Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khủng hoảng tên lửa Bắc Triều Tiên : Kinh tế Hàn Quốc "chịu vạ lây"

Trong những ngày gần đây, khủng hoảng Bắc Triều Tiên là đề tài nóng bỏng trên các trang báo Pháp. Le Monde số ra hôm nay có bài viết với tiều đề "Kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng từ khủng hoảng tên lửa". Cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên có những tác động, dù là gián tiếp, nhưng lại rất nặng nề, tới nền kinh tế Hàn Quốc.

han1

Năm 2016, hãng Samsung của Hàn Quốc đứng đầu thị trường Trung Quốc về điện thoại thông minh. REUTERS/Baz Ratner

Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc, đã áp dụng nhiều biện pháp trả đũa việc Seoul triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Mặc dù THAAD nhằm chống tên lửa của Bắc Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh lại coi đó là mối đe dọa tới an ninh của Trung Quốc nên đã phản ứng gay gắt vào hồi tháng 07/2016, khi tổng thống Hàn Quốc khi đó là bà Park Geun-hye quyết định triển khai THAAD và vào hồi tháng 03/2017 khi lá chắn THAAD chính thức bắt đầu được lắp đặt ở Seongju - miền trung Hàn Quốc. Hàng hóa Hàn Quốc đã bị tẩy chay dữ dội ở Trung Quốc. Bắc Kinh thậm chí còn cấm công dân Trung Quốc sang Hàn Quốc du lịch.

Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA), xuất khẩu phụ tùng xe hơi của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã sụt giảm 33% trong giai đoạn tháng 03-05/2017. Lượng sản phẩm của hãng Hyundai - Kia bán ra trên thị trường nước láng giềng Trung Quốc cũng sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cả các nhà cung cấp của hãng này. Gần 1.000 công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực xe hơi bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau.

Ngày 27/07/2017, trong buổi gặp gỡ giữa giới doanh nhân và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Xanh (phủ tổng thống Hàn Quốc), phó chủ tịch Hyundai-Kia, ông Chung Eui-sun, đã phải nhờ sự giúp đỡ của tổng thống.

Samsung, hãng đứng đầu bảng trên thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc hồi năm 2016, đã tụt xuống vị trí thứ 8 vào năm nay. Các tập đoàn mỹ phẩm Hàn Quốc cũng chịu chung số phận, trước hết phải kể tới Amore Pacific, công ty sở hữu các nhãn hiệu Sulwhasoo, Mamonde và Innisfree, vốn rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Doanh số bán hàng quý 2/2017 của Amore Pacific đã giảm 17,8%, còn 1410 tỉ won (1,05 tỉ euro). Lợi nhuận của hãng giảm 57,9%, còn 130,4 tỉ won. Lợi nhuận của tập đoàn LG Household&Health Care, một gã khổng lồ khác trong ngành mỹ phẩm Hàn Quốc, cũng giảm 57,9%.

Tập đoàn phân phối thực phẩm Lotte, doanh nghiệp cho chính phủ triển khai THAAD trên phần đất của công ty mình, cũng bị giảm 4,3% doanh số bán hàng quý 1/2017, do không xuất khẩu được nhiều hàng sang Trung Quốc, nhiều chuỗi cửa hàng của Lotte tại Trung Quốc phải đóng cửa. Do du lịch mất mùa, chuỗi cửa hàng miễn thuế của Lotte cũng không còn "ăn nên làm ra" như trước đây.

Theo thống kê hồi tháng 06/2017, du lịch Hàn Quốc cũng giảm 36,2%/năm, do mất tới 66,4% khách hàng Trung Quốc. Thu nhập của ngành du lịch Hàn Quốc đạt mức thấp nhất từ quý 2/2011. Căng thẳng song phương cũng khiến số du khách Hàn Quốc tới Trung Quốc giảm 60% vào quý 2/2017 so với cùng kỳ năm ngoái. Số chuyến bay nối hai quốc gia cũng giảm 44,9%. Bộ Du Lịch Hàn Quốc đã phải chi 80 tỉ won để hỗ trợ các hãng lữ hành.

Le Monde kết luận, trong hoàn cảnh hiện tại, các nhà công nghiệp Hàn Quốc cần tìm cách thích nghi, tập trung phát triển các thị trường như Mỹ, Malaysia và Thái Lan.

Moskva đứng ngoài "cuộc khẩu chiến" Bắc Triều Tiên

Vẫn liên quan tới cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, Le Figaro nhận định "Moskva thích đứng bên ngoài vụ lùm xùm và ngả theo Bắc Kinh". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hôm thứ Sáu tuần trước cho biết Nga sẽ không chấp nhận một đất nước Bắc Triều Tiên hạt nhân hóa. Còn cho tới nay, tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn giữ yên lặng trên hồ sơ Bắc Triều tiên, theo Le Figaro, rất có thể chủ nhân điện Krelim đang tìm kiếm một chiến lược mới hoặc một thời điểm thích hợp hơn.

Về quan hệ ngoại giao, Le Figaro cho biết quan hệ Moskva-Bình Nhưỡng chưa bao giờ lấy sự tin tưởng làm nền tảng. Hồi đầu những năm 1960, chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã khiến Moskva lo ngại. Điện Kremlin vì thế chọn giải pháp hợp tác để quan sát, thậm chí là kiểm soát các nghiên cứu và và thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Sử gia Andrei Lankov, chuyên gia về Triều Tiên hồi tưởng : "Lãnh đạo Bắc Triều Tiên chưa bao giờ có thiện cảm đặc biệt với Liên Xô, nhưng làm ra vẻ nhượng bộ để che mắt Liên Xô". Ngày nay, Moskva cũng không giữ vai trò gì đặc biệt với Bình Nhưỡng. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên tìm cách giữ mối quan hệ láng giềng tốt với Nga thì cũng chỉ là để giữ đối trọng với Trung Quốc mà thôi. Còn hợp tác kinh tế và quân sự thì vẫn rất hạn chế. Trong khi đó, về lý thuyết, các tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên có tầm bay 3.000 km, có thể bắn tới hồ Baikal, đe dọa một khu vực rộng lớn ở nam Siberia, đặc biệt là Vladivostok, thủ phủ của vùng Viễn Đông của Nga.

Theo Le Figaro, việc kiềm chế của Nga đối với Bắc Triều Tiên có thể được giải thích phần nào bằng quan điểm Nga không chấp nhận bất kỳ hình thức trừng phạt hay cấm vận nào, vì các ý định đánh vào kinh tế đều không chống được các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, mà chỉ tác động tới đời sống người dân.

Và đối với điện Kremlin, hồ sơ Bắc Triều Tiên chỉ đứng ở vị trí thứ ba. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga là quan hệ với các nước thành viên Liên Xô cũ, nhất là Ukraine. Thứ hai là Trung Đông, Syria và cuộc chiến chống khủng bố nói chung.

Robot - mối nguy của nhân công giá rẻ

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, báo Les Echos nhận định tại Châu Á, số phận của vài chục triệu nhân công dệt may có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu các robot được đưa vào sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc. Trong bài viết "Mối nguy hiểm cho các nhà máy giá rẻ tại các nước kinh tế mới nổi", Les Echos cho biết một công ty khởi nghiệp do hai kỹ sư Ấn Độ thành lập năm 2011 đã chế tạo thành công hai robot có tên gọi "Butler" và "Sorter" để phục vụ trong kho hàng dệt may. Nhiều khách hàng mua hai loại robot trên với số lượng lớn là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc trên mạng internet.

Liệu đó có phải một thành công ? Chắc chắn đó là thành công của ngành công nghệ Ấn Độ. Nhưng tại một đất nước mà mỗi tháng phải tiếp nhận thêm khoảng 1 triệu lao động mới thì thành tựu công nghệ robot lại làm dấy lên nỗi sợ mất việc làm. Theo một báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới, các nước có nền kinh tế mới nổi sẽ phải chịu nhiều hệ quả tiêu cực của công nghệ robot. Gần 70% lao động ở các quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng. Tỉ lệ này là 57% ở các nước thuộc tổ chức Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE.

Năm ngoái, tổ chức Lao Động Quốc Tế cũng đã gióng hồi chuông cảnh báo cho ngành dệt may, theo đó gần 90% nhân công dệt may và da giầy của Việt Nam và Cam Bốt sẽ mất việc vì robot. Trong khi đó, đó lại là lĩnh vực hiện đang sử dụng rất nhiều nhân công. Tại Cam Bốt, Indonésia, Thái Lan và Malaisia, tổng tộng có khoảng 9 triệu người làm việc trong ngành may mặc. Tại các nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, con số này là khoảng 27 triệu.

Do đông giá, Châu Âu sẽ thiếu táo

Vụ thu hoạch táo tại Pháp năm nay diễn ra sớm hơn so với thường lệ 15 ngày, do ảnh hưởng của những đợt nắng nóng cao bất thường hồi tháng 06-07. Trong bài viết "Do đông giá, Châu Âu sẽ thiếu táo", Le Figaro cho biết theo những kết luận ban đầu của nông dân, năm nay táo mất mùa. Thời tiết giá lạnh hồi cuối mùa xuân khiến sản lượng táo của Pháp giảm 8%. Còn tại các nước Châu Âu khác, trung bình sản lượng táo giảm tới hơn 22%.

Tuy nhiên, trong cái rủi nước Pháp lại có cái may. Đó là sẽ các nhà sản xuất táo Pháp không bị cạnh tranh bởi các đối thủ Châu Âu. 50% sản lượng táo của Pháp sẽ được xuất ra nước ngoài, với tổng trị giá khoảng 565 triệu euro. Khách hàng lớn nhất ở Châu Âu của các nhà sản xuất táo Pháp là Anh Quốc, Đức và Tây Ban Nha. Pháp cũng mới có thêm một số thị trường xuất khẩu mới là các nước Trung Đông, Việt Nam và Trung Quốc. Điều này bù đắp thiệt hại của nông dân trồng táo Pháp do Nga cách đây 3 năm đã ra lệnh cấm nhập nông sản Châu Âu.

Trang nhất các báo Pháp

"Triều Tiên, Venezuela : Trump khiến cả hành tinh lo ngại" là tít chính trên trang nhất báo Le Monde. Theo tổng hợp của Le Monde, Nga rất lo ngại về nguy cơ xung đột với Bắc Triều Tiên hiện đang ở mức rất cao, bao gồm cả đe dọa sử dụng vũ lực. Còn Trung Quốc vừa kêu gọi Bắc Triều Tiên ngưng thử ngiệm tên lửa, vừa đề nghị Mỹ và Hàn Quốc ngưng các cuộc thao dợt quân sự dự kiến diễn ra vào cuối tháng này. Trong khi đó, Donald Trump nhắc đi nhắc lại về ý định trả đũa quân sự nếu Bình Nhưỡng bắn tên lửa tới đảo Guam. Về phần mình, Nhật Bản đã triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Patriot. Thêm vào đó, tổng thống Mỹ Donald Trump lại mới đe dọa Vanezuela về khả năng can thiệp quân sự vào nước này, một hành động bị Caracas gọi là "điên rồ".

Còn nhật báo Le Figaro đặt câu hỏi : "Triều Tiên, Venezuela : Trump sẵn sàng đi tới đâu ?". Le Figaro nhận định Trump dường như đang chuẩn bị đưa Hoa Kỳ trở lại với vai trò "sen đầm thế giới" và làm khuấy đảo nền ngoại giao toàn cầu.

Nhật báo Libération hướng sự chú ý tới thời sự Hoa Kỳ qua hàng tít ngắn gọn "Charlotteville - Nhà Trắng" trên nền một bức ảnh cỡ lớn chụp cảnh một đám đông người da trắng đang tụ tập, tay giơ cao những cây đuốc rực lửa, miệng đang hô hào. Theo Libération, do ức chế về Donald Trump và những người thân cận của tổng thống, những người thuộc phe cực hữu đã tập trung biểu tình, dẫn tới thảm kịch chết người ở Virginia tối hôm thứ Bảy.

Trong khi đó, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm tới thời sự nước Pháp với hàng tựa "Macron đối diện với thách thức về ngân sách". Mặc dù tân tổng thống Pháp có khởi đầu rất tốt và rất chau chuốt hình ảnh trên trường quốc tế, nhưng tỉ lệ được lòng dân của chủ nhân điện Elysée đã giảm mạnh sau 3 tháng cầm quyền, đặc biệt sau chính sách giảm trợ cấp nhà ở và hoãn thay đổi về chính sách thuế như ông đã hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Tuy nhiên, theo Les Echos, nguyên thủ Pháp Macron vẫn có rất nhiều lợi thế trong tay, chẳng hạn như đã khéo léo thương lượng với các nghiệp đoàn về cải cách luật lao động. Nền kinh tế Pháp cũng bắt đầu có những dấu hiệu được khôi phục, nhiều việc làm mới được tạo ra và theo dự báo kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi, vì rất có thể dân chúng sẽ cho rằng trong bối cảnh tích cực như vậy thì một số đề xuất cải cách mạnh tay của tổng thống là không cần thiết.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Khi các tập đoàn tin học lớn của Mỹ "thần phục" Trung Quốc

Báo Le Monde số ra ngày 08/08/2017 có hai bài viết đáng chú ý phê phán các tập đoàn tin học của Mỹ như Google, Amazon, Facebook, Apple – gọi tắt là GAFA - vì miếng lợi đã nhượng bộ, trước đòi hỏi kiểm duyệt của Bắc Kinh, để có được thị phần tại Trung Quốc.

tapdoan1

Logo của bốn tập đoàn Google, Amazon, Facebook và AppleCopy d'ecran : glossaire-international.com/

Mở đầu bài xã luận có đề tựa "Các tập đoàn tin học khổng lồ nhượng bộ Bắc Kinh", Le Monde nhắc lại : Cách nay gần 10 năm, bà Hillary Clinton, lúc đó là ngoại trưởng Mỹ, đã tố cáo nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, ngày càng tỏ rõ quyết tâm áp đặt kiểm duyệt và lập biên giới tin học ngăn chặn công dân nước họ.

Ở thế kỷ 21 này, chính quyền Trung Quốc đã dựng lên một bức trường thành điện tử, nhằm kiểm soát các tác động chính trị của mạng internet. Các mạng xã hội như Facebook, Twitter đã bị cấm tại Trung Quốc.

Thế nhưng, nhiều tập đoàn tin học lớn không thể bỏ qua thị trường hàng trăm triệu cư dân mạng này và chấp nhận các thỏa hiệp về những giá trị cơ bản, vốn là bản sắc của các xã hội phương Tây.

Hai tập đoàn có tính biểu tượng cao trong lĩnh vực tin học và công nghệ số của Mỹ là Apple và Amazon đã chấp nhận đòi hỏi của Bắc Kinh, rút bỏ ứng dụng VPN cho phép tránh kiểm duyệt. Tập đoàn quả táo ngụy biện là phải tuân thủ luật lệ các quốc gia, những nơi mà Apple làm ăn.

Đối với Le Monde, đây là một tiền lệ nguy hiểm. Khi đạt được điều họ muốn đối với Apple, Bắc Kinh đã giành được hai thắng lợi. Một là chọc thủng khối các giá trị phương Tây và hai là tránh không bị tụt hậu trong lĩnh vực mang tính chiến lược này. Điều tệ hại là Nga đang theo bước Trung Quốc, cũng ra lệnh cấm VPN. Rồi thủ tướng Hungary cũng coi mô hình Trung Quốc là đáng xem xét.

Để kết luận, Le Monde nhấn mạnh là cần nhắc lại với các tập đoàn tin học khổng lồ này một khẩu hiệu khá nổi tiếng trước đây của Google : "Đừng mất đạo đức".

Apple : "Khôn nhà dại chợ"

Còn trong bài "Các tập đoàn GAFA đối mặt với bức Trường thành của Nhà nước Trung Quốc", Le Monde vạch trần thái độ hai mặt của Apple trong lĩnh vực kiểm duyệt : Tập đoàn quả táo lùi bước trước Bắc Kinh, nhưng lại tỏ ra cứng rắn với chính quyền Mỹ.

Đầu năm 2016, FBI đã đề nghị Apple phá mã của một điện thoại di động của một trong những tên khủng bố tấn công ở San Bernardino (California). Vào thời điểm đó, Apple đã từ chối, nhân danh nguyên tắc bảo vệ đời tư của công dân.

Ông André Loesekrug Pietri, sáng lập viên quỹ đầu tư A Capital, làm việc tại Trung Quốc từ một thập niên qua, nhận định : Apple có thái độ chắc ăn tại Hoa Kỳ, bởi vì chống lại chính quyền liên bang thì tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp. Thế nhưng, tại Trung Quốc thì ngược lại.

Ngoài việc bắt các tập đoàn nước ngoài phải nhượng bộ nhằm mục đích tăng cường kiểm duyệt, Bắc Kinh còn tìm mọi cách bảo vệ các tập đoàn tin học Trung Quốc. Trên thị trường nội địa, 100% là công nghệ tin học Trung Quốc.

Bắc Kinh không cho phép đối tác nước ngoài mua các doanh nghiệp tin học hàng đầu của Trung Quốc và buộc họ phải ký các hợp đồng đối tác với các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong lúc, Trung Quốc đầu tư ra bên ngoài, mua lại các công ty ngoại quốc.

Câu hỏi đặt ra là liệu có quá muộn hay không đối với phương Tây ? Có một điều chắc chắn là Trung Quốc coi công nghệ là một trong những trụ cột của tăng trưởng và muốn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo vào năm 2030. Trung Quốc hiện có 900 triệu người dùng internet và có một nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển lĩnh vực trí thông minh nhân tạo : đó là nguồn dữ liệu khổng lồ. Và không có gì bảo đảm là Bắc Kinh chia sẻ nguồn dữ liệu này cho bất kỳ ai.

