Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump trình diện FBI (VOA, 30/10/2017)

Cựu qun lý chiến dch tranh c ca Tng thng Donald Trump, ông Paul Manafort theo tin nói đã ra đu thú vi gii hu trách liên bang hôm th Hai 30/10 liên quan ti nhng cáo buc đu tiên trong cuc điu tra v vic Nga có th đã can d vào cuc bu c Mỹ 2016.

dt1

Cựu qun lý chiến dch tranh c ca Tng thng Trump, ông Paul Manafort (trái) trên xe ri nhà riêng Alexandria, Virginia, ngày 30/10/2017.

Ông Manafort ra đầu thú vi cơ quan thc thi lut pháp liên bang – theo tin ca hai hãng thông tn CNN và New York Times, và mi hãng tin này trích mt ngun tin nm rõ v cuc điu tra này.

Đây có thể là nhng cáo buc đu tiên trong cuc điu tra do công t viên đc bit Robert Mueller ca B Tư pháp được ch đnh thc hin đ xem Nga có phá hoi cuc bu c giup cho ông Trump thng c hay không.

New York Times còn nói rằng ông Rich Gates, mt cng s ca ông Manafort, cũng ra trình din cơ quan điu tra.

Ông Manafort, 68 tuổi, làm qun lý chiến dch tranh c ca ông Trump t tháng 6 đến tháng 8 năm 2016. Ông đã t chc khi có tin nói rng ông có l đã nhn hàng triu đôla bt hp pháp t mt chính đảng thân Nga ti Ukraine.

Ông Mueller đang điều tra các giao dch tài chính và bt đng sn ca ông Manafort và nhng liên h trước đó ca ông vi Đng ca các khu vc, là chính đng ng h cu lãnh đo Ukraine Viktor Yamukovich.

Các nguồn tin nói với hãng thông tn Reuters rng các nhà điu tra cũng xem xét vic ông Manafort có th dính líu vào các hot đng ra tin và các ti phm tài chánh khác.

Ông Gates là một đi tác làm ăn lâu năm ca ông Manafort và có nhiu quan h vi các thế lc đu s chính trị Nga và Ukraine. Ông cũng làm phó cho ông Manafort trong chiến dch tranh c ca ông Trump.

Trước đó, tin nói nhng cáo trng đu tiên trong cuc điu tra Nga phá hoi cuc bu c tng thng M 2016 có th s được công b trong ngày th Hai 30/10 và một đi tượng có th b câu lưu. Din biến này s đánh du mt bước mi đy kch tính trong cuc điu tra ca công t viên đc bit Robert Mueller.

Một đi bi thm đoàn liên bang hôm th Sáu 27/10 đã chp thun nhng cáo buc đu tiên ca cuc điu tra và một thm phán liên bang ra lnh niêm phong bn cáo trng, theo mt ngun tin nm rõ v cuc điu tra nói vi hãng thông tn Reuters.

Công tố viên đc bit Muellercũng đang điu tra liu các quan chc ca ban vn đng tranh c ca ông Trump có thông đồng với âm mưu ca Nga hay không.

Ông Trump bác bỏ các cáo buc nói rng ban vn đng ca ông thông đng vi Nga và lên án các cuc điu tra v vn đ này là "săn lùng phù thy" (ý nói ông b truy bc v chính tr).

Ông Mueller, cựu giám đc Cc Điu tra Liên bang, đang điều tra nhng mi liên h có th có gia các tr lý ca ông Trump vi các chính ph nước ngoài, cũng như các hot đng ra tin, trn thuế và nhng ti phm tài chánh khác, theo mt ngun tin biết rõ v cuc điu tra. Công t viên đc bit cũng đang tìm hiểu liu ông Trump và các ph tá ca ông có tìm cách cn tr cuc điu tra hay không.

Hôm Chủ nht ông Trump đã tìm cách chuyn s chú ý vào Ðng Dân ch và bà Clinton bng tin nhn trên Twitter rng vn đ Nga được s dng đ làm chch hướng nỗ lc ca Ðng Cng hòa ci t thuế và đ cao các đng viên Cng hòa đã đoàn kết trong s cn thiết phi xem xét liu phe Dân ch và ban vn đng ca bà Clinton có tr mt phn tin đ làm ra các h sơ cáo buc chi tiết nhng liên h ca ông Trump vi Nga hay không.

Luật sư đc bit ca Tòa Bch c, Ty Cobb nói rng các tin Twitter ca Tng thng Trump "không liên quan vi các công vic ca lut sư đc bit Tòa Bch c, và ông Trump vn hp tác vi lut sư đc bit".

Cáo buộc đu tiên trong cuc điu tra ca ông Mueller được đài truyn hình CNN loan ti đu tiên vi tin nói là mt đi tượng có th b câu lưu vào th Hai.

Điều này khiến mt s đng minh bo th ca ông Trump đòi sa thi ông Mueller. Ông Sebastian Gorka, mt cu c vn thường nói thng đã ri Tòa Bạch c hi tháng 8 viết trên Twitter rng "phi tước b thm quyn ca ông Mueller" và điu tra xem liu ông y có thi hành lnh trong cuc điu tra hay không.

Tòa Bạch c hi mùa hè nói rng ông Trump không có ý đnh sa thi ông Mueller, mc dù ông đã đặt câu hi liu ông Mueller có công bng hay không.

*********************

Mỹ : Tổng thống Trump phản công trước các buộc mới về vụ thông đồng với Nga (RFI, 30/10/2017)

Diễn tiến của vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Theo nhiều hãng truyền thông Mỹ, nhóm điều tra vụ việc trên của thẩm phán đặc biệt Robert Mueller ngày 30/10/2017 có thể sẽ chính thức ra lệnh khởi tố một hoặc nhiều nhân vật trong chính quyền Trump bị tình nghi dính líu vào vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

dt2

Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Dallas, Texas (Ảnh chụp ngày 25/10/2017) - Reuters/Kevin Lamarque

Trước những động thái có thể khiến vụ việc chuyển sang hướng nghiêm trọng, tổng thống Donald Trump ngày 29/10 đã tung một loạt thông điệp trên Twitter nhằm đánh lạc hướng dư luận.

Thông tín viên Jean Louis Pourtet tại Washington cho biết thêm chi tiết :

"Tổng thống đã tung lên bốn bình luận trên Twitter lên án đây là cuộc truy sát tới cùng, đồng thời ông đề nghị truyền thông nên hướng chú ý tới vụ thông đồng thực sự với Nga của bà Hillary Clinton. Phe Cộng Hòa đã lôi lại một vụ việc cũ liên quan đến chuyện bán uranium cho Nga khi bà Clinton còn làm ngoại trưởng.

Luật sư của Nhà Trắng, Ty Cobb, nói rõ rằng các thông điệp trên Twitter của tổng thống không liên quan gì đến cuộc điều tra của thẩm phán đặc biệt Robert Mueller. Ông nói thêm là tổng thống đang hợp tác hoàn toàn với cuộc điều tra này.

Phủ kín các chương trình chính trị phát sóng hôm Chủ Nhật là chuyện truy tố. Ông Adam Schiff, dân biểu của đảng Dân Chủ thuộc tiểu bang California, một nhân vật đang nổi lên của đảng, trên đài ABC, đã nêu danh người có khả năng bị khởi tố là ông Paul Manafort, từng là lãnh đạo trong giai đoạn đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump và cũng là người đã có quan hệ làm ăn với Nga.

Ông Adam Schiff nói : "Ông Manafort đã cung cấp thông tin gì cho người Nga ? Tổng thống sẽ làm gì với các biện pháp trừng phạt (Nga), đó có thể sẽ là những thông tin quan trọng nhất mà Kremlin muốn biết".

Thông báo khởi tố, nếu xảy ra, sẽ có nguy cơ che lấp việc Hạ Viện bỏ phiếu vào thứ Tư (01/11) thông qua chủ trương cắt giảm thuế, một điều có thể được coi như là một thành công của tổng thống Donald Trump".

Anh Vũ

************************

Trump giận dữ về bà Clinton và vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử (BBC, 30/10/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra một loạt tin đăng trên Twitter về 'tội' của bà Hillary Clinton và Đảng Dân chủ đối lập.

dt3

Ông Trump nói rằng các cáo buộc về việc có sự thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông với Nga là 'giả mạo'

Cơn giận dữ của ông nổ ra vào sáng Chủ Nhật, giữa lúc có các tường thuật nói vụ bắt giữ đầu tiên của tiến trình điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ sẽ diễn ra vào tuần này, mà sớm nhất là có thể vào thứ Hai.

Ông Trump nói rằng các cáo buộc về việc có sự thông đồng giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông với Nga là 'giả mạo' và là một cuộc 'săn phù thủy'.

Ông nói các thành viên phe Cộng hòa cần thống nhất đứng sau ông, và thúc giục họ : "HÃY LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ".

Các tường thuật trên truyền thông nói rằng những cáo buộc đầu tiên đã được đưa vào hồ sơ cuộc điều tra do cố vấn đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu, điều tra cáo buộc là Nga can thiệp vào kỳ bầu cử 2016 nhằm hỗ trợ ông Trump.

Hiện chưa rõ các cáo buộc có nội dung gì, và nhằm vào ai, CNN và Reuters tường thuật, dẫn các nguồn giấu tên.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận rằng chính phủ Nga tìm cách giúp ông Trump thắng cử.

Cuộc điều tra của ông Muller đang tìm hiểu về những mối liên hệ giữa Nga và chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump. Cả hai đều cùng bác bỏ việc có bất kỳ dính líu, liên quan gì.

Nhóm của ông Muller được nhiều người biết đến về việc đã có những cuộc phỏng vấn quy mô đối với một số quan chức hiện thời cũng như các cựu quan chức của Tòa Bạch ốc.

dt4

Ông Mueller được bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt sau khi Tổng thống Trump sa thải giám đốc FBI James Comey

Ông Mueller, cựu giám đốc FBI, được Bộ Tư pháp bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt hồi tháng Năm, ngay sau khi ông Trump sa thải giám đốc FBI James Comey.

Ông Trump hôm thứ Sáu nói rằng nay 'có sự đồng ý chung' rằng không hề có sự thông đồng gì giữa ông và Nga, nhưng nói có những mối quan hệ giữa Moscow và bà Clinton.

Các nhà lập pháp thuộc phe Cộng hòa nói thỏa thuận uranium với một công ty của Nga hồi 2010, khi bà Clinton còn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã được chốt lại nhằm đổi lấy những khoản tài trợ cho quỹ thiện nguyện của chồng bà.

Một cuộc điều tra của Quốc hội đã được mở đối với vụ việc. Các thành viên Dân chủ nói rằng đây là một nỗ lực nhằm chuyển hướng chú ý khỏi các mối quan hệ giữa Nga và ông Trump.

**********************

Mỹ ‘đang chia rẽ’ như thời Chiến tranh Việt Nam (VOA, 29/10/2017)

Phần ln người M tin rng Hoa Kỳ đang tri qua tình trng chia r chính tr nghiêm trng như thi Chiến tranh Vit Nam, và 60% s người được hi tin rng Tng thng Donald Trump khiến tình hình nghiêm trng hơn, theo mt cuc thăm dò dư lun.

dt5

Tổng thng M Donald Trump.

Kết qu ca cuc thăm dò ý kiến, được t The Washington Post và Đi hc Maryland thc hin, công b hôm 28/10, cho thy rng chính tr Hoa Kỳ đang "rơi xung mc thp nguy him".

70% s người được hi cho rng các khác bit v chính tr hin nay đã gây ra sự chia r nghiêm trng như thi Chiến tranh Vit Nam.

dt6

Người biu tình bên ngoài khách sn Trump International hôm 30/9.

Con số đó tăng lên 77% trong nhóm người M t 65 tui tr lên, và nhiu người trong s đó trưởng thành nhng năm 60, theo t Washington Examiner.

85% s người tr li thăm dò cho rng ông Trump là người gây ra chia r trên chính trường M, và 51% cho rng "nhiu" s chia r hin thi là do li ca đương kim tng thng.

Các nguyên nhân khác gm : tin bc trong chính tr (96%), nhng người giàu đóng góp vào chính trường (94%), các nhóm có quan đim cc đoan c hai đng (93%), truyn thông (88%) hay Quc hi (94%).

Cuc thăm dò 1.663 người M trưởng thành được tiến hành t ngày 27/9 ti ngày 5/10.

Published in Quốc tế

Vụ Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ : Nhà Trắng vẫn im lặng sau tiết lộ có nhiều người bị cáo buộc (RFI, 29/10/2017)

Sau khi đài truyền hình CNN tiết lộ là ngày 27/10, bồi thẩm đoàn liên bang đã thông qua nhiều cáo buộc trong cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các cáo buộc này sẽ được công bố vào thứ Hai, 30/10, Nhà Trắng vẫn im lặng.

baucumy1

Nhà Trắng vẫn im lặng sau các thông tin về những cáo buộc trong vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016. Reuters

Thế nhưng theo thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet, tại Washington, thì nhóm cố vấn pháp lý của tổng thống Donald Trump đang ráo riết lùng sục thông tin xem ai bị cáo buộc và vì những lý do gì ?

"Không hề có dòng tweet nào của Donald Trump. Tổng thống Mỹ đã đi chơi golf hôm thứ Bẩy tại một trong những câu lạc bộ của ông, ở Virginia. Thế nhưng, nhóm luật gia của Nhà Trắng đã làm việc cả ngày cố tìm ra xem ai là người bị buộc tội và vì những lý do gì. Tên của những người bị cáo buộc được giữ bí mật cho đến thứ Hai, 30/10.

Theo tờ The Wall Street Journal, thì ít nhất là có một người bị cáo buộc. Có rất nhiều suy đoán. Hai nhân vật được nói đến nhiều nhất là Paul Manafort, người đã chỉ đạo chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ trong giai đoạn đầu và Michael Flynn, đã từng đảm nhiệm chức cố vấn an ninh quốc gia trong một thời gian ngắn ngủi.

Chưởng lý đặc biệt Robert Mueller trước đây là đã bất ngờ ra lệnh khám xét tư dinh của ông Manafort, người có quan hệ làm ăn với Ukraine và Nga. Ông Flynn cũng có liên hệ với Moskva và đã từng có các hoạt động vận động hành lang giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số chuyên gia cho rằng ông chưởng lý muốn buộc tội Manafort và đề xuất cho nhân vật này nếu muốn tránh ngồi tù thì cung cấp các thông tin có thể dẫn đến việc buộc tội tổng thống ngăn cản tư pháp.

Tuy nhiên, theo Ty Cobb, luật sư của Nhà Trắng, thì ông Donald Trump không có gì phải lo ngại bởi vì ông cho rằng cả hai ông, Manafort và Flynn, không có các thông tin có thể có hại cho Donald Trump".

Trong vụ này, ngay từ đầu, điện Kremlin đã bác bỏ mọi cáo buộc và thách thức Hoa Kỳ đưa ra các bằng chứng về sự can thiệp của Nga.

Từ Moskva, thông tín viên Jean Didier Revoin cho biết :

"Từ nhiều tháng qua, vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gây cười cho Moskva. Về mặt chính thức, chính quyền Nga đã luôn luôn phủ nhận là có dính líu dưới bất kỳ hình thức nào đến việc Donald Trump thắng cử. Đồng thời, Moskva cũng nhấn mạnh, khi nói rằng Nga đã giúp cho nhà tỷ phú được bầu vào Nhà Trắng có nghĩa là coi Nga có thể thao túng được cử tri Mỹ trong khi Moskva không hề có khả năng này.

Ngày 16/10 vừa qua, ngoại trưởng Nga vẫn còn mỉa mai về vụ này. Ông Serguei Lavrov một mặt nói đến sự cay đắng của đảng Dân Chủ sau khi ứng viên của họ thất cử, mặt khác, lãnh đạo ngoại giao Nga nêu ra sự chống đối của một bộ phận trong đảng Cộng Hòa mà theo ông Lavrov, chính những phần tử này đã tạo ra cơn cuồng loạn chống Nga tại Hoa Kỳ.

Ngoại trưởng Nga còn nhắc lại rằng sau khi cuộc điều tra đặc biệt được tiến hành, việc chỉ định một chưởng lý đặc biệt, các buổi điều trần của hàng chục người…thì không một thông tin được dò dỉ nào cũng như không có một sự việc nào mà Hoa Kỳ đưa ra khẳng định việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử.

Vậy thì, nếu như bồi thẩm đoàn liên bang ở Washington, hôm thứ Sáu, 27/10, thông qua những cáo buộc hiện vẫn còn được giữ kín và sắp tới sẽ được công bố, thì điện Kremlin có nguy cơ phải điều chỉnh lại chiến lược biện hộ. Nhưng Moskva sẽ điều chỉnh bằng cách nào ? Còn quá sớm để nói về việc này".

RFI tiếng Việt

*******************

Washington công bố danh sách 39 công ty Nga bị trừng phạt (RFI, 28/10/2017)

Dưới áp lực của Quốc Hội Mỹ, chính quyền của tổng thống Donald Trump, hôm 26/10/2017, đã đệ trình lên Quốc Hội danh sách 39 công ty sản xuất vũ khí của Nga bị cấm trao đổi thương mại, theo một đạo luật được ban hành hồi tháng 8.

baucumy2

Ảnh minh họa : Tập đoàn vũ khí Kalachnikov nằm trong số công ty bị Mỹ trừng phạt. ERIC PIERMONT / AFP

Theo đó, trong vòng 60 ngày, bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ phải lên danh sách các tổ chức của Nga liên quan tới lĩnh vực sản xuất vũ khí và tới các hoạt động tình báo. Trong số các công ty quân sự trên, có hai tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn, đó là Rosoboronexport và Kalachnikov.

Bất kỳ công ty nào tham gia vào các giao dịch mua bán "đáng kể" với các công ty và cơ quan trong danh sách trên đều có nguy bị Mỹ trừng phạt.

Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, việc áp dụng điều 231 trong đạo luật này nhằm vào các quan chức quốc phòng và tình báo Nga, đáp trả lại những "hành động nguy hại" của Matxcova liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraina, các cuộc tấn công mạng, cũng như các vụ vi phạm nhân quyền.

Trước đó, ngay từ khi chỉ là dự luật, tổng thống Trump đã lên tiếng phản đối, vì nó sẽ giới hạn quyền của ông được gairm bớt trừng phạt Nga khi cần thiết. Đồng thời, ông chủ Nhà Trắng cho rằng, sự can thiệp của các nghị sĩ thông qua dự luật này là trái quy tắc, và đã phạm vào lĩnh vực hành pháp.

Tuy nhiên, tổng thống Trump đã phải miễn cưỡng kí ban hành dự luật trên hồi tháng 8, vì dự luật này nhận được sự ủng hộ áp đảo của các nghị sĩ hồi tháng 7.

Duy Anh

Published in Quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự Thượng Đỉnh Đông Á (RFI, 25/10/2017)

Vào tháng tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du Châu Á, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc rồi ghé Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trái với chương trình từng được dự kiến, Nhà Trắng hôm 24/10/2017 cho biết là từ Philippines, ông Trump sẽ trở lại Hoa Kỳ một ngày sớm hơn dự kiến, tức là vào đúng ngày 14/11. Vấn đề là hôm 14/11 sẽ diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) – mà Mỹ là thành viên - cũng ở Philippines, việc tổng thống Mỹ bỏ về sớm có nghĩa là ông sẽ không dự hội nghị này.

asia1

Ảnh chụp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 23/10/2017. Reuters/Joshua Roberts

Nhà Trắng không cho biết lý do ông Trump tẩy chay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chỉ xác nhận rằng một phái đoàn khác của Mỹ sẽ tham dự EAS, định chế bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ.

Tuy nhiên theo hãng tin Mỹ AP, nhật báo Mỹ The Washington Post là phương tiện truyền thông đầu tiên tiết lộ tin tức về việc tổng thống Mỹ quyết định không dự Thượng Đỉnh Đông Á, một hội nghị tập trung vào các vấn đề chiến lược nhiều hơn là kinh tế, trái với Thượng Đỉnh APEC, diễn ra ở Việt Nam trước đó.

Trả lời tờ Washington Post, một phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ xác nhận rằng ông Trump sẽ đến Manila vào hai ngày 12-13/11 và sẽ gặp tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, nhưng ông không đi đến thành phố Angeles cách Manila 80 km vào ngày 14/11 để dự hội nghị Đông Á. Theo phát ngôn viên này, lý do duy nhất khiến ông Trump rút ngắn chuyến đi là do lịch trình làm việc, vì vậy : "Không nên suy diễn gì về việc tổng thống vắng mặt (ở Thượng Đỉnh EAS vào ngày 14".

Đối với tờ The Washington Post, việc ông Trump bỏ Thượng Đỉnh EAS là là một tín hiệu xấu gửi đến khu vực Châu Á, và có thể tác hại đến thông điệp tiếp tục dấn thân mà chuyến công du của ông muốn đưa ra, đồng thời khiến khu vực hoài nghi thêm về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Cựu đại sứ Mỹ tại Miến Điện Derek Mitchell chẳng hạn đã cho rằng sự vắng mặt của ông Trump chỉ gây nghi ngờ về sự xác tín của nước Mỹ.

Trả lời ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc bình luận ngắn gọn "Liệu còn có thể tin tưởng vào ông Trump hay không. Việc ông không đến dự Thượng Đỉnh EAS là một thảm họa cho vai trò lãnh đạo khu vực của Hoa Kỳ, là hành động phá hoại chính trị đối với kiến trúc an ninh khu vực".

Trọng Nghĩa

*******************

Các nhà đàm phán TPP họp vào tuần tới tại Nhật (RFA, 25/10/2017)

Các nhà đàm phán từ 11 quốc gia thành viên còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tổ chức một cuộc họp kéo dài ba ngày tại Nhật Bản vào tuần tới. Cuộc họp nhằm mục đích giúp các bên đạt được thỏa thuận vào tháng 11 tới đây tại Việt Nam.

asia2

Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp TPP tổ chức bên lề Hội nghị APEC tại Hà Nội ngày 21 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Thông tin vừa nêu được Chính phủ Nhật Bản công bố vào ngày 24/10.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật dẫn lời ông Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Phục hồi kinh tế Nhật Bản, cũng là người chịu trách nhiệm về đàm phán thương mại TPP cho Nhật Bản, nói rằng cuộc họp sẽ diễn ra từ ngày 30 tháng 10 tại Urayasu, quận Chiba, phía đông Tokyo.

TPP đã được được 12 quốc gia ký kết vào tháng 2 năm 2016. Những nước tham gia ký gồm Australia, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Những thành viên này chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu. Sau khi lên nhậm chức vào đầu năm nay, Tổng thống Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP.

Nhật Bản vẫn nổ lực duy trì hiệp định mậu dịch này và cùng các nước đối tác còn lại trong TPP đàm phán nhiều lần trong suốt thời gian qua.

Published in Quốc tế

Với Donald Trump, thế giới lâm nguy ?

Thứ Sáu 13/10, tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối công nhận Iran tuân thủ các điều kiện của thỏa thuận hạt nhân Iran. Hai nhật báo lớn của Pháp, Le FigaroLe Monde (17/10/2017) chỉ trích mạnh mẽ quyết định gây nguy hiểm cho thế giới, cũng như thái độ xem thường đồng minh của tổng thống Mỹ.

thegioi1

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về thỏa thuận hạt nhân Iran tại Nhà Trắng, Washington ngày 13/10/2017. Reuters/Kevin Lamarque

Mở đầu bài xã luận, Le Monde nhận định : Hoa Kỳ không giữ lời, đàm phán với Mỹ giờ không còn dễ, và Hoa Kỳ thời Donald Trump không còn đáng tin cậy. Chính sách đối ngoại của Mỹ giờ buộc phải chiều theo tính khí thất thường của một vị tổng thống, trước sau bất nhất, công khai xem thường các đồng minh của mình.

Với việc không công nhận Iran đã tuân thủ các điều kiện đã được ký kết trong thỏa thuận, ông Donald Trump đã phá hỏng các nỗ lực của quốc tế về việc kiểm soát chương trình hạt nhân của Tehran, được ký kết vào ngày 14/07/2015. Nhưng để không bị mất sĩ diện, tổng thống Mỹ đã chuyển hồ sơ này cho Quốc hội quyết định.

Le Monde cho rằng đây là một quyết định mang tính trẻ con, chỉ vì ông muốn phản đối tất cả những gì người tiền nhiệm Barack Obama đã làm. Hơn bao giờ hết ông đang làm suy yếu đồng thuận đạt được Vienna.

Nếu Quốc hội Mỹ xem xét lại việc dỡ bỏ lệnh cấm vận có liên quan đến chương trình hạt nhân, điều này tương đương với việc Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận và đương nhiên sẽ đẩy Iran làm điều tương tự. Tehran có thể sẽ quay trở lại với chương trình hạt nhân.

Hơn nữa, việc ông lên án nhà nước Cộng Hòa Hồi Giáo, chỉ trích chính sách đối ngoại bành trướng của Iran ở Trung Đông chỉ có lợi cho những người có chủ trương "cứng rắn" của chế độ Iran, nhất là lực lượng Vệ Binh Cách Mạng, những người vốn dĩ chống lại thỏa thuận này.

Để biện bạch cho những chiến dịch quân sự ở Trung Đông, lực lượng này có thể lấy cớ tự vệ trước lời "tuyên chiến" của Hoa Kỳ. Cấm vận trở lại sẽ còn củng cố hơn nữa đế chế kinh tế mà lực lượng Vệ Binh Cách Mạng đã xây dựng để lẩn lách các lệnh trừng phạt. Sự không nhất quán của Hoa Kỳ giờ đã lên đến cực điểm.

Xã luận của Le Monde còn chỉ trích mạnh mẽ cách xử sự tệ hại của Hoa Kỳ đang làm sứt mẻ tình liên đới giữa các đồng minh. Tổng thống Mỹ công khai coi thường ý kiến của đồng minh Châu Âu trong hồ sơ này. Nghiêm trọng hơn nữa, đối với Hoa Kỳ, quyết định này của tổng thống Trump có thể ảnh hưởng đến uy tín của nước Mỹ.

Bởi vì, nếu như vì một lý do gì đó, Bắc Triều Tiên cũng có ý định muốn đàm phán với Mỹ, thì nước này có nguy cơ không tin vào một vị tổng thống vốn dĩ không tôn trọng những cam kết do Washington đưa ra. Bài viết kết luận : "Thế giới ngày nay còn nguy hiểm hơn nữa".

Donald Trump xem thường quan hệ đa phương

Về phần mình, nhà báo Renaud Girad, trong mục ý kiến của Le Figaro, cho rằng quyết định của ông Trump đã làm tổn hại đến các mối quan hệ đa phương, vốn dĩ đã có những đóng góp tích cực trên nhiều vấn đề địa chính trị.

Một mũi tên trúng ba đích. Thứ nhất là Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu đã có những đóng góp tích cực để đạt đến thỏa thuận phi hạt nhân này. Thứ hai là Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA, cơ quan giám sát chặt chẽ chương trình hạt nhân Iran từ nhiều năm qua. Và cuối cùng là những nước còn lại tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Quyết định này của tổng thống Mỹ tạo ra hai mối lo lớn. Đầu tiên hết, tiếng nói của Hoa Kỳ, cường quốc hàng đầu thế giới giờ không còn giá trị gì nữa. Kế đến, sự việc cho thấy ông Trump đang leo thang chống lại các mối hợp tác đa phương.

Chưa đầy một năm cầm quyền, tổng thống Donald Trump  đã lần lượt rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP – Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (25/01/2017), thỏa thuận khí hậu Paris (01/06/2017) và mới đây nhất là UNESCO (12/10/2017).

Tác giả bài viết đặt câu hỏi : Khi có thái độ khinh rẻ các mối quan hệ hợp tác đa phương, liệu tổng thống Mỹ có nghĩ rằng ông cũng đang khinh miệt chính sách can thiệp lớn của Mỹ ? Phải chăng ông cũng quên rằng chính tổng thống Wilson cũng tham gia vào việc thành lập Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc ? Chẳng phải tổng thống Roosevelt được xem như là cha đẻ của Liên Hiệp Quốc ngày nay đó sao ?

Cuối cùng, tác giả nhận định, quyết định của ông Trump cho thấy rõ một nghịch lý lớn của nước Mỹ. Họ muốn rằng ở trong nước, luật lệ của họ phải được tôn trọng, nhưng trên chính trường quốc tế, đôi khi họ tự cho phép mình buông thả quá trớn.

Tập Cận Bình và ám ảnh quyền lực

Nhân Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, báo Les Echos có bài phân tích của thông tín viên Frédéric Schaeffer tại Bắc Kinh : "Tập Cận Bình hay nỗi ám ảnh quyền lực tuyệt đối".

Theo tờ báo, chưa bao giờ, kể từ thời Đặng Tiểu Bình, thậm chí từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc lại có một vị lãnh đạo có quyền lực lớn đến như vậy. Cách nay một năm, chủ tịch Trung Quốc đã tự cho mình danh hiệu là "trung tâm" của Đảng, một danh hiệu mà những người tiền nhiệm không hề có.

Sau khi bố trí sắp xếp những những người thân cận vào Bộ chính trị, ông Tập Cận Bình nhân Đại hội Đảng lần thứ 19, khai mạc vào ngày 18/10, tranh thủ cơ hội để củng cố vững chắc thêm vị trí và thế lực của mình, khi bước sang nhiệm kỳ thứ hai.

Báo Les Echos điểm lại những động thái của ông Tập để củng cố quyền lực. Sau khi giữ các chức chủ tịch nước, tổng bí thư Đảng, tổng tư lệnh quân đội, ông Tập giành quyền chỉ đạo các định chế và ủy ban chịu trách nhiệm thực hiện chính sách do ông đề ra, như cải cách kinh tế, an ninh nội địa. Đồng thời, ông bố trí các nhân vật thân cận vào trong các định chế này, bảo đảm thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập thể, mà Đặng Tiểu  Bình đã áp đặt và tránh được những sai lầm dưới thời Mao Trạch Đông.

Về đối nội, nhân danh cuộc chiến chống tham nhũng, ông Tập đã tiến hành một cuộc thanh trừng chính trị và kinh tế trên phạm vi toàn quốc.

Về đối ngoại, lãnh đạo họ Tập đã gạt bỏ nguyên tắc mà Đặng Tiểu Bình đề ra, theo đó, Trung Quốc cần ẩn mình chờ thời. Với Tập Cận Bình, khẩu hiệu là "sự hồi sinh một nước Trung Hoa", thực hiện "giấc mơ Trung Hoa", với một loạt các dự án lớn ở nước ngoài mang tính chiến lược như "Con đường tơ lụa mới".

Tiến trình củng cố quyền lực của Tập Cận Bình và định hướng chính trị tư tưởng lại càng được đẩy mạnh trong thời gian trước Đại hội đảng lần thứ 19. Ít có khả năng phe cánh của ông Tập buông lơi sức ép, thanh trừng, nhất là sau khi đã bố trí được những người thân cận vào các vị trí chủ chốt trong Đảng và chính quyền.

Vậy tiến trình này liệu sẽ cho phép Tập Cận Bình tạo dấu ấn một cách lâu dài trong lĩnh vực tư tưởng và thực hiện cải cách sâu rộng đất nước Trung Hoa rộng lớn hay không ? Theo Les Echos, cho dù ông Tập đã làm xong nhiệm kỳ đầu và chuẩn bị tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai, nhưng câu hỏi này vẫn chưa hề có lời đáp.

RSF : Trung Quốc muốn áp đặt kiểm duyệt báo chí cả thế giới

Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhưng trong lĩnh vực truyền thông. Báo Le Monde đăng bài viết của Christophe Deloire, tổng thư ký hiệp hội Phóng Viên Không Biên Giới RSF, cảnh báo Bắc Kinh muốn thiết lập "một trật tự thế giới mới trong ngành truyền thông".

Kiểm soát thông tin trong nước chưa phải là mục tiêu duy nhất của đảng cộng sản. Ông Lý Tòng Quân (Li Congjun), chủ tịch hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngay từ năm 2011 đã nêu rõ, Trung Quốc đặt mục tiêu "thiết lập một trật tự thế giới mới của ngành truyền thông".

Vị lãnh đạo cao cấp ngành truyền thông này chỉ trích trật tự thế giới hiện nay là lỗi thời. Thông tin chỉ đi một chiều "từ tây sang đông, từ bắc xuống nam, và từ nước phát triển sang các nước đang phát triển". Theo ông, truyền thông thế giới nên là một lực lượng tích cực xúc tiến tiến bộ xã hội. Một sự tiến bộ đương nhiên phải mang đậm "tính chất Trung Hoa".

Do vậy, từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu quảng bá các chương trình và mô hình truyền thông của mình ra thế giới như tổ chức các hội nghị quốc tế (World Media Summit, Hội Nghị Quốc tế về Internet) và thậm chí muốn tranh cử vị trí tổng giám đốc UNESCO, phụ trách vấn đề báo chí.

Tăng cường hợp tác đào tạo truyền thông, mời gọi phóng viên các nước (Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Châu Á và Úc) đến "học hỏi tinh thần phê phán" ở Bắc Kinh ; gia tăng áp lực lên những tạp chí khoa học có uy tín yêu cầu hủy những bài đăng nào không làm hài lòng Bắc Kinh và nhất là hạn chế số phóng viên cũng như là các kênh truyền hình hoạt động trong nước.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn tìm cách bành trướng truyền thông của mình ra bên ngoài như dự định tăng thêm số văn phòng đại diện của Tân Hoa Xã, mở thêm nhiều kênh truyền hình CGTN của mình bằng nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ả Rập và Nga…

Cuối cùng, điều đáng lo nhất là Trung Quốc còn xuất khẩu cả công cụ kiểm duyệt và giám sát của mình. Các nội dung "nhạy cảm" theo chuẩn mực của Bắc Kinh đều bị sàng lọc. Nói tóm lại, trong mọi lĩnh vực của ngành thông tin, Trung Quốc đang tìm cách áp đặt mô hình của mình lên thế giới.

Bài viết cảnh báo nếu các quốc gia dân chủ không kháng cự, không những Trung Quốc không bao giờ thiết lập tự do báo chí, mà nước này còn sẽ dần áp đặt mô hình của mình lên cả thế giới. Do đó, tốt hơn hết là nên "thay đổi Trung Quốc trước khi nước này làm chúng ta thay đổi", như tựa đề bài viết.

Trang nhất các báo Pháp

Đề tài trang nhất các báo Pháp khá đa dạng. Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến chương trình giảm thuế của nhà nước có tác động ra sao đến ngân sách. Le Monde thì nhắc lại câu nói của tổng thống Pháp Emmanuel Macron "Tôi ở đây là để biến đổi đất nước".

Le Figaro ngoài hàng tựa "Ngân sách 2018, hồi II chương trình ‘biến đổi’ của Macron", còn chú ý đến "Sóng hấp dẫn : cú va chạm giữa hai ngôi sao là nguồn gốc của một khám phá quan trọng".

Libération đặc biệt quan tâm đến vụ tai tiếng tấn công tình dục ở Hollywood. Trên nền ảnh, một bàn tay nam giới đang tìm cách chạm vào vai của một phụ nữ tờ báo nặng nề chạy tựa "Quấy rối, hãm hiếp, xâm hại : Dê ‘xồm’ bị thui" (tạm dịch từ tít : Porcs sur le Gril).

Nhật báo thiên tả còn dành 4 trang báo lớn nói về "Sự ra đời của phong trào tố cáo những kẻ sàm sỡ", cũng như là tố cáo tệ nạn quấy rối hiện hữu trong mọi lĩnh vực, không chỉ trong ngành giải trí.

La Croix có bài phóng sự của đặc phái viên, cho biết cảm nhận về cuộc sống thường nhật của người dân Bắc Triều Tiên dưới lệnh trừng phạt của quốc tế trong "Mười ngày xuyên Bắc Triều Tiên".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Chủ trương "Nước Mỹ trên hết" đang đẩy Hoa Kỳ vào tình thế bị cô lập (RFI, 16/10/2017)

Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump, đả kích thỏa thuận hạt nhân với Iran mà các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ xem là chuẩn mực của hợp tác quốc tế, tiếp tục được bình luận. Trong bài phân tích ngày 15/10/2017, hãng tin Pháp AFP đã không ngần ngại cho rằng quyết định đó của ông Trump đã nêu bật nguy cơ là chính sách ngoại giao theo hướng "Nước Mỹ trên hết (America First)" của ông, có khả năng chuyển hóa thành "Nước Mỹ đơn độc (America Alone)" khi ông phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

alone1

Một bức bích họa chống Mỹ tại Teheran, Iran, ngày 13/10/2017. Reuters/Nazanin Tabatabaee Yazdi/TIMA

Thoạt đầu, các nhà quan sát còn phân vân, tự hỏi là chính sách của tân tổng thống Mỹ sẽ ra sao. Thế nhưng, họ đã nhìn thấy một sợi chỉ xuyên suốt các quyết định của ông, từ việc rút nước Mỹ ra khỏi các hiệp định thương mại đa phương, thách thức các đồng minh cố hữu, cho đến việc xé bỏ các hiệp định quốc tế : Đó là ông Trump kiên quyết không để cho bị bất kỳ một quan hệ quốc tế nào ràng buộc.

Một nhà nghiên cứu có uy tín là ông Richard Haass, chủ tịch định chế tham vấn Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Council on Foreign Relations đã khẳng định rằng chính sách đối ngoại của ông Trump đang đi theo "học thuyết triệt thoái".

Ông Trump chưa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng ông nói sẵn sàng làm việc đó nếu Quốc hội Mỹ và các đồng minh của Hoa Kỳ không đồng ý ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran. Ngay trước khi quyết định về Iran, ông đã rút Mỹ ra khỏi tổ chức văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO. Trước đó, ông đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, và dường như ông đã sẵn sàng xóa bỏ một hiệp ước lớn hơn là Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ - NAFTA.

Ông còn đặt vấn đề về cam kết của Mỹ đối với các đồng minh trong khối NATO, ra lệnh cho rà soát lại lợi ích của việc Mỹ tham gia các định chế Liên Hiệp Quốc, thậm chí còn tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.

Cơ sở của các quyết định kể trên, như ông luôn tuyên bố, đó là chủ trương của ông đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên tất cả. Có điều là hệ quả của các hành động trên rất nghiêm trọng. Ông Ben Rhodes, cựu cố vấn cao cấp trong chính quyền cựu tổng thống Barack Obama, đã cảnh cáo : "Các quốc gia khác sẽ không muốn ký thỏa thuận với Hoa Kỳ".

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, người đã đàm phán thỏa thuận hạt nhân, cho rằng hành động của ông Trump sẽ gây thiệt hại lâu dài cho uy tín của Hoa Kỳ, vì sẽ không còn ai tin tưởng vào chính quyền Hoa Kỳ để tham gia đàm phán những vấn đề dài hạn.

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry, một kiến ​​trúc sư chủ chốt của thỏa thuận với Iran, đã cho rằng quyết định của ông Trump đã làm suy yếu vai trò của Mỹ, khiến Mỹ mất đồng minh…

Các đồng minh truyền thống của Washington ở Châu Âu lúc đầu rất thận trọng trong cách tiếp cận đối với ông Trump, với hy vọng ông sẽ bớt cực đoan khi vào Nhà Trắng. Thế nhưng, hy vọng này đã bị quyết định về Iran phá tan, và Châu Âu đã nhất loạt phản ứng.

Theo chuyên gia Barbara Slavin thuộc trung tâm tham vấn Hội Đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), "ông Trump có vẻ như nghĩ rằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ đủ để cho Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn vào bất cứ lúc nào… Điều mà ông ấy không hiểu là Hoa Kỳ chỉ ở đỉnh cao quyền lực khi vận động để đạt đến sự đồng thuận quốc tế".

Trọng Nghĩa

************************

Liên Hiệp Châu Âu kiên quyết duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran (RFI, 16/10/2017)

Liên Hiệp Châu Âu kiên quyết bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran sau phiên họp các ngoại trưởng ngày 16/10/2017, tại Luxembourg. Theo các nước Châu Âu, thỏa thuận lịch sử này còn là điều cần thiết để thuyết phục Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

alone2

Sinh viên Iran tuần hành phản đối quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh chụp ngày 14/10/2017. Reuters/Tasnim News Agency

Ngày 13/10, tổng thống Mỹ Donald Trump đã phủ nhận Teheran tôn trọng thỏa thuận được ký tại Vienna năm 2015 với sáu cường quốc. Trong khi đó, 5 nước còn lại (Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp, Anh) đều nhất trí bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Trong một bản thông cáo chung, được AFP trích dẫn, ba nước Pháp, Anh và Đức đều tỏ ra "quan ngại" về "các hệ lụy đối với an ninh của Hoa Kỳ và các nước đồng minh" của các biện pháp mà chủ nhân Nhà Trắng yêu cầu.

Đến tham gia buổi họp các ngoại trưởng sáng 16/10 tại Luxembourg, bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu khẳng định : "Đây là một thỏa thuận được thực hiện tốt và đó là điều chúng ta cần đối với nền an ninh".

Vẫn theo bà Federica Mogherini, Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế, AIEA, tổ chức từng tiến hành nhiều đợt thanh tra tại các cơ sở hạt nhân của Iran, "chưa từng phát hiện bất kỳ sự thiếu tôn trọng nào từ phía Iran".

Những lời tuyên bố của tổng thống Mỹ khiến chính phủ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu lo ngai vì "có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự" giữa Hoa Kỳ và Iran, như cảnh báo của ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel.

Trước đó, ngày 15/07, do cộng đồng quốc tế phản đối các cáo buộc của chủ nhân Nhà Trắng, nhiều quan chức của chính quyền Washington đã lên tiếng xác định rằng Hoa Kỳ trước mắt vẫn gắn bó với phần còn lại của thỏa thuận hạt nhân Iran.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin NBC, bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nói rằng Teheran đang tuân thủ thỏa thuận hạt nhân 2015. Song bà tỏ ý quan ngại trước những hoạt động hạt nhân của Iran không nằm trong khuôn khổ của thỏa thuận, bao gồm việc bán vũ khí và tài trợ cho các nhóm chiến binh, trong đó có phiến quân Hezbollah.

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế
samedi, 14 octobre 2017 11:35

Ông Trump và ông Kim

Khi Tổng thống Donald Trump lên tiếng đe dọa sẽ rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, ở bên kia bờ Thái Bình Dương, một nhà độc tài sung sướng chỉ ra là ông đã đúng. Nhà độc tài đó là ông Kim Jong-un của Bắc Hàn.

kimtrump1

Kim Jong-un và Donald Trump - Ảnh minh họa 

Nếu nghe tổng thống nói về lãnh tụ họ Kim của Bắc Hàn, chúng ta phải tưởng tượng đó là một nhân vật hí họa – một "người hỏa tiễn" đang theo đuổi một "sứ vụ tự tử". Nhưng nếu nhìn vào hành động của tổng thống Hoa Kỳ thì chúng ta khám phá ra là lãnh tụ Bắc Hàn không điên khùng như ông nhiều khi cố tình tạo cái cảm tưởng vậy.

Điều đó còn đúng hơn trước chính sách về Iran của tổng thống. Ông Trump có vẻ đang tính đến chuyện không xác nhận là Iran tuân thủ đúng thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký kết với các cường quốc của thế giới năm 2015. Nếu đặt mình vào địa vị ông Kim, hẳn chúng ta cũng phải kết luận là mình đúng hoàn toàn ngay từ đầu : Không thể tin Hoa Kỳ được, ngay cả khi Washington đặt bút ký tên vào một thỏa thuận quốc tế. Chả cũng Hoa Kỳ đã ký kết vào Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đó sao ? Nhưng rồi cũng Hoa Kỳ xé hiệp ước đó, thản nhiên bỏ rơi các đồng minh của mình.

Nhìn từ Bình Nhưỡng, cách duy nhất để chặn một cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ đã luôn luôn là phải đưa Bắc Hàn trở thành một cường quốc hạt nhân có đủ khả năng và sẵn sàng tấn công phủ đầu hay phản công vũ bão. Theo một số chuyên gia ở Á Châu, đó chính là lý do Bắc Kinh lập luận chống lại áp lực quá mức lên chế độ Bình Nhưỡng. Ông Kim, một viên chức ở Bắc Kinh giải thích, sẽ "chọn cái chết để chống cự" thay vì chịu thua Hoa Kỳ.

Và nay ông Kim cảm thấy mình được chứng minh là đúng, và tin tưởng là chương trình hạt nhân của ông, tiến xa hơn của Iran nhiều, sẽ là cái vé để bảo vệ cho sự sống còn của chế độ của ông.

Tổng thống Trump là người thường thích để cho người ta không biết ý định của ông là thế nào. Chả thế mà ông đã đưa ra một câu nói lửng lơ hồi cuối tuần rồi, "gió lặng trước cơn bão", một việc mà sau đó ông công nhận là ám chỉ Bắc Hàn. Không hiểu vì ảnh hưởng từ đâu, nhưng tổng thống có vẻ tin hoàn toàn là Iran vi phạm thỏa thuận lịch sử vốn đã giúp đình chỉ và lật ngược lại các hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy giảm cấm vận. Mặc dầu Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency- IAEA), cơ quan mà nhiệm vụ là bảo đảm Iran phải tuân thủ, nói là không có bằng cớ gì là Iran không tuân thủ, mặc dầu tất cả các cường quốc còn lại đã ký kết vào thỏa thuận không đồng ý, tổng thống Hoa Kỳ vẫn tin mình đúng.

Trong khi vụ Iran đang tiếp diễn, từ Bắc Hàn, ông Kim sẽ theo dõi kỹ. Nhưng số phận của Iran không phải là vấn đề duy nhất ông chú tâm theo dõi. Điều mà chính hệ thống tuyên truyền của ông đã nhiều lần nhắc nhở, đó là số phận của các lãnh tụ Trung Đông có thời ao ước có khả năng vũ khí hạt nhân. Ông biết rõ về họ lắm vì chế độ của ông từng hợp tác với họ. Những người ngần ngại trong việc theo đuổi chương trình hạt nhân, hay bị buộc phải từ bỏ chương trình của họ, bị đánh bại và giết chết thảm thương.

Trước hết là chuyện ông Saddam Hussein, nhà độc tài Iraq từng cho phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân, hóa học, và sinh học hồi thập niên 1980. Sau vụ phiêu lưu tấn công chiếm đóng Kuwait và thất bại trong cuộc chiến vùng Vịnh, Iraq bị buộc phải từ bỏ vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt. Nhưng ông Saddam đã chơi một cái trò mèo vờn chuột với các thanh tra của IAEA, tạo thêm nghi ngờ là ông đã giấu một phần kho vũ khí của mình.Những nghi ngờ này cho Hoa Kỳ cái cớ tổ chức cuộc tấn công vào Iraq năm 2003. Kết quả là ông Saddam bị bắt, bị đưa ra xử và bị treo cổ.

Tuy vậy, những cuộc tìm kiếm rộng rãi sau cuộc chiến đã không tìm thấy vũ khí nào cả, dẫn đến việc một số quan sát viên đồn đoán là ông Saddam đã duy trì huyền thoại sở hữu vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt để tạo một bầu không khí sợ hãi giúp ông tiếp tục nắm quyền.

Rồi còn chuyện Đại tá Muammar Gaddafi, lãnh tụ Libya mà Tổng thống Ronald Reagan gọi là "con chó dại" của vùng Trung Đông. Năm 2003, sau khi điều đình với Hoa Kỳ và Anh, ông Gaddafi tuyên bố hủy bỏ chương trình hạt nhân của mình. Quyết định đó đã mở đường cho việc Libya được thế giới công nhận. Chưa đầy một thập niên sau, khi cuộc cách mạng bùng nổ ở Libya, và ông Gaddafi đe dọa tấn công vào thành phố Benghazi ở miền Đông ly khai, một liên minh do NATO cầm đầu can thiệp và đẩy cán cân quyền lực về phía các phiến quân Libya. Ông Gaddafi bị các nhóm dân quân bắt và hạ sát.

Chúng ta không chờ đợi Tổng thống Trump có thể tự đặt mình vào địa vị của lãnh tụ Bắc Hàn để xem ông tính toán ra sao, nhưng những nhà ngoại giao Hoa Kỳ, nhất là Ngoại trưởng Rex Tillerson, đã cố gắng để tìm một cách nào đó cho tình hình bớt căng thẳng. Bởi vì, cũng như Thượng nghị sĩ Bob Corker (Cộng Hòa-Tennessee), Chủ tịch Ủy ban ngoại giao thượng viện, ông Tillerson hiểu rằng trong khi một thỏa thuận ngoại giao với Bắc Hàn có thể không đạt được, cải thiện liên lạc với Bắc Hàn là tối cần thiết để giảm triển vọng một cuộc chiến tình cờ.

Ông Kim chắc sẽ có những vụ thử hạt nhân nữa. Mới tuần rồi, hai dân biểu Nga từ Bắc Hàn trở về nói là Bình Nhưỡng sắp thử một hỏa tiễn có tầm bắn đến California. Tháng rồi, ngoại trưởng Bắc Hàn đề nghị là chính phủ của ông có thể thử hỏa tiễn hạt nhân trên bầu trời Thái Bình Dương, một thử nghiệm hạt nhân trên không đầu tiên từ nhiều thập niên nay. Với sự bất định về chuyện không biết một thử nghiệm hạt nhân như vậy sẽ rớt xuống đâu, chính phủ Trump có thể cảm thấy là phải phản ứng bằng cách bắn hạ hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân.

Nhà bình luận Nicholas Kristof của tờ New York Times mới đây viết "Tôi đã tường thuật về Bắc Hàn kể từ thập niên 1980, và chuyến đi năm ngày (của ông đến Bình Nhưỡng) làm cho tôi cảm thấy lo sợ hơn bao giờ hết về nguy cơ một sự đối đầu sẽ mang lại thảm họa". Ông khuyên "hãy thương thảo không cần điều kiện, dầu chỉ là để bàn luận về chuyện thương thảo" nhằm ngăn cản "cuộc khủng hoảng leo thang".

Theo tạp chí The Atlantic, Hoa Kỳ quả có những ngả để thảo luận với Bình Nhưỡng, mà quan trọng nhất là ở New York, nơi Bắc Hàn có sứ bộ. Ngay sau khi lên làm ngoại trưởng, ông Tillerson đã mở lại con đường đó, trong hy vọng là để có một mối liên lạc. Đó chính là điều ông nói với các nhà báo, về những con đường hai bên có thể tiếp xúc. Nhưng Tổng thống Donald Trump, khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn lần thứ nhì qua Nhật, đã bỏ cuộc. Ông công khai bảo rằng ông ngoại trưởng của ông đừng "tốn thời giờ vô ích".

Điều đáng ngại là những người như Thượng nghị sĩ Bob Corker hay Ngoại trưởng Rex Tillerson biết rõ vấn đề. Họ hẳn biết những nguồn tin tình báo hơn chúng ta về khả năng vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Họ hẳn cũng biết là Bắc Hàn nay sở hữu vũ khí hạt nhân. Chẳng bao lâu nữa, Bắc Hàn sẽ có khả năng bắn vào Hoa Kỳ. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ, dù có công nhận hay không, chỉ còn trông cậy vào phòng ngừa để ngăn cản chiến tranh. Và phòng ngừa chỉ có thể hữu hiệu khi hai bên có thể nói chuyện với nhau. Đó là lý do của hệ thống điện thoại đỏ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Hoa Kỳ và Bắc Hàn không có một liên lạc nào tương tự, nhưng ông Tillerson đang cố gắng tạo một cái gì thay thế. Tổng thống Trump, vốn tiếp tục đe dọa chiến tranh, đang cố gắng hết sức để bảo đảm là ông Tillerson sẽ thất bại. Và đó là điều đã làm ông Bob Corker hoảng sợ. Có lẽ chúng ta cũng nên lo sợ đi là vừa.

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 14/10/2017

Published in Diễn đàn

Ông Trump ‘ra đòn’ với thỏa thuận hạt nhân Iran (VOA, 14/10/2017)

Tổng thng M Donald Trump ngày 13/10 giáng mt đòn mnh vào tha thun ht nhân Iran 2015 bt chp phn đi ca các cường quc khác, không xác nhn Tehran tuân th tha thun và cnh báo có th s kết liễu tha thun này.

iran1

Tổng thng Donald Trump nói v tha thun ht nhân Iran.

Thay đổi chính sách này được loan báo trong bài din văn mà qua đó ông chi tiết hóa mt phương án đi đu hơn vi Iran vì các chương trình phi đn đn đo và ht nhân ca Tehran cũng như s hu thun ca nước này đi vi các t chc cc đoan ở Trung Đông.

Nhà lãnh đạo M t cáo Iran không đáp ng tinh thun tha thun ht nhân và cho biết mc tiêu ca ông là phi làm sao bo đm Tehran không bao gi th đc võ khí ht nhân.

Ông Trump không rút Mỹ ra khi tha thun, nhưng đ cho Quc hi có 60 ngày để quyết đnh nên hay không tái ban hành trng pht kinh tế vi Iran vn được tháo d chiếu theo tha thun 2015.

Quyết đnh hôm nay làm leo thang căng thng vi Iran và đt Washington vào thế bt đng vi các nước khác cùng tham gia ký kết thỏa thuận như Anh, Pháp, Đc, Nga, Trung Quc, và Liên hip Châu Âu.

Quan điểm cng rn ca ông Trump vi Iran làm Tehran phn n nhưng li được Israel hoan nghênh.

Quyết đnh ca Tng thng Trump v Iran là mt phn trong cách tiếp cn ca ông đi vi các thỏa thun quc tế, vi phương châm ‘Nước M trên hết’ vn là lý do khiến ông Trump rút M ra khi hip ước biến đi khí hu Paris và Hip đnh Đi tác Thương mi Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Theo Reuters

*********************

Iran thách thức Tổng thống Trump (VOA, 14/10/2017)

Phản ng mnh m trước vic Tng thng M Donald Trump không xác nhn tha thun ht nhân 2015 gia Iran vi 6 cường quc, Tng thng Iran, Hassan Rouhani, tuyên b Tehran có th rút chân nếu tha thun tiếp din không phc v li ích quc gia Iran.

iran2

Tổng thng Iran Hassan Rouhani trong bài din văn toàn quc ti Tehran, Iran, ngày 13/10/17 kch lit phn đi quyết đnh ca Tng thng M Donald Trump.

Thách thức Tng thng Trump, ông Rouhani khng đnh Tehran s tăng đôi n lc m rng kh năng quc phòng k c chương trình phi đn đn đo bt chp M áp lc đình ch.

Trước đó, Tng thng Trump loan báo ngưng xác nhn tha thun quc tế v ht nhân Iran và cảnh báo có thể s kết liu tha thun này.

"Không Tổng thng nào có th hy b mt tha thun quc tế…Iran s tiếp tc tôn trng tha thun chng nào tha thun y còn phc v li ích ca chúng tôi", Tng thng Iran nhn mnh trong bài din văn được truyn hình trực tiếp và nói thêm rng li l ca ông Trump đy nhng xúc phm và t cáo gi di chng li người dân Iran.

Tổng thng Trump chưa rút M ra khi tha thun ht nhân mà đ Quc hi có 60 ngày đ quyết đnh xem nên hay không nên tái áp đt chế tài kinh tế vi Tehran vn được d b chiếu theo tha thun ký kết năm 2015 đ Iran ngưng phát trin bom ht nhân.

"Đất nước Iran chưa tng và s không bao gi cúi đu trước bt kỳ áp lc nước ngoài nào…Tha thun Iran không th nào tái thương lượng", Tng thng Iran tuyên bố.

Thay đổi trong chính sách M được Tng thng Trump loan báo trong bài din văn mà qua đó ông chi tiết hóa mt phương án đi đu hơn vi Iran vì các chương trình phi đn đn đo và ht nhân ca Tehran cũng như s hu thun ca nước này đi vi các t chc cc đoan Trung Đông.

Nhà lãnh đạo M t cáo Iran không đáp ng tinh thun tha thun ht nhân và cho biết mc tiêu ca ông là phi làm sao bo đm Tehran không bao gi th đc võ khí ht nhân.

Theo Reuters

********************

TT Trump có chính sách cứng rắn hơn với Iran (VOA, 13/10/2017)

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump ng h mt sách lược cng rn hơn vi Iran, và s không xác nhn Tehran đã tuân th tha thun ht nhân đã ký cách đây hai năm. Nhưng trong phát biu quan trng v chính sách trong ngày th Sáu 13/10, nhà lãnh đo Hoa Kỳ không kêu gi bãi b hip ước.

iran3

Biểu tình phn đi trước Tòa Bch c đòi M duy trì chính sách ngoi giao vi Iran trước khi Tng thng Trump công b chính sách cng rn hơn đi vi Iran, ngày 13/10/2017.

Thông báo cho các phóng viên báo chí về chiến lược ca M trước khi Tng thng Trump phát biu, B trưởng Ngoi giao Rex Tillerson nhn mnh rng sách lược ca Tng thng Trump không thay đi cam kết ca M đi vi tha thun ht nhân năm 2015 gia Iran với năm thành viên thường trước ca Hi đng Bo an Liên hip quc và Liên hip Âu châu.

Tuy nhiên hành động ca Tng thng Trump đòi hi Quc hi phi xem xét li tha thun ht nhân vi Iran. Theo lut theo dõi tha thun ht nhân Iran, gi tt là INARA, tng thng M mi 90 ngày phi xác nhn Iran có tuân th hip ước ht nhân, hay còn gi là Kế hoch Hành đng toàn din chung (JCPOA), hay không.

Ngoại trưởng Tillerson nói : "Phương án này là mt chiến lược rng ln hơn so vi chiến lược đã được áp dng đi với Iran trong quá kh. Mc đích là chúng tôi s tiếp tc gi hip ước JCPOA nhưng tng thng s không xác nhn Iran tuân th theo lut INARA".

Ngoại trưởng M nhn mnh rng chính quyn ca Tng thng Trump s tiếp tc các cam kết JCPOA, vi hy vng là Quốc hi s đưa ra lut mnh hơn trong đó cho phép t đng áp dng tr li các bin pháp chế tài mt khi Iran vi phm tha thun.

Ông Tillerson nói với các phóng viên báo chí : "Hãy sa đi li các quy đnh ca lut INARA đ đưa vào nhng đim cng rn hơn. Nếu Iran vượt quá bt c đim gii hn nào thì các bin pháp chế tài s t đng có hiu lc áp dng tr li".

Ngoại trưởng M nói tiếp : "Các đim quy đnh đó áp dng c th cho chương trình ht nhân, nhưng cũng có th áp dng chó nhng vn đ như chương trình phi đạn đn đo".

Ông Tillerson, người được cho là kiến trúc sư ca sách lược mi đi vi Iran, nói rng hành đng ca Quc hi đt ra nhng đim gii hn s đánh đi mt thông đip mnh m cho Iran rng M kiên quyết bo đm rng Iran không được phát triển vũ khí ht nhân.

"Đó là điều tng thng yêu cu chúng tôi phi làm", ông Tillerson nói. "Hoc là phi có thêm nhng bin pháp nghiêm khc buc Iran phi tuân th đ được hưởng nhng li ích và được d b các lnh chế tài, hoc là bãi b hoàn tha thuận. Mỹ rút lui và làm li t đu".

Ông Tillerson nói rằng Tng thng Trump s loan báo thêm các bin pháp trng pht đi vi V binh Cách mng Iran vì h h tr cho các hành đng khng b trong khu vc.

Tổng thng Trump đã không giu diếm chng đi ca ông đối vi hip ước ht nhân này k t khi nó được thông qua năm 2015. Các nhà phân tích và các gii chc ca chính quyn Obama tham gia lp ra tha thun ht nhân này nói rng bt c mt n lc nào nhm sa đi tha thun rt phc tp này cn phi có s phi hợp cht ch vi các đng minh và các nhà lp pháp.

Ông Ben Rhodes, cựu phó c vn an ninh quc gia thi Tng thng Obama, nói : "Hành đng này là đc đoán và hoàn toàn không cn thiết. Vn đ hin nay là chng nhn Iran có tuân th tha thun ht nhân hay không, và như chúng ta đu biết, chính quyn Trump đã hai ln xác nhn Iran tuân th hip ước này. Iran hin đang tuân th tha thun này".

Trong cuộc đin thoi vi vi các phóng viên báo chí hôm th Sáu, ông Rhodes bác b cơ s hp lý trong sách lược của ông Trump. Ông nói : "Phương án h hi thúc Quc hi phi làm s cu thành hành đng vi phm hip ước bi vì nó cu thành n lc đơn phương đàm phán tha thun".

Published in Quốc tế

Tin tặc Bắc Triều Tiên đánh cắp kế hoạch tác chiến Mỹ-Hàn (RFI, 10/10/2017)

AFP hôm 10/10/2017 trích dẫn một nhật báo Hàn Quốc cho biết tin tặc Bắc Triều Tiên đã đánh cắp được hàng trăm tài liệu quân sự của Hàn Quốc, trong đó có cả các kế hoạch tác chiến cùng với quân Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

bachan1

Ảnh minh họa. Reuters

Theo tờ Chosun Ilbo, dân biểu đảng Dân Chủ đang cầm quyền Rhee Cheol-hee tiết lộ rằng tin tặc Bắc Triều Tiên đã xâm nhập được vào mạng nội bộ của quân đội vào tháng 9/2016 và trộm được 235 giga dữ liệu nhạy cảm.

Trong số đó có Kế hoạch Hành động 5015, là kế hoạch mới nhất của Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong trường hợp chiến tranh với Bắc Triều Tiên, chủ yếu là các dự án tấn công để trừ khử Kim Jong-un.

Hãng tin Pháp không liên lạc được với dân biểu Rhee Cheol-hee, nhưng văn phòng của ông cho biết những phát biểu của ông trên tờ Chosun Ilbo là chính xác.

Dân biểu Rhee nói rằng theo Bộ quốc phòng, còn phải tìm hiểu xem 80% tài liệu bị đánh cắp là những gì. Nhưng kế hoạch hành động khẩn cấp của lực lượng đặc nhiệm đã bị lấy cắp, cũng như những chi tiết về các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn, và những thông tin về các địa điểm quân sự chủ chốt, các nhà máy điện.

Một phát ngôn viên quân đội từ chối xác nhận những thông tin trên đây, với lý do bí mật quốc phòng.

Theo Bộ quốc phòng Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên có một đơn vị gồm khoảng 6.800 tin tặc, đã từng tiến hành nhiều vụ có quy mô lớn, đặc biệt là vụ tấn công tin học vào Sony Pictures năm 2014.

Thông tin nói trên được công bố vào lúc tình hình đang rất căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, do tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tục đưa ra những lời đe dọa. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử và đạn đạo, bất chấp các biện pháp trừng phạt của quốc tế.

Thụy My

******************

Kim Jong-un : Hạt nhân là "vũ khí răn đe" bảo đảm hòa bình (RFI, 09/10/2017)

Theo tiết lộ của báo chí Bình Nhưỡng ngày 08/10/2017, phát biểu nhân hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên, Kim Jong-un đã đề bạt em gái Kim Yo-jong, 28 tuổi, vào Bộ Chính Trị. Đây cơ quan quyền lực nhất của chế độ. Ngoài ra lãnh đạo Bắc Triều Tiên nhìn nhận đất nước đang trải qua nhiều "thử thách", nhưng vũ khí hạt nhân là "phương tiện bảo đảm an ninh và sự trường tồn cho đất nước"

kim1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng. Ảnh do KCNA công bố ngày 08/10/2017-KCNA/via Reuters

Thông tín viên Frédéric Ojardias từ Seoul cho biết thêm :

"Kho vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên là "phương tiện răn đe mãnh liệt, bảo vệ vững bền hòa bình trước những đe dọa từ phía đế quốc Mỹ". Trong cuộc họp của Ban chấp hành trung ương Đảng hôm thứ Bảy 07/10, ông Kim Jong-un đã tuyên bố như trên. Các phương tiện truyền thông tại Bình Nhưỡng phổ biến rộng rãi bài diễn văn này vài giờ sau khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump qua mạng Twitter đã chỉ trích các nỗ lực ngoại giao đối với Bình Nhưỡng và một lần nữa, lãnh đạo Mỹ úp mở đề cập tới khả năng quân sự.

Seoul ngày càng lo ngại trước thái độ cứng rắn muốn loại bỏ vế ngoại giao của chủ nhân Nhà Trắng. Đồng thời lập trường của tổng thống Trump như đang củng cố thêm quyết tâm của Kim Jong-un.

Cũng nhân hội nghị Trung Ương Đảng, ông Kim đã chỉ định người em gái là cô Jim Yo-jong, 28 tuổi, làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị. Một nhân vật thân tín khác của ông là Choi Yong-rae được đề bạt vào Quân Ủy của Đảng Lao Động Triều Tiên, một cơ quan tập trung nhiều quyền lực. Bất chấp những căng thẳng, hay có lẽ chính vì những căng thẳng ấy, mà gia đình họ Kim đang thắt chặt đoàn kết và thâu tóm thêm quyền lực".

Công tác tại Bình Nhưỡng hồi tuần trước, dân biểu Nga Anton Morozov nghĩ là Bắc Triều Tiên sẽ lại bắn thử tên lửa trong những ngày tới. Tại Washington, một nhà quan sát cũng cho rằng, có nhiều khả năng là vụ bắn thử tên lửa mới sẽ diễn ra ngày 10/10, nhân kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao Động Triều Tiên.

Hàn Quốc chuẩn bị trả đũa

Theo hãng tin Yonhap, Seoul đã làm chủ công nghệ chế tạo bom graphite, có khả năng cho nổ cầu chì, làm tê liệt hệ thống điện lực của Bắc Triều Tiên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Một nguồn tin thông thạo từ Cơ Quan Phát Triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc cho rằng Seoul đã trong tư thế sẵn sàng, và có thể kích hoạt loại vũ khí này "bất cứ lúc nào".

Bộ quốc phòng Hàn Quốc dự trù tăng thêm 500 triệu won (tương đương với 436.000 đô la), cho ngân sách vào năm tới để phát triển thêm phương tiện phòng thủ này. Bom graphite, được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-1991), đã làm tê liệt khoảng 85 % hệ thống điện lực của Iraq.

Thanh Hà

***********************

Dân Châu Á nghĩ gì về các vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn ? (BBC, 09/10/2017)

Các vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Bắc Hàn đã khiến nước này bị các nước láng giềng lên án và lãnh đạo Kim Jong-un bị chế nhạo.

kim2

Truyền thông Bắc Hàn nói ông Kim Jong-un "thị sát việc đưa bom nhiệt hạch vào một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" (Ảnh của KCNA nói chụp ngày 3/9/2017)

Mặc dù bị báo chí gọi là "chú hề quái đản" (New York Times 5/7), hay Tổng thống Donald Trump gọi là "anh hùng hỏa tiễn", vị lãnh đạo Bắc Hàn cũng nhận được lời khen ngợi từ một số người trong cộng đồng mạng xã hội, chủ yếu là ở Châu Á.

Có lẽ ý kiến của một số người sử dụng Facebook ở Việt Nam, Indonesia, Thái lan và người dùng mạng Sina Weibo của Trung Quốc không phải là tiêu biểu, nhưng cũng cho thấy ít ra là có một số người ngưỡng mộ quan điểm cứng rắn của Kim Jong-un đối với Mỹ, hay tỏ ra ngờ vực cách Mỹ xử lý cuộc khủng hoảng Bắc Hàn.

Việt Nam

Trên Facebook, mặc dù đa số dân mạng tỏ ý lo ngại về quyết tâm 'theo đuổi hạt nhân' của Bắc Hàn, một số Facebooker thực sự nghĩ rằng ông Kim Jong-un cảm thấy bị đe dọa trước khả năng bị quân đội Mỹ xâm lược, và cho rằng ông ta cần phải lên kế hoạch để tự vệ.

Facebooker Nguyễn Nam thì bình luận : "Nếu Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thành công trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo và sản xuất hàng loạt vũ khí tối tân để phòng thủ đất nước, họ sẽ khỏi phải chịu chung số phận với Iraq, Lybia, Syria".

Còn Nguyễn Thanh Khiết lại khuyên Bình Nhưỡng "chớ có dại" mà "từ bỏ vũ khí hạt nhân".

"Từ bỏ hạt nhân là Mỹ nó treo cổ, chớ có dại", Nguyễn Thanh Khiết viết, "Nếu Mỹ đừng vi phạm luật pháp quốc tế, tấn công vô cớ các nước có chủ quyền và là thành viên LHQ, thì Triều Tiên sẽ ngừng thử hạt nhân".

Trung Quốc

Các bình luận của độc giả Trung Quốc trên mạng Sina Weibo đa dạng hơn. Một số người có ý mỉa mai về chính phủ Trung Quốc.

Chẳng hạn, một độc giả với tên "Saving Mr Wu" viết : vụ thử hạt nhân này gây ra cuộc động đất 6.3 độ [Richter] ; lần sau, vụ thử sẽ làm thức dậy các núi lửa im lìm trên dãy Núi Changbai ; khi đó người dân vùng Đông Bắc sẽ gặp nguy to".

Độc giả Tianfuluozhaji bình luận : "Khi Nam Hàn triển khai hệ thống tên lửa THAAD ở nước họ, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục đưa tin chuyện này sẽ gây chất phóng xạ và ảnh hưởng đến an toàn của người dân ở các vùng lân cận ; giờ đây Bắc Hàn thử hạt nhân, vụ này lại không ảnh hưởng gì đến môi trường của Trung Quốc. Tại sao lại có tiêu chuẩn kép vậy ?".

Dududusheng thì đưa ra lời khuyên : "Chúng ta phải cho Mỹ biết điều then chốt để giải quyết các vấn đề hạt nhân là làm thế nào để chấm dứt tình trạng thù địch giữa Mỹ và Bắc Hàn".

Jiuhuayiping nói : "Tội nghiệp người dân Triều Tiên - sở hữu vũ khí hạt nhân là cách duy nhất họ có thể đối phó với đe dọa và không lo sợ nữa ; họ thà chết còn hơn. Đây hoàn toàn là lỗi của Mỹ".

Độc giả Chinawangxs đặt câu hỏi : "tại sao chúng ta không phóng vài tên lửa hạt nhân sang [Bắc Hàn] và tiêu diệt nước gây rối này ?"

Li Minghang 64183 trả lời : "Vì nếu có tấn công hạt nhân, Bắc Hàn, Nam Hàn, Nhật Bản và vùng Đông Bắc Trung Quốc sẽ đều bị hủy diệt, không phải quốc gia nào cũng vô trách nhiệm như Bắc Hàn".

Indonesia

Một số người dùng Facebook bình luận trên trang của BBC Indonesia về các các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn. Họ đổ lỗi cho Mỹ.

Chẳng hạn, IsnAn Siputranirwana viết bằng tiếng Java : "Rất hay, đừng chờ quá lâu, sao các bạn không thử phóng một quả (tên lửa) nhắm vào Mỹ ?"

Còn Wahyudi thì bình luận : "Trong bụng, Mỹ đang ghen tỵ và thực sự lo lắng cho đất nước của anh đó anh Kim ạ".

Một Facebooker khác thì bình luận bằng tiếng Bahasa Indonesia : "Đừng sợ Mỹ. Bọn này chỉ khoác lác và chỉ có những quốc gia ngu ngốc mới nhận chỉ thị của Mỹ".

Thái Lan

Trên trang Facebook của BBC tiếng Thái, phần lớn độc giả chia sẻ lo ngại về các vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn. Tuy nhiên, một số ít người tìm cách lý giải vì sao Bắc Hàn lại có các cuộc thử này.

Pray Nakkong giải thích, "Vì Mỹ thích xâm lược [các nước khác]. Bắc Hàn đã phát triển vũ khí hạt nhân nhưng họ chưa bao giờ tấn công ai. Một nước nào đó coi nền dân chủ của mình là tốt hơn các nước khác nhưng lại đi ném bom các nước khác".

Độc giả này cũng đổ lỗi cho truyền thông đã thông đồng với ý đồ thay đổi chế độ Bắc Hàn của Mỹ :

"Đôi khi, cuộc tấn công là sai lầm và họ dùng truyền thông để mô tả phía bên kia là kẻ xấu, là một đất nước không có tự do. Mỹ sẽ không bao giờ dám gây chiến".

Một độc giả khác có tên Akiko bình luận bằng tiếng Thái : "[Bắc Hàn] chỉ thử nghiệm thôi, có đe dọa ai đâu. Tại sao lại sợ quá vậy Mỹ ?".

Cùng chung quan điểm này, Pornchai Jinuntuya viết :

"Bắc Hàn [thử tên lửa] trong nước họ, chưa bao giờ xâm lược ai. Không phải như một nước ăn cắp, hôi của của các nước trên khắp thế giới".

Facebooker Sarawutt Phasika trong lúc đó đặt câu hỏi về kế hoạch "phi hạt nhân hóa" Bán đảo Triều Tiên :

"Câu hỏi là : Tại sao Mỹ và Trung Quốc có thể phát triển vũ khí hạt nhân mà Bắc Hàn lại không được ?"

kim3

Hàng chục ngàn người biểu tình chống Hoa Kỳ tại Bình Nhưỡng hôm 23/9

Các chương trình hạt nhân và thử tên lửa của Bắc Hàn gây chú ý nhiều ở các nước Châu Á. Chủ đề này cũng được một số người sử dụng mạng xã hội nhắc tới như điểm tham chiếu cho các vấn đề của chính họ.

Một số ít quan sát tình hình Bắc Hàn với quan điểm văn hóa và chính trị của riêng họ và tỏ sự tức giận với Mỹ. Nhiều người khác tìm cách rút ra bài học từ một nước nhỏ trong một thế giới tàn bạo của các siêu cường.

Là nước Châu Á duy nhất bị chia cắt bởi Chiến tranh Lạnh và trải qua một cuộc chiến tàn khốc với Mỹ (1964-1975), Việt Nam dường như là nước có nhiều bình luận so sánh với hai nước Nam - Bắc Hàn từ cộng đồng mạng xã hội nhất.

*****************

Bắc Triều Tiên : Donald Trump lại dọa sử dụng giải pháp quân sự (RFI, 08/10/2017)

Khẳng định "mọi nỗ lực ngoại giao đã thất bại", tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chỉ có "một giải pháp hiệu nghiệm" đối với Bắc Triều Tiên. Vài giờ sau, Kim Jong-un tuyên bố "đủ sức" răn đe nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.

btt1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại căn cứ không quân Andrews, Maryland, ngoại ô Washington, ngày 07/10/2017. Reuters/Mike Theiler

Cường độ khẩu chiến giữa tổng tư lệnh tối cao của hai quân đội có bom hạt nhân tăng thêm một nấc. Thứ Bảy 07/10/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên mạng Twitter : nhiều đời tổng thống Mỹ đã thương thuyết với Bắc Triều Tiên từ 25 năm qua, nhiều thỏa thuận đã được ký kết và nhiều khối tiền đã cấp cho Bình Nhưỡng nhưng tất cả đều thất bại. Bắc Triều Tiên vi phạm các thỏa thuận khi chưa ráo mực và sỉ nhục các nhà thương thuyết Mỹ.

Theo AFP, sau khi chỉ trích các chính quyền tiền nhiệm không sớm dùng vũ lực ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, tổng thống Donald Trump tuyên bố nắm trong tay "biện pháp duy nhất hiệu nghiệm".

Trong tuần, trong một cuộc trao đổi với các tướng lãnh, chủ nhân Nhà Trắng đã nói đến "tình trạng yên tĩnh trước cơn bão dữ".

Theo Reuters, Bình Nhưỡng, qua các kênh tuyên truyền ngày Chủ Nhật 08/10/2017, phản ứng tức khắc. Vài giờ sau khi bị Donald Trump cảnh cáo, truyền thông Bắc Triều Tiên loan tin Kim Jong-un ca ngợi "sức mạnh hạt nhân của Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên" và khả năng "răn đe đế quốc Mỹ". Lãnh đạo Bắc Triều Tiên tuyên bố như trên trong cuộc họp của trung ương đảng Lao Động hôm 08/10, cùng lúc khẳng định chính sách "phát triển song hành hạt nhân và kinh tế" là chủ trương đúng.

Tú Anh

****************

Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ âm mưu ám sát Kim Jong-un (RFI, 07/10/2017)

Theo một bản tin hôm 06/10/2017 của hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA được báo Newsweek đưa lại, đại diện của Bình Nhưỡng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 đã tố cáo Mỹ đã mưu toan ám sát lãnh tụ Kim Jong-un hồi tháng Năm.

btt2

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố về bài diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh của KCNA ngày 22/09/2017. KCNA via Reuters

Đại diện Bắc Triều Tiên cho biết : "Vào tháng Năm năm nay, một nhóm khủng bố tàn ác đã xâm nhập đất nước chúng tôi theo lệnh của CIA Mỹ và tình báo của ngụy quyền Hàn Quốc, với mục đích thực hiện khủng bố nhà nước vào khu vực chính quyền trung ương, sử dụng các hóa chất sinh học. Họ đã bị bắt giữ và bêu trước công chúng. Điều này cho thấy Hoa Kỳ rõ ràng là thủ phạm chính đứng đằng sau".

Bình Nhưỡng cũng muốn làm rõ "lập trường nguyên tắc" đối với Cơ quan chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc, thành lập hồi tháng Sáu. Theo đại diện Bắc Triều Tiên, Washington sử dụng chiêu bài chống khủng bố để lật đổ các chính phủ thù địch. Lý do chính khiến khủng bố quốc tế chưa bị tiêu diệt, là do sự can thiệp của Hoa Kỳ.

Nhiều năm qua, Bình Nhưỡng luôn lên án Mỹ triển khai "Kế hoạch Jupiter", một chiến dịch dùng vũ khí sinh hóa để triệt hạ Kim Jong-un, nhưng các cáo buộc này chưa bao giờ được chứng minh.

Bản tin hôm thứ Sáu 6/10 của KCNA còn nói rằng Washington "đổi màu như tắc kè" để biện minh cho việc lật đổ các chính phủ, đặc biệt tại Trung Đông. Nhân danh chống khủng bố và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ đã đưa quân đến Afghanistan, Iraq, Libya. Cả ba nước này hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh, và Bắc Triều Tiên nêu Iraq và Liyba là hai ví dụ cho thấy do chính phủ hai nước này từ bỏ chương trình nguyên tử, nên sau đó đã bị Mỹ tấn công.

Thụy My

Published in Quốc tế

Donald Trump sẽ phát động chiến tranh ?

Le Figarohôm nay đặt vấn đề "Donald Trump có đang chuẩn bị cho việc Hoa Kỳ tham chiến hay không ?". Với lời đe dọa "hủy diệt toàn bộ" Bắc Triều Tiên, đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương và của Iran tại Trung Đông, người đứng đầu Nhà Trắng đang tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ, nhưng để phục vụ cho chiến lược nào ?

chientranh1

Những chiếc trực thăng CH-53 chuẩn bị cất cánh từ chiến hạm USS Kearsarge của Mỹ ngày 18/09/2017. Reuters/Jonathan Drake

Tăng 100 tỉ đô la ngân sách quốc phòng

Thượng Viện Hoa Kỳ vừa thông qua ngân sách 692 tỉ đô la cho Lầu Năm Góc trong năm 2018, cũng gần tương đương với con số của Hạ Viện là 696 tỉ. Việc Quốc Hội cho tăng ngân sách gần 100 tỉ đô la so với năm 2016 – năm cuối cùng trong nhiệm kỳ Obama – và vượt quá cả yêu cầu của tổng thống Trump 37 tỉ đô la, là hết sức ngoạn mục. Vì sao lại như thế, trong khi chi quân sự Mỹ hiện còn nhiều hơn cả 15 quân đội lớn nhất trên thế giới cộng lại ?

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã hứa hẹn "xây dựng lại một quân đội mạnh hơn bao giờ hết", xóa bỏ mức trần chi quân sự do một đạo luật năm 2011 ấn định. Theo Budget Control Act, ngân sách này cho năm 2018 chỉ là 608 tỉ đô la, trong đó có 60 tỉ cho can thiệp bên ngoài. Cơ quan tư vấn bảo thủ American Enterprise Institute (AEI) tính toán rằng cần thêm từ 250 đến 300 tỉ đô la trong bốn năm tới.

Với số tiền này, ông Trump sẽ tăng thêm 60.000 binh sĩ cho lục quân, thêm 78 chiến hạm mới và 50.000 lính cho hải quân, khoảng 100 chiến đấu cơ và 43.000 lính cho không quân, tăng cường thủy quân lục chiến.

Quân đội Mỹ đang có ưu thế vượt trội

Trong khi đó, ưu thế quân sự tối thượng của Mỹ không ai tranh cãi được. Quân đội đứng nhì thế giới là Trung Quốc có 500 xe tăng hiện đại (Type 99) thì Mỹ có đến 8.700 chiếc M1. Trong số 8.400 trực thăng chiến đấu trên thế giới, có đến 6.400 chiếc là của Mỹ ; và Hoa Kỳ hiện có 10 hàng không mẫu hạm, bằng tổng số của các nước khác cộng lại.

Tuy nhiên, các lãnh đạo quân sự than phiền về tình trạng trang thiết bị xuống cấp, huấn luyện không đến nơi đến chốn sau nhiều năm bị siết chặt ngân sách. Hải quân cho rằng vụ đụng tàu mới đây làm 17 thủy thủ thiệt mạng là do "việc điều đi công tác ngày càng lâu hơn, rút ngắn thời gian huấn luyện, bảo trì giảm hoặc trì hoãn".

Think tank bảo thủ Heritage Foundation cảnh báo, lục quân Mỹ là "yếu kém", còn hải quân, không quân, thủy quân lục chiến và vũ khí nguyên tử chỉ ở mức chấp nhận được. US Air Force, bị cắt giảm 20.000 quân năm 2014, đang yếu nhất kể từ năm 1948 : tuổi thọ trung bình của các chiến đấu cơ là 28, và còn thiếu 700 phi công.

Trật tự thế giới tự do dưới sự lãnh đạo của Mỹ

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, nguyên tắc được ấn định cho quân đội Mỹ là phải có khả năng tham gia cùng lúc hai cuộc chiến lớn. Nhưng những mối đe dọa ngày càng đa dạng hơn - từ khủng bố, hỏa tiễn đạn đạo cho đến tin tặc – cộng với sự thiếu vắng một địch thủ chính như thời còn Liên Xô cũ gây phức tạp thêm cho việc tính toán. Donald Trump đang phân vân trước việc duy trì 800 căn cứ quân sự Mỹ và lực lượng tại 150 nước.

Tình hình căng thẳng hiện nay với Bắc Triều Tiên khiến giả thiết xảy ra xung đột trong vài tháng tới có thể thành sự thực. Chính quyền Trump cũng muốn đối đầu mạnh mẽ hơn với Iran. Trung Quốc và Nga tiếp tục được coi là mối đe dọa tại Biển Đông, Đông Âu và Cận Đông. Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Trump còn thêm Cuba và Venezuela vào danh sách. Đã ba năm liên tiếp, Heritage Foundation nhận định "trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo từ cuối Đệ nhị Thế chiến có nguy cơ bị phá vỡ". Có điều, chẳng biết ông Donald Trump có muốn duy trì trật tự đó hay không.

Chủ thuyết quân sự nào cho Donald Trump ?

Từ khi bước vào Nhà Trắng, tổng thống Trump đã ra lệnh bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào Syria, thả quả siêu bom MOAB xuống quân al-Qaeda ở Afghanistan, và gởi thêm 3.000 quân tăng viện đến nước này. Ông tăng cường chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria, đẩy mạnh hoạt động của lực lượng đặc biệt ở Yemen, cho máy bay không người lái tấn công ở Cận Đông và Somalia. Đối với một tổng thống trước khi đắc cử từng tố cáo việc can thiệp quân sự của Mỹ là "hoàn toàn lãng phí", và hứa hẹn sẽ "thương lượng như điên" với Bắc Triều Tiên, đây là một sự quay ngoắt 180 độ.

Cho đến nay, Donald Trump vẫn chưa xác định các mục tiêu chiến lược và các điều kiện sử dụng đến vũ lực. Quan hệ đối ngoại của ông chỉ tuân theo hai nguyên tắc : không đoán định trước, và đàm phán trên vị thế của kẻ mạnh. Robert Kaplan của Center for a New American Security nhận xét đó là "một chính sách con buôn không có tầm nhìn thực tế", khác xa với việc "bảo vệ trật tự thế giới tự do của phương Tây" như tất cả những người tiền nhiệm.

Dưới thời Obama, các nguyên tắc can thiệp rất khắt khe, với chỉ đạo thận trọng "Không được làm những điều ngốc nghếch". Còn ông Trump dường như thích câu châm ngôn cổ điển "Luật pháp trong tay người mạnh nhất". Ngược với việc tăng ngân sách quân sự, chính quyền Trump muốn giảm 25% ngân sách ngoại giao và viện trợ nhân đạo, còn khoảng 37,6 tỉ đô la, không đầy 5,5% so với quân đội. Theo Havard Political Review, đây là "cái lý của kẻ mạnh, được khoác lên chiếc áo chủ thuyết".

Khí hậu : Hãy thuyết phục Trump bằng lý lẽ kinh tế

Cũng liên quan đến tổng thống Mỹ nhưng trên lãnh vực môi trường, Les Echos cho rằng những lý lẽ về kinh tế hiệu quả hơn là về sinh thái, để thuyết phục được ông Trump.

Tờ báo cho biết, một tài liệu 43 trang của chính quyền Trump bị rò rỉ hôm thứ Bảy 7/10 cho thấy trong những ngày tới, đạo luật Clean Power Act của ông Obama nhằm hạn chế ô nhiễm công nghiệp, có thể bị hủy bỏ. Ông Trump cho rằng kế hoạch này sẽ làm nền kinh tế Mỹ bị thiệt mất 33 tỉ đô la từ nay đến năm 2030.

Cựu giám đốc Cơ quan bảo vệ môi trường Gina McCarthy tố cáo "việc từ bỏ các cam kết luật pháp, khoa học và đạo đức nhằm đối phó với mối đe dọa biến đổi khí hậu". Nhìn rộng hơn, đây là một trong những bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ đơn phương cho phép mình đứng trên mọi thỏa ước quốc tế.

Theo Les Echos, cần phải nói cùng một ngôn ngữ kinh tế và tài chính mới có thể lay chuyển được quan điểm của ông Trump, đó là tăng trưởng, lợi nhuận và công ăn việc làm. Lần đầu tiên từ sau cuộc cách mạng kỹ nghệ, các nhà máy điện mặt trời và năng lượng gió bắt đầu thắng thế trong gọi thầu công khai, so với năng lượng hóa thạch. Các giải pháp hợp lý hóa năng lượng tạo ra thị trường khổng lồ cho công nghiệp. Thay vì thi nhau phản đối, cần thuyết phục ông Trump quan tâm đến những thay đổi trên để có thể "Make America Great Again".

Na Uy, vương quốc xe hơi chạy điện

Cũng về môi trường, Le Monde trong bài "Na Uy, vương quốc của xe hơi điện" cho biết tại nước này, cứ năm chiếc xe hơi thì có một chiếc chạy bằng điện, nhờ các biện pháp giảm thuế, bãi đậu xe và điểm sạc bình miễn phí.

Riêng tại thủ đô Oslo, xe hơi điện chiếm đến 40%. Ngay cả ở vùng Finnmark xa xôi lạnh lẽo, ít trạm sạc bình và cái lạnh làm giảm phân nửa năng lực bình điện, tỉ lệ này cũng là 5%, gấp ba lần nước Pháp và gấp sáu lần so với bình quân thế giới. Quả là một nghịch lý, khi quốc gia sống bằng dầu khí xuất khẩu lại tự định cho mình mục tiêu không còn xe hơi chạy bằng xăng dầu vào năm 2025.

Làm thế nào mà thị trường xe hơi Na Uy vốn chỉ đứng thứ 42 thế giới lại theo sát ngay sau người khổng lồ Trung Quốc về xe hơi chạy điện ? Trước hết, thuế đánh vào các loại xe thải khí CO2 nhiều nhất lên đến 90.000 cua-ron (9.600 euro), trong khi xe chạy hai thứ điện và xăng chỉ vài trăm euro, còn xe chạy 100% điện được miễn thuế hoàn toàn. Cả nước có đến 8.650 trạm sạc điện miễn phí, bên cạnh đó là những bãi đậu xe dành riêng.

Tuy nhiên cũng có những tiếng nói phản đối. Một số cư dân cho biết không thể đi xa với xe hơi điện, có người phải từ chối việc làm vì không thể đi về mỗi ngày. Chỉ trích mạnh mẽ nhất đến từ giới nghiên cứu, vì tiêu tốn đến 2 tỉ đô la mà chỉ giảm được có 130.000 tấn CO2 trên tổng số khí phát thải 53 triệu tấn của Na Uy trong năm 2016.

Nạn nhân bom nguyên tử Nhật được an ủi với Nobel hòa bình 2017

Liên quan đến Châu Á, thông tín viên La Croix tại Tokyo cho biết giải Nobel hòa bình 2017 trao cho Chiến dịch quốc tế chống vũ khí hạt nhân (ICAN) được coi là sự nhìn nhận nỗi đau của các hibakusha, những người sống sót trong trận bom nguyên tử thời Đệ nhị Thế chiến.

Peace Boat, tổ chức chống nguyên tử của Nhật đã hợp tác với ICAN, ca ngợi sự can đảm của những người sống sót sau hai quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki, đã đóng góp vào "những trải nghiệm khủng khiếp". Tại trụ sở của Peace Boat ở Tokyo, loan báo về giải Nobel hòa bình được đón nhận bằng những tiếng hò reo tở mở lẫn những giọt nước mắt.

Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới phải gánh chịu bom nguyên tử, hôm 4/7 đã tẩy chay không chịu thông qua hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được 122 nước ký kết, vì những nước có loại vũ khí này lại không chịu ký "nên Nhật không thể tham gia một cách nghiêm túc và xây dựng". Nhưng giải Nobel hòa bình năm nay có thể làm thay đổi ván cờ, khuyến khích các quốc gia có vũ khí nguyên tử thông qua hiệp ước.

Khủng hoảng Catalunya : Không có người thắng, chỉ có kẻ bại

Về trang nhất các báo Pháp hôm nay, nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến "Cuộc đấu tranh về ngân sách bắt đầu tại Quốc hội", còn Le Monde phê phán "Những người giàu nhất được lợi nhiều nhất trong kế hoạch ngân sách của tổng thống Macron".

Hai màu đỏ và vàng của quốc kỳ Tây Ban Nha và Catalunya chiếm trang bìa hầu hết các báo Pháp, sau cuộc biểu tình lớn hôm qua. Le Figaro chạy tựa "Catalunya, sự thức tỉnh của những người ủng hộ thống nhất". Libération cũng ghi nhận tương tự : "Catalunya độc lập : Những người chống đối thức tỉnh". La Croix đăng ảnh người biểu tình cầm cả hai lá cờ Tây Ban Nha và Catalunya, đăng ý kiến của năm nghệ sĩ thuộc hai phía.

Le Figaro nhận định "Áp lực đang đè nặng lên những người chủ trương độc lập ở Catalunya", trong lúc "Liên Hiệp Châu Âu đứng về phía Madrid". Tờ báo cũng quay lại với "Sự hình thành chủ nghĩa dân tộc ở Catalunya".

Trong bài xã luận, Le Figaro cho rằng trong cuộc khủng hoảng này, tất cả đều bị thiệt hại. Một Catalunya không còn thu hút, một Tây Ban Nha bất ổn định lâu dài, cũng như đối với Châu Âu đã bị mất đi Anh quốc. Còn theo Libération, vào lúc xu hướng cô lập hóa và dựng lên những bức tường giữa các dân tộc đang tăng lên, tất cả những chiến lược nào khác ngoài đối thoại giữa hai phe ủng hộ và phản đối ly khai, sẽ là thảm họa, đối với kinh tế cũng như nền dân chủ.

Catalunya, một California của Châu Âu ?

"Catalunya, một California của Châu Âu" ? Les Echos đặt vấn đề và nhận xét, vùng đất của Tây Ban Nha có nhiều điểm chung với tiểu bang đầy nắng gió của Hoa Kỳ. Nếu Catalunya chiếm 20% GDP của Tây Ban Nha, thì California cũng là tiểu bang giàu nhất nước Mỹ, chiếm 14% tổng sản phẩm nội địa. Từ sản xuất nông nghiệp ồ ạt vào đầu thế kỷ, cả hai đều sớm thích ứng với thời đại. Tại California là Hollywood, công nghiệp giải trí và GAFA (Google, Apple, Facebook, Amazon) ; còn tại Catalunya là Movida và kỹ thuật sinh học. Cả hai đều than phiền là phải đóng góp nhiều hơn cho những miền khác của đất nước.

Tiền bạc không phải là nguyên nhân duy nhất cho việc đòi ly khai. Sự khác biệt về văn hóa, chính trị và bản sắc giữa Barcelona và Madrid đã có từ lâu. Còn California, đất hứa đầu tiên cho người Châu Mỹ la-tinh, phản đối luật nhập cư của ông Donald Trump và ủng hộ hiệp định khí hậu Paris.

California có nhiều thế mạnh hơn Catalunya để có thể đứng một mình : 40 triệu dân, 2.500 tỉ đô la GDP (tương đương với cả nước Pháp), xếp thứ 6 thế giới. Nhưng người ta lại ít nghe nói đến "Calexit". Nhóm chủ trương ly khai "Yes California" chỉ thu thập được 97.000 chữ ký ủng hộ thay vì 585.000 chữ ký cần thiết để tiến hành trưng cầu dân ý. Rốt cuộc California muốn tập trung năng lượng cho sáng tạo, còn Catalunya ngược lại, muốn thay đổi định chế ; trong khi tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc này có thể dẫn đến đình đốn về kinh tế.

Thụy My

Published in Quốc tế
lundi, 09 octobre 2017 21:33

Trump hay không Trump tại APEC 25

Trump hay không Trump tại APEC 25 không quan trọng cho quan hệ Việt Mỹ

APEC không liên quan nhiều đến quan hệ Việt- Mỹ

Việc chuẩn bị cho hội nghị APEC lần thứ 25 đã bắt đầu từ tháng 12 năm 2016 đến nay, qua nhiều cuộc họp khác nhau, trong đó có cuộc họp của các bộ trưởng thương mại của các thành viên APEC diễn ra vào tháng Năm, 2017, ba cuộc họp dành cho các viên chức cao cấp diễn ra vào tháng Ba, tháng Năm, và tháng Tám. Tất cả các cuộc họp này đều diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

apec1

Các Bộ trưởng thương mại APEC gặp nhau vào tháng Năm, 2017 để chuận bị hội nghị APEC vào tháng 11, 2017.  AFP

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, hiện sống ở Hà Nội thì trong những cuộc họp đó Việt Nam cũng đã có đưa ra nhiều sáng kiến, dù hiện nay chưa được tiết lộ, nhưng sẽ được bàn đến khi hội nghị APEC khai mạc vào tháng 11 tới đây.

Một sự kiện được mọi người trông đợi nữa là sự có mặt của Tổng thống mới của nước Mỹ là ông Donald Trump, tại Đà Nẵng trong những ngày diễn ra hội nghị. Tuy nhiên ông Bùi Kiến Thành cho rằng chuyện này không có gì quan trọng :

"Sự tham gia của Tổng thống Mỹ, một quốc gia thành viên của APEC, một diễn đàn để trao đổi những sáng kiến của nhau thôi, chứ không phải là một cuộc họp đi đến những quyết định song phương hay đa phương gì, những việc có sự thỏa thuận. Vì vậy sự hiện diện của ông Donald Trump trong diễn đàn này thì cũng hạn chế thôi, không có cái gì thật sự gọi là mới mẻ trong quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. Việc đấy sẽ được giải quyết trong khung cảnh khác".

Tuy nhiên ông Bùi Kiến Thành lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc lựa chọn thành phố Đà Nẵng để tiến hành đăng cai tổ chức hội nghị APEC lần thứ 25 :

"Thành phố Đà Nẵng là một thành phố rất đặc biệt. Đối với Việt Nam nó có một không khí mới, nó không phải là Hà Nội đông đúc, kẹt xe đủ thứ kiểu, nó cũng không phải là Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng, đối với Việt Nam nó là một thành phố có bộ mặt mới của nước Việt Nam trong thời đổi mới phát triển. Đây cũng là một sự lựa chọn hợp lý".

Trong thời gian hơn 10 năm nay Thành phố Đà Nẵng được xem là nơi phát triển cơ sở hạ tầng khá tốt, không gặp phải những vấn đề xấu về môi trường và giao thông như hai thành phố lớn khác là Hà Nội và Sài Gòn. Tuy nhiên ngay trước khi diễn ra Hội nghị APEC tại Đà Nẵng, vào đầu tháng 10, 2017, đã có một sự thay đổi lớn về lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng, người đứng đầu của thành ủy của đảng cộng sản tại Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức, người đứng đầu Ủy ban nhân dân là ông Huỳnh Đức Thơ bị cảnh cáo, và đương kim Bộ trưởng Giao thông- Vận Tải Trương Quang Nghĩa được điều về thay thế cho ông Nguyễn Xuân Anh.

Nhưng ông Bùi Kiến Thành cho rằng những việc đó không có liên quan gì đến việc Hội nghị APEC lần thứ 25 được tổ chức tại Đà Nẵng :

"Tôi thấy không có liên quan gì. Không phải Thành phố Đà Đẵng tổ chức mà chỉ có vai trò hỗ trợ thôi. Việc tổ chức diễn đàn này là việc của trung ương làm. Cho nên là sự đổi thay của lãnh đạo Đà Nẵng không có ảnh hưởng gì đến trọng tâm của việc tổ chức diễn đàn này".

Cơ hội kinh tế nhưng còn phụ thuộc nhiều vấn đề khác

Một doanh nhân ở Đà Nẵng là ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần thương mại và thủy sản Thuận Phước nói với chúng tôi rằng Hội nghi APEC tại Đà Nẵng là một cơ hội cho các doanh nhân Việt Nam :

"Thông qua hội nghị APEC, tôi nghĩ doanh nhân Việt Nam, vốn ít có những cơ hội gặp gỡ những doanh nhân lớn trên thế giới, đây là dịp để họ tận mặt nhìn thấy được mình, và mình thấy được họ".

Công ty Thuận Phát của ông Lĩnh có xuất khẩu nhiều mặt hàng hải sản vào thị trường Mỹ. Ông nói rằng sản phẩm của công ty ông có mặt ở các siêu thị lớn của Mỹ như Costco, Walmart, nhưng có khi phải qua nhiều người trung gian, vậy Hội nghi APEC là nơi mà ông có thể gặp trực tiếp những khách hàng của ông ở Mỹ để loại đi lớp trung gian này.

Ông Lĩnh cũng có nói tới sự đáng tiếc là hiện nay Việt Nam không được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường nên các sản phẩm hải sản của Việt Nam bị Mỹ đánh thuế chống phá giá, mặc dù theo ông là những người nuôi thủy sản ở Việt Nam không hề được trợ cấp gì của nhà nước cũng như giá của thủy sản Việt Nam bán ở Mỹ có khi còn cao hơn thủy sản của một số nước khác.

"Trên đấu trường kinh tế thế giới mạnh được yếu thua hiện nay, mình là một quốc gia yếu, làm sao mà mình có thể chống lại sự áp đặt của một nền kinh tế lớn nhất toàn cầu được. Mình phải chịu thôi, còn sắp tới đây nó có như thế nào thì còn tùy nhiều chuyện lắm".

Theo ông, những vụ kiện chống hàng hóa Việt Nam lệ thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó có cả chính trị, ông lấy ví dụ như các nước Philippines, Indonesia không hề bị áp thuế chống phá giá, mặt dù giá tôm của các nước này có khi còn thấp hơn cả giá tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Một vấn đề nữa mà theo ông Lĩnh, đã ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong thời gian qua là khuynh hướng hướng vào bên trong của nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump.

Khi được hỏi là liệu giới doanh nghiệp cũng như quan chức Việt Nam có lợi dụng diễn đàn APEC để thương lượng giành lại sự công bằng cho sản phẩm của Việt Nam hay không, ông nói :

"Cũng không phải dễ, ngay cả APEC như thế này cũng không dễ. Thời gian thì không nhiều, mà thế giới thì có rất nhiều chuyện để cần bàn, chứ đâu phải chuyện hai bên, mà họ bàn đa phương chứ đâu phải song phương. Mà ngay như song phương thì giữa Việt Nam và Mỹ cũng có rất nhiều chuyện để bàn. Tất nhiên vấn đề này sẽ được biết đến, tuy nhiên tôi không tin là nó có thể được giải quyết bây giờ".

Chuyên gia Bùi Kiến Thành thì nói với chúng tôi rằng có thể sẽ có những cuộc gặp gỡ giữa hai nước Việt và Mỹ bên lề Hội nghi APEC 25, nhưng không phải để giải quyết một điều gì cụ thể ngay lúc này mà để khởi đầu những bước đi trong tương lai.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 09/10/2017

Published in Diễn đàn