Ông Trần Bắc Hà, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (Bank for Investment and Development of Vietnam-BIDV) bị bắt và bị khởi tố về tội danh vi phạm các qui định về hoạt động ngân hàng. Có nhiều nguồn tin nói ông bị bắt tại nước ngoài, sau khi có tin từ đầu năm nay ông đi chữa bệnh ở nước ngoài và không về nước.
Báo Việt Nam đưa tìn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Ảnh chụp màn hình.
Ông Trần Bắc Hà từng bị đồn đoán nhiều lần là sẽ bị bắt, và cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người theo dõi sát sự việc này là nhà báo Phạm Chí Dũng cho Kính Hòa đài RFA cuộc trao đổi về nhiều tình tiết xung quanh nhân vật Trần Bắc Hà và vụ bắt giữ này.
Kính Hòa : Thưa ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà là ai ?
Phạm Chí Dũng : Trần Bắc Hà từng là Tổng giám đốc ngân hàng BIDV, một trong năm ngân hàng nhà nước hàng đầu của Việt Nam. Trước đây 100% vốn nhà nước, sau đó cổ phần hóa một phần.
Vấn đề là BIVD nhận được một chính sách rất ưu đãi, hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong suốt thời gian làm việc của ông ta, ông ta nổi tiếng về hai việc.
Thứ nhất, ông ta là một đại gia ngân hàng, nhưng mà nhiều người cho rằng không phải Nguyễn Văn Bình là thống đốc ngân hàng thời đó mà Trần Bắc Hà mới là thống đốc ngân hàng.
Người ta đồn rằng trong một buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một bộ trưởng đến xin ý kiến ông Dũng thì Trần Bắc Hà chửi là mày đến xin ý kiến anh Dũng lúc này hay sao ? Cút đi.
Đó là cái cách cho thấy rằng Trần Bắc Hà chỉ dưới một anh Ba X mà trên vạn người.
Thứ hai, Trần Bắc Hà được xem là tay hòm chìa khóa của nhà anh Ba X, tức là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trước Đại hội 12 người ta đã nói về một cái trục là Trần Bắc Hà – Nguyễn Văn Bình, nhưng cần phải nói thêm là cái trục đó kéo dài thêm hai cái tên nữa là Nguyễn Tấn Dũng và Trầm Bê.
Tháng 8/2017 Trầm Bê bị bắt, thì xôn xao tin đồn Trần Bắc Hà cũng sẽ bị bắt. Nhưng sau đó lại không thấy gì cả. Đến tháng 5/2018, lần đầu tiên cơ quan kiểm tra trung ương đảng họp, công bố chính thức rằng sai phạm của đồng chí Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng.
Khi nói rất nghiêm trọng có thể là sẽ bị cách chức, bị khai trừ đảng, hoặc có thể bị bắt.
Hình minh họa. Người dân đi qua một cơ sở của Ngân hàng BIDV ở Hà Nội hôm 10/5/2013 AFP
Sau đó mọi chuyện tự nhiên lại lắng hẳn đi. Trong phiên tòa xử ông Phạm Công Danh của Ngân hàng xây dựng thì không có mặt ông Trần Bắc Hà, mặc dù hội đồng xét xử có triệu tập ông ta, nhưng ông ta lấy lý do bị bệnh phải đi điều trị ở Singapore.
Nhưng lại có một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, vào thời điểm đó cho biết không thấy có sự xuất cảnh của Trần Bắc Hà. Như vậy ông ta vẫn ở Việt Nam.
Cho đến ngày hôm qua mới có một tin hoàn toàn ngoài lề, của một Facebook có nick là Phạm Việt Thắng cho biết rằng Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám đốc của BIDV, cùng bị bắt ở Cam Pu Chia.
Vụ này gợi chúng ta nhớ vụ bắt Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines, Công ty hàng hải Việt Nam, cũng ở Cam Pu Chia, vào năm 2012 khi mà Dương Chí Dũng được một "ông anh" trong ngành công an đưa trốn sang đó.
Kính Hòa : Tội danh người ta dùng để bắt Trần Bắc Hà là gì ?
Phạm Chí Dũng : Vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật hình sự.
Theo tôi thì tội danh này chỉ là danh nghĩa thôi. Bắt giam cái đã, rồi sau đó trong quá trình điều tra sẽ mổ xẻ, phân tích, những tội danh khác.
Kính Hòa : Ông ấy có làm thất thoát, gây ảnh hưởng đến vốn nhà nước không ?
Phạm Chí Dũng : Chuyện thất thoát thì cơ quan điều tra của Bộ Công an chưa chứng minh được điều đó.
Có một điều khá lạ lùng là thế này. Theo tôi biết thì vụ Trần Bắc Hà đã được điều tra từ năm 2016.
Từ đó cho đến giữa năm 2018, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương của ông Trần Quốc Vượng, và sau này là ông Trần Cẩm Tú, kết luận mức độ rất nghiêm trọng, cơ quan điều tra lại đưa ra quan điểm là trong vụ Ngân hàng xây dựng, ông Trần Bắc Hà không có tội, chỉ vi phạm hành chính.
Ví dụ như là vào tháng 10/2017, cơ quan điều tra Bộ Công an có kiến nghị chỉ kiểm điểm và xử lý kỷ luật ông Trần Bắc Hà, cho rằng ông Trần Bắc Hà có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền, nhưng BIDV không có thiệt hại, nên các cá nhân ở BIDV không vi phạm qui định cho vay.
Đó là một hiện tượng khá lạ. Và dựa vào kết luận của cơ quan điều tra Bộ Công an lúc đó, thì không có lý do gì để bắt Trần Bắc Hà.
Vậy sao bây giờ lại bắt ? Đánh giá của cơ quan điều tra vào tháng 10/2017 là đúng hay sai ?
Tôi nghĩ rằng bây giờ ông ta bị bắt thì chắc là có tội, hay nói chính xác là sau khi điều ra thì có tội. Mà con số thất thoát từ ngân hàng của Phạm Công Danh là đến 4700 tỉ chứ không ít.
Vậy cơ quan điều tra của công an lúc đó làm ăn như thế nào ? Liệu có "vấn đề" gì đó giữa một số nhân vật cơ quan điều tra với ông Trần Bắc Hà hay không ? Mà lại đưa ra một đánh giá gần như phủi tội cho Trần Bắc Hà như vậy ?
Kính Hòa : Như vậy có nghĩa là ông Trần Bắc Hà đang lọt vào chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
Phạm Chí Dũng : Chúng ta nên có một đánh giá thời sự, cập nhật hơn. Tức là một nhân vật nữa bị hồi tố từ thời ông Trần Đại Quang.
Chúng ta đặt câu hỏi thế này : Tại sao Trần Bắc Hà không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết ?
Tại sao Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết ?
Tại sao vụ tra xét đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài không có ai bị bắt cả trước khi Trần Đại Quang chết ?
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được xem là đối thủ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng, và là người đỡ đầu của ông Trần Bắc Hà. AFP
Kính Hòa : Anh có đề cập Trần Bắc Hà có liên quan mật thiết với Nguyễn Văn Bình, vậy liệu nhân vật này sẽ bị gì không ?
Phạm Chí Dũng : Đây là điều hết sức khó hiểu. Ông Nguyễn Văn Bình từ trước đại hội 12, cuối năm 2015, đã có những thông tin rằng sẽ bị loại ra khỏi Trung ương đảng.
Điều kỳ lạ là đến đại hội 12 thì Nguyễn Văn Bình nhảy thẳng đường hoàng vào Bộ chính trị, nắm Ban kinh tế trung ương và trụ đến ngày nay khá là vững chắc. Ngay cả khi Đinh La Thăng bị đưa về đó như kiểu bị nhốt quyền lực, rồi sau đó bị bắt, mà Nguyễn Văn Bình vẫn không sao cả.
Có nhiều người đặt dấu hỏi phải chăng là Nguyễn Văn Bình đã có những thành tích đặc biệt để giúp Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng ?
Hay nói chính xác hơn là ông Bình có những thành tích đặc biệt, những hồ sơ đặc biệt của nhóm anh Ba X, cung cấp cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng "đả hổ diệt ruồi" đối với phe cánh chính trị của Nguyễn Tấn Dũng ?
Kính Hòa : Lúc đầu anh có nói ngoài mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Văn Bình, còn mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Tấn Dũng nữa, vậy liệu việc này có làm cho chiến dịch chống tham nhũng lan tới dinh cơ ông Nguyễn Tấn Dũng không ?
Phạm Chí Dũng : Đây là vấn đề cốt tử, vì nói cho cùng Trần Bắc Hà cũng chỉ là một chướng ngại trên con đường của Nguyễn Phú Trọng dẫn tới trước của nhà Nguyễn Tấn Dũng mà thôi.
Tới giờ này chúng ta thấy có những tay chân đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng như là Đinh La Thăng, như là Trầm Bê, và bây giờ là Trần Bắc Hà bị bắt. Điều đó cho thấy vòng vây đang siết chặt dần xung quanh nhà của Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi nghĩ là Nguyễn Phú Trọng đang đi những nước đi khôn khéo, tỉa dần tay chân, tỉa cành rồi mới tới gốc.
Việc bắt Trần Bắc Hà có thể nói là nghiêm trọng không kém vụ bắt Trầm Bê. Vì có hai nhân vật được cho là kinh tài ghê gớm của Nguyễn Tấn Dũng, chưa kể Nguyễn Thanh Phượng con gái ông ấy, đó là Trầm Bê và Trần Bắc Hà.
Nhưng Trầm Bê coi như kinh tài thuần túy chứ không làm chính trị, còn Trần Bắc Hà theo nhiều đánh giá vừa là doanh nhân vừa làm chính trị.
Trần Bắc Hà có mối quan hệ rộng khắp và có ảnh hưởng chính trị rộng lớn. Như tôi kể lúc đầu, không phải tự nhiên mà Trần Bắc Hà có thể chửi một bộ trưởng và dùng từ mày tao. Thậm chí người ta còn kể Trần Bắc Hà đi làm việc ở tỉnh, tát tai Phó chủ tịch tỉnh đó mà không ai dám làm gì. Điều đó cho thấy Trần Bắc Hà có quyền thế chính trị lớn đến mức nào.
Thành ra theo tôi việc bắt Trần Bắc Hà đưa ra một tín hiệu sống động và kinh khủng hơn việc bắt Trầm Bê.
Nó mang một thông điệp là đừng nghĩ Nguyễn Tấn Dũng an toàn.
Đừng nghĩ rằng những chuyện từ đầu năm đến nay như là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Nguyễn Tấn Dũng, hay là Nguyễn Tấn Dũng được mời dự hội thảo này hội thảo kia, tất cả những cái đó có thể chỉ là một màn diễn thuần túy mà thôi. Trong thực chất là Nguyễn Tấn Dũng không an toàn.
Việc bắt một tay thủ hạ có thể nói là kinh tài thân tín, am hiểu thâm sâu nhất về gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, là Trần Bắc Hà, chính là một thông điệp cho thấy rằng "lò" đã tiến đến sát cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng lắm rồi.
Kính Hòa : Nếu chúng ta bỏ qua những chuyện phe phái nội bộ đấu đá nhau của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì liệu việc bắt Trần Bắc Hà, và trước đó là nhiều nhân vật trong ngành ngân hàng, thì liệu có phải đây là nhân vật cuối cùng bị bắt để có thể chỉnh đốn lại ngành ngân hàng mà bị cho là có quá nhiều bê bối không ?
Phạm Chí Dũng : Không có nhân vật cuối cùng của ngành ngân hàng Việt Nam.
Cho tới nay chưa có ngân hàng nào phá sản, mà chỉ có những vụ bắt bớ lẻ tẻ bắt đầu từ năm 2016 mà thôi. Và anh hình hình dung là chuyện đó chỉ mới bắt đầu.
Trong những năm tới chuyện ngân hàng làm ăn lụn bại bao nhiêu thì chuyện bắt bớ sẽ dữ dội bấy nhiêu.
Đối với ngân hàng, tất cả chỉ mới bắt đầu mà thôi.
Kính Hòa : Xin cám ơn ông.
Kính Hòa thực hiện
Nguồn : RFA, 29/11/2018
*******************
Trần Bắc Hà bị bắt trên đường trốn sang Campuchia như thế nào ? (RFA, 29/11/2018)
Đêm 28/11/2018, dư luận trên mạng xã hội xuất hiện tin cho rằng, cựu bí thư Đảng Ủy, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), và ông Trần Lục Lang phó tổng giám đốc BIDV, đã bị phía Việt Nam bắt giữ khi đang ở Campuchia. Song trên thực tế thì chưa hẳn đúng như vậy.
Truyền thông Việt Nam nói Trần Bắc Hà tự nguyện về nước - Ảnh minh họa
Tin đồn này được cho là có xuất xứ từ nhà báo Mạnh Quân viết trên facebook cá nhân của mình. Tuy nhiên vào đầu giờ chiều ngày 29/11, facebooker Nhân Thế Hoàng đã đưa tin với nội dung cụ thể như sau :
Về Trần Bắc Hà
Nhiều trang mạng đưa tin là ông Hà bị bắt ở Campuchia nhưng thực chất là không phải. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì ông Hà cùng cộng sự thân tín của mình và hai chân dài bị bắt ở quán phở Lankham - Pakse - Lào. Những người tham gia bắt giữ đã theo xe của ông Hà từ tỉnh Savanakhet - Lào lên đến thành phố Pakse, hai thành phố này cách nhau 250km.
Ngay khi bị bắt, ông Hà được đưa về đại bản doanh đóng ở Lào để khám xét và lấy một số giấy tờ cần thiết. Sau đó ông được di lý về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lalay - Quảng Trị lúc nửa khuya. Sáng nay trong chuyến bay sớm từ Huế ra Hà Nội, Trần Bắc Hà đã có mặt trên chuyến bay sớm đó cùng với những người áp giải ông.
Được biết, người đi cùng với trùm tài phiệt Trần Bắc Hà khi bị bắt là ông Trần Lục Lang phó tổng giám đốc BIDV, người được xem là cánh tay phải của ông Trần Bắc Hà.
Theo nhà báo Phạm Việt Thắng cũng cho biết :
Bắc Hà ăn lòng lợn trước khi nhập kho
Lúc 5 giờ 30 phút sáng nay (29/11), nhiều người dân thấy Trần Bắc Hà xuống xe cùng một số đồng chí công vụ, vào quán lòng lợn bà Đức ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, ăn sáng. Như vậy có thể hiểu, Trần Bắc Hà được dẫn giải tử Campuchia về Lào, rồi từ Lào về Việt Nam bằng đường bộ.
Nghĩa là, xe chở Bắc Hà đã đi thâu đêm để kịp ra Hà Nội làm các thủ tục tố tụng. Và, nghĩa là, Nghệ An ta đã rất vinh dự được "mời" anh Trần Bắc Hà bữa lòng lợn trước lúc anh nhập kho.
Tuy nhiên, việc nhà báo này cho rằng, "...có thể hiểu, Trần Bắc Hà được dẫn giải tử Campuchia về Lào, rồi từ Lào về Việt Nam bằng đường bộ". không phải chưa chính xác, song cũng có thể hiểu là Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang chưa đi đến đích cần tới.
Trước đây, theo nhà báo Lê Hồng Hà cho biết, tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak (Nam Lào), Trần Bắc Hà và những người thân thuê đã thuê một biệt thự có diện tích 1.000 m2 để ở, làm việc mỗi khi sang Lào. Song từ tháng 5/2018 đến nay, khi cảm thấy không an toàn thì căn biệt thự này đã được đổi biển hiệu, không còn người ở. Người ta cho rằng, có lẽ Trần Bắc Hà đã nhanh chân cao chạy xa bay hoặc đi chữa bệnh như thông tin trước đây.
Sự hiện diện của trùm tài phiệt Trần Bắc Hà không chỉ ở lĩnh vực đầu tư nông nghiệp như nhiều người biết đến, mà ít ai biết rằng ông Trần Bắc Hà còn đầu tư về ngân hàng, tài chính tại Lào. Mà Ngân hàng Lao - Viet Bank. Những cái đó đã giúp ông Trần Bắc Hà có một ảnh hưởng lớn đối với các quan chức cao cấp ở Lào. Điều này cũng có nghĩa, nhà nước Lào sẽ đảm bảo vấn đề an toàn cho ông Trần Bắc Hà như cam kết.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây nhiều người thân quen với ông Trần Bắc Hà cho biết có nhiều động thái cho thấy Trần Bắc Hà đang chuẩn bị chạy sang Campuchia để trú ẩn. Vì sự ảnh hưởng của Việt Nam đối với Lào dù đã giảm sút đáng kể, nhưng vẫn không tệ bằng Campuchia của Thủ tướng Hunsen hiện nay. Nếu ở Campuchia thì ông Trần Bắc Hà sẽ được bao bọc an toàn hơn. Mặt khác, quan hệ giữa Hunsen và Ba Dũng vẫn giữ được không khí nồng ấm vốn có từ trước, nó khác hẳn với quan hệ của Hunsen với nhà nước Việt nam hiện nay dưới thời của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng.
Việc hai ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, bị Cảnh sát Lào (dưới sự chỉ đạo của An ninh Việt Nam) bắt tại quán Phở Việt Nam Lan Kham cùng với 2 em chân dài tại thành phố Packse, một địa điểm chỉ cách biên giới Campuchia hơn 50 km. Điều đó đã cho thấy, Trần Bắc Hà vẫn rất khỏe mạnh chứ chẳng bị ung thư gan giai đoạn cuối như đồn đoán và vẫn rất ung dung tự tại trên đường di chuyển sang Campuchia. Thông tin "giả" Trần Bắc Hà bị bắt tại Campuchia được đưa ra có thể coi là một thông điệp gửi tới "người hùng" Kiên Giang là "nhất cử nhất động đã và đang bị giám sát chặt chẽ". Có nghĩa là cuộc điện đàm giữa nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Hunsen về việc "gửi" trông nom Trần Bắc Hà đã bị nghe lén.
Sau khi bị bắt, ông Trần Bắc Hà được đưa về thành phố Savannakhet thủ phủ miền Trung Lào, là nơi ta túc cuối cùng để thực hiện việc khám xét và được đưa bằng đường bộ về Việt Nam qua cửa khẩu Lalay Quảng trị để về Huế trước khi bị di lý ra Hà Nội.
Ông Trần Bắc Hà được mệnh danh là kẻ dưới một người, trên vạn người, ông này từng được ví là phó Thủ tướng thứ nhất dưới thời Ba Dũng làm Thủ tướng. Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Đinh La Thăng thời ấy sợ Trần Bắc Hà như sợ cọp vì uy của ông Ba Dũng.
Dưới thời của Ba Dũng, Trần Bắc Hà đã có công xây dựng tỉnh Bình Định trở thành một pháo đài vững chắc của gia tộc Ba Dũng tại Trung Nam bộ. Việc quý tử của Ba Dũng là Nguyễn Minh Triết về làm Bí thư tỉnh đoàn Bình định để nhăm nhe chiếc ghế Ủy viên Trung ương dự khuyết, hay việc Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện yêu cầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu tại Đại hội 12, với lý do già rồi là những minh chứng rõ nhất. Vì thế, động thái Tổng Bí thư cho bắt bằng được Trần Bắc Hà cũng chỉ vì mục đích xông thẳng vào Biệt thự trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì thế, Trần Bắc Hà là người duy nhất nắm trọn bộ mọi bí mật cao cấp nhất, có thể giúp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tù.
Anh Ba Kiên Giang lại mất ngủ nữa rồi.
Ngày 29 tháng 11 năm 2018
© Kami
*****************
Chiều ngày 29/11, Bộ Công an Việt Nam loan tin đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Cổng thông tin Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện lệnh bắt, và khám xét đối với 4 bị can có liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng BIDV, trong đó ông Trần Bắc Hà.
Hãng tin Reuters tường thuật rằng diễn tiến này xảy ra giữa lúc Đảng Cộng sản Việt Nam đang mạnh tay bài trừ tham nhũng, điều tra, giam cầm và bỏ tù hàng trăm viên chức nhà nước.
Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa nhận định về vụ bắt giữ ông Trần Bắc Hà :
"Việc ông Trần Bắc Hà bị bắt là chuyện không sớm thì muộn vì các dấu hiệu đã cho thấy rất rõ rồi. Sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng không còn làm thủ tướng chính phủ, thì những tiêu cực trong hai nhiệm kỳ của ông bắt đầu được phanh phui từ cấp thấp đến cấp cao, mà giới quan sát gọi là "đàn em, chiến hữu, sân sau" của ông Dũng".
Vào tối ngày 28/11, mạng xã hội lan truyền tin nói ông trùm ngân hàng Trần Bắc Hà, cấp dưới thân cận của ông Dũng, đã bị bắt ở nước ngoài.
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook hôm 29/11 : "Bắc Hà bị bắt hôm qua ở Pakse, Lào, khi đang đi cùng với hai người đẹp. Nửa đêm hôm qua, ông ta bị dẫn độ về Việt Nam qua cửa khẩu Lalay, Quảng Trị".
Nhà báo Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng viết : "Cánh cửa Bắc Hà, liệu có dẫn đến ngôi biệt thự 91 Nguyễn Đình Chiểu, Hồ thành ?"
Ngôi nhà tại 91 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, Tp. Hồ Chí Minh, được biết là tư gia của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết thêm :
"Việc ông Hà bị bắt nằm trong chính sách chung mà người ta gọi là "nhốm lò đốt củi" của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một số người tỏ ra phấn khởi, hưởng ứng, nhưng cũng có một số người tỏ ra nghi ngờ vì cho rằng có nhiều nhân vật cao cấp trong bộ máy nhà nước có dấu hiệu tiêu cực rất rõ nhưng chưa bị trừng phạt, và theo họ thì đây là hành động thanh trừng nội bộ".
Vào cuối tháng 6/2018, ông Trần Bắc Hà bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng sau khi Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đưa ra kết luận về những vi phạm của ông Trần Bắc Hà trong vụ án Ngân Hàng BIDV là "rất nghiêm trọng" như "vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ…"
Ngoài ông Trần Bắc Hà, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố chính thức việc tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét đối với các cựu lãnh đạo của ngân hàng BIDV như ông Trần Lục Lang, cựu Phó tổng giám đốc, ông Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, bà Lê Thị Vân Anh, cựu Trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh.
https://youtu.be/tvMT_lFIo84
*****************
Vụ Trần Bắc Hà và tham nhũng ngân hàng 'từ lâu' (BBC, 29/11/2018)
Việc ông Trần Bắc Hà bị bắt chỉ thể hiện "sự yếu kém, vấn nạn từ lâu của ngành ngân hàng với khối nợ xấu khổng lồ" ở Việt Nam, một ý kiến từ Hoa Kỳ cho BBC biệt hôm 29/11.
Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, tham gia Chương trình Bàn tròn Thứ Năm trong studio của BBC Tiếng Việt ở London, bình luận :
"Việt Nam sau 40 năm vẫn chưa đạt được thế kinh tế hùng mạnh, độc lập và tự chủ chỉ vì sự yếu kém của những cải cách, thực sự chưa cải cách ra khỏi guồng máy bộ máy xã hội chủ nghĩa".
Sau năm 1986, Việt Nam tuyên bố thoát khỏi nền kinh tế bao cấp ; tuy vậy, ông Chí cho rằng "sức sản xuất vẫn rất yếu ớt và chưa nắm được những mối lợi của kinh tế thị trường vì Việt Nam chưa bao giờ chính thức trở thành nền kinh tế thị trường".
Giải thích cho những yếu kém lâu nay của ngành ngân hàng, theo ông là vì "những hành động của giới lãnh đạo ngân hàng" dẫn đến chỉ trong vòng 2-3 năm nay liên tiếp nhiều nhân vật nổi cộm bị bắt.
Ông Trần Bắc Hà là cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV
Và những nhân vật nổi cộm nhất, như trường hợp mới đây nhất là ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng BIDV bị cơ quan cảnh sát điều tra Việt Nam khởi tố hôm 29/11 chỉ là "những câu chuyện rất cũ mà chúng tôi được biết từ lâu", ông Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói thêm.
"Ngay từ hồi tôi có thời gian về Việt Nam làm việc từ năm 2003 đến 2014, trong suốt thời gian dài này tôi đã chứng kiến trong ngành ngân hàng rất nhiều chuyện xấu được lấp liếm, cất lại nhờ các thế lực, nhóm lợi ích.
"Bây giờ, từ từ những vụ này bị khui ra thì đây không phải là chuyện gì mới mà là hình phạt tất phải đến".
Do đó, thời điểm này chính là lúc "Việt Nam phải dứt khoát hơn để cải tổ hệ thống ngân hàng", ông Chí nhận xét.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn khác với BBC, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nói về hệ lụy tiêu cực thuộc về di sản thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
"Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.
"Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia. Chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng".
Tiến sỹ Chí nói về những vấn đề rất nghiêm trọng như chuyện thất thoát tài sản quốc gia hay chuyện làm ăn sai trái :
"Các chuyện ngân hàng này thật ra là bắt đầu từ mười mấy năm trước và kéo dài dai dẳng và những lợi dụng quá nhiều".
"Nếu mà ngày nào ra ánh sáng sự thật thì có lẽ còn cả chục nhân vật như ông Trần Bắc Hà sẽ bị khui ra trước ánh sáng và khối tài sản nằm về tay những nhân vật này hay một khối nhân vật đằng sau sẽ là một câu chuyện khổng lồ".
Cùng tham gia chương trình trong studio của BBC ở London hôm 29/11, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin đồng tình với những nhận định của ông Chí.
Tuy nhiên, từ góc độ vĩ mô, ông Hùng cho rằng những vụ việc như trên của ngành ngân hàng là "hậu quả tất yếu của một quá trình phát triển Việt Nam hiện nay".
"Có nghĩa là chính trị phát triển với kinh tế không đồng bộ, cải cách về chính trị không theo kịp cải cách về kinh tế, mở cửa với tốc độ quá nhanh trong khi bộ máy quản lí không theo kịp thì ắt dẫn tới", ông giải thích.
Nhà báo Lê Mạnh Hùng cũng cho rằng : "Còn rất nhiều những vụ việc còn đang trong bóng tối mà tới đây nếu khám phá ra thì mới thấy hậu quả nó lớn như thế nào".
Bộ Công an Việt Nam hôm 29/11 xác nhận đã bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà, 61 tuổi, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đồng thời, ông Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc BIDV và Kiều Đình Hòa, cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh, cũng bị bắt.
Con số các sai phạm này được báo chí Việt Nam đưa là lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Lại vừa hiện thêm một bằng chứng cho giả thiết ‘biến động quyền lực và hồi tố thời hậu Quang’ : ngày 28/11/2018, một facebooker có nick là Phạm Việt Thắng đã đưa tin hàm ý về Trần Bắc Hà đã bị bắt tại Campuchia.
Trần Bắc Hà (giữa, cạnh Nguyễn Tấn Dũng) Chủ tịch Ngân hàng BIDV, đệ tử thân tín của Nguyễn Tấn Dũng bị Nguyễn Phú Trọng sờ gáy
Nửa ngày sau đó, vài tờ báo nhà nước bắt đầu đăng bài đầy ngụ ý như "Nhìn lạ i 35 năm từ ‘ngôi sao ngân hàng’ đến bi kịch cuối đời của nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà" và "Ông Trầ n Lục Lang còn đương nhiệm những chức vụ gì ?" (Trần Lục Lang được xem là ‘đồng hương’ với Trần Bắc Hà trên nhiều khía cạnh, đặc biệt trong quan hệ làm ăn). Cách đăng bài nửa úp nửa mở như thế làm người ta nhớ lại ngay sau vụ bắt đại gia ngân hàng Trầm Bê vào tháng Tám năm 2018, tuy cơ quan công an chưa công bố thông tin nhưng báo chí nhà nước cũng đã phát tin theo kiểu ‘đóng khung tang’ về Trầm Bê.
Còn FB Phạm Việt Thắng đã nổi lên trong thời gian gần đây về quan điểm ủng hộ nhiệt thành công cuộc ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng. Thậm chí gần đây FB Phạm Việt Thắng còn vượt hơn cả FB Trương Huy San và FB Lê Nguyễn Hương Trà về… tin nội bộ.
Cứ xét theo cách đưa tin của Phạm Việt Thắng cùng một số tờ báo nhà nước, sẽ không quá võ đoán để cho rằng Trần Bắc Hà rất có thể đã bị bắt thật.
Đến chiều muộn ngày 29/11/2018, tức chỉ một ngày sau khi FB Phạm Việt Thắng đưa tin hàm ý về vụ ‘bắt Trần Bắc Hà’ và báo chí nhà nước xôn xao bắt ý tin này, ‘tin đồn’ đã biến thành sự thật : Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) công bố chính thức việc tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét đối với Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang (cựu phó tổng giám đốc), Kiều Đình Hòa (cựu giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh).
‘Bị bắt’ năm 2017
Trần Bắc Hà là một nhân vật gây sóng gió trên thương trường Việt Nam không chỉ bởi những vụ làm và ‘ăn’ khổng lồ, mà còn bởi từ mấy năm qua nhân vật này mang tần suất được đồn đoán ‘bị bắt’ thuộc loại cao nhất, thậm chí còn cao hơn cả một đồng nghiệp của ông Hà là cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình - người hiện nay đang nghiễm nhiên nằm trong Bộ Chính trị và giữ chức Trưởng ban Kinh tế trung ương.
Ngày 9/8/2017, Huy Đức (Trương Huy San) "ngẫu hứng" đăng một status trên facebook của ông với tựa đề vỏn vẹn "Bắc Hà". Tuy chẳng viết gì về chuyện ông Trần Bắc Hà - cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - bị công an bắt hoặc có thể bị bắt, Huy Đức chỉ mô tả kèm hình ảnh "Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là phật tổ từng ngồi, Bắc Hà (phải cùng) là người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở quốc gia này, Bắc Hà chỉ "dưới Ba Dũng" và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi". Cùng ngày, chỉ số chứng khoán Việt Nam lao dốc đến hơn 2%.
Một sự trùng hợp đáng điên đảo đối với ông Trần Bắc Hà là vào tháng Tám đó - thời điểm có "tin đồn" ông Hà bị bắt, lại "ứng" với tháng Tám năm 2012 khi một đại gia ngân hàng là Bầu Kiên bị bắt thật, khiến thị trường chứng khoán lao dốc không phanh trong suốt mấy phiên.
Trước khi bị bắt vào năm 2012, Bầu Kiên cũng vài lần bị "tin đồn", và cũng có quan chức đứng ra thanh minh "không có chuyện bắt ông Nguyễn Đức Kiên".
Ngay trước khi Trầm Bê bị bắt vào đầu tháng 8/2017, cũng có tin ngoài lề cho biết "Trầm Bê đã thoát".
Trần Bắc Hà ‘trục’ với ai ?
Trần Bắc Hà không chỉ là một đại gia mà còn là một chính trị gia – hiểu theo một cách nào đó, và đương nhiên đã biết được không ít tin tức cung đình, đặc biệt những tin tức liên quan đến an nguy của mình. Rất có thể vào nửa cuối năm 2017 và đặc biệt sau khi Đinh La Thăng bị bắt, ông Hà đã nắm được một nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình.
Vào thời còn là lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng BIDV, Trần Bắc Hà lại rất được lòng Ngân hàng nhà nước Việt Nam của Thống đốc Nguyễn Văn Bình – người được xem là "cánh tay mặt" của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu đại gia ngân hàng Trầm Bê là người được xem là "tay hòm chìa khóa" của nhóm Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Văn Bình, thì Trần Bắc Hà cũng được xem là có mối quan hệ rất "đặc biệt" với Nguyễn Văn Bình thời ông Bình còn là thống đốc Ngân hàng nhà nước. Nói cách khác, có thể ví trục Nguyễn Văn Bình – Trần Bắc Hà với trục Nguyễn Tấn Dũng – Trầm Bê.
Sau khi Trầm Bê bị bắt và một cựu ủy viên bộ chính trị như Đinh La Thăng còn phải ra tòa với hai bàn tay bị tra vào còng số 8, cơ may cho Trần Bắc Hà quả thật rất mong manh. Theo đó, ông Hà có thể bị xem xét và xử lý quá trình ông đã trở thành một mắt xích trong mạng lưới làm ăn (phi pháp) của một số quan chức cao cấp như thế nào, kể cả những việc liên quan với gia đình thủ tướng thời trước là Nguyễn Tấn Dũng ra sao…
Đến cuối tháng Năm năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận những vi phạm của ‘đồng chí Trần Bắc Hà’ là ‘rất nghiêm trọng’.
Trong số những nội dung vi phạm của kết luận trên, có thể cho rằng ‘vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây Dựng’ mới là nội dung trọng yếu.
Và hẳn là mục tiêu trọng yếu mà Nguyễn Phú Trọng - khi đó mới chỉ là tổng bí thư mà chưa thành ‘Tổng chủ’, muốn nhắm đến.
Vào thời gian đó, dư luận một lần nữa xôn xao tin đồn về "sắp bắt Trần Bắc Hà".
Nhưng sau một thời gian ồn ào, báo chí lắng bặt vụ ‘Trần Bắc Hà biến mất’. Và cũng chẳng còn đồn đoán nào về việc Trần Bắc Hà ‘sắp bị bắt’.
Bầu không khí lắng đọng như thế cứ âm ỉ suốt từ giữa năm 2018 đến gần đây. Thậm chí trong thời gian đó có tin về việc Trần Bắc Hà vẫn đang ung dung ở đâu đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông điệp nào cho Nguyễn Tấn Dũng ?
Thông tin về Trần Bắc Hà bị bắt tại Campuchia có thể khiến người ta nhớ lại vụ Dương Chí Dũng - Tổng giám đốc Tập đoàn Vinalines - cũng bị bắt tại ‘nước bạn’ Campuchia vào năm 2012 bởi hai lực lượng công an và Tổng cục 2 của Việt Nam.
Có thể cho rằng đây là vụ hồi tố thứ ba kể từ sau cái chết của Trần Đại Quang vào tháng Chín năm 2018.
Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ sau sự kiện ‘chủ tịch nước Trần Đại Quang chẳng may qua đời dù đã được tận tình cứu chữa’, hàng loạt vụ việc mà trước đó tưởng như bế tắc và chìm xuồng như vụ Nguyễn Hữu Tín - Phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, vụ ‘thế lực và đường dây nào bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài’, và mới đây nhất là vụ Trần Bắc Hà, mới được hồi tố. Nguyễn Hữu Tín chính thức bị bắt, người đầu tiên trong ‘đường dây Trịnh Xuân Thanh’ là Đường Hùng Cường cũng vừa bị bắt, còn bây giờ là Trần Bắc Hà.
Và nếu cái thực tế trên không hẳn là vô tình, cộng với những đồn đoán về mối quan hệ được xem là ‘hữu cơ’ giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng, vụ ‘bắt Trần Bắc Hà’ đang chuyển một thông điệp lớn đến trước cửa nhà ‘Anh Ba X’ : cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không an toàn.
Có nghĩa là những cảnh Nguyễn Tấn Dũng được Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đến nhà thăm vào tết nguyên đán năm 2019, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh mời ông Dũng dự hội nghị này nọ, Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện trong những dịp lễ lạt trong năm 2018…, đều có thể chỉ là ‘diễn’.
Nhưng bản chất của ‘vấn đề Nguyễn Tấn Dũng’ lại là những giọt nước mắt còn lâu mới chịu khô của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 6 vào năm 2012…
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 29/11/2018
Một năm sau vụ kỷ luật và loại khỏi ban chấp hành trung ương đối với Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, giờ đây dư luận xã hội và người dân, đặc biệt là khối dân oan đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt Nam - đang nhìn vào quan điểm và thái độ xử lý Tất Thành Cang - Ủy viên trung ương, Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ chính trị của ông ta như một phép thử quan trọng về thực chất của tuyên ngôn ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ hay chỉ là ‘chống tham nhũng một bên’.
Tất Thành Cang thời còn vinh quang bên cạnh Đinh La Thăng ? Ảnh infonet
Vì sao Nguyễn Phú Trọng không đả động Thủ Thiêm ?
Cho đến nay, rất tương đồng thời gian khiếu nại tố cáo vụ ‘ăn đất’ của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh ở Thủ Thiêm đã kéo dài vượt quá mọi giới hạn, vụ xử lý Tất Thành Cang và phía sau đó là ‘phe cánh chính trị’ Lê Thanh Hải đã nhùng nhằng, ‘nâng lên hạ xuống’ quá lâu, hoặc nói trắng ra là đã liên tiếp xảy đến những hành vi chạy chọt và thỏa hiệp giữa những đối tương tham nhũng với các ‘cơ quan chức năng’ và ngay trước mắt người vừa ngồi vào ghế chủ tịch nước của kẻ đã ‘chẳng may qua đời dù được tận tình cứu chữa’.
Tháng Năm năm 2018 đã có một bằng chứng hết sức hùng hồn để tố cáo âm mưu của một thế lực chính trị nào đó muốn dùng vụ Thủ Thiêm, bắt đầu từ vụ mất tích tấm bản đồ quy hoạch gốc Thủ Thiêm, nhằm ‘tống tiền’ nhóm lợi ích Lê Thanh Hải theo cách phải ‘ói ra’. Trong suốt một tuần lễ, báo chí nhà nước được đăng bài thả ga, báo có tâm cũng như báo đánh hôi và báo lợi dụng đã như thể lên đồng trong một cơn rên rỉ sướt mướt. Song sang tuần sau đó, báo chí chợt câm bặt như vừa bị một bàn tay bóp nghẹt miệng. Từ đó đến nay, tham nhũng Thủ Thiêm vẫn nguyên trạng một mớ hổ lốn, còn dân oan vẫn nguyên trạng những kẻ chỉ thiếu điều cạp đất mà ăn.
Cũng cho tới nay, hiện tượng hết sức lạ lùng là dư luận và người dân vẫn tuyệt đối không nghe Nguyễn Phú Trọng đả động đến vụ Thủ Thiêm dù chỉ một từ, tuy trong các cuộc tiếp xúc cử tri của ông ta tại Hà Nội luôn có những câu hỏi của giới tướng lĩnh về hưu và cựu thần trung thành về câu chuyện kinh thiên động địa này. Chứng kiến thái độ im lặng đầy kiên định và như thể cố ý như thế, rất nhiều người dân đã và đang cho rằng ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng, nếu không dính dáng đến vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm, thì cũng cố gắng ‘bảo kê’ cho những quan chức tham nhũng trong vụ này.
Chỉ ‘kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang’ ?
Quá nhiều bằng chứng chỉ trong thời gian ngắn gần đây đã cho thấy bất kỳ lúc nào vụ Thủ Thiêm cũng có thể bị một thế lực chính trị - lợi ích nhóm trong nội bộ đảng cầm quyền nhấn cho chìm xuồng, nếu không luôn có sự hiện diện một phong trào đấu tranh của mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự và người dân không cho chìm xuồng một cách dễ dàng như thế.
Từ tháng Năm năm 2018 khi tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm ‘vô tình’ bị báo chí nhà nước phát hiện đã bị biến mất, cho đến nay cái điều nghịch lý kinh khủng ấy vẫn còn là một bí mật khổng lồ mà không có bất kỳ cơ quan hay cá nhân quan chức nào phải chịu trách nhiệm.
Cũng cho tới nay, những bản kết luận kiểm tra và thanh tra của cơ quan Thanh tra chính phủ đã không hề làm rõ được việc ít nhất 160 ha đất dành cho tái định cư ở Thủ Thiêm ‘biến’ đi đâu hoặc biến vào túi ai. Trong khi đó, những đối tượng bị xem là ‘ăn đất’ bẫm nhất như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua… vẫn ung dung phè phỡn trên nước mắt và xương máu của hàng chục ngàn dân oan Thủ Thiêm, còn những tờ báo nhà nước muốn mở miệng về vụ này thì lại bị cơ quan Tuyên giáo trung ương kềm nén theo phương châm ‘cho sủa mới được sủa’.
Chỉ đến tháng Mười Một năm 2018, mới xuất hiện một ít tin tức về khả năng (chỉ là khả năng) ‘sẽ kỷ luật Tất Thành Cang’, sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương về mức độ sai phạm của Cang trong hai vụ ‘ăn đất’ ở Nhà Bè và Thủ Thiêm là ‘rất nghiêm trọng’.
Đến cuối tháng Mười Một, ngay cả nhân vật nổi tiếng bởi thói quen ‘tự bó miệng’ là Nguyễn Thiện Nhân - thân là bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại chưa hề làm được bất cứ điều gì giúp cho dân oan Thủ Thiêm ngoài những hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân oan vào khu tái định cư để khỏi đi khiếu kiện tố cáo - cũng phải lần đầu tiên thẽ thọt về ‘Bộ Chính trị sẽ quyết định mức kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang vào tháng Mười Hai năm 2018’.
Vì sao phải là tháng Mười Hai ? Và tháng Mười Hai có gì đặc biệt ?
Theo lịch trình đã được xác định ngay sau Hội nghị trung ương 8 vào tháng Mười năm 2018, sẽ có thêm một hội nghị trung ương nữa - Hội nghị 9 - được tổ chức vào tháng Mười Hai cùng năm. Hội nghị này nhắm tới mục tiêu sẽ lấy phiếu tín nhiệm các thành viên bộ chính trị và ủy viên trung ương - tương tự Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015.
Cũng tại Hội nghị trung ương 9, khả năng nhiều là vụ ủy viên trung ương Tất Thành Cang sẽ được lôi ra, tuy chưa biết Nguyễn Phú Trọng sẽ dành cho Cang tư thế gì - ‘cẩu đầu trảm’ hay một thứ gì đó đỡ nhục hơn.
Giờ đây, hy vọng còn lại của Tất Thành Cang lại là… Nguyễn Xuân Anh.
Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng ?
Vào tháng Mười năm 2017, trong bối cảnh cuộc đấu đá dữ dội của ‘hai hổ không thể cùng rừng’ ở ‘thành phố đáng sống nhất Việt Nam’ là Đà Nẵng, quan chức bí thư Nguyễn Xuân Anh - nhân vật được đồn đoán ‘thân’ với chủ tịch nước khi đó là Trần Đại Quang - đã bị đo ván trước Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và được đồn đoán là ‘người nhà’ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả, Nguyễn Xuân Anh bị cách chức và bị loại khỏi Ban chấp hành trung ương tại Hội nghị trung ương 6.
Tuy thế, thân phận của Nguyễn Xuân Anh là có thể chấp nhận được trong bối cảnh ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng rừng rực cháy và có vẻ sẵn sàng thiêu đốt những quan chức nhúng chàm, đặc biệt là quan chức thuộc ‘phe địch’ chứ không phải ‘phe ta’.
Không bị vướng vòng lao lý, Nguyễn Xuân Anh đã yên bình cho tới nay và có lẽ đang tính kế vui thú điền viên khi tuổi về hưu còn lâu mới tới.
Nhưng Tất Thành Cang lại không hề muốn số phận ông ta phải kết thúc như người đã từng kè vai bá cổ với Cang : Đinh La Thăng.
Bởi số phận của Đinh La Thăng là quá tệ…
Vào cuối tháng Tư năm 2017, Đinh La Thăng đã bị một cú trời giáng : trong khi Thăng vẫn chứng nào tật đó khi tiếp tục chuỗi ba hoa bán trời không văn tự trên mặt báo chí, cùng lúc xuất hiện tin hàng lang ‘anh Thăng đã ‘thu xếp’ được với Hà Nội, không sao đâu’, thì Ủy ban Kiểm tra trung ương của Trần Quốc Vượng bất ngờ quy mức ‘sai phạm rất nghiêm trọng’ cho Thăng vào thời ông ta còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chỉ hai tuần sau đó, Hội nghị trung ương 5 diễn ra, Đinh La Thăng bị loại khỏi Bộ Chính trị và mất luôn cái ghế bí thư Thành phố Hồ Chí Minh đầy quyền lực và đầy cơ hội khoe mẽ, dù vẫn giữ được chức ủy viên trung ương và được đưa về Ban Kinh tế trung ương để ‘nhốt quyền lực vào lồng’.
Tuy nhiên cái ghế ủy viên trung ương cho có ấy thật chẳng là gì. Chỉ ăn không ngồi rồi ở ghế Phó trưởng ban kinh tế trung ương được bảy tháng, Đinh La Thăng đã bị khởi tố và tống giam vào tháng Mười Hai năm 2017, để tròn ba tháng sau ông ta phải rền rĩ một triết lý chấn động’tâm thức cộng sản’ : ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người !’ khi phải nhận hai mức án tổng cộng đến 31 năm tù giam.
Còn giờ đây, ngay trước mắt của Tất Thành Cang cũng là một hội nghị trung ương…
Tất Thành Cang sẽ biến thành Nguyễn Xuân Anh hay Đinh La Thăng ?
Nhưng lại có một khác biệt khá lớn giữa Nguyễn Xuân Anh với Tất Thành Cang : tuy cùng là cấp ủy viên trung ương, nhưng khi bị phát hiện ‘sai phạm rất nghiêm trọng’, tài sản nổi của Nguyễn Xuân Anh chỉ mới bị phát hiện có một căn nhà phố do Phan Văn Anh Vũ ‘tặng’, chứ không phải là gần một chục ngôi biệt thự rải rác khắp Sài Gòn của Tất Thành Cang - theo một số nguồn tin trên mạng xã hội đăng tin kèm cả hình ảnh dẫn chứng rất chi tiết.
Nếu luật về truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2019 chứ không bị thất bại vì chỉ có 1/3 ủng hộ như vào tháng Mười Một năm 2018, hẳn số biệt thự trên của Tất Thành Cang - ước tính giá trị hàng chục triệu USD - sẽ tràn trề cơ hội được cống hiến cho ngân sách đảng thông qua chủ trương ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 30/11/2018
Hai tháng sau cái chết của Trần Đại Quang, ngày 27/11/2018 là thời điểm diễn ra hai sự kiện chính trị cùng lúc và rất có thể liên đới mật thiết với nhau về yếu tố ‘phe cánh chính trị’ : trong khi cựu thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘Nhôm’ chính thức khai ra một cái tên khác của ông ta là Trần Đại Vũ, Bộ Công an đã lần đầu tiên bắt người đầu tiên liên quan đến đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài - ông Đường Hùng Cường, 41 tuổi, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư – thương mại dầu khí Nghệ An.
Trịnh Xuân Thanh trong phiên tòa tại Việt Nam.
Hai sự kiện một bản chất
Bị di lý từ Hà Nội vào Sài Gòn để phục vụ phiên tòa xử vụ Ngân hàng DongABank, Vũ ‘Nhôm’ đã khai ra cái tên Trần Đại Vũ với toàn bộ phụ âm và nguyên âm rất gần với người mà từ lâu được đồn đoán là ‘chú của Phan Văn Anh Vũ’ - tức ông Trần Đại Quang.
Vào tháng Tư năm 2017, lần đầu tiên hàng loạt tài liệu đóng dấu TỐI MẬT và TUYỆT MẬT được một bàn tay bí ẩn nào đó và hầu như không thể khác ‘nội bộ đảng ta’ tung lên mạng xã hội về công ty bình phong của Vũ ‘Nhôm’ của Tổng cục Tình báo Bộ Công an, do chính hai thứ trưởng công an thời đó là Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân ký giới thiệu một cách đầy ưu ái với Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác để ‘quan hệ làm việc’, mà thực chất là việc Vũ ‘Nhôm’ đã khai thác triệt để sức mạnh của những công văn này để giành được nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn. Sau khi Vũ ‘Nhôm’ bị bắt tại cửa khẩu Singapore - Malaysia vào tháng Giêng năm 2018 và được dẫn độ về Hà Nội, một trận ‘thay máu’ nhân sự bộ Công an đã xảy ra, trên bề mặt là chiến dịch ‘tái cơ cấu Bộ Công an’ mà trọng điểm là xóa xổ toàn bộ 6 tổng cục trong đó có Tổng cục Tình báo, về bản chất cả hai tướng Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân đều bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật, dù cho đến nay vẫn chưa bị bắt.
Tuy nhiên khác nhiều với vụ Vũ ‘Nhôm’ mà dù sao đã manh nha tìm ra được một đường dây giúp Vũ trốn khỏi Việt Nam vào những ngày cuối tháng Mười Hai năm 2017, việc Trịnh Xuân Thanh biến mất khỏi Việt Nam vào những tháng cuối năm 2016 cho tới gần đây - tức trước vụ bắt Đường Hùng Cường - vẫn còn là một bí ẩn mang tính truyền thuyết.
Truyền thuyết đến độ nghe nói ‘Cụ Tổng’ đến mất ăn mất ngủ bởi vụ Trịnh Xuân Thanh và những hệ quả tiếp liền theo đó.
Một thế lực cực mạnh !
Theo một số nguồn tin trên mạng xã hội xuất hiện vào năm 2017 sau khi Trịnh Xuân Thanh ‘ra đi tìm đường cứu nước’, Trịnh Xuân Thanh đã bị Bộ Công an đưa vào tầm ngắm từ tháng 5/2016, khi đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ban Kiểm tra TW làm rõ nguồn gốc chiếc xe tư nhân Lexus biển xanh của Trịnh Xuân Thanh, điều mà người ta cho rằng là cái cớ để truy tố đàn anh của ông Thanh là Ủy viên bộ chính trị kiêm Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng. Tuy nhiên Trịnh Xuân Thanh đã được sự tiếp tay và giúp đỡ từ ‘lãnh đạo cao cấp trong Bộ Công an’ nên đã bỏ trốn từ cuối tháng 7/2016. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy là vào lúc 21g15, ông Trịnh Xuân Thanh đi từ nhà riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lên một chiếc xe biển xanh đi đâu không rõ. Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng, hình ảnh của camera an ninh tại cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn có ghi lại được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc thông qua cửa khẩu này.
Một số thông tin khác cũng cho biết theo Trịnh Xuân Thanh cho mọi người biết thì ngay sau khi nhận được thông tin hồ sơ của mình bị chuyển sang cho công an thụ lý, ông Thanh đã xác định được tương lai của mình chắc chắn sẽ là nhà tù. Do đó, ông đã từ Hậu Giang lên Thành phố Hồ Chí Minh để báo cáo với một cán bộ lãnh đạo cao cấp tại đây để xin chỉ thị. Sau đó, ông Thanh trở ra Hà Nội thu xếp công việc và đến gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng để trao đổi các vấn đề liên quan mà hai bên chưa giải quyết xong. Ngay sau đó, ông Thanh đến một địa điểm bí mật tại Hà Nội ở một thời gian, ông Thanh đã rời Việt Nam bằng đường bộ. Việc trốn chạy của Trịnh Xuân Thanh đã làm cho dư luận hết sức ngạc nhiên. Vì trong một chế độ công an trị, việc quản lý, giám sát công dân hết sức nghiêm ngặt, việc một cán bộ mắc một loạt sai phạm, lại nằm trong danh sách bị khởi tố lại có thể thoải mái trốn sang nước ngoài. Dư luận cho rằng, phải có người giúp đỡ nên ông Thanh mới có thể dễ dàng tẩu thoát ra nước ngoài, và để làm được việc đó phải là người của công an.
Sau khi nổ ra hai vụ đồng thời gây chấn động về ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ - theo một công bố của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam vào đầu tháng Tám năm 2017, và vụ ‘Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Berlin vào tháng 7/2017’ do Bộ Ngoại giao Đức tố cáo, nhiều cựu thần và giới cách mạng lão thành đã khẩn thiết yêu cầu Nguyễn Phú Trọng phải cho điều tra khẩn trương xem thế lực chính trị nào đã cả gan tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài ngay trước mũi ‘công an giỏi nhất thế giới’. Tuy nhiên, hiện tượng hết sức lạ lùng là cho đến tận phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh vào đầu năm 2018, vẫn chẳng có bất kỳ một tin tức nào được tiết lộ về thế lực nào đã giúp Thanh bỏ trốn. Dù văn phòng của Tổng bí thư Trọng đã làm hết sức để tuy chứng cứ tại tòa không đủ sức thuyết phục mà vẫn giáng xuống đầu Trịnh Xuân Thanh không phải một mà đến hai cái án chung thân, đã không có một dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy các cơ quan đảng của ông Trọng lần mò ra được đường dây nào đã giúp Thanh bỏ trốn.
Hoặc một giả thiết khác đáng thuyết phục hơn : ở Việt Nam mọi thứ đều là bí mật nhưng lại chẳng có gì được giữ bí mật, cũng như cái đường dây nào đó đã giúp Trịnh Xuân Thanh đào tẩu thì Tổng Trọng và Tổng cục 2 tình báo quân đội nhắm mắt cũng biết là ai. Chỉ có điều, cái thế lực bảo kê cho vụ đào thoát Trịnh Xuân Thanh phải lớn đến mức cả Bộ Chính trị không làm gì nổi.
Đó là nguồn cơn khiến tình hình truy tìm ‘đường dây’ lâm vào bế tắc. Sau khi phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh kết thúc, vụ ‘đường dây’ cũng dần chìm lắng, báo chí và giới cựu thần trong đảng cũng không còn quá xôn xao về ông A ông B đã giúp Thanh bỏ trốn mà nhường chỗ cho nhiều sự kiện ’đốt lò’ khác rạo rực hơn.
Đến thời ‘chạy loạn’
Động thái Cục Cảnh sát hình sự (C45) thuộc Bộ Công an vào ngày 27/11/2018 lần đầu tiên ra tay bắt một người liên quan đến đường dây giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài đã khuấy động toàn bộ ký ức xưa cũ. Lịch sử bị lôi xềnh xệch trở lại. Chắc chắn trong những ngày tới, báo đảng và toàn bộ hệ thống báo chí nhà nước sẽ được bật đèn xanh để lao vào một chiến dịch hồi tố mới : thế lực nào, hoặc cụ thể hơn là những quan chức đủ cao cấp nào đã tiếp tay cho Thanh ?
Chính trị nội bộ đang giương móng vuốt cào cấu cái phần thân thể xơ xác tím tái và đổ máu của chính nó. Nếu quả thật có một mối liên đới ruột rà giữa hai cái tên Trần Đại Vũ và Trần Đại Quang, việc lật lại hồ sơ ban đầu không bao giờ là quá muộn. Và nếu quả thật có một đường dây ‘cán bộ cao cấp Bộ Công an’ đã giúp cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài vào nửa cuối năm 2016, hẳn đây là lúc tân chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng biết cách tận dụng ‘thiên thời’ để thỏa mãn thông tin cho giới cách mạng lão thành - với một số người trong đó đang kỳ vọng ông Trọng sẽ trở thành ‘Minh quân’ và thậm chí ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’.
Còn những kẻ không biết tận dụng lịch sử sẽ bị lịch sử chôn vùi. Không chóng thì chầy, cánh của quan chức chủ tịch nước mà giờ đây chỉ còn nổi lên từ ‘cố’ ở phía trước sẽ bị lịch sử bóp nghẹt trong bóng tối mênh mông hoang hầm hập của nó. Sau cái chết của Trần Đại Quang, rất có thể đã biến động một cuộc chạy loạn, còn những kẻ không kịp chạy thì đương nhiên sẽ phải bị tống vào ‘lò’.
Cái tên Đường Hùng Cường vừa bị Bộ Công an bắt chỉ là ‘chuyện nhỏ’, và có thể chỉ là một cái tên dân sự nhỏ bé được công khai, trong khi còn có những cái tên hình sự lớn hơn nhiều có thể đã bị bắt kín mà chưa thể ló ra công luận.
Hai cứ điểm Cục Cảnh sát điều tra và Cục An ninh điều tra của Bộ Công an - hai thanh kiếm sắc bén trong phong trào ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’ mà Nguyễn Phú Trọng chiếm gọn vào tháng Tám năm 2018 - đang bắt đầu phát huy tác dụng ‘bảo vệ chính trị nội bộ’ lạnh lẽo, tàn nhẫn và ‘chỉ phù thịnh không phù suy’.
Trước mặt Nguyễn Phú Trọng giờ đây là con đường thẳng tắp của một thứ quyền lực vô song chứ không còn phải cong cong quẹo quẹo như chỉ vài tháng trước.
Một đợt thanh trừng mới đối với tướng tá công an lại sắp nổ ra, nằm trong giai đoạn 3 của chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng - giai đoạn có thể ồn ào và sắc máu nhất. Hầu như không còn một ‘bức tường’ nào đủ kiên cố để chặn bước Nguyễn Phú Trọng nếu quả thực ông ta muốn ‘rửa mặt’ từ vụ Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng chiến dịch thanh trừng sắp tới - khác với số phận dù sao còn là may mắn của một số viên tướng công an chỉ bị kỷ luật mà không bị thiêu cháy vào khoảng thời gian trước tháng Mười Một năm 2018 - sẽ có thể là bắt bớ và nhà tù.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 27/11/2018
Chưa bao giờ trong triều đại gần hai chục năm trời thống trị Sài Gòn và nổi lên cầu vồng chính trường như một ngôi sao mập ú mang tên ‘Hai Đê’ (Đất - Đô), phe nhóm chính trị của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu chủ tịch và cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải lại rớt xuống sát với mặt đất để gần với vực thẳm hơn bao giờ hết vào năm 2018 này.
Thời còn huy hoàng, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa IX về các Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020 ngày 14/10/2015
‘Hải Heo’
Không biết vô tình hay hữu ý, nhưng lại rất cần được chú ý phân tích về mối tương quan xung đột nội bộ, vụ ‘Hải Heo’ (một tục danh mà nhiều người dân Sài Gòn và nhất là tầng lớp dân oan Thủ Thiêm đặt cho Lê Thanh Hải) cùng bộ sậu ‘đệ ruột’ của ông ta đang hầu như chắc chắn tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc vào ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng sau cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào tháng Chín năm 2018.
Thời ‘Hậu Quang’, với ngày càng nhiều tín hiệu và chỉ dấu về một cuộc tổng công kích lớn và hầu như không hoài nghi sẽ diễn ra của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào Sài Gòn nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung mà gần như không còn gặp lực cản phá đáng kể nào. Tình cảnh của phe nhóm quan chức miền Nam vừa ăn ngập mặt vừa ‘thiếu lý luận’ giờ đây có thể được mô tả như ‘thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ’, hay nói trắng ra thì chẳng còn tồn tại phe nhóm nào - một hình ảnh tan rã và phân hủy tự nhiên lẫn cay đắng rất đặc trưng của hình thái chất thải so với thời oan liệt ‘còn bạc còn quyền còn đệ tử’ của nó cách đây ba năm.
‘Nạn nhân’ mới nhất của ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ có thể bị tống vào ‘lò’ là Trương Thị Hiền - một thời đệ nhất phu nhân Sài thành.
Vợ
"Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh" - báo Thanh Niên giật tít như thế đúng vào 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2018. Theo bài báo này : "Kết luận thanh tra khẳng định Tư vấn quản lý dự án có dấu hiệu ‘thông đồng’ với Tư vấn đấu thầu trong việc triển khai xây dựng gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh". Giám đốc và Phó giám đốc Học viện được phân công phụ trách tại thời điểm phát sinh vụ việc. Vào thời điểm đó, giám đốc là PGS-TS Trương Thị Hiền…
Báo Thanh Niên còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành "Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh".
Động thái đăng bài về Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam thì ý tưởng đó có lẽ chỉ xuất phát từ những cái đầu thâm nho Bắc Hà hoặc những ‘người Bắc có lý luận’.
Có thể sơ kết rằng cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.
Con, em và đệ
Trước Trương Thị Hiền, kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã "chi khống 13,3 tỉ đồng" - một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.
Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 - bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu "đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức".
Cũng vào tháng Mười Một năm 2018, một quan chức được xem là ‘cánh hẩu’ của Lê Thanh Hải là cựu phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an khởi tố thêm tội danh Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và chính thức bị bắt, dù đã bị khởi tố hai tháng trước đó và dường như đã xảy ra một cuộc điều đình ngầm kín nào đó trong thời gian qua.
Vụ khởi tố đầu tiên đối với Nguyễn Hữu Tín vào tháng Chín năm 2018 là sự liên đới mật thiết việc ông Tín đã tiếp tay cho Vũ ‘Nhôm’ mua với giá rẻ mạt nhiều lô đất vàng ở Sài Gòn. Vũ ‘Nhôm’ - hay người còn có tên là Trần Đại Vũ - lại được rất nhiều dư luận cho rằng có mối quan hệ ruột rà với Trần Đại Quang.
Cũng có dư luận cho rằng vụ khởi tố Nguyễn Hữu Tín là giọt nước tràn ly khiến Trần Đại Quang ‘lên máu’ và ‘đi’ luôn.
Dù chưa có bất kỳ cơ quan chính quyền nào xác nhận hay phản ứng đối với các luồng dư luận trên, nhưng điều hiển nhiên là chính vào lúc này Nguyễn Hữu Tín đã không còn ‘bức tường’ nào che chắn cho ông ta. Trong khi đó, cả hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra của Bộ Công an đã thuộc về người của Nguyễn Phú Trọng kể từ tháng Tám năm 2018.
Vụ Nguyễn Hữu Tín đã bị khởi tố thêm tội danh là một tín hiệu rất quan trọng cho thấy vụ án của ông ta và những quan chức đồng phạm không chìm xuồng mà sẽ mở rộng và phát triển với khung án tù giam có thể tương đương với mức án tù ban đầu của Vũ ‘Nhôm’ là khoảng một chục năm.
Nhưng vụ khởi tố và bắt Nguyễn Hữu Tín không chỉ được coi là có liên quan đến Trần Đại Quang, mà một cách thiết thân nhất, vụ này đang và sẽ móc xích với nhân vật được xem là ‘bố già’ ở Sài Gòn : Lê Thanh Hải.
‘Điểm sáng’ rõ nhất trong phần lớn thời gian công tác của Nguyễn Hữu Tín có lẽ là giai đoạn ‘trưởng thành cách mạng’ suốt từ những năm 2000 đến năm 2015 trùng với thời kỳ ngự trị của ‘Anh Hai’ Lê Thanh Hải ở Sài Gòn.
Nếu trước khi trở thành chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, Lê Thanh Hải từng là bí thư quận 5 - một quận giàu có với nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn, thì Nguyễn Hữu Tín cũng có thời được đưa về làm bí thư quận 5.
Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một ‘bố già’ ở Sài Gòn và kể cả sau khi ‘Anh Hai’ mất chức bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là ‘đệ ruột’ của ông Hải, và tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân ‘mập’ như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào.
Trong khi đó, Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Tất Thành Cang - kẻ mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - chắc chắn sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế ủy viên trung ương.
Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.
‘Thu hồi tài sản tham nhũng’
Một khi những ‘đệ ruột’ gần gũi nhất của Lê Thanh Hải như Nguyễn Hữu Tín và có thể sắp tới cả Tất Thành Cang - đương kim phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Tài - cựu phó chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh… rơi vào vòng lao lý, liệu số phận Lê Thanh Hải còn giữ được uy danh ‘bố già’ trên đất Sài Gòn ?
Lê Thanh Hải không chỉ được đồn đoán là một trong những ‘tư bản đỏ’ kếch xù nhất trên rẻo đất chữ S quằn quại đau thương của hàng triệu dân oan đất đai, mà có lẽ còn là cái tên ngự ngay ở tốp đầu trong bản ‘danh sách tử thần’ của Nguyễn Phú Trọng : danh sách những quan chức mà nếu bị ‘mổ’ theo cách không kịp và không thể tẩu tán tài sản cá nhân thì đảng của ông Trọng sẽ có thể ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ từ 3 đến 5 tỷ USD mỗi năm - một thành tích không quá tệ so với việc Tập Cận Bình đã từng xử chung thân và tịch thu tài sản của ‘bạn’ của Lê Thanh Hải là Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, cùng lúc trám bớt vào cái lỗ trống toang hoác của nền ngân sách Việt Nam đang lao vào thời kỳ hộc rỗng đen tối.
Song vẫn còn một nguồn cơn khó nói khác : muốn tiến thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng để ‘đạp cửa xông vào liều mình như chẳng có’, cần phải vượt qua một chướng ngại lớn không thể không vượt qua là Lê Thanh Hải.
Chừng đó lý do sẽ đủ để vào một ngày đẹp trời nào đó, ‘Hải Heo’ sẽ nối gót đàn em để không chỉ ‘của thiên trả địa’, mà có khi còn phải thốt lên một triết lý chấn động ‘tâm thức cộng sản’ như Đinh La Thăng đã từng : "Hãy đối xử với bị cáo như một con người !".
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 23/11/2018
Cho dù EVFTA có được Cộng đồng Châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Thân mẫu nhà hoạt động Lê Đình Lượng chạm vào hình con mình trên một banner treo phía trước nhà thờ gần tòa án Vinh, 18 tháng 10, 2018. (Facebook Nguyen Xoan)
Nhân quyền trước hết !
Kỳ vọng còn nước còn tát của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng và chuyến công du ba nước Châu Âu của Thủ tướng Phúc vào tháng Mười năm 2018 để ‘quốc tế vận’ cho Việt Nam được ký kết và triển khai EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu), cùng một chiến dịch truyền thông đồng loạt, ồn ào và tốn kém của hệ thống báo đảng về ‘EVFTA sẽ được ký kết’ và ‘Việt Nam thành công với EVFTA’, rất có thể sẽ trở nên công cốc bởi một nghị quyết về nhân quyền được Nghị viện Châu Âu bất ngờ tung ra vào ngày 15/11/2018.
Gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban Châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng Châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, Nghị quyết 2018/2925(RSP) của Nghị viện Châu Âu đã đẩy kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao về mốc 50/50.
Khác nhiều với quan điểm không mấy rõ ràng và dứt khoát của Ủy ban Châu Âu, ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925 (RSP) đã khẳng định : “Quan hệ giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền ; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này”.
Bản ‘cáo trạng’
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đang thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng :
- Lên án ‘tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn’ trong đó có việc kết án, đe dọa, theo dõi, sách nhiễu, hành hung và xét xử không công bằng nhắm vào các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền.
- Lên án các đạo luật của Việt Nam ‘cản trở quyền con người và quyền tự do cơ bản’, trong đó là đạo luật như Bộ luật Hình sự, luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng Tôn giáo.
- Nghị viện Châu Âu kêu gọi đối với chính quyền Việt Nam phải phóng thích tất cả các tù nhân chính trị ‘ngay lập tức và vô điều kiện’. Trong danh sách được Nghị viện Châu Âu yêu cầu trả tự do có các nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Trung Trực và Lê Đình Lượng.
- Nghị quyết này cũng yêu cầu Việt Nam ‘hủy bỏ hoặc sửa đổi tất cả các điều luật mang tính đàn áp’ và ‘đảm bảo rằng mọi quy định pháp luật phải phù hợp với tiêu chuẩn và nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền’. Nghị quyết còn kêu gọi Việt Nam xây dựng luật biểu tình.
- Đối với các nhà hoạt động nhân quyền, Nghị viện Châu Âu yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hành vi cản trở và sách nhiễu trong khi đối với những người đang bị giam giữ, cơ quan này yêu cầu phải đối xử với họ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo họ không bị tra tấn và ngược đãi và được quyền tiếp xúc với luật sư…
Những đòi hỏi mới
Không chỉ có thế, nghị quyết 2018/2925(RSP) còn nêu ra những đòi hỏi mới so với những bản nghị quyết nhân quyền trước đây cũng của Nghị viện Châu Âu :
- Kêu gọi Việt Nam đưa ra lời mời không thời hạn đối với các Quy trình Đặc biệt của Liên hiệp Quốc, cụ thể là Đặc sứ về Quyền Tự do Chính kiến và Tự do Biểu hiện, và Đặc sứ về Những Người Bảo vệ Nhân quyền ;
- Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam công nhận các công đoàn độc lập ;
- Kêu gọi Cơ quan Đối ngoại EEAS và Ủy ban Châu Âu hỗ trợ các nhóm xã hội dân sự và cá nhân đang bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam một cách tích cực, bao gồm việc kêu gọi phóng thích các nhà bảo vệ nhân quyền và tù nhân lương tâm trong tất cả các lần liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam ; kêu gọi Phái đoàn EU ở Hà Nội cung cấp mọi sự hỗ trợ thích đáng đối với những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị cầm tù và tù nhân lương tâm, bao gồm việc sắp xếp các chuyến thăm ở trại giam, giám sát phiên tòa xét xử và cung cấp hỗ trợ pháp lý ;
- Kêu gọi các quốc gia thành viên EU tăng cường nỗ lực gây sức ép để đạt được những cải thiện cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm đợt đánh giá định kỳ toàn cầu UPR sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc ;
- Nhắc lại lời kêu gọi ban hành trên toàn thể EU lệnh cấm xuất khẩu, bán, nâng cấp và bảo trì tất cả các dạng thiết bị an ninh có thể hoặc đã được sử dụng để đàn áp nội bộ, trong đó có cả kỹ thuật giám sát trên mạng, đối với các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng lo ngại ;
- Hoan nghênh mối quan hệ đối tác đang được củng cố và Đối thoại Nhân quyền giữa EU và Việt Nam, và nhắc lại tầm quan trọng của Đối thoại trong vai trò thiết chế mấu chốt có thể sử dụng một cách hữu hiệu để đồng hành và cổ vũ Việt Nam thực hiện các cải cách cần thiết ; khuyến khích mạnh mẽ Ủy ban Châu Âu giám sát các bước tiến bộ căn cứ trên Đối thoại bằng cách thiết lập các mốc đánh giá và cơ chế giám sát ;
- Kêu gọi chính quyền Việt Nam và EU, với tư cách là các đối tác quan trọng của nhau, cam kết cải thiện sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam, vì đó là một mấu chốt của quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, đặc biệt là liên quan tới việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và tới Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Việt Nam (PCA) ;
2018/2925(RSP) mang hàm ý gì ?
Theo lộ trình xem xét và phê chuẩn EVFTA, sau khi Ủy ban Châu Âu làm tờ trình về hiệp định này cho cơ quan cấp trên là Cộng đồng Châu Âu, Cộng đồng Châu Âu sẽ xem xét và quyết định có cho phép Ủy ban Châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không vào tháng Mười Một hoặc tháng Mười Hai năm 2018.
Nếu EVFTA được Cộng đồng Châu Âu cho phép ký kết, hồ sơ hiệp định này sẽ được trình cho Nghị viện Châu Âu để tổ chức này quyết định có phê chuẩn hay không. Mốc thời điểm xem xét việc phê chuẩn là vào tháng Ba năm 2019, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu mới hai tháng sau đó - tháng Năm năm 2019.
Từ trước khi hồ sơ EVFTA được Ủy ban Châu Âu tổ chức điều trần tại Brussels vào tháng Mười năm 2018, đã xuất hiện nhiều cảnh báo từ giới quan chức Châu Âu về việc nếu EVFTA không kịp được phê chuẩn trước khi Nghị viện Châu Âu tổ chức bầu cử, sẽ không có gì chắc chắn là nghị viện mới của Châu Âu - với nhiều gương mặt nghị sĩ mới và quan điểm cũng khác biệt - sẽ dễ dàng thông qua EVFTA. Thậm chí trong trường hợp ‘xấu nhất’, bản hiệp định này sẽ bị một nghị viện mới bộn bề công việc, trong đó bao gồm cả quan điểm chiếm số đông về không thể chấp nhận cho một nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng được hưởng lợi từ thị trường chung Châu Âu, gạt phắt sang một bên để số phận của EVFTA cũng hẩm hiu tương tự như Hiệp định TPP vào đầu năm 2017 khi bị Mỹ rút ra.
Không chỉ có chuyến công du ba nước Châu Âu của Thủ tướng Phúc để ngầm vận động cho EVFTA, nghe nói còn có cả một chiến dịch của Việt Nam - với một khoản tiền lớn từ tiền đóng thuế của dân Việt - được tung ra nhằm thông qua các cơ quan ngoại giao và thương vụ của mình tại những quốc gia ‘có truyền thống xã hội chủ nghĩa anh em’ như Hungary, Romania, Ba Lan, Czech để tác động những nước này góp thêm tiếng nói ủng hộ EVFTA đối với Cộng đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Khoảng thời gian vài tháng cuối năm 2018 được giới quan chức Việt Nam xem là ‘đẹp nhất’ để EVFTA được ký.
Song động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện Châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng Châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban Châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không.
Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện Châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng Châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa Châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử.
Vào lúc này đây, giới chóp bu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quyết định và sống còn cho sự tồn tại được ngày nào hay ngày đó của thể chế này : nếu không thực tâm cải thiện nhân quyền và cả cải cách chính trị, sẽ chẳng có bất kỳ tương lai nào cho EVFTA - cả về ký kết lẫn triển khai hưởng lợi sau ký kết.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 22/11/2018
Mùa thu năm 2018, vài dấu hiệu bất thần nổi trội cho thấy chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng có thể đang chuyển sang giai đoạn 3.
Có phải một ai đó đang nhắm đến nhân vật ngồi hàng sau bên tay trái - Lê Thanh Hải ?
Không còn ‘vùng cấm thời gian’
11 tháng sau vụ khởi tố bắt giam Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào tháng Mười Hai năm 2017, vụ án ‘MobiFone mua AVG’ được ‘xới’ lại sau một thời gian im ắng bất thường. Vào lần này, Cao Duy Hải - cựu tổng giám đốc MobiFone - và cựu cấp phó của MobiFone là Phạm Thị Phương Anh đã cùng chung số phận với một cựu tổng giám đốc khác của MobiFone là Lê Nam Trà đã bị khởi tố và bắt giam trước đó ít tháng.
Có một độ chênh khác hẳn nhau trong 11 tháng qua : vụ bắt Đinh La Thăng xảy ra sau Hội nghị Trung ương 6 và kỳ họp quốc hội tháng 11/2017, còn vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone lại diễn ra cùng lúc với kỳ họp quốc hội tháng 11/2018.
Độ chênh đó có ý nghĩa gì ?
Phải chăng sau khi chính thức trở thành chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp quốc hội cuối năm 2018, Nguyễn Phú Trọng muốn phát đi thông điệp ‘không có vùng cấm thời gian’ ?
‘Vùng cấm’ là khái niệm mà giới quan chức được xem là ‘chống tham nhũng’ thường hô hào về tâm thế ‘quân pháp bất vị thân’, nhưng thực tế của những vụ án lớn lại rất thường chỉ dừng ở việc xử lý cấp cán bộ trung và thấp mà ít đụng chạm được số cán bộ cao cấp, hoặc có tỏ ra ‘pháp luật nghiêm minh’ như đối với trường hợp Đinh La Thăng thì lại mang dáng dấp một vụ ‘đốt củi rừng’ chứ không phải là ‘củi nhà’.
Còn ‘vùng cấm thời gian’ là quan niệm không phải được đưa ra bởi giới ‘đốt lò’ mà bởi giới quan chức tham nhũng. Những quan chức ăn đậm này, cùng với đội ngũ dư luận viên của họ, đã tuyên truyền theo cách rỉ tai nhau rằng chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng không thể làm liên tục mà phải tránh những sự kiện chính trị quan trọng của đảng như các Hội nghị Trung ương và các kỳ họp quốc hội…
Nhưng vào lần này, vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone rõ ràng đã phạm vào ‘vùng cấm thời gian’. Họp cứ họp, bắt vẫn bắt.
Cùng lúc, dư luận xã hội rộ lên một số đồn đoán có cơ sở ‘biện chứng lịch sử’ về khả năng sắp tới, thậm chí ngay trong thời gian Quốc hội còn họp, cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son - kẻ bị cho là đã ăn đậm đến hàng ngàn tỷ đồng trong vụ AVG - sẽ phải tra tay vào còng. Đồng thời, vụ ‘ăn đất Thủ Thiêm’ đang có chiều hướng ‘cẩu đầu trảm’ đối với một số quan chức cao cấp ở Sài Gòn như Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải. Chỉ ít ngày sau vụ ‘bắt thêm’ ở MibiFone, một cựu phó chủ tịch chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội danh, còn Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - tín hiệu chính thức mở màn cho chiến dịch ‘đốt lò’ ở thành phố này.
Không biết vô tình hay hữu ý, toàn bộ những động thái mới mẻ và ngày càng sôi sục trên diễn ra chỉ khoảng 2 tháng sau cái chết đột biến của nhân vật chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thời ‘Hậu Quang’ có vẻ đang bắt đầu. Sau ‘tang thương’ là đắc thắng.
‘Hậu Quang’
Gần hai năm trước là thời ‘Hậu Dũng’, sau cái Đại hội 12 đã trở nên trọn vẹn đến khó ngờ và quá khó tả cho kịch bản nhân sự ‘bất cứ ai trừ Nguyễn Tấn Dũng’ và cho riêng Nguyễn Phú Trọng.
Vào thời ‘Hậu Dũng’, có thể nhận rõ là giai đoạn "chống tham nhũng" đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng - có thể được tạm đặt cái tên là "Việc cần làm ngay" - đã mất một khoảng thời gian gần một năm rưỡi, từ tháng Sáu năm 2016 đến tháng Mười Một năm 2017, khá lặng lẽ và nhu nhược, chủ yếu là hô hào về chủ trương mà thiếu hẳn hành động cụ thể và quyết liệt. Chẳng khác gì một kẻ bất lực.
Chỉ sau Hội nghị Trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017 mà đã bị nhiều cựu thần và cách mạng lão thành lên tiếng chỉ trích về não trạng "đập chuột sợ vỡ bình", "nói không đi đôi với làm" và "nhát gan", Nguyễn Phú Trọng mới có hành động đột biến chỉ đạo bắt giam Đinh La Thăng vào tháng Mười Hai năm 2017. Thời điểm đó cũng có thể được xem là mốc khởi đầu cho giai đoạn 2 của chiến dịch "chống tham nhũng" mang tên "Đốt lò".
Nhưng nếu chiến dịch "chống tham nhũng" của ông Trọng có hai tên gọi thì cũng có hai giai đoạn bị chùng xuống một cách bất ngờ và khó hiếu : Khoảng thời gian sau Hội nghị Trung ương 5 - từ tháng Sáu đến tháng Mười năm 2017, và khoảng thời gian gần Hội nghị Trung ương 7, tức là tháng Năm năm 2018.
Tại Hội nghị Trung ương 7 đã không có bất kỳ xử lý một quan chức nào, thậm chí kết quả này còn tệ hơn cả Hội nghị Trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017, khi hội nghị này còn kỷ luật và loại khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương nhân vật bí thư của Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh.
Còn Hội nghị Trung ương 8 vào tháng Mười năm 2018 thì có thể ‘không tính’ về độ chùng của ‘đốt lò’, bởi hội nghị này trong khi không xử lý được quan chức đáng giá nào thì còn phải lo toan một việc lớn hơn nhiều : làm thế nào để Tổng bí thư Trọng trở thành chủ tịch nước một cách ngọt ngào mà ít gây phản ứng nhất về hành vi ‘tham vọng quyền lực’, cho dù cách gọi trước đó có là ‘hợp nhất hai chức danh’ hay ‘nhất thể hóa’, hoặc ‘giải pháp tình huống’ như chính ông Trọng biện bạch sau đó.
Thực ra, thời ‘Hậu Quang’ đã có thể chính thức ‘có hiệu lực’ vào tháng Tám năm 2018, ngay từ khi Trần Đại Quang vừa hoàn tất chuyến công du ‘xin tiền’ ở Nhật Bản và vẫn còn sống sờ sờ với lịch làm việc khá dày đặc - chi tiết cho thấy ông ta thậm chí còn tự tin với lịch sống thêm nhiều năm nữa của mình. Khi đó, Nguyễn Phú Trọng đã giành được một thắng lợi không chỉ quan trọng mà là đặc biệt quan trọng trên bàn cờ nhân sự nội bộ : ngày 10/8/2018, Bộ trưởng công an Tô Lâm đặt bút ký hai quyết định liên tiếp bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an ; và bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an.
Có thể cho rằng đó là một lần hiếm hoi cấp thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp mang chức trách thủ trưởng cơ quan điều tra. Lại càng hiếm hơn nữa khi cả hai thứ trưởng Bùi Văn Nam và Lê Quý Vương - được giới quan sát chính trị đánh giá là ‘cận thần’ của Tổng bí thư Trọng - cùng lúc tiếp quản hai ghế thủ trưởng của hai cơ quan điều tra xương sống của Bộ Công an.
Hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra được xem là là hai cục đặc biệt quan trọng trong Bộ Công an, mang quyền ‘sinh sát’ đối với các bộ ngành khác và khối các tỉnh thành ở Việt Nam. Đặc biệt từ khi chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng chính thức chuyển sang giai đoạn ‘đốt lò’ từ tháng Tám năm 2017 với hàng loạt vụ bắt bớ nhiều quan chức ngành dầu khí, đại gia ngân hàng Trầm Bê và gây chấn động bởi vụ bắt ủy viên bộ chính trị Đinh la Thăng, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lập nhiều ‘chiến công vang dội’ - như cách mô tả của ‘báo ngành’ Công An Nhân Dân.
Với việc chiếm lĩnh được hai cứ điểm lợi hại trên, đây là thắng lợi thứ tư của Tổng bí thư Trọng trong quy trình ‘tiếp quản’ ngành công an tính từ tháng Mười năm 2016. Khỏi phải nói, ông Trọng đã nắm gọn trong tay hai thanh kiếm sắc bén và cả sắc máu, để nếu cần, hoặc luôn luôn cần trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện thời, thì tiến hành ‘cách mạng chuyên chính vô sản’.
Cũng khỏi phải nói, việc chiếm lĩnh hai cứ điểm trên cùng hỏa lực tiềm tàng còn ẩn giấu trong hai cứ điểm này sẽ tác động đến phần lớn mặt trận chính trị Việt Nam. Vào năm 2017 và đầu năm 2018, khi chưa ‘nắm’ được Bộ Công an mà ‘đốt lò’ còn làm hoảng loạn giới quan chức tham nhũng đến thế, thì sắp tới tình cảnh than khóc sẽ dậy trời đến thế nào !
******************
Ngay sau Đại hội 12, đã xuất hiện một giả thiết về tương lai lục đục chính trị giữa tân chủ tịch nước Trần Đại Quang và người đang có ý đồ ‘nhất thể hóa’ là Nguyễn Phú Trọng. Đến năm 2017, đà ‘chống tham nhũng’, mà chủ yếu là thế tiến công vào ‘cánh Ba X’, của ông Trọng bị khựng lại với một trong những nguyên do mang tính giả thiết là ‘lực cản Trần Đại Quang’. Khi đó, đã xuất hiện những thông tin không chính thức về một mối quan hệ gần gũi nào đó giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng. Rồi đến khi nổ ra vụ Vũ ‘Nhôm’ - kẻ được đồn đoán mang họ tên Trần Đại Vũ mà chẳng thấy Bộ Công an cải chính, những giả thiết trên xem ra đã có tính thực tế chứ không đến nỗi hoang đường.
Nếu đốt lò dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng có sẽ thỏa mãn ? Ảnh minh họa Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng lúc còn nắm quyền lực
‘Bắt, bắt nữa, bắt mãi’
Còn giờ đây, ‘lực cản’ - nếu có thể gọi như thế, đã cùng với Trần Đại Quang ra đi mãi mãi. Chính trường Việt Nam cũng đã biến mất thế lực đối trọng đáng kể cuối cùng trong cuộc chơi với Nguyễn Phú Trọng.
Một lần nữa sau một cơn suy trầm, Tổng bí thư Trọng lại vươn lên thế thượng phong trước các đồng chí của ông. Cùng với việc chiếm lĩnh được hai cục công an ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’ là Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra kể từ tháng Tám năm 2018, ông Trọng sẽ tha hồ đánh đông dẹp bắc trong nội bộ đảng.
Giờ đây, ‘Đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch.
Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học: co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ.
Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát.
Nhưng cả hai khả năng xấu tệ trên đều chưa có hơi hướng nào sẽ xảy ra. Cho đến giờ và khi cuộc chiến "chống tham nhũng" của "bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo" (một cách ví von không thể tưởng tượng nổi của vài nhân văn cận thần đặc tả về Tổng bí thư Trọng) đang lao vào khu rừng đầy yêu tinh ma quái, không ít cán bộ đang ngạc nhiên bởi vẻ hồng hào vẫn lồ lộ trên gương mặt của ông ta, cho dù ai cũng biết giới lãnh đạo cao cấp, nhất là những người đã "thất thập cổ lai hy" rất thường dùng thủ pháp hóa trang để "trẻ mãi không già".
Những quan chức nhúng chàm nhưng không muốn gột rửa cũng chẳng mấy hy vọng việc Tổng bí thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ "cả ba bị bắn" ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy.
Vậy là ít ra trên mặt báo đảng, ông Trọng vẫn khỏe như vâm và đang thể hiện một cơn "say máu" chưa từng có trong cuộc đời 6 năm làm tổng bí thư của ông, không chỉ về "chống tham nhũng" mà còn giương cao ngọn cờ tập quyền như những gì mà Tập Cận Bình đã dâng cao vời vợi ở Trung Quốc. Cả hai yếu tố này, khi gộp lại, mới chính là thảm họa đối với những kẻ còn chưa kịp "ra đi tìm đường cứu nước".
Nếu chiến dịch "chống tham nhũng" của Tổng bí thư Trọng được tiến hành theo từng đợt và có thời gian xả hơi giữa hai đợt, giới quan chức tham nhũng vẫn còn hy vọng sẽ lợi dụng khoảng giải lao quý báu ấy để hoặc kịp tẩu tán tài sản phi pháp, hoặc bạo gan tổ chức phá rối hay phản công lại tổng bí thư của mình, hoặc nếu không cải thiện được tình thế và cũng chẳng lật đổ được tổng bí thư thì tận dụng thời gian để "ra đi tìm đường cứu nước" - như những Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy…
Nhưng đến giờ thì đã rõ ràng : vụ bắt Đinh La Thăng vào ngày 8 tháng Mười Hai năm 2017 là thời điểm cần được xem là mốc mở màn cho "chống tham nhũng giai đoạn 2" của ông Trọng, để chiến dịch này nhiều khả năng sẽ "phát triển liên tục" chứ không có khoảng "giải lao", để nếu đúng là ‘đốt lò’ đã chính thức chuyển sang giai đoạn 3 thời ‘Hậu Quang’ vào tháng Mười Một năm 2018, khoảng thời gian cuối năm 2018 chính là một cơn sóng lừng báo hiệu cho cả năm 2019 cuồng nộ bão tố trên biển cả chính trường Việt Nam.
Giai đoạn 3 và sau đó ?
Một hệ quả chắc chắn đang và sẽ xảy ra là vào thời ‘Hậu Quang’, một phần lớn, nếu không nói là toàn bộ ê kip trước đây từ thời Trần Đại Quang còn là bộ trưởng công an sẽ được đặt trên ‘đầu ruồi’ của Văn phòng chủ tịch nước. Tất cả những kẻ nào chưa kịp ‘ra đi tìm đường cứu nước’ đã và sẽ phải chịu chung số phận tê tái.
