Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hai siêu cường đã trở thành đối thủ như thế nào ?

Trong một phần tư thế kỷ qua, cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc được xây dựng trên niềm tin vào sự hội tụ. Hội nhập chính trị và kinh tế sẽ không chỉ làm cho Trung Quốc giàu có hơn, mà còn làm cho nước này tự do hơn, đa nguyên hơn và dân chủ hơn. Đã xảy ra những cuộc khủng hoảng, ví dụ, vụ đối đầu trong eo biển Đài Loan, năm 1996 hoặc vụ bắn hạ chiếc máy bay gián điệp, năm 2001. Nhưng Mỹ vẫn tin rằng, với những khích lệ phù hợp, cuối cùng, Trung Quốc cũng sẽ tham gia vào trật tự thế giới như một "người có trách nhiệm".

mytrung1

Hôm nay, hi vọng hội tụ đã cáo chung. Mỹ đã bắt đầu coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược - một diễn viên đầy ác ý và một kẻ phá hoại pháp luật. Chính quyền Trump cáo buộc nước này can thiệp vào nền văn hóa và chính trị của Mỹ, ăn cắp tài sản trí tuệ và gian lận trong buôn bán, và tìm kiếm không chỉ vai trò lãnh đạo ở châu Á, mà còn muốn thống trị toàn thế giới. Mỹ lên án thành tích nhân quyền của Trung Quốc ở trong nước và bành trướng một cách hung hăng ra bên ngoài. Trong tháng này, Mike Pence, phó tổng thống Mỹ, đã cảnh báo rằng toàn bộ chính quyền Trung Quốc đã tham gia tấn công. Giọng điệu bài phát biểu thật đáng ngại, chẳng khác gì hồi kèn khơi màu cho cuộc chiến tranh lạnh mới.

Đừng nghĩ rằng ông Pence và cấp trên của ông ta, Tổng thống Donald Trump, là những người đơn độc. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang tranh giành nhau xem bên nào chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Ngay từ cuối những năm 1940 một số doanh nhân, một số nhà ngoại giao và trong các lực lượng vũ trang Mỹ người ta đã nhanh chóng chuyển sang ý tưởng cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với một đối thủ chiến lược và ý thức hệ mới.

Đồng thời, Trung Quốc cũng đang thay đổi quan điểm của chính mình. Các chiến lược Trung Quốc đã nghi ngờ từ lâu rằng, trong thâm tâm, Mỹ muốn ngăn chặn, không cho nước mình vươn lên. Đó là một phần lý do vì sao Trung Quốc tìm cách giảm bớt đối đầu bằng cách "ẩn mình chờ thời". Đối với nhiều người Trung Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho họ không cần khiêm tốn nữa. Cuộc khủng hoảng đẩy nước Mỹ lùi lại, trong khi Trung Quốc thịnh vượng. Từ đó, Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy "Giấc mơ Trung Hoa", làm cho quốc gia này vươn lên đỉnh cao trên thế giới. Nhiều người Trung Quốc coi Mỹ là đạo đức giả, họ cho rằng Mỹ đã phạm tất cả những tội lỗi mà Mỹ cáo buộc Trung Quốc. Náu mình chờ thời đã qua.

Tình hình là rất đáng báo động. Theo các tư tưởng gia, ví dụ Graham Allison, đại học Harvard, lịch sử cho thấy các nước bá quyền như Mỹ và các cường quốc đang lên, như Trung Quốc, có thể dính mắc vào nhau trong chu kỳ cạnh tranh đầy thù nghịch.

Mỹ sợ rằng thời gian đang ủng hộ Trung Quốc. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn hơn hai lần so với Mỹ và nước này đang đổ tiền vào công nghệ tiên tiến, ví dụ, trí thông minh nhân tạo, điện toán lượng tử (quantum computing) và công nghệ sinh học. Hành động mà chỉ đơn thuần là làm nản chí trong ngày hôm nay – ví dụ, ngăn chặn việc thủ đắc một cách bất hợp pháp sở hữu trí tuệ, hoặc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông - có thể là bất khả thi vào ngày mai. Dù muốn dù không, các chuẩn mực mới, điều chỉnh cách thức các siêu cường cư xử với nhau đang được thiết lập ngay lúc này. Khi tiêu chuẩn đã được thiết lập, sẽ khó mà thay đổi được nữa. Vì lợi ích của nhân loại, Trung Quốc và Mỹ cần phải thông cảm với nhau trong hòa bình. Bằng cách nào ?

Trump và chính quyền của ông đã làm đúng ba việc. Trước hết, Mỹ cần phải trở thành đất nước đầy sức mạnh. Chính phủ của ông đã làm cho những luật lệ về việc tiếp quản các công ty Mỹ trở thành cứng rắn hơn, đặt ra nhiều điều khoản nhằm bảo an ninh quốc gia hơn trước. Chính phủ Mỹ cũng đã dẫn độ một nhân viên tình báo Trung Quốc bị cáo buộc từ nước Bỉ về Mỹ. Chính phủ cũng đã gia tăng ngân sách quân sự (mặc dù số tiền chi thêm cho châu Âu vẫn còn qua ít do với chi cho khu vực Thái Bình Dương). Và chính phủ cũng đã tăng các khoản viện trợ cho nước ngoài nhằm chống lại các khoản đầu tư hào phóng của Trung Quốc ở nước ngoài.

Trump cũng đúng khi cho rằng nước Mỹ cần điều chỉnh kỳ vọng về hành vi của Trung Quốc. Hệ thống giao dịch hiện nay không ngăn cản được các công ty được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ xóa nhòa ranh giới giữa lợi ích thương mại và lợi ích quốc gia. Chính phủ Trung Quốc trợ cấp tiền và bảo vệ các công ty khi các công ty này mua công nghệ sử dụng cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự hoặc làm méo mó thị trường quốc tế. Trung Quốc đã và đang lợi dụng ảnh hưởng về thương mại của mình trong các nước nhỏ hơn nhằm tác động đến chính sách đối ngoại, ví dụ, ở Liên minh châu Âu. Phương Tây cần sự minh bạch về các khoản tài trơ của các đảng chính trị, các tổ chức nghiên cứu (think-tank) và các khoa của các đại học.

Thứ ba, khả năng có một không hai của Trump trong việc thể hiện thái độ coi thường của ông đối với nhận thức thông thường dường như đã và đang mang lại hiệu quả. Ông không phải là người tinh tế hay nhất quán, nhưng cũng như với hiệp định thương mại với Canada và Mexico, những lời hăm dọa của Mỹ có thể dẫn đến giao kèo. Trung Quốc không phải là đối tác dễ bị bắt nạt – kinh tế Trung Quốc không phụ thuộc vào xuất khẩu vào Mỹ như Canada và Mexico và khi đứng trước nhân dân, Tập [Cận Bình] không thể thể từ bỏ giấc mơ Trung Hoa. Tuy nhiên, việc Trump sẵn sàng đoạn tuyệt và xúc phạm đã gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người cho rằng Mỹ không sẵn sàng lật ngược thế cờ.

Nhưng, để xử lí những việc sẽ diễn ra, Trump cần chiến lược chứ không chỉ chiến thuật. Điểm khởi đầu phải là quảng bá các giá trị Mỹ. Trump hành động như thể ông tin rằng đấy có thể là đúng. Ông khinh bỉ các giá trị mà Mỹ coi là thiêng liêng trong các thiết chế toàn cầu giai đoạn sau Thế chiến II. Nếu theo đường lối đó, nước Mỹ sẽ mất dần vai trò tư tưởng và vai trò của lực lượng đạo đức và chính trị. Khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc trong vai người giám hộ trật tự dựa trên luật pháp, là nước này bắt đầu từ quan điểm của sức mạnh. Nhưng bất kỳ chế độ dân chủ phương Tây nào đối xử cạn tàu ráo máng với Trung Quốc sẽ - và chắn chắn sẽ - thua.

Chiến lược này nên dành không gian cho Trung Quốc vươn lên một cách hòa bình - có nghĩa là cho phép Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng của mình. Một phần là vì nỗ lực ngăn chặn theo kiều "được ăn cả ngã về không" có thể dẫn đến xung đột. Nhưng làm như thế cũng vì Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác, mặc dù họ vẫn cạnh tranh với nhau. Hai nước gắn bó với nhau về thương mại hơn là với Mỹ với Liên Xô trước đây. Và hai nước cùng chia sẻ trách nhiệm - ngay cả khi Trump phủ nhận - trong đó có các lợi ích về môi trường và an ninh, ví dụ, bán đảo Triều Tiên.

Và chiến lược của Mỹ phải bao gồm một loạt biện pháp nhằm chia tách nước này một cách rõ ràng ra khỏi Trung Quốc : thành lập các liên minh. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại, Trump nên làm việc với EU và Nhật Bản để ép Trung Quốc phải thay đổi. Về quốc phòng, Trump không chỉ phải ngừng công kích các liên minh mà còn cần giúp đỡ những người bạn cũ, như Nhật Bản và Australia, đồng thời, khích lệ những người bạn mới, như Ấn Độ và Việt Nam. Liên minh là cái gốc vững chắc nhất cho việc bảo Mỹ nhằm chống lại những lợi thế mà Trung Quốc sẽ gặt hái được nhờ sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của họ.

Có lẽ việc Mỹ và Trung Quốc trở thành đối thủ của nhau là không thể tránh khỏi. Nhưng đối thủ, cạnh tranh không có nghĩa là chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Nguyên tác : China v America - The End of Engagement, The Economist, 18/10/2018

Phạm Nguyên Trường dịch

Nguồn : VNTB, 21/10/2018

Published in Diễn đàn

Mỹ-Trung : Chiến tranh thương mại mới chỉ là khởi đầu

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đã kéo dài từ cả tháng qua, nhưng luôn là đề tài nóng của báo chí. Với nhật báo kinh tế Les Echos, cuộc chiến này mới chỉ là giai đoạn khởi đầu của cuộc đối đầu giữa hai cường quốc. Tờ báo có bài phân tích "vì sao chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mới chỉ bắt đầu".

trade0

Đọ sức Mỹ - Trung mới chỉ ở điểm khởi đầu. Reuters/Jason Lee

Les Echos nhắc lại sự kiện hôm 4/10 vừa qua, tại Washington, phó tổng thống Mỹ Mike Pence có bài diễn văn với những cáo buộc Trung Quốc nặng nề chưa từng có ở một quan chức cao cấp Mỹ, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ cách đây 4 thập kỷ.

Trong bài diễn văn kéo dài 40 phút này, phó tổng thống Mỹ công kích Bắc Kinh đủ mặt, từ cạnh tranh buôn bán không trung thực, đánh cắp sở hữu trí tuệ, bành trướng ngoại giao và chơi trò quân sự "nguy hiểm" trên Biển Đông. Thậm chí ông Mike Pence còn ủng hộ Đài Loan mà ông cho đó là mô hình dân chủ, "con đường tốt nhất cho mọi người Trung Quốc". Rồi ông Pence lên án Trung Quốc đang xây dựng một kiểu "Nhà nước giám sát bất hợp pháp", tụt hậu nghiêm trọng về tự do công dân. Cuối cùng, phó tổng thống Mỹ tố cáo Trung Quốc can thiệp vào bầu cử Mỹ. Bề ngoài Bắc Kinh chỉ phản ứng bằng đánh giá những cáo buộc của nhân vật số hai nước Mỹ này là "lố bịch", nhưng theo tác giả bài báo thì bên trong Trung Nam Hải, trung tâm quyền lực của Bắc Kinh, các lãnh đạo Trung Quốc không khỏi đỏ mặt tức giận.

Tờ báo nhận xét : "Chưa bao giờ Trung Quốc bị tấn công công khai theo kiểu thế này. Một đòn tấn công trực diện, từ mọi góc độ. Với Bắc Kinh, chắc chắn là từ giờ Washington đang tìm cách kiềm chế để Trung Quốc không vươn lên thành cường quốc thống trị thế kỷ 21. Vì thế cần phải chuẩn bị cho một cuộc đọ sức lâu dài".

Les Echos phân tích : "Hoa Kỳ có lý do để lo sợ Trung Quốc. Không chỉ vì người khổng lồ Châu Á này nổi lên thành cường quốc kinh tế thế giới trong vòng 30 năm nay, đang góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng, mà còn bởi tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở đó".

Les Echos nhấn mạnh : "Trung Quốc muốn có mọi thuộc tính của một siêu cường, đồng thời liên tục đưa ra các ý tưởng kiến kinh tế, quân sự chính trị và tư tưởng. Trung Quốc hiện đại hóa quân đội, xây dựng hạm đội hải quân ngày càng đồ sộ, đầu tư hàng tỷ đô la vào trí thông minh nhân tạo, mơ ước biến mình từ một nước gây ô nhiễm nhất hành tinh thành cường quốc xanh mẫu mực, rồi họ lao vào cuộc chạy đua chính phục các vì sao".

Dù là lĩnh vực nào, cách làm của Trung Quốc vẫn là một : "tung tiền lớn vào những nơi mà cuộc chơi còn bỏ ngỏ và ấn định chiến lược với lịch trình cụ thể". Như đến năm 2049 , Trung Quốc phải là nước thống lĩnh mọi lĩnh vực. Từ nay đến đó, Trung Quốc không chỉ đuổi kịp mà còn phải vượt Mỹ. Cách đây một năm, Tập Cận Bình, trong Đại hội đảng 19, đã đặt mục tiêu đến năm 2050, nước Trung Quốc "xã hội chủ nghĩa hiện đại" vươn lên "hàng đầu thế giới".

Les Echos dẫn nhận định của Philippe Le Corre, nhà nghiên cứu của Harvard Kennedy School : "Có một tâm lý chung ở Washington là Trung Quốc không thể tiếp tục vi phạm mọi quy định quốc tế được nữa".

Trong khi đó, Graham Allison, giáo sư đại học Harvard, giải thích, nhìn vào lịch sử từ cổ chí kim thì thấy mỗi khi xuất hiện một cường quốc mới nổi lên đối chọi lại một cường quốc đã có, thì chiến tranh thường phải nổ ra. Từ quan sát đó để thấy, "cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chỉ là điều ít tệ hại nhất", Les Echos kết luận.

Saudi Arabia : Nghi án giết người, Mỹ cũng bị cuốn theo

Một thời sự quốc tế khác cũng đang được dư luận theo dõi sát. Đó là nghi án nhà báo Saudi Arabia Khashoggi bị thủ tiêu tại tòa lãnh sự nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đang có những diễn biến mới.

Nhật báo Libération chạy tựa "Vụ Khashoggi : Riyadh bị cáo buộc và bị dồn vào đường cùng".Theo tờ báo, sau khi từ chối sự việc hiển nhiên suốt 15 ngày qua, Saudi Arabia dường như cuối cùng rồi cũng buộc phải thừa nhận việc nhà báo bị tra tấn, sát hại rồi bị chặt thành từng mảnh trong tòa lãnh sự ở Istanbul. Vương quốc vùng Vịnh này đang tiến hành thương lượng với Thổ Nhĩ Kỳ còn Washington cũng muốn tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng để giảm nhẹ trách nhiệm cho Riyadh. Libération nhấn mạnh, dù có thú nhận vụ giết người để giảm nhẹ trách nhiệm cho các quan chức lớn của Saudi Arabia, nhưng vụ việc vẫn không thể khép lại đơn giản.

Vụ việc không chỉ liên quan đến quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia mà còn dính dáng đến Hoa Kỳ, đồng minh lớn của Saudi Arabia, và nhất là hiện Riyadh đang có hợp đồng mua vũ khí Mỹ tới 110 tỷ đô la. Đó là chưa kể trong chuyến thăm Saudi Arabia của tổng thống Trump hồi tháng 5/2017, hai nước đã ký các thỏa thuận làm ăn lên tới 380 tỷ đô la. Libération ghi nhận : "Về mặt ngoại giao, buộc phải lên án nghi án sát hại Jamal Khashoggi, nhưng tổng thống Mỹ muốn để cửa thoát cho Riyadh".

