Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thế giới có thể giảm mức độ lệ thuộc vào dầu khí của Nga, nhưng sẽ khó hơn để tìm các nguồn cung cấp thay thế lúa mì, ngũ cốc của Nga. Vladimir Putin từ 20 năm nay đã xem nông phẩm là một công cụ phục hồi vị trí hàng đầu trên sân khấu quốc tế cho Moskva từ sau khi Liên Xô sụp đổ. 

   luami1

            Một cánh đồng lúa mì của Ukraine, tại Melitopol vùng Zaporijjia. Ảnh chụp ngày 14/07/2022. © Andrey Borodulin/AFP

"Từ 20 năm nay Nga luôn xem lúa mì, cũng như dầu hỏa và khí đốt là những lá chủ bài để tỏa sáng trên sân khấu quốc tế. Bối cảnh chiến tranh Ukraine trong những tháng gần đây lại càng củng cố thêm cho điều này : Moskva không ngần ngại uy hiếp các quốc gia lệ thuộc nhiều vào nông phẩm Nga rằng nếu chỉ trích gay gắt chiến dịch quân sự của ông Putin ở Ukraine, thì nguồn cung cấp lương thực thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng".

Sébastien Abis, tác giả cuốn Géopolitique du Blé - Địa Chính Trị và Lúa Mì, Nhà xuất bản Armand Colin ghi nhận như trên. Ông là giám đốc Club Demeter, một tổ chức quy tụ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong cuốn sách mới phát hành hồi tháng 2/2023, tác giả nhắc lại "cả thế giới tiêu thụ lúa mì (…) nhưng chỉ có 15 nước là các nguồn cung cấp chính, nắm giữ 80% sản lượng để nuôi sống nhân loại". Nga là một trong số 15quốc gia đó.

Nga đang nắm giữ chìa khóa nuôi sống nhân loại

Trên trái đất có 220 triệu hec-ta trồng lúa mì, tương đương với 15% đất trồng trọt, để nuôi sống 8 tỷ miệng ăn, bảo đảm đến 20% calo, tức là năng lượng cho cơ thể, là không nhiều. Do vậy, đương nhiên, lúa mì trở thành một loại "vũ khí phục vụ các mục tiêu chính trị, ngoại giao và địa chiến lược".

Hiện tại, Nga sản xuất từ 75 triệu đến 85 triệu tấn lúa mì một năm, tương đương với từ 10 đến 12% sản lương toàn cầu và 50% trong số đó là để xuất khẩu. Chỉ một mình nước Nga cung cấp hơn 1/5 lúa mì nuôi sống nhân loại và thu về hàng năm từ 10 đến 12 tỷ đô la ngoại tệ nhờ lúa mì.

Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ là hai khách hàng "nặng ký nhất" của Nga. Trong bảng xếp hạng về nhập khẩu lùa mì, Cairo dẫn đầu thế giới và Nga là nhà cung cấp đến 80% lúa mì cho Ai Cập. Còn Ankara mua lúa mì của Nga để xay ra thành bột và chế tạo mì sợi. Thổ Nhĩ Kỳ nhờ lúa mì của Nga, mở rộng ảnh hưởng với Trung Đông và Châu Phi.

Theo thẩm định của chuyên gia Abis, 27 quốc gia trên thế giới với khoảng 770 triệu dân, phụ thuộc đến hơn 50% vào lúa mì của Nga và Ukraine. Năm 2020, 85% nhập khẩu lúa mì của Liban đến từ Ukraine và Nga. Liban đang rơi xuống vực thẳm kinh tế, cuối tháng 12/2022 Beyrouth báo động "dự trữ lúa mì chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa trong vỏn vẹn một tháng" vào lúc mà đồng tiền quốc gia mất giá, lạm phát tăng 200% so với trước chiến tranh Ukraine.

Nếu như Châu Âu bị chỉ trích đã quá lệ thuộc vào dầu khí của Nga, thì trên thị trường ngũ cốc, Trung Đông và Châu Phi gần như là đã đặt trọn niềm tin vào Moskva. Nga độc quyền cung cấp 100% lúa mì cho Somalia, Bénin. 80% nhu cầu tiêu thụ nội địa của Ai Cập nằm trong tay các nhà sản xuất Nga. 

Vũ khí của Nga để chống Ukraine

Do vậy dễ hiểu khi mà điện Kremlin xem ngũ cốc là một công cụ phục vụ trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine. Trước hết là để bóp ngẹt kinh tế đối phương : từng là vựa lúa mì của Liên Xô, năm 2021, ngành nông nghiệp đem về 28 tỷ đô la cho Ukraine, tương đương với hơn 40% kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, và chỉ nội một lĩnh vực này chiếm 10% GDP của Ukraine. Ngoài lúa mì, Ukraine bảo đảm đến 50% nhu cầu trên thế giới về ngô, lúa mạch và hạt hoa hướng dương dùng để ép dầu.

Chiến tranh gây nhiều thiệt hại cho nông dân Ukraine như tác giả cuốn Địa Chính Trị và Lúa Mì, Sébastien Abis giải thích :

"Chúng ta biết là hiện tại, Nga đang chiếm đóng gần 20% lãnh thổ Ukraine. Tình hình bấp bênh và đáng lo ngại hơn cách nay một năm do chiến tranh đang sa lầy. Thu hoạch trong các vùng bị chiếm đóng hoặc là được đưa về Nga, rồi dưới sự kiểm soát của Moskva được xuất khẩu sang một thị trường thứ ba, hoặc là lúa mì, ngũ cốc của Ukraine vẫn luẩn quẩn trên lãnh thổ Ukraine nhưng được phân phối trong một hệ thống ngầm, không rõ ai kiểm soát và rất khó để có được thống kê rõ ràng trong các vùng đang bị chiếm đóng".

Theo báo cáo công bố đầu tháng 12/2022 của chương trình Harvest trực thuộc Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ Quốc Gia Mỹ NASA, năm ngoái, Ukraine mất "gần 6 triệu tấn lúa mì thu hoạch trong các vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga chiếm đóng, trị giá 1 tỷ đô la".

Tháng 9/2022, tổng thống Putin đã ký sắc lệnh sáp nhập Kherson, Zaporijia, Donetsk và Luhansk vào lãnh thổ của Liên bang Nga. Riêng tại bán đảo Crimea, Sébastien Abis ghi nhận Moskva đã chiếm đoạt và "Nga hóa" các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, các hải cảng để xuất khẩu nông phẩm của Ukraine : 

"Nga từ gần một chục năm nay (từ 2014, khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine) đã có những bước chuẩn bị, đã phát triển cơ sở hạ tầng chung quanh Biển Đen và trong năm vừa qua, xuất khẩu lúa mì của Nga đã tăng mạnh : Nga là nguồn sản xuất duy nhất trên thế giới có mức thu hoạch cao hơn so với những vụ mùa trước đây. Tháng Giêng 2023 thu hoạch lúa mì của Nga tăng 90% so với cùng thời kỳ một năm trước".

Bắt bí thế giới 

Mãi đến tháng 7/2022 qua trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và dưới sự yểm trợ của Liên Hiệp Quốc, Nga và Ukraine mới đồng ý mở "hành lang lương thực" qua Biển Đen. Nhưng ngay cả thỏa thuận duy nhất gắn kết hai quốc gia đang lâm chiến này cũng đã 5 lần 7 lượt bị Moskva đe dọa. Gần đây nhất là hôm 07/04/2023 khi ngoại trưởng Serguei Lavrov đặt điều kiện xem việc "nới lỏng các biện pháp trừng phạt xuất khẩu phân bón Nga" là yếu tố "cần thiết để Moskva triển hạn" thỏa thuận ngũ cốc trên Biển Đen sau ngày 18/05/2023.

Đối với giám đốc Trung tâm Club Demeter, Sébastien Abis đây là bằng chứng một lần nữa, Moskva lại dùng lá bài lương thực để bắt bí thế giới và Moskva thừa biết cộng đồng quốc tế không có nhiều chọn lựa :

"Từ 20 năm qua Moskva liên tục giảng giải với thế giới rằng Nga là vựa lương thực của nhân loại, Nga sản xuất nhiều hơn, xuất khẩu nhiều hơn để phục vụ hành tinh ngày càng có thêm miệng ăn. Từ khi khởi động chiến tranh, cỗ máy tuyên truyền của điện Kremlin không ngớt tuyên bố, Nga vẫn luôn sát cánh với các quốc gia cần nhập khẩu lúa mì, trong lúc mà Ukraine và Liên Âu không thể tăng sản xuất để phục vụ thế giới. Song cũng phải công nhận rằng, nếu như không có lúa mì, ngũ cốc của Nga thì trong 12 tháng vừa qua, và trong bối cảnh chiến tranh Ukraine, an ninh thực phẩm của thế giới còn bị đe dọa hơn nữa. Bởi trong kịch bản này, mức cầu sẽ còn giảm đi thêm mất 20% nữa nếu như không có nông phẩm của Nga".

Đã khóa van dầu và khí đốt với phương Tây, thì Moskva cũng có thể ngừng xuất khẩu nông phẩm với những ai mạnh miệng lên án Nga tiến hành chiến dịch quân sự "đặc biệt" tại Ukraine.

Sébastien Abis giải thích tiếp về cả một tiến trình chuẩn bị dài hơi của Vladimir Putin. 

"Nga đã chiếm đoạt các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, chiếm đoạt các hải cảng chung quanh Biển Đen, nơi mà Kiev và các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ nhiều vốn vào để phát triển xuất khẩu nông phẩm của Ukraine. Trên lãnh thổ Nga, Kremlin cũng đã thâu tóm hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp phân bón. Từ khi nổ ra chiến tranh, Moskva không ngần ngại đe dọa trực tiếp các đối tác thương mại lệ thuộc vào nhập khẩu lương thực của Nga. Chính quyền Putin đã khóa đường ống dẫn khí đốt sang Châu Âu nên hoàn toàn có thể phản ứng tương tự với khách hàng mua vào ngũ cốc của Nga".

Viễn cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu tạm được xua tan

Tháng 3/2022, một tháng sau khi Moskva đưa quân xâm lược Ukraine, giá lúa mì trên thế giới vượt ngưỡng 300 đô la một tấn, cao gần gấp đôi so với 18 tháng trước đó. Hiện tượng này đè nặng lên ngân sách các quốc gia phải nhập khẩu lúa mì như Ai Cập, Sudan, Liban, Madagascar, Indonesia, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ...

Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế tháng 5/2022 báo động "Chiến tranh Ukraine đồng nghĩa với nạn đói cho Châu Phi". Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lo ngại "một trận cuồng phong" nổi lên khi một phần nhân loại bị đói kém. Bạo loạn tại Tunisia năm 1983 do "khủng hoảng bánh mì" còn ám ảnh công luận nước này. Chính quyền Tunis lo sợ chiến tranh Ukraine dẫn đến những hậu quả bất lường. Khu vực Trung Đông và Châu Phi trông thấy "cái giá phải trả về mặt xã hội".

Một số nhà quan sát cho rằng, chiếm đoạt đất canh tác màu mỡ của Ukraine là một trong những động lực thúc đẩy Vladimir Putin khởi động chiến tranh, xâm chiếm Ukraine. Trong lịch sử đây không là lần đầu tiên Moskva chiếm đoạt các vựa ngũ cốc của Ukraine. Nga không chỉ dùng lương thực thực phẩm như một công cụ ngoại giao, xây dựng hòa bình, mà đây còn là một thứ vũ khí.

770 triệu dân là nạn nhân của Putin ?

Nạn nhân của chính sách đó không giới hạn ở 44 triệu dân Ukraine mà đã lan rộng tới 770 triệu người trên hành tinh, khi mà "nạn đói là nguyên nhân gây tử vong nguy hiểm nhất cho nhân loại". Sébastien Abis, tác giả cuốn Địa Chính Trị và Lúa Mì :

"Lương thực, nông phẩm với khối lượng lớn là những công cụ đem lại hòa bình và ổn định cho thế giới. Thế nhưng trong thời gian gần đây, một số tác nhân đã sử dụng sức mạnh của thực phẩm, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của nhân loại, để thuần phục một quốc gia sát cạnh, để đe dọa một đối thủ cạnh tranh, để khẳng định sức mạnh của chính mình. Người ta đã biến một công cụ hòa bình thành một thứ vũ khí. Liên Âu và nhất là Pháp luôn xem lĩnh vực nông nghiệp là một sân chơi cho các chương trình hợp tác về khoa học, cho các chương trình đào tạo, cho các dự án xanh vì môi trường, cho các kế hoạch ngoại giao và đây phải là nơi để thể hiện sự đoàn kết giữa các quốc gia. Trái lại một số các thì xem lương thực thực phẩm là công cụ để chia rẽ thế giới". 

Thanh tóm lược

Nguồn : RFI, 02/05/2023

Published in Diễn đàn

Rất ít cơ may để Trung Quốc hòa giải được xung đột Ukraine-Nga

Thời sự quốc tế tiếp tục được các tờ báo chính của Pháp quan tâm là cuộc điện đàm giữa tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26/04/2023.

xi1

Ảnh ghép : Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình © AFP

Nhật báo Le Monde, với bài "Chiến tranh tại Ukraine : Bắc Kinh nhận là người trung gian hòa giải", khẳng định "cuộc tiếp xúc đầu tiên này... là do tham vọng của Trung Quốc muốn có vị thế như là một thế lực trung gian giải quyết cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga", mặc dù trong thông cáo, Bắc Kinh nhấn mạnh "Trung Quốc không phải là là nguồn gốc cũng như không phải là bên can dự vào cuộc khủng hoảng". Theo phía Trung Quốc, cuộc điện đàm là theo "đề nghị của phía Ukraine". Nhật báo Pháp nhắc lại là sự kiện này diễn ra ba tuần sau khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen trong chuyến thăm Bắc Kinh đã đề nghị chủ tịch Trung Quốc nói chuyện với tổng thống Ukraine. Ông Tập Cận Bình đã trả lời là sẽ làm việc đó vào "thời điểm thuận lợi". 

Cơ may để Trung Quốc hòa giải thành công ?

Tất cả mới chỉ là tín hiệu ban đầu, nhưng đối với cuộc chiến tranh khốc liệt tại Ukraine kéo dài hơn một năm nay thì mọi sự hòa dịu đều là tốt, theo nhận định của Le Figaro.

Theo tờ báo, sau cuộc nói chuyện này, cơ may hòa giải vẫn còn rất ít. Tuy nhiên, việc khởi động lại quan hệ giữa Bắc Kinh và Kiev vào thời điểm này tự đã là một sự biến chuyển tích cực.

Về vấn đề cốt lõi, liên quan đến cuộc chiến tranh tại Ukraine, người ta có thể trông đợi gì sau cuộc điện đàm đầu tiên giữa lãnh đạo Ukraine và Trung Quốc ? Theo Le Figaro, không có gì nhiều vào lúc này, bởi trên thực tế, "bây giờ không phải là thời điểm nối lại các cuộc thương lượng. Điện Kremlin ủng hộ sáng kiến ngoại giao nhưng chỉ với điều kiện của Nga đưa ra, tức là Ukraine đầu hàng. Còn ông Volodymir Zelensky thì khẳng định lại với Tập Cận Bình đòi hỏi tái lập đường biên giới Ukraine đã được Nga và cộng đồng quốc tế thừa nhận hồi 1991". Mặt khác, Ukraine đang chuẩn bị cuộc phản công mùa xuân được dự báo sẽ diễn ra trong vài tuần tới. Le Figaro nhận định, như vậy thì các cuộc thương lượng sẽ có thể chỉ được khởi động sau đợt phản công, tùy theo kết quả của nó.

Vẫn theo nhật báo Le Figaro, kể cả khi Ukraine không đạt được mục tiêu quân sự của cuộc phản công là thu hồi được các vùng đất bị chiếm đóng, tất cả các lãnh đạo Ukraine đều khẳng định : Khi đến thời điểm hòa bình, Kiev sẽ áp đặt điều kiện của mình.

Tờ báo đặt câu hỏi khác : Liệu Trung Quốc sẽ có thể đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, như gần đây đã làm thành công với Saudi Arabia và Iran ? 

Theo Le Figaro, "trước tiên Trung Quốc cần phải thay đổi lập trường ủng hộ rõ rệt Nga từ đầu cuộc chiến tranh. Bắc Kinh đến giờ không lên án Nga xâm lược. Từ khi có xung đột, quan hệ giữa Bắc Kinh với Moskva được củng cố  về chính trị, ngoại giao và kinh tế. Bước duy nhất mà Bắc Kinh chưa vượt qua là hậu thuẫn quân sự cho Nga".

Hiện tại, không một ai ghi nhận có chuyển biến chính sách của Trung Quốc về bản chất. Tờ báo dẫn nhận định của lãnh đạo một cơ quan tư vấn lớn về Trung Quốc : "Cho rằng người ta có thể tách Trung Quốc ra khỏi Nga là ảo tưởng. Từ chuyến thăm Moskva mới đây của ông Tập Cận Bình, quan hệ hai nước càng được củng cố. Trung Quốc không muốn Nga bại trận và cũng không muốn Nga bị cô lập".  Đặc biệt là "tình hữu nghị không giới hạn" giữa Bắc Kinh và Moskva rất vững chắc, dựa trên nền tảng chung là chống phương Tây.

Tờ báo kết luận : "Tương lai sắp tới sẽ cho thấy liệu Tập Cận Bình định hối thúc Nga kềm chế hơn trong cuộc chiến tranh chống Ukraine hay không. Trong khi chờ đợi, nền hòa bình mà Bắc Kinh khơi gợi vẫn còn ở rất xa với hòa bình mà người dân Ukraine và các nước phương Tây muốn có. Vì thế, sau việc nối lại đối thoại giữa Bắc Kinh và Kiev, chẳng có nhiều cơ may mở ra các cuộc thương lượng".

