Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồng Kông ra lệnh truy nã quốc tế nhắm vào nhiều nhà ly khai (RFI, 01/08/2020)

Chính quyền Hồng Kông tiếp tục đẩy mạnh trấn áp đối kháng bằng công cụ luật an ninh quốc gia. Theo báo chí Trung Quốc vào hôm 31/07/2020, một loạt lệnh truy nã quốc tế vừa được chính quyền thân Bắc Kinh ban bố để bắt giữ những nhà hoạt động dân chủ, kể cả họ có quốc tịch nước ngoài hay đang ty nạn.

hongkong1

Cờ Hồng Kông được phất lên nhân một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông trước đại sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn (Anh Quốc) ngày 31/07/2020.  Reuters - JOHN SIBLEY

Truyền thông chính thức Trung Quốc đưa tin cảnh sát Hồng Kông đã ra lệnh bắt giữ 6 nhà hoạt động dân chủ hiện đang sống lưu vong vì bị tình nghi vi phạm luật an ninh quốc gia.

Trong số những người bị cảnh sát Hồng Kông truy nã ở nước ngoài, có các nhà hoạt động La Quán Thông (Nathan Law) và Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), hiện đang tị nạn tại Anh Quốc.

Một nhà hoạt động dân chủ khác, Samuel Chu, có quốc tịch Mỹ, hiện lãnh đạo Hội đồng Dân chủ Hồng Kông, cũng xác nhận ông bị truy nã vì tội danh "xúi giục lật đổ và thông đồng với các thế lực nước ngoài".

Hồng Kông : Phe dân chủ phản đối chính quyền quyết định hoãn bầu cử

Lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, hôm qua thông báo lùi lại 1 năm cuộc bầu cử lập pháp tại đặc khu hành chính, dự trù vào tháng 9 tới với lý do tình hình dịch virus corona diễn biến phức tạp. Ngay lập tức quyết định này đã bị phe đối lập ủng hộ dân chủ phản đối, coi đó chỉ là cái cớ để tranh thất bại cho phe thân Bắc Kinh.

Thông tín viên RFI trong khu vực, Stéphane Lagarde ghi nhận phản ứng của phe dân chủ tại Hồng Kông :

Cuộc bầu cử bị hoãn lại vì có những người bị cách ly không thể đi bỏ phiếu hay do các phòng bỏ phiếu quá chật hẹp khiến virus dễ lây lan… Những lập luận như vậy của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không thuyết phục được phe dân chủ Hồng Kông. Theo Andrew Shum, đại diện công đoàn giáo viên thì đó chỉ là cái cớ.

Ông nói : "Đa số người dân Hồng Kông đã có kinh nghiệm với virus rồi. Chúng tôi e rằng đại dịch chỉ là cái cớ để chính quyền hoãn bầu cử vì họ lo sẽ thất bại".

Sau khi một số ứng viên của phe dân chủ bị truất quyền ra ứng cử, đây là một đòn mới đánh vào đối lập. Làm gì khi mà người ta không còn được bày tỏ chính kiến qua lá phiếu cũng như trên đường phố ? Hãy kháng cự như những người bảo vệ các quyền tự do ở Hoa Lục, Bonni Leung, một nhà đấu tranh dân chủ khẳng định. Cô cho biết :

"Vì Hồng Kông sẽ rất nhanh chóng trở thành như Trung Quốc, chúng tôi phải noi theo hành động của những anh hùng bảo vệ nhân quyền như ở Trung Quốc. Vì giờ chúng tôi cũng trong hoàn cảnh tương tự, nếu chúng tôi yêu thành phố của mình, chúng tôi phải chiến đấu giống như họ".

Chiến đấu và lên án vi phạm Hiến pháp. Về phần mình, bà lãnh đạo chính quyền Hồng Kông khẳng định đã có quyết định khó khăn nhất cuộc đời mình.

Anh Vũ

*********************

Hồng Kông : Bị loại khỏi bầu cử, phe dân chủ thề tiếp tục đấu tranh (RFI, 31/07/2020)

Hôm 31/08/2020, Hoàng Chi Phong, gương mặt hàng đầu của phong trào dân chủ tại Hồng Kông, đã hứa sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh, mặc dù nhiều ứng cử viên Hội đồng Lập pháp, trong đó có bản thân anh, bị loại khỏi cuộc bầu cử.

hongkong2

Hoàng Chi Phong, gương mặt tiêu biểu của phong trào đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông, bị loại khỏi cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp.  Reuters - Joshua Roberts

Hôm 30/072020 chính quyền Hồng Kông đã thông báo 12 ứng cử viên của phe dân chủ là họ không được quyền ra tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 9 để bầu lại Hội đồng Lập pháp (LegCo), tức nghị viện của thành phố. Trong thông cáo, chính quyền đặc khu nêu lên các lý do của việc loại các ứng cử viên đó, chẳng hạn như một số ứng cử viên đã chỉ trích luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông, hoặc không chịu công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Một số ứng cử viên thậm chí còn bị loại với lý do là họ muốn … giành đa số ở Hội đồng Lập pháp !

Đúng là phe dân chủ đang hy vọng là, sau phong trào biểu tình rầm rộ năm 2019 và sau thắng lợi trong cuộc bầu cử địa phương tháng 11 năm ngoái, họ sẽ có thể giành được đa số ở Hội đồng Lập pháp, mà cho tới nay vẫn do phe thân Bắc Kinh nắm giữ.

Đối với phe dân chủ, việc loại các ứng cử viên của họ là một vụ "gian lận bầu cử" chưa từng có trong lịch sử Hồng Kông. Trong cuộc họp báo hôm nay, Hoàng Chi Phong tuyên bố : "Chúng tôi sẽ tiếp tục kháng cự và chúng tôi hy vọng là thế giới sẽ đứng về phía chúng tôi trong những cuộc chiến đấu sắp tới".

Theo nhận định của hãng tin AFP, việc loại các ứng cử viên phe dân chủ khỏi cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp là một bằng chứng mới cho thấy Bắc Kinh siết chặt thêm sự kiểm soát đối với Hồng Kông, mặc dù cựu thuộc địa Anh Quốc phải được hưởng một quyền tự trị rộng rãi cho đến năm 2047, theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".

Hồng Kông hoãn bầu cử Hội đồng Lập pháp

Ngày 31/07/2020, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) chính thức thông báo hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp, theo dự kiến diễn ra vào đầu tháng Chín, do dịch Covid-19 tái bùng phát. Theo bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đây là "quyết định khó khăn nhất trong 9 tháng vừa qua". Cuộc bỏ phiếu bị dời lại đúng một năm, và dự trù được tổ chức vào ngày 05/09/2021. Chắc chắn phe đối lập sẽ phản đối mạnh mẽ quyết định nói trên.

Thanh Phương

***********************

Hồng Kông : 4 sinh viên bị bắt theo luật an ninh quốc gia (RFI, 30/07/2020)

Bốn sinh viên Hồng Kông thuộc một nhóm đòi độc lập (nay đã giải tán), hôm 29/07/2020, đã bị cảnh sát bắt giữ trong khuôn khổ luật an ninh quốc gia. Đây là các vụ bắt bớ đầu tiên nhắm vào những khuôn mặt hoạt động chính trị, kể từ khi Trung Quốc áp đặt đạo luật này lên Hồng Kông ngày 30/06.

hongkong3

Hồng Kông ngày 29/07/2020 đã có vụ bắt giữ đầu tiên chiếu theo luật an ninh quốc gia nhắm vào những người hoạt động chính trị.  AFP - ANTHONY WALLACE

Ba nam và một nữ sinh viên, tuổi từ 16 đến 21, bị cáo buộc "tổ chức và xúi giục ly khai". Một sĩ quan thuộc đơn vị an ninh quốc gia mới được thành lập của cảnh sát Hồng Kông nói với báo chí là nhóm này gần đây loan báo trên mạng xã hội việc thành lập một tổ chức đòi độc lập cho Hồng Kông. Cảnh sát cũng tịch thu máy tính, điện thoại và một số tài liệu.

Trong một thông cáo, Student Localism (Học Sinh Động Nguyên), một nhóm đã tự giải tán vào tháng Sáu, cho biết cựu lãnh đạo của nhóm là Chung Hàn Lâm (Tony Chung), 19 tuổi đã bị bắt giữ vào lúc 20 giờ 50 tối qua. Các hình ảnh trên mạng cho thấy sinh viên Chung Hàn Lâm bị còng tay dẫn đi tại Nguyên Lãng (Yuen Long). Hai cựu thành viên khác của nhóm cũng được báo chí nhận ra.

Nhà hoạt động nhân quyền Hoàng Chi Phong tố cáo cảnh sát đã theo dõi Chung Hàn Lâm từ nhiều ngày qua và đã ra tay sau một bài đăng trên Facebook về dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc.

Cũng trong hôm qua, Trung Quốc lên án việc Liên Hiệp Châu Âu (EU) hạn chế xuất khẩu các thiết bị có thể dùng để giám sát và đàn áp dân Hồng Kông, nhằm phản ứng lại việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên đặc khu. EU cũng tạo điều kiện cho cư dân Hồng Kông đến Châu Âu dễ dàng hơn qua việc cấp visa, học bổng và trao đổi giữa các trường đại học. Bắc Kinh tố cáo EU "can thiệp vào chuyện nội bộ", và các biện pháp trên "vi phạm các tiêu chí căn bản của luật quốc tế".

Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh quyền biểu tình ôn hòa

Trong khi đó Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 29/07 tái khẳng định quyền biểu tình ôn hòa, cảnh cáo không nên lấy cớ an ninh hay dịch tễ để cản trở quyền căn bản này. Ủy ban công bố chỉ thị cụ thể về tập hợp ôn hòa và nghĩa vụ của các chính quyền, theo điều 21 Hiệp ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Ông Christof Heyns, tác giả bản báo cáo, tuyên bố biểu tình ôn hòa là quyền căn bản của con người, là cơ sở của một xã hội dân chủ. Tất cả mọi người đều có quyền biểu tình tại những nơi công cộng, hoặc riêng tư và trên mạng. Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc nhở các chính phủ cho phép xuống đường ôn hòa và bảo vệ người biểu tình, không được viện những cớ chung chung, như trật tự an ninh công cộng, để cấm đoán.

Người biểu tình có quyền che mặt để giấu danh tính, chính phủ không được thu thập dữ liệu cá nhân để đe dọa, hoặc phong tỏa Internet. Các nhà báo và nhà quan sát nhân quyền có quyền đưa tin và thu thập tài liệu về các cuộc biểu tình, kể cả những cuộc bị cấm đoán và mang tính bạo lực.

Thụy My

Published in Châu Á

Hồng Kông : Bầu cử sơ bộ của đối lập, trận chiến danh dự cuối cùng

Vài tiếng đồng hồ trước bầu cử, những cửa hàng cho mượn chỗ bị làm áp lực, chính quyền o ép các đại biểu địa phương để ngăn trở 250 phòng phiếu hoạt động, viện thăm dò PORI (đồng tổ chức) bị bố ráp… Nhưng mặc cho sự đe dọa của cảnh sát và con virus, khí trời nóng bức, người dân Hồng Kông vẫn xếp hàng dài trước những điểm bỏ phiếu cơ động.

hongkong1

Người dân xếp hàng bỏ phiếu bầu chọn ứng cử viên dân chủ cho cuộc bầu cử Nghị viện Hồng Kông vào tháng Chín. Ảnh chụp ngày 12/07/2020. © Reuters/Lam Yik

Trang nhất các báo Paris hôm nay 13/07/2020 tập trung cho thời sự nước Pháp. Libération chú ý đến việc tân thủ tướng Jean Castex đi thăm lãnh thổ hải ngoại Guyane, nơi virus corona đang hoành hành. Le Monde đề cập đến Đảng Xanh trước thử thách quyền lực tại các thành phố lớn, La Croix dành hồ sơ cho vấn nạn một số thanh niên thích biểu diễn "bốc đầu xe" mô tô gây nguy hiểm. Les Echos nhấn mạnh "Chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp : Các hướng để tái thúc đẩy kinh tế". Riêng Le Figaro nhìn sang nước Mỹ, chạy tựa "Đang yếu đi, ông Trump tìm kiếm một sức bật thứ hai".

Nghị viện Hồng Kông sắp thành bù nhìn như Quốc hội Trung Quốc 

Về Châu Á, Libération quan tâm đến "Cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng cuối cùng ở Hồng Kông trước khi phải quy phục". Trên 600.000 người Hồng Kông vào cuối tuần qua đã tham gia bầu cử sơ bộ của đối lập, số lượng người đi bầu cho thấy tinh thần phản kháng trước Bắc Kinh vẫn rất cao.

Ca sĩ, nhà đấu tranh Hà Vận Thi (Denise Ho) bình luận, thật khó tin rằng chỉ trong vài năm, việc được bỏ một lá phiếu vào thùng lại trở nên quý giá đến thế. Mặc cho sự đe dọa của cảnh sát và con virus, khí trời nóng bức khó chịu, người dân vẫn xếp hàng trước những phòng phiếu tạm bợ ở nhiều nơi : trong một cửa hàng bán đồ lót, trên một chiếc xe buýt cũ… Số lượng người đi bầu vượt quá sự chờ đợi của phe đối lập, như một trận đánh danh dự cuối cùng.

