Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Trăm năm bia đá còn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ’…

samhoi1

Trái hẳn với thói ca tụng công lao của quan chức vừa chết đầy nghi vấn là ‘đồng chí Trần Đại Quang’ của một ít văn nhân cận thần chế độ cộng sản, nhiều người dân Việt và cả một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã thống kê một cách chi tiết về ‘di sản đàn áp nhân quyền’ của Quang - vào thời còn là bộ trưởng công an và kể cả trong thời gian ngắn ngủi hơn 2 năm làm chủ tịch nước.

Ngay sau khi Trần Đại Quang chết, đã có quá nhiều ý kiến chỉ trích và cả lên án Trần Đại Quang về thành tích phong tướng đến mức lạm phát vào thời ông ta còn là bộ trưởng công an, về kết quả điều hành Bộ Công an của ông Quang đã ấn tượng đến mức dẫn đến ít nhất những vụ án ghê gớm như Vũ ‘Nhôm’, ‘công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’…

Trần Đại Quang cũng là tác giả của những chiến dịch đàn áp nhân quyền nặng nề từ Bắc chí Nam, bắt bớ người Thượng ở Tây Nguyên, bắt bớ người biểu tình chống Trung Quốc và người bất đồng chính kiến. Trong thời gian làm chủ tịch nước, Trần Đại Quang đã quá hiếm can thiệp mang tính ‘ân xá’ hay ‘đặc xá’ đối với những trường hợp oan khuất trong xã hội, trong khi lại cổ vũ cho các vụ bắt bớ và hành hung đánh đập dã man của công an đối với người dân và giới hoạt động dân chủ nhân quyền, đang tâm bỏ qua hàng trăm cảnh ‘tự chết’ của người dân trong các đồn công an…

Chưa kể việc Trần Đại Quang chính là tác giả của luật An ninh mạng mà bị dư luận xã hội trong nước, cộng đồng mạng cùng nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích nặng nề vì vi phạm quyền con người. Và Trần Đại Quang cũng là nhân tố đã nhét biến dự luật Biểu tình - một văn bản được chính phủ giao cho Bộ Công an biên soạn - vào ngăn kéo suốt từ năm 2011 đến nay…

Ngược hẳn với lối tiếc thương ‘nghĩa tử là nghĩa tận’ trên mặt báo nhà nước, chỉ thấy một bầu không khí vui mừng không thèm che giấu trên mạng xã hội. Dù nghĩa tử nghĩa tận là truyền thống muôn đời của người Việt, nhưng vẫn đành phải nói thẳng một sự thật : cái chết của ‘chủ tịch nước Trần Đại Quang’ đã chỉ gom hứng được quá ít nước mắt trong khi số người hể hả nhiều hơn hẳn.

Cái chết đột ngột gây nghi ngờ rất lớn về ‘virus hiếm và độc hại’, không khí câm lặng không thèm chia buồn từ giới ‘đồng chí không đồng lòng’, cùng thái độ hể hả xen vui mừng của số đông người dân viết trên mạng xã hội… chính là một luật nhân quả thời Việt Nam chính trị độc tài và chủ nghĩa tư bản dã man : Trần Đại Quang dù có ‘sám hối’ chăng nữa thì động tác đó cũng đã quá muộn cho một đời áp chế dân chúng và quá tai tiếng về tham nhũng.

Một sự trùng hợp đặc sắc và như thể một điềm báo đã trở thành cái gạch nối giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang : cả hai đều đã đến chùa Mahabodhi - nằm ở tận Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ, nơi Thích Ca Mầu Ni đạt được Giác Ngộ và hóa Phật - để ‘thăm’. Nhưng rất nhiều người cho rằng Dũng và Quang đã cầu xin cho cá nhân họ chứ không hề có chút lòng thành tâm.

samhoi2

Trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, vợ chồng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến chùa Mahabodhi và được cánh phóng viên ghi nhận bằng một tấm ảnh rất ‘thần thánh’ : trong lúc ngồi chắp tay, hai con mắt của ông Dũng lại không hướng về tượng Phật mà đảo về một bên, ánh mắt rất ‘gian’ như thể đặc trưng cho một đặc thù thuộc loại nổi trội nhất của giới chóp bu Việt Nam là thói lật lọng tráo trở chính trị và buôn thần bán thánh.

Vào tháng Ba năm 2018, đến lượt vợ chồng Trần Đại Quang ‘thăm’ chùa Mahabodhi, được ‘lưu truyền sử xanh’ bằng bức hình ông Quang gục đầu vào phiến đá thiên trong chùa này, gương mặt có vẻ thành tâm hơn hẳn cặp mắt láo liên trước đó của Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí gương mặt Trần Đại Quang khi đó còn được cho là ‘đau khổ’.

Cũng có thể là đau khổ thật. Bởi tháng Ba năm 2018 chính là lúc mà Trần Đại Quang sắp ‘biến mất’ lần thứ hai kể từ lần đầu vào tháng Tám năm 2017 - sang Nhật điều trị căn bệnh về máu mà nguy cơ dẫn đến tử vong là khá cao. Hầu như không nghi ngờ rằng Trần Đại Quang đã cầu xin cho căn bệnh quái ác ấy rời xa cơ thể ông ta, để ông ta được tiếp tục ‘công hiến cho đảng và dân tộc’.

Không có được gương mặt đau khổ thật sự như Trần Đại Quang, thái độ cao ngạo trịch thượng kèm vẻ cười ngạo nghễ của Nguyễn Tấn Dũng đã biến chuyến thăm chùa Mahabodhi của ông ta thành công cốc : Dũng bị loại bất ngờ và thẳng cánh tại đại hội 12 vào đầu năm 2016 với dấu ấn cú knock-out mà tác giả của nó là Nguyễn Phú Trọng.

6 tháng sau khi đến chùa Mahabodhi, Trần Đại Quang đã không thể thoát khỏi cái chết, dù mới ở tuổi 62 theo bản khai lý lịch cán bộ hay 68 theo một tài liệu được mạng xã hội tung lên và cho đó là bản khai về năm sinh gốc 1950 của Quang.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/09/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 26 septembre 2018 08:28

Lời chia buồn với ông Chủ tịch

Một cái chết phải chết

Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, người ta đã biết từ lâu rằng, không có một cái gì nằm ngoài "quy trình", nghĩa là mọi cái đều phải đúng trình tự mà đảng muốn và đảng xếp đặt trước. Ngay cả cái chết.

sotang1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang và chia sẻ đau buồn cùng gia quyến Chủ tịch nước Trần Đại Quang (baophapluat)

Rất nhiều cái chết của lãnh đạo được nghi là có thiết kế trước. Nhiều lắm, không kể hết được, vài cái tên như đại tướng Chu Văn Tấn, trung tướng Nguyễn Bình, đại tướng Hoàng Văn Thái, đại tướng Lê Trọng Tấn..., cả cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Gần đây, chuyện chết của ông Nguyễn Bá Thanh, ông Phạm Quý Ngọ, hay như chuyện chết hụt của ông Phùng Quang Thanh đều có dáng dấp của một kịch bản soạn trước.

Ông Quang chết vào 10g05 ngày 21/09/2018, nhưng người ta đã biết rằng ông sẽ chết từ rất lâu rồi.

Có quá nhiều lý do để ông phải chết

Người ta đã thống kê rằng dưới thời ông là Bộ trưởng công an, có hơn 260 người chết vì "tự chết" trong trại giam đồn công an. Đó là hơn 260 oan hồn, gọi đích danh tên ông, mỗi lần tuần rằm hương khói.

sotang2

Sau khi bị bắt về đồn, anh Nguyễn Văn Tình bị còng tay, một viên công an đã “tát nhẹ” anh một cái. Sau đó, anh Tình được biết đã chết ngay tại phòng giam vì… trúng gió ! (SBTN, 03/04/2015)

Trong vụ đàn áp Nhà nước Đề-Ga mà ông là Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên, tổng chỉ huy chiến dịch, người ta không biết được con số chính xác, nhưng có hàng trăm người chết, hàng nghìn gia đình phiêu tán vì bị cướp đất, đốt nhà. Đó cũng là những oan hồn và những uất hận của lòng người.

Làng chó Nhật Tân còn tan hoang vì tai họa liên tiếp đến từ oan hồn của những con chó, thì ông Quang không thể sống.

Người ta cũng biết ông sẽ chết sau cái chết bí ẩn của ông thượng tướng thứ trưởng Phạm Quý Ngọ. Ông Ngọ nhận của tử tù Dương Chí Dũng nửa triệu đô và nhận chuyển 1 triệu đô khác của Vạn Thịnh Phát cho một "anh cấp trên". Vụ án "làm lộ bí mật quốc gia" của ông này được dừng vì nghi phạm đã chết.

Có dấu hiệu để người ta nghi cái chết vì nhiễm độc phóng xạ của ông Nguyễn Bá Thanh là do người của tổng cục cảnh sát Bộ công an thực hiện.

Hai cái âm hồn này, nếu có về đòi xác, thì chắc cũng tìm đến địa chỉ nhà ông Quang.

Nhưng lý do dẫn đến cái chết cụ thể hơn của ông Quang có lẽ phải tính từ câu : "nếu chiến tranh xảy ra trên Biển Đông thì tất cả đều thua, không có kẻ thắng", mà ông tuyên bố tại Singapore tháng 6/2016. Ông là nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam khẳng định nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông. Ông đã chỉ cho thế giới biết kẻ sẽ gây ra cuộc chiến tranh này là Bắc Kinh và người làm cho nó thất bại sẽ là người Việt Nam. Tuyên bố này là sự tiếp nối của tuyên bố "Việt Nam không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông nào đó" của ông Nguyễn Tấn Dũng trước đó, không phải kiểu "anh em trong nhà còn cãi nhau" của ông Đại tướng Phùng Quang Thanh và "Biển Đông có gì đâu" của ông Trọng.

Ông Quang là người hết mình cho công cuộc làm xích lại gần nhau giữa người Mỹ và người Việt Nam.

Một tháng nằm bên Mỹ trước chuyến thăm lịch sử của ông Trọng, ông Quang được cho là đã phá vỡ hầu hết các rào cản quá khứ, giải tỏa các nghi ngại, xác lập sự tin cậy cao nhất cho quan hệ an ninh giữa hai quốc gia, trong đó phải kể đến quan điểm về lập trường chủ quyền và giải pháp an ninh vĩnh viễn của Việt Nam. Trung Quốc biết và tìm cách phá bằng được.

Ông Quang được cho là người phát hiện và trực tiếp chỉ huy phá vỡ âm mưu đảo chính theo lệnh Bắc Kinh của Phùng Quang Thanh, nếu Hiệp định An ninh chung giữa Mỹ và Việt Nam được ký kết.

Đầu tháng 5/2017, trước chuyến đi Mỹ gặp Tổng thống Trump của ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Quang được Tập mời sang thăm và đón bằng 21 phát đại bác. Ông bị phát hiện nhiễm bệnh lạ từ tháng 7/2017, tức là sau khi từ Trung Quốc về hai tháng.

Những kẻ phản Thiên triều thì phải chết

Nhưng người ta lại nói, ông Quang chết theo đúng quy trình, theo lý thuyết Xây dựng đảng mà ông Trọng là Giáo sư tiến sĩ.

Ông Quang phải chết, vì giống như ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Quang là hình ảnh ẩn hiện phía sau tất cả mọi vụ bê bối tham nhũng từ trước tới nay, và của tất cả các vụ khác sắp khui ra tới đây. Đơn giản là tất cả các vụ tham nhũng đều xuất phát và diễn ra dưới thời ông Dũng làm Thủ tướng và ông Quang làm Bộ trưởng Công an. Vụ án bảo kê đánh bạc của Trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, đặc biệt, siêu vụ án Vũ Nhôm đang kết thúc bằng các đường dẫn thẳng đến nhà ông Quang.

Nếu ở một chế độ dân chủ thực, nơi luật pháp thực sự là độc lập và xã hội chỉ tôn thờ sự thật và danh dự, thì chuyện một thủ tướng, một tổng thống tham nhũng bị đưa ra Tòa và bị nhốt vào tù, như tổng thống Nam Hàn, như thủ tướng Malaysia, tổng thống Bresil v.v. là chuyện bình thường. Nhưng ở một chế độ tồn tại chỉ bằng giả dối, lừa bịp, bằng thủ đoạn che đậy những thối nát bên trong, thì một vị Chủ tịch nước bị lật tẩy tham nhũng là chuyện không thể chấp nhận.

Phải cho ông Quang chết để dừng vụ án tại chỗ. Ông ta phải chết sao cho đảng vẫn còn được nói ông vì dân vì nước mà chết.

Người ta cũng nói tới chuyện ông Quang tự kết thúc. Ông không thể chịu đựng nổi nếu vụ Vũ Nhôm đi đến tận cùng, phơi ra tất cả những gì ông làm. Hối tiếc và đau đớn.

Có thể ông đã nhận được tín hiệu của định mệnh chợt đến từ đâu đó.

Giống như chuyệnTam Quốc, Chu Du ngửa mặt kêu "Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng", rồi tắt thở. Thua cờ, vỡ mật mà chết đấy thôi !

Bởi vì, nếu không chết theo một lịch trình, thì không thể dễ và nhanh như vậy. Chiều ngày 19/09 ông Quang còn tiếp trưởng đoàn kiểm toán quốc tế. Người ngoại quốc cuối cùng ông Quang gặp là ông Chu Cường, Chánh án Tòa án tối cao Trung Quốc vào lúc chiều muộn ngày 19/09. Sáng ngày 20/09 ông nhập viện và tắt thở ngày 21/09 lúc 10g05 phút.

Ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ sức khoẻ trung ương cho biết, "ông Quang nhiễm một loại virus hiếm có, thế giới chưa có thuốc chữa". Bệnh do virus liệu có gây ra đột quỵ như tai biến não hay nhồi máu tim được không ?

Có thể nói gì về chuyện đầu độc ?

Trong nhiều năm gần đây, hiện tượng lãnh đạo đột tử không rõ nguyên nhân bệnh tật là một hiện tượng phổ biến, nhưng không một ai đặt ra câu hỏi tại sao, vì đâu ?

Có một đặc điểm chung là các vụ chết đột tử này đều ly kỳ và nhất là rất giống các vụ đột tử của lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh và các vị vua chúa quan lại trong cấm cung các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Kỹ thuật sử dụng chất độc trong cung đình và trong chiến tranh của Trung Quốc có lịch sử phát triển trên ba nghìn năm. Người Trung Quốc sở hữu và sử dụng thông thạo các loại chất độc có thể gây tử vong sau vài phút, sau vài tiếng, sau vài ngày và sau vài năm. Có thể không để lại dấu vết và không thể tìm được nguyên nhân. Nhưng có một quy tắc bất di bất dịch, là chỉ được phép sử dụng khi có trong tay thuốc giải độc. Nghĩa là cứu hay để chết hoàn toàn do người sử dụng.

Người ông Quang tiếp cuối cùng là Chánh án Tòa án Tối cao Trung Quốc, chiều ngày 19/09. Ông là người đẩy Việt Nam tới gần Mỹ. Bắc Kinh đã xử tử hình ông tội phản bội thiên triều. Ông được mời sang thăm Trung Quốc ngày 11/05/2017. Và án được thi hành sau 21 phát đại bác. Bây giờ, thuốc làm chậm hết thời hạn tác dụng, trước khi "đi", ông phải được nghe tuyên án. Ông Chánh án Chu Cường sang bất ngờ chỉ để thực thi việc đó.

Kim Jong-un mỗi lần sang Trung Quốc đều mang theo tất cả mọi thứ cần thiết, cả buồng vệ sinh riêng, tuyệt đối từ chối ăn các đồ ăn do phía Trung Quốc đem đến. Tuyệt đối không dùng bất cứ gì do Trung Quốc cung cấp. Cha của Un là Kim Jong-il cũng đã đột ngột chết vì bệnh không rõ nguyên nhân, sau các cuộc gặp riêng, tuyệt mật với Nam Hàn và Mỹ. Có thể ông ta đã phát hiện ra điều gì và truyền lại cho Jong-un.

Nếu đúng là tất cả những lãnh đạo của Việt Nam đều bị nhiễm độc sau mỗi lần sang Trung Quốc, thì con số phải lên tới hàng trăm. Thiếu tướng Trương Giang Long, tổng cục phó tổng cộng chính trị Bộ Công an đã nói : "bọn xấu chúng nó cài cắm đã có con số hàng trăm, mà con số hàng trăm không chỉ dừng lại hàng trăm mà trăm này còn thêm trăm khác nữa".

Nguyễn Phú Trọng là người đồng sáng lập Hội thảo lý luận Trung-Việt. Tại Bắc Kinh, có một gian trưng bày thường trực các thành tựu từ kết quả các cuộc hội thảo suốt 10 năm, từ 2003 tới 2013, khi lần đầu tiên ông Trọng thăm Trung Quốc, gặp mặt Tập năm 2013. Tập Cận Bình đã đích thân, trực tiếp hướng dẫn Trọng thăm nhà trưng bày kỷ niệm này.

Những ai đã có thể bị nhiễm độc ? Hàng thái thượng hoàng có thể kể được là Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, đương nhiệm là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh, Phạm Minh Chính, Hoàng Trung Hải.

Võ Văn Thưởng chắc bị gài trong kỳ họp Hội thảo tại Trịnh Châu 25/05/2017. Ông Nguyễn Văn Bình và ông Trần Quốc Vượng có thể bị trong năm 2018. Tất cả các bí thư, chủ tịch của 7 tỉnh biên giới phía Bắc, tư lệnh và chính ủy Quân khu Hai.

Kim Jong-un đã xử tử phanh thây ông chú dượng vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc, và có thể đã xử chết người anh Kim Jong-nam được Bắc Kinh nuôi tại Macau, nhằm tuyệt diệt âm mưu thay đổi chế độ của Bắc Kinh. Kế hoạch triệt thoái hạt nhân ký với Mỹ sẽ dừng ở mức tầm bay 5000 km, không tới Mỹ nhưng đủ để tới các trung tâm của Trung Quốc.

Người Bắc Hàn chắc đã hiểu Tàu cộng hơn người Việt, nhất là có thể họ đã phải trả giá đắt hơn rất nhiều cho độc lập của họ. Không có người hàng xóm nào của mình đểu hơn bằng người "anh em" Tàu cộng.

Người Việt cộng sản cuối cùng bám đuôi Trung Quốc giữ xã hội chủ nghĩa là ông Trọng. Nhưng không bám, thì khẩu phần thuốc giải độc hàng tháng tự biến mất, và ngày chết có thể phải đếm ngược từng ngày.

Mọi ca bệnh của cán bộ trung ương đều phải qua tay kiểm tra và giám định của Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương. Mọi cán bộ cao cấp đều tắt thở, hoặc trải qua những khoảnh khắc cuối cùng tại Quân y viện 108. Như vậy, tất cả mọi nguyên nhân bệnh tật, trong đó có mọi vụ đầu độc, đều được thực hiện hoặc phát hiện ở hai Trung tâm này. Tội phạm hay đồng phạm chắc chắn nằm ở đây.

Ai có thể thay ông Quang ?

Tất nhiên, việc thay ông Quang bằng một ông khác mà chế độ vẫn vậy, thì chỉ là việc thay mạng. Chưa bao giờ có chuyện Chủ tịch nước lên làm Tổng bí thư vì Chủ tịch nước là chỗ dành cho người đã kết thúc sinh mệnh chính trị.

Vì vậy, chuyện thay ông Quang sẽ tùy vào hai kịch bản : nhất thể và không nhất thể.

Kịch bản thứ hai là không nhất thể vào lúc này, có nghĩa là chủ tịch vẫn là chỗ nghỉ cuối của nhân vật đã hết nghiệp chính trị : nghi lễ và hiếu hỉ. Các loại chức danh khác chỉ có tính biểu tượng, hay an ủi.

Với phương án này thì thích hợp nhất là bà Tòng Thị Phóng. Bà Phóng sẽ làm chủ tịch một nhiệm kỳ rồi về hưu. Cũng có thể đưa bà Ngân sang, để Quốc hội lại cho ông Uông Chu Lưu hay ông Đỗ Bá Tỵ. Uông Chu Lưu nếu phe thân Tàu thắng. Đỗ Bá Tỵ lên, nếu phe chống Tàu thắng. Thậm chí có thể đưa Đặng thị Ngọc Thịnh vào Bộ chính trị ngay trong hội nghị Trung ương 8 vào tháng 10 này, chuẩn bị bầu cho bà chính thức vào tháng 5 năm sau.

Phương án bà Phóng hay bà Thịnh là hiện tượng lịch sử lặp lại thời kỳ Hai Bà Trưng, nước Việt Hai Nữ Vương. Nước Tàu suy sụp, chủ quyền biên giới, biển đảo lại được thu về ?!

Nếu ông Quang được "cho" chết để phục vụ mục tiêu Nhất thể hóa, thì vào lúc này không có kẻ nào có khả năng chiếm chỗ của ông Trọng. Trong 15 ông ủy viên Bộ chính trị vào lúc này, được mặt này nhưng không có mặt kia, không một ai đủ điều kiện để thay chân tổng bí thư. Ông Trọng đã thiết kế trước tình huống đó.

Nhiều người nói là Nguyễn Thiện Nhân. Nhưng ông Nhân đang rất cần cho cuộc chiến Thủ Thiêm với hệ thống Lê Thanh Hải tại Sài Gòn. Không ai thay được ông Nhân vào lúc này. Ông Nhân rời Sài Gòn thì Nguyễn Thành Phong phải lên bí thư, nhưng là bí thư không quân, vì ông Phong chủ yếu dựa vào bí thư Nhân để điều hành, chứ ông Phong chưa kịp có lực lượng. Xung quanh ông Phong vẫn toàn người của Lê Thanh Hải. Ông Võ Văn Thưởng không thể quay lại, vì chịu ơn nâng đỡ dìu dắt của "anh Hai" Hải, như chuyện Quan Công tha Tào Tháo, sẽ chẳng làm được gì. Ông Nhân lại không thuộc type người đứng đầu. Ông ba phải và thiếu khí tiết. Ông không được chọn cho phương án Nhất thể. Vả lại, có lẽ, ông sẽ tìm mọi cách để ở lại Sài Gòn, ông không hợp với Trung ương.

Phạm Minh Chính đã lộ mặt là "người nhà" của Bắc Kinh sau mấy năm làm bí thư Quảng Ninh, có lẽ được "người nhà" gợi ý chuẩn bị cho vị trí Tổng bí thư, nhưng ông này đang không được lòng người. Việc ông đang lo là từ nay cho tới Đại hội XIII phải sắp cho được một bộ máy thân Tàu, nếu không là của Tàu. Tuy vậy, khi đã lộ mặt là người của Bắc Kinh thì không có dân. Mà không có dân thì đảng không phải "từ nhân dân mà ra" nữa. Phải nhớ rằng, từ nay, lúc lộ mặt theo Tàu là lúc kết thúc sự nghiệp chính trị.

Trần Quốc Vượng có lẽ là giải pháp. Được ông Trọng chọn vào ghế Thường trực Ban bí thư, có vẻ như ông Trọng đã cố tình xác nhận người kế nhiệm. Sau khi nhậm chức thường trực cũng đã sang Bắc Kinh (!!). Nhưng ông này, lý luận thì không bằng Nguyễn Xuân Thắng, kĩ trị thì thua Vũ Đức Đam, làm thế nào để vừa điều hành lý luận vừa điều khiển được thủ tướng ? Chắc chưa phải đợt này. Vả lại nếu ông Vượng thay ông Quang ngay từ bây giờ (tháng 5/2019), thì ai thay ông ở vị trí Thường trực ? Chưa có ai, ngoài ông Võ Văn Thưởng, mà ông Thưởng chưa đủ sức.

Nếu nhất thể, thì chủ tịch nước chỉ định thủ tướng và phải điều khiển được thủ tướng. Trong thể chế này, Thủ tướng chỉ là người giúp việc Chủ tịch. Vì vậy, trong chủ trương nhất thể hóa, việc chọn người thay ông Quang không chỉ để làm chủ tịch hai năm mà phải là Tổng bí thư kiêm chủ tịch một nhiệm kỳ tiếp theo nữa.

Nếu vậy, ngoài ông Trọng, người có khả năng nhất là ông Phúc. Nhưng ông Phúc không phải là người biết lý luận. Hơn thế, ông Phúc có quan niệm không giống ông Trọng về Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông Phúc khó làm Tổng bí thư. Cuối cùng thì vẫn là ông Trọng, sẽ hy sinh cuộc sống riêng tư, cống hiến cho đất nước, dân tộc đến hơi thở cuối cùng.

Trong danh sách ủy ban Tang lễ, vị trí của ông Võ Văn Thưởng đang từ thứ 13, nhẩy lên thứ 6, sau ông Phạm Minh Chính, vượt lên trên Phạm Bình Minh và Nguyễn Văn Bình, trong khi ông Phạm Bình Minh tụt xuống thứ 11 sau ông Trương Hòa Bình.

Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 10 này sẽ phải bầu thêm ba ông vào Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú bổ sung vào ba chỗ khuyết của ông Đinh La Thăng, Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang. Nguyễn Xuân Thắng sẽ được thay ông Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo kiêm chủ tịch Hội đồng lý luận. Ông Thưởng có thể thay chân Thường trực của ông Vượng hoặc vào thay ông Nhân, để ông Nhân thay bà Ngân sang Chủ tịch nước.

Nói tóm lại, vị trí chủ tịch chỉ quan trọng hay phải quan tâm cho phương án Nhất thể, còn không thì vẫn như cũ. Nguyên thủ là Thủ tướng, không phải Chủ tịch nước, mà cũng không phải Tổng bí thư, quay lại thời của ông Nguyễn Tấn Dũng và để Hiến pháp 2013 trở về nguyên trạng giấy lộn.

Việt Nam cứ loay hoay mãi trong vòng luẩn quẩn. Đảng lãnh đạo toàn diện thì phải có cùng lúc ba (3) ông nguyên thủ. Mà gom vào một chỗ Tổng bí thư thì tất cả Lập pháp, Hành phánh, Tư pháp gom vào một người, tất yếu là độc tài. Độc tài là tham nhũng, là chiến tranh.

Điều kiện tiên quyết để nhất thể hóa là Thiết lập thể chế Tam quyền phân lập. trước khi gộp ba chức danh vào một, thì phải độc lập Lập pháp khỏi Hành pháp.

Lời chia buồn

Tháng 3/2018, vợ chồng ông Quang đi thăm chùa Mahabodhi ở Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ, nơi Thích Ca Mâu Ni đạt được Giác Ngộ và hóa Phật. Có lẽ bà Hiền vợ ông Quang muốn cầu xin đức Phật phù hộ cho ông Quang tai qua nạn khỏi. Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng đến cầu xin Phật ở đây. Thật tiếc là không linh nghiệm, hay Trời Phật đã từ chối độ trì cho tội ác, nên Quang không thoát được.

Cả ông Quang lẫn ông Dũng đều là những kẻ đầy tội lỗi. Nhưng, có ai không trở thành đốn mạt trong cái bộ máy của cái hệ thống độc đảng trái luật này ? Vả lại, một cách cảm tính, tôi không xếp ông Quang, ông Dũng vào cùng loại với ông Lê Thanh Hải, ông này mới thật là đốn mạt.

khoc1

Nhìn nét mặt và ánh mắt của bà Hiền trong bức ảnh ông Quang gục đầu vào phiến đá thiêng, biết ông Quang thật sự đau khổ. Sự cầu xin thành tâm cho biết rằng ông đã biết bệnh tật của ông từ đâu mà có. Bức ảnh toát ra một sự ăn năn hối tiếc nhưng tuyệt vọng và cam chịu. Nhìn bức ảnh này, cảm nhận sự đau đớn của bà Hiền, người ta có thể bật khóc.

Lòng tham của cải và thèm khát quyền lực là bản tính tự thân của con người. Có quyền trách mọi tội lỗi, nhưng phải quy kết đúng chỗ. Tiền bạc chiếm đoạt được phi đạo đức đã không thể đem đi.

Dù sao thì cái chết của ông Quang cũng là một chết buồn.

Paris, 25/09/2018

Bùi Quang Vơm

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm

Ai sẽ thay Trần Đại Quang chính thức làm chủ tịch nước ? (Người Việt, 24/09/2018)

Trong khi báo chí nhà nước ồn ào về việc chuẩn bị tang lễ cho ông cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, giới bình luận thời sự phân tích đưa ra một số nhân vật trong Bộ chính trị cộng sản Việt Nam có thể được đôn lên thay thế.

hau1

Tin ông Trần Đại Quang qua đời và tiểu sử của ông được loan báo cho dân chúng trên một bảng hiệu điện tử khu trung tâm thành phố Hà Nội. (Hình : MANAN VATSYAYANA/AFP/Getty Images)

Tang lễ ông cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang được TTXVN chính thức loan báo diễn ra hai ngày 26 và 27/9/2018 theo nghi lễ "quốc tang" từ Hà Nội rồi đưa về quê nhà của ông tại xã Quang Thiện huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình để chôn cất.

Nhiều báo tại Việt Nam đưa tin cả trăm chiếc xe cơ giới đủ loại đã được huy động để san ủi, dựng lễ đài tại khu mộ huyệt mà ông Trần Đại Quang đã chuẩn bị từ lâu chỗ nằm cho mình sau khi chết tại quê nhà. Đèn điện thắp sáng trưng hối hả làm cả ban đêm cho kịp. Hàng trăm dân làng đã bị trưng dụng để dọn dẹp đường xá, cắt tỉa cây cối.

Nơi chôn cất ông Quang vốn là đất ruộng của dân địa phương, nằm bên một con sông nhỏ, được gia đình ông mua rồi "dồn thửa" thành diện tích lớn mấy mẫu tây. Hai bên bờ sông được xây kè đá đẹp mắt.

Dân chúng bình luận trên mạng bầy tỏ sự ngạc nhiên về sự chuẩn bị cái "lăng mộ" của một ông vua đỏ cộng sản chẳng khác gì chuẩn bị lăng mộ của những ông vua thời xưa, trong khi luật lệ của chế độ quy định mộ phần của người chết không quả 5 mét vuông.

Báo chí nhà nước thay nhau ca tụng công đức của ông Trần Đại Quang nhưng bàn dân thiên hạ đua nhau nêu ra phơi bầy những tội của một ông vua đỏ cộng sản đối với quốc gia dân tộc. Hàng trăm người chết bất thường tại trụ sở công an khi ông còn là Bộ trưởng Công An. Ông cũng là người ủng hộ nhiệt tình cho Luật an ninh mạng đi ngược lại ý dân.

Một trong những điều đang được thiên hạ bàn tán nhiều là ai sẽ thay ông ta trên ghế chủ tịch nước.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, 59 tuổi, gốc người Quảng Nam, đương kim phó chủ tịch nước được đôn lên là "quyền chủ tịch nước" theo quy định của hiến pháp cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, theo thông lệ, chức vụ chủ tịch nước là một ủy viên Bộ Chính trị. Cho nên, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh khó có cơ hội được đôn lên chính thức làm chủ tịch nước vào kỳ họp của quốc hội cộng sản Việt Nam vào tháng 10 tới đây, vì bà chỉ là một ủy viên trung ương đảng.

Nếu có chuyện sắp xếp nội bộ nào đó để đưa bà Thịnh vào Bộ Chính trị theo một quyết định đặc biệt qua một kỳ hop đặc biệt của trung ương đảng, thì cũng có thể. Khi đó, bà sẽ là phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch nước, một trong tứ trụ của "nhà sản".

Những gì tính toán trong nội bộ của Bộ Chính trị cộng sản Việt Nam hiện đang diễn ra thế nào, chưa ai biết. Chỉ thấy thiên hạ nêu ra khả năng thay thế ông Quang của một số người.

Ngay từ hồi tháng Tư, khi có tin xì ra chuyện ông Trần Đại Quang "mất tích" cả tháng (bí mặt sang Nhật chữa bệnh ung thư máu) trên những hoạt động của vai trò chủ tịch nước mà dúng ra phải có mặt ông ta, người ta đã cho rằng ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện đang là bí thư thành ủy thành phố Sài Gòn, nhiều khả năng thay thế nhất.

Đến nay, nhiều nhà phân tích thời sự Việt Nam, trong đó có ông Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc cũng cho rằng ông Nhân là một trong 10 người có thể được đôn lên ghế chủ tịch nước.

Ngoài ông Nguyễn Thiện Nhân, một số ủy viên Bộ chính trị khác cũng là những người có thể vào ghế ngồi của ông Quang như tướng Ngô Xuân Lịch, hiện đang là bộ trưởng quốc phòng, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức trung ương, bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội.

Không mấy ai nghĩ rằng bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch quốc hội, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, lại nhảy vào ngồi cái ghế đó. Chức "chủ tịch nước" là cái chức "có tiếng mà không có miếng".

Bộ Chính trị, cơ quan chóp bu của đảng ngồi trên đầu nhà nước Việt Nam, năm nay có 2 người bị đẩy văng ra ngoài là Đinh Thế Huynh (tiếng là nghỉ chữa bệnh) và Đinh La Thăng bị tù vì những bê bối trong khi cầm đầu Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Bây giờ thêm ông Trần Đại Quang chết, khuyết 3 trên tổng số 19 người được bàu khi đại hội đảng tháng Giêng 2016.

Có ai được điền khuyết vào ba ghế trống này hay vẫn cứ để không, không thấy ai nói năng gì. Ai sẽ thay ông Trần Đại Quang cũng vẫn là bí mật của chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam. (TN)

*******************

Việt Nam chuẩn bị quốc tang cho cố chủ tịch Trần Đại Quang (RFI, 24/09/2018)

Theo thông báo của Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam, quốc tang dành cho cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, qua đời hôm 21/09/2018, sẽ diễn ra trong hai ngày 26-27/09. Trong thời gian đó, cả nước sẽ treo cờ rủ, và mọi hoạt động vui chơi, giải trí đều bị đình chỉ. Trước mắt, phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã chính thức được phân công giữ chức quyền chủ tịch nước Việt Nam.

hau2

Đảng cộng sản tổ chức quốc tang cho Trần Đại Quang trong 2 ngày 26 và 27/9

Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, ông Trần Đại Quang qua đời hôm 21/09 tại bệnh viện ở Hà Nội. Truyền thông nhà nước Việt Nam trích dẫn một bác sĩ chính phủ cho biết là ông đã chết vì một loại "virus hiếm", nhưng không nói rõ đó là virus gì.

Trong số các lãnh đạo thế giới đã gửi lời chia buồn, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi ông Quang là "Người bạn lớn của Hoa Kỳ", trong khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xem ông là "Đồng chí và người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc".

Theo AP, các nhà phân tích cho rằng cái chết của ông Quang sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều trên nền chính trị Việt Nam, vì chế độ được điều hành tập thể.

Trước mắt, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã cử đương kim phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lên làm quyền chủ tịch, nhưng chưa nói gì về việc bầu lại một chủ tịch mới.

Hãng tin Anh Reuters đặc biệt ghi nhận rằng dù chỉ tạm thời thay thế ông Quang, nhưng bà Đăng Thị Ngọc Thịnh là nhân vật nữ đầu tiên được lên làm nguyên thủ nhà nước Việt Nam.

Trọng Nghĩa

**********************

Thông tin liên quan quốc tang ông Trần Đại Quang (RFA, 24/09/2018)

Theo thông báo của chính phủ Việt Nam, tang lễ của ông Trần Đại Quang sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang và tang lễ sẽ diễn ra ngày 26/9 tại nhà tang lễ quốc gia Hà Nội.

hau3

Truyền thông Việt Nam thông tin về Chủ tịch nước Trần Đại Quang - AFP

Ban lễ tang cho ông Trần Đại Quang gồm 37 người và do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban lễ tang. Người vừa được cử giữ chức quyền chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, đứng thứ 17 trong danh sách Ban Lễ tang.

Thông báo của chính phủ Việt Nam cũng cho biết thêm lễ an táng của ông Trần Đại Quang sẽ được tổ chức tại quê nhà và gần với ngôi nhà của ông tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Công an Thành phố Hà Nội vào ngày 24/9 ra thông báo trong hai ngày diễn ra lễ tang 26 -27/9 sẽ só phân luồng giao thông cũ thể tại Hà Nội và tổ chức hướng đi cho các loại xe để đảm bảo không gây ra tình trạng kẹt xe tại Hà Nội.

Việt Nam cũng tuyên bố trong hai ngày diễn ra quốc tang, các công sở, các nơi công cộng phải treo cờ rủ và ngừng mọi hoạt động vui chơi giải trí.

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch vào ngày 24 tháng 9 thông báo khi đi viếng lễ tang ông Trần Đại Quang, các đoàn trong nước chỉ mang băng tang, không mang theo vòng hoa.

Cũng tin liên quan, Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 23/9 đã ra thông báo cho biết ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ bắt đầu vào ngày 24/9 tại New York, Hòa Kỳ.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong cuộc họp diễn ra tại trụ sở Liên hiệp quốc tại Mỹ hôm 20/9, tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh sự hiện diện của 84 người đứng đầu nhà nước và 44 lãnh đạo cấp cao của chính phủ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc kỳ này.

************************

Việt Nam có Chủ tịch nước mới tạm quyền (RFA, 23/09/2018)

Vào ngày 23/9, Việt Nam đã chính thức có một Chủ tịch nước mới thay thế Chủ tịch Trần Đại Quang vừa từ trần hôm 21/9. Đó là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước.

hau4

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (thứ hai từ phải sang) gặp Nhật Hoàng Akihito (trái) và Hoàng hậu Michiko (thứ 2 từ trái sang) ở Hà Nội hôm 28/2/2017- AFP

Vào ngày 23/9/2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký thông báo gửi các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước cùng toàn thể người dân Việt Nam về quyết định mới này.

Việc bổ nhiệm bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được thực hiện theo quy định trong Hiến pháp Việt Nam.

Theo thông báo, bà Thịnh sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới vào tháng 10 tới.

Trong hội luận hôm 21/9 với Đài Á Châu Tự Do, các chuyên gia theo dõi tình hình chính trị Việt Nam cho rằng có nhiều khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành Chủ tịch nước. Sự lựa chọn này được cho là sẽ không làm xáo trộn những sắp xếp đã khá ổn định trong Bộ Chính trị. Mặt khác ông Nhân được đánh giá là người không ngả hẳn về phe nào trong những tranh đấu nội bộ của đảng Cộng sản.

Published in Việt Nam

Ở Hà Nội, Ninh Bình và Sài Gòn, một số chùa đã tiến hành tụng niệm cầu siêu cho hương linh cố chủ tịch Trần Đại Quang. Đây là nghi thức Phật giáo mà lễ Quốc tang không chấp nhận. Dưới góc nhìn của một Phật tử, xin được chia sẻ đôi điều.

doc1

Trong những lần được lắng nghe Thượng tọa Thích Thiện Minh – người tù nhân lương tâm từng chịu mức án 26 năm tù của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giảng giải, tôi hiểu rằng việc tụng niệm cho hương linh là cần thiết, vì hương linh đó sẽ trải qua 3 giai đoạn : lúc lâm chung, lúc tiếp dẫn, và lúc tái sinh.

Giai đoạn đầu tiên là ba ngày đầu sau lâm chung. Theo quan niệm Phật giáo, đối với những người đã tạo nghiệp đặc biệt, đều chuyển ngay sau khi qua đời, có 2 loại người :

1) Người tu hành. Trường hợp các vị Thiền sư đạt đạo, các vị tu Tịnh Độ, biết trước ngày giờ lâm chung. Các vị này nhập vào đại định hòa hợp cùng Pháp thân Phật thoát khỏi vòng sinh tử, hoặc được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn. Còn trường hợp người phạm tội Ngũ nghịch, đại ác. Những người này đọa sinh ngay tức khắc xuống địa ngục sau khi chết.

2) Thứ hai là đối với những người bình thường. Giai đoạn lâm chung kéo dài từ lúc tim ngừng đập cho đến hết 3 ngày. Sau khi chết, thần thức :

1) Thấy thân thể nặng nề, lạnh lẽo : Vì do đất, nước, gió, lửa bắt đầu tan rã do thân thể phân hóa.

2) Thấy ánh sáng chói lòa. Ánh sáng này là Pháp Thân Phật, hiện ra trong chớp mắt hoặc lâu tới một giờ tùy theo phúc duyên của người chết. Nếu thần thức tỉnh táo nhận ra Pháp Thân Phật, thần thức sẽ nhập ánh sáng chói lòa và thoát vòng sinh tử. Nhưng đối với người không tu, không dễ nhìn ra Pháp Thân Phật, hoặc có thấy được cũng vì vô minh mà sinh tâm sợ hãi, né tránh.

Nếu cơ hội qua mất, tiếp theo là :

3) thấy tối tăm. Khi ánh sáng chói lòa biến mất, thì mù mịt tối đen, thần thức (hay hương linh) của người chết lúc này như trong đêm tối u mê ; sau đó thần thức tỉnh lại, thấy thân nhân tụ tập nói chuyện, buồn rầu, khóc than..., lúc này thần thức chưa biết là đã chết. Thần thức liền nói chuyện hỏi han, nhưng như chẳng ai để ý và nói chuyện cùng thần thức, có khi thần thức cảm thấy bực bội vì sự việc như thế ; trải qua thời gian khá lâu như thế, thần thức mới hiểu ra là đã chết rồi.

Giai đoạn thứ hai là tiếp dẫn, được tính từ ngày thứ 4 đến hết ngày 17. Sau khi tim ngừng đập hết 3 ngày, thần thức bắt đầu Thân Trung Ấm, nghĩa là "ấm" trước đã hết, "ấm" sau chưa sinh có thân chuyển hóa nơi khoảng giữa gọi là Thân Trung Ấm, thân này có thể kéo dài tới ngày thứ 49 sau khi chết. Giai đoạn hai ở vào thời gian tiếp dẫn của chư Phật, kéo dài 14 ngày, tùy theo phúc duyên, nghiệp cảm đã tạo ra trong suốt đời người quá cố, Thần thức có thể rời Thân Trung ấm.

Các việc cần làm thời gian này là :

1) Niệm Phật : Hộ niệm cho Thần thức nương theo lời niệm Phật để khi Phật tới dễ dàng hòa nhập tiếp dẫn.

2) Tụng Kinh A-Di-Đà : Để nhắc nhở thần thức chú tâm nhận sự tiếp dẫn của Phật A-Di-Đà về cõi An Lạc.

3) Tụng Kinh Cầu Siêu : Trợ duyên cho thần thức, lời Kinh nhắc nhở về vô thường, để thần thức dễ siêu thoát.

4) Nhắc nhở thần thức : Những lúc không niệm Phật tụng Kinh, chúng ta thường xuyên nên nhắc nhở thần thức về các hiện tượng xảy ra trong giai đoạn 14 ngày này để cho thần thức biết, hiểu và hành động theo lời chúng ta nhắc nhở là : Thần thức không nên thích ánh sáng mờ nhạt, vì đó là các cảnh xấu, nơi không tốt ; Thần thức không nên sợ hãi ánh sáng chói lòa, vì đó là hào quang Phật, nên hòa nhập.

Giai đoạn 3 gọi là thụ sinh (tái sinh), được tính từ ngày 18 đến ngày 49 (trong 32 ngày). Thời gian thọ sinh vào 6 cõi (trời, thần, người, ngạ qủy, súc sinh, và địa ngục) lâu mau tùy theo nghiệp của mỗi người đã tạo trong khi còn sống. Thần thức không biết là mình đang tiến gần đến chỗ phải thọ sinh. Tùy theo nghiệp duyên của mỗi người, thần thức sẽ thấy một trong những cảnh tướng khác nhau mà phải thọ sinh chậm nhất là ngày thứ 49.

Như vậy, với góc nhìn của một Phật tử, tôi nghĩ rằng việc một số chùa tổ chức nghi thức hộ niệm cho cố chủ tịch Trần Đại Quang là việc làm hoan hỉ.

Theo giáo lý đạo Phật thì tụng kinh là để cầu an và cầu siêu. Do đó, tụng bộ kinh nào cũng được, vì kinh Phật nào cũng có tác dụng phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sinh, nếu chúng ta chí thành đọc tụng.

Nếu sinh tiền, ông Trần Đại Quang có những việc làm sai trái, thậm chí cả việc gây tội ác, thì lúc hộ niệm, chính bản thân những Phật tử cũng sẽ tự soi lại mình, để hiểu cần làm lành, tránh ác để có thể mau chóng thọ sinh khi từ giã cõi trần.

Bàn luận mở rộng về ý nghĩa chính trị, về một quyền tự do tôn giáo được Hiến định [*], khi những đảng viên cùng chia sẻ những lời giáo hóa trong ba tạng kinh điển của Phật, họ sẽ thấu cảm những lời sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật nói ra. Khi ấy, chắc chắn dẫu là đảng viên hay Phật tử đã chí tâm trì tụng, sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người xung quanh. Đồng thời, ôn lại những lời Phật dạy làm phương châm đời sống hàng ngày để cho chúng ta có thể sống hạnh phúc và an lạc hơn.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 24/09/2018

[*] Hiến pháp 2013, Điều 24 :1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Published in Diễn đàn

Bài viết ghi nhận một số ý kiến thuần chuyên môn về bệnh lý của cố chủ tịch Trần Đại Quang được báo chí đăng tải là "bệnh lý máu ác tính", qua đó bước đầu lý giải về nghi vấn khả năng bị đầu độc, tương tự như cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh trước đó.

virus1

Ông Trần Đại Quang đã "mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại", "bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn

Do ‘virus hiếm’ đưa đến ung thư máu ?

Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, nói rằng ông Trần Đại Quang đã "mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại", "bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian".

Ông Phạm Gia Khải, nguyên chủ tịch Hội đồng chuyên môn - cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, cho biết bệnh nhân Trần Đại Quang được phát hiện mắc bệnh lý máu ác tính cách đây một thời gian và đã từng đi nước ngoài điều trị. Tuy nhiên, do thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chỉ có thể điều trị duy trì để lui bệnh một thời gian.

Phải chăng chính "virus hiếm, độc hại" đã tạo nên "bệnh lý máu ác tính" ?

Trước đó, cũng liên quan bệnh lý máu, bệnh nhân Nguyễn Bá Thanh được Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, công bố là ông Thanh bị "Hội chứng rối loạn sinh tủy".

Ông Phạm Gia Khải từng phát biểu trên báo chí là : "Phác đồ điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh với bệnh về máu ác tính mà các bác sĩ tại Mỹ áp dụng cũng như ở trong nước : tiêu diệt tủy để sau đó tủy tự phát triển lại. Tuy nhiên, khả năng phục hồi của ông Thanh ở mức hạn chế" (1).

Hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic Syndrome - MDS) là một nhóm các bệnh lý sinh máu có đặc điểm : tủy sinh máu không hiệu lực ; tế bào máu sinh ra có sự bất thường về hình thái và chức năng ; bệnh tiến triển âm ỉ, dai dẳng và thường kết thúc bằng một lơ xê mi cấp nên còn gọi là tiền lơ xê mi (pre-leukemia).

Trong y khoa, ‘leukemia’ là một khái niệm dùng để chỉ 4 loại ung thư tủy xương và tế bào máu khác nhau. Có một số yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi tham gia vào quá trình sinh bệnh như tia xạ, hóa chất nhóm benzen, thuôc nhóm alkylan, virus.

Kết hợp thông tin từ ông Nguyễn Quốc Triệu và ông Phạm Gia Khải, liệu có thể phỏng đoán định bệnh của ông Trần Đại Quang là do nhiễm "virus hiếm, độc hại" dẫn đến ung thư tủy xương và tế bào máu ? Trong trường hợp này rất cần minh bạch tên của "virus hiếm" đó là gì để công tác dịch tễ xử trí, qua đó giúp làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Cũng cần nhắc lại, trong ca bệnh của ông Nguyễn Bá Thanh còn từng được nghi vấn là quá trình sinh bệnh có nguyên nhân từ việc nhiễm chất phóng xạ. Vụ 39 cảnh sát Hà Nội bị nhiễm Uranium trong Chuyên án 027Z hồi năm 1995 là một ví dụ.

Sinh nghề tử nghiệp ?

Ông Trần Đại Quang từng là Bộ trưởng Bộ Công an, tham gia trong ngành này từ tháng 10/1975. Khả năng trong quá trình công tác ông đã vô tình bị nhiễm phóng xạ như nhiều đồng đội khác, là một khả năng.

Báo cáo thanh tra chuyên đề về an toàn bức xạ hạt nhân của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân năm 2017 nêu về tình trạng xảy ra mất an ninh nguồn phóng xạ diễn biến phức tạp.

Trong bốn năm liên tiếp từ 2014 đến 2017, có tới sáu vụ mất, bỏ rơi, không ai quản lý, chuyển giao bất hợp pháp nguồn phóng xạ :

1) Mất nguồn phóng xạ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn APAVE châu Á - Thái Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (2014).

2) Mất nguồn phóng xạ tại Nhà máy luyện phôi thép - Chi nhánh Công ty cổ phần thép Pomina, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015).

3) Mất nguồn phóng xạ tại Công ty cổ phần Xi măng Bắc Kạn DATC, tỉnh Bắc Cạn (2016).

4) Nguồn phóng xạ bị "bỏ rơi", không được quản lý, trông coi tại Công ty cổ phần Xi măng và Vật liệu xây dựng Cầu Đước, tỉnh Nghệ An (2017).

5) Chuyển giao bất hợp pháp nguồn phóng xạ của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, tỉnh Đồng Nai (2016).

6) Chuyển giao bất hợp pháp nguồn phóng xạ của Công ty cổ phần Thép Anh Vũ, TP Hải Phòng (2016).

virus2

Ông Trần Đại Quang trong một buổi lễ khai giảng năm học mới tại Hà Nội.

Liệu có lần nào đó ông Trần Đại Quang đã tham gia phá án cùng đồng nghiệp trong những vụ truy tìm nguồn phóng xạ này ? Dĩ nhiên ở đây nghi vấn về một kịch bản đầu độc phóng xạ đối với ông Trần Đại Quang là không loại trừ.

Còn nếu quả thật do "virus hiếm, độc hại" như lời của ông Nguyễn Quốc Triệu, thì như đã nói ở trên, đang rất cần công khai để giới y khoa ngay tại Việt Nam có cơ hội tìm hiểu, giúp thêm phác đồ chữa trị.

Theo những thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp hội chứng rối loạn sinh tủy không tìm ra nguyên nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dung một số thuốc thuốc thông dụng như thuốc chống tê thấp như Indomethacin, Phenylbutazone, Diclofenac, thuốc cường giáp như Carbimazol, Thiouracil, tiểu đường như Tolbutamid, thuốc sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide, Cotrimoxazol, Chloramphenicol…

Nếu thật sự vì sức khỏe của cán bộ…

Tại hội nghị toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng, tổ chức tại Hà Nội ngày 4/3/2017, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Quốc Triệu có nói rằng công tác cán bộ là một nội dung quan trọng của xây dựng Đảng. Công tác này cũng xoay quanh 4 vấn đề là : đức, tài, tuổi và sức khỏe. Nếu đủ đức, tài mà sức khỏe không đạt thì cũng không thành công. Ông Triệu nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ cán bộ, khẳng định làm tốt việc này sẽ góp phần đồng thời với bảo vệ sức khỏe toàn dân, tạo điều kiện để đất nước phát triển bền vững (2).

Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư máu bao gồm : Phơi nhiễm với chất phóng xạ ; Hóa trị liệu ; Thường xuyên phơi nhiễm với các chất hóa học (ví dụ như benzene) ; Hội chứng Down ; Tiền sử gia đình bị bệnh ung thư máu.

Cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh và ông Trần Đại Quang dường như có chung bệnh lý. Nếu thật sự vì sức khỏe cán bộ như lời của ông Nguyễn Quốc Triệu, xin hãy làm rõ liệu có yếu tố nhiễm độc hay đầu độc liên quan đến chất đồng vị phóng xạ nào ở đây ?

Thảo Vy – Nguyễn Thị Nghiệp

Nguồn : VNTB, 24/09/2018

(1) http://bit.ly/2psuRs3

(2) http://bit.ly/2PW8w1g

Published in Diễn đàn
dimanche, 23 septembre 2018 22:29

Chết chưa phải là đã hết…

Quan chức cộng sản và nhân dân

Khi thông tin chính thức ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời lúc 10g05 phút ngày 21/09 được công bố, có lẽ chỉ trừ báo chí truyền thông nhà nước phải làm nhiệm vụ tuyên truyền, viết những bài "thương vay khóc mướn" về một trong "tứ trụ triều đình Hà Nội" vừa mới ra đi này, còn lại cả ngày hôm đó và hôm sau, trên mạng xã hội facebook chỉ tràn ngập những status biểu lộ sự vui mừng, hả hê, châm biếm, diễu cợt. Và ở ngoài đời, nhiều người Việt Nam kể rằng thái độ của dân chúng cũng rất thờ ơ, thậm chí có những người cũng không ngần ngại nói huỵch toẹt kiểu như "Mong sao cả đám quan chức ăn tàn phá hại chết hết cho rảnh".

lanhdao1

"Mong sao cả đám quan chức ăn tàn phá hại chết hết cho rảnh"

Ông Trần Đại Quang không phải là trường hợp duy nhất bị người dân bày tỏ sự thờ ơ hay hả hê khi qua đời. Trước cái chết của một nhân viên công an/cảnh sát cho tới nhiều quan chức, lãnh đạo khác ở nước này, người dân đều có những phản ứng như vậy.

Khác với một số chế độ độc tài, quyền lực tập trung vào tay một nhân vật duy nhất, kể cả ở Nga hay Trung Quốc bây giờ, quyền lực của Putin hay Tập Cận Bình cũng hết sức lớn, ở Việt Nam quyền lực lẫn trách nhiệm chia cho "tứ trụ", rộng hơn là 19 người trong Bộ Chính trị. Trong nhiều năm qua Việt Nam không có một khuôn mặt nào thật sự nổi trội và nắm hết mọi quyền lực trong tay, như thời Hồ Chí Minh hay Lê Duẩn. Thi thoảng, trong từng giai đoạn, một người nào đó khuynh loát được nội bộ, nắm được nhiều quyền lực hơn do phe cánh mạnh hơn, như ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một thời "làm mưa làm gió" và bây giờ, theo như nhiều người nhận xét, quyền lực đang nằm chủ yếu trong tay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính vì vậy, người dân không thật sự biết được ai có năng lực hơn ai, ai phải chịu trách nhiệm trực tiếp về từng chủ trương, chính sách hại dân hại nước nào. Mọi bức bối, phẫn nộ đành chia đều !

Nên có thể nói, bây giờ ai trong "tứ trụ" hay Bộ Chính trị hay các "Thái thượng hoàng" Lê Đức Anh, Đỗ Mười ra đi thì dân cũng phản ứng như nhau. Lòng dân đã quá chán ngán cái chế độ này.

Đừng bảo dân ác mồm ác miệng. Đừng bảo nghĩa tử là nghĩa tận v.v và v.v. Phải hỏi tại sao lãnh đạo chết mà dân lại mừng, lại hả hê ? Vả lại đối với dân đen bây giờ, vũ khí duy nhất của họ chỉ là tiếng cười và sự châm biếm, khi nào họ không cười, không châm biếm nữa mà họ đùng đùng nổi giận, đứng lên xuống đường thì lúc đó mới là lúc cái chế độ này tắt thở !

Nhưng nói thật, với tất cả tội ác mà đảng cộng sản đã gây ra cho đất nước này và dân tộc này thì nhân vật nào còn được chết trên giường bệnh hay chết vì tuổi già là còn phúc ! Sau này lại đến lúc những nhân vật còn sống phải ra tòa trả lời về những tội ác đã làm nữa kia ! Còn những ai chết rồi cũng chưa xong đâu, mai mốt lịch sử sẽ ghi lại từng người, ai cam tâm làm lính đánh thuê cho ngoại bang, ai đẩy đất nước vào mấy cuộc chiến tranh rồ dại, ai bán nước, ai dâng đất cho Tàu... rành rành còn đó, sách sử nghìn đời ghi chép lại.

Quan chức, chính khách cộng sản đối với nhau

Ở Việt Nam, từ đời riêng cho tới tình trạng sức khỏe, lý do bệnh tật của các quan chức lãnh đạo cấp cao luôn luôn là một bí mật đối với dân chúng. Người dân chỉ được biết những gì mà nhà nước cho biết. Ngay cả ngày chết cũng nhiều khi bị ém lại chờ ý kiến, quyết định của Bộ Chính trị rồi mới công bố, như trường hợp ông Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Kiệt hay ông Nguyễn Bá Thanh… Nhưng từ khi có mạng internet, có báo chí "lề trái", dù nhà nước đã ra sức bưng bít nhưng những thông tin rò rỉ, những câu chuyện "thâm cung bí sử" phía sau hậu trường chính trị, trong đó có cả chuyện sức khỏe, bệnh tật của các quan lớn cứ bị rò rỉ, lan truyền trên các trang mạng xã hội và trong dân chúng.

Như ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính trung ương từ năm 2012-2015, trước đó là Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng từ năm 2003-2013, toàn bộ quá trình bệnh tật, lý do bệnh tật cho tới thực sự chết khi nào đều bị nhà nước này giấu giếm, quanh co. Trong lúc trên mạng xã hội những hình ảnh ông nằm trên giường bệnh điều trị ở nước ngoài với cái đầu cạo trọc, làn da xám ngoét, dấu hiệu của người đang xạ trị bệnh ung thư, hình ảnh chuyến bay từ Mỹ được cho là đưa ông về Việt Nam (nhưng không ai thấy mặt ông) cùng với những "tin đồn" về chuyện ông bị các đồng chí đầu độc bằng chất phóng xạ cứ lan truyền không kiểm soát nổi.

Thậm chí dân tình còn đồn rằng ông Nguyễn Bá Thanh đã bị bệnh viện Mỹ trả về vì không còn có thể cứu chữa được, nhưng báo chí nhà nước thì vẫn tiếp tục đưa tin ông về và đang điều trị tại Đà Nẵng, các quan chức vẫn vào thăm, ông còn nói "Tau khỏe mà, có chi mô", nhưng cũng không có một hình ảnh nào của ông, kéo dài hàng tháng, trước khi nhà nước chính thức công bố ông Nguyễn Bá Thanh qua đời !

Trường hợp ông Trần Đại Quang cũng vậy. Từ năm ngoái dân tình đã đồn đãi về tình trạng sức khỏe của ông. Khi ông phải đi Nhật chữa bệnh lần 1, lần 2, nhà báo Huy Đức đã thông báo trên facebook của mình trong lúc báo chí nhà nước vẫn im lặng. Trong những ngày cuối đời, khi thần sắc ông đã rất kém, ông vẫn phải đóng tròn vai trò của mình là xuất hiện chỗ này chỗ kia, lịch làm việc dày đặc. Một ngày trước khi ông mất, ngày 20/09, nhà báo Huy Đức nhận xét trên facebook :

"Sức khỏe của Chủ tịch nước

Với hình ảnh của Chủ tịch nước xuất hiện trên VTV tối qua và diễn biến chiều nay (20/9/2018), tôi nghĩ, TTX nên bắt đầu phát đi những bản tin đầu tiên về sức khỏe của Đại tướng Trần Đại Quang. Lãnh đạo cũng không tránh khỏi quy luật sinh - lão - bệnh... Người dân có quyền được biết và ông cũng nên được đối xử như một con người, ốm thì phải được nghỉ ngơi chữa bệnh".

Và hôm sau thì ông Trần Đại Quang qua đời. Có lẽ chuyện phải làm việc cho đến tận phút cuối cùng là một trong những lý do khiến ông phải đi sớm như tác giả Đinh Ngọc Thu viết trong bài "Vì sao Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ?" đăng trên trang Tiếng Dân.

Trong một chế độ dối trá, cả đến cái chết cũng phải được đảng, được các đồng chí của mình cho phép. Đó là chưa nói nguyên nhân, lý do thực sự vì sao một số ông lại phải ra đi, có phải do bị các đồng chí của mình hãm hại trong cuộc tranh giành quyền lực như dân tình đồn đãi hay không. Chỉ khi nào có một thể chế minh bạch, được vận hành bởi luật pháp, cộng thêm sự giám sát của báo chí và tiếng nói của nhân dân thật sự có trọng lượng, thì lúc đó những cuộc tranh giành đấu đá, hãm hại nhau trong bóng tối mới khó có cơ may xảy ra...

Cọp chết để da, người ta chết để tiếng

Nhớ lại gần đây khi Thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008, người từng bị giam cầm ở Hà Nội thời Chiến tranh Việt Nam, đã qua đời sau một thời gian dài điều trị chứng ung thư não ác tính, không chỉ người Mỹ, mà rất nhiều lãnh đạo, chính khách trên thế giới đã bày tỏ niềm thương tiếc, kính trọng. Đặc biệt nhiều người Việt đang sống tại Việt Nam, tại Mỹ và nhiều nơi khác cũng bày tỏ sự thương tiếc khi ông qua đời, vì những nỗ lực của ông trong quá trình gác bỏ hận thù, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, cũng như chương trình HO mà ông là tác giả, đã giúp đưa hơn 500 000 sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa và thân nhân của họ được định cư trên đất Mỹ.

lanhdao2

Tổ tiên người Việt có câu : "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng", có thể là tiếng "tốt" hay tiếng "xấu" tùy theo cách sống và hành động khi chưa lìa đời.

Còn đối với người dân Mỹ, ông không chỉ là một anh hùng chiến tranh mà còn là một con người yêu nước thực sự, đã cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ những giá trị của nước Mỹ, dù trên chiến trường hay trong lòng nước Mỹ. Một chính khách trung thực, có lương tri, có đạo đức, luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia lên trên đảng phái, sẵn sàng lên tiếng bào vệ đối thủ chính trị hay chỉ trích những việc làm, sai trái của Tổng thống đương nhiệm cho dù là người cùng đảng Cộng Hòa. Nói về ông, người ta nói về một nhân cách lớn, một con người quân tử, chính trực, một người yêu nước. Những tính từ đẹp nhất để nói về một con người-một quân nhân và một chính khách.

Không biết khi thấy những phản ứng đối nghịch rất rõ của người Việt Nam dành cho một "cựu thù" và cho một quan chức lãnh đạo của chính nước mình như vậy, những con người đang ngồi trên những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có suy nghĩ gì hay không ?

Có lẽ họ cũng biết, nhưng họ vẫn chọn con đường coi như không thấy không biết, một phần vì vẫn còn quá ảo tưởng vào sức mạnh của chế độ, tưởng như chế độ này cứ thế tồn tại mãi nhờ vào bạo lực và sự sợ hãi, một phần do không ai trong số họ đủ tâm, đủ tầm, đủ sức để làm bất cứ một sự thay đổi nào. Họ sợ hãi mọi sự thay đổi. Họ chọn lựa cách dễ dàng là bảo vệ đến cùng những gì đang có.

Cũng như từ trước đến nay, đảng và nhà nước cộng sản luôn luôn lựa chọn con đường dễ dàng nhất, có lợi nhất cho mình, bất chấp lợi ích của đất nước, dân tộc, bất chấp những xoay chuyển của thời cuộc khách quan, dòng chảy của lịch sử… Hậu quả là cả đất nước này, dân tộc này phải đi trên con đường khó khăn nhất, chậm chạp nhất và tổn thất nhất để giành lại Tự Do, Dân Chủ, Hạnh Phúc.

Nhưng hậu quả ấy còn đến với chính đảng và nhà nước cộng sản khi chọn lựa đàn áp nhân dân để bảo vệ chế độ đến cùng thay vì tự thức tỉnh và thay đổi, đó là chính họ đã đóng cửa con đường quay về trong hòa bình với nhân dân. Bạo lực, thù hận do đó khó mà tránh khỏi.

Khi còn sống

Ông Trần Đại Quang chết đã 3 ngày, nhưng trên mạng xã hội dân vẫn tiếp tục diễu cợt hoặc phẫn nộ chửi. Trước hết vì những gì ông đã làm khi còn sống, trong đó có những "thành tích" thời ông còn trong ngành công an, chức vụ cao nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016. "Thành tích" nhiều người nhắc nhất là vụ dẹp loạn ở Tây Nguyên năm 2004. Lúc đó ông Trần Đại Quang là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

Vụ dẹp loạn ở Tây Nguyên nhắc đến ở đây là vụ biểu tình xảy ra vào tháng 4/2004 của đồng bào dân tộc thiểu số, với quy mô lớn gần 10.000 người tham gia, đồng loạt ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông, Tây Nguyên nhằm đòi lập Nhà nước Đề Ga tự trị, đòi đất, đòi tự do tôn giáo do Quỹ người Thượng của Ksor Kok đứng đầu. Cuộc biểu tình đã bị nhà cầm quyền đàn áp dữ dội. Do bị ém nhẹm, không ai có thể biết chính xác bao nhiêu người đã bị bắt, bị giết… nhưng con số thương vong chắc chắn là rất lớn, hàng trăm, hàng ngàn người, và rất nhiều đồng bào Tây Nguyên đã phải tháo chạy qua Campuchia, qua Thái Lan xin tỵ nạn chính trị.

Điều thứ hai mà nhiều người hay nói nữa là những "thành tích" chà đạp về nhận quyền, đàn áp người yêu nước của giới công an dưới trướng Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, cũng như khi ông Quang lên làm Chủ tịch nước. Chỉ riêng người thường bị bạo hành đến chết khi đang trong lúc điều tra, tạm giữ đã là hàng trăm người. "Ba năm có tới 226 người chết trong trại tạm giam, tạm giữ" (Thanh Niên). 226 người chết từ tháng 10/2011 - 9/2014 (3 năm), chủ yếu vì bệnh lý và tự sát, là báo cáo của Bộ Công an, con số thật chắc chắn phải cao hơn và cũng không thể chỉ vì bệnh lý hay tự sát. Có bao nhiêu trường hợp người thân của nạn nhân kể lại, ngày hôm trước chồng, cha, anh… của họ còn khỏe mạnh, bình thường, tâm lý, hoàn cảnh gia đìnhh bình thường không có điều gì phải uất ức, tự nhiên bị bắt lên đồn, ngày hôm sau đã nghe công an báo là chết do bệnh tật hoặc tự sát !

Từ khi lên làm Chủ tịch nước, với xuất thân và kinh nghiệm của ông Trần Đại Quang, Việt Nam ngày càng trở thành một quốc gia "công an trị", hành xử với dân một cách hà khắc, sắt máu. Cuối cùng, chính ông Trần Đại Quang là người đã ký thông qua và ban hành Dự Luật An ninh mạng, copy từ Trung Quốc, để bị miệng người dân.

Còn vô số "thành tích" nữa nhưng chỉ sơ sơ như thế này đã cho thấy ông Trần Đại Quang đã gây bao tội ác cho dân cho nước.

Và sau khi đã chết

Nhưng điều khiến người dân càng có cớ để cười cợt hoặc phẫn nộ là những gì đang diễn ra sau khi ông Trần Đại Quang qua đời.

Thứ nhất là lễ cầu siêu "khủng" với đầy đủ chức sắc cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, tăng ni phật tự các tu viện Thành phố Hồ Chí Minh, tăng ni sinh Học viện phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh v.v… Có đến cả trăm sư, tăng !

Dân chửi vì các quan chức cộng sản Việt Nam từ trên xuống dưới, mở miệng ra thì ca ngợi chủ nghĩa Mác Lê vô thần nhưng trong đời sống thì mê tín dị đoan kinh khủng. Càng quyền cao chức trọng, càng lắm tiền thì càng mê tín, càng siêng đi chùa khấn vái, bỏ cả đống tiền vào cầu an, cúng chùa… Có vẻ như chính họ, dù ngồi trên đống tiền và nắm bao nhiêu quyền lực trong tay nhưng trong tâm vẫn không bình an, thanh thản nổi nên mới siêng đi chùa, cúng vái đến thế. Đến khi chết lại cầu siêu linh đình ! Nhiều người độc miệng bảo ác thế kia, hại dân hại nước thế kia Phật nào chứng cho, cầu thế nào cho siêu thoát nổi.

Thứ hai là chuyện xây mộ. Báo chí nhà nước đưa tin ông Trần Đại Quang sẽ được an tang tại quê nhà ở Ninh Bình.

Báo VnExpress viết : "Khu đất xây lăng mộ được chọn rộng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng ở xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), phía trước là ngôi làng gắn với tuổi thơ của Chủ tịch nước. Vị trí này cũng nằm sát quốc lộ 10, tuyến tránh thị trấn Phát Diệm, giao thông khá thuận tiện.

Khu đất trước đây là cánh đồng lúa của người dân nhưng đã được hợp thửa sau đó san ủi, đổ đất đá làm nền và trồng cây xanh từ mấy năm trước. Giáp với khu nghĩa trang này có một dòng sông nông giang nhỏ, nước trong xanh. Hai bờ sông (dài khoảng hơn 500 m) đã được kè đá hộc và làm ba cây cầu đá kiên cố bắc qua. Các tuyến đường gom bao quanh khu đất đều trải nhựa, lát vỉa hè bằng đá xanh". ("Khu an táng cố Chủ tịch nước được gấp rút hoàn thiện").

Chi tiết rộng khoảng 2-3 ha này sau đó đã bị bỏ đi nhưng nhiều người đã kịp chụp hình lại đưa lên facebook. Cứ thử nghĩ, ở một xứ sở đất chật người đông, ngành nông nghiệp, trong đó trồng lúa xuất khẩu gạo vẫn là ngành đem lại bao nhiêu ngoại tệ hàng năm cho một ngân sách ít ỏi, cứ một người chết mà chiếm bao nhiêu đất nông nghiệp thế này, thì bao nhiêu quan chức to mà chết thì lấy mất bao nhiêu đất ? Chưa kể, dân mạng cũng đã kịp chụp hình khu đất và chỗ dự định an tang rất hoành tráng, chả khác nào một vị vua của ông Trần Đại Quang. Trong khi bao nhiêu Tổng thống, Thủ tướng các nước Âu-Mỹ. giàu có hơn Việt Nam gấp nhiều lần mà ngôi mộ lại vô cùng giản dị !

Cũng trong bài báo nói trên cho biết : "Ba ngày nay, trên công trường - nơi được chọn an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn có hàng trăm công nhân làm việc hối hả. "Các tốp thợ làm không kể ngày đêm suốt từ chiều 21/9", một người dân địa phương nói"…Trên Dân Việt, còn có bức ảnh người dân đang lao động, với tiền cảnh là một bà cụ già đang còng lưng quét rác và câu chú thích : "Dưới thời tiết nắng gắt, nhiều người dân tiến hành quét dọn vệ sinh những khu vực đã hoàn thành thi công" ("Gấp rút chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình"). Thật đúng là một người chết làm khổ bao nhiêu người, khi sống tội đã nặng, nay chết gia đình người thân càng làm cho người chết tội nặng hơn !

Nếu ông Trần Đại Quang trước khi chết mà với chức vụ, quyền hạn của mình, làm được một việc tốt cuối cùng như ký giấy thả một số tù nhân lương tâm đang phải chịu những bản án phi lý, phi nhân, bị đày đọa trong lao tù cộng sản, thả luôn một số tù bị kết án oan sai, ví dụ như vụ Hồ Duy Hải, thì khi chết dân đã không chửi nhiều, mà có khi còn hy vọng siêu thoát được !

Nỗi niềm xa gần…

Làm quan chức, chính khách của một chế độ độc tài, khi sống đã ăn cướp của dân ngập họng mà khi chết lại còn làm đám ma đình đám, xây lăng mộ hoành tráng là dại. Chẳng có chế độ nào tồn tại mãi với thời gian, nhất là một chế độ đã có quá nhiều sai lầm, gây quá nhiều tội ác cho đất nước, dân tộc như chế độ này, biết sợ đường xa thì hỏa táng rải tro ngoài biển, xây lăng mộ làm gì để sau này dân họ thù họ đào mả lên. Lại còn cái trò đặt tên đường, dựng tượng đài, càng dại. Xem tượng Lenin, Stalin...bây giờ bao nhiêu nước người ta giựt đổ kia. Tính ra Fidel Castro còn khôn, biết nghĩ đến cái ngày chế độ cộng sản sụp đổ ở Cuba nên không cho đặt tên đường, dựng tượng gì cả !

Đối với một người bình thường, khi chết đi di sản để lại cho con cháu quý nhất không phải là tiền của mà là tấm gương về cả cuộc đời mình đã sống như thế nào, và cái tiếng tốt để lại cho con cháu. Đối với xã hội thì mình đã đóng góp được gì. Còn đối với một chính khách, quan chức thuộc hàng lãnh đạo, khi chết đi quan trọng nhất là họ đã làm được gì cho dân cho nước, di sản họ để lại cho đất nước, dân tộc là gì. Và cuộc đời của họ đã luôn luôn tận hiến cho dân cho nước, luôn luôn đặt quyền lợi của dân của nước lên trên hết. Nếu làm được như vậy con cháu họ sẽ vô cùng sung sướng, tự hào, nhân dân sẽ mãi mãi tôn thờ, lịch sử vinh danh đời đời.

Tiếc thay kể từ khi đảng cộng sản ra đời cho đến nay, trải qua bao nhiêu thế hệ lãnh đạo, rồi quan chức cao cấp, chả có một ai đáng để dân thờ, ngược lại, lịch sử rồi sẽ điểm danh từng người đã có những việc làm, những quyết định sai lầm, hại dân phản quốc ra sao. Và cái di sản mà đảng cộng sản nói chung và các thế hệ lãnh đạo đảng nói riêng để lại sau hơn 7 thập niên là một cái di sản kinh hoàng : Đất nước lạc hậu, thua xa lắc các nước trong khu vực chứ khoan nói đến thế giới, tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, rừng bị tàn phá, lãnh thổ lãnh hải bị co hẹp lại, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một xã hội bị hủy hoại đến tận gốc rễ về mặt đạo đức lương tri, người dân thì vẫn chưa được hưởng Tự Do, Độc Lập, Hạnh Phúc, quyền con người vẫn bị hạn chế, chà đạp… Chưa kể một đống nợ khổng lồ và nằm trong vòng kiềm tỏa, khống chế quá sâu, quá chặt của Trung Quốc !

Dân gian đã từng nói :

Thương dân dân lập đền thờ

Hại dân dân đái ngập mồ thối xương…

Đúng là một đời người chết rồi cũng chưa hết chuyện, với một quan chức, chính khách lại càng chưa… 50, 100 năm sau xét lại vẫn chưa là muộn !

Song Chi

Nguồn : RFA, 23/09/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

Có quá ít lời chia s và thương tiếc th hin trên mng xã hi, thm chí ngay c nhng dòng comment dưới tin tc ‘Ch tch nước Trn Đi Quang t trn’ đăng trên mt báo nhà nước, đ có th kết lun là ‘tri th đô khóc tiễn đưa người’ - như ta đ mt bài viết trên trandaiquang.org - mt trang mng nc danh đã tn ti sut t thi cu th tướng Nguyn Tn Dũng đến nay mà vn không thy Nguyn Phú Trng có ý kiến gì.

khoc2

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến thăm khu đền Mahabodhi ở trung tâm Phật giáo Bodh Gaya ngày 2/3​/2018. Ảnh : PTI.

Đa số ý kiến ca người dân trên mng xã hi chthái độ bàng quan theo cách ‘không có m ch vn đông’ và ‘ai thay Quang thì cũng thế’,

Nước mt hay h h ?

Ngược hn vi mt s bài viết ca ngi công lao ca Trn Đi Quang t thi phá án B Công an cho đến nhng thành tích đi ngoi khi tr thành ch tch nước, li có quá nhiu ý kiến ch trích và c lên án Trn Đi Quang v thành tích phong tướng đến mc lm phát vào thi ông ta còn là b trưởng công an, v kết qu điu hành B Công an ca ông Quang đã n tượng đến mc dn đến ít nht nhng v án ghê gm như Vũ ‘nhôm’, ‘công an bo kê đánh bc công ngh cao’…

Trn Đi Quang cũng là tác gi ca nhng chiến dch đàn áp nhân quyn nng n t Bc chí Nam, bt b người Thượng Tây Nguyên, bt b người biu tình chng Trung Quc và người bt đng chính kiến.

Trong thời gian làm ch tch nước, Trn Đi Quang đã quá hiếm can thip mang tính ‘ân xá’ hay ‘đc xá’ đi vi nhng trường hp oan khut trong xã hi, trong khi li c vũ cho các v bt b và hành hung đánh đp dã man ca công an đi vi người dân và giới hoạt đng dân ch nhân quyn, đang tâm b qua hàng trăm cnh ‘t chết’ ca người dân trong các đn công an…

Chưa k vic Trn Đi Quang chính là tác gi ca lut An ninh mng mà b dư lun xã hi trong nước, cng đng mng cùng nhiu t chc nhân quyn quốc tế ch trích nng n vì vi phm quyn con người. Và Trn Đi Quang cũng là nhân t đã nhét biến d lut Biu tình - mt văn bn được chính ph giao cho B Công an biên son - vào ngăn kéo sut t năm 2011 đến nay…

Ngược hn vi li tiếc thương ‘nghĩa t là nghĩa tn’ trên mt báo nhà nước, ch thy mt bu không khí vui mng không thèm che giu trên mng xã hi. Dù nghĩa t nghĩa tn là truyn thng muôn đi ca người Vit, nhưng vn đành phi nói thng mt s tht : cái chết ca ‘ch tch nước Trn Đi Quang’ đã chỉ gom hng được quá ít nước mt trong khi s người h h nhiu hơn hn.

Virus nào ?

Một ln na trong rt nhiu ln, nhiu trang mng xã hi đăng li "Bnh chúc vô minh quang t dit, trng ngân bc phúc sn tt vong" - mt câu sm dược cho là ca c nhân Trng Trình Nguyn Bnh Khiêm và đang dn ng nghim vi hin thc tn vong ca nn chính tr Vit Nam.

‘Virus hiếm và đc hi’ - mt cách mô t ca Bác sĩ Nguyn Quc Triu - Trưởng ban Ban Bo v và chăm sóc sc khe trung ương - và ging như cái cách nói đầy mp m ca chính ông Triu vào nhng ngày sát Tết nguyên đán năm 2015 v tình trng ‘tau khe mà có chi mô’ ca Trưởng ban Ni chính trung ương Nguyn Bá Thanh, thì ông Quang có th đã b mt loi ‘virus’ nào đó - song không biết là virus y học hay virus chính tr thâm cung bí s - tn công bt ng đến ni phi vong mng ch sau ít tiếng đng h.

Không thể trách c dư lun khi nhiu ý kiến hoc ng ng hoc công khai bày t thái đ nghi vn tp trung v ‘cái chết bt thường ca Trn Đi Quang’. Bởi ch trước khi chết đúng mt ngày, ông Quang còn gi mt bc thư ‘chúc Tết trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đng’, và ngay trước đó ông ta vn còn nhng hot đng công tác bình thường như tiếp Tng thng Indonesia, tiếp Chánh án tòa án hân dân tối cao Trung Quc, d cuc hp ca B Chính tr v các đ án trình Hi ngh trung ương 8…

Loại virus nào hiếm và đc hi đến mc đã đánh gc Trn Đi Quang ngay sau tn sut hot đng hoàn toàn bình thường trên ?

Cái chết đt ngt và đy nghi vn ca Trn Đại Quang vào ngày 21 tháng Chín năm 2018 đã khiến ông Quang ‘biến mt’, nhưng không phi là hình nh ‘biến mt’ mang tính n d và trào phúng như hai ln trước, mà ln này là mt tht, biến mt vĩnh vin. V vic này xy ra ngay trước khi din ra mt hi nghị trung ương ca đng cm quyn - Hi ngh trung ương 8 s din ra vào tháng Mười năm 2018.

"Bỉnh chúc vô minh quang t dit"

Trong hai sự kin ‘biến mt’ trước đây ca Trn Đi Quang - được c gii truyn thông quc tế chú ý nhưng li không được h thng tuyên giáo và báo đng Vit Nam công b, ch có ln đu tiên ông Quang ‘biến mt’ vào năm 2017 là có mt chút tin tc. Khi đó, Giáo sư Phm Gia Khi - mt thành viên ca Ban Bo v và chăm sóc sc khe trung ương - nói vi BBC rng Ch tch Trn Đi Quang đã "sang Nht điu tr bnh", tuy nhiên "không có thành viên nào ca Ban Chăm sóc sc khe Trung ương đi theo".

Nhưng điu kỳ lạ là trong c hai ln ‘biến mt’ trên, đã không có bt kỳ mt xác nhn chính thc nào t phía các bnh vin hoc B Y tế Nht Bn v vic ông Quang đến các cơ s y tế ca nước này đ cha bnh. Chính mt t báo ln ca Nht là Nikkei đã xác nhn vic ‘Trần Đại Quang không có Nht’ vào thi gian tháng By và tháng Tám năm 2017.

Có lẽ bài báo mang tính khng đnh ca Nikkei v hành tung ca Trn Đi Quang có th kh tín đến mc ngay sau đó mt s dư lun đã đt ra du hi : nếu không Nht thì ông Trn Đi Quang đã ở đâu trong khong thi gian t cui tháng By đến cui tháng Tám năm 2017 ? Và đâu trong khong thi gian t đu tháng Tư năm 2018 đến sát Hi ngh trung ương 7 vào đu tháng Năm ? Vic mt s ngun tin trong nước cho biết ‘Trn Đi Quang đi Nhật chữa bnh’ liu ch là dng thông tin ngây thơ, không nm rõ thc cht vn đ, hay là mt th đon tung thông tin gi đ đánh lc hướng dư lun, nhm phc v cho mt ý đ chính tr nào đó, hoc c th hơn là mt dàn xếp chính tr nào đó ?

Nhưng dù là nhng lần ‘biến mt’ ca Trn Đi Quang xy ra mt cách ngu nhiên hay theo mt ý đ chính tr, hoc được gi đnh như mt thuyết âm mưu chính tr, thì điu thú v rn rn là cui cùng - trong c hai ln vào năm 2017 và 2018 - ông Quang vn ‘tái xut giang h mà không ‘đi luôn’ như mt s đn đoán trước đó.

Vào cuối tháng Tám năm 2017, sau khong mt tháng ‘biến mt’, Trn Đi Quang đã xut hin tr li vi gương mt xanh xao và hc hác khiến dư lun mt ln na, k t sau v scandal chn đng ‘B trưởng quc phòng Phùng Quang Thanh sang Pháp chữa bnh’ vào gia năm 2015, người ta nghi rng hình nh ch tch nước Trn Đi Quang đang tái xut không phi là tht.

Trong những tháng sau đó, người ta không thy ông Quang xut hin nhiu. Ri có tin là căn bnh ‘ung thư máu’ ca ông tái phát.

Để đến sát Hi ngh trung ương 7 vào tháng Năm năm 2017, dư lun mt ln na n ã v s ‘biến mt’ ca Trn Đi Quang, nhưng vào ln này còn tô đm hơn : ông Quang s phi ‘ngh’.

Song tại Hi ngh trung ương 7, Trn Đi Quang vn xuất hin, thm chí còn ngi bên cnh Nguyn Phú Trng và là người điu hành phiên hai mc ca hi ngh này.

Như mt quy lut đã thành hình vào các năm 2017 vào 2018 - vào năm trước là s kin APEC sau Hi ngh trung ương 6, còn vào năm nay là chuyến công du Nhật Bn - được chào đón bng 21 phát đi bác và được đón tiếp vi nghi l dành cho nguyên th quc gia - sau Hi ngh trung ương 7, Trn Đi Quang ‘biến mt’ trước mt hi ngh trung ương ri li xut hin sau hi ngh trung ương đó.

Nhưng nếu li sm ‘Bỉnh chúc vô minh quang t dit’ như dân gian truyn ming là có tính linh, Trn Đi Quang đã không th vượt qua ln th ba này - trước Hi ngh trung ương 8, và đã không còn cơ hi đ xác lp mt quy lut chính tr v phm trù ca cá nhân ông : tái xut hiện trước mt hi ngh trung ương đng.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 24/09/2018

Published in Diễn đàn

Ai sẽ lên thay Chủ tịch Trần Đại Quang ? (VOA, 21/09/2018)

Theo Hiến pháp Vit Nam, trong trường hp khuyết ch tch nước thì phó ch tch nước gi quyn ch tch đến khi Quc hi bu ra ch tch nước mi. Các nhà quan sát chính tr Vit Nam nói vi VOA rng người thay thế chc v ch tch nước ca ông Trn Đi Quang vừa qua đi vn còn là n s, nhưng không loi tr kh năng Tng bí thư Nguyn Phú Trng s đm nhn c chc ch tch nước sau Hi ngh Trung ương 8.

tdq1

Chủ tch Trn Đi Quang tiếp nhà lãnh đo Mynamar Aung San Suu Kyi hôm 13/9/2018.

Từ Hà Ni, Blogger Vũ Quc Ng nhn đnh :

"Theo luật pháp Vit Nam thì bà Đng Th Ngc Thnh s lên thay ông Quang cho đến khi Quc hi hp phiên sm nht vào khong tháng 10, 11 sp ti đây, theo đó s quyết đnh xem bà đó có tiếp tc hay bu người mi. Tôi nghĩ bà Đng Th Ngc Thnh lên gi chc ch tch nước là đương nhiên, nhưng thi gian bà gi chc này bao lâu mới là vn đ".

Điều 93 Hiến pháp Vit Nam năm 2013 quy đnh : "Trong trường hp khuyết Ch tch nước thì Phó Ch tch nước gi quyn Ch tch đến khi Quc hi bu ra Ch tch nước mi".

Phó chủ tch nước hin nay là bà Đng Th Ngc Thnh, người được bu vào chc v này t tháng 4/2016, nhưng bà chưa là y viên B Chính tr, mà ch là mt trong s 178 Ủy viên Trung ương.

tdq2

Phó Chủ tch Đng Th Ngc Thnh và Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in, Hà Ni, 22/03/2018.

Sinh năm 1959, quê ở tnh Qung Nam, ngoài chc Phó Ch tch nước, bà Thnh hin kiêm nhim Đại biểu quốc hội tnh Vĩnh Long và là Phó Ch tch th nht Hi đng Thi đua khen thưởng Trung ương.

"Người ngay lp tc được nm quyn ch tch nước là Phó Ch tịch nước Đng Th Ngc Thnh, mt gương mt không thc s quen thuc vi công chúng", Lut sư Trnh Hu Long viết trên tp chí Lut khoa.

Trong khi đó, theo khoản 2 Điu 8 ca Lut T chc Quc hi 2014, Quc hi s bu ch tch nước trong s các Đại biểu quốc hội theo đ ngh ca y ban Thường v Quc hi.

Theo dự kiến, kỳ hp gn nht ca Quc hi sp ti là kỳ hp th 6, khai mc vào 22/10/2018. Tuy nhiên, Quc hi có th s hp bt thường theo đ ngh ca y ban Thường v Quc hi đ bu ra ch tch nước.

Theo nhận đnh ca Lut sư Trnh Hu Long, mc dù v lý thuyết, bt kỳ Đại biểu quốc hội nào cũng có cơ hi tr thành ch tch nước, nhưng xưa nay, v trí này luôn do mt u viên B Chính tr ca Đng cộng sản Vit Nam nm gi.

Từ Nha Trang, nhà báo đc lập Võ Văn To chia s các nhn t cng đng mng xã hi :

"Tin ông Trần Đi Quang chết được công b mt cách rt là đt ngt sáng nay làm cho cng đng mng ca Vit Nam có đn đoán ai là người thay thế ông. Mt s người cũng bàn ti kh năng ca ông Trn Quốc Vượng, Thường trc Ban Bí thư hoc là ông Nguyn Thin Nhân, Bí thư Thành y H Chí Minh, cu Ch tch Mt trn T quc Vit Nam. Đó là theo thông l h đoán là các thành viên trong t tr gm tng bí thư, th tướng, ch tch nước, ch tch Quc hi đu là các thành viên ca B Chính tr

tdq3

Từ trái sang, ông Nguyn Xuân Phúc, Nguyn Thin Nhân, Nguyn Phú Trng, Nguyn Th Kim Ngân, và ông Trn Đi Quang.

Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Võ Văn Tạo, có mt luồng ý khác là chức ch tch nước không nht thiết phi là y viên Bộ Chính trị :

"Những ai đã quan sát lch s Đng cộng sản Vit Nam trong nhiu thp niên thì có nhng lúc không nht thiết ch tch nước là y viên B Chính tr vì chc v ch tch nước ch có tính chất tượng trưng thôi. Khi Ch tch Tôn Đc Thng qua đi thì Lut sư Nguyn Hu Th lên thay. Khi ông Th là quyn Ch tch nước thì ông y cũng không là y viên Trung ương Đng. Tôi cho rng ông nào lên thì cũng thế thôi vì l li làm vic lâu nay của Đng cộng sản là theo chế đ làm vic tp th, sau khi có ngh quyết ca đa s ri thì c thế mà chp hành".

Ông Nguyễn Lân Thắng, mt người theo dõi tình hình chính trường Hà Ni, nói vi VOA :

"Chiếc ghế ch tch nước hin nay đang là mt n s rt là ln, nhưng tôi nghĩ mt kh năng cao là ông Nguyn Phú Trng s tranh th cơ hi này đ ông y có th va nm chc tng Bí thư va nm chc ch tch nước như bên Trung Quc. Đây là mt kh năng rt có th xy ra".

Ông Vũ Quốc Ng cũng có cùng nhn đnh trên vi ông Thng. Ông Ng nói thêm :

"Cũng có khả năng như thế vì hin gi, Vit nam t xưa và mãi cho đến gn đây cũng áp dng mô hình qun lý ca Trung Quc. Rt có kh năng trong thi gian ti h s nht th hóa v trí tng Bí thư và v trí ch tch nước, ging như cơ cu ca nhà nước Trung Quốc".

Hồi năm ngoái, s vng mt ‘bí n’ ca ông Quang trong mt tháng - t tháng 7 năm 2017 - dn đến nhng tin đn v mt cuc đu đá ni b trong hàng ngũ lãnh đo hàng đu Vit Nam, gây s chú ý ca báo chí quc tế.

Trước Hi ngh Trung ương 7 vào tháng 5/2018, tác gi David Hutt dn mt bài viết ca ông Lê Hng Hip, mt nhà nghiên cu ti Vin Nghiên cu đông nam Á Yusof Ishak Singapore, cho biết ông Nguyn Thin Nhân, người đang gi chc Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh sau cú rt đài ca ông Đinh La Thăng, được cho là s được ct nhc lên làm ch tch nước.

tdq4

Ông Nguyễn Thin Nhân.

Theo ông David, kiểu người ba phi như ông Nhân li "chính là tuýp người mà Tng bí thư Nguyn Phú Trng, thích". Đng cộng sản Vit Nam, dưới s lãnh đo ca ông Trng, đã "thay đi theo chiu hướng bo th hơn". Quyết sách ca Đng đã trở nên ‘tp trung hơn’ mc dù vn đi theo sng thun" da trên nguyên tc "dân ch tp trung".

Cố nhà báo Bùi Tín lý gii vi VOA vì sao dưới con mt ông Nguyn Phú Trng, ông Thin Nhân là ng viên sáng giá cho chc v này :

"Ông Nguyễn Phú Trng chọn ông Nguyn Thin Nhân là vì ông Nhân ni tiếng là con người rt là ‘hin lành, có th nói là mm yếu, người ít có ý kiến đc lp, chuyên môn nghe theo lãnh đo".

Blogger Phó Đức Hng tng nhn đnh trên trang web ca VOA : "Ông Nhân là mu người thích hợp vi vai trò ch tch nước-vai trò vn mang tính biu tượng".

Một ng viên khác được nhc đến như nhng ng viên có tim năng là ông Nguyn Văn Bình, cu Thng đc Ngân hàng Nhà nước - hin là Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

tdq5

Ông Đinh Thế Huynh và ông Trn Quc Vượng.

Trước Hi ngh Tung ương 7, nhiu bài báo trên các trang mng xã hi thm chí nói rng s nghip chính tr ca Ch tch Trn Đi Quang coi như đã được đnh đot, và vic ông sang Nht cha bnh ch là mt s ‘dàn xếp’ trước nhng thay đi nhân s s được công bố ti Hi ngh này. Tuy nhiên, dù sc din có thay đi, ông Quang vn ngi bên cnh ông Trng đ ch trì Hi ngh.

Ngày 18 và 19/9, tại Tr s Trung ương Đng, Tng Bí thư Nguyn Phú Trng đã ch trì cuc hp ca B Chính tr cho ý kiến v các đ án chuẩn b trình Hi ngh Trung ương 8, khóa XII.

Blogger Nguyễn Hưng Quc t Úc viết trên Facebook hôm 21/9 sau khi Hà Ni loan tin ông Quang chết vì ‘virus đc l’ : "Cái chết ca ông, mt trong "t tr triu đình", liu có dn đến s thay đi gì trong tình hình chính trị Vit Nam hay không ? Câu tr li hu như chc chn : Không. Vn đ Vit Nam nm trong b máy ch không phi tng cá nhân. Cá nhân này chết thì có cá nhân khác thay thế. Nhưng b máy thì vn tiếp tc chy. Không có gì đi khác cả".

https://youtu.be/_zKms_2n63Y

******************

Theo dõi nhân quyền quốc tế lên tiếng về Chủ tịch Trần Đại Quang (RFA, 21/09/2018)

Đại diện khu vực Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại Mỹ, Ông Phil Robertson, ra tuyên bố nêu rõ di sản của ông Trần Đại Quang là tình trạng đàn áp nhiều năm trời đối với nhân quyền tại Việt Nam. Số tù chính trị dưới thời Ông Quang trong thời gian gần đây là nhiều hơn cả.

tdq6

Ông Phil Robertson. Indonesia, 2010. AFP

Theo tuyên bố của Phó Giám đốc Khu vực Châu Á của Human Rights Watch thì ông Trần Đại Quang, hơn ai hết, là người phải chịu trách nhiệm trong biện pháp cho Bộ Công an can thiệp vào mọi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam, gia tăng sự hiện diện của công an. Từ đó dẫn đến mọi vi phạm nhân quyền, tham nhũng, tống tiền.

Ông Phil Robertson nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo của ông Trần Đại Quang, Bộ Công an đã gia tăng quyền lực chưa từng thấy trong Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Kết luận của Human Rights Watch là với tất cả những thế lực như thế, ông Trần Đại Quang khó có thể là con người của nhân dân, và sự ra đi của ông chắc không thể được người dân Việt Nam bình thường tưởng nhớ.

***************

Việt Nam : Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần vì bạo bệnh (RFI, 21/09/2018)

Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện truyền thông trong nước loan tin, ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước Việt Nam, đã qua đời lúc 10 giờ sáng hôm nay, thứ Sáu 21/09/2018, tại Quân Y viện 108, Hà Nội, ở tuổi 62.

tdq7

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang duyệt đội quân danh dự tại phủ chủ tịch, Hà Nội, ngày 11/09/2018 Reuters

Chính quyền Việt Nam chỉ nói ngắn gọn là ông Trần Đại Quang bị "bệnh nghiêm trọng", trong khi từ nhiều tháng qua đã có tin đồn ông bị ung thư.

Là chủ tịch nước từ năm 2016, mặc dù có dấu hiệu mệt mỏi và gầy ốm, ông Trần Đại Quang tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũng như vai trò đại diện của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, cho đến những ngày cuối. Tuần qua, nhân diễn đàn kinh tế ASEAN, người ta thấy ông khá suy nhược đứng cạnh tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Nguyên bộ trưởng bộ Công An, mang hàm đại tướng, ông Trần Đại Quang là một trong tứ trụ quyền lực tại Việt Nam, chỉ đứng sau tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Hai nhân vật khác là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cái chết của ông Trần Đại Quang sẽ không gây xáo trộn ở thượng tầng lãnh đạo bởi vì chế độ đã chuẩn bị tình huống này. Được AFP đặt câu hỏi, chuyên gia Đông Nam Á Carl Thayer cho rằng "một nhân vật khác trong Bộ Chính trị sẽ lên thay".

