Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 : Hàn Quốc lại vượt kỷ lục lây nhiễm mới với hơn 1.000 ca

Trọng Nghĩa, RFI, 21/12/2020

Hàn Quốc lại đạt kỷ lục về ca lây nhiễm mới vào hôm qua 20/12/2020. Đã có thêm 1097 ca nhiễm, một con số thấp so với Châu Âu, nhưng đã khiến cho các nhà lãnh đạo ở Seoul rất lo ngại. Vào lúc việc truy vết các trường hợp tiếp xúc với người bị nhiễm virus có vẻ ngày càng kém hiệu quả, chính quyền Hàn Quốc cho mở hơn một trăm trung tâm xét nghiệm mới đã được mở tại thủ đô.

hanquoc1

Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh ngày 18/12/2020.  Reuters – Heo Ran

Thông tín viên RFI tại Seoul, Nicolas Rocca đã ghé một trung tâm xét nghiệm và gởi về bài tường thuật sau đây :

 "Tôi là sinh viên đại học, tôi chưa có bất kỳ liên hệ nào với một ca nhiễm đã được xác nhận. Tôi đến đây để được kiểm tra với mục đích phòng ngừa."

Cách nay một tuần, Park Yerin không thể được kiểm tra miễn phí. Nhưng giờ đây, 150 trung tâm dò tìm virus sàng lọc mới đã được mở ra tại Seoul, nơi tập trung phần lớn các ca bệnh mới. Trước các lều bạt, được dùng làm trung tâm truy tìm virus, Kim Moon Su đang phát găng tay cho những người đến xét nghiệm. Ngay từ tháng Hai, anh đã gia nhập các đội chiến đấu chống lại Covid -19.

"Hiện nay có rất nhiều trường hợp không có triệu chứng đến nỗi việc xét nghiệm một phần lớn dân chúng thực sự trở nên cần thiết. Chúng tôi phải cố sức làm việc này".

Và để đáp ứng thách thức này, thì cần phải tăng cường đội ngũ y tế. Anh Kim Moon Su xác nhận : "Có ba người từ quân đội đã đến giúp chúng tôi. Có cả một sĩ quan cao cấp ở trung tâm này ! Họ đến để khử trùng và giữ cho trung tâm xét nghiệm được sạch sẽ. "

Gần 1.500 quân nhân đã được bổ sung vào hệ thống y tế. Bên cạnh đà gia tăng các ca lây nhiễm, còn có tình trạng thiếu giường hồi sức bắt đầu xuất hiện ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất.

Trọng Nghĩa

***********************

Covid-19 : Châu Á tăng cường đối phó với đợt dịch mới

Tú Anh, RFI, 20/12/2020

Cùng số phận với phần còn lại của thế giới, nhiều nước ở Châu Á Thái Bình Dương tái lập biện pháp hạn chế sinh hoạt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát trở lại. Một năm từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, siêu vi corona chủng mới lây lan một cách nghiêm trọng hơn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan cho đến Úc.

hanquoc2

Xếp hàng chờ xét nghiêm Covid-19 tại Seoul ngày 16/12/2020.  Reuters – Heo Ran

Theo báo cáo dịch tễ ngày 20/12/2020, Hàn Quốc ghi nhận hơn 1.093 ca nhiễm mới, vượt ngưỡng 1.000 ca trong năm ngày liên tiếp, không kể 14 ca tử vong, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt được huy động để chống lây nhiễm.

Đợt tấn công thứ ba của Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn quốc, hơn 70% trường hợp lây nhiễm mới xảy ra ở thủ đô và các thành phố lớn.Tuy nhiên, theo Yonhap, chính quyền Hàn Quốc còn cân nhắc, chưa tiến hành báo động cấp ba, được dự trù khi số ca lây nhiễm mỗi ngày từ 800 đến 1.000 và trong một tuần liên tiếp, vì sợ tác hại đến sinh hoạt kinh tế.

Tại Bắc Triều Tiên, chính quyền vẫn xác quyết không có một ca nào. Tuy vậy, nhật báo Rodong, cơ quan tuyên truyền của đảng Lao Động loan báo là nhà nước đang huy động các biện pháp lớn để diệt trừ siêu vi corona chủng mới trên lãnh thổ, để chuẩn bị đại hội đảng.

Tại Úc, Sydney ban hành tình trạng hạn chế sinh hoạt và tự do đi lại kể từ ngày 19/12/2020. Dân cư dọc theo bờ biển phía bắc Sydney được khuyến cáo ở nhà cho đến tối Giáng Sinh. Hàng quán, khách sạn, bãi biển đóng cửa. Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang. Các biện pháp trói buộc này nhằm ngăn chận siêu vi sau khi một ổ dịch mới và nhiều ca dương tính xuất hiện ở Sydney hôm 17/12/2020.

Tại Trung Quốc, số ca lây nhiễm mới cũng gia tăng : 19 người trong ngày Thứ Bảy

Nhật Bản thông báo có thêm 2.893 trường hợp mới với 45 nạn nhân từ trần. Quốc Hội Nhật Bản khẩn cấp biểu quyết luật tiêm ngừa miễn phí cho dân chúng. Ngoài ra, một võ sĩ Karaté, kỳ vọng của Nhật đoạt huy chương vàng Thế Vận 2021, bị nhiễm siêu vi, sau vòng đấu vô địch quốc gia cuối tuần trước. Ryo Kiyuna, đương kim vô địch Karaté thế giới, vừa chiếm kỷ lục 9 lần vô địch quốc gia. Ba mươi đấu thủ tranh tài chưa thấy có triệu chứng.

Thái Lan, một trong những nước từng được xem là gương tốt chống dịch hiệu quả, sau khi phát hiện 548 ca mới trong ngày 19/12/2020, ra lệnh phỏng tỏa ngôi chợ Mahachai, cách Bangkok 40 phút đường xe.

Tú Anh

Published in Châu Á

Quyền con người ở Việt Nam trong đại dịch Covid-19

Thới Bình, VNTB, 17/12/2020

Việt Nam đã không ‘thả’ bất kỳ ‘tù nhân lương tâm’ nào với lý do y tế là đề phòng dịch Covid lây lan cộng đồng.

nhanquyen1

Vấn đề trên không được đặt ra tại Hội thảo về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hôm 15-12 nhân kỷ niệm ngày Nhân quyền 10-12.

Tại hội thảo, ông Phạm Quang Hiệu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nói rằng Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp hiệu quả, minh bạch, với ưu tiên hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, bao gồm cả các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) mà Việt Nam chấp thuận.

Cơ chế UPR được ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc do được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia. Phía Việt Nam luôn tuyên bố rằng, "Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng cơ chế UPR và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận".

Trong chu kỳ trước, Việt Nam đã chấp thuận 80,2% số khuyến nghị nhận được, ban hành Kế hoạch tổng thể để thực hiện, và hoàn thành 96,2% trong số đó. Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn thực hiện và rà soát báo cáo cho chu kỳ tiếp theo, dự kiến bắt đầu năm 2023.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền năm 2019 của Việt Nam, công bố tháng 3/2020, cho biết như sau (trích) :

"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất được tổ chức vào năm 2016 đã diễn ra không tự do và không công bằng, mặc dù có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng.

Bộ Công an chịu trách nhiệm về an ninh trong nước và quản lý đội ngũ công an, một cơ quan điều tra an ninh quốc gia đặc biệt và các đơn vị an ninh khác trong nước. Quân đội nhân dân Việt Nam hỗ trợ các nhà chức trách dân sự cung cấp hoạt động cứu trợ vào những thời điểm xảy ra thiên tai. Chính quyền dân sự duy trì sự kiểm soát hiệu quả đối với các lực lượng an ninh.

Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm : việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền ; bị ép buộc đưa đi mất tích ; tra tấn bởi nhân viên chính phủ ; bắt và giam giữ người tùy tiện của chính quyền ; tù nhân chính trị ; những vấn đề lớn về tính độc lập của tư pháp ; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư ; những hình thức tồi tệ nhất của hạn chế tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, đóng các trang mạng, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự ; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội ; hạn chế đáng kể tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động ; hạn chế sự tham gia chính trị ; các hành vi tham nhũng lớn ; cấm các tổ chức công đoàn độc lập ; buôn bán người ; sử dụng lao động trẻ em cưỡng bức.

Đôi khi chính quyền đã có hành động khắc phục, bao gồm việc truy tố đối với các quan chức vi phạm pháp luật ; nhưng công an và các quan chức nhà nước thường vi phạm mà không bị trừng phạt" (xem đầy đủ tại *).

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có viết rằng, "Các đại diện ngoại giao của nước ngoài đã thực hiện các chuyến thăm tù nhân chính trị ở cả các trại tạm giam và trại giam. Các chuyến thăm này bị giám sát và không cho họ cơ hội đánh giá độc lập đối với các tù nhân hay đối với điều kiện trại giam".

Năm nay là năm thứ hai Việt Nam triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam chấp thuận. Theo dự kiến, Việt Nam sẽ xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện về việc thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III vào cuối năm 2021 và Báo cáo UPR chu kỳ IV vào đầu năm 2024.

Tại Hội thảo về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong bối cảnh dịch Covid-19, Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam và đồng Chủ trì nhóm công tác của Liên hợp quốc về Quản trị và Công lý – bà Caitlin Wiesen đã khuyến nghị trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục coi quyền con người và nhân phẩm là trọng tâm của mọi hành động ; tiếp tục tập trung thực thi các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), các quy trình về công ước quốc tế về nhân quyền như là UPR, ICCPR, CRPD, CAT… (**)

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 17/12/2020

Chú thích :

(*)https://vn.usembassy.gov/wp-content/uploads/sites/40/2019-HRR-Vietnam.pdf

(**) UPR : The Universal Periodic Review, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát.

ICCPR : The International Covenant on Civil and Political Rights, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

CRPD : Convention on the Rights of Persons with Disabilities, Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật.

CAT : United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, Công ước chống tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác.

********************

Báo cáo đặc biệt của CPJ : 274 nhà báo bị giam giữ toàn cầu

Elana Beiser, VNTB, 16/12/2020

Số lượng nhà báo bị bỏ tù trên toàn cầu vì công việc của họ đạt mức cao mới vào năm 2020 khi các chính phủ đàn áp việc đưa tin về Covid-19 hoặc cố gắng ngăn chặn việc đưa tin về bất ổn chính trị. Các nhà độc tài một lần nữa lại che đậy những luận điệu chống báo chí từ Hoa Kỳ.

nhanquyen2

Báo cáo đặc biệt của CPJ do Elana Beiser thực hiện

Phát hành ngày 15 tháng 12 năm 2020

New York

Một số lượng kỷ lục các nhà báo đã bị bỏ tù trên toàn cầu vì công việc của họ vào năm 2020 khi các quốc gia độc tài bắt giữ nhiều nhà báo liên quan đến Covid-19 hoặc bất ổn chính trị. Trong bối cảnh đại dịch, các chính phủ đã trì hoãn việc xét xử, hạn chế du khách, và coi thường gia tăng nguy cơ về sức khỏe trong tù ; ít nhất hai nhà báo đã chết vì mắc bệnh trong khi bị giam giữ.

Trong cuộc khảo sát toàn cầu hàng năm vào ngày 1 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã phát hiện ít nhất 274 nhà báo phải ngồi tù liên quan đến công việc của họ, vượt mức cao nhất là 272 người vào năm 2016. Trung Quốc đã bắt giữ một số nhà báo vì đưa tin về đại dịch và là nhà tù tồi tệ nhất thế giới trong hai năm liền. Tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, nước tiếp tục xử tội các nhà báo và bắt giữ những nhà báo mới ; Ai Cập, đã tiến rất xa trong việc giam giữ các nhà báo mà không kết án họ vì bất kỳ tội gì ; và Saudi Arabia . Các quốc gia nơi số lượng nhà báo bị bỏ tù tăng đáng kể là Belarus, nơi xảy ra các cuộc biểu tình lớn liên quan đến cuộc bầu cử lại tổng thống đang gây tranh cãi và Ethiopia, nơi có bất ổn chính trị biến thành xung đột vũ trang.

Điều này đánh dấu năm thứ năm liên tiếp các chính phủ đàn áp đã bỏ tù ít nhất 250 nhà báo. Thiếu sự lãnh đạo toàn cầu về các giá trị dân chủ – đặc biệt là từ Hoa Kỳ, quốc gia với Tổng thống Donald Trump đã miệt thị báo chí không ngừng và có quan hệ thân hữu với các nhà độc tài như Tổng thống Ai Cập Abdelfattah el-Sisi – đã gây ra cuộc khủng hoảng. Khi các nhà độc tài tận dụng luận điệu "tin giả" của Trump để biện minh cho hành động của họ – đặc biệt là ở Ai Cập – thì số lượng nhà báo bị bỏ tù vì tội "tin giả" tăng đều đặn. Năm nay, 34 nhà báo đã bị bỏ tù vì "đưa tin sai sự thật", so với 31 nhà báo năm ngoái.

Tại Hoa Kỳ, không có nhà báo nào bị bỏ tù vào thời điểm điều tra nhà tù của CPJ, nhưng 110 nhà báo chưa từng có đã bị bắt hoặc bị buộc tội vào năm 2020 và khoảng 300 nhà báo bị tấn công, phần lớn do cơ quan thực thi pháp luật, tổ chức Theo dõi Tự do Báo chí Hoa Kỳ cho biết.

Ít nhất 12 nhà báovẫn phải đối mặt với cáo buộc hình sự, một số trong số đó có án tù.

Các nhà quan sát nói với CPJ rằng bầu không khí chính trị phân cực, lực lượng thực thi pháp luật quân sự hóa và sự quan tâm đến giới truyền thông kết hợp trong một làn sóng biểu tình nhằm xóa bỏ các quy tắc từng cho nhà báo được cảnh sát bảo vệ.

CPJ cócông bố các khuyến nghị cho chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden nhằm khôi phụcsự Lãnh đạo tự do báo chí Hoa Kỳ trên toàn cầu, bao gồm việc đảm bảo trách nhiệm giải trình cho các vụ tấn công nhà báo trong nước cũng như hướng dẫn các nhà ngoại giao ở nước ngoài tham dự các phiên tòa xét xử các nhà báo và lên tiếng ủng hộ các phương tiện truyền thông độc lập.

CPJnhận thấy sự thiếu tin tưởng vào phương tiện truyền thông ở Mỹ đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ đại dịch toàn cầu

Tại Trung Quốc, nhiều người trong số 47 tù nhân đang thụ án dài hạn, hoặc bị giam ở khu vực Tân Cương mà không tiết lộ bất kỳ tội danh nào. Nhưng khi virus corona tàn phá thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào đầu năm nay, chính quyền đã bắt giữ một số nhà báo vì đưa tin làm ảnh hưởng tin tức chính thức về phản ứng của Bắc Kinh.

Ba người vẫn bị giam giữ vào ngày 1 tháng 12 bao gồm nhà báo video độc lập Zhang Zhan, người đã bắt đầu đăng báo cáo về Vũ Hán trên Twitter và YouTube vào đầu tháng Hai và đã bị bắt vào ngày 14 tháng 5.

Video của cô ấy bao gồm các cuộc phỏng vấn với Chủ doanh nghiệp và công nhân địa phương về tác động của Covid-19 và phản ứng của chính phủ đối với đại dịch.

Trong cuộc điều tra toàn cầu của CPJ, Zhang Zhan là một trong số hàng chục người phụ thuộc rất nhiều vào mạng xã hội – nền tảng mà các nhà báo đặc biệt quan tâm khi tất cả các phương tiện khác đều bị nhà nước kiểm duyệt hoặc kiểm soát gắt gao. Khán giả toàn cầu vẫn có thể xem được các video của cô ấy vì chúng được lưu giữ bởi các công ty bên ngoài Trung Quốc. Nhưng CPJ nhận thấy rằng nội dung tương tự được sản xuất bởi những người khác sau đó bị bỏ tù đã bị gỡ xuống vì những lý do không rõ ràng, cản trở việc nghiên cứu và nhấn mạnh những lo ngại lâu dài về tính minh bạch của những đại công ty công nghệ toàn cầu như Google, Twitter và Facebook.

Cũng tại Trung Quốc, các cuộc tấn công ngoại giao dường như khiến truyền thông nước ngoài gia tăng nguy cơ, trong một năm có hơn một chục nhà báo làm việc cho các ấn phẩm của Mỹ ở đại lục bị trục xuất.

Công dân Úc Cheng Lei, người dẫn chương trình tin tức kinh doanh cho đài truyền hình nhà nước Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, đã bị bắt vào tháng 8 vì cáo buộc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc, khiến cô trở thành nhà báo Úc thứ hai bị giam giữ sau blogger Yang Hengjun , người đã bị giam giữ với cáo buộc gián điệp kể từ tháng 1 năm 2019

Trong khi đó, các nhà chức trách Ai Cập tăng cường bắt giữ, buộc tội và gia hạn vô thời hạn các hình thức giam giữ trước khi xét xử, nâng số nhà báo vào tù lên 27 người, bằng kỷ lục năm 2016. Riêng trong tháng 11, các công tố viên đã đưa ra cáo buộc khủng bố mới đối với nhiếp ảnh gia Sayed Abd Ellah và blogger Mohamed "Oxygen" Ibrahim để tránh lệnh tòa yêu cầu họ được thả. Kể từ tháng 4 năm 2019, chính quyền Ai Cập đã sử dụng các chiến thuật tương tự để gia hạn việc giam giữ ít nhất tám nhà báo khác, CPJ ghi nhận.

Năm nay, cuộc đàn áp ở Ai Cập vẫn tiếp diễn và bất chấp đại dịch ; và trong một trường hợp, hành động của nhà chức trách đã gây tử vong. Ít nhất ba nhà báo đã bị bắt vì đưa tin về Covid-19, chẳng hạn như chỉ trích việc truyền thông nhà nước thiếu đưa tin về các bác sĩ và y tá mắc bệnh. Bộ Nội vụ cấm gia đình và luật sư thăm tù từ đầu tháng Ba đến giữa tháng Tám, với lý do dịch bệnh.

Tuy nhiên, các nhân viên an ninh nhà nước Ai Cập đã bắt giữ Sayed Shehta vào ngày 30 tháng 8 tại nhà của anh ta ở Giza, nơi anh đang tự cách ly sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19 ; Sayed Shehta bất tỉnh tại đồn cảnh sát, và sau đó được đưa đến bệnh viện và bị còng tay vào giường trong phòng chăm sóc đặc biệt. Nhưng Mohamed Monirchịu một số phận tồi tệ hơn.

Nhà báo kỳ cựu này đã bị bắt vào ngày 15 tháng 6 với tội danh tham gia một nhóm khủng bố, tung tin giả và lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội, sau khi chỉ trích cách xử lý của chính phủ đối với đại dịch Covid-19, trong cuộc phỏng vấn ngày 26 tháng 5 và bài báo ngày 14 tháng 6 trên Al-Jazeera.

Monir bị ốm khi ở trong nhà tù Tora ở Cairo, được thả vào ngày 2 tháng 7 và qua đời vào ngày 13 tháng 7 tại bệnh viện Giza do biến chứng của Covid-19.

Trên toàn thế giới, ít nhất một nhà báo khác đã chết sau khi nhiễm virus trong khi bị giam giữ. Nhà báo Honduras David Romero – giám đốc của Radio Globo và Globo TV, người đang thụ án 10 năm vì tội phỉ báng một cựu công tố viên – mất ngày 18 tháng 7 sau khi nhiễm Covid-19 trong khi bị giam giữ tại một cơ sở ở Támara, gần thủ đô Tegucigalpa.

Nguy cơ phơi nhiễm vi rút trong tù đã khiến CPJ cùng với 190 nhóm khác để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thả tất cả các nhà báo bị bỏ tù vì công việc của họ trong chiến dịch tự do báo chí #FreeThePress

Người nhận Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế Azimjon Askarov cũng chết trong tù vào năm 2020, sau nhiều năm Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, CPJ và các nhóm khác vận động chính quyền Kyrgyzstan trả tự do cho ông.

Askarov bị kết án chung thân vớicáo buộc bịa đặt, để trả đũa cho việc ông phơi bày những hành vi lạm dụng của cảnh sát

Vợ của nhà báo, Khadicha Askarova, nói với CPJ rằng Askarov đã không thể đi lại và bị sốt trong nhiều tuần trước khi chết, và cô ấy nghi ngờ anh ta đã nhiễm Covid-19 nhưng nhà tù chính quyền đã cho không kiểm tra.

Những nơi khác ở Châu Âu và Trung Á, các nhà báo đã vướng vào trong sự bất ổn ở Belarus ; Tổng thống Aleksandr Lukashenko tuyên bố giành chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ sáu trong một cuộc bầu cử được nhiều người coi là gian lận, châm ngòi cho các cuộc biểu tình quần chúng .

Cơ quan chức năng bắt hàng chục nhà báo, kết án nhiều người bị phạt tiền hoặc giam giữ hành chính và giam giữ từ một đến hai tuần, nhưng một số phải đối mặt với tội danh nghiêm trọng hơn.

Tính đến ngày 1 tháng 12, ít nhất 10 nhà báo đã bị bỏ tù ở Belarus ; họ là được liệt kê trong cuộc điều tra của CPJ lần đầu tiên kể từ năm 2014.

|Bất ổn chính trị, trong trường hợp này dẫn đến xung đột vũ trang, cũng khiến các nhà chức trách vây bắt các nhà báo ở Ethiopia ; ít nhất bảy người đã bị bỏ tù so với một năm trước đó.

Hầu hết họ đều bị buộc tội chống phá nhà nước, tuy nhiên chính quyền đã nhiều lần gia hạn tạm giam để điều tra mà không đưa ra được bằng chứng.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mọi nhà báo bị bỏ tù đều phải đối mặt với các cáo buộc chống nhà nước, con số trong tù đã giảm kể từ khi tăng đột biến vào năm 2016, năm chứng kiến một nỗ lực đảo chính thất bại vào tháng Bảy. Khi các toà soạn đóng cửa, các doanh nhân ủng hộ chính phủ tiếp quản và sự thù địch tư pháp đã xóa sổ các phương tiện truyền thông chính thống một cách hiệu quả, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép nhiều nhà báo chờ xét xử bên ngoài nhà tù hơn. CPJ đã phát hiện 37 nhà báo bị bỏ tù trong năm nay, chưa bằng một nửa so với năm 2016, nhưng chính quyền vẫn tiếp tục bắt giữ các nhà báo – và luật sư của họ. Vì Covid-19, các thủ tục tố tụng tư pháp đã bị đình chỉ trong ba tháng vào năm 2020, kéo dài thời gian giam giữ cho những người bị giam và gây lo lắng cho những người chờ xét xử ở ngoài.

Trong những tuần trước cuộc điều tra của CPJ, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ ít nhất ba nhà báo làm việc cho cơ quan thông tấn Mezopotamya ủng hộ người Kurd vì đưa tin chỉ trích của họ, bao gồm cả Cemil Uğur, người bị cáo buộc trong một câu chuyện rằng quân nhân giam giữ và tra tấn hai dân làng và ném họ từ máy bay trực thăng xuống ; một người sau đó đã chết. (Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết dân thường bị thương khi chống đối bắt giữ).

Tại Iran, 15 nhà báo đã bị bắt giam vào ngày 1/12.

Ngày /12, cơ quan chức năng xét xử một người trong số họ, Roohollah Zam, với 17 tội danh bao gồm gián điệp, tung tin giả ra nước ngoài và xúc phạm các giá trị Hồi giáo và nhà lãnh đạo tối cao.

Trang web và kênh Telegram của Zam Tin tức Amad đã báo cáo chỉ trích về các quan chức Iran và chia sẻ thời gian và địa điểm của các cuộc biểu tình trong năm 2017.

Ông Zam bị giam giữ vào năm 2019 ở Baghdad, Iraq, được đưa về Iran và bị kết án tử hình.

Các phát hiện khác từ cuộc điều tra hàng năm của CPJ bao gồm :

- Hai phần ba số nhà báo vào tù bị buộc tội chống nhà nước như khủng bố hoặc thành viên của các nhóm bị cấm.

- Không có khoản cáo buộc nào được tiết lộ trong 19% trường hợp ; hơn một nửa trong số 53 nhà báo đó đang ở Eritrea hoặc Saudi Arabia.

- Gần như tất cả các nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới đều là người dân địa phương sống ở đất nước của họ. CPJ đã tìm thấy ít nhất bảy người có quốc tịch nước ngoài hoặc song tịch, bị giam ở Trung Quốc, Eritrea, Jordan và Ả Rập Xê-út.

- Ba mươi sáu nhà báo, hay 13%, là nữ. Một số người viết về nữ quyền ở Iran hoặc Saudi Arabia ; một số bị bắt vì viết về các cuộc biểu tình ở Belarus.

Mỗi năm, điều tra của CPJ dẫn đến kết quả có điều chỉnh nhỏ đối với dữ liệu đã xuất bản , khi CPJ được biết về các vụ bắt giữ, trả tự do hoặc tử vong trong tù đã xảy ra trong những năm trước.

Năm nay, CPJ đã biết về những cái chết vào tháng 8 năm 2019 của Samuel Wazizi ở Cameroon và của Jihad Jamal vào năm 2016 ở Syria ; tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu nhà tù năm 2020, CPJ đã phát hiện thấy ba tù nhân đã bị bỏ tù vào năm 2018 hoặc 2019 mà tổ chức này không hề hay biết.

Theo đó, số lượng nhà báo có tên trong cuộc tổng điều tra nhà tù năm 2019 hiện là 251 người, so với 250 nhà báo được công bố ban đầu, trong khi những năm trước có những điều chỉnh nhỏ. Cái chết của Jamal đã dẫn đến việc giảm tổng số năm 2016 từ 273 – mức cao kỷ lục trước đó – xuống còn 272.

Phương pháp luận

Điều tra dân số về nhà tù chỉ dành cho các nhà báo bị chính phủ giam giữ và không bao gồm những người đã biến mất hoặc bị giam giữ bởi các tổ chức phi nhà nước. Những trường hợp này được phân loại là "mất tích" hoặc "bị bắt cóc".

CPJ định nghĩa nhà báo là những người đưa tin hoặc bình luận về các vấn đề công cộng trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào, bao gồm báo in, ảnh, đài phát thanh, truyền hình và trực tuyến. Trong cuộc điều tra nhà tù hàng năm, CPJ chỉ xem xét những nhà báo đã xác nhận đã bị bỏ tù vì liên quan đến công việc của họ.

CPJ tin rằng các nhà báo không nên bị bỏ tù khi làm công việc của họ. Trong năm qua, sự vận động của CPJ đã giúp trả tự do sớm cho ít nhất 75 nhà báo bị cầm tù trên toàn thế giới.

Danh sách của CPJ là ảnh chụp nhanh những người bị giam giữ vào lúc 12g01 sáng ngày 1 tháng 12 năm 2020.

Danh sách này không bao gồm nhiều nhà báo bị bỏ tù và được thả trong suốt năm ; những trường hợp đó có thể được tìm thấy tạihttp://cpj.org

Các nhà báo vẫn nằm trong danh sách của CPJ cho đến khi xác định một cách chắc chắn hợp lý rằng họ đã được thả hay đã chết trong khi bị giam giữ.

Elana Beiser là giám đốc biên tập của Ủy ban Bảo vệ Nhà bá, cưu biên tập cho Dow Jones Newswires và The Wall Street Journal ở New York, London, Brussels, Singapore, và Hong Kong.

Elana Beiser

Nguồn :  VNTB, 16/12/2020

**********************

RSF : Vit Nam trong Top 5 quc gia b tù nhà báo nhiu nht

VOA, 15/12/2020

Vit Nam nm trong s 5 quc gia, trong đó có Trung Quc, được coi là nhng 'nhà tù' ln nht đi vi các nhà báo, theo mt báo cáo mi nht ca t chc Phóng viên không Biên gii (RSF) va công b.

nhanquyen3

Thng kê thường niên mi nht ca t chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) cho thy Vit Nam đng th 4 trong s các nước b tù nhà báo nhiu nht trên thế gii.

Thng kê thường niên ca RSF đưa ra hôm 14/12 cho thy hơn mt na s nhà báo b cm tù tương đương 61% đang b giam gi ti 5 quc gia, trong đó có Vit Nam. T chc bo v quyn t do thông tin có tr s Paris, Pháp, cho rng 5 quc gia này, trong đó còn gm Trung Quc, Ai Cp, Rp Saudi và Syria là "nhng nhà tù ln nht đi vi các nhà báo" trong năm th 2 liên tiếp.

Trung Quc đng đu vi s lượng 117 nhà báo b b tù trong khi Vit Nam đng th 4, sau Rp Saudi và Ai Cp, vi 28 nhà báo gm c chuyên nghip và t do, theo thng kê ca RSF.

"Ti Vit Nam, nơi có 7 nhà báo chuyên nghip và 21 bloggers đang b giam cm, các gii chc đã tiến hành mt làn sóng bt gi mi vào tháng 5 và tháng 6, nhiu kh năng là vì lý do Đi hi Đng Cng sn sp din ra vào tháng 1/2021," báo cáo ca RSF cho biết.

Hi tháng 6, t chc theo dõi nhân quyn quc tế Human Rights Watch nhn đnh rng chính ph Vit Namđang tăng cường trn áp các nhà hot đng nhân quyn và nhng người bt đng chính kiến trước k hp ca Đi hi Đng Cng sn Vit Nam ln th 13 d kiến din ra vào tháng 1/2021.

Chính quyn Vit Nam chưa lên tiếng v thng kê này ca RSF.

"Vit Nam luôn là mt trong 5 nước có t do báo chí kém nht, hu như không có t do báo chí," nhà báo Võ Văn To nhn đnh vi VOA t Khánh Hoà. "Báo chí Vit Nam ch là mt công c tuyên truyn ca Đng Cng sn Vit Namchính vì vy báo chí mà đăng đúng s tht nhưng trái ý đng thì b các cơ quan chc năng ca nhà nước Vit Nam x lý theo kiu mt là pht tin hai là treo đình bn và th 3 là khi t, b tù các nhà báo."

Vit Nam xếp hng 175/180 nước trên thế gii vCh s T do Báo chí ca RSF năm 2020.

Trong s nhng người b bt gi trong năm nay Vit Nam có mt s thành viên ca Hi Nhà báo Đc lp Vit Nam. Phó ch tch hi, nhà báo Nguyn Tường Thu, b bt vào tháng 5 va qua và ch tch ca hi, nhà báo Phm Chí Dũng, người còn là mt cng tác viên chuyên viết blog cho VOA, b bt trước đó không lâu vào cui năm 2019.

Cũng vào tháng 5 va qua, công an Vit Nam tiến hành bt gi nhà văn và blogger Phm Thành, còn được biết là ch trang blog Bà Đm Xoè và tác gi cun sách ch trích Đng Cng sn Vit Nam và Tng bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng.

"Vic bt gi (nhà báo) Phm Đoan Trang, người được trao gii thưởng T do Báo chí RSF 2019 hng mc nh hưởng, vào tháng 10 va qua đã khng đnh vic (chính quyn Vit Nam) đang áp dng mt chính sách khc nghit hơn nhiu," RSF nhn đnh trong báo cáo.

Theo RSF, bà Trang – người b công an Vit Nam bt gi hôm 7/10 nm trong s 42 nhà báo n hin đang b b tù trên toàn thế gii, tăng 35% t 31 người cách đây 1 năm. Người đng thi là nhà hot đng xã hi dân s b cáo buc "tuyên truyn chng phá nhà nước" vi hai ti danh theo c điu 88 ca B Lut hình s 1999 và điu 117 ca B Lut hình s 2015, và đi din mc án lên đến 20 năm tù.

RSF nhn đnh rng bà Trang là mt trong nhng nhà báo ni bt nht trong năm b bt gi. Không lâu trước khi b bt, bà Trang người đng sáng lp Lut Khoa tp chí cho xut bn bn Báo cáo Đng Tâm v điu tra ca bà đi vi v đng đ gia công an và người dân làng Đng Tâm trong v tranh chp đt đai kéo dài nhiu năm qua.

Theo nhà báo To, người tng tham gia quân đi Vit Nam trong chiến tranh, xu hướng nhng năm gn đây cho thy "nhng cây viết đc lp có tư duy phn bin b khng b nng n bt b, đánh đp, hành hung ri b b tù ngày càng nhiu."

"Mà mi ln kết án thì án tht nng," nhà báo To cho biết và đưa ra ví d v vic nhà văn Trn Đc Thch, tng là chiến s trinh sát trong quân đi Nhân dân Vit Nam và là tác gi hi ký "H chôn người ám nh", b kết án 12 năm tù hôm 15/12 vi cáo buc "hot đng nhm lt đ chính quyn nhân dân." Theo nhà báo To, ông Thch ch là "mt trong rt nhiu các blogger, nhà báo, Facebooker, nói lên s tht và nhng suy nghĩ ca mình, không đng tình vi mt s hành đng ca nhà nước Vit Nam mà b kết án nng n."

Theo RSF, s lượng nhà báo b b tù trên thế gii vn mc "cao trong lch s" vi tng s 387 nhà báo b bt gi vì liên quan đến vic cung cp tin tc và thông tin" so vi con s 389 vào năm 2019. Nhìn chung, t chc này cho biết, s lượng nhà báo chuyên nghip và không chuyên nghip b giam gi đã tăng 17% trong 5 năm qua, t con s 328 ghi nhn được vào năm 2015.

"Gn 400 nhà báo s tri qua nhng l hi cui năm trong tù, xa người thân ca h và trong nhng điu kin thường khiến tính mng ca h gp nguy him," Tng thư ký RSF Christopher Deloire nói.

Nguồn : VOA, 15/12/2020

Published in Diễn đàn

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nói 100% doanh nghiệp đã được hỗ trợ Covid-19, doanh nghiệp nói chưa có gì

Cao Nguyên, RFA, 11/12/2020

Ngày 9/12, trả lời chất vấn cử tri về các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh rà soát các doanh nghiệp gặp khó khăn để tháo gỡ, từ tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

hotro1

Những người đưa hàng ngồi cạnh xe máy của mình trước một cửa hiệu đóng cửa do dịch Covid-19 ở Hà Nội hôm 2/7/2020 AFP

Ông Phong cũng cho biết thêm rằng trước đó, chính quyền thành phố đã thực hiện gói hỗ trợ một lần cho các doanh nghiệp. Trong đó, đã hỗ trợ 100% các doanh nghiệp với số tiền 611 tỉ đồng, xử lý gia hạn 8.800 tỉ đồng tiền thuế, 218 tỉ đồng gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho các hộ kinh doanh…

Dù lãnh đạo thành phố tuyên bố rằng 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã được nhận hỗ trợ, những chủ doanh nghiệp mà Đài Á Châu Tự do phỏng vấn trong bài viết này xác nhận rằng từ khi dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam, họ không hề hưởng được một đồng nào hỗ trợ từ chính quyền.

Ông T (muốn giấu tên vì lí do an toàn), là chủ một doanh nghiệp chuyên thi công, lắp ráp hệ thống điện cho các công trình, hãng xưởng lớn, nói với RFA rằng doanh nghiệp của ông chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của dịch Covid-19 :

"Ảnh hưởng thứ nhất là việc mình không có để làm. Liên quan đến yếu tố nước ngoài thì lại càng không có. Bởi vì người nước ngoài không qua đây được, cho nên mình không làm được. Chẳng ai hỗ trợ cho mình.

Còn trong nước thì gần như là đóng băng. Đại khái là tỷ lệ công việc mọi năm ví dụ 100% thì năm nay chỉ còn khoảng 30% đổ lại. Có doanh nghiệp không có việc luôn".

Từ tháng 1 năm nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị quyết về gói hỗ trợ trị giá 62.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, bao gồm cả các doanh nghiệp.

Tuy vậy, doanh nghiệp của ông T vẫn không nhận được sự hỗ trợ. Thậm chí, ông này còn nghi ngờ gói 62.000 tỷ chỉ là cái cớ để quan chức chia chác với nhau mà thôi :

"Lúc đó cũng có thông báo là làm gói 62.000 tỷ, nhưng mà cái gói 62.000 tỷ này thì các doanh nghiệp chưa ai nhận được một đồng xu nào cả. Nghe đâu trong giới doanh nghiệp tư nhân bạn tôi cũng không ai nhận được một đồng nào.

Nếu muốn nhận được thì phải làm một bộ hồ sơ gửi lên sở thuế và đợi nó giải quyết, nhưng nó im ru. Cũng có nhiều bạn của tôi làm rồi để đó cho vui thôi, để xem tiến trình thực hiện như thế nào thôi, chứ còn chả bao giờ tới tay của doanh nghiệp được đâu.

Tôi có nghe phong phanh đại khái là cũng có những doanh nghiệp nhà nước được nhận, dạng như là công ty con của nhà nước, có dây mơ rễ má thôi.

Tôi nghĩ là nó đề xuất ra cái gói đó 62.000 tỷ chẳng qua là để tụi nó chia chác với nhau thôi. Bản thân người dân với doanh nghiệp làm gì có cái gì. Chắc chắn là không có cái gì rồi".

Bà M, (cũng muốn giấu tên vì lí do an toàn) cho biết tình cảnh kinh doanh trong mùa dịch cũng rất khó khăn, giảm đến 50% doanh thu :

"Mình đang hoạt động ảnh bên lĩnh vực mua bán phân bón. Năm nay ảnh hưởng cũng nhiều. Năm nay thời tiết cũng không thuận nên là họ mất mùa.

Cái thứ hai là bây giờ không thể xuất đi được. Sản xuất ra không xuất đi được thì họ không có tiền trả ngân hàng thì tiền đâu mà họ trả cho mình tiền vật tư, phân bón, cây giống… Có thể là tôi cho họ nợ 6 tháng luôn nhưng họ vẫn không có tiền trả và lượng tiêu thụ giảm bớt xuống.

Nói chung là ảnh hưởng rất là nhiều, doanh thu giảm đến 50%".

Vì tình hình khó khăn, chị M phải cắt giảm bớt nhân sự của công ty hoặc là buộc phải giải quyết cho nhân viên theo chế độ "nghỉ chờ việc". Dù vậy bà vẫn không được hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ của chính phủ vì không đủ điều kiện :

"Gói 62.000 tỷ bên chị không hưởng được. Lý do là vì có rất nhiều điều kiện, các điều kiện "cần và đủ" kèm theo thì mới đủ điều kiện để vay tiền trong gói 62.000 đó. Nhưng mà mình không đạt được một số chỉ tiêu cho nên mình không có hưởng được chính sách đó".

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vào ngày 8/12 cho biết, hiện có tới 80% số doanh nghiệp được khảo sát xác nhận chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tỷ lệ số doanh nghiệp không biết thông tin về được hỗ trợ cũng khá cao.

Không còn mong chờ được Chính phủ hỗ trợ

Ngoài ra, ông Nguyễn Thành Phong cho biết sắp tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai gói hỗ trợ thứ 2 với kinh phí dự tính là hơn 4.000 tỷ đồng. 

Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ vay tín dụng với mức lãi suất 0% cho các doanh nghiệp khó khăn tại các nhóm ngành dịch vụ như lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải, ngành công nghiệp như dệt may, giày da, trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm và doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm lớn. Đồng thời sẽ cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi phí.

hotro2

Người bán hàng rong đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố Hà Nội. AFP

Ông T, nói mình đã không còn tin hay kỳ vọng gì ở các gói hỗ trợ của chính phủ. Trong mùa dịch bệnh, chỉ có người dân là tự cứu nhau thôi :

"Chắc chắn là sẽ không được giảm thuế, chỉ được trả chậm. Nhưng mình phải làm đơn gửi lên để xin trả chậm. Hình như là chỉ được trong vòng 6 tháng là cũng phải đóng lại rồi. Chỉ vậy thôi chứ không được giảm đồng thuế nào đâu, đừng có hy vọng.

Tôi thì không có hi vọng gì hết. Lúc trước, ngoài cái gói 62.000 tỷ, đã có nói tới một gói tiếp tục là khoảng 90.000 tỷ nữa rồi.

Bản thân người dân thì chỉ nghĩ rằng "chắc mấy thằng cha đó chia chưa đủ giờ muốn chia thêm nữa thôi", chứ họ không có hi vọng gì nhiều đâu.

Trong mùa dịch này là người dân tự cứu người dân thôi, chẳng có nhà nước nào mà lo cho dân đâu. Chẳng qua lâu lâu làm màu một cái làm chụp hình cho vui thôi".

Bà M, hy vọng nếu có gói hỗ trợ lần thứ hai, lãnh đạo nên xem xét giảm bớt các điều kiện, thủ tục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được :

"Về cái gói 4.000 tỷ thì tôi sẽ nhờ bên bộ phận công ty coi lại để xem mình có đạt được hay không. Còn trước mắt thì bên mình đang ráng thúc đẩy để được hỗ trợ.

Ai cũng muốn mở rộng ra, tháo dỡ bớt những điều kiện. Nói chung bây giờ ai cũng đang khát vốn. Các cơ sở tư nhân cũng đang khát vốn, nếu bây giờ họ đổi chính sách thì các doanh nghiệp cũng đỡ hơn".

Lao động phổ thông mất việc tăng nhanh, cần được hỗ trợ

Là người kinh doanh lâu năm, Ông T dự đoán số người thất nghiệp sẽ tăng nhanh do nhiều doanh nghiệp phá sản, nhưng thực tế diễn ra tệ hơn ông nghĩ nhiều :

"Mình hình dung ra sắp tới đây sẽ có một lượng công nhân thất nghiệp rất đông, thì đúng là như vậy. Khoảng tháng 6 tháng 7, tôi bắt đầu tuyển thêm nhân lực. Tôi không ngờ rằng mọi năm mình đăng một bài tuyển dụng thì chắc giỏi lắm là 20 lượt xem và 3, 4 bộ hồ sơ.

Năm nay, tôi cũng đăng một bài như vậy thì có tới 2.000 lượt đọc mà hồ sơ nộp cho tôi là một trăm mấy chục bộ. Tôi hết hồn luôn. Tức là nó rất nhiều, gấp đến mười mấy lần".

Theo bà M, năm nay, người lao động không chỉ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà còn phải chịu thiên tai, bão lũ dồn dập. Do vậy, không chỉ có doanh nghiệp, lực lượng lao động phổ thông cũng cần được hỗ trợ vượt qua khó khăn :

"Một số xí nghiệp may xuất khẩu hoặc giày da đã giảm biên chế rất là nhiều. Rồi cái lượng nhân sự đó họ về quê để canh tác nhưng lại không bán được.

Nếu như họ làm nghề đánh bắt thủy hải sản thì vừa rồi nước mình bão lũ liên tục thì cũng đâu có làm gì được".

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tính đến tháng 11/2020, số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và rời khỏi thị trường đã lên tới 44.000, tăng đến 60 % so với cùng kỳ năm 2019. Trung bình mỗi tháng, Việt Nam có trên 5.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay và kéo theo nhiều hệ luỵ.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 10/12/2020

Published in Diễn đàn

Pháp : Covid-19 hoành hành trở lại, lãnh vực văn hóa bị hy sinh

Chủ đề trung tâm của báo chí Pháp ra hôm nay 11/12/2020 là những quyết định không vui liên quan đến kế hoạch giảm phong tỏa chống dịch Covid-19 kể từ ngày 15/12/2020, mà thủ tướng Pháp Jean Castex buộc phải loan báo hôm qua. Bên cạnh đó, các báo cũng chú ý đến những lời chỉ trích không khoan nhượng của Thượng Viện Pháp đối với chính quyền về cách đối phó kém cỏi với dịch bệnh trong thời gian qua.

france1

Viện Bảo Tàng Louvre (Paris- Pháp) vẫn bị đóng cửa do lệnh phong tỏa chống Covid-19. Ảnh minh họa, chụp ngày 04/12/2020.  Reuters . Benoit Tessier

Những quy định mới liên quan đến việc giảm nhẹ phong tỏa tại Pháp kể từ giữa tháng 12 này đã được hai tờ Le Figaro Libération phân tích kỹ lưỡng và nêu bật trên trang nhất. Trong lúc Le Figaro nhìn sự kiện một cách khái quát, nêu bật trong hàng tựa "Sau khi bị phong tỏa, Pháp lại bị giới nghiêm", thì Libération xoáy mạnh trên khía cạnh các sinh hoạt văn hóa vẫn chưa được phép hoạt động trở lại với một hàng tựa rất bình dân: "Mùa Giáng Sinh : Văn hóa bị mắc nghẹn".

"Gáo nước lạnh" cho hy vọng chấm dứt phong tỏa

Đối với Le Figaro, vào lúc mọi người đều hy vọng là nhân dịp những ngày lễ cuối năm rất quan trọng, chính quyền sẽ nới lỏng lệnh phong tỏa. Thế nhưng, thủ tướng Pháp đã dội "một gáo nước lạnh". Trái với lời hứa trước đây là sẽ giảm bớt các hạn chế về tự do đi lại hay tụ tập kể từ ngày 15 tháng 12, ông Jean Castex đã chỉ "điều chỉnh" các ràng buộc, với lý do là "tình hình y tế ngày càng xấu đi".

Vấn đề, theo tờ báo cánh hữu Pháp, là sự điều chỉnh này lại đi theo chiều hướng siết chặt them : Các rạp chiếu phim, nhà hát và viện bảo tàng tiếp tục bị đóng cửa thêm ba tuần nữa, tuy chế độ giấy phép đi lại được hủy bỏ, nhưng một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt sẽ được áp dụng, không phải từ 9 giờ tối như trước đây, mà ngay từ 8 giờ tối cho đến 6 giờ sáng hôm sau.

Cứu Giáng Sinh nhưng hy sinh Tết Dương Lịch

Ngay cả tối giao thừa 31/12 cũng phải chịu giới nghiêm, cho dù theo thông lệ, đó là lúc mà rất đông người đổ ra đường phố để vui chơi và đón mừng năm mới. Chính quyền Pháp đã cảnh báo là hơn 100.000 cảnh sát và hiến binh sẽ được huy động, để bảo đảm việc chấp hành lệnh giới nghiêm vào tối hôm đó.

Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là ngày lễ Giáng Sinh với lệnh giới nghiêm được giải tỏa tối 24 tháng 12, để mọi người có thể quây quần mừng Noel bên nhau. Thế nhưng, thủ tướng Pháp nhắc nhở là không nên có hơn sáu người quanh bàn ăn !

Theo Le Figaro, như vậy là thủ tướng Pháp đã quyết định cứu Giáng Sinh, nhưng hy sinh Tết Tây.

Castex, ông già roi vọt của mùa Noel

Cũng như đồng nghiệp cánh hữu, nhật báo cánh tả Libération cũng chú ý đến tác động của dịch Covid-19 trên lễ Noel và Tết Dương Lịch tại Pháp, với quyết định dỡ bỏ phong tỏa tối thiểu của thủ tướng Castex. 

Tờ báo đã chú ý nhiều hơn đến những giới hạn vẫn được duy trì, như các quy định tiếp tục đóng cửa các rạp chiếu bóng, các nhà hát hay viện bảo tàng, được Libération gọi chung là những "giới hạn trong lãnh vực văn hóa".

Trong bài viết "Jean Castex, ông già roi vọt của kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa", Libération không ngần ngại đối lập thủ tướng Pháp với hình ảnh ông già Noel hiền hòa, mà ai cũng nghĩ tới khi đến cuối năm. Libération đau xót : "Nào là giới nghiêm kể từ 20 giờ, kể cả tối giao thừa, nào là các nhà hát, viện bảo tàng phải đóng cửa thêm 3 tuần lễ nữa, đại đich đã không thuyên giảm như hy vọng, khiến cho thủ tướng chỉ giảm bớt các hạn chế ở mức tối thiểu mà thôi".

Riêng nhật báo Les Echos thì không hề thấy là các biện pháp phong tỏa đã được giảm nhẹ, mà ngược lại là khác : "Castex siết chặt thêm kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa".

Giới làm văn hóa hy vọng điều tốt nhất, để nhận được điều tồi tệ nhất

Về chủ đề giảm phong tỏa tại Pháp, Le Figaro đã dành riêng một bài để nói về thái độ bàng hoàng của giới hoạt động trong các ngành văn hóa tại Pháp trước hung tin vừa được thủ tướng Pháp loan báo.

Đối với Le Figaro, giới này từng hy vọng vào điều tốt nhất để rồi phải hứng chịu một thực tế tồi tệ nhất. Kể từ thông báo của tổng thống Emmanuel Macron vào ngày 24 tháng 11, các tác nhân trong ngành văn hóa đã coi ngày 15 tháng 12 là ngày họ được hoạt động lại. Tối hôm qua, họ lại thấy rằng phải đóng cửa thêm ba tuần, với cuộc hẹn ngày 7 tháng Giêng năm tới, để "duyệt xét lại tình hình."

Theo Le Figaro, chính vì đã nuôi hy vọng là sắp được mở cửa mà trong thời gian qua, các nhà phân phối phim chẳng hạn đã sắp xếp lại lịch trình của họ để cung cấp các bộ phim chiếu lại hay phim mới vào mỗi thứ Tư trong tháng 12, các nhà hát thì đã thay đổi giờ diễn các vở kịch, đủ sớm để tuân theo lệnh giới nghiêm đã công bố, các viện bảo tàng thì ồ ạt tăng cường thông báo về việc mở lại các cuộc triển lãm.

Tối hôm qua, như vậy là nỗi thất vọng đã tràn ngập các viện bảo tàng cũng như các nhà hát, rạp chiếu phim trên toàn nước Pháp.

Thượng Viện Pháp : Chính quyền đối phó kém cỏi với đại dịch

Cũng đề cập đến chủ đề Covid, Le Monde đã dành tựa chính trang nhất cho báo cáo của Thượng Viện Pháp tiết lộ vào thứ Năm 10/12. Sau nhiều tháng điều tra, các thượng nghị sĩ đi đến kết luận khá khắt khe, khiến Le Monde chạy tựa : "Covid : Thượng Viện xoáy mạnh vào ‘sự thiếu chuẩn bị của hành pháp’".

Tờ báo liệt kê : Các thượng nghị sĩ chỉ trích một sự "thiếu chuẩn bị", "thiếu chiến lược" và "thiếu thông tin" cho dân chúng. Báo cáo giải thích là, từ lúc hệ thống phòng ngừa rủi ro dịch tễ được đặt trong tình trạng báo động đến lúc tổng thống Macron ban hành tình trạng phong tỏa, hành pháp có một loạt "quyết định chậm trễ và thiếu phối hợp"…

Báo cáo cũng dành một phần không nhỏ cho câu chuyện về khẩu trang, sẽ là "biểu tượng của sự thiếu chuẩn bị, với hậu quả nặng nề (…), nuôi dưỡng thêm không khí lo âu".

Về sự thiếu hụt khẩu trang trong mùa dịch đầu tiên, báo cáo nhấn mạnh trên trách nhiệm của tổng giám đốc y tế  hiện nay, Jérôme Salomon, đã quyết định vào mùa thu 2018 là không đổi mới dự trữ khẩu trang phẫu thuật, trong lúc hơn 600 triệu khẩu trang bị đánh giá không còn phù hợp. Ông Salomon còn bị chỉ trích, vì đã yêu cầu sửa một báo cáo chính thức về khẩu trang.

Liên Âu : Hungary và Ba Lan bị khuất phục

Về thời sự quốc tế, cụ thể là thời sự Châu Âu, sự kiện được tất cả các báo chú ý là việc hai thành viên ngỗ nghịch của Liên Hiệp Châu Âu là Ba Lan và Hungary rốt cuộc đã phải rút lại lời đe dọa phủ quyết ngân sách chung của toàn khối. Le Monde đưa tựa trên trang nhất : "Kế hoạch vực dậy Châu Âu : Ba Lan và Hungary sẵn sàng bỏ quyền phủ quyết".

Ba tuần sau khi phủ quyết kế hoạch 750 tỷ euro hầu vực dậy Châu Âu và ngân sách cộng đồng (2021-2027) 1 074 tỷ, Ba Lan và Hungary giờ đây nói sẵn sàng bỏ phủ quyết của họ.

Điều kiện tôn trọng nhà nước pháp quyền để nhận tài trợ vẫn không thay đổi, nhưng hai quốc gia cho rằng đã nhận được đủ đảm bảo để kế hoạch chấn hưng không bị bắt làm con tin, trong lúc Châu Âu cần phải đối phó với sự tàn phá kinh tế và dịch bệnh Covid-19.

Theo Le Monde, Ba Lan và Hungary thật ra sẽ mất mát nhiều trong vụ việc này và Liên Âu cũng đã nhắc nhở họ một cách thẳng thừng những tuần lễ qua.

Trước tiên là yếu tố chính trị : Gánh trách nhiệm về sự thất bại của một kế hoạch được thương lương rất chật vật giữa 27 quốc gia, không phải là một chuyện dễ dàng, hơn nữa đại dịch còn khá lâu mới được kiểm soát. Nhưng nhất là, nếu hai nước này đi đến cùng trong lời đe dọa của họ, thì vị trí của họ trong việc xây dựng cộng đồng chỉ sẽ bị đặt lại. Đối với Ba Lan, Warsawa rất muốn tránh ảnh hưởng của Nga, cắt đứt với cộng đồng các nước Châu Âu sẽ quá nguy hiểm. 

Ngoài ra còn vấn đề tài chính. Ủy Ban Châu Âu đã nhanh chóng cho biết sẵn sàng tiến hành kế hoạch vực dậy, mà không có Ba Lan và Hungary và đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề với một số kịch bản khả thi. Warsawa sẽ mất đi như thế 23 tỷ euro, Budapest 6 tỷ, tức cả hai sẽ mất đi 4% GDP.

Việc Ba Lan và Hungary sẵn sàng bỏ phủ quyết của họ, cũng được Libération chú ý trên trang nhất với một tựa mang dáng chơi chữ : "Nhà nước pháp quyền ngẩng cao đầu tại Thượng đỉnh Châu Âu".

Cầu thủ Antoine Griezmann cắt quan hệ với Hoa Vi

Báo Libération cũng quan tâm đến sự kiện cầu thủ bóng đá Antoine Griezmann, gương mặt quảng cáo của Hoa Vi kể từ năm 2017, hôm thứ Năm 10/12 tuyên bố "chấm dứt quan hệ đối tác" với người khổng lồ viễn thông Trung Quốc, với lý do có "nhiều nghi ngờ" về việc Hoa Vi tham gia theo dõi người Duy Ngô Nhĩ.

Trong vài năm nay, Bắc Kinh đã thử nghiệm các kỹ thuật kiểm soát cực kỳ tinh vi của công an ở Tân Cương, một khu vực ở phía tây Trung Quốc với khoảng 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ, với chiêu bài "duy trì sự ổn định" và chống lại ''chủ nghĩa cực đoan''.

Từ một ghi chú nội bộ có từ tháng 01 năm 2018 và do IPVM, một phương tiện truyền thông điều tra chuyên giám sát video phát hiện, tờ báo Mỹ Washington Post đã tiết lộ hôm thứ Ba 08/12 rằng Hoa Vi sẽ giúp thử nghiệm một hệ thống nhận diện khuôn mặt với "cảnh báo Duy Ngô Nhĩ", nhằm báo cho cảnh sát bất kỳ người nào đang đi trên đường và có vẻ thuộc về sắc tộc này.

Hôm thứ Năm, Antoine Griezmann kêu gọi "Hoa Vi không nên chỉ hài lòng với việc phủ nhận những cáo buộc này, mà hãy có những hành động cụ thể càng nhanh càng tốt để lên án vụ đàn áp hàng loạt" […] và sử dụng ảnh hưởng của mình để góp phần tôn trọng nhân quyền".

Mai Vân

Published in Quốc tế

Cội nguồn Covid : Trung Quốc cho phép chuyên gia WHO điều tra từ xa

Covid, Vac-xin, Chính trường Mỹ, Brexit, Khí hậu, những vấn đề được gọi là khủng hoảng hay bế tắc chiếm hầu hết các trang chính báo chí Pháp. Le Figaro đặc biệt tập trung vào cuộc điều tra cội nguồn Covid-19, vì sao bị khó khăn và cản trở.

covi1

Mô hình virus corona - Covid-19. Ảnh chụp ngày 11/11/2020 tại Triển lãm Y tế Thế giới, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.  AFP - STR

Trang nhất báo Pháp hôm nay khá đa dạng. Do hệ quả Covid, muc tiêu chống biến đổi khí hậu bị lãng quên, Liên Hiệp Quốc kêu gọi thực hiện chương trình xanh cho dù các nước đã phải chi ra 10.000 tỷ đôla, 12% GDP, để chống đỡ cho kinh tế, tựa và dẫn nhập của Le Monde.

La Croix Le Monde cùng giới thiệu chiếc hàng không mẫu hạm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân  "hầu đáp ứng với những thách thức trên biển trong tương lai và sẽ thay thế tàu sân bay Charles De Gaulle kể từ 2038 với những máy bay chiến đấu tương lai".

Libération giành trang bìa và 4 trang trong để khen ngợi cầu thủ bóng đá Câu lạc bộ Paris Saint-Germain, Pháp và Basaksehir, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thanh bỏ sân đấu để phản đối trọng tài Rumani gọi một huấn luyện viên da đen là "anh đen". Theo nhật báo thiên tả, đây là một hành động dũng cảm trong giới bóng đá dứt khoát dấn thân chống kỳ thị chủng tộc.

La Croix mời độc giả theo dõi hành trình của một liều vac-xin chống Covid, tựa trên trang nhất.

Một năm sau, nguồn gốc Covid-19 vẫn là điều bí ẩn. Trung Quốc không cho chuyên khoa học gia quốc tế nhập cảnh điều tra về loài vật trung gian đem siêu vi lây qua người. Le Figaro cống hiến ba bài báo.

Trung Quốc vẫn bế quan

1,5 triệu nạn nhân đã chết vì Covid-19 nhưng cuộc điều tra về cội nguồn của siêu vi thủ phạm gặp đầy khó khăn. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cam kết sẽ làm mọi cách để truy tìm nguồn cội nhưng Bắc Kinh vẫn cho là siêu vi xuất phát từ bên ngoài và không cho chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc.

Con tê tê không còn bị nghi ngờ, nhưng tất cả các câu hỏi khác đều tồn tại : Bằng cách nào siêu vi Sars-CoV-2 qua được rào cản sinh vật học, lây nhiễm tràn lan trên địa cầu giết chết 1,5 triệu người ? Chính quyền Trung Quốc tiếp tục không cho các nhà khoa học nước ngoài đến Vũ Hán. Thái độ này chỉ làm chậm trễ tiến trình điều tra và cho phép Bắc Kinh nhấn mạnh vào giả thuyết gây tranh cãi là siêu vi không xuất phát từ Trung Quốc. Và sau đó, cho "siêu vi chìm xuồng".

Theo Le Figaro, phải chờ gần một năm cuộc họp đầu tiên trong giới chuyên gia được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trao nhiệm vụ điều tra mới được triệu tập lần đầu tiên, và qua truyền hình trực tuyến với các đồng nghiệp Trung Quốc hồi cuối tháng 10. Danh sách chuyên gia tham dự chắc chắn phải được Bắc Kinh chấp thuận.

Cho dù bác sĩ Mike Ryan, đặc trách tình trạng khẩn cấp của WHO yêu cầu Trung Quốc cho phép chuyên gia quốc tế được đến tận Vũ Hán và chợ động vật hoang dã để hợp tác với chuyên gia Trung Quốc nhưng không một người nào được tới. Cho đến nay, cuộc điều tra do chuyên gia Trung Quốc thực hiện trong khi đồng nghiệp nước ngoài ngồi ở nước ngoài xem báo cáo và lập trình "thủ tục nghiên cứu" truy tìm.

Theo những nhà khoa học Tây phương có thể siêu vi sống ký sinh trong loài dơi và "biến đổi" để có được khả năng lây cho người. Nhưng lây bằng cách nào và từ bao giờ ? Câu hỏi không có câu trả lời. Sinh vật trung gian bị nghi oan là con tê tê. Tại Trung Quốc đã từng xảy ra dịch viêm phổi cấp tính sát hại hàng loạt heo chăn nuôi vào năm 2003 mà siêu vi Sars-CoV-1 bà con của Sars-CoV-2 . Chính phủ Trung Quốc cần phải nói rõ chuyện gì xảy ra trong các trại chăn nuôi.

Donald Trump vẫn tố cáo Trung Quốc làm xẩy siêu vi từ phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, khẳng định có chứng cớ nhưng không cung cấp. Giả thuyết "có bàn tay con người" cũng khó có thể xảy ra vì đòi hỏi điều kiện mà khoa học chưa đủ khả năng xử lý.

Giả thuyết thì nhiều mà khả tín thì không có cái nào. Thời gian càng kéo dài thì dấu tích càng tan biến và lẫn lộn vào nhau : siêu vi đã lây qua người và người đã lây sang thú.

Theo bác sĩ Mike Ryan, mọi người đều muốn nhanh chóng tìm ra sự thật. Đồng nghiệp Trung Quốc cũng rất nôn nóng.

"Thế thì họ chứng tỏ đi", nhật báo thiên hữu khiêu khích.

Vac-xin Covid Mỹ và Anh : kết quả thử nghiệm được công bố

Một năm sau khi đại dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán, cho dù vac-xin đã có nhưng tiêm ngừa là một vấn đề. Kết quả đầu tiên đã được kiểm chứng và công bố, tựa của Le Monde Libération. Còn theo La Croix, tại Châu Âu, với những phương tiện dồi dào nhất, hoàn tất chiến dịch tiêm ngừa không phải là dễ.

Những kết luận khoa học về hiệu năng vac-xin của hai viện bào chế AstraZeneca (Anh) và Pfizer –BioNTech (Mỹ-Đức) đã được tạp chí khoa học có uy tín The Lancet xác nhận. Trong số những người tình nguyện có bao nhiêu người vẫn bị lây nhiễm, những ai bị phản ứng phụ, phản ứng phụ ra sao (sưng đỏ chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt nhẹ...) đều được báo cáo. Những ẩn số chưa có giải đáp cũng được trình bày (không rõ hiệu năng có hơn hai tháng hai không, vì thời gian theo dõi thử nghiệm chưa đủ dài đối với cả hai). Ẩn số khác là không biết người được miễn nhiễm, trong trường hợp bị lây, có (vô tình) truyền siêu vi cho người chung quanh hay không ?

La Croix đặt vấn đề hậu cần và tổ chức tiêm đại trà : Phải chờ đến mùa Xuân, ba hoặc bốn tháng nữa, mới có đủ vac-xin cho đông đảo dân chúng. Từ vận chuyển cho đến nơi tích trữ đều được giữ bí mật. Theo nhật báo công giáo, tại Châu Âu, 27 thành viên đã phối hợp phân phối thuốc tiêm, khoảng 2 tỷ liều đã được đặt hàng.  Ý dự trù tiêm cho 70% dân số, Tây Ban Nha huy động tất cả các trung tâm y tế công tư, Đức lập ra những "sân tiêm ngừa" dã chiến.

Dân Pháp chờ tin ngày 15/12/2020

Tại Pháp, người dân mong đến ngày 15/12 với hy vọng chính phủ  sẽ nới nhẹ biện pháp chống dịch để mọi người  vui vẻ đón Giáng sinh và Tất niên. Les Echos cảnh báo coi chừng thất vọng.

Trong một bài tường thuật dài và dựa theo số liệu mới nhất của Viện Pasteur, nhật báo kinh tế kêu gọi không nên giảm cảnh giác. Ngưỡng lây nhiễm hàng ngày 5000 ca mà tổng thống Macron đề ra để tiến hành bỏ phong tỏa khó có thể đạt được vào ngày 15 tháng 12. Tóm lại là phải từ bỏ hy vọng "phá rào" họp mặt trong dịp lễ cuối năm, Giáng sinh và  ăn Tết Tây.

Ngày 15 tháng 12, trên nguyên tắc, chính phủ sẽ cho phép các rạp hát, chiếu phim, kịch nghệ mở lại cùng với sinh hoạt thể thao của trẻ em cũng như bỏ lệnh xuất trình giấy xin di chuyển.

Tuy nhiên, vì vận tốc lây lan của Covid vẫn còn cao, 13 ngàn ca ngày hôm qua, theo Les Echos, chính phủ Pháp có thể ban hành lệnh giới nghiêm vào lúc 20 giờ sẽ gây khó khăn cho ngành giải trí. Chương trình dự thánh lễ nửa đêm đón sinh nhật Chúa và Giao thừa Tết tây sẽ bị xáo trộn vì đêm 24 và 31 vẫn bị giới nghiêm.

Phải cứu nền dân chủ Mỹ

Vì sao nền dân chủ Mỹ bị đe dọa và vì sao phải cứu, cứu bằng cách nào ? Đó là nội dung bài thời luận của Le Monde.

Theo nhà báo Sylvie Kauffmann, Donald Trump hết làm tổng thống là tin vui vẻ nhưng tin buồn là ông ấy vẫn ở đó. Đảng Cộng hòa đã nằm trong tay Donald Trump, ông cũng quyên được hơn 200 triệu đôla để tài trợ chiến dịch phản đối kết quả bầu cử. Cho đến nay chỉ có 27 dân biểu Cộng hòa trên 249 công nhận chiến thắng của Joe Biden.

Vì sao phải cứu nền dân chủ Mỹ vì từ Thế chiến thứ hai đến nay Mỹ là mô hình dân chủ của thế giới tự do làm gương và là niểm mong ước của nhiều nước khác. Để tiếp tục làm lãnh đạo thế giới tự do, Hoa Kỳ phải đánh bóng chế độ dân chủ sau bốn năm Donald Trump. Vấn đề, như Barack Obama lo ngại, xu hướng mị dân đã là ngon sóng ngầm trước khi Donald Trump lao vào chính trường. Joe Biden chỉ có hai giải pháp một là phục hưng hay là cải cách. Theo Le Monde, không nên chọn giải pháp phục hưng vì phe Donald Trump còn đó.

Tú Anh

Published in Châu Á

Biden : Việc Trump tham gia chuyển giao quyền lực là rất quan trọng

Thu Hằng, RFI, 04/12/2020

Một tháng sau cuộc bầu cử Mỹ, tổng thống thứ 45 vẫn không thừa nhận thất bại và có thể không tham gia lễ chuyển giao quyền lực, trong khi theo tổng thống tân cử Joe Biden, sự hiện diện của ông Trump mang ý nghĩa quan trọng cho Hoa Kỳ. Có tin cho rằng ông Donald Trump sẽ chọn đúng ngày ông Joe Biden nhậm chức tổng thống 20/01/2021 để thông báo khởi động chiến dịch vận động tranh cử tổng thống cho năm 2024.

my1

Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden. Ảnh ngày 01/12/2020. Reuters - LEAH MILLIS

Trả lời phỏng vấn đài CNN ngày 03/12, ông Joe Biden nói : "Đó hoàn toàn là quyết định của ông ấy (Donald Trump). Điều đó không tác động đến cá nhân tôi, nhưng tôi nghĩ nên làm điều này cho đất nước". Về việc ông Trump vẫn từ chối chấp nhận kết quả bầu cử, ông Joe Biden cho rằng "đây là cách cư xử trong các nền độc tài". Nhưng ông cũng hy vọng tổng thống thứ 45 của Mỹ sẽ tham dự lễ bàn giao quyền lực, để cho những nước khác thấy rõ tiến trình dân chủ ở Hoa Kỳ vẫn rất vững chắc.

Trump quyên được 207 triệu đô la để đảo kết quả bầu cử

Ban vận động tranh cử của tổng thống Trump đã gây quỹ được 207 triệu đô la để tiếp tục các vụ kiện và "theo đuổi cuộc chiến xóa sạch tiến trình bầu cử tham nhũng tại nhiều vùng ở đất nước chúng ta", theo cáo buộc trong thông cáo ngày 03/12 của giám đốc chiến dịch tranh cử Bill Stepien. Tuy nhiên, hãng tin Reuters nhắc lại, phần lớn số tiền này sẽ dành chi trả cho những ưu tiên khác, như trả các khoản nợ trong chiến dịch vận động của ông Trump.

Theo thống kê của trang AP ngày 03/12, phe của tổng thống Mỹ tiến hành hơn 50 vụ kiện để đảo ngược kết quả bầu cử ngày 03/11. Tuy nhiên, hơn 30 vụ đã bị bác hoặc từ bỏ, khoảng 12 vụ vẫn đang chờ kết quả.

Về kết quả bầu cử tại bang Pennsylvania, đội ngũ của tổng thống Trump đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 03/12 yêu cầu Tòa chặn việc xác nhận kết quả bầu cử tổng thống tại đây.

Cũng trong ngày 03/12, Tòa án Tối cao của bang Wisconsin, với tỉ lệ phiếu 4-3, đã từ chối thụ lý đơn kiện của đội ngũ ông Trump về "gian lận bầu cử" và cho rằng đơn kiện này phải được xem xét ở các tòa án cấp dưới, theo đúng trình tự.

Trước đó, nhóm tranh cử của tổng thống Trump đã nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án Wisconsin bác hơn 221.000 phiếu bầu ở hai hạt ủng hộ đảng Dân Chủ ở bang này. Theo kết quả kiểm phiếu, ông Joe Biden hơn ông Donald Trump khoảng 20.700 phiếu.

Thu Hằng

************************

Covid-19 tại Mỹ : Kỷ lục mới về số ca nhiễm và tử vong

Thu Hằng, RFI, 04/12/2020

Thêm hơn 2.900 người chết và hơn 210.000 ca nhiễm mới tại Hoa Kỳ trong vòng 24 giờ, một kỷ lục chưa từng có, theo số liệu tối 03/12/2020 của đại học Johns Hopkins. Mỹ và Brazil vẫn là hai nước bị tác động nặng nhất vì Covid-19. Virus corona đã khiến hơn 1,5 triệu người chết trên thế giới, tính đến ngày 04/12, riêng Mỹ có tổng cộng 276.000 ca.

my2

Tại một trung tâm xét nghiệm Covid lưu động tại Paramus, bang New Jersey, Hoa Kỳ, ngày 03/12/2020.  Reuters - Brendan McDermid

Số ca nhập viện tăng chóng mặt ở bốn bang đông dân nhất Mỹ (California, Florida, New York và Texas). Bang California sẽ cấm mọi cuộc tập hợp, các hoạt động không thiết yếu (nhà hàng chỉ được bán mang đi, cấm khách sạn đón khách ban đêm…) ở những khu vực virus corona lan nhanh, nhằm giảm tải cho các bệnh viện.

Theo AFP, tình hình trên toàn quốc sẽ không được cải thiện trong thời gian tới, trong khi Mỹ đang trông đợi vac-xin, được cho là biện pháp giúp khống chế dịch. Ngoài hàng triệu liều vac-xin của Pfizer/BioNTech, Mỹ đang chờ khối lượng lớn vac-xin của Moderna, với từ 100 đến 125 triệu liều dự kiến sẽ được giao trong quý I năm 2021. Ba cựu tổng thống Bush, Clinton, Obama, cùng với tổng thống tân cử Biden đều tuyên bố sẵn sàng được tiêm vac-xin Covid-19 công khai. Ông Joe Biden cũng cho biết sẽ mời bác sĩ Fauci tham gia đội chuyên gia chống dịch Covid-19 trong nội các mới.

Chống dịch Covid-19, kinh tế, bất bình đẳng về chủng tộc và khí hậu là những ưu tiên được tổng thống và phó tổng thống tân cử nêu lên trong buổi phỏng vấn chung đầu tiên với đài truyền hình CNN ngày 03/12, tròn một tháng sau kỳ bầu cử Mỹ.

Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington :

"Như thường lệ, bà Kamala Harris và ông Joe Biden thể hiện rõ sự tôn trọng các quy định dịch tễ. Hai người ngồi cách xa nhau, họ cam kết sẽ đi tiêm phòng Covid-19 ngay khi có thể. Tổng thống tân cử Mỹ thông báo ông sẽ đề nghị người dân Mỹ đeo khẩu trang trong vòng 100 ngày ngay khi ông bước vào Nhà Trắng.

Ông tỏ ra quả quyết, ý thức được những thách thức đang đợi trước mắt. Ông nói : "Sẽ rất khó khăn, nhưng tôi tin tưởng". Tổng thống tân cử đã ca ngợi nội các của ông là đa dạng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Ông Biden chỉ trích ông Donald Trump về cách xử lý các hồ sơ quốc tế, về cách mà tổng thống thứ 45 điều hành chính phủ. Ông nói : "Tôi sẽ không làm chính trị trên Twitter", trong khi bà Kamala Harris, một cựu chưởng lý, nói rõ : "Mọi quyết định được đưa ra từ bộ Tư Pháp phải căn cứ trên thực tế, chứ không dựa vào chính trị. Chấm hết !".

Cặp bài trùng tương lai của cơ quan hành pháp cũng kêu gọi trở lại với những chuẩn mực. Và để khép lại những bàn tán về việc tổng thống Donald Trump có sẽ tham gia lễ chuyển giao quyền lực hay không, tổng thống tân cử đã nói thẳng : "Điều đó quan trọng để cho thấy sự hỗn loạn do ông ấy (Donald Trump) gây ra đã chấm dứt".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Bung’, ‘toang’ và… trách nhim

Trân Văn, VOA, 04/12/2020

Đu tun này, dư lun dy sóng khi mt nam tiếp viên ca Vietnam Airlines vi phm qui đnh v cách ly khiến ít nht ba người b nhim Covid-19. S kin va k khiến công chúng phn n vì nhiu cơ s t giáo dc đến kinh doanh phi đóng ca, xáo trn sinh hot ca hàng chc ngàn người Thành phố Hồ Chí Minh. Chưa k đó còn là lý do làm nhiu triu người lo âu vì s bt cn y có th dn đến đt dch th ba, c xã hi li lao đao, khn kh, gánh chu đ loi hu qu phát sinh t các bin pháp ngăn chn...

hanoi1

Ông Chu Ngc Anh : "Nếu Hà Ni mà bung, mà toang, ha vi các đng chí, tôi chu trách nhim" (Hình : Trích xut t most.gov.vn)

Đến cui tun, ln đu tiên, h thng công quyn Vit Nam loan báo quyết đnh khi t v án "làm lây lan dch bnh truyn nhim nguy him cho người" đ điu tra xác đnh b can, truy cu trách nhim hình s nhng cá nhân có liên quan (1) Trong bi cnh như thế, ông Chu Ngc Anh tân Ch tch thành ph Hà Ni - đt nhiên ni như cn, sau khi yêu cu các cơ quan hu trách ca Hà Ni : Kiên quyết không đ xy ra làn sóng th ba. Nếu Hà Ni mà bung, mà toang, ha vi các đng chí, tôi chu trách nhim

Nhìn mt cách tng quát, tuyên b ca tân Ch tch thành ph Hà Ni đã giúp pha loãng căng thng v kh năng Covid-19 bùng phát thành đt dch th ba Vit Nam. Có hai lý do khiến công chúng dành s chú ý ca h cho tân Ch tch thành ph Hà Ni nhiu hơn Covid-19 : Th nht, đó là vic s dng Vit ng ca Tiến sĩ Chu Ngc Anh. Th hai là nhn thc v phm vi trách nhim cũng như kh năng chu trách nhim ca các viên chc trong h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam...

***

Ging như nhiu người s dng mng xã hi, không ít thân hu ca facebooker Nguyn Xuân Din như Nguyn Khôi cũng t ra hết sc bt ng và bt bình v ging điu ca Tiến sĩ Chu Ngc Anh vì… ‘Bung’ vi toang là li ăn nói kiu ch búa. Dat Nguyen Quoc nhn xét :Th trưởng Hà Ni mà ging điu rt… đu đường xó ch ! Đng Hu Phúc cho rng đy là bng chng ca… H đng v đu óc. Ăn nói như my thng lêu lng xăm tr đy người. Trn Kiên than :Rõ chán ch tch th đô (2) !..

Tuy nhiên vic tân Ch tch thành ph Hà Ni ăn nói kiu… tr trâu ch là vn đế th yếu ! Vn đ chính yếu trách nhim - mi là điu mà công chúng bn tâm nhiu nht, bàn lun sôi ni nht. Đc xong tường thut ca t Thanh Niên v cuc hp gia ông Anh vi Ban Ch đo Phòng chng dch Covid-19, Trn Nhng, mt đc gi ca t báo này nêu thc mc :Thế nào là bung, thế nào là toang ? Ri chu trách nhim bng cách nào ? NVH – mt đc gi khác sa lưng ông Chu Ngc Anh :Không phi Thành phố Hồ Chí Minh mà là Vietnam Airlines đ xut và Ban Ch đo Phòng chng dch Covid-19 đng ý cho phi công, tiếp viên cách ly tp trung trong bn ngày ri cho t cách ly ti nhà (3) !

Sau khi trang Tin tc quân s nêu thc mc v tuyên b ca ông Anh :Ha chu trách nhim nhưng chu thế nào thì ông không nói. Can Le Duc phng đoán :Chc là ai bnh thì bác y chu trách nhim đi thăm ! Nguyn Xuân Sáng tin chu trách nhim là… chu li ! Hùng Lê Vit khng đnh :Chc chn s cho vài anh cp dưới "v vườn" và ch tch "rút kinh nghim".Còn theo Nghi Dao thì chu trách nhim là : li thêm vài nhim k na đ din h cho mi người xem !..

Rt nhiu người s dng mng xã hi ti Vit Nam thc mc ti sao ông Chu Ngc Anh không xác đnh s t x như thế nào nếu Hà Ni "bung", "toang". Trên trang Tin tc quân s, Nam Phan thách ông Chu Ngc Anh :T chc ! Dám không ? Thi Le nhn hi :Chu trách nhim là t chc hay t phê bình nghiêm túc rút kinh nghim vy b ? Ch được cái mm. Phan Đc thng thng :Nghe nhiu nhàm ! Sau khi xy ra hu qu đu hòa c làng. Không k nào t chc. Toàn lên chc. Đy là chu trách nhim(4)…

Ging như nhiu s kin khác, tuyên b ca ông Anh khiến nhiu người phi dùng thơ đ bình cho nhã. Ví d Võ Hng Ly :Hà Ni đng s bung, toang. Đng lo virus hoang mang sut ngày. Bác Ngc Anh ha hôm nay. "S chu trách nhim" sau này bung, toang... Chuyên môn du thiếu vng vàng. Nhưng khon ha hn y chang mt nòi !Ngược li, Thuy Ha Nguyen không dùng thơ mà huch tot :Bà con đc cho k nha, ng ha vi các đng chí ch không ha vi nhân dân đâu, đng tưởng b (5) !

***

Ai cũng biết, đến gi, Covid-19 vn là bt tr, khó mà có th đoán đnh nhng tn hi mà loi virus này gây ra đi vi nhân loi nói chung và Vit Nam nói riêng. Lo âu, căng thng rt d nóng gin, thiếu tnh táo nhưng nhng nhn đnh, bình phm đi vi nhn thc v phm vi trách nhim cũng như kh năng chu trách nhim ca các viên chc trong h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam rõ ràng là rt tnh táo và nht quán. Chng rõ các viên chc hu trách có cm thy đáng lo và trước nht là t thn ?

Trân Văn

Nguồn : VOA 04/12/2020

Chú thích :

(1) https://giadinh.net.vn/phap-luat/khoi-to-vu-an-lay-lan-dich-benh-truyen-nhiem-nguy-hiem-cho-nguoi-tai-tphcm-20201203110752472.htm

(2) https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/2455354408100849

(3) https://thanhnien.vn/thoi-su/neu-ha-noi-ma-bung-ma-toang-hua-voi-cac-dong-chi-toi-chiu-trach-nhiem-1312058.html

(4) https://www.facebook.com/ttqsnews24h/posts/3611994685554683

(5) https://www.facebook.com/hongly.vo.35/posts/10158721013979520

*************************

Báo cáo tham nhũng của Chủ tịch Hà Nội phản ánh tình trạng bao che trong cơ quan công quyền

RFA, 04/12/2020

Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đưa ra báo cáo về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 nhằm phục vụ cho kỳ họp thứ 18, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV.

hanoi2

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại cuộc họp 2/12/2020. hanoimoi.com.vn

Báo Nhà nước Việt Nam trích nội dung báo cáo cho biết người đứng đầu thành phố Hà Nội nhận định công tác tự kiểm tra nội bộ của các đơn vị chưa phát hiện và xử lý vụ việc nào có liên quan đến tham nhũng ; tuy nhiên, thanh tra đã phát hiện có 5 vụ án tham nhũng và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra.

Trên mạng xã hội, nhiều người đã chia sẻ lại nội dung này với câu hỏi đưa ra liệu có điều mâu thuẫn gì trong báo cáo của ông Chu Ngọc Anh hay không ?

Trao đổi với RFA tối 4/12, Nhà hoạt động xã hội dân sự Trần Bang từ Sài Gòn cho rằng nội dung ông Chủ tịch Hà Nội đưa ra không hề mâu thuẫn mà đang phản ánh sự thật. Ông nói :

"Sự thật là không ai tự đi nói xấu mình hết. Có ai kiểm tra lại bảo tôi tham nhũng, phạm pháp không ? Đấy là tâm lý nói chung, bất cứ ai cũng vậy, trong pháp luật cũng không quy định anh phạm tội mà lại tố cáo chính anh. Vậy thì phải có sự cạnh tranh bên ngoài soi vào, ví dụ như thanh kiểm tra từ cấp trên hoặc đơn vị khác lãnh đạo kiểm tra, hoặc kiểm toán, hoặc người dân tố cáo, tức ở ngoài đơn vị hoặc ở trong đơn vị nhưng những người mâu thuẫn lợi ích, không cùng ekip thì người ta mới tố cáo, mới lòi ra những sai phạm rồi mới đưa ra truy tố hoặc kiểm điểm…"

Đồng quan điểm cho rằng nếu xem xét trong nội bộ thì không bao giờ phát hiện ra tham nhũng bởi vì bao che, che giấu lẫn nhau nhưng nếu có đơn vị bên ngoài thanh tra thì có thể phát hiện ra, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội nói thêm về việc này :

"Đấy là điều rất có ý nghĩa, cho thấy là nếu để các tổ chức xã hội giám sát, báo chí giám sát, người dân giám sát thì còn phát hiện ra nhiều hơn nữa. Thực sự các tổ chức của chính quyền không bị báo chí, các tổ chức xã hội dân sự, người dân – thường phải thông qua tổ chức người dân chứ một người dân không ăn thua gì, là chuyện thực sự hệ trọng".

Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 30/11 dẫn thông báo của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết vụ nâng khống giá thiết bị xét nghiệm Covid-19 tại Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh CDC Hà Nội sẽ được đưa ra xét xử từ ngày 10-12/12 tới đây. Theo đó sẽ có 10 người bị đưa ra xét xử trong vụ này.

Trong đó, ông Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) bị cáo buộc là chủ mưu trong vụ nâng khống giá mua hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm Covid-19 bằng hình thức chỉ định thầu.

Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quyết định truy tố ông Nguyễn Nhật Cảm và 9 bị can khác về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", theo khoản 3, Điều 222, Bộ Luật hình sự 2015.

Vụ việc được đánh giá gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước khi giá nhập về Việt Nam chỉ khoảng 2,3 tỉ đồng nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng với nhau và CDC Hà Nội đã mua với giá 7 tỉ đồng, tức gấp 3 lần giá nhập.

Ngay cả đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng, Cần Thơ sáng ngày 23/6 cũng gọi đây là trường hợp ‘ăn dày’.

Nhà hoạt động Trần Bang cho rằng cái gốc của tham nhũng là từ tham nhũng quyền lực đẻ ra rất nhiều tham nhũng về chức quyền, tiền bạc, tài sản, đấu thầu…

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ bài học rất đơn giản của Hà Nội, việc ông Chủ tịch phải thú nhận như thế có thể suy ra cả toàn quốc phải làm thế nào trong tình hình hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định việc quản lý tham nhũng phụ thuộc vào việc quản trị đất nước. Trong đó, để quản trị tốt thì cần 4 yếu tố bao gồm luật pháp nghiêm minh, không ai được ngồi trên pháp luật ; đội ngũ công chức làm việc tận tụy và không dính đến chính trị, bộ máy hành chính được đào tạo, hoạt động tốt ; có báo chí độc lập ; tư pháp độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.

"Với bốn yếu tố như thế thì việc quản trị tốt có thể thực hiện được, như thế tham nhũng có thể được giảm bớt, thậm chí có thể khá minh bạch, khá không tham nhũng. Rất đáng tiếc ở Việt Nam bốn tiêu chuẩn tôi vừa nói đều không có hoặc rất kém. Thế thì việc hô hào chống tham nhũng chỉ là hô hào suông mà thôi".

Chị Oanh, một người dân Đồng Tâm cho biết kể từ sau vụ việc lực lượng công quyền ập vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào ngày 9/1 do mâu thuẫn về tranh chấp đất đai, chị đã không còn tin vào lời nói của bất kỳ lãnh đạo chính phủ Hà Nội nào. Chị giải thích :

"Bác Kình và người dân Đồng Tâm tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng này hoàn toàn tin tưởng vào đảng chứ không phải bất đồng chính kiến hay gì cả. Cho đến ngày 9/1, khi sự việc xảy ra như thế thì cái niềm tin của mình đặt vào đấy hưởng ứng lời kêu gọi chống tham nhũng, để tố cáo sai phạm của chính quyền về quản lý đất đai mà bị quy tội".

Nhận định trong báo cáo của người đứng đầu thành phố Hà Nội cũng ghi rõ nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trong phòng ngừa tham nhũng là do công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều kẽ hở, trình độ quản lý còn hạn chế.

Bên cạnh đó, ông Chu Ngọc Anh cũng cho rằng một bộ phận cán bộ, công chức đã lợi dụng sơ hở trong quản lý, cơ chế, chính sách hoặc lợi dụng nhiệm vụ được giao làm trái quy định, quy trình công tác để vụ lợi.

Do đó, Nhà hoạt động Trần Bang đưa ra đề nghị từ thực tế vừa nêu và từ nội dung trong báo cáo của ông Chu Ngọc Anh như sau :

"Từ cái này suy ra rằng đảng chính trị cũng cần phải cạnh tranh từ bên ngoài, tức phải có đảng khác soi thì đảng này mới lộ tốt, xấu. Còn không có đảng khác, không có lực lượng đối lập thì đảng này không bao giờ nhận ra cái sai, yếu kém cần phải thay thế. Chẳng hạn đảng cộng sản này phải có hai đảng, phải cạnh tranh một mất một còn như ông Trump và ông Biden thì mới hết lòng hết sức vì nhân dân và có thể giảm được tiêu cực trong chính nội bộ đảng chính trị đó".

Vẫn theo ông Trần Bang, nếu đất nước chỉ có một đảng chính trị thì không có cách gì chống tham nhũng được, mọi hoạt động dưới tên gọi chống tham nhũng chỉ mang tính bè phái đánh nhau. Với tư cách một người dân, ông Trần Bang nói rõ nhiều người dân nói là chống tham nhũng giả vờ, đốt lò giả vờ, đốt phe cánh người khác, còn của mình thì không đốt, giả vờ không nhìn ra.

Nguồn : RFA, 04/12/2020

Published in Diễn đàn

Dân Pháp chuẩn bị đón mùa Giáng sinh trong lo âu dịch Covid-19

Các tờ báo chính của Pháp ra hôm nay tập trung chủ yếu vào các chủ đề đang được người Pháp quan tâm là mùa Giáng sinh năm nay sẽ như thế nào trong lúc tình hình dịch Covid-19 vẫn khó lường. Từ nay đến cuối năm chưa có gì bảo đảm lệnh phong tỏa giãn cách xã hội sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn.

phap1

Người Pháp chuẩn bị đón mùa Giáng sinh - Năm Mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19.  Getty Images/Tetra Images

Nhật báo Le Figaro chạy tựa chính : "Người Pháp đau đầu về lễ Noel trong ràng buộc". Việc tổ chức lễ hội cuối năm chắc chắn sẽ bị đảo lộn đối với số đông dân Pháp. Theo một thăm dò dư luận của Viện Odoxa thực hiện cho Le Figaro, đa số người dân sẽ đành chấp nhận đón Noel và năm mới theo những quy định hạn chế của chính phủ. Nhưng mọi người đều không biết sẽ đón kỳ lễ quan trọng nhất của năm, vốn vẫn là biểu tượng cho sự đoàn tụ ấm cúng, chia sẻ tình cảm gia đình, như thế nào ? Mặc dù chính phủ đã hết sức cố gắng từng bước tháo gỡ dần hạn chế, để người dân có được một kỳ lễ hội cuối năm gần như bình thường, như cho mở cửa dần dần các cửa hàng ; từ giữa tháng 12 mọi người có thể đi lại giữa các vùng không cần giấy khai báo ; các cửa hàng bán hoa, cây thông được phép hoạt động, đường phố vẫn giăng đèn kết hoa…

Dù gì, mùa Giáng sinh năm nay vẫn sẽ là kỳ lễ hội trong đe dọa của dịch bệnh, khi mà giới khoa học vẫn cảnh báo cần phải duy trì nhiều hạn chế giãn cách xã hội. Người dân đang ngơ ngác thắc mắc : Liệu các ông bà bố mẹ có còn được đón con cháu về quây quần bên bàn tiệc vui vẻ trong đêm Giáng sinh hay đêm giao thừa như truyền thống hay không ? Giới hạn bao nhiêu người trong bàn tiệc ?  Các buổi lễ tôn giáo chỉ cho phép tụ tập 30 người có còn giữ được không khí thiêng liêng hay ý nghĩa gì nữa hay không ? Mỗi người ở mỗi vùng trong những hoàn cảnh khác nhau đang cố tìm cho mình một giải pháp khả dĩ nhất. Có điều chắc chắn là mùa Noel và cuối năm 2020 này "sẽ là kỳ lễ hội mà người nghèo sẽ cảm thấy nghèo hơn và những người cô đơn sẽ cảm thấy đơn độc hơn", mọi người đã quá lo âu vì bệnh dịch và kinh tế, sẽ lại càng cảm thấy bị suy sụp tinh thần hơn, Le Figaro nhận định.

Sức khỏe tâm thần suy sụp vì dịch bệnh kéo dài

Về vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân Pháp dưới tác động của dịch Covid 19, là chủ đề lớn của báo Le Monde. Tờ báo chạy tựa lớn trang nhất : "Covid : hệ quả với sức khỏe tâm thần". Qua nhiều bài viết, tờ báo cho thấy tâm trạng lo âu vì bệnh dịch và những hiệu ứng của phong tỏa xã hội đang gây những hậu quả nghiêm trọng về mặt tinh thần đối với một bộ phận dân Pháp. Tình trạng trầm cảm tăng mạnh. Người ta ghi nhận trầm cảm gia tăng ở những người bị nhiễm virus. Các chuyên gia y tế báo động về hiện tượng suy sụp tinh thần, rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến ở những người nhiễm bệnh, cũng như chưa nhiễm, và đặc biệt trong giới trẻ.

Pháp : Bạo lực cảnh sát lại gây nhức nhối dư luận

Một vấn đề thời sự khác liên quan đến nội tình nước Pháp được nhật báo Libération đưa lên trang nhất đó là vụ bạo hành của cảnh sát vừa bị phát giác, đang làm rúng động dư luận xã hội và giới chính trị ở Pháp.

Đó là vụ một đoạn video cực kỳ bạo lực, cho thấy nhiều cảnh sát lao vào đánh đấm liên tục một người đàn ông da đen tại một căn hộ ở Paris tối thứ Bảy vừa rồi. Những hình ảnh trên được trích xuất từ camera bảo vệ nhà. Người bị cảnh sát đánh dã man là một nhà sản xuất âm nhạc tại phòng thu của ông ở quận 12 Paris. Nguyên cớ ban đầu được cho là chỉ vì người đàn ông không mang khẩu trang sợ bị phạt bỏ chạy và bị cảnh sát truy đuổi vào tận nhà riêng. Và bạo lực xảy ra. Đoạn video được tung lên mạng internet hôm thứ Năm và ngay lập tức thu hút hàng triệu lượt người xem. Điều nghiêm trọng là những hình ảnh thô bạo của cảnh sát Pháp đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong nhiều giới xã hội Pháp, cho dù nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được kết luận rõ ràng.

Sự việc xảy ra khiến bộ trưởng Nội vụ Pháp phải lên truyền hình ngay trong tối qua giải thích. Ông khẳng định đã cho điều tra, đình chỉ công tác 4 cảnh sát liên quan, đồng thời lên án hành động thô bạo của họ. Thủ tướng và tổng thống cũng tỏ bất bình với vụ việc rất nhạy cảm với nội tình nước Pháp lúc này.

Sự việc xảy ra khiến chính phủ khó xử, khi mà cách đây vài ngày, những hình ảnh cảnh sát giải tán một cách thô bạo một tụ điểm của người nhập cư trái phép trong Paris đã khiến dư luận bất bình và trong lúc chính phủ vừa cho thông qua luật an ninh, trong đó có điều luật cấm ghi hình cảnh sát đang thi hành công vụ. Bộ luật đã gây lên làn sóng phản đối từ giới truyền thông cho đến các chính đảng.

Vụ bạo lực cảnh sát mới bung ra này trong những ngày tới có nguy cơ cơ làm dấy lên làn sóng phản kháng xã hội và những hệ quả chính trị không nhỏ cho chính phủ Pháp, mà tâm điểm là bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin.

Ấn Độ : Làm thế nào tiêm chủng cho 1,3 tỷ dân

Liên quan đến Châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos nhìn sang Ấn Độ với bài "Ấn Độ đối mặt với thách thức của chiến dịch tiêm chủng chưa từng có".

Hy vọng duy nhất của cả thế giới để đẩy lùi đại dịch virus corona là vac-xin phòng Covid-19, sắp ra đời. Dù chưa có vac-xin trong tay, các nước đều đã chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng trong dân chúng. Với một đất nước rộng lớn với 1,3 tỷ dân, nhưng cơ sở hạ tầng y tế không đồng bộ như Ấn Độ, đây quả là một thách thức lớn cả về nhân lực, hậu cần cũng như tài chính, tờ báo kinh tế nhận xét. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hôm 24/11 tuyên bố khi có vac-xin, Ấn Độ sẽ triển khai để tất cả người dân đều được tiêm chủng. 

Hiện Ấn Độ có hơn 9 triệu người nhiễm virus corona, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, về số ca nhiễm. Theo thống kê chính thức, có hơn 134 nghìn người Ấn Độ đã thiệt mạng vì Covid-19. Đó là lý do vì sao mà chính phủ Ấn Độ quyết tâm tiêm chủng cho toàn dân, ngay khi có được liều thuốc hy vọng, dự tính ít nhất là cho khoảng 300 triệu người trong năm 2021. Theo chuyên gia virus học Shahid Jameel, được Les Echos trích dẫn, với hiện trạng của Ấn Độ, phải mất ít nhất 3 năm mới tiêm đủ hai liều miễn dịch cho khoảng 250 triệu người.

Maradona :  Người anh hùng Argentina

Một thời sự quốc tế khác cũng được các báo Pháp chú ý : huyền thoại bóng đá thế giới người Argentina, Diego Maradona, vừa qua đời hôm 25/11, chỉ ít ngày sau sinh nhật 60 tuổi. Nhiều báo đã có các bài viết tưởng nhớ đến một con người tài năng, nhưng cũng không thiếu tật xấu.

Trang bìa nhật báo Le Monde tóm tắt sự nghiệp của siêu sao bóng đá thế giới bằng hàng tựa "Maradona của những chiến công và của những thái quá".  Tờ báo dành hai trang để điểm lại hành trình cuộc đời của một thiên tài bóng đá thế giới. Từ một cậu bé nhà nghèo trong khu phố bình dân của thủ đô Buenos Aires, Maradona đã sớm bước lên đỉnh vinh quang danh vọng còn nhờ tài năng chơi bóng thiên phú. Maradona đã làm cả thế giới bóng đá phát cuồng trong suốt nhiều thập kỷ. Nhưng cuộc đời huyền thoại của danh thủ Argentina không chỉ có hào quang, mà còn có cả những khoảng tối. Trên sân cỏ, người ta thấy ở Maradona một thần đồng bóng đá thực sự, với tài nghệ chơi bóng không ai sánh được. Nhưng bên ngoài sân cỏ, đó là một Maradona sống phóng túng, nghiện ngập, tính khí ngang tàng, quan hệ mờ ám với giới tội phạm. Le Monde nhận xét, Maradona là một thiên tài bóng đá đã phung phí cuộc sống của mình.

Mặc dù vậy, người hâm mộ bóng đá khắp hành tinh không thể phủ nhận là Maradona đã sống hết đời vì bóng đá. Với người Argentina và nhiều nơi khác nữa, Maradona vẫn là vị thánh của họ. Le Figaro ghi nhận, thiên tài bóng tròn ra đi đã gây một làn sóng xúc động ở Argentina. Maradona đã là thần tượng của cả một dân tộc. Tình cảm người dân Argentina dành cho ông vẫn nguyên vẹn như với cậu bé vàng của thập niên 1970 -1980, với cầu thủ số 10 đã góp công mang Cúp vàng bóng đá thế giới về cho người Argentina năm 1986.

Từ hôm thứ Tư, hàng ngàn người dân đã tập trung trước dinh tổng thống, nơi quàn linh cữu Maradona để tiễn biệt người anh hùng của họ. Ở Argentina chưa bao giờ có một cầu thủ nào khi qua đời được hưởng nghi lễ quốc tang trong ba ngày như Maradona. Tổng thống Argentina, Alberto Fernandez đã dành cho Maradona những lời đầy xúc động : "Bạn đã đưa chúng tôi đến đỉnh cao thế giới. Bạn đã làm cho chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Bạn đã là người vĩ đại nhất. Cảm ơn Diego vì đã tồn tại trong cuộc đời này". 

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Trung Quốc lại tìm cách gieo nghi vấn về xuất xứ của virus

Mai Vân, RFI, 23/11/2020

Thoạt nhìn không có gì quan trọng, nhưng nếu được lồng vào trong một loạt động thái gần đây của một số quan chức y tế Trung Quốc khác, tuyên bố này dường như nằm trong một chiến dịch mới của Bắc Kinh nhằm phủ nhận thực tế là virus gây dịch Covid-19 có xuất xứ từ Trung Quốc.

covi1

Chữ "Covid-19" phản chiếu trên một giọt thuốc từ đầu kim ống chích. Ảnh chụp ngày 09/11/2020.  Reuters – Dado Ruvic

Theo SCMP, trong một hội nghị khoa học trực tuyến hôm 19/11 vừa qua, ông Tăng Quang (Zeng Guang), nguyên trưởng nhóm chuyên gia dịch tễ học thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trung Quốc (CDC), đã khẳng định trở lại rằng tất cả các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng con virus corona, vốn đã gây bệnh cho hơn 56 triệu người trên toàn thế giới, dù được nhận diện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, nhưng không hề xuất xứ từ đó.

Virus có thể xuất hiện ở nước khác trước Vũ Hán ?

Phát biểu tại hội nghị do nhà xuất bản Mỹ Cell Press và Ủy Ban Khoa Học và Công Nghệ Bắc Kinh tổ chức, nhà khoa học thuộc diện hàng đầu của Trung Quốc này tuyên bố : "Vũ Hán là nơi virus corona được phát hiện đầu tiên, nhưng đây không phải là nơi con virus bắt nguồn".

Để bảo vệ cho lập luận của mình, ông Tăng Quang đã trích dẫn một công trình nghiên cứu Ý cho rằng Sars-CoV-2, tên chính thức của virus corona, đã lưu hành nơi những người không có triệu chứng bệnh tại Ý vài tháng trước khi được tìm thấy ở Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông, trong những tuần lễ gần đây, ông Tăng Quang là nhà dịch tễ học cao cấp thứ hai của Trung Quốc đã lên tiếng về chủ đề đang gây tranh cãi liên quan đến nguồn gốc con virus.

Virus nhập vào Trung Quốc qua thực phẩm đông lạnh ?

Vào tuần trước đó, ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), hiện là trưởng nhóm dịch tễ học của CDC Trung Quốc, đưa ra nêu lên ý kiến tương tự, cho rằng mầm mống gây dịch bệnh có thể đã xâm nhập vào Trung Quốc qua sản phẩm từ thịt hoặc hải sản đông lạnh.

Đối với chuyên gia về Trung Quốc Sari Arho Havrén, làm việc tại Bruxelles và Hồng Kông, Bắc Kinh quả là đang tung chiến dịch phủ nhận việc virus gây dịch Covid-19 xuất xứ từ Trung Quốc. Trên mạng Twitter ngày 20/11, chuyên gia Châu Âu này cho rằng "kiểu nói bóng gió" liên tục gần đây tại Trung Quốc về thực phẩm đông lạnh nhập khẩu bị nhiễm virus corona chủng mới "bắt đầu có ý nghĩa", gợi lên khả năng Covid-19 từ nước nước ngoài du nhập vào Trung Quốc để rồi bùng lên tại Vũ Hán.

Nhật báo phổ thông đại chúng Mỹ The New York Post ngày 20/11 vừa qua, khi đề cập đến việc Trung Quốc nêu bật bản nghiên cứu Ý, đã cáo buộc đích danh : "Trung Quốc đang sử dụng một nghiên cứu mới về sự lây lan sớm và thầm lặng của virus corona ở Ý để gieo rắc nghi ngờ về giả thuyết vững chắc theo đó quốc gia Châu Á này là nơi sinh ra đại dịch".

Bài nghiên cứu về giả thuyết Covid-19 có mặt ở Ý trước Vũ Hán

Công trình nghiên cứu Ý được Trung Quốc nhắc đến đã phát triển một giả thuyết từng được gợi lên vào mùa xuân vừa qua, theo đó con virus chủng mới đã lưu hành bên ngoài Trung Quốc sớm hơn người ta nghĩ.

Theo hãng tin Anh Reuters ngày 18/11, đây là một nghiên cứu do Viện Ung Thư Ý tại Milano công bố, theo đó các kháng thể đặc thù của con virus corona chủng mới đã được phát hiện trong các mẫu máu được thu thập trong một chiến dịch thử nghiệm tầm soát ung thư phổi tại Ý từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2000.

Tính ra, trong số 959 người khỏe mạnh tham gia thử nghiệm, có 11,6% đã phát triển kháng thể của virus - có nghĩa là đã tiếp xúc với virus corona – đa số là trước tháng Hai, tức là trước ngày bệnh nhân Covid-19 đầu tiên được ghi nhận là hôm 21/02/2020.

Theo Reuters, nếu các dữ liệu trong bản nghiên cứu Ý chính xác, điều đó sẽ thay đổi lịch sử của đại dịch Covid-19, và đặt lại vấn đề về thời điểm và nơi virus xuất hiện, vì cho đến nay, quan điểm chung vẫn là virus gây dịch Covid-19 được nhận dạng lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc vào tháng 12.

Ý kiến dè dặt về công trình của Ý

Hãng tin Anh tuy nhiên cũng trích dẫn nhiều nhà khoa học đã tỏ ý rất dè dặt trước công trình của Viện Ung Thư Ý và cho rằng cần phải kiểm tra thêm để xác minh.

Giáo sư Mark Pagel, giảng dạy tại Trường Khoa học Sinh học tại Đại học Reading (Anh Quốc), nhận xét : "Những kết quả này đáng để báo cáo, nhưng cần phải được xem là một vấn đề cần phải bổ sung bằng những thử nghiệm khác".

Vị giáo sư nêu bật thắc mắc : "Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều không có triệu chứng Covid-19, mặc dù hầu hết đều từ 55-65 tuổi và đã từng hút thuốc. Đấy thường là nhóm có nguy cơ cao về nhiễm Covid-19, vì vậy thật khó hiểu là tại sao tất cả các bệnh nhân đều không có triệu chứng".

Nhiều nhà nghiên cứu cũng hoài nghi về tỷ lệ khá cao của người bị "nghi nhiễm" trong số những người tham gia thử nghiệm. Giáo sư trợ giảng Stephen Griffin tại Đại học Leeds (Anh Quốc) cho rằng : "Sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nếu quả thực là một dạng dịch bệnh (mặc dù dường như không có triệu chứng) tồn tại trên quy mô như vậy ở Ý một năm trước khi đại dịch bùng lên như đang diễn ra, mà không được chú ý".

Ngành ngoại giao Trung Quốc "gợi ý" về xuất xứ từ nước ngoài

Cho dù vậy, sau khi thông tin về "những phát hiện" của các nhà nghiên cứu Ý được loan báo, giới chức chính quyền Trung Quốc đã nhấn mạnh đến công trình này để hàm ý rằng virus corona không hề xuất phát từ Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/11 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhanh chóng tuyên bố rằng công trình nghiên cứu của Ý và các nghiên cứu tương tự khác cho thấy nguồn gốc của virus của bệnh Covid-19 là một "vấn đề khoa học phức tạp" và việc truy tìm nguồn gốc là một quá trình liên tục.

Và phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm là nguồn gốc của con virus "có thể liên quan đến nhiều quốc gia".

Tuyên bố của ông Triệu Lập Kiên không có gì đáng ngạc nhiên, vì chính nhà ngoại giao này vào tháng Ba vừa qua đã không ngần ngại rêu rao trên tài khoản Twitter của ông rằng "rất có thể là Quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán", lập lại luận điệu của một trang web chuyên về thuyết âm mưu.

Ngay cả ngoại trưởng Trung Quốc cũng gieo rắc nghi vấn

Lập luận phủ nhận xuất xứ của virus corona từ Vũ Hán đã được chính ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra, mà gần đây nhất là nhân chuyến công du Châu Âu cuối tháng 8 vừa qua.

Phát biểu với báo chí tại Na Uy, ông Vương Nghị cho rằng dù Trung Quốc là quốc gia đầu tiên báo cáo sự tồn tại của virus corona chủng mới, nhưng "điều đó không có nghĩa là virus có nguồn gốc từ Trung Quốc". Và ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định : "Chúng tôi đã thấy các báo cáo cho thấy virus đã xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và có thể xuất hiện sớm hơn ở Trung Quốc".

Mai Vân

*************************

Covid và Bắc Triều Tiên : Những con đường lây nhiễm ngoài sức tưởng tượng

Tú Anh, RFI, 23/11/2020

Nếu tin vào chính quyền Bình Nhưỡng thì Bắc Triều Tiên hoàn toàn không có một ca Covid-19 nào. Thế nhưng, Tổ chức Y tế Thế giới thẩm định có hơn 6.000 trường hợp đáng nghi ngờ. Hư thực ra sao ? Điều chắc chắn là ở xứ sở khép kín này đang tràn ngập những tin đồn vượt trí tưởng tượng. Để giải thích siêu vi bằng đường nào lây vào Bắc Triều Tiên, truyền thông nhà nước phải cố sức thêu dệt.

covi2

Một nhân viên an ninh công cộng chận xe để buộc phải tẩy trùng nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 29/10/2020, trên đường dẫn vào thành phố Wonsan, tỉnh Kangwon (Bắc Triều Tiên).  AFP – Kim Won Jin

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca tường thuật :

"Trong số những lời giải thích thiếu cơ sở gần đây nhất là thứ Năm vừa qua, truyền thông Bắc Triều Tiên cho rằng hàng hóa nhập từ nước ngoài đã mang theo siêu vi của ác qủy vào lãnh thổ, theo cách gọi của Rodong nhật báo, tờ báo của nhà nước.

Giả thuyết hoang tưởng này được đài truyền hình trung ương loan truyền thêm qua một bài phỏng vấn một bác sĩ Bắc Triều Tiên.

Bác sĩ này khẳng định siêu vi corona có thể đã theo các trận mưa tuyết và chim di trú. Cuối tháng 10, chính quyền Bình Nhưỡng đưa ra một giả thuyết khác : một đám mây bụi bí ẩn đã mang siêu vi vào Bắc Triều Tiên.

Thế là tất cả các công trình xây dựng ngoài trời đều ngưng lại hết, dân chúng trên toàn quốc bị bắt buộc ở trong nhà, cửa nẻo đóng kín.

Đám mây bí ẩn đó thật ra là bão cát từ sa mạc Gobi nằm giữa Trung Quốc và Mông Cổ, thường xuyên bao phủ miền bắc Hoa Lục và bay đến tận Hàn Quốc.

Đám mây cát này có thể mang theo hóa chất công nghệ đôc hại và kim loại nặng, nhưng xác quyết là nó mang theo siêu vi corona thì quả là một lời cáo buộc thiếu cơ sở".

Tú Anh

***********************

Covid-19 : Hàn Quốc chuẩn bị đối phó với làn sóng dịch thứ 3

Anh Vũ, RFI, 21/11/2020

Trong khi Châu Âu đang vất vả chống đỡ với làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 thì tại Hàn Quốc, liên tiếp trong 4 ngày qua, số ca nhiễm virus corona thường nhật đã vượt qua ngưỡng 300 người. Quốc gia Châu Á từng được đánh giá là thành công trong kiểm soát hai đợt dịch hồi đầu và giữa năm. Chính phủ đã chính thức khẳng định làn sóng dịch thứ 3 đã xuất hiện và khẩn trương hành động nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus.

covi3

Khách bộ hành tại trung tâm Seoul (Hàn Quốc) ngày 19/11/2020. Vùng thủ đô Seoul đang là nơi tập trung 1/3 số ca nhiễm Covid-19 mới  Reuters – Heo Ran

Thông tín viên Nicolas Rocca, tại Seoul :

"Hãy tránh tụ tập trong các lễn hội cuối năm" và "hãy hạn chế các hoạt động ở bên ngoài trừ khi thiết yếu", đó là thông điệp được thủ tướng Chung Sye-kyun chuyển đến dân chúng qua truyền hình tối hôm 20/11.Nhìn từ bên ngoài Hàn Quốc, mỗi ngày có thêm 300 ca nhiễm dường như là ít, nhưng thực tế này kéo theo việc gia tăng các biện pháp y tế.

Các hạn chế và giãn cách xã hội, quy định theo 5 cấp độ, giờ được đặt ở mức 1,5 trong nhiều thành phố, đặc biệt trong vùng thủ đô Seoul, nơi tập trung 1/3 số ca nhiễm mới. Việc nâng ngưỡng cảnh báo trước hết mang tính tượng trưng, bởi vì điểm mới duy nhất liên quan đến việc đeo khẩu trang được mở rộng ra những nơi tập thể thao ngoài trời. Mục đích là chuẩn bị cho dân cư chuyển sang mức báo động 2, nghiêm ngặt hơn.

Cho đến giờ, nguồn gốc của các ca nhiễm mới đều được xác định một cách hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những chìa khóa đối phó thành công với Covid-19 ở Hàn Quốc. Nhưng mới đây, hiệu quả kém dần, 15% các ca nhiễm mới không thể xác định được nguồn gốc. Những số liệu mới khiến người ta lo lắng trong khi mà 15 ngày nữa, gần 500 nghìn học sinh trung học sẽ bắt đầu kỳ thi vào đại học.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Theo một nghiên cứu huyết thanh học được thực hiện trong những tuần qua, gần một phần hai dân thủ đô New Dehli dường như đã bị nhiễm Covid-19. Với kết quả này, New Dehli, một trong những thành phố bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nhất, có lẽ sắp đi đến miễn dịch cộng đồng.

ando1

Một góc khu phố cổ ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 17/10/2020.  AFP-JEWEL SAMAD

Từ thủ đô Ấn Độ, thông tín viên đài RFI, Sébastien Farcis giải thích :

"Trung tâm New Dehli là khu phố cổ của thủ đô, bao gồm nhiều hẻm nhỏ chật hẹp, đông đúc dân cư và là nơi có nhiều chợ đầu mối và chợ thủ công đông người lui tới.

Đây cũng chính là môi trường lý tưởng cho Covid-19 lây lan. Theo nghiên cứu huyết thanh học được thực hiện trong tháng 10/2020, có đến 49,5% trong số 580.000 dân cư của khu phố cổ này bị nhiễm virus, thường thì không có biểu hiện các triệu chứng.

Điều này giúp cho người dân ở đây có khả năng miễn dịch tạm thời. Tuy nhiên, ở bên ngoài khu phố cổ, khả năng miễn dịch lại ít hơn : chỉ có 25,5% dân cư toàn thành phố có dấu vết của virus trong cơ thể.

Hiện tại, thủ đô New Dehli đang trải qua một đợt dịch mới do tình trạng tụ họp đông người trong mùa lễ hiện nay gây ra. Mỗi ngày có hơn 7.000 ca nhiễm mới, tức chiếm gần 20% tổng số ca nhiễm được phát hiện tại Ấn Độ. Chính quyền liên bang có kế hoạch khẩn trương mở thêm nhiều giường bệnh chăm sóc tích cực và điều bác sĩ quân y để hỗ trợ cho ngành y dân sự".

Minh Anh

Published in Châu Á