Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ án Việt Nam Pharma : Bất nhất thông tin từ lợi ích nhóm (RFA, 31/08/2017)

Vụ án liên quan đến thuốc đặc trị ung thư H-Capita nhập lậu của công ty Việt Nam Pharma được mang ra bàn luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, có sự tham gia của Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và bức xúc trong dư luận vì những giải trình bất nhất của các Bộ, ngành có liên quan cũng như thông tin từ truyền thông trong nước về số thuốc này là thật hay giả.

thamnhung1

Công ty cồ phần VN-Pharma đang bị điều tra về việc thuốc điều trị ung thư giả. Courtesy of thanhniennews.vn

Bất nhất thông tin chuyên môn

Chúng tôi đặt vấn đề này với một người (xin được ẩn danh), có thời gian dài làm việc trong ngành dược phẩm của công ty đa quốc gia, ông cho biết sau khi theo dõi báo chí thời gian qua, ông hoàn toàn đồng ý về những thông tin về Việt Nam Pharma trên truyền thông là bất nhất.

Phân tích về góc độ dược lý, ông cho biết loạt thuốc do công ty Việt Nam Pharma nhập về để điều trị bệnh ung thư không thể gọi là thuốc giả.

"Phân tích lô thuốc này, nó có 97% hoạt chất thuốc là Capicitabine là để trị đại tràng và ung thư vú. Có 1 văn bản khác mới công bố là chứa 98% hợp chất thuốc có khả năng trị bệnh cho người.

Rõ ràng đứng về mặt dược học, nó không phải thuốc giả, nó là một thứ thuốc Generic (thuốc biệt dược tương tự), nhái lại từ biệt dược Xeloda của hãng Ross.

Có thể nó có những trục trặc bên trong về giấy tờ hành chính, nhưng theo định nghĩa của FDA và WHO, thì họ không gọi là thuốc giả, mà gọi là illegal và unregistered (không hợp lệ và chưa đăng ký). Còn thuốc giả theo đúng định nghĩa là không có đủ hoặc không có hoạt chất trị bệnh".

Tại cuộc họp ngày 30/8 liên quan đến vụ án, bà Ung Thị Xuân Hương – Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những ý kiến cho rằng bên toà án chưa thống nhất với cách gọi loạt thuốc đó là "hàng giả".

Theo báo chí đưa tin, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hoạt chất chống ung thư trong thuốc đạt 98,1%. Kiểm nghiệm lần thứ 2, cho kết quả hoạt chất chống ung thư là 97%. Nhưng có báo thông tin là tạp chất 97% ; khác hoàn toàn, thậm chí có báo đăng 97% độc chất.

Nếu như theo kết quả phân tích kiểm nghiệm của Cục quản lý dược, vị dược sĩ không nêu tên này khẳng định lô thuốc H-Capita đúng với qui định về dược lý của quốc tế.

"Theo qui định, ngay cả của Mỹ, hàm lượng trong thuốc cho phép (+) (-) 10% , chiếm 10% là đạt yêu cầu rồi nên 97%, 98% là quá đạt yêu cầu. Trong khi so với giá thuốc gốc là 70 ngàn/viên, cái này có 30 ngàn/viên. Thì phải nói nếu họ làm được như thế là phải khen, vì người nghèo có thể tiếp cận với 1 loại thuốc mới với 1 nửa chi phí".

Do đó, theo cách gọi của bà Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đó có thể là hàng kém chất lượng, nhưng "phải so với đề án nhập thuốc. Đề án bao nhiêu % chất đó thì chúng ta so ra mới biết có kém chất lượng hay không ?"

Một sự bất nhất khác, cũng theo vị dược sĩ này cho biết ông đã đọc được trong các bài viết về vụ Việt Nam Pharma.

"Có 1 văn bản nói là nó không có tác dụng trị bệnh, không được sử dụng cho người. Còn 1 văn bản khác thì lại nói là đầy đủ chất lượng sử dụng trên người".

Trên tờ Infonet ngày 22 tháng 8 năm 2017. "Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg của Công ty Việt Nam Pharma chứa 97% hoạt chất capecitabine - là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người".

Cũng trên tờ Infonet, ngày 30 tháng 8 có đăng bài nhận định của bác sĩ Phan Đình Hiệp hiện đang làm việc ở Úc cho biết nếu phân tích theo định nghĩa của Luật Dược, H-Capita của Việt Nam Pharma được gọi là thuốc biệt dược tương tự (Generic). Nhưng theo qui định của Luật Dược 2016, H-Capita được xem là thuốc giả vì không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bất nhất trong qui trình và hiệu ứng đám đông

Trước đó, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Nguyên Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn khi trả lời báo Vietnam.net trong nước cho rằng bà thấy khó hiểu khi các doanh nghiệp khác phải mất một thời gian rất lâu và rất khó khăn mới được đăng ký thuốc, nhưng tại sao "con lạc đà"như Việt Nam Pharma lại có thể chui lọt qua những "lỗ kim" như Bộ Y tế, Cục quản lý dược ?

Câu hỏi của bà nguyên Phó giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh được Giáo sư Tiến sĩ, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam Nguyễn Thế Hùng trả lời chúng tôi theo quan điểm của ông, "lỗi là do cơ chế, mà cơ chế là do thị chế sinh ra".

"Như vậy là nó có những cái quan hệ, những lợi ích nhóm, những thượng tầng của nó tức là những lãnh đạo cao cấp che chở cho nên nó mới sinh ra như thế. Cho nên người ta mới gọi bất nhất là như vậy. Có anh thì đòi đưa ra xử, có anh khác thì nguỵ biện, đưa ra cái này cái khác. Thực chất là có những quan hệ đen tối bên trong, gọi là lợi ích nhóm đó".

Nhận định này tương đồng với ý kiến của phóng viên điều tra Đỗ Cường. Anh là người đã nhiều lần cố gắng liên lạc trực tiếp với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và đưa lên trang mạng xã hội những hình ảnh, video về căn biệt thư của bà bộ trưởng đang gây ồn ào trong vụ án này.

Theo anh, cái gọi là lợi ích nhóm trong vụ án này đã tạo ra một kết quả gọi là ‘hiệu ứng đám đông’

"Những nguồn thông tin, mập mờ trong đấu thầu, mập mờ trong căn biệt thự 20 tỷ ông Hùng tặng cho bà Tiến, nếu là người ngoài thì không thể biết được, chỉ những người lãnh đạo, hoặc đối thủ bên đấu thầu, đối thủ của VN-Pharma mới biết được.

Người ta tung lên như 1 bằng chứng. Ở Việt Nam có rất nhiều tin đồn trở thành thật".

Về khía cạnh này, vị dược sĩ ẩn danh trong bài viết cũng đưa ra quan điểm đồng nhất. Ông cho biết mình theo dõi diễn biến sự việc với vai trò vừa là một độc giả, vừa là một người am hiểu về dược phẩm để thấy rằng, câu chuyện VN-Pharma là một cuộc tranh giành lợi ích nhóm.

"Đại khái là khi muốn chơi nhau về lợi ích nhóm hoặc muốn thí chốt bà Tiến thì dựng lên một câu chuyện truyền thông về thuốc giả, nhưng cái để bắt bẻ nhau và giấy tờ buôn lậu. Nhưng truyền thông thì được lệnh đưa lên thành 1 vụ án thuốc giả lừa người bệnh ung thư, làm cho dư luận phẫn nộ để chơi nhau".

Ông nói rằng chính những cách đưa tin về vấn đề này của truyền thông đã tạo nên một sự phẫn nộ rất lớn trong công luận.

"Nó thành một cái chủ đề là làm giả thuốc ung thư cho người bệnh nghèo ở giai đoạn chót…

Bản thân kết luận của toà án là buôn lậu thuốc với làm giả giấy tờ chứ không kết luận là sản xuất thuốc giả".

Vụ việc hơn 9.000 hộp thuốc ung thư được báo chí trong nước gọi là lô thuốc giả nhập vàp Việt Nam vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi, về thuốc thật hay giả, và cả trách nhiệm thuộc về ai.

Cộng đồng truyền thông mạng thời gian qua đồng loạt bày tỏ phẫn nộ kêu gọi Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức. Khi trả lời câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án VN-Pharma, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng chỉ nói rằng : "Từng ngành đều có Bộ trưởng, người đó phải chịu trách nhiệm cao nhất chứ không thể đổ lỗi cho ai khác".

********************

Em chồng Bộ trưởng Tiến có ghế ở Việt Nam Pharma (BBC, 31/08/2017)

Truyền thông Việt Nam đưa tin em chồng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ông Hoàng Quốc Dũng, từng là phó tổng giám đốc phụ trách về xây dựng đầu tư của công ty Việt Nam Pharma.

thamnhung1

Bộ trưởng Tiến nói có thông tin bịa đặt và vu khống bà.

Ông Nguyễn Minh Hùng, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Việt Nam Pharma, người vừa bị tuyên án 12 năm tù vì tội 'Buôn lậu và Làm giả con dấu để nhập lậu hàng ngàn lô thuốc chữa ung thư giả' nói với báo Tuổi Trẻ rằng "hình như không có ký quyết định bổ nhiệm" ông Dũng, em chồng bà Tiến, vào vị trí này.

"Vì lâu quá rồi nên tôi cũng không nhớ và cũng không nhớ lương trả bao nhiêu. Ông [Dũng] có vô ra làm việc nhưng lo về mấy việc xây dựng, nhưng do chưa có xây dựng gì hết nên người ta đâu có làm gì đâu, ngồi văn phòng vậy thôi".

Được biết ông Dũng vẫn còn làm việc vào thời điểm khi nhà chức trách tiến hành khởi tố và điều tra bê bối, nhưng sau đó đã nghỉ việc.

Hôm 28/08/2017, báo VietnamNet của Bộ Thông tin và truyền thông, có bài phỏng vấn Bộ trưởng Tiến để làm rõ các vấn đề dư luận quan tâm sau khi bà Tiến trước đó ngày 24/08 mô tả các thông tin trên mạng về việc em chồng và con trai bà làm cho Việt Nam Pharma là "bịa đặt và vu khống".

"Trong gia đình tôi không ai tham gia công ty này cả. Đây là công ty nhỏ, tôi còn không biết nó như thế nào đến khi vụ việc nhập thuốc có nhiều nghi vấn được Cục Quản lý dược báo cáo và Bộ đã chủ động đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Công an làm rõ.

"Còn thông tin tôi được tặng căn biệt thự liền kề phía sau nhà tôi là dựng chuyện vu khống cho tôi và gia đình tôi.

"Căn nhà ở đường Nguyễn Văn Hưởng gia đình tôi mua đất đã 20 năm trước và cất nhà ở gần 10 năm nay rồi. Thông tin tôi được bị cáo Hùng tặng biệt thự trị giá 60 tỉ đồng là rất hoang đường, vớ vẩn, bịa đặt.

"Thông tin này trên mạng cũng đã dựng chuyện vu khống tôi trước đây rồi, giờ nhân vụ xét xử họ lại tiếp tục loan truyền để gây mất niềm tin, có ác ý… Thật là tôi không hiểu vì sao người ta có thể bịa đặt như vậy mãi như thế được", bà Tiến nói với VietnamNet.

'Không nói khác với nói không'

Trong khi đó một thứ trưởng Bộ Y tế nói việc Bộ trưởng Tiến không nói [em chồng làm cho Việt Nam Pharma] và nói "không có" là hai việc mà ông gọi là "hoàn toàn khác nhau".