Bắc Triều Tiên thách thức thế giới bất chấp trừng phạt

Một chủ đề khác cũng được báo chí Pháp đặc biệt quan tâm là hồ sơ Bắc Triều Tiên. Nhận định đầu tiên một số báo Pháp đưa ra là Trung Quốc đã có những thay đổi trên hồ sơ này. Không như những lần trước, luôn vấp phải quyền phủ quyết của Bắc Kinh và Moskva, trong phiên họp hôm thứ Bảy 05/8 vừa qua, toàn thể Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết siết chặt trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.

Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc dự trù giảm đến 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của Bắc Triều Tiên, ước tính gây thất thu cho nước này mỗi năm khoảng 3 tỷ đô la. Tại Liên Hiệp Quốc, "Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt và kêu gọi nối lại đối thoại" như tựa thông báo của Le Monde. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố "sẽ áp dụng đầy đủ và nghiêm ngặt" các lệnh trừng phạt.

Thế nhưng, Bình Nhưỡng "bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vẫn từ chối mọi đối thoại về hạt nhân". Tựa một bài viết trên Les Echos. Bắc Triều Tiên giận dữ phản ứng cho rằng những biện pháp trừng phạt này đã "vi phạm mạnh mẽ chủ quyền quốc gia". Thông qua hãng thông tấn KCNA, Bình Nhưỡng khẳng định không nhường bước trước các áp lực, "không đặt việc giải trừ hạt nhân" lên bàn đàm phán.

Trước thái độ cương quyết này của Bắc Triều Tiên mà bài xã luận có tựa đề "Răn đe Bắc Triều Tiên", trên La Croix, đã kêu gọi Bình Nhưỡng nên mở cửa. Tờ báo tin chắc rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ chẳng có mấy hiệu quả.

Bởi vì, hạt nhân chính là vũ khí răn đe tốt nhất để bảo toàn sự sống còn của chế độ cộng sản nhà họ Kim. Đó còn là một sự bảo đảm cho nền độc lập của đất nước giữa sự bủa vây của những cường quốc khác : Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, mà còn có cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vũ khí hạt nhân được xem như là một yếu tố của niềm tự hào dân tộc, đòi hỏi sự hy sinh của người dân Bắc Triều Tiên. Và những lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Quốc đưa ra từ năm 2006 chẳng thể nào làm dịch chuyển quyết tâm này của chế độ. Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc hạt nhân và chắc chắn không từ bỏ vị thế này.

Tuy nhiên, La Croix cho rằng cần phải đưa Bình Nhưỡng đến với các mối quan hệ xung quanh, không chỉ bằng mối tương quan lực lượng, mà còn dựa trên những trao đổi. Bắc Triều Tiên không thể nào tiếp tục là "một vương quốc khép kín" như cách đây 20 năm. Xã hội cần được mở cửa để đời sống của người dân được cải thiện.

Kinh tế trỗi dậy bất chấp cấm vận

Về điểm này, Le Monde trong một bài phóng sự ghi nhận có "Những dấu hiệu kinh tế trỗi dậy tại đất nước của Kim Jong-un". Bất chấp các lệnh cấm vận, sự cô lập và sự trấn áp của chế độ, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện sống của người dân. Theo quan sát của Ngân hàng Triều Tiên (tại Seoul), tăng trưởng của Bình Nhưỡng có lẽ ở mức 3,9%.

Le Monde buộc phải công nhận Bắc Triều Tiên có một sức sống đáng ngạc nhiên. Nhiều tòa nhà chọc trời cao từ 20-30 tầng đây đó mọc lên ở Bình Nhưỡng. Nhiều đại lộ, trung tâm thương mại hay nhà hàng nhan nhản khắp nơi. Đất nước có nhiều sản phẩm sản xuất trong nước hơn và bắt đầu có dấu hiệu của sự cạnh tranh giữa cùng một loại mặt hàng.

Một mô hình kinh tế linh hoạt cũng dần xuất hiện, một sự hòa trộn giữa nền kinh tế tập trung và kinh tế tư nhân sơ khai. Xã hội Bắc Triều Tiên tiến triển dĩ nhiên sẽ kéo theo hệ quả bất bình đẳng do có sự phát triển không đồng đều giữa thành phố và nông thôn, thậm chí giữa các khu phố ngay trong lòng thủ đô.

ASEAN : 50 tuổi nhưng chưa trưởng thành

Hôm nay, ASEAN mừng sinh nhật 50 tuổi. Sự kiện này không được các báo Pháp đề cập đến, ngoại trừ nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo mỉa mai : "Đã 50 tuổi rồi, ASEAN mãi mơ về thị trường chung".

Trước hết, tờ báo ghi nhận có sự mất đoàn kết trong nội bộ ASEAN. Giống như mọi phiên họp hàng năm, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) không ra được một thông cáo chung có thái độ cứng rắn với chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, bất chấp mong đợi của một số nước thành viên.

Les Echos trích nhận xét của Gareth Leathers, thuộc công ty tư vấn Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn cho rằng ASEAN, tuy là một thị trường lớn có đến 620 triệu dân, nhưng "khó có thể nhanh chóng chuyển mình để tạo thành một thị trường chung hay một vùng sản xuất có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc". Nguyên nhân là do định chế này đã không có được một đường hướng chính trị rõ ràng, mỗi thành viên ưu tiên lợi ích riêng của mình bất chấp các thiệt hại cho cả nhóm.

Bất đồng đó trong nội bộ ASEAN cũng phần do ảnh hưởng quá khứ lịch sử. Mỗi một thành viên đều mang đậm một dấn ấn ảnh hưởng thuộc địa riêng. Số thì chịu tác động từ Tây Ban Nha, Hà Lan hay Trung Quốc. Số khác thì mang ảnh hưởng của đế chế Anh. Thêm vào đó là nhịp độ phát triển của mỗi nước một khác, cách thực hành mỗi nơi một kiểu…

Dẫu sao thì Les Echos cũng công nhận rằng ASEAN trong 50 năm qua đã có những nỗ lực đáng ghi nhận. Trao đổi thương mại không bị áp thuế trong khu vực là 70%. Từ năm nước thành viên nay trở thành 10. Kinh tế nông nghiệp dần được thay thế bằng kinh tế công nghiệp. "Trọng lượng kinh tế" của khu vực trong những lĩnh vực trọng điểm giờ cũng ngang bằng với kinh tế Anh Quốc. Đà tăng trưởng này có thể sẽ còn tiến triển với tỷ lệ tăng cao nhất thế giới, nhất là đối với các nước Philippines, Miến Điện và Việt Nam.

Phần còn lại phải làm là trên phương diện chính trị. Kế hoạch năm 1997 có tiêu đề "Tầm nhìn ASEAN 2020" đã nuôi dưỡng tham vọng xây dựng một cộng đồng thật sự có chung những giá trị và hoàn thiện hội nhập khu vực. Vậy mà 20 năm đã trôi qua, cảm giác thuộc khối ASEAN giờ không còn phổ biến ở tầm mức khu vực nữa. Tờ báo cho rằng cần phải xây dựng thành công một bản sắc ASEAN, để sau đó một quyền lực chính trị có thể dựa vào.

"Lào, biên giới mới của Trung Quốc"

Bên cạnh những chủ đề trên, loạt bài phóng sự mùa hè về "Những con đường tơ lụa mới của Trung Quốc" trên báo Le Monde hôm nay ra tiếp số thứ hai, lần này liên quan đến "Lào, biên giới mới của Trung Quốc". Tờ báo cho rằng dự án đường sắt mà Trung Quốc đang xây dựng tại đất nước nghìn voi buộc chính quyền Vientiane ngày càng lệ thuộc nhiều vào Bắc Kinh.

Nga – Mỹ : Hờn giận còn dai dẳng

Về thời sự quốc tế, trên mục Ý kiến, Le Figaro đăng bài nhận định của nhà báo Renaud Girard, giải thích vì sao "Bất hòa Mỹ-Nga sẽ kéo dài".

Theo tác giả, quan hệ Washington-Moskva lên cơn sốt cao là do hai nguyên nhân hoàn cảnh. Trước tiên là việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Do Kremlin thù ghét Hillary Clinton, tình báo Nga đã tìm cách moi móc thông tin của đảng Dân Chủ, thực hiện các vụ tấn công tin học vào các tài khoản, hộp thư điện tử của bà Clinton, đảng Dân Chủ, rồi tung lên mạng những thông tin bất lợi cho ứng viên đảng Dân Chủ.

Lý do thứ hai là sự khao khát trả thù mãnh liệt của truyền thông và giới tinh hoa trí thức Mỹ thuộc xu hướng "tự do" (liberal) - bên Pháp gọi là giới trí thức "tiến bộ" (progressiste) - không hề muốn Donald Trump trúng cử tổng thống. Thay vì tự cật vấn lương tâm, truyền thông và giới tinh hoa Mỹ mơ tưởng đến tiến trình "impeachment – phế truất" tổng thống, dựa trên cái gọi là sự cấu kết với các lợi ích của ngoại bang.

Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi. Có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn giải thích sự bất hòa kéo dài giữa Mỹ và Nga.

Trước hết, về mặt tâm lý, Moskva không bao giờ có thể chấp nhận là Nga đã không còn vị thế ngang hàng với Hoa Kỳ. Quá trình này được khởi đầu từ hội nghị Teheran – Iran, tháng 11/1943 và kết thúc tháng 12/1991, với sự sụp đổ của Liên Xô.

Nguyên nhân thứ hai là Nga muốn áp dụng học thuyết mà Mỹ đã từng áp dụng đối với các nước Nam Mỹ trước kia : đó là tạo dựng khu vực ảnh hưởng đối với các nước Cộng Hòa Xô Viết cũ.

Điểm thứ ba : Nga và Mỹ tuy là hai siêu cường, nhưng chỉ giống nhau về bề ngoài. Hai nước này không có cùng hệ thống chính trị và do vậy, không thể hiểu biết nhau. Nga là một chế độ chuyên chế cổ điển. Moskva dường như muốn có một hội nghị thượng đỉnh để tái thúc đẩy quan hệ song phương. Thế nhưng, đây là điều bất khả thi vì khả năng hành động của Donald Trump hạn hẹp hơn đồng nhiệm Vladimir Putin.

Do vậy, bất hòa Mỹ-Nga sẽ còn kéo dài. Đây không phải là tin tức tốt lành và hoàn toàn không có lợi gì cho người Pháp chúng ta.

Trang nhất các báo Pháp

Le Monde, ngoài thông báo sau kỳ nghỉ hè "Điện Elysée, đang chuẩn bị cho ngày trở lại đầy khó khăn", còn đưa ra một dự báo khá lý thú "Vào năm 2100, 40% dân số thế giới sẽ là người Châu Phi". Dự phóng của Liên Hiệp Quốc còn cho thấy là vào năm 2050, trong một thế giới có đến 9,8 tỷ dân, cứ ba người trẻ có một người là gốc Châu Phi. Đến năm 2100, dân số Châu Phi và Châu Á sẽ ngang bằng với nhau là 4,5 tỷ người, so với con số 1,7 tỷ trong năm 2017.

Le Figaro, bên cạnh tít nhỏ "Quy chế Đệ Nhất Phu Nhân : Điện Elysée, muốn dập tắt tranh luận", là đề tài "Brexit : Những người Anh này muốn có một quốc tịch khác". Từ năm 2016, sau kết quả trưng cầu dân ý với thắng lợi của phe ủng hộ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, số lượng người Anh xin quốc tịch Pháp và Đức đã tăng vọt. Giải thích về hiện tượng này, Le Figaro cho rằng hơn một triệu người dân Anh đang sinh sống tại Châu lục cảm thấy như bị chính phủ bỏ rơi trong các cuộc đàm phán về Brexit, vào lúc mà chính phủ thủ tướng Theresa May lại không có những đường lối rõ ràng cho cuộc thương lượng.

Libération, cũng như Le Figaro, quan tâm đến vị thế của bà Brigitte Macron với hàng tít nhỏ : "Đệ Nhất Phu Nhân, một quy chế vẫn còn chưa được công nhận". Tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất của tờ báo thiên tả này là việc bà Carla del Ponte, công tố viên của Ủy ban điều tra về Syria thuộc Liên Hiệp Quốc đã quyết định từ chức do quá nản lòng. Nhật báo đặt câu hỏi : "Tội ác chống nhân loại, ai sẽ phán xử Bachar al-Assad ?".

Les Echos có bài điều tra dài đề tựa : "Những con đường mới của nạn buôn đồ giả". Bùng nổ thương mại điện tử đang tạo thuận lợi cho các khả năng buôn hàng giả, hàng nhái trên quy mô lớn. Lần đầu tiên, một bản đồ nghiên cứu chung của Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế OCDE và Cơ Quan Sở Hữu Trí Tuệ Châu Âu EUIPO đã được lập cho thấy các tổ chức buôn lậu đang tăng cường các điểm trung chuyển nhằm che giấu nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Cuối cùng, nhật báo công giáo La Croix trên trang nhất đặt câu hỏi lớn : "Liệu chúng ta có thể được chọn vắc-xin hay không ?". Bộ Y tế Pháp đang nghiên cứu về khả năng đưa vào luật một điều khoản cho phép các bậc phụ huynh được phép phản đối việc cung cấp 11 loại vắc-xin bắt buộc sắp tới đây.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Brexit : Chưa ly dị đã tính chuyện tái hôn ?

Theo lịch trình, Anh Quốc sẽ rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào đúng đêm 31/03/2019 sau hai năm đàm phán. Thế nhưng, người dân Anh bắt đầu cảm nhận được những tác động đầu tiên của Brexit mà hậu quả về kinh tế và ngoại giao được đánh giá là rất tai hại. Một số người còn cho rằng, ngay khi điều kiện cho phép, Luân Đôn sẽ tính đến chuyện gia nhập trở lại Liên Hiệp Châu Âu.

brexit1

Thủ tướng Anh Theresa May đến thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, tại Bruxelles, Bỉ, ngày 23/06/2017. REUTERS/Eric Vidal

Theo bài phân tích của Libération, chính sự bất lực của chính phủ Theresa May trong việc trình bày quan điểm đàm phán chặt chẽ, cùng với sự chia rẽ sâu sắc trong tầng lớp chính trị về Brexit "cứng" (hard) hay "mềm" (soft) càng làm tăng xác suất việc "đứa con bất trị" trở lại gia đình Châu Âu nhanh hơn người ta tưởng. Nhưng không phải với bất kỳ điều kiện nào.

Trước hết, theo khẳng định của một quan chức ngoại giao Châu Âu, tiến trình "Brexit sẽ vẫn diễn ra" vì "Anh Quốc đã lấn quá sâu để lùi bước, mặc dù nhiều cuộc tranh luận đang diễn ra bên kia biển Manche". Giáo sư khoa học chính trị Olivier Costa tại Bordeaux cho rằng "những người ủng hộ Brexit không thể phủ nhận, dù đều nghi ngờ về tính chính đáng của Brexit". Vẫn theo giáo sư Costa, "có lẽ phải cần đến một sự xáo trộn về chính trị trong 18 tháng tới để có thể làm thay đổi mọi việc, như cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, dù khó có thể hình dung ra được việc này vào thời điểm hiện tại".

Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội sớm đã không mang lại chiến thắng cho phe phản đối Brexit : Công Đảng Anh ủng hộ một Brexit "mềm", có nghĩa là duy trì các mối liên hệ chặt chẽ với Bruxelles. Phe tự do dân chủ, ủng hộ ở lại Liên Hiệp Châu Âu, lại bị gạt ngoài lề. Còn phe ủng hộ độc lập Scotland của đảng Dân Tộc Scotland (SNP), phản đối Brexit, lại bị suy yếu.

Một số ý kiến ở Ủy Ban Châu Âu nhận định : "Bà Theresa May chắc chắn bị yếu đi, nhưng chính chiến lược cắt đứt hoàn toàn với Liên Hiệp Châu Âu (Brexit hard) của thủ tướng Anh mới không được ủng hộ. Trên thực tế, người Anh khẳng định kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06/2016, nhưng họ không muốn đoạn tuyệt như thế. Không nên chạm vào lòng tự hào của người dân Anh dù họ hiểu rằng đã làm một điều ngớ ngẩn".

Giả sử người Anh thay đổi ý kiến, chưa chắc điều này có thể giải quyết được về mặt pháp lý vì quyết định của Luân Đôn kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisboa chắc chắn không thể xem xét lại được. Thậm chí, trong trường hợp toàn Liên Hiệp chấp nhận ngừng điều khoản 50 thì Bruxelles "cũng sẽ áp đặt các điều kiện, vì không thể để cho Luân Đôn tiếp tục "gây rối" như vẫn làm từ 40 năm qua". Theo đánh giá của một nhà ngoại giao Châu Âu, "sẽ không còn chuyện Anh Quốc tiếp tục được hưởng hàng loạt miễn trừ hay giảm bớt phần đóng góp vào ngân sách Châu Âu, và đây sẽ là điều không chấp nhận được đối với Luân Đôn".

Không một nước nào nghi ngờ việc Brexit, nhưng tái gia nhập gia đình Châu Âu là vẫn có thể như quy định trong khổ 5 của điều 50. Ủy Ban Châu Âu cho rằng "càng xa ngày trưng cầu dân ý 23/06/2016, thì sự trở lại của Anh Quốc có thể xảy ra. Vì đó là việc làm của một thế hệ chính trị khác, của một thế hệ cử tri khác".

Hậu quả kinh tế và ngoại giao của Brexit sẽ đóng vai trò quan trọng cho hồ sơ tái hội nhập vào Liên Hiệp. Vấn đề là phía Bruxelles sẽ không nương tay với Anh Quốc, "không ai muốn tặng bất kỳ món quà nào cho Luân Đôn sau khi thay đổi ý kiến về Brexit". Theo một quan chức ngoại giao Châu Âu : "Nếu trong vòng 10 đến 15 năm nữa, Liên Hiệp có hai khu vực riêng biệt, khu vực đồng euro và một khối rộng hơn quanh thị trường chung, thậm chí là vị thế thành viên cộng tác, điều này sẽ tạo điều kiện cho Anh Quốc trở lại Liên Hiệp", nhưng "sẽ qua một cánh cửa hẹp". Libération kết luận dù Brexit hay trở lại, Anh Quốc sẽ bị suy yếu lâu dài.

