Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồng Kông : Đi vào thế giới ngầm của cuộc nổi dậy không thủ lãnh

Đặc phái viên của La Croix tiết lộ những chuyện "Ở trung tâm cuộc nổi dậy không có thủ lãnh ở Hồng Kông", theo lời kể của J.H., một thiếu nữ đấu tranh giấu tên, giấu mặt trên báo.

hongkong1

Tuổi trẻ Hồng Kông xuống đường tại khu phố du lịch Vượng Giác (Mongkok) phản đối dự luật dẫn độ, ngày 07/07/2019. Reuters/Tyrone Siu

Nhà báo Pháp gặp người nhân viên xã hội 30 tuổi, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ Hồng Kông, ở gần Nghị Viện trước cuộc biểu tình hôm 01/07/2019 nhân kỷ niệm 22 năm trao trả cho Trung Quốc. Cô phân phối những chai nước suối và khăn mặt để đối phó với khí hậu nóng ẩm hết sức khó chịu.

Tổ chức hết sức chặt chẽ nhưng đều ẩn danh

J.H. cho biết : "Tôi có mặt ở đây ngay từ hôm 9/6, trong cuộc biểu tình đầu tiên với 1 triệu người chống dự luật dẫn độ, và buổi tối lúc hàng ngàn thanh niên bao vây Nghị Viện cũng thế. Trong số những người trẻ từ 16 đến 22 tuổi ấy, tôi hầu như là già nhất ; và hệ thống tổ chức của các bạn trẻ không hề giống như cuộc Cách mạng Dù hồi năm 2014".

Với chiếc điện thoại trên tay, cô mở nhiều ứng dụng tin nhắn và tham gia các diễn đàn. J.H. giải thích : "Thật là choáng ngợp, rất nhiều nhóm đã được tổ chức một cách quy củ. Về hậu cần, có những người lo nước uống, khẩu trang, kính lặn, nón bảo hộ, người thì lo kiếm xe tải nhẹ, xe hơi… Về truyền thông, các bạn làm ra những video với đội ngũ thiết kế, họa sĩ. Về y tế có các bác sĩ, y tá và thuốc men ; còn hỗ trợ luật pháp thì đã có các luật sư tình nguyện".

Người biểu tình tham gia thế giới ngầm của các mạng lưới mã hóa như Telegram, Wire hay Signal – vô danh và không có số điện thoại nên không thể truy ra được. J.H. cho biết : "Những nhóm cảnh giới gởi đi các video thông tin về sự hiện diện của cảnh sát trên toàn lãnh thổ đặc khu : vào giờ nào, ở đâu, như ở trạm métro hay nhà ga nào đó có ba, bốn cảnh sát chẳng hạn. Mỗi nhóm như vậy có từ 30.000 đến 50.000 thành viên, chưa kể đến các nhóm cảnh giới của các khu phố".

Cuộc nổi dậy không thủ lãnh và chiếc điện thoại

Tất cả đều nằm trong chiếc điện thoại ! Đặc điểm của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là ở dạng phản kháng mới mẻ, hầu như độc nhất trên thế giới này ; mà những người trên 30 tuổi khó thể hiểu, còn phụ huynh lại càng khó hơn. Thế hệ này không hoạt động như cha mẹ mình hay chính giới hiện nay.

"Các bạn trẻ không muốn có thủ lãnh, không muốn bị lợi dụng về chính trị, không có lý tưởng chính trị. Họ tranh đấu vì những gì họ cho là đúng đắn. Rất đơn giản đồng thời cũng đáng ngại, vì các bạn ấy sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả mạng sống, để đạt được mục đích".

Cha mẹ của J.H. vốn rất bảo thủ, cho rằng có thế lực nước ngoài giựt dây, nhưng cô khẳng định : "Trên thực tế, chính chúng tôi chi phối những người khác". Chẳng hạn chiến dịch quyên góp để mua các trang quảng cáo trên một số tờ báo quốc tế lớn trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản. "Đó là ý tưởng tuyệt vời, được một trong các nhóm đưa ra. Nhưng những người trẻ vây quanh Nghị Viện không đọc, cũng như không biết G20 là gì !".

J.H. nhìn nhận có những bất đồng về cách đấu tranh ôn hòa hay bạo lực, nhưng không có chia rẽ trong phong trào. Cô nói : "Tôi không đồng ý với việc chiếm Nghị Viện, nhưng tôi vẫn ủng hộ các bạn". Các bài học của năm 2014 đã được rút ra, và những thủ đoạn của chính quyền để bôi xấu phong trào không có tác dụng. Đối với cô gái, không có thất bại và cũng chưa đạt được chiến thắng. "Chưa hết đâu, chính quyền sẽ còn đàn áp. Đây là lúc để nghỉ ngơi đôi chút, không nên lao lực thái quá để rồi ngã quỵ, vì cuộc chiến đấu còn lâu dài".

Nguyên tử : Iran khiêu khích có tính toán

Về một hồ sơ lớn là Iran, Le Monde phân tích "Những khiêu khích rất biết tự kiểm soát của Tehran", khi loan báo việc làm giàu uranium vượt ngưỡng 3,67% cho phép trong hiệp định nguyên tử Iran (JCPOA).

Ông Benjamin Hautecouverture, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) nhận định : "Thông báo trên đây không cho thấy Iran sẽ tái lập chương trình nguyên tử quân sự, mà trước hết là một động thái chính trị". François Nicoullaud, cựu đại sứ Pháp tại Iran coi đây là một "lời cầu cứu, trước hết là với Châu Âu". Đó là chính sách từ từ tiến tới, một sự khiêu khích có kiểm soát.

Ông Nicoullaud giải thích : "Việc vượt mức trần 300 kg uranium được làm giàu ở mức thấp vẫn chưa nguy hiểm về mặt quân sự. Ngưỡng này được ấn định trong JCPOA vì theo tính toán thì Tehran phải mất ít nhất một năm mới có được 25 kg uranium làm giàu 90%, cần thiết để sản xuất vũ khí nguyên tử". Nếu theo tốc độ trước hiệp định, thì Iran chỉ cần có vài tuần. Trước đó, Iran sở hữu 10.000 kg uranium làm giàu ở mức thấp và 19.000 máy ly tâm, nhưng nay chỉ còn 5.060 máy.

Vượt ngưỡng 3,67% tuy đáng ngại, nhưng việc làm giàu uranium vẫn rất lâu và khó khăn. Mức đe dọa là khi lên đến 20%, lúc đó có thể nhanh chóng đạt tới tỉ lệ 80 hoặc 90%. Và nguy hiểm nhất là khi Tehran không còn chấp nhận các thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA). Cơ quan này đã đặt hàng trăm camera giám sát tại Iran, hàng ngày vẫn nghiên cứu hàng trăm ngàn tấm hình, bằng phân nửa số hình ảnh của cả thế giới. AIEA sẽ họp khẩn ngày mai 10/7 tại Vienna.

Về lâu về dài, nếu Iran xé bỏ hiệp ước thì sẽ lại bị quốc tế trừng phạt mà không cần nghị quyết nào của Liên Hiệp Quốc. Phương Tây, mà tích cực đấu tranh nhất là Pháp, đã đạt được điều này khi thương lượng JCPOA, tránh việc Nga và Trung Quốc dùng quyền phủ quyết để can thiệp. Tuy nhiên nếu Iran chỉ lấn từ từ, thì hiệp định lại không dự kiến những biện pháp trả đũa tương ứng.

Anh : Cuộc chiến tương tàn trong đảng bảo thủ

Còn tại Châu Âu, Le Figaro  Les Echos có cùng nhận định : "Phía sau những rò rỉ ngoại giao về ông Trump, là cuộc chiến tương tàn trong đảng bảo thủ Anh".

Ông Kim Darroch, đại sứ Anh tại Hoa Kỳ đang trong tâm bão, khi những nhận xét không hay của ông về chính quyền Donald Trump bị tiết lộ. Xì-căng-đan này nổ ra vào thời điểm Luân Đôn bị yếu đi trên trường quốc tế do Brexit, cũng mang lại hậu quả xấu cho ngoại trưởng Jeremy Hunt, đang trên đường đua giành chức thủ tướng với ông Boris Johnson.

Thông tin do một nhà báo ủng hộ Brexit tung ra trên tờ Mail on Sunday chừng như cũng mang dấu ấn của phe Johnson, đang muốn hất cẳng ông Kim Darroch. Một khi trở thành người kế nhiệm bà Theresa May, có nhiều khả năng Boris Johnson sẽ bổ nhiệm Nigel Farage, nhân vật cực đoan rất được lòng ông Trump, vào chiếc ghế của ông Darroch.

Hy Lạp, đất nước bắt đầu bình thường hóa

Cũng về Châu Âu, xã luận của Le Monde khen ngợi "Hy Lạp, một đất nước bình thường".

Đã nhiều lần Hy Lạp tiến sát vực thẳm một cách nguy hiểm. Cuộc bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật 7/7 đã đánh dấu cho sự chín muồi của đời sống chính trị Hy Lạp, cùng với việc cải thiện tình hình kinh tế, và hội nhập vào Liên Hiệp Châu Âu. Trước đây là ngòi nổ khủng hoảng ở Châu Âu, nay Hy Lạp được bình thường hóa.

Chiến thắng vang dội của đảng trung hữu Tân Dân Chủ do cựu bộ trưởng Kyriakos Mitsotakis, 51 tuổi lãnh đạo, trước hết là một sự bảo đảm ổn định chính trị, vì với đa số áp đảo ở Quốc hội, tân thủ tướng không cần thương lượng lập chính phủ liên minh. Đặc biệt là đảng tân phát-xít Rạng Đông Vàng, không đạt được tỉ lệ 3% cần thiết, từ nay vắng bóng tại Quốc hội.

Ngoài sự quay lại với lưỡng đảng, tương phản với sự tản mạn nhiều phe phái tại Quốc hội các nước Châu Âu, nơi các phong trào dân túy đang mạnh ; đáng chú ý là tính ôn hòa trong chiến dịch tranh cử Hy Lạp. Ông Mitsotakis đã thành công trong việc ngăn lại những tiếng nói cực đoan trong đảng. Tân thủ tướng không có thời gian để mất : Hy Lạp vẫn còn bị giám sát, thất nghiệp lên đến 18%, tăng trưởng phục hồi nhưng mới ở mức 1,3%.

Các nhà sản xuất trò chơi video sắp tháo chạy khỏi Trung Quốc

Về kinh tế, Les Echos cho hay "Các nhà sản xuất thiết bị chơi game chuẩn bị rời bỏ Trung Quốc".

Theo Nikkei Asian Review, có nguy cơ một cuộc tháo chạy sẽ diễn ra. Hai người khổng lồ trong lãnh vực là Microsoft và Sony đang nghiêm chỉnh nghĩ đến việc đưa một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế Mỹ, theo chân đối thủ Nintendo vốn đã chuyển một phần con gà đẻ trứng vàng của mình là Switch sang Đông Nam Á từ giữa tháng Sáu.

Có đến 90% sản lượng của ba tập đoàn này là từ các nhà máy ở Hoa lục, khiến họ phải nơm nớp lo sợ, khi nhiều nhà phân tích nhận định tình trạng hòa hoãn hiện nay với Hoa Kỳ chỉ là tạm thời. Nhiều tập đoàn sản xuất máy tính như Dell và HP cũng thế. Les Echos cho rằng cuộc thương chiến Mỹ-Trung về lâu về dài có thể làm Trung Quốc bị mất đi chỗ đứng hàng đầu trong lãnh vực điện tử hiện nay.

Những vầng sáng ban đêm trên Trái Đất : Phồn vinh và độc tài

Cũng trên lãnh vực kinh tế nhưng ở một góc nhìn thú vị hơn, Les Echos cho biết có thể đo lường GDP, ước định biên giới… qua ánh sáng ban đêm nhìn từ vệ tinh.

Một ví dụ cụ thể nhất là hai nước Triều Tiên. Từ trên không gian nhìn xuống, Hàn Quốc là một vùng sáng rực rỡ, còn Bắc Triều Tiên chìm trong bóng tối âm u, trừ một đốm sáng nhỏ chứng tỏ đó là thủ đô Bình Nhưỡng. Rất logic : một người Bắc Triều Tiên tiêu thụ điện ít hơn người Hàn Quốc 12 lần, và thu nhập cách biệt từ 20 đến 30 lần.

Nhưng những vùng sáng ban đêm không chỉ là chỉ số phồn vinh, đôi khi còn là chỉ dấu của… độc tài. Hai giảng viên Roland Hodler, đại học Thụy Sĩ Saint-Gall và Paul Raschky, đại học Úc Monash, khi nghiên cứu 38.000 khu vực tại 126 nước còn nhận thấy "những nơi nào ánh sáng ban đêm lung linh nhất chính là quê quán của nhà lãnh đạo đương nhiệm nước đó", đặc biệt là khi các định chế chính trị yếu kém và dân chúng ít học.

Thụy My

Published in Châu Á

Có lẽ Hồng Kông là một quốc gia gắn bó và ảnh hưởng nhiều với người dân Việt Nam về nhiều mặt, trong đó phải kể đến văn hóa, xã hội. Từ trước năm 75, tất nhiên còn nhiều điều khác hơn để nhắc đến, nhưng với giới trẻ miền Nam Việt Nam thì khi nhắc đến  Hồng Kông, người ta khó lòng quên được Kim Dung cùng các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình của ông hay các bộ phim võ thuật Hồng Kông với những minh tinh nổi tiếng như Lý Tiểu Long, Trần Tinh, Vương Vũ, Địch Long, Khương Đại Vệ... mà nhiều người đã từng say mê một thời. Sau 75, những năm thập niên 80 khi phim bộ Hồng Kông trở thành một hiện tượng tại Châu Á thì hệ thống an ninh dày đặc của công an Việt Nam cũng không ngăn được người dân thuê mướn chui, chuyền tay lén lút xem những bộ phim Hồng Kông hấp dẫn, cuốn hút cho đến khi chúng được chính thức cho phép công chiếu rộng rãi về sau. Từ trong nước ra đến hải ngoại, phim bộ Hồng Kông đã lấy đi bao nhiêu giấc ngủ cùng nước mắt của nhiều người khi thức sáng đêm xem các bộ phim tình cảm xã hội hay xã hội đen của Hồng Kông. Giới trẻ rành và hâm mộ Lưu Đức Hòa, Trương Mạn Ngọc hơn cả những lãnh tụ cách mạng luôn được nhà cầm quyền tô vẽ và ra sức tuyên truyền.

hongkong0

Người biểu tình Hong Kong ngoài Trụ sở Cảnh sát ngày 21/6/2019 - AFP

Hương Cảng, tên gọi của Hồng Kông được đặt tên với ý nghĩa là một "cảng thơm hương" bởi tương truyền nó từng là bến cảng vận chuyển những mộc dược, thảo hương của thế giới. Là một thương cảng và quân cảng có vị trí chiến lược, Hồng Kông được phương Tây chú ý khi sang giao thương với đại lục từ vài thế kỷ trước. Về mặt địa lý, Hồng Kông là một đảo duyên hải vùng Đông Nam của Trung Hoa Lục Địa, từ Hải Phòng đến Hồng Kông chỉ hơn 600 hải lý nên Hồng Kông cũng từng là một điểm đến của làn sóng thuyền nhân Việt Nam từ những năm cuối thập niên 70, trong đó có không ít thuyền nhân miền Bắc đã tìm đường vượt thoát chế độ để đến với Hồng Kông. Với diện tích chỉ hơn một ngàn cây số vuông và khoảng hơn bảy triệu dân , Hồng Kông có thể xem như tương đương với Sài Gòn về diện tích và dân số, hay chính xác hơn là rộng hơn khoảng phần tư và ít dân hơn cả Sài Gòn hiện nay nhưng lại là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu tại Châu Á và thế giới, cũng như là một quốc gia phát triển cao, thuộc hàng giàu có của thế giới khi GDP bình quân đầu người cao hơn cả Hoa Kỳ, theo số liệu từ World Bank và IMF.

Để hiểu lý do tại sao Hồng Kông từng là nhượng địa của Anh rồi được trao trả lại Trung Quốc năm 1997, để rồi cùng với Macau đã trở thành một đặc khu hành chính (SAR - Special Administrative Region) của Trung Quốc, có lẽ cần nhắc lại đôi điều lịch sử. Dù theo sau các quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thám hiểm, tìm kiếm thuộc địa và giao thương, Anh nhanh chóng bắt kịp các nước này để trở thành một cường quốc và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình khắp thế giới. Từ Châu Mỹ, Châu Phi sang đến Châu Á-Thái Bình Dương, rồi Úc Châu, Tân Tây Lan, nơi đâu cũng có thuộc địa và lãnh thổ của Anh. Giai đoạn cực thịnh kéo dài hàng thế kỷ từ đầu thế kỷ 19, Đế Chế Anh xem như kiểm soát khoảng một phần tư dân số và diện tích thế giới. Từ Ấn Độ, người Anh đến với Trung Hoa trong mục đích giao thương hơn là tìm kiếm thuộc địa vì xứ sở này quá rộng lớn. Trong khi hàng hóa từ Trung Hoa được bán sang Châu Âu như tơ lụa, trà, gốm sứ... khá nhiều thì ngược lại hàng hóa của Anh và Châu Âu bán lại cho vùng đất này không bao nhiêu, nên các hãng Anh tại Ấn Độ đã tuồn bán nha phiến sang Trung Hoa để bù đắp và đó là một nguồn lợi lớn lao. Triều đình Mãn Thanh từng nghiêm cấm và tịch thu nha phiến lậu trong nhiều năm cho đến khi một số lượng nha phiến khá lớn của Anh bị tịch thu, cuộc Chiến Tranh Nha Phiến lần thứ nhất đã xảy ra vào năm 1839. Đông quân nhưng vũ khí thô sơ, triều đình nhà Thanh nhanh chóng thất trận và đầu hàng, buộc phải ký Thỏa Ước Nam Kinh vào năm 1942, nhường lại Hồng Kông cho Anh và để cho phương Tây tràn vào lục địa. Những bất đồng và tranh chấp giữa hai nước lại tiếp tục gia tăng nên đến năm 1856, Chiến Tranh Nha Phiến lần hai lại diễn ra giữa liên quân Anh-Pháp với sự kết quả đương nhiên là nhà Thanh lại thất trận, nhường thêm bán đảo Cửu Long (Kowloon) phía Bắc Hồng Kông, hợp pháp hóa việc giao thương nha phiến và cho phép  tự do tôn giáo qua Thỏa Ước Bắc Kinh năm 1860.

