu Mỹ ở Đà Nẵng, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhắc lại rằng chuyến thăm của chiếc tàu sân bay Theodore Roosevelt đã nối tiếp theo chuyến thăm lịch sử của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN 70) vào năm 2018, khi lần đầu tiên sau hơn 40 năm mà một tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam.

Đại sứ Mỹ nhấn mạnh rằng chuyến thăm lần này diễn ra "vào một thời điểm quan trọng trong quan hệ song phương của hai nước. Chỉ 25 năm sau ngày bình thường hóa bang giao, quan hệ Mỹ-Việt trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Về phần mình, chuẩn đô đốc Stu Baker, chỉ huy trưởng nhóm tác chiến tàu sân bay CSG 9 của chiếc Theodore Roosevelt, khẳng định : "Chuyến thăm này chứng tỏ sức mạnh của quan hệ song phương (Mỹ-Việt), nêu bật sự hợp tác liên tục của Hoa Kỳ với các nước đối tác và sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ cho khu vực, trong đó có các tổ chức như Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN mà Việt Nam là chủ tịch năm nay".

Theo chuẩn đô đốc Baker, chuyến thăm Việt Nam của chiếc Theodore Roosevelt "cũng là bằng chứng về cam kết của Mỹ đối với một vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, nơi các quốc gia độc lập và hùng mạnh tôn trọng chủ quyền của nhau, và tuân thủ luật lệ quốc tế".

USS Theodore Roosevelt là chiếc tàu thứ tư thuộc lớp Nimitz của Mỹ, có một thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người. Nhóm tác chiến của chiếc Theodore Roosevelt còn có một biên đội máy bay chiến đấu trên tàu cùng một đội tàu hộ tống bao gồm một tuần dương hạm và 6 khu trục hạm.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 05/03/2020

*******************

Chuyên gia nhận định gì về chuyến thăm Việt Nam của mẫu hạm USS Roosevelt

VOA, 05/03/2020

Các chuyên gia đánh giá rằng chuyến thăm Đà Nng ca tàu sân bay Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt hôm 5/3 cho thy Hà Ni coi trng hơn mi quan h quc phòng vi Washington, khng đnh chính sách quc phòng mi như đã th hin trong sách trng cui 2019, và gửi đi thông đip rõ ràng hơn cho Bc Kinh. Cùng lúc B Ngoi giao Vit Nam nhn đnh đây ch là chuyến thăm "thông thường".

aircraft4

Tàu USS Theodore Roosevelt tiến vào biển Đà Nẵng, 5/3/2020.

Ông Nguyễn Thế Phương, mt nghiên cu viên ca Trung tâm Nghiên cu quc gia, Đi hc Khoa hc và xã hi nhân văn Thành phố H Chí Minh, nêu nhận đnh vi VOA :

"Chuyến thăm ca tàu USS Roosevelt cho thy mi quan h quc phòng Hoa Kỳ - Vit Nam ngày càng sâu sc hơn, đc bit là sau khi Vit Nam đưa Sách Trng v Quc phòng vào cui năm ngoái, khi đó có thêm đim mi là nếu có điu gì xy ra đối vi an ninh ca Vit Nam thì Vit Nam gia tăng hp tác vi mt quc gia nào đó…

Chuyến thăm này cho thy Vit Nam khng đnh gia tăng mi quan hệ vi M.

Có thông tin cho rằng năm ngoái M có yêu cu cho tàu sân bay thăm nhưng Vit Nam do tình hình ni b và tình hình thc tế trên Bin Đông khi y đã t chi.

Qua đó cho thất Vit Nam cân nhc rt k chính sách cân bng ca mình gia Trung Quc và Hoa Kỳ".

Sách trắng Quc phòng Vit Nam 2019 nêu rõ : "Tùy din biến tình hình và trong nhng điu kin c th, Vit Nam s cân nhc phát trin các mi quan h quc phòng, quân sự cn thiết vi mc đ thích hp trên cơ s tôn trng đc lp, ch quyn, thng nht và toàn vn lãnh th ca nhau".

Tiến sĩ Nguyn Nhã, mt nhà nghiên cu thâm niên v tình hình Bin Đông nêu nhn đnh :

"USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay hiện đi nht ca Hoa Kỳ cũng như ca thế gii và khi đến thăm Vit Nam, Hoa Kỳ có ý dành cho Việt Nam s ưu ái đc bit - nhng gì hin đi nht s dành cho Vit Nam - cũng th hin mi quan h cht ch vi Vit Nam, sn sàng bo v Vit Nam khi cn".

Chuyến thăm này tiếp ni chuyến thăm lch s năm 2018 ca tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), chuyến thăm đu tiên ca mt tàu sân bay Hoa Kỳ đến Vit Nam trong hơn 40 năm. Chuyến thăm cũng din ra vào mt thi đim quan trng đi vi quan h song phương ca hai nước. Ch 25 năm sau khi bình thường hóa quan h ngoi giao, "quan hệ song phương ca hai nước đã tr nên mnh m hơn bao gi hết", Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam Daniel Kritenbrink cho biết thông mt thông cáo hôm 5/3.

Cũng hôm 5/3, truyền thông Vit Nam trích li Người phát ngôn B Ngoi giao Lê Th Thu Hng, nói :

"Tàu sân bay và tàu tuần dương thăm cng Tiên Sa ca Đà Nng t ngày 5 đến 9/3. Đây là chuyến thăm thông thường của một đoàn tàu sân bay Hoa Kỳ, trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hợp tác và phát triển ở khu vực".

Tiến sĩ Nguyn Nhã phân tích nhng thông đip ca chuyến thăm Vit Nam ca tàu hi quân Hoa Kỳ :

"Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng với các tàu hin đi đi theo đi vào Bin Đông ca Vit Nam, bt chp Trung Quc tuyên b vường Lưỡi Bò" là ao nhà ca Trung Quc.

Đây là thông điệp cho Trung Quc v t do hàng hi theo Lut quc tế, nht là Tòa án Quc tế Lahaye đã tuyên b bác bường Lưỡi Bò ca Trung Quc khi Philippines kin Trung Quc.

Đây còn là thông điệp cho Trung Quc không được bt nt nước nh như Vit Nam mà khi đó Hòa Kỳ sn sàng h tr.

Ngoài ra qua đó cho thấy hin nay M đã thay đi, sn sàng dùng quân s đ đi phó vi Trung Quc".

Trước đó, hôm 3/3, Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích quc phòng Australia, nhn đnh trong mt thông cáo :

"Chuyến thăm này là mt phn trong mi quan h quc phòng ln hơn gia Mỹ và Vit Nam nhm phát đi nhng thông đip mnh m đến Trung Quc v s xâm lược ca Bc Kinh ti Bin Đông. Chuyến thăm ca tàu Roosevelt là mt tín hiu ca Hoa Kỳ cho thy rng h có ý đnh duy trì sc mnh hi quân ưu vit Tây Thái Bình Dương và Biển Đông".

Nhà nghiên cứu Nguyn Thế Phương nhn định rng chuyến thăm ca tàu USS Roosevelt cho thy Hà Ni có xu hướng gn Wasgington hơn tuy phi vn gi thế cân bng vi Bc Kinh :

"Mối quan h quc phòng Vit - M hin đang đnh cao trong 25 năm qua. Nhưng cũng phi nhìn nhn rng mi quan h quc phòng Việt - M là yếu t giúp Vit Nam cân bng li trong mi quan h tam giác Vit Nam - Trung Quc - M : Vit Nam có xu hướng m rng quan h vi M nhưng trên thc tế là xem xét làm sao cho mi quan h Vit - M cân bng vi mi quan h Vit -Trung đ tránh những khó khăn trong mi quan h vi người láng ging trc tiếp phía Bc".

Có mặt ti Đà Nng, Chun Đô đc hi quân Hoa Kỳ Stu Baker, ch huy nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) s 9, nói trong mt thông cáo : "Chuyến thăm này là bng chng cho cam kết của M đi vi mt n Đ Dương - Thái Bình Dương t do và m, nơi các quc gia giàu mnh và đc lp tôn trng ch quyn ca nhau, và tuân th lut l quc tế".

*********************

Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt thả neo tại cảng Đà Nẵng

RFA, 05/03/2020

aircraft6

Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu USS Bunker Hill (CG 52) thăm Đà Nẵng ngày 5-9/3/2020. Courtesy : zing.vn

Sáng ngày 5/3/2020, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Đà Nẵng và thả neo cách đất liền khoảng 7 km bắt đầu chuyến thăm hữu nghị nhân kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đăng tải các hình ảnh của hàng không mẫu hạm cùng lời chào đón :

"Chào mừng đến Việt Nam, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu USS Bunker Hill (CG 52) !

Chúng tôi nóng lòng được dẫn các bạn đi thăm thú nơi đây".

"Đối tác tin cậy. Thịnh vượng bền lâu", khẩu hiệu được Facebook của Đại sứ quán Mỹ đăng tải.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cũng đồng loạt loan tin hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt đến tại Đà Nẵng. Tin từ phía Việt Nam cho biết Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh, bắt tay Tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc John C. Aquilino, tại lễ đón tàu diễn ra vào lúc 13 giờ chiều ngày 5 tháng 3.

Tại lễ đón, Đô đốc John C. Aquilino lên tiếng cho rằng mối quan hệ đối tác giữa hai nước Việt Nam- Hoa Kỳ dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ luôn đứng cạnh và ủng hộ Việt Nam về những quyền hàng hải chính đáng ở Biển Đông.

Trong khi đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Daniel Kritenbrink, nhắc lại sau chuyến thăm Việt Nam của tàu Sân bay USS Carl Vinson vào tháng 3 năm 2018, sự kiện hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng lần này khẳng định cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương ổn định và tự do hàng hải.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, vào ngày 5 tháng 3, cho báo giới biết rằng ‘được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, đoàn tàu sân bay của Mỹ gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu tuần dương USS Bunker Hill thăm cảng Tiên Sa bắt đầu từ ngày 5/3 đến 9/3. Đây là chuyến thăng thông thường của một đoàn tàu sân bay Mỹ, nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hợp tác và phát triển ở khu vực’.

Đây là lần thứ 2 sau chiến tranh, một tàu sân bay của Mỹ lại trở lại và thăm hữu nghị Việt Nam.

Additional Info

  • Author Lê Hồng Hiệp, Trọng Nghĩa, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Đối đầu Việt Nam – Malaysia – Bắc Kinh

Bhavan Jaipragas, VNTB, 24/02/2020

Một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington cho biết hôm 21/02, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam đã đối đầu ngầm với nhau trong thời gian qua ở Biển Đông về việc thăm dò dầu khí. Và đặt câu hỏi vì sao Malaysia và Việt Nam không đoàn kết với nhau trước Bắc Kinh ?

bd1

Một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc được nhìn thấy gần một con tàu của Lực lượng bảo vệ biển Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh : Reuters

Trong một đăng tải trên trang web, Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) đã đưa tin về các tàu hải quân, tàu Cảnh sát biển, tàu dân quân, một tàu có tên West Capella xuất hiện từ tháng 10 năm ngoái.

West Capella, được ký hợp đồng bởi công ty năng lượng nhà nước Petronas của Malaysia, là trung tâm của cuộc đối đầu.

AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết phát hiện của họ dựa dựa trên hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và hình ảnh vệ tinh thương mại.

Mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Sefudin Abdullah tuyên bố trong tuần này rằng Kuala Lumpur đang tìm kiếm một thỏa thuận với Việt Nam để ngăn chặn xung đột với vùng lãnh hải của Malaysia, nhưng đến nay vẫn bế tắc.