Hùng An : Thành phố mới ghi dấu ấn của Tập Cận Bình

Chuyển sang thời sự Châu Á, nhật báo Le Figaro đề cập đến việc chủ tịch Trung Quốc "Tập Cận Bình muốn xây dựng một thành phố cho tương lai".

Như nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đại, ông Tập Cận Bình cũng muốn để lại dấu ấn trong lịch sử. Nếu như tên tuổi Đặng Tiểu Bình được gắn liến với thành phố thịnh vượng Thâm Quyến, hay Giang Trạch Dân với khu tài chính Phố Đông (Pudong) ở Thượng Hải, thì Tập Cận Bình muốn có một "Thành phố-Vườn" được kết nối ở Hùng An (Xiongan), cách Bắc Kinh về phía tây nam khoảng 100 km và lớn gấp ba lần thành phố New York.

Dự án 525 tỉ euro được chủ tịch Trung Quốc thông báo vào tháng 04/2017 nhằm giảm tải cho dân cư thủ đô, sẽ được xây trên khu đất vô cùng ô nhiễm của tỉnh Hà Bắc (Hebei) và cần đến những khoản đầu tư khổng lồ. Tất cả công trình hạ tầng đều được xây mới tại đây và được xây ngầm để ưu tiên không gian xanh và người đi bộ.

Thành phố Hùng An tương lai sẽ tiếp nhận khối hành chính Nhà nước, các doanh nghiệp hay trường đại học. Khác với dự án của hai người tiền nhiệm trong những năm 1980 và 1990 khi nền kinh tế Trung Quốc khởi sắc, tham vọng "khu vực mới", hoàn toàn do trung ương lên kế hoạch, mang tính chính trị hơn là kinh tế.

Theo nhận định của kiến trúc sư Lý Thư Văn (Li Shuwen) tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình, người đang tìm cách củng cố quyền lực trước kỳ đại hội Đảng, "muốn chứng tỏ với thế giới rằng chế độ có khả năng sáng tạo ra một thành phố kiểu mẫu dựa trên hình thức phát triển mới".

Những tiếng nói phản đối dự án khổng lồ của chủ tịch Tập bắt đầu xuất hiện với lo ngại Hùng An sẽ lại trở thành "một thành phố ma" như nhiều khu đô thị trước. Tuy nhiên, theo Le Figaro, Hùng An sẽ không gặp khó khăn gì trong thời gian đầu vì chính phủ, nằm cách đó không xa, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước chuyển về thành phố mới. Trong tương lai xa, Bắc Kinh sẽ phải để Hùng An "tự phát triển theo quy luật của thị trường" để thu hút đầu tư khi trợ cấp chính phủ không còn như trước.

Tai tiếng trứng nhiễm độc fipronil tại Châu Âu

Tai tiếng trứng gà nhiễm chất fipronil, một loại thuốc trừ sâu bị cấm trong dây chuyền thực phẩm, mới được phát hiện tại Châu Âu cũng là một chủ đề được các nhật báo Pháp đề cập.

Tờ Le Monde đưa trên trang nhất hàng tựa : "Trứng nhiễm độc, tai tiếng thực phẩm mới tại Châu Âu". Còn trang nhất của Les Echos nêu lên "Năm thắc mắc về khủng hoảng trứng nhiễm độc".

Theo hai nhật báo, trứng nhiễm độc hiện có mặt tại 7 nước Châu Âu, Thụy Sĩ, Đức, Thụy Điển, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, trong đó Bỉ và Hà Lan là tâm điểm của tai tiếng và đã phải tiêu hủy vài triệu quả trứng. Còn tại Pháp, năm công ty đã nhập trứng gà nhiễm chất fipronil từ Hà Lan và Bỉ.

Các nhà điều tra đang nhắm đến hai công ty, một của Bỉ, một của Hà Lan, chuyên về phương pháp xử lý loại rận đỏ, xuất hiện tại nhiều cơ sở chăn nuôi. Dường như cả hai công ty này đều sử dụng một loại sản phẩm trị rận được phép trộn với chất fipronil.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, fipronil là "một chất độc tương đối với sức khỏe con người". Nhật báo Le Figaro cho rằng "Fipronil trong trứng : rủi ro hạn chế đối với sức khỏe". Còn nhật báo La Croix, trích phỏng vấn của Alfred Bernard, một chuyên gia về chất độc, đánh giá "nguy cơ (nhiễm độc) bằng không" vì một người trưởng thành cân nặng 65 kg phải ăn 7 quả trứng mỗi ngày mới bị nhiễm độc chất fipronil, tương tự với trẻ em dưới một tuổi, là một quả trứng mỗi ngày. Hiện tại, cơ quan Vệ sinh dịch tễ quốc gia (Anses) của Pháp đang đánh giá tính độc hại của fipronil trong trứng liên quan đến tiêu dùng.

Pháp : Thâm hụt thương mại kỷ lục từ năm 2012

Trên phương diện kinh tế, thâm hụt thương mại Pháp trong 6 tháng đầu năm 2017 ở mức 34,3 tỉ euro, so với 23 tỉ euro cùng kỳ năm 2016, trở thành đề tài bình luận của hầu hết báo Pháp.

Les Echos báo động : "Ngoại thương rơi vào vòng báo động đỏ nguy hiểm". Nguyên nhân được nhật báo Le Figaro nêu trên trang nhất là : "Pháp trả giá cho sự thiếu cạnh tranh". Bài xã luận của Les Echos cho rằng thâm hụt thương mại của Pháp là do lĩnh vực xuất khẩu khó lòng tăng tốc, dù nền kinh tế Châu Âu đang phục hồi và thương mại thế giới phát triển trở lại. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đánh giá kết quả này là "đáng báo động" vì sẽ ngăn nền kinh tế Pháp tăng tốc.

Xu hướng này lại đi ngược với nhiều nước Châu Âu, đứng đầu là Đức với mức thặng dư thương mại đạt hơn 100 tỉ euro. Với nhật báo Le Monde, thặng dư thương mại của Đức (21,2 tỉ euro) cho thấy Berlin không nhập khẩu đủ hoặc quá ít đầu tư và việc này sẽ gây nguy cơ nới rộng bất cân bằng với các đối tác thương mại.

Despacito : Công cụ tuyên truyền của tổng thống Venezuela

Trên lĩnh vực văn hóa, báo Les Echos tìm cách giải thích kỳ tích thu hút hơn 3 tỉ lượt người xem trên internet của ca khúc Despacito, đang làm mưa làm gió mùa hè 2017.

Nhạc phẩm latino Despacito giúp nhóm nhạc của ca sĩ Luis Fonsi của Porto Rico có thể thu về khoảng 20 triệu đô la nhờ bán đĩa và quảng cáo. Đó là chưa kể đến lợi nhuận du lịch cho thành phố San Juan của Porto Rico, nơi quay video clip.

Les Echos cho rằng Nam Mỹ trở thành một miền đất hứa cho âm nhạc trực tuyến, đồng thời là một công cụ marketing tuyệt vời. Điều này khiến mọi người đều hài lòng, kể cả tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ông biết tranh thủ thành công của bài hát để viết lại lời cho chiến dịch tuyên truyền và hát trong chương trình truyền hình hàng tuần của ông. Dù các tác giả bài hát tố cáo việc đạo nhạc của ông Maduro, nhưng dù sao, cách làm của tổng thống Venezuela cũng góp phần làm bài hát tiếp tục nổi tiếng trong những tuần qua.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Putin và tham vọng "trị vì" nước Nga hơn 18 năm

Ngày 09/08/2017 là ngày tròn 18 năm Vladimir Putin lên nắm quyền lãnh đạo nước Nga, nhưng không hề có lễ kỷ niệm nào được tổ chức. Theo nhận xét của Le Figaro, đó là vì tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhân vật thân cận còn đang mải mê, bận bịu lật ngược thế cờ trên chính trường quốc tế, tức là thoát khỏi sức ép mà phương Tây gây ra cho chế độ Putin và để có thể kiểm soát được dư luận trong nước.

putin1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Saint-Petersburg, ngày 30/07/2017. REUTERS/Alexander Zemlianichenko

Trong bài viết có tiêu đề "Putin muốn vượt qua ngưỡng 18 năm trị vì", Le Figaro nhận xét con đường của Putin đã được vạch sẵn vào năm 2012, khi Putin tái đắc cử tổng thống Nga. Đừng hy vọng vào việc Putin sẽ đổi hướng, không ai có thể làm được điều đó, kể cả các cố vấn thân cận của tổng thống Nga hay các nhà phê bình chính trị !

Chuyến thăm nước Cộng hòa Abkhazia của tổng thống Nga hôm thứ Ba 08/08 để kỷ niệm 9 năm chiến thắng của Nga trong cuộc chiến tranh tại Gruzia vào năm 2008 càng cho công chúng thấy rõ đặc điểm của Putin vốn đã được nhiều người biết tới : Putin là người "hợp nhất các vùng đất của Nga". Vladimir Putin cũng là người thể hiện quyền lực với người Mỹ và không ngần ngại "tịch thu, sáp nhập" một phần lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Liên Xô như Ukraine, Moldova và Georgia. Có lẽ cũng không phải ngẫu nhiên mà ngày bầu cử tổng thống Nga 2018 lại được rời sang đúng ngày kỷ niệm bốn năm Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

Ông Putin vẫn chưa chính thức công bố sẽ ra tái tranh cử tổng thống vào năm 2018, nhưng chắc chắn Putin vẫn muốn là chủ nhân điện Kremlin tới năm 2024. Khi đó, Putin mới 72 tuổi, tức là còn kém Stalin 1 tuổi và kém Brejnev 3 tuổi tính theo thời điểm những nhân vật trên qua đời khi đang lãnh đạo đất nước. Theo một chuyên gia, như vậy là rất có thể Putin sẽ lãnh đạo nước Nga tổng cộng 30-35 năm. Càng ngày Putin sẽ càng dày dặn kinh nghiệm, tự tin, mạnh mẽ và sẽ dễ đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.

Chuyên gia chính trị Konstantin Kalatchev, thân điện Kremlin, đánh giá ngày bầu tổng thống Nga 18/03/2018 sẽ "ghi danh Putin trong lịch sử". Với những nỗ lực trên trường quốc tế, với việc sáp nhập Crimea, chắc chắn Putin sẽ tái đắc cử và với số phiếu cao tương tự như năm 2012 (63,6% ở vòng 1). Điều này sẽ củng cố quyền lực vốn đã không thể phủ nhận của Putin.

Nhà chính trị học Alexandre Golts coi việc Putin mới đây phô trương cơ bắp, cũng giống như ông đã hai lần thể hiện hồi năm 2007 và 2009, là một dấu hiệu cho thấy Putin "từ chối tìm kiếm sự mới mẻ". Chuyên gia Golts mỉa mai tương lai của nước Nga, chính là có "một Putin bất tử".

Về chính sách đối ngoại, Le Figaro dẫn lời chuyên gia Andrei Kolesnikov thuộc trung tâm Carnegie tại Moskva cho biết sẽ không có chuyện ngược đời : Putin sẽ không trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Quan hệ với phương Tây vẫn sẽ căng thẳng. Rất có thể sẽ bớt căng thẳng hơn bây giờ, nhưng sẽ không được như trong giai đoạn 2012-2014.

Pháp : Sự phục hồi kinh tế nhấn chìm ngoại thương

Trong lĩnh vực kinh tế Pháp, Le Monde gióng hồi chuông báo động về sự suy yếu của ngoại thương Pháp. Theo Le Monde, điều oái oăm là "sự phục hồi kinh tế của Pháp đã nhấn chìm ngoại thương của nước này". Theo con số thống kê mà Hải quan Pháp công bố hôm 08/08/2017, giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu tới 34,3 tỉ euro, cả về hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

Vậy tại sao trong khi tình hình kinh tế của Pháp được cải thiện, tỉ lệ tăng trưởng bắt đầu tăng, thất nghiệp từng bước giảm, các doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn, thì thâm hụt thương mại lại nghiêm trọng ở mức 50% ? Đặc biệt trong bối cảnh tại nhiều nước Châu Âu, nhất là Đức, thặng dư thương mại tăng mạnh, thậm chí đạt mức kỷ lục ?

Theo Le Monde, có hai lý do. Một mặt, từ lâu nay, Pháp không chú ý tới xuất khẩu, không có chính sách cạnh tranh quốc tế nên thị phần quốc tế cứ giảm dần từ năm này sang năm khác. Mặt khác, theo chuyên gia kinh tế Pháp Patrick Artus, bộ máy sản xuất công nghiệp của Pháp không đáp ứng được nhu cầu đang càng càng tăng trong nước. Vì không tìm được các sản phẩm "made in France" ưng ý, người tiêu dùng tìm tới các sản phẩm của nước ngoài : điện thoại di động của Hàn Quốc, máy móc thiết bị của Đức, robot của Nhật… Nhập khẩu của Pháp đã tăng 4,4% sau một năm. Riêng doanh thu của các ngành dệt may, da giầy của Pháp đã suy giảm 87% trong vòng 20 năm.

Hậu quả là, mặc dù kết quả các thăm dò ý kiến cho thấy người Pháp luôn chú trọng tới yếu tố "made in France" khi mua sắm, nhưng trên thực tế, chưa bao giờ họ mua nhiều hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tới vậy. Le Monde kết luận : "Tại Pháp, tiêu dùng gây ra thâm hụt cán cân thương mại. Tại Đức, tiêu dùng kích thích sản xuất và tạo ra công ăn việc làm".

Để thoát khỏi tình trạng trên, theo các chuyên gia kinh tế, cần có nhiều thời gian và một chính sách bền vững chắc, hợp lý và rõ ràng. Và đó cũng chính là một thông điệp dành cho tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Tái chế rác thải : Giới công nghiệp Châu Âu bất ngờ trước quyết định của Bắc Kinh

Trong lĩnh vực công nghiệp, ngày 18/07/2017, nhà chức trách Trung Quốc thông báo cấm nhập khẩu 24 loại rác thải từ nay tới cuối năm 2017, trong đó có 8 loại nhựa, các vật liệu dệt may như chất coton, len, giấy và một số loại rác thải công nghiệp khác. Trong thông báo gửi tổ chức Thương Mại Thế Giới, Bắc Kinh giải thích là đã có quá nhiều rác thải gây ô nhiễm và nguy hiểm được nhập vào Trung Quốc.

Trên thực tế, trong số 8 triệu tấn rác nhựa mà Châu Âu thải ra mỗi năm, gần 3 triệu tấn được xuất sang Châu Á, trong đó có 2,6 triệu tấn được xuất sang Trung Quốc. Tổng cộng, Trung Quốc nhập gần 9 triệu tấn rác nhựa công nghiệp mỗi năm.

Trong bài viết "Tái chế rác thải : Các nhà công nghiệp bất ngờ trước quyết định của Bắc Kinh", nhật báo kinh tế Les Echos cho biết nhiều nhà công nghiệp trong lĩnh vực tái chế rác thải đánh giá "trước mắt, đó là quyết định gây xáo trộn, nhưng nếu xét về lâu dài thì sẽ mang lại nhiều cơ hội" và quyết định của Bắc Kinh sẽ buộc các nhà công nghiệp Châu Âu cải cách.

Trứng gà nhiễm độc : Paris phê phán Liên Hiệp Châu Âu chậm trễ

Liên quan tới vụ tai tiếng trứng gà nhiễm độc fipronil ở 7 nước Liên Hiệp Châu Âu, bộ trưởng nông nghiệp Pháp Stéphane Travert mới đây đã chỉ trích sự chậm trễ của hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm RASFF của Châu Âu. Ông cũng thông báo Pháp sẽ kiểm tra tất cả các cơ sở chăn nuôi và cung cấp trứng để đảm bảo là không có nguy cơ nhiễm bệnh từ việc sử dụng các sản phẩm pha trộn.

Le Figaro dẫn lời một quan chức quản lý thực phẩm cho biết hiện tại Pháp có 80 cơ sở chế biến trứng phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn và các tiệm làm bánh ngọt. Tạm thời, nhà chức trách mới phát hiện ra 5 cơ sở có trứng nhiễm độc fipronil nhưng rất có thể con số này sẽ còn tăng. Liên quan tới các sở chăn nuôi gà lấy trứng, chỉ có một cơ sở ở tỉnh Pas-de-Calais có trứng nhiễm độc nhưng toàn bộ số trứng trên đã bị tiêu hủy. Con số này ở Hà Lan là 180 cơ sở.

Tuy nhiên, tai tiếng trứng gà nhiễm độc ở Châu Âu không làm giảm doanh thu của các nhà phân phối trứng gà tại Pháp. Nhu cầu trứng gà sạch và trứng gà nuôi thả ngoài trời đặc biệt tăng cao. Cơ quan quản lý ngành sản xuất trứng của Pháp đảm bảo cung cấp đủ trứng cho thị trường trong nước vì chính quyền cấm các cơ sở chăn nuôi lấy trứng sử dụng chất fipronil.

Khô hạn : 82 tỉnh của Pháp bị ảnh hưởng

Vẫn tại Pháp nhưng liên quan tới thời tiết, khí hậu, Le Monde cho biết thời tiết khô hạn ở Pháp sẽ còn kéo dài ít nhất là cho tới mùa thu. Ba phần tư lượng nước ở các mạch nước ngầm đang ở mức thấp so với mức trung bình 15 năm qua. Phần lớn các vùng của Pháp đang rơi vào tình trạng "khô cạn nguồn nước". 82 tỉnh bị ảnh hưởng do nguồn nước hạn chế. Con số này vào năm 2016 chỉ là 29. Nguồn nước ở Charente-Maritime bị khô cạn ở mức kỷ lục từ 50 năm nay, nhất là do nông dân trồng quá nhiều ngô.

Trang nhất các báo Pháp

Những đe dọa tấn công lẫn nhau giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un là một đề tài thời sự nóng hổi trên các báo Pháp ngày 10/08/2017.