Đến cuối thế kỷ 19, từ sự suy yếu và thất bại của nhà Thanh sau cuộc chiến Thanh-Nhật trong việc tranh giành ảnh hưởng với Triều Tiên, Nga cùng các nước phương Tây một lần nữa chiếm đất Trung Hoa qua các điều ước mang danh nghĩa thuê nhượng. Năm 1898, theo sau các khế ước thuê đất của Nga và Pháp, Anh đã mở rộng thêm Hồng Kông thành vùng Tân Giới (New Territories)  để ký Thỏa Ước Bắc Kinh lần hai, buộc nhà Thanh cho thuê Hồng Kông miễn phí trong vòng 99 năm, thời hạn mà người Anh nghĩ rằng sẽ là vĩnh viễn và không bao giờ trao trả. Trong tay người Anh, Hồng Kông đã thật sự trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ, trở thành một trung tâm thương mại và tài chính hùng mạnh nối liền giữa Đông-Tây, không chịu nhiều ảnh hưởng theo các biến động tại Châu Á và thế giới trong suốt thế kỷ 20.

Nhưng một thế kỷ trôi qua nhanh hơn người Anh của thế kỷ trước đã từng suy nghĩ, sau nhiều năm thương thuyết, đến năm 1984 chính phủ Anh dưới thời Thủ Tướng Maragret Thatcher và Trung Quốc dưới quyền Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang đã đi đến thỏa thuận là Anh đồng ý giao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc khi hết thời hạn thuê mướn vì không muốn những biến động xảy ra với Hồng Kông. Cuộc bàn giao đã xảy ra vào giữa năm 1997,  bất kể sự phản đối của người dân Hồng Kông cũng như làn sóng rời bỏ Hồng Kông sang Canada cùng nhiều quốc gia khác trước cuộc trao trả. Theo như thoả thuận này, Hồng Kông trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc theo chính sách một quốc gia, hai thể chế như hiện nay. Hồng Kông được toàn quyền tự trị như một quốc gia dân chủ có chủ quyền, có hệ thống kinh tế, hành chính, pháp luật tiếp tục như xưa nay, ngoại trừ vấn đề ngoại giao và quốc phòng trong vòng 50 năm, tức cho đến năm 2047. Đồng thời Hồng Kông có quyền đa đảng và người dân có quyền tự do ngôn luận như vốn dĩ. Nhưng điều này xem ra đang bị lung lay trong các năm qua, khi Trung Quốc đã không tuân thủ theo cam kết sẽ không can dự vào nền dân chủ và tự trị của Hồng Kông. Bởi Trung Quốc không phải là các quốc gia dân chủ Tây Phương.

Chỉ hơn bảy triệu dân nhưng các nguồn tin cho biết đã có đến hai triệu dân xuống đường phản đối dự luật dẫn độ của Trung Quốc và đòi giới chấp pháp thân Trung Quốc của Hồng Kông phải từ chức, quốc gia dân chủ lâu đời như Hồng Kông không thể dễ dàng khuất phục trước "mẫu quốc". Joshua Wong, tức chàng thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong 22 tuổi từng phát biểu đầy khẳng khái rằng, "Tôi hy vọng rằng, ngay cả khi tôi phải vào tù thì việc này cũng thôi thúc ngày càng nhiều người Hồng Kông dự phần quyền tự quyết cho tương lai của mình thay vì trông vào giới cầm quyền đã đang chi phối đến tương lai chúng ta".  Xin gởi lời ủng hộ và lòng ngưỡng mộ đến cuộc tranh đấu của người dân Hồng Kông hiện nay.

Đinh Yên Thảo, Dallas, Texas

Nguồn : RFA, 08/07/2019

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Biểu tình gần một ga xe lửa "Trung Quốc" (RFI, 07/07/2019)

Theo hãng tin AFP, để tiếp tục duy trì áp lực lên chính quyền thân Bắc Kinh, hôm 07/07/2019, hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại khu vực gần một ga xe lửa vẫn gây tranh cãi, vì đây là nơi mà các tàu cao tốc khởi hành từ Hồng Kông sang Hoa lục.

bieutinh1

Người dân Hồng Kông biểu tình ở nhà ga West Kowloon, tuyến đường sắt nối với Hoa lục, ngày 07/07/2019. Reuters/Tyrone Siu

Đây là hành động phản kháng đầu tiên kể từ sau vụ tấn công và đập phá tòa nhà nghị viện Hồng Kông hôm 01/07, kỷ niệm ngày đặc khu hành chính này được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997.

Chiều 07/07, những người biểu tình đã tập hợp tại một khu vực có rất đông du khách Trung Quốc. Đây là dịp để giải thích cho người dân ở Hoa lục hiểu về phong trào biểu tình tại Hồng Kông. Tại Trung Quốc, các thông tin về biểu tình ở Hồng Kông bị kiểm duyệt rất chặt chẽ, những người biểu tình bị mô tả là những kẻ hung bạo, và các cuộc biểu tình là âm ưu của nước ngoài nhằm làm mất ổn định Trung Quốc, chứ không phải là một phong trào của quần chúng chống lại sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Hồng Kông.

Sau đó, những người biểu tình kéo đến ga West Kowloon, vừa được khánh thành tháng 09/2018, nối Hồng Kông với hệ thống đường sắt Trung Quốc. Phe đối lập đã lên án việc xây dựng ga tốn kém nhiều tỷ đô la và nhất là trong một số khu vực của ga, luật của Trung Quốc được áp dụng.

Dưới áp lực của đường phố, sau các cuộc biểu tình rầm rộ, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã đình hoãn việc xem xét dự luật dẫn độ, nhưng phong trào chống dự luật này ở Hồng Kông đã trở thành một phong trào phản kháng rộng hơn, đòi các cải tổ dân chủ và ngăn chận việc hạn chế các quyền tự do mà người dân vùng lãnh thổ bán tự trị này đang được hưởng.

Trước mắt, những người biểu tình đòi hủy hoàn toàn dự luật dẫn độ, điều tra độc lập về việc cảnh sát dùng hơi cay và đạn cao su để đàn áp biểu tình và ân xá những người biểu tình bị bắt, đồng thời đòi trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức.

Thanh Phương

*******************

Người biểu tình Hong Kong tiếp cận du khách Trung Quốc đại lục (VOA, 07/07/2019)

Hàng chục nghìn người Hong Kong hôm 7/7 đã tun hành qua mt trong các khu du lch ca thành ph này đ truyn thông tin biu tình phn đi d lut dn đ ti các du khách Trung Quốc đi lc, theo Reuters.

bieutinh2

Người biểu tình Hong Kong hôm 7/7.

Tin cho hay, dù cuộc biu tình chng li d lut, mà nay đã b đình ch vô thi hn, thu hút hàng triu người dân Hong Kong, tin tc v các cuc xung đường rm r ít được đưa tin đi lc do các bin pháp kim duyệt ca chính quyn.

Bất chp tri mưa, người biu tình vn tun hành qua các đường ph Tsim Sha Tsui, mt đim mua sm ni tiếng, đ truyn thông tin trc tiếp ti du khách Trung Quc đi lc vi hy vng s nhn được s cm thông ca h.

Theo Reuters, họ còn dùng ngôn ngữ được s dng đi lc đ phát đi các thông đip ca mình.

Cuộc tun hành ngn kết thúc ti bến tàu cao tc ni lin Hong Kong và Trung Quc đi lc, mt trong các đim đến ca du khách.

Theo Reuters, cơ s này tr nên nhy cm sau khi mt phn thuc qun lý ca Trung Quc vào năm ngoái.

Hãng tin Anh dẫn li Lau Wing-hong, mt trong nhng người t chc biu tình, bày t hy vng rng "người dân Hong Kong có th lan truyn [thông tin] v cách thức người Hong Kong tun hành ôn hòa" sang đi lc thông qua du khách Trung Quc đi lc.

Đây là cuộc tun hành ln đu tiên k t ngày 1/7, khi người biu tình bao vây và đt nhp cơ quan lp pháp Hong Kong.

*******************

Người biểu tình Hong Kong giải thích cho du khách đại lục (BBC, 07/07/2019)

Hàng ngàn người biểu tình ở Hong Kong vào chiều 7/7 để giải thích cho du khách đại lục hiểu về làn sóng phản đối dự luật dẫn độ.

bieutinh3

Nhà ga West Kowloon

Theo Reuters, các cuộc biểu tình phản đối dự luật đã quy tụ hàng triệu người ở Hong Kong trong những tuần gần đây. Điều này trở thành thách thức đáng kể nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

bieutinh4

Người biểu tình giương cờ Anh tại nhà ga West Kowloon chiều 7/7

Dự luật, hiện đang bị đình chỉ, gây ra sự phẫn nộ ở Hong Kong trong bối cảnh có lo ngại nó đe dọa nền pháp trị của thành phố này.

Những người biểu tình chiếm Viện Lập pháp hôm 1/7 trước khi bị cảnh sát đẩy lùi bằng hơi cay.

Các cuộc biểu tình này ít được tường thuật ở Trung Quốc đại lục, nơi hệ thống kiểm duyệt chặn hầu hết các tin tức về biểu tình từ sau vụ Thiên An Môn.

bieutinh5

Cảnh sát Hong Kong tạo thành hàng rào bao vây người biểu tình ở quận Tuen Mun, gần biên giới với thành phố Thâm Quyến vào đêm 6/7

Những người biểu tình Hong Kong lên kế hoạch gửi thông điệp trực tiếp tới du khách tới từ đại lục bằng một cuộc biểu tình kết thúc tại nhà ga đường sắt cao tốc kết nối thành phố này với đại lục.

Tập đoàn MTR điều hành tuyến tàu điện ngầm cho biết họ sẽ đóng tất cả các lối vào nhà ga West Kowloon ngoài một tuyến chỉ dành riêng cho hành khách. Các cửa hàng thực phẩm và đồ uống trong khu vực cũng sẽ bị đóng cửa.

Hiện vé tàu trực tuyến Hong Kong-Thâm Quyến được ghi nhận trong tình trạng "hết vé" từ 14g30 đến 18g30 giờ địa phương, trùng với thời điểm diễn ra biểu tình.

Published in Châu Á

Hồng Kông : Năm người bị bắt sau cuộc biểu tình lớn hôm Chủ nhật (RFI, 08/07/2019)

Sau cuộc biểu tình lớn hôm 07/07/2019 tại Hồng Kông, năm người đã bị bắt giữ tại khu Vượng Giác (Mongkok) sau khi cảnh sát tấn công vào những nhóm nhỏ người biểu tình không chịu giải tán.

hk1

Cảnh sát Hồng Kông bắt người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại khu du lịch Nathan Road, gần Mongkok, ngày 07/07/2019. Reuters/Thomas Peter

Thông cáo của cảnh sát nói rằng các cuộc biểu tình là "bất hợp pháp", những người bị bắt là do đã "tấn công một cảnh sát và cản trở lực lượng an ninh làm nhiệm vụ". Tuy nhiên phe phản kháng tố cáo rằng những người biểu tình ở Vượng Giác đang trở về nhà thì cảnh sát chống bạo động xuất hiện, dựng lên một rừng khiên chặn ngang đường đi.

Thủ lãnh sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) trên Twitter khẳng định : "Người Hồng Kông biểu tình ôn hòa chống dự luật dẫn độ, nhưng lại bị cảnh sát đánh đập". Kèm theo tweet này là tấm hình hai người biểu tình bị thương ở đầu với chú thích : "Lại thêm một ví dụ về việc cảnh sát dùng vũ lực quá trớn".

Cảnh sát Hồng Kông cho đến nay luôn từ chối công bố số người bị bẳt giữ từ khi nổ ra phong trào phản đối dự luật dẫn độ. Theo tính toán của AFP, có ít nhất 72 người biểu tình đã bị bắt, số người bị khởi tố thì vẫn chưa rõ.

Hôm 07/07, bất chấp mưa gió, hàng trăm ngàn người đã tuần hành tại Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui), một trong những khu phố du lịch sầm uất nhất của Hồng Kông, nhằm giúp cho du khách từ Hoa lục hiểu được chính nghĩa của họ. Người biểu tình hô những khẩu hiệu bằng tiếng quan thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc, trong khi đa số người Hồng Kông nói tiếng Quảng Đông ; và các khẩu hiệu cũng được viết bằng giản thể như ở Hoa lục thay vì phồn thể.

Cuộc tuần hành kết thúc tại một nhà ga dành cho tàu cao tốc nối liền Hồng Kông với Hoa lục, từng gây tranh cãi vì từ năm 2018, pháp luật Trung Quốc có hiệu lực tại một phần nhà ga này. Khoảng 230.000 người đã tham gia, theo các nhà tổ chức, còn cảnh sát nói rằng con số người biểu tình là 56.000 người. Đến tối, còn lại vài trăm người tiến về khu Vượng Giác, và đụng độ xảy ra tại đây.

Trước đó, hôm thứ Bảy, trên các ứng dụng được mã hóa và các diễn đàn online xuất hiện lời kêu gọi đồng loạt rút tiền khỏi Ngân hàng Trung Quốc, có trụ sở đồ sộ tại Hồng Kông, như một "stress test", và sáng 08/07 khi thị trường chứng khoán mở cửa, cổ phiếu của ngân hàng này đã bị sụt giá 1%.

Thụy My

*****************

Biểu tình bạo lực ở Hong Kong : bước leo thang nguy hiểm ? (VOA, 06/07/2019)

Bạo lon đã xy ra trong cuc biu tình Hong Kong hôm 1/7 đánh du mt bước leo thang mà nhiu nhà quan sát cho là ‘nguy him’ và s to cái c cho chính quyn Hong Kong vi s hu thun ca Bc Kinh đàn áp mnh m hơn.

hongkong1

Những người biu tình tìm cách xông vào tòa nhà Hi đng Lp pháp Hong Kong hôm 1/7

Trong khi đó, nội b nhng người biu tình cũng có s chia r đi vi hành đng bo lc này : nhiu người phn đi mnh m nhưng cũng có người bày t cm thông.

Hôm 1/7, nhân kỷ nim 22 năm ngày chuyn giao ch quyn Hong Kong t Anh v cho Trung Quc, khong 550.000 người (theo s liệu ca các hãng thông tn quc tế) xung đường tun hành đ tiếp tc gây sc ép lên chính quyn v d lut dn đ.

Trong khi cuộc tun hành chính din ra ôn hòa thì mt s người biu tình ngay t bui sáng hôm đó đã tn công vào tòa nhà Hi đng Lp pháp (LegCo). Họ dùng các thanh st và xe đy tông vào ca kính tòa nhà. H vào được bên trong, chiếm gi hi trường chính trong mt thi gian ngn sau nhiu gi đi đu căng thng vi cnh sát bên ngoài LegCo.

Những người biu tình này, phn ln che mt, đã phá hoại bên trong tòa nhà. H phun sơn v nhng câu chng chính ph lên tường và tung ra lá c ca Hong Kong t hi còn là thuc đa Anh trong hi trường chính. Đến na đêm thì h ri đi khi cnh sát chng bo đng dùng hơi cay gii tán nhng con đường xung quanh.

‘Chỉ là thiu s

Trao đổi vi VOA, nhà báo Đinh Quang Anh Thái ca báo Người Vit, người va tr v M sau khi tham gia vào cuc tun hành ngày 1/7 Hong Kong, nói rng nhng người có hành đng bo lc đó ‘ch là thiu s’ trong cuc biu tình ‘có nhiều nhóm tham d’.

"Một s người hoàn toàn chng li hành vi bo lc đó", ông Thái nói và cho biết ni b người biu tình còn có gi thiết là nhng người tn công LegCo ‘là người do Hoa lc đưa qua trà trn vào đ làm hoen cuc biu tình hết sc ôn hòa’.

"Tôi chưa tng thy cuc biu tình nào đông đo mà mi người li gi được k lut như thế", ông nhn đnh.

Tuy nhiên, ông cho biết có mt người qun lý khách sn mà ông hi chuyn nói là ‘đng ý vi hành đng bo lc đó vì đó là cách duy nht đ gii quyết tình hình hin nay’.

"Tôi hỏi ông y nếu xy ra đ máu thì sao thì ông y nói là ‘Cái gì cũng có cái giá ca nó’", ông Thái k.

"Dân chúng Hong Kong mà tôi hỏi chuyn thì h có v không vui lm (vi hành đng bo lc). Các nhóm lut sư và sinh viên thì nói ‘Dĩ nhiên không nên xảy ra chuyn như thế nhưng nếu tiếp tc thì không còn con đường nào khác hơn c’", ông cho biết.

Ông nhận đnh rng nếu như vào đêm 1/7, bo lon Hi đng Lp pháp din ra càng mnh hơn thì ‘nhiu kh năng nhà cm quyn Hong Kong sẽ dùng vũ lc đ trn áp’.

Khi được hi người biu tình có mt mi và có du hiu chùn bước hay không khi phong trào đã kéo dài mà nhiu yêu sách ca h vn chưa được chính quyn chp nhn, ông Thái cho biết là nhiu sinh viên Hong Kong mà ông gp đu nói s ‘chiến đu đến cùng’.