Malaysia và Việt Nam là một trong những quốc gia thách thức yêu sách của Bắc Kinh ở gần như toàn bộ khu vực Biển Đông với yêu sách đường lưỡi bò.

bd2

Đồ họa chi tiết mới nhất về sự di chuyển của tàu bè trong khu vực tranh chấp. Ảnh : AMTI

Hai nước đã cùng nhau nộp đơn xin công nhận phần thềm lục địa ở phần phía nam Biển Đông vào năm 2009, trong khi đó, Kuala Lumpur yêu cầu được công nhận phần Bắc Biển Đông vào nửa cuối năm ngoái.  Động thái mới nhất này bị Trung Quốc lên án vì từ lâu Trung Quốc đã cho rằng họ có "quyền lịch sử" đối với vùng biển này.

Tuy nhiên, các bên khiếu nại vẫn khẳng định rằng đường chín đoạn của Trung Quốc đi ngược lại với các quyền lãnh hải theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Đài Loan, vùng Bắc Kinh cho là lãnh thổ của thuộc Trung Quốc cũng có yêu sách tương tự với đại lục.

bd3

Đồ họa chi tiết mới nhất mô tả hiện trạng tàu thuyền trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh : AMTI

AMTI cho biết những phát hiện mới nhất nhắc lại "điều bình thường mới ở Biển Đông".

Cơ quan tư vấn cho biết: "Các nước Đông Nam Á đang thăm dò nguồn năng lượng mới trong đường chín đoạn sẽ chịu mối đe dọa rủi ro cao, liên tục từ các lực lượng thực thi pháp luật và bán quân sự Trung Quốc".

Báo cáo AMTI nói rằng tại thời điểm công bố báo cáo này, tình trạng đối đầu hiện tại đang tiếp tục.

West Capella và các tàu tiếp tế ngoài khơi tiếp tục hoạt động trong khối ND1 – khu vực Hà Nội và Kuala Lumpur cùng nộp đơn xon xác nhận chủ quyền.

Các sự kiện trong những tuần gần đây đã xảy ra trong ND1 và khối ND2 liền kề.

bd4

Một tàu Cảnh sát biển của Trung Quốc được nhìn thấy trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông. Ảnh : Reuters

"Các tàu dân quân Việt Nam vẫn theo dõi và có thể yêu cầu West Capella dừng hoạt động", AMTI cho biết.

"Các tàu dân quân và hải cảnh Trung Quốc tiếp tục tiếp cận các giàn khoan và tạo ra nguy cơ va chạm, như họ đã làm với các điểm khai thác dầu khí khác hồi năm ngoái".

"Cho đến nay, chính phủ Malaysia dường như quyết tâm tiếp tục thăm dò. Nhưng phản ứng của Trung Quốc gửi một thông điệp rằng thăm dò (khai thác)ở khối ND1 và ND2 sẽ gây rủi ro lớn đối với bất kỳ tác nhân kinh doanh nào, kể cả Petronas".

Mặc dù động cơ của Trung Quốc và Việt Nam có vẻ "rõ ràng", AMTI đã đặt câu hỏi về động cơ của chính phủ của Thủ tướng, Mahathir Mohamad.

"Câu hỏi lớn nhất là tại sao chính phủ Malaysia chọn bỏ qua tinh thần đệ trình chung năm 2009 với Việt Nam, và làm suy yếu sự đoàn kết mà các bên ở Đông Nam Á hy vọng sẽ xây dựng trong tranh chấp dầu khí với Bắc Kinh".

Cơ quan cố vấn cho biết Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Petronas "dường như bỏ qua" thỏa thuận 2009 đã đạt được giữa Kuala Lumpur và Hà Nội, với tuyên bố chung "không ảnh hưởng đến việc phân định cuối cùng".

Trong số các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tham gia cuộc đối đầu có tàu Zhaolai 5403 tải trọng 5.000 tấn, được AMTI cho là "một trong những tàu lợi hại nhất của Cảnh sát biển Trung Quốc".

Về phía Malaysia, Hải quân nước này đã cử một tàu khu trục tên lửa KD Jebat để bảo vệ và tuần tra khu vực nơi tàu Capella hiện diện từ ngày 5-1 đến 9-1. Ngoài ra, theo dữ liệu của AIS, Malaysia cũng đã phái tàu tuần tra KD Kelantan từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 và tàu hải cảnh Bagan Datuk từ cuối tháng 2.

Bhavan Jaipragas

Nguyên tác : Malaysia, China and Vietnam in ‘dangerous, ongoing game of chicken’ in South China Sea, South China Morning Post, 22/02/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 24/02/2020

Nguồn: https://www.scmp.com/week/-asia/politics/article/3051889/malaysia-china-and-vietnam-dangerous-ongoing-game-chicken-s/outh

*******************

Nguy cơ đụng độ ở Biển Đông giữa Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc (RFA, 22/02/2020)

Căng thẳng giữa ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông đã kéo dài suốt hai tháng nay sau khi Malaysia điều tàu khoan dầu đến khu vực thềm lục địa mở rộng mà cả hai nước Việt Nam và Malaysia đều đòi chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.

bd5

Hình minh họa. Tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông - AFP

Trang chuyên theo dõi thông tin hàng hải AMTI thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Mỹ loan tin này hôm 21/2, dựa theo các hình ảnh vệ tinh và dữ liệu thu thập từ hệ thống định vị tự động.

Theo AMTI, từ ngày 21/12, Malaysia đã điều tàu khoan West Capella do công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas thuê công ty Seadrill (có trụ sở ở Anh) đến lô dầu khí ND2 để khai thác ở mỏ khí có tên Lala-1. Đây là khu vực nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia và nằm trong vùng thềm lục địa mở rộng mà cả Malaysia và Việt Nam đều đòi chủ quyền. Hồi năm 2009, cả hai nước đã đệ trình đòi hỏi chung này lên Liên Hiệp Quốc và xác định đây là khu vực chồng lấn.

Cũng theo AMTI, từ 21/12 đến nay, tàu khoan West Capella đã đi lại giữa hai lô dầu khí ND2 và ND1. Cả hai đều nằm trong vùng chồng lấn.

Để đáp lại động thái này của Malaysia, Trung Quốc ngay lập tức đã điều các tàu hải cảnh lớn có trang bị vũ khí đến để theo sát tàu West Capella.

Việt Nam đồng thời cũng gửi các tàu cá được AMTI xác định thuộc đội dân quân biển của Việt Nam, đến để theo dõi các hoạt động của West Capella.

"Các tàu dân quân biển của Việt Nam ở vị trí theo dõi và có thể yêu cầu tàu (West Capella) ngừng hoạt động. Các tàu dân quân biển và chấp pháp của Trung Quốc tiếp tục tiếp cận gần đến mức nguy hiểm đối với tàu khoan và các tàu hậu cần, tạo nguy cơ đâm va như những nguy cơ đã xảy ra khi các tàu này hoạt động ở khu vực khai thác dầu khí khác hồi năm ngoái", bài phân tích trên AMTI có đoạn viết.

AMTI cho biết Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh có ký hiệu 5403, 5305, 5204 và 5203 đến để đe doạ West Capella. Phía Malaysia đáp trả bằng cách gửi tàu hải quân có tên lửa dẫn đường KD Jebat cùng hai tàu tuần tra khác đến để bảo vệ West Capella và các tàu hậu cần.

Vào khi bài phân của AMTI được công bố, căng thẳng giữa 3 nước vẫn chưa chấm dứt. AMTI cho biết phía Malaysia dường như quyết tâm sẽ khoan thăm dò, nhưng hành động từ phía Trung Quốc đã gửi ra một thông điệp là bất cứ hoạt động khai thác thật sự nào từ hai lô ND1 và ND2 sẽ là nguy cơ rủi ro đối với Petronas.

"Động cơ của Trung Quốc và Việt Nam là rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là tại sao Chính phủ Malaysia lại chọn cách lờ đi tinh thần của báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng mà hai nước đã nộp lên Liên Hiệp quốc hồi năm 2009, và do đó làm hỏng sự đoàn kết mà các bên ở Đông Nam Á đang hy vọng xây dựng trong tranh chấp dầu khí với Trung Quốc", bài phân tích của AMTI nhận định.

Hôm 17/2 vừa qua, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho báo chí biết nước này và Việt Nam đã đồng ý chuẩn bị ký một thoả thuận nhằm chống tình trạng tàu cá Việt Nam xâm nhập vùng biển của Malaysia.

Additional Info

  • Author Bhavan Jaipragas RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Tại hội nghị an ninh quốc tế ở Munich, Đức, bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia kêu gọi các cường quốc phương Tây đóng vai trò duy trì hòa binh và ổn định tại Biển Đông, và không biến khu vực này thành bãi chiến trường cho một "cuộc chiến tranh ủy nhiệm" như tại Trung Đông và Bắc Phi. 

malaysia1

Chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS William Lawrence (DDG 110) trong một cuộc diễn tập trên Biển Đông. Reuters

Theo báo Singapore Strait Times, bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia Mohamad Sabu đã kêu gọi Hoa Kỳ và các nước Châu Âu thúc đẩy các thảo luận nhằm duy trì hòa bình tại khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia đưa ra thông điệp nói trên trong buổi dạ tiệc hôm qua, với lãnh đạo các cường quốc phương Tây, tại Munich.

Bộ Quốc Phòng Malaysia cũng ra thông cáo khẳng định, việc Kuala Lumpur tham gia vào hội nghị an ninh quốc tế Munich là nằm trong mục tiêu mà Sách Trắng Quốc Phòng của Malaysia, nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác, thông qua các diễn đàn song phương và đa phương về các vấn đề an ninh và quốc phòng quốc tế nằm trong lợi ích chung. Đây cũng là chiến lược dài hạn của Malaysia nhằm duy trì chủ quyền, an ninh và thịnh vượng quốc gia.

Lo ngại của Kuala Lumpur tập trung vào quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc, một siêu cường đang lên, và cũng là một đối tác của Malaysia. Bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia tỏ ý tin tưởng vào quan hệ giữa Châu Âu và Nga đã có nhiều tiến bộ, nền hòa bình được duy trì, không có xung đột nào đáng kể giữa Châu Âu và Nga kể từ khi Thế chiến Hai kết thúc đến nay.

Biển Đông : Singapore khuyến khích tăng cường xây dựng niềm tin

Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore, tham dự hội nghị Munich hôm thứ Sáu, 14/02, thì nhấn mạnh đến việc các nước cần tăng cường xây dựng lòng tin và ủng hộ các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm được giải pháp cho các mâu thuẫn trong đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông. Đại diện của chính quyền Singapore cũng khẳng định tầm quan trọng của nguyên tắc tôn trọng quyền tự do hàng hải, đồng thời đề xuất một số cơ chế nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên tại Biển Đông, nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột.

Một điểm đáng chú ý khác trong phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Singapore là, ngoài nguyên tắc tự do hàng hải, quan điểm của Singapore là các quốc gia có quyền tiến hành tập trận tại các vùng biển quốc tế ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đây chính là điều đi ngược lại với quan điểm lâu nay của Trung Quốc, coi Biển Đông là ao nhà. Bắc Kinh từng thường xuyên gây áp lực để ngăn chặn các nước láng giềng tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước phương Tây tại khu vực Biển Đông.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc đe dọa sự ổn định ở Thái Bình Dương

RFA, 13/02/2020

Trung Quốc đang đe dọa chủ quyền các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và đang làm suy yếu sự ổn định tại khu vực này.

phi001

Đô đốc Philip Davidson tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào ngày 12/02/19. Courtesy : Ảnh chụp màn hình c-span.org

Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố như vừa nêu trong một bài phát biểu tại Sydney vào hôm thứ Năm, ngày 13/2, nhân chuyến thăm nước đồng minh Australia và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Úc Scott Morrison.

Reuters, trong cùng ngày dẫn lời của Đô đốc Philip Davidson nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ hoàn toàn phản đối chính sách của Trung Quốc ở Thái Bình Dương vì "yêu sách chủ quyền quá mức, ngọai giao bẫy nợ, vi phạm các hiệp định quốc tế, trộm cắp sở hữu trí tuệ quốc tế, đe dọa quân sự và tham nhũng trắng trợn".

