Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 05 juillet 2017 13:09

Donald Trump sang Châu Âu trong thế yếu

Tổng thống Mỹ mở chuyến công du Châu Âu lần thứ hai (RFI, 05/07/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm nay, 05/07/2017, lên đường đi công du Châu Âu lần thứ hai, với chặng đầu tiên là Ba Lan, sau đó là Đức, nơi mà ông sẽ lần đầu tiên dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 ở Hambourg.

g201

Tổng thống Mỹ Donald Trump lên phi cơ Air Force One, sân bay Morristown, New Jersey, 03/06/2017. REUTERS/Yuri Gripas

Chiếc chuyên cơ Air Force One chở tổng thống Trump đáp xuống Warsawa vào tối nay và theo dự kiến ngày mai ông sẽ gặp tổng thống Andrzej Duda, rồi đọc một bài diễn văn quan trọng tại thủ đô nước này để trình bày về quan hệ giữa Mỹ với Châu Âu.

Sau khi họp với các lãnh đạo Ba Lan và Croatia tại Warsawa ngày mai, ông Donald Trump sẽ đến Hambourg để họp song phương với thủ tướng Đức Angela Merkel. Thứ Sáu, 07/07, nguyên thủ Mỹ lần đầu tiên gặp tổng thống Nga Vladimir Putin, một cuộc gặp được chờ đợi từ lâu.

Bên lề thượng đỉnh nhóm G20, diễn ra trong hai ngày 7 và 8/07, tổng thống Mỹ cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ song phương với các lãnh đạo Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mêhicô, Singapore và Indonesia.

Trọng tâm các cuộc hội đàm giữa tổng thống Trump với các lãnh đạo khác, đặc biệt là với tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hambourg, sẽ là Bắc Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng bắn thử một tên lửa liên lục địa hôm qua. Riêng với tổng thống Putin, ông Trump sẽ đề cập đến hai hồ sơ Syria và Ukraina.

Thanh Phương

*****************

Nguyên thủ, lãnh đạo các nước lên đường dự thượng đỉnh G20 (RFA, 05/07/2017)

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ bắt đầu vào thứ sáu, 7/7/2017, tới đây tại thành phố Hamburg nước Đức.

g202

Ảnh phản đối có hình ông Trump (trái), ông Putin (phải), và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Erdogan (giữa), trước một ngôi nhà tại Hamburg, Đức. 5/7/2017. Dòng chữ tiếng Đức ghi : Cảnh sát khắp nơi, nhưng không có công lý. AFP

Nhiều vấn đề hóc búa sẽ được bàn luận tại kỳ họp này như là vấn đề thử nghiệm vũ khí của Bắc Hàn, vấn đề biến đổi khí hậu, và chuyện tranh chấp thương mại toàn cầu.

Mỹ đang đổ lỗi cho Đức và Trung Quốc trong việc thâm thụt cán cân mậu dịch với hai nước này.

Trong lúc đó thì Châu Âu đang lo ngại áp lực từ nước Nga đang muốn tái khẳng định vị trí siêu cường thế giới của Liên Xô thời chiến tranh lạnh.

Bên Châu Á thì Trung Quốc cũng đang mạnh mẽ vươn lên thách thức quyền lực của Hoa Kỳ và phương Tây tại Châu Á.

Nhưng đỉnh điểm của thượng đỉnh G20 lần này sẽ là cuộc giáp mặt đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ, ông Donald Trump và ông Vladimir Putin. Cuộc gặp này diễn ra giữa lúc tại Mỹ đang có cuộc điều tra cáo buộc là ông Donald Trump đã nhận sự giúp đỡ của các tin tặc Nga trong lần thắng cử tổng thống vừa qua.

20 ngàn cảnh sát sẽ được triển khai để giữ gìn an ninh trật tự. Bên cạnh đó các nhóm hoạt động chống chủ nghĩa tư bản cũng ráo riết hoạt động với khẩu hiệu G20, chào mừng đến địa ngục.

G20 gồm có các 7 quốc gia đã công nghiệp hóa là Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Ý, Canada, những quốc gia mới nổi là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Indonesia, Hàn Quốc, Nam Phi, Ả Rập Saudi, Mexico, Úc, và Cộng đồng Châu Âu.

Ông thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ tham gia thượng đỉnh G20 kỳ này ở Đức.

********************

Nhiều trở ngại chờ đón Trump trong chuyến công du Châu Âu lần thứ hai (RFI, 05/07/2017)

g203

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các binh sĩ Hoa Kỳ, căn cứ không quân Sigonella, Sicilia, Ý, 27/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Hôm 05/07/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu chuyến công du thứ hai của ông đến Châu Âu, sau chuyến đi đầu tiên đến lục địa này vào tháng 5 vừa qua. Chuyến đi đầu tiên đó đã cho thấy vẫn có sự nghi kỵ giữa hai bờ Đại Tây Dương, cho nên trong chuyến công du lần này, tổng thống Trump sẽ phải cố gắng xóa tan sự nghi kỵ đó.

Khi phát biểu công khai, các lãnh đạo Châu Âu đều khẳng định quan hệ Mỹ-Âu là "không gì lay chuyển" và mang tính "thiết yếu". Nhưng khi nói chuyện riêng, ai cũng lo lắng, không biết mối quan hệ này sẽ đi về đâu trong 4 năm hoặc 8 năm ông Donald Trump ở Nhà Trắng.

Tại Ba Lan, chắc là tổng thống Mỹ sẽ được giới lãnh đạo nước này đón tiếp rất nồng nhiệt, vì chính phủ bảo thủ của Warsawa có chính sách gần giống với chính sách của ông Trump. Theo nhà phân tích Piotr Buras, thuộc Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Đối Ngoại, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, sau chuyến đi tệ hại đến Bruxelles (dự thượng đỉnh NATO) và Taormina (dự thượng đỉnh G7), "những hình ảnh tươi cười với các lãnh đạo Châu Âu và những đám đông hưởng ứng nhiệt liệt bài diễn văn của ông có thể sẽ giúp cải thiện hình ảnh của ông".

Đáp lại sự đón tiếp nồng nhiệt của các lãnh đạo Ba Lan, tổng thống Trump sẽ bày tỏ sự ủng hộ của Hoa Kỳ, đề cập đến việc triển khai lực lượng Mỹ tại nước này và việc cung cấp khí đốt hóa lỏng của Mỹ cho Ba Lan, bắt đầu từ tháng 6. Đối với Nhà Trắng, việc cung cấp khí đốt là một biện pháp để giảm bớt khả năng của Nga dùng nhiên liệu như là công cụ gây áp lực lên Ba Lan.

Cho dù Warsawa là chặng dễ dàng nhất, chặng này không hẳn là không có những trở ngại đối với một vị tổng thống thường có những phát biểu và hành vi chẳng mang tính ngoại giao chút nào. Ba Lan sẽ chăm chú nghe tổng thống Trump nói gì về cam kết của ông bảo đảm an ninh Châu Âu.

Cũng như nhiều nước láng giềng, Ba Lan vẫn xem NATO và quy định tương trợ phòng thủ của khối này là yếu tố răn đe mạnh mẽ trước mối đe dọa từ nước Nga. Mặc dù tổng thống Trump tuyên bố ông vẫn gắn bó với nguyên tắc "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người", ông vẫn liên tục chỉ trích các đồng minh Châu Âu là dành quá ít tiền cho ngân sách quốc phòng.

Các nước Châu Âu khác thì sẽ đặc biệt chú ý đến thái độ của tổng thống Mỹ đối với các lãnh đạo của đảng cầm quyền Luật Pháp và Công Lý, bị phe đối lập Ba Lan tố cáo là đang làm suy yếu Nhà nước pháp quyền và xem thường các giá trị của Châu Âu. Bruxelles hiện cũng đang tiến hành một thủ tục pháp lý với Warsawa, vì Ba Lan từ chối đón tiếp người tị nạn. Nếu ủng hộ lập trường của chính phủ Ba Lan, tổng thống Trump có thể sẽ bị chỉ trích là gây bất hòa ở Châu Âu, như tổng thống George W. Bush đã từng gây bất hòa trong thời gian chiến tranh Iraq.

Cuộc gặp đầu tiên với tổng thống Putin là một thách thức khác đối với ông Trump, vào lúc mà nhiều nhân vật thân cận với ông đang bị điều tra trong nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái. Chính các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ đã kết luận rằng Matxcơva đã tìm cách gây ảnh hưởng lên cử tri Mỹ để ứng cử viên Cộng Hòa đắc cử tổng thống.

Ngay cả cái bắt tay giữa nhà tỷ phú New York với chủ nhân điện Kremlin kiêm võ sĩ nhu đạo cũng sẽ được báo chí chăm chú quan sát, ghi hình, bàn tán và không chừng sẽ phản tác dụng đối với ông.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Donald Trump và trò may rủi trong chính sách đối ngoại

Tính khí khó lường của Donald Trump đe dọa thế giới. Tầm nhìn chiến lược của ông không vượt quá khuôn khổ một nền "ngoại giao theo kiểu giao dịch", mà ở đó lợi ích của Hoa Kỳ luôn được đặt lên trên hàng đầu. Trên trang nhất, Les Echos (04/07/2017) khẳng định "Trump, một mối đe dọa cho thế giới".

may1

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Trắng, Washington, ngày 30/06/2017. REUTERS/Jim Bourg

Vì sao ? Ông Jacques Hubert-Rodière, cây bút xã luận về quan hệ quốc tế, trong bài phân tích đề tựa : "Trump và trò may rủi trong đối ngoại", cho rằng lên cầm quyền từ 6 tháng nay, nhưng vẫn chưa có ai đoán được chính sách đối ngoại của Donald Trump là gì.

Quả thật, trong sáu tháng qua, kể từ khi lên cầm quyền, tổng thống Donald Trump đã có những chính sách đối ngoại hoàn toàn khác hẳn với những người tiền nhiệm. Ông thực hiện một đường lối ngoại giao gần như theo kiểu "giao dịch" nhằm phục vụ cho mục tiêu chính "nước Mỹ trước hết" và làm thế nào đạt được tối đa các lợi ích từ những đối tác với các "thỏa thuận tốt nhất có thể".

Nhưng bên cạnh đó, người ta cũng có cảm giác tổng thống Mỹ đang đi theo một đường lối zigzag trên nhiều hồ sơ quốc tế. Ông có thái độ quay ngoắt so với những cam kết ban đầu đưa trong suốt cuộc vận động tranh cử từ mối quan hệ với Nga, trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, hồ sơ khủng hoảng Syria hay như với NATO…

Chuyên gia Laurence Nardon, phụ trách chương trình Bắc Mỹ, Học Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (Ifri), đặt câu hỏi : "Liệu ông Trump có một tư duy chặt chẽ hay không ?". Thật khó mà tiên đoán được ngày mai mối quan hệ giữa Donald Trump với Vladimir Putin sẽ ra sao trong khi mà điều tra về sự thông đồng giữa những người thân cận của ông Trump với Nga chỉ mới được bắt đầu.

Hiện tại, Donald Trump dường như không mấy bận tâm đến việc định hình chính sách đối ngoại, chỉ quan tâm nhiều đến vụ tai tiếng "Russiagate" và cho chính bản thân nước Mỹ. Do vậy, người ta không khỏi thắc mắc ai đang dẫn dắt chính sách ngoại giao nước Mỹ.

Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis và Bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson ? Đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc Nikki Haley ? Hay cố vấn riêng Steve Bannon ?

Đương nhiên, trong vòng sáu tháng, ông Donald Trump đưa ra hai trục đối ngoại chính : chống khủng bố và Iran. Đến mức tham gia cùng với Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh cô lập Qatar nhưng theo một cách mơ hồ và khó hiểu. Bởi vì, không những Hoa Kỳ có một căn cứ quân sự tại Qatar mà còn vội vã bán vũ khí cho tiểu quốc Ả Rập này, mà Mỹ cáo buộc ủng hộ khủng bố.

Thái độ kiên quyết phá tan những di sản của người tiền nhiệm Barack Obama là một điểm khó hiểu khác. Từ việc ông lên án Hiệp Ước Khí Hậu Paris, cho đến việc đòi thương lượng lại thỏa thuận hạt nhân với Iran, hay như hủy bỏ chính sách mở cửa đối với Cuba…

Nhưng có lẽ điều khó hiểu lớn nhất chính là bản thân Donald Trump, và tính chất khó lường của ông. Cựu đại sứ Mỹ tại NATO, ông Ivo Daadler khẳng định : "Rủi ro xảy ra tai nạn và leo thang bất ngờ dẫn đến chiến tranh kể từ giờ ở mức cao nhất từ nhiều thập niên nay, không chỉ ở Châu Âu mà cả Trung Đông và Châu Á". Chuyên gia Laurence Nardon lưu ý, quan hệ căng thẳng với Bắc Triều Tiên rất có thể suy biến trong trường hợp Donald Trump cố tìm cách lấp liếm vụ "Russiagate".

Bài viết kết luận Donald Trump đang tạo cảm giác thúc ép thế giới chơi trò may rủi mà ở đó điều có thể đoán trước được chính là tính khí khó lường của ông.

Bắc Kinh - Washington : Cơm không lành, canh chẳng ngọt

Cũng trong lĩnh vực đối ngoại, nhưng cụ thể là quan hệ Mỹ - Trung. Báo La Croix có bài giải thích vì sao "Tuần trăng mật giữa Bắc Kinh và Washington đã chấm dứt" dưới dạng ba câu hỏi.

* Trước hết, điều gì đang làm Bắc Kinh tức giận ?

Đó là việc Mỹ điều khu trục hạm USS Stethem đi sát đảo Tri Tôn, trong vùng 12 hải lý, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hành động này thể hiện việc Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Bộ ngoại giao Trung Quốc, ngày 03/07, tố cáo đó là một hành động khiêu khích nghiêm trọng về chính trị và quân sự. Đây là lần thứ hai, kể từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã cho tầu chiến đi vào vùng biển đang có tranh chấp mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố có chủ quyền.