Để thấy rõ tầm mức quan trọng của vụ việc đối với Washington, tổng thống Donald Trump đã khẩn cấp cử ngoại trưởng Mike Pompeo đến Riyadh, ngày hôm qua (16/10), để gặp nhà vua Salmane và hoàng tử kế vị Mohamed ben Salmane, người đang thực sự lãnh đạo Saudi Arabia. Song song đó, ông Trump cũng có những phát ngôn bóng gió nhằm giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của vụ việc.

Vụ án xảy ra ở cách nước Mỹ cả ngàn cây số, tưởng chỉ liên quan đến hai nước Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, thế mà giờ đây trở thành câu chuyện tế nhị và nhạy cảm đối với nước Mỹ của tổng thống Trump.

Canada hợp pháp hóa cần sa

Nhìn qua Châu Mỹ với sự kiện trong ngày, nhật báo La Croix đưa tin : "Canada hợp pháp hóa mua bán và tiêu thụ cần sa".

Tờ báo viết :"ngày 17/10 đánh dấu một kỷ nguyên mới ở Canada. Đất nước của chiếc lá cây phong đường, trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới, sau Uruguay, hợp pháp hóa cần sa".

Tờ báo trích dẫn thông kê chính thức của Canada cho thấy những con số đang ngạc nhiên về chuyện tiêu thụ cần sa ở đất nước này : Năm 2018, có 4,9 triệu dân Canada trên 15 tuổi dùng cần sa. Hơn một nửa trong số này sử dụng thường xuyên hàng tuần. Trong tỉnh Québec, 41% người ở độ tuổi từ 18-25 hút cần sa. Từ đầu năm đến nay, người Canada có thể đã chi khoảng 3,8 tỷ euro cho nhu cầu hút sách, chiếm khoảng 10% chi cho y tế.

Đó là những con số có thể lý giải phần nào quyết định trên cuả Ottawa. Dường như chính quyền đã nhìn thấy ở thị trường cần sa này một nguồn thu thuế không nhỏ, thêm vào đó là mục đích thu hút thêm du khách nước ngoài ?

Một vấn đề được đặt ra chưa có câu trả lời là liệu người ta có được tự do hút cần sa khi lái xe, như hút thuốc lá bình thường. Bởi cần sa thì lại đặc biệt nguy hiểm cho lái xe.

Pháp cải tổ chính phủ, vẫn lại thất vọng

Thời sự chính trị nước Pháp chiếm dung lượng lớn của các tờ báo ra hôm nay với thông báo cải tổ nội các chính phủ Pháp.

Sau nhiều ngày phấp phỏng chờ đợi, cuối cùng hôm qua (16/10), tổng thống Pháp cũng đã chốt được thành phần chính phủ gồm 8 bộ trưởng và quốc vụ khanh mới. Mong chờ từ nhiều ngày, nhưng các báo đều tỏ ra thất vọng với sự thay đổi nhân sự chính phủ, bởi tổng thống Emmanuel Macron ngay sau đó ít giờ đã lên truyền hình khẳng định không thay đổi đường hướng cải cách đang theo đuổi, cho dù đang bị các đảng phái đối lập chỉ trích mạnh mẽ, dân chúng thì đang thất vọng.

Các báo hầu như đều tập trung bày tỏ thái độ thất vọng vào cá nhân tổng thống Macron. Không thấy được một sự thay đổi nào trong tương lai nước Pháp sau cuộc cải tổ chính phủ lần này. Điều quan trọng hơn cả là phải thay đổi chính con người, cung cách lãnh đạo của tổng thống, như nhật báo Les Echos kết luận : "điểm yếu nhìn thấy ở ông không phải là đường lối đang tiến hành mà là bản thân ông và cách quan hệ của ông với người dân Pháp. Đó mới là điểm phải thay đổi, nếu còn có thể".

Cậy dân biểu chống người thi hành công vụ

Một sự kiện chính trị nội bộ khác của Pháp xuất hiện trên nhiều báo, đó là lãnh đạo đảng đối lập Nước Pháp Bất Khuất – France Insoumise, ông Jean-Luc Mélanchon, hôm qua đối mặt với lực lượng giữ gìn trật tự. Lý do là theo yêu cầu của Viện Công Tố Paris, Cơ quan Trung ương Chống tham nhũng và vi phạm tài chính thuế đã tiến hành khám xét văn phòng của đảng France Insoumise. Các nhà điều tra muốn thu thập các bằng chứng liên quan đến các tố cáo lạm dụng ảnh hưởng, lạm chi và gian lận thuế. Ông Jean-Luc Mélanchon đã chống đối lại quyết liệt những người thi hành công vụ, viện cớ mình là dân biểu. Nhưng hành động của ông đã bị các báo lên án mạnh mẽ, thậm chí coi hành vi phản kháng đó là vi phạm pháp luật, bởi đơn giản tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Xã luận của Libération viết : "Phản ứng của lãnh đạo France Insoumise là mang bản chất cực đoan và không chính đáng". Bao năm nay, tư pháp vẫn sờ tới không chỉ có ông Mélanchon mà nhiều đảng phái khác cũng như nhiều nhân vật tên tuổi như cự thủ tướng François Fillon và cựu tổng thống Nicolas Sarkozy… "Các nhà điều tra đã có nghi ngờ thì (việc tiếp theo là) cần phải xác minh hoặc phủ nhận điều đó. Cuộc điều tra là hợp pháp. Là dân biểu thì phải hiểu được luật pháp áp dụng cho mọi người, dù đó là dân biểu hay công dân…"

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Khi các quốc gia Châu Á chuẩn bị cho các tác động của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đối với nền kinh tế của họ, Việt Nam đang tự định vị là người có thể hưởng lợi cả đôi đàng từ cuộc xung đột này.

trade1

Việt Nam dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu da, giày dép và túi xách do chiến tranh thương mại có thể tăng lên khoảng 10% kể từ năm 2017

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ hồi tháng trước rằng Việt Nam sẽ không đứng về phía nào trong cuộc chiến và dự định duy trì quan hệ thương mại tốt với cả hai đối tác - một hành động cân bằng mà nhiều quốc gia ở Đông Nam Á hiện đang hướng tới.

Sự cân bằng này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại trong khu vực. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, thương mại chiếm gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Á ngoài Singapore - trong khi tỷ lệ doanh số bán hàng ở nước ngoài trên GDP là hơn 100%.

Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ mất vĩnh viễn 0,2% đến 0,4% GDP dài hạn do thuế suất cao hơn của Mỹ đối với hàng hóa và dịch vụ của họ. Các nhà xuất khẩu có trụ sở ở Trung Quốc đang tìm kiếm khả năng giải quyết bao gồm cả khu vực Đông Nam Á, để giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại.

Các nhà sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm cả các nhà sản xuất đa quốc gia nước ngoài, đã bắt đầu chuyển một số hoạt động công nghiệp có lợi nhuận cao nhất sang Việt Nam. Có thể thấy trong lĩnh vực điện tử, với các nhà sản xuất tên tuổi lớn như Intel, Foxconn, LG và Samsung gần đây đã chuyển đến Việt Nam. Vẫn chưa rõ có bao nhiêu hoạt động di dời đã được thực hiện nhằm trốn tránh thuế quan của Mỹ nếu có.

Thực tế, xu hướng di dời hãng xưởng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã được xảy ra từ trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại, vì nhiều nhà sản xuất Trung Quốc gần đây đã chuyển nhà máy của họ qua biên giới để khai thác mức lương thấp hơn của Việt Nam.

Nhưng Việt Nam dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu da, giày dép và túi xách do chiến tranh thương mại, với một số nhà phân tích dự đoán các chuyến hàng có thể tăng lên khoảng 10% kể từ năm 2017. Các nhà phân tích nói sản phẩm hoàn chỉnh của Việt Nam như đồ chơi cũng được xem xét như là món lợi giao dịch ngắn hạn.

Các hiệp định thương mại thuận lợi, kết nối khu vực với các nền kinh tế ASEAN và vị trí chiến lược ở biên giới phía nam của Trung Quốc với mạng lưới giao thông hiện tại sẽ tạo thêm sự hấp dẫn cho Việt Nam khi các công ty điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ cho phù hợp với thực trạnh kinh tế mới.

Dòng chảy sản xuất mới từ Trung Quốc sang dự đoán sẽ tạo ra công ăn việc làm, tăng xuất khẩu và tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng việc di chuyển quá nhiều hãng xưởng từ Trung Quốc có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu lao động có tay nghề.

Việt Nam cũng được hưởng lợi thế thương mại cạnh tranh khi là thành viên tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và 17 giao dịch thương mại tổng cộng, tổng số cao nhất trên toàn thế giới. Một số giao dịch quảng bá thương mại khác nằm trong đường ống thương lượng.

Một khi Hiệp định EVFTA và Hiệp định toàn cầu về Liên minh xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) c có hiệu lực, Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến sản xuất hấp dẫn hơn do kết nối toàn cầu gia tăng.

Đồng thời, tình trạng của Trung Quốc là nhà máy của thế giới đã xói mòn từ trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến tranh thương mại. Trong khi nguồn cung mạnh, nhu cầu đối với các nhà sản xuất Trung Quốc đang giảm, điển hình là sự sụt giảm trong các đơn hàng xuất khẩu mới từ 51,2% trong tháng Năm xuống còn 48% trong tháng Chín, theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc.

Bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về việc tăng giá thuế suất của Mỹ và với chi phí sản xuất tăng nhanh (tiền lương đã tăng gần 50% trong 5 năm qua), các nhà sản xuất Trung Quốc đang lựa chọn giảm biên chế trong nước và có thể sớm chuyển sang Việt Nam các nhà máy sản xuất hơn, các nhà phân tích nói.

Các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Việt Nam có thể cố che giấu mặt hàng do Trung Quốc sản xuất để tránh thuế quan, chiến thuật có thể có hoặc không có tác dụng khi các nhà quản lý thương mại Mỹ tăng cường bảo vệ chống lại các thủ đoạn xuất xứ. Hơn nữa, Việt Nam đã có một thặng dư thương mại trị giá 40 tỷ USD với Mỹ.

Chắc chắn, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do chiến tranh thương mại sẽ tấn công Việt Nam ở các lĩnh vực nhất định, bao gồm các ngành công nghiệp linh kiện điện tử và bộ phận xe hơi, cả hai đều chuyển số lượng lớn sang Trung Quốc để lắp ráp thành phẩm sau đó xuất sang Mỹ.

Một số nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Trung Quốc được biết đang tìm cách chuyển đến Việt Nam càng nhanh càng tốt.

Trong khi Mỹ và Việt Nam vẫn duy trì quan hệ thương mại thân mật dưới thời Trump mặc dù thặng lớn của Việt Nam, điều này có thể thay đổi nếu sự mất cân bằng tăng đáng kể do Trung Quốc sử dụng Việt Nam làm cơ sở sản xuất và giao hàng để tránh thuế quan của Mỹ.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam, tạo ra một mạng lưới giao thông chặt chẽ giữa các trung tâm sản xuất giữa miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu 57 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, và đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.

Hai nước đã thảo luận lâu dài về nới lỏng các điều khoản thương mại trong khu vực biên giới chung, kết quả là vào tháng 8 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 18 để chính thức cho phép thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ở khu vực biên giới Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam cũng ban hành hai đạo luật có thể khuyến khích định tuyến lại các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất sang Việt Nam. Luật này và việc chính thức hóa thương mại dựa trên đồng nhân dân tệ sẽ tạo thuận lợi cho thương mại biên giới Việt Nam đang bùng nổ, đáng chú ý là vào thời điểm con đường xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ bị thắt chặt.

Sự sắp xếp này có thể dẫn đến việc lắp ráp thêm hàng xuất khẩu của Trung Quốc ở phía biên giới Việt Nam, có khả năng cho phép các sản phẩm Trung Quốc được dán nhãn "sản xuất tại Việt Nam" để tránh thuế quan của Mỹ.

Cách tiếp cận này không phải là không có rủi ro, tuy nhiên khi Mỹ áp đặt mức thuế nặng lên các sản phẩm thép từ Việt Nam mà ban đầu được nhập khẩu từ Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp thương mại năm 2016. Một số chuyên gia tin rằng các tiêu chuẩn xuất xứ quốc gia sẽ được Mỹ thực thi nghiêm ngặt hơn nữa khi cuộc chiến thương mại ngày càng tăng.

Trung Quốc và Việt Nam cũng được dự kiến sẽ hợp tác trong các đặc khu. Dự thảo luật đặc khu đã được thiết lập để áp dụng vào ngày 15 tháng 6 nhưng đã bị trì hoãn do các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào đầu tháng 6.

Mặc dù không có quốc gia cụ thể nào được đề cập trong văn bản luật, nhưng dự thảo này đã gây tranh cãi vì cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lên tới 99 năm tại các khu vực được chỉ định, một sự sắp xếp người biểu tình dân chủ nhìn nhận như và việc bán chủ quyền quốc gia cho các nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng.

Trong khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tạm thời trì hoãn việc thông qua luật đặc khu, các ưu đãi cho việc ban hành cuối cùng đang gia tăng ở cả hai bên biên giới khi cuộc chiến tranh thường mại giữa Mỹ và Trung Quốc mở ra cơ hội đầu tư và thương mại mới cho Việt Nam ít ra là trong thời hạn ngắn.

Những quốc gia khác đang sử dụng cách tiếp cận "chờ xem sao" vì việc hiệu chuẩn lại chuỗi cung ứng dự kiến sẽ mất thời gian và không ai chắc chắn chiến tranh thương mại sẽ tồn tại trong bao lâu, khiến cho bất kỳ lợi ích tức thời nào chỉ là tạm thời và dễ dàng đảo ngược.

Nate Fischler

Nguyên tác : Trade war upsides abound for Vietnam, Asia Times, 08/10/2018

Phương Thảo chuyển ngữ

Nguồn : VNTB, 12/10/2018

Published in Diễn đàn

Mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, ý thức hệ hay là thương mại ?

my0

Biến động chiến tranh thương mại đã giúp Hà Nội hưởng lợi nhiều, hầu hết từ việc đón nhận chuỗi cung ứng toàn cầu từ Trung Quốc sang

Trong quá khứ, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam tuyên bố giữ vững chủ nghĩa xã hội hơn là theo chủ nghĩa tư bản để đánh mất chế độ. Quan điểm quan liêu này tưởng chừng như biến mất trong thời kỳ toàn cầu hóa, nơi mọi quốc gia bình đẳng, và sức mạnh kinh tế đến từ hợp tác - trao đổi, tuy nhiên, trong các kỳ Đại hội Đảng, đảng viên cao cấp Đảng cộng sản Việt Nam lại luôn nhắc lại với cụm từ : cảnh giác trước diễn biến hòa bình.

Giữ bằng được chủ nghĩa xã hội, và tránh mối quan hệ quá sâu với chủ nghĩa tư bản là quyết sách hàng đầu của Đảng, và nó quyết định trong việc chơi với ai (Phương Tây hay Trung Quốc) ? Yếu tố chủ nghĩa xã hội cũng là cơ sở để đảm bảo mối quan hệ hài hòa với Trung Quốc, và người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng từng thừa nhận gián tiếp điều này qua lời chia sẻ tại một cuộc họp : nếu xảy ra đụng độ trên Biển Đông thì liệu 'chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không' ?

Bản thân Trung Quốc cũng là hình mẫu mà Hà Nội tìm cách học theo nhằm phát triển kinh tế nhưng cũng đồng thời giữ bằng được chế độ, để hiện thực hóa giấc mơ : sự lãnh đạo tài tình của Đảng - một khẩu hiệu thường thấy trên các đường phố các tỉnh thành.

Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại Trung Việt nổ ra, thì đồng thời câu chuyện chơi với ai phải được đặt ra. Một ví dụ rất nhỏ là trong tuần vừa qua, phía Trung Quốc ngừng thu mua thanh long khiến không ít nông dân Việt Nam phải khốn đốn, nó cho thế tác hại của sự lệ thuộc vào Trung Quốc, mà Việt Nam lại là quốc gia xuất siêu và nhập siêu bởi thị trường tỷ dân này.

Cũng là vấn đề thanh long, các doanh nghiệp phía nam khi xuất khẩu sang Tây Âu thì được giá (nghĩa là không bị khủng hoảng), một phần dựa vào uy tín sản xuất và sự chuyên nghiệp trong mua bán thông qua hợp đồng (hơn là dựa vào lối ăn dựa trên lời nói với thương lái khi vào thị trường Trung Quốc).

Trong khi đó, sự trỗi dậy của Bắc Kinh ở Biển Đông luôn trong trạng thái báo động đỏ. 

Và để thoát ra khỏi sự rắc rối đến từ người láng giềng phương Bắc, thì Hà Nội cần các Hiệp định thương mại hơn bao giờ hết. Theo trang tin Atimes, '12 hiệp định FTA và 17 giao dịch thương mại song phương ; Hiệp định FTA và CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ trở thành một điểm sản xuất hấp dẫn nhờ kết nối hoàn thiện với thương mại toàn cầu'. Có lẽ vì vậy, mà nhà hoạt động Nguyễn Quang A, người từng bị chính quyền Việt Nam chỉ trích gay gắt và bị gây khó dễ trong thời gian qua lại được đối xử 'tốt hơn' trong thời gian gần đây, nhất là 'phải cho đi Bỉ lần này' thông qua lời nhắc nhở 'kiểm tra passport' của các viên an ninh khi đi đến thăm nhà ông.

Trở lại câu chuyện, sự căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hỗ trợ gì cho chính Việt Nam trong cả chính trị và kinh tế.

Đầu tiên là chính trị, Việt Nam bớt những rắc rối không cần thiết ở mặt trận Biển Đông, khi mà Mỹ lôi kéo đồng minh (Anh, Nhật) đến vào tháng Chín. Sự hiện diện của phương Tây trong khu vực này lại vô tình giúp cho Việt Nam không rơi vào tình huống khó xử, cụ thể là : làm thế nào để ứng phó với Trung Quốc một cách hiệu quả mà nhận được sự đồng thuận của người dân.

Kết quả, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam thay vì 'quan ngại', thì lần này lại bày tỏ sự cầu thị : tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

Trong lĩnh vực thương mại, là sự xuất hiện dòng chảy các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh hệ quả 'áp thuế' từ chính sách của Donald Trump.

Rõ ràng, Trung Quốc bị đánh trong thương mại thì Việt Nam là người hưởng lợi ; nó chấn chỉnh nền sản xuất của quốc gia. Nhưng muốn có sự bền vững trong hưởng lợi này, Việt Nam cần phải tôn trọng hệ thống thương mại mà Mỹ định hình, hơn là nối đuôi với Trung Quốc vì mục đích chính trị. Và đó còn là chủ nghĩa thực dụng mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần tăng cường và phát huy trong thời gian tới.

Chơi với Mỹ là sự công bằng và phát triển, điều này ngược hoàn toàn với Trung Quốc : lệ thuộc và rủi ro. Vấn đề các nhà lãnh đạo Việt Nam ưu tiên phát triển kinh tế đến đâu, hay lại chỉ luẩn quẩn quanh vòng tròn diễn biến hóa bình và chơi với Trung Quốc để giữ gìn chế độ mà họ đặt ra từ vài thập niên trước, trong bối cảnh chiến tranh.

Đọc thêm : Ánh Liên chuyển ngữ (VNTB) Trong một bài viết vào ngày 08/10, Asiatimes đã cho biết, biến động chiến tranh thương mại đã giúp Hà Nội hưởng lợi nhiều, hầu hết từ việc đón nhận chuỗi cung ứng toàn cầu từ Trung Quốc sang, ngay cả đối với các ông lớn như Foxconn, LG, Samsung,...

Khối lượng thương mại Việt Nam trong một báo cáo của Hải quan Việt Nam cho biết, tăng từ -6,65% trong tháng 05/2011 lên 2,67% vào tháng 05/2018.

Bản thân Việt Nam cũng dự kiến xuất khẩu mạnh sản phẩm da giày, túi xách với dự đoán tăng 10% so với năm ngoái, nói cách khác, Việt Nam đang chơi trong thương mại Mỹ - Trung. Nhưng chưa dừng tại đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc hơn nhiều khi mà Hà Nội là chủ thể tham gia của 12 hiệp định FTA và 17 giao dịch thương mại song phương. Khi Hiệp định FTA và CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ trở thành một điểm sản xuất hấp dẫn nhờ kết nối hoàn thiện với thương mại toàn cầu.

Sự tấn công thương mại một cách cương quyết của ông Donald Trump cũng khiến cho nguồn cung và nhu cầu đối với các nhà sản xuất đang giảm mạnh, từ đơn hàng xuất khẩu ở mức 51,2% trong tháng 5, xuống còn 48% trong tháng 9, theo báo cáo của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc. 

Tuy nhiên, một vấn đề mà Việt Nam sẽ gặp phải là các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc tại Việt Nam có thể tìm cách lách thuế quan trong sản xuất, chiến thuật này có thể khiến Hà Nội bị vạ lây khi hàng rào thương mại của Tổng thống Mỹ có thể được áp dụng mở rộng đối với một số quốc gia có liên quan đến Trung Quốc. 

Trong bối cảnh được hưởng lợi, Việt Nam đã đạt thặng dư thương mại lên đến 40 tỷ USD với Mỹ, và Việt Nam sẽ sớm trở thành khâu gia công, lắp ráp của ngành công nghiệp linh kiện điện tử chừng nào thương mại Mỹ - Trung còn gián đoạn, ngay cả đối với nhà sản xuất oto tại Trung Quốc (một ngành công nghiệp phụ trợ mà Việt Nam đang kỳ vọng có sự thay đổi lớn). Trung Quốc làm gì ? Trung Quốc đang tìm cách đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam, bằng cách Trung Quốc sẻ kết nối trung tâm sản xuất ở Nam Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam, và đây cũng là cách thương để Bắc Kinh san sẻ rủi ro thương mại trong thời gian tới. Năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu 57 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, và đầu tư Trung Quốc cũng tiếp tục tăng. 

Đặc biệt, Trung Quốc có vẻ hài lòng về các điều khoản thương mại mang tính chất lỏng lẻo trong biên giới chung, khi vào tháng 8 - Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 18 trong cho phép thanh toán đồng nhân dân tệ. Cạnh đó, Hà Nội ban hành hai đạo luật khuyến khích mở rộng tuyến sản xuất sản phẩm Trung Quốc qua Việt Nam, và điều này khiến cho dòng sản xuất thương mại này bùng nổ. Đây cũng có thể là một yếu tố mang tính chính trị hơn là kinh tế, bởi điều này đồng nghĩa với gian dối thương mại mà Mỹ đang hết sức nghiêm túc răn đe, khi mà sản phẩm Trung Quốc lại được dán nhãn 'made in Việt Nam' nhằm tránh thuế quan Mỹ như đề cập ở trên.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 10/10/2018

(1) https://bit.ly/2NxgSee

Published in Diễn đàn
jeudi, 04 octobre 2018 19:42

Coi chừng lịch sử lặp lại !

Những ai sanh ra thập niên 1990 không có nghĩa phải mù chuyện xảy ra trước đó 10 năm. Tìm hiểu thì có khi rành hơn người sống 1980.

ls1

Cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung hôm nay : mọi tin tức liên quan đều đưa ta kết luận là Trung Quốc đang thua và kinh tế suy sụp nhanh chóng

Năm 2018 chúng ta đi vào giai đoạn thú vị trong quan hệ Mỹ-Trung mà nước Việt Nam của chúng ta kẹt vào giữa tranh chấp đó ở mọi phương diện không riêng kinh tế. Hãy nhìn lại trận chiến mậu dịch giữa Mỹ và Nhật thập niên 1980. Tôi nhớ rằng năm đó tôi học trung học thì có cảm giác kinh tế Nhật sẽ trùm lên cả 2 nước Úc và Mỹ. Mọi người kháo nhau đi học tiếng Nhật chuẩn bị làm bồi bàn cho Nhật.

Bài tập môn kinh tế của chúng tôi thì cứ viết toàn chuyện đào khoáng sản, bán đất đai, nhà cửa cho Nhật. Hàng hóa Nhật tràn ngập thị trường. Người ta nói tới Nhật đá Mỹ ra khỏi địa vị chủ đạo. Ông tổng thống Ronald Reagan đối đầu với Nhật mạnh bạo, tấn công bằng quan thuế bằng hối đoái, thay đổi luật chơi không khác ông Trump bây giờ. Kết quả nước Nhật thua đi vào suy trầm. Suy trầm của nước Nhật không 2 hoặc 3 năm mà là 30 năm qua rồi. Người Nhật già đi, trẻ sanh ra ít và không có lạm phát. Giá cả cứ sụt. Kinh tế Nhật chỉ mới ngóc đầu lên chút ít dưới thời ông Shinzo Abe thôi. Chuyện lịch sử này đưa ta đến cuộc chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung hôm nay.

Mọi tin tức liên quan đều đưa ta kết luận là Trung Quốc đang thua và kinh tế suy sụp nhanh chóng. Họ ngồi trên 1 núi nợ, nợ nước ngoài và nợ lẫn nhau. Khác với Nhật năm xưa là trái phiếu của Nhật do người Nhật tự mua. Trung Quốc đang thua và sẽ thua Mỹ. Nhưng vào thập niên 1980 Nhật không có quân đội hùng mạnh. Trung Quốc giờ thua như Nhật 30 năm trước nhưng có quân đội hùng mạnh và Tập Cận Bình có uy quyền tuyệt đối thì cơ hội giải quyết bất đồng bằng võ lực cao lắm.

Tới đây chúng ta có thể tìm thấy một điểm tương đồng khác trong lịch sử để đoán tương lai. Đó là Trung Quốc hôm nay rất giống nước Pháp thời hoàng đế Napoléon đệ Tam. Thời đó còn gọi là Đệ nhị đế chế 1852-1870.

Nếu có ai trong chúng ta quên Napoléon III thì nhất định vua Tự Đức phải nhớ. Chiến thuyền Catinat của hải quân Pháp bắn vào Tourane trước mắt vua Tự Đức ngày 16 tháng 9 năm 1856. Catinat là tên con đường nên thơ nhất của Sài Gòn chắc ai cũng nhớ. Sau này là là đường Tự Do, gần nhà Quốc hội. Napoléon III là nhà quân chủ chuyên chế, ông tung ra nhiều chương trình phát triển kinh tế, xây dựng đô thị và hạ tầng cơ sở ở qui mô chưa từng thấy. Paris đẹp đẽ nguy nga hôm nay một phần cũng nhờ công của ông hoàng đế này.

Giới trung lưu giàu có trở nên đông đảo hơn, họ sung sướng không quan tâm tới vấn đề dân chủ, tự do chánh trị. Về đối ngoại Napoléon III bang giao với đế quốc Anh mở rộng ngoại thương. Lập thương điếm ở Thái Lan và ký thỏa ước mậu dịch kinh doanh truyền đạo tới Châu Phi, đi chiếm thuộc địa và dĩ nhiên đánh chiếm nước Đại Nam của ta. Nhưng rồi vì phát triển quá nhanh, quá sức kinh tế Pháp gặp khó khăn và ước vào giai đoạn suy trầm, thừa cơ đó đế quốc Đức tấn công Pháp. Cuộc chiến giữa hai siêu cường tổn thất nặng thuộc về nước Pháp. Thất bại chiến tranh lụn bại kinh tế chấm dứt đế chế thứ hai năm 1870 nhường sân khấu chánh trị cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp.

ls2

Vì phát triển quá nhanh, quá sức, kinh tế Pháp gặp khó khăn và bước vào giai đoạn suy trầm, thừa cơ đó đế quốc Đức tấn công đế quốc Pháp. Cuộc chiến giữa hai siêu cường tổn thất nặng thuộc về nước Pháp

Hãy so sánh thì Trung Quốc đang rất giống như Pháp thời đó. Trung Quốc xây dựng thành phố, đường cống như điên. Một mặt tung tiền và quân sự ra các nơi như Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Âu. Kinh tế Trung Quốc đang đi xuống.

Trung Quốc chỉ cần chiến tranh với Mỹ nữa thì đế chế Trung Quốc cộng sản tan rã vì lâm vào hoàn cảnh của Napoléon III.

Võ Thanh Liêm

(04/10/2018)

Published in Quan điểm

Trump ký sắc lệnh trừng phạt việc can thiệp vào bầu cử Mỹ (RFI, 13/08/2018)

Hôm 12/09/2018, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một sắc lệnh để trừng phạt những hành động của nước ngoài can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ. Quyết định này nhằm đáp lại những chỉ trích không chỉ từ phe Dân Chủ, mà cả từ một số nhân vật trong đảng Cộng Hòa, cho rằng ông đã có phản ứng quá yếu ớt đối với việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.

trump1

Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh ngày 12/09/2018. Reuters/Carlos Barria

Theo lời cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, sắc lệnh mà tổng thống vừa ký ban hành "không nhắm riêng vào nước nào", bởi vì "mối đe dọa" có thể đến từ nhiều nơi và sắc lệnh sẽ được áp dụng cho cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 06/11 tới. Về phần Dan Coats, giám đốc tình báo quốc gia, ông cho biết là càng đến gần ngày bầu cử, càng có những dấu hiệu can thiệp không chỉ từ Nga, mà cả từ Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên.

Sắc lệnh mới dự trù trừng phạt bất cứ quốc gia, cá nhân hay thực thể nào đã khuyến khích hoặc tổ chức mưu toan tác động lên các cuộc bầu cử ở Mỹ. Cụ thể, sau khi có báo động, các cơ quan tình báo của Mỹ có 45 ngày để thu thập những bằng chứng, rồi trong vòng 45 ngày sau đó, bộ Tài Chính và bộ Tư Pháp sẽ ban hành các trừng phạt như phong tỏa tài sản, cấm đầu tư vào một công ty Mỹ hoặc cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Theo các cơ quan tình báo Mỹ, chính quyền Nga đã từng tiến hành một chiến dịch có sự phối hợp và được hoạch định kỹ càng nhằm tác động lên bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 theo hướng có lợi cho ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump, đặc biệt là qua việc phát tán "tin giả" (fake news) và sử dụng các mạng xã hội.

Tháng 03/2018, chính quyền Mỹ đã thi hành trừng phạt đối với 19 cá nhân và thực thể, trong đó có cơ quan tình báo Nga. Nhưng phe đối lập Dân Chủ cho rằng những biện pháp đó quá trễ và chưa đầy đủ.

Kể từ khi lên cầm quyền, tổng thống Trump vẫn bác bỏ điều cho rằng ông đã đắc cử nhờ sự hỗ trợ của Moskva. Ồng cho đó là "tin giả", đồng thời vẫn tránh chỉ trích tổng thống Putin. Ra tay mạnh nhất lại chính là Robert Mueller, công tố viên đặc biệt, chuyên trách nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ. Trong vòng một năm qua, êkíp của Mueller đã truy tố 12 tin tặc của tình báo Nga, và 13 người có liên hệ với Cơ quan Nghiên cứu Internet ở Saint-Petersbourg, mà theo tình báo Mỹ, chính là nơi chủ yếu xuất phát các tin giả trên mạng.