Đô đốc Philip Davidson, trong bài diễn văn còn nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm phương cách để kiểm soát về thương mại, tài chính, truyền thông, chính trị và luôn cả cách sống tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc được cải thiện hồi tháng 1 năm 2020 qua việc ký kết một thỏa thuận thương mại giữa hai nước sau cuộc thương chiến kéo dài 18 tháng gây tác động đến sự tăng trưởng toàn cầu.

Tuyên bố của Đô đốc Philip Davidson hôm thứ Năm ở Sydney được cho là có khả năng gây căng thẳng với Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Australia chưa có phản ứng tức thời nào trước những phát biểu mang tính chỉ trích của giới chức quân sự hàng đầu Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson.

Trước đó, Trung Quốc từng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc về hành vi hung hăng và dụ dỗ các nền kinh tế nhỏ vướng vào "bẫy nợ" của Bắc Kinh.

Trung Quốc được nói đã tích cực hơn trong việc khai thác khu vực Thái Bình Dương giàu tài nguyên trong những năm gần đây, qua việc tìm cách mở rộng ảnh hưởng bằng viện trợ và khuyến khích các nước tránh xa quan hệ ngoại giao với Đài Loan, mà Trung Quốc gọi là lãnh thổ thuộc Hoa Lục, không phải là một quốc gia.

Đặc biệt, những động thái ngày càng gia tăng khẳng định chủ quyền gần trọn Biển Đông của Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại của Hoa Kỳ ở khu vực biển Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Một số quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông với Trung Quốc bao gồm Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.

*******************

Ngưng thỏa thuận quân sự Mỹ - Philippines : Trump nói "tiết kiệm" được nhiều tiền

Minh Anh, RFI, 13/02/2020

Sau khi Philippines thông báo hủy Thỏa Thuận Thăm Viếng Quân Sự (VFA) với Hoa Kỳ, chính quyền Donald Trump và giới quân sự Mỹ đã có những phản ứng trái ngược nhau.

phi01

Tổng thống Duterte và ngoại trưởng Mỹ Pompeo tại một căn cứ không quân ở Manila ngày 28/02/2019. Reuters

Trả lời báo chí ngày 12/02/2020 về thông báo của Manila hủy thỏa thuận quân sự giữa Philippines với Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ tuyên bố thỏa thuận này "thật sự chưa bao giờ làm ông phải bận tâm đến". Nguyên thủ Mỹ còn nói thêm rằng "nếu ông ấy muốn như thế, thì tôi sao cũng được. Không thành vấn đề, điều này có thể giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều tiền".

Trước đó, đại sứ Mỹ tại Manila bày tỏ quan ngại, cho rằng xem quyết định này là "nghiêm trọng". Một quan điểm cũng được giới quân sự đồng chia sẻ. Đô đốc Philip Davidson, tư lệnh vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, trả lời hãng tin AFP ngày 13/02/2020, đánh giá thông báo hủy thỏa thuận quân sự với Philippines có thể gây khó khăn cho cuộc chiến chống khủng bố.

Đô đốc Mỹ hy vọng Manila xem xét lại quyết định chấm dứt "Thỏa Thuận Thăm Viếng Quân Sự", được ký kết vào năm 1998. Thỏa thuận này tạo một khuôn khổ pháp lý cho phép lính Mỹ đồn trú tại Philippines và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung.

Kể từ khi lên cầm quyền năm 2016, tổng thống Rodrigo Duterte không ngừng đe dọa chấm dứt liên minh quân sự với Mỹ để nghiêng về phía Nga và Trung Quốc.

Minh Anh

*********************

Philippines hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ, cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Biển Đông

Anh Vũ, RFI, 12/02/2020

Sau nhiều lần đe dọa, cuối cùng, hôm 11/02/2019, chính quyền của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chính thức thông báo hủy bỏ Thỏa thuận Thăm viếng quân sự (Visiting Forces Agreement - VFA) với Hoa Kỳ. Giới chuyên gia lo ngại việc Philippines khước từ sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ không chỉ làm rạn vỡ mối quan hệ liên minh Mỹ-Philippines mà còn có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc mở rộng quân sự hóa Biển Đông.

phi1

Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận với quân đội Philippines tại tỉnh Zambal. Ảnh tư liệu chụp ngày 11/04/2019. Reuters/Eloisa Lopez

Người phát ngôn của tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, hôm qua giải thích, tổng thống Duterte quyết định hủy bỏ Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự với Mỹ để cho phép Philippines độc lập hơn trong quan hệ với các quốc gia khác và "tổng thống sẽ không xem xét bất cứ đề xuất nào đến từ chính phủ Mỹ nhằm cứu vãn VFA".

Việc nguyên thủ Philippines đơn phương hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ có thể làm suy giảm các lợi ích của Washington tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh tham vọng của Trung Quốc đang gia tăng. Bên cạnh đó, quyết định này cũng hạn chế sự tiếp cận của Philippines đối với các hoạt động huấn luyện và đào tạo của Mỹ trong việc đối phó với Hồi giáo cực đoan, thảm họa thiên nhiên và các mối đe dọa an ninh hàng hải khác.

Mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines đã tồn tại từ lâu, được ràng buộc bởi Hiệp ước Phòng thủ chung (Mutual Defense Treaty-MDT) được ký vào năm 1951 và Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (Enhanced Defense Cooperation Agreement -EDCA) đạt được năm 2014 với chính quyền của tổng thống Mỹ Barack Obama.

VFA được ký vào năm 1998, có hiệu lực từ năm 1999. Thỏa thuận tạo cho quân đội Hoa Kỳ một quy chế pháp lý, theo đó, tàu chiến, máy bay và hàng nghìn binh lính Mỹ được luân phiên đồn trú tại Philippines, tham gia các cuộc tập trận quân sự, huấn luyện và hoạt động hỗ trợ nhân đạo… Có khoảng 300 hoạt động như vậy mỗi năm, bao gồm cả các chuyến viếng thăm của tàu chiến Mỹ.

Thỏa thuận VFA ra đời trong bối cảnh Philippines đang phải đối phó với những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc trên các vấn đề chủ quyền biển đảo trong khi mà các căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippines đã đóng cửa và ít nhiều đã có tác dụng hữu hiệu bảo đảm an ninh cho Philippines từ đó đến nay.

Quan hệ giữa Mỹ và Philippines dưới thời ông Duterte liên tục xuống cấp khi mà Washington thường xuyên chỉ trích chiến dịch chống ma túy của nước này. Tổng thống Rodrigo Duterte thường chỉ trích các chính sách an ninh của Mỹ, tỏ ra sẵn sàng ngả sang với Trung Quốc hay Nga, bất chấp mối quan hệ lịch sử chặt chẽ của quân đội Philippines với đối tác Hoa Kỳ.

Hơn ai hết, tổng thống Duterte hiểu rõ rằng, một khi Hiệp định VFA bị hủy bỏ, Philippines lại là bên chịu thiệt hại nhiều hơn. Chính ngoại trưởng nước này Teodoro Locsin mới đây cũng đã cảnh báo, động thái này có thể chấm dứt khoản viện trợ an ninh trị giá 550 triệu USD cùng các hoạt động hỗ trợ huấn luyện và tình báo của Mỹ với Philippines. Đó là chưa kể, quan hệ kinh tế giữa hai bên cũng có nguy cơ trở nên lạnh nhạt.

Đồng thời, phía Mỹ cũng có thể tìm cách sửa đổi, thậm chí hủy bỏ nhiều thỏa thuận quân sự song phương, bao gồm Hiệp ước Phòng thủ chung hay Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng cũng như ngừng các hoạt động tập trận, huấn luyện chung với quân đội Philippines.

Nhiều quan chức Philippines cũng cảnh báo, việc từ bỏ một thỏa thuận an ninh quan trọng hàng đầu với Mỹ sẽ làm suy yếu an ninh của đất nước, cũng như khó ngăn chặn các hành động gây hấn ở Biển Đông - vùng biển vốn đang có tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Sự hiện diện quân sự Mỹ ngăn Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Theo nhận định của trang tin The Diplomat, việc hủy thỏa thuận VFA sẽ đưa mối quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines trở lại trạng thái của đầu thập kỷ 1990. Đó là một mối liên minh không có sự hiện diện của quân sự của Mỹ. Nhật báo Philippines, Manila Times, hôm qua bình luận : "Chúng ta hãy nhớ rằng sau khi đóng cửa căn cứ quân sự Mỹ Clarck và căn cứ trong vịnh Subic năm 1992, Trung Quốc đã bắt đầu dòm ngó các dải đá ngầm ngoài khơi đảo Palawan, đó là nơi mà quân đội Philippines và Mỹ vẫn dùng làm nơi diễn tập chung. Quân đội của chúng ta quá yếu để ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc vào các dải đá ngầm đó".

Đề cập đến quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Philippines, các chuyên gia quân sự và hàng hải ở Philippines đều có chung nhận định, Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhất khi mối quan hệ Mỹ-Phi đổ vỡ. Tại Philippines, giới quan sát đều nhận thấy thỏa thuận VFA với Hoa Kỳ đã từng có tác dụng ngăn chặn Trung Quốc gia tăng xây dựng các công trình quân sự hóa các bãi cạn ở vùng Biển Tây Philippines từ năm 2016.

Philippines để mất VFA, Trung Quốc sẽ có cơ hội trở lại với những toan tính của họ từ lâu về các bãi cạn của Philippines. Trong phiên điều trần của Thượng viện Philippines tuần trước, ông Locsin cảnh báo rằng việc bãi bỏ thỏa thuận an ninh với Washington sẽ làm suy yếu an ninh của Philippines và thúc đẩy sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đang tranh chấp.

Sự hiện diện của quân đội Mỹ trong tuyến đường thủy chiến lược này đã được coi là một đối trọng quan trọng với Trung Quốc, nước đã tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp gần như toàn bộ vùng Biển Đông.

Đòn mạnh vào quan hệ liên minh của Mỹ ở Châu Á

Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự chấm dứt còn làm phức tạp thêm cho mối quan hệ Mỹ - Phi. Washington, trong thời gian qua, duy trì được mối quan hệ đồng minh với Manila không hề dễ dàng, giờ không còn VFA là một đòn đánh mạnh vào quan hệ liên minh truyền thống của Mỹ ở Châu Á từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhất là vào lúc mà Hoa Kỳ đang tập trung cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực với các cường quốc như Trung Quốc và Nga.

Với Manila, không có thỏa thuận VFA, nguồn lực bảo đảm an ninh cho Philippines bị giảm đáng kể trong khi mà tiềm lực quân sự của nước này vẫn còn rất hạn chế và mối đe dọa của Trung Quốc là có thực.

Trong Châu Á Thái Bình Dương nhìn chung, mối quan hệ liên minh Phi-Mỹ rạn nứt sẽ làm tăng thêm mối lo ngại mất cân bằng trong vùng giữa lúc Mỹ đang cố gắng làm tròn vai trò kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Tất nhiên Philippines vẫn chỉ là một nước mà mối quan hệ đồng minh với Mỹ không thể được coi là ưu tiên như với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng việc bị một đồng minh quay lưng khiến cho các hoạt động của Hoa Kỳ trong khu vực trở nên mất độ tin cậy và điều đó có ý nghĩa rất lớn cho những toan tính và tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực.

The Manila Times, số ra hôm 11/02 nhấn mạnh : Mối liên minh quốc phòng giữa Philippines và Mỹ từ nhiều thập kỷ qua là cơ sở cho sự ổn định không chỉ riêng với Philippines mà còn cả với các láng giềng ở Đông Á và Đông Nam Á.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 12/02/2020

*********************

Philippines muốn 'gần Trung, xa Mỹ'

BBC, 12/02/2020

Philippines chính thức báo với Mỹ rằng họ đang hủy bỏ một hiệp ước an ninh cho phép quân đội Mỹ huấn luyện và tham gia các cuộc tập trận chung ở Philippines.

phi2

Hiệp ước an ninh vừa bị hủy bỏ cho phép quân đội Mỹ huấn luyện và tham gia các cuộc tập trận chung ở Philippines

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từ lâu đã đe dọa sẽ rời xa đồng minh lâu năm là Mỹ và tập trung vào Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines viết trên Twitter rằng thông báo chính thức về việc này đã được đưa ra, liên quan đến Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự, được ký kết năm 1988.

Thông báo này bắt đầu giai đoạn 180 ngày cho tới khi thỏa thuận hết hiệu lực.

Mỹ nói động thái này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với mối quan hệ giữa hai nước.

Tháng trước, Tổng thống Rodrigo Duterte cảnh báo rằng ông sẽ hủy bỏ thỏa thuận nói trên sau khi Mỹ thu hồi visa du lịch cấp cho một đồng minh chính trị.

Tổng thống Rodrigo Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố khác nhau về vai trò tương lai của quân đội Hoa Kỳ tại Philippines kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2016.

Theo Inquirer, kể từ năm 2016, ông Duterte đã nhiều lần ám chỉ sẽ cắt đứt quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ và theo đuổi quan hệ với các nước không phải là đồng minh truyền thống như Trung Quốc và Nga.

Nhà lãnh đạo Philippines đã công khai bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các phát biểu của một số quan chức Mỹ phản đối cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông ta.

Sự bất hòa hiện tại đã được khơi mào khi Thượng viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết trừng phạt các quan chức Philippines liên quan đến cuộc chiến ma túy và việc giam giữ Thượng nghị sĩ bất đồng chính kiến Leila De Lima.

Ông Duterte đã ra lệnh chấm dứt hiệp ước quân sự sau khi Hoa Kỳ hủy bỏ thị thực của Thượng nghị sĩ trung thành Ronald "Bato" Muff Dela Rosa, người cũng lãnh đạo cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông Duterte.

Nguồn : BBC, 12/02/2020

****************

Manila hủy Hiệp ước cho phép quân đội Mỹ hiện diện tại Philippines

Trọng Thành, RFI, 11/02/2020

Chính quyền của ông Duterte vừa đưa ra một quyết định có ảnh hưởng hệ trọng đến quan hệ Mỹ-Philippines. Manila thông báo khởi động thủ tục hủy bỏ Hiệp ước Thăm viếng quân sự với Mỹ. Nhiều người lo ngại chính sách của tổng thống Duterte cắt đứt quan hệ hợp tác quân sự với Washington sẽ làm suy yếu khả năng tự vệ của Philippines tại Biển Đông, trước đà bành trướng Trung Quốc.

phi3

Toàn cảnh khu doanh trại của thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc tập trận bắn đạn thật Mỹ-Philippines ở Capas, tỉnh Tarlac, phía bắc Manila. Ảnh tư liệu chụp ngày 10/10/2016. TED ALJIBE / AFP

Theo AFP, Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay cho biết đã gửi đến sứ quán Mỹ tại Manila thông báo về việc hủy bỏ Hiệp ước Thăm viếng quân sự với Mỹ (Visiting Forces Agreement - VFA). Thỏa thuận ký năm 1998 cho phép Mỹ đưa các đơn vị quân đội qua Philippines để tham gia tập trận chung hay giúp đỡ chống khủng bố. Hiệp Ước sẽ chính thức hết hiệu lực trong vòng 180 ngày, từ kể hôm nay.

Chính quyền Philippines, kể từ khi ông Duterte đắc cử tổng thống năm 2016, liên tục đe dọa sẽ hủy bỏ Hiệp ước Thăm viếng quân sự nói trên, và liên minh quân sự nói chung với Washington, để nghiêng về phía Nga và Trung Quốc, gần đây nhất là vào hồi tháng 1/2020, để trả đũa lại việc Mỹ hủy thị thực nhập cảnh đối với cựu lãnh đạo cảnh sát quốc gia Ronaldo Dela Rosa, hiện đang đảm nhiệm cương vị thượng nghị sĩ. Chính quyền Duterte coi việc Hoa Kỳ trừng phạt cựu lãnh đạo cảnh sát nói trên là một hành động trừng phạt nhắm vào cuộc chiến chống nạn buôn lậu ma túy, do chính tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chủ trương. Cuộc chiến đẫm máu chống buôn lậu ma túy bị nhiều tổ chức quốc tế lên án xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Hiệp ước Thăm viếng quân sự với Mỹ (VFA) gây phân hóa sâu sắc xã hội Philippines. Một bộ phận cánh tả và nhiều thành phần dân tộc chủ nghĩa lên án một hiệp ước dành nhiều biệt đãi cho các quân nhân Mỹ, bị cáo buộc phạm tội ác. Ngược lại, những người ủng hộ VFA cho rằng việc hủy bỏ hiệp ước làm tổn hại đến khả năng tự vệ của quần đảo, và gây khó khăn cho các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế các tham vọng của chính quyền Trung Quốc tại Biển Đông.

Phản ứng lại quyết định của Manila, sứ quán Hoa Kỳ tại Philippines ra thông cáo nhấn mạnh : "Đây là một quyết định nghiêm trọng để lại những hệ quả quan trọng cho liên minh giữa Hoa Kỳ và Philippines", nhưng đồng thời khẳng định phía Mỹ "sẽ xem xét cẩn trọng về phương thức tốt nhất để thúc đẩy các lợi ích chung của chúng ta". Việc hủy bỏ Hiệp Ước VFA để ngỏ cánh cửa cho các thương lượng mới giữa Manila và Washington trong lãnh vực hợp tác quốc phòng.

Trên thực tế, Mỹ và Philippines gắn bó với những quan hệ liên minh lâu đời, không dễ một sớm một chiều hủy bỏ. Năm 1951, Washington và Manila ký kết một Hiệp ước phòng thủ chung, theo đó, hai bên có nghĩa vụ bảo vệ nhau, nếu một trong hai nước bị xâm lăng.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 11/02/2020

Additional Info

  • Author Minh Anh, Anh Vũ, BBC tiếng Việt, Trọng Thành
Published in Diễn đàn

Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) quyết tâm chủ quyền, an ninh quốc gia Biển Đông

Hải quân Hoa Kỳ gần đây đã thực hiện di chuyển tàu chiến gần hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình.

pla1
Không ảnh đảo Pag-asa, một phần của nhóm đảo Trường Sa đang tranh chấp, ở Biển Đông nằm ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines - ảnh hình ảnh tập tin cho thấy một. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ nói rằng sự hiện diện của một số lượng lớn tàu Trung Quốc gần các đảo và đảo nhỏ do Philippines chiếm đóng là "một mối lo ngại". Chính phủ Philippines đã phản đối các đội tàu Trung Quốc vào thứ Năm, ngày/4/4/2019, sau khi quân đội của họ giám sát hơn 200 tàu Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 3 tại khu vực tranh chấp có tên Sandy Cay, gần đảo Pag-asa do Philippines chiếm đóng. (Rolex Dela Pena / Pool Photo qua AP, File)

Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng, tàu chiến USS Montgomery đã đi qua Quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa), nơi Bắc Kinh triển khai tên lửa vào thứ Bảy, để chứng minh rằng các đảo và vùng biển xung quanh trong vùng biển quốc tế, và tự do di chuyển hàng hải.

Người phát ngôn của Hạm đội thứ bảy Joe Killey nói : "Quyền tự do giao thông hàng hải này (FONOP) duy trì quyền, sử dụng tự do và hợp pháp đại dương".

Montgomery "thách thức các hạn chế của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đối với quyền đi lại", ông nói.

Quân đội Trung Quốc đã phản đối chiến dịch này, và Bộ Tư lệnh miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nói rằng các tàu chiến Mỹ đã được bảo vệ trong quá trình hoạt động.

Đại tá Trung Quốc, Li Huamin, cho biết tàu chiến Mỹ "đã xâm nhập lãnh hải của Trung Quốc mà không được phép" và bị cảnh báo rời đi.

Đại tá Li cho biết trong một tuyên bố rằng Hải quân và Không quân PLA đã được lệnh theo dõi và buộc các tàu ra khỏi khu vực.

"Quân đội Trung Quốc quyết tâm duy trì chủ quyền và an ninh quốc gia và duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, bất kể tàu chiến của Mỹ có nghĩa là gì", ông nói.

Vào tháng 6 năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khi đó là Jim Mattis đã cảnh báo Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc rằng, tranh chấp đảo có thể là một điểm nóng tiềm năng trong quan hệ Bắc Kinh – Washington.

Bill Gertz

Nguyên tác : U.S. Navy defies China with South China Sea operation, The Washington Times, 29/01/2020

Trà My dịch

Nguồn : VNTB, 01/02/2020

Additional Info

  • Author Bill Gertz
Published in Diễn đàn

Hải quân Mỹ cử chiến hạm đến ‘xông đất’ ở Biển Đông

Trân Văn, VOA, 29/01/2020

Stars and Stripes – cơ quan truyn thông chuyên cung cp thông tin, bình lun liên quan đến hot động ca quân đi M - va cho biết : Chiến hm USS Montgomery va "xông đt" Biển Đông.

haiquan1

USS Montgomery tại căn c Changi Naval Base, Singapore. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Tristin Barth)

Hôm 25 tháng 1 (mùng 1 tháng Giêng âm lịch), USS Montgomery đã do mt vòng quanh Johnson Reef (bãi đá Gc Ma) và Fiery Cross Reeef (bãi đá Ch Thp). Đây là hai trong số by bãi đá qun đo Trường Sa mà Trung Quc cưỡng chiếm ca Vit Nam vào cui thp niên 1980 và đã bi đp thành by hòn đo nhân to.

Hạm đi 7 ca Hi quân M cho biết, USS Montgomory là chiến hm đu tiên thc hin cuc tun tra trong năm 2020 Biển Đông nhm chng minh, M s không t b quyn t do hàng hi vùng bin này. Nhng cuc tun tra như thế Biển Đông còn nhm thách thc yêu sách của Trung Quc v ch quyn ti Biển Đông.

Đại tá Joe Keily, Phát ngôn viên ca Hm đi 7 thuc Hi quân M, nói thêm, ngoài Trung Quc, nhng yêu cu tương t ca Vit Nam, Đài Loan v vic phi được cho phép hoc phi thông báo trước khi chiến hạm ca quc gia nào đó ch băng qua lãnh hi hoàn toàn không phù hp vi lut pháp quc tế.

Đó cũng là lý do USS Montgomery không xin phép, cũng không thông báo với bt kỳ quc gia nào khi tiến vào qun đo Trường Sa, băng ngang bãi đá Gc Ma và bãi đá Ch Thp. Đi tá Keily nhn mnh, c Công ước v Bin ln lut pháp quc tế đu không gii hn quyn qua li mt cách ôn hòa trong lãnh hi ca quc gia nào đó.

Trong email trao đổi vi Stars and Stripes, Đi tá Keiley chú thích, Trung Quc, Vit Nam, Đài Loan cùng đòi chủ quyn trên toàn b qun đo Trường Sa. Còn Philippines, Malaysia và Brunei thì đòi ch quyên trên mt phn qun đo này. M không công nhn ch quyn ca bt kỳ quc gia nào trên qun đo này.

Trước nay, các chuyến hi hành băng ngang Biển Đông, dạo quanh các đo c qun đo Trường Sa ln qun đo Hoàng Sa ca nhng chiến hm thuc Hi quân M đu nhm khng đnh, M không t b quyn t do hàng hi Biển Đông. Riêng đi vi qun đo Trường Sa, năm ngoái, M đã tng c ba chiến hm USS Spruance, USS Preble và USS Chung Hoon dạo quanh các căn c ha lc mà Trung Quc xây dng trên nhng đo nhân to (bi đp trên nhng bãi đá đã cưỡng đot ca Vit Nam) ti qun đo này.

Sự kin USS Montgomery "xông đt" Biển Đông có vài đim đáng chú ý : Diễn ra ngay vào ngày đu tiên – ngày đc bit nht ca năm âm lch. Không biết có phi vì vy mà không thy Trung Quc phn đi USS ngay lp tc hoc cnh cáo, bám theo nhm răn đe như thường thy (?). Mt yếu t khác vi thường l na là đi din Hi quân Mỹ nhn mnh yếu t "thách thc" c Vit Nam và Đài Loan như nhng thc th ngang hàng vi Trung Quc trong yêu sách v ch quyn ti Biển Đông.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/01/2020

Chú thích

(1) https://www.stripes.com/news/pacific/navy-steams-near-contested-spratly-island-reefs-militarized-by-china/1.616537

********************

Tàu chiến Mỹ đi gần đảo tranh chấp ở Biển Đông lần đầu trong năm 2020

VOA, 29/01/2020

Hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Ba 28/1 cho biết họ điều một tàu chiến đi gần quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp ở Biển Đông vào hôm 25/1. Đây là nơi có các đảo đã được Trung Quốc xây kiên cố.

haiquan3

Tàu chiến đấu duyên hải biến thể độc lập USS Montgomery (LCS 8) hoạt động ở Biển Đông. Ảnh hải quân

Động thái của Mỹ được xem là cuộc hành quân vì tự do hàng hải (FONOP) đầu tiên trong năm 2020.

Người phát ngôn của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, nói với tờ Japan Times rằng tàu USS Montgomery, một tàu chiến đấu tiên tiến, đã khẳng định các quyền và tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Người phát ngôn Hạm đội 7, Trung úy Joe Keiley, cho biết cuộc FONOP mới nhất này "giữ vững các quyền pháp lý, quyền tự do và việc sử dụng hợp pháp vùng biển", đồng thời nói thêm rằng tàu Montgomery đã thách thức những hạn chế mà Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đặt ra đối với việc qua lại vô hại.

Tàu Montgomery đã đi qua gần bãi Chữ Thập do Trung Quốc nắm giữ, nơi có đường băng đạt chuẩn quân sự dài 3.000 mét và bãi Gạc Ma, các ảnh của Lầu Năm Góc cho thấy.

Người phát ngôn nói rằng Hoa Kỳ "giữ vững nguyên tắc về quyền tự do hàng hải", và các cuộc hành quân "được tiến hành một cách ôn hòa và không thiên vị có lợi hay bất lợi cho bất kỳ quốc gia cụ thể nào".

"Tự do đi lại hàng hải ở Biển Đông là một phần trong các hoạt động hàng ngày của các lực lượng quân sự Hoa Kỳ trên toàn khu vực", ông nói thêm.

Sau đó trong cùng ngày 28/1, quân đội Trung Quốc nói lực lượng không quân và hải quân của họ đã "đuổi" tàu chiến Mỹ khi tàu đi gần quần đảo.

Hải quân Hoa Kỳ lâu nay làm Bắc Kinh tức giận khi thường xuyên tiến hành các FONOP gần một số hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở vùng biển, bao gồm các đảo nhân tạo nhỏ của Trung Quốc. Việc làm của Mỹ khẳng định rằng tự do ra vào vùng biển là điều rất quan trọng đối với tuyến đường thủy quốc tế này.

(Japan Times, South China Morning Post)

*******************

Tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông ngày đầu năm mới

RFA, 29/01/2020

Tàu chiến của Hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến tuần tra trong chương trình tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông lần đầu tiên trong năm 2020.

haiquan4

Hình chụp tàu USS Montgomery đang hoạt động trên Biển Đông. Hình minh họa. Pinterest

Trang tin NHK của Nhật trích nguồn tin từ Hạm đội 7 của Mỹ cho biết tàu USS Montgomery vừa đi qua khu vực quần đảo Trường Sa hôm 25/1 vừa qua.

Người phát ngôn Hạm đội 7 Joseph Keiley nói với NHK rằng “Hoa Kỳ sẽ cho máy bay và tàu đi qua,  hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, dù địa điểm đó có phải là vùng đòi chủ quyền trên biển quá mức hay không”.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho xây lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai vũ khí ra khu vực này.

Từ năm 2015, Hoa Kỳ đã tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải nhằm thách thức các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tàu chiến của Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Năm 2019, Hải quân Mỹ đã thực hiện khoảng 8 chuyến tuần tra ở Biển Đông, chuyến cuối cùng là vào tháng 11 khi tàu USS Wayne E. Meyer đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động của tàu chiến mỹ ở Biển Đông, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và làm mất ổn định trong khu vực.

********************

Mỹ điều tầu chiến tuần tra "khai xuân" ở Biển Đông

Thu Hằng, RFI, 28/01/2020

Tầu khu trục USS Montgomery thuộc Hạm Đội 7 của Mỹ đã thực hiện một chuyến tuần tra gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông vào ngày 25/01/2020. Thông tin được phát ngôn viên Hạm Đội 7 Hoa Kỳ, đại úy Joe Keiley, xác nhận với trang Japan Times của Nhật Bản ngày 28/01.

haiquan2

Ảnh minh họa chụp ngày 04/09/2019 : Tàu chiến USS Montgomery của Hải quân Hoa Kỳ trong một cuộc tập trận hàng hải Mỹ-ASEAN. Alexandra SEELEY / US NAVY / AFP

Đây là chuyến tuần tra đầu tiên trong năm 2020 tại Biển Đông của Hải Quân Mỹ và nằm trong khuôn khổ chiến dịch FONOP vẫn được Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện nhằm "khẳng định các quyền và quyền tự do lưu thông hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".

Phát ngôn viên Hạm Đội 7, đóng tại Yokosuka (Nhật Bản), nhắc lại "các hoạt động vì tự do lưu thông ở Biển Đông nằm trong các chiến dịch thường xuyên của lực lượng quân sự Mỹ ở khắp khu vực". Chuyến tuần tra của tầu khu trục Montgomery còn nhằm "phản đối mọi sự hạn chế về việc qua lại vô hại mà Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan áp đặt".

Theo nhận định của Japan Times, chuyến hải trình đầu tiên trong năm 2020 ở Biển Đông được Hải quân Mỹ tiến hành trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc trên tuyến đường thủy chiến lược và Trung Quốc đang phải chống chọi với nạn dịch virus corona mới.

Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như dịch viêm phổi cấp Vũ Hán, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, khủng hoảng ở Hồng Kông…, nhưng Bắc Kinh sẽ không hoàn toàn từ bỏ việc gây sức ép và gia tăng các hoạt động khiêu khích với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông, theo nhận định của ông Collin Koh, chuyên gia về hải quân, thuộc Chương trình An ninh Hàng hải tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, ở Singapore. Nhiều chuyên gia dự đoán Biển Đông có thể sẽ trở thành điểm nóng trong năm 2020.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Trân Văn, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Giới chuyên gia thuc Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế d báo trong năm 2020, Vit Nam s ng v M nhiu nht trong s các nước Châu Á, đng thi, đây cũng là năm mà Bin Đông là nơi có nguy cơ cao nht s xy ra "s c" Châu lc.

csis1

Ban diễn gi v chính tr-gii lãnh đo ti hi tho D báo v Châu Á 2020 ca CSIS, 22/1/2020

Hai dự báo nêu trên được đưa ra ti hi tho "D báo v Châu Á 2020" do Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) t chc th đô Washington, M, hôm 22/1.

Bà Amy Searight, Cố vn cp cao kiêm Giám đc Chương trình Đông Nam Á thuc CSIS, đim li thc tế trong những năm qua cho thy Vit Nam liên tc có hướng đi tích cc trong hp tác và đi thoi vi M, c v ngoi giao và quc phòng.

Trên cơ s đó, Vit Nam "ni lên là đi tác chiến lược mi" ca M Châu Á, dù hai nước có xut phát đim thp do nhng di sn chiến tranh xy ra gia hai nước cách đây na thế k, tiến sĩ Searight nói.

Điều đáng chú ý, theo n tiến sĩ, người cũng tng là c vn cp cao ti B Quc phòng và B Ngoi giao M, là năm nay M và Vit Nam s k nim 25 năm bình thường hóa quan h, mt dp thích hp đ lãnh đo hàng đu ca 2 nước thăm ln nhau, có th đưa quan h 2 nước lên mt tm mc cao hơn "nếu Vit Nam sn sàng".

Đối tác chiến lược M-Vit tùy vào Hà Ni

Một điu trùng hp là năm nay Vit Nam nm chc ch tch Hip hi Các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là ch nhà ca Hi ngh Thượng đnh Đông Á vào mùa thu, bà Searight lưu ý.

"Sẽ rt đáng chú ý là liu Tng thng M có đến d hi ngh hay không. Hi ngh s din ra sau bu c tng thng M khong 10 ngày đến 2 tun. Như vy, có s ch ý v thi gian vi hy vng Tng thng Trump s đến", bà Searight nói.

Năm 2020 cũng là thời đim bn l trước Đi hi 13 ca Đng Cng sn Vit Nam nên quc gia này đang "tích cc làm vic", cân nhc cách thc "đa dng hóa" quan hệ đi ngoi, theo n tiến sĩ.

csis2

Tiến sĩ Amy Searight thuc CSIS ti hi tho hôm 22/1/2020 Washington, M

"Vì vậy, nhiu kh năng là Hà Ni quan tâm đến vic tăng cường quan h Vit-M, trùng hp vi mt chuyến thăm ca tng thng M đến Vit Nam, hoc mt chuyến thăm ca nhà lãnh đo hàng đu Vit Nam đến M. Nếu không phi là Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trọng, nhân vt quyn lc nht, thì có th là Th tướng Nguyn Xuân Phúc s thăm Washington năm nay",C vn cp cao kiêm Giám đc Chương trình Đông Nam Á thuc CSIS nói.

Trả li câu hi đến t c ta v kh năng hai nước s nâng cp quan h thành đi tác chiến lược trong năm 2020, n chuyên gia CSIS, người tng là Phó Tr lý B trưởng Quc phòng chuyên trách Nam và Đông Nam Á, nói quyết đnh ch yếu nm phía Vit Nam.

"Tôi nghĩ Mỹ s hoan nghênh ý tưởng nâng cp quan h t đi tác toàn din lên đi tác chiến lược", tiến sĩ Searight nói, "Hà Ni phi cân nhc các la chn. Hà Ni rt thn trng trong vic cân bng các mi quan h vi các đi tác, đc bit là Trung Quc. Vì vy, h phi cân đong đo đếm phn ng bc bi ca Trung Quc".

Ngoài ra, bà Searight lưu ý đến mt vn đ "tế nh" trong quan h M-Vit, đó là s mt cân bng trong kim ngch thương mi song phương.

"Tổng thng Trump đã đưa Vit Nam vào tm ngm, do Vit Nam rt thành công khi buôn bán vi M và do nh hưởng t chiến tranh thương mi Mỹ-Trung. Như vy, tôi nghĩ, Hà Ni phi cân đi xem có mo him không khi nâng cp quan h M-Vit đúng lúc chính quyn ông Trump có th đang ‘truy đui’ Vit Nam v mt thương mi", n tiến sĩ phát biu.

Thay vì các diễn gi đc các tham lun, hi tho của CSIS din ra theo hình thc là ban t chc đưa ra mt lot câu hi trc nghim v tng chuyên đ gm chính tr-gii lãnh đo, an ninh, và kinh tế-thương mi. C nhóm din gi ln c ta ngay lp tc bình chn các phương án tr li qua thiết b không dây, sau đó, các diễn gi phát biu đ phân tích hoc phn bin sâu hơn.

Quan hệ M-Vit được nêu ra trong phn tho lun sau khi ban t chc đt câu hi "Nước nào s có quan h xu đi vi M trong năm 2020" và đa s người tham gia hi tho bình chn "Trung Quốc".

Việt Nam ng v M nhiu nht

Câu hỏi "Nước nào s liên kết cht ch hơn vi M trong năm 2020" có đáp án được bình chn cao nht là "Vit Nam", vi 55% s người d hi tho. Nước đng th 2 là Úc vi 29% và Singapore th 3, 10%.

csis3

Trong số các nước Châu Á, Vit Nam được d báo s ng v M nhiu nht trong năm 2020

Nhà nghiên cứu Greg Poling, Giám đc chương trình Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á thuc CSIS, nói đáp án được đa s bình chn không có gì gây ngc nhiên nếu xét đến nhng hành x ca Trung Quc trong Vùng Đc quyn Kinh tế ca Vit Nam trên Biển Đông kéo dài tng cng 4 tháng trong năm 2019, và nếu Trung Quc tiếp tc "đi x" vi Vit Nam như vy.

Tuy nhiên, ông Poling, tác giả mt s cun sách v Bin Đông, quan h M-Vit và an ninh Châu Á, nhn đnh rng Tổng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trọng s vn c gng duy trì quan h "êm " vi Trung Quc khi Vit Nam tiến ti có s chuyn giao lãnh đo vào năm 2021, năm có đi hi ca Đng Cng sn Vit Nam.

Biển Đông không ch là tác nhân đưa Vit Nam xích li vi M hơn na mà cũng là nơi d xảy ra "sự c" nht Châu Á trong năm 2020, theo kết qu bình chn ca đa s khi tr li câu hi "S c an ninh ln nhiu kh năng s xy ra đâu ?"

Biển Đông có nguy cơ ln nht

Trung Quốc liên tiếp có nhng hành đng gây bt bình vi các nước có tranh chấp ở Bin Đông và "s c" có th xy ra "ngay ngày mai", chuyên gia Poling nói.

Sau 3 năm xây đảo nhân to và quân s hóa các đo đó, Trung Quc nay có kh năng trin khai đu đn các tàu tun duyên và hi quân, liên tc tiến hành "quy nhiu" hot đng thăm dò dầu khí ca Vit Nam và Malaysia, cũng như ngăn cn hot đng đánh bt cá ca các nước, trong khi bo v các tàu cá Trung Quc, ông Poling đim li tình hình thc tế.

csis4

Chuyên gia Greg Poling, CSIS, theo dõi bình chọn ca c ta v kh năng xy ra s c Bin Đông ti hi tho hôm 22/1

Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á thuc CSIS cho rng, tình hình đó có s tham gia ca "hàng trăm" cá nhân và tàu thuyn, đ thêm du vào la là tinh thần dân tộc, cho nên bt cai trong s đó cũng có th là "tia la" làm bùng lên đng đ.

Cũng liên quan đến Bin Đông, mt câu hi khác được ban t chc đt ra là trong năm 2020, s vic gì nhiu kh năng s din ra nht. Đa s người có mt ti hi tho ca CSIS, chiếm 50%, chn đáp án là Trung Quc "ngăn chn thành công" hot đng thăm dò du khí ca các bên tuyên b ch quyn khác.

Nhà nghiên cứu Poling đng ý vi quan đim ca đa s c ta. Trung Quc trong hàng chc năm qua luôn phn đi các nước khác thăm dò dầu khí Bin Đông, trong nhng năm gn đây, h ngăn chn các nước trong vùng tiến hành hot đng thăm dò mi, ông nói.

Tuy nhiên, đáng chú ý là trong 18 tháng gần đây, Trung Quc có s thay đi hoàn toàn v cách tiếp cn ca h, đó là đy mnh vic "quy ri" hot đng thăm dò ti các lô đã có t trước, như các d án ca Shell và Rosneft liên doanh vi Vit Nam, và cũng có bằng chng cho thy Trung Quc làm điu tương t vi các d án ca Malaysia, theo li ông Poling.

"Trong năm ngoái, Việt Nam đã đi đu vi Trung Quc vùng bin, đ ngun lc và n lc vào đ phô din sc mnh. Vit Nam có th thng trong mt vài ln chm trán, nhưng không th thng trong ‘cuc chiến’ này, nếu xét đến lc lượng ca Trung Quc. Vit Nam không th huy đng lc lượng đ đi phó vi Trung Quc trong mi ln Trung Quc ra tay hành đng. Tr khi có s thay đi ln nào đó, s không ai ngoài Trung Quốc có th khoan thăm dò vùng có tranh chp trên Bin Đông", ông Poling đưa ra nhn đnh.

csis5

Trung Quốc được d báo s ngăn chn thành công d án mi ca nước khác thăm dò du khí Bin Đông trong năm 2020

Mỹ b lôi kéo vào "s c" Bin Đông ?

Trả li câu hi ca phóng viên VOA liu M s có hành đng gì nếu "s c" xy ra Bin Đông, chuyên gia Poling cho rằng nếu là đng đ gia Trung Quc vi Vit Nam, "M s lên án n ào song s không có gì khác nhiu hơn như vy".

Nhưng nếu "s c" xy ra gia Trung Quc và Philippines, nước đng minh có hip ước phòng th chung vi M, Washington s có nhiu đng lc hơn đ giúp đ, "có th là tăng cường các trang thiết b trên chiến trường, dn đến vic Trung Quc phi rút lui", ông Poling nói.

Đến nay, M và Vit Nam đã làm sâu sc hơn mi quan h v quc phòng vi vic M b cm vn vũ khí sát thương năm 2016, viện tr cho Vit Nam mt s tàu tun duyên c ln, và B trưởng Quc phòng M thăm Vit Nam ln gn đây nht là vào tháng 11/2019. Nhưng gia hai nước mi ch có Bn ghi nh v hp tác quc phòng ký hi năm 2011.

An Tôn

Nguồn : VOA, 23/01/2020

Additional Info

  • Author An Tôn
Published in Diễn đàn

Năm 2020 là một năm mà các nhà ngoại giao của Việt Nam hết sức bận rộn, bởi vì Việt Nam vừa đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vừa làm hội viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong 2 năm (nhiệm kỳ 2020-2021), thậm chí trong tháng 1 năm nay còn nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội Đồng. Nhưng liệu Việt Nam có thể tận dụng được hai vị thế đặc biệt này để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế và khu vực trên vấn đề Biển Đông ?

bd1

Đá Chữ Thập, một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 09/03/2017. Reuters

Đối với nhiều nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, thách đố lớn nhất trong năm nay vẫn là sự lớn mạnh của Trung Quốc và việc Bắc Kinh vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm gây áp lực lên các nước yếu hơn. Trên Biển Đông, việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo đang gây nhiều quan ngại sâu sắc không chỉ cho ASEAN, mà cả các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 17/01/2020 từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang trước hết nhận định về khuôn khổ hành động của Việt Nam trong hai cương vị đó, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông :

"Việt Nam đã gia nhập ASEAN từ năm 1995 và như vậy là hai lần làm chủ tịch ASEAN, lần thứ nhất là vào năm 2010. Năm đó có những chuyển biến quan trọng trong ASEAN, chẳng hạn như có hội nghị các bộ trưởng Quốc Phòng mở rộng, bao gồm cả Úc, Nhật, Mỹ và có những sáng kiến mới trong thời gian đó. Phải nói đây là một thành công về phương diện ngoại giao của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam.

Sau 10 năm thì Việt Nam luân phiên trở lại giữ chức chủ tịch ASEAN và lần này trùng hợp với chức vụ khác cũng tương đối quan trọng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nói chung đây cũng là một thành công của ngành ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhưng nói đến ngoại giao thì phải nói đến sự mặc cả với các nước để có được những vị trí này. Riêng trong trường hợp ASEAN thì đây là chức chủ tịch luân phiên, nên không có vấn đề vận động, tranh đấu, còn về chiếc ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì phải vận động rất nhiều, nhất là khi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ứng viên duy nhất (của khu vực Châu Á). Tôi đặt câu hỏi là Việt Nam đã phải trả giá như thế nào đối với Bắc Kinh để lấy sự ủng hộ ?

Khi nhậm chức thành viên không thường trực, đại diện của Việt Nam đã tuyên bố rõ là sẽ không nêu vấn đề Biển Đông tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đây có thể là một quyết định thực tiễn, bởi vì Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bị chi phối bởi năm hội viên thường trực có quyền phủ quyết. Giả sử Việt Nam có nêu lên (vấn đề Biển Đông) mà Trung Quốc phủ quyết thì cũng như không. Tuy vậy, tôi cho rằng đây là một thái độ dè dặt quá đáng, vì Việt Nam sẽ không mất gì cả khi nêu lên vấn đề này để Trung Quốc phủ quyết, để cho thế giới thấy lập trường ngang ngược của Bắc Kinh.

Trở lại chức chủ tịch ASEAN 2020, chủ đề mà Việt Nam đưa ra là "gắn kết" và "chủ động thích ứng", rồi họ giải thích qua năm điểm : đoàn kết thống nhất, lợi ích kinh tế, giá trị chung, quan hệ đối tác và năng lực thể chế. Đây là những khái niệm chung, cái quan trọng là đoàn kết và thống nhất, nhưng mà đoàn kết và thống nhất như thế nào ? Chúng ta đặt ra vấn đề này để chúng ta có thể lấy Biển Đông làm ví dụ".

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực ở Biển Đông, tranh chấp tại vùng biển này được dự báo sẽ là vấn đề nổi cộm nhất trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên ASEAN của Việt Nam, theo nhận định của trang mạng ASEAN Today ngày 04/12/2019. Theo ASEAN Today, với việc Hà Nội nay giữ chức chủ tịch ASEAN, tranh chấp với Bắc Kinh về Biển Đông có thể sẽ định hình cho vai trò của Việt Nam trong khu vực cũng như thế giới.

Hà Nội đã đề ra năm ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2020 : an ninh khu vực, kết nối khu vực, các giá trị chung của ASEAN, quan hệ đối tác với các nước khác, hiệu quả hoạt động của ASEAN. Theo ASEAN Today, tuy phần lớn chỉ mang tính chất "hô hào", những ưu tiên đó có thể là nền tảng để Việt Nam thúc đẩy ASEAN đạt đồng thuận trên vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ đại diện cho các nước Đông Nam Á trong các quan hệ với các nước khác, đặc biệt là với Trung Quốc, và trong hồ sơ Biển Đông, Hà Nội được dự báo là sẽ có thái độ cứng rắn hơn so với các nước khác từng nắm chiếc ghế này nhưng không có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh hoặc ngại đụng chạm Bắc Kinh.

Năm 2020 sẽ là năm mà các nước ASEAN và Trung Quốc theo dự kiến sẽ phải đẩy mạnh đàm phán về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC để có thể thông qua văn bản này vào năm 2022. Trong chiếc ghế chủ tịch ASEAN, Việt Nam chắc chắc cũng sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến quyền "tự do hàng hải" ở Biển Đông theo hướng có lợi cho mình và điều này cũng sẽ khiến Hoa Kỳ hài lòng.

Nhưng vấn đề là ASEAN vẫn còn bị chia rẽ quá nặng nề trên vấn đề Biển Đông để có thể đạt được sự đồng thuận cần thiết để đạt được một bộ quy tắc ứng xử theo mong muốn của Việt Nam, như nhận định của nhà báo Lưu Tường Quang :

"Thương thuyết về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trên Biển Đông COC đã có từ rất lâu, nhưng hai thập niên qua thì vẫn dậm chân tại chỗ, vì Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ bất cứ một điểm gì trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Trước đây, Bắc Kinh khăng khăng loại bỏ Hoàng Sa ra khỏi phạm vi áp dụng của COC và nhất quyết giữ lập trường thương thuyết song phương, chứ không phải đa phương, trong khi tranh chấp Biển Đông là vấn đề vừa song phương, vừa đa phương. Nếu Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ chút nào về vấn đề Hoàng Sa, cũng như về phương thức giải quyết song phương hay đa phương, thì Việt Nam sẽ làm gì ?

Nếu Việt Nam nói là chúng ta theo đuổi mục đích đoàn kết và thống nhất, do đó nhượng bộ để cho bộ quy tắc COC được đồng ý, và để Brunei, quốc gia chủ tịch kế tiếp, thông qua vào năm 2021, điều này có nghĩa là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bán nước và mang tội với lịch sử. Còn nếu Việt Nam vẫn giữ lập trường đòi Hoàng Sa phải được bao gồm trong bộ quy tắc ứng xử, thì tất nhiên thương thuyết sẽ dậm chân tại chổ.

Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả trong ưu tiên đầu tiên là "đoàn kết và thống nhất". Trong vấn đề COC, tôi rất hoài nghi là nó sẽ đạt được đồng thuận để có thể được hoàn tất vào năm 2021.

Việt Nam có thể có một vài lợi thế là sau khi Malaysia và Indonesia đã bắt đầu có những sự tranh chấp rõ rệt hơn với Bắc Kinh, thì Malaysia và Indonesia cũng đã có lập trường cứng rắn hơn khi thương thuyết về COC. Nhưng điều này chỉ có lợi một phần nào cho lập trường của Việt Nam, bởi vì ASEAN rất chia rẽ. Philippines đã ngả theo lập trường là phần lớn ủng hộ Trung Quốc. Miến Điện hay Thái Lan thì không có quyền lợi gì ở Biển Đông, do đó có thể ngả theo Bắc Kinh để thủ lợi. Còn tất nhiên Cam Bốt và Lào là hai quốc gia bị ảnh hưởng rất nhiều của Bắc Kinh từ nhiều năm nay. Nội bộ ASEAN chia rẽ như vậy, tôi không lạc quan vào khả năng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc đạt được đoàn kết và thống nhất để có thể giải quyết vấn đề Biển Đông. Vì không có sự đoàn kết, thống nhất đó, thời gian Việt Nam làm chủ tịch ASEAN năm 2020 sẽ phung phí đi".

Cũng giống như vào năm 2012 và 2016, chắc chắn là Cam Bốt sẽ ngăn chặn các tuyên bố của ASEAN về Biển Đông, để bảo vệ liên minh giữa nước này với Trung Quốc. Nhất là vào lúc mà quan hệ quân sự giữa Phnom Penh với Bắc Kinh dường như đang chặt chẽ hơn, theo nhà báo Lưu Tường Quang :

"Cam Bốt không chỉ là tiếng nói của Bắc Kinh trong nội bộ ASEAN, mà chúng ta chưa bao giờ thấy một bản thông cáo chung nào của ASEAN nêu lên vấn đề Biển Đông hoặc chỉ trích Trung Quốc một cách rõ rệt, bởi lý do đơn giản là Cam Bốt bao giờ cũng chống đối. Trong năm 2020 này, Cam Bốt còn có vấn đề khác gây chia rẽ trầm trọng hơn : có những nguồn tin cho rằng Bắc Kinh có những mật ước với Phnom Penh và đã viện trợ rất nhiều cho Hun Sen để có thể sử dụng độc quyền một căn cứ gần Sihanoukville vào mục đích quân sự. Mặc dù chế độ Hun Sen đã cải chính, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng điều này có thể đã xảy ra, vì chính Hoa Kỳ và Úc đã nêu quan ngại.

Nếu Trung Quốc sử dụng căn cứ ở Cam Bốt như là bàn đạp để ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông và ảnh hưởng đến hoạt động trong ASEAN, tôi không nghĩ là Việt Nam có khả năng "gắn kết" và "chủ động thích ứng", để có thể thực hiện mục đã đề ra khi làm chủ tịch ASEAN năm 2020.

Trong bài báo đề ngày 04/12/2019, ASEAN Today nhắc lại là đầu tháng 11 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tuyên bố, nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, chính phủ Việt Nam có thể sẽ sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế để ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng nếu có kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng Tài Thường Trực như Philippines đã làm vào năm 2016, thì Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa.

Do đó, theo ASEAN Today, Hà Nội sẽ cố tận dụng chiếc ghế chủ tịch ASEAN để xây dựng một sự đồng thuận trong khối trước khi tiến hành một hành động pháp lý. Cho dù điều này có thể sẽ không ngăn cản Trung Quốc xâm nhập vùng biển của các nước ASEAN, nhưng ít ra nó sẽ là một thắng lợi ngoại giao đối với Việt Nam.

Nhà báo Lưu Tường Quang cũng cho rằng, dù biết trước là Trung Quốc sẽ bác bỏ phán quyết, Việt Nam cũng nên kiện Bắc Kinh ra trước Tòa Trọng tài Thường trực như Philippines đã làm :

"Tôi không nghĩ là vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020 có thể củng cố hay cải thiện khả năng của Việt Nam để đối chọi với thách đố của Trung Quốc. Vào năm 2010, Việt Nam đã từng làm chủ tịch ASEAN và lúc bấy giờ còn là thời của ông Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc chưa bắt đầu xây đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông. Mãi đến tháng 12/2013, khi ông Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư, họ mới bắt đầu một tiến trình kéo dài trong 3,4 năm trời để biến 6,7 đá thành 6,7 đảo và sau đó quân sự hóa hoàn toàn các đảo nhân tạo này, trở thành các căn cứ quân sự, có cả chiến đấu cơ, có cả những tàu chiến thăm viếng.

Cho nên, cục diện của Biển Đông đã hoàn toàn đổi khác và sự xác quyết về chủ quyền, về thế đứng của Bắc Kinh trên các diễn đàn quốc tế cũng mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng ta thấy là Philippines dưới thời tổng thống Aquino đã đưa Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài Thường trực CPA tại La Haye. Tòa Trọng tài này đã có một phán quyết rất rõ rệt, công bố ngày 12/07/2016 theo đó, đường "lưỡi bò" chín đoạn của Bắc Kinh hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và do đó hoàn toàn bất hợp pháp. Phán quyết của CPA là chung quyết và có tính chất cưỡng hành, nhưng Bắc Kinh vẫn một mực từ chối chấp nhận.

Tuy rằng tổng thống Duterte của Philippines đã không dám sử dụng phán quyết của tòa CPA và cũng không bao giờ dám nhắc đến phán quyết này. Ngược lại, tổng thống Indonesia Widodo không những đã nhắc lại phán quyết năm 2016, mà còn sử dụng phán quyết này trong tranh chấp với Bắc Kinh về vấn đề đánh cá, về vùng đặc quyền kinh tế tại quần đảo Natuna. Tổng thống Indonesia đã đích thân đến đảo này và xác quyết chủ quyền, đồng thời gia tăng hoạt động của tàu chiến và phi cơ của Indonesia để bảo vệ chủ quyền.

Trong vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi chưa hề thấy một vị bộ trưởng, một vị thủ tướng hay một vị ủy viên Bộ Chính trị nào đến một đảo của Việt Nam tại Trường Sa để xác quyết chủ quyền cả !

Cũng vì lý do đó tôi không nghĩ là với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam có thể làm gì khác hơn là trong quá khứ. Một việc mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể làm và có thể gây ra sự khác biệt, là kiện Trung Quốc ra trước tòa trọng tài quốc tế tương tự như Philippines đã làm. Mặc dù chắc chắc là Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết đó, nhưng phán quyết đó vẫn là một thành phần của luật pháp quốc tế, trong luật về biển, chẳng hạn như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Nếu Việt Nam có can đảm làm việc ấy, thật sự đó là điều mà Việt Nam dù là chủ tịch ASEAN hay sau khi là chủ tịch có thể làm được và vẫn có thể mang lại một kết quả thuận lợi, mặc dù trên thực tế không đủ hoặc không có khả năng thi hành phán quyết như vậy. Tuy nhiên, đứng về phương diện công pháp quốc tế, đó cũng là một thành quả đáng kể và đó cũng là một thành phần của luật pháp quốc tế, được tồn tại sau này".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 20/01/2020

Additional Info

  • Author Thanh Phương
Published in Diễn đàn

Lối thoát nào cho vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ Việt - Trung

Hoàng Bích Sơn, RFA, 18/01/2020

Báo Sputnik ngày 16/1/2020 có bài viết "Tổng bí thư, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói gì với ông Tập Cận Bình qua điện thoại". Bài báo cho biết, "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, trải qua 70 năm kể từ khi hai quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng trong thực tiễn lịch sử cho thấy, hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai đảng cộng sản, hai nước láng giềng. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc".

bd1

Hình minh họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay tại văn phòng Trung ương đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 5/11/2015 - AFP

Và cũng thời điểm ngày 16/1/2020, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) đã công bố kết quả khảo sát "Thông điệp Đông Nam Á 2020" (The State of Southeast Asia 2020) . Trong kết quả khảo sát này thì cho thấy có đến 86% số người Việt Nam được khảo sát chọn Mỹ nếu buộc phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này. Và đây là tỉ lệ cao nhất trong số 10 nước ASEAN. Xếp thứ nhì là Philippines, một đồng minh của Mỹ, với 83%. Kế đến là Singapore với 61%. 7 nước còn lại đều có tỷ lệ nghiêng về Trung Quốc. (Báo cáo của Viện ISEAS-Yusof Ishak dựa trên kết quả khảo sát 1.308 người đến từ 10 quốc gia ASEAN. Thành phần chủ yếu là các quan chức chính phủ (40%), giới nghiên cứu, học giả (36,2%) và giới doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông.)

Mặc dù việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn là cần thiết, hơn thế nữa, Việt Nam đang cần phải tranh thủ được cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc cân bằng quan hệ này của Việt Nam có một số vấn đề cần tranh luận.

Thứ nhất, trong cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình như tờ Sputnik tường thuật, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng: "quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc". Tuy nhiên, khảo sát của Viện nghiên cứu Đông Nam Á lại cho thấy người dân Việt Nam thể hiện ý kiến qua cuộc khảo sát lại cho rằng nên chọn Mỹ thay vì chọn Trung Quốc. Như vậy, quan điểm của người đứng đầu Đảng cộng sản và cũng là người đứng đầu nhà nước thể hiện quan điểm của Đảng cộng sản (đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay) và quan điểm của Nhà nước Việt Nam khác xa quan điểm của người dân, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lại nhân danh "nhân dân Việt Nam". Vậy thì phải chăng, quan điểm trên chỉ thuộc về Đảng cầm quyền chứ không thể hiện chính xác nguyện vọng của người dân Việt Nam về vấn đề này?

bd2

Hình minh họa. Tàu hải cảnh của Trung Quốc nhìn từ tàu cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông Reuters

Thứ hai, vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ hai Đảng cộng sản, hai nước Việt - Trung chính là vấn đề Tranh chấp biển Đông. Tất cả các nhà nghiên cứu, chuyên gia ở Việt Nam và trên thế giới đều biết, đều nói rằng, tranh chấp biển Đông khó giải quyết chính vì từ phía Trung Quốc. Với tham vọng trở thành một "siêu cường" nhằm thay thế Mỹ, để "cai trị" thế giới. Muốn làm được điều đó, Trung Quốc trước hết phải trở thành một "cường quốc biển". Muốn trở thành "cường quốc biển", Trung Quốc phải độc chiếm bằng được biển Đông, để từ đó vươn ra biển và đại dương, trong chiến lược "chuỗi ngọc trai" của họ. Viện cớ để thực hiện tham vọng ấy, Trung Quốc vẽ ra một thứ "yêu sách" mơ hồ, gọi là "đường lưỡi bò". Cái gọi là "yêu sách" này đã bị thế giới phản đối và đặc biệt bị Toà trọng tài trong vụ Philippines bác bỏ vì nó "trái với UNCLOS 1982 và do đó vô giá trị". Và các chuyên gia này cũng khẳng định là Trung Quốc không dễ gì từ bỏ tham vọng đó, cho dù nó vô lý.

Và để biến nó thành hiện thực, Trung Quốc đã sử dụng đủ mọi biện pháp, từ việc sử dụng sức mạnh cứng như đe dọa quân sự, cho tàu quấy nhiễu trong EEZ của Việt Nam đến việc sử dụng các lợi ích kinh tế trong BRI để "đưa Việt Nam vào tròng" của họ.