* Vậy cội nguồn của việc Mỹ thay đổi thái độ phũ phàng với Trung Quốc là gì ?

Hồi tháng Tư, Donald Trump đã nồng nhiệt đón tiếp Tập Cận Bình tại Florida. Nguyên thủ Trung Quốc trở thành người bạn tuyệt vời của tổng thống Mỹ vì lúc đó, ông Trump cần Bắc Kinh gây sức ép với Bắc Triều Tiên trong hồ sơ nguyên tử.

Thế nhưng, trong thời gian qua, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục bắn thử tên lửa và tổng thống Mỹ không còn kiên nhẫn nữa. Tuần trước, Donald Trump cho rằng các nỗ lực của Trung Quốc không có kết quả và Bắc Kinh không muốn bỏ rơi Bình Nhưỡng. Và ngay sau đó, chủ nhân Nhà Trắng tiến hành tấn công ngoại giao, kể cả trong các hồ sơ nhậy cảm nhất đối với Trung Quốc.

* Vậy Mỹ đang tấn công Trung Quốc trên những vấn đề gì ?

Trước tiên, trong vấn đề nhân quyền. Ngày 28/06 vừa qua, Hoa Kỳ xếp Trung Quốc trong danh sách đen về tệ nạn buôn người, ngang hàng với Syria, Bắc Triều Tiên. Đối với Bắc Kinh, những nhận định này của Washington là "vô trách nhiệm".

Sang ngày 29/06, Hoa Kỳ lại bày tỏ quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền và tự do báo chí tại Hồng Kông vào lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới đây để kỷ niệm 20 năm ngày lãnh thổ tô nhượng này được trao trả cho Trung Quốc.

Nghiêm trọng hơn, ngày 30/06, Donald Trump cho phép bán 1,3 tỷ đô la vũ khí cho Đài Loan. Và cuối cùng, Washington thông báo trừng phạt một ngân hàng Trung Quốc vì có những giao dịch bất hợp pháp với Bắc Triều Tiên.

Như vậy, thời kỳ trăng mật giữa Mỹ và Trung Quốc đã chấm dứt và theo lời Robert Daly, giám đốc Học viện Kissinger tại Washington, được La Croix trích dẫn thì Mỹ quay trở lại chính sách truyền thống chống Trung Quốc, nhưng chính sách này giờ đây bất ổn một cách nguy hiểm.

Cùng chủ đề này, báo Le Figaro có bài "Bắc Kinh tức tối vì những hành động khiêu khích của Washington". Theo tờ báo, sau một thời kỳ yên ả, giờ đây, quan hệ giữa hai siêu cường lại căng thẳng trong cuộc chạy đua làm bá chủ thế giới.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đối lập với nhau trên nhiều hồ sơ. Tuy nhiên, ít có khả năng xẩy ra một cuộc khủng hoảng lớn, nghiêm trọng giữa hai nước vì Bắc Kinh và Washington đều phụ thuộc vào nhau trong lĩnh vực kinh tế.

Hồ sơ Bắc Triều Tiên : Nga - Trung có đồng nhịp ?

Về quan hệ Trung-Nga, báo Les Echos có bài : "G20 : Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của Nga trong hồ sơ Bắc Triều Tiên". Hôm qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du cấp Nhà nước tại Nga, trước khi tham dự thượng đỉnh G20 vào cuối tuần này tại Hambourg, Đức.

Đây là lần thứ sáu, Tập Cận Bình sang Nga với tư cách chủ tịch Trung Quốc. Ngoài quan hệ song phương, lãnh đạo Trung Quốc và Nga còn thảo luận hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Để đối phó với áp lực của phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, Tập Cận Bình và Vladimir Putin có điểm đồng thuận : cả hai đều chống lại dự án lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ được triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc, đe dọa nghiêm trọng đến các lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Nga, cũng như các nước khác trong vùng.

Nguyên thủ Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Moskva sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ các lợi ích của mình.

Trang nhất các báo Pháp : Macron phát biểu trước lưỡng viện

Thứ Hai 03/07, tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài phát biểu dài và long trọng trước lưỡng viện được triệu tập tại cung điện Versailles. Đây là chủ đề được các báo Pháp bàn luận sôi nổi nhất trong ngày hôm nay. Libération trên nền ảnh Emmanuel Macron nét mặt đăm chiêu, chạy tít : "Hội nghị Versailles : Mù mờ và Hình thức".

Nếu như báo công giáo La Croix quan tâm đến "Khế ước xã hội của Emmanuel Macron", thì báo thiên hữu Le Figaro khẳng định "Macron để lại cho Philippe những chủ đề nóng bỏng". Trước lưỡng viện, trong suốt hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, tổng thống Macron chỉ đưa ra các ý định cải cách các định chế, mà ông dự định thực hiện trong vòng một năm, như thông báo của Les Echos trên trang nhất.

Nhưng những chủ đề được cho là gây tranh cãi, tổng thống Pháp đã cẩn thận nhường việc trình bày lộ trình hành động cho thủ tướng vào hôm nay.

Trump và truyền thông : leo thang căng thẳng

Báo chí Pháp hôm nay có nhiều bài viết nhận định về cuộc chiến giữa Trump và truyền thông Mỹ. Sau những dòng Tweet chửi rủa hai người dẫn chương trình đài MSNBC, là cảnh dựng những cú đấm KO một "phóng viên" CNN. Theo nhận xét của Le Figaro, "Trump quyết tâm chiến đấu đến cùng chống truyền thông".

Những hình ảnh ông tung lên Twitter biểu dương hành động bạo lực chống lại giới nhà báo cho thấy "Cuộc xung đột giữa Trump và báo chí đang bước qua một ngưỡng mới", Les Echos nhận định. Nói tóm lại, như hàng tựa của Libération thì "Trump và giới truyền thông, leo thang trên mạng".

Châu Âu muốn kéo dài tuổi thọ sản phẩm ?

Trong lĩnh vực kinh tế, Le Figaro đặc biệt quan tâm đến mức lương của người lao động Cuba. Theo công bố chính thức của Cơ Quan Thống Kê và Thông Tin Quốc Gia Cuba, mức thù lao công nhật trung bình trả cho một người lao động Cuba là "99 xu/ngày" trong năm 2016, tức khoảng 740 peso Cuba/tháng (29,60 đô la). Thống kê cho thấy có sự khác biệt về mức lương theo từng vùng miền và lĩnh vực kinh tế. Nói tóm lại, "Cuba đang trông đợi một cuộc cách mạng lương bổng".

Le Monde trong bài xã luận "Thời đại của những bất công mới" ghi nhận tình trạng bất bình đẳng tăng mạnh trong 10 năm qua. Nhật báo lấy Hoa Kỳ làm ví dụ. Hiện nay, 10% người giàu nhất nước Mỹ có mức thu nhập bình quân cao gấp 20 lần so với 10% người nghèo nhất. Cách nay 10 năm, con số này chỉ là 15 lần.

Về phần mình, La Croix thông báo : "Các nghị sĩ Châu Âu muốn kéo dài tuổi thọ các sản phẩm". Nghị Viện Châu Âu cho rằng việc lập trình trước thời hạn sử dụng một sản phẩm đã có những tác động tiêu cực lên môi trường và người tiêu dùng.

Minh Anh

Published in Quốc tế

"Bố Già" Donald Trump

Không tiền đừng hòng đến gần bất kỳ một thành viên nào trong gia đình Donald Trump. L'Obs không khoan nhượng : Ba đời vợ, năm người con, gia đình là điểm tựa của ứng cử viên tổng thống Mỹ, nay có nguy cơ trở thành nhược điểm của tổng thống Hoa Kỳ.

bo1

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump và gia đình trước tượng đài Lincoln tại Washington ngày 19/01/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Gia tộc này có vẻ đoàn kết bề ngoài nhưng sau lớp véc-ni bóng bẩy là đầy rẫy những thủ đoạn, những quyền lợi riêng tư và tham vọng của mỗi thành viên.

"Những mảng tối trong gia đình Trump", tựa lớn trên bìa tạp chí L'Obs bên cạnh lá cờ Mỹ và hình ảnh toàn thể đại gia đình Donald Trump chụp dưới chân tượng đài Lincoln trước ngày ông nhậm chức hôm 20/01/2017.

Tác giả bài báo tiết lộ, Trump ngự trị trên cái đại gia đình đó như Vito Corleone, trong phim Bố Già. "Donald Trump không có bạn tựa như nhân vật chính của Cosa Nostra. Ông chỉ có những liên hệ máu mủ, cộng tác viên, tay sai và kẻ thù".

Trong "tổ chức" đó, tất cả đều hướng về ông mặt trời Donald Trump. Tựa như trong bộ phim Bố Già, với gia đình Trump, sự trung thành được đặt lên trên hết tất cả. Ngặt nỗi, sự trung thành luôn kèm theo những tính toán tinh vi.

Donald Jr và Eric, hai cậu con trai lớn của tổng thống Hoa Kỳ đang trông coi cơ nghiệp cho cha, trong thời gian ông bận công việc ở Nhà Trắng. Nhưng không ai ngây thơ tin rằng tổng thống thứ 45 của nước Mỹ thực sự ngưng theo dõi các hoạt động của tổ chức Trump Organization.

Trưởng nữ của lãnh đạo Hoa Kỳ, cô Ivanka xinh đẹp lo bảo vệ tính trường tồn của thương hiệu mang tên Trump. Chồng Ivanka là Jared mải che chắn cho đế chế của dòng tộc Kushner. Con rể của Donald Trump- Jared Kushner, cũng thuộc dòng "cá mập" không kém.

Còn người đẹp thầm lặng và băng giá, đệ nhất phu nhân Melania, bà toan tính những gì ? L'Obs khẳng định : Cựu người mẫu xứ Slovenia này đang "chờ thời cơ để hốt bạc".

Trump, một ông nhà giàu keo kiệt

Trong đại gia đình đó, tiền bạc là keo sơn gắn kết mỗi thành viên lại với nhau. Phải chăng vì thế mà ông trùm Donald không đặt ra bất kỳ một giới hạn nào cho các vụ làm ăn ?

L'Obs trích lại một số đoạn trong cuốn sách mới ra mắt độc giả Pháp mang tựa đề "Les Dossiers Noirs de Donald Trump"- Nhà xuất bản Nouveau Monde Eds, cho thấy để có được chiếc ngai vàng trên tòa tháp ở 5th Avenue, New York, Donald giao du với đủ mọi hạng người, miễn là họ có tiền. Trong số đó phải kể tới Felix Sater, một tay trùm tội phạm có dính líu tới băng đảng mafia Nga.

Trước khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump từng vi phạm luật cấm vận Mỹ nhắm vào Cuba, từng liên hệ trực tiếp với nhiều ngân hàng Iran, trong đó có một cơ quan từng tài trợ cho các nhóm khủng bố.

Theo L'Obs : "Không kể xiết những lợi ích chồng chéo, những đòn gian manh, luồn lách luật của gia đình Trump, ngay cả khi ông này đã trở thành chủ nhân Nhà Trắng".

Nhưng thú vị hơn cả là tiết lộ bản thân Donald Trump tuy giàu có đến thế nhưng lại khá keo kiệt.

Theo điều tra của phóng viên báo Mỹ Washington Post, David Farhenthold – giải Pulitzer báo chí 2017, tổng thống Mỹ tới nay nổi tiếng là người thường hay đến dự các buổi gala gây quỹ từ thiện nhưng lại chẳng mấy khi chịu chi ra đến một xu. Hai cậu con trai của ông là Donald Jr và Eric cũng có được cái đức tính đó như cha. Cả hai cùng kinh doanh rất tốt cái tên "Trump" để kiếm tiền.

Trang bìa tuần báo kinh tế Anh, The Economist cũng dành để nói về Donald Trump với hàng tựa : "Nước Mỹ của Trump, phóng sự về một đất nước bị chia rẽ". Loạt bài được tung ra vài ngày trước lễ Quốc Khánh, mồng 4 tháng 7. Độc giả trông thấy một Donald Trump tươi cười, mở rộng vòng tay, sau lưng là lá cờ Mỹ với những vết rạn nứt.

Canada, 150 năm lập quốc - Hồng Kông, 20 năm được trao lại Bắc Kinh

Mồng 1 tháng 7 là ngày trọng đại với Canada và Hồng Kông. Tại Châu Mỹ, Canada tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 150 năm lập quốc. Courrier International dành hồ sơ đặc biệt nhìn lại một vài cột mốc quan trọng đối với vùng đất rộng lớn này từ 15.000 năm trước tới ngày nay. Lần lượt là thuộc địa của Pháp, Anh trước khi trở thành một quốc gia độc lập - nhưng nguyên thủ quốc gia vẫn là nữ hoàng Anh, Elizabeth đệ Nhị.

Nét đa dạng về văn hóa, sự phong phú trong ngôn ngữ, nếp sống gần gũi với thiên nhiên là những gì làm nên "tên tuổi" của Canada, biến quốc gia với khí hậu khắc nghiệt này thành một điểm đến lý tưởng.

Cách Candada ngàn trùng, 01/07/2017 là ngày kỷ niệm 20 năm Anh Quốc trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc.

The Economist trở lại với mô hình "một đất nước hai chế độ" từng được Bắc Kinh và Luân Đôn cam kết xưa kia và nêu lên câu hỏi : Tập Cận Bình có thể học hỏi được gì ở Hồng Kông ? Sau đợt nổi dậy hồi năm 2014 của phong trào đòi dân chủ, Bắc Kinh -hay nói đúng hơn là ông Tập Cận Bình- nên nghĩ kỹ lại : Chính vì giới trẻ Hồng Kông cảm thấy họ không được có tiếng nói, không được chọn lựa người lãnh đạo, không được tham gia vào các hoạt động chính trị tại đặc khu hành chính này nên mới nảy sinh phong trào bất phục tùng dân sự. Có lẽ Trung Quốc nên xem Hồng Kông là thí điểm để tiến hành cải tổ hơn là làm thui chột mầm sống đó.

Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Tập Cận Bình "câu giờ"

"Trung Quốc không có phép lạ để giải quyết hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên". Courrier International trích lại bài báo của một chuyên gia về lịch sử Triều Tiên, giáo sư Andrei Lankov, trên tờ Washington Post số ra ngày 15/06/2017, trong đó tác giả khẳng định : Nhiều lý do cho thấy Donald Trump nhầm to khi trông chờ vào ông Tập Cận Bình để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Thứ nhất, với Bắc Kinh, "chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên không nguy hiểm bằng viễn cảnh chế độ Bình Nhưỡng tan rã, dẫn tới nguy cơ một cuộc nội chiến (…) hay nghiêm trọng hơn nữa là kịch bản hai miền Nam Bắc thống nhất và trung tâm quyền lực chuyển về Seoul. Trung Quốc không muốn trông thấy một nước Triều Tiên thống nhất, dân chủ, theo chủ nghĩa dân tộc và có nhiều khả năng vẫn là một đồng minh của Hoa Kỳ ở ngay sát cạnh".

Thứ hai, các chuyên gia Trung Quốc thừa biết Bắc Triều Tiên xem vũ khí nguyên tử là lá bùa hộ mạng, cho nên có trừng phạt chế độ Kim Jong Un cũng bằng thừa.

Do vậy theo giáo sư Lankov, đại học Kookmin ở Seoul : Bắc Kinh chơi trò câu giờ. Chỉ trừng phạt kinh tế Bình Nhưỡng cho có lệ, đồng thời tuyên bố nghiên cứu khả năng hợp tác với Mỹ để gia tăng các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên. Chỉ thiện chí đó cũng đủ để ông Tập Cận Bình mặc cả với chính quyền Trump một số việc. Với Trung Quốc viễn cảnh chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ không đáng ngại bằng nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột thực sự ngay sát biên giới.

Saudi Arabia –Iran : Mầm mống chiến tranh ?

Về khủng hoảng ngoại giao đang khuấy động vùng Vịnh, hồ sơ chính trên tạp chí Le Point dành để nói về "trò chơi nguy hiểm" giữa Iran và Saudi Arabia, có nguy cơ đẩy toàn thế giới vào một cuộc xung đột vũ trang. Qatar bị kẹt giữa hai làn đạn : một bên là ông khổng lồ Saudi Arabia- theo hệ phái Sunni và bên kia là Iran, con chim đầu đàn của các nước Hồi giáo theo hệ phái Shia.

Trên bình diện quân sự, Iran đang ghi được những bàn thắng quan trọng tại Yemen và nhất là Syria. Saudi Arabia bằng mọi cách phải "ngăn cản Iran thoát khỏi thế cô lập". Theo quan điểm của giáo sư Henry Laurens, Học Viện Collège de France – Paris, những gì đang diễn ra tại Trung Đông không chỉ là một vụ "cãi vã ở cấp khu vực" mà đây thực thụ là một "xung đột lớn, đe dọa an ninh và kinh tế toàn cầu".

Iran có nhiều quân, cho dù trang thiết bị quân sự không được hiện đại lắm. Teheran đã chấp nhận ngừng các chương trình hạt nhân một khi sắp hoàn thành mục tiêu chế tạo bom nguyên tử. Vấn đề đặt ra là, theo quan điểm của giáo sư Laurens, Học viện Collège de France, một số tướng lãnh ở Teheran đã không đủ khôn ngoan để che giấu tiềm lực quân sự đó. Hành động này chọc giận Riyadh.

Về phía Saudi Arabia, Riyadh có trang thiết bị quân sự tối tân nhất để thừa sức "sang bằng Yemen" trong một sớm một chiều. Dù vậy Saudi Arabia vẫn thận trọng và không dùng hết sức mạnh quân sự để giải quyết dứt điểm cuộc nội chiến Yemen hay để dẹp tan phe nổi dậy Houthis được Iran yểm trợ.

Giáo sư Laurens tiếc là, trong lúc Trung Đông là lò thuốc súng, thì Hoa Kỳ quên mất vai trò, ảnh hưởng và trách nhiệm của mình ở khu vực này. Tổng thống Donald Trump "đổ thêm dầu vào lửa trong một trò chơi đầy nguy hiểm".

Hào quang của Emmanuel Macron

Về thời sự nước Pháp, dư âm của cuộc bầu cử Quốc hội với đa số tuyệt đối về tay đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Macron vẫn là đề tài được các tuần san trở lại trong rất nhiều trang báo.

L'Obs chơi chữ "Đảng Xã Hội : đến lúc tính sổ". Tính sổ ở đây hiểu theo nghĩa sau khi thua đậm trong cả hai cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, nội bộ đảng này xâu xé lẫn nhau. Nhưng đảng Xã Hội cũng phải tính sổ khi két tiền đã cạn kiệt.

Với vỏn vẹn 30 dân biểu, đảng này mất đứt 18 triệu euro tiền trợ cấp của chính phủ để hoạt động. Đó là chưa kể, mỗi đại biểu quốc hội hàng tháng đóng góp cho đảng 500 euro trong suốt nhiệm kỳ 5 năm.

Mất 250 ghế ở Hạ Viện, 7 triệu rưỡi trong két của đảng không cánh mà bay. Đó là chưa kể số các đảng viên tan như tuyết dưới ánh nắng mặt trời. Tình trạng tài chính của đảng này thảm hại đến nỗi, đảng Xã Hội đang phải tính đến chuyện bán bớt cơ sở, cầm cố cho ngân hàng cả trụ sở của đảng ở quận 7 Paris, một khu rất sang trọng nằm trong "tam giác vàng" của thủ đô.

Trong khi đó, không chỉ với dư luận trong nước mà cả ở cấp quốc tế, tên tuổi của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang lên như diều gặp gió.

Báo chí Đức được Courrier International trích dẫn cho rằng tương lai của Liên Hiệp Châu Âu đang được chuyển về Pháp. Thông thạo ngôn ngữ của Molière là chìa khóa quý giá cho sự nghiệp. Hai bức hí họa cho thấy điều đó : bức thứ nhất vẽ thủ tướng Anh, Theresa May bị nhân viên khách sạn "Hotel Europe" bế ra cửa. Một người thứ nhì khệ nệ đem hai chiếc vali thật lớn của tổng thống Pháp đi ngược chiều và một Emmanuel Macron hăm hở đi vào.

Bức họa thứ nhì ngụ ý Đức đang ve vãn Pháp : nhại lại áp phích của bộ phim nổi tiếng, Cuốn theo chiều gió. Trong cơn khói lửa, nữ thủ tướng Đức bà Merkel đóng vai chàng Rhett Butler đang bế nàng Scarlett O'Hara chính là Emmanuel Macron trên tay. Báo chí tại Berlin không vòng vo : nước Đức ba tháng trước bầu cử, cả thủ tướng Merkel lẫn lãnh đạo đối lập Martin Schulz đang "tranh thủ cảm tình" của tổng thống Pháp.

Ông phù thủy của thông minh nhân tạo

Là người giàu nhất xứ hoa anh đào, với tài sản riêng trị giá hơn 20 tỷ đô la, nhưng có mấy ai biết Masayoshi Son là ai ? Courrier International trích lại bài báo Đức Der Spiegel, phác họa ra chân dung "ông trùm thế giới trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo".

Tháng 12/2016, sáng lập viên tập đoàn viễn thông Nhật Bản Softbank đến tận tháp Trump ở New York để xin hội kiến tổng thống tân cử Hoa Kỳ với hứa hẹn : "Đầu tư 50 tỷ đô la vào Mỹ, tạo 50.000 việc làm cho người Mỹ trên đất Mỹ". Ông vua địa ốc New York ca ngợi Masayoshi Son là "một trong những vĩ nhân của nền công nghiệp" trên thế giới.

Báo chí phương Tây khi đó mới vỡ lẽ người đàn ông 59 tuổi này đã mua lại Sprint – nhà cung cấp dịch vụ điện thoại lớn thứ tư của Hoa Kỳ, ông cũng vừa chi ra 32 tỷ đô la tiền mặt để mua lại ARM, công ty sản xuất bọ điện thoại thống lĩnh 95 % thị trường điện thoại thông minh trên hành tinh.

Vốn đầu tư của người đàn ông có gương mặt tròn và đôn hậu này rải rác từ Pháp tới Ấn Độ, từ Trung Quốc tới Saudi Arabia. Tại Nhật, Softbank là một trong ba tập đoàn cung cấp dịch vụ lớn nhất, năm 2016, lãi của công ty khổng lồ này lên tới 11 tỷ rưỡi đô la.

Tạp chí Forbes của Mỹ vừa bình chọn Masayoshi Son là người giàu nhất Nhật Bản. Đáng nói hơn cả là nhà tỷ phú từ tay không làm nên sự nghiệp này vẫn tiếp tục miệt mài đầu tư để "khai mở vương quốc high-tech rộng lớn nhất thế giới mà ở đó thông minh nhân tạo là vua".

Masayoshi Son tin chắc chỉ 30 năm nữa thôi, thông minh nhân tạo sẽ vượt xa trí thông minh của toàn nhân loại và khi đó, ông sẽ thực sự trở thành "người thế lực nhất trên thế giới, một thế giới hoàn toàn do máy móc điều khiển".

"Carmen không bao giờ chết"

Vì sao vở opéra Carmen của nhà soạn nhạc người Pháp Georges Bizet - sáng tác năm 1875 - tới nay vẫn là vở ca nhạc kịch được diễn nhiều nhất trên thế giới ? Le Point nêu lên câu hỏi này vào lúc Carmen đang được diễn ở nhà hát Opéra de Paris và Aix en Provence ở miền nam nước Pháp.

Từ đầu năm 2017, tác phẩm này được dàn dựng đến 9 lần, ra mắt công chúng từ Venise đến Chicago, từ Helsinki đến New York. Riêng tại Paris, Carmen đã dừng chân ở hai nhà hát lớn là Théâtre des Champs-Élysées và Bastille. Giải thích cho thành công đó là từ 142 năm qua, nàng Carmen vẫn trẻ đẹp, vẫn có sức lôi cuốn đến mê hồn. Cô là hiện thân của niềm đam mê mãnh liệt, của sự ghen tuông rất đàn bà. Cô gái Gitane này luôn đi trước thời đại.

Carmen là vở opéra đầu tiên được thu vào đĩa nhựa từ năm 1908, cũng là tác phẩm được dựng thành phim lần đầu năm 1915, trước khi hàng chục phiên bản khác nối đuôi nhau ra đời. Chuyện tình giữa cô gái Gitane và một anh lính đào ngũ là nguồn cảm hứng vô tận của các họa sĩ, các nhà biên đạo múa, các nhà soạn kịch…

Chắc chắn một điều là cả nhạc sĩ Georges Bizet lẫn nhà văn Prosper Mérimée cùng không thể ngờ rằng nàng Carmen của họ làm điên đảo các nhà dựng phim, soạn kịch trong hơn 140 năm qua.

Thành công đó có được là nhờ ở bất kỳ thời đại nào, cô gái Tây Ban Nha này cũng tìm được những vị sứ giả xuất chúng. Trong số đó phải kể đến diễn viên múa Zizi Jeanmaire, đến những tiếng hát bất hủ như hai nghệ sĩ Crespin và Callas (giọng soprano), hay những ngôi sao màn bạc thời phim câm là Georgette Leblanc và Belle Otero.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Một người Mỹ tại Paris

Donald Trump sẽ đến Paris vào ngày 14/07/2017 theo lời mời của Emmanuel Macron nhân Quốc Khánh Pháp. Nhiều đơn vị Mỹ sẽ diễn hành cùng với quân nhân Pháp trên đại lộ Champs Elysées ghi dấu 100 năm ngày Hoa Kỳ tham dự Thế Chiến Thứ Nhất. Tổng thống Pháp tính toán gì khi mời chủ nhân Nhà Trắng,người không được cảm tình của công luận Châu Âu. Đề tài tốn nhiều giấy mực.

my1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay Leonardo da Vinci-Fiumicino, Roma, Ý, 23/05/2017. REUTERS/Remo Casilli/File Photo

Libération đưa độc giả tới Mosul trong hoang tàn đổ nát do Daesh để lại trong khi Le Figaro khẳng định hoàng hôn phủ bóng tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Mosul. Nhật báo kinh tế Les Echos đưa hai tin báo động : thâm thủng trong ngân sách quốc gia do chính phủ trước để lại 8 tỷ đôla. Và cơn gió lạnh thổi qua thị trường chứng khoán Châu Âu mà bất trắc đang chờ trong sáu tháng cuối năm 2017.

Nhật báo công giáo La Croix đưa lên trang nhất thông tin gây chấn động tòa thánh Vatican : hồng y người Úc George Pell, bộ trưởng tài chính của Vatican bị tư pháp Úc truy tố về tội lạm dụng tình dục trẻ em trong thập niên 1970.

Trong số các chủ đề đa dạng của các nhật báo ghi ngày thứ Sáu 30/06/2017, Le Monde dành bài xã luận với tựa đề : Một Người Mỹ tại Paris, mượn tựa của một tác phẩm nổi tiếng của Ernest Hemingway.

Le Monde mô tả "người Mỹ Donald Trump" phải từ chối lời mời của nữ hoàng Anh và thủ tướng Theresa May vì thần dân Anh và đô trưởng Luân Đôn chống đối. Tại Đức, chính quyền chuẩn bị đối phó với những cuộc biểu tình lớn chống chủ nhân Nhà Trắng sang dự Thượng đỉnh G20 vào ngày 7 và 8/07/2017 ở Hambourg.

Một kết quả thăm dò ý kiến của Pew Research Center tuần qua cho thấy uy tín của tổng thống Donald Trump tuột dốc thê thảm trong công luận Châu Âu, kể cả ngưòi Pháp. Tổng thống Barack Obama được hâm mộ bao nhiêu thì tổng thống Donald Trump bị ghét bấy nhiêu. Chỉ có Ba Lan là mong chờ đón tổng thống Trump vào ngày 06/07.

Macron thực tiễn

Thế nhưng, tổng thống Pháp Emmanuel Macron không phải là người dễ bị thuyết phục. Chủ nhân điện Elysée đã từng chứng minh ông không ngại tiếp xúc với những lãnh đạo bị ghét bỏ. Đòn ngoại giao ngoạn mục là mời tổng thống Nga Vladimir Putin sang điện Versailles, chứng tỏ thái độ thực tiễn trên hồ sơ Bachar al-Assad, không buộc nhà độc tài phải ra đi làm điều kiện tiên quyết để giải quyết cuộc chiến.

Với Donald Trump, một người xem thường Liên Hiệp Châu Âu, rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định khí hậu Paris COP21, Emmanuel Macron, áp dụng bí kíp của Machiavelli (quân sư của nhiều lãnh chúa ở nước Ý thời Phục Hưng thế kỷ 14 - 15) đã đoạt ngôi vô địch "tâm cơ khó lường"của lãnh đạo siêu cường số một.

Nếu chủ nhân điện Kremlin được khoản đãi trong cung son điện ngọc thì chủ nhân Nhà Trắng sẽ được chào đón với lễ nghi quân cách trên đại lộ Champs-Elysées. Cũng như khi dùng xe quân sự mui trần cho ngày nhậm chức, Emmanuel Macron muốn nói là ông gắn bó với những hình ảnh biểu trưng sức mạnh của nước Pháp và nước Pháp là cường quốc hạt nhân, là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, ngang hàng với Hoa Kỳ. Donald Trump muốn phục hồi "uy thế vĩ đại cho nước Mỹ " thì Emmanuel Macron muốn "trả lại uy thế vĩ đại cho địa cầu".

Để đạt được mục tiêu này, theo tổng thống Pháp, cần phải vượt lên trên tâm lý tranh hơn tranh thua của trẻ con như cú bắt tay thử nội lực (tại Thựơng đỉnh G7) mà phải hợp tác chống khủng bố, giải quyết khủng hoảng Syria và chống biến đổi khí hậu. Làm những chuyện lớn này không thể thiếu nước Mỹ.

Bên cạnh đó, tổng thống Pháp còn muốn đặt mình trong vai trò lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu trên chính trường quốc tế. Liệu nhà lãnh đạo 39 tuổi này có thể làm được không. Kết luận, và cũng là câu trả lời của Le Monde : Được, nhưng phải đi tới chứ không chỉ dừng lại ở hình ảnh và biểu tượng.

Sự kiện tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ngạc nhiên mà tổng thống Mỹ nhận lời lại càng bất ngờ hơn. Đây là một thành công mới của Emmanuel Macron, theo nhận định của một nhà ngoại giao. Trong bài "cử chỉ tính toán của Macron" thông tín viên Stéphane Le Bars từ Washington, cho biết lãnh đạo Mỹ-Pháp sẽ "tăng cường mối hợp tác đã chặt chẽ" từ chống khủng bố cho đến kinh tế.

Trong bối cảnh hai nước đã đe dọa trả đũa Damascus nếu một lần nữa, vũ khí hóa học được sử dụng tại chiến trường Syria, hồ sơ này sẽ được thảo luận trong dạ tiệc chiều 13/07. Theo Le Monde, sự kiện vị tổng thống Mỹ từng đưa những thông điệp thiếu lịch sự với Pháp như là "Paris không còn là Paris, thành phố ánh sáng" nay sắp đến Paris đã gây ngạc nhiên tại nước Mỹ nhưng ít được bình luận.

Tại Pháp, nhật báo công giáo La Croix đặt câu hỏi có nên mời Donald Trump dự lễ diễn binh 14/07 hay không ? Phe ủng hộ cho rằng đây là biểu tượng của hai nước đồng minh lâu dài, nếu chỉ mời quân đội Mỹ mà không mời tổng tư lệnh tối cao thì chỉ gây bất đồng vô ích. Còn theo phe chống, đa số là cánh tả, thì tổng thống Pháp phải nhân cơ hội này để thảo luận sâu xa về thế cờ chiến lược chung và đặt thẳng vấn đề với Donald Trump về mối quan hệ với tổng thống Nga Putin.

Một người Trung Quốc tại Hồng Kông

Hồng Kông là chủ đề được quan tâm đặc biệt : 20 năm sau ngày Luân Đôn trao trả nhượng địa Hồng Kông cho Bắc Kinh (01/07/1997), vì sao chỉ có 20% người dân bán đảo mang tên Hương Cảng xem mình là người Trung Quốc ?

Bên cạnh bản tin "Nước Pháp kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba" là phóng sự của Le Figaro "Tập Cận Bình triệt hạ Hồng Kông". Theo tường thuật của đặc phái viên Sébastien Falletti thì Hồng Kông đã biến thành một đồn lũy đón tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân 20 năm Bắc Kinh lấy lại chủ quyền.

Các biện pháp an ninh đặc biệt, với 11.000 cảnh sát chìm nổi, được bố trí chặt chẽ đề phòng biểu tình và bảo vệ "tư lệnh khủng bố" như lời ta thán của một người đàn ông trung niên thuộc thế hệ thứ ba gốc Quảng Đông : 20 năm qua là 20 năm xấu. Người Hoa lục tràn sang xâm lấn làm vật giá leo thang. Chính nỗi bất bình này đã làm cho xu hướng đòi độc lập lên cao lấn át phong trào đấu tranh dân chủ, theo nhận định của nhật báo cánh hữu.

Nhật báo kinh tế Les Echos điểm qua những khó khăn của "Hồng Kông đang bị Trung Quốc nuốt chửng. Người nghèo khó ngày càng đông và càng nghèo hơn, phải lên nóc cao ốc mà ở. Tuổi trẻ không bao giờ bỏ cuộc".

Tuổi trẻ không bỏ cuộc là lời xác quyết của Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), cậu học sinh trung học trong phong trào Dù Vàng năm 2014, nay là một sinh viên thủ lĩnh đảng dân chủ Demosito, tiếp tục thách thức người khổng lồ Trung Quốc : chúng tôi sẽ chứng minh cho Tập Cận Bình thấy thời điểm này không phải là lúc ăn mừng mà là biểu tình phản kháng.

Một khi Hồng Kông trở về Trung Quốc, Hoàng Chí Phong chỉ ra những mưu toan của Trung Quốc như dùng tư pháp để trói tay các nhà tranh đấu, dùng "tư bản đỏ" để xâm chiếm Hồng Kông, đầu cơ địa ốc hay qua bàn tay tỷ phú Jack Mã Vân, chủ nhân Alibaba, kiểm soát nhật báo có uy tín South China Morning Post.

Gọng kềm

Chiến thuật ba mặt giáp công : kinh tế, chính trị, văn hóa của Trung Quốc được nhật báo công giáo La Croix lược kể nhận xét của một vài thanh niên tuổi 20 trong bài "Định mệnh đắng cay của Hồng Kông".

Phần dẫn nhập nhắc lại khung cảnh trời mưa u ám trong buổi lễ bàn giao ngày 01/07/1997. Hai mươi năm sau, một thanh niên 27 tuổi nhớ lại : ba mẹ tôi không vui nhưng chấp nhận sự kiện một cách bình thường cho dù họ là những người tị nạn chế độ Mao Trạch Đông.

Một giáo viên Anh văn 28 tuổi tuyệt vọng vì giá nhà đất lên cao quá. Một sinh viên tên Anthus Leung than phiền ra đường nghe tiếng quan thoại ngày càng đông. Mỗi năm có 50.000 dân Hoa lục sang Hồng Kông định cư (theo thỏa thuận với Anh Quốc), nhân lên 20 năm, tổng cộng là 1 triệu trên tổng số 7 triệu dân Hồng Kông : một cuộc xâm lăng văn hóa của Bắc Kinh.

Libération cũng dành hai trang để tường thuật "nỗi niềm thất vọng" của dân Hồng Kông với bài cùng tựa. Nhưng trong gọng kềm của Bắc Kinh, tuổi trẻ Hồng Kông vẫn tìm cách kháng cự.

Cũng như mỗi thứ sáu, Trung Quốc mua 8 trang của Le Figaro để tuyên truyền. Trong số này có bài "phóng sự" : Tập Cận Bình tuyên chiến với ba thế lực ma quỉ là khủng bố, ly khai và cực đoan hầu chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc có tinh thần trách nhiệm đối với láng giềng và hòa bình thế giới.

Lập luận của Trung Quốc có đáng tin hay không ? Trên trang kinh tế, Le Figaro đưa tin : Hàng giả vẫn phồn vinh tại Trung Quốc. Báo cáo của hải quan Liên Hiệp Châu Âu, phản ánh thực tế này, làm Bắc Kinh bất bình.

Bạo lực gia đình tại Pháp : ai vô tâm ?

Khác với các đồng nghiệp tập trung vào tình hình chính trị, kinh tế, nhật báo cánh tả độc lập chọn tệ nạn bạo lực trong gia đình làm chủ đề chính : 220 phụ nữ thiệt mạng trong ba năm qua trong sự vô tâm của tình nhân, của chồng hay chồng cũ. Án mạng gần nhất xảy ra hôm 11/06/2017 khi một ông chồng trói vợ trên đường rầy xe lửa cao tốc TGV.

Điều tra "vụ án giết người hàng loạt", Libération xem lại những trang báo cũ ở địa phương để báo động trung bình mỗi ba ngày có một vụ giết vợ. Trong số 220 nạn nhân chỉ có 20 người nước ngoài và chỉ có 15 thủ phạm nghiện rượu. Các biện pháp đề phòng có sẵn nhưng theo Libération, hồ sơ này không phải là mối quan tâm hàng đầu của tân chính phủ Pháp.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Hình ảnh nước Mỹ xấu đi trong mắt thế giới dưới chính quyền Tổng thống Trump (VOA, 28/06/2017)

Hình ảnh nước M trong mt thế gii đã xu đi rõ rt dưới chính quyn Tng thng Trump, theo mt cuc khảo sát thc hin ti 37 quc gia.

my1

ng h viên ca ông Trump t chc biu tình chng cuc tun hành "100 Ngày Tht bi" New York hôm Th By 29/4/2017, để phn đi ông Trump vào dp 100 ngày ông lên làm Tng Thng.

Kết qu kho sát do Trung tâm Nghiên cu Pew thc hin, cho thy cái nhìn thin cm v Hoa Kỳ trong phn còn li ca thế gii đã tut dc, t 64% xung còn 49%. Riêng ti Mexico, nước láng ging phía Nam nước M, ch30% người đươọc kho sát nói h có quan đim tích cc v Hoa Kỳ.

Hình ảnh nước M đã xu đi trên khp thế gii t khi Tng thng Donald Trump lên cm quyn. Mt đa s áp đo người dân các nước khác không tin tưởng vào kh năng lãnh đo ca ông Trump, theo kết qu cuc kho sát ca Trung tâm Pew.

5 tháng sau khi ông Trump lên nhậm chc, cuc nghiên cu tri rng trên 37 quc gia cho thy t l tán thành Hoa Kỳ trong phn còn li ca thế gii st gim xung còn 49%, so vi 64% vào lúc cui nhim kỳ Tng thống thứ nhì ca người tin nhim, tc là sau 8 năm cm quyn ca Tng Thng Barack Obama.

Tỷ l đi tượng có quan đim tiêu cc v nước M cao hơn nhiu ti các nước đng minh thân cn nht ca Hoa Kỳ, k c hai nước láng ging là Mexico và Canada, và các đi tác Châu Âu, như Đc và Tây Ban Nha.

Ông Trump lên cầm quyn hi tháng Giêng năm nay, cam kết s đt "Nước M Trên Hết". T đó, ông đã xúc tiến kế hoch thăm dò đ xây mt bc tường dc theo biên gii giáp vi Mexico, loan báo rút Hoa Kỳ ra khi Hip định Khí hu Paris, đng thi t cáo nhiu nước k c Canada, Đc và Trung Quc, v nhng đường li làm ăn không công bng đi vi Hoa Kỳ.

Tỷ l đi tượng không tin tưởng vào kh năng Tng thng Donald Trump s hành x đúng đn trong các vn đ quc tếcùng cao. Tại Canada, t l này là 75%, ngang vi nước Anh, Đc : 87%, Pháp : 86%. Tây Ban Nha : 92%. Ti Châu Á, t l người không tin tưởng kh năng lãnh đo ca Tng thng Trump là 78%, Nht Bn : 72%, Úc : 70%, Indonesia : 57%.

Đi ngược vi xu hướng hu như toàn cu này, các đi tượng Vit Nam và Philippines có cái nhìn tích cc hơn v đương kim Tng thng M. T l không tin tưởng vào ông Trump ti Vit Nam ch mc 29%, trong khi t l tán thành ông Trump đt 58%.

Tại Philippines, t l tán thành ông Trump lên tới 69%, t l không tin tưởng ch mc 23%.

Vẫn da trên cuc kho sát ca Trung tâm Nghiên cu Pew, Tng thng M Donald Trump hình như chiếm được cm tình nhiu hơn ti các nước nm dưới quyn cai tr ca các chế đ đc tài, đc bit Châu Phi.

Phúc trình của Trung tâm Pew nói hin tượng t l đi tượng có cái nhìn thin cm vi nước M tut dc t khi ông Trump lên nm quyn rt ph biến, t Châu M La tinh, Bc M, Châu Âu, Á Châu và Châu Phi.

Cuộc kho sát được thc hin da trên câu tr li của hơn 40,000 người trong thi gian t ngày 16/2 ti ngày 8/5 năm nay.

Trên toàn cầu, 75% đi tượng được kho sát mô t ông Trump là "kiêu ngo", 65% cho rng ông Trump là "bt khoan dung", và 62% cho rng ông "nguy him". Nhưng đa s 55% cũng mô t ông là một "lãnh đo mnh m".

********************

Hình ảnh về Mỹ bị thay đổi lớn vì Trump ? (BBC, 27/06/2017)

my2

Trump không ngại chia sẻ quan điểm của ông về các quốc gia khác, nhưng các quốc gia khác thì nghĩ gì về ông ?

Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đã có sự "ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thế giới nhìn nhận Hoa Kỳ", một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy.

Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, phỏng vấn hơn 40.000 người từ 37 quốc gia trong năm nay, cho thấy mức độ ưa thích nước Mỹ chỉ tăng ở Việt Nam và Nga, nhưng suy giảm ở rất nhiều nước khác.

Pew kết luận rằng Tổng thống Hoa Kỳ và các chính sách của ông "đều không được ủng hộ rộng rãi trên thế giới".

Cuộc khảo sát chỉ cho thấy hai trên 37 nước có quan điểm tốt hơn về ông Trump so với ông Obama - là Israel và Nga.

Nhưng báo cáo này cũng cho thấy nhiều người cảm thấy mối quan hệ của đất nước họ và Hoa Kỳ sẽ không thay đổi trong nhiều năm tới.

Những điểm mấu chốt từ cuộc khảo sát, được tiến hành từ 16/2 đến 8/5, bao gồm :

Độ ưa thích nước Mỹ giảm

Chỉ số ưa thích nước Mỹ giảm ở mức độ rộng toàn cầu. Số dân chúng có quan điểm tích cực về nước Mỹ giảm mạnh ở nhiều nước thuộc Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.

Mức độ ưa thích nước Mỹ chỉ tăng ở hai quốc gia là Nga và Việt Nam.

Tin trưởng Obama hơn Trump

Cựu Tổng thống Obama ở thời điểm kết thúc nhiệm kỳ được tín nhiệm cao hơn nhiều so với Tổng thống Trump ở thời điểm hiện tại.

Ở Việt Nam, mức chênh lệch đánh giá độ tín nhiệm giữa Obama và Trump là 13 điểm. Còn ở Indonesia, độ chênh lệch lên tới 41 điểm.

my3

Giữa các đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ, sự tín nhiệm giảm nhiều nhất.

Hầu hết đều không có quan điểm tích cực về Trump

Dựa trên thang đánh giá từ "Nguy hiểm", "Không chập nhận được", "Ngạo mạn", "Có quan tâm", "Đủ tư chất", "Thuyết phục", "Một nhà lãnh đạo tài năng, hầu hết đều đánh giá ông Trump là một người "kiêu ngạo", báo cáo của Pew cho biết.

Hầu hết đều cho ông Trump là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, nhất là ở khu vực Mỹ Latin và các quốc gia Châu Phi. Tuy nhiên rất ít có quốc gia nào thấy ông Trump hội tụ đủ tư chất làm tổng thống.

my4

Kết quả lựa chọn ngẫu nhiên từ 37 nước tham gia khảo sát

Đây không phải là ý kiến của chúng tôi mà là ý kiến của 40.447 người do công ty Pew và đồng sự của họ phỏng vấn.

Mọi người có thể lo lắng về việc Trump có ảnh hưởng gì tới đất nước của họ, rất nhiều có thể thấy ông ta kiêu ngạo hay nguy hiểm - nhưng như thế không có nghĩa là việc ông ấy làm tổng thống có tác động trực tiếp tới họ.

Điều này có thể không đúng với mọi trường hợp, nhưng trung bình khoảng 41% người dân cho rằng quan hệ giữa đất nước họ với Hoa Kỳ không thay đổi.

Tuy khảo sát tập trung vào ý kiến quốc tế, nhưng một báo cáo gần đây cũng của Pew cho thấy rằng tỷ lệ ủng hộ ông Trump tại Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp kể từ khi ông lên nắm quyền.

Chỉ khoảng 39% người Mỹ cho rằng ông làm tốt vai trò của mình. Tuy nhiên, ông Trump vẫn được đa số ủng hộ trong đảng của mình.

Published in Quốc tế

Diễn viên hài mở triển lãm "Thư viện twitter" của tổng thống Trump (RFI, 18/06/2017)

Đã gần 5 tháng ông Donald Trump ngự ở Nhà Trắng. Phong cách liên tục dùng twitter, để bày tỏ quan điểm của tổng thống Mỹ về mọi vấn đề chính trị trong nước và quốc tế, bị nhiều người phản đối, nhưng cũng có nhiều người coi đây là một trò cười. Theo AFP, tại New York, một triển lãm đặc biệt mang tên "Thư viện twitter của tổng thống" được tổ chức trong hôm qua và hôm nay, Chủ nhật 18/06/2017. Triển lãm thực hiện theo sáng kiến của diễn viên hài Trevor Noah.

hai1

Triển lãm "Thư viện twitter của tổng thống Trump", New York, 17 và 18/06/2017. RFI

Việc tổ chức triển lãm "thư viện tweet của tổng thống" là một cách để nhắc đến các thư viện mà tổng thống Mỹ nhiều đời đã xây dựng, sau khi rời chức vụ, để làm nơi lưu trữ các tài liệu quý (1). Đây là dịp mà công chúng có thể tìm xem toàn bộ các thông điệp twitter của Donald Trump, kể từ năm 2009, khi tổng thống tương lai bắt đầu mở tài khoản cá nhân @realDonaldTrump. Một số thông điệp nổi tiếng nhất của tổng thống nhiều bê bối này được đóng khung vàng cẩn thận, giống như trong viện bảo tàng.

Tài khoản twitter cá nhân được Donald Trump tiếp tục sử dụng sau khi nhậm chức tổng thống ngày 20/01/2017, thay vì tài khoản chính thức @POTUS. @realDonaldTrump hiện được hơn 32 triệu dân mạng theo dõi.

Trong triển lãm này có cả một tấm bản đồ thế giới để chỉ ra mối liên hệ giữa các thông điệp tweet của tổng thống Trump với các nước. Tuy nhiên, theo một thống kế, đối tượng tweet nhiều nhất của ông Trump là đối thủ, người tiền nhiệm Barack Obama.

Đặc biệt tại triển lãm, có một phòng Bầu Dục mô phỏng và một số toa lét giống như ở Nhà Trắng, nơi khách thăm có thể vào đây để tweet "theo kiểu tổng thống Trump", để thể hiện quan điểm về các vấn đề thời sự chính trị thế giới.

Tác giả của cuộc triển lãm, diễn viên hài Trevor Noah, là người dẫn chương trình nổi tiếng của mục "The Daily Show" của kênh truyền hình cáp Comedy Central.

Dự luật "Covfefe" cấm Donald Trump tự xóa thông điệp trên twitter cá nhân

Triển lãm diễn ra chớp nhoáng nói trên được tổ chức trong bối cảnh một dân biểu Mỹ vừa đệ trình một dự luật hồi đầu tuần này, yêu cầu coi các bình luận trên twitter của tổng thống là "phát ngôn chính thức", và vì tầm quan trọng của chúng, các twett của tổng thống cần được lưu trữ và tổng thống không được tự tiện xóa bỏ, kể cả đối với tài khoản cá nhân.

Theo Reuters, dự luật mang tên "Covfefe" là viết tắt của "Communication Over Various Feeds Electronically For Engagement act". Khi dùng cái tên "Covfefe", nghị sĩ Dân Chủ Mike Quigley, người đề xuất dự luật, ắt hẳn muốn nhại lại một tweet nổi tiếng gần đây của Donald Trump có chữ covfefe.

Chữ covfefe trong thông điệp tweet "Despite the constant negative press covfefe" ngày 31/05 có thể hiểu là "coverage" bị viết sai. Thế nhưng, tweet này bị chủ nhân xóa bỏ, để thay bằng một thông điệp mới đầy giễu cợt : "Who can figure out the true meaning of "covfefe" ? ? ? Enjoy !" (tạm dịch là : Đố ai đoán được ý nghĩa thực sự của chữ "covfefe". Tận hưởng nhé !).

Rõ ràng giọt nước đã tràn ly ! 

Trọng Thành

----
(1) Đầu tháng 5/2017, Barack Obama công bố mô hình dự án "thư viện tổng thống" đầy tham vọng của ông, với mục tiêu là nơi ươm mầm cho thế hệ lãnh đạo tương lai. Dự án khu "thư viện" bao gồm một bảo tàng, một thư viện và một khu hội nghị. Thư viện Obama được xây dựng tại Chicago, sẽ khởi công từ năm 2021.

*******************

Hiệu ứng nhà kính : Pháp lập Quỹ khí hậu để thu hút nhân tài... Mỹ (RFI, 18/06/2017)

hai2

Thông điệp "Hãy làm hành tinh chúng ta vĩ đại trở lại" của tổng thống Pháp Macron gây chú ý. Thông điệp là một lời đối lại quan điểm coi Hoa Kỳ trên hết của tổng thống Mỹ Donald TrumpRFI

Hai tuần sau khi tổng thống Emmanuel Macron mời gọi khoa học gia Mỹ và quốc tế sang Pháp nghiên cứu chống biến đổi khí hậu, chính phủ Pháp tháo khoán 30 triệu euro đầu tiên để "tiếp đón khoảng 50 nhà nghiên cứu trong vòng 5 năm".

Theo AFP, trong thông báo ngày 17/06/2017 bộ trưởng bộ Đại Học và Nghiên Cứu Frederique Vidal cho biết "Chương trình ưu tiên nghiên cứu chống biến đổi khí hậu" có ngân sách lên đến 60 triệu euro. Chính phủ đóng góp phân nửa là 30 triệu, theo tỷ lệ mỗi euro do đại học và các cơ quan nghiên cứu chi ra sẽ được Nhà nước ủng hộ thêm một euro.

Cách nay hai tuần, khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút bỏ Hiệp Định Khí Hậu Paris COP 21, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi giới khoa học gia và các nhà công nghiệp Mỹ sang Pháp làm việc.

Lời kêu gọi "hãy làm hành tinh chúng ta vĩ đại trở lại" đã được cộng đồng mạng đón tiếp nồng nhiệt với hơn 240.000 chia sẻ trên toàn cầu. Một tuần sau, Điện Elysée mở tài khoản trên internet để quảng bá lời mời gọi này sau khi hội ý với bộ trưởng Sinh Thái Nicolas Hulot và chính phủ.

Ngân sách 60 triệu euro tài trợ cho các chuyên gia ngoại quốc, đặc biệt là Mỹ, trong các ngành nghiên cứu về biến đổi khí hậu, địa cầu và chuyển tiếp năng lượng. 

Tú Anh

Published in Quốc tế

Nga can thiệp bầu cử Mỹ : Trump thừa nhận đang bị điều tra (RFI, 17/06/2017)

Hôm 16/07/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thừa nhận là bản thân ông đang bị điều tra trong khuôn khổ nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, đặc trách điều tra về hồ sơ này, hiện đang xem xét khả năng ông Donald Trump có đã tìm cách cản trở cuộc điều tra hay không.

nga1

Nhân vật số hai bộ Tư Pháp Mỹ Rod Rosenstein trong một buổi điều trần tại Ủy ban tình báo Thượng Viện, 07/06/2017. REUTERS/Aaron P. Bernstein

Trên trang Twitter của ông hôm qua, tổng thống Trump viết : "Tôi đang bị điều tra về vụ cách chức giám đốc FBI bởi người đã bảo tôi cách chức giám đốc FBI", ám chỉ đến vụ cách chức ông James Comey ngày 09/05 vừa qua.

Tổng thống Trump không nói người đó là ai, nhưng dường như đó là nhân vật số hai của bộ Tư Pháp Mỹ, Rod Rosenstein. Rosenstein là người đã chỉ trích cựu giám đốc FBI James Comey và dựa trên những chỉ trích của ông Rosenstein mà tổng thống Mỹ đã cách chức ông Comey. Sau vụ cách chức này, ông Rosenstein đã bổ nhiệm công tố viên độc lập Muller ngày 17/05, để không bị mang tiếng là can thiệp vào ngành tư pháp.

Ông Trump bị cáo buộc là đã cách chức ông Comey vì giám đốc FBI không chịu ngưng điều tra về cựu cố vấn an ninh quốc gia Mike Flynn về nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ.

Đây dường như là lần đầu tiên tổng thống Trump công khai thừa nhận ông bị điều tra về việc cản trở tư pháp. Nhưng những người thân cận với ông Trump cố giải thích rằng thật ra ông chỉ phản ứng lại thông tin của báo chí, chứ không phải là công khai thừa nhận bị điều tra.

Trên trang Twitter hôm qua, tổng thống Trump khẳng định là cho tới nay vẫn chưa có bằng chừng gì về sự thông đồng giữa ông với nước Nga.

Nhưng theo tờ Washington Post, công tố viên đặc biệt Mueller rất quan tâm đến những lời khai của cựu giám đốc FBI Comey và đã bắt đầu thẩm vấn các quan chức chủ chốt trong vụ này. Năng lực điều tra của ông ngày càng mạnh, vì kể từ nay êkíp của ông có đến 13 người.

Thanh Phương

**********************

Biện lý Mueller mướn thêm luật sư, mở rộng điều tra về liên hệ Nga-Trump (VOA, 17/06/2017)

Biện lý đc bit Mueller mướn thêm 13 lut sư đ giúp ông tiến hành cuc điu tra v vai trò của Nga, can thiệp vào cuc bu c Tng thng M năm ngoái.

nga2

Biện lý đặc bit Mueller

Đài CNN hôm 16/6 trích lời người phát ngôn ca ông Mueller, Peter Carr, cho biết ông Mueller đã tăng cường nhân lc vi mt đi ngũ điu tra viên và chuyên gia hàng đu, gm các lut sư có kinh nghim đã tng đi din cho các công ty M ti tòa án, k c nhng lut sư tng ph trách các h sơ ni bt, t Watergate cho ti v tai tiếng tài chính ca tp đoàn Enron.

Biện lý Robert Mueller còn điu tra liu Tng thng Donald Trump có cn tr công lý hay không, và đã nới rng phm vi cuc điu tra này đ bao gm các giao dch tài chánh và kinh doanh ca con r Tng thng Trump, mt trong nhng c vn hàng đu ca ông Trump.

Các bản tin trước đây nhc đến các cuc tiếp xúc gia ông Kushner vi người đng đu mt ngân hàng phát trin ca nhà nước Nga. Các lut sư ca Jared Kushner cho biết ông s hp tác vi các nhà điu tra.

Toán điều tra ca ông Mueller s phng vn các quan chc tình báo M cp cao, k c Giám Đc Tình báo Quc gia Dan Coats, Giám Đc Cơ quan An ninh Quốc gia M (NSA), Đô đc Mike Rogers, và Phó Giám Đc NSA va v hưu Richard Ledgett.

Các cuộc phng vn vi các quan chc tình báo và an ninh hàng đu nước M là nhng du hiu đu tiên v n lc ca đi ngũ mi ca bin lý đc bit Robert Mueller.

Đầu tun trước, ông Trump đã dùng trang Twitter đ ch trích nhng bài báo liên quan ti cuc điu tra ca bin lý đc bit đ xét xem liu ông có cn tr công lý hay không.

Ông Trump viết :

"Họ đã ba đt ra mt chuyn gi mo v v thông đng vi người Nga mà không tìm ra được bt c bng chng nào, vì vy bây gi h bày ra vic cn tr công lý đ hu thun cho câu chuyn gi mo đó".

Trong một bình lun khác ti trên trang Twitter ca ông, ông Trump viết :

"Bạn đang chng kiến v ‘săn phù thy’ ln nhất trong lch s chính tr M - dn đu là mt s người xu xa và đy mâu thun !"

Một người phát ngôn ca văn phòng bin lý đc bit đã t chi bình lun. Đi din ca Giám đc Tình báo quc gia cũng không bình lun, mà ch nói cơ quan này s hoàn toàn hợp tác vi bin lý đc bit.

Giữa lúc ông Mueller đang tp hp đi ngũ điu tra, nhng phát biu ca ông Christopher Ruddy, mt người bn ca Tng thng Trump, đã làm dy lên mt lot nghi vn mi.

Có mặt ti Tòa Bch c hôm 12/6, ông Ruddy nói trên đài PBS rằng ông Trump đang xét ti chuyn sa thi bin lý đc bit Robert Mueller.

Nhưng trích mt ngun tin thân cn vi Tng thng Trump, CNN mi đây nói ông Trump đã được khuyên nên tránh gii pháp chc chn s gây sc này.

Tuần trước, cu Giám Đc FBI James Comey đã ra điều trn trước mt y ban Thượng vin Hoa Kỳ. Ông nói ông tin rng Tng thng Trump đã tìm cách gây áp lc đ ông hy b cuc điu tra v cu c vn an ninh quc gia Mike Flynn, người đã du giếm các cuc tiếp xúc đáng nghi và c nhn tin ca chính ph nước ngoài, k c ca Nga và Th Nhĩ Kỳ.

***************************

Trump nợ Mỹ, chủ nợ quốc tế ít nhất 315 triệu đôla (VOA, 17/06/2017)

Tổng thng M Donald Trump n nước M và các ch n quc tế ít nht là 315 triu đôla M trong các khon n cá nhân, bao gm 130 triu đôla n Ngân hàng Deutsche.

nga3

Tổng thng M Donald Trump n nước M và các ch n quc tế ít nht là 315 triu đôla M

Văn phòng Đạo đc Chính ph Hoa Kỳ công b văn bn công khai tài chính mi nht ca Tng thng vào cuối ngày th Sáu. Tài liu 98 trang này được đăng lên website ca văn phòng đo đc.

Văn bản này cho thy ông Trump có thu nhp hơn na t đôla - ít nht là 594 triu đôla cho năm 2016 và đu năm 2017.

Ông kiếm được 20 triu đôla thu nhp t khách sn ca ông Washington, khai trương vào tháng 9 năm ngoái, và thêm 115,9 triu đôla t Câu lc b Golf Doral Quc gia Trump thành ph Miami, bang Florida.

Nhà Trắng nói trong mt thông cáo hôm th Sáu rng ông Trump "hoan nghênh cơ hi t nguyn np đơn công khai tài chính cá nhân của mình", và nói thêm rng đơn này đã được "chng nhn bi Văn phòng Đo đc Chính ph tuân theo nhng th tc bình thường ca văn phòng".

Tuy nhiên, Tổng thng vn chưa công b h sơ thuế ca mình. H sơ thuế cung cp mt bc tranh chi tiết hơn v nhng hot đng tài chính ca ông.

Published in Quốc tế

Donald Trump : Tổng thống bị "án treo"

Báo L’Obs tuần này có bài phân tích về tình trạng bên bờ vực thẳm của tổng thống Mỹ Donald Trump với tựa đề : "Một tổng thống bị án treo". Tình hình đặc biệt trở nên tồi tệ với ông Trump kể từ khi cựu giám đốc FBI ra điều trần trước Quốc Hội. Tuy nhiên vấn đề là Donald Trump không chỉ dính vào một, mà nhiều bê bối cùng một lúc, thêm vào đó nhân vật này thường "không bỏ lỡ dịp khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn".

antreo2

Ông Rober Mueller, công tố viên đặc trách điều tra nghi án tổng thống Trump ngăn cản tư pháp. Ảnh chụp năm 2013. REUTERS/Larry Downing

Chưa đầy năm tháng sau khi tuyên thệ nhậm chức, Donald Trump trở thành một người chịu "án treo". Người ta đặt câu hỏi : Liệu ông Trump sẽ còn trụ được đến khi nào ? Tổng thống Mỹ không những chìm ngập trong bê bối, mà tốc độ chìm xuồng đang diễn ra ngày càng mau lẹ.

Theo L’Obs, một điều chắc chắn là công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang trực tiếp hướng mũi điều tra vào Donald Trump. Những bằng chứng mà cựu giám đốc FBI James Comey thu thập được có thể dẫn đến việc truy tố tổng thống, trước hết với cáo buộc "cản trở tư pháp".

Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan biện minh rằng vấn đề của tổng thống Trump là do "thiếu kinh nghiệm". Tuy nhiên, lập luận này "không trụ nổi một giây" khi phải đối diện với những sự kiện cụ thể, như việc tổng thống Mỹ đã chủ động ra lệnh cho tất cả ra ngoài, để một mình đối thoại với giám đốc FBI James Comey tại phòng Bầu Dục.

Cho đến nay, Donald Trump hoàn toàn phủ nhận đã yêu cầu James Comey ngưng điều tra về Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia vào thời điểm đó, về các quan hệ mờ ám với Nga. Tuy nhiên, hai lãnh đạo an ninh thân cận với tổng thống, giám đốc CIA Dan Coats và giám đốc NSA Mike Rogers, đều từ chối trả lời trước Thượng Viện, khi bị chất vấn : Có được (tổng thống) yêu cầu tác động đến một cuộc điều tra đang diễn ra hay không ? Các chuyên gia ngờ rằng, do không trực tiếp tác động được đến đối tượng, tổng thống Mỹ đã dùng hai lãnh đạo CIA và NSA làm trung gian gây ảnh hưởng.

Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt cũng có thể đưa ra ánh sáng những quan hệ bí ẩn có thể có với Nga của bảy nhân vật thân cận với tổng thống, trong đó có Bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions, điều mà ông Sessions từng thề thốt là không có.

Sự sụp đổ từ từ

Theo L’Obs, tình hình càng nghiêm trọng hơn khi Donald Trump đã tiêu tốn toàn bộ năng lượng của chính phủ vào các bê bối, trong lúc cơ may tiến hành các cải cách quan trọng thì "ngày càng teo lại". Barry Ritholtz, một trong những nhà báo Mỹ nhiều ảnh hưởng nhất, từng tin tưởng Trump có thể thực hiện được 96% chương trình cải cách, nay chỉ cho rằng được đến 25% đã là may mắn.

Về viễn cảnh tương lai của tổng thống đang chịu "án treo", L’Obs so sánh thái độ của cánh tả Dân chủ với cánh hữu Cộng Hòa. Về phía cánh hữu, sự ủng hộ tổng thống ngày càng co lại, trước viễn cảnh đen tối của "một cú sụp đổ đang từ từ diễn ra".

Càng gần đến thời điểm bầu Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018, phe Cộng hòa càng lo đại bại, khi không một cải cách đáng kể nào được thực hiện. Phía phe Dân chủ, thì một mặt chờ kết quả điều tra tiến triển, có bằng cớ vững chắc mới yêu cầu phế truất, mặt khác, khôn khéo để bất bình trong dân chúng gia tăng. Trong trường hợp này, nếu để phó tổng thống Mike Pence thay thế ông Trump sớm chưa chắc đã hay.

Liệu Donald Trump có lựa chọn "kịch bản lý tưởng" là từ chức để cứu vãn uy tín của đảng Cộng hòa ? L’Obs tỏ ra nghi ngờ, với nhận xét đầy vẻ châm biếm : Việc phế truất cũng có mặt hay của nó, đó là tạo dịp để Donald Trump lập kỷ lục về mặt thu hút khán thính giả truyền hình.

Nước Nga : xuất hiện "Lênin" của 2017 ?

Về phong trào đối lập Nga đang trỗi dậy trở lại với các cuộc biểu tình khắp cả nước mới đây, ngày 12/06, báo Courrier International dẫn lại nhận định đa chiều từ báo chí nước này. Nhật báo tư nhân Moskovski Komsomolets so sánh lãnh đạo đối lập Alexei Navalny với Lênin, người lãnh đạo cuộc cách mạng "vô sản", bùng nổ cách đây đúng một thế kỷ.

Theo tờ báo, chính quyền Putin chưa từng phải đối mặt với một phong trào phản kháng mạnh mẽ đến như vậy. Thực ra, đối với Moskovski Komsomolets, nói đến Lênin trước hết là để phê phán tham vọng chính trị lớn của Alexei Navalny, đến tính cách sắt đá của lãnh đạo đối lập, không ngần ngại hy sinh "những con chuột" (tức những người biểu tình) bị đưa lên tuyến đầu, trong cuộc chơi mèo vờn chuột với chính quyền, cho dù theo tờ báo, chính lãnh đạo đối lập cũng sẵn sàng chấp nhận đánh cược số phận của mình.

Nezavissimaia Gazeta, nhật báo của giới trí thức Moskva, mô tả cụ thể việc Alexei Navalny ưu tiên phương thức đối đầu. Hôm 11/06, thay vì tổ chức biểu tình tại Sakharov, nơi yêu cầu đã được cấp phép, lãnh đạo đối lập kêu gọi tập hợp ngay tại trung tâm thủ đô Moskva. Tổng cộng 30.000 người đã tham gia, theo tờ báo (5.000 người, theo cảnh sát). Trên toàn quốc, dân chúng tại khoảng 210 đô thị đã xuống đường.

Ngày 12/06 đi vào lịch sử chính trị Nga đương đại, về số lượng người bị câu lưu (khoảng 2.000 người trên toàn quốc). Tuy nhiên, theo Courrier International, thành công của cuộc xuống đường cho thấy quyết tâm đối mặt với mọi thách thức của Alexei Navalny. Nhật báo trên mạng Nga Gazetu.ru, chuyên về thời sự, thì nói đến việc ông Navalny bị phạt 30 ngày tù, tức nhiều hơn 10 ngày so với dự kiến. Kết quả là Navalny bị lỡ dịp tham dự một buổi hòa nhạc, nhưng đổi lại ông ấy có thời gian "để đọc nhiều sách báo".

"Trăng sắt" : tình cảnh công nhân Trung Quốc

Trong những năm gần đây, xuất hiện hàng loạt phim tài liệu về tình cảnh khổ ải của người lao động Trung Quốc từ nông thôn ra thành phố tìm sinh kế. Đặc biệt được chú ý có bộ phim Trăng sắt (Iron Moon), của Wu Feiyue, ra mắt tại Hoa Kỳ mùa thu năm ngoái 2016 (xem trang giới thiệu phim ironmoonmovie.com )

Phim nói về những nhà thơ – công nhân. Đây là chủ đề "mục 360°" mà Courrier International chuyển đến độc giả tuần này, qua bài viết của nhà báo Anh Megan Walsh trên mạng văn học Mỹ Literary Hub.

Năm 2014, Hứa Lập Chí (Xu Lizhi), công nhân của công ty Foxconn (1), tự sát. "Chết là cách duy nhất để chứng minh (với mọi người) là ta đã sống", tâm sự của một blogger làm việc cho Foxconn trước đó bốn năm đã trở thành hiện thực. Người thanh niên 24 tuổi đã nhảy từ tầng lầu thứ 19, sau khi công bố toàn bộ thơ của mình lên mạng. "Nhà thơ chết vì chiếc điện thoại di động của bạn / The poet who died for your phone" là tựa một bài viết trên tờ báo mạng Mỹ Time.

Còn tại Trung Quốc, truyền thông nhà nước ngợi ca những vần thơ của Hứa Lập Chí, trong khi rất ít người thực sự biết đến cuộc đời đau đớn và nỗi lòng chất chứa của người công nhân "thất học". "Trăng sắt" là một trong những bài thơ nổi tiếng của anh.

Theo nữ dịch giả Eleanor Goodman, kết hợp "trăng" và "sắt" là cách để nhà thơ đã khuất thể hiện cú sốc kinh hoàng mà anh đã chịu, cú sốc của sự đối nghịch giữa "văn hóa truyền thống Trung Hoa và chủ nghĩa tư bản", "tình người và thế giới máy móc", "tình cảm lãng mạn và một thế giới hoàn toàn trần trụi".

Tan nát, tuyệt vọng… tâm sự của Hứa Lập Chí vén lộ phần nào tâm trạng của hàng trăm triệu công nhân Trung Quốc.

Phải tuân theo các chế độ giờ giấc khắc nghiệt, nước uống ô nhiễm, không khí độc hại, rất nhiều công nhân đối mặt với nguy cơ bị thương, bị tàn phế bất cứ lúc nào. Năm 2005, ước tính ít nhất 40.000 ngón tay của công nhân bị cắt cụt, chỉ riêng tại các đặc khu kinh tế miền nam.

Sau mười mấy giờ làm việc cực nhọc bên dây chuyền, giống như Hứa Lập Chí, một vài người trong số họ đã thả hết nỗi lòng vào những vần thơ, chuyển ra thế giới bên ngoài những cảm xúc chân thật về đời sống dưới đáy của hàng chục triệu người tại các khu công nghiệp của quốc gia được mệnh danh là "công xưởng của hành tinh".

Thịnh vượng Trung Hoa và những người bị hy sinh

Theo tác giả bài viết, khác hẳn với giới văn sĩ được coi là "trí thức", tiêu biểu như giải Nobel văn học Mạc Ngôn (Mo Yan) – chọn bút pháp siêu thực hay hiện thực huyền ảo để tránh phải đối mặt với những gai góc của hiện thực -, những nhà thơ - công nhân đã xác lập "mối liên hệ sâu sắc và phong phú giữa câu chuyện lớn về sự thịnh vượng kinh tế" của Trung Quốc với "hàng triệu câu chuyện đời của những người vô danh, đã hy sinh toàn bộ tuổi trẻ, sức khỏe, cả thể chất cũng như tinh thần" trong các xưởng máy (2).

Bài giới thiệu về những nhà thơ công nhân Trung Quốc khép lại với Wu Xia, một trong những tác giả được đánh giá là "lạc quan nhất" và "khoan dung nhất". Qua những vần thơ, nữ công nhân nghề may bày tỏ tình cảm trìu mến với những người mà cô hình dung sẽ tận hưởng các sản phẩm in dấu bàn tay cô.

Theo tác giả, những bài thơ trong "Trăng sắt" là một cơ hội giúp chúng ta đối diện với lương tâm, trực tiếp cảm nhận được rằng, đằng sau mỗi sản phẩm được làm ra tại các địa ngục trần gian tại Trung Quốc, là cái giá nhân sinh ghê gớm ; người tiêu thụ có dịp chiêm nghiệm về "thái độ đồng lõa thụ động", hơn là tiếp tục chỉ trích "một cách nhẹ nhàng" và chiếu lệ về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.

Nước Pháp trước ngưỡng cửa cải cách

Nước Pháp chuẩn bị bước vào vòng hai cuộc bầu cử Quốc Hội, đảng Cộng hòa Tiến bước của tổng thống được dự đoán chắc chắn sẽ giành chiến thắng áp đảo, với hơn 400 trên 500 ghế dân biểu. Nắm toàn bộ quyền lực, chính phủ Macron được coi là đủ cơ hội để tiến hành các cải cách lớn như cam kết. Le Point hối thúc : "Bây giờ là lúc… không thể thoái thác". Về phần mình, L’Obs đặt câu hỏi : Cú "Big bang" trong dự án cải cách luật lao động của tổng thống sẽ đi tới đâu ?

Tờ báo dành nhiều trang để, một mặt mô tả cách làm việc được đánh giá là "chưa từng có" của tổng thống, qua việc lựa chọn cẩn thận những người môi giới đàm phán, để cải cách êm thấm, mặt khác phân tích các ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người lao động, cụ thể là lương bổng, hợp đồng lao động và tổ chức đại diện.

Pháp : hàng triệu người khao khát "làm lại từ đầu"

Thay đổi lớn trong đời sống chính trị đi kèm với thay đổi lớn trong cuộc sống riêng tư của mỗi người. Đó là ấn tượng mà L’Express tuần này muốn truyền tải đến bạn đọc. Hồ sơ chính của L’Express nhấn mạnh đến ước mơ "làm lại cuộc sống từ đầu" của hàng triệu người Pháp.

Trang bìa L’Express là hình ảnh tươi trẻ của nữ diễn viên hài Caroline Vigneaux, vốn là một luật sư, nhưng quyết định bỏ hẳn cái nghề đầy hứa hẹn với lương cao, để làm lại cuộc đời. Tấu hài mang tên của One Woman Show của cựu luật sư đã được hơn 250.000 người tán thưởng. Tại Pháp, hiện có khoảng 10.000 nhà tư vấn chuyên hỗ trợ người muốn chuyển nghề.

"Than" cũng có thể "đồng hành" với năng lượng tái tạo

Một câu hỏi làm nhức đầu giới chuyên môn lâu nay, đó là làm thế nào dự trữ được năng lượng do gió và mặt trời tạo ra ? Courrier International dẫn lại một thử nghiệm bất ngờ, có thể mang lại một giải pháp đơn giản, nhưng hiệu quả.

Courrier International dẫn lại Wall Street Journal, giới thiệu giải pháp của một số vùng tại Đức và Mỹ, sử dụng các mỏ than đã qua khai thác, làm bể chứa nước. Năng lượng gió và mặt trời chưa dùng ngay được sử dụng để bơm nước từ dưới lên mỏ than cũ, khi cần điện, chỉ cần đưa nước xuống trở lại để làm chạy tua bin.

Tại Đức, công ty than RAG đang có ý định sử dụng các hầm mỏ sâu hơn 1.200 mét, ở một tỉnh miền tây, để làm bể chứa nước khổng lồ, đủ dùng cho 500.000 gia đình. So với các hình thức trữ năng lượng khác như ắc quy, phương thức này có vốn đầu tư ban đầu đắt giá hơn, nhưng đổi lại có thể sử dụng trong thời gian dài hơn rất nhiều (có thể đến một thế kỷ), chi phí bảo dưỡng cũng không đáng kể.

Trọng Thành

----

(1) Foxconn là công ty Đài Loan nhận thầu các linh kiện điện tử của hãng điện thoại di động nổi tiếng Apple. 

(2) Trong những thập niên cải cách đầu tiên tại Trung Quốc cũng đã có những công nhân làm thơ, nhưng đó là thứ thơ ca theo đường lối, trung thành với chế độ, ca ngợi sự thay đổi kinh tế của đất nước, bất chấp những vất vả phải gánh chịu. Bộ phim "Trăng sắt" và tập thơ tuyển cùng tên cho thấy một cách nhìn khác hẳn của những người trong cuộc.

Published in Quốc tế

Giải Nobel Kinh tế Joseph Stiglitz : "Với Donald Trump, Hoa Kỳ còn khổ sở"

Từ khi vào Nhà Trắng đến nay mới chưa được nửa năm, tổng thống Donald Trump đã khiến dư luận báo chí tốn không ít giấy mực về những tác phong, phát ngôn đến đường lối chính trị. Ông Trump không những là nỗi thất vọng của những ai vốn vẫn quen nhìn Hoa Kỳ như là cường quốc lãnh đạo thế giới mà sẽ còn làm cho nước Mỹ khổ sở.

Donald Trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, Washington DC, ngày 14/06/2017. REUTERS/Kevin Lamarque

Nhật báo kinh tế Les Echos ngày 15/06/2017 có bài viết của Joseph E. Stiglitz, giải thưởng Nobel Kinh Tế và hiện là giáo sư Đại học Columbia, New York. Bài báo lấy tựa đề : "Đã đến lúc hành động chống lại Donald Trump".

Mở đầu bài viết, nhà kinh tế Mỹ khẳng định : "Donald Trump đã ném quả bom vào cấu trúc kinh tế thế giới được xây dựng với muôn vàn khó khăn từ sau Thế Chiến Thứ II". Theo tác giả thì việc tổng thống Trump quyết định "rút Hoa Kỳ ra khỏi Thỏa thuận về khí hậu Paris vừa qua chỉ là màn mới nhất tấn công vào nền tảng giá trị của chúng ta, vào các thể chế của chúng ta".

Giải Nobel Kinh Tế đã vạch ra tất cả những cách nghĩ, cách làm của ông Donald Trump đều phủ nhận tất cả những gì đã có, phục vụ lợi ích riêng chứ không hề vì quyền lợi chung của nước Mỹ, dân Mỹ. Tác giả Joseph Stiglitz viết : "Việc phủ nhận khoa học của ông ta, đặc biệt trong lĩnh vực khí hậu đang đe dọa những tiến bộ công nghệ… Ông Trump đang đe dọa sự vận hành của xã hội Mỹ và nền kinh tế Mỹ".

Theo giải Nobel Kinh Tế, ông Trump đã lợi dụng nỗi bất bình trong người dân Mỹ về kinh tế trì trệ trong nhiều năm qua.Thế nhưng, chương trình thuế khóa và bảo hiểm y tế cho thấy thực chất mục tiêu của ông, đó là : "Làm giàu cho bản thân, tạo đặc quyền đặc lợi cho những người đã ủng hộ ông". Dẫn chứng là : "Trong một đất nước tuổi thọ giảm, cải cách bảo hiểm y tế của ông ta đã để mặc thêm 23 triệu người khánh kiệt trước bệnh tật ". Tác giả nhận định : "Với Trump, nước Mỹ sẽ còn phải khổ sở".

Trump chấm dứt vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ

Trong những điều kiện như vậy, tác giả đặt câu hỏi, "phải làm gì trước một loại bạo chúa tính khí thất thường muốn tất cả thuộc về mình ? Thế giới có thể hành động thế nào trước một nước Mỹ đang trở thành Nhà nước lưu manh ?"

Tác giả nhận thấy, riêng vấn đề khí hậu toàn cầu, "bây giờ chúng ta đã biết thế giới không thể tin vào Hoa Kỳ để đối mặt với những đe dọa hiện hữu của quá trình khí hậu ấm lên. Châu Âu và Trung Quốc đã đúng khi khẳng định cam kết ủng hộ một tương lai biết tôn trọng môi trường. Đó là sự lựa chọn tốt cho hành tinh và cho cả kinh tế… Châu Âu và Châu Á rồi sẽ bỏ cách xa Hoa Kỳ trên lĩnh vực công nghệ xanh. Các nước còn lại của thế giới không nên ngần ngại đánh thuế các-bon vào những hàng xuất khẩu Mỹ không tôn trọng chuẩn mực thế giới".

Cuối cùng tác giả kết luận : "Đối với ông Trump, rõ ràng là một cuộc tranh luận có lý lẽ không làm ông ta thay đổi ý. Đã đến lúc phải hành động".

Các đảng chính trị truyền thống : nguy cơ phá sản cả chính trị lẫn kinh tế

Nước Pháp đang ở giữa hai vòng bầu cử Quốc hội. Báo Le Monde trở lại với thất bại của hai đảng chính trị truyền thống tả - hữu của Pháp, nhưng trên khía cạnh tài chính.

Sau thất bại ở cuộc bầu cử tổng thống và nay đến bầu cử Quốc hội, Đảng Xã Hội (PS) bên cánh tả và đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa ( LR) không chỉ bị đặt trước nguy cơ phá sản về chính trị mà sẽ còn phải điêu đứng về tài chính. Bởi vì phần lớn những chu cấp tài chính của Nhà nước cho các đảng chính trị phụ thuộc vào số lượng các nghị sĩ trúng cử và số phiếu thu được trong bầu cử.

Theo Le Monde, cứ mỗi nghị sĩ trúng cử sẽ mang lại cho đảng mình 37.280 euro. Thêm vào đó, mỗi phiếu thu được ở vòng 1 sẽ được ngân sách Nhà nước trợ cấp cho 1,42 euro. Theo như ước tính kết quả vòng 1, Đảng Xã Hội có thể mất 245 đại biểu, đảng LR mất từ 80 đến 150 đại biểu. Như vậy con số thất thoát tài chính của hai đảng này sẽ phải lên tới hàng triệu euro. Hai đảng truyền thống thay nhau lãnh đạo nhiều thập kỷ qua sắp tới sẽ phải vật lộn với nguồn kinh phí cạn kiệt để sinh tồn dưới thời Macron.

Đảng Xã Hội còn đứng trước thực tế nghiệt ngã khác, đó là số lượng đảng viên giảm sút tới một nửa từ hơn 250 nghìn xuống còn khoảng 120 nghìn người. Đây cũng là một nguồn góp quỹ đáng kể cho đảng. Vì thế, sau vòng 2 tới đây, PS sẽ phải tính toán và có thể sẽ phải bán trụ sở hoành tráng của mình ở trung tâm thủ đô để tồn tại.

Với đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, dù về thứ nhì ở vòng một, nhưng đảng này cũng dự báo sẽ mất khoảng 100 đại biểu. Như vậy nguồn thu sẽ bị giảm ít nhất gần 4 triệu euro trong khi đảng này trong những năm qua đang bị thâm hụt chi tiêu hàng chục triệu euro do các chiến dịch tuyển cử tốn kém. Thêm vào đó, Những Người Cộng Hòa đang gánh món nợ tới 55 triệu euro. LR đang phải chuẩn bị cho những ngày tháng thắt lưng buộc bụng.

Một kịch bản thất thu khác cũng xảy ra với đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia (FN). Đảng này trong vòng 1 vừa qua chỉ thu được 2.990 454 phiếu, tức giảm 538.209 phiếu so với kỳ bầu cử năm 2012 và như thế FN thất thu khoảng 764 nghìn euro.

Thế mới thấy, ở Pháp, thất bại trong tuyển cử của một đảng phái không đơn thuần là chính trị mà còn là tổn thất kinh tế trực tiếp. Và tổn thất này cũng không hề nhỏ.

Phải giảm nhẹ gánh nặng cho Hy Lạp !

Chuyển qua nhật báo Libération. Chủ đề chính của tờ báo là Hy Lạp. Trang nhất Libération chạy tựa lớn : "Ông Macron, hãy chìa tay ra với nhân dân Hy Lạp !".

Lý do có lời kêu gọi đó là hôm nay, 15/06/2017, nhóm nước khu vực đồng euro (Eurogroupe) gặp nhau để quyết định số phận con nợ Hy Lạp. Xã luận của Libération, nhân dịp này kêu gọi nước Pháp hãy cân nhắc ủng hộ giải pháp xóa cho Hy Lạp ít ra là một phần nợ khiến người dân đất nước này đang phải è cổ ra trả nợ trong bao nhiêu năm qua.

Libération nhắc lại : "Dưới sự lãnh đạo can đảm của thủ tướng Alexis Tsipras, đất nước Hy Lạp đã phải chấp nhận chịu đựng phi thường để tôn trọng các cam kết vay nợ. Ủy Ban Châu Âu cũng thừa nhận kể từ đầu cuộc khủng hoảng chưa bao giờ có một lãnh đạo Hy Lạp đáng tin cậy như ông Tsipras. Những hy sinh đã tác động nghiệt ngã đến xã hội Hy Lạp. (…) Rõ ràng là dưới con mắt của tất cả các chuyên gia có thiện ý, giờ đây không chỉ giảm nhẹ càng nhiều càng tốt gánh nợ của nước này, mà phải có biện pháp cụ thể xóa bớt khoản nợ nay đã chiếm gần 180% GDP đang đè nặng lên nền kinh tế của Hy Lạp…".

Libération kêu gọi tổng thống Pháp : "Ông tổng thống, trong thành phần chính phủ trước, ông đã tỏ sự ân cần với Hy Lạp. Giờ đây ở vị thế mạnh, ông có dịp để đóng vai trò quyết định trong lịch sử của Liên Hiệp Châu Âu. Ông sẽ làm như vậy chứ ?"

Đi cùng với bài xã luận trên, Libération còn dành nhiều trang bài điểm lại tình hình nợ công của Hy Lạp để cho thấy suốt từ năm 2009, người dân ở quốc gia thành viên nhỏ bé của Liên Hiệp Châu Âu này đã phải gồng mình sống trong kham khổ cũng chỉ để được vay tiền, và gánh nợ lớn thì vẫn ngày thêm chồng chất.

Trung Quốc : Bùng nổ phẫu thuật thẩm mỹ trong giới trẻ

Liên quan đến Châu Á, báo Le Figaro có bài phóng sự về đề tài xã hội với hàng tựa khá thú vị : "Cuộc đua dao kéo của giới trẻ Trung Quốc". Bài phóng sự điều tra của Le Figaro nói về một hiện tượng xã hội đang rất phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc hiện nay.

Với hy vọng trở nên nổi tiếng để làm giàu nhanh nhờ vào sự bùng nổ phát video trực tiếp trên internet, ngày càng đông các cô gái trẻ ở Trung Quốc nhờ cậy đến dao kéo để thay đổi diện mạo. Họ sẵn sàng bỏ những khoản tiền lớn để phẫu thuật thẩm mỹ, để rồi kết quả là họ đều có những khuôn mặt giống nhau, rập khuôn với những nhân vật trong truyện tranh hay phim hoạt hình. Mục đích là trở nên nổi tiếng để dễ dàng kiếm tiền trong thời đại internet. Xu hướng này trong giới trẻ đang làm bùng nổ thị trường thẩm mỹ ở đất nước hơn 1,2 tỷ người.

Tại Bắc Kinh, tác giả bài báo đã gặp một cô gái chân quê, đến từ tỉnh Sơn Đông. Cô đã xoay xở để có được 9.000 euro, một tài sản lớn với nhiều người Trung Quốc, để làm lại khuôn mặt, mà theo cô đó là cách đầu tư tuyệt vời. Với một khuôn mặt khả ái nhờ phẫu thuật thẩm mỹ, cô xuất hiện trên các video phát trực tiếp trên các mạng xã hội để bán hàng qua mạng, và cô đã thu hút được rất nhiều fan theo dõi. Kết quả đó giúp công việc làm ăn của cô tiến triển tốt. Cô gái này cho biết, chỉ sau 6 tháng, mỗi tháng cô đã có thể kiếm được từ 8-10 nghìn euro. Trường hợp của cô gái trẻ này giờ không còn là cá biệt mà đang thành một trào lưu trong giới trẻ Trung Quốc, những người muốn kiếm tiền dễ mà không phải lao động vất vả.

Nhiều năm gần đây, trên mạng xã hội ở Trung Quốc đã bùng nổ các trang cá nhân phát video trực tiếp của các cô gái trẻ mong muốn trở thành người nổi tiếng nhanh chóng trên internet. Họ ý thức được thu nhập của họ liên quan trực tiếp đến diện mạo và sự nổi tiếng. Điểm hẹn của thành công trước tiên phải là các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ. Theo thống kê của một hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ ở Trung Quốc, trong năm 2014 có 7 triệu người nhờ đến dao kéo để tân trang lại khuôn mặt. Thị trường này ước tích giá trị khoảng 52 tỷ euro trong năm 2015 và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2019. Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn thứ 3 trong lĩnh vực này, sau Mỹ và Brazil.

Thế nhưng ở Trung Quốc, thị trường này không được quản lý chặt. Cả nước chỉ có 3.000 bệnh viện tư được cấp phép hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ. Trong khi đó vẫn có khoảng từ 50 nghìn đến 100 nghìn salon làm đẹp, không có chuyên môn, giấy phép nhưng vẫn tiến hành các hình thức phẫu thuật thẩm mỹ khác nhau.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

200 nghị sĩ Mỹ kiện Tổng thống Trump nhận tiền từ nước ngoài (BBC, 14/05/2017)

Gần 200 thành viên Quốc hội Mỹ cùng tham gia đơn kiện Tổng thống Donald Trump vì nhận tiền của các chính phủ nước ngoài thông qua các doanh nghiệp của ông Trump.

trump4

 Khách sạn Trump International ở Washington DC được nhắm đến cho các nhà ngoại giao nước ngoài

Ít nhất 30 thượng nghị sĩ và 166 hạ nghị sĩ tham gia.

Họ cáo buộc ông Trump vi phạm hiến pháp cấm nhận tiền khi chưa có sự đồng ý của quốc hội.

Đơn kiện nói từ khi nhậm chức tổng thống, ông Trump chưa xin quốc hội thông qua các khoản tiền mà các công ty của ông đã nhận từ chính phủ nước ngoài.

Họ nói đây là đơn kiện lớn nhất của các nghị sĩ đối với một tổng thống Mỹ.

Nhiều viên chức nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng đang kiện ông Trump trong các vụ tương tự.

Bộ trưởng tư pháp tiểu bang Maryland và Quận Columbia cũng đã loan báo đơn kiện hôm thứ Hai.

Nhà Trắng bác bỏ mọi cáo buộc.

Tổ chức toàn cầu của ông Trump gồm đến hơn 500 doanh nghiệp như khách sạn, sân golf, bất động sản, có liên hệ làm ăn với các chính phủ nước ngoài.

Từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã chuyển việc kiểm soát hàng ngày doanh nghiệp cho một quỹ của các con trai.

Nhưng ông không bán các doanh nghiệp và các nhà chỉ trích nói lẽ ra ông phải làm điều này để tránh xung đột lợi ích.

Luật sư của tổng thống nói quy định trong hiến pháp chỉ cấm quan chức nhận quà của nước ngoài, chứ không áp dụng cho các khoản tiền như trả tiền phòng khách sạn.

********************

Bộ trưởng tư pháp Mỹ chối quanh về hồ sơ Nga (RFI, 14/06/2017)

Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions hôm qua 13/06/2017 đã điều trần gần ba tiếng đồng hồ trước Thượng Viện về hồ sơ Nga. Ông bộ trưởng nhiều lần khẳng định sự trung thực của mình, và bác bỏ mọi cáo buộc thông đồng với Moskva. Lấy cớ là có bổn phận giữ bí mật, ông Jeff Sessions nhiều lần từ chối trả lời câu hỏi của các thượng nghị sĩ.

bo1

Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Jeff Sessions điều trần trước Thượng Viện về hồ sơ liên quan tới Nga tại Washington ngày 13/06/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình :

Ông Jeff Sessions đã trở thành bậc thầy trong nghệ thuật né đòn, và việc ông từ chối trả lời đã làm các thượng nghị sĩ Dân Chủ bực tức. Bộ trưởng tư pháp đã sử dụng mọi phương cách có được để kéo dài thời gian với các câu trả lời : "phải giữ bí mật về các cuộc đối thoại với tổng thống, không biết các sự kiện, không nhớ được…".

Về các cuộc gặp gỡ đại sứ Nga Kislyak, người ta chẳng biết được gì cả. Nhưng cũng chính vì lý do này mà ông bộ trưởng bị đặt ra ngoài cuộc điều tra về hồ sơ Nga.

Sau cuộc điều trần dài gần ba tiếng đồng hồ, công chúng chẳng biết thêm gì nhiều. Nếu ông bộ trưởng đã khuyến cáo sa thải giám đốc FBI, đó là vì ông Comey đã không khởi tố bà Hillary Clinton về vụ email. Và ngược lại nếu tổng thống viết trên Twitter là ông James Comey bị cách chức vì hồ sơ Nga, thì đó là quyết định của ông Trump.

Bộ trưởng tư pháp chối bỏ mọi sự thông đồng của ê-kíp ông Trump với Nga, và đặt tay lên ngực để khẳng định sự trung thực của mình. Cuối cùng, Jeff Sessions cho biết không có ý định cách chức biện lý đặc biệt Robert Mueller.

Thông tin duy nhất có thể làm mọi người đều đồng ý, đó là việc tin tặc Nga tấn công trong chiến dịch tranh cử - một chủ đề chính hiếm khi được nêu ra trong cuộc điều trần này, rốt cuộc cũng được nhắc đến.

Thụy My

************************

Mỹ : Bộ trưởng tư pháp ra điều trần về liên hệ với Nga (RFI, 13/06/2017)

Bộ trưởng tư pháp Mỹ Jeff Sessions điều trần trước Thượng Viện ngày 13/06/2017, về hồ sơ liên hệ với Nga và những vấn đề còn mập mờ sau những lời chứng của cựu giám đốc FBI James Comey trong buổi điều trần ngày 08/06/2017.

bo

Jeff Sessions trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ ngày 08/01/2017 để được chấp thuận làm bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ. REUTERS/Kevin Lamarque/File Photo

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne-Marie Capomacio, cho biết thêm chi tiết.

"Tại sao bộ trưởng tư pháp lại gặp đại sứ Nga tại Mỹ nhiều lần trong lúc diễn ra cuộc vận động tranh cử tổng thống ? Tại sao ông Jeff Sessions đã không nói đến những cuộc gặp này lúc ông được đề cử ? Những điều này đã khiến ông bị gạt ra bên ngoài cuộc điều tra.

Giờ đây ông có xác nhận những gì James Comey đã điều trần hay không ? Ông đã có ra khỏi Phòng Bầu Dục để cho cựu giám đốc FBI James Comey nói chuyện một mình với tổng thống hay không ? Cuộc điều trần của bộ trưởng Jeff Sessions sẽ công khai như theo yêu cầu của ông, và các thượng nghị sĩ, như Lindsey Graham, có nhiều câu hỏi : Nếu bộ trưởng tư pháp làm chính trị, điều này không hay cho mọi người. Tôi muốn truy vấn đề này đến cùng, trước Thượng Viện. Tôi muốn biết những gì Comey nói có đúng hay không. Có phải là ngài bộ trưởng đã tạo ra một tình huống khiến ông không thể đánh giá một cách điềm tĩnh những gì diễn ra giữa tổng thống và ông Comey hay không.

Vấn đề là vị bộ trưởng, do vai trò của ông trong chính quyền, có thể nêu lên quyền được giữ im lặng nếu những câu hỏi của các thượng nghị sĩ làm ông khó chịu.

Cuộc điều trần có tầm quan trọng đặc biệt đối với ông Jeff Sessions, nguyên là thượng nghị sĩ đầu tiên đứng về phía ứng cử viên Trump, nhưng đã phải chịu cơn thịnh nộ của tổng thống vì ông Trump rất bực tức sau khi một nhà điều tra đặc biệt được đề cử để xem xét nghi án Nga".

California chận sắc lệnh nhập cư thứ hai của tổng thống Trump

Ngày 12/06/2017, tòa phúc thẩm liên bang tại California đã bác sắc lệnh nhập cư thứ hai của chính quyền Trump. Thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết, giống như bang Maryland, ba thẩm phán California cho rằng sắc lệnh mang tính kỳ thị chủng tộc và đi ngược với tinh thần của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Theo sắc lệnh của tổng thống Mỹ, công dân sáu nước Iran, Syria, Yemen, Somalia, Soudan và Libya bị cấm vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tòa California cho phép chính quyền tăng cường kiểm soát tiền sử của mọi du khách nước ngoài. Nhà Trắng đã đệ đơn kháng án lên tòa án tối cao song cơ quan này chưa chấp nhận xem xét vụ việc.

Mai Vân

Published in Quốc tế