Theo lời cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, qua việc ký sắc lệnh, tổng thống Trump "chứng tỏ rằng ông quan tâm rất nhiều đến vấn đề này". Thế nhưng, hôm qua, hai thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa) và Chris Van Hollen (Dân Chủ), hai người đang đề nghị một đạo luật về trừng phạt hành động can thiệp bầu cử Mỹ, cho rằng quyết định của ông Trump là "quá hạn chế". Theo hai nghị sĩ này, sắc lệnh của tổng thống "nhìn nhận là có mối đe dọa, nhưng không làm đúng mức để giải quyết vấn đề".

Tổng thống Mỹ ký ban hành sắc lệnh nói trên vào lúc gọng kềm đang siết chặt Nhà Trắng trong khuôn khổ cuộc điều tra về nghi án thông đồng giữa êkíp tranh cử của ông Trump với Moskva. Ngày 07/09/2018, cựu cố vấn ngoại giao của tổng thống Trump George Papadopoulos, đã lãnh án tù 14 ngày vì đã nói dối Cục Điều tra Liên bang FBI. Ông là cố vấn đầu tiên của Donald Trump chấp nhận hợp tác với êkíp của công tố viên Mueller để được hưởng khoan hồng.

Thanh Phương

******************

Thương chiến, Trung Quốc gây khó khăn cho công ty Mỹ (VOA, 12/09/2018)

Giữa lúc cuc chiến mu dch ngày càng leo thang, Trung Quốc đang hoãn li vic tiếp nhn đơn xin giy phép hot đng ca các công ty M trong các dch v tài chính và các ngành khác cho đến khi Washington đt được tiến trin trong vic tìm kiếm gii pháp, AP dn li mt quan chc ca hip hi doanh nghip M cho biết hôm 11/9.

trump2

Trung tâm Tài chính ở Bc Kinh

Trung Quốc hin đang cn dn các mt hàng mà h có th đánh thuế tr đũa M. Điu này khiến các công ty M hot đng Trung Quc lo lng rang h s là đi tượng b tr đũa kế tiếp.

Việc trì hoãn cp giy phép này din ra nhng ngành mà Bắc Kinh đã ha là s m ca cho nước ngoài vào cnh tranh, theo li ông Jacob Parker, phó ch tch ph trách các hot đng Trung Quc ca Hi đng Kinh doanh M- Trung (USCBC). T chc này đi din cho khong 200 công ty M đang làm ăn Trung Quc.

Trong các cuộc gp trong ba tun qua, các quan chc chính ph Trung Quc đã nói vi các đi din ca USCBC rng h đang hoãn chp nhn đơn xin giy phép mi cho đến chng nào ‘qu đo ca quan h M-Trung được ci thin và bình n,’ Parker nói.

Giới chc Trung Quốc đã ha ni rng cánh ca cho các công ty nước ngoài bước vào th trường ca h trong các lĩnh vc ngân hàng, bo him, chng khoán và qun lý tài sn.

Bắc Kinh đã đáp tr tương xng đt áp thuế 50 t đô la hàng hóa ca ông Trump nhưng đang cn dn các mặt hàng M mà h có th đánh thuế do mt cân bng thương mi gia hai bên.

Tổng thng M Donald Trump s quyết đnh có tăng thuế lên 200 t đô la hàng Trung Quc na không.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng hôm 10/9 nói rng Trung Quc ‘chắc chn s có bin pháp đáp tr’.

Các kinh tế gia đã cnh báo rng Bc Kinh có th nhm vào các ngành như là hu cn và k thut mà M có thng dư thương mi vi Trung Quc.

Các nhà bình luận Trung Quc đã đ ngh chính ph nước này s dng khon n ca chính phủ M mà h nm gi tr giá hàng ngàn t đô la làm vũ khí mc dù điu này cũng s làm Trung Quc b tn thương.

Hồi tháng Sáu Trung Quc nói rng h s áp đt ‘nhng bin pháp toàn din’ nếu cn thiết.

Published in Quốc tế

Diễn đàn Kinh tế ở Hà Nội : Phó Thủ tướng Trung Quốc lên án chủ nghĩa bảo hộ (VOA, 13/09/2018)

Phó Thủ tướng Trung Quc H Xuân Hoa hôm 12/9 kêu gi loi b nghĩa bo h và nói rng chính sách thương mi đơn phương ca mt s nước đ ra "mi nguy him nghiêm trng nht" đi vi nn kinh tế thế gii, theo Reuters.

lognai1

Trái qua phải : Phó th tướng Trung Quốc H Xuân Hoa, Th tướng Việt Nam Nguyn Xuân Phúc và Ch tch điu hành Din đàn Kinh tế Thế gii Klaus Schwab trong bui hp Hà Ni ngày 12/9/2018 .

Phát biểu ca ông được đưa ra vào thời đim tranh chp thương mi gia Trung Quc và Hoa Kỳ đang ngày càng ti t. Nước M được xem là đang s dng các bin pháp bo h kinh tế dưới thi Tng thng Donald Trump.

Lãnh đạo các quc gia Đông Nam Á cũng lên tiếng ng h các hip ước đa phương ti Din đàn Kinh tế Thế gii Hà Ni. Mc dù vy, Singapore nhn mnh rng không có s bo đm có đng thun ln v hip ước thương mi ln nht thế gii mà các nước đang làm vic vi Trung Quc s được ký kết vào cui năm nay.

"Các biện pháp đơn phương và bo h ca mt s quc gia đang làm suy yếu nghiêm trng h thng thương mi đa phương da trên nguyên tc, đ ra mi nguy him nghiêm trng nht đi vi nn kinh tế thế gii", Reuters dn li ông Hoa nói ti Din đàn Kinh tế Thế gii ca Hip hi các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

"Chúng ta phải loi b mt cách dt khoát ch nghĩa bo h và ch nghĩa đơn phương, ng h mnh m ch nghĩa đa phương và duy trì nn kinh tế thế gii và h thng thương mi đa phương", Phó Th tướng Trung Quc nói thêm.

Tuần trước, Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump nói ông sn sàng áp thuế b sung trên hu hết hàng nhp khu ca Trung Quc, đe da đánh thuế trên 267 t USD hàng hóa, vượt quá mc thuế d kiến là 200 t USD trên các sn phm ca Trung Quc.

Trung Quốc hôm 10/9 nói sẽ đáp tr nếu Hoa Kỳ thc hin bt kỳ hành đng mi nào v thương mi.

Tổng thng Trump thường ch trích v mc thng dư thương mi ca Trung Quc vi Hoa Kỳ, và yêu cu Bc Kinh phi ct gim ngay lp tc.

Nếu Hoa Kỳ áp đt mc thuế b sung 25% trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quc, thì s người tht nghip Trung Quc có th tăng thêm 3 triu nếu như Bc Kinh không có bt kỳ bin pháp đi phó nào, theo các nhà phân tích ca JP Morgan.

Nếu Washington tiếp tc áp thuế 25% đi vi tt c hàng nhp khu ca Trung Quốc, thì khong 6 triu vic làm Trung Quc có th b nh hưởng, nếu Trung Quc không có bước phn ng nào và không phá giá đng nhân dân t.

Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiến Long nói ông không chc s đt được tha thun trong năm nay v Hip đnh Thương mi Hp tác Toàn din Khu vc (RCEP), bao gm 10 nước ASEAN và Trung Quc, Australia, n Đ, Nht Bn, Hàn Quc và New Zealand.

Hồi đu tháng này, B trưởng thương mi Singapore cho biết các quc gia đang nhm ti vic đt được tha thuận lớn v hip ước ti mt hi ngh thượng đnh các lãnh đo Singapore vào tháng 11, 6 năm sau khi các cuc đàm phán bt đu.

RCEP do Bắc Kinh hu thun và có thêm đng lc mi t vic Hoa Kỳ rút ra khi Hip đnh thương mi đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Trung Quốc không phi là mt thành viên.

*******************

Diễn đàn Kinh tế ASEAN : Trung Quốc đả kích bảo hộ mậu dịch (RFI, 12/09/2018)

Tại Diễn đàn Kinh tế ASEAN tổ chức tại Hà Nội, hôm nay 12/09/2018 phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua) cho rằng các biện pháp bảo hộ mậu dịch là "mối nguy hiểm lớn". Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang vất vả đối phó với cuộc chiến tranh thương mại do Washington khởi xướng.

lognai2

Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa phát biểu trong phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế ASEAN tại Hà Nội ngày 12/09/2018. September 12, 2018. Reuters/Kham

Theo ông Hồ Xuân Hoa, "các biện pháp bảo hộ đơn phương của một số nước làm phương hại nặng nề đến hệ thống thương mại đa phương (…), gây nguy hiểm rất lớn cho nền kinh tế thế giới". Cũng theo phó thủ tướng Trung Quốc, "chủ nghĩa cô lập sẽ không đi đến đâu, chỉ có mở cửa với tất cả các nước mới là con đường tốt đẹp".

Lời đe dọa của tổng thống Mỹ Donald Trump là sẽ đánh thuế 25% trên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc, có thể trong tháng Chín này, đang là trung tâm chú ý của hội nghị quy tụ các nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp Châu Á diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 đến 13/9.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung được theo dõi sát sao tại Đông Nam Á. AFP dẫn lời chuyên gia của văn phòng luật sư Baker McKenzie tại Việt Nam nhận định, các nước như Việt Nam và Cam Bốt vốn dựa vào xuất khẩu, có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến này.

Nhiều công ty Trung Quốc đã di dời sản xuất sang các nước khác trong khu vực để né tránh thuế quan của Mỹ. Trước đó không ít nhà máy Trung Quốc đã chuyển dịch sang Đông Nam Á do giá nhân công Hoa lục tăng lên.

Trong khi đó tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde hôm qua lo ngại chiến tranh thương mại sẽ gây thiệt hại cho một số quốc gia mới nổi, đặc biệt là Achentina và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng tại Diễn đàn, tuy Trung Quốc cố gắng lôi kéo đồng minh, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vẫn nói rằng không chắc có thể đạt được một thỏa thuận về RCEP trong năm nay. Đây là hiệp định tự do mậu dịch giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, do Bắc Kinh khởi xướng ; được cho là nhằm thay thế hiệp định TPP trong đó Trung Quốc bị đứng ngoài.

Thụy My

**********************

Chiến tranh thương mại, công ty Trung Quốc tìm đường "di tản" (RFI, 12/09/2018)

Giữa lúc cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung do tổng thống Donald Trump phát động đang ngày thêm gay cấn, hàng hóa Made in China đang phải hứng chịu những đòn thuế quan nặng nề, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu tính chuyện di dời sản xuất sang nhiều nước khác để né tránh các hậu quả của cuộc chiến. Trong số các điểm mà người Trung Quốc nhắm đến có Việt Nam.

lognai3

Ảnh chụp ngày 14/01/2018 tại một xưởng chế tạo phụ tùng xe đạp tại Chiết Giang. Công ty đã di dời sản xuất sang nhiều nước sang Việt Nam, Serbia và Mêhico.Ảnh : AFP

Nhận thấy bị thâm hụt quá lớn trong làm ăn với người khổng lồ mới nổi ở Châu Á, từ tháng 7 vừa qua Washington đã áp mức thuế 25% nhằm vào các hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá lên tới 50 tỷ đô la mỗi năm và còn đang chuẩn bị đánh thuế bổ sung vào khối lượng hàng hóa lên tới 200 tỷ đô la. Chưa hết ông Donalsd Trump vẫn tiếp tục cuộc tấn công trên mặt trận thương mại.

Tấn công khắp mặt trận

Hôm thứ Sáu tuần qua, ông Trump dọa sẽ còn sẵn sàng đánh tiếp vào 267 tỷ đô la hàng Trung Quốc, tức là gần như toàn bộ hàng xuất khẩu sang Mỹ của Trung Quốc với trị giá lên đơn 500 tỷ đô la.

Không chỉ đánh trực tiếp vào hàng nhập từ Trung Quốc. Ông Donald Trump mở mặt trận mới nhắm tới cả các sản phẩm Mỹ có dính bàn tay gia công của người Trung Quốc. Hôm thứ Bảy (08/09), ông Trump tỏ ra không khoan nhượng với nhà khổng lồ công nghệ Mỹ Apple, cảnh báo hãng này nên sản xuất các sản phẩm của mình tại Mỹ để tránh bị đánh thuế nặng.

Ông Trump tung ra dòng Twitter : "Giá thành của Apple có thế sẽ bị tăng vì mức thuế chúng tôi áp đối với hàng Trung Quốc. Nhưng có một giải pháp đơn giản mà không bị thuế gì hết, thậm chí còn được hưởng lợi thuế. Hãy chế tạo sản phẩm của qúy vị tại Hoa Kỳ thay vì Trung Quốc. Các vị hãy bắt đầu ngay từ giờ xây dựng các nhà máy mới đi".

RFA tiếng Việt

*******************

Việt Nam, địa chỉ 'thay thế Trung Quốc' về kinh tế ? (VOA, 12/09/2018)

Việt Nam đăng cai Din đàn Kinh tế Thế gii ti Hà Ni t ngày 11-13/9 trong tun này. D kiến khong 1.000 đi biu s tham d s kin này vi chương trình tp trung vào khu vc rng ln hơn quanh Vit Nam là Đông Nam Á.

lognai4

Thủ tướng Vit Nam đón chào quan khách quc tế đến vi Din đàn Kinh tế Thế giới

Việt Nam nhm đến đu tư nước ngoài vào ngành chế to cho xut khu đ duy trì nn kinh tế tăng trưởng 6-7%. Nước này có th s gây n tượng vi các đi biu trong hi ngh năm nay v vic các nhà đu tư có th xut hàng đến c Trung Quc cũng như Hoa Kỳ mà không b hút vào cuc chiến thương mại Trung-M.

Sự kin Din đàn Kinh tế Thế gii ti Vit Nam có s tham gia ca các nhà lãnh đo Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore và Sri Lanka, Indonesia, Philippines và Myanmar. Hi ngh tho lun v dân s đang già đi, nn kinh tế Internet và nông nghiệp công ngh cao.

Diễn đàn đã được 47 năm này ng h hp tác gia khu vc tư nhân vi chính ph, và nhiu người coi đây là mt t chc ng h thương mi t do ngày nay.

Vấn đ bên l là vn đ chính

Nhưng nhng gì din ra bên l li quan trng đi vi Việt Nam, các nhà phân tích tin như vy. Các doanh nhân s thy cơ s h tng mi Vit Nam và có th tìm hiu v các ưu đãi ca chính ph dành cho các hãng chế to đ xut khu.

"Họ đang thc s tri thm đ cho tt c mi người ... và c gng đáp ng", ông Frederick Burke, thành viên cao cấp ti công ty lut Baker McKenzie thành ph H Chí Minh, nói.

Chi phí sản xut Vit Nam thp hơn so vi Trung Quc, mt đim có li đ qung bá v kinh tế Vit Nam trong 10 năm qua.

Việt Nam cũng có th s dng diễn đàn này để thúc đy các hip đnh thương mi t do đa quc gia, theo ông Carl Thayer, giáo sư danh d chuyên ngành Đông Nam Á ti Đi hc New South Wales, Australia.

Ví dụ, Vit Nam hy vng hoàn tt Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương gm 11 thành viên sau khi thành viên thứ 12, Hoa Kỳ, đã rút ra hi năm ngoái.

Với bi cnh có cuc chiến tranh thương mi Trung-M, Vit Nam s có th đánh giá các nhà lãnh đo khác nghĩ gì, ông Thayer nói. H có th lo lng, cũng như Vit Nam, rng tranh chp thương mi sẽ làm rung chuyn ngành xut khu thép và kìm hãm nn kinh tế k thut s, ông nói. Đu năm nay, M đã công b s đánh thuế đi vi thép ca nhiu nước trên thế gii.

"Một phn ca vic t chc các hi ngh như thế này được thiết kế đ mi người thy Việt Nam là một công dân tt quc tế vng mnh, đóng góp cho nhng điu tt, và cũng vì li ích riêng ca h", ông Thayer nói.

Việt Nam thay thế Trung Quc ?

Tháng trước, Hoa Kỳ áp mc thuế 25% đi vi lượng hàng hóa Trung Quc tr giá 16 t đô la, tiếp sau vic áp cùng mc thuế đi vi lượng sn phm tr giá 34 t đô la trong tháng 7. Bc Kinh ln lượt đáp tr bng cách tăng thuế đi vi lượng giá tr hàng nhp khu tương ng ca Hoa Kỳ. Chính ph Hoa Kỳ đã tuyên b s tăng thuế hơn na.

Các nhà xuất khu chuyn hàng t Vit Nam đến Hoa Kỳ s tiết kim tin so vi các công ty khác Trung Quc, không b nhiu ri ro đi vi chui cung ng xuyên biên gii ca h, theo li mt chuyên viên ca công ty tư vn kinh doanh Dezan Shira & Associates ti Thành phố H Chí Minh hi đu năm nay.

Các hãng xuất hàng t Vit Nam sang M hin bao gm c Intel và Samsung Electronics. Các công ty Trung Quc mun lp thêm nhiu nhà máy Vit Nam, đã gây ra các cuc biu tình hi tháng 6 vì người Vit Nam lo ngi h s được tiếp cn quá nhiều vi các đc khu kinh tế.

Việt Nam tính toán rng Hoa Kỳ là th trường xut khu ln nht ca mình vào năm ngoái, vi lượng hàng hóa xut sang M tr giá 46,5 t đô la. Xut khu sang Hoa Kỳ tăng 12,5% trong tháng 8, trong khi xut khu sang Trung Quc tăng 30%. Đầu tư nước ngoài năm ngoái đã đóng góp cho lượng xut khu tr giá 155,24 t đô la.

Việt Nam có th thuyết phc gii kinh doanh ti din đàn rng đt nước này là nơi lý tưởng cho hàng hóa trung gian như linh kin đin t, theo bà Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế cao nht chuyên trách Châu Á-Thái Bình Dương ca ngân hàng đu tư Pháp Natixis. Bà nói thêm Vit Nam "có v trí tt" như mt la chn đ thay thế Trung Quc vì nước này giao thương vi c Trung Quc và Hoa Kỳ.

"Nếu h chơi con bài đó, tôi nghĩ rằng h có th làm tt. Điu này có nghĩa là có thêm nhiu FDI vào Vit Nam", bà nói.

Ralph Jennings

*******************

'Vành đai và Con đường lấy tài nguyên của nước đối tác' (BBC, 13/09/2018)

Người đứng đầu cơ quan đầu tư quốc tế của Hoa Kỳ đã gia tăng sự chỉ trích với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, và cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng mô hình này để "lấy tài nguyên của các quốc gia đối tác", theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng.

lognai5

Một số giới chức Hoa Kỳ lo ngại về ảnh hưởng của Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc

Ray Washburne, chủ tịch và CEO của OPIC, một cơ quan liên chính phủ Hoa Kỳ, cho rằng Bắc Kinh vẫn chưa hề thay đổi cách vận hành sáng kiến kinh tế của nó, dù đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

Thực tế, giới chức Trung Quốc vẫn đang cố gắng tránh né phương diện địa chính trị trong sáng kiến Một Vành đai, Một con đường mà thay vào đó tập trung vào phương diện phát triển kinh tế lâu dài và tạo ra việc làm cho các nước đối tác.

Tuy nhiên ông Washburne cho rằng ông "không hề thấy điều này". "[Trung Quốc] chẳng gì giúp đỡ gì những quốc gia này cả, họ chỉ muốn lấy tài nguyên của các nước này".

lognai6

Ray Washburne, chủ tịch và CEO của OPIC

Ông lặp lại các chỉ trích rằng Trung Quốc đang đẩy các nước đối tác vào cảnh nợ nần và dẫn chứng trường hợp cảng Hamabota ở Sri Lanka.

Washburn cũng vừa giới thiệu một dự luật BUILD Act lên Quốc hội Hoa Kỳ, với mục đích gia tăng quan hệ hợp tác kinh tế với Nhật Bản, một cường quốc Châu Á cũng lo ngại về sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

BUILD Act được đánh giá là một cách để đối trọng với Một Vành đai, Một Con đường của Tập Cận Bình

Việt Nam, Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác

Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc vừa cam kết gia tăng phát triển quan hệ đối tác chiến lược, theo Xinhua.

Bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu, Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa.

Ông Hồ Xuân Hoa đề nghị Bắc Kinh và Hà Nội cần "tích cực thúc đẩy sự hợp tác giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Trung Quốc với kế hoạch "Hai hành lang và một vành đai kinh tế" của Việt Nam.

Ông Hồ bàn về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, kinh tế và thương mại, đầu tư, và phát triển thương mại biên giới để nâng cao mức độ hợp tác kinh tế.

Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng khuyến khích thúc đẩy trao đổi khoa học công nghệ, và giao lưu thanh niên giữa hai nước để "để củng cố nền tảng ý kiến xã hội và công chúng cho mối quan hệ thân thiện giữa hai nước".

Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng thì cho biết "Việt Nam luôn trân trọng tình hữu nghị anh em truyền thống"

Và "sẽ tiếp tục củng cố niềm tin chính trị ở lẫn nhau và tìm kiếm sự hiệp lực chặt chẽ hơn trong chiến lược phát triển giữa hai nước".

Published in Châu Á

Tổng thống Trump sẽ đánh thuế lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc trong tuần này (CaliToday, 04/09/2018)

Hoa Kỳ có thể cho áp dụng mức tăng thuế mới vào gần phân nữa tổng số hàng hóa nhập cảng vào Hoa Kỳ hàng năm vào cuối tuần này.

my1

Tổng thống Trump đã đề nghị mức tăng thuế này lên tổng trị giá 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc và bắt đầu có hiệu lực vào thứ sáu 07/09/2018 - Ảnh : CNN

Tổng thống Trump đã đề nghị mức tăng thuế này lên tổng trị giá 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc và bắt đầu có hiệu lực vào thứ sáu tuần này, nhưng hiện nay người ta vẫn chưa rõ mức thuế gia tăng sẽ là 10% hay 25%.

Nhưng rõ ràng đây sẽ là lần tăng mức thuế quan lên hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc nặng nề nhất trong năm nay. Trong tháng 7, chính phủ Trump đã cho áp dụng mức tăng thuế 25% lên 34 tỉ đô la hàng Trung Quốc và lại tăng thêm vào 16 tỉ đô la trong tuần trước.

Trung Quốc là bạn hàng mậu dịch lớn nhất của Hoa Kỳ. Trong năm 2017, gần 506 tỉ đô la hàng hóa của Trung Quốc đã được bán cho Mỹ, chính phủ Trump cho hay các biện pháp tăng thuế đối với Trung Quốc là nhằm trừng phạt về những cách thức bất công của Bắc Kinh trong vấn đề mậu dịch song phương với Mỹ, kể cả chuyện ăn cắp sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc cũng phản đòn khi cho tăng thuế 25% lên tổng cộng 50 tỉ đô la hàng hóa Hoa Kỳ nhập cảng vào Trung Quốc, và còn đe dọa sẽ còn tăng thuế như thế cho 60 tỉ đô la hàng hóa Mỹ nữa.

Nhưng các quan sát viên cho là trong cuộc chiến mậu dịch này, phần thua thiệt sẽ là thuộc về Bắc Kinh vì Trung Quốc bán hàng cho Mỹ rất nhiều nhưng nhập cảng lại thì chẳng bao nhiêu.

Chính phủ Trump cho phép ý kiến công luận về chuyện tăng thuế này, nhất là danh sách các mặt hang nhập cảng sẽ tăng giá vì mức thuế mới. Đến thứ sáu tuần này thì ý kiến công luận sẽ chấm dứt và mức thuế quan mới trên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc sẽ có hiệu lực.

Đào Nguyên

******************

Hàng ngàn thường trú nhân Việt, kể cả con lai, có nguy cơ bị trục xuất (CaliToday, 02/09/2018)

Có khoảng 8000 thường trú nhân Việt Nam đang sinh sống ở Mỹ có thể bị trục xuất về nước trong chính sách di trú cứng rắn của chính phủ ông Donald Trump.

my2

Robert Huỳnh là con trai của một quân nhân Mỹ. Photo Credit : Robert huynh

Robert Huỳnh là con trai của một quân nhân Mỹ mặc dù anh chưa từng biết đến cha mình. Mẹ anh là người Việt Nam, và anh ra đời trong chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1984, 9 năm sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, cậu bé Huỳnh 14 tuổi cùng mẹ và các em cùng mẹ khác cha sang định cư tại Louisville theo chương trình Con Lai.

Bây giờ, cậu bé ngày xưa đã là người đàn ông 48 tuổi có con trai và hai cháu nội nhỏ tuổi ở Kentucky. Huỳnh đối diện với khả năng sẽ bị trả lại Việt Nam, đất nước mà mấy chục năm qua, anh không hề quay trở lại vì chẳng còn bà con hay bạn bè thân thích.

Huỳnh là một trong những người Việt có thể đang vướng vào chính sách nhập cư cứng rắn của chính phủ, trong đó gia tăng đáng kể việc trục xuất thường trú nhân hợp pháp có thẻ xanh, chưa vào quốc tịch và có tiền án tiền sự.

Vào những năm 20 tuổi, Huỳnh có dính tới pháp lý. Anh bị tù gần 3 năm do liên can đến buôn bán thuốc lắc. Gần đây, anh bị quản chế 1 năm vì say rượu lái xe, và tiếp tục bị quản chế vì điều hành máy đánh bạc bất hợp pháp cùng bạn gái ở Texas.

Anh thừa nhận mình phạm lỗi, chấp nhận các hình phạt và tìm cách xây dựng cuộc sống ở đây, nhưng giờ thì anh có thể mất hết tất cả. "Mẹ tôi đã 83 tuổi, và tôi muốn ở bên cạnh mẹ khi bà qua đời," Huỳnh chia sẻ qua điện thoại. "Tôi không còn ai thân thích ở Việt Nam, cuộc sống của tôi ở Mỹ".

my3

Robert Huỳnh là con trai của một quân nhân Mỹ. Photo Credit : Robert huynh

Theo con số thống kê, gần 1,3 triệu công dân Việt Nam đã di dân sang Mỹ kể từ khi Cộng sản chiếm miền Nam vào năm 1975. Nhiều người theo làn sóng vượt biên trong những năm cuối thập niên 1970, chấp nhận rủi ro tính mạng để được định cư ở nước khác.

Những người đến Mỹ được cấp thẻ xanh, nhưng nhiều người như anh Huỳnh, thiếu trình độ, thiếu khả năng Anh ngữ hay sự trợ giúp pháp lý cần thiết để có thể vào quốc tịch. Nhiều người đến Mỹ khi còn nhỏ, đi học, làm việc, đóng thuế, xây dựng gia đình. Nhiều thập niên trôi qua, cuộc sống và gia đình họ có thể bị li tán một lần nữa.

Chính phủ Trump, trong chính sách do cố vấn cao cấp về chính sách Stephen Miller đưa ra, đã tái diễn giải thoả thuận đạt được vào năm 2008 giữa chính phủ ông George W. Bush và Hà Nội trong đó ghi, những công dân Việt Nam đến Mỹ trước khi hai quốc gia chính thức giao ban vào năm 1995 sẽ "không được hồi hương". Còn bây giờ thì Tòa Bạch Ốc bảo, sẽ không có sự miễn trừ trục xuất đối với thường trú nhân phạm tội.

Trong khi những người chống đối cáo buộc chính phủ nuốt lời thoả thuận 2008 thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lập luận rằng, thoả thuận lưu ý một dòng, hai bên "duy trì quan điểm pháp lý mỗi bên" liên quan đến những người đến Mỹ trước 1995. "Quan điểm của Mỹ là mọi quốc gia có bổn phận phải tuân theo luật pháp quốc tế để chấp nhận công dân nước mình bị nước khác trục xuất hay tống về nước," Bộ Ngoại giao gởi ra thông báo, và từ chối hồi đáp về tình hình thực tế tại Việt Nam.

Quan điểm của chính phủ Trump là, thoả thuận 2008 không nhằm mục đích bảo vệ một nhóm di dân nào đó khỏi bị truy tố chính trị nếu họ bị hồi hương.

Thay vào đó, chính phủ khẳng định, thoả thuận đạt được sau "một bế tắc" giữa Mỹ và Việt Nam về vấn đề người nhập cư đến Mỹ trước 1995 không được giải quyết, một viên chức cho hay.

"Chúng ta đang ở trong tình huống mà trong một thời gian dài, họ không chấp nhận người hồi hương," viên chức này nói. "Về mặt lý thuyết là, hãy cố tạo ra một hệ thống hoạt động và tìm cách để họ nhận lại ít nhất một số người phạm tội hình sự".

Đại diện Cơ quan Thực thi Di trú và Quan thuế Liên bang (ICE), ông Brendan Baedy cho hay, lực lượng ICE tập trung vào "những cá nhân có đe doạ đến an ninh quốc gia, an toàn công cộng và an ninh biên giới.

Những người phản đối chính sách mới nhấn mạnh rằng, những người Việt đang có nguy cơ bị trục xuất là những người tị nạn, chạy trốn khỏi chính quyền cộng sản, và họ xứng đáng được thú thân tại Mỹ.

Hương Giang (Theo Washington Post)

Published in Quốc tế

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (đang leo thang) đã làm thị trường chứng khoán Trung Quốc xuống dốc, đồng CNY (Nhân dân tệ) mất giá, xuất khẩu giảm sút, kinh tế phát triển chậm lại. Bên cạnh những hệ quả nhãn tiền đó, Trung Quốc đang bộc lộ "gót chân Asin" (Achilles’ Heel), như một tiếng chuông cảnh báo làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ. Tôi tin rằng nếu Trung Quốc bị suy sụp thì không phải từ bên ngoài như Biển Đông, là nơi họ có lợi thế so sánh tương đối, mà chính từ bên trong nơi họ dễ bị tổn thương vì "gót chân Asin".

USA and China flags on chess pawns on a chessboard. 3d illustration

Trung Quốc đang bộc lộ "gót chân Asin" : cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm thị trường chứng khoán Trung Quốc xuống dốc, đồng CNY mất giá, xuất khẩu giảm sút, kinh tế phát triển chậm lại. Bên cạnh những hệ quả nhãn tiền đó

Gót chân Asin  

Cách đây hơn hai năm, khi tôi viết bài "Gót chân Asin của Trung Quốc : Cơ hội thoát Trung" (Viet-studies, 12/2/2016) và bài "Nghịch lý Tập Cận Bình: Dr Jekyll or Mr Hyde" (Viet-studies, 17/5/2016), chưa ai hình dung được kết cục thế này. Tuy vẫn còn quá sớm để đánh giá và kết luận về cuộc chiến tranh thương mại (chưa có điểm dừng) nhưng sẽ quá muộn nếu không kịp thời rút ra bài học, để có đối sách thoát hiểm (trước khi quá muộn). Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để điều chỉnh chiến lược, đổi mới thể chế, và thoát Trung.

Trong các bài phân tích trước đây, tôi đã đề cập đến cảnh báo của các học giả hàng đầu về Trung Quốc (như Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei, Andrew Nathan). Về cơ bản, họ đều cho rằng Trung Quốc có nhiều vấn đề nghiêm trọng, và không mạnh như người ta tưởng. Trung Quốc có dấu hiệu sắp đổ vỡ, nhưng chưa biết khi nào. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là một bước ngoặt mới, làm bộc lộ "gót chân A-sin" như mở cái "hộp Pandora", với những tử huyệt mà trước đây người ta mới đồn đoán, nhưng nay thành sự thật.

Cách đây 5 năm, Paul Krugman (môt chuyên gia kinh tế hàng đầu, được giải Nobel) đã nhận định rằng "Trung Quốc đang có vấn đề lớn" (China is in big trouble) vì mô hình phát triển của họ đã kịch đường, đang đụng phải bức tường lớn. Vấn đề chưa biết rõ là bao giờ Trung Quốc sẽ suy sụp (1).

Cách đây 3 năm, David Shambaugh (một học giả hàng đầu về Trung Quốc) cũng nhận định tương tự : "Trung Quốc sắp đổ vỡ" (crack up). Theo Shambaugh, "màn chót của Trung Quốc đã điểm, các biện pháp cứng rắn của Tập Cận Bình chỉ làm Trung Quốc tiến gần hơn đến chỗ đổ vỡ (breaking point) (2).

Gần đây, trong một bài phân tích mới, Minxin Pei (một chuyên gia hàng đầu về Trung Quôc) cũng nhận định rằng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang làm Trung Quốc bộc lộ các mặt yếu kém như "một người khổng lồ chân bằng đất sét" (as a giant with feet of clay) (3).

Biết mình biết người

Trong binh pháp, Tôn Tử từng răn "biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Nhưng những gì vừa diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm bộc lộ một thực tế khó phủ nhận là Bắc Kinh không biết mình biết người. Hay nói cách khác đó là "ngộ nhận chiến lược". Bắc Kinh đã đánh giá thấp Trump, tưởng ông là "tổng thống con buôn" (dealer) nên chắc chỉ dọa già để đàm phán, chứ không dám đánh thuế thật. Vì vậy, khi Trump tuyên chiến và ra đòn quyết liệt, Bắc Kinh đã bị bất ngờ (caught off guard) và đối phó bị động và lúng túng.   

Gần đây, khi các chuyên gia của Stratfor (một tổ chức nghiên cứu chiến lược) đến Trung Quốc, họ cảm thấy có sự bất ổn (uncertainty). Người Trung Quốc không còn nhắc đến "Made-in-China 2025" như trước, như có một cuộc "rút lui chiến lược" (tuy đã quá muộn). Cuộc chiến thương mại với Mỹ làm Bắc Kinh đau đầu, và nổ ra tranh luận về chính sách (đã bộc lộ sai lầm), về vị thế của Tập Cận Bình (đang bị nội bộ chỉ trích), về vai trò và tương lại của các cố vấn chủ chốt liên quan đến Mỹ, như Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) phó chủ tịch nước, là cánh tay phải của Tập, và Lưu Hạc (Liu He) phó thủ tướng, phụ trách đàm phán với Mỹ. Nếu Trung Quốc bị thất thế và thua cuộc thì sự nghiệp chính trị của họ cũng bị tổn thương.   

Nay Tập Cận Bình nắm quyền lực tuyệt đối, như "Chủ tịch Mọi thứ" (Chairman of Everything) hay "Hoàng đế Đỏ" (Red Emperor). Xung quanh Tập không thiếu người tài, nhưng thể chế độc tài và tệ "sùng bái cá nhân" đang làm thui chột sáng tạo và vô hiệu hóa tài năng, vì vua không chịu lắng nghe, hoặc các quan không dám nói thật. Đó chính là nghịch lý Tập Cận Bình và "gót chân Asin" của Trung Quốc (và một số nước khác). Muốn khắc phục vấn nạn đó, phải thay đổi thể chế, vì chỉ thay người (như thay áo) sẽ không giải quyết được vấn đề. Einstein đã từng nói: "không thể giải quyết được vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra nó".

Trung Quốc đã đi quá xa với tham vọng bành trướng ra toàn cầu để thách thức Mỹ. Tuy đã quá muộn để quay lại theo lời răn của Đặng Tiểu Bình là "dấu mình chờ thời", nhưng "muộn còn hơn không". Lúc này, dù Tập Cận Bình vẫn có thể tránh né được chỉ trích trực tiếp, nhưng chắc không tránh né được mãi. Các quyết định của Tập ẩn tàng rủi ro, vì ngộ nhận hoặc do "hệ quả không định trước" (unintended consequences), đang làm suy yếu quyền lực. Các quyết sách của Tập về kinh tế, đối ngoại, và quân sự đang chịu sức ép lớn của dư luận trong và ngoài nước, vì những ngộ nhận và nghịch lý đang làm Trung Quốc dễ bị tổn thương.  

Trong khi chính quyền Trump điều chỉnh chiến lược để ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy thách thức Mỹ, Bắc Kinh vẫn ngộ nhận và coi thường (như dưới thời Obama). Vì vậy, khi Trump chuyển sang tấn công, Bắc Kinh đã sa vào thế bị động và thiếu chuẩn bị để đối phó. Trong khi Bắc Kinh đang tái cấu trúc nền kinh tế (để giảm núi nợ khổng lồ) nên dễ bị tổn thương như "rắn đang lột xác", bộ máy tuyên truyền vẫn hùng hổ thách thức Mỹ. Nếu chiến tranh thương mại leo thang (như dự báo), Trung Quốc chắc càng bất ổn về kinh tế, và Tập càng bị thách thức nhiều hơn về chính trị. Nay dù Bắc Kinh có muốn xuống thang hay "rút lui chiến lược" cũng khó vì họ đã đi quá xa (6). 

Cao Biền dậy non

Trong bối cảnh Lưu Hạc thất bại (6/2018) không ngăn được Mỹ quyết định đánh thuế 34 tỷ USD, nhiều người kỳ vọng Vương Kỳ Sơn sẽ vào cuộc như "người chữa cháy số một" (fire fighter in chief). Tuy chưa rõ Vương Kỳ Sơn thực sự không dính líu sâu vào quan hệ với Mỹ, hay ông cố tránh xa quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, nhưng chắc Vương không tham gia vào lúc này vì Mỹ tiếp tục đánh thuế cao hơn, ông sợ  bị mất mặt. Nếu Lưu Hạc đã bị bỏng bởi đám cháy, Vương Kỳ Sơn có thể bị bỏng còn nặng hơn. Tuy Vương không tham gia lúc này là "dấu hiệu xấu trong quan hệ Mỹ-Trung", nhưng ông có thể là lá bài chiến lược để dành (cho nước cờ cuối). Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa thực sự biết Washington muốn gì, vì các quan chức Mỹ tham gia đàm phán chia rẽ sâu sắc, nên không có tiếng nói chung (reneging on one’s words) (9).

Nhưng Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) lại là câu chuyện khác. Ông được coi là "quốc sư" vì phục vụ ba đời Tổng Bí Thư, là bộ óc đằng sau các chủ thuyết qua từng giai đoạn: Giang Trach Dân với thuyết "Ba Đại diện", Hồ Cẩm Đào với thuyết "Xã hội Khá giả", và Tập Cận Bình với thuyết "Giấc mộng Trung Hoa". Tại Đại hội 19, Vương được Tập đưa vào thường vụ Bộ Chính Trị, phụ trách tuyên truyền (thay Lưu Vân Sơn). Mô hình chuyên chế có sức sống (authoritarian resilience) đã phát huy hiệu quả (sau Thiên An Môn). Nhưng khi mô hình "chuyên chế tập thể"  biến thành "chuyên chế cá nhân", khoác cái áo tư bản nhà nước với "đặc sắc Trung Quốc", nó đã bộc lộ "gót chân Asin" khi bị Mỹ tấn công. Gần đây, Vương không xuất hiện, làm dấy lên tin đồn là Vương đã thất sủng vì chủ trương tuyên truyền phản tác dụng. 

Thời xưa, Tào Tháo đã để lại một câu nổi tiếng: "ta thà phụ người còn hơn để người phụ ta". Thời nay, Đặng Tiểu Bình cũng quyền biến không kém, khi trở mặt thí Triệu Tử Dương (là đệ tử của mình chủ trương cải cách ôn hòa) và ủng hộ phe cực đoan xuống tay đàn áp đẫm máu sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Tuy buộc phải nhúng tay vào chàm để giữ quyền lực, nhưng Đặng có lý khi để lại mấy lời răn nổi tiếng: "dấu mình chờ thời", "quyết không đi đầu", "lãnh đạo tập thể" và "mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột".

Nhưng đáng tiếc là Tập Cận Bình đã làm ngược lại các lời răn của Đặng Tiểu Bình, vì chủ quan tin rằng đã đến lúc Trung Quốc không cần giấu mình, sẵn sàng đi đầu, tập trung quyền lực tuyệt đối để trở thành độc tài và "sùng bái cá nhân" như thời Mao Trạch Đông. Sau Đại hội 19, Tập còn thay đổi hiến pháp để lãnh đạo suốt đời (như một hoàng đế Trung Hoa). Đó là một nghịch lý, không chứng tỏ sức mạnh mà là điểm yếu như "Cao Biền dậy non".  Đây là một cuộc cách mạng lộn ngược trở về quá khứ (chẳng khác gì cách mạng Hồi giáo Iran).    

Cục diện tứ giác thương mại quốc tế Mỹ-Trung-Nhật-EU bắt đầu suy sụp với tiếng chuông báo động của WTO, mở ra một giai đoạn mới của trật tự kinh tế quốc tế, trong đó Trung Quốc đang bị các cường quốc khác cô lập. Lý Khắc Cường đã đề nghị hợp tác với EU để chống lại Mỹ, nhưng đã bị EU từ chối. Trong khoảng hai tháng qua, đồng tiền CNY đã liên tục mất giá trong khi đồng USD vẫn đang mạnh lên. Nhưng điều làm cho Bắc Kinh lo ngại nhất là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rút vốn ồ ạt ra khỏi Trung Quốc, làm cho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh. Trong hơn 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện nay, dự trữ ngoại hối khả dụng không đến 50%, trong khi nợ nước ngoài khoảng 1.800 tỷ USD.

Lợi bất cập hại 

Lãnh đạo Trung Quốc đã chủ quan tưởng rằng họ có thể thắng cuộc khi đối đầu thương mại với Mỹ (trade standoff). Bắc Kinh tưởng Washington sẽ bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại vì chịu sức ép của cử tri Mỹ đang bị thua thiệt do thương mại bị đình đốn. Trên thực tế, Bắc Kinh dễ bị tổn thương hơn, vì họ cần duy trì tăng trưởng kinh tế để có chính danh quyền lực, và luôn bị ám ảnh bởi bất ổn xã hội. Trong khi Bắc Kinh tăng cường bịt miệng những người bất đồng chính kiến, thì họ cũng bịt luôn những "thông tin trái chiều" (nhưng là sự thật cần biết). Việc Tập nắm quyền lãnh đạo độc tôn đã gây trở ngại cho việc hoạch định chính sách hiệu quả khi các quan chức không dám nói thật, đùn đẩy trách nhiệm ra quyết sách cho lãnh đạo, và thi hành mệnh lệnh một cách thụ động và máy móc (dù hệ quả tốt hay xấu).

Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang (như dự báo) sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường. Lòng tin của dân chúng vào nền kinh tế sẽ bị suy sụp, làm cho đất nước đứng trước các thách thức mới còn nghiêm trọng hơn nhiều so với xuất khẩu bị giảm sút. Theo quy luật, chiến tranh thương mại thường kéo theo chiến tranh tiền tệ. Lúc đó, không chỉ đồng tiền CNY sẽ tiếp tục phá giá, dẫn đến suy thoái, mà dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc, bất chấp các biện pháp kiểm soát, dẫn đến các hệ quả còn lớn hơn cả tài chính và kinh tế. 

Một biện pháp truyền thống là bán nợ để đối phó với đòn trừng phạt thuế quan trong đối đầu thương mại. Tháng 4/2018, Nga đã quyết định bán 84% số công trái chính phủ Mỹ (US Treasury bonds) mà Nga đang nắm (trị giá 81 tỷ USD), để trả đũa và đối phó với Mỹ đánh thuế các hàng hóa của Nga (như thép). Quyết định này tưởng sẽ tác động đến thị trường và kinh tế Mỹ, nhưng lãi suất công trái 10 năm của Mỹ vẫn giữ ở mức 3%.  Số công trái trị giá 81 tỷ USD mà Nga bán ra chỉ như muối bỏ biển, so với tổng số công trái Mỹ trị giá 21.000 tỷ USD.

Trung Quốc là nước chủ nợ lớn nhất của Mỹ, trong đó có 1.200 tỷ USD công trái (Treasury bonds), bằng 6% tổng số nợ (gấp 10 lần Nga). Nếu Bắc Kinh bán số công trái chính phủ Mỹ (như Nga) sẽ là một quả bom kích hoạt cuộc chiến tiền tệ, tác động đến thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu. Đó sẽ là một cuộc chiến hủy diệt lẫn nhau (mutually assured destruction), nên ít có khả năng Tập Cận Bình sẽ trả đũa bằng "quả bom công trái Mỹ" (như dự đoán). Theo một tài liệu nghiên cứu của bộ Quốc phòng Mỹ (năm 2012), về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ vì Trung Quốc mua quá nhiều công trái, đã kết luận rằng Trung Quốc không thể đem công trái Mỹ ra bán hàng loạt, vì Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn.

Song song với chiến tranh thương mại (đang leo thang), ngày 13/8/2018, Tổng thống Trump đã ký "Luật Chuẩn chi Quốc phòng cho năm tài chính 2019" (NDAA) được Quốc hội thông qua (1/8/2018) phê chuẩn ngân sách quốc phòng 716,3 tỷ USD (tăng 16 tỷ USD so với năm trước). NDAA nhằm ngăn chặn :

1) các hoạt động xâm chiếm lãnh thổ biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á ;

2) các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Mỹ và quốc tế ;

3) các kế hoạch của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Mỹ. Quốc hội nhấn mạnh "cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc là ưu tiên chính của Mỹ". NDAA cũng kêu gọi "xác định lại, mở rộng và kéo dài" (redesignation, expansion, and extension) Sáng kiến Hàng hải Đông Nam Á (11). 

Trí thức trỗi dậy  

Theo các nguồn tin từ Trung Quốc, gần đây có một số sự kiện đáng chú ý : Giáo sư Hồ An Cương (Đại học Thanh Hoa) bị phê phán kịch liệt là tác giả thuyết "Trung Quốc đã vượt Mỹ" ; Bộ phim "Amazing China" bị ngừng phát hành, sau mấy tháng gây sốt dư luận ; Báo chí Trung Quốc được chỉ đạo không còn nhắc đến kế hoạch "Made in China 2025".

Ông Hồ An Cương đang bị dư luận Trung quốc phê phán, coi lý thuyết của ông là thủ phạm và nguyên nhân trực tiếp làm Trump nổi giận, gây ra cuộc Chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Trong một báo cáo (năm 2016) Hồ An Cương khẳng định Trung Quốc đã trở thành nước chế tạo lớn nhất thế giới, nước xuất nhập khẩu nhiều nhất và thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Trong một báo cáo khác (tháng 4/2017) ông kết luận: "Trung Quốc đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt qua toàn diện nước Mỹ, trong đó thực lực kinh tế đã vượt Mỹ năm 2013, khoa học kỹ thuật đã vượt Mỹ năm 2015, sức mạnh quốc gia tổng hợp đã vượt Mỹ năm 2012. Đến năm 2016, ba thực lực trên so với Mỹ đã lớn gấp 1,15 lần về kinh tế, gấp 1,31 lần về khoa học kỹ thuật và 1,36 lần về sức mạnh quốc gia tổng hợp, nên Trung Quốc đứng đầu thế giới !".

Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, và cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa đã ký tên vào một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng và tước bỏ học hàm giáo sư của Hồ An Cương. Sau đó, lá đơn này đã được 1.000 cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng này hưởng ứng ký tên. Nội dung lá đơn tố cáo các nghiên cứu của Hồ An Cương đi ngược lại những kiến thức thông thường, đẻ ra cái gọi là "báo cáo học thuật về sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã vượt Mỹ". Họ cho rằng Hồ An Cương không chỉ làm ô danh trường Đại học Thanh Hoa mà về lâu dài còn làm hại đất nước và nhân dân Trung Quốc.

Một sự kiện khác đáng chú ý là Giáo sư Tôn Lập Bình (Đại học Thanh Hoa) đã viết bài trên mạng Weibo (được lan truyền khắp cả nước), chỉ trích các hoạt động tuyên truyền nói trên là "vừa gây tai họa cho quốc gia, vừa mang tai ương cho nhân dân". Theo ông, các trường đại học danh tiếng (Ivy League) và các cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ đã hội tụ được các nhân tài giỏi nhất toàn cầu, kiên trì nghiên cứu cơ bản suốt mấy chục năm nay, trong khi Trung Quốc chỉ mới trỗi dậy trong một thời gian ngắn, nên đừng mong đuổi kịp Mỹ. Ông cảnh báo nếu người Trung quốc suốt ngày tung hô kế hoạch "Made in China 2025", và bộ phim "Amazing China", là "Đại quốc Trọng khí" (vật quý, quan trọng của nước lớn) thì chẳng khác gì "gõ thanh la và đánh trống lôi người khác tỉnh dậy, để tìm cách kiềm chế chúng ta".

Ông Long Vĩnh Đồ (cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc) cũng phê phán quan điểm của ông Hồ An Cương về "Trung Quốc đã vượt Mỹ về ba thực lực". Ông Long viết : "Mới đây, một báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện trưởng Hồ An Cương ở Đại học Thanh Hoa cho rằng 6 thực lực phát triển của Trung Quốc (kinh tế, khoa học kỹ thuật, sức mạnh tổng hợp, quốc phòng, ảnh hưởng quốc tế và văn hóa mềm) đều đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt Mỹ toàn diện, trong đó 3 thực lực đầu đã vượt Mỹ". Theo ông, từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ coi thực lực kinh tế vượt Mỹ là tiền đề để xử lý quan hệ với Mỹ. Về thực lực phát triển, tố chất con người, hay sức mạnh tổng hợp quốc gia đều còn khoảng cách rất xa so với người Mỹ. Nhưng ông Hồ An Cương đã làm lãnh đạo và xã hội Trung Quốc lầm lẫn.

Tuyên truyền ra sao

Trên Nhân dân Nhật báo (2/7/2018) có bài "Bàn về trào lưu thổi phồng tự đại", cũng chỉ trích "cách nói 3 thực lực của Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt Mỹ". Bài báo phê phán một số bài viết tung hô "Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về một số lĩnh vực, ai cũng khâm phục", và "Trung Quốc hiện là nền kinh tế số 1 thế giới", hoặc "Mỹ đã sợ chúng ta, Nhật cũng sợ, và châu Âu hối hận". Những bài báo đó đã kích động tinh thần dân tộc cực đoan, làm nhiều người tự cao tự đại, xã hội sa đà vào thông tin sai lạc, vô tình cổ súy cho tư tưởng dân túy.

Sau khi nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, "Sự kiện ZTE" bị Mỹ trừng phạt vì lấy cắp công nghệ Mỹ, trở thành một liều thuốc tỉnh ngủ, làm người Trung Quốc giật mình. Nhiều chuyên gia Trung Quốc lên tiếng cảnh báo cái gọi là "thành tựu trong lĩnh vực công nghệ cao" của Trung Quốc không đúng như tuyên truyền. Trong khi Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cấm các công ty Mỹ trong vòng 7 năm không được bán linh kiện/cấu kiện cho công ty ZTE để phát triển công nghệ 5G cho điện thoại thông minh, làm ZTE đối mặt nguy cơ phá sản, bộ phim "Amazing China" lại tung hô công nghệ cao Trung Quốc, với nhiều tình tiết có thể làm bằng chứng Trung Quốc đã lấy cắp, dùng trộm và cưỡng bức chuyển giao công nghệ, làm các công ty công nghệ khác (như Huawei và Alibaba) lo ngại sẽ là nạn nhân tiếp theo (như ZTE).  

Bộ phim "Amazing China" tràn ngập những hình ảnh về các "kỳ tích vượt bậc, gây nức lòng người" trong lĩnh vực khoa học công nghệ (như máy bay tàng hình J-20, tàu sân bay Liêu Ninh, cầu lớn vượt biển nối Hongkong với Ma Cao). Xuyên suốt bộ phim là những lời ca ngợi sức mạnh Trung Quốc, bừng bừng khí thế yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Phim được mô tả là "tác phẩm truyền đi sức mạnh Trung Quốc" gây cơn sốt cả trong nước và ngoài nước. Nhưng đến ngày 19/4/2018, bộ phim đó đột nhiên được thông báo rút khỏi hệ thống các rạp, và gỡ khỏi các trang phim trực tuyến, theo chỉ thị của Ban Tuyên truyền Trung ương.

Theo Tân Hoa Xã, ngày 25/7/2018, Tưởng Kiến Quốc (Phó ban Tuyên truyền trung ương) đã đột ngột bị cách chức, và ngày 30/7/2018, Lỗ Vỹ (Phó Ban Tuyên truyền trung ương), đã bị Tòa án đưa ra xét xử. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TW đã buộc tội ông với những lời lẽ nặng nề, như là người khởi xướng trào lưu sùng bái cá nhân và lừa dối lãnh đạo. Nhiều người cho rằng việc chỉnh lý công tác tuyên truyền phản ánh tình trạng Trung Quốc bị đòn đau trong Chiến tranh thương mại. Sai lầm về tuyên truyền dường như đã làm cho lãnh đạo bị bất ngờ (caught off guard), nay họ nhận ra thì đã quá muộn. Công tác tuyên truyền gắn với Tập Cận Bình, tuy vị thế chưa bi suy yếu, nhưng khả năng kiểm soát quyền lực chắc bị giảm sút (7).

Trong nghiên cứu người ta phải dựa trên sự thật, nhưng trong tuyên truyền người ta có thể dựa vào "một nửa sự thật" (half truth) hay "sự thật khác" (alternative facts), thậm chí "tin vịt" (fake news) để đạt mục đích. Nghiên cứu và tuyên truyền tồn tại song song nên dễ làm người ta ngộ nhận và nhầm lẫn. Joseph Goebbels (bộ trưởng tuyên truyền Đức) từng nói: "Nói dối một lần chỉ là nói dối, nhưng nói dối một ngàn lần sẽ thành sự thật" (a lie told once remains a lie, but a lie told a thousand times becomes the truth). Sử gia Yuval Harari gọi xã hội loài người là "hậu sự thật" (post-truth) và cho rằng fake news đã tồn tại từ lâu trước Facebook.

Ngộ nhận và nhầm lẫn giữa nghiên cứu và tuyên truyền có thể gây tai họa. Điều đó thường xảy ra dưới chế độ chuyên chế khi vua không chịu lắng nghe sự thật và các quan không dám nói ra sự thật (vì sợ trái ý vua). Nó không chỉ xảy ra trong lịch sử, mà đang xảy ra tại Bắc Kinh (và một số nơi khác). Nhiều người đã nhận ra lãnh đạo Trung Quốc vừa qua bị bất ngờ và bị động đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại, vì họ đã ngộ nhận và nhầm lẫn lớn (hay còn gọi là "ngộ nhận chiến lược"). Không phải ì Trung Quốc thiếu người tài để đối phó với Mỹ, mà họ đã bị thể chế làm cho thui chột hoăc vô hiệu hóa. Muốn khắc phục vấn nạn này phải thay đổi thể chế, vì chỉ thay người (như thay áo) không thể giải quyết được vấn đề.

Thoát Trung thế nào    

Trong khu vực, xu hướng "thoát Trung" và "theo Trung" xảy ra đồng thời, phản ánh sự phân hóa của các nước (như ASEAN) dưới tác động của Trung Quốc đang trỗi dậy, muốn thao túng khu vực này và Biển Đông (như cái ao riêng của họ). Miến Điện là một trường hợp điển hình đã dám "tái cân bằng" (rebalance) quan hệ với Trung Quốc. Nói cách khác, đó là quá trình "thoát Trung", để tránh bị "Hán hóa" (sinicization) về kinh tế và chính trị thông qua "bẫy nợ" (debt trap). "Tái cân bằng" hay "thoát Trung" không có nghĩa là bài Trung hay chống Trung Quốc, vì đó là một cường quốc (láng giềng), có một nền văn hóa vĩ đại.

Quá trình "tái cân bằng" tại Miến Điện không phải ngẫu nhiên, mà do mấy thập kỷ kinh nghiệm quan hệ Miến-Trung làm người Miến tỉnh ngộ, buộc phải đảo ngược (push back), tuy họ vẫn phải giữ quạn hệ tốt với Trung Quốc. Nay quá trình đó đang lặp lại tại Triều Tiên sau cấp cao Liên Triều và Mỹ-Triều, tại Malaysia sau khi Mahathir Mohamad thắng Najib Razak và lên làm thủ tướng, và sẽ diễn ra tại các nước khác như một xu hướng mới. Trong khi quá trình "theo Trung" (như Cambodia, Lào, Thailand, Philippines) là do hoàn cảnh, và có thể đảo ngược, thì quá trình "thoát Trung" hầu như không thể đảo ngược (irreversible).  

Một số học giả và nhà báo thiếu phê phán (uncritically) thường có quan điểm thân Trung Quốc, do thấy đầu tư và ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng tăng trong khu vực. Nhưng đầu tư của Trung Quốc trong mấy năm qua đã dẫn đến phản ứng của dân chúng (public backlash) làm quan hệ song phương dễ đổ vỡ (fragile). Tại Malaysia, thủ tướng mới Mahathir Mohamad (93 tuổi) đang tái cân bằng (rebalance) quan hệ với Trung Quốc như một ưu tiên hàng đầu. Ông đã quyết hủy hai dự án lớn là tuyến đường sắt East Coast Rail Link (trị giá 20 tỷ USD) và đường ống dẫn khí Sabah Gas Pipeline (trị giá hơn 2 tỷ USD). Đây là một phép thử (litmus test) để xem Trung Quốc có mềm dẻo để tái cấu trúc quan hệ trong tương lai hay không.

Tuy Thủ tướng Mahathir công khai chỉ trích quan hệ Trung-Mã dưới thời Razak, nhưng trong chuyến thăm Trung Quốc (18-22/8/2018), ông đã khéo léo tránh đổ lỗi cho Trung Quốc, mà đổ trách nhiệm cho người tiền nhiệm là Rajib Razak. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Mahathir nói rõ : "Chúng tôi luôn ghi nhớ trình độ phát triển của các nước không giống nhau…Chúng tôi không muốn có tình trạng chủ nghĩa thực dân kiểu mới vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu. Vì vậy chúng tôi cần thương mại công bằng".        

Tuy quyết định của ông Mahathir là một thất bại lớn (big blow) cho kế hoạch "Vành đai & Con đường" của Trung Quốc tại khu vực, nhưng Tập Cận Bình vẫn phải vui vẻ chấp nhận và tuyên bố "hài lòng sâu sắc" (deeply satisfied) với chuyến thăm của thủ tướng Mahathir. Sau khi lên cầm quyền, ông Mahathir đã quyết đảo ngược các chính sách của Rajib Razak đã làm Malaysia nợ gần 250 tỷ USD do ký nhiều dự án bất lợi và vay Bắc Kinh hàng tỷ USD để cứu quỹ đầu tư nhà nước khỏi phá sản (8).

Tại Philippines, phản ứng trái chiều của dân chúng sẽ xảy ra khi làn gió chính trị đổi chiều, hoặc khi sức khỏe của tổng thống có vấn đề. Duterte có lần thú nhận ông là "tổng thống vịt què" (lame duck president) và "sẵn sàng từ chức" nếu quân đội và cảnh sát tìm được người thay thế. Lào và Campuchia cũng không phải ngoại lệ. Lào đang sa vào "bẫy nợ" của Trung Quốc, với dự án đường sắt cao tốc (trị giá 6 tỷ USD). Tại Campuchia, ngày càng nhiều người bất bình vì Hun Sen cho Trung Quốc thuê cảng Sihanoukville and Koh Kong 99 năm, và một diện tích chiếm  20% bờ biển nước này. Tuy Hunsen đàn áp đảng đối lập và công khai thân Trung quốc, nhưng con trai Hun Sen lại học West Point (chứ không phải Thanh Hoa).      

Đa dạng hóa quan hệ 

Theo New York Times, các nước châu Á buôn bán với Trung Quôc nhiều hơn với Mỹ (thường với tỷ lệ "hai trên một"). IMF dự báo Trung Quốc có thể trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới vào năm 2030. Theo NDS, "Trung Quốc muốn gạt Mỹ khỏi khu vực Indo-Pacific, mở rộng phạm vi mô hình kinh tế nhà nước, và lập lại trật tự khu vực có lợi cho họ... Cạnh tranh kiểu chiến tranh lạnh thường không thấy sự chênh lệch (imbalance) về vùng ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Đây là hệ quả do Mỹ đã lỡ bước (missteps) và do chính sách tùy tiện (ad hoc) dựa trên quan hệ song phương của Trump tại Đông Nam Á (10).

Theo CNBC (23/8/2018), cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang tiếp tục "ăn miếng trả miếng", đánh thuế 25% số hàng hóa của nhau trị giá 16 tỷ USD, đưa tổng số lên 50 tỷ USD (giai đoạn một, từ 6/7/2018), bất chấp đàm phán đang diễn ra (ở cấp thứ trưởng). Nếu đàm phán lần trước (6/2018) ở cấp bộ trưởng (với phó thủ tướng Lưu Hạc) đã thất bại, đàm phán lần này càng khó thành công. Trump nói ông "không hy vọng nhiều vào đàm phán". Có nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục đánh thuế trị giá 200 tỷ USD (giai đoạn hai, từ 9/2018).

Nếu Trung Quốc vẫn không chịu thay đổi, Trump dọa sẽ đánh thuế trị giá hơn 500 tỷ USD (giai đoạn ba) trên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ năm 2017. Theo Wilbur Ross (bộ trưởng thương mại Mỹ): "Họ sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Dĩ nhiên họ sẽ trả đũa đôi chút, nhưng cuối cùng, chúng ta có nhiều đạn hơn họ. Họ biết điều đó. Nền kinh tế của chúng ta mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc, họ cũng biết điều đó" (CNBC, 23/8/2018).

Theo một báo cáo của Hội Đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), tuy Mỹ vẫn là đồng minh chính về an ninh của các nước khu vực, nhưng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng, càng thúc đẩy các nước Đông Nam Á đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược vượt ra khỏi quỹ đạo với Bắc Kinh hay Washington. Tại Malaysia, sau khi lên cầm quyền, Mahathir quyết định đi thăm Tokyo (chứ không phải Bắc Kinh hay Washington), trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Mahathir có thể quay lại chính sách "Hướng Đông" (Look East), vì ông tin rằng Nhật Bản có vai trò quan trọng hơn tại khu vực này. Đó là quan điểm được nhiều nước khác trong khu vực này chia sẻ (trong đó có Việt Nam).   

Quá trình Hán hóa là chiến lược của Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ra toàn cầu, nhằm cạnh tranh với Mỹ sau khi trỗi dậy thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, thông qua cho vay, đầu tư, xây dựng hạ tầng (theo sáng kiến "Vành đai & Con đường") và dùng ảnh hưởng văn hóa tư tưởng (như Viện Khổng Tử và "Charm Offensive"). Đó là một loại chủ nghĩa thực dân mới (neo-colonization) dùng "bẫy nợ" thay "ngoại giao pháo hạm", thường dễ thành công tại các nước có thể chế tương đồng (như độc tài, tham nhũng), nhưng về lâu dài sẽ phản tác dụng khi chủ nghĩa dân tộc và xu hướng dân chủ hóa tại các nước đó trỗi dậy để "thoát Trung", chống lại sự nô dịch kinh tế và văn hóa (economic and cultural coercion).

Tham vọng Hán hóa nhằm nô dịch về kinh tế và văn hóa có thể thành công tại một số nước, nhưng thực tế chứng tỏ đó là một con dao hai lưỡi, có thể trở thành "gót chân Asin" của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, khi Mỹ triển khai chiến tranh thương mại và chiến lược quốc phòng (NDS) nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Xu hướng dân chủ hóa và "thoát Trung" theo chủ nghĩa dân tộc tại khu vực sẽ làm Trung Quốc bị cô lập. Những gì đang diễn ra sẽ làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ vì họ đã "ngộ nhận chiến lược". Đó là một bài học lớn không chỉ cho người Trung Quốc, mà còn cho các quốc gia khác chưa tỉnh ngộ. 

Lời cuối 

Gần đây, Patrick Cronin (senior advisor, Center for New American Security) đã đưa ra một khái niệm mới để chỉ hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là "insurgency" (bạo động).  Theo Cronin, luật pháp quốc tế trên biển có đứng vững được hay không còn phụ thuộc vào lòng tin của người dân được tự do đi lại như thế nào và tới đâu mà người ta muốn trong phạm vi quyền hạn của họ theo luật quốc tế. Mỹ phải tư duy và hành động như "counterinsurgent" (chống bạo động) trên Biển Đông, để phát huy ảnh hưởng của mình trước Trung Quốc là "insurgent" (kẻ gây bạo động) để bảo vệ sự có mặt thường xuyên và liên tục của tàu bè dân sự tại khu vực này (5). 

Theo Cronin, Việt Nam là một đồng minh chủ chốt (key ally) của Mỹ tại khu vực, trong khi Mỹ ủng hộ chủ quyền các nước tại Biển Đông, cung cấp nhiều vũ khí, và coi việc ngăn chặn Trung Quốc là mục tiêu chính. Gần đây, các quan chức cấp cao Mỹ đến thăm Việt Nam ngày càng nhiều, như ngoại trưởng Mike Pompeo (cũng như Rex Tillerson), bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, và Tổng thống Trump (11/2017). Việt Nam vẫn thân thiện với Mỹ và lập trường này chắc không thay đổi… Đáng chú ý là gần đây đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình tại Việt Nam để phản đối luật đặc khu kinh tế, định cho nước ngoài thuê đất 99 năm.

Tuy Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh Mạng (12/6/2018), nhưng lại hoãn thông qua Luật ba Đặc khu (ít nhất là đến hết năm). Diễn biến này có thể liên quan đến những gì đang diễn ra tại Bắc Kinh cũng như trong quan hệ Mỹ-Trung, như một "hệ quả không định trước" (unintended consequence). Chắc phải có mối liên quan chặt chẽ giữa mục tiêu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và mục tiêu chiến lược mới của Mỹ (NDS). Nếu Trung quốc giật mình vì bộc lộ "gót chân Asin", liệu Việt Nam có giật mình tỉnh ngộ hay không?    

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 26/8/2018  

Tham khảo :

(1) Hitting China’s Wall, Paul Krugman, New York Times, July 18, 2013

(2) The Coming Chinese Crackup, Wall Street Journal, March 6, 2015

(3) China’s Summer of Discontent, Minxin Pei, Project Syndicate, August 2, 2018

(4) Humans are a post-truth speciesYuval Noah Harari , the Guardian, August 5, 2018

(5) China is waging a Maritime insurgency in the South China Sea. It’s time for the United States to counter it, Patrick Cronin, National Interest, August 6, 2018

(6) Xi Jinping’s Path for China, Stratfor, August 10, 2018

(7) Trumps trade war is rattling China’s leadersKeith Bradsher  & Steven Lee Myers , New York Times, August 14, 2018

(8) Malaysia cancels two big Chinese projects, fearing they will bankrupt the country, Amada Erickson, Washington Post, August 21, 2018

(9) China-US trade war : Vice-President Wang Qishan ‘the firefighter’ might not be sent to front line, Shi Jiangtao, South China Morning Post, August 22, 2018

(10) Does China really dominate Southeast Asia ? David Hunt, Asia Times, August 23, 2018

11. With a wary eye on China’s maritime expansion, the US is switching up gear in the Indo- Pacific, Emanuele Scimia, South China Morning Post, August 23, 2018

Published in Diễn đàn
mardi, 14 août 2018 18:10

Tập Cận Bình đuối sức

Ông Tôn Tử khuyên phải chủ động chọn thời gian thuận lợi nhất hãy tham chiến. Cuộc chiến tranh mậu dịch xảy ra vào thời điểm bất lợi nhất cho ông Tập Cận Bình.

tcb1

Cuộc chiến tranh mậu dịch xảy ra vào thời điểm bất lợi nhất cho ông Tập Cận Bình.

Trong ba năm qua ông Tập Cận Bình bắt các ngân hàng phải giảm bớt những món nợ đã chồng chất trong hàng chục năm, đang có nguy cơ sụp đổ. Trong thời ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 10% vì ngân hàng thả lỏng việc cho vay, miễn sao các doanh nghiệp nhà nước có tiền dựng nhà máy và chính quyền địa phương kiến thiết hạ tầng cơ sở. Đây là một hình thức "bao cấp" kiểu mới ; cho vay tiền thay vì trợ cấp trực tiếp. Các công ty tư nhân cũng theo cơn sóng "tiền dễ dãi" đó mà phát triển.

Nhưng không một người, một xí nghiệp hay một quốc gia nào có thể cứ vay nợ mãi mãi. Từ dăm năm qua, "quả bom nợ" chỉ chờ ngày nổ bùng. Nếu một số lớn thân chủ không thể trả nợ, ngân hàng cũng vỡ nợ, kéo theo các ngân hàng khác vì họ đều nợ nần lẫn nhau. Khi có một số ngân hàng lâm nguy, lòng tin của người gửi tiền sụp đổ, người ta sẽ rút tiền ra. Cả hệ thống sụp đổ.

Trong một chế độ độc tài đảng trị, chính quyền có thể ngăn chặn cơn hỗn loạn khi mới bắt đầu, bằng cách đem công quỹ ra cứu các ngân hàng ngay khi cơn nguy mới phát hiện. Nhưng khả năng chặn dứt cơn khủng hoảng có giới hạn. Và một căn bệnh hiểm nghèo không thể trị hết nếu chỉ dùng phương pháp xoa dầu nóng và chườm đá mãi.

Cho nên ông Tập Cận Bình biết phải ra tay ngăn chặn khối nợ khổng lồ không cho phồng lên quá đáng. Nếu không, có chuyện gì xảy ra ông Tập sẽ mất cả uy tín lẫn địa vị.

Ông Tập Cận Bình đặt ra kế hoạch cải tổ cơ cấu, ưu tiên số một là giảm bớt số tiền cho vay từ các ngân hàng. Khi các doanh nghiệp nhà nước không thể cứ ngửa tay ra là vay được tiền, họ buộc phải cải tổ. Khi chính quyền các địa phương không còn có thể bắt các ngân hàng đưa tiền cho xây cất thì họ sẽ phải thúc đẩy các xí nghiệp gia tăng hiệu năng để thâu thuế.

Nhưng một hậu quả tất nhiên của kế hoạch này là nền kinh tế phỉa giảm tốc độ. Từ giai đoạn muốn có tiền chỉ cần hỏi vay, đến lúc các ngân hàng dè dặt thắt chặt túi tiền, những việc đầu tư, sản xuất sẽ phải chậm lại.

Cuộc cải tổ cơ cấu của ông Tập Cận Bình đang gặp chướng ngại, ngay từ trong nội bộ, trước khi ông Donald Trump khai chiến. Dân Mỹ đã bầu một ông tổng thống coi chiến tranh mậu dịch là một việc rất dễ và chắc chắn thắng lợi ! Ông Donald Trump tấn công tới tấp hết đợt thuế này tới đợt khác. Trong khi đó người lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc thì chỉ mong muốn kinh tế của nước mình uống thuốc giảm huyết áp, để chữa trị căn bệnh tim trầm trọng đã kéo dài hàng chục năm.

Ông Tập Cận Bình đứng trước một thế lưỡng nan. Nếu cố chống trả cuộc tấn công của ông Donald Trump thì sẽ phải trì hoãn, có thể phải tạm chấm dứt việc cải tổ kinh tế. Nếu muốn tiếp tục chương trình cải tổ, thì không đủ sức đối đầu với Mỹ vì nền kinh tế ngày càng yếu đi.

Nhiều chứng cớ cho thấy kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu yếu rồi.

Đầu năm 2018, chỉ số CSI của các thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như chỉ số S&P 500 của thị trường nước Mỹ đều tăng, S&P 500 tăng 5% trong tháng Giêng còn CSI tăng gần 10%. Nhưng từ tháng Hai, cả hai đều xuống. Đến tháng Tám, S&P 500 lại lên và bây giờ vẫn còn tăng 5% nhưng CSI đã tụt mất hơn 25%, so với đầu năm. Giới đầu tư Trung Quốc đang mất tin tưởng.

Ông Tập Cận Bình muốn cải tổ để kinh tế Trung Quốc bớt lệ thuộc xuất cảng, cố gắng thúc đẩy số tiêu thụ của dân nội địa. Nhưng ngay giới tiêu thụ cũng bớt tiền xài khi chính quyền giảm bớt số tiền tệ lưu hành. Số bán của 50 công ty bán lẻ lớn nhất nước đã giảm 0,6% trong tháng Tư, 2018 ; lại giảm 3,4% trong tháng Năm, tới tháng Bảy đã giảm bớt 3,9% so với tháng Bảy năm ngoái. Số thu của các cửa hàng bán lẻ chỉ tăng 8.8%, so với tỷ lệ tăng 9% trong tháng Sáu.

Vì các ngân hàng được lệnh giảm bớt tiền cho vay, số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở chỉ tăng thêm 5.7% trong sáu tháng đầu năm nay, so với tỷ số tăng 7.3% trong nửa đầu năm 2017.

Khi các ngân hàng theo lệnh trung ương giảm bớt tốc độ đem tiền cho vay, các xí nghiệp quốc doanh gặp khó khăn, nhưng các công ty tư bị đòn nặng nhất. Vì không có thể vay các ngân hàng nhà nước, họ thường vay trong "thị trường đen". Những nhà cho vay "trong bóng mờ" không được kiểm soát đã thúc đẩy số nợ toàn quốc tăng lên. Năm 2008 tổng số nợ trong nước Tàu lớn bằng 140% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP). Đến năm 2017 tỷ số này lên thành 257%.

Nhưng chính các loại "ngân hàng đen" đang bị chính quyền ngăn chặn. Năm ngoái, trong sáu tháng đầu năm họ vẫn còn hăng hái tăng số tiển cho vay thêm, tăng hai ngàn rưởi tỷ đồng nguyên. Sau khi ông Tập Cận Bình ra tay, từ tháng Tư, 2018, đến tháng Tám, thị trường tín dụng mập mờ đã giảm bớt, số tiền cho vay chỉ còn 1,500 tỷ, tương đương với 218 tỷ USD.

Bây giờ muốn vay nợ mới để trả nợ cũ, các công ty tư nhân phải chịu lãi suất cao hơn. Nhiều xí nghiệp tư đã phá sản. Đầu tháng Sáu năm nay, có 20 công ty không thể trả nợ. Ông Chu Kiến Xán (Zhou Jiancan, 周建) một nhà tư bản 55 tuổi đã tự tử trong tháng Bảy. Ông vốn là chủ nhân tập đoàn Kim Thuẫn tại tỉnh Triết Giang (Zhejiang Jindun Holding Group, 浙江金盾控股集). Trong những ngày cuối đời, ông đã cố thoát cảnh vỡ nợ, đi vay với lãi suất 10% một tháng, tương đương với 120% một năm. Cái chết này là một tiếng báo động của quả bom nợ đang chờ bùng nổ !

Hôm Chủ Nhật, 12 tháng Tám, một công ty quốc doanh lớn đã tuyên bố không có tiền trả nợ sắp đáo hạn. Công Ty Sản Xuất và Xây Dựng Tân Cương (Xinjiang Production & Construction Corps, 新疆生产建设兵团) vốn thuộc quân đội, tuy ở Tân Cương nhưng thuộc quyền chính phủ trung ương ; họ phải xin hoãn trả tiền vốn cho món nợ trị giá 73 triệu USD.

Với tình hình kinh tế xuống dốc do chủ trương giảm tốc của chính mình, ông Tập Cận Bình đang lo phải đối phó ngay trong nội bộ ; không còn kiểm soát được chính guồng máy cai trị nữa.

Trong nội bộ chính quyền, hiện có hai phe, tiêu biểu là Bộ Tài Chính và Nhân Dân Ngân Hàng. Phía chính phủ thì muốn trở lại thời bao cấp bơm thêm tiền vào nền kinh tế ; trong khi ngân hàng trung ương muốn ngăn chặn, theo đúng chính sách của ông Tập Cận Bình, vì lo quả bom nợ phát nổ.

Nếu muốn chống đỡ với các đợt tấn công sắp tới của ông Donald Trump, ông Tập Cận Bình sẽ phải trở về với chính sách bao cấp cũ !

Cuối tháng Bảy, Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố ưu tiên số một là giữ tỷ lệ phát triển trên 6,7% ; mặc dù vẫn nói cần phải ngăn chặn tổng số nợ không cho lớn hơn. Nhưng cùng lúc đó, hội đồng nhà nước đã chấp thuận chi tiêu thêm 1.350 tỷ đồng nguyên (hơn 225 tỷ USD. Số tiền này sẽ được phân phối cho các địa phương để tiếp tục xây dựng ! Đây là một biện pháp "bao cấp" vừa để mua chuộc chính quyền địa phương vừa để bảo vệ nền kinh tế trước khi các đòn đánh thuế của chính phủ Trump khiến hàng xuất cảng sụt giảm.

Tiền lại được đổ ra, lãi suất ở Trung Quốc đang giảm bớt, trở về mức hai năm trước, cho thấy chính sách của ông chủ tịch nước và chủ tịch đảng bị bỏ qua ! Từ khi Tổng thống Donald Trump mở cuộc tấn công thuế quan, đồng nguyên của Trung Quốc đã giảm giá, vì nhiều người tìm cách đổi lấy đô la để đem tiền ra nước ngoài.

Kinh tế thế giới cũng bất lợi cho ông Tập Cận Bình. Cuộc khủng hoảng mới diễn ra vì đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá cho thấy hệ thống tài chính cả thế giới đang mong manh, rất dễ lung lay. Kinh tế Mỹ đã kéo dài giai đoạn phát triển từ năm 2009 đến nay, trong một hai năm sẽ tới lúc lên tột đỉnh rồi bắt đầu xuống.

Một hàn thử biểu đo lường sức khỏe của kinh tế toàn cầu là nền số xuất cảng của nước Đức. Đó là quốc gia có số thặng dư mậu dịch cao gấp đôi Trung Quốc. Nhưng mấy tháng qua, số xuất cảng của Đức đứng nguyên không lên, trong khi năm ngoái đã tăng 13%.

Ông Donald Trump mở cuộc tấn công mậu dịch đúng vào lúc Trung Quốc đang gặp khó khăn kinh tế. Ông Tập Cận Bình đã tính lầm nước cờ chỉ vì "không biết mình, không biết người".

Cuộc chiến mậu dịch bắt đầu khi kinh tế Mỹ vẫn còn lên mạnh, trong khi kinh tế Trung Quốc đang trì trệ. Ông Tập Cận Bình chủ quan khinh địch cho nên không tìm cách nhượng bộ ngay từ đầu, ít nhất cũng như một "kế hoãn binh".

Bây giờ ông Tập Cận Bình đang đuối sức. Những như con cà cuống đến chết vẫn còn cay, ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nghênh chiến trong thế yếu. Thà rằng quay về thời bao cấp cũ, bỏ ngang cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế, còn hơn tuyên bố đầu hàng. Dân Trung Hoa lục địa sẽ lãnh hậu quả.

Câu hỏi là : Người dân Trung Quốc sẽ chịu đựng tới bao giờ ? 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 14/08/2018

Published in Diễn đàn