Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khủng hoảng tên lửa Bắc Triều Tiên : Kinh tế Hàn Quốc "chịu vạ lây"

Trong những ngày gần đây, khủng hoảng Bắc Triều Tiên là đề tài nóng bỏng trên các trang báo Pháp. Le Monde số ra hôm nay có bài viết với tiều đề "Kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng từ khủng hoảng tên lửa". Cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên có những tác động, dù là gián tiếp, nhưng lại rất nặng nề, tới nền kinh tế Hàn Quốc.

han1

Năm 2016, hãng Samsung của Hàn Quốc đứng đầu thị trường Trung Quốc về điện thoại thông minh. REUTERS/Baz Ratner

Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc, đã áp dụng nhiều biện pháp trả đũa việc Seoul triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Mặc dù THAAD nhằm chống tên lửa của Bắc Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh lại coi đó là mối đe dọa tới an ninh của Trung Quốc nên đã phản ứng gay gắt vào hồi tháng 07/2016, khi tổng thống Hàn Quốc khi đó là bà Park Geun-hye quyết định triển khai THAAD và vào hồi tháng 03/2017 khi lá chắn THAAD chính thức bắt đầu được lắp đặt ở Seongju - miền trung Hàn Quốc. Hàng hóa Hàn Quốc đã bị tẩy chay dữ dội ở Trung Quốc. Bắc Kinh thậm chí còn cấm công dân Trung Quốc sang Hàn Quốc du lịch.

Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA), xuất khẩu phụ tùng xe hơi của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã sụt giảm 33% trong giai đoạn tháng 03-05/2017. Lượng sản phẩm của hãng Hyundai - Kia bán ra trên thị trường nước láng giềng Trung Quốc cũng sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cả các nhà cung cấp của hãng này. Gần 1.000 công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực xe hơi bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau.

Ngày 27/07/2017, trong buổi gặp gỡ giữa giới doanh nhân và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Xanh (phủ tổng thống Hàn Quốc), phó chủ tịch Hyundai-Kia, ông Chung Eui-sun, đã phải nhờ sự giúp đỡ của tổng thống.

Samsung, hãng đứng đầu bảng trên thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc hồi năm 2016, đã tụt xuống vị trí thứ 8 vào năm nay. Các tập đoàn mỹ phẩm Hàn Quốc cũng chịu chung số phận, trước hết phải kể tới Amore Pacific, công ty sở hữu các nhãn hiệu Sulwhasoo, Mamonde và Innisfree, vốn rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Doanh số bán hàng quý 2/2017 của Amore Pacific đã giảm 17,8%, còn 1410 tỉ won (1,05 tỉ euro). Lợi nhuận của hãng giảm 57,9%, còn 130,4 tỉ won. Lợi nhuận của tập đoàn LG Household&Health Care, một gã khổng lồ khác trong ngành mỹ phẩm Hàn Quốc, cũng giảm 57,9%.

Tập đoàn phân phối thực phẩm Lotte, doanh nghiệp cho chính phủ triển khai THAAD trên phần đất của công ty mình, cũng bị giảm 4,3% doanh số bán hàng quý 1/2017, do không xuất khẩu được nhiều hàng sang Trung Quốc, nhiều chuỗi cửa hàng của Lotte tại Trung Quốc phải đóng cửa. Do du lịch mất mùa, chuỗi cửa hàng miễn thuế của Lotte cũng không còn "ăn nên làm ra" như trước đây.

Theo thống kê hồi tháng 06/2017, du lịch Hàn Quốc cũng giảm 36,2%/năm, do mất tới 66,4% khách hàng Trung Quốc. Thu nhập của ngành du lịch Hàn Quốc đạt mức thấp nhất từ quý 2/2011. Căng thẳng song phương cũng khiến số du khách Hàn Quốc tới Trung Quốc giảm 60% vào quý 2/2017 so với cùng kỳ năm ngoái. Số chuyến bay nối hai quốc gia cũng giảm 44,9%. Bộ Du Lịch Hàn Quốc đã phải chi 80 tỉ won để hỗ trợ các hãng lữ hành.

Le Monde kết luận, trong hoàn cảnh hiện tại, các nhà công nghiệp Hàn Quốc cần tìm cách thích nghi, tập trung phát triển các thị trường như Mỹ, Malaysia và Thái Lan.

Moskva đứng ngoài "cuộc khẩu chiến" Bắc Triều Tiên

Vẫn liên quan tới cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, Le Figaro nhận định "Moskva thích đứng bên ngoài vụ lùm xùm và ngả theo Bắc Kinh". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hôm thứ Sáu tuần trước cho biết Nga sẽ không chấp nhận một đất nước Bắc Triều Tiên hạt nhân hóa. Còn cho tới nay, tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn giữ yên lặng trên hồ sơ Bắc Triều tiên, theo Le Figaro, rất có thể chủ nhân điện Krelim đang tìm kiếm một chiến lược mới hoặc một thời điểm thích hợp hơn.

Về quan hệ ngoại giao, Le Figaro cho biết quan hệ Moskva-Bình Nhưỡng chưa bao giờ lấy sự tin tưởng làm nền tảng. Hồi đầu những năm 1960, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã khiến Moskva lo ngại. Điện Kremlin vì thế chọn giải pháp hợp tác để quan sát, thậm chí là kiểm soát các nghiên cứu và và thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Sử gia Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên hồi tưởng : "Lãnh đạo Bắc Triều Tiên chưa bao giờ có thiện cảm đặc biệt với Liên Xô, nhưng làm ra vẻ nhượng bộ để che mắt Liên Xô". Ngày nay, Moskva cũng không giữ vai trò gì đặc biệt với Bình Nhưỡng. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên tìm cách giữ mối quan hệ láng giềng tốt với Nga thì cũng chỉ là để giữ đối trọng với Trung Quốc mà thôi. Còn hợp tác kinh tế và quân sự thì vẫn rất hạn chế. Trong khi đó, về lý thuyết, các tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên có tầm bay 3.000 km, có thể bắn tới hồ Baikal, đe dọa một khu vực rộng lớn ở nam Siberia, đặc biệt là Vladivostok, thủ phủ của vùng Viễn Đông của Nga.

Theo Le Figaro, việc kiềm chế của Nga đối với Bắc Triều Tiên có thể được giải thích phần nào bằng quan điểm Nga không chấp nhận bất kỳ hình thức trừng phạt hay cấm vận nào, vì các ý định đánh vào kinh tế đều không chống được các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, mà chỉ tác động tới đời sống người dân.

Và đối với điện Kremlin, hồ sơ Bắc Triều Tiên chỉ đứng ở vị trí thứ ba. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga là quan hệ với các nước thành viên Liên Xô cũ, nhất là Ukraine. Thứ hai là Trung Đông, Syria và cuộc chiến chống khủng bố nói chung.

Robot - mối nguy của nhân công giá rẻ

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, báo Les Echos nhận định tại Châu Á, số phận của vài chục triệu nhân công dệt may có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu các robot được đưa vào sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc. Trong bài viết "Mối nguy hiểm cho các nhà máy giá rẻ tại các nước kinh tế mới nổi", Les Echos cho biết một công ty khởi nghiệp do hai kỹ sư Ấn Độ thành lập năm 2011 đã chế tạo thành công hai robot có tên gọi "Butler" và "Sorter" để phục vụ trong kho hàng dệt may. Nhiều khách hàng mua hai loại robot trên với số lượng lớn là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc trên mạng internet.

Liệu đó có phải một thành công ? Chắc chắn đó là thành công của ngành công nghệ Ấn Độ. Nhưng tại một đất nước mà mỗi tháng phải tiếp nhận thêm khoảng 1 triệu lao động mới thì thành tựu công nghệ robot lại làm dấy lên nỗi sợ mất việc làm. Theo một báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới, các nước có nền kinh tế mới nổi sẽ phải chịu nhiều hệ quả tiêu cực của công nghệ robot. Gần 70% lao động ở các quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng. Tỉ lệ này là 57% ở các nước thuộc tổ chức Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE.

Năm ngoái, tổ chức Lao Động Quốc Tế cũng đã gióng hồi chuông cảnh báo cho ngành dệt may, theo đó gần 90% nhân công dệt may và da giầy của Việt Nam và Cam Bốt sẽ mất việc vì robot. Trong khi đó, đó lại là lĩnh vực hiện đang sử dụng rất nhiều nhân công. Tại Cam Bốt, Indonésia, Thái Lan và Malaisia, tổng tộng có khoảng 9 triệu người làm việc trong ngành may mặc. Tại các nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, con số này là khoảng 27 triệu.

Do đông giá, Châu Âu sẽ thiếu táo

Vụ thu hoạch táo tại Pháp năm nay diễn ra sớm hơn so với thường lệ 15 ngày, do ảnh hưởng của những đợt nắng nóng cao bất thường hồi tháng 06-07. Trong bài viết "Do đông giá, Châu Âu sẽ thiếu táo", Le Figaro cho biết theo những kết luận ban đầu của nông dân, năm nay táo mất mùa. Thời tiết giá lạnh hồi cuối mùa xuân khiến sản lượng táo của Pháp giảm 8%. Còn tại các nước Châu Âu khác, trung bình sản lượng táo giảm tới hơn 22%.

Tuy nhiên, trong cái rủi nước Pháp lại có cái may. Đó là sẽ các nhà sản xuất táo Pháp không bị cạnh tranh bởi các đối thủ Châu Âu. 50% sản lượng táo của Pháp sẽ được xuất ra nước ngoài, với tổng trị giá khoảng 565 triệu euro. Khách hàng lớn nhất ở Châu Âu của các nhà sản xuất táo Pháp là Anh Quốc, Đức và Tây Ban Nha. Pháp cũng mới có thêm một số thị trường xuất khẩu mới là các nước Trung Đông, Việt Nam và Trung Quốc. Điều này bù đắp thiệt hại của nông dân trồng táo Pháp do Nga cách đây 3 năm đã ra lệnh cấm nhập nông sản Châu Âu.

Trang nhất các báo Pháp

"Triều Tiên, Venezuela : Trump khiến cả hành tinh lo ngại" là tít chính trên trang nhất báo Le Monde. Theo tổng hợp của Le Monde, Nga rất lo ngại về nguy cơ xung đột với Bắc Triều Tiên hiện đang ở mức rất cao, bao gồm cả đe dọa sử dụng vũ lực. Còn Trung Quốc vừa kêu gọi Bắc Triều Tiên ngưng thử ngiệm tên lửa, vừa đề nghị Mỹ và Hàn Quốc ngưng các cuộc thao dợt quân sự dự kiến diễn ra vào cuối tháng này. Trong khi đó, Donald Trump nhắc đi nhắc lại về ý định trả đũa quân sự nếu Bình Nhưỡng bắn tên lửa tới đảo Guam. Về phần mình, Nhật Bản đã triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Patriot. Thêm vào đó, tổng thống Mỹ Donald Trump lại mới đe dọa Vanezuela về khả năng can thiệp quân sự vào nước này, một hành động bị Caracas gọi là "điên rồ".

Còn nhật báo Le Figaro đặt câu hỏi : "Triều Tiên, Venezuela : Trump sẵn sàng đi tới đâu ?". Le Figaro nhận định Trump dường như đang chuẩn bị đưa Hoa Kỳ trở lại với vai trò "sen đầm thế giới" và làm khuấy đảo nền ngoại giao toàn cầu.

Nhật báo Libération hướng sự chú ý tới thời sự Hoa Kỳ qua hàng tít ngắn gọn "Charlotteville - Nhà Trắng" trên nền một bức ảnh cỡ lớn chụp cảnh một đám đông người da trắng đang tụ tập, tay giơ cao những cây đuốc rực lửa, miệng đang hô hào. Theo Libération, do ức chế về Donald Trump và những người thân cận của tổng thống, những người thuộc phe cực hữu đã tập trung biểu tình, dẫn tới thảm kịch chết người ở Virginia tối hôm thứ Bảy.

