Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 30 novembre 2019 16:11

Kiên quyết đối mặt

Kể từ khi Hạ Viện Hoa Kỳ chuyển hai dự luật về Hồng Kông đến Tòa Bạch Ốc để chờ Tổng thống Trump ký ban hành thành luật, nhiều người đã dự đoán và lo ngại rằng ông Trump sẽ phủ quyết hai dự luật này để ưu tiên cho việc đạt được một thỏa thuận về thương mại với Trung Quốc đang vào hồi khó khăn, gay cấn.

kienquyet1

Dân chúng Hồng Kông tỏ lòng biết ơn nước Mỹ đã ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của họ. (Photo by Chris McGrath/Getty Images)

Cuộc thương chiến Mỹ-Trung bắt đầu từ hơn 1 năm nay, đã gây nên nhiều sóng gió trong quan hệ giữa hai cường quốc, giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nền kinh tế thế giới vì thế cũng đã bị những ảnh hưởng, biến động rất lớn bởi cuộc chiến này.

Hẳn nhiên, trong một cuộc chiến, chẳng bên nào là chiến thắng tuyệt đối và dù có thắng cuộc, thì bên chiến thắng vẫn phải chấp nhận những mất mát, đau thương là điều dễ hiểu. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Hoa Kỳ cũng phải hứng chịu những hậu quả nhất định nhất là những khó khăn trước mắt trong các hoạt động kinh tế, xuất-nhập cảng và các ngành kinh tế khác bị ảnh hưởng xấu.

Đối mặt với thực tế cuộc sống người dân, cử tri Hoa Kỳ, khi mùa tranh cử, vận động đang đến gần, những khó khăn này đã ngày càng trở thành một áp lực rất lớn cho ông Trump, một ứng cử viên của nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai.

Mặt khác, cuộc điều tra, luận tội của đảng Dân Chủ đang tạo gây sứt mẻ uy tín, và đe dọa tương lai của chức vụ Tổng thống mà ông Trump đang nắm giữ.

Về đối ngoại, kể từ khi lưỡng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua với đa số tuyệt đối, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận đến mức tối đa. Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ, và người phát ngôn Trung Quốc lên tiếng phản đối với những lời đe dọa liên tục nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Trump ký ban hành dự luật này : "Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phản đối mạnh mẽ, và Mỹ sẽ phải gánh chịu toàn bộ hậu quả".

Đáp lại, Tổng thống Trump vẫn cứ úp mở : "Tôi có quan hệ rất tốt với Chủ tịch Tập Cận Bình. Chúng tôi đang trong giai đoạn đấu tranh cuối cùng của một thỏa thuận rất quan trọng – có thể nói là một trong những thỏa thuận thương mại quan trọng nhất từ trước đến nay. Nó đang rất tốt". Và : "Nhưng đồng thời, chúng tôi muốn thấy mọi thứ diễn ra tốt đẹp ở Hồng Kông và tôi nghĩ nó sẽ như vậy. Tôi nghĩ rằng Chủ tịch Tập có thể làm được điều đó".

Tất cả những áp lực cùng lúc và cách hành xử bất quy tắc của Tổng thống hiện thời, đã tạo cho nên những sự nghi ngờ với cách hành động và thái độ của ông Trump. Nhiều người đã cho rằng, trước những áp lực đó, rất có thể ông Trump sẽ phủ quyết hai dự luật vì không muốn gây căng thẳng với Bắc Kinh nhằm đạt được một thỏa thuận về thương mại, lấy đó làm lợi thế cho cuộc chạy đua của mình vào Tòa Bạch Ốc sắp tới.

Thế nhưng, thực tế đã hoàn toàn trái ngược với nhiều dự đoán.

Ngày 27/11/2019, ông Trump đã ký ban hành hai dự luật. Ông phát biểu : "Tôi ký những dự luật này vì sự tôn trọng dành cho Chủ tịch Tập của Trung Quốc và người dân Hồng Kông. Chúng được ban hành với hy vọng rằng lãnh đạo và nghị viên Trung Quốc và Hồng Kông sẽ có thể giải quyết bất đồng giữa họ một cách thiện chí để đưa đến hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả".

Điều đó nghĩa là : Dù có mối quan hệ tốt đẹp với Tập Cận Bình, dù rất cần một kết quả tốt đẹp cho việc đạt được một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại, nhưng cần có những dự luật như vậy được ban hành, thì mới có thể hy vọng có thể giải quyết được vấn đề Hồng Kông đưa đến hòa bình, thịnh vượng lâu dài cho vùng đất từng là nhượng địa của Anh Quốc này.

Nói cách khác, là dù có thân mật với Tập, thì những đối tác như Tập, vẫn cần những ngón đòn thật đau mới có thể hy vọng có những thay đổi chứ không chỉ trông chờ vào những bày tỏ "thiện chí" hoặc những lời nói, lời hứa hẹn suông.

Đây là một đòn khá quyết liệt và mạnh mẽ của Tổng thống Trump đối với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là trong thời điểm nhạy cảm và khó khăn này.

Thái độ và hành động với Trung Quốc, cũng là một trong số ít vấn đề tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ trong chính phủ Hoa Kỳ.

Cần phải hiểu rằng với tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối trong các cuộc bỏ phiếu vừa qua ở lưỡng viện Hoa Kỳ, thì ngay cả trong trường hợp Tổng thống Trump phủ quyết hai dự luật này, việc lưỡng viện Hoa Kỳ vẫn ủng hộ hai dự luật để trở thành luật chính thức là điều không khó xảy ra.

Thế nhưng, việc Tổng thống Trump nhanh chóng ký ban hành hai luật nói trên, đã nói lên thái độ của ông đối với Trung Quốc là không phải nói chỉ để mà nói.

Khỏi cần phải nói đến những phản ứng từ phía Trung Quốc, người ta cũng đoán biết được thái độ của nhà cầm quyền Bắc Kinh đã giãy nảy lên "như đỉa phải vôi" ra sao.

Ngay lập tức, Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và cho rằng : "Mỹ đã can thiệp nghiêm trọng vào công việc của Hồng Kông, can thiệp nghiêm trọng công việc nội bộ Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế, là hành động bá quyền trắng trợn". Và "Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ và hậu quả của việc này hoàn toàn nằm ở phía Mỹ".

Ngược lại với thái độ của nhà cầm quyền Bắc Kinh, người dân Hồng Kông sau khi nhận được tin này đã hết sức vui mừng và hân hoan, đồng loạt đổ ra các đường phố, chào đón sự kiện này và cảm ơn nước Mỹ.

Hơn nửa năm qua, những người dân Hồng Kông đã bất chấp tất cả mọi trò bẩn thỉu của nhà cầm quyền, đứng sau đó là hệ thống chính trị Bắc Kinh, đẩy những người đòi quyền lợi của mình đi từng bước đến một cuộc phản kháng tập thể khổng lồ.

Từ những cuộc biểu tình không lớn, cho đến những cuộc xuống đường với hàng triệu người tham gia. Từ những yêu sách ban đầu là rút ngay dự luật dẫn độ, cho đến những đòi hỏi cao hơn sau đó và kiên quyết không rút lại bất cứ điều nào trong 5 điều họ đòi hỏi.

Từ việc đối mặt với đám cảnh sát hăm dọa, cho đến đối mặt với vòi rồng, đám côn đồ rồi sau đó là bắt cóc, giết người và gần đây là súng đạn, bắt bớ hàng ngàn người…

Tất cả không làm cho người dân Hồng Kông nao núng và sợ hãi.

Bởi họ hiểu được những giá trị của tự do, hiểu những điều gì đang đe dọa không chỉ họ mà cả con cháu, nòi giống họ sau này nếu phải sống dưới ách cộng sản.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh không thể đáp ứng những yêu cầu của người dân Hồng Kông. Điều này không phải vì quá khó khăn hay không thể chấp nhận một vài điều kiện người biểu tình đưa ra như trừng trị một số cảnh sát đã lạm quyền và tàn bạo hay thay thế Carrie Lam. Họ sẵn sàng thí mạng hàng ngàn người hoặc thay thế bằng một tay chân khác của mình.

Nhưng, việc người Hồng Kông đòi tự do, dân chủ là điều trọng yếu mà Đảng cộng sản Trung Quốc không thể chấp nhận bằng bất cứ giá nào.

Bởi việc người Hồng Kông đòi tự do, dân chủ là một việc quan trọng có tính chất sống còn đối với không chỉ Hồng Kông, mà còn là với cả Trung Hoa đại lục, với cả những phần đất đang nằm dưới sự cai trị độc tài của Đảng cộng sản Trung Quốc như Tân Cương, Tây Tạng, hoặc những vùng đất mà Trung Quốc đang ve vuốt hoặc đe dọa như Đài Loan.

Điều mà chính quyền cộng sản Trung Quốc lo ngại và sợ hãi, là những ngọn lửa từ Hồng Kông sẽ không dừng lại ở vùng lãnh thổ này, mà có nguy cơ lan thành những đám cháy không thể nào dập tắt ở cánh rừng đại lục với hơn 1 tỷ người đều là nạn nhân của cộng sản.

Do vậy, việc ủng hộ người dân Hồng Kông đòi quyền tự do, dân chủ, chẳng khác mấy với việc ủng hộ việc hất cẳng chính quyền và Đảng cộng sản Trung Quốc. Và vì thế, sự hằn học, căm hận của nhà cầm quyền Bắc Kinh là không hề nhỏ, họ có thể làm bất cứ điều gì để trả đũa việc đó chứ không chỉ là cuộc chiến tranh thương mại.

Vì vậy, việc Tổng thống Trump nhanh chóng ký hai dự luật về Hồng Kông đã chứng tỏ thái độ của Mỹ : Kiên quyết đối mặt.

Và không chỉ những người dân Hồng Kông, mà cả rất nhiều người dân Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi trên thế giới, kể cả những người không mấy ưa ông Trump, cũng đều ủng hộ thái độ này của Tổng thống Mỹ. 

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : Người Việt, 30/11/2019

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn
vendredi, 29 novembre 2019 15:58

Dân Hồng Kông đáng hãnh diện

Giới lãnh đạo Bắc Kinh mới nhận hai cú "tát tai". Tuần trước, Quốc hội Mỹ biểu quyết hai dự luật dọa trừng phạt Trung Quốc nếu đụng tới dân Hồng Kông. Ngày Chủ nhật, các nhà chính trị được Bắc Kinh ủng hộ đều bị dân Hồng Kông tẩy chay trong cuộc bầu cử cấp thị xã.

hongkong1

Người dân Hồng Kông mang hình "Võ sĩ quyền anh Donald Trump" để hoan hô một đạo luật rõ ràng nhằm chống chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông, vào tối 28/11, vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump ký ban hành hai đạo luật ủng hộ người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Hồng Kông. (Hình : Chris McGrath/Getty Images)

Trước khi ký đạo luật "Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) Tổng thống Donald Trump tỏ ra biết lo cho thị trường chứng khoán. Ông ký đạo luật này vào chiều thứ Tư, sau khi thị trường New York đóng cửa qua cả ngày hôm sau, khi dân Mỹ sẽ nghỉ lễ Tạ Ơn, Thanksgiving.

Ông Trump cẩn thận tính rằng nếu giới đầu tư có phản ứng gì với đạo luật thì họ sẽ đợi qua ngày thứ Sáu mới biểu lộ, trên giá cổ phiếu trên thị trường.

Tại sao phải lo giới đầu tư sẽ phản ứng ? Vì lo cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung sẽ không xuống thang mà có thể căng thẳng hơn. Bắc Kinh sẽ tức giận. Họ có thể trả đũa. Cứ như thế, không biết đến bao giờ cuộc chiến mới nguôi, kinh tế cả thế giới sẽ trì trệ.

Ngày thứ Sáu, các chỉ số thị trường New York không thay đổi đáng kể và số người mua, bán rất thưa thớt. Giới đầu tư trong thị trường chứng khoán đã đoán trước các tình huống và đã phản ứng ngay trước khi ông Trump đặt bút ký.

Dân mua bán cổ phiếu đang lo chuyện khác. Họ chờ coi người tiêu thụ "sắm Tết" thế nào trong ngày "Thứ Sáu Đen !" Họ căn cứ vào đó để tiên đoán hàng bán lẻ từ nay cho đến cuối năm còn vững không. Giới tiêu thụ ở Mỹ sẽ quyết định thị trường lên xuống, chớ không phải đạo luật Hồng Kông.

Dù sao, Tổng thống Trump cũng biết trước Bắc Kinh sẽ phản đối mạnh mẽ, nên ông rất gượng nhẹ khi ông đặt bút ký. Ông bày tỏ "lòng kính trọng" đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và với dân Hồng Kông. Ông còn trách cả hai đảng trong Quốc hội đã "chen chân" vào công việc ngoại giao, đáng lẽ để cho ông Tổng thống một mình lo cũng được. Tức là Quốc hội đã can thiệp vào quyền hành của Tổng thống !