"Theo quy định, cán bộ làm ở vị trí này thì không được là vợ, chồng, con, hoặc bố mẹ còn luật không nói đến là anh/em chồng. Ban cán sự Đảng có hỏi không thì tôi xin trả lời là cá nhân tôi chưa bao giờ hỏi Bộ trưởng về việc này. Bộ trưởng cũng không báo cáo việc này tại các cuộc họp ở Bộ", Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói tại buổi họp báo Chính phủ hôm 30/8/2017.

Bình luận được đưa ra sau một thời gian cư dân mạng bàn tán về khả năng có 'xung đột lợi ích' trong vụ án Việt Nam Pharma, với cáo buộc người nhà Bộ trưởng Y tế Việt Nam làm trong công ty này,

Cây bút Huy Đức viết trên Facebook cá nhân : ''Báo chí, Thanh tra và Ủy ban điều tra độc lập cũng nên điều tra làm rõ : Nếu Việt Nam Pharma đưa ông Dũng vào làm Phó Giám đốc ở đây chỉ để "thu hút hỏa lực dư luận" thì cũng nên minh oan cho bà Tiến ; Nếu trong thời gian làm việc ở đây, ông Dũng có "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn"(bà Tiến) thì cũng cần, vừa xem xét trách nhiệm của bà Tiến, vừa truy cứu trách nhiệm hình sự ông Dũng".

Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân : "Vụ thuốc ung thư giả gần đây cùng nhiều sự việc khác trước đó khiến dư luận càng lên án bà Bộ trưởng Y tế Kim Tiến và đòi bà từ chức. Điều này không sai, vì chúng ta đều giả định (và mơ mộng) rằng chức vụ công quyền đó do người dân giao phó thông qua bầu cử tự do... Tuy nhiên, bà Kim Tiến sẽ không từ chức...".

**********************

Chính phủ Việt Nam yêu cầu xử lý nghiêm vụ thuốc ung thư giả (RFA, 30/08/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo xử lý nghiêm minh mọi vi phạm liên quan đến vụ việc nhập 9000 hộp thuốc ung thư giả của công ty Việt Nam Pharma.

thamnhung2

Các bị cáo Việt Nam Pharma tại tòa - Dantri

Chỉ đạo vừa nêu được đưa ra ngày 30 tháng 8 tại phiên họp Chính phủ.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam của chính quyền Hà Nội, mặc dù vụ việc đang được pháp luật xử lý, nhưng dư luận vẫn đặc biệt quan tâm và nhiều người bức xúc ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào cả hệ thống y tế Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, ông cũng cho biết Chính phủ đã nhận được báo cáo của Bộ Y tế về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ này trong vụ việc thuốc ung thư giả khiến dư luận phẩn nộ, và ông đã đề nghị phải thanh tra việc cấp phép nhập khẩu, cấp đăng ký thuốc của Bộ Y tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã nhắc nhở Thanh tra Chính phủ phải tiến hành thanh tra một cách nghiêm túc việc cấp phép của Bộ Y tế vì đây là chuyện liên quan đến sức khỏe của người dân.

*********************

Vụ Việt Nam Pharma : Bộ Y tế nói đã 'làm đúng quy trình' (BBC, 29/08/2017)

Bộ Y tế lần đầu tiên giải trình về trách nhiệm của cơ quan quản lý dược liên quan đến bê bối thuốc giả của công ty dược Việt Nam Pharma hôm 29/8.

thamnhung3

Cựu chủ tịch Việt Nam Pharma Nguyễn Minh Hùng bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 12 năm tù giam vì tội danh buôn lậu và làm giả con dấu của các cơ quan tổ chức hôm 25/8

Bài có tựa "Bộ Y tế lần đầu công bố chi tiết diễn biến cấp phép vụ thuốc giả của Việt Nam Pharma" của báo Dân Trí dẫn giải thích của Bộ Y tế khẳng định "đã thực hiện cấp phép nhập khẩu thuốc theo đúng quy định hiện hành".

Theo bài báo này, Bộ Y tế đã nhận đơn hàng thuốc H-Capita 500mg của Việt Nam Pharma từ 16/10/2013 và tiến hành thẩm định.

Hai tháng sau, Bộ Y tế cấp phép cho Việt Nam Pharma nhập khẩu loại thuốc này, nói rằng "Việc cấp phép hoàn toàn đúng quy định hiện hành, không có ưu ái".

Bảy tháng sau khi cấp phép nhập thuốc, 31/7/2014 Bộ Y tế mới yêu cầu giám đốc Việt Nam Pharma giải trình sau khi phát hiện giá thuốc rẻ 'bất thường'.

Ngày 1/8/2014 Cục Quản lý Dược ra quyết định không cho phép thuốc H-Capita bán ra thị trường. Bài báo này của báo Dân trí, khẳng định "không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường".

Hôm 14/8, Cục Quản lý Dược ra quyết định tiến hành niêm phong toàn bộ số thuốc H-Capita 500mg.

thamnhung4

Bộ Y tế nói đã 'làm đúng quy trình' trong vụ thuốc giả của Việt Nam Pharma

Về việc thẩm định, Bộ Y tế nói vì các giấy tờ liên quan của Việt Nam Pharma được giả mạo tinh vi, 10 chuyên gia thẩm định của trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược không thể phát hiện.

Về việc xử lý hành chính, báo này cho biết bộ đã yêu cầu các cán bộ liên quan "báo cáo, giải trình và rút kinh nghiệm sâu sắc", và thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo, thẩm định.

Bộ Y tế cũng đã bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc, một cách được báo Dân Trí mô tả là "rất chi tiết, chặt chẽ tại Luật Dược 2016".

Cộng đồng ung thư gửi tâm thư đến Bộ trưởng Y tế

Tuy vậy, hôm nay báo Gia Đình Mới cũng đưa tin cộng đồng ung thư gửi một lá tâm thư đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Báo này dẫn lời lại bà Đồng Thị Luyện, một bệnh nhân ung thư vòm họng viết : "Chúng tôi yêu cầu các cấp có thẩm quyền điều tra lại thật rõ ràng và xử thật công bằng đúng người đúng tội, phải trả giá đúng những gì chúng đánh cắp lấy đi của những người bệnh khốn khổ.

"Ai đã chống lưng đằng sau sự việc và có đường dây, có tổ chức mới trót lọt 1 việc tày trời như vậy ?

"Hãy bảo vệ chúng tôi, cho chúng tôi quyền được hy vọng và quyền được sống. Hãy cho chúng tôi niềm tin như chúng tôi vẫn hằng động viên nhau : Ung thư không phải là dấu chấm hết !".

*******************

Tài sản ông Quý : ‘Thanh tra đang làm, sẽ công bố’ (BBC, 31/08/2017)

Hạn công bố kết luận thanh tra khối tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái đã quá một tháng nhưng hiện còn "đang trong quá trình hoàn thiện để kết luận và công bố", theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

thamnhung4

Ông Phạm Sỹ Quý là em trai Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà.

Ông Phạm Sỹ Quý sinh năm 1971, là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái và được chị mình ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái vào tháng 9/2016, khi bà đang là Chủ tịch UBND tỉnh.

Truyền thông trong nước cho biết bản kê khai tài sản năm 2016 của ông Phạm Sỹ Quý nói ông đang sở hữu một ngôi nhà 600 m2 tại thành phố Yên Bái, một căn hộ tại khu chung cư Mandarin Garden, Cầu Giấy, Hà Nội, rộng 130 m2, một mảnh đất 1.000 m2 trị giá 500 triệu đồng, một trang trại 2 ha trị giá 1 tỷ đồng đã có giấy chủ quyền và một xe hơi Camry.

Ông Quý từng nói để có được khối tài sản được xây trên diện tích đất 13.000 m2 tại Yên Bái, ông đã phải vay ngân hàng khoảng 20 tỷ đồng và vay của bạn bè, người dân, số còn lại là do ông tích góp từ thời trẻ, thu nhập từ những hoạt động như buôn chổi đót, lá chít.

Ông kê khai tổng thu nhập trong năm 2016 tăng 1 tỉ đồng là "thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ năm 2016".

Trong khi đó báo mạng Dân Trí  mô tả một lãnh đạo cấp vụ có trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ cho biết, kết luận thanh tra tài sản Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý đã được "đặt lên bàn" lãnh đạo cơ quan này nhưng chưa biết khi nào mới công bố kết luận.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi cuối tháng Bảy nói ông rất 'trăn trở' vì cán bộ 'sống phô trương' và 'gây phản cảm'.

Hôm 17/7/2017, tờ Thanh Niên online dẫn lời lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tại một hội nghị ở tỉnh miền núi Sơn La, nói :

thamnhung6

Khu biệt thự của ông Quý được xây trên diện tích hơn 1.000 m2, chuyển đổi từ đất rừng sang đất ở, theo truyền thông trong nước.

"Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta".

Ngày 17/7, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho hay một đoàn thanh tra của Cục đã hoàn tất 15 ngày thanh tra trực tiếp ở tỉnh Yên Bái về khối tài sản của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường cũng như về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của gia đình ông và nói "khoảng đầu tháng Tám sẽ công bố rộng rãi cho dư luận".

"Trách nhiệm của thanh tra là sẽ xác minh và có kết luận cụ thể. Việc vay ngân hàng phải có cơ sở, giấy tờ đầy đủ chứ không thể giải trình bừa được".

Được biết trước đó, Thanh tra tỉnh Yên Bái cũng đã tiến hành thanh tra tài sản của ông Quý, tuy nhiên, do ông Quý là em trai của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Tra nên Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Yên Bái đã đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc.

Published in Việt Nam
mardi, 22 août 2017 14:31

Cái lò ông Trọng

Ông Trọng miệt mài nhen củi nhóm lò. 5 năm rồi, từ bận rút khăn sụt sùi bất lực không kỷ luật được "đồng chí X". Khái niệm "nhóm lò", được ông nhắc lần đầu, sau hội nghị trung ương 6 (2012).

lo1

5 năm nhen củi. Cái lò ông Trọng sẵn sàng thiêu đốt bất cứ "đồng chí" nào.

Lặng lẽ, âm thầm, nín chịu. Đến đầu 2016 mới loại được Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cái lò ấy vẫn không nghe nhắc lại dù chỉ một lần. Nó chỉ được nhắc đến, và lửa lò chỉ thật sự bùng cháy mới đây, khi bắt Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, và kỷ luật tước hàm Bộ chính trị Đinh La Thăng.

5 năm nhen củi. Cái lò ông Trọng đang vào độ nóng hơn lúc nào hết, như thể sẵn sàng thiêu đốt bất cứ "đồng chí" nào. Trước, ông sụt sùi, giờ ông hả hê, lời ông như lửa : củi khô củi ướt rồi sẽ chun hết, cháy hết !

Hẳn dễ hiểu, những thanh củi khác ông Trọng nhắm đến không chỉ dừng ở Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, mà cái đích, mồi lửa đang lan gần, rất gần đến cánh cửa tư gia cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Diệt trừ tham nhũng, không ai không ủng hộ. Thậm chí, nếu tước được hàm cựu Thủ tướng và trước khi lôi X ra tòa, tôi muốn được tận tay đấm vào giữa mặt thằng X ăn tàn vét tận ấy một phát mới hả dạ.

Nhóm lò thiêu X, tôi ủng hộ. Nhưng, để triệt tiêu những mầm mống hậu X, cần tiến tới xây dựng một cơ chế quản trị quốc gia thật sự minh bạch, dân chủ. Hay nói phớ ra là cải cách chính trị, thay đổi thể chế, nhen một cái "lò" thiêu đốt mớ "lý luận hồng" chết tiệt ấy đi.