Hồi năm 2016, đối lập đã giành được 30/70 ghế, và thành công trong việc đưa vào Nghị viện những khuôn mặt tiêu biểu của cuộc "Cách mạng Dù". Cuộc bầu cử gần đây nhất vào cuối tháng 11/2019 là một thất bại cay đắng cho chính quyền. Nhưng lần này luật an ninh quốc gia đã chặn ngang hy vọng của phe phản kháng trước cuộc bầu cử lập pháp tháng Chín tới.

Vài tiếng đồng hồ trước bầu cử sơ bộ của đối lập, các sở hữu chủ gây áp lực với những cửa hàng cho mượn chỗ, chính quyền o ép các đại biểu địa phương để ngăn trở 250 phòng phiếu hoạt động, viện thăm dò PORI (đồng tổ chức) bị bố ráp… Tuy nhiên sự đe dọa này càng thúc đẩy người dân đi bầu. Họ muốn có những tiếng nói phản biện trong Nghị viện để có thể ngăn trở những quyết định của chính quyền thân Bắc Kinh.

Tuy nhiên chính với những hành động ngáng chân này mà các dân biểu đối lập có nguy cơ bị khởi tố và mất quyền công dân vì tội danh "nổi dậy" theo luật an ninh mới. Nhiều người lo ngại hệ thống dân chủ của Hồng Kông sắp tới sẽ không khác Quốc hội bù nhìn ở Trung Quốc.

Tách rời Châu Âu, Anh cô đơn trước Trung Quốc

Cũng liên quan đến Hồng Kông, cây bút bình luận Dominique Moisi trên Les Echos nhận định Luân Đôn đã hào hiệp mở cửa cho những người Hồng Kông muốn chạy trốn chế độ của Tập Cận Bình, một động thái cởi mở tương phản với Brexit. Nhưng khi tách khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc khó thể đọ sức với người khổng lồ Trung Quốc.

Trong một bài viết trên Financial Times mới đây, cựu giám đốc MI6 (tình báo Anh), Sir John Sawers cổ vũ Anh Quốc cấm Hoa Vi (Huawei) tham gia mạng lưới 5G vì nguy cơ an ninh, và sự kiên quyết trước Trung Quốc phải là chọn lựa duy nhất.

Anh Quốc can đảm trong việc mở cửa cho dân Hồng Kông, và các chuyên gia Anh tỏ ra sáng suốt trước thực tế mối đe dọa Trung Quốc. Tuy nhiên do rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, Luân Đôn có phần đơn độc giữa một Trung Quốc ngày càng hung hăng và một nước Mỹ ngày càng ít bảo đảm hơn.

Pháp trả đũa Bắc Kinh về hàng không

Về quan hệ Pháp-Trung, Les Echos đưa thông tin độc quyền "Paris so găng với Bắc Kinh xung quanh các chuyến bay Air France". Chính phủ Pháp chỉ cho phép mỗi tuần một chuyến bay từ Trung Quốc sang, tương xứng với giới hạn mà Trung Quốc đang đặt ra cho hãng hàng không Pháp.

Chuyến bay CZ347 của China Southern Airlines dự kiến vào lúc 0 giờ 22 phút hôm nay, đành nằm lại trên phi đạo sân bay quốc tế Quảng Châu, vì chính quyền Pháp không cho phép bay đến Paris. Sau nhiều tuần lễ thương lượng không kết quả, Pháp quyết định áp dụng triệt để nguyên tắc có đi có lại – một động thái cứng rắn hiếm hoi.

Lâu nay, ba hãng Air China, Air Eastern và Air Southern của Trung Quốc đều được bay đến Pháp, trong khi Air France mỗi tuần chỉ được bay sang Trung Quốc một lần. Kể từ nay kết thúc sự bất bình đẳng : chỉ duy nhất một chuyến Paris-Bắc Kinh cho Air China trong tuần.

Số lượng ít ỏi các chuyến bay quốc tế khiến giá vé một chiều từ Châu Âu sang Trung Quốc hạng bình dân vọt lên đến 4.000 euro, một số vé còn được bán với giá 100.000 nhân dân tệ (12.650 euro). "Vạn lý Trường thành trên không" này gây bức xúc cho người Trung Quốc bị kẹt lại ở nước ngoài, và cả cho các hãng hàng không ngoại quốc.

Hơn nữa, chính quyền Trung Quốc còn cấm hạ cánh xuống Bắc Kinh, chỉ cho phép quá cảnh, nên Air France sau đó phải tiếp tục bay đến Seoul. Thậm chí Trung Quốc còn dành cho mình quyền ngưng chuyến bay mà không báo trước nếu có hành khách xét nghiệm dương tính khi đặt chân lên Hoa lục, và bốn công ty hàng không đã có kinh nghiệm xương máu về việc này.

Lụt lớn tại Trung Quốc, liệu có nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp ?

Tại Trung Quốc, Le Monde cho biết nước này đang phải đối mặt với nạn lụt chưa từng thấy đã làm 140 người thiệt mạng và mất tích, trên 20 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại ước tính 7,6 tỉ euro và sẽ còn gia tăng.

Lụt lội bắt đầu từ cuối tháng Năm, nay đã rộng khắp nơi : từ Vũ Hán ở miền bắc đến Quảng Tây ở miền nam, từ Trùng Khánh ở miền tây cho đến Chiết Giang ở miền đông đều có cùng các hình ảnh những cây cầu chìm dưới làn nước, những căn nhà bị phá hủy, các đập nước chịu áp lực lớn phải xả van… Từ hôm 02/06, cơ quan khí tượng đã báo động 32 lần, mức độ chưa từng có từ 10 năm qua. Trên 70 dòng sông dâng trào, lượng mưa ở lưu vực sông Dương Tử mạnh nhất kể từ 1961.

Trong nhiều tuần lễ, chính quyền cố lôi kéo sự chú ý sang nạn dịch virus corona ở Bắc Kinh, kiểm duyệt các thông tin trên báo chí và mạng xã hội. Nhưng đến hôm 08/07 vừa qua, thủ tướng Lý Khắc Cường đành phải động viên toàn lực. Các thành phố nằm dọc theo Dương Tử Giang lần lượt nâng mức báo động. Riêng Vũ Hán, thành phố từng khủng hoảng với 76 ngày bị phong tỏa, nằm kẹt giữa hai hồ lớn, các chuyến tàu và chuyến bay đều bị hủy.

Người ta đặt câu hỏi, các đập thủy điện dọc theo sông Dương Tử, đặc biệt là đập Tam Hiệp khổng lồ, liệu có trụ nổi ? Các nhà điều hành trấn an rằng đập này cao 185 mét, và mực nước trên lý thuyết có thể đạt 175 mét, tuy nhiên cũng đã cho xả van để giảm áp lực, nhưng như vậy lại làm tràn ra một lượng nước rất lớn từ thượng nguồn, 40.000 người phải sơ tán. Thứ Sáu tuần trước, lần đầu tiên từ 61 năm qua, toàn bộ các van của một đập ở Hàng Châu đều được mở. Các chuyên gia cho rằng không chỉ biến đổi khí hậu, mà đô thị hóa và công nghiệp hóa còn là nguyên nhân. Sắp tới các trận mưa lớn sẽ chuyển lên hướng đông bắc, và Bắc Kinh sẽ chịu chung số phận.

Khủng hoảng kinh tế và dịch corona làm tổng thống Trump lao đao

Nhìn sang nước Mỹ, Le Figaro nhận định còn bốn tháng nữa đến kỳ bầu cử tổng thống, ông Donald Trump chật vật trong việc thuyết phục cử tri, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và dịch tễ.

Nền kinh tế mà ông khoe là tốt đẹp nhất trong lịch sử đang đi xuống, thất nghiệp cao chưa từng thấy. Đại dịch mà tổng thống hy vọng sẽ qua đi lại bùng lên dữ dội, lan đến những bang do đảng Cộng hòa lãnh đạo mà Donald Trump trông cậy như Florida, Texas, Arizona và nếu cứ tiếp tục, đại hội đảng Cộng hòa thậm chí khó có thể diễn ra ở Florida vào cuối tháng Tám.

Như một sự nhượng bộ, lần đầu tiên tổng thống Mỹ mang khẩu trang khi đi thăm quân y viện Walter-Reed ở Washington thứ Bảy 11/07. Tuy nhiên đến 67% người Mỹ không tin tưởng vào cách xử lý dịch virus corona của ông.

Dân chủ đi quá trớn, Donald Trump nhạy bén khai thác sai lầm  

Trong bài "Cuộc chiến văn hóa : Sự quá đáng của phe Dân chủ diễn ra đúng lúc", Le Figaro ghi nhận Donald Trump vẫn không mất đi sự nhạy cảm chính trị. Phong trào Black Lives Matter nổi lên sau vụ George Floyd, ban đầu chống bạo lực cảnh sát, sau lại chuyển sang chống xã hội Mỹ trên mọi khía cạnh. Tại nhiều thành phố miền nam nước Mỹ tượng những người hùng của Liên Minh là các nạn nhân đầu tiên, rồi sau đó đến những nhân vật lịch sử Mỹ.

Ứng cử viên Dân chủ Joe Biden và chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi cho rằng có thể lợi dụng phong trào về mặt chính trị khi công khai quỳ gối – hành động biểu tượng thời Martin Luther King và lặp lại luận điệu chống bạo lực cảnh sát. Thậm chí thị trưởng New York Bill de Blasio còn ủng hộ việc lật đổ bức tượng cố tổng thống Theodore Roosevelt. Báo New York Times thông báo từ nay sẽ viết hoa chữ "Black" (Đen) trong khi chữ "white" (trắng) viết thường.

Donald Trump nhanh chóng hiểu rằng sự biến tướng này khiến nhiều người Mỹ thấy phản cảm. Ông cho tổ chức lễ Quốc khánh ở Khu tưởng niệm quốc gia Núi Rushmore, nơi bốn khuôn mặt tổng thống Hoa Kỳ Washington, Jefferson, Lincoln, Roosevelt được tạc vào đá. Tổng thống Trump đả kích xu hướng cực tả, gieo rắc hận thù, muốn xóa nhòa, bóp méo lịch sử, nhắc lại lời mục sư King kêu gọi "không phá hủy di sản mà hãy xứng đáng với tầm vóc di sản" cha ông.

Le Figaro kết luận, ở đỉnh điểm khủng hoảng chính trị, Trump chứng tỏ ông vẫn luôn khôn khéo trong việc khai thác những sai lầm, quá trớn của các đối thủ Dân chủ, để làm quên đi những sai lầm của bản thân ông.

Pháp : Bạo lực tăng dần do chính quyền không mạnh tay

Cũng về bạo lực nhưng tại Pháp, xã luận của Le Figaro báo động tình trạng bình thường hóa tội ác.

Thứ Bảy vừa rồi, trong khi ở Aiguillon hàng trăm người tưởng niệm Mélanie Lemée, nữ hiến binh bị một lái xe cán chết khi chạy trốn, thì tại Bayonne đông đảo người khóc thương cho Philippe Monguillot, người tài xế xe buýt bị hành hung tàn bạo dẫn đến tử vong, chỉ vì đòi trình vé và yêu cầu mang khẩu trang. Không có diễn viên, ca sĩ, blogger nào đến chia sẻ như phong trào "Black Lives Matter" ầm ĩ trước đó.

Tuy vậy theo tờ báo cần phải mở mắt : bạo lực đang lớn dần tại vùng quê và thành thị nước Pháp rõ ràng hầu hết không phải từ cảnh sát, cũng không phải là "đàn áp", "kỳ thị chủng tộc" ; mà tấn công vào những người đang làm nhiệm vụ. Từ 50 năm qua, bạo lực được nuôi dưỡng từ sự e ngại không dám "khiêu khích" ở những khu phố phức tạp, những bản án không bao giờ được áp dụng… làm xói mòn dần kỷ cương xã hội.

Thụy My

Published in Châu Á

Đức phản ứng thận trọng với luật an ninh quốc gia của Trung Quốc (RFI, 11/07/2020)

Các nước Phương Tây đều có phản ứng về luật an ninh quốc gia Trung Quốc, nhưng theo các cách khác nhau. Nếu như Mỹ, Anh, Canada hay Úc đều đã đưa ra các biện pháp cụ thể thì Liên Hiệp Châu Âu vẫn có phản ứng chừng mực về hồ sơ này.

hongkong1

Trước Nghị Viện Châu Âu hôm thứ Tư (8/7), thủ tướng Đức chỉ nói vài câu xa xôi về Hồng Kông. Reuters - Yves Herman

Tiêu biểu là trường hợp nước Đức, vừa nắm quyền chủ tịch Liên Hiệp từ đầu tháng 7, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn của Bắc Kinh. Tuy vậy, ngày 10/07, Berlin đã "mời" đại sứ Trung Quốc tới Bộ Ngoại Giao để trao đổi về vấn đề Hồng Kông.Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascl Thibault tường trình :

Từ vài tuần nay, bà Angela Merkel bị chỉ trích về thái độ dè dặt trong hồ sơ sơ này. Trong diễn văn trước Nghị Viện Châu Âu hôm thứ Tư vừa qua (8/7), thủ tướng Đức chỉ nói vài câu xa xôi về Hồng Kông. Bà vẫn trung thành với chủ trương ưu tiên đối thoại và cho rằng, về lâu dài, phát triển quan hệ kinh tế sẽ kéo Trung Quốc xích gần lại với Phương Tây.