Những lời ông Trump nói hẳn làm Tập Cận Bình mát ruột. Trump cho Tập thấy rõ mình cũng bị bó tay. Nếu ông Trump không chịu ký thì hai viện Quốc hội cũng đủ số phiếu để hoàn thành đạo luật.

Mặt khác, ông Trump cũng bắn tin cho ông Tập hiểu rằng Quốc hội làm luật gì thì làm, ông ký cứ ký, nhưng việc áp dụng đạo luật nằm trong tay ông. Ông Tổng thống có thể nặng tay hay nhẹ tay, tích cực thi hành, hay khoan dung hòa hưỡn, đó là quyền của ông !

Nghĩa là, nếu ông Tập "biết điều" bảo dân Tàu mua nhiều đậu nành và thịt heo của Mỹ hơn để ăn Tết thì việc thi hành đạo luật Hồng Kông cũng sẽ nhẩn nha, thơ thới !

Thực ra đạo Luật "Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông" cũng không cần thiết lắm. Quốc hội Mỹ biểu quyết đạo luật này để bày tỏ một thái độ chính trị hơn là ban hành một chính sách ngoại giao.

Bởi vì nước Mỹ hiện đã có sẵn những đạo luật có thể áp dụng nếu cần để trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông nếu họ vi phạm quyền làm người và các quyền tự do dân chủ của dân Hồng Kông.

Đạo luật mới cũng không cần gấp đến thế. Vì cho tới nay chính quyền Hương Cảng vẫn tôn trọng những quyền tự do ghi trong đạo Luật Căn Bản, hiến pháp thu nhỏ của Hồng Kông.

Trung Quốc cũng không tỏ ra muốn vi phạm các quyền mà dân Hồng Kông đã được hưởng từ thời còn là thuộc địa Anh.

Những người biểu tình trước đây đã tấn công mặt tiền những ngôi nhà trụ sở của chính quyền trung ương Bắc Kinh. Dân bày tỏ thái độ phản đối không chào cờ Trung Quốc. Các lãnh tụ sinh viên đã qua Quốc hội Mỹ công khai đả kích chính quyền Trung Quốc. Đặc biệt, họ phất cờ Mỹ và mang hình "Võ sĩ quyền anh Donald Trump" để hoan hô một đạo luật rõ ràng nhằm chống chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông.

Dân Hồng Kông mới được trao Giải John McCain về Lãnh đạo và Phục vụ (John McCain Prize for Leadership in Public Service). Một nghị viên thành phố và một nhà tranh đấu sẽ đại diện cho cả thành phố, qua Mỹ lãnh giải.

Dân chúng sống trong lục địa Trung Quốc không thể nào hành động tự do như vậy. Dân Hồng Kông dám làm, không sợ hãi. Quyền tự do của họ vẫn còn.

Bắc Kinh không dám cướp đoạt những quyền tự do kinh tế, tự do cư trú, tự do ngôn luận, tự do hội họp, vân vân, mà người Anh đã cho dân Hồng Kông hưởng. Bởi vì Trung Quốc biết rằng không thể nào cướp các quyền đó mà không gây các phản ứng dữ dội, của dân chúng Hồng Kông cũng như của cả thế giới. Các phản ứng đó sẽ làm cho kinh tế Hồng Kông suy sụp. Kinh tế Trung Quốc cũng không thoát nạn. Và nó trái ngược với chủ trương của Bắc Kinh đang muốn ve vãn các nước Á Đông với bộ mặt hiền lành, nhất là để dụ dỗ dân Đài Loan.

Như vậy thì việc ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông chỉ có ảnh hưởng tượng trưng nhiều hơn là thực tế.

Việc Bắc Kinh lên tiếng cực lực đả kích đạo luật này cũng vậy. Tập Cận Bình bắt buộc phải phản đối và tuyên bố trả đũa nhưng không thể không làm gì cả sau khi bị cú "tát tai" của Quốc hội Mỹ.

Hành động duy nhất mà Trung Quốc có thể làm là hoãn cuộc thương thuyết ngưng chiến một thời gian, chắc không lâu quá ba tháng. Tập Cận Bình cũng cần một cuộc ngưng chiến mậu dịch, không khác Donald Trump.

Nhưng với cú tát tai vừa rồi, Bắc Kinh không thể ký kết ngay cái gì với Mỹ. Thay vì ký một thỏa hiệp vào cuối tháng 11/2019, thì họ sẽ hoãn tới đầu năm 2020. Khi đó, mọi người đang mải ăn Tết và không mấy ai còn nhớ đạo luật Hồng Kông nữa ! Một đạo luật mà không ai thấy đem ra thi hành, vì chẳng có duyên cớ nào để thi hành, thì rất dễ chìm vào quên lãng.

Nhưng những thắng lợi bầu cử ngày Chủ nhật vừa qua của dân Hồng Kông thì sẽ còn ghi mãi trong trí nhớ người dân cũng như chính quyền Trung Quốc. Dân Hồng Kông đáng hãnh diện về kết quả cuộc bỏ phiếu này.

Cuộc bầu cử cấp thị xã xưa nay chỉ có vài ba chục phần trăm cử tri đi bỏ phiếu ; nhưng lần này dân chúng đã nô nức đi để bày tỏ thái độ, nâng tỷ số lên 70%. Những ứng cử viên tham gia phong trào chống chính quyền, tức là chống Trung Quốc, đã chiếm được 17 trong số 18 hội đồng thị xã. Phe thân Bắc Kinh đại bại.

Đây mới thật là một cái tát mạnh vào mặt chính quyền Hồng Kông và những người đứng sau lưng họ ở Bắc Kinh. Tháng Chín sang năm, cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp (Legco) đặc khu Hồng Kông chắc cũng sẽ đưa đến kết quả tương tự.

Đây là lúc bà Carrie Lam Cheng Yuet-ngor (Lâm Quách Nguyệt Nga), có thể tuyên bố từ chức. Chính bà đã công nhận kết quả cuộc bỏ phiếu vừa qua phản ảnh đúng lòng dân. Những người chống lại bà vừa mới được toàn thể dân Hồng Kông nhiệt liệt ủng hộ ; bà có lý do chính đáng để rút lui, dần dần sẽ qua nước Anh sống quãng đời về hưu an nhàn ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 29/11/2019

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Hoàng Chi Phong, "Anh hùng của tự do"

Chiến thắng áp đảo của phe dân chủ Hồng Kông trong cuộc bầu cử địa phương ngày 24/11/2016, sau gần 6 tháng biểu tình phản kháng, dĩ nhiên đã được các tuần báo cuối tháng 11 này chú ý phân tích.

phong0

Từ phong trào Dù Vàng năm 2014 đến nay, Hoàng Chi Phong, 23 tuổi, luôn đương đầu với Trung Quốc" và "đã làm cho Tập Cận Bình phải mất ngủ".

Nổi bật nhất là tạp chí Pháp Le Point, đã cử đặc phái viên qua tận Hồng Kông để gặp Hoàng Chi Phong, cậu thanh niên mà tạp chí giới thiệu là "Anh hùng của tự do", tựa lớn trang bìa, bên cạnh bức ảnh của gương mặt tiêu biểu cho phong trào phản kháng Hồng Kông kèm theo chú thích "Cuộc gặp gỡ với người đang đối đầu với Trung Quốc".

Le Point đã dành một hồ sơ 13 trang để đề cập đến phong trào biểu tình ở Hồng Kông và dĩ nhiên là Hoàng Chi Phong.

Phóng viên của Le Point tỏ vẻ rất ngưỡng mộ : "Từ phong trào Dù Vàng năm 2014 đến nay, Hoàng Chi Phong, 23 tuổi, luôn đương đầu với Trung Quốc" và "đã làm cho Tập Cận Bình phải mất ngủ". Là một tác nhân của phong trào phản kháng đa dạng tại Hồng Kông, chàng sinh viên này đã từng phải vào tù và có nguy cơ sẽ trở lại nhà tù.

Hoàng Chi Phong : Chuộng dân chủ, nhưng khá thực tế

Le Point ghi nhận hai điểm nơi Hoàng Chi Phong. Trước hết, cậu thanh niên có thể làm cho báo giới phương Tây thất vọng vì anh từ chối tô vẽ thêm cho huyền thoại đã có về anh, một thanh niên đang nối gót những gương mặt dân chủ vĩ đại, một nhân tài trẻ tuổi đã từng đọc qua sách của Martin Luther King hay Nelson Madela và như đang lao vào một cuộc thập tự chinh cho tự do.

Trái với những gì rất thường được viết về anh, Hoàng Chi Phong không hề được nuôi nấng trong sự sùng bái phong trào Thiên An Môn 1989.

Bên cạnh đó, theo tạp chí Pháp, Hoàng Chi Phong cũng có một quan điểm khá thực tế. Anh biết rõ rằng ly khai là một làn ranh đỏ đối với Bắc Kinh cho nên đã thiên về đòi hỏi quyền tự quyết và muốn cho người Hồng Kông có được khả năng quyết định về giai đoạn hậu 2047, tức là khi không còn quy chế "một đất nước hai chế độ".

Quan điểm ôn hòa này khiến Hoàng Chi Phong có hình ảnh "nhạt nhẽo" hơn so với những người thẳng thừng đòi độc lập.

Theo Le Point, Hoàng Chi Phong cũng rất bực tức đối với những gì các nhà báo nước ngoài thường nói về anh. Họ đọc trên Wikipédia và cứ nhại đi nhại lại cùng một ý, ví dụ như nói rằng ở Hồng Kông, tỉ lệ người ủng hộ và phản đối phong trào dân chủ ngang bằng nhau là 50/50. Theo Hoàng Chi Phong điều đó không đúng, mà phải nói là 80/20, với phong trào đấu tranh gần như giành được đồng thuận.

Theo tạp chí Pháp, thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử vừa qua đã xác nhận đánh giá của Hoàng Chi Phong. Điều đó đã mang đến cho phong trào đấu tranh một hơi sức mới để tiếp tục qua năm 2020.

Về phần mình, Hoàng Chi Phong sẽ tiếp tục làm cho lãnh đạo Trung quốc đau đầu. Anh sẵn sàng "chờ xem họ sẽ tìm cách loại bỏ" anh ra khỏi đời sống chính trị Hồng Kông bao nhiêu lần nữa từ đây đến năm 2047. Lúc ấy thì Hoàng Chi Phong đã 51 tuổi.

Người Hồng Kông tiêu thụ theo quan điểm chính trị

Tạp chí Courrier International cũng chú ý đến tình hình Hồng Kông, nhưng nêu bật một khía cạnh khác của phong trào phản kháng qua tựa đề : "Tiêu thụ cũng là một lựa chọn chính trị".

Courrier trích dẫn phóng sự của trang mạng Đài Loan Baodaozhe, cho thấy phong trào biểu tình kéo dài từ hơn 5 tháng đã ảnh hưởng đến thói quen tiêu thụ của người dân Hồng Kông, phân biệt rõ những cửa hàng ủng hộ biểu tình hay thân Bắc Kinh và mua sắm theo xu hướng của họ.

Tác giả bài viết nhớ lại cảnh đi ăn tối với một cô bạn ở Hồng Kông (được đặt tên là Fang để tránh nêu tên thật). Vào giờ phút chót, cô bạn đề nghị một nhà hàng ở Mongkok, vì nhà hàng dự kiến lúc ban đầu bị đánh giá là rất "xanh", màu của phe thân Bắc Kinh.

Nhà hàng được chọn ở Mong Kok, treo những dải màu vang, màu phong trào dân chủ. Nhà hàng đông nghẹt khách và phát ra những bài hát phản kháng.

Cũng như những người chọn lựa nhà hàng ăn, những ai đi mua sắm cũng vậy. Thậm chí nhiều người còn sẵn sàng thay đổi thói quen di chuyển để khỏi bỏ tiền cho phe "địch". Để phản đối chính quyền, nhiều người đã cổ vũ cho "một chu trình kinh tế mầu vàng", tức là chỉ ăn uống, mua sắm tại cửa hiệu thân thiện với phong trào phản kháng.

Thậm chí hệ thống tàu điện cũng bị phe phản kháng tẩy chay. Như giải thích của cô Fang, từ 3 tháng qua, cô không đi tàu điện tuy có nhiều tiện lợi, nhưng phương tiện đó do chính quyền quản lý đã bị đánh giá không tốt, mở cửa cho cảnh sát vào đàn áp, để cho côn đồ đánh người biểu tình ở ga tàu điện. Cô Fang do đó đã dứt khoát không để công ty tàu điên lấy tiền của cô cho dù một xu.

Một cư dân mạng Hồng Kông đã có sáng kiến tạo ra một ứng dụng đặt tên là WhatsGap để giúp phân biệt những nhà hàng "dân chủ" màu vàng và những nhà hàng thân Bắc Kinh, màu xanh. Cũng có một bản đồ cho những cửa hiệu màu vàng phân biệt với màu xanh. Trên Facebook, nhóm "Thế giới mua sắm thức ăn của người Hồng Kông" thân dân chủ đã có 112.000 thành viên.

Phải lên tiếng về người Duy Ngô Nhĩ !

Ngoài Hồng Kông, nhìn về Trung Quốc, tạp chí Courrier International, còn chú ý đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương qua hàng tựa "Duy Ngô Nhĩ : Chúng ta phải đứng lên chống lại Trung Quốc !"

Courrier trích tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung, tố cáo Bắc Kinh cầm giữ gần 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tại Tân Cương và cho rằng với lịch sử của mình, Berlin có một trách nhiêm đặc biệt và phải chống lại chế độ gieo rắc kinh hoàng này.

Theo tờ báo Đức, truy bức có hệ thống cả triệu người Hồi giáo, phá hủy văn hóa của họ, đó là những tội ác. Những tài liệu rò rỉ cho thấy tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài.

Trách nhiêm đối với Đức rất nặng. Do lịch sử của chính mình về đàn áp và truy bức, Berlin có một trách nhiệm lịch sử, cho nên phải can thiệp nhân danh cư dân vùng tây bắc Trung Quốc.

Cho đến giờ Đức đã không làm đủ trách nhiệm của mình. Các tập đoàn Đức như Volkswagen và BASF vẫn hoạt động trong vùng Tân Cương. Phớt lờ thảm kịch đang diễn ra, tập đoàn xe hơi mà Nhà Nước Đức là cổ đông, vẫn thu lợi béo bở tại đấy. Không thể chấp nhận được.

Tờ báo Đức kêu gọi phải áp đặt ngay trừng phạt đối với những người đã vi phạm nhân quyền (ở Tân Cương), cũng như những công ty có dính líu đến việc giam cầm hay kiểm soát, và cả đối với những công ty Đức đã nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa nhân đạo.

Các trại giam là triệu chứng của một chế dộ sẵn sàng diệt trừ tất cả những ai đòi xét lại vấn đề quyền lực độc tôn của họ. Năm 1989 đã xảy ra vụ thảm sát phong trào mùa Xuân Bắc Kinh, 30 năm sau thì trấn áp phong trào dân chủ Hồng Kông. Tại Tây Tạng thì Trung Quốc đã phá hủy văn hóa và lối sống người dân bản xứ từ lâu, và đã cô lập vùng lãnh thổ này. Tại Tân Cương thì chỉ trong vài năm, nơi này đã trở thành một nhà tù lộ thiên.

Việc kiểm soát người dân bằng điện tử cũng là một tội ác chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Phương Tây mềm yếu

Tờ báo bực tức trước sự lộng hành của Trung Quốc nhưng càng bực tức hơn trước phản ứng không mấy mạnh mẽ của phương Tây trong đó có Đức.

Theo tờ báo, đã từ lâu rồi, chế độ Trung Quốc không giới hạn việc gây kinh hoàng ở trong nước. Những nền dân chủ, trong đó có Đức cũng càng ngày càng bị sức ép. Trung Quốc truy bức các nhà hoạt động, ly khai ngay trên lãnh thổ Đức, đe dọa truyền thông, đại học và tấn công, hù dọa các nghị sĩ dám nói đến nhân quyền ở Trung Quốc.

Trên cả thế giới Bắc Kinh gây xáo trộn nhân danh quyền lợi chính trị của họ. Khi Đức và 22 quốc gia trách cứ Trung Quốc giam cầm người một cách tùy tiện thì có ngay 37 nước hậu thuẫn Bắc Kinh, trong đó có Nga, Syria, Miến Điện, những nước không có gì gắn bó với nhau ngoài quan điểm khinh miệt dân chủ và dân quyền. Đây là một liên minh giới chuyên chế mà ngồi trên đỉnh là Trung Quốc.

Nhóm chuyên chế lại thường khi thống trị các cuộc tranh luận ở Liên Hiệp Quốc. Dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, họ phá các tổ chức quốc tế từ bên trong và biến các đinh chế này thành công cụ phục vụ lợi ích của họ. Trung Quốc mua chuộc sự trung thành với các khoản đầu tư, thỏa thuận thương mại, những ai không đi theo thì bị hù dọa.

Tuy nhiên, ở nhiều vùng, Trung Quốc không phải là tác nhân hùng mạnh nhất. Tại đấy, các đồng minh của Trung Quốc lại lợi dụng chính sách an ninh quốc tế do liên minh phương Tây đảm bảo. Nhưng thay vì tự bảo vệ mình, thì Phương Tây bất lực đứng nhìn Trung Quốc hành động.

Cho nên đối với tờ báo Đức, phải xem xét lại kỹ càng lại các mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc. Tranh luận về Hoa Vi cho thấy có nhiều người không hiểu gì cả. Không thể chấp nhận được việc để cho một tập đoàn chịu ảnh hưởng của một chính quyền đã áp đặt một hệ thống giám sát điện tử ở Tân Cương, lại có thể thiết lập hạ tầng cơ sở kỹ thuât số chiến lược ở Đức.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. nhưng Bắc Kinh đã lợi dụng vị trí này để gây sức ép với Berlin. Nếu muốn giữ được sự độc lập, Đức nên thoát ra sự kềm tỏa của Trung Quốc.

Theo tờ báo, phải có những quy tắc rõ ràng trong quan hệ với chế độ Bắc Kinh. Châu Âu nên có một chính sách chung đối với Trung Quốc.

Châu Mỹ La Tinh rối loạn

Dù đã đề cập đến vấn đề Tân Cương trong bài dài ở trang trong, Courrier International tuần này đã dành trang bìa và hồ sơ chính cho vùng châu Mỹ La Tinh. Bên cạnh hình vẽ một người đang la hét, tuần báo Pháp chạy tựa "Châu Mỹ La Tinh : Tại sao lại đổ vỡ ?" và ghi nhận tình hình rối loạn từ Ecuador, Colombia, cho đến Bolivia, Chile.

Theo Courrier International, tại Chile, biểu tình bùng lên vào trung tuần tháng 10, do giá tàu điện tăng, quân đội đã được triển khai để đàn áp, nhưng bạo động tiếp diễn. Tổng thống Sebastián Piñera đã cách chức một số nhân vật trong chính phủ, thông báo cải tổ Hiến Pháp năm 2020, nhưng biểu tình không kết thúc cho dù có người chết. Diều đó cho thấy là người dân đang chán ngán, muốn thay đổi triệt để hơn.

Còn tại Ecuador, các thổ dân đã vùng lên chống chính sách cải tổ kinh tế thắt lưng buộc bụng, trong lúc tại Bolivia, tổng thống Evo Morales phải lưu vong do biểu tình phản đối sau cuộc bầu cử tổng thống.

Courrier International trích dẫn trang mạng Mexico Animal Politico, giải thích là tại các quốc gia nói trên, người dân chán ngán cảnh tham nhũng, phân biệt đối xử, không muốn mình trở thành thành phần bị bỏ quên trong những xã hội mà tiền ngự trị.

Theo trang mạng trên, Châu Mỹ La Tinh là vùng bất bình đẳng nhất thế giới, không chỉ trên thu nhập, mà cả về các quyền được hưởng.

Điểm lại tình hình tại các nước này, vốn trong một thời gian dài chịu sự thống trị của quân đội, Courrier lo ngại cho chế độ dân chủ còn rất mong manh. Trong mắt tạp chí là cả một lục địa đang sụp đổ như một lâu đài cát. Courrier kêu gọi thế giới thận trong về hậu quả.

Những vết rạn trong xã hội Pháp

L’Express tuần này thì dành trang bìa cho xã hội Pháp, nói về hiện tượng mà tạp chí gọi là "Những vết rạn Pháp" và lời khuyên thành tựa đậm "Cuộc nói chuyện mà quý vị phải đọc", với chân dung hai khách mời của tạp chí : Nicolas Mathieu, giải văn học Goncourt 2018, và Jérôme Fourquet, tác giả quyển biên khảo chính trị "L’Archipel français".

Trong hồ sơ dài 13 trang, hai tác giả đã nêu lên những vết rạn nứt trong xã hội Pháp ngày nay, nêu lên nỗi hoang mang, thất vọng, phiền muộn ở những vùng có nhà máy đóng cửa. Nicolas Mathieu tóm lược tình hình trong một câu: có một "cảm nhận về thiên đường đã mất và đứng trước khả năng tuột hạng sắp đến".

Cả hai nhà văn đều chú ý đến những yếu tố nhỏ cuộc sống hàng ngày nhưng phản ánh một cái gì đó không ổn : Ví dụ mức tiêu thụ cần sa. Jerôme Fourquet nêu số liệu cụ thể khó tin : cần sa tạo ra đến 200.000 việc làm ở Pháp, không kém gì tập đoàn xe lửa Pháp SNCF !

Ông Fourquet còn nêu một ví dụ khác, được L’Express dành 4 trang đê khai thác, đó là vũ điệu Country du nhập từ Mỹ từ 15 năm nay và đã thành công chớp nhoáng ở Pháp, với 9% dân chúng Pháp từ 18 tuổi trở lên, tức khoảng 4 triệu người, bị lôi cuốn, và lập những câu lạc bộ, hiệp hội vũ điệu country.

Tận thế ?

Về phần mình, tạp chí L’Obs dành trang bìa cho một chủ đề rất thời thượng : Thế giới sụp đổ và nêu ngay trang bìa hàng tựa lớn dưới dạng câu hỏi : "Ngày mai, sụp đổ ?"

L’Obs ghi nhận suy nghĩ theo đó thế giới chúng ta đứng trước nguy cơ sụp đổ thực sự đang lan rộng, trở thành chủ đề bàn tán thời thượng. Ác mộng cận kề vì việc phá hủy môi trường thiên nhiên không thể cứu vãn được nữa.

Nhưng suy nghĩ bi quan xuất phát từ đâu ? L’Obs giải thích là ở Pháp, suy nghĩ về sụp đổ lan rộng với tác phẩm của hai nhà nghiên cứu Pablo Servigne và Raphaël Stevens : "Mọi sự sụp đổ như thế nào - Comment tout peut s'effondrer", xuất bản năm 2015, được người đọc truyền miệng cho nhau, và không mấy chốc đã bán được 45.000 quyển. Trong giới cổ vũ cho quyển sách này có cả thành viên của đảng cánh tả Nước Pháp Bất khuất.

Tạp chí L’Obs như đã chạy theo thuyết sụp đổ này và khuyên là nên tích trữ đồ hộp nếu sống trong một đô thị lớn : "Những người theo khuynh hướng sụp đổ này đã vẽ ra những cảnh hãi hùng, nhưng thực tế cho thấy họ cũng có lý. Ví dụ như ở các thành phố lớn hiện nay, dự trữ lương thực chiến lược chỉ đủ dùng trong vài ngày. Như vậy thì người dân Paris, hay New York sẽ ăn gì nếu không có xe lửa hay xe tải để vận chuyển lương thực ?"

Mai Vân

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á
samedi, 30 novembre 2019 16:05

Ký – Rồi sao nữa ?

Sau nhiều ngày đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, dưới sức ép của lưỡng viện quốc hội cũng như để trả lời sự hăm dọa của Trung Quốc - không được ký 2 dự luật (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) và (Protect Hong Kong Act) - ông Donald Trump cuối cùng đã quyết định phê chuẩn 2 dự luật này trước khi đi nghỉ những ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) ở Mar-A-Lago.

act1

Việc ký 2 dự luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act và Protect Hong Kong Act được người dân Hongkong hoan hô, vui mừng

Quyết định đặt bút ký của ông Donald Trump khiến nhiều người ngạc nhiên. Đa số dư luận đều nhận định rằng ông sẽ dùng quyền phủ quyết bỏ túi (Pocket Veto) để tránh làm mất lòng ông Tập Cận Bình - ngâm dấm 2 dự luật trên trong 10 ngày, không ký, để cho 2 dự luật tự động trở thành đạo luật - vì đã được lưỡng viện quốc hội chuẩn thuận với hơn 99% ở hạ viện, 100% ở thượng viện.

Việc ký 2 dự luật trên không những được người dân Hongkong mà cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như trong nước hoan hô, vui mừng khá cuồng nhiệt, ca tụng ông trên mạng xã hội FB với những lời có cánh. Với người dân Hongkong, việc hoan nghênh chuyện ký 2 đạo luật rất dễ hiểu bởi nó xác nhận thêm một lần nữa chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Hongkong.

Tuy nhiên, với những người hiểu biết rõ về thể chế chính trị, hiến pháp của Mỹ thì việc ký hay không ký 2 dự luật trên chỉ là hình thức, nguyên tắc, khi 2 dự luật đã được Quốc hội thông qua gần như tuyệt đối.

Hơn ai hết, ông Tập Cận Bình và nội các, những nhà ngoại giao Trung Quốc đều hiểu rằng dù ông Trump không ký thì 2 dự luật vẫn được thông qua. Như vậy tại sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại 2 lần gọi đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh đến để chuyển lời hăm dọa đến ông Donald Trump - không được phép ký ?

Câu trả lời thật đơn giản. Chỉ là những trò vờ vịt, biểu diễn sức mạnh giống như 2 đấu thủ trên võ đài đô vật Mỹ (Wrestling) mà khán giả dễ dàng nhận ra. Đấm, đá, quật, quăng, dẫm, đạp, kẹp cổ, bẻ chân, bẻ tay... chẳng thấy đối thủ nào đau dớn, rên la hay bị thương tật… sau trận đấu.

act2

Donald Trump đã tự sướng, đưa lên mạng Twitter tấm hình của ông được chỉnh sửa từ một phần mềm, ráp đầu của ông vào thân hình võ sĩ của tài tử Silvester Stallone trong phim Rocky 3 với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc như thép

Chính vì vậy nên sau khi ký, ông Donald Trump đã tự sướng, đưa lên mạng Twitter tấm hình của ông được chỉnh sửa từ một phần mềm, ráp đầu của ông vào thân hình võ sĩ của tài tử Silvester Stallone trong phim Rocky 3  với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc như thép – như một câu trả lời những hăm dọa của Tập Cận Bình – dĩ nhiên chỉ để phô diễn cho những ai ái mộ, ủng hộ ông, riêng họ Tập thì đã nắm tẩy của ông từ lâu.

Thật ra Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền cho Hongkong đã có từ năm 1992, đạo luật vừa được ông Trump ký , S.1838 chỉ có thay đổi và thêm một số điểm. Đạo luật thứ hai Protect Hongkong Act là S.2170 thì hoàn toàn mới, cấm Tổng thống ký giấy phép xuất khẩu các loại đạn đặc biệt, kể cả các công cụ trang bị cho cảnh sát, lực lượng hổ trợ cảnh sát dùng trong việc đàn áp biểu tình như lựu đạn cay, còng số 8, đạn cao su…

Vấn đề quan trọng là 2 đạo luật trên sẽ được ông Trump và nội các thi hành ra sao ? Chắc chắn ông Donald Trump và nội các khi thi hành 2 đạo luật này sẽ diễn giải theo ý kiến riêng như thế nào để không bị thế giới chỉ trích, lên án, đồng thời không mất lòng ông Tập Cận Bình.

Hơn thế nữa, sau khi 2 đạo luật được chuẩn thuận, tòa Bạch Ốc cũng đưa ra 2 thông cáo của ông Trump.

Thông cáo thứ nhất nói rằng :

Ông Donald Trump ký 2 đạo luật đó là do lòng kính trọng của ông với chủ tịch Tập Cận Bình và người dân Hongkong. Hai đạo luật đó được ban hành với niềm hi vọng rằng, các nhà lãnh đạo cũng như đại diện của Hongkong sẽ giải quyết các bất đồng một cách ổn thỏa, êm đẹp để Hongkong được hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người.

Thông cáo thứ hai mới đáng "quan ngại" vì sự không rõ ràng. Thông báo này nói là một số điều khoản của đạo luật theo hiến pháp, có thể ảnh hưởng, giới hạn thẩm quyền của tổng thống trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tuy nhiên không ai rõ là ông Trump muốn nói đến điều khoản nào.

Nội các của tôi (ông Trump) sẽ thi hành từng điều khoản của đạo luật một cách cân nhắc, phù hợp với thẩm quyền hiến định của tổng thống trong chính sách đối ngoại.

Vậy là sao ? Hiểu một cách thông thường về thông cáo thứ hai, tổng thống Donald Trump có thể sẽ tùy nghi sử dụng quyền hành pháp của mình trong việc thi hành các điều khoản của đạo luật nói trên. Hoặc nói cách khác, ông Trump sẽ không để bị Quốc hội trói tay trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc.

Phải chăng đây là một tín hiệu (ngầm) của tổng thống Donald Trump muốn gửi tới người bạn tuyệt vời của ông là chủ tịch Tập Cận Bình rằng : "Chủ tịch yên chí ! Chính sách của Mỹ với Hongkong sẽ không có gì thay đổi khi nào tôi còn ngồi trong tòa Bạch Ốc".

Hòa đàm của giai đoạn 1 về cuộc thương chiến Mỹ-Trung vẫn chưa được kết thúc. Phía Trung Quốc tiếp tục kéo dài đàm phán, cù cưa, lần lừa trong mọi chuyện cho dù ông Tập Cận Bình đang gặp vô vàn khó khăn trong tình hình nội bộ Trung Quốc.

Liệu ông Tập Cận Bình có hiểu được tín hiệu (ngầm) mà ông Donald Trump gửi tới cho mình ? Thời gian sẽ trả lời.

Thạch Đạt Lang

(30/11/2019)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Diễn đàn

Phe dân chủ Hồng Kông tiếp tục kêu gọi xuống đường (RFI, 29/11/2019)

Ngày 29/11/2019 phe dân chủ Hồng Kông tiếp tục kêu gọi tuần hành trong những ngày tới. Quyết định được đưa ra sau khi tổng thống Donald Trump phê chuẩn luật bảo vệ nhân quyền và dân chủ Hồng Kông, và một ngày sau khi cảnh sát quét dọn khu đại học Bách Khoa.

bieutinh1

Người biểu tình phản đối chính quyền đặc khu Hồng Kông cầm cờ Anh Quốc, tụ tập trước Tổng lãnh sự Anh, ngày 29/11/2019. Reuters/Marko Djurica

Theo hãng tin AFP, nhiều diễn đàn trên mạng đang phối hợp để chuẩn bị cho một cuộc tập hợp lớn vào Chủ Nhật 01/12/2019 và kêu gọi đình công vào ngày hôm sau 02/12. Mục đích đề ra là làm xáo trộn các phương tiện giao thông công cộng. Nhiều nhóm phản kháng, như Reddit – Like LIHKG thậm chí còn chủ trương bãi công trong nhiều này liên tiếp. Vẫn theo AFP lời kêu gọi này hiện đang được khá nhiều người dùng internet tán đồng.

Về tình hình tại chỗ, vào giờ nghỉ trưa nay, hàng trăm nhân viên văn phòng tiếp tục tập hợp tại nhiều khu phố. Cảnh sát chống bạo động được điều đến hiện trường giải tán đám đông trong vòng trật tự. Cũng trưa nay, cảnh sát đã rút lui khỏi khu ký túc xá Đại Học Bách Khoa, sau khi hoàn thành niệm vụ dọn dẹp khu vực mà cả ngàn sinh viên đã cố thủ từ ngày 17/11/2019. Cảnh sát phát hiện khoảng 4.000 bom xăng trong khuôn viên nhà trường.

Chính quyền Hồng Kông cho biết từ đầu phong trào phản kháng hồi mùa xuân vừa qua, 5.800 người đã bị câu lưu. Gần 1.000 trong số này bị truy tố và cảnh sát đã dùng 12.000 lựu đạn cay để dẹp phong trào biểu tình.

Thanh Hà

****************

Tổng thống Mỹ phê chuẩn luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (RFI, 28/11/2019)

Trung Quốc cực lực lên án Mỹ ủng hộ người biểu tình Hồng Kông sau khi tổng thống Donald Trump ký ban hành luật Nhân Quyền và Dân chủ Hồng Kông. Phe dân chủ Hồng Kông xem sự ủng hộ của Washington là một thắng lợi quan trọng

luat1

Tổng thống Trump vận động tranh cử tại bang Florida ngày 27/11/2019. Chủ nhân Nhà Trắng đã làm Bắc Kinh phẫn nộ khi ký ban hành luật ủng hộ dân chủ Hồng Kông. Reuters

Ngày 27/11/2019 tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn " Đạo luật năm 2019 về Nhân Quyền và Dân chủ Hồng Kông". Trong thông cáo, Nhà Trắng nhấn mạnh, qua quyết định này, tổng thống Mỹ thể hiện thái độ "Tôn trọng đối với chủ tịch Tập Cận Bình, với Trung Quốc và người dân Hồng Kông". Tuần trước, chính tổng thống Hoa Kỳ đã cho biết ông không chắc sẽ phê chuẩn văn bản này, trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc sắp đạt một thỏa thuận về mậu dịch, giải quyết xung khắc thương mại đã kéo dài từ tháng 3/2018.

Bắc Kinh triệu đại sứ Mỹ lên để phản đối

Bắc Kinh mạnh mẽ lên án Washington ủng hộ người biểu tình Hồng Kông. Ngay từ hôm qua, phát ngôn viên Cảnh Sảng ra thông cáo cho rằng đạo luật vừa được tổng thống Trump phê chuẩn có nguy cơ làm "phương hại đến hợp tác Mỹ-Trung trong nhiều lĩnh vực quan trọng". Hôm nay, 28/11, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) đã triệu đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh Terry Brandstad lên để phản đối và yêu cầu Washington "ngưng ngay lập tức can thiệp vào công việc nổi bộ của Trung Quốc, ngưng làm xấu đi thêm quan hệ song phương".

Văn phòng đại diện của Trung Quốc tại Hồng Kông cũng mạnh mẽ lên án Mỹ ủng hộ phe dân chủ Hồng Kông, tuyên bố quyết định của Washington có "nguy cơ gây đẩy thêm Hồng Kông vào cảnh hỗn loạn".

Trong khi đó, phe dân chủ Hồng Kông hoan nghênh quyết định của Mỹ, như giải thích sau đây của thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh :

"Bắc Kinh không cần được Mỹ tặng cho món quà này trước ngày lễ Tạ Ơn. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc lập tức tuyên bố "rất lấy làm tiếc" trước việc đạo luật này can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Hồng Kông", nếu không muốn nói là vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng đây là một thông điệp sai lệch gửi đến người biểu tình.

Đạo luật vừa được tổng thống Donald Trump phê chuẩn, sau khi được đại đa số nghị sĩ Mỹ thông qua, là kết quả cuộc đấu tranh dài hơi của phe dân chủ Hồng Kông.

Ca sĩ Hạ Vận Thi ( Denise Ho ) viết trên Twitter : "Cảm ơn tất cả những ai ở Quốc Quốc Hội Mỹ đã kiên trì đấu tranh từ 5 năm qua để đạo luật này được ra đời". Gương mặt hàng đầu này của phong trào viết thêm : "Nếu không có sự hy sinh và quyết tâm của những người Hồng Kông, không ai đạt được điều gì hết".

Nữ ca sĩ Hà Vận Thi muốn nói đến những người biểu tình hôm 08/09/2019 đã giương cao lá cờ Mỹ trên đường phố Hồng Kông. Một người biểu tình tại Hồng Kông nói : Trung Quốc ngày nay đã quá mạnh, họ gài cả người của mình tại Mỹ. Chúng tôi hy vọng là Hoa Kỳ có thể cản được Trung Quốc, Hồng Kông cần Mỹ yểm trợ".

Luật mới quy định tổng thống Hoa Kỳ hàng năm phải xét lại quy chế thương mại đặc biệt dành cho Hồng Kông và nguyên thủ Mỹ có thể rút lại các điều khoản ưu đãi đó nếu các quyền tự do tại Hồng Kông bị đe dọa. Bắc Kinh vừa thông báo sẽ đưa ra những biện pháp trả đũa Hoa Kỳ, nhưng không đi sâu vào chi tiết"

Thanh Hà

********************

Trung Quốc : Mỹ sẽ lãnh hậu quả khôn lường vì luật ủng hộ dân chủ Hong Kong (VOA, 28/11/2019)

Trung Quốc hôm th Năm 28/11 cnh báo Hoa Kỳ rng h s áp dng các "bin pháp cng rn đáp tr" các đo lut ca M ng h người biu tình chng chính ph Hng Kông. Bc Kinh nói rng các âm mưu can thip vào thành ph do Trung Quc cai tr tt phi thất bại.

2222luat22222222222222

Người biu tình giương c, hát quc ca M trong cuc tun hành ti trung tâm Hong Kong hôm 28/11/2019.

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump hôm th Tư đã ký thành lut hai d lut được Quc hi thông qua ng h người biu tình Hong Kong, bt chp Bc Kinh phn n phn đi.

Trong khi đó người biu tình Hong Kong phn khi đón nhn tin này bng vic tun hành "tạ ơn" vi hàng trăm người đ mi la tui tham gia, mt s người giương cao c M, ti trung tâm thành ph.

Đạo lut Nhân quyn và dân ch Hong Kong yêu cu B Ngoi giao M đánh giá hàng năm mc đ t ch ca Hong Kong đ làm cơ s điu chnh các chính sách ưu đãi thương mi đc bit ca M dành cho Hong Kong.

Luật cũng s trng pht các cá nhân và tổ chức vi phm nhân quyn liên quan đến Hong Kong.

Bộ Ngoi giao Trung Quc cnh cáo M s gánh chu hu qu khôn lường nếu c tiếp tc "hành đng tùy tiện" can thip vào Hong Kong.

Thứ trưởng Ngoi giao Le Yucheng ca Trung Quc hôm th Năm triu tp Ði s Terry Brandstad ca M, ln th hai trong tun này, đ phn đi và yêu cu Washington phi ngay lp tc chm dt can thip vào các vn đ ni b ca Trung Quốc.

Chính quyền Hong Kong được Bc Kinh hu thun tuyên b đo lut ca M gi mt tín hiu sai lm đến nhng người biu tình, và "can thip thô bo" vào chuyn ni b ca Hong Kong.

Kim ngạch thương mi gia Hong Kong và M ước tính đt khong 67,3 tỉ đôla trong năm 2018, vi mc thng dư khong 33,8 t đôla nghiêng v phía M. Văn phòng Đi din Thương Mi M nói rng đây là mc thng dư thương mi cao nht mà M có được đi vi bt c quc gia hoc lãnh th nào.

Theo Reuters

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Hồng Kông : Đại học Hàn Quốc bị sinh viên Trung Quốc quậy phá (RFI, 27/11/2019)

Sau Úc, Canada, Mỹ và một số nước phương Tây, đến lượt đại học Hàn Quốc bị tình hình Hồng Kông khuấy động, với nhiều sự cố căng thẳng giữa các sinh viên bày tỏ quan điểm ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông với các du học sinh Trung Quốc.

hk1

Thanh niên, sinh viên Hàn Quốc xuống đường ủng hộ phong trào phản kháng ở Hồng Kông. Ảnh tại Seoul, ngày 23/11/2019. Reuters/Heo Ran

Nhật báo Hàn Quốc The Korean Herald hôm 24/11/2019 vừa qua đã báo động : "Tại các đại học Hàn Quốc, những vụ đối đầu giữa sinh viên ủng hộ người phản kháng Hồng Kông và sinh viên Trung Quốc đang leo thang".

Trước đó hai hôm, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cũng nêu bật tình trạng "Tại Nam Hàn, sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc xung đột với nhau về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông".

Các báo đều nêu bật thái độ hung hăng của các sinh viên Hoa Lục trước các hoạt động thể hiện quyền tự do ngôn luận bình thường của các sinh viên Hàn Quốc, trong bối cảnh sứ quán Trung Quốc tại Seoul không ngần ngại bênh vực sinh viên của họ, còn giới lãnh đạo các trường không che giấu thái độ bối rối.

Sinh viên Hàn Quốc tuần hành trước sứ quán Trung Quốc ở Seoul

Tờ The Korean Herald ghi nhận trước tiên là phong trào ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông không còn giới hạn bên trong khuôn viên các trường đại học, mà đã bắt đầu tràn ra đường phố.

Ngày thứ Bảy 23/11 vừa qua, đã có khoảng 200 sinh viên tập họp tại quảng trường Seoul Plaza, tuần hành 2 cây số và tiến đến đại sứ quán Trung Quốc ở khu trung tâm Jung Gu, để phản đối bạo lực cảnh sát đàn áp người biểu tình Hồng Kông.

Đối với các sinh viên, họ biểu tình để phản đối hiện tượng "bạo lực Nhà Nước" trong bối cảnh "giới lãnh đạo Hàn Quốc và trên thế giới đã nhắm mắt trước những cảnh kinh hoàng ở Hồng Kông vì sợ chính quyền Cộng Sản Trung Quốc".

Theo nhật báo Hàn Quốc, đây là cuộc biểu tình đông đảo đầu tiên của sinh viên bên ngoài khuôn viên đại học, vào lúc mà những vụ đối đầu giữa sinh viên Hàn Quốc ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông và sinh viên Trung Quốc phá hủy biểu ngữ ủng hộ đó của sinh viên Hàn Quốc, ngày càng nhiều lên.

Đối với các sinh viên Hàn Quốc, quyền tự do ngôn luận của họ đã bị xâm phạm, khi mà những hành động tỏ tình đoàn kết của họ với phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông đã gặp phản ứng thù nghịch trên của sinh viên đến từ Hoa Lục.

Tờ báo ghi nhận là ngày 09/11 vừa qua, tại đại học Myongji ở khu đại học Seodaemun-gu phía tây Seoul, hai sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ sau một vụ ẩu đả vì một lá cờ Hồng Kông. Đối với tờ báo, đó là lần đầu tiên mà tranh cãi về phong trào biểu tình ở Hồng Kông dẫn đến đánh nhau giữa sinh viên trong khu đại học.

Tự do ngôn luận bị xúc phạm

Theo Oh Je Ha, một sinh viên năm thứ tư ngành xã hội học tại đại học Yonsei cũng ở quận Seodaemun, Seoul, trong nhiều tháng qua, các hoạt động của sinh viên Hàn Quốc nhằm biểu thị sự ủng hộ đối với phong trào dân chủ Hồng Kông càng lúc càng vấp phải sự chống đối của sinh viên đến từ Trung Quốc.

Oh Je Ha cho biết poster nào ủng hộ Hồng Kông được dán lên cũng đều bị phá hỏng, "nhiều khi chỉ được vài tiếng là bị xé đi, bị bôi bẩn hoặc bị một khẩu hiệu chống Hồng Kông dán đè lên".

Phóng viên của tờ The Korea Herald ghi nhận là trên tường bên ngoài thư viện của đại học, có dán một tấm poster lớn bên trên ghi : "Chúng tôi, sinh viên Hàn Quốc, ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân chủ của người Hồng Kông. Chúng tôi lên tiếng với hy vọng cho thấy được là ngay trong trường của chúng ta cũng có những tiếng nói ủng hộ người Hồng Kông… Phá hoại bích chương này là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của sinh viên chúng ta và là một hành vi phi dân chủ".

Thế nhưng, ngay bên cạnh tấm poster đó, có những tờ giấy dùng hai màu vàng và đỏ in những câu như "Hãy ngưng can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc" và "Tôi ủng hộ cảnh sát Hồng Kông".

Theo Oh Ji Ha, những mảnh giấy đó được dán lên vài giờ sau tấm poster của sinh viên Hàn Quốc. Đối với chàng sinh viên 26 tuổi này, với tư cách là một công dân của một quốc gia đã 2 lần kinh qua phong trào biểu tình rầm rộ của quần chúng - một lần trong thập niên 1980 và một vài năm trước đây, thời tổng thống Park Geun Hye - và cả hai lần kết thúc bằng thắng lợi của dân chúng, việc anh ủng hộ người dân Hồng Kông và cuộc đấu tranh của họ là điều tất nhiên.

Lãnh đạo các trường đại học bối rối

Vấn đề được bài báo nêu bật là phản ứng quá dè dặt của ban lãnh đạo các trường đại học trước các hành vi phá hoại của sinh viên Trung Quốc.

Một sinh viên đại học Yonsei trong tuần qua đã quyết định khiếu nại với cảnh sát địa phương về vụ các bích chương ủng hộ Hồng Kông đã bị hai người nói tiếng Hoa xé xuống. Cảnh sát ở Seodaemun cho rằng họ có thể sẽ buộc hai người đó bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, giới chức đại học Yonsei thì lại từ chối không "can thiệp vào vấn đề nội bộ của sinh viên". Ông Kim Seul Kyo, phụ trách giao tế của đại học đã giải thích rằng trường chủ trương để cho cộng đồng sinh viên tự xử lý tình hình, và "tin tưởng rằng việc đối đầu gần đây giữa sinh viên Hoa Lục và sinh viên các quốc gia khác có thể được giải quyết giữa sinh viên với nhau".

Đối với các sinh viên đại học Yonsei, câu trả lời "nhạt nhẽo" đó của giới lãnh đạo trường xuất phát từ việc không muốn mất lòng sô sinh viên Trung Quốc rất đông đảo tại đây.

Một sinh viên khoa luật, xin ẩn danh, đã nhận định gay gắt là lẽ ra "Trường Yonsei phải đứng lên bảo vệ sinh viên của mình, quyền tự do ngôn luận là một quyền được bảo vệ ở Hàn Quốc, và cần phải nhắc nhở sinh viên Trung Quốc rằng họ ở đây với tư cách khách mời và đây không phải là Bắc Kinh".

Sinh viên luật này còn cho rằng trường Yonsei sợ là việc phê phán các hành động phá hoại của sinh viên Hoa Lục sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhận sinh viên Trung Quốc trong tương lai.

Theo người phụ trách giao tế của trường Yonsei, thì gần một nửa sinh viên ngoại quốc chưa tốt nghiệp ở đại học này là sinh viên Trung Quốc.

Trên phạm vi cả nước, trong năm 2018, trong số 50.997 sinh viên nước ngoài ở các trường đại học thì có tới 35.799 đến từ Trung Quốc.

Đối đầu tại đại học Ewha

Tình trạng đối đầu giữa sinh Hàn Quốc và Trung Quốc trên vấn đề Hồng Kông không chỉ giởi hạn ở Đại Học Myongji hay Yonsei, mà đã xẩy ra đồng loạt ở những nơi có sinh viên Trung Quốc.

Theo báo Korea Herald, tại đại học nữ Ewha gần Yonsei chẳng hạn, trong tuần qua, sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã phải đọ sức suốt một ngày nơi bức tường "dân chủ" dán poster, một bên dán giấy ủng hộ Hồng Kông, sau đó bên kia ra sức dán lên những đánh giá ngược lại.

Một sinh viên Hồng Kông Tang Kar Wun cho biết là chỉ muốn dán lên tường những mảnh giấy bày tỏ mong muốn hòa bình ở thành phố quê hương, nhưng không một tờ nào còn nguyên vẹn quá một ngày, hoặc là bị xé bỏ, hoặc là bị bôi đen hay bị những lời lẽ thô tục bằng tiếng Hoa viết chồng lên.

Một sinh viên hoạt động tích cực trong phong trào ủng hộ Hồng Kông ở đại học Ewha đã rất bực tức : "Có thể là không có luật lệ, quy tắc rõ ràng, nhưng phá hoại các bích chương hay biểu ngữ mà sinh viên đã làm là điều không thể chấp nhận được ở đây".

Đại sứ quán Trung Quốc bênh vực

Nhật báo Hồng Kông South China Morning ngày 22/11 đã đăng lời chứng của nhiều sinh viên Hàn Quốc về những hành vi thái quá của sinh viên Trung Quốc đối với những bạn học Hàn Quốc dám ủng hộ Hồng Kông.

Một nữ sinh viên trường đại học Hàn Quốc (Korea University) chẳng hạn, đã nhận được qua mạng WeChat những lời chửi rủa, kèm theo các thông tin cá nhân về cô và cả địa chi liên lạc của cô, các thông tin được chia sẻ trong một nhóm trò chuyện gồm gần 500 sinh viên Hoa Lục Hàn Quốc.

Bạn của cô học ở đại học Hankuk cũng bị tấn công trên mạng một cách tương tự, thậm chí ảnh của cô còn bị in ra, bên trên ghi những lời lẽ rất thô tục rồi cho dán khắp trường.

Điều được tờ SCMP ghi nhận là trước tình hình đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc đã ra tuyên bố cho rằng việc sinh viên Hoa Lục phản ứng với "các hành động gây hại cho chủ quyền Trung Quốc" là điều "hợp lý và có thể hiểu được".

Thông cáo nói thêm là "Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các công dân Trung Quốc ở nước ngoài tuân thủ luật pháp địa phương", "thể hiện lòng yêu nước vừa phải", và "chú ý đến an ninh của chính mình".

Mai Vân

*****************

Hồng Kông mở lại đường hầm chính, PolyU hầu như không còn ai (RFI, 27/11/2019)

Một trong các tuyến đường giao thông chính ở Hồng Kông đã mở lại hôm nay 27/11/2019, sau hai tuần lễ bị phong tỏa. Tại trường đại học Bách Khoa (PolyU), nơi từng bị cả ngàn người biểu tình chiếm đóng, hầu như không còn ai. Việc tìm kiếm những người cố thủ vẫn tiếp tục, nhưng cảnh sát đang bị đòi hỏi phải rút đi sau 10 ngày bao vây trường đại học này.

hk2

Xe cộ lưu thông qua đường hầm vừa được mở lại ở Hồng Kông ngày 27/11/2019. Reuters/Leah Millis

Ngay từ sáng sớm hôm nay, một trong các đường hầm chính nối bán đảo Cửu Long với đảo Hồng Kông đã mở cửa trở lại. Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy rất nhiều xe cộ đã đi qua tuyến đường quan trọng này. Hai tuần trước, hàng trăm người biểu tình đã quăng gạch đá, nổi lửa ở một số nơi trên tuyến đường, phá hủy các trạm thu phí, và sau đó chạy vào trường đại học Bách Khoa ở kế cận.

Ngôi trường nằm tại bán đảo Cửu Long đã biến thành pháo đài để đối phó với cảnh sát chống bạo động. Khoảng 1.100 người đã bị bắt giữ tuần trước. Hôm nay việc lục soát trường Bách Khoa vẫn tiếp tục, tuy phó chủ tịch hội đồng nhà trường thông báo không còn người biểu tình nào trong khu đại học xá. Người duy nhất được tìm thấy hôm qua là một thiếu nữ khoảng trên 18 tuổi trong tình trạng sức khỏe rất yếu.

Trong thông cáo, trường đại học Bách Khoa đã yêu cầu lực lượng cảnh sát rút đi để có thể khởi động việc tổng vệ sinh. Tuy nhiên, AP cho biết cảnh sát vẫn canh gác xung quanh trường và hiện chưa muốn bình luận với hãng tin Mỹ.

Sau không khí vui mừng với kết quả bầu cử hội đồng quận ở Hồng Kông vừa qua, các cuộc biểu tình chống chính quyền dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

Về phía Bắc Kinh, cơ quan đại diện tại Hồng Kông của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay bác bỏ thông tin của Reuters về việc lập ra cơ quan giải quyết khủng hoảng Hồng Kông tại Thâm Quyến, thành phố Trung Quốc đối diện với đặc khu.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Hôm 25/11/2019, hơn 20 tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng chỉ trích Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra tiếng nói sai lệch về tình hình biểu tình ở Hồng Kông.

hcr1

Hơn 20 tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet, nên công khai tố cáo Chính quyền Hồng Kông vì vi phạm có hệ thống các quyền tự do hội họp hòa bình và tự do ngôn luận, và lên án việc sử dụng bạo lực không cần thiết và không tương xứng của cảnh sát Hồng Kông.

Trong tuyên bố được phát đi bởi một nhóm các tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng :

"Thông cáo báo chí của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào hôm 19/11, đánh giá chính quyền Hồng Kông đã rất tôn trọng việc thực thi quyền tự do hội họp hòa bình là không chính xác".

Theo các tổ chức nhân quyền, cảnh sát Hồng Kông ngày càng từ chối cấp phép cho các cuộc hội họp và tuần hành ôn hòa, cũng như giam giữ tùy tiện các cá nhân vì lý do "hội họp bất hợp pháp".

"Cảnh sát đã bắt giữ gần 4.500 cá nhân liên quan đến các cuộc biểu tình kể từ ngày 9 tháng 6, và có bằng chứng đáng tin cậy về việc tra tấn và ngược đãi người biểu tình của cảnh sát khi bị giam giữ", tuyên bố cho biết.

Tuyên bố này cũng bày tỏ mối quan ngại về việc "không một sĩ quan cảnh sát nào phải đối mặt cho việc bị truy tố cho hành động sử dụng vũ lực quá mức hoặc lạm dụng quyền lực liên quan đến sự đàn áp".

Các nhóm nhân quyền đã nhắc lại nhiệm vụ của Cao ủy Nhân quyền cần sử dụng vị trí của mình để nêu lên những lo ngại nghiêm trọng về vi phạm nhân quyền ở mọi nơi trên thế giới. 

"Văn phòng Cao ủy đã làm tổn hại đến uy tín của mình qua việc phớt lờ sự tàn bạo của cảnh sát và sự đàn áp của người dân Hồng Kông trong việc thực thi ôn hòa các quyền tự do cơ bản của họ", tuyên bố của các tổ chức nhân quyền nhận định.

Qua đó các tổ chức này kêu gọi Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet, nên công khai tố cáo Chính phủ Hồng Kông vì vi phạm có hệ thống các quyền tự do hội họp hòa bình và tự do ngôn luận, và lên án việc sử dụng bạo lực không cần thiết và không tương xứng của cảnh sát Hồng Kông. 

Tuyên bố này có sự tham gia đồng đứng tên của các tổ chức nhân quyền quốc tế uy tín như Ân xá quốc tế (Amnesty International), Hỗ trợ Quốc tế cho Nhân quyền (International Service for Human Rights), Tổ chức Chống tra tấn thế giới (World Organisation Against), Liên minh thế giới vì sự tham gia của người dân (CIVICUS), Điều 19 (Article 19), ….

Cao ủy nhân quyền từng nói gì ?

Trong thông cáo báo chí được đăng tải trên trang website của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào hôm 19/11, phát ngôn viên Rupert Colville cho biết, cơ quan này "rất quan tâm về tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng ở Hồng Kông", nhưng lại chỉ trích các nhóm thanh niên tham gia vào các cuộc biểu tình đã gây ra tình trạng bạo lực này.

Thông cáo báo chí của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nêu rõ : "Đại đa số người dân Hồng Kông đã thực hiện quyền tự do hội họp một cách hòa bình và tuân thủ luật pháp - và chính quyền đã rất tôn trọng việc thực thi quyền này. Do đó, việc sử dụng bạo lực cực đoan - bao gồm chống lại lực lượng cảnh sát - bởi một số người tham gia vào các cuộc biểu tình là rất đáng tiếc và không thể tha thứ."

Phát ngôn của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ các tổ chức nhân quyền quốc tế, mà họ gọi đây là một phát ngôn lố bịch.

Xung đột tiếng nói giữa Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế là điều hiếm khi xảy ra. Nhiều người nhận định Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền đã chịu nhiều ảnh hưởng từ nhà cầm quyền Bắc Kinh khi đưa ra nhận xét thiếu khách quan về tình hình biểu tình ở Hồng Kông.

Theo sự kiện mới nhất diễn ra tại Hồng Kông, trong cuộc bầu cử Hội đồng cấp quận tại đặc khu hành chính này vào hôm 24/11, các ứng viên đại diện cho lực lượng đấu tranh cho dân chủ đã giành chiến thắng áp đảo trước các lực lượng chính trị thân chính quyền Bắc Kinh. Điều này cho thấy đa phần người dân Hồng Kông đã lựa chọn đứng về phe biểu tình.

Minh Luật

Nguồn : RFA, 27/11/2019 (minh-luat's blog)

Additional Info

  • Author Minh Luật
Published in Diễn đàn

Chuyện đi vào lịch sử có thể ví von như đang bước vào một đầm lầy hoặc một khu rừng hoặc những dãy núi đá vôi. Có thể, trước những con vật không biết chinh phục đầm lầy, những ai vượt qua nó là anh hùng, và họ có quyền làm anh hùng với cả muỗi mòng, cá sấu khi sống sót. Có thể, họ sẽ làm anh hùng với rắn rết, cọp beo và cái lạnh thấu xương thấu thịt nơi rừng rú, đại ngàn, và họ có quyền làm anh hùng vì đã sống sót. Có thể, họ sẽ chịu muôn vàn khó khăn, chân tay bật máu khi lội trên những đỉnh núi tai mèo và họ có quyền làm anh hùng khi đến đỉnh. Nhưng, khi xét trên một cục diện rộng hơn, quĩ thời gian để chinh phục và làm anh hùng vẫn có thể dành cho một việc khác cao quí và đáng khen ngợi hơn những việc đã chọn. Nhưng, đi vào lịch sử là một việc đã chọn và phải đi. Vấn đề nằm ở chỗ lựa chọn ban đầu là gì ?

carie0

Lam đóng vai trò sợi dây thòng lọng trong tay Tập Cận Bình, và Tập có thể tùy thích thít chặt hay nới rộng sợi thòng lọng sau khi quấn nó vào Hồng Kông.

Có những lựa chọn đi vào lịch sử làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, trong trẻo và đáng yêu hơn. Những nhà văn, nghệ sĩ, và những người suốt một cuộc đời phụng sự cho tình yêu và cái đẹp đã đi vào lịch sử theo chiều kích này.

Có những lựa chọn đi vào lịch sử để góp tay làm cho thế giới trở nên rộng mở hơn, quyền làm người được nâng cao và thế giới trở nên gần gũi, tin yêu hơn bởi ở đó, con người thấy được giá trị chân tính của mình trên mặt đất. Những lựa chọn ấy đi vào lịch sử làm cho thế giới dù đứng ở chiều kích nào cũng phải dành sự ngưỡng mộ đến.

Có những lựa chọn suốt một đời người dành cho một mục tiêu, và mục tiêu ấy có thể bị phá vỡ trong tức khắc bởi những thế lực đối lập, sự âm thầm chịu đựng, sự chấp nhận trả giá và ngày mai có thể còn ở xa lắm nhưng vẫn cứ phải đi, vì một mục tiêu tốt đẹp phía trước. Bước vào lịch sử theo cách này tuy âm thầm nhưng tự mình tỏa sáng và thời gian sẽ điểm tên.

Nhưng, cũng có những lựa chọn đi vào lịch sử theo cách của đám đông, kiểu của một kẻ biết ném miếng ăn vào đám đông đói khổ và sau đó cho họ biết rằng ta vẫn còn rất nhiều thức ăn, hãy theo ta, điều đó cũng sẽ đi vào lịch sử nhưng chỉ là một loại lịch sử của những miếng ăn, của cái đói và bản năng chưa được giải thoát.

Cũng có những lựa chọn đi vào lịch sử bằng cả ngọn roi và ổ bánh mì, chén cơm và gông cùm, bát phở và dùi cui… Đồng loại có thể khom mình chịu đau và ngậm cứng miệng không nói gì để bảo đảm miếng ăn vì không còn lựa chọn nào khác. Nhưng chắc chắn, đó có thể là một lựa chọn đúng trong hệ hình của nó, nếu đẩy xa một chút, nhìn rộng hơn theo chiều kích nhân loại, điều đó thể hiện rõ bóng dáng đồ tể và tội ác.

Chính vì vậy, có những con người đi vào lịch sử như một bâc thầy, người bạn đường của nhân loại, người thầy thuốc của đồng loại hoặc nhà kiến giải của thế giới… Biểu tượng họ chọn là những bông hoa tinh khôi và tâm hồn thuần khiết, hướng thiện. Và cũng có những kẻ đi vào lịch sử như một đồ tể, kẻ cướp, tên gián điệp, kẻ phản bội, kẻ giết người hàng loạt. Biểu tượng lịch sử của bọn họ được ví như thanh đao, cây mã tấu, cây súng, búa liềm, máu… Và cả sợi dây thòng lọng.

Những biểu tượng búa liềm, thanh đao, cây súng, cây mã tấu… trong lịch sử có vẻ đã quá quen, nhưng biểu tượng dây thòng lọng là một thứ biểu tượng mới, có tính thời sự và mang dáng dấp chính trị hậu hiện đại, khác xa so với các biểu tượng sát máu trước nó.

"Carrie Lam biểu trưng một sơi dây thòng lọng". Nhiều người, và kể cả tôi cũng đã nói nhiều lần như thế khi nghĩ về Hồng Kông. Bởi carrie Lam không đủ tư chất và bản lĩnh để trở thành thanh kiếm, thanh đao hay cây súng trong hệ hình của mình. Nhưng sứ mệnh của Carrie Lam như một con rắn đã chuyển hóa thành sợi dây thòng lọng trong tay nhà phù thủy thiên triều Trung Hoa Đại Lục. Bởi ngay từ đầu, quyền lực của Carrie Lam không đủ để bà ta có thể trở thành thanh đao hay vũ khí giết người đối với Hồng Kông. Thế lực của Lam không thể không dựa vào thiên triều để có thể hô mưa gọi gió trên đất cảng thơm.

Sứ mệnh và khả năng của Lam không phải là trực tiếp chặt đứt cánh tay dân chủ hoặc trực tiếp lấy đi sinh mạng tự do Hồng Kông, mà Lam chỉ là tay sai của chính quyền Trung Hoa Đại Lục, Lam đóng vai trò sợi dây thòng lọng trong tay Tập Cận Bình, và Tập có thể tùy thích thít chặt hay nới rộng sợi thòng lọng sau khi quấn nó vào Hồng Kông. Bằng chứng của việc thít chặt hay nới rộng sợi thòng lọng từ tay thiên triều là hiện nay, dường như mọi hoạt động, mọi hình thái cướp đoạt, phũ bỏ quyền tự do và dân chủ ở Hồng Kông đều dưới sự chỉ đạo của họ Tập. Lam chỉ là tay sai và ngay cả việc từ chức theo yêu cầu của người dân, Lam cũng không dám. Bởi nếu từ chức, Lam sẽ một mặt gặp nguy hiểm từ nhân dân, nhân dân sẽ hỏi tội Lam, mặt khác, Lam gặp nguy hiểm cao gấp bội lần bởi đòn trưng phạt giáng xuống từ thiên triều. Lam chỉ có thể làm dây lòng lọng, thiên triều tha hồ nới lỏng hay thít chặt vào cổ nhân dân Hồng Kông. Thít và nới đến lúc nào hoặc là Hồng Kông nghẹt thở, chết ngạt, hoặc là Hồng Kông trỗi dậy, bứt đứt sợi thòng lọng.

Và lúc đó, sứ mệnh lịch sử của Lam xem như đã xong, Lam đã đóng đúng vai trò sợi thòng lọng trong tay nhà phù thủy. Đương nhiên, nếu xét ở khía cạnh trung thành và chịu đựng với chủ, Lam xứng đáng đi vào lịch sử trong sự tung hê của các phù thủy Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Lam xứng đáng được gắn sao trên mộ phần và nghiễm nhiên chiếm một chỗ cao ráo trên bàn thờ lịch sử của độc tài. Nhưng, nếu xét trên khía cạnh nhân văn, và đẩy xa hơn một chút là nhân loại, thế giới của con người thì Lam sẽ vĩnh viễn bị nguyền rủa và ném đá, bởi ngay từ đầu, Lam đã lựa chọn làm một sợi thòng lọng thít cổ nhân dân.

Và qui luật tự nhiên, thòng lọng thì dùng để thít cổ, nhưng con người thì tránh xa nó và tự do vẫn là bản năng chung của nhân quần. Một khi đi ngược với bản năng nhân quần, ắt đó là một cách đốt đền, hay nói cách khác đó là một lựa chọn lịch sử không có hậu. Bởi ngay từ đầu, nó là một bản ngã trái ngược với chuyển vận thế giới.

Nói cách khác, bản ngã làm nên lịch sử, nhưng cũng có lịch sử trong sáng, tươi đẹp và cũng có lịch sử xám xịt, u ám. Nếu như những người trẻ Hồng Kông chấp nhận khói lửa và cái chết để phá tan mọi u ám, làm nên lịch sử của vẻ đẹp tự do và tương lai tươi sáng thì không ai khác, chính Caarrie Lam đã tự biến mình một sợi thòng lọng và chơi cuộc dằng co lịch sử không đáng có với những người trẻ - những người chủ đích thực của Hồng Kông trong tương lai !.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 26/11/2219 (VietTuSaiGon's blog)

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn

Tổng thống Trump có thể phủ quyết dự luật nhân quyền cho Hong Kong (RFA, 22/11/2019)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 22/11 nói ông có thể sẽ phủ quyết dự luật nhân quyền cho Hong Kong vừa được Quốc hội Mỹ thông qua.

trump1

Hình minh họa. Tổng thống Mỹ Donald Trump - AFP

Trả lời phỏng vấn chương trình truyền hình Fox & Friends của Mỹ, Tổng thống Trump nói ông đang cân bằng các quyền lợi cạnh tranh trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Chúng ta phải sát cánh cùng Hong Kong, nhưng tôi cũng phải đứng cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông ấy là một người bạn của tôi. Ông ấy là một người tuyệt vời… Tôi muốn thấy họ giải quyết được vấn đề này", Tổng thống Trump phát biểu.

Nói về quyền lợi cạnh tranh trong quan hệ hai nước, Tổng thống Trump cho biết dù ông ủng hộ tự do, nhưng Hoa Kỳ vẫn đang đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Thượng viện và Hạ viện Mỹ hồi trong tuần đã đồng loạt thông qua các dự luật liên quan đến nhân quyền tại Hong Kong. Theo các dự luật này, Hoa Kỳ sẽ cấm vận các quan chức Trung Quốc và Hong Kong, những người được xác định có vi phạm nhân quyền. Dự luật cũng đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ phải xem xét quy chế thương mại ưu đãi mà Washington dành cho Hong Kong hàng năm.

Tổng thống Trump hồi tháng trước tuyên bố Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận nguyên tắc cho một thỏa thuận thương mại một phần mà ông hy vọng có thể sẽ được ký kết vào giữa tháng 11. Tuy nhiên các đàm phán giữa hai bên đã gặp bế tắc liên quan đến việc Trung Quốc mua nông sản của Mỹ và Hoa Kỳ bỏ thuế áp trên 360 tỷ đô la hàng hóa từ Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/11 đã lên tiếng thúc giục Tổng thống Hoa Kỳ phủ quyết các dự luật này và đe dọa Trung Quốc sẽ có biện pháp mạnh nếu các dự luật được thông qua.

******************

Donald Trump không chắc sẽ phê chuẩn dự luật nhân quyền Hồng Kông (RFI, 23/11/2019)

Trả lời trên đài truyền hình Fox News ngày 22/11/2019, tổng thống Mỹ tuyên bố một cách mơ hồ : "Chúng ta cần phải sát cánh với Hồng Kông, nhưng tôi cũng cần phải ủng hộ chủ tịch Tập. Ông ấy là bạn tôi". Nhà Trắng gắn liền hồ sơ Hồng Kông với vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Trong tuần, Quốc hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật "Nhân Quyền và Dân Chủ Hồng Kông". Văn bản này còn đợi tổng thống Donald Trump phê chuẩn.

trump1

Ảnh minh họa : Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 22/11/2019. Reuters/Tom Brenner

Trong khuôn khổ chương trình mang tên "Fox&Friends" của đài truyền hình mà ông ưa thích nhất, khi được hỏi ông sẽ thông qua hay sẽ phủ quyết luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông, ông Trump trước hết cho biết văn bản này đang được gửi đến phủ tổng thống. Kế tới, ông giải thích là đã đề cập thẳng với chủ tịch Tập Cận Bình rằng đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông sẽ dẫn đến những "hậu quả vô cùng tai hại cho những nỗ lực giải quyết xung khắc thương mại" Mỹ-Trung.

Cũng tổng thống Trump quả quyết rằng, nhờ ông đã can thiệp, bằng không "Hồng Kông đã bị nghiền nát trong 14 phút".

Chủ nhân Nhà Trắng tuy nhiên nhấn mạnh ông "ủng hộ Hồng Kông, ủng hộ tự do…" nhưng thực tế cho thấy nước Mỹ đang "đàm phán với Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận mậu dịch quy mô" và đôi bên đang "có tiềm năng rất cận kề" đạt được mục đích đó.

Tính từ ngày Hạ Viện Mỹ thông qua luật nhân quyền và dân chủ Hồng Kông hôm 20/11/2019, tổng thống Hoa Kỳ có 10 ngày để phê chuẩn văn bản nói trên.

Thanh Hà

********************

Tổng thống Trump không nói có ký hai dự luật Hồng Kông hay không (BBC, 23/11/2019)

Tổng thống Donald Trump không nói rõ hôm thứ Sáu 22/11 liệu ông có ký các dự luật liên quan đến Hong Kong đã được thông qua ở Quốc hội Mỹ hay không, CNN đưa tin.

trump2

Tổng thống Trump không nói dứt khoát hôm 22/11 ông có ký hai dự luật liên quan đến Hong Kong

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông có câu trả lời không dứt khoát, làm tăng nỗi lo lắng và khó hiểu trong Capitol Hill.

"Chúng ta phải sát cánh với Hong Kong, nhưng tôi cũng sát cánh với Chủ tịch Tập", ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với chương trình buổi sáng của Fox News.

"Ông ấy là người bạn của của tôi. Tôi muốn họ tự giải quyết, OK ?"

Bình luận này của ông Trump củng cố thêm ấn tượng ông coi trọng quan hệ kinh tế với Bắc Kinh hơn nhân quyền.

Ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn ông cần phải cân bằng giữa những đàm phán thương mại với yêu câù từ các nhà lập pháp muốn ông có quan điểm cứng rắng hơn với Bắc Kinh.

"Tôi sát cánh với Hong Kong, tôi sát cánh với tự do, tôi sát cánh với tất cả những điều tôi muốn làm, nhưng chúng ta cũng đang trong quá trình đàm phán những thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử", ông nói.

Ông cũng nói thêm Hong Kong "lẽ ra đã bị phá hủy" nếu không có ông, và nói những cuộc biểu tình triền miên là một "nhân tố gây phức tạp" trong thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Trump nói ông đã cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình rằng đàn áp bạo lực ở Hong Kong sẽ là "một sai lầm lớn", điều mà ông nói sẽ có "hậu quả hết sức tiêu cực" đến thỏa thuận thương mại.

Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư 20/11 thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong và đã đưa hai văn bản luật này đến Nhà Trắng để Tổng thống Trump ký duyệt hoặc phủ quyết.

Hai dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong và Bảo vệ Hong Kong được hai nhánh của Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua trong vòng hai tháng trong bối cảnh Hoa Kỳ đang có những đàm phán về thương mại với Trung Quốc.

trump3

Một nhóm người biểu tình nắm tay khi họ rời Đại học Bách khoa Hong Kong ra đầu hàng cảnh sát hôm 22/11

Hong Kong sẽ thiệt hại ra sao nếu bị mất quy chế thương mại đặc biệt ?

Nếu bị Hoa Kỳ tước mất quy chế thương mại đặc biệt, kinh tế Hong Kong sẽ bị thiệt hại nặng, và quan trọng hơn, Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Theo South China Morning Post, bất ổn ở Hong Kong và khả năng bị Hoa Kỳ trừng phạt sẽ tác động mạnh đến Hong Kong với vị thế là trung tâm buôn bán đồng nhân dân tệ hải ngoại (offshore yuan).

Đây là đồng tiền có mã ký hiệu giao dịch ISO riêng : ¥ - Yuan, khác đồng nhân dân tệ reminbi tức RMB lưu hành ở Trung Quốc.

Thị trường đồng yuan này đang tăng trưởng tốt và có trị giá 600 tỷ - bằng 84,5 tỷ USD - tính đến 2018.

Các khoản ký gửi bằng yuan tại Hong Kong cũng lên tới 644 tỷ, trong đó thương mại với Trung Quốc đạt 500 tỷ.

Ngoài ra, Hong Kong cũng là thị trường cho trái phiếu Trung Quốc phát bằng bằng đồng yuan chuyển đổi.

trump4

Nhân viên văn phòng Hong Kong tụ tập trong giờ nghỉ trưa để ủng hộ người biểu tình tại quận Trung tâm hôm 22/11

Riêng với Trung Quốc, Hong Kong vẫn là một trung tâm tài chính quan trọng.

Theo Reuters, đa số các tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc, từ Ngân hàng Công thương đến công ty tư như Tencent Holdings đều hoạt động trên sàn chứng khoán Hong Kong, và dùng đó là bàn đạp để ra thế giới.

Các ngân hàng Trung Quốc hiện giữ 1,1 nghìn tỷ USD tại Hong Kong, bằng 9% GDP của Trung Quốc, tính đến 2018.

Năm 2018, các công ty Trung Quốc gọi vốn quốc tế được 64,2 tỷ USD qua hình thức IPOs.

Trong con số này chỉ có 19,7 tỷ USD là nhờ thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến, còn 35 tỷ USD là nhờ Hong Kong, theo số liệu của Refinitiv.

Nếu tương lai của Hong Kong với quy chế đặc biệt bị Hoa Kỳ đe dọa, khả năng các nhà đầu tư sẽ không tìm vào Thượng Hải và Thâm Quyến mà tìm đến các thị trường tài chính khác như Tokyo, Singapore và London.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Hồng Kông : "Vùng biên trấn bất khuất của Trung Quốc đang nổi dậy"

Những biến động tại Hồng Kông, vùng lãnh thổ mà cách nay hơn hai thập niên còn thuộc về Anh Quốc, dĩ nhiên đã thu hút sự chú ý của tuần báo Anh The Economist, đã dành trang bìa cho sự kiện được ghi trong tựa lớn "Hồng Kông đang nổi dậy – Hong Kong in revolt", kèm theo lời giải thích "Vùng biên trấn bất khuất của Trung Quốc – China’s unruly periphery". Tờ báo đã dành bài bình luận đầu tiên và một bài phân tích dài để cho rằng "Đảng (cộng sản Trung Quốc) không thể giành được bằng võ lực một sự tán đồng lâu dài chính sách cai trị của mình (tại Hồng Kông)".

hongkong1

Cuộc đấu tranh của sinh viên Hồng Kông được sinh viên Hàn Quốc ủng hộ. Ảnh chụp tại Seoul ngày 23/11/2019. Reuters/Heo Ran

The Economist trước hết nhắc lại sự kiện cách nay vài hôm, hàng trăm thanh niên Hồng Kông, một số còn trong tuổi thiếu niên, đã biến khuôn viên xây bằng gạch đỏ của Đại học Bách khoa Hồng Kông PolyU thành một pháo đài. Mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, đa phần những người trẻ này vẫn giữ thái độ bất khuất khi bị bao vây.

Cảnh sát đã bắn đạn cao su và cho vòi rồng phun nước nhuộm màu xanh vào họ. Để chống lại, những người biểu tình đã dùng đến bom xăng. Nhiều người đã hò reo mừng rỡ khi nghe tin một mũi tên lửa của họ đã bắn trúng chân một nhân viên cảnh sát.

Hồng Kông : Tình hình vẫn nguy hiểm 5 tháng sau khủng hoảng

Theo tuần báo Anh, tình hình đang trở nên cực kỳ nguy hiểm sau hơn năm tháng nổ ra phản kháng chống lại chính quyền ở Hồng Kông.

Lần này, đã có nhiều người biểu tình, vì kiệt sức, đã ra đầu hàng cảnh sát, những người trẻ nhất trong số này đã được cảnh sát để yên cho ra. May mắn thay, trước mắt có vẻ như là đã tránh được nguy cơ đàn áp đẫm máu. Thế nhưng, theo The Economist, Hồng Kông vẫn đang ở trong tình trạng hiểm nghèo.

Ngoài khu vực Đại học Bách khoa, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục ở các nơi khác trong thành phố. Phong trào phản kháng không thu hút được những đám đông khổng lồ như con số 2 triệu người vào tháng Sáu vừa qua, nhưng các hành động phá hủy cơ sở vật chất và số lượng bom xăng đã gia tăng.

Điều đáng nói, theo tuần báo Anh, là bất chấp bạo lực gia tăng, sự ủng hộ của công chúng đối với những người biểu tình, ngay cả đối với những thành phần cực đoan dùng đến bom xăng, vẫn mạnh mẽ. Ngòi nổ của phong trào phản kháng là dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc đã bị thu hồi, nhưng sự nhượng bộ muộn màng này đã không đủ để ổn định tình hình.

Người biểu tình giờ đây cho biết họ không muốn gì khác hơn là dân chủ. Do việc họ không được quyền chọn lãnh đạo đặc khu, các cuộc bầu cử vào cơ quan lập pháp Hồng Kông lại cực kỳ thiên vị giới thân Bắc Kinh, các cuộc biểu tình có thể vẫn sẽ tiếp tục.

Bắc Kinh không muốn trả giá kinh tế và chính trị quá nặng

Theo nhận định của The Economist, Đảng cộng sản Trung Quốc có vẻ như không muốn đưa quân đội vào Hồng Kông để tái lập trật tự. Theo những người trong cuộc, Bắc Kinh không muốn phải trả một cái giá kinh tế và chính trị quá nặng nề nếu ồ ạt xả súng vào đám đông trong một trung tâm tài chính toàn cầu.

Đối với tạp chí Anh, căn nguyên chính dẫn đến hỗn loạn hiện nay tại Hồng Kông là sự mạnh tay của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, đã làm cho người dân đặc khu hết sức phẫn nộ.

Ông Tập nói rằng ông mong muốn một sự "trẻ hóa vĩ đại" của đất nước Trung Quốc. Thế nhưng, cách áp đặt quyền kiểm soát một cách thô bạo, không khoan nhượng của ông đang làm dấy lên nỗi tức giận, không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở khắp các vùng biên trấn của Trung Quốc, từ Đài Loan cho đến Tân Cương.

Tận thế gần kề… nhưng đó lại là tin vui

Môi trường là hồ sơ chính tuần này của tạp chí Pháp Courrier International, với một tựa đập mắt trên trang bìa với nội dung gây sốc : "Tận thế đến nơi rồi…, nhưng đó lại là tin vui". Ảnh trang bìa minh họa cho chủ đề mang dáng dấp khoa học viễn tưởng : Một thành phố chìm dưới nước với một con cá chép thật to đang bơi qua một cao ốc, với dòng nhận định: "Biết đâu chừng khủng hoảng khí hậu lại là một cơ may, dẫn đến sự thay đổi hệ thống, cứu vớt chúng ta ?".

Tạp chí liệt kê một loạt hiện tượng, từ cháy rừng ở Amazon cho đến bão tố ở Châu Á, từ hạn hán ở Châu Mỹ La Tinh hay Phi Châu, cho đến lụt lội ở Châu Âu. Đó là những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng đe dọa thêm hành tinh.

Thế nhưng, trong tình cảnh đó đã xuất hiện lý do để hy vọng, và Courrier International thành thật giải thích rằng đó là điều mà tờ báo Mỹ The New Yorker đã nêu lên trong một bài viết mà tạp chí đã lưu ý từ mùa xuân vừa qua, nhưng đến giờ mới đăng lên vì lý do tác quyền.

Chọn không làm gì là chọn từ bỏ lý trí

Theo tạp chí Pháp, bài viết trên tờ The New Yorker trích dẫn biên khảo mới nhất của David Wallace-Wells mang tựa đề : "Trái đất nơi không thể ở được. Sống với thêm 4°C" (vừa được nhà xuất bản Robert Laffont dịch ra tiếng Pháp và phát hành), theo đó "nỗi sợ hãi là cố vấn tốt nhất của chúng ta" vì theo tác giả : "chỉ có nỗi sợ hãi mới thúc đẩy chúng ta hành động để cho phép nhân loại giữ cho hành tinh vẫn có thể ở được". Bài báo trên The New Yorker đã nhấn mạnh : "Chọn không làm gì ngày nay, tức là chọn từ bỏ lý trí".

Courrier International nhắc lại là gần đây, các thanh thiếu niên trên toàn thế giới đã động viên nhau chống lại thái độ thụ động của các chính quyền trước hiện tượng khí hậu hâm nóng, như phong trào Extinction Rebellion chẳng hạn, đã tạo được tiếng vang trên thế giới. Có lẽ chúng ta đang nhìn thấy một sự thay đổi trong cái nhìn về môi trường. Đấy cũng là hy vọng của Naomi Klein, đã cho rằng : "Khủng hoảng khí hậu có thể là yếu tố kích hoạt, dẫn đến một sự thay đổi mô hình kinh tế của chúng ta".

Đi kèm theo bài báo của The New Yorker, Courrier International đã nêu một vài ví dụ về việc người dân ý thức vấn đề và về các sáng kiến tư nhân hay nhà nước, chứng minh cho ý thức của đông đảo người về tình hình khẩn cấp hiện tại. Tại Phi Châu, việc sử dụng năng lượng mặt trời phát triển mạnh ; tại Anh Quốc, việc sử dụng túi nhựa giảm cực nhanh, giảm 93% trong các siêu thị tính từ 2015 đến đầu 2019.

Được tạp chí MIT Technology Review phỏng vấn vào tháng 3 vừa qua, tỷ phú Bill Gates đã tỏ ra tương đối lạc quan, nêu lên một loạt tiến bộ công nghệ học góp phần giảm tác động của con người trên khí hậu.

Nhưng ngược lại với phái lạc quan, cũng có những người đã gợi đến sự suy sụp của nền văn minh nhân loại, từ nhà tiên phong Jared Diamond, một chuyên gia về địa lý và sinh vật học, cho đến nhà nghiên cứu sự sụp đổ Pablo Servigne, đang giới thiệu cho chúng ta những giả thuyết bi quan của họ, chủ đề thời thượng những năm gần đây.

Tạp chí Pháp không ngần ngại mời độc giả tự chọn phe của mình.

"Tiêu rồi. Trump không phải cái gì cũng thất bại !"

Tạp chí L'Express tuần này dành trang bìa cho tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng kết trước nhiệm kỳ tổng thống với tựa đề trang bìa sử dụng hô ngữ thông tục trong tiếng Anh "Damned" (tạm dịch là "tiêu rồi) : "Tiêu rồi ! Ông ta không phải cái gì cũng thất bại !". Một hàng tựa nhỏ chú thích : "Kết quả thực sự việc làm của ông Trump", bên trên ảnh vẽ hai ông Trump, một đăm chiêu và một nhăn nhó.

Tạp chí dành 14 trang cho hồ sơ, và ghi nhận trước tiên : Cho dù có những cảm nhận rất khác nhau trước phong cách độc đáo của ông, các biểu cảm, phát biểu phô trương, những tiết lộ về hành vi thái quá trong quá khứ, những câu nói văng mạng hay những tràng tin nhắn Twitter của ông, việc đưa ra được một tổng kết khách quan về vị chủ nhân Nhà Trắng là chuyện tế nhị, vì khá tương phản..

L’Express viết : "Một bên là thành quả tương đối tốt về kinh tế, cộng thêm một số biện pháp thường được dân chúng tán đồng. Nhưng hành động đối ngoại thì đã khiến quốc tế tự hỏi : Nước Mỹ phải chăng đang mất uy tín trên thế giới ?".

Tạp chí ghi nhận : "Với những phát biểu xúc phạm đến cả thế giới, những lời lẽ cay độc, ông Trump nêu lên câu hỏi mà nhiều người Mỹ tự hỏi : Tại sao Hoa Kỳ lại phải tiếp tục vai trò bá quyền thế giới nếu phải chi trả nhiều hơn là được lợi ?".

Mỹ còn đáng tin hay không ?

Trong bài xã luận, Christian Makarian giải thích là với phong cách gây hoang mang, những tuyên bố văng mạng, Donald Trump đã biến chính sách đối ngoại thành hòn đá cản đường.

Tác giả ghi nhận hàng loat lời hứa. Về Trung Đông : "Một thỏa thuận hòa bình tối hậu" - Về Bắc Triều Tiên : "Một ngày trọng đại đối với thế giới", "Hiểm họa đã biến mất" – Về Iran : "Một thỏa thuận tốt hơn" nhờ "sức ép tối đa" – Về Afghanistan : "Giảm bạo động" nhờ đánh đổi với thượng lượng với Taliban - Về Brexit : "Một thỏa thuận thương mại tuyệt vời với Anh Quốc".

Biết bao giải pháp mà rốt cuộc không thấy kết quả gì.

L’Express cho rằng không thể tóm lược chính sách đối ngoại của Donald Trump với phong cách hoàn toàn khinh xuất từng được thấy qua việc bỏ rơi lực lượng Kurdistan ở Syria với lý do : "Ho đã không giúp đỡ gì nhiều cho chúng ta trong Thế chiến 2. Họ đã không giúp chúng ta ở Normandie" (ám chỉ cuộc đổ bộ của Mỹ thời đó).

Tuy nhiên, dấu ấn cá nhân của ông Trump trong đối ngoại đã biện minh cho câu hỏi dai dẳng : "Còn có thể tin vào Mỹ nữa hay không ?

Châu Âu, một trung tâm sản xuất thuốc lá giả

Trong 3 trang, L’Express cho biết quy mô tệ nạn : Hàng tỷ điếu thuốc lá sản xuất ngay trong lòng Châu Âu, bán chui trên những sạp tạm bợ với giá rẻ mạt, khoảng 5 euro một gói.

Đối với L’Express thì quả là có một thị trường thực sự cho loại thuốc lá chui này : "Trong số 40 tỷ điếu thuốc hút mỗi năm tại Pháp, thì có khoảng 2 tỷ đến từ khu vực bán chui này".

Theo một báo cáo của nhóm đặc trách thuốc lá tai cơ quan DNRED của Hải quan Pháp thì đã có 47 nhà máy sản xuất thuốc lá lậu bị tháo gỡ từ năm 2015 tại Châu Âu : 10 ở Tây Ban Nha, 7 ở Hy Lạp, 4 ở Bỉ, 2 ở Anh, 2 ở Ireland.

Những nhà máy này cũng có mặt ở Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Cộng hòa Czech, Bulgaria, Hungary.

Y tế Pháp không tệ như người dân nói

Tạp chí Le Point quan tâm đến tình hình y tế Pháp, với câu hỏi lớn ở trang bìa : "Người dân còn được chăm sóc tốt ở Pháp hay không ?" trên nền ảnh một bệnh viện với một phụ nữ trong chiếc áo blouse trắng. Trong hồ sơ chính bên trong, tạp chí đã dựa trên một cuộc điều tra về bệnh viện, về khu vực y tế đô thị, về hiệu quả chữa bệnh, để nêu lên thực tế và những thành kiến về hệ thống y tế Pháp.

Theo Le Point cuộc điều tra do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE, đã trả lời rằng người dân vẫn được chăm sóc tốt ở Pháp, và kết quả này đi ngược lại với một số thành kiến. Tạp chí dành 10 trang để chứng minh với những số liệu cụ thể.

Đối với tạp chí Pháp, trong bối cảnh người ta thường nói đến các bệnh viện công rệu rã, hiện tượng "sa mạc y tế" lan rộng, các bộ phận cứu chữa khẩn cấp tả tơi, thì ai có thể tin là người ta được chữa trị tốt ở Pháp. Tuy nhiên, bản điều tra Cảnh quan Y tế của OCDE chứng minh ngược lại.

Trên 20 chỉ số tóm lược chất lượng y tế của 36 quốc gia thuộc OCDE, Pháp có kết quả cao hơn trung bình của 16 nước. Tính ra, Pháp đứng hàng thứ 9, với điểm 16,94/20. Theo Le Point, tuy không thể phủ nhận cuộc khủng hoảng hiện nay của ngành y tế, nhưng thực tế khác xa thảm họa được báo trước. OCDE đánh giá là Pháp có một hệ thống y tế "tương đối có hiệu năng".

Trước nước Pháp có 8 quốc gia dẫn đầu – Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland, Nhật Bản, Đan Mạch, Canada. Sau Pháp là Đức đứng thứ 15, Hoa Kỳ thứ 21, Anh Quốc thứ 23.

Đối với Le Point, tất cả những kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên. Ngay năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới OMS đã xếp nước Pháp đứng hạng nhất, dù hạng này đã gây tranh cãi. Còn năm 2017 thì tạp chí khoa học The Lance, đã đặt y tế Pháp vào hàng thứ 15 trên 195 quốc gia được xem xét. Dù khó tin, nhưng trong bối cảnh hiện nay, Pháp vẫn trong đội dẫn đầu.

Mai Vân

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á