Đấy mới là cái "lò" quốc gia này, dân tộc này cần. 

Quản trị quốc gia, không phải túc tắc ê a nhóm củi như cái cách một lão làng đốt lò vậy.

Nhân loại đã tiến đến mức chỉ một nút ấn, trong tích tắc có thể thiêu vùi một lãnh thổ/quốc gia. Ông Trọng nhà ta lại vẫn miệt mài nhóm củi đốt lò. Cái lò than củi mông muội chết tiệt, với tư duy chổng mông thổi lửa ấy sẽ kéo dân tộc thụt lùi tới đâu ?

Với thứ tư duy lò liếc ấy, thì diệt xong X, sẽ đến phiên chính các "đồng chí" đang nhóm củi bây giờ biến thành những thế hệ hậu X nay mai. Những cái lò, rồi sẽ chỉ trở thành công cụ để thiêu đốt các thế lực đối thủ của các "đồng chí" Cộng sản với nhau, chứ không vì mục tiêu cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ông Trọng, dường như mới chỉ nhìn ra nguy cơ cho đảng, cho chính ông và các "đồng chí" của mình, chứ chưa nhìn ra nguy cơ cho quốc gia, dân tộc. Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội hôm 6/8, sau khi ví von lại chuyện cái "lò", ông bảo : "tham nhũng đã bức xúc đến mức thành nguy cơ mất chế độ, mất đảng".
Nhìn trong cái lò diệt thiêu các "đồng chí" của ông thì đúng. Nhưng trên bình diện lợi ích quốc gia, dân tộc thì ông vẫn chưa vượt qua tư duy một giáo viên trường đảng.

Mất đảng (cộng sản), sẽ có nhiều đảng khác. Mất chế độ này, sẽ có một chế độ khác dân chủ, tiến bộ hơn. Vì thế, nguy cơ của đảng lại chính là cơ hội cho quốc gia, dân tộc.

Cái "lò" cần nhen lúc này là để cứu nước, chứ không phải cứu đảng. 

Tôi biết, ông Trọng muốn làm sạch đảng. Cái lò ông muốn nhen lên, cũng vì mục tiêu này. Trong khi chưa mất đảng, cái đảng của ông chưa chết, thì thiêu đốt những rác rưởi cho đảng sạch hơn là đúng. Nhưng đấy chỉ là cho đảng, vì đảng. Nếu thật sự biết nhìn, dám nhìn ra lợi ích và sự sống còn của quốc gia, dân tộc lớn hơn lợi ích và sự sống còn của đảng, thì có thể phải chấp nhận mất đảng để cứu nước - tại sao không ?

Trương Duy Nhất

Nguồn : RFA, 22/05/2017 (truongduynhat's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 13 août 2017 08:00

Chống tham nhũng hay chống nhau ?

Vụ an ninh Việt Nam sang tận Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn đang còn nóng trong dư luận. Tuy nhiên các cuộc ‘tranh luận’ về chủ đề ‘chống tham nhũng’ của đảng cộng sản lại còn nóng hơn. Có những ý kiến cho rằng vụ bắt Trịnh Xuân Thanh chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và vì thế họ ủng hộ cái giá mà Việt Nam phải trả.

tham0

Có những ý kiến cho rằng vụ bắt Trịnh Xuân Thanh chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và vì thế họ ủng hộ cái giá mà Việt Nam phải trả

Tham nhũng là một trong ba mối nguy của Việt Nam (cùng với ô nhiễm môi trường và sự lệ thuộc vào Trung Quốc). Sự tàn phá của tham nhũng vô cùng kinh khủng. Nó hủy hoại tất cả. Nó đặt những kẻ bất tài, độc ác vào những vị trí cần người có năng lực và tử tế. Nó làm tha hóa tất cả, nó biến đen thành trắng, biến người xấu thành tấm gương, biến cái ác thành sự bình thường, nó làm đảo lộn hoàn toàn mọi giá trị trong cuộc sống. Tham nhũng khiến ngân sách trống rỗng và để bù đắp vào sự thiếu hụt đó chính quyền chỉ còn cách móc túi người dân ngày càng trắng trợn và thô bạo. Tham nhũng hủy hoại niềm tin của con người vào đất nước và giữa con người với nhau. Tham nhũng khiến kinh tế trì trệ vì các doanh nghiệp chán nản và mệt mỏi khi phải bôi trơn và hối lộ thường xuyên các cơ quan công quyền. Tham nhũng khiến y tế và giáo dục trở nên đắt đỏ ngoài tầm tay với của đa số người dân nghèo.

Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai nhận định : "Cả nhân dân lẫn chính quyền đều đồng ý rằng tham nhũng là quốc nạn và là giặc nội xâm tàn phá đất nước nhưng có lẽ chúng ta chưa ý thức được một cách đầy đủ sự độc hại của nó và trong xã hội đang có khuynh hướng chấp nhận đành sống với nó như một định mệnh. Nó đang trở thành một luật chơi và một định chế. Nhưng tham nhũng không thể dung túng. Nó làm hư hỏng tất cả. Nó đưa những người bất xứng vào những chức vụ quan trọng, trao những dự án lớn cho những nhóm lợi ích gian trá. Nó làm hỏng quy luật thị trường, lưu manh hóa con người và biến quan hệ xã hội thành một cuộc thi đua bịp bợm. Nó loại bỏ kiến thức, nghiên cứu và sáng tạo. Nó khiến mọi dự án và kế hoạch công cũng như tư trở thành vô nghĩa và vô dụng. Nó tàn hại cả môi trường và cơ sở hạ tầng vì bao che những ô nhiễm và cho phép những thi công xây dựng và bảo trì gian trá. Một thí dụ là dự án Bô-xít Tây Nguyên và quyết định cho xây ồ ạt những lò điện hạt nhân ; cả hai dự án này đều phi kinh tế và còn đe dọa sinh mệnh đất nước nhưng vẫn được áp đặt vì có lợi lớn cho các cấp lãnh đạo tham ô. Một thí dụ khác là sự xuống cấp nhanh chóng của hệ thống cầu đường dù mới xây cách đây không lâu. Nó đe dọa cả an ninh quốc gia bởi vì nếu tiền mua được tất cả thì không có gì lạ nếu nhiều quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước trên thực tế là những nội ứng của nước ngoài. Ở mức độ hiện nay của nước ta nó vừa làm đất nước lụn bại, vừa đe dọa an ninh và chủ quyền, vừa khiến các ý niệm quốc gia, dân tộc mất hết ý nghĩa. Nếu không bị chặn đứng nó sẽ nhanh chóng hủy diệt đất nước”. 

Câu hỏi quan trọng mà chúng ta cần phải có câu trả lời và đồng thuận với nhau đó là đảng cộng sản có thể chống được tham nhũng hay không ? Có lẽ là họ cũng muốn chống tham nhũng vì họ hiểu rằng tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tuy nhiên muốn là một chuyện còn làm được hay không lại là một chuyện khác.

Có những ý kiến về tham nhũng hoặc là quá dốt hoặc là cố tình bao biện cho chế độ khi nói rằng tham nhũng là vấn nạn chung, nước nào cũng có… Những người này cố tình không biết đến sự khác nhau rất lớn giữa 1% và 99%. Các nước dân chủ cũng có tham nhũng nhưng chỉ là một vài phần trăm, nó khác xa với Việt Nam với tỉ lệ tham nhũng là 99%. Tham nhũng ‘ổ bánh mì’ với tham nhũng trong những vụ đại án hàng tỉ đôla về bản chất là giống nhau những hậu quả hoàn toàn khác nhau. Tham sân si là bản chất của con người, ai cũng muốn vơ vét và trục lợi cho bản thân nếu có điều kiện và nếu không bị phát giác.

Tham nhũng gắn liền với quyền lực. Chỉ có những người có quyền lực mới có thể tham nhũng vì ‘tham nhũng là một vi phạm đạo đức bằng cách sử dụng công quyền cho lợi ích cá nhân’. Như vậy những kẻ tham nhũng đều là đảng viên có chức, có quyền. Những đảng viên thường thì cũng phải chịu chung số phận như 90 triệu người dân Việt Nam, có nghĩa là phải ‘chung chi, lót tay’ khi đến cửa quan. Lâu dần đút lót, hối lộ và phong bì đã trở thành ‘văn hóa’ của người Việt.

Những đảng viên có chức có quyền và có thể tham nhũng là ai ? Điều này ai cũng biết: tất cả họ đều là đồng chí của nhau và đều là đảng viên đảng cộng sản. Việt Nam không có dân chủ nên các cơ quan thuộc về lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng chỉ là một, dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản. Đã là đồng chí, cùng hội cùng thuyền và suốt ngày hội họp, ăn nhậu cùng nhau thì làm sao họ có thể xử nhau một cách nghiêm túc ? Ông Nguyễn Phú Trọng từng kết luận ‘chống tham nhũng rất khó vì ta chống ta’.

Biện pháp chống tham nhũng mà đảng cộng sản vẫn sử dụng suốt 70 qua là ‘phê bình và tự phê bình’ tức là cấp dưới thấy cấp trên sai thì phải phê bình và thấy mình sai thì phải tự phê bình mình cùng với đó là việc thường xuyên ‘học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’. Một câu chuyện bi hài về phê bình cấp trên  trong một cuộc họp tổng kết cuối năm tại một cơ quan rằng, có ông bí thư chi bộ đứng lên phát biểu là ông muốn nghe những ý kiến phê bình của cấp dưới chứ không muốn nghe những lời tán dương vì ông đã chán ngán với những lời khen rồi. Ông động viên mãi cuối cùng mới có một người dũng cảm đứng lên phê bình ông rằng: ‘khuyết điểm lớn nhất và duy nhất của đồng chí bí thư suốt thời gian qua đó là đồng chí đã làm việc quá nhiều, đồng chí đã không quan tâm đúng mức đến sức khỏe của bản thân vì vậy tôi đề nghị đồng chí rút kinh nghiệm…’.

Với mức lương công bố năm 2016 thì lương của chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội là khoảng hơn 15 triệu đồng một tháng (1). Cấp tỉnh, huyện, xã chắc chắn phải thấp hơn. Tuy nhiên nhìn vào khối tài sản nổi (như nhà cửa, bất động sản) của các vị quan chức này thì ai cũng biết tiền đấy lấy từ đâu ra nếu không tham nhũng.

Văn hóa Khổng giáo đề cao ‘sự biết ơn’ một cách thái quá vào chính quyền, vào quá khứ vẫn đang còn ăn sâu trong tâm lý người Việt khiến cho chúng ta dễ thông cảm với việc tham nhũng và hậu quả là quan chức chính quyền xem việc tham nhũng như là một phần thưởng, một đặc ân mà nghiễm nhiên họ được hưởng. Đảng cộng sản luôn cho rằng họ đã có công đánh đuổi Pháp, Mỹ để giành độc lập nên họ có quyền lãnh đạo đất nước đến muôn năm, dù có sai sót gì thì từ từ họ sẽ sửa. Người dân Việt vẫn còn tâm lý đó khi chất vấn các tổ chức chính trị đối lập rằng ‘các ông bà đã có công trạng gì, đã làm được gì chưa mà đòi cầm quyền hay chia sẻ quyền lực với đảng cộng sản’… hay ‘ngoài đảng cộng sản ra chưa thấy có ai có khả năng lãnh đạo đất nước’… không ít người trong số này là trí thức có học vị rất cao như giáo sư, tiến sĩ… Những người này không hiểu rằng tính chính danh của chính quyền phải đến từ sự ủy quyền của người dân trong hiện tại, bốn năm một lần, thông qua các cuộc bầu cử tự do và minh bạch. Đất nước không phải là chiến lợi phẩm để chia chác và ban thưởng.