Báo Libération dành trang nhất để đăng bức ảnh hài hước kiểu "hai trong một" : nhân vật đang tươi cười, có mái tóc, khuôn mặt và trang phục của tổng thống Mỹ Donald Trump nhưng đôi mắt và nụ cười lại là của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Libération chơi chữ để chú thích cho bức ảnh : "Trump và Kim : hai nguyên tử móc nối tạo nên vật chất". Trên trang nhất, Libération cũng đặt câu hỏi liệu các lời khiêu khích của hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên chỉ là để khoa trương hay là những mối đe dọa thực sự.

Nhật báo công giáo La Croix chạy tựa "Triều Tiên, những nguy cơ chồng chất" và nhận định lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường đe dọa chiến tranh toàn diện.

Ngoài chủ đề nguy cơ chiến tranh giữa Washington và Bình Nhưỡng , vụ tấn công vào một nhóm quân nhân Pháp đang đi tuần bảo vệ an ninh trong chiến dịch phòng chống khủng bố thì bị một chiếc xe tông thẳng vào khiến người bị thương ở Levallois-Perret, ngoại ô tây-bắc Paris vào ngày 09/08 cũng là đề tài được báo chí Pháp quan tâm, đưa lên trang nhất và giành nhiều trang bài phân tích.

"Vụ tấn công ở Levallois, binh lính quân đội và cảnh sát là mục tiêu chính của Hồi giáo cực đoan" là tựa trang nhất của nhật báo Le Figaro. Vụ tấn công xảy ra chỉ cách trụ sở của tổng cục An Ninh Nội Địa Pháp DGSI vài trăm mét. Le Figaro nhận định một lần nữa các biểu tượng của nước Pháp lại bị tấn công trực diện. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ sớm xem xét lại chiến dịch phòng chống khủng bố Sentinelle vốn đang bị nhiều chuyên gia và quan chức chính trị chỉ trích.

Le Monde dành sự quan tâm đến du lịch Pháp qua hàng tựa "Du lịch Pháp hồi phục nhờ sự quay trở lại của khách du lịch nước ngoài". Du khách Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản lại tới Pháp du lịch nhiều. Số khách du lịch đã tăng 10,2% trong quý II năm 2017. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm 26/07 khẳng định du lịch là "kho báu của quốc gia" và hy vọng Pháp đón được 100 triệu du khách quốc tế từ nay tới năm 2020.

Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất : "Gã khổng lồ Disney tuyên chuyến với Netflix". Hãng phim Mỹ Disney sẽ rút phần lớn phim của hãng ra khỏi dịch vụ video trực tuyến của Netflix. Disney muốn giành lại quyền kiểm soát phân phối phim với dịch vụ riêng của mình.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Nga – Trung : "Bằng mặt nhưng không bằng lòng"

Quan hệ Nga – Trung những năm gần đây có vẻ nồng ấm. Nhưng theo bài viết có tựa đề "Trung Quốc và Nga vạch hướng đi của mình" trên báo Le Monde ngày 11/08/2017, đằng sau những cái bắt tay, những ký kết thỏa thuận hợp tác song phương, những lời chúc tụng thắm thiết là một cuộc đối đầu ngầm địa chính trị giữa hai cường quốc này.

ngatrung1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh, ngày 25/06/2016. Sputnik/Kremlin/Mikhail Klimentyev/via REUTERS

Đầu tiên hết, Le Monde nhắc lại lãnh đạo hai nước luôn tận dụng các cơ hội để công khai ca tụng mối quan hệ hữu hảo đó. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành cho đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình một huân chương danh dự : Thánh Saint Andre có từ thời Pie Đại Đế.

Đáp lại, Bắc Kinh đã ưu ái bảo vệ đồng nhiệm Nga, cấm mọi chỉ trích nhắm vào Vladimir Putin trên các trang mạng Sina Weibo, một dạng Twitter của Trung Quốc. Tập Cận Bình cũng không tiếc lời ca ngợi cho rằng : "Đây có thể là thời điểm tốt nhất trong lịch sử đối tác và hợp tác chiến lược Nga – Trung".

Theo giải thích của Le Monde, Nga đến với Trung Quốc trong bối cảnh Moskva đang hứng chịu các biện pháp trừng phạt của Châu Âu và Hoa Kỳ do việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga và sự can dự của nước này vào cuộc xung đột Ukraine.

Trung Quốc niềm nở đón Nga, là vì phải đối phó với Mỹ. Ngay vừa khi lên cầm quyền cuối năm 2012, Tập Cận Bình đã chọn Nga làm điểm công du đầu tiên. Trong vòng 5 năm, đôi bên đã gặp nhau đến 22 lần.

Thế nhưng đối với Le Monde, đó chỉ là vẻ bề ngoài. Bởi vì, trên thực tế, Nga vừa quan tâm nhưng vừa lo về dự án thế kỷ "Một Vành Đai, Một Con Đường" (One Belt One Road-OBOR) của Trung Quốc.

Với tham vọng làm sống lại những con đường giao thương Á-Âu trong lịch sử, trục đường bộ chính của dự án con đường tơ lụa mà ông Tập Cận Bình ấp ủ, nối liền ba tỉnh Trung Quốc với Châu Âu đi qua Kirghizistan, Uzbekistan, Tadjikistan, Turkmenistan, thông qua Iran và đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra Bắc Kinh còn vạch ra nhiều lộ trình khác đi qua Kazakhstan thông qua ngả biển Caspian.

Nga và Trung Quốc còn có tham vọng mở tuyến đường sắt cao tốc dài 7.000 km nối liền Bắc Kinh với Moskva. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nhắm đến việc mở một "con đường tơ lụa băng giá", nghĩa là khai thác hải trình băng qua Bắc Cực, mà phần lớn nằm dưới quyền kiểm soát của Nga. Với lộ trình này, con đường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Trung Quốc đến Châu Âu sẽ rút ngắn đến gần 3.000 km.

Nhưng đó mới chỉ là dự án hợp tác. Le Monde còn thấy rằng mối quan hệ hữu hảo đó vất vả "cất cánh". Trên thực tế, những mục tiêu đầy tham vọng trên phương diện trao đổi thương mại được ấn định là 100 tỷ đô la cho năm 2015 đã không đạt được. Hợp tác kinh tế giữa hai nước phần lớn chỉ dừng lại trong lĩnh vực năng lượng, sau gần 10 năm thương lượng căng thẳng.

Đầu tư Trung Quốc vào Nga đình trệ do "các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc e dè với các đối tác Nga, vì vắng các thông tin, thiếu cải cách cơ cấu, luật lệ cũng như việc thay đổi liên tục các quy định, giá dầu thô giảm và bối cảnh lệnh trừng phạt", như nhận xét của chuyên gia Alexandre Gabuiev, thuộc trung tâm tư vấn Carnegie tại Moskva với báo Le Monde.

Dự án lớn nhưng không loại trừ rủi ro có căng thẳng. Bởi vì, dự án con đường tơ lụa do Trung Quốc vạch ra đồng thời sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của nước này lên những quốc gia mà Nga xem đấy như là "sân sau chiến lược" của mình.

Trong bối cảnh đó, được chuẩn bị từ năm 2010, và được chủ nhân điện Kremlin khai trương một cách rầm rộ vào tháng 5/2014, Liên Minh Kinh Tế Á-Âu, quy tụ Nga, Kazakhstan, Belarus, rồi sau này có thêm Armenia và Kirghizistan đã được tạo dựng như là một không gian kinh tế, giao thương và chính trị rộng lớn. Điều mỉa mai là một phần lớn không gian này đã bị con đường tơ lụa của Trung Quốc vay mượn.

Kim Jong-un làm Nhà Trắng "khốn đốn"

Các báo Pháp vẫn tiếp tục bàn luận về cuộc khẩu chiến Bình Nhưỡng và Donald Trump. Le Figaro trong bài viết đề tựa "Những đe dọa mới của Bắc Triều Tiên", cho rằng những lời lẽ hiếu chiến của Donald Trump đang gây bất ngờ cho các cố vấn Nhà Trắng.

Theo tiết lộ của New York Times, không một ai từ chánh văn phòng John Kelly, bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis, cho đến cố vấn an ninh nội địa H.R. McMaster, kể cả ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, được báo trước một lời nào về những phản ứng của tổng thống Mỹ.

Trước những tràng dọa dẫm giận dữ của Donald Trump, Les Echos cho biết để đáp trả, "Bắc Triều Tiên thông báo sẵn sàng bắn 4 tên lửa về phía đảo Guam từ đây cho đến trung tuần tháng 8". Về phần mình, Le Monde nhận thấy là "Cuộc khẩu chiến giữa Bình Nhưỡng và Washington" đang làm cho Nhà Trắng bị bất ổn.

Không những đe dọa là có kế hoạch chi tiết bắn tên lửa về đảo Guam, chế độ Bình Nhưỡng còn nhạo báng tổng thống Mỹ là một người "mất lý trí", khó có thể đàm phán. Nhật báo cho rằng việc chính quyền Washington cảm thấy bối rối trước Bình Nhưỡng, đó là vì Hoa Kỳ đã không có được một giải pháp đáng thuyết phục nào.

Le Monde trong một bài viết khác có tựa đề "Lo lắng tại Nhật Bản ngay giữa lễ tưởng niệm Hiroshima và Nagasaki", nhận thấy cuộc khẩu chiến giữa Trump và Bình Nhưỡng đã buộc Tokyo đặt đất nước vào mức "báo động cao".

Trên trang mạng an ninh dân sự, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những chỉ dẫn phải theo trong trường hợp bị tên lửa tấn công. Các bài diễn tập sơ tán đã được thực hiện tại nhiều thành phố. Ngư dân Nhật Bản cũng lo sợ cho việc phóng tên lửa được tiến hành mà không được báo trước.

Afghanistan : bài toán đố cho Donald Trump ?

Không chỉ phải giải câu đố "Kim Jong-un", Donald Trump còn phải đối mặt với một bài toán hóc búa khác : Có nên đưa thêm quân đến Afghanistan hay không ? Theo Le Figaro, "Donald Trump đang rơi vào thế lưỡng nan trước vũng bùn Afghanistan".

Phải chăng Trump cũng đang rơi vào "vết xe mòn" của Obama mà ông từng mạnh mẽ chỉ trích ? Taliban gia tăng áp lực lên chính quyền Kabul khi ra sức tấn công và uy hiếp tinh thần các đồn lính của quân đội cũng như của người dân bằng các vụ khủng bố đẫm máu. Giới quân nhân Mỹ khẳng định không còn giải pháp nào khác là phải tiếp tục hỗ trợ quân đội Afghanistan, nếu không muốn để cho quân nổi dậy chiếm ưu thế.

Đây là điều khiến tổng thống Mỹ do dự. Dường như ông Trump không tin vào những lập luận của Lầu Năm Góc và đã công khai chỉ trích viên tướng chỉ huy, John Nicholson, rất được tôn trọng tại Kabul cũng như tại Washington. Đối với tổng thống Mỹ, tăng quân số sẽ tiêu tốn ngân sách mỗi năm đến 25 tỷ đô la.

Phe chủ trương Mỹ từ bỏ các cam kết quân sự ở nước ngoài, do Steve Bannon dẫn đầu, lại nảy sinh một ý tưởng khác "tư hữu hóa" chiến tranh, nghĩa là giao phó cuộc chiến cho lính đánh thuê, kèm theo với mọi rủi ro chính trị, đạo đức và tác chiến. Một kiểu khoán thầu các nhiệm vụ ở nước ngoài.

Cuộc chiến giữa hai tầm nhìn này gợi nhắc lại những gì đã từng xảy ra với người tiền nhiệm Barack Obama năm 2009, giữa Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao, với những cố vấn chính trị quan ngại cho uy tín của tổng thống và với phó tổng thống Joe Biden, vốn chủ trương can thiệp tối thiểu.

Thế nan giải đó nay được lặp lại với Donald Trump với cùng kiểu câu hỏi : Tại sao phải ở lại ? Tốn kém sẽ là bao nhiêu ? Kết quả là được gì ? Tám năm sau Obama, Trump giờ gần như cũng có cùng kiểu do dự.

Venezuela : Ngõ cụt ?

Đề cập đến tình hình Venezuela, báo La Croix có bài xã luận "Con đường đối thoại chật hẹp", nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có đối thoại giữa những thành phần ôn hòa trong chính phủ và phe đối lập, tránh bạo động leo thang, cho dù giải pháp này có nhiều khó khăn.

Theo tờ báo, hiếm có nước nào, trong những năm gần đây, lại bị tuột dốc một cách chóng mặt như Venezuela. Mặc dù có dự trữ dầu lửa lớn nhất thế giới, đất nước này đang bị kiệt quệ. Hệ thống tái phân phối được lập ra dưới thời cố tổng thống Hugo Chavez đã sụp đổ. Các cửa hàng trống rỗng và lạm phát phi mã ở mức 1.000% / năm. Nếu Venezuela tổ chức bầu cử tổng thống vào lúc này, Nicolas Maduro sẽ bị gạt bỏ ngay tức khắc.

Trong tình thế khủng hoảng trầm trọng như vậy, thay vì nén chịu các chỉ trích hoặc hợp tác với Quốc hội lập pháp mà phe đối lập kiểm soát từ năm 2015, tổng thống Maduro lại chọn giải pháp tránh né và tiếp tục dấn thân vào ngõ cụt. Ông đã cho bầu Quốc hội Lập Hiến để gạt bỏ Quốc hội lập pháp. Ông tấn công vào Nhà nước pháp quyền. Liên Hiệp Quốc tố cáo Caracas sử dụng bạo lực thái quá để trấn áp người biểu tình.

Thế nhưng, chính quyền vẫn tồn tại với sự ủng hộ của quân đội vì giới tướng lãnh được hưởng lợi từ chế độ này. Còn tuyệt đại đa số người dân hiện đang hứng chịu tình trạng bạo lực, nạn tham nhũng, thì chỉ mong mỏi có một điều : ông Maduro ra đi.

Đây cũng là lập trường của Hoa Kỳ. Chính quyền của tổng thống Donald Trump vừa quyết định một loạt các biện pháp cấm vận nhắm vào chính quyền Caracas, vì theo Washington, chế độ của Maduro là độc tài và không thể chấp nhận được. Đa số các nước Châu Mỹ La tinh, Liên Hiệp Châu Âu và cả Vatican cũng không thừa nhận tính chính đáng của Quốc hội Lập Hiến.

Lo ngại bạo lực vũ trang leo thang, các nước này kêu gọi đàm phán giữa những nhân vật được cho là ôn hòa ở cả hai phe, chính phủ và đối lập. Vào tháng 12 tới, Venezuela sẽ có bầu cử cấp địa phương và đây sẽ dịp để người dân nước này lên tiếng. Một bộ phận của phe đối lập sẵn sàng chấp nhận "cuộc chơi" này, bất chấp những rủi ro gian lận. Do vậy, theo La Croix, cần phải ủng hộ giải pháp này trong hoàn cảnh hiện nay của Venezuela.

Trang nhất các báo Pháp

La Croix cảnh báo "Sự chệch hướng đáng lo ngại của Venezuela", chế độ của tổng thống Maduro đang bị cả Hoa Kỳ, tòa thánh Vatican, Liên Hiệp Châu Âu và các nước láng giềng lớn cùng lên tiếng chỉ trích gay gắt. Trong mục "Sự kiện", La Croix cho rằng "nhiều biện pháp trừng phạt được đưa ra để ngăn chặn chế độ chuyên quyền của Caracas", trước một "Venezuela bên bờ hỗn loạn".

Trang nhất của báo Le Monde nhận định "Cuộc khẩu chiến thổi bùng lo ngại một cuộc xung đột nguyên tử" giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Washington vẫn chưa tìm ra được biện pháp gây sức ép hiệu quả để thuyết phục Kim Jong-un từ bỏ dự án phát triển hạt nhân.

Thời sự Pháp được Le FigaroLes Echos đề cập trên trang nhất. Le Figaro trở lại mối bận tâm "bị trộm viếng thăm" của người dân Pháp vào mỗi dịp nghỉ hè với lời cảnh báo "Tại Pháp, cứ hai phút lại có một vụ trộm".

Les Echos thông báo chính sách của chính phủ về khoản tiền khuyến khích người dân bỏ xe hơi cũ gây ô nhiễm. Các gia đình có thu nhập thấp có thể nhận được đến 2.000 euro nếu mua một chiếc xe hơi ít gây ô nhiễm hơn. Sắp tới, xe hơi chạy bằng diesel có thể bị hạn chế ở một số thành phố lớn vào những ngày bị ô nhiễm cao.

Minh Anh

Published in Quốc tế

La Fontaine : Chuyện chính trị, chuyện đời, đằng sau lời thú vật

"Những giấc mơ điên rồ" của các tỉ phú phiêu lưu, "những bóng ma" của Cách Mạng Pháp, hay ngụ ngôn La Fontaine : Đạo đức và chính trị là một số tựa trang nhất của các tuần báo Pháp trung tuần tháng 8/2017. L’Obs tuần này dành ba bài cho nhà sáng tác ngụ ngôn La Fontaine. Trước hết xin giới thiệu với quý vị bài "Nhà viết truyện ngụ ngôn bất tử", phỏng vấn tác giả một cuốn sách mới về nhà văn Pháp, vốn không xa lạ với độc giả Việt Nam.

lafontaine1

Trang bìa L'OBS : La Fontaine : đạo lý và chính trịẢnh chụp màn hình

L’Obs giới thiệu tiểu luận về La Fontaine vừa ra mắt của viện sĩ Hàn lâm Erik Orsenna (1), mang tên "La Fontaine : une école buissonnière" (tạm dịch : La Fontaine : Trường học cuộc đời).