Lần chính phủ Đức tiếp Đạt Lai Lạt Ma năm 2007 đã thuộc về lịch sử. Đảng Xã Hội Dân Chủ, nằm trong liên minh lớn, tỏ ra gay gắt hơn. Ngoại trưởng Đức năm ngoái đã tiếp đón Hoàng Chi Phong ở Berlin khiến Bắc Kinh nổi đóa.

Không lâu sau khi luật an ninh quốc gia có hiệu lực, Bộ Ngoại Giao Đức đã cảnh báo công dân của mình có thể gặp rủi ro ở Hồng Kông nếu có những phát ngôn chống Trung Quốc. Điều 38 của luật an ninh quốc gia là mối đe dọa với các kiều dân nước ngoài.

 Việc triệu mời đại sứ Trung Quốc tại Đức sẽ không làm Bắc Kinh hài lòng nhưng đó là một bước thận trọng. Đại sứ Trung Quốc được nghe nhắc lại về "mối quan ngại" trước việc bộ luật mới tác động đến quyền tự trị của Hồng Kông và các quyền tự do cơ bản.

Ngoài vấn đề lợi ích kinh tế, Đức, với vai trò chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, chắc chắn không muốn quá cứng rắn, tránh gây chia rẽ trong 27 nước thành viên.

RFI tiếng Việt

********************

Hồng Kông : Đối lập bầu cử sơ bộ, một viện thăm dò bị khám xét (RFI, 11/07/2020)

Hôm 11/07/2020, phe đối lập Hồng Kông tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ra các ứng cử viên cho cuộc bầu cử lập pháp tháng Chín tới, dưới cái bóng đầy đe dọa của luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt. Trước đó cảnh sát Hồng Kông đột kích vào một viện thăm dò đã giúp phe đối lập tổ chức cuộc bầu cử này.

hongkong2

Nhà hoạt động Hoàng Chi Phong (thứ 2 từ phải) và các ứng viên của phong trào dân chủ phát biểu trước truyền thông, ngày bầu cử sơ bộ 11/07/2020 tại Hồng Kông. AFP - May James

Cuộc bầu cử nhằm cố gắng gia tăng cơ hội giúp các ứng viên dân chủ đạt đa số trên 35/70 ghế tại Nghị Viện Hồng Kông vào ngày 06/09 tới, để có thể ngăn chận các đề nghị của chính quyền. AFP ghi nhận, tuy 12 giờ trưa các phòng phiếu mới mở cửa, nhưng trước đó nhiều người dân Hồng Kông đã xếp hàng dài chờ.

Dù chỉ liên quan đến phe đối lập, nhưng nhiều nhà quan sát nhận định số người tham gia sẽ cho thấy ý kiến của người dân đối với luật an ninh của Trung Quốc. Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong tuyên bố, cuộc bầu cử sơ bộ là cơ hội đầu tiên để chứng tỏ người dân Hồng Kông không bao giờ cúi đầu trước Bắc Kinh.

Trước đó, vào tối qua 10/07/2020, cảnh sát đã đột ngột ập vào Viện nghiên cứu thăm dò dư luận (PORI), một cơ quan độc lập đã trợ giúp phe dân chủ trong việc tổ chức bầu cử. Giám đốc viện là ông Chung Đình Diệu (Robert Chung) nói với các nhà báo, cảnh sát đã sao chép các tập tin trong máy tính.

Theo cảnh sát thì các máy tính của viện đã bị xâm nhập, làm lộ thông tin cá nhân. Ông Chung Đình Diệu đã đạt được "cam kết bằng miệng" từ phía cảnh sát là sẽ không sử dụng các thông tin không liên quan đến vụ này. Ông khẳng định hệ thống bỏ phiếu rất an toàn, hoạt động này là hợp pháp và minh bạch.

Một cựu dân biểu dân chủ, ông Âu Nặc Hiên (Au Nok Hin), cũng đã hỗ trợ việc tổ chức bỏ phiếu, nói rằng cảnh sát tìm cách xâm nhập vào các hoạt động của đối lập. Vụ khám xét trên rất có thể liên quan đến cuộc bỏ phiếu sơ bộ, mang tính răn đe.

PORI thường xuyên tổ chức các cuộc thăm dò dư luận, và theo đó lòng tin của công chúng đối với các nhà lãnh đạo cũng như cảnh sát đã sụt giảm hẳn kể từ phong trào biểu tình. Cuộc thăm dò mới nhất công bố hôm qua cho thấy 61% người được hỏi nghĩ rằng Hồng Kông "không còn là thành phố tự do" từ khi luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt bắt đầu có hiệu lực vào tuần trước.

Tại Paris, chiều nay diễn ra một cuộc biểu tình để ủng hộ người dân Hồng Kông, chống lại việc chế độ độc tài của Tập Cận Bình áp đặt luật an ninh quốc gia lên đặc khu. Đoàn biểu tình tuần hành từ quảng trường Bastille đến quảng trường République, bắt đầu từ 14 giờ.

Thụy My

Published in Châu Á

Bắc Kinh xây "Vạn Lý Trường Thành công nghệ số" ở Hồng Kông ?

Về thời sự nước Pháp, Le Monde đặc biệt chú ý đến cải tổ nội các qua hàng loạt bài viết, nhưng nhìn ra quốc tế, chín ngày sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới đối với Hồng Kông, đây vẫn là đề tài được báo Le Monde quan tâm, với 4 bài viết.

vanly1

Cờ Trung Quốc-Hồng Kông được người biểu tình thân Bắc Kinh trương lên nhân ngày Hoa Lục thông qua ban hành luật an ninh với đặc khu hành chính ngày 30/06/2020. Reuters - Tyrone Siu

Trong bài "Hồng Kông dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính quyền Bắc Kinh", thông tín viên Florence de Changy cho biết từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh mới đối với Hồng Kông, mọi việc diễn ra rất nhanh chóng. Sáng sớm thứ Tư 08/07, "văn phòng an ninh" của Bắc Kinh được khai trương, với trụ sở đặt tại trung tâm khu Causeway Bay, khu phố thương mại sầm uất của đặc khu, "trái tim biểu tượng" của phong trào phản kháng của người dân Hồng Kông chống chính quyền Bắc Kinh.

Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) được chỉ định là trưởng văn phòng bảo vệ an ninh quốc gia tại Hồng Kông. Ông Trịnh nổi tiếng là người cứng rắn và giữ chức vụ cao trong bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc, nói thạo tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ được dùng ở Hồng Kông. Quyền hành của các nhân viên văn phòng bảo vệ an ninh quốc gia gần như là vô hạn, bởi họ không bị chính quyền đặc khu hành chính kiểm soát.

Trong khi đó, thông tín viên Simon Leplâtre từ Thượng Hải cho biết Google, Facebook, Twitter đã tạm ngưng hợp tác với nhà chức trách Hồng Kông và có thể sẽ bị buộc phải rời khỏi thành phố vì đã từ chối cung cấp các thông tin cá nhân người dùng cho chính quyền đặc khu theo quy định của luật an ninh quốc gia mới. Khác với dân Hoa lục, người dân Hồng Kông cho đến nay vẫn được tự do tiếp cận các trang web, mạng xã hội, ứng dụng toàn cầu như Google, Facebook, Whatsapp, Twitter, Tiktok, Telegram… Nhưng với luật an ninh mới, "Vạn Lý Trường Thành công nghệ số", bộ máy kiểm duyệt của chính quyền Bắc Kinh để chặn các trang web của phương Tây, có thể sắp lan đến cả Hồng Kông.

Trước khi nội dung luật an ninh quốc gia mới được công bố, nhiều người dân Hồng Kông đã đề cao cảnh giác, xóa hết các thông tin nhạy cảm khỏi tài khoản trên các mạng xã hội. Nhà nghiên cứu Séverine Arsène, chuyên gia về chính phủ điện tử của Trung Quốc, nhận định là không dễ để xác định ranh giới giữa việc ủng hộ độc lập và kích động, hay thù nghịch chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông. Một trong những hệ quả của sự không chắc chắn này là hành động trấn áp của chính quyền.

Đối với các doanh nghiệp, cũng có nhiều điều không chắc chắn. Theo cách chính quyền Hồng Kông diễn giải luật hôm 06/07, nếu cảnh sát nghi ngờ "một tin nhắn điện tử" là mối đe dọa đối với "an ninh quốc gia", thì nhà chức trách có thể yêu cầu trang mạng, nhà xuất bản hoặc nhà cung cấp mạng xóa hoặc hạn chế quyền truy cập nội dung, nếu không tuân thủ thì những người chịu trách nhiệm sẽ chịu án tù.

Cho đến nay, các trang mạng vẫn đánh giá tính hợp pháp của các yêu cầu từ chính quyền Trung Quốc. Theo báo cáo của Facebook, trong nửa cuối năm 2019, mạng xã hội này đã nhận được 241 yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng từ chính quyền Hồng Kông, nhưng chỉ hợp tác trong 46% số trường hợp. Về phần mình, Google đã từ chối một số yêu cầu từ chính quyền Hồng Kông trong các cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ năm 2019. Các yêu cầu thông tin của cảnh sát Hồng Kông đã tăng gấp đôi trong nửa cuối năm 2019, sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu.

Vấn đề là, theo Elliott Zaagman, một chuyên gia công nghệ tại Trung Quốc và người dẫn chương trình "Nhà đầu tư công nghệ Trung Quốc", nếu Facebook, Google hoặc một số công ty lớn khác của Mỹ tuân thủ luật này, thì họ có thể gặp vấn đề với chính phủ nhiều nước, nhất là Mỹ, nhưng nếu các tập đoàn này từ chối hợp tác với Bắc Kinh, họ có nguy cơ bị chặn ở Hồng Kông. Ông Zaagman không loại trừ khả năng vì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ là quá lớn, các tập đoàn công nghệ Tây phương sẽ không thể vào thị trường Hoa lục, mà thị trường Hồng Kông cũng nhỏ, nên các công ty này sẽ rút lui hỏi Hồng Kông và chính quyền Bắc Kinh như vậy sẽ dần dần thiết lập "bức tường công nghệ số" ở đặc khu.

Hiện giờ vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Hồng Kông muốn có được các công cụ kiểm duyệt tương đương ở đại lục. Kiểm duyệt các trang mạng lớn của phương Tây sẽ có tác động lớn đến danh tiếng của Hồng Kông với vị thế là trung tâm tài chính mở ra thế giới, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc đã cho thấy họ sẵn sàng hy sinh về kinh tế, với cái cớ là để bảo đảm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Phản ứng yếu ớt của Châu Âu

Trong bài xã luận "Liên Hiệp Châu Âu và thách thức từ Hồng Kông", Le Monde chỉ trích phản ứng yếu ớt của Liên Âu. Thay vì có biện pháp cứng rắn, Châu Âu chỉ có những phát ngôn mang tính ngoại giao thể hiện mối quan ngại. Đối với Le Monde, điều này cho thấy Liên Âu đang lúng túng, không thoải mái khi phải phản ứng trước "cú ra đòn" của Bắc Kinh. Lý do là Liên Âu đã dính bẫy kinh tế của Trung Quốc. Một số nước thành viên Liên Âu trong những năm qua đã nhượng bộ Bắc Kinh và chấp nhận quan hệ đối tác kinh tế với Trung Quốc.

Theo Le Monde, cho dù 27 nước Liên Âu biết có những điều chưa sẵn sàng làm, nhưng họ phải chia sẻ với nhau về những điều họ thực sự muốn làm. Ít nhất Châu Âu cũng có thể đề nghị tiếp đón những người Hồng Kông muốn chạy trốn chế độ độc tài Bắc Kinh. Nếu muốn trở thành một tác nhân toàn cầu và được tôn trọng, Liên Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc lên tiếng chống lại Trung Quốc và thống nhất về hàng loạt biện pháp chung và đáng tin cậy.

Hải quân Mỹ phô trương sức mạnh trước Trung Quốc

Về quan hệ Trung - Mỹ, báo Le Figaro có bài đáng chú ý "Hải quân Mỹ phô trương sức mạnh trước Trung Quốc". Washington muốn ngăn chặn ý đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Lần đầu tiên từ nhiều năm trở lại đây, hôm thứ Bảy 04/07, Mỹ điều động đồng thời hai tàu sân bay hạt nhân USS Ronald-Reagan và USS Nimitz đến vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đến 90%, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

Còn tàu sân bay USS Theodore-Roosevelt, mặc dù nhiều thành viên thủy thủ đoàn bị nhiễm virus corona hồi tháng Ba và tàu phải neo đậu trong một thời gian, cũng đã quay trở lại vùng biển tây Thái Bình Dương, thách thức sự vươn lên của Trung Quốc trong khu vực. Le Figaro trích dẫn Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết những cuộc diễn tập này là một thông điệp của Washington nhắm đến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trấn an các nước khác trong vùng và tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh trong khu vực.

Trong thời gian qua, để khẳng định ưu thế của mình ở Biển Đông, nhằm thực hiện chiến lược biến vùng biển từ Đài Loan đến Philippines thành "ao nhà của Trung Quốc", Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động của hải quân, với những cuộc thao dợt quy mô lớn. Các cuộc diễn tập của hải quân Trung Quốc đã bị Lầu Năm Góc chỉ trích là đe dọa "sự ổn định" của khu vực.