Khi người Việt vẫn còn xem đất nước Việt Nam là ‘chiến lợi phẩm’ mà đảng cộng sản đáng được hưởng thì việc trông chờ họ chống tham nhũng là chuyện viển vông. Trong bài viết ‘Một cách nhìn tham nhũng và chống tham nhũng’ ông Nguyễn Gia Kiểng đã đặt câu hỏi :

"Khi một nhóm người đã tự cho phép mình dùng bạo lực để khống chế cả một dân tộc, bất chấp mọi nguyện vọng và mọi lý luận, thì nhóm người đó trên thực tế đã hành xử như một bọn cướp võ trang uy hiếp con tin bằng họng súng. Một đảng cầm quyền như thế không có tư cách để nói đến chống tham nhũng. Kẻ đã cướp cả đất nước có tư cách gì để lên án những tên móc túi. Và khi đất nước đã bị chiếm đoạt làm của riêng cho một nhóm người thì làm sao còn có thể nói đến lòng yêu nước, nền tảng của đạo đức quốc gia ?" (2).

Theo ông thì "muốn chống tham nhũng thì phải có dân chủ và cũng phải có đội ngũ mạnh, nghĩa là phải có một tổ chức dân chủ thật gắn bó với đầy quyết tâm, của những người dân chủ thực sự và trong sạch thực sự, quyết tâm đánh bại độc tài, bạo lực và lòng tham dù phải chịu những hy sinh lớn".

 Ông cho rằng ‘một chính quyền tham nhũng không thể thay đổi mà chỉ có thể thay thế’. Các chính quyền dân chủ (hậu Xô viết) như Gruzia hay Ukraine đã nhanh chóng thay thế hoàn toàn các cơ quan có khả năng tham nhũng nhất như cảnh sát giao thông, thuế vụ, viện kiểm sát, tòa án, hải quan… Muốn làm được điều đó thì phải có một chính quyền mới, đoạn tuyệt với những tư duy cũ, tư duy xem đất nước như là của riêng mình, đoạn tuyệt với quá khứ chiến tranh, bạo lực, đấu tố, độc tài, bất dung.

Một chính quyền mới đó chỉ có thể là một kết hợp giữa một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đứng đắn và có viễn kiến với các lực lượng tiến bộ trong đảng cộng sản.

Cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ hiện nay do đảng cộng sản tiến hành chỉ là việc đấu đá, tranh dành quyền lực giữa các phe nhóm. Giả sử phe ông Nguyễn Phú Trọng chiến thắng trong việc loại bỏ hoàn toàn phe cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng rồi thì sao ? Tham nhũng sẽ hết ? Dân chủ sẽ đến với Việt Nam ? Cuộc sống người dân Việt Nam sẽ được cải thiện ? Hoàn toàn không có chuyện đó mà là ngược lại. Tham nhũng và cướp bóc sẽ gia tăng khi phe chiến thắng tranh thủ vơ vét và hưởng thụ ‘thành quả cách mạng’. Phe thắng cuộc lại tiếp tục xem đất nước như là chiến lợi phẩm để ban phát cho nhau và thậm chí là còn thô bạo hơn vì họ đang độc quyền và chiến thắng.

Đất nước đang đứng trước những ngả rẽ nguy hiểm, việc hình thành một tổ chức dân chủ hùng mạnh và có tầm vóc để làm giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản đang là một đòi hỏi khẩn trương và cấp bách cho Việt Nam. Vai trò và trọng trách lịch sử này đặt trên vai tầng lớp trí thức chính trị Việt Nam.

Việt Hoàng

(13/8/2017)    

(1) http://vtc.vn/luong-cua-chu-tich-nuoc-thu-tuong-chu-tich-quoc-hoi-la-bao-nhieu-d270961.html

(2) https://thongluan2016.blogspot.com/2016/12/mot-cach-nhin-tham-nhung-va-chong-tham.html

Published in Quan điểm
samedi, 05 août 2017 08:20

Bắt cóc và chống tham nhũng

Bắt cóc : Cần phát hiện thêm chi tiết :

Có những nhà báo đã ví sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là câu chuyện ly kỳ như chuyện trinh thám. Vậy cũng theo quy luật logic của truyện trinh thám và cuộc sống, có nhiều câu hỏi đang tiếp tục đặt ra về những tỉnh huống có thể là giả định nhưng không hoàn toàn bác bỏ khả năng không xuất hiện, đang đợi trả lời càng sớm càng tốt.

Résultat de recherche d'images pour "Trịnh Xuân Thanh là  ai ?"

Trịnh Xuân Thanh thời vàng son

Chẳng hạn, việc xuất hiện của người được cho là “nữ cán bộ công thương” đi cùng Trịnh Xuân Thanh là một dấu hỏi. Người đó là ai ? Người đó có thực sự là nạn nhân ? Vì sao người đó xuất hiện đúng thời điểm bắt cóc ? Có nguy cơ nào hiện đe dọa người đó ? Cần thi hành những biện pháp nào để bảo vệ và điều tra tiếp ?...

Nếu cô ta là nạn nhân thì nhà nước Đức và công luận cũng phải lên án Việt Nam trong việc bắt cóc người này, chứ không chỉ lên tiếng veef Trịnh Xuân Thanh.

Sau khi bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh lên tiếng qua báo Voa Tiengviet( ngày 3.8, bài “Luật sư của Trịnh Xuân thanh hé lộ nhiều tình tiết mới” )và cho biết rằng người nữ bị bắt cóc cùng Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và xuất hiện ở bệnh viện Việt Đức hôm 25- 7 thì phạm vi điều tra, theo đuổi của công luận đương nhiên phải mở rộng, vì vụ án có thêm nhân chứng sống và báo chí cùng các nhà điều tra cần tìm hiểu, công bố thông tin và bảo vệ người phụ nữ này nếu cần...

Cả một đường dây trong một vụ trọng án liên quan đến hai quốc gia. Nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, chiếc xe chở các thủ phạm và nạn nhân là của ai ? Từ đâu ? Những nhân vật nào đã tham gia vụ việc này kể từ khâu lên kế hoạch tới thực hiện ? Kể từ khi bị bắt cóc đưa về, những loại thuốc nào đã được dùng cho Trịnh Xuân Thanh và người phụ nữ đi cùng để đến mức Trịnh Xuân Thanh phải nằm trên cáng ? Mức độ bạo lực họ đã phải chịu đựng đến đâu ?...Họ về Việt Nam dưới tấm vé máy bay nào, dưới danh tính của ai và cùng những ai trên chuyến bay khủng khiếp đó ? Qúa trình T đến đầu thú tại cơ quan an ninh diễn ra như thế nào.. ?

Mọi câu hỏi được đặt ra để hình dung, lựa chọn, xem xét dười nhiều khía cạnh trong những tình huống trinh thám giả định ly kỳ nhưng hợp lý mà việc trả lời nó một cách thỏa đáng cũng là góp phần kịp thời bảo vệ quyền con người.

Thế lực đứng đằng sau và bảo kê Trịnh Xuân Thanh lâu nay là ai ? Quyền lợi của họ là gì ? Ai đã đưa Trịnh Xuân Thanh trốn thoát sang Đức ? Liệu có ai gài bẫy, “chim mồi” trong vụ này không ? Có ai “bán đứng” Trịnh Xuân Thanh không và ai hưởng lợi trong việc này ? Sức khỏe thể chất và tâm thần của Trịnh Xuân Thanh có được đảm bảo không khi anh ta đang bị chi phối trong tay những kẻ bắt cóc ?...

Có những người đặt câu hỏi : Liệu có chăng việc Trịnh Xuân Thanh không chịu được sức ép, sự đe dọa và cái giá phải trả quá lớn khi chạy trốn, lại còn liên quan đến an nguy của người thân nên cuối cùng đã quyết định đầu thú để được khoan hồng miễn án tử hình hoặc những ưu đãi khác ? Liệu có sự mặc cả đổi chác quyền lợi nào không trong vụ này mà T chấp nhận trong ván cờ của nhà cầm quyền Việt Nam ?

Liệu có một kịch bản nào được dàn dựng, trong trường hợp T sau khi cân nhắc đã thực sự muốn đầu thú để chấm dứt những tháng ngày phải lẩn trốn truy nã rình rập trên mọi hang cùng ngõ hẻm trên thế giới, đổi lấy sự ưu đãi của phía Nguyễn Phú Trọng bằng cách đưa ra những chứng cứ bất lợi cho phe nhóm từng bảo kê cho anh ta, để rồi nhận một bản án có thể với danh nghĩa là tù chung thân nhưng với nhiều quan chức tham nhũng, lại cho thấy chỉ là những chuyến “nghỉ mát” với thời gian ngắn, đầy đủ tiện nghi trong phòng giam đặc biệt ? Nếu làm theo kịch bản này có thể tránh khỏi sự trả thù của phe nhóm của chính anh ta(nếu có), cũng như sự dò xét của thiên hạ, đồng thời làm đẹp mặt cho nhà cầm quyền. Để rồi sau vài năm, khi quyền lực của phe mạnh đã được vững chắc, chỉ bằng tiền và vài quyết định giảm án do “cải tạo tốt”, anh ta sẽ ung dung ra tù, có thể sẽ lại là đại gia kinh doanh nổi tiếng với số vốn liếng cực khủng mà dư luận đang cho rằng anh ta đã có được từ thời làm quan tham .. ?

Còn vô số câu hỏi cần trả lời.

Làm rõ vụ Trịnh Xuân Thanh cũng là chống tham nhũng :

Chống tham nhũng là việc đương nhiên sẽ được mọi công dân ủng hộ, dù người chống đó xuất phát từ mục đích và phe nhóm nào. Kể cả khi chúng ta biết rằng việc chống đó là vũ khí để triệt hạ nhau nhằm tranh giành quyền lực thì việc ai đó loại bỏ được bất kỳ kẻ tham nhũng nào ra khỏi “rừng” quan chức tham lam mà chúng tại vị ngày nào đều trộm cướp của dân ngày đó thì đều là việc làm rất cần thiết.

 Dù có nhiều người nhận định rằng chiến dịch chống tham nhũng mà nhà cầm quyền Việt Nam đang làm hiện nay là đấu đá phe nhóm để giành quyền lực, nhưng trong lịch sử cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ lại quyết tâm đến thế khi đưa ra kế hoạch điều tra xét xử 12 vụ đại án tham nhũng ngay trong năm 2017.

Công luận đang theo dõi, giám sát 12 vụ đại án mà các thủ phạm đã làm thất thoát, tham nhũng vô số ngàn tỉ đồng, gây hậu quả nghiêm trọng không kể xiết trong những ngành kinh tế huyết mạch nhất của đất nước như ngân hàng, dầu khí, hóa chất. Vô số quan tham đã không ngại ngần bắt đầu bằng tham nhũng quyền lực, buôn bán chức quyền qua bổ nhiệm tổ chức cán bộ...Nhà cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng có thực tâm chống tham nhũng hay không cũng sẽ thể hiện rất rõ trong việc hành xử ở 12 vụ đại án này.

Dẫu cho là nhà cầm quyền đang làm theo kịch bản “đả hổ diệt ruồi” của Trung Quốc để giành quyền lực đi nữa, thì bất kỳ kẻ tham nhũng nào cũng là đục khoét xương tủy của nhân dân và đất nước. Bất kỳ ai phát hiện, đưa được một kẻ tham nhũng ra xét xử trước pháp luật, buộc kẻ đó phải bổi hoàn tiền của, tài nguyên của người Việt Nam, đều được ủng hộ trong hành động chống tham nhũng. Vấn đề là, bất kỳ con người nào, dù là tội phạm, cũng phải được đối xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật.

