Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ tịch Trần Đại Quang ban hành Luật An ninh mạng bất chấp chỉ trích (VOA, 28/06/2018)

Sáng 28/6, Văn phòng Chủ tch nước m hp báo d thông báo lệnh ca Ch tch Trn Đi Quang ban hành các lut va được Quc hi thông qua ti kỳ hp th 5, trong đó có Lut an ninh mng, vn b cng đng quc tế và các nhà tranh đu trong nước chng đi.

tdq1

Chủ tch nước Trn Đi Quang.

Từ Hà Ni nhà hot đng Nguyn Chí Tuyến nói ông rt tht vng v vic Ch tch nước ký ban hành Lut an ninh mng.

"Có một chiến dch ký thnh nguyn thư ti vài chc ngàn ch ký do các bn kêu gi và lên tiếng đ ông Ch tch nước xem xét và hoãn ban hành Lut an ninh mng, vy mà hôm nay báo chí trong nước loan tin ông y đã ký thông qua thì tôi hơi tht vng. Công quc tế, các t chc quc tế, cũng như người dân đã phn ng mnh m v mt s điu khon vi phm đến quyn t do ngôn lun và quyn riêng tư ca người dân vì lut trao quá nhiu quyền cho ngành công an".

Báo chí trong nước dn li Ch tch Trn Đi Quang khng đnh ti mt cuc tiếp xúc vi c tri thành ph H Chí Minh vào tun trước nói rng Lut An ninh mng ra đi là "cn thiết, nhm bo v quyn li ca người dân, t chc, chứ không xâm phạm đi tư ca công dân".

tdq2

Chủ tch Trn Đi Quang gp c tri thành ph Hồ Chí Minh, tháng 6/2018.

Nhà hoạt đng Trn Thu Nguyt Sài gòn nói rng lut này trao thêm quyn cho công an đ bt ming nhng tiếng nói bt đng :

"Tôi nghĩ ông Chủ tch nước cũng mun bt ming người dân, không cho người dân lên tiếng, ông đưa cái lut đó ra đ đe da nhng người bt đng chính kiến. H làm vy đ ngăn chn các tiếng nói nói lên s tht v hin tình đt nước Vit Nam và ly đó làm cái cớ đ bt b nhng tiếng nói bt đng".

Báo VnExpress trích lời Trung tướng Hoàng Phước Thun, Cc trưởng Cc An ninh mng, thuc B Công an ti bui hp báo hôm 28/6 nói rng Lut An ninh mng, được Quc hi thông qua hôm 12/6 và s có hiu lc t ngày 1/1/2019, quy đnh rng : "Doanh nghip trong và ngoài nước cung cp dch v trên mng vin thông, mng internet và các dch v gia tăng trên không gian mng ti Vit Nam có hot đng thu thp, khai thác, phân tích, x lý d liu v thông tin cá nhân, d liu v mi quan h ca người s dng dch v, d liu do người s dng dch v ti Vit Nam to ra phi lưu tr d liu này ti Vit Nam".

Ông Thuận được báo chí trong nước trích li nói rng thi gian qua d liu ca người s dng Vit Nam trên không gian mng đã và đang b s dng tràn lan, vi mc đích thu li nhun, thm chí b s dng vào các âm mưu chính tr hoc vi phm pháp lut.

Trong chuyến công du đến th đô Washington hôm 26/6, Phó Th tướng Vit Nam Vương Đình Hu đã tìm cách trn an các nhà đu tư Hoa Kỳ gia lúc Hà Ni b M ch trích về Lut An ninh mng.

*******************

Lời nói bị ‘đánh cắp’ của Chủ tịch nước (RFA, 28/06/2018)

Không phải lần đầu tiên

Tại buổi tiếp xúc với các cử tri Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/6, ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông "đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này". Đây là nội dung ban đầu trong bài viết có tựa đề "Chủ tịch nước đồng ý cần ban Luật Biểu tình" được báo Tuổi Trẻ online đang tải.

tdq4

Tờ vietnammoi đăng tải bài viết với phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về Luật Biểu tình Screenshot of vietnammoi.vn

Ngay sau đó, mặc dù bài viết không lâm vào tình trạng "bị gỡ bài" như những trường hợp đã từng, nhưng lời phát ngôn của vị Chủ tịch nước đã biến mất.

Việc những phát ngôn của lãnh đạo cấp cao ở đẳng cấp như Chủ tịch nước bị "biến dạng" hoặc "làm cho mất dạng" không phải chưa từng xảy ra trong lịch sử báo chí chính trường Việt Nam.

Một sự việc liên quan đến nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nhà báo Nguyễn An Dân nhắc lại :

"Đó là phát ngôn trong buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập lực lượng Công an Nhân dân. Ông Dũng phát biểu nguyên văn là không có vấn đề chống thế lực thù địch, ổng chỉ nói về vấn đề an ninh quốc gia, rồi bảo vệ độc lập chủ quyền. Sau đó báo chí đưa tin là ổng có phát biểu là phải chống, đề phòng các thế lực thù địch gì đó. Sau đó Văn phòng chính phủ phải ra 1 thông báo, không phải là đính chính mà là thông báo rõ lại lời phát ngôn của Thủ tướng".

Theo nhà báo Nguyễn An Dân, sự việc này xảy ra vào năm 2015 hoặc 2016 và không gây ồn ào trong dư luận vì lý do lúc đó, người dân chưa quan tâm đến vấn đề chuyển hoá trong nội Đảng nhiều như lúc này.

Xa hơn nữa là một sự việc được nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký toà soạn báo Thanh Niên kể lại trên trang cá nhân của ông như sau :

"Nhớ lại hồi xưa ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt có bài viết về việc đổi mới thể chế gởi cho các báo, nhưng không có báo nào dám đăng vì có lệnh của trưởng ban tuyên huấn Nguyễn Khoa Điềm không được đăng. Điềm là đàn em rất xa của ông Kiệt, nên ông Kiệt đã điện mắng cho Điềm một trận ra trò. Điềm cúi đầu chịu trận dù biết lệnh ấy không phải từ Điềm mà từ cấp trên của Điềm và cấp nào đó trên nữa". (Facebook Huỳnh Ngọc Chênh).

Nội chiến hay khác biệt đường lối ?

Nhận định về sự việc này là những tranh luận và ý kiến khác nhau từ nhiều phía. Bài viết của tác giả ký tên Thiền Lâm trên tờ Calitoday có cách trả lời cho câu hỏi "Vì sao phát ngôn về Luật Biểu tình của ông Trần Đại Quang lại bị thẳng tay cắt xén ?". Theo tác giả này, ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi còn là Bộ trưởng Công an chính là người được giao soạn thảo Luật Biểu tình. Nhưng thời điểm đó, cũng chính Bộ Công an rất nhiều lần trì hoãn một dự luật vốn là món nợ mà chính phủ đã hứa với người dân từ năm 1992.

Nhà báo Nguyễn An Dân cho biết chi thêm chi tiết về lịch sử trì hoãn của dự Luật Biểu tình :

"Cái vụ làm Luật Biểu tình này là Quốc hội đã nói từ năm 2012. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói từ năm 2011 khi ông trúng cử nhiệm kỳ thứ 2. Vậy là kéo dài 7 năm nay rồi. Nhưng chỉ có lần này bị tháo".

Thế nhưng lần này, chính ông Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước đã nói trước các cử tri : Sẽ báo cáo Quốc hội về nội dung này.

Và để trả lời cho câu hỏi vì sao phát ngôn đó "biến mất", tác giả Thiền Lâm cho rằng đó là liên quan đến cuộc tổng biểu tình ngày 10 tháng 6 vừa qua : "Cũng còn một mẩu chuyện bí ẩn khác cần tham khảo : sau cuộc tổng biểu tình ngày 10 tháng Sáu và đặc biệt là cuộc biểu tình thành công ở Sài Gòn, một số ý kiến cho rằng cuộc biểu tình này có thể được ngấm ngầm hậu thuẫn bởi một thế lực chính trị nào đó trong nội bộ đảng cầm quyền".

Một ý kiến khác của nhà báo Nguyễn An Dân về câu chuyện phát ngôn bị đánh tráo của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang là, theo ông, vấn đề quan trọng không phải ai là người nói, Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây hay Chủ tịch nước hiện tại Trần Đại Quang. Nguyên nhân sâu xa chính là cái gọi là "thời điểm nhạy cảm".

"Đang thời điểm là có những cuộc biểu tình xảy ra trên khắp cả nước. Đang cái thời điểm nhạy cảm. Thời điểm này qua rồi thì tôi nghĩ người ta không đến nổi cắt xén lời nói của lãnh đạo đâu mặc dù khác biệt đường lối với nhau".

Do đó, nhà báo Nguyễn An Dân phủ nhận quan điểm cho rằng đây là dấu hiệu của cuộc chiến nội bộ. Ông đưa ra phản biện trên lập luận đánh giá về đường lối và chủ trương của Đảng cộng sản.

"Chỉ nên nhận định dừng lại ở mức là nó có khác biệt về đường lối, chứ dùng chữ xung đột hay nội chiến thì không nên với những người trong nước. Và đường lối giữa các lãnh đạo Đảng cũng có sự khác biệt.

Khác biệt này có đưa đến mâu thuẫn hay không thì nó phải nằm ở vấn đề là các thế lực nước ngoài ảnh hưởng đến nội bộ Đảng như thế nào".

Một câu trả lời khác cho hiện tượng "biến mất" lời phát ngôn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được Tiến sĩ khoa học Vũ Thế Long, người từng phụ trách Tạp chí khảo cổ học, chia sẻ khá thú vị.

"Về mặt thông tin thì cái tin ấy ông Chủ tịch nước CHxã hội chủ nghĩa Việt Nam nói ở 1 nơi nào ấy là tin chính thống. Nhà nước này mà có tiếng nói là câu ấy không đúng, chúng tôi thay lại thì đấy mới gọi là rút xuống. Còn bây giờ ghi tiếp hay không ghi tiếp thì kệ họ, tôi vẫn cho đấy là một công bố công khai.

Tôi không bao giờ công nhận là bị rút xuống. Ai bảo rút xuống ? Không tìm thấy chứ không phải rút xuống. Trừ khi công bố câu ấy là sai".

Theo ông Vũ Thế Long, ông vẫn xem đó là một công bố chính thức của ông Chủ tịch nước, chỉ khi nào truyền thông nhà nước hoặc ông Trần Đại Quang đính chính lời nói đó là sai.

"Nó chỉ là tần suất của phát ngôn thôi. Theo tôi, mọi thứ đã đưa lên mà không phải là tin giả thì đó là tin chính thức".

Tình trạng kiểm duyệt hay nói cách khác, vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam là một đề tài được quan tâm và bàn luận rất nhiều, không chỉ trong nước và cả tổ chức thế giới. Năm 2017, tổ chức Freedom House công bố phúc trình thường niên cho thấy Việt Nam đứng thứ 177 trong tổng số 198 quốc gia trên toàn cầu về tự do báo chí. Riêng trong khu vực 40 nước Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ hơn 3 quốc gia là Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn.

Cát Linh

Published in Việt Nam

Không ký lệnh công bố Luật An ninh mạng chủ tịch Quang sẽ có tiếng thơm để đời ?!

Năm 2015 nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa ra Luật An Toàn Thông Tin Trên Mạng nhằm bảo vệ an toàn cho người xử dụng, an toàn cho dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin. Nói nôm na là an toàn kỷ thuật mạng.

Ngày 12 tháng 6 năm 2018 lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam ép quốc hội thông qua Luật An ninh mạng 2018 (an toàn nội dung) nhằm khóa miệng người dân hầu bảo vệ chế độ.

Tuy nhiên Luật An ninh mạng 2018 còn phải chờ Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh công bố thì mới có hiệu lực thi hành.

Qua cuộc phỏng vấn của Nhà báo Trần Quang Thành, Giáo sư Nguyễn Đình Cống đã vạch trần sự thật về cái Luật An ninh mạng phản dân hại nước này và cho rằng nếu ông Trần Đại Quang không ký Lệnh công bố Luật An ninh mạng thì người dân sẽ ghi nhận công đóng góp của ông vào sự tiến bộ của đất nước.

Nội dung cuộc phỏng vấn như sau, mời quí vị cùng nghe :

Giáo sư Nguyễn Đình Cống trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 27/06/2018

Published in Video

Gần 3 tun sau khi kết thúc Hi ngh trung ương 7 mà vn không b ‘ra đi’ như mt s đn đoán trước đó, nhân vt Trn Đi Quang - ch tch nước - đã có mt chuyến công du đáng chú ý đến Nht Bn.

tdq1

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì lễ đón chính thức Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu ngày 01/03/2017 tại Hà Nội (Dân Trí)

Dường như chính khách nm trong s ‘t tr’ trên ca Đảng cộng sản Việt Nam có duyên vi nước Nht, ít ra liên quan đến rt nhiu đn đoán v vic ông ta đi cha bnh Nht vào hai thi đim tháng By năm 2017 và tháng Tư năm 2018.

Hai lần ‘biến mt’

Trong hai sự kin được c gii truyn thông quc tế chú ý vì s ‘biến mt’ ca Trn Đi Quang trên nhưng li không được h thng tuyên giáo và báo đng Vit Nam công b, ch có ln đu tiên ông Quang ‘biến mt’ vào năm 2017 là có mt chút tin tc. Khi đó, Giáo sư Phm Gia Khi - mt thành viên ca Ban Bo v và Chăm sóc sức khe trung ương - nói vi BBC rng Ch tch Trn Đi Quang đã "sang Nht điu tr bnh", tuy nhiên "không có thành viên nào ca Ban Chăm sóc Sc khe Trung ương đi theo".

Nhưng điu kỳ l là trong c hai ln ‘biến mt’ trên, đã không có bt kỳ mt xác nhận chính thc nào t phía các bnh vin hoc B Y tế Nht Bn v vic ông Quang đến các cơ s y tế ca nước này đ cha bnh. Chính mt t báo ln ca Nht là Nikkey đã xác nhn vic ‘Trn Đi Quang không có Nht’ vào thi gian tháng By và tháng Tám năm 2017.

Có lẽ bài báo mang tính khng đnh ca Nikkey v hành tung ca Trn Đi Quang có th kh tín đến mc ngay sau đó mt s dư lun đã đt ra du hi : nếu không Nht thì ông Trn Đi Quang đã đâu trong khong thi gian t cui tháng By đến cui tháng Tám năm 2017 ? Và ở đâu trong khong thi gian t đu tháng Tư năm 2018 đến sát Hi ngh trung ương 7 vào đu tháng Năm ? Vic mt s ngun tin trong nước cho biết ‘Trn Đi Quang đi Nht cha bnh’ liu ch là dng thông tin ngây thơ, không nm rõ thc cht vn đề, hay là mt th đon tung thông tin gi đ đánh lc hướng dư lun, nhm phc v cho mt ý đ chính tr nào đó, hoc c th hơn là mt dàn xếp chính tr nào đó ?

Nhưng dù là nhng ln ‘biến mt’ ca Trn Đi Quang xy ra mt cách ngu nhiên hay theo mt ý đồ chính tr, hoc được gi đnh như mt thuyết âm mưu chính tr, thì điu thú v rn rn là cui cùng - trong c hai ln vào năm 2017 và 2018 - ông Quang vn ‘tái xut giang h’ mà không ‘đi luôn’ như mt s đn đoán trước đó.

Hai lần ‘tái xut’

Vào cuối tháng Tám năm 2017, sau khoảng mt tháng ‘biến mt’, Trn Đi Quang đã xut hin tr li vi gương mt xanh xao và hc hác khiến dư lun mt ln na, k t sau v scandal chn đng ‘B trưởng quc phòng Phùng Quang Thanh sang Pháp cha bnh’ vào gia năm 2015, người ta nghi rng hình nh ch tch nước Trn Đi Quang đang tái xut không phi là tht.

Song khác nhiều vi v tướng Phùng Quang Thanh không nói gì c, không tiếp xúc riêng và ch xut hin rt ít vào năm 2015 khi tr li Hà Ni, Trn Đi Quang li có khá nhiu cuc làm vic trong ni b đng và gp g gii chc ngoi giao nước ngoài - được thông tin bi các t báo đng, k c Quân Đi Nhân Dân là t mà ch hãn hu mi viết rng Trn Đi Quang là ‘thng lĩnh các lc lượng vũ trang’, còn thông thường chỉ vn tt là ‘đi tướng, ch tch nước’.

Sau Hội ngh trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017 mà ch thy hình nh Nguyn Phú Trng tràn ngp trên báo đng, đến tháng Mười Mt cùng năm, Trn Đi Quang t ngôi sao m đã bt cht ta sáng trong s kin Hi nghị thượng đnh kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC t chc ti th ph min Trung ca Vit Nam là Đà Nng. Khi đó, người ta liên tiếp thy ông Quang hin ra trong cùng hình nh vi các nguyên th quc gia như Putin ca Nga, Trump ca M, Tp Cn Bình của Trung Quc…, nhưng li không thy Nguyn Phú Trng đâu.

Chỉ sau đó ông Trng mi ‘ta sáng’, nhưng li là bên l Hi ngh APEC : cuc gp ca nhân vt này vi Tp Cn Bình ti Hà ni ngay sau hi ngh này mà Nhân Dân - "cơ quan ngôn lun ca Đảng cộng sản Việt Nam" - đã đăng mt bn tin vi ta đ kỳ quc : "Tng bí thư Nguyn Phú Trng tiếp ; Ch tch nước Trn Đi Quang đón, hi đàm ; Th tướng Nguyn Xuân Phúc hi kiến Tng thng Hoa Kỳ Đ. Trăm".

Tựa đ trên có th khiến người đc cm thy ngay đã có mt sự phân chia "quyn lc" rt có ch ý và cũng rt t mn, lc đc gia 3/4 ca "t tr" trong vic tiếp "Trăm" (phiên sang tiếng Anh là Trump).

Sự kỳ quc ca ta đ trên cũng bi đây là mt ta đ hiếm có, c như th nếu không ghi rõ ra s phân công trách nhiệm ca tng thành viên trong B Chính tr thì người đc và dư lun qun chúng nhân dân s không th biết được ai là người có vai trò ra sao, nht là ai mi là người có vai trò ch cht trong vic tiếp "Trăm".

Có lẽ s lc đc trong đng đã biến thành cao trào chỉ mt tháng sau s kin Hi ngh APEC : vào đu tháng Mười Hai năm 2017, song trùng vi v Nguyn Phú Trng trc tiếp ch đo bt y viên b chính tr Đinh La Thăng và truy nã Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, mt ln na nhân vt Trn Đại Quang m nht hn đi.

Trong những tháng sau đó, người ta không thy ông Quang xut hin nhiu. Ri có tin là căn bnh ‘ung thư máu’ ca ông tái phát.

Để đến sát Hi ngh trung ương 7 vào tháng 5 năm 2017, dư lun mt ln na n ã v s ‘biến mt’ ca Trần Đi Quang, nhưng vào ln này còn tô đm hơn : ông Quang s phi ‘ngh’.

Song tại Hi ngh trung ương 7, Trn Đi Quang vn xut hin, thm chí còn ngi bên cnh Nguyn Phú Trng và là người điu hành phiên hai mc ca hi ngh này.

Điều gì đã xy ra ?

Hoặc bí mt nào b che giu ?

Người ta còn nói đến mt ‘phép màu’ đã đưa Trn Đi Quang tr li quyn lc, trong khi tưởng như ông Quang đã tht s biến mt khi chính trường.

Có lần th ba ?

Như mt quy lut đã thành hình vào các năm 2017 vào 2018 - vào năm trước là s kin APEC sau Hi ngh trung ương 6, còn vào năm nay là chuyến công du Nht Bn - được chào đón bng 21 phát đi bác và được đón tiếp vi nghi l dành cho nguyên th quc gia - sau Hi ngh trung ương 7, Trn Đi Quang ‘biến mt’ trước mt hi nghị trung ương ri li xut hin sau hi ngh trung ương đó.

Điều gì đã xy ra và bí mt nào đã choáng ngp c không gian chính tr thm ti trong bui hoàng hôn triu đi cng sn ?

Nhưng còn Hi ngh trung ương 8 ca đng cm quyn - d kiến s được t chức vào cui năm 2018 - thì sao ? Liu trước hi ngh này Trn Đi Quang s li ‘biến mt’ theo quy lut ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 06/06/2018

Published in Diễn đàn

Quanh suy đoán Chủ tịch Trần Đại Quang 'sẽ được thay thế' (BBC, 26/04/2018)

Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang lâu nay "có vấn đề về sức khỏe" và "có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm thêm chức quyền chủ tịch nước".

tdq1

Chủ tịch Trần Đại Quang tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị APEC 2017 ở Đà Nẵng hồi tháng 11/2017

Dự kiến Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 ​​diễn ra vào tháng 5/2018. Hội nghị được cho là "sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn, có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam".

Một trong các quyết định nhân sự được suy đoán liên quan đến Chủ tịch Trần Đại Quang, người vắng mặt trong các sự kiện tiếp đón nguyên thủ nước ngoài gần đây ở Hà Nội.

Hôm 26/4, trang Nghiên cứu Quốc tế dẫn lời của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore : "Tháng 8/2017, Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo rằng một ủy viên cao cấp khác của Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư, đã phải ngừng đảm nhiệm vị trí do sức khỏe kém. Cùng thời điểm đó, các báo cáo về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch Trần Đại Quang cũng nổi lên. Ông Quang đã biến mất khỏi chính trường trong một thời gian kéo dài, được cho là để đi điều trị y tế tại Nhật Bản, trước khi xuất hiện trở lại trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11/2017. Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới".

"Một vấn đề quan trọng sẽ được quyết định là việc tìm người thay thế Chủ tịch Trần Đại Quang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, được cho là người nhiều có khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này.

Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, người từng là Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, có thể rời vị trí Trưởng ban Tuyên Giáo hiện tại của mình để thay ông Nhân làm Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh".

'Có lý do'

Hôm 26/4, trả lời BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo tự do Nguyễn An Dân nói :

"Tôi cho là ông Quang lâu nay 'có vấn đề về sức khỏe' nên việc ông ấy xin nghỉ là có lý do".

"Về việc công và tư thì chuyện ông Quang không tham gia công tác Đảng và nhà nước nữa là phù hợp với nhu cầu của Đảng lúc này. Còn điều này có phù hợp với nhân dân hay không thì là việc khác".

Ông Nguyễn An Dân cũng bình luận thêm : "Nhiều tin hành lang cũng nói ông Nhân sẽ thay thế ông Quang, nhưng tôi nghĩ khác. Có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm thêm chức quyền chủ tịch nước".

"Ông Nhân mà đi khỏi Thành phố Hồ Chí Minh thì ghế bí thư Thành ủy sẽ lại biến động".

"Thành phố Hồ Chí Minh là túi tiền lớn của cả nước, bất kỳ một biến động nào cũng sẽ ảnh hưởng đến túi tiền quốc gia. Sau việc ông Thăng, tôi cho là Thành phố Hồ Chí Minh cần ổn định về nhân sự để còn ổn định chính sách".

"Trong lúc quan hệ Mỹ-Trung đang nóng lên theo nhiệt độ Đông Á và Biển Đông, thì tôi hy vọng Việt Nam nên có một thống lĩnh các lực lượng vũ trang hiểu về an ninh, quốc phòng và quân sự. Bất kỳ sự thay đổi nhân sự cho vị trí này lúc này đều là bất lợi hơn cho Việt Nam".

Hôm 20/4/2018, việc Chủ tịch Trần Đại Quang không xuất hiện tiếp phái đoàn Myanmar cho thấy dường như ông đang không có mặt ở Việt Nam.

Theo thông lệ, ba trong bốn "tứ trụ" Việt Nam - Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội - đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, thăm Hà Nội từ 19 đến 20/4.

Nhưng truyền thông Việt Nam không đưa tin về Chủ tịch nước, mà chỉ cho hay theo lịch trình, bà Suu Kyi có thăm khu nhà sàn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

Việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang vắng mặt dường như làm tăng sức nặng cho tin không chính thức nói ông đã sang Nhật Bản khám bệnh từ đầu tháng Tư.

Truyền thông nhà nước những ngày qua cũng nhắc tên Chủ tịch nước qua một số động thái ngoại giao như việc ông gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 - 2018).

Hôm 20/4, truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba.

Tuy nhiên, trang web Văn phòng Chủ tịch nước (vpctn.gov.vn) trong mấy ngày qua chỉ có ảnh và bài về hoạt động của Phó Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

********************

Việt Nam rộ tin Trần Đại Quang ‘sắp bị Nguyễn Thiện Nhân thay thế’ (Người Việt, 25/04/2018)

Sau gần một tháng tiếp tục vắng mặt bất thường trong các hoạt động đón tiếp nguyên thủ ngoại quốc đến thăm viếng Việt Nam, hôm 25 tháng Tư có tin Chủ tịch nước cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang "sắp bị thay thế" bằng ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư Thành ủy Sài Gòn.

tdq2

Ông Trần Đại Quang (bên phải là vợ, bà Nguyễn Thị Hiền) đang khẩn cầu rất "thành kính" tại chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) tọa lạc tại khu di tích Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) bang Bihar, Ấn Độ hôm 2 tháng Ba, 2018. (Hình : Getty Images)

Lần gần đây nhất mà các báo "lề phải" đưa tin về ông Quang là hôm 2 tháng Tư, ông này tiếp ông Amarjargal Gansukh, thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mông Cổ tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội.

Sau đó, giới quan sát đưa ra suy đoán ông Quang "nhiều khả năng lại đang chữa bệnh tại Nhật", nhất là khi ông này bỗng nhiên vắng mặt bất thường trong hai ngày 19, 20 tháng Tư - thời điểm Cố Vấn Nhà Nước Myanmar Aung San Suu Kyi thăm chính thức Việt Nam.

Công luận càng thêm tin vào lời suy đoán vì trong chuyến thăm này, ngoại trừ ông Quang, bà Suu Kyi gặp đủ ba người còn lại trong "tứ trụ" : Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trước đó, ông Quang cũng "không buồn tiếp" Chủ tịch quốc hội Iran Ali Ardeshir Larijani, người thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 18 tháng Tư.

Hôm 25 tháng Tư, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS - Yusof Ishak Institute, đóng tại Singapore) viết trên website của tổ chức này : "Từ hồi tháng Tám, 2017, đã có báo cáo nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam đề cập về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người biến mất khỏi công chúng trong một thời gian dài và được ghi nhận đang điều trị tại Nhật Bản. Ông Quang chỉ tái xuất tại Hội nghị thượng đỉnh APEC hồi tháng Mười Một, 2017. Do vấn đề sức khỏe, ông Quang có thể sẽ bị thay thế tại Hội nghị trung ương 7 sắp diễn ra".

tdq3

Ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư Thành ủy Sài Gòn, thành phố lớn và giàu nhất Việt Nam. (Hình : Getty Images)

Ông Hiệp cũng viết thêm : "Trong số những ứng viên được nhắm thay thế vị trí của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ chính trị và là bí thư Thành ủy Sài Gòn, được cho là người sáng giá. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn, nay là trưởng Ban Tuyên giáo trung ương sẽ quay lại thay thế ông Nhân".

Khi tin đồn về ông Quang lại đi chữa bệnh tại Nhật rộ lên, mạng xã hội cũng lan truyền một tấm ảnh cho thấy ông này và vợ, bà Nguyễn Thị Hiền, đang khẩn cầu rất "thành kính" tại chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) tọa lạc tại khu di tích Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở bang Bihar, Ấn Độ hồi tháng Ba, 2018.

Cũng có tin đồn cho rằng trước khi tiếp tục đi Nhật chữa bệnh trong tháng Tư, 2018, ông Quang đã gửi đơn xin từ chức gởi Bộ chính trị cộng sản Việt Nam nhưng hiện tại chưa có nguồn chính thức xác nhận tin này.

Tới thời điểm này, ông Quang vừa đánh dấu hai năm ở cương vị chủ tịch nước.

Ngày 2 tháng Tư, 2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIII, ông Trần Đại Quang, thời điểm đó đang làm bộ trưởng Bộ Công An, được bầu làm chủ tịch nước. Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu chủ tịch nước khi nhiệm kỳ Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao dư luận.

Trong nhiệm kỳ của Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và tiếp đó là Trần Đại Quang. (T.K.)

Published in Việt Nam

Lại vừa hiện thêm một bằng chứng rõ rệt khiến đẩy cao mối nghi ngờ của dư luận về ‘Trần Đại Quang lại biến mất’.

hoalu1

Hình ảnh gần như duy nhất được thấy trong lễ kỷ niệm trên là Nguyễn Phú Trọng. Ảnh : Báo Mới

Vào 20g tối ngày 24/4/2018 (tức 9/3 âm lịch), tại sân Lễ hội, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) đã diễn ra long trọng Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968/2018) và khai hội Hoa Lư 2018.

Trong khi đó, đã không có bất kỳ tin tức và hình ảnh nào về ‘Đinh Bộ Lĩnh’ hiện diện tại lễ kỷ niệm trên, cho dù Ninh Bình chính là quê hương của ông Trần Đại Quang.

Còn nhớ vào tháng Tư năm 2016, ngay sau khi nhậm chức chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang đã về thăm lại quê hương Ninh Bình và được chính quyền địa phương này tổ chức đón tiếp như ‘vua’, có cả đội danh dự, quân nhạc và quốc thiều.

Khi đó, thầy Phạm Thạnh – nguyên Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Kim Sơn B (Kim Sơn, Ninh Bình) kể có lần xem báo thấy học trò Trần Đại Quang của mình tiếp xúc gần gũi với đồng bào dân tộc trong Tây Nguyên, thầy đã nghĩ : "Anh ấy rồi sẽ là Đinh Bộ Lĩnh thứ 2 của Ninh Bình".

Cũng vào năm 2016, rất nhiều người đã bàn tán về phương án ‘Quang thay Trọng giữa nhiệm kỳ’, tức theo một thỏa thuận nào đó trong Bộ Chính trị tại đại hội 12 vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ‘nghỉ’ vào năm 2018 để Trần Đại Quang sẽ ngồi vào ghế tổng bí thư thay ông Trọng.

Từ dư luận trên, hình ảnh Trần Đại Quang đã vụt sáng rỡ trên chính trường Việt Nam và được giới quan chức cận thần suy tôn là ‘vua’, với đất khởi nghiệp là Hoa Lư của Đinh Tiên Hoàng.

hoalu1

Nhưng hình ảnh gần như duy nhất được thấy trong lễ kỷ niệm trên là Nguyễn Phú Trọng. Ảnh : Báo Mới

Nhưng đến sát Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền – dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Năm năm 2018, thậm chí còn dậy lên những đồn đoán về việc ‘Đinh Bộ Lĩnh sẽ bị thay’.

Và thậm chí, người ta còn nêu ra cả những phương án nhân sự thay thế cho ‘Đinh Bộ Lĩnh’ : Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Nguyễn Văn Bình – Trưởng ban Kinh tế trung ương…

Trong khi đó, những người quan tâm đến vở bi hài kịch trong chính trường Việt Nam một lần nữa xôn xao với sự ‘biến mất lần 2’ của nhân vật chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Trong cuộc đón tiếp của giới chóp bu Việt Nam với Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi vào tháng Tư năm 2018, chỉ có 3/4 "tứ trụ" là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khi đó, nhân vật phù hợp nhất về mặt nhà nước để đón Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi là Trần Đại Quang thì lại không thấy đâu.

Trước đó, báo đảng Việt Nam đã đề cập "Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 – 2018)", và "Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba", nhưng lại tuyệt đối chẳng có một hình ảnh mới nhất nào, dù chỉ cho có, về "Chủ tịch nước Trần Đại Quang".

Thời gian đã trôi gần hết tháng Tư năm 2018 mà người ta không nhận ra hình ảnh nào của nhân vật chủ tịch nước. Khoảng thời gian "mất hình ảnh" này lại đang tiến tới gần ngang bằng với kỷ lục 1 tháng được thiết lập vào năm ngoái : Trần Đại Quang đã vắng biệt trên mặt truyền thông từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám. Lần "biến mất" vào năm 2017 của ông Quang đã khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cũng phải đặt dấu hỏi.

Một điểm khác biệt lớn giữa hai lần ‘biến mất’ vào năm ngoái và năm nay của Trần Đại Quang là nếu năm ngoái chỉ có một blogger (Huy Đức) đòi hỏi ông Quang phải ‘bàn giao quyền lực’ cho người khác, thì vào năm nay thậm chí đã xuất hiện những tin tức chưa kiểm chứng nhưng lan rộng về việc ‘Trần Đại Quang đã có đơn xin thôi giữ chức chủ tịch nước vì lý do sức khỏe’.

Một trong những tin tức trên xuất phát từ Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, đóng tại Singapore). Vào ngày 25 tháng Tư, ông Hiệp viết trên website của tổ chức này : "Từ hồi tháng Tám, 2017, đã có báo cáo nội bộ của Đảng cộng sản Việt Nam đề cập về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người biến mất khỏi công chúng trong một thời gian dài và được ghi nhận đang điều trị tại Nhật Bản. Ông Quang chỉ tái xuất tại Hội nghị thượng đỉnh APEC hồi tháng Mười Một, 2017. Do vấn đề sức khỏe, ông Quang có thể sẽ bị thay thế tại Hội nghị trung ương 7 sắp diễn ra".

Ông Hiệp cũng viết : "Trong số những ứng viên được nhắm thay thế vị trí của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ chính trị và là bí thư Thành ủy Sài Gòn, được cho là người sáng giá. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, cựu phó bí thư thường trực Thành ủy Sài Gòn, nay là Trưởng ban Tuyên giáo trung ương sẽ quay lại thay thế ông Nhân".

Nhưng liệu có đúng là ‘vấn đề sức khỏe’ ? Hay còn những nguyên do sâu xa và ẩn giấu nào khác ?

Lê Hồng Hiệp là người mà trước đại hội 12 thường có những bài viết và phát ngôn ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng như một ‘nhà cải cách’, nhưng lại gần như không đề cập đến những hoạt động cực kỳ nổi bật của ông Dũng : tham nhũng và điều hành yếu kém.

Nếu vào năm 2017, những tin tức về việc ‘Trần Đại Quang nghỉ’ vẫn còn khá mơ hồ, thì vào năm nay, có vẻ khả năng ‘Đinh Bộ Lĩnh thứ 2 của Ninh Bình’ từ giã chính trường đang được hiện thực hóa một cách đầy chủ ý và mau chóng, mà ‘lý do sức khỏe’ có lẽ chỉ là bề nổi.

Khả năng ‘đảo lộn tứ trụ’ trong bộ Chính trị đảng tại Hội nghị trung ương 7 cũng bởi thế đang lớn dần theo thời gian.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 26/04/2018

Published in Diễn đàn

Lại nghỉ chữa bệnh

Từ đầu tháng tư năm nay, xuất hiện một hiện tượng đáng chú ý là sự vắng mặt của ông Trần Đại Quang trên mặt báo chí và hoạt động của Chủ tịch nước. Các việc nghi lễ ngoại giao nhân danh nguyên thủ đều được gửi bằng điện, điện mừng, điện chia buồn, nhưng không kèm hình ảnh.

tdq1

Ông Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng công an được giới thiệu làm Chủ tịch nước - Ảnh Kiến Thức, 31/03/2016

Các sự kiện ngoại giao đón khách thăm đều không có mặt chủ tịch nước. Đặc biệt là chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi, mặc dù chỉ trên danh nghĩa Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Myanmar, nhưng ai cũng biết bà là người quyền lực cuối cùng trong hệ thống chính trị của Myanmar. Trong khi bà Aung San Suu Kyi hội kiến cả ba vị thuộc bộ tứ, Tổng bí thư, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội, không hề thấy mặt ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Chuyện vắng mặt của ông Quang xảy ra cùng một lúc với lệnh bắt và khám nhà Trung tướng công an Phan Hữu Tuấn, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, cùng với lệnh bắt và khám nhà hai vị nguyên chủ tịch UBND Đà Nẵng cùng một loạt các quan chức Đà Nẵng liên quan tới vụ Vũ Nhôm. 

Dư luận ai cũng biết, Phan Văn Anh Vũ hay Vũ Nhôm là Thượng tá công an, thuộc Tổng cục tình báo, nghĩa là nằm trong "dây" của ông Phan Hữu Tuấn. Nhưng ngoài chuyện này, vỉa hè Đà Nẵng vẫn gọi ông Vũ Nhôm là Trần Vũ, theo nghĩa Vũ Nhôm lấy họ của "bố nuôi"Trần Đại Quang.

Cùng thời gian này, một tin đồn lan truyền trên mạng rằng ông Quang đã sang Nhật chữa bệnh từ ngày 4/04.
Trước đó, Ban bí thư đã ra quy định kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với cán bộ chủ chốt, nhằm xác định cán bộ đủ sức khỏe đảm đương chức vụ hiện tại và đủ khả năng đảm đương trách nhiệm cao hơn nếu được đề bạt. Với ủy viên Bộ chính trị, việc kiểm tra định kỳ được thực hiện hàng tuần. Nếu cán bộ, kể cả ủy viên Bộ chính trị không đảm bảo sức khoẻ, có thể được đề nghị nghỉ bất cứ lúc nào. Mọi người đều hiểu đây là bản nhạc dạo cho một cuộc "sắp xếp".

Cùng với văn bản này, Ban bí thư có hướng dẫn chỉ đạo đối với trường hợp theo luật, vụ án bị đình chỉ khi nghi can của vụ án chết hoặc không còn khả năng đối chất, nhưng nếu có liên quan tới nghi can hay những nghi can khác, vẫn phải điều tra và xét xử. Theo hướng dẫn này, vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" mà nghi can chính là ông Phạm Quý Ngọ, dù ông này đột tử sau lời khai của tử tù Dương Chí Dũng trong vụ án Vinashin, rằng "số tiền 1 triệu đô (của bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát) chuyển cho ‘ông anh’ cấp trên", sẽ được mở trở lại và tiếp tục điều tra các cá nhân liên quan.
Người ta hiểu ngầm rằng, vụ án này dẫn trực tiếp tới ông Trần Đại Quang, vì khi đó ông Quang đang giữ chức bộ trưởng, cấp trên của ông thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.

Và nếu để ý thêm một chút sẽ thấy bài báo rất dài về tăng cường an ninh mạng mà ông Quang viết (hay) đăng lại (bài viết từ năm 2016) trong thời gian nghỉ chữa bệnh lần đầu vào tháng 7/2017 rơi vào đúng lúc có tin đồn về việc "có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong trò chơi đánh bạc điện tử" mà sau này, tháng 3/2018, Công an Phú Thọ mới khởi tố và bắt cả hai vị tướng công an, anh hùng lực lượng vũ trang trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng, và thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, phó tổng cục trưởng An ninh mạng và tội phạm Công nghệ cao. Gọi là hai bài báo chạy tội, hay hỏa mù, hay nói ràng, "tội phạm này không dính đến ta".

Như vậy có thể thấy, ông Quang dính tới tất cả những vụ việc trên, từ chuyện nhận tiền của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tới chuyện đánh bạc trên mạng lẫn chuyện bê bối Đà Nẵng với Vũ Nhôm, và có thể cả đường dây bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh tẩu thoát.

Năm ngoái, khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ngày 23/07 và đưa về Hà Nội ngày 30/07, ông Quang "bị" biến mất từ 25/07/2017. Lần biến mất năm nay, cũng vào đúng dịp những sự kiện ồ ạt. Người ta không thể không hiểu ra rằng, ông Quang bị đưa sang Nhật để ở nhà, người ta tự do điều tra, giống như kiểu trói chặt ông vào ghế mà đánh.

Nhưng, lịch sử không lặp lại, lần này sự nghiệp của ông chắc đã được định đoạt. Người ta đã chuẩn bị đủ để cho ông "nghỉ chữa bệnh". Ban bí thư sắp tới sẽ ra thông báo về tình trạng bệnh tật của ông, và sẽ dạo nhạc để kỳ tới đây, tại Hội nghị Trung ương 7 vào đầu hay giữa tháng 5 này, ông xẽ xin Trung ương cho từ chức.

Và sau khi ông nghỉ việc, người ta sẽ công bố kết quả điều tra, và với chủ trương không ai được hạ cánh an toàn nếu phạm tội, thì không biết ông có bị tước bỏ chức nguyên bộ trưởng công an, nguyên chủ tịch nước không ! 

Thay thế 

Nhưng nếu người ta đã chuẩn bị cho ông Quang "về", thì lẽ tự nhiên là người cũng đã hay đang chuẩn bị phương án thay thế.

tdq2

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban kinh tế trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Tây-Bắc

Có một nghi vấn dai dẳng là trường hợp nhân vật nghịch lý Nguyễn Văn Bình. Ông Bình là một trong ba nhân vật leo ngược dòng, cùng với Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải, ba nhân vật gắn bó mật thiết với nguyên thủ tướng tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng, tưởng mất tuột, lại leo vào Bộ chính trị. Người ta đã đi tới một khẳng định rằng, ba ông này chính là cái giá mà ông Trọng chịu chấp nhận để đạt được "sự ra đi" của ông Dũng. Ba ông này chính là các nhân tố của thủ đoạn cài cắm "chui sâu, leo cao để bảo đảm những lợi ích đã chiếm đoạt", như lời ông Trương Tấn Sang.

Trong khi hệ thống ngân hàng là hệ thống dính nhiều nhất tới các vụ án tham nhũng, có một tử hình và hàng loạt trên 30 năm tù, nhưng không một vụ nào có kết luận dính tới Bình Thống đốc. Từ vụ chuyển đổi độc quyền vàng, vụ thu gom hệ thống ngân hàng, hàng ngàn ngân hàng bị thu hồi giấy phép, bị giải thể, bị sáp nhập, bị mua lại, vụ thâu tóm ngân hàng thương mại Sacombank, vụ mua lại 5 ngân hàng thương mại với giá không đồng v.v., người ta đồn rằng tiền phía sau tuồn tới Thống đốc "như nước lũ".

Mỗi lần xử một vụ án, lần nào người ta cũng đoán "vụ này Bình Ruồi chắc chết", thế nhưng, ngay cả khi Trầm Bê bị bắt, rồi bị xử chuyện vớ vẩn "giúp Phạm Công Danh vi phạm", và ông Bình vẫn bằng chân vô sự.
Lạ một điều, là ông Bình không chỉ xuất hiện trong mọi chuyến đi thăm, làm việc và công cán trong nước của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn tháp tùng nhiều chuyến thăm ngoại giao của ông Trọng ra nước ngoài.

Nhưng khi ông Bình được phân công dẫn đầu đoàn công tác, với tư cách đại diện Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thăm Argentine tháng 3/2017, Liên bang Nga ngày 8-14/9/2017, người ta bắt đầu đặt câu hỏi nghi ngờ.