Le Figaro trích dẫn nhận định của một đô đốc hải quân Trung Quốc đã nghỉ hưu, đăng trên Nhân dân nhật báo, theo đó rất hiếm khi các cuộc diễn tập của Mỹ diễn ra cùng lúc với các cuộc thao dợt của Trung Quốc. Sự hiện diện của hai hàng không mẫu hạm Mỹ cho thấy Washington coi Biển Đông là nơi có mối đe dọa cấp trung bình, nghĩa là một cuộc chiến tranh cục bộ có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Các chiến lược gia của Mỹ hiện giờ lo ngại về khả năng Trung Quốc gia tăng bành trướng quanh quần đảo Hoàng Sa trong bối cảnh hậu Covid căng thẳng.

Le Figaro kết luận hoạt động phô trương sức mạnh của Mỹ cũng nhằm trấn an Đài Loan, bởi quân đội Trung Quốc đang tăng cường diễn tập trên không và trên biển ngoài khơi Đài Loan, sau khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan. Đông Sa, do Đài Loan kiểm soát, sẽ là mục tiêu của một cuộc tập trận của Trung Quốc vào mùa hè này, mô phỏng một cuộc xâm nhập, có thể là với xe tăng lội nước.

Kế hoạch của Châu Âu để phát triển năng lượng từ hydrogène (H2)

Trong lĩnh vực năng lượng, báo Les Echos cho biết Ủy Ban Châu Âu ngày 08/07 đã giới thiệu kế hoạch phát triển nguồn năng lượng đầy hứa hẹn từ Hydrogène. Thông điệp Bruxelles gửi đến các nhà công nghiệp : để đạt được mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050, Châu Âu sẽ buộc phải đầu tư ồ ạt vào sản xuất năng lượng từ hydrogène : không chỉ có khả năng lưu trữ điện, việc sử dụng hydrogène không phát thải ra khí CO2.

Hiện nay năng lượng từ hydrogène chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong sản lượng điện của Châu Âu, nhưng Bruxelles đã đặt chỉ tiêu đến năm 2050 điện Hydrogène sẽ chiếm 12-14% tổng sản lượng điện. Để đạt mục tiêu này, Ủy Ban Châu Âu ước tính số tiền đầu tư sẽ là 180-470 tỉ euro vào năm 2050.

Cũng trong ngày hôm qua, một "liên minh hydrogène" đã được thành lập, với sự tham gia phối hợp của các nhà công nghiệp, 14 quốc gia thành viên Liên Âu và đại diện của xã hội dân sự. Theo ông Thierry Breton, ủy viên Châu Âu đặc trách thị trường nội địa, điện hydrogène sẽ trở thành một ngành công nghiệp thực sự trong tương lai. Bruxelles sẽ phải sớm đề ra các quy định hỗ trợ tài chính công cho ngành này.

Pháp : Chủ tịch Hội đồng khoa học cảnh báo về nguy cơ làn sóng dịch thứ hai

Trở lại với đại dịch Covid-19, mặc dù tại Pháp, trong những ngày qua tình hình dịch bệnh có xu hướng dịu đi, số ca nhập viện và tử vong có chiều hướng giảm, ngày mai 10/07 nước Pháp sẽ ra khỏi tình trạng khẩn cấp về y tế, nhưng chủ tịch Hội đồng khoa học Jean-François Delfraissy, vẫn cảnh báo về nguy cơ làn sóng dịch thứ hai bùng nổ vào mùa thu, nhất là vào tháng 10 và 11. Mặc dù biện pháp phong tỏa trên diện rộng để chống dịch ít có khả năng xảy ra một lần nữa, thế nhưng chủ tịch Hội đồng khoa học khuyến cáo người dân nên thận trọng và chịu khó làm xét nghiệm tầm soát.

Ông Delfraissy lấy làm tiếc là hiện Pháp có khả năng làm 700.000 xét nghiệm tầm soát mỗi tuần nhưng số xét nghiệm trên thực tế chỉ đạt 400.000. Lý do là những người có những biểu hiện nhiễm bệnh nhẹ ít đi xét nghiệm. Chủ tịch Hội đồng khoa học cho rằng các điểm xét nghiệm tầm soát phải được triển khai rộng rãi trên đường phố, để người dân dễ được tiếp cận hơn. Nhà nước cũng phải xây dựng chiến lược phát triển xét nghiệm tầm soát, chẳng hạn ở những nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm, những khu vực người dân ít tiếp cận với các cơ sở y tế, những người trong hoàn cảnh khó khăn …

Thùy Dương

Published in Châu Á

Trung Quốc khai trương văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông (RFI, 08/07/2020)

Một tuần sau khi luật an ninh quốc gia về Hồng Kông có hiệu lực, hôm nay 08/07/2020 Trung Quốc tưng bừng khai trương văn phòng bảo vệ an ninh quốc gia tại đặc khu. Lần đầu tiên, các nhân viên tình báo Trung Quốc có thể chính thức hoạt động tại Hồng Kông.

hk1

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cùng các quan chức Trung Quốc khai trương văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông, ngày 08/07/2020. Reuters - Handout

Việc khai trương rầm rộ nhằm chứng tỏ quyền kiểm soát của Bắc Kinh ngày càng lớn rộng tại Hồng Kông. Địa điểm của văn phòng cũng rất ý nghĩa : đặt tại một khách sạn nhìn ra công viên Victoria, nơi tập hợp truyền thống từ nhiều năm qua để tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn.

Lá cờ Trung Quốc được treo bên ngoài, tấm bảng tên cơ quan an ninh được gắn lên với sự chứng kiến của chính quyền Hồng Kông và cảnh sát. Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố đây là "thời điểm lịch sử". Theo bà, cơ quan tình báo Trung Quốc sẽ là "đối tác quan trọng" để duy trì an ninh.

Cho đến trước khi ra luật này, chỉ cảnh sát và tư pháp Hồng Kông mới có toàn quyền hoạt động tại đặc khu. Tuy vai trò của văn phòng mới khai trương vẫn còn mơ hồ, nhưng việc Bắc Kinh bổ nhiệm Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) làm trưởng văn phòng là dấu hiệu răn đe.

Ông Trịnh là người cứng rắn, nổi tiếng về việc đàn áp vụ nổi dậy của dân làng Ô Khảm ở Quảng Đông, giáp với Hồng Kông. Hai người phó của ông là Lý Giang Chu (Li Jiangzhou), một sĩ quan an ninh và Lạc Huệ Ninh (Luo Huining) một quan chức tình báo cao cấp Trung Quốc – theo South China Morning Post.

Trong lễ khai trương, Trịnh Nhạn Hùng khẳng định sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan ở Hoa lục tại Hồng Kông hiện nay, nhất là quân đội Trung Quốc đang đóng tại đặc khu. Theo luật vừa ban hành, các nhân viên của "Văn phòng bảo vệ an ninh quốc gia" không bị chi phối bởi luật pháp Hồng Kông.

Nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay cho rằng Hồng Kông đang trên đường trở thành một Tây Tạng mới. Trang Hong Kong Free Press cho biết hôm qua có 8 người biểu tình trong im lặng, mỗi người chỉ cầm một tờ giấy trắng nhưng cũng bị bắt !

Về phía Hoa Kỳ, sau khi bắt đầu dỡ bỏ quy chế đặc biệt dành cho Hồng Kông, một số cố vấn của tổng thống Donald Trump còn muốn chấm dứt việc đồng đô la Hồng Kông gắn với đô la Mỹ thông qua tỉ giá hối đoái liên kết như lâu nay. Tuy nhiên hãng tin Bloomberg cho biết ý kiến này gặp phải nhiều chống đối, sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng của Mỹ và Hồng Kông. Một nguồn tin nói rằng biện pháp này nằm dưới cùng trong danh sách các khả năng trả đũa của Mỹ.

Tại Paris, trên Facebook đã xuất hiện lời kêu gọi xuống đường vào ngày thứ Bảy 11/07 tới, để ủng hộ người dân Hồng Kông trước sự đàn áp của Trung Quốc và việc Bắc Kinh không tôn trọng thỏa ước trao trả năm 1997. Các nhà tổ chức cổ vũ "tất cả những ‘Áo Vàng’ ở Pháp, người Hồng Kông lưu vong, người ủng hộ và những ai phản đối chính sách độc tài của Tập Cận Bình" biểu tình tại thủ đô nước Pháp. Cuộc biểu tình đã được Sở Cảnh sát Paris cho phép.

Thụy My

*******************

Mỹ trừng phạt quan chức Trung Quốc dính líu đến đàn áp Tây Tạng (RFI, 08/07/2020)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua 07/07/2020 tuyên bố giới hạn nhập cảnh đối với một số quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc, vì Bắc Kinh liên tục ngăn cấm các nhà ngoại giao, nhà báo và khách du lịch Trung Quốc đến Tây Tạng.

hk2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một cuộc họp báo ở Washington ngày 24/06/2020. Reuters - Pool New

Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ coi các hành động ngăn cản là sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ quyền tự trị đúng mực của người Tây Tạng, và tôn trọng các quyền căn bản của họ.

Thông cáo viết, Hoa Kỳ tìm kiếm sự đối xử công bằng, minh bạch, nhưng Bắc Kinh cản trở một cách có hệ thống việc đi đến khu tự trị Tây Tạng. Việc tiếp cận này là quan trọng đối với sự ổn định khu vực, do Trung Quốc vi phạm các quyền của dân địa phương, để mặc môi trường là đầu nguồn các con sông bị suy thoái. Washington cũng khẳng định cần phải bảo tồn bản sắc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ của người Tây Tạng.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) khẳng định "không chấp nhận sự can thiệp của nước ngoài vào Tây Tạng", và đòi hỏi Hoa Kỳ không nên tiếp tục có thái độ tương tự.

Đến nay đã có khoảng 150 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối ý đồ của Trung Quốc đồng hóa dân tộc mình.

Người Duy Ngô Nhĩ đòi điều tra về tội diệt chủng của Trung Quốc

Không chỉ có người Tây Tạng bị đàn áp. Hôm qua những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong đã đề nghị Tòa án Hình sự Quốc tế mở điều tra về về các tội ác của Trung Quốc, mà theo họ là tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại.

Tập thể này đã chuyển giao cho tòa án ở La Haye các bằng chứng về việc Trung Quốc buộc triệt sản phụ nữ, tống giam 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại cải tạo. Salih Hudayar, thủ tướng chính phủ Đông Thổ lưu vong tự xưng tuyên bố hôm qua là một ngày lịch sử đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Thụy My

********************

Hồng Kông : Cảnh sát có thêm thẩm quyền để khống chế tự do ngôn luận (RFI, 07/07/2020)

Một tuần sau khi ban hành Luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, cho phép Bắc Kinh siết gọng kềm với các quyền tự do cơ bản, chính quyền Lâm Trịnh Nguyệt Nga công bố một văn kiện mới cũng liên quan đến an ninh quốc gia, tăng cường biện pháp kiểm duyệt internet và củng cố quyền lực của cảnh sát.

hk3

Cảnh sát Hồng Kông - Ảnh minh họa AFP

Từ Hồng Kông, thông tín viên Liu Zhi Fan tường thuật :

"Công bố hôm thứ Hai, văn kiện mới dày 116 trang quy định một cách rõ ràng những đặc quyền rộng lớn, được trao cho cảnh sát. Cảnh sát Hồng Kông có quyền khám xét mà không cần có lệnh của tòa án, nếu rằng an ninh quốc gia sắp bị tổn hại. Người ta cũng được biết là sẽ có thêm biện pháp tăng cường theo dõi internet. Chỉ huy trưởng cảnh sát Hồng Kông từ nay có quyền kiểm soát và xóa bỏ mọi thông tin trên mạng xã hội, nếu cảm thấy các tin này vi phạm Luật an ninh quốc gia ban hành hồi tuần trước. Ngoài ra, chính quyền đặc khu còn được quyền yêu cầu các công ty trong lĩnh vực internet tự xóa thông tin và nếu cần có thể tịch thu thiết bị của họ.

Trong bối cảnh này, nhân danh tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến, các đại tập đoàn công nghệ thông tin Mỹ như Facebook, Twitter và Google, xác định là sẽ không tuân thủ yêu cầu của chính quyền Hồng Kông cung cấp dữ kiện liên quan đến lai lịch người sử dụng dịch vụ.

Rốt cuộc, Trung Quốc đã xuất khẩu được mô hình kiểm duyệt sang Hồng Kông. Tại Hoa lục, không thể nào truy cập các mạng thông tin điện tử của nước ngoài, cũng như các trang mạng của báo chí Tây phương.

Trung Quốc có một đạo binh chuyên kiểm duyệt thông tin, với nhiệm vụ xóa bỏ những bài viết bị xem là có nội dung khuynh đảo chế độ.

Từ khi Luật an ninh quốc gia Trung Quốc được ban hành tại Hồng Kông, lượng người đăng ký dùng VNP tăng vọt. VNP là phần mềm cho phép người sử dụng vượt qua bức tường lửa kiểm duyệt của Hoa lục. Từ nay, bức tường này đã nối dài sang cả Hồng Kông".

Đe dọa và trấn an

Trong cuộc họp báo vào hôm nay 07/07/2020, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga vừa đe dọa, vừa trấn an: "Chính quyền Hồng Kông sẽ thi hành nghiêm túc luật an ninh quốc gia. Mọi hành động vi phạm sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng". Cùng lúc, nhân vật bị xem là người thân Bắc Kinh này khẳng định "đạo luật này không tiêu diệt tự do của 7,5 triệu dân Hồng Kông, như những cáo buộc ngụy biện".

Tú Anh

******************

Pompeo : Hoa Kỳ có thể trừng phạt các mạng xã hội Trung Quốc (RFI, 07/07/2020)

Sau khi Ấn Độ cấm dùng gần sáu chục ứng dụng tin học của Trung Quốc, giờ đến lượt Hoa Kỳ tính đến việc trừng phạt các mạng xã hội Trung Quốc. Khả năng này được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhắc đến trong buổi phỏng vấn với đài Fox News tối 06/07/2020, dù ông không nêu thêm chi tiết.

hk4

Biểu hiệu của mạng xã hội TikTok Reuters - Dado Ruvic

Mạng xã hội TikTok, có 800.000 người sử dụng tính đến tháng 01/2020 và rất được giới trẻ ưa chuộng, nằm trong danh sách đối tượng bị nhắm đến. Điều trái ngược là Tiktok, thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc ByteDance, nhưng lại không được sử dụng ở Hoa lục.

Theo Reuters, các nghị sĩ Mỹ từng quan ngại về cách TikTok quản lý dữ liệu người sử dụng, đồng thời e ngại rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ bắt các doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác để thu thập thông tin cho tình báo Trung Quốc, nằm dưới sự kiểm soát của Đảng cộng sản.

Về phía TikTok, trả lời AFP tối 06/07, mạng xã hội này cho biết sẽ tạm ngừng ứng dụng ở Hồng Kông vì luật an ninh mới. Quá trình "đóng cửa" sẽ kéo dài nhiều ngày và TikTok sẽ thông báo cho người sử dụng, cũng như các nhà quảng cáo. Ba mạng xã hội khác Facebook, Google và Twitter cho biết sẽ không đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin người sử dụng từ chính quyền Hồng Kông nhằm tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Ngoài thông báo về khả năng trừng phạt các mạng xã hội Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn lên án chính quyền Hồng Kông ra lệnh cho các trường học rút hết tất cả "những cuốn sách chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc" và những tác phẩm có nguy cơ vi phạm luật an ninh quốc gia. Đối với ông Pompeo, đó là hành động "kiểm duyệt", "chuyên chế" và "quá trình phá hoại một Hồng Kông tự do vẫn đang được Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Cả thế gii đang phn đi Cng sn Trung Quc v đo lut mi gi là "Quc gia An toàn pháp", người Vit gi là Lut An Ninh Quc Gia. Đo lut, áp dng riêng cho Hng Kông, có nhiu điu cm đoán, đe da khc nghit hơn mi người d đoán.

kesach1

Xé panô có hình Chủ Tch Tp Cn Bình ti Ahmedabad, n Đ, 24 tháng Sáu.

Ban hành luật nhm trn áp phong trào đòi dân ch Hng Kông vào ngày 1/7, Trung Quốc đã chn đúng thi đim thun tin nht.

Các quốc gia khác đang phi đi phó vi trn đi dch Covid-19 và lo kinh tế thế gii suy thoái. Hai nước phương Tây quan tâm đến Hng Kông nht là Anh Quc và M, đu b bnh nng nht. Tng thng M đang lo vn đ tranh c cui năm nay. Bang giao gia các nước Châu Âu và M đang căng thng. Trung Quốc đã nhân cơ hi này thi hành kế "Sát Kê Hách Hu", giết gà đ da kh !

Dân Hương Cng phi đóng vai trò con gà cho Tp Cn Bình đè c, vt lông. Nhưng "kh" là ai ? Là nhng nước nào ? H Tp có th nhm hăm da Đài Loan, các nước t Nht Bn ti Nam Hàn, và tt c các nước Đông Nam Á.

Tập Cn Bình "đánh" Hng Kông làm gương. Ai cũng biết rng phong trào dân ch ti Hng Kông được c thế gii hoan hô và h tr. Các th lãnh ca phong trào được mi điu trn trước quc hi M và các nước khác. Ai cũng nghĩ Bc Kinh cn đt Hng Kông vì đó là ca ngõ thông thương vi thế gii tư bn ; sẽ phi nương tay vi dân Hng Kông vì đã ký kết khi được Anh Quc trao tr năm 1997.

Năm đó, kinh tế Trung Quc còn đang trên đường thay đi. Đng Tiu Bình đã phi nhn, không đòi chiếm li, nhp Hng Kông vào, thành mt đô th t tr như Thượng Hi, n Trùng Khánh. Trung Quốc đã chp nhn cho Hng Kông vn thuc nước Tàu nhưng được gi nguyên h thng hành chánh, tư pháp, kinh tế, tài chánh, gi là "nht quc lưỡng chế". Đc bit, dân Hương Cng vn gi các quyn t do dân s mà h đã được hưởng dưới chế đ thuc đa vi h thng tư pháp đc lp và mt gung máy hành chánh thanh liêm. Đi li, dân Hng Kông và đô la tiếp tc b tin vào lc đa làm ăn. Các ngân hàng và công ty Trung Quc có th dùng th trường Hng Kông làm kho hàng trước khi xung tàu xuất cng ; làm nơi thu đô la, đi vay tin, trao đi hoc đu tư, và là nơi hc hi các k thut, khoa hc, phương pháp qun lý ca phương Tây.

Nhờ chiến thut ca Đng Tiu Bình cho nên Thm Quyến, Bc Kinh, Thượng Hi, Trùng Khánh và Qung Châu thu hút được tin đu tư và các cơ s ngoi quc vào làm ăn. Các thành ph ln trong lc đa phát trin mnh thì v thế tương đi ca Hng Kông đi xung.

Trong thập niên 1990 kinh tế Hương Cng ln bng 27% sn lượng ca c Trung Quc. Năm nay, còn ch còn bằng dưới 3% và tiếp tc xung thp hơn sau nhng cuc biu tình năm ngoái. Năm 2019 Hng Kông đng hàng th ba trong danh sách các "trung tâm tài chánh quc tế", sau New York và London. Năm nay đã tt xung hàng th sáu, sau Tokyo, Thượng Hi và Singapore ; Bắc Kinh xếp hng by.

Dù bị dân Hng Kông phn đi bng thái đ lnh lo ty chay, ngay ngày hôm sau, 2/7, Trung Quốc đã b nhim hai chc v mi đ thi hành "Quc gia An toàn pháp".

Bắc Kinh phong Trnh Nhn Hùng (Zheng Yanxiong) làm "th trưởng" đứng đu "Bo V Quc gia An toàn Công th", là mt tín hiu không lành. Trnh Nhn Hùng đã ni tiếng hung d t năm 2011 khi ch huy cuc đàn áp xã Ô Khm khi dân chúng ni lên đòi li đt rung b cưỡng chiếm, ging như dân Đng Tâm Vit Nam. Nh hành động tàn bo Ô Khm, Trnh Nhn Hùng đã thăng quan tiến chc, lên làm bí thư tnh Qung Đông.

Người th nhì là Lc Hu Ninh (Luo Huining), trước đây ph trách "văn phòng liên lc" vi Hng Kông, s đóng vai "Quc gia an toàn s v c vn" cho bà Lâm Quách Nguyệt Nga, Carrie Lam, trong y ban Bo v Quc gia An toàn mi lp. Lc Hu Ninh nói gì chc bà "hành chánh trưởng quan" cũng gt đu !

Dùng kế Sát Kê Hách Hu, Tp Cn Bình không ngn ngi bóp c con "Gà" Hng Kông. Ông ta nhm hăm da nhng con "Khỉ" nào ?

Các nước min Đông và Đông Nam Á không phn đi mnh m như các nước Âu, M. Th tướng Nht Abe Shinzo đã t chi không ký chung mt thông đip, cùng M, Anh, Úc và Canada cảnh cáo Trung Quốc, trước khi Lut An Toàn Quc gia ra đi. Chuyến đi thăm Nhật Bn ca Tp Cn Bình vào tháng Tư b hoãn vì bnh dch, nhưng chiến thuyn Trung Quốc vn diu võ khiêu khích hàng ngày qun đo Senkaku.

Không riêng gì thủ tướng Nht, Th tướng Anh Boris Johnson sau khi than phin v đo lut mi ca nước Tàu cũng chỉ ha s cho dân Hng Kông được t nn d dàng. Th tướng Đc Angela Merkel cũng ch nói bà "lo lng" v tính cht t tr ca Hng Kông. Nói chung, người ta công nhn Hng Kông trước sau vn thuc Trung Quc, đo lut an ninh quc gia là chuyn ni b của h vi nhau !

lun M phn ng mnh nht. Quc hi M đã thông qua hai đo lut mi trước khi đo lut An ninh Quc gia ca Bc Kinh ra đi. M s "trng pht" bng cách đi x vi các công ty và ngân hàng Hng Kông không khác gì các công ty Trung Quc, vì x này không còn t tr na. Theo Phòng Thương mi M Hng Kông thì mt phn tư trong s 1,300 công ty M hot đng đó đang tính s di chuyn đi nơi khác. Nht Bn có 1,400 công ty đt cơ s ti Hng Kông, vi 26,000 dân Nht thường trú không phn ng như vy.

Phản ng ca gii kinh doanh và đu tư đa phương cho thy h không lo ngi kinh tế s b nh hưởng nng n. Ngày 23 tháng Sáu, Công ty S&P M xác đnh không h thp đim tín dng (credit rating) ca Hng Kông ; nói rõ rng vic áp dng lut an ninh quc gia mi s không nh hưởng ti giao dch thương mi gia Hng Kông và M, s không gây tai hi cho s phát trin kinh tế tài chánh ca lãnh th này !

Có lẽ vì thế nên ngày 2 tháng By, Th trường Chng khoán Hng Kông m ca sau khi Đo lut An toàn Quốc gia ra đi gia nhng tiếng phn đi n ào khp thế gii, Ch s Hang Seng (Hng Thnh) đã tăng lên gn 3 phn trăm. Nhiu nhà đu tư cho rng Trung Quốc ch nhm ngăn chn phong trào đòi t tr, còn mi vic kinh doanh s không có gì thay đổi. Phó thủ tướng Lưu Hc đã trn an h rng Trung Quốc s tiếp tc bo v vai trò mt "trung tâm tài chánh quc tế" ca Hng Kông.

Những thương gia đa phương vn gi quan h mt thiết vi Bc Kinh t ra tin li ông Lưu Hc, người thường được Tp Cn Bình cử đi M thương thuyết. Nhà t phú giu nht x, ông Lý Gia Thành (Li Ka-shing), nói rng mi người không nên din gii quá đáng v các hu qu xu trên nn kinh tế.

Trung Quốc có th ch bóp c con gà Hng Kông mà không giết ! Bóp c, tc là ngăn chn phong trào đòi độc lp ca gii thanh niên Hương Cng ! Và h đã thành công. Nhng nhóm thanh niên t chc biu tình t năm ngoái đã tuyên b t gii tán, đ tránh không vi phm đo lut cm nhng hành đng "phn lon" chng chính quyn, đòi đc lp, và thông đng vi nước ngoài ; mc dù s không "hi ti" các hành đng trước khi lut mi được ban hành.

Nhưng đo lut An toàn Quc gia còn rt mơ h khi nói đến nhng ti "phn lon !"

Ngày 2/7, phát ngôn viên chính quyn Hng Kông nói rng khu hin "Quang phục Hương Cng - Thi đi Cách Mng" mà sinh viên thanh niên vn hô hào t năm qua s b cm vì có tính cht "phn lon", đòi đc lp.

Nhưng nhiu lut gia, t ông ch tch Lut sư đoàn Hng Kông cho ti mt s ngh viên thân Bc Kinh t ra nghi ng li giải thích đó. Hô hào "Quang phc Hương Cng" có phi là đòi tách thành ph ra khi Trung Quc hay không ?

Hai chữ "quang phc" có th hiu là "gii phóng", nhưng không nht thiết có nghĩa là đòi ly khai và đc lp ! Hai ch này ch nng n vì t năm 1950 Thống chế Tưởng Gii Thch mi năm vn hô hào "Quang phc Lc đa" ! Và năm 2016, mt ng c viên, vi ch trương đòi t tr, đã dùng khu hiu "Quang phc Hương Cng" khi tranh c vào hi đng thành ph.

Cuối cùng, dân Hng Kông được t do hô khu hiu "Quang phục Hương Cng - Thi đi Cách Mng" hay không s do tòa án quyết đnh ! Cho nên c thế gii s theo dõi xem Bc Kinh vn còn tôn trng truyn thng tư pháp đc lp ca Hng Kông hay không !

Nếu ông Lưu Hc nói đúng ý ca Bc Kinh, là mun tiếp tc duy trì Hồng Kông như mt "trung tâm tài chánh quc tế" thì h s không can thip trng trn vào ngành tư pháp. Không phi vì h s st gì ai, nhưng bi vì h không cn can thip nhiu hơn na ! Nếu nn tư pháp đó b nghi ng là không còn đc lp, thì c thế giới tài chánh, ngân hàng quốc tế s lánh xa vì không cm thy đng tin ca h được an toàn na.

Mặc dù v thế tương đi ca Hng Kông đã xung thp nhưng Bc Kinh vn cn "trung tâm tài chánh quc tế" này. Các xí nghip trong lc đa vn cn cánh ca m này để gây vn và bán hàng. Hng Kông vn là nơi thu hút nhiu tin đu tư vào lc đa nht, vì người ta tin tưởng vào nn tư pháp đó, không dám tin vào các tòa án Thượng Hi hay Thm Quyến. Mt na s vn đu tư ca nước Tàu đ ra nước ngoài hin vn đi qua cửa Hng Kông. Bc Kinh s không có li gì khi phá đa v đc đáo ca Hng Kông.

Thực ra thì Tp Cn Bình không quan tâm đến dư lun thế gii bao nhiêu. Trước đây đã nhiu ln Bc Kinh b c thế gii lên án, v chính sách ca h đi vi dân Tây Tng, Tân Cương, nht là sau cuc tàn sát Thiên An Môn năm 1989, cui cùng công vic làm ăn vn tiếp tc.

Vậy ti sao Tp Cn Bình li phi lăm le bóp c con gà Hng Kông vi đo lut an ninh mi ? Tp mun da nhng con kh nào ?

Có lẽ Tp Cn Bình mun nhm vào nhng con kh ngay trong s thú ca mình, là người dân lc đa Trung Hoa !

Dân Trung Quốc đang bt mãn. Nn kinh tế đã bt đu chm lt trước khi cơn đi dch Covid-19 t Vũ Hán lan ra khp thế gii. Khi kinh tế c thế gii ngưng tr vì con virus Vũ Hán thì các công ty Trung Quc s khó bán hàng, nhiu người s tht nghip. Năm nay, ln đu tiên Đảng cộng sản Trung Quc đã không dám loan báo ch tiêu phát trin kinh tế.

Chính vì phải lo trn áp người dân trong lc đa mà Tp Cận Bình đã gây ra nhng xung đt mi ti biên gii n Đ. Th tướng n Narendra D. Modi đã bt thóp được ch nhược ca Tp Cn Bình là mi lo kinh tế nước Tàu lung lay, cho nên ông đã tr đũa bng nhng đòn kinh tế : Cm dân n Đ s dng gn 60 ng dng (app) trên mạng phát xut t Trung Quc !

Tập Cn Bình dùng đo lut an ninh ti Hng Kông cũng đ đe da và ngăn chặn dân trong nước không được bt chước thanh niên, sinh viên Hương Cng.

Người dân trong lc đa sut năm qua theo dõi các phong trào xung đường Hng Kông cũng đang t hi ti sao h không được hưởng nhng quyn t do biu tình, t do phát biu, hô khu hiu như dân Hng Kông ?

Đó chính là những con kh dn "hách", khi Tp Cn Bình ra tay cht c người dân Hương Cng theo kế Sát Kê Hách Hu !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 07/07/2020

Published in Diễn đàn

Hồng Kông : Vụ tấn công quy mô vào một xã hội dân chủ từ sau thế chiến

The Economist nhận định, luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông là một trong những vụ tấn công quy mô nhất vào một xã hội dân chủ, kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

hongkong1

(Từ trái sang) : Dân biểu Chu Khải Địch (Eddie Chu Hoi Dick), phó chủ tịch Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Trần Hạo Hoàn (Figo Chan) và nhà hoạt động Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung) tuần hành nhân ngày kỷ niệm Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, 01/07/2020. © Reuters/Tyrone Siu

Sau thời gian dài phong tỏa, tuần báo L’Obs dành trọn kỳ này cho một "Nước Pháp vừa được tìm lại", giới thiệu những điểm đặc sắc của nhiều vùng miền. L’Express đăng ảnh tổng thống Emmanuel Macron, chạy tựa "Tám công trình để nâng dậy nước Pháp" sau cuộc bầu cử địa phương vừa qua, Le Point nói về "Những chú hề sinh thái và những chuyên gia" trước sự thắng thế của đảng XanhHồ sơ của Courrier International tập trung cho chủ đề "Chống phân biệt chủng tộc". Về Châu Á, Hồng Kông là đề tài chính được nhiều tuần báo chú ý.

Luật an ninh, "quà sinh nhật" tẩm độc giết chết tự do của Hồng Kông

The Economist nhận định, chính quyền Trung Quốc gieo rắc sợ hãi tại Hồng Kông, phong trào biểu tình trong năm qua đã khiến Đảng cộng sản Trung Quốc mất kiên nhẫn và tự mình hành động. Đây là một trong những vụ tấn công quy mô nhất vào một xã hội dân chủ, kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Cú sốc đầu tiên diễn ra vào tháng Năm, khi Bắc Kinh loan báo ý định áp đặt luật an ninh quốc gia. Đạo luật được soạn thảo trong bí mật, ngay cả trưởng đặc khu Hồng Kông cũng không biết nội dung.Ngày 30/06 Quốc hội Trung Quốc thông qua, và dự luật 18 trang có hiệu lực ngay vào nửa đêm hôm đó, khắc nghiệt hơn cả những gì mà các nhà phân tích bi quan nhất có thể dự đoán.

Làm hư hại, vẽ bậy trong giao thông công cộng nay có thể bị coi là "khủng bố" ; xông vào Quốc hội hay ném trứng vào văn phòng liên lạc Trung Quốc là "nổi dậy". Cổ vũ độc lập cho Hồng Kông như một số người biểu tình vẫn làm là "ly khai", kêu gọi các nước trừng phạt Trung Quốc là "thông đồng" - các tội danh này có khung hình phạt lên đến chung thân.

Một quan chức cao cấp Trung Quốc nói rằng đó là "món quà sinh nhật" cho Hồng Kông – một từ ngữ cay độc để chỉ cú đòn mạnh nhất giáng vào tự do của đặc khu, từ khi được Anh trao trả năm 1997.

Người biểu tình Hồng Kông : "Trời tru đất diệt" Đảng cộng sản Trung Quốc

Bắc Kinh sẽ mở thêm một "Văn phòng duy trì an ninh quốc gia" - đây là lần đầu tiên an ninh Hoa lục sang bám rễ ở Hồng Kông, lập một "Ủy ban duy trì an ninh quốc gia" có sự hiện diện của "cố vấn" từ chính quyền trung ương. Đảng cộng sản Trung Quốc có thể gởi mật vụ của họ sang Hồng Kông để áp đặt trật tự theo ý mình. Các thẩm phán do chính quyền bổ nhiệm có thể xử kín, không cần bổi thẩm đoàn. 

Đáng lo nhất là đối với những trường hợp "phức tạp" hoặc "nghiêm trọng", an ninh Trung Quốc có thể xử lý và thậm chí đưa sang Hoa lục để xét xử. Phong trào phản kháng được dấy lên trong năm qua vì lo ngại việc dẫn độ, nay với luật mới các nhà đấu tranh có thể bị bắt đưa sang Hoa lục để đối mặt với tư pháp thô bạo của Trung Quốc. 

Luật này ảnh hưởng đến một loạt quyền tự do, siết lại các trường trung đại học, tổ chức xã hội, truyền thông và internet. Đạo luật còn được áp dụng cho người ở nước ngoài – có thể bị bắt khi đến Hồng Kông. Các công ty ngoại quốc ở đặc khu có thể bị trừng trị nếu trợ giúp một nước trừng phạt Trung Quốc. Việc tập hợp hàng năm để tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn như vậy có phạm luật hay không ? Đảng sẽ quyết định.

Dù cảnh sát cấm biểu tình hôm 01/07 và có nguy cơ vi phạm luật mới, hàng ngàn người vẫn can đảm tập hợp lại. Những phụ nữ đứng tuổi phân phát các áp-phích có dòng chữ "Trời tru đất diệt Đảng cộng sản". Cảnh sát bắt giữ 370 người, có ít nhất 10 người bị cáo buộc vi phạm luật an ninh, trong đó có một người chỉ vì cầm lá cờ độc lập. 

Bắc Kinh vẫn mong muốn Hồng Kông tiếp tục thịnh vượng, nhất là thị trường chứng khoán, nhưng tương lai của đặc khu rất u ám. Chính quyền địa phương thông báo đã chi 6,29 triệu đô la cho một công ty truyền thông để quảng bá cho Hồng Kông. Đó là Consulum, một công ty đã từng cố giúp Saudi Arabia cải thiện hình ảnh độc tài của mình.

Bài học cho toàn thế giới : Không thể tin lời hứa của Bắc Kinh

The Economist cho rằng cộng đồng quốc tế có thể bị sốc, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên. Sự kiện xe tăng cán lên người biểu tình ở Thiên An Môn chứng tỏ Đảng cộng sản tiêu diệt đối lập không hề thương tiếc, bất chấp tai tiếng đối với thế giới.

Trừng phạt của phương Tây sau biển máu 1989 không làm Đảng cộng sản Trung Quốc thay đổi quan điểm. Và thời đó kinh tế Trung Quốc còn thua cả Tây Ban Nha, giờ đây đã thành đại cường kinh tế, ít có khả năng Bắc Kinh lắng nghe những chỉ trích. 

Nhưng phương Tây cần phải đáp trả. Anh quốc có lý khi tạo điều kiện cho người Hồng Kông sang sinh sống. Mỹ rất đúng đắn khi ra luật trừng phạt quan chức Trung Quốc, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu hợp sức với các nền dân chủ khác để chống lại âm mưu chà đạp lên nhân quyền thế giới của Bắc Kinh.

Theo tuần báo Anh, nỗi đau của Hồng Kông là bài học cho thế giới : không thể tin vào lời hứa của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Cần phải cảnh giác cao độ trước sức mạnh đang lên của Bắc Kinh, đặc biệt là ảnh hưởng đối với Đài Loan. Trung Quốc đã chứng tỏ rằng phải sợ hãi Đảng cộng sản thay vì ngưỡng mộ.

Quốc tế đã để yên cho Trung Quốc bóp nghẹt Hồng Kông

L’Express trong bài "Thế giới đã để cho Bắc Kinh bóp nghẹt tự do của Hồng Kông" dẫn lời kêu cứu của nhà hoạt động trẻ tuổi Hoàng Chi Phong : "Nếu tôi không thể nói lên tiếng nói của mình, tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ gia tăng nỗ lực cụ thể để bảo vệ chút ít tự do còn lại ở Hồng Kông". 

Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo hạn chế cấp visa cho những quan chức Trung Quốc tuy không nêu tên cụ thể, chấm dứt bán thiết bị quốc phòng cho Hồng Kông. Thủ tướng Boris Johnson đề nghị cho phép gần 3 triệu người Hồng Kông cư trú và làm việc tại Anh quốc. Liên Hiệp Châu Âu bày tỏ "quan ngại sâu sắc", nhưng không dự kiến biện pháp trừng phạt nào, trong lúc Châu Âu tìm kiếm một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc.

Tờ báo cho rằng, khi phản ứng một cách yếu ớt và mỗi người một kiểu, phương Tây đã phạm sai lầm. Đối mặt với Trung Quốc, chỉ có một mặt trận quốc tế đoàn kết và kiên quyết mới có thể hiệu quả. Nếu không, các nền dân chủ sẽ nhìn thấy các giá trị của mình thụt lùi, nhường chỗ cho quan điểm toàn trị. Và cũng chẳng được xâm nhập thị trường Trung Quốc nhiều hơn. 

Hồng Kông đã bị Bắc Kinh "ăn tươi nuốt sống"

Nhà nghiên cứu Marc Julienne, Trung tâm Châu Á của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) khi trả lời phỏng vấn tuần san L’Obs cũng nhìn nhận Trung Quốc đã đi xa hơn hẳn mọi ước đoán.

Luật an ninh quốc gia không phải chỉ gặm nhấm quyền tự trị, mà Hồng Kông đã bị ăn tươi nuốt sống ! Ông ngạc nhiên với cách soạn thảo : không chút tế nhị mà vô cùng cứng rắn. Nhất là nó còn được áp dụng cho người ngoại quốc và ở bên ngoài Hồng Kông. Điều nghiêm trọng là một người nước ngoài bị điều tra, có thể bị bắt khi quá cảnh Hồng Kông.

Vì sao Trung Quốc lại tăng tốc như vậy ? Luật này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn không sợ bị trả đũa, cũng như không sợ hình ảnh Trung Quốc xấu đi trên trường quốc tế. Vấn đề là phải theo dõi xem áp dụng luật đến mức nào, các cơ quan mới thành lập hoạt động ra sao.

Kịch bản tệ hại nhất là trong hai tháng tới, chế độ Bắc Kinh quyết định cấm các đảng, các hiệp hội dân chủ, thậm chí có thể bắt giam tất cả những ai đăng thông tin ủng hộ dân chủ lên mạng xã hội. Luật an ninh dành cho Hồng Kông còn là dấu hiệu răn đe đối với Đài Loan, một nền dân chủ khác, luôn là trung tâm tham vọng của Trung Quốc.

Tàu đánh cá Trung Quốc càn quét biển Châu Phi

Trên lãnh vực môi trường, Courrier International tố cáo "Các tàu đánh cá kiêm nhà máy chế biến của Trung Quốc khai thác cạn kiệt vùng biển Châu Phi".

Tuần báo dịch bài viết của báo Anh The Spectator cho biết, đội tàu đánh cá ngoài khơi xa của Trung Quốc đông đảo hơn chúng ta nghĩ, thậm chí gấp bốn lần số lượng mà Bắc Kinh ước tính. Có khoảng 17.000 chiếc tàu có thể đánh cá bên ngoài vùng biển Trung Quốc. Hầu hết sử dụng phương pháp càn quét, hủy hoại sinh vật biển từ đông nam Thái Bình Dương cho đến tây nam Đại Tây Dương, nhất là tại Ghana.

Hầu như tất cả các tàu đánh cá ở Ghana đều của Trung Quốc, trong khi có trên 2 triệu người dân Ghana sống nhờ nghề cá. Theo báo cáo của Overseas Development Institute, thu nhập của ngư dân Ghana đã bị giảm mất 40%. Chín quốc gia duyên hải Châu Phi có cùng số phận : 78% tàu đánh cá nước ngoài hành nghề trên vùng biển của họ đến từ Trung Quốc, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, và thu nhập từ các tàu cá nước ngoài mà 9 nước này được hưởng chưa đầy 4%.

Việt Nam : Nở rộ ATM gạo giúp người nghèo thời dịch bệnh

Liên quan đến Việt Nam, The Economist ghi nhận "Trong lúc dịch Covid-19 làm phương hại đến kinh tế Việt Nam, hoạt động từ thiện của tư nhân nở rộ".

Tác giả tỏ ra rất ấn tượng trước những "ATM gạo" mọc lên tại nhiều thành phố, nơi người nghèo có thể đến nhận gạo trong thời dịch bệnh. Cuối tháng Năm, một tập đoàn địa ốc là CEN Group đã lập ra những cây ATM loại này ở Hà Nội, và khi 5 tấn gạo đầu tiên vừa hết, chương trình vẫn được tiếp tục nhờ đóng góp của dân chúng. Ông Phạm Thanh Hưng, phó chủ tịch tập đoàn cho biết chính quyền địa phương cũng trợ giúp bằng cách nhanh chóng cấp phép, cử người hỗ trợ, giữ trật tự. Báo chí đưa tin rộng rãi, nên có thể nghĩ rằng các quan chức cao cấp ủng hộ hoạt động này.

Nhưng sáng kiến "ATM gạo" là từ doanh nhân Hoàng Tuấn Anh ở Sài Gòn. Anh nảy ra ý tưởng này sau khi nghe tin về một công nhân tự sát vì mất việc. Nay thì đã có một số công ty sản xuất và cung ứng cho vài chục điểm phân phát gạo từ thiện ở nhiều thành phố, mỗi người có thể nhận được 1,5 đến 2 kg gạo, đủ cho một gia đình nhỏ trong ba ngày. Một số máy phục vụ đến 2.000 người/ngày.

Việt Nam đã đẩy lùi được Covid-19 một cách ngoạn mục, không có ai bị chết vì con virus từ Vũ Hán. Tuy nhiên đại dịch đã khiến nền kinh tế chững lại, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tăng trưởng năm nay chỉ còn 2,7% thay vì 7%, và theo chính phủ thì đã có 5 triệu người bị thất nghiệp hoặc giảm thu nhập.

Một chương trình trợ giúp 62 tỉ đồng (2,6 tỉ đô la) đã được thông qua, nhưng bị than phiền là chậm áp dụng, và chưa rõ những người lao động nhập cư – chiếm đa số trong những người đến nhận gạo từ thiện – có được hưởng hay không. Đó có thể là nguyên nhân khiến chính quyền ủng hộ tư nhân làm từ thiện, điều mà trên lý thuyết thiên đường vô sản không cần đến. Tuy hiếm có các mạnh thường quân tầm cỡ, nhưng Danielle Labbé, đại học Montréal cho rằng Việt Nam là một đất nước mà các ý tưởng tốt đẹp được nhanh chóng nhân lên.

Black Lives Matter, nhưng công lý nào cho người Tây Tạng ?

Cũng trên lãnh vực xã hội, Courrier International cho biết lẽ ra đã chọn một chủ đề nhẹ nhàng hơn cho mùa hè, nhưng trước tầm cỡ của phong trào chống phân biệt chủng tộc từ vụ George Floyd ở Mỹ, tuần báo kỳ này quay lại với hiện tượng đã trở thành quốc tế, và có ảnh hưởng mạnh tại Pháp.

Financial Times cho rằng tuy vậy cũng không nên quên đi những bất bình đẳng và bạo lực tại các nước khác. Dele Olojede, nhà báo người Nigeria từng đoạt giải thưởng Pulitzer, tuy chỉ trích sự kiện bi thảm trên, nhưng cho rằng hình ảnh Hoa Kỳ vẫn quyến rũ trong tâm thức mọi người. Nếu vụ George Floyd gây tai tiếng lớn như vậy, là do nước Mỹ luôn là người bảo vệ các giá trị căn bản, được thế giới mong đợi. "Khi Tập Cận Bình nhốt một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo, chẳng có làn sóng phản kháng nào nổi lên trên thế giới, đơn giản là vì không ai mong đợi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền".

Nghệ sĩ ly khai Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) tị nạn tại Đức ủng hộ công lý cho người da đen, nhưng theo ông : "Một con người đã bị sát hại một cách thô bạo, đúng vậy, nhưng ngày hôm đó cũng như bao nhiêu ngày khác, có những người tị nạn đã chết trên biển mà không được ai cứu vớt. Phương Tây ít quan tâm đến nỗi đau của người Châu Á. Trên 150 người Tây Tạng – một trong những sắc dân bị đàn áp dã man nhất trên thế giới, đã tự thiêu để phản đối chế độ Trung Quốc, nhưng có ai nổi dậy vì họ không ?".

Ngải Vị Vị cho rằng không nên tách biệt thành những khối đấu tranh cho nữ quyền, cho người Mỹ gốc Phi… với những yêu sách khác biệt ; mà nên tương trợ lẫn nhau. Khi các quyền của một nhóm bị chà đạp, thì tất cả đều cảm thấy liên quan.

Thụy My

Published in Châu Á

Sự im lặng của Đông Nam Á trước vấn đề Hồng Kông nhắc nhở chúng ta về sự thiếu dân chủ trong khu vực.

silent1

Cảnh sát chống bạo động đứng ra bảo vệ cho bài đọc thứ hai về luật quốc ca gây tranh cãi tại Hồng Kông vào ngày 27 tháng 5 năm 2020. (Reuters / Tyrone Siu)

Chính xác vào một năm trước, vào ngày 9 tháng 6 năm 2019, hơn một triệu người ở Hồng Kông đã xuống đường và phát động phong trào phản đối dự luật chống dẫn độ, sau đó trở thành một cuộc đấu tranh kéo dài.

Bài viết này không bình luận về hành động của chính phủ Trung Quốc hoặc Hồng Kông, thay vào đó, tập trung vào những thiếu sót của Đông Nam Á.

Khởi nguồn câu chuyện dự luật dẫn độ có thể từ tháng 3 năm 2019, sau đó là hai cuộc tuần hành vào tháng 6, đánh dấu sự bùng nổ của cuộc xung đột lớn. Ngay cả khi Chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông rút dự luật, sự tàn bạo của cảnh sát vẫn là một vấn đề lớn và là trọng tâm của phong trào.

Nhà báo Indonesia Vither Mega Indah bị tổn thương mắt vì đạn cao su trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình. Do đại dịch, loạt cuộc biểu tình hạ nhiệt trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng khi mùa hè đến gần, các cuộc biểu tình như vậy đã nhen nhóm trở lại.

Lần gần đây nhất là ngày 28 tháng 5. Đại hội Nhân dân Trung Quốc (NPC) đã phê chuẩn đề xuất thực thi Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông. Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, tuyên bố rằng "thế giới đơn giản là không thể tin tưởng chế độ Trung Quốc" và kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng lên bảo vệ thành phố.

Luo Jianwei, Tổng Giám đốc Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông Jakarta, cơ quan thuộc đặc khu hành chính Hồng Kông, trong một bức thư gửi cho biên tập viên của The Jakarta Post đã bảo vệ quyền của chính phủ trung ương Trung Quốc đối với "thi hành luật pháp ở cấp quốc gia để thiết lập và cải thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế cho chính quyền đặc khu trong thực thi an ninh quốc gia".

Đông Nam Á dự kiến sẽ không có hành động cụ thể nào – tính trung lập của ASEAN là đặc điểm cơ bản của chính sách đối ngoại tổ chức này. Về mặt ra quyết định, các quy tắc thống nhất là cốt lõi trong lối tiếp cận của ASEAN. Campuchia và Lào được biết đến với mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là bất kỳ tuyên bố chống lại Trung Quốc dường như không được thông qua.

Có rất nhiều câu trả lời cho sự im lặng của Đông Nam Á đối với Hồng Kông. Câu trả lời rõ ràng nhất là sự phụ thuộc của Đông Nam Á vào Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, chỉ đứng sau thương mại nội khối ASEAN. Từ tuyến đường sắt Bờ Đông (East Coast Rail Link) của Malaysia đến tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào khu vực này theo chương trình nghị sự của Sáng kiến Vành đai và Đường đai.

Có lẽ quan trọng hơn, và là thực tế đáng buồn là về mức độ dân chủ trong khu vực, Đông Nam Á không cao. Năm ngoái, một số người Hồng Kông bày tỏ sự đồng cảm với các cuộc biểu tình ở Indonesia, nhưng hồ sơ theo dõi Đông Nam Á tại các nước dân chủ là nghèo nàn và suy giảm.

Singapore không có bất cứ bình luận về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Và không có gì đáng ngạc nhiên, vợ của Thủ tướng Lý Hiển Long, bà Hà Tinh đã bày tỏ sự ủng hộ với cảnh sát Hồng Kông thông qua trang Facebook.

Chỉ riêng trong năm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​sự giải thể của Đảng Hướng tới Tương lai – đảng đối lập tại Thái Lan, mối đe dọa bất kỳ của Tổng thống Philippines Duterte đối với báo chí cũng như vi phạm (quyền con người) trong thời gian cách ly xã hội vì Covid-19.

Trustan Yu

Nguyên tác : Why is Southeast Asia silent on Hong Kong ?, The Jakarta Post, 09/06/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 12/06/2020

Tác giả, Trustan Yu, là trợ lý nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông.

Published in Diễn đàn

Một năm chống dự luật dẫn độ : Lãnh đạo Hồng Kông đe dọa không chấp nhận "hỗn loạn"

Vào hôm 09/06/2020, đúng một năm sau cuộc biểu tình rầm rộ huy động cả triệu người để phản đối dự luật dẫn độ, mở đầu cho phong trào biểu tình liên tục đòi dân chủ cho Hồng Kông, lãnh đạo đặc khu đã lên tiếng đe dọa chính quyền sẽ không chấp nhận "tình trạng hỗn loạn".

hongkong1

Tối 09/06/2020, người Hồng Kông tập hợp kỉ niệm một năm ngày bùng lên cuộc biểu tình lớn, đòi rút dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Reuters - Tyrone Siu

Trong một cuộc họp báo, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã lên tiếng cảnh cáo: "Hồng Kông không thể cho phép hỗn loạn như thế, tất cả các bên phải đều phải rút ra bài học". Theo nhà lãnh đạo thân Bắc Kinh: "Người dân Hồng Kông phải chứng minh rằng mình là một công dân đàng hoàng, có hiểu biết của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nếu muốn giữ các quyền tự do, tự trị của mình".

Lãnh đạo Hồng Kông đã lớn tiếng đưa ra lời đe dọa kể trên trong bối cảnh phong trào dân chủ Hồng Kông giờ đây có dấu hiệu gần như bị tê liệt, sau những đợt bắt giam hàng loạt, trong bối cảnh vì dịch Covid-19, các cuộc tụ tập đều bị cấm và một đạo luật an ninh mới lại sắp được ban hành.

Hôm qua, một lãnh đạo cấp Trung Quốc, ông Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming), phó giám đốc Văn Phòng Đặc Trách Hồng Kông và Ma Cao giải thích là luật an ninh áp dụng tại Hồng Kông sẽ giống như "một phần mềm chống virus". Nhân vật này đồng thời nhấn mạnh là phe đòi dân chủ ở Hồng Kông đã đi quá xa.

Trong bối cảnh đó, các diễn đàn trên mạng được những người phản kháng sử dụng đã kêu gọi dân chúng họp lại tối nay, để đánh dấu ngày kỷ niệm đầu tiên của cuộc xuống đường quy mô cách nay đúng một năm. Nơi tập hợp sẽ được thông báo chỉ một giờ trước, để cảnh sát không kịp ngăn chặn.

Ngoài ra, các tổ chức sinh viên và công đoàn cho biết sẽ thăm dò các thành viên về khả năng đình công trong những ngày sắp tới.

Hồng Kông : Phong trào dân chủ đối mặt với tương lai mất tự do

Cách đây đúng một năm, ngày 09/06/2019, một triệu người đã xuống đường một cách ôn hòa, đòi bãi bỏ dự luật cho dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Không ai ngờ là cuộc tuần hành này đánh dấu bước khởi đầu cho một loạt biểu tình sau đó làm đảo lộn xã hội Hồng Kông, dẫn đến những thay đổi bất ngờ. Thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy, thuật lại tình hình một năm sau :

Cách đây đúng một năm, một triệu người Hồng Kông đã xuống đường với trẻ em, người cao niên, để đòi rút lại luật dẫn độ sang Trung Quốc. Nhưng ngay buổi chiều, lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga xác nhận ý muốn cho thông qua luật, hoàn toàn xem thường dân chúng.

Đối với nhiều người, chính thái độ đó đã khiến người dân tức giận và dẫn đến hàng chục cuộc đối đầu ngày càng dữ dội, đình công, hành động bất phục tùng, chiếm cứ nghị viện, phi trường, trường đại học trước một lực lượng an ninh bị người biểu tình tố cáo là lạm dụng bạo lực.

Quách Vĩnh Khang (Denis Kwok) là một trong những nghị sĩ đối lập dân chủ mà Bắc Kinh đòi loại ra, cho là ông không đủ tư cách vì "ngăn cản (hoạt động) của nghị viện". Ông đã ghi nhận như sau về hệ quả của một năm lịch sử vừa qua: "Trong một năm, chúng tôi đã bị mất quyền tự do được nguyên tắc ‘một đất nước hai chế độ’ bảo đảm. Còn điều mà chúng tôi đạt được là sự đoàn kết của công dân Hồng Kông và sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tôi thiết nghĩ là cộng đồng quốc tế phải buộc Trung Quốc tôn trọng cam kết của họ".

Người dân Hồng Kông đặt hy vọng cuối cùng vào sự hỗ trợ của quốc tế, vì một năm sau, nếu luật dẫn độ đã thật sự bị rút lại, nhưng Bắc Kinh lại thông báo muốn áp đặt một luật an ninh đi xa hơn nữa trong việc hạn chế các quyền tự do cá nhân và chính trị của người Hồng Kông.

Mai Vân

******************

Biển Đông : Trung Quốc đặt cáp ngầm quanh Hoàng Sa vì mục tiêu quân sự

Ảnh vệ tinh và dữ liệu định vị tàu thuyền mới đây đã phát hiện một chiếc tàu Trung Quốc có dấu hiệu như là đang đặt dây cáp dưới biển giữa các tiền đồn Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo hãng tin Mỹ BenarNews ngày 08/06/2020, giới chuyên gia cho rằng các dây cáp ngầm đó có thể được dùng vào mục tiêu quân sự, giúp Trung Quốc tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm.

cap2

Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở Biển Đông © wikipedia

Theo hãng tin Mỹ, chiếc tàu đặt dây cáp của Trung Quốc, xuất phát từ Thượng Hải, đã bắt đầu hoạt động trong khu vực Hoàng Sa từ gần hai tuần nay. Hình ảnh vệ tinh thương mại chụp vùng Hoàng Sa đã phát hiện chiếc tàu làm công việc có liên quan đến cáp ngầm dưới biển, mặc dù ảnh chụp từ không gian không thể xác định rõ đó là việc đặt cáp mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp hệ thống cáp hiện có.

Dữ liệu theo dõi tàu thuyền, tuy nhiên, đã xác nhận được đó là chiếc Tian Yi Hai Gong đã đến Hoàng Sa vào ngày 28/05, và đã hoạt động ít nhất tại ba đảo đá khác nhau là đảo Cây (Tree Island), đảo Bắc (North Island) và đảo Phú Lâm (Woody Island). Sau đó con tàu đã di chuyển lên phía tây nam ngày 05/06, ghé các đảo Duy Mộng (Drumond), đảo Ba Ba (Yagong) và bãi Xà Cừ (Observation Bank). Vào sáng 08/06, chiếc tàu vẫn hoạt động ở phía đông bắc bãi Xà Cừ.

Tất cả các địa điểm trên đều là các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở vùng Hoàng Sa.

Lần gần đây nhất mà Trung Quốc bị phát hiện đặt cáp ngầm ở Hoàng Sa là vào năm 2016. Theo hãng tin Anh Reuters, đó là tuyến cáp ngầm nối căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm với đảo Hải Nam. Hai chuyên gia đã cho rằng hệ thống cáp quang ngầm nối liền các thực thể ở Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng có thể nhằm mục đích quân sự.

Theo ông James Kraska, giáo sư tại trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hệ thống cáp quang đó sẽ cho phép truyền tải các thông tin quân sự được mã hóa giữa các tiền đồn khác nhau của Trung Quốc, và sẽ kết nối với hệ thống cáp dưới biển đã được xây dựng dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc.

Một điều khác mà Trung Quốc có thể làm là thiết lập một mạng lưới phát hiện các âm thanh dưới nước, để phát hiện và theo dõi tàu của đối thủ, đặc biệt là tàu ngầm. Ông Bryan Clark, nghiên cứu viên cao cấp tại Học Viện Hudson, trụ sở tại Washington, cũng nghi ngờ rằng các dây cáp có thể được dùng vào việc giám sát dưới mặt nước.

Mai Vân

Published in Châu Á

Hồng Kông đã trở thành điểm nóng quan trọng trong một cuộc chiến tranh lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Bằng chứng là quyết định của Bắc Kinh về việc áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông mà không thông qua cơ quan lập pháp của thành phố này nhằm dập tắt phong trào biểu tình phản đối kéo dài một năm nay. Chính quyền Trump đã đe dọa trả đũa, cảnh báo rằng động thái này có nghĩa là Hồng Kông không còn đủ tự chủ trước Bắc Kinh để được hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và các biện pháp hợp tác khác. Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi : Tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy ?

hongkong1

Hồng Kông không còn đủ tự chủ trước Bắc Kinh để được hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và các biện pháp hợp tác khác.

Câu hỏi : Tại sao Trung Quốc lên kế hoạch thiết lập luật an ninh cho Hồng Kông ?

Trả lời : Khi Luật Cơ Bản, thứ được xem như Hiến pháp thu nhỏ của Hồng Kông có hiệu lực vào năm 1997, một số vấn đề quan trọng vẫn còn tồn đọng chưa được giải quyết. Điều khoản về quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu vẫn chưa được thực hiện. Một điểm khác là sự cam kết chống lại các tội phạm đe dọa an ninh quốc gia như tội phản quốc, ly khai và gián điệp. Đó là những gì Bắc Kinh đang đẩy mạnh thực hiện thời gian qua.

Điều 23 của Luật Cơ Bản quy định Hồng Kông phải thông qua luật về an ninh quốc gia. Nhưng sự phản đối mạnh mẽ của công chúng đã làm thất bại những nỗ lực trước đó, bao gồm một lần vào năm 2003 khi nửa triệu người xuống đường biểu tình khiến việc thảo luận dự luật an ninh bị hủy bỏ. Hành động lần này của Bắc Kinh được xem là cách để giải quyết tình trạng này ; hình sự hóa các hoạt động ly khai, lật đổ và khủng bố cũng như sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề của Hồng Kông.

Câu hỏi : Chính quyền Trung Quốc có thể áp đặt luật lệ lên Hồng Kông không ?

Trả lời : Bắc Kinh khẳng định rằng họ có quyền làm như vậy nhưng vấn đề pháp lý phức tạp hơn nhiều.

Hồng Kông được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 và được hưởng một quyền tự trị rộng lớn trong việc ban hành và xét xử theo luật riêng dưới một mô hình gọi là Một quốc gia, hai chế độ. Điều 23 quy định cụ thể rằng chính quyền Hồng Kông sẽ là cơ quan ban hành luật để giải quyết vấn đề về an ninh quốc gia.

Nhưng Luật Cơ Bản cũng cho phép chính quyền Đại lục bổ sung những luật để quản lý thành phố trong những điều kiện nhất định. Những quyền này được trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, một cơ quan lập pháp đã họp gần đây tại Bắc Kinh.

Câu hỏi : Tại sao Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia vào thời điểm này ?

Trả lời : Trung Quốc đã lập ra một nhóm quan chức mới chịu trách nhiệm về vấn đề Hồng Kông, những người quyết tâm ngăn chặn một làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ khác giống như những gì đã xảy ra vào năm ngoái, gây chấn động thành phố và khiến Bắc Kinh bối rối.

Các cuộc tuần hành đã tạm ngưng khi thành phố phải đối mặt với đại dịch Covid-19, nhưng sự phẫn nộ của người dân đối với chính quyền vẫn tăng cao. Các cuộc biểu tình được dự kiến sẽ nối lại vào mùa hè này trong dịp tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6. Năm ngoái, các cuộc biểu tình lớn xuất hiện đầu tiên vào ngày 9 tháng 6 và ngày 1 tháng 7, ngày mà Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc.

Trong một thông điệp gửi tới các đại sứ nước ngoài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc Hồng Kông không thể thông qua luật về an ninh đã tạo ra lỗ hổng về an ninh quốc gia, theo đó phe đối lập đã thông đồng với các lực lượng bên ngoài chống lại Trung Quốc.

Ngoài ra, cuộc bầu cử hội đồng lập pháp Hồng Kông vào mùa thu này sẽ tạo cơ hội cho phe dân chủ giành được đủ ghế để ngăn chặn mọi nỗ lực thông qua luật an ninh quốc gia của cơ quan hành pháp.

Câu hỏi : Luật an ninh quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến quyền tự trị và vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông ?

Trả lời : Các nhà phê bình cho rằng việc thông qua luật an ninh quốc gia lần này là nghiêm trọng nhất trong một loạt các hành động nhằm làm suy yếu mức độ tự trị cao của Hồng Kông trong những năm gần đây. Những hành động này bao gồm các vụ bắt giữ hơn một chục người dẫn đầu phong trào dân chủ vào tháng trước và các vụ việc trước đó như giải thể một đảng chính trị ủng hộ Hồng Kông độc lập, trục xuất một nhà báo nước ngoài và loại bỏ các ứng cử viên chính trị vì lý do không đủ tư cách.

Dennis Kwok, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông nói rằng : "Tôi cảm thấy kinh tởm ; điều này về cơ bản chính là sự chấm hết của mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’ ".

Câu hỏi : Tại sao người Hồng Kông lo lắng về luật an ninh quốc gia vừa được thông qua ?

Trả lời : Luật này dự kiến sẽ hình sự hóa các bình luận và hành động mà nhà chức trách coi là chống lại lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc, đưa luật pháp của Hồng Kông gần với luật pháp của Đại lục hơn.

Ở Trung Quốc, Bắc Kinh sử dụng những luật như vậy để đàn áp các nhà hoạt động và thúc đẩy các mục tiêu chính trị. Năm nay, một chủ hiệu sách ở Hồng Kông chuyên bán các ấn phẩm bình luận về quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc vốn bị cấm ở đại lục đã bị kết án 10 năm tù vì tội gián điệp. Năm ngoái, Trung Quốc cũng bắt giữ hai công dân Canada về tội gián điệp, một nhà nghiên cứu và một cựu nhân viên ngoại giao. Vụ giam giữ được coi là sự trả thù cho việc Canada bắt giam một giám đốc điều hành cấp cao của công ty Huawei Technologies.

Hàng triệu người đã xuống đường tuần hành ở Hồng Kông vào năm ngoái do những lo ngại về dự luật dẫn độ (hiện đã được rút) sẽ đẩy họ đến một hệ thống tư pháp kém minh bạch tại Trung Quốc Đại lục.

Câu hỏi : Các cuộc biểu tình bị tác động ra sao trước luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh ?

Trả lời : Những tuyên bố của Trung Quốc đã hai lần khiến hàng ngàn người Hồng Kông phải đổ ra đường, họ bị cảnh sát ngăn chặn tụ tập đông người với lý do giãn cách xã hội. Cảnh sát chống bạo động đã ráo riết đóng chốt tại các nút giao thông quan trọng và thực hiện hàng trăm vụ bắt giữ, trong đó có những học sinh đang mặc đồng phục. Các bài hát và tranh ảnh ủng hộ độc lập cho Hồng Kông ngày càng phổ biến bất chấp đây là "lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh.

Câu hỏi : Quan hệ Mỹ-Trung bị ảnh hưởng như thế nào sau sự việc này ?

Trả lời : Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố việc thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông đã khiến cho thành phố mất đi quyền tự chủ trước Trung Quốc và quyết định này có thể chấm dứt địa vị được ưu đãi của Hồng Kông cũng như làm xói mòn niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài. Tổng thống Trump cho biết ông sẽ thu hồi chế độ ưu đãi dành cho Hồng Kông như một vùng lãnh thổ có quy chế hải quan và đi lại riêng biệt và bắt đầu quá trình loại bỏ các chính sách đối xử với Hồng Kông như một thực thể tách biệt với Trung Quốc trong toàn bộ các thỏa thuận mà Hoa Kỳ có với thành phố, trừ một vài ngoại lệ. Ông cũng đe dọa sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc hoặc Hồng Kông có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong.

Theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông được Quốc hội Mỹ thông qua năm ngoái, Bộ Ngoại giao phải đánh giá hàng năm về việc liệu Hồng Kông có còn được hưởng mức độ tự trị cao dưới mô hình "một quốc gia, hai chế độ" hay không. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo nói hôm 27/5 rằng "Không ai với những suy nghĩ hợp lý có thể khẳng định rằng Hong Kong ngày nay vẫn còn duy trì quyền tự trị cao trước Trung Quốc".

Một tuần trước đó, hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho biết họ sẽ đề xuất một dự luật trừng phạt đối với các quan chức và thực thể Trung Quốc thực thi luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông cũng như xử phạt các ngân hàng làm ăn với họ.

Câu hỏi : Vương quốc Anh đã phản ứng thế nào với luật an ninh mới ?

Trả lời : Nước Anh đã "chọc giận" chính quyền Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng họ sẽ mở đường trở thành công dân Anh trong tương lai cho khoảng 2,8 triệu cư dân Hồng Kông. Những người đủ điều kiện, chiếm gần 40% dân số Hồng Kông, đã từng sống dưới thời nước Anh cai trị Hồng Kông và được cấp một loại hộ chiếu đặc biệt cho phép họ lưu trú ở Anh trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần thị thực.

Joyu Wang

Nguyên tác : "Hong Kong’s Security Law : What China Is Planning, and Why Now", The Wall Street Journal, 04/06/2020.

Nguyễn Thanh Hải biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 07/06/2020

Published in Diễn đàn