Và trong các lần phản ứng lại Trung Quốc về vấn đề biển Đông của Việt Nam, chính mối quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản đã "trói tay" chính phía Việt Nam. Ngay khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng Bí thư hồi 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến viếng thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm đó, hai bên Việt - Trung đã ký kết "Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết những vấn đề trên biển". Bản Thoả thuận đó do phía Trung Quốc đã soạn thảo sẵn, và phía Việt Nam chỉ có thể đồng ý ký vào mà thôi. Nhóm chuyên gia luật quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam đi cùng đoàn nhưng không được tham gia góp ý vào bản Thoả thuận vì đây là "chuyện nội bộ giữa hai Đảng". Và kết quả là trong bản Thoả thuận đó, bản tiếng Trung lại có điểm khác bản tiếng Việt. Theo nội dung bản tiếng Trung thì Việt Nam đồng ý tham gia "Gác tranh chấp, cùng khai thác", nhưng đối với bản tiếng Việt thì ghi là Việt Nam đồng ý tham gia "Hợp tác cùng phát triển". Cũng theo Thoả thuận này, Hai nước sẽ thành lập một kênh ngoại giao đặc biệt để "cùng nhau xử lý các bất đồng trên biển", nhưng ngay trong năm 2011, đã xảy ra sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 ngay trong vùng EEZ của Việt Nam.

Đến năm 2014, với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc cho hạ đặt ngay trong vùng EEZ của Việt Nam, phía Việt Nam đã liên lạc với phía Trung Quốc theo kênh này, nhưng chỉ là sự im lặng "ngoài vùng phủ sóng, trong vòng phủ phê" của phía Trung Quốc.

Năm 2017, phía Trung Quốc đã "ngầm đe doạ tấn công" khu vực Trường Sa mà Việt Nam đang kiểm soát, khiến Bộ chính trị Việt Nam đã quyết định rút việc thăm dò tại hai khu vực lô 07-03 và 136-03.

bd3

Hình Mình Họa. Giàn khoan JDC Hakuryu-5 ngoài khơi Vũng Tàu hôm 16/5/2018 Reuters

Năm 2019, Trung Quốc dùng nhiều loại tàu để quấy nhiễu các giàn khoan thăm dò Việt Nam ngay trong EEZ của Việt Nam cà hơn trăm ngày.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông là không đổi, với nhiều chiến thuật phức tạp, tinh vi và khó dự đoán. Và Việt Nam luôn bị Trung Quốc sử dụng một "vòng kim cô" trói tay chính Việt Nam, đó chính là dùng "mối quan hệ hai Đảng" để "bịt miệng" mỗi khi Trung Quốc "đe doạ, quấy nhiễu" Việt Nam trên biển Đông.

Chính vì vậy, năm 2019, hơn một trăm ngày tàu Trung Quốc hoành hành tại EEZ của Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam sợ ảnh hưởng tới tình hữu nghị hai đảng nên đã tỏ ra hoà hoãn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở thăm Trung Quốc khi sự kiện xảy ra vẫn coi như không có chuyện gì. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thì khẳng định "Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng phải giữ được môi trường hòa bình để phát triển". Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thì nói "chúng ta không quay lưng được với Trung Quốc".

Trước sự hoà hoãn đến mức "cố gắng bằng mọi cách" như vậy, cho thấy Trung Quốc đang làm chủ cuộc chơi ở biển Đông như thế nào. Và mặc dù các lãnh đạo Việt Nam luôn khẳng định sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền nhưng vấn đề người dân cần biết là họ sẽ bảo vệ bằng cách nào? Chứ không thể chỉ bảo vệ bằng lời nói suông và khi Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nằm trong "rọ" của Bắc Kinh.

Hoàng Bích Sơn

Nguồn : RFA, 18/01/2020

*****************

Khảo sát : Việt Nam muốn ASEAN làm đồng minh với Mỹ hơn là Trung Quốc

VOA, 18/01/2020

Một kho sát mi ca Vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak Singapore cho thy ASEAN b chia r nếu phi la chn gia M và Trung Quc làm đồng minh.

bd4

Việt Nam muốn ASEAN làm đồng minh với Mỹ hơn là Trung Quốc

Việt Nam đng đu trong khu vc Đông Nam Á v thái đ "ưa chung" dành cho M so vi Trung Quc, trong khi ASEAN b chia r v quan đim nếu phi la chn gia hai cường quc này, theo mt kho sát mi nht ca Vin ISEAS-Yusof Ishak.

Khảo sát qua mng do vin nghiên cu Đông Nam Á Singapore tiến hành cho thy 86% người Vit Nam nói h thích M hơn khi được hi : "Nếu ASEAN buc phi làm đồng minh vi mt trong hai đch th chiến lược, M và Trung Quc, bn s chn ai ?".

Đứng th 2 trong khu vc v s ưa chung dành cho M là Philippines vi 81%. Singapore đng th 3 vi 61%.

Sự ng h mnh m ca nhng người tham gia kho sát t Vit Nam, Philippines và Singapore đi vi M dường như có phn xut phát t nhng tranh chp hàng hi trên bin Đông gia các quc gia ca h vi Trung Quc, theo nhn đnh ca Nikkei Asia Review.

Quan hệ gia Hà Ni và Bc Kinh tăng cao trong năm 2019 do Trung Quc điu tàu kho sát Hi Dương 8 vào vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam trong nhiu tháng mà Hà Ni cáo buc là vi phm ch quyn ca h.

bd5

Đồ th do Nikkei Asian Review thc hin da trên d liu kho sát ca Vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak.

Ngoài 3 quốc gia k trên, 7 nước còn li trong s 10 quc gia ASEAN mun đng minh vi Trung Quc hơn là vi M, theo kho sát ca ISEAS có tên "Tình trng ca Đông Nam Á 2020".

Lào đứng đu trong nhóm này vi 74%, trên Brunei vi 69%, Myanmar vi 62%, Malaysia với 61%, và Campuchia vi 58%.

Indonesia và Thái Lan là hai quốc gia tương đi trung lp khi có s lượng 52% người được hi cho biết thích Trung Quc hơn.

Với mc trung bình 54% thích M và 46% nghiêng v Trung Quc trong toàn khi ASEAN, kho sát này cho thấy s bế tc trong la chn gia hai cường quc đi vi khu vc.

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Th Hà ca ISEAS nói vi Nikkei Asian Review, s chia r trong khu vc v quan đim đi vi M và Trung Quc cho thy rõ ràng là "ASEAN phi làm mi th để tránh phi la chn gia M và Trung Quc hay thm chí phi đưa điu này ra bàn tho".

Đông Nam Á không chỉ đang ni lên như mt khu vc kinh tế năng đng mà vi v trí ni lin Thái Bình Dương và n Đ Dương, nó còn là mt khu vc quan trng v mt chiến lược đi vi hai siêu cường kình đch này.

Additional Info

  • Author Hoàng Bích Sơn, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Biển Đông : Trung Quốc tỏ hòa dịu, trấn an Việt Nam và Indonesia (RFI, 17/01/2020)

Ngày 16/01/2020, Trung Quốc liên tục thể hiện cử chỉ hòa hoãn, trấn an Việt Nam và Indonesia liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông và trong khu vực.

bien1

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 và tàu hộ vệ ở ngoài khơi Vũng Tàu. Trong vòng ba tháng của năm 2019, các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá hoạt động giàn khoan này tại bãi Tư Chính. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2019. Reuters/Maxim Shemetov/File Photo

Chủ tịch Trung Quốc đã điện đàm với đồng nhiệm Việt Nam ngày 16/01. "Tiếp tục củng cố niềm tin chính trị song phương" là điều được cả hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Tập Cận Bình hy vọng Hà Nội và Bắc Kinh "giải quyết các tranh chấp một cách thích hợp về lâu về dài".

Tuy nhiên, giữa hai nước dường như vẫn thiếu tin tưởng lẫn nhau. Báo mạng Hồng Kông South China Morning Post nhắc lại những căng thẳng tại Biển Đông trong thời gian gần đây, đặc biệt việc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ tháng 07 đến 09/2019.

Năm 2020 là một năm quan trọng đối với Trung Quốc và Việt Nam, một mặt, đánh dấu 70 năm thiết lập bang giao, mặt khác, Việt Nam giữ vai trò nước chủ tịch luân phiên của ASEAN. Trong hai kỳ họp thượng đỉnh ASEAN được tổ chức ở Việt Nam vào tháng 04-05 và/10-11, Biển Đông có lẽ sẽ là một trong những chủ đề được thảo luận gay gắt.

Trung Quốc thừa nhận xâm phạm vùng biển của Indonesia

Bắc Kinh cũng có thái độ hòa dịu hơn đối với Jakarta, khi thừa nhận tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Natuna của Indonesia vào/12/2019 và hứa "giải quyết tình hình một cách ổn thỏa".

Trả lời báo giới tại Jakarta ngày 16/01 sau cuộc họp với bộ trưởng Điều phối Indonesia, đại sứ Trung Quốc Tiếu Thiên (Xiao Qian) giảm nhẹ tình hình khi cho rằng ngay cả giữa những nước láng giềng tốt của nhau còn xảy ra mâu thuẫn, và điều quan trọng là thảo luận vấn đề đó một cách thân thiện.

Indonesia đã phản ứng mạnh mẽ về việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải. Trong lĩnh vực ngoại giao, chính quyền Jakarta gửi công hàm phản đối, khẳng định vùng biển Natuna không nằm trong vùng tranh chấp với Trung Quốc. Về quân sự, nhiều tàu chiến, máy bay chiến đấu được điều tới khu vực, buộc thuyền đánh cá Trung Quốc phải rút lui sau ba tuần hiện diện. Thậm chí, đầu tháng Giêng, tổng thống Joko Widodo đích thân đến thăm Natuna để khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Thu Hằng

*******************

Trung Quốc thừa nhận ngư dân Hoa Lục xâm phạm vùng biển Indonesia (RFA, 17/01/2020)

Trung Quốc thừa nhận ngư dân nước này đã đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia quanh quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin hôm 17/1.

bien2

Tổng thống Joko Widodo của Indonesia tới một căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna hôm 8/1/2020. AFP

Tuyên bố được Đại sứ Trung Quốc, ông Tiêu Thiên, đưa ra tại buổi họp báo sau cuộc gặp với Bộ trưởng Điều phối Indonesia về các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh, Mahfud, ngày 16/1.

Tuy thừa nhận ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng biển xung quanh đảo Natuna của Indonesia nhưng ông Tiêu Thiên lại cho rằng đây không phải là điều nghiêm trọng và ông tin tưởng chính phủ hai bên có thể xử lý và giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Ông cho biết thêm rằng chính phủ Trung Quốc đang chịu sức ép từ ngư dân đòi cho phép họ tiếp tục hoạt động trong EEZ của Indonesia. Phía Indonesia coi đây là hành động phi pháp, xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Trước sự hiện diện đông đảo của tàu cá Trung Quốc tại khu vực đảo Natuna, ngày 30/12 năm 2019, Jakarta đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia đến để phản đối.

Phát biểu tại họp báo ở Bắc Kinh hôm 31/12/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước quanh đó và ngư dân hai nước vẫn có hoạt động đánh bắt cá bình thường tại vùng nước này.

Bộ Ngoại giao chính phủ Jakarta hôm 1/1/2020 tiếp tục lên tiếng phản đối và sau đó điều nhiều tàu chiến, thậm chí cả máy bay chiến đấu tới khu vực, buộc tàu Trung Quốc phải rút lui sau gần 3 tuần có mặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Quần đảo Natuna của Indonesia nằm về phía nam quần đảo Trường Sa và không nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông, đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng biển này.

Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc, đồng thời không công nhận quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Châu Á