Trong khi đó, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm tới thời sự nước Pháp với hàng tựa "Macron đối diện với thách thức về ngân sách". Mặc dù tân tổng thống Pháp có khởi đầu rất tốt và rất chau chuốt hình ảnh trên trường quốc tế, nhưng tỉ lệ được lòng dân của chủ nhân điện Elysée đã giảm mạnh sau 3 tháng cầm quyền, đặc biệt sau chính sách giảm trợ cấp nhà ở và hoãn thay đổi về chính sách thuế như ông đã hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Tuy nhiên, theo Les Echos, nguyên thủ Pháp Macron vẫn có rất nhiều lợi thế trong tay, chẳng hạn như đã khéo léo thương lượng với các nghiệp đoàn về cải cách luật lao động. Nền kinh tế Pháp cũng bắt đầu có những dấu hiệu được khôi phục, nhiều việc làm mới được tạo ra và theo dự báo kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi, vì rất có thể dân chúng sẽ cho rằng trong bối cảnh tích cực như vậy thì một số đề xuất cải cách mạnh tay của tổng thống là không cần thiết.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Làm lại cuộc đời sau khi thoát khỏi địa ngục Bắc Triều Tiên (RFI, 07/07/2017)

Những người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới. Đặc phái viên Le Figaro tại Hàn Quốc mô tả lại một cảnh có vẻ bình thường trong một nhà hàng ở Seoul.

lam1

Cầu Hữu Nghị trên sông Áp Lục nối liền thành phố Bắc Triều Tiên Sinuiju và Đan Đông Trung Quốc. Ảnh ngày 05/07/2017. NICOLAS ASFOURI / AFP

Kang Hun, 19 tuổi, ngồi vào bàn ăn với cha mẹ. Người cha nói với giọng trịnh trọng, đầy tự hào : "Chúng ta đã vượt được một chặng đường dài". Đi ăn ở nhà hàng ở thủ đô, với sự tự do vừa có được và thưởng thức các món ăn – đó là niềm vui sướng tuyệt vời của gia đình Bắc Triều Tiên này, đang tị nạn tại Hàn Quốc.

Hai năm rưỡi sau khi đào thoát, câu chuyện được họ kể lại bên bàn ăn. Anh thanh niên Hun nhanh nhẹn xơi món mì lạnh, rồi lại "tấn công" vào dĩa hoành thánh. Chàng trai gốc gác ở Hyesan, cực bắc Triều Tiên kể lại : "Chúng tôi vượt qua biên giới tháng 12/2014. Mẹ tôi làm nhân viên phục vụ một nhà hàng bên Trung Quốc ( Bình Nhưỡng cho phép điều này). Bà giúp cha tôi và tôi sang đó nhờ một người môi giới vượt biên. Ngạc nhiên đầu tiên đối với tôi khi đặt chân lên đất Trung Quốc là nước nóng – chúng tôi không hề có được tại Bắc Triều Tiên. Và đường sá nữa, tại thành phố tôi sinh sống (có khoảng 192.000 dân năm 2008), chỉ có duy nhất một tên đường !"

Đối với gia đình họ Kang, năm này qua năm nọ họ càng cảm thấy nhất thiết phải chạy trốn chế độ độc tài Bình Nhưỡng. Nhưng mong ước được sống khấm khá hơn bên ngoài đất nước khép kín mới là ngòi nổ. "Cha tôi đã quá chán khi không có quyền được hạnh phúc. Khi xem một bộ phim Hàn Quốc, ông nói với chúng tôi, ở Hàn Quốc, khi làm việc thì mình có thể có xe hơi riêng".

Các bộ phim truyền hình nhiều tập cùng với nhạc pop Hàn Quốc trong những năm gần đây thực sự làm người dân phương bắc tỉnh thức. Được lén nhập vào, đôi khi được các máy bay không người lái thả xuống, các bộ phim và chương trình ca nhạc được tải qua các USB đã đóng góp vào việc giúp cho những người dân Bắc Triều Tiên bị bưng bít phần nào thấy được thế giới bên ngoài là như thế nào. Một loại kho tàng Alibaba theo kiểu Hàn Quốc. Họ xem những văn hóa phẩm này qua notel, một loại đầu đọc sản xuất tại Trung Quốc. Chàng thanh niên nhìn nhận : "Tôi có được là nhờ bạn bè. Nhưng nếu bị phát hiện, chúng tôi sẽ bị bỏ tù".

Để bỏ trốn khỏi địa ngục và sống với "giấc mơ Hàn Quốc", việc đến được Trung Quốc – đồng minh của Bình Nhưỡng – là giai đoạn đầu tiên mà gia đình họ Kang đã may mắn lọt qua. Hun nhớ lại : "Một khi đã đặt chân lên đất Trung Quốc, chúng tôi đi xe đò suốt một tuần lễ, vượt quãng đường trên 2.500 km để đến được Việt Nam. Trên đường đi, chúng tôi phải giả làm người bệnh, tại mỗi trạm kiểm soát phải giả vờ ói mửa để khỏi phải trình ra tấm hộ chiếu mà tất nhiên chúng tôi không có".

Một mánh khóe đã mang lại kết quả, cho đến khi một cảnh sát Việt Nam đưa cho họ coi hai lá cờ, một của Bắc Triều Tiên và một của Hàn Quốc, yêu cầu chọn lựa. "Cha tôi đã chọn lá cờ Bắc Triều Tiên, tưởng rằng như vậy là tốt. Ai ngờ chúng tôi bị bắt và gởi trả về Trung Quốc. Một lần nữa cả nhà phải ráng tìm ra một người môi giới khác để lại vượt biên". Họ thật là may mắn, vì chỉ có 10% số người tị nạn bị câu lưu tại Trung Quốc là trốn thoát được. Hun kể tiếp : "Từ Việt Nam, chúng tôi sang Lào và vào đại sứ quán Hàn Quốc xin tị nạn".

Cũng như gia đình họ Kang, khoảng 30.000 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc (29.464 người vào tháng 9/2016, trong đó có 40% trẻ em và thanh niên, theo bộ Thống Nhất Hàn Quốc). Nhưng có cùng chủng tộc và nói gần như cùng một ngôn ngữ vẫn chưa đủ để hội nhập – tại Hàn Quốc, người ta sử dụng nhiều từ tiếng Anh mà người Bắc Triều Tiên chưa từng nghe thấy trong đời. Sống ở Hàn Quốc đối với họ, là từ thế kỷ 19 nhảy thẳng sang thế kỷ 21. Một bước "đại nhảy vọt" mà những người đào thoát vẫn mơ tưởng, nhưng họ không làm chủ được cả kỹ năng sống lẫn đặc thù văn hóa.

Để học cách "sống sót", những người đào tị được tiếp đón trong một "trại cải tạo" được giữ an ninh hết sức nghiêm ngặt, trong vòng 12 tuần lễ, sau khi được cơ quan tình báo phỏng vấn để biết chắc họ không phải là gián điệp.

Tại trung tâm Hanawon do chính quyền quản lý từ năm 1999, nằm cách Seoul một giờ xe chạy, những người tị nạn được trợ giúp về tâm lý và học hỏi cách vận hành của một xã hội tiêu thụ, như việc mua quần áo hoặc cách sử dụng các máy bán hàng tự động. Tiếp theo là những buổi học về lịch sử Triều Tiên, những khám phá về nhân quyền và dân chủ. Một kiểu "tái lập trình" cần thiết cho cuộc sống mới.

Hun nhớ lại : "Trong nhà trường Bắc Triều Tiên, người ta dạy chúng tôi là Kim Jong-un lúc mới 11 tuổi đã tự điều khiển được xe tăng, và tự khám phá cách lập chương trình bắn pháo hoa ! Tôi nghi rằng đó là giả dối, nhưng chỉ cần nói ra ngoài miệng là đủ để ăn một trận đòn đích đáng, cho dù là con nít".

Sau ba tháng "thanh lọc" tại Hanawon, những người tị nạn hòa nhập vào đời sống Hàn Quốc. Họ được cho nhập quốc tịch, và được chính phủ trợ cấp từ 10 đến 28 triệu won (7.700 đến 21.000 euro), và 320.000 won (khoảng 250 euro) mỗi tháng trong vòng 5 năm. Một số được các tổ chức phi chính phủ đỡ đầu, giúp đối mặt với cuộc sống mới và một giai đoạn chuyển đổi thường là khó khăn, vất vả.

Young Ja-kim, tổng giám đốc Liên minh công dân vì nhân quyền tại Bắc Triều Tiên (NKHR), chuyên giúp đỡ những người tị nạn từ lúc vượt biên giới cho đến khi hội nhập được vào Hàn Quốc, giải thích : "Một trong những khó khăn lớn nhất cho việc hội nhập đối với thanh niên và người lớn là sự phân biệt đối xử, chẳng hạn họ thường bị nhìn chòng chọc vào mặt trên các phương tiện giao thông công cộng".

Giờ đây, Hun đã thành công trong việc được coi gần như là người tại chỗ. Trong bộ đồng phục học sinh trung học, anh cho biết : "Tôi phải mất đến hai năm để nói được giọng miền nam. Nhà trường đã giúp tôi rất nhiều". Những người nào không "nhập vai" được đành phải đóng giả làm Joseonjok, tức kiều dân Triều Tiên sống tại Trung Quốc, để khỏi bị phân biệt đối xử.

Yuna Chu, thành viên đội ngũ giảng dạy của NKHR giải thích : "Người Hàn Quốc khó phân biệt được giữa chế độ Bắc Triều Tiên với người dân, và càng tỏ ra thù địch hơn mỗi lần Bình Nhưỡng cho bắn hỏa tiễn". Mẹ ruột của Hun thường xuyên khóc khi đi làm về, vì bị các đồng nghiệp là nhân viên chạy bàn cáo buộc "lấy cắp" thức ăn mà khách bỏ lại, trong khi họ cũng làm y như vậy. Nếu không thù ghét, thì người Hàn Quốc cũng tỏ ra dửng dưng, hay không quan tâm đến mục tiêu thống nhất đất nước, nhất là thế hệ trẻ.

Dean Ouellette, giám đốc đối ngoại của trường đại học Kyungnam ghi nhận : "Việc giới trẻ không quan tâm đến quan hệ liên Triều là rất rõ. Đó là một trong những thách thức chính của chính phủ Moon Jae In". Chỉ có truyền hình thực tế và một số chương trình được theo dõi nhiều như "Now On My Way to Meet You" hay "Good Life" là đóng góp được vào việc phổ biến số phận người tị nạn, giúp họ không còn là đối tượng hiếu kỳ.

Kang Hun thì không cảm thấy bị kỳ thị, dù vậy anh cũng thích chơi với các bạn Bắc Triều Tiên hơn. Yuna Chu nói : "Rào cản văn hóa rất quan trọng. Họ không có những sở thích chung, và khó thể tham gia thảo luận". Hiệp hội tổ chức các kỳ thực tập để cố lấp đầy khoảng cách văn hóa này.

Các thanh niên tị nạn được miễn thi vào đại học, chính quyền dành cho họ những chỗ trong các trường danh giá nhất Seoul. Nhưng tỉ lệ sinh viên bỏ học cao, cũng như những ca trầm cảm. Tỉ lệ tự tử khá cao trong số những người tị nạn : cứ bảy ca tử vong thì có một trường hợp tự sát.

Young Ja-kim nói : "Những người tị nạn trẻ tuổi thường bị đa chấn thương. Họ sống trong một xã hội mà mỗi người buộc lòng phải che giấu cảm xúc thật, nhưng những xúc cảm ấy lại trỗi dậy ở đây, đôi khi trở thành ung thư hay thái độ bất thường. Một số từng chứng kiến những vụ hành quyết công khai, số khác phải bán dâm trong các trại cải tạo, nhưng họ không nói ra. Nhiều người bị kích động khi nghe tiếng còi hụ, vì tại Trung Quốc, họ phải chạy trốn công an truy lùng. Chúng tôi gặp trường hợp một thanh niên khẳng định muốn giết tất cả mọi người khi cảm thấy bị stress, và biết được rằng anh này đã bị một người lính Việt Nam chĩa súng vào người trong lúc chạy trốn".

Việc chăm sóc những người này rất tế nhị. Bà Young nhìn nhận : "Họ sợ bị coi là người mắc bệnh tâm thần, và nếu nhập viện họ sẽ bị mất đi nguồn thu nhập ít ỏi, không thể gởi tiền về cho thân nhân còn ở Bắc Triều Tiên".

Hun để lại bạn bè và ông bà ở bên ấy, vì "quá già không thể đi xa". Về mặt chính thức thì Bình Nhưỡng coi anh và gia đình đang ở Trung Quốc – một điều tạm chấp nhận được đối với chế độ, còn nếu biết anh ở Hàn Quốc thì sẽ không nương tay. Hai năm rưỡi sau khi đến Seoul, anh công khai chỉ trích Kim Jong-un, nhưng cũng không giấu giếm sự ngờ vực đối với quy trình dân chủ. "Tôi luôn ngạc nhiên trước thói quen biểu tình ở đây. Tôi cảm thấy những người biểu tình thiếu tôn trọng lực lượng an ninh. Nếu là ở Bắc Triều Tiên, thì họ đã bị bắn hạ tại chỗ".

Người thanh niên cũng chẳng hoan nghênh chủ trương cởi mở với Bắc Triều Tiên của tân tổng thống Moon Jae In. Nhưng anh rất muốn được nhận vào trung tâm quốc gia dành cho các nhà ngoại giao ở Seoul, như một cách cảm ơn vị đại sứ Hàn Quốc đã giúp anh đào thoát. Hun mỉm cười : "Ông ấy hứa rằng nếu tôi trở thành một nhà ngoại giao, ông sẽ mời tôi ăn tối".

Thụy My

******************

Trung Quốc : Bị tù bốn năm rưỡi vì viết hồi ký về Thiên An Môn (RFI, 07/07/2017)

Một nhà tranh đấu Trung Quốc hôm 07/07/2017 bị kết án bốn năm rưỡi tù giam vì những bài viết nói về vụ đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, một đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc.

lam2

Ông Lưu Thiếu Minh (Liu Shaoming).@amnesty international

Ông Lưu Thiếu Minh (Liu Shaoming), nguyên là công nhân nhà máy, bị bắt giam từ tháng 05/2015 sau khi viết hồi ký kể về những trải nghiệm của mình trong các cuộc biểu tình Thiên An Môn, trên một trang web thông tin tiếng Hoa đặt tại Mỹ. Hôm nay ông bị tòa án Quảng Đông kết án bốn năm rưỡi tù giam.

Luật sư của ông là Ngô Khôi Minh (Wu Kuiming) nói với AFP : "Ông Lưu Thiếu Minh bị cáo buộc tội "xúi giục nổi dậy". Bằng cớ được trưng ra là những bài đăng trên mạng mà ông đã viết ra để nhắc nhở đến sự kiện Thiên An Môn". Được biết nhà hoạt động này sẽ kháng cáo.

Bắc Kinh luôn muốn bóp nghẹt mọi cuộc tranh luận về vụ thảm sát các sinh viên biểu tình đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thường xuyên quản thúc hoặc bỏ tù các nhà đấu tranh.

Phong trào dân chủ do giới sinh viên khởi xướng năm 1989 với mục tiêu chống tham nhũng và đòi hỏi mở rộng các quyền dân chủ, đã kéo dài suốt một tháng rưỡi trên quảng trường Thiên An Môn. Chính quyền Trung Quốc huy động quân đội dùng vũ lực để đàn áp dã man người biểu tình, làm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người thiệt mạng. Vào thời điểm đó, ông Lưu Thiếu Minh đã đến thủ đô Bắc Kinh để tham gia các cuộc biểu tình.

Ông William Nee, nhà nghiên cứu thuộc Amnesty International nhận định : "Đó là một tù nhân lương tâm, cần phải được trả tự do ngay lập tức. Việc ông Lưu Thiếu Minh thực hiện quyền tự do ngôn luận theo pháp luật lại là cáo buộc duy nhất đối với ông".

Thụy My

Published in Châu Á

Vào đúng ngày quốc khánh M 04/7 va qua, Bc Triu Tiên tiến hành mt v th tên la đn đo liên lc đa có kh năng vươn ti mt s vùng Bc M và có th mang đu đn ht nhân. Như vy là mi n lc ca Hòa Kỳ ,Trung Quc và c Liên Hip quc trong vic ngăn chn chính quyn Kim Jong-un phát trin vũ khí hạt nhân đã b pht l. V phóng th ln này rõ ràng là mt li thách thc ca Bình Nhưỡng đi vi Hoa Kỳ và thế gii nói chung.

btt1

nh tư liu v phóng th tên la đn đo Hwasong-14 do Thông tn xã Bc Triu Tiên cung cp ngày 05/07/2017

Tổng thng M Donald Trump, trong chuyến công du Ba Lan ngày 05/7 tuyên b đang "xem xét mt s gii pháp nghiêm trng đi vi Bc Triu Tiên". Đi s Hoa Kỳ ti Liên Hip Quc hôm 04/7 nhc ti kh năng s dng võ lc cho vn đ Triu Tiên như mt bin pháp t v và bo v các nước đng minh. Có kh năng xy ra xung đt vũ trang gia Bc Triu Tiên vi Hoa Kỳ cùng các đng minh hay chăng trong lúc các giải pháp hin nay đi vi đim nóng bán đo Triu Tiên dường như không có tác dng ? Đó là nhng câu hi mà dư lun đang thc s quan tâm trong nhng ngày này.

Theo nhận đnh chung ca gii chuyên gia, nguyên nhân sâu xa ca hành động "thách thc" t Bc Triu Tiên khi th nghim tên la đn đo liên lc đa đúng vào ngày quc khánh M bt ngun t chính chế đ ti Bình Nhưỡng và nhng toan tính t Trung Quc, quc gia lâu nay vn được coi là bo tr cho chế đ Bình Nhưỡng.

Luật sư kiêm Giáo sư lut Vũ Đc Khanh t Đi hc Ottawa (Canada), mt chuyên gia v quan h quc tế và lut quc tế, cho rng :

"Thực tế, bây gi chưa có mt bng chng c th nào đ khng đnh rng nhng v th tên la, đc bit là v th tên la liên lc đa vào đúng ngày quốc khánh M 04/7 va qua ca Bc Triu Tiên là do Trung Quc git dây. Tuy nhiên, theo nhn đnh ca các chuyên gia thì Bình Nhưỡng biết rng trước sau gì Hoa Kỳ cũng phi ngi vào bàn đàm phán 4 bên hoc 6 bên bao gm Hoa Kỳ, Nht, Hàn Quc, Trung Quốc, Nga và Bc Triu Tiên. Mà khi đã ngi vào bàn đàm phán ri thì Bình Nhưỡng s có quyn tha thun mt s quyn li. Trung Quc thì s đem Bin Đông ra trao đi vi Hoa Kỳ đ đi ly vic h nhit đim nóng trên bán đo Triu Tiên. Thm chí, Nga cũng sẽ đem vn đ Syria và Ukraine ra trao đi vi Hoa Kỳ. Vì vy, vic liên tc phóng th tên la ca Bc Triu Tiên trong thi gian gn đây rõ ràng là có nhng mc đích c th t chính chế đ Bình Nhưỡng và c nhng nước bo tr cho chế đ này".

Khác với nhng tuyên b có phn cng rn ca Tng thng Donald Trump và Đi s Hoa Kỳ ti Liên hip quc Nikki Haley v mt gii pháp quân s đã được tính ti đi vi chế đ Bình Nhưỡng, các chuyên gia d đoán khó xy ra mt cuc xung đt gia M cùng các đng mình với Bc Triu Tiên. Nguyên nhân căn bn, theo gii phân tích, là do hin Hoa Kỳ chưa đt được s đng thun vi các đng minh trong vn đ này.

Giáo sư Khanh phân tích :

"Hiện ti, Bình Nhưỡng tha biết M không đt được s đng thun vi các đng minh của mình. Ngay trong chuyến thăm Washington mi đây ca Tng thng Hàn Quc, ông này cũng đã bày t lo ngi rng mt cuc chiến tranh gây thit hi ln v con người s xy ra nếu chn gii pháp quân s đi vi Bc Triu Tiên. Nht Bn hin cũng chưa có động thái gì cụ th. Như vy, Hoa Kỳ không th đơn phương hành đng được. Tôi cho rng rt khó đ có th xy ra mt cuc xung đt vũ trang trên bán đo Triu Tiên vào thi đim này. Mà ngay c Tng thng Trump, nhng tuyên b ca ông cũng yếu dn đi. Cũng ging như đi Tng thng Obama thôi. Ông Obama đã đt ra ln ranh đ đi vi chế đ Syria, nhưng ri cũng không th làm gì. Ông Trump cũng tng đt ra ln ranh đ vi Bình Nhưỡng, nhưng gi đây cũng khó có th có nhng hành đng quân s cng rn được".

Các chuyên gia quan sát thời cuc cho rng hành đng "thách thc" gn đây ca Bình Nhưỡng đã cho thy s suy yếu trong vai trò ca Hoa Kỳ đi vi các vn đ toàn cu. V th tên la đn đo liên lc đa đúng vào ngày quc khánh M cũng là mt đòn giáng mnh vào uy tín của chính quyn Tng thng Donald Trump.

Với nhng khó khăn ni b ngay ti Washington khi đang có s chia r trong chính đng Cng Hòa vi v điu tra Nga can thip vào cuc bu c M 2016, chính quyn Tng thng Donald Trump s khó có được nhng hành động đáp tr hiu qu, theo phân tích ca các chuyên gia.

Giới phân tích nói gii pháp duy nht, d thc hin nht đi vi ông Trump lúc này là đem Bin Đông ra tha thun vi Trung Quc đ h nhit đim nóng Triu Tiên. Và nếu điu này xy ra, rõ ràng nhng nước trong khu vc, trong đó có Vit Nam, s b thit thòi.

Nguyễn Lại

Nguồn : VOA, 07/07/2017

Published in Diễn đàn

Hỏa tiễn liên lục địa Bắc Triều Tiên và bẫy rập chiến tranh

Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn liên lục địa, chương trình hành động của chính phủ Pháp được thủ tướng Edouard Philippe trình bày trước Quốc Hội lưỡng viện hôm qua, đó là hai đề tài được các báo Paris chú ý nhiều nhất hôm nay.

bac1

Hỏa tiễn liên lục địa Hwasong-14 của Bắc Triều Tiên. Ảnh của KCNA phát ngày 05/07/2017. KCNA/via REUTERS

Hỏa tiễn Bắc Triều Tiên nay có thể tấn công đất Mỹ

Les Echos báo động : "Bắc Triều Tiên từ nay có thể tấn công các mục tiêu ở Hoa Kỳ". Lần đầu tiên Bình Nhưỡng chứng tỏ khả năng bắn đi một hỏa tiễn đạn đạo đi xa gần 7.000 km, làm đảo lộn bàn cờ địa chính trị vì rốt cuộc đã sở hữu được vũ khí răn đe thực sự.

Các nhà chiến lược Mỹ lâu nay vẫn phải bất lực chứng kiến các tiến bộ kỹ thuật của Bắc Triều Tiên, nay với vụ bắn hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM) này, Donald Trump sẽ buộc phải xem lại cách đối phó. Les Echos nhắc lại, ngay từ đầu năm nay, Kim Jong-un đã tuyên bố sắp sửa phóng đi một ICBM có thể mang theo trọng lượng quy ước, bay xa đến 5.500 km.

Từ nhiều năm qua, các kỹ sư Bắc Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, về lý thuyết có thể bắn đến Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam của Mỹ. Theo đài truyền hình Nhà nước KCTV, Bắc Triều Tiên vừa bổ sung vào kho vũ khí này một ICBM loại Hwasong-14, và điều này cũng phù hợp với các dữ liệu của tình báo Hàn Quốc và Nhật Bản. Hỏa tiễn bắn đi từ căn cứ không quân Panghyon ở tây bắc Bình Nhưỡng, 39 phút sau đã rơi xuống biển Nhật Bản.

Ông David Wright, đồng giám đốc UCS Global Security giải thích : "Tầm bắn này chưa đủ để chạm đến 48 tiểu bang Mỹ hoặc đảo Hawai, nhưng có thể bay đến Alaska". Jeffrey Lewis của Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury cảnh báo, Hwasong-14 có thể bay xa 10.000 km với đầu đạn nhỏ.

Việc nắm được công nghệ này là ưu tiên hàng đầu đối với Kim Jong-un, vốn đã giám sát gần 80 vụ bắn tên lửa từ khi lên nắm quyền cuối năm 2011. Nhận định rằng Saddam Hussein ở Iraq hay Mouammar Kadhafi ở Libya bị cộng đồng quốc tế trừ khử là do từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt, Kim Jong-un đã thúc giục quân đội phát triển không chỉ hỏa tiễn đạn đạo mà cả các đầu đạn nguyên tử thu nhỏ gắn vào hỏa tiễn, để ngăn chận mọi cuộc tiến công từ nước ngoài.

Trump cứ phản đối trên Twitter, Bình Nhưỡng vẫn bắn tên lửa

"Kim Jong-un thách thức nước Mỹ đúng vào ngày 4 tháng Bảy", mặc cho những lời đe dọa của tổng thống Donald Trump - Le Figaro nhận xét. "Kim bắn hỏa tiễn, Trump bực tức", Libération ghi nhận.

Bắc Triều Tiên vốn ưa thích các dịp kỷ niệm. Hỏa tiễn Hwansong-14 bắn đi từ một giàn phóng cơ động do Trung Quốc sản xuất, đúng vào dịp Quốc khánh Hoa Kỳ, làm bữa tiệc pháo hoa của ông Trump mất vui và là thách thức cá nhân đối với tổng thống Mỹ, đặt ông vào chân tường. Tổng thống Donald Trump trước đây coi việc phóng hỏa tiễn liên lục địa là "lằn ranh đỏ", nay đành giảm nhẹ sự việc. Ông viết trên Twitter : "Chắc là gã này chẳng có việc gì khác để làm trong đời ?"

Libération nhắc lại, hồi đầu năm khi Kim Jong-un khoe "đang trong giai đoạn cuối cùng trước khi bắn thử nghiệm một hỏa tiễn liên lục địa", đang đêm, tổng thống Mỹ trên Twitter đã khẳng định "điều đó sẽ không xảy ra". Từ đó đến nay, ông Trump tiếp tục viết Twitter, còn Bình Nhưỡng thì vẫn đều đều thử tên lửa.

Theo Le Figaro, thành công này của Bắc Triều Tiên đã cung cấp đạn dược cho phe diều hâu Mỹ, chủ trương "tấn công phòng vệ" bất chấp rủi ro chiến tranh khu vực. Giáo sư Daniel Pinkston thuộc trường đại học Troy cho rằng : "Trên thực tế, không có giải pháp trước mắt. Khả năng can thiệp quân sự là thiếu thực tiễn, vì sẽ dẫn đến việc các căn cứ Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản bị trả đũa". Còn Libération nhận định, đối với Seoul, sự kiện này làm suy yếu chủ trương của tân tổng thống Hàn Quốc muốn hòa giải với người anh em phương bắc.

Hỏa tiễn liên lục địa Bắc Triều Tiên thay đổi bàn cờ địa chính trị

Les Echos phân tích các vấn đề địa chính trị đặt ra từ vụ bắn hỏa tiễn liên lục địa của Bình Nhưỡng :

Trước hết, liệu có thể tự vệ trước loại hỏa tiễn này không ? Câu trả lời là chưa. Các nước cảm thấy bị đe dọa trong những năm gần đây đã triển khai nhiều loại lá chắn tên lửa. Hoa Kỳ lắp đặt nhiều hệ thống THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trên lãnh thổ Mỹ và tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, hệ thống này không thể bắn hạ hỏa tiễn liên lục địa, và chỉ chận được các loại tầm ngắn hay tầm trung như Nodong hay Musudan. Quân đội Mỹ và Nhật sở hữu các chiến hạm trang bị hệ thống chống hỏa tiễn đạn đạo Aegis, nhưng chủ yếu nhằm bảo vệ các tàu chiến.

Washington đặt hy vọng vào hệ thống bắn chận GMD (Ground Based Midcourse Defense) vừa phức tạp vừa tốn kém. Phối hợp một mạng lưới gồm radar rất mạnh, vệ tinh và hai giàn phóng, hệ thống này nhận ra ICBM và phóng đi một hỏa tiễn sát thủ EKV (Exoatmospheric Kill Vehicle) để phá hủy ICBM ở độ cao 600 km. Tháng Năm vừa rồi quân đội Mỹ loan báo thử nghiệm thành công GMD, tuy nhiên hệ thống này chỉ có thể đi vào hoạt động trong nhiều năm tới.

Thứ hai, Bình Nhưỡng sở hữu những loại vũ khí nào ? Khá đầy đủ, khoảng vài chục hỏa tiễn từ loại Scud (tầm bắn 500 km, có thể bắn tới Hàn Quốc) hay Nodong (chỉ trong 7 phút đã bay đến Tokyo), và cả loại Musudan (tầm bắn 2.500 đến 4.000 km), Hwangsong-12 (4.500 km, bắn đến căn cứ Guam của Mỹ). Trong dịp diễu binh kỷ niệm 105 năm sinh nhật Kim Il-sung hồi mùa xuân, các chuyên gia nhận ra nhiều loại hỏa tiễn thế hệ mới. Bị bất ngờ trước vụ bắn Hwasong-14 hôm qua, các nhà chuyên môn cho rằng Bình Nhưỡng sở hữu nhiều loại hỏa tiễn liên lục địa.

Thứ ba, Bắc Triều Tiên có trang bị được đầu đạn nguyên tử cho hỏa tiễn hay không ? Không chắc lắm, dù Bình Nhưỡng khẳng định điều này. Vụ thử nguyên tử gần đây nhất đạt đến 10 kilotonne, tức tương đương 10.000 tấn TNT. Để so sánh, hai quả bom mà Hoa Kỳ thả xuống nước Nhật trong Đệ nhị Thế chiến có sức mạnh lần lượt là 15 kilotonne (ở Hiroshima) và 17 kilotonne (Nagasaki). Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào cho thấy Bình Nhưỡng có thể thu nhỏ được đầu đạn để gắn vào tên lửa, cũng như đủ vững chắc trước độ rung và nhiệt độ trong đường bay xuyên lục địa.

Cuối cùng, liệu có thể ngăn chận được các chương trình đạn đạo và nguyên tử Bắc Triều Tiên hay không ? Câu trả lời là không. Từ 11 năm qua, đất nước khép kín này đã bị nhiều trừng phạt của Liên Hiệp Quốc hoặc trực tiếp từ các quốc gia. Nhưng bất chấp cấm vận, Bắc Triều Tiên sẵn sàng hy sinh việc phát triển kinh tế và mức sống người dân cho các chương trình vũ khí. Đã có nhiều tiếng nói muốn hòa dịu hơn với Bình Nhưỡng, nhưng chính quyền Trump lo sợ đây là một dạng công nhận tư cách cường quốc nguyên tử cho Bắc Triều Tiên. Gần đây Washington hàm ý khả năng can thiệp quân sự, nhưng tiến bộ kỹ thuật mới nhất của Bình Nhưỡng khiến giải pháp này trở nên đầy bất trắc.

Vì sao không ngăn chặn được hỏa tiễn Bắc Triều Tiên ?

"Vì sao không ngăn chận được Bắc Triều Tiên ?". Để trả lời câu hỏi này, La Croix đăng tải ý kiến khác nhau của hai chuyên gia.

Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược cho rằng, đó là do cộng đồng quốc tế không có được một chiến lược chung, trong khi Bình Nhưỡng rất quyết tâm và có phương pháp. Còn theo nhà sử học chuyên về Triều Tiên Juliette Morillot thì vấn đề là do không hiểu tường tận về Bắc Triều Tiên. Vũ khí nguyên tử là một loại bảo hiểm nhân thọ, bảo đảm cho sự sống còn của chế độ.

Bên cạnh đó, mỗi nước có lợi ích khác nhau. Trung Quốc cần một vùng đệm, nên không sẵn sàng bỏ rơi đồng minh Bình Nhưỡng. Đối với Hoa Kỳ, sự hiện diện của Bắc Triều Tiên là cần thiết, chẳng hạn để duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực mà Bắc Kinh đang vươn lên. Hàn Quốc cũng chẳng mong một nước Triều Tiên thống nhất vì cái giá phải trả quá lớn cho nền kinh tế. Tóm lại, tất cả đều tỏ ra nhập nhằng và chừng như không ai muốn thông cảm cho quan điểm của người khác.

Donald Trump trước bẫy rập chiến tranh

Trong bài viết mang tựa đề "Donald Trump, Tập Cận Bình và chiếc bẫy Thucydide", Le Figaro cho biết cách đây vài tuần, giáo sư khoa học chính trị Graham Allison, giám đốc Belfer Center của trường đại học Havard đã đến thăm Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng.

Ông giới thiệu tác phẩm "Chiếc bẫy Thucydide", với những phân tích rút ra từ cuộc chiến Péloponnèse giữa Sparte (Sparta, một trong hai cường quốc hùng mạnh nhất lục địa Hy Lạp khoảng 110 năm trước Công nguyên) với Athens cách đây 2.500 năm, để đoán định tương lai quan hệ Mỹ-Trung. Nhà sử học cổ đại Thucydide đã viết : "Chính vì sức mạnh đang lên của Athens và nỗi sợ của Sparte đã khiến chiến tranh không thể tránh khỏi".

Sau khi thấy rằng nỗ lực của Trung Quốc "không hiệu quả", một bộ phận trong ê-kíp ông Trump chủ trương phải cứng rắn hơn. Giọng điệu giữa hai cường quốc bắt đầu gay gắt từ thứ Sáu tuần trước, Bắc Kinh tức tối trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và trừng phạt một ngân hàng Trung Quốc có quan hệ với Bắc Triều Tiên.

Giáo sư Allison nhận xét : "Cường quốc đang lên không hề tin tưởng ở cường quốc đang thống trị, và ngược lại". Theo ông, cả Bắc Kinh lẫn Washington đều ý thức về chiếc bẫy mà ông gọi là Thucydide. Nhưng cả hai nhà lãnh đạo Đức và Anh năm 1914 cũng đều ý thức về mối nguy hiểm, tuy nhiên cả hai đều không thể ngồi vào bàn thương lượng để tránh được cuộc chiến.

Tương tự, trong bài xã luận mang tựa đề "Chiếc bẫy Bắc Triều Tiên", Les Echos nhận định một cuộc chiến tranh có thể xảy ra do thiếu ý thức hoặc do căng thẳng lên cao giữa hai lãnh đạo thiếu bình tĩnh.

Từ sau hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki, vũ khí hạt nhân không hề được thế giới sử dụng mà chỉ mang tính răn đe. Nhưng ngày nay, đại cường số một thế giới lại được lãnh đạo bởi một tổng thống có tính khí khó đoán định là Donald Trump. Có nguy cơ ông Trump quyết định tấn công phòng vệ, mà theo tờ báo, như vậy là rơi vào chiếc bẫy của Bình Nhưỡng với việc trả đũa vào Hàn Quốc, trừ phi Bắc Kinh hiểu rằng thời gian không còn nhiều để tránh kịch bản này.

Tàu cao tốc made in China

Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực kinh tế, Libération cho biết "Trung Quốc đã tự sản xuất tàu cao tốc". Sau thất bại cay đắng với "China Star" năm 2006, mạng lưới xe lửa của nước này vừa đón nhận chiếc tàu cao tốc nội địa đầu tiên. Tiến bộ này là kết quả của đòi hỏi chuyển giao kỹ thuật từ phương Tây trong nhiều thập kỷ qua.

Trung Quốc hiện có đến trên 1.000 toa tàu cao tốc, nhiều gấp đôi nước Pháp. Tuy nhiên một số được nhập bằng đường biển từ Nhật, Ý, Đức, số khác dưới dạng bán thành phẩm, được lắp ráp tại các công ty liên doanh ở Hoa lục. Đoàn tàu cao tốc ra mắt lần này có các bộ phận chính như thắng, hệ thống kiểm soát… made in China, nhưng với công nghệ không phải do bản thân Trung Quốc sáng tạo ra.

Các nhà sản xuất ngoại quốc muốn vào được thị trường Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cụ thể, đào tạo các kỹ sư tại chỗ. Trong thập niên 80, tập đoàn Alstom của Pháp đã bán các đầu máy diesel cho Trung Quốc, rồi sau đó bị sao chép lại ngay tại các xưởng sản xuất ở Hoa lục.

Tập đoàn CRRC của Bắc Kinh dù có công suất lớn nhất thế giới, nhưng chỉ xuất khẩu được có 8%. Ngay cả tại những nước bạn bè, cũng gặp phải trở ngại. Tại Thái Lan, dự án Bangkok-Nakhon Ratchasima đến cuối năm nay mới khởi động được ; còn tại Mêhicô, tổng thống đành phải từ bỏ dự án tuyến đường cao tốc nối với Querétaro định giao CRRC, vì vấp phải phản ứng của Quốc Hội.

Như thường lệ, lễ khai trương đoàn tàu cao tốc đầu tiên sản xuất trong nước được tổ chức rất tưng bừng - nhiều ống kính truyền hình theo sát và những dải băng cùng với bông hoa to màu đỏ rực trước mũi tàu. Chiếc tàu mang tên "Phục Hưng"mang hơi hướng chủ trương "làm tái sinh Trung Hoa vĩ đại" của Tập Cận Bình – được cho ra đời lúc này không phải là sự tình cờ : vài tháng nữa là đến Đại hội Đảng, ông Tập sẽ được giao "phục vụ" thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Thụy My

Published in Châu Á

Làm sao ‘xử lý’ Bắc Hàn ? (BBC, 04/07/2017)

Bắc Hàn được biết đến là một trong những quốc gia 'bất hảo' nhất hành tinh, luôn được truyền thông quốc tế quan tâm và khai thác

bac1

Bắc Hàn đang đẩy nhanh việc thử tên lửa trong những tháng gần đây

Với một chế độ nổi tiếng đàn áp người dân, chính quyền của lãnh đạo Kim Jong-un còn theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân.

Chỉ riêng trong năm nay, Bắc Hàn đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân trong nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa gây nhiều mối đe dọa và sự phẫn nỗ trong cộng đồng thế giới.

Ngoài ra, nước này được cho là đã dùng chất độc hóa học để ám sát ông Kim Jong-nam (anh trai ông Kim Jong-un) tại Malaysia.

Tại sao Bắc Hàn lại trở nên bí ẩn và liệu thế giới có cách nào xử lý quốc gia 'bất trị' này ?

bac2

Liệu Kim Jong-un (giữa) đang chờ thời điểm chín muồi có thế hơn trong đàm phán ?

Quá khứ chia cắt

Mỹ và Liên Xô góp phần chia cắt hai miền Triều Tiên vào cuối cuộc Thế chiến thứ Hai.

Nỗ lực đàm phán thống nhất hai miền thất bại và chế độ hai nhà nước vẫn được duy trì cho đến năm 1948.

Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 dập tắt hy vọng thống nhất Triều Tiên.

Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền, ông Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày nay, trở thành nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Với nền kinh tế hoàn toàn do Nhà nước kiểm soát, Bắc Hàn là một trong quốc gia nghèo nhất thế giới. Nơi đây người dân không được tiếp cận với truyền thông độc lập trong khi Internet chỉ giới hạn cho tầng lớp tinh hoa chính trị sử dụng.

Giải pháp đàm phán

Nhiều vòng đàm phán với Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân đã diễn ra với nỗ lực gần đây của nhiều gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ.

Kết quá ban đầu là Bắc Hàn đã cho nổ tung tháp làm nguội tại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon để đổi lấy viện trợ kinh tế và nhượng bộ chính trị.

Tuy nhiên đàm phán bế tắc sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Hàn không công khai toàn bộ chương trình hạt nhân.

Bắc Hàn phủ nhận điều này nhưng sau đó lại tiếp tục thử hạt nhân.

Chính vì thế từ năm 2009 đến nay, đàm phán với Bắc Hàn trở nên bế tắc.

John Nilsson-Wright, nghiên cứu viên lâu năm phụ trách khu vực Bắc Á tại Viện nghiên cứu Chatham House nói khó có khả năng Bắc Hàn sẽ chọn giải pháp đàm phán.

"Lí do vì hiện chính quyền của ông Kim đang quyết tâm hiện đại hóa quân sự, chính vì thế nếu đàm phán bị trì hoãn sẽ có lợi cho Bắc Hàn".

Thế còn việc cô lập kinh tế ?

Đã có nhiều nỗ lực của cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc để trừng phạt kinh tế đối với Bắc Hàn.

Việc phương Tây giảm các chương trình viện trợ lương thực khiến Bắc Hàn đối mặt với nguy cơ đói kém trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên thực tế cho thấy biện pháp này không làm chậm lại các chương trình quân sự của quốc gia này.

Trung Quốc được cho là là trụ đỡ của nền kinh tế Bắc Hàn, nhờ vào lượng dầu hỏa mà nước này nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm.

Theo nguồn tin không tiết lộ danh tính, tập đoàn dầu lửa nhà nước Trung Quốc đã ngưng việc cung cấp cho Bình Nhưỡng.

Mỹ cũng đưa ra cấm vận với những ngân hàng Trung Quốc vị cáo buộc rửa tiền cho Bắc Hàn.

Tuy nhiên, mấu chốt là Trung Quốc sẽ do dự trong việc gây sức ép kinh tế đối với Bắc Hàn nếu điều này gây đến bất ổn và hỗn loạn tại biên giới hai nước.

Vẫn theo lời Nilsson-Wright, Trung Quốc đang cố gắng đóng vai trò môi giới trung lập cho đàm phán giữa Mỹ và Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là thiện chí của Bắc Hàn có sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán hay không, theo nhận định từ phía Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.

bac3

Ngành công nghiệp xuất khẩu than đá của Bắc Hàn đang bị thế giới cô lập, nhưng chính quyền nước này vẫn không hề nao núng

Biện pháp quân sự ?

Đây không phải là một lựa chọn khả thi.

Các biện pháp quân sự đối phó với Bắc Hàn đồng nghĩa với tổn thất lớn về sinh mạng người dân và quân lính.

Việc truy tìm và phá hủy kho vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn cũng sẽ khó khăn vì được chôn sâu dưới lòng đất, theo các chuyên gia quân sự.

Bắc Hàn sở hữu khoảng một triệu quân lính và một số lượng lớn vũ khí hóa học và sinh học, đủ để cày nát thủ đô Seoul và vùng lân cận trong vòng "một nốt nhạc".

"Nếu Hàn Quốc khiêu khích quân sự Bắc Hàn, rủi ro và hậu quả từ việc bị đáp trả là rất lớn", vẫn theo tiến sĩ Nilsson-Wright.

Ám sát lãnh tụ ?

Trong quá khứ, Hàn Quốc đã thảo luận chính sách 'trừ khử', thực hiện ám sát nhân vật lãnh đạo trong chính quyền Bắc Hàn của ông Kim Jong-un.

Đây có thể là một cách đưa Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán vì lo ngại khả năng ám sát Kim Jong-un đã tăng lên từ đầu năm nay, khi có tin là Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm trừ khử nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng, trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là nếu ám sát có xảy ra, thì ai sẽ là người lấp chỗ trống quyền lực trong chính quyền Bình Nhưỡng.

Tầng lớp tinh hoa nước này có lợi ích trong việc duy trì chính quyền Kim, trong khi đó lại thiếu vắng sự tồn tại của Đảng đối lập tại đây.

**********************

Nga và Trung Quốc nhất trí cần phải đóng băng chương trình hạt nhân Triều Tiên (Tin Tức, 04/07/2017)

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga và Trung Quốc đã nhất trí cần phải đóng băng chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên cũng như các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc.

bac4

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh : RT

Theo RT (Russia Today), trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moskva ngày 4/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói : "Chúng tôi đã nhất trí thúc đẩy sáng kiến chung dựa trên kế hoạch từng bước ổn định bán đảo Triều Tiên của Nga và các ý kiến của Trung Quốc nhằm đóng băng các hoạt động tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, cũng như các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc".

Moskva và Bắc Kinh nhấn mạnh rằng cần phải quan tâm tới những quan ngại về an toàn của Triều Tiên và nhận định rằng những quan ngại của Triều Tiên là "điều hợp lý".

"Hai bên nhấn mạnh rằng những lo ngại hợp lý của Triều Tiên cần được tôn trọng. Các nước khác cần có bước đi nhất định để nối lại đàm phán, tạo ra xu hướng hòa bình và tin tưởng lẫn nhau", tuyên bố chung của các Bộ trưởng ngoại giao Nga và Trung Quốc cho biết. 

Ngoài ra, tuyên bố chung nhấn mạnh : "Phải loại bỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên".

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa thông báo thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đầu tiên. Vụ việc khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng kêu gọi Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Triều Tiên, có những bước đi mạnh mẽ đối với Bình Nhưỡng nhằm chấm dứt hẳn vấn đề này. 

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu với báo giới tại Tokyo rằng, vụ phóng mới nhất của Triều Tiên rõ ràng cho thấy mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng. Ông khẳng định, Nhật Bản sẽ phối hợp với Hàn Quốc và Mỹ để gây thêm sức ép lên Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đóng vai trò "xây dựng" trong việc giải quyết vụ việc. 

Trần Minh

********************

Nga, Trung kêu gọi đình ch nhng v th phi đn ca Bc Triu Tiên (VOA, 04/07/2017)


Nga và Trung Quốc nht trí v s cn thiết phi đình ch các chương trình ht nhân và phi đn đạn đạo ca Bc Triu Tiên cũng như các cuc tp trn quân s quy mô ln ca M và Hàn Quc.

bac5

Tổng thng Nga Vladimir Putin (phi, thứ hai) hội kiến Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình (trái) ti Đin Kremlin, Moscow, ngày 4 tháng 7, 2017.

Vài giờ sau khi Bình Nhưỡng tuyên b phóng thành công mt phi đn đn đo liên lc đa vào ngày th Ba, Tng thng Nga Vladimir Putin thông báo s phi hp vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình thúc đy kế hoch ca h chng li mi đe da phi đn đang ln dn ca Bc Triu Tiên.

"Chúng tôi đã nhất trí ng h mnh m sáng kiến chung ca chúng tôi đ tìm ra mt gii pháp cho vn đ Bc Triu Tiên da trên chương trình tng bước ca Nga và nhng ý tưởng ca Trung Quc v vic đng thi đình ch hot đng ht nhân ca CHDCND Triu Tiên, cũng như nhng cuc din tp quân s chung ln ca Hoa Kỳ và Hàn Quc", ông Putin phát biu ti mt cuc hp báo sau cuc hi kiến gia hai nhà lãnh đạo Moscow.

Bắc Triu Tiên cho biết h đã phóng thành công mt phi đn đn đo liên lc đa, mt bước ngot quan trng trong n lc phát trin năng lc vũ khí ht nhân ca Bình Nhưỡng bt chp nhng cnh cáo liên tc ca cng đng quc tế.

Phi đạn này, được phóng t mt sân bay gn biên gii đông bc ca Trung Quc vi Bc Triu Tiên, đã rơi xung vùng đc quyn kinh tế ca Nht Bn, khiến gii chính tr Tokyo chn đng và mt ln na cho thy Bc Kinh không th kim soát được Bình Nhưỡng.

Sau đó trong tuần này, M, Hàn Quc và Nht Bn s t chc mt cuc hp ba bên bên l hi ngh thượng đnh Nhóm 20 Quc gia thành ph Hamburg, Đc. Hai nhà lãnh đo ca Nga và Trung Quc d kiến s tham dự.

*********************

Nga và Trung Quốc kêu gọi Bắc Hàn 'kiềm chế' (BBC, 04/07/2017)

Nga và Trung Quốc kêu gọi Bắc Hàn tạm ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa, sau khi Bình Nhưỡng nói đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lần đầu tiên.

bac6

Bắc Hàn đã tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong những tháng gần đây.

Nga và Trung Quốc cũng nói cần tạm ngừng tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Bắc Hàn đã phóng một tên lửa đạn đạo từ khu vực miền tây nước này, nhà chức trách Nam Hàn và Nhật Bản cho hay.

Vụ phóng này được thực hiện lúc 09:40 sáng theo giờ địa phương, từ Banghyon tại Tỉnh Pyongan, hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn quân đội Nam Hàn cho biết.

Hãng tin NHK của Nhật dẫn nguồn bộ quốc phòng nước này nói tên lửa có thể rơi xuống vùng nước mà Nhật tuyên bố chủ quyền, thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

Bắc Hàn đã tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong những tháng gần đây.

Bộ trưởng Nội các Nhật Yoshihide Suga nói với các phóng viên rằng tên lửa này bay khoảng 40 phút và dường như rơi xuống Biển Nhật Bản.

Vụ phóng tên lửa được tiến hành một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm trong hai cuộc riêng biệt với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc về chủ đề Bắc Hàn.

Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm cho Bán đảo Triều tiên phi hạt nhân.

Tân tổng thống Nam Hàn mới được bầu Moon Jae-in cũng đã gặp ông Trump vào tuần trước.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis vào tháng trước nói Bắc Hàn là "đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất" cho hòa bình và an ninh.

Trong tài liệu gửi cho Quốc hội trước hôm ra điều trần hôm 12/6, ông Mattis nói chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là "nguy hiểm rõ rệt và hiện hữu".

Tổng thống Donald Trump từng nói Mỹ sẽ "giải quyết" mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn, dù Trung Quốc có giúp đỡ hay không.

"Nếu Trung Quốc không giải quyết Bắc Hàn, chúng tôi sẽ làm. Đó là những gì tôi muốn nói", ông Trump từng trong một bài phỏng vấn với tờ báo Anh, Financial Times, hồi tháng Tư năm nay.

Cũng trong tháng Tư, Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm và các tàu khu trục khác vào khu vực gần Bắc Hàn nhưng sau đó di chuyển theo hướng ngược lại.

Published in Châu Á

Philippines : Phiến quân còn bám lại ở Marawi (RFA, 03/07/2017)

Cuộc chiến giữa quân đội Philippines và quân khủng bố Hồi giáo ISIS tại thành phố Marawi miền Nam nước này vẫn chưa kết thúc.

asie1

Ảnh chụp tại thành phố Marawi ở miền Nam Philippines hôm 3/7/2017. AFP

Theo những bản tin từ Philippines thì quân khủng bố hiện còn chiếm giữ đến 1.500 ngôi nhà tại thành phố này.

Trong một buổi họp báo tại Manila, Bộ trưởng quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, nói rằng ông không biết chừng nào mới giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Marawi, vì cuộc chiến trên đường phố, giành giật từng ngôi nhà rất khó khăn. Hơn nữa, ông nói tiếp, các binh sĩ Philippines không được huấn luyện để chiến đấu trên đường phố như tại Marawi.

Trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật cuối tuần, tức là ngày 1 và 2 tháng 7, quân đội giành lại được 97 ngôi nhà.

Một phát ngôn nhân của quân đội nói rằng khó khăn lớn nhất mà quân đội phải đương đầu là các loại bẩy có cài chất nổ được quân khủng bố cài đặt khi chúng rời khỏi những ngôi nhà.

Cuộc chiến tại Marawi đã bắt đầu từ ngày 23 tháng năm khi quân khủng bố tràn vào thành phố. Cho đến nay đã có 82 binh sĩ và cảnh sát, cùng 39 dân thường thiệt mạng. Phía khủng bố có khoảng 300 tay súng bị tiêu diệt.

*****************

Mỹ-Nhật : Đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên ngày càng lớn (RFI, 03/07/2017)

Theo thông cáo của Nhà Trắng ngày 02/072017, tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã trao đổi quan điểm về "mối đe dọa hạt nhân ngày càng lớn" xuất phát từ Bình Nhưỡng. Washington và Tokyo tuyên bố "sẵn sàng đối phó" trước mọi tình huống.

asie2

Một tên lửa đạn đạo được phóng lên thông qua một hệ thống hướng dẫn. Ảnh không ghi ngày, do hãng KCNA cung cấp ngày 30/05/2017. KCNA/via REUTERS

Vài ngày trước thượng đỉnh G20 mở ra cuối tuần này tại Hamburg-Đức, trong buổi điện đàm tối ngày Chủ Nhật, 02/07/2017, lãnh đạo Mỹ-Nhật tập trung vào chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên. Trước "mối đe dọa ngày càng lớn này", liên minh Washington-Tokyo khẳng định nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, duy trì áp lực với chế độ Bình Nhưỡng.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 03/07/2017 tại Tokyo, phát ngôn viên phủ thủ tướng Nhật, ông Yoshihide Suga, không loại trừ khả năng Hoa Kỳ - Nhật Bản và Hàn Quốc mở cuộc họp ba bên bên lề thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 07 và 08/07/2017 tại Hamburg.

Cũng tối hôm qua, tổng thống Mỹ trao đổi qua điện thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một lần nữa, đôi bên đã bàn về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Thông cáo của Nhà Trắng cho biết thêm, bên cạnh đe dọa Bắc Triều Tiên lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc còn đề cập đến "một loạt các chủ đề khác", nhưng phủ tổng thống Mỹ không đi sâu vào chi tiết.

Về phía Seoul, sau khi tiếp cựu tổng thống Mỹ, Barack Obama tại dinh tổng thống, lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae In tuyên bố, ông xem đây là "cơ hội cuối cùng" để Bắc Triều Tiên quay lại bàn đàm phát về hạt nhân.

Trong buổi làm việc đầu tiên với tổng thống Mỹ, Donald Trump tại Washington hôm 29/06/2017, tổng thống Hàn Quốc chủ trương tăng cường các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên đồng thời để ngỏ cánh cửa đối thoại.

Thanh Hà

*****************

Bắc Hàn : Binh lính đói còn tiền đổ vào vũ khí hạt nhân (BBC, 03/07/2017)

Việc hai người lính Bắc Hàn suy dinh dưỡng đào tẩu sang Nam Hàn hồi tháng Sáu 2017 bằng cách vượt qua chính Khu Phi quân sự (DMZ) được canh phòng cẩn mật giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên dường như đã cho thấy có kẽ hở trong hệ thống quốc phòng của Bắc Hàn, theo một báo Nhật Bản.

asie3

Khu vực biên giới giữa Nam, Bắc Hàn được canh phòng cẩn mật - ảnh chụp từ phía Nam

Cho tới nay có hơn 30 ngàn người bỏ trốn từ miền Bắc nay đang sinh sống tại miền Nam.

Nhưng trường hợp những người lính từ tuyến đầu trốn đi như vậy là "khác xa so với những trường hợp bỏ trốn thông thường khác", một người đào tẩu nói.

Người ta cho rằng những cuộc đào thoát của binh lính tạo ra mối đe dọa hạ thấp tinh thần binh sĩ và cho thấy chế độ tại Bắc Hàn không phải là bất khả xâm phạm như người ta tưởng, tờ Nikkei Asian Review viết.

Đào thoát bằng cách nào ?

Một người vượt qua Khu Phi Quân sự hôm 13/06 và một người nữa theo sau hôm 23/6. Cả hai đều ở độ tuổi 20 và trong tình trạng suy dinh dưỡng, theo truyền thông Nam Hàn.

Người lính Bắc Hàn này đã tiếp cận một lính gác Nam Hàn và xin ra hàng.

asie4

Nhìn từ phía Nam sang Bắc Hàn qua Vĩ tuyến 38 độ Bắc người ta chỉ thấy các cánh đồng hoang vắng

Không xảy ra nổ súng giữa hai miền Nam, Bắc Hàn, và phía Nam Hàn cho biết người lính này đã vượt sang Nam Hàn qua đoạn giữa đường ranh giới của Khu Phi Quân sự.

Lần cuối một binh lính Bắc Hàn đào tẩu qua DMZ là hồi tháng Chín năm 2016 và trước đó nữa là tháng Sáu năm 2015.

Hồi năm 2012, hai binh lính từ miền Bắc đã vượt qua mạng lưới an ninh dày đặc và tự ra hàng.

Theo tờ Nikkei Asian Review hai người lính này cho biết họ quyết định bỏ trốn vì nghe nói là sẽ được nhận tiền đô la của Mỹ khi tới Nam Hàn.

Đào tẩu qua đường Trung Quốc là có thể thực hiện được - nếu có tiền.

"Quý vị có thể đào tẩu an toàn từ Bắc Hàn nếu trả 40 tới 50 ngàn nhân dân tệ (tương đương 5.880-7.350 đô la) cho một người môi giới và người này sẽ hối lộ cho lính biên phòng Trung Quốc và Bắc Hàn, một người đào tẩu nói.

Thậm chí còn có vài trường hợp đào tẩu nhiều lần qua lại giữa Bắc hàn và Trung Quốc hoặc Nam Hàn, để đó họ có thể được nhận ngoại tệ.

Đào thoát qua DMZ nguy hiểm thế nào ?

Tuy nhiên, với những người lính Bắc Hàn làm nhiệm vụ tại tuyến đầu này và hàng ngày đứng nhìn những người lính Nam Hàn qua làn ranh giới DMZ thì lại là chuyện khác.

asie5

Quân nhân Bắc Hàn, nhìn trong hình chụp từ phía biên giới với Trung Quốc

DMZ là dải đất dài 250km, rộng 4km chạy cắt ngang Bán đảo Triều Tiên.

Bắc Hàn chôn rất nhiều mìn ở DMZ trong những năm gần đây. Nó chủ yếu là để ngăn ngừa binh lính của họ bỏ trốn sang Nam Hàn nhiều hơn là để ngăn chặn sự xâm nhập của Nam Hàn.

Ngoài mìn còn có một hệ thống dây thép gai được củng cố dày đặc, mạng lưới camera theo dõi và những hàng rào điện, chưa kể hàng chục ngàn binh lính canh gác ở cả hai bên làn ranh giới khiến việc đi qua là gần như không thể.

Nếu phía miền Bắc nhìn thấy có bất cứ chuyển động nào trong Khu Phi Quân sự này là họ sẽ nổ súng.

Thêm vào đó miền Bắc còn có các chương trình tẩy não nhằm ngăn cản binh lính ở tiền tuyến của họ nảy sinh ý muốn sang sống ở miền Nam.

Làn ranh giới và những rào chắn này được tạo dựng kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc với một Hiệp định ngưng chiến năm 1953. Trên lý thuyết hai miền Nam, Bắc Triều Tiên vẫn đang có chiến tranh vì giao tranh đã không được chấm dứt bằng một Thỏa thuận hòa bình.

asie6

Ba người đã đào thoát thành công qua đường ranh giới quân sự trong vòng ba năm qua

Thực trạng "hậu trường"

Đã có thời người lính Bắc Hàn là người chồng lý tưởng một phần vì họ được khẩu phần khá phong phú.

Nhưng hệ thống tem phiếu không còn duy trì được nữa.

Quan chức cao cấp trong Đảng Lao động Triều Tiên và Quân đội Nhân dân Bắc Hàn sống tại Bình Nhưỡng vẫn được đảm bảo khẩu phần đủ để đổi lại cho sự trung thành của họ đối với chế độ của ông Kim Jong-un.

Nhưng ở những nơi khác thì công dân Bắc Hàn gần như bị cắt khẩu phần buộc họ phải dựa vào thị trường chợ đen bất hợp pháp để tồn tại.

Có khoảng 400 chợ đen trên khắp Bắc Hàn và thường rất đông vì "có thể mua bất cứ thứ gì chỉ cần có tiền", một người đào tẩu nói.

Những tay buôn hàng bán ở chợ đen hối lộ quan chức và luồn lách bên ngoài hệ thống phân phối của nhà nước. Họ là người kiểm soát nguồn cung ứng và giá cả các mặt hàng và đang nổi lên như một tầng lớp người giàu mới.

Chính phủ Bắc Hàn rất không muốn cho phép nền 'kinh tế thị trường' (jangmadang) tạm bợ này phát triển, nhưng những nỗ lực kiểm soát đã bị công chúng cưỡng lại vì thế vô hình chung cho phép nó tồn tại.

Giống như người dân, binh lính Bắc Hàn cũng cố sống qua ngày, ngoại trừ những sĩ quan cao cấp.

Khẩu phần nhỏ vẫn được phát cho binh lính cấp dưới nhưng đa phần lính trẻ bị suy dinh dưỡng.

asie7

Nam Hàn có hệ thống loa phát thanh mạnh hơn nhiều lần của Bắc Hàn được lắp đặt gần Khu Phi Quân sự DMZ

Và trên phương diện nào đó thì binh lính khó có các lựa chọn để giảm cơn đói của họ.

Không giống công nhân hay nông dân, những người có thể làm thêm các việc khác, binh lính được điều động làm nông nghiệp hay xây dựng. Trong hoàn cảnh đó, ngày càng gia tăng tình trạng binh lính rủ nhau cùng đi ăn cướp.

Chưa kể những người lính Bắc Hàn tại DMZ còn được nghe những chỉ trích chính phủ miền Bắc được phát đi từ loa phóng thanh của miền Nam. Điều này có thể đã dụ dỗ một vài binh lính dám vượt qua những bãi mìn để đào thoát.

asie8

Một mô hình vùng Phi Quân Sự DMZ chia đôi hai miền Nam và Bắc Hàn

Trong khi Bắc Hàn đổ ngân sách ít ỏi vào chương trình hạt nhân và hỏa tiễn, nhưng chính cơn đói mà các binh lính của họ đang phải chịu đựng đã khiến những người này liều mạng để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở miền Nam.

*****************

Luật lao động mới của Thái khiến nhiều dân nhập cư về nước (RFA, 03/07/2017)

Hàng chục ngàn lao động nước ngoài ở Thái Lan, phần lớn là người Miến Điện, phải rời Thái Lan sau khi chính quyền quân sự Thái ban hành luật lao động mới. Các giới chức nhập cư Thái Lan cho biết như vừa nêu vào ngày 3 tháng 7.

asie9

Lao động bất hợp pháp bị bắt tại Thái Lan, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Theo qui định mới nhất này, lao động không ghi tên và không có giấy phép làm việc ở Thái Lan sẽ bị phạt 800.000 Baht, tương đương trên 23.000 Đô La Mỹ, sau đó bị trục xuất về nước.

Nguồn từ Reuters cho thấy hàng triệu người nước ngoài từ các quốc gia như Miến Điện, Kampuchia, đã sang Thái làm những công việc gọi là lao động chân tay, góp phần không nhỏ vào kỹ nghệ kinh doanh hải sản cũng như nông nghiệp ở xứ sở này.

Tuy nhiên từ khi nắm chính quyền ở Bangkok năm 2014 đến giờ, chính phủ quân đợi Thái từng bước tìm cách hạn chế lượng lao động nước ngoài trên lãnh thổ Thái, hậu quả là công nhân bất hợp pháp từ nước ngoài sẽ bị bắt, bị phạt tiền và bị trục xuất.

Tin từ Phòng Di Dân Thái ở Bangkok cho thấy từ ngày 23 đến ngày 28 tháng Sáu vừa rồi, khoảng 60.000 lao động Miến Điện được xe tải Thái Lan chở đến biên giới tỉnh Mandalay bên Miến Điện. Con số này sẽ tăng cao trong những ngày tiếp theo.

Thái Lan cũng có nhiều lao động Việt sang đây cư ngụ và làm việc không có giấy tờ ngay tại Bangkok cũng như các tỉnh miền Đông Bắc Thái giáp giới Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây cũng là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi luật lao động mới nhất của xứ Thái.

Thống kê của Tổ chức Quốc tế về Nhập cư cho thấy có hơn 3 triệu dân nhập cư tại Thái Lan ; tuy nhiên những tổ chức theo dọi nhân quyền nói con số này còn cao hơn nữa.

********************

Đối thoại ASEAN- Ấn Độ lần thứ 9 diễn ra ở New Dehli (RFA, 03/07/2017)

Đối thoại cấp bộ trưởng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ lần thứ 9 sẽ diễn ra vào ngày 04/07/17 tại New Dehli.

INDIA-ASEAN-MEETING

Tổng Thư ký Hiệp hội ASEAN, ông Surin Pitsuwan (bìa phải) bắt tay giới chức lãnh đạo Ấn Độ tại Đối thoại Delhi ngày 21/01/2009. AFP photo

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ tham gia hoạt động thường được biết đến với tên Đối thoại Dehli.

Tại Đối thoại Ấn Độ-ASEAN, các vị lãnh đạo chính trị cùng với những nhà làm luật, các nhà nghiên cứu, học giả…sẽ cùng hội đàm về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Đối thoại Delhi lần thứ 9 cũng là cơ hội để lãnh đạo của Ấn Độ và khối ASEAN thảo luận tìm kiếm những giải pháp nhằm đẩy mạnh sự hợp tác trong các vấn đề về kinh tế, an ninh và du lịch.

Những vị đại diện quốc gia tham dự Đối thoại Delhi lần thứ 9 cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ song phương bên lề đối thoại.

Quan hệ Đối thoại Ấn Độ-ASEAN gia tăng nhanh chóng từ đối tác đối thoại thành phần vào năm 1992 thành đối tác đối thoại đầy đủ vào năm 1995.

Mối quan hệ được nâng lên tại Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ diễn ra hồi năm 2002 ở Phnom Penh, Campuchia. Kể từ đó hằng năm đều có thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ.

Quan hệ với ASEAN được xem là một trong những trụ cột của New Dehli trong Chính sách Hướng Đông.

Published in Châu Á

Mỹ hết kiên nhẫn với Triều Tiên : Mũi tên nhiều đích ? (Đất Việt, 02/07/2017)

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra khôn ngoan và đạt được nhiều mục đích khi tuyên bố hết thời kỳ kiên nhẫn với Triều Tiên.

Mỹ hết kiên nhẫn với Triều Tiên

Ngày 30/6, trong cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã hết kiên nhẫn đối với Triều Tiên đồng thời khẳng định đây là khoảng thời gian cần phải ra các hành động đáp trả đối với Bình Nhưỡng.

"Chính sách kiên nhẫn chiến lược với Triều Tiên đã thất bại. Và nói thẳng, Mỹ đã hết kiên nhẫn", ông Trump nhấn mạnh.

Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ còn kêu gọi các quốc gia trên thế giới và cường quốc trong khu vực gia nhập cùng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên.

han1

Mỹ tuyên bố hết kiên nhẫn với Triều Tiên

"Chúng ta đang cùng nhau phải đối mặt với mối đe dọa của một chế độ liều lĩnh và bạo tàn. Triều Tiên cần chọn một con đường tốt đẹp hơn và phải nhanh chóng làm điều đó – và một tương lai khác cho những người dân đang chịu đựng trong đất nước đó", ông Trump khẳng định.

Ông chủ Nhà trắng thông báo, Washington đang làm việc với Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như các đối tác khác trên toàn cầu, thông qua các biện pháp ngoại giao, an ninh và kinh tế để bảo vệ các đồng minh và công dân Mỹ trước mối đe dọa mang tên Triều Tiên.

"Mục tiêu của chúng ta là hòa bình, ổn định và sự phát triển trong khu vực. Nhưng Mỹ sẽ tự bảo vệ mình, luôn là như vậy và chúng ta cũng sẽ bảo vệ đồng minh", ông Trump nhấn mạnh thêm.

Phát biểu tại buổi gặp, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định chỉ có việc đảm bảo an ninh mới mang lại hòa bình.

Theo ông Moon, ngoài việc duy trì kênh đối thoại đối với Bình Nhưỡng, Seoul sẽ đẩy mạnh các biện pháp cải tổ quốc phòng và tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước.

"Chỉ có năng lực quốc phòng mạnh mẽ mới có thể mang đến một nền hòa bình đích thực", ông Moon nhấn mạnh.

Tuyên bố cứng rắn trên của Tổng thống Donald Trump được đưa ra 1 ngày sau khi Washington tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào một ngân hàng Đan Đông (Trung Quốc) bị cáo buộc giúp Triều Tiên rửa tiền. 

Washington cũng áp đặt trừng phạt với Tập đoàn Vận tải Đường thủy Đại Liên và 2 cá nhân người Trung Quốc bị cáo buộc thông đồng với những hành vi phạm pháp của Triều Tiên. Cùng với đó, Hoa Kỳ cũng thông qua thỏa thuận bán vũ khí trị giá tới 1 tỷ USD cho Đài Loan.

Mũi tên trúng nhiều đích

Quyết định trên của Washington đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía Triều Tiên cũng như Trung Quốc.

Trong một thông cáo phát đi, Bình Nhưỡng lên tiếng cáo buộc Washington đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào nước này đồng thời đe dọa sẽ hủy diệt Mỹ.

Theo phát ngôn viên Ủy ban Chiến tranh phi hạt nhân của Triều Tiên, Hoa Kỳ không nên kích động sự hỗn loạn, mà hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra nếu tiến hành những động thái quân sự liều lĩnh như vậy.

han2

Triều Tiên phóng thử tên lửa Musudan

"Mỹ nên hiểu rằng tinh thần và ý chí của quân đội cũng như nhân dân Triều Tiên sẵn sàng hủy diệt mọi kẻ thù và có thể không thua kém gì Mỹ", Bình Nhưỡng cảnh báo.

Trong khi đó, Trung Quốc đã triển khai trực thăng tấn công, lực lượng đặc nhiệm tới khu vực biên giới sát với Triều Tiên để đề phòng trường hợp khẩn cấp khi căng thẳng liên quan tới Bình Nhưỡng tiếp tục gia tăng.

Dù vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng tuy nhiên nhiều người cho rằng động thái trên của chính quyền Tổng thống Donald Trump là một mũi tên trúng nhiều đích.

Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Mỹ đã tuyên bố bắt đầu lắp đặt hệ thống hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) tại Hàn Quốc sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa.

Tuyên bố trên ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng không hề nhỏ từ phía các nghị sĩ cũng như người dân Hàn Quốc.

Hôm 8/5, hơn 500 người dân sống gần khu vực triển khai hệ thống phòng THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc gửi kháng nghị tới Toà án Hiến pháp để xin lệnh của toà chống lại việc xây dựng và cấp phép hoạt động của cơ sở quân sự này.

Nghị sĩ Woo Won-shik, người đứng đầu nhóm Nghị sĩ của đảng Dân chủ cầm quyền tại Quốc hội Hàn Quốc còn đề nghị phải xem xét mọi vấn đề, kể cả khả năng gửi trả THAAD nếu việc này chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý tại Hàn Quốc.

Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất việc Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao tại Hàn Quốc khi cho rằng sẽ đe dọa đến an ninh của nước này.

Theo giới phân tích, quyết định cứng rắn đối với một số ngân hàng của Trung Quốc vào thời điểm này được xem như một động thái nhằm "dằn mặt" Bắc Kinh trong vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, quốc gia từ lâu được cho là nằm dưới sự bảo trợ mạnh mẽ của Trung Quốc. Dù Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận tuy nhiên cáo buộc trên cũng khiến các nước tỏ ra thận trọng, xem xét với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên.

Ngoài ra, trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tiếp triển khai các kế hoạch thử nghiệm vũ khí hạt nhân, thái độ có phần yếu ớt của Bắc Kinh trong vấn đề này thì việc Mỹ triển khai hệ thống THADD tại Hàn Quốc dường như là một lựa chọn không thể thay thế.

Những nguy cơ mới từ Triều Tiên được các bên cảnh báo phần nào sẽ khiến người dân Hàn Quốc tin tưởng hơn vào việc Washington đặt THADD tại quốc gia này.

Cùng với đó, động thái cứng rắn từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump còn trực tiếp cảnh cáo đối với Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng còn tiếp tục gia tăng các căng thăng và có ý đồ dựa Nga để qua mặt Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì quốc gia này sẽ bị trả giá thật sự.

Tuấn Hùng

*******************

Căng thẳng bán đảo Triều Tiên : Nga lo Mỹ hành động đơn phương, đặc nhiệm Trung Quốc lên biên giới (Tin Tức, 02/07/2017)

Không lâu sau khi Mỹ tuyên bố hết kiên nhẫn chiến lược với Triều Tiên, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều một đơn vị tinh nhuệ tới khu vực gần biên giới với Triều Tiên. Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lo Mỹ sẽ hành động đơn phương với Bình Nhưỡng và Moskva từng có động thái tương tự Trung Quốc.

Ngày 15/6, trang China Military Online (Trung Quốc) đăng hình ảnh các binh sĩ thuộc Sư đoàn lính nhảy dù số 15 tham gia huấn luyện cùng trực thăng tấn công WZ-10 gần Trường Xuân, thủ phủ tỉnh Cát Lâm. 

空降兵高原伞降训练全过程曝光!

Thành viên Sư đoàn lính nhảy dù số 15 của Trung Quốc.

Trang Huaxia.com (Trung Quốc) nhận định rằng cuộc luyện tập sẽ giúp các binh sĩ chuẩn bị tốt hơn cho "tình huống khẩn cấp". 

Sư đoàn lính nhảy dù số 15, vừa được tái cơ cấu trong tháng 4 vừa qua khi chia thành các lữ đoàn nhỏ kết nối với những đơn vị quân sự trên bộ ở khắp Trung Quốc, từng có kinh nghiệm hoạt động ở Triều Tiên trong thời gian diễn ra chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Sư đoàn này đóng quân tại Xiaogan, tỉnh Hồ Bắc với phần lớn lực lượng được triển khai tại tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam thuộc miền Trung Trung Quốc. Như vậy, nếu tính theo địa hình thì đây là khu vực lý tưởng để lực lượng lính nhảy dù có thể tỏa đi bất cứ địa điểm nào khắp Trung Quốc.

Một bài viết trên trang Sina có nhận định rằng những chiến dịch nhanh chóng và bảo đảm được việc phá hủy vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là rất cần thiết đối với Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra. Điều này để bảo đảm an toàn cho những thành phố lớn của Trung Quốc có thể nằm trong tầm tấn công của tên lửa thuộc Bình Nhưỡng.

Động thái nói trên của Sư đoàn lính nhảy dù số 15 của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Mỹ đã hết kiên nhẫn với Triều Tiên.

Ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng một cuộc "xung đột " với Triều Tiên có thể xảy ra từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Tại cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 30/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói : "Thời kỳ kiên nhẫn chiến lược với chính quyền Triều Tiên đã sụp đổ. Và nói thẳng ra thì sự kiên nhẫn đó đã kết thúc". 

Tổng thống Trump nói thêm : "Mục tiêu của chúng tôi là hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Tuy nhiên, Mỹ sẽ tự phòng vệ, luôn luôn như vậy và chúng tôi cũng bảo vệ cho các đồng minh".

Hãng tin Reuters (Anh) đưa tin Mỹ từng đề nghị Trung Quốc tạo áp lực kinh tế và ngoại giao lên Triều Tiên để hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa nước này. Trung Quốc trong khi đó nhắc lại nhiều lần rằng ảnh hưởng của Bắc Kinh tới Triều Tiên có hạn chế và nước này đã làm mọi điều có thể.

Đây không phải lần đầu tiên Mỹ nói hết kiên nhẫn với Triều Tiên. Ngày 17/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố "thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (với Triều Tiên) đã chấm dứt" và Bình Nhưỡng nên nhìn những gì Mỹ đã từng làm ở Syria và Afghanistan, đồng thời cảnh báo Triều Tiên đừng khiêu khích quyết tâm này hay "sức mạnh các lực lượng vũ trang của Mỹ". 

Ngay sau đó, Nga cũng có động thái động binh như Trung Quốc. Các đơn vị phòng không ở thủ đô Moskva của Nga bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, S-300 và Pantsir-S đã được đặt vào tình trạng báo động cao. Theo Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/4, động thái trên là một phần trong các cuộc diễn tập sẵn sàng tính chiến đấu cho binh sĩ nước này.

Các chương trình tập trận mới của Nga diễn ra trước nguy cơ xảy ra một cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3 bùng phát từ Bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố việc Mỹ không còn "kiên nhẫn chiến lược" với Bình Nhưỡng không góp phần vào giải quyết khủng hoảng, đồng thời hy vọng sẽ không có chuyện Mỹ lặp lại cuộc tấn công nhằm vào Triều Tiên như ở Syria.

Hà Linh

Published in Quốc tế

Hội nghị cấp cao Mỹ-Trung bàn về Bắc Triều Tiên (RFI, 21/06/2017)

Bắc Triều Tiên là chủ đề chính trong cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung hôm nay 21/06/2017. Ngoại trưởng và tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc được tiếp đón tại Washington, hai ngày sau cái chết của sinh viên Otto Warmbier, sinh viên Mỹ vừa được Bình Nhưỡng trả về.

mytrung1

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (T) và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) bên lề hội nghị G20, Bonn, Đức, ngày 17/02/2017. © REUTERS/Brendan Smialowski/Pool

Tổng thống Donald Trump dường như đã mất hẳn niềm tin vào khả năng Bắc Kinh ngăn chận được cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử của Bắc Triều Tiên. Ông viết trên Twitter : "Tôi hoan nghênh nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc về Bắc Triều Tiên, nhưng đã không mang lại kết quả. Ít nhất tôi cũng biết rằng Trung Quốc đã có cố gắng".

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt phân tích :

"Tin Twitter này của ông Donald Trump là một cái tát đối với người đồng nhiệm Trung Quốc. Tập Cận Bình biết quá rõ : tất cả các cố gắng nhằm kìm hãm bớt nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đều thất bại.

Từ tháng Hai, Trung Quốc nói rằng đã ngưng toàn bộ việc nhập khẩu than đá, khiến Bình Nhưỡng mất đi 40% thu nhập. Tuy vậy, việc trừng phạt này không làm chế độ Bắc Triều Tiên phải lùi bước, và Bắc Kinh thì vẫn tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho Bình Nhưỡng.

Còn các sáng kiến Ngoại giao lại rơi vào tai của một người điếc. Tháng Ba vừa rồi, ngoại trưởng Vương Nghị đã đề nghị cho đóng băng các chương trình nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo Bắc Triều Tiên, đổi lấy việc ngưng các cuộc tập trận giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Một đề nghị "phải chăng" theo phía Bắc Kinh, nhưng Bình Nhưỡng đã làm ngơ.

Có lẽ đó là do Trung Quốc chưa đặt toàn bộ sức nặng lên bàn cân. Nỗi sợ diễn ra cảnh hỗn loạn ngay sát biên giới là quá lớn. Hiện có 28.000 lính Mỹ trú đóng tại Hàn Quốc, và trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc vốn có hiệp ước hỗ tương quân sự với Bắc Triều Tiên, buộc lòng phải cứu giúp nước láng giềng".

Tổng thống Mỹ Donald Trump coi hồ sơ nguyên tử Bắc Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu, nên đã chấp nhận gác qua một bên vấn đề thâm hụt thương mại, để mong Bắc Kinh giúp gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Nay bà Susan Thornton, thứ trưởng phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương tuyên bố : "Chúng tôi không chờ đợi vấn đề này được giải quyết hôm nay, nhưng hy vọng sẽ có những tiến triển về các mặt khác, như biện pháp tạo lòng tin giữa hai quân đội".

Theo AFP, tình hình căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục là mối quan ngại lớn của Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, trước việc Bắc Kinh giương móng vuốt tại vùng biển chiến lược này.

Tướng Joseph Dunford, tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm thứ Hai tuyên bố, Lầu Năm Góc sẽ duy trì các đường dây liên lạc với Trung Quốc để phòng tránh mọi leo thang tại Biển Đông.

Thụy My

*********************

Cái chết của Warmbier buộc Mỹ phải mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng (RFI, 21/06/2017)

Chỉ vài ngày sau khi được Bắc Triều Tiên trả tự do và được đưa về nước trong tình trạng hôn mê, sinh viên Mỹ Otto Warmbier đã qua đời ngày 19/06/2017. Đối với nhiều dân biểu Hoa Kỳ, cái chết của sinh viên này là một vụ "sát nhân" và mọi con mắt đang đổ dồn về Nhà Trắng để xem chính quyền tổng thống Donald Trump sẽ đáp trả chế độ Bình Nhưỡng như thế nào.

mytrung2

Otto Warmbier trong cuộc họp báo tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, tháng 02/2016 - REUTERS/Kyodo

Phản ứng về cái chết của sinh viên Warmbier, tổng thống Trump hôm qua đã lên án mạnh mẽ chính quyền Bắc Triều Tiên là một "chế độ tàn bạo". Ngoại trưởng Rex Tillerson thì tuyên bố Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về việc "giam cầm phi lý" sinh viên Warmbier và ông yêu cầu Bình Nhưỡng trả tự do cho 3 công dân Mỹ khác.

Nhưng một số nghị sĩ đòi chính quyền Trump phải có hành động đáp trả mạnh mẽ và dứt khoát với Bình Nhưỡng. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa bang Texas Ted Cruz đã tuyên bố : " Chế độ Bắc Triều Tiên sai lầm khi nghĩ rằng cách họ đối xử man rợ một công dân Mỹ bị giam cầm trong điều kiện tồi tệ trong suốt một năm sẽ được để yên". Còn thượng nghị sĩ John McCain thì cho rằng Hoa Kỳ " không thể và không nên dung thứ việc các quốc gia thù nghịch giết hại công dân Mỹ".

Thật ra thì trước khi sinh viên Warmbier được trả về trong tình trạng hôn mê, gây sốc mạnh cho dư luận Mỹ, Washington đã cân nhắc nhiều phương án để ngăn chận một nước Bắc Triều Tiên ngày càng hiếu chiến. Đặc biệt với việc Bình Nhưỡng liên tục bắn thử tên lửa, đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực, chính quyền Trump đã nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Nhưng hôm qua, tổng thống Trump đã tỏ cho thấy là Mỹ sẵn sàng hành động một mình, khi ông viết trên mạng xã hội Twitter : " Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc để giúp giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, nhưng những nỗ lực đó đã không đạt kết quả".

Cho tới nay, Hoa Kỳ và các nước khác chủ yếu dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực lên Bình Nhưỡng. Chưa biết là sau cái chết của sinh viên Warmbier, Mỹ sẽ đề ra những biện pháp nào khác. Trước mắt, Washington hôm qua đã điều hai oanh tạc cơ siêu thanh bay đến không phận bán đảo Triều Tiên như là một hình thức "biểu dương lực lượng". Có điều, Hoa Kỳ sẽ khó có một hành động quân sự, vì động thái này dẫn đến chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, với những hậu quả khó lường trước đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính quyền Trump chỉ có thể ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề hơn, hoặc dọa đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố, hoặc ban hành lệnh cấm công dân Mỹ du lịch đến Bắc Triều Tiên.

Có điều, mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng chắc chắn là gây nguy hại cho 3 công dân Mỹ còn bị giam cầm ở Bắc Triều Tiên, vì không loại trừ khả năng chế độ Kim Jong-Un sẽ trả đũa. Tóm lại, trước một quốc gia bất chấp luật pháp như Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ khó có thể làm gì khác hơn, cho dù dư luận nước này có phẫn nộ đến đâu về cái chết của sinh viên Warmbier.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Cả Iraq và Libya đều bị xâm lược sau khi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, còn Triều Tiên không từ bỏ thì không thể bị tấn công...

Iraq và Libya đều bị lật đổ sau từ bỏ chương trình vũ khí của mình

"Thực tế là cả Iraq và Libya đều bị xâm lược sau khi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ và một nước Triều Tiên còn theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân thì không thể bị tấn công, đây là một bài học không ai có thể lãng quên".

Đó là lời nhận định của ông Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, theo The National Interest ngày 25/4/2017.

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ được xem là một tổ chức thường xuyên cung cấp nhiều thông tin quan trọng, giúp Bộ Ngoại giao Mỹ có thể tham khảo để điều chỉnh hay định hình lại chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Chính vì vậy lời nhận xét của ông Haass là rất đáng lưu tâm.

trieutien1

Ông Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ

Theo vị học giả này, những nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây luôn thuyết giáo cho người khác về tầm quan trọng của việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, về việc phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia có chủ quyền.

Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây còn luôn phản đối việc một quốc gia thực hiện tấn công một quốc gia khác. Tuy nhiên, trong thực tế thì hành động của họ lại không giống như lời rao giảng ấy.

Ông Richard Haass đã lấy việc Mỹ và đồng minh lật đổ chính quyền Cộng hoà Ả rập Iraq và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Libya để chứng minh cho nhận định của mình.

Có thể thấy. mặc dù chính quyền Tổng thống Saddam Hussein khẳng định không sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD), song Washington và London vẫn khẳng định Baghdad có trong tay thứ vũ khí giết người hàng loạt ấy và yêu cầu Liên Hợp Quốc tiến hành thanh tra.

Ngày 5/12/2002 khi Ủy ban Thanh sát vũ khí của Liên Hiệp Quốc (UNMOVIC) do ông Hans Blix đứng đầu chuẩn bị kết thúc điều tra và được dự báo là sẽ đưa ra kết luận cho rằng chính quyền Baghdad không sở hữu WMD, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Donald Rumsfeld cho biết Washington không hài lòng với kết quả như vậy.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc đe doạ rằng một khi Washington đã không hài lòng với báo cáo về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq dự kiến được đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 7/12/2002, thì một cuộc tấn công Iraq sẽ được phát động mà không cần cần Liên Hiệp Quốc cho phép.

Ngày 20/3/2003 Tổng thống George W.Bush đã ra lệnh tấn công Iraq và đến ngày 1/5/2003 thì chính thức lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Việc Liên Hiệp Quốc thanh sát vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Iraq trở nên vô giá trị, đồng nghĩa luật pháp quốc tế bị vô hiệu hoá.

Một năm sau ngày Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld tung lời đe doạ về việc không hài lòng với kết quả thanh tra WMD của Iraq, ngày 20/12/2003 Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã tuyên bố dỡ bỏ chương trình vũ khí bí mật của quốc gia này.

trieutien2

Tổng thống Muammar Gaddafi tuyên bố dỡ bỏ chương trình vũ khí bí mật của Libya, song quốc gia này vẫn không thể bình yên

Nhà lãnh đạo Libya cũng cam kết tầm bay tác chiến của tất cả các loại tên lửa ở Libya sẽ được giới hạn ở mức dưới 300 km.

"Cam kết của Đại tá Gaddafi khiến cho đất nước an toàn hơn, thế giới hoà bình hơn. Những nhà lãnh đạo nào từ bỏ việc theo đuổi các loại vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học sẽ tìm được con đường dẫn tới mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ và các nước khác", Tổng thống George W.Bush đã nhận định.

Thủ tướng Anh khi đó là Tony Blair thì cho biết : "Quyết định này đã cho phép Libya quay trở lại với cộng đồng quốc tế. Nó cũng cho thấy các quốc gia có thể từ bỏ chương trình vũ khí bí mật của mình một cách tự nguyện để đổi lấy bình yên cho Tổ quốc mình".

Lực lượng thanh tra vũ khí quốc tế đã ngay lập tức tới Libya thực hiện thanh sát và hỗ trợ quá trình dỡ bỏ chương trình vũ khí bí mật của Libya.

Sau khi chương trình vũ khi bí mật của Libya hoàn tất việc dỡ bỏ thì cuộc nội chiến tại Libya đã nổ ra, đại tá Gaddafi bị cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người và phương Tây - mà cụ thể là lực lượng NATO - đã ra tay ngăn chặn hành động đó.

Ngày 20/20/2011, gần 8 năm sau khi tuyên bố từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, Tổng thống Gaddafi đã bị lật đổ và bị tước bỏ sinh mạng.

Giới phân tích cho rằng, nếu chính quyền của Saddam Hussein và Muammar Gaddafi không từ bỏ dễ dàng chương trình vũ khi của mình thì sinh mệnh chính trị và tính mạng của họ không thể kết thúc bi thảm như vậy, đất nước Iraq và Libya không phải rơi vào tình trạng bất ổn và hỗn loạn như hiện nay.

Phương Tây là nguyên nhân gây nên căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

trieutien3

Tổng thống Putin cho rằng bạo lực nhà nước mà phương Tây lạm dụng đã tạo ra xu thế theo đuổi vũ khí hạt nhân trên thế giới

Mới đây, trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (SPIEF) ngày 2/6 tại Saint Petersburg, Tổng thống Nga Putin cũng cho rằng việc phương Tây sử dụng quyền lực can thiệp vào một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi đã khiến các nước nhỏ như Triều Tiên phải phát triển vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình.

"Nếu những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế không được thực thi nghiêm túc, chúng ta sẽ phải đối mặt với những vấn đề như tình hình căng thẳng tại Triều Tiên hiện nay", ông Putin phát biểu tại một phiên họp của SPIEF-2017.

Nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga nhận định rằng Triều Tiên không thể tìm cách khác để tự vệ mà buộc phải phát triển chương trình hạt nhân, nhiều quốc gia khác cũng đã, đang và sẽ theo đuổi xu hướng này.

Theo người đứng đầu Điện Kremlin, việc các quốc gia nhỏ không có cách khác để bảo vệ độc lập, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của họ ngoài phát triển vũ khí hạt nhân, là hậu quả của việc lạm dụng quyền lực - bạo lực nhà nước.

trieutien4

Bài học của Iraq, Libya khiến Triều Tiên không ngừng củng cố sức mạnh nhà nước

"Người ta phá hủy Iraq, Libya và Syria cũng như gây bất ổn ở Ai Cập, Tunisia và Somalia. Sau đó, họ can thiệp vào các nước Liên Xô cũ và hỗ trợ đảo chính ở Ukraine. Điều này đã thúc đẩy xu hướng dùng vũ lực để chiếm giữ, nắm giữ quyền lực".

Như vậy, Triều Tiên có quá nhiều bài học cũng như lời cảnh báo về việc mất nước, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, lợi ích dân tộc bị chà đạp nếu công cụ sức mạnh của nhà nước không được củng cố và phát huy.

Ngọc Việt

Published in Châu Á

Nguồn : VOA, 03/06/2017

Published in Video