Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhiu người Vit chưa hết choáng khi đng điu đng các đơn v đc nhim ca lc lượng vũ trang luyn tp tng duyt (1) ri rùng rùng "xut quân" đ "bo v đi hi đng ln th 13" (2), đã b đng bi thêm cú "xut quân" ca ngành y tế nhm "phc v đi hi đng" (3).

xuatquan0

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Bộ trưởng Tô Lâm cùng các đại biểu tham dự Lễ xuất quân, diễn tập.

Công qu đã chi bao nhiêu cho 6.000 tinh binh ca nhng đơn v đc bit tinh nhu tp luyn và s chi thêm bao nhiêu đ trin khai lc lượng này ti Hà Ni nơi s din ra đi hi đng ln th 13 t nay đến thượng tun tháng ti ? Công qu đã chi bao nhiêu cho nhng đơn v khác ca công an, quân đi nhmbảo đảm an ninh, an toàn trên phạm vi cả nước, tuyệt đối không để xảy ra vấn đề, vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự trong thi gian din ra đi hi đng ?

Theo d kiến, đi hi toàn quc ln th 13 ca Đảng cộng sản Việt Nam ch din ra trong chín ngày, t 25 tháng này đến 2 tháng 2, ti sao cn "xut quân" trước na tháng đ dân gánh thêm na tháng đãi ng cho 6.000 tinh binh ? Tương t, còn na tháng na mi ti ngày khai mc đi hi ln th 13, sao không nghĩ ti tiết kim mà trưng dng300 nhân viên ca B Y tế, B Quc phòng, B Công an và nhiu bnh vin ca trung ương và Hà Ni đ "phc v đi hi đng" ngay t bây gi ?

B Công an, B Quc phòng đã "xut quân". Ni gót là B Y tế, cũng "xut quân", ngoài kim soát dch, kim soát thc phm x lý ng đc thc phm còn có c d phòng đi phó vi tình hungnhim x hàng lot ! Còn bao nhiêu ngành, thêm bao nhiêu người "xut quân" đ "bo v" hay "phc v đi hi đng" ?

***

Cách nay khong hai tháng, trong báo cáo v n nn gi Quc hi, chính ph Vit Nam cho biết, n nn ca năm 2020 đã là 3,63 triu t đng và d kiến năm nay s là 4 triu t đng. Trung bình, mi người Vit, bt k tui tác s chia nhau gánh khon n 37 triu đng/người và khon n này s tăng thành 40 triu đng/người trong năm nay.

Chuyn n nn không ch ngng li tng mc n nn. Theo mt s chuyên gia kinh tế, vì t l n/tng thu ngân sách tăng rt nhanh, áp lc tr n s càng ngày càng ln và s phá v kế hoch thu chi ca quc gia. Do ngun thu gim, chính ph đã cũng như s phi vay thêm va đ chi tiêu, va tr n gc và vì thế, n s càng ngày càng ln. Chưa k vic gia tăng vay mượn trong nước s khiến doanh gii trong nước gp khó khăn khi cn vay, lãi vay và lm phát s tăng, người nghèo lãnh đ (4).

Các chuyên gia kinh tế tng liên tc khuyến cáo, nếu h thng chính tr, h thng công quyn không ct gim chi tiêu, không chm dt ngay lp tc tình trng dc công qu vào nhng d án, kế hoch vô b, Vit Nam s tiếp tc bi chi, tiếp tc phi vay mượn đ chi tiêu, đ tr n

Cách nay khong hai tun, ông Trn Mnh Hà - V trưởng V Kim soát chi ca Kho bc Nhà nước khoe :Năm ngoái, ch gim 30% đến 40% hi hp, khánh tiết, công qu tiết kim được 700 t đng.Theo ông Hà : Nếu c năm không có công du, công tác, l tân, khánh tiết, có th tiết kim được 4.000 t (5).

***

xuatquan2

Đội kỵ binh ngựa lùn cũng được huy động để tham gia Lễ xuất quân bảo vệ Đảng nhằm thu hút du khách

Bt k phân tích thit hơn ca nhiu gii, đng vn vt hết chc t này đến trăm t khác vào vic c các đoàn công tác đi hc tp kho sát trong và ngoài nước nhm son các văn kin cho đi hi đng 13 và t chc đi hi đng các cp. Gi, đng tiếp tc khoe c sc mnh ln vai trò v vang qua đ loil xut quân đ bo v và phc v đi hi toàn quc ! Đó không đơn thun là s trch thượng trong nhn thc. Đó chính là s tàn nhn trong hành x bt k thc trng kinh tế - xã hi đang như thế nào và tương lai quc gia, dân tc ra sao !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 12/01/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/man-nhan-man-canh-sat-dac-nhiem-dien-tap-bao-ve-dai-hoi-dang-lan-thu-xiii-20210108152840591.htm

(2) https://tuoitre.vn/6-000-chien-si-cong-an-quan-doi-xuat-quan-bao-ve-dai-hoi-dang-20210110130241325.htm

(3) https://www.sggp.org.vn/bo-y-te-xuat-quan-dien-tap-phuc-vu-dai-hoi-dang-707970.html

(4) https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/no-cong-ngay-cang-tang-1300752.html

(5) https://vnexpress.net/ngan-sach-tiet-kiem-700-ty-dong-nho-giam-hoi-hop-khanh-tiet-4210960.html

Published in Diễn đàn

Chuyn ông Nguyn Nhân Chinh va được b nhim làm Giám đc S Lao động, thương binh và xã hội tnh Bc Ninh chính là ví d minh ha mi nht cho thm cnh quc gia, dân tc dp mt vì Đng cộng sản Việt Nam tiếp tc xác đnh la chn sp đt nhân s là tuyt mt !

nhansu1

Ti mt hi ngh ca Đảng cộng sản Vit Nam. Hình minh ha. Photo Nhan dan.

***

Ông Nguyn Nhân Chinh là con trai ông Nguyn Nhân Chiến - y viên Ban Chp hành Trung ương Đng cộng sản Việt Nam và va mi thôi làm Bí thư Tnh y Bc Ninh. Tháng 7 năm ngoái, ông Chinh khi đó là Bí thư Tnh đoàn Bc Ninh được Ban Thường v Tnh y Bc Ninh"ch đnh" làm Bí thư thành ph Bc Ninh.

V "ch đnh" y làm dư lun rúng đng bi rõ ràng Ban Thường vụ Tnh y Bc Ninh c tình biến Đi hi Đng b thành ph Bc Ninh thành trò h. Các đi biu được khuyến khích xem xét, la chn Bí thư cho thành ph này nhưng va bu xong, Ban Thường vụ Tnh y Bc Ninh lp tc điu đng Bí thư làm công vic khác ri"ch đnh" ông Chinh thay thế !

Tuy vic"ch đnh" ông Chinh đúng qui đnh và đúng qui trình nhưng sđúng đn vn tác đng bt li ti nhn thc, tình cm mà công chúng dành cho đng, thành ra Ban T chc ca Ban chấp hành trung ương đng đành yêu cu Ban Thường v Tnh y Bc Ninh chú ý trách nhim nêu gương, nht là ca người đng đu trong b trí cán b.

Na tháng sau yêu cu va k, Ban Thường v Tnh y Bc Ninh ch đnh người khác thay ông Chinh làm Bí thư thành ph Bc Ninh, cùng lúc vi s kin chính quyn tnh Bc Ninh công b quyết đnh tiếp nhn ông Chinh, điu đng ông đến S Lao động, thương binh và xã hội và b nhim ông làm Phó Giám đc.

Lúc y, rt nhiu người thc mc, ti sao c h thng chính tr ln h thng công quyn Bc Ninh đã dng công dn đường, sp ch cho ông Chinh (chuyn t lãnh đo đoàn thành lãnh đođng, do tình thế phi chuyn thành công chc lãnh đo cp tnh) mà ch đt ông vào v trí Phó Giám đc mt s ( ?).

Gi, thc mc y đã có câu tr li : S dĩ ông Chinh được điu đng v S Lao động, thương binh và xã hội làm Phó Giám đc bi sau đó bn tháng, Giám đc s s v hưu đ ông Chinh thế ch và cn có thi gian đ dư lun nguôi ngoai chuyn ông Chinh ch hc c vua, hiu biết và kinh nghim ch xoay quanh nhng hot đng liên quan ti "c, đèn, kèn, trng" !

Du s kin ch trong sáu tháng, ông Chinh được la chn sp đt làm lãnh đo ba cơ quan thuc c h thng chính tr ln h thng công quyn Bc Ninh khiến nhiu người, nhiu gii, k c báo gii cm thy "chướng tai, gai mt" (1) nhưng vi h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam, điu đó hoàn toàn hp lý v hp l !

Khi đng cộng sản Việt Nam còn là t chc chính tr duy nht, nm gi đc quyn lãnh đo toàn din ti Vit Nam thì la chn sp đt nhng cá nhân như ông Chinh tham gia qun tr - điu hành c h thng chính tr ln h thng công quyn t trung ương đến đa phương còn hp lý và hp l !

***

Trung tun tháng trước, ti Hi ngh Tng kết công tác phòng - chng tham nhũng giai đon 2013 2020, ông Nguyn Phú Trng khoe :Đng đã k lut 131.000 đng viên và riêng nhim k này(2016 – 2021) đã k lut hơn 3.200 đng viên liên quan đến tham nhũng, kiến ngh thu hi, x lý tài chính hơn 700.000 t đng, hơn 20.000 héc ta đt.

Cn chú ý là ông Trng ch báo công ch không nhn trách nhim, dù đng ch thu hi được 32% ca 700.000 t công sn và 20.000 héc ta công th đã b nhng cá nhân do đng la chn sp đt làm lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương, chia nhau trm cp và cưỡng đot (2).

Liu có thđy mnh vic xây dng, hoàn thin th chế v qun lý kinh tế - xã hi và phòng - chng tham nhũng, tng bước hoàn thin cơ chế phòng nga cht ch, bo đm "không th", "không dám", "không mun", "không cn" tham nhũng như ông Trng tuyên b khi có hơn 3.200 đng viên liên quan đến tham nhũng nhưng trong by năm (2013 2020)mà ch x lý hình s được gn 700 v,trong đó ch khang 1% s v b khi t - truy t - x pht do tham nhũng, nhn hi l ?

Nếucông tác cán b, ci cách hành chính, công khai, minh bch, trách nhim gii trình trong hot đng ca các cơ quan, t chc, đơn v được tp trung lãnh đo, ch đo thc hin và đt kết qu tích cc đphòng nga tham nhũngthì ti sao li xy ra nhng s kin như Nguyn Nhân Chinh ch là quý t ca mt y viên Ban chấp hành trung ương đng mà trong sáu tháng, có ti ba ln được đt, đ vào hết v trí lãnh đo này ca h thng chính tr đến v trí lãnh đo khác ca h thng công quyn Bc Ninh ?

Chính ph Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam va s dng công quyn, xác đnh, nhng ni dung liên quan đến nhân s lãnh đo đng cộng sản Việt Nam là"bí mt nhà nước". Nếu đng không mun hoc chưa công b, tt c nhng thông tin liên quan đến la chn, sp đt, kim tra - k lut nhng cá nhân đã hoc s lãnh đo đng đu là… tuyt mt(3) !

Đng va chn xong các ng viên cho B Chính tr, Ban Bí thư khóa ti, y viên B Chính tr kiêm Th tướng Vit Nam lp tc xác đnh thông tin liên quan đến nhân s đã, đang hoc s lãnh đo đng là tuyt mt, k c t cáo, khiếu ni nếu đ căn c cho rng cá nhân nào đó bt xng.

Ai s đ dũng cm đ công b bn kê khai tài sn mà mt s cá nhân va được la chn vào B Chính tr, Ban Bí thư khóa ti đã np cho đng, lên ti hàng ngàn t đng ? Tiếp tc biến bí mt ca mt vài cá nhân trong đng thành "bí mt nhà nước" mc "tuyt mt", dân tc này, x s này tiếp tc dp mt !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/01/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/chi-trong-6-thang-ong-nguyen-nhan-chinh-da-kinh-qua-3-vi-tri-lanh-dao-tai-bac-ninh-202101050959434.htm

(2) 

Published in Diễn đàn

Dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng lo sợ đảo chính

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 11/01/2021

Từ những ngày đầu giành chính quyền cho đến hôm nay, Đảng cộng sản luôn lo sợ bị lật đổ. Việc lật đổ có thể bằng quân sự cũng có thể là bằng cách tranh giành quyền lực từ bên trong của các đảng phái khác nhau. Chính vì vậy mà Đảng cộng sản khi đã có đủ sức mạnh nó tiêu diệt hết các đảng phái khác nhằm mục đích là không còn lực lượng chính trị nào đủ mạnh để tranh giành với Đảng cộng sản.

daihoi1

Hình ảnh xe bọc thép trong buổi diễn tập

Ám ảnh mất đảng đeo đuổi các đời tổng bí thư, đến nỗi ông Nguyễn Văn Linh đã phải nói rằng : "thà mất nước còn hơn mất đảng". Hay như ngày 8/12/2015, trước Đại hội 12 không lâu, ông Nguyễn Phú Trọng từng nói : "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không ?". Được biết khi đó giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn cách câm họng trước ngoại bang để cho đảng an toàn ngồi chia chác quyền lực ở Đại hội 12 sau đó.

Giờ đây sắp tới Đại hội 13, ngày 8/1, ông Trọng đã cho Bộ Công an Việt Nam và Tiểu ban An ninh Trật tự Đại hội Đảng 13 tổ chức cuộc diễn tập "bảo vệ Đại hội Đảng", với chương trình "bảo vệ nguyên thủ" lần đầu tiên được đưa vào diễn tập. Theo như Đảng cộng sản thông báo đây là cuộc diễn tập để bảo vệ Đại hội 13, nhưng theo quan sát của một số nhà chuyên môn thì đây là cuộc diễn tập chống đảo chính. Thực tế, ngành công an với 1,5 triệu công an và nó được Đảng cộng sản đã đầu tư rất hiện đại đủ để bẻ gãy mọi cuộc xuống đường hoặc bẻ gãy lực lượng đảo chánh.

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, cuộc diễn tập huy động rất nhiều nhân sự và khí tài, trong đó có dàn xe đặc chủng chống bạo động JRC-9000E, xe bọc thép Hummer H2, xe chống đạn RAM 2000 MKIII do Israel sản xuất, xe sidecar đặc chủng, xe xử lý bom mìn, sự cố hóa học, xe phá sóng…

daihoi2

Có cả cảnh sát cơ động

Diễn tập những tình huống giả định như thế nào ?

Theo thông tin trên báo chí nhà nước thì ngoài tình huống bảo vệ nguyên thủ, cuộc diễn tập còn đưa ra các tình huống giả định khác như chống bạo loạn khi hàng ngàn người dân "bị kích động" biểu tình và kéo đến tấn công các trụ sở chính quyền, giải cứu con tin bị bắt cóc…

Đại hội đảng là ngày tụ họp của những lãnh đạo cộng sản từ cao cấp đến trung cấp, một số lượng nhân sự chủ lực đều tập hợp về đó, nếu xảy ra đảo chính bắt giam số người này xem như phía đảo chính có thể kiểm soát toàn Đảng cộng sản. Ý thức được vấn đề đó, trước Đại hội 13, Đảng cộng sản đã cho bắt rất nhiều nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến đã bị bắt giam và tuyên các án tù nặng nề trong thời gian này.

Thực tế những người bất đồng chính kiến không có khả năng đảo chính hay làm khó chính quyền cộng sản, nhưng vì họ quá lo sợ mất chế độ nên chuyện gì họ cũng đề phòng thái quá. Nếu những người có hoạt động lật đổ thật thì họ chẳng bao giờ để cho cộng sản bắt đễ dàng như vậy đâu.

Gần đây nhất, ba nhà báo độc lập là nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn đã bị xử phạt tổng cộng 37 năm tù giam với cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước. Có lẽ họ kết án nặng như vậy chẳng qua là để răng đe những người phản biện xã hội thôi chứ khó mà răn đe những người hoạt động lật đổ thật. Mà chỉ răn đe những người phản biện mà bằng bản án nặng như thế thì chế độ cộng sản quá tàn bạo.

Cả Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đều lên án Hà Nội về các bản án nặng nề đối với 3 nhà báo chỉ vì họ thực thi quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Các nhóm nhân quyền và các nhà phân tích cho rằng những động thái của Hà Nội chủ yếu là nhằm mục đích bịt miệng những bất đồng chính kiến, hạn chế những ảnh hưởng truyền thông của họ đối với công chúng trước kỳ đại hội quan trọng mang tính quyết định các vị trí trong "tứ trụ".

daihoi3

Nguyễn Phú Trọng đặt lòng tin vào Tô Lâm

Liệu có đảo chính từ trong đảng không ?

Năm 2015, trước thềm Đại hội 12 thì ông bộ trưởng quốc phòng khi đó là Phùng Quang Thanh được đồn đoán là bị ung thư tựa như Nguyễn Bá Thanh và phải đi Pháp chữa trị. Mà khi đang khỏe mạnh thì ngã bệnh, người ta thường hay nghĩ đến trò chơi vương quyền đấu đá nhau để giành ghế cho Đại hội 13.

Như thực tế thì đến Đại hội 13, ông Phùng Quang Thanh biến mất một cách bí ẩn khỏi chính trường và đến giờ tăm hơi của ông cũng không ai biết. Tiếp theo đó con trai ông ta là Phùng Quang Hải cũng bị cho về hưu sớm. Xem như đế chế của Phùng Quang Thanh bị triệt.

Việc bị bệnh và mất tích khỏi chính trường của ông Phùng Quang Thanh là một điều bất thường, khi đó mạng xã hội rộ lên một số tin đồn không biết là tin tức từ bên trong hay là những tin tức theo thuyết âm mưu khi cho rằng, Phùng Quang Thanh đã có âm mưu đảo chính trong đảng nhưng bất thành.

Theo truyền thống của Đảng cộng sản thì tổng bí thư cũng kiêm luôn chức chủ tịch quan ủy trung ương, tức về mặt đảng ông Nguyễn Phú Trọng mới là tổng tư lệnh quân đội. Bộ trưởng bộ Quốc phòng chỉ là phó chủ tịch quân ủy trung ương. Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng tuy là quyền cao hơn Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng nhưng thực chất ông ta chỉ đạo Bộ Quốc Phòng thông qua chủ trương, còn quyền điều binh khiển tướng là bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

Thực tế, những năm gần đây Đảng cộng sản ưu tiên cho Công An hơn Quân đội. Có lẽ là những người đứng đầu Bộ công an là lực lượng chuyên trách việc truy lùng ai trái ý đảng, ai trái ý tổng bí thư để mà bắt bỏ tù và đánh đập. Công việc này không thuộc chuyên môn của Bộ Quốc Phòng nên những lãnh đạo của bộ Quốc không được Đảng cộng sản trao cho trách nhiệm.

Giữa Bộ công An và Bộ Quốc Phòng thì rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng đang đặt lòng tin vào Bộ Công An hơn, chính vì vậy ông ta mới cho Tô Lâm biểu dương lực lượng để chuẩn bị cho kế hoạch bảo vệ Đại hội 13 sắp diễn ra vào cuối tháng này. Với cách làm như vậy, thì không loại trừ khả năng có âm mưu đảo chính từ bên trong, mà đặc biệt là từ Bộ Quốc Phòng.

daihoi4

Nguyễn Phú Trọng lo sợ lật đổ hơn là lo khủng bố

Liệu có khủng bố không ?

Theo báo chí cộng sản nói rằng Bộ Công an phối hợp với Bộ Quốc phòng tổng duyệt phương án bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tuy nhiên trên truyền hình người ta thấy chủ yếu là lực lượng công an chứ không thấy lực lượng của Bộ Quốc Phòng. Có lẽ phía Bộ Quốc Phòng cũng tham gia nhưng không phải là lực lượng chủ yếu chịu trách nhiệm mà chỉ là lực lượng tăng cường nếu có biếm mà Bộ Công An không thể đảm nhận được.

Chương trình tổng duyệt ngày 8/1 rất hoành tráng, mở màn là phần nghi thức lễ xuất quân, duyệt đội ngũ và diễu hành phương tiện trang thiết bị, vũ khí… của các lực lượng tinh nhuệ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh thủ đô và các đơn vị thuộc Bộ Công an.

Buổi diễn tập được thực hiện theo phương án huấn luyện, gồm : Võ thuật, diễn tập giải quyết các tình huống gây rối, các trường hợp tụ tập kích động tại các mục tiêu được bảo vệ… ở mọi cấp độ và có nhiều tình huống rất phức tạp đòi hỏi lực lượng đặc nhiệm, cảnh vệ luôn ở trạng thái tinh thần chủ động cao nhất để có các phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Đại hội Đảng.

Đã từ nhiều năm nay, Đảng cộng sản luôn vu cáo Việt Tân là lực lượng khủng bố, nhưng thực chất người ta chưa bao giờ thấy người của đảng này đám bom bất kỳ một cơ sở nào. Trụ sở của đảng này tại Mỹ và chính quyền Mỹ cũng chưa bao giờ liệt tổ chức chính trị này vào tội khủng bố cả. Thực tế, người dân Việt Nam dù có bất đồng chính kiến với Đảng cộng sản cũng không bao giờ chọn cách khủng bố để mà thực hiện ý đồ chính trị cả. Chính Đảng cộng sản thừa biết điều này, nhưng tại sao họ luyện tập rầm rộ với lý do là "chống khủng bố" ? Đơn giản, họ dùng từ "chống khủng bố" chỉ để mục đích che đậy là chống đảo chính chứ không có lý do nào khác.

daihoi5

Vũ khí hạng nặng chống lật đổ ?

Vũ khí hiện đại, lực lượng vừa hùng hậu vừa tinh nhuệ là mục đích chông đảo chính ?

Được biết, những khí tài quân sự hiện đại như, xe chống đạn RAM 2000 MKIII do Israel sản xuất, dùng cho các lực lượng an ninh, cảnh sát chống bạo loạn, chống khủng bố. Xe có khả năng lội nước sâu đến 1m, chống đạn cấp độ B6 mọi cự ly, tốc độ tối đa 100km/h. Hỏa lực của xe có hai súng máy 7,62mm và đại liên 12,7mm vv… là những khí tài chuyên dụng dùng để chống đảo chính nữa chứ không chỉ là chống khổng bố. Tại các nước giàu có và nổi tiếng về phương tiện chiến tranh hiện đại họ không dùng những vũ khí nặng đô như vậy để bảo vệ cho các cuộc bầu cử.

Chưa hết còn có xe bọc thép đặc chủng trang bị cho Cảnh sát cơ động và Cảnh sát đặc nhiệm làm nhiệm vụ phòng chống khủng bố, giải cứu con tin. Xe có thân và kính chống đạn chống mìn, gầu xúc phía trước dễ dàng thu dọn chướng ngại vật lớn. Xe chở được 10 binh sĩ, đạt vận tốc tối đa trên đường bằng phẳng 100km/h, có hệ thống phóng lựu đạn khói, xung quanh xe có vị trí lắp súng trung liên, các lỗ súng giúp chiến sĩ dễ dàng điền khiển, ngắm bắn mục tiêu. Những vũ khí như vậy mà bảo dùng là chống khủng bố là sao ? Khủng bố là lực lượng đặt mìn rồi cho nổ các cơ sở dân sự và quân sự, thông thường những kẻ này tấn công lén lút không phải tấn công trược diện lực lượng vũ trang. Những vũ khí mà cộng sản trưng ra vào ngày 8/1 vừa qua nó cho thấy, đây là vũ khí chiến đấu có tính chất đối đầu nhau với chiến dịch quy mô lớn.

Thêm nữa, dàn xe bộ binh bánh lốp (BTR – 60PB) của Bộ Tư lệnh Thủ đô. Hỏa lực mạnh cộng với tính cơ động cao nên xe có thể chở bộ đội tác chiến trên nhiều địa hình. Thực chất nhiệm vụ của loại xe đặc chủng này dùng để đối đầu quân thì trong các chiến dịch đối đầu nhau trong tròng phố.

Nói tóm lại, ông Nguyễn Phú trọng đang kéo quân về thủ đô này 25/1/2021 khi mà khai mạc đại hội đảng 13 có vẻ như ông muốn biểu dương lực lượng và đang muốn ngăn chặn một âm mưu đảo chính nào đó hơn là để chống biểu tình hay chống khủng bố. Nếu có âm mưu đảo chính thật thì có thể nói, Đảng cộng sản đã đến lúc rệu rã. Hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày tới.

Nguyễn Duy (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 11/01/2021

*********************

Mãi võ đ… bo v đng

Trân Văn, VOA, 11/01/2021

"L xut quân bo v đi hi đng ln th 13" va din ra hôm 10 tháng 1 ti Hà Ni chính là bng chng cho thy nhn thc ca gii lãnh đo đng hin nay lch lc ti mc đáng ngi.

daihoi6

Din tp bo v Đi hi Đng 12 ti Hà Ni vào ngày 8/1/2021. nh chp màn hình báo Người Đưa Tin.

Ti sao t chc chính tr trước nay thường xuyên khng đnh được nhân dân tin yêu, tín nhim, nht trí giao phó trng trách qun tr - điu hành quc gia và không đt ra bt k gii hn nào v thi gian li nghi ngi, s hãi nhân dân ca mình ti mc như vy ?

Đng mi t vn, va nhn ra đã đc ti vi đng bào nên mi ra lnh cho c công an ln quân đi luyn tp,bảo đảm an ninh, an toàn trên phạm vi cả nước, tuyệt đối không để xảy ra vấn đề, vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự trong thi gian din ra đi hi đng (1) ?

L nào nhng cá nhân được la chn tham gia Đi hi Đi biu toàn quc ln th 13 ca đng đu là nhng k đi gian, đi ác, t thy, t xếp chính h vào loi "tri không dung, đt không tha", trăm h oán hn ti mc có th đng dy vn ti bt k lúc nào, thành ra lãnh đo đng đànhla chn nhng đơn v tinh nhu nht, đy đ trang thiết b nht, buc các đơn v này philuyn tp đi phó vi nhiu tình hung gi đnh mi cp đ, k c nhng tình hung rt phc tp trong mt thi gian dài, nhm gi các đơn v đc nhim vi 6.000 tinh binh yluôn  trng thái tinh thn ch đng cao nht,hi vngbo đm tuyt đi an toàn cho đi hi đng ?

Chuyn h thng chính tr, h thng công quyn t chc tuyên truyn rm r, liên tc v luyn tp "bo v đi hi đng 13", hết "tng duyt" hôm 8 tháng 1, đến "xut quân" hôm 10 tháng 1, tn mt mc kích đ loi thiết giáp, có loi gn vài ba đi liên, có loi chuyên rà hy bom mìn, có loi đ đi phó vi đc cht sinh hóa hay phc v tác chiến đin t, ri vô s xe cu ha, cu thương, sn sàng ng cu s lượng nn nhân mc thm ha (2), thiên h còn bao nhiêu người dám tin Vit Nam là quc gia tht s n đnh v chính tr ? Vit Nam là đim đến không cn phi âu lo cho an ninh, an toàn ca c tính mng ln tài sn ?

Du "tng duyt" và "xut quân" dùng đến 6.000 người, ngoài phô trương đ loi trang b, thiết b hin đi, tham gia "tng duyt" và "xut quân"còn có c quân khuyn, nga nhưng nhìn mt cách tng quát,c nhim" và "tinh nhuvn thế (3), vn rt Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam :Va chy, va hô khu hiu, xếp thành hình búa lim, đu dây, leo rào, nhy qua vòng la, ly yết hu hoc c làm đim ta đ un st, đt gch trên cơ th ri dùng búa đp, đm đá theo kch bn (4),… Ngày xưa, tin nhân ca người Vit gi vic thi trin nhng k thut y là… "mãi võ". Thi Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam, "mãi võ" mi thành "đc nhim", "tinh nhu" đ t hào !

***

Cho dù đng không cho biết vic hun luyn, điu đng các lc lượng "đc nhim", "tinh nhu" nhm "bo v đi hi đng ln th 13" tn bao nhiêu tin nhưng chc chn khon tin y không nh. Ai cũng biết, không s thì khôngphòng nga,không răn đe nhưng nếu xem k tuyên truyn v hot đng "tng duyt", "xut quân" nhm "bo v đi hi đng ln th 13", còn có th nhn ra mt yếu t khác, đó là nhng cá nhân lãnh đo công an, quân đi, đc bit là ông Tô Lâm đang khai thác tn tình s lo âu ca gii lãnh đo đng v nguy cơ b đng bào vn ti đ kiếm thêm c vn đu tư cho ngành ln cng c vai trò ca chính ông trong sp đt nhân s lãnh đo đng nhim k ti !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/01/2021

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/man-nhan-man-canh-sat-dac-nhiem-dien-tap-bao-ve-dai-hoi-dang-lan-thu-xiii-20210108152840591.htm

(2) https://vtv.vn/chinh-tri/luc-luong-cong-an-quan-doi-xuat-quan-bao-ve-tuyet-doi-an-toan-dai-hoi-xiii-cua-dang-20210110122755736.htm

(3) https://tuoitre.vn/ngo-ngang-canh-chien-si-co-dong-quan-thanh-sat-phi-12-quanh-co-20200801122302611.htm

(4) https://tuoitre.vn/6-000-chien-si-cong-an-quan-doi-xuat-quan-bao-ve-dai-hoi-dang-20210110130241325.htm

*****************

Công an và Quân đội Việt Nam phô diễn sức mạnh trước Đại hội Đảng 13

Diễm Thi, RFA, 11/01/2021

Hôm 10 tháng 1 năm 2021, hơn 6.000 quân thuộc nhiều lực lượng vũ trang có buổi diễn tập bảo vệ sự an toàn cho Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Thủ đô Hà Nội.

daihoi7

Luyện tập tình huống chống bạo động - Photo : laodong.vn

Ngoài bốn xe bọc thép đặc chủng của cảnh sát cơ động và cảnh sát đặc nhiệm làm nhiệm vụ phòng chống khủng bố, giải cứu con tin, buổi diễn tập còn có xe thiết giáp ; xe tăng ; xe chống đạn ; ôtô, môtô đặc chủng của công an, quân đội ; chó nghiệp vụ…

Các cảnh sát cơ động được trang bị lá chắn, gậy, mũ bảo hiểm, giáp tay chân tham gia diễu hành. Bộ Quốc phòng cũng huy động hàng chục lực lượng, trong đó đặc biệt có bộ đội đặc công Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội.

Trước đó vào ngày 8 tháng 1, hai Bộ Công an và Quốc phòng cũng phối hợp diễn tập. Trong các hoạt động được nêu ra có mô phỏng hoạt động chống biểu tình bạo động, chống khủng bố và tập bảo vệ yếu nhân là các nguyên thủ…

Ông Đức Võ, cựu sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng, buổi diễn tập mang dụng ý "đừng ai manh nha ý đồ chống đảng". Ông nói thêm :

"Khi đọc tin tức về việc này trên báo chí Nhà nước, điều đầu tiên tôi cảm nhận là họ lo sợ một cách thái quá. Mà thường thì không danh chính ngôn thuận thì hay lo sợ, có tật thì giật mình.

Thật ra thì họ muốn duy trì cái độc tài, độc đảng nắm quyền kiểm soát và cai trị xã hội nên luôn lo sợ có thế lực nào đó giành quyền của họ. Với cách kiểm soát chặt chẽ của họ thì phải nói là rất khó có thế lực dùng bạo lực mà lật đổ được họ. Còn với dân thì hoàn toàn không thể vì dân không được sở hữu vũ khí lại còn bị kiểm soát đến từng ‘chân tơ kẽ tóc’.

Vấn đề thứ hai tôi muốn nói là tiêu tốn tiền ngân sách, tiền thuế của dân. Mà có cần thiết đến mức phải phô trương như thế hay không ? Đừng nghĩ diễn tập không tốn tiền. Rất tốn kém".

Theo dự kiến, Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 sắp tới. Đây là đại hội quan trọng của đảng để bầu chọn các lãnh đạo cấp cao trong nhiệm kỳ tới và thông qua các chính sách quan trọng về kinh tế chính trị và xã hội cho đất nước trong thời gian 5 năm.

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm là người chủ trì buổi xuất quân, diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng lần thứ 13 tại Hà Nội hôm 10 tháng 1. Phát biểu tại buổi xuất quân, ông Tô Lâm khẳng định : "Lực lượng công an sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội và các lực lượng liên quan để triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả các phương án, kế hoạch nắm chắc tình hình, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu".

Nhà hoạt động Trần Bang nêu quan điểm của ông :

"Theo tôi thì chuyện diễn tập nước nào cũng có thể làm, nhưng ở đây thì nó có vẻ phô trương. Điều đó chứng tỏ giữa đảng với dân là ‘có vấn đề’. Tại sao bảo vệ đảng mà phải phô trương với dân ? Anh phải rèn luyện, tập luyện để bảo vệ an ninh cho người dân và cho các tổ chức chính trị, trong đó có đảng Cộng sản. Chứ không phải chỉ tập luyện để bảo vệ mỗi cái đảng Cộng sản mà không phải để bảo vệ dân. Trong trường hợp này thì tôi thấy buồn cười ở chỗ nó phô trương giống như để đe dọa người dân. Chứng tỏ họ không tin dân nữa và họ cũng thấy có rất nhiều bức xúc.

Thật sự ra thì ngày nào cũng có những cuộc tuần hành của dân oan. Có điều báo chí Nhà nước họ rất ít đưa. Thế cho nên họ cố tình phô trương như vậy để đe dọa dân, đặc biệt là dân oan".

Cuối tháng 9 năm 2020, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh : "Trước diễn biến phức tạp của tình hình, quân đội luôn vững vàng, kiên định, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, bảo đảm môi trường ‘trong ấm, ngoài êm’ cho đất nước".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội, cho rằng với phát biểu trên, ông Nguyễn Phú Trọng đã lộ rõ hơn mưu đồ biến quân đội thành quân đội của đảng khi đánh đồng đảng với nhân dân, với đất nước. Theo Tiến sĩ A, quân đội là một lực lượng để bảo vệ đất nước, chống lại ngoại xâm và chỉ trung thành với đất nước, nói rộng ra là nhân dân, không thể trung thành với bất kể một đảng phái chính trị nào cả.

daihoi8

Các xe cơ giới tham gia diễn tập

Để bảo vệ an ninh cho Đại hội 13, hôm 30 tháng 5 năm 2019, Ban chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Ðảng.

Sau đó, hôm 25 tháng 6 năm 2019, Bộ trưởng Công an đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCA về công tác công an bảo đảm an ninh, trật tự đại hội đảng bộ các cấp và Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Ðảng với 11 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, Bộ Công an xác định bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Ðại hội là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn lực lượng Công an ; huy động đồng bộ lực lượng, phương tiện, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn, phục vụ tổ chức thành công Ðại hội.

Với buổi diễn tập bảo vệ Đại hội đảng với số lượng lên đến 6000 quân ngay tại Thủ đô Hà Nội, Trung tá Quân đội Đinh Đức Long nhận định, chính quyền thừa biết dân làm gì có vũ khí, buổi diễn tập như một mũi tên bắn đến nhiều đích. Ông nói :

"Theo nhận xét của tôi thì từ khi tôi quan tâm là năm 1986, tức từ khi đổi mới, cứ đến đại hội đảng thì họ tổ chức bảo vệ rất chu đáo.

Điều này đã trở thành bình thường vì ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’. Họ luôn luôn cảnh giác, đề phòng mọi đối tượng mà họ nghi vấn để nếu có gì xảy ra thì họ trấn áp kịp thời. Họ luôn lường trước tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Và nếu tình huống xấu nhất xảy ra cần lực lượng vũ trang can thiệp thì chỉ có hai điều họ bị cấm : Một là đánh vào các công trình di tích lịch sử, hai là bắn vào dân.

Cũng nhân dịp này họ phô trương lực lượng, diễn tập các tình huống một cách công khai ngay tại thủ đô. Đây cũng là dịp để họ mua sắm trang thiết bị. Họ có cớ để họ xài tiền một cách hợp lý. Về mặt bí mật quân sự thì họ luôn luôn giấu. Về ngân sách quân sự, mua sắm gì là bí mật quốc gia mình đâu được biết.

Dịp này họ có cơ hội cho biết họ có những gì, dĩ nhiên họ cũng không phô trương hết đâu. Họ muốn cho bên ngoài cũng như ngay trong nội bộ biết họ có sức mạnh như thế nào".

Giới hoạt động cho dân chủ - nhân quyền trong nước cho biết vào những dịp quan trọng như đại hội đảng, xử án chính trị… cơ quan chức năng luôn cho người canh gác chặt chẽ nhà của giới này. ‘Nhất cử, nhất động’ của bất cứ ai muốn bày tỏ chính kiến trái với đảng cộng sản đều bị ‘vô hiệu hóa’ ngay thức khắc.

Còn những người dân, vì quyền lợi nhà đất của họ không được các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng, đã tập trung để phản đối thì hầu như đều bị lực lượng chức năng ngăn chặn, bắt giữ. Có nhiều trường hợp bị qui kết ‘gây rối trật tự’ và chịu án tù. 

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 11/01/2021

************************

Việt Nam huy động 6.000 quân và xe bọc thép tham gia diễn tập bảo vệ Đại hội Đảng 13

RFA, 09/01/2021

Một cuộc diễn tập bảo vệ sự an toàn cho Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam vừa được tiến hành vào ngày 10/1 ở Hà Nội với sự tham gia của hơn 6.000 quân thuộc lực lượng công an, quân đội và cán bộ y tế của thành phố Hà Nội và các loại xe bọc thép.

daihoi9

Xe đặc chủng tham gia cuộc diễn tập bảo vệ Đại hội Đảng 13 ở Hà Nội hôm 10/1/2021 - Vietnam Plus

Theo dự kiến, Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2/2 tới với sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu. Đây là đại hội quan trọng diễn ra 5 năm một lần, nơi Đảng lựa chọn các lãnh đạo cấp cao trong nhiệm kỳ tới và thông qua các chính sách quan trọng về kinh tế chính trị và xã hội cho đất nước trong thời gian 5 năm.

Đại hội diễn ra vào khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp và chính phủ Việt Nam đã phải gia tăng các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong dịp Tết nguyên đán đang đến gần và sự kiện Đại hội 13.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam trích lời phát biểu của ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư tại buổi diễn tập, nhấn mạnh cần quán triệt sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn phục vụ Đại hội XIII trong toàn lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân và các lực lượng tham gia phối hợp ; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm là người chủ trì lễ xuất quân, diễn tập. Phát biểu tại buổi lễ, ông Tô Lâm khẳng định : "Các cấp công an từ Bộ đến địa phương từ thời điểm này bước vào trạng thái sẵn sàng cao nhất, dành toàn tâm, toàn lực, sẵn sàng hy sinh, 'chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng thì còn mình,' bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn phục vụ tổ chức thành công Đại hội",

Trước đó, vào ngày 8/1, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cũng tổ chức tổng duyệt phương án bảo vệ Đại hội Đàng 13. Cuộc diễn tập bao gồm các nội dung chống biểu tình, bạo động, bảo vệ nguyên thủ, tiêu diệt mục tiêu. Một số tình huống giả định được đưa ra. Một giả định là có hằng trăm người dân dùng gậy gộc, gạch đá đến trụ sở Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội đòi gặp Chủ tịch yêu cầu trả ruộng đất. Những người tham gia do không đạt được mục đích nên tiến hành đốt phá và lao vào trụ sở ủy ban.

Nguồn : RFA, 09/01/2021

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa chốt được ai sẽ là Tổng bí thư do chưa chọn xong "trường hợp đặc biệt" trên 65 tuổi, mặc dù Đại hội 13 sắp khai mạc ngày 25/1.

ai1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

BBC được biết Bộ Chính trị, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, còn ít nhất một cuộc họp, có thể diễn ra ngày 9/1, để bàn thảo về ứng viên cho bốn chức danh Tứ Trụ, và các trường hợp trên 65 tuổi được giới thiệu tiếp tục ở lại.

Theo Quy định chặt chẽ của Đảng, nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư lần đầu không quá 60 tuổi ; Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử không quá 65 tuổi.

Chờ đợi

Đến giờ này, sự quan tâm đặc biệt đang dành cho hai trường hợp trên 65 : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954 và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953.

Ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ mới làm Thủ tướng một nhiệm kỳ, và chính phủ giai đoạn 2016-2020 được đánh giá cao trong quản trị kinh tế, xã hội Việt Nam.

Còn ông Trần Quốc Vượng được giới quan sát từ hai năm qua xem là một trong vài ứng viên hàng đầu cho chức Tổng bí thư, kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 03/11/2020 về Danh mục bí mật nhà nước của Đảng.

Quy định này nói mức độ Tuyệt mật liên quan : Báo cáo, tờ trình, thông báo, quyết định, kết luận, công văn của Trung ương Đảng về quá trình chuẩn bị, đề án, phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai.

Một phần do quy định này, mà thông tin về quy hoạch Tứ trụ đến giờ vẫn "kín như bưng".

ai2

Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, là một trong những ứng cử viên tham gia Tứ Trụ tại Đại hội 13, theo một số nhà quan sát

Trong bối cảnh này, BBC đã cố gắng hỏi những người có sự quan tâm, hiểu biết về chính trị Việt Nam.

Đặc biệt, BBC cũng hỏi một vài nguồn tin có quan hệ cấp cao, không chỉ những người phát biểu theo góc độ cá nhân mà không có nguồn từ trong Đảng.

Tổng hợp các nguồn, BBC được biết Bộ Chính trị đã có một cuộc họp trong tuần cuối cùng của năm 2020.

Tại đây, các vị lãnh đạo chóp bu đã bàn về các phương án bao nhiêu "trường hợp đặc biệt" được giới thiệu ở lại.

Dường như đa số, với tỉ lệ sát nút, trong Bộ Chính trị ở cuộc họp này ủng hộ phương án chỉ một người trên 65 được ở lại khóa 13.

Nhưng phương án 2 người trên 65 vẫn chưa bị bác bỏ vì vẫn có một số trong Bộ Chính trị ủng hộ.