Ngũ cốc Ukraine : Ba Lan phá vỡ đoàn kết EU ?

Trở lại với thông báo hôm 26/04/2023 của chính phủ Ba Lan duy trì cấm vận với nông phẩm Ukraine, ít nhất cho đến cuối năm, báo Libération có bài xã luận "Ngũ cốc Ukraine : Những phương pháp chụp giật của Ba Lan đe dọa sự đoàn kết của EU".

Tờ báo nhận thấy, quyết định của chính phủ của đảng Luật pháp và Công Lý (PiS) ở Ba Lan là sự tấn công vào nền tảng thị trường nội địa và chính sách thương mại chung của Liên Âu, đồng thời gây nguy hại đến nền kinh tế của một nước Ukraine mà họ ủng hộ. Quyết định của chính phủ Ba Lan mang tính dân túy, nhằm tìm kếm sự ủng hộ của các cử tri nông thôn trước cuộc bầu cử vào mùa thu tới. Tờ báo gọi đó là "những phương pháp chụp giật đe dọa sự thống nhất của Liên Âu trước nước Nga".

Nguồn cơn của sự việc là, khi cuộc chiến tranh nổ ra tại Ukraine, Nga phong tỏa Biển Đen, ngũ cốc nói riêng và các nông phẩm nói chung của Ukraine bị ứ đọng, không xuất khẩu được. Liên Hiệp Châu Âu đã nhất trí thông qua quyết định miễn thuế cho nông sản Ukraine xuất qua ngả các nước Liên Hiệp Châu Âu, tạo điều kiện giúp đất nước đang bị Nga xâm lược về kinh tế, đồng thời góp phần đối phó với tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu có thể xảy ra.

Gần đây, 4 nước Hungary, Ba Lan, Slovakia và Bulgaria nhận thấy nông phẩm của Ukraine tràn qua đã phá giá nông sản, gây thiệt hại cho nông nghiệp của nước họ, nên đã cấm nông sản Ukraine. Sau nhiều cuộc thương lượng, với sự can thiệp của Bruxelles, kể cả hỗ trợ tài chính, các nước đã chấp nhận cho ngũ cốc Ukraine được quá cảnh để xuất khẩu. Nhưng Ba Lan, nước được cho là tích cực ủng hộ Kiev chống lại cuộc xâm lược của Ukraine, lại trở mặt với quyết định kể trên.

Xã luận của Libération nhấn mạnh : "Thực tế, chính sách thương mại là đặc quyền của Ủy Ban Châu Âu và một nước không thể một mình bãi bỏ thỏa thuận thương mại giữa Liên Âu với một nước thứ ba".

Tờ báo khẳng định, với việc "ngồi xổm trên thỏa thuận" đó, Ba Lan cùng lúc vi phạm các quy định về thị trường nội địa, bởi vì một nước không thể cấm buôn bán các sản phẩm đã được phép nhập vào EU. Sau khi phân tích những phi lý trong quyết định của Warszawa, tờ báo nhận thấy hành động của Ba Lan có thể coi như là tiếp tay cho Nga, nước đang dọa không tiếp tục triển hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua ngỏ Biển Đen. Libération kêu gọi : "Có lẽ đã đến lúc phải quy trách nhiệm cho Warszawa và chấm dứt giúp đảng PiS thắng cử bằng tiền của các nước Châu Âu".

Nhân dân tệ Trung Quốc có hạ bệ được đô la Mỹ ?

Chuyển qua chủ đề kinh tế liên quan đến đồng tiền Mỹ, nhật báo Les Echos có bài : "Sau Brazil, Argentina đang muốn thoát khỏi đồng đô la".

Nhật báo kinh tế cho hay Argentina hôm 26/04 thông báo ngay tháng tới, sẽ thanh toán hàng nhập khẩu Trung Quốc không phải bằng đô la mà là bằng nhân dân tệ. Trong một chừng mực nhất định, Saudi Arabia đã đi theo hướng này. Hồi cuối tháng Ba vừa qua, trước chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của tổng thống Lula, Trung Quốc và Brazil đã ký thỏa thuận dùng đồng tiền của hai nước trong thương mại song phương không thông qua đồng đô la Mỹ.

Les Echos nhận thấy đây là một thắng lợi đối với Bắc Kinh, vì từ nhiều năm nay họ đã tìm cách đưa đồng nội tệ vào các thanh toán quốc tế. Tờ báo cho biết thêm, hiện nay các ngân hàng trung ương trên thế giới nắm giữ khoảng 12 nghìn tỷ đô la dự trữ, tức đô la chiếm tỷ trọng 60%, so với 10 năm trước là 68%.

Tuy nhiên, theo phân tích của tờ báo, những nỗ lực chuyển nhân dân tệ thành đồng tiền thanh toán quốc tế cho thấy chủ yếu Trung Quốc lo sợ việc buôn bán của họ bị ảnh hưởng bởi những biện pháp trừng phạt hay hạn chế có thể bị Hoa Kỳ áp đặt. Khi ký thỏa thuận thanh toán bằng nhân dân tệ với các nước buôn bán với mình, Trung Quốc muốn bảo đảm thương mại của họ được liên tục. "Đồng nhân dân tệ hạ bệ đô la Mỹ là một thực tế còn quá xa vời", Les Echos khẳng định.

Đầu mùa hè Châu Á đã nóng kỷ lục

Phần cuối điểm báo dành cho thông tin về khí hậu. Vẫn với Les Echos, tờ báo đề cập đến tình trạng Châu Á chịu đợt nắng nóng kỷ lục ngay từ tháng Tư này. Các nước Nam Á ghi nhận tháng Tư nóng đặc biệt. Khu vực Đông Nam Á cũng phá kỷ lục về nắng nóng.

Không khí nóng nực ngột ngạt bao phủ từ Ấn Độ đến bán đảo Đông Dương từ nhiều tuần nay là hiện tượng khí hậu chưa từng có, một dấu hiệu báo trước 2023 sẽ là năm nóng kỷ lục. Những tuần qua, nhiệt độ trung bình ở khu vực này đều đã vượt trên 40°C. Ở nhiều vùng của Ấn Độ, nhiệt độ đo được là 45°C. Các nhà khí hậu học đều nhất trí cho rằng đây là đợt nóng tháng Tư tồi tệ nhất lịch sử Châu Á.

Nhiệt độ ở khu vực Đông Nam Á cũng tăng cao chưa từng thấy : Thái Lan, Miến Điện hay Lào nhiệt độ nhiều ngày đo được từ 44 đến hơn 45°C. Ngoài những thiệt hại về kinh tế, đã có nhiều người chết vì nắng nóng được ghi nhận, như ở Ấn Độ.

Các làn sóng nắng nóng liên tục xuất hiện. Những hiện tượng này hoàn toàn phù hợp với những điều mà các chuyên gia khí hậu của Liên Hiệp Quốc GIEC đã cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu, Trái đất bị hâm nóng.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Ukraine : Tổng thống Zelensky ban hành đạo luật xóa dấu tích Nga khỏi nơi công cộng

RFI, 23/04/2023

Tối 21/04/2023, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký ban hành đạo luật cấm các tên các danh nhân hay sự kiện liên quan đến lịch sử Nga xuất hiện tại các nơi công cộng của Ukraine. Đây là một bước trong tiến trình phi địa danh Nga ở Ukraine, đã khá phổ biến từ sau cuộc cách mạng Cam 2014 và được dấy lên mạnh mẽ từ khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine hồi tháng 2/2022.

ngauk1

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky trong một sự kiện tại Izium, ngày 14/09/2022. AP - Leo Correa

Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev tường trình :

Từ đầu cu Ukraina ộc chiến tranh trên quy mô lớn, nhiều tượng đài tưởng niệm các danh nhân Nga như nữ hoàng Catherine II ở Odessa, đã bị tháo dỡ và nhiều đường phố cũng bị đặt lại tên. Nhưng cho đến nay, các sáng kiến như vậy vẫn do chính quyền địa phương và hội đồng nhân dân quyết định.

Từ giờ trở đi, việc loại bỏ tên địa danh có gốc gác Nga là một chính sách của Nhà nước Ukraine.

Luật mới cấm các tên gọi hay các danh hiệu mang biểu tượng nước Nga như các địa điểm, thành phố, mốc thời gian hay các sự kiện lịch sử hoặc các danh nhân văn hóa... Cơ quan lập pháp chỉ được làm việc này theo đòi hỏi của nhân dân.

Hồi tháng Giêng năm nay, một kiến nghị của công dân đã thu thập được hơn 100 nghìn chữ ký đòi đặt lại tên quảng trường Lev Tolstoy, một trong số các quảng trường chính ở thủ đô Kiev, thành quảng trường các "Anh Hùng Ukraine".

Sắp tới, trạm tàu điện ngầm "tình hữu nghị các dân tộc", một dấu tích khẩu hiệu tuyên truyền thời Liên Xô sẽ được đặt lại tên gốc theo khu phố.

Đạo luật do tổng thống Volodymyr Zelensky ký ban hành hôm 21/04 sẽ có hiệu lực trong 3 tháng nữa. Cũng cần phải nhắc lại, tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của chính ông Zelensky. Sau đó các tổ chức tập thể sẽ có 6 tháng để giải tỏa khỏi các nơi công cộng những biểu tượng Nga.

RFI tiếng Việt, 23/04/2023

****************************

Chiến tranh Ukraine : Nga dồn hỏa lực hy vọng chiếm dứt điểm Bakhmut

Thanh Hà, RFI, 23/04/2023

Bộ quốc phòng Nga chiều ngày 22/04/2023 loan báo "các nhóm tấn công" đã giành được thêm ba quận tại khu vực ở phía đông thành phố Bakhmut. Hãng tin Anh Reuters lưu ý trong thời gian gần đây, "đôi khi quân đội Nga sử dụng cụm từ các toánh lính tấn công để chỉ quân của lực lượng lính đánh thuê Wagner".

ngauk2

Pháo binh Ukraine tấn công vào vị trí quân Nga trên mặt trận Bakhmut, Donetsk, Ukraine, ngày 19/04/2023. AP - Roman Chop

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm các nhóm lính tấn công đó đã "kềm hãm được các đơn vị của Ukraine ở bên sườn, đồng thời yểm trợ các quân nhân Nga trong nỗ lực đánh chiếm thành phố" Bakhmut. Thông cáo của Moskva không đi sâu hơn vào chi tiết. Sau nhiều tháng giao tranh bất phân thắng bại, Bakhmut hoàn toàn bị tàn phá.

Cũng tại khu vực miền đông Ukraine, chính quyền Kharkiv cho biết tối 22/04/2023 Nga đã phóng ít nhất 5 hỏa tiễn vào thành phố này, nhiều khu nhà dân bị hư hại. Theo tổng kết của chính quyền Kiev, trong 24 giờ qua, quân Nga đã bắn hơn 50 quả đại bác, tiến hành 5 đợt tấn công bằng drone và rocket nhắm vào vùng Zaporijia, cách thủ đô Kiev gần 500 km về hướng đông nam. Một lần nữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế AIEA báo động những "rủi ro nghiêm trọng về mặt an toàn" đối với nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu do quân đội Nga kiểm soát từ hơn một năm qua.

Nga hoàn tất đào tạo lính Belarus sử dụng vũ khí hạt nhân 

Tại Minsk, Bộ Quốc phòng Belarus hôm 22/04/2023 cho biết đơn vị được điều sang Nga để được đào tạo sử dụng hệ thống phóng tên lửa có mang theo đầu đạn hạt nhân Iskander đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhóm này đã trở về nước.

Bốn tuần trước, tổng thống Nga, Vladimir Putin loan báo triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus. Hành động này nhằm cảnh cáo NATO yểm trợ quân sự Ukraine. Đầu tháng 2/2023 Belarus khẳng định quân đội hoàn toàn tự chủ trong kỹ thuật sử dụng Iskander đã được Nga cung cấp. Theo Reuters, đến này 04/04/2023 Minsk đã điều một số các đơn vị sang Nga để học hỏi kỹ thuật này. Các đơn vị nói trên đã "quay lại Belarus hôm Thứ Bảy, 22/04". 

Thanh Hà

**************************

Đồng minh tăng tốc cấp xe tăng và huấn luyện binh sĩ giúp Ukraine

Trọng Thành, RFI, 22/04/2023

Khoảng 50 quốc gia đồng minh của Ukraine, họp tại căn cứ quân sự Mỹ Ramstein, Đức, hôm 21/04/2023, đã điểm lại các hỗ trợ quân sự cho Kiev trong những tháng qua và các phương tiện mà quân đội Ukraine cần để có thể giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Việc cung cấp xe tăng và huấn luyện binh sĩ cho Ukraine đang được tăng tốc.

ngauk3

Xe tăng M1A2 Abrams của Hoa Kỳ trong cuộc tập trận ở căn cứ quân sự Vaziani, Gruzia, ngày 18/05/2016. © Reuters / David Mdzinarishvili

Các xe tăng Abrams của Mỹ sẽ tới Đức trong những tuần tới để binh sĩ Ukraine có thể bắt đầu học cách sử dụng, theo phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm qua với báo giới. Một quan chức Mỹ ẩn danh cho Reuters biết là thời gian huấn luyện sẽ kéo dài khoảng 10 tuần lễ, với sự tham gia của hàng trăm binh sĩ Ukraine.

Bộ trưởng quốc phòng Đức Boris Pistorius thì cho biết việc đào tạo binh sĩ Ukraine sử dụng xe tăng Leopard cũng sẽ sớm bắt đầu trên lãnh thổ Đức, sau các khóa đào tạo đầu tiên tại Ba Lan. Theo bộ trưởng quốc phòng Đức, khoảng 80 xe tăng Leopard 1 và 2, mà Berlin hứa, sẽ được cấp cho Ukraine, từ nay đến cuối tháng 6 năm nay. Cũng tại cuộc họp ở Ramstein, Ukraine, Ba Lan và Đức đã đạt thỏa thuận lập một "trung tâm chung tại Ba Lan" để sửa chữa các xe tăng Leopard 2.

NATO tin tưởng Ukraine sẽ "giải phóng thêm nhiều lãnh thổ"

Theo bộ trưởng quốc phòng Mỹ, chỉ trong vòng vài tháng, các đồng minh đã cấp cho Ukraine tổng cộng "230 xe tăng và 1.550 xe bọc thép, cùng nhiều thiết bị quân sự, đạn dược cho 9 lữ đoàn thiết giáp mới của Ukraine". Lãnh đạo quốc phòng Mỹ khẳng định vũ khí hỗ trợ đã và đang giúp Ukraine giành được nhiều thắng lợi. Tổng thư ký NATO đặc biệt lưu ý đến nhu cầu lớn của Kiev về các phương tiện hậu cần quân sự.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Bénazet cho biết cụ thể :

"Đối với bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, sự hỗ trợ của nhóm Ramstein đã giúp các lực lượng Ukraine đạt được "nhiều tiến bộ gấy ấn tượng mạnh" trên chiến trường. Về phần mình, tổng thư ký NATO tin tưởng Ukraine sẽ có thể giải phóng được "thậm chí nhiều hơn nữa" các lãnh thổ đã bị chiếm. Ông Jens Stoltenberg ủng hộ quyết tâm của các quốc gia thuộc nhóm Ramstein tiếp tục cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự các loại cho Ukraine. Tổng thư ký NATO nói :

"Các đồng minh cung cấp một số lượng lớn xe tăng chiến đấu hiện đại và hiệu quả, đúng theo tiêu chuẩn của NATO, như các loại xe Leopard 2, Challenger của Anh, Abrams. Nhưng để xe tăng có thể hoạt động được, quý vị cần đến một lượng lớn đạn dược và nhiên liệu, và các xe kéo để có thể di chuyển được các loại thiết bị hạng nặng như xe tăng, xe cứu hộ. Tôi nghĩ rằng đôi khi chúng ta đánh giá thấp tất cả các hoạt động hậu cần phải được thực hiện, để xe tăng chiến đấu có thể vận hành. Chuyện này nghe có vẻ khá nhàm chán, nhưng khâu hậu cần là cực kỳ quan trọng. Bây giờ là cuộc chiến tiêu hao, và cuộc chiến tiêu hao đang trở thành cuộc chiến về hậu cần".

Ngoài việc tiếp tục nỗ lực quân sự của nhóm Ramstein, mọi con mắt hiện đang hướng về nỗ lực chính trị : tổng thống Volodymyr Zelensky thể hiện công khai hy vọng có được một lộ trình gia nhập NATO cho Ukraine tại hội nghị lần tới của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, họp ở Litva vào tháng 7".

Tổng thống Ukraine dự hội nghị NATO

Hôm qua, tổng thư ký NATO xác nhận tổng thống Ukraine đã nhận lời mời của NATO dự hội nghị của khối tại Litva (từ 11/07 đến 12/07).

Về cam kết của Liên Âu cung cấp đạn dược cho Kiev, hôm qua, trên Twitter, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba bày tỏ lo ngại việc Liên Âu có thể không thực hiện được cam kết. Lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Joseph Borell, hôm qua, cho biết đã trực tiếp trao đổi với ngoại trưởng Ukraine, bảo đảm cung cấp đủ và đúng thời hạn đạn dược cho Kiev.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Ukraine "ngày dài nht", cuc phn công s định hình li Châu Âu

The Economistnhn định "Cuc phn công sp ti ca Ukraine có th định hình quc gia này và c Châu Âu". Kết qu cuc tng tiến công mùa xuân ca Ukraine có th được quyết định trong 24 gi đầu tiên, theoCourrier International.

uk1

C ác chi ế n binh Ukraine b n pháo Howitzer D-30 trên m t tr n g n Bakhmut, vùng Donetsk ngày 19/04/2023.  AP - Roman Chop

L’Expresscho rng s sách s ghi li tên Vladimir Putin trong danh sách các nhà độc tài khát máu, và k tha kế ca Stalin mt ngày nào đó s phi tr li trước tòa án quc tế: không th dung th cho vic xâm lược mt nước khác.

Thi cơ để Kiev phn công

Hàng vn chiến sĩ Ukraine đang chun b vào chiến dch: kim tra các trang b, viết nhng lá thư có th là cui cùngNgười ta không th biết được khi nào và đâu, nhưng Kiev sp sa tung ra đợt phn công đã lên kế hoch t lâu; chng li quân xâm lăng đã chiếm đóng bt hp pháp gn 1/5 lãnh th và cướp đi rt nhiu sinh mng. Có l thi cơ chưa bao gi thun li cho Ukraine đến thế.

Quân địch đã yếu đi, trong hai tháng c sc chiếm Bakhmut, my chc ngàn lính Nga đã b mng và đến nay Moskva vn chưa thay thế được. Vladimir Putin thông qua mt lut mi để đưa đến nhiu bia đỡ đạn hơn, nhưng còn nhiu tháng na nhng tân binh kém may mn ca ông ta mi có th xung trn. Kiev đã nhn được nhiu vũ khí theo tiêu chun NATO: xe tăng, ha tin có độ chính xác cao, nhng khu pháo ha lc mnh, hàng triu viên đạn. Nhng chiến đấu cơ được gi sang, nhưng ch t Ba Lan và Slovakia.

Ukraine có th làm gì để tn dng li thế? TheoThe Economist, cn phi c đánh gãy, hoc ít nht làm ngưng lưu thông trên chiếc cu Kerch ni Crimea vi Nga, nim t hào ca Putin. Không còn cây cu này, bán đảo b Nga chiếm năm 2014 s tr nên rt d tn thương.

Tái chiếm Crimea để to li thế đàm phán

Chiến trường rt yên tĩnh trong 5 tháng qua, k t khi Kiev đẩy lùi quân Nga qua bên kia sông Dniepr Kherson tháng 11/2022. Đây là điu không tt cho Kiev vì nguy cơ rơi vào mt cuc xung đột đóng băng, trước mt đường ranh đầy thách thc min nam và min đông. Bên cnh đó còn mt hu hết li ra bin, vn đề ln cho mt quc gia l thuc vào xut khu. Tt nht là bước vào cuc đàm phán trong tương lai vi li thế v Crimea.

Tuy nhiên ri ro cũng rt ln. Kiev ch có mt s ít ha tin địa-không để đối phó vi các oanh tc cơ Nga. Dc theo hu hết chiến tuyến, Moskva đã cho đào vô s chiến hào và b trí nhng chướng ngi vt kiên c loi được gi là "răng rng". Lc lượng tn công phi đông đảo hơn nhiu so vi quân phòng th, và Ukraine ch có th tp trung binh sĩ ti mt s khu vc hn chế. Dù có xuyên thng được hàng phòng ng ca địch cũng phi rt thn trng, k c nguy cơ b bao vây. Tun báo cho rng Kiev và phương Tây cn chun b cho mt kết qu khiêm tn, thm chí t hi. Ngay c nếu phá v được cu Kerch, chưa chc Putin chu ngi vào bàn thương lượng, ông ta hy vng kéo dài cuc chiến để các nước ng h Ukraine phi chán nn.

Các đối tác ca Kiev cũng không nên cho rng cuc phn công sp ti s là trn cui cùng, mà cn h tr cho nhng đợt tn công khác. Và để răn đe Putin, cũng phi làm cho ông ta hiu rng phương Tây s còn h tr Kiev trong nhiu năm ti. M và Anh (k c Nga) đã cam kết bo v toàn vn lãnh th cho Ukraine hi năm 1994, nhưng li chng làm gì c khi Putin trng trn chiếm Crimea năm 2014. Nhng bo đảm sp ti phi rt thiết thc.

24 gi đầu ca chiến dch: "Ngày dài nht" cho Ukraine

Courrier Internationaldch bài viết ca tp chí MForeign Policy nhn xét, kết qu cuc tng tiến công mùa xuân ca Ukraine s được quyết định trong 24 gi đầu, có th đánh du mt bước ngot cho cuc chiến. Đây s là "ngày dài nht" ca quân đội Ukraine, như tên siêu phm ni tiếng ca Hollywood v cuc đổ b lên Normandy. Gii pháp duy nht để tránh mt cuc chiến tranh tiêu hao là đánh ph đầu làm tê lit đầu não địch, gieo rc kinh hoàng khiến quân Nga tháo chy. Bt ng chiến thut, ch huy sát sao trên trn địa và tinh thn binh sĩ là nhng yếu t sng còn trong vòng 24 tiếng đồng h đầu tiên.

T báo th đề ngh kch bn: nhng đoàn xe thiết giáp Ukraine đột phá vào nhiu phòng tuyến Nga, nhanh chóng đánh tp hu và đe da các s ch huy, trung tâm tiếp liu, gây hong lon và làm tê lit quân Nga. Đó là tình hình tng din ra trong đợt tn công thn tc Kharkiv tháng 9/2022. Lúc đó pháo được Ukraine di t, ch huy tan rã, vin binh Nga không kp đến, ch trong 10 ngày Kiev tái chiếm được 6.000 kilomet vuông. Ln này Kiev cũng phi giu tht k ý đồ tn công, bo đảm rng địa đim được chn có th b chc thng nhanh để thâm nhp sâu hơn, chiếm các trc đường quan trng.

Xe tăng, Himars bơm hơi để đánh la quân Nga

Chiến tranh còn là mưu mo.The Economistgii thích "Ukraine đã dùng xe tăng và nhng khu pháo gi để la địch như thế nào". T đầu cuc chiến c hai bên đều vn dng nhng th thut để đánh la các phương tin thám sát vn ngày càng hin đại hơn. Quân đội Nga nhiu ln loan báo đã phá hy các khu pháo phn lc Himars có tm bn chính xác đến 100 kilomet do M vin tr, còn Ukraine khng định loi vũ khí đáng s này vn nguyên vn. Dường như c hai đều có lý, vì có c mt đội Himars gi làm bng g đặt trên xe ti.

Ngay t Đệ nht Thế chiến, khi nhng chiến xa bt đầu xut hin, đã có nhng mô hình được căng trên khung g để gây nhm ln. Nhưng ngày nay vi các drone và v tinh, cn phi tinh tế hơn. T chc phi chính ph Povernys Jyvym ca Ukraine, có tên tiếng Anh là "Come Back Alive" (Tr v an toàn) t 2018 đã cung cp cho các chiến binh nhng vũ khí bơm hơi, loi dùng để tp trn. So vi các khu pháo gi bng g phi dùng nhiu mnh ghép li và đặt trên xe ti, loi bng nylon rt nh, có th đặt gn trong mt túi ba lô. Mt k sư làm vic cho công ty Inflatech ca Cng hòa Czech cho biết"Ch cn gn ng bơm vào là 10 phút sau đã có được mt chiếc xe tăng".

Chiến xa, pháo, súng máyhu như đều có th nhái dưới dng bơm hơi. Người Nga cũng có tiếng v ngh thut ngy trangmaskirovka : mt nhà máy khinh khí cu làm ra nhng mô hình tiêm kích bơm hơi xếp thành hàng để to hình nh mt căn c không quân. Quân đội Ukraine trông cy vào nhng vũ khí gi để đối phó vi vic drone Lancet ca Nga tn công vào pháo binh ca mình. Nhng drone này có giá 50.000 đô la, còn mt khu đại bác M777 ca M tr giá đến 4 triu đô. La địch đánh vào đồ gi, không ch tránh được thit hi, mà còn làm k thù kit qu v kinh tế.

"B cáo Putin, đứng dy!"

Liên quan đến Nga,L’Expressdùng câu nói thường l ca quan tòa để làm ta đề bài xã lun"B cáo Putin, hãy đứng dy!".Mi người đều nh rõ nhng hình nh khng khiếp ca cuc xâm lăng Ukraine. Nhng xác chết nm ri rác trên nhng con đường thành ph Bucha: quân Nga đã thm sát trên 400 nn nhân vào tháng 3/2022. Nhng em bé b giết chết trong nhà hát Mariupol, dù ch "tr em" được viết rt ln bng tiếng Nga nhưng vn b oanh tcMt lot nhng thm kch ghê tm gây phn n. B cáo Putin, hãy tr li, vì chính ông ch đin Kremlin t hai thp niên đã đẩy đất nước mình vào cuc chiến, ra lnh cho quân đội phi đè bp Ukraine

Din tiến tiếp theo thì như chúng ta đã biết: mt dân tc đã đứng lên kháng chiến, lòng can đảm ca tng thng Volodymyr Zelensky, mười bn tháng chiến tranh, nhng ngôi làng b san bng, chiến tuyến đóng băng, nhng xác lính, các tr em b đưa sang NgaS sách ghi đầy tên nhng bo chúa. Không còn nghi ng gì na, Putin, k tha kế ca Stalin, cũng s xut hin trong danh sách các nhà độc tài khát máu.

Liu như vy có đủ làm du cơn gin d ca thân nhân các nn nhân, và tt c nhng ai mong đợi mt s hòa hp ti mt phn Châu Âu đã b nhn chìm trong máu la? Phi chăng đã đến lúc điu tng thng Nga ra trước tòa án quc tế, như cu tng thng Serbia Slobodan Milosevic hay Charles Taylor ca Liberia? Lnh truy nã ca Tòa án Hình s Quc tế (ICC) là li đáp đầu tiên, tuy nhiên ch mang tính biu tượng. Rõ ràng Putin là ti phm, nhưng ông ta trú n trong pháo đài Kremlin.

Không dung th vic kéo quân xâm lược nước khác

Trong tác phm"Vladimir Putin, bn cáo trng", cu b trưởng tư pháp Robert Badinter 95 tui ca Pháp cho rng phiên tòa khó th din ra khi Putin còn là tng thng nước Nga. Tuy nhiên cn phi thu thp mi bng chng để chun b cho ngày ông ta phi tr li v nhng ti ác ca mình, theo mô hình Nuremberg. Ti hi ngh Yalta năm 1945 khi Đệ nh Thế chiến sp kết thúc, người M đã thúc gic m phiên tòa x nhng lãnh đạo ca Đức quc xã. Stalin cho rng mt viên đạn vào đầu là đủ, còn Churchill do d, rt cuc đã đồng ý vi Roosevelt. Chính vào lúc đó khái nim tư pháp quc tế xét x các ti phm chiến tranh, ti ác chng nhân loi ra đời.

Cũng trênL’Expressgiáo sư lut Philippe Sands kêu gi "Không nên t b nhng thành tu ca tòa án Nuremberg".Điu ma mai ca lch s là khi thương lượng để thành lp tòa án này, chính Liên Xô đã đề ngh "ti chng li hòa bình", nhưng các đồng minh bác b. Nay thì ti xâm lược đã được nhìn nhn là mt trong bn ti ác quc tế, bên cnh ti ác chiến tranh, ti ác chng nhân loi và ti dit chng.

Ông cho rng chúng ta đang vào mt thi đim quan trng. Sau khi tn công Georgia, Chechnya, Crimea, Syria, Putin nghĩ rng phương Tây s tiếp tc nhm mt làm ngơ. May thay, ông ta đã lm. Giáo sư Sands nhn mnh, cn phi gi đi thông đip: vic tn công quân s mt quc gia khác s không được dung th, và s b truy t hình s cá nhân, đến tn cp cao nht!

"Putin đã chết v mt chính tr"

Dân biu Châu Âu Bernard Guetta trênL’Obscho rng "Chúng ta c n phi nói chuyn vi người Nga",nhưng không phi vi Vladimir Putin vì ông ta đã "chết v mt chính tr".Theo ông Guetta, Liên Hip Châu Âu (EU) không còn ging như cách đây 5 năm, vì ông Trump, Covid và Putin. Donald Trump đặt điu kin cho vic bo v Châu Âu, đại dch thúc đẩy 27 nước thành viên cùng đứng ra vay 750 t euro, và chưa đầy mt năm sau, Putin đưa quân vào Ukraine khiến EU vin tr vũ khí cho Kiev. Châu Âu bước vào giai đon th ba trong lch s châu lc vi tc độ nhanh đến chóng mt.

Tác gi bài viết cũng là cu nhà báo, tin rng Nga s không thng được cuc chiến này, trước sau gì cũng bi trn và chế độ s thay đổi. Nếu chiến tranh vi Ukraine kéo dài thêm mt, hai năm, Liên bang Nga có th bt đầu tan rã. n s khác là hai láng ging Trung Quc và Th Nhĩ K ca Nga. Trong khi ch đợi, nên trao đổi vi gii tinh hoa ca Nga trí thc, gii đại hc, khoa hc, k ngh, để chng t rng đất nước h có th có mt tương lai khác hơn là làm thân chư hu cho Bc Kinh.

Thế gii tương lai có bao nhiêu cc?

Trên bình din địa chính tr,L’Obs đặt vn đề "Có bao nhiêu cc trong thế gii ngày mai?".Đơn cc, lưỡng cc hay đa cc? Câu tr li còn tùy thuc vào cc din quc tế mt khi tiếng súng đã im ti Ukraine.

Chúng ta đã biết v thi k tương đối ngn ca mt thế gii đơn cc, sau khi bc tường Berlin sp đổ và Liên Xô tan rã. Thi đim lch s này khiến siêu cường M mt mình lãnh đạo, thế gii tương đối hòa bình. Liu có th quay li thế đơn cc vi chiến thng ca Ukraine được M dn dt, Nga và Trung Quc yếu đi? Mt s người Washington đã mơ đến. Nhưng s khác Bc Kinh mơ kch bn ngược li: Trung Quc s thng tr vì M b xung sc, còn Moskva thì đã thành chư hu.

Thế gii lưỡng cc thì chúng ta đã quen thuc trong thi gian dài chiến tranh lnh, vi hai khi đối nghch v ý thc h, kinh tế và quân s. Không cn phi tưởng tượng nhiu cũng biết Washington và Bc Kinh s là trung tâm, phn còn li ca thế gii buc phi "chn phe" hay c gng t ra "không liên kết" - mt tư thế ngày càng khó gi thăng bng. Điu này đang din ra trong lãnh vc công ngh.

Đa cc có v là mt thế gii lý tưởng, trong đó nhiu "cc" chung sng hòa bình. Nhưng mun vy cn phi có vài phép l ngoi giao, và x lý khôn ngoan hi kết ca chiến tranh Ukraine, nhưng các yêu cu này có l là quá nhiu. Emmanuel Macron khi t chi vic Châu Âu "theo đuôi" M là quá vng v trong lúc Hoa K đóng vai trò sng còn vi Kiev, và s phn Đài Loan không th là vt trao đổi vi Bc Kinh để làm ni lên "cc" Châu Âu.

Ma túy t Nam M bt đầu tràn sang Pháp

Le Pointk này quan tâm đến chi tiêu công ca Pháp, chy ta "H đã làm gì vi tin ca dân: luôn chi ra nhiu hơn nhưng dch v công ngày càng kém.Courrier Internationaltng hp báo chí các nước, cho rng tng thng Pháp Emmanuel Macron cô đơn hơn bao gi hết sau v ci cách hưu trí và quan đim v Đài Loan. L’Expressđưa lên trang nht chân dung cu b trưởng tư pháp Robert Badinter vi dòng tít ln "Nga xâm l ăng: Chúng ta đã quên mt kiu chiến tranh này được kết thúc như thế nào".Tun báo AnhThe Economist gii thích "Làm th ế nào lo lng mt cách khôn ngoan v trí thông minh nhân to".

Trong lãnh vc xã hi,L’Obsbáo động nn buôn lu cocain t Nam M lan rng ti Châu Âu, đi kèm vi tình trng ti phm, tham nhũng, và nước Pháp cũng không ngoi l. Tun báo điu tra v t nn được các thm phán gi là "dch hch trng". T nhiu năm qua, mt "đợt sóng thn trng" tràn vào Châu Âu, khiến mt s chính khách B và Hà Lan coi là "khng b ma túy". Mt ký cocain mua vi giá 1.500 đến 3.500 euro ti Nam M, khi đến tay người tiêu dùng có giá ti thiu 65.000 euro. Món li nhun khng l khiến các băng đảng ti phm gia tăng bo lc. Ti Pháp, s "hàng trng" tch thu được đã tăng gp 5 ln so vi cách đây 10 năm, và 80 % s v thanh toán có liên quan đến ma túy.

Thụy My

Published in Quốc tế

Nga chuẩn bị thay đổi giàn chỉ huy chiến dịch tấn công Ukraine

Trọng Nghĩa, RFI, 17/04/2023

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW của Mỹ ngày 16/04/2023 có nhiều dấu hiệu cho thấy Quân đội Nga đang ngày càng giao trách nhiệm các chiến dịch tại Ukraine cho lực lượng nhảy dù.

uk1

Tướng Mikhail Teplinsky, tư lệnh binh chủng Nhảy dù VDV, có thể sẽ giữ một vai trò "quan trọng" ở Ukraine, sau khi đã bị cách chức vào tháng Giêng vừa qua.

Trong bản tin hàng ngày về chiến dịch tấn công của Nga tại Ukraine, Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã nhắc lại thông tin hôm 16/04 của bộ quốc phòng Anh, theo đó tướng Mikhail Teplinsky, tư lệnh binh chủng Nhảy dù VDV (có tên chính thức là Binh chủng Đổ bộ hàng không), rất có thể là đã lấy lại được một vai trò "quan trọng" ở Ukraine, sau khi đã bị cách chức vào tháng Giêng vừa qua.

Việc tái bổ nhiệm tướng Teplinsky, cho dù với một "vai trò không xác định", cho thấy là Nga đang chuẩn bị "cải tổ giàn chỉ huy cấp cao" sau đợt tấn công mùa đông thất bại và trước thềm một cuộc phản công có thể xảy ra của lực lượng Ukraine.

Quyết định bổ nhiệm này cũng là dấu hiệu cho thấy là lực lượng nhảy dù Nga sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong các chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Tuy nhiên, cơ quan nghiên cứu Mỹ đã tỏ ra rất hoài nghi về khả năng lực lượng nhảy dù Nga khôi phục được tư thế lực lượng tinh nhuệ trước đây của mình. Lý do là từ đầu cuộc chiến đến nay, lực lượng này đã bị tổn thất rất đáng kể.

Tình báo Mỹ : Một số đơn vị đặc nhiệm Nga mất tới 90% quân số

Trong các tài liệu mật vừa bị rò rỉ của bộ quốc phòng Mỹ, có nhiều thông tin tình báo về tình trạng của Quân đội Nga. Theo nhật báo Mỹ The Washington Post, các lực lượng đặc biệt Nga, gọi chung là Spetsnaz, trong hơn một năm qua đã bị thương vong đáng kể trên chiến trường Ukraine.

Ngay từ đầu, vì thấy đà tiến của "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine quá chậm, giới chỉ huy quân sự Nga đã quyết định tung lực lượng các lực lượng đặc biệt vào vòng chiến.

Kết quả là các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ này đã phải chịu tổn thất rất nặng nề. Một ví dụ điển hình là Lữ đoàn Spetsnaz thứ 22, mức tổn thất đã lên đến 90%. Hình ảnh chụp từ trên không từ tháng 11/2021 cho đến gần một năm sau cho thấy phương tiện cơ giới của đạo quân này đã bị giảm đáng kể, với khoảng một nửa số xe bọc thép hạng nhẹ Tigr được cho là không còn hoạt động được.

Một ví dụ khác liên quan đến Lữ đoàn 346, "đã mất gần như toàn bộ quân số, chỉ còn 125 người trong tổng số 900 người được triển khai".

Theo The Washington Post, các tổn thất to lớn kể trên sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các lực lượng đặc biệt của Nga. Với quá trình huấn luyện kéo dài trung bình bốn năm, việc xây dựng lại các đơn vị bị tiêu hao có thể kéo dài trong thời hạn 10 năm.

Trọng Nghĩa

*********************

Pháp và Ukraine đã thảo luận về Trung Quốc và một hội nghị hòa bình

Trọng Nghĩa, RFI, 16/04/2023

Theo tiết lộ của chính tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào hôm 15/04/2023, ông và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Pháp gần đây, cũng như về "các bước sắp tới" nhằm tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về hòa bình tại Ukraine.

uk2

Tổng thống Ukraine V. Zelensky tại phủ tổng thống Pháp, ảnh ngày 08/02/2023. AFP – Emmanuel Dunand

Trên mạng Telegram, tổng thống Ukraine xác nhận : "Đã có một cuộc nói chuyện trong gần một tiếng rưỡi đồng hồ với tổng thống Pháp Emmanuel Macron (…). Kết quả chuyến thăm Trung Quốc gần đây của tổng thống Macron đã được thảo luận".

Sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc (05-08/04), tổng thống Pháp đã làm dấy lên nhiều lời đả kích dữ dội khi ông cho rằng Châu Âu không nên máy móc đi theo Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột về Đài Loan.

Sau đó, ông Macron tiếp tục cho rằng trở thành "đồng minh" của Hoa Kỳ không nhất thiết có nghĩa là trở thành "chư hầu" của Mỹ.

Các cuộc thảo luận của ông Macron nhân chuyến công du Trung Quốc đã bị hồ sơ chiến tranh Ukraine chi phối vì lẽ Bắc Kinh là đối tác thân cận của Moskva.

Về phía Pháp, một thông cáo của điện Elysée vào tối hôm qua cũng xác nhận cuộc điện đàm giữa hai ông Zelensky và Macron. Về chuyên thăm Trung Quốc của ông Macron, phủ tổng thống Pháp nhắc lại rằng tại Trung Quốc, hai ông Macron và Tập Cận Bình "đã công khai nhắc lại sự phản đối của họ đối với bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào và cam kết tôn trọng luật nhân đạo quốc tế".

Điện Elysée cũng cho biết là tổng thống Macron đã "nhắc lại cam kết hỗ trợ Ukraine của Pháp" và đề cập đến "các bước sắp tới trong việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vì hòa bình", mặc dù điều đó hiện vẫn là một viễn cảnh xa vời.

Trọng Nghĩa

*********************

Lãnh đạo Wagner : "Đã đến lúc Nga kết thúc chiến dịch đặc biệt tại Ukraine"

Trọng Nghĩa, RFI, 16/04/2023

Vào lúc tình hình chiến sự tại miền đông Ukraine vẫn nóng bỏng, ngày 14/04/2023, Evguéni Prigozhin lãnh đạo lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đang trên tuyến đầu tại mặt trận Bakhmut, kêu gọi chính quyền Nga tuyên bố kết thúc chiến tranh Ukraine.

uk3

Yevgeny Prigozhin dự đám tang một người lính Wagner tử trận tại Ukraine. Ảnh ngày 24/12/2022 tại nghĩa trang Beloostrovskoye, St. Petersburg- Nga. AP

Trong thông điệp đăng trên mạng Telegram tối thứ Sáu 14/04/2023, nhân vật thân cận của tổng thống Nga Vladimir Putin và nổi tiếng với những tuyên bố nẩy lửa, lần này lại gây kinh ngạc khi cho rằng có lẽ đã đến lúc điện Kremlin kết thúc cuộc chơi và "chiến dịch đặc biệt" đẫm máu tại Ukraine, một chiến dịch cũng đã gây ra những tổn thất rất nặng nề cho phía Nga.

Từ Moskva, thông tín viên RFI Julian Colling tường trình :

Một cách bất ngờ, trong một bài viết đăng trên mạng Telegram, Yevgeny Prigozhin đã lại gây sốc hôm thứ Sáu vừa qua. Theo ông chủ của lực lượng dân quân Wagner, điều chủ chốt hiện nay là củng cố những lãnh thổ đã chiếm được ở vùng Donbass và miền nam Ukraine và cố gắng bảo vệ những khu vực này bằng mọi cách.

Ông trùm Wagner đặc biệt nhấn mạnh : "Trên một phương diện nào đó, các mục tiêu đề ra đã đạt được và chúng ta cũng đã tiêu diệt được một phần lớn trai tráng của Ukraine". Theo Prigozhin, đề xuất của ông "sẽ là lựa chọn tốt nhất cho cả chính quyền lẫn người dân Nga".

Cần phải nhắc lại rằng nhà sáng lập tập đoàn Wagner biết rõ hơn ai hết những thiệt hại nặng nề mà Nga đã phải gánh chịu trong nỗ lực giành lấy những vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraine. Theo nhiều ước tính khác nhau, đã có khoảng 30.000 chiến binh của nhóm Wagner đã bỏ mạng ở Ukraine.

Dẫu sao thì đây không phải là lần đầu tiên mà nhân vật ở đâu cũng thấy này đã thu hút được sự chú ý bằng một tuyên bố đi ngược lại những lập luận chính thống ở Moskva, do các thành phần diều hâu của chế độ áp đặt. Chính tổng thống Vladimir Putin cũng luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng sự sống còn của Nhà nước Nga phụ thuộc vào sự thất bại của chế độ Quốc xã và chống Nga ở Kiev.

Chính quyền Nga đã không bình luận về các tuyên bố của ông Prigozhin, ngày càng được coi là một "phân tử tự do" và là người đặc biệt gây bối rối cho các cơ quan an ninh đặc biệt của Nga, dẫn đầu là cơ quan mật vụ FSB. 

Các tuyên bố lập trường của Prigozhin sẽ tiếp tục nuôi dưỡng những suy đoán về tham vọng chính trị của doanh nhân "bá đạo" này. Trong một động thái mị dân thường thấy, trong bài viết của mình, Prigozhin một lần nữa đã chỉ trích giới tinh hoa và "nhà nước ngầm" đang điều hành nước Nga, mà theo nguyên văn lời ông : "hoàn toàn không biết gì về chiến tranh và sẽ hoàn toàn bị tách rời khỏi dân chúng".

Trọng Nghĩa

***************************

Chiến tranh Ukraine : Nga oanh kích vùng Zaporizhzhia vào lễ Phục sinh của Chính Thống giáo

Thanh Hà, RFI, 16/04/2023

Trên mạng Telegram thống đốc Zaporizhzhia Yurii Malashko loan báo quân đội Nga đã tiến hành nhiều đợt oanh kích trong đêm 15 rạng sáng 16/04/2023 vào lúc người dân Ukraine chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh của Chính Thống Giáo. Cũng trong dịp lễ này, Kiev thông báo Moskva trao trả 130 tù binh Ukraine.

uk4

Một phụ nữ thu thập các biểu tượng Chính thống giáo tại một nhà thờ bị phá hủy sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở làng Komyshuvakha, vùng Zaporizhzhia, Ukraine ngày 16/4/2023. Reuters/Stringer

Phủ tổng thống Ukraine sáng nay cho biết 130 binh sĩ Ukraine được trả về với gia đình nhân ngày lễ Phục Sinh. Đây là đợt trao đổi tù binh lần thứ 14 giữa Kiev và Moskva từ khi nổ ra chiến tranh. Kiev không nói rõ là đổi lại, thì lần này Ukraine đã trao trả bao nhiêu lính lại cho phía Nga. Lãnh đạo lực lượng lính đánh thuê Wagner Yevgeny Prigozhin được Reuters trích dẫn xác định nhóm này đã "trao trả hàng trăm lính cho Ukraine".

Hôm thứ Hai đầu tuần (11/4) Kiev và Moskva cũng đã loan báo mỗi bên trao trả "hàng trăm binh lính" cho đối phương. Cách nay hai ngày chính quyền Ukraine khẳng định đã nhận lại xác của 82 quân nhân tại các vùng đang bị Nga chiếm đóng.

Tình hình tại miền đông Ukraine vẫn tiếp tục sôi động : bộ quốc phòng Nga hôm 15/04/2023 xác nhận nhóm Wagner đã giành thêm được hai thị trấn gần Bakhmut. Còn tại Sloviansk, cách Bakhmut 45 cây số về hướng tây bắc, các đợt oanh kích của Nga hôm 14/04 làm ít nhất 11 thường dân thiệt mạng. Trong khi đó xích xuống khu vực ở phía nam, Zaporizhzhia bị oanh kích từ đêm qua. Thống đốc vùng này nói đến "4 đợt oanh kích dồn dập. Một nhà thờ và nhiều khu dân cư tại Komychuvakha bị thiệt hại". Tại một số nơi khác, các toán cứu hộ và y tế vẫn đang tìm kiếm các nạn nhân.

Khả năng bộ ba China-Brazil-UAE cùng giải quyết khủng hoảng ?

Kết thúc chuyến công du Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất, hôm 16/04/2023 tổng thống Brazil, Lula da Silva cho biết đã đề xuất với Bắc Kinh và Abu Dhabi về khả năng thành lập một bộ ba giải quyết chiến tranh Ukraine. Tổng thống Brazil nói thêm : chiến tranh xuất phát từ "những quyết định của hai quốc gia" để rồi 14 tháng sau, "tổng thống Putin không đưa ra bất kỳ một sáng kiến nào để chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Ukraine Zelensky không đưa ra bất kỳ một sáng kiến nào để chấm dứt chiến tranh". Trong lúc mà "Châu Âu và Mỹ tiếp tục châm thêm củi lửa nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh". Cũng tại Abu Dhabi ông Lula đề nghị thành lập một nhóm G20 để "chấm dứt cuộc chiến này và vãn hồi hòa bình".

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Tổng thống Nga ký sắc lệnh ban hành luật mới về tuyển quân

Minh Anh, RFI, 15/04/2023

Hai ngày sau khi được Quốc hội bỏ phiếu thuận, thứ Sáu, ngày 14/04/2023, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một đạo luật mới tạo điều kiện dễ dàng cho việc gọi thanh niên Nga nhập ngũ.

nga1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, ngày 14/04/2023. AP – Aleksey Babushkin

Với luật mới này, kể từ giờ lệnh tuyển quân có thể được gởi bằng thư điện tử, thông qua cổng dịch vụ công của Nga, hoặc ngay cả khi lệnh được trao cho một bên thứ ba. Cho đến lúc này, giấy gọi nhập ngũ được trao tận tay.  

Theo phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov, luật mới này cho phép khắc phục "tình trạng lộn xộn" tại các văn phòng đăng ký nghĩa vụ quân sự trong đợt động viên bán phần hồi tháng 9/2022, và như vậy, chấm dứt tình trạng không có địa chỉ chính thức khiến một bộ phận người trong độ tuổi huy động thoát lệnh động viên. 

Phát ngôn viên điện Kremlin nêu rõ, một khi văn bản có hiệu lực, bất kỳ người Nga nào trong diện dự bị, "nếu từ chối nhận lệnh triệu tập hoặc không thể liên lạc được", bị xem như là "những thành phần ngoan cố", có nguy cơ lãnh án tù giam. Đối với một bộ phận dân chúng Nga, đây là bằng chứng cho một làn sóng tuyển quân mới đang được chuẩn bị vào lúc Nga đang gặp khó khăn trên chiến trường.  

Đúng vào ngày tổng thống Nga ký sắc lệnh tuyển quân mới, Kiev cho biết Nga đã nã 7 tên lửa nhắm vào thành phố Sloviansk, thuộc vùng Donetsk, nhưng trên phần lãnh thổ vẫn do Ukraine kiểm soát. Vụ tấn công này đã đánh sập 5 tòa nhà dân cư, phá hủy 5 căn nhà và một tòa cơ quan hành chính, làm thiệt mạng ít nhất 9 người, trong đó có một trẻ 2 tuổi, chết không lâu sau khi được đưa ra khỏi đống đổ nát. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tố cáo Nga "dội bom tàn bạo" vào các khu dân cư và "giết chết thường dân giữa thanh thiên bạch nhật". Trong thông cáo, thẩm phán vùng Donetsk cho biết mở một cuộc điều tra sơ bộ về hành vi vi phạm luật và luật lệ chiến tranh. Thông cáo ghi rõ là theo các thông tin ban đầu, "quân chiếm đóng Nga đã dùng hệ thống tên lửa phòng không S-300 để chống lại thường dân".

Minh Anh

*********************

Ngoại trưởng Ukraine kêu gọi phương Tây biến Biển Đen thành "biển của NATO"

Thùy Dương, RFI, 14/04/2023

Ngày 13/04/2023, ngoại trưởng Ukraine kêu gọi phương Tây phát triển một chiến lược cho Biển Đen, biến vùng biển này thành "biển của NATO". Phát biểu của ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba được đưa ra tại Hội nghị An ninh Biển Đen ở Romania, một năm sau khi chiến hạm Moskva của Nga bị lực lượng vũ trang Ukraine đánh chìm bằng tên lửa. 

nga2

Ảnh tư liệu chụp ngày 21/06/2022: Cảng Constanta của Romania ở Biển Đen. AP - Vadim Ghirda

Trong hai ngày 12 và 13/04, Romania và Ukraine tổ chức Hội nghị An ninh Biển Đen đầu tiên tại Bucarest, trong khuôn khổ "Nền tảng Quốc tế về Crimea", một công cụ phối hợp ngoại giao được thiết lập theo sáng kiến của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm giải phóng bán đảo Crimea và khôi phục an ninh tại Biển Đen. 

Theo AFP, phát biểu khai mạc hội nghị qua vidéo gửi từ Ukraine, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba kêu gọi "đã đến lúc thiết lập một mạng lưới an ninh toàn cầu cho mọi quốc gia đang bị đe dọa trong vùng" và biến Biển Đen thành "một vùng biển của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương" tương tự như biển Baltic. 

Lãnh đạo ngoại giao Ukraine nhấn mạnh : "Hôm nay là kỷ niệm một năm ngày tuần dương hạm Moskva bị đánh chìm" và "các tàu chiến khác của Nga sẽ chịu chung số phận" nếu Ukraine có sự hỗ trợ của các nước bằng hữu và đối tác.

Ngoại trưởng Ukraine cũng đề nghị NATO đưa ra "một kế hoạch rõ ràng về thời điểm và cách thức Ukraine sẽ tham gia", nhân thượng đỉnh vào tháng 06/2023 của NATO tại Vilnius, Litva. 

Cũng trong ngày hôm qua 13/04, Phần Lan thông báo lần đầu tiên kể từ khi gia nhập NATO, ba tàu chiến của hải quân nước này đã tiến hành diễn tập với hai tầu chiến của Đức và Bồ Đào Nha, ngày 12/04.  Cuộc tập trận này do Hạm đội Duyên hải Phần Lan tổ chức ở Vịnh Phần Lan, gần Nga. 

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Bốn kịch bản chiến tranh Ukraine và cái chết lần 2 của Liên Xô

Diễn tiến sắp tới của cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ ra sao ? Các chuyên gia đưa ra bốn giả thiết trên L’Express. Về phía Moskva, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ngày càng giữ khoảng cách xa hơn với một nước Nga không còn "quyền lực mềm", cũng như sức mạnh quân sự để có thể thống trị khu vực.

kichban1

Pháo binh Ukraine khai hỏa trong một cuộc giao tranh ác liệt với quân Nga gần Bakhmut, ngày 13/04/2023. Reuters – Kai Pfaffenbach

Đài Bắc trước móng vuốt Trung Quốc

Về Châu Á, Courrier International dịch bài viết của Financial Times giải thích "Vì sao cần phải giúp Đài Loan ‘thoát khỏi móng vuốt của Bắc Kinh’".  Câu hỏi không hề trừu tượng : cuối tuần trước, Bắc Kinh đã tập trận oanh kích và bao vây hòn đảo. Tổng thống Joe Biden đã bốn lần khẳng định sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công. Tại sao một nước Mỹ đã chán ngán chiến tranh lại đe dọa sẽ chiến đấu với Trung Quốc, cũng là cường quốc nguyên tử ?

Ở Hoa Kỳ, có những ý kiến chỉ trích ý định này và tại Châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng hàm ý là không muốn dính líu vào một cuộc khủng hoảng không phải của mình. Thực tế chẳng có mấy ai chờ đợi các quân đội Châu Âu can dự trực tiếp vào một cuộc xung đột vì Đài Loan. Nhưng thái độ của các chính khách như ông Macron là quan trọng, vì Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc cái giá về kinh tế và ngoại giao cho cuộc xâm lăng.

Ba lý do để bảo vệ Đài Loan

Bài viết đưa ra ba lý do cho việc bảo vệ Đài Loan : tương lai của tự do chính trị, cân bằng lực lượng, và kinh tế thế giới. Đảng cộng sản lập luận rằng chế độ độc đảng là lý tưởng cho Trung Quốc, các giá trị tự do dân chủ mà Hoa Kỳ quảng bá sẽ là thảm họa trong một nền văn hóa cộng đồng Trung Hoa. Nhưng Đài Loan, xã hội phát triển và thịnh vượng là bằng chứng sống động cho thấy văn hóa Trung Hoa tương thích với nền dân chủ. Sự hiện diện của đảo quốc giúp hình dung ra một cung cách quản trị khác trong tương lai cho Hoa lục.

Bắc Kinh đã đè bẹp khát vọng dân chủ của Hồng Kông. Nếu để cho Tập Cận Bình hành động tương tự với Đài Loan, độc tài sẽ được tăng cường đối với tất cả cộng đồng người Hoa, giúp Hán hóa về chính trị trên toàn thế giới. Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương có nhiều nước dân chủ thịnh vượng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ; tất cả lệ thuộc vào việc bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc chiếm Đài Loan, sẽ là đòn khủng khiếp cho sức mạnh Mỹ trong vùng.

Sự thống trị của Bắc Kinh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ tác động lên toàn cầu, vì khu vực này chiếm 2/3 dân số và GDP thế giới. Trung Quốc hoàn toàn có thể vượt qua Hoa Kỳ, trở thành đại cường số một trên hành tinh. Châu Âu vốn đang dựa vào sự trợ giúp của Mỹ để đối phó với Nga, không thể bình an vô sự trước sự thay đổi này. Kiểm soát được việc sản xuất chất bán dẫn tân tiến nhất hiện nay, Bắc Kinh có thể bóp nghẹt kinh tế thế giới. Financial Times kết luận, không ai mong muốn chiến tranh diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng ngày nay, cũng như trong quá khứ, đôi khi cần phải chuẩn bị chiến tranh - để bảo đảm hòa bình.

Bắc Kinh tấp nập khách, Macron chịu búa rìu dư luận sau chuyến công du

L’Obs nhận thấy "Mọi nẻo đường đều dẫn đến Bắc Kinh". Khi tổng thống Pháp đang thăm thủ đô Trung Quốc, hai ngoại trưởng Saudi Arabia và Iran ký bình thường hóa bang giao dưới sự bảo trợ của ông Tập. Vài ngày trước đó, thủ tướng Tây Ban Nha rồi tới đồng nhiệm Malaysia thăm Trung Quốc dù đang bất đồng về chủ quyền trên Biển Đông. Ngoại trưởng Honduras cũng đến "trình diện" sau khi trở mặt với Đài Loan – một ví dụ mới nhất về "ngoại giao chi phiếu". Làm thế nào có sự nhộn nhịp như vậy sau ba năm Trung Quốc tự cô lập, Tập Cận Bình khẳng định tình hữu nghị với Vladimir Putin và căng thẳng với Mỹ về vụ khinh khí cầu gián điệp ?

Nghịch lý này là do sự xáo trộn lại trật tự quốc tế. Một Trung Quốc tân đế quốc không có đồng minh, chỉ có lợi ích. Với Putin, là cùng chống lại phương Tây ; với Châu Âu, nhân danh "đa cực" ; với các nước phương Nam nhằm phá vỡ con đê ngăn chặn của Mỹ. Và cuối cùng, Đài Loan là tâm điểm của tham vọng Bắc Kinh, như báo Nhân Dân vừa tái khẳng định. Với chiến lược ngoại giao đa diện này, Trung Quốc tung ra mọi công cụ gây ảnh hưởng, trước hết là sự thu hút của thị trường khổng lồ.

Về phía ông Emmanuel Macron tiếp tục bị chỉ trích sau chuyến công du Bắc Kinh. L’Express nói về "Đài Loan, sai lầm chiến lược của Macron". Cũng như không thể tỏ ra trung lập giữa Ukraine và kẻ xâm lăng Nga, cần phải chọn bên trong hồ sơ Đài Loan. Chính vì để tránh Châu Âu đi theo đường lối cứng rắn của Hoa Kỳ mà Tập Cận Bình đã trải thảm đỏ tiếp Macron trong suốt ba ngày.

The Economist cho rằng thật ra tổng thống Pháp có lý khi đi thăm Trung Quốc, nhưng sai lầm thứ nhất của ông là tạo điều kiện cho ý đồ chia rẽ Châu Âu với Hoa Kỳ, kế tiếp là làm ảnh hưởng đến sự ủng hộ của đồng minh dành cho Đài Loan. Ông ngỡ rằng có thể một mình bảo vệ được tự do dân chủ và các công nghệ mũi nhọn, nhưng đó là ảo tưởng. Sát cánh với nhau, Mỹ và Châu Âu được tiếp thêm sức mạnh, còn nếu hành động riêng rẽ, thì sẽ mở đầu cho một "thế kỷ Trung Hoa".

Việt Nam, khách hàng của Nga sẽ quay sang mua vũ khí Mỹ ?

Liên quan đến chuyến thăm Việt Nam của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, The Diplomat nhận xét Hoa Kỳ muốn nâng cấp quan hệ, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam tỏ ra thận trọng để đề phòng phản ứng từ Trung Quốc. Ông Blinken ghé Hà Nội trước khi đến Tokyo dự cuộc họp của nhóm G7, đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông kể từ khi tham gia chính quyền Biden. Trong chuyến công du nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện", ngoại trưởng Mỹ chính thức động thổ xây dựng khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ trị giá 1,2 tỉ đô la, với thiết kế lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long.

Trước thực tế quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện đều đặn trong những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, các quan chức Việt Nam có thể cho rằng họ đã được hưởng lợi, vậy tại sao lại chọc giận Trung Quốc ? Nếu nâng cấp quan hệ, đó là do phía Việt Nam thấy rằng lợi ích nhiều hơn cái giá phải trả. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tháng trước nói rằng sự thay đổi sẽ diễn ra "vào thời điểm thích hợp".

Muốn giữ quan hệ bền chặt với phương Tây để làm đối trọng với sức mạnh kinh tế và quân sự của nước láng giềng phương Bắc, Hà Nội duy trì quan hệ với Bắc Kinh đồng thời liên kết với càng nhiều quốc gia khác càng tốt. Dù tranh chấp Biển Đông, đảng cộng sản hai nước có mối quan hệ chính trị lâu dài. Những gì Việt Nam mong đợi từ Hoa Kỳ (quyền tự chủ chiến lược, tăng trưởng kinh tế và duy trì sự cai trị của đảng) khác với những gì Hoa Kỳ mong muốn từ mối quan hệ với Việt Nam (một đối tác trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc).

Dù được mang tên như thế nào đi nữa, quan hệ Mỹ-Việt có thể sẽ tiếp tục phát triển một cách thực chất trong các lĩnh vực đôi bên cùng quan tâm. Reuters dẫn lời chuyên gia Murray Hiebert, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết, hai nước có thể tăng cường hợp tác quân sự, kể cả việc Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Việt Nam thay cho nguồn Nga lâu nay.

Thiếu lao động, Nhật Bản cởi mở hơn với nhân công nhập cư

Cũng tại Châu Á nhưng trên lãnh vực xã hội, L’Express cho biết "Do thiếu hụt nhân công, Nhật Bản đã chiều chuộng những di dân hiếm hoi như thế nào". Tuần báo dẫn lời Mai Thị Phương, một trong số chín nhân viên người nước ngoài trên tổng số 236 người của công ty xây dựng Ishikawa ở Ohta, miền trung nước Nhật. Được nhận vào làm ở bộ phận quan hệ công chúng từ năm 2020, cô rất vui vì công ty thường tổ chức nhiều sự kiện thú vị như thăm bảo tàng, picnic. Còn Phan Hữu Thiết, được tuyển từ năm 2018, công ty giúp lo visa, tìm chỗ ở và tài trợ cho khóa học tiếng Nhật. Ishikawa có văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh, tuyển dụng trong giới sinh viên Việt Nam. Giám đốc điều hành Kazu Amagasa nói : "Người Việt giỏi hơn người Nhật về toán và khoa học, họ cũng có năng lực giao tiếp tốt".

Tokyo bắt đầu cởi mở đôi chút vào đầu thập niên 90, cấp visa cho con cháu những nông dân Nhật di cư sang Brazil và Pêru từ đầu thế kỷ 20. Những lao động này làm việc tại các dây chuyền lắp ráp xe hơi. Nhưng mỗi lần xảy ra khủng hoảng như năm 2008, họ lại lũ lượt kéo về nước. Huy động cả phụ nữ và người lớn tuổi vẫn không đủ, đến 2018 chính phủ Nhật Bản chấp nhận cho tuyển người nước ngoài trong những lãnh vực như y tế, nông nghiệp hay đóng tàu. Tháng Hai năm nay, thủ tục cấp quy chế thường trú cho các nhà nghiên cứu và kỹ sư ngoại quốc được giảm nhẹ. Đến cuối 2022, Nhật Bản có trên 3 triệu người nhập cư, gấp ba lần so với thập niên 90 nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu.

Bốn kịch bản cho chiến tranh Ukraine

Về cuộc chiến tranh ở Ukraine, diễn tiến sắp tới sẽ ra sao ? L’Express cho biết các chuyên gia đưa ra bốn giả thiết.

Thứ nhất : Ukraine xuyên thủng được hàng phòng ngự của Nga sau nhiều tuần lễ nỗ lực. Đối với nhiều nhà quan sát, đây là kịch bản có khả năng diễn ra nhất. Tướng Ben Hodge, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ tại Châu Âu lưu ý các xe tăng Leopard 2 và các vũ khí hạng nặng khác của phương Tây mà Kiev nhận được từ đầu năm đều lợi hại hơn vũ khí Nga. Hai nơi thuận lợi nhất để tấn công là Donetsk và bờ phía đông Kherson với trở ngại thiên nhiên là sông Dniepr, có thể kể cả Luhansk và Zaporijia. Nhà nghiên cứu Yohann Michel của IISS nhấn mạnh Kiev có thể tiến ở vùng bình nguyên này nhưng chỉ từng bước nhỏ. Tướng Dominique Trinquand, cựu trưởng phái đoàn Pháp tại Liên Hiệp Quốc nói thêm, cho dù không đến được biển Azov để cắt mặt trận Nga làm đôi, sự đột phá này cho phương Tây thấy vũ khí viện trợ mang lại lợi thế, và giúp lực lượng Ukraine lên tinh thần.

Thứ hai : Mặt trận Nga sụp đổ. Đây là kịch bản mơ ước của Kiev, họ có thể buộc quân Nga phải rút chạy như cuộc tấn công bất ngờ ở Kharkiv hồi tháng Chín, và tiến tới biển Azov. Sẽ là thảm họa cho Nga vì Crimea và các lãnh thổ chiếm đóng ở phía bắc chỉ có thể được tiếp tế thông qua cầu Kerch. Giáo sư Tomas Ries ở Stockholm cho rằng quân Nga có thể suy sụp, chế độ Kremlin rúng động. Vấn đề là liệu Putin có thể trụ lại được hay không. Tình hình này hoàn toàn thuận lợi cho tổng thống Volodymyr Zelensky với quyết tâm tái chiếm lãnh thổ kể cả Crimea, chiến thắng nằm trong tầm tay.

Thứ ba : Sa lầy, kịch bản này bất lợi cho Ukraine vì theo tướng Nicolas Richoux, cựu chỉ huy lữ đoàn thiết giáp số 7, "không loại trừ khả năng Nga phòng thủ giỏi hơn tấn công". Hơn nữa, sợ bị Kiev phản công, quân Nga đã ra sức xây đắp công sự từ mùa thu, với mìn, "răng rồng" (những trụ bê-tông chống xe tăng), chiến hào khắp các lãnh thổ chiếm đóng. Ông Tomas Ries lo rằng nếu bế tắc, một số nước phương Tây có thể thúc hối đàm phán với Nga, và Putin tìm cách áp đặt điều kiện. Còn theo tướng Richoux, "mối nguy lớn nhất là biến thành xung đột đóng băng như Donbass năm 2014", giúp Nga tạm nghỉ để củng cố và vài năm sau đánh tiếp.

Thứ tư : Nga thắng thế. Kịch bản trong mơ của Moskva ít có khả năng diễn ra nhất, theo các chuyên gia. Giáo sư Ries khẳng định giả thiết này khó thể thành sự thực trong ngắn hạn. Nga đã kiệt sức, không đủ quân số để tấn công quy mô, mất ít nhất 1.900 xe tăng nên phải vét kho đưa cả những chiếc T-54 và T-55 già nua ra trận. Còn nếu Trung Quốc tiếp sức cho Nga ? Tướng Trinquand bác khả năng này vì thiệt hại kinh tế cho Bắc Kinh rất nặng khi bị phương Tây trừng phạt. Tướng Richoux nhắc lại, từ 9 tháng qua quân Nga vẫn giậm chân tại chỗ ở Bakhmut. Tại thành phố nhỏ bé có 70.000 dân trước chiến tranh, có hơn 30.000 lính Nga đã bỏ xác hoặc bị thương.

Cái chết lần thứ nhì của Liên Xô

Les Echos cuối tuần phân tích "Putin và cái chết thứ hai của Liên bang Xô viết". Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ngày càng giữ khoảng cách xa hơn với một nước Nga không còn "quyền lực mềm" cũng như sức mạnh quân sự để thống trị trong khu vực. Khi mèo Nga không còn nữa, những chú chuột khiêu vũ ! Ba mươi hai năm sau khi Liên Xô đột tử, người ta lại chứng kiến cơ cấu địa chính trị kế thừa của đế chế này qua đời. Vết rạn từ lịch sử đã trở nên nứt toác, khi cuộc xâm lăng Ukraine cho người dân và chính quyền các nước chư hầu cũ thấy được mặt thật của Putin.

Dù cuộc chiến kết thúc như thế nào đi nữa, Moskva đã "mất" hẳn Ukraine. Người dân nước này phải nhiều thế hệ nữa mới có thể tha thứ cho những tội ác của Kremlin. Sẽ không còn có chuyện buôn bán với quốc gia trước kia là đối tác lớn nhất : thương mại song phương đã giảm đi… 15 lần kể từ 2014. Và Kiev hy vọng gia nhập NATO, tổ chức đã có mặt 14 quốc gia từng là thành viên Hiệp ước Warszawa.

Không chỉ Ukraine, có đến 85% người dân Georgia (Gruzia) muốn nước mình là thành viên Liên Hiệp Châu Âu và Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Moldova dù hết sức tránh làm phật lòng Moskva, nhưng vẫn bị dọa "cùng chung số phận với Kiev", thế nên bỗng chốc Chisinau muốn xin vào NATO. Kremlin chẳng khác nào một ông chồng đánh vợ rồi ngạc nhiên khi thấy cô ta đòi ly dị. Còn tại Trung Á, sân sau truyền thống, Moskva chừng như nếm mùi "khoảnh khắc Suez" như Anh-Pháp thập niên 50. Mặc dù trong tay vẫn còn những đòn bẩy như dầu khí, hợp đồng vũ khí, điện, viễn thông… nhưng Nga nay phải học cách sống không có chư hầu. Tuy nhiên ông chủ điện Kremlin vẫn cố thủ trong boong-ke của mình, cho rằng Liên Xô sụp đổ là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20".

Các vấn đề xã hội Pháp

Các tuần báo Pháp kỳ này tập trung vào thời sự trong nước. L’Obs chạy tựa "Sách Đen của Bolloré", chỉ trích nhà tỉ phú Vincent Bolloré đang có tham vọng "xây dựng một đế chế truyền thông phục vụ cho khuynh hướng cực kỳ bảo thủ". Le Point nói về "Vụ Polanski" : 46 năm sau khi bị đạo diễn nổi tiếng Roman Polanski cưỡng hiếp lúc mới 13 tuổi, tờ báo tổ chức cuộc đối thoại giữa nạn nhân Samantha Geimer và người vợ của thủ phạm, nghệ sĩ Emmanuelle Seigner. L’Express đưa ra một vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học : di truyền ảnh hưởng như thế nào lên sức khỏe, và cả giáo dục hay bất bình đẳng xã hội. Hồ sơ của Courrier International tuần này được dành cho "Người cao tuổi và tương lai trước mặt", họ đã về hưu nhưng rất năng động.

Thụy My

Published in Quốc tế

Phần thứ ba

Ý kiến về một giải pháp hòa bình trường cửu cho Ukraine

 

Ngưng chiến không nhất thiết dẫn đến một giải pháp hòa bình trường cửu cho Ukraine. Một giải pháp kết thúc chiến tranh Nga-Ukraine, bảo đảm hòa bình lâu dài cho Ukraine chỉ có thể trở thành sự thật nếu cả ba nước Mỹ, Nga và Ukraine đều muốn giải quyết mâu thuẫn bằng thương thuyết và tương nhượng. Quan trọng nhất là Mỹ và Nga nhưng Mỹ, ở thế mạnh hơn, phải đi bước đầu tiên trên con đường có tên là "chung sống hòa bình" ở lục địa Châu Âu.

TOPSHOT-UKRAINE-RUSSIA-CONFLICT-WAR

Một giải pháp kết thúc chiến tranh Nga-Ukraine, bảo đảm hòa bình lâu dài cho Ukraine chỉ có thể trở thành sự thật nếu cả ba nước Mỹ, Nga và Ukraine đều muốn

"Chung sống hòa bình ở Châu Âu" phải xem là một Sách Lược của nước Mỹ để đối phó với "Trung Hoa Mộng" của Tập Cận Bình

Để đi bước đầu tiên này, trước hết Mỹ phải tự thuyết phục một số điểm căn bản :

1. Muốn làm Nga kiệt quệ phải rút quân khỏi Ukraine, Mỹ sẽ phải trả giá rất đắt về thời gian, tiền bạc cũng như những khó khăn ngay trong nội bộ nước Mỹ mà kết quả cũng không có gì chắc chắn. 

Không có gì chắc chắn Putin sẽ bị lật đổ ngay cả cuộc phiêu lưu ở Ukraine của Putin thất bại. 

Ngay cả Putin bị lật đổ cũng không có gì chắc chắn nước Nga sẽ không có một Putin khác - vẫn "dân tộc chủ nghĩa quá khích" chưa kể còn có thể cộng thêm "phục thù chủ nghĩa" cũng quá khích không kém.

Hoặc sẽ có một nước Nga tan vỡ làm rối loạn cả Châu Âu và kho vũ khí nguyên tử của Nga lại lọt vào tay Tàu, Iran hay Bắc Hàn ? Hoặc kho vũ khí nguyên tử ấy bị chia 5 xẻ 7 và một phần lại rơi vào tay các nhóm khủng bố quốc tế tử thù của Mỹ ?

2. Nếu bị dồn đến thế cùng quẫn trong cuộc chiến Ukraine, không còn gì để mất, Nga có thể dùng đến vũ khí hạt nhân. Hoặc Nga đành phải… "bán mình" cho Tàu. Cả hai trường hợp đều là tai họa lớn lao đối với Mỹ.

3. Mỹ nên bắt tay giải hòa với Nga ở Châu Âu để có thể tập trung sức mạnh và tâm trí để đối phó với Tàu ở Châu Á. Đụng độ với Nga ở Châu Âu là chuyện thứ yếu, dàn xếp được. Đụng độ với Tàu ở Châu Á là chuyện trọng yếu, cấp bách và "bất khả thoái lui" nếu Mỹ muốn bảo vệ vị thế đệ nhất siêu cường.

4. Tiến trình hòa giải Mỹ-Nga nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Cuộc chiến Ukraine càng đẫm máu, càng khó giải hòa. Khi leo thang tới việc sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật thì càng khó xuống thang. Càng gần cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ sắp tới, đương kim Tổng thống Biden càng thiếu tự do hành động, càng bị nhiều áp lực. Nga càng "lậm" với Tàu bao nhiêu càng khó gỡ bấy nhiêu. "Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ" !

5. Mỹ sẽ phải làm một số nhượng bộ với Nga - đối thủ của Mỹ và đối thủ của đồng minh của Mỹ - nhưng là "nhượng bộ có nguyên tắc". Chẳng hạn không làm suy yếu NATO, không làm các nước Đồng Minh của Mỹ bất mãn hay mất tinh thần, không vi phạm đạo lý, luật pháp quốc tế, không bán rẻ, không phản bội Ukraine (như Mỹ đã làm với Việt Nam Cộng Hòa, với chính quyền Afghanistan !).

6. Mỹ không cần và không nên trình bầy trước công luận "nước cờ mới" có mục đích "trói tay" Tàu ở Châu Á mà chỉ cần và chỉ nên nhấn mạnh sáng kiến chiến lược này cần thiết cho "hòa bình, ổn định, thịnh vượng của Ukraine, của Châu Âu và của toàn thế giới".

7. Sẽ có ít nhất ba hiệp định hòa bình. Một giữa Nga và Ukraine. Một giữa Nga và NATO. Một giữa NATO + Liên Âu và Ukraine. Hội nghị hòa bình có thể diễn ra chính thức ở một quốc gia trung lập "tương đối" nhưng có trọng lượng như Ấn Độ chẳng hạn. Tuy nhiên, những nét chính của nội dung nên được thảo luận trước và riêng tư giữa đặc sứ của Biden với Putin, tương tự như Henry Kissinger, đặc sứ của Nixon, đã làm trong sứ mạng bí mật tại Bắc Kinh năm 1971. Biden có thể bay đến Moscow họp thượng đỉnh với Putin, theo lời mời của Putin như trường hợp Nixon gặp Mao năm 1972. Hoặc Biden gặp Putin ở một nước trung lập. Lý do công khai là để tránh một cuộc chiến tranh nguyên tử làm nổ tung trái đất ! Mà có lẽ cũng đúng là như thế.

8. Kế tiếp là các buổi họp riêng của Mỹ với Ukraine, Mỹ với các nước NATO và Châu Âu quan trọng nhất như Anh, Pháp, Đức và những quốc gia đã và đang giúp đỡ nhiều nhất cho Ukraine chống Nga như Ba Lan, Tiệp Khắc, các nước vùng Baltic… Các buổi họp này nhằm "đả thông tư tưởng, tìm sự đồng thuận nếu có thể" đồng thời chứng tỏ Mỹ tôn trọng đồng minh. 

9. Mỹ có quyền có lập trường không hoàn toàn đồng nhất với các đồng minh Châu Âu trong việc hòa giải với Nga. Các nước Châu Âu nếu quá lo ngại về Nga thì phải tự làm mạnh hơn về quân sự quốc phòng của mình thay vì trông cậy quá nhiều vào "dù che" của Mỹ. Nếu Mỹ có "nghĩa vụ" sát cánh với các đồng minh Châu Âu để đối phó với Nga thì các đồng minh Châu Âu cũng có "nghĩa vụ" sát cánh với Mỹ để đối phó với Tàu ở Châu Á, bảo vệ các giá trị Dân Chủ, Tự Do và vị thế của khối Tây Phương nói chung thay vì tính chuyện xé lẻ để làm ăn với Tàu.

10. Hiệp định hòa bình cho Ukraine nói riêng và cho Châu Âu nói chung chỉ "có lý" (make senses) và sẽ được tôn trọng nếu Nga, Ukraine, Mỹ, dù phải tương nhượng nhau, đều cảm thấy "được" nhiều hơn "mất", hoặc không có lựa chọn nào tốt hơn, hoặc ít nhất cũng thấy hòa giải có lợi về lâu dài hơn là tiếp tục cuộc xung đột.

11. Sau khi đã ký Hiệp định Hòa bình, Mỹ nên có chính sách giúp Nga và Ukraine đẩy nhanh tiến trình hòa giải, bình thường hóa các quan hệ song phương để Ukraine trở thành "cầu nối" thân hữu giữa các nước Châu Âu và Nga, một biểu tượng của sống chung hòa bình thay vì là một lò lửa chiến tranh hay một vùng tranh chấp liên miên không dứt. Sự hòa giải giữa Ukraine và Nga cũng giúp sự hòa hợp và ổn định ngay trong xã hội Ukraine, đặc biệt giữa miền Đông Ukraine ít nhiều chịu ảnh hưởng Nga do các yếu tố địa lý, lịch sử, chủng tộc, ngôn ngữ, kinh tế, khuynh hướng chính trị và miền Tây Ukraine thiên về các nước dân chủ Châu Âu cũng vì những lý do tương tự. Ukraine cần có một chính sách đối nội và đối ngoại thật khôn ngoan để có thể tồn tại, phát triển trong hòa bình, độc lập.

12. Mỹ không nên kỳ vọng Nga lập tức thay đổi chính sách 180 độ, từ "thân Tàu" chuyển sang "thân Mỹ". Hòa giải Mỹ-Nga có nghĩa Nga-Mỹ không còn coi nhau là kẻ thù, Nga sẽ đứng trung lập đối với cuộc tranh chấp Mỹ-Tàu. Chỉ như thế đã là một thắng lợi lớn của Mỹ. Thay vì MỘT chống HAI, chỉ còn MỘT chống MỘT. Mỹ không còn phải "lưỡng đầu thọ địch", ở cả hai mặt trận Châu Âu và Châu Á. 80 tỉ đô la/một năm, một tổn phí cực lớn mà Mỹ đang "phí phạm" trong cuộc chiến Ukraine, có thể được sử dụng một cách hữu ích trong việc giúp Đài Loan gia tăng khả năng phòng thủ cũng như củng cố thế trận của Mỹ ở trong toàn miền Đông Á.

13. Mỹ có thể kỳ vọng rằng nếu Nga cảm thấy được Mỹ và các đồng minh Châu Âu không những đã hết thù nghịch mà còn đối xử "tốt" (chẳng hạn như sốt sắng đầu tư giúp Nga phát triển vùng Tây Bá Lợi Á tiếp giáp với Tàu) thì Nga có thể nghiêng dần về phía Mỹ. Vì sẽ sớm đến lúc Nga hiểu đầy đủ rằng Mỹ cách Nga đại dương mênh mông, thù oán cũ đều có thể bỏ qua, nhưng Tàu sát bên, chung biên giới rất dài mà Tàu đang lúc hùng mạnh và đang chuẩn bị cướp thời cơ, toan tính giải quyết nợ nần, ân oán địa lý, lịch sử của "một trăm năm quốc nhục". Toan tính "thu hồi" Đài Loan, Việt Nam, Cao Ly, Mông Cổ, vốn là các "vùng đất cũ của… Thiên Triều". Tiến từ "trị quốc" đến "bình thiên hạ". Dựng Pax Sinica ("thế giới hòa bình kiểu Tàu") thay thế Pax Americana ("thế giới hòa bình kiểu Mỹ"). Nga không những sẽ phải trả lại mấy triệu cây số vuông lãnh thổ đã lấy của Tàu trong các thế kỷ trước, từ Ngoại Mông đến bắc Mãn Châu, phải từ bỏ các địa điểm chiến lược, các bán đảo và hải đảo trên Thái Bình Dương mà có thể còn mất thêm cả vùng Tây Bá Lợi Á rất nhiều tài nguyên mà Nga không đủ sức bảo vệ. Tóm tắt, nếu "Trung Hoa Mộng" của Tập Cận Bình trở thành sự thực, Mỹ sẽ mất quy chế siêu cường nhưng Nga thì… mất nước !

14. Nếu Nga nghiêng về Mỹ hay Mỹ-Nga chính thức lập liên minh, MỘT chống HAI trở thành HAI chống MỘT, Tàu lập tức phải lo thêm mặt Bắc. 

Lo vũ khí hạch tâm của Nga bao trùm cả nước Tàu mà không cần đến hỏa tiễn liên lục địa. Lo hỏa tiễn hạch tâm tầm trung của Nga đủ sức "vươn tới" Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Thẩm Dương, Đại Liên, Bắc Kinh, Thái Nguyên, Thiên Tân, Thượng Hải, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh…

Lo hàng triệu quân Nga hờm sẵn biên giới. 

Đến lượt chính Tàu rơi vào cảnh "lưỡng đầu thọ địch", không còn là Mỹ.

Tàu sẽ phải đổi thế trận. Phải phân chia lực lượng đối phó. 

Mặt Bắc phải đối phó với sức mạnh của Nga. 

Mặt Đông phải đối phó lực lượng của Mỹ - đang túc trực gần eo biển Đài Loan, tại Nhật Bản, Nam Hàn và quần đảo Phi Luật Tân - được tăng cường sau khi Mỹ và NATO không còn phải vướng vào cuộc chiến tiêu hao với Nga ở Châu Âu. 

Đài Loan, Biển Đông, Đông Bắc Á, Đông Nam Á sẽ được bảo vệ tốt hơn. Toàn vùng Đông Á có thể kịp thời chuyển NGUY thành AN.

Một thế thăng bằng chiến lược mới rất có lợi cho Mỹ và đặt nước Tàu của Tập Cận Bình vào thế phải chịu bó tay. Nước Tàu của Tập Cận Bình phải chịu bó tay cũng đồng nghĩa với hòa bình, ổn định ở Châu Á và trên toàn thế giới.

uk2

Gợi ý một số điều khoản chính của các Hiệp định Hòa bình 2023 tại Châu Âu

Trở lại câu hỏi chính "Chiến tranh Nga - Ukraine sẽ kết thúc thế nào ?"

Không ai biết chắc được tương lai nên chỉ có thể trả lời rằng nên có một giải pháp hòa bình ở Ukraine nói riêng và ở Châu Âu nói chung, một giải pháp mà ngay cả Tàu muốn phản đối cũng không có lý do để phản đối. 

Như đã nói ở trên, giải pháp hòa bình đề nghị gồm các điều khoản của ít nhất 3 hiệp định. Một hiệp định giữa NATO và Nga. Một hiệp định giữa Ukraine và Nga. Một hiệp định giữa NATO+Liên Âu và Ukraine. Cả 3 hiệp định, họp thành toàn thể một giải pháp hòa bình, cần được ký cùng lúc, song song mới đầy đủ ý nghĩa. (Không có gì ngăn cản Mỹ và các đồng minh Châu Âu của Mỹ ký các thỏa ước riêng song phương khác với Nga hay với nhau miễn là không đi ngược với các điều khoản của 3 hiệp định trên).

Căn cứ trên những điểm đã phân tích, hiệp định hòa bình giữa NATO và Nga nên gồm những điều khoản sau đây : 

1. Hai bên bầy tỏ ý chí "sống chung hòa bình", giải quyết mâu thuẫn, khác biệt bằng đối thoại, thương thuyết, tương nhượng, tránh va chạm, tránh khiêu khích, tránh chiến tranh bằng mọi cách. Hai bên cũng cam kết tôn trọng nguyên tắc bất can thiệp vào nội bộ của nhau. 

2. NATO xác nhận sau khi Phần Lan, Thụy Điển hoàn tất thủ tục gia nhập sẽ không nhận thêm bất cứ thành viên mới nào khác.

3. Hai bên cam kết thâu hồi hay chấm dứt tất cả các biện pháp thù nghịch, bất thân thiện đối với nhau kể cả các chế tài, cấm vận, trừng phạt, trả đũa cũ hay mới ; cam kết bình thường hóa quan hệ về mọi mặt chính trị ngoại giao, kinh tế tài chánh, văn hóa xã hội ; cam kết thay thế kỷ nguyên đối đầu bằng kỷ nguyên hợp tác cho sự nghiệp hòa bình, thịnh vượng, thân hữu, cởi mở cho tất cả các quốc gia Châu Âu và cho toàn thế giới.

Hiệp định hòa bình giữa Nga và Ukraine nên có những điều khoản sau đây : 

1. Ngưng bắn tại chỗ trước khi thương thuyết bắt đầu. Nga thực hiện việc rút quân nhanh chóng ngay sau khi Hiệp định được ký kết. Hai bên cũng nhanh chóng xúc tiến việc trao trả tù binh chiến tranh.

2. Ukraine cam kết theo đuổi chính sách trung lập thực sự, không gia nhập bất cứ một liên minh quân sự nào kể cả NATO. Thụy sĩ và Áo là hai mẫu mực trung lập mà Ukraine sẽ rút kinh nghiệm để áp dụng cho mình một cách thích nghi. Nga cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập và chính sách trung lập của Ukraine. Hai bên cũng cam kết không can thiệp vào nội bộ của nhau.

3. Nga và Ukraine đồng ý cùng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới tại vùng Crimea với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để người dân địa phương này quyết định Crimea là một nước độc lập, hoặc Crimea thuộc về Nga hoặc Crimea thuộc về Ukraine. Nga và Ukraine cam kết tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tự do và công bằng này.

4. Vùng Donbas gồm hai tỉnh Luhansk và Donetsk và phụ cận, nơi có dân số gốc Ukraine và gốc Nga suýt soát nhau, vẫn thuộc về Ukraine tuy nhiên Ukraine cam kết Donbas sẽ được hưởng qui chế tự trị rộng rãi như trường hợp tỉnh Quebec của Canada, cam kết bảo đảm tự do, bình đẳng cho mọi cư dân, nghiêm cấm mọi đối xử kỳ thị vì khuynh hướng chính tri, tiếng nói, sắc tộc, cam kết thi hành chính sách hòa hợp, hòa giải trong xã hội tại Donbas và trên toàn cõi Ukraine.

5. Ukraine và Nga đồng ý tái lập ngoại giao, bình thường hóa mọi quan hệ, hợp tác thân hữu để cùng tiến bộ trên căn bản "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai". Ukraine hoan nghênh mọi nỗ lực của Nga đóng góp vô điều kiện vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt tại vùng Donbas nhưng không chỉ giới hạn tại vùng Donbas.

Hiệp định Tái thiết và phát triển giữa NATO, Liên Âu và Ukraine đúng như danh xưng có mục đích vừa khuyến khích Ukraine chấp nhận giảng hòa với Nga, vừa bù đắp những tàn phá, thiệt hại xương máu mà Ukraine phải gánh chịu khi can đảm "đứng mũi chịu sào" đương đầu với Nga, vừa giúp củng cố Ukraine thành một quốc gia "tiền phương" mạnh cả về quân sự và kinh tế, đủ sức tự bảo vệ đối với bất cứ thách thức nào trong tương lai. Hiệp định này nên gồm các điều khoản như sau :

1. Ukraine đặc cách được mời gia nhập Liên Âu với tư cách thành viên không phải qua những thủ tục thông thường.

2. Các quốc gia thành viên Liên Âu, NATO cam kết đóng góp 100 tỉ Euros vào quỹ tái thiết Ukraine. Mỹ với tư cách là một thành viên trụ cột của NATO cam kết đóng 50% số này. Ngân khoản viện trợ sẽ được trao cho Ukraine trong vòng 5 năm, mỗi năm 20 tỉ Euros. Ngoài ra mỗi nước thành viên cũng cam kết dành cho Ukraine mọi sự ưu đãi trong tương lai, khi có thể.

3. Mặc dù theo chính sách trung lập, luôn luôn mong muốn hòa bình, Ukraine sẽ xây dựng một nền tảng quân sự quốc phòng đủ mạnh để tự bảo vệ và dành quyền nhận sự trợ giúp từ bất cứ ai, kể cả NATO cho mục đích này.

Được gì, mất gì ?

Nói chung hòa bình tốt hơn chiến tranh. Tốt cho Châu Âu. Tốt cho Châu Á. Tốt cho cả thế giới. Tốt cả cho nhân dân Tàu ở cả 2 bên bờ eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, không chắc tốt cho Đảng cộng sản Tàu vốn theo chủ trương của Mao : "thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ".

Đối với cuộc chiến tranh Nga-Ukraine còn đang tiếp diễn, bài tiểu luận này đã phân tích chính trị của "thế chân vạc" và đã kết luận "chung sống hòa bình ở Châu Âu" là giải pháp tốt nhất cho Mỹ và Nga vì "cái được" vượt xa "cái mất" hoặc vượt xa "cái sẽ mất".

Riêng với Ukraine, nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, đang chịu bao nhiêu tang tóc và đổ nát khó có thể nói giải pháp hòa bình như phác họa là công bằng và xứng đáng với sự chiến đấu anh dũng của quân dân Ukraine. Đấy là chưa kể đến triển vọng Ukraine còn phải chịu mất vùng Crimea một cách vĩnh viễn sau khi người dân ở đây, đại đa số gốc Nga, trong cuộc trưng cầu dân ý tương lai dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, vẫn tỏ ý muốn Crimea thuộc về Nga. 

Tuy nhiên, người Ukraine, một lần nữa, cũng cần can đảm và sáng suốt nhận định thời cuộc một cách thực tế, tự đặt những câu hỏi và tự trả lời, chẳng hạn như : Cần bao nhiêu năm nữa để Ukraine đánh bại Nga nếu không có sự trợ giúp của Mỹ, vì Mỹ đã quyết định "Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo" hoặc vì chính trị nội bộ của nước Mỹ đã làm gió đổi chiều ? Và Ukraine sẽ đơn độc tiếp tục cuộc chiến với giá "núi xương, sông máu nào" ? Crimea là tiêu sản hay tích sản của Ukraine nếu người dân Crimea vì các lý do lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế thực sự muốn Crimea ly khai Ukraine để trở về Nga ? Ukraine nên "giữ người ở hay giữ người đi ?" Và sau cùng : trong hoàn cảnh của Ukraine, ở thời điểm lịch sử đặc biệt khó khăn này, phải chăng giải pháp hòa bình "đỡ xấu nhất" đành phải coi là tốt nhất ?

Cao Tuấn

(15/04/2023)

1. Các kịch bản

2. Cuộc chiến tại Ukraine nhìn trong chính trị của "thế chân vạc"

3. Ý kiến về một giải pháp hòa bình trường cửu cho Ukraine

——

Hai bài liên hệ cùng tác giả :

- Cuộc tranh hùng giữa các đại cường và các vấn đề chiến lượcThông Luận, 05/03/2022

Từ Ukraine đến Đông Á : "gió Đông thổi bạt gió Tây" ?Thông Luận, 19/03/2023

Published in Quan điểm

Mất quá nhiều quân ở Ukraine, Nga đột ngột sửa luật để bắt thêm lính

Từ nay, người dân Nga hầu như không còn có thể trốn quân dịch. Quốc hội nước này vừa khẩn cấp thông qua một luật chính thức cho phép gởi lệnh nhập ngũ qua thư điện tử. Cùng ngày, đương sự bị cấm rời khỏi nước Nga, và nếu không sớm trình diện thì sẽ bị cấm mua bán nhà cửa, vay tín dụng, rút bằng lái xe... Một nhà văn lưu vong khuyên : "Nếu có thể, hãy chạy trốn ngay lập tức !". Đây là cú đánh úp của chính quyền để bắt lính đưa sang Ukraine.

nga1

Một pa-nô quảng bá cho quân đội Nga ở Moskva. Ảnh chụp ngày 12/04/2023. Reuters – Yulia Morozova

Quân Nga sát hại man rợ tù binh Ukraine

Liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine, La Croix mô tả "Cú sốc sau video về vụ chặt đầu một người được cho là tù binh Ukraine". Video dài 1 phút 40 giây cho thấy những hình ảnh khủng khiếp, được lan truyền trên internet hôm qua. Kẻ sát nhân mặc đồ rằn ri che mặt đã cứa cổ một người mặc quân phục, rồi chặt đầu giơ ra trước camera theo lệnh. Có thể nhìn thấy rõ trên áo của nạn nhân quốc huy hình cây đinh ba của Ukraine.

Một video thứ hai trên các kênh Telegram thân Nga hôm 08/04 cũng cho thấy xác hai chiến sĩ Ukraine đã mất đầu bên cạnh một xe thiết giáp. Ngày 09/04, một hình ảnh ghê rợn nữa được đăng lên mạng xã hội Nga Vkontakte, với chú thích địa điểm là Bakhmut. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba nói rằng Nga "tàn ác hơn cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo".

"Nếu có thể, hãy chạy trốn ngay lập tức !"

Tại Nga, Le Figaro cho biết "Nga truy lùng những người từ chối đi chiến đấu", Le Monde cũng chú ý đến việc "Moskva siết lại cơ chế động viên". Hồi tháng 9 năm ngoái, Alexandre, chuyên gia tin học 27 tuổi, đang ở nhà của cha mẹ tại Penza cách Moskva 550 kilomet. Anh không bao giờ quên được khoảng thời gian run rẩy núp sau cánh cửa lúc 5 giờ sáng để trốn cảnh sát đến bắt lính. May mà họ không xét gắt gao, nên Alexandre sau đó chạy sang được Kazakhstan. Nhưng từ nay, người dân Nga hầu như không còn có thể trốn được quân dịch.

Lâu nay chỉ những giấy triệu tập trao tận tay mới được coi là hợp pháp. Thế nên những người không đến nơi làm việc hay từ chối mở cửa cho nhân viên phát thư có thể thoát nạn. Hôm thứ Ba và thứ Tư 12/04, các dân biểu Hạ Viện và sau đó là các thượng nghị sĩ Nga đã khẩn cấp thông qua một luật, cho phép gởi lệnh nhập ngũ qua trang GosUslugi. Nền tảng này được hàng triệu người Nga dùng để lấy hẹn với bác sĩ và làm tất cả những thủ tục hành chánh, do đó không thể nói rằng không nhận được giấy triệu tập.  

Một khi thư được gởi đi, coi như chính thức nhận được. Cùng ngày, đương sự bị cấm rời khỏi nước Nga, và nếu không trình diện một trung tâm tuyển mộ trong vòng 20 ngày, sẽ bị cấm một loạt quyền công dân như : cấm mua bán nhà cửa, xe cộ, vay tín dụng, đăng ký kinh doanh, rút bằng lái xe… Nhà văn lưu vong Dimitri Glukhovsky xúc động nói, chẳng khác nào kết án tử một người chỉ bằng thư điện tử mà không có quyền kháng cáo, chỉ được phép chết cho Putin mà thôi. Ông khuyên : "Nếu có thể được, bạn hãy chạy trốn ngay lập tức !".

Cú đánh úp của chính quyền Nga để bắt lính

Các biện pháp trên đây cũng tác động lớn đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người đã kịp di tản ra nước ngoài vào đầu cuộc xâm lăng. Những ai bị giấy triệu tập gởi đến, dù có khi chính họ cũng không biết, coi như mất quyền quản lý tài sản của mình ở Nga. Ý thức được tính nhạy cảm của luật mới, chính quyền âm thầm chuẩn bị. Ngày 31/03, người sử dụng bỗng dưng không thể nào hủy được tài khoản trên ứng dụng GosUslugi, và các quan chức vẫn ra sức bác bỏ thông tin gởi lệnh động viên qua email.

Để tránh gây hoảng loạn, văn bản khoảng 50 trang được bất ngờ đưa ra Duma chỉ vài ngày trước khi bỏ phiếu, và không tổ chức thảo luận ở các ủy ban. Moskva trấn an là không có đợt động viên mới nào. Trên lý thuyết, luật mới chỉ nhắm vào các nam thanh niên từ 18 đến 27 tuổi, nhưng người dân không bị lừa. Những tuần lễ vừa qua đã diễn ra một đợt "động viên trong im lặng" theo với nhịp độ cuộc chiến : những điểm tuyển quân liên tiếp mọc lên ở các trạm xe điện ngầm Moskva và trung tâm thương mại, vô số áp-phích ca ngợi những "anh hùng" chiến đấu trên mặt trận.

Một trong số những điều khoản vừa được bổ sung cho phép thanh niên 18 tuổi vừa hoàn tất bậc trung học được nhập ngũ ngay, tuy trước đó phải qua một trường kỹ thuật, đại học, hay ba tháng quân dịch. Theo trang Meduza, dự luật này do Bộ quốc phòng soạn thảo, nhưng được ngầm hiểu là sẽ tăng cường kiểm soát xã hội bằng kỹ thuật số, truy vết công dân theo mô hình Trung Quốc.

Tình nguyện quân Georgia (Gruzia) chiến đấu cho Ukraine

Cũng liên quan đến cuộc chiến, La Croix nói về "Những tình nguyện quân ở Ukraine gây bối rối cho chính quyền Georgia". Có khoảng 3.000 người Georgia tình nguyện sang giúp chống lại cuộc xâm lăng của Nga, được Kiev cho phép thành lập một đơn vị riêng mang tên quân đoàn Georgia.

Tbilissi không áp dụng biện pháp trừng phạt Nga. Đối lập tố cáo đảng Giấc mơ Georgia thông đồng với Kremlin, trong khi vùng Nam Ossetia và Abkhazia, chiếm 1/5 lãnh thổ Georgia, luôn dưới sự kiểm soát của Nga. Có đến 89% người dân nước này coi Nga là mối đe dọa trực tiếp. Do vậy hôm 25/02/2022, tức ngay sau khi quân Nga tràn sang Kiev, nhiều người đã xếp hàng trước đại sứ quán Ukraine để xin tham gia chiến đấu. Torniké Okroilashvili, một tình nguyện quân 27 tuổi, cho biết : "Họ chỉ nhận những ai đã có kỹ năng quân sự, nếu không chúng tôi phải lên đến vài chục ngàn người".

Anh nói thêm : "Nhận người Georgia rất có lợi. Quân Nga nghe lén các mệnh lệnh của Ukraine trên làn sóng điện, nhưng chúng tôi nói với nhau bằng tiếng Georgia nên địch chẳng hiểu gì cả". Không ai trong số đồng đội của Torniké nhận tiền lương 200 đến 300 euro một tháng mà Kiev đã hứa, họ không muốn tạo điều kiện cho chính quyền Georgia cáo buộc là "lính đánh thuê". Họ phê phán chính quyền Tbilissi "không muốn hiểu rằng nếu Nga thắng, chúng tôi sẽ nằm trong danh sách sắp tới của Putin".

Ukraine, quốc gia nhiều mìn bẫy nhất thế giới

Ở hậu phương, phóng sự của Les Echos tả lại công việc của những người tình nguyện gỡ mìn tại Ukraine. Chỉ trong vòng một năm, Ukraine đã trở thành đất nước có số lượng mìn gài lại và đạn chưa nổ nhiều nhất thế giới, trải rộng trên diện tích 174.000 kilomet vuông, đứng trên cả Syria và Afghanistan.

Tại làng Senkove bên bờ sông Oskil, cư dân từ hơn bảy tháng qua vẫn chờ đợi đơn vị DSNS của Nhà nước đến tháo gỡ những quả rốc-kết của Nga chắn ngang đường hoặc xuyên thủng tường nhà. Do chính quyền Kiev khó thể đáp ứng mọi nhu cầu, những tổ chức phi chính phủ như Soli (Son of Liberty International) đã giúp một tay.

Tổ chức do cựu nhà báo Matthew VanDyke thành lập hoạt động hoàn toàn nhờ số tiền nhỏ của các mạnh thường quân đóng góp, bốn kỹ thuật viên gỡ mìn đều tình nguyện. Tuy vậy sau một tháng làm việc, họ đã "giải phóng" được hơn 10 hecta đất xung quanh Vasylenkove thuộc Kharkiv, vô hiệu hóa trên 60 quả mìn chống tăng và chống cá nhân, gỡ nhiều quả lựu đạn, hai quả rốc-kết. Một cựu binh Mỹ từng chiến đấu ở Syria và Afghanistan nói rằng cần phải giúp dân làng có thể trồng trọt, di chuyển mà không sợ mất một chân, thậm chí mất mạng.

Người tiết lộ tin mật làm việc tại một căn cứ quân sự Mỹ ?

Vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ vừa rồi tiếp tục được các báo Pháp bàn đến. Libération tham khảo được 53 văn bản từ New York Times và Bellingcat, Washington Post thì thu thập được khoảng 100, nhiều trang có ghi chú của CIA, tình báo quân đội Mỹ... chủ yếu về Ukraine. Nhiều thông tin rất đáng lo, chẳng hạn chỉ có ba khu vực (trong đó có Kiev) được hỏa tiễn Patriot bảo vệ, như vậy Nga có thể lợi dụng cho những lần không kích tới. Những lữ đoàn mới được Kiev thành lập để chuẩn bị cho chiến dịch phản công rất được chờ đợi, cũng bị thiệt thòi, nhưng Libération cho rằng nạn nhân chính vẫn là tình báo Mỹ.

Le Monde nói thêm, chuyến công du Bắc Ireland của Joe Biden - tổng thống Mỹ gốc Ireland - lẽ ra đầy xúc động, nếu không có vụ này. Tờ báo dẫn nguồn từ Washington Post, cho rằng tác giả vụ rò rỉ là một thanh niên Mỹ ở độ tuổi 20, làm việc tại một căn cứ quân sự. Nhật báo đã thu thập được lời chứng của hai thành viên ẩn danh của một nhóm trên nền tảng Discord. Về phía mạng Discord cho biết sẽ hợp tác với lực lượng an ninh và từ chối bình luận.

Ai Cập bị nghi bán đạn pháo cho Nga vì túng tiền

Les Echos nhận định "Chiến tranh Ukraine : Những tiết lộ đáng ngại cho Cairo và Washington". Theo một tài liệu đề ngày 17/02, tổng thống Ai Cập đã yêu cầu các lãnh đạo một tập đoàn quốc phòng cung cấp 40.000 quả đạn pháo 122 ly cho Nga một cách bí mật "để khỏi bị rắc rối với phương Tây". Số đạn này đủ để oanh tạc Ukraine trong vòng một tháng, theo như nhịp độ của quân Nga hiện nay. Dù Moskva bác bỏ, nhưng tiết lộ trên đây gây tranh cãi tại Ai Cập và tạo xúc động lớn ở Mỹ. Thượng nghị sĩ Chris Murphy thuộc Ủy ban Đối ngoại cho rằng nếu là sự thật, cần "nghiêm túc xem xét lại" quan hệ giữa hai nước.

Ông Yezid Sayigh của Trung tâm Carnegie ở Beyrouth nhận định, việc tìm kiếm ngoại hối một cách tuyệt vọng của Sissi có thể thúc đẩy ông bán vũ khí cho Nga, dù rủi ro rất lớn. Số tiền thu được theo như tài liệu không quá 100 triệu đô la, cho thấy tổng thống Sissi không sẵn sàng tiến hành cải cách theo khuyến cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Dù bỏ phiếu lên án cuộc xâm lăng Ukraine, Ai Cập vẫn để cho Moskva xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại nước mình, và quay sang nhập khẩu lúa mì của Nga sau khi nguồn từ Ukraine bị đứt.

Nếu bán vũ khí cho Nga, Cairo khá "liều" vì hiện được Hoa Kỳ viện trợ quân sự rất lớn, chỉ sau Israel. Tuy nhiên nhà nghiên cứu Pierre Razoux cho rằng vì Ai Cập là người canh giữ kênh đào Suez, là tiếng nói quan trọng trong khu vực về tôn giáo, dân số, chính trị, quân sự và kỹ nghệ, nên ảnh hưởng có thể không nhiều. Le Monde dẫn một báo cáo dành cho Quốc hội Mỹ tháng 7/2022 ước tính Washington đã dành cho Ai Cập đến 85 tỉ đô la viện trợ kể từ 1946 (chưa tính trượt giá), nhưng ông Sissi vẫn đi dự Diễn đàn Kinh tế của Nga, một động thái đôi khi được đồng minh cho là vô ơn.  

Dằn mặt Bắc Kinh, cách duy nhất cho hòa bình ở eo biển Đài Loan  

Liên quan đến một điểm nóng khác ở Châu Á, Le Figaro giải thích "Vì sao Pháp không thể làm ngơ trước Đài Loan". Tổng thống Emmanuel Macron cho rằng Châu Âu không nên bị lôi vào "những cuộc khủng hoảng không phải của mình", nhưng làm thế nào có thể đứng ngoài mà không gánh chịu hậu quả nếu Trung Quốc xâm lăng hòn đảo ?

Người Mỹ, cả Dân chủ lẫn Cộng hòa đều cố gắng rút chân khỏi Châu Âu từ thời Barack Obama để tập trung mọi nguồn lực địa chính trị và quân sự tại Châu Á, chống lại một Trung Quốc ngày càng hung hăng. Nhưng cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã buộc Hoa Kỳ phải duy trì những cam kết ở cựu lục địa. Tương tự, Pháp và Châu Âu cũng không thể làm con đà điểu tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, nơi các cường quốc nguyên tử đe dọa thế giới, và cả lợi ích của Paris. Pháp có một triệu công dân đang sinh sống trong khu vực, và là quốc gia duy nhất của Liên Hiệp Châu Âu (EU) sở hữu lãnh thổ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Nếu Trung Quốc chiếm được Đài Loan, hậu quả sẽ rất lớn. Trước hết về kinh tế : đảo quốc này sản xuất 60% chất bán dẫn dùng trong công nghệ mới và kỹ thuật số. Trong trường hợp các nhà máy Đài Loan bị phá hủy, Châu Âu sẽ cạn nguồn ; và nếu Bắc Kinh kiểm soát được, sẽ chiếm ưu thế trước phương Tây. Về chính trị, phe độc tài sẽ được tăng cường, các nước láng giềng hoặc chạy đua vũ trang, hoặc phải thần phục Trung Quốc.

Do đó theo chuyên gia Jean-Sylvestre Mongrenier, ý tưởng Pháp đóng vai "thế lực cân bằng" trong khu vực chỉ là "ảo tưởng". Đa số các nhà nghiên cứu về Trung Quốc đều cho rằng cơ hội duy nhất cho hòa bình ở eo biển Đài Loan là tăng cường răn đe Bắc Kinh. Chuyên gia François Godement nhấn mạnh, trước hết cần làm cho Tập Cận Bình hiểu rằng các nền dân chủ quan trọng sẽ phản ứng mạnh mẽ.

Tựa chính báo Pháp

Libération nói về sự phân vân của giới chủ trong ngày hành động thứ 12 chống cải cách hưu trí tại Pháp, trong khi Les Echos đề cập góc độ "Các doanh nghiệp trước vấn đề lương bổng". Le Monde quan tâm đến "Lạm phát kéo dài một cách đáng ngại trên thế giới", tựa chính của La Croix được dành cho việc "Đức nói lời vĩnh biệt với điện nguyên tử". Le Figaro nhìn lên vũ trụ : hôm nay Châu Âu phóng tàu thăm dò lên Mộc tinh (Jupiter) và ba vệ tinh lạnh giá của hành tinh này.

Thụy My

Published in Quốc tế

Chuyên gia : Những ai yêu nước Nga nên mong Putin thua sớm

Báo Le Monde đăng bài phỏng vấn nhà sử học Mỹ Timothy Snyder. Ông cho rằng chỉ có chiến thắng của Kiev mới dẫn đến hòa bình ở Ukraine. Phương Tây cần phải ủng hộ Kiev mạnh mẽ hơn để chống lại cuộc xâm lăng của Nga, mà ông đánh giá là "diệt chủng".

tubinh1

Tù binh Nga được phía Ukraine trao trả. Ảnh cắt từ video do Bộ quốc phòng Nga công bố ngày 10/04/2023 via Reuters – Russian Defence Ministry

Hôm nay các báo nghỉ lễ Phục Sinh, chỉ duy nhất tờ Le Figaro xuất bản, và Le Monde ra từ cuối tuần trước. Thời sự nổi bật nhất là chuyến công du Bắc Kinh của tổng thống Pháp, Trung Quốc tập trận bao vây Đài Loan, và chiến sự Ukraine.

Tổng thống Pháp rời đi, Trung Quốc diễu võ giương oai ngay với Đài Loan

Đặc phái viên Le Figaro ghi nhận "Macron vừa rời khỏi Trung Quốc, Bắc Kinh liền gây áp lực lên Đài Loan". Chuyên cơ của tổng thống Pháp vừa cất cánh khỏi Quảng Đông, lực lượng Đài Loan đã phát hiện được 11 chiến hạm và 70 chiến đấu cơ Trung Quốc vây quanh vùng biển. Đội ngũ hùng hậu này nhằm "nghiêm khắc cảnh cáo" Đài Bắc về việc tổng thống Thái Anh Văn gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy ở California, bảy tháng sau chuyến thăm của bà Nancy Pelosi.

Hàng không mẫu hạm Sơn Đông đi qua eo biển Ba Sĩ tuần này, cũng như cuộc tập trận xung quanh Đài Loan đến ngày 20/04, có mục đích khẳng định khả năng phong tỏa đảo quốc, cắt đứt khỏi các đồng minh. Một thông điệp răn đe cho cử tri Đài Loan trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Tuy nhiên quy mô hành động của Trung Quốc lần này tương đối thấp hơn so với lần bà Pelosi đến Đài Bắc. Theo các nhà quan sát, chủ yếu để biểu thị quyết tâm của Bắc Kinh hơn là leo thang.

Cuộc gặp giữa bà Thái và ông McCarthy phủ bóng lên chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của tổng thống Pháp kể từ sau đại dịch. Emmanuel Macron quyết định không đề cập đến chủ đề nhạy cảm này, tập trung vào hồ sơ Ukraine, và nhấn mạnh đến "sự tự chủ chiến lược của Châu Âu". Ông nối gót tướng De Gaulle, đã công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1964, bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch. Điện Elysée tái khẳng định chủ trương "chỉ có một nước Trung Hoa". Trong bài phỏng vấn đăng trên trang web Les Echos, tổng thống Pháp cho rằng "điều tệ hại nhất là nghĩ rằng Châu Âu phải theo đuôi, thích ứng với nhịp độ của Mỹ và phản ứng quá trớn của Trung Quốc" trong vấn đề Đài Loan.

Điều an ủi cho Macron sau "cuộc đối thoại giữa những người điếc"

Ngược lại chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula Von Der Leyen công khai tuyên bố sự ổn định ở eo biển Đài Loan là "tối quan trọng", cảnh cáo mọi mưu toan thay đổi nguyên trạng. Sự im lặng của Pháp cũng tương phản với xu thế ủng hộ Đài Loan đang tăng lên nơi các nước Châu Âu, kể cả Đức - bộ trưởng giáo dục Bettina Stark-Watzinger lần đầu sau nhiều thập niên đã đến thăm đảo quốc.

Bắc Kinh đợi hai vị quốc khách đi khỏi mới chính thức cho tập trận, vì vẫn mong tranh thủ được Châu Âu để làm đối trọng với Mỹ. Tập Cận Bình đã hậu đãi Emmanuel Macron, thân mật mời đến dùng trà tại nhà cũ của người cha ở Quảng Đông, nhưng những nỗ lực của tổng thống Pháp nhằm thúc giục Bắc Kinh gây áp lực lên Moskva chỉ nhận được những lời đáp mơ hồ. Theo một nguồn tin ngoại giao Pháp, đó là cuộc đối thoại giữa những người điếc, Tập Cận Bình nói rằng cuộc chiến tranh ở Ukraine "không liên quan đến chúng tôi".

Nhà chính trị học độc lập Lôi Cường (Wu Qiang) ở Bắc Kinh nhận xét : "Macron chỉ tự huyễn hoặc. Ông ấy tin rằng Trung Quốc khác với Nga, nhưng thực ra liên kết đôi bên là sâu sắc, và chỉ mới bắt đầu". Điều an ủi cho tổng thống Pháp là chiếm được cảm tình của người dân Trung Quốc, như sinh viên trường đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Đông đã đón tiếp Emmanuel Macron như một ngôi sao, ông được khen "đẹp trai, phát biểu lôi cuốn".

Vẫn chưa muốn thấy mặt thật của toàn trị Bắc Kinh

Trên trang Ý kiến của Le Figaro, tác giả Nicolas Baverez nhận định, "Gáo nước lạnh của Tập Cận Bình dành cho Emmanuel Macron nhắc nhở vài sự thực đơn giản". Từ sau chuyến thăm Bắc Kinh của Macron năm 2018, thế giới đã chuyển sang một kỷ nguyên mới với đại dịch và cuộc xâm lăng Ukraine. Một cuộc đối đầu quy mô đã mở ra giữa các đế quốc độc tài và nước dân chủ, toàn cầu hóa bị vỡ thành nhiều khối.

Chuyến đi của Macron đã thất bại, chẳng những ông Tập thẳng thừng từ chối can thiệp vào Ukraine mà còn cho tập trận gần Đài Loan. Ông Emmanuel Macron không hề rút ra bài học từ việc đối thoại với Vladimir Putin, không muốn nhìn thấy bộ mặt thật của toàn trị. Tự coi mình là cường quốc cân bằng trong khi các đế chế độc tài luôn muốn tiêu diệt dân chủ, là một ảo tưởng nguy hiểm. Bà Ursula von der Leyen đã cảnh cáo là thái độ của Bắc Kinh về cuộc chiến ở Ukraine ảnh hưởng đến mối quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu (EU).

Tiếc thay Macron lại tìm kiếm những hợp đồng dài hạn, sẽ chỉ giúp chiếm đoạt công nghệ của Pháp và gia tăng lệ thuộc vào hàng Trung Quốc. Ngoại giao Pháp cần có chính sách rõ ràng : phản đối Moskva leo thang nguyên tử, quân Nga phải rút khỏi Ukraine, Bắc Kinh ngưng hỗ trợ cuộc chiến của Nga, trao đổi thương mại công bằng. Cũng theo Baverez, tiếng nói của một quốc gia không thể có trọng lượng nếu kinh tế không mạnh mẽ, không giải quyết được những vấn đề của chính mình.

Nga ra sức đào hào đắp lũy ở Crimea

Trên chiến trường Ukraine, Le Monde ghi nhận quân Nga tăng cường phòng thủ không chỉ trên tiền tuyến mà cả ở Crimea với các chiến hào, bãi mìn, cọc nhọn... chứng tỏ Moskva đang lo sợ phía Kiev tấn công trong những tuần lễ tới. Nhà nghiên cứu Léo Péria-Peigné của IFRI cho rằng khả năng xuyên thủng phòng tuyến quân Nga là yếu tố quyết định cho giai đoạn sắp tới của cuộc chiến.

Hiện nay đa số những trục đường bộ và đường sắt chính tại các vùng bị Nga chiếm đóng đều được bảo vệ bằng hào sâu, mìn chống tăng. Hàng mấy chục ngàn khối tam giác nhọn bằng sắt và bê-tông gọi là "răng rồng" mọc lên khắp nơi. Ban đầu chỉ tập trung ở bờ sông Dniepr và Donbass, nay hình ảnh vệ tinh hôm 03/04 được Washington Post đăng tải cho thấy các phòng tuyến kiên cố còn được dựng lên ở dọc bờ biển Crimea để chống đổ bộ.

Xuyên thủng được phòng tuyến : Yếu tố quyết định

Moskva quyết định gia tăng phòng thủ sau khi Ukraine phản công thần tốc ở Kharkiv, tái chiếm 3.000 kilomet vuông. Nếu không có chướng ngại thiên nhiên là sông Oskil, lực lượng Kiev còn có thể tiến xa hơn. Chuyên gia Thibault Fouillet của FRS giải thích, Nga lao vào một cuộc chiến tranh tiêu hao. Một số tỏ ra nghi ngờ về chất lượng bố phòng : quân đội Nga giao cho các công ty xây dựng tư nhân, trong khi phải có kỹ thuật đặc biệt về quân sự. Hơn nữa binh lính trấn giữ giao thông hào phải có kinh nghiệm và bình tĩnh. Trước đạn pháo và chiến xa, một người lính ít được huấn luyện và trang bị sẽ phải chạy vắt giò lên cổ.

Tuy nhiên phía Ukraine cần phải có được đầy đủ phương tiện để đột phá. Hoa Kỳ đã cung cấp 14 xe thiết giáp bắc cầu dã chiến (AVLB), Đức hứa chi viện 2 xe bọc thép phá mìn Wisent 1 và 4 xe ủi đất hạng nặng Dachs cùng với khoảng 20 cầu phao ; nhưng chưa thể đủ. Các đồng minh Châu Âu không thể làm hơn, vì ngoài Hoa Kỳ và Israel, các phương tiện loại này không nhiều. Pháp có thiết giáp chuyên phá mìn chống tăng gọi là SDPMAC, lý tưởng để xuyên thủng các phòng tuyến, nhưng lục quân chỉ có 11 chiếc. Phương Tây chạy đua với thời gian để huấn luyện quân đội Ukraine. Le Figaro cho biết từ một năm qua, khoảng 30.000 quân nhân đã được đào tạo.

Thua cuộc chiến thuộc địa cuối cùng sẽ tốt hơn cho Nga

Cũng liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine, Le Monde phỏng vấn nhà sử học người Mỹ Timothy Snyder chuyên về lịch sử Trung Âu và Đông Âu. Snyder cho rằng chỉ có chiến thắng của Kiev mới dẫn đến hòa bình, phương Tây cần phải ủng hộ Kiev mạnh mẽ hơn để chống lại cuộc xâm lăng của Nga mà ông đánh giá là "diệt chủng".

Theo nhà sử học, Đệ nhị Thế chiến là một cuộc chiến tranh thuộc địa của Đức đã thất bại, tiếp theo là những cuộc chiến thuộc địa khác của Hà Lan, Pháp… cũng đều thất bại. Châu Âu ngày nay là một Châu Âu hậu thuộc địa, thế nhưng Nga vẫn tiếp tục chủ trương đế quốc. Nga xử sự với Ukraine như thuộc địa của mình. Thế nên Moskva phải thất bại trong cuộc chiến tranh này : để có thể trở nên tốt đẹp hơn, một nước cần phải thua cuộc chiến thuộc địa cuối cùng. Những ai yêu mến nước Nga nên mong cho Kremlin bại trận càng sớm càng tốt.

Timothy Snyder cho là Moskva đã phạm tất cả các loại tội phạm ở Ukraine, kể cả việc cưỡng bức trẻ em sang Nga, đã được mô tả trong Công ước dự phòng và trấn áp tội diệt chủng năm 1948. Người ta thường nghĩ rằng diệt chủng có nghĩa là tất cả mọi người đều bị giết chết cho đến người cuối cùng, nhưng thật ra tội này dựa trên ý đồ tiêu diệt một dân tộc, một cộng đồng. Khó khăn là ở chỗ khó thể chứng minh về ý định.

Tội diệt chủng được Kremlin bình thường hóa

Thế nhưng Nga thay vì che giấu ý đồ, lại bình thường hóa, nói rõ là sẽ sát hại một số lượng người Ukraine đủ để những người còn lại phải khuất phục Nga. Hầu như mỗi ngày truyền hình nhà nước Nga đều có những tuyên bố mang tính diệt chủng. Bản thân khái niệm "phi Ukraine hóa" đã hàm chứa mưu đồ này. Cựu tổng thống Dimitri Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia thường xuyên đăng những đe dọa diệt chủng trên Telegram. Chính tổng thống Vladimir Putin khi chối bỏ sự hiện hữu của dân tộc Ukraine cũng cho thấy ý định trên, nói chung là tràn ngập bằng chứng.

Tự Nga đã chọn lựa kẻ thù là Ukraine, và nay bản sắc Nga được cho là dựa trên cơ sở phải hủy diệt nước láng giềng. Trong khi đó Kiev rất cởi mở với văn hóa Nga, cho đến tận ngày 24/02/2022, tức khi bị xâm lăng. Có hẳn một nền báo chí bằng tiếng Nga, ngôn ngữ này được sử dụng trên truyền hình cũng như ngoài đường phố. Một đất nước thực sự song ngữ, cả tổng thống Volodymyr Zelensky cũng là người gốc Do Thái nói tiếng Nga.

Cuộc kháng chiến vệ quốc của Ukraine giúp thế giới an toàn hơn

Ông Snyder nhận thấy giờ đây cả hai bên đều không muốn một nền hòa bình thông qua đàm phán mà đều quyết tâm đi đến chiến thắng. Phương cách duy nhất để kết thúc chiến tranh là Nga không còn khả năng chiến đấu. Theo ông, có hai kịch bản. Thứ nhất, Putin tuyên bố Nga đã thắng, rằng NATO chuẩn bị xâm lăng nước Nga thông qua Ukraine nhưng nhờ tài chỉ huy của mình, đã chận lại được. Thứ hai là ai đó ở Nga lật đổ Putin. Trong cả hai trường hợp, bộ máy tuyên truyền sẽ bỗng chốc không còn nói về Ukraine nữa, nước Nga là như thế.

Nguy cơ chiến tranh lan rộng chỉ có thể diễn ra nếu phương Tây để yên cho Moskva chiến thắng. Theo nhà sử học, người Ukraine đang cứu vãn hệ thống quốc tế hiện nay, cuộc kháng chiến vệ quốc của họ giúp thế giới an toàn hơn so với cách đây một năm, vì ba lý do. Cuộc xâm lăng khiến Bắc Kinh phải đắn đo khi muốn chiếm Đài Loan, quân đội Nga không còn đủ sức đe dọa NATO, và khiến một cuộc chiến tranh nguyên tử khó xảy ra hơn vì Kiev không sợ hãi trước săng-ta này.

Thụy My

Published in Quốc tế