Một nhân vật chuẩn bị ra tòa có thể đại diện cho bộ mặt một đảng cầm quyền không ? Ông Bình là "vật cài cắm" bên cạnh ông Dũng ? Ông Bình là cò mồi của Bộ chính trị trong hệ thống ngân hàng ? Ông Bình là nhân vật thân cận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

Đặc biệt là ngày 8-14/4/2018, ông Bình được trao sứ mệnh dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc. Ngày 17/4, được đích thân Vương Kỳ Sơn, Phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa tiếp và làm việc tại Trung Nam Hải.
Nếu gắn sự kiện này với chuyện sang Nhật chữa bệnh lần hai của ông Trần Đại Quang và tin đồn vẫn đang còn trên mạng, ông Bình "tham gia phủ chủ tịch", thì có thể nghi ngờ rằng ông Bình chính là giải pháp được lựa chọn để thay thế ông Quang, và sự tiếp kiến trực tiếp nhân vật số hai của Trung Quốc, chính là thủ tục chuẩn thuận của "đảng anh em". 

Điều nghi vấn này được xác định lần nữa, khi nhìn bức ảnh chụp sáng nay, ngày 25/04, chụp thành viên đoàn chính phủ do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tới dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Đoàn chỉ gồm ông Phúc, ông Bình và ông Đỗ Bá Tỵ, Phó chủ tịch quốc hội.

tdq3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu phái đoàn đến dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 25/04/2018. Đoàn gồm các ông Nguyễn Xuân Phúc (giữa), ông Nguyễn Văn Bình (áp trái) và Đỗ Bá Tỵ (trái), Phó chủ tịch quốc hội.

Đảng cộng sản Việt Nam có thói quen sử dụng các sự kiện để giới thiệu các khuôn mặt mới, vừa để dư luận không thấy đột ngột, vừa để thăm dò phản ứng. Qua bức ảnh này, có thể luận ra vài điều :

- Dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương thường là việc của Nguyên thủ quốc gia, đại diện toàn thể quốc dân, ba ông này có lẽ được cơ cấu vào vị trí Chủ tịch nước, trình diện Quốc Tổ.

- Nếu ông Phúc tiếp tục giữ vị trí Thủ tướng, vị trí Chủ tịch nước sẽ chuyển cho hoặc ông Đỗ Bá Tỵ, hoặc cho ông Nguyễn Văn Bình.

- Ở bức ảnh trên, ông Bình sẽ giữ chức Chủ tịch nước, ông là người đầu tiên bên phải ông Phúc.

tdq4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (giữa) chụp ảnh lưu niệm ở đền Giếng, ông Đỗ Bá Tỵ (trái), ông Nguyễn Văn Bình (đứng sau ông Đỗ Bá Tỵ).

- Ở bức ảnh này, ông Đỗ Bá Tỵ sẽ là Chủ tịch nước, ông Bình đứng hàng sau. Như vậy, ông Đỗ Bá Tỵ sẽ vào Bộ chính trị trong Hội nghị Trung ương 7 sắp tới và sẽ được giới thiệu cho Quốc Hội bầu bất thường vào chức chủ tịch nước. Trước đây ông Tỵ bị mất chức Bộ trưởng quốc phòng và được đưa về làm Phó chủ tịch quốc hội chỉ vì không chấp nhận giao lưu biên giới với Tàu. Ông bị ép rời Bộ quốc phòng nhưng phải chịu phong đại tướng trước khi chuyển ông sang Quốc hội. Phương án này chứng tỏ thái độ chống Tàu thắng thế.

- Cả hai nhân vật sẽ được giới thiệu ứng viên chức Chủ tịch nước, tùy Quốc hội bầu chọn, phản ánh thế giằng co giữa thân và không thân Tàu.

Như vậy, việc nghi vấn ông Bình là thủ túc của ông Nguyễn Tấn Dũng, với nghĩa là dính tham nhũng, có thể không có căn cứ. Kết hợp với tập quán chức vụ Chủ tịch nước thường gắn với công trạng bảo vệ chế độ, có thể suy luận rằng ông Tỵ trong cuộc chiến tranh biên giới đã có công giữ nước, và ông Bình có lẽ đã cung cấp bằng chứng tố cáo ông Dũng, có giá trị quyết định trong việc gạt được mối nguy hại tới sự tồn vong của đảng, cũng là công bảo vệ chế độ. 

Ván bài sẽ được lật sau Hội nghị Trung ương 7 sắp tới.

Paris, 25/04/2018

Bùi Quang Vơm

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm

Đó là một câu hỏi mà có lẽ ngoài Trần Đại Quang và một ít "đồng chí" của ông, còn lại tuyệt đại đa số quan chức và người dân chẳng thể biết được.

tdq1

Trần Đại Quang ‘đi khám bệnh ở Nhật’ hay vẫn ở Việt Nam ? Ảnh : Zing News

Thời gian đã trôi qua khoảng 3 tuần lễ trong tháng Tư năm 2018 mà người ta không nhận ra hình ảnh nào của nhân vật chủ tịch nước. Khoảng thời gian "mất hình ảnh" này lại đang tiến tới gần ngang bằng với kỷ lục 1 tháng được thiết lập vào năm ngoái : Trần Đại Quang đã vắng biệt trên mặt truyền thông từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám. Lần "biến mất" vào năm 2017 của ông Quang đã khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cũng phải đặt dấu hỏi.

Còn vào lần này, thông tin vỉa hè hoặc đáng tin cậy hơn vỉa hè là Trần Đại Quang lại đi chữa bệnh ở Nhật Bản từ đầu tháng Tư năm 2018, cho dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương.

Tuy thế, câu chuyện ông Quang đi Nhật chữa bệnh lại là một mối nghi ngờ rất lớn.

Trong lần "biến mất" của Trần Đại Quang vào năm 2017, Giáo sư Phạm Gia Khải - một thành viên của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương - nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã "sang Nhật điều trị bệnh", tuy nhiên "không có thành viên nào của Ban Chăm sóc sức khỏe trung ương đi theo".

Giáo sư Khải còn mô tả trường hợp ông Trần Đại Quang đi chữa bệnh tại Nhật mà không có thành viên nào của Ban Chăm sóc sức khỏe trung ương đi theo là điều "bất thường". Thậm chí ông Khải còn tỏ ra bức bối : "Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết".

Nhưng trong lúc Giáo sư Phạm Gia Khải nói như vậy thì lại không có bất kỳ tin tức xác nhận nào từ các cơ quan hay báo chí Nhật Bản về "Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật" như một luồng thông tin không chính thức từ Việt nam. Một bài báo trên tờ Nikkei đã cho biết sự thật "không có ở Nhật" ấy.

Vậy nếu không ở Nhật thì ông Trần Đại Quang đã ở đâu trong khoảng thời gian từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám năm 2017 ?

Và ở đâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng Tư năm 2018 đến nay ?

Có vẻ như "phản ứng nhanh" trước những đồn doán của dư luận về sự "biến mất" của ông Trần Đại Quang, báo đảng Việt Nam trong những ngày qua đã đề cập đến "Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 - 2018)", và "Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba".

Nhưng lại tuyệt đối chẳng có một hình ảnh mới nhất nào, dù chỉ cho có, về "Chủ tịch nước Trần Đại Quang".

Hiện tượng "trắng hình ảnh" trên là rất tương hợp với việc báo đảng đưa tin về "Chủ tịch nước Trần Đại Quang" vào năm 2017 khi ông Quang "biến mất" nhưng cũng không có hình ảnh nào kèm theo, hoặc có ảnh thì lại là .. ảnh cũ.

Cũng vào thời gian "biến mất" của ông Quang trong năm 2017, một tờ báo đảng đã tung ra bài viết của tác giả Trần Đại Quang về "an ninh mạng" nhân ngày "truyền thống công an nhân dân 19/8", nhưng lại bị dư luận phát hiện có nội dung được sao chép gần như nguyên si từ một bài viết cũng của tác giả này từ… năm 2013.

Một hiện tượng chính trị khác cũng gây nghi ngờ không kém vào tháng Tư năm 2018 là cuộc đón tiếp Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi.

Theo đó, chỉ có 3/4 "tứ trụ" là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khi đó, nhân vật phù hợp nhất về mặt nhà nước để đón Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi là Trần Đại Quang thì lại không thấy đâu.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, một ủy viên bộ chính trị là Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình đã dẫn đầu "đoàn đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày 19/4/2018, theo lời mời của Đảng cộng sản Trung Quốc".

Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên trên cương vị "trưởng đoàn" của Nguyễn Văn Bình.

Ông Bình đã được Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh, để sau đó "đồng chí Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo "phương châm 16 chữ" và "tinh thần 4 tốt" - theo báo chí quốc doanh ở Việt Nam.

Không gặp bất kỳ quan chức cao cấp nào khác mà chỉ gặp Phó chủ tịch nhà nước Vương Kỳ Sơn, chuyến đi Trung Quốc của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình có vẻ giống như "thăm cấp nhà nước" và gợi ra một khả năng mà trước đó là rất khó tin : ông Bình có thể "sang Phủ chủ tịch" tại Hội nghị trung ương 7 - có thể diễn ra vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 21/04/2018

Published in Diễn đàn

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý thông qua đề án về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (không tổ chức cấp trung gian ; sắp xếp, thu gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo dục, báo chí, y tế trong Công an nhân dân).

bca1

Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 10 năm 2016.

Truy cứu trách nhiệm ông Chủ tịch nước ?

Đề án này gặp sự ủng hộ của phía xã hội, bởi sự phình to của thanh bảo kiếm chỉ khiến cho xã hội ngày càng bất an. Ngoài ra, việc mở cửa đầu đầu vào công an ào ạt trước đây cũng khiến cho tệ tham nhũng, nhũng nhiễu dân ngày càng tăng, tạo hình ảnh xấu đến mức báo chí phải cứu rỗi bằng loạt bài nhặt được tiền rơi - trả lại người mất hay dẫn dắt người già quên đường về nhà.

Câu chuyện này là tín hiệu đáng mừng, và vai trò của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần được ghi nhận trong nỗ lực đẩy mạnh những hoạt động nhằm tinh giảm bộ máy, cơ sở của phòng chống tham nhũng (từ 120 vụ, 120 cục trưởng, 300 cục phó không còn nữa sau đề án này) và thực thi từng bướcNghị quyết số 18 về 'Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả' mà ông Tổng bí thư đã ký ban hành trong ngày 25/10/2017. Điều quan trọng nhất, nó là động lực thúc đẩy xóa sổ tàn tích phá hoại của người tiền nhiệm và thân hữu mang tên Nguyễn Tấn Dũng.

Trong bài viết của báo Tuổi Trẻ được đăng vào 9g00 sáng ngày 03/04/2018, với tiêu đề : Tái cơ cấu Bộ Công an : Cần 'bàn tay sạch'. Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an) khi trả lời phỏng vấn đã cho rằng : Để đẻ ra bộ máy khổng lồ như hiện nay, theo tôi, những người tiền nhiệm ở Bộ Công an cũng phải chịu trách nhiệm.

Điều đáng chú ý là, câu nói quan trọng này ngay sau đó bị lược bỏ và hiện chỉ còn lưu trữ ở một vài trang đăng tải lại. Nó cho thấy, khả năng chức vụ 2 nhiệm kỳ của ông Trần Đại Quang là cực kỳ mong manh, khi trách nhiệm trong thời kỳ mở rộng cửa vào công an hay xu hướng phong tướng quá đà đã được nhắc lại trong thời kỳ này. Và việc tinh giảm biên chế với câu chuyện ‘trách nhiệm người tiền nhiệm ở Bộ Công an’ cũng phần nào phác họa được (hoặc gia cố một cách chắn chắc) bức tranh phe phái trong Bộ chính trị Việt nam, khi Chủ tịch nước hiện nay bị cho là 'đồng hữu với X' ( ?).

Các Bộ khác có theo không ?

Có một chỉ dấu rằng, sau Bộ Công an sẽ là Bộ Quốc phòng, bởi Bộ này cũng lạm phát về mặt nhân sự.

Một sự kiện có liên quan là vào tháng 10/2015, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký các quyết định bổ nhiệm 4 thứ trưởng Bộ Quốc phòng đều là các tướng lĩnh mang hàm trung tướng, nâng con số Thứ trưởng lên 8 người. Bộ này cũng từng bị Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phản ánh là quá nhiều tướng trong thời bình. Nhưng đáp trả lại, đại tướng Phùng Quang Thanh lúc đó vẫn nhấn mạnh cần giữ mức trần về phong tướng để tránh anh em tâm tư, đồng thời qua cách trình bày của tướng Thanh, thì cũng cho thấy bộ máy của Quân đội khá lớn, đến mức ông Bộ trưởng lúc ấy phải thừa nhận là ‘khó sắp xếp’. Chưa kể, ngay cả việc không phong hàm thiếu tướng cho Chủ nhiệm khoa Mác-Lênin và Chủ nhiệm khoa quân chủng đã vấp phải một lực cản lớn, đến nỗi ông Phùng Quang Thanh thẳng thắn bảo rằng : Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. […] Rất là khó các đồng chí ạ’.

Câu chuyện ‘tâm tư’ như vậy cũng là một dấu hỏi ở các Bộ khác, câu chuyện thu gọn lại không hề dễ dàng, ít nhất về mặt Tổng cục, bởi điều quan trọng nhất là nó không gặp phải về mặt sức ép xã hội (như cách mà Bộ Công an đã gặp sức ép và buộc phải chuyển đổi), đó là chưa kể sự phình to của Bộ Công an có liên quan đến thời kỳ đồng chí X và ông Trần Đại Quang, còn những Bộ khác gần như không nhận được sự quan tâm đó. Chưa kể, mức độ tiêu thụ ngân sách nhà nước (hoặc là biệt đãi chế độ) của các Bộ khác so với Bộ Công an là quá nhỏ.

Và còn gì nữa ?

Tinh giảm bộ máy công an suy cho cùng cũng là dọn dẹp những bãi thừa mà X và đồng hữu gây ra. Và nó nằm trong quy trình bẻ gãy từng vây cánh của thế lực ăn tàn phá hoại này. Cần chú ý, sự kiện này nên được nhóm vào trong sự kiện Thanh tra quy hoạch, quản lý và sử dụng đất ở Kiên Giang (được Phó Tổng thanh tra chính phủ Đặng Công Huấn công bố vào chiều 02/04).

bca2

Chiều 2/4, Phó Tổng Thanh tra chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường đối với tỉnh Kiên Giang.

Kế hoạch thanh tra này là đáng chú ý, khi Kiên Giang là nơi con trai cả ông Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đang đương chức Bí thư tỉnh ủy. Và cũng chính vì lý do này, mà khi nó được thông qua, ông Phan Văn Sáu (Tổng Thanh tra chính phủ) đã lập tức đâm đơn xin từ nhiệm vì không chịu được ‘nhiệt’ từ ‘lò’, bởi ông hiểu hơn ai hết, công cuộc chống tham nhũng thì Thanh tra chính phủ sẽ không đứng ngoài cuộc. Và kết quả, vị Tổng Thanh tra chính phủ này đứng ngoài cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và lui về ở ẩn tại vùng Sóc Trăng với chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, bỏ lại lời hứa dài dòng và hoành tráng cái thời nhậm chức Tổng thanh tra Chính phủ.

Cuộc chiến đốt lò lần này đi đúng theo các quy trình đã định, từ việc nắm mấu chốt bên lực lượng vũ trang nhân dân, cho đến bắt giữ các đối tượng và nhóm đối tượng lạm dụng quyền lực, và tiến hành tinh gọn bộ máy, quy và truy cứu trách nhiệm của những đối tượng ‘tiền nhiệm’ tại các cơ quan này, cũng như sử dụng những sĩ quan cấp cao để lên mặt báo và đặt câu hỏi, làm rõ, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, bẻ gãy những thân hữu chủ chốt của X.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 05/04/2018

Published in Diễn đàn

Chuyến công du Ấn Độ của ông Trần Đại Quang-Chủ tịch nước-vào đầu tháng Ba năm 2018 theo thông tin của The Times of India (TOI) ngày 19/2/2018 là sự kiện đối ngoại quan trọng thứ hai "mang dấu ấn cá nhân" sau APEC Đà Nẵng và là chuyến xuất ngoại đầu tiên của nhân vật này, tính từ "sự cố sức khỏe" của ông Quang xảy ra vào thời gian tháng Bảy và tháng Tám năm 2017.

tdq1

Trần Đại Quang tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Miếu Môn - Ảnh : Cali Today

Cho đến nay, vẫn còn đó nhiều câu hỏi trong thời gian Trần Đại Quang "biến mất" mà cả báo đài quốc tế cũng ồn ào nghi vấn. Hẳn đã xảy ra một vụ việc nào đó thuộc loại thâm cung của triều đình đảng cộng sản, có thể liên quan đến những biến động về quyền lực và tương quan quyền lực. Bởi đã không có vai trò của Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, không một phản hồi hay phản ứng nào của Trần Đại Quang hay từ gia đình ông, cơ quan của ông về nhiều nghi vấn phát ra trên diễn đàn xã hội và báo chí quốc tế, thậm chí bài viết của tác giả Trần Đại Quang về "an ninh mạng" nhân ngày "truyền thống công an nhân dân 19/8" lại bị dư luận phát hiện có nội dung được sao chép gần như nguyên si từ một bài viết cũng của tác giả này từ… năm 2013. Và còn nhiều câu hỏi khác nữa…

Trần Đại Quang chỉ "tái xuất" vào cuối tháng 8/2017 cùng một loạt cuộc gặp với giới ngoại giao các nước.

Ngày 17/10/2017, lần đầu tiên kể từ khi trở thành chủ tịch nước, cựu đại tướng công an Trần Đại Quang đã hiện ra trong bộ quân phục rằn ri đặc trưng của lực lượng đặc công quân đội trong một cuộc "đến thăm, làm việc với Bộ Quốc phòng tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Miếu Môn, Hà Nội".

Hình ảnh trên có thể khiến người ta liên tưởng Tập Cận Bình-trong vai trò Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư-đã mặc quân phục để duyệt binh ra sao.

Không biết vô tình hay hữu ý, ông Trần Đại Quang xuất hiện trong bộ quân phục chỉ một ngày sau khi Washington phát thông cáo báo chí : "Sau khi rời Đà Nẵng, ông Trump sẽ tới Hà Nội trong ngày 11/10, bắt đầu chuyến thăm chính thức. Tại Hà Nội, ông sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam".

Sự kiện APEC Đà Nẵng diễn ra vào đầu tháng 11/2017 có thể được cho là "sự kiện của Trần Đại Quang". Bởi khác hẳn với tình hình độc tôn hình ảnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017 trong khi dư luận xì xào "không thấy Quang đâu", APEC Đà Nẵng lại tràn ngập hình ảnh của chủ tịch nước với Putin, Tập Cận bình và các nguyên thủ quốc gia khác, trong khi "không thấy Trọng đâu".

Vài ngày sau khi Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á-Thái Bình Dương kết thúc tại Đà Nẵng, Nhân Dân-"cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam"-đã đăng bản tin với tựa đề kỳ quặc : "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ; Chủ tịch nước Trần Đại Quang đón, hội đàm ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Đ. Trăm".

Tựa đề trên có thể khiến người đọc cảm thấy ngay đã có một sự phân chia "quyền lực" rất có chủ ý và cũng rất tỉ mẩn, lục đục giữa 3/4 của "tứ trụ" trong việc tiếp "Trăm" (phiên sang tiếng Anh là Trump).

Một hiện tượng đáng suy ngẫm và mổ xẻ là từ sau Hội nghị APEC Đà Nẵng và sau tựa đề độc đáo trên của báo Nhân Dân, hình ảnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại trở về trạng thái mờ nhạt của những tháng trước, dù không có "vấn đề sức khỏe".

Một dấu hỏi mà dư luận vẫn đang đặt ra là liệu Trần Đại Quang còn giữ được vị thế của một ứng cử viên cho chức tổng bí thư hay không.

Khi đưa tin về chuyến công du Ấn Độ của Trần Đại Quang, tờ The Times of India nhận định : "Chuyến thăm của chủ tịch nước Trần Đại Quang lần này sẽ mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nhân vật quyền lực thứ nhì trong hệ thống phân cấp của Đảng cộng sản Việt Nam và có thể sẽ tiếp nhận chức vụ Tổng Bí thư, một vị trí có quyền lực nhất ở Việt Nam, sau vài năm nữa".

Tuy nhiên, một số chuyên gia chính trị trong nước lại cho rằng The Times of India "thiếu thực tế" khi nêu ra nhận định như vậy. Lý do đơn giản là nếu vào năm 2016 nhiều người còn đề cập đến hai ứng cử viên cho chức tổng bí thư là Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh, thì sau "sự cố sức khỏe" của cả hai nhân vật này vào giữa năm 2017, dường như bản danh sách ứng cử viên tổng bí thư đã bị lược mất hai cái tên, để thay vào đó là những cái tên mới hơn, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng.

Do đó, sẽ là "thực tế" hơn nếu The Times of India nhận định về Trần Đại Quang là nhân vật thứ hai, tức xếp thứ hai trong danh sách Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không hẳn là nhân vật "quyền lực thứ hai".

Dù sao, chuyến công du Ấn Độ vào đầu tháng 3/2018 của "nhân vật số 2" cũng mang một chỉ dấu cho thấy tình trạng chính trị của nhân vật này là "đỡ khó khăn hơn" so với những đồn đoán gần đây về tình trạng "khó khăn", hoặc "rất khó khăn" của ông Trần Đại Quang.