Sau khi đã thành công khá lớn với chiến dịch tái cơ cấu, mà thực chất là ‘thay máu’ Bộ Công an vào đầu năm 2018, để từ đó đến nay đã ‘loại khỏi vòng chiến đấu’ khoảng một chục tướng công an được phong dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng một cách nào đó đang làm thay một phần việc của đương kim bộ trưởng công an Tô Lâm, đặc biệt về khâu nhân sự. ‘Cánh Quang’ cũng bởi thế sẽ chỉ còn quá ít cơ hội để vùng vẫy.
Còn sau đó, ‘đường đi’ của ông Trọng là gì ?
Sau hai chiến dịch ‘thay máu’ Đà Nẵng và Bộ Công an, từ quý hai năm 2018 đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy ông Trọng chọn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như một mục tiêu tiến công tiếp theo - mục tiêu chiến lược nằm trên sơ đồ tổng thể Nam Bộ, đặc biệt là khu vực các tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, nơi mà ‘người Bắc có lý luận’ như ông Trọng muốn ‘trấn Nam’.
Sau khi một Đinh La Thăng - người của Nguyễn Tấn Dũng ‘cài’ vào Bộ Chính trị và đã khiến ông Trọng phải hao tâm tổn trí để thanh loại nhân vật này khỏi cái ghế bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một Nguyễn Thiện Nhân nói gì nghe đó được đặt vào cái ghế này sẽ tạm giúp cho Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ‘dẹp loạn’ tư bản đỏ ở miền Nam - tạo nên một hố khác biệt với cả một thế giới tư bản đỏ mại bản ở miền Bắc và dày đặc nhất tại Hà Nội.
Bàn cờ giai đoạn 3 của ‘đốt lò’ cũng bởi thế nhiều khả năng sẽ tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng.
Giai đoạn 3 có thể kéo dài từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2019, hoặc đầu năm 2020, để sau đó chủ nhân của ‘lò’ còn phải dành thời gian quán xuyến công việc quan trọng hơn : ‘cán bộ cấp chiến lược’ cho Đại hội 13.
Giai đoạn 3 ‘đốt lò’ cũng có thể sẽ là giai đoạn cuối của chiến dịch ‘đốt lò’. Nếu giai đoạn này được hoàn tất với lộ trình dẫn thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng, có lẽ Nguyễn Phú Trọng sẽ đủ thỏa mãn - như tính ông ta vốn thế, mà không cần phải ‘chống tham nhũng’ hơn nữa. Thêm vào đó, vấn đề sức khỏe của ông Trọng có lẽ đủ tế nhị và đủ âu lo mà không cho phép ông ta kéo dài lâu hơn cuộc chiến đấu của mình. Một kịch bản có thể xảy ra là Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ ‘nhường’ bớt cái ghế tổng bí thư cho một nhân vật khác, mà Trần Quốc Vượng đang là cái tên được nói đến nhiều nhất, để ông Trọng yên vị làm ‘thái thượng hoàng’ trên cái ghế còn lại và nhàn nhã hơn nhiều là chủ tịch nước, nhưng vẫn cố gắng nhằm khiển được tân tổng bí thư và đương nhiên cả với Thủ tướng Phúc.
Khoảng thời gian còn lại cho đến Đại hội 13, nếu còn có Đại hội đó và nếu không bị phản bội bởi tuổi tác và độ minh mẫn, Nguyễn Phú Trọng sẽ biết cách làm cho hình ảnh của ông được tôn lên như một Tập Cận Bình độc bá về quyền lực và thậm chí độc tôn về tư tưởng theo phương châm ‘uy quyền đến lúc chết’.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 21/11/2018
Một thực tế không thể phủ nhận : chính quyền và công an đã chưa từng thành công trong việc "quốc doanh hóa xã hội dân sự" kể từ khi phong trào các tổ chức xã hội dân sự ào ạt ra đời từ năm 2013 đến nay.
90.000 công nhân công ty Pouyen Việt Nam đình công hồi năm 2015. (Hình : doisongphapluat)
"Công đoàn độc lập cuội" sẽ được đạo diễn như thế nào ?
Một "biến cố" đã xảy đến với chính quyền Việt Nam khi để được tham gia vào CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership-Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), đã lần đầu tiên phải chấp nhận định chế Công đoàn độc lập như một trong những điều kiện then chốt của CPTPP. Sự biến này đang và sẽ áp đặt một trong những "cánh tay nối dài của đảng" là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào cái thế lần đầu tiên trong lịch sử phải từ bỏ vai trò độc quyền "quản lý người lao động" để phải tìm cách cạnh tranh một cách minh bạch và sòng phẳng với các nghiệp đoàn lao động độc lập do công nhân lập ra.
Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…
Nhưng trong thời gian chờ đợi CPTPP được các nước còn lại ký để bắt đầu triển khai vào Tháng Giêng năm 2019, cùng thời gian từ 3-5 năm để luật hóa và thực hiện các quy định của CPTPP về các quy chế lao động theo 3 công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chưa có gì đáng gọi là "thành tâm" từ một não trạng đã quá quen độc trị về quyền lực và lợi ích khi phải tạm nhân nhượng cộng đồng quốc tế về nhân quyền để đổi chác lợi ích thương mại.
Hầu như không hoài nghi rằng chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam trong ít ra vài năm tới vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập, vừa kéo dài lâu đến mức có thể việc luật hóa CPTPP về công đoàn độc lập, vừa tung ra chiến dịch "công đoàn độc lập cuội".
Một cách đương nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang và sẽ được đảng lựa chọn để tổ chức chiến dịch "công đoàn độc lập cuội". Đó cũng là lý do để tổ chức công đoàn nhà nước này tìm cách tồn tại để vẫn được uống bầu sữa ngân sách và duy trì quyền lực "tổ chức chính trị xã hội" của mình", trong thời buổi chế độ độc trị phải "dân chủ hóa".
Một trong những kịch bản được đảng tâm đắc là "Quốc doanh hóa Công đoàn độc lập" : tập dượt càng sớm càng tốt cho các công đoàn quốc doanh "chủ động tổ chức đình công" cho công nhân và hy vọng qua đó sẽ thu hút được số đông công nhân, thay vì để cho công nhân rơi vào tầm ảnh hưởng của những tổ chức công đoàn độc lập hoàn toàn không chịu sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.
Nói trắng ra là "đình công cuội", như lịch sử đương đại của đảng đã một số lần tổ chức "biểu tình cuội".
Chẳng những thế, đảng còn đang đặc biệt chú ý làm sao để gầy dựng hình ảnh "thủ lĩnh" cho đình công, và có thể sắp tới là "thủ lĩnh biểu tình". Đồng thời tăng cường hàng loạt động tác "chăm lo quyền lợi người lao động" để vớt vát điều được coi là "uy tín" của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vốn đã trôi dạt băng hoại qua nhiều năm tháng, cố gắng giữ chân số công nhân đoàn viên càng nhiều và càng lâu càng tốt…
Vậy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã làm gì cho công nhân ? Và nó có thành công với "công đoàn độc lập cuội ?"
"Ăn" 3% và chỉ điểm bắt đình công !
Cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nằm trong số 6 "cánh tay nối dài của đảng" bị xem là bám chặt đời sống ký sinh, mỗi năm tiêu xài đến 14.000 tỷ đồng tiền ngân sách – tức tiền mà người dân phải è cổ đóng thuế.
Nhưng ngoài tiền cấp từ ngân sách, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn một nguồn thu rất màu mỡ khác.
Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – tổ chức được xem là "cánh tay nối dài của đảng" – đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải "đóng góp" và 1% từ thu nhập của người lao động).
Thu tiền và xài tiền phủ phê đến thế, nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Nhiều nguồn tin từ giới công nhân còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.
Rốt cuộc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian "ăn" 3% và quá vô tích sự, nếu không nói là đã "phản động" đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân.
Chính quyền Việt Nam có thành công với "Công đoàn độc lập cuội ?"
Một thực tế không thể phủ nhận được : chính quyền và công an đã chưa từng thành công trong việc "quốc doanh hóa xã hội dân sự" kể từ khi phong trào các tổ chức xã hội dân sự ào ạt ra đời từ năm 2013 đến nay. Thậm chí trên phương diện "nghiệp vụ an ninh", công an cũng chưa từng có thành công đáng kể nào trong việc "cài" người hay xâm nhập vào các tổ chức xã hội dân sự, mà bằng chứng rõ nhất là cho đến nay hầu hết các tổ chức này vẫn duy trì được tôn chỉ và hành động ban đầu của mình mà không bị "tự diễn biến" hay "tự suy thoái" – theo cách nói kinh viện ưa thích của đảng cầm quyền.
Hàng loạt cuộc đình công từ lớn đến khổng lồ của công nhân được tổ chức thành công trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2015 đến nay, đã cho thấy các tổ chức công nhân được nâng cấp hơn hẳn về nghiệp vụ tổ chức – ngày càng chặt chẽ về nhân sự, chiến thuật và công tác bảo mật. Chính những yếu tố này sẽ khiến cho hoạt động "cài người" của công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bị hạn chế đáng kể, công đoàn độc lập không dễ bị nhập nhoạng hoặc bị thao túng bởi các tổ chức "công đoàn độc lập cuội" do chính quyền và công an dàn dựng.
Giờ đây, trình độ và nhận thực của giai tầng công nhân Việt Nam đã vượt cao hẳn so với nhiều năm trước, công nhân không còn dễ bị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và giới tuyên giáo đảng mị dân phỉnh dụ. Trong bất cứ một cuộc đình công hoặc chuẩn bị đình công nào, chỉ cần nghe "hơi" từ miệng những người đứng đầu phong trào, công nhân có thể dễ dàng phân biệt được ai là người của họ, còn kẻ nào là "cuội" do công an và công đoàn nhà nước "cài" vào. Lẽ dĩ nhiên, một kẻ nội gián hay tổ chức "công đoàn độc lập cuội" không thể có lối nói bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của người lao động trong khi phải phản bác thẳng thừng những chính sách bất công và bất cập của chính quyền.
Đó chính là những cơ sở then chốt để có thể đặt niềm tin vào giai cấp công nhân Việt Nam – những con người đã được nâng cao hơn hẳn mặt bằng dân trí và nhận thức chính trị lẫn nhân quyền, những người sẽ biết cách tự tạo ra cho mình mô hình nghiệp đoàn độc lập để đấu tranh với giới chủ và với cả những chính sách bất công của chính quyền.
Và niềm tin vào xác suất thành công cao hơn cho các tổ chức công đoàn độc lập thực chất trong tương lai.
Vai trò và số phận phải tiêu vong của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng bởi thế hầu như là một tương lai không còn hoài nghi, cho dù trong thời gian tới tổ chức này có tính kế "ve sầu thoát xác" nhằm vớt vát một chút niềm tin của công nhân để kéo dài chút này hay chút ấy tuổi thọ tàn tạ của nó.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 18/11/2018
Khi con số vay nợ nước ngoài của Việt Nam - bao gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của các doanh nghiệp - đã vọt lên ngang bằng với toàn bộ GDP một năm, tức hơn 200 tỷ USD, đã quá muộn để Bộ Chính trị và hai cơ quan được đảng cầm tay chỉ việc - Quốc hội cùng Chính phủ - ra tay ‘siết chặt bảo lãnh cho vay’.
Doanh nghiệp nhà nước làm tăng gánh nặng nợ công - Ảnh minh họa
Ai sẽ trả nợ cho nợ nước ngoài của doanh nghiệp ?
Kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2018 đã một lần nữa, trong nhiều lần kể từ sau thời ‘ăn ốc’ của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cuống cuồng tìm cách chạy làng khỏi nạn ‘đổ vỏ’ bằng chủ trương được ‘gật toàn diện’ ở các cấp trung ương nhưng chưa hề được thông não bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước : siết bảo lãnh cho vay.
Vào năm 2017, chính phủ của thủ tướng ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề ra hạn ngạch bảo lãnh cho vay chỉ 1 tỷ USD - con số thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Nhưng sang năm 2018, hạn ngạch này thậm chí không còn tồn tại.
"Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ ?"- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. "Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước ?".
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Thắt Cổ (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính - địa chỉ chính yếu ‘kiến tạo’ vô số sắc thuế và đè đầu dân để siết thuế nhằm cứu vãn cho ngân sách đảng sắp vào hồi rỗng ruột và cho cả tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách) - Đinh Tiến Dũng - đã phải thừa nhận đúng là nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây : năm 2016 tăng 25,7% so với 2015 ; năm 2017 tăng 39,6% so với 2016. Nếu năm 2015, nợ nước ngoài của quốc gia là 42% thì đến cuối năm 2018 đã tăng lên mức 49,7%, sát với ngưỡng 50%.
"Riêng năm 2017, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp tăng tới 42%,
trong đó có khoản vay của công ty Việt Nam Beverage trị giá 4,8 tỉ USD đểmua cổ phần của Sabeco, chúng ta lại cộng vào nợ nước ngoài quốc gia" - cho đến giờ Đinh Tiến Dũng mới thừa nhận và tiết lộ ‘bí mật’.
Nhưng ông Dũng lại cho rằng nợ nước ngoài của doanh nghiệp mới là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, trong khi không thừa nhận nợ của chính phủ, mà đứng đằng sau là ‘đảng ta’, cũng cống hiến một phần không nhỏ vào gánh nặng nợ nước ngoài, nợ công quốc gia và khiến dân Việt sẽ không biết phải tính bao nhiêu đời con cháu mới trả xong.
Vậy làm thế nào để trả núi nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp, chưa tính đến nợ nước ngoài của chính phủ ?
"Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng ; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. Chính phủ cũng sẽ không bảo lãnh cho doanh nghiệp để vay vốn nước ngoài và không sử dụng nguồn Chính phủ vay về để cho doanh nghiệp vay lại ; không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu của ngân hàng và cấp vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng thương mại", Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng ‘kiến tạo’ giải pháp.
Còn trước câu hỏi "nếu doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay không trả được thì ai sẽ trả nợ", ông Dũng trả lời gọn lỏn : người vay sẽ là người trả.
Theo đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Quốc hội là không dùng ngân sách để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ; đồng thời, theo quy định hiện nay, nợ nước ngoài của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức tín dụng theo cơ chế tự vay tự trả do bên vay có trách nhiệm tích lũy để trả nợ…
Hết dám bảo lãnh cho vay !
Cần nhắc lại, Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) được Thủ tướng Phúc phê duyệt vào cuối tháng 4/2017 đã tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là Chính phủ sẽ không còn chịu trách nhiệm gì về những khoản nợ vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cho dù là vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước.
Trước đó vào đầu tháng 3/2017, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) đã phát ra thông tin Chính phủ chỉ bảo lãnh vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp trong năm 2017.
Mức bảo lãnh chỉ có 1 tỷ USD trên là giảm mạnh so với những năm trước (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014.
Nhưng cho đến nay, có vẻ ngay cả con số 1 tỷ USD bảo lãnh cho năm 2017 cũng không còn nữa. Vào lúc này, Chính phủ và Bộ tài chính chỉ còn biết cắm đầu trả nợ.
Những năm trước, hiện tượng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, đã cho thấy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Và thậm chí một số doanh nghiệp còn có biểu hiện "xù nợ" khi làm ăn lỗ lã.
Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái. Con số cập nhật nhất vào đầu năm 2017 là từ một nhà nghiên cứu độc lập là Tiến sĩ Vũ Quang Việt - cựu vụ trưởng vụ Thống kê Liên hiệp quốc - ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đang gánh một khoản nợ công lên đến 231 tỷ USD - vượt hơn rất nhiều số "dự tính" khoảng 25 tỷ USD do một số cơ quan nghiên cứu của chính quyền Việt Nam đưa ra vào thời điểm đó.
Chỉ riêng năm 2016, một số dự án "khủng" như Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (ước toán đầu tư đến hơn 50 tỷ USD), Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam (hơn 10 tỷ USD), Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (20 tỷ USD) đã bị Chính phủ và Quốc hội "dũng cảm" đình hoãn vô thời hạn, nhưng ai cũng hiểu lý do thực chất là… hết tiền. Ngay cả dự án xây dựng sân bay Long Thành có ước toán đầu tư đến 15 tỷ USD (khoảng 60-80% là vay ODA) cũng chưa biết làm cách nào để "xoay" ra tiền…
Nhưng nhiều doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước - vốn đã quen ‘ăn’, không thể nhịn và do đó vẫn tiếp tục tống ra các yêu cầu cần được bão lãnh vay đối với chính phủ.
Vào năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát ra một đề nghị hoàn toàn mất "thiên thời" : muốn được Chính phủ bảo lãnh vay trong khi chính giới quan chức lãnh đạo của PVN đang lũ lượt tra tay vào còng.
Những đề nghị bảo lãnh trên vẫn được PVN nêu ra như một não trạng cùng thói quen không mấy thay đổi dù "triều đại Nguyễn Tấn Dũng" đã trôi qua từ khá lâu. Trong giai đoạn 2011-2015 của "triều đại" này, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình dự án với tổng số vốn khoảng 15,6 tỉ USD, trong đó vay nước ngoài lên đến 14 tỉ USD.
Một nửa nợ sẽ đáo hạn trong 3 năm tới !
Khách quan mà xét, Nguyễn Xuân Phúc lại là đời thủ tướng "cực hình" nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị "tan nát" nhất… Nhưng phải sau nửa năm kế thừa chức thủ tướng từ Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc mới nhận ra được cảnh nạn đó để chính ông phải than "Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần" và cảnh báo về nguy cơ "sụp đổ tài khóa quốc gia".
Còn bây giờ, hẳn nhiên ông Phúc không hề mong muốn mình phải trở thành nạn nhân "đổ vỏ" cho quá nhiều hậu quả gầy dựng bởi đời thủ tướng trước.
Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, Ngân hàng thế giới lại đưa ra một cảnh báo giật mình : trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 17/11/2018
Không phải thả theo cách nhỏ giọt để đánh đổi những lợi ích thương mại, mà chính thể độc đảng ở Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm thì mới có thể nhận được những hiệp định thương mại hầu cứu vãn chế độ chính trị này khỏi sớm sụp đổ.
Thông cáo của Now Campain ! việc Việt Nam đang giam giữ 246 tù nhân lương tâm. Photo dvov.org.
Phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm !
Lần đầu tiên từ khi Luật Đặc xá được thông qua vào tháng Mười Một năm 2007, luật này mới được bổ sung cơ chế đặc xá cho những tù chính trị ‘phạm tội an ninh quốc gia’ mà giới đấu tranh dân chủ nhân quyền và nhiều người dân gọi là tù nhân lương tâm.
11 năm sau 2007, dự thảo Luật Đặc xá với nội dung hoàn toàn mới trên đã được đưa ra Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tháng 10 - 11 năm 2018.
Trong khi đó, làn sóng vận động trả tự do cho tù nhân lương tâm ở Việt Nam từ năm 2017 đến nay đã biến thành một phong trào rộng lớn chưa từng có : nhiều chính phủ như Hoa Kỳ, Đức, Canada, Úc… và các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ còn nói đến một điều kiện duy nhất : không phải thả theo cách nhỏ giọt để đánh đổi những lợi ích thương mại, không phải ‘thả càng nhiều càng tốt’, mà Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm thì mới có thể nhận được những hiệp định thương mại hầu cứu vãn chế độ chính trị này khỏi sớm sụp đổ.
Đặc biệt vào năm 2017, cả Liên minh Châu Âu - chủ thể của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu) - cũng đã thực sự ‘mở mắt’ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đã tận mắt nhìn ra một ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ là như thế nào, và do đó đã trở nên cứng rắn hơn hẳn về các điều kiện cải thiện nhân quyền so với thái độ mềm mỏng thái quá của họ từ năm 2016 trở về trước.
Hai áp lực lớn về cải thiện nhân quyền đến từ Mỹ và Liên minh Châu Âu lại diễn ra trong bối cảnh chính thể độc đảng ở Việt Nam, chưa bao giờ trong lịch sử 73 năm tồn tại của nó, phải đối mặt với những nguy cơ không còn trừu tượng, mà rất chi tiết và đầy đe dọa, về nợ công thực tế đã lên đến hơn 210% GDP - tương đương gần 450 tỷ USD, nợ xấu ngân hàng vẫn ‘phát triển bền vững’ xấp xỉ gần 1 triệu tỷ đồng mà gần như chắc chắn sẽ đẩy tới cảnh phá sản domino ngân hàng và gây rối loạn kinh tế - xã hội, ngân sách quốc gia vào thời cạn kiệt - dù vẫn phải cho Ngân hàng nhà nước in tiền đồng ồ ạt - nhưng lại thiếu trầm trọng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm, chưa kể một tai họa thứ tư đang ập đến : trữ lượng dầu khí hiện tại chỉ còn đủ để khai thác đến năm 2021 hoặc 2022 để trút vào nền ngân sách hộc rỗng những đồng đô la cuối cùng.
Chuyến công du Việt Nam vào tháng Mười năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - trùng với thời điểm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Việt Nam tống xuất sang Mỹ - có thể tiết lộ một "bí mật" lớn của Nguyễn Phú Trọng : sau nhiều năm cố gắng đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ nhưng chỉ mang lại kết quả bị Bắc Kinh áp chế theo lối kẻ cướp xông thẳng vào nhà đòi chia bôi tài sản, cuối cùng Bộ Chính trị đảng ở Việt Nam đã phải quyết định thử nghiệm phương án "đi với Mỹ", mà trước mắt là dựa vào sức mạnh của hải quân và không quân Mỹ để có thể khai thác được dầu khí trên "vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam" nhưng vẫn bị đường lưỡi bò của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu mang tiềm năng cứu vãn ngân sách đảng khỏi tai họa hộc rỗng.
Những ai sẽ được ‘đặc xá’ ?
Trong kỳ họp quốc hội Việt Nam tháng 10 - 11 năm 2018 đã xuất hiện một nội dung - tuy cố ý không được nhấn mạnh nhưng lại liên quan mật thiết với những sự kiện chính trị trên và với những tín hiệu ngày càng rõ về triển vọng thông qua hai hiệp định EVFTA lẫn CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương - còn gọi là TPP - 11 không có Mỹ). Dự thảo Luật Đặc xá lần đầu tiên đã phải nêu ra cơ chế đặc xá đối với "tội phá hoại chính sách đại đoàn kết, tội làm-tàng trữ-phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tội phá hoại an ninh, tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân".
Đây là lần đầu tiên cơ chế đặc xá đề cập đến những tội danh ‘an ninh quốc gia’ mà trước đó Luật Đặc xá lẫn thói quen hành xử của nhà nước công an trị chưa bao giờ thèm ngó ngàng.
Không chỉ đề cập đến việc đặc xá cho những tù nhân lương tâm trong nước, dự thảo Luật Đặc xá còn dự kiến cả ‘tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’ - có thể hiểu là nhắm đến những ‘đối tượng ngụy quân ngụy quyền’ ra nước ngoài từ năm 1975 đến nay và cả những nhà hoạt động nhân quyền đã phải tạm lánh ra nước ngoài để tránh thoát chiến dịch bắt bớ dữ dội vào năm 2017.
Động thái trên hiện ra sau một động thái ngấm ngầm diễn ra trong 10 tháng đầu của năm 2018 : có 3 trường hợp tù nhân chính trị được ‘đặc xá’ do ‘nhu cầu đối ngoại’ là Đặng Xuân Diệu - thành viên đảng Việt Tân - bị tống xuất sang Pháp vào tháng 1/2018, đến tháng 6/2018 là Nguyễn Văn Đài - bị tống xuất sang Đức, và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tống xuất sang Mỹ vào tháng 10/2018.
Nhưng con số phải trả tự do ấy vẫn còn quá ít. Quá ít so với báo cáo thống kê của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và các tổ chức nhân quyền quốc tế về hơn 200 tù nhân chính trị đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ.
Vì sao không có ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ ?
Nhưng đã không có quy định đặc xá tội ‘Lật đổ chính quyền nhân dân’ trong dự thảo Luật Đặc xá sửa đổi.
Trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam, tội ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ - thể hiện ở điều 79 trước đây và chuyển thành điều 109 ở Bộ luật Hình sự sửa đổi - là một thứ tội danh cực kỳ mơ hồ, rất dễ bị các cơ quan công an và tư pháp lợi dụng, mà trong thực tế đã bị lợi dụng triệt để, để quy chụp đối với những nhà hoạt động nhân quyền. Đã từ lâu, cộng đồng quốc tế lên án điều 79 và đòi hỏi Việt Nam phải hủy bỏ điều luật mơ hồ này. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam vẫn giữ nguyên điều luật này, thậm chí còn cụ thể hóa nó bằng một chiến dịch bắt bớ đến ba chục nhà hoạt động nhân quyền vào năm 2017, trong đó khá nhiều người bị quy kết tội ‘lật đổ chính quyền nhân dân’.
Phần lớn những người bị bắt và bị kết án tội ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ thuộc Hội Anh Em Dân Chủ - một tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Vào hai năm 2016 và 2017, Hội Anh Em Dân Chủ đã đóng góp công lớn trong phong trào vận động và tổ chức cho hàng trăm ngàn ngư dân, giáo dân ở 4 tỉnh miền Trung phản đối quyết liệt thảm họa xả thải do Nhà máy Formosa gây ra nhưng được giới quan chức cao cấp của đảng cầm quyền bao che bưng bít. Chính vì thế, tổ chức này bị chính quyền Việt Nam đặc biệt căm ghét và chỉ chực chờ ra tay trả thù.
Đến đầu năm 2017, ngay sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP và chính quyền Việt Nam nhận ra không còn ‘xơ múi’ được nhiều từ hiệp định này, lốt sói đã trở về bản chất thực của nó. Một chiến dịch bắt bớ ghê gớm đối với các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ đã được Bộ Công an tiến hành từ tháng Tư năm 2017 và kéo dài trong suốt 6 tháng. Sang năm 2018, rất nhiều nhà hoạt động đã bị kết án tội ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ với mức án trung bình lên đến hơn 10 năm, có người còn bị kết án đến 20 năm tù giam bởi một chính quyền đã từ lâu không còn thuộc về nhân dân, một chính quyền - mà như hai trí thức vừa tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản vào tháng Mười Một năm 2018 là nhà văn Nguyên Ngọc và giáo sư Chu Hảo - thì đó là ‘một chế độ phản nước hại dân’ và ‘đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và xu hướng tiến bộ trên thế giới’.
Ai trông chờ được xóa nợ ?
Rốt cuộc, cái gì phải đến sẽ đến. Rệu mục chân đứng kinh tế sẽ quyết định đến thế đánh võng chính trị của đảng Cộng sản cùng số phận của chế độ hà khắc này.
Khoảng thời gian cuối năm 2018 rất có thể sẽ được lịch sử đánh dấu là năm mà chính thể độc đảng ở Việt Nam phải ‘cải cách thể chế’, mà về thực chất là những bước đầu tiên của ‘cải cách chính trị’ hoặc ‘mở cửa chính trị’. Luật Đặc xá sửa đổi là nhằm phục vụ cho ý đồ mang tính ‘chiến lược’ của nhà nước công an trị.
Và cũng rất gần gũi với kinh nghiệm ‘đặc xá’ của giới quân phiệt Miến Điện cách đây không lâu…
Không ai có thể quên được năm 2012, một tướng lĩnh quân đội trở thành tổng thống là Thein Sein đã khởi động chiến dịch mở cửa chính trị và mở rộng nhân quyền, trả tự do trước thời hạn cho ít nhất 400 - 500 tù chính trị để đổi lấy việc Câu lạc bộ Paris xóa khoản nợ đến 6 tỷ USD cho Miến Điện, chưa kể những vụ xóa nợ khác của các nước Mỹ, Đức, Canada, Pháp, Na Uy…
Còn nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu ?
Chưa tính hàng trăm tỷ USD nợ của các doanh nghiệp, chỉ riêng số nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh đã lên đến 105 tỷ USD, gấp nhiều lần nợ nước ngoài của chính quyền Miến Điện vào thời điểm năm 2012.
Vào cuối năm 2013, Miến Điện tràn ngập hình ảnh hàng trăm tù nhân chính trị rời nhà tù, nắm tay nhau hân hoan bước vào vòng tay lớn của đám đông cùng chí hướng đang rộn rã chờ đón.
Kịch bản Miến Điện đang có bề tái hiện phần nào ở Việt Nam trong những năm tới. Dù chưa biết có ‘Thein Sein Việt Nam’ hay không, nhưng xu thế cải cách chính trị và cải thiện nhân quyền là không thể đảo ngược ở đất nước ‘lệ tuôn hình chữ S’.
Bao nhiêu bản án trả thù cực kỳ hà khắc của chế độ, quá nhiều năm tù giam dội lên đầu những nhà hoạt động nhân quyền sẽ không còn quá quan trọng. Sẽ đến lúc Việt Nam phải giống như Miến Điện - với những tù chính trị mang trên mình bản án hàng trăm năm tù giam nhưng vẫn ngạo nghễ bước qua cánh cổng nhà tù vào một ngày mặt đất bừng nở hoa tươi trong ánh nắng mặt trời tràn ngập khắp đất nước.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 16/11/2018