Phòng, chống Covid-19 và sự lố bịch của ‘tự hào’ !
Trân Văn, VOA, 02/06/2021
Cho dù số nơi bị phong tỏa (đình chỉ giao thông công cộng, cư dân chỉ được đi lại trong trường hợp cấp thiết), phải thực hiện giãn cách xã hội (hạn chế sinh hoạt buộc phải duy trì khoảng cách cần thiết theo các qui định nghiêm ngặt nhằm phòng ngừa lây nhiễm) và cách ly (bị cô lập tại các cơ sở y tế, điểm tập trung cách ly hoặc tại gia) tăng từng ngày, thậm chí trên phạm vi rất rộng (phường – xã, quận – huyện, tỉnh – thành phố nhưng số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vẫn không ngừng lại, giờ đã vượt qua mức 7.500 (1).
Người tiêm xếp hàng tại điểm tiêm tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành, Hải Dương. Ảnh : Gia Chính.
Đáng lưu ý là một số diễn biến trong đợt dịch thứ tư (từ hạ tuần tháng 4 đến nay) cho thấy, con số chỉ 4.076 ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam trong 15 tháng (từ hạ tuần tháng 1/2020 đến trung tuần tháng 4/2021) có lẽ không phải nhờnhững quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ trung ương tới địa phương, có sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của chính phủ, các bộ, ban, ngành trong phòng, chống dịch như hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từng khoe suốt từ năm ngoái đến nay.
***
Tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã có những quyết sách chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ trung ương tới địa phương trong phòng, chống dịch khiến cả thế giới thán phục, học hỏi mà vào lúc này, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những quốc gia có số người được chích vaccine ngừa Covid-19 và số người"fully vaccinated" thấp nhất thế giới (tỉ lệ được chích ngừa chỉ 1% dân số và tỉ lệ"fully vaccinated" chưa tới 0,1%), thua xa cả Campuchia, Lào (2), cuối cùng phải ráo riết xin thiên hạ bốn trong số năm Châu lục (chỉ còn thiếu Châu Phi) hỗ trợ"tiếp cận vaccine" (3) như đang thấy ?
Covid-19 trở thành đại dịch từ đầu năm ngoái và những diễn biến liên quan đến đại dịch ở quốc gia này lập tức trở thành bài học cho quốc gia khác điều chỉnh kế hoạch, cách thức, nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch, bảo vệ xứ sở, dân tộc của mình. Chẳng lẽ có thể tha, không truy cứu trách nhiệm, trừng phạt những cá nhân, tổ chứctừ trung ương tới địa phươnglà tác giả củanhững quyết sách chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo song đã để xảy ra tình trạng, tất cả bệnh viện được xem là "tuyến đầu" đều đang thiếu đủ thứ thiết bị, vật tư y tế thiết yếu khi cứu chữa những bệnh nhân đang trong tình trạng thập tử nhất sinh (quả lọc máu, thuốc chống đông máu Lovenox loại 40 mg,) ?
Tại sao đã có những quyết sách chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo trong phòng – chống dịch mà lại xảy ra tình trạng nhiều bệnh viện "tuyến đầu" dẫu có tiền vẫn không dám dùng để mua, dự trữ thiết bị, vật tư y tế thiết yếu dùng trong chạy chữa cho những đồng bào đang nguy kịch bởi chưatổ chức đấu thầu theo các qui định hiện hành. Chẳng lẽ chiến lượccủa những quyết sách, sựquyết liệt, sáng tạo của các chỉ đạo lại là đầy các bệnh viện "tuyến đầu" phải hỏi mượn thiết bị, vật tư y tế thiết yếu của nhau, đồng thời ép các nhân viên y tế phải dùng mạng xã hội kêu gọi công chúng hỗ trợ khẩn cấp cho việc cứu người (4) ?
Tương tự, do còn thiếu cả hiểu biết lẫn kinh nghiệm trong đối phó với đại dịch do Covid-19 gây ra, năm ngoái, nhiều quốc gia, đặc biệt là Châu Âu và Mỹ đã phải trả giá rất đắt về nhân mạng. Tuy nhiên ngay sau đó, ngoài việc đặt định các biện pháp nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng, thiên hạ đã nhanh chóng đặt định các yêu cầu về cách thức tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, các tiêu chuẩn trong việc thiết lập những trung tâm xét nghiệm bên ngoài bệnh viện (Off sites Covid-19 Testing Center - OSCTC) nhằm có biện pháp thích hợp khi tiếp nhận bệnh nhân, tiếp đón thân nhân người bệnh nâng cao hiệu quả bảo vệ các nhân viên y tế, cơ sở y tế, bệnh nhân (5).
Ví dụ, sau khi soạn thảo cả qui định về cách thức tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, lẫn qui chuẩn thiết kế và sử dụng OSCTC sao cho phù hợp với đặc điểm của Covid-19 cũng như tập quán sinh hoạt của xã hội (5), chỉ trong vòng một tháng sau khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, Mỹ đã xây dựng 25.000 OSCTC theo đề nghị của NRHI (Network for Regional Healthcare Improvement – Mạng lưới Cải thiện sức khỏe khu vực), hạn chế tối đa tình trạng bệnh viện trở thành ổ dịch.
Đó cũng là lý do nhiều người sửng sốt vì đã hơn một năm kể từ khi Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, Việt Nam vẫn còn liên tục phải đóng cửa nhiểu cơ sở y tế (bệnh viện quốc gia, bệnh viên chuyên khoa, bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân) chỉ vì đột nhiên phát giác có bệnh nhân hoặc thân nhân người bệnh đã nhiễm Covid-19 từng ra vào những cơ sơ y tế ấy (6) ! Giá trị thực tế củanhững quyết sách chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ trung ương tới địa phương trong phòng, chống dịch cao tới cỡ nào mà tuần trước, nhiều bác sĩ phải dùng Facebook kêu gọi những người có các triệu chứng giống như đã bị nhiễm Covid-19 ĐỪNG TỰ ĐI KHÁM HAY ĐI MUA THUỐC VÌ CÓ THỂ LÀM CHO NHƯNG NƠI ẤY BỊ ĐÓNG CỬA.
Cũng đã có những bác sĩ than không biết kêu ai khi có nhiều qui định không khả thi hoặc tréo ngoe, làm cho các phòng khám đa khoa tư nhân hay các nhà thuốc không biết xử lý thế nào đối với người bệnh mà họ nghi ngờ nhiễm Covid-19. Ngay cả khi đã nêu thắc mắc với Sở Y tế thì việc giải đáp cũng không thông cho nên ai có tư thù, muốn phòng khám tư nhân hay tiệm thuốc tây nào đó đóng cửa hoặc sập tiệm thì SỐT, HO, KHÓ THỞ, MẤT KHỨU GIÁC, MẤT VỊ GIÁC cứ đến đó. Bảo đảm sẽ toại nguyện ngay (7) !
***
Với số ca nhiễm mỗi ngày một cao, phạm vi lây nhiễm mỗi ngày một rộng, đến nay, các diễn biến trong ứng phó với đợt dịch thứ tư tại Việt Nam chỉ chứng tỏ một điềunhững quyết sách chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ trung ương tới địa phương của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam giống như có mắt như mù, có tai như điếc, bất kể Covid-19 đã trở thành đại dịch trên toàn cầu trong hơn một năm nhưng những cá nhân hữu trách vẫn không thấy, không nghe, không ngẫm nghĩ để học bất kỳ kinh nghiệm nào nào từ thiên hạ trong phòng, chống dịch. Não dường như chỉ được dùng vào việc khoe khoang ra sao để thuyết phục đồng bào biết ơn và tự hào !
Cho đến giờ này, về mặt dịch tễ, thiên hạ vẫn chưa giải thích được tại sao trong 15 tháng (từ hạ tuần tháng 1/2020 đến trung tuần tháng 4/2021), tại Việt Nam chỉ có 4.076 ca nhiễm Covid-19, song đối chiếu giữa cách thức ứng phó của thiên hạ với Việt Nam, có thể khẳng định, việc thực thi phong tỏa, giãn cách xã hội, cách ly một cách cực đoan như từng thấy đã góp phần đáng kể vào việc khống chế số ca lây nhiễm, phạm vi lây nhiễm Covid-19. Đến giờ,những quyết sách chiến lược, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ trung ương tới địa phương, sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của chính phủ, các bộ, ban, ngành trong phòng, chống dịch dường như chỉ có vậy !
Thực thi phong tỏa, giãn cách xã hội, cách ly một cách cực đoan không phải là sai và xấu nhưng chỉ như thế thì hết sức tàn bạo. Năm ngoái, sau lần đầu tiên áp dụng các biện pháp cực đoan, ông Nguyễn Xuân Phúc – lúc đó là Thủ tướng Việt Nam, thừa nhận:Mấy tháng nay, nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đình khó lắm rồi(8) ! Tuy nhiên đến giờ, đã có bao nhiêu cá nhân, doanh nghiệp chật vật xoay sở với đủ thứ khó khăn tính từ lúc Covid-19 bùng phát đến nay nhận được trợ cấp từ gói hỗ trợ trị giá 61.580 tỉ đồng (theo qui định, tùy trường hợp mà một cá nhân, một gia đình, những cơ sở kinh doanh nhỏ sẽ được hỗ trợ một lần 500.000 đồng hay từ 1 triệu đến 1,8 triệu đồng/tháng) (9).
Ở thời điểm đó, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam còn tuyên bố đã dành ra 16.000 tỉ để các doanh nghiệp vay, trả lương cho khoảng 11.000 người phải ngưng làm việc vì chuyện thực thi các biện pháp phòng, chống dịch cực đoan nhưng tháng rồi, Ngân hàng Nhà nước loan báo,Gói Tín dụng ưu đãiấy chỉ giải ngân được 43 tỉ, tương đương 0,27% giá trị cả gói (10), hoàn toàn không phải vì doanh nghiệp hay những người phải nghỉ làm việc do áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cực đoan không cần trợ giúp mà vì quá nhiều đòi hỏi khắt khe, thành ra doanh giới mới bình chọn chính sách cho vay không tính lãi để trả lương này là chính sách khó tiếp cận nhất (11).
***
Từ khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu, một trong những câu mà các cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam thích dùng là : Không bỏ ai lại phía sau ! Thiên hạ chẳng lạ gì phương châm, chính sách"no one left behind" cả trên chiến trường lẫn tiến trình phát triển kinh tế, xã hội. 18 tháng sau khi Covid-19 hiện diện tại Việt Nam, dường như hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã thực hiện được cam kết"không bỏ ai lại phía sau" ! Người nghèo, tầng lớp trung lưu, kể cả chủ những doanh nghiệp lớn, vốn đầu tư trên 100 tỉ (12) không còn ở phía sau, tất cả đã ở dưới đáy của khốn cùng và tuyệt vọng !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 02/06/2021
Chú thích :
(2) https://www.nytimes.com/interactive/2021/world/covid-vaccinations-tracker.html
(5) https://www.nrhi.org/uploads/2020/11/NRHI_MASS-Design_OSCTC_tool.pdf
(7) https://www.facebook.com/xuanson.vo.5/posts/2033351913488591
(9) https://www.thesaigontimes.vn/302244/cac-goi-ho-tro-giam-soc-cho-doanh-nghiep-trong-dich-benh.html
(12) https://www.thesaigontimes.vn/td/315958/moi-ngay-co-gan-430-doanh-nghiep-dong-cua.html
*************************
Covid-19 và hệ thống ‘một tấc đến trời’ !
Trân Văn, VOA, 31/05/2021
Đợt dịch Covid-19 thứ tư tại Việt Nam đã lột trần cả nhận thức lẫn cung cách hành xử vừa thiển cận, thiếu viễn kiến, vừa vô trách nhiệm đến mức tàn nhẫn đối với đồng bào nhưng lại thừa huênh hoang và hết sức khoác lác của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam
Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online)
***
Chỉ đến khi Covid-19 lan rộng, số ca nhiễm tăng vọt, những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam mới đề cập đến"tiếp cận vaccine" : Các cơ quan liên quan phải dùng mọi biện pháp, từ ngoại giao, đến huy động các doanh nghiệp, nguồn lực khác để tiếp cận bình đẳng mua được vaccine (1).
Bởi năng lực sản xuất, cung cấp vaccine của những tập đoàn dược phẩm đi đầu trong việc nghiên cứu và có khả năng sẽ thành công trong việc bào chế vaccine ngừa Covid-19 vướng giới hạn so với nhu cầu, gần như tất cả các quốc gia đều bám sát, thăm dò, thương lượng, đặt hàng với những tập đoàn này từ giữa năm ngoái nhưng Việt Nam thì không.
Mãi đến hạ tuần tháng 2 năm nay, hệ thống công quyền Việt Nam mới công bố vài thông tin về vaccine ngừa Covid-19 nhưng không thèm cho dân chúng biết : 117.600 liều vaccine đầu tiên nằm trong gói 30 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 mà Việt Nam nhận hôm 24/2/2021 là VIỆN TRỢ của COVAX (Liên minh Phát triển vaccine chống Covid-19 toàn cầu) như Việt Nam xác định với thiên hạ (2), hay là lô hàng do Trung tâm Tiêm chủng trẻ em và người lớn, thuộc Công ty Vaccine Vietnam (VNVC) đặt mua (3) ?
Thông tin trên hệ thống truyền thông chính thức vào thời điểm ấy chỉ ra một sự thật : Trong khi chính quyền của các quốc gia khác ráo riết tranh mua, xuất tiền từ công khố đặt Covid-19 vaccine để sớm có vaccine chích cho dân thì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không những không làm như thế lại còn khoán cho VNVC thương lượng, ký hợp đồng với Astra Zeneca rồi khen là nỗ lực và chủ động đặt mua từ rất sớm ngay từ khi Astra Zeneca nghiên cứu phát triển Covid-19 vaccine(4) ?
VNVC là một doanh nghiệp tư nhân, thành lập và vận hành 49 trung tâm tiêm chủng tư nhân tại Việt Nam. Từ khi Covid-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, dường như Việt Nam là quốc gia duy nhất mà hệ thống công quyền giao cho một doanh nghiệp tư nhân thay mặt chính phủ mua vaccine để kinh doanh trên bình diện quốc gia !
Dường như Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất tổ chứcLễ phát động Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Trung tuần tháng 2 năm nay, ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc ấy đang còn là Thủ tướng) thay mặt đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ, hiệu triệu đồng bàođóng góp theo khả năng của từng người và "ta" sẽkhông phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng, hy vọng mọi người cùng nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc(5).
Lúc ấy, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức đã khai thác tận tình một số tấm gương nhằm khuyến khích người khác làm theo, chẳng hạn trường hợp cụ Lê Thị Chi, 91 tuổi, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, sống tại Thanh Bình, Hải Châu, Đà Nẵng. Qua TV, thấy "ta" kêu gọi toàn dân đóng góp cho việc phòng, chống Covid-19, cụ Chi quyết định ủng hộ năm triệu đồng. Ngày 25/3/2021, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Thanh Bình đã đến tư gia của cụ Chi để nhận tiền (6)
Đến giờ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không cho biết đã quyên được bao nhiêu tiền cho việc phòng, chống Covid-19 vì đợt dịch thứ ba (từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay) lắng xuống và họ cần tập trung tuyên truyền cho Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vào ngày 23/5/2021 vừa qua !
Sau khi đợt dịch thứ tư bùng phát, ông Phúc – giờ là Chủ tịch Nhà nước - lại tiếp tục kêu gọicác tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, kiều bào ở nước ngoài tham gia đóng góp ủng hộ để toàn dân, toàn quân sớm chiến thắng dịch bệnh Covid-19(7). Chưa rõ chính phủ Việt Nam sẽ quyên thêm được bao nhiêu tiền, chỉ có thể khẳng định, nếuđi sau trong đặt mua vaccine ngừa Covid-19, chắc chắn sẽvề sau. Sẽ còn rất lâu mới có thêm vaccine để tăng số người được chích ngừa !
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam biết điều đó không ? Câu trả lời là có. Tháng trước, tờ Nhân Dân từng có một bài mô tả việc "tiếp cận vaccine" của các quốc gia Châu Á là "bài toán khó" vì nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu (8). Đối với Việt Nam, lời giải cho bài toàn này còn nan giải hơn bởi từ năm ngoái đến giờ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ dốc toàn bộ tâm lực, sức lực, tài lực vào việc tổ chức đại hội đảng các cấp và bầu cử, không bận tâm đến tìm mua vaccine !
Do hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam mạnh tay chi trước cả chục ngàn tỉ để tổ chức đại hội đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp chứ không nghĩ đến nghĩa vụ hỗ trợ người Việt bình an, giúp hoạt động kinh tế - xã hội sớm hồi phục trong đại dịch nên hệ quả tất nhiên là đến ngày 29/5/2021,chỉ mới có 1.034.967 người được chích ngừa, tương đương 1% dân số. Tỉ lệ "fully vaccinated" (nhận đủ số lần và lượng vaccine, thời gian cần thiết để được xem là đủ an toàn) còn tệ hơn : Dưới 0,1% ! Thua xa Campuchia (15% dân số đã được chích ngừa và có 11% là "fully vaccinated), Lào (8,6% dân số đã được chích ngừa và có 1,9% là "fully vaccinated) (9) !
Cần lưu ý thêm, nếu so các dữ liệu về chích ngừa Covid-19 ngày 26/5/2021 với ngày 29/5/2021 của các quốc gia sẽ thấy, trong bối cảnh "nước sôi lửa bỏng" như hiện nay, dù đã từng khẳng định vaccine là lối thoát duy nhất, dù đã phát động Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19,đã nhận tiền do dân chúng, doanh giới đóng góp mua vaccine cách nay ba tháng nhưng trong ba ngày vừa qua,tỉ lệ được chích ngừa vaccine, tỉ lệ "fully vaccinated" của Việt Nam không thay đổi vì số người được chích ngừa chỉ tăng thêm 23.572người (1.037.961 - 1.011.395).
Ngược lại, nhờ chuẩn bị từ trước, sau ba ngày tương ứng, Campuchia đã nângtỉ lệ được chích ngừa vaccine từ 14% lên 15%(tăng 1%), tỉ lệ "fully vaccinated" được nâng từ 10% lên 11% (tăng 1%). Lào cũng nâng tỉ lệ được chích ngừa vaccine từ 8,4% lên 8,6%(tăng 0,2%), tỉ lệ "fully vaccinated" được nâng từ 1,8% lên 1,9% (tăng 0,1%).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 31/05/2021)
Chú thích :
(3) https://www.tienphong.vn/suc-khoe/can-canh-lo-vac-xin-ngua-covid19-dau-tien-ve-viet-nam-1797542.tpo
(8) https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/bai-toan-kho-ve-tiep-can-vac-xin-tai-chau-a-640831/
(9) https://www.nytimes.com/interactive/2021/world/covid-vaccinations-tracker.html
*******************
Phần 2
Tháng trước, khi Covid-19 đột nhiên bùng lên và lan rộng tại Campuchia, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã gửi thư cho ông Hunsen, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia kiêm Thủ tướng Campuchia để thăm hỏi. Trong công điện vừa kể, ông Trong bảo rằng :Đảng, nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh và chia sẻ với những khó khăn mà Campuchia đang phải đối mặt do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Nhân viên Y tế phun độc khử trùng khu xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội, ngày 31/03/2020. Hình minh họa.
Đáng lưu ý, tuy gửi thư thăm hỏi lân bang đang gặp hoạn nạn nhưng ông Trọng còn viết như thế này :Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp quyết liệt và kịp thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Đến nay, tuy còn nhiều phức tạp, song Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh. Đây là kết quả rất quan trọng, được cộng đồng quốc tế và trong nước đánh giá cao. Đảng và nhà nước Việt Nam xác định tiếp tục duy trì các biện pháp quyết liệt, kiểm soát, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh và điều trị tích cực giúp họ phục hồi nhanh và đang triển khai việc tiêm vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19.
Cuối thư, ông Trọng nhắn nhủ :Với truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong khả năng và điều kiện cho phép để sát cánh cùng với Campuchia trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, để hai nước chúng ta cùng sớm ổn định tình hình(1).
Giờ, nếu nhìn vào dữ liệu liên quan đến chích vaccine ngừa Covid-19 của các quốc gia trên thế giới sẽ thấy, số dân Campuchia đã được chích ngừa Covid-19 cao hơn Việt Nam gấp15 lần. Tính đến 29/5/2021, Campuchia có 15% dân số đã được chích ngừa trong khi Việt Nam chỉ xấp xỉ 1%. Còn nếu tính tỉ lệ dân số đã đạt mức "fully vaccinated" (nhận đủ số lần, lượng vaccine và thời gian cần thiết để được xem là đủ an toàn) thì Campuchia hơn Việt Nam110 lần - tỉ lệfully vaccinated của Campuchia là 11%, còn tỉ lệfully vacinnated của Việt Nam dưới 0,1% (2). Song chắc chắn ông Trọng nói riêng và hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nói chung không những không xấu hổ mà sẽ tiếp tục huênh hoang như trước nay vẫn thấy !
***
Không may cho người Việt là sự huênh hoang của những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không có điểm dừng. Tháng 12 năm ngoái, khi loan báo về việc có ba người tham gia thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 do Việt Nam sản xuất, báo điện tử của chính phủ Việt Nam tuyên bố :Đây là bằng chứng thể hiện sự tự lực, tự cường của Việt Nam trong bảo vệ người dân trước đại dịch lịch sử của loài người (3).
Nay, các viên chức hữu trách của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang xin thiên hạ hỗ trợ cả tiền mua vaccine ngừa Covid-19, lẫn giúp Việt Nam có thêm vaccine càng sớm, càng tốt (4). Đáng nói là trong khi các viên chức hữu trách của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang van nài thiên hạ rủ lòng thương, bày tỏ lòng biết ơn, cam kết hợp tác thì Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vẫn dõng dạc tuyên bố với toàn dân :Covid-19 đã phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩavà những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội thua xa xã hội xã hội chủ nghĩa (5) !
Việt Nam phát giác sự hiện diện của Covid-19 vào ngày 23/1/2020. Trong ba đợt dịch đầu (đợt một từ tháng 3/2020 đến 4/2020, đợt hai từ tháng 7/2020 đến tháng 8/2020, đợt ba từ tháng 1/2021 đến tháng 2/2021) chỉ có 2041 ca nhiễm. Đợt hiện nay (bắt đầu từ cuối tháng 4 vừa qua đến nay, chưa biết tới bao giờ mới kết thúc) đã phát sinh5.134 ca nhiễm. Trong 5.131 ca nhiễm này, có 2.035 ca nhiễm phát sinh từ 27/4/2021 đến 22/5/2021 - ngày trước kỳ bầu cử (23/5/2021) (6).
Dẫu số ca nhiễm trong một tháng ấy xấp xỉ số ca nhiễm của 15 tháng trước đó nhưng chính quyền Việt Nam vẫn tổ chức rầm rộ"Ngày hội lớn của toàn dân". Thậm chí còn đem tình trạng dịch bệnh đang lan rộng ra so với tỉ lệ cử tri trên toàn quốc đi bầu đạt hơn 90% để chứng minh đó là sự thành công của công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, HĐBC QG, Ủy ban bầu cử các tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương(7).
Đúng một tuần sau bầu cử, số ca nhiễm tăng thêm 3.092 (từ 4.076 tính đến 22/5/2021 tăng lên thành 7.168 tính cho đến sáng 31/5/2021) (8). Rất nhiều cử tri tham gia bầu cử đã được gọi đi xét nghiệm Covid-19 như trường hợptoàn thể cử tri đã đến bỏ phiếu tại khu vực bầu cử số 156 ở 958 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình vào ngày 23/5/2021(ngày 29/5/2021, UBND phường 14, quận Tân Bình đã phát hành thông báo yêu cầu cả những cử tri đã đi bầu cử tại khu vực bầu cử vừa kể lẫn các thành viên Tổ Bầu cử số 156 và cán bộ, công chức của phường này phải đi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 từ 00 giờ ngày 30/5/2021 cho đến khi hết đối tượng cần lấy mẫu) (9).
Không phải tự nhiên mà dân chúng thắc mắc, tại sao công an Việt Nam khởi tố vụ án "làm lây lan dịch bệnh" liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng để tiến hành điều tra việc tụ tập – sinh hoạt tôn giáo đã làm phát sinh thêm 33 ca nhiễm mới (10) mà lại không đả động gì đến trách nhiệm vận động, thậm chí thúc, ép khoảng 70 triệu người đi bầu khi dịch đang lan nhanh trên diện rộng để điều tra xem chủ trương đó đã làm phát sinh thêm bao nhiêu trường hợp bị lây nhiễm trong số hơn ba ngàn ca nhiễm mới/tuần ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 01/06/2021
Chú thích :
(2) https://www.nytimes.com/interactive/2021/world/covid-vaccinations-tracker.html
(3) https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Viet-Nam-tu-cuong-trong-cuoc-dua-vaccine-COVID19/417406.vgp
(6) https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-3836
(8) https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-4146
(9) https://www.facebook.com/ech.ao.7/posts/10158566451809833
********************
VOA, 01/06/2021
Chính quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người", liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại quận Gò Vấp. Giới quan sát cho VOA biết việc khởi tố vụ án này "chưa thuyết phục".
Báo Thanh Niên cho biết Công an quận Gò Vấp hôm 30/5 đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án này và nói rằng cơ quan điều tra sẽ làm rõ vi phạm của từng cá nhân, khi có đầy đủ dấu hiệu vi phạm thì khởi tố bị can.
"Qua điều tra, nhóm sinh hoạt tôn giáo này không chấp hành quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19, dẫn đến lây lan dịch bệnh cho nhiều người", báo Thanh Niên viết.
Luật sư Đặng Đình Mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, nêu nhận định với VOA :
"Tôi có đọc qua bức thư xin lỗi của vợ chồng mục sư và chưa thấy khía cạnh cần thiết phải khởi tố vụ án này vì tôi chưa thấy có dấu hiệu cho rằng họ đã không tuân thủ những quy định về phòng chống dịch để truyền con virus ra ngoài. Họ vẫn tuân thủ rất nghiêm túc về các biện pháp phòng chống dịch.
"Từ những thông tin đại chúng mà tôi biết, tôi nghĩ việc khởi tố như vậy có vẻ chưa được thuyết phục !"
Cũng từ Thành phố Hồ Chí Minh, mục sư Nguyễn Hồng Quang, thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam, nói với VOA :
"Họ [chính quyền] chụp mũ, buộc tội, và gán lên dư luận, tạo nên một truyền thông thống nhất
"Hội thánh vẫn chấp hành các quy định về phòng chống dịch mà sao lại buộc tội họ ? Họ không vi phạm.
"Chính quyền đã sai lầm khi khởi tố như vậy".
"Tại sao dịch bệnh ở miền Bắc, ở Bắc Giang, khiến hàng trăm ngàn công nhân nghỉ việc, mất 2 ngàn tỷ đồng/ ngày do dịch bệnh mà không ai bị khởi tố ?" - Mục sư Nguyễn Hồng Quang nói.
Sáng 31/5, đài VTC News dẫn lời bà Võ Xuân Loan, mục sư Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, nói :
"Bản thân chưa từng nghĩ mình là người làm lây lan dịch bệnh, nhưng dù sao đi nữa trong vụ việc này tôi vẫn nhận trách nhiệm về phần mình. Rất mong cộng đồng, cư dân hãy lượng thứ vì chính bản thân tôi cũng là nạn nhân của dịch bệnh Covid-19 và đang chiến đấu từng ngày trên giường bệnh. Tôi không nghĩ mình là tác nhân gây ra nỗi đau cộng đồng, vì cái đó nó ngược lại với đời sống của tôi từ xưa đến nay".
Từ khu cách ly ở Củ Chi, bà Phương Tường Vi, con gái của mục sư Võ Xuân Loan, viết trên Facebook hôm 30/5 : "Dịch bệnh xảy ra là điều không ai mong muốn. Chúng tôi cũng chỉ là một trong những nạn nhân bị ai đó lây nhiễm như bao nhiêu người khác trên thế giới, chứ chúng tôi không phải là nguồn lây lan dịch duy nhất trong cộng đồng".
"Chúng tôi là một Hội thánh nhỏ, cha mẹ tôi đã dùng 30 năm chức vụ để xây dựng, vun đắp thành một tổ chức có giấy tờ pháp lý đầy đủ, được nhà nước bảo hộ, vậy mà phút chốc tất cả như quay lưng, còn chúng tôi thì rơi vào hố sâu tuyệt vọng" bà Tường Vi viết thêm.
Trang Thanh Niên dẫn lời ông Ngô Minh Châu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết chùm lây lan từ điểm sinh hoạt của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng "đã trở thành ổ dịch lớn, đây là vụ việc nghiêm trọng, nhiều người dân bức xúc về vấn đề này".
Hôm 1/6, TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố ghi nhận 211 trường hợp Covid-19 liên quan đến ổ dịch xảy ra tại điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, trong đó có 40 thành viên của Hội thánh mắc Covid-19.
Nguồn : VOA, 01/06/2021
"Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được Covid-19" ! Từ cuối năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tuyên bố như thế ! Lúc ấy, thấy Mỹ và Châu Âu ngụp lặn trong khó khăn, các đồng chí hí hửng, tưởng mình có thế chiến thắng đại dịch bằng tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
AP
"Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được Covid-19" ! Từ cuối năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tuyên bố như thế ! Lúc ấy, thấy Mỹ và Châu Âu ngụp lặn trong khó khăn, các đồng chí hí hửng, tưởng mình có thế chiến thắng đại dịch bằng tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Chả thế mà trong khi cả nước đang gồng mình trước làn sóng đại dịch thứ tư này, Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, tuy không còn tự chủ đi lại được nữa, nhưng vẫn khư khư lo bám giữ cái ghế Tổng bí thư, sợ một vị nào đấy trong "Bộ Tam" (Chính – Phúc – Huệ) sẽ giật mất. Nếu không nghĩ vậy thì Tổng bí thư đã không "lú" đến mức cặm cụi ngồi duyệt một bài "tràng giang đại hải" – nói duyệt là vì ông ta không thể đủ sức để chấp bút bài viết loằng ngoằng – đầy tính hoang tưởng về một thứ chủ nghĩa chưa bao giờ tồn tại, đó là chủ nghĩa xã hội.
Ngày 30/5 vừa rồi, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động gửi thư cho Tổng thống Mỹ Biden, nói là để trao đổi về quan hệ hai nước, nhưng nội dung chủ yếu là muốn nhờ Mỹ giúp ứng phó với đại dịch Vũ Hán. Việt Nam hiện đang chống chọi với đợt dịch thứ tư, bùng phát từ ngày 17/4 trên diện rộng và từ nhiều nguồn khác nhau. Mức độ nguy hiểm của các biến thể virus từ Anh và Ấn Độ, lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, khiến chính quyền có phần rối loạn.
Bức thư nói trên, sở dĩ được gửi khẩn cấp, một phần vì sự lây lan bất thường của đại dịch, phần khác, vì trước đó, Mỹ dường như đã tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam. Tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn ngày 28/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bảo đảm, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine thông qua chương trình COVAX, trong đó có 80 triệu liều vaccine Mỹ sẽ cung cấp cho thế giới trong thời gian tới.
Công nhân chuẩn bị đưa một container vaccine phòng Covid-19 của hãng AstraZeneca chuyển tới Việt Nam qua chương trình COVAX ở sân bay Nội Bài hôm 1/4/2021. AFP
Và không chỉ cầu cứu Mỹ, trước đó, Việt Nam cũng đã phải "vái tứ phương", thông qua các cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao từ các nước như Nhật Bản, Nga và Châu Âu... Chính phủ Việt Nam đã đề nghị các nước hỗ trợ tiếp cận các nguồn vaccine, đồng thời hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine phòng chống Covid-19. Mặc dầu tại cùng thời điểm ấy, Nguyễn Phú Trọng lại vẫn "ra rả" chửi mắng và hạ nhục chủ nghĩa tư bản "giẫy chết".
Không chỉ đang chạy xuôi chạy ngược để mua vaccine, Hà Nội còn đề xuất sản xuất vaccine cho các tập đoàn quốc tế. Nếu như trước đây một năm, Chính quyền Hà Nội đã không nuôi ảo tưởng, với "tính ưu việt của chế độ", có thể đánh bại được đại dịch Vũ Hán, mà chăm lo cho khả năng miễn dịch của cộng đồng, thì nay đã không phải "tá hoả tam tinh", "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" như các tuyên bố chọi nhau giữa các quan chức trong chính quyền.
Việt Nam cũng "cầu cứu" cả "bạn vàng" Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa ai biết chắc Trung Quốc có cung cấp cho Hà Nội vaccine "Made in China" hay không ; Và kể cả khi Trung Quốc có bán thì chắc gì người dân Việt Nam đã dám dùng cái loại vaccine xuất phát từ "quê hương" mang tên Vũ Hán, nơi phát sinh virus SARS-CoV-2 làm lây lan đại dịch Covid-19.
Trung Quốc đối với Việt Nam trong đại dịch như thế nào, chẳng cần phải chờ lâu. Ngay trong những ngày này, chính truyền thông nhà nước Việt Nam, chứ không phải các "lực lượng thù địch" nào khác, loan tin cho biết, mấy tuần qua trong khi Việt Nam đang khốn đốn vì đại dịch, thì các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã dội hàng ngàn quả đạn vào các mục tiêu gần Hoàng Sa để các phi công Tàu cộng rèn luyện kỹ năng tấn công chính xác các mục tiêu trên Biển Đông, bất chấp phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Nhưng có lẽ "đòn" mà Hà Nội ngấm nhất (đang ráng chịu nhưng không dám kêu to), đó là thái độ có phần bàng quan của các nước vẫn được coi là "đối tác chiến lược" hay "đối tác toàn diện". Các nước này chẳng mấy sốt sắng đối với việc "giải cứu" Việt Nam trong cơn hoạn nạn. Ở đây hoàn toàn có thể chia sẻ với đánh giá khách quan của nhà báo Jackhammer Nguyễn vào hôm 30/5 đã nêu thẳng vấn đề không úp mở : Nếu Việt Nam muốn chống được dịch thì phải đàng hoàng [1].
Nhà báo nói trên phân tích thật chí lý khi luận giải, Việt Nam kết giao với phương Tây chủ yếu vì thị trường hàng hóa, vì sự cân bằng đối trọng với kẻ thù phương Bắc. Trong ngắn hạn, phương Tây có thể bỏ qua chuyện nhân quyền, nhưng khi gặp biến cố lớn, như đại dịch và có thể là chiến tranh nữa, các nước dân chủ không đặt ưu tiên cứu giúp một kẻ không đàng hoàng về nhân quyền, không cùng chia sẻ những giá trị với họ, không giống như cách các nước này đã và đang đối xử với Hàn Quốc và Đài Loan… Cầu Chúa để ban lãnh đạo Hà Nội sớm nhận chân ra sự thật đơn giản này !
Bởi vì, theo giới quan sát, Hà Nội vẫn chưa chịu tỏ ra đàng hoàng trong nhiều chuyện đối với chính người dân của mình. Ép buộc dân đi bỏ phiếu cho cái Quốc hội không bầu vẫn biết trước những ai sẽ trúng cử, trong bối cảnh lây nhiễm hiện nay là cực kỳ nguy hiểm. Hay, so sánh sự khác nhau trong cách hành xử của Toà án cộng sản dành cho thường dân và quan chức cao cấp thì rõ nhất. Dư luận không khỏi bị "sốc" trước nhân thân của đại tá Nguyễn Duy Linh, con trai "bố già" – Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, trong vụ án "đưa hối lộ" có một không hai, khi mà kẻ đưa hối lộ thì bị khởi tố, còn kẻ nhận hàng triệu USD thì bóng chim tăm cá, tìm không ra. Hoặc giả tìm ra thì hắn chối bay, chối biến, xem luật pháp không là cái đinh rỉ gì cả [2].
Người dân đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở Hà Nội hôm 23/5/2021 vào khi đợt dịch thứ 4 đang bùng phát mạnh từ ngày 27/4. AFP
Câu trả lời là không thể ! Không thể áp dụng phương pháp "chính trị là thống soái", chỉ hô hào suông – kêu gọi toàn bộ hệ thống vào cuộc để giải quyết vấn đề. Cuối năm 2020, thông tin vaccine phòng chống Covid-19 có thể đạt hiệu quả hơn 90% đã mang lại hy vọng chiến thắng dịch bệnh này. Thế nhưng vài tháng nay, hy vọng đó đã nhường chỗ cho một thực tế phức tạp hơn, gây hoang mang trong xã hội. Ngoài ra, còn 2 lý do quan trọng sau đây càng khiến cho việc chủ động "tấn công" đại dịch theo lời hiệu triệu của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là không thể [3].
Thứ nhất, quy luật của dịch tễ học, về cơ bản, khác với quy luật của đánh giặc (tức là quy luật chiến tranh) [4]. Riêng đối với đại dịch Vũ Hán hiện nay, các nhà dịch tễ học hầu như đều thống nhất với nhau một nhận định. Đó là, đối với các chính phủ, sự xuất hiện của các biến thể mới và sự chần chừ liên quan đến việc tiếp cận các nguồn vaccine đã gây khó khăn cho kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế và áp dụng trở lại một số quy tắc thông thường.
Thứ hai, quy luật chiến tranh lại càng khác xa với quy luật thời bình. Trong thời bình, khi làm ăn kinh tế, bao giờ doanh nghiệp cũng phải tính đến "chi phí cơ hội" (opportunity cost). Đây vốn là khái niệm chìa khoátrong kinh tế học. "Chi phí cơ hội" dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc giới kinh doanh phải thực hiện sự lựa chọn. Như vậy, không thể hô hào chống dịch như chống giặc, vì hai lẽ ấy. Dịch bệnh có quy luật riêng. Khi đánh giặc ta có thể "đốt cháy cả dãy Trường Sơn", hy sinh sức người và sức của để giành độc lập. Nhưng khi phòng/chống dịch, các chuyên gia lại phải đặt sinh mệnh con người lên trên hết.
Có thể thấy, các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính đã đưa ra lời kêu gọi muộn màng. Theo thống kê của trang "Our World in Data", Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine chống Covid-19 thấp nhất trong các nước ASEAN. Tính đến ngày 26/5, cả nước mới tiêm được 1,03 triệu liều, tương đương với khoảng 1,06% dân số. Trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 36,1%, Campuchia 14,1%, Lào : 8,45%, ngay đến Myanmar, một quốc gia đang trên bờ vực nội chiến cũng đã có tới 3,26% dân số đã được tiêm chủng. Vậy là, Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm vaccine thấp nhất thế giới [5].
Nhân viên y tế xếp hàng chờ được tiêm vaccine phòng Covid-19 của hãng AstraZeneca ở Hải Dương hôm 8/3/2021. Reuters
Không đặt mua vaccine từ đầu, rõ ràng Việt Nam đã ngủ quên trên chiến thắng. Còn nhớ, khoảng tháng 10 năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng/chống đại dịch Vũ Hán đã tuyên bố như đinh đóng cột : "Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được Covid-19". Ngay lúc bấy giờ, một bình luận gia "gạo cội" đã mỉa mai : "Nói như thế, chẳng khác gì một người rơi từ tầng 20 của một cao ốc, khi rớt đến tầng 15, anh ta vẫn hí hửng la lớn : Trọng lực là vô hại ! Và tiếp tục nói như thế cho đến tầng thứ 2 !
Bây giờ Việt Nam đang bết bát. Tin từ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Covid-19 ở Việt Nam đang trở nên nguy cấp bất thường khi các nơi xét nghiệm thấy chủng mới có sự lai tạo giữa chủng từ Ấn Độ và từ Anh – một biến thể nguy hiểm mà dường như chỉ có ở Việt Nam. Báo Thanh Niên trong nước đưa tin này đầu tiên. Sau đó đến Tuổi Trẻ, nhưng chỉ trong vài giờ, tất cả các tựa đề đều bị thay đổi, chỉ còn một vài tờ báo điện tử khác giữ lại nguyên trạng.
Theo các thông tin sau đó bị tẩy xóa , chủng Ấn Độ có những đột biến gen của chủng Anh. Đặc điểm của chủng này là lây nhanh, phát tán rộng, nồng độ virus trong dịch cổ họng tăng cao và phát tán mạnh ra môi trường xung quanh. Số ca mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn. Khi được hỏi cụ thể là loại virus vô cùng nguy hiểm này hiện có chính xác ở những vùng nào tại Việt Nam, thì ông Long thoái thác, nói sẽ sớm cập nhật mọi thứ trên bản đồ gien thế giới.
Nói cách khác, Bộ Y tế Việt Nam đang bó tay, vì không biết thật sự mọi thứ đang lây lan như thế nào. Hiện biến thể này chưa được Y tế Việt Nam đặt tên, chỉ tạm gọi đây là Covid lai giữa chủng Ấn Độ và Anh. Theo báo cáo của Bộ trưởng Long, tất cả những nguồn lây lan nguy hiểm nhất và gần như khó có thể kiểm soát được trong thời gian tới, đó sẽ là Bắc Giang, Bắc Ninh, Sài Gòn và Hà Nội. Nguồn lây lan, mà Việt Nam rất ngại tiết lộ, phần lớn xuất hiện từ các khu chế xuất, khu công nghiệp đang có từ hàng chục cho đến hàng trăm ngàn công nhân. Mỗi ngày những công nhân ở đây làm việc cật lực để duy trì sự ổn định kinh tế nhưng không hề có một quy chế gì giúp họ tránh lây nhiễm.
Lê Việt An
Nguồn : RFA, 01/06/2021
Lê Việt An, RFA, 01/06/2021
"Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được Covid-19" ! Từ cuối năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tuyên bố như thế ! Lúc ấy, thấy Mỹ và Châu Âu ngụp lặn trong khó khăn, các đồng chí hí hửng, tưởng mình có thế chiến thắng đại dịch bằng tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
AP
"Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được Covid-19" ! Từ cuối năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tuyên bố như thế ! Lúc ấy, thấy Mỹ và Châu Âu ngụp lặn trong khó khăn, các đồng chí hí hửng, tưởng mình có thế chiến thắng đại dịch bằng tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Chả thế mà trong khi cả nước đang gồng mình trước làn sóng đại dịch thứ tư này, Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, tuy không còn tự chủ đi lại được nữa, nhưng vẫn khư khư lo bám giữ cái ghế Tổng bí thư, sợ một vị nào đấy trong "Bộ Tam" (Chính – Phúc – Huệ) sẽ giật mất. Nếu không nghĩ vậy thì Tổng bí thư đã không "lú" đến mức cặm cụi ngồi duyệt một bài "tràng giang đại hải" – nói duyệt là vì ông ta không thể đủ sức để chấp bút bài viết loằng ngoằng – đầy tính hoang tưởng về một thứ chủ nghĩa chưa bao giờ tồn tại, đó là chủ nghĩa xã hội.
Ngày 30/5 vừa rồi, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động gửi thư cho Tổng thống Mỹ Biden, nói là để trao đổi về quan hệ hai nước, nhưng nội dung chủ yếu là muốn nhờ Mỹ giúp ứng phó với đại dịch Vũ Hán. Việt Nam hiện đang chống chọi với đợt dịch thứ tư, bùng phát từ ngày 17/4 trên diện rộng và từ nhiều nguồn khác nhau. Mức độ nguy hiểm của các biến thể virus từ Anh và Ấn Độ, lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, khiến chính quyền có phần rối loạn.
Bức thư nói trên, sở dĩ được gửi khẩn cấp, một phần vì sự lây lan bất thường của đại dịch, phần khác, vì trước đó, Mỹ dường như đã tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam. Tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn ngày 28/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bảo đảm, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine thông qua chương trình COVAX, trong đó có 80 triệu liều vaccine Mỹ sẽ cung cấp cho thế giới trong thời gian tới.
Công nhân chuẩn bị đưa một container vaccine phòng Covid-19 của hãng AstraZeneca chuyển tới Việt Nam qua chương trình COVAX ở sân bay Nội Bài hôm 1/4/2021. AFP
Và không chỉ cầu cứu Mỹ, trước đó, Việt Nam cũng đã phải "vái tứ phương", thông qua các cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao từ các nước như Nhật Bản, Nga và Châu Âu... Chính phủ Việt Nam đã đề nghị các nước hỗ trợ tiếp cận các nguồn vaccine, đồng thời hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine phòng chống Covid-19. Mặc dầu tại cùng thời điểm ấy, Nguyễn Phú Trọng lại vẫn "ra rả" chửi mắng và hạ nhục chủ nghĩa tư bản "giẫy chết".
Không chỉ đang chạy xuôi chạy ngược để mua vaccine, Hà Nội còn đề xuất sản xuất vaccine cho các tập đoàn quốc tế. Nếu như trước đây một năm, Chính quyền Hà Nội đã không nuôi ảo tưởng, với "tính ưu việt của chế độ", có thể đánh bại được đại dịch Vũ Hán, mà chăm lo cho khả năng miễn dịch của cộng đồng, thì nay đã không phải "tá hoả tam tinh", "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" như các tuyên bố chọi nhau giữa các quan chức trong chính quyền.
Việt Nam cũng "cầu cứu" cả "bạn vàng" Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa ai biết chắc Trung Quốc có cung cấp cho Hà Nội vaccine "Made in China" hay không ; Và kể cả khi Trung Quốc có bán thì chắc gì người dân Việt Nam đã dám dùng cái loại vaccine xuất phát từ "quê hương" mang tên Vũ Hán, nơi phát sinh virus SARS-CoV-2 làm lây lan đại dịch Covid-19.
Trung Quốc đối với Việt Nam trong đại dịch như thế nào, chẳng cần phải chờ lâu. Ngay trong những ngày này, chính truyền thông nhà nước Việt Nam, chứ không phải các "lực lượng thù địch" nào khác, loan tin cho biết, mấy tuần qua trong khi Việt Nam đang khốn đốn vì đại dịch, thì các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã dội hàng ngàn quả đạn vào các mục tiêu gần Hoàng Sa để các phi công Tàu cộng rèn luyện kỹ năng tấn công chính xác các mục tiêu trên Biển Đông, bất chấp phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Nhưng có lẽ "đòn" mà Hà Nội ngấm nhất (đang ráng chịu nhưng không dám kêu to), đó là thái độ có phần bàng quan của các nước vẫn được coi là "đối tác chiến lược" hay "đối tác toàn diện". Các nước này chẳng mấy sốt sắng đối với việc "giải cứu" Việt Nam trong cơn hoạn nạn. Ở đây hoàn toàn có thể chia sẻ với đánh giá khách quan của nhà báo Jackhammer Nguyễn vào hôm 30/5 đã nêu thẳng vấn đề không úp mở : Nếu Việt Nam muốn chống được dịch thì phải đàng hoàng [1].
Nhà báo nói trên phân tích thật chí lý khi luận giải, Việt Nam kết giao với phương Tây chủ yếu vì thị trường hàng hóa, vì sự cân bằng đối trọng với kẻ thù phương Bắc. Trong ngắn hạn, phương Tây có thể bỏ qua chuyện nhân quyền, nhưng khi gặp biến cố lớn, như đại dịch và có thể là chiến tranh nữa, các nước dân chủ không đặt ưu tiên cứu giúp một kẻ không đàng hoàng về nhân quyền, không cùng chia sẻ những giá trị với họ, không giống như cách các nước này đã và đang đối xử với Hàn Quốc và Đài Loan… Cầu Chúa để ban lãnh đạo Hà Nội sớm nhận chân ra sự thật đơn giản này !
Bởi vì, theo giới quan sát, Hà Nội vẫn chưa chịu tỏ ra đàng hoàng trong nhiều chuyện đối với chính người dân của mình. Ép buộc dân đi bỏ phiếu cho cái Quốc hội không bầu vẫn biết trước những ai sẽ trúng cử, trong bối cảnh lây nhiễm hiện nay là cực kỳ nguy hiểm. Hay, so sánh sự khác nhau trong cách hành xử của Toà án cộng sản dành cho thường dân và quan chức cao cấp thì rõ nhất. Dư luận không khỏi bị "sốc" trước nhân thân của đại tá Nguyễn Duy Linh, con trai "bố già" – Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, trong vụ án "đưa hối lộ" có một không hai, khi mà kẻ đưa hối lộ thì bị khởi tố, còn kẻ nhận hàng triệu USD thì bóng chim tăm cá, tìm không ra. Hoặc giả tìm ra thì hắn chối bay, chối biến, xem luật pháp không là cái đinh rỉ gì cả [2].
Người dân đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở Hà Nội hôm 23/5/2021 vào khi đợt dịch thứ 4 đang bùng phát mạnh từ ngày 27/4. AFP
Câu trả lời là không thể ! Không thể áp dụng phương pháp "chính trị là thống soái", chỉ hô hào suông – kêu gọi toàn bộ hệ thống vào cuộc để giải quyết vấn đề. Cuối năm 2020, thông tin vaccine phòng chống Covid-19 có thể đạt hiệu quả hơn 90% đã mang lại hy vọng chiến thắng dịch bệnh này. Thế nhưng vài tháng nay, hy vọng đó đã nhường chỗ cho một thực tế phức tạp hơn, gây hoang mang trong xã hội. Ngoài ra, còn 2 lý do quan trọng sau đây càng khiến cho việc chủ động "tấn công" đại dịch theo lời hiệu triệu của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là không thể [3].
Thứ nhất, quy luật của dịch tễ học, về cơ bản, khác với quy luật của đánh giặc (tức là quy luật chiến tranh) [4]. Riêng đối với đại dịch Vũ Hán hiện nay, các nhà dịch tễ học hầu như đều thống nhất với nhau một nhận định. Đó là, đối với các chính phủ, sự xuất hiện của các biến thể mới và sự chần chừ liên quan đến việc tiếp cận các nguồn vaccine đã gây khó khăn cho kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế và áp dụng trở lại một số quy tắc thông thường.
Thứ hai, quy luật chiến tranh lại càng khác xa với quy luật thời bình. Trong thời bình, khi làm ăn kinh tế, bao giờ doanh nghiệp cũng phải tính đến "chi phí cơ hội" (opportunity cost). Đây vốn là khái niệm chìa khoátrong kinh tế học. "Chi phí cơ hội" dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc giới kinh doanh phải thực hiện sự lựa chọn. Như vậy, không thể hô hào chống dịch như chống giặc, vì hai lẽ ấy. Dịch bệnh có quy luật riêng. Khi đánh giặc ta có thể "đốt cháy cả dãy Trường Sơn", hy sinh sức người và sức của để giành độc lập. Nhưng khi phòng/chống dịch, các chuyên gia lại phải đặt sinh mệnh con người lên trên hết.
Có thể thấy, các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính đã đưa ra lời kêu gọi muộn màng. Theo thống kê của trang "Our World in Data", Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine chống Covid-19 thấp nhất trong các nước ASEAN. Tính đến ngày 26/5, cả nước mới tiêm được 1,03 triệu liều, tương đương với khoảng 1,06% dân số. Trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 36,1%, Campuchia 14,1%, Lào : 8,45%, ngay đến Myanmar, một quốc gia đang trên bờ vực nội chiến cũng đã có tới 3,26% dân số đã được tiêm chủng. Vậy là, Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm vaccine thấp nhất thế giới [5].
Nhân viên y tế xếp hàng chờ được tiêm vaccine phòng Covid-19 của hãng AstraZeneca ở Hải Dương hôm 8/3/2021. Reuters
Không đặt mua vaccine từ đầu, rõ ràng Việt Nam đã ngủ quên trên chiến thắng. Còn nhớ, khoảng tháng 10 năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng/chống đại dịch Vũ Hán đã tuyên bố như đinh đóng cột : "Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được Covid-19". Ngay lúc bấy giờ, một bình luận gia "gạo cội" đã mỉa mai : "Nói như thế, chẳng khác gì một người rơi từ tầng 20 của một cao ốc, khi rớt đến tầng 15, anh ta vẫn hí hửng la lớn : Trọng lực là vô hại ! Và tiếp tục nói như thế cho đến tầng thứ 2 !
Bây giờ Việt Nam đang bết bát. Tin từ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Covid-19 ở Việt Nam đang trở nên nguy cấp bất thường khi các nơi xét nghiệm thấy chủng mới có sự lai tạo giữa chủng từ Ấn Độ và từ Anh – một biến thể nguy hiểm mà dường như chỉ có ở Việt Nam. Báo Thanh Niên trong nước đưa tin này đầu tiên. Sau đó đến Tuổi Trẻ, nhưng chỉ trong vài giờ, tất cả các tựa đề đều bị thay đổi, chỉ còn một vài tờ báo điện tử khác giữ lại nguyên trạng.
Theo các thông tin sau đó bị tẩy xóa , chủng Ấn Độ có những đột biến gen của chủng Anh. Đặc điểm của chủng này là lây nhanh, phát tán rộng, nồng độ virus trong dịch cổ họng tăng cao và phát tán mạnh ra môi trường xung quanh. Số ca mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn. Khi được hỏi cụ thể là loại virus vô cùng nguy hiểm này hiện có chính xác ở những vùng nào tại Việt Nam, thì ông Long thoái thác, nói sẽ sớm cập nhật mọi thứ trên bản đồ gien thế giới.
Nói cách khác, Bộ Y tế Việt Nam đang bó tay, vì không biết thật sự mọi thứ đang lây lan như thế nào. Hiện biến thể này chưa được Y tế Việt Nam đặt tên, chỉ tạm gọi đây là Covid lai giữa chủng Ấn Độ và Anh. Theo báo cáo của Bộ trưởng Long, tất cả những nguồn lây lan nguy hiểm nhất và gần như khó có thể kiểm soát được trong thời gian tới, đó sẽ là Bắc Giang, Bắc Ninh, Sài Gòn và Hà Nội. Nguồn lây lan, mà Việt Nam rất ngại tiết lộ, phần lớn xuất hiện từ các khu chế xuất, khu công nghiệp đang có từ hàng chục cho đến hàng trăm ngàn công nhân. Mỗi ngày những công nhân ở đây làm việc cật lực để duy trì sự ổn định kinh tế nhưng không hề có một quy chế gì giúp họ tránh lây nhiễm.
Lê Việt An
Nguồn : RFA, 01/06/2021
******************
Phạm Đình Bá, VNTB, 01/06/2021
Hiện nay cả nước đang phải vật lộn để đối phó với các đợt bùng phát mới trên hơn một nửa đất nước, bao gồm các khu công nghiệp và các thành phố lớn như Hà Nội và Sài gòn. Tính đến ngày 28/05/2021, hơn 6.700 ca bệnh, trong đó có 47 trường hợp tử vong đã được báo cáo, hầu hết xảy ra từ đầu tháng Tư (hình 1, nguồn số 1 và 2).
Hình 1 - Phác thảo số ca Covid-19 mỗi ngày từ tháng Giêng năm 2021, với đợt bùng phát vào đầu tháng Hai và đợt bùng phát vào đầu tháng Năm (2). Đợt bùng phát vào đầu tháng Hai trùng hợp với phát hiện của biến thể nguyên bản từ Anh Quốc. Số ca mỗi ngày từ đợt bùng phát nầy tuy có giảm đi vào tháng Ba và tháng Tư nhưng số ca mỗi ngày vẫn dai dẳng cho đến đầu tháng Năm, khi mà biến thể nguyên bản từ Ấn Độ bắt đầu hiện diện.
Tuy không có dữ liệu minh bạch, vào đầu tháng Năm, lượng lây lan có thể phân phối đa phần với nguyên bản vi rút covid, biến thể từ Anh và biến thể từ Ấn Độ. Các biến cố siêu lây lan với bội số cao lập lại trên toàn quốc với lễ 30/4 và bầu cử quốc hội vào 23/5 góp phần vào sự đột phá trong gia tăng số ca mỗi ngày cho đến cuối tháng Năm. Vào ngày 28/5, không ai biết tình hình sẽ ra sao, trong những ngày tới các ca mỗi ngày có thể sẽ suy giảm hoặc gia tăng.
Bởi độc tài độc đảng, tôi quy kết trách nhiệm lên đảng. Theo tôi hiểu, tình hình cuối tháng Năm là bất định bởi vì sự cộng hưởng của nhiều nguyên nhân tương tác, liệt kê ở đây và bàn rộng sau đó :
1. Tỷ lệ lây nhiễm cơ bản với covid vi rút nguyên bản tuy nhỏ nhưng không phải là hoàn toàn chấm dứt (hình 1), mặc dù với tốc độ phát triển theo cấp số nhân, khả năng bùng phát vẫn còn.
2. Các biến thể có khả năng rất khác với covid vi rút nguyên bản lây lan đến Việt Nam từ nước ngoài có khả năng thay thế vi rút nguyên bản trong phân phối các biến thể lây lan trong nước (3).
3. Các lễ lạt vào ngày 30/4 và bầu cử quốc hội giảm đi sự an toàn của toàn dân, dẫn đến các sự cố siêu lây lan trên toàn quốc (tuy rằng gần đây để mị dân và mị dư luận thế giới, đảng đổ thừa sự lây lan vào các biến thể mới "phát hiện lần đầu" ở Việt Nam, dữ liệu bên dưới).
4. Khi nhiều nơi trên thế giới đang bị đại dịch hoành hành và họ cố tiêm vắc xin cho dân họ, thì việc mua sắm vắc xin trong cuộc chạy đua tiêm chủng trên toàn thế giới đang diễn ra và lẽ ra đảng phải nhảy vào mua vắc xin càng sớm càng tốt.
Lây nhiễm cơ bản với covid vi rút nguyên bản
Trong tháng Ba và tháng Tư, trung bình số ca mỗi ngày trong hai tháng nầy là 9 ca (nhỏ nhất : 0, lớn nhất 45 ca), theo dữ liệu Việt Nam đã báo cáo cho tổ chức Y tế Thế giới (2). Một số trong các ca nầy là nhập vào từ nước ngoài (3). Bởi vì vậy mà tổ chức nầy lúc nào cũng nhấn mạnh là không ai an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn. Lãnh đạo ở các nước hầu hết đều có tầm nhìn về nguy cơ lây lan xuyên biên giới như vậy và họ làm việc không ngừng để tái lập an toàn cho dân họ. Nếu họ có khả năng cao, thì các lãnh đạo nầy nghĩ đến an toàn của dân ở các vùng bị dịch nặng. Đảng ở Việt Nam không phải là loại lãnh đạo nầy.
Biến thể nguyên bản từ Anh quốc và Ấn Độ
Kể từ khi biến thể SARS-CoV-2 được gọi là B.1.617 phát hiện ở Ấn Độ vào cuối năm ngoái, nó đã lây lan sang hàng chục quốc gia khác – bao gồm Hoa Kỳ, Singapore và Vương quốc Anh, nơi nó đã trở nên phổ biến và thống trị ở một số khu vực (3). Hơn nữa, dòng lao động di cư ở lục địa Đông Nam Á và các biên giới thiên nhiên khó kiểm soát có thể làm gia tăng sự lây truyền qua biên giới. Thái Lan và Việt Nam đã đối phó với những rủi ro do các biến thể virus mới gây ra bằng cách thắt chặt đáng kể an ninh biên giới để ngăn chặn các hành vi xâm nhập bất hợp pháp.
Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được ba biến thể phụ, được gọi là B.1.617.1 (‘nguyên bản’ B.1.617), B.1.617.2 và B.1.617.3, mỗi loại có cấu tạo gen hơi khác nhau (4).
Hiện các nhà nghiên cứu đang gấp rút điều tra các biến thể này và tìm ra cách chúng có thể ảnh hưởng đến khuynh hướng của đại dịch ở các quốc gia mà chúng đã có chỗ đứng. Các câu hỏi chính vẫn là về tốc độ lây lan của các biến thể, khả năng né tránh hệ thống miễn dịch của người bị lây lan và liệu các biến thể có gây ra bệnh nặng hơn hay không.
Rất nhiều nghiên cứu này ở dạng dịch tễ học tiêu chuẩn – xác nhận các trường hợp Covid-19 thông qua xét nghiệm, xác định các biến thể gây nhiễm trùng và tham chiếu và so sánh các dữ liệu này với các triệu chứng lâm sàng và tình trạng tiêm chủng của mọi người. Các nhà khoa học cũng có thể thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu giải trình tự bộ gen, xác định những đột biến nào hiện diện trong các loại biến thể phụ của biến thể B.1.617 và so sánh chúng với các đột biến trong các biến thể trước đó mà hành vi của các biến thể nầy được hiểu rõ hơn.
Truyền tải nhiều hơn (4)
Julian Tang, nhà virus học tư vấn tại Bệnh viện Hoàng gia Leicester, Vương quốc Anh cho biết : "Tôi xem xét các đột biến riêng lẻ bởi vì chúng có những đặc tính riêng biệt mà chúng tôi nghĩ có thể mang lại khả năng lây truyền cao hơn". Khả năng lây truyền gia tăng – một thước đo về mức độ nhanh chóng của các biến thể có thể lây lan từ người sang người – có thể đẩy nhanh các đợt bùng phát, điều này có thể gây áp lực nhiều hơn cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe và các biện pháp đối phó như chương trình tiêm chủng. Ví dụ, biến thể B.1.617.2 có các đột biến được gọi là 452R và 478K, mà Tang cho biết cả hai đều có liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền. Cả hai đột biến đều làm thay đổi protein đột biến mà vi rút sử dụng để xâm nhập vào tế bào người.
Các nhà nghiên cứu cũng có thể nhanh chóng theo dõi sự lây lan của B.1.617.2 bởi vì bộ gen của nó chứa một điểm đánh dấu mà biến thể B.1.1.7 nguyên bản thiếu. Sự hiện diện của điểm đánh dấu này – được gọi là ‘mục tiêu gen S’ – có thể được nhìn thấy trong kết quả của một số xét nghiệm PCR được sử dụng để xác nhận các trường hợp mắc Covid-19, vì vậy các nhà nghiên cứu có thể sử dụng số lần truy cập mục tiêu S dương tính làm đại diện để nhanh chóng lập bản đồ sự lan rộng của B.1.617.2, mà không cần làm giải trình tự bộ gen một cách đầy đủ. Cả hai xét nghiệm gen S và dữ liệu giải trình tự chi tiết hơn từ các mẫu vi rút ở Anh cho thấy B.1.617.2 đang cạnh tranh với hai loại phụ B.1.617 khác và thay thế B.1.1.7 – một biến thể được xác định ở đông nam nước Anh vào cuối năm 2020 – như biến thể phổ biến nhất gây ra các ca nhiễm mới trong nước Anh.
Trong một báo cáo được công bố vào ngày 12 tháng 5, một ủy ban cố vấn của chính phủ Vương quốc Anh được gọi là Nhóm khoa học về mô hình đại dịch cúm, nhóm hoạt động cho biết có "khả năng thực tế" rằng B.1.617.2 lây truyền nhiều hơn 50% so với B.1.1.7, theo dữ liệu có sẵn.
Thoát khỏi hệ miễn dịch (4)
Một câu hỏi khác mà các nhà nghiên cứu muốn giải quyết là liệu vắc xin có còn hiệu quả chống lại các biến thể B.1.617 hay không. Nếu bất kỳ chủng nào trong số này có thể trốn tránh sự bảo vệ miễn dịch do tiêm chủng hoặc do tiếp xúc với vi-rút trước đó, chúng có thể kích hoạt các đợt lây nhiễm mới đáng kể và vô hiệu hóa các kế hoạch phòng chống lây lan và chương trình tiêm vắc xin rộng rãi trong dân.
Về lý thuyết, sự lây lan nhanh chóng của B.1.617.2 ở Vương quốc Anh – nơi hơn 50% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin Covid-19 – có thể cho thấy các biến chứng có thể có khả năng thoát khỏi sự bảo vệ của vắc-xin. Nhưng nghiên cứu cho rằng có rất ít bằng chứng cho thấy việc thoát khỏi hệ miễn dịch từ vắc-xin đang làm gia tăng các trường hợp mắc bệnh. Dữ liệu sơ bộ từ Bolton, một điểm nóng bùng phát ở Tây Bắc nước Anh, từ giữa tháng 5 cho thấy hầu hết những người ở đó nhập viện vì Covid-19 do B.1.617.2 gây ra đều chưa được tiêm phòng. Khoảng 5 trong số 18 người nhập viện có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể này đã nhận được một liều vắc-xin duy nhất và chỉ một người đã được tiêm cả hai liều.
Các dữ liệu khác cho thấy rằng các ca nhiễm với biến thể B.1.617.2 ở tây bắc nước Anh ban đầu tập trung ở thanh thiếu niên, những người không được tiêm chủng thường xuyên. Mặc dù biến thể này sau đó đã lây lan sang những người ở độ tuổi ba mươi và bốn mươi, nhưng những người ở độ tuổi năm mươi – những người có nhiều khả năng đã tiêm cả hai liều vắc-xin – có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn. "Điều đó thật đáng yên tâm", một nhà nghiên cứu ở Anh nói.
Dữ liệu giải trình tự gen cho thấy rằng sự lây lan nhanh chóng của B.1.617.2 ít có khả năng gây ra vấn đề cho các nỗ lực tiêm chủng hơn là sự lây lan của B.1.617.1. Các nhà nghiên cứu cho biết các đột biến 452R và 478K được xác định trong B.1.617.2 đều liên quan đến việc thoát khỏi vắc xin cũng như tăng khả năng lây truyền. Nhưng B.1.617.1 cũng mang một đột biến khác được gọi là 484Q, có liên quan mạnh mẽ hơn đến việc thoát khỏi vắc-xin. Đột biến này không được tìm thấy trong B.1.617.2.
Gia tăng trọng bệnh (4)
Julian Tang cho biết chắc chắn rằng không có đột biến nào trong bất kỳ kiểu phụ nào của biến thể B.1.617 có liên quan đến việc gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các nhà nghiên cứu cũng có thể tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiểm tra xem các kháng thể vô hiệu hóa các biến thể khác nhau tốt như thế nào. Một nghiên cứu được công bố vào ngày 17 tháng 5 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy rằng những thử nghiệm như vậy có tính "dự đoán cao" về khả năng bảo vệ miễn dịch trong thế giới thực. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng vắc-xin có thể kém hiệu quả hơn đối với loại phụ B.1.617.1. Kết quả từ các thí nghiệm tương tự với B.1.617.2 vẫn chưa được công bố, nhưng dữ liệu do Y tế Công cọng ở Anh công bố vào ngày 23 tháng 5 cho thấy vắc xin của Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca có hiệu quả chống lại B.1.617.2 sau hai liều.
Siêu lây lan
Trong đại dịch trên toàn thế giới, đã có hơn 2.000 trường hợp "siêu lây lan" được ghi nhận, trong đó một người nhiễm bệnh đã lây nhiễm cho nhiều người khác trong một khoảng thời gian ngắn (5). Hầu hết tất cả đều xảy ra trong không gian kín (như nhà ở và nơi làm việc trong nhà) và liên quan đến các nhóm lớn tụ tập trong không gian thông gió kém. Điều đó cho thấy SARS-CoV-2 là một loại vi-rút di chuyển dễ dàng trong không khí, trái ngược với niềm tin ban đầu rằng các cuộc chạm trán trong phạm vi ngắn và bề mặt bị nhiễm là những rủi ro chính.
Tuy biến thể mới nhập vào Việt Nam góp phần vào đợt bùng phát đầu tháng Năm, việc đảng tổ chức mừng lễ 30 tháng Tư trên khắp nước, cũng như chủ động đốt thúc dân đi bầu có khả năng lập đi lập lại các vụ lây lan trong không gian kín ở mọi miền mọi vùng trên toàn lãnh thổ. Đảng không có tầm nhìn xa để có thể thấy được những việc như thế nầy.
Vai trò của vắc xin
Tình hình về lây lan do các biến thể tạo nên các đợt lây nhiễm cao nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo chương trình vắc xin sâu rộng trong dân (3). Một năm trước, Hoa Kỳ và Châu Âu đã vật lộn để kiềm chế đại dịch, trong khi nhiều quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương được ca ngợi vì phản ứng hiệu quả với đại dịch, bao gồm biên giới khép kín, chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt, truy tìm liên lạc và nhắn tin công khai và rộng rãi về mức lây lan. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đang đảo ngược lại. Việc triển khai vắc xin bị đình trệ ở nhiều quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, khiến các nước nầy không thể nới lỏng các hạn chế đi lại và mở cửa nền kinh tế của họ như Hoa Kỳ và Châu Âu, những quốc gia đã tiêm ít nhất một liều cho khoảng hơn 40% dân số của họ.
Trong khi tất cả các quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu triển khai vắc xin, tỷ lệ này sẽ khác nhau theo từng nước. Theo số liệu của Đại học Oxford, Singapore đang dẫn đầu khu vực về tỷ lệ tiêm chủng, với hơn 30% dân số được tiêm ít nhất một liều và gần 25% được tiêm chủng đầy đủ với 2 liều tính đến ngày 22/5. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á khác mà nghèo hơn và có dân số lớn hơn bị tụt hậu xa hơn. Ví dụ, Việt Nam mới tiêm vắc xin cho 1% dân số trong khi tỷ lệ này ở Philippines và Thái Lan chỉ đạt 2%.
Phản ứng của Đảng
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tuyên bố "Chúng tôi đã phát hiện ra một biến thể lai mới từ các chủng Ấn Độ và Anh", trong cuộc họp quốc gia về đại dịch hôm thứ Bảy ngày 29/05/2021 (6). "Đặc điểm của chủng này là phát tán nhanh trong không khí. Nồng độ virus trong dịch họng tăng nhanh và lây lan rất mạnh ra môi trường xung quanh ". Nguyễn Thanh Long không nói rõ số trường hợp được ghi nhận với biến thể mới này nhưng cho biết Việt Nam sẽ sớm công bố việc phát hiện ra các chủng di truyền của các biến thể nầy. Cũng theo Bộ Y tế, có bảy biến thể virus coronađược biết đến ở Việt Nam trước khi Nguyễn Thanh Long thông báo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 19/5 nói một số địa phương chưa từng xảy ra dịch bệnh nên chưa có kinh nghiệm, còn chậm trễ, lúng túng ứng phó khi dịch bùng phát (7). Đợt dịch lần này do nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài qua đường nhập cảnh. Trong khi đó công tác quản lý nhập cảnh, đấu tranh ngăn chặn nhập cảnh trái phép, kiểm soát và xử lý cư trú trái phép chưa chặt chẽ, còn sơ hở. Việc quản lý cách ly người nhập cảnh, theo dõi y tế sau cách ly thiếu chặt chẽ. Một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân chủ quan, mất cảnh giác. Một số đơn vị, địa phương thực hiện chưa đầy đủ yêu cầu 4 tại chỗ. Quy định về phòng chống dịch bệnh có bất cập, chưa sát thực tế.
Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm, với phương châm "ba không" – không nói thiếu tiền, không nói thiếu nguồn nhân lực và không nói thiếu thể chế – (8). Theo Phạm Minh Chính, phải vận dụng mọi biện pháp để tiếp cận, huy động nguồn lực hợp pháp mua vắc xin. Người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức và địa phương có thể đóng góp ý kiến, phương pháp, tiền của và phát huy các mối quan hệ để mua vắc xin.
Câu hỏi cho Đảng
1. Tại sao và lãnh đạo làm gì mà đến bây giờ mới bừng tỉnh để lo mua vắc xin ?
2. Tại sao Thái Lan có khoảng 3.000 ca mỗi ngày mà vẫn chưa đủ để phát hiện biến thể lai mới mà Việt Nam chỉ có khoảng hơn 100 ca mỗi ngày lại phát hiện ra một biến thể lai mới từ các chủng Ấn Độ và Anh ? Có đúng không là phải cần hàng trăm nghìn lần sao chép của vi rút để nảy sinh một biến thể đáng quan tâm ?
3. Dữ liệu nào mà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói là cái "biến thể mới phát hiện ở Việt Nam" là "… Đặc điểm của chủng này là phát tán nhanh trong không khí. Nồng độ virus trong dịch họng tăng nhanh và lây lan rất mạnh ra môi trường xung quanh". Có đúng không là các ông không những đã phát hiện biến thể lai mới và có đủ thời gian để theo dõi hành vi của biến thể nầy thông qua nghiên cứu khoa học ?
4. Động cơ nào mà Nguyễn Thanh Long tuyên bố như vậy để báo chí toàn thế giới lập đi lập lại những tuyên bố nầy ?
5. Tại sao đến bây giờ Thủ tướng Phạm Minh Chính mới vận dụng mọi biện pháp để tiếp cận, huy động nguồn lực hợp pháp mua vắc xin ? Có phải các nước đã tranh nhau mua vắc xin hơn một năm nay ?
Phạm Đình Bá
Nguồn : VNTB, 01/06/2021
Chú thích :
(1) Coronavirus Covid-19 Global Cases by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU).
(2) Coronavirus Pandemic (Covid-19) – the data.
(4) David Adam, What scientists know about new, fast-spreading coronavirus variants.
(5) Nature, Superspreading drives the Covid pandemic — and could help to tame it.
(7) https://cvdvn.net/2021/05/18/thu-tuong-chi-ra-7-nguyen-nhan-bung-phat-dich-benh/
(8) https://cvdvn.net/2021/05/30/huy-dong-moi-nguon-luc-mua-vac-xin/
Phạm Chi Lan, Thanh Phương, RFI, 31/05/2021
Việt Nam hiện đang đối mặt với một đợt dịch Covid-19 mới bùng phát từ cuối tháng 4, dữ dội hơn những lần trước, chủ yếu do sự lây lan nhanh chóng của biến thể virus Ấn Độ, khiến số ca nhiễm liên tục phá kỷ lục.
Một bác sĩ được chích ngừa Covid-19 tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/03/2021. AP - Hau Dinh
Theo báo chí trong nước, số ca nhiễm cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến sáng nay, 31/05/2021 đã lên tới 4.096 ca, được ghi nhận ở 34 tỉnh thành. Tình hình dịch bệnh lại càng đáng lo ngại sau khi bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long hôm thứ Bảy tuần trước thông báo vừa phát hiện ở Việt Nam một biến chủng virus Covid-19 mới kết hợp hai biến chủng Anh Quốc và Ấn Độ, "rất nguy hiểm" và " lây lan nhanh chóng qua không khí".
Thật ra so với nhiều nước trên thế giới, số ca nhiễm ở Covid-19 ở Việt Nam còn rất ít, tổng cộng chỉ khoảng hơn 6.700 ca, nhưng chính quyền đã nhanh chóng thi hành những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt ở những nơi có dịch, cho phong tỏa, cách ly nhiều nơi ở miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh công nghiệp ở miền bắc, như Bắc Giang và Bắc Ninh.
Hôm nay, đến lượt toàn bộ Sài Gòn phải thực hiện "giãn cách xã hội" nghiêm ngặt trong 2 tuần, người dân chỉ được phép ra đường khi thật sự cần thiết, mọi cuộc tập hợp nơi công cộng quá 5 người bị cấm. Riêng quận Gò Vấp và một phường ở quận 12 thì coi như bị "phong tỏa". Chính quyền địa phương ở Sài Gòn thậm chí dự trù xét nghiệm toàn bộ 9 triệu dân thành phố này, theo tờ Vietnam News.
Đồng thời, chính phủ Việt Nam đang ráo riết tìm mua vac-xin để có thể đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng. Trong số khoảng 97 triệu dân của Việt Nam, hiện chỉ mới có hơn 1 triệu người được chích ngừa Covid-19.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Hà Nội ngày 26/05/2021, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam phải cấp thiết ngăn chận dịch lan sang các khu vực kinh tế quan trọng khác, nhất là ở phía nam, đồng thời phải tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho những nơi chưa có dịch, để bù đắp những thiệt hại ở những vùng đang bị dịch nặng nề.
---------------------
RFI : Thưa bà Phạm Chi Lan, với tư cách một chuyên gia kinh tế, bà đánh giá thế nào về tầm mức và tác động của đợt dịch lần này, mà hiện đang lây lan rất nhanh do sự xuất hiện của biến thể virus Ấn Độ ?
Phạm Chi Lan : Thật ra ngay từ đầu năm, chính phủ cũng đã có chủ trương là trong năm nay phải vừa chống dịch vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế thì chính phủ chưa hề buông lơi mục tiêu phòng chống dịch. Nhưng đáng tiếc là khi bệnh dịch bùng phát mạnh ở các nước xung quanh Việt Nam, thì cũng đã thấy nguy cơ rất lớn ở Việt Nam và Việt Nam đã tìm mọi cách để tránh cho dịch đó lan sang Việt Nam, nhưng rốt cuộc cũng bị.
Thật ra, với đường biên giới dài với nhiều nước xung quanh, với lượng người đi lại, chính thức lẫn phi chính thức, trong đó có cả những người Việt đi làm việc ở những nước xung quanh có dịch trở về, tình hình trở nên rất phức tạp. Điều mà mọi người lo sợ nhất là biến chủng Ấn Độ, đang gây ra những tác hại ghê gớm ở Ấn Độ, có thể lan sang Việt Nam, thì bây giờ nó đang sang. Thứ hai là cách lây lan của dịch lần này là vừa rất nhanh, khó khống chế hơn, vừa rơi vào một số khu công nghiệp, những nơi có những nhà máy, có những sản phẩm công nghiệp quan trọng, kể cả của đầu tư nước ngoài. Đó chính là những khu vực mà Việt Nam rất kỳ vọng sẽ đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay, mà nay lại bị dịch khá nặng nề.
Chính phủ đang dồn hết sức lực, ngành y tế đang tập trung rất cao vào những vùng như Bắc Giang, Bắc Ninh để hỗ trợ cho các vùng đó và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt, để khoanh vùng hiệu quả hơn nữa. Nhưng dầu sao đây cũng là một cú mạnh cho cả hai mục tiêu : phòng chống dịch và tăng trưởng kinh tế.
RFI : Trước tình hình này, theo bà, chính phủ Việt Nam nên đối phó ra sao để vừa kềm chế được dịch bệnh, vừa không ảnh hưởng đến sản xuất, phát triển kinh tế ?
Phạm Chi Lan : Theo tôi, có lẽ vào lúc này mục tiêu phòng chống dịch phải được đặt lên hàng đầu. Có phải tốn kém bao nhiêu chi phí thì cũng phải đổ dồn vào đấy để bảo vệ sức khỏe người dân, cũng như bảo vệ các khu vực tăng trưởng của nền kinh tế, không để cho bị ảnh hưởng quá nặng nề.
Điều này thì chính phủ đang làm hết sức và đang tăng tốc, với việc mua vac-xin về, để sớm phổ biến rộng rãi hơn việc tiêm phòng cho người dân trong nước. Tôi nghĩ biện pháp tiêm phòng sẽ là biện pháp về lâu dài phải làm và cố gắng làm càng sớm càng tốt. Cũng hơi tiếc là giá như Việt Nam triển khai sớm hơn việc tiêm vac-xin thì có lẽ nó cũng đã phần nào giúp cho sự lây không lớn như vậy và đỡ gây mối lo ngại lớn như vậy trong xã hội.
Mặt khác, về kinh tế, những nơi có dịch thì phải ngừng hoạt động lại, đóng cửa các nhà máy, kể cả những nhà máy chưa có dịch, nhưng ở các vùng đang có dịch, thì cũng phải cảnh giác cao, chứ không nên chủ quan, vẫn cứ hoạt động bình thường. Bởi vì nếu dịch bùng phát trở lại thì hàng ngàn người, thậm chí hàng vạn người bị lây và như vậy tình hình sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Nhưng rõ ràng là lần này dịch tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía bắc, cho nên ở miền nam, đầu tàu kinh tế, một khu vực kinh tế hết sức quan trọng của Việt Nam, tình hình dịch bệnh chưa đến nỗi phức tạp, và vẫn còn có khả năng tiến hành các hoạt động kinh tế bình thường. Tôi cho rằng nên dốc sức tạo mọi thuận lợi để khu vực phía nam vẫn có thể hoạt động kinh tế được tốt. Cũng mừng là vừa rồi chính phủ đã có những quyết định, ví dụ như đối với thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ nâng tỷ lệ ngân sách để lại cho thành phố, có thể đóng góp vào việc cải thiện tốt hơn cơ sở hạ tầng và các mặt khác của thành phố. Đó là một chủ trương tốt. Hoặc là thủ tướng cũng đã nhấn mạnh đến sự phát triển cơ sở hạ tầng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đấy cũng là một chủ trương tốt để hỗ trợ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển lên.
Tôi cho rằng đối với những nơi mà dịch bệnh chưa lây lan lên, thì một mặt phải hết sức ngăn chận, không để lây lan đến đây, mặt khác phải hạn chế tối đa việc đi lại với các vùng, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi về ngân sách, về đầu tư, dồn các nguồn lực cần thiết để những nơi đó phát triển tốt hơn.
Đấy cũng là một cách để giảm bớt những thua thiệt về kinh tế trong năm nay. Với tình hình dịch bệnh như thế này thì khó có thể kỳ vọng đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng đã đề ra cho năm nay. Tôi cho là không nên chạy theo thành tích, bởi vì mục tiêu số một phải là bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đối với người dân ở các vùng dịch bệnh thì phải có những biện pháp kịp thời hơn để hỗ trợ cho cuộc sống của họ, nhất là những người lao động ở các nhà máy phải ngừng hoạt động. Các tỉnh cũng đã chủ động có những sự hỗ trợ rồi, nhưng ngân sách của các tỉnh cũng có hạn, cho nên khả năng hỗ trợ có hạn, nên phải huy động các nguồn lực khác của chính phủ hoặc của các tỉnh khác để hỗ trợ cho người dân ở các vùng dịch.
RFI : Thưa bà Phạm Chi Lan, liệu có nguy cơ là các nhà đầu tư nước ngoài chuyển các cơ sở sản xuất sang các nước khác, chẳng hạn như sang Trung Quốc, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến các khu công nghiệp có nhiều đầu tư ngoại quốc ?
Phạm Chi Lan : Trước mắt có thể sẽ có một số nhà đầu tư đang tính vào Việt Nam thì họ sẽ trì hoãn một chút tiến trình chuyển đầu tư đến Việt Nam. Đây cũng là điều tất yếu, hoàn toàn có thể hiểu được về phía các nhà đầu tư. Không ai lại đi vào những vùng dịch bệnh đang trầm trọng. Nhưng tôi tin các nhà đầu tư sẽ thấy là Việt Nam có khả năng phòng chống dịch bệnh và ngăn chận được.
Đỉnh dịch ở Việt Nam được xem là sẽ lên cao nhất vào khoảng tháng 6 và sau đó hạ nhiệt dần, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Thứ hai là đà nhập vac-xin vào Việt Nam đang tăng cao. Năm nay, Việt Nam đã ký được hợp đồng với các hãng lớn trên thế giới, các doanh nghiệp cũng đã chủ động đóng góp nhiều để nhà nước có tiền mua thêm vac-xin. Hiện nay thậm chí có những đơn vị đề nghị cho họ tự thu xếp tài chính để mua vac-xin về. Đấy đều là những cách tốt để có thể có vac-xin về sớm. Khi mà Việt Nam đạt được một tỷ lệ tiêm chủng như ở các nước, 60 hay 70% chẳng hạn, lúc bấy giờ có thể nói là đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm vào Việt Nam. Như vậy các điều kiện khác của Việt Nam sẽ trở lại như bình thường để có thể thu hút tiếp đầu tư ngoại quốc. Tôi cho là các nhà đầu tư sẽ không mất niềm tin đến mức rút nhà máy ra khỏi Việt Nam.
RFI : Riêng về ngành du lịch chỉ mới cách đây vài tuần Việt Nam đã hy vọng sẽ có thể sớm mở cửa trở lại để đón du khách quốc tế, với điều kiện những du khách đó không bị nhiễm, hoặc đã được chích ngừa. Nhưng trong tình hình hiện nay thì liệu Việt Nam có thể mở cửa trở lại thị trường du lịch ?
Phạm Chi Lan : Tôi nghĩ là trong tình hiện hiện nay Việt Nam không nên nhanh chóng mở cửa trở lại ngành du lịch. Thực ra, đối với những người tiêm phòng vac-xin đủ ở những quốc gia lớn, có những nguồn thông tin đáng tin cậy, hoặc chứng từ của họ có thể tin cậy được, thì Việt Nam có thể yên tâm để cho họ vào Việt Nam để làm việc, như đề nghị của AmCham ( Phòng thương mại Hoa Kỳ ) với chính phủ.
Nhưng còn về du lịch thì nên trì hoãn lại, chứ còn mở cửa bây giờ thì một là Việt Nam có mở thì chưa chắc người ta đã dám vào, khi bản thân người ta đã tiêm phòng rồi, nhưng ở Việt Nam thì dịch bệnh lan với tốc độ khá nhanh. Thứ hai là vac-xin ở Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi, người dân chưa được tiêm chủng với một tỷ lệ đủ để cho họ yên tâm.
Cũng đáng tiếc là sau đợt nghỉ 4 ngày liền nhân dịp 30/04 và 01/05, khá nhiều người đã đi lại trong nước và chính điều đó là nhân tố góp phần làm cho dịch bệnh lan nhanh lần này. Mình phải rất cần rút kinh nghiệm, không nên nóng vội và chủ quan, để rồi có thể lại để xảy ra tình huống bất ngờ.
Thới Bình, VNTB, 31/05/2021
Để dịch bùng phát kéo dài như một số tỉnh, thành miền Bắc mà không có những động thái quyết liệt thì có nên ‘lật’ ghế chủ tịch tỉnh, thành này không ?
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và ủy lạo dân chúng Bắc Giang - Ảnh minh họa
"Chúng ta khởi tố vụ án với những con người cụ thể, chứ không khởi tố đối với tổ chức là Hội thánh truyền giáo Phục Hưng", Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh – ông Ngô Minh Châu khẳng định.
Vậy thì khi để dịch bùng phát kéo dài như một số tỉnh, thành miền Bắc song chính quyền địa phương nơi đó không có những động thái quyết liệt như "lập tức phong thành" của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh kể từ 0g ngày 31-5, vậy thì có nên ‘lật’ ghế chủ tịch tỉnh, thành này không ?
Tin tức trên Reuters cho biết, người Brazil đòi luận tội Tổng thống Jair Bolsonaro vì cho rằng ông và chính phủ đã xem thường Covid-19 .
Theo Reuters, Tổng thống Bolsonaro được cho là đã bảo vệ quan điểm và những ứng phó đầy cực đoan của mình đối với đại dịch. Ana Paula Carvalho, nhà kinh tế 46 tuổi, nói rằng việc chính phủ xem thường Covid-19 và không cung ứng đủ lượng vắc-xin cho người dân chính là hành động "cho phép" virus lây lan không kiểm soát. Điều này có nghĩa ông Bolsonaro và nội các của ông đã phá hủy nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân Brazil.
Trở lại với Việt Nam, cụ thể hơn là ở Bắc Giang.
Lúc Bắc Giang bùng phát dữ dội ca nhiễm Covid trong khu công nghiệp, ông chủ tịch tỉnh nói với báo chí rằng sở dĩ xảy ra điều này, đơn giản là vì tỉnh chưa có kinh nghiệm chống dịch trong khu công nghiệp (!?).
Ông tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người xuất hiện trên truyền thông dày đặc với những tuyên ngôn ‘có cánh’ thời điểm dịch bùng phát từ lần thứ nhất đến thứ ba hồi năm ngoái – Cả 3 bận bùng dịch, ông là Thủ tướng và lỗi lớn nhất của ông là đã ‘lãng quên’ những bài học mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã làm ở thời gian đó.
Không chỉ ông Phúc ‘quên’, mà các quan chức Bắc Giang cũng chẳng ‘thèm lưu tâm’ cầu thị, nên ngày 8/5/2021, phát hiện ca đầu tiên trong khu công nghiệp, nhưng phải đến 18/5, thì Bắc Giang mới tạm dừng 4 khu công nghiệp.
Virus SARS-CoV2 với biến chủng Ấn đã băng băng từ chuyền này sang chuyền khác, từ công ty này sang công ty khác, từ khu công nghiệp này nhảy vọt sang khu công nghiệp khác ; và theo chân các công nhân về khu lưu trú, nhà trọ, quê nhà… Chưa biết hiệu quả của việc thực hiện "nhiệm vụ kép" mà ông Nguyễn Xuân Phúc ra sức hô hào sẽ ra sao, chỉ biết giờ thì khốn đốn mà đối phó, đuổi theo cuộc rượt bắt sinh tử này.
Vì sao lại có thể mạnh miệng trách cứ như vậy với những quan chức Bắc Giang ?
Tháng 3/2020, dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang được kiểm soát tốt, nhưng trước nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh vẫn âm thầm đi khảo sát.
Ngày 30/3, ông chủ tịch Nguyễn Thành Phong kết thúc đợt khảo sát. Ngày 6/4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của thành phố ban hành Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm 10 chỉ số, và tiến hành áp dụng – kiểm tra – đánh giá.
Ngày 9/4/2020, công bố kết quả đánh giá theo Bộ chỉ số, công ty Pouyuen có quy mô lớn 70.000 người, hoạt động 3 ca, 800 chuyến xe đưa đón công nhân mỗi ngày, chỉ đạt 81%, ngày 11/4, Công ty Pouyuen phải tạm dừng hoạt động 2 ngày để khắc phục các điểm sai sót.
Đợt ấy, Thành phố Hồ Chí Minh an toàn đi qua đỉnh dịch. Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có lẽ quên mất vụ việc xứng đáng là điểm son đó, nên ông mất dịp ghi điểm trên cương vị tân Chủ tịch nước.
Hà Nội hiện nay dịch còn bùng phát mất kiểm soát hơn nhiều, với số ca nhiễm cũng cao hơn so Sài Gòn, nhiều tòa nhà ở các khu chung cư lớn như Times City, Gelexia Riverside, The Legend, Goldmark City, chung cư 17T4 Trung Hòa Nhân Chính… có các ca nhiễm Covid, song lãnh đạo thủ đô vẫn gác ngoài tai nhắc nhở của ngành y tế là hãy giãn cách.
Liệu mai này người dân Bắc Giang, và có thể là cả Hà Nội nữa, họ có quyền phản ứng giống như người dân Brazil mà Reuters đưa tin hay không ?
Từ việc của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng lo ngại về thực tế phòng dịch ở người dân
Trần Lê Quân, RFA, 31/05/2021
Nhà tôi nằm trên một con đường lớn của thành phố Hồ Chí Minh, bình thường xe cộ qua lại không ngớt từ chỉ trừ vài tiếng lúc rạng sáng. Hôm nay, 31/5/2021, thì êm ả quá-cả thành phố đang là ngày đầu tiên giãn cách 15 ngày theo quyết định mới.
Hàng quán vắng khách ở Thành phố HCM do Covid-19 hôm 8/9/2020 - AFP
Năm ngoái cũng khoảng thời gian này, cả nước giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn. Đó là một cột mốc lịch sử trong cuộc đời của nhiều người, cũng sẽ là một dấu ấn để từ đó tất cả mọi lĩnh vực hoạt động và thói quen phổ biến của con người đều xoay chuyển.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi chứng kiến cảnh một thành phố mười mấy triệu người sôi động huyên náo suốt ngày đêm, mà nay vắng lặng đến nỗi có thể đi bộ qua đường vào bất kỳ lúc nào mà không cần phải nhìn trước ngó sau.
Lần đầu tiên trong đời chứng kiến một đại dịch nên người dân thời điểm ấy có lẽ nghiêm túc tuân thủ khuyến cáo của ngành y tế hơn bây giờ. Nhưng số người hiểu tường tận cách thức lây lan của dịch bệnh và tuân thủ nghiêm ngặt cũng chỉ dừng lại ở một số không nhiều. Còn lại, đâu đâu cũng thấy sự đối phó : đeo khẩu trang nghiêm cẩn khi đi đường (vì sợ công an phạt), nhưng khi nói chuyện gần với nhau thì lại kéo khẩu trang xuống cằm hoặc bỏ hẳn. Hoặc nguy hiểm hơn là vẫn tổ chức ăn uống nhậu nhẹt đông người trong phòng kín, không thông khí.
Người dân uống bia qua một tấm chắn phòng dịch Covid-19 ở một quán bia ở Hà Nội hôm 20/8/2020. Reuters
Năm nay cũng vậy. Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng trở thành địa phương có ổ dịch nguy hiểm nhất nước vì nhiều bệnh nhân dứt khoát không khai báo, hoặc khai báo giấu giếm lịch trình đi lại tiếp xúc, nhưng trong các khu dân cư, cái lệnh giữ khoảng cách hai mét gần như không thể thực hiện được. Người dân vẫn rủ nhau ăn nhậu tại nhà. Nay giãn cách, nhiều người rảnh rỗi thì lại càng nhậu nhiều hơn.
Thực tế trong gần một năm rưỡi dịch bệnh, cho đến trước làn sóng dịch thứ tư này, Việt Nam chỉ có chưa đến 2.000 ca nhiễm, số người chết cũng chỉ ở 35 người, hầu hết là người già yếu có nhiều bệnh nền. Điều này tạo nên tâm lý chủ quan cực độ ở nhiều người. Cộng thêm căn tính hời hợt ít khi nào tìm hiểu điều gì cho cặn kẽ vốn có của nhiều người Việt Nam, nên khi đợt sóng thứ tư bùng phát, nhiều người dân vẫn còn rất ú ớ về cách thức lây nhiễm. Hàng ngày hàng giờ tivi, báo chí và loa phường, tờ rơi tuyên truyền… ra rả, nhưng vẫn rất nhiều người chỉ thực hiện lấy lệ. Từ các khu dân cư bình dân cho đến người có học hành, trong công sở, thậm chí ngay trong ngành y vẫn từng nhóm rủ nhau ăn uống chung kể cả khi dịch đã bùng phát. Ở giới trẻ, quán sá bar pub đóng cửa thì kéo về nhà, hát hò nhậu nhẹt hút bóng… Địa phương hầu như không thể quản lý sâu sát nổi.
Ổ dịch phát sinh từ nhóm các tín hữu Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đã làm mọi việc thêm khó khăn và nguy hiểm.
Theo các thông tin báo chí, nhóm các tín hữu thuộc Hội thánh này trước đây thường xuyên tổ chức sinh hoạt tôn giáo trong phòng kín, tuy chưa tới 20 người nhưng không ai đeo khẩu trang. Hoạt động tôn giáo các chi phái của Tin Lành hầu như đều hát thánh ca rất nhiều, tôi đoán Hội thánh này cũng không ngoại lệ. Trong khi đó, việc hát cũng như ho, khạc … đều phóng thích nhiều giọt bắn trong không khí với tốc độ lớn (xin đọc các bài báo khoa học giải thích về cơ chế lây lan dịch Covid) khiến virus dễ dàng lây từ người này qua người kia.
Để đối chứng, hãy xem thực tế các văn phòng làm việc của các doanh nghiệp. Tuy thường xuyên có số lượng người lớn làm việc cùng nhau cả ngày trong phòng kín, khoảng cách 2 m cũng là lý thuyết không thể thực hiện vì các khoang làm việc đều san sát nhau, nhưng do đeo khẩu trang thường xuyên nên rất ít lây lan, dù có người dương tính với bệnh. Các công ty hay doanh nghiệp đều rất chú ý nhắc nhở việc này. Ngoài nước rửa tay, lịch khai báo y tế được thông báo liên tục, nhiều nơi còn phạt thẳng cánh, trừ nặng tiền lương nhân viên (đến 10%) nào bỏ khẩu trang hay tụ tập đông người trong giờ làm việc. Nhân sự nếu quá đông sẽ được phân bổ làm việc online một phần và chia lịch đến trụ sở công ty để đảm bảo không quá nhiều người trong phòng kín. Các bề mặt dùng chung dễ bị lây nhiễm như máy chấm vân tay, cánh cửa, thang máy … đều có nhân viên vệ sinh thường xuyên lau sạch hoặc niêm phong luôn, để chuyển sang chấm công trên phần mềm online.
Vì hoạt động là mạch máu của doanh nghiệp. Chỉ cần một ca F0, toàn bộ công ty sẽ bị phong tỏa, nhân sự đưa đi cách ly, mọi chuyện kinh doanh làm ăn đều đình trệ. (Tuy vậy, nhân viên vẫn không ít người không tuân thủ quy định, như đã nói).
Cô Phương Tường Vy, con gái lớn của hai mục sư Hội thánh truyền giáo Phục Hưng viết trên trang mạng Muối & Ánh sáng, cho rằng báo chí đã bóp méo thông tin. Cô cho biết ngôi nhà của gia đình cô-nơi Hội thánh nhóm họp 30 năm nay đều tuân thủ quy định chống dịch, như đeo khẩu trang, phát nước rửa tay khi các tín hữu nhóm họp. Cô cũng cho biết hai tuần nay Hội thánh chỉ họp online.
Đường phố vắng vẻ do dịch Covid-19 ở Hà Nội hôm 31/5/2021. Reuters
Mục sư đồng quản nhiệm Hội thánh Võ Xuân Loan cũng cho hay trước đó bà đã đi đám cưới nhưng toàn bộ những người ngồi gần đến nay đều có kết quả xét nghiệm âm tính, vì vậy "F0 vẫn đang lang thang ngoài kia"(nguyên văn) chứ không phải bản thân bà. Do vậy, cả mục sư Loan và con gái của bà đều cho việc kết luận lây lan và không hợp tác chống dịch từ Hội thánh là quy kết thiếu căn cứ.
Nhưng trong những thông tin khác từ HCDC hay từ các bác sĩ trực tiếp điều tra dịch tễ đều cho hay toàn bộ gia đình mục sư Loan đều giấu giếm và không hợp tác khai báo lịch trình đi lại cũng như thực tế việc nhóm họp. Gia đình mục sư Loan đều không hề nhắc đến điểm mấu chốt là các tín hữu đã không đeo khẩu trang trong thời gian nhóm họp.
Mục sư Loan cũng mập mờ trong việc khai báo lịch trình : bà không cho biết mình đã đi Hà Nội (lúc đó đang là địa phương có dịch nên khi về phải khai báo y tế), không khai báo những người tiếp xúc, nên lực lượng truy vết đã phải dò theo các liên lạc trong điện thoại để tìm ra người tiếp xúc.
Tuy nhiên, chỉ vỏn vẹn trong 5 ngày từ 27/5 đến nay, ổ dịch từ nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đã có tổng cộng 191 người dương tính, (40 tín hữu, 107 F1 và 47 F2), lan ra nhiều địa phương. Con số này là minh chứng rõ nhất cho việc phần lớn, nếu không nói là hầu hết tín hữu Hội thánh này đã không tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch. Họ cố tình hay chỉ là chủ quan hoặc tuân theo diễn giải sai lệch kinh Thánh của cá nhân nào đó ?
Vụ án làm lây lan dịch bệnh đã bị khởi tố, hy vọng trong quá trình điều tra sẽ cho thấy rõ sự thực.
Ở khía cạnh khác, hiện tượng ổ dịch liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng khiến sự nguy hiểm và khó khăn trong chống dịch tăng thêm gấp nhiều lần. Loại trừ khả năng xấu nhất là "chủ động" gieo rắc dịch bệnh, thì cộng với các ví dụ trên đầu bài, dịch bùng phát là thực tế rất đáng ngại của việc người dân không hiểu rõ, không tuân thủ nguyên tắc phòng dịch, cho dù ngành y tế và truyền thông gào rát cổ đến mức nào.
Từ nhiều nguyên nhân, nhưng một phần rất rõ hậu quả gây ra từ việc này là số ca bệnh lan nhanh đến mức chỉ trong vòng 30 ngày từ cuối tháng 4/2021 đến nay, số ca nhiễm bệnh đã tăng gấp hơn ba lần toàn bộ số ca nhiễm trong vòng 14 tháng trước đó.
Nguyễn Thị Sen, VNTB, 31/05/2021
Tin tức về dịch bệnh Covid có lẽ làm cho nhiều người phát ngán những cũng khiến cho không ít người hoang mang, hoảng sợ.
Ngán ngẩm
Hơn một năm này ngày nào cũng thấy báo đài nới tới Covid. Hết nước này tới nước khác đều nói về Covid, nước này tới nước kia "toang" vì Covid trong khi Việt Nam kiêu hãnh vượt lên trên hết. Chống dịch thành công hết đợt này tới đợt khác. Dân chúng bị nghi nhiễm hay có tiếp xúc gần là đều được nhà nước mang đi cách ly bắt buộc.
Người bị cách ly tập trung vì là F1. Khu dân cư nào xui rủi có F1 là coi như nguyên khu phố hay chung cư thành nơi nội bất xuất, ngoại bất nhâp tới cả nửa tháng. Học sinh, sinh viên hết đợt này tới đợt khác phải ở nhà học online. Chưa bao giờ mà con nít được nghỉ học dài ngày và đi học mà thoải mái thư giãn tới vậy.
Giãn cách hay cách ly tới đợt này đã là đợt thứ tư, nhà nước lại tiếp tục hô hào đóng góp tiền mua vắc xin, thành lập quỹ vắc xin nhưng người được chích thì nhỏ giọt không thấm vô đâu so với lượng 75 triệu dân cần phải được chích ngừa.
Kinh tế bị đình trệ, người buôn bán nhỏ lẻ, tới người làm ăn vừa vừa hay người làm ăn lớn sau hơn một năm đã mòn mỏi, kiệt sức. Sản xuất không có đầu ra, người tiêu thụ giảm nhưng các chi phí mặt bằng vẫn phải chung trả cho đủ nếu như không phải là đóng cửa dẹp tiệm. Tiền nhà nước hô hào gói 62 ngàn tỷ cứu doanh nghiệp cho tới giờ vẫn chưa thấy đâu, mà người dân hay nói vui là lên ti vi mà nhận.
Liên tục căng mình từ sau tết ta năm rồi cho tới giờ là gần 15 -16 tháng, tài lực và sức chịu đựng của dân cũng đã bị bào mòn đến mức kạn kiệt chẳng còn gì. Vậy thì sao mà không ngán cho được ?
Những quốc gia giàu có, họ còn ngán dù là họ được chích ngừa miễn phí, được chính phủ trợ cấp thất nghiệp, hay thậm chí trả tiền mặt chỉ để ở nhà phụ giúp chính phủ chống dịch họ còn ngán, nói gì đến người dân Việt Nam cho đến tận giờ vẫn phải tự gồng mình vừa chống dịch vừa kiếm cái bỏ vô miệng, còn vừa "được" hô hào kêu gọi đóng góp tiền chống dịch.
Hãy làm Nhà nước có trách nhiệm
Nhà nước lại trấn an bà con không nên hoang mang lo lắng. Nhưng nhà nước đã làm gì để trấn an bà con quốc dân ngoài câu ai ở chỗ nào ở yên chỗ đó ?
Nhà nước Việt Nam vẫn được ca ngợi là nơi gần như duy nhất gom người cách ly tập trung và chi trả mọi chi phí ăn ở cho hàng trăm ngàn lượt người cách ly cả hơn một năm nay. Thế nhưng việc làm này cũng đã tới lúc lộ ra sự bất cập khi việc chống dịch sẽ còn kéo dài cho đến khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng nhất định mà e là sẽ còn kéo dài cho đến cuối năm. Ngân sách cạn kiệt vì phương pháp cách ly tập trung không cần thiết.
Việc khoe khoang đạt được kỳ tích chống dịch có lẽ nên phải dừng lại để cho cả dân, lẫn đảng và chính phủ không quá say men chiến thắng để nhìn thẳng vào sự việc, tìm ra hướng đi đúng đắn. Kỳ tích khống chế được dịch, phát triển kinh tế cho đến nay có lẽ đã không còn có thể đạt được, buộc chính phủ phải chọn lựa trong lúc này chọn lựa duy nhất là dồn sức chống dịch. Cạn kiệt, đuối sức tới đâu có thể thấy qua việc kêu gọi dân chúng trong và ngoài nước đóng góp hơn 9.000 tỷ đồng phụ mua vắc xin, đi xin lần lượt các quốc gia giàu có để được viện trợ vắc xin chống dịch.
Tiền để mua vắc xin chống dịch kêu gọi rầm rộ vài ba tháng trước của người già và con nít hiện đã được sử dụng vào việc vì ? bao nhiêu trong số đó đã được sử dụng để mua vắc xin ? Nhà nước cần 150 triệu liều vắc xin để tiêm chủng cho 75 triệu dân. Tính ra mất đâu khoảng 27- 30 nghìn tỷ đồng, chưa bằng một phần hai số tiền trong gói hỗ trợ doanh nghiệp 62.000 tỷ đồng cho tới nay vẫn chưa giải ngân được. Hay cũng chỉ gần bằng số tiền 29.000 tỷ kết dư của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, nơi đang mở miệng đòi sử dụng gói hỗ trợ 62.000 tỷ để hỗ trợ công nhân.
Tiền vẫn ở đó, lấy ra mua vắc xin cho dân chúng chứ đừng kêu gọi kiều bào hay người dân đóng góp nữa. Hãy một lần tỏ ra là nhà nước có trách nhiệm thật sự.
Các quốc gia Âu Mỹ họ đã gần như trở lại bình thường sau khi phần lớn dân chúng được chích ngừa. Kinh tế rồi sẽ hồi phục khi sức khoẻ con người được bảo đảm. Việt Nam có lẽ cũng phải nên đi theo quỹ đạo đó, đừng nên tham lam vì mục tiêu kép mà xôi hỏng bỏng không.
Covid sẽ không được dập tắt hoàn toàn mà phải học cách sống chung với covid như các nước tây phương. Phương cách truy tìm từng ca nhiễm F0, truy tận F1, F2 cho đến lock down toàn bộ dân cư, đóng băng một khu vực kinh tế chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn. Về dài hạn, thì phải học cách sống chung với những gì được gọi là bình thường mới.
Covid thật đáng sợ khi người lây nhiễm có bệnh nền hoặc người lớn tuổi vì nguy cơ gây tử vong cao hay diễn tiến bệnh trở nặng nhiều. Còn người không có bệnh lý, sức khoẻ tốt và còn trẻ, thì nhiễm Covid sẽ chỉ như một cơn cúm mùa nặng, cần phải nghỉ ngơi nhiều để tự hồi phục. Cũng chẳng cần phải uống thuốc đặc trị gì ngoài thuốc paracetamol để giảm đau đầu và đau nhức cơ thể.
Vì vậy, chẳng có cớ gì phải hoang mang. Cứ bình tĩnh, ở yên trong nhà, không tiếp xúc với ai nếu có thể trong vòng 4 tuần thì bệnh cũng tự khỏi và tránh lây lan cho người thân và cộng đồng. Covid vô hình, và ai cũng có thể bị lây nhiễm nếu bất cẩn. Nếu giữ đúng quy tắc 5K thì Covid khó mà lây lan.
Còn trong thời gian đó, hãy chờ cho chính phủ Việt Nam bớt tâm lý xin xỏ, chỉ mong nhận vắc xin viện trợ để họ quyết tâm chịu chi mua vắc xin cho toàn bộ dân chúng được nhờ.
Thế Vận Hội Olympic Tokyo lẽ ra phải là lễ mừng chiến thắng. Cựu lãnh đạo Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Katsutoshi Kawano từng tuyên bố, đó là "bằng chứng cho thấy thế giới đã chiến thắng virus corona". Rủi thay, khi còn có vài tuần nữa là đến kỳ thi đấu, thì chỉ có phần thế giới là chiến thắng Covid-19. Trang mạng Bloomberg đặt câu hỏi : "Làm thế nào các nước Châu Á – Thái Bình Dương lại thua một cuộc chiến mà họ đã từng thắng ?".
Tại một điểm tiêm chủng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 24/05/2021. Nhật Bản là nước có đủ tiềm lực và phương tiện nhưng triển khai tiêm chủng rất chậm. AP - Carl Court
Nhìn lại hơn một năm đại dịch người ta không khỏi có cảm giác cuộc đọ sức giữa nhân loại với virus corona giống như một trận đấu gồm hai hiệp. Hiệp đầu tiên diễn ra năm 2020, Châu Á dẫn đầu khi kềm hãm được đà lây nhiễm, hạn chế được số thương vong, phương Tây (Châu Âu và Mỹ) gần như bị virus corona đánh cho "tơi tả", số người chết tăng thê thảm, gần như rơi vào hoảng loạn.
Một năm sau, trong hiệp hai này, mọi sự đều đảo ngược. Vào lúc virus corona dần bị đẩy lùi, Châu Âu và Mỹ bắt đầu mở cửa, gỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế, thì tại Châu Á, các nước lần lượt lại "lockdown" (đóng cửa, phong tỏa), áp đặt giãn cách xã hội, khiến các hoạt động kinh tế trì trệ trở lại.
Theo Bloomberg, nguyên nhân chính là do thiếu vac-xin nên nhiều nước Châu Á chậm trễ trong việc triển khai tiêm ngừa. Tỷ lệ người dân được tiêm chủng rất thấp, từ 1% đến trên 2%. Ví dụ tại Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ ở mức có 2,3% trong khi ở Mỹ và Châu Âu, số người dân đã được tiêm đầy đủ lần lượt là trên 50% và 30%.
Tính kỷ luật và sự gắn kết xã hội, cũng như việc chấp nhận các biện pháp giám sát chặt chẽ bằng các phương tiện công nghệ cao - những biện pháp từng làm nên thành công cho chiến lược "Covid Zero", lần này đã không giúp các nước Châu Á, kể cả những quốc gia từng được ví là hình mẫu như Việt Nam, Đài Loan… kháng cự được với các biến thể, gây ra một làn sóng dịch bệnh dữ dội hiện nay.
Nỗi sợ vac-xin cao hơn virus corona
Làm thế nào mà tình cảnh này lại có thể xảy ra ? Vì sao Châu Á từ vị thế đi đầu chống dịch lại trở thành "vô địch chậm trễ" ? Bloomberg đưa ra nhiều lý do để giải thích.
Đầu tiên, đó là vì Châu Á đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình.
Việc nỗ lực bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân trong những đợt dịch năm 2020 đã khiến nhiều nước gần như "ngủ quên trên chiến thắng", thiếu động lực "tranh giành" nguồn cung cấp vac-xin khan hiếm. Nhiều nước còn có thái độ thụ động "chờ thời", lo sợ trước những rủi ro từ những loại vac-xin mang tính cách mạng như Pfizer/BioNtech và Moderna, hay những hiệu ứng phụ từ AstraZeneca.
Có thể nói, nỗi sợ vac-xin của người dân Châu Á còn lớn hơn cả sợ con virus corona, mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ an toàn của những loại vac-xin đó là cao, một hiện tượng cũng đang làm chậm lại các chiến dịch tiêm ngừa ở phương Tây.
Tiếp đến là bản thân người dân Châu Á, dường như thiếu cảm giác nhu cầu phải khẩn cấp tiêm ngừa như người dân ở Milano (Ý) hay New York (Mỹ), những nơi chứng kiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trong những tháng đầu tiên của trận dịch.
Chỉ có điều nỗi sợ những rủi ro này buộc các chính phủ tại Châu Á phải đứng trước nhiều tình huống khó xử : Tiếp tục các chính sách kiểm soát dịch bệnh không khoan nhượng, truy tầm mọi ca nhiễm bệnh cho đến khi loại bỏ hẳn virus corona hay là phải chấp nhận dịch Covid-19 như bao dịch bệnh khác và sẽ phải sống chung với chúng ở một mức độ lây nhiễm nào đó như là các nước phương Tây đang làm ?
Hãng tin Bloomberg lưu ý, một cách tiếp cận cứng nhắc có thể sẽ có gây ra những hệ quả đối với việc khôi phục nền kinh tế. Việc đóng rồi mở tạm thời kéo dài trong nhiều tháng sẽ là một chiến lược tốn kém, nhất là đối với nhiều trung tâm tài chính lớn như Singapore và Hồng Kông. Những nền kinh tế thịnh vượng được là nhờ vào các hoạt động giao thương và du lịch.
Minh Anh
Thu Hằng, RFI, 31/05/2021
Ngày 31/05/2021, thành phố Hồ Chí Minh quyết định chỉ xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở những khu vực có nguy cơ cao, chủ yếu là ở quận Gò Vấp và quận Tân Phú, sau đó mở rộng ra những địa bàn khác. Trước tình hình dịch tiếp tục căng thẳng, Việt Nam quyết định dừng nhập cảnh hành khách tại hai sân bay quốc tế Nội Bài từ 01-07/06 và Tân Sơn Nhất kéo dài đến hết ngày 14/06.
Người dân xếp hàng làm xét nghiệm Covid-19, tại một điểm ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 31/07/2020. AP - Hau Dinh
Trả lời báo Tuổi Trẻ Online ngày 31/05/2021, phó giám đốc sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ không xét nghiệm trên toàn thành phố như một số thông tin trước đây. Đối tượng được xét nghiệp tập trung chủ yếu ở quận Gò Vấp liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, tiếp theo là công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và một cụm dịch khác ở quận Tân Phú, có thể liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.
Đến trưa 31/05, đã có hơn 150.000 xét nghiệm đã được tiến hành ở hai cụm dịch trên, trong số này có 149 trường hợp dương tính đã được bộ Y tế công bố trước đó. Virus corona đã xuất hiện ở 36 tỉnh thành Việt Nam. Trong số 211 ca nhiễm mới trong cộng đồng ghi nhận trong ngày 31/05 có 43 ca ở tỉnh Bắc Giang. Do dịch diễn biến phức tạp, nhiều địa phương, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đã hoãn kỳ thi vào lớp 10, theo dự kiến diễn ra vào đầu tháng 06.
Hiện tại, tỉ lệ tiêm chủng ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt khoảng 1% do phụ thuộc vào nguồn vac-xin từ nước ngoài. Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực tiếp cận các nguồn cung khác nhau. Ngày 30/05, trong thư gửi tổng thống Mỹ Joe Biden, chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Hoa Kỳ giúp Việt Nam mua vac-xin, cũng như hỗ trợ về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất cho Việt Nam.
Ngoài ra, sau Pfizer/BioNTech, Việt Nam đang cố gắng hợp tác với tập đoàn Moderna. Theo trang VnExpress, ngày 28/05, bộ Y tế đã làm việc với một nhà phân phối Moderna để thảo luận về việc cung cấp vac-xin trong thời hạn ngắn nhất cho Việt Nam.
Thu Hằng
***********************
Trọng Nghĩa, RFI, 30/05/2021
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát dữ dội tại Việt Nam, chiếc nôi kinh tế của Việt Nam là Thành Phố Hồ Chí Minh đã phải quyết định áp dụng các biện pháp "giãn cách xã hội" nghiêm ngặt trong vòng 15 ngày kể từ ngày mai, 31/05/2021. Nghiêm trọng nhất là quyết định phong tỏa toàn bộ một quận và một phường.
Người dân thành phố Hồ Chí Minh đeo khẩu trang khi lưu thông trên đường phố, ảnh chụp ngày 08/09/2020. AFP – Nhac Nguyen
Theo báo Tuổi Trẻ xuất bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh, trong số các biện pháp được áp dụng, có việc cấm tụ tập quá 5 người ở nơi công cộng, thực hiện nghiêm ngặt việc giữ khoảng cách an toàn tối thiểu là 2m khi giao tiếp.
Các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu vẫn được hoạt động nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn và các quy định phòng chống dịch bệnh khi hoạt động. Ngay từ đầu tuần, Thành Phố Hồ Chí Minh đã cho đóng cửa các nhà hàng, cơ sở kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ không thiết yếu.
Điểm đáng chú ý là mọi người dân (nhất là những người trên 60 tuổi) được yêu cầu ở trong nhà, và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Chính quyền cũng yêu cầu hạn chế tối đa việc đến các cơ sở khám bệnh, ngoại trừ trong trường hợp thực sự cấp bách.
Riêng đối với hai "ổ dịch" quan trọng là quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, được chính chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố gọi là "phong tỏa". Các biện pháp cách ly được áp dụng, người dân phải ở trong nhà và không được ra đường, ngoại trừ các trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.
Các biện pháp hạn chế ngặt nghèo được ban hành trong bối cảnh số lượng ca nhiễm tăng vọt tại thủ phủ kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu của bộ Y Tế, từ 19 giờ tối hôm qua 29/05 cho đến 18 giờ tối nay 30/05, toàn quốc đã có thêm 250 ca nhiễm mới, trong đó có đến 59 ca tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, tổng số ca nhiễm tính đến hết ngày hôm nay tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 7.000 người. Điều chú ý là chỉ trong hơn một tháng, từ ngày 27/04 đến nay, số ca nhiễm mới được xét nghiệm lên đến 4.000 trường hợp.
Trọng Nghĩa
Thu Hằng, RFI, 24/05/2021
Việt Nam đang chống chọi đợt dịch Covid-19 thứ 4, bùng phát từ ngày 17/04/2021 trên diện rộng từ bốn nguồn khác nhau. Mức độ nguy hiểm của các biến thể virus từ Anh và Ấn Độ, được phát hiện ở Việt Nam, buộc chính phủ thúc đẩy chương trình tiêm chủng. Không chỉ đàm phán để mua vac-xin, Hà Nội còn đề xuất sản xuất vac-xin cho các tập đoàn quốc tế.
Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc Hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp ngày 23/05/2021 trong lúc đối phó với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội, Việt Nam. AP - Hau Dinh
Chỉ riêng đợt dịch thứ 4 đã có 2.036 ca nhiễm tính đến hết ngày 23/05, cao gấp 2,5 lần so với đợt dịch đầu năm. Điểm đặc biệt là đợt dịch này có bốn nguồn lây nhiễm cùng lúc, theo trang Nhân Dân điện tử ngày 10/05.
Nguồn thứ nhất là thành phố Đà Nẵng gồm ca bệnh từ khu cách ly tập trung rồi về tỉnh Hà Nam, từ một quán bar và một cơ sở thẩm mỹ lan ra nhiều tỉnh. Nguồn thứ hai từ tỉnh Yên Bái, qua các chuyên gia Ấn Độ, Trung Quốc lan xuống Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác. Nguồn thứ ba từ Hải Dương nhờ phát hiện ca bệnh liên quan đến lịch sử dịch tễ ở Lào về. Nguồn thứ tư là từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2 lan ra rất nhiều tỉnh và sang Bệnh viện K.
Nhìn chung, nguồn gốc lây nhiễm chính là từ các khu cách ly, theo nhận định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 14/05 :
"Có lẽ nguồn lây là từ những khu cách ly và từ những người vượt biên trái phép - không chính xác hẳn. Tại vì hai chủng này là mới sau này, chứ không phải là âm ỉ từ trước đến giờ. Đó là chủng của Anh và chủng của Ấn, phát hiện song song ở những vùng khác nhau, trong khi trước đây Việt Nam đâu có hai chủng đó, thì chắc chắn là mới lọt vô đây. Nó đi theo đường lén về hoặc chính là những chuyến bay Việt Nam đưa chuyên gia hoặc người Việt Nam từ nước ngoài về và họ vô trong khu cách ly. Chỉ có hai nguồn đó ! Nội tại Việt Nam từ trước đến giờ chưa có hai chủng này".
Bộ Y tế Việt Nam quyết định kéo dài thời gian cách ly tập trung người tiếp xúc gần với ca dương tính Covid-19 cũng như người nhập cảnh Việt Nam lên thành 21 ngày kể từ ngày 05/05. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cần phải xem xét lại cách quản lý trong khu cách ly và ý thức của người tham gia :
"Một người trong khu cách ly mà cách ly không tốt thì sẽ bị lây trong khu cách ly. Bởi vì trong khu cách ly, nếu không gắn camera, không kêu người ta tuân thủ việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, thì chắc chắn là, ví dụ trong khu cách ly có 30 người mà trong đó có một người bệnh thì sẽ lây hết cho những người xung quanh. Dù đủ 14 hay 21 ngày, nhưng trong ngày thứ 13 hoặc những ngày khác mà họ bị lây thì đâu biết được, xét nghiệm chưa ra, nhưng ra tới ngoài rồi mới phát bệnh. Đó là một trong những cách mà virus từ khu cách ly thoát ra ngoài.
Và đặc biệt là Việt Nam đã khuyên là từ khu cách ly ra thì phải ở trong nhà, khai báo tại địa phương cho đủ thêm 2 tuần nữa. Nhưng rõ ràng một số người bị lây, ngay cả những người khách nước ngoài, khi trở về sau khi cách ly, họ không tuân thủ điểm đó. Họ đi khắp nơi, tham gia các cuộc tụ họp đông người nên mới lây ra".
Covid-19 đã khiến ba người tử vong trong đợt dịch thứ 4. Điều đặc biệt là một số bệnh viện, nơi bị virus tấn công như trong đợt 2 ở Đà Nẵng, chưa ghi nhận ca tử vong nào (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai). Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải thích :
"Trường hợp của Đà Nẵng trong đợt dịch thứ hai là do virus tấn công vào bệnh viện lâu mà không biết, tấn công khoa bệnh nặng và tấn công vào vài khoa bệnh nặng của những bệnh viện khác của khu vực Đà Nẵng nên mới tạo một gánh nặng rất lớn.
Còn hiện nay, điều may mắn thứ nhất là mình bắt đầu phát hiện ra những ca lọt ra cộng đồng. Và sau trường hợp Đà Nẵng lần trước, tất cả các bệnh viện đều có phòng thủ, sau đó có Bạch Mai, cũng phòng thủ ngay từ đầu. Và nguyên tắc của Việt Nam là không cho virus tấn công khu ngoại trú (khu khám ngoài), không cho tấn công khu nội trú, không cho tấn công khoa bệnh nặng. Cho nên đợt này, ở một vài bệnh viện cũng có nhưng nằm ở khúc thân nhân bệnh nhân và khu bệnh nhẹ, còn hiện nay, tấn công đúng khoa hồi sức của khoa bệnh nặng thì chưa có".
Covid-19, đặc biệt với hai chủng mới, hoành hành ở các nước láng giềng Việt Nam, từ Thái Lan đến Cam Bốt, xa hơn là Ấn Độ… Vậy đâu là hướng ngăn ngừa và phòng chống ở Việt Nam để tránh lây nhiễm cộng đồng ?
"Thật ra chủng Anh hay chủng Ấn, thế nào chúng cũng lây sang các nước khác thôi, như Việt Nam cũng là một trong những nước các chủng này tới. Vấn đề chính hiện nay là mình muốn chặn nó trước, điều này phụ thuộc vào năng lực truy vết và năng lực xét nghiệm. Nếu chủng lây nhanh thì mình phải làm nhanh hơn nó, phải mở rộng hơn nó. Nếu chủng lây nhanh thì mình phải làm khai báo y tế thật tốt. Và bản thân những người dân chưa phải là nguy cơ thì cũng phải tuân thủ "5K" (gồm Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) thì lúc đó mới khống chế được dịch".
Ngoài vấn đề quản lý trong các khu cách ly, đợt dịch thứ 4 cũng đặt ra câu hỏi về ý thức của một bộ phận người dân, phần nào được thấy qua kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài 30/04 đến 02/05. Và về lâu dài, có thể tiếp tục đóng cửa chống dịch như hiện nay ? Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định :
"Cái tính của người Việt Nam là vậy, khi nào nghe thấy bệnh thì bắt đầu tuân thủ, khi mà lâu lâu không thấy bệnh thì họ lại lơi ra. Nhưng hiện nay bắt đầu tuân thủ trở lại và người ta cũng hiểu khá nhiều về "5K". Nhưng lẽ đương nhiên, sẽ có một nhóm, một số thành phần không tuân thủ, thì lúc đó mình phải ép thôi.
Cái chính hiện nay là không thể nào bắt người ta như vậy hoài đâu, chỉ có vac-xin mới giải quyết được vấn đề. Ví dụ, Việt Nam có nguyên tắc "5K", để có thể dỡ bỏ được một vài "K" trong "5K" đó thì chỉ có vac-xin làm được, chứ còn nếu mình cứ như vậy hoài thì hết đợt này lại tới đợt khác, không làm sao khác được".
Năm 2020, khi dịch bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, chính phủ thẳng thắn xác định là hệ thống y tế còn yếu, khó có khả năng chống dịch nếu để dịch bùng phát. Liệu có phải lo đến khả năng này không vì tốc độ lây nhiễm đợt dịch này cao hơn tất cả những lần trước, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn, đặc biệt là ở tỉnh Bắc Giang ?
"Theo tôi, việc chống dịch phải có sự đồng lòng giữa chính quyền và người dân. Việt Nam có được điểm đó. Thực ra đợt dịch này Việt Nam đã chuẩn bị trước đó. Có nghĩa là nếu trong trường hợp xấu nhất, có 30.000 người cùng lúc mắc bệnh, thì Việt Nam đã mở các nơi điều trị tới huyện rồi. Mình rải đều ra, chứ không tập trung như một số nước khác, làm sao để đừng tạo gánh nặng cho khối điều trị đặc biệt, khối điều trị bệnh nặng.
Thứ hai là Việt Nam chuẩn bị mở rộng xét nghiệm. Lúc trước chỉ làm PCR thì tới đây có thể làm xét nghiệm nhanh để khoanh vùng sớm hơn. Việt Nam cũng đang làm những xét nghiệm định kì. Ví dụ ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 và những bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh trong vòng hôm qua (13/05) và hôm nay (14/05) đã xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế và toàn bộ bệnh nhân trong bệnh viện kể cả thân nhân bệnh nhân, lúc đó mới có khả năng đánh giá virus tồn tại trong cộng đồng như thế nào để truy vết nhanh hơn. Đó là những cách mà Việt Nam sẽ phải làm".
Việt Nam là một trong những nước không bị cuốn vào chiến lược ngoại giao vac-xin của Trung Quốc. Bộ Y tế đàm phán với nhiều quốc gia, tổ chức, nhà sản xuất để đa dạng hóa nguồn cung vac-xin. Tổng cộng có khoảng 110 triệu liều (trên tổng số 170 triệu liều đặt mua) được cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021-đầu 2022 : 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech.
Ngày 24/02, Việt Nam được giao 117.600 liều vac-xin đầu tiên từ nhà cung cấp AstraZeneca. Trong khuôn khổ chương trình COVAX, Việt Nam đã nhận được hai đợt giao hàng : 811.200 liều AstraZeneca vào ngày 01/04 và 1,682 triệu liều vào ngày 16/05. Về khả năng tiêm chủng của Việt Nam, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết :
"Việt Nam, nếu có vac-xin là chích nhanh lắm. Việt Nam có thể chích một ngày hơn 90.000 liều tại vì hệ thống tiêm chủng mở rộng của Việt Nam mạnh từ trước đến giờ, rải khắp các vùng, thậm chí tới xã, tới ấp, xuống tới tận vùng sâu vùng xa. Cho nên vấn đề ở chỗ là có vac-xin hay không thôi. Còn có là chích được ngay. Ví dụ đợt vừa rồi về đến Việt Nam là đã chích hết. Sắp tới về thêm khoảng 1,6 triệu liều nữa và nghe nói là sẽ về thêm 4-5 triệu liều. Cứ có là sẽ chích hết vì hệ thống tiêm chủng của Việt Nam mạnh lắm !"
Việt Nam kêu gọi các quốc gia "miễn trừ bản quyền" với vac-xin Covid-19. Trong một cuộc họp với đại diện của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bộ Y tế Việt Nam đã đề xuất phía WHO tạo điều kiện đàm phán để một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao công nghệ sản xuất vac-xin ARNm (Pfizer/BioNTech và Moderna). Theo quan điểm của Hà Nội, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 13/05, chỉ khi "các loại vac-xin sớm có thể phổ biến rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới" thì mới "mở ra cơ hội khống chế lây lan dịch bệnh nguy hiểm này".
Ngoài việc tìm hướng sản xuất, Việt Nam còn "tự chủ động nguồn vac-xin" với ba loại vac-xin ứng viên đang được thử nghiệm : Nano Covax của Công ty cổ phần Công nhệ sinh học dược Nanogen kết hợp với Học viện Quân Y (Bộ Quốc phòng), Covivac của Viện Vac-xin và Sinh phẩm - IVAC (thuộc Bộ Y tế, sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 vào tháng 07/2021) và Vabiotech của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vac-xin và Sinh phẩm số 1 (thuộc Bộ Y tế).
Trong ba loại này, vac-xin Nano Covax bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C, bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 10.000 người tại Việt Nam và ở một số nước như Philippines, Bangladesh… từ giữa tháng Năm, dự kiến hoàn tất "trong tháng 8 hoặc tháng 9". Vac-xin đầu tiên "made in Vietnam" có thể được sử dụng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, theo thứ trưởng Bộ Y tế, giáo sư Trần Văn Thuấn, "trong trường hợp bệnh dịch lan tràn và thiếu vac-xin, Bộ Y tế có thể xem xét cho đánh giá giữa kỳ để cấp phép trong tình trạng khẩn cấp".
Ông Đỗ Minh Sĩ, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Nanogen, khẳng định với báo Sydney Morning Herald rằng công ty (trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh) có khả năng sản xuất 120 triệu liễu mỗi năm. Tuy nhiên, hai chuyên gia, Nguyễn Thu Anh chuyên về các bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam (Đại học Sydney) và Rogier van Doorn, nhà vi sinh vật học người Hà Lan đứng đầu một đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford ở Hà Nội, đều đặt câu hỏi về khả năng sản xuất trên quy mô lớn của Việt Nam, về nguồn tài chính, cũng như công tác kiểm soát chất lượng.
*********************
Minh Anh, RFI, 23/05/2021
Reuters dẫn nguồn tin truyền thông Việt Nam ngày 22/05/2021 cho biết một trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế đang tiến hành các cuộc đàm phán với Nga để sản xuất vac-xin Sputnik V ngừa Covid-19.
Sản phẩm vac-xin ngừa Covid - 19 của Nga Sputnik V. AP - Andre Penner
Trang mạng VnExpress trích dẫn các nguồn tin ẩn danh từ Polyvac – Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam, cho biết thỏa thuận chia làm hai giai đoạn. Ban đầu, phía đối tác Nga cung cấp bán thành phẩm. Giai đoạn kế tiếp, sẽ sản xuất vac-xin từ dung dịch hỗn hợp. Nếu thỏa thuận được thông qua, mỗi năm Việt Nam có thể sản xuất đến 50 triệu liều. Tuy nhiên trang mạng này không cho biết rõ đối tác Nga là ai.
Cũng theo bài viết này, Việt Nam đang đàm phán mua vac-xin Sputnik V ngừa Covid-19 để sử dụng trong nước trước khi có thể tự sản xuất trong nước. Với quyết định này, Việt Nam sử dụng đến ba loại vac-xin để ngừa Covid-19 gồm AstraZeneca, Pfizer và Sputnik V.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được 2,6 triệu liều vac-xin thông qua chương trình Covax của Liên Hiệp Quốc. Bộ Tài chính Việt Nam trong tuần thông báo kế hoạch lập quỹ 1,1 tỷ đô la để mua 150 triệu liều vac-xin cho chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 cho toàn dân. Tính đến hôm nay, với số dân gần 100 triệu người, Việt Nam đã tiêm ngừa được khoảng một triệu người, kể từ khi Hà Nội mở chiến dịch tiêm ngừa hồi tháng Ba năm 2021.
Số liệu do Bộ Y tế Việt Nam hôm nay cho biết có thêm 33 ca nhiễm mới, phần lớn ở các tỉnh phía bắc như Bắc Ninh (29), Ninh Bình (2) và hai ca nhập cảnh. Tính tổng cộng từ ngày 27/4, khi dịch bùng lên trở lại, cả nước ghi nhận 2.067 ca bệnh tại 30 tỉnh thành.
Minh Anh
Nguồn : RFI, 23/05/2021
Đó là một nỗi lo sợ của nhiều chuyên gia y tế. Bây giờ thì đã trở thành một điều chắc chắn. Trong bản báo cáo thường niên về tình hình y tế toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới vào hôm 21/05/2021 đã chính thức công nhận rằng số liệu tử vong vì Covid-19 - chính thức là 3,4 triệu người - có thể lên đến khoảng từ 6 đến 8 triệu trong thực tế.
Logo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO Fabrice COFFRINI AFP
Tại Genève, thông tín viên RFI Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :
Chỉ có không đầy một nửa số ca tử vong trên thế giới là đã được các nhà nước ghi nhận. Không có gì đáng ngạc nhiên khi rất khó để biết chính xác số lượng người chết vì dịch Covid-19. Về mặt chính thức, dịch Covid đã khiến 1,8 triệu người thiệt mạng năm 2020. Phần lớn trong số này ở Châu Mỹ và Châu Âu.
Nhưng theo sự thừa nhận của chính định chế y tế Liên Hiệp Quốc này, còn có thêm ít nhất 1,2 triệu ca tử vong nữa do dịch bệnh, một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tiến sĩ William Msemburi, một chuyên gia phân tích tại Tổ chức Y tế Thế giới giải thích như sau :
"Có nhiều người đã chết vì Covid nhưng chưa bao giờ được xét nghiệm, vì vậy họ không được đưa vào thống kê. Bên cạnh đó là trường hợp tất cả những người chết gián tiếp vì dịch Covid. Đó là các bệnh nhân không được chăm sóc khi bị bệnh vì bác sĩ phải ưu tiên chăm sóc bệnh nhân Covid hơn là bệnh nhân khác".
Ngoài ra, còn có những ca tử vong khác liên quan đến Covid, nhưng còn khó phát hiện hơn. Đó là những người đã bị ảnh hưởng vì khủng hoảng kinh tế đến mức mất đi sức khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng dự đoán là số vụ tự tử sẽ tăng lên ở một số quốc gia, nhưng không biết có thể được liên kết với đại dịch ở mức độ nào. Chỉ trong vòng một năm, có thể nói là Covid đã làm suy yếu một thập kỷ tiến bộ của nền y tế công cộng.
Lời công nhận của Tổ chức Y tế Thế giới được đưa ra trong bối cảnh số ca tử vọng vì Covid-19 chính thức được ghi nhận tại Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, đã vượt mốc 1 triệu người, chính xác là 1.001.781 người tính đến ngày 21/05.
Số ca tử vong tại khu vực này như vậy đã chiếm gần 30% tổng số người chết vì dịch bệnh trên toàn cầu. Gần 89% số ca tử vong tập trung ở 5 quốc gia : Brazil, Mexico, Colombia, Argentina và Peru.
Trọng Nghĩa
Tức nước vỡ bờ ! Phải chăng là chính thái độ bị cho là thiếu hợp tác, thậm chí là cản trở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus gây dịch Covid-19, đã khiến cho giới khoa học bất bình và làm dấy lên những yêu cầu đòi làm sáng tỏ thêm giả thuyết virus Sars-CoV-2 thoát ra khỏi phòng thí nghiệm, một giả thuyết từng bị đánh giá là mang nặng tính chất thuyết âm mưu ?
Lối vào Viện Virus Học Vũ Hán được canh giữ nghiêm ngặt nhân chuyến thăm của phái đoàn điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 03/02/2021. AP - Ng Han Guan
Câu hỏi này đang được đặt ra trong thời gian gần đây, với nhiều bức thư ngỏ từ các nhà khoa học tên tuổi trên thế giới, đòi phải đẩy mạnh thêm các nghiên cứu về nguồn gốc con virus đang gây dịch bệnh trên khắp hành tinh, một công việc đã được một phái đoàn điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện, nhưng bị đánh giá là không thỏa đáng, do các cản lực từ phía Trung Quốc.
Sau một bức thư ngỏ đề ngày 30/04/2021 của khoảng 30 nhà nghiên cứu, nêu bật những cản lực về mặt "cơ chế, thủ tục và dữ liệu phân tích" - do phía Trung Quốc đặt ra - đã khiến cho cuộc điều tra của WHO không đạt kết quả mong muốn, và yêu cầu làm sáng tỏ những điểm còn mơ hồ nói chung, hôm 14/05/2021, gần 20 nhà khoa học khác, đa số là người Mỹ, đã công bố một bức thư mới trên tạp chí Mỹ Science, với một lời kêu gọi rất cụ thể : Xem xét lại một cách nghiêm túc hơn giả thuyết virus Sars-CoV-2 xuất phát từ một sự cố trong phòng thí nghiệm, một giả thuyết mà theo các tác giả, đã bị nhóm điều tra của WHO xem nhẹ khi chỉ dành 4 trên tổng số 313 trang trong báo cáo của họ cho vấn đề này.
Bức thư ngỏ ngày 14/05 đã thu hút sự chú ý đến giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiệm, một giả thuyết mà Bắc Kinh ra sức bác bỏ vì liên quan trực tiếp đến Viện Virus Học Vũ Hán tại Trung Quốc, mà Vũ Hán lại chính là nơi xuất phát đại dịch Covid-19 đang tàn phá hành tinh.
Trong một bài phân tích ngày 14/05 vừa qua, đài phát thanh Pháp France Info đã đi sâu vào tìm hiểu trở lại căn nguyên của giả thuyết về việc virus gây dịch Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm - cụ thể là ở Vũ Hán - sau một sự cố, và nhất là cách thức mà giả thuyết này phát triển từ khi hình thành cho đến hiện nay.
Theo FranceInfo, ngay từ tháng 03/2020, khi dịch Covid-19 khởi đầu từ Vũ Hán và bắt đầu lan rộng trên thế giới và được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức gọi là đại dịch, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có một nữ khoa học gia Ấn Độ, đã đặt ra nghi vấn về vai trò đáng ngờ của Viện Virus Học Vũ Hán.
Nhóm khoa học quốc tế, có tên là Drastic, đã được thành lập để truy tìm nguồn gốc con virus gây dịch bệnh. Trong một phóng sự của chương trình "Đặc Phái Viên" của đài truyền hình Pháp France 2 phát ngày 11/03 vừa qua, một người trong nhóm là bà Monali Rahalkar, một nhà vi sinh vật học tại Viện Nghiên Cứu Agharkar (Ấn Độ), đã nhấn mạnh một điểm cơ bản : "Chúng ta biết rằng dịch bệnh bắt đầu ở Vũ Hán, và cũng biết rằng virus đến từ một loài dơi. Nhưng tất cả những con dơi đó đều sống ở Vân Nam, miền nam Trung Quốc, cách Vũ Hán hơn 1.000 km".
Sau một số nghiên cứu, bà Rahalkar đã nhanh chóng nhận ra rằng trong nhiều năm, các nhà khoa học tại Viện Virus Học Vũ Hán (WIV) đã nhiều lần đến Vân Nam này để lấy mẫu các loại virus corona. Câu hỏi đặt ra là phải chăng con virus gây dịch đã được đưa từ Vân Nam về Vũ Hán trong những chuyến đi lấy mẫu.
Ngoài ra, chính bà Thạch Chánh Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc Viện Virus Học Vũ Hán, ngay từ năm 2013, đã phát hiện ra môt mẫu virus corona thu thập tại Vân Nam rất gần với Sars-CoV-2. Theo bà Thạch, loại virus đó - được đặt tên là RaTG13 - giống với virus gây bệnh Covid-19 đến 96%.
Ngay sau khi nghiên cứu của bà Thạch Chánh Lệ được nêu bật, một số nhà khoa học đã tự hỏi là phải chăng một sự bất cẩn đã tạo điều kiện cho virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm và lây lan ở thành phố Vũ Hán.
Trả lời nhóm làm phóng sự về virus Vũ Hán của đài truyền hình Pháp, giáo sư Nikolai Petrovsky, thuộc Đại học Úc Flinders, cho rằng không thể bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này.
Ông nói : "Khi liên kết tất cả các sự kiện với nhau, ta không thể không đặt ra câu hỏi này. Tôi mong rằng giả thuyết đó hoàn toàn không đúng sự thật, nhưng càng xem xét kỹ, ta càng thấy rằng thật vô trách nhiệm khi nói rằng khả năng đó hoàn toàn không thể xẩy ra".
Vào tháng 5 năm 2020, trong một cuộc họp báo. tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố là đã nhìn thấy bằng chứng liên kết virus gây dịch với một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi mà nó có thể đã thoát ra ngoài một cách tình cờ. Tuy nhiên, ông Trump không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào, chỉ nói rằng Mỹ đang tiếp tục điều tra.
Trước đó ít lâu, ngày 14/04/2020, nhật báo Mỹ The Washington Post tiết lộ rằng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã nhiều lần cử các nhà ngoại giao đến thăm Viện Virus Học Vũ Hán, từ tháng 01 đến tháng 03/2018. Sau đó, các phái viên Mỹ đã gửi hai bức điện về Washington để cảnh báo về những thiếu sót của phòng thí nghiệm Vũ Hán về mặt an toàn và quản lý.
Các quan sát của họ cho thấy là công việc của các nhân viên phòng thí nghiệm tạo ra nguy cơ virus corona từ dơi lây truyền sang người để gây ra một đại dịch tương tự như dịch viêm phổi cấp tính Sars.
Sau nhiều tháng đàm phán với chính phủ Trung Quốc, một nhóm gồm mười nhà khoa học (đến từ các quốc gia khác nhau) do WHO chỉ định đã đến Trung Quốc vào cuối tháng 01/2021 để tiến hành một cuộc điều tra. Mục tiêu của họ là tìm cách xác định nguồn gốc của đại dịch. Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia về bệnh đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm, virus học, dịch tễ học và các chuyên gia làm việc về sự lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Tại chỗ, nhóm đã bị Trung Quốc làm khó, chỉ cho truy cập hạn chế vào các dữ liệu nhạy cảm, những nơi được đến thăm cũng bị giới hạn. Cuối cùng họ cũng đến được khu chợ Vũ Hán và phòng thí nghiệm virus học nổi tiếng, nhưng luôn bị giám sát.
Sau hai tuần nghiên cứu thực địa, WHO cuối cùng đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 09/02 để đánh dấu sự kết thúc của cuộc điều tra tại Vũ Hán. Trưởng đoàn là ông Peter Ben Embarek khi ấy cho rằng "giả thuyết về virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm rất khó xảy ra".
Tuyên bố này khiến nhiều nhà khoa học ngỡ ngàng : Họ nhấn mạnh rằng nhóm của WHO không có quyền truy cập trực tiếp vào các dữ liệu thiết yếu như mẫu bệnh phẩm từ những bệnh nhân đầu tiên, hồ sơ đầy đủ của các phòng thí nghiệm... Về phần mình, Hoa Kỳ đã cho biết sẽ không chấp nhận những kết luận khi chưa xác minh được.
Trên thực tế, theo Franceinfo, nội dung các phát biểu của phái đoàn điều tra của WHO đã được đàm phán từ trước với các nhà khoa học Trung Quốc.
Đối mặt với những lời chỉ trích, tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã buộc phải xem xét lại các kết luận của phái đoàn điều tra. Ngày 12/02, sau khi nói chuyện với nhóm điều tra, ông công khai xác định : "Mọi giả thuyết đều để ngỏ và cần được nghiên cứu thêm".
Bản thân trưởng đoàn điều tra Peter Ben Embarek cũng xác nhận rằng phái đoàn quốc tế không thể khẳng định điều gì chắc chắn vì chưa thực hiện kiểm tra toàn bộ phòng thí nghiệm : "Chúng tôi đã bỏ giả thuyết đó - (tức là khả năng virus thất thoát khỏi phòng thí nghiệm) - nhưng nó vẫn còn trong vòng nghiên cứu. Chúng tôi không hề nói rằng đây là một khả năng không thể xẩy ra".
Sau "trục trặc" ngoại giao kể trên, 26 nhà khoa học đã ký một bức thư ngỏ, được báo Pháp Le Monde đăng tải, kêu gọi một cuộc điều tra mới "sâu rộng và đáng tin cậy" hơn, không loại trừ bất kỳ giả thuyết nào. Họ cũng yêu cầu được truy cập trực tiếp vào các mẫu và hồ sơ có liên quan để hiểu điều gì đã xảy ra.
Trong bức thư đăng trên tạp chí Science của Mỹ, các nhà khoa học đã kêu gọi kiểm tra lại giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiêm một cách "khách quan" và "minh bạch". Theo các chuyên gia này, một cuộc điều tra như vậy nên được một nhóm chuyên gia độc lập thực hiện để "giảm thiểu tác động của các xung đột lợi ích".
Bức thư được công bố chỉ vài hôm sau tiết lộ trên mạng Twitter về ba công trình nghiên cứu được thực hiện ngay tại Viện Virus Học Vũ Hán. Theo nhật báo Le Monde ngày 14/05, đó là "ba luận án, lần lượt được bảo vệ vào năm 2014, 2017 và 2019, mà cho đến nay chưa bao giờ được công bố".
Được đăng trên tài khoản Twitter của một nhà khoa học ẩn danh lấy tên là The Seeker ("Người Tìm Kiếm"), các công trình này đặc biệt cho thấy những bất cập trong các dữ liệu do viện cung cấp kể từ khi bắt đầu đại dịch về "số lượng và bản chất của virus corona" được lưu giữ trong phòng thí nghiệm, "về các thí nghiệm được tiến hành" trên các virus này và "về tính toàn vẹn của các chuỗi gene virus đã được công bố".
Các nghi ngờ đặc biệt liên quan đến loại virus RaTG13. Vào tháng 7 năm 2020, một vài tháng sau khi công bố trình tự gien của loại virus này, nhà virus học Thạch Chánh Lệ đã khẳng định trên tạp chí Science rằng đó thực sự là một loại virus đã được biết đến : Ra4991, mà bộ gen đã được chia sẻ vào năm 2016.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu vừa được tiết lộ trên Twitter đã phản bác ý kiến đó. Sự khác biệt được thấy trên protein Spike, cho phép virus xâm nhập vào các tế bào của vật chủ, như nhận xét của nhà virus học Etienne Decroly trên báo Le Monde.
Ngoài ra, vào tháng 11 năm 2020, phòng thí nghiệm Vũ Hán tuyên bố có lưu trữ tám đoạn gen được thu thập cùng lúc với RaTG13 tại một khu mỏ bỏ hoang ở tỉnh Vân Nam, những chuỗi gen hiện vẫn chưa được công bố. Thế nhưng, theo Le Monde, "ba bản luận án cho thấy ít nhất là còn có một loại virus corona khác mà sự tồn tại chưa được tiết lộ, được lưu giữ tại WIV".
Sau cùng, Viện Virus Học Vũ Hán đã khẳng định rằng nguyên nhân khiến cho 3 công nhân bị chết trong chuyến nghiên cứu bắt đầu vào năm 2012 đến từ một loại nấm gây bệnh. Theo Le Monde, thông tin này đã bị các luận án được tiết lộ phản bác, khi cho thấy Viện Virus Vũ Hán đã làm nhiều phân tích hơn là số được chính thức loan báo.
Trọng Nghĩa
Nguồn : RFI, 17/05/2021
Khủng hoảng Covid-19 tại Ấn Độ có mang lại cho Bắc Kinh "niềm vui" hay không, bởi Ấn Độ vừa là láng giềng lớn, vừa là đối thủ của Trung Quốc ? Trong bài viết "Đối phó với Covid-19, Bắc Kinh tỏ lòng ủng hộ New Delhi, nhưng sự cảnh giác vẫn còn đó", Le Monde nhấn mạnh mặc dù ngày càng có nhiều cử chỉ "tương thân tương ái", nhưng Bắc Kinh cũng không ngần ngại tận dụng cuộc khủng hoảng để quảng bá cho mô hình phát triển Trung Quốc.
Một nhóm người dân Ấn Độ biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi để kỷ niệm chiến tranh năm 1962 giữa hai nước, ngày 20/10/2020. AP - Altaf Qadri
Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi điện chia buồn tới thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 30/04, cho biết sẵn sàng tăng cường hợp tác với Ấn Độ và hỗ trợ New Delhi. Theo hải quan Trung Quốc, vào cuối tháng 4, Bắc Kinh đã giao hơn 5.000 máy trợ thở, hơn 21.500 máy tạo ô-xy, hơn 21 triệu khẩu trang và gần 4 tấn thuốc cho Ấn Độ. Hôm 09/05, tàu chở hàng đầu tiên của Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc đã đến Ấn Độ. Đại sứ Trung Quốc tại New Delhi đã kể rất nhiều chuyện về tình đoàn kết với Ấn Độ, mà ông gọi là "láng giềng và đối tác" của Trung Quốc.
Nhưng thông tín viên Le Monde nhận định đó chỉ là "vẻ bề ngoài lừa dối", không có gì cho thấy cuộc khủng hoảng này có thể giúp xây dựng mối quan hệ bền vững giữa hai đối thủ. Vào ngày 30/04, ngoại trưởng Ấn Độ đã phàn nàn với đồng nhiệm Trung Quốc rằng các công ty Ấn Độ đặt hàng Trung Quốc đang gặp vấn đề về hậu cần. Trên thực tế, lấy lý lo dịch tễ, các công ty vận tải hàng hóa của Trung Quốc đã ngừng chuyển hàng sang Ấn Độ từ tháng Tư.
Covid-19 cũng không ngăn cản New Delhi công bố, vào hôm 04/05, danh sách các công ty viễn thông nước ngoài được phép thử nghiệm 5G ở Ấn Độ, bao gồm một số nhà cung cấp nước ngoài (Vodafone, Ericsson, Nokia, Samsung), nhưng lại không có công ty nào của Trung Quốc. Còn Bắc Kinh trong cùng ngày lưu ý Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo vị tướng Naravane, tướng lĩnh cấp cao nhất của nước này, đã đi thị sát dãy Himalaya. Thông điệp New Delhi gửi tới Bắc Kinh rất rõ ràng : Dịch bệnh không gây hại tới khả năng phòng thủ của Ấn Độ.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng coi việc công bố vào ngày 07/05 mối quan hệ đối tác kinh tế tăng cường giữa Ấn Độ và Liên Hiệp Châu Âu là một sáng kiến của New Delhi để chống Trung Quốc. Ngay tại Trung Quốc, hôm 01/05, một tài khoản chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc trên mạng Weibo (Twitter của Trung Quốc) đăng tải hai bức ảnh : một về vụ phóng tên lửa Trung Quốc vào không gian ngày 29/04, một về vụ hỏa táng thi thể ở Ấn Độ và đều dùng chữ "phóng lửa". Bị chính nhiều cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích, bài đăng nói trên đã bị gỡ bỏ sau vài giờ.
Quyết định hồi tháng Tư của New Delhi về việc ngừng xuất khẩu vac-xin sản xuất trong nước cũng là cơ hội cho Bắc Kinh bởi Ấn Độ là nhà xuất khẩu vac-xin lớn thứ ba thế giới, sau Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với các đồng nhiệm Đông Nam Á hồi cuối tháng Tư là Trung Quốc có thể tiếp quản việc xuất khẩu vac-xin mà Ấn Độ đã tạm ngưng. Trong bối cảnh đó, mặc dù có tranh chấp với Bắc Kinh, Indonesia và Philippines đành hướng sang vac-xin Trung Quốc. Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc đã xuất khẩu 240 triệu liều vac-xin và cam kết sẽ cung cấp thêm 500 triệu liều.
Vẫn về Châu Á, La Croix quan tâm đến "Sự hy sinh của giới trẻ Miến Điện". 100 ngày đã trôi qua kể từ vụ quân đội Miến Điện đảo chính lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, giới trẻ Miến Điện, bất kể giới tính, sắc tộc, ngành nghề, hiện giờ đang can đảm và đầy quyết tâm trên tuyến đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ, chống chế độ quân sự độc tài, bất chấp đã có gần 800 người biểu tình bị quân đội sát hại và hơn 3.000 vụ bắt giữ.
Giới trẻ Miến Điện, vốn dĩ được hưởng hạnh phúc nhờ có tự do, dân chủ từ chục năm nay, nay thấy không thể chấp nhận sống mà thiếu công lý, bị quân đội kiểm soát, trấn áp. Là giới trẻ được toàn cầu hóa, sống vô tư, tràn đầy năng lượng, kết nối với nhau và với thế giới bên ngoài qua các mạng xã hội, điện thoại di động… thanh niên Miến Điện có chiến lược đấu tranh lấy cảm hứng từ phong trào dân chủ Thái Lan, Hồng Kông.
Từng ngây thơ nghĩ rằng Châu Âu, Mỹ và Liên Hiệp Quốc sẽ điều quân đến lật đổ tập đoàn quân sự Miến Điện, nay giới trẻ nước này đã hiểu ra rằng họ phải phản kháng dù có phải hy sinh, dù tay không họ cũng phải chống quân đội, những người đã cướp đi tương lai của họ, đẩy họ vào cảnh "không còn gì để mất".
Báo công giáo La Croix cũng quan tâm tình hình dịch Covid-19 tại quốc gia vốn được gọi là "nóc nhà thế giới" : Đất nước Nepal với 28 triệu dân, hệ thống y tế yếu kém, hôm 08/05/2021 ghi nhận tỉ lệ xét nghiệm dương tính lên tới gần 50%. Tương tự như nước láng giềng Ấn Độ, Nepal thiếu giường bệnh và ô-xy cho bệnh nhân Covid-19. Thủ tướng Nepal hồi tuần trước đã phải kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Chính phủ Nepal cũng bị chỉ trích là phản ứng quá chậm trước làn sóng dịch Covid-19 : cuối tháng Tư mới phong tỏa đất nước, từ ngày 05/05 mới đình chỉ nhiều tuyến hàng không, trong khi hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người Nepal làm việc tại Ấn Độ, ổ dịch thế giới trong những ngày qua, và thường qua lại biên giới mở dài tới 1850 km.
Bi kịch của Nepal phần nhiều bắt nguồn từ việc đất nước nghèo khó này phụ thuộc nhiều vào láng giềng Ấn Độ, mà Ấn Độ thì cũng lâm khủng hoảng nghiêm trọng, không thể giúp được nhiều cho quốc gia nhỏ bé kề bên. Một bác sĩ ở bệnh viện Bir, Nepal, dự báo với đặc phái viên La Croix tại Katmandou là tình hình chắc chắn còn xấu đi. Tuy nhiên, La Croix nhận định đất nước nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa hai quốc gia khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc vẫn có thể hưởng lợi từ cuộc chiến ảnh hưởng của hai láng giềng khổng lồ.
Cũng liên quan đến virus corona, trong mục khoa học, báo Le Figaro nói về hiện tượng "Covid lâu dài". Theo một nghiên cứu trên 1137 bệnh nhân và mới được công bố hôm qua, 6 tháng sau khi nhiễm virus, 60% người nhiễm Covid-19 phải điều trị trong bệnh viện vẫn còn ít nhất một triệu chứng. 25% vẫn còn 3 triệu chứng, chủ yếu là mệt mỏi, khó thở, đau cơ và khớp ; 1/3 số bệnh nhân có việc làm trước khi nhiễm Covid-19 không đủ sức khỏe làm việc trở lại.
Nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ bị nhiễm Covid-19 nặng ngay từ đầu thường có nhiều nguy cơ bị "Covid lâu dài". Le Figaro kết luận virus corona tác động lâu dài đến nhiều cơ quan và hệ chức năng như hô hấp, thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, chuyển hóa, tâm lý… của người bệnh và sẽ là gánh nặng lâu dài đối với sức khỏe người dân trên toàn thế giới.
Liên quan đến nước Pháp, Le Monde quan tâm đến giải pháp tìm lại khả năng cạnh tranh cho nền sản xuất Pháp, bởi trong năm 2020, thị phần của Pháp trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu chiếm 13,5% tổng doanh số bán hàng, so với tỉ lệ 18% vào năm 2000. Trong bài viết "Đi tìm tính cạnh tranh đã mất", nhà báo Béatrice Madeline nhận định đằng sau đó là cả một câu chuyện dài về xu hướng phi công nghiệp hóa, chuyển dịch sản xuất công nghiệp từ Pháp ra nước ngoài, điển hình nhất là sự biến mất của các nhà máy sản xuất xe hơi và "sự bốc hơi" của hàng trăm ngàn việc làm.
Trong năm 2020, chỉ tính riêng trên thị trường Châu Âu, thị phần của các sản phẩm Pháp đã giảm một điểm. Theo Viện COE-Rexecode, cơ quan công bố những số liệu nói trên vào tháng 03/2021, tất nhiên đó là do sự sụt giảm giao thương quốc tế do tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng Covid-19 đến một số lĩnh vực xuất khẩu truyền thống, chẳng hạn như công nghiệp hàng không. Nhưng lý do không chỉ có vậy, bởi sự sụt giảm thị phần xuất khẩu xảy ra với mọi loại sản phẩm Pháp, một điều không xảy ra ở các nước láng giềng.
Tất nhiên, Pháp sẽ phải tiếp tục nỗ lực giảm thuế. Thuế sản xuất, đóng góp 3,2% cho GDP, đã giảm xuống 2,8%, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 1,6% ở khu vực đồng euro, trong khi tỉ lệ này ở Đức chỉ là 0,4%. Tuy nhiên, ông Xavier Ragot, chủ tịch Đài quan sát kinh tế Pháp (OFCE), nhắc lại để cải thiện khả năng cạnh tranh, cần cải thiện toàn bộ môi trường kinh doanh : đào tạo, tính hấp dẫn của lãnh thổ, sự ổn định về hành chính, chính sách công nghiệp ... chứ không chỉ cần tập trung vào giảm thuế sản xuất.
Còn Patrick Artus, kinh tế gia trưởng tại ngân hàng Natixis, lưu ý điều đầu tiên cần làm là cải thiện năng lực của người lao động, bởi Pháp đang thiếu rất nhiều nhân lực tay nghề cao và kỹ sư, các chủ doanh nghiệp Pháp gặp khó khăn trong tuyển dụng. Chất lượng đào tạo đặc biệt cần phải được coi là trọng tâm bởi có ảnh hưởng trực tiếp tới một lĩnh vực khác : phát minh, nghiên cứu và phát triển, cũng như bằng sáng chế, những chìa khóa mang lại khả năng cạnh tranh ngoại hạng. Về vấn đề này, Pháp sẽ còn phải thay đổi mạnh. Chủ tịch Đài quan sát kinh tế Pháp (OFCE) nêu ví dụ một số công ty điện tử Hàn Quốc, đã chi gần 100 tỉ euro cho nghiên cứu trong 10 năm, nhiều tương đương với ngân sách kế hoạch tái thiết của Pháp.
Quy mô doanh nghiệp cũng là một điều đáng lưu ý. Le Monde trích dẫn chuyên gia Denis Payre, theo đó bên cạnh những công ty lớn, rất mạnh, những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp lại khá yếu và Pháp thiếu nhiều doanh nghiệp quy mô tầm trung. Số lượng các công ty công nghiệp quy mô tầm trung của Pháp đã giảm 40% từ năm 2000 đến năm 2016, trong khi con số này ở Đức đã tăng 2%. Hiện giờ, tại Pháp chỉ có khoảng 200 công ty công nghiệp có trên 5.000 nhân viên.
Việc các công ty của Pháp là "nhà vô địch Châu Âu" về dịch chuyển sản xuất ra ngoài lãnh thổ, thực hiện phần lớn hoạt động và đạt lợi nhuận bên ngoài nước Pháp, đã góp phần tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thay vì đầu tư trong nước và xuất khẩu. Những điều đó phần lớn có thể giải thích cho thâm hụt thương mại của Pháp. Hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ năng lực cạnh tranh thấp của Pháp, và càng làm tăng sự yếu kém đó, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Kinh tế gia của France Stratégie, Vincent Aussilloux giải thích cứ có 100 lao động trong nước thì các tập đoàn công nghiệp của Pháp sử dụng tới 62 lao động ở nước ngoài, con số này ở Đức chỉ là 38.
Mạng lưới sản xuất rất cần các công ty có quy mô bậc trung (ETI) đủ mạnh để tạo hiệu ứng lan tỏa trong các vùng lãnh thổ, tạo nền kinh tế theo quy mô cần thiết để giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng khả năng cạnh tranh. Philippe Martin, chủ tịch Hội đồng Phân tích Kinh tế, cho biết : "Phát triển các công ty quy mô bậc trung sẽ là một chiến lược hiệu quả, bởi vì các công ty này có khả năng sáng chế cao hơn các tập đoàn lớn, còn các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng sáng chế lại thường bị các công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp nước ngoài mua lại". Ông Pierre-André Buigues, giáo sư của trường Toulouse Business School, lưu ý kể từ năm 2017, đã có khoảng 500 công ty khởi nghiệp của Pháp thuộc chương trình French Tech đã bị các công ty khổng lồ của Silicon Valley, Hoa Kỳ, mua lại.
Tuy nhiên, theo Le Monde, Pháp vẫn giữ được khả năng cạnh tranh trong một số lĩnh vực đặc biệt như chế tạo máy bay, công nghiệp hàng cao cấp. Pháp có nhiều thế mạnh về dược phẩm, công nghệ sinh học, hóa học xanh (hóa học bền vững)… Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn cũng đầy hứa hẹn, với việc chính quyền mong muốn phát triển các ngành chế tạo pin điện, điện hydrogène.
Le Monde lạc quan cho rằng nươc Pháp cũng có thể có một vị trí trên thị trường thế giới về phát triển các công nghệ mới như máy tính lượng tử, trí thông minh nhân tạo, an ninh mạng và công nghiệp kết nối, với điều kiện đáp ứng được các điều kiện đã nêu về trình độ, chất lượng nhân công, sự hấp dẫn về lãnh thổ… Nói cách khác, nước Pháp cần có "một Nhà nước có chiến lược" và cần tận dụng cuộc khủng hoảng Covid-19 để khẩn trương tái xây dựng một chính sách công nghiệp hiện đại.
Trong lĩnh vực kinh tế, báo Les Echos cho biết Cơ quan Năng lượng Quốc tế lưu ý xu hướng chuyển đổi sang kinh tế không carbon sẽ đi kèm với sự bùng nổ nhu cầu về kim loại. Sự tập trung kim loại tại một vài quốc gia làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung hoặc gây biến động giá cả.
Theo báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc sản xuất tuabin phong điện, tấm pin năng lượng mặt trời hoặc pin điện xe hơi cần rất nhiều kim loại. Nhu cầu lithium từ nay tới năm 2040 sẽ tăng 42 lần, graphite (25), cobalt (21) và nickel (19). Theo ước tính, nhu cầu khoáng sản của ngành năng lượng toàn cầu có thể tăng gấp 4 lần nếu thế giới tuân thủ các cam kết của Thỏa thuận Khí hậu Paris.
Rủi ro càng nhiều bởi những nguyên vật liệu nói trên chỉ tập trung ở một số ít quốc gia. Ba quốc gia khai thác 50% lượng đồng của thế giới là Chile, Peru và Trung Quốc. 60% cobalt đến từ Congo. Còn Trung Quốc khai thác 60% đất hiếm trên thế giới và kiểm soát hơn 80% quá trình tinh lọc.
Thùy Dương
Một chủ đề được nhiều tờ báo Pháp ngày 07/05/2021 quan tâm là việc tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ đình chỉ bảo hộ sáng chế đối với vac-xin ngừa Covid-19. Báo công giáo La Croix chơi chữ, nhận định "ổ khóa chính" đã được phá bung, tổng thống Mỹ Biden là người dám mạo hiểm và là người phù hợp để làm việc đó bởi từ khi ông nhậm chức, chiến dịch chủng ngừa của Mỹ đã tiến đến thành công.
Sản phẩm vac-xin ngừa Covid-19 của Johnson&Johnson. AP - Mary Altaffer
Về mặt biểu tượng, theo La Croix, ủng hộ đình chỉ bảo hộ sáng chế đối với vac-xin ngừa Covid-19 là một quyết định quan trọng bởi nó cho thấy có một điều còn có giá trị hơn cả bằng sáng chế, đó là sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Vac-xin sẽ sớm được công nhận là một "tài sản công" của thế giới. Thế nhưng, La Croix cũng lưu ý, việc ủng hộ đình chỉ bảo hộ phát minh lần này không phải "cây đũa thần", bởi còn nhiều chướng ngại vật phía trước, trong đó có vấn đề tài chính và chính trị.
Nhìn sang Le Figaro, tờ báo thiên hữu gọi đó là một bước ngoặt và nhận định áp lực đang gia tăng đối với giới bào chế dược phẩm. Nhưng liệu biện pháp đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vac-xin ngừa Covid-19 có phải là một "giải pháp thần kỳ" để đưa thế giới thoát khủng hoảng hay không ? Le Figaro nhấn mạnh rằng hướng đi đó sẽ giúp tăng khả năng sản xuất vac-xin, kéo theo đó là tăng số người được tiêm ngừa, nhưng giống như La Croix, Le Figaro nhấn mạnh các rào cản còn nhiều.
Trước hết, cho dù nhiều hãng dược phẩm của Ấn Độ, Nam Phi và Brazil có trình độ bào chế, nhưng về thủ tục có thể phải chờ 6-7 tháng mới có thể bắt tay vào sản xuất. Ngoài ra, cũng cần có nguồn cung ứng 500 loại nguyên vật liệu để bào chế vac-xin và cần nguồn nhân lực dồi dào từ cả hai phía để chuyển giao, tiếp nhận công nghệ.
Báo kinh tế Les Echos có cái nhìn rộng hơn, không chỉ nói về những rào cản mà đề cập đến nhiều vấn đề khác, chẳng hạn tại sao các tập đoàn dược phẩm lại không ủng hộ việc đình chỉ bảo hộ sáng chế đối với vac-xin ngừa Covid-19. Dựa trên 11 loại vac-xin được bán trên thị trường, viện CEPI của Pháp cho biết tính trung bình, mỗi dự án phát triển vac-xin cần 10 năm, với số tiền đầu tư 2,8 đến 3,7 tỉ đô la và tỉ lệ thất bại ở thời điểm khởi đầu dự án lên tới 94%.
Nếu quyền sở hữu trí tuệ không được bảo đảm, các hãng bào chế rất khó tìm được nhà đầu tư tài chính. Theo Les Echos, không chỉ lo sợ mất nguồn thu nếu bằng sáng chế vac-xin ngừa Covid-19 bị đình chỉ, các tập đoàn còn đặc biệt lo ngại về việc mất kiểm soát hệ thống quyền sở hữu trí tuệ, tạo tiền lệ cho việc đình chỉ sáng chế tương tự nếu sau này thế giới lại lâm vào khủng hoảng dịch bệnh.
Tờ báo thiên tả Libération chủ yếu quan tâm đến nước Pháp. Ngoài trang nhất và hồ sơ lớn nhiều trang dành để viết về cố tổng thống Pháp François Mitterand thuộc cánh tả với "sự kiện 10/05/1981", nhân dịp sắp đến kỷ niệm 40 năm ngày ông François Mitterrand đắc cử tổng thống Pháp, ngày mà Libération gọi là ngày gợi lên niềm hy vọng làm thay đổi đất nước. Đó cũng là ngày đánh dấu sự trở lại của Libération sau 3 tháng tạm ngưng phát hành theo quyết định của người sáng lập, Serge July, người từng muốn làm thay đổi nền báo chí Pháp. Libération tự hào khẳng định điều đó đã thành hiện thực, bởi vì Libération đã trở thành một trong những nhật báo quốc gia tầm cỡ nhất.
Ngoài nhiều trang bài hồi tưởng đánh giá về hai sự kiện chính trị và báo chí 10/05/1981, trở lại hiện tại, Libération đặc biệt chú ý đến sự thay đổi trong chiến lược tiêm chủng đại trà ngừa Covid-19 tại Pháp.
Hôm 06/05, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đột ngột thông báo đẩy nhanh lịch trình tiêm chủng : thay vì phải đợi đến giữa tháng Sáu, những người từ 18 đến 50 tuổi có thể đăng ký chích ngừa virus corona kể từ 16 giờ chiều thứ Tư 12/05. Trong bài viết "Vac-xin : Macron nhìn cuộc đời màu hồng", Libération lý giải vì sao tổng thống Pháp có thể đột ngột thay đổi chiến lược tiêm chủng, trong khi chỉ vài ngày trước đó, chủ tịch Hội đồng định hướng chiến lược tiêm ngừa của Pháp vẫn khẳng định cần ưu tiên tiêm cho những người nhiều tuổi hơn, dễ tổn thương hơn là nhóm người 18-50 tuổi.
Tổng thống Macron nhấn mạnh Pháp đã thành công trong chiến dịch tiêm ngừa cho người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão, góp phần làm giảm số người cao niên chết vì virus corona tại các trung tâm chăm sóc người cao niên EHPAD từ 400-450 ca/ngày xuống còn 0-10 ca/ngày, nhưng Libération vẫn nhấn mạnh tổng thống Pháp không còn thời gian để chần chừ : chính quyền đang bị giới khoa học chỉ trích nặng nề về quyết định dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa quá sớm và chệch hướng nên phải tăng tốc chiến dịch tiêm ngừa để đề phòng nguy cơ dịch bùng trở lại.
Về nguồn vac-xin, Libération trích dẫn một bác sĩ một bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh viện Pitié-Salpêtrière, Paris, theo đó nếu như trước đây Pháp khan hiếm vac-xin thì nay lại có khả năng dư thừa vì tiến độ giao hàng của các tập đoàn bào chế được đẩy nhanh. Theo dự kiến, riêng trong tháng 05/2021 Pháp nhận được 16-17 triệu liều vac-xin. Libération cũng cho biết kể từ cuối tháng Tư, đầu tháng Năm, nhiều địa phương đã "phớt lờ" quy định của chính phủ để mở rộng tiêm chủng cho người trên 18 tuổi : đảo Corse, Nice, Cannes.
Chính quyền Pháp không nói ra nhưng trong những ngày qua cũng "ngấm ngầm" theo bước các địa phương, mở rộng cánh cửa cho những người trên 18 tuổi và có bệnh nền dễ biến chứng nếu nhiễm virus corona được quyền tiêm. Tuy nhiên, việc yêu cầu trình giấy chứng nhận y tế là quyền của từng trung tâm tiêm ngừa, chính phủ không áp đặt.
Phát hành từ chiều hôm trước 06/05, Le Monde cho biết thời hạn rút quân Mỹ khỏi Afghanistan đã được "âm thầm" đẩy lên thành ngày 04/07/2021 thay vì ngày 11/09/2021 như thông báo ban đầu của tổng thống Joe Biden. Đặc phái viên Jacques Follorou của Le Monde tại Kaboul nhận định quyết định bất ngờ của Washington khiến nhà chức trách Afghanistan kinh ngạc.
Về phía quốc tế, thông báo này cũng gây chấn động. Mặc dù không có sự hoảng loạn ở thủ đô của Afghanistan, nhưng tình hình sẽ có nhiều bất trắc, nhất là trong 3-4 tháng tới, theo một quan chức cấp cao của NATO. Tướng Miller, chỉ huy quân đội Mỹ và NATO tại Afghanistan, đảm bảo với các nhà ngoại giao phương Tây rằng các binh sĩ sẽ được đưa về càng nhanh càng tốt trong giai đoạn rút quân.
Washington đang hy vọng có thể thuyết phục phe Taliban trở lại bàn đàm phán, sau khi họ từ chối tham dự hội nghị Istanbul ngày 24/04 về hòa bình ở Afghanistan với lý do Mỹ đã vi phạm thỏa thuận Doha, được ký kết vào ngày 29/02/2020, theo đó sẽ không còn một lính Mỹ tại Afghanistan sau ngày 01/05/2021. Taliban từng tuyên bố có thể sẽ lại tấn công các lực lượng nước ngoài.
Bên cạnh những cân nhắc về chính trị-ngoại giao, việc rút quân vào ngày 04/07 đồng nghĩa với chuyện mọi việc sẽ kết thúc vào tháng 6, kể cả đối với NATO : "cluster Kabul", tổ chức an ninh ở thủ đô Afghanistan, sẽ bị tháo dỡ. Căn cứ lớn nhất của Mỹ tại Afghanistan, ở Bagram, cách đó vài cây số, sẽ bị đóng cửa và bàn giao cho người Afghanistan. Và cuối cùng, trụ sở rộng lớn của NATO sẽ được giao cho đại sứ quán Hoa Kỳ.
Đối với Afghanistan, sự rút lui vội vàng này đã dẫn đến việc Mỹ chấm dứt công tác giao tên lửa dẫn đường bằng laser do thiếu chuyên gia. Tương tự như vậy, theo một thành viên NATO, trong tháng 6, chỉ có 30% đội hình không quân của Afghanistan có thể thực hiện các chuyến bay do không được bảo trì, trong khi quyền làm chủ bầu trời lẽ ra phải là thế mạnh chính của Kabul để đối phó với Taliban. Đó là chưa kể đến tình trạng một số cơ sở hạ tầng mà Mỹ chuyển giao lại cho Afghanistan dường như đã xuống cấp.
Theo thông tin Le Monde có được, tình báo Mỹ cho rằng Taliban đang ở thế tốt hơn so với năm 1996, trước khi chiếm Kabul. Và theo báo cáo của tình báo Mỹ, Taliban đã lên kế hoạch tấn công vào thủ phủ của 7 tỉnh, cắt đứt các tuyến đường cung ứng, tiếp tế cho Kabul. Dường như Taliban tin rằng họ có thể thâu tóm đất nước này chỉ sau 45 ngày.
Cho dù có những ý kiến báo động, nhưng theo đặc phát viên của Le Monde, hồi năm 1996, khi Taliban tiến đến, thành phố Kabul hoang tàn, đổ nát và Taliban không cần bắn một phát súng nào, khi đó Afghanistan cũng không có quân đội chuyên nghiệp như hiện nay. Còn bây giờ, 50.000 lính đặc nhiệm Afghanistan do Mỹ huấn luyện được công nhận là hoạt động hiệu quả. Afghanistan của năm 2021 không còn như hồi năm 1996 hay 2001. Dân số đã tăng gần gấp đôi. Quân Taliban thường đóng ở các vùng nông thôn, họ không thông thạo các khu vực thành thị theo kiểu Tây phương, nơi có trình độ công nghệ, giáo dục và quản lý.
Về môi trường khí hậu, đề tài được nhiều báo Pháp như Le Monde, Le Figaro… quan tâm là tình trạng băng tan trên Trái đất, nhân dịp tạp chí khoa học Nature công bố nhiều kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa tốc độ sông băng tan và tình trạng Trái đất nóng dần lên.
Trong bài viết "Khắp nơi trên thế giới, các sông băng tan ngày càng nhanh", Le Figaro trích dẫn chuyên gia về băng hà, Étienne Berthier, của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp - CNRS, đồng tác giả của nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của khoảng 10 đơn vị nghiên cứu và được đăng trên tạp chí Nature, theo đó lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể đo lường sự thay đổi của từng sông băng trong số hơn 220.000 sông băng trên hành tinh, trừ ở Greenland và Nam Cực.
Chủ yếu dựa vào nửa triệu hình ảnh được truyền về từ vệ tinh Aster, do NASA phóng vào cuối năm 1999, các nhà nghiên cứu nhận thấy các sông băng mất trung bình 267 tỷ tấn băng mỗi năm tính từ năm 2000 đến năm 2019, băng tan nhanh đặc biệt ở dãy núi Alpes, Iceland, Alaska. Những khu vực có khí hậu ôn hòa và ẩm ướt hơn thì băng tan chảy chậm hơn nhưng không có nơi nào trên Trái đất tránh được tình trạng sông băng tan chảy, kể cả phía tây dãy Himalaya, nơi trước đây có lượng băng ổn định hoặc thậm chí đã từng tăng lên.
Tại New Zealand, nếu như cách nay 20 năm các sông băng hầu như không bị mất thể tích thì chỉ trong 5 năm qua, New Zealand đã phá kỷ lục đáng lo ngại : các sông băng giảm độ dày 1,5 mét/năm. Điều khiến các tác giả thấy kinh ngạc và lo ngại là mức độ gia tăng của hiện tượng sông băng tan chảy : từ mức trung bình 227 tỷ tấn băng tan mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, con số này đã tăng lên thành 298 tỷ tấn trong giai đoạn 2015-2019.
Các sông băng tan chảy đã góp 21% vào sự gia tăng mực nước biển kể từ đầu thế kỷ 21. Nhưng ảnh hưởng về lâu dài sẽ ra sao ? Theo một bài viết khác trên tạp chí khoa học Nature, những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính sẽ có tác dụng tích cực trực tiếp hạn chế sự gia tăng mức độ tan chảy của các sông băng. Nếu con người hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở mức +1,5°C, như mục tiêu Thỏa thuận Khí hậu Paris đặt ra, thì lượng băng tan chảy làm mực nước biển dâng cao sẽ được giảm một nửa.
Các tác giả một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Nature báo động sự tan chảy ở Nam Cực, với lượng băng lớn nhất Trái đất, có thể dẫn đến nước biển gia tăng ở mức không thể đảo ngược. Điều đáng lưu ý, theo Le Figaro, là sông băng tan chảy không chỉ có nghĩa là mực nước biển dâng cao. Nhà nhiên cứu băng hà Étienne Berthier nhắc lại các lưu vực sông băng bao phủ ít nhất 25% diện tích đất đai toàn cầu và là nơi sinh sống của gần 1/3 dân số thế giới. Các sông băng trữ nước ở thể rắn và cấp nước cho các con sông vào mùa hè. Khi không còn sông băng trong khu vực, tuyết sẽ tan nhanh hơn nhiều nên đến giữa hè các vùng có liên quan sẽ thiếu nước.
Thùy Dương