Với nhiều bạn đọc Việt Nam, ngụ ngôn thâm thúy của La Fontaine gắn liền với các bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh từ đầu thế kỷ trước như "Ve sầu và kiến", "Chó sói và chùm nho", "Hội đồng chuột" hay "Nhái muốn to bằng bò"…

Theo nhà văn Erik Orsanna, các câu chuyện ngụ ngôn của nhà văn thế kỷ 17 tiếp tục khiến ta "sửng sốt", bởi chúng còn hết sức thời sự. Tác giả tâm sự : trong các câu chuyện ngụ ngôn của mình, La Fontaine nói lên những gì ông suy ngẫm về cuộc đời, về chính trị. Hơn 60 con vật trong các chuyện ngụ ngôn đã trở thành những "tấm gương", bạn đồng hành với ông, nói thay cho ông.

Tận đáy lòng người…

"Về nhiều khía cạnh, triều đình của ông Vua Mặt Trời (Louis XVI)", như đã được La Fontaine phác họa, rất giống với "các tập quán sinh hoạt chính trị" đương đại. Các câu chuyện ngụ ngôn cho phép ông thoát khỏi hệ thống kiểm duyệt đã "rất tinh vi" thời đó. Cần nhấn mạnh là, La Fontaine sống vào cái thời của Vua Mặt Trời, người vốn coi các nghệ sĩ chỉ là "những nhân công", những kẻ phục vụ ngai vàng. Trong khi đó, nhà viết truyện ngụ ngôn lại ái mộ Nicolas Fouquet – người đứng đầu ngân khố triều đình – vốn coi các nghệ sĩ như "bạn hữu". Quan hệ giữa La Fontaine và ông Vua Mặt Trời rất khó khăn, bởi với Louis XVI, Nicolas Fouquet là địch thủ, còn La Fontaine vẫn tiếp tục trung thành và sẵn sàng bảo vệ ông, ngay cả khi viên đại thần bị vua kết án tù chung thân.

Theo tác giả cuốn "La Fontaine : Trường học cuộc đời", ngụ ngôn của La Fontaine rất hiện đại, "bởi lòng người không đổi thay, giống như âm nhạc… Chuỗi đời biến động trên nền những giai điệu vĩnh cửu, của cái chết, tình yêu, sự tham tàn, lòng ham muốn… Những thất tình, lục dục. Với mỗi thời có thể có thêm những biến tấu mới, nhưng lòng người, xét tận đáy, vẫn là động vật. Có những điều rất giản dị, như ta có cảm thấy lạnh hay không ? ta sẽ phải chết hay không ? ta là kẻ mạnh hay không ? ta lớn hay nhỏ ?...".

Chuột chũi, sư tử…

Áp dụng cách nhìn ngụ ngôn của La Fontaine, nhà văn thấy trong sự sụp đổ của ứng cử viên tổng thống Fillon, hồi đầu năm 2017 này, hình ảnh của một "con ếch nổ tung". Erik Orsanna thấy trong "vụ Fillon" cả một kho tiếu lâm, nào là quà tặng áo quần, nào việc làm cho trẻ, việc làm ảo… và nhất là câu chuyện về chú chuột chũi đột ngột tiến thẳng ra quảng trường, để rồi bí mật bị bung ra, bởi con đường thăng tiến của chàng phơi bày trước con mắt bàn dân thiên hạ.

Đối với Erik Orsanna, tổng thống không gì khác "sư tử", "vua của các loài thú" và "cái lý của kẻ mạnh nhất vẫn là cái có lý nhất", và nếu tổng thống không còn là sư tử, thì ông ta "cũng rất nhanh chóng không còn là chúa sơn lâm". Đó là trường hợp François Hollande. Ngược lại, câu chuyện mà Erik Orsanna muốn soạn để gửi riêng đến đương kim tổng thống Macron là "Nhà vua bị cầm tù trong hoàng cung, bị bao vây bởi những nịnh thần" (2).

Erik Orsanna cũng nghĩ đến câu chuyện về một chúa sơn lâm, một ngày nào đó phát hiện ra "không phải thần dân nào cũng có bờm, không phải thần dân nào cũng là sư tử con, không phải ai cũng muốn trở thành sư tử". Tác giả nhớ lại chuyện từng được tổng thống Sarkozy đề nghị làm bộ trưởng Văn Hóa năm nào. Khi từ chối, ông nhận được câu hỏi đầy ngạc nhiên : "Nếu không làm bộ trưởng, liệu bác sẽ thành gì trên đời này ?".

Nguồn cảm hứng bất tận

Cũng trong số báo về La Fontaine, L’Obs giới thiệu quan điểm của diễn viên hài Pháp Fabrice Luchini, người trình diễn các tác phẩm La Fontaine từ hơn 40 năm nay. Ông Fabrice Luchini không hề quan tâm đến khía cạnh đạo lý của ngụ ngôn La Fontaine, cũng như cuộc đời của tác giả. Cái vĩ đại duy nhất đáng chú ý ở La Fontaine là nghệ thuật ngôn từ, vừa mộc mạc, vừa tinh tế, công phu.

Đối với ông, tác giả các câu chuyện ngụ ngôn thế kỷ 17 ấy chính là "nhà văn vĩ đại nhất của nước Pháp", là "thiên tài Pháp ở trạng thái tinh ròng". Tuy nhiên, theo ông, La Fontaine không còn dễ hiểu với xã hội đương đại. Các câu chuyện đa tầng, phức tạp của ông cần được "diễn giải lại toàn bộ", kể cả đối với người lớn. Đây hoàn toàn không phải truyện kể cho nhi đồng.

Trong khi đó, nhà văn Fabrice Pliskin nhìn thấy trong kho tàng ngụ ngôn La Fontaine nguồn cảm hứng bất tận, mà bất kể ai cũng có thể sử dụng, từ những người theo tư tưởng cánh tả, cấp tiến, cách mạng, hay phản cách mạng. Bài "Nếu La Fontaine trở lại…" nói đến một La Fontaine lên án thẳng thừng "sự điên rồ" của con người, những kẻ khai thác thiên nhiên một cách tàn bạo trong câu chuyện "Triết nhân xứ Scythie" (Philosophe scythe). Hay ngụ ngôn "Người và rắn" (L’Homme et la Couleuvre), lên án người mới là kẻ vô ơn chứ không phải rắn….

Hippolyte Taine, nhà sử học (thế kỷ 19) chống cách mạng, giễu cợt nhân vật chuột trong chuyện "Chuột và Voi", là "nhà triết học chĩnh gạo". "Đệ tử ra đời trước" thầy Jean-Jacques Rousseau (được coi là một trong những nhà tư tưởng của Cách mạng Pháp) "đang thai nghén một chuyên luận về quyền của loài chuột, và sự bình đẳng trong thế giới động vật".

Người hát bằng nhiều thứ giọng

Nhà văn Fabrice Pliskin lưu ý là La Fontaine "hát bằng mọi thứ giọng". Ông vừa biết cách "mơn trớn tinh thần chống trí thức" của các tiểu thương, nhưng cũng lại "có cái để quyến rũ" các đại trí thức. Nhiều nhà xã hội dân chủ đương đại có thể hài lòng với những ngụ ngôn như "Ếch nhái đòi có vua". "Ếch nhái chán chính quyền dân chủ" kêu Trời, được ban cho "Một ông vua hoà bình hết ý", thực tế là một "khúc củi khô". Thất vọng vì sự bất động của vua, đòi tiếp "một đức ngài động đậy", thì được Trời cử sếu xuống, "Sếu nhai sếu giết búa xua đêm ngày". Ếch nhái lại van xin, lần này Trời giải thích :

"Lẽ ra cứ giữ nguyên chính phủ

Việc trước tiên các chú phải làm

Vua củi nhu nhược hiền lành

Mà không ai chịu thì đành vậy thôi

Vua sếu cứ thế được rồi

Hơn gặp vua khác còn tồi tệ hơn" (3).

Giễu cợt chua cay sự ngu muội của người dân, La Fontaine đả kích giới thống trị, chỉ là "lũ kỳ nhông thay nhan biến sắc" ("Đám tang sư tử cái") (4).

"Những giấc mơ điên rồ" của các "nabab" : Mừng hay lo ?

"Những giấc mơ điên rồ" của các "nabab" - hay các tỉ phú phiêu lưu - là hồ sơ chính của L'Express. Hàng loạt mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra : như đưa người lên sống trên sao Hỏa, một thế giới không bệnh tật, trường sinh bất tử, hay "sinh vật cơ khí hóa" (cyborg).

L’Express so sánh dự án của các tỉ phú hiện nay với kế hoạch của các cường quốc trước đây. Kế hoạch chinh phục Mặt trăng của tổng thống Kennedy năm 1961, với dự án du lịch sao Hỏa của tỉ phú Mỹ Elon Musk dự kiến trước 2022. Trong lĩnh vực y tế, quỹ của vợ chồng tỉ phú Bill Gates chi ra mỗi năm khoảng 2,5 tỉ đô la, tương đương gần một nửa ngân sách của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (do các nước đóng góp)… Jeff Bezos, người giàu thứ hai thế giới, sáng lập hãng Amazon, tung lên mạng đề nghị đóng góp sáng kiến cho các dự án từ thiện. Chỉ trong hai tuần, đã có khoảng 45.000 hồi đáp. Một trong các đề nghị được gửi đến Jeff Bezos, đó là "Pay your tax…" (Hãy nộp thuế).

Trong lúc các quốc gia chìm ngập trong gánh nặng nợ nần, các đại tỉ phú liên tiếp tung ra các dự án vĩ đại đến mức khó tin.

L’Express đặt câu hỏi : việc các tỉ phú đứng ra gánh vác những dự án khổng lồ, vốn thuộc các lĩnh vực do Nhà nước đảm trách, nên mừng hay lo ?

Theo L'Express, "những giấc mơ điên rồ" của các nabab hiện nay không phải là một hiện tượng mới. Nhân loại thế kỷ 20 từng chứng kiến các dự án văn hóa, xã hội tư nhân lớn, như của gia đình tỉ phú Rockefeller hay Andrew Carnegie, có điều khác biệt là tính chất siêu thường của nhiều dự án hiện nay, có thể ví với tham vọng "chỉnh lại trục quay của Trái đất" của các nhân vật trong cuốn "Sans dessus dessous" của Jules Vernes (tạm dịch là "Phi vụ mua Bắc Cực").

Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ, đối với các tỉ phú phiêu lưu, "bộ máy Nhà nước đồng nghĩa với sức ỳ, luật pháp chỉ là những chiếc phanh, kìm hãm tiến bộ". Quảng bá về các dự án điên rồ nhiều khi chỉ là những phương tiện tuyên truyền cho sự ưu việt của mô hình thung lũng Silicon, nơi "không thành công nào là không thể".

Xu thế này đã trở thành đề tài cho điện ảnh. Bộ phim Mỹ The Circle/Vòng Xoay Ảo, công chiếu giữa tháng 7, nói về một tập đoàn đa quốc gia, trở nên hùng mạnh hơn các quốc gia. Lời hứa hẹn của công ti là chữa khỏi mọi bệnh tật, làm biến mất hoàn toàn nạn đói. Theo L’Express, những tham vọng lớn được thể hiện trong bộ phim viễn tưởng của Hollywood hiện tại "có thể đã bị chính thực tế vượt qua".

Cũng về chủ đề này, L’Express có bài phỏng vấn kinh tế gia Daniel Cohen. Theo kinh tế gia Pháp, những tham vọng được coi là "điên rồ" của nhiều tỉ phú là do sự thúc đẩy của một niềm tin vào tính cách "siêu nhân" của con người trong tương lai, là tổng hợp sức mạnh của cơ thể sinh học và của kỹ thuật số. Kinh tế gia Daniel Cohen nhấn mạnh là, việc tư nhân đóng góp cho một lĩnh vực cụ thể hiển nhiên là rất tốt, thế nhưng một Nhà nước không thể thoái thác trách nhiệm.

"Nhiệm vụ của Nhà nước là bảo đảm sức khỏe và giáo dục cho tất cả", và không được vì một mục tiêu, cụ thể như vì chăm sóc một loại bệnh này, mà bỏ rơi việc chăm sóc các loại bệnh khác. "Sẽ sai lầm khi cho rằng các tỉ phú mới sẽ làm thay việc của Nhà nước".

"Những bóng ma" của Cách mạng Pháp

Le Point dành gần trọn số báo tuần này cho "những bóng ma của Cách Mạng Pháp". Theo tờ báo, cuộc đảo lộn hai thế kỷ trước vẫn "tiếp tục giằng xé chúng ta", tiếp tục "chi phối nền chính trị" Pháp đương đại.

Le Point trở lại với những trang sử đen tối của cuộc Đại Cách Mạng, khi hàng chục ngàn người bị giết hại, do trả thù (trong tổng số khoảng 35 nghìn đến 40 nghìn nạn nhân của giai đoạn "Khủng bố" [La Terreur]). Nhà cách mạng Danton và các đồng chí bị Robespierre đưa lên đoạn đầu đài.

Cùng với nhà luật học Jaques Villemain, Le Point lật lại hồ sơ "vụ thảm sát Vendée", trong thời kỳ nội chiến những năm Cách Mạng (1793-1794), với khoảng 160.000 nạn nhân. Cũng về chủ đề này, Le Point có bài phân tích "Vì sao phe ôn hòa (trong Cách mạng) đã thất bại ?". Một điển hình tiêu biểu cho sự thất bại là việc nhà tư tưởng Condorcet bị chính quyền Cách Mạng tử hình. Theo Le Point, phái ôn hòa Girondin đã thất bại trong chủ trương "từ từ cắt đứt với Chế Độ Cũ".

"Cuộc cách mạng của im lặng"

Mùa hè là thời gian để toàn tâm toàn ý cho những cuốn sách yêu thích, mà nhiều lý do khiến chúng ta trì hoãn. Trên mục quan điểm của L’Express, nhà văn Jacques Attali mời độc giả đến với nhà triết học Ấn Độ Krishnamurti, tác giả cuốn "Cuộc cách mạng của im lặng" (1971) (5).

Jacques Attali tâm sự, ông "đã tìm thấy ở đó hàng nghìn ý tưởng sâu xa, các ghi nhận đầy chất thơ, sự tôn vinh tự do triệt để, thoát khỏi mọi ảnh hưởng". Điều mà nhà trí thức Pháp đặc biệt trân trọng là chiêm nghiệm của Krisnhamurti về "bản chất thực sự của thiền định", với những kỹ thuật được đánh giá là "mang tính cách mạng" của thiền, "cần được giảng dạy cho trẻ em, tại trường học, để giữ được khoảng cách với những ham muốn phù phiếm của thế gian". Trân trọng Krisnhamurti, nhưng Attali cũng tranh luận với tác giả, phản đối quan điểm coi khoa học là "tha hóa".

Đối với nhà trí thức Pháp, cùng với nghệ thuật và sự đồng cảm, khoa học cho phép "ý thức được vẻ đẹp và sức mạnh của tinh thần". Theo ông, đòi hỏi mãnh liệt nhất của đạo lý, đòi hỏi bùng nổ nhất, "nằm trong cuộc đối thoại giữa sự tỉnh giác và trí tuệ". Điều có thể giúp thế hệ trẻ tự đảm đương con đường của mình, thay vì "nhìn thế giới qua cặp mắt của các thế hệ đi trước".

Về phần mình, mục đọc sách của L’Obs tuần này có bài giới thiệu cuốn sách mới ra mắt "Je fantasme" (tạm dịch là : Tôi tưởng tượng), nói về nhà tư tưởng Ả Rập, theo Hồi giáo, sinh quán tại xứ Andalusia (Tây Ban Nha). Giới chuyên gia ngày càng thừa nhận cuộc cách mạng tư tưởng Averroès, người khơi nguồn các thành tựu thời Hy Lạp cổ. Trước Descartes nhiều thế kỷ, Averroès đã đặt nền móng cho khả năng độc lập tư duy của mỗi cá nhân, với cánh cửa đột phá : Tôi tưởng tượng có nghĩa là tôi tồn tại.

Trọng Thành

(1) Trong phần nhận xét cuối bài, L’Obs ví : "nếu Erik Orsenna là một con vật trong ngụ ngôn, thì ông hẳn sẽ là một con bướm mải mê tìm mật ngọt, hân hoan giao tiếp với những gì tinh túy nhất trong cuộc đời những nhân vật mà ông kể lại". Sau truyện kể về Louis Pasteur, ông đã mang lại da thịt cho cuộc đời của một tác giả, vốn rất nổi tiếng, nhưng trên thực tế ít được biết đến.

La Fontaine của Erik Orsenna không hề có dáng dấp của nhà giảng đạo, mô phạm, như một số người nghĩ. Cũng có thể gọi văn hào là một người "ham vui" ("quetard"). Thoải mái trong hôn nhân, bị vợ "cắm sừng", nhưng không coi là gì. Sẵn sàng đọ súng với "tình địch", để rồi rủ nhau cạn chén, bởi ông rất ghét chiến tranh. Đối với ông, giá trị trong đời là tình bạn và tự do.

(2) Tác giả cuốn "La Fontaine : Trường học cuộc đời" vốn rất gần gũi với giới nắm quyền, hay "triều đình", gọi theo lối xưa. Erik Orsenna từng chấp bút cho cố tổng thống François Mitterrand trong những năm 80, người ủng hộ và là bạn của đương kim tổng thống Emmanuel Macron, ngay từ lúc khởi sự phong trào Tiến Bước.

(3) Theo bản dịch Lê Trọng Bổng.

(4) "Tôi (tức tác giả - người viết) giải nghĩa đại trào là chốn/Kẻ vui buồn săn đón thờ ơ/Lựa theo ý thích nhà vua/Không thì cũng cố đóng trò cho ngoan/Lũ kỳ nhông thay nhan biến sắc/Loại bú dù bắt chước chủ nhân/Một linh hồn khiến nghìn thân/Ở đây rõ một nhân quần lò xo" (bản dịch Tú Mỡ).

(5) Bản dịch tiếng Pháp của "The only revolution".

Published in Quốc tế

Tài chính : Shadow banking, mối đe dọa mới

Danh thủ Neymar về đầu quân cho đội bóng đá Paris PSG với cái giá 220 triệu euro chiếm trang nhất nhiều tờ báo trong ngày : "Một vụ chuyển nhượng phá kỷ lục thế giới". Nhưng trước hết xin được tập trung vào bài viết trên Libération báo động trước nguy cơ luồng tài chính không chính thức trên toàn thế giới lớn như thổi từ sau khủng hoảng tài chính 2007/2008 tới nay.

shadow1

Nhân dân tệ của Trung Quốc và đô la Mỹ. Ảnh minh họa. REUTERS

10 năm sau khủng hoảng tín dụng địa ốc subprime, nợ ngoài sổ sách, còn được gọi là shadow banking không ngừng gia tăng. Các hoạt động ngoài vòng kiểm soát của các ngân hàng trung ương và chính phủ này lên tới gần 100.000 tỷ đô la, tương đương với 150 % tổng sản lượng của toàn cầu và "nặng" gấp 3 lần so với các hoạt động tài chính truyền thống của thế giới. Đây là một kỷ lục.

Hội Đồng Nghiên Cứu về Ổn Định Tài Chính (CFS) của Pháp thẩm định, chỉ riêng trong năm 2015, các khoản giao dịch tài chính ngoài luồng này được bơm thêm 3.800 tỷ đô la. Để so sánh GDP của Pháp là 2.225 tỷ đô la (2016).

Luật lệ tài chính vô hiệu quả

Tác giả bài báo nêu ra một vài con số cho thấy sức "lớn như thổi" của các luồng tư bản ngoài vòng kiểm soát này : năm 2002, số tiền đó xấp xỉ 26.000 tỷ đô la. Trước khi khủng hoảng subprime bùng nổ vào mùa hè năm 2007, hệ thống shadow banking hoạt động với 63.000 tỷ đô la.

Đến đầu mùa thu 2008 sau vụ ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản, đe dọa tài chính và kinh tế toàn cầu, lãnh đạo G20 cam kết làm tất cả để kịch bản đen tối đó "không bao giờ" tái diễn. Cộng đồng quốc tế, liên tục cho ra đời hàng loạt các bộ luật để điều tiết, để kiểm soát ngành tài chính và ngân hàng.

Một thập niên sau, các hoạt động tài chính không chính thức đang "lớn mạnh hơn bao giờ hết". Luồn lách giỏi nhất là Châu Âu với khoảng 30.000 tỷ đô la được mua đi bán lại trong năm 2015, kế tới là Mỹ với 26.000 tỷ. Trung Quốc bị bỏ lại xa phía sau với 8.000 tỷ đô la.

Theo bảng xếp hạng của CFS quần đảo Caimans, lại có hệ thống shadow banking lớn hơn cả so với Canada hay là Nhật Bản. Với 6.000 tỷ đô la, vốn ngoài luồng đổ vào thiên đường thuế khóa này tương đương với 1.700 lần GDP của quần đảo Caimans.

Giải thích cho hiện tượng "lớn như thổi này" là khi lãi suất ngân hàng rơi xuống thấp, gửi tiền tiết kiệm ở nhà băng không có lời. Những ai có "của ăn của để" chuyển hướng tới các quỹ đầu cơ. Nguy hiểm nằm ở chỗ các quỹ này thu tiền vào cũng dễ và cho vay lại càng dễ hơn vì họ không bị vướng mắc vào bất kỳ một rào cản pháp lý nào. Chính sự dễ dãi đó là một mối đe dọa.

Điều gì sẽ xảy tới khi con nợ mất khả năng thanh toán ? Những người ủy thác tiền vào các quỹ này không biết là tiền của họ được dùng để làm vào việc gì.

Libération trích dẫn nhiều chuyên gia giải thích về khác biệt mang tính kỹ thuật của hệ thống tài chính chính thức và hệ thống không chính thức trước khi đi đến kết luận : luật điều tiết ngành tài chính ngân hàng càng tinh vi, thì các chuyên gia được trả tiền hậu hĩnh để lách luật lại càng tỏ ra xuất sắc.

Riêng trong trường hợp của Trung Quốc, năm 2016 hệ thống shadow bangking tăng thêm 31%. Tác giả bài báo chốt lại vấn đề : chỉ cần nhìn lại bài học từ khủng hoảng subprime 2007 tại Hoa Kỳ, ta đã biết trước hồi kết tiếp của câu chuyện dài nhiều tập này.

Một người Việt bị bắt cóc người giữa lòng thủ đô Berlin

Trở lại với vụ Berlin cáo buộc Hà Nội "bắt cóc" một cựu quan chức Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, Thomas Wieder trên tờ Le Monde mở đầu bài viết như trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám :

"Berlin, một buổi sáng mùa hè. Một người đàn ông đi dạo trong công viên Tiergarten, cách không xa phủ thủ tướng. Bất thình lình, nhiều người mang súng ống xuất hiện, tẩn cho người đàn ông vài đòn, bắt hắn lên một chiếc xe gắn bảng số của Cộng hòa Séc, chiếc xe lao đi mất hút".

Đó không phải là một màn trong cuốn sách của nhà văn Philip Kerr mà là câu chuyện thật ngoài đời đã xảy ra với ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23/07/2017 ngay giữa lòng thủ đô nước Đức.

Berlin và Hà Nội trải qua một "cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng". Wieder nhắc lại, ông Thanh sống tại Berlin từ nhiều tháng qua, đang bị tư pháp Việt Nam điều tra. Ông hy vọng "làm lại cuộc đời" trên nước Đức. Ngày 24/07/2017 Trịnh Xuân Thanh phải trình diện sở di trú nơi đơn xin tị nạn của ông đang được cứu xét. Luật sư ngạc nhiên vì sự vắng mặt của ông Thanh và không hề hay biết những gì đã xảy ra ở công viên Tiergarten vài giờ trước.

Mãi đến ngày 31/07/2017 khi báo chí Việt Nam thông báo cựu lãnh đạo Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí đã về nước và ra đầu thú tại Cơ Quan An Ninh Điều Tra, bộ Công an, phía Đức mới vỡ lẽ. Theo tiết lộ của Le Monde, hồ sơ Trịnh Xuân Thanh đã được "nhiều quan chức cao cấp Việt Nam" nêu lên với phía Đức nhân thượng đỉnh G20 tại Hamburg đầu tháng 7/2017. Hà Nội yêu cầu Berlin cho dẫn độ ông Trịnh về nước.

Nga - Mỹ : "Chiến tranh kinh tế toàn diện"

Về cuộc đọ sức Nga–Mỹ, nhật báo Les Echos nói tới "phản ứng mạnh mẽ" từ phía Moskva sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt Nga. Trong vỏn vẹn hai ngày, tổng thống Trump chọc giận 2 đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng của Washington là Bắc Kinh và Moskva.

Trên mạng xã hội Twitter, thủ tướng Medvedev coi đây là một "lời tuyên chiến" mở màn một cuộc chiến "toàn diện về mặt kinh tế" nhắm vào nước Nga, "tiêu tan hy vọng cải thiện quan hệ với chính quyền mới ở Hoa Kỳ". Thủ tướng Nga không quên chỉ trích tổng thống Trump "nhu nhược" để phải chịu áp lực từ phía bên Quốc hội.

Thuần túy về mặt kinh tế, lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm trực tiếp vào ngành năng lượng Nga. Washington có thể khóa van tín dụng của các tập đoàn Mỹ giao thương với Nga, hay cũng có thể đóng cửa thị trường Hoa Kỳ với những ai muốn buôn bán với Nga.

Biện pháp này gây thiệt hại luôn cả cho các doanh nghiệp của Liên Hiệp Châu Âu đang mở rộng hoạt động với các đối tác Nga trong ngành dầu khí. Đó chính là lý do vì sao Le Monde nói tới "nỗi lo sợ của Châu Âu" khi Mỹ trừng phạt Nga.

Năm tập đoàn năng lượng Châu Âu vừa đạt đồng thuận với Gazprom trong dự án đường ống dẫn khí Bắc Hải Lưu 2. Nói một cách dễ hiểu, Châu Âu lo ngại bị vạ lây trong cuộc đọ sức giữa Washington và Moskva.

Rio vỡ mộng một năm sau Thế Vận Hội

Vào lúc Paris đang phấn khởi khi gần như cầm chắc trong tay thắng lợi được tổ chức Olympic 2024, nhật báo La Croix như dội một gáo nước lạnh vào ngọn lửa Thế Vận Hội với bài phóng sự cho thấy, một năm sau JO 2016, thành phố Rio đứng trước thực tế phũ phàng.

Vào ngày khai giảng 01/08/2017, Đại học Rio de Janeiro đóng cửa im ỉm. Lý do : từ hai tháng qua các giáo sư không được trả lương, Viện đại học không có khả năng đón 42.000 sinh viên. Chính quyền thành phố nợ Viện đại học 100 triệu euro.

Gần một nửa trong số 200.000 công nhân viên chức không được trả lương một cách trọn vẹn. Cảnh sát nhận lương trễ, nhiều đơn vị thậm chí không còn xe để tuần tra gìn giữ trật tự an ninh.

Ngôi sao nổi tiếng của trường múa nghệ thuật Rio phải giải nghệ chuyển sang nghề chạy xe taxi cho hãng Uber kiếm sống. Mọi người còn nhớ, cách nay đúng một năm, Rio là nơi hàng tỷ đôi mắt hướng về, nhân ngày lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic 05/08/2016. Một năm sau, người dân ở Rio nói riêng, ở Brazil nói chung vỡ mộng. Rio de Janeiro là một thành phố phải đối mặt với khủng hoảng, nợ nần và tình trạng mất an ninh.

Đầu tư đến 11 tỷ euro vào các cơ sở hạ tầng cho một mùa Thế Vận Hội để rồi một năm sau, nhiều sân vận động của thành phố bị bỏ trống. "Những hứa hẹn biến đấu trường, các trường đua thành trường học chỉ còn là dĩ vãng". Thông tín viên của La Croix tại chỗ kết luận một cách buồn thảm : Chỉ sau một năm thôi, "giấc mơ Olympic của Rio đã thật xa vời".

Neymar và Usain Bolt

Mở ra các tờ báo trong ngày không thể bỏ qua hình ảnh cầu thủ người Brazil Neymar, về đầu quân cho đội bóng PSG của Paris. Một vụ chuyển nhượng "ngoại hạng" với số tiền "kỷ lục" là những cụm từ xuất hiện rất nhiều trên các trang báo.

Le Monde ghi nhận 25 tuổi Neymar da Silva Santos Junior là cầu thủ "đắt giá" nhất mọi thời đại. Điều đó cũng xứng đáng với một cầu thủ "tài ba hiếm có". Khi còn làm mầm non của trường phái bóng đá Brazil, anh đã được mệnh danh là một danh thủ "Pelé mới". Neymar chưa mọc mũi, câu lạc bộ Tây Ban Nha Real Madrid đã đánh tiếng để mời cậu thanh niên này về đầu quân.

Le Figaro gắn liền hợp đồng khổng lồ 220 triệu euro với thành quả kinh tế mà Neymar đem lại cho câu lạc bộ PSG. Đừng quên rằng, Neymar có 80 triệu fan trên Instagram, 60 triệu trên Facebook và 30 triệu trên Twitter. Mỗi người hâm mộ anh đều là một người tiêu dùng tiềm tàng.

Nhưng làm thế nào để giải thích cho "cơn sốt" Neymar ? Nhà triết học Robert Redeker giải thích với phóng viên báo Le Figaro : Các cầu thủ bóng đá đang trở thành những tượng đài trong một thế giới "rỗng tuếch" về mặt tư tưởng. Khi không còn những tư tưởng lớn của thời đại, lòng ngưỡng mộ của con người chuyển dần sang làng giải trí và thể thao. Có điều, học giả này lấy làm tiếc là thế giới thể thao ngày nay trong tay các nhà quảng cáo.

Tên tuổi của Neymar và sự kiện anh về đấu dưới mầu cờ của PSG không làm tất cả các báo quên đi một sự kiện quan trọng khác trong lĩnh vực thể thao : giải vô địch điền kinh tế giới khai mạc tại Luân Đôn, và đây cũng là lần cuối cùng ông vua trên sân vận động người Jamaica, Usain Bolt tranh tài trước khi giải nghệ.

La Croix nói tới "lời giã từ" của một huyền thoại trong làng điền kinh. Libération dành hai trang cho một nhà vô địch "ngoại hạng, đã 8 lần đoạt giải Olympic" và từ 2008 Usain Bolt không chia sẻ thắng lợi với bất kỳ một ai, đoạt 19 huy chương vàng ở cự ly 100 và 200 mét, ít nhất 6 lần phá kỷ lục thế giới ở hai hạng mục này. Một thành tích mà tới nay không mấy ai sánh kịp.

Nam Á biến thành sa mạc

Chúng ta nghĩ gì khi những Ấn Độ, Pakistan, Nepal hay Bangladesh, Sri Lanka… chỉ còn là những bãi đất không người ? Libération dành một khung nhỏ để nói về nghiên cứu vừa được tạp chí Science Advances của Mỹ công bố ngày 03/08/2017.

Giới khoa học không loại trừ kịch bản đến năm 2100 - tức trong 83 năm nữa thôi - Nam Á sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn, 1/5 nhân loại phải di dời chỗ ở. Hiện tượng khí hậu bị hâm nóng là một mối đe dọa thực sự với con người. Cái nóng ẩm của Đông Nam Á còn nguy hại hơn cái nắng khô ở những vùng sa mạc Châu Phi. Cái nóng ẩm đó trở thành một thứ vũ khí giết người khi nhiệt độ mới chỉ tăng lên tới 35°C.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Tập Cận Bình muốn thành "Mao của thế kỷ 21"

Ám ảnh "khủng hoảng tài chính" toàn cầu 10 năm sau vụ phá sản của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers, những lợi hại của việc đồng euro tăng giá, hay việc nhiều nơi tại Châu Âu đang đối mặt với tình trạng "quá tải du lịch", là một số chủ đề trang nhất của báo Pháp ngày đầu tuần lễ thứ hai tháng 8/2017. Trước hết xin giới thiệu bài phân tích trên Le Figaro tham vọng trở thành một Mao Trạch Đông thứ hai của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước thềm Đại Hội 19 của Đảng Cộng Sản mùa thu năm nay.

mao1

Ông Tập Cận Bình phát biểu nhân ngày thành lập Quân Đội Trung Quốc, Bắc Kinh, 01/08/2017. REUTERS/Damir Sagolj

Bài "Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình (Xi Jin Ping) tự khẳng định là nhà tư tưởng mới của chủ nghĩa cộng sản" nhấn mạnh đến một điều đã trở thành truyền thống của nước Trung Quốc cộng sản. Đó là các lãnh đạo nổi tiếng nhất, bắt đầu với Mao Trạch Đông (Mao Tse Tung), đều được nâng lên hàng "các đại trí thức".

Trong những tháng gần đây, để chuẩn bị cho kỳ Đại Hội quan trọng sắp tới, cỗ máy tuyên truyền của chế độ "chạy hết công suất" để giới thiệu ông Tập Cận Bình như "một ngọn đèn pha tư tưởng mới, có thể mang lại sự vĩ đại cho Trung Quốc". Hiếm khi sự sùng bái cá nhân trên báo chí Nhà nước Trung Quốc lại mãnh liệt đến như vậy. Độc giả có thể thấy những dòng ca tụng lãnh đạo họ Tập như là "kiến trúc sư và người cầm lái thúc đẩy sự nghiệp tái sinh vĩ đại của nhân dân Trung Quốc".

"Đóng góp lớn cho nhân loại"

Nhiều "chuyên gia" ca ngợi tầm cỡ nhân loại của tư tưởng Tập Cận Bình. Một giáo sư tôn vinh "tư tưởng cầm quyền" của "hoàng đế đỏ" như là "một bước tiến lớn lao của chủ nghĩa Mác tại Trung Quốc trong giai đoạn đương đại", và đồng thời cũng là "một đóng góp lớn cho nhân loại". Các cán bộ của đảng được khuyến khích tắm mình trong nguồn suối trí thức này. Một phụ trách trường học của đảng còn gọi đây là "nhiệm vụ quan trọng nhất" của các nhà nghiên cứu.

Chính trị gia Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Văn Hồng Kông (CUHoa Kỳ), giải thích cơn sốt tư tưởng Tập Cận Bình tại Trung Quốc, chính là "vừa để củng cố quyền lực, vừa để thỏa mãn ham muốn bản ngã" của ông Tập. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Hồng Kông, trên thực tế Tập Cận Bình hoàn toàn "không phải là một nhà trí thức, cũng không phải là một nhà tư tưởng độc đáo", "về mặt lý thuyết, ông ta không đề xuất một điều gì mới mẻ, cả về mặt kinh tế, xã hội hay chính trị". Ngược lại, lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm lại xuất sắc trong việc tuyên truyền cho "một giấc mơ Trung Hoa".

Theo nhiều nhà quan sát, như nhà Hán Học Pháp Jean-Pierre Cabestan, Đại học Báp-tít tại Hồng Kông, thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc của ông Tập cố gắng thích nghi học thuyết Mác-Lê Nin với hiện thực của xã hội Trung Quốc hiện nay. Các phát biểu của chủ tịch Trung Quốc đang được nhào nặn thành một tập hợp lý luận gắn bó.

Theo Le Figaro, tham vọng của Tập Cận Bình là rất lớn. Mục tiêu của chủ tịch Trung Quốc là đưa "tư tưởng" của mình vào Hiến pháp, nhằm vĩnh viễn để lại tên tuổi, tiếp theo Mao Trạch Đông. Chỉ có "người cầm lái vĩ đại" Mao Trạch Đông mới có được tôn vinh là "nhà tư tưởng". Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình (Deng Xiao Ping), người khởi xướng cải cách kinh tế Trung Quốc cũng chỉ được coi là "nhà lý luận", một danh hiệu "kém vẻ vang hơn". Giang Trạch Dân (Jiang Ze Min) và Hồ Cẩm Đào (Hu Jin Tao) thậm chí còn không được nêu tên trong văn bản này.

Theo nhà Hán học Jean-Pierre Cabestan, để đạt được cương vị "trí thức" ngang với Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình phải kiểm soát được Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Le Figaro nhấn mạnh là hiện tại, ông Tập đang đưa những người thân tín vào các cương vị chủ chốt trong đảng, tuy nhiên, điều quan trọng là ông ta "phải hóa giải được sự lưỡng lự của các phe phái", bởi trào lưu sùng bái cá nhân ông Tập hiện nay nhắc lại hồi ức không xa về Mao Trạch Đông, người chủ xướng cuộc "Đại Nhảy Vọt", để lại nhiều hậu quả khủng khiếp cho xã hội Trung Hoa.

"Các tham vọng toàn cầu của Tập Cận Bình"

Cũng về Tập Cận Bình, Le Monde bắt đầu loạt bài "Các tham vọng toàn cầu của Tập Cận Bình" (kéo dài 8 số). Số đầu tiên hôm nay mang tựa đề "Những Con Đường Tơ Lụa Mới, Chân trời của Trung Quốc thế kỷ XXI". Cũng Le Monde có bài phóng sự giới thiệu về Trùng Khánh (Chong Qing), được mệnh danh là một thành phố ga trọng điểm trên tuyến đường sắt Âu-Á, tuyến đường mà Bắc Kinh đang đầu tư, đi vào hoạt động từ năm 2014.

Mỹ : "Gọng kìm siết lại" quanh Trump, trong lúc thất nghiệp giảm mạnh

Về thời sự quốc tế, Les Echos chú ý đến tình thế khó khăn tổng thống Mỹ Donald Trump trong nghi án Nga can thiệp, đồng thời ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp tháng 7 giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 2001 (4,3%). Tổng thống Trump vừa rời Nhà Trắng về nghỉ tại khu chơi golf New Jersey hôm thứ Sáu, tuần trước, 4/8, đúng vào lúc các thông tin tốt lành về thất nghiệp giảm tại Mỹ được công bố.

Donald Trump nhanh chóng tung lên Twitter một thông điệp ca ngợi thành quả "tuyệt vời" này, với nhận xét là ông chỉ "vừa mới bắt đầu" nhiệm kỳ. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó, Robert Mueller - viên chưởng lý phụ trách điều tra – thông báo thành lập "bồi thẩm đoàn", một giai đoạn được đánh giá là "quyết định" trong tiến trình điều tra. Việc này chưa khẳng định ngay là các cáo buộc sẽ trực tiếp nhắm vào tổng thống, tuy nhiên điều có thể thấy là các phương tiện được triển khai là "hùng hậu".

Để giới hạn khả năng can thiệp của tổng thống, hai dự luật được đệ trình trước Quốc Hội Mỹ trong tuần này, với mục tiêu không cho phép Donald Trump cách chức chưởng lý Mueller, nếu không có sự đồng ý của ba thẩm phán liên bang.

Bắc Kinh "phó mặc" Bắc Triều Tiên cho Liên Hiệp Quốc

Báo Le Figaro ghi nhận Washington đã giành được "một chiến thắng ngoại giao đáng kể" hôm thứ Bảy, 05/08, với việc 15 thành viên Hội Đồng Bảo An nhất trí thông qua một nghị quyết trừng phạt nghiêm khắc Bình Nhưỡng. Nghị quyết được đánh giá là "khắc nghiệt chưa từng có" nhằm để đáp lại hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều gây "ngạc nhiên" là chính Trung Quốc đã ủng hộ nghị quyết trừng phạt đồng minh cứng đầu này.

Le Figaro cũng ghi nhận thái độ quyết liệt khác thường của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) trong cuộc gặp đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Ri Su Yong, bên lề các hội nghị ASEAN mở rộng tại Manila, đang diễn ra.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các trừng phạt mới có hiệu quả ? Theo nhà báo Eduardo Porter, phát biểu trên New York Times, trừng phạt kinh tế chỉ đạt mục tiêu khi "thực sự được thực thi một cách đa phương". Kinh nghiệm cho thấy hàng loạt trừng phạt nhắm vào Bình Nhưỡng từ năm 2006, đã không cản trở Bắc Triều Tiên tiếp tục đàn áp dân chúng một cách tàn bạo, đồng thời vẫn bám được được vào các phao cứu nạn kinh tế mà Bắc Kinh và Moskva chìa ra.

Bắc Triều Tiên, một "vùng dự trữ nhân công" của Trung Quốc

Về quan hệ kinh tế Bắc Triều Tiên – Trung Quốc trên thực địa, Libération có bài phóng sự "Bắc Triều Tiên, vùng dự trữ nhân công của Trung Quốc", ghi nhận nhu cầu sử dụng nhân công giá rẻ tại Bắc Triều Tiên của nhiều doanh nghiệp miền đông bắc Trung Quốc, đặc biệt tại tỉnh biên giới Cát Lâm (Ji Lin).

Xu thế sử dụng nhân công Bắc Triều Tiên – thông qua các công ti nhận thầu - gia tăng một mặt do giá cả hấp dẫn, mặt khác do tình trạng dân số trong độ tuổi lao động giảm mạnh tại khu vực này. Tỉnh Cát Lâm là nơi rất nhiều cư dân Trung Quốc gốc Triều Tiên di cư sang Hàn Quốc để tìm cơ hội cải thiện cuộc sống. Mức di cư ở quy mô lớn. Cụ thể như ở Tumen, một thị trấn biên giới Trung Quốc, dân cư hiện chỉ còn 27 ngàn người, giảm hai phần ba trong vòng 16 năm.

Hiện tượng sử dụng lao động Bắc Triều Tiên chiếm tỉ lệ nhỏ trong nền kinh tế Trung Quốc, nhưng đây là một "phương diện" đáng kể trong trao đổi kinh tế Trung – Triều, ước tính khoảng 5,5 tỉ đô la năm 2015.

Euro tăng giá 10% có đáng lo ?

Trở lại với Châu Âu, câu hỏi "đồng euro tăng giá 10%, so với đô la, trong vòng ba tháng, liệu có đáng lo ?" là hàng tựa trang nhất của Le Figaro. Theo tờ báo, mức tăng này là kết quả của "tình trạng kinh tế khỏe mạnh" của Châu Âu và tình hình chính trị tương đối ổn định của khu vực. Tuy nhiên, Le Figaro cũng lưu ý về ảnh hưởng tiêu cực của xu thế này đối với các hoạt động xuất khẩu của Châu Âu, đặc biệt đối với các quốc gia như Pháp, do "nhạy cảm nhiều hơn" đối với vấn đề giá cả.

Theo kinh tế gia Alain Durré, nông sản chưa qua chế biến và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp của ngành xe hơi là hai trong số các lĩnh vực của Pháp có thể bị tác động nhiều.

Tài chính : "Vũ khí hủy diệt hàng loạt" ?

Cũng về kinh tế, báo Les Echos dành hồ sơ lớn để mổ xẻ các hiểm họa của hệ thống tài chính thế giới, 10 năm sau khủng hoảng. Xã luận Les Echos với tựa đề "Tài chính : Ảo tưởng an toàn" nhấn mạnh đến tài chính như "một vũ khí hủy diệt hàng loạt", và thế giới hiện nay chưa thực sự thoát khỏi nguy cơ này. Les Echos điểm mặt ba đe dọa, "hai cũ và một mới".

Đe dọa mới đầu tiên là hiện tượng "tài chính trong bóng tối" (shadow banking), hay tài chính ngoài sổ sách. Les Echos so sánh hiện tượng này với việc bụi không được quét dọn, dồn vào dưới thảm. "Tài chính trong bóng tối" chiếm đến một phần tư tổng lượng tài chính toàn cầu, và trở nên một lĩnh vực phức tạp chưa từng thấy. Mối đe dọa lớn thứ hai là xu thế giảm nhẹ các quy định đối với các ngân hàng dưới thời tổng thống Trump. Việc quay trở lại tình trạng trước 2007 được đánh giá là rất nguy hiểm.

Đe dọa chủ yếu thứ ba mức nợ nần thái quá của nhiều quốc gia. Theo Les Echos, cho đến nay, về thực chất tình hình hoàn toàn không được cải thiện, từ năm 2007 đến nay.

Tờ báo kinh tế Pháp trong một bài viết khác đặt vấn đề : Phải chăng tất cả các bài học từ cuộc khủng hoảng lớn này đã được hiểu đầy đủ ? Một trong vấn đề mà Les Echos lưu ý là các bong bóng mới trên thị trường cổ phiếu, đặc biệt do khối lượng tiền lớn do ba ngân hàng lớn nhất thế giới (Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản) phát ra, hơn 13.500 tỉ đô la hiện nay, so với 3.500 tỉ hồi 2007.

Cũng về chủ đề này, Les Echos phỏng vấn nguyên kinh tế gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Raghuram Rajan, một trong vài chuyên gia hiếm hoi báo trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007. Cựu chuyên gia kinh tế IMF thừa nhận nhiều tiến bộ đạt được trong lĩnh vực các quy định kiểm soát ngân hàng, thế nhưng lĩnh vực tài chính trong bóng tối đang hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Mà đây là nguy cơ lớn nhất cho một cuộc khủng hoảng mới.

"Lôgic điên rồ" của bóng đá thế giới

Cũng về lĩnh vực tài chính, nhưng liên quan đến bóng đá, xã luận Le Monde có bài "Lô gic điên rồ của bóng đá thế giới". Nhân dịp siêu sao bóng đá Neymar, người Brazil, được câu lạc bộ bóng đá Pháp Paris Saint Germain (PSG), do Qatar sở hữu, mua lại với giá kỉ lục 222 triệu euro, Le Monde cố gắng làm sáng tỏ những "lô gic" nào ẩn đằng sau thương vụ được đánh giá là "điên rồ" này.

Thương vụ Neymar là kết quả của ba lô gic : "sao hóa, đầu cơ và toàn cầu hóa". Đối với nền công nghiệp giải trí mang tính sân khấu hiện nay, Neymar trở thành một nơi đầu tư "chắc chắn". Siêu sao sân cỏ, đẹp trai, hình ảnh tiếp thị được chăm chút tới từng milimét, danh thủ Brazil đã trở thành một "nhãn hiệu mang tính toàn cầu". Sở hữu được Neymar đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội lớn xâm nhập vào "các thị trường hứa hẹn nhất, như Trung Quốc, Hoa Kỳ hay Châu Phi". Đối với Qatar, đây còn là một phương tiện ngoại giao, đúng vào thời điểm quốc gia này chuẩn bị cho Cúp thế giới 2022, trong bối cảnh bị các quốc gia vùng Vịnh cô lập.

Tựu chung, theo Le Monde, nếu không có các biện pháp can thiệp tương thích, bóng đá hiện đại chỉ là "một tấm gương phản ánh sự tàn bạo của một thế giới, mà những người giàu nhất ngày càng giàu hơn, người dễ tổn thương nhất càng dễ tổn thương hơn".

Đáy biển : Quốc tế thương lượng kiểm soát việc khai thác

Đại dương đang trở thành một vấn đề trọng tâm trong các thương thuyết toàn cầu. Le Figaro có bài điểm lại các nỗ lực gần đây của cộng đồng quốc tế. Ngày 21/07, tại Liên Hiệp Quốc, các nước đạt thỏa thuận mở thương thuyết về một hiệp định quốc bảo tế bảo vệ đa dạng sinh học tại biển khơi, chống nạn khai thác hải sản quá mức, biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Bắt đầu từ hôm nay, một thương thuyết quan trọng khác (dưới sự điều phối của Cơ Quan Quốc Tế về Đáy Biển/ISA, thành lập năm 1994) diễn ra tại Jamaica, giữa 168 thành viên của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Mục tiêu của thương lượng liên quan đến toàn bộ các hoạt động khai thác khoáng sản nằm ngoài khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước.

So với những năm 1970, khoa học hiện nay đã có nhiều tiến bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của đa dạng sinh học dưới đáy đại dương, không kém các khoáng sản. Ngày 26/06, một nhóm các nhà khoa học quốc tế (thuộc Liên minh bảo vệ biển sâu/Deep sea conservation coalition) công bố thư ngỏ trên Nature Geosience, đặt vấn đề về trách nhiệm của Cơ Quan Quốc Tế về Đáy Biển/ISA, nếu khai thác được cấp phép, đa dạng sinh học bị phá vỡ.

Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường kêu gọi minh bạch hơn trong cơ chế điều hành của ISA. Năm 2016, Liên Hiệp Quốc từng nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của đáy biển, không chỉ đối với các đại dương, mà đối với cả việc sản xuất khí oxy cho khí quyển. Liệu điều đó có đủ để ngăn chặn cơn khát khoáng sản dưới đáy biển ?

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Bắc Kinh bành trướng xuống ASEAN với Con Đường Tơ Lụa qua Lào

 Năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra dự án về con đường tơ lụa mới, mà gần đây được đặt tên là dự án « Một Vành Đai, Một Con Đường »(Belt and Road Initiative). Trong loạt bài viết « Mùa hè Figaro », đặc phái viên Sébastien Falletti của nhật báo thiên hữu giúp người đọc tìm hiểu năm chặng chính của dự án này, trong đó chặng thứ hai nói về « Hành lang kinh tế từ Côn Minh đến Singapore » với mục tiêu hoàn thiện vào khoảng năm 2025.

Résultat de recherche d'images pour "bắc Kinh bành trướng xuống ASEAN với Con Đường Tơ Lụa qua Lào"

Hành lang kinh tế từ Côn Minh (Trung Quốc) đến Singapore được dự kiến hoàn thành năm 2025. Ảnh chụp màn hình báo Le Figaro ngày 02/08/2017. RFI / Tiếng Việt

Có mặt tại Boten (Lào), đặc phái viên của Le Figaro miêu tả công trường hoạt động « 24/24 giờ », đang khoan đoạn đường hầm dài 9 km và sâu 40 mét trong lòng « Núi Hữu Nghị ».

Boten là thị trấn vùng biên, nằm giữa Côn Minh (Trung Quốc) và Vientiane (Lào), và trở thành « vùng đặc quyền kinh tế » được Lào cho Trung Quốc thuê trong vòng 99 năm. Ở đây, 90% dân cư là người Hoa, ngôn ngữ chính là tiếng Hoa, luật lệ và giờ giấc được áp dụng theo Bắc Kinh, điện thoại di động bắt sóng của China Unicom và giao dịch có thanh toán được bằng Alipay, hệ thống trả tiền thông qua điện thoại di động của Alibaba.

Bà Đoạn Ôn Bình (Duan Wenping), giám đốc marketing của tập đoàn xây dựng Trung Quốc Haifeng Group thực hiện đoạn đường hầm, cho biết « người Lào được đưa hết ra khỏi khu vực. Họ quá chậm và không có tay nghề. Từ nay đến ba năm nữa sẽ có khoảng 30.000 người Hoa sinh sống tại đây và trong tương lai là 100.000 người ».

Thị trấn Boten sắp sửa « đổi đời » vì Bắc Kinh đang có ý định biến thành một thành phố rộng 34 km2 và là trạm tiền tiêu mới cho « nền văn minh Trung Hoa ». Theo bà Đoạn Ôn Bình, « nhờ những tuyến đường tơ lụa mới, Boten sẽ trở thành một trọng điểm giao thông, là nơi trung chuyển của các tuyến đường sắt và của một tuyến đường cao tốc nối liền với Bangkok ».

Để thực hiện dự án, 7 quả đồi sẽ bị san ủi để mở rộng diện tích thêm 10.000 ha. Khu đô thị mới sẽ có một trung tâm thương mại, nhiều cửa hàng miễn thuế, một trường dạy tiếng Hoa, khoảng 10.000 phòng khách sạn để thu hút du khách Trung Quốc muốn tìm không khí trong lành, ba ngôi đền theo phong cách Lào sẽ được xây dựng để thêm phần dân dã và một trường đua ngựa 500 ha, được cho là « lớn nhất châu Á ».

Dự án được Nhà nước Trung Quốc ủng hộ, cho phép mượn được những khoản vay khổng lồ của Ngân hàng Xây Dựng Trung Quốc (China Construction Bank). Bà Đoạn Ôn Bình cho biết « Việc thương lượng với chính phủ Lào rất dễ dàng. Chỉ cần rót ít tiền lót tay là được ».

Các nước láng giềng tăng cường đề phòng Trung Quốc

Với đoạn đường hầm chiến lược xuyên « Núi Hữu Nghị », song song với trục đường cao tốc, tuyến đường sắt sẽ rút ngắn thời gian đi lại, giữa Côn Minh và thủ đô Vientiane của Lào, xuống còn 10 giờ. Sau đó, tuyến đường sắt được nối tiếp bằng trục Vientiane-Bangkok vừa được Bắc Kinh ký nhiều thỏa thuận trị giá 5,2 tỉ đô la với chính quyền quân sự Thái Lan (song song với một dự án đường bộ từ bắc Thái Lan đến Bangkok). Mạng lưới này sẽ được nối vào tuyến đường sắt cao tốc Kuala Lumpur-Singapore mà Malaysia vừa khởi công xây dựng.

ASEAN là khu vực quan trọng về kinh tế, cũng như về địa chiến lược. Bà Đoạn Ôn Bình giải thích : « Đường cao tốc tới Bankok sẽ nối với cảng Moulmein ở Miến Điện, một quốc gia quan trọng với Trung Quốc. Trong trường hợp chiến tranh, nguồn tiếp tế đến từ châu Âu hay Trung Đông sẽ không còn bị phụ thuộc vào mỗi eo biển Malacca, do Singapore kiểm soát ».

Với điều kiện Miến Điện tham gia cuộc chơi, Trung Quốc mới chấm dứt được « thế nước đôi của Malacca » mà cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từng nhắc đến, nhằm ám chỉ đến việc 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Đông phải đi qua khu vực này, trong khi Singapore là một đồng minh của Mỹ.

Trung Quốc đang tràn xuống Đông Nam Á, nhưng vấp phải sự lo ngại ngày càng lớn của các nước trong vùng trước một « cuộc xâm lược » mới. Chỉ có Lào là mắt xích yếu trong vùng, giữa một bên là Việt Nam chống Trung Quốc và bên kia là Miến Điện ngày càng hoài nghi. Lào trở thành trung gian giúp Bắc Kinh vươn xuống miền nam. Giáo sư Jean-Pierre Cabestan thuộc đại học Baptiste Hồng Kông đánh giá « đảng Pathet Lào là một băng đảng mafia và Lào đã thành một vệ tinh của Trung Quốc ».

Trung Quốc là nước có lợi nhất trong dự án Con Đường Tơ Lụa Đông Nam Á. Bắc Kinh sẽ hưởng 70% lợi nhuận từ tuyến đường sắt và có thể xây dựng những dự án bất động sản sinh lời dọc bên đường. Các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ sử dụng lao động người Hoa. Còn người Lào sẽ chỉ hưởng « đầu thừa đuôi thẹo », như làm dọn phòng trong khách sạn.

Thế nhưng, sự phát triển quy mô lớn này lại che giấu những điểm yếu khổng lồ bên trong. Theo bà Đoàn, « dự án một con đường, một vành đai là điều không thể tránh được, vì nếu không, tình trạng sản xuất dư thừa của ngành công nghiệp Trung Quốc sẽ bùng nổ ». Bắc Kinh xuất khẩu mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở hạ tầng và nguồn tín dụng dễ dãi với nguy cơ hình thành những thành phố ma mới và khối nợ cao như núi bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Venezuela : Chuyển hướng sang độc tài, Maduro khiến quốc tế lo ngại

Venezuela chìm trong bất trắc sau cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ngày 30/07/2017, đặc biệt sau sự kiện hai nhà đối lập bị bắt giữ tại nhà riêng. Trong khi đó, phiên họp khai mạc chính thức của Quốc Hội mới, được dự kiến vào ngày 02/08, vẫn chưa được khẳng định.

Nhật báo Le Monde đánh giá « Venezuela chìm trong bất trắc ». Từ trừng phạt một số quan chức cao cấp của Caracas, Washington trừng phạt đích danh tổng thống Maduro vào ngày 31/07. Lãnh đạo Venezuela trở thành nguyên thủ thứ tư bị Mỹ trừng phạt, sau tổng thống Syria Bachar Al Assad, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe. Nhiều quốc gia, trong đó có Liên Hiệp Châu Âu, chỉ trích Quốc Hội Lập Hiến. Ngược lại, Nga và Cuba công nhận kết quả cuộc bầu cử.

Libération nhấn mạnh đến sự kiện « Hai nhà đối lập quay lại nhà tù » sau khi được trả tự do và bị quản thúc tại gia trước khi diễn ra cuộc bầu cử. Đánh giá sự kiện này, Les Echos cho rằng « Venezuela : Chuyển hướng sang độc tài, Maduro khiến quốc tế lo ngại ». Chủ tịch Nghị Viện Julio Borges, thuộc phe đối lập, khẳng định cơ quan lập pháp vẫn tiếp tục làm việc bất chấp cuộc bầu cử gây tranh cãi cách đây hai ngày.

Brazil : Số phận tổng thống Temer trong tay các nghị sĩ

Vẫn tại Nam Mỹ, số phận của tổng thống Brazil cũng được các nhật báo Pháp đề cập. Hôm nay, Quốc Hội sẽ quyết định liệu ông Michel Temer có bị xét xử về tội tham nhũng hay không.

Nhận xét về sự kiện hiếm hoi ở Brazil, nhật báo Le Figaro cho rằng « Số phận tổng thống Temer nằm trong bàn tay nghị sĩ ». Trong trường hợp đa số phiếu ủng hộ tiếp tục truy cứu tư pháp, ông Temer sẽ bị đình chỉ chức vụ tổng thống, có thể lên đến 180 ngày. Chủ tịch Hạ Viện Rodrigo Maia sẽ lên thay thế, song ông Maia hiện cũng đang bị điều tra tham nhũng.

Nhật báo La Croix đưa tin : « Tổng Brazil Michel Temer tìm cách cứu ghế ngồi của mình ». Sau hơn một tháng tăng cường vận động hành lang « bổ nhiệm vị trí, tạo đặc quyền » để có phiếu ủng hộ, chính phủ chắc chắn thu được 172 phiếu cần thiết để tránh phế truất ông Temer. Thông tín viên của La Croix nhận định, giống như đợt phế truất tổng thống Dilma Rousseff năm 2016, cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ mang tính chính trị hơn là tư pháp.

Phe đối lập với tổng thống, có vẻ yếu thế lần này, « dường như muốn kế vị tổng thống không được lòng dân tiếp tục nắm quyền để toàn tâm toàn ý vào cuộc bầu cử năm 2018 ».

Pháp tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè 2024

Thế Vận Hội mùa Hè 2024 thuộc về Pháp là chủ đề trang nhất của hầu hết nhật báo. Le Monde chạy tựa : « Paris rộng đường chuẩn bị Olympic 2024 », với La Croix, « Paris sẵn sàng chào đón sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh vào năm 2024 », Le Figaro nhận định : « Paris 2024, Thế Vận Hội thế là đã xong », còn Les Echos đặt câu hỏi « Paris đã giành được JO 2024 như thế nào ? »

Ngày 31/07/2017, Los Angeles, thành phố ứng cử đăng cai Olympic với Paris, đã chính thức cho biết muốn đang cai Olympic 2028. Vì thế, thủ đô Paris của Pháp là ứng viên duy nhất còn lại muốn đăng cai Olympic 2024. Paris đã đầu tư 6,6 tỉ euro để được đăng cai Thế Vận Hội. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của Ủy ban Thế Vận chỉ được thông báo sau lá phiếu ngày 13/09.

Du khách Trung Quốc trở lại Pháp

Đây là chủ đề trên trang nhất của Le Figaro. Sau năm 2016 khó khăn, ngành khách sạn và thương mại Pháp vui mừng thấy những du khách Trung Quốc trở lại. Đây là khách hàng quan trọng vì họ sẵn sàng chi trung bình 200 euro mỗi ngày, trong đó 1/3 dành cho mua sắm.

Trong trái tim người Hoa, Pháp và Paris vẫn chiếm vị trí đầu tiên tại châu Âu vì với họ, « Paris là thành phố của lãng mạn, của lịch sự và họ hình dung mọi người ra đường đều mặc Dior và xực nước hoa Chanel ». Pháp thu hút đến 24,6% lượng du khách Trung Quốc, song vẫn mất 3 điểm so với cách đây ba năm vì tình trạng « cướp giật và móc túi, được cho là những thiệt hại cho lĩnh vực du lịch ».

Số du khách tự đến Pháp chiếm 40% tổng du khách Trung Quốc, đó là « một thế hệ mới độc lập, kết nối và đi tìm sự độc đáo ». Sau Paris, du khách Trung Quốc muốn đến những địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Pháp, bắt đầu từ những địa điểm được xếp hạng di sản thế giới của Unesco. Chính vì vậy, các tỉnh của Pháp cũng muốn có phần trong « miếng bánh » béo bở này.

Từ ngày 02/08, nhân loại ăn lạm quỹ tài nguyên của năm 2017

Ngày 02/08 đánh dấu « ngày tiêu thụ vượt quá giới hạn phục hồi tài nguyên của Trái Đất »(Earth overshoot day) của năm 2017, có nghĩa là từ nay đến cuối năm, con người ăn lạm vào nguồn tài nguyên trên hành tinh.

Với Le Figaro, « Ngày 02/08, ngày mà chỉ một Trái Đất không còn đủ », Le Monde và Les Echos cùng đưa tin : « Kể từ ngày 02/08, nhân loại sống nhờ vay mượn ». Trang nhất và mục « Sự kiện » của Libération là hàng tựa lớn « Trái Đất đang phải đi vay ». Nhật báo nhấn mạnh : Thời điểm mà bạn đọc hàng tựa này, có 1 triệu kg khí CO2 thải vào khí quyển, 41.200 kg thức ăn bị bỏ đi, 10.000 kg thịt bò được tiêu thụ, 4.900 kg cá bị đánh bắt.

Theo tính toán của Viện nghiên cứu quốc tế Global Footprint Network, tại Oakland (Calofornia), tiêu thụ của nhân loại vượt hơn 70% các nguồn tài nguyên có trên Trái Đất, có nghĩa là cần có 1,7 hành tinh như Trái Đất để đáp ứng nhu cầu của con người.

Hậu quả của tình trạng tiêu thụ quá mức là nạn phá rừng, hệ sinh thái suy giảm, thiếu nước, đại dương bị axit hóa, lở đất, tích lũy rác thải hay lượng khí CO2 tăng trong bầu không khí…

Nếu như năm 1961, 1/4 trữ lượng Trái Đất còn chưa được khai thác, thì từ năm 1970, nhân loại bắt đầu ăn lạm vào nguồn tài nguyên và hàng năm, ngày này đến càng sớm hơn, như năm 1985 là ngày 05/11, năm 2009 là ngày 20/08 và 2016 là ngày 08/08.

Thu Hằng

Published in Châu Á
lundi, 17 juillet 2017 17:33

« Saigon » làm rơi lệ Avignon

Hầu như toàn bộ 500 khán giả trong sân thể dục của trường trung học Aunabel, Avignon, đều đứng dậy vỗ tay hoan hô. Những tràng vổ tay không dứt cho đến khi các diễn viên của vở kịch ra chào lần thứ tư, lần thứ năm. Sáu đêm diễn của vở kịch đều hết sạch vé, hầu hết là đã được đặt trước từ lâu, số vé it ỏi còn lại được bán tại chỗ không thấm vào đâu so với số người xếp hàng dài trước quày bán vé.

Résultat de recherche d'images pour "« Saigon » làm rơi lệ Avignon"

Một cảnh trong vở kịch "Saigon" tại Liên hoan Avignon

Có thể nói « Saigon », vở kịch của nữ đạo diễn trẻ mang hai giòng máu Pháp Việt Caroline Guiela Nguyen, là một trong những sự kiện nổi bật của Liên hoan sân khấu quốc tế năm nay (06-26/07/2017). Nhiều tờ báo lớn của Pháp như Le Monde, Libération, Les Echos, Télérama đã không ngớt lời khen ngợi các diễn viên Pháp, diễn viên Việt Nam và diễn viên Pháp gốc Việt đóng trong vở kịch này.

« Saigon » đạt thành công vang dội mặc dù câu chuyện của vở kịch này chỉ diễn ra trong một cảnh trí duy nhất, đó là một quán ăn Việt Nam, mà bà chủ quán là một phụ nữ Việt Nam được đặt tên là Marie – Antoinette, theo tên của Hoàng hậu Pháp. Chính quán ăn đơn sơ của Marie-Antoinette đã chứng kiến những bi kịch của thời thuộc địa Pháp, với những mảnh đời đan xen nhau.

Đó là bi kịch của Mai, cô gái đã mòn mõi chờ người yêu cho đến khi tuyệt vọng bỏ nhà ra đi biệt tích, còn người yêu của cô là Hào, sang Pháp kiếm sống, tưởng rằng vài năm sẽ trở về, nhưng đâu ngờ số phận đã buộc chân anh nơi đất Pháp. Đó là bi kịch của Linh, nghe theo lời đường mật của anh lính Edouard sang Pháp sống, để rồi đau đớn vỡ mộng. Đó là bi kịch của Marie Antoinette, ngày đêm mong ngóng tin con và vẫn không chấp nhận thực tế là con bà, một người lính thợ bị chế độ Vichy bắt vào làm việc cho một xưởng vũ khí của Đức, đã chết trong một trận oanh tạc của đồng minh vào nhà máy này.

Những bối cảnh không gian (Pháp và Việt Nam) và thời gian (1956 và 1996) được cố tình trộn lẫn với nhau, như thể là giữa Pháp và Việt Nam quá khứ và hiện tại vẫn còn níu kéo nhau. Xuyên suốt chuỗi không gian và thời gian ấy là Marie-Antoinette, nhân vật trung tâm và cũng là nhân vật gây xúc động nhất cho khán giả. Nữ diễn viên Pháp gốc Việt Trần Nghĩa Anh đã dành hết tấm lòng của một người mẹ Việt Nam để thủ vai này.

Trần Nghĩa Anh cho biết bà rất vui sướng được bước lên sân khấu trở lại để tham gia vở kịch « Saigon », với sự chỉ dẫn rất hiệu quả của đạo diễn trẻ Caroline Guila Nguyen.

Như đã nói ở trên, ngoài các diễn viên kỳ cựu của Pháp, đóng trong vở « Saigon » còn có các diễn viên trẻ đến từ Việt Nam, như Huỳnh Thị Trúc Ly, thủ vai Mai. Năm nay, 22 tuổi, sinh viên năm cuối trường Điện ảnh - Sân khấu, bước lên sân khấu đã gần 3 năm, vẫn không hết bất ngờ về việc ra nước ngoài để diễn kịch.

Năm nay cũng 22 tuổi và cũng là sinh viên năm cuối trường Sân khấu- Điện ảnh như Trúc Ly, Lê Hoàng Sơn cho biết em phải học cấp tốc tiếng Pháp để có thể tham gia đoàn diễn vở « Sài Gòn », nhưng cũng rất hạnh phúc với vai diễn Hào (lúc còn trẻ).

Nguyễn Phú Hậu, thủ vai Linh, nguyên là sinh viên kế toán, nhưng vì ham mê kịch nghệ nên đã đăng ký học ban đêm bộ môn nghệ thuật này. Khi nghe tin Trường Điện ảnh – Sân khấu tổ chức casting tuyển diễn viên cho vở « Sài Gòn », cô đã thử vận may.

Về phần Thanh Thư, cô cũng bất ngờ không kém. Tốt nghiệp Đại học sư phạm, ngành phiên dịch tiếng Pháp, Thanh Thư ban đầu đi theo đoàn để phiên dịch nhưng cuối cùng lại được huy động để đóng một vai mới được thêm vào vở diễn, đó là vai cô cháu của bà chủ quán Marie-Antoinette. Thanh Thư cũng đã hát rất hay ca khúc « Je vivrais pour deux » của Sylvie Vartan vào cuối vở kịch.

Về phần các diễn viên Pháp, lần đầu tiên làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam, mà lại là trong một vở kịch với đề tài thực dân hóa, cũng là một trải nghiệm lý thú đối với họ, như lời Caroline Arroas, thủ vai bà Louise Gauthier, vợ một quan chức Pháp thời thuộc địa :

« Tôi nghĩ rằng không chỉ trong vở diễn này, mà nói chung chúng ta không thể bỏ qua mối quan hệ con người với vấn đề đó, khi ta nói về Sài Gòn. Chính bối cảnh lúc đó đã tạo ra những hoàn cảnh và vở kịch đề cập đến những hoàn cảnh ấy, chứ không nói đến vấn đề thực dân hóa ở khía cạnh lý thuyết.

Làm việc với các diễn viên Việt Nam dĩ nhiên là do hàng rào ngôn ngữ nên ban đầu tôi chưa hiểu họ lắm, nhưng khi đã hiểu nhau rồi thì mọi việc trở nên khá rõ ràng. Thật là tuyệt. »

Những bi kịch của thời thuộc địa được các diễn viên Pháp Việt tái hiện trên sân khấu với đầy nước mắt đã khiến nhiều khán giả sụt sùi rơi lệ. Khi được hỏi bà có cảm thấy xúc động không, một nữ khán giả nói :

« Vâng, nhưng chỉ là vào lúc cuối, khi tôi nắm đủ các yếu tố để hiểu được câu chuyện. Lúc đầu tôi không thể theo dõi được hết mọi diễn tiến theo các thời điểm. Nhưng trong vở kịch người ta có nói đến thời điểm bộ phim « Hận thù » được giải, trong khi nội dung vở kịch thì hoàn toàn ngược lại với hai chữ hận thù. Đúng hơn đó là sự trộn lẫn những cảm xúc của những người lúc thì hiểu nhau, lúc thì không hiểu nhau.

Bản thân tôi không bao giờ hiểu được thực dân hóa, vì tôi vẫn chống thực dân hóa, tôi chẳng hiểu nước Pháp sang những nước khác để làm cái gì. Sự áp bức người dân những thuộc địa vẫn chưa hoàn toàn được đề cập đến ngay ở bên Pháp này. Nhưng tôi thấy vở kịch hay ở chổ là đã xử lý vấn đề từ trong nội tâm các nhân vật. Điều đó làm cho tôi rất xúc động".

Nhưng đúng là chỉ có những người đã trải qua những hoàn cảnh tương tự mới thật sự cảm thông với những nhân vật trong Sài Gòn, như lời một vị khán giả, cũng là người gốc nước ngoài :

« Gia đình tôi cũng là những người sống lưu vong, hơn 40 năm mới quay trở về quê hương, cho nên vở kịch làm tôi rất xúc động. Rất nhiều gia đình như chúng tôi đã trải qua những thảm kịch như thế, với những đứa con không bao giờ trở về, với những người thân bị chia cắt, bị phân tán ».

Khi Hào, nay đã lớn tuổi, do nam diễn viên Pháp gốc Việt Trần Nghĩa Hiệp thủ vai, lần đầu tiên trở về thăm quê hương, ông chỉ gặp một đất nước với quá nhiều thay đổi, nhưng ông cảm thấy như vẫn nhìn thấy đâu đó hình bóng của Mai, người yêu xưa. Trong khi đó, Linh, nay đã là người mẹ lớn tuổi (do nữ diễn viên Pháp gốc Việt Nguyễn Thị Mỹ Châu thủ vai), có lúc đã mất trí nhớ, như bà muốn lãng quên quá khứ đau buồn.

Nhưng vào cuối vở kịch, toàn bộ nhân vật của quá khứ lẫn hiện tại đều đã tề tựu trong quán ăn của bà Marie-Antoinette, khi bà diện bộ áo mới để làm sinh nhật cho đứa con không bao giờ trở về. Bầu không khí chan chứa tình người đó có lẻ là nhằm bày tỏ niềm hy vọng hòa giải giữa hai dân tộc Pháp Việt.

Nguồn : RFI, 17/07/2017

Published in Văn hóa