Chúng ta căm phẫn những kẻ tham nhũng và phải đòi lại tiền của tài nguyên của đất nước đang nằm trong tay những kẻ này và sẽ góp phần đấu tranh buộc chúng phải trả giá bằng trách nhiệm thích đáng.

Nhưng một điều quan trọng cũng không kém là chúng ta cần giám sát để chính những kẻ được cho là tội phạm, trong đó có Trịnh Xuân Thanh, cũng phải được xét xử công khai, tranh tụng khách quan và kết án công bằng nếu có tội, chứ không phải là những bản án bỏ túi bất chấp pháp luật theo chỉ đạo, như đã thường xuyên xẩy ra tại Việt Nam, đặc biệt là với những người bất đồng chính kiến và lương dân.

Làm rõ vụ Trịnh Xuân Thanh, trong đó có chuyện bắt cóc là một vũ khí rất hiệu quả trong việc chống tham nhũng.

"Quái vật ngàn đầu" :

Tham nhũng là kẻ thù của nhân dân, không thể không chống.

Đưa Trịnh Xuân Thanh và những đối tượng có dấu hiệu tiêu cực tham nhũng ra điều tra xét xử, nếu họ có tội thì phải bồi hoàn của cải và thiệt hại, chịu hình phạt tương xứng theo quy định của pháp luật là điều phải làm, cấp bách và được hoan nghênh.

Điều cần quan tâm ở đây là chống tham nhũng tiêu cực phải triệt để .

Nếu chỉ chống tham nhũng để triệt hạ lợi ích nhóm khác cho lợi ích nhóm này, thì tham nhũng sẽ vẫn lại hoành hành và phạm vi tham nhũng ngày càng mở rộng.

Vấn đề lớn nhất đang tồn tại ngăn cản việc chống tham nhũng. Dù có quyết tâm đến mấy, hiệu quả chống tham nhũng cũng sẽ bị hạn chế vì chính đảng cẩm quyền và cơ chế độc tài lại là thủ phạm lớn nhất gây ra tham nhũng.

Nguyên do bởi cơ chế độc tài đặc quyền đặc lợi cho giai tầng đảng viên có quyền lực mà họ đã thiết lập kể từ khi cướp được chính quyền. Chính đảng cộng sản kể từ khi tự phong cho mình quyền đứng trên pháp luật điều hành đất nước, khuynh hướng đảng luôn bảo kê cho sai phạm của những kẻ tiêu cực, lạm dụng quyền lực và tham nhũng là điều tất yếu vì không có cơ chế giám sát độc lập giữa ba nhánh lập pháp, tư pháp, hành pháp và tự do ngôn luận. Tất cả chỉ nằm trong một bàn tay “vừa đá bóng vừa thổi còi”, trông mong vào sự công tâm và đạo đức đảng viên cho thấy chỉ là chuyện hoang đường nếu không có thể chế dân chủ và tam quyền phân lập.

Do đó, tham nhũng ở Việt Nam là con "quái vật ngàn đầu", chặt đầu này nó mọc đầu khác, dày dạn kinh nghiệm hơn, thù đoạn gian manh hơn, liều lĩnh trắng trợn hơn, cấu kết rộng lớn và chặt chẽ hơn, khiến cho ai đó trong hệ thống cầm quyền có muốn chống tham nhũng cũng không thể thực hiện được hiệu quả.

Vậy, cốt lõi của việc chống tham nhũng là xóa bỏ sự độc tài, bên cạnh việc chống tham nhũng.

Võ Thị Hảo

Nguồn : VOA, 05/08/2017 (vothihao's blog)

Published in Diễn đàn

Để thc hin được chiến dch "đ h" ln kim tra tài sn quan chức, b máy y ban Kim tra K lut trung ương ca Trung Quc phi nm được ti thiu 5-10% h sơ tài sn và "pht" ca s quan chc cn kim tra. Còn Tổng bí thư Trng đã nm được gì ?

tbt1

Ông Nguyễn Phú Trng. (REUTERS/Luong Thai Linh)

Vì sao "chống tham nhũng" Trung Quc đang chng li ?

Trùng với thi điểm bản quy đnh v kim tra, giám sát vic kê khai tài sn ca khong 1.000 quan chc cao cp được B Chính tr Vit Nam ban hành vào ngày 23 tháng Năm năm 2017, mt t báo chuyên v tin tc Trung Quc là Tinh Hoa đã bình luận rng công tác phòng chng tham nhũng do Tập Cn Bình - Vương Kỳ Sơn ch đo thc hin, dù đã đt được rt nhiu thành tu, nhưng đang gp rt nhiu chướng ngi và thách thc khi tiến vào sâu, ni cm chính là vn đ công khai tài sn cá nhân ca các quan chc.

Vào tháng 2/2017, truyền thông Hồng Kông tiết l, Vương Kỳ Sơn đã công b vi mt s cơ quan b y trung ương Đảng cộng sản Trung Quc rng, các lãnh đo cp cao ca đng này trước mt s phi đi mt vi 3 đi s, trong đó có vn đ trình báo tài sn ca quan chc. 3 đi s đó là :

1. Phần ln các quan chc cp cao trong các ban ngành, cơ quan đu t chi công khai các thông tin v bn thân cũng như ca gia đình, con cái ca h, như tài sn cá nhân, thu nhp, quyn tm trú trong và ngoài nước, các quc tch đang s hu.

2. Sự chống đối ca b phn cu Thường y B Chính tr, y viên B Chính tr b vch trn li dng thi gian đương quyn, bao che cho phi ngu, con cái, thân thuc kiếm tin, trc li trái pháp lut.

3. Sự chng đi ca b phn hin gi chc Thường y B Chính trị, Ủy viên B Chính tr, b vch trn tiến c ‘mm bnh’, li dng chc v đ giúp phi ngu, con cái, thân thuc kiếm tin phi pháp, chiếm đot li ích trái pháp lut.

Chuyên nghiệp và nghip dư

Cho dù có nhiều đim tương đng rt đáng lưu ý gia Vit Nam và Trung Quc trong "chng tham nhũng" và hot đng kim tra, giám sát vic kê khai tài sn quan chc, cũng như cho thy Tổng bí thư Trng có v đã "hc tp" Trung Quc trong các chuyến công du Bc Kinh vào năm 2015 và 2017, vẫn có mt cái gì đó không khp, hoc chênh lch thái quá, trong nhn thc và cách thc hành đng ca ông Trng so vi cách làm và kết qu ca Trung Quc.

Để có th bt đu phát đng chiến dch kim tra tài sn quan chc vào năm 2016, Tập Cn Bình và Vương Kỳ Sơn đã phi mt ít nht 3 năm đ h", trong đó đáng chú ý là đã đ được 3 "con h" ln là Bc Hy Lai (Trùng Khánh, 2012), Chu Vĩnh Khang (công an, 2014) và T Tài Hu (quân đi, 2016), và khiến gn tám chc quan chc tham nhũng khác phải t sát.

Nhưng Vit Nam và t sau Đi hi 12 đến nay, Tổng bí thư Trng ch mi đ, mà thc cht là đ na vi, được 1 "con h" là Đinh La Thăng, trong khi Vit Nam vn còn nguyên vn không ch mt mà mt s tp đoàn tham nhũng ln. Cũng chưa thy quan chức Vit nào… t sát.

Trung Quc, mt chiến dch mang tên "Săn Cáo" đã được khi đng âm thm nhưng hiu qu trong khong 3 năm qua, đã dn đ v nước được khong 100 quan chc tham nhũng trn nước ngoài. Đu năm 2017, y ban Kim tra K lut trung ương ln đu tiên công b danh sách khong 1000 quan chc mà trong đó chính quyn Trung Quc biết rõ 30% trong s đó đang nước nào và làm gì.

Trong khi đó, đã tròn một năm trôi qua k t ngày Tổng bí thư Trng phát lnh "vic cn làm ngay" đ "x" Trnh Xuân Thanh, nhưng cho ti gi không th không dùng t "tht bi" đi vi ông Trng khi Trnh Xuân Thanh vn bit tăm mt phương tri nào đó, cho dù B Công an Vit Nam thnh thong vn vang lên đip khúc "đang phi hp cht ch vi Interpol quc tế…".

Trung Quốc, mun tiến hành và m rng chiến dch mang hai mc tiêu "đ h" và "săn cáo", Tp Cn Bình đã có được mt Vương Kỳ Sơn st đá và thâm him - v thc cht được xem là "nhân vt s 2" sau Tp, cùng b máy y ban Kim tra K lut trung ương đng chuyên nghiệp và đy uy quyn, thm chí còn quyn lc hơn c B Công an mt s mt.

Nhưng Vit Nam, nhân vt ch nhim y ban Kim tra trung ương Trn Quc Vượng có v quá "thư sinh", trong khi b máy đây còn quá "mng", quen làm công vic hành chính đng hơn là tiến hành điu tra.

Dù mới đây được Tổng bí thư Trng khen "làm vic gì ra vic ny", nhưng qu tình y ban Kim tra trung ương ca ông Trn Quc Vượng vn chưa có được bt c mt đng tác nào t ra sc so, thm chí còn bc l trình đ quá nghip dư so vi Ủy ban Kiểm tra K lut trung ương ca Trung Quc.

Để thc hin được chiến dch "đ h" ln kim tra tài sn quan chc, b máy y ban Kim tra K lut trung ương ca Trung Quc phi nm được ti thiu 5-10% h sơ tài sn và "pht" ca s quan chc cn kim tra.

Còn Tổng bí thư Trọng đã nm được gì ?

Đụng tường ?

Trong thực tế, h sơ tài sn "b chìm" quan chc không ch yếu đến t các cơ quan tham mưu ca đng - vn ch quen nm h sơ "b ni" theo kê khai. Vit Nam, đến hc sinh cp ba cũng biết là vào năm 2015, đảng chỉ phát hin 5 trường hp "kê khai tài sn không trung thc" trong s mt triu quan chc kê khai theo ch đo ca đng. Cái t l nh đến mc không th nh hơn như thế đã tr thành đ tài phiếm đàm ca vô s người không thích đng và k c nhng người còn nằm trong b máy đng.

Chỉ có hai cơ quan có th nm được cơ bn h sơ tài sn quan chc : B Công an và B Quc phòng. Hai cơ quan này có sn nhng cc, v nghip v đ làm chuyn đó.

Cho đến nay, Tổng bí thư Trng thm chí còn có sn li thế hơn c Tp Cn Bình : ông Trọng va là Bí thư quân y trung ương, va nm trong Thường v đng y công an trung ương.

Tuy nhiên, chức là mt chuyn, còn lc li là mt chuyn khác. Chưa có nhiu du hiu cho thy ông Trng "nm" được B Công an, dù rng mi quan h ch đo của ông vi Tng cc 2 B Quc phòng có v "cơm lành canh ngt" hơn.

Trong thực tế, không phi không có h sơ tài sn quan chc được tung ra Vit Nam. Thm chí đã tung ra quá nhiu vào cái thi trang mng Chân Dung Quyền Lc còn làm mưa làm gió vào cui năm 2014, đầu năm 2015. Sau Chân Dung Quyền Lc, hàng loạt trang mng nc danh khác đã ra đi đ "phc v Đi hi 12" cũng như "Hi ngh trung ương 5". Tuy nhiên, s th oái oăm là h sơ tài sn quan chc ch l ra mt trái đu đá ni b trong đng, còn trên bề mt "chng tham nhũng" thì li quá ít i. Ít đến phát s.

Trước cái thc tế "thù trong gic ngoài" ngn ngn và lng ln như thế, chiến dch kim tra tài sn quan chc nhm hai mc đích va "chng tham nhũng" va "kim soát quyn lc" ca Tổng bí thư Trng đang có vẻ đi quá nhanh, duy ý chí và "đt cháy giai đon". Sau hai thng li giòn giã trước Nguyn Tn Dũng ti Đi hi 12 và trước Đinh La Thăng ti Hi ngh trung ương 5, Tổng bí thư Trng đã biu cm trước c tri Hà Ni "các bác c ch đy, s còn na…", cho thấy dường như ông đang hưng phn đến đ mun "tha thng xông lên".

Nhưng nếu xông lên ch có thế mà không đ lc, chiến dch kim tra tài sn 1000 quan chc ca ông Trng nhiu kh năng s bng tường" - mt bc tường ln, rt cao và còn "khó nhn" hơn c s chng đi quyết lit đang din ra trong ni b đng Trung Quc.

Để khi đó, ông Trng s chính thc rơi vào mt bãi ly tht mênh mông.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 13/06/2017

Published in Diễn đàn
lundi, 05 juin 2017 16:21

Trận huyết chiến cuối cùng

Ngày 23/05/2017, Bộ chính trị và Ban bí thư đảng cộng sản Việt Nam phổ biến quy định kiểm tra và giám sát tài sản của cán bộ đảng viên cao cấp.

Theo bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm y ban kiểm tra trung ương, đối tượng kiểm tra và giám sát thuộc quy định này sẽ bao gồm 1000 cán bộ cao cấp, trong đó không loại trừ Ủy viên Trung ương, thành viên Ban bí thư và Ủy viên Bộ chính trị, bất kể cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu.

huyetchien0

Chiến dịch kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp là cánh chim báo bão ?

Như vậy, sau khi kỷ luật cách chức y viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh của ông Đinh La Thăng ngày 17/05/2017, nhìn toàn cảnh, người ta sẽ thấy chiến trường là một chiến dịch đã được phát động tổng lực và toàn diện.

Vụ án Ngân hàng Xây dựng Phạm Công Danh, Ngân hàng Đại dương Hà Văn Thắm, vụ bắt giam Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn, khởi tố vụ án Trịnh Xuân Thanh, bắt giam Vũ Đức Thuận, kỷ luật cách chức Bí thư đảng đoàn và chức nguyên Bộ trưởng Bcông thương của Vũ Huy Hoàng, cách chức nguyên bí thư, nguyên chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của Võ Kim Cự, vụ kỷ luật cách chức y viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh của ông Đinh La Thăng, kỷ luật các bí thư và phó bí thư Bình Định, bí thư và phó bí thư Hậu Giang, phát động điều tra xét xử 12 đại án ngành ngân hàng thương mại, quyết định phế truất chức vị trong hội đồng quản trị Sacombank của cha con Trầm Bê, mở màn cho những điều tra liên quan tới ngân hàng nhà nước. Thành lập 8 đoàn kiểm tra các tỉnh ủy có đơn thư tố giác tham nhũng, 5 đoàn kiểm tra các tỉnh ủy vi phạm quy chế đề bạt và luân chuyển cán bộ, và cuối cùng, ngày 23/05/2017, Bộ chính trị quyết định phổ biến quy định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp, kể cả Ủy viên Bộ chính trị.

Mọi hiện tượng tham nhũng đều nhằm tới việc chiếm hữu tài sản công, mọi hành vi tham nhũng cuối cùng cũng tất yếu kết thúc bằng việc gia tăng tài sản bất minh, tức là tài sản không thể giải thích nguồn gốc chính đáng. Cho nên, nếu đã đi tới kiểm tra tài sản, có thể thấy chiến dịch chống tham nhũng đã quyết định đi tới bước cuối cùng. Nếu bước kiểm tra tài sản được tổ chức một cách hoàn hảo, chất lượng của công việc kiểm tra được đảm bảo chuẩn xác và triệt để, thì, một cách chủ quan, có thể khẳng định mọi biểu hiện tham nhũng sẽ bị phát hiện, ngay cả khi thủ phạm đã mất tích. Càng tưởng là an oàn thì càng lộ diện. Càng có cảm giác lãng quên thì càng dễ bị phát giác.

Khi quyết định phổ biến quy định kiểm tra và giám sát tài sản của 1000 cán bộ cao cấp, Bộ chính trị đã quyết định đánh tới phần tử tham nhũng cuối cùng, cũng có nghĩa rằng những người chủ trương chiến dịch cuối cùng này tuyên chiến với tất cả những cán bộ có quyền có chức đang sở hữu tài sản bất minh, tài sản có được bằng tham nhũng.

Quyết định tuyên chiến này, vì vậy, mặc dù có thể được đưa ra trên danh nghĩa một nghị quyết tập thể của Bộ chính trị và Ban bí thư, nhưng chắc chắn từ những phần tử đang không hoặc có rất ít tài sản không rõ nguồn gốc.

Những phần tử này chỉ có thể là những Ủy viên trung ương hoặc Ủy viên Bộ chính trị chuyên trách công tác đảng, thuộc "bộ máy đảng", không thực sự nắm các quyền chức liên quan tới cơ hội tham nhũng. Những đối tượng mà nó nhắm tới sẽ chủ yếu là các quan chức thưộc "guồng máy chính phủ", nơi bất cứ chức vụ nào cũng gắn trực tiếp với một loại tài sản hay một lợi ích nào đấy, nguồn gốc của cơ hội tham nhũng.

Vì vậy, trên thực tế, quyết định kiểm tra giám sát tài sản này là quyết định tuyên chiến của "khối chuyên trách" chống lại "khối chính phủ", cũng tức là đảng chống lại chính quyền, là "lãnh đạo" chống lại "quản lý".

Nó nhằm hai mục đích : một là giải giáp uy lực của khối chính quyền, từ đó thu gom quyền lực vào trong tay khối chuyên trách, gọi là tập trung quyền kiểm soát quyền lực vào tay đảng ; hai là "dạy cho khối chính quyền một bài học", từ đó xác lập chế độ "tái phân phối" theo nguyên tắc điều hòa giữa hai khối, nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích đang ở mức đã thành đối kháng giữa hai khối.

Khối chuyên trách, được hiểu là khối "lập pháp", là khối có quyền danh nghĩa cao nhất nhưng không gắn với "bổng và lộc", nên nói chung là "nghèo", trong khi khối chính quyền hay "hành pháp", dù chỉ là cấp thừa hành, trên thực tế gắn liền với mọi loại "bổng và lộc", tức là cơ hội tham nhũng, nhờ vậy giàu lên nhanh chóng và có thực quyền chi phối trên toàn hệ thống.

Chiến dịch chống tham nhũng sở dĩ được phát động tới giai đoạn kiểm tra tài sản cán bộ cao cấp, tức là "đánh tới hang ổ cuối cùng", không phải là một quyết tâm tiêu diệt tham nhũng tới cùng, bởi vì ai cũng biết, tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ chuyên chế độc đảng. Tham nhũng sinh ra từ lạm dụng quyền lực. Quyền lực chỉ có thể bị quản chế bằng một quyền lực khác ngang hàng và độc lập với nó.

Nếu còn một điều 4 trong hiến pháp quy định đảng "là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội", để từ đó các thiết chế quyền lực buộc phải thống nhất trong tay đảng, thì tham nhũng hệ thống là tất yếu. Cá nhân ông Tổng bí thư đảng, hay thậm chí tập thể Ban bí thư đảng nếu thực lòng muốn tiêu diệt tham nhũng với mục đích bảo vệ tài sản quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc, thì tất yếu phải đoạn tuyệt với chế độ độc đảng, đảm bảo cơ chế độc lập của các thiết chế công quyền gắn với tự do cạnh tranh chính trị, công cụ hữu hiệu duy nhất có khả năng thực chất tiêu diệt nạn tham nhũng.

Cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng và một số cá nhân trong tập thể Bộ chính trị vẫn kiên quyết bằng mọi giá bảo vệ chế độ do đảng cộng sản duy nhất cầm quyền, chứng tỏ, chiến dịch "đánh chính phủ tới hang ổ cuối cùng" không hề mang mục đích chống tham nhũng một cách đích thực, nó chỉ mượn danh nghĩa chống tham nhũng để lạm dụng chính danh tạo uy lực nhằm thỏa mãn một thứ hằn học ganh ghét, xoa dịu lòng tham bị giam hãm, cầm tù vì không có cơ hội.

Nhưng đang xuất hiện một nghịch lý, những người nhân danh triệt để chống tham nhũng là những người bảo thủ, giáo điều, chống cải cách thể chế, trong khi những người ủng hộ và có thiên hướng ủng hộ cải cách chính trị lại thuộc chính phủ, những người thực tế gắn với cơ hội tham nhũng và thực chất là những đối tượng tham nhũng, mục tiêu loại trừ của chiến dịch.

Có một hiện tượng đã trở thành quy luật là bất cứ nhân vật nào khi phải gánh vác trách nhiệm và cọ xát với nhu cầu tiến bộ xã hội, cụ thể là tăng trưởng kinh tế và văn minh văn hóa, đều nhận ra một điều rằng, muốn tiến bộ, Việt Nam phải hội nhập, Việt Nam phải hòa vào dòng chảy chung của nhân loại. Đó là một giác ngộ tự nhiên. Những nhân vật này thường nằm trong bộ máy chính phủ, bởi một mặt đối diện hàng ngày với những bực bội có thật trong xã hội, một mặt có cơ hội tiếp cận thường xuyên với nền văn minh thế giới thông qua các hoạt động giao lưu nghiệp vụ và các hoạt động ngoại giao của chính phủ.

Trong bài phát biểu tại Quỹ Di sản, 31/05/2017, ông Phúc không biết có ngụ ý gì khi dẫn lời ông Thomas Jefferson : "Với xu hướng, hãy bơi theo dòng ; với nguyên tắc, hãy vững như bàn thạch".

Các cá nhân có tiếng nói tiến bộ và có đầu óc thực tiễn thường nằm trong ngành ngoại giao và các cán bộ chủ chốt trong chính phủ, không và chưa bao giờ thuộc hệ thống chuyên trách đảng. Điều này tạo ra một ấn tượng rằng Chính phủ luôn cấp tiến và Chuyên trách luôn bảo thủ và trên thực tế tạo ra hai luồng tư duy giành giật ưu thế lẫn nhau.

Cuộc chiến kiểm tra tài sản nhìn trên góc độ này sẽ thấy rằng đây là chủ trương của phe chuyên trách bảo thủ tràn sang chiếm chỗ của chính phủ. Kết quả của chiến dịch tổng kiểm tra tài sản sẽ như việc san mặt bằng, dọn chỗ cho nhất thể hóaá, sắp xếp lại tổ chức đảng đã được lên kế hoạch cho Hội nghị trung ương 6 vào khoảng tháng 10/2017.

Phát động chiến dịch này, thâm ý của ông Trọng là tạo ra một cảm giác như mục tiêu chỉ là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh tham nhũng của ông Dũng, điều sẽ đem lại cho ông ưu thế chính danh, nhưng thực tế, ông đánh cả chính phủ hiện nay của ông Phúc. Vì chính ông Phúc cũng là một trong những nhân vật sở hữu rất nhiều đơn tố cáo. Và chính phủ của ông cũng phôi thai từ chính phủ của ông Dũng theo "quy trình quy hoạch cán bộ", khó có ai "trong sạch".

Quyết định này được chính thức phổ biến ngày 23/05/2017, ông Phúc đi Mỹ ngày 29/05/2017 và ông mang theo ông Tô Lâm, Bộ trưởng công an. An ninh chính trị của Việt Nam đang "có vấn đề" và phải được các bạn Mỹ "chia sẻ".

Ông Trump không thích ông Trọng. Một ông phổi bò, ruột ngựa, một kẻ đứng không có bóng, đi không để dấu, trăm tay, nghìn mặt, vạn lưỡi.

Khi nói : "Rõ ràng là những giá trị nhân văn cao đẹp, có tính cốt lõi, xuất phát từ lịch sử của hai nước chúng ta sẽ làm tiền đề vững chắc để hai nước cùng nhau xây dựng mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ bền vững, sâu sắc và lâu dài", là ông Phúc khẳng định tính nhân văn, nếu đã là cao đẹp thì không phải của riêng ai. Con người là sản phẩm chung của tiến hóa. Con người sinh ra ở Việt Nam không nhất thiết có "nhân quyền" riêng, nghèo hèn, lạc hậu và khác với nhân quyền Mỹ và thế giới.

Ông Đinh Thế Huynh, ông Võ Văn Thưởng dù thuộc giới chuyên trách, nhưng nghề nghiệp buộc các ông tiếp xúc thường xuyên với những nghịch lý không thể diễn giải của lý thuyết "định hướng xã hội chủ nghĩa", cho nên chỉ trừ khi nhắm mắt đưa chân, lương tâm vẫn đẩy các ông sang hướng "bơi theo dòng".

Đối thoại để đi đến thiết lập một thể chế "Đại nghị hay Tổng thống lưỡng tính" như gợi ý của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó Văn phòng Quốc hội : "Nhất thể hóa : phân tích để lựa chọn mô hình" đăng trên Tạp chí Tia sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 17/5/2017, giống như một xu thế không thể lẩn tránh.

Những cánh én đầu tiên hay cánh chim báo bão ?!

Có lẽ vì vậy mà nhiều người gọi chiến dịch kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp là "trận huyết chiến cuối cùng, được ăn cả, ngã về không".

Paris, 05/06/2017

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm

Các hãng tư vấn đánh giá vụ Đinh La Thăng (BBC, 16/05/2017)

Hai cơ quan tư vấn kinh doanh quốc tế đặt tại Anh đưa ra nhận định ban đầu về sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cảnh cáo ông Đinh La Thăng và buộc ông ra khỏi Bộ chính trị.

chong3

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) nói việc kỷ luật ông Đinh La Thăng mới chỉ 'về mặt Đảng'

IHS Global Insight hôm 15/5 nhận định tương lai chính trị của ông Đinh La Thăng "vẫn là dấu hỏi vì nhiều vụ điều tra hình sự PetroVietnam còn đang diễn ra". Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói : "Đây mới là xử lý theo kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm về mặt Đảng, còn về hình sự thì cơ quan chức năng đang làm, các vụ khác cũng đang làm".

'Quyết tâm của Đảng'

Hãng này cho rằng việc giáng chức ông Thăng "thể hiện quyết tâm của Đảng có hành động với quan chức đảng cao cấp và là sự cải thiện trong cuộc chiến chống tham nhũng".

Hãng này đã giảm bớt 0,1 trong điểm tham ô của Việt Nam xuống còn 3,2, đặt Việt Nam ngang với mức rủi ro như Thái Lan và Philippines.

Tuy vậy, IHS cũng cho rằng việc giáng chức ông Thăng, cũng như việc buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghỉ hưu đầu năm 2016, "có lẽ cũng thể hiện nỗ lực chống tham nhũng có liên hệ đấu đá trong đảng, ở đó phe bảo thủ nhắm vào phe đổi mới thân thị trường, vì vậy nỗ lực này không phải là chống tham nhũng triệt để không phân biệt".

Ngoài ra, IHS nói "không có dấu hiệu nhà nước định giải quyết các vấn đề cấu trúc mà sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả chống tham nhũng về lâu dài".

Cụ thể, các vấn đề này là sự kiểm soát của Đảng với tòa án và công an, thiếu tự do truyền thông.

IHS cũng chỉ ra Ban phòng, chống tham nhũng trước đây do Thủ tướng đứng đầu, nhưng sau được chuyển từ Chính phủ sang Đảng chỉ đạo.

"Không có dấu hiệu là ban này sẽ được chuyển thành một cơ quan độc lập mà sẽ giúp tăng khả năng chống tham nhũng của Việt Nam", theo IHS.

'Cảnh cáo mạnh mẽ'

Trong khi đó, Economist Intelligence Unit (EIU), thuộc tạp chí The Economist, hôm 9/5 cho rằng việc Đảng kỷ luật ông Thăng "trên thực tế chấm dứt sự nghiệp chính trị hứa hẹn" của ông.

EIU nói : "Về ngắn hạn, có rủi ro là các nhân vật to khác sẽ là đối tượng bị điều tra và kỷ luật trong khi ông Nguyễn Phú Trọng cố gắng phục hồi uy tín và đạo đức của Đảng".

"Tuy vậy, nói chung, EIU không cho rằng đây sẽ khởi đầu một cuộc thanh lọc lớn hơn, mà chỉ là cú cảnh cáo mạnh mẽ cho những đối thủ chính trị của ông Trọng".

Trong một dự báo khác công bố hôm 12/5, EIU nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ "dẫn dắt một giai đoạn tiếp tục giải phóng về kinh tế".

"Nhịp độ của các nỗ lực này sẽ được cân đo để tránh lặp lại những bất cân đối trong kinh tế vĩ mô trong những năm theo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09".

EIU chỉ ra vai trò của các hiệp định thương mại quốc tế

Việc thực hiện thỏa thuận Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC), hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế Á Âu và hiệp định với EU sẽ diễn ra trong 4, 5 năm tới.

Những hiệp định này sẽ càng quan trọng cho Việt Nam sau khi TPP thất bại với việc Mỹ rút ra.

**********************

Thành lập đoàn kiểm tra luân chuyển cán bộ đảng (RFA, 16/05/2017)

Bộ chính trị vừa công bố quyết định thành lập 5 đoàn kiểm tra về quy hoạch và luân chuyển cán sự đảng.

chong1

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (thứ hai, phải), Nông Đức Mạnh (thứ nhất, trái) tại Hà Nội vào ngày 20 háng 1 năm 2016. AFP photo

Tin Việt Nam ngày 16/5 cho biết các đoàn này cũng sẽ kiểm tra việc thực hiện quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Theo đó 12 tổ chức đảng sẽ được kiểm tra.

Bản tin trích dẫn lời Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết việc quy hoạch và luân chuyển cán bộ trong thời gian qua đã đạt được những bước tiến nhất định.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khuyết điểm cần khắc phục chẳng hạn như việc quy hoạch chưa xuất phát từ năng lực thực tiễn của người cán bộ, việc luân chuyển cán bộ chưa dựa trên đánh giá hay việc giới thiệu cán bộ ứng cử còn mắc nhiều sai phạm.

Được biết, các đoàn này sẽ kiểm tra 10 tỉnh và 5 bộ, ngành Trung ương.

*****************

Sau Bộ Công Thương, đến lượt Bộ Xây Dựng ? (RFA, 16/05/2017)

chong2

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí trước đây. File photo

Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định lập đoàn kiểm tra công tác cán bộ tại Bộ Xây Dựng, sau khi có những thông tin về tình trạng bổ nhiệm cán bộ tại cơ quan nhà nước này.

Theo tin của thông tấn xã Việt Nam, sáng thứ Ba 16/5 Bộ chính trị đã công bố quyết định thành lập đoàn kiểm tra mang bí số 471 do Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn. Bộ chính trị nhấn mạnh yêu cầu làm rõ quy chế dân chủ và công khai trong công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Xây Dựng trong thời gian qua.

Phát biểu với báo chí về nội dung kiểm tra, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết : Thời gian qua, công tác luân chuyển cán bộ đã được Trung ương và các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng dễ dãi, thiếu chặt chẽ trong quy hoạch, đề bạt, luân chuyển cán bộ thời gian qua, qua kiểm tra cho thấy một số vụ việc sai phạm nghiêm trọng kể cả ở Trung ương, địa phương đã gióng lên hồi chuông báo động.

Ông Vương Đình Huệ yêu cầu việc kiểm tra phải đánh giá một cách đầy đủ, làm rõ quy chế dân chủ và công khai trong công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Xây dựng. Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ : "Nếu không công khai, minh bạch vấn đề này thì dù có thực hiện đúng quy chế, quy trình cũng dễ gây bức xúc, khúc mắc trong cán bộ, đảng viên. Tình trạng "đúng quy trình" mà vẫn cứ sai, rồi đúng quy trình mà không có kết quả tốt như nhiều trường hợp gây bức xúc dư luận vừa qua".

Ngay sau khi có tin Bộ chính trị lập đoàn kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Xây Dựng, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà – Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng nói rằng : "Mỗi lần được kiểm tra, Bộ luôn coi là một lần để tự đánh giá, tự rà soát, kiểm soát về công tác của mình để hoạt động của Bộ ngày càng tốt hơn".

Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, "công tác cán bộ thời gian qua được Bộ Xây Dựng thực hiện hết sức nghiêm túc, nhất là việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch".

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng nhìn nhận : "Bên cạnh kết quả đạt được, công tác cán bộ tại Bộ Xây Dựng cũng còn những điểm hạn chế, việc bổ nhiệm cán bộ có trường hợp không nằm trong quy hoạch ; một số trường hợp cán bộ chủ chốt yếu kém, có việc mất đoàn kết nội bộ nhưng chậm được xem xét, xử lý, gây tâm tư trong cán bộ, đảng viên".

Theo chỉ thị của Bộ chính trị, đoàn kiểm tra phải nộp báo cáo kết quả thanh tra lên Trung ương Đảng trước ngày 30/6/2017.

Nhắc lại, trong thời gian vừa qua, trung ương đảng đã kiểm tra những sai phạm tại Bộ Công Thương thời Bộ Trưởng Nguyễn Huy Hoàng. Sau đó Bộ chính trị đã áp dụng các hình thức kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng, phát lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh, v.v…

Published in Việt Nam

Hình ảnh dây kẽm gai vây kín nhà máy thép Hưng Nghiệp-Formosa tại Hà Tĩnh với sự bảo vệ của lực lượng chức năng, ngư dân và giáo dân ở miền Trung tuần hành cùng rất nhiều gương mặt trẻ biểu tình tại Sài Gòn vào hôm mùng 5 tháng 3, phản ảnh rõ nét sự không đồng thuận giữa chính phủ và người dân trong việc giải quyết hậu quả sự cố thảm họa môi trường biển xảy ra gần tròn 1 năm.

Đấu tranh bảo vệ môi trường

npt1

Biển vẫn ô nhiễm, cá vẫn còn chết đều đều...

Cuộc biểu tình bị giải tán chóng vánh với sự đánh đập và bắt bớ. Tuy nhiên Đài Á Châu Tự Do ghi nhận những tiếng nói vì một môi trường sống trong sạch của dân chúng tại Việt Nam không bị dập tắt mà càng hun đúc tinh thần bảo vệ môi trường mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Những tiếng nói đó lại cất lên phản biện chủ trương của chính phủ Hà Nội qua chỉ thị vừa được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ban hành vào ngày 8 tháng 3, cần phải giám sát chặt chẽ trong cam kết về môi trường của Formosa đến khi nào bảo đảm an toàn mới cho xả thải.

Một thính giả từ trong nước nói rằng thật khó hiểu với những chỉ thị như thế : "Chất thải lỏng, chất thải rắn của Formosa vẫn thải ra đều đều. Biển vẫn ô nhiễm, cá vẫn còn chết đều đều... Còn nhà nước thì cũng đều đều ra chỉ thị giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải của Formosa. Sao mà khó hiểu vậy ?" .

Thính giả Dong Le lý giải cần phải hiểu chỉ thị này có ý nghĩa là "giám thị chặt chẽ người dân, đừng làm lớn chuyện nữa, mọi việc đã có nhà nước lo".

Trong khi đó, qua trang Facebook RFA, rất nhiều ý kiến khẳng định Chính phủ Việt Nam phải đóng cửa Formosa theo ý nguyện của đa số người dân. Thính giả Michael Tran bày tỏ "Chẳng cần phải giám sát làm gì. Tốt nhất theo ý dân là đóng cửa Formosa vì gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển. Tôm cá chết. Dân cũng sắp chết theo rồi. Yêu cầu dẹp ngay Formosa".

Hô hào chống tham nhũng

Kể từ khi thảm họa môi trường xảy ra tại khu vực biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ do Formosa gây nên hồi đầu tháng 4 năm ngoái, dư luận cho rằng công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động càng có bằng chứng cho thấy đây chỉ là những lời hô hào sáo rỗng dù Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố điều tra, kỷ luật quan chức vi phạm liên quan và chính ông Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu "Kỷ luật một vài người để cứu muôn người".

Sau đây, Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến của quý khán thính giả và độc giả xoay quanh lời phát biểu vừa rồi của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam :

"Thưa ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ nêu ra một trường hợp của cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong 2 năm cuối nhiệm kỳ, đã ký quyết định bổ nhiệm 97 người vào các chức vụ lãnh đạo của Bộ này. Tôi không biết rõ mỗi chức vụ cao cấp đáng giá bao nhiêu, nhưng người dân chúng tôi tin rằng ông Vũ Huy Hoàng thu về một số tiền rất lớn qua việc bổ nhiệm đó. Một con sâu tham nhũng khổng lồ như thế mà ông Tổng bí thư cứ loay hoay mãi không xử lý một cách dứt điểm, công tâm và thỏa mãn đúng mức theo sự mong đợi của dân chúng. Hay là ông sợ bứt dây động rừng ? Cuối cùng, ông chống cái gì, vậy ông ?"

"Hệ thống đã mục nát thì khiển trách vài người làm gì mà cứu được muôn người, thưa ông Nguyễn Phú Trọng ! Lời ông nói thiếu thực tế quá đi ! Thêm 5 năm nữa, tôi cam đoan ông cũng chẳng làm được gì khá hơn bây giờ đâu".

"Chào quý vị ! Tôi nghe tin tức từ Đài Á Châu Tự Do nói quý vị đang cầm quyền trong nước cổ súy, cổ động diệt trừ tham nhũng. Nhưng quý vị kiếm những tham nhũng đó không ra đâu. Nếu có ra thì cũng chỉ là le ke, lục chốt mà thôi.

Nếu quý vị thật tình, thật tâm thì quý vị yêu cầu đồng hương hải ngoại cung cấp các tài liệu của những tay tham nhũng trong nước chuyển tiền ra quốc ngoại mua từng khu thương mại ở các nơi trên toàn thế giới.

Nếu quý vị muốn, quý vị cứ nói lên đi. Đồng hương quốc ngoại, họ sẽ cung cấp các tài liệu nhà cửa, phố xá, khu thương mại làm ăn như thế nào của những cán bộ tham nhũng ở trong nước. Rồi họ cho con, cho cháu của họ ra nước ngoài du học để về lại trong nước tiếp tục tham nhũng.

Khi muốn đả hổ thì phải đả cho đến nơi đến chốn. Thành ra, hy vọng ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nếu thật tình các ông thương dân thương nước thì các ông hãy thực hiện điều này đi".

"Tôi đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông bằng cách bỏ Điều 4 Hiến Pháp để 90 triệu người dân bầu chọn những người lãnh đạo có tài, có đức mà họ tin cậy ; chứ dân tộc Việt không phải mất thời gian một cách vô bổ vào việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cứ lẩn quẩn trong cái vòng ‘thấy sai thì sửa mà càng sửa thì lại càng sai’".

"Giờ này tại Việt Nam, bất cứ người dân nào yêu quê mẹ cũng phải xót xa đau lòng. Người dân đói ăn vì biển chết do Formosa. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thì tham nhũng. Công an thì gia tăng bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có các bà mẹ đơn thân như Thúy Nga-Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh".

Những phụ nữ can trường

npt2

Từ trái qua : bà Trần Thi Nga, bà Cấn Thị Thêu, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, blogger mẹ Nấm. RFA

Trong ngày kỷ niệm 8/3 - Ngày Quốc tế Phụ nữ - những cái tên : Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu, Lê Thu Hà, Nguyễn Thị Minh Thúy được nhiều người Việt trân trọng nhắc đến. Họ bị chính quyền Hà Nội giam giữ vì những hoạt động cho dân quyền-nhân quyền và xã hội tại Việt Nam. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái chuyển lời tri ân của quý thính giả Đài RFA đến những người phụ nữ can trường này cũng như tất cả nhà hoạt động nữ giới vì tự do, dân chủ cho Việt Nam với thông điệp "Lòng can đảm của quý vị vì sự đổi thay cho quê hương, đất nước luôn được sự ủng hộ của những người yêu nước Việt Nam".

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/03/2017

Published in Diễn đàn

Thời gian vừa qua, trong khi chưa có mấy tiến triển trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thì rộ lên một ý tưởng, khởi đi từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau đó được nhắc lại với Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính và các cán bộ cao cấp, trung cấp khác, rằng cần phải "nhốt quyền lực vào lồng quy chế".

npt0

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 17/10/2016.

Đơn cử trong lần tiếp xúc cử tri gần đây nhất (tháng 10/2016), để giải đáp băn khoăn của người dân về kết quả phòng chống tham nhũng, ông Trọng cho biết : "Trung ương đưa ra 4 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp rất quan trọng, đó là có cơ chế kiểm soát quyền lực. Như lần tiếp xúc trước đây tôi đã nói là nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp" (báo Dân Trí).

Lần đầu tiên nghe câu "nhốt quyền lực vào lồng quy chế", thực ra tôi đã bán tín bán nghi không chính chủ của ông Trọng rồi, hôm nay mới thử tra Google với vài từ khóa đơn giản như "Xi Jinping" (Tập Cận Bình) và "lock power" (khóa quyền lực), lập tức ra ngay hàng loạt kết quả như bên dưới cho thấy đây là câu nói của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới dự phiên họp toàn thể thứ hai của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật đảng này hồi tháng 1 năm 2013.

Chẳng ai ý kiến gì việc học kinh nghiệm chống tham nhũng của nước này nước khác, nhưng dù sao một khi đã dùng câu nói/ý tưởng riêng của người khác, ông Trọng vẫn nên dẫn nguồn để mọi người hiểu rằng đấy không phải là ý tưởng được đưa ra bởi ông ấy. Điều này còn đặc biệt quan trọng khi mà ông Trọng đang mang học hàm Giáo sư, Tiến sĩ (ngành Xây dựng đảng) - vốn đòi hỏi những quy tắc nghiêm cẩn về việc sử dụng ý tưởng của người khác.

npt00

Ông Tập Cận Bình viếng thăm Việt Nam - Ảnh minh họa 

Nhân đây, tôi xin gợi ý một vài cách trích dẫn để lần sau ông Trọng có thể dùng :

"Thưa các đồng chí, để phòng chống tham nhũng thành công, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chỉ đạo "phải nhốt quyền lực vào cái lồng quy chế" - nay nó đã trở thành giải pháp rất quan trọng trong 4 nhóm giải pháp của Trung ương đảng ta".

hoặc :

"Thưa cử tri nhân dân cả nước, để phòng chống tham nhũng thành công, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chỉ đạo "phải nhốt quyền lực vào cái lồng quy chế" - nay nó đã trở thành giải pháp rất quan trọng trong 4 nhóm giải pháp của Trung ương đảng chúng tôi".

Đảm bảo không ai băn khoăn về việc trích dẫn nguồn nữa.

---

Nguyên gốc phát biểu của Tập : "Ba quanli guanjin zhidu de longzi li" (To lock power into the cage of regulations/Nhốt quyền lực vào lồng quy chế).

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA tiếng Việt, 09/02/2017

http://news.xinhuanet.com/…/china/2013-01/22/c_132120363.htm (Tân Hoa Xã)
http://www.academia.edu/8338769/Disciplining_the_Party_Xi_Jinpings_anti-... (Washington Post)
http://www.academia.edu/8338769/Disciplining_the_Party_Xi_Jinpings_anti-...

Published in Diễn đàn

Hôm 05/02/2017, trên toàn nước Rumani, nửa triệu người đã xuống đường mừng thắng lợi trong cuộc đọ sức với chính phủ : Bucarest đã buộc phải rút bỏ nghị định giảm nhẹ trừng phạt tội tham nhũng. Riêng tại thủ đô Bucarest, khoảng 300 ngàn người tập hợp trước trụ sở chính phủ trong bầu không khí hồ hởi, phấn khởi.

romania1

Biểu tình mừng thắng lợi ở Bucarest sau khi chính phủ Rumani hủy nghị định giảm nhẹ tội tham nhũng. Ảnh 05/02/2017. REUTERS/Alex Fraser

Từ thủ đô Rumani, thông tín viên Benjamin Ribout gửi về bài tường trình :

"Đó là một trạng thái cảm xúc kỳ lạ khi nhìn những người biểu tình cùng nhau ca hát và nhẩy múa vui mừng. Không bao giờ tôi nghĩ là mình lại có thể chứng kiến một cuộc biểu tình lớn như vậy. Daniela, một phụ nữ khoảng ba chục tuổi, đã tâm sự như vậy. Cô sống tại Pháp từ ba năm nay, nhưng đã tới tham dự cuộc biểu tình ở Bucarest.

Sau khi chính phủ vào tối thứ Bẩy, 04/02, thông báo rút bỏ nghị định giảm nhẹ trừng phạt tội tham nhũng, người ta biết là sẽ có biểu tình lớn vào Chủ Nhật. Thế nhưng, cuộc biểu tình tối qua đông hơn các lần trước, diễn ra trong bầu không khí lễ hội, vui vẻ. Đám đông nhiều lần hát quốc ca, lời bài hát được chiếu lên tường trụ sở chính phủ.

Những người biểu tình hài lòng với việc rút bỏ sắc lệnh, nhưng giờ đây, họ đòi thủ tướng Sorin Grindeanu phải ra đi. Lãnh đạo chính phủ Rumani trước đó đã tuyên bố không muốn từ chức.

Cô Daniela nói : Tôi tin chắc là chính phủ không từ bỏ dự án này. Do vậy, cần phải tiếp tục đấu tranh bởi vì sẽ có những hành động lạm dụng khác. Đây cũng là suy nghĩ của đám đông biểu tình.

Trong lúc có hơn 10% dân số Bucarest biểu tình mừng thắng lợi trước trụ sở chính phủ, thì một cuộc biểu tình khác ủng hộ đảng Dân Chủ được tổ chức trước dinh tổng thống, nhưng chỉ có khoảng gần 2000 người tham gia".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế