Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Truyền thông Ukraine : Bakhmut không còn thuộc quyền kiểm soát của lực lượng Kiev

Thùy Dương, RFI, 23/05/2023

Theo nhật báo Pháp Le Monde hôm 23/05/2023, những binh sĩ Ukraine đang chiến đấu quanh thành phố Bakhmut ở miền đông nói với báo mạng Kyiv Independent của Ukraine là các trận đánh ở ngoại vi thành phố vẫn tiếp diễn, nhưng lực lượng Kiev đã mất quyền kiểm soát nội thành Bakhmut.

bakhmut1

Ảnh chụp từ trên không : Cảnh tàn phá thành phố Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 21/05/2023 via Reuters Ukrainian Armed Forces

Quân Ukraine hiện giờ chỉ chiến đấu để bảo vệ các vị trí ở những khu vực có mật độ dân cư thấp ở ngoại ô thành phố. Theo Kyiv Independent, lực lượng Ukraine vẫn có thể tiến đến thành phố Bakhmut, nhưng cường độ mạnh của pháo binh Nga khiến việc di chuyển thiết bị và phương tiện quân sự đến các vị trí trở nên rất phức tạp.

Báo mạng Kyiv Independent cũng cho biết thêm là các cuộc phản công mà các lực lượng Ukraine ở phía nam và bắc thành phố Bakhmut tiến hành từ hôm 09/05 đã thành công và hiện giờ vẫn tiếp diễn, nhưng không đủ mạnh để ngăn quân Nga tiến vào thành phố và chiếm được những đường phố cuối cùng từ tay lực lượng Ukraine.  

Hôm qua, trong khi Yevgeny Prigozhin, chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner khẳng định sẽ rút khỏi Bakhmut kể từ ngày 25/05, muộn nhất là 01/06 và chuyển giao quyền kiểm soát thành phố cho quân đội chính quy Nga, theo Reuters, thứ trưởng quốc phòng Ukraine, Hanna Maliar, khẳng định các đội quân của Ukraine vẫn tiếp tục đà tiến ở các sườn bắc và nam thành phố và chiếm được một số cao điểm để đẩy quân địch đang bám trụ trong thành phố vào thế khó khăn. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận là cường độ chiến đấu của lực lượng Ukraine quanh thành phố Bakhmut đã giảm đi một chút.

Thùy Dương

***********************

Sau 10 tháng giao tranh khốc liệt, trận chiến Bakhmut đã có hồi kết ?

Anh Vũ, RFI, 22/05/2023

Yevgeny Prigozhin, chủ công ty lính đánh thuê Wagner tuyên bố hôm thứ Bảy (20/05) đã chiếm "toàn bộ" thành phố Bakhmout, nơi diễn ra giao tranh đẫm máu và kéo dài nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga. Về phần mình, Kiev quả quyết rằng các binh sĩ của họ đang tiến từ các bên sườn và đã bao vây một phần thành phố.

bakhmut2

Ảnh chụp từ trên cao ngày 26/04/2023 : Thành phố Bakhmut trong lúc giao tranh ác liệt giữa quân đội Ukraine với quân Nga và lực lượng Wagner. AP - Libkos

Sau mười tháng giao tranh đẫm máu giữa quân đội Ukraine với lực lượng vũ trang tư nhân Wagner, Bakhmout một lần nữa trở thành tâm điểm của trận chiến truyền thông giữa Moskva và Kiev. Hôm Chủ nhật 21/5, Ukraine thừa nhận họ chỉ kiểm soát "một phần không đáng kể" của thành phố, nhưng vẫn tiếp tục tiến công ở bên các sườn thành phố .

"Mặc dù hiện tại chúng tôi chỉ kiểm soát một phần không đáng kể của Bakhmut, nhưng tầm quan trọng của việc phòng thủ phần còn lại vẫn được thực hiện (...) Chúng tôi tiếp tục tiến công ở hai bên sườn ở vùng ngoại ô Bakhmout", tư lệnh lực lượng bộ binh Ukraine, Oleksandre Syrsky, cho biết trên mạng Telegram.

Một ngày trước, trùm nhóm lính đánh thuê Nga đã tuyên bố chiếm được "toàn bộ" thành phố Bakhmut trong một video được phát trên mạng xã hội. Trong video này, Yevgeny Prigozhin xuất hiện giữa những chiến binh đội mũ trùm đầu bịt mặt, giương cờ Liên bang Nga và cờ hiệu của lực lượng Wagner.

Công khai xung đột với các cấp chỉ huy của quân đội Nga, Yevgeny Prigozhin đã nhân cơ hội này một lần nữa chỉ trích Bộ quốc phòng Nga. Ông ta tuyên bố : "Chiến dịch chiếm Bakhmout kéo dài 224 ngày. (...) ở đây chỉ có Wagner".

Hôm Chủ nhật, Prigozhin còn khẳng định lại đã chiếm được "những xăng-ti- mét cuối cùng" của thành phố và ở Bakhmut không còn bóng một lính Ukraine nào nữa.

Đây không phải lần đầu tiên lực lượng dân quân tư nhân khẳng định đã chiếm được thành phố Bakhmut, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy có thể lần này sẽ là một bước ngoặt quan trọng. Cho nên, lần đầu tiên tổng thống Putin trong một thông cáo của Kremlin đã gửi lời chúc mừng nhóm lính đánh thuê và quân đội Nga.

Bộ quốc phòng Nga, cho tới nay vẫn tỏ thái độ chừng mực với những tuyên bố đắc thắng của lãnh đạo Wagner, lần này cũng đã xác nhận : "Nhờ có các đợt tấn công của những đơn vị xung kích Wagner, với sự yểm trợ cỉa pháo binh và không quân của cánh quân phía nam, nhiệm vụ giải phóng Artiomovsk ( tên cũ của Bakhmut dưới thời Liên Xô) đã hoàn thành".

Tuy nhiên, tướng Dominique Trinquand, cựu trưởng phái bộ quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, vẫn nhận thấy những thông tin mâu thuẫn nhau. Theo ông, "quân Nga cần có một chiến thắng để thông báo nhân kỷ niệm ngày chiếm thành phố Mariupol" cách đây một năm.

"Không còn gì " ở Bakhmut

Tuy Ukraine không chính thức thừa nhận thành phố vùng Donbass này thất thủ, chính quyền xác nhận tình hình tại chỗ rất "gay go" và quân đội đã rút lui chiến thuật ra ngoại vi thành phố.

Hôm Chủ nhật, được hỏi về số phận của Bakhmut, tổng thống Volodymyr Zelensky đang có mặt tại Nhật Bản dự hội nghị G7 đã tỏ ra lúng túng. Dường như ông đã ngầm thừa nhận thành phố pháo đài đã thất thủ, đồng thời cố giảm thiểu tầm mức quan trọng của vấn đề nếu chẳng may quân Nga chiếm được thành phố. Ông Zelensky giải thích "Các vị nên biết là không còn gì ở đó. Giờ đây Bakhmut chỉ còn ở trong tim chúng tôi".

Những phát biểu không rõ ràng như vậy ngay lập tức đã được phủ tổng thống Ukraine diễn giải lại. Phát ngôn viên tổng thống, ông Serguiï Nykyforov khẳng định "tổng thống đã phủ nhận Bakhmut thất thủ".

Tiếp đó, như để chấm dứt hẳn sự lộn xộn trong thông tin của Kiev, Bộ quốc phòng Ukraine bảo đảm quân đội đã "bao vây một phần" thành phố nhờ giành được đất ở bên sườn trận địa.

Trong một cuộc họp báo tại Hiroshima, tổng thống Zelensky đã khẳng định "Bakhmut hiện tại không bị quân Nga chiếm" và ông không thể chia sẻ "các ý kiến chiến thuật" của bộ tổng tham mưu Ukraine. Thế nhưng, sau đó ông lại có những phát biểu khá khó hiểu : "Không có sự hiểu nhầm. Tôi hiểu rõ hoàn toàn những gì đang diễn ra tại Bakhmut. Tất cả chúng tôi hiểu rõ tại sao toàn bộ điều đó xảy ra".

Trước chiến tranh là một thành phố bình yên có 70 nghìn dân, giờ đây Bakhmut là một vùng đất hoang tàn. Theo nhiều chuyên gia quân sự, thành phố không có nhiều giá trị chiến lược, nhưng từ tháng 8 năm ngoái, Bakhmut đã trở thành tâm điểm giao tranh khốc liệt nhất tại Ukraine.

Sau khi chiếm thị trấn lân cận Soledar vào đầu năm, Nga đã coi Bakhmut là mục tiêu quân sự số một với tham vọng mở đường tới các thành phố khác ở Donbass.

Sau Bakhmout, quân Nga "có thể tiến xa hơn. Họ có thể đến Kramatorsk, đến Sloviansk, con đường sẽ rộng mở" cho họ "đến các thành phố khác ở Ukraine", tổng thống Volodymyr Zelensky đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Mỹ CNN, phát sóng hồi tháng Ba.

Ukraine chờ thời cơ

Nhưng đối với Moskva, thách thức trên hết mang tính chính trị. Đó là cuối cùng họ có thể tuyên bố chiến thắng sau một loạt thất bại nhục nhã. Để đạt được điều này, họ làm tất cả bất kể cái giá phải trả là mạng sống con người.

Trên tuyến đầu của cuộc giao tranh, những lính đánh thuê của Wagner thường được trang bị và huấn luyện kém. Hàng nghìn lính đã được đưa đến chỗ chắc chết để đẩy lùi hàng phòng thủ Ukraine. Cùng lúc đó, trước các làn sóng tấn công không ngừng của Nga, sức phòng thủ của quân đội Ukraine cuối cùng cũng bị suy kiệt nhiều.

Hồi tháng Hai năm nay, Yevgeny Prigozhin đã ám chỉ đến những tổn thất nặng nề trên chiến trường với bình luận : "Bakhmut sẽ không bị chiếm ngay ngày mai được, vì ở đó có sự kháng cự mạnh, bắn phá, chiếc máy xay thịt đang hoạt động".

Đầu tháng 5, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby ước tính rằng 100.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ tháng 12/2022, chủ yếu ở Bakhmut.

Mặc dù phần lớn thành phố đã nằm trong tay Nga từ nhiều tháng, những ngày gần đây Ukraine đã giành lại thế chủ động, tạo đột phá, đánh chiếm được khoảng 2 km trên mặt trận. Đây có thể là chiến lược nhằm giữ chân quân Nga, để chuẩn bị triển khai quân ở các khu vực khác có lợi cho các cuộc phản công.

Bằng cách tiến công từ hai bên sườn, theo như khẳng định của Kiev, quân đội Ukraine có khả năng bao vây lực lượng của Wagner. Tướng Dominique Trinquand phân tích : "Ở trung tâm, Wagner chiếm Bakhmut, trong khi quân đội Nga rút lui ở bên sườn. Quân Ukraine đã nắm bắt cơ hội ở đây. Chiến tranh cũng là để thích ứng với hoàn cảnh của thời điểm".

Nếu như những ngày vừa qua chắc chắn đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong màn giao tranh giằng dai ở vùng Donbass, thì hồi kết của trận Bakhmut vẫn chưa thể có được.

(Theo france24.com)

Anh Vũ

************************

Chiến tranh Ukraine : Wagner sẽ chuyển giao quyền kiểm soát Bakhmut cho quân chính quy Nga

Thùy Dương, RFI, 22/06/2023

Hôm 22/05/2023, quân đội Ukraine khẳng định tiếp tục phản công tại Bakhmut, thành phố biểu tượng ở miền đông Ukraine, cho dù Evguéni Prigozhin, chủ nhân công ty lính đánh thuê Nga Wagner hôm thứ Bảy 20/05 thông báo đã chiếm "toàn bộ" thành phố. 

bakhmut3

Ảnh do bộ phận báo chí của Wagner công bố ngày 20/05/2023, cho thấy Yevgeny Prigozhin cầm cờ Nga, tuyên bố chiếm "toàn bộ" thành phố Bakhmut. AP

Hôm qua, tư lệnh lục quân Ukraine, Oleksandre Syrsky, tuyên bố các đơn vị Ukraine dù mất kiểm soát một phần nhỏ, không đáng kể trong thành phố Bakhmut nhưng vẫn tiếp tục tiến quân ở các vùng quanh thành phố.

Về phía Nga, hôm nay 22/05/2023, Evguéni Prigozhin khẳng định sẽ rút lực lượng Wagner khỏi Bakhmut trong khoảng từ ngày 25/05 đến 01/06, chuyển giao quyền kiểm soát cho quân đội chính quy Nga. Việc Wagner chiếm được Bakhmut đã được các phương tiện truyền thông Nga hoan nghênh, nhưng vẫn chưa được các nguồn tin độc lập kiểm chứng.

Từ Moskva, thông tín viên Anissa El Jabri gửi tường trình :

"Có thể là như vậy, nếu nhìn vào cách thức mà thông báo về việc chiếm được thành phố được loan tải trên các phương tiện truyền thông chính thức của Nga. Wagner thông báo chiếm được thành phố, nhưng không có thông tin gì trên các kênh truyền hình liên bang. Bộ quốc phòng Nga vài giờ sau đó ra thông cáo chính thức. Các hình ảnh xuất hiện. Các " nhạc công", biệt danh của lính đánh thuê Wagner, xuất hiện trên màn hình của các kênh truyền hình Nhà nước liên bang với phù hiệu hình đầu lâu. Nhưng phần lớn thời gian, theo chỉ thị, đội quân của Prigozhin vẫn được gọi tránh đi là "đội xung kích".

Kênh Pierre-Louis Canal đã nêu đúng tên Wagner. Đây là lần đầu tiên họ làm vậy, nhưng lần nào cũng nói thêm là các binh sĩ quân đội chính quy của Nga có đóng góp. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy là dù gì đi chăng nữa thì việc chiếm Bakhmut đã được dàn xếp từ trước về mặt chính trị.

Khi không báo về việc phát huy chương tại Điện Kremlin cho những người lính chiến thắng, rõ ràng họ đã chuẩn bị đầy đủ từ trước kịch bản để ngăn ngừa việc chiến thắng duy nhất của các lực lượng Nga kể từ mùa hè năm ngoái bị những tranh cãi gay gắt che khuất.

Đội quân của Prigozhin sẽ chỉ rút khỏi Bakhmut, mà Nga gọi là Artëmovsk theo tên từ thời Liên Xô, hay rút khỏi toàn bộ vùng Donbass, để rồi được triển khai ở các vùng khác ? Và cuối cùng, liệu Evguéni Prigozhin có tiếp tục cứ trung bình sau 48 tiếng đồng hồ lại chửi bới, xúc phạm giới tinh hoa và đặc biệt là các quan chức Bộ quốc phòng ? Dẫu sao đi chăng nữa, với việc rút quân được công bố, người sáng lập "Dàn nhạc" - một tên gọi khác của đội quân Wagner - sẽ mất "diễn đàn". 

Prigozhin vẫn là người duy nhất dám chỉ trích như vậy Nga. Tại Moskva, một người lái xe vào cuối tuần qua với dòng chữ dán trên kính sau xe hơi "Shoigu, lão khốn, đạn pháo đâu ?" đã bị truy tố vì tội làm mất uy tín của quân đội với khoản tiền phạt 50.000 rup (hơn 600 euro)".

Cũng về chiến sự tại Ukraine, nhà máy điện hạt nhân Zaporijia lại bị ngắt kết nối với lưới điện quốc gia trong đêm qua, trước khi được kết nối trở lại. Trong thông cáo, công ty điện lực Ukraine, Energoatom, khẳng định việc ngắt điện là do tác động từ một vụ tấn công của lực lượng Nga.

Thùy Dương

***********************

Nga khẳng định đã chiếm trọn Bakhmut, Ukraine phủ nhận nhưng gây hiểu lầm

Trọng Nghĩa, RFI, 21/05/2023

Sau những tuyên bố liên tục từ phía Nga ngày 20/05/2023, theo đó lực lượng lính đánh thuê Wagner đã chiếm được toàn bộ thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine, chính quyền Ukraine đã lại lên tiếng phủ nhận. Tuy nhiên, khi trả lời nhanh một số nhà báo tại Hiroshima (Nhật Bản) vào hôm 21/05/2023, bên lề Thượng Đỉnh G7 mà ông được mời tham dự, tổng thống Ukraine Zelensky đã khiến người nghe hiểu lầm rằng ông công nhận là Bakhmut đã thất thủ vào tay Nga.

bakhmut4

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang chờ cuộc gặp trực tiếp với đồng nghiệm Mỹ Joe Biden tại thượng đỉnh G7, Hiroshima, Nhật Bản, ngày 21/05/2023. AFP – Brendan Smialowski

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, ngay trước cuộc họp trực tiếp với tổng thống Mỹ Joe Biden vào hôm nay 21/05, khi được hỏi là liệu thành phố Bakhmut còn nằm trong tay Ukraine hay không sau khi phía Nga khẳng định rằng họ đã chiếm giữ toàn bộ thành phố đó, ông Zelensky đã trả lời : "Tôi nghĩ là không". Ông còn nói tiếp : "Vào hôm nay, Bakhmut chỉ còn ở trong tim của chúng tôi mà thôi". Các phát biểu trên đây đã khiến các nhà báo kết luận rằng tổng thống Ukraine đã "gián tiếp công nhận" là Bakhmut đã thất thủ.

Chỉ sau đó ít lâu, phát ngôn viên tổng thống Ukraine, ông Sergii Nykyforov, đã làm rõ rằng nguyên thủ nhà nước Ukraine không hề công nhận việc Bakhmut thất thủ, và câu trả lời "Tôi nghĩ là không" của ông Zelensky là để trả lời một phần khác của câu hỏi mà phóng viên đặt ra : "Nga nói rằng họ đã chiếm được Bakhmut". Toàn bộ câu hỏi là "Liệu Bakhmut còn nằm trong tay Ukraine không, Nga nói rằng họ đã chiếm được Bakhmut". Trên mạng Facebook, ông Nykyforov nói thêm : "Bằng cách đó, tổng thống đã phủ nhận việc (Nga) chiếm được Bakhmut".

Ngay từ hôm qua, sau khi thủ lĩnh lực lượng lính đánh thuê Nga Wagner loan báo việc lính của ông rốt cuộc đã đánh bật được toàn bộ quân Ukraine ra khỏi điểm cố thủ cuối cùng tại trung tâm thành phố Bakmut, và chiếm được toàn bộ thành phố này, Bộ quốc phòng Nga đã xác nhận tin trên trong lúc tổng thống Nga Putin thì chúc mừng lực lượng Wagner và quân đội Nga.

Về phía Ukraine, chính quyền Kiev khẳng định rằng lực lượng của họ vẫn kiểm soát "một số cơ sở ở Bakhmut". Vào trưa nay, trên mạng Telegram, thứ trưởng quốc phòng Ukraine, bà Ganna Maliar, thậm chí còn đảm bảo rằng các lực lượng Ukraine đã "bao vây một phần" thành phố, nhờ bước đột phá gần đây của họ ở hai bên sườn phía bắc và phía nam Bakhmut.

Chuyên gia Pháp : Nga có chiếm được Bakhmut cũng vô ích

Bakhmut hiện do bên nào kiểm soát vẫn là điều chưa rõ ràng, nhưng theo tướng Jean-Paul Paloméros, cựu tham mưu trưởng Không Quân Pháp và là cựu chỉ huy NATO, việc chiếm được duy nhất Bakhmut không mang lại lợi ích quân sự nào cho Nga :

"Khu vực Bakhmut vẫn bị tranh chấp hơn bao giờ hết. Thành phố đã trở thành một vấn đề chiến lược, và trên hết đây là một vấn đề mang tính biểu tượng, và ai cũng muốn tuyên bố mình là kẻ chiến thắng.

Theo tôi, có lẽ là lực lượng Nga đã chiếm được một phần của thành phố, nhưng quân Ukraine cũng đã di chuyển ra khu vực ngoại thành để chiếm lĩnh một số vị trí xung quanh Bakhmut. Đó là lý do tại sao có một sự mơ hồ trong các tuyên bố. Tuy nhiên, nếu chỉ chiếm duy nhất Bakhmut mà không chiếm những con đường và cửa ngõ dẫn đến thành phố này, thì đó là một điều thật vô ích, chỉ là một thắng lợi tượng trưng.

Đối với Prigozhin, lãnh đạo lực lượng Wagner, thắng lợi tại Bakhmut cho phép ông ta tô bóng hình ảnh của mình, vì thế ông sẽ làm mọi cách để có một biểu tượng chiến thắng, nhưng đó chỉ là một chiến thắng thoáng qua, không có nhiều ý nghĩa, ít ra là về mặt quân sự".

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào hôm nay, khi gặp đồng nhiệm Ukraine Volodymyr Zelensky ở Hiroshima, đã loan báo một đợt viện trợ quân sự mới cho Kiev. Theo ông Biden, gói viện trơ quân sự mới sẽ bao gồm các loại "đạn dược, trọng pháo, xe thiết giáp".

Trong những ngày qua, tổng thống Mỹ đã có một động thái quan trọng về viện trợ vũ khí cho Ukraine, khi bật đèn xanh cho việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Kiev.

Ngày hôm qua, theo hãng tin Nga TASS được Reuters trích dẫn, Nga đã lên tiếng cảnh cáo rằng việc cung cấp máy bay phản lực F-16 cho Ukraine sẽ mang lại rủi ro "rất lớn" cho phương Tây. Theo thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko, "các nước phương Tây vẫn đang tuân theo kịch bản leo thang, một kịch bản kéo theo những rủi ro to lớn cho chính họ".

Trọng Nghĩa

*************************

Ukraine khẳng định đã đẩy lùi một cuộc tấn công mới của Nga vào Kiev

Thanh Phương, RFI, 20/05/2023

Hôm 20/05/2023, chính quyền thủ đô Kiev của Ukraine thông báo đã đẩy lùi hoàn toàn một cuộc tấn công mới bằng drone của Nga vào thành phố này trong đêm. Các mảnh vỡ của drone đã rơi xuống Kiev, nhưng không gây thương vong, theo các thông tin hiện có.

bakhmut5

Mảnh tên lửa Nga rơi xuống vùng Kiev, Ukraine. Ảnh chụp ngày 18/05/2023 do Văn phòng báo chí cảnh sát Ukraine cung cấp. AP

Theo thông báo của lãnh đạo chính quyền thành phố Kiev, Serhiï Popko, "toàn bộ các mục tiêu trên không được phát hiện đều đã bị lực lượng phòng không bắn hạ". Ông cho biết thêm loại drone mà Nga sử dụng trong cuộc tấn công đêm qua là loại Shahed do Iran sản xuất.

Trong khi đó, cựu tổng thống Nga Dmitri Medvedev hôm qua cho biết trong năm nay, quân Nga đã tuyển mộ tổng cộng gần 120.000 binh sĩ theo hợp đồng, trong bối cảnh Moskva đang cố bù đắp cho lực lượng đã bị tiêu hao rất nhiều trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

Nhằm đối phó với một chiến dịch phản công quy mô lớn của quân đội Ukraine, trong những tuần qua, quân đội Nga đã tung ra một chiến dịch rầm rộ để tuyển mộ binh sĩ, với hy vọng thu hút được hàng trăm ngàn người bằng những hợp đồng với các điều kiện rất hấp dẫn.

Về phần đặc sứ Trung Quốc Lý Huy ( Li Hui ), tiếp tục chuyến công du Châu Âu nhằm tìm một giải pháp cho cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine, hôm qua ông đã đến Vacxava, thủ đô Ba Lan. Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp với ông Lý Huy, thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Wojciech Gerwel đã kêu gọi Trung Quốc "lên án cuộc xâm lược của Nga". Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn giữ lập trường "trung lập" trong cuộc chiến Ukraine và đã nhiều lần bị phương Tây chỉ trích vì không lên án cuộc xâm lăng của Nga.

Sau khi ghé Ba Lan trong hai ngày, đặc sứ Trung Quốc sẽ đến Nga, Pháp và Đức.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Zelensky thăm 4 nước G7 : Thêm vũ khí để tiết kiệm xương máu cho Ukraine

Các báo Pháp hôm 16/05/2023, chú ý tới chuyến đi của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới 4 nước Châu Âu thuộc G7. Nhóm này sắp họp tại Nhật Bản với chủ đề ưu tiên là phối hợp viện trợ cho Ukraine. Ông nhận được cam kết cung cấp nhiều vũ khí, trong đó có Storm Shadow, hỏa tiễn tầm xa có thể thay đổi bộ mặt chiến trường. Kiev chưa chính thức tổng phản công vì cần nắm chắc ưu thế. Trong khi đó thủ lãnh Wagner gặp vận đen, có thể bị nghi ngờ phản bội Kremlin.

g71

Một chiến sĩ thuộc một đơn vị phòng không Ukraine đóng gần Kiev, ngày 08/05/2023. AP - Andrew Kravchenko

Storm Shadow : Niềm hy vọng mới của Ukraine trên chiến trường

Le Monde nói về việc "Zelensky công du Châu Âu trước cuộc phản công". La Croix nhận thấy "Volodymyr Zelensky nhận được rất nhiều vũ khí" qua chuyến đi : thiết giáp, xe tăng, hỏa tiễn… Trong số đó, Le Figaro cho rằng "Nhờ Storm Shadow, Ukraine hy vọng thắng được cuộc chiến tầm xa". Với tầm bắn 250 kilomet thậm chí 500 kilomet, loại hỏa tiễn này mang lại khả năng thay đổi chiều hướng cuộc chiến. Quân đội Ukraine có thể đánh vào những điểm trọng yếu ở hậu phương quân Nga để làm rối loạn ở tiền tuyến, đồng thời đe dọa cả lãnh thổ Nga.

Trong số các khía cạnh của cuộc chiến tranh Ukraine, "đánh sâu" mang tính quyết định vì khắc phục được sự kém sức về quân số. Élysée nhận thấy quân Nga đã "cho các sở chỉ huy và hậu cần lùi xa hơn". Kiev cũng đã có rốc-kết GLSDB của Mỹ tầm bắn 150 kilomet, bộ dẫn đường JDAM giúp biến bom thành hỏa tiễn với tầm xa 70 kilomet. Hôm qua thủ tướng Anh Rishi Sunak hứa giúp các drone tấn công tầm 200 kilomet. Vào thời điểm quan trọng này, phương Tây cố tìm cách ủng hộ Ukraine, nhưng đạn tầm xa chỉ có số lượng hạn chế. Loại vũ khí này cũng rất đắt tiền : trên 800.000 euro một quả Storm Shadow !

Như vậy không thể kéo dài nỗ lực, có điều trong cuộc chiến hỏa tiễn, Moskva cũng đang gặp khó khăn. Nga tận dụng kho vũ khí còn lại, cho hỏa tiễn bay ở nhiều độ cao khác nhau để khó chặn, cho oanh tạc bằng drone để làm phòng không Ukraine kiệt lực. Cả hai bên đang chạy đua với thời gian. Cùng với cuộc chiến trên thực địa, còn có việc phô trương sức mạnh công nghệ và cuộc chiến truyền thông. Kiev tuần trước khẳng định đã chận được một hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal - lâu nay được Putin tuyên truyền là bất khả chiến bại - bằng hệ thống Patriot của Mỹ.

Zelensky, tài năng truyền thông và sự khôn khéo của nhà lãnh đạo

Le Figaro bình luận về "Hai chiến lược của tổng thống Ukraine". Ý, Đức, Pháp, Anh : từ ngày 13 đến 15/05, Volodymyr Zelensky đi một vòng bốn cường quốc kinh tế của Châu Âu có kỹ nghệ vũ khí hùng mạnh. Vẫn trong bộ trang phục màu kaki, ông được tiếp đón một cách trọng thị tại bốn quốc gia này. Cả bốn nước đều là thành viên của G7, nhóm cường quốc sẽ họp tại Hiroshima, Nhật Bản từ 19 đến 21/05.

Thượng đỉnh lần này có mời chủ tịch Hội Đồng Châu Âu và Ủy Ban Châu Âu tham dự, và cuộc chiến tranh ở Ukraine là chủ đề được phương Tây quan tâm hàng đầu. Trong hội nghị, G7 sẽ phối hợp các nguồn viện trợ (cả ngân sách, nhân đạo lẫn quân sự) cho Kiev. Từ đầu cuộc xâm lăng, Hoa Kỳ đã trợ giúp đến 72 tỉ euro cho Ukraine, còn Liên Hiệp Châu Âu (EU) khoảng 50 tỉ euro. Trong lịch sử đương đại, những khoản viện trợ tài chánh và quân sự khổng lồ như vậy cho một nước đang tham chiến, có thể so sánh với viện trợ Mỹ cho Anh quốc từ năm 1941, và cho Liên Xô từ 1942.

Tầm quan trọng của hội nghị G7 sắp tới là động cơ cho chuyến công du Châu Âu của Volodymyr Zelensky, sau chuyến thăm Hoa Kỳ hết sức thành công vào tháng 12/2022. Tờ báo nhắc lại, khi quân Nga chuẩn bị tiến vào lãnh thổ Ukraine ngày 24/02/2022, Washington đề nghị sang Mỹ tị nạn, tổng thống Zelensky đã từ chối. Sau khi quân đội của ông đứng vững trước quân xâm lược, cứu được thủ đô, Volodymyr Zelensky với tài năng làm truyền thông, vừa cổ vũ được tinh thần dân tộc vừa thuyết phục được phương Tây viện trợ vũ khí. Và sau hai chiến thắng vang dội ở Izyum và Kherson, tái chiếm được 1/4 lãnh thổ, uy tín của ông càng tăng.

Người Nga củng cố 1.400 kilomet giới tuyến : họ đã hiểu không thể thắng được cuộc chiến tranh quy ước bằng quân sự nên tìm cách giữ lại những vùng đất đã chiếm được. Trước tình thế này, tổng thống Ukraine sử dụng song song chiến lược quân sự và ngoại giao. Ông tuyên bố có thể tung ra cuộc tổng phản công nhưng còn trì hoãn vì cái giá quá đắt về sinh mạng. Đồng thời thúc đẩy sự ủng hộ lâu dài từ phương Tây, tạo cơ hội cho hòa giải : ông nói chuyện một tiếng đồng hồ qua điện thoại với chủ tịch Trung Quốc khi đến Roma gặp Đức giáo hoàng.

Volodymyr Zelensky từ bỏ chiến dịch quân sự chăng ? Không, nhưng ông muốn chắc thắng, với các sư đoàn được huấn luyện kỹ, sử dụng thành thạo vũ khí phương Tây. Zelensky hiểu rằng đến một lúc nào đó sẽ phải đàm phán, trực tiếp hoặc gián tiếp, và ông muốn ở thế thượng phong để đạt được tối đa những nhượng bộ từ phía đối thủ.

Bị nghi "bán đứng" quân Nga, thủ lãnh Wagner có thể gặp khó

Cũng liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine, Le Figaro lưu ý đến việc thủ lãnh Wagner "Prigozhin bị nghi ngờ phản bội Kremlin". Thông tin được Washington Post tiết lộ sáng hôm qua và nhanh chóng được truyền thông toàn thế giới đăng lại, có tác động như một quả bom, khiến các nhà quan sát Nga phải ớn lạnh. Bởi vì cáo buộc này hết sức nặng nề : Yevgeny Prigozhin bị nghi là phản quốc. Theo tài liệu mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng Discord (được gọi là "Discord Leaks), ông chủ công ty lính đánh thuê duy trì mối liên lạc chặt chẽ với tình báo Ukraine (HUR), ngay từ đầu cuộc xâm lăng.

Đến tháng Giêng, khi những trận đánh ác liệt tiếp diễn tại Bakhmut làm lính Wagner chết như rạ, Prigozhin đề nghị với Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo Ukraine là sẽ cho biết các vị trí của quân chính quy Nga, đổi lấy việc Kiev cho rút quân khỏi Bakhmut. Ông ta còn cổ vũ Ukraine "đánh mạnh hơn" vào quân Nga, tấn công luôn Crimea, nêu ra những điểm yếu của Nga ở bán đảo này và tinh thần binh lính xuống thấp. Cũng theo tài liệu, Yevgeny Prigozhin đã nhiều lần gặp các sĩ quan HUR ở một nước Châu Phi. Các thông tin của Washington Post được hai nguồn tin quân sự Ukraine công nhận. Phía Kiev chừng như cho rằng Kremlin biết về việc này và nghi ngờ đây là một cái bẫy nên từ chối.

Tin tức trên đây được tiết lộ vào lúc chỗ đứng của Prigozhin đang mong manh. Những lời đả kích bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân đội Nga gây bực tức trong giới chóp bu, nhất là hôm ông ta quay video đứng bên cạnh những xác lính vừa tử trận được xếp hàng dài. Yevgeny Prigozhin bác bỏ, nói rằng đó là chuyện "buồn cười" do các nhà báo đói tin chế ra, hay từ các thế lực thù địch với Nga. Các chuyên gia về Nga tỏ ra nghi ngại trước tin này.

Nhà chính trị học Tatiana Stanovaya cho rằng dù nguồn tin xuất phát từ đâu, "cũng đều có lợi cho những kẻ thù của Prigozhin, cả bên trong lẫn bên ngoài". Theo một nguồn thạo tin của cả hai quân đội và tình báo Nga, vụ này nằm trong ý đồ của Kiev nhằm làm bất tín nhiệm Prigozhin. Abbas Galliamov, người từng viết diễn văn cho Vladimir Putin nhận xét : "Câu chuyện này có thể làm quân Nga xuống tinh thần, và về chính trị, đừng quên rằng Putin hiện nay hoang tưởng hơn bao giờ hết. Dù sao đi nữa, Prigozhin cũng thiệt thòi".

Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ chịu thêm 5 năm độc tài

Nhìn sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong bài xã luận La Croix nhận định trừ phi có bất ngờ, vị "quốc vương Hồi giáo" đầy uy quyền chưa thể mất ngôi, ứng cử viên đối lập khó thể chiến thắng trong vòng hai. Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục con đường Hồi giáo bảo thủ thêm 5 năm nữa. Kết quả này một lần nữa cho thấy sự thống trị của Erdogan. Việc xử lý tệ hại sau trận động đất làm hơn 50.000 người chết, bất lực trong việc kềm chế lạm phát, khát vọng thay đổi của giới trẻ vẫn chưa đủ trọng lượng ; trước những tuyên bố dân tộc chủ nghĩa hùng hồn của một nhà lãnh đạo độc tài. Truyền thông đều do những người thân cận của Erdogan nắm giữ, những tiếng nói đối lập uy tín từ lâu đã phải ngồi tù hoặc lưu vong. Những rạn nứt lâu nay càng thêm sâu sắc : các đô thị lớn và người Kurdistan đa số bầu cho đối lập, vùng nông thông ủng hộ Recep Tayyip Erdogan - nhân vật đang có ưu thế để tiếp tục đứng đầu một đất nước vừa chia rẽ vừa bị bịt miệng.

Le Monde nhận thấy "Nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ đang lung lay". Khoảng cách sát nút giữa hai ứng cử viên và tình hình tài chánh đất nước vô cùng ảm đạm mở ra một thời kỳ bất định và căng thẳng. Thời gian hai tuần lễ trước khi diễn ra vòng hai ẩn chứa đầy nguy hiểm. Trước hết về tài chánh, vì chính sách giảm lãi suất của Erdogan làm cho đồng lira liên tục bị mất giá. Kế đến là mối nguy dân tộc chủ nghĩa cực đoan và bạo lực tại một đất nước bị cắt làm đôi.

Theo Le Figaro, phe dân chủ chỉ còn có thể trông cậy vào 5% phiếu của ứng cử viên về thứ ba Sinan Ogan, nhưng ông này muốn trả bằng cái giá bỏ rơi người Kurdistan và trục xuất người tị nạn Syria. Như vậy khó thể ngăn trở vị "sultan" bắt đầu một thập niên thứ ba. Recep Tayyip Erdogan bị tố cáo phá hoại những căn bản của nền dân chủ thế tục, khống chế các định chế, duy trì ưu đãi cho phe cánh từ báo chí cho đến tư pháp, quân đội, doanh nghiệp. Có đến 90% kênh truyền hình chỉ đưa lại những thông điệp của Erdogan, và dành cho ông thời gian phát biểu nhiều gấp 100 lần ứng cử viên đối lập ! Người Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn lựa sự ổn định, một lần nữa bỏ qua cho những quá khích và sai lầm của Erdogan, nhưng cho đến bao giờ ?

Cơn sóng thần dân chủ ở Thái Lan

Tại Châu Á, một cuộc bầu cử khác mang lại chiến thắng cho phe dân chủ. Libération nói về "Bầu cử Quốc hội Thái Lan : Cơn sóng thần từ một đảng cấp tiến". Đảng Move Forward - cho đến nay vẫn được coi là "đảng của giới trẻ" - đã giành được đa số ghế ở Quốc hội và toàn bộ ghế đại biểu thủ đô. Đây là bước ngoặt trong đời sống chính trị nước Thái, sau 9 năm dưới chế độ quân sự cầm quyền.

Thủ lãnh Move Forward là Pita Limjaroenrat, 42 tuổi, cựu lãnh đạo Grab được đào tạo ở Harvard và MIT, sẽ là thách thức lớn cho những khuôn mặt lão làng lâu nay. Các nhà lãnh đạo hầu hết là các cựu sinh viên phản kháng, được sự hỗ trợ của các chuyên gia, đã lập ra một chương trình hành động rất cụ thể, đề nghị cải cách sâu sắc xã hội Thái Lan. Đảng đối lập truyền thống Pheu Thai cũng đạt được số phiếu cao. Hai đảng sẽ phải thỏa thuận phân chia các chức vụ quan trọng, và về số phận của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, cha của nhà sáng lập Pheu Thai, sau 17 năm lưu vong.

Les Echos nhận thấy "Ứng viên dân chủ Pita Limjaroenrat đòi hỏi xóa dần quyền lực quân đội". Để trở thành thủ tướng, "Khun Pita" - như những người ủng hộ ông gọi – phải thuyết phục được 376 dân biểu, và tối thứ Hai lãnh đạo Move Forward cho biết đã tập hợp được ít nhất 309 dân biểu từ 6 đảng. Pita khẳng định sẽ không nhận các quân nhân vào liên minh. Tuy thủ tướng đương nhiệm, tướng Prayut Chan-O-Cha nói ông hy vọng các đồng minh sẽ chấp nhận kết quả bầu cử, nhưng giới chuyên gia và nhà đầu tư không mấy tin tưởng vào một sự chuyển giao ôn hòa : thị trường chứng khoán Bangkok sụt điểm.

Sức mua, thuế, phim tài liệu : Tựa chính báo Pháp

Libération hôm nay nói về hệ thống siêu thị và các cửa hàng giá rẻ. Trong thời buổi lạm phát, chính phủ làm áp lực với lãnh vực thực phẩm để giảm giá, còn người tiêu thụ bỏ rơi các thương hiệu để chọn mua những sản phẩm có giá rẻ hơn. Les Echos chạy tựa "Thuế : Ông Macron chuẩn bị những gì cho giai cấp trung lưu". Tổng thống Pháp hôm qua loan báo giảm 2 tỉ euro tiền thuế cho giới này, có thể thông qua việc giảm nhẹ các khoản đóng góp để tăng thu nhập thực tế. Nhưng như vậy chính phủ không thực hiện được lời hứa giảm thuế thừa kế. Le Figaro cho rằng "Macron chọn chiến lược làm bão hòa truyền thông". Liên tục xuất hiện trên báo chí, nguyên thủ Pháp không còn giữ chủ trương tiết kiệm lời nói như trước, nhằm lật sang trang mới sau khi ban hành chính sách cải cách hưu trí gây nhiều tranh cãi.

La Croix chú ý đến việc "Liên hoan Cannes lại giới thiệu phim tài liệu". Lần đầu tiên kể từ 2004, có hai bộ phim tài liệu vào danh sách tranh giải Cành cọ vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy thể loại này lại được ưa chuộng, tuy vẫn khó tìm nguồn tài trợ. Le Monde nhìn sang "Thổ Nhĩ Kỳ : Erdogan dẫn đầu, chuẩn bị diễn ra vòng hai". Tổng thống mãn nhiệm giành phần thắng trong vòng đầu tuy các thăm dò đều dự báo ông bị đánh bại, và đảng của Erdogan cũng chiếm được đa số trong Quốc hội.

Thụy My 

Published in Quốc tế

Ukraine phản công : Giờ của sự thật đang đến gần

Les Echos nhận định "Ukraine : Giờ của sự thật đang đến gần". Cuộc phản công sẽ diễn ra trong những ngày tới hoặc có lẽ là những tuần lễ tới, và kết quả sẽ định đoạt phần lớn số phận đất nước can trường này.

phancong1

Các quân nhân Ukraine bắn đi những phát đại bác gần Bakhmut ngày 15/05/2023. AP - LIBKOS

Zelensky đi Châu Âu : Xin thêm vũ khí, trấn an đồng minh

Về cuộc phản công đang được chờ đợi, Le Figaro nói về "Zelensky kết thúc vòng công du ở Paris", Les Echos cho rằng "Ukraine đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị", còn Libération nhận thấy "Zelensky và Ukraine đang tung hỏa mù". Tổng thống Ukraine đến Paris tìm kiếm sự ủng hộ về ngoại giao và quân sự, sau Roma và Berlin, với mong muốn các đồng minh đừng kỳ vọng quá nhiều, và xin cấp chiến đấu cơ.

Zelensky nhận được viện trợ kỷ lục 2,7 tỉ euro của Đức cùng với giải thưởng Charlemagne. Riêng quân viện Đức có thể kể : 30 xe tăng Leopard-1, 4 hệ thống phòng không IRIS-T SLM, thiết giáp cho bộ binh Marder, 5 đại bác phòng không Gepard và 200 xe quân sự. Pháp hứa trang bị thiết giáp, xe tăng hạng nhẹ cho nhiều tiểu đoàn Ukraine - chuyến thăm Pháp của Volodymyr Zelensky không được thông báo trước vì lý do an ninh.

Trong những lần xuất ngoại hiếm hoi, Zelensky luôn mong có được những thiết bị quân sự mạnh hơn và hiện đại hơn. Ở Berlin khi được hỏi Ukraine đã nhận được đủ vũ khí để phản công hay chưa ? Ông trả lời ngắn gọn : "Thêm vài chuyến đi nữa là chúng tôi sẽ có đủ". Từ nhiều tuần qua, các nhà quan sát vẫn tự hỏi : cuộc phản công sẽ diễn ra như thế nào, ở đâu, và bao giờ mới bắt đầu ?

Bakhmut, những chỉ dấu đầu tiên của cuộc phản công

Những dấu hiệu mới nhất đến từ Bakhmut. Sau nhiều tháng lui dần cho đến khi chỉ còn kiểm soát được vài cây số vuông ở phía tây của một thành phố chỉ còn là gạch vụn, chỉ trong ba ngày Ukraine đã tái chiếm 17,3 kilomet vuông, giành lại được 10 vị trí. Hai đại tá Nga là Viasheslav Makarov và Yevgeny Brovko đã thiệt mạng ở Klishchiyvka, cách Bakhmut vài kilomet về phía nam.

Theo chuyên gia Úc Mick Ryan, đây chỉ mới là cuộc tấn công ở mức địa phương. Nhà nghiên cứu Joseph Henrotin cho rằng chiến dịch phản công có thể diễn ra ở Bakhmut hoặc ở Zaporijia. Những sự kiện trên bầu trời Nga, từ tấn công của drone vào Kremlin hôm 03/05 đến vụ rơi bốn máy bay và trực thăng ở Bryansk cũng có thể nằm trong chiến lược giảm áp lực ở tiền tuyến bằng cách đe dọa tấn công ngay vào lãnh thổ Nga. Kiev đã có được hỏa tiễn Storm Shadow của Anh có tầm bắn 250 kilomet, xa nhất từ trước tới nay, có thể đã được dùng để đánh vào Luhansk, trung tâm hậu cần quan trọng của quân Nga.

Hậu phương và tiền tuyến

Đặc phái viên Libération tại Kiev ghi nhận : "Ở hậu phương, những tổ chức phi chính phủ hỗ trợ mọi mặt trận", nhưng tập trung phương tiện cho những chiến binh ở khu vực nóng nhất. Tối thứ Bảy, mấy chục xe cấp cứu tập trung gần nhà ga Kiev, chờ đợi thương binh được những chuyến tàu đưa về. Maksym Lymansky, phát ngôn viên hiệp hội Come Back Alive cho biết dù cố gắng hỗ trợ càng nhiều đơn vị càng tốt, các trang thiết bị trước hết được gởi đến cho các chiến sĩ ở Donetsk, Zaporijia và sau đó ở miền nam.

Chính phủ không đủ nguồn lực, và không thể nhanh chóng bằng xã hội dân sự. Hàng trăm tổ chức trên cả nước đã giúp cho quân đội có thêm drone, xe cộ, kính ngắm hồng ngoại... Ở văn phòng quỹ Prytula, các tình nguyện viên hàng ngày đóng gói từ 200 đến 400 túi cứu thương với những ga-rô, băng cá nhân, kéo y tế... được mua riêng rẽ với chi phí tiết kiệm. Những gói hàng này không có thời gian để bám bụi, chúng sẽ lên đường đến Bakhmut.

Thất bại thảm hại ở Ukraine, Putin muốn kéo dài thời gian

Les Echos ghi nhận mùa xuân đã làm khô đi mặt đất, vũ khí phương Tây đã đến nơi - tuy tổng thống Zelensky luôn muốn có nhiều hơn - và quân đội Ukraine đã gần như nắm được cách sử dụng. Những chiến binh của Kiev, sau khi chứng tỏ sức kháng cự đáng kinh ngạc và óc sáng tạo, đang rất muốn chuyển sang phản công, dù biết rõ cái giá về sinh mạng của cuộc chiến. Tổng thống Ukraine cũng biết rằng thời gian không đứng về phía đất nước mình, công luận phương Tây thường thiếu kiên nhẫn. Họ có thể hướng sự chú ý về phía khác nếu tình hình bị sa lầy, đặc biệt là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Biden hay Trump ?

Nga đã thất bại trên mọi mặt trận. Ban đầu, Nga chiếm được 27% lãnh thổ Ukraine, nhưng nay chỉ còn 18%. Vào mùa thu 2022, những trận phản công của Ukraine là thần tốc, ngoạn mục, và nay Kiev muốn làm những vùng đất đang nằm trong tay quân Nga co rút lại như mảnh da lừa, bằng chứng hiển nhiên cho thất bại của Putin. Phải chăng sau đó có thể đàm phán trên cơ sở hợp lý ? Chiến lược quân sự và ngoại giao luôn có liên hệ mật thiết với nhau. Trong trận bao vây Ðiện Biên Phủ năm 1953, Trung Quốc đã tập trung mọi sức mạnh cho cuộc chiến. Ngược với các tướng lãnh Pháp, họ biết rằng những cuộc mật đàm với Paris đã bắt đầu. Ngày nay tại Ukraine, đôi bên đều hiểu thế mạnh trên chiến địa tạo ưu thế về ngoại giao.

Ngược với Ukraine, Putin muốn câu giờ để còn có được chút ý nghĩa cho "chiến dịch quân sự (quá) đặc biệt" của ông ta, đã thất bại thảm hại. Mục đích duy nhất là đặt toàn bộ Ukraine dưới sự thống trị của mình. Vụ sáp nhập một cách hoàn toàn bất hợp pháp bốn tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson, Zaporijia cũng như Crimea trước đó, không bù đắp được cho thiệt hại khủng khiếp : trên 100.000 lính Nga bỏ mạng, trong đó chỉ riêng tại Bakhmut trong những tuần lễ mới đây là 20.000 quân.

Giờ đây, ai là David và ai là Goliath ?

Vladimir Putin không chỉ tự hài lòng với việc viết lại quá khứ, như những nhà lãnh đạo xô-viết thời trước. Ông ta còn trơ trẽn đóng vai nạn nhân, gọi Ukraine là kẻ xâm lược. Les Echos nhận thấy lịch sử dù đau thương, nhưng vẫn không kém phần mỉa mai. Cùng với thời gian - những thành công của Ukraine và thất bại của Nga - là cả một sự đảo lộn khổng lồ. Hồi đầu cuộc xâm lăng, người ta nói rằng nếu Ukraine không thua thì đã là thắng. Nhưng giờ đây, ai là David và ai là Goliath ? Kiev nếu không thắng trong cuộc phản công này coi như thua.

Người Ukraine ý thức rằng những thành tích vẻ vang trước đó buộc họ phải làm nên những chiến thắng mới. Các đồng minh sẽ tự hỏi, cung cấp vũ khí tân tiến hơn làm gì nếu không tạo được khác biệt trên chiến địa ? Như vậy thành công của cuộc phản công là sống còn đối với Kiev, nhưng vẫn chưa thể nào bảo đảm. Nga đã có thời gian chuẩn bị phòng thủ, và vẫn chiếm ưu thế trên không. Tuy có quyết tâm và được chỉ huy giỏi hơn, nhưng những thiệt hại về người dù chỉ bằng phân nửa quân Nga vẫn lớn lao đối với Ukraine.

Chiến dịch phản công của Kiev nhắm vào ba mục tiêu : củng cố tinh thần người Ukraine, cho đồng minh Châu Âu và Mỹ thấy đã chọn đúng con ngựa để cá cược, và chứng tỏ cho giới tinh hoa Nga sự phi lý của chiến tranh, tính bấp bênh ở các vùng đất chiếm đóng. Tác giả bài viết tin rằng rốt cuộc ý chí sẽ vượt lên trên tương quan sức mạnh.

Tập Cận Bình nhắc lại Mao : "Đảng lãnh đạo trên nòng súng"

Nhìn sang Châu Á, Le Monde nhận định "Đài Loan trong tầm ngắm của Trung Quốc". Đặc phái viên tờ báo ở Đài Bắc nhấn mạnh từ một thập niên qua, Tập Cận Bình đã tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa "thống nhất" Đài Loan. Nhưng liệu quân đội của ông ta có thực hiện được điều này ?

Từ khi lên cầm quyền, ông Tập đã nắm lấy Giải phóng quân (APL), tức quân đội, một loại Nhà nước trong Nhà nước với nạn tham nhũng lan tràn, và đã bại trận trong cuộc chiến cuối cùng với Việt Nam năm 1979. Tập Cận Bình nhắc lại câu của Mao Trạch Đông : "Đảng lãnh đạo trên nòng súng". Ngay từ 2014, ông ta bắt giam hai tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), sa thải trên 70 sĩ quan cấp tướng vì tham nhũng, 13.000 sĩ quan khác bị kỷ luật. Bốn tổng cục bị giải thể năm 2016, cơ cấu lại thành 15 đơn vị trực thuộc Quân ủy trung ương do Tập Cận Bình trực tiếp lãnh đạo.

Ngân sách quốc phòng năm nay tăng mạnh nhất, đến 7,2%, chưa kể số tiền khổng lồ đổ vào nghiên cứu trong kỹ nghệ vũ khí, được cho là đến 290 tỉ đô la trong năm 2021. Riêng hải quân tăng theo cấp số nhân với 340 chiến hạm trong khi Hoa Kỳ chưa đầy 300, nhưng Mỹ vẫn chiếm ưu thế về trọng tải, chất lượng và hỏa lực. Trung Quốc cũng rất mạnh về hỏa tiễn đạn đạo và phòng không, sở hữu đủ loại tên lửa quy ước và nguyên tử có thể ngăn chặn hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Không quân Trung Quốc có 2.800 phi cơ, trong số đó 2.250 chiếc là chiến đấu cơ, đứng thứ ba thế giới. Khả năng tấn công mạng cũng rất đáng kể. Về nguyên tử, Bắc Kinh có thể tăng gấp ba số đầu đạn hạt nhân từ 400 lên 1.500 từ nay đến 2035 ; có 6 tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn JL-3 bắn được đễn tận nước Mỹ. Điểm yếu của Trung Quốc là chất bán dẫn, do Mỹ cấm vận, Bắc Kinh có thể chậm trễ hai, ba thế hệ. Hiệu quả của quân đội Trung Quốc tùy thuộc nhiều vào những cuộc tập trận chung với Nga.

Trung Quốc hy sinh 2 triệu mạng lính để chiếm Đài Loan ?

Washington nay chủ trương siết chặt quan hệ với các nước gần Đài Loan, để nhân lên số điểm tựa. Nhật Bản chẳng hạn, đã gia hạn hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ, chi ra 2,8 tỉ đô la cho phòng không. Tại Đài Bắc, ít ai tin là Trung Quốc sẽ sớm tấn công. Ông Lại Di Trung (I Chung Lai), chủ tịch think tank Prospect Foundation cho rằng : "Trung Quốc có thể chiến thắng Đài Loan, nhưng phải hy sinh 2 triệu quân, gấp 10 lần số lính Nga tử thương ở Ukraine". Còn nếu phong tỏa, đó là một chiến dịch lâu dài và phức tạp. Dù Bắc Kinh tuyên bố những gì đi nữa, vùng biển quốc tế vẫn là vùng biển quốc tế, và việc phong tỏa sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề của thế giới.

Theo nhà nghiên cứu Hứa Trí Tường (Jyh Shyang Sheu) của viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia (INDSR), các bờ biển Đài Loan quá nhỏ nên quân Trung Quốc khó thể đổ bộ ồ ạt. Le Monde dẫn lời chuyên gia Yết Trọng (Chieh Chung) của National Policy Foundation : "Tập Cận Bình cần nhiều năm nữa để hiện đại hóa quân đội. Hơn nữa, việc đổ bộ cần 60.000 đến 70.000 quân trong đợt đầu, trong khi các chiến hạm Trung Quốc chỉ vận chuyển được phân nửa". Chiến tranh Ukraine cho Bắc Kinh thấy cần phải đánh phủ đầu vào cơ quan chỉ huy để tạo bất ngờ. Đài Loan tìm kiếm mọi dấu hiệu chuẩn bị từ phía Trung Quốc như mua nhiên liệu, trang bị, thực phẩm… và NATO có thể trợ giúp.

Giáo sư Lâm Dĩnh Hựu (Ying Yu Lin) của đại học Đạm Giang (Tamkang) nêu thêm nhược điểm nữa của quân đội Trung Quốc : quan liêu, chú trọng "hồng" hơn "chuyên". Tại Hoa Kỳ, tác giả Andrew Scobell đưa ra ba lý do để nghi ngờ hiệu quả của APL : thiếu phối hợp giữa dân sự và quân sự trong chế độ độc tài, không dám chỉ trích cấp trên, chưa sẵn sàng chiến đấu. Dù chiếm được Đài Loan hay sa lầy, một cuộc xung đột kéo dài tại đây sẽ gây hỗn loạn hơn cả cuộc chiến tranh ở Ukraine hiện nay.

Mỹ cứng rắn hơn với Bắc Kinh tại Đông Nam Á

Cũng liên quan đến Trung Quốc, trả lời Le Monde, nhà sử học Pierre Grosser nhận xét sau chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ không còn chú ý tới Đông Nam Á. Và khi chiến tranh lạnh kết thúc, vũ khí nguyên tử chiến thuật ở Hàn Quốc được rút đi, các căn cứ quân sự ở Philippines bị đóng cửa. Mỹ tập trung chống khủng bố ở Afghanistan và Cận Đông. Kể từ những năm 2010, mọi việc thay đổi trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, và khác với thời kỳ 1940-1975, Đông Nam Á nay là động cơ tăng trưởng kinh tế thế giới. Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhiều nước trong khu vực.

Bối cảnh này khiến Barack Obama "xoay trục" sang Châu Á. Chính quyền Biden đưa ra Indo-Pacific Economic Framework (Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương) tập hợp 7 nước ASEAN. Việt Nam nay trở thành đối tác của Mỹ, vì chủ trương của Washington đã linh hoạt hơn, vượt khỏi những liên minh song phương truyền thống để xây dựng những điểm tựa và quan hệ đối tác mới. Tại Philippines, Mỹ được sử dụng các căn cứ quân sự. Hồi 2012 khi Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough, Obama không phản ứng, nhưng nay Biden tuyên bố sẽ bảo vệ Philippines nếu bị tấn công.

Không chỉ tuần tra bảo vệ tự do hàng hải, Mỹ chống lại kiểu áp đặt việc đã rồi của Trung Quốc, và ít trung dung hơn trước các tranh chấp lãnh thổ. Về kinh tế, không chỉ là tự do mậu dịch mà còn quan tâm đến an ninh mạng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp tác công nghệ ; và Đông Nam Á là vùng đất mới giúp Mỹ bớt lệ thuộc hàng nhập khẩu từ Hoa lục. Một dạng thống trị của Trung Quốc đang định hình trong khu vực. Bắc Kinh dùng kinh tế làm vũ khí chống lại Úc, Hàn Quốc… chưa kể những vấn đề liên quan đến các casino, địa ốc, thái độ kẻ cả của các đại gia người Hoa… Sự ngạo mạn làm hình ảnh của người khổng lồ Châu Á xấu hẳn đi, và nhiều nước muốn dựa vào Mỹ cũng như các đồng minh của Mỹ.

Tựa chính báo Pháp

Les Echos hôm nay chạy tựa "Kỹ nghệ : Nước Pháp vẫn luôn thu hút những tập đoàn nước ngoài", Le Figaro nói về căng thẳng giữa tổng thống Macron và thủ tướng Borne sau một năm, Libération đưa lên trang nhất chân dung nhà đấu tranh cho vấn đề khí hậu Camille Étienne. La Croix quan tâm đến tình cảnh những di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico, Le Monde đưa tít lớn "Đài Loan : Cuộc chạy đua vũ trang quy mô của Trung Quốc". Ở các trang trong, thời sự quốc tế rất sôi động với tình hình Ukraine, bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan, căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Thụy My

Published in Quốc tế

Quân đội Ukraine tuyên bố giành được "chiến thắng đầu tiên" tại khu vực Bakhmut

Trọng Thành, RFI, 15/05/2023

Cuộc phản công của quân đội Ukraine tại khu vực thành phố Bakhmut đã gặt hái "thắng lợi đầu tiên", theo nhận định của tư lệnh Lục Quân Ukraine hôm 15/05/2023. Đây là lần đầu tiên một chỉ huy cao cấp của quân đội Ukraine tuyên bố giành "thắng lợi" tại Bakhmut. Trước đó, một số giới chức quân sự cấp thấp hơn của Ukraine chỉ nói đến một số "bước tiến".

uk1

Một chiến tăng của quân đội Ukraine gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 12/05/2023. AP - LIBKOS

Hãng tin Pháp AFP dẫn thông tin từ trang mạng của Bộ quốc phòng Ukraine, với phát biểu của tướng Oleksandr Syrsky, tư lệnh Lục quân : "Các lực lượng chúng ta tại khu vực Bakhmut đã có được thành công đầu tiên trong chiến dịch bảo vệ thành phố", là mục tiêu chiếm lĩnh của quân Nga từ mùa hè 2022. Tuy nhiên tướng Oleksandr Syrsky cũng nhấn mạnh đây mới chỉ là "thắng lợi ban đầu". Tư lệnh Lục quân Oleksandr Syrsky là người phụ trách chiến dịch phản công thành công tại vùng Kharkiv, đông bắc Ukraine, mùa thu năm ngoái, và cũng là người tổ chức chiến dịch bảo vệ thủ đô Kiev hồi đầu cuộc xâm lăng. 

Về chiến sự tại Bakhmut, báo chí Pháp dẫn một phát biểu của thứ trưởng quốc phòng Ukraine, Ganna Maliar, trên Telegram hôm qua, theo đó, "các lực lượng Ukraine đã chiếm lại được hơn 10 vị trí tại phía bắc và phía nam ngoại ô Bakhmut". Theo thứ trưởng quốc phòng Ukraine, chiến sự cũng diễn ra ngay trong nội ô Bakhmut. Trong một tuyên bố trước đó hôm 13/05, thứ trưởng quốc phòng Ganna Maliar cũng thừa nhận tình hình bên trong thành phố là "khó khăn hơn nhiều" so với các vùng ngoại vi. 

Moskva bác bỏ hoàn toàn các bước tiến của quân đội Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga hôm qua, 14/05, tuyên bố trên Telegram: "Các lực lượng Nga đã đẩy lùi tất cả các cuộc phản công của Ukraine"tại khu vực Bakhmut. 

Trọng Thành

***********************

Chiến tranh Ukraine : Nga thừa nhận rút quân khỏi nhiều vị trí ở thành phố Bakhmut

Trọng Thành, RFI, 13/05/2023

Moskva thừa nhận quân đội Nga phải rời khỏi nhiều vị trí tại thành phố Bakhmut là thông tin được nhiều hãng tin lớn của phương Tây đồng loạt loan tải chiều hôm 12/05/2023. Lãnh đạo công ty lính đánh thuê Nga Wagner – lực lượng chủ chốt của Nga trong chiến dịch tấn công Bakhmut từ nhiều tháng nay - nói đến một cuộc "tháo chạy" của quân chính quy Nga khỏi thành phố này.

uk2

Pháo binh Ukraine khai hỏa tại mặt trận Bakhmut, Donetsk, ngày 12/05/2023. AP - LIBKOS

Theo hãng tin Pháp AFP, lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin, trong một phát biểu được đưa lên các mạng xã hội hôm qua, khẳng định "các phòng tuyến đang tan vỡ. Mặt trận đang sụp đổ". Bình luận của lãnh đạo Wagner được ra ngay sau khi Bộ quốc phòng Nga tuyên bố đã tái bố trí lực lượng để chiếm lĩnh các vị trí phòng thủ vững chắc hơn ở phía bắc Bakhmut.

Ông chủ Wagner đã thẳng thừng bác bỏ cách diễn giải nói trên, khi khẳng định : "không thể gọi là tập hợp lại lực lượng, mà phải gọi là chạy trốn". Hãng tin Đức DW cho biết cụ thể, phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Nga, Igor Konashenkov, trong một thông báo ngắn hôm qua, đã công nhận sự rút lui của các đơn vị quân đội Nga khỏi nhiều vị trí phía bắc Bakhmut.

Cho đến đầu ngày hôm qua, Bộ quốc phòng Nga vẫn hoàn toàn phủ nhận các bước tiến của quân đội Ukraine tại Bakhmut. Moskva hôm qua cũng khẳng định đã đẩy lùi 25 đợt tấn công của Quân đội Ukraine, với khoảng 1.000 binh sĩ và 40 xe tăng, dọc theo phòng tuyến dài hơn 90 km tại mặt trận Soledar, gần Bakhmut (thị xã Soledar cách Bakhmut khoảng 15 km).

Về phía Ukraine, Reuters hôm nay chú ý đến phát biểu trên Telegram của phát ngôn viên mặt trận phía đông của Quân đội Ukraine, Serhiy Cherevaty, theo đó, chỉ trong ba ngày phản công vừa qua tại khu vực Bakhmut, các lực lượng Ukraine đã giành lại được 17,3 km². Lãnh đạo công ty Nga Wagner nói đến việc Nga mất 5 km² chỉ riêng trong ngày hôm qua, thứ Sáu 12/05.

Thành phố Bakhmut, diện tích hơn 40 km², với khoảng 70.000 dân cư trước chiến tranh, là mục tiêu chiếm lĩnh của Nga từ mùa hè năm ngoái. Theo thông tin của chính quyền Mỹ hồi đầu tháng 5/2023, đã có 20.000 lính Nga thiệt mạng riêng trong "chiến dịch mùa đông" của Nga ở vùng Donbass, miền đông Ukraine, trong đó chiến trường dữ dội nhất là Bakhmut.

Trọng Thành

**************************

Nga không thừa nhận Ukraine giành lại được một số nơi ở Bakhmut

Trọng Thành, RFI, 12/05/2023

Nhiều thông tin trái ngược về chiến sự đang diễn ra dữ dội tại thành phố Bakhmut, miền đông Ukraine. Sáng 12/05/2023, Ukraine thông báo đã tiến quân thêm 2 km tại khu vực ngoại vi thành phố, còn Bộ quốc phòng Nga thì phủ nhận các bước tiến của quân đội Ukraine tại chiến trường này.

uk3

Quân đội Ukraine bắn tên lửa Grad từ một địa điểm được cho là Bakhmut, Ukraine, ngày 09/05/2023. via Reuters – Ukraine Armed Forces Press Servi

Hãng tin Pháp AFP dẫn lại thông báo của Bộ quốc phòng Nga tối hôm qua, 11/05/2023, các tuyên bố được phổ biến trên các mạng Telegram cá nhân về việc nhiều vị trí dọc theo chiến tuyến (ở Bakhmut) bị quân Ukraine chọc thủng là "không đúng với thực tế". Trước đó, hôm thứ Tư 10/05, một quan chức quân đội Ukraine cho biết các đơn vị Nga đã phải rút khỏi một số vị trí gần Bakhmut.

Từ Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze cho biết thêm về thông tin trái ngược liên quan đến cuộc phản công dự kiến của quân đội Ukraine : 

"Trong khi tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tuyên bố với toàn thế giới rằng quân đội Ukraine vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng mở cuộc phản công, vốn được mọi người nói đến từ nhiều tháng nay, thì chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin, khẳng định tình hình trên thực địa là hoàn toàn khác, và ngược lại, cuộc phản công của Ukraine đã diễn ra dữ dội, đặc biệt là xung quanh Bakhmut, nơi chủ nhân công ty Wagner thừa nhận chịu nhiều tổn thất. 

Về phía các chuyên gia phương Tây, Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Hoa Kỳ xác nhận đã có một số cuộc phản công hạn chế và quân đội Ukraine đã giành một số thắng lợi xung quanh Bakhmut trong những ngày gần đây, nhưng không ghi nhận những bước tiến trên quy mô rộng hơn. 

Ở Kiev hiện không có thông tin nào lọt ra ngoài. Chúng ta nhớ rằng hồi tháng 9 năm ngoái, bộ Tổng tham mưu Ukraine đã áp dụng một chiến lược bảo mật thông tin tương tự ở Kharkiv, với những thành công mà chúng ta biết : cuộc phản công đã dẫn đến giải phóng toàn bộ vùng này".

Trọng Thành

**********************

Lực lượng Ukraine ở vùng Zaporijjia kiên nhẫn chờ lệnh phản công

Trọng Nghĩa, RFI, 12/05/2023

Bao giờ thì quân đội Ukraine sẽ tổng phản công giành lại những vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng ? Hôm 11/05/2023, chính tổng thống Volodymyr Zelensky đã phần nào trả lời khi ông xác định rằng quân đội Ukraine vẫn "cần thêm thời gian" trước khi tung ra một cuộc phản công trên quy mô lớn.

uk4

Lính Ukraine tại một trại huấn luyện tại vùng Zaporizhzhia, Ukraine, ngày 28/04/2023. Reuters – Stringer

Theo các nhà phân tích, chiến dịch đã được phía Ukraine chuẩn bị từ nhiều tháng qua, với vùng Zaporijjia có nhiều khả năng trở thành một hiện trường của cuộc tổng phản công. Hai đặc phái viên RFI Anastasia Becchio và Boris Vichith đã đến tận nơi tìm hiểu tình hình và đã có dịp tiếp xúc với viên chỉ huy một đội tình nguyện chuyên trách việc vận hành drone do thám :

Viên chỉ huy Ashot Arutiunian, đến từ một ngôi làng gần chiến tuyến, đã bị muộn vài phút so với giờ hẹn. Ông giải thích là đã phải tìm chỗ trú ẩn để tránh loạt bom chùm mà Nga dội xuống một nơi, theo ông chỉ có thường dân sinh sống.

Ông cho biết thêm là cách nơi đó xa hơn một chút, phòng tuyến của cả quân Nga lẫn quân Ukraine đều gần như bất động, một tình huống rất khó chịu cho cả hai bên.

Ông nói : "Tôi cho là ai cũng ngán ngẩm với tình trạng bất động này. Không ai thích điều đó, cả chúng tôi lẫn quân Nga. Đó là lý do tại sao mọi người đều mong rằng cuộc phản công sẽ diễn ra. Tuy nhiên, khi tôi ghé qua thủ đô Kiev và bị hỏi là khi nào thì phản công, tôi rất muốn đánh ngay vào mặt người hỏi. Bởi vì một cuộc phản công đồng nghĩa với việc người lính chỉ có một phần năm cơ may sống sót mà thôi. Đó là một nhiệm vụ rất khó khăn mà tôi đã trải nghiệm ở Kiev và Kherson. Công việc phòng ngự dễ dàng hơn. Vâng, tôi muốn thay đổi, tôi muốn kết thúc cuộc chiến này càng sớm càng tốt, nhưng tôi tin rằng giới lãnh đạo quân sự và chính trị biết rõ khi nào nên bắt đầu chiến dịch này, chứ không cần phải vội vã".

Nhờ các thông tin mà đơn vị điều khiển drone trinh sát của ông thu thập được, viên chỉ huy này đã có thể nắm được chính xác những gì đang xảy ra bên phía đối phương.

Ông nói : "Họ đã củng cố vị trí rất tốt. Họ có đủ thời gian, và đào công sự tốt hơn chúng tôi rất nhiều, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tôi phải ngả mũ thán phục cách họ đào bới".

Trong khi chờ đợi lệnh động binh, hai phe sẽ tiếp tục quan sát lẫn nhau thông qua các drone.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế
dimanche, 14 mai 2023 15:07

London chơi lớn nhất

Từ lâu, Kiev vẫn yêu cầu phương Tây cung cấp các loại vũ khí tấn công từ xa mà không được đáp ứng. Nhưng London đã phá lệ.

london01

Hiện nay Ba Lan đang giúp Ukraine cài đặt tên lửa Storm Shadow trên chiến đấu cơ Su-34

Để đáp trả những vụ tấn công từ xa của các tên lửa Nga vào các khu dân cư của Ukraine, London đã phá lệ và cung cấp tên lửa Storm Shadow cho Ukraine. Đây là loại tên lửa hạng nặng do Pháp, Anh cùng thiết kế, quân đội Pháp gọi là Scalp. Nó có thể bắn xa hơn 560 km và mang tới 450 kg thuốc nổ. Himars hiện nay của Mỹ viện trợ cho Ukraine chỉ bắn được 80 km và mang được vài chục kg thuốc nổ. Như các bạn đã biết Himars đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường Ukraine.

Storm Shadow có thể sẽ sớm kết thúc chiến tranh ?

Ukraine đã hứa không bắn sang lãnh thổ Nga, nhưng với vũ khí này thì tất cả các mục tiêu quan trọng của Nga trên đất Ukraine, như sở chỉ huy, kho súng đạn, chỗ tập trung quân đều phải ở xa mặt trận 250 km. Điều này thực sự gây khó khăn cho Nga khi phải điều hành cuộc chiến. Tất cả các mục tiêu trên bán đảo Crimea, cầu Kerch đều nằm trong tầm bắn. Mặc dù số lượng cung cấp cho Ukraine không được công bố nhưng theo số liệu công khai thì Anh có 800 quả này. Không những nó có thể bắn rất xa, bây giờ họ lại còn tuyên bố là có thể lắp những quả tên lửa này vào các máy bay cũ thời Liên Xô của Ukraine. Vậy các máy bay của Ukraine có thể lượn ở vùng an toàn gần mục tiêu rồi phóng đi rất xa.

Với tuyên bố này, Anh quốc là nước chơi lớn nhất trong việc giúp đỡ quân sự cho Ukraine. Nhắc lại là tháng 1, Anh đã công bố cung cấp 14 chiếc xe tăng hạng nặng hiện đại Challenger 2 cho Ukraine. Ngoài ra, Anh cũng tuyên bố đào tạo các phi công Ukraine để sử dụng các máy bay hiện đại của NATO, như Torpedo, F-16. Máy bay thì chưa có, nhưng trước tiên phải đào tạo phi công.

Bật mí cho các bạn biết là mấy quả tên lửa mà tôi nói trên nó có sức bay rất xa, sức công phá khủng khiếp và nói một cách khiêm tốn là mức độ tàng hình cao, hệ thống phòng thủ của Nga khó mà hạ được nó. Nga có hệ thống phòng thủ để trên tầu chiến hạm bất khả xâm phạm Moskva mà chỉ hai quả Neptune tự chế của Ukraine, chỉ to bằng bắp đùi đã làm cho Moskva về với Diêm Vương. Tuy nhiên mấy quả tên lửa Storm Shadow sẽ chưa được bắn ngay đâu vì Zelensky vừa mới tuyên bố trên BBC ngày thứ năm vừa qua là với những gì chúng tôi có, chúng tôi có thể phản công được rồi và chiến thắng, nhưng sẽ hao binh và điều đó chúng tôi không muốn. Chúng tôi cần thêm thời gian.

Lại cũng bật mí cho các bạn biết là ông Zelensky nói vậy để cho dân Ukraine bớt nóng lòng, cho quân Nga thêm hồi hộp hay nói để mà nói. Đánh nhau mà cứ nghe đối phương tuyên bố để biết ngày thì có mà đổ thóc giống ra mà ăn. Có khi mai bắn luôn, ai mà biết được. Trong khi đó, phía Nga lại đã tố cáo Ukraine đã bắn tên lửa này vào hai nhà máy dân sự ở Lugansk. Và gần đây, ngày 13/05, ngay trong lãnh thổ Nga, hai trực thăng chuyển quân Mi-8 và hai máy bay ném bom tiên tiến Su-34 và Su-35 bị bắn hạ tại Briansk, cách biên giới Ukraine 65 km.

Hoàng Quốc Dũng

(14/05/2023)

Published in Quan điểm
vendredi, 12 mai 2023 14:34

Tổng phản công từ đâu ?

Chắc các bạn đã từng nghe câu "Kỷ luật như quân đội". Tôi là người rất thích tự do và dân chủ nhưng tôi thấy một việc rất rõ ràng là trong quân đội không cần áp dụng dân chủ. Trong quân đội chỉ có mệnh lệnh và cấp chỉ huy phải chịu trách nhiệm về mệnh lênh của mình. Cấp dưới phải chấp hành.

bakhmut1

Nhiều dấu hiệu cho thấy tổng phản công có thể bắt đầu ở Bakhmut.

Tình hình Bakhmut ra sao ? 

Nữ ký giả Nga Anastasia Kashervarona, rất ủng hộ Nga đánh Ukraine gần đây đã đi "thị sát" tận nơi và đã buộc phải thốt lên những câu sau :

- Tất cả đều chống nhau.

- Thật đơn giản là không có phối hợp hành động. Lính Wagner rút khỏi một phía vì họ phải tấn công ở một phía khác nhưng binh đoàn 72 lại không biết. Binh đoàn 72 có pháo binh ở đó nhưng lại không có bộ binh tấn công và chính tại đó quân Hohol (từ miệt thị chỉ lính Ukraine) đã vượt qua được để tấn công.

- Tôi đã tìm mọi cách để tìm hiểu tình hình và được biết có rất nhiều cuộc cãi vã, chửi bới nhau hơn cả đàn bà. Thật đấy. Hai bên (ta) tìm cách chơi nhau. Quân Wagner tìm cách liên lạc với binh đoàn 72, nhưng binh đoàn 72 không trả lời. Bộ quốc phòng cấm binh đoàn 72 làm việc với Wagner. Wagner thì cũng rất kiêu. Không có sự chỉ huy thống nhất mà các bên phải nghe. Mất đoàn kết hoàn toàn và kẻ thù đã lợi dụng cái đó. Chúng ta có thể chiến đấu một cách đàng hoàng được không ? Có cần tôi gửi đến đó một cái thước để các vị biết được ai to hơn ai ?

Đấy là nữ ký giả, nhà báo Nga, ủng hộ Nga nhé. Đúng là một đám hỗn quân. Thể nào cả năm nay không chiếm nổi Bakhmut, một thành phố bé tý. Đây cũng là một đặc điểm quái dị của đội quân được mệnh danh đểu là thứ 2 thế giới. Wagner là một đội quân đánh thuê được Nga sử dụng vào một số nơi ở Châu Phi và đã đạt được một số thành công. Nó được Putin tạo ra để can thiệp vào các nước khác mà không mang danh chính thức nước Nga, vì đó là đội quân đánh thuê tư nhân. Nhưng rồi Putin phải dùng nó để đánh nhau ở Ukraine. Vai trò của Wagner càng ngày lớn vì quân Wagner đánh hay hơn nhiều quân chính quy. Chính vì vậy Wagner coi thường bọn chính quy. Để giảm thiểu vai trò của Wagner, quân chính quy tìm cách "chọc gậy bánh xe". Prigozhin đã nhiều lần lên mạng xã hội chửi bới quân chính quy, đặc biệt là nêu đích danh bộ trưởng quốc phong Shoigu và tư lệnh mặt trận tại Ukraine Gerasimov.

Đối với quân đội, kỷ luật là số 1. Chỉ huy phải thống nhất. Lệnh phải rõ ràng và phải phối hợp nhịp nhàng các binh chủng. Mặt trận Bakhmut là mặt trận chính hoàn toàn thiếu vắng những yêu cầu đơn giản nhất cho một thắng lợi. Điều này có thể giải thích tại sao, từ tháng 5 năm ngoái Putin đã đợi một chiến thắng cho lễ duyệt binh 9 tháng 5 mà không thấy đâu.

Binh đoàn cơ giới 72 của Nga là một binh đoàn hùng mạnh của Nga, chủ yếu là toàn quân tình nguyện, đã nhiều lần bị xóa sổ vì đã liên tiếp bị đánh bại và phải bỏ toàn bộ khí tài chạy lấy mạng tại các mặt trận Kharkiv và Kherson. Gần đây binh đoàn này đang bị đánh tơi tả ở Bakhmut. Quân Ukraine cách đây một hay hai hôm đã chiếm được 7,8 km2 ở phía tây nam Bakhmut. Có một đoạn video ghi lại hình cho thấy lính của binh đoàn này cầu xin UAV không thả lựu đạn và xin đầu hàng. UAV của Ukraine đã thả giấy hướng dẫn cách chạy đến địa điểm để đầu hàng. Thế là cả đám lũ lượt chạy sang "tị nạn" bên Ukraine. Đánh trận kiểu gì mà cứ hở ra là chạy đến điểm "chiêu hồi". 

Cùng đi đánh nhau, hay cùng nhau đi buôn mà đến lúc phải chửi nhau loạn xạ là một dấu hiệu vô cùng, vô cùng tồi tệ. Thời điểm giải tán chợ đã đến ! Đánh kiểu này mà cứ đợi chiến thắng ?

Putin đang mơ, giấc mơ đại đế. 

Viva Ukraina ! Slava Ukraina !

Nhiều dấu hiệu cho thấy tổng phản công có thể bắt đầu ở Bakhmut.

Hoàng Quốc Dũng

(12/05/2023)

Published in Quan điểm

Những ngày gần đây, nhiều phát biểu của các lãnh đạo Ukraine và phương Tây rộ lên một cách ồn ào như thể Ukraine đã sẵn sàng cho một cuộc phản công lớn trong ngày một ngày hai.

uk0

Hình chụp ngày 04/05/2023 : Một phi công Ukraine bên cạnh một chiến đấu cơ SU-25 tại một căn cứ ở phía đông Ukraine. AP - LIBKOS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Phần Lan hôm thứ Tư tuần trước tuyên bố rằng cuộc tấn công "sắp diễn ra". Trước đó hai hôm, bộ trưởng quốc phòng Oleksiy Reznikov khẳng định : "Chúng tôi đã sẵn sàng".

Một động thái bất thường khác, quân đội Ukraine thông báo lệnh giới nghiêm trong vòng 58 giờ bắt đầu từ tối ngày 05/05, tại Kherson, thành phố nằm ở cửa sông Dniepr mà Kiev đã lấy lại từ quân Nga hồi tháng 11/2022.

Trong khi đó, tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Milley, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo Foreign Affairs, cho biết : "Người Ukraine hiện có khả năng tấn công, họ có thể thực hiện các hoạt động tấn công và khả năng tự vệ của họ cũng đã được cải thiện đáng kể so với một năm trước".

Tất nhiên thời điểm, quy mô và các hướng tấn công chính vẫn còn là bí mật. Tuy nhiên, trước khi khởi sự, các bộ tham mưu của quân đội Ukraine được đề nghị "lên mô hình" sa bàn thực địa mặt trận và các vị trí của đối phương để tính toán sao cho có lợi về tương quan lực lượng trong các trận chiến bộ binh. Giới quân sự gọi giai đoạn này là "định hình" chiến trường. Cách đây hơn một năm trước, quân đội Nga dường như đã bỏ qua giai đoạn tiên quyết này khi mở chiến dịch tấn công vào Ukraine.

Để tăng cơ hội thắng cho mình khi tương quan về quân số bất lợi, quân đội Ukraine, được phương Tây cố vấn, rất chú ý về vấn đề này.

Chuẩn bị trận địa trước hết còn có nghĩa là làm mệt mỏi, suy kiệt tinh thần bằng cách kéo dài thời gian chờ đợi. Sự cảnh giác trên mặt trận của lính Nga được đặt trong tình trạng báo động cao độ quá lâu có thể bị suy giảm. Trong các chiến hào cũng như trước các màn hình radar, sự tập trung đã suy giảm cùng với thời gian. Phía Ukraine có lẽ cũng đang tung ra nhưng dấu hiệu giả để che giấu việc chuẩn bị, đánh lừa đối phương. Trong việc này, đã có những chiến dịch trên không gian mạng được tiến hành từ nhiều tháng qua.

Chiến dịch phá hoại hậu phương Nga

Trước khi phát động phản công, Quân đội Ukraine đã phải thu thập thông tin tình báo về các phòng tuyến của đối thủ. Thực địa chiến trường đã quen thuộc với quân Ukraine. Nhưng, từ nhiều tháng qua, quân Nga đã đào nhiều tuyến chiến hào và gia cố các vị trí của họ bằng phòng tuyến "răng rồng" hoặc cài mìn các lối vào. Những hệ thống phòng thủ như vậy được thiết kế để đơn vị quân xung kích của đối thủ phải đi theo một con đường như họ muốn dẫn vào một điểm chết để pháo binh có thể tiêu diệt. Trong vùng Zaporijia ở phía nam và phía bắc Melitopol, các tuyến phòng thủ như vậy đặc biệt nhiều.

Những thông tin tình báo từ nguồn vệ tinh, chủ yếu do người Mỹ cung cấp, đã đưa ra một bản đồ chính xác về hệ thống công sự của Nga. Những người xâm nhập vào hậu cứ của Nga cũng có thể cung cấp những chỉ dẫn hữu ích. Phía Ukraine phải mổ xẻ nghiên cứu những điểm yếu của đối thủ để xác định điểm tấn công.

Từ nhiều tuần qua, các chiến dịch phá hoại đã liên tiếp xảy ra trong các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Đầu tuần trước, các vụ đặt mìn đã nhằm vào hai đoàn tàu chở hàng trong vùng Biansk. Một vụ tấn công khác bằng drone đã đánh vào kho nhiên liệu ở Crimea. Các hành động như vậy diễn ra riêng lẻ, có ít tác động. Tuy nhiên, nó cũng giúp quân Ukraine làm mất ổn định hậu cần khiến Nga có thể phản ứng chậm trong trường hợp Ukraine mở tấn công. Ngược lại, Nga cũng tìm cách làm chậm các đợt tấn công của đối phương bằng cách tiến hành đánh phá các trục giao thông Ukraine.

Những giờ tấn công đầu tiên sẽ mang tính chất quyết định. Vì thế các chiến dịch đầu tiên sẽ phải nhằm vào mục tiêu là hệ thống radar, trung tâm chỉ huy để làm cho đối phương bị "mù". Các loại tên lửa chuyên dụng chống radar AGM8-8 Harm được Mỹ cung cấp sẽ đặc biệt hữu dụng ở giai đoạn này. Dường như không quân Ukraine đã được tăng cường thành công với chiến đấu cơ MiG-29. Nhưng để không quân Ukraine, vốn là mắt xích yếu, có thể cất cánh thì việc đầu tiên phải phá hủy hệ thống phòng không Nga. Về phần mình, không quân Nga từ một năm nay ít bị tổn thất, tiềm lực hiện vẫn còn rất mạnh. Để giải quyết sự yếu kém này, quân đội Ukraine có thể sẽ tìm cách chuyển đến gần mặt trận một số hệ thống phòng thủ được phương Tây cung cấp.

Nhanh chóng đạt mục tiêu

Để chuyển qua tấn công, quân đội Ukraine có 9 lữ đoàn được trang bị vụ khí khí tài của phương Tây, gồm : 230 xe tăng, 1.550 xe bọc thép đã được giao, như NATO đã thông báo. Kiev cho biết đã thành lập được 8 lữ đoàn tấn công. Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine sẽ quyết định tung bao nhiêu quân và sẽ mở bao nhiêu mặt trận tấn công.

Nhiệm vụ của đội quân Ukraine là chọc thủng hệ thống phòng thủ của quân Nga, đồng thời bảo vệ phần đất của mình. Theo lý thuyết về chiến lược quân sự thì cần phải có tương quan lực lượng ít nhất 3 đấu 1 mới có thể mở tấn công. Pháo binh Ukraine sẽ đóng vai trò quyết định trong việc phá vỡ tuyến phòng thủ của đối phương.

Để tiến quân, các đơn vị xe bọc thép sẽ phải cần đến hỗ trợ của công binh trong các chiến dịch đột phá khẩu, tức là tạo các cửa mở vào trong lòng đối phương. Nhưng điều quan trọng là quân Ukraine sẽ phải quản lý tốt kho khi tài đạn dược hiếm hoi của họ. Để bảo đảm chiến thắng, cuộc tấn công phải nhanh chóng đạt được mục tiêu.

"Có thể chỉ có một cách duy nhất để Ukraine tránh không bị dập nát trong những giờ đầu tiên của cuộc tấn công sắp tới đó là phải làm tê liệt bộ chỉ huy quân sự Nga và gây hoảng loạn trong dân Nga", chuyên gia về các vấn đề quân sự Franz-Stefan Gady viết trong một phân tích cho Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Chuyên gia này nhận định : "Các yếu tố như tính bất ngờ về chiến thuật, khả năng lãnh đạo trên chiến trường và tinh thần chiến đấu có thể sẽ mang tính quyết định trong 24 giờ đầu tiên của một cuộc tấn công".

Mặc dù mọi tập trung chú ý đều hướng về phía phía nam Ukraine, giữa Zaporijjia, Melitopol và Mariupol, nơi mà một cuộc tấn công có thể cắt đôi dải lãnh thổ mà Nga đã chiếm được đồng thời đe dọa bán đảo Crimea, nhưng Ukraine không bỏ mặt trận còn lại.

Tướng Syrskyi, tư lệnh lục quân Ukraine cho biết : "Chúng tôi sẽ tiếp tục trụ giữ Bakhmut" mặc dù dự báo và lời khuyên nên bỏ. Tại mặt trận này, đội quân đánh thuê của Yevgeny Prigozhin đến giờ vận chưa chiếm được hoàn toàn thành phố miền nam Ukraine. Thậm chí họ còn bị tổn thất nặng nề. Trên mạng Telegram, lãnh đạo của Wagner những ngày qua liên tục lên tiếng chỉ trích chỉ huy quân đội Nga và quả quyết rằng cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu rồi.

Từ một năm nay, 250 nghìn quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, theo tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Milley. Còn theo phát ngôn viên Nhà Trắng, có thể Nga đã mất 100 nghìn lính trong 5 tháng gần đây, trong đó có thể có 20 nghìn thiệt mạng. Ông John Kirby khẳng định : "Dự trữ quân sự và sức mạnh quân đội của Nga đã cạn kiệt". Nếu các con số nói trên chính xác thì tức là một trong những nhiệm vụ tiên quyết là làm suy yếu quân đội Nga đã hoàn thành. Cho đến lúc này tất cả vẫn dừng lại ở cuộc chiến cân não làm mất ổn định tinh thần.

Nicolas Barotte

Nguyên tác : Comment l’Ukraine prépare sa contre-offensive, Le Figaro, 03/05/2023 

Anh Vũ lược dịch

Nguồn : RFI, 10/05/223

Published in Diễn đàn

Phải chăng thủ phạm vụ drone tấn công điện Kremlin lại chính là Nga ?

Các tờ báo lớn ra tại Pháp ngày 05/05/2023 hầu như đều dành tựa lớn trang nhất cho các chủ đề thời sự Pháp, ngoại trừ La Croix tập trung trên lễ đăng quang của quốc vương Anh Charles III, hay Les Echos nói về vấn đề trí tuệ nhân tạo. Cho dù vậy, các diễn biến liên quan đến cuộc chiến Ukraine vẫn là đề tài rất được quan tâm, đặc biệt là các nghi vấn chung quanh vụ Nga cáo buộc Ukraine dùng drone mưu sát Putin.

drone1

Một bảng hiệu "cấm drone" được treo ở gần Quảng trường Đỏ, Moskva, Nga, ngày 03/05/2023. AP - Alexander Zemlianichenko

Trên trang nhất của mình, dưới hàng tựa nhỏ "Tấn công hay thao túng : Các nghi vấn về các vụ nổ trên điện Kremlin", Le Figaro ghi nhận là tác giả vụ tấn công kép bằng drone bay đêm mồng 2, rạng sáng mồng 3/5 nhằm vào điện Kremlin ở Moskva vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Tuy nhiên, điều được tờ báo nhấn mạnh là giả thuyết về một mánh khóe thao túng của Nga, "đội lốt" Ukraine để hành sự rồi vin vào đó để tung ra các cuộc trả đũa đánh vào Kiev đang khiến cho nhiều chính quyền phương Tây lo lắng.

Nhiều giả thuyết về vụ tấn công vào điện Kremlin

Trong bài giải mã bên trong mang tựa đề "Các câu hỏi về vụ drone nổ trên điện Kremlin", Le Figaro nhận định rằng vụ hai chiếc drone "tấn công" vào điện Kremlin là một giai đoạn mới trong cuộc chiến phức hợp giữa Ukraine và Nga, với những ngón đòn mà bên tung ra cố giữ trong tình trạng mập mờ.

Đối với Le Figaro, liên quan đến vụ drone tấn công vào điện Kremlin ở Moskva, để làm sáng tỏ sự cố này, cần phải phân tích các mảnh vỡ, xác định tầm hoạt động của thiết bị để biết nơi drone có thể cất cánh, thu thập thông tin tình báo để xác định kẻ điều khiển là ai… Điều này đòi hỏi một cuộc điều tra, và trong bối cảnh không có bằng chứng, bên nào cũng có thể buộc tội bên kia hoặc phủ nhận trách nhiệm.

Ukraine tuyên bố mình không phải là tác giả của vụ việc. Dù cuộc tấn công bộc lộ sự yếu kém trong hệ thống phòng không của Nga, và là một sự kiện có thể làm Moskva mất mặt, nhưng hành động tấn công điện Kremlin có nguy cơ phá vỡ kế hoạch phản công mà Ukraine đang chuẩn bị và khiến phương Tây khó chịu.

Các đối thủ trong nước của Vladimir Putin, không liên quan đến chính quyền Ukraine, cũng có thể là thủ phạm, nhưng điều đó có nghĩa là họ đã thoát khỏi sự giám sát của các cơ quan mật vụ Nga, hoặc là đã được các cơ quan này nhắm mắt làm ngơ để có thể lợi dụng một cuộc tấn công với thiệt hại hạn chế.

Chính Nga là tác giả ?

Rốt cuộc, theo Le Figaro, chính điện Kremlin có thể là tác giả dàn dựng cuộc tấn công, lợi dụng sự kiện này để gây nghi ngờ trong nội bộ phương Tây, động viên dư luận của chính mình hoặc thậm chí leo thang xung đột. Trong một bài viết trên trang mạng báo The Atlantic, nhà phân tích Tom Nichols cho rằng : "Nga đang sợ chiến dịch sắp diễn ra và họ muốn thay đổi tình thế ở trong và ngoài nước".

Theo Le Figaro, Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW của Mỹ đã lưu ý rằng Nga đã từng sử dụng thủ đoạn gọi là "đội lốt" hay "ném đá giấu tay" trong quá khứ để biện minh cho một số hành động nhất định. Trung tâm Kháng chiến Ukraine, một tổ chức phụ thuộc vào các lực lượng đặc biệt, đã khẳng định hôm qua rằng các binh sĩ Nga đã nhận được "quân phục Ukraine" để thực hiện các hành động khủng bố giả ở khu vực Kursk và Bryansk. Tại Moldova, các phương tiện truyền thông thân Nga đang lan truyền tin đồn về sự xâm nhập của Ukraine vào Transnistria từ ngày 9/5…

Ba điểm bất thường trong vụ nổ trên điện Kremlin

Ngay trên trang nhất của mình, trong một hàng tựa nhỏ, Le Monde nói đến : "Những vụ nổ bí ẩn bên trên điện Kremlin". Tờ báo nêu bật : "Moskva khẳng định đã bắn hạ 2 chiếc drone Ukraine nhắm vào trung tâm quyền lực của Nga, Kiev phủ nhận mọi liên can".

Trong bài "Moskva tố cáo Kiev là đã tấn công điện Kremlin", Le Monde nêu bật nhiều yếu tố bất thường liên quan đến vụ nổ, đặc biệt là lời khẳng định của chính quyền Nga theo đó Ukraine đã "mưu toan ám sát" tổng thống Putin.

Tờ báo Pháp trước hết ghi nhận việc Moskva rầm rộ tung tin về vụ tấn công, trái ngược hẳn với thông lệ thường thấy là che giấu sự thật khi nhược điểm hay sai sót của mình bị phơi bày, như trong vụ soái hạm Moskva bị phá hủy vào tháng 4/2022 chẳng hạn. Lần này, điện Kremlin đã nhanh chóng đề cập đến một "cuộc tấn công khủng bố" và một "âm mưu ám sát tổng thống", cho biết là một cuộc điều tra đã chính thức được mở về tội khủng bố "liên quan đến nỗ lực tấn công nơi ở của tổng thống Nga ở điện Kremlin".

Yếu tố bất thường thứ hai là phản ứng của Ukraine, với việc Kiev nhanh chóng đưa ra những lời phủ nhận kiên quyết, trái ngược hẳn với các phản ứng mập mờ thường được sử dụng trước đây, khi bị tố cáo tấn công vào lãnh thổ Nga.

Theo Le Monde, phản ứng bất thường của Kiev cũng dễ hiểu vì những vụ tấn công trực tiếp vào các nhà lãnh đạo cho đến nay vẫn là một lằn ranh đỏ. Nếu tổng thống Ukraine Zelensky từng khẳng định rằng ông đã thoát khỏi một số vụ ám sát trong những tuần lễ đầu tiên của cuộc xâm lược, thì cho đến giờ các cơ quan đầu não của Ukraine như phủ tổng thống hoặc trụ sở quốc hội vẫn chưa phải hứng chịu các cuộc oanh kích.

Yếu tố bất thường thứ ba, theo Le Monde, là phản ứng quá kém của hệ thống phòng không Nga, trên nguyên tắc phải rất hùng hậu, tối tân và hiệu quả trong việc bảo vệ thủ đô Nga. Sự kiện các chiếc drone lặng lẽ đi dọc theo trục đường huyết mạch chính của Moskva là Tverskaya để đến điện Kremlin mà không bị phát hiện rõ ràng là một sự sỉ nhục đối với Quân đội Nga.

Le Monde tự hỏi : Phải chăng vì vậy mà khi đề cập đến vụ tấn công, các kênh truyền hình lớn tại Nga đã hạn chế việc chiếu hình ảnh của các vụ nổ.

Mỹ cũng bị Nga tố cáo !

Ngoài Ukraine, Nga cũng lớn tiếng tố cáo Mỹ về vụ tấn công điện Kremlin, điều đã bị Washington bác bỏ.

Theo Le Figaro, phát ngôn viên của tổng thống Nga Dmitry Peskov hôm qua, thứ Năm 04/05 đã đoan chắc rằng Hoa Kỳ đứng sau chiến dịch tấn công vào điện Kremlin. Nhân vật này khẳng định : "Quyết định về các cuộc tấn công như vậy không được đưa ra ở Kiev, mà ở Washington".

Nhà Trắng đã lập tức bác bỏ lời tố cáo của điện Kremlin, nhắc lại rằng Mỹ đã từng nói rõ với Ukraine là Washington "không khuyến khích hoặc góp phần vào các cuộc tấn công bên ngoài lãnh thổ Ukraine".

Về phần mình, tướng Milley, tổng tham mưu trưởng lực lượng võ trang Hoa Kỳ cũng từng xác định rằng "Nga không muốn chiến tranh với NATO hoặc Hoa Kỳ, và NATO và Hoa Kỳ không muốn chiến tranh với Nga… Ukraine chắc chắn cũng không muốn một cuộc chiến tranh quy mô trên lãnh thổ của mình".

Trong bài "Xung đột ở Ukraine leo thang", báo Les Echos cũng ghi nhận việc Moskva cáo buộc Washington là chủ mưu của cuộc tấn công vào Điện Kremlin. Tuy nhiên, nhật báo kinh tế Pháp thấy rằng Nga không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc của mình. Nga cũng tuyên bố sẵn sàng "trả đũa", nhưng lại không nêu rõ cách thức như thế nào hay đối tượng trả đũa là ai.

Ukraine đã bắt đầu bước "bày binh bố trận" để phản công

Cũng liên quan đến tình hình Ukraine, các báo tiếp tục chú ý đến cuộc phản công ngày càng được cho là sắp diễn ra của lực lượng Kiev nhằm đánh bật quân Nga khỏi các vùng mà họ đã tạm chiếm.

Trong bài phân tich mang tựa "Các vụ tấn công trên lãnh thổ Nga : Chiến dịch phản công của Ukraine đang hình thành như thế nào", Libération ghi nhận là trong vài ngày qua, càng lúc càng có nhiều cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga, ở vùng giáp giới Ukraine và Crimea, đến mức mà bộ ngoại giao Nga hôm qua đã phải công nhận rằng "các hoạt động khủng bố và phá hoại" đang diễn ra ở "quy mô chưa từng có".

Đối với Điện Kremlin, tác giả của những hành vi này hiển nhiên là Ukraine, còn về phần mình, Kiev như thường lệ, đã không nhận mình là tác giả của bất kỳ hành động nào.

Cho dù vậy, các chuyên gia phân tích được Libération trích dẫn đều cho rằng các cuộc tấn công gần đây trên lãnh thổ Nga là dấu hiệu báo trước cuộc phản công của Ukraine, với giai đoạn chuẩn bị, coi như đã hoàn thành, trong lúc giai đoạn kế tiếp là "bày binh bố trận" có thể là đã bắt đầu được tiến hành.

Theo sử gia quân sự Michel Goya, hiện nay rất khó để nói liệu chiến dịch đã bước vào giai đoạn "định hình" (thuật ngữ tiếng Anh là shaping) tức là bày binh bố trận hay chưa, và phải quan sát thêm các động thái của quân đội Ukraine mới có thể khẳng định điều này.

Điều đó cũng không chắc chắn đối với Stéphane Audrand, chuyên gia tư vấn về rủi ro quốc tế, vốn đã cho rằng cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu giai đoạn "định hình". Theo chuyên gia này, "việc đưa pháo Himars chính xác của Mỹ trở lại chiến trường giúp nó có thể bắn xa hơn vào lãnh thổ Nga", là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cuộc phản công đã bước vào giai đoạn bày binh bố trận.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Từ cuối tuần qua, gần như mỗi ngày đều xảy ra một vụ tấn công bằng drone hoặc phá hoại trên lãnh thổ Nga, chủ yếu nhắm vào các kho xăng dầu. Điều này cho thấy Nga đang hứng chịu sức ép và đòn trả đũa vào lúc Moskva chuẩn bị kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức 09/05/2023. Sự kiện này luôn được tổng thống Vladimir Putin sử dụng để cổ vũ tinh thần dân tộc và biện minh cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" để giải trừ "phát xít" ở Ukraine.

uk1

Lính bắn tỉa của quân đội Ukraine ở gần Bakhmut, Ukraine, ngày 02/05/2023. AP - Libkos

Vụ tấn công bằng drone vào kho dầu ở Crimea vào cuối tuần trước đã mở màn cho hàng loạt "hoạt động phá hoại", cùng lúc là trận oanh kích vào một ngôi làng Nga ở vùng biên giới Briansk. Trong hai ngày tiếp theo 1 và 2/5 là vụ tấn công hai đoàn tầu chở hàng cũng ở tỉnh biên giới Briansk, làm người ta liên tưởng đến "chiến dịch đường tầu" trong Thế Chiến II. Cũng trong ngày 1/5, một đường dây điện ở một ngôi làng gần Saint-Peterburg, cách xa Ukraine, bị chất nổ phá. Chưa hết, trong đêm 2 rạng sáng 3/5 đã xảy ra vụ hỏa hoạn ở một kho xăng dầu khác tại một làng Nga gần bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập.

Vụ mới nhất là vụ Kremlin cáo buộc Kiev âm mưu "tấn công khủng bố" bằng drone vào điện Kremlin và "ám sát tổng thống Putin", nhưng phía Ukraine đã cực lực phủ nhận, còn phương Tây tỏ ra thận trọng. Sau mỗi "hành động phá hoại", Moskva trả đũa bằng tên lửa vào nhiều thành phố ở Ukraine, thường vào ban đêm và nhắm vào các công trình dân sự, nơi tập trung đông người.

Tấn công các mục tiêu chiến lược làm suy yếu phòng thủ Nga

Có thể thấy thời điểm xảy ra hoạt động "phá hoại" trùng với thông báo của Ukraine là đã hoàn tất quá trình chuẩn bị cho chiến dịch phản công mùa xuân nhằm chiếm lại những vùng bị Nga chiếm đóng. Giờ chỉ còn chờ vào bộ chỉ huy quyết định phản công "như thế nào, ở đâu và lúc nào", theo bộ trưởng quốc phòng Ukraine.

Trên trang mạng của tuần báo L’Express, tướng Pháp Dominique Trinquand nhấn mạnh đến "ý đồ tấn công những mục tiêu chiến lược. Người Mỹ vẫn dùng cụm từ "định hình chiến trường" (shape the Battlefield) để nói về các mục tiêu như hậu cần hay bộ chỉ huy bị tấn công". Thông qua những chiến dịch phá hoại đó, Ukraine muốn làm suy yếu hệ thống phòng thủ Nga.

Thực vậy, lực lượng Nga không thể bảo đảm sự hiện diện mạnh mẽ trên một mặt trận dài hơn mặt trận phía tây thời Thế Chiến I (khoảng 900 km). Vào lúc quân Ukraine sẽ phải chọc thủng một phòng tuyến thì quân Nga gia tăng phòng thủ. Theo tướng Dominique Trinquand, Nga "có ba tuyến phòng thủ sâu 120 km đầy hào, bãi mìn và "răng rồng" (các khối bê tông được dựng chống tăng). Quân Nga cũng phải chuẩn bị lực lượng, có thể phản công nếu Ukraine chọc thủng tuyến phòng thủ".

Đánh đòn tâm lý dân Nga

Mục tiêu tiếp theo là làm suy yếu tinh thần của chính quyền Moskva và người dân Nga. Trái ngược với thái độ"lạc quan" của truyền thông Nhà nước khi liên tục thông báo các cuộc không kích gây tổn hại cho quân đội Ukraine, những phát biểu của chủ tập đoàn lính đánh thuê Wagner, khi trả lời một blogger nổi tiếng Nga trên kênh Telegram hôm 30/04, lại cho thấy không khí "bi quan" hơn. Prigozhin dọa bỏ Bakhmut nếu không được cung cấp đạn dược và dự báo cuộc phản công của Ukraine sẽ là "thảm kịch" cho Nga.

Trên thực tế, "lực lượng Nga đã bị suy giảm và chúng ta thấy điều đó ở Bakhmut". Tướng Dominique Trinquand phân tích : "Quân đội Nga theo chiến lược gặm nhấm bằng cách sử dụng pháo binh và bộ binh. Nga đã mất rất nhiều xe bọc thép và khả năng phản công của Nga nay bị hạn chế".

Ngoài ra, những chiến dịch phá hoại diễn ra ít ngày trước Ngày Chiến thắng 9/5 còn làm xước lớp sơn "một đất nước an toàn" mà tổng thống Putin vẫn cố bảo vệ. Rất nhiều địa phương đã hủy lễ diễu binh do các mối đe dọa ở mức cao, dù Nga thông báo vẫn duy trì sự kiện ở Moskva và "cơ quan tình báo Nga sẽ cố hết sức bảo đảm an ninh", theo phát biểu của người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov.

Nhà phân tích Andrei Kolesnikov, thuộc trung tâm Carnegie, nhận định với AFP : "Những sự cố (xảy ra vào ngày 9/5) là điều không mong muốn, vì chúng sẽ làm đảo lộn việc thực hiện các mục tiêu của Moskva về tuyên truyền và làm giảm cảm giác an toàn" trong dân. Từ khi lên cầm quyền, tổng thống Putin vẫn nhân Ngày Chiến thắng phát xít để cổ vũ tinh thần dân tộc. "Đó là chất gắn kết duy nhất đoàn kết dân tộc", theo ông Andrei Kolesnikov. Từ khi xâm lược Ukraine, ông Putin muốn dân Nga tin rằng "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine là sự kéo dài của cuộc chiến chống Adolf Hitler, nhằm giải trừ "tân phát xít" ở Ukraine.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Ukraine chuẩn bị phản công : được ăn cả, ngã về không

Le Figaro nhận định cuộc chiến sẽ chuyển sang một bước ngoặt quyết định trong những tháng tới. Áp lực khủng khiếp đang đè nặng lên vai những nhà lãnh đạo ở Kiev. Định mệnh Ukraine được định đoạt trong chiến dịch này, vì sẽ không có cơ hội thứ hai.

phancong1

Các chiến binh Ukraine nơi chiến hào ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 28/04/2023. Reuters - Stringer

Le Monde hôm nay chạy tựa "Khí hậu dưới mối đe dọa El Nino quay lại", Libération dẫn lời một chuyên gia GIEC phê phán "Có sự cách biệt giữa cam kết và hành động". La Croix báo động "Mai đây, tất cả mọi người đều bị dị ứng" vì biến đổi khí hậu. Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc Bộ Tài chánh mở đường cho việc tăng lãi suất tiết kiệm, còn Le Figaro đưa tít lớn "Ukraine chuẩn bị cuộc phản công".

Đòn tâm lý khiến quân Nga mệt mỏi

Trước khi tung ra cuộc tổng tiến công mà thời điểm và quy mô được giữ bí mật, quân đội Ukraine sẽ phải chuẩn bị thực địa. Những tuyên bố được dồn dập được đưa ra. Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định cuộc phản công "sắp diễn ra", bộ trưởng quốc phòng Oleksiy Reznikov cho biết "Chúng tôi đã sẵn sàng". Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Milley nói "Ukraine nay có thể tấn công". 

Nhưng trước đó, cần phải có những hoạt động mà giới quân sự gọi là "shaping" để tạo lợi thế cho những trận đánh trên bộ. Trước hết là làm đối thủ mệt mỏi khi phải chờ đợi kéo dài. Trong chiến hào hay trước màn hình radar, sự chú ý của người lính giảm dần theo thời gian. Kiev cũng tung hỏa mù để che giấu các hoạt động, thu thập tin tức phía địch.

Những giờ đầu quyết định chiến trường

Tuy lực lượng quen thuộc địa hình, nhưng từ nhiều tháng qua quân Nga đã đào nhiều chiến hào và tăng cường bằng các khối bê-tông gọi là "răng rồng", gài mìn các tuyến đường nhằm dẫn dụ đối phương vào một "kill box", nơi sẽ bị tập trung oanh kích. Đặc biệt là tại Zaporijjia và Melitopol. Nhưng thông tin từ vệ tinh do Mỹ cung cấp giúp có được một bản đồ phòng thủ cụ thể, cộng thêm tin tình báo từ hậu cứ, Ukraine có thể tìm ra những điểm yếu để tấn công. Tại những vùng bị chiếm đóng, gần đây có những hoạt động đánh vào hậu cần như tấn công vào hai toa tàu hàng ở Briansk, một kho xăng dầu ở Crimea....

Những giờ phút đầu tiên mang tính quyết định. Mục tiêu đầu tiên là các radar, sở chỉ huy để "làm mù mắt" đối thủ, bằng hỏa tiễn chống radar AGM8-8 Harm của Mỹ trang bị cho MiG-29, nhưng trước đó phải diệt được phòng không Nga. Quân đội Ukraine hiện có 8 lữ đoàn trang bị vũ khí phương Tây : 230 xe tăng, 1.550 thiết giáp đã được giao. Lực lượng xe bọc thép muốn đột phá phải được pháo binh yểm trợ, nhưng hiện Kiev có rất ít đạn pháo.

Theo chuyên gia quân sự Franz-Stefan Gady, cách duy nhất để thành công là gây tê liệt bộ chỉ huy ngay trong những tiếng đồng hồ đầu tiên, tạo hoảng loạn cho người Nga. Những yếu tố như tính bất ngờ, cách chỉ huy trên trận địa và tinh thần chiến sĩ rất quan trọng. Mọi chú ý đổ dồn vào miền nam, giữa Zaporijjia, Melitopol và Mariupol : một cuộc tấn công có thể cắt làm đôi khu vực bị Nga chiếm đóng và đe dọa Crimea. Tướng Syrskyi, chỉ huy lục quân Ukraine cho biết bên cạnh đó vẫn tiếp tục giữ Bakhmut, tiêu diệt Wagner. Từ một năm qua, theo tướng Milley, 250.000 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến.

Dân làng giới tuyến chờ đợi cuộc phản công

Trong khi đó, tại những làng mạc bị máy bay Nga tàn phá ở gần tiền tuyến, người dân chờ đợi cuộc phản công của quân đội Ukraine. Từ đầu cuộc xâm lược, hai làng Orikhiv và Mala Tokmachka đã phải hứng chịu tất cả các loại vũ khí trong chiến tranh : hỏa tiễn, pháo đủ cỡ, drone, đại bác bắn đi từ xe tăng, rốc-kết Smerch và Ouragan, bom quy ước, kể cả bom phốt-pho làm những ngôi nhà cháy bừng bừng như lò lửa.

Và từ vài tuần qua có thêm những quả bom do phi cơ tiêm kích Nga thả xuống với nhịp độ chưa từng thấy, biến nơi đây thành những ngôi làng ma. Chỉ còn khoảng 300 dân so với 14.000 người trước chiến tranh, 80% nhà cửa đã hư hại, ban đêm họ ngủ dưới hầm. Làng không còn điện và khí đốt, nhưng lắp đặt được một phông-tên nước. Những chiếc Sukhoi 35 bay rất cao, oanh kích bằng loại bom có cánh, tuy không thật chính xác nhưng có sức công phá lớn, chứa lượng chất nổ từ 500 ký đến 1 tấn.

Phát ngôn viên Không quân Iouri Ignat nói với đặc phái viên Le Figaro, mỗi ngày Nga thả xuống trên 20 quả và con số sẽ còn tăng lên. Trong khi đó số hỏa tiễn S-300 còn lại đang cạn kiệt dần, hai đơn vị Ukraine được trang bị hỏa tiễn Patriot của Mỹ, thì một phải bảo vệ Kiev, còn lại phụ trách tuyến đầu kéo dài đến 800 kilomet. Tuy không thể quân bình nổi, lực lượng Ukraine cũng chờ đợi hệ thống phòng không Mamba do Pháp và Ý sản xuất.

Áp lực đặt nặng lên các nhà lãnh đạo Kiev

Trong bài xã luận "Được ăn cả ngã về không" (tạm dịch), Le Figaro nhận định cuộc chiến sẽ chuyển sang một bước ngoặt quyết định trong những tháng tới. Áp lực khủng khiếp đang đè nặng lên vai những nhà lãnh đạo Ukraine. Đã đến lúc phản công để giành lại các lãnh thổ bị chiếm đóng.

Mùa đông đi qua, kẻ xâm lăng vẫn chưa chiếm được Bakhmut lẫn Avdiivka, và còn phải rút chạy khỏi Kherson từ tháng 11. Nhưng quân Nga cố thủ phía sau 800 kilomet công sự, cuộc chiến được thấy trước là rất khó khăn. Có những nơi đến ba lớp phòng thủ : bãi mìn và rào chắn bê-tông, chiến hào cho lính, chiến hào chống chiến xa. Thời gian không có nhiều, chỉ bốn hoặc năm tháng tới, nếu không có được đột phá sẽ bị sa lầy lâu dài ở miền đông như hồi năm 2014. Định mệnh Ukraine được định đoạt trong chiến dịch này, vì sẽ không có cơ hội thứ hai. Trong trường hợp thất bại hay không thay đổi được tình hình, sự ủng hộ từ bên ngoài có thể giảm sút, trong khi hiện vẫn chưa đủ để tiến hành một chiến dịch dài hơi.

Kịch bản tốt nhất mà tổng thống Volodymyr Zelensky có thể hy vọng là đánh mạnh ngay từ đầu để gây hoang mang cho địch và để các đồng minh thấy được tia hy vọng chiến thắng và tiếp tục yểm trợ. Các vụ phá hoại ở hậu cứ Nga nằm trong mục đích này, vụ hai chiếc drone tấn công vào Kremlin, nếu từ phía Kiev cũng vậy, và dù sao cũng cho thấy tiềm năng leo thang của cuộc chiến. Tướng Pháp Olivier Kempf cho rằng trong lúc Ukraine chỉ giữ được 5% thành phố Bakhmout, cuộc tấn công này nhằm cân bằng các tin tức xấu đồng thời gây căng thẳng trước cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ngày 09/05, ngày lễ quan trọng nhất ở Nga, và phá tan tâm trạng hoài nghi nơi phương Tây.

Pháp tập trận Orion 23 với kịch bản tương tự Ukraine

Cuộc xâm lăng Ukraine khiến các nước Châu Âu phải nâng cao cảnh giác. Le Monde cho biết "Pháp luyện tập để đối phó với chiến tranh cường độ cao", Libération mô tả "Orion 23, tập trận thật cho một cuộc chiến giả định". Được bắt đầu từ tháng Hai, cuộc tập trận sẽ kết thúc vào ngày 05/05. Từ giữa tháng Tư, "Orion 23" bước vào giai đoạn mãnh liệt nhất với 12.000 quân nhân, 2.600 xe quân sự trong đó có 400 thiết giáp, mấy chục phi cơ, các drone, xe tăng… tại vùng bình nguyên Grand-Est trên một diện tích 400 kilomet bề ngang, 250 kilomet bề dọc. Đây là cuộc tập trận lớn nhất được Pháp tiến hành kể từ 30 năm qua, nhằm chứng tỏ khả năng chống lại một đối thủ ngang sức trong một cuộc chiến tranh quy mô.

Cho dù giới quân sự nói rằng "Orion" đã được vạch ra từ 2021, nhưng kịch bản rất giống chiến tranh Ukraine : một Nhà nước tên là "Arnland" kêu cứu vì bị nước láng giềng "Mercure" xâm lược. Pháp cùng với Anh, Bỉ, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Hy Lạp cần phải chận đứng, gây thiệt hại nặng khiến quân địch không còn cách nào khác là phải thương lượng. Lại càng giống hơn khi quân Mercure có cả lực lượng dân quân tên là "Tantale", gợi nhớ đến lính đánh thuê Wagner. Kẻ thù cũng không ngần ngại dùng các loại vũ khí bị phương Tây cấm như khí độc, mìn cá nhân, khiến các chiến sĩ phải sử dụng các phương tiện chống phóng xạ, sinh học và hóa học, có những trạm y tế tiền phương.

Tuy một phần được thực hiện qua máy tính, với 75.000 quân đồng minh (quân xanh) ảo và 45.000 quân Mercure (quân đỏ) ảo, lần đầu tiên kể từ 1987 sự kiện diễn ra trên thực địa có dân, bên ngoài các cơ sở huấn luyện. Các binh sĩ trang bị vũ khí nhẹ dùng đạn mã tử, số khác dùng tia laser, lựu đạn khói, hỏa tiễn được máy tính mô phỏng. Tác chiến cần đến logistic : đông đảo những đoàn xe tải, trạm phẫu thuật dã chiến, kho lạnh giữ xác, cơ sở sửa chữa và tiếp liệu. Chỉ riêng giai đoạn 4 của cuộc tập trận đã huy động số nhiên liệu bằng ba hồ bơi Olympic, 50.000 khẩu phần và 120 mét khối nước uống được tiếp tế từ hậu cứ.

Để các sĩ quan đặt mình vào tình huống thực, tại bộ chỉ huy 120 quân nhân ngày đêm theo dõi sát diễn tiến đôi bên. Chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh đa diện, mỗi quân đội còn sở hữu những đơn vị đặc biệt chống tin giả và tấn công tin học. Có cả các chương trình thời sự truyền hình giả để trấn an thường dân. Hoa Kỳ đã đi trước rất xa : mỗi năm tổ chức năm, sáu cuộc tập trận có quy mô tương đương Orion ; còn Pháp dự kiến sẽ lại tập luyện mỗi ba năm.

Cuộc xâm lược lặng lẽ ở Thượng Karabakh

Tại Châu Âu còn có một cuộc xung đột khác ít được để ý. Đặc phái viên Libération tại Armenia nhận thấy "ở Thượng Karabakh, mọi người đều nghĩ rằng chiến tranh sẽ lại bắt đầu vào ngày mai". Con đường duy nhất nối Thượng Karabakh với phần còn lại của Armenia đã bị Azerbaijan phong tỏa từ tháng 12/2022, và nay tình hình còn nguy khốn hơn khi Bakou đặt thêm trạm kiểm soát để chận việc đi đường vòng. Tuyến đường chiến lược này được lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga canh gác nhưng vô hiệu quả. Người dân của bốn ngôi làng nay trở thành tù nhân.

Trước bối cảnh căng thẳng này, ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna đã đến thăm cả hai nước để cố thuyết phục ngồi vào bàn đàm phán. Trong khi chờ đợi, Azerbaijan gặm nhấm thêm vài cây số lãnh thổ Armenia, sau khi bất ngờ tấn công vào 30 làng biên giới và chiếm được 150 kilomet vuông hồi tháng 9/2022. Tại làng Vagatur bị cắt làm đôi bằng biên giới mới, có những gia đình bị chia cách, người dân luôn lo sợ một buổi sáng bừng con mắt dậy, thấy lá cờ Azerbaijan phấp phới ngay trong vườn nhà.

Thụy My

Published in Châu Á