Vì thế một cuộc họp tiếp theo của Bộ Chính trị, có thể trong ngày 9/1/2021, sẽ tiếp tục bàn và cố gắng chốt trước khi Hội nghị Trung ương 15 diễn ra.

Đảng cộng sản trước đó đã công khai rằng tại hội nghị Trung ương 15, chưa rõ ngày trong tháng Giêng, Bộ Chính trị sẽ "báo cáo các trường hợp đặc biệt để Trung ương quyết định, giới thiệu ra Đại hội 13 của Đảng".

Chỉ khi Bộ Chính trị xác định bao nhiêu người trên 65 được giới thiệu ở lại, họ mới có thể chốt nhân sự giới thiệu cho các chức danh chủ chốt gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.

Nói với báo chí Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết thêm chi tiết :

"Đối với các trường hợp đặc biệt không phải chỉ có Bộ Chính trị quyết là xong, mà Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương lại phải trình Đại hội để xem có nhất trí danh sách giới thiệu để bầu".

"Tinh thần của khóa này cũng vậy, những trường hợp đặc biệt Bộ Chính trị phải xem xét một cách toàn diện, có thực sự đặc biệt không".

Trong tinh thần này, dù Bộ Chính trị có giới thiệu bao nhiêu người trên 65, phương án đó vẫn phải phụ thuộc lá phiếu của Trung ương Đảng, trước khi được trình ra Đại hội 13.

Việc chuẩn bị nhân sự cấp chiến lược của ban lãnh đạo khóa 12, chuẩn bị cho khóa 13, được xem là nghiêm ngặt hơn các nhiệm kỳ trước.

Sau khi là "trường hợp đặc biệt" duy nhất trong Bộ Chính trị được bầu lại năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải đổi mới về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ.

Đầu năm 2020, ông ban hành Quy định 214/2020 thay cho Quy định 90/2017 quy định tiêu chuẩn cho các chức danh.

Ví dụ, Quy định 214 yêu cầu lãnh đạo "không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi".

Quy hoạch lãnh đạo

Lần đầu tiên Bộ Chính trị thành lập một Ban chỉ đạo chỉ để xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho một nhiệm kỳ 2021 – 2026 do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.

Số cán bộ cấp chiến lược kỳ này được đưa vào quy hoạch cho giai đoạn từ 2021 chỉ là hơn 220 người, giảm gần 300 người so với số quy hoạch khóa trước.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu tập trung quy hoạch nhân sự phục vụ Đại hội 13, không thể vừa quy hoạch nhân sự khóa 12, vừa quy hoạch nhân sự cho các nhiệm kỳ tiếp theo như nhiệm kỳ trước.

Việc chuẩn bị nhân sự lâu nay được tiến hành theo quy trình 3 bước là hai lần trình Ban thường vụ, một lần trình Ban chấp hành

Nhưng đến thời kỳ sau 2016, Bộ Chính trị đặt ra quy trình 5 bước : hai lần trình Ban thường vụ, hai lần trình Ban chấp hành và một lần lấy ý kiến cán bộ chủ chốt.

Dự kiến Đại hội 13 sẽ bầu ra khoảng 200 ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa mới, trong đó 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết (số lượng bằng khóa 12).

Số lượng ủy viên Bộ Chính trị khóa mới dự kiến giữ như khóa 12, từ 17 đến 19 người, Ban Bí thư từ 12 đến 13 người.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 04/01/2021

Published in Diễn đàn

Trong bối cảnh đại dịch và địa chính trị đang thay đổi, các nhà lãnh đạo tiếp theo của Việt Nam sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đối với tương lai của đất nước.

ai1

Các đại biểu vỗ tay khi dự lễ bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 28/1/2016 - Kham / Pool Photo via AP - Ảnh tư liệu

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam kiến diễn ra vào quý I - 2021. Đại hội sẽ quyết định về ban lãnh đạo mới trong 5 năm tới và thiết lập các chính sách quan trọng cho đất nước.

Có thể cho rằng, mật nghị quan trọng nhất của Đảng cộng sản Việt Nam kể từ Đại hội 1986 đưa ra cải cách đổi mới dẫn đến việc Việt Nam mở cửa, Đại hội 2021 là do hậu quả của đại dịch kéo dài một thế kỷ đã làm tê liệt toàn cầu và ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống. Đồng thời, sự cạnh tranh quyền lực lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng, làm cho môi trường quốc tế trở nên kém thuận lợi hơn cho sự hợp tác quốc tế, do đó cần cho sự phục hồi toàn cầu. Thành công về kinh tế và chính trị của Việt Nam trong ba thập kỷ qua phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác quốc tế đó.

Ban lãnh đạo mới sẽ hoạt động như thế nào trong thế giới mới sau Covid ? Một thế giới với những tham vọng hiếu chiến dường như vô độ hơn của Trung Quốc , khả năng và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực đang suy giảm, và khả năng của các thể chế đa phương, bao gồm cả ASEAN, phục vụ lợi ích chung của các thành viên cũng dường như đang suy yếu.

Tranh chấp Biển Đông và các hoạt động gia tăng của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với việc di chuyển và khai thác tài nguyên trong khu vực đang thách thức Việt Nam ở nhiều cấp độ, từ toàn vẹn lãnh thổ đến chủ quyền tài nguyên và an ninh kinh tế và con người.

Đại dịch Covid-19 có nghĩa là Việt Nam, giống như hầu hết các quốc gia, sẽ phải đối mặt với những thách thức kinh tế ngày càng gia tăng khi suy thoái toàn cầu vì khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh những thách thức đó là khủng hoảng khí hậu mà Việt Nam rất dễ bị tổn thương và sẽ không chờ đợi các ưu tiên khác được giải quyết trước.

Kết quả của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sẽ quyết định việc bổ nhiệm lãnh đạo, đặt kế hoạch kinh tế xã hội của đất nước trong 5 năm tới và đưa ra dấu hiệu về cách thức ban lãnh đạo mới sẽ ứng phó với những thách thức nội bộ cấp bách và điều hướng môi trường bên ngoài ngày càng biến động.

Sắp đặt sân khấu : Bối cảnh chính trị hiện tại

Bản chất của hệ thống chính trị của Việt Nam là rất độc quyền, vì vậy hiểu biết về bức tranh toàn cảnh của việc ra quyết định vẫn còn hạn chế. Có một số quy tắc, quy định và luật hướng dẫn rộng rãi quá trình tuyển chọn, mặc dù có nhiều trường hợp ngoại lệ và bất ngờ.

Trong hệ thống lãnh đạo tập thể của Việt Nam, có bốn vị trí quan trọng hàng đầu – được thiết kế để lan tỏa quyền lực và ngăn chặn sự tích tụ của nó vào bất kỳ người nào, một hệ thống còn được gọi là "nguyên tắc tập trung dân chủ". Bốn vị trí đó là : Tổng bí thư, lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam và có nhiều quyền lực nhất ; Chủ tịch nước, đứng đầu nhà nước, một vai trò khá đại diện ; Thủ tướng, lãnh đạo chính phủ và thực hiện quyền hành pháp ; và Chủ tịch quốc hội, đứng đầu cơ quan lập pháp.

Những vị trí này cần phải có : thành viên Bộ Chính trị ; thời hạn ; giới hạn về tuổi tác ; đại diện khu vực ; và yếu tố quan trọng nhất – sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo.

Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016 đã bổ nhiệm lại ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư, ông Trần Đại Quang – nguyên bộ trưởng bộ công an – làm chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ chủ tịch đầu tiên của Quốc hội.

Ông Quang bất ngờ qua đời khi đang đương chức vào tháng 9/2018. Trong một động thái chưa từng có, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã nhất trí quyết định rằng ông Trọng cũng sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch nước. Đó là một sự thay đổi đáng ngạc nhiên của sự kiện khi ông Trọng, người đã nắm giữ chức vụ tổng bí thư từ năm 2011, được cho là chỉ đảm nhiệm vai trò đó trong nửa nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Do quá 65 tuổi nên ông không đủ tiêu chuẩn tái tranh cử tại Đại hội XII của Đảng. Nhưng trong một cuộc cạnh tranh rất gay gắt với đối thủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ, ông Trọng đã bất ngờ chiếm ưu thế vào phút cuối. Do đó, ông đã đảm nhận vai trò này, dường như là không muốn, và được cho là chỉ trong nửa nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng trước khi được nửa đường, Trọng không lùi bước. Thay vào đó, ông đảm nhận hai trong số bốn vai trò quan trọng trong khi đang bị bệnh.

Không giống như những lần trước, một trong những câu hỏi đầu tiên mà Đại hội 13 sắp tới sẽ trả lời là : Liệu chúng ta có thấy sự trở lại của bộ phận quyền lực "tứ trụ" hay sẽ gắn bó với ba Nếu quyết định được đưa ra để củng cố các vai trò, thì nó sẽ có nghĩa là một cuộc cải tổ trong tổ chức chính trị của cơ cấu quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một quyết định khác mà Đại hội đưa ra là bổ nhiệm vào Bộ Chính trị, cơ quan này sẽ có một số lượng lớn các vị trí trống. Bộ Chính trị là cơ quan tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam, bao gồm các đảng viên cấp cao nhất được xếp theo thứ tự thâm niên. Quyết định của Đại hội Đảng lần thứ 12 mở rộng Bộ Chính trị lên 19 thành viên.

Nhưng ba ghế hiện đang bỏ ngỏ, do một Ủy viên Bộ Chính trị – Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – bị cách chức trong một chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có. Hai vị trí trống còn lại là do Đinh Thế Huynh, Bí thư Trung ương Đoàn phải từ chức vì lý do sức khỏe, và chiếc ghế do cố chủ tịch nước Trần Đại Quang để lại.

Hiện chưa rõ Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 sẽ có bao nhiêu Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng danh sáchứng cử viên còn dài. Một nửa trong số những người hiện đang nắm giữ 16 vị trí còn lại sẽ vượt quá giới hạn độ tuổi. Hơn nữa, một nửa trong số 14 thành viên của Ban Bí thư cũng phải đối mặt với giới hạn tuổi tác, khiến cho cuộc chuyển giao quyền lực này có lẽ là lần trẻ hóa lớn nhất của Đảng cộng sản Việt Nam cho đến nay.

Ai sẽ là nhà lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam ?

Tuy nhiên, câu hỏi chính là ai sẽ kế nhiệm ông Trọng ?

Hầu hết các ứng cử viên rõ ràng cho vai trò cao nhất sẽ vượt quá giới hạn độ tuổi, là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đạt thành tích đáng nể và khả năng lãnh đạo trong đại dịch Covid-19 đã tăng thêm quyền lực của ông. Nhưng vẫn chưa rõ liệu ông Phúc sẽ tranh cử vị trí cao nhất hay vẫn ở vị trí điều hành hiện tại. Ngay cả khi có một số ngoại lệ, khó mà được hưởng quá nhiều.

Các yếu tố quyết định thực sự dựa trên các điều kiện phức tạp hơn nhiều và thường ít thấy rõ ràng hơn từ bên ngoài. Sự mờ nhạt của hệ thống không khuyến khích các nhà phân tích đặt cược vào các ứng cử viên có thể ; như Đại hội 12 đã chứng minh, kết quả cuối cùng có thể nằm ngoài dự đoán và được quyết định vào phút cuối Nhưng có một số chỉ số cho thấy yếu tố nào có khả năng chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định.

Mặc dù sức khỏe không tốt, ông Trọng được hiểu vẫn là động lực chính của quá trình quyết định. Tổng thư ký kiêm chủ tịch đã biến mất khỏi mắt công chúng gần một tháng vào năm 2019, khiến nhiều người lo lắng về việc kế vị và khả năng chứng kiến một nhà lãnh đạo khác mất khả năng. Kể từ đó, Trọng liên tục có vấn đề về sức khỏe (nghi ngờ bị đột quỵ). Nhưng mỗi khi có tin đồn xoay quanh việc ông đang suy yếu quyền lực, thì người đàn ông 76 tuổi lại chứng minh rằng họ sai.

Ông Trọng là nhà lý luận mác xít, từng nhiều năm làm Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã kiên quyết phục hồi các giá trị xã hội chủ nghĩa và đặt chúng trở lại trung tâm của sứ mệnh của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong hai nhiệm kỳ của mình, ông đã tìm cách phục hồi và lấy lại niềm tin của người dân đối với đảng.

Đó là chiến dịch chống tham nhũng, nhằm vào việc lạm dụng quyền lực có hệ thống và biển thủ công quỹ của các đảng viên cấp cao, những người quản lý sai các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Mục đích là để làm sạch hình ảnh của một Đảng cộng sản Việt Nam thối nát, ngay cả khi cũng liên quan đến việc loại bỏ các đối thủ chính trị, một số những người được cho là vẫn ủng hộ đối thủ cũ của ông Trọng là Nguyễn Tấn Dũng và di sản tư bản thân hữu của cựu thủ tướng.

Vào tháng 4 và tháng 5 năm 2020, Trọng ban hành các chỉ thị và quy định mới đặt ra các tiêu chí cho các nhà lãnh đạo mới. Chúng bao gồm lòng trung thành với hệ tư tưởng Mác-Lênin, và những người lãnh đạo mới phải có khả năng lấy được lòng tin của nhân dân và là lực lượng đoàn kết. Điều này, đối với một số người, có thể cho thấy sự ưu tiên cho việc kế nhiệm dựa trên tính liên tục của chiến dịch chống tham nhũng.

Trên cơ sở đó, ông Trọng có khả năng ủng hộ việc ứng cử những người đóng vai trò nòng cốt trong chiến dịch tranh cử như Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam trong nhiệm kỳ này. Đáng chú ý, Vương đã nhận một số trách nhiệm của Trọng trong thời gian ông ốm yếu.

Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm, ông Ngô Xuân Lịch, 66 tuổi, chỉ xếp sau 4 lãnh đạo cao nhất trong Bộ Chính trị, cũng là một ứng cử viên có khả năng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, 66 tuổi, Chủ tịch Quốc hội, là ứng cử viên nữ duy nhất đến từ tỉnh Bến Tre, miền Nam, điều này có thể quan trọng vì đại diện khu vực là một yếu tố khác trong quá trình quyết định. Ngân có ba bằng Tiến sĩ luật, chính trị và quản lý tài chính. Nếu thắng, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên làm tổng thư ký của Đảng cộng sản Việt Nam.

Một số đồn đoán khác cho rằng Thủ tướng Phúc có thể tranh cử tổng bí thư hoặc chủ tịch nước – nếu hệ tứ trụ trả về. Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, một người theo chủ nghĩa quốc tế mạnh mẽ, có thể đang chạy đua để nhận lấy chức của ông Phúc.

Một trong tứ trụ sẽ cần do một phụ nữ đảm nhận vì lợi ích đại diện giới, do đó, vai trò chủ tịch Quốc hội, trên danh nghĩa là cao nhất, ít nhất là theo hiến pháp, có thể sẽ thuộc về một phụ nữ khác.

Tô Lâm, 63 tuổi, Thứ trưởng Bộ Công an ; Nguyễn Thiện Nhân, 67 tuổi, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ; và Vương Đình Huệ, 63 tuổi, Phó thủ tướng có khả năng được thăng chức. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, 65 tuổi, người dường như đang chiếm lĩnh nhiều hơn danh mục đầu tư kinh tế, cũng có thể là thủ tướng tiếp theo.

Mặc dù tất cả các ứng cử viên, là thành viên Bộ Chính trị, đều có bằng chứng và hồ sơ thành tích đã được chứng minh rõ ràng của Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng có sự phân biệt giữa các ứng cử viên giữa những người cống hiến hơn cho sự trong sạch và trung thành của đảng, và những người ủng hộ thành tích và cải cách kinh tế của đất nước.

Kết quả của Đại hội Đảng lần thứ 13 sẽ phản ánh hướng đi của Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam và liệu cuộc khủng hoảng toàn cầu Covid có ảnh hưởng đến tư duy của đảng hay không.

Chiến dịch chống tham nhũng

Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng, với trọng tâm là sự trong sạch về tư tưởng và việc ông cuối cùng củng cố hai vị trí chủ chốt, đã làm dấy lên những lo lắng về khả năng truyền cảm hứng của ông Tập Cận Bình ở Trung Quốc.

Bởi một lẽ, "chiến dịch đốt lò" đã "thiêu sống" khoảng 70 quan chức cấp cao, trong đó có một Ủy viên Bộ Chính trị, một Ủy viên Trung ương đương nhiệm và các cựu ủy viên. , các bộ trưởng, các tỉnh trưởng Đảng cộng sản Việt Nam, các tướng lĩnh, và những người khác ở các cấp tổ chức đảng khác nhau, nhiều người trong đó nhân án tù dài hạn.

Có lẽ vụ đốt lò lớn nhất, thu hút sự chú ý của quốc tế, là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo PetroVietnam (một doanh nghiệp nhà nước về dầu khí chủ chốt), ở Đức vào năm 2018. Động thái này cho thấy quyết tâm của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thanh trừng nhưng dẫn đến mối quan hệ căng thẳng với Đức và có nguy cơ gây tổn hại đến uy tín quốc tế của Việt Nam. Số lượng những người bất đồng chính kiến bị bắt và cái mà các tổ chức phi chính phủ quốc tế gọi là "tù nhân lương tâm" tiếp tục tăng.

Câu hỏi đặt ra là liệu lứa lãnh đạo tiếp theo có tiếp tục con đường này hay không và ở mức độ nào. Nếu được thực hiện theo những cải cách có hệ thống trong hệ thống luật pháp để không chỉ trừng phạt những kẻ thủ phạm mà còn ngăn chặn các hành vi tham nhũng, chiến dịch này thực sự có thể hồi sinh Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng nếu các nỗ lực vẫn hoàn toàn mang tính trừng phạt và có chọn lọc, chiến dịch chống tham nhũng có thể gây mất ổn định và kích động sự chia rẽ trong nội bộ, tạo ra cảm giác khủng bố có thể làm tê liệt đảng.

Nhận thức về tham nhũng ở Việt Nam rất cao và phổ biến. Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tổ chức thực hiện các nghiên cứu dọc trên toàn cầu, chấm điểm số minh bạch của Việt Nam là 37 điểm (trên 100) vào năm 2019, đứng ở vị trí thứ 96 trên 180 quốc gia. Điểm số tăng 4 điểm kể từ năm 2018, đây là một bước phát triển tích cực và có thể là kết quả của chiến dịch chống tham nhũng. Công chúng Việt Nam, mặc dù nhận thức được khía cạnh chính trị của chiến dịch, nhưng nhìn chung đều ủng hộ việc giám sát và thực thi các biện pháp hạn chế lạm quyền.

Đó là kinh tế !

Kinh tế sẽ là trọng tâm phía trước, thậm chí còn hơn thế sau đại dịch Covid-19. Việt Nam đã làm rất tốt trong suốt đại dịch. Việt Nam được dự đoán sẽ phục hồi nhanh hơn nhiều quốc gia khhác trong khu vực.

Về kinh tế vĩ mô, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển mạnh trong dài hạn. Nhưng những thách thức đã xuất hiện khi giai đoạn phát triển tăng trưởng nhanh kết thúc đã đến gần. Điều đáng khen là dưới thời ông Phúc, Việt Nam đã chống lại sự suy giảm đó và giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 5-6% sau mức kỷ lục 7% của những thập kỷ trước. Trong thập kỷ qua, GDP của nước này đã tăng gấp đôi, đạt 262 tỷ USD vào năm 2019.

Khi Covid-19 bùng phát, mục tiêu đầy tham vọng là duy trì mức tăng trưởng trên 5% đã phải được điều chỉnh. Giống như cả thế giới, Việt Nam phải hứng chịu sự đóng băng toàn cầu về giao thông, du lịch và dịch vụ. Nhưng ứng phó với đại dịch của Việt Nam thuộc hàng hiệu quả nhất trên thế giới, thời gian ngừng hoạt động ngắn hơn nhiều nước và đến cuối tháng 4, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng các hạn chế xã hội. Kể từ đó, Việt Nam đã có những đợt bùng phát nhỏ, nhưng nhìn chung, Việt Nam đã có thể kiểm soát số ca bệnh và trong nước, gần như trở lại "kinh doanh như thường lệ. Do đó, Việt Nam nằm trong số ít các nước Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng kinh tế co lại, và trong khi tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính ở mức 1,8-2,5%, thì dự kiến sẽ tăng trở lại 6,5% vào năm 2021 – tức là cao hơn dự kiến trước đại dịch.

Đại dịch đã đẩy nhanh cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ với một số đồng minh và Trung Quốc. Trong quá trình di dời các doanh nghiệp và nhà máy khỏi Trung Quốc, Việt Nam là điểm đến phổ biến do chi phí sản xuất thấp hơn (đây là một yếu tố cần xem xét ngay cả khi không có căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc), lực lượng lao động có trình độ cao, điều kiện chính trị ổn định , và ngày càng tin tưởng vào đất nước nói chung.

Những cuộc di dời này là của các công ty Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan. Chính phủ Nhật Bản đã sắp xếp một chương trình đặc biệt để giúp các doanh nghiệp di dời từ Trung Quốc sang Đông Nam Á ; cho đến nay 15 công ty đã được trả tiền để chuyển đến Việt Nam.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch Việt Nam, các dự án đầu tư nước ngoài được giải ngân trong 10 tháng đầu năm 2020 lên tới 13,76 tỷ USD, tương đương 96,8% vốn đầu tư nhận được so với cùng kỳ năm ngoái, điều này cho thấy tác động của Covid-19 đã được giảm nhẹ.

Tương lai kinh tế số của Việt Nam có vẻ đầy hứa hẹn. Đây là một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực với hơn 52 triệu người dùng internet và đến năm 2025, con số đó dự kiến sẽ tăng lên khoảng 80 triệu. Dân số trẻ của Việt Nam khiến nó trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba ở Đông Nam Á với doanh thu thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD vào năm 2018. Điều này đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong đại dịch Covid-19. Việt Nam cũng là một trong những trung tâm đổi mới kỹ thuật số phát triển năng động nhất trong khu vực.

Chính phủ đã nâng cao năng suất theo định hướng công nghệ và ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, phát triển kỹ năng, áp dụng công nghệ trong sản xuất và nông nghiệp cũng như các lĩnh vực công nghệ mới. Trên thực tế, cũng giống như chiến dịch chống tham nhũng là "dự án con cưng" của Trọng, thì với ông Phúc là động lực cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Trong khi có nhiều thách thức còn lại, một thái độ như vậy giúp Việt Nam có thể phục hồi sau đại dịch.

Chính sách Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã chuẩn bị cho đất nước thành công trong lĩnh vực viễn thông, bao gồm cả 5G. Viettel của Việt Nam là công ty thứ sáu trên toàn thế giới sản xuất thiết bị mạng 5G và triển khai thành công tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2020. Kết nối 5G cho các bệnh viện chính là một đóng góp đáng kể cho các dịch vụ y tế từ xa, đặc biệt quan trọng trong đại dịch.

Một nhà mạng khác của Việt Nam là MobiFone cũng đã thử nghiệm thành công 5G và dự kiến sẽ nối gót Viettel triển khai thương mại. Viettel hợp tác với Ericsson và Nokia, trong khi MobiFone hợp tác với Samsung và sử dụng thiết bị Nokia để phát triển công nghệ.

Điều đó khiến Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới có 5G và một trong số rất ít nhà cung cấp quốc gia của họ, trong trường hợp này là hai, là nhà cung cấp mạng. Việt Nam cũng đã tránh được các rủi ro bảo mật liên quan đến việc sử dụng thiết bị của Huawei.

Tuy nhiên, đây không phải tất cả đều là tin tốt. Luật An ninh mạng mới có hiệu lực vào năm 2018 yêu cầu các công ty công nghệ nước ngoài phải mở văn phòng tại Việt Nam, lưu trữ dữ liệu người dùng trong nước và giao nộp thông tin nếu chính phủ yêu cầu.

Luật An ninh mạng cũng yêu cầu các công ty truyền thông xã hội gỡ bỏ bất kỳ nội dung nào mà nhà chức trách cho là xúc phạm. Nhiều người lo lắng rằng điều này có thể được sử dụng để tăng cường kiểm duyệt bất kỳ hoạt động chính trị nào và hạn chế tự do ngôn luận. Các tính năng này có thể là một yếu tố bất lợi trong việc mở rộng hơn nữa thị trường công nghệ.

Việt Nam thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, bao gồm cả các cơ sở hạ tầng và dịch vụ quan trọng, cũng như các báo cáo thường xuyên về các cuộc tấn công nhắm vào các sân bay, tàu sân bay quốc gia, cũng như các vụ cắt cáp dưới biển. Những vấn đề này thường xảy ra đồng thời với căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt với Trung Quốc. Một trong những vụ việc đáng chú ý nữa đã xảy ra sau khi Việt Nam đề nghị hỗ trợ ngoại giao đối với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016.

Số hóa, công nghệ và lĩnh vực mạng là một trong những cơ hội lớn nhất cho sự phát triển trong tương lai của Việt Nam. Tuy nhiên, các thách thức và lỗ hổng mạng cũng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất. Khả năng phục hồi không gian mạng của Việt Nam vẫn đứng thứ 50 trên toàn cầu. Năm ngoái, Việt Nam đã tăng 50 bậc ấn tượng trong Chỉ số An ninh mạng Toàn cầu, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là khi chính phủ đặt mục tiêu nằm trong top 30 thế giới vào năm 2030.

Covid-19 là một thảm kịch toàn cầu đáng kinh ngạc, không chỉ đối với Việt Nam. Nhưng đại dịch này cũng đã tiết lộ tiềm năng đổi mới của đất nước. Không chỉ quản lý tốt nguồn cung cấp y tế quan trọng khi cả thế giới, với một số nền kinh tế phát triển nhất như Hoa Kỳ, lại thiếu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế – PPE và phải chặn các đơn đặt hàng quốc tế, mà Việt Nam nhanh chóng chuyển sang tài trợ và xuất khẩu các mặt hàng cần thiết. Khi mới bùng phát,

Việt Nam đã tự sản xuất bộ xét nghiệm và hiện đang thử nghiệm vắc xin của nội địa. Đại dịch đã tạo động lực đổi mới cho dân số trẻ của đất nước. Một ví dụ là các máy ATM gạo được thiết lập cho những người có nhu cầu trong thời gian bị cách ly xã hội để giảm thiểu lây nhiễm, và sự bùng nổ của các ứng dụng mới và dịch vụ trực tuyến ít tiếp xúc hơn.

Các nhà lãnh đạo tiếp theo cần khai thác tiềm năng sáng tạo và đổi mới hiện tại, cung cấp một môi trường phát triển thuận lợi và an toàn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và hỗ trợ phát triển nền kinh tế số. Điều này đòi hỏi các nhà kỹ trị.

Đồng thời, nhóm lãnh đạo tiếp theo cũng cần tiếp thu những vấn đề đang kìm hãm nền kinh tế Việt Nam. Ở tầm vĩ mô, công cuộc đổi mới đổi mới từ năm 1986 chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã đưa Việt Nam thoát nghèo, hội nhập kinh tế toàn cầu và nâng cao sức mạnh quốc gia.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đó chỉ là một phần và ở giai đoạn hiện tại, các lĩnh vực và công ty được kiểm soát tập trung còn lại đặt ra những thách thức đối với khu vực tư nhân. Hơn nữa, sự kết hợp này đã dẫn đến việc tạo ra các mối quan hệ doanh nghiệp nhà nước theo kiểu khách hàng, đặc biệt trong các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng, viễn thông và dầu khí, vốn vẫn do các doanh nghiệp nhà nước gần như độc quyền điều hành.

Điều đó đã tạo ra một tầng lớp các nhà tài phiệt – nhiều triệu phú và tỷ phú kiểm soát các công ty tư nhân lớn, và thường được sự ủng hộ và bảo vệ từ giới chóp bu chính trị. Sự tăng trưởng liên tục và không được kiểm soát của "tầng lớp" này có thể dẫn đến một số thách thức, từ các điều kiện không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến quyết định tăng cường tìm kiếm đầu tư của chính phủ, kể cả từ các nhà đầu tư nước ngoài cho các dự án lớn. Trong thực tế hậu đại dịch, những thách thức này và những thách thức khác liên quan đến các cải cách chưa hoàn thành sẽ ngày càng nổi bật hơn và sẽ cần nhóm lãnh đạo tiếp theo giải quyết cho kịp thời.

Điều hướng quan hệ bên ngoài

Có thể nói, không thiếu những thách thức mà ban lãnh đạo mới phải đối mặt khi khu vực này đang ở giữa sự thay đổi địa chính trị có hậu quả lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Ngay cả trước khi bùng phát covid-19, thời kỳ này đã được gọi là Chiến tranh Lạnh 2.0. Đối với Việt Nam, những gì được gọi là "Chiến tranh Lạnh" ở phương Tây hoàn toàn không phải là "lạnh", và chắc chắn nó sẽ muốn tránh rơi vào bất kỳ vị trí tương tự một lần nữa.

Vào cuối năm 2019, Việt Nam đã phát hành Sách Trắng Quốc phòng, Sách trắng đầu tiên trong một thập kỷ, trong đó ghi nhận sự xấu đi nhanh chóng của môi trường quốc tế. Những lo ngại về an ninh của Hà Nội đã được tuyên bố cùng với việc tái khẳng định "chính sách ba không" (không liên minh quân sự, không có căn cứ nước ngoài và không đứng về phía nước này chống lại nước khác).

Sách trắng 2019 đã bổ sung thêm chữ "không" thứ tư nhằm bác bỏ cụ thể việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và "một điều tuỳ thuộc"được nêu ra : "Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết, phù hợp với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, các bên cùng có lợi".

Đây là một cách thể hiện rằng Việt Nam coi vấn đề chủ quyền là ưu tiên hàng đầu và tất cả các học thuyết quốc phòng và chiến lược chỉ là phương tiện để bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Hà Nội đang mở rộng dư địa để điều động các phương án phòng thủ, để phản ứng trước việc Bắc Kinh thường xuyên xâm nhập vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam, can thiệp vào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên ngoài khơi, gia tăng các cuộc tập trận và triển khai quân sự từ các đảo nhân tạo, cũng như các hành động khiêu khích khác và cố gắng kiểm soát bất hợp pháp các vùng biển tranh chấp, chẳng hạn như tuyên bố các đặc khu hành chính mới.

Trong khi tôn trọng các nguyên tắc không liên kết của mình, Hà Nội cũng tuyên bố rõ ràng ủng hộ việc đi lại vô tội, cũng như an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông ; không thực hiện các hành động làm phức tạp tình hình hoặc mở rộng tranh chấp ; đồng thời, tránh quân sự hóa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Đặc biệt, "Việt Nam hoan nghênh các tàu của hải quân, tuần duyên, biên phòng và các tổ chức quốc tế đến thăm cảng thông thường hoặc dừng lại tại các cảng của mình để sửa chữa, bổ sung vật tư hậu cần, kỹ thuật hoặc ứng cứu thiên tai".

Điều này cho thấy sự ủng hộ của các Hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP) của Hoa Kỳ và sự cởi mở trong việc tăng tần suất các chuyến thăm của hải quân, bao gồm cả đến Vịnh Cam Ranh.

Dưới thời chính quyền Trump, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt được động lực đáng kể, và bất chấp mọi thách thức, mối quan hệ này vẫn tiếp tục đi trên quỹ đạo tích cực và có lẽ xét về mặt tương đối, là mạnh nhất ở Đông Nam Á.

Tăng cường quan hệ quân sự và các chuyến thăm, kể cả trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, việc Hoa Kỳ quan tâm đến việc tìm kiếm các đối tác cùng chí hướng trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và nhận thức chung về Trung Quốc là một mối đe dọa cho thấy mức độ liên quan ngày càng tăng của các khía cạnh quốc phòng của Việt Mỹ phức tạp – điều đó ở một mức độ nào đó đã đẩy nhanh quá trình hàn gắn quá khứ.

Tuy nhiên, thương mại vẫn là một cái gai trong chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump. Ngay sau chuyến thăm ngẫu hứng của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Hà Nội vào tháng 11 trong chuyến công du được cho là chống Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã áp thuế đối với lốp xe Việt Nam. Có hơn 300 mức thuế mà Mỹ vẫn có thể áp dụng đối với Việt Nam vì nghi ngờ phá giá tiền tệ, nếu cán cân thương mại được tiếp tục thặng dư sau khi chuyển giao quyền lực cho Joe Biden vào tháng Giêng.

Trong khi chương trình nghị sự thương mại có thể ít vấn đề hơn dưới thời chính quyền Biden sắp tới, điều đó cũng có thể có nghĩa là quay trở lại tập trung vào các khía cạnh nhân quyền rắc rối hơn, vốn bị bỏ qua dưới thời chính quyền Trump. Với thành tích ngày càng tồi tệ trong những năm qua, một chính quyền mới của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ có khả năng sẽ đưa ra các vấn đề nhân quyền với Việt Nam, bất chấp những cân nhắc chiến lược đã thúc đẩy hai nước xích lại gần nhau hơn.

Vượt qua những thách thức của giữ cân bằng trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi, đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu của Mỹ và phản ứng hiệu quả trước sự hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam đang làm rất tốt. Việt Nam đã chủ trì thành công các cuộc họp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2017, hoạt động tích cực tại Liên hợp quốc, kết thúc nhiệm kỳ thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và gần đây nhất là hoàn thành vai trò chủ tịch ASEAN 2020 với năng suất đáng kể bất chấp Covid -19 đại dịch.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản, Australia, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Nga và Ấn Độ ngày càng sâu sắc hơn. Việt Nam đang nổi lên như một trong những đối tác quan trọng nhất ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện qua việc tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tiên ở nước ngoài.

Thủ tướng Phúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn trong các chuyến thăm nước ngoài, tổ chức các diễn đàn đa phương, và thăm nước ngoài do Chủ tịch Quang đã qua đời và sức khỏe yếu của ông Trọng. Ông Phúc và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từ lâu đã là bộ mặt của một Việt Nam tiến bộ và hướng ngoại, ngày càng nằm trong số những quốc gia năng động nhất trong khu vực.

Thực hiện chủ trương nhất quán về hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã mở rộng mạng lưới thương mại và trong những năm gần đây đã ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh. Việt Nam là thành viên của cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới được ký kết. Cách tiếp cận này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tự do hóa thương mại nhất trên thế giới.

Ban lãnh đạo tiếp theo sẽ phải có khả năng tiếp tục với thành tích tốt này và khai thác những lợi ích của hội nhập toàn cầu cho Việt Nam. Trong khi định hướng chính của chính sách đối ngoại khó có thể thay đổi, bất kể ai cuối cùng xuất hiện ở Đại hội Đảng lần thứ 13, thần thái cá nhân, sự tự tin và nhanh nhẹn sẽ là điều cần thiết để đối mặt với những thách thức phức tạp và ngày càng gia tăng của môi trường quốc tế phía trước.

Việc Việt Nam trở thành chủ tịch ASEAN thành công vào năm 2020 chỉ khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam đối với các nước láng giềng Đông Nam Á cũng như trên toàn cầu. Nhưng vẫn còn đó những thách thức trong quan hệ láng giềng, bao gồm khả năng quản lý mối quan hệ phức tạp với Campuchia, quốc gia có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc thường làm phức tạp các chương trình nghị sự vùng Mekong và ASEAN.

Với các chức chủ tịch ASEAN của Brunei và Campuchia lần lượt vào năm 2021 và 2022, một số người lo ngại điều đó có thể dẫn đến những thỏa hiệp không mong muốn trong các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc-ASEAN ở Biển Đông trong những năm tới. Ban lãnh đạo và các chính sách do Đại hội 13 đề ra sẽ phải bước đi một cách khéo léo giữa lợi ích của ASEAN và những hạn chế đặc hữu của khối.

Kết luận

Việt Nam đang trỗi dậy khỏi đại dịch Covid-19 mạnh hơn. Ví dụ, chỉ số Lowy Power năm 2020 ghi nhận rằng Việt Nam đạt điểm tăng mạnh nhất trong bảng xếp hạng so với năm 2019, phản ánh thành công trong việc ứng phó với đại dịch. Việt Nam được định vị để phục hồi nhanh, nhanh hơn nhiều so với các đối thủ trong khu vực và đang tích cực chuẩn bị cho thế giới hậu Covid.

Quản trị hiệu quả trong bối cảnh đại dịch đã làm tăng uy tín quốc tế của Việt Nam và củng cố nội bộ tính chính danh của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng đảng không phải là một khối, và điều đó không bao giờ rõ ràng hơn lúc này, khi giai cấp chính trị chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao quyền lực. Sự phân chia giữa những người trung thành với ý thức hệ và những nhà kỹ trị thực dụng là rõ ràng.

Điều nào sẽ chiếm ưu thế và chèo lái Việt Nam vượt qua những khó khăn của thế giới hậu đại dịch, trong đó trật tự toàn cầu chắc chắn sẽ bị đảo lộn ? Như mọi khi, chúng ta sẽ biết vào sáng hôm sau kết thúc Đại hội.

Huong Le Thu

Nguyên tác : Vietnam’s Coming Leadership Change, Diplomat Magazine, January, 2021

Ngọc Lan dịch

Nguồn : VNTB, 01/01/2021

Tiến sĩ Hương Le Thu là chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc và Nghiên cứu viên Cạnh tranh Châu Á tại Văn phòng Quốc gia về Nghiên cứu Châu Á.

Published in Diễn đàn
jeudi, 31 décembre 2020 15:02

Tương lai nào cho Đảng Cộng Sản ?

Lý do chính khiến vấn đề nhân sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản không giải quyết được là vì người lãnh đạo phải là người đại diện tiêu biểu nhất cho đồng thuận của tổ chức và họ không có đồng thuận. Họ gượng gạo nói "kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh" trong khi tất cả, kể cả Nguyễn Phú Trọng, đều biết rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là tầm bậy còn tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không có.

daihoi1

Hội nghị lần thứ 14 của Ban chấp hành trung ương của Đảng cộng sản khóa XII khai mạc tại Hà Nội ngày 14/12 và kết thúc ngày 20/12. Ảnh minh họa

Nhân dịp Đảng Cộng Sản họp Hội Nghị Trung Ương 14 để chuẩn bị cho Đại Hội 13 sắp tới của họ, tôi có yêu cầu một số bạn trẻ trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nghiên cứu các văn kiện được chuẩn bị cho Đại Hội 13, gồm báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế - xã hội. Một tuần sau tất cả đều nói đọc các tài liệu này là một cực hình, một người nói yêu cầu của tôi trên thực tế là một hình phạt. Họ chỉ hơi châm biếm.

Hội nghị lần thứ 14 của ban chấp hành trung ương của Đảng Cộng Sản khóa XII (sau đây viết tắt là HNTW14) khai mạc tại Hà Nội ngày 14/12 và dự kiến kết thúc ngày 20/12. Hai mục đích chính của hội nghị này là hoàn tất các văn kiện trình Đại Hội Đảng lần thứ 13 (sau đây viết tắt là ĐH13) và quyết định nhân sự cho hai cơ quan đầu não của đảng là Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư cho 5 năm sắp tới, trong đó có bốn chức vụ được coi là chủ chốt : tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Hội nghị đã kết thúc hai ngày sớm hơn dự định dù chưa đạt được mục tiêu nhân sự. Phải hiểu như thế nào ?

daihoi2

Các văn kiện này, đánh giá một cách đầy tự hào là : "đã được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo", "tập trung trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo" và "thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng ta".

Tầm cao trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản

Các văn kiện chính, gồm "Báo cáo chính trị" được coi là báo cáo trung tâm và các báo cáo chuyên đề (gọi chung là "Báo cáo kinh tế - xã hội") gồm "Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030" "Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025". Những tựa đề dài lòng thòng này tự chúng đã phần nào nói lên bản chất của các tài liệu được Trung Ương Đảng và ông Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu Đảng Cộng Sản đồng thời là trưởng ban soạn thảo các văn kiện này, đánh giá một cách đầy tự hào là : "đã được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo", "tập trung trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo""thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng ta".

Quả đúng là một khổ hình cho những ai cố đọc. Ba tài liệu dài gần bằng nhau, tổng cộng hơn 100 trang A4 và trên 110 ngàn chữ nhưng không đưa ra được một nhận xét hay một ý kiến đáng chú ý nào cả trên những vấn đề lớn của đất nước. Biển Đông, tài sản lớn nhất của Việt Nam đang bị Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chiếm đoạt, được đề cập tới trong một câu là "ngày càng phức tạp, khó lường, đe dọa nghiêm trọng đến hoà bình, ổn định của khu vực và môi trường đầu tư phát triển". Tình hình gay go tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương được đánh giá là "tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do cạnh tranh chiến lược, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên". Không một kết luận chiến lược nào. Cũng thế, sự lệ thuộc quá nhiều vào ngoại thương (trên 200% GDP) không được bàn tới. Sự hủy hoại môi trường chỉ được đề cập qua loa. Chiều dài của những văn kiện là do cách hành văn dài, luộm thuộm, lòng thòng, trùng lắp, viết để cố tình cường điệu chứ không có ý kiến. Thí dụ như : "Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước ; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm ; xây dựng Đảng là then chốt ; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội ; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên". Những câu như vậy đầy rẫy trong các văn kiện.

Cũng có những câu sai một cách lố lăng như :

"Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011-2020, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020".

Làm sao GDP có thể tăng gấp 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ năm 2020, trong vòng 10 năm, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 5,9% ? Nếu ta bảo một cậu học sinh viên trung học tính nhẩm lại cậu ấy sẽ nói nếu GDP năm 2010 là 116 tỷ USD thì, với tỷ lệ tăng trưởng 5,9% mỗi năm, GDP năm 2020 chỉ là khoảng 200 tỷ USD mà thôi. (Chính xác là tăng gấp 1,77 lần, lên thành 205,8 tỷ USD). Một sai lầm lộ liễu như vậy mà trong hơn hai năm (các văn kiện được soạn thảo bắt đầu từ giữa năm 2018) không một ai nhìn thấy thì quả là tầm cao trí tuệ của của đội ngũ lãnh đạo cộng sản có vấn đề lớn. Sự ngạc nhiên không dừng ở đó bởi vì tháng 9 năm nay, hơn một tháng trước khi báo cáo này được công bố, chính quyền đã thông báo rằng GDP năm 2020 đã được ước tính lại và đã vượt 300 tỷ USD. Các con số kinh tế của chế độ cộng sản này không chỉ sai trong cách tính mà còn rất tùy tiện.

Cũng không thiếu những câu vô duyên như : "Văn hóa trong chính trị và trong kinh doanh bước đầu được coi trọng". Nghĩa là cho tới gần đây văn hóa không được coi trọng trong chính trị và kinh doanh ? Hay "Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế". Đó là sau hơn 45 năm cầm quyền trên cả nước !

Bối rối của Đảng Cộng Sản là tuy nói "tư duy lý luận của Đảng có bước phát triển""Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn" nhưng những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản vẫn chưa hiểu thế nào là kinh tế thị trường. Hoặc là kinh tế thị trường hoặc là kinh tế hoạch định chứ không thể có kế hoạch nhà nước trong một nền kinh tế thị trường. Chính sự lấn cấn này khiến cho các lý luận của họ chỉ có thể là vớ vẩn.

Vả lại làm sao có thể hoạch định kinh tế được khi kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào bối cảnh bên ngoài ? Bình thường khi ngoại thương –tổng số xuất khẩu và nhập khẩu- vượt mức 50% GDP là đã có vấn đề rồi, huống chi ngoại thương của Việt Nam hiện là trên 200% GDP.

Còn bối cảnh bên ngoài ? Đại dịch Covid-19 đang tàn phá tất cả các nền kinh tế đối tác của Việt Nam và vẫn chưa chấm dứt. Ngay cả các nước phát triển nhất, với những khả năng tiên liệu cao nhất, cũng chưa thể biết phải cần bao nhiêu năm mới lấy lại được mức độ hoạt động kinh tế trước đại dịch. Về dịch Covid-19, các văn kiện báo cáo chính trị và báo cáo kinh tế - xã hội cũng chỉ biết nói một cách chung chung là "dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến ngành du lịch và nhiều ngành dịch vụ".

Điều đáng chú ý trong báo cáo chính trị lần này là ban lãnh đạo cộng sản vẫn ngoan cố chống lại khuynh hướng đổi mới về dân chủ mà họ gọi là "tự diễn biến, tự chuyển hóa" và đồng hóa nó với sự xuống cấp về tư tưởng và đạo đức chính trị. Báo cáo chính trị viết : "Chỉ đạo quyết liệt, tập trung công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Hai ngày trước HNTW14, ngày 12/12, ông Nguyễn Phú Trọng trong một bài chuẩn bị cho hội nghị đã viết : "Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Điều này có nghĩa là chống tham nhũng cũng là môt lý cớ để triệt hạ những người muốn dân chủ hóa chế độ. Ông Trọng và những người chung quanh ông không đủ sáng suốt để nhìn dân chủ hóa như một lối thoát cho Đảng Cộng Sản. Họ hô hào đẩy mạnh đổi mới nhưng lại thù ghét tự diễn biến, tự chuyển hóa. Đổi mới nhưng không thay đổi.

Khó có thể nghĩ rằng gần 200 ủy viên trung ương kém đến nỗi không nhìn thấy những sai khuyết của các văn kiện chuẩn bị ĐH13. Giả thuyết hợp lý hơn là họ không đọc hoặc chỉ đọc qua loa vì biết là các văn kiện này không quan trọng.

daihoi3

Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng đều đã gào thét thống thiết rằng nếu không giải quyết tốt được vấn đề nhân sự lãnh đạo thì sự nghiệp 75 năm của đảng sẽ tan tành.

Với sự nhất trí rất cao

Mục đích quan trong hơn nhiều của HNTW14 là quyết định nhân sự cho hai cơ quan đầu não của đảng là Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư cho Khóa 13 trong 5 năm sắp tới. Thông báo của Trung Ương Đảng viết :

(…) Tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới (…).

Tại sao đã "biểu quyết với sự nhất trí rất cao" mà còn phải "tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện" chờ hội nghị trung ương 15 sắp tới xem xét và quyết định ? Đã thế còn phải ngừng hội nghị hai ngày trước dự định. Triệu tập hội nghi trung ương thứ 15 là một điều không bình thường và khó khăn trong hoàn cảnh đang có dịch Covid-19. Giả thuyết có nhiều triên vọng đúng nhất là HNTW14 đã gặp bế tắc trong vấn đề chọn lựa nhân sự lãnh đạo đến độ có tiếp tục thảo luận cũng không đi đến đâu và đành phải ngừng lại để giải quyết trong hậu trường.

Nhưng bế tắc không nhất thiết đồng nghĩa với xung đột. Người ta không thấy một dấu hiệu căng thẳng nào, như trong hai đại hội 11 và 12 trước đây khi có tranh giành giữa Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng. Trong các đại hội đảng trước đây người ta biết trước ai sẽ là tổng bí thư ai, chủ tịch nước, thủ tướng ít nhất hai tháng trước ngày khai mạc đại hội. Lần này hầu như không có đấu đá nhưng cũng không tìm ra được người lãnh đạo. Điều này không có nghĩa là tất cả những người lãnh đạo cao nhất đều không xứng đáng. Nói chung họ văn minh và hiểu biết hơn hẳn các ông Hồ Chí Minh, Trương Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ v.v. trước đây. Lý do chính khiến vấn đề nhân sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản không giải quyết được là vì người lãnh đạo phải là người đại diện tiêu biểu nhất cho đồng thuận của tổ chức và họ không có đồng thuận. Họ gượng gạo nói "kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh" trong khi tất cả, kể cả Nguyễn Phú Trọng, đều biết rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là tầm bậy còn tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không có. Mỗi người trong ban lãnh đạo đều biết mình đang nói dối và cũng biết là những người khác đang nói dối. Cam kết trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh như vậy trên thực tế chỉ là cam kết không suy nghĩ. Như vậy làm sao có thể có đồng thuận ? Khi không có một tư tưởng chung thì người ta không thể kết hợp lâu dài. Hy vọng có thể hợp tác trên những vấn đề cụ thể chỉ là một ảo tưởng bởi vì đặc tính của các vấn đề cụ thể là chúng luôn luôn có những giải đáp khác nhau và gây chia rẽ. Một tư tưởng chính trị chung khiến những người có những đề nghị khác nhau trên một vấn đề cụ thể nhận ra rằng các giải pháp tuy khác nhau nhưng vẫn nhắm cùng một định hướng. Không có một tư tưởng chính trị chung thì chia rẽ là điều chắc chắn. Vấn đề nhân sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản không có giải đáp bởi vì nó tương đương với tìm người đại diện tiêu biểu cho một cái gì không có. Cho tới nay Đảng Cộng Sản đã may mắn có được một người lãnh đạo như ông Nguyễn Phú Trọng, một người còn có thể nói trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà không thấy ngượng nhưng tình trạng sức khỏe của ông không còn cho phép ông đảm nhiệm vai trò này nữa. Mọi giải pháp thay thế ông đều không ổn.

Từ nhiều tháng trước cả hai người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản –ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng- đều đã gào thét thống thiết rằng nếu không giải quyết tốt được vấn đề nhân sự lãnh đạo thì sự nghiệp 75 năm của đảng sẽ tan tành. Bây giờ thì đúng là vấn đề không có giải đáp thỏa đáng.

Một đoạn tuyệt hoàn toàn và dứt khoát

Như vậy cả hai mục tiêu của HNTW14 vừa qua đều thất bại. Việc thông qua các văn kiện nhàm chán và vô nghĩa là một thú nhận thất bại về tư tưởng chính trị ; thất bại trong có gắng giải quyết vấn đề nhân sự lãnh đạo là hậu quả của của thất bại về tư tưởng chính trị và báo hiệu những khó khăn rất lớn trong tương lai. Nhưng điều quan trọng nhất của ĐH13 là đã hoàn toàn không có một góp ý nào từ nhân dân và trí thức. Trước đây mỗi dịp đại hội đảng đều có những thảo luận, yêu cầu và kiến nghị từ trí thức trong và ngoài nước, kể cả các đảng viên lão thành đã từng giữ những chức vụ tương đối quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Trước Đại hội 12, tháng 01 năm 2016, cũng đã có kiến nghị của 127 người ký tên chung và nhiều phát biểu với tư cách cá nhân. Lần này thì tuyệt đối không, ngay cả trên mạng xã hội, dù đã có những tranh cãi gay go về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và về Donald Trump. Đại hội đảng lần này chỉ còn là chuyện riêng của đảng, không ai quan tâm. Nhân dân Việt Nam đã đoạn tuyệt một cách hoàn toàn và dứt khoát với Đảng và chế độ cộng sản. Dưới mắt nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng Sản chỉ còn là một lực lượng chiếm đóng và thống trị. Nghĩa là một lực lượng thù địch.

daihoi4

Những người cộng sản, kể cả những người sẽ lãnh đạo Đảng cộng sản đã có cuộc sống sung túc hơn đa số đồng bào của họ, đã có điều kiện học hỏi để có trình độ văn hóa cao và cũng đã có kinh nghiệm điều hành các cơ quan và các công ty. Nói chung họ vẫn sẽ là những người rất may mắn. Ảnh minh họa Khu biệt thự đẹp nhất Hà Nội

Như vậy tương lai của Đảng Cộng Sản sẽ ra sao ?

Tệ hơn một cạn kiệt về ý kiến, Đảng Cộng Sản còn phải cố bám lấy một chủ nghĩa độc hại đã ruỗng nát mà ngay cả trong nội bộ đảng cũng không còn ai tin. Sau hơn ba thập niên mất lý tưởng, Đảng Cộng Sản cũng đã mất luôn đoàn kết trong nội bộ. Tuy vậy nó vẫn tiếp tục thống trị dân tộc Việt Nam một cách hung bạo. Bao lâu nữa ?

Không phải là những người lãnh đạo cộng sản không hiểu rằng tình trạng thách thức này không thể tiếp tục, nhưng họ không nhìn thấy giải pháp. Họ kế thừa di sản của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn, những người đã thành công không phải vì sáng suốt mà vì nông cạn. Đảng Cộng Sản đã chiến thắng sau một cuộc nội chiến tàn khốc làm đất nước tan hoang và sáu triệu người chết ; nó cũng đã phạm vô số tội ác khác trước và sau chiến tranh, chỉ để cuối cùng nhận ra rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là một sai lầm. Các cấp lãnh đạo cộng sản kế tiếp đã nghĩ rằng họ đã đi quá xa để có thể chuyển hóa về dân chủ một cách an toàn. Nguyễn Phú Trọng là một trong những người lãnh đạo cộng sản cuối cùng đại diện cho tâm lý tuyệt vọng đó.

Nhưng bây giờ tình hình đã khác nhiều. Hơn 45 năm đã trôi qua từ ngày 30/04/1975 và cả một thế hệ cũng đã trưởng thành kể từ khi người tù binh Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng rời trại cải tạo. Tuyệt đại đa số những người cộng sản, kể cả những người sẽ lãnh đạo Đảng Cộng Sản sau Đại Hội 13, không có trách nhiệm gì về những sai lầm và tội ác trong quá khứ. Nếu Việt Nam chuyển hóa về dân chủ, Đảng Cộng Sản có thể mất chính quyền và tan rã sau một cuộc bầu cử tự do như các đảng cộng sản Đông Âu trước đây nhưng các đảng viên cộng sản không có gì để phải lo âu. Họ có thể mất một số đặc quyền đặc lợi nhưng dù sao họ cũng đã là những người được thụ hưởng nhiều nhất trong đại khối dân tộc rồi. Họ đã có cuộc sống sung túc hơn đa số đồng bào của họ, đã có điều kiện học hỏi để có trình độ văn hóa cao và cũng đã có kinh nghiệm điều hành các cơ quan và các công ty. Nói chung họ vẫn sẽ là những người rất may mắn. Tương lai của họ không hề bị đe dọa. Hơn nữa, từ nay họ sẽ được sống an toàn, hạnh phúc, lương thiện và tự hào trong một đất nước Việt Nam dân chủ, hòa giải và hòa hợp để cùng chinh phục tương lai.

Ngược lại, nếu họ nghe lời Nguyễn Phú Trọng để tiếp tay ngoan cố duy trì chủ nghĩa Mác-Lênin và chế độ độc tài toàn trị, họ sẽ mắc tội đồng lõa ngoan cố dày đạp dân tộc và ngăn cản bước tiến của đất nước về một tương lai xứng đáng. Đó sẽ thực sự là một sai lầm rất lớn bởi vì chế độ này đàng nào cũng phải cáo chung và sắp cáo chung. Nó không còn lý tưởng chung, không còn đoàn kết nội bộ và bị nhân dân thù ghét, trong một thế giới mà làn sóng dân chủ đang ào ạt dâng lên. Sự ngoan cố không kéo dài được chế độ mà còn có thể tạo ra một sự phẫn nộ lớn với những hậu quả không lường được.

Chọn lựa đúng đắn nhất của những người cộng sản ở lứa tuổi dưới 60 là nói KHÔNG với Nguyễn Phú Trọng và cố gắng đẩy mạnh xu thế tự diễn biến tự chuyển hóa để hòa nhập trong đại gia đình dân tộc. Để cứu đảng mình và chính mình.

Nguyễn Gia Kiểng

(29/12/2020)

Published in Quan điểm

Phát biểu khai mạc Hội nghị trung ương 13, ngày 5/10/2020, gọi là Hội nghị "Dự thảo báo cáo chính trị", ông Trọng nói :

..."Trước diễn biến phức tạp khó dự báo của năm 2020, cần cập nhật, phân tích, đánh giá lại tình hình, điều chỉnh bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp hơn với thực tế… Dự báo tình hưống để định ra sách lược đối phó thích hợp".

Để tham gia thảo luận nội dung Văn kiện, cần thiết có những thay đổi nhận thức.

hoinghi1

Ngày 5/10/2020, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng

1. Thế giới đã thay đổi

- Trung Quốc đã bộc lộ bản chất, chiếc mặt nạ đạo đức giả đã bị gạt bỏ. Dã tâm bá chủ toàn cầu đã thất bại. Chiến lược đánh chặn của các nước lớn, đứng đầu là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada đã buộc Trung Quốc phải thay đổi chiến lược từ chiếm đoạt thị trường toàn cầu sang chiến lược tuần hoàn kép, lấy tuần hoàn nội địa làm chủ yếu. Với khoảng 700 triệu người Trung Quốc có thu nhập dưới 2 đô la/ngày, chiến lược dựa vào tiêu thụ nội địa của Tập Cận Bình không hứa hẹn điều gì.

- Trung Quốc không thể dẫn dắt thế giới kể cả khi chiếm vị trí số một kinh tế thế giới thay chân Mỹ, vì Trung Quốc không phải là quốc gia dân chủ, không có hệ thống chính trị đa đảng, hệ thống chính trị kết cấu trên nền một hệ thống giá trị đối kháng với hệ thống giá trị phổ quát của thế giới dân chủ toàn cầu. Đó là yếu tố tạo nên sự cô lập của Trung Quốc.

- Thông qua các phát hiện của Mỹ, các chính sách chống thâm nhập của Đảng cộng sản Trung Quốc vào mọi lĩnh vực, từ kinh tế tài chính, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, bí mật quân sự, ý thức hệ tư tưởng tới bộ máy quản trị hành chính, hệ thống đảng phái chính trị v.v... đang có xu hướng trở thành chính sách chung chống cộng sản trên quy mô toàn cầu, bắt đầu từ các quốc gia lớn, như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Liên Hiệp Châu Âu, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ... đe dọa cô lập các quốc gia cộng sản trên toàn thế giới.

- Sự nhất quán trong các chính sách chống lại thủ đoạn bành trướng, chiếm đoạt Biển Đông một cách phi pháp của Trung Quốc, bao gồm Tứ giác Kim cương (QUAD), gồm Mỹ Nhật, Úc và Ấn Độ, cùng các quốc gia lớn thuộc khối NATO, như Anh Pháp Đức, Canada, kể cả New Zealand... đang hình thành liên minh quốc tế công khai bao vây, ngăn chặn và cô lập Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times Now (Ấn Độ) hôm thứ Ba (27/10), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rõ, các xung đột toàn cầu hiện nay là biểu hiện của cuộc chiến giữa tự do và độc tài. Không chỉ Ấn Độ mà cả thế giới hiện đều đang ở tuyến đầu chống lại tham vọng của Đảng cộng sản Trung Quốc (1). Việt Nam là một trong số 5 quốc gia cộng sản, sớm hay muộn cũng trở thành đối tượng của cuộc chiến đó.

- Toàn cầu hóa đã bộc lộ mâu thuẫn. Năng suất lao động đem lại thu nhập từ việc tự động và robot hóa chưa đủ để cân bằng thu nhập do việc làm mất đi. Xung đột nảy sinh từ mâu thuẫn giữa phương thức sản xuất truyền thống và phương thức mới làm phát sinh các khủng hoảng xã hội, và xung đột giữa các quốc gia. Xung đột giữa Trung Quốc với hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới sẽ không dừng lại. Nông thôn của thế giới hình thành tại khu vực thư hai của thế giới, Trung Quốc và Đông Nam chấu Á, trở thành công xưởng, thay thế và chiếm đoạt việc làm của các quốc gia công nghiệp. Xung đột này sẽ ngày càng gay gắt dẫn đến các chính sách bảo hộ khắc nghiệt hơn, sẽ nhanh chóng không còn là "lộc trời" cho không với các nước sống nhờ vào gia công và xuất khẩu. Việt Nam cùng với các quốc gia thế giới thứ hai sẽ kết thúc vận may của mình trong khoảng 10 năm nữa, để hoặc nhường chỗ cho khu thu nhập thấp hơn là Châu Phi, hoặc quay trở lại cuộc sống nghèo đói, nhằm duy trì giá lao động có tính cạnh tranh. Trong khoảng 10-15 năm nữa, nếu cách mạng robot hóa chưa đủ hoàn thành thì Châu Phi sẽ thay thế Châu Á làm công xưởng. Lao động đã dần biến mất tại các quốc gia công nghiệp, sẽ biến mất dần tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2030-2035. Chỉ sống bằng gia công thuê và xuất khẩu hộ các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam không tránh được sụp đổ.

- Tính độc lập hay độ bền vững của nền kinh tế phụ thuộc năng lực làm chủ công nghệ. Làm chủ công nghệ với một quốc gia yếu kém như Việt Nam, phụ thuộc chủ yếu vào nhận chuyển giao từ nước ngoài. Chuyển giao công nghệ dựa căn bản trên sự tương đồng và gắn kết của hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị phản ảnh thể chế chính trị. Nói tóm lại, muốn có chuyển giao công nghệ phải có đồng nhất về thể chế chính trị. Với một thể chế độc đảng cộng sản, thuộc khối 5 quốc gia cộng sản không có gì chung với thế giới, Việt Nam không thể trông đợi các cuộc chuyển giao công nghệ thực thụ và hiệu quả, chưa kể công nghệ cao cấp chỉ được chuyển giao giữa các quốc gia đồng minh, đặc biêt các công nghệ quốc phòng còn cần một hiệp định an ninh chung. Không có hoặc không làm chủ công nghệ, một quốc gia vĩnh viễn chỉ làm thuê, vĩnh viễn lạc hậu và phụ thuộc. Không có sự chia sẻ về hệ thống giá trị và tương đồng về thể chế chính trị, Việt Nam không có bạn, sẽ cô độc như Trung Quốc.

- Việt Nam có ước vọng trở thành quốc gia giữ vai trò dẫn dắt ASEAN, nhưng Việt Nam cùng với Lào lạc lõng và ngô nghê trong tương tác với các cơ chế lập pháp và hành pháp theo thể chế dân chủ đa nguyên của 8 quốc gia còn lại. Không có cơ chế kiểm soát dân chủ trong quy trình ra quyết định, thì không thể là người hướng đạo.

2. Không có chủ nghĩa cộng sản

- Ngược lại quan điểm của Karl Marx, Cách mạng kỹ thuật lần thứ 4 đã chứng minh xã hội không có tính giai cấp. Xã hội không phân chia thành các giai cấp đối kháng. Lợi ích của người lao động gắn kết hữu cơ với chủ doanh nghiệp trong quan hệ sản xuất. Xã hội là một tổng thể thống nhất và cân bằng lợi ích. Không có doanh nghiệp, không có nhà đầu tư sẽ không có sản xuất, không có việc làm, không có tăng trưởng, không có tái phân phối phúc lợi. Lợi ích không cân bằng sẽ kìm hãm tăng trưởng, kìm hãm lợi ích tổng thể và của từng thành phần. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, nhân tố tạo ra động lực thay đổi xã hội là chất xám, lao động trí tuệ. Mỗi cá nhân có khả năng lao động độc lập. Vai trò cá thể là hình thức chủ đạo trong lực lượng sản xuất. Giới trí thức, các tập đoàn công nghệ lớn, chủ thể của các sản phẩm trí tuệ sẽ là những lực lượng quyết định chính sách. Quan hệ sản xuất đã thay đổi về chất. Lực lượng sản xuất là trí óc. Chủ sở hữu của lực lượng sản xuất là tầng lớp trí thức. Hình thái Tri thức chủ nghĩa ra đời. Tuy vậy, bản chất của xã hội không thay đổi. Bất kể hình thái nào, động lực của phát triển, mục đích cuối cùng của phát triển vẫn là lợi nhuận. Từ nguyên thủy, loài người luôn bị thúc đẩy bởi cuộc truy tìm lợi nhuận hiểu theo nghĩa làm ít hưởng nhiều. Đó là bản chất của tiến hóa. Khi đinh nghĩa chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa lợi nhuận, thì chủ nghĩa tư bản tồn tại từ nguyên thủy và không bao giờ biến mất. Nhân loại chỉ có một hình thái duy nhất là chủ nghĩa lợi nhuận. Tuy nhiên, Nhà nước trong giai đoạn kinh tế tri thức sẽ là Nhà nước của liên minh các Đại công nghệ, hoặc ít nhất là đại biểu của Đại công nghệ. Cần cập nhật nhận thức này để có một tư duy phù hợp.

Không có chủ nghĩa cộng sản, vì ở xã hội cộng sản không còn sản xuất hàng hóa, không còn lợi nhuận, không còn tăng trưởng. Xã hội loài người dừng tiến hóa. Thế giới ngừng chuyển động và loài người kết thúc. Điều này trái với nguyên lý "vô thủy vô chung" của vạn vật.

Không có thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, vì từ cách mạng kỹ thuật lần thứ tư, trí tuệ là hạt nhân của động lực phát triển, sản xuất không cần tới nhà xưởng và thiết bị, không cần tới lao động sức người, không thể quốc hữu hóa chất xám, một thứ tài sản vô hình. Vì vậy không thể bằng cách quốc hữu hóa để xóa bỏ các doanh nghiệp tư nhân. Giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, theo định nghĩa là nền công nghiệp phát triển cộng với sở hữu toàn dân là không thể thực hiện vào giữa thế kỷ. Tiến hóa của xã hội loài người là quá trình song song với sự hoàn thiện của cá thể con người. Vai trò cá nhân tăng dần và ngày càng trở nên quyết định trên trục tiến hóa, từ trông chờ may rủi thời nguyên thủy tới làm chủ và điều khiển tất cả. Tự do cá thể và sở hữu tư nhân là động lực của phát triển, là mục đích của tiến hóa. không một ý chí nhân tạo nào tiêu diệt được.

3. Nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ phá hủy bền vững là khác biệt thể chế

- Điều kiện để duy trì ổn định chính trị và ổn định xã hội là tăng trưởng kinh tế. Ổn định hay sự bền vững của tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Xuất khẩu và đầu tư từ nước ngoài (FDI) phụ thuộc vào sự gắn kết hữu cơ của nền kinh tế với kinh tế thế giới. Sự gắn kết hữu cơ phụ thưộc vào sự tương đồng, hòa hợp giữa luật pháp, các cơ chế chính sách quốc gia với luật pháp và các cơ chế chính sách của các quốc gia khác, cơ chế chính sách của Việt Nam do thể chế chính trị Việt Nam quyết định. Thể chế nào, cơ chế đó. Tổng bí thư Trọng từng nói : "Hiến pháp là thể chế hóa cương lĩnh đảng".

Nguyên nhân các xung đột dẫn đến đổ vỡ của các hiệp định kinh tế, tiềm ẩn sự bất ổn của nền kinh tế, chính là sự khác biệt về chất giữa luật pháp Việt Nam và Luật pháp các nước. Sự khác biệt về chất của luật pháp bắt nguồn từ sự khác biệt thể chế chính trị. Triệt tiêu tận gốc các nguy cơ đổ vỡ của các hiệp định là triệt tiêu các khác biệt thể chế. Thể chế độc đảng cộng sản chỉ chia sẻ được với 5 quốc gia khác trên thế giới, là những quốc gia không có mặt trong các hiệp đinh thương mại với Việt Nam.

- Trung tâm của mâu thuẫn thế giới hiện nay là sự lũng đoạn của nền kinh tế "giả thị trường" của Trung Quốc. Bản chất của cuộc khủng hoảng hiện nay là sự biến dạng các quy tắc thị trường, vô hiệu hóa cơ chế bàn tay vô hình của thị trường bằng sự luồn lách, bóp méo, lợi dụng các kẽ hở thị trường trục lợi thông qua các mánh lới chính trị. Nguyên nhân chính là sự lũng đoạn chính sách do cơ chế độc đảng. Chính sách là sản phẩm của ý chí không bị kiểm soát. Trung Quốc đang bị thế giới tẩy chay, bao vây và cô lập, có khả năng bị loại ra khỏi WTO.

- Kinh tế Việt Nam có bản chất là sự sao chép khuôn mẫu Trung Quốc, biến thái từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với nền tảng là hệ thống các doanh nghiệp nhà nước được thống nhất quản lý một cách chính trị hóa thông qua hệ thống nhân sự bắt buộc phải là đảng viên, được chỉ định theo các tiêu chuẩn chính trị, các giải pháp kinh doanh bắt buộc phải tuân thủ các mệnh lệnh chính trị căn cứ trên các mục tiêu đề ra từ nghị quyết của đảng, sớm hay muộn cũng bộc lộ những xung đột với Thế giới.

- Tất cả mọi FTA đều bao gồm các yêu cầu sự thống nhất về hệ thống giá trị phổ cập toàn cầu, sự đồng nhất của pháp luật với hệ thống pháp luật phổ quát quốc tế. Sự khác biệt thể chế của Việt Nam tạo ra những khác biệt với các tiêu chuẩn quốc tế là nguy cơ tiềm ẩn sự bất ổn của Hiệp định, ảnh hưởng tới tính bền vững của nền kinh tế.

- Chế độ cộng sản Việt Nam đang cùng với Đảng cộng sản Trung Quốc trở thành nguy cơ số 1 đối với an ninh toàn cầu, tác động tới chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế của hầu hết các quốc gia phát triển. Danh nghĩa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa cùng với chế độ độc đảng cộng sản của Việt Nam chứa đựng nguy cơ trở thành đối tượng của các cuộc chiến chính trị. Việt Nam được xếp vào hàng ngũ 5 quốc gia nguy cơ gây bất ổn thế giới, đứng đầu là Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Lào… Bất cứ cuộc khủng hoảng chính trị nào trên thế giới đều có thể tác động tới ổn định chính trị tại Việt Nam. Nguyên nhân là sự khác biệt thể chế với toàn bộ phần còn lại của thế giới.

4. Đảng có chống tham nhũng không ?

Cuộc chiến chống tham nhũng được phát động chính thức từ Đại hội VII, năm 1991, nhưng sau 30 năm, tham nhũng vẫn là khối u nhức nhối. Không thiếu công sức trí tuệ của những bộ óc siêu việt. Không thiếu quyết tâm của toàn hệ thống, nhưng tham nhũng đeo đẳng, sống dai như một tế bào gắn kết hữu cơ với thể chế. Nó không thể bị tiêu diệt hoặc chỉ chết cùng một lúc với chế độ. Tại sao ?

Chỉ có những người có quyền mới tham nhũng. Chỉ có tài sản công, tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản thuộc nhà nước thống nhất quản lý mới là tài sản bị tham nhũng.

Như vậy có hai việc phải làm. Một là kiểm soát quyền lực, hai là hủy hoặc giới hạn tối thiểu tài sản công.

Quyền lực chỉ có thể được kiểm soát bằng quyền lực tương xứng. "Le pouvoir arrête le pouvoir", Montesquieu đã nói như vậy từ năm 1748. Nếu ba thứ quyền của bộ máy nhà nước là Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp, chỉ là 3 bộ phận được phân công và chịu sự kiểm soát của đảng, thì có một quyền lực thứ tư là quyền lực Đảng, đứng trên ba quyền lực nhà nước, và không chịu sự kiểm soát của bất cứ quyền lực nào. Quyền lực không được kiểm soát là quyền lực tham nhũng. Nguyên nhân của tham nhũng có nguồn gốc từ cơ chế thoát ly kiểm soát của đảng.

Tất cả mọi trường hợp tham nhũng đều gắn liền với tài sản công cộng, tài sản nằm trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước, có tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Đó là sự lợi dụng quyền lực để chiếm dụng sở hữu đất đai, biến sở hữu nhà nước thành sở hữu cá nhân. Tài sản công hay tài sản xã hội chủ nghĩa thuộc sở hữu nhà nước, là thứ tài sản không có chủ sở hữu xác định. "Nhà nước là tất cả, nhưng chẳng là ai". Nguyên nhân biến các loại tài sản công thành mục tiêu tham nhũng chính là tài sản không có chủ sở hữu. Nếu tất cả đều có chủ thì không có tham nhũng. Mọi chuyện chuyển đổi sở hữu phải theo luật thị trường, thuận mua, vừa bán. Mọi chuyện cưỡng đoạt quyền sở hữu đều là tội phạm pháp luật.

30 năm chống tham nhũng, nhưng đảng vẫn kiểm soát quyền lực bằng "sống và làm việc theo gương Hồ chủ tịch", "Kinh tế nhà nước là lực lượng chủ lực, ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng", và "đất đai vẫn thuộc nhà nước thống nhất quản lý".

Như vậy, thực chất đảng có chống tham nhũng không ?

5. Đại hội để làm gì ?

5 năm một lần làm đại hội, mỗi lần đại hội đều "đổi mới", nhưng báo cáo chính trị là bản "cop" điện tử của các báo cáo trước, sửa từ ngữ, chọn chữ mới, thêm chữ mới vào bản có sẵn, người biên soạn chủ yếu thao tác "copier et coller" (chép và dán), nền tảng hầu như không thay đổi.

Người viết báo cáo chủ yếu quan tâm để không một lĩnh vực nào không được nhắc đến, ngụ ý nói rằng đảng lãnh đạo toàn diện. Hầu như tất cả, chữ có thể nhiều hơn, nhưng nội dung chẳng có gì mới. Báo cáo mỗi kỳ, số trang lại nhiều lên, và đọc cũng mệt hơn. Sẽ chẳng có ai nghe. Không ai đủ sức để có thể nghe được một giọng đọc không cảm xúc, gây buồn ngủ suốt mấy tiếng. Không ai muốn nghe vì mọi thứ đều nhạt thếch những điều "...khổ lắm nói mãi". Trong khi đáng lẽ báo cáo phải xốc dậy mọi sức mạnh, tạo hứng khởi mọi cảm xúc, thì nó trở thành một cái trò hình thức nhất, buồn tẻ nhất và tra tấn nhất. Ai cũng biết, ngay cả người viết báo cáo cũng biết, nhưng không ai dám làm khác. Chỉ viết những điều cần thảo luận, chỉ nói những điều cần nghe, mà chưa từng được nghe. Ai có thể viết như vậy và ai chấp nhận ?

Dùng ông Phùng Hữu Phú, một ông già 73 tuổi, đã quá tuổi về hưu làm chủ biên, thì một là ông Trọng đã chủ trương không đổi mới, sợ đổi mới, hai là Hội đồng lý luận không còn người. Hay người trẻ không còn hiểu "nền tảng" nữa ?

Có một điều không mới nhưng được nhắc đến như trung tâm của cái mới trong đại hội lần này là các mục tiêu :

- Đến năm 2025 : Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng : Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước : Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Việc đặt ra các mục tiêu cho tới năm 2045, ngụ ý đảng có tầm nhìn ! Sáng suốt vào bậc "siêu" như Tổng bí thư Trọng mà "đến cuối thế kỷ này, không biết đã có CHXN hoàn thiện chưa", thì biết năng lực "nhìn" của đảng đến đâu.

Theo một định nghĩa trước đây, thì giai đoạn quá độ hoàn thành khi có nền công nghiệp hiện đại và xã hội có cuộc sống sung túc, như vậy ứng vào năm 2030 như mục tiêu đề ra. Nhưng báo cáo lại không nói gì về việc, tới năm 2030, liệu kinh tế cá thể, tức các doanh nghiệp ngoài nhà nước có còn tồn tại không. Nếu Quá độ xã hội chủ nghĩa đã xong thì bắt đầu một giai đoạn mới, Giai đoạn phát triển chủ nghĩa cộng sản. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên thành Việt Nam cộng sản chủ nghĩa ? Và khi thời kỳ quá độ hoàn thành, chắc chắn nền tảng của chủ nghĩa cộng sản phải đã sẵn sàng, nghĩa là chỉ còn kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Không biết cuộc chiến tiêu diệt kinh tế tư nhân bắt đầu khi nào, và bị tiêu diệt dưới hình thức nào ? Có quốc hữu hóa không, có tịch biên, hay trưng thu, trưng mua không ? Có cần phải cho ông Đỗ Mười sống lại để làm "cải tạo tư bản tư doanh" không ? Sau khi bị "tịch" hết tài sản, thì những thành phần này sống bằng gì ? Sau năm 2030, nghĩa là sau "Quá độ", thì nền kinh tế thuộc loại gì ? Trở lại kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tự sản tự tiêu, không hàng hoá, không có xuất nhập khẩu ? Nếu vậy, đến năm 2045, "trở thành nước phát triển, thu nhập cao" bằng cách nào ? Trong ba cái mục tiêu đó chứa đựng hòn đá không tưởng, hai trăm cái đầu tinh hoa dân tộc thảo luận thế nào ?

Báo cáo đề ra mục tiêu, nhưng khi bàn tới phương pháp thực hiện lại không hề nhắc tới nguy cơ phá sản. Đó là sự thất bại của mô hình Trung Quốc, khi chế độ cộng sản trở thành trung tâm gây bất ổn định toàn cầu, khi WTO phải thay luật đẩy Trung Quốc ra khỏi thị trường chung thế giới, và mọi mũi dùi sẽ tập trung tấn công vào các quốc gia cộng sản. Mọi sự gian lận, giả dối, mọi sư lắt léo sẽ bị bóc trần, mọi thủ đoạn chính trị sẽ bị vô hiệu, thì nền kinh tế "giả thị trường" của Việt Nam sẽ tất yếu sụp đổ.

Đại hội lần này vẫn chưa chịu từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, Việt Nam vẫn là 1 trong 5 quốc gia cộng sản còn lại trên mặt địa cầu, một trong 5 đối tượng đối diện với nguy cơ bị chuyển động của thế giới văn minh loại bỏ.

Những cái đáng bàn, đáng xem xét, suy ngẫm, lại không có trong nội dung bản báo cáo, thì Đại hội để làm gì ?!

Bùi Quang Vơm

(28/12/2020)

(1) https://economictimes.indiatimes.com/news/defence/us-stands-with-india-to-deal-with-any-threat-to-its-sovereignty-mike-pompeo/videoshow/78890014.cms

Published in Quan điểm

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng và Đinh Xuân Quân

Nguồn : Hoangbach Channel, 24/12/2020

Published in Video

Việt Nam : ‘Cân bằng Bắc – Trung – Nam’ có còn quyết định việc chọn Tứ trụ ?

Hoàng Trung, Thoibao.de, 18/12/2020

Hội nghị Trung ương 14 của Đảng cộng sản đang họp tuần này, với một nghị trình lớn là thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

hoinghi1

Các lãnh đạo Việt Nam dự hội nghị ASEAN ở Hà Nội ngày 12/11. Ba lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt nam hiện nay vẫn gồm đủ ba miền Bắc Trung Nam : Ông Nguyễn Phú Trọng (quê Hà Nội) người miền Bắc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (quê Bến Tre) người miền Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (quê Quảng Qam) người miền Trung.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu vấn đề cân bằng vùng miền, đủ đại diện của miền Bắc – Trung – Nam, có đặt ra khi giới thiệu đề cử cho bốn chức danh cao nhất : Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội.

Nhìn lại lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, dường như một nguyên tắc không thành văn là bốn chức danh cao nhất luôn gồm các nhân vật của ba miền để bảo đảm đoàn kết.

Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Đảng cộng sản tổ chức Đại hội lần 4.

Đây là lần đầu tiên chức danh Tổng bí thư được dùng, thay cho chức vụ Bí thư thứ nhất vốn do Lê Duẩn (sinh ở Quảng Trị) giữ từ 1960 tới 1976.

Tại Đại hội 4, ông Lê Duẩn tiếp tục giữ chức Tổng bí thư.

Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) làm Thủ tướng, Trường Chinh (Nam Định) là Chủ tịch quốc hội.

Tôn Đức Thắng (Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang), tuy không nhiều quyền hành vì không có trong Bộ Chính trị, giữ chức Chủ tịch nước từ 1976 tới 1980.

Giai đoạn 1981-87 chứng kiến Lê Duẩn tiếp tục là Tổng bí thư (đến khi qua đời tháng 7 năm 1986), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước là Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.

Một người miền Nam, Nguyễn Hữu Thọ, làm Chủ tịch quốc hội đến 1981 đến 1987.

Từ Đại hội 6 năm 1986, người ta thấy Nguyễn Văn Linh (Hưng Yên) làm Tổng bí thư.

Phạm Hùng (Vĩnh Long) làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ 1987 đến khi qua đời năm 1988, thay bằng Đỗ Mười (Hà Nội).

Võ Chí Công (Quảng Nam) là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ 1987 tới 1992.

Lê Quang Đạo (Bắc Ninh) là Chủ tịch quốc hội từ 1987 tới 1992.

Từ Đại hội 7 năm 1991, sự chen lẫn ba miền tiếp tục với các nhân vật :

Tổng bí thư Đỗ Mười, làm việc cùng Chủ tịch nước Lê Đức Anh (Thừa Thiên – Huế), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long) và Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh (Bắc Kạn).

Năm 1997, Trần Đức Lương (Quảng Ngãi) kế nhiệm Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Từ Đại hội 9 năm 2001, Bộ Tứ vẫn cân bằng vùng miền, gồm : Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải (Củ Chi), và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An (Nam Định).

Nhưng Đại hội 10 năm 2006, không có đại diện miền Trung trong Bộ Tứ, mà lúc này gồm Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Cà Mau), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (Bình Dương).

Tại Đại hội 11 năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục làm Thủ tướng.

Chủ tịch nước lúc này là Trương Tấn Sang (Long An) và Chủ tịch quốc hội là Nguyễn Sinh Hùng (Nghệ An).

Như vậy, có thể thấy kể từ Đại hội 10 năm 2006, vấn đề cân bằng ba miền Bắc – Trung – Nam đã không còn là nguyên tắc bất di bất dịch mà có thể thay đổi tuỳ bối cảnh.

"Ngay bây giờ có thể khằng định chắc chắn ông Trần Quốc Vượng sẽ là tổng bí thư khóa 13". Là dự đoán của Blogger Bùi Thanh Hiếu qua bài bình luận có tựa đề "Ai sẽ là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 ?", với nội dung như sau :

"Đến tận ngày 20 tháng 11 năm 2020, trước hội nghị trung ương cuối cùng của khóa 12 chỉ hơn 20 ngày, bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam có phương án nhân sự chủ chốt để giới thiệu ra đại hội thứ 13 bầu chọn.

Nói là đưa ra để đại hội 13 bầu chọn, nhưng thực chất cuộc bầu chọn đã được Bộ chính trị khóa 12 chọn lựa và thống nhất xong.

Việc bầu chọn của các đại biểu tham dự đại hội 13 chỉ là thủ tục. Bởi thường những vị trí giới thiệu chủ chốt chỉ có một người ra ứng cử.

Thế nên để đoán được ai có tên trong danh sách tứ trụ đại hội 13 chỉ cần nhìn xem ai có thế lực ở trong Bộ chính trị, trung ương khóa 12 này, sẽ có thể biết kết quả khóa sau.

Bộ Chính trị khóa 12 hiện nay có những ai là có thực lực ?

Các ông Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng đã ra khỏi cuộc chơi. Tiếp đến các ông Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải cũng nhận án kỷ luật. Ông Nguyễn Thiện Nhân rời khỏi chức bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghĩa ông đã hết quyền lực.

Bà Trương Thị Mai, Tòng Thị Phóng và Võ Văn Thưởng, Phạm Bình Minh thuộc nhóm có cũng như không.

Nhóm quyền lực thực sự trong Bộ chính trị có Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính, Tô Lâm. Không nhắc đến ông Ngô Xuân Lịch và Trần Quốc Vượng, bởi hai ông này với ông Trọng là một, ý ông Trọng ra sao thì hai ông này theo vậy. Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ hơn người là bà đang ngồi một trong 4 ghế tứ trụ, xét về mặt vây cánh bà không có bằng những ông khác, để ý kiến có trọng lượng. Việc bà ngồi ghế tứ trụ hiện nay do Nguyễn Phú Trọng muốn có nữ giới để cho khác với những nhiệm kỳ trước kia, có cái gọi là đổi mới.

Trong nhóm 5 người quyền lực nhất có đến 4 người ở trong Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng là các ông Trọng, Bình, Chính, Tô Lâm.

Cũng trong nhóm 5 người quyền lực nhất này có 3 ông gốc công an là Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính và Tô Lâm. Hai ông Phúc và Trọng không xuất thân từ công an, nhưng có chân trong đảng ủy công an trung ương.

Có thế thấy ngay công an chiếm ưu thế về  quyền lực trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Chưa kể hai ông công an chắc suất vào Bộ chính trị khóa tới là ông Nguyễn Văn Nên và ông Phan Đình Trạc và có thể là cả ông Nguyễn Hòa Bình nữa.

Tính đi tính lại thì ông Trọng vẫn là người quyền lực nhất, ông kiêm nhiều chức vụ nắm quyền lực. Ông tất nhiên sẽ chọn lựa người làm tổng bí thư không phải là người xuất thân từ công an, bởi nếu vậy các ông công an còn lại sẽ không phục, họ sẽ ấm ức tại sao không phải là họ mà lại là ông kia.

Suy ra chỉ còn có ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng đủ ứng cử vào vị trí Tổng bí thư, trong đó ông Vượng là chỗ thân tín của ông Trọng. Ông Trọng sẽ đưa ra phương án ông Vượng là Tổng bí thư, còn nếu Bộ chính trị không đồng ý, thì ông Trọng giới thiệu ông Ngô Xuân Lịch. Nên nhớ quyền giới thiệu thuộc về tổng bí thư khóa trước là chủ yếu, Các giới thiệu của người khác chỉ có hiệu quả khi phần lớn các ủy viên Bộ chính trị khác đồng tình.

Nếu ông Trọng giới thiệu như vậy, các ông công an quyền lực trong Bộ chính trị kia sẽ chọn ông Vượng hơn là một ông Lịch ở bên quân đội.

Ông Vượng qua mấy lần lấy phiếu, uy tín đều thấp. Ông Trọng đã cho diệt luôn những người uy tín cao khác để răn đe, đồng thời ông bảo đừng thấy đỏ tưởng là chín, chọn người phải chọn lúc họ làm rồi mới biết họ làm hay mới là chọn. Như vậy đã thấy quyết tâm ông Trọng đưa ông Vượng lên bằng được, và nếu đã thế thì chẳng còn gì nữa, nếu không có đột biến như đảo chính thì chắc chắn ông Vượng sẽ giữ chức tổng bí thư.

Ngay bây giờ có thể khằng định chắc chắn ông Trần Quốc Vượng sẽ là tổng bí thư khóa 13" - Blogger Bùi Thanh Hiếu nêu dự đoán.

Trên Facebook cá nhân có hơn nửa triệu người theo dõi, nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa ra nhận định như sau :

"Bộ Chính trị khóa 12 có 19 ghế, trong 5 năm qua thì : Đinh Thế Huynh được cho là đang bị thần kinh, thật giả không biết ; Trần Đại Quang qua đời ; Đinh La Thăng đang thụ án tù 30 năm sắp ra tòa tiếp ; Hoàng Trung Hải kỷ luật cảnh cáo ; Nguyễn Văn Bình kỷ luật cảnh cáo. Coi như bị vô hiệu hóa cửa tái cử, Bình và Hải sẽ không được giới thiệu và nghỉ hưu sau đại hội XIII".

Như vậy 6 người trong Bộ Chính trịhiện nay đủ tuổi ở lại có Phạm Minh Chính (1958), Vương Đình Huệ (1957), Tô Lâm (1957), Trương Thị Mai (1958), Phạm Bình Minh (1959), Võ Văn Thưởng (1970). Ngoài ra, ông Trương Hòa Bình sinh 13/4/1955 tính tới thời điểm đại hội thì còn dư… 3 tháng tuổi, cũng có thể được thảo luận và bỏ phiếu.

Các ông trong Ban bí thư khả năng rất cao sẽ được giới thiệu vào Bộ Chính trịkhóa tới : Nguyễn Văn Nên, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Thanh Mẫn, Trần Cẩm Tú. Như vậy, dư 4-5 suất cho người mới và một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại.

Đại hội Đảng XIII dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2021 là điều gần như không thể hoãn, bất kể đại dịch.

Trường hợp đặc biệt quá tuổi muốn ở lại nắm quyền như ông Trọng đợt Đại hội 12 thì chỉ có một và sẽ được giới thiệu/xem xét tại Hội nghị TW15 diễn ra ngay sát trước Đại hội 13. Các nhà quan sát chính trị gọi đó là cuộc đua… tam mã ; gồm có Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng và bà Kim Ngân.

Trong đó, Trần Quốc Vượng (1953) được ông Trọng ủng hộ thay thế mình ; Nguyễn Xuân Phúc (1954) ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch ; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954) đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong Bộ Chính trị.

Bà Ngân được xem là không ngã về phe nào nên cũng là một ứng cử viên lý tưởng để cân bằng lợi ích ; tiền lệ đã có ông Trọng làm Chủ tịch quốc hội trước khi qua ngồi ghế Tổng bí thư hồi 2011.

Bà Ngân là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị cao trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù tại Lào thì Chủ tịch quốc hội đã có từ 2010.

Cơ hội đặc biệt hiện đang chia đều cho 3 người !

Ngày 14/12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rút/nghỉ. Kể cả không nghỉ vì sức khỏe thì ông Trọng cũng khó tiếp tục; bản thân đã 02 lần là trường hợp đặc biệt nên muốn ở lại phải sửa qui định. Đặc biệt việc kiêm nhiệm ghế của Trần Đại Quang ông cũng không hoàn thành chức trách, kể từ khi bị đột quị.

Ngày 15/12, ông Nguyễn Hồng Lĩnh cựu Bí thư tỉnh Bà rịa vũng tàu, đang là Phó Trưởng Ban Dân vận TW sẽ là người miền Nam hiếm hoi lọt vô Bộ Chính trịcùng Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Văn Nên, Võ Văn Thưởng". Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa ra nhận định.

Hoàng Trung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 18/12/2020

*********************

Chưa quyết định được tứ trụ - Thành công của Trương Tấn Sang ?

Người Buôn Gió, 18/12/2020

Ngày làm việc thứ tư của hội nghị trung ương 14 khóa 12 của đảng cộng sản Việt Nam có mục quan trọng.

hoinghi2

Trần Quốc Vượng (1953) được ông Trọng ủng hộ thay thế mình ; Nguyễn Xuân Phúc (1954) ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch ; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954) đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong Bộ Chính trị.

Ban Chấp hành trung ương Đảng đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Nhưng đến ngày 18, bế mạc hội nghị, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 14 sáng 18/12, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh số ý kiến có tính chất khái quát những kết quả chủ yếu đạt được của Hội nghị và làm rõ thêm một số vấn đề.

Ban Chấp hành trung ương giao cho Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành trung ương khóa XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Ban Chấp hành trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới.

Đã bỏ phiếu biểu quyết phương án giới thiệu rồi, nhưng vẫn phải xem xét, bổ sung đợi hội nghị 15 sẽ xem xét tiếp. Mặc dù ông Trọng nói : "Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp ; hầu hết các nội dung công việc quan trọng chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng cơ bản đã được hoàn thành theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra".

Tuy nhiên ai cũng hiểu rằng, mặc dù phần lớn cơ bản đã được thống nhất, nhưng một số cái quan trọng nhất lại không được thống nhất. Đó là cơ cấu trong bộ chính trị, chính vậy phải để lại đến hội nghị sau.

hoinghi3

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/1/2019 - Ảnh : VGP

Dự kiến đại hội đảng tiến hành vào tháng 1 năm 2021, như vậy thời gian chỉ còn có 30 ngày nữa là đại hội đảng khai mạc, đến giờ vẫn chưa chốt xong nhân sự và phải đẻ ra thêm một trung ương nữa để bàn. Là tổng bí thư, kiêm trưởng tiểu ban nhân sự, rõ ràng ông Trọng đã không có uy tín, không làm tròn trách nhiệm sắp xếp nhân sự chủ chốt nhiệm kỳ sau, cho nên phải kéo dài thêm kỳ họp trung ương nữa.

Hãy thử nhìn vào 2 phương án sau :

Phương án 1 : Tổng bí thư Ngô Xuân Lịch, Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch quốc hội Trương Thị Mai

Phương án 2 : Tổng bí thư Trần Quốc Vượng, Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Trương Thị Mai.

Ở ví trí tổng bí thư thì ông Lịch hay ông Vượng đều như nhau, cả hai đều có những đức tính tương đồng về chuyên môn đảng, ông Lịch là chủ nhiệm chính trị, ông Vượng là thường trực ban bí thư. Cả hai ông đều không dính dáng đến tai tiếng về tham nhũng. 

Ở vị trí Chủ tịch quốc hội, theo cơ cấu có nữ trong tứ trụ, người miền Nam, bà Trương Thị Mai chiếm vị trí số 1, bà Mai cũng không tai tiếng gì, dể nghe, dễ bảo, thích hợp với việc ngồi đó làm vì.

Như vậy việc gay gắt nhất là ở vị trí chủ tịch nước giữa ông Phúc và ông Tô Lâm. Nhưng ông Phúc đã quá tuổi, ông Tô Lâm có tiền lệ khóa trước bộ trưởng Trần Đại Quang làm chủ tịch nước. Cho nên cơ của ông Tô Lâm sẽ lớn hơn.

Ở vị trí thủ tướng, hiện giờ theo tiền lệ thì đúng ông Trương Hòa Bình đương là phó thủ tướng thường trực. Các phó thủ tướng khác am hiểu về kinh tế, có chân trong ủy viên Bộ Chính trị như Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình đã bị ông Trương Hòa Bình loại bỏ.

Đến đây mới thấy tài năng sắp đặt người của Trương Tấn Sang thực sự đẳng cấp.

Ở khóa 12, Trương Tấn Sang đã lùi một bước, chủ động xin về không tranh ở lại với ông Trọng, để các đối thủ khác như Nguyễn Tấn Dũng cũng buộc phải làm đơn xin rút theo, tạo cho ông Trọng dùng quy chế 244 thành công.

Đổi lại Tư Sang chỉ cần để mỗi Trương Hòa Bình làm phó thủ tướng, được vào Bộ Chính trị. Đồng thời cài cấy rất nhiều đồng hương Hà Tĩnh vào trung ương.

Phía Nguyễn Tấn Dũng cũng bằng lòng khi thấy những cấp dưới trực tiếp của mình như Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thiện Nhân được vào Bộ chính trị. Chưa kể Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh là chỗ cũng nể nang nhau.

Ông Nguyễn Xuân Phúc là cấp dưới trực tiếp của Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc phản ông Dũng để giành cái ghế thủ tướng khóa 12, nhưng ông Phúc chỉ phản lúc đầu, đến khi chắc ghế thủ tướng, ông ít nhiều cũng nghĩ tình xưa, không làm gì hại đến sếp cũ của mình.

Tuy nhiên Nguyễn Tấn Dũng không ngờ được những diệu kế mà Trương Tấn Sang đã bày ra, Sang kích động cho Trọng mở cuộc đốt lò, đánh vào lòng tham danh vọng là người đốt lò vĩ đại của Nguyễn Phú Trọng, khoét sâu đố kỵ của Trọng rằng thực lực của Dũng quá lớn mạnh trong Bộ Chính trị. Bày cho Trọng lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tuyển những kẻ có tham vọng đi lên cao như Phạm Minh Chính, Tô Lâm, Phan Đình Trạc, Trương Hòa Bình... vào trong ban này.

Sau đó tiến hành cuộc thanh trừng những đàn em của Nguyễn Tấn Dũng trong Bộ Chính trị.

Một đằng Tư Sang đích thân cầm đơn đi khiếu nại, một đằng cho tay chân báo chí cổ động truyền thông, mặt khác tâng bốc Trọng, mặt còn lại để Trương Hòa Bình xuống tay giải quyết.

Trải qua nhiều nỗ lực, cuối cùng thì kết quả đã thấy rõ. Các đàn em của Ba Dũng trong Bộ Chính trị bị loại hết. 

Và thật kỳ diệu, chức vụ thủ tướng lại còn mỗi Trương Hòa Bình là có cơ hội. Về độ tuổi quy định là 65 sẽ được giới thiệu tái cử. Trương Hòa Bình sinh tháng 4 năm 1955. Nếu đến tháng 1 năm 2021 thì vẫn chưa sang tuổi 66, tức là 65 tuổi 9 tháng, vẫn được gọi là 65 tuổi. Lại đương chức phó thủ tướng thường trực. Các phó khác đã bị loại rồi, chả lẽ vừa đẩy Huệ đi lại lôi Huệ về ? Trong khi đó dưới trung ương, ủy viên Hà Tĩnh chiếm rất đông, họ là lực lượng hậu thuẫn ủng hộ Trương Hòa Bình trong hội nghị trung ương.

Vì vị trí tổng bí thư và chủ tịch quốc hội là những người khá hiền lành như bà Mai, ông Lịch, ông Vương, vị trí chủ tịch nước không nhiều thực lực có rơi vào tay Tô Lâm hay Xuân Phúc chăng nữa, thì chỉ cần nắm vị trí thủ tướng đầy quyền lực và màu mỡ thôi.

Trương Tấn Sang thực sự là Thái Thượng Hoàng mà Trương Hòa Bình là con rối để Sang điều khiển, bởi lực lượng Hà Tĩnh quê gốc của Sang chịu ân huệ và ảnh hưởng của Tư Sang rất nhiều.

Người ta có thể thấy được ngay nét hân hoan của những đại gia, nhóm lợi ích sân sau của Trương Tấn Sang khi mà đại hội 13 chưa diễn ra.

Thời đại của Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào dĩ vãng, nói thực thì những gì ông Trọng có được ngày hôm nay từ cái ghế ông ngồi đến uy tín đốt lò đều từ Trương Tấn Sang làm nên cả. Ông Trọng được hưởng những thứ đấy đến giờ cũng đã đủ. 

Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar.

Cái gì mà Trương Tấn Sang đã dày công sắp đặt, hãy trả lại thành quả cho ông ta.

Trương Hòa Bình làm thủ tướng, ông ta chẳng có tình cảm hay liên hệ gì với Nguyễn Tấn Dũng. Ở người khác họ chỉ mưu mô khi tranh đoạt quyền, khi đoạt được rồi có khi họ chẳng màng tới việc xử những đối thủ trước kia. Nhưng với Tư Sang và Trương Hòa Bình có lẽ sẽ không chỉ tranh quyền lực thôi là đủ. Bởi mối thù của Tư Sang đối với Ba Dũng mới chính là động cơ để Tư Sang nỗ lực đưa đệ tử Trương Hòa Bình lên nắm quyền sinh sát ở nhiệm kỳ 13.

Thời đại của Nguyễn Phú Trọng đã sắp chấm dứt, người ta có thể thấy ngay trước mắt, một thời đại mới mang dấu ấn của Thái Thượng Hoàng Trương Tấn Sang.

Các nhà đầu tư, chờ gì nữa, hãy đến gặp Nguyễn Công Khế, Nguyễn Cao Trí, Đặng Thành Tâm... ngay từ bây giờ để thiết lập quan hệ.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 18/12/2020

*************************

Kết thúc sớm Hội nghị Trung ương 14 và sẽ còn hội nghị 15 trước Đại hội Đảng

RFA, 18/12/2020

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thứ 14, Khóa 12 kết thúc sớm hơn kế hoạch đề ra và trước kỳ đại hội đại biểu toàn quốc sẽ còn có một kỳ hội nghị trung ương nữa. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 18 tháng 12.

hoinghi4

Hội nghị Trung ương 14 Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 14/12/2020 - Báo Chính Phủ

Trong phát biểu bế mạc, ông Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tự tin cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

Một nội dung chính của hội nghị được cho biết là các nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII tới được Ban Chấp hành trung ương nhất trí cao và sẽ đưa ra cho Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới.

Danh sách nhân sự này không được tiết lộ với công chúng mặc dù có nhiều đồn đoán về những nhân sự sắp tới.

Hôm 14/12, ông Trọng, trong bài phát biểu Khai mạc Hội nghị trung ương 14, đã cho rằng trong đợt góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng 13 có ý kiến chưa tán thành hoặc nhất trí cao. Ông cho rằng "Cá biệt có ý kiến đi ngược lại với quan điểm đường lối cơ bản của đảng đã được khẳng định trong cương lĩnh của đảng năm 2011 và Hiến pháp năm 2013. Cũng có những luận điệu xuyên tạc sai trái lợi dụng cái này để nói xấu chúng ta. Không phải là không có những cái sự việc ấy !"

Ông Trọng nói đối với những luận điệu bị cho là sai trái, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo báo chí công luận phản bác.

*************************

Một số ứng cử viên vào Bộ Chính trị khóa 13

Người Buôn Gió, 14/12/2020

Dựa theo suy luận cá nhân, thì những người có tên trong danh sách dưới đây đang là ứng cử viên vào Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam khóa 13.

Tốp 1 :

1. Trần Cẩm Tú, người Hà Tĩnh, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương

2. Phan Đình Trạc, người Nghệ An, trưởng ban nội chính trung ương.

3. Nguyễn Văn Nên, người Tây Ninh, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Hòa Bình, người Quảng Ngãi, chánh án tòa án tối cao.

5. Vũ Đức Đam, người Hải Dương, phó thủ tướng.

6. Lương Cường, người Phú Thọ, chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội, thứ trưởng bộ quốc phòng.

7. Trần Thanh Mẫn, người Hậu Giang, chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt 

Tốp 2 :

Đây sẽ là những cái tên mới lạ, tất nhiện trong số này nhiều người đưa ra chỉ để làm quân xanh, nhưng có khi sự tranh chấp gay gắt, quân xanh lại được chọn lựa.

1. Đinh Tiến Dũng, người Ninh Bình, bộ trưởng bộ tài chính.

2. Lê Minh Khái, người Bạc Liêu, tổng thanh tra chính phủ.

3. Lê Minh Hưng, người Hà Tĩnh, chánh văn phòng trung ương đảng.

4. Đào Ngọc Dung, người Hà Nam, bộ trưởng bộ Lao động, thương binh và xã hội.

5. Trần Tuấn Anh, người Quảng Ngãi, bộ trưởng bộ Công Thương.

6. Bùi Văn Cường, người Hải Dương, bí thư Đắk Lắk.

7. Võ Thị Anh Xuân, An Giang, bí thư An Giang.

8. Lê Thị Nga, người Hà Tĩnh, chủ nhiệm ủy ban tư pháp quốc hội.

9. Nguyễn Trọng Nghĩa, người Tiền Giang, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị.

10. Lê Thành Long, người Kiên Giang, bộ trưởng bộ tư pháp.

11. Bùi Thanh Sơn, người Hà Nội, thứ trưởng thường trực Bộ NGoại Giao.

12. Bùi Thị MInh Hoài, người Hà `Nam, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương.

13. Nguyen Tân Cương, người Hà Nam, thứ trưởng bộ quốc phòng.

14. Lê Hồng Quang, người Kiên Giang, phó chánh án tòa án tối cao.

15. Nguyễn Xuân Thắng, người Nghệ An, giám đốc học viện Hồ Chí Minh.

Ai sẽ là tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 ?

Đến tận ngày 20 tháng 11 năm 2020, trước hội nghị trung ương cuối cùng của khóa 12 chỉ hơn 20 ngày, bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam có phương án nhân sự chủ chốt để giới thiệu ra đại hội thứ 13 bầu chọn.

Nói là đưa ra để đại hội 13 bầu chọn, nhưng thực chất cuộc bầu chọn đã được Bộ Chính trị khóa 12 chọn lựa và thống nhất xong. Việc bầu chọn của các đại biểu tham dự đại hội 13 chỉ là thủ tục. Bởi thường những vị trí giới thiệu chủ chốt chỉ có một người ra ứng cử.

Thế nên để đoán được ai có tên trong danh sách tứ trụ đại hội 13 chỉ cần nhìn xem ai có thế lực ở trong Bộ Chính trị, trung ương khóa 12 này, sẽ có thể biết kết quả khóa sau.

Bộ Chính trị khóa 12 hiện nay có những ai là có thực lực ?

Các ông Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng đã ra khỏi cuộc chơi. Tiếp đến các ông Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải cũng nhận án kỷ luật. Ông Nguyễn Thiện Nhân rời khỏi chức bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghĩa ông đã hết quyền lực.

Bà Trương Thị Mai, Tòng Thị Phóng và Võ Văn Thưởng, Phạm Bình Minh thuộc nhóm có cũng như không.

Nhóm quyền lực thực sự trong Bộ Chính trị có Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính, Tô Lâm. Không nhắc đến ông Ngô Xuân Lịch và Trần Quốc Vượng, bởi hai ông này với ông Trọng là một, ý ông Trọng ra sao thì hai ông này theo vậy. Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ hơn người là bà đang ngồi một trong 4 ghế tứ trụ, xét về mặt vây cánh bà không có bằng những ông khác, để ý kiến có trong lượng. Việc bà ngồi ghế tứ trụ hiện nay do Nguyễn Phú Trọng muốn có nữ giới để cho khác với những nhiệm kỳ trước kia, có cái gọi là đổi mới.

Trong nhóm 5 người quyền lực nhất có đến 4 người ở trong Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng là các ông Trọng, Bình, Chính, Tô Lâm

Cũng trong nhóm 5 người quyền lực nhất này có 3 ông gốc công an là Trương Hòa Bình, Phạm Minh Chính và Tô Lâm. Hai ông Phúc và Trọng không xuất thân từ công an, nhưng có chân trong đảng ủy công an trung ương.

Có thế thấy ngay công an chiếm ưu thế về quyền lực trong đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Chưa kể hai ông công an chắc suất vào Bộ Chính trị khóa tới là ông Nguyễn Văn Nên và ông Phan Đình Trạc và có thể là cả ông Nguyễn Hòa Bình nữa.

Tính đi tính lại thì ông Trọng vẫn là người quyền lực nhất, ông kiêm nhiều chức vụ nắm quyền lực. Ông tất sẽ chọn lựa người làm tổng bí thư không phải là người xuất thân từ công an, bởi nếu vậy các ông công an còn lại sẽ không phục, họ sẽ ấm ức tại sao không phải là họ mà lại là ông kia.

Suy ra chỉ còn có ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng đủ ứng cử vào ví trí Tổng bí thư, trong đó ông Vượng là chỗ thân tín của ông Trọng. Ông Trọng sẽ đưa ra phương án ông Vượng là Tổng bí thư, còn nếu Bộ Chính trị không đồng ý, thì ông Trọng giới thiệu ông Ngô Xuân Lịch. Nên nhớ quyền giới thiệu thuộc về tổng bí thư khóa trước là chủ yếu, Các giới thiệu của người khác chỉ có hiệu quả khi phần lớn các ủy viên Bộ Chính trị khác đồng tình.

Nếu ông Trọng giới thiệu như vậy, các ông công an quyền lực trong Bộ Chính trị kia sẽ chọn ông Vượng hơn là một ông Lịch ở bên quân đội.

Ông Vượng qua mấy lần lấy phiếu, uy tín đều thấp. Ông Trọng đã cho diệt luôn những người uy tín cao khác để răn đe, đồng thời ông bảo đừng thấy đỏ tưởng là chín, chọn người phải chọn lúc họ làm rồi mới biết họ làm hay mới là chọn. Như vậy đã thấy quyết tâm ông Trọng đưa ông Vượng lên bằng được, và nếu đã thế thì chẳng còn gì nữa, nếu không có đột biến như đảo chính thì chắc chắn ông Vượng sẽ giữ chức tổng bí thư.

Ngay bây giờ có thể khằng định chắc chắn ông Trần Quốc Vượng sẽ là tổng bí thư khóa 13.

Nguồn : nguoibuongio1972, 14/12/2020

Published in Diễn đàn

Nhân sự Đại hội 13 sẽ đột biến ?

Quang Thành, VNTB, 18/12/2020 

Khủng hoảng nhân sự cấp cao đã xảy ra từ năm 2018 khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời và sẽ vẫn là vấn đề nan giải cho kỳ đại hội 13 sắp tới.

daihoi1

Hội nghị Trung ương 13 hiện đang được tiến hành tại Hà Nội để bầu Ban bí thư Trung ương để sau đó Ban bí thư Trung ương mới sẽ tiến hành bầu nhân sự cho Bộ Chính trị và ban bí thư khóa 13.

Đó là lời diễn giải của ông Nguyễn Phú Trọng về trách nhiệm chuẩn bị nhân sự đảng cho kỳ đại hội vào năm sau.

Từ đầu năm nay đã có nhiều lời đồn đoán về "tứ trụ" hoặc "tam mã" từ các nhà quan sát trong và ngoài nước. Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa đại hội 13 sẽ diễn ra nhưng mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ và mọi sự vẫn trong vòng bí mật.

Tuy nhiên những dự báo dù là tam mã hay tứ trụ đều hướng về phía hai nhân sự cấp cao nhất về phía ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng vì ông Trọng sẽ nghỉ sau khi đảm nhiệm hai nhiệm kỳ Tổng bí thư.

Báo Nhật Nikkei đầu tháng 12 dự đoán đến khả năng đột phá là Việt Nam sẽ có một nữ Tổng bí thư vào tháng Giêng tới. Dựa vào những phân tích dựa vào sự tiến bộ xã hội của phụ nữ như nữ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu vào năm 2016. Đến năm 2018 nữ Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có thời gian giữ quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch nước lúc ấy là Trần Đại Quag qua đời vì bạo bệnh.

Đúng là Việt Nam ngày càng thể hiện việc tôn trọng nhân quyền trong khía cạnh đề cao nữ quyền và bình đẳng giới. Bằng chứng gần đây nhất là phê chuẩn bổ nhiệm tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho bà Nguyễn Thị Hồng.

Trước đại hội 12 cũng đã từng có đồn đoán bà Nguyễn Thị Kim Ngân có khả năng được bổ nhiệm làm nữ Thủ tướng đầu tiên, Tuy nhiên để có một nữ lãnh đạo ngồi vào chức Thủ tướng, Chủ tịch nước hày Tổng bí thư thì có lẽ Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để vượt qua rào cản của tư tưởng nho giáo.

Ngoài ra vẫn chưa có thể nhận thấy có một lãnh đạo nữ nào có khả năng vượt trội hoặc có được cơ hội thể hiện năng lực vượt trội hơn các lãnh đạo nam giới để có thể đảm nhiệm các vai trò trọng trách này.

David Hutt dự đoán bà Ngân nếu không được nhận chức vụ mới thì sẽ nghỉ hưu và ra khỏi Bộ Chính trị. Nếu so với tuổi nghỉ hưu của lao động nữ bình thường tại Việt Nam là 55 tuổi 4 tháng (1/1/2021) thì lẽ ra bà Ngân, 66 tuổi, đã phải nghỉ hưu hơn chục năm nay.

Người có khả năng lớn sẽ đảm nhận chức Chủ tịch quốc hội của bà Ngân là bà Trương Thị Mai, 62 tuổi, người gốc Quảng Bình và đi lên từ phong trào đoàn thanh niên cộng sản từ những năm 1980 để đảm bảo bình đẳng giới trong dàn lãnh đạo cấp cao. Điều này cũng được nhiều nhà quan sát dự báo.

Hồi tháng Giêng 2020, Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp dự đoán ông Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của ông Trọng sẽ được đưa vào giữ chức Tổng bí thư để nhằm tiếp tục di sản chống tham nhũng của ông Trọng là chiên dịch chống tham nhũng.

Ông Lê Hồng Hiệp cũng đề cập đến khả năng là ông Trọng sẽ tiếp tục ở lại để kèm cặp đệ tử của mình cho đến khi cứng cáp. ông Trần Quốc Vượng là người miền Bắc, có lý lịch trong sạch khiến ông có ưu thế hơn thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc vốn là người miền Trung.

Nhà cựu ngoại giao David Brown cho rằng "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ một sự thay thế hấp dẫn, một nhà lãnh đạo đủ ‘đỏ’ nhưng cũng có tài điều hành chính quyền".

Với việc vẫn tồn tại và vươn lên làm Thủ tướng sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng bị phế truất và đã giúp cho Việt Nam đạt được những thành tích về kinh tế trong thời gian qua cũng như trong việc chống dịch, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng có thể là một ứng cử viên sáng giá.

Tuy nhiên ông Phúc vẫn không thể đáp ứng được tiêu chí quan trọng đó là không phải là người miền Bắc. Giáo sư Tường Vũ của Đại học Oregon cho rằng ông Phúc thiếu một đặc điểm cốt yếu để lãnh đạo đảng : tư tưởng Mác-Lênin thông qua kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền hoặc kỷ luật.

Nếu ông Phúc đảm nhận chức Chủ tịch nước thì kinh nghiệm đối ngoại khi làm Thủ tướng sẽ được phát huy và đó là lợi thế lớn nhất của ông thủ tướng kiến tạo.

Ông Trần Quốc Vượng sẽ khó có khả năng làm tốt chức Chủ tịch nước vì chỉ có kinh nghiệm về đảng mà không có kinh nghiệm về hành pháp.

Chức Thủ tướng, nếu ông Phúc được đưa sang làm Chủ tịch nước có thể sẽ do ông Phạm Bình Minh đảm nhiệm, một người có kinh nghiệm đối ngoại dày dặn và cũng là người của bên hành pháp.

Căn cứ vào tần suất xuất hiện gần đây để chỉ đạo các cuộc họp quan trọng thì sẽ thấy cái bóng của ông Trọng vẫn quá lớn. Hiện dường như khó có nhân vật nào trong Bộ Chính trị có thể thay thế được vị trí và tầm ảnh hưởng của ông Trọng.

Đặc biệt là khi chiến dịch đốt lò lại đang được rầm rộ chuyển về phía Nam trong thời điểm ngay trước kỳ đại hội cùng với việc cựu uỷ viên Bộ Chính trị bị đưa ra hầu toà lần thứ 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh thì khả năng lớn là người đốt lò vĩ đại sẽ tiếp tục ở lại chiếu theo trường hợp đặc biệt.

Khủng hoảng nhân sự cấp cao đã xảy ra từ năm 2018 khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời và sẽ vẫn là vấn đề nan giải cho kỳ đại hội 13 sắp tới.

Quang Thành

Nguồn : VNTB, 18/12/2020

*********************

Hội nghị Trung ương 14 : 'Nhất trí rất cao' về nhân sự Bộ Chính trị, chưa bàn 'trường hợp đặc biệt'

BBC, 18/12/2020

Sáng 18/12, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành trung ương đã họp phiên bế mạc. Vấn đề nhân sự cấp cao cho khóa 13 được dư luận quan tâm đặc biệt và cũng là nội dung hội nghị lần này.

daihoi2

Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội 13

Đảng Cộng sản thông báo Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành trung ương khóa XII "đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, kết thúc sớm hơn hai ngày so dự kiến".

Theo TTXVN, tại Hội nghị, Trung ương đã thảo luận "dân chủ, kỹ lưỡng", bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia hai cơ quan lãnh đạo này.

'Nhất trí cao'

Ban chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành trung ương khóa XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định tại hội nghị Trung ương 15 sắp tới, TTXVN cho biết.

Trong khi đó, cũng trong thời điểm này, trên mạng chia sẻ một danh sách được cho là tỷ lệ ủng hộ vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ tới. Theo danh sách này, ông Lê Minh Hưng, sinh năm 1970 - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, dẫn đầu danh sách với 150 phiếu ủng hộ, chiếm 87%.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chỉ nhận được 96 phiếu, chiếm 56%.

BBC được cho biết danh sách này lộ ra này là khả tín, nó chỉ bao gồm các trường hợp ủy viên trung ương đảng được giới thiệu mới lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hội nghị 14 bỏ phiếu thăm dò.

Ngoài ra, Hội nghị 14 đã bỏ phiếu ra sao về các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm cũng như các thành viên Ban Bí thư hiện nay, thì chưa rõ cụ thể.

Ban Chấp hành trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự "theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành trung ương khóa XIII và quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Ban Chấp hành trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 sắp tới".

Vào đầu nhiệm kỳ, Bộ Chính trị khóa XII gồm 19 ủy viên, đến nay còn 17 ủy viên. Trong đó, ông Trần Đại Quang đã qua đời khi còn là Chủ tịch nước (tháng 9/2018) ; ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 5/2017), hiện đang ở tù. Trong số 17 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, riêng ông Đinh Thế Huynh đã thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư, nghỉ chữa bệnh (từ tháng 3/2018) và trên thực tế đã không còn hoạt động chính trị nữa.

Ngoài vấn đề nhân sự, vấn đề về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng được đặc biệt coi trọng.

Phát biểu tại hội nghị 14, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói : "Tình trạng tham nhũng bước đầu được ngăn chặn và có thuyên giảm".

Ông cũng nêu rõ, "nhiều vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, nhiệm kỳ này đã đạt kết quả quan trọng".

Cũng tại hội nghị 14, Ban Chấp hành trung ương đã xem xét tờ trình của Bộ Chính trị và nhất trí cao quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đảng đối với ông Nguyễn Đức Chung, ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, nguyên phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 "do đã mắc phải những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng". Ngày 11/2 vừa qua, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên phạt ông Chung 5 năm tù về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Hội nghị 14 'vẫn chưa bàn trường hợp đặc biệt'

BBC được biết rằng tại Hội nghị 14, rốt cuộc Trung ương Đảng vẫn chưa bàn về 'trường hợp đặc biệt' mà phải đợi sang hội nghị tiếp theo.

Hồi tháng 10, ông Lê Quang Vĩnh, trợ lý thường trực Ban Bí thư, cho báo chí biết tại hội nghị 13, có 119 người được giới thiệu tái cử vào Ban Chấp hành trung ương khóa tới, trong số này cũng có những người quá tuổi, nhưng Ban Chấp hành trung ương chưa xem xét, kết luận. Việc xem xét các trường hợp đặc biệt sẽ tiến hành ở Hội nghị Trung ương 14 và các hội nghị Trung ương tiếp theo.

Theo kết luận của Bộ Chính trị về công tác nhân sự, độ tuổi tái cử ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức tới thời điểm Đại hội XIII năm 2021 là không quá 60 tuổi với ủy viên Trung ương và không quá 65 tuổi với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Độ tuổi tham gia Trung ương lần đầu là không quá 55.

Trước đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói với BBC, ông được biết trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn nhiều tranh luận và các ý kiến về các phương án nhân sự cấp cao khác nhau. Do đó, ông cho rằng thông tin từ Hội nghị Trung ương này sẽ giúp "giải tỏa" thêm phần nào các câu hỏi đặt ra từ đó, đặc biệt liên quan các "trường hợp đặc biệt".

"Hiện còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ trong suốt thời gian vừa qua mà tôi được biết và rõ ràng nhất chúng ta biết là bây giờ sẽ có trường hợp đặc biệt. Nhưng theo tôi hiểu sẽ vẫn có nhiều phương án khác nhau và bây giờ câu hỏi quan trọng là xác định trước tiến có bao nhiêu trường hợp đặc biệt".

"Theo và về nguyên tắc, đáng lẽ ra trường hợp đặc biệt chỉ dành cho vị trí Tổng bí thư như chúng ta đã thấy, như trong nhiệm kỳ Đại hội 12 vừa rồi, ông Nguyễn Phú Trọng được xác định là trường hợp đặc biệt và không có trường hợp đặc biệt nào khác ngoài ông Trọng.

"Tuy nhiên, ở kỳ lần này lại có nhiều ý kiến khác nhau tại vì vị trí Tổng bí thư được cho là dành cho ông Trần Quốc Vượng, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng có thể có những ứng cử viên khác mà có thể có sự cạnh tranh cho vị trí này.

"Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay mới 66 tuổi và cũng mới nắm vị trí Thủ tướng một nhiệm kỳ, do đó ông cũng đủ điều kiện để xem xét là trường hợp đặc biệt, bởi vì ông vẫn còn sung sức và ông đã thể hiện khá tốt vừa rồi trong cương vị Thủ tướng ở nhiệm kỳ hiện nay.

"Bởi vì nếu nhiều trường hợp đặc biệt quá, bản thân trường hợp ấy sẽ không còn được gọi là "đặc biệt" nữa, do đó mà vẫn còn những tranh luận, những đề xuất khác nhau và chúng ta cũng cần xem xét xem kết quả cuối cùng như thế nào, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp kết luận.

Hiện nay, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhân sự cấp cao như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân… đều đã quá tuổi tái cử vào Bộ Chính trị. Con đường duy nhất để những người này duy trì vị trí ở nhóm quyền lực cao nhất của đảng là cơ chế "trường hợp đặc biệt".

Nguồn : BBC, 18/12/2020

************************

Hội nghị Trung ương 14 : Đảng biểu quyết nhân sự và khai trừ tướng Chung

BBC, 18/12/2020

Các ủy viên Ban chấp hành trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam hôm thứ Năm đã biểu quyết giới thiệu nhân sự cấp cao tham gia Bộ Chính trị và Ban bí thư của đảng này, trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương 14 khóa 12 đang diễn ra ở Hà Nội, theo truyền thông nhà nước.

daihoi3

Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành các hội nghị và hoạt động chính trị quan trọng trước thềm Hội nghị 13 dự kiến nhóm vào đầu năm 2021

Cùng lúc, tướng Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội bị khai trừ khỏi đảng, vẫn theo báo chí chính thống Việt Nam.

Báo mạng VietnamNet thuộc Bộ Thông tin và truyền thông đưa tin về cuộc biểu quyết tại Hội nghị này cho hay :

"Ngày 17/12, Ban Chấp hành trung ương họp về công tác cán bộ trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương lần thứ mười bốn. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị chủ trì, điều hành chương trình Hội nghị.

"Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

"Ban Chấp hành trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu các ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa XII tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. Dự kiến, Hội nghị Trung ương 14 sẽ bế mạc vào ngày mai, 18/12".

Báo mạng VnExpress thuộc Bộ Khoa học và công nghệ, cùng ngày, cho biết thêm :

"Vào đầu nhiệm kỳ, Bộ Chính trị khóa XII gồm 19 Ủy viên, đến nay còn 17 ủy viên, bởi cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời (tháng 9/2018) ; ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 5/2017). Trong số 17 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, riêng ông Đinh Thế Huynh đã thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư, nghỉ chữa bệnh (từ tháng 3/2018).

"Ban bí thư Trung ương Đảng hiện có 14 ủy viên, trong đó 7 thành viên là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng ; 7 thành viên còn lại là Bí thư Trung ương Đảng".

"Xem xét, quyết định thi hành kỷ luật"

daihoi4

Ông Nguyễn Đức Chung (hàng đầu, sơ mi trắng) đã bị khai trừ tư cách đảng viên theo thông báo hôm 17/12/2020 từ Hội nghị Trung ương 14 của đảng cộng sản Việt Nam

Vẫn theo VietnamNet, tại Hội nghị Trung ương 14, ngoài việc bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13, Ban Chấp hành trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam còn xem xét, quyết định thi hành kỷ luật cán bộ.

Cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng được Bộ Chính trị uỷ quyền đọc Tờ trình của Bộ Chính trị đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021", VietnamNet tường thuật.

"Ban Chấp hành trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.

"Trước đó, tại kỳ họp 50, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương xem xét khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng".

Hôm thứ Năm, 17/12, được hỏi về các diễn biến trên tại Hội nghị Trung ương đang diễn ra của đảng cộng sản Việt Nam, một nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận với BBC :

"Đến nay chưa thấy đảng công bố gì cụ thể chính thức, hãy chờ đến ngày bế mạc hội nghị, tuy nhiên Hội nghị này chủ yếu bàn về nhân sự mà là các ứng cử viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư cho khóa 13.

"Còn việc bàn về một số vị trí về tứ trụ hay không, thì đến nay vẫn chưa biết cụ thể chính thức, cũng có thể đến ngày cuối của Hội nghị người ta sẽ bàn, còn nếu không đủ thời gian bàn thì người ta sẽ có hội nghị Trung ương 15.

"Hội nghị đó nếu có sẽ xảy ra ngay trước Đại hội 13 và đại hội khả năng lớn sẽ diễn ra vào cuối tháng 01/2021, tức là vào khoảng ngày 25-28/01".

Trên mạng xã hội và trong công luận dường như đang xuất hiện một số thông tin cần kiểm chứng thêm dưới dạng các "danh sách" nhân sự được cho là được cơ cấu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới của Đcộng sản Việt Nam, kể cả có một số thông tin "đề cập" việc biểu quyết và "kết quả" biểu quyết nhân sự này trong khuôn khổ hội nghị.

Khi được hỏi liệu trên thực tế đã có các thông tin nào hay cơ sở thông tin nào manh nha cho thấy rõ thêm về việc giới thiệu, bức tranh quy hoạch nhân sự cấp cao ở các cơ cấu quyền lực cao cấp và quan trọng đó hay chưa tới thời điểm hiện nay, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đáp :

"Người ta không thông báo cụ thể, nhưng bắt đầu vào Hội nghị Trung ương, cũng có một vài bài báo của báo chí chính thống có phân tích, người ta đếm xem trong Bộ Chính trị khóa 13 nếu ứng cử thì khả năng sẽ có những ai ứng cử, và khả năng những ai quá 65 tuổi thì nghỉ.

"Và người ta sẽ có đề cử để lập một danh sách những ai sẽ là ứng cử mới, có nghĩa là tới đây sẽ là lần đầu tiên thành ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời người ta cũng có danh sách những ai lần đầu tiên sẽ ứng cử vào Ban Bí thư.

"Như thế người ta đã có nói sơ bộ như thế, với những người hiện nay đang ở trong Bộ Chính trị mà dưới 65 tuổi, chưa đủ 65 tuổi, thì về mặt nguyên tắc, người ta phải đưa vào hết. Và những người mà nằm trong Ban Bí thư thì thường cũng có thể trở thành những ứng cử viên để vào Bộ Chính trị của khóa 13.

"Cụ thể hơn, nếu đọc kỹ sẽ thấy thôi và tôi nhắc lại là có lẽ phải chờ đến ngày bế mạc Hội nghị Trung ương 14 thì sẽ có thêm các thông tin chính thức hơn từ Đảng cộng sản giúp hình dung rõ hơn một bước nữa tình hình.

"Còn về sự việc liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, thì vụ xử ông Chung cựu chủ tịch Hà Nội là họ làm nhanh. Ông Chung thành phạm nhân rồi, thì họ thấy tiện để làm các vụ khác mà ông ấy dính líu mấy năm qua, như vụ Nhật Cường v.v.", nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - Singapore) bình luận với BBC trên quan điểm riêng hôm thứ Năm.

Nguồn : BBC, 18/12/2020

Published in Diễn đàn