Theo AFP, ông Trần Đại Quang được coi là một nhân vật bảo thủ, chủ trương trấn áp hoạt động dân chủ. Trong hai năm nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông Trần Đại Quang, tổ chức Ân Xá Quốc Tế kiểm được một danh sách hơn 100 tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Tú Anh

****************

Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần ‘vì virus hiếm’ (BBC, 21/09/2018)

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời lúc 10 giờ 5 phút hôm 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, theo loan báo chính thức của Đảng cộng sản.

tdq8

Chủ tịch Trần Đại Quang dự hội nghị APEC ở Đà Nẵng ngày 11/11/2017

Virus 'hiếm'

Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương Nguyễn Quốc Triệu xác nhận với báo chí Việt Nam rằng ông Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đi Nhật chữa trị.

Theo ông Triệu, ông Quang mắc loại bệnh 'virus hiếm và độc hại'.

"Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian", ông Triệu được VnExpress ngày 21/9 trích lời cho biết.

Ông Triệu cũng tiết lộ rằng từ tháng 7/2017, Chủ tịch nước đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản.

Trong khi đó, báo Thanh Niên trao đổi với Giáo sư tiến sĩ Phạm Gia Khải, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán trung ương, người cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang "được phát hiện mắc bệnh lý máu ác tính".

Cũng theo báo này, một bác sĩ khác, thành viên Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, cũng cho biết, sau khi phát hiện mắc bệnh từ hơn 1 năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được chữa bệnh tại nước ngoài, cũng như chăm sóc theo dõi bởi các chuyên gia đầu ngành về ung bướu trong nước, nhưng các nỗ lực chỉ có thể giữ bệnh ổn định.

"Lâu nay ghép tủy cũng là một trong những liệu pháp được điều trị bệnh máu ác tính và một số bệnh về máu lành tính, tuy nhiên, với máu ác tính thì không phải thể nào cũng có thể ghép tủy điều trị", bác sĩ này cho biết.

Thông tin chính thống nói Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang sinh năm 1956 và đi lên từ ngành công an.

Các tài liệu chính thức nói ông theo học trường Cảnh sát Nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) từ 1972 đến tháng 10/1975.

Quê ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, ông Trần Đại Quang có học vị Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh, trình độ ngoại ngữ cao học tiếng Trung.

Ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng cộng sản từ Đại hội Đảng XI năm 2011, phong hàm Đại tướng Công an năm 2012.

Quốc hội Việt Nam tháng Tư 2016 bầu ông làm Chủ tịch nước. Khi đó, ông là ứng viên duy nhất được giới thiệu cho chức vụ này.

Theo báo chí khi đó, kết quả bầu cho vị trí chủ tịch nước : với 483/494 đại biểu có mặt, ông Quang được 452 phiếu đồng ý, chiếm 91,5%, có 29 phiếu không đồng ý, chiếm 5,8%.

Trong những tháng qua, đã từng có lúc xảy ra đồn đoán về việc Chủ tịch Quang thôi chức vụ.

Sự nghiệp trong ngành công an

Sau khi tốt nghiệp ngành cảnh sát, ông về công tác ở Cục Bảo vệ chính trị, Bộ Nội vụ liên tục đến 1990.

Ông trở thành Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ từ 1990 đến 1996.

Ông giữ chức Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh từ 1996 đến 2000, trước khi được thăng chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an năm 2000.

Năm 2006, ông trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng công an, được phong Trung tướng năm 2007.

Từ 2011, ông bắt đầu là một trong những chính khách quan trọng nhất của Việt Nam với việc trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, được phong Thượng tướng (2011), Đại tướng (2012).

Phản ứng

Sau khi tin Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9, nhiều bình luận được đưa lên mạng Facebook.

Đại sứ Việt Nam ở Nhật Bản, ông Nguyễn Quốc Cường viết : "Chủ tịch nước và phu nhân vừa có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản tháng 6 năm nay, không ngờ bệnh lại nặng nhanh đến như vậy. Các bác sĩ Nhật Bản và Việt Nam đã làm hết mình cũng không cứu chữa nổi căn bệnh hiểm nghèo".

Tân đại sứ Anh, ông Gareth Ward viết trên Facebook : "Tôi cảm thấy rất buồn khi nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời. Cách đây hơn một tháng, tôi đã có dịp được gặp ông. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, người thân của ông và toàn thể người dân Việt Nam".

Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink cũng viết trên Facebook : " Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam".

"Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam ở Singapore, nói với BBC ngày 21/9 :

"Ông Trần Đại Quang chỉ làm được nửa nhiệm kỳ thôi, thời gian là ông chống chọi với bệnh tật thì kéo dài khá nhiều.

Ông Quang chưa để lại nhiều dấu ấn mà bên cạnh đó có nhiều thông tin không có lợi cho uy tín của ông khi ông còn là Bộ trưởng Bộ Công an. Chính vì vậy mà nó phủ một bóng đen lên nhiệm kỳ của ông".

"Và do vị trí của ông mang hình thức lễ nghi là chính, nhưng không có nhiều thực quyền. Những công việc ông Quang đã làm chưa để lại được nhiều dấu ấn với người dân và quốc tế".

Trả lời BBC, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam từ Úc, nhận định :

"Sau khi ông Trần Đại Quang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các bước cắt giảm cơ cấu nặng nề của bộ".

"Rõ ràng là những quyền lợi đặc biệt mà Bộ này đã tận hưởng đang bị cắt giảm trong một nỗ lực để làm cho Bộ có trách nhiệm hơn".

"Những quyết định này được đưa ra trong khi ông Quang là thành viên của Bộ Chính trị. Chức năng cơ bản của Bộ Công an sẽ không thay đổi nhưng bây giờ bộ này sẽ chịu sự giám sát của các quan chức cấp cao hơn".

Hãng AFP ngày 21/9/2018 viết :

"Mặc dù ông giữ một trong bốn vị trí hàng đầu trong bộ máy lãnh đạo của Việt Nam, và chính thức giữ chức chủ tịch nước, vai trò của ông chỉ được xem là mang tính nghi lễ, chào mừng các nhà lãnh đạo đến thăm và tổ chức các sự kiện ngoại giao nhằm củng cố hình ảnh của Việt Nam trên thế giới".

"Ông Quang đã xuất hiện gầy và nhợt nhạt trước công chúng, chân đi không vững tuần trước, khi ông đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Hà Nội".

"Lần cuối cùng ông Quang xuất hiện trước truyền thông mới cách đây hai ngày, tại một cuộc gặp với các chính trị gia Trung Quốc và giới chức nước ngoài tại Hà Nội".

"Là một thành viên của Bộ Chính trị, ông Quang có tiếng là cứng rắn và có ảnh hưởng trong guồng máy của Đảng cộng sản, mặc dù thường xuất hiện với vẻ không thoải mái trong mắt công chúng và không được các đồng sự cao cấp của Đảng cộng sản tín nhiệm".

"Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2016 trước chuyến thăm của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Quang chỉ đọc một báo cáo đã được chuẩn bị sẵn và nhanh chóng được hộ tống rời khỏi phòng sau khi nhận được các câu hỏi không nằm trong kịch bản".

Quốc tang

Theo quy định của Việt Nam, Quốc tang hai ngày sẽ được tổ chức sau khi Chủ tịch nước qua đời.

Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Hiến pháp 2013 nói : "Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới".

Theo đó, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ có thể tạm thời giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam.

Vào thời điểm ông Trần Đại Quang từ trần, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang có mặt tại một diễn đàn về phụ nữ ở Liên bang Nga.

**************

Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời vì nhiễm virut hiếm (RFA, 21/09/2018)

Ông Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang vừa qua đời vào sáng ngày 21 tháng 9 do mắc phải virus hiếm và độc hại, thọ 62 tuổi.

tdq2

Chủ tịch Trần Đại Quang. Hình chụp hôm 23/3/2018 tại Hà Nội - AFP

Thông tin trên được ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trng ương hé lộ với báo giới trong nước. Mạng báo VnExpress dẫn lời ông Triệu cho hay Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đi Nhật chữa trị 6 lần trước khi qua đời, trùng với những khoảng thời gian vắng mặt của ông trên chính trường.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Triệu thì bệnh của ông Trần Đại Quang không có thuốc chữa trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian.

Thời gian gần đây, bệnh của ông Quang nặng hơn. Đến chiều 20/9, ông phải nhập viện Trung ương Quân đội 108. Các bác sĩ Việt Nam cùng chuyên gia người Nhật đã cùng hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị.

Đến khoảng 15h cùng ngày, ông bán hôn mê. Hai tiếng sau, Chủ tịch nước hôn mê hoàn toàn đến lúc qua đời vào 10g05 sáng nay.

Báo trong nước trưa ngày 21-9 đồng loạt loan tin cho hay, ông Trần Đại Quang - Chủ tịch nước Việt Nam vừa qua đời vào lúc 10h5 phút tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo truyền thông trong nước thì Ông Trần Đại Quang sinh năm 1956, quê quán ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Về năm sinh của người vừa qua đời từng bị nghi vấn có sửa chữa để ông có thể được tiếp tục

Ông nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam vào tháng 4 năm 2016 sau một thời gian dài công tác trong ngành công an.

Hôm 5-5-2018, ông Trần Đại Quang xin vắng mặt ở buổi tiếp xúc cử tri các quận ở TPHCM sau hơn 1 tháng vắng mặt ở chính trường Việt Nam.

Hồi năm 2017 ông cũng "mất tích" 1 tháng giữa tin đồn "đi Nhật chữa bệnh", khi xuất hiện trở lại người ta thấy ông gầy gò và hốc hác hơn trước.

Chính quyền Việt Nam thường không công khai về sức khỏe của các lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước đương chức và nghỉ hưu. Người dân chỉ được biết chính xác khi những người này qua đời.

*****************

Bức thư cuối cùng Chủ tịch Trần Đại Quang gửi trước khi qua đời (VOA, 21/09/2018)

Chỉ không đy mt ngày trước khi thông tin Ch tch nước Trn Đi Quang qua đi được thông báo, đng lot báo chí trong nước đăng bức thư ông gi cho thiếu niên nhi đng c nước nhân dp Tết Trung Thu.

tdq10

Chủ tch nước Trn Đi Quang đánh trng khai ging năm hc mi ti trường Chu Văn An hôm 5/9/2018. (Hình chp màn hình Infonet)

Đây là bức thư cui cùng ca v ch tch nước 62 tui được công b trên truyn thông trước khi ông mt ti mt bnh vin Hà Ni.

Trong bản tin ca Thông Tn Xã Vit Nam (TTXVN) trên trang Thể Thao&Văn Hóa đăng ti lúc 8 :45 phút sáng ngày 21/9, ch hơn 1 tiếng trước khi người đng đu Nhà nước Vit Nam qua đi vì mt căn bnh him nghèo, Ch tch Quang đã gi các cháu thiếu niên, nhi đng trên c nước mt bc thư chúc Tết Trung thu. Theo TTXVN, bức thư được gi đi ngày 20/9.

Nguồn tin t Ban Bo v chăm sóc sc khe cán b Trung ương được Thông Tn Xã Vit Nam trích dn cho biết Ch tch Quang qua đi lúc 10 gi 5 phút ngày 21/9 ti Bnh vin Trung ương Quân đi 108.

Trưởng ban bo vệ, chăm sóc sức khe cán b Trung ương Nguyn Quc Triu được cho truyn thông trong nước biết rng Ch tch Quang được đưa vào vin chiu ngày 20/9 và rơi vào hôn mê lúc 3 gi chiu cùng ngày cho ti lúc qua đi.

Theo quan sát của chúng tôi, các trang mng trong nước đăng tin v bc thư này vào cui gi ngày 20/9 và sáng sm ngày 21/9.

Đón Tết Trung thu năm nay, bác thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước, các cháu người Việt Nam ở nước ngoài và các cháu người nước ngoài ở Việt Nam tình cảm thân thương nhất.

Trn Đi Quang, Ch tch nước

Mở đu bc thư được truyn thông trong nước đăng toàn văn, Ch tch nước viết "Các cháu thiếu niên, nhi đng yêu quý ! Đón Tết Trung thu năm nay, bác thân ái gi đến các cháu thiếu niên, nhi đng c nước, các cháu người Vit Nam nước ngoài và các cháu người nước ngoài Vit Nam tình cm thân thương nht".

Ông động viên các cháu thiếu niên nhi đng tu dưỡng và phn đu là "con ngoan, trò gii, cháu ngoan Bác H", cũng như đm bo rng "Đng, Nhà nước, các thy giáo, cô giáo và các bc ph huynh luôn quan tâm, chăm lo đ các cháu được sng, hc tp, rèn luyn trong môi trường an toàn, lành mnh".

Cuối thư ông viết : "Bác gi đến các cháu nhiu cái hôn !"

Theo trưởng ban bo v chăm sóc sc khe Trung ương, ông Quang mc mt căn bnh virus hiếm gp và thế gii chưa có thuc cha, dù đã được cha tr ti Nht nhiều lần.

Trong thời gian có nhng thông tin rng ông Quang được đưa đi Nht cha bnh vào tháng 8/2017, truyn thông nhà nước Vit Nam đã đng lot đăng mt bài viết ca ông

v "tăng cường công tác bo đm an toàn, an ninh mng trong tình hình mi".

********************

Ban bảo vệ sức khỏe trung ương và sức khỏe lãnh đạo (RFA, 16/09/2018)

Tháng Tám năm 2017, trên các trang tin thời sự của báo chí trong nước, người ta thấy vắng bóng hai ông, Đinh Thế Huynh Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước. Cả hai ông đều là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

tdq11

Ông Đinh Thế Huynh (thứ nhất bên trái) đứng cạnh ông Trần Đại Quang, tại Đại hội đảng lần thứ 12, tháng Giêng, 2016. AFP

Có nhiều tin đồn rằng hai ông bị bệnh phải đi điều trị ở nước ngoài.

Tin đồn về sự đấu đá phe phái

Chuyện thông tin không rõ ràng về sức khỏe của các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam không phải là lần đầu tiên được nói đến qua trường hợp của hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang hiện nay. Vào năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Trưởng ban nội chính trung ương, bị bệnh, đi nước ngoài trị bệnh, nhưng thông tin không hề được công bố suốt nhiều tháng, làm dấy lên nhiều lời đồn đoán rằng ông bị bệnh hiểm nghèo, thậm chí đã chết vì bị ám sát.

Trường hợp ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng, mất vào năm 2005 cũng vậy, việc chậm trễ công bố thông tin đã làm dấy lên tin đồn là ông bị ám sát.

Nhận xét về những lời đồn đoán chung quanh sức khỏe của hai ông Đinh Thế Huynh, và Trần Đại Quang, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu, thuộc Ban Dân vận trung ương nhận xét :

"Cái này chưa biết nó như thế nào, nên không thể nói theo dư luận hiện nay được, nhưng xung đột lợi ích giữa các nhóm là rõ, âm mưu tiêu diệt lẫn nhau là có thật, nhưng hai trường hợp này phải chờ thêm".

Sự nghi ngờ về việc ám hại nhau giữa các nhóm quyền lực khác nhau được quan sát thấy trên mạng xã hội trong thời gian hiện nay sau khi người ta thấy hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang vắng bóng, mà chỉ có một thông tin được báo chí nhà nước Việt Nam đưa ra vào đầu tháng Tám, nói ông Trần Quốc Vượng, một Ủy viên Bộ chính trị tạm thời đảm nhận công việc của ông Huynh ở bộ này.

Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, hiện sống ở Đà Lạt nói :

"Nó có uẩn khúc thì họ mới phải giấu, chứ ốm đau bình thường thì giấu làm gì. Có uẩn khúc họ hại nhau thế nào đó thì mới giấu. Tóm lại cái chính thể lừa dân, họ cứ nói đoàn kết chứ trong nội bộ họ phân ly kinh khủng".

Ban bảo vệ sức khỏe trung ương và đấu tranh nội bộ

Mặc dù các thông tin về sức khỏe của các vị lãnh đạo ít được công bố như vậy, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam lại có cả một tổ chức gọi là Ban bảo vệ sức khỏe trung ương đảm trách việc chăm sóc sức khỏe cho các vị lãnh đạo.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, sống ở Sài Gòn và từng làm việc nhiều năm trong guồng máy của đảng nói với chúng tôi về Ban bảo vệ sức khỏe này :

"Ban bảo vệ sức khỏe trung ương là một ban mềm, tôi dùng từ mềm trong ngoặc kép, của Bộ chính trị. Đây là Ban có chức năng nhiệm vụ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, và những người thuojc diện quản lý của Bộ chính trị, và Ban bí thư. Vai trò của họ giống như một Bộ y tế, giống như một Bộ y tế của Trung ương đảng, chuyên chữa trị cho Trung ương đảng thôi".