Tuy vậy, cho dù có "đỡ khó khăn hơn", ông Quang vẫn phải đối mặt với không ít thách thức. Thách thức ngay trước mắt có thể là Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, dự kiến sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2018.

Càng về sau này, những hội nghị trung ương càng mang đặc trưng "kỷ luật" và "nhân sự".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 24/02/2018

********************

Vì sao chóp bu Việt Nam cấp tập công du Ấn Độ ?

Phạm Chí Dũng, Cali Today, 23/02/2018

Thêm một lần nữa, không phải "tích cực và chủ động thông tin đối ngoại" từ phía hệ thống báo đảng Việt Nam, mà là báo The Times of India (TOI) ngày 19/2/2018 cho biết "Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang sẽ có chuyến thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 2 đến ngày 4/3/2018, đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Ấn và khẳng định tái cam kết mở rộng quan hệ quốc phòng, an ninh".

tdq2

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ, Nahendra Modi, tại Hà Nội ngày 3/9/2017. (Ảnh : Anh Sơn)

Từ trước đến nay, đa số những cuộc công du đối ngoại của giới chóp bu Việt Nam lại được thông báo đầu tiên bởi các cơ quan chính phủ nước ngoài hay báo chí quốc tế.

Vào tháng Giêng năm 2018, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đến Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ và 10 quốc gia Đông Nam Á diễn ra ở New Delhi nhân ngày Cộng hoà Ấn Độ lần thứ 68.

Ấn Độ là một đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, và cùng với Nhật Bản có vai trò đối trọng với chiến lược bành trướng và những hành động khiêu khích quân sự của Trung Quốc ở châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng.

Mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đã được duy trì một cách ổn định từ nhiều chục năm qua, nhưng chủ yếu về quan hệ trao đổi thương mại song phương.

Tuy Ấn Độ là một trong số hơn một chục đối tác chiến lược của Việt Nam, nhưng chỉ đến năm 2016 giới chóp bu Việt Nam mới quyết định vay khoảng nửa tỷ USD tín dụng quân sự của Ấn Độ. Những tin tức vào thời gian đó cho biết Ấn Độ sẵn sàng bán cho Việt Nam các loại tên lửa siêu thanh BraMos có tầm bắn xa 250 cây số, cũng như hỏa tiễn đất đối không Akash mà quân đội Ấn đang sử dụng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa nghe nói gì về hoạt động mua bán cụ thể về khí tài quân sự giữa hai nước. Vô tình hay hữu ý, tiến độ chậm chạp này cũng giống như việc Việt nam đã chưa mua được của Mỹ loại khí tài quân sự và vũ khí nào có giá trị, cho dù vào tháng 5/2016 Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận về mua bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Chuyến công du Ấn Độ của Trần Đại Quang có thể được xem là sự kiện đối ngoại tiếp sau cuộc viếng thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis. Trong cuộc viếng thăm này, phía Mỹ đã xác nhận sẽ đưa một hàng không mẫu hạm đến Việt Nam trong thời gian tới. Kể từ năm 1975, đây là lần đầu tiên một phương tiện quân sự chiếm vị trí chủ lực trong lực lượng hải-không quân Mỹ là hàng không mẫu hạm sẽ cập cảng Việt Nam.

Mới đây, đã có tin không chính thức về việc hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng 3/2018.

Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thăm Việt Nam, cùng triển vọng lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ đến Việt Nam trong năm 2018 cho thấy một chủ trương có thể tạm gọi là "dựa Mỹ đối Trung" của giới chóp bu Việt Nam-như một biện pháp tình thế trong ngổn ngang và hỗn tạp tâm thế "không ưa Mỹ nhưng vẫn cần Mỹ", vẫn chưa có gì thay đổi tính từ giữa năm 2014 đến nay và đặc biệt trong gần nửa năm qua.

2014 là năm tung tóe vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như chốn không người và như một cú vỗ mặt nảy đom đóm vào Bộ Chính trị Việt Nam. Thế nhưng sau đó, giới chóp bu Việt Nam có vẻ vẫn chưa tỉnh ngộ về thực chất "bạn vàng" là thế nào và vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách "đu dây chính trị".

Nhưng vì sao gần đây Việt Nam lại có khuynh hướng gần gũi hơn với Mỹ về quân sự và các đồng minh quân sự của Mỹ ?

Trước những sự kiện James Mattis thăm Việt Nam và Trần Đại Quang đi Ấn Độ, vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại "nhục quốc thể" : chính quyền Việt Nam phải "giương cờ trắng" khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol-một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam-ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ "nhục quốc thể" ấy, nhưng vụ "giương cờ trắng" này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.

Chưa hết, sau thất bại ở Bãi Tư Chính, Việt Nam lại có nguy cơ bị Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí ở mỏ Cá Voi Xanh-dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam, nơi được phát hiện bởi Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và có thể sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.

Một khả năng có thể xảy ra là trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn ngay trên vùng biển của mình, Hà Nội đã một lần nữa phải "cầu viện" Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Việc một hàng không mẫu hạm của Mỹ có thể hiện diện trong vùng biển Đà Nẵng, mà không phải là Cam Ranh, trong thời gian tới rất có thể là một động tác nhằm bảo vệ ExxonMobil kai thác ở vùng biển Đà Nẵng, đồng thời phục vụ quan điểm "tăng cường hơn nữa sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông" nhằm đối trọng với những sức ép đang gia tăng không ngừng và có thể kích động chiến tranh từ phía Trung Quốc.

Khá rõ ràng là sau vài cuộc thăm dò mang tính khởi động vào năm 2017, năm 2018 rất có thể sẽ có nhiều bằng chứng hơn về "tình thân" giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Nhật Bản và Ấn Độ, được thể hiện bằng "giao lưu hải quân", mua vũ khí nhỏ giọt và có thể còn gia tăng cả cơ chế tập trận chung, làm tiền đề tiến tới tập trận chung Việt-Mỹ, chẳng hạn "Hổ Mang Vàng", trong tương lai không quá xa.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 23/02/2018

Published in Diễn đàn

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, có vẻ như cơ hội để ông Quang được công khai xem như người đứng đầu quốc gia đã chấm dứt.

tdq0

Sau APEC 2017, cơ hội để ông Trần Đại Quang được công khai xem như người đứng đầu quốc gia đã chấm dứt

Mọi việc phải quay lại với quy tắc đảng lãnh đạo toàn diện, không có ai và không có nhân vật nào được phép lấn át đảng, tự xếp mình đứng cao hơn đảng. Có nghĩa là Chủ tịch nước, dù là người được Hiến pháp xưng tôn đứng đầu quốc gia, đại diện cao nhất về đối nội và đối ngoại, nhưng chỉ là người được đảng phân công, danh nghĩa là người thứ hai sau Tổng bí thư đảng, nhưng thực chất, về mặt quyền lực thực tế, đứng sau Thủ tướng, sau Chủ tịch quốc hội.

Những ngày ông Quang được nghiễm nhiên thừa nhận là nguyên thủ quốc gia, trước mắt bàn dân thiên hạ đã kết thúc. Việc phải để ông đứng ở vị trí số một quốc gia, làm lu mờ vị trí người đứng đầu đảng là một việc làm miễn cưỡng, bất đắc dĩ.

Ủy ban APEC quốc gia 2017 được Bộ chính trị và Thủ tướng chính phủ thành lập từ 7/năm 2015, trong bối cảnh một dự báo gần như chắc chắn rằng đảng Dân chủ Mỹ sẽ thắng cử và có thể bà Hillary Clinton sẽ kế tục các chính sách do ông Obama để lại, tiếp tục xem chế độ do đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền như một thể chế chính trị bình đẳng về tư cách. Nhưng, lịch sử đã có bước đi lệch. Ông Donald Trump đã trúng cử tổng thống với chính sách có bề ngoài căm ghét tất cả những gì được làm ra trước đó bởi ông tổng thống da đen, kể cả việc đã đón tiếp ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam tại phòng Bầu dục Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc gia. Hình như ông Trump căm ghét điều đó. Tổng bí thư một đảng cộng sản trong Nhà Trắng. Còn gì đáng tệ hơn thế !

Chính vì vậy mà, mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 13/01, thông qua bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry chính thức chuyển "lời mời của lãnh đạo Việt Nam tới ngài Tổng thống mới đắc cử" tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, sau đó chủ tịch Trần Đại Quang nhắc lại trong buổi tiếp ông Ted Osius ngày 31/3, rồi lại tiếp tục được nhắc lại trong chuyến thăm chính thức của ông Phúc cuối tháng 5, nhưng, chính phủ Mỹ không trả lời chính thức. Suốt một thời gian dài, cả hai bộ ngoại giao đã có rất nhiều cố gắng thu xếp cho chuyến đi thăm, nhưng hình như có những vướng mắc không vượt qua được.

Ngày tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đến gần, trong khi tất cả các quốc gia tham dự đều đã đăng ký chính thức, thì Mỹ vẫn im lặng. Có rất nhiều phỏng đoán về những trục trặc ngoại giao giữa hai nước. Mãi đến khi Nhà Trắng thông báo muộn, ngày 16/10/2017 rằng Tổng thống Mỹ Ronald Trump sẽ đến Đà Nẵng ngày 10/11 và sẽ ra Hà Nội gặp chủ tịch nước Trần Đại Quang và một vài lãnh đạo Việt Nam ngày 11/10, khi đó người ta mới "ngộ" ra rằng, vấn đề thảo luận khó khăn giữa hai bộ ngoại giao hai nước chính là việc Tổng thống Mỹ "từ chối" gặp lãnh đạo đảng.

Ông Trump sang Việt Nam với tư cách là Tổng thống của nước Mỹ, không phải là đại diện của đảng Cộng hòa Mỹ. Ông là nguyên thủ quốc gia, không phải chỉ là đại diện của một đảng chính trị.

Và cũng chỉ sau khi hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc, sự thật mới lộ dần ra.

Ngay sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam và sẽ gặp chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 16/10/2017, thì sáng ngày 17/10/2017, ông Quang có chuyến thăm làm việc với Bộ quốc phòng và kiểm tra luyện tập tại trường huấn luyện Miếu Môn. Gọi là "làm việc với Bộ quốc phòng" với tư cách Chủ tịch nước, theo Hiến pháp 2013 là "Thống soái các lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh", nhưng cùng đi với ông Quang không thấy báo chí nêu tên một ai, và phía Bộ quốc phòng, làm việc với Chủ tịch nước, chỉ có một mình ông Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng, không có một nhân vật nào khác.

Nhưng vào ngày 19/11/2017 vừa rồi, tức là gần đúng một tháng sau, một cuộc kiểm tra huấn luyện khác được tổ chức, nhưng do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu. Báo Quân đội nêu : "Cùng đi với đồng chí Tổng bí thư có các đồng chí : Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ chính trị, Phó bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ; Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ công an ; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và các đồng chí Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang ; Ủy viên thường vụ Quân ủy trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ; Ủy viên thường vụ Quân ủy trung ương và Thượng tướng Bế Xuân Trường.

Cùng dự có các đồng chí ủy viên trung ương Đảng : Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Phó tổng tham mưu trưởng ; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, cùng các đồng chí : Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó tổng tham mưu trưởng ; Trung tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị".

Vậy mà ông Tổng tư lệnh quân đội nhân dân, Ủy viên thường trực Quân ủy trung ương, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì vắng mặt.

Ngày 21/11/2017, Đảng ủy Công an họp thường kỳ, có mặt ông Trọng, ông Phúc, ông Tô Lâm và tất cả các ủy viên khác, nhưng ông Trần Đại Quang, Ủy viên thường trực đảng ủy Công an, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia lại vẫn vắng mặt. Cuộc họp được ghi rõ là "thường kỳ", nghĩa là đã có kế hoạch và đã có lịch từ trước, nhưng ông Quang vắng mặt không rõ lý do, báo chí không nói gì đến. 

Ngày 16/11, ông Quang gửi thư chúc mừng giải nhân tài năm 2017, ngày 20/11 ông gửi lẵng hoa cho ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 21/11, ông gửi cho Đà Nẵng thư khen ngợi thành công APEC, ngày 22/11 ông tiếp đoàn công dân Lào. Có nghĩa rằng, ông Quang đang có mặt tại Hà Nội, và chẳng có hoạt động gì đột xuất.

Người ta buộc phải nghĩ rằng, ông Quang đã không được dự. Người ta đã không cho phép ông dự. Ông Quang đã không còn là Tổng tư lệnh quân đội và ông Quang không còn là Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, có nghĩa là ông không phải là nguyên thủ, ông đã mất chức chủ tịch nước ?

Tại sao ? Ông Quang đã bị kỷ luật trong nội bộ Bộ chính trị và đã bị tước quyền Chủ tịch nước ? Nếu có như vậy, thì từ bao giờ ?

Thông báo số 13-TB/TW ngày 17/8/2016 của Ban bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên có hai nội dung :

"1. Kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử ; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên.

2. Giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc xác định tuổi của đảng viên ; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận này".

Như vậy, tuổi trong bản lý lịch sửa đổi, ông Quang đã chữa ngày sinh từ 1950 thành 1956. Sự thật sau khi có kết luận của Ban Kiểm tra trung ương có thể dẫn đến việc thi hành kỷ luật ông Quang tội lừa dối, vi phạm điều lệ đảng viên tuyên thệ khi kết nạp. Với tội này, ông Quang thậm chí có thể bị khai trừ ra khỏi đảng.

Ngoài cái tội không thể chối cãi này, ông Quang còn thuộc một trong những nhân vật quan trọng trong hệ thống dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, được xét mặc nhiên, không nhiều thì ít, dính líu tới các phi vụ tham nhũng nổi tiếng. Tử tù Dương Chí Dũng trước tòa, từng khai nhờ thượng tướng Phạm Quý Ngọ, khi đó là Thứ trưởng Bộ công an đặc trách vụ án Vinashine, chuyển hộ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 1 triệu đô-la cho một "ông anh cấp cao". Tiếp sau đó, Dũng thì chịu án tử hình (có tin đã chết bất đắc kỳ tử trong tù), Phạm Quý Ngọ thì chết vì ung thư "rất đúng lúc". Và người ta cũng không thể không đặt dấu hỏi về sự trùng lặp giữa việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin ngày 23/07, tự thú với Bộ công an ngày 25/07, với chuyện ông Quang biến mất ngày 26/07. Có tin nói khi đó rằng, trong tù, Vũ Đức Thuận và đồng bọn tội phạm thuộc hệ thống PVN và PVC đã cung khai hết, trong đó có chứng cớ dính đến tội của ông Quang. Bộ chính trị quyết định bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về đối chứng để kết luận bằng mọi giá, vì nếu dính tới ông Quang, đương kim Chủ tịch nước là vấn đề sinh mệnh của chế độ. Theo lô-gic này, ông Quang phải bị bắt. Nhưng ông đã chỉ bị giám quản vì sự việc quá nhạy cảm đối với an ninh quốc gia.

Như vậy, ông Quang thực chất đã không còn là Chủ tịch nước từ tháng 7/2017.

Có thể chưa có nghị quyết của Bộ chính trị, nhưng chắc chắn đã được quyết định bởi bộ ba quyết định mọi thứ, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Trần Quốc Vượng.

Theo tập quán, ông Quang không còn được phép xuất hiện trước công chúng trong tư cách Chủ tịch nước. Ông Quang ngày 24/07 gửi đăng một bài viết rất dài nhân ngày thương binh liệt sĩ, nhưng đúng ngày 27/07, khi tất cả các lãnh đạo đảng và nhà nước, đặc biệt là Bộ Tứ, viếng lăng Hồ Chủ tịch và thắp hương tưởng niệm tại đài Liệt sĩ, thì ông Quang, Chủ tịch nước, là người duy nhất vắng mặt. Ông đã được báo trước không được có mặt ?

Nghiêm trọng hơn, ông Quang không thể và không có quyền đại diện Nhà nước Việt Nam với tư cách nguyên thủ quốc gia trong Tuần thượng đỉnh của Hội nghị APEC 2017 vào đầu tháng 11.

Một kế hoạch thay thế ông Quang hình thành. Ông Quang phải "bị vắng mặt". Người thay thế nguyên thủ không ai khác là ông Trọng, Tổng bí thư đảng.

Để công chúng và thế giới quen và chấp nhận điều đó, Tổng bí thư sẽ đi thăm các quốc gia trong tư cách người đứng đầu Nhà nước. Ngày 22/07, ông Trọng đi thăm vương quốc Campuchia, mặc dù mới trước đó, ông Phúc đã có chuyến thăm 3 ngày cấp nhà nước, từ 24-26/4/2017, nhưng không ký kết gì. Và liền sau đó là hai cuộc viếng thăm khác, không kém nhạt nhẽo, Indonesia và Myanmar, không nhân một sự kiện gì và không có nội dung cụ thể nào. Hai chuyến thăm cấp nhà nước này kéo dài đúng một tuần lễ, chưa từng có trước đó, từ ngày 21 tới ngày 26/08, trong bối cảnh ông Quang đã vắng mặt không rõ lý do từ đúng một tháng. Có vẻ chỉ để chứng minh rằng, Việt Nam vẫn có Nguyên thủ mà không cần sự có mặt của ông Quang. Thông điệp này, có lẽ đặc biệt cung cấp dữ liệu cho các cuộc bàn thảo đang được tiến hành giữa Bộ ngoại giao hai nước Việt-Mỹ chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump, mà cho đến lúc đó vẫn chưa có trả lời chính thức của Nhà Trắng.

Gần như cùng một lúc, báo chí phát động chiến dịch tuyên truyền và vận động cho chủ trương nhất thể hóa chính quyền và Đảng, bí thư cấp ủy đảng trực tiếp kiêm chức chủ tịch, đã được tổ chức thí điểm nhiều năm tại Quảng Ninh sẽ được đưa vào nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 vào đầu tháng 10.

Nhưng có lẽ mưu sự tại nhân, nhưng thành sự thì tại thiên.

Ngày 27/08 ông Trọng kết thúc các chuyến thăm và về đến Hà Nội thì ngày 28/08 ông Quang xuất hiện trở lại bằng việc tiếp đại sứ Cuba mãn nhiệm, cùng một lúc với thông tin không chính thức rằng, chính phủ Mỹ không chấp nhận "kênh đảng". Ông Trọng, giả sử muốn kiêm làm chủ tịch nước, nhất thiết phải được toàn dân bầu trực tiếp, hoặc ít nhất cũng được Quốc hội bầu. Không có Đảng lẫn lộn hay "đè" lên Chính phủ. Bộ chính trị phải công bố kỷ luật, Quốc hội phải tổ chức họp bất thường, bãi miễn Chủ tịch đương nhiệm và bầu Chủ tịch mới thay thế. Quy trình là vậy, nhưng không làm được, ít nhất là vì không còn thời gian nữa. Bộ chính trị hay chính ông Trọng và thân cận của ông Trọng đành chịu thua, chấp nhận để ông Quang chủ trì APEC và lễ đón Tổng thống Mỹ. Ngày 16/10, Nhà Trắng thông báo chính thức lịch thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC của Tổng thống Trump, nêu đích danh gặp ông Trần Đại Quang. Thực tế, ngoài lễ đón và hội đàm Tuyên bố chung với ông Quang, Tổng thống Mỹ hội kiến ông Phúc, gặp bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng chỉ chào xã giao ông Trọng.

Sự việc đã xảy ra như vậy, khiến một người như ông Trọng có thể bỏ qua không ? Ngay sau khi ông Trump rời Việt Nam, ông Trọng là người đích thân đón và tiếp ông Tập Cận Bình không phải tại trụ sở Trung ương đảng mà ngay tại phủ Chủ tịch. Ông Trọng hội đàm với ông Tập và hai vị đứng đầu hai đảng chứng kiến lễ ký và trao các văn bản hiệp định ký kết giữa hai đảng, hai nhà nước. Ông Tập chỉ hội kiến chớp nhoáng với ông Quang và ra tuyên bố chung theo nội dung đã thống nhất trước đó. Tổng bí thư đảng là người chủ đàm và quyết định. Chủ tịch nước chỉ là người hoàn tất thủ tục. Chuyện không có gì mới, nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng phân biệt Tổng bí thư và Chủ tịch nước một cách lộ liễu và cố tình ác ý như vậy.

Người ta càng buộc phải đi đến một đoán định rằng, có lẽ, ông Quang đã không còn là Chủ tịch nước.

Bây giờ, người ta chỉ còn đợi Bộ chính trị sẽ dàn dựng các trò diễn như thế nào để ông Quang biến khỏi chính trường một cách vừa đúng quy trình vừa chứng tỏ đảng là một cái bọc đoàn kết thống nhất. Không thiếu gì cách. Đến như ông Phùng Quang Thanh, bị giam lỏng cả tháng trong khuôn viên Bộ quốc phòng, mà vẫn ngồi trên chủ tịch đoàn Đại hội XII và vẫn về hưu yên bình, giàu có, thì chỉ cần ông Quang chịu khuất phục, là đủ ! Ông Quang vẫn có thể cứ ngồi yên ở vị trí Chủ tịch nướcvì đã bao giờ Việt Nam có Chủ tịch nước thực đâu. Chủ tịch nước nhưng dưới quyền Tổng bí thư đảng, dưới cả quyền Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch quốc hội, thì Chủ tịch nước quá lắm cũng chỉ là con rối hay thằng hề, chắc ông Quang cũng chẳng mặn mà gì !

Ông Tổng bí thư lại đang muốn theo gương ông Tập người Trung Quốc, cái gì cũng phải thực chất và hiệu quả.

Bùi Quang Vơm

24/11/2017

Additional Info

  • Author Bùi Quang Vơm
Published in Quan điểm