Bị lên án

Hành động bo lc ti LegCo ngay lp tc vp phi s lên án t chính quyn Hong Kong, Bc Kinh, các hi đoàn ti Hong Kong và ngay c t phía M.

Trong một cuc hp báo hôm 2/7, Đc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam cam kết s ‘buc nhng người có hành vi bất hp pháp và vi phm pháp lut phi chu trách nhim’.

Chủ tch Hi đng Lp pháp Andrew Leung cho biết cơ quan lp pháp s đóng ca ít nht hai tun.

"Là một thành ph văn minh, Hng Kông s không dung th bo lc chng li pháp tr", ông Leung nói với các báo gii, "Cho dù ý kiến có là gì đi na, không ai nên dùng đến bo lc đ mi người biết đến quan đim ca mình".

Các nhà lập pháp ng h chính quyn đã hòa ging lên án hành đng tn công này, đng thi ch trích nhng người có thin cm vi những k tn công.

"Việc đt nhp, phá hoi ti LegCo đã được nhiu người chng kiến rõ ràng. Chúng tôi cùng nhau lên án mnh m nht và kêu gi cnh sát truy trách nhim đến cùng", lãnh đo nhóm nghng h chính quyn Martin Liao được Reuters dn li nói.

Các nhà lãnh đạo doanh nghip và lãnh đo cng đng, các nhà hot đng và các hc gi nói rng hành đng tn công bo lc và phá hoi tr s cơ quan lp pháp Hong Kong là ‘khó mà bin h’.

"Chúng tôi có thể hiu ti sao nó bùng n, mc dù chúng tôi hy vọng rng có cách làm tt hơn đ chuyn s phn n đó thành mt chiến lược khác", ông Lee Cheuk-Yan, tng thư ký Liên đoàn Công đoàn Hng Kông, và mt người ng h trung thành ca phong trào biu tình, được t Wall Street Journal dn li, "Chúng tôi đã hy vọng rng h không đi đến mc đó, bi vì chúng tôi biết có mt cái by phía trước h".

Các lãnh đạo doanh nghip cũng bác b bo lc thng thng. Phòng Thương mi M ti Hong Kong trong mt thông cáo hôm 2/7 nói rngh ng h quyn bày t mt cách ôn hòa, nhưng không th dung dưỡng cho hành đng bo lc ca người biu tình.

Tờ Hoàn cu Thi báo, mt t báo có lp trường dân tc ch nghĩa ca Đng Cng sn Trung Quc, bình lun rng nhng người biu tình đã hành đng xut phát t ‘s kiêu ngo mù quáng’ và ‘cơn thnh n’ và t ra ‘hoàn toàn coi thường lut pháp và trt t’.

Cần thông cm ?

Tuy nhiên, một s người cũng nói rng s bt mãn đã khiến hàng ngàn người biu tình trong trang phc đen tiến đến hành đng vô lut pháp.

"Tôi hy vọng mi người có th thông cảm nhiu hơn. Hai triu người đã xung đường, nhưng chính quyn đã pht l h", anh Joshua Wong, nhà lãnh đo phong trào Cách mng Dù năm năm trước va được ra tù, nói vi Wall Street Journal.

"Các nhà hoạt đng Hong Kong cm thy không có cách nào đ thúc đẩy chính nghĩa ca h mà không có s hy sinh cá nhân nào", anh Wong nói vi ý nhc đến án tù dành cho nhng hành đng bo lon. "S bt mãn như thế không ch xut phát t s không khoan nhượng ca chính quyn đi vi các yêu cu ca người biu tình, mà còn là từ s tht vng sâu xa hơn hơn đi vi s phân cách giàu nghèo Hong Kong".

Wong cũng nhấn mnh rng hành đng tn công vào tòa nhà lp pháp cũng din ra đng thi vi 500.000 người biu tình khác đang tun hành ôn hòa gn đó. Anh nói điu đó cho thấy ‘s đa dng’ ca phong trào.

"Chúng tôi không tán thành phá hoại, chúng tôi không dung túng cho bo lc", nhà lp pháp Claudia Mo thuc phe ng h dân ch nói vi Reuters. "Nhưng chúng tôi hy vng thế gii s hiu được s tuyt vng ca gii tr Hng Kông".

Tạo c trn áp ?

Ông Kenneth Ka-Lok Chan, phó giáo sư Đi hc Baptist Hng Kông và tng là ngh sĩ Đng Công dân ng h dân ch, cho rng Bc Kinh s hu thun Hng Kông tăng cường đàn áp hơn na.

"Họ ph thuc rt nhiu vào lc lượng cnh sát đ khôi phục lut pháp và trt t, vì vy cnh sát s được tiếp sc hơn na v mt quyết lit trn áp người biu tình", ông Chan được Reuters dn li nói.

"Hành động này s khiến Bc Kinh rt, rt quan ngi", ông Steve Tsang, giám đc Vin Trung Quc thuc Đi học London SOAS, nhn đnh vi Washington Post. "Bc Kinh s bt đu mt quá trình ti đ suy nghĩ h s phi làm gì nếu chính ph Hng Kông không th x lý [nhng cuc biu tình này] ?"

"Khi Hồng Kông có chuyn, khi mi th tr nên ti t và có bo lc trên đường ph, ni s ca chúng tôi là nếu cnh sát không th kim soát nhng gì đang xy ra đây, có nguy cơ t xa rng [quân đi Trung Quc] s can d", ông Ronny Tong, thành viên ca ni các Hng Kông và là c vn pháp lý cho bà Lam, nói. "Nó s đánh dấu sự kết thúc ca mô hình ‘mt nước, hai chế đ".

Trong một tuyên b hôm th ba, văn phòng liên lc ca Trung Quc v Hng Kông và Ma Cau, đã lên án v tn công vào cơ quan lp pháp là ‘hành đng ca nhng k cc đoan’ và bày t s ng h đi vi ‘trng tr hình s đi vi nhng k phm ti’.

"Đây giống như là mt ch th", ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư ti Đi hc Baptist Hng Kông, được Washington Post dn li nhn đnh v tuyên b này. Theo đó thì bà Lam được ch th phi có hành đng nghiêm khc.

Cường đ chưa tng có ca hành đng ln này cũng s đem đến cho Bc Kinh ‘mt lý do đ mnh tay hơn và trn áp nng n hơn’ s phn kháng Hong Kong, ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông Mathew Wong, phó giáo sư khoa hc xã hi ti Đi hc Giáo dc Hng Kông, d đoán rằng Bc Kinh có th đ cho cuc biu tình t tan.

*******************

Trúc Hồ, ‘Sea of Black’ và cảm hứng Hong Kong (VOA, 06/07/2019)

Trúc Hồ, nhc sĩ ni tiếng ca người Vit hi ngoi hin đang sng Qun Cam, California, nói vi VOA ông ‘hâm m tinh thn ca gii tr Hong Kong’ và ‘ước mong gii tr Vit Nam cũng đng lên đòi nhng quyn t do cho mình’.

hongkong2

Biển người áo đen trong các cuc biu tình chng d lut dn đ Hong Kong

Nhạc sĩ Trúc H cũng va sáng tác một bài hát bng tiếng Anh có ta đ ‘Sea of Black’, tc ‘Bin người Áo đen’, c đng cho cuc biu tình ca gii tr Hong Kong phn đi d lut dn đ mà chính quyn bà Carrie Lam d đnh thông qua.

Lời đip khúc ca bài hát này kêu gi ‘T do, Dân chủ - đó là nhng gì chúng tôi mun’ và trong bài hát có bày t hy vng ‘Hong Kong hôm nay – Vit Nam ngày mai’.

Trao đổi vi VOA, ông Trúc H nói khi viết nhng li v ‘t do, dân ch’, ông nghĩ đến Vit Nam.

"Đó là nỗi lòng ca tôi. Người dân s đng lên đấu tranh cho nhng gì h tin vào – đó là t do và dân ch", ông bày t.

Khi được hi ‘Vit Nam ngày mai’ mà ông viết trong bài hát có nghĩa như thế nào, ông nói : "Vit Nam ngày mai là chúng ta s thy nhng người tr đng lên đòi nhng quyn ca mình".

"Tất nhiên người dân Vit Nam phi nhìn sang Hong Kong đ hc hi nhng kinh nghim v t chc", ông nói thêm. "Nếu chúng ta không đng lên đu tranh t hôm nay thì tương lai đt nước chúng ta s ti tăm".

Nhạc sĩ Trúc H, vn cũng tng có bài hát ‘Đáp li Sông núi’ nhằm kêu gi người dân trong nước đu tranh, cũng nói là ông không ngi b cáo buc ‘là kích đng’.

"Tôi sáng tác trước hết là cho mình. Nếu là giúp được cho đi thì đó là nim vui".

Trả li câu hi là nếu như cuc sng trong nước đang yên bình, kinh tế phát trin thì có nhu cu phi tranh đu như Hong Kong hay không, người nhc sĩ không đng ý và nói rng ‘dư lun viên hướng dn mi người có suy nghĩ như vy’.

"Công tâm mà nói nhiều người tng vượt biên sau v Vit Nam nói đt nước hin nay so vi sau 1975 có những tiến b đáng k", ông nói. "Nhưng nhng tiến b đó không phc v người dân. Bt công vn xy ra hàng ngày".

"Những người được ân sng ca chế đ thì h sng khe, có nhiu tin, h có thy gì đâu mà phi đng lên", Trúc H nhn đnh.

Khi được hi ti sao nếu cuc sng trong nước nhiu bc bi mà cho đến nay vn không có nhng cuc biu tình phn đi quy mô ln như Hong Kong, ông gii thích rng ‘người dân trong nước my chc năm qua đã b nhi s’.

Ông dẫn chng là khi còn nh còn trong nước (Trúc H Vit Nam cho đến năm 11 tui) thì ‘đen ti vô cùng’ và ‘không có quyn t do nào hết’.

"Bây giờ bt đu có. Lãnh đo Vit Nam ch đ người dân hơi đui mt chút ri m ra cho h th. Mi ln m ra cho th như vy thì người dân cm thy được ri ch so vi ngày xưa kh hơn nhiu", ông gii thích.

"Ở trong nước đã có mt s người có tư tưởng t do dân ch mc dù không nhiu như Hong Kong", ông nói thêm. "Mun thay đi không cn phi c đt nước mà ch cn mt s người có tư tưởng như vy, chỉ cn h chinh phc được nhng người khác".

Về bài ‘Sea of Black’, ông cho biết khi s sáng tác khi sang Hong Kong hi năm 2014 đ chng kiến tn mt cuc Cách mng Dù vàng. Khi đó ông đã có cm hng viết đon đip khúc.

Sau đó điệp khúc này được đ sang một bên cho đến khi ông nhìn thy bin người áo đen trong cuc biu tình hi tháng trước Hong Kong, ông đã có cm hng hoàn thành bài hát.

Ông nói cảm hng đ ông viết bài hát còn là ly t ‘cuc biu tình chng lut đc khu, lut an ninh mng’ trong nước Vit Nam hi mùa Hè năm 2018.

Ông cho biết bài hát sau khi phát trên YouTube đã nhn được nhng phn hi tích cc t khán gi Hong Kong và nói ông ‘s rt vui’ nếu bài hát ca ông được gii tr Hong Kong s dng trong các cuc xung đường tranh đu.

"Họ có s chun b chu đáo, thông minh, sáng to, có s dn thân ca mt thế h. H tin tưởng vào nhng quyn mà h phi có và thy cn phi đu tranh cho h ngày hôm nay và cho thế h sau", ông nói v cm nhn ca ông đi vi gii tr Hong Kong hi năm 2014.

Về cuc biu tình ln này, mc dù không chng kiến tn mt, người nhc sĩ cũng khen ngi là ‘t chc rt tt’ mc dù ‘có th có mt nhóm gi v trà trn vào đ biến cuc biu tình bt bo đng thành bo đng’, Trúc H nói vi ý nhc đến hành đng tn công vào trụ s Hi đng Lp pháp Hong Kong ca người biu tình hôm 1/7.

***********************

Vì sao người dân Trung Quốc ‘mù tịt’ về biểu tình Hong Kong ? (VOA, 04/07/2019)

Truyền thông Trung Quc không h đưa bt c tin tc gì v biu tình Hong Kong, mng xã hi b kim duyt cht ch, trong khi người dân Trung Quc thường bàng quan vi các vn đ chính tr, dân ch hay nhân quyn, các nhà quan sát nhn đnh.

hongkong3

Người dân Hong Kong đã xung đường trong sut gn mt tháng qua đ phn đi lut dn đ

Những hình nh đầy kch tính ca nhng người biu tình xông vào tr s Hi đng Lp pháp Hng Kông (LegCo) vào ti ngày 1/7 và các cuc tun hành trên phm vi toàn thành ph trong nhiu tun qua đ chng d lut dn đ, mà qua đó nghi phm có th được đưa sang Trung Quc để xét x, đã được phát đi khp thế gii.

Tuy nhiên, tại Trung Quc, truyn thông hoàn toàn lng tiếng im hơi v vic này trong khi Đng Cng sn Trung Quc đm bo rng không có bt kỳ hình nh hay li đ cp nào v các cuc biu tình rm r Hong Kong đến được vi công chúng trong nước dù là trên truyn thông xã hi, tivi hay báo chí, t Strait Times ca Singapore cho biết.

Màn hình tivi chuyển sang đen khi các kênh tin tc nước ngoài chiếu hình nh ca các cuc biu tình, trong khi hãng truyn thông nước ngoài cũng nhn thy trang web ca h b chn, cũng theo t báo này.

Các kênh mạng xã hi được dò xét k lưỡng đ xem có nói gì v nhng gì đã xy ra Hng Kông hay không.

Khi Cách mạng Dù bùng phát hi năm 2014 ti Hong Kong, b máy kim duyt ca Trung Quốc khi đó cũng khi đng đ xóa sch mi hình nh hay li l đ cp v cuc biu tình đ người dân đi lc không hay biết gì.

Chỉ đưa tin v l k nim

Vào ngày 1/7, các phương tin truyn thông nhà nước ca Trung Quc ch đưa tin v l k nim ti Hong Kong nhân ngày lãnh thổ này được Anh trao tr li cho Trung Quc, trong đó có bài din văn ca Đc khu trưởng Carrie Lam.

China Daily, tờ báo tiếng Anh là cơ quan ngôn lun ca Đng Cng sn Trung Quc, nhân dp này đã đăng mt bài xã lun nói rng Hng Kông là ‘phần không th tách ri’ ca Trung Quc và cách duy nht đ vùng lãnh th này có th duy trì n đnh và tăng trưởng kinh tế là hi nhp hoàn toàn vi s phát trin ca Trung Quc.

"Bạo lon nm trong s nhng người, đc bit là gii tr Hng Kông, những người cm thy không th hưởng li t s phát trin ca đc khu và b loi ra khi tiến trình ra quyết đnh ca đc khu - tình cm đã dn đến các phong trào dân túy nhng nơi khác - và nhng người đang li dng nhng bt bình và xáo trn này đ phục v ý đ ca riêng h và gây áp lc lên Bc Kinh", bài xã lun viết.

Vào đêm hôm đó, tờ Hoàn cu Thi báo mang tính dân tc ch nghĩa cũng phá v s im lng và lên án nhng người biu tình Hong Kong đã chiếm gi tòa nhà Hi đng Lp pháp, nói rng h đã vượt qua ln ranh đ và đang đi trên ‘con đường ác’.

‘Lo sợ biu tình đi lc’

Trao đổi vi VOA Vit ng, mt cng tác viên ca VOA ti Bc Kinh không mun nêu tên vì tính cht nhy cm ca vn đ, xác nhn rng người dân đi lc ‘không h biết gì v nhng cuc biu tình đang din ra Hong Kong’.

"Truyền thông nhà nước rt ít đ cp (đến biu tình Hong Kong). H ch đưa thông báo chính thc ca người phát ngôn B Ngoi giao v vn đ này", cng tác viên này nói. "Hoc đôi khi h dn li phát biu ca Đại sứ Trung Quc Anh".

Ông giải thích chính quyn Bc Kinh không mun người dân trong nước biết chuyn Hong Kong vì h lo s s có cuc biu tình tương t như vy đi lc.

Không những trên truyn thông chính thc, trên mng Internet và mng xã hi, chính quyền Bc Kinh đã c gng ngăn chn vic loan tin hay phát tán nhng vn đ v Hong Kong, ông nói thêm. Trên Weibo, mng xã hi ln nht Trung Quc, gn như không có gì v biu tình Hong Kong.

Tuy nhiên, cũng theo lời ông, có mt s người dân Trung Quốc có th dùng th thut vượt tường la đ tiếp cn nhng thông tin này và tìm cách lan truyn nó trên nhng kênh liên lc thông dng như WeChat. Cũng có người lách bc tường kim duyt bng cách chuyn ti thông tin thành hình nh, hay lt ngược hình nh biểu tình.

Đối vi nhng người biết được nhng gì xy ra Hong Kong, ông cho biết, h ‘rt quan ngi’

"Họ th hin s ng h cho Hong Kong hay quan ngi v nhng gì đang xy ra Trung Quc", ông cho biết v thái đ ca nhng người dân đi lc có biết về thời s Hong Kong mà ông đã trao đi trên Twitter hay Telegram.

"Tuy nhiên cũng có những người ng h chính quyn và nói ging như nhng gì chính quyn nói", ông nói.

Giới tr b ty não ?

"Tôi cũng thấy có nhng bình lun rng đi lc không có nhiu khả năng xảy ra chuyn tương t trong tương lai".

"Ở Trung Quc đi lc, gii tr b ty não. H không quan tâm đến nhng gì xy ra bên ngoài Trung Quc. H không quan tâm đến chính tr hay nhng th như là dân ch hay nhân quyn", ông gii thích.

"Phần ln người dân Trung Quc ch quan tâm đến cuc sng ca h".

Về cách ng phó ca gii lãnh đo Bc Kinh vi tình hình Hong Kong, ngun tin này cho biết Bc Kinh ‘có thái đ rt kiên quyết’.

"Họ luôn khăng khăng rng Hong Kong là vn đ ni b ca Trung Quc mà không quc gia nào được phép có ý kiến", ông nói.

Về s phn ca bà Carrie Lam, ông cho biết mt s nhà phân tích nhn đnh vi ông rng vic bà Lam có t chc hay không ‘ph thuc hoàn toàn vào Bắc Kinh’.

"Ngay cả li ha ca Bc Kinh rng chế đ hin ti Hong Kong s không thay đi trong vòng 50 năm (sau khi được tr v đi lc) gi đây cũng khó mà biết được (h có gi li hay không)", ông nói.

Published in Châu Á

Hồng Kông : Giờ đây không bên nào còn có thể quay lui

Libération hôm nay 05/07/2019dành hai trang lớn cho bài phóng sự mang tựa đề "Hồng Kông : Bắc Kinh nhe nanh múa vuốt, người biểu tình siết chặt hàng ngũ".

hk1

Cảnh sát để yên cho người biểu tình trong nhiều tiếng đồng hồ dùng các dụng cụ thô sơ để cố đập vỡ kính tòa nhà Nghị Viện Hồng Kông, ngày 01/07/2019. Liệu đây có phải là một cái bẫy ? Reuters/Tyrone Siu

Ba ngày sau cuộc biểu tình tập hợp 550.000 người và cuộc xâm nhập vào LegCo tức Nghị Viện của hàng trăm thanh niên, Hồng Kông vẫn còn bị sốc. Tối thứ Tư, bắt đầu có một số vụ bắt giữ. Tờ báo đặt ra một loạt câu hỏi và trả lời.

Liệu việc chiếm lĩnh Nghị Viện có phải là một vụ dàn dựng để làm phong trào đấu tranh mất uy tín hay không ? Đó là giả thiết được nhiều nhà đấu tranh dân chủ nêu ra.

Hôm thứ Hai đầu tuần, khi tầng lớp ăn trên ngồi trước thân Trung Quốc mở sâm banh ăn mừng 22 năm ngày Hồng Kông được Anh trao trả, lực lượng an ninh trong suốt bảy tiếng đồng hồ chỉ đứng nhìn những người trẻ đang tìm cách đập vỡ cửa sổ, cửa lớn của tòa nhà ; và để yên cho 30.000 người tập hợp bên ngoài Nghị Viện. Trong khi 3.000 cảnh sát cơ động trang bị đầy đủ đứng canh cách đó không xa, hàng trăm người biểu tình vẫn có thể tung hoành bên trong LegCo nhiều giờ, và chỉ bị giải tán dễ dàng bằng hơi cay sau đó.

Một video do cảnh sát đăng lên vào 21 giờ 30 tối thứ Hai, cho thấy một sĩ quan cảnh sát lên án vụ xâm nhập. Nhưng chiếc đồng hồ đeo tay của người này lại chỉ 17 giờ, làm tăng mối nghi ngờ việc tuyên bố này đã được ghi hình từ chiều, tức bốn tiếng đồng hồ trước khi người biểu tình vào được Nghị Viện. Nhà đấu tranh Martin Lee còn nghi rằng những người đập phá đầu tiên là theo đơn đặt hàng.

Nhà báo Pháp cũng gặp trong métro năm thanh niên trang bị bộ đàm, đeo túi ba lô giống nhau, sau đó biến mất vào đám đông sinh viên. Rất có thể là cảnh sát chìm, nhưng chưa hẳn là người gây rối. Ngoài ra, tất cả những người được phỏng vấn đều tỏ ra hăng hái chống lại chính quyền, và họ rất xúc động trước hai vụ thiếu nữ tự tử vào cuối tuần.

Làm thế nào giải thích việc một lá cờ Anh được treo lên trong Nghị Viện ? Tấm ảnh này được lan truyền rộng rãi, nhưng thực ra khi đặc phái viên Libération vào đến bên trong thì đã được hạ xuống. Theo Eric Sautedé, chuyên gia về Trung Quốc tại Hồng Kông, thông điệp ở đây là "Những ông chủ mới của Hồng Kông cũng chẳng hơn gì thực dân". Từ "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" trên biểu tượng Hồng Kông bị bôi đen với dòng chữ "Hồng Kông không phải là Trung Quốc", cũng là một thông điệp tương tự.

Chính quyền Hồng Kông phản ứng ra sao ? Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tố cáo những hành động "cực kỳ bạo lực", bi kịch hóa những thiệt hại nhìn thì ấn tượng nhưng thực ra không đáng kể : cửa kính, màn hình bị đập vỡ, đồ đạc bị lật nhào, ảnh các chính khách bị gỡ xuống… Cảnh sát xử lý như "hiện trường tội phạm", và loan báo loạt bắt bớ đầu tiên, trong đó có một người đàn ông chở một xe gồm nón bảo hộ, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt… cho người biểu tình.

Liệu phong trào phản kháng sẽ tiếp tục ?Mặt trận Công dân Nhân quyền kêu gọi đoàn kết, nhiều thanh niên cho biết không sợ tù đày, nhưng các hành động bất tuân dân sự vừa rồi đã gây sốc cho một số người dân.

Còn phản ứng của Bắc Kinh ? Chính quyền Hoa lục đòi hỏi "những tên tội phạm" phải bị trừng trị, và quân đội Trung Quốc cách đây vài ngày đã tập trận ngoài khơi Hồng Kông, điều một "lực lượng đặc biệt" đến bên kia biên giới. Nhưng ít có nguy cơ Bắc Kinh cho quân đội can thiệp, vì một Hồng Kông tự do, ổn định rất cần thiết cho lợi ích tài chính.

Cũng theo Eric Sautedé, Bắc Kinh hiểu biết rất ít về những bất ổn của xã hội Hồng Kông, về nỗi tuyệt vọng của một số người dân. "Việc chiếm Nghị Viện như lời cảnh báo cuối cùng trước khi chuyển sang một giai đoạn khác. Bắc Kinh hẳn là rất lo sợ, trừng phạt những người phá hoại có lẽ là một lối thoát. Tôi cho rằng một thỏa thuận có thể đạt được".

Những giải pháp khả thi nhất ?Có thể hủy bỏ dự luật dẫn độ, nhưng sẽ bị coi như một thất bại của Đảng cộng sản Trung Quốc, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho chế độ. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, mà tỉ lệ tín nhiệm đang ở mức thấp nhất, có thể từ chức. Việc này sẽ xoa dịu những người biểu tình, mà đa số không đòi Hồng Kông độc lập, chỉ muốn duy trì tự do ngôn luận và độc lập tư pháp.

Đối với ông Trần Gia Lạc (Kenneth Chan Ka Lok), cựu dân biểu dân chủ, chỉ có một điều chắc chắn : "Bắc Kinh sẽ trả thù một khi quốc tế không còn chú ý tới. Một cách lặng lẽ, các nhà tranh đấu, giới trí thức, đối lập sẽ bị đàn áp, đó là ‘chiến thuật cắt lớp’ – tỉa dần từng cụm. Nhưng xã hội công dân Hồng Kông rất năng động và có tổ chức. Chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh, chấp nhận hiểm nguy".

Hồng Kông : Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất của Tập Cận Bình

Còn theo phân tích của ông Trương Luân (Lun Zhang), giáo sư trường đại học Cergy-Pontoise trên Le Monde, thì Tập Cận Bình đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong nhiệm kỳ của ông ta.

Biểu tình Hồng Kông đã bước qua một giai đoạn mới hôm 1 tháng Bảy, với logic đối đầu. Ngõ cụt này trước hết là do thái độ không khoan nhượng của chính quyền Hồng Kông, trong khi có đến 1 rồi 2 triệu người dân đặc khu xuống đường phản đối dự luật dẫn độ.

Tình hình đáng buồn hiện nay là kết quả của chính sách Bắc Kinh trong suốt hai thập niên sau khi Hồng Kông được trao trả : người dân không có quyền chọn lựa người đại diện cho mình. Đó còn do mô hình "Một đất nước, hai chế độ" được lập ra một cách thực dụng để thu hồi thành phố tư bản này, nhập vào một chế độ cộng sản. Nhưng với tư tưởng độc tài, chế độ Trung Quốc về lâu về dài không thể dung thứ cho một vùng đất nhỏ tự do. Bây giờ là lúc để thu hẹp không gian tự do của người Hồng Kông, tránh việc thành phố này trở nên thành trì đòi tự do cho toàn bộ Trung Quốc.

Kể từ vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn cách đây 30 năm, người Hồng Kông luôn ủng hộ các phong trào dân chủ ở Hoa lục. Đối với họ, nếu không dân chủ hóa, họ có nguy cơ bị mất tất cả các quyền có được trong thời chính quyền Anh trước đây, và hai thập niên vừa rồi đã chứng tỏ điều đó. Công an Trung Quốc đã bắt bớ và bắt cóc nhiều người tại đặc khu mà không cần qua thủ tục xét xử nào.

Dân chủ Hồng Kông không thể tách rời dân chủ hóa Trung Quốc

Vụ chiếm lĩnh Nghị Viện đã gây chia rẽ giữa những người biểu tình muốn duy trì trật tự và số khác muốn gia tăng áp lực bằng những hành động gây chú ý. Nhưng quan trọng nhất là khoảng cách bị đào sâu giữa xã hội Hồng Kông và quyền lực Bắc Kinh. Sự kiện vừa rồi cộng với nhiều vụ tự tử trong những ngày gần đây cho thấy cảm giác tuyệt vọng đang lan tỏa trong một số người Hồng Kông. La Croix cho biết thêm, đã có ba thanh niên gồm hai nữ và một nam tự sát để ủng hộ phong trào, còn người thứ tư là một chàng trai đã được cứu sống vào phút chót khi định nhảy cầu hôm thứ Tư 3/7 vừa rồi, nhờ cư dân mạng Hồng Kông dốc toàn lực truy tìm.

Giáo sư Trương Luân kết luận, nay thì trong hai phe, không phe nào còn có thể thối lui. Bắc Kinh không muốn mất mặt khi nhượng bộ người dân đặc khu, lo sợ họ sẽ đòi hỏi một nền dân chủ thực thụ. Người Hồng Kông thì ý thức được rằng đây là thời điểm cốt yếu để bảo vệ sự tự do của mình. Tập Cận Bình nay phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ khi lên cầm quyền. Hai nền văn minh đang đối đầu với nhau trước mắt chúng ta : tự do hay độc tài, vấn đề sinh tử của Hồng Kông.

Mercosur làm tiếng nói Châu Âu thêm sức nặng

Về thời sự nước Pháp, Le Figaro hôm nay nói về sự giận dữ đối với những giáo viên dùng kỳ thi tú tài để bắt bí, Libération nhấn mạnh bộ trưởng giáo dục Jean-Michel Blanquer vẫn tỏ ra cứng rắn đối với các giáo viên đình công. Riêng La Croix nhìn sang Hy Lạp, nhận định người dân nước này đang muốn lật sang một trang mới. Ở trang trong, vụ án con gà Maurice - bị ra tòa vì cáo buộc gáy quá sớm - cũng chiếm không ít giấy mực của báo Pháp.

Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos mổ xẻ "Gởi tiết kiệm, sở thích của người Pháp". Le Monde giải thích "Vì sao hiệp định tự do mậu dịch lại bị tranh cãi như thế". Bài xã luận của Le Monde nhận định "Mercosur : Làm cho tiếng nói của Châu Âu được lắng nghe".

Hiếm khi có một hiệp định tự do mậu dịch bị phản đối như vậy tại Pháp, từ phe vì môi trường cho đến cực hữu, từ nông gia cho đến các hiệp hội, và cả trong đảng cầm quyền cũng có những ý kiến trái ngược.

Hiệp định giữa Liên Hiệp Châu Âu (EU) và khối Mercosur (gồm 4 nước Nam Mỹ là Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) nhằm bãi bỏ thuế quan trong một thị trường 780 triệu người, kèm theo cam kết về các tiêu chuẩn vệ sinh của EU và hiệp định khí hậu Paris. Tờ báo cho rằng việc phản đối hiệp định này là bất hợp lý.

Lâu nay EU vẫn bị chỉ trích là không có trọng lượng trên trường quốc tế, cả về ngoại giao lẫn quân sự. Trong khi với thị trường 500 triệu dân, Châu Âu có khả năng áp đặt một mô hình dựa trên luật pháp, tự do, bảo vệ môi trường, và hiệp ước Mercosur là cơ hội tốt. Trong bối cảnh ông Donald Trump quay lại với luật của kẻ mạnh, và mưu đồ bành trướng của Tập Cận Bình, việc tự cô lập sẽ là chọn lựa tồi tệ nhất đối với Châu Âu.

Thụy My

Published in Châu Á

Hồng Kông : Biểu tình chuyển sang bạo lực, Bắc Kinh hưởng lợi

Vài nghìn thanh niên Hồng Kông đã biểu tình trước cửa trụ sở LegCo (Nghị Viện Hồng Kông) ngày 01/07/2019, vài trăm người đã cắm trại qua đêm, trong số đó, một nhóm người đã phá được lớp kính chống đạn bảo vệ trụ sở Nghị Viện và đến 21 giờ, đã ùa vào bên trong đập phá, vẽ bậy, ném trứng, tháo tranh ảnh lãnh đạo... trong vòng ba giờ dưới sự quan sát của cảnh sát.

baoluc1

Người biểu tình đập vỡ kính ở Nghị Viện Hồng Kông ngày 01/07/2019. Reuters/Thomas Peter

Người biểu tình sập bẫy bạo lực của Bắc Kinh ?

Thông tín viên của báo Le Monde tại Hồng Kông, Florence de Changy, bất ngờ và ngạc nhiên về "những cảnh hỗn loạn chưa từng có ở Hồng Kông" trong số ra ngày 03/07/2019. Tại sao phải chờ đến ba tiếng, cảnh sát mới can thiệp, xịt hơi cay vào người biểu tình ? Trong thời gian đó, những cảnh hỗn loạn này được truyền hình trực tiếp trên khắp thế giới, kể cả tại Trung Quốc. Vậy mà trong suốt thời gian tuần hành ôn hòa, mà đỉnh điểm là 2 triệu người dân Hồng Kông xuống đường ngày 16/06, truyền thông chính thức Hoa lục không hé một lời.

Phe đối lập cho rằng những thanh niên biểu tình đã bị sập bẫy bạo lực mà chính quyền giăng ra. Theo chủ tịch Công đảng Lee Cheuk Yan, "thanh niên Hồng Kông không có chút hy vọng nào. Cuộc sống của họ đã khó khăn, còn về mặt chính trị, mọi hình thức ngôn luận đều bị xóa bỏ. Nếu chính phủ không phản ứng khi bạn biểu tình ôn hòa, vậy bạn còn cách nào khác ?". Trả lời thông tín viên Le Monde, luật sư Martin Lee đánh giá những thanh niên Hồng Kông này "ghét LegCo vì họ biết rằng Nghị Viện có thể sẽ thông qua luật dẫn độ. Và điều này sẽ biến Hồng Kông như bất kỳ thành phố nào khác của Trung Quốc".

Ngay sau vụ đập phá LegCo, đồng loạt đài báo Hoa lục lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông Thái Anh Văn và đòi truy tố những thủ phạm gây rối. Lãnh đạo đặc khu Hồng Kông, im hơi lặng tiếng sau hàng loạt cuộc biểu tình, bất ngờ triệu tập họp báo ngay trong đêm để lên án hành động xâm phạm "vô cùng bạo lực" và "gây sốc".

Từ ôn hòa sang bạo lực : Chỉ Bắc Kinh có lợi

Trong một bài viết khác của Le Monde, nhà báo Harold Thibaut cho rằng "phong trào phản kháng chuyển sang bạo lực có lợi cho Bắc Kinh". Suốt ngày 02/07, truyền hình nhà nước Trung Quốc liên tục chiếu hình ảnh cảnh sát xịt hơi cay giải tán người biểu tình trước trụ sở Quốc Hội Hồng Kông, lên án những kẻ đập phá để làm mất uy tín yêu cầu tự chủ và tự do của họ trước sự can thiệp ngày càng lớn của chính quyền Bắc Kinh.

Hoàn Cầu Thời Báo lên án "những kẻ đập phá đầy bạo lực đang làm luật tại Hồng Kông". Chính quyền trung ương Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ để tố cáo những hành vi "nghiêm trọng và bất hợp pháp" đang "chà đạp lên Nhà nước pháp quyền", "gây tổn hại cho trật tự xã hội" và "làm suy yếu những lợi ích cơ bản" của Hồng Kông.

Cả nhật báo Le MondeLe Figaro nhắc lại chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng xâm phạm đến "chủ quyền và an ninh, thách thức chính quyền trung ương và quyền lực của luật pháp" sẽ là vi phạm "những lằn ranh đỏ" và là những hành động "tuyệt đối không chấp nhận được". Vậy mà đây là lại là cách thanh niên Hồng Kông đang theo đuổi để tìm lại tự chủ và tự do từng có ở đặc khu này. Theo Le Figaro, bây giờ chờ xem chủ tịch Tập Cận Bình phản ứng như thế nào trước phong trào phản kháng ở Hồng Kông.

Liệu Trung Quốc sẽ thay đổi chiến lược ở Hồng Kông ?

Câu hỏi này được nhật báo công giáo La Croix đặt ra trong mục "Thảo luận". Eric Sautedé, chuyên gia về thế giới Trung Hoa, nhận định "Bắc Kinh phải xem lại cách đánh giá và phải thỏa hiệp". Bắc Kinh từng nghĩ rằng xã hội Hồng Kông bị chia rẽ, bị suy yếu và bị khuất phục sau "phong trào Dù Vàng" năm 2014. Nhưng thực tế xã hội Hồng Kông lại hoàn toàn khác : người dân kháng cự, bị áp lực kinh tế, lo lắng cho tương lai của họ. Chuyên gia người Pháp cho rằng Bắc Kinh sẽ không siết thêm gọng kìm và trấn áp một cách mù quáng, mà sẽ phải ngừng can thiệp vào hệ thống chính trị và kinh tế của đặc khu này.

Tuy nhiên, chuyên gia về Trung Quốc Jean-François Di Meglio, chủ tịch Trung Tâm Châu Á, lại có quan điểm hoàn toàn khác. Ông cho rằng chế độ Bắc Kinh có hai lựa chọn giữa lật đổ phong trào hoặc để phong trào tự thoái. Lật đổ, có nghĩa là cài người vào phong trào và đẩy phong trào đến việc tự đánh mất uy tín. Theo ông, đây là giải pháp mà Bắc Kinh có thể lựa chọn. Còn để phong trào tự thoái như từng xảy ra với "phong trào Dù Vàng" năm 2014, thì giải pháp này có vẻ không mấy thành công.

Ông Jean-François Di Meglio loại trừ giải pháp thương lượng, được đánh giá là lựa chọn nguy hiểm cho Bắc Kinh, vì như vậy là gián tiếp công nhận những yêu sách của đường phố. Cuối cùng, ông cho rằng chính quyền Trung Quốc sẽ tìm cách áp đặt một lối thoát cho cuộc khủng hoảng này mà mỗi bên đều có lợi. Dự luật dẫn độ, hiện tạm ngừng, sẽ được rút hẳn. Như vậy, người dân Hồng Kông sẽ thỏa mãn, trong khi chế độ sẽ không bị mất mặt. Dù sao, chính quyền Bắc Kinh luôn đặt lên trên hết lợi ích mà Hồng Kông mang lại trong việc hội nhập vào đặc khu kinh tế Quảng Đông.

Hai gương mặt phụ nữ giúp EU thoát khỏi khủng hoảng

Cuối cùng, ngày 02/07, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã tìm ra được bốn gương mặt lãnh đạo mới, hai nữ và hai nam, như vậy bảo đảm về cân bằng giới tính trong bộ máy lãnh đạo, cũng như cân bằng về "tương quan lực lượng" giữa các nước sáng lập ra khối.

Tất cả các nhật báo Pháp, trừ Le Monde ra từ chiều hôm trước, đều đưa tin bộ trưởng quốc phòng Đức Ursula von der Leyen trở thành chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, thay ông Jean-Claude Junker. Bà Christine Lagarde, người Pháp, hiện là tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trở thành chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) thay ông Mario Draghi. Quyền thủ tướng Bỉ Charles Michel được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội Đồng Châu Âu thay ông Donald Tusk, và chính trị gia Tây Ban Nha Joseph Borrelle trở thành lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu thay bà Federica Mogherini.

Trang nhất của Les Echos là chân dung của hai bà Christine Lagarde và Ursula von der Leyen, "những khuôn mặt mới của Châu Âu". Nhật báo Le Figaro đề cao hai người phụ nữ đầy quyền lực với hàng tựa : "Châu Âu : hai phụ nữ để thoát khỏi khủng hoảng". Xã luận của Le Figaro nhận định, đứng bên hố sâu chia cắt, cả thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tạm gác sang bên "mối quan hệ đối đầu" để tìm ra được một thỏa hiệp vào phút chót.

Hầu hết các nhật báo đều sử dụng những từ "bất ngờ", "không ngờ tới" khi đề cập đến việc bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng Đức vào vị trí chủ tịch Ủy Ban Châu Âu.

Trang nhất của Libération đăng hình ảnh bộ trưởng quốc phòng Đức với hàng tựa : "Điều bất ngờ của vị thủ lĩnh". Chân dung của nhà lãnh đạo cơ quan hành pháp Châu Âu được nhật báo kinh tế Les Echos phác họa trong bài : "Ursula von der Leyen, vị chủ tịch không ngờ tới của Ủy Ban Châu Âu". Le Figaro nhấn mạnh đến khía cạnh "một chính trị gia thân Pháp với lý lịch đặc biệt". Là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng trên chính trường Đức, bà trở thành giải pháp bất ngờ của các nguyên thủ và thủ tướng các nước thành viên để giải quyết cuộc khủng hoảng lãnh đạo trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Về tân chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Le Figaro cho rằng "Christine Lagarde trở về với nguồn cội Châu Âu". Với Les Echos, "Christine Lagarde, một phụ nữ tiên phong đứng đầu Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu". Thực vậy, bà là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo bộ tài chính Pháp, là phụ nữ đầu tiên đứng đầu IMF và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu.

Việc quyền thủ tướng Bỉ Charles Michel được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch Hội Đồng Châu Âu được một nhà báo của nhật báo Bỉ La Libre, và được Le Figaro trích lại, cho rằng "không nên đánh giá thấp ông ấy" vì cũng như tổng thống Pháp Macron và thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, ông Michel thuộc thế hệ có "khả năng thổi luồng gió mới" cho Liên Hiệp Châu Âu.

Hiệp định thương mại EU-Mercosur gây tranh cãi tại Pháp

Một chủ đề khác được các báo đề cập, đặc biệt là trên trang nhất của nhật báo La Croix, đó là hiệp định thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và khối Mercosur.

Trang nhất của La Croix là câu hỏi : "Thương mại mang lợi ích cho ai ?". Nhật báo Công Giáo nhắc lại hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên Hiệp Châu Âu và khối Mercosur (gồm Brazil, Uruguay, Paraguay và Argentina) sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa xuất từ Liên Hiệp Châu Âu và đối với 92% hàng hóa nhập từ các nước Mercosur.

Liên Hiệp Châu Âu phải mở cửa một chút thị trường nông nghiệp thông qua hình thức quota : nhập mỗi năm 99.000 tấn thịt bò với mức thuế ưu đãi 7,5%, 100.000 tấn thịt gia cầm, 180.000 tấn đường và 650.000 tấn ethanol.

Đây là một trong những điểm của hiệp định với Mercosur khiến "tức giận nổi lên từ các bên" tại Pháp, theo bài viết của Le Figaro. Trong khi chính phủ Pháp tuyên bố "thận trọng" về việc áp dụng hiệp định có thể hình thành nên vùng tự do trao đổi mậu dịch lớn nhất thế giới, lãnh đạo đảng Xanh Yannick Jadot lên án Emmanuel Macron nói dối, vì khi tranh cử tổng thống Pháp, ông đã tuyên bố phản đối hiệp định với khối Mercosur, nhưng sau đó lại âm thầm ủng hộ tiếp tục đàm phán. Thượng nghị sĩ Bruno Retailleau, đứng đầu khối nghị sĩ đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa tại Thượng Viện, cho rằng ký thỏa thuận với Mercosur chẳng khác gì "ký vào hai bản đầu hàng, về xã hội và môi trường".

Tuy nhiên, theo Les Echos, trong khi "Paris gây sức ép đối với hiệp định Mercosur, Bruxelles trả lời các nhà nông". Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh rằng "nông nghiệp Châu Âu sẽ không bị mang ra đánh đổi : lượng quota thịt bò nhập khẩu sẽ không tăng lên, trái ngược với những gì các nhà phản đối hiệp định trên khẳng định".

Phụ nữ mắc ung thư nhiều hơn nam giới

Trong lĩnh vực xã hội, Le Monde, La Croix, Le Figaro quan tâm đến tình trạng mắc bệnh ung thư tại Pháp và thủ phạm chính vẫn là thuốc lá. Theo Le Monde, "tỉ lệ mắc ung thư tăng cao ở phụ nữ". Từ năm 1990 đến 2018, số ca ung thư mới tăng thêm 45% ở phụ nữ, so với 6% ở nam giới.

Số ca phụ nữ Pháp mắc bệnh ung thư vú đã tăng lên gấp đôi tính từ năm 1990 và là nguyên nhân chính gây tử vong, dù tỉ lệ chết vì căn bệnh này đã giảm 1,6% mỗi năm kể từ năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú là lạm dụng rượu. Bệnh ung thư tuyến tụy tăng thêm 2,7% ở nam giới và 3,8% ở phụ nữ. Bệnh ung thư phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với nam giới.

Tuy nhiên, Le Figaro lại nhận định : "Tỉ lệ tử vong liên quan đến bệnh ung thư giảm tại Pháp, trái với vẻ bề ngoài" nhờ dân số tăng và tỉ lệ lão hóa dân số Pháp cũng tăng.

Riêng La Croix quan tâm đến "tranh cãi quanh giá thuốc chữa bệnh ung thư". Ngày 03/07/2019, tổ chức phi chính phủ Y sĩ Thế giới (Médecins du Monde) nộp đơn kháng cáo về một loại thuốc thế hệ mới, được cho là chữa trị được một số bệnh ung thư (lymphocytes T) và đã được bán tại thị trường Châu Âu từ gần một năm nay. Thần dược này có giá từ 320.000 đến 350.000 euro đối với mỗi người bệnh.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Hậu quả nghiêm trọng' nếu Trung Quốc nuốt lời hứa bảo vệ các quyền tự do ở Hồng Kông : Anh (VOA, 03/07/2019)

Nước Anh cnh báo Trung Quc hôm 2/7 v nhng hu qu nghiêm trng nếu Bc Kinh nut li ha s bo v các quyn t do Hng Kông, sau khi cnh sát xt hơi cay đ gii tán hàng trăm người biu tình.

hongkong1

Cảnh sát canh gác bên ngoài Hi Đng Lp pháp Hong Kong ngày 2/7/2019.

Cảnh sát p ti sau khi đám đông xông vào và phá hoi tòa nhà lập pháp Hong Kong hôm th Hai 1/7, k nim ngày cu thuc đa ca Anh được trao tr li cho Trung Quc cai tr. Trước đó hàng triu người Hong Kong đã xung đường đ phn đi d lut dn đ, cho phép dn đ mt s nghi phm sang Trung Quc đ b xét xử.

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt lên án bo lc t c hai phía, nhưng ông cho rng Trung Quc phi tuân th các cam kết mà h đã đưa ra khi ly li quyn kim soát Hng Kông, và cho phép cư dân đc khu này được hưởng các quyn t do, k c quyn t do biểu tình, không hề có ti Hoa lc.

Ông Jeremy Hunt, một trong nhng ng viên có th thay thế bà Theresa May trong chc v Th tướng Anh, cnh báo : "S có nhng hu qu nghiêm trng nếu Trung Quc không tôn trng tha thun có tính cách ràng buc pháp lý trước quc tế".

Ông Hunt nói với vi đài BBC : "Vương quc Anh đã ký mt tha thun pháp lý có tính cách ràng buc quc tế ..., cam kết bo v nguyên tc "mt quc gia, hai chế đ", bao gm các quyn t do cơ bn ca dân Hng Kông. Chúng tôi trit đ hu thun tha thun đó, và sát cánh vi người dân Hồng Kong".

Hôm thứ Hai 1/7, Trung Quc nhc nh rng vương quc Anh không còn bt c trách nhim nào đi vi Hng Kông, và hãy ngưng "khoa tay múa mép" v đc khu này.

Trung Quốc bác b cáo buc là h can thip vào các vn đ Hng Kông, mc dù nhng người biểu tình nói d lut dn đ là mt bước na ca Hoa Lc không ngng tiến ti ch nm trn quyn kim soát vùng lãnh th này.

Ông Jeremy Hunt nói rất nhiu ng h viên ca nhng người biu tình Hng Kông không khi b chn đng khi chng kiến nhng cnh tượng được thu hình v các cuc biu tình hôm th Hai.

Ông nói :

"Chúng tôi kêu gọi chính quyn ch nên li dng nhng gì đã din ra như mt cái c đ đàn áp, mà hãy tìm hiu nguyên nhân sâu xa dn ti nhng din biến đó, là quan tâm sâu sc ca người dân Hồng Kông rng các quyn t do cơ bn ca h đang b tn công".

Các cuộc biu tình đã gây ra mt cuc khng hong mi đi vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, vn đang phi đi phó vi cuc xung đt thương mi vi Washington, mt nn kinh tế đang chng li, và tình hình căng thng Bin Đông.

********************

Trung Quốc : Biểu tình ở Hồng Kông là ‘thách thức trắng trợn đối với quyền cai trị’ Trung Quốc (VOA, 02/07/2019)

Trung Quốc hôm th Ba 2/7 lên án các cuc biu tình bo lc Hng Kông, nói rng đây là mt s thách thc trng trn đi vi nguyên tc cai tr đc khu này. Tuyên b ca Trung Quc được đưa ra vài gi sau khi cnh sát bn đn hơi cay gii tán hàng trăm người biu tình đã xông vào đp phá tòa nhà lp pháp.

hongkong2

Cảnh sát Hng Kông dp đường bên ngoài tòa nhà Hi đng Lp pháp

Một đi din ca văn phòng chuyên trách v Hng Kông ca Trung Quc lên án nhng người biu tình, gin d v d lut cho phép dn đ sang Trung Quc. Viên chc này nói thêm rng Bc Kinh ng h vic buc những k ti phm phi chu trách nhim v hành đng ca h, truyn thông nhà nước Trung Quc cho biết.

Hồng Kông, cu thuc đa ca Anh, đã được trao tr cho Trung Quc vào ngày 1/7/1997 theo công thc "mt quc gia hai chế đ", cho phép cư dân thành ph Hng Kông được hưởng các quyn t do, bao gm c t do biu tình và tư pháp đc lp, điu mà Trung Quốc đại lc không được hưởng..

Thứ Hai 1/7 là k nim 22 năm Hông Kông được trao li cho Trung Quc cai tr.

Bắc Kinh ph nhn h có ý đ can thip, nhưng đi vi nhiu người dân Hng Kông, d lut dn đ là bước đi mi nht ca Trung Quc trên con đường hướng tới vic nm trn quyn kim soát Hng Kông.

"Vi phạm lut pháp nghiêm trng, hành đng này chà đp lên lut pháp Hng Kông, phá hoi trt t xã hi và li ích cơ bn ca Hng Kông, và là mt thách thc thng thng đi vi nguyên tc mu cht ‘mt quốc gia, hai chế đ’. Chúng tôi mnh m lên án hành đng này", Tân Hoa Xã dn li mt phát ngôn viên ca văn phòng Hng Kông cho biết.

Cnh sát đã thông đường gn trung tâm tài chính, giúp cho hot đng kinh doanh tr li bình thường.

Tuy nhiên, các văn phòng chính quyền đu b đóng ca. Đó là nơi mà nhng người biu tình đã đp phá máy tính và phun sơn lên tường dòng ch "chng dn đ" và các khu hiu khác đ phn đi cnh sát và chính quyn.

Cuộc hp ca hi đng hành pháp Hong Kong d kiến s được t chức tại Tòa nhà Chính ph, các quan chc cho biết ; trong khi đó, cơ quan lp pháp s đóng ca trong hai tun ti.

Hàng triệu người đã xung đường trong vài tun qua đ phn đi d lut dn đ hin đang b đình ch có ni dung cho phép người dân b giao cho Trung Quốc đi lc đ b xét x trước tòa án do Đng Cng sn kim soát.

Theo Reuters

Published in Châu Á

Hồng Kông : Tức nước vỡ bờ

Thời sự Hồng Kông với cuộc tấn công của người biểu tình vào trụ sở Nghị Viện đặc khu vào đúng ngày kỷ niệm Hồng Kông được trao lại cho Trung Quốc là chủ đề được báo chí Pháp ra ngày 02/07/2019 quan tâm nhất, bên cạnh tình trạng bế tắc của Liên Hiệp Châu Âu, chưa nhất trí được về dàn lãnh đạo mới. Ngón đòn ngoại giao-truyền thông của tổng thống Mỹ, "bất ngờ đi thăm Bắc Triều Tiên" cách nay hai hôm, tiếp tục được phân tích.

tucnuoc1

Người Hồng Kông biểu tình đêm 26/6/2019, trước thượng đỉnh G20, kêu gọi quốc tế can thiệp để chính quyền đặc khu từ bỏ dự luật dẫn độ. Reuters/Thomas Peter

Libération đã dành trang nhất cho tình hình Hồng Kông, với hàng tựa lớn : "Vì sao Hồng Kông bị tức nước vỡ bờ", trên nền một bức ảnh chụp người biểu tình dùng sơn bôi đen huy hiệu đặc khu treo trên tường hội trường của Nghị Viện Hồng Kông.

Tờ báo giải thích thêm : "Trong cuộc đấu tranh từ 5 tháng nay chống lại một đạo luật dẫn độ bị coi là nhằm tăng cường quyền kiểm soát của Bắc Kinh, những người biểu tình đã tràn vào Nghị Viện. Sự kiện này là biểu tượng phản ánh một xã hội đang trên bờ vực đổ vỡ, đặc biệt nơi thanh niên".

Nỗi lo ngại Hồng Kông bị mất tự do như ở Hoa Lục

Trong 4 trang báo bên trong, Libération phân tích thêm về lý do vì sao lại có tình trạng bạo động như vậy tại Hồng Kông. Đối với tờ báo, một trong những nguyên nhân chủ chốt là tâm lý bất mãn cao độ, đặc biệt là nơi giới trẻ, trước một tương lai ảm đạm, trong một chế độ bị Bắc Kinh kềm kẹp.

Trong bài phóng sự rất sống động về cuộc biểu tình ngày hôm qua, với tựa là câu nói của một người biểu tình : "Sắp tới, ở đây không còn tương lai nữa", đặc phái viên Libération nhắc lại nỗi lo ngại của người dân Hồng Kông :

"Từ cách đây một tháng, những người biểu tình đã nổi dậy phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc, một đạo luật sẽ đẩy mọi công dân Hồng Kông vào quyền sinh sát của một bộ máy tư pháp tham nhũng và theo lệnh của Đảng cộng sản Trung Quốc. Đối với 7,4 triệu dân của lãnh thổ bán tự trị này, điều đó sẽ khai tử chế độ "một quốc gia, hai chế độ", vốn đảm bảo sự độc lập của ngành tư pháp và quyền tự do ngôn luận ở Hồng Kông cho đến năm 2047.

Sau khi kế hoạch thông qua dự luật bị đình chỉ, những người biểu tình tiếp tục yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn văn kiện này, đồng thời đòi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, lãnh đạo chính quyền đặc khu thân Trung Quốc phải từ chức".

Libération đã trích dẫn nhiều phát biểu của những người biểu tình cho thấy rõ nỗi tuyệt vọng của người dân. Một cặp vợ chồng là kỹ sư, đi biểu tình cùng với con gái đang học ngành sinh hóa, đã cho biết quyết tâm tiếp tục cuộc đấu tranh, bất chấp lời khẳng định của chính quyền là dự luật đã bị dẹp qua một bên : "Chúng tôi sinh ra ở Trung Quốc, nên biết rõ ác quỷ cộng sản là gì. Trong những năm gần đây, chúng tôi thấy nó mở rộng ảnh hưởng ở Hồng Kông. Mọi người hiện đã phẫn nộ, vì chẳng mấy chốc nữa, nơi đây sẽ không còn tương lai".

Một cụ già 80 tuổi cũng chia sẻ : "Tôi đã thực hiện cuộc biểu tình đầu tiên của mình vào năm 1958, vào thời người Anh, và tôi luôn đấu tranh cho công lý… Tôi đến đây để bảo vệ con cháu. Lần này, chính tương lai của xã hội chúng tôi đang bị đe dọa".

Hai triệu người biểu tình ở Hồng Kông tương đương với 20 triệu ở Pháp !

Trong bài xã luận mang tựa đề ngắn gọn "Ý dân", Libération biện hộ cho những hành vi bạo động của người biểu tình Hồng Kông.

Theo tờ báo, việc người biểu tình đột nhập vào Nghị Viện Hồng Kông có lẽ không phải là cách tốt nhất để phản đối. Hành động này chắc chắn sẽ tạo một cái cớ cho chính quyền để đàn áp phong trào. Nhưng hành động đó cũng phản ánh sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông khi thấy Bắc Kinh không ngừng gặm nhắm quyền tự chủ mà họ đã chấp nhận vào thời điểm Hồng Kông được bàn giao lại.

Sự bực tức đã dẫn đến các cuộc biểu tình huy động đến hai triệu người. Nếu tính theo tỷ lệ, một cuộc biểu tình như vậy ở Pháp sẽ tương đương với gần 20 triệu người... Ý nguyện của người dân Hồng Kông là điều không có gì để nghi ngờ, hình thành dựa trên luật pháp, dựa trên các nguyên tắc tự do và quyền tự quyết.

Libération kết luận : Chỉ có một giải pháp danh dự cho cuộc khủng hoảng này : Bắc Kinh phải tôn trọng lời hứa, và đúng theo thỏa thuận đã ký kết (với Anh Quốc), phải để cho Hồng Kông sống cuộc sống của mình".

Nếu Libération đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang nhất cho đề tài Hồng Kông, các báo còn lại cũng nêu bật sự kiện này trong trang quốc tế của mình. Le Figaro giới thiệu ngay trang nhất trong một hàng tựa nhỏ : "Tại Hồng Kông, cuộc nổi dậy chống Bắc Kinh dâng cao", trong lúc La Croix thì nêu bật ở trang quốc tế sự kiện "Người Hồng Kông rầm rộ phản đối Bắc Kinh".

Chọn lãnh đạo : Châu Âu xâu xé nhau

Hồ sơ lớn thứ hai được tất cả các báo quan tâm là bế tắc ở thượng tầng Liên Hiệp Châu Âu trong việc cử ra dàn lãnh đạo của cả khối cho nhiệm kỳ mới bắt đầu từ năm 2019 này. Nổi bật là báo Le Figaro, đã dành 3 trang và bài xã luận cho sự kiện này

Nhật báo Pháp đã chạy trên trang nhất hàng tựa lớn "Châu Âu bị xâu xé trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo". Tờ báo ghi nhận là vì không thể đạt được thỏa thuận, các nguyên thủ quốc gia Châu Âu đã phải dời qua hôm nay việc bổ nhiệm người vào các vị trí chủ chốt trong Liên Hiệp Châu Âu.

Le Figaro nhắc lại tuyên bố giận dữ của tổng thống Pháp Macron theo đó "thất bại" của thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu về đề cử lãnh đạo đã mang đến một "hình ảnh rất xấu về Châu Âu".

Châu Âu bị tê liệt vì chia rẽ

Trong nhiều bài viết khác nhau, Le Figaro đã cho rằng "Liên Hiệp Châu Âu đã bị tê liệt vì chia rẽ" giữa các thành viên. Trước sự kiện chính sự phản đối của các nước như Ba Lan, Hungary, Cộng Hòa Séc được Ý phụ họa đã làm cho thỏa hiệp Pháp-Đức thất bại, Le Figaro đã nêu bật "Ảnh hưởng ngày càng tăng của các quốc gia phía đông lục địa".

Trong bài xã luận, Le Figaro cho là tổng thống Pháp đã có lý khi đả kích "thất bại" trong việc đề cử dàn lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu. Các trục trặc liên tiếp trong việc vận hành đã đẩy Liên Hiệp Châu Âu đến bên bờ vực của sự tê liệt. Hai đầu tầu Pháp-Đức, động lực không thể thiếu để thúc đẩy thỏa hiệp, hiện đang bị hỏng máy.

Le Figaro cho rằng sau cùng thì Châu Âu cũng sẽ đạt thỏa thuận, nhưng với giá nào ? Dẫu sao theo tờ báo, lần khủng hoảng này đã nêu bật nhu cầu cải tổ khẩn cấp đối với Liên Hiệp Châu Âu, và tìm ra những lãnh đạo sẽ tạo ra một động lực mới cho toàn khối.

Báo La Croix cũng dành bài xã luận cho hồ sơ bầu lãnh đạo tương lai cho Liên Hiệp Châu Âu. Tờ báo đã tỏ ý tiếc rằng các nguyên thủ Châu Âu đã không chuẩn bị trước một cách tốt hơn, khiến cho sự chia rẽ nội bộ bị phơi bày công khai ở Bruxelles.

Tờ báo cũng thấy rằng tổng thống Macron có lý khi cho rằng Liên Hiệp Châu Âu không nên mở rộng trước khi tìm thấy câu trả lời cho các vấn đề vận hành hiện tại.

Trump và Kim : Một bước tiến nhỏ đến hòa bình

Hồ sơ Bắc Triều Tiên tiếp tục thu hút sự chú ý của báo Le Monde, đã đăng ở vị trí trang trọng nhất trên trang nhất của mình một bức ảnh hai nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên, vai kề vai, cùng bước qua lằn ranh phân chia hai miền Nam Bắc Triều Tiên, dưới hàng tựa bằng chữ in hoa : "Trump và Kim, một bước nhỏ tiến đến hòa bình".

Tờ báo Pháp nêu bật ngay bên dưới hai nhận xét : Donald Trump hôm Chủ Nhật vừa qua đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân trên đất Bắc Triều Tiên. Chuyến đi đầy tính biểu tượng đó có thể giúp thúc đẩy trở lại các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng.

Ở trang trong, trong bài viết "Trump tiến một bước về phía Kim để thúc đẩy trở lại đối thoại", Philippe Pons, thông tín viên kỳ cựu của Le Monde tại Tokyo, không ngần ngại cho rằng : "Một cái bắt tay nồng nhiệt của Tổng thống Donald Trump với nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào Chủ nhật, ngày 30 tháng 6, tại Bàn Môn Điểm, một địa điểm mang tính biểu tượng cao, điểm liên lạc duy nhất trong khu phi quân sự, tiếp theo là động thái của tổng thống Mỹ vượt qua đường ranh giới phân chia Nam và Bắc Triều Tiên theo lời mời của người đối thoại, đó sẽ là những hình ảnh biểu tượng của một trang đang được lật qua trong lịch sử đau khổ của Triều Tiên".

Không nên ruồng rẫy con cái các gia đình thánh chiến

Dù có bài xã luận cho thời sự Châu Âu, nhật báo La Croix đã dành trang nhất cho một vấn đề xã hội Pháp : xử lý ra sao đối với con cái của những công dân Pháp đã trốn qua Syria và Iraq đầu quân cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh.

La Croix đã chạy trên trang nhất hàng tựa lớn "Sự tiếp nhận con em các phần tử thánh chiến được giám sát chặt chẽ".

Theo tờ báo công giáo, từ năm 2016 đến nay, 134 trẻ em Pháp, được sinh ra hoặc đã sống dưới chế độ của tổ chức Daesh, đã từ Syria trở về Pháp. Trong khi cha mẹ các em này đã bị tống giam ngay khi trở lại Pháp, những thiếu niên này được giao cho Cơ quan Trợ giúp Xã hội cho Trẻ em ở vùng Seine-Saint Denis quản lý. Các em được gởi đến các gia đình nhận nuôi, và công việc này được tổ chức một cách rất thận trọng.

Theo La Croix, tương lai của các thiếu niên này đang đặt ra nhiều câu hỏi, thâm chí tạo nên những quan ngại về việc liệu các em có lại đi theo con đường của bố mẹ chúng hay không. Tuy nhiên, giới chuyên môn trong ngành tư pháp và y tế kêu gọi mọi người đừng quá hoang tưởng, tránh tâm lý nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Các bác sĩ và thẩm phán chịu trách nhiệm việc đón tiếp các thiếu niên này đã tỏ ý tiếc rằng trẻ em từ Syria trở về đôi khi bị coi là mối nguy hiểm tiềm tàng. Theo những nhà chuyên môn này, chính việc xã hội không chấp nhận các em mới tác động đến tương lai các em.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Hong Kong ra tối hậu thư với nhóm biểu tình chiếm Viện Lập pháp (BBC, 01/07/2019)

Tin mới nhất cho hay cảnh sát Hong Kong ra tối hậu thư với nhóm biểu tình chiếm Viện Lập pháp trong ngày 1/7, yêu cầu họ phải rút đi, nếu không sẽ phải "đối mặt với vũ lực".

hongkong1

Đụng độ xảy ra khi đám đông tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7

Trong ngày, người biểu tình đã tràn vào bên trong nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo) của Hong Kong, sau khi bủa vây tòa nhà này trong nhiều giờ.

Một người biểu tình đem cờ Anh phủ lên hình hoa trên huy hiệu biểu tượng Hong Kong.

Hàng chục người biểu tình phá cửa kính của tòa nhà Legco, trong lúc đám đông đứng ngoài quan sát từ bên ngoài.

Đến tối giờ Hong Kong, hàng trăm người biểu tình vẫn trụ lại trong tòa nhà LegCo.

Sau đó, hàng trăm người đã tràn vào tòa nhà, xịt các dòng chữ lên tường và mang đồ tiếp tế cho những người chiếm tòa nhà.

Vụ bất ổn diễn ra sau một cuộc biểu tình ôn hòa của hàng hàng người phản đối luật dẫn độ.

Bên trong phòng họp chính, một người biểu tình xịt sơn đen lên biểu tượng của Hong Kong treo trên bức tường phía sau - trong lúc một người khác vẫy lá cờ thuộc địa màu trắng, có hình lá cờ Anh Quốc.

Trước đó, cảnh sát đã giơ biểu ngữ nói họ sẽ dùng bạo lực nếu người biểu tình phá các bức tường bằng kính. Sau đó họ cảnh báo rằng bất cứ ai phá cánh cửa kim loại bên trong sẽ bị bắt giữ.

hongkong2

Người biểu tình xịt sơn lên biểu tượng của Hong Kong ở phòng họp trung tâm

Thế nhưng mỗi khi người biểu tình hành động, họ quyết định không chống lại đám đông - những người được trang bị mũ bảo hiểm, tấm chắn bằng bìa các tông tự chế, và ô.

hongkong3

Hàng trăm người tràn vào bên trong tòa nhà LegCo

Tuy nhiên, cảnh sát đã dùng hơi cay và gậy với đám đông trong những vụ đụng độ trước đó.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường nhân dịp kỷ niệm 22 năm Anh quốc trao trả thành phố này cho Trung Quốc.

Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong một chuỗi các cuộc biểu tình chống một đạo luật gây tranh cãi cho phép dẫn độ người dân sang Trung Quốc lục địa.

Chính quyền đã đồng ý đình chỉ nó vô thời hạn, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục giữa những lời kêu gọi Chủ tịch Hong Kong Carrie Lam phải từ chức.

Tòa nhà LegCo được đặt ở mức báo động đỏ lần đầu tiên hôm Thứ Hai 1/7 - có nghĩa mọi người phải thoát khỏi tòa nhà và khu vực lân cận.

Nhưng cho tới 21 giờ địa phương, đám đông đứng xem không những không giảm mà còn đông thêm, và hàng trăm người biểu tình đã tràn qua cửa kính vỡ vụn vào trong tòa nhà.

hongkong4

Người biểu tình hôm 1/7 sẵn sàng đối phó với chuyện bị xịt hơi cay

Điều gì xảy ra từ sáng sớm thứ Hai đến giờ ?

Nhà chức trách cho biết người biểu tình đã chặn một số con đường trong thành phố từ 4 giờ sáng địa phương.

Một tuyên bố của cảnh sát lên án "hành vi bất hợp pháp" của những người biểu tình, người mà họ nói đã lấy cột sắt và các đường ray bảo vệ từ những công trường gần đó. Họ cảnh báo người biểu tình không được ném gạch hoặc tấn công hàng ngũ cảnh sát đứng chặn đường.

Có báo cáo là một số người biểu tình bị thương. Hãng tin AFP cho biết ít nhất một phụ nữ được bị chảy máu từ vết thương ở đầu sau khi đụng độ với cảnh sát.

Cảnh sát sau đó cho biết 13 sĩ quan cảnh sát phải được đưa đến bệnh viện sau khi người biểu tình ném "chất lỏng không xác định" vào họ. Một số người được cho là đã bị khó thở do tiếp xúc với chất lỏng này.

Hàng ngàn người tham gia cuộc diễu hành hòa bình vào chiều thứ Hai.

Vào giờ ăn trưa, một nhóm người biểu tình ly khai đã chuyển đến tòa nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo), nơi chính phủ họp và dùng xe đẩy bằng kim loại cố gắng phá cửa kính của toà nhà.

Một nhóm nhỏ người biểu tình liên tục đâm xe đẩy kim loại vào cửa kính của tòa nhà, sau đó giải tán đi nơi khác.

Đến tối, một số người quay trở lại tòa nhà LegCo và bắt đầu kéo hàng rào xuống để đột nhập vào bên trong.

Người biểu tình bị chặn bởi một cánh cửa kim loại nặng, trong khi cảnh sát đứng nhìn và sẵn sàng đáp trả. Nhưng sau khi người biểu tình mở được cổng, cảnh sát rút vào sâu hơn trong tòa nhà.

Một người đàn ông, tự gọi là G, cho BBC biết tại hiện trường những người biểu tình đã tính trước sẽ có bạo lực.

"Phong trào lúc này đã vượt quá luật dẫn độ. Đó là [đấu tranh] về quyền tự trị của Hong Kong", ông nói.

"Tôi lo sẽ có phản ứng tiêu cực từ công chúng. Tất cả những gì chúng tôi làm đều có rủi ro và đây là một trong những rủi ro mà những người ở đây chấp nhận".

Chính phủ lên án cái mà họ gọi là những hành động "cực kỳ bạo lực", nói thêm rằng cảnh sát sẽ "có những biện pháp tăng cường cần thiết để bảo vệ trật tự và an toàn công cộng".

hongkong5

Cảnh sát bạo động đứng canh bên trong tòa nhà Hội đồng Lập pháp

hongkong6

Hàng ngàn người tham dự cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ

Trước đó lễ chào cờ để đánh dấu bàn giao đã diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông trong bối cảnh sự có mặt dầy đặc của cảnh sát.

Phát biểu sáng hôm 1/7, bà Lam cho biết các sự kiện vào tháng 6/2019 khiến bà "nhận ra mình cần dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe người dân".

Khi bà dự buổi lễ thượng cờ, những người biểu tình đã tổ chức một sự kiện gần đó, giơ cao cờ đen để biểu hiện nỗi sợ lãnh thổ này đánh mất tự do.

Bà Lam đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức liên tục và đám đông dự kiến ​​sẽ tham dự cuộc biểu tình lớn trong hôm 1/7.

Yêu cầu của người biểu tình gồm rút toàn bộ dự luật, rút lại từ "bạo loạn" để mô tả cuộc biểu tình vào ngày 12/6, trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động bị giam giữ và điều tra về hành vi bạo lực của cảnh sát.

Hơn một triệu người đã xuống đường nhiều lần trong ba tuần qua để trút sự tức giận và thất vọng của họ lên Trưởng đặc khu Carrie Lam do Bắc Kinh hậu thuẫn. Động thái này đặt ra thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Trong lần xuất hiện công khai đầu tiên kể từ ngày 18 tháng 6, nhà lãnh đạo Hong Kong đang bị thúc dục phải từ chức Carrie Lam nói bà nhận ra rằng mình cần phải dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe.

"Tôi sẽ học được bài học và đảm bảo rằng công việc trong tương lai của chính phủ sẽ gần gũi hơn và phản ứng nhanh hơn với nguyện vọng, tình cảm và ý kiến của cộng đồng", bà nói.

Ý nghĩa 'đặc biệt 'năm nay

Phân tích của Karishma Vaswani, BBC News tại Hong Kong

Hong Kong có một lịch sử biểu tình ôn hòa và phần lớn các cuộc biểu tình này rất bình tĩnh, ngoại trừ thỉnh thoảng đụng độ với cảnh sát.

Cảm nhận áp đảo mà tôi có được sau khi nói chuyện với nhiều người ở đây là giới trẻ Hong Kong thực sự tức giận và thất vọng với cách Hong Kong đang được điều hành. Họ muốn những người biểu tình bị giam giữ được thả ra, dự luật bị hủy bỏ và Carrie Lam phải từ chức.

Ngoài những cơn giận tôi cũng thấy những cảnh hợp tác đáng chú ý. Từng người phát cho nhau dù, mũ bảo hiểm và bám chặt lấy nhau khi họ đứng vững để chống lại cảnh sát đã mang bình xịt hơi cay và dùi cui để đánh trả.

Khi màn đêm buông xuống, số người xuống đường càng đông - khi những người biểu tình được tham gia bởi các gia đình có trẻ nhỏ đã tham gia cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ diễn ra hàng năm để đánh dấu việc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục.

Nhưng năm nay, nó cuộc tuần hành mang một ý nghĩa đặc biệt - một cơ hội để cho chính phủ ở đây thấy rằng họ sẽ không để mất thành phố của mình mà không tranh đấu.

Tại sao mọi người biểu tình ?

Hồng Kông, một thuộc địa cũ của Anh, là một phần của Trung Quốc kể từ năm 1997 theo nguyên tắc "một quốc gia, hai thể chế", cho phép các quyền tự do mà dân đại lục không có, trong đó bao gồm cả độc lập tư pháp.

Dự luật dẫn độ gây lo ngại cho tình trạng đó.

Những người chỉ trích dự luật sợ rằng nó có thể được sử dụng để nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến với chính phủ Bắc Kinh, và đưa Hồng Kông tiến xa hơn vào sự kiểm soát của Trung Quốc.

Vào ngày 12 tháng 6, cảnh sát sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông tuần hành chống lại dự luật - một bạo lực tồi tệ nhất trong thành phố trong nhiều thập kỷ.

Cuối cùng, các cuộc biểu tình đã buộc chính phủ phải xin lỗi và đình chỉ luật dẫn độ dự kiến sẽ được thông qua.

Tuy nhiên, nhiều người biểu tình cho biết họ sẽ không lùi bước cho đến khi dự luật hoàn toàn bị hủy bỏ.

Nhiều người vẫn tức giận về mức độ sử dụng bạo lực của cảnh sát vào ngày 12 tháng 6, và đã kêu gọi một cuộc điều tra.

"Việc cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực quá mức đối với những người biểu tình ôn hòa khẩn cấp yêu cầu một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập", bà Sophie Richardson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Trung Quốc bình luận trong một thông báo.

Tuy nhiên, cũng đã có những cuộc biểu tình nhỏ hơn từ phong trào ủng hộ Bắc Kinh.

Vào Chủ nhật, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đã biểu tình ủng hộ cảnh sát Hong Kong.

Một người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh nói với cảnh sát AFP chỉ đang cố gắng "duy trì trật tự", gọi những người biểu tình chống dẫn độ là có hành động "vô nghĩa".

*********************

Hồng Kông : Người biểu tình chiếm trụ sở Nghị viện (RFI, 01/07/2019)

Theo hãng tin AFP, tối nay, 01/07/2019, đúng vào dịp kỷ niệm ngày Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, hàng chục người biểu tình đã xông vào trụ sở Hội Đồng Lập Pháp sau khi đập vỡ các cửa kính. Họ đã giương lá cờ của Hồng Kông thời thuộc địa Anh trong nghị viện. Chính quyền đặc khu đã ngay lập tức ra tuyên bố lên án hành động "bạo lực cực độ" của nhóm biểu tình này.

hongkong7

Cảnh cánh sát tìm cách giải tán biểu tình tập hợp trước lễ kỷ niệm ngày Hồng Kông trao trả cho Trung Quốc. Ảnh 1/07/2019. Reuters/Tyrone Siu

Trước đó, cảnh sát đã dùng hơi cay, dùi cui để cố đẩy lùi những người này, cũng như đối phó với hàng trăm ngàn người biểu tình, trong đó có một nhóm nhỏ phong tỏa ba con đường lớn của đặc khu.

Ở trung tâm thành phố, đoàn biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người, đa số đã xuống đường từ sáng sớm. Những nhóm nhỏ hầu hết là sinh viên mang khẩu trang, chiếm lĩnh ba đại lộ lớn tại trung tâm Hồng Kông, dùng các rào cản bằng nhựa và kim loại để phong tỏa. Có những người mang những lá cờ đen, tượng trưng cho "sự sụp đổ của Hồng Kông, thành phố mà tự do bị siết lại, đang hướng về phía toàn trị".

Sáng nay, trước lễ kéo cờ Trung Quốc như truyền thống để đánh dấu ngày Hồng Kông được trao trả hôm 01/07/1997, cảnh sát cũng đã dùng dùi cui và hơi cay để giải tán người biểu tình. Khu vực quanh quảng trường Golden Bauhinia nơi diễn ra buổi lễ đã được phong tỏa từ hôm thứ Bảy 29/6. Theo South China Morning Post, có khoảng 5.000 cảnh sát chống bạo động được huy động.

Hàng năm vào dịp này người dân Hồng Kông đều xuống đường để phản đối chế độ Bắc Kinh, nhưng năm nay, sau các cuộc biểu tình đại quy mô chống dự luật dẫn độ, căng thẳng càng dâng cao. Không chỉ đòi hủy bỏ hẳn dự luật, những người phản kháng còn đòi trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức, và phản đối bạo lực cảnh sát.

Hôm qua khoảng 50.000 người thân Bắc Kinh đã tập hợp trước Nghị Viện để ủng hộ cảnh sát, nhiều người tấn công và lăng mạ những nhóm nhỏ thanh niên vẫn biểu tình ngồi tại đây từ nhiều tuần qua, gây ra các vụ xô xát.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm nay tuyên bố Washington hy vọng Trung Quốc tuân thủ các cam kết về Hồng Kông. Trước đó ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt khẳng định Luân Đôn "đang theo dõi sát sao những diễn biến, và tiếp tục gây áp lực để Bắc Kinh tôn trọng các điều khoản" khi Anh trao trả lại cựu thuộc địa. Hôm nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng phản bác, nói rằng Anh không có trách nhiệm gì về Hồng Kông, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Thụy My

**********************

Hồng Kông : Đụng độ dữ dội giữa người biểu tình với cảnh sát (RFI, 01/07/2019)

Những vụ đụng độ dữ dội đã xảy ra hôm nay 01/07/2019 giữa người phản kháng chính quyền thân Bắc Kinh trong dịp kỷ niệm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc. Cảnh sát dùng hơi cay, dùi cui đẩy lùi một số người cố gắng xâm nhập Nghị Viện Hồng Kông, cũng như đối phó với hàng trăm ngàn người biểu tình đông đảo đã phong tỏa ba con đường lớn của đặc khu.

hongkong8

Cảnh cánh sát tìm cách giải tán biểu tình tập hợp trước lễ kỷ niệm ngày Hồng Kông trao trả cho Trung Quốc. Ảnh 1/07/2019. Reuters/Tyrone Siu

Theo AP và Reuters, một nhóm người biểu tình đã phá vỡ được một mảng tường bằng thủy tinh và kim loại của Nghị Viện (LegCo), nhưng bị chặn lại bằng hơi cay. Cảnh sát chống bạo động làm thành hàng rào với khiên chắn ngăn họ xâm nhập.

Ở trung tâm thành phố, đoàn biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người, đa số đã xuống đường từ sáng sớm. Những nhóm nhỏ hầu hết là sinh viên mang khẩu trang, chiếm lĩnh ba đại lộ lớn tại trung tâm Hồng Kông, dùng các rào cản bằng nhựa và kim loại để phong tỏa. Có những người mang những lá cờ đen, tượng trưng cho "sự sụp đổ của Hồng Kông, thành phố mà tự do bị siết lại, đang hướng về phía toàn trị". AFP ghi nhận có người biểu tình bị thương tích do cảnh sát.

Sáng nay trước lễ kéo cờ Trung Quốc như truyền thống, để đánh dấu ngày Hồng Kông được trao trả hôm 01/07/1997, cảnh sát cũng đã dùng dùi cui và hơi cay để giải tán người biểu tình. Khu vực quanh quảng trường Golden Bauhinia nơi diễn ra buổi lễ đã được phong tỏa từ hôm thứ Bảy 29/6. Theo South China Morning Post, có khoảng 5.000 cảnh sát chống bạo động được huy động.

Hàng năm vào dịp này người dân Hồng Kông đều xuống đường để phản đối chế độ Bắc Kinh, nhưng năm nay sau các cuộc biểu tình đại quy mô chống dự luật dẫn độ, căng thẳng càng dâng cao. Không chỉ đòi hủy bỏ hẳn dự luật, những người phản kháng còn đòi trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức, và phản đối bạo lực cảnh sát.

Hôm qua khoảng 50.000 người thân Bắc Kinh đã tập hợp trước Nghị Viện để ủng hộ cảnh sát, nhiều người tấn công và lăng mạ những nhóm nhỏ thanh niên vẫn biểu tình ngồi tại đây từ nhiều tuần qua, gây ra các vụ xô xát.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton hôm nay tuyên bố Washington hy vọng Trung Quốc tuân thủ các cam kết về Hồng Kông. Trước đó ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt khẳng định Luân Đôn "đang theo dõi sát sao những diễn biến, và tiếp tục gây áp lực để Bắc Kinh tôn trọng các điều khoản" khi Anh trao trả lại cựu thuộc địa. Hôm nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng phản bác, nói rằng Anh không có trách nhiệm gì về Hồng Kông, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Thụy My

******************

Biểu tình dẫn đến bạo động nhân ngày kỷ niệm Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc (RFA, 01/07/2019)

Những cuộc biểu tình nhân kỷ niệm ngày Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc hôm 1/7 đã dẫn đến đụng độ giữa những người phản đối và cảnh sát Hong Kong.

hongkong9

Người biểu tình hôm 1/7/2019 ở Hong Kong AFP

Theo AFP, những nhà hoạt động đòi dân chủ cho Hong Kong đã kêu gọi biểu tình lớn nhân ngày kỷ niệm vào chiều ngày 1/7, nhưng cuộc biểu tình này đã bị làm lu mờ bởi những nhóm biểu tình nhỏ hơn của những người trẻ, đeo mặt nạ. Những người này đã đập vỡ cửa kính của tòa nhà quốc hội và tìm cách vào trong tòa nhà bằng cách phá cửa kính.

Cảnh sát chống bạo động phải xịt hơi cay vào những người biểu tình trong khi những người biểu tình dùng dù để bảo vệ mình.

Theo Reuters, khoảng hơn 100 cảnh sát chống bạo động đã được huy động. Cảnh sát dùng gậy đánh đập một số những người đã ngã xuống.

Một số những dân biểu dân chủ đã tìm cách can thiệp nhưng đã không thể thuyết phục nổi những người biểu tình rút khỏi tòa nhà.

Trước cuộc biểu tình lần này, khoảng 3 tuần trước, hơn 1 triệu người Hong Kong đã xuống đường để phản đối dự luật dẫn độ tội phạm từ Hong Kong về Trung Quốc vì lo sợ sự can thiệp sâu của Trung Quốc vào đời sống của Hong Kong.

Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào ngày 1/7/1997 theo thỏa thuận một quốc gia, hai chế độ. Theo thỏa thuận giữa hai nước, Hong Kong được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047, tức 50 năm sau khi được chuyển giao về cho Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 1/7 nói Anh không có bất cứ trách nhiệm nào với Hong Kong và phản đối những lời lẽ mạnh mẽ của Anh về lãnh thổ này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phát biểu này tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh sau khi Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói Anh sẽ tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc để đòi hỏi Trung Quốc phải tuân thủ những thỏa thuận giữa hai bên về Hong Kong.

***************

Biểu tình Hong Kong : Các ứng dụng hỗ trợ cuộc biểu tình 'không lãnh đạo' thế nào ? (BBC, 01/07/2019)

Trong một căn phòng nhỏ ở rìa một khu phức hợp có một người lặng lẽ tham gia phong trào phản kháng của Hong Kong. Ngồi trước màn hình máy tính , Tony (tên giả) theo dõi điểm số của các nhóm trên ứng dụng nhắn tin riêng Telegram và các diễn đàn trực tuyến.

hongkong10

Các nhà tổ chức cho biết những tình nguyện viên như Tony điều hành hàng trăm nhóm Telegram đang tạo sức mạnh cho cuộc biểu tình của Hong Kong và nó thành một chiến dịch bất tuân dân sự. Họ tuyên bố rằng hơn hai triệu người đã xuống đường trong những tuần gần đây để bày tỏ sự phản đối với đạo luật dẫn độ gây tranh cãi.

Hong Kong đã trải qua một loạt các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại dự luật mà các nhà chỉ trích lo ngại có thể chấm dứt sự độc lập tư pháp của vùng đất này. Người biểu tình mong đợi một bước ngoặt lớn vào 1/7, ngày kỷ niệm Hong Kong trở lại Trung Quốc.

Bỏ phiếu trực tuyến

Nhiều lời kêu gọi phản đối được thực hiện ẩn danh, trên bảng tin và trò chuyện nhóm trong các ứng dụng nhắn tin được mã hóa.

Một số nhóm có tới 70.000 người tham gia hoạt động, chiếm khoảng 1% dân số Hong Kong. Nhiều người cung cấp thông tin cập nhật và báo cáo trực tiếp tin tức liên quan đến các cuộc biểu tình, trong khi những người khác hành động như một nhóm chuyên viên theo dõi cảnh sát, cảnh báo người biểu tình về hoạt động gần đó.

Ngoài ra còn có các nhóm nhỏ hơn bao gồm các luật sư, hỗ trợ y tế. Họ cung cấp tư vấn pháp lý và đồ dùng cho người biểu tình đứng ở hàng đầu.

Những người biểu tình nói rằng việc phối hợp biểu tình trực tuyến giúp họ tiếp cận thông tin nhanh và tiện. Các nhóm trò chuyện cũng cho phép người tham gia bỏ phiếu - trong thời gian thực - để quyết định những bước tiếp theo.

Tony giải thích : "Bỏ phiếu thường chỉ hiệu quả khi có ít lựa chọn hay rõ ràng, chẳng hạn như trong việc quyết định giữa có và không".

Tối 21/06, gần 4.000 người biểu tình đã bỏ phiếu trong một nhóm Telegram để xác định xem đám đông sẽ trở về nhà vào buổi tối hay tiếp tục biểu tình bên ngoài trụ sở cảnh sát Hong Kong. Chỉ 39% đã bỏ phiếu để đưa các cuộc biểu tình đến trụ sở cảnh sát - nhưng tuy thế vẫn tạo nên kết quả còn một cuộc bao vây tòa nhà kéo dài sáu giờ đồng hồ. Người biểu tình cũng dùng các công nghệ khác giúp tổ chức hoạt động của họ.

Ở các khu vực công cộng, áp phích và biểu ngữ quảng cáo các sự kiện sắp tới được truyền qua Airdrop, cho phép mọi người chia sẻ hình ảnh trực tiếp tới các máy iPhone và iPad xung quanh.

Tuần này, một nhóm các nhà hoạt động ẩn danh đã huy động được hơn nửa triệu đôla trên một trang web gây quỹ. Họ dự định đặt quảng cáo trên các tờ báo quốc tế kêu gọi dự luật dẫn độ của Hong Kong sẽ được thảo luận tại hội nghị G20. Những người biểu tình nói rằng công nghệ đã biến cuộc biểu tình này thành một phong trào phản kháng không lãnh đạo.

Ẩn danh

Giáo sư Edmund Cheng, từ Đại học Baptist Hong Kong cho biết : "Nguyên nhân sâu xa hơn là do mất lòng tin với chính quyền". Ông đề cập đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trong năm 2014, "nhiều nhà lãnh đạo biểu tình trong Phong trào Dù đã bị truy tố và bỏ tù".

Vào tháng Tư năm nay, chín nhà lãnh đạo biểu tình đã bị kết tội kích động người khác gây phiền toái cho công chúng.

Tony cho biết mọi người lựa chọn ẩn danh qua các ứng dụng phần mềm do "có khả năng lớn họ sẽ phải đối mặt với các cáo buộc của tòa án nếu tham gia vào một phong trào phản kháng có tổ chức rõ ràng".

Nhiều người biểu tình ở Hong Kong đã cố gắng hết sức để tránh để lại dấu vết trên mạng.

"Chúng tôi chỉ sử dụng tiền mặt, chúng tôi thậm chí không sử dụng ATM trong cuộc biểu tình", Johnny, 25 tuổi, người tham dự các cuộc biểu tình cho biết.

Johnny sử dụng điện thoại di động đời cũ và thẻ Sim mới mỗi khi tham gia cuộc biểu tình.

Một quản trị viên khác - những người không muốn bị nêu tên vì sợ bị trả thù - cho BBC biết một số người sử dụng nhiều tài khoản để che giấu dấu vết trực tuyến của họ.

"Một số chúng tôi có ba hoặc bốn điện thoại, iPad, máy tính để bàn và máy tính xách tay. Một người có thể kiểm soát năm hoặc sáu tài khoản. Mọi người sẽ không biết họ là cùng một người và cũng có nhiều người sử dụng một tài khoản".

Bảo vệ

Tony tin rằng việc ra quyết định thông qua bỏ phiếu nhóm có thể bảo vệ các cá nhân khỏi các cáo buộc. Ông lập luận rằng các quản trị viên nhóm trò chuyện không liên kết với các đảng phái chính trị và không kiểm soát được những gì thành viên đăng trong nhóm của họ.

"Chính phủ sẽ không bắt giữ tất cả những người tham gia phong trào này. Không thể thực hiện được", ông nói.

Nhưng Tony cũng biết rằng những người thực thi pháp luật sẽ có phương án đối phó khác.

"Họ sẽ chọn nhằm vào các nhân vật có ảnh hưởng để làm gương, cảnh báo những người tham gia khác".

Hôm 12/06, một quản trị viên của một nhóm Telegram đã bị bắt với cáo buộc âm mưu với những người khác bao vây tòa nhà LegCo Hong Kong và chặn các con đường xung quanh.

"Họ muốn cho người khác biết rằng ngay cả khi bạn trốn trên internet, họ vẫn có thể đến bắt bạn tại nhà", Bond Ng, một luật sư Hong Kong đại diện cho nhiều người biểu tình bị bắt cho hay.

Danny Vincent, BBC News, Hong Kong

Published in Châu Á

Thương chiến Mỹ-Trung sẽ được giải quyết tại thượng đỉnh G20 ? (BBC, 24/06/2019)

Nếu chủ tịch Tập Cận Bình gặp tổng thống Donald Trump tại hội nghị G20 thì Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó nhưng Mỹ cũng cần tránh làm Bắc Kinh mất mặt, khách mời nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 20/6/2019, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Nhật Bản.

g201

Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka từ ngày 27-29/6

Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka, Nhật Bản từ ngày 27-29/6.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị, Tân Hoa Xã cho biết hôm 23/6, đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên về sự kiện.

Theo Reuters, tại diễn đàn này, ông Tập dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc gặp Trump-Tập được cho là mấu chốt để đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng để làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

G20 và thương chiến Mỹ-Trung

Tham gia chương trình, giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà bang giao quốc tế từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, nói với Bàn tròn Thứ Năm (20/6) tại London :

"Nếu Tập Cận Bình gặp Donald Trump tôi nghĩ rằng bên Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó".

Tuy nhiên, thương chiến Mỹ-Trung sẽ không thể được giải quyết trong hội nghị G20 lần này, giáo sư Ngô Vĩnh Long giải thích :

"Vấn đề thương chiến sẽ không ngưng cho đến khi có bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

"Tổng thống Donald Trump cần gây sự với các nước ngoài để lấy phiếu của người Mỹ" và sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa".

Trường hợp "nếu vấn đề thương chiến được êm đi thì các vùng khác sẽ bị khó khăn", ông nói thêm.

"Nếu Trung Quốc mà nhượng bộ nhiều và Trump không thể dùng vấn đề Trung Quốc để đi ra đầu phiếu thì tôi nghĩ Trump sẽ gây sự với chỗ khác, ví dụ như Iran chẳng hạn".

Từ Tokyo, nhà báo Đỗ Thông Minh bình luận về thương chiến Mỹ-Trung tại G20 sắp diễn ra, ông nói :

"Một số trường hợp cho là ông Tập Cận Bình sẽ kéo dài để qua hết nhiệm kỳ ông Trump biết đâu nhiệm kỳ sau là người khác lên sẽ đỡ đi.

"Điều đó cũng có thể đúng nhưng mà chắc chắn ông Trump sẽ không để cho phía ông Tập Cận Bình có thời gian để câu giờ như vậy mà ông muốn có câu trả lời sớm.

"Bởi vì kỳ họp năm ngoái ở Argentina đã trì hoãn, cũng đã hoãn cho đến bây giờ", do đó, "đã tới thời điểm quyết định".

Tuy nhiên, để đạt được kết quả từ phía Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng cần tránh làm mất mặt Bắc Kinh, nhà báo Đỗ Thông Minh nói thêm.

"Cái quan trọng nhất là nếu Mỹ làm quá mà Trung Quốc mất mặt, Trung Quốc bây giờ là nước lớn thứ nhì rồi đừng có làm Trung Quốc mất mặt quá.

"Thành ra nó phải có sự nhượng bộ vừa phải để bên ngoài người ta nhìn vào đừng có quá mất mặt thì nó mới có thể đạt được.

"Nếu ông Trump mà cứ cho mình là trên hết và ép Trung Quốc phải đi theo thì có thể dồn họ vào đường cùng là họ phản ứng chứ họ không có đáp ứng".

G20 và vấn đề Hong Kong

Liên quan đến vấn đề Hong Kong và các cuộc biểu tình diễn ra gần đây, giáo sư Ngô Vĩnh Long nói rằng nó "không có ảnh hưởng lắm" đến cuộc gặp dự kiến Trump-Tập tại G20.

Vì theo ông Long, "Trump không để ý đến vấn đề nhân quyền".

"Đối với Trump vấn đề buôn bán, vấn đề làm cái gì để cho Trump có thể chứng minh với dân chúng Mỹ rằng gặp Tập Cận Bình có lợi về kinh tế chứ còn tôi nghĩ vấn đề chính trị, nhất là đối với Hong Kong thì sẽ không có ảnh hưởng gì tới Trump".

Tuy nhiên, theo tin mới nhất từ Reuters, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Quân cho biết Trung Quốc sẽ không cho phép thảo luận về vấn đề Hong Kong tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.

Các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, ông Trương Quân phát biểu tại một cuộc họp hôm 24/6 tại Bắc Kinh.

*****************

Trung Quốc ‘không cho phép G20 thảo luận vấn đề Hong Kong’ (VOA, 24/06/2019)

Trợ lý B trưởng Ngoi giao Trung Quc Zhang Jun hôm 24/6 nói rng Trung Quc s không cho phép các quc gia G20 tho lun v vn đ Hong Kong ti hi ngh thượng đnh sp ti.

g202

Chủ tịch Trung Quc Tp Cn Bình, Tng thng M Donald Trump ti Thượng đnh G20 Argentina 1/12/2018.

"Tôi có thể chc chn vi quý v rng G20 s không tho lun v vn đ Hong Kong. Chúng tôi s không cho phép G20 tho lun v vn đ Hong Kong", ông Zhang nói, khi được hi liu Tng thng M Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình có sẽ tho lun v Hong Kong ti G20 hay không.

"Hong Kong là đặc khu hành chính ca Trung Quc. Các vn đ Hong Kong hoàn toàn là mt vn đ ni b ca Trung Quc. Không nước nào khác có quyn can thip", ông Zhang nói.

"Chúng tôi sẽ không cho phép bt kỳ quc gia hay cá nhân nào can thip vào công vic ni b ca Trung Quc, bt k s dng bin pháp nào, ti bt c đa đim nào", ông Zhang nói thêm.

Reuters tường thut rng Bc Kinh cho biết h ng h quyết đnh ca Trưởng đc khu Hong Kong Carrie Lam v vic trì hoãn d lut dn đ, nhưng li tc gin vì nhng ch trích ca các nước phương Tây, trong đó có c Washington, v d lut này.

Trong một diễn biến liên quan, hôm 24/6, hơn 100 người đã biu tình chn li vào mt tòa nhà chính ph ca Hong Kong đ phn đi d lut dn đ ti phm sang Trung Quc đi lc, theo hãng tin Reuters.

Các nhà hoạt đng, ch yếu là sinh viên, yêu cu chính quyn rút li dự lut này, xóa b mi cáo buc đi vi nhng người b bt trong các cuc biu tình gn đây và ngưng xem các cuc biu tình này là hành đng bo lon.

*******************

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan biểu tình tẩy chay "truyền thông đỏ" (RFA, 24/06/2019)

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan đội mưa suốt 4 giờ đồng hồ vào chiều ngày 23/6/2019 trước con đường dẫn vào Phủ Tổng thống ở Đài Bắc để phản đối và kêu gọi tẩy chay "truyền thông đỏ" có nguy cơ làm suy yếu nền dân chủ của đảo quốc này.

g203

Hàng ngàn người Đài Loan biểu tình phản đối truyền thông đỏ và đòi bảo vệ dân chủ ở Đài Bắc hôm 23/6/2019 AFP

Cuộc biểu tình do nhà lập pháp Huang Kuo-chang của Đảng Sức mạnh Thời đại (NPP) và Youtuber nổi tiếng Holger Chen tổ chức trong bối cảnh mà ông Huang gọi là "các mối đe dọa của chế độ cộng sản Trung Quốc độc tài thẩm thấu vào người dân Đài Loan khiến người dân khó hưởng được dân chủ".

"Nhiều người đi trước đã trải qua máu và mồ hôi để cho chúng ta tự do và dân chủ. Tôi không muốn thấy 'thế lực đỏ' xâm chiếm Đài Loan để kiểm soát phương tiện truyền thông và thao túng những gì mọi người nghĩ", anh Alex Chang - một người biểu tình nói với hãng tin AFP.

Các cơ quan truyền thông bị cáo buộc thân Trung Quốc

Người biểu tình cáo buộc các đài truyền hình ở Đài Loan như CTiTV, CTV và các cơ quan truyền thông khác có xu hướng chỉ đưa những bản tin có lợi cho Trung Quốc.

Họ cũng cho rằng sự phản đối "truyền thông đỏ" cũng bao gồm các cơ quan báo đài bị đặt dưới sự lãnh đảo của đảng cộng sản Trung Quốc.

Các đài kể trên bị chỉ trích là đưa các bản tin thiên về Trung Quốc hay phớt lờ các cuộc biểu tình lên tới hàng triệu người vừa qua của người Hồng Kông nhằm phản đối dự luật dẫn độ về đại lục gây tranh cãi.

Hãng tin CNA dẫn lời nhà lập pháp Huang Kuo-chang nói rằng, bảo vệ và yêu Đài Loan "không phải là bằng sáng chế thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay đảng chính trị nào", vì tên lửa của Trung Quốc sẽ không phân biệt giữa những người ủng hộ Đảng Dân Tiến (DPP) hay các đối tác Quốc dân đảng (KMT) của họ.

"Điều tương tự cũng áp dụng cho các cơ quan truyền thông đỏ, những người nhận trợ cấp từ đảng cộng sản Trung Quốc bằng một tay và sử dụng tay còn lại để tạo ra tin tức giả mạo nhằm gây thiệt hại cho nền dân chủ của Đài Loan.

Họ là kẻ thù chung của chúng tôi và đòi hỏi sự kháng cự tập thể", ông Huang khẳng định.

g204

Ông Huang Kuo-Chang (phải) và YouTuber Holger Chen nói trước cuộc biểu tình ở Đài Bắc hôm 23/6/2019 AFP

"Truyền thông đỏ" theo cách hiểu của người Đài Loan là các tập đoàn có kênh truyền thông nhận nguồn vốn từ Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc ảnh hưởng phát tán những tin tức giả, có lợi cho đại lục ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của đảo quốc này.

Ngay trước cuộc biểu tình, bà Thái Anh Văn, Tổng thống đắc cử hồi năm 2016 đã lên tiếng ủng hộ.

"Một Trung Quốc"

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai mà Bắc Kinh sẽ lấy lại bằng vũ lực nếu cần thiết.

Hồi đầu năm 2019, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không ai có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và người dân ở hai bờ eo biển Đài Loan nên hướng tới "sự thống nhất".

Ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh luôn duy trì quyết tâm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại các lực lượng nước ngoài can thiệp vào nỗ lực thống nhất Đài Loan bằng hòa bình cũng như những hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Bắc.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngay sau đó cũng đáp trả và tuyên bố là đảo quốc này sẽ không chấp nhận mô hình chính trị "một quốc gia, hai chế độ", đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan.

*******************

Indonesia, đồng minh bất ngờ của Trung Quốc về Tân Cương (RFI, 24/06/2019)

Vùng Tân Cương, Trung Quốc, lại thu hút chú ý trong tuần qua, trước tiên với chuyến thăm của phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách chống khủng bố, bị Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích, cho rằng chuyến đi gọi là thị sát này sẽ chứng thực cho luận điểm chống khủng bố được Bắc Kinh dùng để biện minh cho việc đàn áp, bắt giữ cả triệu người Hồi Giáo.

g205

Cổng dẫn vào một trung tâm đào tạo nghề đang được xây dựng ở Dabancheng, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh minh họa. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Trong bối cảnh chính sách Tân Cương của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án, Bắc Kinh vừa có được một đồng minh không ai ngờ : Indonesia, quốc gia đông dân cư Hồi Giáo nhất hành tinh.

Theo tờ báo lớn Indonesia, Kompas, ngày 18/06/2019, có cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia lớn trên vấn đề khủng bố trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ.

Tờ báo trích lời tổng thư ký Hội Hữu Nghị của các tổ chức Hồi Giáo Indonesia, Lufti Amir Attamini, cho rằng "khủng bố ngày nay là kẻ thù chung lớn nhất của chúng ta. Trung Quốc được hoan nghênh khi đến hợp tác với Indonesia vì chúng tôi rất có kinh nghiệm trong việc chống khủng bố".

Kompas cũng trích nguyên văn lời đại diện Ủy Ban Luật Pháp Quốc hội Trung Quốc, đã tham gia cuộc gặp và giải thích rằng "trong khuôn khổ áp dụng luật chống khủng bố, chúng tôi cũng áp dụng biện pháp trừng phạt nhằm giúp các công dân hội nhập vào cộng đồng, vào gia đình. Chúng tôi giúp họ, giáo dục họ, cho họ những kỹ năng tốt và có ích cho cộng đồng".

Một chuyến thăm Tân Cương để phủ nhận việc có đàn áp

Cuộc gặp tại Jakarta nói trên là kết luận của một chuyến đi thăm Tân Cương của đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia do Trung Quốc tổ chức vào tháng 02/2019, có sự tham gia của Hội Đồng Các Nhà Thần Học Indonesia, rất bảo thủ, các nhà giáo lý truyền thống của hiệp hội Nahdlatul Ulama và các giáo sĩ tiến bộ của tổ chức Muhammadiyah.

Lãnh đạo Hội đồng Các Nhà Thần Học, ông Mujidin Junardi, vào lúc ấy, đã giải thích với báo Kompas : "Ngoài việc thắt chặt quan hệ với những người Hồi Giáo khác, chuyến đi còn nhằm phản bác các thông tin và lời tố cáo, theo đó người người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp, truy bức, kể cả việc bị bắt bớ, giam cầm trong các trại cải tạo".

Nhân vật này còn nói thêm là "không nên để bị các truyền thông phương Tây ảnh hưởng, nhất là trong thời buổi chiến tranh thương mại, phải thận trọng trước tin thất thiệt có lợi cho một số quốc gia".

Báo Kompas nhắc lại là tại Trung Quốc có 23 triệu người Hồi Giáo thuộc 13 sắc tộc khác nhau. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm khoảng 10 triệu, và có 720 tổ chức Hồi Giáo tập hợp trong một tổ chức Hồi Giáo duy nhất ở cấp toàn quốc.

Tờ báo Indonesia tỏ vẻ tán thưởng : "Tuy là một quốc gia cộng sản tách biệt nghiêm ngặt giữa tôn giáo và Nhà nước, nhưng Trung Quốc qua nhiều cách, đã góp phần cho việc phát triển tôn giáo. Ví dụ đã trợ cấp cho tất cả các đền thờ, tài trợ cho chương trình giáo dục đối với những người muốn trở thành chức sắc Hồi Giáo".

Tại sao Jakarta không lên tiếng về Tân Cương

Cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta tuần qua và thái độ hậu thuẫn Trung Quốc từ phía các tổ chức Hồi Giáo Indonesia đã được tờ South China Morning Post chú ý. Trong bài báo ngày 23/06/2019, tờ báo tìm cách giải thích : Vì sao Indonesia lại im lặng trước vấn đề các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ (ở Trung Quốc), trong lúc lại phẫn nộ trước cuộc khủng hoảng người Rohingya (ở Miến Điện) ?

Tờ báo Hồng Kông trích một bản báo cáo mới công bố ngày 20/06 của Viện Phân Tích về Chính Sách các Tranh Chấp, trụ sở ở Jakarta, nêu bật trước tiên sự kiện là một số nhân vật và tổ chức Hồi Giáo Indonesia nhìn thấy những thông tin về đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là những luận điệu tuyên truyền của phương Tây nhằm hạ bệ Trung Quốc, trong lúc mà Bắc Kinh đang có tranh chấp thương mại với Mỹ.

Lý do thứ hai là phía chính quyền của tổng thống Joko Widodo lo ngại rằng việc lên tiếng mạnh mẽ hơn trên vấn đề Tân Cương sẽ khuyến khích cánh Hồi Giáo cực đoan, giúp phe này có ảnh hưởng nhiều hơn trên chính trường Indonesia.

Báo cáo của Viện nghiên cứu nói trên đã trích lời tiến sĩ Munajat Stain một cố vấn cấp cao của tổng thống Joko Widodo, giải thích rằng chính quyền "không muốn dấn thân vào chuyện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ vì điều đó chỉ làm tăng sức mạnh của phe Hồi Giáo cực đoan trong cánh đối lập".

Cố vấn này xác định : "Các vấn đề ngoại giao của chúng tôi đối với Trung Quốc không phải là chuyện Tân Cương, mà là các hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông và gây bất ổn định an ninh cho vùng Đông Nam Á, chứ không phải là người Duy Ngô Nhĩ".

Về người Duy Ngô Nhĩ, Indonesia xem hành động của Bắc Kinh là câu "trả lời chính đáng trước vấn đề ly khai", Jakarta có phần nể nang đối tác thương mại quan trọng, không muốn can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc…

Vả lại, hai tổ chức Hồi Giáo lớn của Indonesia là Nahdlatul Ulama và Muhammadiyah đã đến Tân Cương và đã tin vào lời bảo đảm của Trung Quốc là họ bảo vệ tự do tôn giáo.

Mai Vân

Published in Châu Á