Ngoài ra ở các cấp đảng thấp hơn ở các tỉnh và thành phố lớn cũng có những ban bảo vệ sức khỏe như vậy.

Một bác sĩ giấu tên từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, nói với chúng tôi rằng khi các cán bộ lãnh đạo bị bệnh và được Ban bảo vệ sức khỏe trung ương điều trị, thì họ không có quyền công bố bệnh tình của bệnh nhân mà phải có quyết định từ cấp lãnh đạo cao hơn. Theo bác sĩ này thì việc chẩn đoán bệnh tình của các cán bộ lãnh đạo là một trong những cách mà các phe phái khác nhau dùng để loại đối thủ chính trị của mình vì lý do sức khỏe. Thậm chí, ông nói rằng có những trường hợp bệnh nhân khám bệnh và nhận thuốc từ các bệnh viện bên ngoài, phải được sự cho phép của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương mới được uống.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng và những người biết về hoạt động của Ban bảo vệ sức khỏe này của đảng thì hiện nay vai trò của ban này ngày càng mờ nhạt. Ông Dũng nói :

"Nhưng mà sau này với sự phát triển của các bệnh viện tư, rồi máy móc theo chiều sâu, mang tính chất chuyên sâu nhiều hơn, thì các Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh ủy, thành ủy và trung ương phần lớn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ. Vai trò lớn nhất của họ, theo tôi hình dung không phải là việc điều trị chữa bệnh một cách có kết quả như là các bệnh viện bên ngoài, mà là sự im lặng trong việc bảo mật những thông tin về sức khỏe của những cán bộ do Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý".

Theo người bác sĩ từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương thì các lãnh đạo cao cấp sau này thường đi nước ngoài chữa trị.

Trong trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, vào tháng giêng năm 2015, Ban bảo vệ sức khỏe trung ương lần đầu tiên ra thông báo về sức khỏe của ông, trong đó nói ông bị bệnh từ tháng Năm năm 2014, và đi Mỹ chữa trị, tức là bảy tháng trước đó. Ông Thanh mất một tháng sau khi bệnh tình của ông được công bố.

Vào năm 1969, ông Hồ Chí Minh, người thành lập nhà nước cộng sản Việt Nam mất vào ngày 2 tháng Chín, nhưng cái chết chỉ được công bố sau đó là ông mất vào ngày mùng ba tháng Chín, và ngày này được xem là ngày chính thức tổ chức kỷ niệm ngày ông Hồ mất trong một thời gian dài.

Ông Nguyễn Khắc Mai nói về trường hợp này :

"Trường hợp ông Hồ thì người ta nói là để cho dân ăn tết độc lập, vào ngày mùng hai tháng Chín, nên dời lại không làm hỏng ngày lễ độc lập. Cho nên họ hoãn lại việc tuyên bố, đó là thủ đoạn chính trị thôi. Nhưng mà rồi cái chết thì trước sau cũng chết, làm như thế cũng vô nghĩa".

Nhìn rộng ra trong thế giới các quốc gia cộng sản xưa và nay, chuyện giữ bí mật sức khỏe hay cái chết của các vị lãnh đạo là một chuyện rất phổ biến. Ông Hà Sĩ Phu nhận xét :

"Ngay từ thời xa xưa, thời Stalin và Lenin cũng đã có những việc như thế này. Bản thân chủ nghĩa cộng sản phi khoa học, đầy bất hợp lý ở bên trong, nên nếu họ mở ra công khai thì mọi thuẫn nó phơi bày ra, họ tan rã thôi".

Nhà báo Phạm Chí Dũng thì nói rằng khuynh hướng giữ kín thông tin về sức khỏe cũng như sự sống chết của các cán bộ lãnh đạo cộng sản cũng nằm trong khuynh hướng độc đoán của sự cai trị của những Đảng cộng sản mà thôi.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 21/09/2018

Published in Việt Nam
dimanche, 23 septembre 2018 20:01

Cầu siêu cho Chủ tịch nước

Có người thắc mắc : hình của người chết phải để riêng, hay dưới chân Phật, ai lại để ngang với Đức Phật như trong lễ cầu siêu cho cố Chủ tịch Trần Đại Quang ?

Nhận xét này chí lý. 

sieu2

Hình của người chết phải để riêng, hay dưới chân Phật, ai lại để ngang với Đức Phật như trong lễ cầu siêu cho cố Chủ tịch Trần Đại Quang ?

Chắc vụ này có Việt Tân hay lực lượng thù địch giựt dây đằng sau. Phải điều tra, và "xử lý" cho ra lẽ. 

Vụ này gây "bức xúc" cho dân quân cán chính toàn quốc, và trên khắp thế giới. Bởi vì leo lên "ngồi tót sỗ sàng "trên bàn thờ là hỗn xuợc, là vô lễ, là phạm thượng, không thể tha thứ được. 

Hỗn xược, vô lễ, phạm thượng với Bác Hồ.

Bởi vì từ lâu, "Bác "đã ngồi chỗm chệ trên bàn thờ, bên cạnh Đức Thế Tôn, để chúng sinh quỳ lạy, cầu xin, khấn vái.

Bác gọi vua Hùng là "anh", chưa ngồi trên đầu Phật vì khiêm nhượng. Đồng chí Quang, dù là một đỉnh cao trí tuệ loài người, làm sao dám ngồi ngang với Bác ?

sieu5

Tượng Bác Hồ mạ vàng được thờ trong chùa Đại Nam như một Bồ tát để chúng sinh đến cầu xin khấn vái

Mặc dầu trong lý lịch, Chủ tịch nước khai là "vô tôn giáo", như tất cả các đồng chí khác, bởi vì Marx dạy "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", nhưng khi băng hà, vua quan cộng sản nào cũng vẫn cầu cứu Phật, cho chắc ăn.

Sống vô tôn giáo cho đúng quy trình, nhưng khi chết, chột dạ : lỡ nơi chín suối, Tổng bí thư quả thực là Phật thì cũng rắc rối. Vì vậy, bao giờ cũng có màn cầu siêu. Và phải cầu siêu cho thật linh đình, cũng như khi làm ăn, muốn hữu hiệu, phải có tiền lại quả hấp dẫn. 

Sư càng đông càng hay, để trấn áp đối phương, cũng như khi đàn áp biểu tình, tương quan lực lượng phải ngả về phía Đảng. Chiến thuật cả vú lấp miệng em.
Vấn đề là các tu sĩ thiệt đều nằm tù, bị quản thúc, hay cởi áo cà sa lánh nạn. Những anh sư tự do ê a gõ mõ, đa số là sư quốc doanh. Nhất là những sư vãi được Đảng tin cẩn, lựa chọn.

sieu4

Sư càng đông càng hay, để trấn áp đối phương, cũng như khi đàn áp biểu tình, tương quan lực lượng phải ngả về phía Đảng.

Gởi sư giả đi mặc cả, thương lượng với Đức Phật để có chỗ tốt, có nhà mặt tiền nơi chín suối, kết quả không có gì bảo đảm. 

Không lẽ mắt Phật không thấy anh nào tu thật, anh nào giả vờ, anh nào là đệ tử ruột, anh nào mặc áo cà sa nhưng đi dép râu ?

Vấn đề của các anh cộng sản là đã thành công nhờ lường gạt, cứ tiếp tục trò cũ, trong khi thế giới đã thay đổi, dân đã bớt ngu. Phật cũng vậy, thời đại Internet, thông tin mau lẹ, chắc Phật cũng đâu dễ gì để bị gạt. 

Người cộng sản quen thói gian lẫn, tin rằng cứ gian xảo, độc ác cả đời, tới ngày chết chỉ cần gọi mấy ông sư quốc doanh tới làm báo cáo láo với Phật là xong.

Ông Quang sau này làm chủ tịch giấy, chỉ đi phát bánh Trung thu hay khánh thành nhà hộ sinh, thiên hạ quên ông đã hét ra lửa, bàn tay đã vấy máu khi làm Bộ trưởng Công an.

Có người nói ông bị đầu độc vì chống Tàu, nhưng chống Tàu đến nỗi bị mất mạng mà vẫn ngậm miệng ăn tiền cho tới chết, cái chống ấy nó cũng lừ đừ như ông từ giữ đền. Khỏi lo cho tương lai nước Tàu, cho tình hữu nghị Hoa Việt.

Cách cầu siêu hay nhất là khi còn sống, bớt làm chuyện thất đức, bớt cướp của giết người, bớt bỏ tù những người vô tội, bớt phè phỡn giữa một biển nghèo đói.

Sau đó, chỉ cần một vị chân tu đọc kinh, như gọi iPhone, gởi e-mail, gởi SMS báo tin cho Phật là "con đang trên đường về"… Khỏi cần hối lộ, khỏi cần làm lobby, khỏi cần bày trò cúng tế linh đình. Nhưng điều đó, nếu người cộng sản hiểu được, họ sẽ hết là cộng sản.

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 23/09/2018

Published in Diễn đàn

Con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành, bệnh tật, ốm đau rồi chết : “sinh, lão, bệnh, tử” vốn là qui luật của muôn đời. Ai rồi cũng phải chết. Con người khi sống luôn suy nghĩ và hành động khác nhau cho nên khi chết họ cũng được/bị đối xử khác nhau. Có hai giai đoạn mà ai cũng cần đến vòng tay yêu thương của gia đình và bạn bè đó là lúc sinh ra và khi mất đi.

congan1

Dưới thời Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang, lực lượng công an “còn đảng còn mình” trở nên hung bạo và mất tính người chưa từng thấy

Một cái chết đang được dư luận quan tâm đó là ông Trần Đại Quang, đương kim chủ tịch nước vừa mất ngày 21/9/2018. Trên mạng xã hội dư luận cũng cho rằng ông Đỗ Mười, cựu tổng bí thư đảng cộng sản cũng đã chết.

Cái chết của ông Quang đã gây tranh cãi trên mạng xã hội khi nhiều người dân thay vì tỏ ra thương tiếc ông thì họ lại chỉ trích những việc ông đã làm khi còn là Bộ trưởng Bộ công an và trên cương vị Chủ tịch nước. Nhà báo Đào Tuấn cho rằng “người chết thì không có lỗi” và Blogger Trịnh Hữu Long thì có bài viết “về nghĩa tử là nghĩa tận”…

Dù thương xót hay hả hê về cái chết của ông Quang thì mỗi người đều có lý do của mình tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Vì sao lại có chuyện trái ngược như vậy trước cái chết của một con người ? Chúng ta cần biết rằng những người cộng sản lãnh đạo có chức quyền đều có một cuộc sống không bình thường.

Nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản, một trong những đặc tính cơ bản của chủ thuyết này là : Vô tổ quốc. Những người cộng sản muốn xây dựng thế giới đại đồng, xóa bỏ biên giới quốc gia, xóa bỏ giai cấp. Ông Hồ trước khi mất, có viết trong di chúc là ông sắp được về “thế giới người hiền của Mác và Lênin” chứ không phải về với ông bà tổ tiên.

Trái tim của người cộng sản dành cho đồng bào, cho gia đình, cho tình yêu một chổ đứng rất không đáng kể. Tố Hữu từng viết :

Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ.

Anh dành cho đảng phần nhiều,

phần cho thơ và phần để em yêu”.

Khi kết nạp vào đảng, mọi đảng viên phải tuyên thề suốt đời trung thành với đảng, sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của đảng. Tất cả những ai không đi theo đúng đướng lối chủ trương của đảng (dù chủ trương đó đúng hay sai) đều bị trừng phạt thảm khốc.

Chính vì thế mà mỗi người cộng sản phải sống với hai con người, một con người bình thường và một con người cộng sản. Con người bình thường của họ thì giống như bao người khác, cũng có yêu thương, tình cảm, vui buồn, gia đình, bè bạn… Còn con người cộng sản thì lại hoàn toàn khác : độc đoán, cực đoan, nhẫn tâm, không có tình người, tình đồng bào… Những cái này người cộng sản gọi là “tính đảng”. Ai muốn được thăng tiến thì “tính đảng” phải cao. “Tính đảng” càng cao thì “tính người” càng thấp.

Ông Quang có thể là một người chồng, một người cha gương mẫu, biết yêu thương, chăm sóc và quan tâm đến vợ con. Ông có thể là người anh tốt biết lo lắng và vun vén cho anh em. Ông cũng có thể là người bạn chân thành, quí trọng bạn bè… Nhưng khi rời gia đình đến cơ quan để làm “người cộng sản” thì ông sẽ không hề áy náy lương tâm hay ngập ngừng khi hạ bút ký vào những văn bản hay quyết định của đảng mà có thể gây ra cái chết hay đày đọa cho hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu người khác. Việc ông ký Luật An ninh mạng là một ví dụ.

Trong 3 năm ông làm Bộ trưởng công an có đến hơn 260 người bị chết trong lúc bị tạm giam. Hàng trăm người dân Việt nam vô tội, chỉ vì bày tỏ chính kiến khác với đảng mà bị bỏ tù hàng chục năm trời trong đó có những bà mẹ trẻ đang phải nuôi con nhỏ như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay chị Trần Thị Nga. Dưới thời ông, lực lượng công an “còn đảng còn mình” trở nên hung bạo và mất tính người chưa từng thấy. Công an hành hung cả những người bệnh tật, thậm chí tàn phế như anh Đinh Văn Hải, bị công an Di Linh Lâm Đồng đánh đến trọng thương. Bao nhiêu vụ án oan sai, bao nhiêu cái chết tức tưởi trong đồn công an, bao nhiêu mảnh đời rách nát vì bị mất nhà mất cửa vì chính sách cưỡng chế đất đai…ông đều biết. Và ông đã làm gì cho họ ?

Ông đã không làm gì cả. Ngay cả lúc ốm đau bệnh tật sắp chết ông còn cố ký vào Luật An ninh mạng để bảo vệ chế độ bằng cách bịt miệng người dân. “Tính đảng” đã lấn át hoàn toàn ‘tính người” trong ông.

Tất nhiên gieo gì thì gặt nấy. Ông sẽ được đảng của ông tổ chức quốc tang rình rang, ông sẽ được chôn ở những nơi phong cảnh hữu tình, đảng sẽ không tiếc những lời có cánh dành cho ông. Tuy nhiên với người dân, những người đang bị đảng của ông cai trị (mà ông từng là một nhân vật quan trọng) không thể nào ca tụng hay thương xót ông được. Có bao giờ ông nghĩ đến họ hay làm cho họ một điều gì tốt đẹp đâu mà giờ ông có thể trông chờ lòng thương từ họ ?

Nếu có thế giới tâm linh sau khi chết thì e rằng linh hồn ông khó mà siêu thoát khi tiếng oán than của người dân đối với ông không bao giờ dứt. Chết không có nghĩa là hết. “Cọp chết để da, người chết để tiếng”, tiếng đời dành cho ông và đồng đảng của ông luôn là tiếng oán hận ngút ngàn đến muôn đời.

Ông mất đi rồi, với tình cảm con người dành cho “phần người” trong ông, chúng tôi xin được chia buồn cùng gia quyến của ông. Còn những lời ai oán của người dân dành cho ông vì những việc ông đã làm, trên cương vị của ông lúc còn sống thì ông và gia đình ông phải mang theo suốt đời.

Thật khó để trông chờ vào sự thay đổi của những người cộng sản già nua và lú lẫn nhưng chúng tôi vẫn hy vọng những người cộng sản trẻ đang đương chức và còn sống rút ra bài học cho mình, hãy cùng với các tổ chức dân chủ đối lập đứng đắn và có viễn kiến dân chủ hóa đất nước.

Một nước Việt Nam dân chủ không nhằm tiêu diệt hay hạ nhục những người cộng sản mà để mang lại tự do và nhân phẩm cho chính họ, để họ được sống và được chết như những con người bình thường.

Việt Hoàng

(22/9/2018)

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm